Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2021 lúc 2:26pm
Chuyện Tình Thời Chinh Chiến "CHỊ  NGUYỆT " 

(Câu chuyện thật của người trong cuộc và những thương tâm cho những nhân vật chính.)

Thuy Đức Phạm

3947%201%20Chuyen%20ChiNguyetThuyDP

      Chị tên Nguyệt, lúc đó chị khoảng 13 tuổi, còn tôi khoảng 11. Theo lời người ta kể thì chị mồ côi cha mẹ được vợ chồng người hàng xóm đem về nuôi. Ông Bà Chín không cócon nên họ xem chị như con cái trong nhà, cho chị đi học. Đổi lại, chị phải dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc Ông Bà Chín. Chị học trên tôi hai lớp, tôi đệ thất, còn chị lớp đệ ngủ. Theo như chị kể lại, quê chị ở Tân Thành, Việt Cộng về chiếm làng, ba má chị mất tích chỉ hai ngày sau đó. Người cậu của chị phải dẩn cả gia đình chạy di tản ra quận lỵ nơi tôi ở. Họ dẩn chị theo nhưng không đủ điều kiên nuôi cả gia đình gần 10 người nên cho Ông Bà Chín làm con nuôi.

      Nhà chị đối diện nhà tôi trên đường dẩn ra bờ sông Tiền Giang. Buổi sáng đầu tiên tôi gặp chị trong bộ bà ba đen củ đã ngả màu phèn vàng úa và đôi dép đứt quay phải nốilại bằng giây kẽm. Chị đang quét nhà, từ trong ra ngoài thì bị bà Chín rầy, bảo phải quết từ ngoài vào trong. Bà giải thích quét ra là đẩy hết cái phước ra ngoài, phải quét vô để nhận được phước. Tôi thấy hai mắt chị long lanh nước mắt như muốn khóc nên vộichạy tới hỏi:- Bộ mầy mới tới đây làm cho bà Chín hả?

Chị trả lời:- Hông phải, tao là con nuôi của ba má Chín.

Tôi nói với chị:

- Tui tên Bình, nhà tui bên đó.

- Tao tên Nguyệt, mầy mấy tuổi?

- 11

Tao 13, mầy phải gọi tao bằng chị.

- Ừ, chị Nguyệt hé.

      Vậy là tôi làm quen được với chị từ đó. Năm chị học hết đệ tứ thì phải thôi học do Ông Chín bịnh nặng rồi qua đời, Bà Chín một mình không đủ điều kiên cho chị tiếp tục đi học. Mỗi ngày chị ra sạp vải ngoài chợ tiếp Bà Chín buôn bán. Năm tôi 15 tuổi phải xa nhà lên tình tiếp tục học thi tú tài một, rồi tú tài hai nên ít khi được gặp lại chị. Sau khi đậu tú tài hai chuẩn bị vào đại học thì nghe tin Bà Chín cũng vừa qua đời, bỏ lại ngôi nhà củ nát vì không có người đàn ông chăm sóc. Lúc này tôi đang rảnh rang nên tình nguyện giúp chị sửa sang lại căn nhà của chị được thừa hưỡng. Mỗi ngày trước khi chị ra sạp vải, chị hay hỏi tôi cần mua vật dụng gì để chị gọi người  đem tới, tôi khỏi phải mua. Sau ba tháng hè, tôi cũng tạm sửa lại căn nhà của chị, tuy không khéo nhưng cũng không dột trước hổng sau.

3947%202a%20BBThuDucCuuLongĐ3947%202b%20BB%20ThuDucCLong

      Khi cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt, tôi nhập quân ngũ, vào trường Bộ Binh Thủ Đức. Ngày ra trường về thăm ba má thì gặp chị Nguyệt. Lúc nầy chị đã là gái đôi mươi, có rất nhiều chàng trai đang theo đuổi nhưng chị vẫn phòng không gối chiếc. Nhiều lần chị tâm sự với má tôi:- Con trai cái quận nầy sao mà như công tử bột, tối ngày chỉ biết lo tán gái, nhậu nhẹt, nhìn như cọng bún thiu cô nào vô phước mới rước họ về làm chồng.

    Hai tuần phép qua rất nhanh. Ngày tôi chuẩn bị trình diện sư đoàn, chị đem tượng Phật nhỏ qua đưa cho tôi, bào giữ trong người làm vật hộ thân. Hai mắt chị long lanh nước mắt như muốn khóc. Tôi vội nói:

- Vài bửa có phép thường niên tôi về thăm chị. Chị ráng giữ gìn sức khỏe.

- Bình đi mạnh giỏi, Nguyệt mỗi đêm sẽ đọc kinh cầu xin Trời Phật che chở cho Bình.

      Tôi hơi giật mình khi chị xưng Nguyệt chứ không còn mầy tao như ngày xưa. Thật sự mà nói, lúc nào tôi cũng vẫn xem chị như người thân trong gia đình, không có một chút tình cảm trai gái giửa tôi và chị.

  • Cảm ơn chị lo lắng cho tôi.

      Tôi ra đi biền biệt. Hơn mười tháng sau tôi trở về thăm nhà sau khi xuất viện do bị thương chân phải. Đêm đầu tiên vừa về tới nhà là chị qua thăm, hỏi như muốn khóc:

- Sao Bình bị thương mà không cho Nguyệt hay để đi thăm?

- Vết thương không có gì trầm trọng lắm đâu chị, vả lại tôi không muốn chị lo lắng, lặn lội đường xá xa xôi nguy hiểm cho chị.

- Bình nói vậy coi Nguyệt như người dưng sao?

- Đâu phải vậy chị, tôi thương chị như người thân trong nhà mà.

- Ừ nhớ đó nhe, thương như người thân trong nhà. Trong những ngày phép dưỡng thương đó nhiều khi chị làm bộ gọi tôi qua sửa dùm cây đèn dầu hay đóng lại chân bàn bị lung lay. Chị nấu đủ món cho tôi ăn, bảo là tẩm bổ để khi trở lại đon vị có đũ sức đi hành quân. Có ngày chị đóng cửa sạp vài, lấy cớ mệt về nhà nghỉ. Chị bảo muốn về để gần gủi, tâm sự với tôi trước khi về đơn vị. Không biết ba má tôi nghỉ gì mà cứ thỉnh thoảng hỏi khi nào tôi lập gia đình. Tôi viện cớ đangthời chiến tranh chưa muốn lập gia đình. Lần lượt hai đứa em gái tôi lấy chồng phương xa, bỏ lại ba má tôi già yếu. Thằng em trai còn đi học viện đại học Cần Thơ, được hoản dịch phải bỏ học về nuôi ba má. Tôi thì ra đi biền biệt, cả năm mới về thăm nhà. Mỗi lần về chỉ năm ba hôm rồi lại ra đi. Chị thì vẫn phòng không đơn chiếc. Có lần tôi hỏi:

3947%203%20ChiNguyetTDP%20CthyST

- Sao chị chưa chịu lấy chồng để có người lo lắng trước sau cho chị?

- Bình nhìn chung quanh đây xem ai là người xứng đáng cho Nguyệt nâng khăn sửa túi? Nguyệt thà ở giá suốt đời chứ không muốn chung chăn với những người hèn nhát, chạy chọt giấy tờ trốn quân dịch.

- Vậy có người đàn ông như thế nào chị mới chịu?

- Người ấy phải giống như Bình, sống đời trai hiên giang lo giúp nước, diệt giặc, bảo vệ quê hương.

- Vậy để tôi tìm ông nào trong đơn vị giới thiệu cho chị nhe.

- Đồ quỉ, đừng có chọc Nguyệt như vậy nữa, Nguyệt nói thiệt mà. Cuộc đời cứ thế trôi đi. Ngày 30 tháng 4 1975 tôi bị bắt rồi đi tù trại “cải tạo” Vườn Đào.  

      Năm sau chị đến thăm tôi. Chị cho hay thằng em tôi bị bọn công an phường bắt tội phản động. Nó rải truyền đơn nên bị bắt. Họ đánh nó chết trong tù. Hai đứa em gái theo chồng vượt biên ngày đất nước rơi vào tay cộng sản, không biết tin tức gì cho đến nay. Ba má tôi bịnh nặng không đi thăm tôi được nên nhờ chị đi dùm. Chị còn kể là  sạp vải  của chị đã bị xung vào hợp tác xã. Bây giờ chỉ sống nhờ chăm sóc khu vườn nhỏ của ba má tôi kiếm huê lợi nuôi sống ba má tôi và chị. Nhìn chị già đi rất nhiều so với ngày xưa. Mắt chị hoằn đen, hốc hác, tiều tụy đi. Tôi cũng không hơn gì chị sau một nămtù đày, lao động, thiếu ăn.

      Ba má tôi lần lượt qua đời không có một đứa con về để tang. Chị phải bán ngôi nhà của chị để có tiên chôn cất ba má tôi. Đều dặn mỗi ba tháng là chị đến thăm một lần,tiếp tế cho tôi thêm chút thức ăn phụ vào phần ăn ít ỏi của người lính tù thất trận. Bốn năm sau thì họ thả tôi. Ngày ra trại với vài chục đồng chi phí xe cộ và mảnh giấy ra trại. Tôi với năm người bạn tù đi bộ ra đến chợ Mỹ Phước Tây đón xe ra Cai Lậy. Mấy bà bán hàng trong chợ nhìn chúng tôi trong bộ quần áo rách bươm liền gọi:

- Mấy cậu vô đây ăn sáng rổi hãy đi, 2 tiếng nữa xe mới chạy.Họ đem cho chúng tôi 6 dỉa cơm sườn bì và sáu ly cà phê đen. Đó là bửa cơm ngon nhất trong bốn năm đời tù cãi tạo của tôi. Mọi người chung quanh bu nhau kẻ cho trái băp,người cho gói xôi bảo là để dành đi đường ăn đở đói. Chúng tôi nhìn họ mà nước mắt cứ tuôn tràn không nói nên lời, dù chỉ một tiếng cám ơn. Khi đến giờ xe chạy, người tài xế xe nhất định không lấy tiền cho dù chúng tôi cố dúi tiền vào tay anh. Tôi nhớ lại tên quản giáo Ba Phần lên lớp chúng tôi:

- Các anh có tội rất lớn với nhân dân. Chúng tôi giữ các anh trong vòng rào kẻm gai là để bảo vệ các anh vì nhân dân sẽ trả thù cho những tôi ác các anh đã gây ra.

      Nhân dân chợ Mỹ Phước Tây đã trả thù chúng tôi với những dĩa cơm sườn, những gói xôi, những trái bắp mà họ có thể để dành cho người thân của họ trong lúc cả nước phải thắt lưng buột bụng trong thời kỳ bao cấp, củi quê gạo châu này.Khi xe đến Cai Lậy thì khoảng 2 giờ chiều. Năm người bạn tù chờ xe về Sài Gòn, còn tôi về miền Tây. Anh lơ xe chạy ra ngã ba Cai Lậy ngoắc xe lại gởi tôi lên chuyến xe cuối cùng. Trước khi lên xe, anh đưa cho tôi một ổ bánh mì thịt rồi chào tay kiểu quân đội. Như cái máy, tôi chào lại vì theo phản ứng tự nhiên của một người lính VNCH dù đã thất trận. Anh nói vội rồi chạy vào trong chợ Cai Lậy.- Ông thầy đi đường bình an.

