Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: Hoàng Hạc lâu (thơ Thôi Hiệu) Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 3 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Chủ đề: Hoàng Hạc lâu (thơ Thôi Hiệu)
    Gởi ngày: 21/Dec/2010 lúc 2:30am
 
 
 
Hoàng Hạc lâu
(thơ Thôi Hiệu)
 

Hoàng Hạc lâu (黄鹤楼) là một ngôi tháp lịch sử, thường được xây đi xây lại đứng ở trên Xà Sơn thuộc thành phố Vũ Hán của Trung Quốc. Hoàng Hạc lâu được xem là một trong bốn tứ đại danh tháp của Trung Quốc (Hoàng Hạc lâu, Đằng Vương các, Nhạc Dương lâuBồng Lai các). Tháp này đứng bên bờ sông Dương Tử. Tháp hiện nay là một công trình được xây lại bằng vật liệu hiện đại và có một cầu thang máy.

Hoàng Hạc Lâu là bài thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu (崔顥), một nhà thơ thời nhà Đường. Tương truyền rằng, Lý Bạch khi đến Hoàng Hạc Lâu định làm thơ, đã thấy thơ Thôi Hiệu đề trên vách, đọc xong, vứt bút, ngửa mặt than rằng:

Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu
Dịch nghĩa:
Trước mắt thấy cảnh không tả được
Vì Thôi Hiệu đã đề thơ trên đầu
 
Có hai giả thuyết tương truyền rằng :
- Ngày xưa có một Tiên Ông tên Phí Văn Vĩ thường cưỡi hạc đi ngao du và đã có lần dừng chân tại lầu nầy.
- Có một Đạo Sĩ uống rượu xong không có tiền trả mới vẽ một con hạc trên vách rồi bảo chủ nhân khi nào có khách thì gọi hạc xuống múa. từ đó quán lúc nào cũng đông khách tới uống rượu xem hạc múa. Ít lâu sau, Đạo Sĩ tới trả tiền rượu và cưỡi hạc đi mất.


Chữ Hán
 
黃鶴樓
 
昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是,
煙波江上使人愁
 
Hán-Việt
 
Hoàng Hạc Lâu
 
Tích nhân[1] dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ[2] châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
 
 
 
Ý nguyên bản

Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi rồi
Lầu hạc vàng còn trơ lại đây.
Hạc vàng một khi đã bay đi, không trở lại nữa
Mây trắng nghìn thu lởn vởn hoài
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi
Trời tối rồi, đâu là quê hương mình ?
Trên sông, khói tỏa, sóng gợn khiến người sinh buồn
!

 

Các bản dịch tiếng Việt

Cho đến nay tại Việt Nam đã có nhiều người dịch Hoàng Hạc lâu ra tiếng Việt.

Tản Đà là một trong những người dịch đầu tiên và tài năng của ông đã giúp cho bài thơ trở nên quen thuộc với người Việt Nam.
Ngoài ra, có thể kể đến những bản dịch của Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Ngô Tất Tố, Vũ Hoàng Chương...
 
 
1- Bản dịch của Tản Đà

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.


2- Bản dịch của Trần Trọng Kim

Người đi cưỡi hạc từ xưa
Đất nầy Hoàng Hạc còn lưu một lầu
Hạc vàng đi mất đã lâu
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông
Hán Dương cây bóng lòng sông
Bãi kia Anh Vũ cỏ trông xanh rì
Chiều hôm lai láng lòng quê
Khói bay sóng vỗ ũ ê nổi sầu.
3- Bản dịch của Trần Trọng San

Người xưa cưỡi hạc bay đi mất
Riêng lầu Hoàng hạc hãy còn đây
Hạc đã một đi không trở lại
Man mác muôn đời mây trắng bay
Hán Dương sông tạnh, cây in thắm
Anh Vũ bờ thơm, cỏ biếc đầy
Chiều tối quê nhà đâu chẳng thấy
Trên sông khói sóng gợi buồn ai !


4- Bản dịch của Vũ Hoàng Chương

Xưa hạc vàng bay vút bóng người
Đây lầu Hoàng hạc chút thơm rơi
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Trắng một mầu mây vạn vạn đời
Cây bên Hán Dương còn nắng chiếu
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
Gần xa chiều xuống đâu quê quán
Đừng dục cơn sầu nữa sóng ơi !



5- Bản dịch của Ngô Tất Tố

Người xưa cưỡi hạc đã lên mây
Lầu hạc còn suông với chốn nầy
Một vắng hạc vàng xa lánh mãi
Nghìn năm mây bạc vẩn vơ bay
Vàng gieo bên Hán, vàng cây hứng
Xanh ngát châu Anh, lớp cỏ dầy
Trời tối, quê nhà đâu tá nhỉ
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây !


6- Bản dịch Trần văn Ân

Người xưa cưỡi hạc đi đâu tá
Hoàng Hạc lầu nay vẫn còn đây
Một phút hạc vàng thăm thẳm biệt
Ngàn năm mây trắng lững lờ bay
Hán Dương cây tỏ, sông quang tạnh
Anh Vũ bãi mờ cỏ mướt dầy
Chiều quạnh đâu là hương lý cũ ?
Trên sông khói sóng não lòng này.


7- Bản dịch Phạm khắc Trí

Xưa hạc chở Tiên về cõi thơ
Để lầu quạnh vắng đứng bơ vơ
Hạc vàng một thuở còn hun hút
Mây trắng nghìn năm vẫn lững lơ
Lồ lộ Hán Dương , cây rờn nắng
Ngạt ngào Anh Vũ, cỏ khoe tơ
Chiều hôm quê cũ phương nào nhỉ ?
Khói sóng trên sông luống thẫn thờ.



8- Bản dịch Nguyễn Đức Hiển


Lầu xưa Hoàng Hạc là đây
Người xưa hoàng hạc cưỡi bay chưa về
Từ phen hoàng hạc vút đi
Nghìn năm mây trắng lê thê vẫn còn
Hán Dương in bóng cây cồn
Một bờ Anh Vũ mấy bồn cỏ xanh
Bỏ quê nhập cuộc viễn hành
Sầu lên sông nước mênh mông khói chiều.
 


9- Bản dịch Lê Phương Nguyên

Người xưa cưỡi hạc vàng bay vút,
Hoàng Hạc lầu không nay vắng tênh
Một thoáng hạc vàng không trở lại,
Ngàn năm mây trắng mãi lênh đênh.
Hán Dương sông lặng, cây lồng lộng
Anh Vũ cồn xanh cỏ rập rình
Chiều muộn quê nhà đâu đó khuất,
Gợi sầu : khói sóng, nước mông mênh.


10- Bản dịch Nguyên Nhung

Hạc chở Tiên về nơi cõi xa
Nền cũ lầu hoang đứng thẫn thờ
Hạc đi, đi mãi không trở lại
Ngàn năm mây trắng lững lờ qua
Hán Dương bến nước cây im bóng
Ngút ngàn Anh Vũ cỏ chen hoa
Quê nhà biền biệt tìm đâu thấy
Sương khói trường giang mắt lệ nhòa.




11- Bản dịch của TH.Nguyen

Người xưa cưỡi hạc chẳng thấy về
Để lầu Hoàng Hạc vắng tư bề
Có phải một đi không trở lại
Mây trắng nghìn năm phủ sơn khê.
Hán Dương cây ủ rũ, sông buồn
Anh Vũ bãi xa rợp cỏ non,
Quê hương khuất bóng nơi đâu tá ?
Khói sóng trên sông quyện vấn vương.
 
