Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Oct/2016 lúc 12:39pm



"Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
Có sông sâu lờ lững vờn quanh
Êm xuôi về Nam …"

Con bé hát, tiếng trẻ hát vụng về, ngây thơ nghe thật dễ thương. Mẹ nó nghe, hát theo con cho nó vui. Con bé đưa mấy chữ "về Nam" cuối câu vút cao lên, nên khi sang câu kế tiếp thì mẹ nó hết theo nổi. Trẻ con có hơi, cứ thế hát tiếp:

"Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau
Bóng tre ru bên mấy hàng cau
Đồng quê mơ màng!"

Bà mẹ nuốt chữ, ráng ư ứ thành âm để theo con cho đến hết hai câu kế rồi ôm con cuời thật hạnh phúc.

- Con hát hay quá!

Thằng Hai thấy vui lây, tấm tắc khen con. Khen rất thiệt tình. Tiếng thẻ thơ, nhất là con mình, cho dù có hát vụng về lạc giọng cứ nghe sao hay chi lạ.

Nó cười đó, nhưng nhìn vợ con mà nghe mình đang rưng rưng nước mắt. Tội nghiệp, vợ nó có biết hát hò chi đâu. Bà ấy chỉ thích bài hát từ thời còn nhỏ, cái thời còn được sống ở Việt Nam. Bây giờ nhớ lõm bõm giọng điệu, dạy cho con hát tiếng Việt cho vui, cho ấm nhà, cho mình đỡ nhớ quê hương. Con bé hát theo, riết rồi quen. Rỗi rãi con rủ mẹ hay mẹ rủ con, ê a cùng nhau hát.

Hai mẹ con chỉ hát được có bốn câu, cứ thế hát đi hát lại. Nhưng có sao đâu, nghe hoài nhưng thằng Hai vẫn chưa thấy chán. Chừng như lần nào cũng thế, bốn câu hát đã hết, hai vợ chồng nó ngó nhau lẳng lặng một lúc. Cái gì đó như là bâng khuâng xao xuyến làm sao ấy. Âm hưởng của giai điệu và lời nhạc cứ bàng bàng mênh mang trong lòng người ly hương.

Thì cũng phải!

Bản nhạc Làng Tôi của Chung Quân đã đoạt giải Kim Chung, được chọn làm nhạc nền cho phim Kiếp Hoa, thắng các sáng tác của đàn anh và sư phụ, khi ông nhạc sĩ này mới mười sáu tuổi thì phải biết!

Hay thật, thằng Hai ngẫm nghĩ.

Cả nửa thế kỷ rồi chứ ít oi gì, bài hát Làng Tôi bây giờ càng thấm thía, nát lòng người tha hương hơn.

Thằng Hai và vợ nó đều lớn lên ở thành thị. Hai đứa không biết nhiều về thôn quê, không có được những kỷ niệm sống và lớn lên trong thôn làng. Nó may mắn hơn, được năm bảy lần chi đó, theo cha về vườn để thăm viếng mộ ông bà. Nhưng mấy chữ "làng tôi" giờ sao có cái gì đó thật gần gũi, hay hay, quyến luyến trong lòng hai vợ chồng nó lắm!

Thầy Chín dắt chiếc xe đạp ra ngoài rồi cho cho nó đứng dựa vào lan can trước nhà. Lấy ống bơm gắn trên sườn xe ra, tay vặn một đầu vòi bơm vào bánh rồi xoắn ống bơm xe cho dính vào đầu vòi bên trên, thầy quay lại nhìn thằng con ngồi kế bên, cười cười:

- Hai! con có muốn đi về vườn với ba không?

- Dạ đi, ba!

- Con vô cho mẹ hay rồi thay đồ đi chơi với ba.

Cuối tháng Tám rồi, sắp tựu trường, mấy tháng nay chưa được đi đâu xa chơi, hôm nay thầy Chín chở đi về vườn chơi thì còn gì bằng. Thằng Hai vui quá, miệng "Dạ", chân vụt chạy vào trong nhà oang oang cho mẹ nó biết. Nó thay lẹ cái quần "sọt" đen và áo trắng sạch rồi chạy ra, đứng chờ thầy Chín bơm bánh xe cho xong.

