Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22134
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2021 lúc 10:20am

O LỰU


chup%20hình
Năm tôi lên chín tuổi, mẹ mất. Chị Cả đi lấy chồng xa, chị Hai còn dại lại đang cắp sách đến trường,
Ba tôi nhờ người bác tìm hộ một người giúp việc. Và o Lựu xuất hiện trong gia đình.

O Lựu người làng Bồ Bản, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Nhà nghèo lại đông con, mẹ o quyết định cho o lên tỉnh “đi ở ” kiếm chút vốn và cũng để bớt một miệng ăn. Năm ấy o vừa mười sáu tuổi.

Không giống những người làm ruộng vất vả khác, o Lựu có nước da trắng xanh, đuôi mắt dài, tóc chấm vai được cặp lại bằng một cái kẹp ba lá.
Vào nhà được mươi lăm phút, o đã tất tả tìm cái chổi que quét dọn bếp núc. Có o Lựu, tôi khỏi phải ăn những bát cơm nửa sống nửa chín do chị Hai nấu, anh tôi không còn nhăn mặt trước dĩa chả trứng khét lẹt và ba tôi đã có ấm nước sôi pha trà buổi sáng.

O dạy chị tôi “xuốc cươi thì phải khom người xuống”, dặn tôi “đừng leo cây ổi mà bổ lọi tay.”
Mất mẹ lúc còn quá nhỏ, ba luôn nghiêm nghị, ít khi biểu hiện tình cảm ra bên ngoài, tôi chỉ còn o Lựu để nhỏng nhẽo.
“ O Lựu rửa chân cho em…O Lựu cõng em đi chợ…O Lựu con mèo cào em”…
Tai quái hơn, tôi còn bắt o làm bò cho mình cởi và khi muốn “bò ” ngừng lại, tôi đấm thình thịch vào lưng.
O lẵng lặng chiều theo ý tôi, không một lời phàn nàn.

Đêm đêm khi gãi lưng cho tôi ngủ, o hay kể chuyện làng mình. Chuyện đền thờ Thần Hoàng có cây đa cao vút với con tinh áo trắng chuyên dọa người đi qua; chuyện bà lão hiền lành nhặt được cục vàng khi mò cua ngoài ruộng…
Thỉnh thoảng, o lại đọc những câu ca dao mang âm điệu buồn bã “Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại chịu lời đắng cay” hoặc “Chèo đò bẻ bắp bên sông. Bắp chưa có trái bẻ bông chèo về”…Tất cả ru tôi vào giấc ngủ êm đềm không mộng mị.

An phận thủ thường như những người giúp việc khác nhưng o Lựu lại có một sở thích kỳ lạ: thích chụp ảnh.
Hè năm đó, cậu tôi ở Huế ra chơi đem theo cái máy ảnh Canon và chụp cho hầu hết các thành viên trong gia đình nhằm mục đích trau dồi tay nghề tài tử.

Thấy sự hiền lành của o Lựu, cậu có nhã ý chụp cho o một tấm hình dưới gốc cây ổi. Ảnh sang ra, o trang trọng đón nhận bằng cả hai tay.
O mua cho tôi một đồng kẹo Gia Địa và năn nỉ tôi viết cho hai chữ “Kỷ niệm” ngòng ngoèo đằng sau ảnh.
Những ngày tiếp , o thể hiện sự biết ơn của mình một cách thầm lặng: giặt sạch bộ đồ nhà binh dày cộp , cắm cúi đánh bóng đôi giày “ trấn thủ lưu đồn” của cậu.

O xin tờ giấy bóng kính, bao tấm ảnh và cẩn thận xếp nó vào đáy rương. Những buổi trưa rổi rãnh, ngồi sau hiên nhà bếp, o lôi ra ngắm nghía say sưa .
Dưới đôi mắt một đứa con nít như tôi, tấm ảnh chẳng có chi xuất sắc nếu không nói là xấu bởi vì o Lựu trong hình bị xén mất một chân. O nói dưới làng chỉ có nhà giàu mới dám lên tỉnh chụp bóng để sau này có ảnh mà thờ.
O ao ước phải chi có nhiều tiền sẽ ra chụp một cái hình màu ở tiệm LIDO ngoài chợ tỉnh.

Mỗi năm o Lựu được về thăm nhà một lần vào ngày hai bảy tháng Chạp. Khi đó o mặc chiếc áo dài xanh của chị Cả tôi cho, đi đôi guốc mộc, đầu đội nón lá. Tiền công xá ba tôi đưa, o gói trong chiếc khăn mùi xoa và lận vào lưng quần. O xin anh tôi mấy cuốn tạp chí Thế giới tự do về cho em dán trên vách nhà.  Vắng o, tôi bần thần cả mấy ngày Tết. Năm nào o lên muộn, ngồi trong lớp tôi sốt ruột sốt gan.

Và thật sung sướng khi đi học về đã thấy o Lựu trong nhà bếp.
O đem lên làm quà những củ khoai từ đầy bột, mớ khoai lang tươm mật và những trái khế vàng ươm.

Trước vẻ mặt phụng phịu của tôi, o hứa lần sau sẽ lên nhanh, sẽ xin cho tôi về Bồ Bản, một làng quê nghèo có lũy tre xanh, có động cát trắng với bao nhiêu là sim, móc và những bông hoa chạc chìu thơm ngát.

Một hôm, tôi nằm ở nhà trên, say sưa dán mắt vào cuốn “Lửa cháy thành Phiên Ngung” thì o Lựu đi chợ về.
Đã hơi trưa, o gọi vọng lên nhờ tôi lấy giúp cái kéo cắt râu tôm kịp nấu canh cho ba tôi về ăn.
Mê mải với chàng trai Hoàng Anh Kiệt hào hùng, o giục giã vài ba lượt tôi mới nhỏm dậy làu bàu rồi vơ cây kéo chạy vội xuống nhà bếp ném đại về phía o đang lúi húi.
Cây kéo không rơi xuống đất mà lại phi thẳng một đường vào trán, dòng máu đỏ tuôn ra. O cúi xuống, gục mặt vào đầu gối để cầm máu.Tôi hoảng hồn đứng lặng.
Anh tôi vội vã lấy bông và thuốc đỏ rịt vết thương.Trưa hôm ấy khi thấy trán o bị băng, ba tôi hỏi nguyên do, o nói trớ là bị va đầu vào cột nhà. O đã giúp tôi thoát khỏi trận đòn chắc chắn sẽ xảy ra. Sau đó trên trán o có một vết sẹo khoảng khoảng ba phân vắt ngang.

O Lựu ở với chúng tôi được 4 năm. Khi tôi vừa lên lớp đệ lục thì mạ o lên xin cho o về làng để “lấy dôông”.
Ở nhà quê, hai mươi mà chưa có “dôông”là coi như ế. Tôi nằng nặc không cho o về. Mặc kệ cây roi mây và lời dậm dọa của ba, mặc kệ lời dụ dỗ và những trái khế ngọt của mạ o, tôi ôm o chặt cứng.

Đêm ấy, trước khi đi ngủ tôi lấy cái khăn buộc chặt tay tôi vào tay o nhưng sáng mai thức dậy o đã đi từ lúc nào.
O để lại cho tôi năm đồng bạc mới trên gối. Tôi khóc tỉ tê suốt cả buổi và nhất định sẽ nhờ ai đó chở về làng tìm o.
Chị Hai cứ chế diễu tôi vô duyên, không để o Lựu đi lấy chồng.

