Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22099
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Oct/2021 lúc 11:59am
TÌNH ANH EM
Để%20anh%20cõng%20em%20lên%20nhà%20nhé%20–%20Gối%20Yêu

Anh tôi nằm bịnh viện Saint Camille đã được mười bữa. Chiều hôm qua, ảnh gọi điện thoại về nhà, nói: «Thằng tây nằm chung phòng ra nhà thương rồi, ngày mai chủ nhựt, mầy vô đây anh em mình nói chuyện chơi». Nghe giọng ảnh “có thần” nên tôi vui vẻ trả lời: «Dạ! Mai em vô. Vợ con em đi Mỹ, chớ không thì em cũng chở tụi nó vô thăm anh». Tôi nghe ảnh cười khịt: «Một mình mầy cũng đủ cho tao vui rồi…»

Phòng anh tôi là loại phòng hai giường ở lầu ba. Ông già người Pháp cỡ hơn tám mươi tuổi nằm chung phòng với anh tôi rất khó tánh. Ổng không thích có nhiều ánh sáng vào phòng nên volet cửa sổ lúc nào cũng chỉ hé lên một chút thôi. Thấy ổng quá già lại hay gắt gỏng nên mấy cô y tá cũng nhân nhượng, chỉ kéo volet lên cao trước giờ bác sĩ trưởng đi thăm bịnh nhân, rồi lại hạ thấp xuống, sau đó! Mỗi lần tôi vào thăm anh tôi, mặc dầu chúng tôi nói chuyện nho nhỏ với nhau, ổng cũng lăn qua trở lại thở dài. Có khi còn lấy gối bịt lỗ tai nữa!

Anh tôi nói: «Tao chưa bao giờ nghe nó… tằng hắng với tao một tiếng!» .

Ông Tây đó xuất viện, chắc anh tôi nghe… nhẹ lắm nên mới vội vã gọi tôi vào chơi, để nói chuyện mà không cần giữ gìn ý tứ gì hết!

Hôm nay, volet cửa sổ được kéo lên hết nên để lộ trời cao lồng lộng và phòng đầy ánh sáng… Thấy tôi, anh tôi vui vẻ nói:

«Mừng quá! Hổm rày, cứ làm thinh, bực mình thấy mụ nội! Bữa nay, tụi mình nói chuyện tự do, cho nó đã!».

Tôi nhìn anh tôi mà thấy thương: mới ngoài sáu mươi mà đã già xọm. Bao nhiêu năm tù đày của VC đã ăn mòn cơ thể của ảnh đến nỗi từ khi ảnh qua Pháp sum họp với vợ chồng tôi, ảnh cứ bịnh lên bịnh xuống hoài. Cũng may là ảnh không có vợ con nên không có những cái lo của người có gánh nặng gia đình. Và cũng may là ảnh chỉ có một mình tôi là em đã có cuộc sống ổn định nên ảnh không phải cưu mang một đứa em nào khác.

Hai anh em tôi nói chuyện vui vẻ một lúc, bỗng anh tôi nhìn trời qua khuôn kiếng cửa sổ rồi nói: «Trời đẹp quá, Cu!».

Tôi còn đang ngẩn ngơ không biết ảnh nói với ai thì ảnh cười khịt khịt: «Mầy quên mầy hồi nhỏ tên là Cu hả? ».

Tôi bật cười: cả một trời dĩ vãng bỗng hiện về rất rõ, với những hình ảnh thuở nhỏ ở nhà quê, có bà mẹ một mình trồng rau trồng cải nuôi hai thằng con, đứa lớn tên Hai đứa nhỏ tên Cu… Tôi nhìn anh tôi mà nghe rưng rức ở trong lòng. Tôi “Dạ” như cái máy! Anh tôi nói: «Bác sĩ nói anh ra ngoài chút chút được».

Tôi lại “Dạ” nhưng vẫn còn thấy tôi đang ở quê tôi, ở trong cái nhà tranh vách đất có giàn bầu vắt lên mái tranh che sàng nước nằm bên góc bếp… Tôi nói “Vậy hả anh” mà vẫn còn đứng trong vườn rau của mẹ với mấy cây mít cây ổi cây xoài, vẫn còn nhìn cái giếng có cây cần vọt để kéo nước và cái gàu đeo lủng lẳng ở đầu cây sào dài… Tôi chỉ giật mình dạ lớn khi nghe anh tôi gọi: «Cu! Ê … Cu!».

Ảnh nhìn tôi, mỉm cười: «Tao muốn mầy đưa tao đi một vòng».

Tôi “Dạ” rồi vội vã bước ra cửa. Ảnh ngạc nhiên: «Đi đâu vậy?». Tôi trả lời: «Em đi lấy cái xe lăn!».

Ảnh bật cười: «Không cần xe lăn xe liếc gì hết. Mầy lại đây, tao chỉ cho».

Ảnh tằng hắng mấy tiếng rồi nói tiếp: «Mầy đỡ tao dậy cạnh giường. Đọ… Mầy xây lưng lại thụt sát vô cạnh giường ở giữa hai chân tao nè. Đọ… Rồi mầy rùn người xuống cho tao ôm cổ mầy. Mẹ… Mầy ăn thứ gì mà mầy lớn con quá hổng biết! Rồi! Tao ôm chắc rồi! Bây giờ, mầy choàng hai tay ôm hai bắp vế của tao đây, vừa xóc nhẹ để lấy trớn vừa đứng lên. Đọ… Như vậy, người mình gọi là ‘cõng’. Ở xứ nầy, tao chưa thấy ai cõng ai hết. Có lẽ người ta không biết cõng, mầy à!».

Tôi cõng anh tôi, nhẹ hều. Ảnh nói: «Hồi nhỏ, tao cõng mầy mòn lưng, mầy đâu có biết!».

Một xúc động bỗng dâng tràn lên cổ, tôi vừa nuốt xuống vừa siết chặt hai chân anh tôi như muốn ôm lấy hết con người của ảnh để cám ơn, cái con người đang nằm trên lưng tôi đây, cái người anh đã hy sinh suốt cuộc đời không chịu lập gia đình chỉ vì muốn nuôi thằng em ăn học cho đến nơi đến chốn! Ảnh đã cõng tôi trong thời tuổi nhỏ, về sau, ảnh vẫn tiếp tục cõng tôi – dù dưới hình thức khác – cho đến ngày tôi thành nhân ra đời. Biết bao giờ tôi cõng lại anh tôi suốt hai mươi mấy năm trời như vậy?

Chúng tôi ra hành lang. Gặp một cô y tá, cô ta vội nói: «Để tôi lấy cho ông một chiếc xe lăn!».

Tôi lắc đầu: «Khỏi cần! Cám ơn cô! Anh tôi muốn tôi cõng như vầy».

Cô ta mỉm cười bỏ đi, vừa đi vừa nhìn lại, vẻ ngạc nhiên. Anh tôi nói: «Mầy thấy không? Ở xứ nầy, người ta không biết cõng là gì!».

Thật vậy, đi dài dài theo hành lang, gặp ai cũng bị nhìn với một nụ cười như muốn nói “Làm gì ngộ vậy há!” Tiếng của anh tôi vẫn đều đều nho nhỏ bên tai: «Hồi đó, năm mầy ba tuổi là năm mầy bịnh hoài nên mầy cứ nhề nhệ nhề nhệ đeo theo má đòi ẵm. Chiều nào má cũng nói “Hai! Mầy cõng thằng Cu đi hàng xóm cho má nấu cơm coi!” Vậy là dầu tao đang tưới rau tao cũng quăng đó, cõng mầy đi vòng vòng. Hồi đó, lúc nào mầy cũng ở truồng, còn tao, dầu đã hơn mười tuổi, nhưng lúc nào cũng ở trần, chỉ khi nào đi học mới máng lên mình cái áo sơ-mi. Thành ra, khi cõng mầy tao thương ở cái chỗ là nghe con cu của mầy mềm mềm nằm gọn trên da lưng tao. Nhiều khi thương quá, tao xoay người lại hun mầy trơ trất làm mầy nhột mầy cười đưa mấy cái răng non nhỏ như hột gạo! Mầy coi! Vậy mà đã hơn năm mươi năm rồi chớ bộ!».

Tôi im lặng nghe anh tôi kể mà trong đầu thấy như đang nhìn ngay trước mắt cảnh thằng anh cõng thằng em đi quanh quanh để người mẹ rảnh tay lo nấu bữa cơm chiều… … Đẹp quá! Anh tôi lại nói: “Thiệt ra, tao đâu có cõng mầy đi đâu xa. Đi lòn lòn qua mấy liếp rau mấy bờ mía rồi qua lò bánh tráng của dì Sáu Lộc. Đứng xớ rớ một chút là dì Sáu hay chị Hai Huê con của dỉ cho một cái bánh tráng nướng thơm phức”.

Ngừng một chút, anh tôi hỏi:

“Mầy còn nhớ chị Hai Huê không?”

Tôi đáp: “Dạ có. Hồi đó, chỉ ra sư phạm rồi dạy tụi em ở tiểu học”.