Hè nào, nó cũng được theo cha về vườn. Thầy Chín nghỉ hè, thằng Hai cũng nghỉ hè, còn gì bằng được theo cha đi đây đi đó chơi.

Hồi trước, khi trong vườn còn yên giặc, mùa nghỉ hè, mấy anh em nó theo mẹ về vài ba hôm mới trở lên tỉnh. Về sau, đêm xuống thì làng thường bị cái đám quân mà bà con trong làng hay gọi xách mé là đồ quỷ quái, kéo về quấy phá yên bình, lùng giết người rất là kinh hoàng. Cứ xem, bà Năm ở Làng Bưởi, Hà Nội, chủ hiệu buôn Cát Hanh Long ở Hải Phòng thì đủ biết cái dã tâm và man rợ của bọn chúng. Bà Cát Hanh Long đã được chúng nó tâng bốc, đội cho lên đến chín tầng mây; bà được phong tặng là "Mẹ chiến sĩ", vì có công đóng góp tài sản cho chúng nó và nuôi ăn giúp đỡ cho những người sau này thành những tên quan trọng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị... Bà còn góp cả hai đứa con trai là Nguyễn Cát và Nguyễn Hanh vào đội quân của chúng nó và chính bà là Hội Trưởng Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam của tỉnh Thái Nguyên. Rốt cuộc, cũng chính bà Năm, tức bà Cát Hanh Long, lại trở thành nạn nhân đầu tiên bị xử tử làm gương theo chính sách vô cùng man rợ “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” của chúng nó.

Chính sách man rợ!
Bọn man rợ giết người càng man rợ hơn!

Qua hồi ký Đèn cù, Trần Đĩnh có ghi lại cuộc hành quyết bà Năm - Cát Hanh Long, cũng là bà "mẹ chiến sĩ" của chúng nó, qua lời kể của Tiêu Lang, phóng viên báo Cứu Quốc trong đội quân cải cách như sau: "Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta đã cảm thấy có gì nên cứ lạy van "các anh làm gì thì bảo em trước để em còn tụng kinh." Du kích quát: "đưa đi chỗ giam khác thôi, im!." Bà ta vừa quay người thì mấy loạt tiểu liên nổ ngay sát lưng. Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ mua áo tồi nhất. Và không được lộ là mua chôn địa chủ. Sợ như thế sẽ đề cao uy thế uy lực địa chủ mà. Khổ tớ, đi mua cứ bị nhà hàng thắc mắc chưa thấy ai đi mua áo cho người nhà mà cứ đòi cái rẻ tiền nhất. Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: "Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?" Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy...

Thầy Chín thừa biết thân phận, bị đảng kết tội “trí”, tức là kẻ thù số một, được xếp tận trên cùng, thì chắc chắn phải bị "đào tận gốc, trốc tận rễ”. Chết là cái chắc! Cho nên, mấy năm sau này, thầy Chín chỉ còn ráng đạp xe về thăm viếng mộ cha mẹ chốc lát rồi quay về tỉnh ngay trong ngày .

Thằng Hai khoái được ngồi trên cái yên xe phía sau cho thầy Chín đạp chở đi đây đó lắm. Chuyến đi về vườn thăm mộ xa xôi, được thầy Chín chở đi chơi lâu, nó chịu lắm. Qua đoạn đường tráng nhựa êm ả, thầy Chín quanh xe vào chợ.

Thầy Chín dừng xe:

- Xuống xe đi con.

Thằng Hai nhớ hết các thứ tự của chuyến đi và chờ cho đến chặng nghỉ ở chợ này từ nãy giờ. Nó nhanh nhẹn tuột xuống, cho ba nó dẩn xe vào quán chú Tài. Thầy Chín ngồi nghỉ chân và thằng Hai được ly nước mía mát lạnh, thơm lừng hương mía tươi, ngọt lịm cả người.

