Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Jul/2017 lúc 7:53am

Tiền Không Phải Là Tất Cả, Nhưng Không Có Tiền Thì Chẳng Là Gì Cả


Tất cả chúng ta đều biết rằng, trong cuộc đời của mỗi con người đều tồn tại những thứ quý giá nhất của cuộc đời họ. Có thể nói, đối sức khỏe, thời gian, tình yêu, kiến thức,địa vị và danh vọng là những thứ vô cùng quan trọng và quý giá. Nhiều người cũng có chung quan điểm rằng, “tiền không thể mua được những thứ quý nhất của cuộc đời”, nhưng nếu không có tiền thì cũng khó để có thể có được những thứ của cuộc đời. Hay nói cách khác, "tiền không phải là tất cả với một người nào đó, nhưng không có tiền thì người đó cũng chẳng là gì cả”.

Theo tôi “Tiền không phải là tất cả, nhưng không có tiền thì không có tất cả! ”. Trong thời đại hiện nay đồng tiền có thể chi phối mọi thứ, ta có thể dùng đồng tiền để có được sức khỏe, thời gian, hạnh phúc, tri thức, địa vị, danh vọng và kiến thức. Và thực tế đã cho thấy được sức mạnh của đồng tiền là vô cùng to lớn.

Tiền là gì? Tiền là thứ dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận, nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng. Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. 

Hầu hết tất cả mọi người đều cho rằng sức khỏe là quan trọng nhất. vậy liệu đồng tiền có thể mua được sức khỏe hay không?

Sức mạnh của đồng tiền không đủ thuyết phục trong vấn đề sức khỏe nhất là khi con người đang khỏe mạnh, người ta thường bảo tiền không mua được sức khỏe.

Đặt trường hợp khi một người nào đó bị mắc một căn bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư. Lúc này đồng tiền sẽ thể hiện được sức mạnh của mình. Muốn hết bệnh họ phải cần có bác sĩ, thuốc men, xạ trị … những đồ ăn dể bồi bổ sức khỏe. Những thứ đó đều cần phải có tiền mới có thể có được. Nếu như không có tiền người bệnh sẽ không được chăm sóc bởi các dịch vụ y tế cũng như bác sĩ, thuốc men … . Và chắc chắn người bệnh sẽ chết. Vậy đồng tiền trong trường hợp này rất quan trọng. 

Một người muốn khỏe mạnh cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên để làm được như vậy cần phải có tiền mới có thể mua được đồ ăn. Khi một người làm việc hết sức mình để kiếm thật nhiều tiền vì họ nghĩ đồng tiền quang trọng hơn sức khỏe, số tiền mà họ kiếm được không đủ hay đúng hơn họ không có đủ tiền để thực hiên việc mình muốn mà phải làm việc, do đó họ đã đánh đổi chính sức khỏe của mình để đổi lấy đồng tiền. Nếu họ đã có đủ tiền họ sẽ không cần phải hao tốn nhiếu sức khỏe đế kiếm tiền. Như vậy đồng tiền không thể mua được sức khỏe khi nó mất đi mà chỉ có thể đảm bảo cho nó được tồn tại. Vậy còn về thời gian?

Tiền bạc có thể mua được thời gian không? Nhiều người nghĩ rằng thời gian tạo ra tiền bạc nhưng tiền lại không mua được thời gian! 

Câu trả lời là có tiền bạc có thể mua được thời gian! Tất nhiên là thời gian ở trong tương lai và hiện tại, đồng tiền không thể nào mua được thời gian đã trôi qua.

Dẫn chứng: Khi bạn phải đối mặt với những lo toan bộn bề của cuộc sống cũng như trong kinh doanh bạn đã bao giờ nghĩ đến việc bỏ một số tiền ra để thuê ai đó làm giúp bạn không! Việc đó sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn để làm việc khác. 

Đây là một điển hình khác ở Việt Nam khi đi đâu đó sử dụng một dịch vụ nào đó như: Thi bằng lái, nếu theo đúng thủ tục bình thường bạn có khi phải đợi cả ngày mà vẫn chưa được thi trong khi đó nếu bạn quen biết một người nào đó và bỏ ra một số tiền bạn sẽ được vào thi ngay lập tức khi có mặt ở trường thi trong khi mọi những người khác vẫn phải chở, bạn tiết kiệm một khoảng thời gian khá lớn để làm những việc khác. 

Bạn có thể làm việc tích cực sau đó để dành tiền đủ để sống cuộc đời còn lại của mình mà không cần đi làm đó cũng chính là một ví dụ cho việc dùng tiền để có được thời gian trong tương lai.

Đồng tiền không thể nào mua được thời gian đã trôi qua mà nó chỉ giúp chúng ta tạo thêm được nhiều khoảng thời gian cho chính mình, vì vậy hãy biết dung hòa thời gian dành cho chính mình và thời gian để kiếm tiền. Và còn Hạnh Phúc?

Liệu có tiền sẽ có được Hạnh Phúc? 
Khi bạn yêu một ai đó và người đó cũng yêu bạn với một tình yêu chân thật có thể do hoàn cảnh gia đình như: nhà của cả hai người đều nghèo khi cả hai tiến tới hôn nhân là cả một vấn đề. Nếu công việc làm ăn của cả hai bạn thất bại chắc chắn sẽ xảy ra những xung đột trong gia đình khi đó sẽ dẫn tới sự tan vỡ của hạnh phúc. Lúc này đồng tiền chính là sự đảm bảo để tình yêu có thể có được hạnh phúc.

Khi bạn yêu ai đó, người đó không thích bạn có lẽ vì bạn già, bạn xấu, … nhưng bạn giàu có. Nhưng bạn có tiền, hãy dùng những đồng tiền đó vào những việc như giúp đỡ cô ấy trong những việc gia đình, khó khăn một cách không vụ lợi để từ đó từ tình biết ơn sẽ dần dần biến thành tình yêu. Bạn nên có một lý trí tỉnh táo đừng nên chọn những người yêu tiền của bạn vì khi đó không còn là tình yêu giữa người và người. 

Hãy đọc câu chuyện dưới đây làm minh chứng rằng có tiền có thể mua được hạnh phúc
“Trước đây khi mình còn là thằng nhóc 20 tuổi thì ba mẹ mình vẫn còn đi làm lúc đó ba mẹ mình đã 50 tuổi hết rồi. Mà hàng ngày ba mẹ vẫn phải đi làm để kiểm những đồng tiền mồ hôi nước mắt về để nuôi mình ăn học và chăm sóc gia đình. Rồi trong thời gian làm việc vất vả như thế thì ba mẹ mình bắt đầu nảy sinh bệnh. Ba mình thì bị nào là huyết áp, thận có sạn, máu có mỡ, tiểu đường. Mẹ thì bị viêm khớp, đau đầu thường xuyên. Lúc này mình mới nghĩ ước chi mình đi làm thật nhiều tiền để báo hiếu và trị tất cả các căn bệnh đó cho ba mẹ mình. Thế là mình đi làm lúc này mới cảm nhận được đồng tiền nó cay như thế nào nhưng mình vẫn cố gắng làm việc và rồi cơ hội đã đến. Mình đã có thể kiếm nhiều tiền và đã trị hết những căn bệnh đó cho ba mẹ mình. Thật khó tin phải không các bạn nhưng nó có thật đấy."

Đối với người con niềm hạnh phúc nhất chính là sự phụng dưỡng cha mẹ, khi cha mẹ đã về già đó chính là bổn phận làm của người làm con. Với câu chuyện trên nếu không có tiền chàng trai sẽ đau xót lắm khi chứng kiến cảnh bệnh tật của cha mẹ mình, hạnh phúc sẽ bị vỡ tan.

Đồng tiền không thể mua được hạnh phúc nhưng đồng tiền chính là chất xút tác để đảm bảo cho sự tồn tại và bền vững của hạnh phúc. Vậy về tri thức!

“Tiền có thể mua được một cuốn sách nhưng không mua được kiến thức…”. 

Đây là một câu nói rất đúng, vì để có được những tri thức quý giá chúng ta cần phải trải qua cả một quá trình dài để học tập, nghiên cứ ... Nhưng để học tập và nghiên cứu chúng ta cần phải có những sự hỗ trợ từ sách, Internet…, để có được này cần phải có tiền. “Tiền không mua được tri thức nhưng có thể mua được sách để có được tri thức”.

Thực tế đã cho thấy rằng muốn kiếm được nhiều tiền phải có tri thức, vì nếu có nhiều tiền mà không có cái đầu để hiểu biểt, thì cũng có lúc tiền không còn. Nhưng để có được tri thức bạn cần phải có tiền Vì vậy hãy dùng những đồng tiền đầu tư vào để lấy được tri thức từ đó bạn sẽ có nhiều tri thức hơn cũng như có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

Tiền giúp chúng ta có được tri thức. Chúng ta không thể nào có được tri thức mà không cần tiền. Tri thức chính là thứ giúp con người đạt đến được điều quan trọng cuối cùng : ‘Địa vị”.

Nhờ có tiền chúng ta có được tri thức, khi có được tri thức chúng ta sẽ có được địa vị. Nếu địa vị chúng ta có được là do người khác để lại (như; cha truyền con nối ) nhưng chúng ta không có tri thức thì cái địa vị ấy sẽ mau chóng sụp đổ. Hãy dùng đồng tiền theo cách mà nó đang được sử dụng bạn sẽ thấy được sức mạnh của nó. Tiền bạc có thể giúp bạn có được địa vị và làm cho địa vị ấy ngày càng vững chắc.

