Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/May/2011 lúc 10:11pm

Bà Mẹ Vợ

 

       Steve đi làm về, vừa thay quần áo xong là Linh kéo tay anh ngồi xuống giường :
- Em muốn nói với anh một chuyện nghiêm chỉnh nè..
Steve vòng tay qua ôm và hôn vợ, làm Linh dãy nảy lên :
- Trời ơi, em đã nói là chuyện nghiêm chỉnh mà.
Steve cãi :
- Anh hôn em, hôn vợ đâu phải là chuyện đùa.
- Thôi được, nghe em hỏi đây : Anh có muốn con mình bị cảm lạnh không? Không chứ gì ! Anh có muốn con mình bị sưng phổi không ? Không chứ gì! Anh có muốn con mình bị mất ăn, mất ngủ không? Cũng không chứ gì?
Steve kêu lên kinh ngạc:
- Em hôm nay làm sao thế? Em hỏi anh một tràng những câu hỏi khủng khiếp rồi em tự ý trả lời, không chừa cho anh có cơ hội nói một chữ nào.
- Em biết chắc anh sẽ trả lời ? không? nên em trả lời giùm anh luôn cho nhanh.. Nghe em hỏi tiếp đây, anh có biết là chị Hai em mới bảo lãnh mẹ em qua Mỹ được vài tháng nay không? Biết chứ gì! Anh có biết là mẹ đang ở với gia đình chị Hai ở California không? Biết chứ gì!...
Steve lại kêu trời:
- Em nói những chuyện lung tung, chẳng liên quan gì đến nhau cả !
- Có liên quan đây. Em định bàn với anh là mời mẹ về ở chung với chúng mình, để mẹ trông thằng Eugene, khỏi phải mỗi buổi sáng bồng bế nó đi Day Care. Tội nghiệp !
Steve tròn mắt lên:
- Có nghĩa là mẹ em sẽ ở đây dài lâu?
Linh hạ giọng, dịu dàng để Steve cảm động:
- Mẹ sẽ giúp mình được nhiều việc. Anh thấy rồi đó, con mình mới có 9 tháng tuổi mà nay bị cảm, mai bị hỏMỗi sáng sớm xách con ra xe đem đi gởi mà em đau lòng quá. Có mẹ ở đây, Eugene sẽ yên ấm ở nhà, sẽ ăn no ngủ kỹ, ngoài ra, mẹ còn trông nom nhà cửa, nấu nướng phụ em được nữa.
Steve ngạc nhiên:
- Có một bà mẹ già làm được những điều ấy sao?
- Em chẳng biết những bà mẹ Mỹ của anh giỏi cỡ nào! Nhưng mẹ em hay các bà mẹ Việt Nam khác đều là thế cả.
Steve chép miệng:
- Ðiều này rất tốt, nhưng mất sự riêng tư của chúng mình !
Linh năn nỉ:
- Nhà mình rộng thênh thang, mẹ thương em, em thương mẹ và em tin rằng anh cũng sẽ?thương mẹ em luôn.
Thấy Steve chần chừ, Linh tấn công thêm, vì cô biết chồng rất thương con:
- Nhưng vì con mình là trên hết. Mẹ sẽ là người chăm sóc nó tuyệt vời.
Steve trả giá:
- Anh tạm đồng ý. Nếu mẹ ở một thời gian , không thích hợp thì thôi nhé?
Linh vui thích ôm lấy cổ chồng:
- Cám ơn anh, bây giờ anh cứ hôn em đi! Unlimited !
Linh thừa hiểu, người Mỹ thích sự riêng tư, nhất là trong đời sống vợ chồng. Bà mẹ vợ luôn là nhân vật hắc ám, chẳng thằng con rể nào muốn mời tới nhà, nói gì ở chung lâu dài ! Hơn nữa, một bà mẹ vợ không đồng chủng, mới từ Việt Nam qua, chưa gặp gỡ, trò chuyện , thì làm sao mà Steve, một người Mỹ Anglo không e ngại ?
Mẹ và chị Hai đều chấp nhận đề nghị của Linh, con Linh còn nhỏ nên cần sự giúp đỡ của mẹ hơn.Và vì Linh lận đận tình duyên, kén chọn mãi, hơn 30 tuổi mới lấy chồng, nên mẹ cũng thương đứa con lận đận hơn .
Linh mua vé máy bay, hôm sau mẹ Linh đã từ California bay đến xứ núi Utah, ngay những ngày đầu mùa Ðông giá lạnh.
Hôm bà đến, tuyết rơi trắng xoá, những mái nhà phủ đầy tuyết, và xa xa những dãy núi cũng phủ đầy tuyết trắng làm bà rợn người, chợt tưởng như vừa bị ném vào một cõi hoang vu, xa lạ . May mà có cô con gái ngồi bên cạnh, là điểm tựa duy nhất để bà tin là mình không đi lạc, không bị bỏ rơi. Chứ thằng con rể người Mỹ, và thằng cháu ngoại trông giống bố, mắt xanh, tóc vàng kia coi nhử chẳng liên quan gì đến bà.
Về đến nhà, Linh dẫn mẹ đi khắp nhà để chỉ dẫn những điều cần biết về nơi ăn, chốn ở, và những sinh hoạt hàng ngày.
Bắt đầu từ ngày mai, thằng Eugene sẽ ở nhà với bà ngoại.
Sáng sớm hôm sau, hai vợ chồng Linh mở cửa ra đi làm, giữa trời lạnh, tuyết bay ngoài đường, Linh thấy yên lòng vì con mình vẫn đang nằm ngủ êm ấm trong nhà, hơn thế nữa, trong vòng tay chăm sóc, thương yêu của bà ngoại.
Suốt đêm qua, phần vì lạ nhà, phần vì thấp thỏm cho một công việc mới, nên bà không ngủ ngon cho lắm, chỉ còn hai bà cháu ở nhà, bà nằm ngủ tiếp, cho đến khi Eugene tỉnh giấc và khóc, bà tỉnh dậy, thấy đồng hồ chỉ 9 giờ sáng.
Bà thay tã cho nó và đi pha sữa. Nuôi trẻ con ở Mỹ sao mà lắm thứ, lỉnh kỉnh thế ! sữa này, nước trái cây này, đồ ăn sẵn trong hũ nàỷXứ văn minh, giàu có quá chỉ bày đặt ! Hồi xưa, bà nuôi mấy đứa con, có cần những thứ này đâu, mà đứa nào cũng khoẻ mạnh và lớn lên như thổi .
Thằng bé vừa bú bình sữa vừa nhìn bà lạ lẫm, bà cũng có dịp nhìn nó kỹ hơn, nó giống bố, chẳng giống mẹ tí nào, nếu không do chính con gái bà đẻ ra thì bà không tin nó có một nửa dòng máu Việt Nam trong người. Mới hôm qua, bà còn cảm thấy xa lạ nó, mà bây giờ , ôm nó trong tay, nhìn nét mặt bé bỏng, ngây thơ, đang cần bàn tay bà chăm sóc, bà thấy tình máu mủ, ruột thịt, gắn bó với nó biết bao.
Thằng bé đã biết bò, vừa đặt ngồi xuống là nó đã bò thoăn thoắt, nên bà cứ phải để mắt đến cháu luôn, không dám đặt trên giường, sợ nó bò lăn xuống đất.
Ðể chắc ăn, buổi trưa, bà trải một tấm mền ngay giữa phòng khách cho nó nằm ngủ, bà vừa trông nó, vừa nấu cơm. Bà lấy đồ trong tủ lạnh ra, lấy nồi, lấy chảo, lấy dao, lấy thớt?Mọi động tác đều làm nhẹ nhàng, khe khẽ, thế mà thằng bé tỉnh ngủ quá, bà quay lại đã thấy nó thức và ngồi nhỏm dậy từ lúc nào. Bà vội vàng ra đặt nó nằm xuống, vỗ về cho nó ngủ tiếp, rồi khi bà phi hành tỏi, làm món rau xào, vừa đổ rau vào chảo, kêu ?xèỏ một tiếng cũng đủ làm Eugene mở mắt, lại ngồi nhỏm dậy, hai mắt mở to trô trố nhìn bà, cứ vài lần nó tỉnh giấc, và bà vỗ về như thế, mới nấu xong một bữa cơm. Thật căng thẳng và hồi hộp, lo bảo vệ giấc ngủ cho thằng cháu mà bà cứ thấp thỏm, rón rén như đang đi ăn trộm !
Nấu cơm xong, tưởng được thoải mái, thì đến lượt cái điện thoại làm phiền giấc ngủ của cháu bà. Tiếng phone ring inh ỏi, nghe thấy tiếng Mỹ là bà cúp luôn, không để phí phạm thêm một phút giây nào cả. Vì mấy tháng sống ở California với cô con gái lớn, bà đã học được kinh nghiệm là có những cú phone, nói tiếng Mỹ chỉ là quảng cáo, không cần nghe làm chi cho mệt, mà dù có nghe, bà cũng chẳng hiểu .
Bà nhìn cái điện thoại như nhìn một đứa cà chớn, đáng ghét, thế mà nó không chừa, lại ring lên lần nữa, làm tim bà giật thót lên. Lại bốc phone, lại nghe tiếng Mỹ, chắc là thằng cha quảng cáo lúc nãy, bà bực mình, quát vào phone một tràng tiếng Việt Nam:
- Này ! Tôi nói cho ông biết nhé, đừng có gọi quảng cáo đến nhà này làm cháu tôi mất ngủ . Ông mà gọi đến lần nữa là tôỉcúp máy luôn đấy.
Rồi bà đặt phone cái ?kịch? mà vẫn chưa hết bực mình.
Giá như có cái võng đu đưa, thì cháu bà sẽ ngủ say hơn, ngủ lâu hơn, không sợ những tiếng động xung quanh nữa, bà nhìn khắp nhà, không thấy chỗ nào có thể mắc võng được, ở Mỹ coi vậy mà?thiếu tiện nghi. Ở Việt Nam, chỗ nào cũng có thể mắc võng dễ dàng: chân cầu thang, kèo cột, vách tường, hay gốc ổi, gốc mít ngoài sân v..v?
Cuối cùng cháu bà cũng có một giấc ngủ trưa đầy đủ. Thà nó tỉnh dậy, ngồi chơi, bà còn làm được nhiều việc hơn, bà không phải e dè nữa, làm mạnh tay, nhanh chân, vèo một tí là xong, nhà cửa tươm tất, công việc đâu ra đấy.
Buổi chiều Linh về nhà trước, thấy Eugene được ăn ngủ đầy đủ, tắm táp sạch sẽ, Linh vui lắm, xong cô hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, lúc trưa nay, mẹ có chuyện gì mà bực mình thế? Mẹ gắt ầm trong phone.
Bà ngạc nhiên:
 