Lúc rời quán, nó nghe chú Tài nói nhỏ với thầy Chín:

- Thầy nhớ dòm chừng, hỏi thăm bà con dọc đường nghen thầy,... tui nghe nói hôm qua nay trong trỏng động lắm đó thầy!

Từ cái chợ nhỏ này, hai cha con theo con đường mòn dẫn dài về thôn nhà. Hôm nào, không may gặp lúc trời đổ mưa ào xuống, đất trên đường bị ướt nước nhảo ra thành bùn đặc quánh. Bùn theo bánh cuốn lên làm kẹt cứng bánh xe, chốc chốc phải cạy bùn; lại thêm khi dắt chiếc xe qua mấy cây cầu bằng thân cây tròn, nó trơn trợt, gian nan lắm. Những ngày trời nắng như hôm nay, đường khô ráo, đạp xe chạy được. Con đường mòn duy nhất, uốn khúc dọc sát theo bờ sông. Mặt đường lồi lõm nối với gập ghềnh. Nhiều đoạn eo hẹp, chỗ ít nhà nên ít người qua lại, cỏ dại mọc lan tràn um tùm, chỉ vừa hai bàn chân người bước đi.

Chạy được một lúc, thì bổng dưng thấy ghe xuồng chống cột đậu san sát nhau, đầy bên bờ sông. Người ta chở theo lủ khủ các thứ đồ đạc, vật dụng trong nhà, có cả chó, mèo, gia cầm. Mấy con gà, vịt và cả heo, quen sống thăng bằng trên bờ, bây giờ bị cột chen chúc trên ghe xuồng, lúng túng lao chao, kêu toáng lên khi sóng đùa vào nghiêng lắc ghe xuồng.

- Thầy Chín!

Mới dừng xe, định bước đến gần bờ sông để thăm hỏi tình hình thì thầy nghe có người gọi mình. Tiếng gọi lớn mừng rỡ từ bên dưới sông vọng lên.

Thầy Chín chống chân giữ chiếc xe đạp, ngó tìm xem ai gọi mình.

- Thầy Chín ơi! tui đây nè!

Người đàn ông vẫy tay gọi thêm. Thêm mấy người quen trong làng nghe thấy, cũng vui mừng vẫy tay gọi chào thầy Chín.

- Anh Một đó hả?... Chào hết bà con mình!

- Thì Một đây!... chờ tui lội lên nói chuyện chút đã!

Thầy Chín trông vui lắm khi nhận ra nhiều người quen biết, gọi tên thăm hỏi qua lại, rồi quay ra sau bảo con:

- Con xuống xe, chờ ba nói chuyện với bác Một một chút nghen.

Nước ròng cạn, ghe cột xa bên dưới sông. Người đàn ông lom khom bước chuyền qua mấy chiếc ghe, chiếc xuồng kế bên để lần đi vào gần bờ hơn, rồi hối hả chạy trên thân cây dừa thả nằm dài từ bờ xuống nước làm cây cầu.

Thằng Hai theo thầy Chín bước tới đầu cây cầu dừa để đón bác Một.

- Anh Một khoẻ hả?

- Thì cũng "dậy", qua ngày, thầy ơi!... Bộ thầy tính dìa thăm mộ ông bà đó hả?

- Dà, thì cũng cả năm rồi anh,... Hai, thưa bác Một đi con!

- Dạ chào bác Một!

- Ờ,... con trai coi lớn đại rồi!... bác nói chuyện với ba con chút nghen!

Bác Một cười vui vẻ đáp lời thằng Hai rồi quay sang thầy Chín:

- May mà tui gặp thầy ở đây!...

Thầy Chín lo lắng:

- Sao anh?!

- Thầy đừng có dìa trỏng mần chi!... Khúc dưới, tụi quỷ ôn nó đào hố, chông, mìn, lựu đạn tùm lum á!