Anh tôi tằng hắng: “Ờ! Chỉ đó! Má khen chỉ lắm, nói: con nhỏ dễ thương, đi làm có lương mà chỉ sắm có hai cái áo dài, hỏi nó thì nó nói nó để dành tiền cất một cái quán cho má nó ra bán bì bún ít cực hơn là xay bột tráng bánh”.

Đến đây thì tôi nhớ rõ cái quán của dì Sáu Lộc: Quán nhỏ nằm cạnh cây gõ trước lò bánh tráng. Bì bún ngon có tiếng. Có điều là dì Sáu không bán rượu đế mà cũng không cho khách hàng mang rượu đế đến quán! Dân nhậu phàn nàn thì dì Sáu nói: «Tôi ghét thứ đó lắm! Cũng tại ba cái đế đó mà ông nhà tôi ba ngù té xuống bàu chết không ai hay!».

Cái quán đó về sau giao cho vợ chồng cô cháu gái của dì Sáu trong nom và được cất rộng ra thành tiệm cà phê, người ta gọi là tiệm “Cây Gõ”…

Ở cuối hành lang bịnh viện là khuôn kiếng rộng. Nhìn xuống dưới thấy nắng đầy… Cây cỏ được cắt xén sạch sẽ đẹp mắt. Tia nước tưới vườn tự động quét qua quét lại coi mát rượi. Anh tôi im lặng nhìn một lúc rồi nói: «Hồi đó, chiều nào đi học về, tao cũng phải đi tưới vườn rau. Mới có mười tuổi mà tao mạnh lắm! Cái gàu nước lớn như vậy mà tao xách chạy bon bon. Phải nói là nhờ có cây cần vọt tao mới kéo nổi cái gàu ra khỏi giếng, chớ nếu kéo bằng sợi dây dừa thì chắc tao chịu thua».

Có lẽ sợ tôi quên nên anh tôi tả cây cần vọt. Tôi vẫn để ảnh nói vì tôi thấy ảnh đang sung sướng với những hình ảnh đẹp của quê hương, cái quê hương ngàn trùng xa cách… Tiếng của anh tôi vẫn đều đều bên tai: «Cần vọt là hai cây tre lớn bằng bắp chân đóng dính chắc vào nhau bằng những thanh ngang coi giống như một cái thang. Chân cái thang đó được chôn đứng cách giếng độ hai ba thước. Trên đầu có một cốt tròn xỏ qua hai thân tre. Bắc dính chắc trên cái cốt đó là một thân tre dài, đầu to là đầu nặng nằm đụng đất, đầu nhỏ chỉ lên trời coi giống như một đòn bẩy hay một cái đu nhún lên hạ xuống của trẻ con. Đó là cái cần. Trên đầu cần là một cây sào bằng tầm vông dài xuống gần miệng giếng, đầu dưới của sào có cái móc để móc cái gàu. Muốn lấy nước, người ta kéo cây sào thòng gàu xuống giếng đợi gàu đầy nước là kéo gàu lên, cây cần làm đòn bẩy giúp cho người kéo nước không phải ráng sức. Hay quá!»

Tôi nói đẩy đưa, cố ý để cho anh tôi nghỉ: «Dạ. Em còn nhớ cây cần vọt chớ! Hồi em lớn lên, em vẫn phụ anh tưới rau cho má, anh quên sao? Em còn nhớ hồi đó phần của em là lo tưới và châm sóc giàn bầu của má”.

Ảnh cười khịt khịt: “Ờ… giàn bầu. Trái dài lòng thòng, đi ngang phải cúi đầu để tránh…”

Rồi giọng của ảnh như vui lên: “Bầu luộc là món mà tụi mình ăn hằng ngày, mầy nhớ không? Bữa cơm nào cũng có bầu luộc, mẻ cá kho và một tô nước luộc bầu. Nước luộc bầu không có con tôm con tép gì hết, chỉ có chút muối, chút tiêu và mấy cọng hành… vậy mà tụi mình chia nhau húp ngon lành, hén Cu!”.

Tôi bồi hồi nhớ lại cảnh anh em tôi húp nước luộc bầu, nhứt là cái cử chỉ của anh tôi khi ảnh đưa tô sành mẻ miệng, xây chỗ miệng tô còn lành, nói: “Húp ở đây nè, Cu!”. Cha ơi…! Sao mà nó đẹp!

Thấy gần trưa, tôi cõng anh tôi đi lần về phòng. Bỗng ảnh nói: “Ý! Má kêu kìa!”.

Rồi ảnh nghẻo đầu buông thõng hai tay! Tôi đang hốt hoảng chưa biết phải làm sao thì gặp ông bác sĩ trưởng trong thang máy bước ra. Tôi vội vã gọi: “Bác sĩ! Bác sĩ! Ông coi dùm coi! Anh tôi bị gì rồi!”.

Bác sĩ rờ đầu rờ cổ anh tôi rồi lôi tôi chạy lại phòng trực y tá. Bác sĩ hướng vào trong nói “Cứu cấp”. Mấy cô y tá phóng ra đỡ anh tôi qua giường sắt có bánh xe rồi đẩy nhanh về phòng, theo sau là xe dụng cụ thuốc men. Vào phòng, một cô y tá đẩy nhẹ tôi ra ngoài, nói: “Ông đừng vào. Cảm phiền đứng đợi ở đây.” Rồi đóng cửa lại. Tôi tỳ người vào tường, nhìn quanh bối rối: hành lang trống trơn bỗng như rộng mênh mông…

Một lúc lâu sau mấy cô y tá mở cửa đẩy giường đẩy xe ra, nói chuyện tỉnh bơ. Đi sau cùng là bác sĩ trưởng. Ổng vỗ vai tôi, nói: “Không có gì hết! Chỉ bị xúc động mạnh thôi. Ông vào được rồi.”.

Tôi nói “Cám ơn” rồi thở dài nhè nhẹ như vừa trút một gánh nặng. Nhìn thấy tôi bước vào, anh tôi mỉm cười, mắt ảnh ngời sáng, nhưng ảnh vừa đưa tay ra dấu vừa nói: “Thôi! Mầy về đi! Để tao ngủ một chút”.

Nói xong, ảnh nhắm mắt mà trên môi vẫn còn nguyên nụ cười. Tôi biết: ảnh đang đi vào giấc ngủ với những hình ảnh đẹp!

Tôi bước ra, đóng nhẹ cửa lại. Hành lang dài tung hút. Chắc cũng đến giờ cho bịnh nhân ăn nên phảng phất có mùi đồ ăn. Tôi bỗng nghe thèm vị ngọt của nước luộc bầu mà anh em tôi chia nhau húp năm chục năm về trước, bây giờ sao vẫn còn nhớ. Và lạ thiệt! Nước luộc bầu quá tầm thường như vậy mà sao cũng mang đầy mùi vị của quê hương?

Tôi nuốt nước miếng…


Tiểu Tử
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22099
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2021 lúc 8:10am

Giữ Chồng 

Đạo diễn Lê Hoàng quan niệm: "Việc đếch phải giữ chồng"
 
Từ hôm qua đến nay, trên các báo và mạng xã hội liên tục đăng tải bài viết, video ... về vụ việc mới xảy ra trên phố Lý Nam Đế - Hà Nội, qua vụ việc này các chị em hãy cùng nhìn lại việc "giữ chồng" dưới góc nhìn của đạo diễn Lê Hoàng:
" Con gái Việt Nam, đàn bà Việt Nam, phụ nữ Việt Nam sẽ đời đời, sẽ cả trăm năm, cả ngàn năm không bao giờ, không khi nào ngóc đầu lên nổi nếu trong đầu còn vấn vương, còn trăn trở các ý nghĩ phải “giữ chồng”. Xin lỗi, chồng là cái chết toi gì mà quý thế ? Không có chồng mình không phải là người à ? Nó không giữ mình thì thôi, mình giữ nó làm cái khỉ mốc gì ? Trên thế giới này, kể ra cũng có một số đàn ông kiệt xuất, hoặc cực kỳ thông minh, hoặc cực kỳ tài năng đặc biệt, hoặc vô cùng giàu có, con gái vớ được phải tìm cách nắm chặt lấy thì cũng phải đạo, cũng nghe được. Nhưng phần lớn đàn ông còn lại, đặc biệt ở Việt Nam, có cái mốc xì gì đâu mà quý ?

Vẻ ngoài thì tầm thường, học thức thì lơ mơ, đạo đức thì lem nhem, kiếm tiền thì èo uột, quần áo thì xốc xếch, bụng thì to, má thì mỡ, vậy mà các mẹ phải lo lắng tìm cách giữ là sao ? Cứ thử thả nó ra xem bao nhiêu đứa vồ lấy nào ? Cứ thử ném ra đường xem ai nhặt không ? Tôi không hề cổ vũ cho phụ nữ coi thường đàn ông, nhưng ngay từ trong báo chí, trong dư luận, trên các diễn đàn và trong thâm tâm, các cô gái Việt Nam luôn được nhồi nhét những phương thức, dạy dỗ các hành vi để giữ chồng thì vô cùng láo toét.

