Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2018 lúc 10:44am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Aug/2018 lúc 3:51pm

Ra Thân Làm Rể  <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Aug/2018 lúc 3:53pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Aug/2018 lúc 8:17am

Vợ Chồng-Khắc Khẩu


01%20vo-chong%20khac%20khau
Bao giờ đi chợ chị Bông cũng đến khu trái cây trước để hi vọng chọn lựa được những thứ tươi ngon kẻo người khác chọn mất khi nhân viên trong chợ chưa kịp bày hàng khác ra . Đi chợ « bon chen » .là thế .

Ngay cả khi chị Bông chuẩn bị đậu xe vào bãi parking lúc nãy cũng là chuyện được thua , chị đang nhắm cái chỗ dễ vào nhất nhưng chậm chạp chưa kịp lái vào thì ai đó đã xẹt một cái chiếm chỗ đậu ấy , chẳng lẽ chị xuống xe và nói « ông ơi , chỗ này tôi đã chọn rồi » và cãi nhau với ông ta .

Chị Bông đang lựa những trái chuối màu vàng tươi da mịn màng cho đúng ý thì gặp một ông người Việt Nam lớn tuổi cũng vừa đến và đứng xớ rớ trước quầy chuối , chị Bông nghĩ chắc bác gái đang bận mua rau mua cá nên chia việc cho ông chồng mua chuối chăng ?

Chị đến gần ông và ân cần hỏi :

- Bác ơi để tôi lựa chuối giúp . Bác cấn mua mấy pound ?
- Chị lấy cho tôi 3 qủa .
- Sao mua ít thế ? Bác gái dặn mua mấy pound ?

Nghe nhắc đến « bác gái » ông gìa khoảng hơn 70 tuổi được dịp khai ra làm như đã quen chị Bông từ đời nào rồi :
- Tôi và bà ấy ở riêng , ăn riêng . Bà về ở với vợ chồng đứa con gái chỉ thỉnh thoảng tạt về nhà , còn tôi ở nhà một mình , ăn 3 qủa chuối đủ rồi chị ạ .

Chị Bông tò mò khai thác :

- Chắc bác gái về ở phụ giúp cho con cho cháu chứ nỡ lòng nào để bác trai lui cui một mình ?
- Bà ấy đi thật đấy vì tôi với bà khắc khẩu , hễ tôi nói điều gì là bà ấy cãi , ngược lại bà nói câu gì tôi cũng cảm thấy ngứa tai lắm nhịn không nổi . Thế là hai vợ chồng cãi nhau cả ngày lẫn đêm .
- Sao lại cãi nhau cả ban đêm hở bác ? .

Ông gìa tâm sự :
- Hai vợ chồng ở nhà diện housing , thuê căn chung cư 1 phòng ngủ , cái giường ngủ của con gái mua cho rộng mênh mông , bà ngủ hay đạp lung tung tôi đã nhịn , đêm lục đục ngồi dậy đi tiểu mấy lần tôi cũng nhịn , nhưng bà ấy lại không chịu nhịn tôi , cứ phàn nàn là tôi ngủ ngáy ầm ĩ như người ta cưa gỗ . Tôi lại nhịn lần nữa , phải kê cái giường nhỏ ngoài phòng khách để ngủ thế mà vẫn không yên , bà vẫn kêu ca tiếng ngáy của tôi ... vang vọng vào bên trong làm bà mất ngủ kinh niên .

Thành ra đêm nào đi ngủ cũng cãi nhau và cả hai cùng mất ngủ

- Nhưng ngày xưa bác ngủ có ngáy to thế không ? Ăn ở với nhau bao nhiêu năm bác gái không quen thuộc với tiếng ngáy của chồng sao ?- Ngày xưa cái hồi mới cưới nhau đấy , bà ấy thường nũng nịu rằng tiếng ngáy của anh ru em vào giấc ngủ thần tiên . Nhưng bây giờ bà bảo tuổi gìa khó ngủ và không thể chịu được tiếng ngáy của tôi . Tôi liền bảo vậy bà đi đâu thì đi cho bà ngủ ngon và cho tôi khuất mắt , bà liền cuốn gói đến nhà con gái .
Chị Bông an ủi :
- Tuổi gìa ai cũng đổi tính đổi nết bác ạ , đừng nên trách bác gái ...

Ông đưa tay lên vuốt mấy sợi tóc may mắn còn loe ngoe trên cái đầu hói mênh mông :
- Mỗi lần tôi đi ra tiệm cắt mái tóc này phải cãi nhau xong một trận mới đi được vì bà mắng tôi đầu có 3 cọng tóc cắt làm gì cho phí tiền , để bà ấy cắt cho . Mà bà cắt thì tôi không vừa ý tí nào , bắt tôi nghiêng đầu bên này , ngoẹo đầu bên kia rồi cúi lên cúi xuống mỏi cả cổ .





Chị Bông giật mình nghĩ tới vợ chồng chị . Hai vợ chồng cũng khắc khẩu , đụng tới chuyện gì cũng bất đồng , cũng tranh cãi . Không biết mai kia vợ chồng chị gìa như bác này có đổi tính đổi nết và tình trạng khắc khẩu có trầm trọng thêm không ?





- Thế bác tự đi chợ tự nấu cơm hả bác ?
- Bà ấy hay con gái mang đồ ăn sang cho tôi , thỉnh thoảng tôi cần thứ gì thì đi mua thêm như ngày hôm nay cần 3 qủa chuối , nhà tôi cách chợ này chỉ một block đường tôi đi bộ cho khoẻ người
- Đằng nào cũng công đi bộ , công vào chợ và công đợi tính tiền sao bác không mua hẳn mấy pao chuối
- Ấy , bà ấy ở nhà cũng nói y như chị nói và mắng tôi là lẩm cẩm ... Thôi , chào chị tôi về trước nhé .

Ông xách cái bịch có 3 qủa chuối đi ra phía quầy tình tiền và chắc phải xếp hàng rồng rắn khá lâu vì hôm nay cuối tuần chợ đông người ...

* * *

[CaiNhauDispute] Chị Bông đi chợ về đến nhà , xách các túi hàng vào trong bếp nơi gần cái tủ lạnh . Anh Bông đang nằm gác chân trên ghế sofa xem ti vi ...Chị đi ra đi vào mấy lượt mà anh chẳng nói gì , chị phải lên tiếng :

- Anh có ra xách giùm mấy món hàng chợ không nào ?
- Không ! Giọng anh Bông rõ ràng và dứt khoát .

Chị Bông khó chịu :
- Vợ đi chợ về bận túi bụi còn chồng ngồi khểnh ra đấy xem ti vi và uống bia , vợ nhờ một tí không được .

Anh Bông đang uống bia chắc có chút men nên gắt :

- Anh cắt cỏ xong mới vừa tắm rửa và ngồi xem ti vi đây , cái lối nói « nhờ vả » như « sai khiến » của em thì dù anh muốn giúp cũng không thèm giúp .
- Vậy anh muốn em nói thế nào ? Năn nỉ hả ? Thì đây , anh ơi làm ơn làm phước ra xách giùm em mấy túi hàng , em cám ơn anh suốt đời .
- OK , dù giọng nói của em đành hanh và mỉa mai .