      
Đặc biệt , một Thụ Nhân khóa 10 VĐH DaLat, bút danh "Khách Sạn Ngàn Sao" cảm hứng dịch ra tiếng Việt (2010) :
 
       12- Bản dịch của KhachSanNganSao
Người xưa cưỡi hạc bay về trời,
Nơi đây còn lại lầu Hạc thôi.
Hạc vàng vỗ cánh bay đi mãi,
Mây trắng nghìn năm lãng đãng trôi.
Phẳng lặng mặt sông Hán Dương rợp,
Thơm ngát cỏ hoa Anh Vũ tươi.
Chiều hôm khắc khoải quê đâu tá?
Trên sông khói lượn sầu khôn nguôi.

 ('KSNS' là nick của một  Thụ Nhân khóa 10, rành Hán tự, kiến thức rộng , anh chàng này thích ngao du sơn thủy. May mắn được thỏa ước nguyện , KSNS đi hết  5 châu ( dĩ nhiên gồm cả Châu Phi ) .  Bản chất phóng khoáng , thân thiện, cởi mở , nhân hậu, thích kết bạn và thích ... "màn trời chiếu đất" (cả nghĩa đen, khi  có chút ... men rượu) nên lấy nick "Khách Sạn Ngàn Sao" . Hiện nay định cư tại Anh Quốc .)

 
 
Hoàng Hạc Hình%20ảnh 
 

Lầu Hoàng Hạc thế kỷ 19
Hình%20ảnh


Lầu Hoàng Hạc ngày nay
Hình%20ảnh

________
 
Chú thích :
 
  1.  Theo Lục Du trong Nhập Thục ký, quyển 5 thì Phí Văn Vĩ thành tiên, thường cưỡi hạc về nghỉ ở Hoàng Hạc lâu.
  2.  Khu bãi bến khúc sông thuộc Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc.
 
( Nguồn tài liệu: internet )
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 21/Dec/2010 lúc 5:12pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2010 lúc 3:27am
 
Nếu nói đùa vui , có thể xem bài viết dưới đây là một...."giai thoại văn chương... phá đám" của anh Nguyễn Thanh Nhàn, cựu sinh viên (Thụ Nhân) khóa 1- CTKD , VĐH DaLat .
mykieu gửi lên DĐ GoCong , chỉ mang tính chất lưu hành nội bộ , mục đích để cả nhà cùng đọc cho vui , trong những ngày chuẩn bị đón Giáng Sinh 2010 , chuẩn bị tiễn đưa năm cũ, và chuẩn bị đón mừng năm mới 2011.
Trong 12 bài dịch (mk đã gửi bên trên),  bài thứ 12 của Khách Sạn Ngàn Sao mới làm năm 2010 , không có trong nội dung bài "Bình văn kiều phá đám"  của anh NTN , vì bài này tác giả viết vào tháng 3 năm 2008.
 
Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ, xin gửi tặng cả nhà.... vài chục nụ cười !Smile
 
Quý vị nào muốn tham gia..."Bình Phá Đám" cho vui nhà vui cửa , xin mời ! Clap
mk
 
 
Hoàng Hạc lâu
(thơ Thôi Hiệu)
 
Bình văn kiểu phá đám
(Tác giả : Nguyễn Thanh Nhàn)
 
 
 
Phá đám là làm cho người ta mất hứng
Làm cho người ta mất hứng, vì nếu mình có hứng thì cũng không làm được như người ta.

Mấy ông này toàn là đại sư phụ.
Nói đàng hoàng mình nói không lại
Nói tầm bậy tầm bạ thì mấy ổng nói không lại mình.
Bởi vậy mình chơi kiểu tầm bậy tầm bạ.
Một người nói ngang ba làng nói không lại.

Bắt đầu như thế này:

Có tất cả 11 thầy cô.
Hoàng Hạc Lâu là thể thất ngôn bát cú
Tám câu mỗi câu bảy chứ.

Điều thứ nhất: Thể văn

Nguyên tác bảy chữ phải dịch ra bảy chữ.
Bài nào dịch ra kiểu thượng lục hạ bát: Loại.

Món cá thác lác là phải quết.
Bằm là trật

Kết quả vòng đầu:
- Tản Đà
- Trần Trọng Kim
- Nguyễn Đức Hiển
Rớt.

Còn lại tám người

Điều thứ hai: Gieo Vần

Vần gieo ở cuối câu thứ nhất phải hiệp vận với chữ cuối của các câu chẳn
1-2-4-6-8

Như vậy:
Trần Trọng San: Rơt
1,2,4,6,8 không vần. Chữ cuối câu một vần trắc, những chữ cuối sau không theo luật bằng trắc

Trần Văn Ân: Rớt
Vần điệu bằng trắc lung tung beng

Lê Phương Nguyên : Rớt
Câu một vần trắc âm út. Cuối hai đáng lẽ phải trắc thì lại bằng
Âm ênh, tới câu sáu lại ình.
Út, ênh , ình: Tầm bậy tầm bạ


TH Nguyên: Rớt
Vần ề: 1, 2, 4 OK, tới 6 thành on tới 8 thành ương
Tầm bậy tầm bạ câu một vần ê, câu tám vần ương . Trật

Còn lại bốn người vô bán kết

Về vần cuối câu:
- Phạm khắc Trí : thơ, vơ, lơ, tơ, thờ : p***
- Nguyên Nhung : xa, thờ, qua, hoa, nhoà : chữ thờ fail
- Vũ Hoàng Chương: người, rơi, đời,chơi,ơi : OK
- Ngô Tất Tố: mây, nầy, bay, dầy , tây: OK

Như vậy còn ba người vô chung kết


1-Phạm Khắc Trí :

Lồ lộ HánDương, cây rờn nắng
Ngạt ngào Anh Vũ, cỏ khoe tơ.

Bài thơ này đâu có nói chổ nào trời nắng
Nhật mộ là ngày tàn, mặt trời thoi thóp
Tình xuyên, con sông sau khi trời mưa
Trong chữ tình có chữ nhật
Nhưng không phải vì vậy mà trời nắng

Anh Vũ là chim két,bãi anh vũ buổi chiều két về từng bầy
Ngạt ngào Anh Vủ phải dịch là om xòm AnhVũ
Ông này tự biên tự diện kiểu xí mứng. Không đuọc.


1-Vũ Hoàng Chương

Cây bên Hán Dương còn nắng chiếu
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi

Đã bảo là không có nắng, mà ông nào cũng nhất định trời nắng.
Còn nắng thì làm sao có sương ( yên ba, giangthượng, trời lạnh sương mò mờ trên mặt sông giống như khói.
Rồi cái vụ Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi.
Giống như xóm bia ôm trong ngày hành quân y tế.
Phương thảo thê thê anh vũ châu
Đâu có chữ nào nói chơi hay không chơi. Phịa!


3-TH Nguyên

Có phải một đi không trở lại
Mây trắng nghìn năm phủ sơn khê.


Con hạc này giống Kinh Kha sang Tần quá.
Chắc nó sắp vô nồi
Bạch vân thiên tải không du du
Không là ở trên trời, tự nhiên ông này cho mây bay vô núi vô khe.
Trong bài này chỉ có cây, cỏ, sông, két

Mấy ông này chuyên môn chế tạo lung tung
Nói chung ba ông đồng hạng giãi nhì
 
Phải như vậy, lần sau mấy ổng thấy mình là lật đật cho tiền, rồi biểu đi chổ khác chơi

Cái này là phá đám chơi cho vui
Chứ mình đâu có bằng cái móng chân của mấy ổng.
Đừng cười nhe.


