Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: Viết cho Du Ca Nguyễn Đức Quang Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 27/Mar/2011 lúc 10:29pm
 
 
NGƯỜI ANH CẢ
PHONG TRÀO DU CA VIỆT NAM
ĐÃ VĨNH VIỄN RA ĐI !
 
 
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC !
 mykieu
 
 
 
 
**
****
 
 
 
 
 
CÁO PHÓ CỦA GIA ĐÌNH
NHẠC SĨ DU CA NGUYỄN ĐỨC QUANG
 
 
 

CÁO PHÓ

Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin buồn

Ông Ngọai, Ông Nội, Cha, Bác, Chú, Anh, Em, của chúng tôi là

Nhạc Sĩ Du Ca Nguyễn Đức Quang

Đã từ trần lúc 4 giờ sáng  Chủ Nhật ngày 27 tháng 3 năm 2011

Nhằm ngày 23 tháng 2 năm Tân Mão

Tại Bệnh viện Fountain Valley Regional Hospital, California.

Hưởng thọ 68 tuổi.

Linh cửu hiện được quàn tại  Lakeside Chapel, Westminster Memorial Park,

14801 Beach Blvd., Westminster , CA 92683

Tel (714) 893-2421

 

Lịch Trình Tang Lễ:

 

- Thứ Bẩy ngày 2 tháng 4 năm 2011

                        - Lúc 4:00 PM : Nhập liệm và phát tang

                        - Từ  5:00 PM  đến  7:00 PM  thăm viếng

- Từ 6:00 PM đến 7:00 PM: Lễ Tiễn Biệt của Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam

- Chủ Nhật ngày 3 tháng 4 năm 2011

                        - Từ 9:00 AM  đến 5:00 PM: thăm viếng

- Thứ Hai  ngày 4 tháng 4 năm 2011

                        - Từ 9:00 AM  đến 11:00 AM: thăm viếng

                        -  Từ 11:30 AM: lễ di quan

                        -  12:30 PM: lễ Hỏa Táng .

 

TANG GIA ĐỒNG KÍNH BÁO

 
 
Trưởng Nam:  Nguyễn Đức Tường, vợ Tống Thị Thanh Thảo

Trưởng Nữ:     Nguyễn Thị Minh Nhiên, chồng Nguyễn Cao Huy

Đích Tôn:           Nguyễn Đức Tuệ

Cháu Nội:          Nguyễn Thanh Tâm
Cháu Ngoại:      Nguyễn Cao Corey
                            Nguyễn Cao Crew
                            Nguyễn Cao Cody

         

Chị Dâu:          Bà Quả Phụ Nguyễn Đức Minh cùng các con, các cháu (VN)

Chị:                 Nguyễn Thị Minh Tâm, chồng Dương Thịnh và các con, các cháu (VN)

Anh Rể:          Nguyễn Mạnh Đàn và các con và các cháu (VN)
 
Chị:                 Nguyễn Thị Kim Liên, chồng Phạm Khiêm Ích và các con, các cháu (VN)
 
Em Trai:          Nguyễn Đức Vinh, vợ Phan Thị Sen và các con (Đà Lạt, VN)
 
Em Vợ:           Nguyễn Mạnh Hùng, vợ Lê Thị Huệ, và các con, cháu (USA)
 
Em Vợ:           Nguyễn Quốc Bình, vợ Nguyễn Thị Kim Dung và các con (USA)
 
Em Vợ:           Nguyễn Hồng Ngọc, vợ Võ Thị Phương Thảo và các con (USA)
 
Em Vợ:           Nguyễn Bảo Lộc, vợ Nguyễn Thị Kim Trang và các con (USA)
 
Em Vợ:           Nguyễn Lâm Tuyên, vợ Võ Thị Thúy Hằng và  
                      con (USA)
 
Cháu:            Lê Gia Lệ Thi (USA)
 
 
 
 
 
Cáo Phó này thay thế thiệp tang. 
Xin miễn phúng điếu và thay vào đó
quý vị có thể hiến tặng cho Project Vietnam

 





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 31/Mar/2011 lúc 1:17am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2011 lúc 3:51am

 

1/ VIẾT VỀ QUANG DU CA ( tác giả NĐQ Già-Cơ )

 
 
2/ Ý NGHĨA HUY HIỆU DU CA
     và CÁC CA KHÚC TIÊU BIỂU CỦA NHẠC SĨ DU CA NGUYỄN ĐỨC QUANG
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2011 lúc 4:18am

 

TIỄN ANH NGUYỄN ĐỨC QUANG LÀ, MỘT TRẬN CƯỜI VANG

 
 
 
Sunday, March 27, 2011

Hôm nay cười vang tiễn Anh là,
“nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi”
 
 

Từ ngày anh Ngô Mạnh Thu mất đi, thì tôi không còn dịp đến nhà anh Nguyễn Đức Quang nữa. Ngôi nhà ngày ấy cũ, nằm im lìm trên mấy trăm thước sân vuông đối diện một ngôi trường trung tiểu học, mỗi ngày nghe rộn tiếng reo hò của đám học sinh lũ lượt tựu tan. Bấy giờ, ngôi nhà ấy chưa xây cất khang trang như những năm sau này.

Nghĩa là từ lâu lắm, tôi không còn dịp ngồi bên Anh để được nghe kể lại, được chia sẻ những mẩu chuyện xưa, nay của tuổi trẻ đất nước, trước sau như niềm thổn thức đeo đẳng một dân tộc trót mang thân phận như NỖI BUỒN NHƯỢC TIỂU, nghe xung quanh nghiêng ngã cợt cười, vậy mà vẫn ngạo nghễ, vẫn kiêu hùng, vùng lên “DƯỚI ÁNH MẶT TRỜI”. Mặt trời rực rỡ màu máu xương đã chảy thành dòng, hằn đục lòng sông của nòi giống Tiên Rồng trải dài trên dòng sử lịch bi tráng:
Máu ta từ Thành Văn Lang dồn lại
Xương da thịt này cha ông miệt mài
Từng ngày qua, cười ngạo nghễ đi trong đau nhức khôn nguôi…
(VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ, 1966)




Rồi sau những năm dài, vẫn nghe đâu đó tin Anh, như phân thân đeo đuổi nhiều hoạt động thanh niên xã hội ở trong nước, rồi trở lại Hoa Kỳ, tiếng hát Anh những ngày gần đây lại dậy vang ở những buổi trình diễn Cộng Đồng, ở phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, ở Viện Việt Học v.v…

Rồi vài bận gặp lại Anh ở tòa soạn, Anh đa đoan với những sáng tác mới và lịch sinh hoạt trình diễn văn nghệ, những chương trình phỏng vấn, giới thiệu..., nên Anh em chỉ nhìn nhau cười, chào và im lặng, sự im lặng thầm hiểu là, hãy cứ dâng cao, tràn lên như một dòng sông, miên man chảy như tiếng nhạc trầm bổng. Trong thế giới hoạt động thanh niên, nhạc là sức sống chuyên chở tuổi trẻ trổ ra biển lớn. Điều đó khẳng định trong dòng nhạc du ca của Nguyễn Đức Quang!

Sóng Việt về, sóng Việt về
Trôi từ lẻ loi non cao xa xôi, trôi mãi
Trôi từ lạch kinh trôi ra sông con
Rồi từ sông con trôi đi xa hơn
về tới bể khơi.


Sóng trôi trên Bạch Đằng
Sóng reo trên Nhị Hà
Trôi bao giấc mộng cuồng xâm của ngoại bang



Triều dâng sóng Việt trôi đi điêu tàn…
(SÓNG VIỆT, 1965)

Lời nhạc Nguyễn Đức Quang không chỉ để hát, mà thúc dục tuổi trẻ mạnh mẽ lên đường, như Cha Ông một ngày xa xăm bàn chân đau nhức gông xiềng, vẫn hiên ngang, ngạo nghễ, như sóng tràn tới:
Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng của thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loang xoang.


Ta khua xích kêu vang dạy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian.
(VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ , 1966)

Lời ca, vừa cất lên thành tiếng đã “VỖ CÁNH CHIM BAY” trên bầu trời lộng, từng nhịp điệu như nước sông tràn tới chực vỡ bờ, mà âm ba thì mở rộng thênh thang một nẻo về nguồn cội:
Từ Nam Quan Cà Mau từ non cao rừng sau gặp nhau do non nước xây cầu.
Người thanh niên Việt Nam quay về với xóm làng tiếng reo vui rộn trong lòng.
Cùng đi lay Trường Sơn cùng đi xoay Hoành sơn cùng đi biến rừng hoang ra lúa thơm
Vượt khơi ra đảo xa lướt ngàn nước sông nhà ta đắp bồi cho mẹ cha.
(VỀ VỚI MẸ CHA, 1965)

Trong tình tự của cội nguồn không phai dấu theo thời gian và không gian, nhạc Nguyễn Đức Quang vẫn cứ vang bay trùm lấp lên tuổi trẻ Việt Nam khắp mọi nẻo đường quê hương khởi đi từ những thập niên 60 và đoan chắc, vẫn ‘NHƯ MÂY TRÊN CAO”, lừng lững bay suốt trên bầu trời Âm nhạc Việt Nam qua mọi thời đại, khi con tim Việt Nam vẫn còn thao thức lay nhịp, để nhắc nhở tuổi trẻ:

“Còn Việt Nam, triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng.”
(VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ, 1966)


Bìa tập nhạc DƯỚI ÁNH MẶT TRỜI
69 ca khúc về đất nước, tuổi trẻ và tình yêu
của Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang,
Đồng Vọng xuất bản 1997 tại Hoa Kỳ
(Ảnh tư liệu Hoa Đàm)

Tuổi trẻ trong và ngoài nước, mấy ai không một lần được nghe hay chính mình, một lúc rất tự nhiên đã nghêu ngao hát lời của ca khúc này. Và chỉ cần tiếp tục hát, truyền cho nhau tiếng hát hôm nay, hòa chung đôi tay vỗ đều nhịp anh em như cách giữ sáng cho NIỀM HY VỌNG VƯƠN LÊN, thì tôi chắc một ngày Việt Nam như nỗi lòng thao thức trông đợi của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, sẽ vươn vai thẳng dậy trước mặt nhân gian, kiêu hùng “DƯỚI ÁNH MẶT TRỜI.”

