Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: Viết cho Du Ca Nguyễn Đức Quang Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2011 lúc 6:15pm
 
 

Nguyễn Xuân Phước

(CTKD.VDH DL)

Richardson, Texas

 
 
VIẾT CHO CỐ NS DU CA NGUYỄN ĐỨC QUANG
 
 
 
 

March 31, 2011

Máu Ta Từ Thành Văn Lang Dồn Lại ...

Thế hệ của tôi sinh ra và lớn lên khi đất nước chia đôi. Khi chiến tranh leo thang, tin tức chiến tranh tràn lan trên báo chi, tôi phải di chuyển từ miền trung chiến tranh nghèo đói vào Sài gòn. Tuổi thiếu niên của tôi phải chung đụng và lạc lõng giữa một thế giới phồn hoa của một đất nước đầy khói lửa. Những vấn đề về quê hương đất nước bắt đầu nhen nhúm trong tâm hồn tôi.

Đến cuối năm lớp 10, thằng bạn thân nhất của tôi bị gọi nhập ngũ. Nhìn người bạn thân mặt búng ra sữa, xúng xính trong bộ áo trận về thăm nhà tôi không khỏi xót xa. Tương lai của thế chúng tôi mù mịt trong chiến tranh và đắm chìm trong khói của lựu đạn cay trong thành phố.

Sống trong một đất nước chiến tranh dưới sự lãnh đạo của những người không có tâm và tầm nhìn dân tộc, cả một thế hệ thanh thiếu niên miền nam lớn lên và mất định hướng. Lòng yêu nước của thế hệ của chúng tôi không có lãnh đạo. Chúng tôi, có đứa biến mất khỏi thành phố đi theo Việt cộng vì có thân nhân trong chiến khu. Những đứa còn lại vùi đầu vào học hành, sách vỡ, kiến thức để nuôi chút hy vọng trong tương lai. Có những đứa con nhà giàu biến thành những tay ăn chơi. Có đứa sửa soạn để lên đưòng nhập ngũ. Chúng tôi cũng lao đầu vào những sinh hoạt hướng đạo, nhà thờ, thanh niên Phật Tử. Có đứa tham gia xuống đường.

Thập niên 1960-1970 tràn đầy giòng nhạc mới. Những thiên tài âm nhạc Việt Nam đã xuất hiện ở học đường rồi lan ra xã hội. Những bài hát của Trịnh Công Sơn với lời ca về thân phận người Việt Nam da vàng đưa tôi về với tình tự quê hương. Những tình ca của Từ công Phụng, Vũ thành An, Ngô thụy Miên, Lê Uyên Phương, Vũ Đức Sao biển, tình ca Tôn thất Lập, v.v. đã ru tuổi thiếu niên của tôi. Giữa những dòng nhạc tình ca, và những bài ca về thân phận, tôi bắt gặp dòng nhạc của Nguyễn Đức Quang với bài Việt nam Quê Hưong Ngạo Nghễ với lời ca chất chứa niềm hy vọng và lòng yêu nước. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ là liều thuốc tinh thần làm cho tôi có ý thức về dân tộc và lịch sử dựng nước và giữ nưóc của cha ông.

Mỗi khi nghe ... Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại, xưong thịt nầy cha ông miệt mài ... tôi cảm nhận đưọc cái gì rất thiêng liêng từ năm ngàn năm trưóc đổ dồn vào con ngưòi nhỏ bé của minh. Tôi có cảm cảm tưởng tôi không phải chỉ là tôi mà là cả một dòng sử Việt chảy trong tôi. Sau nầy, khi được đọc Lý Đông A ..." ta sống muôn năm ở trong ta lấy sức sống mà làm nên thời đại 2000" viết từ năm 1940, thì tôi càng thấm ý nghĩa của lời ca của Nguyễn Đức Quang. Với tôi, Nguyễn Đức Quang, cũng như Lý Đông A, chính là ngôn sứ của tiền nhân, giúp cho tâm hồn tôi nối kết được với linh thiêng của đất nước, để bắt gặp những người bạn cùng nhịp điệu, cùng những rung động về quê hương trong nước và ngoài nước. Anh đã đem lại cho thế hệ chúng tôi niềm tin yêu vào tưong lai dân tộc để thế hệ chúng tôi "xin nhận nơi nầy làm quê hương" với niềm "hy vọng đã vươn lên trong ưu phiền mùa chinh chiến."

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ sẽ giúp cho tuổi trẻ cảm chiêu đươc hồn sử dân tộc và nhận thức đưọc sứ mệnh thiêng liêng của dân tộc trước hiện tình đất nước. Nó sẽ tiếp tục kích động lòng yêu nước của thế hệ thanh niên đang lớn lên trong đất nước dưới gót giày xâm lược của Đại Hán, như đã kích động lòng yêu nước của tôi thời kỳ chiến tranh.

Tôi mong rằng một này nào đó khi dân chủ tự do tái lập trên quê hương, khi bóng quân thù không còn trên lãnh hải và lãnh thổ quê hương, thì "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" sẽ được quốc dân chọn là bản quốc ca cho một nước Việt Nam mới để ghi nhớ bài hát đã thúc dục lòng yêu nước từ thế hệ nầy qua thế hệ khác.

Anh đã ra đi, nhưng Việt Nam Quê Hưong Ngạo Nghễ sẽ tồn tại mãi mãi trong lòng dân tộc Việt Nam, như một ngọn lửa thiêng, tiếp tục hun đúc lòng yêu nước của một thời kỳ dân tộc Việt phải sống với những trang lịch sử đầy nghịch lý.

Nguyễn Xuân Phước

-CTKD.VDH DL-
Richardson, Texas

03/31/11

 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/Apr/2011 lúc 1:35am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2011 lúc 8:56pm
 
 
 
THUYỀN ĐỜI XA BẾN
(Thanh Trang - Cựu Giáo Sư VDHĐL)
 
 

 

                 Về bài hát "Thuyền đời xa bến"

Chủ Nhật 27 tháng 03 năm 2011, 07 g 00 sáng thì một ông suôi gia của tôi gọi điện thoại báo tin Nguyễn Đức Quang qua đời tại bệnh viện "Fountain Valley Hospital" ở "Orange County" tại Nam Cali. Ông suôi gia của tôi là em rể của NĐQ và suốt thời gian anh bạn văn nghệ, sau trờ thành người "trong họ ngoài làng" với gia đình tôi, nằm ở bệnh viện thì tôi vẫn thường xuyên biết được tình trạng của bệnh nhân vì hầu như hàng ngày ông ấy vẫn ra vào bệnh viện nằm ở địa điểm khá gần nhà ông !

                       

Sáng Chủ Nhật hôm anh Quang qua đời thì trời nơi vùng tôi ở có mưa rả rích từ suốt trong đêm. Tôi pha tách cà-phê, ra vườn sau, đứng nấp dưới mái hiên vừa nhâm nhi cà-phê vừa hút điếu thuốc, và nhìn trời, nhìn mưa. Trong đầu lởn vởn câu hỏi : "Nhóm bạn bè cũ thì như vậy ai mất ai còn nhỉ ?"
Chừng nửa tiếng sau tôi trở vào nhà, ngồi nơi bàn có cái màn hình của "computer", lấy giấy để viết nhạc ra viết những nốt nhạc đầu tiên cho một bài hát ngắn gọn mà nét nhạc đã nẩy sinh từ lúc ở vườn sau, khớp với lời hát mở đầu tôi đã "hườm sẵn" là "Bạn bẽ cũ còn bao người ? "
Ghi ký âm xong xuôi, đem bản nhạc ra ngoài chỗ cây đàn piano điện tử, dạo qua một vài lượt, thử nghe coi xem sao ! Nghe qua, thấy chẳng có gì cần sửa đổi, bèn soạn nhanh cái hòa âm, đàn và thu từng "track" một vào bộ nhớ của đàn; xong rồi mới làm một màn "hòa tấu" với những "voices" chủ đạo. Kế đó chuyển toàn bộ phần âm thanh từ đàn ra cái CD, đem vào máy PC mở ra nghe đi nghe lại đẻ dòng nhạc giúp dẫn dắt mình đến lời hát ! Chừng một tiếng đồng hồ sau thì hoàn tất phần lời ! Chả có gì khó khăn: Nghĩ sao thì cứ thế viết, không dùng sáo ngữ, không có vẽ vời hay "dựng chuyện" không có thực lòng mình !

Còn nhớ năm sáu năm trước đây, một hôm tôi đi ăn phở dưới vùng Bolsa ở Orange County, cách nhà tôi chừng 40 "miles" thì sau đó tôi ghé tòa báo Viễn Đông nơi anh Quang lúc ấy làm Chủ Nhiệm hay Chủ Bút gì đấy, lâu ngày tôi chẳng nhớ ! Anh ấy biếu tôi một cái CD gồm một số bài "mới" ( anh giải thích như thế )  do anh ấy hát và tự mình đệm ghi-ta ! Tôi hỏi :"Cái gì đây ? Vẫn "Du Ca" hay có gì khác ?" Trả lời :"Không ! Bây giờ coi như là "Tình Ca" rồi !" Trên đường về, tôi bỏ cái CD vào máy "CD player" nơi xe để nghe trên suốt quãng đường ! Đúng là không còn kiểu "Du Ca" ! Chỉ có điều là giọng hát vốn dĩ đã rổn rảng, oang oang như xưa kia anh vẫn quen hát "Du Ca" cho nên dù là hát "Tình Ca" thì vẫn là theo âm hưởng "Sforzando" như thường !

Thì cũng chẳng bao lâu sau, một ngày đẹp giời, gia đình tôi chuẩn bị đón tiếp "phái đoàn" bên "nhà giai" đến làm lễ dạm hỏi con gái áp út nhà tôi. Gấn trưa, "giờ lành", tôi lững thũng ra sân trước để chuẩn bị đón "phái đoàn" đang quần là áo lượt từ dãy xe đậu bên lề đường để mưng mâm quả này kia vào nhà ! Thấy Nguyễn Đức Quang từ ngoài bờ đường bước vào, tôi trố mắt hỏi :"Cậu đi đâu đây ?" Đáp : "Đi hỏi con gái cậu cho thằng cháu tôi !"  Tôi nói :"Thay đổi phong tục rồi hả ? Bố Mẹ nó kia, sao bây giờ lại có màn Chú hay Bác đi hỏi con gái nhà người ta cho cháu mình ?"
Cái kiểu chuyện trò giữa tôi với anh Quang ngày anh còn sống thì nó là như thế !