- Vậy à! cám ơn anh Một, mà anh với bà con mình chống chèo đi đâu đây? sao giống chạy giặc vậy anh?

- Thì chạy giặc chứ còn gì nửa, thầy! Thì từ chiều hôm qua lận... tui với bà con mình trốn ra ngoài này, gần chợ, gần đồn lính mình cho yên thân. Tụi quỷ quái nó tràn lang đầy làng rồi thầy Chín ơi!... Thầy chạy dìa ngoài ngoải đi!

Thấy Chín đứng tần ngần, buồn hiu. Bác Một vỗ vai thầy Chín, thở dài:

- Thôi, tui xuống ghe coi chừng nồi cháo đang nấu,... dìa đi thầy!

Thầy Chín gật đầu:

- Cám ơn anh Một... cho tôi gởi lời thăm chào hết bà con mình dưới bến nghen anh Một!

Bác Một cúi xuống ân cần xoa đầu thằng Hai, rồi chạy xuống cây cầu dừa.

Thằng Hai đã nghe chuyện, nó không hiểu hết ngọn ngành, nhưng biết là lần này chỉ đi được đến đây thôi.

Hướng xuống bờ sông, thầy Chín quơ quơ tay chào chung bà con bên dưới, rồi quay đầu chiếc xe đạp về ngoài chợ.

Thằng Hai leo lên yên xe ngồi. Hồi đi vui bao nhiêu, bây giờ quay về buồn bấy nhiêu. Buồn còn hơn thế!

Thầy Chín yên lặng đạp xe. Nó cũng không còn thấy gì vui. Thấy thầy Chín đạp xe về trông buồn quá, nó không dám nói hay hỏi han chi thêm. Nó nghe bác Một nói tụi quỷ quái giờ hiện ra cả ban ngày. Nó nghĩ, vậy thì ngày cũng như là đêm trong thôn làng rồi còn gì!

Cũng từ mùa nghỉ hè năm ấy, thầy Chín không còn đạp xe chở nó về vườn chơi được nửa!

"Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương "

Cuối tháng Tám, lá phong xanh trên cây bắt đầu lưa thưa chuyển sang sắc màu vàng, màu đỏ. Nơi đây, mùa Thu sắp trở về!

Không phải mùa Thu nào cũng nên thơ, thơ mộng!

Bảy mươi một năm rồi, từ khi cộng sản cướp chính quyền ở miền Bắc, mùa Thu về buồn se thắt trong lòng người ly hương, lánh nạn cộng sản.

Trời Vancouver thấy như nắng ấm đó, nhưng gió se sẻ mát lạnh, làm hơi ấm và hương vị thơm đắng của ly cà phê buổi sáng càng thêm thú vị. Bên kia bờ Thái Bình Dương, có quê hương Việt Nam, có thôn làng của thầy Chín. Quê hương nó bây giờ đang chìm trong đêm đen. Đêm vẫn đen giữa ban ngày, khi đất nước mình còn trong gông cùm của loài cộng sản.

Từ bên quán cà phê nhìn sang , thằng Hai thấy năm bảy thanh niên nam nữ tuổi trẻ cùng các tà áo dài Việt Nam lên xuống từ những chiếc xe mang bảng số màu đỏ của Lãnh sự quán việt cộng. Chỉ cách nhau chừng ít chục bước ngắn ngủi, nhìn rõ được mặt người quen và mặt người lạ. Thế nhưng, thằng Hai thấy họ sao xa lạ quá! Họ lúng túng quay mặt, ánh mắt tránh né những người đồng hương quen biết trước đây. Họ ngượng ngập, hổ thẹn như kẻ lén lút làm chuyện tồi bại, trái với lương tâm, bất chợt bị người ta bắt gặp .

Trông họ thật tội nghiệp!

Thế đấy, khi sự hiện diện của lá cờ cộng sản Việt Nam nơi các quốc gia tự do, càng ngày càng làm người dân địa phương oán ghét khinh bỉ, kể cả những người phục vụ cho chúng cũng tự thấy xấu hổ, thì rõ ràng là cái đảng cộng sản cùng chế độ bạo quyền của chúng đang bị đào thải trong cộng đồng nhân loại văn minh, tiến bộ trên thế giới.