     Tôi nhìn theo anh lơ xe, cố nhớ gương mặt anh để khi nào có dịp tôi sẽ trả lại ơn nghĩa anh đã dành cho chúng tôi. Một lần nữa, anh tài xế nhất định không chịu lấy tiền xe. Mấy người đàn bà trên xe nhìn tôi với ánh mắt thông cảm. Họ nhường cho tôi một chổ ngồi hàng ghế cuối xe.Tôi về đến nhà khoảng 10 giờ đêm. Ngôi nhà cũ kỷ cửa đóng im lìm. Tôi gõ cửa.

- Ai mà gõ cửa ban đêm ban hôm vậy? Tiếng chị Nguyệt đang ngáy ngủ từ bên trong.

- Bình đây chị.

      Tôi nghe tiếng chân trần chạy hấp tấp ra cửa. Chị Nguyệt mớ cửa rồi ôm lấy tôi khóc:

- Nguyệt không biết Bình về hôm nay. Có đói không để Nguyệt hâm cơm lại cho Bình ăn?

- Trên đường về tôi được người ta cho ăn nhiều lăm, đến giờ còn no lắm.

       Tôi đến trước bàn thờ ba má, quì lạy xin lỗi tội bất hiếu không về chịu tang ngày hai người mất. Tôi nhìn khói nhang quyện vòng theo cây đèn dầu le lói như ba má về thăm thằng con xấu số mới ra tù. Tôi quì trước bàn thờ mà nước mắt cứ tuôn tràn.

- Ba má tha tội cho con, vì hoàn cảnh tù đày mà con không về để tang cho ba má.

Chị đặt tay lên vai tôi:

- Hai bác rất hiểu cho Bình, đừng quá đau buồn, hảy ráng lên để đối đầu với những ngày sắp tới.Và những ngày sắp tới đến với tôi trong khổ cực của “thằng sĩ quan Ngụy”. Họ bắt tôi trình diện hàng tuần, không được đi xa khỏi xã. Tất cả những hành vi của tôi đều bị theo dõi. Đôi khi bọn công an xã đến gõ cửa ban đêm để kiêm tra, xét nhà và muốn biết chắc chắn là có tôi trong nhà. Tôi sống như người bị giam lỏng trong nhà tù lớn.

      Tôi nhìn chị chăm sóc cho tôi từng miếng ăn, giấc ngủ như một người vợ lo cho chồng mà nghĩ đến cái vô tình của tôi.

- Chị Nguyệt.

- Gì đó Bình?

- Tôi muốn hỏi chị chuyện nầy.

- Ừ, Bình nói đi.

Ngập ngừng một hồi tôi nói:

- Chị nhớ lúc mới quen, chị bảo tôi phải gọi chị hay không?

- Nhớ chớ sao không. Những ngày vui đó qua mau quá.

Chị còn muốn tôi gọi chị nữa hay không?

- Vậy Bình muốn gọi tôi gì đây?

- Tôi gọi chị là vợ tôi được không?

      Chị Nguyệt nhìn tôi với ánh mắt rất ngạc nhiên rồi đổi sang mừng rỡ:

- Em chờ câu nói đó của anh lâu lắm rồi. Hai tháng sau chúng tôi làm đám cưới.

3947%204%20ChiNguyetTDP%20CthyST

      Tiệc cưới rất đơn giản, chỉ mời bà con lối xóm. Hai năm sau Nguyệt cho tôi đứa con trai đầu lòng. Tôi đặt tên Nhẩn để nói lên cái nhẩn nại của chị dành cho tôi. Năm sau nữa thì chị cho tôi thêm đứa con gái, chị đặt tên nó là Cam để nói đến cái cam khổ của vợ chồng chúng tôi.

      Một hôm đầu năm 1990, chị chạy hớt hãi về nhà:

- Anh ơi! Họ muốn cho mình đi định cư bên Mỹ.

- Em lại mơ tưởng viễn vong. Ai lại cho thằng sĩ quan Ngụy như anh đi khỏi Việt Nam.

- Đây nè, coi đi.

      Chị đưa cho tôi xem tờ báo cho biết Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội Mỹ chấp thuận cho tù nhân chính trị được đi định cư tại Mỹ ký ngày 30/7/1989. Lòng vòng lo nạp đơn, lót tiền cho họ ký giấy cũng hơn hai năm. Tôi dở mộ đem xương cốt ba má thiêu rồi đem gởi vô chùa vì tôi biết là sẽ lâu lắm mới trở lại quê hương nầy. Tuy đã nuôi tôi lớn lên, tuy nhiều người vẫn còn tình người sẳn sang đùm bọc che chở người thất trận. Nhưng tôi phải ra đi để con tôi có tương lai hơn, có nhiều cơ hội để vương lên với đời hơn.Bao nhiêu tiền chúng tôi dành dụm đều cạn sạch. Ngày gia đình tôi lên máy bay đi Mỹ, trong túi còn đủ 200 đồng đô la sau khi bán nhà, bán đất của cha mẹ để lại.

      Đáp xuống phi trường JFK thành phố New York. Cả gia đình hai đứa em gái tôi có mặt đầy đủ đón gia đình tôi. Ba anh em chúng tôi ôm nhau khóc sau hơn 17 năm xa cách. Mấy đêm đầu tiên tôi không ngủ được, vừa lạ chổ, vừa lo lắng cho tương lai sắp đến. Mình phải làm gì lo cho gia đình, cho con cái đi học, và đủ mọi chuyện cứ liên tục hiện lên trong đầu. Từ quê hương bỏ lại sau lưng, từ quê hương thứ hai sẳn sàng bao dung cho người lính thất trận.

      26 năm sau, nhìn lại từ ngày đến đất nước Mỹ giàu lòng nhân đạo nầy, hai đứa con tôi đã ra trường đi làm xa. Vợ chồng tôi nghĩ hưu dời về vùng đất ấm Florida. Chị Nguyet  nay đã gần 70 nhưng vẫn còn nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam luôn lo cho chồng, cho con. Sáng nào tôi cũng có ly cả phê sữa nóng ít sữa, còn chị thì vẫn một ly trà cúc đường phèn. Nhiều lần tôi nói lời cảm ơn chị đã cưu mang ba má tôi khi tôi còn trong tù cải tạo. Chị chỉ cười đưa hàm răng khểnh rồi nói:

3947%205%20ChiNguyetTDP%20CthyTy%20CST

- Em kết anh từ lúc mình mới gặp nhau lần đầu.

- Vậy tại sao bắt người ta kêu bằng chị?

- Làm chị cho nó oai chút chơi mà …

- Lúc nào em cũng là Chị Nguyệt của anh

  • Cửu Long - Viết theo lời kể của một HO.

Nguồn : Internet - Cathy Nguyễn ST

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2021 lúc 11:04am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2021 lúc 3:39pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Apr/2021 lúc 8:45am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Apr/2021 lúc 7:45am

Tự Truyện Của Tím 



Một buổi chiều im vắng bên dòng sông Cái Lớn. Theo hướng gió mơn man trên rừng dừa nước, Tím đẩy mái chèo một cách khoan thai, nhẹ nhàng. Chiếc xuồng nhỏ rẻ nước, lặng lờ trôi ngang đồn Nghĩa Quân. Tiếng đàn và tiếng hát nghe văng vẳng xa xa. Khi xuồng đến gần, Tím thấy một người lính đang ôm “cây đàn số 8” – do trẻ em trong làng đặt tên; vì không đứa nào biết cây đàn này tên là Guitar mà chỉ thấy thùng đàn giống như số 8 – ngồi trên hầm chống pháo kích. Người lính cứ say sưa hát:

“… Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà
Gợn buồn nhìn anh em nói: ‘Thương anh!’” (1) 

Không thể nào Tím hiểu được ý nghĩa của lời ca. Nhưng giai điệu thiết tha, êm đềm của dòng nhạc cùng với âm thanh trầm trầm của “cây đàn số 8” và mấy tiếng “anh nhớ” và “thương anh” gieo vào lòng nàng thôn nữ – vừa qua tuổi dậy thì – nhiều ước mơ và mộng tưởng. Tím muốn “ủi” xuồng vào bờ để nghe “cho đả”; nhưng chợt nhớ, quanh đồn là khu vực quân sự, cấm lai vãng, Tím đành phải vừa chèo chầm chậm vừa lắng nghe. Bất ngờ người lính trên vọng gác chỉa súng xuống, nói lớn:

-Tránh xa! Đừng tới gần!

Tím giật mình, hơi hoảng sợ. Chợt nhớ, mỗi lần Việt cộng về làng thu thuế hoặc dọa nạt/dụ dỗ trẻ em và người làng đi theo quân “giải phóng”, Mẹ thường đem gạo/đường/cá khô, v.v… “ủng hộ” thì Việt cộng để gia đình Tím yên. Tím bắt chước Mẹ, cố nói lớn cho người lính gác nghe:

- Dạ, tui muốn biếu các anh mấy trái khóm ăn lấy thảo.

- Không được đâu. Tránh xa đi!

-“Xời”! Khóm ngọt như đường phèn …

Tím nói chưa dứt câu, chợt thấy người lính ngồi đàn trên hầm chống pháo kích ngưng đàn, ngẫng mặt, hỏi người lính trên vọng gác:

- Cái gì vậy, Lộc?-Dạ, không có gì đâu, thiếu úy. Cô ấy muốn biếu mấy trái khóm mà em không nhận.

Quay sang, thấy khuôn mặt ngây thơ của Tím, thiếu úy nói:

- Cảm ơn em. Nếu em bán thì chúng tôi mua, trả tiền sòng phẳng; còn cho thì chúng tôi không nhận.

- Dạ, mỗi ngày tui chở khóm ra Tắc Cậu bán sĩ; tui đâu biết mỗi trái giá bao nhiêu mà bây giờ thiếu úy biểu tui bán lẻ lại?

- Nếu em không bán thì chúng tôi không thể nhận khóm.

Tím chỉ tay về khóm cây ngoài vòng kẽm gai:

- Cho tui “tấp” xuồng vô chỗ bụi cây kia, tui đưa mấy trái khóm rồi thiếu úy cho tui “nhiu” thì cho.

- Vâng. Em tấp xuồng vô chỗ đó đi.