NguyễnThanhNhàn
 
 
 
(nguồn : trang web MoCayQueToi)
 
 
mk
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 22/Dec/2010 lúc 1:04pm
 
Trích môt phần bài của mykieu:
 
 
 
Chữ Hán
 
黃鶴樓
 
昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是,
煙波江上使人愁
 
Hán-Việt
 
Hoàng Hạc Lâu
 
Tích nhân[1] dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ[2] châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
______________________________________________________
 
 
Một lần nữa, mời các bạn thưởng thức văn thơ của Măc Thủy với lời của tác giả sau đây:
 
 
 
"Xin gửi  2 câu thơ đến Mỹ Kiều  để tỏ lòng tri ân người đã  sưu tầm nhiều tài liệu văn học giá trị cho Diễn Đàn GòCông .

 

                “ Chong đèn đọc cổ thi buồn,

                  Mưa rơi xuống chữ nát lòng khách thơ !...”

                                 

                                            Mặc Thủy

 

  Và , MT tôi cũng xin “võ vẽ vài chiêu” dịch  bài  thơ bất hủ  Hỏang Hạc Lâu kẻo thiên hạ chê người Gòcông mình không biết gì vể Đường thi.

Xin bà con đồng hương mình “ủng hộ” đi…, nhưng mà trong văn chương thì…quân pháp bất vị thân… ( Mặc Thủy)."

 

 
 
 
 
 

                   Lầu Hòang Hạc

 

 

                 Hạc đã mang người vút  bóng mây,

 

                 Còn đây Hòang Hạc trơ vơ đài…

 

                 Hạc vàng một thuở đi không lại,

 

                 Mây trắng nghìn năm bay vẫn bay !

 

                  Hán Dương sông biếc cây soi rợp,

 

                  Anh Vũ bãi xanh  cỏ mọc đầy…

 

                  Quê hương đâu hỡi, chiều hôm xuống,

 

                   Khói sóng đầy  sông  khiến thở dài !!...

 

 

                                           Mặc Thủy  dịch

 

 

 



Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 22/Dec/2010 lúc 1:10pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Dec/2010 lúc 9:18pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ lo cong

 
 
Một lần nữa, mời các bạn thưởng thức văn thơ của Măc Thủy với lời của tác giả sau đây:
   
"Xin gửi  2 câu thơ đến Mỹ Kiều  để tỏ lòng tri ân người đã  sưu tầm nhiều tài liệu văn học giá trị cho Diễn Đàn GòCông . 
                Chong đèn đọc cổ thi buồn,
                             Mưa rơi xuống chữ nát lòng khách thơ !...

                                            Mặc Thủy

 

  Và , MT tôi cũng xin “võ vẽ vài chiêu” dịch  bài  thơ bất hủ  Hỏang Hạc Lâu kẻo thiên hạ chê người Gòcông mình không biết gì vể Đường thi.

Xin bà con đồng hương mình “ủng hộ” đi…, nhưng mà trong văn chương thì…quân pháp bất vị thân… ( Mặc Thủy)."   

Lầu Hoàng Hạc

 

        Hạc đã mang người vút  bóng mây,

 

                 Còn đây Hòang Hạc trơ vơ đài…

 

                 Hạc vàng một thuở đi không lại,

 

                 Mây trắng nghìn năm bay vẫn bay !

 

                  Hán Dương sông biếc cây soi rợp,

 

                  Anh Vũ bãi xanh  cỏ mọc đầy…

 

                  Quê hương đâu hỡi, chiều hôm xuống,

 

                   Khói sóng đầy  sông  khiến thở dài !!...

 

          MặcThủy dịch                  

 

 
 
Cám ơn anh LoCong 15 đã gửi bài thơ của anh Mặc Thủy cho cả nhà thưởng thức .
Cám ơn anh Mặc Thủy về lời khen của anh dành cho mk
Và xin cám ơn "Người-Gò-Công-thích-Đường-Thi" Smile với bài dịch Lấu Hoàng Hạc Clap
Trân trọng, 
mk
IP IP Logged
trankimbau
Moderator Group
Moderator Group


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 424
Quote trankimbau Replybullet Gởi ngày: 24/Dec/2010 lúc 10:40am
 
  Anh Nguyễn Thanh Nhàn phá đám mà phá không tới nơi, tới chốn, hay là kỵ cơ với bài thơ thứ 12. Rõ ràng có 12 người họa thơ được ghi số đàng hoàng, nhưng anh chỉ thấy có 11. Tại mần sao vậy?
  Bài thơ thứ 12 , tác giả là KHÁCH SẠN NGÀN SAO:
 
   12- Bản dịch của KhachSanNganSao
Người xưa cưỡi hạc bay về trời,
Nơi đây còn lại lầu Hạc thôi.
Hạc vàng vỗ cánh bay đi mãi,
Mây trắng nghìn năm lãng đãng trôi.
Phẳng lặng mặt sông Hán Dương rợp,
Thơm ngát cỏ hoa Anh Vũ tươi.
Chiều hôm khắc khoải quê đâu tá?
Trên sông khói lượn sầu khôn nguôi.

 ('KSNS' là nick của một  Thụ Nhân khóa 10, rành Hán tự, kiến thức rộng , anh chàng này thích ngao du sơn thủy. May mắn được thỏa ước nguyện , KSNS đi hết  5 châu ( dĩ nhiên gồm cả Châu Phi ) .  Bản chất phóng khoáng , thân thiện, cởi mở , nhân hậu, thích kết bạn và thích ... "màn trời chiếu đất" (cả nghĩa đen, khi  có chút ... men rượu) nên lấy nick "Khách Sạn Ngàn Sao" . Hiện nay định cư tại Anh Quốc .)

 Thất NIÊM, hỏng VẬN, trật LUẬT mần sao đây anh Nhàn?


Chỉnh sửa lại bởi trankimbau - 24/Dec/2010 lúc 10:42am
kb
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/Jan/2011 lúc 1:45am
 
có tất cả 24 tác giả dịch bài thơ Hoàng Hạc Lâu.
Tác giả thứ 24 là nhà thơ Mặc Thủy , Đồng Hương Gò Công !Clap
Thật nhanh, anh Mặc Thủy mới dịch xong ngày 23-12-2010 , gửi lên DĐ Gò Công , tham gia mục "Hoàng Hạc Lâu " của mk sưu tầm . Hôm nay đã thấy bài này trên trang  www.duongthi.com=>
 
Mk copy và gửi cho bà con Xứ Gò cùng đọc cho vui ngày đầu năm mới 2011 ! SmileClap.
Trân trọng,
mk
 

Hoàng Hạc Lâu

Nguyên tác: Thôi Hiệu



七言律詩

崔顥

黃鶴樓

昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是?
煙波江上使人愁。

Hoàng Hạc Lâu

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sâu

1--Bản dịch của Tản Đà--

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

2--Bản dịch của Vũ Hoàng Chương--

Xưa cánh hạc bay vút bóng người
Nay lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi
Vàng tung cánh hạc, bay bay mãi
Trắng một mầu mây, vạn vạn đời
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
Gần xa chiều xuống, đâu quê quán?
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!