Nhưng đứa bé 12 tuổi không dễ dàng thực hiện được dự tính. Làng Bồ Bản quá xa so với đôi chân bé nhỏ của tôi.
Chiều chiều tôi ngẩn ngơ ra sân ngóng đợi. Có lần, chị tôi đi sinh hoạt Hội Hồng Thập Tự Thị xã đem về tập san Đan Tay, trong đó có một bài thơ của thầy Lê Văn Mãn dạy Sử Địa nói về Bồ Bản.
Bài thơ có lẽ không có chi xuất sắc nhưng tôi thuộc nằm lòng vì nó nhắc đến làng o Lựu.

Đường về Bồ Bản không xa
Cách một trái núi với ba quãng đồng
Chưa đi những ngóng cùng trông
Khi về chỉ thấy đồng không tre già
*
Đường về Bồ Bản xa không
Muốn về nơi ấy mà lòng phân vân
Quê nhà vắng vẻ. Trong sân
Hàng cây không lá muôn phần nhớ thương.

Phải chi có o Lựu ở đây, nghe tôi đọc chắc o thích lắm.
Rồi thời gian qua… Trường lớp, bạn bè và những cuộc vui cuốn hút tôi. Tôi đã lớn, đã biết đi xe đạp rồi Honda nhưng làng o Lựu trở thành vùng xôi đậu, mất an ninh.
Đôi lần nhớ về o Lựu tôi ngậm ngùi. Chắc o đã có một gia đình êm ấm.

Năm 1972 mùa hè chinh chiến, gia đình tôi cũng bỏ Quảng Trị mà đi. Và từ đó tôi không còn dịp quay lại tỉnh lỵ nhỏ bé này.
Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm nhưng với cái lý lịch không mấy “sạch sẽ”: Ba “ngụy quyền”; anh trai, anh rể đi “cải tạo”; với cái nhìn không mấy thiện cảm của loại Sinh viên “Cách mạng 30” về một cô gái trước 75 hay mặc váy lên giảng đường; đi “lao động Xã hội chủ nghĩa ”vẫn áo Pull quần Jean “tàn dư Mỹ Ngụy ”, tôi không được bổ nhiệm.
Buồn tình tôi bỏ về Đà Lạt.

Thành phố cao nguyên. Những ngày nằm dài ủ ê nghe thông reo. Chị Cả tôi, từ một mệnh phụ đã bước xuống cuộc đời.
Đồ đạc trong nhà bán dần hết. Một nách ba con với gánh hàng trên vai, chị tôi vào bán trong Hồ Than Thở.
Đây là một thắng cảnh của Đà Lạt. Cạnh đó là Trường Võ Bị Quốc Gia nay đã đổi tên thành Học Viện Lục Quân.
Hàng ngày tôi nhìn sang mà lòng ngậm ngùi. Anh rể và anh trai tôi đều xuất thân từ ngôi trường quân sự danh giá này và bây giờ cả hai đều bị lưu đày ở nơi thâm sơn cùng cốc.
Cả hai anh đều bị xếp vào loại “ác ôn” khi chọn lựa binh chủng Biệt Động Quân với chiếc mũ nâu, cháu tôi khi chơi đánh nhau vẫn quen mồm “Ranger ranger, kill…kill ”…

Khách hàng phần đông là những bộ đội “ cách mạng” các miền; thỉnh thoảng có những chuyến xe Saigon của các du khách lãng mạn đi tìm dấu tích của Đồi thông hai mộ một thuở.
Sang hơn hết là xe của những cán bộ cao cấp, những đoàn chuyên gia nước ngoài đi ngoạn cảnh mà họ dùng bằng hai từ tối nghĩa “ Tham quan”.
Hàng họ ngoài thuốc lá, bánh kẹo thông thường, chị tôi bày thêm tranh khắc bút lửa, những con cù lần bằng gốc cây…
Mặt hàng này du khách hay mua làm kỷ niệm.Tôi thường giúp chị trong khâu bán hàng.

Buổi trưa, úp mặt vào cuốn “Người Xa Lạ” của A.Camus, tôi lơ mơ buồn bã. Đang miên man nhớ câu thơ của Vũ Hoàng Chương “Đời tàn trong ngõ hẹp”, tôi giật mình với tiếng reo hớn hở của người bán hàng bên cạnh: “A, khách Tây, khách Tây”.
Hầu như các quán hàng đều tỉnh ngủ. Mối “sộp” đây rồi!

Tính sĩ diện vẫn còn khiến tôi không thể chạy theo chèo kéo khách như những người khác.Thôi thì ngồi yên ngâm nga thơ Nguyễn Công Trứ: “ Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất. Hiêu hiêu nhiên điếu Vị canh Sằn”.
Các cháu ơi! Dì chịu thôi. Chiều nay chúng ta ăn khoai tây vừa mót được dưới Trại Hầm hôm qua chấm với muối vậy.

Gạt những người xúm quanh, một ông Tây bước về gian hàng bé nhỏ của tôi, chăm chú nhìn những bức tranh rồi cúi xuống chọn lựa…
Lạy Chúa, lạy Phật phù hộ! Chị tôi đang đi thăm nuôi anh rể ở trại cải tạo Sông Mao. Gạo trong nhà đã hết.

Trống ngực tôi đập nhanh. Bất ngờ, ông Tây hướng về phía nhóm du khách và reo vang như vừa phát hiện một điều gì kỳ thú:
-Honey, come here. I saw your village in the picture… Người phụ nữ tóc vàng váy đỏ, dáng dấp Á Đông bước tới. Bà ta có vẻ bồi hồi khi ngắm bức tranh có mái tranh với đụn rơm, cánh đồng, con trâu đang gặm cỏ. Bà ngước lên nhìn tôi chăm chú rồi thảng thốt kêu lên…bằng tiếng Việt:
-Bé Ti, bé Ti phải không? O Lựu nì!
Tôi há hốc miệng. O Lựu, người giúp việc năm xưa? Như sợ tôi không tin, người phụ nữ vén tóc trán:
-Vết sẹo nì. O đây, o đây…

Chúng tôi ôm chầm lấy nhau. Sự nhớ thương pha chút tủi hổ làm tôi nghẹn ngào.Tôi gục đầu vào mái tóc o như muốn tìm lại mùi hương thời thơ ấu…
Phút xúc động lắng xuống, o giới thiệu: “Đây là Tim John, chồng o.”

Để mặc ông chồng đứng cười hiền ngơ ngác, o kéo tôi ngồi xuống kể chuyện tháng ngày qua…
Từ giã nhà tôi, o Lựu về làng lấy chồng theo sự sắp xếp của cha mẹ. Chồng o là một anh nông dân hiền lành và chăm chỉ làm ăn. Được hai năm, chưa kịp có con, anh đã chết do một phát đạn ngu ngơ không biết của phe nào khi đang cày bừa trên mảnh ruộng nhà.
Rồi làng Bồ Bản chìm ngập trong lửa đạn. Ban ngày lính cộng hòa hành quân bố ráp, ban đêm du kích bò ra hoạt động, dân chúng toàn phải chui hầm.