Thiếu úy dựa Guitar vào ụ đất rồi mở cổng đồn, đi về phía khóm cây. Tím ngẫng nhìn thiếu úy và thấy bảng tên Nguyễn Dân. Nhiều quân nhân tò mò đến gần Dân. Sau khi Tím lấy 5 trái khóm để lên bờ, Dân lục tất cả túi áo, túi quần lấy tiền ra rồi xòe tay lượng định xem số tiền đó có thể đủ trả cho 5 trái khóm hay không. Thái độ của Dân làm cho mấy anh lính cười rộ lên; rồi mọi người đều lục túi lấy tiền, trao cho Dân. Dân đến bên xuồng, căn dặn Tím:

- Đây là số tiền tượng trưng của chúng tôi để cảm ơn lòng tốt của em. Em cẩn thận. Lần sau, nếu chèo thuyền qua đây, em nhớ chèo xa xa một chút để tránh rủi ro.

Tím thiệt thà quá đổi:

- Dạ, tui biết mà. Nhưng lâu quá “hỏng” được nghe tân nhạc, chiều nay nghe thiếu úy hát bài gì hay “wá”, tui muốn nghe “cho đả” nên “tấp đại” gần bờ chút mà!

Nhóm lính trẻ lại cười rộ lên. Dân vừa trao tiền cho Tím vừa cười:

-Cảm ơn em. Em cầm tiền đi!

-Tui “hỏng” dám lấy tiền đâu, thiếu úy!

- Lúc nãy em đồng ý rồi. Nhớ không?

Tím thở dài, miễn cưỡng nhận tiền.Về đến làng, chưa kịp “tấp” xuồng vào bờ, Tím đã thấy thằng Búng đang ngồi “chàng hãng”  trên đất, vót cây. Thấy Tím đang cột xuồng vào cây cọc, Búng vội chạy đến bên Tím, bảo:

- Mày để tao cột cho. Tay mày yếu xìu, cột không chặt, rủi trời mưa, nước “dưng” cao, xuồng sút giây, trôi mất đó, mày!

Tím chưa kịp đáp, Cha của Tím từ trong nhà bước ra, nạt:

- Búng! Tao nói với mày mấy lần rồi; đừng chơi với con Tím nữa!

-Tui giúp nó chớ bộ tui … ăn thịt nó sao mà làm dữ vậy?

Cha của Tím bước đến, vừa giật sợi giây dừa từ tay Búng vừa nói:

-Tao cấm mày chơi với con Tím. Mày nghe chưa, Búng?

Búng quay đi với thái độ giận dữ. Tím im lặng theo Cha vô nhà, lòng thắc mắc, không hiểu tại sao Búng là bạn của Lắm – anh của Tím – mà Cha lại không thích Búng. Vừa vào nhà, Cha đóng nhanh cửa lại, hỏi:

-Tím! Có khi nào thằng Búng hỏi mày về thằng Lắm không?

- Dạ, hồi anh Lắm mới đi, nó hỏi một hai lần gì đó; rồi thôi.

- Mày trả lời sao?

-Thì con nói như Cha Mẹ dặn là ở đây khổ quá, anh Lắm trốn nhà đi bụi đời.

Cha thở dài nhè nhẹ. Sự thật thì – dù có đồn Nghĩa Quân nơi ngã ba và Nghĩa Quân trong đồn thường đi phục kính ban đêm và đi tuần ban ngày – tình trạng an ninh trong làng cũng vẫn bất ổn. Vì, ban ngày Việt cộng trốn trong hầm, dưới mấy vườn khóm, các đơn vị Nghĩa Quân đi tuần, đi kích không thấy hoặc không biết được. Ban đêm Việt cộng chia ra từng nhóm nhỏ: Nhóm này ra tỉnh lộ đặt mìn để sáng xe đò chạy ngang, bị nổ, chết người, giao thông bị gián đoạn; nhóm kia vào làng bắt dân đóng thuế hoặc buộc dân làng “ủng hộ” bất cứ thứ gì; nhóm khác chiêu dụ hoặc cưỡng bức trẻ em đi theo “giải phóng” để làm “anh hùng”; nhóm khác nữa lo đặt mìn trong lòng sông để tàu của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bị nổ, chìm, v.v… Vì muốn Lắm có tương lai và cũng vì lo ngại Lắm sẽ bị Búng dụ dỗ theo Việt cộng, Cha Mẹ của Lắm lén cho Lắm qua Rạch Giá, ở nhờ nhà người Chú để đi học. Khi rảnh và cuối tuần Lắm đi chài lưới với Chú. Nhưng nếu ai hỏi về sự vắng mặt của Lắm, gia đình đều bảo là Lắm trốn đâu “mất biệt”, có lẽ theo du đảng.

Dân làng vừa hết thắc mắc về Lắm thì bắt đầu chú ý đến lời nói và hành động hơi là lạ của Búng; vì thấy Búng thường chặt cây, vót nhọn như là làm bàn chông để bẩy thú vật và đôi khi Búng vắng nhà cả tuần; nhưng vì sợ Việt cộng và Búng trả thù, không ai dám nói ra. Đó là lý do Cha Mẹ của Tím rất lo lắng khi thấy Búng cứ “rà rà” muốn kết thân với Tím.

Sáng sớm hôm sau, đang sắp khóm vào xuồng, Tím thấy toán lính Cộng Hòa đi kích về, bước hàng một dọc theo “lộ đất” cạnh bờ sông, hướng về đồn Nghĩa Quân. Bất ngờ một giọng reo vui:

- Cô ơi! Có phải cô là người hôm qua “ủi” xuồng vô đồn, cho tụi tôi khóm hay không?

Dừng tay, nhìn toán lính, nhận ra anh Nghĩa Quân gác trên vọng gác chiều hôm qua, Tím cười:

- Dạ, em đó, anh Lộc! Thấy mấy anh, em nhớ anh Lắm của em “wá” hà!

- Anh Lắm cũng đi lính Cộng Hòa, phải không?

- Ảnh chưa tới 18 tuổi, là “con trai một” mà đi lính “cái nỗi gì”, anh!

Một anh lính vừa chuyền khóm hộ cho Tím vừa nói:

- Mấy “cha” sao không phụ chất khóm lên xuồng giúp người ta mà đứng đó?

Thế là nhóm lính chuyền khóm lên xuồng cho Tím. Vừa khi đó, Dân cùng với nhóm lính khác đến, hỏi:

-Tụi mày làm gì đây?

- Công tác dân vận, thiếu úy!

Hai tiếng thiếu úy làm Tím quay vội về phía nhóm lính mới đến. Nhận ra Dân, Tím chào:

-Dạ, chào thiếu úy.

-  Gọi tôi bằng anh thôi. Em cỡ tuổi với nhỏ em của tôi mà. Em tên gì?

- Dạ, tui tên Tím. Em của thiếu…ý “wên”, của anh, chắc còn đi học, phải không?

- Vâng. Còn Tím, sau giờ buôn bán có đi học hay không?

- Mèng ơi! Trường cứ bị “tụi ôn dịch” – tiếng lóng dân làng dùng để chỉ Việt cộng – về phá sập và hăm dọa thầy cô giáo hoài; không ai dám dạy. Mấy năm nay, con nít trong làng cũng như tui, đâu có trường, đâu có ai dạy mà học!

Lời nói thật thà, mộc mạc và khuôn mặt xinh xinh của Tím làm Dân nhớ cô em lâu ngày chàng chưa về thăm. Chút tình cảm này khiến Dân nói không kịp suy nghĩ:

- Nếu có người dạy, em có muốn học hay không?

- Dạ, học chớ – mà ai thèm bỏ thì giờ dạy tui, Trời!

- Hồi đó em học lớp mấy?

- Dạ, lớp bốn.

-Tôi nghĩ nhiều anh em trong đồn có thể dạy kèm cho em.

- Dạ, dạy kèm là dạy cái gì?

Nhóm lính chưa kịp cười, chợt nhận ra ánh mắt nghiêm khắc của Dân, đành im. Dân đáp:

- Là dạy thêm, dạy ngoài giờ học sinh đến trường.

- Dạ, Mẹ tui nói ai cũng “lấy dạ đong lúa chớ ai lấy dạ đong chữ”; vì vậy tui chỉ ước sao được học tiếng Anh để làm sở Mỹ, lấy tiền giúp Cha Mẹ thôi.

Thấy toán lính dừng chân hơi lâu, trẻ em trong làng tò mò, kéo nhau đến, đứng quanh. Trong khi Dân hơi khó nghĩ vì Tím chỉ muốn đi làm sở Mỹ thì Lộc nói:

- Nếu cô Tím muốn học tiếng Anh thì chỉ có “ông thầy tui” mới dạy được chứ tụi tôi “bù trớt”!

Tím cảm thấy lòng rộn ràng vui, nhìn Dân, cười. Thấy nụ cười rạng rỡ của Tím, Dân không nỡ cắt đứt niềm hy vọng của cô gái quê xinh đẹp:

- Vâng, tôi có thể giúp em học tiếng Anh. Nhưng ngày nào em cũng đi bán khóm, làm thế nào em có thì giờ để học?

- Dạ, sáng tui phụ với Mẹ bán nước mía ngoài chợ. Trưa tui chở khóm ra Tắc Cậu bán sĩ; mà khóm gần hết mùa rồi anh ơi!

Hai tiếng “anh ơi” “ngọt lịm” của Tím làm cho nhóm lính nhìn Dân, cười. Dân nghiêm giọng:

- Nếu vậy thì tôi sẽ soạn bài bằng tiếng Việt, chỉ dẫn cho em cách phát âm. Soạn xong, khi mấy anh lính đi chợ tôi nhờ mấy ảnh ghé xe nước mía trao bài cho em. Thỉnh thoảng, nếu có dịp, tôi sẽ dò bài cho em nơi xe nước mía. Em nghĩ sao?

- Dạ, mỗi tháng anh tính “nhiu”?

- Cái cô này! Không ai bắt em trả tiền đâu!

Tím chưa kịp mừng thì nhiều tiếng “ồ” vang lên nho nhỏ trong nhóm trẻ em. Một em bé chạy vào nhà Tím, reo vui:

- Câu Mợ ơi! Ra coi nè! Chị Tím được mấy “ông” lính Cộng Hòa dạy học “hỏng” lấy tiền nè!

****

Trong ánh đèn dầu leo lét, thấy Tím bậm bàn tay lại rồi vừa đọc vừa đưa từng ngón tay lên, đếm: One, two, three, four, v.v… Cha cười, hỏi:

- Tím! Mày học cái gì mà giống tụi con nít thường giấu tay sau lưng, nói “woảnh, tù, tỳ ra cái gì, ra cái này” vậy?

Tím chưa biết đáp lời Cha như thế nào, Mẹ lên tiếng:

- Ông này! Để con nó học; “chọc quê” nó chi vậy?

Cha chưa kịp đáp thì nghe tiếng súng rền vang, hướng đồn Nghĩa Quân. Bước vội ra cửa, nhìn về hướng đồn, thấy đạn hai bên đan chéo nhau, sáng rực cả một vùng, Cha quay vội vào, thét lên:

- Mẹ! “Tụi ôn dịch” lại pháo kích vô đồn nữa rồi! Xuống hầm lẹ lên, không thôi đạn lạc!