Đồng tiền chỉ là một trong những công cụ phục vụ cho mục đích của con người, nó không phải là thứ có quyền năng tối thượng để biến những điều không thể thành có thể, nhưng chúng ta không thể sống thiếu nó. Bản chất của nó không hề tốt hay xấu, mà là do người sử dụng nó tốt hay lạm dụng nó. Hãy đừng để bạn biến thành nô lệ của đồng tiền, hãy luôn làm chủ nó. Khi bạn đã biết cách làm chủ và sử dụng đồng tiền bạn sẽ là người có tất cả mọi thứ. Đó chính là quan điểm “Tiền không phải là tất cả,nhưng không có tiền thì không có tất cả!”

st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Jul/2017 lúc 7:49am

Cuộc Trò Chuyện Của Ba Hành Khách Đi Cùng Chuyến Tàu


Ba hành khách cùng đi trên một chuyến tàu tới ga Tình yêu: Sòng phẳng, Ích kỷ và Vị tha. Cả ba đều mang theo mình hai gói đồ: Nhận và Cho, nhưng độ nặng nhẹ khác nhau.
Sòng phẳng: Cho bằng Nhận
Ích kỷ: Cho ít hơn Nhận
Vị tha: Cho nhiều hơn Nhận

Trong lúc rỗi rãi ba người tán gẫu về hành lý của mình. Sòng phẳng lên tiếng:
- Tôi thấy hành lý của các anh lệch lạc, thật khó mang theo. Còn tôi luôn cân đối Cho và Nhận nên mang đi dễ dàng.
- Anh làm thế nào cho cân được? Ích kỷ hỏi.
- Thì tôi phải tính chớ. Tôi chỉ cho đi khi tôi chắc có thể nhận về một lượng tương đương. Cho không hay nhận không của ai cái gì, tôi đều không thích. Tính tôi là vậy, không muốn mắc nợ hay mang ơn.
Ích kỷ:
- Anh nói nghe như thể đi mua hàng vậy: Tiền nhiều mua được nhiều, tiền ít mua được ít, không tiền không mua. Nhưng tình cảm đâu thể đong đếm theo cách đó.
Sòng phẳng cười phá lên, rung cả hai vai. Ích kỷ ngạc nhiên:
- Tôi nói vậy không đúng à?

- Quá đúng là khác. Tôi chỉ buồn cười là trông 2 gói hành lý của anh bên Cho thì nhẹ bên

Nhận thì nặng, vậy mà anh cũng nói được câu đó.
Ích kỷ nhìn lại 2 gói đồ của mình, gật đầu. Sòng phẳng thoáng bâng khuâng:
- Không phải lúc nào tôi cũng sòng phẳng cả đâu. Có những người cho tôi nhiều mà tôi không cho lại được là mấy. Ví như tình yêu cha mẹ cho tôi gần như vô hạn, chẳng kể tôi có đáp lại hay không. Vậy là tôi Nhận nhiều hơn Cho. Với con cái thì tôi Cho chúng nhiều hơn Nhận về. Cũng nhờ có sự bù trừ như vậy mà 2 gánh hành lý của tôi thường cân nhau.
Ích kỷ tán thành:
- Tôi thấy kiểu hành lý của anh giờ đang thịnh hành. Nhiều người thích sòng phẳng cả trong tình yêu theo kiểu: “Ông rút chân giò, bà thò chai rượu”.
Sòng phẳng trầm ngâm:
- Đôi khi tôi cũng không thích sống thế này đâu. Luôn phải tính toán nhiều – ít, luôn phải dừng gánh để sẻ từ bên này sang bên kia. Tôi thấy mệt mỏi và nhiều lúc trống rỗng, vô cảm.
Ích kỷ:
- Tôi cũng giống anh, luôn phải so đo tính toán. Nhưng tôi phải tính sao cho Nhận về mình nhiều hơn. Tôi chỉ thích nghĩ cho mình thôi mà.
- Nhận nhiều như thế anh có hài lòng không? Sòng phẳng hỏi.
- Chả mấy khi tôi vừa lòng. Tôi luôn canh cánh trong lòng: Mình có bị mất mát gì không? Cho như thế có nhiều quá không?
- Anh có người yêu không?
- Có chứ. Tôi rất yêu người yêu tôi là đằng khác. Nhưng tôi luôn lo sợ. Tôi sợ mình cho nhiều quá lỡ tình yêu bỏ tôi đi thì tôi chẳng được gì. Tôi không muốn nhận về tay trắng. Đó là nỗi ám ảnh của tôi.

Tàu qua cầu vượt sông Âu Io. Tiếng xình xịch của đầu máy át lời tâm sự của Ích kỷ. Qua khỏi cầu, tiếng ồn dịu lại, Ích kỷ và Sòng phẳng lúc này mới nhớ tới người bạn đồng hành thứ ba. Vị tha nãy giờ vẫn yên lặng lắng nghe. Khi thấy hai bạn hướng mắt về mình mới khẽ khàng cất lời:

- Hai anh đều có lý lẽ của mình. Lập luận của anh Sòng phẳng thuần túy là của bộ óc, không có mấy liên hệ đến trái tim. Chính vì vậy anh luôn thấy căng thẳng, mỏi mệt và đôi khi trống rỗng. Còn anh Ích kỷ yêu ghét rõ ràng, nhưng tình yêu của anh là “vì mình, cho mình”. Bởi yêu mình quá mà anh thường trực lo sợ. Tôi nói vậy có phải không hai anh?

Ích kỷ và Sòng phẳng đang mải nghĩ ngợi nên không trả lời. Vị tha nói thêm:
- Anh Sòng phẳng nói đúng: Hành lý của tôi không cân – Cho nhiều hơn Nhận. Ấy là vì tình cảm xuất phát tự đáy lòng thì rất chân thành và giản dị. Nó thấy rằng Cho là lẽ tự nhiên, không gì vui bằng làm cho người mình thương yêu được hạnh phúc. Niềm vui khi dâng tặng làm vơi gánh nặng của tôi, cho tôi sự thanh thản, đủ đầy.
- Đủ đầy? Sòng phẳng và Ích kỷ cũng thốt lên. Cho là mất chứ, cho nhiều thì phải còn ít đi mới phải.
Vị tha mỉm cười:

- Đấy là về mặt vật chất, là quy luật trong Toán học thôi. Quy luật của tình yêu thì khác.

Lát nữa đến nơi, tôi sẽ chỉ cho các anh.

Ích kỷ và Sòng phẳng nhìn gánh hành lý của Vị tha, lại nhìn hành lý của mình, lòng chưa hết băn khoăn. Cũng vừa lúc tàu đến ga Tình yêu. Tàu chạy chậm dần, chậm dần rồi dừng hẳn.
Ngước nhìn vào sân ga, Sòng phẳng và Ích kỷ đều trông thấy dòng chữ có nội dung Vị tha vừa nhắc đến. Hai người rất đỗi ngạc nhiên vì họ đi trên chuyến tàu nhiều lần, đến ga Tình yêu đã nhiều mà chưa bao giờ thấy hàng chữ đó. Thực ra quy luật của Tình yêu luôn có ở đó, nhưng chỉ những ai có trái tim nhạy cảm mới thấy và thấu hiểu.

Bạn thân mến, tôi sẽ không nói hàng chữ trên sân ga Tình yêu nói gì vì tôi chắc bạn cũng đoán ra được. Để kết thúc câu chuyện, tôi chỉ xin tiết lộ về những người sẽ đón 3 hành khách của chúng ta cùng hành lý Cho và Nhận của mỗi người: Đón Sòng phẳng là Khô khan, Ích kỷ sánh đôi cùng Bất an và người đón đợi Vị tha chính là Hạnh phúc.
st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Jul/2017 lúc 4:52pm
Số Phận - Lương Thu Phương.mp3   <<<<<<


Ảnh%20minh%20họa.

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Jul/2017 lúc 4:55pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Aug/2017 lúc 12:50pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Aug/2017 lúc 8:47am

Vợ hay "cằn nhằn" thường là một người vợ tốt – Các ông chồng, bạn có thấy vậy không?


Có người đã nói thế này: Muốn lấy vợ hãy lấy một người phụ nữ hay cằn nhằn. Nghe có vẻ trái ngược, vậy thực hư thế nào?

Hôn nhân là việc đại sự trong đời mỗi con người. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, thái độ và hành vi của chúng ta đối với hôn nhân đã gây ra rất nhiều vấn đề tranh cải trong xã hội. Gần đây có một người bạn chia sẻ với tôi câu chuyện mệt mỏi của gia đình anh và cũng là một điển hình trong rất nhiều gia đình hiện đại.

"Tôi thật sự mệt mỏi với vợ, không hiểu sao cô ấy có thể nói cả ngày được. Trước đây cô ấy đi làm ở một trường mầm non, sau này sinh hai đứa con gần nhau quá nên nghỉ dài hạn để trông con. Một mình tôi làm trụ cột cáng đáng cả gia đình, phải làm thêm cả buổi tối nữa, thậm chí có hôm cuối tuần tôi vẫn phải lên cơ quan. Vậy nhưng những khoảng thời gian ít ỏi còn lại thì chẳng mấy khi tôi được yên vì tiếng khóc của con và tiếng la hét kể lể của vợ, động tí là vợ nổi cáu và giận dỗi.
Tôi quá mệt mỏi, muốn được nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng thì luôn bị cô ấy làm phiền. Không trả lời cũng không được, có lúc tôi cáu lên đóng cửa phòng lại thì cô ấy gào ầm lên".

Có rất nhiều người đàn ông cũng có chung tâm trạng như anh bạn tôi trên đây. Thường không hiểu vì sao các bà vợ, các cô bạn gái lúc nào cũng dễ nổi nóng, tức giận và "càm ràm".

Có một thực tế mà có lẽ đàn ông chưa hiểu ra, rằng thực sự tức giận hay cằn nhằn cũng là một phương thức biểu đạt tình yêu của người phụ nữ.
Phụ nữ là người dễ cáu giận nhưng cũng dễ mềm lòng, dễ nổi nóng nhưng cũng dễ thỏa hiệp, dễ cằn nhằn nhưng cũng là vì muốn tốt cho bạn mà thôi!


Sự "tức giận" hay "cằn nhằn" cũng là một phương thức biểu đạt tình yêu của người phụ nữ. (Ảnh dẫn theo Dear.vn)

Có người đã nói thế này: "Muốn lấy vợ, hãy lấy một người hay cằn nhằn". Nghe có vẻ trái ngược, nhưng cũng có những lý do để minh chứng cho điều đó. Nguyên nhân là bởi người phụ nữ không biết nổi giận cũng giống như một cốc nước lọc, ngoài tác dụng giải khát thì chẳng có chút dư vị gì. Ngược lại, một cô vợ ưa cằn nhằn lại giống một loại rượu vang lâu năm, mặc dù mạnh nhưng lại có vị nồng đượm khó quên.