3--Bản dịch của Ngô Tất Tố--

Người xưa cưỡi hạc đã cao bay,
Lầu hạc còn suông với chốn nàỵ
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn,
Nghìn năm mây bạc vẩn vơ baỵ
Vàng gieo bến Hán, ngàn cây hửng,
Xanh ngắt châu Anh, lớp cỏ dầỵ
Trời tối quê hương đâu tá nhỉ?
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây

4--Bản dịch của Nguyễn Quảng Tuân--

Người xưa cưỡi hạc đã xa bay
Hoàng Hạc lầu không vẫn chốn này
Mây trắng ngàn năm lơ lững mãi,
Hạc vàng một tếch khuất trùng ngay,
Hán Dương sông tạnh cây phô sắc,
Anh Vũ cồn xa cỏ mọc dạy
Chiều muộn quê nhà đâu khuất bóng?
Trên sông khói sóng gợi buồn thay!

5--Bản dịch của Khương Hữu Dụng--

Ai cưỡi hạc vàng đi mất hút,
Trơ lầu Hoàng Hạc chốn này thôi!
Hạc vàng một đi đã đi biệt,
Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi.
Sông tạnh Hán Dương cây sáng ửng,
Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh ngời.
Hoàng hôn về đó, quê đâu tá?
Khói sóng trên sông não dạ người.

6--Bản dịch của Nguyễn Khuê--

Cưỡi hạc người xưa đi đã lâu,
Còn đấy Hoàng Hạc chỉ trơ lầu.
Hạc vàng biền biệt từ xưa ấy,
Mây trắng lững lờ đứng mãi sau.
Sông tạnh Hán Dương cây lắng bóng,
Bãi thơm Anh Vũ cỏ tươi màu.
Chiều buồn quê cũ nơi nào nhỉ,
Khói sóng trên sông giục khách sầu.

7--Bản dịch của Trần Trọng Kim--

Người đi cưỡi hạc từ xưa,
Đất này Hoàng Hạc còn lưu một lầu.
Hạc vàng đi mất đã lâu,
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông.
Hán Dương cây bóng lòng sông,
Bãi kia Anh Vũ cỏ trông xanh rì.
Chiều hôm lai láng lòng quê,
Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu.

8--Bản dịch của Trần Trọng San--

Người xưa cưỡi hạc bay đi mất,
Riêng lầu Hoàng Hạc vẫn còn đây.
Hạc đã một đi không trở lại,
Man mác muôn đời mây trắng bay.
Hán-Dương sông tạnh, cây in thắm,
Anh-Vũ bờ thơm, cỏ biếc dày.
Chiều tối, quê nhà đâu chẳng thấy;
Trên sông khói sóng gợi buồn ai.

9--Võ Thị Xuân Đào phỏng dịch--

Bên lầu Hoàng Hạc

Người xưa cởi hạc về đâu
Còn đây Hoàng Hạc dãi dầu nắng mưa
Hạc vàng đã khuất từ xưa
Nghìn năm mây trắng hững hờ bay bay
Hán Dương cây nước u hoài
Cỏ non Anh Vũ xanh dài nhớ thương
Quê hương khuất nẻo chiều buôn
Đầu sông khói tỏa buồn vương vương buồn

10--Bản dịch của Trần Nhất Lang--

Người xưa cỡi hạc đã đi rồi
Lầu Hạc còn trơ đất cũ thôi
Một thoáng hạc vàng xa thẳm lánh
Ngàn năm mây trắng lững lờ trôi.
Hán Dương sông tạnh hàng cây thắm
Anh Vũ bờ xanh lớp cỏ tươi (2)
Lai láng lòng quê chiều lữ thứ
Trên sông khói sóng dạ bồi hồi.

11--Bản dịch của Nguyễn Phước Hậu--

Thư thả người xưa vui cưỡi hạc
Bỏ đây lầu hạc trống buồn tanh
Hạc vàng một vút đà bay mất
Mây trắng ngàn năm vẫn dạo quanh.
Nắng rán la đà cây bến Hán
Thảm xanh phơn phớt cỏ châu Anh.
Chiều buông mờ nẻo đường quê quán
Khói sóng buồn dâng dạ lữ hành.

12--Bản dịch của Nguyễn Tâm Hàn

Từ hạc vàng bay quên cánh mỏi
Để lầu vàng một cõi bơ vơ
Xa rồi bóng hạc khuất mờ
Chỉ còn mây trắng lửng lơ lưng trời
Nhìn Hán Dương cây soi bóng ngả
Cỏ bãi Anh xanh cả môt vùng
Tình quê chợt dậy trong lòng
Lênh đênh khói sóng, não nùng tâm tư

13--Bản dịch của Phụng Hà---

Người xưa đi mất với hạc vàng,
Đây lầu Hoàng Hạc đứng trơ gan.
Một thuở hạc vàng đi biền biệt,
Nghìn năm mây trắng bay miên man.
Sông tạnh Hán Dương cây rạng rỡ,
Cỏ thơm Anh Vũ bãi ngút ngàn.
Quê nhà mờ khuất chiều lặng tắt,
Sông sầu khói sóng, dạ nát tan.

14--Bản dịch của SongNguyễn HànTú--

Người xưa cỡi hạc xa rồi
Lầu vàng vẫn đứng trông vời xa xăm
Hạc bay biền biệt mù tăm
Lưng trời mây trắng ngàn năm lững lờ
Hán Dương cây đứng ơ thờ
Bãi Anh Vũ trải một bờ cỏ xanh
Chiều buông hẳn nhớ quê mình?
Nhìn theo khói sóng mông mênh nỗi sầu

14-- Bản dịch của NguyễnTâmHàn--

Hạc đã xa bay
Người tiên không trở lại
Lầu cũ còn đây
Năm tháng đứng trông ai
Vỗ cánh biệt tăm hạc vàng không về nữa
Ngàn năm bàng bạc chỉ mây trắng lưng trời
Cây chốn Hán Dương
lạnh lùng soi bóng nước
Bãi xa Anh Vũ
Cỏ ngày tháng xanh tươi
Quê hương giờ đâu…
bóng chiều dần phủ xuống
Sương khói mờ sông
tâm trĩu nặng… tơi bơi

16--Bản dịch của SongNguyễn HànTú--

Xa rồi hoàng hạc hút chân mây
Lầu vắng chơ vơ đứng chốn này
Từ thuở hạc vàng xa xôi khuất
Còn đây mây trắng lững lờ bay
Hán Dương cao vút cây vươn đứng
Anh Vũ xanh mơn cỏ mọc dầy
Chiều xuống lòng vương sầu viễn xứ
Nhìn theo khói sóng chạnh niềm tây

17--Bản dịch của Nguyễn Minh--

Người xưa cưỡi hạc vàng bay đi mất
Để tòa nhà nay gọi Hoàng Hạc Lâu
Hạc bay đi mãi mãi chẳng quay đầu
Mây trắng vẫn ngàn năm bay lờ lững
Bờ sông mát Hán Dương cây còn đứng
Cỏ thơm xanh bãi Anh Vũ khoe màu
Trời chiều rồi quê cũ vọng về đâu?
Trên sông nước khói sóng mờ buồn quá .

18--Bản dịch của Nguyễn Thành Ân--

Người xưa cưỡi hạc đi rồi
Chỉ còn lầu Hạc lẻ loi chốn này
Hạc vàng chẳng trở về đây
Ngàn năm mây trắng còn bay giữa trời
Cỏ thơm Anh Vũ bời bời
Hán Dương cây tốt rạng ngời sông sâu
Hoàng hôn quê ở nơi đâu
Lặng nhìn khói sóng gợn sầu trên sông.