Cha giở nắp hầm. Mẹ khom người chui xuống. Vừa dợm chui theo Mẹ, Tím thấy ngọn đèn dầu chưa kịp tắt, vội quay lui để thổi đèn tắt cho khỏi hao dầu. Bất ngờ, Búng cùng hai người đàn ông lạ xông vào, chụp tay Tím, lôi đi, trước đôi mắt thất thần của Cha! Cha buông rơi nắp hầm, chạy theo kêu cứu. Nhưng nhà ai cũng đóng cửa “tối thui” trong khi Búng và hai “thằng ôn dịch” lôi Tím lên chiếc tắc ráng, “dông mất tiêu”! Bất chợt, Cha nghe tiếng máy tàu xa xa rồi đoàn giang đỉnh của Hải Quân VNCH đang hướng về phía đồn Nghĩa Quân. Cha “khóc ròng”: “Trời! Phải chi mấy ổng đến sớm hơn một chút thì cứu được con tui rồi!”

Riêng Mẹ, nghe miệng hầm sập “cái ầm” mà không thấy Cha và Tím chun xuống. Chờ một lúc cũng vẫn không thấy Cha và Tím, Mẹ mở nắp hầm, leo lên. Thấy Cha trong tư thế như người mất hồn, Mẹ nhìn quanh, không thấy Tím đâu cả. Mẹ gào lên:

-Con Tím đâu?

Lúc này Cha mới “hoàn hồn”, đáp:

-Thằng Búng dẫn hai thằng “ôn dịch” tới bắt nó đi rồi!

Mẹ quỵ xuống như trái mít ướt chín cây bị sút cùi!

*******

Tiếng trực thăng từ xa vọng lại. Chỉ một chốc sau, ba chiếc đáp xuống nơi bãi đáp dã chiến, bên ngoài hàng rào kẽm gai của đồn Nghĩa Quân. Thiếu tá Quận trưởng, thiếu tá chỉ huy trưởng đoàn giang đỉnh, Dân và vài sĩ quan đến bãi đáp đón ông Tướng Vùng cùng phái đoàn đến thị sát chiến trường.

Người bị thương – không phân biệt Nghĩa Quân, vợ con của Nghĩa Quân hay là “tụi ôn dịch” – đều được đưa sang hai chiếc trực thăng. Đầy người, hai chiếc trực thăng rời vùng lửa đạn trong khi Dân hướng dẫn vị Tướng Vùng thị sát quanh đồn.

Theo sự hướng dẫn của Dân, vị Tướng Vùng và phái đoàn đi trên sự đổ nát toàn diện do nhiều đợt tấn công bằng chiến thuật “tiền pháo, hậu xung” và “xa luân chiến” của Việt cộng. Vị Tướng thở dài khi thấy người lính Nghĩa Quân tiếp tục âm thầm đào xới, tìm kiếm hình hài không toàn vẹn của bạn hữu, của vợ con và của… kẻ thù!

Xác người và mảnh rời của thân người được để gần bờ sông, chờ người nhà xác nhận hoặc chờ phương tiện đưa về nguyên quán. Xác của “tụi ôn dịch” được khiêng để ngoài vòng kẽm gai, phía sau đồn, sẽ được chôn nơi vùng đất mà các “đồng chí” của họ đã nằm đó từ những trận công đồn trước đây.

Trong cảnh tận cùng của thê lương, không ai – ngay cả vợ con của các anh Nghĩa Quân – còn giọt nước mắt nào để biểu lộ niềm đau khổ của mình! Ngoài tiếng xào xạc của khóm tre, không ai có thể nghe được bất cứ tiếng động nào nơi bờ sông nhuộm máu này!

Sau khi tiễn vị Tướng Vùng cùng phái đoàn trở lại bãi đáp dã chiến, thiếu tá Quận trưởng, chỉ huy trưởng đoàn giang đỉnh và Dân đứng chờ trong khi vị Tướng Vùng và phái đoàn bước lên trực thăng. Trực thăng quay cánh quạt, vừa nâng thân tàu lên, thiếu tá Quận trưởng, chỉ huy trưởng đoàn giang đỉnh và Dân đưa tay phải lên, chào.

Trở lại đồn, sau một lúc bàn thảo, Dân cùng mọi người đi thẳng đến đoàn chiến đỉnh để về Quận họp hành quân, hoạch định kế sách thích ứng và biện pháp hữu hiệu hơn để tránh bớt tổn thất.

Chiều, từ Quận trở về, vừa từ chiếc Fom nhảy lên bờ, Dân thấy một người Nghĩa Quân bước vội đến, nói:

- Trình thiếu úy, cô Tím bị Việt cộng bắt đi tối hôm qua!

- Thiệt không, mày?

- Cả làng đều biết! Bộ tui dám “giỡn mặt” với “ông thầy” sao?

Dân mím môi thật chặt. Sau khi người Nghĩa Quân quay đi, Dân nghẹn ngào nhìn ra dòng sông Cái Lớn, lòng xót xa tự hỏi, không biết giờ này Tím bị địch hành xử như thế nào? Tại sao một cô bé quê hiền lành, chất phát, thiệt thà như Tím mà cũng bị chúng nó “lôi” vào cuộc chiến một cách tàn bạo như thế?

Bất ngờ, từ radio trên một trong các chiến đỉnh, dòng nhạc quen thuộc văng vẳng trong ánh nắng chiều. Với cõi lòng tan tác như vết tích của chiến trận đêm qua còn vương vãi trong sân đồn, Dân chậm bước, lắng nghe. Đến đoạn cuối, Dân tưởng như ca sĩ đang tỏ bày nỗi niềm thiết tha của Dân âm thầm dành cho Tím:

 “… Nhiều năm trời chẳng thương mình
Để anh thành kẻ bạc tình

Cầu xin cho mây về vui với gió

Dù có qua bao đắng cay

Muôn đời anh vẫn chờ em.” (2)

Đọc đến đây, Danny không thể đọc tiếp, vì quá xúc động! Cả một dĩ vãng hào hùng, khốn khó lẫn đau thương trong cuộc chiến bừng sống trong hồn chàng. Nhìn tên tác giả bài tự truyện, thấy chữ Tiffany Trần, Dân cố vận dụng trí nhớ xem trong số sinh viên ban Anh văn – do Dân giảng dạy tại Community College – cô nào tên là Tiffany Trần; nhưng không thể nhớ được.

Từ khi Hoa Kỳ có lệnh “cách ly” vì Covid-19, theo lệnh của tiểu bang, trường học đóng cửa. Học sinh, sinh viên học online. Giáo sư cũng dạy online. Để tạo nguồn cảm hứng cho sinh viên trong thời “Tàu dịch”, Dân đưa đề tài: “Hãy viết tự truyện về một phần đời của bạn”. Vì đa số sinh viên lớp Anh văn đều là người Á Đông và người Mễ, Dân đặc biệt cho phép sinh viên có thể chọn tiếng Việt hoặc tiếng Anh để diễn đạt ý tưởng của họ.

Trong những bài tự truyện của sinh viên Việt Nam, Dân nhận thấy, đa số sinh viên không thể phân biệt được trạng thái “cụ thể” và “trừu tượng”; do đó, họ dùng những từ ngữ rất khó chấp nhận và đặt không đúng vi thế, như: Tan chảy, cận nghèo, lâm sàn, trọn gói, thể hiện, điều khiển, v.v… Chỉ có Tự Truyện Của Tím là viết theo văn phong trong sáng – đượm chút mộc mạc, bình dị, rất dễ thương – của thời VNCH. Và cũng chỉ có Tự Truyện Của Tím mới đem đến cho chàng sự xúc động vô bờ như chính chàng đang bước từng bước trên vùng đất xưa.

Sự xúc động vừa lắng dịu, Danny “rà rà” “con chuột” vào hồ sơ/danh sách sinh viên để tìm điện thoại/địa chỉ của Tiffany Trần. Sau khi bấm số, nghe tiếng “allo” từ đầu giây bên kia, Danny nói tiếng Việt:

- Cho tôi được tiếp chuyện với Tiffany.

- Xin lỗi, ai đây?

- Tôi là thầy giáo Danny Nguyễn.

Nhận ra vị giáo sư Anh văn của trường Community College mà – sau khi vợ chồng thầy ly dị – nhiều nữ sinh viên Việt Nam sang đây du học đều cố “bẹo hình bẹo dạng” để chinh phục, chỉ với mục đích được ở lại Mỹ một cách hợp pháp, Tiffany hơi lúng túng:

- Dạ… dạ, thưa thầy, em là Tiffany.

Sau vài câu chào hỏi thông thường, Danny hỏi:

 - Tiffany đang làm gì đó?

Dạ, em đang theo dõi vụ chàng da đen George Floyd và các cuộc bạo loạn ở Mỹ.

- Tiffany nghĩ như thế nào về sự việc đó?

- Dạ, em nhớ người Anh có câu: “Two wrongs don’t make a right”.

- Tiffany chịu khó đọc sách và theo dõi thời sự. Tốt! Bây giờ tôi muốn hỏi Tiffany vài câu về bài Tự Truyện Của Tím, Tiffany có thể giúp tôi hay không?

- Trời! Thầy biểu cả lớp viết thì em viết chứ “sức mấy” mà em dám giúp thầy.

- Tôi chỉ muốn biết, làm thế nào Tiffany có thể biết được những chi tiết xảy ra trong đồn Nghĩa Quân sau đêm cô Tím bị Việt cộng bắt?

- Dạ, sau này gặp lại anh Lộc ở trại tỵ nạn bên Thái Lan, ảnh kể cho em nghe.

 - Thì ra Tiffany là cô Tím. Đúng không?

- Dạ. Dạ, em.

- Làm thế nào Tím biết bài hát “Chờ Người” mà Tím đưa vào bài tự truyện?

- Dạ, anh Lộc kể rằng sau đêm đồn bị tấn công, thiếu úy Dân thường hát bài gì mà… “Chờ em chờ đến bao giờ…”. Em “để bụng” mấy chữ đó. Khi biết dùng iPhone em vô Google tìm thì thấy lời ca nguyên bài.

- Làm thế nào Tím biết được tâm trạng của thiếu úy Dân mà Tím viết?

- , em cứ “suy bụng ta ra bụng người”. Em nghĩ về ổng sao thì em cứ cho là ổng cũng nghĩ về em y vậy – như là niềm ước mơ vậy mà!

- Làm thế nào Tím thoát được bàn tay Việt cộng?

- Dạ, dễ “ẹc” hà, thầy! Sau thời gian ngắn, tạo được sự tin tưởng của “tụi ôn dịch”, “tụi nó” cho em đi theo mấy chiếc tác ráng để học cách làm giao liên. Một buổi chiều, chiếc tắc ráng chở em bất ngờ gặp đoàn tàu của Hải Quân VNCH từ sông Trèm Trẹm chạy ra. Em “nhảy đại” xuống sông, lặn thiệt sâu, thiệt lâu. Khi “hụt hơi” em trồi lên, bơi theo hai chiếc tàu nhỏ chạy sau cùng và được mấy ông Hải Quân vớt.

- Còn chiếc tắc ráng?

