Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: Sông Bến Hải & Cầu Hiền Lương . Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Chủ đề: Sông Bến Hải & Cầu Hiền Lương .
    Gởi ngày: 28/Oct/2010 lúc 10:18pm


Sông Bến Hải & Cầu Hiền Lương .

Bao Giờ Ta Cùng Em Sang Sông
( Nhấn vào Tựa bài để nghe nhạc )

Tiếng hát của Minh Thuận trầm buồn và tha thiết trong nhạc phẩm :" Bao Giờ Ta Cùng Em Sang Sông " Làm HH cũng sắt se lòng nhớ về chuyến Trung du năm đó ...
Ngày đó xa lắm rồi, và đó là ngày nào của mùa Hè HH không nhớ rõ. Gia đình Hh theo anh DVC ra Huế chơi. Anh C. quê quán ở Huế, vào Nam làm việc và mắc gốc rể miền sông nước Hậu Giang. Anh là bạn thân của gia đình HH nên mùa Hè đó Anh đưa chị về thăm quê nhà, rũ gia đình HH ra Huế chơi cho biết cây " Cầu Tràng Tiền dài 12 nhịp, anh qua không kịp.." nên làm Rể trong Nam như thế nào !!?...
Sau một ngày một đêm trên chuyến xe lửa xuôi ra miềnTrung, HH đã đặt chân lên đất thần kinh mơ mộng. Huế lúc đó đã không còn những mảnh khăn sô trắng cả những con đường, nhưng Huế vẫn phảng phất nổi buồn sâu kín và vẫn hằn lên nổi cơ cực, cần cù chịu thương chịu khó của miền Trung. Vâng, Huế vẫn đẹp một vẻ đẹp buồn mà sâu lắng, nên thơ mà dịu dàng ...Nếu ví Sài Gòn có nhịp sống trẻ trung, vui vẻ, hoạt bát, thích nghi với đà tiến bộ của các nước phương Tây, giống như hình ảnh một cô gái trẻ tóc cắt " demi garçon ", tung tăng trên phố Lê Lợi với tà áo dài mầu hoàng yến kiêu sa, thì Huế lại là cô nữ sinh trường Đồng Khánh tóc dài thướt tha trong chiếc áo mầu tím nhớ nhung lưu luyến khách nhàn du .
Huế đẹp. Huế lạ lùng với những món ăn của riêng xứ Huế, nhưng trong chuyến đi du lịch đó địa danh để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong hồn HH lại là con sông Bến Hải với cây cầu Hiền Lương thuộc tỉnh Quảng Trị.

Vì là lần đầu dẫn vợ về thăm viếng quê mình nên gia đình HH được theo anh đi thăm gần như hết những danh lam thắng cảnh của Huế. Buổi tối đầu tiên ngồi trên sân thượng nhà anh, trải chiếu ngắm trăng treo trên đỉnh Núi Ngự Bình để cánh nữ nhi nghỉ ngơi lấy sức sau một hành trình dài trên xe lửa từ Nam ra Trung ngày mai bắt đầu leo Núi Ngự. Cánh đàn ông bày một bàn nhậu nho nhỏ, ngắn hạn và trong lúc nhấm nháp ly cay, đẩy đưa lời nói như thế nào, anh quyết định trong chương trình du hành sẽ đưa cả đoàn đi viếng nhà thờ Lavang, đi thăm luôn sông Bến Hải với cây cầu Hiền Lương lịch sử .



Trước mắt HH nhà thờ Lavang hoang tàn, sụp đổ bởi trận pháo năm nào, cảnh cũ vẫn còn đó chưa được trùng tu. Từ đường cái đi vào nhà thờ dự Thánh Lễ cũng khá xa, và đó cũng là chặng đường Thánh Giá của Chúa. Hàng ngày đi trên con đường này, nhìn những pho tượng dọc bên đường, giáo dân sẽ nhớ lại được con đường nhục, vinh lẫn lộn của Chúa trên đỉnh đồi xa xưa.Tượng Chúa Jésus giăng tay chịu tôi vẫn còn đó, HH viếng Ngài vào một ngày thường, chưa đến giờ dự thánh lễ misa nên không có bóng giáo dân nào cả, nên trông Ngài thật buồn phiền và cô độc làm sao !