19--Bản dịch của Trần Văn Thường--

Lầu Hạc vàng

(Bản dịch 1)

Người xưa cưỡi hạc lên trời
Để trên mặt đất nằm phơi lầu này
Hạc vàng về chốn xa xăm
Ngẩn ngơ mây trắng ngàn năm lạc bày
Hán dương tạnh rõ từng cây
Bãi Anh vũ cỏ thơm dày mướt xanh
Lầu cao, chiều ngóng quê mình
Sông dày khói sóng, thi nhân nổi sầu

(Bản dịch 2)

Hạc vàng đưa người xưa đi đâu
Trơ giữa chiều vàng hoàng Hạc lâu
Cõi trời thăm thẳm, xanh ngơ ngác
Ngàn năm cô quạnh, mây bạc đầu
Cổ thụ Hán Dương xanh vời vợi
Cỏ mềm Anh Vũ mượt mà thơm
Khói sóng sông chiều sầu khôn nói
Cố hương xa ngóng ngẩn ngơ buồn.

20--Bản dịch của Hạ Huyền--

Người xưa cỡi hạc đi rồi
Để cho lầu hạc nơi này trống không.
Hạc vàng đi mãi không hoàn
Nghìn năm mây trắng vẫn còn bay bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xanh Anh Vũ rậm dày cỏ thơm.
Quê nhà đâu nhĩ hòang hôn?
Trên sông khói sóng khiến buồn người ta!

21--Bản dịch của Anh-Nguyên--

Hạc vàng, người cỡi di rồi,
Nơi đây, lầu Hạc bên trời bơ vơ.
Hạc đi, trở lại bao giờ,
Nghìn năm, mây trắng hững hờ còn bay.
Hán-Dương, sông bóng hàng cây,
Bãi Anh-Vũ vẫn xanh đầy cỏ thơm.
Quê hương đâu lúc hoàng hôn,
Trên sông khói sóng khiến buồn người ta!...

22--Bản dịch của Hoàng Thiên Kim--

Thể Bát Cú

Hạc vàng người cưỡi đã đi đâu
Chốn ấy còn trơ dáng Hạc lầu
Một vắng phượng hoàng biền biệt mãi
Nghìn năm mây trắng vẩn vơ trầu
Hán Dương bến nước cây in bóng
Anh Vũ bờ thơm cỏ xanh màu
Lữ thứ chiều nhìn quê khuất bóng
Trên sông khói sóng gợi u sầu

Thể Song Thất Lục Bát

Người xưa cưỡi hạc bay đi mất
Để Hoàng Hạc đứng thật bơ vơ
Hạc vàng một thuở khuất mờ
Nghìn năm mây bạc lững lờ bay bay
Hán Dương sông tạnh cây soi bóng
Bến châu Anh cỏ óng xanh màu
Chiều nhìn chẳng thấy quê đâu
Mênh mông khói sóng gợi sầu lòng ai?

23--Bản dịch của Hoàng Hà Vũ Quang Hân--

Cỡi hạc người xưa vút tận trời
Đất này lầu Hạc quá chơi vơi
Một đi cánh hạc không về nữa
Mây trắng ngàn năm man mác trôi
Cây bến Hán Dương dòng nước lặng
Cỏ bờ Anh Vũ vẫn thơm tươi
Bâng khuâng chiều xuống đâu quê cũ
Khói sóng khơi buồn sông nước ơi

24--Bản dịch của Mặc Thủy--

Hạc đã mang người vút bóng mây
Còn đây Hoàng Hạc trơ vơ đài
Hạc vàng một thuở đi không lại
Mây trắng ngàn năm bay vẫn bay
Hán Dương sông biếc cây soi rợp
Anh Vũ bãi xanh cỏ mọc đầy
Quê hương đâu hỡi ! chiều hôm xuống
Khói sóng đầy sông khiến thở dài
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 04/Jan/2011 lúc 6:40pm
mk
IP IP Logged
Phương Vy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 07/May/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 134
Quote Phương Vy Replybullet Gởi ngày: 03/Jan/2011 lúc 7:43pm
 
Chị Mỹ Kiều ơi, những bài thơ Đường, thơ dịch hay quá! Cám ơn chị MK đã sưu tầm và gửi lên cho mọi người cùng thưởng thức nhé!
 
PV mến chúc chị Mỹ Kiều cùng Quý Thân Hữu Gò Công năm mới an vui, mạnh khoẻ, nhiều may mắn và gửi đến cho diễn đàn nhiều bài viết, bài sưu tầm hay, lạ, đầy ý nghĩa...
 
PV
 
 
 
 
Có một lời ta chưa nói thành chữ... như đã nghe nhiều lắm ở trong tim
"anh cất rồi, em giữ kỹ làm tin... nên chưa nói mà như mình đã nói!"
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 04/Jan/2011 lúc 6:35pm
 
Cám ơn Phương Vy Heart
mk thân ái chúc Phương Vy và DĐ năm 2011 tràn đầy sức khỏe ... tràn ngập hạnh phúc ... và Phuong Vy nguồn thi hứng bất tận nhé Smile 
 
mykieu
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 04/Jan/2011 lúc 6:36pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2011 lúc 10:39am
 
 
 
Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng đài

Nguyên tác: Lý Bạch




李白

登金陵鳳凰台

鳳凰台上鳳凰游, 鳳去台空江自流。
吳宮花草埋幽徑, 晉代衣冠成古邱。
三台半落青山外, 二水中分白鷺洲。
總為浮雲能蔽日, 長安不見使人愁。

Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng đài

Phượng Hoàng đài thượng phượng hoàng du,
Phượng khứ, đài không, giang tự lưu.
Ngô cung hoa thảo mai u kính,
Tấn đại y quan thành cổ khâu.
Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại,
Nhị thuỷ trung phân Bạch Lộ châu,
Tổng vị phù vân năng tế nhật,
Trường An bất kiến sử nhân sầu.
 
 
 
Bản dịch
theo cụ Trần Văn Ân và GS Trần Trọng San
 
Đài Phượng, Phượng Hoàng đã ghé chơi
Phượng đi, đài vắng, nước còn trôi
Cung Ngô đường nẻo cỏ hoa lấp
Triều Tấn mũ xiêm gò đất vùi
Nửa rụng ngoài trời ba núi đứng
Chia đều giữa bãi mấy dòng xuôi
Chỉ vì mây nổi che vừng nắng
Chẳng thấy Trường An luống ngậm ngùi.


-- Bản dịch của Khương Hữu Dụng --

Lên đài Phượng Hoàng ở Kim Lăng *

Đài Phượng Hoàng cao, phượng đến chơi,
Phượng đi, đài vắng, dải sông trôi !
Cung Ngô hoa cỏ che đường lối,
Đời Tấn cân đai hoá núi đồi.
Ba ngọn thanh sơn, trời khuất nửa,
Một vùng Bạch Lộ nước chia đôi.
Chỉ vì mây nổi che vầng nhật,
Chẳng thấy Trường An não dạ người.


* Nay là thành phố Nam Kinh

--Bản dịch của Trần Nhất Lang--


-Bài I

Đài Phượng ngày xưa phượng đến chơi
Phượng bay, Đài trống, bến sông trôi
Cung Ngô thành quách cây che dấu
Triều Tấn y quan cỏ lấp đồi.
Ba dẫy Tam Sơn trời khuất nửa
Một dòng Bạch Lộ nước phân đôi
Buồn thay vầng nhật chìm mây bạc
Vắng bóng Trường An nhớ khó nguôi.