- Dạ, thấy tàu Hải Quân “tụi ôn dịch” “dông mất tiêu” chứ “sức mấy” mà dám “lạng wạng”!

- Ngã ba sông Cái Lớn và kinh Trèm Trẹm sâu lắm mà sao Tím dám nhảy xuống?

- Dạ, con nít miệt vườn như tụi em bơi như cá chứ “nhầm nhò” gì đâu!

- Làm thế nào Tím có thể trốn khỏi Việt Nam?

- Dạ, sau khi cứu được em, mấy ông Hải Quân đưa em qua Rạch Sỏi, nhắn anh Lắm vô Rạch Sỏi “nhận” em. Anh Lắm nhắn tin cho Cha Mẹ em biết chứ ảnh “hỏng” cho em trở lại làng xưa. Sau đó, ban ngày em phụ với Thiếm bán cá ở chợ Rạch Giá; ban đêm anh Lắm và em đi học Anh văn. Sau khi “tụi ôn dịch” cưỡng chiếm miền Nam, Chú Thiếm dùng “ghe nhà” đưa gia đình của Chú Thiếm, anh Lắm và em ra biển rồi qua Thái Lan.

-  Tím đã tự cứu mình, tìm được cuộc sống mới mà còn đi học thêm. Giỏi lắm!

-Dạ, em đi học cho vui, vì em về hưu “non”, ở nhà một mình “buồn muốn chết”!

- Nếu vậy thì về hưu “non” để làm gì?

- Dạ, cuộc đời của em đã “bầm dập/nát nước”, không còn gì nữa! Sống được tới giờ là may rồi, bon chen cho lắm cũng “bù trất” thôi!

- Sao bi quan quá vậy? Hãy tìm vui bên con cháu. Đừng nghĩ bậy!

-“Mèng ơi!” Em có lấy chồng đâu mà có con, có cháu, thầy!

-Tại sao Tím không lập gia đình?

- Dạ, cuộc đời em “te tua” quá đổi! Hết bị Việt cộng “dần” thì tới hải tặc “dần”! Em chỉ là “cái xác không hồn” chứ còn gì đâu! Em đã tự phá thai hai lần; tưởng chết rồi! Từ đó, em triền miên sống trong sự dày vò và ân hận! Lấy ông nào mà em cứ bị những hình ảnh hãi hùng của “tụi ôn dịch”, tụi hải tặc và hai thai nhi vô tội dằn vặt thì chỉ tội nghiệp cho ông đó chứ ích lợi gì đâu, thầy!

Không thể đè nén tình cảm lâu hơn nữa, Danny nói:

- Tôi sẽ gặp Tím trong vòng một tiếng đồng hồ.

Với bản tính chất phát, thật thà, chưa bao giờ Tím nghi ngờ Danny Nguyễn chính là thiếu úy Nguyễn Dân; vì vậy, Tím rất bối rối: 

- Dạ…dạ…chi vậy, thầy? Em có nói gì tầm bậy không? Thầy làm em lo “wá” hà!

Dân cười, lập lại câu nói của chàng rồi tắt điện thoại.

Cho xe chạy với tốc độ vừa phải, Dân vừa nghe GPS – Global Positioning System – chỉ đường vừa mở radio. Giọng nam đang trình bày tình khúc Just the Way You Are của Billy Joel. Dân vừa gật đầu nhè nhẹ vừa hát theo nho nhỏ:

 “…I wouldn't leave you in times of trouble
We never could have come this far
I took the good times; I'll take the bad times
I'll take you just the way you are...

Dân mỉm cười, vuốt mái tóc “muối” nhiều hơn “tiêu”, lòng lâng lâng trong niềm vui dịu dàng…


ĐIỆP MỸ LINH

https://www.diepmylinh.com/

1.- Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn.

2.- Chờ Người của Lam Phương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2021 lúc 8:05am

Cha và Con gái

Vừng%20vàng%20như%20những%20mầm%20cây,%20con%20nhé!

 Đêm khuya tôi đưa em gái mình vào phòng bệnh viện đợi sinh. Ngồi phía trước phòng cấp cứu, tôi thấy một người đàn ông đã ngoài 50 tuổi với vẻ mặt khắc khổ, lo lắng và luôn thấp thỏm nhìn vào trong. Trong đầu có chút tò mò nên tui liên tục quan sát. 15 phút, 30 phút và 45 phút trôi qua người đàn ông ấy vẫn cứ thấp thỏm đứng lên ngồi xuống. Tôi vội thốt lời hỏi "Anh chờ người nhà sanh à? vào phòng lâu chưa anh?"

Người đàn ông ấy trả lời "con gái tôi vào cũng được 6 tiếng đồng hồ rồi nhưng chưa thấy bác sĩ thông báo gì?"

Tự nhiên trái tim tôi thắt lại cũng chẳng hiểu lý do gì, có lẽ vì bất ngờ khi thấy hình ảnh một người cha đưa con mình đi sinh. Tôi lại tò mò và hỏi "người nhà không có ai là phụ nữ hả anh? Vì anh là đàn ông chăm con gái sinh rất bất tiện"
Người đàn ông ấy cuối đầu xuống thấp một chút, và giọng cũng nhỏ đi "Mẹ nó mất sớm, chị gái nó lại có chồng phương xa, tôi một mình nuôi con nên nhà cũng neo đơn"
Tôi lại buột miệng hỏi "vậy cha đứa bé đâu anh?"
Anh mỉm cười nhẹ trên gương mặt đầy nếp nhăn và nhân từ của một người cha rồi nói "nó bỏ con gái tôi từ khi nó hay tin con tôi có thai"

Có lẽ sự thấu cảm trong tôi lúc này dâng cao, tôi thốt lời "khốn nạn quá, rồi nó có hay tin con gái anh nó sinh không anh?"
Anh nói "nó biệt vô âm tín rồi, nghe đâu nó có người phụ nữ khác, con tôi nó dại khờ nên đành thế, nhiều lần nó đòi chết, tôi khuyên nhủ nó và nói nó cố gắng sinh con, tôi sẽ ráng làm để nuôi mẹ con nó"
Tự nhiên khoé mắt tôi cay cay, không cầm được lòng tôi hỏi anh tiếp "anh làm nghề gì? Rồi sinh sống ở đâu?"
Anh trả lời "tôi chạy xe ôm công nghệ, nhà ở quận 12, con gái tôi ngày thường đi làm công nhân xí nghiệp may"

Tôi im lặng vài phút, nhìn vào phòng sinh để xem bác sĩ có gọi tên em gái mình không, rồi quay sang hỏi con gái anh ấy tên gì. Cũng chẳng biết hỏi để làm gì cả, chỉ là để biết thế thôi. Tôi nhìn vào giỏ đồ bên dưới chân của anh nó nhỏ gọn lắm, rồi quay sang nhìn cái vali của em gái mình tự nhiên tôi xót xa và thương quá.

Rồi bác sĩ kêu tên em gái tôi, tôi và người nhà vội chạy lại, mới hay thằng cháu tôi nó vẫn chưa chịu ra đời và bác sĩ lại cho về nhà. Tôi chào tạm biệt anh, cũng chẳng kịp có món quà nào cho con gái và cháu của anh, tôi chỉ kịp vội lấy trong vali em gái mình vài món đồ nghĩ sẽ cần cho con gái anh và một ít quà nhỏ cuộn vào túi đồ để anh có chi phí trang trải cho những ngày ở bệnh viện.

Anh từ chối không nhận, tôi thuyết phục anh không được. Đến khi tôi cầm cái túi lại và nói "Thứ nhất đây là món quà em tặng cho con gái và cháu của anh, nó không phải món quà của anh vì thế anh đừng vì lòng tự trọng mà không nhận cho con cháu mình. Thứ hai em cảm ơn anh đã cho em thấy được tình cảm và sự bao dung của người cha, và cảm ơn anh vì đã là người tử tế trong cuộc đời này. Nếu anh không nhận thì xem như anh phụ lòng em." Nói xong tôi quay lưng bước đi, anh vội kêu tôi lại và nói "tôi cảm ơn cô, cô cho tôi thông tin, sau này tôi nói con gái tôi đi làm trả ơn lại cho cô"

Tôi cười và trả lời "sẽ có cuộc đời trả lại cho em sau, còn bây giờ thì anh nhận món quà này và cầu chúc cho hai mẹ con em ấy được mẹ tròn con vuông, chúc anh luôn khoẻ mạnh để che chở cho cuộc đời của con và cháu mình."

Rồi bước lên xe ra về, chẳng biết bao giờ đủ duyên gặp lại người đàn ông ấy, nhưng tôi biết mình đã đủ duyên để thấy được một bức tranh đẹp trong cuộc sống này. Chúng ta vẫn thỉnh thoảng nghe câu nói "Cha không hoàn hảo nhưng luôn yêu con theo cách hoàn hảo nhất!" Và có một nghịch lý, chúng ta rất dễ nói lời yêu thương ai đó, ngoại trừ cha của mình. Thiết nghĩ cô gái trong phòng sinh ấy dù có đang trải qua những tổn thương đau lòng khi đối diện với những cơn đau thập tử nhất sinh khi phải một mình và thiếu vắng đi bóng dáng của người cha đứa bé. Nhưng điều đó có xá chi khi bên cạnh cô gái ấy giờ đây chính là tình yêu thương vô bờ bến của người cha vĩ đại trong cuộc đời mình. Chúng ta vẫn thường hay nghe những lời nói "mãi mãi" và tin vào nó, nhưng liệu mãi mãi là bao xa. Vậy mà có một tình thương chẳng bao giờ nói mãi mãi, nhưng nó luôn tồn tại từ khi chúng ta sinh ra đời đến khi lìa xa cõi đời chính là tình mẫu tử và phụ tử của cha mẹ mình dành cho chính mình.

Ngồi trên xe viết lại khoảnh khắc đẹp của tình phụ tử này khi trời rạng sáng và trên đường từ bệnh viện về nhà. Tôi lại thấy đêm nay Sài Gòn đẹp thật, hạ ô cửa kính xuống, hít thật sâu và thở ra. Mọi thứ thật nhẹ nhàng và thanh thản tận sâu bên trong. 
❤️

Theo FB Diệp Bùi


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Apr/2021 lúc 8:07am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Apr/2021 lúc 12:15pm
MỘT NƠI ĐỂ TRỞ VỀ


Nhớ%20đồng...