Mới chỉ có chẳng bao lâu anh ấy nhập viện do xuất huyết máu não, và ấy là sau lần nhập viện kỳ trước vì một vụ tim, thì một buổi sáng cuối tuần, hai anh em ngồi chuyện trò nhàn tản ở cái quán "Croissant doré" bên đường Bolsa ở khu "Little Saigon" tai Orange County. Trông mặt mũi diện mạo cũng như hình hài, chả có bất cứ một dấu hiệu nào dự báo là sẽ có chuyện chẳng lành về mặt sức khỏe sẽ ập đến !
Nhưng rốt cuộc thì âu đấy cũng là cái lẽ tử sinh nơi mỗi con người ! Có ai dám bảo là hôm nay mình đang yên lành, khỏe mạnh, thì rồi ngày mai đến cũng nhất thiết cứ sẽ phải là như thế ?

Anh Nguyễn Đức Quang xưa kia có bài hát "Bên kia sông". Con sông xưa nơi bài hát của anh ấy còn có một bến bờ ! Hình ảnh con sông trong bài hát "Thuyền đời xa bến" tôi viết để tiễn đưa anh là đi về chốn không cùng . Hiểu là trở về với bến bờ của "Đại Ngã" thì cũng được !

 

Nam Cali, đầu mùa Xuân 2011

      Bấm vào tên người trình bày để nghe: THUYỀN ĐỜI XA BẾN - Nhạc & lời: Thanh Trang 

                                     > Hòa tấu: Thanh Trang (California - USA)

        > Tiếng hát: Tâm Hảo (Virginia - USA)        > Tiếng hát: Vũ Trung Hiền (California - USA)

                                                    

 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 31/Mar/2011 lúc 8:58pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2011 lúc 1:16am
 
Bùi Ngọc Nga – CTKD K1
VIẾT CHO CỐ NS DU CA NGUYỄN ĐỨC QUANG
 
Thursday, March 31, 2011
 
 
***
 

Bước chân tuổi trẻ

Vĩnh biệt Du Ca Nguyễn Đức Quang

 

Tôi nhớ đã quen với Minh Thông , vợ Nguyễn Đức Quang năm học lớp Đệ Nhất trường Gia Long. Tôi ở lớp B1 Anh Văn, Thông ở B2 Pháp Văn. Chúng tôi cùng vào Gia Long năm cuối của Trung học nhưng những buổi biểu tình bãi khóa, bầu cử ban đại diện trong trường đều không thiếu vắng hai chúng tôi.

Lên Đàlạt gặp lại Minh Thông, những ngày ở trại Suối Thông tôi nghe các bạn chọc ghẹo anh Nguyễn Đức Quang với Minh Thông. Trại công tác Suối Thông tại Đàlat (cách Đà Lạt 30 km) được tổ chức bởi Chương Trình Thanh Niên Sinh Viên Công tác Hè 1965 do anh Hoàng Ngọc Tuệ đại diện. Anh Nguyễn Tường Cẫm, Tổng Ủy Viên Thanh Niên Đàlạt – Lâm Đồng của Chương trình Hè, cùng Nguyễn Khải, anh Minh đi xin tiền tài trợ từ Tòa Tỉnh, Asia Foundation, USIS, Cha Viện Trưởng, ... đễ có  thể  tổ chức hai  trại dài hạn, mỗi trại một tháng xây dựng nhà, ổn định chỗ ở cho đồng bào tỵ nạn mà nhân lực là bàn tay và sức lực của những sinh viên của Viện Đại học Đà Lạt.

Nhóm chủ lực của trại Suối Thông gồm anh Nguyễn Đức Quang, Ủy viên Công tác, và là  trại trưởng, các anh Lĩnh, Châu, Thảo, Ý... đều là những Hướng Đạo sinh tại Đàlạt, rất có kinh nghiệm đi trại công tác. Tôi và chị KhánhTuyết là hai người nữ ở trong trại suốt thời gian, lo việc ẩm thực cho tòan trại. Ban ngày các anh trại viên phụ trách công việc xây dựng nhà. Công việc rất nặng nhọc  như vác tre, vác gỗ, trộn hồ, chuyển hồ, dựng mái, lợp mái.... Tối về sau bửa cơm tất cả chúng tôi quây quần bên nhau ca hát ; trời lạnh và mưa ngồi trong nhà (nhà sàn cao cẳng), nếu không mưa chúng tôi đốt lửa ngồi ngoài trời, có khi  đến một , hai giở sáng (tuổi trẻ có khác !)  Anh Quang đàn hát liên miên, chúng tôi hát những bài ca của trẻ em, của Hướng đạo và những bài ca lịch sử (Bạch Đằng Giang, Bóng Cờ lau,......,), nhac tiền chiến. Mặc dù chỉ có hai người nữ (có khi chỉ có một mình tôi, khi chị Tuyết cần về Đàlạt lấy thêm tiền, mua thêm thức ăn) chúng tôi luôn tham dự sinh hoạt cùng các anh. Riêng tôi vì đã  là đòan sinh Gia Đình Phật tử đã tham dự rất nhiều trại sinh hoạt ở học đường, cũng như trại công tác vệ sinh, trại Cứu thương, trại Cứu hỏa với đoàn hướng đạo Đạo Cửu Long ở Saigon, nên tôi rất thông thạo, dạn dĩ khi tham dự trại công tác của sinh viên Viện Đại Học Đà Lạt. Lại nữa tôi thuộc lòng và rất mê hát những bài hát lịch sử, những bải hát thanh niên,  nhạc tiền chiến nên không bao giờ chịu bỏ cuộc những buổi hát hò tập thể này. Ngoài ra tôi có đưa cho anh Nguyễn Đức Quang mượn tuyển tập nhạc những bài dân ca Mỹ (một  IVS đã tặng tôi trước khi về Hoa Kỳ). Tôi nhớ anh Quang thường đem ra đàn và tập cho chúng tôi hát. Tôi có đòi anh Quang quyển tập nhạc này, nhưng lần nào anh cũng quên trả và tôi cũng quên đòi luôn. Có điều chắc chắn là tập nhạc này có giá trị và hữu ích cho anh Nguyễn Đức Quang hơn là ở trong tay tôi.

 

Điều đáng nói về trại công tác là chúng tôi sống cả tháng trời trong làng Thượng, không hề về lại Đàlạt; sống trong tiện nghi tối thiểu, thức ăn, nước uống rất hạn chế, chẻ củi , lặt rau, nhóm lửa (viết đến đây tôi nhớ anh Nghiêm Hữu Ý, đã mất khi vượt biên, chổng mông thổi lữa phù phù)...làm việc rất nặng, thời tiết vừa lạnh, vừa mưa, đất bùn, đất đỏ, trơn trợt... nhưng tôi không hề nghe một lời than vãn, gây gổ hay cãi vã nhau. Nam nữ sống chung trong căn nhà sàn không hề có những sàm sỡ hay bậy bạ, có trêu ghẹo nhau nhưng không bao giờ quá lời, rất vui vẻ và thân ái với nhau trong tình anh em một nhà.

Kết thúc những ngày trại anh em chúng tôi mỗi người có một tên mới : K’Quang, K’Lĩnh, K’Châu, K’Tuyết, K’Ý, K’Nga... (theo cách thức đặt tên của một làng Thượng, K là họ của một giòng tộc, sinh sống rải rác tại Đà Lạt, Pleiku...)

 

Trại Suối Thông là một trong những trại thành công của Chương trình Thanh Niên Sinh Viên Công tác Hè 1965, công đầu của anh Nguyễn Đức Quang và có thể nói chính nơi đây cũng là cái nôi sản xuất ban Trầm Ca và sau này là Nhóm Du Ca do anh Quang làm trưởng xưởng, họp cùng nhóm các anh trại sinh của trại Suối Thông dựng nên.

 

Năm 1972,  tại Sàigon nhóm Du Ca của Nguyễn Đức Quang cùng với anh Hoàng Ngọc Tuệ  có  dự tính chương trình phát động phong trào Du Ca rầm rộ hơn để đáp ứng nhu cầu của thế hệ thanh niên, sinh viên nơi học đường cũng như ngoài xã hội. Việc đầu tiên là in ấn và phổ biến rộng rãi những sáng tác của Nguyễn Đức Quang và ban Trầm Ca, cùng những bài nhạc thanh niên , tuổi trẻ, dân ca của các quốc gia khác ca ngợi tự do, nhân quyền khi giới thanh niên, sinh viên Việt nam chúng tôi có dịp tham dự những trại hội nghị, công tác quốc tế. Anh Ngô Mạnh Thu và tôi  được giao phó làm Thủ quỹ của Phong trào.

 

Tiếc thay năm 1975 tan hàng, chúng ta đã  tan tác mỗi người một nơi, một chốn. Nhưng không ai có  thể  phủ nhận rằng thế hệ chúng ta đã được hun đúc từ một môi trường tự do, nhân bản đạo đức từ tiểu học, trung học cho đến đại học, trong gia đình, cũng như ngoài xã hội. Chúng ta, một lớp người sống có lý tưởng, một thế hệ mà khát vọng  tràn trề  sẵn sàng ‘đứng lên đáp lời sông núi’ qua những ca khúc của Trầm Ca , của Du Ca vừa hùng hồn, vừa mời gọi, để xây dựng, để góp lời, cho quê hương , cho dân tộc....

 

Năm 1980, anh Nguyễn Đức Quang có ghé thăm chúng tôi tại Portland; nói chuyện về làm báo và Du Ca....

Năm 1996, chồng trước của tôi, anh Dương Mạnh Hùng mất. Anh Lê Đình Điểu an ủi: Trần Đại Lộc và Dương Mạnh Hùng đi trước là để tìm đất trại, tổ chức trại, chúng ta sẽ cùng tham dự một trại thật lớn.