Lịch sử đất nước đã minh chứng vai trò của những Phong trào thanh niên trong mọi thời quật cường của dân tộc, mà vì vậy
Phong Trào Du Ca Việt Nam từ khoảng giữa thập niên 60 trở đi, có những trang thanh niên xốc xáo lên đường VỀ MIỀN GIAN NAN với tâm nguyện TỪ NAY GÁNH VÁC; và bằng thành tựu cho ra đời hàng ngàn ca khúc chuyên chỡ tính nhân bản xoa dịu vết thương chiến tranh ở thời cuộc phân chia đôi bờ Nam - Bắc, đã khẳng định vai trò tất yếu của mình trong dòng lịch sử tranh đấu hào hùng và xây dựng quê hương. Dòng nhạc của Nguyễn Đức Quang vì vậy, đã thành Sử Việt.

Thương quý, kính tiễn Anh,
Nhạc sĩ Đầu Đàn Du Ca Việt Nam Nguyễn Đức Quang

Mặc Cốc hạ tuần tháng 3, 2011
Uyên Nguyên


* Những chữ viết hoa và nghiêng là bài tựa, hay ca từ của nhạc Nguyễn Đức Quang
 
 
 
 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2011 lúc 4:20am
 
 
  Nghĩ về anh, Nguyễn Đức Quang
                                                                  
Nguyễn Hữu Nghĩa

 

Tôi nhỏ hơn Nguyễn Đức Quang 7 tuổi, gọi anh bằng “anh”, xưng “em”, từ khi tôi mới được 15. Tôi học ở Tây Ninh, cuối tuần về Sài Gòn sinh hoạt du ca. NĐQ từ Đà Lạt về, và ở luôn Sài Gòn, thỉnh thoảng mới về Đà Lạt thi cử ở trường Chính trị Kinh doanh và thăm gia đình. Hai anh em ngụ ở cái gác xép trong nhà để xe của anh Hoàng Ngọc Tuệ, số 114 đường Sương Nguyệt Anh.



Con đường này ngộ lắm. Đường nhỏ và ngắn, song song với đường Bùi Thị Xuân (có nhà anh Đỗ Ngọc Yến) và Hồng Thập Tự, nối hai đường Lê Văn Duyệt và Bùi Chu (có trụ sở Hướng Đạo Việt Nam. Cái ngộ nhất của đường này là phía bên Bùi Chu, bảng tên đường ghi là “Sương Nguyệt Ánh”, trong khi phía bên Lê Văn Duyệt, bảng ghi “Sương Nguyệt Anh”. Đâu mất tiêu cái dấu sắc, và kiểu chữ, cỡ chữ cũng khác, rõ ra là bảng được thực hiện vào hai lúc khác nhau, do hai người khác nhau.

Tôi thắc mắc hỏi anh Quang: “Anh hay Ánh?” Có lẽ đang bực điều gì đó, hoặc nghĩ rằng tôi còn con nít mà đã lẩm cà lẩm cẩm, nên anh lầm bầm đáp bừa: “Chả biết là con mụ nào!” Lát sau, anh trả lời nghiêm chỉnh: “Sương Nguyệt Ánh”.

Cho đến ngày nay, rất nhiều người vẫn nghĩ như anh Quang. Ngay trong cuốn “Sài gòn vang bóng” (2011) mà tôi đang lên trang giúp ông Hoàng Hải Thuỷ, cũng ghi là “Sương Nguyệt Ánh”, mặc dù tác giả biết “con mụ nào đó” là con gái cụ Đồ Chiểu, và viết rằng (đại ý): con gái ở đây mà ông bố (tức đường Nguyễn Đình Chiểu) ở tuốt bên Tân Định, làm sao mà đi thăm!

Nhân đây, cũng xin nói lại cho đúng: Sương Nguyệt Anh, không có dấu sắc, tên thật là Nguyễn Xuân Khuê, con gái thứ năm của Nguyễn Đình Chiểu, bút hiệu là “Nguyệt Anh”, sau khi chồng mất, bà ghi thêm chữ “Sương” (goá phụ) vào trước bút hiệu. Sương Nguyệt Anh là bà chủ báo đầu tiên của Việt Nam , tờ “Nữ giới chung”.

Đường Sương Nguyệt Anh rợp bóng mát của hai hàng cây rất cao rất to. Hỏi “cây gì?”, có người bảo là cây sao, có người nói là cây dầu; sau tôi mới biết, “sao” hay “dầu” cũng vẫn là một cây, “sao” là chi, “dầu” là họ, tên khoa học của nó là Hopea odorata. Mùa lá rụng, tôi thường thơ thẩn nhìn lá khô đuổi nhau bay lăng quăng trên mặt đường, nhìn quả khô “nhảy dù” xuống với hai nhánh quay tít như chong chóng. Nhưng, thích mắt nhất không phải là lá bay hay quả rụng, mà có lẽ là những tà áo trắng trường Nguyễn Bá Tòng bên đường Bùi Thị Xuân, tan lớp Chủ nhật, chiều chiều lũ lượt về ngang…

Trở lại với anh Quang và gác xép nhà để xe ở đường Sương Nguyệt Anh.

Anh có một chiếc Veloz Solex làm chân. Khi anh về Đà Lạt hay đi đâu xa, tôi lấy xe anh đi chơi khắp Sài gòn, Chợ lớn,.. cho tới khi hết xăng thì kéo cần máy lên, biến thành xe đạp, è ạch đạp về. Ít khi tôi có đủ tiền để đổ xăng. Sau đó anh Quang lại phải è ạch đạp xe ra đường Lê Văn Duyệt mua xăng, khi anh cần tới nó. Anh không rầy rà gì cả, chỉ ghim một tờ tiền vào mảnh giấy, để lên chiếc bàn nhỏ: “Chỉ được dùng để đổ xăng!” Từ đó không ai phải tháo mồ hôi ra đạp xe nữa.

Anh Quang chỉ có một cậu em – Tùng, ở Đà Lạt. Anh có rất nhiều bạn và rất nhiều đàn em, nhưng có lẽ thân với tôi hơn cả, vì ở chung “nhà”. Tôi dùng xe anh, thỉnh thoảng mặc áo của anh, xài tiền anh cho và … đọc trộm nhật ký của anh (nói ra thì mắc cỡ với mọi người, nhưng không nói ra, tôi mắc cỡ với chính tôi!) Nhật ký anh để ngay trên bàn, và ít khi gấp lại; khi cần bàn viết, tôi lại “phải” giở ra đọc. Đọc đi đọc lại, đọc tới đọc lui, thuộc lòng còn hơn thuộc Kiều. Tất nhiên là tôi không bao giờ tiết lộ những điều anh Quang viết; tôi chỉ có thể nói rằng văn chương của anh trong sáng, lạc quan, yêu đời, kể cả những lúc anh buồn, giống như thơ tình Nhất Tuấn mà anh rất thích.

Cũng năm 15 tuổi, tôi bắt đầu viết ca khúc, và anh Quang là người sửa cho tôi những bài đầu tiên: Một ngày công tác, Lời một ánh lửa,.. Anh sửa tài ở chỗ là giúp cho bài hát hay hơn mà không làm mất bản sắc của nó. Có lần tôi thử đưa cùng một bài cho hai người sửa, bài Cờ dân chủ, phổ thơ Quách Thoại. Kết quả, bài anh Quang sửa hay hơn bài do Phạm Duy cải biên. Tôi giữ cả hai bài, khi thì trình diễn bài này, khi thì sinh hoạt bằng bài kia; nhiều người cũng bảo tôi, bài do anh Quang sửa “hay hơn.” Đến lúc vượt biên, tôi mất cả hai bài. Anh Quang cũng vượt biên, bài của anh cũng mất, cứ gì bài của tôi. Có lúc đến chơi nhà Phạm Duy khi ông chưa về Việt Nam , hỏi, ông bảo “Còn giữ chứ, để anh tìm xem”; nhưng sau đó không thấy ông nói gì nữa.

Ít ai biết NĐQ làm thơ. Tôi biết. Tôi phổ bài “Em đã đến” của anh thành ca khúc. Nhiều người hỏi anh Quang: “Em nào vậy?” Anh cười cười, nói lảng. Hỏi tôi, tôi lặp lại câu nói mà anh từng lầm bầm về cái tên đường: “Chả biết con mụ nào!”