-Bài II

Phượng hoàng tới, phượng bay rồi
Phượng đi, Đài trống, sông trôi lạnh lùng.
Cỏ hoa vùi lấp Ngô cung
Y quan đời Tấn một vùng hoang sơ.
Tam Sơn khuất nửa trời mờ
Bãi xa Bạch Lộ nước đưa hai dòng.
Mây che lấp bóng vầng hồng
Trường An không thấy, cõi lòng buồn thêm.

-- Bản dịch của Phụng Hà ---

Phượng đài, xưa phượng đến chơi luôn ,
Phượng đi, đài vắng, nước sông tuôn .
Đường lối cung Ngô vùi hoa cỏ ,
Cân đai triều Tấn khuất gò truông .
Trời xanh che lấp non ba ngọn ,
Châu Bạch phân chia nước hai luồng .
Mặt trời lẫn khuất trong mây nổi ,
Trường An không thấy, tấc dạ buồn .

Bản dịch của SongNguyễn HànTú

Phụng Hoàng Đài

Xưa đài Phụng
Phượng nhởn nhơ
Giờ đây chốn cũ
Bóng chim khuất mờ
Cỏ hoa che lối cung Ngô
Áo vua quan Tấn chôn hờ gò xưa
Núi biêng biếc
Trời xanh lơ
Cồn hoang Bạch Lộ chia bờ nhánh sông
Mặt trời khuất
Mây bềnh bồng
Trường An nhạt bóng bâng khuâng lòng người

-- Bản dịch của Nguyễn Minh --

Phụng hoàng xưa lui tới Đài Phụng Hoàng
Nay phụng mất, đài hoang, bên sông vắng
Kìa cung Ngô cỏ âm u thiếu nắng
Nọ đống gò chôn mũ áo Tấn triều
Ánh mặt trời soi nửa núi cô liêu
Sông hai ngả nơi bãi bồi Bạch Lộ
Ngặt vì mây che nắng chiều đang đổ
Nẻo Trường An không thấy tái tê buồn .

--Bản dịch của Anh Nguyên--

Lên đài Phượng-Hoàng ở Kim-Lăng

Phượng-Hoàng đài, phượng đến chơi,
Phượng đi, đài trống, sông trôi chảy đều.
Cung Ngô, hoa cỏ tiêu điều,
Gò xưa, mũ áo Tấn triều vùi sâu.
Tam-Sơn nửa lọt trời sầu,
Dòng sông Nhị-Thủy, Lộ-Châu đôi bờ.
Mặt trời đã khuất mây mờ,
Trường-An chẳng thấy, thẫn thờ lòng ai...


http://www.hoasontrang.us/tangpoems/duongthi.php?loi=27
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2011 lúc 11:31am

 

ĐĂNG KIM LĂNG PHƯỢNG HOÀNG ĐÀI

—-o—-

 

Bài này của thi hào Lý Bạch (701-762), gồm tám câu bảy chữ như sau:

Phượng Hoàng đài thượng phượng hoàng du
Phượng khứ đài không giang tự lưu
Ngô cung hoa thảo mai u kính
Tấn đại y quan thành cổ khâu
Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại
Nhị thủy trung phân Bạch Lộ châu
Tổng vị phù vân năng tế nhật
Trường An bất kiến sử nhân sầu.
 

 Dịch (theo cụ Trần Văn Ân và GS Trần Trọng San)

Đài Phượng, Phượng Hoàng đã ghé chơi
Phượng đi, đài vắng, nước còn trôi
Cung Ngô đường nẻo cỏ hoa lấp
Triều Tấn mũ xiêm gò đất vùi
Nửa rụng ngoài trời ba núi đứng
Chia đều giữa bãi mấy dòng xuôi
Chỉ vì mây nổi che vừng nắng
Chẳng thấy Trường An luống ngậm ngùi.


HOÀNG HẠC LÂU

            Bài này lấy ý bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu. Khi đến lầu Hoàng Hạc, Lý Bạch thấy bài thơ của Thôi Hiệu đề ở đây, liền cúi đầu chịu phục mà nhắn lại rằng :

Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu
(Có cảnh trước mắt, mà nói ra không được
Vì Thôi Hiệu đã nói hết cả rồi trong bài thơ đề ở trên đầu)

           

Tuy vậy, sau đó Lý Bạch vẫn làm ra ít là hai bài phỏng theo ý chính của “Hoàng Hạc Lâu”. Đó là các bài Phượng Hoàng Đài, và Anh Vũ Châu.

            Bài Hoàng Hạc Lâu gợi lên ý tưởng rằng người xưa đã cưỡi hạc bay đi mất rồi, và đã trở thành cát bụi, như bao đấng Thánh Nhân tự cổ thời. Ngôi lầu Hoàng Hạc còn lại đây chỉ là cái thừa thãi, chẳng có giá trị gì bao nhiêu. Tuy nhiên, nếu chịu khó nâng tâm hồn lên, ngửa mặt nhìn trời, thì sẽ thấy đám mây trắng trước kia đã từng nâng đỡ cánh hạc của người xưa, nay vẫn còn đó, biểu tượng cho cái chân lý thường hằng tiềm ẩn trong Đạo Lý của các Ngài. Biết được như vậy, thì nên quý trọng cái thường hằng ấy, mà rẻ khinh những cái bề ngoài, những kinh điển từ chương, những chuyện phù phiếm hư huyễn, như ngôi lầu Hoàng Hạc. Rồi tác giả nói sang vẻ rực rỡ xanh tươi của cảnh vật chung quanh lầu Hoàng Hạc, để cho rằng những cảnh đẹp ấy cũng chẳng làm rung động được tâm hồn ông, vì lòng ông luôn mãi hướng về quê cũ. Trong lúc màn chiều buông phủ, khói sóng dâng lên làm mờ cảnh vật tươi đẹp chính là biểu tượng của nỗi buồn nhớ quê hương của tác giả, sóa nhòa những thắng cảnh trước mặt ông, khiến ông chẳng muốn đoái hoài gì đến chúng, như đã từng rẻ khinh lầu Hoàng Hạc ở đoạn trên.


THỪA MỘT CÂU ?

         
 Trong bài Hoàng Hạc Lâu, lầu Hoàng Hạc chỉ được nhắc đến có một lần ở câu hai. Tương tự như vậy, trong bài Phượng Hoàng Đài này, Lý Bạch chỉ nói đến đài Phượng Hoàng ở hai câu đầu, mà câu thứ nhất lại thường bị coi là thừa thãi. Thật vậy, nói: “Đài Phượng, Phượng Hoàng đã ghé chơi” có một vẻ gì không cần thiết, như nói đến một sự đương nhiên. Kim Thánh Thán chê câu này thậm tệ. Tuy vậy, riêng tôi lại rất khoái câu ấy. Cái “duyên” của nó là chẳng nói gì cả, có vẻ như giỡn chơi, nhưng lại nhẹ nhàng đưa xuống câu dưới một cách thực là thấm thía. Bạn thử tưởng tượng khách đa tình nọ ghé chơi nhà người yêu, được khách coi như “của mình” :“Đài Phượng, phượng hoàng đã ghé chơi” đấy ! Rồi khách ra đi : “Phượng khứ, đài không”, đài kia bỏ trống, đơn lẻ quạnh hiu, trong lúc “nước sông vẫn chảy”, thời gian vẫn trôi, thách thức sự đợi chờ mòn mỏi...Não nùng đấy chứ ? Lý Bạch có nghĩ giống vậy không ? Biết đâu chừng ! Chàng thi sĩ lãng mạn này đã từng thâm cảm tình huống
“Mỹ nhân tại thời hoa mãn đường
Mỹ nhân khứ hậu dư không sàng