Anh Bông ra xe xách nốt những túi hàng vào nhà và phụ vợ lôi hàng ra để chị Bông xếp vào tủ lạnh cho nhanh . Anh cầm gói đồ biển thập cẩm đông lạnh lên ngắm nghía rồi thảng thốt :
- Sao em mua hàng China ? Trong khi chính miệng em thường nói tẩy chay hàng của họ vì nhiều hàng rổm và độc hại ...

Chị Bông cầm gói hàng lên xem lại và bào chữa :

- Tại hôm nay đi chợ em ... quên mang theo mắt kính , mà hàng Tàu Cộng nào cũng chuyên môn in xuất xứ nhỏ xíu hay mập mờ không rõ nguồn gốc . Nhìn sơ sơ mẫu mã em cứ tưởng hàng của Korea .
- Em thì lúc nào cũng tưởng đến hoang tưởng , cũng có lý do chính đáng cho những sai sót của mình . Hôm nọ cũng mua lộn hàng China rồi ...
- À , hôm ấy em ... lộn kiểu khác , em xớn xác đọc thấy hàng chữ CA , USA em ... tưởng sản xuất tại California USA hoá ra là distributed là phân phối bởi công ty ở California , USA . Mà họ láu cá lắm , « Product of China » thì in nhỏ xíu , công ty distribute tại CA , USA thì in to tổ bố hỏi ai không lầm
- Họ tự ti mặc cảm với chính món hàng mình sản xuất , nên không dám in to in đậm , đúng là thứ làm ăn gian dối . Em phải ra chợ trả lại ngay gói hải sản thập cẩm này . Anh thà nhịn chứ không ăn hàng rổm , là vô tình ủng hộ cách làm ăn gian dối của họ .
- Vâng , em sẽ trả lại Anh yên chí đi

Chị lấy lòng chồng , vì biết anh Bông rất bất mãn Tàu Cộng chiếm đất chiếm biển của Việt Nam :
- Em không ưa gì Tàu Cộng ngoài cái tội làm hàng rổm , hàng gỉa dối cả thế giới đều biết , còn tội bá quyền hà hiếp các nước láng giềng . Họ cướp đảo cướp biển , cướp đất của Việt Nam chúng ta , em thích những phản ứng mạnh mẽ của Nhật Bản và Philippine , cầu mong 2 nước này cho Tàu Cộng bài học đích đáng ...

Nhưng anh Bông chẳng vừa lòng mà còn khiển trách :
- Em nói như diễn kịch lúc này lúc nọ ai mà tin nổi , một mặt chê trách Tàu Cộng một mặt cứ lấy những hình ảnh đẹp đất nước Tàu Cộng ở trên net ra khoe và khen nức nở ...

Chị Bông bực mình :
- Cảnh thiên nhiên đẹp đẽ ở Tàu Cộng thì có tội tình gì ? Nơi đâu đẹp thì em khen , em thích . Mà em còn thích các nữ tài tử điện ảnh Tàu Cộng nữa đấy , cô Chương Tử Di , cô Củng Lợi đẹp tuyệt vời ...

Anh Bông bỏ dở công việc phụ giúp vợ đứng phắt dậy đi ra ghế uống bia và xem ti vi tiếp . Chị Bông càng bực mình nói với theo :

- Không hiểu sao tôi với anh luôn khắc khẩu , nói chuyện chưa được 5 phút là xảy ra bất đồng rồi . Anh nhạy cảm vụ Tàu Cộng vừa phải thôi chứ .
- Tôi yêu cầu bà chấm dứt để tôi ngồi yên xem ti vi
- Tôi yêu cầu ông bỏ cái thái độ « chảnh chọe » và bất lịch sự ấy đi nhé , đang nói chuyện với vợ mà đứng phắt dậy bỏ đi không nói một câu ...

Xếp đồ vào tủ lạnh xong chị Bông chưa hết bực mình , tuyên bố :
- Tôi chẳng cần ra chợ trả lại cái bịch hải sản này , mai tôi cứ nấu , cứ ăn chắc gì đã chết mà sợ . Ai cũng một lần chết trong đời !

Anh Bông gầm gừ :

- Thế thì bà ăn một mình bà đi .
- OK , tôi không ... hèn nhát đâu , khỏi cần thách đố .

Chị Bông vào phòng nằm vì không muốn nhìn mặt đối phương ...

Ngày xưa lúc đang yêu nhau và mới cưới nhau hai vợ chồng chị luôn hoà hợp từng lời ăn tiếng nói . Càng ngày thì càng thay đổi , chẳng ai chịu nghe ai .

Mỗi lần cần đi xe cùng chồng cũng là dịp ... cãi nhau chỉ vì mỗi người một ý không ai nhường ai , anh Bông thích quay cửa kính xe xuống tận cùng cho gío lùa vào xe lồng lộng thì chị Bông muốn đóng cửa xe lại hay mở chút xíu bằng một đốt ngón tay thôi vì chị sợ gió thổi bay tóc .

Anh Bông gắt :
- Tóc bay thì kệ tóc bay . Tôi muốn gío lùa vào xe cho không khí thiên nhiên thoải mái .

Chị Bông cũng gắt :
- Không khí thế nào cũng không quan trọng bằng mái tóc tôi , tôi phải lo bảo vệ nó , tôi không muốn chốc nữa bước xuống xe tóc tôi rối tung lên như một bà điên .

Cuối cùng người chịu thua là chị Bông , hoặc chị xuống xe không đi chung , hoặc chị đành ngồi trong xe nhưng mặt sưng xỉa lên , tay thì luôn giữ cho mái tóc khỏi bay và thỉnh thoảng chị lại rên lên :
- Làm ơn chạy xe chậm lại , cửa xe đã quay xuống tối đa lại chạy nhanh thì không chỉ bay tóc mà ... bay cả người luôn đó .

Chị Bông chợt nhớ đến hình ảnh vừa xem trên ti vi tối qua trong chương trình Live Well Network chuyên về đời sống và bếp núc mà chị ưa thích , có cặp vợ chồng gìa người Hispanic tuổi đời độ 70 , bà trổ tài nấu một món gì đó có ông đứng bên phụ giúp rất tương đắc , nấu xong bà quay ra tô lại chút môi son và hai vợ chồng ôm nhau tình tứ vài điệu nhảy ngay tại bếp , ngay bên cạnh món ăn vừa nấu rồi uống một chút rượu , rồi thưởng thức món ăn .

Trên màn hình chiếu lại những hình ảnh thời trẻ của họ cả hai đều đẹp đôi , nhưng hiện tại bà mập tròn phục phịch chẳng tương xứng với ông vẫn dáng gầy thanh tao , thế mà họ vẫn bày tỏ tình yêu và hai tâm hồn đồng điệu lãng mạn .

Vợ chồng gìa người ta như thế đấy .

Họ tuổi đời 70 còn tình , vợ chồng chị mới 60 lẽ nào chịu thua ? Chị Bông thấy lòng nguôi giận chồng , chị sẽ bắt chước họ

Chị Bông đi ra ngoài thấy chồng vẫn nằm coi ti vi liền ghé mắt nhìn vào ti vi và làm quen cho êm ấm nhà cửa :
- Anh đang xem tin tức hả ?