Bóng hồng cai trị đời anh là chị Minh Thông, bạn cùng lớp và cùng nhóm với anh ở Chính trị Kinh doanh Đà lạt. Anh Quang sinh hoạt thanh niên thì hăng hái nhưng học thì lười …gần bằng tôi. Bài làm tập thể, có chị Minh Thông lo. Đi thi thì, như anh kể, có “thằng” Nguyễn Đức Quang khác “học khiếp lắm” ngồi bên cạnh gà bài. Đúng là thân cư thê và cung nô bộc, bằng hữu toàn sao sáng tụ hội! Rồi anh và chị Minh Thông cùng tốt nghiệp. Tôi chúc mừng anh, dò dẫm: “Đậu là quí rồi, cầm đèn đỏ thì đã sao!” Anh chống chế: “Đâu có tệ thế! Ít nhất cũng trên dăm ba người chứ!”

Chị Minh Thông được sở làm gửi đi Phi Luật Tân tu nghiệp một năm. Năm đó, chúng tôi sống rất kỷ luật theo đúng chương trình chị đã soạn sẵn cho 365 ngày: ngày nào, giờ nào làm việc gì, ăn cơm ở đâu, cuối tuần xem xi nê rạp nào, v.v. và và v.v. Hai anh em rất thuộc bài. Tới giờ, nhìn nhau hô lên một lượt: “Cơm tấm Trần Cao Vân!” hay “Xi nê Vĩnh Lợi!” Thế là phóng lên xe, cứ thế mà đi, khỏi phải nghĩ ngợi, sắp xếp làm chi cho lôi thôi mệt óc!..

Anh Quang nhập ngũ trước, làm quản ca trong đại đội SVSQ, và trưởng ban Văn nghệ của tiểu đoàn, ra trường về Cục Chiến tranh chính trị. Tôi nhập ngũ sau, cũng làm quản ca trong đại đội SVSQ, và trưởng ban văn nghệ tiểu đoàn, về tác chiến ở Kiến Hoà, chờ giấy tờ gọi về làm ty Dân vận như Vũ Thành An, Đỗ Việt Anh. Chưa về đâu cả thì tới ngày miền Nam sụp đổ, tôi từ chiến trường về Sài Gòn, trốn cho tới ngày xuống thuyền, mang bà ngoại và vợ con vượt biên…

Cái nhà xe của anh Tuệ, ngoài anh Quang và tôi, đôi khi có thêm các anh Trần Trọng Thức (sĩ quan Hải quân, ký giả Việt tấn xã, sau này có lúc là chồng của kịch sĩ Kim Cương), Trương Lộc (ký giả, sau 1975 tôi mới biết là cán bộ nội thành) ngụ ở tầng dưới. Khách khứa thì lu bù, toàn là chính khách và ký giả, ở nhà trên là khách của anh Tuệ, sau nhà xe, là khách của anh Thức. Anh Quang ít giao du với khách của anh Thức, nhưng qua lại thân mật với khách của anh Tuệ. Anh Thức gọi anh Quang là Nguyễn Đứt Cu. Có gì đâu, chữ Q, người miền Nam đọc là “cu” để khỏi phải chúm môi chúm miệng chi cho vất vả, còn /đức/ hay /đứt/, Trung và Nam kỳ phát âm như nhau!

Cũng ở cái nhà xe, Trịnh Công Sơn và Tôn-thất Lập thỉnh thoảng tới chơi, rủ rê tôi làm nhạc cách mạng, nhưng thấy không hợp, tôi không làm. Khác với cách tôi xưng hô “anh, em” với NĐQ, không hiểu sao tôi không xưng “em” với TCS và TTL, dù tuổi tác của hai người này lớn hơn anh Quang 5, 6 tuổi. Họ gọi tôi bằng tên, xưng tên hay xưng “mình”, và bảo tôi cũng xưng hô như vậy. Có lần Tôn-thất Lập khoe với tôi một bài hát anh mới viết xong, đã chép lại tử tế; nhưng không phải khoe bài hát, mà khoe thứ mực đen anh dùng, màu mực đen nhánh, khi khô thì nổi lên, và đặc biệt, không bao giờ lấm lem. Để chứng minh, anh dấp nước bọt lên đầu ngón tay, bôi lên mực cho xem. Quả thực không lem, không nhoè! Tôi khen mực tốt, nhưng đùa: “Ai lại đi phun nước bọt lên tác phẩm của mình như thế!” Anh Quang quay mặt chỗ khác, phì cười…

Nhà trên của anh Tuệ chỉ có hai phòng, một phòng cho anh và một phòng cho hai người: em gái và cháu gái của anh. Khi hai cô xuất giá, phòng trống; và anh Quang đã nhập ngũ, anh Tuệ lấy lại nhà xe để cất xe, gọi tôi lên ở trong khuê phòng trước đây của hai cô. Khi tới phiên anh Tuệ cưới vợ, tôi dọn về căn gác của anh chị Ngô Mạnh Thu, cùng ngụ với nhạc sĩ Giang Châu, một bạn thân của anh Thu, cho tới ngày tôi nhập ngũ.

Từ khi NĐQ vào lính, ít khi tôi gặp lại anh. Từ khi tôi vào quân trường, rồi ra chiến trường, chẳng bao giờ tôi gặp lại anh. Cho tới sau 1975, anh đi tù cộng sản, rồi ra tù, anh em mới bàng hoàng gặp lại nhau. Anh Quang và anh Tuệ mua xe đò, chở khách kiếm sống. Tất cả chúng tôi đều tìm đường vượt biên, nhưng mỗi người một lối. Anh Quang mang tặng tôi cây tây-ban-cầm 12 giây mà anh thích và anh biết thuở nhỏ tôi cũng thích. Tôi hiểu là anh sắp đi, và chúc anh may mắn. Rồi tới phiên tôi, mua giấy tờ người Hoa, mang cả nhà xuống Cà mau nằm chờ, qua nhiều sự lôi thôi, cuối cùng rồi cũng ra khơi, sang tới đảo Bidong. Tôi gặp lại gia đình anh Quang, chị Thông cùng các cháu Tường và Nhiên, ở đó. Anh được nhận sang Mỹ. Gia đình tôi đi Canada . Lại một lần nữa chia tay.

Khi biết tin anh Quang bị lao phổi cấp tính, tôi và Nguyên Hương đến thăm, nhân dịp đi California . Rồi anh khỏi. Sau đó, trong một lần cùng Hưng Ca sinh hoạt 30 tháng 4 ở Sacramento, ngụ ở nhà bạn du ca Hoàng Gia Hùng, tôi gặp lại anh Quang. Đó là lần cuối cùng tôi gặp lại anh.

Tôi thấy anh khoẻ mạnh, nhiệt tình dù hơi mệt mỏi về tinh thần, nhưng không có dấu hiệu gì sẽ lìa nhau ở tuổi 68, dù trước đó, những người bạn du ca của anh, và là bạn bè hay đàn anh của tôi, như Giang Châu, Lê Đình Điểu, Trần Đại Lộc, Trần Đình Quân, Lý Văn Chương, Trầm Tử Thiêng, Ngô Mạnh Thu,.. đã ra đi khá sớm, chưa ai tới tuổi 70, thậm chí, phần lớn chưa tới 60!

Viết về anh, chỉ bấy nhiêu, nhưng lòng tôi ở với anh. Đường đời muôn vạn nẻo, nhưng chỉ có một nẻo để chúng tôi, chúng ta, mọi người, gặp lại nhau. Hẹn gặp lại anh, anh Quang!

Nguyễn Hữu Nghĩa


 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 28/Mar/2011 lúc 4:22am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2011 lúc 9:38am
 
 
Vĩnh Biệt Anh Quang

Được tin anh giũ sạch trần sa,
Biết trước, nhưng sao mắt vẫn nhòa.
Ngạo nghễ quê hương còn đứng đó,
Âm thầm cát bụi đã bay xa.
Lòng son một mảnh luôn sừng sững,
Nhạc cũ muôn đời mãi thiết tha.
Lặng lẽ anh qua miền vĩnh cửu,
Đất người mòn mỏi khúc du ca.

                Trần Văn Lương
                  Cali, 3/27/2011
 
 
 
Anh Lương kính mến,
Cho BT theo anh gửi một lời chào vĩnh biệt đến anh Quang nhé. 
BTrân 
 
 
 
Biết trước, nhưng mà lệ vẫn sa
Đón nhận hung tin, mắt nhạt nhòa
Nỗi Buồn Nhược Tiểu
, còn đâu đó
Hy Vọng Vươn Lên
, vẫn chẳng xa 
Quê Hương Ngạo Nghễ
, lòng sừng sững
Tình Tôi Dốc Nhỏ
, dạ thiết tha
Như Mây Cao vút
, về vĩnh cửu
Gươm Thiêng Hào Kiệt, vẳng lời ca
 
BTrân
 
 
(nguồn tnic)
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 28/Mar/2011 lúc 6:58pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2011 lúc 4:40pm
 
HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM
TRUY TẶNG
BẮC ĐẨU HUÂN CHƯƠNG
CHO
CỐ NS NGUYỄN ĐỨC QUANG
 
Monday, March 28, 2011

Ðỗ Dzũng/Người Việt

SANTA ANA (NV) - Hội Ðồng Trung Ương Hướng Ðạo Việt Nam Hải Ngoại vừa tặng Bắc Ðẩu Huân Chương cho cố nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang trong một buổi lễ trang trọng của chương trình “Chiều nhạc du ca Nguyễn Ðức Quang” tại nhà hàng Emerald Bay, Santa Ana, hôm Chủ Nhật.