- Sao con biết? Mẹ gắt mấy thằng quảng cáo đấy, cú gọi đầu làm thằng bé thức giấc, mẹ đã cúp vội máy rồi, nó lì lợm gọi thêm lần nữa, mẹ phải quát nó mới thôi.
Linh ôm bụng cười:
- Chồng con đấy, Steve định gọi cho mẹ để nói Hello với mẹ thôi.
Bà cũng cười, bẻn lẻn :
- Gớm, thôi bảo nó đừng bày đặt nói hello làm gì, cứ nghe điện thoại reo lại nói tiếng Mỹ làm mẹ hết cả hồn.
Ngày đầu chưa quen việc, bà thấy mệt mỏi, vất vả quá, vài ngày sau mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, bà đã nấu những bữa cơm ngon lành, con rể bà bắt đầu nếm những món nọ món kia, mà có cao sang gì đâu, thịt kho tàu, cá kho tộ, tôm rim, thịt bò áp chảỏcanh rau đủ món, thay đổi, làm Steve khám phá ra những cái ngon của đồ ăn Việt Nam, mà Linh chưa hề nấu, phong phú, và đa dạng như mẹ. Ðến nỗi Steve đã hỏi Linh ?Mẹ em trước kia ở Việt nam là chủ nhà hàng hả??.Anh đâu biết, bà chỉ là một người nội trợ bình thường như bao nhiêu phụ nữ Việt Nam khác.
Cháu bà tên Eugene, cái tên gì mà khó đọc, khó nhớ, bà? đổi quách thành cu Tí cho tiện việc, cái tên Việt Nam nghe êm ái và quen thuộc với bà hơn.
Thằng Cu Tí rặt Mỹ, mắt xanh, tóc vàng như rơm, đã quen và thân bà, vì cả ngày ở bên bà, tối lại ngủ với bà. Trước kia, vợ chồng Linh vẫn để nó ngủ một mình trong phòng, bà thấy tội nghiệp cháu quá. Ai đời, vợ chồng ngủ với nhau , để thằng bé ? bơ vơ ?
 
Thường thường cu Tí rất ngoan, bú xong bình sữa là ngủ ngay, nhưng có khi nó cũng dở chứng như thời tiết, hai mắt cứ mở thao láo không chịu ngủ dù đêm đã khuya. Bà đã phải trổ hết tay nghề của một người đàn bà từng nuôi con mọn, bà bế trên tay, đong đưa, bà ấp trong lòng, vỗ nhẹ vào mông nó. Bà đã trổ hết tài ? văn nghệ?, ru à ơi với ca dao, tục ngữ, rồi chuyển sang hát tân nhạc, rồi xuống giọng ngâm thơ nỉ non. Bà đã ? xàỉ hết vốn liếng văn chương của mình mà cu Tí vẫn chưa chịu ngủ, bà nghĩ có lẽ cu Tí chưa ?cảm thông? được tiếng Việt Nam, hay nó tưởng bà kể chuyện, nên mải nghe mà?quên ngủ ?? Bà không nản chí, bà tin rằng dần dần nó sẽ hiểu tiếng Việt Nam, những bài ru của bà sẽ đưa nó vào giấc ngủ dễ dàng, như ngày xưa bà đã từng ru mẹ nó, và khi nó lớn hơn một tí bà sẽ tập cu Tí ăn cơm với đồ ăn có chất mắm muối Việt Nam. Dù bố cu Tí là Mỹ, nhưng mẹ nó là dân Việt Nam cơ mà, ngay cả bố nó, Steve cũng đang quen dần với các món ăn Việt Nam, ăn bánh cuốn cũng hăng hái chan đầy nước mắm, cái món không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người Việt Nam, nhưng đối với hầu hết người Mỹ vẫn là thứ mùi vị ? khó chịủ không dễ dàng gì chấp nhận được.
 
Thỉnh thoảng bà vẫn nói chuyện tay đôi với con rể mà không cần con gái thông dịch, bà nói tiếng Việt Nam, Steve nói tiếng Anh, lời nóỉtheo gió bay, vì chẳng ai hiểu ai, nhưng vì nhu cầu bà vẫn cứ nói, còn Steve có hiểu hay không thì?mặc kệ nó.
 
Mùa Ðông đã đi qua, phố núi vẫn tràn trề tuyết trắng trên những đỉnh núi xa xa, và lấp lánh màu trắng bạc khi mặt trời có nắng. Trong không gian vẫn còn hơi lạnh dù mùa Xuân đã về, lá bên đường xanh lại, người ta đã quên mùa Ðông để rộn ràng dạo phố, các cửa hàng của ?Open Air Mall? tại Salt Lake City tưng bừng đón khách lại qua, kéo dài tới mùa Hè ngắn ngủi, rồi tới mùa Thu, không gian dìu dịu lạ lùng.
 