Chồng cũng nguôi ngoai :

- Ừ , anh đang xem tin tức thế giới ...
- A , tin tức về Syria đây mà , ngày nào cũng đạn nổ bom rơi tội nghiệp qúa ...
- Bởi thế anh cầu mong Mỹ bỏ bom tấn công tiêu diệt chế đô Bashar al ***ad cho rồi , nhất là họ đã xử dụng vũ khí hoá học làm chết người hàng loạt .
- Ôi , anh ơi , em không muốn . thế ...

Anh Bông lại gay gắt :

- Tôi biết ngay mà , hễ tôi nói trắng thì bà phải nói đen , bà luôn làm tôi cụt hứng . Tại sao bà không muốn Mỹ dội bom Syria , nói nghe coi ?
- Vì em sợ cảnh chết chóc thêm ở Syria , tội nghiệp ! và em cũng sợ ... tốn tiền nước Mỹ , nước Mỹ đang nợ nần như chúa Chổm . Tội nghiệp .

Chị Bông xót xa tiếp :

- Nước Mỹ đi đánh giặc kiểu nhà giàu , ngoài máy bay , chiến xa xe tăng , các loại xe cộ , vũ khí đạn dược tối tân họ còn mang tất cả tiện nghi theo người lính Mỹ ra chiến trường . Sau hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan nước Mỹ đã tốn phí mấy trăm tỷ USD , bao lính Mỹ đã chết và bị thương . Tội nghiệp .
- Trời , chuyện chính trị mà bà làm như chuyện từ thiện , đàn bà chỉ nói chuyện shopping thôi , đừng nói chuyện chính trị với tôi nhé ! .

Chị Bông chẳng vừa :

- Mỗi người đều có ý kiến của mình , anh không có quyền mong muốn kẻ khác cùng quan điểm với anh . Tôi là đàn bà cũng biết nghe tin tức chính trị trên ti vi hay đọc trên báo chí , trên net vậy , thua kém gì đàn ông các anh ?
- Nhưng tôi với bà không hợp khẩu . Bà nói chuyện phone hàng giờ với bạn bè vui vẻ nhưng bà nói chuyện với tôi chỉ câu trước câu sau là gây bất mãn rồi .
- Thế sao ngày xưa lúc sắp cưới tôi anh khoe là má anh đi coi thày bà mấy nơi , nơi nào cũng nói tuổi tôi và anh rất hợp và anh đòi cưới gấp gấp , càng sớm càng tốt .
- Tôi cũng ngạc nhiên và muốn tìm lại mấy tay thày bà ấy để hỏi cho ra lẽ đây . Mẹ bà cũng dẫn bà đi coi bói và nói tôi với bà không khắc khẩu khắc tinh gì đó mà ...
- Đúng thế , và tôi cũng muốn tìm ông thày bói ấy từ lâu rồi . Thì ra hai chúng ta cùng ... hợp nhau ở điểm này .

Chị Bông chợt nhớ ai đó đã nói không nên bàn luận chuyện chính trị và tôn giáo với người khác dễ gây tranh cãi , chỉ nên nói về thời tiết nắng mưa là vô tư nhất .

Chị vẫn muốn làm lành nên cố dịu giọng và chuyển đề tài :
- Anh ơi , thời tiết mùa Hè nguy hiểm qúa , vụ cháy rừng ở California đốt hết bao nhiêu mẫu đất rừng cây , cư dân ở gần phải di tản vì khói bụi của đám cháy có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ .Bởi vậy em lên án những kẻ sơ ý vứt một mẩu thuốc lá vừa hút hay cắm trại còn sót mẩu củi than chưa dập tắt để bùng lên những đám cháy rừng kinh khủng này .

Chị tưởng sẽ nhận được sự hưởng ứng của chồng , nhưng anh Bông .thô lỗ gạt phăng :

- Tôi không phải bộ xã hội để bà trút cảnh thương xót . Sao bà nhiều chuyện qúa vậy , hết chuyện chiến tranh đến chuyện cháy rừng , còn mấy nơi mưa lụt sao bà không liệt kê ra luôn đi ...
- Ừ , anh nhắc em mới nhớ , mưa lụt cũng tội ghê , nhưng do trời làm thì chẳng dám trách ai , còn cháy rừng chúng ta có thể tránh được thì nên cẩn thận anh nhé ...
- Bà dạy khôn tôi đấy hả ? bà làm như mấy vụ cháy rừng kia có ... liên quan đến tôi hả ? .

Chị Bông không nhịn nữa :
- Này nhé , tôi chỉ tự nhủ lòng nói chung chung thế và mong ai cũng như mình để đừng gây thiệt hại cho người khác thôi . Anh thật là vô cảm .

Anh Bông chưa kịp cãi lại thì tiếng điện thoại bỗng reo lên , anh bốc phone lên :
- A , anh Chí đó hả ... vâng , vâng chúng tôi đang ở nhà anh chị cứ đến ngay bây giờ ...

Buông phone xuống anh Bông dịu giọng lại với vợ :
- Anh Chí vừa gọi , khoảng 15 phút nữa vợ chồng anh Chí sẽ đến đây cho cá chiều qua họ đi câu về .

Chị Bông cũng dịu giọng :

- Để em ra vườn hái mấy qủa bầu tươi , ít rau thơm và vài quả ớt hiểm biếu lại họ . Lần nào đi câu cá anh chị Chí đều mang chia cho nhà mình .
- Phải đấy , em hái thứ nào cũng nhiều vào , hậu hỉ vào .

Chị Bông lẩm bẩm :
- Vậy mà năm nào em trồng vườn anh cũng nói em bày đặt , vừa mất công chăm sóc vừa tốn tiền nước tưới và tiền phân bón , thà mua ngoài chợ còn rẻ hơn .

Chị Bông nói xong giật mình vì vô tình chị khơi lại chuyện bất đồng , chẳng khác nào chị vừa quăng một mẩu thuốc lá cháy dở vào giữa khu rừng trong mùa Hè khô nắng , nhưng may qúa anh Bông không để ý , nên chị sẵn đà tới luôn :
- Trồng vườn vừa có thú vui , vừa có rau trái tươi tốt ăn ngon gấp mấy lần hàng chợ và nhất là thỉnh thoảng làm qùa tặng cho bạn bè . Lần sau anh đừng có cửa quyền mà cấm cản ...

Anh Bông gằn giọng :
- Vì có bạn sắp đến tôi nhường bà hai câu rồi , bà mà nói câu thứ ba là tôi tung hê lên đấy . Bà mau ra vườn hái đi kẻo anh chị Chí đến bây giờ , họ lái xe nhanh lắm không lù đù như bà đâu .

Chị Bông biết điều cắp rổ đi ra vườn sau nhà , mặc dù bị chồng chê lái xe lù đù chị đã tự ái chỉ muốn đứng lại cãi vài câu cho hả .

Vợ chồng anh Chí là bạn thân thiết với vợ chồng chị Bông , khi chị Bông vào nhà thì vợ chồng anh Chí cũng đến , anh xách theo cái thùng đá to vào nhà và vui vẻ rao hàng :
- Cá tươi đây , cá tươi đây ...

Chị Chí phụ hoạ với chồng :
- Cá tươi đã làm sạch sẽ rồi , chị Bông chỉ việc cất tủ lạnh ăn dần .