Trước khi trao huân chương, ông Võ Thành Nhân, chủ tịch Hội Ðồng Trung Ương Hướng Ðạo Việt Nam Hải Ngoại, nói: “Nghi thức này là để biểu lộ truyền thống ‘ăn quả nhớ kẻ trồng cây’ của chúng ta. Cố nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang không những tham gia Hướng Ðạo mà còn sáng tác ca khúc ‘Gươm thiêng hào kiệt’ cho phong trào Hướng Ðạo khi mới 17 tuổi.”


Trưởng Võ Thành Nhân (trái) trao Bắc Ðẩu Huân Chương
cho anh Nguyễn Ðức Tường, con trai cố nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang.
(Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)



“Chúng tôi quyết định trao huân chương này để cảm ơn anh. Ðây là lần đầu tiên trong đời Hướng Ðạo tôi được tham dự một buổi lễ như hôm nay,” ông Nhân nói tiếp.

Nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang vừa qua đời lúc 4 giờ sáng Chủ Nhật, 27 Tháng Ba, sau hơn một tháng bị tai biến mạch máu não.

Ðây là chương trình được dự trù thực hiện trước khi nhạc sĩ qua đời.


Trưởng Lê Ðức Phẩm, ủy viên truyền thống
của Hội Ðồng Trung Ương Hướng Ðạo Việt Nam Hải Ngoại,
nói về Trưởng Nguyễn Ðức Quang.
(Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Sau nghi thức Hướng Ðạo, ông Võ Thành Nhân trao huân chương cho anh Nguyễn Ðức Tường, con trai của cố nhạc sĩ, trước sự chứng kiến của hàng trăm đồng hương ngồi kín nhà hàng.

“Tôi thật sự xúc động khi nhận huân chương thay cho cha mình. Tôi cũng muốn cảm ơn phong trào Hướng Ðạo vì nghĩa cử danh dự này. Cuộc đời cha tôi thật đặc biệt mà khi ông còn sống tôi không biết hết. Ước gì tôi có thể làm được một phần những gì cha tôi đã làm,” anh Nguyễn Ðức Tường chia sẻ với Nhật báo Người Việt.

Bắc Ðẩu Huân Chương là huy chương cao quý nhất của phong trào Hướng Ðạo Việt Nam trao tặng cho một trưởng có công gìn giữ và xây dựng một phương pháp giáo dục thanh thiếu niên.

Theo Hội Ðồng Trung Ương Hướng Ðạo Việt Nam Hải Ngoại, cố nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang gia nhập Hướng Ðạo năm 1956, sau này trở thành trưởng và là linh hồn của Liên Ðoàn Lê Lợi.

Cuộc đời hoạt động Hướng Ðạo và tham gia phong trào du ca của cố nhạc sĩ được rất nhiều người Việt Nam biết đến, không những trong thời gian chiến tranh mà ngay cả sau này ở hải ngoại.

Nhạc sĩ tham gia thành lập Phong Trào Du Ca Việt Nam ở Sài Gòn năm 1966 và sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng như “Việt Nam quê hương ngạo nghễ,” “Bên kia sông,” “Vì tôi là linh mục,” “Chiều qua Tuy Hòa,” “Về với mẹ cha,” “Hy vọng đã vươn lên,” “Xin chọn nơi này làm quê hương”...

Sự ra đi của cố nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang để lại nhiều nuối tiếc cho cả phong trào du ca hải ngoại, phong trào Hướng Ðạo và đồng hương.

Nhạc sĩ Việt Dzũng, đại diện phong trào Hưng Ca, chia sẻ: “Tôi đau lắm, khi biết anh Quang ra đi. Chúng tôi rất thân thiết, từ ngày còn làm báo với cố nhà báo Ðỗ Ngọc Yến. Những người thiết tha ngày xưa giờ không còn nữa.”

“Phải nói con đường anh Quang mở ra đã tạo nhiều hứng thú cho anh em ở hải ngoại sau này, ví dụ như nhóm Hưng Ca, nhóm Tù Ca. Rõ ràng, những tác phẩm anh Quang để lại là dấu mốc cho thế hệ sau trong mấy chục năm qua, vẫn thích hợp trong giai đoạn hiện nay và sau này nữa,” nhạc sĩ Việt Dzũng nói tiếp.


Hợp ca “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” để cùng hướng về
Nguyễn Ðức Quang. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)
 
 

Ông Trần Xuân Ðức, phó chủ tịch Hội Ðồng Trung Ương Hướng Ðạo Việt Nam Hải Ngoại, nói: “Tôi vô cùng xúc động biết tin anh Quang ra đi. Khi còn sinh hoạt Hướng Ðạo tại Việt Nam lúc 15 hoặc 16 tuổi, chúng tôi thường hát những ca khúc do anh sáng tác để hun đúc tinh thần yêu nước. Sau này, khi sinh hoạt bên Mỹ, chúng tôi vẫn hát vang vang những nhạc phẩm của anh, dù chỉ với một cây đàn. Ðó là hình ảnh tôi không bao giờ quên với anh Quang.”

“Tôi rất buồn, biết anh Quang bị bệnh và dự định đến dự buổi nhạc hôm nay. Không ngờ sáng nay xem TV biết tin anh qua đời. Tôi không có dịp biết anh nhiều, chỉ tiếp xúc vài lần, nhưng tôi biết anh được nhiều người kính trọng,” ông Lưu Lân, cư dân Alhambra, nói.

Trong suốt chương trình, từng người, từng nhóm, thay nhau lên hát những ca khúc của cố nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang, những bài hát mang đậm tính quê hương và nói lên sự hào hùng của dân tộc Việt.

Nhà báo Hưng Doãn cho rằng nhạc của Nguyễn Ðức Quang mang đậm chất quê hương khi nói: “Phạm Duy đã làm cho Pleiku nổi tiếng qua bài ‘Còn chút gì để nhớ’, còn Nguyễn Ðức Quang làm cho Tuy Hòa trở nên đáng yêu hơn với ‘Chiều qua Tuy Hòa.’”

Một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của cố nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang phải kể đến là “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”. Ca khúc này thường được hát ở mọi cuộc tập hợp thanh niên Việt Nam. Ðây cũng là ca khúc mở đầu cho chương trình của đài phát thanh VNCR hiện nay.

“Nhạc Nguyễn Ðức Quang gần gũi với đồng bào, không bao giờ xa lánh chúng ta và nói hộ chúng ta bao nhiều điều chúng ta loay hoay mãi mà không nói được hoặc nói hết,” nhà bỉnh bút Bùi Bảo Trúc nhận xét. “Nguyễn Ðức Quang đã ra đi, nhưng Việt Nam vẫn là ‘quê hương ngạo nghễ.’”

Nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang sinh năm 1944 tại Sơn Tây, theo gia đình di cư vào Nam năm 1954, định cư tại Ðà Lạt năm 1958. Ông tốt nghiệp Ðại Học Ðà Lạt, phân khoa Chính Trị Kinh Doanh, khóa 1.

Năm 1979, nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang định cư tại Hoa Kỳ và hoạt động liên tục trong ngành truyền thông ở Little Saigon.

Ông từng là giám đốc trị sự và chủ bút báo Người Việt và là tổng giám đốc đầu tiên của công ty Người Việt từ 1984 đến 1988. Trong thời gian này báo Người Việt phát triển từ tờ tuần báo lên 5 ngày một tuần. Ông cũng là người sáng lập nhật báo Viễn Ðông. Sau khi rời báo Viễn Ðông, ông cộng tác với bạn bè lập công ty báo chí QMS Media, xuất bản báo Chí Linh, Phụ Nữ Diễn Ðàn, đài phát thanh và truyền hình VOC.

Nguồn: Người Việt Online
 
 
 
 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2011 lúc 5:04pm

 

Trang Đặc Biệt
Nguyễn Đức Quang
do Fa Thăng thực hiện

 
Xem đầy đủ http://www.ducavn.com/
 
*
**
 
Trích đoạn ...
 

Phong Trào Du Ca Việt Nam

Phong Trào Du Ca Việt Nam dự trù  phối hợp với Nhật Báo Người Việt 
sẽ tổ chức một ĐÊM TƯỞNG NIỆM cho nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang vào tối thứ bẩy 01-tháng Tư -2011
tại Hội Trường báo Người Việt , Westminster , Cali .
Kính mời qúi vị và các bạn tham dự .
 