Người Việt lưu vong, chọn đất khách làm quê hương thứ hai, nhưng lòng vẫn hướng về quê mẹ như một nơi để trở về, dù chỉ trong tâm tưởng. Nguyệt Ánh đã “Mơ một ngày về”. Nam Lộc cũng đã mong ước “Cho tôi đi lại đoạn đường, hàng cây vương dài bóng mát.Cho tôi an phận ngàn đời, bên bờ đê vắng làng tôi.” Riêng Quyên Di, nhà văn, nhà thơ, và nhà giáo, đang tiếp tục con đường phấn trắng bảng đen tại hải ngoại, cũng đã chia sẻ tâm tình nhớ thương quê nhà như một nơi muôn thuở để trở về, qua bài thơ “Miền Quá Khứ” viết cho cô nữ sinh viên với tất cả nỗi lòng u uất của một “ông thầy” trong kiếp tạm dung…

Cảm%20nghĩ%20về%20tâm%20trạng%20của%20người%20con%20gái%20trong%20câu%20ca%20dao:%20Chiều%20chiều%20ra%20%20đứng%20ngõ%20sau,%20Trông%20về%20quê%20mẹ%20ruột%20đau%20chín%20chiều

Vào thơ, Quyên Di đã ngỏ lời với cô sinh viên UCLA đã trên đôi tám, bằng lời nhỏ nhẹ dịu dàng như bàn tay vỗ về của người mẹ dành cho con thơ, không được may mắn ôm ấp quá khứ dân tộc, nay đã trở thành xa lạ với nhiều người, đặc biệt là thế hệ sinh sau đẻ muộn. Quá khứ đó, dù thật đã trở nên xa lạ, nhưng lại là nơi chốn để trở về, như nguồn cội, như quê nhà dấu yêu ngàn đời không quên. Thế nên, dù bận rộn cách mấy, ông thầy vẫn cảm thấy có trách nhiệm giữ gìn quá khứ vàng ngọc đó để gửi lại cho thế hệ đến sau:
Con ạ, thầy sẽ để thì giờ
Dẫn con về miền tên là Quá Khứ
Miền ấy chắc chưa bao giờ con đến thử
Vì con còn nhỏ quá, biết gì đâu.
Miền ấy mang tên Quá Khứ, nhưng ngày ngày vẫn hiện rõ nguyên hình trong mỗi bước đi, trên môi cười, nơi tiếng khóc, và trên cả gối mộng khi đêm về, bởi lẽ nó đã in vào tim óc, hòa vào giòng máu của người bỏ nước ra đi, với nắng cháy, với bão bùng, nói chung là với bao bất hạnh, bao oan khiên còn đọng trên áo sờn của mẹ, trên vai gầy của cha, trên những sỏi đá của lối mòn đất nước:
Miền ấy có hai mùa mưa nắng dãi dầu
Thầy đã có một thời sống và lớn lên ở đó
Miền ấy có những ngày bão bùng dông gió
Lại có những khi nóng rát nung người
Quá khứ bất hạnh thế đó, không những vì nghịch cảnh thiên nhiên, mà còn vì chiến tranh tàn phá chết chóc hủy diệt. Dòng sinh mệnh dân tộc tuôn tràn máu lửa và đầy nước mắt mồ hôi, nhưng điều cần nói và cần biết, là những con người mang giòng máu Lạc Hồng vẫn kiên cường thách đố với thiên nhiên, với nghịch cảnh, vượt qua sóng gió thử thách để sống còn và vươn lên như Phù Đổng, ấp ủ những mơ ước cao xa, đúng theo tên gọi cha ông đã đặt cho non sông xã tắc bằng 2 chữ Việt Nam “Việt”=Trỗi vượt, và “Nam”= tại phương Nam.
Thầy dẫn con về miền tên là Quá Khứ
Đứa bé lớn lên giữa những đau thương
Đất nước chiến tranh, người vẫn kiên cường
Nuôi lớn nhau, nuôi lớn cả những điều mơ ước.
Nơi phương Nam trỗi vượt đó, đã mọc lên những hoa trái thơm tho, đã hun đúc những con người hiền hòa, và những nét đẹp đơn sơ nhưng đầy tình tự dân tộc. Chính vì thế, Sài Gòn đã trở thành hòn ngọc Viễn Đông, làm cho các quốc gia láng giềng phải mơ ước được sánh vai chung lối:


Chợ%20Sài%20Gòn%20trước%201975%20|%20Du%20lịch%20các%20nước

Thầy dẫn con về thăm Sài Gòn thuở trước
Có chợ Bến Thành và những công viên
Có chị bán chè với nụ cười hiền
Có nước mía Viễn Đông, có thịt bò khô, đậu đỏ
Sài gòn một thời hoa lệ mỹ miều như thế nên Y Vân mới phải thốt lên “Sài Gòn đẹp lắm! Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”. Nay thì Sài Gòn đã thay tên, đến nỗi Nguyễn Đình Toàn đã phải kêu lên: “Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên”. Nay thì thủ đô ánh sáng đã bị vùi giập bằng dép râu liềm búa. Giờ đây, dân Việt chỉ còn biết tiếc nuối một thời vàng son, với hình ảnh Sài Gòn xưa, với cảnh đẹp người đẹp, với những nét sinh hoạt đầy thơ mộng của nam thanh nữ tú, với tà áo gió bay phất phơ và mái tóc dài thơm của nàng trước những con mắt ngơ ngẩn của mấy chàng trai đa tình:
Cô nữ sinh đạp xe mini, gót nhỏ
Trên những con đường, tà áo trắng tung bay
Mái tóc thơm dài theo với tháng ngày
Phố đông người, có chàng trai nhìn theo ngơ ngẩn
Cảm nhận của Quyên Di cũng chính là cảm nhận của Nguyễn Tất Nhiên trước vẻ đẹp hồn nhiên của những bước chân chim rón rén ngoài đường phố, trong sân trường:
Ta gặp nhau một chiều nắng quê hương.
Áo em vàng như màu nắng sân trường.
Ta mang nắng nhốt vào lớp học
Lúc tan trường thả nắng tung tăng.
Tô điểm thêm cho nét đẹp thư sinh với áo trắng tóc dài và cái nhìn ngơ ngẩn, còn có vẻ đẹp hiền hòa thanh khiết của những bàn tay đầy phấn trắng của ông thầy đứng trên bục giảng, nhìn xuống những mái đầu xanh mắt nai, mà cảm thấy lòng rộn rực. Có một chút e lệ, như muốn dấu đi những rung cảm tuyệt vời phía sau thiên chức “ông thầy”:
Thầy dẫn con về thăm lớp, trường, bảng phấn
Có ông thầy còn rất trẻ, thư sinh
Là thầy nhưng đôi mắt chẳng dám nhìn
Sáu mươi nữ sinh ngây thơ mà nghịch ngợm.
Đồng cảm với Quyên Di, người viết cũng đã có một thời đứng trên bục giảng với những rung cảm nhẹ nhàng kín đáo. Bài thơ “Dấu Chân Chim” tuy có chút lãng mạn, nhưng chỉ dừng lại trong trong lễ nghĩa thầy trò như nét đẹp văn hóa của dân tộc:
Em mang mùa thu vào lớp học
Phấn trắng ngỡ ngàng trên tay anh
Mây trời bỗng hạ xuống thật thấp
Chữ nghĩa vỗ cánh bay rất nhanh
Nét đẹp văn hóa chữ nghĩa đó còn đậm đà hơn trong khung trời đại học, nơi đó có những trang sách miệt mài, những giảng đường thênh thang rợp bóng cây lá xôn xao:
Thầy dẫn con về miền tên là Quá Khứ
Thăm những khuôn viên đại học ngày nào
Những giảng đường bên ngoài cây lá xôn xao
Những sinh viên miệt mài bên trang sách.
Nét đẹp quê hương với những kỷ niệm êm đềm đó nay đã xa! Quê hương hôm nay chỉ còn là quê hương trong tâm tưởng. Sài Gòn hôm nay cũng chỉ còn là “Sài Gòn Nhỏ”. Nhưng người ta vẫn nói “chúng ta còn mãi những gì chúng ta đã mất”, thì miền quá khứ của Quyên Di vẫn hiện nguyên hình trong hiện tại và sẽ còn mãi trong tương lai, bởi lẽ đó chính là quê hương đích thực, là niềm an ủi vô bờ đối với tất cả những ai là ly khách muốn tìm về nguồn cội:
Miền Quá Khứ ấy vô cùng trong sạch
Trong trái tim của tuổi hoa niên
Bây giờ đã xa, chỉ thấy trong nỗi nhớ triền miên
Của ông thầy đã già theo năm tháng
Thế đó. Đã một lần mang danh “ông thầy” thì sứ mệnh dẫn dắt lớp trẻ là sứ mệnh thiêng liêng, là thiên chức cao quý, mãi đeo đuổi nhà giáo, đúng theo truyền thống “lương sư hưng quốc”. Trong niềm hãnh diện vô bờ đó, Quyên Di đã lùi vế quá khứ, hướng dẫn lớp trẻ Việt Nam hải ngoại hướng về miền thương nhớ ngọt ngào, tìm về nguồn suối thương bất tận của mẹ Âu Cơ:
Những kinh nghiệm cuộc đời lồng trong ngôn ngữ, văn chương?
Ông thầy lấy trong một chuỗi ngày thường
Ở một miền có tên là Quá Khứ.
Thầy sẽ để thì giờ dẫn con về miền Quá Khứ..
Đẹp thay tình thầy trò. Cao quý thay sứ mệnh trồng người trăm năm của Quản Trọng “Bách niên chi kế mạc như thụ nhân”…Cám ơn Quyên Di. Nhớ ơn truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam…

Ngô Quốc
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Apr/2021 lúc 12:43pm
MỘT NƠI ĐỂ TRỞ VỀ


Chuyện%20về%20một%20chàng%20trai%20Hà%20Nội,%20bỏ%20phố%20lên%20rừng,%20làm%20ông%20chủ%20nhỏ%20trên%20đất%20%20Sa%20Pa%20-%20Dám%20Khởi%20Nghiệp

Người Việt lưu vong, chọn đất khách làm quê hương thứ hai, nhưng lòng vẫn hướng về quê mẹ như một nơi để trở về, dù chỉ trong tâm tưởng. Nguyệt Ánh đã “Mơ một ngày về”. Nam Lộc cũng đã mong ước “Cho tôi đi lại đoạn đường, hàng cây vương dài bóng mát.Cho tôi an phận ngàn đời, bên bờ đê vắng làng tôi.” Riêng Quyên Di, nhà văn, nhà thơ, và nhà giáo, đang tiếp tục con đường phấn trắng bảng đen tại hải ngoại, cũng đã chia sẻ tâm tình nhớ thương quê nhà như một nơi muôn thuở để trở về, qua bài thơ “Miền Quá Khứ” viết cho cô nữ sinh viên với tất cả nỗi lòng u uất của một “ông thầy” trong kiếp tạm dung…

Cảm%20nghĩ%20về%20tâm%20trạng%20của%20người%20con%20gái%20trong%20câu%20ca%20dao:%20Chiều%20chiều%20ra%20%20đứng%20ngõ%20sau,%20Trông%20về%20quê%20mẹ%20ruột%20đau%20chín%20chiều