Khi tội bán nước hại dân của đảng cộng sản đã bị vạch trần trong các thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình ngay tại Thái Hà, Hà Nội; khi lời hát Việt Nam Tôi Đâu và Anh là Ai đã làm cộng sản khiếp sợ bắt giam nhạc sĩ Việt Khang; khi "Trả Lại Cho Dân", "Dậy Mà Đi" được đồng bào trong nước hát vang trong các cuộc biểu tình chống bạo quyền bán nước hại dân; khi những tuổi trẻ trong nước như Nguyễn Viết Dũng kiêu hãnh khoác bộ quân phục của người lính Việt Nam Cộng Hoà, như Hoàng Thị Hồng Thái cùng các bạn trẻ đã vươn cao lá cờ vàng tự do... thì ngày tàn của đảng cộng sản chắc hẳn đã gần kề.

Công Lý và Hòa Bình sẽ trở về trên quê hương Việt Nam!

Thằng Hai nôn nao mơ một ngày về. Ngày về thăm lại "làng tôi" với tro tàn của thầy Chín.

Bùi Đức Tính
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/Nov/2016 lúc 9:11am


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 01/Nov/2016 lúc 9:19am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2016 lúc 7:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Nov/2016 lúc 3:31pm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Nov/2016 lúc 4:54pm
Người Tù Chung Thân Vượt Ngục 4644_Tràm Cà Mau (Nguyên Hà đọc).mp3    <<<<<

Vượt%20Ngục%20Phần%203%20-%20Prison%20Break%20Season%203%20%282007%29



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Nov/2016 lúc 4:55pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 23/Nov/2016 lúc 11:14am



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 23/Nov/2016 lúc 11:22am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Dec/2016 lúc 8:59am