Chị Bông cảm động cất mớ cá vào tủ lạnh , những con cá chẳng biết ở Mỹ gọi là cá gì mà giống như cá He của Việt Nam , cá này tuy nhiều xương nhưng chiên lên thì thơm ngon vô cùng , hai vợ chồng chị Bông đều thích và ghiền luôn nên lần nào đi câu anh Chí cũng để dành một mớ tặng bạn .

Đến lượt anh Bông vui vẻ nói với bạn :

- Rau tươi , bầu tươi , ớt tươi đây , xin tặng lại anh chị .
- Cá tươi chiên vàng và bầu tươi luộc chấm nước mắm tỏi ớt cũng đủ là một mâm cơm thịnh soạn rồi . Cám ơn anh chị

Chị Bông tưởng tượng cảnh hai vợ chồng chị Chí đi câu chắc là lãng mạn lắm , họ ngồi cạnh nhau bên bờ hồ vừa đợi cá cắn câu vừa ngắm cảnh hồ nước mênh mông đang gợn sóng lăn tăn theo gió ... Chị Bông khen : .
- Anh chị hay đi câu với nhau thật là thú vị , tâm đắc và lãng mạn

Chị Chí thở dài :
- Lãng mạn gì ! tôi đi cùng để phụ ông ấy thôi , mệt muốn chết , ông sai tôi làm đủ thứ và lấy bia cho ông uống trong lúc chờ cá cắn câu , tôi lỡ quên mang áo lạnh thì ông cằn nhằn tôi suốt buổi . Rồi chuyện câu cá cũng cằn nhằn điếc cả tai ...

Anh Chí thở than :

- Vậy chứ con cá lớn chưa đủ cỡ bà cũng bắt tôi bỏ vô thùng , thay vì phải thả lại xuống hồ , không cằn nhằn sao được ?
- Tôi nghĩ đằng nào cũng là cá cắn câu , đã tốn mồi thì phải giữ lấy cá chứ . Đi câu là cái thú vị của ông nhưng là cái thực tế của tôi .

Chị Bông phải xen vào hỏi chuyện khác nếu không chuyện cãi nhau của họ còn dài .

Khách về rồi chị Bông nói với chồng :
- Thì ra vợ chồng nhà nào cũng có lúc khắc khẩu đâu chỉ nhà mình .Thôi thì cứ coi như cái màn khắc khẩu là vui nhà vui cửa , chứ êm thắm qúa thì cuộc sống tẻ nhạt lắm anh ơi ...

Chị Bông nghĩ đến hai vợ chồng gìa người Hispanic nấu ăn trên ti vi , sau cái màn lãng mạn trữ tình yêu thương ấy để quay phim , ở ngoài đời chắc họ cũng từng cãi nhau , giận nhau . Đó mới là cuộc sống đời thường và bình thường . Đó mới là gia vị của cuộc sống như gia vị họ đã nêm nếm vào món ăn .


Thấy anh Bông không phản đối gì câu triết lý an phận của mình chị Bông tiếp :
- Em hiểu ra rồi , cuộc sống vợ chồng càng lâu càng cũ thì càng qúa quen thuộc nhàm chán nên chẳng cần lịch sự giữ ý , chẳng cần nhường nhịn nhau , lấy lòng nhau làm gì , bởi thế mới dễ xảy ra đụng chạm , mâu thuẫn . Nhưng miễn sao vẫn sống cùng nhau lâu dài và cả đời là được rồi , đòi hỏi chi những điều lý tưởng đẹp như thơ , đẹp như mơ , phải không anh ? .

Bây giờ anh Bông mới mỉm cười :
- Ừ ... nãy giờ em nói 2 câu đều thực tế và nghe được , anh không thấy khắc khẩu tí nào .


Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Aug/2018 lúc 10:37am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Aug/2018 lúc 3:01pm

Thuyền hai bến 017     <<<<<

Mai Phạm




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Aug/2018 lúc 3:44pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2018 lúc 7:26am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Aug/2018 lúc 8:30am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Aug/2018 lúc 10:29am

 

Người Vợ mù

 

 

Tôi là một kiến trúc sư vui vẻ, hoạt bát. Cách đây một năm, tôi là người vợ hạnh phúc nhất. Khi thức dậy cùng người mình yêu vào mỗi sáng, chúng tôi thường cùng nhau thưởng thức một tách trà trong không gian yên tĩnh đầu ngày. Chúng tôi xây dựng cho mình một thói quen: sẽ luôn cố gắng chia sẻ với nhau những suy tư và cảm nhận chân thật nhất của mỗi người để gìn giữ hạnh phúc.

 

Cuộc sống của chúng tôi êm đềm trôi qua cho tới một ngày. Trên đường từ bến xe buýt vào tới công ty, tôi thấy mọi thứ như nhòa đi trước mắt, chỉ còn lại những tiếng còi xe inh ỏi. Rồi tôi lập tức được đưa vào bệnh viện. Ngày hôm đó, tôi vẫn còn nhớ rất rõ ràng cảm giác khi nghe câu kết luận của bác sĩ:

“Đây là một căn bệnh thoái hóa nên chúng tôi cũng không thể giúp được gì”.

 

Bác sĩ còn giải thích rất nhiều điều nữa, nhưng trong đầu tôi chỉ còn đọng lại duy nhất câu nói: “Cô sẽ sớm bị mù”.

 

Tôi không biết các bạn sẽ cảm thấy ra sao khi đối diện với sự thật này. Còn tôi, tôi đã đầu hàng một cách hèn nhát. Tôi khóc, tôi cáu bẳn thậm chí nhiều lần gắt gỏng, đặc biệt khi chỉ có tôi và anh, trong căn nhà hạnh phúc của chúng tôi. Tôi đã rất sợ, sợ bị rơi vào bóng tối, sợ phải làm một người mù và sợ nhất rằng tình yêu của anh dành cho tôi cũng sẽ không còn. Tôi không còn dùng trà vào mỗi buổi sáng với chồng nữa. Bởi tôi muốn tất cả phải chịu trách nhiệm về căn bệnh của mình, đặc biệt là chồng tôi. Trước sự thay đổi chóng mặt của vợ, chồng tôi không nói gì, anh chỉ lẳng lặng quan sát và chịu đựng những cơn nóng giận vô cớ. Hơn thế anh giúp tôi làm mọi công việc nhà bất chấp sự phản đổi đầy ngang bướng của tôi.

 

Thời gian đó, ông chủ vẫn sắp xếp cho tôi một công việc nhỏ trong văn phòng. Nhờ đó, tôi có thể được ra ngoài vào mỗi sáng. Được đi làm đã trở thành niềm hạnh phúc nhất của tôi khi ấy. Công việc cho tôi cảm giác tôi không phải là người thừa, tôi được chứng minh sự mạnh mẽ của mình và thỏa mãn cái tôi đang bị tổn thương ghê gớm. Tôi quyết định vẫn đi xe buýt tới công ty như tôi luôn làm trước đây. Tôi biết mình đã rất quen với con đường và tôi cũng đã dần thành thục việc sử dụng cây gậy cho người mù.