Vào thơ, Quyên Di đã ngỏ lời với cô sinh viên UCLA đã trên đôi tám, bằng lời nhỏ nhẹ dịu dàng như bàn tay vỗ về của người mẹ dành cho con thơ, không được may mắn ôm ấp quá khứ dân tộc, nay đã trở thành xa lạ với nhiều người, đặc biệt là thế hệ sinh sau đẻ muộn. Quá khứ đó, dù thật đã trở nên xa lạ, nhưng lại là nơi chốn để trở về, như nguồn cội, như quê nhà dấu yêu ngàn đời không quên. Thế nên, dù bận rộn cách mấy, ông thầy vẫn cảm thấy có trách nhiệm giữ gìn quá khứ vàng ngọc đó để gửi lại cho thế hệ đến sau:
Con ạ, thầy sẽ để thì giờ
Dẫn con về miền tên là Quá Khứ
Miền ấy chắc chưa bao giờ con đến thử
Vì con còn nhỏ quá, biết gì đâu.
Miền ấy mang tên Quá Khứ, nhưng ngày ngày vẫn hiện rõ nguyên hình trong mỗi bước đi, trên môi cười, nơi tiếng khóc, và trên cả gối mộng khi đêm về, bởi lẽ nó đã in vào tim óc, hòa vào giòng máu của người bỏ nước ra đi, với nắng cháy, với bão bùng, nói chung là với bao bất hạnh, bao oan khiên còn đọng trên áo sờn của mẹ, trên vai gầy của cha, trên những sỏi đá của lối mòn đất nước:
Miền ấy có hai mùa mưa nắng dãi dầu
Thầy đã có một thời sống và lớn lên ở đó
Miền ấy có những ngày bão bùng dông gió
Lại có những khi nóng rát nung người
Quá khứ bất hạnh thế đó, không những vì nghịch cảnh thiên nhiên, mà còn vì chiến tranh tàn phá chết chóc hủy diệt. Dòng sinh mệnh dân tộc tuôn tràn máu lửa và đầy nước mắt mồ hôi, nhưng điều cần nói và cần biết, là những con người mang giòng máu Lạc Hồng vẫn kiên cường thách đố với thiên nhiên, với nghịch cảnh, vượt qua sóng gió thử thách để sống còn và vươn lên như Phù Đổng, ấp ủ những mơ ước cao xa, đúng theo tên gọi cha ông đã đặt cho non sông xã tắc bằng 2 chữ Việt Nam “Việt”=Trỗi vượt, và “Nam”= tại phương Nam.
Thầy dẫn con về miền tên là Quá Khứ
Đứa bé lớn lên giữa những đau thương
Đất nước chiến tranh, người vẫn kiên cường
Nuôi lớn nhau, nuôi lớn cả những điều mơ ước.
Nơi phương Nam trỗi vượt đó, đã mọc lên những hoa trái thơm tho, đã hun đúc những con người hiền hòa, và những nét đẹp đơn sơ nhưng đầy tình tự dân tộc. Chính vì thế, Sài Gòn đã trở thành hòn ngọc Viễn Đông, làm cho các quốc gia láng giềng phải mơ ước được sánh vai chung lối:



Chợ%20Bến%20Thành%20hơn%2090%20năm%20trước,%20khi%20xe%20máy%20chưa%20xuất%20hiện

Thầy dẫn con về thăm Sài Gòn thuở trước
Có chợ Bến Thành và những công viên
Có chị bán chè với nụ cười hiền
Có nước mía Viễn Đông, có thịt bò khô, đậu đỏ
Sài gòn một thời hoa lệ mỹ miều như thế nên Y Vân mới phải thốt lên “Sài Gòn đẹp lắm! Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”. Nay thì Sài Gòn đã thay tên, đến nỗi Nguyễn Đình Toàn đã phải kêu lên: “Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên”. Nay thì thủ đô ánh sáng đã bị vùi giập bằng dép râu liềm búa. Giờ đây, dân Việt chỉ còn biết tiếc nuối một thời vàng son, với hình ảnh Sài Gòn xưa, với cảnh đẹp người đẹp, với những nét sinh hoạt đầy thơ mộng của nam thanh nữ tú, với tà áo gió bay phất phơ và mái tóc dài thơm của nàng trước những con mắt ngơ ngẩn của mấy chàng trai đa tình:
Cô nữ sinh đạp xe mini, gót nhỏ
Trên những con đường, tà áo trắng tung bay
Mái tóc thơm dài theo với tháng ngày
Phố đông người, có chàng trai nhìn theo ngơ ngẩn
Cảm nhận của Quyên Di cũng chính là cảm nhận của Nguyễn Tất Nhiên trước vẻ đẹp hồn nhiên của những bước chân chim rón rén ngoài đường phố, trong sân trường:
Ta gặp nhau một chiều nắng quê hương.
Áo em vàng như màu nắng sân trường.
Ta mang nắng nhốt vào lớp học
Lúc tan trường thả nắng tung tăng.
Tô điểm thêm cho nét đẹp thư sinh với áo trắng tóc dài và cái nhìn ngơ ngẩn, còn có vẻ đẹp hiền hòa thanh khiết của những bàn tay đầy phấn trắng của ông thầy đứng trên bục giảng, nhìn xuống những mái đầu xanh mắt nai, mà cảm thấy lòng rộn rực. Có một chút e lệ, như muốn dấu đi những rung cảm tuyệt vời phía sau thiên chức “ông thầy”:
Thầy dẫn con về thăm lớp, trường, bảng phấn
Có ông thầy còn rất trẻ, thư sinh
Là thầy nhưng đôi mắt chẳng dám nhìn
Sáu mươi nữ sinh ngây thơ mà nghịch ngợm.
Đồng cảm với Quyên Di, người viết cũng đã có một thời đứng trên bục giảng với những rung cảm nhẹ nhàng kín đáo. Bài thơ “Dấu Chân Chim” tuy có chút lãng mạn, nhưng chỉ dừng lại trong trong lễ nghĩa thầy trò như nét đẹp văn hóa của dân tộc:
Em mang mùa thu vào lớp học
Phấn trắng ngỡ ngàng trên tay anh
Mây trời bỗng hạ xuống thật thấp
Chữ nghĩa vỗ cánh bay rất nhanh
Nét đẹp văn hóa chữ nghĩa đó còn đậm đà hơn trong khung trời đại học, nơi đó có những trang sách miệt mài, những giảng đường thênh thang rợp bóng cây lá xôn xao:
Thầy dẫn con về miền tên là Quá Khứ
Thăm những khuôn viên đại học ngày nào
Những giảng đường bên ngoài cây lá xôn xao
Những sinh viên miệt mài bên trang sách.
Nét đẹp quê hương với những kỷ niệm êm đềm đó nay đã xa! Quê hương hôm nay chỉ còn là quê hương trong tâm tưởng. Sài Gòn hôm nay cũng chỉ còn là “Sài Gòn Nhỏ”. Nhưng người ta vẫn nói “chúng ta còn mãi những gì chúng ta đã mất”, thì miền quá khứ của Quyên Di vẫn hiện nguyên hình trong hiện tại và sẽ còn mãi trong tương lai, bởi lẽ đó chính là quê hương đích thực, là niềm an ủi vô bờ đối với tất cả những ai là ly khách muốn tìm về nguồn cội:
Miền Quá Khứ ấy vô cùng trong sạch
Trong trái tim của tuổi hoa niên
Bây giờ đã xa, chỉ thấy trong nỗi nhớ triền miên
Của ông thầy đã già theo năm tháng
Thế đó. Đã một lần mang danh “ông thầy” thì sứ mệnh dẫn dắt lớp trẻ là sứ mệnh thiêng liêng, là thiên chức cao quý, mãi đeo đuổi nhà giáo, đúng theo truyền thống “lương sư hưng quốc”. Trong niềm hãnh diện vô bờ đó, Quyên Di đã lùi vế quá khứ, hướng dẫn lớp trẻ Việt Nam hải ngoại hướng về miền thương nhớ ngọt ngào, tìm về nguồn suối thương bất tận của mẹ Âu Cơ:
Những kinh nghiệm cuộc đời lồng trong ngôn ngữ, văn chương?
Ông thầy lấy trong một chuỗi ngày thường
Ở một miền có tên là Quá Khứ.
Thầy sẽ để thì giờ dẫn con về miền Quá Khứ..
Đẹp thay tình thầy trò. Cao quý thay sứ mệnh trồng người trăm năm của Quản Trọng “Bách niên chi kế mạc như thụ nhân”…Cám ơn Quyên Di. Nhớ ơn truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam…

Ngô Quốc


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Apr/2021 lúc 1:23pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Apr/2021 lúc 10:01am

Người Đàn Bà Không Biết Khóc



Đàn%20ông%20rồi%20sẽ%20biết%20khóc%20khi%20đàn%20bà%20không%20còn%20rơi%20nước%20mắt%20-%20Tâm%20sự%20-%20Việt%20%20Giải%20Trí
 Chị ta trẻ và đẹp. ấy là mọi người thì thào với nhau.
Hàng xóm cũng chẳng biết chị làm gì. Thoắt đi, thoắt lại về.

 

Cũng có hôm cả ngày khu tập thể vắng bóng chị. Lại có khi cả tuần, cứ đến giờ nhất định , mọi người thấy chị đứng tựa vai bên cửa sổ. Mắt mơ màng dõi theo những chiếc xe máy vun vút lao qua con đường trước mặt.

Những lúc như thế trông chị đẹp trong tư lự như một tranh. Tóc buông xoà trên bờ vai, ngón tay nhỏ nhắn ấp vào má nhẹ nhàng. Chị đứng hứng gió chiều, chị đứng ngóng chồng về hay chị đứng để đuổi theo ý nghĩ xa xăm. Có trời mà biết.

 Sự tò mò của phái yếu khu tập thể đã bổ xung thêm trong tập hồ sơ họ cần biết về chị. Chồng chị là cán bộ ở một công ty kinh doanh. Anh ấy hay phải công cán đi xa. Hoạ lắm họ mới gặp hai người bách bộ vào thứ bảy trong khu cây xanh ngộp bóng điện.
Anh ăn mặc giản dị nhưng gọn và khoẻ. Chị trong chiếc váy đen hoa chấm trắng thật đoan trang. Hai người đẹp đôi, nhìn họ lúc ấy ai cũng phát thèm.

Bẵng đi một dạo, người ta thấy căn phòng đêm không ánh điện, ngày cửa sổ đóng. Vắng bóng người đàn bà đứng bên cửa sổ mọi khi như mất đi một bức tranh mỗi chiều hoàng hôn về. Mọi ngư­ời ngơ ngác hỏi vu vơ với nhau:
– Nhà này biến đâu nhanh thế ?

Người phụ nữ có đứa con gái tóc xoăn tít, mỗi chiều qua nhà bà bán hàng mua kẹo “bim bim” hỏi. Bà bán hàng béo quay như cun cút, thấp lùn trả lời:
 – Đi picnic rồi!
 – Họ sống thế mới đáng sống chứ! Cứ như chị em mình rõ chán.

Bà béo bĩu đôi môi vừa dày vừa thâm, mắt trắng dã, hạ giọng vẻ huyền bí:
– Ông chồng đi công tác biên giới, bà vợ trẻ ở nhà tranh thủ “phắn” với người tình.
– Này bà nói thế, kẻo phải tội. Em thấy họ sống tràn trề hạnh phúc và lãng mạn lắm chứ!
– Ôi đời nó hay có chuyện oái oăm. Càng được chiều, càng hư hỏng, có voi đòi tiên.
Bà béo buông một câu lơ lửng, chua chát rồi lại toe toét với con bé con của chị.