________________________________________________
 
Tiểu Sử

Tên thật Nguyễn đức Quang, sinh năm 1944 tại Sơn Tây. 
Theo gia đình vào Nam năm 1954.
Sinh sống tại Ðà Lạt từ năm 1958.
Tốt nghiệp đại học Ðà Lạt phân khoa Chính Trị Kinh Doanh khóa 1.
Bắt đầu sáng tác nhạc năm 1961. Ca khúc đầu tay dành cho Hướng đạo với tên Gươm Thiêng Hào Kiệt.
Sau biến chuyển chính trị lớn ở miền Nam năm 63, bắt đầu cảm hứng về nhạc Thanh niên và những vấn đề đất nước.
Năm 1964, chuyển qua hẳn những ca khúc có chủ đề Tuổi trẻ, Quê hương, Dân tộc.xây dựng những đề tài mới cho tập Trầm Ca, hát nhạc tranh đấu xã hội và nhạc sinh hoạt thanh niên và thành lập Phong Trào Du Ca Việt Nam năm 1966 .
Năm 1979 cùng gia đình đến định cư tại Little Saigon, California Hoa Kỳ, hoạt động liên tục trong nghành truyền thông tại hải ngoại.


--------------------------------------------------------------------------------

Ấn Phẩm Của Nguyễn Đức Quang Đã Phát Hành:

1.- Chuyện Chúng Mình :
52 ca khúc, viết từ 1960 đến 1964,thời kỳ đầu sáng tác, hầu hết là các khúc tình ca tuổi học trò và thời gian sinh sống tại Đà lạt

2.-Trầm Ca :
10 ca khúc cho thanh niên và thời cuộc, những thao thức lớn nhất về con người, đất nước. Những ca khúc này tạo nên cả một cao trào tuổi trẻ nhập cuộc vào các sinh hoạt. là dấu ấn chưa phai mờ trong nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam từ đó đến nay .

3.- Những Bài Ca Khai Phá :
trên 40 ca khúc sinh hoạt đặc biệt cho tuổi trẻ , sinh viên, học sinh dùng trong các buổi họp mặt công tác xã hội, các hoạt động đám đông, là tiếng kêu gọi tuổi trẻ đến với nhau cùng xây dựng một đất nước và niềm tin  Khởi động phong trào hát cộng đồng , hát chung khắp mọi nơi, sau này được lan truyền sang nhiều địa hạt và nhiều giới khác, kể cả tôn giáo . Du Ca trở thành hình ảnh mẫu mực con người xã hội mới, đi vào phim ảnh Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương.

4.-Cần Nhau :
12 tình khúc được biết đến nhiều với : Bên Kia Sông, Vì ́ Tôi Là Linh Mục, Cần Nhau, Như Mây Trên Cao, Vỗ Cánh Chim Bay ...

5.- Thỏ Thẻ Loan Phòng (hay Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc) :
18 bài sinh hoạt trong ngày hạnh phúc lứa đôi, hình thành 1969 , nhiều bài hì́nh như đă thành nếp trong các đám cưới .

6.- Khúc Nhạc Thanh Xuân :
Khoảng 40 bài nhạc sinh hoạt thanh niên quốc tế. Nhiều nhất là các ca khúc trong thời lập quốc Do Thái, phong trào Kibbuz, những bài hát nhân quyền, tự do từ Âu sang Á và Mỹ .

7.- Hương Đồng Quê :
Các khúc Dân Ca và nhạc đồng quê nổi tiếng trên thế giới chuyển dịch sang lời Việt, gần 200 bài . hầu hết bị thất lạc năm 1975.

8.-Phúc Ca Mùa Lễ :
25 bài đồng dao quốc tế hát trong mùa Gíáng sinh như : Jingle Bells, The Christmas Tree, Silent Night... được coi là những khúc hát vui trong mùa an bình của nhân loại .

9.-Ruồi Và Kên Kên :
Hoàn tất năm 1970, gồm 11 bài, là những ca khúc bi phẫn về những vấn đề lớn nhất trong một khung cảnh chính trị và xă hội đen tối nhất của cả 2 miền đất nước Những ca khúc này vẫn được yêu chuộng cho đến nay .

10.-Dưới Ánh Mặt Trời :
gỗm những sáng tác trong tập Trầm Ca, Những Bài Ca Khai Phá, Ruồi và Kên Kên,  Bìa: Nguyễn Ðồng, Nguyễn Thị Hợp .Hý họa : Tạ Tỵ, Chóe, Hiếu Ðệ,chân dung: Lê Phúc, Kẻ nhạc: Phạm Xuân Ðài Trình bày: Nguyễn Thiện Cơ, Ngô Mạnh Thu, Hình ảnh sưu tập: Trần Ðại Lộc, Hình bìa: Hồ Ðăng, Xuất bản Ðồng Vọng 1997 tại Cali- USA

 

Đêm nhạc "Du Ca Nguyễn Đức Quang" ngày 26-2-2011 tại San Jose
 
http://www.youtube.com/watch?v=3tZVg6Odwlg
 
Đêm Du Ca Nguyễn Đức Quang tại San Jose không có mặt tác giả…
Nguyễn Xuân Hoàng
Chiều thứ Sáu 25 tháng Hai vừa qua, Đêm Du Ca Nguyễn Đức Quang đã được tổ chức tại quán Paloma Café, San Jose, với số người tham dự ngồi kín nhà hàng. Đêm nhạc dự trù sẽ có mặt Nguyễn Đức Quang, nhưng người nhạc sĩ đã bị hôn mê vì tai biến mạch máu não vào một tuần lễ trước đó. Trong một bản tin trên tờ tuần báo Việt Tribune, phóng viên Lê Bình viết, “tuy vậy Ban tổ chức vẫn xúc tiến chương trình và thêm lời ‘cầu nguyện cho ông’”.  

  
 

" Vì Tôi Là Linh Mục và  Thức Dậy ! Tình Ơi "           

Nghe và xem tác gỉa trình diễn  lần cuối cùng trong chương trình
" Thế Giới Du Ca Nguyễn Đức Quang" vào 23-10-2010 tại  Hội Trường Người Việt  Littel SaiGon , Nam Cali, Mỹ Quốc .
 
 
 
(Và gồm nhiều bài nhạc khác do NS Nguyễn Đức Quang trình bày ...)
 
 
 
 

 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 28/Mar/2011 lúc 5:17pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2011 lúc 3:35am
 
 

Nguyễn Đức Quang

Bài ca cuối cùng Feb1-2011.wmv

Nhạc phẩm

ANH THÍCH EM LẶNG THINH

 
 
 
 
 
Video clip anh Nguyễn Đức Quang hát và tự đệm đàn:
"Anh thích em lặng thinh"
- thơ Pablo Neruda
- anh Quang phổ nhạc.
Thời gian: 2 ngày trước Tết Tân Mão
 
 
***
 
 
 
Nguyễn Đức Quang
hát
Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 29/Mar/2011 lúc 3:38am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2011 lúc 1:12am
 
 
VIẾT CHO NS DU CA NGUYỄN ĐỨC QUANG
 
***

TỪ ĐÂY ĐẾN MIỀN VĨNH CỬU


 Hoàng Ngọc Nguyên
(KHÓA 1-CTKD VĐH DL)
 
 
 

 

Nhìn lại quá khứ thường là chuyện nhức nhối. Rất ít khi quá khứ là con đường giải thoát cho những ưu phiền trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, nhức nhối hay giải thoát, tháng tư đang đến và chẳng có thể nào tránh được sự trở lại của quá khứ. Câu chuyện của ngày 30-4 lại trở về một phần vì cách lẫn tránh hay cảm tính trong cách nhìn lại một chuyện xa xưa chung cho cả hàng triệu nguòi. Và từ Tân Mão năm nay người ta lại nhớ đến Ất Mão nam xưa - cách đây đúng ba giáp. Và nhớ đến Ất Mão nguòi ta lại còn phải lặn lội ngược dòng với những năm Giáp Dần, Quí Sửu, Nhâm Tý,Tân Hợi, Canh Tuất…  và đến Mậu Thân 1968! Cuối tháng tư này, chăc chắn tâm trí của ta thế nào cũng bận rộn với việc truy tầm “nhân dạng dân tộc” của mình. Thế nhưng chưa đến cuối tháng, chúng ta đã có cảm tưởng như phải sớm nhìn lại những ngày tháng nặng nề đó.

Hôm chủ nhật, 27-3, Nguyễn Đức Quang, nhạc sĩ du ca, đã ra đi, và ngày mai thứ bảy, 1-4, anh sẽ được đưa đến nơi an nghi cuối cùng. Đó là chuyện có thật - chẳng phải là chuyện Cá Tháng Tư mà có thể có người đã nghĩ như thế, khi biết rằng Quang đã hôn mê hơn 30 ngày trong bệnh viện. Là một nhạc sĩ và ca sĩ trong thể nhạc quần chúng, anh đương nhiên có nhiều người hâm mộ. Nhưng đặc biệt anh còn có nhiều bạn bè trong suốt chiều dài của cuộc đời của anh, những bạn bè như thể ngày càng đông đảo hơn theo cấp số nhân, và khi nguòi ta không còn phân biệt được mình là người hâm mộ hay bạn bè với Nguyễn Đức Quang nữa, thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta thấy đám đông đến cả mấy trăm người đến nghiêng mình trước linh cửu của anh trong ngày thứ bảy thời tiết có thể cũng mang tâm sự của con ngưòi – chỉ cần cứ ba ngưòi gởi email đến cho anh thì có một ngưòi thu xếp được để đến đưa tiễn anh.