Lần đầu tiên trong đời, bà thấy một mùa Thu đúng nghĩa như trong sách vở, thơ văn. Khắp nơi trong thành phố, lá bắt đầu đổi màu, ửng đỏ, ửng vàng từng phần, rồi trở thành đỏ và vàng hàng loạt. Màu lá vàng tươi rói, mơ màng, mà bà tin rằng không một hoạ sĩ nào có thể vẽ nổi cái màu sắc của thiên nhiên thật tuyệt vời ấy. Gió hiu hiu, lá cũng hiu hiu rơi từng chiếc, thế mà dưới những gốc cây chạy dài trên hè phố hay trước sân nhà là cả một thảm lá vàng, đẹp và hoang sơ, tưởng như chưa hề có bước chân người dẫm lên, nên không ai nỡ mang đi, không nỡ quét dọn những chiếc lá thu vàng đó, dù luật của thành phố, đã phát cho cư dân những bao bịch lớn để hốt lá vàng, để mang dấu tích của mùa Thủđi đổ rác !
 
Rồi màu đỏ, màu vàng của lá đậm hơn, gió vẫn hiu hiu nhưng làm lá rụng nhiều .Có một hôm, gió thổi mạnh, quần quật trên mái nhà, bên vách nhà, những bước chân của gió như đang nổi cơn thịnh nộ. Khi bà vén cửa sổ nhìn ra ngoài, cả một rừng lá đỏ, lá vàng bay tả tơi theo chiều gió, rồi trời đổ mưa, giông gió thế, mà mưa chỉ lâm râm, hay mưa sợ làm đau thêm những chiếc lá vàng vừa mới lìa cành ? những chiếc lá bay đi và theo mưa nằm bẹp trên đường ướt át. Cành cây trước nhà hôm qua còn nhiều lá vàng, giờ trở nên trơ trụi, lạnh lẽo chìm trong mưa mù, làm bà mủi lòng, thấy cuộc đời phù du. Hình như mùa Xuân mới vừa hôm qua, lá xanh non, mà hôm nay Ðông về đã tàn phai !
 
Thế là mùa Ðông lại về, bà đã ở với vợ chồng Linh được 1 năm, cu Tí đã biết đi, đã biết ăn phở, ăn bún, bà cắt nhỏ từng sợi phở, sợi bún, nâng niu đút cho cháu từng thìa, Bà muốn nó biết ăn và yêu thích những món ăn Việt Nam trước khi biết đến Hamburger, khoai tây chiên hay hot dog.
 
Khi cu Tí bập bẹ học nói, tiếng đầu tiên nó thốt ra là ?Bà?, bằng tiếng Việt Nam, bà sẽ dạy nó uốn lưỡi để nói thêm chữ ?ngoạỉ, thành ?bà ngoạỉ đàng hoàng. Cu Tí cả ngày quấn quýt bên bà, thằng bé khoẻ mạnh, phổng phao hẳn lên, nó không còn bị ốm vặt như thời đi Day care nữa. Bà thích ngắm cháu, lúc nó vui cười hay cả lúc nó hờn dỗi vì gắt ngủ, đói sữa, khóc dãy lên đành đạch, nước mắt, nước mũi nhoèn ra hai bên má, dễ thương như mặt mèo.
 
Một hôm, bà phải trở về California để dự đám cưới đứa cháu, cũng là dịp thăm lại gia đình cô con gái lớn, con nào bà cũng thương, trước sau gì bà cũng phải về thăm chúng.
 
Thế là vợ chồng Linh lại phải đem cu Tí đi Day care gởi 1 tháng, coi như bà ngoại đi vacation . Bà đi rồi, nhà cửa trống vắng hẳn ra, công việc bỗng ùn lên làm hai vợ chồng Linh bối rối. Ði làm về Steve lo đón con, Linh lo nấu nướng, rồi tắm rửa cho con, dọn dẹp nhà cửa và bao nhiêu thứ việc lặt vặt khác. Những buổi tối đầu tiên xa bà ngoại, cu Tí khó ngủ, có lẽ nó đang đợi nghe những bài ca dao, tục ngữ, những lời ru à ơi, vời vợi, êm ả của bà, dù cái thằng cu Tí kia đã hiểu gì tiếng Việt Nam.
 
Steve buồn ra mặt, anh nhớ bà mẹ vợ, người đã thương con, chiều cháu bằng cả một tấm lòng , anh đã hiểu một bà mẹ Việt Nam cần cù, chịu khó và hy sinh vì con cháu thế nào ! Chẳng cần ai nói , Steve cũng dễ dàng nhận ra điều ấy. Anh đã có một người vợ tuyệt vời, yêu chồng, thương con, lại có thêm một bà mẹ vợ cũng tuyệt vời. Mới 2 tuần trôi qua, chưa đến hẹn bà mẹ vợ trở về, Steve bồn chồn hơn cả Linh, anh đã sốt ruột gọi phone cho bà, anh ngọng ngiụ mãi mới nói được một câu tiếng Việt :
- Mẹ ?sẽ...trở..về? với chúng?con?không ?
Bên kia đầu dây, bà cũng ?vất vả? không kém, lắp ba lắp bắp để nói được vài chữ tiếng Anh:
- OK?wị.ll?cọ.mẹ.bạ.ok?
Vẫn cảm thấy chưa nói được hết ý, bà ?bổ sung? thêm một tràng tiếng Việt :
- Con yên trí, mẹ thương hai con và thằng cu Tí lắm, mẹ sẽ trở về để sống với các con chứ, mẹ không ở đây một tháng đâu. Mùa Ðông đang bắt đầu, mẹ sợ cu Tí mang ra ngoài bị cảm lạnh. Tuần sau mẹ sẽ về con nhé.
 
Nguyễn thị Thanh Dương
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/May/2011 lúc 10:19pm
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 08/May/2011 lúc 1:07am
 
Rưng rưng... Ngày Của Mẹ

 

1. Lịch sử Ngày của Mẹ

Lịch sử sớm nhất Ngày của Mẹ đã bắt đầu từ thời cổ xưa ở Hy Lạp, vào hội mùa xuân hàng năm, người Hy Lạp đã chọn Ngày của Mẹ để thờ vợ của thần Cronus - mẹ của rất nhiều vị thần khác trong thần thoại Hy Lạp.

Còn người La Mã, cách đây hàng nghìn năm đã chọn ngày 15 tháng 3 hàng năm tổ chức lễ hội Hilaria vào mùa xuân, để tưởng nhớ đến mẫu chúa Cybele.

Những người Cơ Đốc đầu tiên cũng đón mừng Ngày của Mẹ, được tổ chức vào chủ nhật thứ tư của mùa chay (40 ngày trước lễ Phục Sinh) để tưởng nhớ đến đức mẹ đồng trinh, mẹ của chúa Giesu. Ngày này được gọi là Ngày Chủ nhật của Mẹ.

Vào ngày này, tất cả mọi người được khuyến khích đi thăm mẹ của họ. Theo phong tục, trẻ em đem quà tặng và bánh Simnel - một loại bánh cổ truyền để tặng mẹ mình. Tuy nhiên, những phong tục này về Ngày của Mẹ đã bị lãng quên suốt thế kỷ XIX cho đến khi trở thành một ngày lễ thực sự ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới vào thế kỷ thứ XX.

2. Trở thành ngày Quốc lễ tại Mỹ

Ngày của Mẹ ở Mỹ được bà Julia Ward Howe kêu gọi lần đầu vào năm 1872. Bà là một nhà hoạt động chính trị, nhà văn, nhà thơ. Bà đề nghị lấy ngày 2 tháng 6 hàng năm để tổ chức Ngày của Mẹ.

Bà viết một bức thư nhiệt thành gởi đến các phụ nữ và kêu gọi họ đứng lên chống lại chiến tranh vào Ngày của Mẹ cho Hòa Bình. Tuy vậy, Ngày của Mẹ chỉ thực sự được công nhận bắt đầu từ một câu chuyện cảm động về tấm lòng của cô con gái với người mẹ đã khuất của mình.

Năm 1905, Anna Reeves Jarvis - một người phụ nữ sống tại bang Virgina qua đời. Trong những năm sau đó, cô con gái Anna Javis luôn dâng hoa cẩm chướng đến nhà thờ ở Graton, Virginia vào ngày chủ nhật thứ hai của tháng 5 để tưởng nhớ mẹ mình. Điều đó đã gây xúc động cho những người dân trong bang Virginia, sau đó trở thành một phong tục phổ biến tại 45 bang nước Mỹ.