 

Lê Đình Điểu đã đi, Đỗ Ngọc Yến đã đến nơi, nay Nguyễn Đức Quang lên đường.... vẫn là để nhận công tác làm Trại trưởng (chăng ?), một công việc mà Nguyễn Đức Quang đã từng vác ngà voi rất nhiều lần ở cõi Ta Bà...

 

Tiễn Anh Nguyễn Đức Quang lên đường  ... anh đi, anh Quang nhé, ‘đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang’..... nơi đến MIỀN CỰC LẠC MIÊN VIỄN.

 

Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật

 

K’NGA

Bùi Ngọc Nga – CTKD K1

San Jose, mưa bão tháng ba, 2011

 



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/Apr/2011 lúc 1:18am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2011 lúc 2:04pm
 
 

Lá Thư Hàng Tháng

 

Bên Kia Sông

 

Lê Đình Thông

(trích Diễn Đàn Thụ Nhân, tháng 4/2011)

 

Thư của anh Võ Thành Xuân trên TN1+2 nhắc nhở ‘‘ACE đến đúng giờ để chúng ta cùng viếng Quang và  đồng ca tiễn bạn’’. Chúng ta là thế hệ Nguyễn Đức Quang : từ tuổi đời, thăng trầm thế sự, đến nghiệp du ca. Có phải mỗi chúng ta là một nốt nhạc du ca trường đời. Có khác chăng là nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang vừa hát xong chung khúc, giờ này ngạo nghễ gác cây đàn guitare, trầm ngâm nghe ta hát : Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người ; Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam. Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian. Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên. Tuy là hùng ca mà nghe trong tiếng hát có lời nghẹn ngào tiễn bạn.  

Chúng tôi ở tận bên này Thái Bình Dương, ở bên kia Đại Tây Dương không thể đến đúng giờ để đồng ca tiễn bạn. Ngăn cách không gian khiến chúng tôi nghẹn ngào. Các bạn ở gần bên tiễn bạn bằng hành khúc Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ. Anh Quang là nhạc sĩ. Tiễn biệt anh không gì bằng cung đàn tiếng hát, kết lại thành vòng hoa tiễn biệt. Trong tâm tưởng, chúng tôi sẽ hát cho anh nghe ca khúc ‘‘Bên Kia Sông’’, vì chúng tôi ở bên kia Đại Tây Dương. Xa xôi quá phải không Quang ?

 

Vậy mà mấy tháng trước, anh Nguyễn Đức Quang lặn lội sang Paris hát du ca. Lời ca anh mạnh khỏe làm tan biến sương mù mùa thu, giăng mắc tâm hồn. Tiếng hát anh trầm ấm lắng đọng trong tâm can mỗi người.

 

Chúng tôi làm sao quên được ‘‘Bên Kia Sông’’, lời thơ trữ tình, nhạc khúc dịu dàng : ‘‘Này người yêu, người yêu anh ơi! Bên kia sông là ánh mặt trời. Này người yêu, người yêu anh hỡi! Bên kia đồi, cỏ hoa đan lối. Bên kia núi, núi cao chập chùng. Bên kia suối, suối reo lạnh lùng. Là bài thơ, toàn chữ hư vô’’. Có phải là anh đã mượn hoa, mượn nắng làm chất liệu vẽ nên chân dung người yêu. Vậy mà mấy câu cuối đã là non, là suối, là lạnh lùng hư vô.

 

Ta lắng nghe lời tự tình của người nghệ sĩ : ‘‘Này người yêu anh ơi! Cho anh nồng ấm cuộc đời. Hoa thơm có ánh mặt trời. Như núi mừng vì mây đến rồi’’. Tuy vẫn là hoa, là mây là núi, nhưng còn có nắng ấm.

 

Chúng tôi tiễn bạn bằng ‘‘Bên Kia Sông’’ với lời kinh bát nhã : '" Yết-đế, yết-đế , Ba-la yết-đế . Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha " : Tâm kinh Hán-Việt chuyển ngữ từ chữ Phạn : Gate gate Pàragate Pàrasamgate Bodhi svàhà (Vượt qua, vượt qua. Vượt qua bờ bên kia. Vượt qua hoàn toàn. Tuệ giác Thành tựu).

 

Đời người là những dòng sông. Sông núi ngăn cách không gian thì nhiều nhưng sông dài yết đế chỉ là một. Dòng sông yết đế có bờ đâu mà âm dương cách biệt, có nước đâu mà chan hòa nước mắt, tuy lặng thinh mà  tung niệm trầm buồn.

 

Anh Nguyễn Đức Quang ơi, có phải là anh đã hát : Bên kia suối, suối reo lạnh lùng. Là bài thơ, toàn chữ hư vô. Bên kia sông nay hóa thân thành tâm kinh yết đế. Anh đã vượt qua bến bờ tuệ giác. Bên này sông chỉ là mịt mờ ngấn lệ. Xin anh lắng nghe tâm kinh tụng niệm : Gate gate Pàragate Pàrasamgate Bodhi svàhà.

 

Lê Đình Thông ( TN- Pháp )

 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/Apr/2011 lúc 6:28pm
mk
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2011 lúc 10:51pm
.
 
 
  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Download Acrobat Reader để xem Bản Nhạc       Du Ca Việt Nam  
  Mục Lục  Ca Khúc Tiêu Biểu   Video Nghe
nhạc
Nốt
nhạc
 Tác Giả Tiếng Hát
  Anh Em Tôi Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Bài Ca Hải Tặc   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Bầu Trời Quê hương Ta   Nguyễn Ðức Quang Nguyễn Ðức Quang
  Bên Kia Sông   Nguyễn Đức Quang Quỳnh Trâm
  Bên Kia Sông Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Bọn Lái Buôn ở Khắp Nơi   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Cần Nhau   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Cấy Lúa   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Chỉ Tại Anh   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Chiều Qua Tuy Hòa   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Cho Ðồng Bào Tôi   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Chú Nó Không Biết   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Chúc Ngủ   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Chuyện Buồn Bé Năm   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Chuyện Con Gái   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Chuyện Quê Ta   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Có Những Khi Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Cùng Hát Xóa Niềm Ðau   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Cuộc Săn Người Vĩ Ðại   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Dưới Ánh Mặt Trời   Nguyễn Đức Quang Hợp ca
  Ðầu Bếp Kỳ Tài   Nguyễn Ðức Quang Ðơn Ca Nam
  Đoàn Ta Ra Ði   Nguyễn Đức Quang Hợp ca
  Ðứa Bé Lang Thang   Nguyễn Đức Quang  
  Đứng Bên Tôi     Nguyễn Đức Quang  
  Ðuốc Hồng Tuổi Trẻ   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Ðường Việt Nam   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Giấc Ngủ Của Mẹ   Nguyễn Đức Quang  
  Gươm Thiêng Hào Kiệt   Nguyễn Đức Quang  
  Hát Trên Ðường     NÐQuang-NHNghiã-HNTuệ  
  Hãy Nheo Bớt Một Mắt   Nguyễn Đức Quang  
  Hoàng Hôn Của Một Lớp Người   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Hy Vọng Ðã Vươn Lên   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Im Lặng Là Ðồng Lõa   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Khôn Hồn Có Cánh Thì Bay   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Không Phải Là Lúc   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Làm Nhà   Nguyễn Đức Quang  
  Lìa Nhau          Nguyễn Đức Quang Khánh Ly-Elvis Phương
  Lìa Nhau          Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc     Nguyễn Đức Quang  
  Một Lần Thôi Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Một Giấc Chiêm Bao     Nguyễn Đức Quang  
  Mùa Thu Lại Ði Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Nào Ai   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Ngồi Quanh Ðây Cùng Hát   Nguyễn Đức Quang Hợp ca
  Người Anh Vĩnh Bình      Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Người Ðã Giúp Ta     Nguyễn Đức Quang  
  Người Ði Trong Mưa Gió   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Người Gắn Lên Tôi     Nguyễn Đức Quang  
  Người Yêu Tôi Bệnh   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Như Mây Trên Cao        Nguyễn Đức Quang Elvis Phương
  Những Bàn Tay     Nguyễn Đức Quang  
  Những Nhát Cuốc     Nguyễn Đức Quang  
  Nhìn Ánh Lửa Tàn     Nguyễn Đức Quang  
  Nỗi Buồn Nhược Tiểu   Nguyễn Đức Quang Ðơn ca Nam
  Ôi Ðời Ðẹp     Nguyễn Đức Quang  
  Phòng Thí Nghiệm Công Cộng     Nguyễn Ðức Quang  
  Quân Ðoàn Thức Tỉnh   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Ruồi Và Kên Kên   Nguyễn Đức Quang Ðơn ca Nam
  Sóng Việt     Nguyễn Đức Quang  
  Thánh Ðịa Xa Xôi     Nguyễn Đức Quang  
  Thiên Thu     Nguyễn Đức Quang  
  Tiếng Hát Tự Do   Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Tìm Về Công Trường     Nguyễn Đức Quang  
  Tình Tôi, Con Dốc Nhỏ                                  

 

Nguyễn Đức Quang Nguyễn Đức Quang
  Tôi Chờ Ðiều Ấy  

...



Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 01/Apr/2011 lúc 10:59pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2011 lúc 2:01pm
Xin chọn nước Việt làm Quê Hương dẫu cho khó thương
Tác Giả: Đoàn Thanh Liêm   
Thứ Bảy, 02 Tháng 4 Năm 2011 08:47

Xin chọn nơi này làm quê hương dẫu đang chiến tranh ... Xin chọn nơi này làm quê hương dẫu chưa thanh bình ...

(Để tưởng nhớ Nguyễn Đức Quang và Nguyễn Ngọc Thạch)

Chẳng một ai mà có thể chọn được nơi mình sinh trưởng trong một gia đình nào, dòng họ nào cả. Cũng như chẳng ai lại có thể chọn lựa được dân tộc hay đất nước theo như sở thích cuả riêng mình. Vì đó là cái định mệnh Tạo hoá đã an bài xếp đặt riêng cho mỗi người. Cho nên con người sinh ra tại thế gian này, thì phải biết thích nghi với hoàn cảnh cuả thân phận mỗi cá nhân mà thôi.