Láo toét vì nó hoàn toàn đi ngược với xu thế của toàn cầu. Ở rất nhiều quốc gia hiện nay, ngay tại Châu Á này thôi, xin nhắc lại là lấy được vợ, sau đó giữ được vợ khó vô cùng. Đã, đang và sẽ có hàng trăm triệu đàn ông phải trơ mỏ hoặc trơ cái thứ giống mỏ ra để sống độc thân, có muốn kết hôn với Thị Nở cũng không còn cơ hội. Thế mà gái Việt vẫn lăm lăm, vẫn được nhồi nhét cái kiến thức “giữ chồng”.

Điều ấy giải thích tại sao nước ta giữ một kỷ lục đau buồn là nước xuất khẩu cô dâu nhiều nhất Châu Á, và luôn luôn lọt vào top hàng đầu thế giới, vì con gái Việt Nam đã được lừa đảo lấy được chồng và giữ được chồng là hạnh phúc vô biên. Tại sao thế ? Tại chị em chúng ta đã quen với ý định lấy chồng để cho nó nuôi, vì thế phải giữ nó, vậy thôi. Nghe có vẻ rất hợp lý. Nhưng đàn bà Nhật Bản khi lấy chồng cũng ở nhà trông con, cũng để cho “nó” nuôi đấy, nhưng đâu vì vậy mà đàn ông lơ mơ.

Đàn ông Nhật rất khó lấy vợ và luôn luôn “sống trong sợ hãi”, vợ bỏ chứ đâu có ngược lại ? Con trai sợ nhất loại con gái gì, biết không ? Đó là loại con gái cóc cần tiền. Bởi đa số đàn ông Việt chỉ gián tiếp hoặc trực tiếp thông qua tiền để bộc lộ tình cảm. Nào quà cáp, nào du lịch, nào nhà xe, những thứ hấp dẫn phụ nữ đều do tiền tạo ra. Trước một cô gái không cần tiền, nhiều anh chả biết xoay sở ra sao. Đẹp trai thì không đẹp, ăn nói duyên dáng thì không mở được mồm, tài năng thì chả có gì, tiền bạc lắm khi là chôm chỉa của Ông Bô Bà Bô, đứng trước gái không cần tiền, chỉ cần trí tuệ là xanh mặt ngay.

Con gái xinh đẹp như hoa hậu quả không nhiều, nhưng con gái dịu dàng, dễ thương, mềm mại, nhẹ nhõm, trong sáng thì đất nước Việt Nam này cứ bước ra đường là gặp. Vớ được một cô như thế làm vợ, nhất là khi ta chỉ là một gã đàn ông đủ thứ trung bình, may mắn lắm thay! Cho nên việc quái gì phải lo giữ nó, đáng ra phải làm cho nó lo giữ mình chứ mấy cô, mấy bà ngốc kia ? Nếu hôm nay tất cả con gái Việt Nam đều chú ý chăm sóc bản thân, lo học hành, lo xem phim, đọc sách, hễ chồng tệ bạc là ly dị, chia con cho nó nuôi hoặc bắt nó phải nộp tiền cấp dưỡng cho con hàng tháng, thử xem bên nào sợ, bên nào chết trước ?

Sự lệ thuộc của con gái Việt Nam vào đàn ông trở thành quốc nạn, đã trở thành nỗi nhục, đã trở nên kỳ quái khiến cả nhân loại ngạc nhiên cười bò ra, cũng chỉ vì tư tưởng “giữ chồng” được vun đắp, được gìn giữ và truyền tụng bởi những cuộc trò chuyện thì thầm, bởi những lời nói mỹ miều trên báo chí và những dạy bảo bịp bợm có vẻ trí thức mà ra...!

Xin nhắc lại câu cuối cùng “Nó không giữ mình thì thôi, mình việc gì phải giữ nó !”...!
!!!

Đạo diễn Lê Hoàng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22099
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Oct/2021 lúc 8:23am

Ba chúc con đủ



Ba%20chúc%20con%20đủ%20-%20Tâm%20sự%20-%20Việt%20Giải%20Trí

Một chuyện thật cảm động về tình cha con. Xin mời đọc. NS

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại mất nhiều thời gian của cuộc đời mình ở các sân bay đến thế. Tôi vừa thích lại vừa ghét việc đó. Tôi thích được ngắm nhiều người. Nhưng đó cũng là lý do tôi ghét: phải nhìn mọi người: chào và tạm biệt… Nó làm tôi xúc động đến phát mệt.

Cho nên, mỗi khi gặp một thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn thường ra sân bay thành phố nhìn mọi người “tạm biệt”. Ðể tôi thấy rằng mình vẫn hạnh phúc khi không phải nói lời chia tay với những người thân yêu của mình. Nhìn mọi người cố níu kéo nhau, khóc lóc… tôi cảm thấy mình còn rất nhiều điều quý giá khác. Những gia đình, những người yêu nhau cuối cùng cũng phải xa cách, nhìn họ sải rộng cánh tay để nắm tay nhau, cho đến khi chỉ còn 2 đầu ngón tay của 2 người chạm vào nhau… đó là những hình ảnh mãi mãi nằm trong tâm trí tôi.

Và tôi cũng học được nhiều điều từ những giây phút “tạm biệt” ấy. Có một lần, tôi nghe loáng thoáng tiếng 2 cha con đang bên nhau trong những phút giây cuối cùng. Họ ôm nhau và người cha nói: “Ba yêu con, ba chúc con đủ… Rồi cô gái đáp lại: “Con cũng yêu ba rất nhiều và chúc ba đủ.”

Và cô gái quay đi, tôi thấy người cha cứ đứng nhìn theo, tôi lại gần, nhưng lại không muốn xen vào giây phút riêng tư của ông ấy nên không nói gì. Bỗng ông quay lại chào tôi và:

– Ðã bao giờ anh nói lời tạm biệt với một người, và biết rằng mãi mãi không gặp nữa?

– Xin ông cho tôi hỏi, có phải ông vừa vĩnh biệt với con gái ông? Tại sao vậy?

– Tôi già rồi, mà con tôi sống cách tôi đến nửa vòng trái đất. Người cha nói. Thực tế, tôi biết lần sau con tôi quay về đây nhưng lúc đó có thể tôi đã mất.

– Khi tạm biệt con gái ông, tôi nghe ông nói: “Ba chúc con đủ”. Tôi có thể biết điều đó có ý nghĩa gì không?
ba%20chuc%20con%20du
Thắm Nguyễn

Người cha già mỉm cười: “Ðó là lời chúc gia truyền của gia đình tôi, đã qua nhiều thế hệ rồi”. Nói đoạn ông dừng lại, ngước nhìn lên cao như thể cố nhớ lại từng chi tiết, và ông cười tươi hơn – Khi tôi nói: “Ba chúc con đủ”, tôi muốn chúc con gái tôi có cuộc sống đủ những điều tốt đẹp và duy trì được nó.

Rồi ông lẩm nhẩm đọc: “Ba chúc con đủ ánh sáng mặt trời để giữ cho tâm hồn con trong sáng. Ba chúc con đủ hạnh phúc để giữ cho tinh thần con luôn sống động. Ba chúc con đủ những nỗi đau để biết yêu quý cả những niềm vui nhỏ nhất. Ba chúc con đủ những gì con muốn để con hài lòng. Ba chúc con đủ mất mát để con yêu quý những gì con có. Và ba chúc con đủ lời chào để có thể vượt qua được lời “tạm biệt” cuối cùng. Ông khóc và quay lưng bưóc đi. Tôi nói với theo: “Thưa ông, tôi chúc ông đủ…”

Và các bạn, khi các bạn đã đọc xong mẩu chuyện này, tôi cũng chúc các bạn như vậy. Chúc chúng ta đủ.

                                                                                                                                                                 Như Sao



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Oct/2021 lúc 8:24am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22099
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Oct/2021 lúc 8:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22099
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2021 lúc 1:52pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Oct/2021 lúc 10:03am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22099
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Oct/2021 lúc 8:39am

Tình bạn quý báu hơn cả vàng ròng

Top%20888+%5d%20Những%20câu%20nói%20hay%20về%20tình%20bạn%20thấm%20từng%20câu

Tình bạn sâu sắc là điều vô giá — và rất tốt cho sức khỏe của bạn

 

Tình bạn gần như là quà tặng đầu tiên trong những quà tặng mà chúng ta khao khát trong cuộc đời này, hẳn là thế. 

 

Ai trong chúng ta có được một hoặc hai bằng hữu thân thuộc đều cảm thấy may mắn. Chúng ta chia sẻ những ước mơ và những điều thầm kín của mình với những người bạn tâm giao: những niềm vui và nỗi buồn, những thành tựu và thất bại. Và trong thời khắc nguy nan, ta luôn biết rằng những người bạn ấy sẽ kề cận bên mình. 


BM


Tuy nhiên, làm thế nào để kết giao bằng hữu có khả năng là một mệnh đề nan giải, nhất là khi ta đã trưởng thành. Một chàng trai độc thân được công ty thuyên chuyển từ Boston đến Tucson, Arizona, nơi anh ta hoàn toàn không quen biết ai, vẫn có thể giữ liên lạc với bạn bè tại quê nhà M***achusetts qua các phương tiện điện tử, nhưng không như cách họ cùng chia sẻ một cốc bia sau giờ làm việc tại Harvard Gardens trên Đồi Beacon.