Ngày ngày bà ngồi đây nhìn thiên hạ họ qua lại, mua bán, thông tin mọi điều trong khu tập thể mà bà “thu thanh” rất giỏi.
Chẳng biết mọi người tin hay không, tiếp nhận hay từ chối nhưng cứ “thu” được là bà lại “phát” ngay.

Biên, tên người đàn bà kéo được sự tò mò của hàng xóm. Chị tra chìa khoá vào ổ, cánh cửa bật mở, chị sách túi ném vào căn phòng.
Lục lọi một lát, chị lao vào phòng tắm. Tiếng nước xối xả, chị đang gột bỏ bụi đường, gột bỏ hôi hám của mùi xăng, gột bỏ sự nhấp nhoá của mồ hôi sau một ngày ngồi xe máy gần trăm cây số.

Trước tấm gương to như cái chiếu, chị thấy mình tất cả. Bầu vú hơi xệ nhưng đều, bụng thon mông nở, da hồng lên.
Làn nước mơn man trên tấm thân người đàn bà tuổi ba mươi hừng hực lửa. Chị sờ mãi mấy vết tím ở cổ, ở ngực. Lấy tay xoa, kỵ, đẩy mà không đi. Nó cứ nổi càng rõ hơn như­ tố cáo chị.

Bộ đồ xoa mỏng tanh in rõ từng đường cong trên cơ thể, xoay qua xoay lại trước gương. Chị mỉm cười mãn nguyện bước ra, cầm chiếc sấy tóc. Tiếng mô tơ xè xè êm ả xoa đi cái vắng lặng của căn phòng.

Biên chợt nhìn thấy tờ giấy được chặn bởi chiếc gạt tàn thuốc lá. Chị với tay rút nó, giơ lên đọc.
“Em! Anh về qua nhà lấy ít tài liệu lại phải đi ngay. Đợt này anh đi ba bốn ngày, em đừng buồn nhé. Anh sẽ về trong nay mai ru em ngủ.
Hôn em yêu!”
    Anh.

Chị ném tờ giấy xuống bàn, khẽ mỉm cười một mình. Tiếng xè xè tắt hẳn. Chị lấy hộp trang điểm, những động tác thuần thục làm chị trẻ lại đến vào tuổi.
Thay bộ bò ma, áo phông Nam Triều Tiên trễ cổ. Tay cầm chiếc ví nhỏ đứng lên. Cửa căn phòng tầng bốn lại được khép chặt.
Chị mở khoá chiếc mi ni, lao vội trên con đường tấp nập. Đèn đường đã bật, những biển quảng cáo cho đủ loại dịch vụ ở thị xã nhỏ bé cứ hiện lên loá cả mắt.
Chị dừng xe trước quầy điện thoại công cộng, không cần mở sổ xem số máy, chị đang nói chuyện với người ở đầu dây. Chị trả tiền chủ nhà, cười tủm tỉm bước ra. Chiếc xe nhỏ nhắn lại cùng chị đi trên con đường có đủ ánh đèn mầu mời mọc trên các biển quảng cáo.

Đức xuống ô tô chào chú lái xe, sách cặp bước vội lên cầu thang. Anh thấy cửa sổ không có ánh đèn. Đức liếc đồng hồ, nhanh thật đã mười giờ đêm rồi. Đức gõ ba tiếng. Im lặng. Anh đẩy mạnh cửa, cửa chắc như đóng đinh. Mở cặp lấy chùm chìa khoá, Đức bước vào phòng bật điện.
Đưa mắt liếc qua căn phòng. Chiếc ba lô du lịch mua cho Biên nằm chỏng trơ dưới nền. Trên bàn nước bừa bộn son phấn. Đức mở phòng tắm, một chậu quần áo sũng nước.
Quay sang phòng ăn, xoong, nồi, bát đũa vẫn khô roong, ngay ngắn như trước lúc Đức đi.

Đức nhấn máy bấm liền mấy số điện thoại quen thân. Đức ngẩn người, buông máy ngồi phịch xuống xa lông.
Với tay cầm chiếc phích pha trà uống. Nư­ớc trong phích lạnh tanh. Đức mở chai nước lọc tu ừng ực, anh đứng dậy khoá cửa, lấy xe lao đi.
Đức tạt vào quán cháo đêm gọi một tô. Cơn đói đã dịu, uống chén nước trà nóng bà chủ mời; Đức hờ hững cầm, sóng sánh ra cả quần. Đức bực mình rút tiền trả, nổ máy biến mất.
Sự nghi ngờ, bực bội bốc lên trong Đức như một thứ men của quỷ. Anh rồ máy lao vun vút trên đường. Anh đến nhà mẹ Biên tối như bưng.

Đức quay xe, vừa ra đến đầu ngõ gặp Phùng bạn cùng cơ quan cũ. Phùng phanh cứng xe trước mặt Đức, nói nghiêm túc:
– Ông đi ít ít thôi, đi nhiều mệt người, tiền chẳng có mà vợ thì thằng khác nó sách mất!
Đầu Đức sôi lên:
– Ông có gặp nó ở đâu không?
– Ông lên quán Thiên Nga mà tìm. Tôi đi qua nghe tiếng hát mình ngờ ngợ là tiếng Biên. Biết ông đi biên giới, tôi tò mò ghé vào coi. Một trăm phần trăm nàng đang hát dân ca quan họ “qua cầu gió bay” cho hai chàng công tử nào ấy nghe.
Chẳng chào Phùng, Đức gài số, rồ ga lao tiếp vào đêm tối. Quán Thiên Nga đã đóng cửa, định gọi chủ quán karaôkê, nghĩ thế nào lại thôi. Đức rồ máy lao đi.

Căn phòng tầng bốn lại tối om, Đức biết Biên đã về. Anh đưa xe vào ga-ra gửi, chân bước lên cầu thang một cách nặng nề.
Nghe tiếng gõ cửa hai tiếng một, Biên vùng dậy bấm công tác ra mở cửa.
– Gớm dám mò đến giờ này cơ à ?
Câu trách ngọt ngào, đĩ thoả của Biên làm Đức sôi máu, cửa bật mở, Biên tưởng như Từ Hải đứng trư­ớc mặt mình. Chị líu cả lưỡi :”Sao, sao anh về muộn thế ?”.

Lạ cho Đức ban nãy bừng bừng là thế mà bây giờ lại lạnh như nước lã. Anh bình thản bước vào, nhìn sự lúng túng khốn khổ trên khuôn mặt Biên.
– Anh đã ăn uống gì chưa ?
– Có cháo lót bụng, nước chè tráng miệng và nghe karaôkê cho dịu cái đầu rồi!
Biên liếc trộm Đức, cô leo lên giường như một con mèo vừa ăn vụng, giọng ỏn ẻn:
– Thôi mình tắm rửa rồi lên với em!
Nghe Biên nói, Đức tưởng mình vừa uống phải mật cá, anh buồn nôn oẹ.

Tắm qua loa, Đức cắm ấm nước lấy bộ phin cà phê đặt ngay ngắn trên bàn.
 Khói thuốc lá bay lơ lửng trên mái tóc xoã ngang trán. Đức trầm ngâm nhìn từng giọt cà phê tí tách rơi xuống chiếc cốc nhỏ xíu.
Ánh đèn ngủ xanh xanh chiếu lên hai khuôn mặt Đức và Biên, nó nhợt nhạt, hư ảo.
– Em nên uống vài ngụm cho tỉnh táo!

Đức nói buông thõng, không quay vào nhìn Biên trong giường. Nàng nằm co ro, hai tay ôm lấy đầu, tiếng ngáp kéo lên từng nhịp.
– Em sợ cà phê lắm, nó đắng đắng thế nào ấy!
– Đắng nó mới tỉnh người. Tỉnh thì mới khôn được.

Đức nói vu vơ nhưng Biên thì hiểu. Nàng đang âm thầm tìm cách đối phó một khi Đức hỏi. Nhưng im lặng là vàng, ai khảo mà tra. Nghĩ vậy, Biên bò ra khỏi giờng đến bên Đức ngả mái đầu sực nức hương sả vào vai anh.
Mùi hương quyến rũ ấy vẫn làm Đức ngất ngây mỗi khi ở cạnh Biên. Hôm nay sao Đức thấy nó lờm lợm như mùi chuối tiêu thối.

Anh đưa ly cà phê nhấm nháp, Biên vẫn để đầu lên vai anh, những sợi tóc lòa xoà chờm vào má Đức.
Hai cái đầu sát bên nhau, vậy mà mỗi bộ óc lại nghĩ khác nhau. Đức đang gậm nhấm sự đau đớn, đang nén sự uất ức, đang ghê tởm sự dối lừa.
Biên lim rim đôi mắt lá răm. Những hình ảnh của ba ngày ở khu nghỉ mát Đồng Mô còn đậm trong trí của nàng.

Biên được đắm đuối bên Hải người đàn ông có vợ ba con nhưng chịu chi tiền cho mọi ham thích.
Biên gặp Hải ở quán Karaôkê, có ngờ đâu nàng trượt dài trên con đường xa đoạ, dẫn đến phản bội người chồng đã yêu thương nàng từ ngày khốn khó.
Hai điện cực trái chiều ắt bùng lên tia lửa khi khoảng cách còn lại quá mỏng manh.
– Cô có thấy xấu hổ với chính mình không ?
Đức đột ngột hỏi Biên.
– Em làm gì mà xấu hổ. Em mãi mãi yêu anh, mãi mãi của anh mà!

Tai Đức ù lên, đầu lại nóng bừng bừng. Giá như Biên không nói câu ấy, giá như Biên im lặng thì anh vòng tay ôm lấy mà hôn lên mái tóc nàng. Nhưng khốn khổ cho cái lưỡi của kẻ dối lừa.
Đức đứng dậy, Biên mất chỗ dựa ngã dúi xuống xa lông. Như nhận thức được điều mình nói ra, Biên ôm mặt khóc nức nở…

Dạo này mọi người trong khu tập thể lại được chiêm ngưỡng bức tranh mỗi khi hoàng hôn về.
Chị đứng bên cửa sổ, vẫn như ngày xưa. Nhưng nét mặt đã thay đổi, mắt quầng thâm, tóc rối hơn. Hai bàn tay thỉnh thoảng lại đưa lên vuốt khuôn mặt hơi gầy.
Đèn mỗi tối lại sáng trên khuôn cửa sổ ban ngày chị vẫn đứng. Nhưng người ta thấy anh đã không trở về. Chiếc ô tô con bóng lộn chở anh đi cùng chiếc va ly và mấy chồng sách.

Bức tranh tố nữ của khu tập thể đã bị khoảng tối của mùa đông che lấp.

Huy Định
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/May/2021 lúc 12:12pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 3.109 seconds.