Vì thế dân gian ta mới có câu nói: “Con không chê cha khó, chó không chê chủ nghèo”. Tức là không ai lại đi chê bai cái hoàn cảnh nghèo khó cuả gia đình cha mẹ mình cả. Và phải chấp nhận cái phần số Ông Trời đã đặt để cho mính, để mà an tâm vui sống theo câu nói “ May nhờ, rủi chịu”, chứ không cứ than thân trách phận, rồi đâm ra bất mãn, bực dọc buồn phiền, để mà chẳng thay đổi được điều chi hết trong cuộc sống cuả riêng bản thân mình.

Vào những năm 1965-66 trở đi đến 1975, giới thanh thiếu niên ở miền Nam Việt Nam, mỗi khi tụ họp sinh hoạt chung với nhau, thì hay hát những bài ca tập thể rất là vui tươi, phấn khởi với khí thế bừng bừng tình yêu thương đất nước, yêu mến con người. Mặc dù lúc đó thì cuộc chiến tranh mỗi ngày một leo thang tàn khốc. Những bài hát cuả các bạn trẻ trong phong trào Du ca sáng tác, thì được phổ biến khá rộng rãi và được giới học sinh sinh viên rất ưa chuộng. Điển hình như bài hát sau đây cuả nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, con chim đầu đàn cuả Du ca biên sọan từ năm 1966:

Xin chọn nơi này làm Quê Hương.

 
 
Điệp khúc: Xin chọn nơi này làm quê hương/ dẫu cho khó thương.
Ta cùng lo chạy từng lưng cơm/ áo che thân tàn.
Khi mùa mưa về cùng lem nhem/ bước trên ngõ trơn
Khi dịch lan tràn cùng lo âu/ trắng đôi mắt đen …

(Toàn bộ bài ca sẽ được ghi nơi Phần Phụ lục kèm theo bài viết này)

Bài hát này Nguyễn Đức Quang phổ nhạc từ một bài thơ của Nguyễn Ngọc Thạch, hồi đó là giáo sư dậy môn Pháp văn ở Quận 8 Sài Gòn. Lúc đó cả hai người cũng chỉ vào tuổi ngòai đôi mươi, mới xuất thân từ trường Đại học Đàlat. Quang vừa sọan nhạc, vừa đệm guitare và hát rất say sưa, lôi cuốn các bạn cùng hát theo, tạo ra được một hào khí của cả một tập thể đông đảo thanh niên vừa vỗ tay rôm rả, vừa nhiệt tình hưởng ứng ca hát theo. Nhiều khi các bạn trẻ này còn tổ chức những buổi sinh hoạt “Đêm không ngủ” để hội thảo, giàn trải tấm lòng, trao đổi tâm sự với nhau v.v…; thì rất cần đến những bài ca để làm “thức tỉnh”, “lên giây thiều” giúp anh chị em vào lúc đêm khuya miệt mài đến độ mệt mỏi, rã rời gân cốt như thế.

Vào năm 1969, Quang được mời sang Âu châu để trình diễn các ca khúc của mình. Tại xứ người, Quang phải sửa đổi ca từ lại cho phù hợp, nên câu hát đã thành ra như sau:

Xin chọn nước Việt làm Quê Hương/ dẫu cho khó thương…

Và đó cũng là đề tựa cho bài viết này vì được dành cho bà con hiện đang sinh sống ở hải ngọai, chứ không còn ở trong nước nữa. Nói thẳng ra, thì quả thật là tại đất nước Việt Nam chúng ta từ mấy chục năm qua, hết chiến tranh với hận thù chém giết lẫn nhau, rồi lại đến nạn độc tài chuyên chế, đàn áp, bóc lột người dân thấp cổ bé miệng, đến nỗi quốc gia dân tộc mỗi ngày thêm tiều tuỵ, điêu đứng, bần cùng mãi đi mà thôi. Vì người cộng sản đã du nhập cái chủ thuyết ngoại lai từ mãi bên Liên Xô, Trung quốc vào trong nước, khơi động sự căm thù giai cấp, xử dụng bạo lực để trấn áp không khoan nhượng, không thương tiếc đối với mọi thành phần không chịu riu ríu tuân theo mệnh lệnh khắt khe cuả họ, cho nên họ đã làm tê liệt mọi ý chí, mọi sáng kiến muốn cầu tiến cuả giới sĩ phu quân tử, mà từ xưa vẫn là rường cột, là nguyên khí cuả quốc gia.

Điều tệ hại nhất mà người cộng sản đã gây ra cho dân tộc là họ đã phá đổ, triệt hạ cái nền nếp nhân nghiã, thuận hoà vốn đã ăn rễ sâu trong truyền thống văn hoá ngàn đời cuả cha ông ta đã dày công vun đắp, thì quả là “khó thương” lắm vậy đó! Đến ngay những người đã sống lâu năm tại Hà Nội dưới chế độ cộng sản, mà đã phải tuyệt vọng, bó tay, không còn tha thiết gì nữa đối với chuyện cuả tập thể đất nước, và đã phải thốt ra câu nói hoàn toàn bi quan yếm thế: “Mặc kệ nó”!! Họ còn bông đùa: “Đó là chủ nghiã Mackeno”, cứ để mặc cho cộng sản chúng nó muốn làm gì thì làm. Còn chúng ông thì phủi tay, mặc kệ nó, muốn ra sao thì sao! Phải giận dỗi lắm, chán chường lắm đối với thời thế nhiễu nhương tàn tệ như vậy, mà bản thân mình lại bất lực, không làm sao lại có thể góp phần vào việc “xoay chuyển lại cơ đồ non nước mình”, thì mới có cái thái độ “buông xuôi, hờn dỗi” đến như thế được.

Nhưng mà, dẫu quê hương có tệ hại đến thế, có “khó thương” đến mấy đi nữa, thì chúng ta, những người đã phải bỏ nước ra đi để làm người tỵ nạn chính trị, cũng không bao giờ lại chối bỏ cái đất nước vốn là cuả cha ông mình để lại. Và nhất là không bao giờ bỏ được bà con ruột thịt thân thương máu mủ với mình nữa. Trong số trên 3 triệu người Việt hiện sinh sống ở hải ngoại, thì phần đông đều đã có quốc tịch cuả quốc gia mình định cư, và coi đó là “Quê hương thứ hai” cuả mình. Như vậy, thì họ vẫn nhận nước Việt Nam làm quê hương nguyên thủy cuả mình, chứ không hề bao giờ lại từ bỏ nguồn gốc, cơ sở văn hóa tinh thần linh thiêng đó.

Trước đây, người viết bài này đã có dịp trình bày lập trường cuả mình với bài: “Phải giữ vững căn cước Tỵ nạn chính trị”, thì nay lại xin được ghi rõ thêm là: “Dù chúng ta đã có một quốc tịch mới cuả quốc gia đang cưu mang người tỵ nạn chính trị, thì chúng ta vẫn tự coi mình còn gắn bó, còn liên hệ thân thiết với quê hương Việt Nam là nơi “chôn nhau cắt rốn cuả mình”, mà cũng là nơi “cất giữ mồ mả ông bà tổ tiên cuả mình”. Và không một áp lực nào, một thứ cường quyền nào mà lại có thể “xoá bỏ cái hình ảnh linh thiêng cuả quê hương đất nước Việt Nam trong trái tim chúng ta được”. Đất nước, quê hương là tài sản chung cuả tất cả con dân Việt Nam, chứ không phải cuả riêng một ai, hay cuả một phe nhóm nào, dù họ có thần thế, có quyền lực, có thủ đoạn mưu mô đến mấy đi nữa, thì họ cũng không thể chiếm đoạt đất nước để làm cuả riêng cho phe nhóm, băng đảng cuả họ được.

Vì nước Việt Nam cũng là quê hương cuả mình, nên chúng ta đều có quyền, và có cả bổn phận là phải góp phần chăm sóc, xây đắp cho đất nước cuả mình, dân tộc cuả mình mỗi ngày thêm tốt đẹp, phồn vinh hơn, nhân ái thuận hoà hơn mãi lên. Chúng ta không hề tranh giành quyền cai trị đất nước, để mà nắm giữ chức vụ này, điạ vị nọ. Chúng ta cũng không chủ trương dùng bạo lực để lật đổ chính quyền hiện đang ở trong tay người cộng sản. Nhưng mà chúng ta kiên quyết, kiên trì hỗ trợ cho công cuộc tranh đấu nhằm đòi hỏi công bằng xã hội cuả đông đảo bà con, mà hiện đang là nạn nhân khốn khổ cuả chính quyền độc đoán, tàn bạo cuả đảng cộng sản đã cướp đất, cướp nhà cửa, ruộng vườn cuả hàng triệu nông dân vô tội. Chúng ta cũng tích cực yểm trợ những chiến sĩ đang tranh đấu cho Dân chủ, Tự do và Nhân quyền cuả nhân dân Việt Nam. Và chúng ta cực lực tố cáo trước công luận quốc tế những sự đàn áp, bắt giam và quấy nhiễu những công dân tranh đấu ôn hoà, bất bạo động cho nhân phẩm và nhân quyền cuả đồng bào ruột thịt thân yêu chúng ta.

Vì được sinh sống trong các quốc gia có nền dân chủ vững mạnh với nhân phẩm và nhân quyền được bảo đảm tôn trọng, nên chúng ta đều mong muốn cho bà con trên quê hương mình cũng được vui sống, được an tâm thoải mái với một chế độ thông thoáng, cởi mở và tận lực phục vụ đối với cộng đồng xã hội. Trong việc xây dựng đất nước cụ thể và thiết thực như thế, bà con ở trong nước phải đóng vai trò chủ động, chính yếu. Đó là vì ích lợi cuả chính bản thân bà con ở quốc nội mà thôi.

Chứ người ở bên ngoài nước như chúng ta, thì chỉ có thể đóng vai phụ giúp hỗ trợ mà thôi. Điều này phải khẳng định dứt khoát, chứ không có gì mà phải úp úp mở mở, vòng vo Tam quốc gì nữa.