Quang thuộc thế hệ tuổi trẻ lớn lên giữa khi cuộc chiến tranh Việt Nam lên đến cao điểm, trong khi chế độ quốc gia ở miền nam đã lung lay vì sự tranh chấp quyền hành triền miên giữa các tướng, các tôn giáo bị thao túng, lũng đoạn ngay bởi những người tu hành, và sự bất lực mù mịt chờ thời của các phe phái chính trị quốc gia. Mỹ đã phải gởi quân đến tham chiến từ tháng ba năm 1965, làm cho chiến trường thêm ác liệt từ Khê Sanh, A-Shau ở phía cực bắc đến vùng biên giới tây nam và cực nam là Cà Mau. Tuổi trẻ nói chung, và giới sinh viên thời đó nói riêng, đang ít nhiều rơi vào một tâm trạng cảm thầy bế tắc trong tương lai của mình và tuyệt vọng trước tình hình đất nước: chiến tranh, chính trị, và xã hội có vẻ như tan nát, rã rời. Khi nhìn lại, chúng ta không thấy có một nền giáo dục ở nhà trường hay văn hóa xã hội làm rõ được mệnh lệnh bằng mọi giá phải chiến đấu trước quân thù cho sự vẹn toàn của đất nước.

Thiếu nền giáo dục đó, không sống hàng ngày trong nền văn hóa đó, cho nên dòng nhạc Tâm Ca của Phạm Duy và ca khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn đã vang lên giảng đường Spellman của Viện Đại học Dalat, là nơi Quang và vợ anh, chị Minh Thông, đã theo học bốn năm trong trường Chính trị Kinh doanh – anh theo ngành chính trị chị đi theo kinh doanh – sau khi đã cùng học chung ở cấp trung học trên vùng đất cao nguyên, và có lẽ đã cùng sinh hoạt với nhau trong những đoàn thể hướng đạo thời đó. Tâm Ca của Pham Duy hát chung với Steve Addis (The Rain on the Leaves) làm cho cuộc chiến trong mắt tuổi trẻ vừa là một số phận không tránh được cho Việt Nam vừa có tính vô nghĩa và tàn phá mãnh liệt đối với dân tộc với xã hội với con người. Những bài Tiếng Hát To là sự phản kháng uất hận với chiến tranh, Để Lại Cho Em làm cho người ta thấy sự mất mát quá lớn khiến cho cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì đáng nói, và Giọt Mưa Trên Lá chỉ làm cho con người thấy thêm bùi ngùi, đau đớn và chẳng có thấy tia sáng nào trong cuộc sống.

Tính cách phản chiến còn nặng nề hơn ở Ca khúc Da Vàng của nhạc sĩ họ Trịnh mà lẽ ra ông chỉ nên tự giới hạn trong những bài như Phôi Pha, Tình Xa, Tình Nhớ, Như Cánh Vạc Bay và biết bao nhiêu bài khác tương tự vẫn còn nằm trong con tim của nhiều thế hệ đã qua… Vấn đề vào thời đó, là ở chỗ dường như chẳng có gì sai khi lên án chiến tranh gây ra chết chóc, loạn lạc, cùng khổ, mất mát, nhưng những lời chỉ trích đó chỉ nhằm một phía, hoặc là vì người ta nghĩ phía kia sẽ không nghe, không đón nhận, hoặc là vì tính cách “miễn nhiễm” hay “bất khả xâm phạm” của những người gây ra cuộc chiến và có khả năng kéo dài cuộc chiến bởi “bể người vô tận” ở miền bắc, cho nên những phê phán về cuộc chiến lại có vẻ như chỉ nhằm vào chính mình để cho sức công phá mạnh mẽ hơn. Những bài ca của Trịnh Công Sơn không nói lên được sự vô nghĩa của chiến tranh, mà chỉ làm cho người ta thấy thêm hoang mang trước những điều ông muốn nói lên - rốt cuộc có thể kết luận ngay chính ông, ông cũng chẳng hiểu mình thực sự muốn nói gì!

Dòng nhạc du ca của Nguyễn Đức Quang cũng nổi lên trong giai đoạn đó – như môt alternative. Một sự lựa chọn khác dành cho sinh viên Dalat của chúng tôi thời đó - nhất là giữa khi sinh viên ở Saigon, Huế, Dalat đang xuống đường biểu tình với mục đích mơ hồ và chế độ Saigon còn kém sức thuyết phục vì chỉ có môt cách đáp ứng đơn giản là lựu đạn cay. Chín mười giờ tối, khi rời Spellman sau khi nghe Phạm Duy, hay Trịnh Công Sơn, trên con đường tối thăm thẳm rời khỏi campus của Đại hoc Dalat, chúng tôi mang một tâm trạng nặng trĩu những muộn phiền trong ám ảnh của câu thơ của Vũ Hoàng Chương “Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ”. Và khi nghĩ đến vài năm sắp đến, người ta chỉ tính đến chuyện đi tìm “một chỗ nào khác”, một con đường an toàn không dính líu gì đến trận địa. Thế nhưng sau những “xuất diễn” của Nguyễn Đức Quang, người ta ra về mà như còn thấy ánh đèn sáng choang của sân khấu ở trước mặt mình. Bên tai người ta vẫn còn nghe tiếng ồn ào của đám đông kêu gọi lẫn nhau, và trong đầu vẫn là những lời nhạc có tác động cổ vũ mạnh mẽ.

Những bài nhạc của Quang, như vẫn được gọi là du ca, chắc chắn nơi trình diễn thích hợp nhất không phải là sân khấu mà trong những đám đông tuổi trẻ cất tiếng ca hòa cùng với dân chúng - trong những năm đó, tại những sinh hoạt như cắm trại, công tác hè ở Suối Thông A, Suối Thông B, hay An Giang, hay Cam Lộ, làm đường lên nhà xác ở Hai Bà Trưng, sơn quét lại cho trường tiểu học Xuân An ở dốc Nhà Chung dưới chân Đài Phàt Thanh Dalat, làm nhà cho dân chúng, đến với những người đồng bào thiều số ở những buông làng xa xôi… Đó là loại nhạc mà tuổi trẻ chúng tôi hát với nhau để cho tăng sức, lên tinh thần trong công tác và thấy cùng nhau chia sẻ một niềm tin nào đó. Trong khi người ta muốn bàn cãi về chuyện chiến tranh và chính trị và đi tìm giài pháp như thể đó là chuyện khả thi, cứ tìm cách nói mà không ra lời và còn lâu mới trở thành hành động, Quang nói “Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đế nữa rồi”. Giữa khi chúng ta thấy trước mặt là u ám hơn là tia sáng, Quang nhấn mạnh “Hy vọng đã vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền”… Trong khi chúng ta có cảm tưởng đang chĩu nặng trước sự can thiệp của ngoại bang từ bắc vô nam, Quang nhắc nhở rằng chúng ta có một “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” và phải nhớ phải chấp nhận sự thách đố của lịch sử cho dù “cờ tự do cắm lên nấm mồ”..

Khi so sánh nguòi Việt ngày nay với nhiều dân tộc khác trong vùng Đông Á hay Đông Nam Á, chúng ta đau buồn trong cảm nhận chúng ta đã không còn gì mấy, bởi vì chúng ta vốn liếng thì ít, mất mát thì nhiều, phí phạm lại càng không kiểm soát được - từ trong nước dến hải ngoại. Thế hệ nào nay cũng thầy mất nhiều hơn được, giữ thì khó mà mất quá dễ. bởi vì chẳng xác định được trách nhiệm bảo tồn là của ai. Điều mà thế hệ của Quang hay những thề hệ chung quanh đó còn giữ được có lẽ chính là những lời kêu gọi từ thời còn trẻ đó nay vẫn còn khả năng cho chúng ta một niềm vui trong cuộc “tìm kiếm một thời đã mất”. Bởi thế mà khi Quang đến Salt Lake City vào một mùa đông cách đây 5-6 năm, “già trẻ lớn bé” đi photocopy những bài hát cũ để đến với anh để có ít nhất một đêm vui lấp đầy những khoảng trống trong đầu trong đời ngưòi ta có những dịp như thế này mới nhận ra.

Minh Thông mất được hơn ba năm. Trong hơn ba năm đó, trong nỗi cô đơn càng thêm khủng khiềp khi tuổi già ập đến, lứa tuổi bắt đầu phải mang thẻ Medicare trong người, anh đã can đảm và bất cẩn dấn thân vào cuộc tìm kiếm những gì đã mất vì những cuộc bề dâu trong quá khứ, anh trở lại quê cũ và tìm kiếm trên vùng đất mới. Cách đây không lâu, anh đã một lần thập tử nhất sinh, phải vào cấp cứu, nhưng anh lại cố ngồi dậy, gượng bước ra ngoài, thế mà vẫn tiếp tuc cuộc hành trình đó, có lẽ sự sợ hãi không lớn hơn được nỗi háo hức cái cuối cùng anh có thể tìm thấy. Có thể trong những đe dọa của sức khỏe dang ngày càng trở nên mong manh, anh thấy trong tầm măt hình ảnh của Minh Thông. Và có lẽ anh ngừng lại khi thấy cuối cùng, không có mất mát gì lớn hơn là sự vắng mặt của người hiền thê trên cõi đời tạm bợ này. Anh ra đi để lại sự tiềc thương cho bạn bè khi từ nay tiếng hát bỗng trở nên lạc lỏng, nhưng chúng ta vẫn mừng anh đã về lại bên chị. Sinh ký tử qui!