Trong một trận pháo kích của Cộng quân, nhà o bị sập. Gia đình chết hết, o bị thương nặng được máy bay trực thăng của tổ chức Hồng thập tự đưa ra Hạm đội cứu chữa.
Không còn gia đình, làng mạc tan hoang sau trận chiến mùa hè 1972, o Lựu không còn nơi để trở về. Số phận đưa đẩy, Tim John là người phụ tá bác sỹ điều trị cho o đưa o qua Mỹ và họ trở thành vợ chồng…
Năm nay,Tim đại diện cho một tổ chức nhân đạo sang giúp đỡ trẻ em khuyết tật Việt Nam do chiến tranh, o theo chồng về thăm quê hương và tình cờ gặp tôi.
Vẫn là sự thương yêu chân tình đối với “ cô chủ nhỏ” của mười năm trước, o Lựu vuốt ve mái tóc tôi, xuýt xoa khi nắn bóp cơ thể gầy guộc thiếu ăn của “bé Ti ”,  chảy nước mắt khi nghe anh tôi đi “cải tạo” tận miền núi Hoàng Liên Sơn rừng sâu nước độc và thở dài khi biết chị tôi đang lặn lội đi thăm chồng tù tội.
Ôi! Vẫn là một o Lựu chơn chất, hiền lành của ngôi làng Bồ Bản xa xưa.
Lúc chia tay, o tế nhị dúi vào túi áo tôi một cuộn tiền rồi tất tả lên xe. Vẫy tay chào theo tôi không biết là mình đang mơ hay tỉnh. Lần đầu tiên, tôi nhìn thấy những tờ 100 đô la Mỹ.
Nhờ số tiền của o Lựu , chị tôi từ giã nghề buôn gánh bán bưng. Chị sang một sạp hàng tạp hóa ở chợ Đa lạt, nuôi 3 đứa con ăn học chờ chồng trở về từ trại giam.
Sáu năm sau anh chị cũng ra nước ngoài theo diện HO. Trên đất khách quê người những ngày đầu tiên, anh chị được vợ chồng o Lựu tận tình giúp đỡ.Tiếc rằng do vết thương chiến tranh, o Lựu không thể có con. Vợ chồng o nhận đứa con trai của anh chị tôi làm con đỡ đầu.

Năm ngoái tôi lặng người khi nghe chị tôi gọi điện thoại báo tin o Lựu đã qua đời sau một cơn đột quỵ. Ôi ! O Lựu, bóng mát trên thiên đường ký ức của tôi, ân nhân của gia đình tôi trong cơn khốn cùng…Tôi khóc o như khóc một người thân yêu nhất.

Hương Thủy
---------------------------
• Xuốc cươi: Quét sân
• Bổ : Té
• Lọi tay: Gãy tay

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22134
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Apr/2021 lúc 9:16am

Tháng Ba, anh về…


Top%208%20món%20quà%20tặng%20sinh%20nhật%20cho%20bạn%20gái%20ý%20nghĩa%20nhất

hôm nay sinh nhật, tại sao buồn?
nhớ về anh, khung trời. ngày tháng cũ.
quà sinh nhật anh cho, chưa bao giờ đến.
đã gửi lời, sao anh không đợi?
vội vã gì? Anh về, trước lá thơ anh.


30%20Gorgeous%20Flower%20Garden%20Landscaping%20Ideas%20For%20a%20More%20Beautiful%20Backyard%20Dream%20Garden,%20Garden%20Art,%20Garden%20Oasis,%20Back%20Gardens,%20Outdoor%20Gardens,%20Beautiful%20Gardens,%20Beautiful%20Flowers,%20Small%20Flowers,%20Prayer%20Garden


mỗi tháng Ba về, tôi nhớ anh…
mặt trời bên ấy, phải rạng rỡ hơn bên này?
có chắc gì “bên này” vui hơn “bên ấy”?
có chắc gì, tôi hạnh phúc hơn anh?
sao mơ ước hoài, anh vẫn còn đây?

Hiểu%20thêm%20về%20thế%20hệ%20người%20lính%20VNCH%20-%20BBC%20News%20Tiếng%20Việt


thủa vào đời, thật dễ thương…
đứa con đầu, thương yêu.
cha mẹ đặt tên anh,
B. Đ. C.
chàng trai trẻ, trong thời chinh chiến.
xếp bút nghiên, theo việc đao cung.**
bước vào chiến tranh, anh lý tưởng, anh hùng.
Khi tan giặc, anh về…
anh đi, gìn giữ non sông…

Sự%20Tích%20Khăn%20Tang%20-%20Điển%20Tích%20-%20Hoavouu.com


một trưa 29 tháng Ba năm bẩy mốt
anh về, từ chiến trường Cam Bốt,
nguyên vẹn hình hài, sao anh không nói năng
anh còn đó
sao tim tôi tan vỡ
anh còn đó
sao một họ hàng khăn trắng buồn đau?***

Đám%20Tang%20trong%20Nghĩa%20Trang%20Quân%20Đội%20Biên%20Hòa%20trước%2075%20-%20YouTube

vòng khói lửa, anh đi
bi tráng, oai hùng
Khi trở về
thiên thần gẫy cánh…
rã. mong manh…

Mộ%20phần%20tại%20Nghĩa%20trang%20Biên%20Hòa

chiến hữu nhớ thương,
gọi,
bụi. đất. cát. (B. Đ. C.), tên anh.
cuối tháng Ba, một ngày rũ rượi, buồn…
tuổi ba mươi, cát bụi, với cuồng phong.
tiễn đưa anh, nước mắt. một dòng sông…

duyên
viết lại 29.3.2021

Chiều Mệnh Danh Tổ Quốc, Nguyễn Tất Nhiên.
** Chinh Phụ Ngâm khúc
*** Thiên Thu, Nguyễn Tất Nhiên.

Tưởng nhớ Thiếu Tá Bùi Đức Cát, Binh Chủng Thiết Giáp, cựu học sinh Chu văn An, cựu Sinh viên trường VBQGĐL, K19
(1941-1971),


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Apr/2021 lúc 9:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22134
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2021 lúc 8:36am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22134
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2021 lúc 9:26am

TÌNH YÊU CỦA MẸ   <<<<<

GIỌNG ĐỌC : ANH KHÔI


Tình%20Yêu%20Của%20Mẹ%20|%20Khuyết%20Danh%20|%20Hẻm%20Radio


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Apr/2021 lúc 9:27am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22134
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Apr/2021 lúc 8:28am

Đám Cưới Ngày Xưa 


 
‘Ngày xưa’ ở đây là thời tôi còn nhỏ – những năm 1935/40 – Tôi muốn kể lại một cái đám cưới ở quê tôi thời đó, để thấy hình ảnh thật thà dễ thương của Việt Nam hồi chưa bị… ô nhiễm chất ngoại lai !

Bên đàng trai là ông Cả làng Bình Trước. Vì ổng thứ bảy nên thiên hạ gọi là ông Cả Bảy để tránh kêu tên.
Làng này nằm cách tỉnh lỵ mười lăm cây số

Bên đàng gái là ông Cả làng Thới An nằm ngay trong thị xã.
Người ta gọi ổng là ông Cả Dừa, vì ổng có vựa buôn bán dừa khá lớn trong vùng.

Cũng là ‘Ông Cả’ hết, nhưng ông Cả Thới An vẫn oai hơn ông Cả Bình Trước nhờ dựa hơi vào ‘tòa tỉnh’, còn ông Cả Bình Trước dầu không có tiếng nhưng lại có miếng nhờ ruộng vườn màu mỡ minh mông trải dài. Như vậy cũng ‘môn đăng hộ đối’!

Chú rể là con trai thứ nhì của ông Cả Bảy. Cậu nầy – người nhà gọi là Cậu Ba – học hết lớp nhứt rồi ở nhà làm ruộng.
Cô dâu là con gái út của ông Cả Dừa, sau tiểu học có đi Sài Gòn học hai năm trung học rồi về phụ người chị Hai bán vải trong chợ nhà lồng thị xã.