Thế nhưng, bản thân là người phụ nữ chúng ta cũng nên tự biết, khi nào nên làm nước lọc và khi nào nên trở thành một ly rượu vang. Bởi đàn ông không thể nào uống rượu cả đời được.

Kỳ thực cơn giận của phụ nữ thường xuất phát từ nhiều lý do, có thể từ cô ấy, từ bạn, từ công việc… hay có khi chẳng vì cái gì, chỉ vì cô ấy thấy… khó ở mà thôi. Và cũng bởi "cái sự khó ở" ấy của mình, phụ nữ luôn khiến đàn ông cảm thấy chóng mặt vì chẳng biết đường nào mà chiều chuộng.

Trên thực tế, cằn nhằn là một loại bệnh lý, cũng là sự phản ánh tâm lý không biết phải làm thế nào với sự chênh lệch của hiện thực và mong mỏi cháy bỏng trong hôn nhân của người vợ. Nếu quan sát kỹ, bạn có thể nhận ra "cằn nhằn là biểu hiện của sự không vui vẻ, không hạnh phúc của người phụ nữ".

Phụ nữ thường mơ mộng trong cuộc sống nói chung và hôn nhân nói riêng. Nếu cuộc sống sau hôn nhân vẻn vẹn chỉ như "đuổi hoa bắt bướm", người phụ nữ không nhận được sự quan tâm thương yêu của chồng mình, thì ắt sẽ nảy sinh ưu phiền. Điều này dẫn đến họ không hài lòng, mệt mỏi với chồng và muốn được thay đổi. Khi không tìm được cách nào thay đổi, thì xảy ra tình trạng nói nhiều hay cằn nhằn là dễ hiểu, đây cũng chính là biểu hiện nhu cầu của họ.

Tuy nhiên, cũng có khi, họ cằn nhằn là bởi họ lo lắng cho bạn

- Bạn đến muộn, cô ấy nổi giận đó là vì cô ấy đang lo lắng cho bạn vì cô ấy sợ bạn bị tai nạn.
- Bạn hút thuốc, nàng cằn nhằn, vì nàng quan tâm đến sức khỏe của bạn.
- Bạn uống rượu hút thuốc, cô ấy tức bạn, đó là vì lo lắng sau khi uống say sẽ không có ai chăm sóc cho bạn, sợ bạn gặp chuyện không hay.
- Bạn không thích tắm cũng bị cằn nhằn, đó là vì nàng muốn tạo cho bạn thói quen sinh hoạt sạch sẽ, lành mạnh.
- Bạn không làm việc nhà, không giúp vợ giặt giũ nấu cơm, nàng tức giận, đó là vì nàng muốn bạn vận động nhiều hơn một chút, thay vì ngồi lì trước màn hình tivi hoặc máy tính, hoặc nằm ườn trên giường ngủ nướng.
- Bạn quên sinh nhật cô ấy và cô ấy tức giận với bạn. Nguyên nhân là bởi trong lòng cô ấy bạn rất quan trọng. Cô ấy hy vọng người quan trọng nhất trong cuộc đời mình nhớ được sinh nhật của mình.
- Trên cơ thể bạn có mùi nước hoa lạ của người con gái khác, cô ấy đương nhiên sẽ nổi cáu với bạn. Nguyên nhân là bởi cô ấy quan tâm tới bạn, không muốn chia sẻ bạn với bất cứ người con gái nào khác.

Nói chung… phụ nữ thường có hàng tá lý do để cằn nhằn, nhưng căn bản là vì họ muốn bạn tốt lên và càng muốn mối quan hệ giữa hai người được cải thiện.


Khi phụ nữ cằn nhằn là bởi họ lo lắng cho bạn. (Ảnh dẫn theo chuyengiadinh.com.vn)

Vì vậy, các ông chồng đừng vội chán nản vì vợ hay cằn nhằn mà hãy suy nghĩ vì sao nàng làm thế?

Phụ nữ khó hiểu nhưng nếu bạn yêu nàng hơn một chút, bạn sẽ thấy thực ra nàng cũng đơn giản vô cùng. Bên cạnh một người đàn ông để mình giận dỗi, để cằn nhằn, đồng thời là một niềm hạnh phúc rất lớn của phụ nữ.

Hãy trân trọng người phụ nữ ngày ngày cằn nhằn bên tai bạn bởi trong sự tức giận của nàng đong đầy sự quan tâm, lo lắng, yêu thương và kỳ vọng dành cho bạn.

Vì thế, hỡi các đấng mày râu "ngốc nghếch", khi bên cạnh bạn có một người phụ nữ hay cằn nhằn, hãy thể hiện cho nàng thấy sự khoan dung độ lượng của phái mạnh, tiếp nhận sự đáng yêu khi nàng nổi giận với bạn. Hơn nữa, hãy biết chung tay đỡ đần vợ bạn những công việc gia đình không tên, không đầu không cuối ấy.

Bởi nếu khi họ không còn giận dỗi với bạn, là có lẽ trong lòng họ bạn không còn quan trọng nữa, là có lẽ đã đến lúc cô ấy muốn rời xa bạn rồi.

Còn các bà vợ, hãy biết "cằn nhằn" đúng lúc. Hãy tự biết khi nào nên làm nước lọc và khi nào nên trở thành một ly rượu vang, bạn nhé!

Người xưa có câu: "Tu trăm năm mới đi chung một thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng". Tình nghĩa vợ chồng, đi qua nhiều kiếp mới đến được với nhau. Vậy phải làm thế nào để trọn đạo vợ chồng và trân quý mối nhân duyên ấy?

Vợ chồng, hãy biết thương yêu và nhường nhịn lẫn nhau, biết đặt mình vào hoàn cảnh của người còn lại, và cảm thông hơn cho nhau. Bạn sẽ thấy rằng, để giữ lửa hạnh phúc ấm êm trong gia đình, cũng không phải là việc gì quá khó.
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Aug/2017 lúc 2:37pm
Nụ Cười Bao Dung


Image%20result%20for%20Nụ%20Cười%20khoan%20dung

- Ba rất vui mừng và xúc động khi được gặp con!

Tôi nhìn người đàn ông trước mặt bằng ánh mắt hoài nghi, rồi liếc sang cậu Tính thật nhanh như thầm hỏi “có thật vậy không?”. Cậu Tính mím môi với nụ cười gượng gạo. Bàn tay cậu không ngừng xoay chiếc muỗng trong ly cà phê đá. Biết cậu sẽ tìm cớ để rút lui nên tôi vội vàng lên tiếng:

- Con có một cái hẹn quan trọng lúc mười một giờ trưa. Con xin phép đi trước.

Cậu Tính vừa định nhỗm dậy thì người đàn ông đã níu lấy cánh tay cậu van nài:

- Cậu ở lại một chút… anh có nhiều chuyện muốn hỏi.

Tôi với tay lấy chiếc áo khoác, lẹ làng:

- Dạ con xin chào…!!!

Ra đến bãi đậu xe tôi thở phào nhẹ nhõm. Vừa ngồi xuống sau tay lái tôi vừa lẩm nhẩm “ba! ba!!”, nhưng sao nghe giọng nói của mình… hình như lạ hoắc. Có thật ông ấy là ba của tôi? Tôi nhớ, từ ngày bắt đầu khôn lớn, không bao giờ tôi nghe mẹ nhắc đến “ba”. Còn tôi, chỉ một lần duy nhất trong đời -khi ấy tôi vừa lên mười tuổi. Sau câu hỏi, mẹ ơi! con có ba không, sao con chưa được gặp ba lần nào? thì mắt mẹ đã sa sầm, giọng nói như nghèn nghẹn, đứt quãng. Hãy nhớ! con có thể hỏi mẹ bất cứ điều gì, nhưng đừng bao giờ hỏi mẹ câu hỏi đó… nghe không? Rồi như chưa an tâm, mẹ kéo tay tôi nói rõ từng chữ. Nhớ không con? Giọng nói thật nhẹ nhàng, nhưng ánh mắt long lanh của mẹ làm tôi sợ hãi. Dạ con nhớ. Con nhớ.

Tối hôm đó mẹ lên giường nằm cạnh tôi, vuốt tóc và hôn nhẹ lên mắt tôi, ngọt ngào nói:

- Mẹ xin lỗi… Có những điều mẹ chưa thể nói với con bây giờ… nhưng sau này… lớn lên con sẽ hiểu. Con có giận mẹ không?

Tôi im lặng. Cũng không biết vì sợ hay vì giận. Nhưng từ đó, trong tâm trí tôi không bao giờ có hình ảnh của một người cha!!!




Cậu Tính đưa cho tôi cái hộp đựng bánh cookies được dán kỹ bằng vòng băng keo vải. Ngập ngừng một lúc cậu nói khẽ:

- Đây là kỷ vật duy nhất của mẹ mà cậu giữ được. Có lẽ mẹ con không bao giờ muốn con biết sự thật về cuộc tình oan nghiệt của mẹ. Cậu cũng vậy, cậu không muốn những vết đen trong cuộc đời mẹ con ảnh hưởng đến tương lai của con. Nhưng bây giờ thì sự thể đã khác. Con cần biết rõ những gì con phải biết để xử sự cho đúng đối với người mà con phải gọi bằng ba.

Phải gọi bằng ba! Hình như có chút gì cay đắng trong câu nói của cậu? Chắc hẳn cậu ghét và hận người đàn ông này! Tôi đặt chiếc hộp trên bàn, bâng khuâng nhìn ra cửa sổ. Trời đã bắt đầu vào thu với từng cơn gió nhẹ cuốn theo những chiếc lá vàng đang lắt lây trên cành cây khô gãy. Cái cảm giác nao nao buồn làm tôi ngại ngùng khi nghĩ đến việc mở chiếc hộp ra, nhìn vào đó như nhìn vào cái quá khứ đau buồn mà mẹ đã muốn đóng kín từ lúc tôi còn bé thơ. Tôi vốn là người không có tính tò mò và rất sợ đối diện với sự thật. Cái sự thật đầy nước mắt khốn khổ của mẹ tôi, người phụ nữ nhan sắc vẫn còn mặn mà nhưng đã lià trần khi tuổi đời vừa tròn con số bốn mươi.