 
Hoàng Ngọc Nguyên
(KHÓA 1-CTKD VĐH DL)
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 31/Mar/2011 lúc 1:16am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2011 lúc 5:50pm
 

Nguyễn Quang Tuyến

(K 1-CTKD.VDH DL)
 
VIẾT CHO NS DU CA NGUYỄN ĐỨC QUANG
 
***
 
 
 

Tưởng niệm

 Nguyễn Đức Quang  :

* Một người Bạn Hiền

* Một nhạc sĩ du ca trĩu nặng tình quê hương
 
 
 

Moãi moät cuoäc ñôøi ñeàu coù moät ngaøy giôø ñònh meänh ñeán goõ cöûa. Caùi giôø aáy , ngaøy aáy nhö moät lôøi heïn maø khoâng coù ai coù theå choái töø, troán chaïy. Noù seõ ñeán sôùm hay muoän, ñeán vôùi moät taâm traïng hoûang hoát hay bình thaûn, eâm ñeàm ñoùn nhaän …

Ñuùng 04 giôø saùng ngaøy Chuû nhaät 27/03/2011 taïi Cali, Myõ, giôø ñònh meänh aáy ñaõ ñeán vôùi Nguyeãn Ñöùc Quang (NÑQ), ngöôøi baïn hieàn cuûa chuùng ta ñaõ bình thaûn, aâm thaàm ra ñi, ñi xa maõi vaøo coõi voâ cuøng.

Hoâm nay ñaây, chuùng ta töôûng nieäm NÑQ, moät ngöôøi baïn cuûa bao nhieâu ngöôøi thaân quen anh. Moät nhaïc só du-ca naëng tình queâ höông cuûa bao traùi tim thanh nieân daâng traøo nhieät huyeát cuûa thaäp nieân 60 theá kyû tröôùc (1960-1970)

Nguyeãn Ñöùc Quang ôi! Ngöôøi baïn thaân thöông cuûa anh em Dalat vôùi Trung hoc Traàn Höng Ñaïo vaø vôùi Ñaïi hoïc Dalat : Thuï Nhaân khoùa 1-2. Anh làa ngöôøi thuû lónh chuû xöôùng cuûa Traàm ca, Du ca ngaøy naøo, maét saùng ngôøi trong caùc ñeâm baäp buøng löûa traïi, caùc ñeâm hoûa chaâu nguùt trôøi thaép saùng ñeâm ñen. NÑQ nay ñaõ töø giaõ taát caû vaø ra ñi nhö moät vì sao xeït ngang baàu trôøi taêm toái Anh xuất hiện trong moät giai ñoïan lòch söû laï luøng cuûa ñaát nöôùc, cuûa caû theá heä chuùng ta: "moø maãm ñaáu tranh! Moø maãm toàn taïi! Moø maãm tìm moät choán yeân thaân cho thaân phaän laøm ngöôøi!"

Nhöõng ai tuoåi ñoâi möôi trong thaäp nieân 60 ôû Mieàn Nam vang reàn ñaïn bom, khoùi löûa nguùt trôøi maø chaúng bieát ñeán NÑQ. Theá heä chuùng ta ngaøy aáy ñaõ thaáy gì? Ñaõ nghe gì? Ñaõ mô öôùc ra sao? Tröôùc maét chuùng ta haøng haøng lôùp lôùp guïc ngaõ, bao laøng queâ röïc löûa aáy, bao meï giaø, em beù …. Tuyeät voïng cuøng cöïc tuyeät voïng! Bao giaác mô tuoåi treû choùng maét trong ñeâm ñen moø maãm mong chôø!

Vaø trong ñeâm ñen ñoù, NÑQ ñaõ ca vang :"Hy voïng ñaõ vang leân trong maøn ñeâm bao öu phieàn. Hy voïng ñaõ vöôn leân lo sôï muøa chinh chieán. Hy voïng ñaõ vöôn leân trong nhoïc nhaèn traøn nöùôc maét . .. ñang röïc leân trong maøn ñeâm"

Duø chaân trôøi vaãn mòt muø; duø "khoâng phaûi laø luùc ta ngoài maø ñaët vaán ñeà"; duø Vieät Nam chöa ñöôïc ngaïo ngheã nhö öoc mơ...nhưng tất cả chúng tôi,tất cả những bạn trẻ đã thấy ấm lòng;đã thấy chân trời rạng sáng và âm thầm chờ đón bình minh.

Hình aûnh NÑQ vôùi caây ñaøn ghita thuøng beân aùnh löûa traïi baäp buøng, vaây quanh hình aûnh vaø aâm thanh ñoù laø haøng ngaøn ñoâi maét ngôøi saùng trong hy voïng, trong öôùc mô; daãu raèng quanh ta vaãn coøn böøa boän taêm toái, ñau thöông.

NÑQ cuûa nhöõng naêm thaùng aáy laø traùi tim, laø khaùt voïng, laø ngheä só ñem ñeán cho thanh nieân moät cuoät ñôøi khaùc, nieàm vui khaùc beân cuoäc ñôøi tuø haõm voâ voïng trong chieán tranh tham nhuõng, sa ñoïa … tuø haõm bôõi löøa ñaûo chính trò, bôûi tuyeät voïng khoâng loái thoaùt!

Ta như nước dâng, dâng mãi có bao giờ tàn

Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang

Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm

Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng

(Nguyễn-Đức-Quang :VN quê hương ngạo nghễ )

Ai ñaõ traõi qua nhöõng ngaøy thaùng aáy, ñaõ thaáy haøng ngaøn ñoâi baøn tay tuoåi treûvoã caàm nhòp quanh ñoùng löûa haùt vang. Hy voïng ñaõ vöôn leân! – VN queâ höông ngaïo ngheã – ñöôøng Vieät Nam … môùi thaáy ñöôïc baïn chuùng ta, NÑQ coù vai troø naøo trong loøng tuoåi treû ngaøy thaùng aáy!!

Vai troø cuûa NÑQ ngaøy aáy noù lôùn hôn nhöõng gì maø nhieàu ngöôøi chưa nghó veá anh! Noù lôùn hôn caû phong traøo du-ca, caùc phong traøo thanh nieân sau naøy . .. vì ñaõ maáy möôi naêm ñaõ qua ñi maø trong taâm töôûng theá heä chuùng ta vaãn coøn nhö môùi tinh khoâi: "Con ngöôøi aáy, lôøi ca aáy, daùng ñöùng aáy, trong moät thôøi buoåi aáy!"

NÑQ chöa ñi ñaâu heát! Chöa ñi xa nôi naøo heát! Maø vaãn con trong moãi chuùng ta . . vaø hoâm nay, chuùng ta ngoài beân nhau töôûng nhôù ñeán anh.

Nguyeãn Ñöùc Quang sinh naêm 1944, taïi Sôn Taây, Baéc Vieät.Nôi aáy coù Nuùi Taûn Soâng Ñaø, nôi coù nhöõng thi só taøi danh nhö Taûn Ñaø, Quang Duõng. Nguyeãn Ñöùc Quang sinh tröôûng trong moät gia ñình coâng chöùc ngaønh giaùo duïc maãu möïc, anh cuøng gia ñình veà sinh soáng taïi Ñaø Laït naêm 1959,thôøi Trung hoïc – hoïc Trung hoïc Traàn Höng Ñaïo Ñaø Laït vaø naêm 1964 vaøo ñaïi hoïc Ñaø Laït khoùa I Tröôøng Chính Trò Kinh Doanh.

Ñaø Laït với khung cảnh thơ mộng laø caùi noâi ñeå Nguyeãn Ñöùc Quang cuøng caùc baïn beø thôøi trung hoïc ru tuoåi thô mình thaám ñaãm trong nieàm vui aâm nhaïc. Caùc baïn beø Ñaø Laït cuûa anh luùc aáy cuõng chöa ñònh hình sôõ thích vaø khuynh höôùng ca nhaïc cuûa mình seõ veà ñaâu . Anh laø moät höôùng ñaïo sinh neân ban ñaàu anh laøm nhaïc cho sinh hoïat höôùng ñaïo. Chính tuoåi treû vaø aâm nhaïc hoøa quyeän nhau trong moät saân khaáu vó ñaïi laøm neàn ñoù laø TP. Ñaø Laït thô moäng trong nhöõng thaùng naêm ñaàu naêm 60. Thaønh phoá Dalat đã laø vöôøn öôm cho bao taøi hoa aâm nhaïc, trong ñoù coù NÑQ.

Theo Nguyeãn Ñöùc Quang, böôùc reõ quan troïng cho naêng khieáu aâm nhaïc cuûa anh laø vaøo naêm 1965 khi gaëp Phaïm Duy taïi Thaïnh Loäc – Thoân , tænh Bình Döông baây giôø.