Ông mai là thầy giáo Kiến, nhờ là bà con của hai bên nên mọi sự đều được dễ dàng… Tuy vậy, ổng cũng gặp chút khó khăn khi tính chuyện đám cưới!
Nguyên do là ông Cả Dừa đòi đàng trai đến rước dâu ‘bằng một con heo đứng’ – nghĩa là heo sống – Nghe như vậy, ông Cả Bảy nói: “Cũng đúng chớ! Tập tục ông bà để lại làm sao thì mình cứ làm theo y chang như vậy mới là phải đạo!”
Vậy là ổng ra lịnh cho người nhà đạp xe vô xóm truyền rao kiếm heo. Mà phải ‘heo lang’ – nghĩa là heo trắng – cỡ trộng trộng ‘kẻo không người ta cười mình’.

Nghe tin, mấy chủ heo đem heo tới nhà cho ông Cả lựa. Người ở gần thì cột một chân con heo, dẫn bộ đi ụt ịt.
Người ở xa thì cột chùm bốn chân con heo rồi để lên bọt-ba-ga xe đạp chở đi.
Sân nhà ông Cả coi giống như chợ heo với heo đứng heo nằm kêu la eng éc!

Chọn được con heo vừa ý, ông Cả giao trách nhiệm giữ heo cho thằng Đực là cháu kêu ổng bằng chú, ổng nuôi trong nhà từ nhỏ.
Ông Cả giải nghĩa: “Mầy lanh lợi nên tao giao con heo cho mầy chăm sóc. Từ đây đến ngày rước dâu, mấy phải kè theo nó, nuôi vỗ cho nó tươi tắn mạnh dạn, bởi vì nó là lễ vật dẫn đường đám rước dâu, mầy hiểu hôn?”

Sau đó, thằng Đực đạp xe xuống trại hòm mời bác Ba thợ mộc chở thùng đồ nghề lên đóng cái cũi để ngày rước dâu khiêng con heo. Mặc dầu bác Ba chuyên đóng hòm nhưng nhờ khéo tay và ‘có con mắt’ nên bác đóng cái cũi có song bằng gỗ tạp coi cũng đặng và khi đẩy con heo vô đứng thử thấy cũng rộng rãi thoải mái.

Sáng sớm ngày rước dâu, thằng Đực tắm rửa con heo sạch sẽ, vừa lau khô ráo thì thầy Chơn – đệ tử thầy Năm Vàng dưới chùa – cũng vừa đạp xe đến, theo lời nhắn của ông Cả, mang theo cái mộc gỗ có chữ ‘Song Hỉ’ to bằng bàn tay và hộp son tàu.
Chắc thầy đã quen làm vụ này nên chỉ một thoáng là thầy đã đóng xong mấy dấu đỏ lên mình con heo lang.

Trước khi trở về chùa, thầy dặn: “Đừng cho con heo nằm. Cứ giữ cho nó đứng chừng nửa giờ là son khô hè!”
Một lúc sau, thằng Đực lùa heo vô cũi, đóng sập cửa rồi cột lại bằng sợi kẽm nhỏ. Xong, nó đi thay quần áo: quần trắng, khăn đóng áo dài đen chỉnh tề, bởi vì nó sẽ phụ chú Tư Bộn – người gia nhân tin cẩn của ông Cả – khiêng con heo đi đầu đám rước dâu!

Đám rước dâu đi bằng xe ngựa (hồi thời đó xe hơi rất hiếm). Cứ bốn người là chung một cỗ xe, đàn ông theo đàn ông, đàn bà theo đàn bà. Chỉ có chú rể là ngồi riêng một xe với khai trầu rượu và mấy mâm lễ vật.

Đặc biệt, xe chú rể được kết bông hoa có tua có tụi bằng vải đỏ và bằng bông hoa tươi! Và đặc biệt là con ngựa nào cũng mang đầy lục lạc trên đầu trên cổ và ở đỉnh đầu có một chùm lông chim màu sắc hực hỡ.
Thành ra, khi ngựa lúc lắc đầu thì lục lạc khua leng keng và khi ngựa chạy thì lục lạc kêu rổn rẻng nghe rất vui tai hào hứng!

Giờ rước dâu được ấn định là đúng ngọ nên ông Cả Bảy đã canh giờ để đoàn rước dâu có đủ thời gian đi hết mười lăm cây số là đến cách nhà đàng gái độ hai mươi thước ngừng lại cho bà con bước xuống xe sửa soạn.

Người lớn trẻ con mấy nhà nằm dọc theo đường chỗ đoàn xe ngựa đậu, kéo nhau ra đứng coi, chỉ trỏ. Thấy chộn rộn, mấy con chó cũng chạy ra đường thi nhau sủa rân!
Trong lúc ông Cả và ông mai lăng xăng sắp xếp ai đứng sau ai đứng trước, thằng Đực và chú Tư Bộn đã khiêng cái cũi con heo đặt xuống đường, chờ.

Đằng nhà đàng gái có mấy người chạy ra nhìn rồi chạy vô, sau đó một người chạy ra châm điếu thuốc đốt dây pháo treo trên cành vú sữa de ra ngoài đường.
Pháo nổ điếc tai. Bầy chó hè nhau sủa mấy tiếng rồi cụp đuôi chạy trốn!
Con heo hết hồn, vừa kêu eng éc vừa nhảy lồng lộn làm bể tung cái cũi. Nó phóng ra, chui ngang hàng rào bông bụp nhà bên cạnh, chạy tuốt vô phía sau.
Thằng Đực và chú Tư Bộn la chói lói: “Con heo sẩy! Con heo sẩy!”

Mọi người nhốn nháo, cũng la theo inh ỏi! Mấy người đàn bà hết hồn vội vã trèo lên xe ngồi lại như hồi mới tới!
Mấy người đang đứng coi trước nhà cũng chạy vào rượt theo con heo. Đàn ông trong đám rước dâu đều chạy ùa vô, vừa chạy vừa cột hai vạt áo dài lại cho khỏi bị vướng víu.

Nghe vẳng ra từ phía vườn cây sau nhà ‘Nó đây! Nó đây nè!’… ‘Nó chạy qua sàn nước!’… ‘Nó kia kìa!’… ‘Chụp! Chụp!’… ‘Nó đó! Nó đó!’… Mấy con chó trong nhà chắc cũng rượt theo nên nghe sủa rân.

Rồi chắc có con chó bị ai đạp hay bị heo lấy mũi húc nên nghe kêu ẳng ẳng. Lại nghe ‘Coi chừng nó chui qua nhà thầy Năm. Chận cái lỗ hàng rào lại! Chận lại!’… ‘Rồi! Rồi! Xáp vô! Xáp vô!’…
Sau đó, chỉ còn nghe có tiếng con heo kêu eng éc như bị thọc huyết! Chó cũng thôi sủa, người cũng thôi la.

Một lát, thấy thằng Đực và chú Tư Bộn khiêng tòn ten con heo nằm ngửa bằng một đòn tre xỏ giữa bốn chân heo cột thành một chùm! Đi theo sau là những người trong đám rước dâu, người nào người nấy quần áo xốc xếch lấm lem son đỏ và bùn đất!

Ông Cả và ông mai soát lại tình hình để ‘tính tới’ thì thấy thiếu mất chàng rể!
Mọi người hết hồn! Lại chạy trở vô khu vườn rược heo hồi nãy, vừa chạy vừa gọi lớn ‘Cậu Ba ơi! Cậu Ba!’ Vườn cây trái nầy khá rộng nên nghe tiếng gọi túa ra nhiều chỗ.

Bỗng nghe ‘Tui đây! Tui đây!’, rồi có người hỏi ‘Lạm gì trỏng vậy?’… ‘Tui kiếm cái khăn đống’… ‘Kiếm ra chưa?’… ‘Chưa!’
Im lặng một lúc, rồi nghe ‘Đây nè!’… ‘Đâu vậy?’… ‘Trên nhánh cây mận nè!’… ‘Thôi! Đi ra! Lẹ đi! Kẻo Cả đợi!’