Mẹ tôi quen với “ba” khi đang là học sinh lớp 12 trường Đoàn thị Điểm. Lúc ấy đang thời chiến tranh, “ba” là một quân nhân, ông bị thương trong cuộc hành quân tại Chương Thiện và được đưa về điều trị tại quân y viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Mẹ có mặt trong nhóm học sinh ủy lạo chiến sĩ và cuộc viếng thăm định mệnh ấy đã bắt đầu cho một chuyện tình thời chinh chiến. Khi ánh mắt đầu tiên chạm vào nhau là mẹ đã bị mũi tên tình ái bắn trúng ngay tim. Cô nữ sinh mười tám tuổi lao vào tình yêu cuồng nhiệt bất kể sự ngăn cấm của gia đình.

Mỗi ngày, sau giờ tan học mẹ thường lấy cớ ở lại tập văn nghệ Tết cho trường để vào thăm “ba”. “Tình yêu sét đánh” đã phát triển bằng đôi hia bảy dặm khiến cho bạn bè phải ái ngại, nên họ thường nhắc nhở mẹ, coi chừng mấy ‘anh lính đa tình’, anh nào cũng vậy, mỗi nơi dừng chân đều có một mối tình và người thua thiệt vẫn là những cô thiếu nữ đầy mộng mơ, lãng mạng.

Ông ngoại tôi lúc bấy giờ là một vị đại tá có tiếng tăm. Dĩ nhiên ông không chấp nhận mẹ tôi dan díu tình cảm với một anh trung sĩ. Chưa kể ông và người bạn bác sĩ nào đó đã có ý định kết suôi gia. Khi “ba” xuất viện trở về đơn vị thì mẹ cũng bắt đầu xao lãng việc học. Tất cả thời gian còn lại khi từ trường trở về nhà mẹ dành để miệt mài viết thư tình và trang trải nỗi nhớ, niềm thương trên những trang nhật ký dày đặc. Năm đó mẹ thi rớt tú tài hai. Ông ngoại nổi giận, bắt bà ngoại lấy tất cả hình ảnh, thư từ mà mẹ đang cất giữ đem ra thiêu hủy. Tình yêu đầu đời đầy cuồng nhiệt đã khiến mẹ trở nên bướng bỉnh. Mẹ chống đối quyết liệt để giữ lại những kỷ niệm tình yêu mà đối với mẹ là quý báu nhất trên đời và ngày hôm sau mẹ đã trốn nhà, lặn lội trên quãng đường đầy nguy hiểm để tìm đến nơi “ba” đóng quân.

Kết quả của sự liều lĩnh bất chấp hậu quả đó là một sinh linh bắt đầu tượng hình trong bụng mẹ. Khi biết mình có thai mẹ đã tức tốc báo tin cho “ba”. Rồi mẹ chờ đợi… chờ đợi mãi vẫn không có một hồi âm nào từ người tình đầu tiên mà mẹ hết dạ yêu thương. Cuối cùng mẹ không dấu được ông bà ngoại cái bụng ngày càng lớn. Một quyết định cấp bách đã được thực hiện theo lệnh của ông ngoại -mẹ phải lên Đà Lạt ở với Dì Mơ để dấu nhẹm chuyện xấu xa này. Nơi xứ lạnh đìu hiu đó mẹ vẫn viết thư cho “ba”, nhưng người vẫn bóng chim tăm cá. Tội nghiệp mẹ, hai mươi tuổi đầu với dung nhan diễm lệ, lại là con nhà danh giá mà phải mang lấy số phận lao đao trong mối duyên đầu. Đến ngày sinh nở, mẹ không kịp nhìn mặt con, đứa bé đã được đưa đi mất dạng. Mẹ khóc lóc thảm thiết, van xin ông bà ngoại hãy trả con lại cho mẹ. Nhưng ông ngoại đã lạnh lùng phán quyết. Hãy quên những chuyện không tốt đẹp đã qua, trở về nhà tiếp tục đi học, xem như chưa từng có đứa bé nào hiện diện trong cuộc đời của mẹ. Mẹ gào thét khóc la, nhưng ông ngoại đã dằn khẩu súng lên bàn với mệnh lệnh sắt thép, cả nhà sẽ chết nếu con tiếp tục bôi tro, trát trấu vào mặt ba mẹ. Nhìn thấy bà ngoại đang run rẩy với khuôn mặt đầm đìa nước mắt, mẹ đành gật đầu chấp nhận làm theo lời ông ngoại như chấp chận khóa chặt cánh cửa quá khứ, chấp nhận cắt lìa tình mẫu tử với đứa con mà mẹ chưa được nhìn thấy nó một lần.

Một năm sau, vào tháng 8 năm 1975, một người đàn bà từ Lâm Đồng tìm đến nhà, trả lại cho bà ngoại đứa con gái mười ba tháng. Mẹ nhìn trân trối đứa con gái xinh đẹp như thiên thần trên tay bà ngoại. Không cần hỏi câu nào mẹ đã nhào đến ôm chầm lấy đứa con thơ. Nước mắt đoàn tụ ràn rụa trên khuôn mặt mẹ rơi xuống đôi mắt ngây thơ của bé gái đang ngơ ngác nhìn mọi người. Lúc ấy, ông ngoại bị đưa đi cải tạo tận miền Bắc xa xôi, gia đình lâm vào cảnh túng quẩn, mẹ phải cùng bà ngoại lăn ra ngoài xã hội để buôn bán kiếm sống. Trong cái thế giới chợ trời hỗn tạp mẹ gặp một người cùng nằm trong quân y viện với ba ngày trước. Qua người ấy mẹ được biết “ba” là hạ sĩ quan nên không bị đi cải tạo. Mẹ vui mừng cầm tờ giấy ghi địa chỉ của “ba” lòng khấp khởi hân hoan trước viễn ảnh đoàn tụ hạnh phúc. Nhưng khi mẹ đến nơi thì mới biết ba đã có người đàn bà khác… Đó là tất cả những gì tôi biết được qua cậu Tính.

- Rồi sau đó thì sao hả cậu!!!

Cậu chỉ chiếc hộp rồi xoa đầu tôi:

- Câu trả lời nằm trong chiếc hộp đó.




Khoảng thời gian sau đó tôi cố tình né tránh dù ông ấy tìm đủ mọi cách để gặp tôi. Dĩ nhiên tôi không bao giờ bắt điện thoại, dù ông gọi nhiều lượt mỗi ngày. Và cũng vì chuyện này mà tôi giận cậu Tính mấy tuần. Tôi gay gắt hỏi cậu, sao chưa hỏi con mà cậu đã cho số điện thoại, cậu biết con không muốn liên lạc với ông ấy mà! Cậu Tính trách tôi sau quá cứng lòng, chuyện xảy ra đã mấy mươi năm, nếu tha thứ được thì hãy tha thứ để hai bên đều được nhẹ lòng.

Tôi không biết nói sao để cậu Tính hiểu, vì chính tôi cũng không biết rõ tâm trạng của mình. Hận ông? Cũng không hẳn. Vì dù không có cha, nhưng mẹ, bà ngoại, các dì, các cậu yêu chìêu tôi như trứng mỏng, nên tôi không hề có cảm giác thiếu thốn và khao khát tình thương. Ghét ông? Hình như … không đúng. Vì những éo le, cay đắng của mối tình ngắn ngủi giữa mẹ và ông ấy thì chỉ có người trong cuộc mới hiểu được. Còn trước mắt tôi, mẹ không hề vật vã khổ đau mà bà sống rất bình thản với nụ cười hiền từ và bao dung luôn nở trên môi. Có lẽ chính cái điều mập mờ không rõ rệt trong lòng tôi đã tạo nên một khoảng cách. Cái khoảng cách vô hình đó làm tôi ngại ngần khi đứng trước mặt ông ấy. Tôi sợ phải nghe những lời giải thích mà tôi không hoàn toàn tin tưởng. Tôi sợ phải trả lời. Những câu trả lời đôi khi không thật với lòng mình vì lý do tế nhị hoặc những câu trả lời gây đau đớn cho ông vì sự ngổ ngáo của tôi. Nhưng lý do chính xác nhất khi tôi quyết định không mở chiếc hộp -kỷ vật của mẹ- là tôi không muốn đối diện với sự thật. Có thể tôi là một đứa con ích kỷ, không muốn chia sẻ với mẹ những buồn đau mất mát mà người đã gánh chịu. Nhưng quả thật, tôi là một đứa con gái yếu đuối, thiếu ý chí và sự can đảm để đối diện và ứng phó với những biến cố xảy ra cho mình. Tôi bằng lòng với những gì tôi đang có. Tôi không muốn khơi dậy cái quá khứ không toàn màu hồng của tôi bằng sự chấp nhận ông bước vào cuộc đời tôi.

Tuy là vậy nhưng lòng tôi không khỏi bứt rứt vì sự tha thiết của ông và sự lạnh lùng gần như vô cảm của tôi. Nhiều khi tôi ao ước mình giống như nhân vật trong vở tuồng cải lương, khi được ai đó cho biết đây là cha của con thì cô gái chạy bay về phía người cha giang rộng hai tay, miệng mếu máo kêu lên cha, rồi nói những câu đầy yêu thương nhung nhớ. Những cảnh ấy làm cho tôi buồn cười nhiều hơn là cảm động. Khi nghe tôi nói vậy cậu Tính trầm ngâm một lúc rồi nói - chẳng biết là thật hay đùa- chắc con cũng nên tập diễn như thế cho đời ba con bớt khổ.




Tôi còn đang loay hoay chưa biết phải xử sự với ông ấy thế nào cho đúng thì bỗng một ngày…

Vừa bước vào nhà hàng -nơi tôi thường xuyên ăn trưa- một người đàn bà tiến đến, xin phép ngồi cùng bàn với tôi. Tôi miễn cưỡng gât đầu và sau cái gật đầu là giật mình khi nghe bà gọi đúng tên tôi.