Tóm tắt lại, người Việt nam hiện sinh sống ở hải ngoại vẫn xác định rằng: “ Nước Việt Nam là quê hương bản quán cuả mình”. Và mặc dầu quê hương đất nước đó thật là tiêu điều, hiu hắt do sự chuyên chế, áp bức tàn bạo cuả đảng cộng sản gây ra từ bao lâu nay, thì chúng ta vẫn một mực gắn bó sắt son với bà con ruột thịt, máu mủ thân thương cuả mình. Và từ đó mà hết lòng, hết sức góp phần hỗ trợ cho” công cuộc đòi lại quyền làm chủ vận mệnh cuả quần chúng nhân dân trong việc mưu cầu hạnh phúc cho từng thành viên và cho tập thể cộng đồng xã hội “.

Nhân dịp này, người viết cũng xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ biết ơn và tưởng nhớ đối với nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang vừa mới ra đi tại California, và nhà thơ Nguyễn Ngọc Thạch đã ra đi tại Sài Gòn vào giữa năm 2010, vì những đóng góp rất quý báu cho sự hun đúc tinh thần yêu nước, yêu thương dân tộc nơi tâm hồn cuả các bạn trẻ Việt nam từ mấy chục năm qua, bằng những bài thơ, bài ca nồng cháy ngọn lửa yêu thương như bài ca bất hủ này:

“Xin chọn nơi này làm Quê hương/dẫu cho khó thương” .

Đoàn Thanh Liêm

Phụ lục:

Xin Chọn  Nơi  Này Làm Quê Hương.

Thơ: Nguyễn Ngọc Thạch (1940-2010)

Nhạc: Nguyễn Đức Quang  (1944-2011)

Sài Gòn  1966.

1/ Ta còn những người ngồi quanh đây/trán in vết nhăn

Đêm nằm nghe lòng quặn sôi lên/giữa cơn mộng lành

Ôi vì thâm tình cùng con dân/giữa khi chiến tranh

Ôi cùng đau lòng cùng hoang mang/giữa khi khó khăn.

Điệp khúc: Xin chọn nơi này làm quê hương/dẫu cho khó thương

Ta cùng lo chạy từng lưng cơm/áo che thân tàn

Khi muà mưa về cùng lem nhem/bước trên ngõ trơn

Khi dịch lan tràn cùng lo âu/trắng đôi mắt đen.

2/ Ta còn kiêu hùng vì đi xa/vẫn chưa thấy xa

Trên đường muôn vàn gặp nhau luôn/lúc vui lúc buồn

Nhưng lòng tuôn trào đày đam mê/muốn thêm bước nhanh

Như vừa lên đường còn hơi sương/vướng theo gót chân.

(Vào Điệp khúc)

3/ Ta còn những người thật yêu nhau/biết bao thiết tha

Chưa gặp bao giờ mà đã quá/uống máu ăn thề

Giam mình trong lòng thành đô kia/sống nơi ấp quê

Nhưng tình cao vời đòi yêu thương/khắp luôn thế gian.

(Vào Điệp khúc)

Đoạn kết: Xin chọn nơi này làm quê hương/dẫu đang chiến tranh

Xin chọn nơi này làm quê hương/dẫu chưa thanh bình

Xin chọn nơi này làm quê hương/dẫu đang khó khăn.

Xin chọn nơi này làm quê hương/dẫu chưa ấm êm./

 



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 02/Apr/2011 lúc 2:06pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2011 lúc 10:35am
 

Nguyễn Đức Quang Tinh thần Nguyễn Đức Quang và “Việt Nam, Quê Hương Ngạo Nghễ”

Nhân sinh tự cổ, thuỳ vô tử ?

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh

Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Thị Ngọc Dung

www.khoahoc.net

 

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã thực sự ra đi, vĩnh viễn...Đã có biết bao nhiêu bài ca ngơị của những người quen, bạn bè thân thiết, những người từng có dịp tiếp xúc, sinh hoạt hoặc hâm mộ tài năng của ông. Ngay sau khi bệnh viện đã bó tay và ông “chính thức” ra đi, thì hàng ngày có những lời tâm huyết, giãi bày, những bài ca ngợi vô cùng chân thành và cho thấy tất cả tâm huyết dành cho “một người vừa nằm xuống”.

Riêng tôi, không được biết gì nhiều về người nhạc sĩ tài hoa và đặc biệt này, nhưng vô cùng cảm xúc và cảm thấy tiếc, như mọi người, là từ nay không còn được nghe ông đàn ca nữa...Dù chỉ là một người không quen, nhưng được biết về những bài ca của ông, tôi cũng xin được chia xẻ một vài cảm nghĩ để ngậm ngùi nuối tiếc một nhạc sĩ tài hoa, giàu cảm xúc nhưng không uỷ mị, với những bản nhạc đầy khí thế còn sống mãi trong lòng mọi người...

Tôi đặc biệt lưu ý đến nguời nhạc sĩ từng phát động phong trào du ca này vào giữa thập niên 1960. Vào khoảng cuối năm 1967, trong một dịp ông đi trình diễn, rất ngắn ngủi, tại Huế, nhân ra mắt phong trào Du ca . Khi ấy ông vừa đàn vừa hát những bài Du ca bên cạnh Phạm Duy với những bản Tâm Ca, tổ chức tại trường Đaị học Văn Khoa Huế. Lúc ấy ông đứng trên bục, mặc quần áo bà ba đen, người dong dỏng cao và nuớc da ngăm ngăm. Đúng là một con người tráng kiện, về tinh thần lẫn thể chất.

 

Ông đã trình bày những bài du ca khá đặc biệt và đầy sức sống: Tác giả của những bài ca này cũng không giống như những nghệ sĩ khác. Nguyễn Đức Quang đặc biệt ở dáng điệu quắc thước và rất "ngạo nghễ"-  ngạo nghễ một cách tự nhiên - khi trình diễn. Những ca khúc của ông là những bài ca rất có hồn ... Chỉ thế thôi mà chúng tôi nhớ mãi, từ phong thái trình diễn giản dị, kèm theo một vẻ mặt cương nghị, đến những bài ca đầy sức sống, ông đã tạo một khí thế sôi nổi trong lòng sinh viên thời ấy. Chỉ thế thôi, tôi tự biết là đối với nhạc Nguyễn Đức Quang tôi không có "duyên" để được có cơ hội ngâm nga nhiều; nhưng thật sự những bài ca của ông, với nội dung sâu sắc, lời lẽ đầy sắc bén, lại đươc trình bày một cách tự nhiên  không màu mè kiểu cách, đã khiến cho người ta nhớ mãi ...Một trong những bản phổ biến một thời cho đến bây giờ và chắc  chắn sẽ còn "sống" mãi là bài "Việt Nam, Quê Hương Ngạo Nghễ".

Thật vậy, Việt Nam, Quê Hương Ngạo Nghễ” đã đi sâu vào lòng người bằng tấm lòng yêu nước bừng sôi trong huyết quản của người nhạc sĩ tài hoa. Nguyễn Đức Quang không cần phải xông pha giữa trận tiền, nhưng lời ca hùng mạnh đã nói lên một cách dõng dạc, lòng tự tin và ý chí cương quyết vươn lên trước mọi nghịch cảnh và thử thách. Bài ca như là một lời hiệu triệu có một tác dụng cao đối với giới trẻ. Tinh thần không chùn bước truớc mọi gian nan, với một phong thái ngang tàng, bằng “chỉ một trận cười vang vang”. Nụ cười trên môi, dù có héo hắt vì cảnh lầm than, con người Việt Nam vẫn tiến tới, với “đôi mắt rực sáng” và vẻ “mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm”- chắc chắn là "nhìn về xa xăm" với tấm lòng yêu nước, và cứu nước-. Từng lời lẽ, từng nhip điệu của bài ca đã tỏa ra một ý chí sắt đá của “lòng hờn sôi”, của sự cương quyết dấn thân, dù “trong cơn đau nhức” hay lúc ở “trên bàn chông”. Dòng máu nóng bừng lên trong huyết quản, cùng với truyền thống bất khuất của cha ông, con người vẫn cứ hiên ngang, ngạo nghễ cười “dưới ánh mặt trời” dù có bị rỉ máu vì vết thương. Thật là oai hùng. Thật là dũng cảm. Một tinh thần như thế xuất phát từ tấm lòng của những con người Việt nam bất khuất, can trường, dù đã quen chịu đựng lâu rồi. Lời ca vang dội cùng với điệu nhạc trầm hùng cho thấy tất cả cái hào khí đấu tranh của tuổi trẻ. Dù hoàn cảnh có hiểm nguy, vẫn đoàn kết, muôn người như một, thì không trở ngại nào làm chùn chân, không nguy hiểm nào làm ngăn chặn được ý chí "quyết tiến ...ta giống dân Lạc Hồng, Liều thân sống tranh đấu giữ gìn non sông" của người Việt Nam. Tấm lòng yêu nước ấy chính đã được tôi luyện trọng cả một chiều dài khói lửa của lịch sử dân tộc, khiến con người càng trở nên can trường, dù có bị xích xiềng, cùm gông cũng vẫn không nhụt chí, vẫn hiên ngang và dũng cảm. Lời khuyên cao quý nhất là vẫn phảitiếp tục làm người”,  phải là làm người dân Việt Nam, dũng cảm và ngang tàng thì mới "huy hoàng". Dù có bị gục ngã vẫn phải “ngoi dậy hùng cường đi lên'...

Dư âm của bài "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" còn văng vẳng bên tai tôi, khó phai nhạt. Nếu ở Việt Nam, ở vào thời buổi mà những người thanh niên sôi sục lý tưởng yêu quê hương, mang đầy nhiệt huyết muốn làm một cái gì cho đất nước của mấy chục năm trước thì ngày nay tinh thần ấy vẫn còn đầy ắp. Việt Nam quê hương vẫn còn đó, thử thách vẫn còn nhiều. Những vấn nạn về môi trường, những tệ nạn về xã hội, những suy đồi về đạo đức, cùng với hiểm hoạ xâm lược, những thiên tai, nghèo đói v.v... vẫn thường xuyên xảy ra...Thêm vào đó là cả một nỗi phập phồng khi tiếng nói thẳng thắn không đuợc cất lên, bày tỏ, biểu lộ v.v... thì những bài ca mang đầy khí thế của Nguyễn Đức Quang là một đáp ứng rất thiết thực cho một đất nước đã trải qua lắm nỗi tang thương đang cần một cuộc tái xây dựng, như đất nước Việt Nam. Nhạc của ông cho ta thấy rõ là một con người lý tưởng, yêu quê hương, đất nước. Nhạc sĩ trân trọng những giá trị của văn hoá mình, từ gia đình (Về với Mẹ Cha) đến cộng đồng (sinh hoạt Hướng đạo) và rộng lớn hơn, là tấm lòng đối với dân tộc. Nhạc Nguyễn Đức Quang, có thể nói, mang một sắc thái đặc biệt: lạc quan, vững mạnh, cương quyết, nói chung là rất có khí thế.... đã, đang và sẽ sống mãi trong lòng mọi người, và chẳng “có bao giờ tàn” với thời gian.