Năm 1913, Anna viết thư gửi tới các nhân vật quan trọng của nước Mỹ để xin một ngày tưởng nhớ về Mẹ. Tiểu bang nơi cô đang sống đã chấp nhận đề nghị này. Và ngày 10 tháng 5, Tổng thống Woodrow Wilson đã công bố Ngày của Mẹ chính thức là Quốc lễ của nước Mỹ.

3. Ngày của Mẹ trên thế giới

Ngày của Mẹ dường như chạm vào sâu thẳm trái tim của mỗi con người, tri ân những hi sinh và tình yêu của Mẹ. Bởi vậy, cho đến nay, Ngày của Mẹ đã được tổ chức khắp nơi trên thế giới.

Tại Mexico, một công ty làm bánh đã cho ra lò chiếc bánh kem khổng lồ hình trái tim nhân Ngày của Mẹ. Tại Peru từng có một đám cưới tập thể được tổ chức với 307 cặp tình nhân vào Ngày của Mẹ.

Tại Trung Quốc, những tù nhân tại nhà tù ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm được cho gặp mẹ mình trong ngày này. Ở Chiết Giang, những em bé mẫu giáo đã được dạy rửa chân cho mẹ của mình như một cách thể hiện lòng kính trọng trong Ngày của Mẹ.

Hoa cẩm chướng được xem là loài hoa biểu tượng cho Ngày của Mẹ. Điều này được gắn với truyền thuyết về sự ra đời của chúa Giesu. Vào khoảnh khắc chúa Giesu ra đời, những giọt nước mắt của đức mẹ rơi xuống đất, từ đó mọc lên loài hoa với mùi hương sâu lắng và màu sắc đẹp đẽ - hoa cẩm chướng.

Ở một số nước khác, loài hoa được coi là biểu tượng trong Ngày của Mẹ là hoa hồng. Nhưng dù đó là hoa gì, thì màu đỏ cho những ai còn mẹ, màu trắng cho những đứa con mồ côi mẹ. Bông hoa rưng rưng đánh dấu lên ngực áo những đứa con vào ngày chủ nhật thứ hai của tháng 5.


 

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 08/May/2011 lúc 1:28am
 

Sao%20Hàn%20và%20“Ngày%20của%20mẹ”,%20Phim,%20sao%20Hàn,%20ngày%20của%20mẹ,%20hiếu%20thảo,%20Kim%20Hee%20Soo,%20Moon%20Geun%20Young,%20Lee%20Seung%20Gi,%20Lee%20Hyori,%20Yoo%20Jae%20Suk,%20Hyun%20Sook,%20Bi%20Rain,%20Jang%20Dong%20Gun

 


IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 08/May/2011 lúc 2:11am
 





Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 08/May/2011 lúc 2:12am

IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/May/2011 lúc 5:40am
KÍNH CHÚC TẤT CẢ CÁC BÀ MẸ GÒ CÔNG NGÀY TỪ MẪU THẬT BÌNH AN VÀ HẠNH PHÚC
 
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/May/2011 lúc 5:41am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/May/2011 lúc 7:40pm
NHỮNG LỜI NÓI DỐI CỦA MẸ

Mẹ tôi là người hay nói dối. Mà bà nói dối thiệt tài. Lúc tôi ở Việt Nam, còn nhỏ thì nhẹ dạ. Mẹ nói gì thì tin ngay.
Sau này trưởng thành lên ở Úc tôi mới bắt đầu nghi ngờ.

Quả là thế. Chẳng hạn như:
- Con cứ ăn sáng trước đi rồi đi học. Mẹ 9, 10 giờ mới đói. Quen rồi.
- Con ăn miếng thịt đi vì đi học cần bối dưỡng bộ óc. Mẹ làm việc chân tay, cơm là chính.

Trong biến cố Mậu Thân, mẹ bảo:
- Thời buổi này loạn lạc, trai lớn ra đường loạng quạng là bị bắn. Con cứ ở trong nhà, me chạy việc bên ngoài cho.
Ai mà bắn một bà già cho tốn đạn.

Khi tôi đi Úc du học, mẹ bảo:
- À mẹ có cái plaque vàng đeo tay. Con mang đi Úc giữ dùm cho mẹ. Việt Nam loạn lạc, lỡ mất thì uổng lắm.

John Thuy

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/May/2011 lúc 7:40pm
 
 

NÀNG DÂU NAM KỲ.

Nguyễn Thị Thanh Dương

(Mother’s Day -2011) 
 
 

Tôi coi lại va ly quần áo và túi xách tay của mẹ chồng một lần nữa, rồi tôi lảnh lót gọi với lên lầu cho thằng con trai:

-         Cu Tí ơi, cu Tí à, con sẵn sàng chưa ?

Mẹ chồng tôi không hài lòng, trách tôi:

-         Con trai lớn tướng mà cứ gọi Cu Tí như thằng bé lên 3 ấy.

-         Mẹ ơi, con biết rồi, chỉ gọi giỡn  “anh chàng” một chút cho vui mà. Andrew ơi, xong chưa con, chúng ta đi thôi?.

Con trai tôi đã đến bên tôi, anh chàng nhìn bà nội âu yếm :

-         Cháu cám ơn bà đã nhắc nhở mẹ cháu.

Bà cũng âu yếm nhìn cháu, Andrew lớn giống bố như khuôn như đúc, lại hiền ngoan học giỏi, ra trường là xin ngay được công việc như ý nên bà thương nhiều. Bà khéo léo giục cháu:

-         Thì cháu lấy vợ đi, mẹ cháu sẽ không bao giờ gọi là “Cu Tí” đâu. Bà gìa rồi phải cho bà thấy mặt cháu dâu và cả chắt nữa như người anh họ của cháu ở Calif. thì bà mới yên lòng.

Andrew hứa hẹn:

-         Vì chúng cháu phải tìm hiểu nhau lâu để thử thách tình yêu nên chưa cho gia đình biết. Vâng, bà cứ đi California chơi, khi bà về cháu sẽ mang cháu dâu tương lai đến trình diện bà và bố mẹ cháu.

Mẹ chồng tôi vui mừng:

-         Cháu làm bà sốt ruột, bà chờ đợi mấy năm nay mới nghe cháu hứa một câu làm bà hài lòng đấy.

Tôi cũng vui mừng không kém, hai vợ chồng tôi có con muộn, Andrew là con trai duy nhất, từ ngày Andrew tốt nghiệp đại học, có  việc làm vững chắc đã nhiều năm nay tôi giục con cưới vợ mà nó cứ nói chưa có ai, tình yêu chưa đến, nên tôi không nhắc nó nữa. Hôm nay bất ngờ lại có tin vui.

Chúng tôi đưa bà ra phi trường về California, thăm gia đình con trai trưởng. bà sẽ ở chơi Calif. một tháng. Bà chẳng ưa gì con dâu cả, nhưng bà thương con trai và cháu đích tôn nên về thăm họ.

Tiễn bà đi phải đầy đủ mặt con cháu, gồm vợ chồng tôi và Andrew.  Tôi hiểu tính mẹ chồng lắm, bao giờ bà cũng muốn được con cháu quây quần chăm lo, qúy mến, chứ không thể xuề xòa, lấy lệ cho xong.

Khi chồng con tôi đang check vé máy bay cho bà, thì bà chợt nhớ ra, dặn dò tôi:

-  Chốc nữa về con nhớ đi gởi món tiền ấy về Việt Nam cho mẹ nhé. Lần này ngoài phần tiền của mẹ lại được con cho thêm vài trăm thì cậu Nụ tha hồ sửa nhà cửa. Cậu con già rồi, có căn nhà tử tế thì chết cũng yên lòng nhắm mắt con ạ.

