Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Aug/2017 lúc 9:08pm

Chuyện Tình Chung Thủy Hiếm Có Thời Nay 


Con gái chị sinh con chưa được đầy tháng, chị H phải dắt con gái lên phường làm khai sinh. Khổ nổi thằng bồ của con chị cho nó một bụng rồi kiếm đường đi du học. Giấy tờ đi du học bên nhà nó đã lo từ trước rồi, nhưng nó không cho con chị biết, để khi nó đi rồi mới nhắn tin về cho con chị thì lúc đó cái bụng của con chị đã như cái thúng úp lên rồi.

Chị dắt con sang nhà thằng nhóc đó nói phải quấy thì bên đó họ không nhận cái bào thai là của con trai họ,  thế là chị phải ráng chịu miệng đời dèm pha là con gái không chồng mà có chửa hoang. 


Thật ra thì con gái chị và thằng nhóc đó vẫn còn yêu nhau thắm thiết, nhưng vì Ba má thằng nhóc muốn cho con họ có tương lai, nên bắt nó phải đi du học. Họ lo hết mọi thủ tục giấy tờ, thằng nầy sợ ba mẹ buồn, và sợ con bồ cản bước, nắm níu nên lặng lẽ ra đi mà không một tiếng giã  từ con gái chị. 

Hôm làm thủ tục ra bệnh viện Từ Dũ, con gái chị ẵm con đứng chờ dưới chân cầu thang mà trên lầu là văn phòng hành chánh, nó dặn má nó "Con không muốn con của con không có cha, xin má ráng làm sao, cho tiền họ cũng đuợc, để có cách nào khai tên cha là ...., tuổi ........ , để lớn lên con của con không xấu hổ khi cầm tờ khai sinh mà chỗ để tên cha lại đề là "Vô danh".

Chị thương con nên nghe lời con, chi cầm sẵn cái bao thư để một triệu đồng bên trong, hôm ấy không biết cô thư ký có chuyện gì vui, hay nhờ cái bao thơ..... ...mà chỉ hỏi chị tên cha mẹ đứa nhỏ, nghề nghiệp là gì. Cô ấy gõ vào máy, ghi đầy đủ dù chỉ có tờ căn cước của con gái chị, ngoài ra không có giấy tờ nào khác, thế là chị làm được tờ chứng sanh cho cháu ngoại mà không bị đòi hỏi giấy hôn thú hay căn cước của cha nó. Đúng là trời vẫn còn thương thằng cháu ngoại không cha của chị. Nhưng đây chỉ mới là bước đầu, bước kế tiếp mới là gay go vì phải lên phường và điều quan trọng nhứt là "thủ tục đầu tiên", không biết phải cho họ "ăn" bao nhiêu thì mới xin được cái giấy khai sinh cho thằng cháu với đầy đủ tên họ cả cha lẫn mẹ khi mà con gái chị không có bất cứ giấy tờ gì của cha đứa nhỏ. Chị thầm cầu nguyện cho mọi việc đều suông sẻ.

Và hôm nay là ngày chị cùng con lên phường làm khai sinh cho cháu, chị đã bỏ túi sẵn cái bao thơ với 2 triệu đồng tiền VN, để rủi mà họ đòi thì đưa ra, đây là tiền mồ hôi nước mắt, chắt chiu nhịn ăn, nhịn mặc của gia đình chị....

Chị và con gái rụt rè bước vào phòng Hộ tịch của phường, giờ nầy buổi trưa, "Quan" trở về sau giờ giải lao. Chị chọn đi giờ nầy tương đối vắng sau khi dò hỏi kỹ càng  một vài người quen, ngồi chờ giây lát, chỉ có hai mẹ con chị, thì " Quan " bước vào ....

Chị cảm thấy ngờ ngợ , quen quen, chị ráng tập trung trí nhớ, bỗng chị la lên....
-- A, thằng Phong .
Anh "Quan" cũng nhẫy tưng lên và vỗ tay cái "Bốp" :
-- A, con Hường !!! Ủa, mầy đi đâu đây ?
-- Tao dắt con tao đi làm giấy khai sinh cho cháu ngoại, mầy làm Chủ tịch ở đây hả (chị không biết có phải không vì bình thường chị cũng ít lên phường, nhưng vì muốn đưa đối phương lên chín từng mây cho dễ được việc nên chị nói thế cho nó mát lòng).
- Nhiệm vụ là nhân viên Hộ tịch thôi, làm gì có tới chức Chủ tịch.
Thế là "Quan" không cần hỏi giấy tờ gì cả, "quan" hỏi đến đâu chị trả lời đến đấy. "Quan" ghi đầy đủ tên ho cha, mẹ, nghề nghiệp dù người khai không tờ giấy lộn, ngoài tờ chứng sanh và căn cước 19 tuổi của con chị. "Quan" ghi tờ khai sinh chính viết tay, gõ ra thêm 15 bản copy để có việc xài dần..........đôi khi chỗ "quen biết lâu năm cũng là kẻ hở của luật .... rừng chế độ". Chị H kẹp cái bao thơ trong tờ báo đưa cho "quan"........"Quan" làm thinh.
--Thôi cám ơn mầy nhe Hường.

Trên đường về, chị hân hoan kể lại câu chuyện tình .... lối xóm thuở ấu thơ cho con gái nghe, chị và thằng Phong nầy học thêm ở trường tư trong xóm, chị ngồi bàn trên, lúc nào bị cô kêu trả bài nó cũng đều không thuộc, nên chị thường nhắc bài nó bầng cách để cuốn tập chỗ đầu gối và đẫy ra cho nó đọc.......nó học ngu quá ! Lớn lên chả biết nó đi đâu, chả biết nó làm gì, bất ngờ không biết làm sao mà Việt cộng về cho nó giữ chức .... lo về Hộ tịch trong phường. Nhưng nhờ vậy mà cũng hên cho cháu ngoại của chị ....có tên cha trong tờ khai sinh, chuyện gì xảy ra kế tiếp thì cứ chờ xem....thằng bố đi du học dìa!

******

Con gái chị vẫn chờ đợi, ít lâu sau thì được thư bồ nó gửi về. Trong thư, nó hứa hẹn sẽ trở về sau khi tốt nghiệp... Cho đến 7 năm sau nó về thiệt và làm hôn thú với con chị. Bố mẹ nó phản đối, nó dắt vợ con về trình cho Bố mẹ biết là vợ con nó đã có sẵn, đẹp đẽ thế nầy còn tìm kiếm xa xôi đâu nữa cho tốn công tốn sức. 
Cuối cùng Bố mẹ nó phải chịu thua vì dù sao cũng đã đến ngày nó dắt vợ con nó đi....ra nước ngoài. Nghe nói thằng rể chị học giỏi nên được công ty lớn mời ở lại làm việc.
Đến đây là kết thúc một chuyện tình có thủy có chung!
Cám ơn bạn đọc.

Cuối mùa hè 2017
Phan Ngoc Vinh
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Aug/2017 lúc 9:26am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2017 lúc 3:06pm

An Sinh Hay Ăn Xin Xã Hội


xin%20welfare
Dân chúng nộp đơn xin trợ cấp foodstamp tại văn phòng An Sinh Xã Hội ở Lawrenceville, Georgia (Ảnh trên Net)

- Anh chị ở đâu?
- Chúng tôi ở tiểu bang X.
- Sao anh chị không về đây ở? Ở chi trên đó lạnh quá!
- Cũng muốn lắm, nhưng nhà cửa ở đây mắc, mua không nổi.
 - Anh chị bao nhiêu tuổi rồi? Còn đi làm chứ?
- Chúng tôi đã trên 65 cả và vẫn còn đi làm.
 - Về đây đi. Trên 65 tuổi được quyền ăn tiền già, ở housing. Xin rất dễ.
- Chúng tôi đi làm, chắc không hưởng được các thứ đó đâu.
 - Được mà. Cứ về đây đi. Bao nhiêu người có tài sản, chủ nhà hàng, tiệm buôn, tiệm vàng… đến 65 tuổi họ xin hưởng tiền già, housing, phiếu y tế, phiếu thực phẩm… và bao nhiêu thứ tiện nghi khác. Trước đây tôi làm ở văn phòng luật sư nên tôi biết rành lắm.
- Chúng tôi sẽ hưởng hưu bổng, chắc không xin được các quyền lợi chị nói…
 - Cứ xuống đây tôi sẽ chỉ cách cho. Tôi đã giúp nhiều người rồi. Mình là người Việt Nam phải giúp nhau. Hơi nào mà lo. Ai cũng vậy cả. Đâu phải một mình mình đâu…?????????


Đó là câu chuyện tôi nghe được trong dịp đi dự đám tang một người bạn ở Cali mới đây. Ba người trong câu chuyện cũng đi dự đám tang và gặp nhau trong dịp này. Tôi tò mò lắng nghe thêm một chút nữa thì được biết bà mời gọi về Cali có 5 người con, trong đó có người là bác sĩ, nha sĩ, kỹ sư và một người làm nghề mua bán nhà…

- Các con chị đều thành công hết mà không giúp chị được gì sao?
- Tôi đang hưởng tiền già 800 đô một tháng, ở housing. Trước đây tôi có đi làm lãnh tiền mặt… Bây giờ cuộc sống ổn định. Mọi việc có weo-phe chánh phủ lo. Cuối tuần các cháu thay nhau rước về mhà chơi. Tôi đâu cần con cái giúp đỡ tiền bạc gì… Chúng nó có gia đình riêng phải lo chứ!
- Chị thật là có phước…
 - Vâng, nhiều người nói tôi được Chúa thương!  &  thương    ????

                                        *****

Nghe câu chuyện trên, tôi liên nghĩ đến cuộc sống của nhiều người tị nạn Việt Nam ở Hoa Kỳ, nhớ đến mấy câu thơ mà có lần tôi đọc được ở đâu đó:


Bạn dù thức khuya hay dậy sớm
Khó nhọc làm hai jobs cũng hoài công
Người được Chúa thương dù chỉ ngủ (vờ)
Chúa cũng cho đầy đủ tiêu dùng!

Tôi nghĩ đến hàng triệu người sinh quán tại đất nước này, lao động đầu tắt mặt tối mà không đủ ăn, không có bảo hiểm sức khoẻ, không hưởng được những tiện ích mà chế độ An Sinh Xã Hội cố tạo ra cho họ. Tôi hiểu được phần nào, lý do tại sao Hoa Kỳ là đất nước có nhiều sức hút đối với các dân tộc khác trên thế giới: Cơ hội! Opportunity! Vâng, "cơ hội" hiểu theo nghĩa rộng, là thời cơ biết chụp lấy, dành hưởng cho mình theo nghĩa "khôn ngoan biết sống" như lời bà cụ trên đã nói "Hơi nào mà lo. Ai cũng vậy cả. Đâu phải một mình mình đâu." Đó là lối sống mà nhiều người hiểu là "phó thác" và nhờ đó, "được Chúa thương!" ( Where is  Buddha ????)

Tôi nhớ đến lời nói của một người cha với ba đứa con, "Ba hy sinh để các con được hưởng học bổng toàn phần khi lên đại học." Cái mà ông gọi là "học bổng" chẳng qua là trợ giúp tài chánh (financial aid) dành cho sinh viên thuộc gia đình có lợi tức thấp. Và cái mà ông gọi "hy sinh" chẳng qua là tìm cách… ăn xin xã hội và làm chui lãnh tiền mặt!