Thấy đám rước dâu ‘ tả tơi ’ quá nên bà già chủ nhà mời hết vô nhà ‘uống miếng nước’ và để lau chùi quần áo mặt mày.
Thằng Đực và chú Tư Bộn thì khiêng con heo trở vô tắm rửa cho nó bên cái giếng nằm phía sau hè.
Họ cũng không quên cho con heo uống nước bằng cái chậu sành để gần miệng giếng.

Trong khi đó, ông Cả nhờ bà chủ nhà cho người gọi ông thợ mộc hàng xóm qua sửa lại cái cũi, cũng may chỉ sút đinh sơ sơ thôi!
Xong xuôi, ông Cả mới hỏi bà chủ nhà: “Thím có biết ai ở gần đây có con dấu Song Hỉ để đóng son tàu lên con heo không?”
Bà già trả lời: “Dạ! Để tôi biểu thằng nhỏ ở nhà đạp xe qua chùa thỉnh thầy Ba qua làm vụ nầy cho!

Vậy là độ nửa giờ sau, con heo lang mang dấu đỏ đứng yên ổn trong cũi và đám rước dâu sắp xếp hàng ngủ chỉnh tề đợi ông mai đi ‘đánh tiếng’ cho đàng gái.
Một lúc lâu thấy ổng trở lại mặt mày tiu nghỉu: “Họ nói quá giờ rồi, họ không tiếp!” Mọi người đều lắc đẩu kêu Trời, chắc lưỡi liên hồi rồi bàn tán góp ý ồn ào.

Ông Cả đá vô cái cũi làm con heo giật mình rống lên eng éc. Ổng hét: “Thôi! Im hết! Đi dìa!”
Một con chó đứng gần đó bỗng sủa mấy tiếng làm ông Cả nổi sùng, quay qua đá nó một cái làm nó kêu ẳng ẳng cúp đuôi chạy thẳng vô nhà!
Mọi người đều im re, kẻ trước người sau leo lên xe. Mấy anh đánh xe dẫn ngựa quay đầu lại.
Cử động của mấy con ngựa làm lục lạc khua vang. Ông Cả lại hét lớn: “Mẹ bà nó! Tụi bây lột hết lục lạc cho tao! Vui vẻ gì nữa mà nhã nhạc rùm trời!”

Từ đây về Bình Trước, chỉ còn nghe tiếng móng ngựa gõ lóc cóc khô khan trên mặt đường nhựa…

Vài ngày sau, ông mai chạy đi chạy về để dàn xếp hai bên.
Cuối cùng rồi cũng êm thấm: lễ rước dâu được ấn định lại vào ngày mười sáu âm lịch tháng tới, nhưng lần nầy đàng gái không đòi ‘heo đứng’ mà chỉ xin ‘một con heo quay’, bởi vì ông Cả Dừa nhứt định phải có đốt pháo để ổng ăn mừng ngày vu qui của cô con gái út!


Tiểu Tử

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22134
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Apr/2021 lúc 12:37pm

Ân nghĩa vợ chồng

 image

Người xưa so sánh vợ chồng như là đôi chim uyên ương, ở bên nhau trọn đời.


Có câu tục ngữ: ‘Nhất nhật phu thê bách nhật ân, bách nhật phu thê tỉ hải thâm” (một ngày vợ chồng trăm ngày ân nghĩa, trăm ngày vợ chồng sâu hơn biển cả). 


Giữa vợ chồng với nhau không chỉ có ‘nghĩa’, mà còn là một chữ ‘ân’. Từ ngàn năm nay, có được bao đôi vợ chồng được như câu “phu xướng phụ tùy”, đồng cam cộng khổ, mãi mãi không xa lìa. 


image


Trong văn hóa truyền thống, vợ chồng không chỉ nên “tương kính như tân” (kính nhau như khách), mà còn phải biết ơn nhau, bởi vậy người xưa mới nói “ân ái phu thê” (ân nghĩa và tình nghĩa của vợ chồng ).

 

Đối với một cô gái mà nói, không ai quan tâm đến mình và yêu thương mình nhất bằng bố mẹ sinh ra. Nhưng khi cô gái đến tuổi kết hôn, cô chọn người mình yêu và lấy anh ta, đây chính là niềm tin tưởng lớn lao mà cô gái và cha mẹ cô dành cho chàng trai đó. Vì vậy, chàng trai nên biết nhớ ân tình đó, có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cô gái, làm hết sức mình để người vợ hạnh phúc suốt đời, chính là đền đáp sự tin tưởng, gửi gắm của cô gái và gia đình họ.


image


Người xưa nói: “Nữ đại vô phu thân vô chủ, nam đại vô thê tài vô chủ”. Ý là: người con gái lớn rồi mà không có chồng thì như thân thể không có chủ nhân, người con trai lớn rồi mà không có vợ thì tiền tài không có ai nắm giữ. Chàng trai chọn người thương cho mình, sau khi kết hôn để vợ quản lý tài sản trong gia đình. Nếu người chồng làm quan người vợ giúp chồng bảo quản con dấu, nên có câu nói rằng: “chưởng ấn phu nhân” tức là người vợ tay cầm ấn”.

 

Trong quá khứ, nếu một vị quan làm mất phong ấn, cả gia đình bị chặt đầu, tương đương với việc một người đàn ông trao sinh mạng của cả gia đình cho một người phụ nữ. Vì vậy, người vợ nên đối xử với cha mẹ chồng như cha mẹ ruột của mình, xem danh dự hay sự ô nhục của chồng là danh dự hay sự ô nhục của chính mình, toàn tâm toàn ý giúp chồng thành tựu để báo đáp ân nghĩa của chồng.


image


Con người được chia thành nam và nữ, nam tả nữ hữu. Bên trái chữ「人」 “Nhân” là một nét cao lên bao trùm như đầu đội trời chân đạp đất vậy để che chở cho nét bên phải, mà nét bên phải là đạp đất nhưng không đội trời ,đội trời phải là người chồng. vì vậy chữ 夫 “Phu” chính là chữ 天 “Thiên” (trời) nhô đầu lên. Vậy nên sự thành công của người đàn ông phần nhiều là nhờ công lao trợ giúp của người vợ, cho nên mới có câu “phu xướng phụ tùy”.

 

Trong hôn nhân thiện duyên, nam nữ phải luôn luôn tỉnh táo, không vì tình yêu mà phóng túng dục vọng, không nên vì tình mà tự tư tự lợi, không vì tình mà mất ý chí, cần ôn hòa và thủ trung, tâm trong sáng ít dục vọng, nam cương nữ nhu, âm dương tương hợp, sinh con đẻ cái, thừa tự cơ nghiệp của tổ tiên, đi hết con đường mỹ mãn của kiếp nhân sinh.


image


Nếu hôn nhân không thuận buồm xuôi gió, nam nữ phải tự hướng vào nội tâm để suy xét, không tranh đấu mà làm tổn hại nhau, không được vì sắc mà   phản bội, không bỏ rơi nhau vì của cả vật chất, không vì gặp tai ương mà quay lưng, biết nhẫn nhục mà gánh vác trách nhiệm, tránh nóng giận, tránh xa ô uế, và chịu đựng gian khổ để tiêu nghiệp, mới có thể được đề cao trong ma sát tâm tính.

 

Người xưa nói: “Thân, không ai thân bằng anh em, gần, không ai gần bằng vợ chồng.” Người xưa coi trọng ân nghĩa vợ chồng, vì vậy không nên bạc đãi với người vợ đã đồng cam cộng khổ với mình từ thuở hàn vi, và nên cùng nhau đầu bạc răng long, trăm năm hảo hợp.