- Kim Giao khỏe không?

Nhìn ánh mắt ngỡ ngàng của tôi bà nhẹ nhàng nói:

- Cô xin phép được tự giới thiệu, cô là…. người nhà của ba con!

Bỗng dưng tôi cảm thấy khó chịu nên ngồi thẳng người lên:

- Xin lỗi, tôi không có ba!

Bà dịu dàng nhìn tôi với một nụ cười. Nụ cười hiền từ, bao dung trên môi bà sao giống mẹ tôi lạ lùng. Chính nụ cười ấy đã giữ chân tôi lại, dù tôi đã có ý định đứng lên khi nói xong câu nói ấy bằng giọng lạnh lùng.

- Những gì đã xảy ra cho mẹ con thật đáng buồn… Cô không có ý nói rằng ba con không có lỗi, nhưng thời buổi chiến tranh loạn lạc khiến người ta không thể làm được điều mình muốn… Ba con rất ân hận. Ông đã cố công tìm kiếm con mấy mươi năm.

- Con cái của ông bà đâu mà phải đi tìm một đứa con rơi như tôi.

Bà lặng thinh một lúc rồi ngước mắt nhìn tôi. Vẫn còn đó nụ cười trên môi bà nhưng cái nhìn thì như chứa đựng rất nhiều điều u uẩn.

- Chúng tôi không có con!

Tôi nghiêng đầu nhìn bà, không cố ý mà lời nói buông ra như hờn, như trách:

- Chắc là khi cô không sinh đẻ được ông ấy mới chợt nghĩ đến tôi mà ân hận. Nếu không thì tôi sẽ mãi mãi là đứa con không bao giờ biết cha mình là ai.

Nụ cười tắt ngang. Môi bà mím lại. Đôi mắt long lanh ánh nước. Tôi chợt ân hận, lúng túng đứng lên, đến quầy trả tiền tô phở vừa mang ra rồi đi thẳng ra cửa. Tôi biết chắc phía sau mình có một đôi mắt thất vọng nhìn theo.

Lòng tôi bất ổn suốt buổi chiều hôm đó. Không phải vì ông ấy. Không phải vì tôi. Mà vì người đàn bà. Tại sao bà ấy không hờn ghen, ganh tỵ với đứa con riêng của chồng mà lại cố gắng thuyết phục tôi và hết lời biện minh cho ông ấy.

Hai ngày sau bà lại tìm gặp tôi. Vẫn với nụ cười hiền từ, bao dung bà không nói gì chỉ đặt vào tay tôi một bức thư rồi lặng lẽ bước đi. Lá thư với những lời lẽ van nài thật thiết tha, cảm động. Bà xin tôi hãy mở lòng đến gặp ông ấy một lần, vì có thể ông ấy sẽ ra đi bất cứ lúc nào vì căn bệnh nan y đang thời kỳ cuối.

Đọc thư xong tôi cười ha hả:

- Cậu Tính ơi! sao chuyện đời con giống vở tuồng cải lương gì… gì đó. Chắc ngày đi nhận cha, con phải xuống một câu vọng cổ, còn cậu thì nhớ phựt đèn màu nha. Công nhận bà này đóng vai người vợ cao thượng hay thiệt.

Cậu Tính nhìn tôi nghiêm nghị:

- Cậu ngạc nhiên về con, mỗi lần xem phim tình cảm con đều rơi lệ, sao bây giờ lại có thể thản nhiên như vậy?

Tôi nhìn cậu Tính bằng cái nhìn khó hiểu.

- Ủa! chứ không phải vì hai người ấy mà mẹ con phải khổ sao? Cậu mới là người làm cho con ngạc nhiên đó!

Tôi tiu nghỉu đi vào phòng tự hỏi có thật là mình là kẻ vô tâm. Ngồi xuống giường tôi mở lá thư ra đọc lại. Những dòng chữ trong lá thư như rõ nét hơn, cũng lời thư tôi đã đọc qua nhưng bây giờ như tha thiết hơn với những lời tâm sự .

“ Cô gặp ba con vào những ngày cuối tháng 4 trên đường di tản vào Saigon. Gia đình cô gồm có ba má cô và hai đứa em nhưng theo dòng người xô đẩy chen lấn và những lần phải tìm chỗ ẩn nấp vì đạn pháo kích đã lạc mất nhau. Một mình cô, người con gái mười bảy tuổi trôi dạt trên quãng đường đầy gian nan với bao cảnh chết chóc, cướp bóc. Và cô đã không thoát khỏi thảm cảnh đó. Nhưng ngay lúc cô bị kẻ xấu lôi vào bụi rậm trên khoảng đường vắng vẻ thì ba con, người lính quốc gia đang tìm đường tháo chạy đã xuất hiện kịp lúc để giải cứu cho cô. Từ đó, cô bám lấy ba con như bám vào một vị thần độ mạng. Để rồi, người con gái côi cút là cô vô tình trở thành một duyên cớ khiến mẹ con bỏ đi khi vừa gặp mặt ba con…”

Nỗi thắc mắc lớn dần theo câu chuyện bỏ lững nơi đó buộc tôi phải tìm đọc những trang nhật ký nhòe nhẹt nước mắt của mẹ.

“Em trở về nhà bằng những bước chân không hồn. Bao nhiêu ước mơ. Bao nhiêu hy vọng. Bao nhiêu náo nức chờ đợi đã vỡ toang. Còn lại đây là nỗi đau xé lòng. Cũng không biết bằng cách nào em có thể trở về nhà sau khi nhìn thấy người đàn bà từ buồng trong bước ra bấu vai anh hỏi nhỏ, ai vậy anh? Anh bối rối nhìn em, rồi nhìn đứa con bé bỏng trên tay em. Em tự hỏi, sao lúc đó em không nhìn thẳng vào mắt người đàn bà đó và nói thật nhẹ nhàng, tôi là ai không quan trọng, quan trọng là đứa bé này, con gái đầu lòng của anh Thắng. Nhưng em đã không làm như thế mà hối hả quay lưng bước đi để dấu những giọt nước mắt bẽ bàng đang lăn dài trên má.

Em không biết sau lưng em anh sẽ nói gì với người đàn bà của anh? vợ của người bạn đã chết hay một người đàn bà tội nghiệp muốn tìm chỗ ẩn náu qua đêm…”

Suốt đêm đó tôi không chợp mắt được dù là một phút với những suy tư không dứt. Hai người đàn bà hai số phận. Nếu như tôi không có mặt trong cuộc đời của mẹ thì chắc hẳn mẹ tôi đã có được một tấm chồng xứng đáng để hưởng hạnh phúc đến cuối đời. Nếu người đàn bà ấy có khả năng sinh con thì có lẽ bà cũng chẳng cần phải cầu cạnh để xin tôi ban cho chồng bà một tiếng gọi “ba” cho ông an lòng trước khi nhắm mắt. Cuộc đời là những khổ ải triền miên như thế sao? Tôi nghe lòng mình chùng xuống với nỗi buồn mênh mông.




Cuối cùng tôi đã bằng lòng đi cùng cậu Tính vào bệnh viện để thăm người đàn ông ấy. Trên đường đi cậu Tính nói với tôi:

- Cậu không biết con đang nghĩ gì nhưng cậu muốn nói với con một điều, cho dù trong lòng con không có chút tình cảm nào thì cũng đừng nên tiếc một tiếng “ba” với ông ấy.

Tôi phì cười:

- Ừa! cứ y như mình đang đóng kịch vậy cậu Tính há!

Cậu Tính quay sang nhìn tôi không một nụ cười. Tôi bắt đầu nổi quạu:

- Trời ơi! ai dạy con phải sống thật với lòng mình mà bây giờ cậu muốn con phải dối trá.

- Không phải là dối trá mà là nhân đạo. Từng tuổi này… trải qua biết bao biến cố trong cuộc đời, cuối cùng cậu nhận ra một điều… những gì có thể tha thứ được thì mình nên tha thứ, những gì có thể buông bỏ được thì nên buông bỏ cho tâm hồn được thảnh thơi. Đó là đức bác ái đó, con biết không?

Tôi hậm hực quay đi:

- Cậu tu đắc đạo rồi chứ con thì chưa.

Ước gì ngay lúc đó xe ngừng lại chờ đèn đỏ để tôi mở cửa lao xuống đường, chạy mất hút vào một con hẻm nhỏ nào đó cho đỡ tức.

Tôi hít một hơi thật mạnh trước khi bước vào phòng 504. Người đàn bà đang ngủ gật trên ghế sofa chợt giật mình. Thấy tôi, mắt bà tròn lên đầy kinh ngạc rồi mừng rỡ bà chạy đến ôm chầm lấy tôi, hai bàn tay bối rối nắm tay tôi bằng tất cả sự xúc động và cảm kích. Nước mắt ràn rụa trên khuôn mặt tiều tụy, bà kéo tôi đến bên giường nói khẽ:

- Anh ơi! Kim Giao đến thăm anh nè!

Người đàn ông he hé đôi mắt đã mất nét tinh anh. Bà gật đầu nhìn tôi bằng cái nhìn tha thiết, van lơn. Tôi bối rối nhìn lên trần nhà. Dù cũng muốn làm điều bà đang chờ đợi, nhưng trong lòng tôi không hề có chút cảm xúc khi đứng trước mặt ông ấy. Tôi cũng lạ lùng với chính mình. Tôi không giận, không ghét ông, nhưng sao một chút tình cảm cỏn con dành cho ông tôi vẫn không có được. Bà đưa tay xoa nhẹ vai tôi, nụ cười không còn tươi tắn như lần tôi đã gặp bà nhưng vẫn là nụ cười hiền từ và bao dung của mẹ tôi. Tự dưng tôi thấy lòng mình nhẹ hẫng. Tôi nhìn bà bằng đôi mắt trìu mến và tiếng kêu bật lên từ mong muốn mang niềm vui đến cho bà.

- Ba!!!

Bà bật khóc trong tiếng nói đứt nghẹn:

- Anh ơi! con nó gọi ba kìa… anh có nghe không?