Hai mươi tám năm trước, một mệnh phụ phu nhân, chồng là Phó Thủ Tướng một tháng của nội các NBC, đã giảng cho tôi biết triết lý weo-phe như sau: "Mỹ nó bỏ rơi mình. Bây giờ mình chạy sang đây nó phải nuôi. Cứ ăn weo-phe… Chẳng có gì phải thắc mắc…" Bà nói một cách hãnh diện. Nhìn tay bà, tôi thấy hai vòng ngọc thạch xinh đẹp và nhẫn xoàn to chiếu sáng…

Sau 1975, trong những năm đầu ở Hoa Kỳ, đa số người Việt tị nạn ủng hộ đảng Cộng Hòa vì đảng này có đường lối chống Cộng manh. Nhưng từ thời Tổng Thống Reagan, đảng Cộng Hòa có chương trình cắt giảm an sinh xã hội. Nhiều người gốc Việt ủng hộ đảng Cộng Hòa trước đây, quay sang ủng hộ đảng Dân Chủ vì đảng này "rộng tay" trong các vấn đề an sinh xã hội.

An sinh xã hội đối với nhiều người đã trở thành thuốc phiện, hưởng rồi khó buông, từ đó sinh ra những lạm dụng, cấu kết giữa các ngành nghề như y tế, bảo hiểm, luật sư… tức các thành phần trí thức trong cộng đồng. Cứ vài năm ở Cali và những nơi có nhiều người tị nạn Việt Nam cư ngụ, gian lận phiếu y tế medicaid, mediCal, bảo hiểm… lên đến hàng chục triệu đô la bị khám phá.

Nhiều người có lối sống theo cách đất nước này, xã hội này "mắc nợ" họ nên có trách nhiệm phải cưu mang, chăm sóc thật đầy đủ mà không nghĩ tới việc đóng góp, bảo vệ và gìn giữ… Họ nghĩ mình khôn ngoan, thông minh, tài giỏi hơn người dân bản xứ nên có cuộc sống thảnh thơi. Có người con đem cả Chúa, Phật ra làm "đồng minh" với mình!

Thời nay người ta thích nói về bác ái mà quên đi hành động công bằng , quên rằng công bằng chính là nền tảng của bác ái! Đi nhà thờ thật họa hiếm mới được nghe linh mục giảng điều này. Nhiều người hiểu kiếm tiền cách nào cũng được miễn là để có tiền… làm việc bác ái. Nhiều cụ ông cụ bà lãnh tiền già SSI cứ vài tuần "nhét túi cha"( túi Sư nữa chứ ) vài chục đô xin lễ…Thế là tội lỗi được tha hết…

Hoa Kỳ là một quốc gia hào hiệp. Nhờ đó nhiều người tị nạn đã biến đổi chế độ an sinh xã hội thành… ăn xin xã hội. Rồi hãnh diện khoe khoang…

Bửu Đồng

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2017 lúc 9:16am

Tiền Bạc Và Gia Đình, Điều Gì Quan Trọng Hơn? Đây Là Câu Trả Lời Của Người Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ


Người ta vẫn thường nói, đời người trôi qua nhanh như bóng câu qua cửa sổ. Một lựa chọn không đúng đắn sẽ có thể mang đến tiếc nuối cả đời. Câu chuyện dưới đây sẽ khiến cho mỗi người phải nhìn lại về chính mình.


Lời chia sẻ chân thành của những người bạn
Ngày nọ, một nhóm bạn thân người Úc đã trò chuyện cùng một anh bạn người Trung Quốc. Chủ đề mà họ nói đến là mức coi trọng gia đình của người Trung Quốc và người Úc khác nhau như thế nào.
Thật bất ngờ, mấy anh bạn người Úc này đã thẳng thắn nói: “Cậu đừng giận, thật ra, chúng tớ cảm thấy người Trung Quốc các cậu vốn không yêu thương gia đình, vốn không xem trọng gia đình giống như các cậu đã nói. Nói thẳng là các cậu yêu tiền nhiều hơn!”.

Những người bạn thân người Úc này lại chân thành nói tiếp:
“Không kể là ở Úc hay ở Trung Quốc, người Trung Quốc các cậu xác thực là rất chăm chỉ, các cậu ở nước ngoài cũng đều tiết kiệm được nhiều tiền hơn so với người bản địa. Nhưng tớ không cho rằng người Trung Quốc các cậu có tố chất làm ăn hơn, mà là các cậu tiết kiệm hơn chúng tớ.

Có thể tiết kiệm là nhờ hạ thấp tiêu chuẩn cuộc sống đi. Các cậu bình thường rất ít khi đi quán bar, thậm chí cuối tuần hoặc ngày nghỉ cũng đều không dám nghỉ ngơi. Quần áo đều là mua từ bên Trung Quốc đem sang đây, bởi vì mua ở bên đó rẻ hơn, tớ thậm chí còn nhìn thấy có du học sinh Trung Quốc còn mang theo rất nhiều chén đĩa sang đây”.

“Các cậu sẽ làm việc không quản ngày đêm, phó mặc con cái cho ông bà chăm sóc. Ngoài việc quan tâm thành tích học tập của con cái ra, thì bận rộn đến nỗi rất ít khi chơi cùng chúng. Ngày lễ Giáng Sinh, thậm chí còn không nghỉ ngơi. Vậy nên, những đứa trẻ người Hoa các cậu mặc dù thành tích học tập rất ưu tú, nhưng chúng luôn cảm thấy lạc lõng. Chúng cảm thấy so với các bạn, điều mà bố mẹ quan tâm hơn là khoản tiền thu nhập của gia đình, là điểm số học tập của chúng, chứ không phải là bản thân chúng có vui vẻ hạnh phúc hay không”.

“Đúng là tôi biết cậu muốn nói gì. Người Trung Quốc các cậu nói như vầy, là vì con cái nên ráng kiếm thêm chút tiền cho chúng sau này. Nhưng mỗi một đời đều nói bản thân kiếm tiền là vì đời sau, thế thì rốt cuộc đời nào sẽ thật sự dùng khoản tiền này đây?”.
“Cuộc đời là ngắn ngủi như thế, các cậu mượn cớ là vì tương lai của gia đình, mà đã hy sinh gia đình của hiện tại. Tôi thật không hiểu tổn thất này nên phải bù đắp như thế nào nữa! Sao các cậu còn có thể dùng quan niệm này mà lấy làm làm tự hào đây?”.

“Các cậu vì công việc, có thể chấp nhận vợ chồng phải sống ly thân trong khoảng thời gian rất dài. Nhưng trong con mắt chúng tớ, vợ chồng không ở bên nhau từ 3 tháng trở lên, trên cơ bản thì đã nên cân nhắc đến chuyện ly hôn rồi.
Vậy nên chúng tớ nếu được cử sang nước ngoài làm việc, thì nhất định phải là cả gia đình cùng đi, vợ của tôi, con cái của tôi đều phải cùng chuyển sang đây. Nếu như họ không đồng ý sang, tớ sẽ không thể tiếp nhận công việc này, bởi so với công việc thì dĩ nhiên gia đình quan trọng hơn rồi.

Tớ thậm chí còn nghe nói ở Trung Quốc có vợ chồng mấy chục năm đều chia nhau sống ở hai nơi, đến lúc nghỉ hưu mới có thể sống chung với nhau. Đây là sự thật quá đau lòng. Lẽ nào các cậu không thể vì gia đình mà từ bỏ công việc sao? Có thể tìm một công việc khác cũng được mà!”.

“Trong công ty Trung Quốc của tôi có một nhân viên rất xuất sắc, nhưng vợ con lại sống ở thành phố khác, mỗi một tháng thậm chí hai tháng mới có thể gặp nhau một lần. Tại sao một trong hai người lại không thể từ bỏ công việc chứ? Tôi biết có rất nhiều người làm việc ở thành phố, họ thậm chí chỉ một năm mới về thăm nhà một lần, đều nói là kiếm tiền vì gia đình, nhưng tiền như vậy, có nhiều hơn nữa, lại có ý nghĩa gì đâu?”.

Biết bao nhiêu phụ huynh, từ sớm đã hy sinh tuổi thơ của con cái, cuối tuần bôn ba trên đường đến các lớp phụ đạo, học thêm các loại. Đợi đến khi hết tiểu học, thì bản thân xem như đã được giải thoát rồi! Nhưng tiểu học xong rồi, phát hiện trung học cũng có lớp học thêm, hơn nữa còn nhiều hơn, tụi trẻ con chính là không có thời gian để vui chơi nữa!

Đợi khi con cái lên đại học thì coi như đã xong nhiệm vụ rồi… Nhưng con cái học xong đại học rồi, đến lúc tìm kiếm công việc vẫn phải bận tâm như vậy!

Đợi đến khi con cái có công việc ổn định rồi, thì tưởng như không còn gánh nặng gì nữa. Tuy nhiên, công việc tìm được rồi, lại bắt đầu bận tâm chuyện hôn sự, nhà cửa cho con cái! Sau khi con cái kết hôn rồi, thì tôi không cần phải bận tâm gì nữa! Nhưng kết hôn, có nhà có cửa rồi, thì chúng lại sinh cháu để bế rồi!

Bao nhiêu nỗi lo toan, dù có muốn quản cũng không quản được hết, cứ lặp đi lặp lại như vậy không dứt. Tầm mắt của chúng ta vẫn luôn nhìn về phía trước; vì tương lai, hôm nay tích lũy sức khỏe, tích lũy văn bằng, tích lũy tiền bạc. Kết quả bản thân lại than trời trách đất, tầm mắt của chúng ta không có lúc nào sống ở hiện tại. Nhiều người đến cuối đời đã nhận ra rằng, cả một đời không có lấy một ngày sống vì bản thân mình.
Kỳ thực, rất nhiều người chính là đang sống như vậy!

Vậy nên có nhận xét rằng: Người biết hưởng thụ nhất là người Mỹ; người có tín ngưỡng nhất là người châu Âu; từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi, đều chứa đầy cạnh tranh và áp lực là người Trung Quốc.

Một đời của đại đa số người Mỹ
0 – 10 tuổi: Tham gia các loại hoạt động tập thể như khảo sát, khám phá các vùng đất;
10 – 20 tuổi: Theo đuổi ước mơ;
20 – 30 tuổi: Tìm kiếm cho mình một công việc ổn định;
30 – 40 tuổi: Cuối cùng tìm ra được mục tiêu theo đuổi của đời mình, hưởng thụ cuộc sống, có nhà cửa, có xe hơi, có con cái;
40 – 50 tuổi: Thỉnh thoảng trải qua kỳ nghỉ dài sau áp lực công việc;
50 – 60 tuổi: Tận hưởng cuộc sống, du lịch;
60 – 70 tuổi: Bắt dầu viết hồi ký, du lịch;
70 – 80 tuổi: An hưởng tuổi già;
Sau khi mất: Thông thường được đưa vào nghĩa trang công cộng.