Nếu bảo rằng Nghệ Thụật vị Nhân Sinh thì quả thật nhạc của Nguyễn Đức Quang là một ví dụ hùng hồn cho một tinh thần Việt Nam, nói chung và tinh thần Nguyễn Đức Quang, nói riêng.

 

Nói về Nguyễn Đức Quang và nhạc của ông thì chắc chắn còn nhiều điều để chia xẻ, và phải để dành cho những nhà chuyên môn...Chúng tôi được biết, trong một dịp họp mặt mới đây tại Nam Cali để bầu ban Tổ chức cho kỳ Hội Ngộ năm 2012 của hai trường Trung Học Buì thị Xuân và Trần Hưng Đạo Đà Lạt, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang cũng đến tham dự. Trong dịp này ông đã hát một lúc gần hai chục bài. Bạn bè tại Nam Cali, đã "đặt Quang đã nhận lời. Bởi ông cũng vốn là một cựu học sinh Trần Hưng Đạo Đà Lạt. Nhưng tiếc rằng trời chẳng chịu chiều lòng người, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã ra đi, và đi thật xa, để lại trong lòng bạn bè cũ những ngậm ngùi, tiếc nhớ.cọc" ông hát vào dịp Hội Ngộ năm tới; và dự định sẽ chỉ thuần tuý "Nhạc Nguyễn Đức Quang" mà thôi. Và Nguyễn Đức

Đến đây, xin mời quý vị đi vào thưởng thức “lời lời châu ngọc” trong „Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”, với những lời lẽ hàm chứa một sức sống mãnh liệt, đầy khí phách của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, một nghệ sĩ có lý tưởng, tha thiết với đất nước. Người nghệ sĩ ấy, dù thành hay bại, dù được hay thua, vẫn hiên ngang, vẫn “ngạo nghễ” sống, và sống mãi ...

 

Xin bấm vào link dưới đây để nghe bản nhạc:

1. Đồng ca:  http://www.youtube.com/watch?v=xj-u7PbIhkg

Viet Nam Quê Huong Ngao Nghe_Nguyen Duc Quang

 

2. Nguyễn Đức Quang hát: http://www.youtube.com/watch?v=K9L_05ctYQg-

 

Nghe như vậy đủ thấy nhạc Nguyễn Đức Quang thật là trầm hùng. Giọng ca của ông thanh thoát và độc đáo. Lời ông cất cao lên có thể ví như "tiếng khoan như gió thoảng ngoài, tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa"(Kiều). Âm điệu dồn dập như gió thét, sóng gào. Nhạc Nguyễn Đức Quang mang một sắc thái riêng, đặc biệt đã đem đến cho tâm hồn người một sức trỗi dậy mãnh liệt. Vì thế, nhạc của ông quả là có một chỗ đứng riêng trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Dù rằng Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã ra ngườì thiên cổ, nhưng tiếng hát của ông vẫn còn vang vọng đâu đây... như nhắc nhở ta, trước mọi thử thách không nao núng mà vẫn dấn bước trên con đường chông gai trước mặt.

 

 Ngọc Dung- Vancouver, April 2011

Cảm khái, nhân dịp Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang vừa tạ thế



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 18/May/2011 lúc 9:29pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/May/2011 lúc 9:21pm
 
 

 Nguyễn- Đức- Quang   

HÁT GIÃ-TỪ    ĐÀ-LẠT
 

(Đêm mùng 6 Tết Canh Dần , 2010 , Nguyễn-Đức-Quang hát  tại 33  Pham-Ngọc-Thạch Dalat )                    

                                                                                                 

                                                                        

Bây giờ thì tấm thân xác mang tên chàng nhạc sĩ tài hoa của xứ sở sương mù không còn nữa. Cái thân xác ấy” nó đã đến từ đâu? Nay nó đi về đâu? Trong lòng tôi - quờ quạng tay vào hư không chẳng thấy cái xác thân ấy- mà mình thì thấy như “sờ sờ” ra đó, vẫn như còn nóng hổi, vẫn như còn nụ cười ngạo nghễ của người bạn thân thương Nguyễn Đức Quang ôm cây guitare thùng,mắt nhắm lại , nhã từng từ :” Về đây nhéhồn như còn đang  quanh  quất ngoài sân đợitới ngày chia cách,chim về núi sâu, ta về cõi sầu …”

Lần cuối quay về Đà Lạt, là khoản thời gian dài trước và sau  Tết Canh Dần năm 2010, Quang đã cùng gia đình ,các con làm một chuyến viễn du từ Bắc Chí Nam đất nước, như có một dự báo “đi để vĩnh biệt thân thương”. Sau khi người vợ yêu quý  Minh - Thông mất, chuyến về này Quang  muốn một lần đưa các con về nối kết chúng với đời sống quê hương. Quang muốn muốn lãng du khắp mọi miền đất nước với một quả tim đập rời rạc, đập lùng bùng, đến đâu cũng với  tâm trạng viếng thăm và vĩnh biệt: vừa háo hức ,vừa u buồn .

Và tết ấy (2010) Quang ăn Tết ở Đà Lạt , Quang lang thang với tôi mọi nơi để “chạm lòng mình” và nâng niu “từng kỷ niệm” như một dự báo .Chúng tôi như những ngày tháng trẻ tuổi của năm I năm II Khoá đầu  Trường Chính Trị Kinh Doanh, chúng tôi đi giữa Đà Lạt mà “không thấy phố, không thấy nhà”… chỉ thấy con tim ngày ấy, chỉ thấy mấy ổ bánh mình baguette Vĩnh Chấn, cả bọn ngồi trước rạp hát      Hòa- Bình nhai rôm rốp cười nói rôm rả với bao mơ ước tương lai…

Có hai ông già lẩm cẩm tuổi cận 70, ngơ ngơ ngác ngác trước bao thay đổi của Dalat hôm nay , ngồi đây mà nhớ  những người bạn cũ ngày ấy nay đâu? Các bạn tôi ơi: đâu rồi Trần - Đại, Nguyễn- Lập- Chí, Lê- Kim- Lợi ,Trương- duy- Hào , Nguyễn- Khải… Đâu rồi La- Vang, Thạch- Trúc, Kim- Lan, Phùng- Bích- Sơn, Thiên- Thơ , Ngoc -Sương, Mai-kim-Đĩnh… cứ nhắc đến từng người là như vở òa ra biết bao là  kỉ niệm,như thấy dáng dấp từng nguời đi qua phố xưa .. .

Như cuốn phim cũ đứt khúc, chắp nối… có hai ông già “ mắt lão không vầy cũng đỏ hoe “ quanh quẩn một góc phố Dalat buổi chiều đông ấy? Có ai biết gì đâu? Có ai biết gì không? Sóng gió của biển cả đâu có lớn bằng sóng gió câm nín xót xa trong lòng mấy con ốc dật dờ bên bờ hốc đá biển khơi!!

Tôi không nghĩ Nguyễn Đức Quang là một nghệ sĩ lớn trong nền âm nhạc nước nhà, và cũng không phải Quang quá tài hoa để chúng ta xem như một thần tượng, một nghệ sĩ lớn.  Nguyễn Đức Quang không muốn là như thế,   với chúng ta Quang lớn hơn và sâu sắc hơn như thế .

Với Đà Lạt, Nguyễn Đức Quang là người của Đà Lạt, là sản phẩm thuần túy Đà Lạt . Anh sống    và trưởng thành  ở Dalat từ thời trung học, đến đại học, gắn bó với người yêu là vợ anh hôm nay cũng là người Dalat… tất cả là của Đà Lạt  ,và âm nhạc của anh cũng là sản phẩm mang tính Đà Lạt. Tôi không mườn tượng được toàn bộ đời sống của anh , sinh hoạt văn nghệ của anh và bạn bè  có thể tách rời khỏi Đà Lạt . Thành phố ấy, môi trường sống ấy, là nơi chốn để  có Nguyễn Đức Quang ,như là Quang hôm nay.

Với bạn bè  đầy chất nghệ sĩ của anh ở Đà Lạt như Hoàng- Kim -Châu, Đinh –Gia- Lập, Trần- Trọng -Thảo, Hoàng –Thái- Lĩnh, Nguyễn- Quốc –Văn ,Phương-Oanh… cùng với  Quang là một tập thể gắn bó . Họ tạo dựng nên sự nghiệp âm nhạc, họ cùng vui chơi  và tình cảm  của họ với nhau là chỗ êm ấm để trở về khi những bi kịch của xã hội vồ dập; những hiểm họa , tai ương rình rập . Nguyễn Đức Quang và bạn bè vượt lên tất cả, bay cao hơn, bay gần lòng người hơn, gần bạn bè hơn . Anh và bạn bè vốn là người Đà Lạt, thấm đẵm tâm hồn Đà Lạt  ,nên Dalat  luôn luôn là chổ trở về  cuả các Anh sau những nhọc nhằn  ,mõi mệt.

Tôi đưa Quang đến thăm trường trung học Trần- Hưng -Đạo, nơi đây 50 năm xưa chúng tôi cùng ngồi học một mái trường; mọi sự đã đổi thay  nhiều. Người ta không muốn và không cho phép giữ một chút gì của quá khứ, làm như rằng người ta hiện hữu và có mặt mà chẳng cần chút gì của quá khứ. Cũng rừng thông cũ, cũng lối đi xưa, cũng gò đồi cao thấp, nhưng “ngõ cũ lâu đài” giờ đây tê tái trong câm nín, yên ắng đến lạnh người. Đâu rồi những thầy xưa? Cô giáo cũ? Bạn bè ngày nào? Quang ngậm ngùi “sóng sau xô sóng trước, bãi bể nương dâu.. cậu Tuyến có cố giữ ba chữ  THD bên bệ hàng rào, cũng chỉ là một chút lay lắc khói sương”. nhỉ, thật cũng chỉ là một chút lay lắt khói sương, giữa trời hoang nắng bàng bạc hoàng hôn của Đà Lạt.