                         *******************

Ngày tôi và anh Bông yêu nhau, anh dẫn tôi về “ra mắt” mẹ anh, bà mẹ người Bắc tóc vấn trần cài lược, đôi mắt sắc xảo nhìn tôi không chút thiện cảm. Bà khéo léo hỏi thăm họ hàng tông môn nhà tôi, rồi phán:

- Hai đứa cứ tìm hiểu nhau cho kỹ, chứ Bắc Nam có nhiều điều không hợp nhau đâu.

Anh Bông qủa quyết:

-  Kỹ từ lâu rồi mẹ ơi, bây giờ chỉ đợi mẹ cho phép hỏi cưới thôi. Thí dụ…ngay ngày mai cũng được.

Bà nghiêm mặt lườm con trai:

-  Anh đừng có nhanh nhẩu đoảng, chuyện hôn nhân hệ trọng cả đời.

Thế là mối tình nồng nàn của chúng tôi khựng lại vô hạn định vì mẹ anh chưa đồng ý. Thuở ấy anh Bông đang ở trong quân ngũ, một hôm anh mang về qủa lưụ đạn, đặt lù lù trên bàn, ngay trước mặt mẹ anh và thống thiết:

-         Nếu mẹ không đồng ý cho chúng con cưới nhau thì qủa lựu đạn này sẽ nổ tung chết cả con và cô ấy, và xin mẹ chôn chúng con chung một nấm mồ.

Mẹ anh hoảng hốt lên:

-         Ối con ơi, bình tĩnh nào, việc gì phải mang vũ khí đạn dược ra thế!!

Anh ai oán:

-         Sống mà không lấy được người mình yêu thì chết cho xong !

Mẹ anh năn nỉ:

-         Đừng dại dột con nhé? Vậy con muốn cưới hỏi ngày nào thì mẹ sẽ làm ngày ấy.

Nhờ thế tôi mới sớm được làm dâu của bà, và vì thế bà càng ghét cay ghét đắng tôi.

Mãi sau này chồng tôi mới dám kể cho tôi nghe, mẹ anh đã chê tôi là con gái miền Nam quen ăn trắng mặc trơn, làm đồng nào “xào” đồng ấy, lấy cái “ngữ” này chỉ khổ vào thân,  thằng chồng nai lưng đi làm nuôi con vợ ăn tiêu hoang phí.

Anh đành “khủng bố” mẹ bằng qủa lựu đạn, nếu không thì mẹ anh cho tôi đợi tới gìa hay chán qúa tôi đi lấy chồng khác mà thôi.

Tôi làm dâu nhà anh, cha anh mất trước đó vài năm. Anh cả đã lấy vợ và ở riêng một năm nay, vì anh cả thuyên chuyển công việc ra miền Trung nên vợ con cũng đi theo, chồng tôi là con thứ cũng là con út, đi lính đóng quân ngay Lái Thiêu, tiện đi về thành phố Sài Gòn mỗi ngày.

Mẹ chồng tôi nắm giữ quyền hành trong nhà, bà đảm đang trông coi cửa hàng bán vật liệu xây cất do chồng để lại, cửa hàng trước cửa nhà  rất đông khách nên bận bịu cả ngày, nhưng bà vẫn đi chợ mỗi buổi sáng, quẳng cái gỉo chợ xuống bếp, vắn tắt ra mệnh lệnh cho tôi:

-         Thịt bò thái xớ ngang, xào rau muống. Thịt lợn kho mặn, cua gĩa nhuyễn, nấu bát riêu cua cà chua..

Tôi hỏa mù trước những món ăn Bắc này, ở với má, tôi cà nhỏng ăn học và ăn chơi, má dễ dãi hiền lành thôi thì con gái ở với ba má sướng ngày nào thì cứ hưởng, chừng lấy chồng vất vả lo cho chồng con thì giờ đâu mà ăn chơi.

Hôm cuối tuần  mẹ chồng tôi mua một con gà sống về ra một mệnh lệnh khác:

-         Cắt tiết gà, luộc gà với hành gừng cho thơm, thịt gà phải vừa chín tới. Nước gà nấu bát miến, cho tiết luộc và lòng mề thái nhỏ lên trên.

Tôi rình lúc mẹ chồng không để ý, gọi chồng xuống bếp và than phiền:

-         Mẹ anh đang chơi trò rượt đuổi em chạy trối chết luôn, bắt em nấu hết món này tới món kia, mà toàn là những món em chưa biết nấu bao giờ. Anh cứu em với.

-         Mẹ đang dậy em nấu nướng đấy, trước lạ sau quen.

-         Nhưng em không dám cắt cổ gà, nhìn nó đau em sợ lắm…

Má tôi Nam kỳ dễ tính,  mua gà làm sẵn ngoài chợ cho lẹ, còn mẹ anh Bắc Kỳ tính toán chi li từng chút một, mua gà sống sẽ biết chắc con gà ngon vừa ý, và nhất là gía rẻ hơn gà làm sẵn.

Tôi cầm chân và hai cánh gà thật chặt còn mắt thì nhắm lại trong khi chồng tôi cắt tiết, đúng lúc ấy mẹ chồng tôi xuống bếp, giọng bà hùng dũng như một vị tướng mắng mỏ quân sĩ phạm luật:

-         Giời ôi, hai vợ chồng mới cắt tiết được con gà cơ à? Này nhé, chị lấy hai chân kẹp cánh, kẹp chân gà và cầm cổ gà cắt vài nhát, dốc ngược gà lên cho chảy hết tiết là xong. Ngày xưa tôi làm dâu, nhà chồng có giỗ Tết một mình tôi cắt tiết một lúc mấy con gà nhanh như chớp.

Chồng tôi bênh tôi:

-         Ngày nay khác rồi mẹ ơi, với lại vợ con chân yếu tay mềm…

Bà “mát mẻ”:

-         À thì ra ý anh nói tôi vũ phu đấy, còn vợ anh thì yểu điệu thục nữ.

Để đáp lễ lại những món ăn Bắc mẹ chồng đã chỉ dạy, tôi về học cấp tốc má tôi mấy món miền Nam dễ nấu như canh khổ qua nhồi thịt và cá thu kho nước dừa, thì mẹ chồng tôi dẫy nẩy lên:

-         Canh mướp đắng ư? Tôi chịu thôi, không ăn được.

-         Cá thu kho nước dừa lợ lợ khó ăn lắm.

Tôi liền đổi sang món “Canh rau tập tàng” cho lạ đời, thì bà mẹ chồng Bắc Kỳ vẫn không chấp nhận. Bà rên siết:

-         Canh gì mà lắm loại rau thế này? Nào mồng tơi, rau rền, mướp khía, bù ngót, bắp non. Chị nấu canh nào thì nấu một món rau thôi nhé, đừng hoang phí thế.

Trời ơi, món “Canh rau tập tàng” của miền Nam dân dã hào phóng dùng nhiều loại rau chứ có phải tôi sáng chế ra đâu.

Tôi bất mãn lắm, chỉ muốn bữa nào…trả thù,  làm món “Mắm kho quẹt” cho bà ăn, món này rẻ tiền, mặn mà ăn hoài không hết, đỡ tốn, hay cho bà uống nước mưa như ở dưới quê tôi thay cho uống nước trà, tiết kiệm được tiền mua trà, chắc bà sẽ không chê tôi hoang tàn nữa?

Những chuyện “mất lòng nhau” giữa mẹ chồng người miền Bắc và nàng dâu người miền Nam thường xuyên xảy ra.

 Ngày giỗ tết gia đình anh cả về nhà, làm cỗ xong tôi cho 2 con anh cả ăn trước thì bị mẹ chồng mắng cho một trận là không biết nề nếp gì cả, trẻ con không được phép ăn trước người lớn. Trong khi trong gia đình miền Nam chúng tôi cứ thoải mái dọn đồ cho tụi nhỏ ăn trước cho rảnh để rồi người lớn ăn sau.

Vốn chẳng ưa tôi, bà thường mang tôi ra so sánh thẳng thừng với nàng dâu cả của bà, nàng dâu Bắc, ăn nói ý tứ lịch lãm, sống căn cơ tằn tiện, biết thu vén trước sau chồng con sẽ được nhờ và chê tôi tuệch toạc bạ đâu nói đó, thích gì làm đó,  mua sắm thì bất kể tiền còn nhiều hay ít. Nói trắng ra là tôi đang “phá của” nhà chồng.