 

 

 

NTD _ Mạnh Hải


image



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22134
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2021 lúc 9:17am

TRUYỆN NGẮN : BONG BÓNG PHẬP PHỒNG    <<<<<

THANHNAM | GIỌNG ĐỌC : ANH KHÔI


Bong%20Bóng%20Phập%20Phồng%20|%20Thanh%20Nam%20|%20Hẻm%20Radio


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Apr/2021 lúc 9:19am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22134
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2021 lúc 12:13pm

 

Chưa đến 7 giờ sáng, bên trong Câu Lạc Bộ chỉ còn vài ba bàn trống. Giờ này có nhiều người ghé vào để ăn sáng hay uống cà phê trước khi đi làm việc. Câu Lạc Bộ gần bên Tiểu Khu, dành cho lính, nên hầu như chỉ thấy người mặc quân phục. Cũng có vài người có thể là quân nhân nhưng mặc thường phục, hay là thường dân đi kèm theo bạn bè hoặc thân quyến và ngồi cùng bàn bên màu áo trận. Nhìn quân phục, thấy áo quần thẳng nếp, đồng màu, đồng bộ; thì biết, đa số là quân nhân làm việc văn phòng. Không cần nhìn huy hiệu, cũng nhận ra ai là lính trận về tỉnh thành. Lính trận thì mặc áo và quần có màu mới cũ trộn lộn, bất cần, có gì mặc nấy. Tuy chỉ có hai bộ, nhưng ướt rồi khô liên miên, chẳng ai để tâm mà thay, giặt hay mặc cho đúng bộ. Áo hay quần, cái nào cần và khi được dừng quân lâu thì mới tìm chỗ có nước mà giặc giũ. Gọi là giặc giũ, thực ra chỉ nhúng áo hay quần xuống sông rạch cho ướt nước, rồi vò vắt cho trôi bớt bùn sình, thế là đã sạch rồi. Không thì, cởi máng đâu đó một lúc cho khô ráo, hay có ánh mặt trời nung đốt bớt mồ hôi rồi mặc lại. Không như lính ở hậu cứ hay làm việc văn phòng, quân phục thường được bỏ tiệm giặt ủi theo bộ, bộ nào ra bộ đó; áo quần có phai màu thì cũng cùng một màu như nhau, trông đẹp mắt hơn. Cái quần trận của lính hành quân vùng sình lầy thì khác lắm; tùy theo thâm niên quân vụ của nó, màu phèn thâm vàng một đoạn ngắn, rồi nhuộm thành màu nâu đỏ cao đến nửa ống quần. Áo trận thì vạt áo bên dưới lưng thường bị sờn rách lỗ chỗ, trước khi cỗ bị sờn rách; do loại giây nịt TAB cộm cứng và các vật trang bị đeo theo, chúng nó cạ móc vào vải theo mỗi bước chân... Gì thì gì, người lính tác chiến thấy bộ đồ trận của mình như thế, vẫn có nét đẹp riêng mà các bộ quân phục ủi hồ sắc cạnh không thể nào có được.

Có việc về tỉnh, tôi thường ghé vào Câu Lạc Bộ. Ở đây có cà phê và món ăn ngon, giá rẻ cho lính, và ở gần bên Tiểu Khu. Sáng thường có món trứng chiên còn nguyên tròng đỏ, dân mình quen gọi là trứng “ốp-la” (Oeufs au plat), ăn kèm với ổ bánh mì chỉ dài hơn gang tay một chút, nóng giòn và thơm ngon. Phần ăn sáng không làm no bụng như ăn bịt cơm gạo sấy, nhưng ngon hơn gắp cả trăm lần. Ở đây cũng có cà phê phin. Được lúc thư thả ngồi chờ cà phê trong phin chậm rãi kết thành từng giọt thơm đậm, rồi nhâm nhi từng hớp nhỏ và lắng nghe hương vị Café du Monde thấm tan dần thì thật là sảng khoái. Cái sảng khoái và ngon miệng ấy rồi cũng chỉ có vậy, chỉ là thoáng qua thế thôi, nhanh chóng chìm loãng trong vô nghĩa và không mấy nuối tiếc; không giống như món gạo sấy ngâm nước sông rạch, vừa đi vừa ăn khơi khơi vẫn ngon, hay chia nhau nước cà phê nấu trong nón sắt. Tình chiến hữu với từng miếng cơm gạo sấy hay hớp cà phê kho ấy, cứ nhớ hoài; 50 năm sau vẫn còn thèm nhớ.

Trở về đơn vị, tôi bàng hoàng khi hay tin Chuẩn úy Tuyết; dẫn trung đội tăng phái cho Hải Quân đi đổ toán tối hôm qua, sáng nay đạp trúng mìn, anh bị mất bàn chân phải. Không phải lần đầu đơn vị bị tổn thất, thương vong. Tình chiến hữu, mất mát nào cũng để lại lắm thương tâm. Nhưng tội nghiệp cho Tuyết lắm. Tuyết mới ra trường, được điều động về bổ sung cho đơn vị chúng tôi chừng ba tháng nay. Hôm chúng tôi nghe máy báo tin có bổ sung nhân số, được biết anh tên Tuyết. Tên Tuyết của anh dễ gợi nhắc đến những bóng hồng, dáng ngọc nơi tỉnh thành; nơi có em gái hậu phương yêu kiều làm ngẩn ngơ các chàng tuổi trẻ, nơi có tà áo dài tha thước quyện lấy mộng mơ. Những mộng mơ xa xưa ấy đã ở lại cùng người tình, từ khi đoàn xe chở các chàng tuổi trẻ chạy vào bên trong cổng số 1 của quân trường. Và rồi ngày càng xa xôi quá; mộng mơ chừng như cũng quên đường, lạc lối, không còn tìm về trong giấc ngủ của tuổi trẻ đã nung cháy trong chiến trận.

Đêm bây giờ chập chờn, ngắn ngủi.
Đêm của những viên đạn đồng tìm thân thể.
Đêm của máu chảy ruột mềm.
Đêm không kịp có giấc mơ, mơ một ngày được về lại …
Với … đêm trong vòng tay học trò,
Với … đêm của những vì sao tình tự.

Tuyết còn trẻ tuổi hơn chúng tôi. Chúng tôi thấy mình loáng thoáng trong anh; ngày đầu mới về trình diện đơn vị. Thời gian qua mau. Tuổi trẻ theo bước chân của đàn anh, trưởng thành thật nhanh chóng trong quân trường. Và rồi tuổi trẻ bổng chốc già đi, chai sạm qua chiến trận. Tuyết không trắng như tuyết, như tên anh. Nhưng sau hơn hai tuần đi phép mãn khóa, màu da nhuộm nắng trên đồi Tăng Nhơn Phú của khóa sinh đã phai nhạt khá nhiều. Đứng bên chúng tôi, ngoại trừ bộ đồ trận mới toanh còn thẳng nếp và kiểu tóc hớt cao của thời còn là sinh viên trong quân trường, trông anh trắng trẻo và thư sinh lắm. Mới sáng hôm qua, Tuyết hân hoan cầm tờ giấy về phép. Một tuần về phép đặc biệt để cưới vợ, rất hiếm quý cho người lính trận mới về bổ sung cho đơn vị, và trong lúc đơn vị phải hành quân không nghỉ ngơi. Hai bàn tay Tuyết xoay xoay tờ giấy phép đã cuộn thành ống tròn, mặt đỏ hồng bối rối vì bị chúng tôi trêu chọc …