Chợt xót xa nhớ câu” Lạc hà dữ cô lộ tề phi” , tuổi già ru trong cô đơn giữa bao la ,bàng  bạc sương chiều ,ráng đỏ Dalat sao mà nó giống hình ảnh  cánh chim nhạn lẻ loi  thẳng cánh bay về  vô cùng…

Tôi cùng Quang vào thăm khu vườn Đà Lạt xưa” của tôi , tôi gom góp công sức đã 25 năm qua- nơi ấy tôi trồng đủ các loài cây “Đà Lạt ngày ấy” như mimosa, violet, anh đào, phù dung, penseé, tím Huế, tầm xuân, thiên lý, tường vi… Quang như lặng đi trước hương sắc ngày xưa ấy. Tết này lạnh nhiều, cả vườn tôi, hoa anh đào Dalat rực rỡ, màu hồng chập chờn dưới mặt hồ cau mày trong gió lạnh.. Người bạn thân của tôi và Quang là nhà văn Lê Thiệp ở Mỹ gởi cho tôi hơn hai trăm gốc anh đào Nhật ở Washington, tôi chỉ cho Quang thấy hàng cây chăm bón kỹ mà lớp búp hoa như đám ong  ruồi, lông tơ mơn mởn mà chẳng chịu nở. Hoa búp cứ khô héo dần ,chẳng thấy nở hoa. Quang cười “Cậu và thằng Thiệp thật là ngây thơ. Khí lạnh Đà Lạt làm sao đủ độ kết nhựa cho anh đào giống Mỹ nở sau mùa đông tuyết lạnh ở Washington” Cây vẫn tốt, lá vẫn xanh mà sao hoa cứ ngập ngừng, héo hắt, chẳng chịu nở một nụ cười” “đào hòa y cựu tiếu đông phong”? Tôi vẫn tin sẽ có lúc những cây anh đào xứ ấy sẽ quen dần và nở đầy hoa dưới mây trời Đà Lạt.

Trước khi Quang từ giã Đà Lạt, từ giã những người bạn thân để lên đường, Quang tổ chức một đêm Quang hát những bản nhạc sáng tác sau này, sau  năm 1995 . Đã hơn 50 năm, đã hơn nửa đời người, tôi nghe lại bạn tôi hát, bạn tôi trầm buồn nhắc lại những đoạn đường đã đi, những nơi  đã hát… nói như một dòng nước mắt chảy xuôi, đoạn sau của một thời du  ca rực rỡ.

Đêm ấy mùng 6 Tết ,ngày 19/02/2011, tôi nghe Quang hát và sau đó Quang rời Dalat và ra đi vĩnh viễn ngày 27/03/2011 tai Hoa- Kỳ.Đêm ấy, đứa con Dalat hát lời vĩnh biệt Dalat, miền đất thương yêu nhất của chàng.

 Chàng nghẹn ngào hứa với Dalat sẽ  về đây nhé và cũng từ  đó chàng : “..con thuyền viễn dương cũng vừa lên đường”

 

 

 

 

Đêm nhạc ấy Quang lấy tên là “Về đây nhé” ,Quang mơ ước về Đà Lạt sống những ngày cuối đời. Quang thiết tha nhìn từng gốc cây ,ngọn cỏ của ngày xưa, Quang chậm từng bước đi từ cổng nhà 33 Camette, xuống căn nhà em Vinh mới cho xây lại, đó là nơi căn gác gỗ tụ tập anh em du ca ngày nào. Tôi còn nhớ năm 1967, Quang mời tôi và Trần-Trọng-Thức đến dự một buổi thảo luận nhóm của khóa I trường Quản Trị Kinh Doanh, trong đó có Minh-Thông vợ Quang sau này, là một thành viên trong nhóm. Căn gác gỗ ở góc vườn,  tách hẳn sinh hoạt của ông bà Cụ thân sinh Quang, đó là cái nôi ru cho chàng nghệ sĩ tài hoa trưởng thành.

Đêm ấy, trăng non trời cao và tối.. vài ngôi sao thưa xanh xao nhấp nháy trên đỉnh núi Bà như thổn thức cho giấc cô liêu. Tôi đi chầm chậm trên con đường vắng đến nhà Quang, trên đồi nhà thờ Domaine de Marie lặng lẽ lắng nghe các ngôi sao trở mình – tôi thích cây thông như chiếc dù trước cổng nhà Quang. Có lẽ đã hơn trăm năm cây thông sần sùi vẫn đứng đó nhìn lớp lớp phế hưng .

Mùng sáu Tết, trời Đà Lạt giá lạnh, góc trời phía Cam Ly một mảnh lưỡi liềm xanh xao, hao gầy trong gió vun vút . Nguyễn Đức Quang ngồi lặng lẽ, cùng bạn bè trên sàn gỗ. Có vợ chồng Hoàng Thái Vĩnh – Chi Minh. Có vợ chồng Đoàn Chim và con cháu, có vợ chồng gia chủ Nguyễn Đức Vinh và vợ Phạm- thị- Sen cùng hai con trai Vinh là Hiển  và Độ ; Có các bạn trẻ chơi guitare cl***ique ,ban của Vinh là :Phạm Hải , Tuấn ,Thi ..và Hoàng Lâm …gần hai chuc người vây quanh nhau trên sàn gác  gỗ …

Gác xếp gỗ tuyềnh toàng ngày xưa nay được em Quang xây dựng thành một ngôi nhà gỗ, lát sàn gỗ, đẹp ấm cúng và nền nả nét xưa. Chúng tôi cùng Quang  ngồi trên sàn gỗ ở tầng gác, ngoài khung cửa kính là thành phố Đà Lạt dưới lung lũng Phan Đình Phùng lao xao ánh đèn, bên kia triền đồi, chùa Linh- Sơn trang nghiêm trầm tư. Mọi người nói thật khẽ, như nghe cả tiếng đập của nhịp tim, như nghe cả một thời rộn rã đầy sức sống của thuở du ca đang được  ủ lại dưới vẻ đăm chiêu trầm lắng của Quang

Quang ngồi yên một góc trong vòng tròn của bạn bè, thân hữu. Tiếng guitare cổ điển của Tuấn  ,Thi nhả khúc …Phan Hải khởi đầu với tiếng đàn  tinh khôi bài “Ly champagne ngọt ngào” do chính Hải sáng tác.

Lâu lắm tôi mới thấy một hình ảnh Dalat rất xưa quay về . Đà Lạt rất xưa và rất mong manh đã vỡ tan lâu rồi, nay tôi mới gặp lại không có chút điệu đàng, không có chút ồn ào khoe mẽ, không có người khác, không làm bộ hờ hững suy tư trong khi mặt đanh lại các tính toán bon chen… cởi bỏ mọi thứ y phục mới khoát  vào trong vài chục năm qua, giờ đây, nơi này, trước những người bạn trẻ Đà Lạt, tôi đã gặp lại Đà Lạt ngày nào. Tôi còn nhớ khung cảnh thế này Đà Lạt ngày xưa: một đêm giá buốt trước sân phòng trọ của Trương-duy-Hào, bên cạnh đống lửa nho nhỏ, gần ba mươi sinh viên trẻ chúng tôi vây quanh Pham- Duy, Đỗ- Long- Vân và thầy Lý- Chánh -Trung để nghe Phạm- Duy  vừa  đàn guitare ,vừa hát Tâm Ca. Cũng khung cảnh thế này, chúng tôi ngồi vây quanh Trịnh Công Sơn ở nhà số 7 Trần- Bình- Trọng, nhà Chị Thanh-Sâm hoặc ở Dòng Chúa Cứu Thế để nghe những bản nhạc mới sáng tác của Trịnh- Công- Sơn… Biết bao lần, biết bao nơi, khi thì ở Sân cù, khi ở trại thanh niên thiện chí, khi ở ĐamPao ,lúc ở Suối Thông A… tất cả chợt như gần gũi.Giờ đây không còn người nào, không còn ai, không còn công danh sự nghiệp, chỉ còn tiếng đàn, từng giọt ,từng giọt rót vào thân phận con người…lúc này ,sau bao năm tháng bương chãi tơi tả trên đường đời.Trở về với Dalat ,trở về nghe tiếng guitare thùng rơi rụng trong đêm vắng sao mà thanh thoát và êm đềm đến vậy!