Một đời của đại đa số người châu Âu
0 – 10 tuổi: Tham gia đội nhạc trong trường, học tập âm nhạc cổ điển;
10 – 20 tuổi: Tổ chức nhóm nhạc của mình, tiến hành thưởng thức các loại âm nhạc;
20 – 30 tuổi: Chịu nhận ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật Gothic;
(Nghệ thuật Gothic là một phong trào nghệ thuật phát triển theo nghệ thuật Rôman ở Pháp vào thế kỷ 12, sau đó đã nhanh chóng lan rộng ra khắp Tây Âu, gần như toàn bộ phía bắc dãy núi Anpơ)
30 – 40 tuổi: Đội nhạc bắt đầu chính thức đi vào tuyến đường “màu kim loại đen”;
40 – 50 tuổi: Nhớ lại sự hồn nhiên của tuổi thơ, bắt đầu trở về cuộc sống “tràn đầy màu sắc”;
50 – 60 tuổi: An định lại, tìm kiếm tình cảm ấm áp, sống cuộc sống bình yên;
60 – 70 tuổi: Đến giáo đường tổng kết một đời của mình;
70 – 80 tuổi: An hưởng tuổi già cùng con cái;
Sau khi chết: Yên tâm nằm ở trên một miếng đất thuộc về mình.

Một đời của đại đa số người Trung Quốc
0 – 10 tuổi: Bị ép phải học tập các loại kỹ năng, không ngừng kiểm tra cấp bậc, đa số đều là bởi sĩ diện và mong đợi của bố mẹ;




10 – 20 tuổi: Gặm nhấm cả một núi sách, ứng phó các loại kỳ thi dồn dập kéo đến như sóng biển.
20 – 30 tuổi: Nộp sơ yếu lý lịch khắp nơi, lo lắng bản thân không tìm được công việc;
30 – 40 tuổi: Trở thành nô lệ của nhà cửa, xe cộ;
40 – 50 tuổi: Bận tâm lo lắng cho tương lai của con cái, nhịn ăn nhịn mặc, cố gắng dự trữ tiền bạc;
50 – 60 tuổi: Cuối cùng đã có được cuộc sống của mình, lại phát hiện đã sắp phải nghỉ hưu, lại bắt đầu lo lắng sau khi nghỉ hưu phải làm gì;
60 – 70 tuổi: Bỏ ra phần lớn sức lực để dưỡng sinh, lại phát hiện còn phải trông nom cháu;
70 – 80 tuổi: Cuối cùng an định lại để hưởng ngày tháng cuối đời;
Trước lúc chết: Phát hiện thì ra một một miếng đất ở khu nghĩa trang lại có giá ‘cắt cổ’

Người ta vẫn thường nói rằng, đời người trôi qua nhanh như bóng câu qua cửa sổ. Vậy trong những năm tháng của đời mình, bạn đã có lúc nào để tâm mình lắng lại và cảm thấy bình yên hạnh phúc bên gia đình mình; hay phải luôn bôn ba bận rộn chấp nhận làm nô lệ cho vô vàn những thứ khác!

Giữa tiền và gia đình, điều gì thực sự quan trọng hơn, trên những ngã rẽ ấy bạn đã chọn lựa đúng đắn chưa?
Cuối cùng, hành trình của một đời người là trôi qua như vậy, bạn muốn sống như một người Mỹ, Âu châu, hay là một người Trung Quốc như đã kể ở trên? Đều là do bạn quyết định vậy!
st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Sep/2017 lúc 9:56pm

NỖI ÂN HẬN MUỘN MÀN    <<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Sep/2017 lúc 10:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Sep/2017 lúc 10:54am

Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán… Miệng đời không gươm dao mà có sức mạnh ghê gớm vô cùng.

Dưới đây là 2 câu chuyện nói về cách mà người thời xưa đối diện với những thị phi.

Câu chuyện thứ nhất:
Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng: 
– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?
Hứa Kính Tôn trả lời:
– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương.

Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích. Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.

Câu chuyện thứ hai:
Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
- Ngài có điếc không?
- Ta không điếc.
- Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
- Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
- Quà ấy về tôi chứ ai.
- Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

Trong kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui.

Bên cạnh đó, để luôn thanh thản, bạn nên nhớ những điều sau đây:
- Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác… thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.
- Tạo hóa sinh ra con người có hai lổ tai, nhưng chỉ có một cái miệng, cho nên phải nghe nhiều hơn nói, mới đúng với tự nhiên, được thân người là khó, có đầy đủ lục căn và miệng lưỡi trọn vẹn là phước đức quá rồi, hãy nhân vốn phước báu nầy mà gieo trồng thêm phước đức ra nữa, thì mới là người khôn.

- Đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe cũng không nên chìm đắm trong nỗi khổ đau thi phị. Ví dụ có người ghét mình, nói xấu mình, và những lời nói đó không phản ánh đúng con người mình. Vậy thì chúng ta không việc gì phải đánh đồng những ác khẩu đó với chính mình.

- Bạn hãy sống cuộc đời của bạn và hãy làm những điều bạn cảm thấy là đúng. Miệng đời kẻ khen người chê, nhưng đâu ai sống trong cuộc sống của mình đâu mà hiểu.

- Tuy nhiên, cũng nên suy xét lại bản thân, nếu những lời nói của người khác là sự góp ý chân tình thì chúng ta nên nhìn lại mình là xem đó là bài học cho bản thân. Nếu lời thị phi phản ánh sai sự thật ta lại càng không nên buồn.
st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Sep/2017 lúc 8:23am

Chọn vợ hiền


chon%20vo%20hien

Anh Tư góa vợ khi tuổi đời còn trẻ. Anh đang đi tìm cho mình một tình yêu mới, một người vợ mới.

Đối tượng anh mong ước là một phụ nữ nhà quê hiền ngoan, dịu dàng để bù đắp cho anh cuộc hôn nhân đầu không mấy hạnh phúc vì người vợ đanh đá lấn lướt chồng.

Anh quyết định tìm bạn bốn phương, nơi đây có nhiều cơ hội cho anh lựa chọn. Một vài bạn thân đã cản anh, họ nói tìm vợ qua mục này là mạo hiểm gặp kẻ xấu nhiều hơn người tốt.

Người vợ quá cố anh Tư đã gặp gỡ chẳng xa xôi gì, ngay trong hãng làm việc ngày nào cũng gặp mặt nhau và tìm hiểu nhau cả năm trời mới đi đến hôn nhân thế mà anh Tư vẫn lầm cưới phải một bà chằn.

Tìm bạn phương xa nếu có duyên vẫn gặp người như ý. Thế nên anh Tư muốn thử thách với đời.

Người con gái đầu tiên ở Việt Nam tên Hoa anh Tư quen biết qua mục tìm bạn bốn phương trên mạng.

Anh Tư đã về Việt Nam gặp Hoa tại làng quê của cô ở Vĩnh Long, Hoa dịu dàng, hiền lành đón nhận chuyện tình cảm với anh, chỉ tha thiết xin anh khi cưới cô rồi hãy là người chồng chung thủy suốt đời. Thật sung sướng và hãnh diện khi được người đẹp xin chút tình yêu và hạnh phúc.

Về Mỹ, sau một vài lần anh Tư gọi phone nói chuyện là Hoa đã tự động gọi lại cho anh, tấn công tình cảm nhớ thương ráo riết đến nỗi anh như lạc vào cõi u mê gởi tiền về Việt Nam cho cô chi tiêu và học Anh Văn để chờ ngày anh làm giấy tờ bảo lãnh cô sang Mỹ. Chưa kể thỉnh thoảng anh Tư còn gởi thêm tiền theo yêu cầu của Hoa để lo cho cha mẹ, cho các em khi gặp chuyện cần thiết.

Cho đến một ngày, anh Tư trở về Việt Nam vì muốn mang niềm vui bất ngờ cho Hoa nên anh không báo trước. Anh hí hởn xách một va ly đầy quà đến thẳng nhà nàng ở Vĩnh Long tưởng rằng cô thôn nữ dịu hiền tên Hoa sẽ mừng vui mở cửa đón anh và đón quà vào nhà. Nhưng cửa mở là một anh chàng gương mặt ba trợn hất hàm hỏi:

– Anh tìm ai?

Anh Tư bối rối :

– Tôi tìm cô Hoa nhưng… chắc tôi đi lộn nhà?

Anh ba trợn điệu bộ thách thức

– Không lộn đâu, tôi là chồng cô Hoa đây.

Anh Tư càng thêm bối rối, lắp bắp:

– Ủa… cô Hoa đã… đã…

Anh ba trợn gằn giọng tiếp lời

– Đã có chồng. Hôm nay tôi theo vợ về quê ăn đám giỗ ông cố nội vợ.

Nhìn vẻ mặt và lời nói dữ dằn của anh ba trợn anh Tư biết điều rút lui ngay không muốn dây dưa thêm. Ra tới đầu ngõ anh mới hoàn hồn, một bà hàng xóm của cô Hoa đã chạy theo nói nhỏ với anh Tư:
- Con Hoa là gái bán bar ở Sài Gòn, thằng đó là chồng hờ con Hoa, con Hoa chuyên gài bẫy mấy ông già dê hay mấy tay Việt kiều mê gái để làm tiền.

Anh Tư hú vía tính lại cũng mất khá nhiều tiền với Hoa nhưng may mà chưa tiến xa hơn, chưa thân tàn ma dại.

Cô Hoa đúng là một cô gái quê nhưng chỉ là trong quá khứ mà thôi.

Tức giận và cay đắng vì bị lừa tình, lừa tiền mất mặt với người thân và bạn bè vì ai cũng nghe tin anh sắp cưới được một người vợ hiền trẻ, đẹp từ Việt Nam.

Anh nghi ngờ và thù ghét tất cả những cô gái quê trẻ đẹp qua mục tìm bạn bốn phương.

Càng ghét anh càng tò mò thích ghé mắt vào mạng coi mục này, thấy cô Hoa lại tiếp tục đăng lời tìm bạn trai ở hải ngoại, cũng thiết tha, cũng chân thật như lần trước với tấm hình xinh đẹp của cô ai nhìn mà không động lòng. Không biết đã có anh chàng Việt kiều dại gái nào như anh đang đâm đầu vào chưa?

Nhưng một mẫu đăng tìm bạn của một cô gái khác đã đập vào mắt anh, lời rao tìm bạn rất thực tế:

“Tôi tên B.V. gái quê miền Bắc, hiền lành, nhan sắc khá. Muốn được kết hôn với bạn trai ở nước ngoài để thoát cảnh đói nghèo. Không phân biệt tuổi tác, chỉ cần tình yêu thương và tôi sẽ là người vợ hiền chung thủy”

Anh Tư đã nhún vai:

– Lại một cô Hoa thứ hai.

Lần trước cô Hoa là gái miền Nam, lần này B.V là gái miền Bắc. Gái quê miền Nam nổi tiếng thật thà mà cô Hoa còn lừa lọc thế huống chi gái miền Bắc thường khôn ngoan đáo để.

Anh chợt nảy ra ý định trả thù đời.

Thế là anh Tư làm quen với cô gái có tên tắt là B.V. Anh gọi số phone của cô khi nghe đầu dây bên kia nói “A lô” anh Tư nói ngay:

– Tôi muốn gặp cô Bích Vân hay Bạch Vân gì đó .

Một giọng nói Bắc kỳ rụt rè và ngại ngùng:

– Anh… nhầm số rồi ạ…

– Tôi tin là gọi đúng mà. Có phải cô tìm bạn bốn phương trên mạng không? Tôi muốn làm quen với cô.

– Vâng, nhưng em không tên là Bích Vân, Bạch Vân. Anh nhầm ai rồi.

Anh Tư cố dằn cơn bực mình giải thích thêm:

– Tôi đọc mẫu rao gái quê hiền lành muốn tìm bạn, tên viết tắt là B.V. Thế không là Bích Vân, Bạch Vân thì là gì?