 

Chồng tôi đề nghị, hãy để anh đưa tôi đi làm mỗi sáng và trở về đón tôi mỗi buổi chiều. Nhưng tôi từ chối, tôi không muốn anh phải vất vả như vậy, bởi nơi chúng tôi làm việc cách nhau rất xa. Chồng tôi không phản đối, anh chỉ nói: “Hãy cẩn thận khi qua đường nhé, ngã ba đó khiến anh lo lắng hơn cả”. Tôi giữ im lặng trước lời dặn dò của anh.


Mọi chuyện sau đó diễn ra suôn sẻ ngoài mong đợi của tôi. Có lẽ sư lo lắng của tôi và chồng đều là thái quá. Khi dừng đèn đỏ ở ngã ba đầu tiên, tôi nhớ lại lời của chồng và bắt đầu cảm thấy sợ. Ngay lúc ấy có một giọng nói nhỏ nhẹ vang lên:

“Cô ơi, cô có thể dẫn cháu qua đường không?”

 

Tôi quá đỗi ngạc nhiên với câu hỏi của cậu bé, hình như cậu bé không biết tôi bị mù.

“Cháu à, cô xin lỗi, nhưng cô sẽ không bảo đảm an toàn được cho cháu vì cô không nhìn thấy…” Tôi chưa kịp nói hết câu thì cậu bé chen vào.

 

“Cháu biết cô bị mù, cháu xin lỗi ý cháu là cô không nhìn thấy, nhưng không sao. Cô là người cao lớn, những người lái xe sẽ nhìn thấy cô, họ sẽ tránh chúng ta. Còn cháu sẽ dắt cô qua đường, cháu sẽ làm đôi mắt cho cô ở ngã ba này nhé.”

 

Trước lời nói ngây thơ của cậu bé, tôi thấy mũi mình cay cay. Chuyển gậy dò đường sang tay phải, tôi chìa bàn tay còn lại để nắm lấy bàn tay nhỏ bé đó. Cậu bé nắm tay tôi thật chặt. Cái siết tay của cậu khiến tôi có thêm rất nhiều tự tin.

 

Hóa ra tôi vẫn còn có ích, vẫn có thể giúp đỡ một ai đó chứ không hoàn toàn là “đồ vô dụng” như tôi luôn nghĩ về mình sau khi không còn nhìn thấy. Bên trong tôi bất giác thấy lại được niềm vui.

 

Cậu bé quả là một người dẫn đường tài tình, chúng tôi đã qua đường an toàn và dường như không làm một người lái xe nào nổi giận. Khi chia tay ở ngã ba, cậu bé nói:

“Cháu hy vọng mai cô sẽ lại ở đây nữa, vì sáng nào cháu cũng phải đi qua ngã ba này để đến trường. Cảm ơn cô nhiều nhé. Giờ cháu đi học đây.”

 

Cậu bé chào tôi và chạy đi nhanh như một cơn gió. Trước khi đi, cậu bé quay lại, nói thật to:

“Hẹn cô ngày mai nhé, cháu sẽ chờ cô đấy”. Cậu bé khiến nụ cười trở về trên môi tôi, đôi má tôi cũng ửng hồng.

 

Một cảm giác ấm áp khiến những căng thẳng bao ngày qua tan mất. Có lẽ ai đó nhìn thấy tôi lúc ấy sẽ phải thắc mắc: Cô gái mù ấy sao lại cười rạng rỡ thế?

 

Không để tôi thất vọng, ngày hôm sau và ngày hôm sau nữa, cậu bé vẫn xuất hiện và chúng tôi đã trở thành đôi bạn “chinh phục ngã ba” từ đó. Đôi lúc chúng tôi còn nán lại nói chuyện với nhau. Tôi đã biết cậu bé thiên thần ấy (chí ít là với tôi) tên là Jimmy. Jimmy nhỏ người, mặt nhiều tàn nhang, tóc màu hung và có một cái mũi hơi kì lạ. Đó là dáng vẻ mà cậu bé tả về mình cho tôi nghe.

 

Nhờ Jimmy bé nhỏ, tôi dần lấy lại niềm vui trong cuộc sống của mình. Tôi cũng đã có thể đối đãi dịu dàng trở lại với chồng, không còn nặng nề với anh nữa. Nhưng cảm giác muốn mở lòng để chia sẻ với chồng vẫn chưa trở về.

 

Niềm vui của tôi chỉ kéo dài được một tháng. Sáng hôm đó, khi ở ngã ba tôi không thấy Jimmy, cậu bé đến muộn chăng? Tôi chợt hiểu ra rằng hình như những đứa trẻ đã kết thúc năm học và Jimmy sẽ không đến trường ngày hôm nay. Tôi chưa biết làm thế nào để qua đường khi không có người hoa tiêu nhỏ bé, tiếng lanh lảnh quen thuộc vang lên: “Cô James chờ cháu.”

 

“Cháu đấy à, cô mừng quá, cô cứ nghĩ là cháu sẽ không đến”.

 

“Cháu không thể để cô một mình qua đường được. Đó là lời hứa danh dự. Nhưng cháu sắp theo bố mẹ về quê với ông bà rồi. Cô biết mà, trường học đã nghỉ hè và hôm nay là ngày cuối cùng cháu ở đây”.

 

Tôi cảm thấy lo lắng và hơi buồn, nhưng cố trấn tĩnh. Tôi hỏi Jimmy về “lời hứa danh dự” của cậu bé, điều khiến tôi cảm thấy rất tò mò.

 

“Cháu đã hứa với một người. Nhưng chú ấy không cho cháu nói điều này với cô.” Chúng tôi cùng nhau băng qua đường trong im lặng. Nhưng khi tới nơi, cậu bé níu tay tôi lại, hỏi rằng tôi có thể đi với cậu bé một chút không? Tôi đồng ý và chúng tôi thả bộ cùng nhau trong một công viên gần đó. Hóa ra cậu bé muốn kể cho tôi nghe về lời hứa danh dự của mình.

 

Ngày đầu tiên chúng tôi gặp nhau, đã có một người đàn ông nhờ cậu bé dắt một phụ nữ xinh đẹp nhưng bị mù qua đường. Người đàn ông ấy giải thích với cậu bé rằng, đó là vợ chú. Cô ấy vừa bị mất đi đôi mắt và chú không thể yên tâm để cô ấy một mình đi qua con phố đông đúc này. Nhưng chú cũng không thể tự tay dắt cô sang đường, vì cô đang đóng cửa tâm hồn mình với chú.

 

Nước mắt tôi bắt đầu rơi. Cậu bé tiếp tục kể. Cậu bé đã đồng ý giúp người đàn ông lạ mặt đó. “Không chỉ một lần, cháu không biết tại sao nhưng khi nghe chú ấy kể về cô, cháu nhớ đến cách bố cháu nói về mẹ, đầy yêu thương. Vì thế, cháu đã hỏi chú ấy có cần cháu giúp những ngày tiếp theo không. Đôi mắt của chú ấy lúc đấy rạng rỡ như mắt cháu lúc được đi chơi hay ăn kem vậy”.

 

“Đó là lý do vì sao sáng nào cháu cũng ở đây chờ cô?”