(Người yêu kề bên, hoa nở đầy nhà,
Người yêu vắng bóng, giường chiếu trống không)
(Ký viễn)

   

thì cái cảnh “Phượng đi, đài vắng” này nào có khác gì bao nhiêu ? Dù sao, cái khéo của tiên sinh ở chỗ đang nói những chuyện đương nhiên, nào “đài Phượng, Phượng Hoàng đã ghé chơi”, nào “Phượng đi, đài vắng”, rồi bất chợt chặt đứt sự trôi chảy nhẹ nhàng ấy bằng ba chữ “giang tự lưu": nước sông vẫn chảy. Đang nói chuyện Phượng và Đài Phượng, có ăn nhằm gì đến “sông vẫn chảy” ? Quả thực chẳng ăn nhằm gì, nếu “sông vẫn chảy” không biểu tượng cho thời gian trôi. Ôi ! “Tương tư hoàng diệp tận, bạch lộ thấp thanh đài": nhớ người đến lá vàng rụng sạch, chỉ còn sương trắng ướt rêu xanh, như mái tóc đã bạc màu, trong khi tấm lòng ngày càng lạnh lẽo...Người chờ đợi, nhưng thời gian nào có đợi chờ ai ?


SÔNG VẪN CHẢY, MÂY TRẮNG VẪN TRÔI :

           
Nếu lấy ý của bài Hoàng Hạc Lâu, thì “sông vẫn chảy” ứng với câu “mây trắng ngàn năm vẫn mãi trôi” (Bạch vân thiên tái không du du), tức là biểu tượng cho cái thường hằng bất biến ở trong sự vật vô thường luôn biến đổi. Nhưng họ Lý khác với Thôi Hiệu. Bài của Lý Bạch cũng nói theo ý ấy, nhưng không mấy gì có vẻ “Đạo Lý”, mà lại làm cho ta liên tưởng đến một chuyện tình...

Cũng như Thôi Hiệu, Lý Bạch dùng hai chữ “khứ” và “không” để vào đề. Thôi Hiệu đặt các chữ ấy ở hai câu :
Tích nhân dĩ thừa Hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu

           

Lý Bạch thì dồn cả “khứ” và “không” vào một câu (Phượng khứ đài không giang tự lưu). Thánh Thán cho đó là để dấu hình tích, tránh bị chê là bắt chước. Tôi không đồng ý với quan điểm này. Còn nhiều sự tương đồng khác giữa hai bài thơ, Lý Bạch cần gì phải “dấu hình tích” bằng một tiểu xảo như vậy ?


TRỞ VỀ CÁT BỤI :

        
 Hai câu ba và bốn nối tiếp ý tưởng giòng thời gian luôn mãi lạnh lùng trôi, và soi mòn, tàn phá tất cả. Của cải, uy quyền trên cõi thế, với thời gian đều trở về với cát bụi. Lý Bạch dõi mắt nhìn Cung Ngô, chỉ thấy đền đài bỏ hoang, cỏ hoa che lối. Rồi biết Tấn là triều đại đã đanh dẹp Ngô, mà nhìn về Tấn, cũng chỉ thấy áo mão xiêm y đã biến thành gò đất lạnh tự bao giờ rồi ! Còn tham lam đeo đuổi làm gì những của cải uy quyền thế gian ? Phải chăng là ứng với ý tưởng nên nâng tâm hồn lên, ngửa mặt nhìn trời, tìm một cái gì cao quý hơn những điều hư huyễn ở đời, như đã được diễn bày trong bài Hoàng Hạc Lâu ?


NGỬA MẶT NHÌN TRỜI :

            Và Lý Bạch đã nhìn, nhìn mãi, để thấy :
Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại
(Ba ngọn núi nửa như rơi ra ngoài trời xanh)

            Làm sao núi lại rơi được ra ngoài trời xanh ? Thưa rằng : vì cố sức nhìn mãi, như muốn xuyên thủng trời xanh, nhưng lại luôn bị ba ngọn núi kia cản trở (Tam Sơn ở Tây Nam thành Kim Lăng), cho nên dần dần thi sĩ có ảo giác sức nhìn của mình đẩy lùi được núi ra ngoài trời xanh ! Một ảo giác khá ngộ ! Cũng có thể nghĩ cảm giác này do nhìn mãi mỏi mắt mà sanh ra. Dù sao, điều cần tự hỏi là Lý Bạch nhìn gì mà dữ vậy ? Tìm một mối tình, một kỷ niệm, hay một chân lý thường hằng của Trời Đất, một sự giải thoát khỏi nỗi phù du của kiếp người ? Tìm gì, để rồi chỉ thấy một ảo giác ?


CÚI MẶT NHÌN XUỐNG :

Nhìn mãi mỏi mắt, tác giả cúi mặt trông xuống, và thấy bãi Bạch Lộ bị phân chia bởi hai nhánh sông. Ở đây chúng ta có được sự cắt nghĩa hiện thực (nhưng không cần thiết) của ba chữ “giang tự lưu” nơi câu hai. Thì ra là trong cảnh vật chỗ ấy có nước sông chảy. “Giang tự lưu” có thực chứ không phải chỉ là một biểu tượng. Và dòng nước kia, xưa đã chảy, nay vẫn còn chảy, lạnh lùng không biến đổi, bất chấp Phượng Hoàng đến hay đi, đài Phượng có Phượng ghé chơi, hay bỏ trống, Cung Ngô rực rỡ hay hoang phế, Triều Tấn oanh liệt hay suy tàn...Bất chấp cả anh chàng Lý Bạch đang dương mắt nhìn chốn xa xăm đến độ đẩy lùi ba ngọn núi ra khỏi trời xanh ! Thật vây, dù cho ta có mơ ước gì, có tìm kiếm chi, có suy tưởng ra sao, lý luận thế nào, thì “núi vẫn là núi, sông vẫn là sông” như lời một Công Án. Trí tuệ của con người có một vẻ gì hư huyễn, khiến ta thông cảm hơn với lối nói hồn nhiên của hai câu đầu :“Đài Phượng, phượng hoàng đã ghé chơi, phượng đi đài vắng...”. Đó cũng là những chuyện “đương nhiên” như “núi là núi, sông là sông”, nhưng chẳng phải vì thế mà tầm thường vậy.

“Tam sơn bán lạc” là ảo giác, “nhị thủy trung phân” là thực tại. Nhìn lên là ảo, nhìn xuồng là thực. Cố sức nhìn thì ảo, chẳng cố sức lại thực. Ảo thực, thực ảo, tri kiến của con người cứ quay tròn trong đó...


CHỈ VÌ MỘT ĐÁM MÂY :

            Hai câu kết

Tổng vị phù vân năng tế nhật
Trường An bất kiến sử nhân sầu.