Cô gái cẩn thận hỏi lại:

– À, viết tắt là B.V hở anh? Chắc là em vì em tên Bền Vững, Nguyễn Bền Vững anh ạ.

Anh Tư mỉa mai nghĩ thầm: “Ngây thơ vụng về nhà quê quá nhỉ. Chính mình đăng tìm bạn mà còn không nhớ BV là ai. Hừm, nói dối nhiều quá nên không nhớ nổi, biết đâu Bền Vững cũng chỉ là cái tên giả cho ra vẻ nhà quê chính hiệu”.

Anh lẩm bẩm cho thuộc cái tên:

– Bền Vững…cái tên nghe lạ lạ…

Cô gái tự tin hơn:

– Bố em đặt thế vì muốn cho cuộc sống của em sau này luôn có hạnh phúc bền vững lâu dài. Nhưng cũng khổ lắm anh ạ, hồi còn bé đi học các bạn cứ trêu chọc vì tên em như tên con trai ấy.

Lối nói chuyện của cô Bền Vững thật chân quê. Anh thú vị trước cuộc chơi này để cô Bền Vững trước sau gì cũng sẽ phơi bày bộ mặt thật.

Trong vòng một tháng hai người đã nói chuyện với nhau nhiều lần và thân nhau hơn. Nhưng chỉ có anh Tư gọi cho Bền Vững, chứ cô chớ hề gọi lại cho anh. Đó là phong cách làm cao “cáo già, chảnh chọe” của các cô gái. Anh nghĩ thế.

Thế là anh lại gọi cho Bền Vững để câu chuyện tiếp tục tiến triển như ý muốn. Lần này anh Tư sẽ tấn công nhanh hơn:

– Chào em Bền Vững.

Như thường lệ cô hỏi thăm lê thê:

– Anh Tư có khỏe không? Hai bác có khỏe không? và các anh chị em của anh ở bên Mỹ có khỏe không ạ?

– Mọi người đều bình thường. Lần sau em hỏi thăm thì gom lại thành một câu ngắn gọn là “Cả nhà anh có khỏe không?” là đủ rồi, khỏi cần dài dòng em nhé, dòng họ anh nhiều lắm, em hỏi thăm sao cho hết.

– Vâng ạ.

– Anh muốn báo em một tin vui là anh sẽ về Việt Nam thăm em và gia đình để hai ta gặp mặt và tìm hiểu nhau nếu hợp sẽ tiến xa hơn.

Bền Vững mừng vui:

– Thật thế hở anh. Em mong ngày gặp anh lắm. Em sẽ cho bố mẹ em biết để chuẩn bị đón anh về thăm quê hương em.

– Anh sẽ mua vé máy bay và báo cho em biết ngày giờ anh xuống sân bay Nội Bài.

Cho cô Bền Vững niềm hy vọng ngất ngây vui mừng xong anh Tư thở phào, coi như chấm dứt một vở hài kịch.

Sẽ có một người vỡ mộng như anh đã từng vỡ mộng.

Anh sẽ ngồi ở Mỹ và ung dung tưởng tượng ra cái ngày cô Bền Vững hí hửng ra phi trường Nội Bài đón anh về, cảnh cha mẹ cô chộn rộn ở nhà chờ mong con đưa bạn trai Việt kiều từ Mỹ về và mơ ước một tương lai tươi sáng đang chờ khi con gái họ được cưới sang nước Mỹ định cư.

Nhưng cô Bền Vững sẽ bẽ bàng thất vọng vì chẳng có anh Tư Việt kiều nào về trong chuyến bay, cô sẽ phải trở về với con người thật của cô, nếu cô không nham hiểm lừa đảo như cô Hoa thì cũng là một cô gái khôn ngoan đáo để nào đó ở thành phố đang bán bia ôm, đang làm bồ nhí đại gia, hay làm gái gọi muốn từ giã “ngành nghề” tai tiếng này để lập lại cuộc đời tươi sáng hơn dưới vỏ bọc là một cô gái quê hiền lành thật thà như trước kia cô chưa hề sa chân vào cạm bẫy cuộc đời.

Những Việt kiều xa xôi vạn dặm như anh Tư thì đời nào biết được những mảnh đời éo le như thế?

Anh Tư chợt cao hứng, ngồi nhà tưởng tượng ra chưa hả hê bằng tận mắt chứng kiến màn cuối của vở kịch bi hài này. Lần trước anh bị gái đẹp lừa, lần này anh lừa lại gái đẹp thế là huề, không nợ nần ân oán gì nhau.

Anh quyết định mua vé máy bay về Việt Nam.

Anh sẽ nhìn thấy con cáo già đóng giả nai tơ và dĩ nhiên chẳng đời nào anh lộ diện chứ đừng nói đến chuyện theo con cáo ấy về quê hương nghèo khổ của nó như ngày nào anh đã theo chân cô Hoa về Vĩnh Long.

***

Anh Tư ở trong một khách sạn tại Hà Nội, ngày hôm sau anh thuê xe taxi đến phi trường Nội Bài.

Chuyến bay của anh cho cô Bền Vững đến vào buổi chiều, rất bài bản và đúng với thực tế vì anh đã hỏi tại dịch vụ bán vé máy bay ở Mỹ lịch trình ngày giờ chuyến bay về tới Việt Nam, dĩ nhiên anh không mua vé đi chuyến bay đó.

Còn chuyến bay thực sự có mặt anh Tư thì về Việt Nam sớm hơn một ngày nên hôm nay anh đã có mặt tại phi trường Nội Bài trà trộn với đám đông người bên ngoài đang chờ đợi đón thân nhân từ Mỹ về khi sắp đến giờ máy bay đáp xuống.

Anh Tư đứng một chỗ khuất kín đáo để ý kiếm tìm và dễ dàng nhận ra một cô gái trẻ mặc áo trắng tay cầm một cánh hoa hồng màu đỏ đúng như anh và cô đã giao ước, còn cô chốc nữa đây sẽ mỏi mắt tìm anh chàng Việt Kiều từ trong bước ra cũng mặc áo sơ mi màu trắng, ngực áo có đeo bảng tên Nguyễn văn Tư không bao giờ xuất hiện.

Anh ngạc nhiên sững sờ vì cô gái trông thật sự nhà quê, cách ăn mặc đơn giản và nét mặt xinh đẹp hiền lành ngơ ngác giữa chốn đông người.

Chuyến bay đến đúng giờ hành khách từ trong kéo hành lý ra ngoài gặp gỡ thân nhân, cô Bền Vững đến gần nhìn kỹ từng người rồi lại lui ra chờ đợi người khác, nét mặt cô lúc thì lộ vẻ căng thẳng, vui mừng lúc thất vọng lo âu…

Cho đến khi dường như số hành khách của chuyến bay đã ra ngoài hết thì cô thật sự tuyệt vọng, cánh hoa hồng đỏ trên tay cô hững hờ, cô đứng bơ vơ một góc chưa biết phải làm gì.

Anh Tư không hề cảm thấy hả hê thú vị như anh đã nghĩ, anh không muốn rút lui vì đã đạt ý nguyện mà trái lại anh càng tò mò muốn biết tâm trạng của cô lúc này.

Anh bước thẳng đến bên cô, anh sửa giọng cho khác đi một chút:

– Tôi có thể giúp gì cho cô không?

May quá, cô không nhận ra giọng nói của anh vì có thể giọng nói qua phone đường dài khác với giọng nói khi thực tế đối diện. Còn anh đã nhận ra đây là giọng nói của cô Bền Vững khi cô ngại ngùng chối từ và định quay đi:

– Không có gì ạ. Thôi tôi về đây.

– Tôi thật sự muốn giúp cô mà, nãy giờ tôi thấy cô đứng đây đã lâu.

Cô Bền Vững đành dừng chân lại:

– Không biết đã hết người của chuyến bay này chưa hở anh?

– Không còn ai nữa đâu.

Cô gái lặp lại câu nói cũ:

– Thôi tôi về đây.

– Khoan đã, tôi có thể làm quen với cô được không? Tôi cũng là hành khách vừa từ nước ngoài về thăm Việt Nam, tôi thật sự muốn có một người bạn gái dịu dàng như cô.

Cô vội vàng từ chối:

– Không, tôi đã có bạn trai rồi. Hôm nay tôi đi đón anh ấy, chào anh.

– Tôi không tin thế vì bạn trai của cô đã không xuất hiện.

Cô gái khẳng định:

– Chắc anh ấy bận chuyện gì đó nên không về đúng hẹn chứ anh ấy nói dối tôi để được gì…

Cô gái tất tả bước đi như sợ bị người lạ níu áo lại.

Giây phút này tình thế đổi ngược, anh Tư bỗng bồi hồi cảm động và có chút ân hận, cô Bền Vững quả là một cô gái hiền lành, đoan trang vậy mà anh đã nghi ngờ và thử thách cô.

Anh Tư nhanh chóng đứng ngay trước mặt cô vì sợ cô đi mất:

– Cô Bền Vững, cô không nhận ra tôi sao? Tôi là Nguyễn văn Tư đây.

Cô Bền Vững đứng sững sờ nhìn anh Tư, anh nói giọng bình thường thật chậm cho cô nhận ra:

– Tôi là người đã làm quen cô trên mục tìm bạn bốn phương trên mạng hơn hai tháng nay và đã hẹn gặp cô ngày hôm nay.

Cô gái ngạc nhiên và mừng rỡ:

– Anh là anh Tư đây sao?

Anh càng thêm cảm động trước cử chỉ của cô:

– Anh thành thật xin lỗi em vì đã để em chờ…

Cô gái mỉm cười:

– Thật bất ngờ quá, em đang không biết sẽ trở về nhà nói với cha mẹ em làm sao.

Anh Tư hỏi cái điều mà anh từng thắc mắc từ khi làm quen với cô:

– Nhưng anh hỏi thật em nhé, em có vẻ là một cô gái quê ít giao thiệp với cuộc đời, sao em lại có ý nghĩ tìm bạn bốn phương và bằng cách nào đăng trên mạng? Em có biết là lãng mạn và mạo hiểm lắm không? Sẽ có những người thật lòng và không thật lòng đến với em.

Cô gái thật thà:

– Vâng, em đã gặp người xấu rồi, có mấy người gọi điện cho em nói chuyện trên trời dưới đất, hứa hẹn những điều không tưởng. Em biết họ chỉ đùa bỡn không thật lòng nên không tiếp xúc với họ nữa, còn chuyện tìm bạn của em là ngẫu nhiên thôi, một người bác họ của em ở Mỹ về thăm quê miền Bắc thấy cảnh nhà em nghèo bác ấy muốn giúp em lấy chồng ở nước ngoài hy vọng em được đổi đời thoát khỏi cảnh khổ nên bác liều đăng trên mạng tìm bạn cho em để cầu may chứ em chả dám mong.

– Có lúc nào em nghĩ anh cũng không thật lòng và đùa giỡn với em không?

– Em không dám nghĩ thế…

– Khi nào rảnh anh sẽ kể cho em nghe sau, nhưng kể từ giờ phút này thì em hãy tin anh nhé.

– Vâng ạ.

– Vậy anh có thể theo em về quê ngay bây giờ không?

Cô gái cảm động và hãnh diện:

– Anh không chê em nhà quê nhà nghèo thật quý hóa vô cùng, bố mẹ em đang chờ đón khách phương xa đến thăm nhà đấy.