 

“Vâng, nhưng không chỉ chờ cô, cháu chờ cả chú ấy nữa. Chú ấy ngày nào cũng đi qua đường với chúng ta mà. Chú chỉ lặng lẽ đi cạnh cô, cách cô một đoạn để cô không cảm thấy sự có mặt của chú ấy. Chỉ khi cô cháu mình sang đường an toàn chú ấy mới đi làm”. “Thật vậy sao?” Tôi không còn biết nói gì hơn. “Cháu không định nói chuyện này cho cô nghe. Nhưng ngày mai cháu đi rồi. Cháu sợ cô sẽ thấy hoang mang vì không có cháu. Thêm nữa cháu sợ cô vẫn giận chú”. “Vậy hôm nay chú ấy có đi cùng chúng ta không, Jimmy?”

 

Chồng tôi đã đứng đó từ bao giờ. Anh đã lắng nghe câu chuyện của cô cháu tôi. Tôi không biết khuôn mặt anh lúc ấy như thế nào.. Chỉ biết có một bàn tay to lớn, ấm áp và rất quen thuộc nắm lấy bàn tay tôi, nhẹ nhàng dắt tôi đi hết quãng đường từ công viên tới văn phòng.

 

Sau ngày hôm ấy, tôi đồng ý để chồng chở đi làm, và buổi chiều tôi đi xe buýt về, anh đã nhờ được một người bạn trong công ty đưa tôi ra bến xe. Tôi còn được biết, công việc mà ông chủ sắp xếp cho tôi chính là nhờ anh đã tới gặp và thuyết phục ông.

 

Đó là câu chuyện tình yêu mà tôi muốn chia sẻ với các bạn. Những ngày tháng vừa qua đã khiến tôi nhận ra rằng: Trong cuộc sống nhiều đau khổ này, tình yêu thực sự hiện hữu, và nó mang một sức mạnh chữa lành thật to lớn. Khi nghĩ về sự nhẫn nại của anh suốt thời gian cùng tôi và Jimmy sang đường, khi cảm nhận được rằng trái tim chan chứa thiện niệm của anh luôn nghĩ cho cảm giác của tôi, nghĩ đến việc làm thế nào để tôi an toàn và hạnh phúc nhất, tôi mới hiểu ra thế nào là thực sự yêu một ai đó.

 

Chia sẻ câu chuyện này cũng là cách tôi muốn anh biết: Từ tận đáy lòng, tôi biết ơn tình thương và những điều anh đã dành cho tôi. Và hơn thế, anh và Jimmy bé nhỏ đã cho tôi hiểu và học được rằng yêu thương một người là dành cho người đó sự bao dung, nhẫn nại và những điều thiện lành nhất mỗi ngày./.

 

 

Ương Như Ôi
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Sep/2018 lúc 9:43am

Tình Láng Giềng


 

Thím Hai Phấn kêu lớn:
- Mót ơi… Mót! Bầy dê của mầy phá tiêu bụi chuối già hương cùa bà Năm Trầu rồi kìa, ở đó mà ngủ kình với con heo nái đi nha.
Bà Năm Trầu đang tưới mấy giồng lang, thấy bầy dê của con Mót bu quanh bụi chuối già, bà quăng thùng vòi sen vào bầy dê, làm mấy con dê chạy tứ tung, bà chửi đỏng:
- Bớ ông Thần Hoàng, sao không vật mấy con dê này chết hết cho rồi, đồ âm binh, dê gì mà phá còn hơn quỉ sa tăng, chuối mới trồng chưa bén rể đã nhổ lên hết rồi. Mót ơi! mầy mà không trồng lại mấy bụi chuối này cho tao thì……..
Mót bước ra khỏi cửa nhìn dáo dác:
- Chuyện gì mà rùm beng vậy bà Năm.
Thấy Mót, bà Năm tức giận chỉ vào mấy bụi chuối:
- Khôn hồn thì mau mau trồng chuối lại cho tao, mầy mà không giữ mấy con dê cô hồn này thì có ngày tao thuốc bầy dê mầy không còn một con để làm giống.
- Chỉ vì mấy bụi chuối mà bà đòi thuốc bầy dê tui chết, bà ác quá, bởi vậy sách có câu: “Cây độc không trái, gái độc không con”.
Bà Năm sấn tới, chỉ vào mặt con Mót:
- Cái thứ dốt mà bày đặt nói chuyện sách vở, tao không con, nhưng tao còn có một tấm chồng để hủ hỉ, còn chị em mầy, đứa thì bị chồng bỏ, đứa thì ế chồng, chẳng có ma nào ngó tới, còn chưa biết rầu nữa, ở đó mà … mà huênh hoang.
Mót cười khẩy:
- Nè, bà có thấy cái mả nào không chồng mà chết hôn, bà chỉ tui coi, không chồng thì có sao đâu, không chồng tui vẫn sống nhăn răng. Vậy có chồng như bà tối ngày rượu chè be bét, say sỉn ăn nói nghêu ngao giống như đồ khùng, có chồng như vậy chẳng thà ở giá coi bộ sướng hơn.
Bà Năm Trầu trợn mắt:
- Ê, dám ăn nói hổn hào hả ? Mầy coi chừng tao à.
- Bà già rồi, đâu phải còn nhỏ nhoi gì nữa mà biểu tui coi chừng bà.
- Đồ súc vật. Bà Năm ngoe nguẩy bỏ đi.
Mót trả đủa:
- Người ta mà nói chuyện với súc vật thì cũng đâu phải là người ta.
Nói xong, Mót cười khoái chí rồi đi ra lu múc nước rửa mặt, đưa tay áo lên lau mặt nó lẩm bẩm:
- Thôi, mình mang cuốc ra trồng lại cho bả mấy bụi chuối, mình cũng có lỗi là ngủ quên không dòm ngó bầy dê để nó đi quậy phá lung tung. 

 