 

Trong bài báo “Đại dịch cô đơn” trên Tạp chí Harvard, tác giả Jacob Sweet đã đưa ra một phân tích chi tiết về nguyên nhân và hậu quả của sự cô đơn. Trích dẫn từ hàng chục chuyên gia trở lên về chủ đề này, ông Sweet chỉ ra rằng ngoài sự cô lập xã hội do COVID-19 gây ra, một đại dịch cô đơn lan rộng từ lâu đã ảnh hưởng đến rất nhiều người sống tại Hoa Kỳ và hải ngoại. Cả người già lẫn người trẻ đều ca thán, “Tôi không thực sự cảm thấy như có ai đó biết đến mình nữa.”


BM


Và như ông Sweet chia sẻ, cảm giác bị cô lập này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất của chúng ta. Một số nhà nghiên cứu cho rằng cô đơn cấp tính có tác động đến cơ thể tương tự như nghiện rượu hoặc hút 15 điếu thuốc mỗi ngày. Những nghiên cứu khác thậm chí còn đang tìm hiểu mối liên quan giữa cô đơn và tổn thương hệ miễn dịch của cơ thể.

 

Vậy chúng ta có thể làm gì đây? Nếu chúng ta cảm thấy xa lạ với những người khác, thì làm sao có thể thoát khỏi trạng thái bó buộc này và tìm được một vài bằng hữu?


BM


Điều quan trọng là phải dành thời gian thoát khỏi nhịp sống hiện đại hối hả này để vun bồi và thắt chặt tình bằng hữu. Một anh chàng làm việc vất vả từ tờ mờ sáng đến tối mịt rồi gục trước màn hình tivi với cốc bia trên tay, đồng nghĩa với việc anh ta đã khép lại cánh cửa của tình bằng hữu. Một bà mẹ tất tả — và trong cuốn sách của tôi, tất cả các bà mẹ đều là những bà mẹ bận rộn — quá bận bịu với công việc của mình hoặc lo chăm sóc con trẻ, hoặc bận cả việc nước lẫn việc nhà, có lẽ đang giã từ tình bạn. Có thể họ không nhận ra điều đó, nhưng anh chàng đó, và bà mẹ kia có thể đang bỏ lỡ những niềm vui và niềm hạnh phúc mà tình bạn bền chặt mang đến cho họ.

 

Việc tìm thấy một số điểm tương đồng cũng có thể dẫn đến một mối quan hệ sâu sắc hơn. Khi người phụ nữ trẻ đan len trong một quán cà phê thu hút sự chú ý của cô phục vụ, người cũng yêu thích công việc đan len, cô ấy có thể bắt chuyện không chỉ về kim đan và len sợi, mà có lẽ đó là khởi đầu cho một mối giao hảo thâm tình.

 

Và thế là nảy sinh sự đồng cảm. Nếu một người bạn trong tâm trạng bất an đang chia sẻ với chúng ta về nỗi sợ thất bại tại sở làm, trong khi ta mải mê theo đuổi ý nghĩ nên làm món mì Ý hay bánh pizza cho bữa tối, vậy ta đang vô tình khiến cho mối giao hảo trở nên nguội lạnh.


Thay vào đó, chúng ta nên chú tâm lắng nghe, tâm sự hoặc hỏi han, và chân thành sẻ chia ngay lúc này đây.


BM


Khi tôi đang dạy các buổi hội thảo dành cho trẻ em học tại gia, một người mẹ đầy âu lo đã đến gặp tôi để hỏi tại sao con gái cô không có bạn trong lớp. Tôi nhẹ nhàng giải thích rằng trong khi các em học sinh khác trò chuyện và vui đùa trong giờ giải lao, thì bé Sarah con cô ấy lại ngồi vào bàn và đọc sách. Người mẹ này hẳn đã nói chuyện với Sarah vì ngay tuần lễ tiếp theo, tôi thấy cô bé trong phòng nghỉ, lắng nghe một nhóm nhỏ các nữ sinh nói cười cùng nhau.


BM


Như triết gia Ralph Waldo Emerson đã từng viết, “Cách duy nhất để có một bằng hữu là hãy trở thành một bằng hữu.”

 

 

 

Jeff Minick  _  Thu Anh

BM



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Oct/2021 lúc 8:53am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22099
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Nov/2021 lúc 11:56am
MẸ

Văn chương Việt Nam vẫn ví von Mẹ qua hình ảnh cánh cò, tôi thì lại thấy mẹ tôi thật là cánh cò, và mẹ đẹp như những câu thơ của Từ Kế Tường:

Mẹ như cánh cò nơi bãi vắng

Tôi lênh đênh chẳng khác dòng sông

Cánh cò đẫm mùi bùn thầm lặng

Cả một đời mẹ mãi long đong

(Mẹ và Cánh Cò – Từ Kế Tường)
anh%20me%201
Trong mỗi mái nhà ở quê tôi, ai ai cũng có một cánh cò thương khó, dù anh là anh bộ đội hay anh lính cộng hoà. Cánh cò của tôi, giờ đây tuy đã cách xa quê hương hàng đại dương vẫn chẳng hề đổi thay – vẫn cái áo bà ba màu nâu xẫm, vẫn chiếc nón lá lấp lánh trong nắng trưa phố Bolsa, … Và dưới cái nón lá ấy, trong bộ bà ba ấy, tâm hồn mẹ là cả một quê hương.

Mẹ yêu quê hương tự nhiên như mây yêu bầu trời, như cây yêu rừng xanh. Tình yêu ấy không bị vướng mắc vào chủ nghĩa này, chính kiến nọ. Thời còn là thiếu nữ làng Mai Sơn môi hồng má thắm, mẹ từng theo Việt Minh đi hát dân công. Đêm đêm, mẹ cùng các thiếu nữ trong làng đi đến các đồn Tây. Công tác của các cô là hát hò, hát ví, hay dùng loa cầm tay kêu gọi những người đi lính Tây buông súng trở về với xóm làng. Mỗi khi lính trong đồn bắn ra hàng loạt đạn, các cô lại nằm thụp xuống bờ ruộng để tránh, và cứ thế họ hát cho đến nửa đêm mới về nhà.

Thời cách mạng thành công, rồi Cải Cách Ruộng Đất, chính mẹ cũng lại cùng một số gia đình trong làng nuôi dấu những vị linh mục đối kháng. Mẹ tôi là một phật tử thuần thành nhưng bà hay nói về các linh mục ấy với một lòng tôn kính. Ngày ấy, một linh mục bị cộng sản truy bắt đã được dấu trên căn gác xép của nhà mẹ tôi. Theo lời bà, ngài được luân chuyển hết từ nhà này đến nhà khác trong vùng. Cứ sáng sáng, mẹ lại đem một rổ tro bếp lên cho ngài đi vệ sinh. Cho đến một hôm, khi ngài vừa rời khỏi thì cộng sản ập vào nhà mẹ. Sau này, tôi cứ tiếc mãi rằng đến khi tôi đủ quan tâm để tìm biết tên vị linh mục kia thì những mảng ký ức trong đầu mẹ đã bị xoá. Mẹ đã mang chứng bệnh mất trí nhớ “alzheimer”.

Kể câu chuyện trên, tôi muốn nói với bạn đọc về những bà mẹ quê tôi. Mẹ có thể ít học, có thể không biết gì về chính trị, khoa học, … nhưng mẹ không ngại hiểm nguy khi phải đứng cùng lẽ phải, khi phải hy sinh cho những điều lớn lao hơn mình. Và tính cách ấy được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thế hệ của bà, của cụ cố chúng tôi.

Ở đất nước tôi, ai ai cũng được nuôi lớn lên bằng lời ru của mẹ. Tiếng ru của mẹ thấm vào mạch máu, tiếng à ơi những đêm sâu như còn đọng mãi trong ký ức. Chiến tranh ở đâu đó, nhưng nó đâu có át được tiếng kẽo kẹt êm đềm, tiếng võng mẹ đưa những trưa vắng và những câu ru. Ơi! những câu ru:

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về

Bắt được con bống con trê

Nắm cổ lôi về cho cái ngủ ăn

Cái ngủ ăn, cái ngủ chóng lớn, cái ngủ yêu con bống con trê, yêu bờ ruộng, yêu mảnh đất quê nghèo thấm đẫm câu ru của mẹ. Mẹ yêu con và dạy con yêu đất nước mình. Đất chẳng là gì cả, người ta sẽ bỏ đất ra đi, nhưng khi mẹ làm chốn ấy trở thành đất mẹ thì tất cả hóa linh hồn.

Rồi con lớn lên, con đi theo lời gọi của núi sông. Mẹ hướng mắt theo con, con ra đi và sẽ trở về khi đất mẹ yên bình. Người bộ đội mơ một ngày hoà bình cho mẹ hết khổ, cho đường quê hương nở đầy hoa. Nhưng tất cả chỉ là giấc mộng, hoà bình rồi oan khuất vẫn cứ trùng trùng trên đất mẹ.