Tôi quay đi để bà đừng nhận biết tôi gọi tiếng “ba” là vì bà, vì nụ cười giống mẹ tôi chứ không phải vì người đàn ông mà tôi phải gọi bằng ba.


Ngân Bình
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Aug/2017 lúc 1:24pm

Tâm Sự Của Một Người Đàn Bà Ngoại Tình


Tôi ngước nhìn lên bức ảnh cưới treo ở góc phòng, hai kẻ kia đang tay trong tay, tay ôm hoa tươi cười mãn nguyện. Mười năm trước chắc hẳn cả tôi và chồng tôi đều nghĩ, được cùng nhau sống dưới một mái nhà là niềm hạnh phúc nhất thế gian. Thực ra thì cũng đã có những ngày như vậy.


Cho đến khi áo cơm đè nặng, và những đứa con lần lượt ra đời...
Thỉnh thoảng tôi vẫn có cảm giác không hiểu nổi mình, không hiểu bản thân mình đang thực sự muốn gì. Tôi có còn yêu chồng tôi nữa không? Tại sao vợ chồng sống với nhau bao nhiêu năm, rồi một ngày nhận ra chẳng còn niềm hứng khởi, yêu thích và rung động nào nữa. Chúng tôi đã cùng nhau đi qua những tháng năm như thế, bận rộn mưu sinh và lơ là yêu thương, hiểu nhau rõ đến mức nhàm chán. Tôi dù sao đi nữa cũng chỉ là đàn bà, có thể mạnh mẽ ngoài đời nhưng trong tình yêu vẫn cần những lời âu yếm. Nhưng chồng tôi thì cho rằng: lãng mạn chỉ dành cho những kẻ yêu nhau chưa vướng bận gia đình. Có nhiều lúc tôi thèm một vòng tay ôm, thèm một nụ hôn cho ngày kỉ niệm nào đó mà anh đã quên vì cho rằng nó vẽ vời. Và giờ tôi cũng không nhớ, lần cuối cùng chúng tôi hôn nhau là khi nào nữa.

Tôi gặp người đàn ông ấy trong một bữa tiệc nhỏ. Người đàn ông ấy cũng như tôi, đã có gia đình. Vậy mà cái cách anh ta nhìn tôi, hỏi han quan tâm tôi khiến tim tôi loạn nhịp. Người đàn bà dễ bị khuất phục nhất là khi họ cô đơn. Có lẽ anh ta xuất hiện vào lúc tôi cảm thấy mình cô đơn và chống chếnh. Tối đó anh đưa tôi về, dừng cách xa nhà một đoạn vơí lí do “sợ chồng em thấy hiểu nhầm lại khổ em”.

Tôi bước vào nhà, thấy chồng đang kéo chăn đắp lại cho con, miệng phàn nàn với tôi về việc thằng lớn học hành chểnh mảng, còn con bé con thì bướng bỉnh cứng đầu. Rồi anh hỏi tôi vài câu trước khi chìm vào giấc ngủ. Tôi nằm bên cạnh anh, xấu hổ nhận ra lòng mình đang nghĩ về một người đàn ông khác.

Chuyện gì cũng thế, đã có sự khởi đầu thì mọi chuyện tiếp theo chẳng có gì là khó khăn. Tôi và anh ta từ vài tin nhắn, vài cuộc gọi rồi gặp gỡ nhau, ăn tối, cà phê, hẹn hò. Mỗi ngày trôi qua đều nhớ nhau đến cuồng dại. Cảm giác đó không phải tôi chưa từng có với chồng tôi, chỉ có điều nó quá xa rồi. Người đàn ông này đang làm cho tôi nhận ra tôi không phải là một phụ nữ hai con tẻ nhạt và đơn điệu. Mỗi lời anh ta nói, mỗi việc anh ta làm đều khiến tôi hài lòng và xúc động.

Một lần sau cuộc hẹn, anh ta đề nghị cả hai vào khách sạn. Đúng là tôi si mê anh ta thật, nhưng lên giường cùng anh ta tôi lại thấy phân vân. Tôi không phải là kẻ độc thân, đi đến giới hạn cuối cùng của tình yêu rồi sẽ nhận được gì? Cuối cùng tôi đành làm một phép thử. Chúng tôi đi thuê một phòng nghỉ nhỏ, cảm giác như anh ta cũng không quá vồn vập, vội vàng. Bởi có lẽ trong đầu anh ta đang nghĩ: Tôi trước sau gì chả là của anh ta. Tôi cởi một vài nút áo rồi hỏi:
-Vì sao anh yêu em?
- Vì em đáng được yêu mà.
-Chúng ta có thể mãi ở bên nhau không?
- Cả hai chúng ta đã có gia đình rồi mà. Như thế này chẳng tốt hơn sao?
-Vậy thì anh bỏ vợ, còn em bỏ chồng. Chẳng lẽ mình cứ mãi thế này?
Người ta thường nói trong tình yêu, đàn ông và đàn bà là hai sự khác biệt. Đàn ông có thể lên giường với cả những phụ nữ họ không có tình cảm. Còn đàn bà chỉ ngủ với người mà họ yêu. Đàn ông ngoại tình rồi sẽ trở về với vợ con. Đàn bà khi đã ngoại tình thì chẳng muốn về nhà nữa.

Trong phút giây, tôi nhận thấy ánh nhìn anh ta có chút sửng sốt. Anh ta bắt đầu nói năng không còn được mạch lạc với muôn vàn lý do. Và tôi trong cơn mê sảng vì yêu vẫn còn đủ thông minh để nhận ra anh ta không muốn vứt bỏ gia đình của mình. Anh ta cũng ngoại tình, tôi cũng ngoại tình, nhưng xét cho cùng là tôi thua hẳn anh ta. Tôi đi ra khỏi nhà nghỉ, không thèm nói một câu từ biệt.

Tôi về nhà mẹ đẻ hai ngày để đầu óc mình tỉnh táo lại. Tôi kể chuyện mình cho mẹ nghe. Mẹ buồn bã nhìn tôi, ánh mắt lộ rõ vẻ vừa thất vọng, vừa thương xót. Mẹ nói: "Cuộc đời có phải là tiểu thuyết ngôn tình đâu mà con đòi hỏi nhiều thế. Chồng con yêu con là muốn bên con cả đời. Còn người đàn ông kia yêu con vì muốn cùng con đi một đoạn đường ngắn ngủi. Chồng con không dùng quá nhiều sức lực và thời gian cho con, bởi nó còn phải để dành sức lực chăm lo cho gia đình, cuộc sống. Còn người đàn ông kia yêu con tưởng như chết đi sống lại bởi anh ta chỉ cần yêu con một vài hôm, ngủ với con một vài đêm rồi sẽ vứt bỏ con. Chồng con chăm sóc cho cuộc sống của con. Còn người đàn ông kia chỉ chăm sóc cho tình cảm của con thôi. Con sẽ chẳng thể tìm đâu ra, một người vừa làm tròn trách nhiệm người chồng người cha lại cuồng nhiệt yêu đương và lãng mạn như một người tình. Đừng có tự làm khó mình như thế. Ngôi nhà hôn nhân, bước ra thì dễ, muốn về rất khó, con hãy cẩn trọng từng bước đi".

Tôi ngồi nghe từng lời của mẹ, cảm giác miệng mình khô khốc không nói thành lời. Giá như mẹ tát cho tôi vài cái, có lẽ tôi đỡ đau hơn những lời mà mẹ vừa nói. Bởi vì càng nghe tôi càng nhận ra tôi là một người đàn bà không ra gì, cảm thấy ghét chính mình, khinh bỉ chính mình. Làm người ai cũng có lúc đúng lúc sai. Và khi sai, người ta có thể ngụy biện bằng muôn vàn lí do, nhưng ngoại tình thì chỉ có sai chứ không bao giờ đúng. Mẹ tôi nói: Lạc đường không đáng sợ, điều đáng sợ nhất là không biết mình muốn đi đâu.
Tôi muốn trở về nhà.

Tôi mở mắt khi mặt trời đã chói lòa qua khung cửa sổ. Không gian im ắng lạ thường, không có tiếng léo nhéo mè nheo của lũ trẻ, một lúc mới nhớ ra hôm nay là chủ nhật. Có tờ giấy nhỏ đặt ở đầu giường, trong đó là nét chữ nguệch ngoạc của chồng tôi: “Thấy mẹ ngủ ngon, ba bố con không nỡ thức. Bố con anh đi sang ông bà nội, mẹ dậy rồi sang sau nhé”. Bật mình ngồi dậy, nắng chói hắt vào mặt. Đúng mà, phải đi qua đêm tối, mới thấy được sự rực rỡ của ánh vầng dương. Hạnh phúc chẳng ở đâu xa, cớ sao cứ mệt nhoài đi đâu tìm kiếm.
st
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Aug/2017 lúc 2:10pm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Aug/2017 lúc 6:35am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Aug/2017 lúc 3:42pm
VIỆT KIỀU

gui%20quaBuông phone xuống là anh Tư Chuột đi kiểm tra lại ngân quỹ đen của mình, được 300 đủ để gởi về Việt Nam cho má, trong quỹ đen của anh bao giờ cũng có cỡ này là bên Việt Nam lại có lý do để xin tiền.

Má anh vừa gọi sang, trước là vài câu thăm hỏi, sau là để xin ít tiền đặng má đi bác sĩ coi tim mạch má ra sao, lúc này má hay làm mệt qúa con ơi, má ăn không ngon, ngủ không yên.

Dù bất cứ lý do gì anh cũng không bao giờ từ chối má, huống gì vì lý do sức khoẻ của má. Bởi vậy anh thật là có lý kể từ khi nghĩ ra cái quỹ đen này, lâu lâu tom tóp được ít tiền để giải quyết đột xuất những nhu cầu của thân nhân ở Việt Nam.