Đã lâu lắm rồi, tôi mới được nghe lại- đúng là từng giọt âm thanh rơi xuống khoản yên -ắng nghiêm cẩn. Âm thanh, âm nhạc ở Đà Lạt, nghe khác hẳn ở nhiều nơi, hình như không gian tinh khiết xen lẫn với môi trường tĩnh lặng không có những tạp âm đan chen, từng giọt, từng giọt, nhả ra thánh thoát như nỉ non tình tự, như sự giải bày chậm rãi  , cho đến khi đã ngừng mà cả phòng vẫn ngẩn ngơ lặng im, như chết lịm… như có tiếng gió thở qua khe cửa sổ, như có tiếng va chạm rất khẽ của một bàn tay đang khẻ nắm một bàn tay…

Nguyễn-đức-Quang , ôm đàn ngồi trên ghế cao khẻ khàng tâm sự :”Có lẽ bạn bè quanh tôi hỏi vậy chứ NDQ đi qua xứ người bao năm có còn tiếp tục sự nghiệp ca hát … Từ 75 đến 95 , hơn 20 năm quần quật nợ áo cơm , lu bu làm báo ,quần quật kiếm sống …Năm 95 lần đầu tiên nhận lời mời qua Úc hát  lại những bản nhạc xưa Trầm Ca , Du ca.Hơn 20 năm đã qua đi , lần đầu tiên tôi trinh bày một đêm nhạc với hơn 800 thính giả  , một đêm thành công ngoài dự liệu.Chuyến đi ấy tôi đi hát cả 3 bang ở Úc , đều thành công .Sau đó các năm 99-2000-2001  , tôi đi Uc , Âu Châu , Mỹ … vẫn hát du-ca , và vẫn nhiều thính giả trẻ đón nghe . Năm 2003 , tôi một lần nữa qua Úc , thấy mình vẫn hát những bài du ca cũ thì quê quá , nên tôi sáng tác một số bài mới . Từ ấy đến nay , tôi đi khắp nơi , trên cả 14 tiểu bang của Mỹ , hát cả du-ca cũ và các sáng tác mới trên 60 buổi trình diển .Vẫn chỉ 1 mình với 1 cây guitare ôm cả đêm trình diển. ..Mình tự hỏi vậy mình đã già chưa ? ,và tự nghĩ mình vẫn chưa già …

…Hôm nay ,tôi thử sức hát  mấy bài .Tôi hát , trước tiên bài về đây nhé.Tôi ước mơ trở về đây ,về Dalat , với trái tim của mình,về mà không ai ngăn cấm,không ai ra lệnh phải đi chổ khác … “

Quang cúi đầu trên cung đàn , mắt nhắm –y hệt hình ảnh ngày xưa – miệng như cười và  giọng chùng xuống và cao vút lên với ca-từ “về đây nhé !!” .. tôi tưởng như nghe lời nguyện cầu nức nở ,lời rú lên của tù-trưởng một bộ lạc hoang sơ …xin đất trời cho mang lửa đến nhân gian …

  << Về đây nhé , người em phong ba ,đã quên ân tình xưa

       Về đây nhé,tựa trăng sao khuya quen một mái nhà

        Những ngày thao thức ,đêm nối mong chờ,

       Thấy lòng nô nức như sắp sang bờ

        Hồn còn như quanh quất ngoài sân đợi , cơn mộng cũ

        ……………

        Về đây nhé,thèm nghe tiếng chân , bước êm như nụ hôn

        Về đây nhé,con thuyền viễn dương cũng vừa lên đường

        …về đây ta nuôi tiếp mộng xưa,một chốn nào …>>

Quang búng mạnh 6 dây đàn,mặt ngẫng lên ,nét  gãy khúc như một  bức tượng đồng rỉ.Không gian khán phòng như chùng xuống , dù một tiếng vổ tay hay lời khen ngợi đều dư thừa .Tôi cảm thấy như Dalat phủ xuống ôm chầm đôi vai gầy của Quang.Mãnh đất nào từ khước những đứa con lưu lạc nơi xa trở về ;mãnh đất nào không dung chứa hết ngàn vạn khổ đau , oan khiên , của các con mình lưu lạc tứ xứ ? Hãy về đi , về đây nhé :” Dẫu sớm hồng phai,dẫu chiều xanh úa , cứ hoan ca…”

Nhìn Quang như gục xuống sau bài hát với cảm xúc mãnh liệt , tôi ái ngại cho con tim của bạn mình!!

Quang xa Dalat , Quang da diết nhớ thành phố này,thành phố có bạn bè , có quá khứ,có người mình yêu …nó là nôi , là tả lót , là hương sửa của một thời trai trẻ . Nếu bản nhạc về đây nhé như một lời ước hẹn , thì “Tình tôi con dốc nhỏ “ mới chính là tình cảm tha thiết gắn bó với Dalat . Những ai sống ở Dalat , yêu thành phố này thì sẽ thấy như những đôi bàn tay quấn quýt của các đôi tình nhân thế nào thì những con dốc nhỏ quấn quýt với người yêu Dalat thế ấy .Dalat là một không gian xanh kết nối bởi bao con dốc nhỏ , với mỗi người, mỗi con dốc là  một  sử-thi tình cảm của riêng mình .Từng phiến đá lát đường , từng mảng rêu xanh trên con dốc nhỏ là cả  bao kỉ niệm , bao vui buồn …  Anh phải yêu người yêu  anh đến thế nào mới cảm được nổi u -sầu của nàng  thoáng gợn trong một ánh nhìn xa xăm …Anh phải yêu ,phải nhớ Dalat đến da diết thế nào , để mà anh nhớ về Dalat là anh nhớ “Tình tôi con dốc nhỏ “.Nghe bản nhạc này của Quang  , tôi càng thấy bạn tôi yêu Dalat biết bao .Mỗi con dốc gói bao ước mơ , bao yêu thương , bao  buồn vương trong bao mối tình ngây thơ ,khờ khạo ngày mới lớn…

Quang nói :” Năm 2006 tôi viết bài “Tình tôi con dốc nhỏ “ dành cho thành phố thân thương Dalat của tôi.Nhớ quá Dalat của tôi ,bởi :” Nay  tôi ở rất xa một con đường

Nói đến đây ,tôi thấy như Quang nhìn Vinh , cậu em trai bé nhỏ của mình ngày nào mình vẫn dắt tay đi qua từng con dốc nhỏ ; như Quang nhìn ra ngoài cửa sổ ,  ngoài trời đêm hun hút gió tê buốt , trên khung trời đầy sao như thấy Minh-Thông  đang lắng nghe tình anh :” Em bước cạnh thôi có chi mà ấm lạ ,mưa mãi tình ơi tim tôi nhóm lửa thật rồi “,

Tôi nghe Quang hát từng lời…và trước mắt tôi là những con dốc, là thời trai trẻ ở phố núi:

      Nơi tôi ở rất gần một con đường

       Con dốc nhỏ đắm mình giữa mù sương

       Thành phố âm u nhìn  con dốc đứng

       Nhà cũ vây quanh tường vôi nứt rạn

       Khung cửa lầu cao có em ánh đèn sáng

       Con dốc nhỏ thích tôi người đứng chờ

       Trông ngây dại giữa chiều nắng , chiều mưa

        …………..

        Hàng xóm chung quanh nhìn tôi cố gượng

       Con dốc nhìn tôi , bước đi bằng vết thương

        Nay tôi ở rất xa một con đường

Với hai bản nhạc trên , với đêm giả biệt này ,Quang đã nói hết lòng mình với Dalat.Tôi thấy như Quang buồn hơn vui , dù nụ cười luôn không tắt trên môi,từ  sâu thẳm tôi như thấy Dalat đang run run  từ giả Quang .

Đêm ấy Quang hát  bốn bài , trong nội dung bài viết này tôi chỉ trích dẩn hai bài về Dalat,Quang hát nhiều cảm xúc nên có vẻ mệt ;xen giửa Quang là sự góp mặt của các cây guitarist trẻ bạn của Nguyễn-Đức-Vinh,em Quang  .Vinh nối chí Anh , có trình bày các bài do mình sáng tác .Bản nhạc “ Nợ” của Vinh là một bản nhạc xuất sắc (Vinh phổ thơ Cao-Bá-Hưng )

Nửa khuya tôi từ giả Quang và đêm ca nhạc ,lên xe về Saigon để sáng mai đi làm.Mảnh trăng non đã khuất núi,bầu trời xanh và cao thăm thẳm đầy những sao,Quang đưa tôi đến bậc thềm nhà ,cây anh-đào cạnh cổng hàng xóm vẫn còn lác đác vài cánh hoa tím tái.Đó là giây phút cuối cùng tôi vĩnh biệt Quang ,hai chúng tôi vẫn ngở có lúc còn gặp lại nhau.

 

 

 

Quang luôn ước mơ có ngày sẽ trở về, có ngày sẽ về Đà Lạt. Sẽ ôm mảnh đất này đẫm trong nước mắt yêu thương, sẽ nằm mãi, nằm mãi tan rã ra , để trở thành cỏ xanh, thành hoa đỏ. Thành hơi thở tái tê lạnh của nơi này.

Quang là người của bạn bè, của xã hội, Quang muốn về Đà Lạt đế ngất ngư lịm chết trong vòng tay thân hữu, trong vòng nguyệt quế lung linh của kỷ niệm, của tuổi biết yêu và đã yêu thật đắm say. Quang  mong ước trở về trên từng con dốc nhỏ ,dắt tay cậu em thơ đi lại như ngày nào…

Quang muốn để bao vinh quang, danh tiếng, gán cho mình vào một góc và ở đó chính thời gian sẽ tắm gội để chỉ còn giữ lại những giá trị gì mà thời gian không gặm nhấm được. Quang muốn mình thênh thang, trần trụi với một quả tim ngây ngất yêu thương đi trở về Đà Lạt, trở về thánh địa của tuổi trai trẻ ngày nào. Xin đi lại từ đầu, không đi vội về sau!

Đà Lạt ơi, Nguyễn-Đức- Quang muốn “về đây nhé” mà nào có với tới được giấc mơ cuối đời, Quang muốn “Vế đây nhé” mà quả tim mong manh của chàng đã ngừng đập mất rồi !!. Trước khi Quang có thể về úp mặt khóc như chưa bao giờ được khóc; vì có hạnh phúc nào hơn là tan hòa từng tế bào sống của  mình trên mảnh đất Dalat mà mình yêu thương.

“Về đây nhé “là một lời hẹn  ước ,là một ước mơ cuối đời của Quang với Đà Lạt.

Biết đâu Quang đã về?  vì trên bầu trời đêm thăm thẳm , Đà Lạt đã có thêm một vì sao nho nhỏ, xanh xao nhấp nháy như thầm kêu: “  Dalạt ơi tôi đã về”. Biết đâu được?  có lẽ nào một người yêu Dalạt như Quang mà bỗng dưng mất hút ,tan biến  trong vô cùng thăm thẳm mà chẳng  có một dấu hiệu nào trở về? Quang đã hẹn với Dalat “Về đây nhé “ , nên Quang đã và sẽ trở về dù chỉ là một dấu hiệu hiển linh : chút nháy sáng của một vì sao xa xăm trên lưng chừng trời đêm Dalat …

 

Nguyễn-Quang-Tuyến, K1  
 (15/05/2011)
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jul/2011 lúc 12:25pm



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jul/2011 lúc 12:25pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jul/2011 lúc 1:42pm

Tường trình bằng hình ảnh buổi tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang
trong dịp giỗ 100 ngày tại Đà Lạt ngày 03-07-2011

 

 

 



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jul/2011 lúc 1:42pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.223 seconds.