Người lính miền nam mơ ngày trở về, mẹ đón anh trên cánh đồng lúa vàng với tiếng sáo diều vi vu thay tiếng đạn bom. Nhưng ngày ấy không tới, rồi mẹ lưu vong ôm mãi giấc mơ hồi hương! Mẹ tôi hay bảo: “vì chiến tranh loạn lạc mà tới đây, mai kia không còn cộng sản nữa thì mình về quê mình chứ con. Không ai muốn chia lìa, không ai bỏ quê mình ra đi vì nghèo khó”

Mỗi 30 tháng 4, khi cờ vàng bay rực phố là đôi mắt mẹ tôi ánh lên một niềm tự hào. Câu mẹ nói hơn bốn mươi năm trước, giờ ở tuổi chín mươi mẹ vẫn nói: “con thấy không, người Việt mình giỏi lắm đi đến đâu là cờ rợp phố, đi đâu cũng nhìn thấy Việt Nam”.
anh%20me%202
Mẹ chẳng thiết đi du lịch, chẳng thiết đi đâu chơi, chỉ thích đi họp cộng đồng hay đi biểu tình. Ngày ca nhạc sĩ Việt Dũng còn sống, trong một buổi họp cộng đồng, anh hô to khẩu hiệu cổ vũ xoá bỏ điều 4 hiến pháp. Mẹ chưa bước khỏi xe, chưa kịp cầm gậy đã hô to “xoá bỏ, xoá bỏ, xoá bỏ …” Giờ anh đã đi lâu rồi, biết bao nước trôi qua cầu, bao người trẻ tuổi đã rời bỏ cuộc đời này mà mẹ vẫn còn đây với mái tóc bạc trắng thời gian.

Chẳng biết ai là người đầu tiên đã ví von mẹ qua hình ảnh cánh cò. Nhưng con cò sao mà giống mẹ tôi quá vậy? lúc nào cũng một mình. Cái hình ảnh con cò một mình nơi ao nông, cái hình ảnh mẹ tôi một mình với đàn con qua chiến tranh – mẹ cõng con chạy giặc; mẹ gánh gồng con trên đôi quang gánh; mẹ lầm rầm đọc kinh trong hầm bao cát khi những trái hoả châu sáng rực ngoài trời, … Chiến tranh là thế! Gian nan là thế! Nhưng nó đâu có làm mẹ quên mất quê hương. Ngược lại là khác, mẹ vẫn nhớ từng gốc cây bờ ruộng, từng con rạch bờ đê. Mẹ thường bảo mai này khi tôi có dịp về đất bắc, hãy tìm lại cho mẹ cây sung ngày xưa, cây sung mẹ vẫn leo trèo thời con gái. Cây sung nay đã ngả dài bên bờ ao, con nước ngày xưa hẳn còn in dấu hình ảnh xinh đẹp của cô Tấm ngày nào.

Ai đã làm cho quê hương không còn là đất mẹ, cho người Việt tiếp tục dứt áo ra đi, và để mẹ tôi cứ mơ mãi giấc mơ được trở về quê mình. Bốn mươi năm, mẹ mang quê hương đến xứ người; giờ tóc mẹ đổi màu, tình yêu đó vẫn chẳng đổi thay. Mẹ nói hết cộng sản thì mình về quê mình, nhưng quê mình đâu còn cộng sản nữa mẹ ơi! Chỉ cái tên thôi.

Mẹ tôi đã ở vào cái tuổi chín mươi. Bao giờ ước mơ của mẹ trở thành sự thật? Bao giờ cho quê mình dẹp được cái ác? Bao giờ, bao giờ con đưa được mẹ về? Ơi! cánh cò của tôi.

Ai cũng có sông quê, đường cỏ

Thương cánh cò lận đận quanh năm

Mỗi mùa thu vàng thêm sắc lá

Tóc mẹ rơi mây trắng âm thầm

(Mẹ và Cánh CòTừ Kế Tường)

                                                                                                                                                                     Nguyệt Quỳnh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22099
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Nov/2021 lúc 7:43am

Nước Mắt Chảy Xuôi - Từ Uyên


Senior%20couple%20sad%20Stock%20Photos%20-%20Page%201%20:%20Masterfile

Bài hay , xin gửi đến các Anh, Chị và các Bạn đọc để suy ngẫm. Thấu hiểu và thông cảm cho những người con của mình . 

Hoạch định một kế hoạch cho cuộc sống mới của tuổi về già để chúng ta có niềm vui , sức khoẻ và hạnh phúc .

Thân ái

*****

Nước Mắt Chảy Xuôi

Con gái của mẹ,
Mẹ biết rằng chả bao giờ con đọc lá thư này cả, thứ nhất là con không đọc được tiếng Việt, mà mẹ lại không thể viết cho con bằng tiếng Anh.  Nhưng không hiểu sao có một cái gì nó thôi thúc mẹ là phải viết cho con như được nói chuyện với con trực tiếp .
Ðã lâu lắm rồi nhỉ, từ khi con tốt nghiệp ra trường trung học, hai mẹ con mình không còn được những buổi tối con cặm cụi học bài trong khi mẹ loay hoay với những việc trong nhà mà cả hai mẹ con mình đã suốt ngày bận rộn không dọn dẹp được .
Nhưng khi ấy con còn nhỏ, trong đầu óc mẹ nghĩ thế nhưng bây giờ nghĩ lại mới thấy mình nhầm. Giáo dục học đường ở bên này, mẹ không hiểu rằng đã tạo cho con thành một người tự lập cho dù con chưa đến tuổi trưởng thành.

Từ bao giờ, mẹ cũng không nhớ nữa, con đã có một thế giới riêng là căn buồng của con.  Mà vì bận sinh kế suốt ngày, mẹ cũng ít khi ngó vào căn buồng ấy nên có lần mẹ vào tìm con, mẹ đã hết sức sửng sốt khi thấy sự vô trật tự trong cuộc sống của con.  Sách vở lẫn lộn với quần áo trên giường, dưới sàn cùng mọi thứ vật dụng.  Trong tủ treo áo quần thì như cả cái kho chứa đồ phế thải.
Phải mất vài phút mẹ mới định thần lại được, bỏ mất gần một buổi chiều để sắp xếp lại cho con.
Buổi tối, con về, mẹ ngồi yên ở phòng khách chờ phút giây con chạy ra ôm lấy mẹ mà cám ơn.
Nhưng thật là một bất ngờ lớn lao mà mẹ chưa bao giờ tưởng tượng ra nổi.
Thay vì cám ơn, con đã tung cửa buồng ra nói khá lớn tiếng:
“Mẹ làm mất hết trật tự trong buồng của con, bài vở của con mẹ để đâu hết rồi, mọi khi con vẫn để ở chân giường mà…  Con xin mẹ từ nay mẹ đừng làm gì trong buồng của con cả.  Con tự lo lấy được mà”
Rồi con bỏ vào buồng, im lìm suốt buổi tối hôm đó .

Con ơi, con có biết những giờ phút ấy mẹ đã phải trải qua những tâm trạng như thế nào không.  Mẹ ân hận vì đã làm con không vui !  Mẹ buồn rầu vì con đã không hiểu cho lòng mẹ.  Mẹ cô đơn vì không có ai chia sẻ nỗi buồn với mình.  Mẹ lo lắng vì tính nết của con như thế thì khi lấy chồng, người chồng nào chịu cho nổi…  Ðêm ấy mẹ đã ngủ trên ghế sa lông để thấm thía nỗi buồn của mẹ mà nào con cũng đâu có hay.

Thế mà cảnh sống ấy cũng qua mau trong sự chịu đựng của mẹ. Bây giờ con ra trường, có công ăn việc làm, con đi về thất thường, có khi bỏ mẹ vò võ chờ con đến cả tuần. Mẹ cũng chẳng dám hỏi con.
Ðến một ngày, hình như mẹ nhớ là ngày Mother’s Day, con mua một bó hoa hồng tươi về ôm lấy mẹ mà chúc mừng mẹ.  Buổi chiều hôm ấy là ngày hạnh phúc nhất đời của mẹ. Mẹ cứ đi ra đi vào lóng ngóng chờ con mở cửa buồng để hỏi xem con thích ăn món gì mẹ sẽ nấu. Nhưng tối đến con đã chải chuốt mở cửa buồng đi ra mời mẹ đi ăn tiệm. Lại một hạnh phúc bất ngờ khác đến. Mẹ như được bơi lội trong hạnh phúc đến độ không thay nổi bộ quần áo đẹp để đi với con.
Sau bữa ăn thịnh soạn với cá 8 món, con đã thản nhiên nói với mẹ rằng:
“Mẹ ơi bây giờ con phải đi làm việc suốt ngày mà mẹ thì già rồi, ở nhà một mình không có ai chăm sóc nên con đã xin cho mẹ được vào sống ở khu người già, có người trông nom hằng ngày. Mẹ không phải lo gì cả.
Ðến bữa có người dọn cho ăn.  Ðau ốm có y tá săn sóc. Cuối tuần con sẽ về thăm mẹ , mẹ nhé ”
Bể hạnh phúc đã vỡ tan. Những bong bóng hạnh phúc chỉ còn ảo mờ như những bọt xà bông trong chậu tắm.  Nó đã phản chiếu muôn mầu và vỡ ngay sau đó.
Trong lòng mẹ chợt vẳng nghe lại được câu nói của bà ngoại xưa đã nói với mẹ: 
“Nước mắt chảy xuôi , con ạ.” ...