Nguyeãn Ñöùc Quang taâm söï: "nhaïc cuûa toâi sau naøy ngöôøi ta goïi laø nhaïc coäng ñoàng, nhaïc sinh hoaït…Moät thöù tình caûm khoâng phaûi chæ daønh cho hai ngöôøi ñang yeâu nhau maø laø moät thöù tình caûm thieát tha noùi leân moái lieân heä giöõa vuøng ñaát vaø con ngöôøi" .(1)

Nhaïc cuûa Nguyeãn Ñöùc Quang gaén lieàn vôùi coâng taùc xaõ hoäi, vôùi tuoåi treû, vôùi löûa traïi…Vôùi böøng böøng söùc soáng. Tröôùc ñoù ñaàu naêm 1965 laø traïi suoái Thoâng A ôû Ñôn Döông Ñaø Laït, vaø tieáp ñeán giöõa naêm 1965 laø traïi Thaïnh Loäc Thoân hôn 300 traïi vieân… vaø tieáp theo laø traïi CPS ôû Myõ Tho…

Vaø döôùi aùnh löûa traïi baäp buøng, döôùi trôøi ñaày traêng sao, haøng traêm ñoâi maét röïc söùc soáng … coù moät cuoäc gặp quan trọng trong sự nghiệp âm nhạc trong ñôøi Nguyeãn Ñöùc Quang: Taïi ñaây Quang gaëp Phaïm Duy. Phaïm Duy ñang phoå bieán 10 baøi Taâm Ca laàn ñaàu. Nguyeãn Ñöùc Quang taâm söï : " Dòp naøy nhaïc só Phaïm Duy ñeán sinh hoïat vôùi toøan theå sinh vieân chuùng toâi. Oâng ñang laøm loaïi nhaïc môùi maø oâng goïi laø 10 baøi taâm ca, luùc ño chæ xong coù 7-8 baøi. Oâng haùt nhöõng ca khuùc naøy vaø toâi bò choaùng ngôïp vì bôûi nhaïc vaø lôøi cuûa nhöõng baûn taâm ca naøy. Oâng haùt moät hôi naêm baøi vaø trong giôø nghæ cuûa oâng toâi ñöôïc anh em cuûa nhoùm ñaåy ra trình dieãn moät soá ca khuùc cuûa toâi. Chæ laø vaøi baøi ca sinh hoïat maø thoâi.

Toâi bò nhaïc cuûa Phaïm Duy hôùp hoàn theá naøo thì oâng ngaïc nhieân veà nhöõng ca khuùc cuûa toâi nhö theá. Sau ñoù, hai beân gaëp gôõ nhau, vôùi Phaïm Duy oâng cho toâi laø moät khaùm phaù môùi… Do ñoù, Phaïm Duy ñeà nghò moãi tuaàn gaëp nhau 1 laàn vaøo toái thöù naêm ñeå haùt cho nhau nghe nhöõng saùng taùc môùi… Toâi ñaõ trình baøy cho Phaïm Duy nghe toaøn boä nhöõng ca khuùc trong taäp traàm ca. Noäi dung nhöõng ca khuùc naøy laø ñaët vaán ñeà thanh nieân ñoái vôùi vaän maïng ñaát nöôùc, ñöa ra nhöõng suy nghó tuoåi treû nhö caùc saùng taùc noåi buoàn "nhöôïc tieåu" , " tieáng haùt töï do", ‘lìa nhau". (1)

YÙ töôûng treân cuûa anh Quang vaø nhoùm baïn beø Dalat luùc aáy coù leõ cuõng laø cöông lónh cuûa du ca sau naøy: ca hát nói lên những vấn đề của cuộc sống , của thanh niên trước vận mệnh đất nước.  Nhöõng ai ñaõ soáng qua thôøi kyø aáy, nhöõng ai coøn nhôù laïi thôøi kyø aáy seõ thaám thía hình aûnh ngöôøi ngheä só daùng gaày gaày oâm caây ghi-ta nhaém maét maø haùt veà thaân phaän gioáng noøi!! Anh Nguyeãn Ñöùc Quang ñaõ laøm nhö theá!

Nhöõng naêm 65-70 roä leân nhöõng traïi heø, traïi coâng taùc xaõ hoäi, traïi cöùu hoä thieân tai chieán tranh … Coù theå coù nhieàu khuynh höôùng chính trò lôïi duïng tuoåi treû vaø hình thöùc "hoäi traïi" ñeå coù caùc yù ñoà khaùc. Nhöng luùc aáy, chính ñaøn haùt vaø hoïat ñoäng  coäng ñoàng ñaõ keát noái tuổi trẻ khắp nơi. Vaø cuõng töø duyeân laønh ñoù maø Du ca ra ñôøi, coù giaáy pheùp hoïat ñoäng töø naêm 1966, chæ laø hôïp thöùc hoùa moät phong traøo ñaõ coù töø naêm 1965 maø thuû lónh laø nhaïc sì Nguîeãn Ñöùc Quang vaø caùc baïn beø hôïp taùc.

Du ca khoâng laø ca nhaïc "phaûn chieán" nhö yù nghóa phaûn ñoái chieán ñaáu cuûa phe naøy maø chaáp nhaän söï chieán ñaáu cuûa phe khaùc. Phaûn chieán cuûa du ca laø phaûn ñoái chieán tranh, cheát choùc bom ñaïn ñeán baát cöù töø ñaâu. Xin haõy traû laïi yeân laønh cho queâ höông , cho con ngöôøi, cho thaân phaän 1 con ngöôøi!!

Hoâm nay tieãn ñöa Nguyeãn Ñöùc Quang, ta noùi nhieàu ñeán ngöôøi nhaïc só Du ca nôi anh, noùi nhieàu ñeán moät thôøi anh ñaõ cuøng baïn beø laøm haøng trieäu traùi tim thanh nieân luùc aáy roän raõ, doàn daäp cuoán theo lôøi ca, nhạc ñieäu cuûa Du ca :

ùCung đi xoay Hoành Sơn,Cùng đi lay Trường Sơn.

Cùng đi biến đồng hoang ra lúa thơm.

Vượt khơi ra đảo xa ,lướt ngàn nước song nhà

Ta đắp bồi cho Mẹ Cha.

Ñeán naêm 1975, du ca khoâng coøn, Nguyeãn Ñöùc Quang , rôøi queâ höông ñi tìm moät nôi soáng khaùc. Ñaønh phaûi vaäy thoâi, cuõng nhöõng con ngöøôøi xöa aáy, nôi xa x, khoù maø caát leân tieáng haùt du ca, khoù maø ngoài laïi beân nhau ñeå saùng taùc moät caùi gì nhö thuôû cuõ, vì nhö anh noùi: "ngaøy xöa toâi soáng thaät treân queâ höông toâi. Toâi ñau töøng noãi ñau cuûa nhöõng ngöôøi lính, nhöõng baø meï nhöõng ngöôøi vôï, nhöõng noâng daân, nhöõng ngöôøi lao coâng, nhöõng em beù, nhöõng ngöôøi giaø… Ngaøy nay, toâi khoâng coù cô hoäi tích luõy nhöõng chaát lieäu vöøa keå. Toâi cuõng coù theå naën ñöôïc nhöõng ñieàu ñoù, nhö nhöõng saùng taùc thuaàn kæ thuaät vaø trí tueä cho duø coù hay vaãn coù moät caùi gì ñoù khoâng thaät maø thaønh thöû noù cöù göôïng maø khoâng ñi vaøo loøng ngöôøi". (1)

Anh ñaõ ñeå Du ca nguû yeân. Anh ñaõ ñi vaøo hoïat ñoäng baùo chí, anh laø chaát keát noái baïn beø Thuï Nhaân khaép nôi… Anh vaãn oâm ñaøn haùt, nhöng khoâng coøn haùt du ca!!

ÔÛ nôi xa aáy, anh vaãn mô: ". Chuùng toâi tin raèng coù luùc … anh em chuùng toâi coøn soáng cho duø chæ thoi thoùp thôû, chuùng toâi cuõng seõ trôû veà ñeå nhaêm maét treân maõnh ñaát chuùng toâi ñaõ sinh ra, ñaõ lôùn leân."(1)

Vaø Anh Quang ñaõ ra ñi luùc 4 giôø saùng ngaøy 27/03/2011 taïi Cali, chöa kòp trôû veà thoi thoùp, ngöng thôû treân maõnh ñaát queâ höông maø anh ñaõ naëng tình. Anh chöa kòp trôõ veà nhöng caû söï nghieäp cuûa anh, caû moät ñôøi nhaïc só maõi maõi ñaõ trôû veà, maõi maõi con tim noùng hoåi ñoù vaãn coøn hoøa nhòp soáng trong doøng chaûy cuûa queâ höông.

Töôûng nieäm Nguyeãn ñöùc Quang cuõng laø xaùc tín vôùi anh veà caùc giaù trò maø anh ñaõ ñeå laïi trong loøng baïn beø anh treân queâ höông anh ñaõ moät thôøi vaø maõi maõi trong 1 goùc con tim cuûa moïi ngöôøi bieát ñeán anh.

Nguyeãn Quang Tuyeán

(K1-CTKD.VDH DL)
 
 
 
 
Ghi chuù:

(1) Hoøang Khôûi Phong: "noùi chuyeän vôùi Nguyeãn Ñöùc Quang" – 1998, in ôû Baùo Vieät, Cali.

 



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 31/Mar/2011 lúc 6:23pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.129 seconds.