Tuyết cũng như các đồng đội kém may mắn của chúng tôi, anh rời đơn vị trong đau đớn tột cùng. Anh đã phải để lại một phần thân thể, với xương và thịt, của mẹ, của cha; trên mảnh đất có cái tên Giòng Trôm còn xa lạ với gia đình từ Sài Gòn. Thứ Năm này, Tuyết sẽ được đi phép. Ngày sẽ được về phép hôn lễ của Tuyết chỉ còn vài ngày sau cùng, đếm được trên một bàn tay. Hạnh phúc như mộng mơ, thấy đó rồi bất chợt vỡ tan. Chúng tôi ngậm ngùi nhìn nhau, mình hỏi lấy lòng mình, không biết là nên mừng cho Tuyết còn sống, hay là … cái chết biết đâu sẽ giúp anh thanh thoát nhẹ nhàng hơn. Chứng kiến nước mắt người thân yêu đến đơn vị, nhận lại kỷ vật của đồng đội bất hạnh thật là xót đau, nát rát trong lòng. Niềm đau tột cùng, khi cuộc chiến chưa tàn, người lính chiến phải bỏ cuộc với một hình hài không còn nguyên vẹn. Chiến tranh nào cũng lắm khắc nghiệt. Khoảng cách giữa sự sống và cái chết rất gần, ngắn hơn nhịp kim giây di động trên mặt đồng hồ. Thật ngậm ngùi khi phải rời đồng đội, trở về trên đôi nạng gỗ, dang dở cuộc đời của cả người thân yêu. Khi đó, tiếng đạn xé không trung nơi chiến trường, có lẽ … không đáng sợ bằng khoảnh khắc nhìn nhau xa lạ, nhìn nhau ánh mắt chưa quen!

Có phải chăng, là người lính trận như thế này, đừng kết vướng thêm tình cảm, thì chắc là … sẽ ít đau đớn cho mình và … cho người khác!

Đơn vị không có hậu cứ, nên phải di chuyển thường xuyên; mỗi ngày một chỗ dừng quân khác nhau. Các chấm đỏ ghi dấu địa điểm hành quân trên bản đồ cứ liên tục hiện ra, nối nhau bất tận. Bước chân người lính bộ binh cứ đi mãi; đi đến bao giờ mới hết đất bờ, sông rạch. Như các đồng đội đã rời đơn vị về nằm trong lòng đất mẹ hay vào bệnh viện trước đây; không ai đi thăm viếng Tuyết được và chúng tôi mất tin tức nhau từ đó.

Nhà thơ Thái Tú Hạp sau khi ra khỏi trại tù “cải tạo”, tìm thăm người bạn là thương binh. Trên bến sông Hàn, Đà Nẵng, buổi chiều gặp nhau trước ngày chia tay. Hai chiến hữu, cùng mang vết thương không bao giờ lành được, trên thể xác và trong tâm hồn. Cả hai không ngờ, đó lại là lần gặp nhau cuối cùng. Uống với nhau men rượu cay đắng và rồi vĩnh viễn mất nhau. Thái Tú Hạp được đi theo diện HO. Người bạn thương binh phải ở lại, chết dần vì nghèo đói, bệnh tật. Bài thơ ghi trọn câu chuyện từ biệt của chiến hữu, được nhạc sĩ Anh Bằng thu gọn lời để phổ nhạc; ca khúc có cùng tựa với bài thơ Người Thương Binh của thi sĩ Thái Tú Hạp, với lời nhạc như sau:

Rượu uống mềm môi bao chiều rồi
Chỉ thấy giòng sông đỏ ráng trời
Chỉ thấy lòng ta mưa, mưa mãi
Sóng sầu nghiêng ngả mảnh hồn trôi
Bạn cứ đi, xin đừng lưu luyến
Là thương binh ta sống khổ đã thành quen
Như mãnh thú khép mình trong phố nhỏ
Đốt hết cuộc đời nghiệt ngã đau thương
Bao lần bên giòng sông soi mặt
Thoáng nhớ mây trời đỉnh Chu Phong
An Lộc - Khe Sanh - Đèo Lao Bảo
Tử sinh ta thấy nhẹ như không
Chia với cỏ cây nỗi niềm tri kỷ
Nhân gian chừng như đã lãng quên ta
Rượu uống bên giòng sông tủi nhục
Buồn hát một mình bài Quốc Ca năm xưa!

Người bạn thương binh của thi sĩ Thái Tú Hạp nói như còn niềm tin, để bạn mình yên tâm ra đi:

“Bạn cứ đi … Ta một mình. Sống được với quê hương”

Thế nhưng,… quê hương ấy đã không còn!

Quê hương miền Nam của người thương binh, đã mất từ buổi sáng 30 tháng 4 năm 1975. Tượng đài Tiếc Thương còn bị kéo ngả gục, không chút thương tiếc. Nghĩa trang của chiến hữu mình bị hủy diệt, thay tên. Nơi yên nghỉ nghìn thu của đồng đội, bia mộ bị tàn phá bằng những viên đạn thù hận, đê hèn. Người đã chết còn không được yên nghỉ, thì người còn sống và là thương binh thì phải trăm đắng nghìn cay để mà: “Ta một mình. Sống được với quê hương”. Thương binh của quân đội Việt Nam Cộng Hòa bị chế độ mới cướp đoạt các căn nhà đã được chính phủ cấp dưỡng. Xót xa nào hơn khi đã phải chứng kiến những người lính với vết thương còn đang cần được điều trị; bất kể tình trạng thương tích ra sao, họ vẫn bị xua đuổi ra khỏi bệnh viện.

"Xin một lần nữa, một lần nữa, vẫy tay chào buồn anh đi!”

Làn hơi của một người đã cao tuổi, lại thêm kém sức khỏe, không còn đủ cho người bán vé số ngân dài hay hát cao giọng đúng theo dấu nhạc. Anh đàn thêm những nốt nhạc cuối và nói lời cám ơn kèm theo nụ cười thân thiện. Mượn tiếng đàn và hát thay lời chào thiện cảm. Người đàn ông gầy ốm, xoay cây đàn lên lưng, tay chống nạn khấp khễnh len giữa các bàn ăn, tay đưa sấp giấy số và nhỏ nhẹ mời. Các dãy bàn đặt san sát nhau bên ngoài nhà hàng, đều đầy kín người ngồi ăn. Hầu hết, người ta chú tâm vào cuộc vui riêng; tránh né các tờ giấy số trên bàn tay gầy guộc và ánh mắt khẩn khoản của người bán. Rồi cũng có người gọi mua và thân mật thăm hỏi. Anh dừng bước, gác đoạn chân bị cắt cụt đến đầu gối lên nạng, cho bàn tay được nghỉ ngơi và trả lời thăm hỏi của người thu hình cho chương trình Sài Gòn Ngày Nay. Anh nói cho biết: mình năm nay 69 tuổi, quê ở Khánh Hòa.

Người phỏng vấn ngạc nhiên, vì quê anh ở tận Khánh Hòa, vào đây để bán vé số, hỏi lại:

- Khánh Hòa à! … Chân chú bị sao…?

Anh đáp lời:

- Năm 72 chú dự trận … “Mùa hè đỏ lửa” … trận Pleime, tại Pleiku…

- Dạ … chú đây là … thương phế binh à?

- Tôi là thương phế binh!

Người dân của Sài Gòn trước đây, và cả những người từ miền Bắc mới vào miền Nam sau năm 75, đều không còn xa lạ hay ngạc nhiên khi gặp những người thương binh miền Nam, sinh sống bằng nghề bán vé số như anh. Người phỏng vấn không ngạc nhiên cho lắm; chỉ lập lại chữ “thương phế binh” để làm một câu hỏi, không vì ngạc nhiên:

- Thương phế binh a… ?