Từ Uyên

*****

Đọc xong bài viết nầy, chúng tôi cảm nhận một sự xót xa trong lòng của một người mẹ đơn độc ngay từ những ngày đứa con gái mình vừa tròn “tuổi vị thành niên” và tiếp tục trải dài, mãi cho đến những ngày tuổi già, sức yếu...

1. Câu chuyện được nêu ra trong phần đầu lá thư của người mẹ, dường như khá quen thuộc. Không phải chỉ quen thuộc đối với chúng tôi mà còn cho cả nhiều gia đình khác, hiện đang định cư tại các nước phương Tây !?

Tại sao lại như thế ?
Phải chăng :
- Nền giáo dục phương Tây đã truyền dạy cho con em chúng ta cái tư tưởng “tự lập” quá sớm, khiến cho chúng phải xa rời những sinh hoạt chung của gia đình như vậy ư !?
- Nền giáo dục phương Tây đã không chịu dạy cho con cái chúng ta nên biết thế nào là sự trật tự, ngăn nắp hay sao !?
- Nền giáo dục phương Tây đã không chịu dạy cho con cái chúng ta cần biết ơn những giúp đỡ của cha mẹ, người đã lo lắng, tốn nhiều công sức dọn dẹp phòng ốc của chúng cho được ngăn nắp, trật tự hay sao !?
Vâng, có lẽ cũng đúng như vậy !? (sự trật tự và ngăn nắp là tuỳ theo từng cháu chứ trong lớp học ở tây phương sạch sẽ ngăn nắp ngay trước mặt các cháu, nên xem đây là trường hợp đặc biệt của vài cháu) 

Chúng tôi nhớ lại lúc con gái chúng tôi còn đang theo học những năm đầu trung học.  Nhà trường có mời một vị bác sĩ tâm lý khá nổi tiếng tại Sydney để nói về đề tài “Teenagers” dành cho các bậc phụ huynh có con em trong lứa tuổi nầy.

Trong buổi thuyết trình, câu chuyện đầu tiên của bức thư trên đây cũng đã được nhắc đến và có nhiều câu hỏi từ những bậc phụ huynh (nhiều nhất là những bà mẹ đủ mọi sắc dân), đưa ra :
- Hỏi:  Chúng ta (cha mẹ) phải làm gì với một cái phòng của chúng, trông có vẻ vô trật tự & thiếu ngăn nắp như thế !?
- Đáp:  Cứ việc để yên như vậy đi, coi như mình không thấy, không biết gì cả .
- Hỏi:  Vô lý lại phải để một cái phòng như thế.  Nếu có bạn bè chúng tôi đến thăm thì coi sao được?
- Đáp:  Chỉ việc đóng cửa phòng của chúng rồi khóa lại.  Đừng dẫn bạn mình vào căn phòng đó thì chẳng có gì để phải bận tâm.
- Hỏi:  Vài năm trước đây chúng thường theo cha mẹ mua sắm, thường dành nhiều thì giờ sinh hoạt chung với gia đình, ngay cả cùng làm bài tập chung với nhau nữa.  Thế mà bây giờ chúng không còn muốn gần gũi với cha mẹ, lúc nào cũng ở trong phòng riêng và đóng kín cửa.  Tại sao lại như vậy ?
- Đáp:  Vì chúng đang cần một khoảng không gian riêng lẻ.  Hãy tôn trọng sự riêng lẻ nầy.
- Hỏi :  Tại sao phải như thế ?
- Đáp:  Có nhiều thay đổi về sự phát triển thể chất, tinh thần cũng như những thay đổi kích thích tố trong độ tuổi mới lớn.  Thêm nữa , những băn khoăn về cái ngưỡng cửa mà chúng đang bước vào, đó là "ngưỡng cửa sắp được làm người lớn".
- Hỏi:  Xin nói một cách cụ thể hơn ?
- Đáp:  Trong độ tuổi dậy thì, giới tính phát triển rõ rệt, đồng bộ với những đổi thay về những kích thích tố trong cơ thể ...  dẫn đến những thay đổi về mặt tinh thần.
Cách cư xử, ứng phó với những người chung quanh cũng thay đổi nhanh chóng.  Chính bản thân của chúng cũng không nhận ra và kềm hãm lại được những thay đổi ấy.
Chúng trở nên khá ồn ào, thích mở nhạc lớn hơn, dễ nóng giận cho dù lý do chẳng có gì đáng phải như vậy.
Và quan trọng nhất là tính “phản kháng”, luôn làm ngược lại những gì mà cha mẹ hay ai khác yêu cầu hay đề nghị.
- Hỏi:  Thế thì các bậc phụ huynh cần phải làm gì ?
- Đáp:  Cần phải thật sự hiểu được những thay đổi nhanh chóng ấy nơi chúng . Hiểu được rồi thì chúng ta mới chấp nhận được nó.
- Hỏi:  Nếu gặp trường hợp có sự bùng nổ do nóng giận dẫn đến sự cãi vã to tiếng thì cha mẹ phải làm gì ?
- Đáp:  Tìm một ly nước lạnh mà uống rồi hãy im lặng lánh đi !
- Hỏi:  Có nghĩa là mình chấp nhận phần lỗi về mình hay sao ?
- Đáp:  Không, chẳng ai có lỗi cả.  Nhưng cha mẹ là người phải chịu “nhịn” trước.  Rồi chúng sẽ hiểu ai đúng ai sai, nhưng chúng sẽ không bao giờ nói ra. Vì đang ở độ tuổi "phản kháng" mà !?
- Hỏi:  Vô lý, lần nào mình cũng phải nhịn thì chúng sẽ “được đằng chân lân đằng đầu” sao ?
- Đáp:  Một cuộc cải vã mà không có người nhịn thì cuộc cãi vã đó sẽ kéo dài vô tận.  Hoặc là sẽ kết thúc bằng những hậu quả khó lường.

Cha mẹ là người đã trưởng thành và hiểu biết hơn trẻ con cho nên cha mẹ chính là người phải chịu “nhịn” trước .
Con mình mà nhịn không được thì làm sao rèn được tính “nhẫn” khi đối diện với người khác, phải không ?
Và còn nhiều câu hỏi nữa đã được nêu ra mà chúng tôi không tài nào nhớ hết (vì đang ở độ tuổi bắt đầu quên)

Nhưng quý vị cũng nên biết rằng buổi nói chuyện nầy chỉ được dành riêng cho các bậc làm cha mẹ mà không có sự hiện diện của những người con trong độ tuổi mới lớn.  Như vậy , không có nghĩa là nhà trường đã dạy cho chúng những điều sai phạm nêu trên.
Nhà trường muốn giúp cho chúng ta, những phụ huynh có con em trong độ tuổi mới lớn nhận chân được những đổi thay nơi chúng.  Nhờ thế chúng ta biết được là phải làm gì để “chịu đựng” với những “hậu quả” do sự đổi thay đổi mang lại nơi chúng.

Nếu quý vị không hiểu được, ắt hẳn chúng ta sẽ luôn mang một tâm trạng buồn tủi , trách hờn ... để rồi cái khoảng cách giữa cha mẹ và con cái mỗi ngày một lớn dần hơn !?
Hiểu biết, chia sẻ và chấp nhận thực tế sẽ giúp cho tinh thần của chúng ta được thoải mái nhiều hơn là chấp nhận chịu đựng để ôm lấy những nỗi buồn, hờn tủi ...


2. Câu chuyện được nêu ra trong phần cuối của bức thư cũng không mấy xa lạ đối với chúng ta.  Tuy nhiên, “bể hạnh phúc” của người mẹ đáng thương nầy đã vỡ tan là do bởi thiếu sự chuẩn bị.
Người mẹ nầy đã không hình dung hay là nhìn thấy được những thực tế cuộc sống tuổi già phải trải qua, trước khi tuổi già nó đến.
Có lẽ bà luôn nghĩ cuộc sống của đứa con gái sẽ mãi gắn chặt với mình cho đến ngày cuối đời.  Đó là một tư tưởng thiếu tính độc lập !
Bởi nghĩ thế cho nên bà đã bị xúc động quá mạnh, khi nghe đứa con gái của mình đề nghị đưa vào sống ở khu người già (hostel) *.
Có lẽ chưa chuẩn bị và hiểu rõ cuộc sống ở hostel như thế nào cho nên bà đã tưởng chừng con mình không muốn chăm sóc mẹ già.
Phải chăng truyền thống Á đông ngày xưa vẫn còn in đậm trong lối suy nghĩ của những người lớn tuổi Việt Nam !?

Như chúng tôi đã đề cập trong bài viết Chuẩn Bị Cho Tuổi Già.  Nếu sức khỏe của chúng ta vẫn còn tốt, còn có thể thực hiện được những hoạt động cần thiết trong cuộc sống hằng ngày thì mình đâu có cần phải vào Hostel hay Nursing Home như người mẹ nầy đã nói như vậy !?
Phải chăng đây là một trong những bài viết cố tình làm cho đời sống tinh thần của người già hiện ở nước ngoài trở nên khó khăn hơn !?
Vì qua "bức thư" nầy, chúng ta đoán chừng tuổi của người mẹ không đến nỗi quá già, cũng như sức khỏe yếu kém thì không nghe đề cập đến.
Nếu tuổi chưa già và sức khỏe không yếu thì tại sao đứa con gái lại phải đề nghị để đưa bà vào ở một nơi của người già ?
Nên biết rằng phần lớn con cái ở đây rất cần sự giúp đỡ của cha mẹ, nếu mình chịu chấp nhận hy sinh và sống hòa hợp được với chúng một cách dễ dàng .
Chăm sóc nhà cửa, nấu ăn, trông coi các cháu ... là những gì chúng luôn cần giúp đỡ.  Tại sao chúng lại từ chối sự giúp đỡ nầy !?