Vì yêu chồng nên tôi nhẫn nhịn chịu đựng mẹ chồng, cũng như tôi đã chịu hi sinh bỏ nghề dạy học chỉ để ở nhà phụ mẹ chồng buôn bán.

Tối về tôi chỉ biết khóc rấm rứt với chồng để cho anh vỗ về an ủi, thôi em cố chiều mẹ, sau này mẹ hiểu ra sẽ thương yêu em nhiều. Trời chẳng phụ công, phụ lòng tử tế của ai bao giờ.

Được 1 năm thì biến cố 1975 xảy ra, cả đại gia đình chúng tôi đều vượt thoát đến Mỹ.

Đầu tiên mẹ chồng tôi ở với gia đình anh cả, có nàng dâu Bắc Kỳ mà mẹ từng đắc ý, tấm tắc khen ngoan, hơn nữa anh chị cả có con trai đầu lòng, là cháu đích tôn của bà.

Nhưng khi sống chung lâu dài thì bà và nàng dâu cả lại có sự xung khắc, càng ngày càng nhiều. Mẹ chồng Bắc và nàng dâu Bắc, giống nhau cả tính ý, cả cách ăn ở mà vẫn không thể đi chung đường.

Một hôm chị Bích đã gọi phone cho tôi, thông báo khẩn cấp:

-         Em chuẩn bị tinh thần đón mẹ về sống chung đi nhé, mẹ đang đòi về với vợ chồng em đấy.

-         Có chuyện gì hả chị?

Chị Bích ấm ức kể:

-         Bao nhiêu chuyện lặt vặt xưa nay chị kể em nghe nhiều rồi, chị không chấp, vì mẹ gìa rồi, tính nết lại khó khăn hơn người ta. Nhưng chuyện này thì không thể, “tiền gìa” mẹ lãnh hàng tháng mẹ cứ bo bo suốt bao nhiêu năm nay, ai đời ăn cây táo đi rào cây cam hở em ! mẹ để dành tiền gởi hết về cho cậu Nụ và thân nhân ngoài Bắc. Mẹ có cho ai thì cũng chừa lại phần mình tí chứ, đến lúc cần gì ở Mỹ thì lại hỏi vợ chồng chị, ai mà chịu được? Chưa hết, mỗi đầu năm bà lại hỏi chính phủ đã “tăng lương” cho mẹ chưa? tiền trợ cấp tăng theo thời gía đắt đỏ ấy mà, mẹ lẩm bẩm nói: “Đừng có tưởng tôi không đọc được tiếng Anh mà lờ đi nhé”. Thế có điên người không? Cứ làm như bà không hỏi, không nhắc nhở là chị sẽ ăn chặn, ăn bớt món tiền ấy không bằng. Chị bực mình gắt lên, thế là bà giận hờn, mắng mỏ chị và đùng đùng đòi về sống với vợ chồng em.

-         Hay mẹ giận thì nói thế thôi, chứ mẹ vẫn theo đúng “tôn ti trật tự” là phải sống với con trai trưởng và cháu nội đích tôn mà?

-         Không, lần này mẹ sai nguyên tắc rồi. Bằng cớ là mẹ còn…khen em nữa đó, khen nàng dâu miền Nam sởi lởi, dễ chịu và thoải mái hơn dâu Bắc.

Thật thế, mẹ chồng tôi “hi sinh”, thà về sống với gia đình tôi, tiền gìa lãnh ít hơn ở California nhưng bà bảo tinh thần bà thoải mái hơn nhiều, bà lôi chuyện nàng dâu cả ra kể nào là tính toán với bà từng món chi tiêu, nàng khá gỉa thế mà còn muốn bà bớt chút tiền gìa đóng góp hàng tháng v..v… Tôi chẳng biết giữa mẹ chồng và nàng dâu này ai đúng ai sai, vì ai cũng cho là mình có lý cả.

Mẹ chồng sống với tôi, tình thế đảo ngược so với ngày tôi làm dâu bà. Nhà này là nhà của tôi, của cải tiền bạc mẹ chồng tôi mất hết sau khi bỏ nước ra đi. Hiện nay bà sống nhờ tiền xã hội, tuổi đã gìa, không biết tiếng Anh, không thể lái xe, muốn gì cũng phải nhờ con nhờ cháu.

Bản tính tôi hồi nào tới giờ vẫn thế, chi tiêu rộng rãi trong cuộc sống. Tôi đi shopping quần áo cho tôi, nhưng thấy quần áo nào đẹp và tốt thì…sắm luôn cho chồng con và bà mẹ chồng, bà vẫn xót xa như ngày xưa  khi tôi chân ướt chân ráo làm dâu nhà bà:

-         Con ơi, mua làm gì lắm quần áo thế? một đời ta ba đời nó, quần áo trong tủ cả đống kia đã mặc hết đâu.

Bây giờ bà đã thân mật âu yếm gọi tôi là “con” không gọi bằng “chị” kiểu cách lịch sự như thuở tôi mới làm dâu nữa.

-         Theo mùa, theo “mốt” mà mẹ, nhưng con cũng mua lúc đại hạ gía rồi.

Bà đành chịu thua:

-         Ừ, con thích thì sắm cho mình con thôi, quần áo mẹ mặc tới chết chưa hết con đừng mua nữa.

Thế mà tôi vẫn cứ mua về vì tôi thấy thích hợp với bà  không mua cũng…uổng, dù tôi biết mang về nhà bà lại vừa nhận qùa vừa càm ràm mắng tôi hoang phí và lanh chanh, không ai khiến mà cũng mua .

Đi chợ tôi toàn mua những món đắt tiền, tôi quan niệm tiền nào của ấy, thường xuyên mua cá Tuyết, cá Salmon, cá B*** hơn là cá Catfish, cá đù, cá nục. Thịt bò loại.T-bone Steak, Ribeye Steak hay Sirloin Steak. đương nhiên phải ngon hơn loại thịt vai dai nhách.Trái cây đầu mùa đắt bao nhiêu nhưng tôi cũng mang cả thùng về cho cả nhà cùng hưởng món ngon đầu mùa, chẳng phải nhịn thèm đợi tới giữa mùa.

Mỗi lần mẹ chồng tôi mở tủ lạnh, lui cui dọn dẹp bà lại rên rỉ như khi mình mẩy lên cơn đau nhức:

-         Giời ơi là giời ! đồ ăn thức uống mua ê hề thế này, ăn không hết bỏ đi, phí cả tiền và phí của giời.

Tôi đã quen nghe bà cằn nhằn, nên không buồn, mà còn vui đùa:

-         Mẹ ơi là mẹ, con phải mua sắm cho chợ búa đắt hàng, kích thích nền kinh tế phát triển . Ăn ngon thì bổ vào thân và cũng là cách hưởng đời.

-         Thế con không dành dụm tiền của cho thằng con của con à? Mẹ vì hoàn cảnh, vì biến cố nên trắng tay đã không lo được gì cho con cháu rồi…

-         Mẹ nói thế là trả lời rồi đấy, nên con quan niệm có tiền cứ hưởng ngay trong hiện tại, chẳng cần nhịn thèm, nhịn mặc hay từ bỏ những niềm vui tốn tiền nào đó để dốc hết vốn để dành, chồng con của con đã được nếm đủ mùi sung sướng hơn người. Tương lai, con của con sẽ làm ra tiền và tự lo cho nó cũng như vợ chồng con đã tự lo và gây dựng nên nhà cửa, vốn liếng ngày nay.