Họ đón Taxi về khách sạn ở Hà Nội để anh Tư lấy hành lý đồng thời Taxi sẽ đưa họ về làng quê cô Bền Vững cách Hà Nội khoảng 4 giờ lái xe.

Anh Tư sẽ thuê phòng một khách sạn tại thị xã nơi gần làng quê của Bền Vững nhất để tiện việc đi lại với gia đình cô.

Anh Tư đã đến một làng quê nghèo. Cha mẹ cô Bền Vững là nông dân và hiền lành chất phác.

Anh Tư thân tình hỏi cha mẹ cô Bền Vững:

– Hai bác cho em Bền Vững quen người ở Mỹ xa xôi như cháu, hai bác có an tâm không?

– Nhà chúng tôi nghèo nhưng anh không chê, không quản ngại từ xa xôi về muốn làm quen với em nó thì chúng tôi vui lắm, anh và em nó cứ tìm hiểu nhau thêm…

Anh Tư hào hứng:

– Nếu sau này cháu muốn cưới em Bền Vững mang sang Mỹ, con gái đi xa hai bác có buồn không?

Bác trai cũng hào hứng:

– Ở Mỹ là nhất anh ạ, ngày xưa chúng tôi chống Mỹ, nhưng bây giờ chúng tôi “chấm” Mỹ, chỉ thích cho con đi Mỹ thôi.

Chỉ qua vài câu chuyện với cha mẹ Bền Vững cũng đủ cho anh Tư hiểu họ là những người nông dân lương thiện, thật thà và cởi mở.

Ở đời chuyện xấu tốt tùy người, những người đăng tìm và đi tìm bạn bốn phương có thật và có giả dối, tí nữa anh mất đi một mối chân tình vì vơ đũa cả nắm.

Ở chơi với gia đình cô Bền Vững một tuần thì anh Tư phải từ giã trở về Mỹ, anh đâu ngờ cô Bền Vững dễ thương đến thế, chân tình đến thế, cha mẹ cô tử tế đến thế. Anh tiếc là chuyến ở Việt Nam của anh quá ngắn ngủi.

Trong lòng anh Tư đang có niềm vui phơi phới vì đã tìm được đúng người, cô Bền Vững sẽ là người yêu, người vợ hiền như anh từng mong ước, mai này các người thân và bạn bè của anh ở Mỹ sẽ phải ngạc nhiên và ghen tị với anh vì điều may mắn này.

Hôm qua anh đã nói chuyện và hứa hẹn nhiều điều với cô Bền Vững, anh dặn dò mấy lần:

– Em chờ nhé, anh sẽ về cưới em và bảo lãnh em qua Mỹ

Đáp lại cô Bền Vững ngây thơ cũng hứa hẹn sẽ yêu anh trọn đời.

Tiễn anh Tư ra phi trường Nội Bài có cha mẹ và cô Bền Vững. Cuộc chia tay bịn rịn và cảm động kẻ ở người về.

Khi anh Tư từ giã vào trong đã lâu mà gia đình cô Bền Vững vẫn còn đứng chờ ở ngoài. Bố mẹ cô sốt ruột liên tục giục con gái:

– Ta về thôi, anh ấy chắc đã lên máy bay rồi…

– Phi trường đông người nhìn ông đi qua bà đi lại mẹ hoa cả mắt, nhức cả đầu. Về đi con…

Cô Bền Vững gắt toáng lên:

– Bố mẹ làm gì mà cứ nhắng lên thế. Biết rồi, nhưng đợi con hỏi lại cho chắc.

Cô nhanh nhẹn chạy ra hỏi một nhân viên phi trường và được xác nhận là chuyến bay ấy đã cất cánh cách đây 10 phút thì cô mới thở dài nhẹ nhõm, cô nói:

– Bây giờ bố mẹ đón xe về quê, con ở lại Hà Nội. Không cần đóng vai gái quê nữa, anh Tư chẳng có cánh mà bay ngược trở lại ngay lúc này đâu.

Bà mẹ ngần ngừ:

– Thì con cứ về làm gái quê như từng là gái quê càng tốt chứ sao, làm vương làm tướng gì mà ở mãi Hà Nội?

– Về quê chán lắm bà già ạ, ở một tuần mà con muốn điên cả người. Nhưng bất cứ khi nào có anh Tư Việt kiều con lại trở về quê làm con gái ngoan của bố mẹ như chưa từng đi hoang.

Cô nghênh mặt tự hào:

– Mẹ cứ yên tâm, con chắc anh Tư sẽ về cưới con, con sẽ lấy được tấm chồng như bố mẹ từng mong đợi mà lại là chồng Việt kiều Mỹ hẳn hòi, hơn hẳn những đứa lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn đấy nhá. Người ta nói đánh đĩ mười phương cũng chừa lại một phương để lấy chồng làm lại cuộc đời quả không sai. Không bao giờ con hí cho thằng tình nhân, thằng chồng hờ hay con bạn nặc nô cà chớn nào biết lai lịch nguyên quán của con nên đối với làng quê mình con vẫn là gái ngoan tử tế con nhà lành.

Ông bố giật mình mắng con gái:

– Ôi, con này! khẽ mồm khẽ miệng chứ, mày ăn nói sỗ sàng và to tiếng thế ai nghe được thì tao đeo mo vào mặt. Ở làng quê bố mẹ phải nói dối và che đậy cho mày, nói mày lên Hà Nội làm việc trong một nhà máy.

– Bố nhạy cảm nhỉ, ở Hà Nội con mặt dày như mặt đường nhựa cao tốc rồi. Chỗ này thiên hạ không ai biết mình đâu bố đừng lo. Nhưng bố mẹ thấy con đóng vai gái quê ngoan hiền có đạt không? Cũng phải kể đến công lao của mẹ góp phần vào, mẹ đã giúp con nấu nướng những món ăn dân giã miền bắc, món nào anh Tư cũng rối rít khen con đảm đang và khéo tay trong khi con là thứ gái đoảng. Muối cà, cà thâm. Muối dưa, dưa khú. Nấu cháo, cháo khét. Quậy bánh đúc, bánh đúc khê…

Bà mẹ thật thà âu yếm trách con:

– Con liệt kê đủ thứ đoảng mà món chủ yếu lại quên. Nấu cơm, cơm sống nữa chứ con. Mấy lần con nấu cơm không sống trên cũng sống dưới. Rõ khổ, may mà con đã mua về một nồi cơm điện để giải quyết vấn đề…

Cô Bền Vững nhún vai:

– Lên Hà Nội con lại ăn cơm hàng cháo chợ nên đến bây giờ vẫn chưa biết nấu nướng là gì.

Ông bố thở dài:

– Bà chiều nó quá nên mới thế, mới ra nông nỗi này.

– Ý ông lại đổ vạ tại tôi nuông chiều đứa con gái độc nhất của chúng ta nó mới đổ đốn hư hỏng bỏ nhà đi hoang đấy hử? Ông có giỏi sao không cho tôi đẻ thêm đứa thứ hai, thứ ba, thứ tư đi thì đâu đến nỗi…

Ông bố điên tiết:

– Bà lại ngoạc mồm ra chê trách tôi sau trận ốm vàng da sốt rét thập tử nhất sinh tôi không thể có con được nữa hả? Hả? đừng có chọc vào tự ái của tôi. Rõ chửa?

Cô Bền Vững cong cớn đe dọa:

– Hai ông bà mà cãi nhau nữa là đây ở Hà Nội luôn không thèm thỉnh thoảng về quê thăm nhà cho biết thân…

Hai vợ chồng nhà quê vội vàng xuống nước vì sợ con gái nổi giận tung hê bất cần đời giữa chốn công cộng này:

– Đừng, đừng con…bố mẹ chỉ lẩm cẩm nhắc lại thôi

– Bố mẹ hiểu rồi, dù sao con cũng đang muốn tìm chồng để làm lại cuộc đời. Con tìm đâu ra anh Tư Việt kiều thật là giỏi, chẳng đoảng tí nào..

Cô Bền Vững nguôi ngay và khoe thành tích:

– Tâm lý Việt kiều nào về Việt Nam chẳng muốn cưới vợ hiền, vợ ngoan, càng nhà quê càng được tin yêu. Con đã ra tay thì anh Tư có mà chạy đằng trời.

Bà mẹ khuyên con:

– Ừ, anh Tư có vẻ tin cậy và thương yêu con, hãy giữ gìn mối quan hệ này cho tốt…

Ông bố năn nỉ:

– Mày liệu mà lấy chồng đi, lông bông mãi là tàn đời con ạ. Bố mẹ bó tay không dạy bảo được mày, bố chỉ xin mày nghiêm túc nghe lời một lần này thôi.

– Khỏi cần bố mẹ dạy đây cũng biết thừa, gái hư hỏng như con ở Việt Nam ai thèm lấy có chăng là Việt kiều phương xa hay lấy Tây, lấy Mỹ thôi. Nói thật nhé, đây ăn chơi Hà Nội chán rồi đang muốn được tung cánh bay đi Mỹ, đi Tây xem nó sung sướng thế nào.

Cô Bền Vững đầy khôn ngoan bản lĩnh, cô đã tự đạo diễn cho mình một kịch bản chặt chẽ và hợp lý, đóng vai cô gái quê tìm bạn trên mạng, lúc ngơ ngác ở phi trường Nội Bài, lúc thấy anh Tư xuất hiện con cáo già như cô đã đoán ra anh Tư ngay dù chưa hiểu thấu đáo anh xuất hiện bất ngờ thế vì lý do gì, cô càng diễn giỏi diễn hay hơn nữa vai trò cô gái quê đoan trang hiền thục làm anh Tư ngả nghiêng từ những phút gặp gỡ đầu tiên ấy.

Những ngày cùng bố mẹ tiếp anh Tư cô luôn ra vẻ là đứa con ngoan, là cô gái tốt càng làm anh Tư thêm quấn quýt và gắn bó…

Chia tay bố mẹ tại bến xe trước khi mỗi người đi một ngã cô Bền Vững tươi cười hứa hẹn:

– Ông bà già cứ về quê và chờ đợi tin vui nhé. Anh Tư Việt kiều sẽ sớm về Việt Nam xin cưới con, mà dù chẳng may anh có “xù” thì con cũng sẽ tìm được anh Tư Việt kiều khác để rước đi đứa con gái giời đánh này, của nợ đời này, oan gia nghiệp chướng này cho bố mẹ được ăn ngon ngủ yên .


Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2017 lúc 12:37pm

Nóng Bỏng Những Ngày Hè

Image%20result%20for%20house%20for%20rent

Tôi cho cô Laura Picazo mướn nhà mà không cần check credit chỉ vì cái last name của cô gần giống tên nhà danh hoạ chuyên vẽ tranh lập thể Pic***o.Thật ra tôi chẳng biết gì về hội hoạ, nhưng thấy người nổi tiếng thì cũng mến mộ…cho vui.
Chỉ vì cái máu văn nghệ vớ vẩn ấy mà tôi đã hại tôi, cô Laura sau một hai tháng đầu trả tiền nhà sòng phẳng đã bắt đầu dở chứng, tôi vất vả vì cô, khi thì cô hẹn một tuần nữa, khi thì cô trả… một nửa, còn một nửa sẽ… trả sau, tôi lấy tiền rent mà như đi thu tiền nợ trả góp. Chưa yên, thỉnh thoảng cô còn ngang nhiên ký check… rổm trả tôi, tôi deposit vô bank vài ngày sau bị trả lại cộng thêm 7 đồng tiền phạt. Thấy cô trả tiền một cách khó khăn như thế, tôi bực mình -dĩ nhiên- và thương hại cho cô, mỗi lần tới đầu tháng tôi lại tự hỏi không biết Laura lấy tiền đâu ra mà trả cho mình đây?
Cô là single mom với 3 đứa con nhỏ, 3 loại gương mặt khác nhau dù chúng đều là gốc Hispanic, đứa thì đen nhẻm, đứa thì trắng, đứa thì mặt gãy trông láu cá lém lỉnh… không hiểu cô tìm đâu ra 3 thằng bồ đều có máu sở khanh như nhau, mỗi đứa cho cô một đứa con rồi biến mất mà không hề an ủi cô một tí tiền child support nào cả.
Bây giờ cô đang có người tình thứ tư, tôi ái ngại dùm cô, chỉ sợ cô nhẹ dạ lại có thêm một đứa con vô thừa nhận như các anh chị của nó.
Cứ mỗi đầu tháng cô lại lỉnh đi đâu không biết, gọi phone không ai bốc, đến nhà thì cửa đóng im ỉm, cô thừa biết tôi đi làm buổi tối, nên đến tối cô mới mò về.
Một hôm tôi nghỉ làm và đến nhà cô vào buổi tối, có 2 chiếc xe đậu trước cửa, đương nhiên là cô có nhà , tôi mừng rỡ bấm chuông cửa, một lần rồi đến mười lần vẫn là sự im lặng. Chán nản thất vọng tôi tính ra về, thì bà Mễ bên cạnh đi ra và nói nhỏ với tôi nó đang ngủ với thằng bồ trong đó, thằng này có vợ rồi, bồ chơi thôi ấy mà.
Thế là tôi đi đòi nợ không đúng lúc, chúng nó đang tâm tình trong đó, một đứa trốn nợ, một đứa trốn vợ thì đời nào nó dám mở cửa cơ chứ?
Đã mấy lần tôi yêu cầu Laura move out, nhưng cô lại năn nỉ, hứa hẹn , làm tôi mềm lòng, và chắc là cô đang cười thầm con mẹ chủ nhà này ngu quá trời, cô đã nói dối liên tục mà vẫn tin.
Nhưng chồng tôi cũng đang cười thầm tôi đấy, anh ta trách móc, Laura đã nhiều lần vi phạm hợp đồng, em mệt mỏi tốn thì giờ vì nó mà em vẫn “nice” với nó, còn anh làm cho em trăm thứ việc, tiền lương đưa về đầy đủ, mà em có bao giờ nice với anh như vậy đâu, chỉ toàn là quát tháo, gắt gỏng. Xã hội còn có công lý, có sự công bằng, ở nhà mình thì không!
Tôi lý luận ngang tàng dù sao nó cũng là khách hàng, phải chịu đựng để đòi được tiền. Nếu anh muốn , thì kiếp sau đừng làm chồng em nữa, đi mướn nhà của em, em sẽ nice với anh như thế, nhé!
Anh than thở nếu có kiếp sau thì anh chẳng ngu gì dính líu đến em, anh đã nói rồi, đời người phù du nói chi đến tiền bạc, thảnh thơi không muốn, đi kinh doanh nhà cửa làm gì cho bận vào thân em và bận lây cả thân anh. Chồng con em, họ hàng và bạn bè gần xa của em, đều biết em đi làm ca tối, buổi sáng còn ngủ thẳng cẳng, bình minh của em là 9-10 giờ trưa, không ai dám wake up hay gọi phone cho em vào buổi sáng cả, nhưng mấy người mướn nhà là có quyền làm chuyện ấy, họ có thể dựng em dậy bất cứ lúc nào. Khổ chưa? khi thì cái này hư, khi thì cái kia hỏng, mình phục vụ ngon lành nhưng lấy tiền rent đâu có ngon lành, mà cái mặt của em đi đòi nợ không được, phải lạnh tanh, nghiêm nghị chúng mới sợ, đằng này em đi đòi nợ mà cứ năn nỉ, ỉ ôi như đi vay nợ ấy.
Tôi tự ái đùng đùng:
- Được rồi, từ giờ trở đi em sẽ cho anh thấy bản lĩnh của em, anh đợi nhé, rồi Laura sẽ phải move out!!!
Bây giờ đang là mùa Hè, nhiệt độ càng ngày càng nóng, cứ 90 độ trở lên, trời nóng, lòng tôi cũng nóng, vì tháng này Laura đang ì ra chưa chịu trả tiền nhà. Hai cái nóng cộng lại đủ cho tôi làm quyết định tiến hành thủ tục trục xuất cô ta, cô có năn nỉ, có rơi nước mắt như “Giọt mưa Thu”cũng mặc xác cô.
Tôi liên hệ với Constable của City, đây là lần đầu tiên tôi đến đây, mấy năm trước tôi cũng bị người mướn nhà quỵt tiền rồi, nhưng nó “tử tế” hơn Laura một chút là lén lút dọn nhà đi, không nỡ để tôi phải dậy sớm đi đến tòa với giấy má linh tinh như thế này.
Đến nơi, chưa biết nên vào phòng nào thì tôi thấy một ông Việt Nam đang hỏi một nhân viên gần đó rằng chỗ nào làm thủ tục eviction vì người thuê nhà không trả tiền, thế là tôi khỏi phải hỏi, cứ việc đi theo ông Việt Nam, hai chúng tôi nhìn nhau cùng cười, nụ cười… cảm thông hết mình. Lúc đó tôi tự hỏi hay tại là người Châu Á di dân nói chung và người Việt Nam nói riêng với bản mặt hiền lành, đi đâu cũng muốn sự hoà bình êm ấm, nên thiên hạ có mòi ăn hiếp, làm tới? Nhưng chưa hẳn thế đâu, hôm đến hẹn ra toà tôi thấy nhiều người, ai cũng ôm một xấp giấy tờ hỏi ra toàn là chủ nhà, Agent, hay Manager, Mỹ trắng có, Hispanic có. Họ đại diện cho những căn nhà, những Apartment, dĩ nhiên thủ tục trước khi cho mướn nhà có check credit hẳn hoi, mà vẫn bị những cú trây lì quỵt tiền kia, chứ có phải một mình tôi đâu.
Bà thư ký ra điểm lại những người có mặt ngày hôm nay trước khi bước vào phòng xử, bà gọi tên từng nguyên đơn và hỏi bị đơn có mặt không, thì hồ sơ nào cũng vắng mặt bị đơn. Họ là những người thuê nhà, không trả tiền, vi phạm hợp đồng, có oan ức gì mà vác mặt đến đây cho mất thì giờ, họ tranh thủ giờ này chủ đang bận ở toà án, dọn nhà cho lẹ để thoát thân còn có lý hơn.
Cô Laura nhà tôi cũng thế, sau phiên toà tôi ra thẳng khu Duplex thì Laura đã dọn đồ đi rồi, bên trong nhà cửa còn bề bộn hàng trăm thứ rác mà cô thân ái để lại làm kỷ niệm cho tôi dọn dẹp. Tôi điên người lên khi phải mất một ngày trời để lau dọn căn duplex cho sạch sẽ thơm tho, Laura, bây giờ cô ở đâu? Tôi đã mất toi một tháng tiền nhà lại phải dọn dẹp hầu cho cô, từ nhà bếp cho tới phòng tắm, những người tình của cô trông mong gặp cô thế nào thì tôi trông mong gặp cô thế ấy, để tôi sẽ… quát cô một tiếng, sẽ gắt gỏng cô một tiếng, cho vơi bực tức, và nhất là cho chồng tôi hài lòng, kẻo anh ta cứ ghen tị là tôi bất công, chỉ quát chồng mà chưa dám quát ai, chỉ “khôn nhà dại chợ”.
Chưa hết đâu, tôi sẽ chịu tốn mấy chục đồng để tụi National Tenant Network report cô bad credit thì cô sẽ khó khăn khi đi mướn nhà nơi khác, trừ khi cô lại may mắn gặp một chủ nhà… ngây thơ vớ vẩn như tôi.
Căn Duplex lại sẵn sàng đợi chủ mới đến ở, cái bảng “For Rent” lại được mang ra cắm ở đầu đường và tôi đăng báo Việt Nam mong tìm được một đồng hương, sẵn sàng cho người Việt Nam mướn rẻ hơn thị trường, vì họ đáng tin cậy hơn. Nhưng người Việt Nam sao khó tính quá, giá cao thì chê đắt, giá rẻ thì nghi ngờ… có vấn đề!
Một bà Việt Nam gọi phone hỏi:
- Bộ khu duplex của chị lu bu lắm hay sao mà giá rẻ bèo vậy?
Tôi hỏi:
- Chị nói “lu bu” là ý gì?
- Lu bu vì có nhiều Mỹ đen hoặc người Việt Nam đó, Mỹ đen thì không an toàn, Việt Nam thì lắm chuyện. Tôi không thích.
Trời, chưa biết ai lắm chuyện, hay là chính chị? cám ơn chị nghe, tôi cũng không thích có một người mướn nhà như chị đâu, chị kỳ thị đủ thứ như vậy thì chị sống với ai? (tôi nghĩ thầm thôi, chứ nói ra chắc tha hồ nghe chửi.)
Kỳ lạ thật, người Việt Nam lại hay kỳ thị người Việt Nam, nếu tình cờ hai người Việt Nam không quen biết gặp nhau ngoài đường thì ngó đi, làm lơ đi, ngược lại nếu người kia không phải là Việt Nam thì người Việt Nam này đã mỉm cười xã giao đúng như kiểu Mỹ rồi.
Tôi có một người quen, khi đi build nhà mới, thấy khu nào có nhiều người Việt Nam là chị chê. Nếu một ngày nào đó, cũng có một người Việt Nam nào đó, đi mua nhà và thấy chị, họ cũng chê vì khu này có người Việt nam, chị có tủi thân không? Có tự ái không?
Nhưng cũng có người Việt Nam gọi tới hỏi duplex có gần nhà thờ, gần chợ Việt Nam không, nghe có vẻ gắn bó với đồng hương đấy, và bà thẳng thừng từ chối ngay vì quá xa, không thèm đếm xỉa gì đến những offer của tôi, tiền rent rẻ, nhà mới xây, khu sạch sẽ, mát mẻ. Mỗi ngày bà ấy đi chợ, đi nhà thờ mấy lần mà đòi hỏi ở gần kề cơ chứ ?
Thôi thì không có duyên với người Việt Nam tôi sẽ cho Mễ mướn vậy, những người Mễ di dân sau này cũng chăm chỉ làm việc, biết lo thân, biết tôn trọng luật lệ, sao quả tạ chiếu mới gặp một Laura thứ hai.
Giải quyết xong chuyện đại sự, Laura đã ra đi, tôi như trút được gánh nợ đời, mỗi đầu tháng sẽ không còn phải lo lắng nữa, vì những căn khác, người mướn đều trả tiền đầy đủ.
Bây giờ là mùa Hè, tôi thích một mùa Hè thảnh thơi, đi qua đường phố nào tôi cũng được ngắm đủ các loại hoa, sắc hoa làm lộng lẫy đường phố, làm dịu cơn nóng bức.
Nhưng hôm nay, vừa đặt chân đến khu duplex thì bà Mễ ở căn nhà đầu tiên hớn hở chạy ra đưa tôi một mảnh giấy mà nhân viên city đã dán trước cửa nhà bà, làm như mảnh giấy báo tin mừng hay ra tiền ra bạc gì. Đó là tờ giấy của sở cứu hoả thành phố thông báo cho chủ nhà phải cưa cắt bớt các cành cây thấp phía trước, để khi hữu sự xe cứu hoả không bị vướng víu cản đường, không hại xe, hại người của họ, yêu cầu cành cây phải cao 14 feet cách mặt đường, trong vòng 20 ngày kể từ thông báo này, nếu không làm thì họ sẽ gọi dịch vụ làm giùm và bill về cho chủ nhà trả tiền.
Chưa kịp ra đường ngắm hoa lá mùa Hè, tôi lại thêm một gánh nặng mới cần giải quyết. Khu duplex của tôi xây trên một con đường dài, dọc theo con đường là những cây thông xum xuê cành lá, bóng mát toả xuống êm đềm, cảnh đang thơ mộng đẹp đẽ thế mà ông city đòi cắt bớt, ông không có tâm hồn thi sĩ tí nào!
Nhìn sang những nhà hàng xóm, thấy họ đang chặt cây, chặt cành, luật lệ là luật lệ, đời sống không phải lúc nào cũng là thơ.
Tôi mở sổ tìm số phone mấy ông Mễ lậu, chuyên đi chặt cây cành, cướp hết khách hàng của các dịch vụ chuyên nghiệp có đăng ký hành nghề, vì giá rẻ không ngờ của họ và làm một cái hẹn hò bất đắc dĩ.
Không biết sau chuyện này còn chuyện gì xảy ra nữa không? Để những ngày Hè của tôi càng thêm nóng bỏng vì những bận rộn, nhiêu khê của cuộc đời...