Nền giáo dục Tây phương thì nương theo sự phát triển tự nhiên về thể chất và tinh thần của con trẻ.
Nền giáo dục Á đông thì dựa trên quyền lực và theo cái khuôn mẫu “Xưa Bày , Nay Làm”.

Quan điểm riêng của chúng tôi , không có gì là hoàn thiện. Chúng ta phải biết dung hòa và cầu tiến ... thì cuộc sống chúng ta mới bớt đi phần nào phiền muộn !
Chúng tôi không biết người mẹ nầy có hiểu được rằng xã hội Việt Nam ngày nay cũng đã đổi thay rất nhiều và rất nhanh hay chăng !?
Nhớ lại câu chuyện được đưa lên mổ xẻ trên báo điện tử cách đây vài năm đã gây xôn xao dư luận rất nhiều.  Câu chuyện của một cô dâu Việt Nam thời đại , bị kết án là quá “coi trọng đồng tiền” cho nên đã không chịu đóng cửa cái công ty đang hoạt động mạnh để ở nhà cùng mẹ chồng và họ hàng lo nấu nướng mà cúng giỗ bố chồng, như mọi năm.  Cho dù ngày hôm đó cô dâu đã thưa trước với mẹ chồng biết rằng cô đã đặt sẵn những thức cúng từ một nhà hàng sang trọng, sẽ được giao tận nhà.  Và cô sẽ trở về đúng giờ để kịp thắp nén hương cúng bố như đã được định sẵn, giống mọi năm .

Ấy vậy mà bà mẹ và một số người của họ bên chồng vẫn còn phiền trách và cho rằng cô dâu thời đại đã thiếu bổn phận, trách nhiệm vì chỉ biết coi trọng đồng tiền (lúc đó thì chồng cô thì đang bận công tác phương xa nhưng không nghe một ai kết án anh cả !? )
Phải chăng người lớn đã không hiểu được hoàn cảnh, những khó khăn trong cuộc sống ... cho nên đã quá khắc khe với con mình hay không !?

Sự thật thì Hostel rất khác xa với Nursing Home .  Tại Úc, muốn vào ở trong Hostel thì điều kiện sức khỏe phải có là còn tương đối tốt.  Còn đi đứng và sinh hoạt cá nhân một cách độc lập mà không cần một trợ giúp nào cả.  Hostel sẽ cung cấp mọi dịch vụ chăm sóc y tế, ăn uống (tại canteen) , những sinh hoạt văn nghệ hàng tuần, những buổi du ngoạn tập thể ... một phần được tài trợ bởi chính phủ.

Tuy nhiên, muốn được vào ở trong một hostel như vậy thì phải hội đủ điều kiện tài chánh.  Muốn vào ở một cái Hostel loại sang thì cần phải mua một cái unit trong đó (dành cho độc thân hay là còn đủ cặp).  Thường phải mua trước, nếu chưa muốn vào ở thì có thể cho thuê.  Nếu không mua được trước thì lúc mình cần vào ở thì có thể không còn chỗ trống nữa.  Đến khi qua đời thì các con sẽ bán lại để thu hồi vốn.  Hoặc là có thể tiếp tục cho thuê để giữ chỗ sau nầy.  Đây cũng là một hình thức đầu tư vì bất động sản luôn lên giá.

Vào Hostel ở, người già sẽ cảm thấy vui hơn nhiều (nếu không trở ngại về ngôn ngữ).  Vì nơi ấy có đông người ở cùng độ tuổi để trò chuyện, có nhiều sinh hoạt lành mạnh cũng như được chăm sóc chu đáo về các mặt y tế, tinh thần, ẩm thực thích hợp theo từng cá nhân.

Và mỗi cuối tuần, các con thường vào hostel để thăm hoặc là chở về nhà để được sum họp cùng với đàn con, đàn cháu .
Sự vui vẻ chấp nhận của chúng ta sẽ giúp các con an tâm lo cho cuộc sống của chúng và khoảng cách tình cảm giữa cha mẹ và các con sẽ gần hơn.
Chúng tôi không thể quên một câu chuyện vui vui được nghe kể lại vào dịp đến thăm một Hostel tại Canbera (Thủ Phủ của Australia).  Câu chuyện của một vợ chồng già làm chủ và cư ngụ tại một căn phòng gần với một bà cụ láng giềng.
Một hôm bà cụ nầy nổi lửa đốt phòng bởi vì bà khám phá ra là ông cụ thường len lén qua phòng bên cạnh để tâm sự với bà hàng xóm.  Có lẽ vì tức giận quá nên bà đã dùng những lời lẽ hăm dọa lung tung cho nên bà đang bị mang ra tòa xét xử với nhiều tội danh.  Quý vị có đoán biết là các cụ nầy đã bao nhiêu cái xuân xanh hay không ?
Xin thưa, ai cũng đều ở trong độ tuổi xấp xỉ 90.  Đúng là chuyện tình yêu, chuyện ghen tương không phân biệt tuổi tác chút nào cả !?

Quay lại câu chuyện của người mẹ trong bức thư, chúng tôi thiển nghĩ là người mẹ nầy chưa hiểu hết về những thực tế của cuộc sống tại đây, cũng như luôn có định kiến không tốt về con mình.  Thế rồi không chịu “chấp nhận” một cuộc sống vui vẻ của tuổi già, như những người Tây phương luôn có cái tư tưởng độc lâp, không lệ thuộc và biết hy sinh cho con cháu mình.

Đã biết là “nước mắt chảy xuôi” thì cũng đừng nên phiền muộn như thế !?


Mùa đông Sydney 

Đinh Tấn Khương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Nov/2021 lúc 7:58am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22099
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Nov/2021 lúc 8:41am

Vợ Tôi

 
we-re-the-number-one-medical-billing-blog-HokT4Z-clipart%20-%20Codsall%20%20Community%20High%20School

HẠNH PHÚC TRONG TAY là một chuyên mục mới của Trẻ, do anh Đặng Hiếu Sinh phụ trách, nơi những thao thức, những kinh nghiệm về hạnh phúc gia đình, hạnh phúc đời người được chia sẻ để mỗi người tự tìm ra chiếc chìa khóa hạnh phúc cho chính mình.

Câu chuyện dài mà tôi muốn kể lể là chuyện tôi sợ vợ. Cho đến giờ phút nầy, tôi vẫn không hiểu, tại tôi nhu nhược (như lời mắng nhiếc của mấy thằng bạn), hay tại bản chất yêu chuộng hoà bình của tôi, lúc nào cũng muốn giữ cho cửa nhà êm ấm. 

Năm nay tôi bốn mươi sáu tuổi, cầm tinh con heo. Vợ tôi bốn mươi ba, cầm tinh con cọp. Có lẽ, vì cái vía “ông ba mươi” của vợ tôi, nên tôi  phải sợ. Hơn nữa, tôi lại là người  luôn tin rằng, số trời đã định, nên tôi thường không dám kêu ca. Nhưng không dám kêu ca, không có nghĩa là vui lòng sống trong cái cảnh bị khủng bố gần như hàng ngày. Tôi vẫn thầm oán trách trời xanh mỗi khi chứng kiến vợ người ta ngọt ngào với chồng. Thấy mà phát ham, nghĩ lại thân phận mình sao hẩm hiu quá đỗi. 

Thật ra, trước kia, tình cảnh đâu có tệ như vậy. Tôi nhớ, gia đình tôi đã có một thời rất hạnh phúc, rằng là phu xướng, phụ tuỳ. Nhưng, kể từ ngày thằng con lớn bắt đầu quậy ở cái tuổi “teenage”, chúng tôi hay cãi nhau, mà tính tôi hay nhịn, ít hờn giận. Thế là vợ tôi, được đằng chân, lại lân đằng đầu, lấn từng bước… từng bước thầm. Cho đến hôm nay thì tôi thua trắng tay! 

Mỗi tuần, vợ bỏ vào ví tôi mười đồng. Cuối tuần còn nguyên, thì bà khen giỏi tằn tiện, nếu xài hết, bà không tiếc lời phê phán:

– Anh ăn cơm nhà phủ phê (ăn thì có no, chứ làm gì mà phủ phê), có bia, có nước ngọt ê hề trong tủ lạnh (mỗi tháng mua được có một thùng bia chứ mấy, mà cứ nói như là hàng đống bia chất trong nhà kho). Ði làm thì có cơm nhà đem theo, xăng thì trả bằng “credit card”, vậy thì làm gì mà hết tiền? Chị Linh, bạn tôi nói, anh Bốn – chồng của chị – một tuần xài không hết năm đồng bạc (Trời ơi! ngó xuống mà coi, ông Bốn phải gió nào đó hại người dưng mà).