           

 tóm thâu tất cả cái tuyệt vọng của kiếp người bé bỏng, mong manh, trước năng lực của định mệnh. “Tổng vị phù vân” là :“tất cả chỉ vì một đám mây nổi”. Đám mây bồng bềnh, như làn khói, có cũng như không, nhìn thì thấy, mà muốn nắm bắt lại chẳng được, khi chỗ này, lúc nơi khác, nổi trôi vô định, ngược hẳn lại với cái thực thể vô cùng “quan trọng” là mặt trời, đầy sức mạnh, đem lại năng lực cho muôn loài, và luôn theo một đường đi cố định, không bao giờ sai chuyển. Thế mà một đám mây nhỏ bồng bềnh, lại có khả năng che khuất mặt trời, làm cảnh vật mờ tối ! Cuộc sống con người có khác chi ? Những gì ta đã đem bao nghị lực và tài trí ra xây dựng : địa vị, sự nghiệp, tiền của, hạnh phúc gia đình v.v...tưởng rằng kiên cố lắm, nhưng chỉ cần một biến cố nhỏ, như đám “phù vân” kia, là có thể sụp đổ như lâu đài trên cát. Cung Ngô, Triều Tấn, cũng vậy. Phải chăng Vua nào lên cũng được tuyên dương “vạn tuế”, triều đại nào cũng được tán tụng “muôn năm”, nhưng rốt cuộc rồi cũng đều quay về cát bụi, nhiều khi chỉ vì một nguyên do vặt vãnh ? Ngô thắng Tào nghe đâu chỉ vì một ngọn gió ? Tấn diệt Thục, rồi diệt Ngô, phải chăng chỉ tại cơn đau bụng của Khương Duy ?

            Trong đời sống tâm linh cũng thế. Nhiều người tưởng mình đã đạt đến một sự ổn định nội tâm cao độ, một nền tảng đạo đức không gì lay chuyển được, nhưng có biết đâu chỉ cần một thử thách nhỏ, nhưng trúng vào nhược điểm của họ, là họ có thể rơi vào những điều sai quấy, tội lỗi, ác độc ? Nếu một đám mây hư huyễn mà che được cả mặt trời thì bất cứ nguyên do nhỏ nhặt nào cũng có thể đưa đến bất cứ chuyện gì.

            Câu chuyện đám mây che mặt trời, sau những suy tưởng đã được diễn bày trong các đoạn trước, khiến ta càng cảm nhận rõ ràng hơn sự bé bỏng khiêm nhường của kiếp sống con người.


TRƯỜNG AN BẤT KIẾN :

Cung như Thôi Hiệu, Lý Bạch kết thúc bài thơ bằng ba chữ “sử nhân sầu” (khiến người buồn). Ở đây, người buồn vì không thấy được Trường An, do đám mây nổi che khuất mặt trời. Thật ra, từ Kim Lăng làm sao nhìn được đến tận Trường An ? Đó chỉ là một biểu tượng. “Trường An bất kiến” đại diện cho tất cả những nỗi niềm ưu sầu của tác giả, đã được nói đến trong bài, từ chuyện đài Phượng với phượng hoàng, cho tới các suy nghĩ về “Ngô cung”, “Tấn đại”, thời gian trôi, ảo giác và thực tại, và nhất là ý tưởng “đám mây nổi che được mặt trời”. Cần chú ý câu :

                    Tổng vị phù vân năng tế nhật
 phải được dịch là
       “Tất cả chỉ vì đám mây nổi che được mặt trời”.
 
Tức là tất cả những sự mong manh của số kiếp con người mà Lý tiên sinh đã ghi nhận trong sáu câu trên, đều chỉ tùy thuộc những nguyên nhân vụn vặt, như đám mây nổi kia, chứ không phải chỉ riêng sự kiện “Trường An bất kiến” mà thôi đâu !

           

Nỗi buồn “Trường An bất kiến” rất “hiện sinh”. Đó chính là lo buồn cơ bản của cuộc sống (angoisse existentielle). Nó cho thấy một sự thiếu vắng ý nghĩa của đời người, một khoảng trống, mà Lý Bạch đã cố lấp đầy, không những bằng thơ văn, mà bằng cả rượu chè, trăng gió, mỹ nhân, bằng miệt mài truy hoan trong những cuộc chơi tuyệt vọng, những mong tiêu được “vạn cổ sầu” (dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu). Nhưng, sầu vẫn cứ sầu,  như lời tiên sinh :
 
Trừu đao đoạn thủy thủy cánh lưu
Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu
(Hạ gươm chặt nước, nước vẫn chảy,
Nâng chén giải sầu, sầu vẫn sầu).

           

 Tương truyền ngày kia tiên sinh nhìn ánh trăng trong đáy nước, mà muốn ôm chầm lấy, để rồi lặng lẽ lìa đời trong giòng nước lạnh...


TÓM LẠI :

Người ta nói Lý Bạch làm bài này là thua Hoàng Hạc Lâu một bực. Tôi không nghĩ thế. Bài của Thôi Hiệu cho ta cảm giác khinh rẻ lầu Hoàng Hạc, và coi nhẹ cảnh vật chung quanh lầu này. Lý tiên sinh, ngược lại, cho ta cảm giác tội nghiệp Đài Phượng cô liêu, mỏi mòn đợi chờ Phượng Hoàng ghé đến, và thương cho bao sinh linh đã vùi chôn tánh mạng cho cung Ngô, triều Tấn, cũng như bao người khác đã lãng phí cuộc đời mình cho danh vọng, tiền tài, sự nghiệp v.v...Nếu ta thông cảm với nỗi buồn tưởng nhớ quê hương của Thôi Hiệu, thì ta càng thông cảm hơn với nỗi buồn “hiện sinh” của Lý Bạch trước năm tháng hững hờ trôi, trước số phận mong manh của kiếp người. Khoảng trống trong cuộc sống mà Lý Bạch gợi lên, quả thực là một cảm giác rất “người”, mà ta khó mà không chia sẻ.

Mặt khác, ý thức được khoảng trống ấy, chính là bước đầu để tìm cách lấp đầy nó. Thật vậy, kiếp người lẽ nào lại như những cung điện đền đài kia, chỉ hiện hữu để chờ thời gian soi mòn, tiêu hủy ? Đâu là giá trị, là ý nghĩa của cái kiếp sống mong manh, phù du ấy ?

Pascal từng nói đại ý rằng : con người chỉ là một cây sậy, một cây sậy biết suy tư, yếu đuối nhất trong thiên nhiên, chỉ cần một giọt nước, một ngọn gió, cũng có thể tiêu hủy được (Tổng vị phù vân năng tế nhật đấy !). Tuy nhiên, ngay cả khi toàn thể Vũ Trụ liên kết lại để hủy diệt con người, thì con người sẽ vẫn mạnh hơn tất cả những gì có thể giết nó, vì con người biết mình chết, trong khi chính sự ưu thắng của Vũ Trụ trên con người, Vũ Trụ cũng chẳng hề biết đến, chẳng thể ý thức được.

Thật vậy, chính nhờ ý thức mà con người có thể vươn lên. Chính nhờ ý thức mà con người hướng được đến Ý Thức Nguyên Thủy, nguồn của mọi sự, tiềm tàng trong tất cả, quy định tất cả. Thêm vào đó, nếu tin được rằng Ý Thức ấy là Tình Yêu, và sống thực trong Tình Yêu này, thì những lo buồn của kiếp người có nhiều hy vọng sẽ hóa giải được vậy.

Phúc cho những ai có một Niềm Tin, và sống thực Niềm Tin ấy...
 
 
NGUYỄN HOÀI VÂN
23 tháng 9 1994
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
Trang  of 3 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.172 seconds.