Anh thương binh hiểu ý, mĩm cười tiếp lời ngay:

- Việt Nam Cộng Hòa!

Rồi anh cho biết về số quân của mình là 72/408849 và các vị chỉ huy của đơn vị anh trước đây.

Số quân khởi đầu với 72, như vậy anh sinh năm 1952, cùng năm sinh với bạn tôi, Chuẩn Úy Tuyết. Tuyết cũng bị thương và bỏ lại nơi chiến trường một đoạn chân phải như anh. Anh cho biết, nếu bán hết 200 tờ vé số của đại lý giao thì được 200 ngàn đồng.

200 ngàn đồng, tiền Việt Nam bây giờ đấy!

Nhiều món ăn trên các bàn quanh anh có giá đến 150 ngàn đồng cho một dĩa, và có món ăn còn mắc tiền hơn thế!

“Là thương binh ta sống khổ đã thành quen!
Như mãnh thú khép mình trong phố nhỏ,
Đốt hết cuộc đời nghiệt ngã đau thương”

Người thương binh chấp nhận cuộc đời nghiệt ngã đau thương của mình; anh vui vẻ mời các khách trẻ trong nhà hàng, nghe một bản nhạc do mình đàn hát, anh nói:

- Bản nhạc này … chú hát lên để nhớ lại những kỷ niệm xa xưa, trong cuộc đời thanh niên của chú … đó là những người lính ngoài chiến trường của miền Nam này… để bảo vệ phần đất Việt Nam tự do …

Anh dạo nhạc rồi nói lời dẫn vào ca khúc: Tôi là một người lính bộ binh, của Việt Nam Cộng Hòa, 21 tuổi đời, ba tháng quân trường, 4 năm chinh chiến, chưa lập gia đình, mới có tình yêu,... Tôi xin trả lời cho những người hay hỏi: “tại sao tôi yêu cuộc chiến như yêu chính bản thân mình?!” … và để giúp vui hết cho các em cháu với bản nhạc Biển Mặn của Trần Thiện Thanh!

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết ca khúc Biển Mặn như lời tâm tình của mình và của tuổi trẻ khoác áo chiến binh. Trong không gian nhà hàng, người ta ăn uống chuyện trò ồn ào, có tiếng đàn và tiếng hát của người thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Và anh đã không đơn độc; đêm nay, có tuổi trẻ quanh anh cất lời cùng hát với anh…

Hôm nay đây, người lính Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn sống mãi trong lòng dân tộc!

Trên thành phố cùng những con đường quen thuộc đã bị mất tên, và phải mang các thứ tên xa lạ; chống chiếc nạn gỗ, đứng giữa đám đông, người thương binh vẫn can trường; anh không dấu nét tự hào khi nhận mình là: “người lính bộ binh của Việt Nam Cộng Hòa,.. là người lính ngoài chiến trường của miền Nam này,… anh đã chiến đấu để bảo vệ phần đất Việt Nam tự do”!

“Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?”
Xưa nay chinh chiến có mấy ai trở về!

Có lẽ, có làm người lính trong chiến trận, mới thấu hiểu tận cùng cho đời lính lắm nghiệt ngã đoạn trường. Xót xa đau cho người còn ở lại, cùng mảnh đời bất hạnh của người thương binh; trong cuộc sống phũ phàng của chế độ khắc nghiệt hiện nay!
Bạn bè tôi!

Chiến hữu của tôi!

Xin chào người vị quốc vong thân!

 Xin chào người còn ở lại, chịu khổ nhục với đời thương binh!

“Người Thương Binh Việt Nam ! Non sông nợ ơn người.
Người Thương Binh Việt Nam ! Tổ Quốc nhớ công anh.
Người Thương Binh Việt Nam ! chúng tôi vẫn nhớ người.
Người Thương Binh Việt Nam ! Giữa quê người tôi vẫn nhớ anh.”

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22134
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Apr/2021 lúc 9:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22134
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2021 lúc 8:24am

“Bà Quại” Nghe Thật Gần Gũi Thân Thương

 
Làm%20sao%20khi%20con%20tôi%20đang%20bị%20mẹ%20chồng%20"độc%20chiếm"?

Dân Nam kỳ hễ thấy ai luống tuổi cỡ ông bà mình thì đều kêu  hết
thảy là : Quại ( Ngoại ) Chớ ít khi nào kêu  là Nội.

Bởi vì "Bà Quại" nghe nó gần gũi thân thương hơn, vì bà nội có thể
không nhìn cháu nội , chớ bà ngoại lúc nào cũng dang tay đón nhận đứa cháu của mình cho dù nó là đứa con không ai nhìn nhận. Và cháu ngoại thì chắc là cháu mình còn cháu nội là còn phải xét lại !

Không tự nhiên mà người ta có câu : "thắng về nội " " thối về ngoại".

Con gái lỡ  có con vô người nhận  cũng "dzìa" quại
Cháu không được gia đình nội nhìn nhận cũng dzìa quại
Con gái bị gia đình chồng ruồng rẫy cũng  ẵm con dzìa quại
Con gái chẳng may làm goá phụ cũng dzìa quại.

Thiệt đúng : "Cháu bà nội mà tội bà quại"

Nên trong tâm tưởng người ta coi bà quại gần gũi tình cảm hơn. Nhìn
đâu cũng thấy bóng dáng bà quại đầu đội khăn rằn lưng còng da nhăn
lững thững mang bó rau về luộc cho tụi nhỏ chấm mắm nêm ăn cơm mà chảy
nước mắt !

Nhưng hễ chửi cha nhau thì người ta lại lôi bà Nội ra chửi nào là : Mụ Nội mày , Bà nội cha mày.

Với bị mấy ông "cha" cũng ta bà quá, tật mê gái hay lấy bậy rồi bỏ vợ con bơ vơ không cha không họ hàng để bà quại nuôi thấy mụ nội nên con nít nó mến bà quại hơn!

Thiệt ra cũng hỏng phải bà nội hông  thương cháu , nhưng do xã hội xưa bà mẹ chồng và nàng dâu hay có khoảng cách với nhau nên cũng vì thế mà không thân với cháu nội bằng cháu ngoại. Khoảng cách tâm lý  nó dễ làm tình cảm con người lợt lạt

Còn cháu ngoại là cháu của con gái mình đẻ ra rành rành, thương con
gái từ đó phải thương luôn cháu "quại".

Khi con gái có con là hủ hỉ bên con nhiều hơn cho nên nói gì con cũng nghe, cái khoảng cách giữa con dâu và mẹ chồng thì chắc phải có nhưng với mẹ ruột thì không.

Mẹ ruột mắng la con gái thì con gái buồn bực nhưng chỉ vài ngày thì
quên nhưng nếu mẹ chồng mắng la con dâu cũng cùng 1 nguyên nhân thì nàng dâu sẽ để bụng không bao giờ quên !!!! Chính vì thế mà khi lấy chồng rồi con gái vẫn hướng lòng về mẹ ruột hơn, điều này rất ảnh hưởng đến con cái, chúng cũng hướng lòng về bà ngoại hơn.

Tội nghiệp bà nội cho dù cũng thương cháu nội y hệt bà ngoại nhưng lại không được có cơ hội như bà ngoại.

Trên thực tế bây giờ có nhiều mẹ chồng thương con dâu như con gái, và cũng có nhiều trường hợp người mẹ ghét bỏ con gái ruột của mình.

st.
Pin%20by%20Erdogan%20Sahin%20on%20flori%20macaragista.2%20|%20Love%20heart%20gif,%20Love%20you%20gif,%20%20Love%20you%20images


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Apr/2021 lúc 8:34am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.316 seconds.