Tôi cũng giữ một “credit card”. Dĩ nhiên, tôi được quyền xài, nhưng mà khi trả “bill”, thì bà kiểm tra thật kỹ từng mục và tôi có bổn phận phải trả lời, mua cái gì? để làm gì? Có lần, bà mua một món hàng ở đâu đó rồi quên, khi “bill” về, cứ tra khảo tôi mua cái gì? Tôi không mua thì làm sao biết. Thế là, tôi bị  mang “nỗi oan Thị Kính”. Mãi đến sau này, khi nhớ ra, bà cười cái khì là xong chuyện, chứ đâu thèm nhớ lúc đay nghiến, chì chiết tôi là kẻ tiêu hoang, xài phí. Từ đó, tôi quyết định chỉ dùng “credit card” đổ xăng, chứ không dùng để “cà” bất cứ món gì cho thêm chuyện.

Bà được cái nấu ăn dở không ai bằng. Nhưng liệu hồn, đừng có lẹ mồm,  lẹ miệng, khen bún riêu bà A đúng điệu, hay món tôm hấp tỏi bà B nhậu bắt lắm. Trước mặt bạn bè, nghe tôi khen, bà cũng khen theo để chứng tỏ mình là người tế nhị và lịch sự. Nhưng chờ khi có dịp, bà sẽ móc ngoéo “Bún riêu người ta nấu ngon thì xách gói qua bên đó ăn đi” (có ai cho ăn đâu mà nói nhảm). Vậy là cả tuần sau tôi chỉ được thưởng thức một món độc nhất vô nhị. Trưa – gà kho sả. Chiều – sả kho gà! Nếu mai đây có tiệc tùng ở nơi nào, mà bạn tình cờ thấy một người đàn ông với bộ râu mép cụp đuôi, ngồi làm thinh, rụt rè mỗi khi nhón đũa gắp thức ăn, là tôi đó. Bây giờ, khôn ngoan hơn, nên tôi không dại gì mà mở miệng, khen ai nấu ngon trước mặt bà lần nữa.

Vợ tôi lại thêm cái bệnh thích chưng diện nên, chịu khó đi “shopping” và mua sắm khá rộng tay. Ở Mỹ cũng đã hai mươi năm rồi chứ ít sao, vậy mà bà ăn mặc không giống ai. Thân hình thì chẳng còn thon thả gì, lại thêm thiếu bề cao, nhưng cứ thích khoác vào người những chiếc áo đầm phùng xòe với cái nơ tổ bố, khi thì nằm phía trước, khi thì ở phía sau thắt lưng, lúc lại ở ngang hông, đi qua đi lại, ngắm nghía trong gương, với ánh mắt mãn nguyện. Tuy vậy, vẫn chưa hoàn toàn tự tin, nên dịu dàng xin ý kiến của tôi.

– Anh thấy em mặc bộ nầy đẹp không?

Vốn là người thẳng thắn, thấy sao nói vậy, nên tôi nhận xét thật thà:

– Ðẹp, nhưng sao nhiều ren thế này, trông giống… con turkey!

Khó mà tưởng tượng câu phát biểu thiếu suy nghĩ của tôi (quên uốn lưỡi bảy lần trước khi nói) đã biến đổi một khuôn mặt tươi tắn, hớn hở trước đó vài phút, thành một hình ảnh hãi hùng… Mặt bà đỏ bừng, mắt trợn ngược, hai hàm răng rít lại:

– Ừ! chỉ có con Thơ mặc đẹp, còn mụ nầy hả, già rồi, nên giống con turkey. Thứ đàn ông thay dạ, đổi lòng, đi kiếm con Thơ mà ngắm nó đi. 

Bà cởi chiếc áo đầm xé làm hai (không hiểu sao đôi tay của bà, giờ phút đó lại trở nên dũng mãnh đến thế). Hỡi trời, chỉ có cái áo mà trí tưởng tượng bà phong phú như thế đó. Nghĩ lại, cũng là lỗi của tôi. Cách đây lâu lắm, tôi lỡ dại khen cô Thơ, bạn đồng nghiệp của bà, khi nhìn thấy cô ấy mặc chiếc áo gần giống như thế trong một bữa tiệc tất niên (vì  cô ta còn trẻ, dáng người dong dỏng cao, thích hợp với kiểu áo này). Không ngờ bà để bụng, chờ dịp khai hỏa. Ðúng là cái miệng ăn mắm, ăn muối, cứ lỡ lời cho mang hoạ! 

Tôi lại có bệnh thích viết nhăng, viết cuội. Sang đây, mười mấy năm làm việc miệt mài, không có cơ hội đụng đến chữ nghĩa, năm vừa rồi, thằng bạn học ngày xưa, rủ rê tham gia sinh hoạt Hội cựu học sinh C.V.A, tôi mới đóng góp tài năng trong đặc san Xuân bằng một truyện ngắn. Tài viết văn của tôi được xếp vào loại có tầm cỡ (bạn bè nói thế), nên từ đó tôi nuôi mộng trở thành “nhà văn” lúc xế chiều. Tôi bắt đầu tập tễnh sáng tác, và một truyện ngắn  của tôi được chọn đăng trên tờ báo địa phương. Niềm hạnh phúc chưa kịp trọn vẹn thì một ngày thứ Bảy, vừa thức dậy, gặp ngay khuôn mặt đằng đằng sát khí với tờ báo trên tay. Giọng  bà chua như ly nước chanh quên bỏ đường:

– Ông hẹn với nó hồi nào, ở đâu? Ông cho nó bao nhiêu tiền? Ðồng tiền mồ hôi nước mắt của tôi, vậy mà ông đem cho con bồ nhí của ông hả?…. 

Tôi há hốc miệng, chẳng biết bà nói gì. Ðến chừng hỏi ra mới biết, truyện ngắn của tôi đăng trên  báo với những tình tiết éo le, gay cấn mà tôi đã dùng trí tưởng tượng phong phú để dựng nên, tình cờ bà đọc được (Lạ nhỉ! có khi nào bà đọc báo đâu, hay do “con mẹ lẻo mép” nào đó đưa bà xem, kèm theo những lời lẽ xuyên tạc, rồi bà tưởng là chuyện thật của tôi). Vậy là từ đó, mỗi khi tôi vào máy “computer”, bà thường hay lui tới để tiện bề kiểm soát. Ðó là chưa kể, có khi mấy thằng bạn phải gió, chuyển đến email của tôi các quảng cáo địa điểm, danh lam thắng cảnh của các công ty du lịch,  thì lập tức tôi sẽ được đưa lên ghế điện để điều tra:

– Ông định đi du hí với con nào?.

Ới trời, chỉ một bà thôi cũng đủ tan nát cuộc đời, lòng dạ nào mà mơ đến ai nữa.

Cho đến khi viết những dòng nầy, tôi vẫn là nạn nhân của những cuộc “khủng bố” dai dẳng. Nhiều khi lại nghĩ, thà bất ngờ bị bỏ thây vì bom tự sát ở Giê-ru-sa-lem, còn hơn mỗi ngày, mỗi giờ phải “cố yêu người mà sống”.


Bạn thân mến,

Nghe chuyện người mà ta cũng thấy xốn xang. Nếu ông bạn nầy là người thân của tôi thì khó thoát khỏi những câu sỉ vả thậm tệ “Sao anh nhu nhược quá vậy? Sao anh không cứng rắn hơn. Sao anh không ngồi xuống nói chuyện phải trái với vợ, để đem lại bầu không khí êm ấm cho con cái được nhờ…”.  Chắc rằng, ông đã nghe những câu khuyên giải như thế, từ những người thân của ông, khi họ biết chuyện. Nhưng ông đã thua trắng tay và tôi nghĩ rằng ông sẽ thua cho đến ngày có người vấn khăn tang khóc ông. Số kiếp thì thôi đành! Ông đã kết thúc câu chuyện bằng câu hát của nhạc sĩ Vũ Thành An “Hãy cố yêu người mà sống” thì tôi cũng xin được cất giọng an ủi ông “Lâu rồi đời mình cũng qua” . 

Qua câu chuyện nầy, có lẽ bạn và tôi sẽ nhìn lại chính cuộc sống gia đình mình. Sự tương kính, tin tưởng lẫn nhau mới chính là chất keo, gắn bó tình yêu để xây dựng hạnh phúc. Chừng nào còn dùng đến sự kiểm soát, theo dõi như “công an đi bắt quân gian” thì cứ tin rằng, gia đình đang bên bờ vực thẳm. Cái lối đay nghiến, kềm kẹp, nghi ngờ của bà vợ có giữ được ông chồng không? Chắc chắn trăm ngàn lần không? May mà ông bạn trên đây cam lòng nghêu ngao cất tiếng hát “Hãy cố yêu người mà sống…” nên gia đình mới còn tồn tại đến ngày hôm nay. 

Khi nào người  đàn ông còn ôm trong lòng niềm ân hận vì đã trót làm chồng của người đàn bà như thế, thì chừng đó, niềm hạnh phúc của ông ta là nắm được một cơ hội để bước ra khỏi ngưỡng cửa gia đình

 

Bảo Huân

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Nov/2021 lúc 8:51am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 1.758 seconds.