Mót chạy vào nhà vác cuốc ra trồng lại mấy bụi chuối cho bà Năm Trầu, nắng gay gắt, mồ hôi ướt đẩm lưng áo của Mót, nó hì hục đào từng cụm đất, xong rồi đi gom lại mấy cây chuối con mà bầy dê quăng tứ tung, đặt lại cây chuối xuống đất, rồi cuốc đất lấp vòng vòng chân chuối, cũng phải mất hết nửa tiếng đồng hồ mới trồng xong. Mót mang cuốc ra bờ kinh mà rửa. Buổi trưa con nước đứng, đoạn kinh này nhiều phèn nên mặt nước trong veo. Mót nhìn xuống thấy bóng mình lung linh trong nước, nó cảm thấy già đi rất nhiều, tuy cái nhan sắc không được mặn mà gì cho lắm, nhưng nhờ ăn nói có duyên, nó cũng có một mối tình, nhưng người yêu của nó đã ra đi biền biệt, sau cuộc chia tay đầy nước mắt ở bến phà Rạch Miễu. Hơn mười năm rồi, Mót không có tin tức gì về người yêu của nó, không biết mối tình thầm lặng đó bao giờ mới biến khỏi cuộc đời của Mót. Hình ảnh người thanh niên đứng trên bến phà có đôi mắt buồn dịu vợi, đã ám ảnh Mót trong suốt thời gian qua, dáng dấp lẫn nụ cười của người tình thuở ấy đến bây giờ vẫn chưa phai mờ trong tâm trí Mót.
Đưa tay kéo nhánh bình bát nằm dọc mé kinh, hái một trái còn xanh tươi quăng cái đùng xuống mặt nước phẳng lặng, Mót nhủ thầm: phải gợn sóng đi chứ, sao cuộc đời cứ bình lặng như vầy hoài chán chết, sáng giữ dê, chiều chăn vịt, tối đong đưa trên võng hát nghêu ngao mấy câu vọng cổ. Giọng ca khàn khàn như con ngổng đực, nhưng vẫn phải ca cho đở buồn, nhất là những đêm ba mươi tối trời, mưa rỉ rả, ếch nhái, ảnh ương kêu nghe rầu đứt ruột, ngày này qua ngày nọ, năm này qua năm nọ, sáng chiều ở ngoài đồng dãi nắng dầm mưa riết rồi nhìn bộ dạng mình y hệt bà già háp. Mót nghe buồn buồn tủi tủi, thời gian đi qua, đi qua mau đến lúc này nhìn xuống dòng nước trong suốt, Mót thấy mình không còn xuân sắc nữa, vài giọt nước mắt lóng lánh chảy dài xuống đôi gò má giữa trưa hè, gió vi vu thổi nhẹ như mơn trớn, như an ủi cho số phận của cô thôn n
lỡ thì. Mót đứng dậy bước về nhà với tiếng thở dài não nuột cùng lúc với tiếng gà gọi trưa bên sông.
Sáng sớm, mặt trời vừa lố dạng ở đằng đông, thím Hai Phấn qua nhà Mót mượn cây sào về hái bông so đủa.
- Mót ơi! cho Thím mượn cây sào một chút.
Mót đang nấu nước pha trà, nói vọng ra cửa:
- Dạ, cây sào con gát ở gốc cây chùm ruột đó Thím Hai, hôm nay Thím nấu canh chua bông so đủa hả.
Thím Hai Phấn vừa vói lấy cây sào vừa trả lời con Mót:
- Hồi hôm chú Hai mầy giăng lưới bén được mấy con cá rô, ổng nói thèm canh chua bông so đủa, cho nên Thím đi hái bông về nấu cho ổng ăn đây.
Mót nhanh nhẩu:
- Thím cho con ké một tô canh nha, mà Thím nhớ cho me nhiều nhiều ăn chua mới ngon, hôm đó Thím nấu canh hổng có chua, ăn chán thấy mồ tổ.
- Ừ, bây thì khỏi nói rồi, ăn chua có tiếng ở xóm này mà.
Mót cười rồi mở cửa đi ra chòi vịt ngó Thím Hai hỏi:
- Thím thấy bầy vịt của con lớn hôn?
- Lớn thấy r
õ luôn. Thím Hai vừa ngó vịt vừa nói.
- Chiều qua, ruộng của chú Sáu Lục mần lúa, con thấy lúa đổ tháo quá trời, con lùa bầy vịt này qua đó cho nó ăn.
- Bây nhớ đừng để vịt chạy qua ruộng của bà Năm Trầu, bả chửi nữa đó.
- Bộ Thím sợ bà phù thủy đó lắm sao?
- Bây đáng con cháu bả, nhịn một chút không được sao.
Nói rồi, Thím Hai vác sào ra thẳng bờ kinh có hàng so đủa mà chú Hai trồng mấy năm trước. Mót mở cửa chuồng cho vịt ra ngoài, rồi lùa dần đến ruộng của chú Sáu đã làm xong lúa hồi chiều qua, rơm rạ còn nằm ngổn ngang, bầy vịt thấy lúa là lao tới ăn lấy ăn để, con Mót đứng ở mé ruộng của bà Năm để chận bầy vịt không cho chạy qua, đám nếp của bà Năm trúng quá cở, bông nặng oằn. Nhìn ruộng nếp, Mót nhớ tới Hai Lượm, chị của nó, gia đình có hai chị em mà mỗi người một nơi. Chị Lượm giờ này chắc đi làm rồi, ở đây buổi sáng, bên Mỹ là tối, chỉ nói làm ca hai, ở hãng kiếng nào đó, ai biết đâu. Tết năm nay hổng biết có về không, chỉ thích ăn bánh tét nhưn chuối lắm, chỉ mà thấy đám nếp này là mê tít luôn. Đang nghĩ ngợi thì bầy vịt tàu dợm chạy qua ruộng bà Năm, Mót đưa cây sào chận lại, có một con vịt phóng được qua mé ruộng, bà Năm vừa đi tới thấy vậy la bài hải:
- Ăn hết nếp của tao đi, rồi bán đất đền cho tao nha.
Mót chạy đuổi con vịt trở lại ruộng, vừa thở vừa nói:
- Hai công nếp quỉ này bao nhiêu tiền mà bà kêu tui bán đất, mà vịt của tui đã ăn được hột nào chưa?
- Tao mà không ra kịp là bầy âm binh này nuốt hết rồi,
- Thí tỷ bầy vịt có ăn hết nếp của bà, tui cũng kêu chị Hai Lượm gởi tiền đô về đền chớ mắc gì phải bán đất để trả ba cái lẻ tẻ này.
Bà Năm Trầu bỉu môi:
- Ối! bộ mày tưởng hai công nếp của tao ít tiền lắm hả? Mầy làm như tiền đô của con Lượm ngon lắm.
- Không ngon gì, mà có người cả đời chưa cầm được một đồng đô-la.
- Xí, con Lượm ở bên Mỹ nó làm cu li thấy mồ tổ, chớ có làm thầy bà gì mà mầy huênh hoang.
- Kệ, làm gì cũng được, miễn tui có tiền đô xài được rồi, còn hơn bà không có.
- Hứ, tao cóc thèm.
- Không cóc thèm cũng chẳng có.
Bà Năm liếc Mót có n
a con mắt rồi đi vòng vòng ruộng kiểm tra nếp coi có bị vịt ăn chỗ nào không. Mót không thèm để ý, nó ngồi chờ cho bầy vịt ăn no lúa đổ đồng rồi lùa về nhà.
 