Anh chỉ còn có hai người thân yêu nhất là mẹ và cô em gái, mỗi năm anh gởi hai lần tiền về cho mẹ và em, gọi là nuôi mẹ, phụ em chút đỉnh trong cuộc sống cho xứng danh là một người anh đang sống ở nước Mỹ giàu có văn minh. Tiêu chuẩn như thế nhưng má anh không chịu hiểu cho, thỉnh thoảng bà lại xin đột xuất, nay lí do này mai lí do khác, toàn là những lý do chỉ có tiền mới giải quyết nổi, mỗi lần thế, vợ anh mặt sưng mày xỉa một đống:

- Ai nhận được thư bên Việt nam thì mừng chứ tôi rầu thấy bà, nhà này đâu phải nhà băng đâu mà giải quyết được mọi thứ.

Anh Tư Chuột nín khe, không biết đường nào mà binh mà đỡ, gia cảnh nhà anh, anh biết quá, hai vợ chồng anh làm lương công nhân, lấy nhau 3 năm trời mà chưa dám có baby, ráng đi làm dành dụm khi nào down được cái nhà mới mang bầu.

Từ khi có quỹ đen, vợ anh không có lý do gì để sưng xỉa nữa. Quỹ đen của anh thì cũng từ trong nhà mà ra chứ có khoản nào khác đâu, anh bớt tiền bia rượu thuốc lá và "ăn gian" vợ, tăng lên vài đồng mỗi lần đổ xăng vào xe, bội thu lớn nhất của anh là khi sửa xe, cho nên xe hư, một mặt anh lo sợ thật sự, một mặt anh mừng rơn, anh mang xe tới shop của người Việt Nam, giá cả rẻ hơn shop Mỹ, anh nói chủ shop viết biên nhận tăng lên cả trăm đồng so với giá thực tế anh phải trả, thế là anh có thêm một khoản tiền dư cho vào quỹ đen.

Anh còn phục tài thông minh của anh biết sáng tác ra cái đề tài đi Birthday người này người nọ, toàn là bạn cùng hãng, người Mễ, người Mỹ nên vợ anh chẳng biết tên, biết mặt họ là ai, vợ chi cho anh ít tiền để mua quà, anh biến khỏi nhà đi đâu đó vài tiếng và coi như đã dự xong một bữa tiệc.

Từ khi có quỹ đen, mỗi lần má gọi sang xin tiền là anh OK liền, một cách vui vẻ, chắc má anh đã tưởng tượng vài trăm đô chỉ là món tiền lẻ anh luôn có sẵn trong túi móc ra lúc nào cũng được.

Anh có một buổi sáng rộng rãi ở nhà, vợ anh làm khác hãng, khác ca, nên những cú phone của má anh đều biết điều xuất hiện vào buổi sáng. Anh chỉ việc lái xe ra khu chợ Việt Nam, đến dịch vụ gởi tiền, viết cái rụp vài dòng nhắn tin miễn phí và điền phiếu gởi tiền thế là xong, vài ngày sau tiền từ túi anh sẽ bay về Việt Nam vào túi má.

Mấy dịch vụ gởi tiền này cũng tâm lý hết mình, trong phiếu gởi tiền có ghi rõ muốn nhận hồi báo bằng thư gởi đến nhà hay đến tiệm lấy, chắc họ tiếp nhiều khách hàng chuyên đi gởi tiền ?lén lút? về Việt Nam như anh, kẻ dấu vợ, người dấu chồng, người dấu con, dấu cháủ.ôi thôi, mỗi người mỗi cảnh, mỗi cây mỗi hoa, cuộc đời muôn mặt.

Anh Tư Chuột thay đồ, không quên bỏ 300 đồng vào túi rồi lái xe đến dịch vụ gởi tiền, hôm nay trời đẹp thật, nắng và gió phơi phới như lòng anh, Này nhé, có tiền gởi cho má, làm vừa lòng má, mà vợ không biết, không phải nghe cằn nhằn, không phải năn nỉ ỉ ôi vợ thì ai mà không vui ?

Anh hiên ngang đẩy cửa tiệm bước vào, tuy hiên ngang phơi phới thế, nhưng anh vẫn cảnh giác quét ánh mắt nhìn tứ phía xem có ai quen không, tai vách mạch rừng mà, người quen mà biết thì trước sau gì vợ anh cũng biết, ánh mắt của anh đụng phải một ánh mắt cũng đang quẹt ngang quẹt dọc như anh, đó là một anh bạn cũ, làm cùng hãng trước kia, anh ta cũng đi gởi tiền một mình, cũng mắt láo liên, vậy là có vấn đề ?mờ ám?.

Chắc anh kia cũng nghĩ thế, nên sau cái mỉm cười đầy vẻ cảm thông, nhận ra nhau rồi thôi, việc ai nấy làm, để còn rút lui cho lẹ.

Ba ngày sau là ngày ra dịch vụ gởi tiền nhận giấy hồi báo, trước khi đi, anh gọi phone về Việt Nam, 9 giờ sáng bên Mỹ là 9 giờ tối bên Việt Nam, nhưng má anh không có nhà, cô em gái bốc phone, cô nói má nhận được 300 đô rồi, anh hỏi thăm bệnh tình tim mạch má thế nào, đi bác sĩ chưa thì cô em chưng hửng má có bệnh tim bệnh phổi gì đâu, má vẫn ăn ngon vẫn ngủ tốt chỉ trừ đêm nào đánh bài tới khuya. Ngày nào má cũng đi sang lối xóm đánh bài hết anh ơi, má mê cờ bạc từ lâu rồi, em không dám kể sợ anh buồn, sợ má la, nay thấy anh gởi tiền về cho má, lo lắng cho má, em thấy tội anh quá nên phải nói ra sự thật.

Anh Tư Chuột gọi xong cú phone về Việt Nam lòng anh cụt hứng, buồn tênh, bao nhiêu sự hi sinh, góp nhặt của anh gởi về cho má để rồi như bèo dạt mây trôi, chứ có lợi ích thiết thực gì đâu!

Xưa, má anh nghèo, ăn nói rất khiêm tốn dè dặt, giờ đây có đồng tiền của anh gởi về đã biến bà thành một con người khác. Cách đây vài năm, khi anh còn độc thân, mỗi lần nói chuyện phone với má, bà đều rủ rỉ con muốn lấy vợ chưa má nhắm con gái bà chủ tiệm vàng ở đầu chợ, má nói một tiếng là xong. Anh đã ngạc nhiên gì mà dễ vậy má, người ta là con nhà giàu mà. Má anh cười đắc ý con khờ quá vậy, hồi xưa thì con nghèo thật, má phải làm thuê, làm mướn, bây giờ con có thua kém gì ai, Việt kiều chứ bộ, lấy ai mà chẳng được. Dưới mắt má anh, chỉ hai từ "Việt kiều" là đủ sang, đủ giàu để về Việt Nam muốn gì được nấy rồi.

Anh Tư Chuột nhớ hồi xưa, cái tiệm vàng ngay đầu chợ, lộng lẫy và sang trọng lắm, mấy thuở anh có dịp bước chân vào đó để mà mua bán vàng, dù chỉ là vài phân, nói chi tới chuyện cưới con gái người ta.

Má anh đã khẳng định mỗi lần con gởi tiền đô về má đều tới đó đổi ra tiền Việt hay mua vàng, bà chủ đều vui vẻ hỏi thăm con đó, chắc là bà muốn chấm con cho cô con gái rồi. Anh thấy má anh chủ quan quá, chỉ vâng dạ cho xong, vì lúc đó anh đang có người yêu ở Mỹ, là vợ anh bây giờ.

Buồn thì buồn anh cũng lái xe đến dịch vụ để nhận tờ giấy hồi báo cho xong thủ tục, kẻo họ gởi về nhà thì nguy.

Khi anh đẩy cửa kính bước vào, anh buồn đến nỗi chẳng thèm cảnh giác ngó ngang ngó dọc gì hết, chỉ nhìn thẳng mà anh bỗng kinh hồn khiếp vía khi thấy một bóng dáng quen thuộc đến nỗi chỉ nhìn sau lưng anh cũng biết chắc đó là vợ anh, đang lúi húi đứng bên quầy gởi tiền.

Anh phản ứng rất lẹ, quay ra, nhưng chân anh mới nhúc nhích thì bà chủ tiệm từ phía trong quầy còn phản ứng lẹ hơn, bà nhìn thấy anh, bèn cười, nụ cười xã giao của những người làm thương mại ban phát rộng rãi cho tất cả mọi khách hàng:.

- Anh Tư Chuột đợi đấy, có giấy hồi báo nhận tiền bên Việt Nam rồi nè.

Chưa bao giờ anh thấy có một người nào vô duyên và đáng ghét như bà chủ tiệm lúc này, anh nhìn bà ta bằng ánh mắt đau khổ lẫn hận thù, nhưng vẫn phải nhếch môi cười và đứng chôn chân tại chỗ. Lúc đó vợ anh quay đầu lại, bốn mắt nhìn nhau.

Ngày xưa, hồi mới quen, bốn mắt nhìn nhau đầy hoa mộng, còn giờ phút này đầy ác mộng!

Bà chủ vẫn phơi phới cười nói tưởng rằng ta đây là một người làm business tuyệt vời, luôn làm vui lòng khách đến vừa lòng khách đi:

- Ðấy nhé, chúng tôi làm ăn đầy tín nhiệm nhé, những lần trước anh gởi chỉ 3 ngày về đến Việt Nam, lần này cũng thế, trước sau như một.

Trời ơi, nếu mà anh có thể xông lên bịt mồm bà chủ được, thì anh đã làm rồi.

Vợ anh mặt lạnh bước ra khỏi tiệm, đi qua mặt anh không nói một câu gì. Bà chủ tiệm trao anh tờ giấy hồi báo và tiếp tục nụ cười thương mại:

- Lần sau anh Tư Chuột nhớ đến tiệm chúng tôi nhé!

Anh rủa thầm trong lòng: "Vĩnh biệt bà! Ðây là lần cuối cùng"

Anh Tư Chuột lái xe về nhà, không hiểu vợ anh giờ này đang ở đâu? anh nằm dài ra ghế sofa để chờ vợ, sẵn sàng đón nhận một cơn bão tố.