Cây Giáng Sinh Kỳ Diệu

Image%20result%20for%20anh%20dong%20christmas

   Anh Bông lái xe đến nhà chị Ann ở cùng một khu phố, cùng một con đường, để đón con gái Tabi. Buổi chiều nay trời âm u và gío mang hơi lạnh của mùa Đông đang tới gần.
    Kể từ hôm “Black Friday” sau lễ Thanksgiving là đã thấy cảnh nhộn nhịp mua sắm trên đường phố, trong các khu shopping tưng bừng hẳn lên. Hôm “ Black Friday” anh chị Bông cũng dậy sớm và “bon chen” mua được khá nhiều món hàng rẻ. Đứng xếp hàng trong gió lạnh của buổi sáng sớm, nhiều người quấn mình trong áo ấm, khăn quàng cổ dày, đầu trùm mũ len mà vẫn sụt sùi sổ mũi, ho sù sụ. Họ kiên nhẫn đợi chờ và nhích từng bước một chờ tới lượt mình. Cũng may không ai bị đè bẹp hay thương tích gì cả. Nhiều người quanh năm suốt tháng ăn xài hoang tàn, tiêu pha không tính tóan, vậy mà cuối năm, nhân ngày “Black Friday” cũng thức khuya dậy sớm, đến cửa hàng chầu chực khổ cả thân hòng mua được một vài món hàng rẻ.
    Anh Bông vừa bấm chuông cửa là thấy Tabi đã sẵn sàng, cặp sách quàng trên vai.
    Chủ nhà thuộc loại nhiệt tình hiếm có, chị Ann tay dắt hai con chó để nó khỏi xông vào cắn anh Bông, vậy mà chúng vẫn hăng máu nhoài người ra làm căng cả sợi dây như muốn nhẩy bổ vào “ăn tươi nuốt sống” anh, và thằng Jack, cùng ra cửa đứng bên cạnh mẹ tiễn chân khách. Chồng chị Ann đi làm chưa về, nếu không, sẽ thêm cả người chồng đứng ở khung cửa để cả nhà đồng thanh nói:
  - Chào tạm biệt Tabi. Hẹn mai gặp.
    Người ta tiễn đưa nồng hậu, thiết tha như thế, nhưng Tabi chớ hề quay đầu lại đáp lễ . Ngày nào cũng thế, anh Bông phải làm công việc xã giao tối thiểu ấy cho nó, anh giơ tay vẫy:
  - Chào tạm biệt cả nhà.
    Khi cả nhà chị Ann lùi vào sau cánh cửa đã khép, bố con anh Bông mới lên xe về nhà.
    Chẳng biết nên gọi chị Ann là baby sit hay là cô giáo dạy đàn Piano cho Tabi? Hoàn cảnh nhà anh chị Bông thật là oái ăm, ngôi trường Tiểu học của Tabi gần ngay nhà, chỉ cách một nửa block đường, nhưng hai vợ chồng đều không thể đưa đón Tabi đi học được, giờ đi làm của hai vợ chồng đều sớm hơn giờ đến trường của con, và giờ tan trường lại sớm hơn giờ về nhà của anh chị Bông. Thế là phải gởi Tabi vào daycare, để họ đưa đón đến trường, khi anh Bông vừa mang Tabi tới là lúc lũ trẻ sắp sửa lên school bus. Chiều Tabi về daycare được chừng nửa tiếng là có bố đến đón. Vậy mà khơi khơi mất mỗi tuần $100 làm chị Bông tiếc tiền xót xa.
    Một hôm chị Bông nghỉ làm ở nhà, chính chị đưa Tabi đến trường. Ở khu phố này có vài bà nội trợ không đi làm, nên hàng ngày dẫn con đi học. Chị sẽ để ý xem có thể nhờ vả hàng xóm đưa đón Tabi thì chi phí sẽ rẻ hơn ở daycare.
    Chị Bông đã làm quen được với chị Ann, là một phụ nữ thân thiện nên chị Ann đã vui vẻ nhận lời đưa đón Tabi cùng với con trai chị, ngẫu nhiên thằng Jack lại học cùng lớp với Tabi nên hai bà mẹ càng tin tưởng và thân thiện nhau hơn. Chị Ann trước kia là cô giáo dạy đàn Piano, nay chị ở nhà trông con và chỉ dạy parttime cho vài học trò tại nhà. Chị Ann đề nghị cho Tabi ở lại nhà chị thêm một giờ để chị dạy đàn, rồi hãy đến đón về, có như thế chị mới dám nhận tiền công baby sit mà chị lấy phải chăng là $50 một tuần. Anh chị Bông đồng ý ngay vì con mình vừa được người đưa đón vừa được học piano, thật là tiện lợi đôi đàng.