Và HH đã đứng đó, nhìn dòng sông Bến Hải hiền hòa lặng lẽ chảy dưới cây cầu Hiền Lương cũng thật hiền như tên gọi. Có lẽ, nếu không có hiệp định Paris chắc người Việt Nam ít có ai được biết đến con sông và cây cầu nầy. Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải nối hai bờ Gio Linh & Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Sau khi Hiệp định Genève 1954 được ký kết và thi hành, Cây cầu Hiền Lương đã chia cắt đôi bờ sông Bến Hải và đã trở thành một chứng tích đau buồn của chiến cuộc năm xưa.
Theo hiệp định Genève năm 1954: "Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, hoàn toàn không thể coi là mốc ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ ". sau hai năm, việc thống nhất Việt Nam sẽ được tiến hành bằng một cuộc tổng tuyển cử trong cả nước."  - tài liệu sưu tầm trên mạng -
Lần đầu tiên nhìn cây cầu Hiền Lương đã gánh chịu bao tang thương, thay đổi: Từ một cây cầu được xây dựng bằng gỗ dành cho người đi bộ sau nhiều lần sửa chữa nâng cấp, cầu được nước Pháp cho xây dựng lại bằng bê tông cốt thép gồm 7 nhịp và mặt cầu được lát bằng 894 miếng ván gỗ thông với chiều dài 178m. Đơn sơ và chỉ thế thôi, Sông Bến Hải và cây Cầu Hiền lương không có gì đặc biệt cả. Nhưng từ đó con sông nhỏ và cây Cầu cũng không lớn lắm nầy đã đi vào lịch sử người dân Việt.
Hiệp định Genève chia hai miền Nam - Bắc mỗi bên có chủ quyền 89m cầu. Từ một cây cầu chỉ là một phương tiện giao thông đã trở thành chứng tích đau thương hàng đầu trong lịch sử. Không hiểu tại sao lúc đó HH lại ví Cầu Hiền Lương như cô thôn nữ với chiếc áo bà ba đen dịu dàng thả thuyền giăng câu trên dòng sông nhỏ, bổng chốc dòng sông hiền hoà nổi cơn sóng dữ, chiếc thuyền nan chao đảo dật dờ, nổi trôi ...như nước Việt Nam ta biến động phong ba theo chiến cuộc và cô thôn nữ năm xưa đã trở thành một chứng nhân, mà uy danh vượt tầm cở quốc gia ra ngoài thế giới. Nhiều nước biết đến Cô, nhiều người lính Mỹ năm xưa tham gia cuộc chiến nhớ đến cô, nhiều du khách nước ngoài bây giờ cũng muốn nhìn ngắm dung nhan của cô, như HH đã từ miền Cữu Long Giang, gần tận cùng nước Việt ra đây thăm cô, và Hh đang đi, đang nhìn ngắm cầu Hiền Lương cũ của ngày xưa mà nhớ về một thời trong quá khứ. Thời ấy đối với mọi người thì sao? nhưng đối với HH chỉ để lại những u buồn và ray rức không nguôi.

Mùa Hè năm đó HH đã ra miền Trung, thăm Huế, thăm các lăng tẩm của các vì vua triều Nguyễn: Lăng Minh Mạng đơn sơ mà uy nghiêm; Lăng Tự Đức - lăng của vị vua nhà thơ nên có kiến trúc thật nên thơ, lãng mạn; Lăng vua khải Định đồ sộ tân kỳ... HH cũng đã thả thuyền xuôi ngược trên sông Hương nghe câu hò xứ Huế :

*. Tứ bề núi phủ mây phong,
Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên .

*. Kim Long có gái mỹ miều,
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi .


Nhưng chưa có nơi nào làm cho HH xúc động như lúc đặt chân đi lên đi xuống, ..mà không, phải nói là tiến ra Miền Bắc rồi đi vào trong Nạm, theo từng bước chân đi ra đi vào trên cây cầu lịch sử, nhìn thành cầu bằng sắt sơn đen đã bạc thếch mầu thời gian, nhìn những mảnh ván gổ đã cũ kỷ, long đinh nên mỗi bước chân đi qua vang lên tiếng kẻo kẹt muộn phiền của cây cầu Hiền Lương bắt ngang qua dòng sông Bến Hải.Trong buổi trưa Hè dưới cái nóng của miền Trung mà dòng sông không có những em bé rũ nhau ra tắm sông, hái trái Bần ăn với muối ớt hay mắm ruốc, rồi hái trái xanh chọi nhau, vui đùa trên sóng nước mênh mông. Ở đây cũng không có những dề xanh mướt đầy hoa Lục Bình tim tím trôi lững lờ...
Dưới kia dòng sông Bến Hải vẫn im vắng không một bóng ghe thuyền... mà sao... dường như HH thoảng nghe trong gió đưa về, tiếng ai hò thiết tha, buồn hiu hắt :

" Ai đã từng vào Nam ra Bắc,
Thấy nhiều nơi cảnh sắc cũng xinh,
Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ sông Hương nước biếc, nhớ non Bình trăng trong .


Đã là một nửa thì không trọn vẹn nên buồn. Dòng sông nhỏ nhưng chứa đựng cả một chiều dài lịch sử, chiếc cầu chỉ 7 nhịp lại chia đôi nên lẻ bạn, xưa kia mỗi bên ba nhịp rưởi, nên mỗi bên đều có những cuộc chia tay đầy nước mắt:
Đưa chàng lòng dặt dặt buồn,
Ngưa khôn bằng bộ, thuỷ khôn bằng thuyền( CPNK)


Xưa kia có những người con gái, chiều về, ngồi nhìn mây trời sao cứ trôi mãi mà thầm hỏi gió ơi người đi sao chẳng thấy quay về, nên trên những dòng sông năm xưa lại vang lên giọng hò câu hát :

*Đói lòng ăn nửa trái Sim
uống lưng bát nước đi tìm người thương "

* Thuyền về Đại Lược,
Duyên ngược Kim Long
Đến đây là ngã rẻ của lòng
Gặp nhau còn biết trên sông bến nào !..? "


Nước Việt Nam mình vốn đã nhỏ bé lại chia đôi nên càng bé nhỏ ...nhưng sự chia đôi nầy đã để lại trong lòng muôn người dân Việt một nổi buồn khổ thật lớn lao không bao giờ xóa được dù bây giờ lịch sử đã sang trang, đôi bờ chia cách ngày xưa đã không còn nữa .


25 tháng 5- 2010.
Hoa Hạ




Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 30/Oct/2010 lúc 9:05am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.109 seconds.