Tiền trợ cấp hàng tháng mẹ chồng tôi vẫn gởi về miền Bắc, cho người em út của bà là cậu Nụ, người đã kẹt lại không theo gia đình di cư vào Nam năm 1954. Cả một đời cậu nghèo khổ, những năm đất nước chiến tranh, lương công nhân không nuôi nổi vợ và hai con, nên người vợ vốn đã ốm yếu lại càng ốm yếu quanh năm. Thậm chí cậu không đủ tiền mua cái vỏ xe đạp hiếm hoi lắm cơ quan mới có mà phân phối ưu tiên cho công nhân tiên tiến như cậu…

.Ngày nay cậu Nụ đã gìa, vợ chết sớm vì bệnh tật, cậu sống bám vào đám con cháu cũng nghèo khổ, nên mẹ chồng tôi thương xót đã gởi tiền về hàng tháng cho em, mong em sung sướng được ngày nào hay ngày ấy. Ngoài ra bà còn các họ hàng quyến thuộc khác ở quê hương miền Bắc của bà, nay giúp người này mai giúp người nọ, nên tiền bạc lúc nào cũng vơi, cũng không đủ.

Tôi hiểu mẹ chồng tôi và đồng tình với bà, giúp đỡ thân nhân nghèo khó bên Việt Nam vừa là tình thương vừa như làm điều phước thiện. Thỉnh thoảng có những cảnh khổ làm tôi động lòng, đưa thêm tiền cho mẹ chồng gởi biếu họ, coi như tôi theo mẹ làm phước dù những thân nhân như cậu Nụ hay ông chú này, bà bác kia tôi đều chưa biết mặt bao giờ.

                                ****************

Mẹ chồng tôi đã trở về từ Calif., bà có vẻ hài lòng với chuyến viếng thăm này. Thật ra khi người ta không hợp nhau khi chung sống, thì hãy sống xa nhau và là khách của nhau sẽ hay hơn. Vợ chồng tôi mừng vì mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu cả đã hàn gắn được phần nào.

Buổi tối đầu tiên ăn bữa cơm xum họp gia đình, mẹ chồng tôi vẫn nhớ và hỏi Andrew ngay:

-         Sao, cháu của bà, hôm nào thì mang cháu dâu tương lai ra mắt cả nhà như cháu đã hứa?

Andrew thăm dò:

-         Để cuối tuần sau được không ạ?

Tôi nói:

-         Dĩ nhiên là được, với lại mẹ cần chuẩn bị tinh thần cũng như một bữa cơm để chào đón cô khách qúy chứ.

Mẹ chồng tôi cẩn thận:

-         Con chưa biết cô gái ấy ra sao mà đã vồ vập thế sao được.

-         Ít ra cô gái là bạn của con mình cũng là qúy rồi.

Bà lẩm bẩm:

-         Thời buổi này mẹ chồng nàng dâu cứ như là bạn bè ấy, không có khoàng cách gì cả. Cháu ơi, thế cô gái ấy là người miền Nam hay Bắc hở cháu?

Andrew hơi bối rối:

-         Sao bà lại hỏi phân biệt thế? Giống như ngày xưa bà đã hỏi bố cháu khi mang mẹ cháu về trình diện bà.

Chồng tôi mỉm cười trấn an con trai:

-         Không sao đâu, bà chỉ hỏi cho biết mà thôi. Bây giờ khác xưa rồi.

Andrew ấp úng:

-         Cô ấy… không là người miền Nam như mẹ, mà cũng… không là miền Bắc như bố.

Mẹ chồng tôi cởi mở:

-         Ừ, bà không phân biệt Bắc Nam như bố mẹ cháu ngày xưa đâu. Bà biết rồi, cô ấy là người miền Trung chứ gì. Con gái Trung cũng chịu khó tần tảo làm ăn và thương chồng con hết lòng lắm.

Chồng tôi phản đối:

-         Cứ gì gái Trung hay gái Bắc, gái Nam kỳ như vợ con cũng thương chồng chiều con không ai bằng, lại còn chiều cả mẹ chồng nữa, sẵn sàng bỏ nghề dạy học nhàn hạ, thôi làm cô giáo, ở nhà phụ mẹ chồng buôn bán, bận rộn mịt mù với gạch cát xi măng và tính toán tiền nong cả ngày như một mụ lái buôn chuyên nghiệp.

Mẹ chồng tôi cười hài lòng:

-         Điều này thì mẹ công nhận, gái miền nào cũng tốt xấu tùy người. Cô gái cháu yêu và sẽ cưới làm vợ là người miền Trung bà cũng vui vẻ chấp nhận ngay vì cứ là con gái Việt Nam là nề nếp rồi

Andrew lo lắng đáp:

-         Nhưng cô ấy là…người Mỹ bà ơi. Tên là Jessica.

Mẹ chồng tôi buông đũa, ngạc nhiên và bất bình kêu lên:

-         Con gái Mỹ?? giời ôi, nó người Mỹ làm sao thích hợp với nhà này?

Vợ chồng tôi nhìn nhau, chia sẻ cái nhìn cùng quan điểm. Tôi lên tiếng trước:

-         Thưa mẹ, chuyện lấy vợ Mỹ hay chồng Mỹ là chuyện thường tình. Chúng ta sống ở Mỹ, đây là quê hương thứ hai của chúng ta, những người trẻ lớn lên ở Mỹ, hấp thụ nền văn hóa Mỹ, thì lấy Mỹ đâu có gì là xung đột.

-         Nhưng cô gái Mỹ ấy sẽ tiêu xài kiểu Mỹ khổ thân cháu tôi. Sẽ tan nhà nát cửa…

-         Sống ở Mỹ tiêu xài kiểu Mỹ là đúng rồi mẹ à…Chừng nào sống ở Việt Nam mà tiêu xài kiểu Mỹ thì mẹ hãy lo.

Chồng tôi tiếp lời tôi:

-         Mẹ cứ yên tâm, phần đời ai nấy lo, ngày xưa mẹ cứ chê nhà con là gái Nam ăn tiêu hoang phí, mà bây giờ vẫn nên nhà nên cửa và chính mẹ lại hợp với nàng dâu Nam kỳ đấy, còn Andrew, chúng ta hãy tôn trọng quyết định của nó.

Andrew có vẻ buồn buồn vì bà nội không vui, anh chàng không ăn cơm nữa, đứng lên đi nhanh về phòng, làm mẹ chồng tôi hoảng lên:

-         Nó đi đâu đấy? hay là lại tìm qủa lựu đạn như bố nó năm xưa ra hù dọa tôi?

Tôi trấn an bà:

-         Nó có đi lính như bố nó đâu mà có sẵn lưụ đạn.

Chồng tôi lửng lơ:

-         Nhưng ở Mỹ này mua vũ khí tự do nhé, biết đâu nó có súng lục trong nhà? Vì con đã kinh nghiệm rồi, tuổi trẻ đang yêu, muốn cưới vợ mà bị ngăn cản là thất vọng, chán đời lắm.

Mẹ chồng tôi vội vàng gọi to lên:

-         Cháu ơi, cháu ơi, ra đây bà bảo…

Andrew lững thững đi ra. Bà xuống nước ngọt ngào, có lẽ vì đã một lần kinh nghiệm đủ nhớ suốt đời:

-         Cháu ơi, bà biết cháu mang dòng máu nóng nảy của bố cháu nhưng chớ có dại dột  đi tìm súng ống làm gì, đừng đe dọa bà nhé. Bà đồng ý rồi, cháu lấy Mỹ cũng được, miễn là cháu cảm thấy hạnh phúc khi sống với cô gái ấy.

Andrew reo lên:

-         Bà nói thật không? Bà vui lòng nhé? Tuần sau cháu sẽ đưa cô ấy về đây.

-         Ừ, bà nói thật. Vậy cháu bỏ ý định về phòng lấy vũ khí đi nhé?

Andrew ngơ ngác, ngạc nhiên:

-         Cháu có mua vũ khí để trong nhà bao giờ đâu, cháu định về phòng gọi phone cho Jessica để tâm sự than thở cùng cô ấy thôi mà.