 
Xế trưa, Thím Hai bưng qua cho Mót một tô canh chua còn nóng hổi, thấy Mót đang lui cui cuốc đất, thím nói lớn:
- Mót ơi! vô ăn cơm đi có canh chua nè, bây cuốc đất trồng gì vậy?
Mót ngừng cuốc ngó lên:
- Con đang trồng mấy cây bông cúc vàng cho kịp Tết.
- Bây kiếm giống cúc này ở đâu mà trồng nhiều quá vậy? Trồng xong có dư cho Thím ít cây.
- Dạ, con xin giống này của cô giáo Hạ Liên ở Bến Tre đó Thím, chị Hai Lượm thích bông cúc vàng lắm, con trồng để coi Tết này chỉ có về thăm nhà không.
Thím Hai hỏi:
- Sao bây biết nó thích bông này.
-Dạ, chị Lượm kể ở bên Mỹ, gần nhà chỉ có vợ chồng anh Mạnh nào đó, trồng bông cúc vàng trước sân đẹp lắm, chắc anh đó có tay trồng bông, mỗi lần đi ngang nhà chỉ cũng ngó mấy hàng bông mà ngắm nghía, chỉ còn nói ở bên đó, nhiều nhà trồng đủ thứ bông, nên ngó không có hấp dẩn, chỉ có nhà anh Mạnh trồng một thứ cúc vàng nên chỉ khoái ngó lắm.
Mót lấy khăn lau mồ hôi trán tuôn dầm dề trên mặt, rồi kéo tay Thím Hai:
- Thím cháu mình ngồi xuống nói chuyện, đứng hoài mỏi chân, Thím biết hôn, có bữa chị Lượm làm gan xin hai cây về để giống, anh Mạnh lắc đầu không cho, chỉ mắc cở quá, nhưng rồi anh đó nói:
- Tôi không cho…. hai cây, mà cho bốn cây.
Chỉ mắc cười, hú hồn, xém chút nữa là quê một cục. Bà Lượm coi vậy chớ nhát lắm Thím ơi. - Con Lượm trồng cây me này trước khi đi Mỹ, nó thích ăn me chín ướp đường lắm, hổng biết bên Mỹ có me cho nó ăn hôn.
- Tánh của chỉ hay hờn mát lắm, đụng một chút là khóc, giống con nít ghê đi.
- Hổng biết ở bển nó có quen với ai chưa, Thím cũng mong cho nó có chồng hạnh phúc với người ta.
Mót cười chúm chím:
- Con cũng nghe nói chị Lượm với anh Điệp nào đó quen nhau.
Thím Hai quay lại:
- Vậy hả? Thằng đó được hôn?
- Chỉ nói anh Điệp đó cũng được, hiền nhưng hơi khó tánh.
Thím Hai lấy nón lá quạt nhè nhẹ, trời nóng bức, vài con cóc nhảy quanh cái lu kê sát con rạch nhỏ, mấy con cá thòi lòi lội bì bỏm dưới nước, có con rượt đuổi nhau len lỏi vào mấy bụi ô rô cốc kèn, chợt Thím Hai thở dài nói nhỏ:
- Mót à, con với bà Năm đừng có gay cấn nữa, chòm xóm với nhau ra vào gặp mặt mà như trâu trắng với trâu đen là không được, chòm xóm coi vậy mà quan trọng lắm, khi tối lửa tắt đèn có nhau, bịnh hoạn, đám cưới, đám tiệc, đám ma chay gì cũng nhờ chòm xóm phụ giúp, vả lại bà Năm đáng tuổi ông bà, con phải biết kính lão mới đắc thọ chứ.
Mót trầm ngâm:
- Con cũng biết vậy, nhưng tại bả già mà không nên nết, hôm đó mắt con bị đau, con lên chợ mua cái kiếng mát về đeo để tránh nắng, lúc về ngang nhà bả, con nghe bả nói với ông Hai:
- Ông ơi! ra đây coi, hôm nay nước lớn thòi lòi lên bờ.
Thím Hai cười sặc sụa, Mót nói tiếp:
- Thím coi đó, ý bả nói con đeo kiếng giống con cá thòi lòi, hai con mắt lòi ra ngoài, thiệt tức hết sức.
- Chắc bây đi cái kiểu cà nghinh, cà bật chớ gì.
- Đâu có, con đi bình thường chớ có nghinh bật gì đâu.
- Thôi con đừng có để ý đến bả nữa.
- Không để ý cũng chẳng được, hồi sáng cái tàu lá dừa khô bên đây rớt xuống, nằm vắt ngang hàng ranh nhà bả, con thấy bả kéo qua bên đó luôn, con chạy qua đòi lại, bả chửi con.
- Bả chửi sao? Thím Hai hỏi.
- Bả chửi cái thứ vừa mập,vừa lùn, vừa xấu ỉn, hổng biết thân mà còn ích kỷ. Con dù mập, lùn, xấu nhưng con đâu có ăn hết của bả đâu mà bả chửi con.
- Con đừng có ăn nói hổn hào mà mang tội, quan trọng gì cái tàu lá dừa, con phải biết “dĩ hòa vi quý” đi, một câu nhịn chín câu lành, chòm xóm với nhau mà gút mắt làm chi.
- Bả còn chê tên của tụi con xấu, tại hồi đó tía má đẻ tụi con ra xấu háy, èo uột khó nuôi nên mới đặt tên như vậy, bả tên Trầu cũng xấu hoắc, có đẹp đẽ gì đâu mà chê người ta.
Thím Hai khoác tay ra dấu biểu con Mót im lặng.
- Bây nhóng coi, tao nghe dường như có tiếng la ở trong nhà bà Năm kìa.
Mót nhìn lên thấy ngọn lửa bốc khói từ chái bếp, bà Năm chạy ra ngoài la làng, nhanh như sóc, Mót phóng tới chụp cái thùng thiếc để cạnh bờ ao, nó khum xuống múc nước tạt lia lịa vào ngọn lửa đang lên cao. Bà Năm và Thím Hai lo mang đồ đạc chạy ra ngoài, nhờ những thùng nước của Mót mà ngọn lửa hạ dần, hạ dần rồi tắt hẳn. Mồ hôi ướt đẩm lưng áo, Mót mệt nhọc ngồi xuống gốc bình bát mà thở, bà Năm thấy vậy kêu lên:
- Mót, con mệt lắm rồi đó, vô nhà nằm nghỉ đi con.
- Không sao đâu, ngồi nghỉ một chút hết mệt rồi con phụ dọn dẹp cho bà. Mót thấy mát lòng khi nghe bà gọi nó tiếng “con” ngọt ngào, sự mệt mỏi tan biến nhanh chóng, nó vụt đứng dậy chạy vô nhà làm đủ mọi thứ, cuối cùng đâu vào đấy, gọn gàng, sạch sẽ. Thím Hai cười nói với bà Năm:
- Tui với bà làm nãy giờ không bằng con Mót làm một lát.


 
 
Bà Năm nhìn Mót với ánh mắt trìu mến rồi đến gần nó, bà đưa tay vuốt mấy sợi tóc lòa xòa trên trán. Mót thấy bóng dáng người mẹ hiền đến bên con an ủi, vỗ về, chia s, nó nghe yêu thương nồng ấm khi bà Năm choàng tay ôm vai nó nói:
- Nếu hôm nay mà không có con thì nhà bà kể như ra tro rồi.
Mót nắm tay bà Năm xoa bóp nhè nhẹ:
- Nếu năm ngoái mà không nhờ bà cạo gió khi bắt gặp con nằm ngay đơ ở chòi vịt, thì bây giờ con đã ra ma rồi.
Bà Năm cười :
- Nếu mấy tháng trước mà không nhờ con mau mắn chở đứa cháu dâu bà đi nhà bảo sanh thì nó đã đẻ dọc đường rồi.
Thím Hai xen vào:
-Tui nghe con Lượm nói ở bên Mỹ hiếm có tình láng giềng lắm.Vậy tại sao mình có mà mình không quý nó..
Bà Năm vỗ đầu Mót:
- Con à, tình láng giềng là đây.
Nói rồi bà ôm Mót vào lòng. Mót nghe vị mặn trên bờ môi mình cùng với những giọt nước mắt hối hận của bà Năm lăn dài trên má, Thím Hai ngồi trên võng cười tủm tỉm, đâu đó có tiếng bìm bịp kêu con nước lớn ròng….
 
Lợi Trân


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Sep/2018 lúc 10:14am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Sep/2018 lúc 9:40am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.424 seconds.