Nguyễn Thị Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Sep/2017 lúc 12:51pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Sep/2017 lúc 9:15am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Sep/2017 lúc 10:29am

Lòng Người

Lòng người     <<<<<


Image%20result%20for%20danh%20ca

“Dò sông dò biển dễ dò.
Nào ai lấy thước mà đo lòng người”

(Ca dao)

Từ hôm ông Phát thôi không còn đi làm như mọi ngày nữa, do vướng vô mấy “phi vụ”  làm ăn Riêng lẻ nên ông bị cấp trên cảnh cáo bắt nộp lại tiền bạc rồi cho “về vườn”, tuy không còn những ngày “Lên xe xuống ngựa” và đã qua rồi  cái cảnh “Nhất hô bá ứng” của ông, nhưng ông cũng chẳng lấy gì làm buồn, vì trước khi về vườn thì ông cũng đủ thời gian “thủ cẳng” cho mình một số vốn kha khá để sống cho qua những ngày tháng còn lại.

Đàn em dưới trướng nhiều đứa tỏ vẻ là người có trước có sau, ngày nào cũng có vài ba thằng đến nhà, họ mang theo rượu bia và mồi nhậu đến để giải khuây cùng ông, khỏi phải nói ông và bà Phát thấy được cái ân tình kỷ niệm của đám đệ tử ruột đối với mình không hề suy suyển nên trong một hôm ngà ngà say ông vỗ vai thằng Dũng ( một đàn em thân tính và nịnh ông rất khéo), ông Phát nói :

  • Thiệt tình mà nói nghe Dũng, trong đám anh em mình bấy lâu nay đến giờ anh mới thấy chú mầy là đứa có tình có nghĩa với anh, chẳng bù những đứa ngày trước anh nâng đỡ nhiều mà giờ chẳng thấy nó vác cái mặt đến để an ủi anh, chắc bọn nó nói anh “hưu” rồi nên không còn “xơ múi” gì được nữa nên “hô biến” luôn, giá mà biết vậy ngày xưa anh chẳng cho thằng Nam làm sếp của Dũng, anh đưa Dũng lên luôn giờ có phải vui không.

Nói xong câu này ông Phát đưa mấy nhìn thằng Dũng dò xét xem thái độ nó như thế nào, nó có cảm động với câu nói ông vừa thốt ra không, phần thằng Dũng trong bụng nó nỗi Sùng khi nghe ông Phát nhắc lại việc này, vì có thời gian nó chắc mẽm chức trưởng phòng tài vụ phải nằm trong tay mình, thằng Nam so với thành tích “Điếu đóm” cho sếp làm sao qua nó cho được, rồi Dũng âm thầm chờ đợi đến phiên họp nghe công bố quyết định, khi nghe cô trưởng phòng quản trị nhân sự xướng danh tân trưởng phòng tài vụ trong buổi họp, chức danh này đã lọt vào tay của Nam khiến mọi người trong buổi họp ngỡ ngàng vì trước buổi họp đã có cái “Ti dô” thằng Dũng sẽ là trưởng Phòng, vậy mà kết quả ngoài ý muốn của Dũng khiến nó thầm oán ” ông thầy” của mình đá giò láy mình một cách đau điếng, vì trước đây trong những lần đi tiếp khách làm ăn với đơn vị, ông Phát thường hay đề cao khả năng của thằng Dũng, rồi cũng từ những buổi nhậu này Dũng bắt đầu o bế nịnh nọt ông Phát ra mặt để ngõ hầu vớ cho bằng được chức trưởng phòng cho mát mặt mát mày với vợ con và với cả những người dòng họ bên vợ, vậy mà mọi chuyện xãy ra thật bẽ bàng, rồi hôm nay nghe câu nói của ông Phát tuy còn giận ông nhưng Dũng làm bộ ra chiều thông cảm với cái quyết định kia của ông Phát,( Dũng đâu có biết rằng sếp của mình bị sếp lớn hơn nên cất nhắc thằng  Nam vì Nam là người thân thích của sếp lớn nọ), Dũng nói :

  • Thôi chuyện cũ qua rồi anh Ba (Cách gọi của đám đàn em thân tính dành cho ông Phát) em thấy mình cũng chưa “đủ lông đủ cánh” để làm chức trưởng phòng đâu, có khi anh thương tình đưa em lên quá sức của em thì nhiều khi hại em không bằng, anh em mình thế này là được rồi, anh nghỉ việc nhưng tụi em vẫn quý anh như thường anh Ba ơi !

Nghe thằng đệ tử ruột cho “uống nước đường” ông Phát hả dạ vô cùng, trong bụng ông thầm nghĩ:

“Mấy tay tướng số mình nhờ xem phán trật lất hết, nhất là thầy Năm, ổng Phán thằng Dũng này có cái tướng phản phúc không đáng tin dùng, vì trước hay sau gì cũng sẽ bị nó hãm hại, mình nghĩ việc rồi mà thằng Dũng này nó không bỏ mình, đã vậy nó ăn nói thật có tình có nghĩa trước sau như một, tiếc thật phải chi..”

Đang theo đuổi cái suy nghĩ của mình thì tiếng thằng Dũng lại oang oang lên làm cắt ngang luồng suy nghĩ của ông Phát :

-Thôi anh Ba ơi, ngày trước anh chưa kịp nâng đỡ em út thì anh phải về “vui thú điền viên” rồi (nó tránh xài chữ về vườn để ông Phát khỏi phải  chạm tự ái) đúng là có thiệt thòi cho em quá, nhưng không sao  vì ông Tám sếp tụi em bây giờ lại là “lính lác” của anh Ba mà, nếu… nếu …

Thằng Dũng nó cố tình  bỏ ngang câu nói trên là cố ý “thả mồi câu” khiến cho ông Phát thắc mắc không hiểu Dũng nhà ta muốn đề cập vấn đề gì, ông bèn vồn vã hỏi ngay  :

  • Dũng nè, em nói nếu là nếu cái gì, sao nửa chừng im re vậy, có phải Dũng muốn nhờ anh ba đây giúp Dũng chuyện gì phải không?

Chờ có bấy nhiêu, thay vì thằng Dũng chộp ngay cơ hội này, nhằm mượn ông Phát ” Bắt cầu” với ông Tám để nâng đỡ cho mình , nhưng sự tinh ranh ma quái là bản chất của những kẻ cơ hội đã mách bảo hắn đừng hấp tấp quá có khi lỡ việc, Dũng thản nhiên nói :

  • Ấy chết, ai dám làm phiền anh Ba đâu, anh nghỉ hưu rồi thì phải cho anh vứt bỏ những vướng bận công việc quan trường hàng ngày để toàn tâm toàn ý sống với chị Ba ở nhà, em dầu có “ba đầu sáu tay” cũng chẳng dám nhờ vậy anh việc gì đâu, thôi vô trăm phần trăm với em đi anh Ba.

Ông Phát và thằng Dũng cụng ly kêu côm cốp rồi cả hai cùng nốc cạn ly bia một cách ngon ơ, dằn cái ly bia xuống bàn ông Phát vén cái vạc áo thun đang mặc trên người lên làm khăn lau bọt bia bám quanh mép miệng, rồi ông hứng khởi nói với thằng Dũng:

-Chú em mầy khỏi lo, anh là dân biết chơi biết làm mà, anh hiểu ý thằng em mầy rồi, để anh a lô ( phone) cho thằng Tám giám đốc, kỳ này anh xúi thằng Tám cho chú  em mầy lên Phó giám đốc luôn, mà chú em phụ trách bộ phận của thằng Nam đó nghe, tức là chú em mầy chịu trách nhiệm giữ cái “hầu bao” của đơn vị, chức này quyền sanh sát trong tay nghe chú em, tình nghĩa nên anh mới gửi gắm nhe, bằng không chú em có lo bao nhiêu thì cũng dễ gì thực hiện được đâu.

Nghe ông Phát nói với cái giọng tha thiết chân tình, lúc này hình như ông Thiện trên vai thằng Dũng đã lấn át được ông ác nên nó cảm động thật sự, nó chồm sang ông Phát dùng hai bàn tay mình bóp chặt bàn tay của ông Phát, có lẽ vì quá hạnh phúc với điều ông Phát vừa nói với mình nên Dũng xiết quá mạnh khiến ông Phát đau điếng la oai oái :

  • Ui cha đau đau anh quá, chú em mầy muốn bẽ lọi tay anh Ba hay sao vậy ?

Nghe sếp cũ của mình la làng, thằng Dũng buông tay ông Phát ra rồi nó vội vàng phân bua:

  • Ấy chết, em xin lỗi anh Ba, em mừng quá nên quên, thôi để em làm nó giảm đau nhe, “thuốc” này hay lắm anh dán nó vô thì hết đau tức thì.

Nói vừa dứt lời, thằng Dũng mở khóa chiếc cặp táp mà lúc nào nó cung mang kè kè bên mình, nó lấy ra một bao lì xì loại lớn màu đỏ thắm với lớp ruột dầy cộm phía bên trong, nó “đắp” ngay vô bàn tay ông Phát, nó nhoẻn miệng cười tươi với ông Phát, nó nói:

-Anh Ba thấy em nói đúng không? Dứt cơn đau ngay thôi mà !