Nằm ngẩm nghĩ, anh chợt tự hỏi sao sáng nay vợ không đi làm? Cô ấy đi gởi tiền cho ai? Hay cô ấy cũng đang chơi trò gởi tiền về Việt Nam "lén lút" qua mặt anh? Anh bỗng cảm thấy đỡ lo, trong vụ này vợ vừa là đối thủ vừa là đồng minh của anh.

Rồi vợ anh cũng về tới, chắc phải nhịn nói ở chỗ gởi tiền nên bây giờ vợ anh tuôn ra xối xả:

- Sao, anh từng lén tôi đi gởi tiền về Việt Nam bao nhiêu lần rồi? mà gởi cho ai? hả? hả? Xời ơi, thì ra bấy lâu anh ăn bớt, ăn gian, anh dối gạt tôi để tích cóp tiền phải không?

Anh bắn trả lại đối phương một viên đạn như nó vừa bắn anh:

- Còn cô, đi gởi tiền cho ai? Bao nhiêu lần rồi làm sao tôi biết được? tiền nào cũng là tiền trong cái nhà này thôi, bây giờ tôi mới hiểu vì sao cô cho tôi ăn cơm với thịt gà triền miên, thịt gà rẻ hơn thịt heo thịt bò, rẻ hơn tôm cá mà. Phim chuyện dài nhiều tập nào cũng có đoạn kết, chuyện ăn cơm thịt gà ở nhà mình thì không. Bằng cớ là hôm qua và hôm nay cũng vẫn ăn cơm với thịt gà, có khi lại là gà "on sale" rẻ như bèo nữa đấy.

Vợ anh cũng thông minh lắm, cô phát giác ra ngay:

- Tôi cũng đã hiểu ra rồi, tại sao nhà có hai cái xe, mua cùng lúc, cùng tuổi, cùng đời, xe của tôi thì hư ít, còn xe anh thì cứ hư dài dài, mỗi lần sửa bạc trăm ngon lành và tôi cũng không tin vào cái khoản đi Birthday bạn bè cùng hãng của anh nữa, vì các đám giỗ tiệc của bà con họ hàng anh còn lười không muốn đi mà.

- Thế còn chuyện cô thường xuyên đi shopping thì sao? Hừm! biết đâu cô mua cái váy cái áo clearance cộng thêm 75% off chừng 10 đồng bạc, về cô khoe tôi là 100 ngon lành.

Vợ anh bí không chống đỡ được gì nữa, cô vừa khóc vừa gào:

- Bởi vậy mấy năm nay có thấy dư đồng nào đâu, chừng nào mới down được nhà? chừng nào mới có con hở trời?

Rồi vợ vô phòng nằm trùm mền, Anh Tư Chuột nằm ở ghế thở dài, nghĩ đi nghĩ lại cả hai vợ chồng đều có lỗi, anh phải giải quyết cho xong để còn thanh thản mà đi làm, anh bước vô phòng, giọng ngọt ngào:

- Thôi em, mở mền ra nghe anh nói đâỷ

Có lẽ cô ấy cũng cùng một ý nghĩ như anh nên cô tung mền ra, vùng vằng:

- Rồi đó, nói gì thì nói đỉ

Anh Tư Chuột ngồi xuống bên vợ nói như tâm sự:

- Thật tình những điều em nói rất đúng, anh đã ăn gian, ăn bớt để có tiền gởi thêm về cho má, ngoài phần mình gởi định kỳ, thỉnh thoảng má vẫn xin thêm nên anh phải làm như thế, người con nào chẳng thương mẹ, muốn làm mẹ vui lòng phải không em? mong em hiểu cho anh?

Vợ anh động lòng, xụt xịt:

- Em cũng thế, má em cũng đòi hỏi thêm, vì má chiều thằng em của em, nào mua cho nó xe mới, quần áo thời trang này nọ, nó ỷ có em bên Mỹ chi tiền về nên ăn xài xả láng. Má thương nó quá nên cái gì cũng chiều, má còn so sánh cho em biết con gái bà hàng xóm hồi ở nhà đi gánh nước mướn quanh năm suốt tháng, vậy mà qua Mỹ làm chủ tiệm nail, bây giờ gởi tiền về xây nhà lầu mấy từng. Nghe thế em cũng tự ái, con nhỏ đó chuyên môn gánh nước cho nhà em chứ có tài cán gì đâu, nó xây được nhà cửa cho cha mẹ, không lẽ em không gởi được chút tiền về lo cho thằng em út được sung sướng, được bằng người ta sao?

- Ai chẳng muốn mang lại niềm vui cho người thân của mình, nhưng phải hợp tình hợp lý theo hoàn cảnh mỗi người, mình không thể chạy theo người ta được. Phải tính lại chuyện này em ơi, để má anh má em hiểu ra hai chữ ?việt kiềủ không lộng lẫy giàu sang như họ nghĩ đâu. Anh mới được biết những đồng tiền anh gởi về là để giúp má ?đi đánh bài tối ngày, còn những đồng tiền của em gởi về biết đâu chỉ làm thằng em ăn chơi, hư hỏng thêm? Trong khi bên Mỹ này vợ chồng mình làm ăn vất vả để kiếm tiền, mua món gì on sale tiết kiệm được một vài đồng cũng mừng.

Vợ anh đồng tình:

- Anh nói cũng phải, đây đâu là thiên đường, đồng đô la đâu tự nhiên nhảy vô túi mình, cớ sao những người thân của mình cứ nhắm vào mình mà mơ ước? mà đòi hỏi nọ kia?

- Cũng một phần lỗi tại mình, vì thương yêu người thân, vì lòng tự kiêu, tự ái, chẳng lẽ mang tiếng sống ở Mỹ mà không giúp được cho người thân? Còn bao nhiêu trường hợp khác nữa, có người thì ba hoa, khoe khoang chuyện trên trời dưới đất làm như kiếm tiền dễ như nhặt lá vàng rơi nên bên Việt Nam mới hiểu lầm.

- Hèn gì người ta nói Việt kiều về thăm quê hương khi trở lại Mỹ chỉ còn bộ quần áo dính trên người, cái món cuối cùng không thể lột ra cho được thôi.

- Chúng mình nghe hà rầm chuyện Việt kiều rồi đó, trừ những người thành công, có tiền có của, nhiều người ở bên này làm đủ các nghề lao động với đồng lương rẻ mạt, hay làm baby sit, làm bồi bàn trông mong từng đồng tiền tip, về Viêt Nam õng ẹo, ra vẻ quý phái làm như chưa biết khổ cực là gì.

- Má kể con nhỏ gánh nước mướn ngày xưa ở xóm em, mỗi lần về là cả xóm vui lây, nó cho quà khắp xóm, các bác xích lô đạp lúc nào cũng túc trực ngoài cửa, đợi cô Việt kiều ra, chỉ để chở cô ra chợ ăn vặt hay mua trái cây, cứ một cuốc xe chưa đầy 10 phút, cô trả 10 đô ngon lành, nên các bác xích lô cứ bu đầy sân hi vọng mình trúng mối. Anh thấy chưa, hồi xưa nó gánh hai thùng nước đè nặng trên vai, chạy te te, mà bây giờ chỉ một đoạn đường từ nhà ra đầu chợ cũng phải lên xe xuống xe.

- Việt kiều có uy lắm em, vợ thằng bạn anh ở bên này mà làm tổng chỉ huy bên Việt Nam đó, vợ chồng nó giàu, gởi tiền về cho cha mẹ anh em khá nhiều, nên nói gì bên ấy cũng nghe theo răm rắp.

- Ôi thôi, có những Việt kiều nói ra nghe mà cảm động, phải về Việt Nam thăm ông bà cha mẹ cho tròn chữ hiếu. Nhưng gần gũi thân nhân thì ít, ăn chơi, bia ôm, hàng quán thì nhiều.

- Cái danh Việt kiều cũng làm người ta chết dở, một chuyến về Việt Nam làm người ta sạt nghiệp luôn, thôi thì họ hàng bên chồng, bên vợ, bên nội, bên ngoại, rồi bạn bè gần xả.Chỉ có một đường lối xã giao cho tất cả mọi người đó là chi tiền, chi sao cho xứng danh Viêt kiềụVề tới Mỹ bắt đầu ăn đồ sale, mua đồ cũ.

- May quá, vợ chồng mình chưa về Việt Nam lần nào, nội cái vụ hai đứa gởi lén tiền về Việt Nam thôi mà cũng ngóc đầu lên nhìn đời không nổi đây.

Anh Tư Chuột tươi cười:

- Vợ chồng mình rồi sẽ về thăm Việt Nam, nhưng sẽ về theo kiểu của mình, theo khả năng của mình, anh tin là má anh, má em sẽ thông cảm. Còn bây giờ vợ chồng mình cũng thông cảm nhau rồi nhé. Bây giờ anh hỏi em, sao sáng nay em không đi làm?

Cô lườm nguýt anh một cái:

- Ðã thông cảm rồi mà còn hỏi ngớ ngẩn, hôm nay em nghỉ sick leave, định đi gởi ?lén tiền xong về nhà bất ngờ cho anh vui.

- Cái bất ngờ của em làm anh chết đứng ở giữa tiệm gởi tiền đó, em biết không? Cũng may là em tế nhị phớt lờ đi ra khỏi tiệm, không thì anh bể mặt giữa chốn công cộng.

Cô cười ngặt nghẽo:

- Trời ơi, ai mà tế nhị với anh, lúc đó em cũng run thấy mồ, chỉ sợ anh níu tay em lại hỏi em ra đây làm gì thì em cũng bể mặt với bà chủ tiệm luôn cho nên em phải nhanh chân mà ra khỏi tiệm trước anh

Rồi cô hất chăn mền ra, vùng dậy ôm lấy anh:

- Cái quan trọng là từ nay vợ chồng mình đừng vì ba chuyện lẻ tẻ mà lừa dối nhau nữa nghe anh? nếu thật sự bên nhà anh hay bên em cần sự giúp đỡ thì mình sẽ giúp thôi, Viẹt kiều có nhiều loại lắm, chúng mình hãy là những Việt kiều bình thường và trung thực.

Chưa bao giờ anh Tư Chuột thấy vợ anh có lý và dễ thương như lúc này.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.586 seconds.