Cả nhà cùng thở ra nhẹ nhỏm, mẹ chồng tôi vui vẻ ăn cơm xong đi về phòng của bà. Tôi vừa dọn dẹp vừa nghĩ đến cô con dâu tương lai, nay mai gia đình tôi sẽ tiếp nhận thêm một thành viên mới, một cô gái Mỹ, mẹ chồng tôi dù  không ưa cháu dâu thì bà cũng không thể nào hạch họe, chành chọe với nàng được, như ngày xưa bà đã làm với tôi, vì lẽ bà không biết  tiếng Anh..

Thấy tôi đắc ý mỉm cười một mình, chồng tôi hỏi:

-         Em đang vui vì sắp có con dâu phải không?

-         Đúng thế anh ạ, nếu cô gái hiền ngoan, tử tế thì chúng ta sẽ cho con cưới bất cứ lúc nào anh nhé.

-         Vậy em có muốn con dâu Mỹ học nấu món ăn Việt Nam không?

-         Em sẽ dậy nếu nó thích, còn không, nó nấu món Mỹ thì em cũng ăn cho nó vui lòng dù anh biết đấy, em không thích ăn đồ Mỹ.

-          Thế em không như mẹ anh ngày xưa chỉ bắt em nấu và ăn món Bắc và chê món Nam của em à?

-         Nếu con dâu không hòa đồng với mình thì mình phải hòa đồng với nó chứ.

-         Em thật là một bà mẹ chồng tuyệt vời…

Tôi ngắt lời chồng:

-         Em chưa nói hết mà, nếu con dâu thích đi ăn nhà hàng thì thỉnh thoảng cuối tuần em sẽ mời vợ chồng nó đi ăn với vợ chồng mình và bà nội luôn cho vui. Khỏi nấu nướng làm chi cho mệt.

-          Xong chưa? để anh khen luôn một chuyến cho tiện, em là một người mẹ chồng tuyệt vời chưa đủ, mà là một phụ nữ miền Nam tuyệt với nữa đấy, vì lúc nào cũng nhân hậu, hào phóng, dễ tính và dễ thương vô cùng.

 

                      Nguyễn Thị Thanh Dương

                               (Mother’s Day -2011)

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/May/2011 lúc 8:48pm
 
Mother’s Day -2011
MẸ & CON
 
 
 
 
 
 

Ảnh ấu thơ của các nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới

Đó là những bức ảnh từ hồi còn nhỏ của Tổng thống Mỹ Obama, Thủ tướng Nga Putin, Thái tử Anh Charles , Hoàng tử William cùng mẹ và gia đình.
Ảnh%20thơ%20ấu%20của%20các%20nhà%20lãnh%20đạo%20nổi%20tiếng%20thế%20giới
Thái tử Charles và mẹ là Nữ hoàng Anh Elizabeth II.
Ảnh%20thơ%20ấu%20của%20các%20nhà%20lãnh%20đạo%20nổi%20tiếng%20thế%20giới
Hình ảnh khó quên của Thủ tướng Nga Vladimir Putin và mẹ.
Ảnh%20thơ%20ấu%20của%20các%20nhà%20lãnh%20đạo%20nổi%20tiếng%20thế%20giới
Tổng thống Mỹ Obama tươi cười trên tay mẹ.
Ảnh%20thơ%20ấu%20của%20các%20nhà%20lãnh%20đạo%20nổi%20tiếng%20thế%20giới
Nguyên Thủ tướng Anh Gordon Brown (ngồi, bên trái) và gia đình.
Ảnh%20thơ%20ấu%20của%20các%20nhà%20lãnh%20đạo%20nổi%20tiếng%20thế%20giới
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cười tủm tỉm bên mẹ (phải).
Ảnh%20thơ%20ấu%20của%20các%20nhà%20lãnh%20đạo%20nổi%20tiếng%20thế%20giới
Nguyên Tổng thống Mỹ George W. Bush ngày còn nhỏ.
Ảnh%20thơ%20ấu%20của%20các%20nhà%20lãnh%20đạo%20nổi%20tiếng%20thế%20giới
Nữ hoàng Anh Elizabeth II và mẹ là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất.
Ảnh%20thơ%20ấu%20của%20các%20nhà%20lãnh%20đạo%20nổi%20tiếng%20thế%20giới
Hoàng tử William ngoan ngoãn trên tay mẹ là Công nương Diana.
 
đỗ quyên

Theo Chinaview/Bưu Điện Việt Nam

 
 





-


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 09/May/2011 lúc 8:50pm
mk
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/May/2011 lúc 5:13am
NGỌN NẾN KHÔNG CHÁY
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Hai, 09 Tháng 5 Năm 2011 21:44

Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị bệnh và ra đi mãi mãi.

 
Người cha quá đau khổ, tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi.

Một hôm, người cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, ông gặp một đoàn người rước đèn. Tất cả ngọn đèn đều lung linh toả sáng, trừ ngọn đèn của đứa bé cuối. Đứa bé ấy cầm một ngọn nến không được thắp sáng. Nhìn kỹ hơn, ông nhận ra đứa bé ấy chính là đứa con gái bé bỏng của mình.

Ông tiến lại gần và hỏi con rằng: “Tại sao nến của con lại không cháy?". Bé gái đã đáp rằng: "Con đã cố lắm nhưng không được cha à! Mỗi lần con thắp lên ngọn nến thì những gịot nước mắt của cha lại dập tắt hết ngọn nến của con".

Nước mắt chỉ có thể xoa dịu phần nào chứ không thể làm tan biến hoàn toàn nỗi mất mát lớn lao. Hãy cứ khóc khi bạn cần, nhưng hãy đứng lên vững vàng bạn nhé! Bởi ngoài kia, đâu đó, ở một nơi nào đó, người thân của bạn đang nhìn bạn mỉm cười.

Người đứng đầu, đôi khi phải đứng vững mà run, thì người dưới mới bớt khủng hoảng, thoái thác.

Con cái biết dựa vào đâu nếu không phải là cha mẹ. Niềm tin cậy của chúng không thể là người ngoài.

Con cái sẽ nghe từng câu, nhìn từng cử chỉ và việc làm của cha mẹ để tin, nghe và theo.

Con cái sẽ dựa vào bức tường vững chắc là cha mẹ mà sống an vui, nên chúng sẽ hoang mang, sợ hãi, thất vọng khi thấy cha mẹ không còn cứng rắn nữa.

Con cái sẽ bị gục ngã nặng nề gấp nhiều lần, nếu thấy cha mẹ bị suy sụp tinh thần.

Con cái dựa vào hướng dẫn của cha mẹ để nhìn đến một tương lai tươi sáng, dù khó khăn mấy cũng cố vượt qua. Nếu cha mẹ khi gặp đau thương mà bỏ cuộc thì chúng mất hết sức sống, nghị lực và hy vọng để chiến thắng bản thân cũng như nghịch cảnh.

Con người có thể mất mọi sự, nhưng hy vọng thì không thể đánh mất. Vì hy vọng là tia sáng cuối cùng còn lại để con người cố trườn mình qua vũng lầy cuộc đời. Và tin rằng ngày mai tốt hơn, sau cơn mưa trời lại sáng, sông có khúc người có lúc…

Mong sao mọi bậc phụ huynh luôn là chỗ dựa an toàn nhất của con cái, để tinh thần, tâm trí, lương tâm và lòng đạo đức, lòng hiếu thảo của chúng luôn được phát triển mạnh mẽ.

Ước rằng, mỗi cha mẹ luôn chỉ cho con cái thấy được ý nghĩa cuộc đời, và giúp chúng đạt được lý tưởng chúng.

Nguyện xin mỗi cha mẹ giúp cho con cái biết cách để sống, sống tốt, sống có ích, để trở thành người của kiến tạo hoà bình và yêu thương, tha thứ và nhân từ…

Đến đó thì người cha choàng tỉnh. Từ đó, ông lấy lại thăng bằng, lại sống vui vẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh bởi ông không muốn những giọt nước mắt của ông lại dập tắt ngọn nến hy vọng của con ông.



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 10/May/2011 lúc 5:16am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 11/May/2011 lúc 5:37am
hình bóng
tác giả: Hồ Như
diễn đọc:Hồng Vân
nguồn : VOANew.com
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.438 seconds.