Phần ông Phát thật bất ngờ với
” món quà” từ trên trời rơi xuống do thằng đệ tử trao cho mình, với kinh nghiệm “quan trường” bấy lâu nay ông cũng nhẩm tính được giá trị của cái phong bì “nặng nhẹ” cỡ nào, và điều bất ngờ nhất ông Phát  về nghỉ hưu rồi thì cho đến khi từ giã cuộc đòi dễ gì ông còn có cơ hội được đền ơn kiểu này…

Không hiểu vì lòng tự trọng, hay ông cố tình làm “màu mè”  ông Phát nắm tay thằng Dũng ông trao cái bao lì xì  lại cho nó rồi ông nói:

  • Chú em mầy làm cái kiểu gì vậy, anh Ba đây chưa giúp gì mà chú em mầy làm vầy coi sao được, cất lại đi anh chỉ nói giúp thôi, quà cáp làm gì anh ngại lắm.

Thấy ông Phát trả lại số tiền đền ơn trước của mình, vì chính ông Phát từng nói với Dũng :

“Chú em mầy biết không, thời nào cũng vậy, ” đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, có vậy thì công việc làm ăn mới thuận lợi khỏi sợ khó dễ gì”.

Dũng tái mặt tưởng rằng sếp cũ của mình chê ít, nó lật đật  trao lại cái bao lì xì  cho ông Phát, rồi nó nói lí nhí chỉ vừa đủ hai người nghe:

  • Cái này là tình cảm của em đối với anh bấy lâu nay thôi, chứ có phải lo lót chạy chọt gì đâu mà anh phải ngại,  sau này công việc thuận lợi em sẽ gửi thêm cho anh tiêu xài, chứ tiền hưu bổng thì ít quá anh ạ, còn phần của anh Tám nếu đúng như anh nói thì em cũng phải có chút quà cáp gửi anh Tám cho vui.

Nghe Dũng nói vậy, mà ông Phát đã đoán chắc thằng lính cũ của mình phải nói câu này thôi, nên ông cất vội cái bao lì xì vào túi quần, rồi với cái vẻ mặt đầy hân hoan ông Phát cầm ly bia lên cụng Ly với Dũng lần nữa , cả hai hớp cạn không còn một giọt bia nào trong ly với dụng ý là để thể hiện dốc hết lòng hết sức với nhau trong câu chuyện này, đặt cái ly xuống bàn ông Phát nói:

  • Dũng nói vậy thôi thì anh cầm tạm cho em vui, chớ thật ra anh chỉ muốn giúp cho em thôi, bây bày đặt quá chừng, mai mốt đừng vầy nữa nhe .

Thấy ông Phát đồng ý nhận vái bao lì xì, thằng Dũng nó thở hắt ra như trút được gánh nặng ngàn cân trên vai xuống đất, nó vui vẻ nói:

-Dạ anh ba thương tình mà dặn dò như vậy thì em hiểu rồi, thôi em xin phép anh chị cho em lui gót, kẻo la cà lâu quá cô vợ già nhà em nó lại không vui .

Ông Phát thấy thằng Dũng rút lui đúng lúc nên ông cũng nói theo:

  • Ừ thôi chú em mầy về đi, có tin gì mới từ thằng Tám anh sẽ cho chú em mầy hay liền, nhưng yên chí đi anh Ba này ra tay thì ăn chắc bây ơi.

Quả thật đúng y như câu phán của ông Phát với thằng Dũng cái hôm mà hai thầy trò nâng ly tại nhà ông, có hôm ông Tám lái chiếc xe Toyota Camry của xí nghiệp ghé lại nhà ông phát, sở dĩ ông Tám đích thân cầm lái là vì không muốn cho thằng Tư tài xế để ý công việc của ông , vì nghe đâu tay Tư này cũng là đệ tử ruột của anh Bảy gì trên Sở, hắn được gửi gắm vô lái xe cho Giám đốc Tám thay cho ông Hai tài xế cũ của ông Phát, họ nại rằng ông Hai đau bệnh đề rà không đủ sức khỏe để đi công tác xa và khuyến khích ông nghỉ trước tuổi kèm theo mớ trợ cấp nghỉ việc với một lần lảnh tiền, ông Tám nghĩ nếu để thằng Tư đưa mình đến nhà ông Phát, nó đồn đãi ra dư luận thì không tốt cho con đường hoạn lộ của mình, vì ông Phát bị kỷ luật nên dính líu đến thì thật phiền phức, nhưng kẹt một nỗi là ông Phát là người ơn nghĩa của mình, dẫu sao đi nữa có gì gì thì cũng tìm cách trả ơn lại cho ông Phát như vậy mới trọn đạo lý làm người.

Sau một hồi đàm đạo cùng nhau tại cái bàn hôm ông Phát tiếp thằng Dũng tại nhà mình, ông Phát nói :

  • Nãy giờ anh nói hết tình hết lý rồi đó, thôi Tám mầy nhắm được cho thằng Dũng như gợi ý của anh thì anh mừng, còn như khó quá thì thôi coi như anh Ba này chưa nói ra vậy , đừng áy náy.

Ông Tám nghe ông Phát có ý gửi gấm mình cất nhắc thằng Dũng lên chiếc ghế phó trong xí nghiệp, một chút ưu tư, rồi ông lưỡng lự phân bua với ông Phát :

  • Anh Ba này, ơn nghĩa anh đối với thằng Tám em nó “nặng” lắm, em thầm nghĩ bấy lâu nếu có dịp nào đó em sẽ giúp lại cho anh Ba, riêng việc cậu Dũng em không biết anh Ba thấy có nên không, vì em nghe râm ran mọi người đồn đãi tư cách cậu này không tốt cho lắm, nhưng nếu anh Ba nhất quyết thì em sẽ cố gắng.

Nghe ông Tám cảnh giác mình về tánh khí của thằng Dũng, nhưng hình ảnh cách đây vài hôm giữa ông và thằng Dũng hiện về, ông thấy nó chân tình lắm, thái độ vẫn tôn kính mình mặc dù biết mình không còn “làm quan”, người như vậy không giúp thì giúp ai bây giờ, còn lời đồn đãi của bàn dân thiên hạ cũng chỉ là đồn đãi thôi chưa có gì chứng minh hết, ông Phát đưa mắt nhìn ông Tám rồi bằng giọng tha thiết ông nói:

-Tám à, anh biết chứ trước đây thầy Năm đã cho anh xem lá số tử vi của thằng Dũng, anh xem nhưng mù tịt có biết ất giáp gì đâu, thấy vậy thầy Năm mới giải thích cho anh nghe, thẫy nói tay này tính lòn cúi bợ đỡ và nhất là hay ” đá giò láy” , phản phúc không đáng tin, nhưng anh về hưu lâu rồi mà Dũng nó vẫn thăm anh thường xuyên , rồi quà cáp ” động viên” tinh thần anh và chị nhà nữa , vậy đó nên bói toán anh chỉ xem cho vui thôi, tin nó có ngày bán lúa giống , ha ha ha.

Biết dù có bàn ra, có can ngăn thế nào cũng khó lay chuyển ý nghĩ của ông Phát, ông Tám bấm bụng hứa với ông Phát:

  • Dạ thôi được, nếu anh Ba nói vậy thì để em lo, nhưng nói thiệt anh Ba đừng buồn vì có nhiều khi câu chuyện này sẽ khiến anh không vui về sau này thôi.

Sau một vài tách trà đối ẩm hai ông chia tay nhau, ông Phát thì vui trong bụng vì thấy được lòng trung thành và đầy ơn nghĩa của ông Tám đối với mình, riêng ông Tám không vui mà cũng chẳng buồn vì ông nhủ lòng mình đã sống có trước có sau với ân nhân mình, còn nếu như sau này thằng Dũng có gây ra điều gì trong xí nghiệp thì đó là cái duyên cái nghiệp đành chịu thôi.


Từ lúc lên chức vụ mới theo đề bạt của ông Tám, phó giám đốc Dũng tỏ vẻ oai vệ ra phết, từ ông bảo vệ đến bà lao công trong xí nghiệp không ai ưa bắn cả, nhưng đang nắm quyền lực trong tay thì Dũng nhà ta đâu dễ gì biết được những cái huýt cái ngó xéo khinh bỉ ra mặt với vị phó giám đỗ kia, mỗi lần tụm năm tụ ba ở quán cà phê bên kia đường cạnh xí nghiệp thì họ có dịp bàn tán:

  • Ối cái thứ ốc mượn hồn này làm được cái giống gì mà phách lối, thằng ôn dịch này nó dữ phá banh “cái nồi cơm” của mình thôi.

Quả vậy sau một thời gian dưới sự quản lý của Dũng, xí nghiệp từ chỗ ăn nên làm ra nay phải mang nợ ngập đầu. Việc gì đến phải đến xí nghiệp phá sản đời sống mọi người bắt đầu thê thảm, ông Tám bị quy trách nhiệm để đơn vị làm ăn thua lỗ, những ngày này tên Dũng lặn không sủi tăm, bao nhiêu khó khăn đỗ dồn lên ông Tám, như đã biết được trước ngày này ông Tám không hề trách ông Phát một tiếng vì cũng từ ông Phát nên ông Tám phải ” Dưỡng Hổ di họa”…


Biết được tình trạng đáng buồn của xí nghiệp của mình làm thủ lĩnh ngày nào đang đến hồi mạc vận, ông Phát đâm lo, ông lo vì nguyên nhân có trách nhiệm của ông một phần trong đó, ông lẩm nhẩm :

-Dũng ơi là Dũng! , mầy hại tao, hại thằng Tám, hại cả xí nghiệp rồi, trời ơi là trời.

Ông Phát đỗ bệnh ra từ đó, giờ thì chẳng có thằng em út nào đến thăm ông bà nữa, còn thằng Dũng thì nó “bặt vô âm tín” vì mỗi lần ông bấm điện thoại cho nó ông chỉ nghe âm thanh ò í e, ò í e trong ống nghe…

Một hôm ông đang bưng chén thuốc Nam mà bà Phát mới sắc cho ông, vừa dợm đưa lên miệng uống thì chuông điện thoại đỗ dồn khiến ông giật mình vội chụp ống nghe:

  • A lô,  a lô. Tui nghe

Bên kia đầu dây không trả lời, thình thoảng ông nghe tiếng cười của mấy cô gái bên kia đầu dây, rồi bổng đâu tiếng thằng Dũng vang lên như nó đang nói chuyện với ai đó trong quán nhậu :

  • Anh nói gì ? Lão Phát ấy à, ối giời lão già rồi mà ngu đáo để, thằng em này đưa lão chút tiền mà lão đã gắn cho tớ đôi cánh bay xa, bay cao trên trời danh vọng. Khà khà khà

Biết là thằng Dũng trời đánh vô tình để cấn máy điện thoại gọi ngay số nhà ông mà hắn chẳng hay, nghe xong ông Phát giận xanh mặt ông đập ống nghe xuống đất vỡ tan từng mảnh như trong lòng ông cũng đang nát tan từng mảnh.


Đứt mạch máu não do giận dữ sau khi nghe lời bình phẩm về mình của thằng ” Đệ tử ruột”. Ông Phát “cưỡi Hạt qui tiên”, ngày tiễn ông về nơi cuối trời quên lãng, có một gã đàn ông mang kính đen đi lặng lẽ theo đoàn đưa tang, quan tài ông Phát vừa khuất sau cánh cửa của chiếc xe tang, người đàn ông nọ giở cặp kính ra khỏi mắt, rồi lấy chiếc khăn mù soa lau vội đôi dòng lệ của cặp mắt đỏ hoe của hắn, bà lao công và ông bảo vệ thấy vậy họ che miệng nói với nhau:

” Nước mắt cá Sấu rơi kìa ”

Hai Hùng SG



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Sep/2017 lúc 11:29am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.587 seconds.