    Cho nên được chị Ann nhận lời, anh chị Bông rất hài lòng, nhưng Tabi thì không, con bé khó tính khó nết và chảnh như một bà gìa dở hơi. Nó chê hai con chó nhà chị Ann không biết điều, đã xấu xí mà còn dữ dằn. Mỗi ngày Tabi đến là chúng nhảy bổ ra sủa inh ỏi làm Tabi hết hồn, nếu mà không sợ chó cắn thì Tabi đã đá hai con chó thật đau, cho đỡ tức. Rồi Tabi chê thằng Jack, trình độ thấp hơn nó, đọc truyện không hiểu phải hỏi Tabi giải nghĩa thêm. Ở trong lớp, cô giáo lại vô tình xắp xếp cho Tabi và Jack ngồi gần nhau làm Tabi ngao ngán. Nó hậm hực tuyên bố:
  - Bố mẹ có biết không? Con phát bệnh vì thằng Jack ngu ngốc làm phiền con từ trong lớp học cho đến khi về nhà nó đấy.
    Đó là những lý do làm Tabi bất mãn, mới đến nhà chị Ann được một tuần mà ngày nào cũng như ngày ấy, mặt Tabi lãnh đạm, khó đăm đăm, thậm chí mỗi khi bố đến đón về, Tabi bướng bỉnh không thèm quay đầu lại đáp lễ lấy một câu khi cả nhà và chó cùng ra tận ngưỡng cửa hớn hở chào tạm biệt Tabi như ngày hôm nay. Về tới nhà, anh Bông phàn nàn với vợ:
  - Cả nhà chị Ann thật là tử tế, nhưng Tabi vẫn không thèm cảm động, nhất định không mở miệng chào khi ra về em ạ.
    Chị Bông không vui, quay ra nhìn con:
  - Kìa Tabi, sao con lại làm thế? Như vậy là không lịch sự chút nào.
  - Nhưng con không thích họ.
    Rồi Tabi cởi cặp sách và đi về phòng thay quần áo. Chị Bông vừa làm cơm vừa suy nghĩ không biết cách nào làm cho Tabi thay đổi thái độ với nhà chị Ann? Chẳng lẽ chị lại kiếm một bà hàng xóm khác? Đâu có dễ kiếm một người hiền và tốt như chị Ann? Ở khu phố này có những nhóm trẻ vẫn rủ nhau đi học, không cần người lớn giám sát. Chúng tổ chức thành một nhóm, đứa lớn trông đứa bé, đi cả đàn bảo vệ lẫn nhau. Nhưng anh chị Bông không dám để Tabi đi kiểu đó, dù sẽ tiết kiệm được tiền, vì để một con bé có cá tính ngang bướng mới hơn 6 tuổi đi về một mình, không có người lớn chăm sóc là một chuyện phiêu lưu đầy bất trắc, dù khu phố này nổi tiếng là an ninh tốt, hàng xóm tốt.
    Chị Bông nhớ năm ngoái hai vợ chồng về chơi Việt Nam, thăm lại xóm cũ có gia đình anh chị Tạ, chồng làm nghề đạp xe ba gác, vợ bán hủ tíu bình dân nơi đầu hẻm. Họ có 10 đứa con, cả ngày bố mẹ quần quật lo làm việc kiếm tiền thì giờ đâu mà trông lo lũ con. Chúng tự túc tự cường, đứa lớn đi học, đứa nhỏ chơi quanh xóm. Hàng xóm vẫn thường nói đùa rằng con anh chị Tạ chơi rải rác trong xóm, đi chỗ nào cũng gặp, vợ chồng họ chưa bao giờ thắc mắc lo âu đàn con bị đi lạc hay bị bắt cóc, cứ chiều tối, anh chị Tạ khỏi cần mất công thu gom, chúng cũng tự động về nhà đầy đủ, ồn ào như đàn vịt về chuồng.
    Ở Mỹ mà có 10 đứa con như thế thì tiền baby sit chắc là sạt nghiệp! Hoặc nếu bà mẹ ở nhà trông con cũng đủ điên đầu.
    Anh Bông vẫn chưa hết áy náy:
  - Tabi làm anh mắc cở với nhà chị Ann quá, không lẽ ngày nào anh cũng phải chào giùm cho nó sao? Em hãy dạy nó đi.
  - Con này bướng bỉnh và ngang ngược lắm, để em… năn nỉ nó xem sao?
    Chị Bông chợt nhớ ra:
  - À, hôm mình dẫn nó đi mall, đến cái “Wishing well” Tabi đã thảy đồng tiền vào cái giếng ước nguyện để ước trở thành công chúa hả anh?
  - Thì sao?
  - Tabi là đứa hay ước mơ. Em sẽ đánh đổi ước mơ của nó lấy bài học lịch sự ở đời, mình sẽ chơi trò tâm lý anh ạ…
  - Phải đấy, đơn giản thế mà không nghĩ ra...
  - Cuối tuần này mình sẽ dựng cây Giáng Sinh. Chỉ còn 3 tuần nữa là Giáng Sinh rồi. Đó sẽ là một cây Giáng Sinh kỳ diệu của Tabi.
    Anh Bông bâng khuâng nhìn ra bầu trời ngoài khung cửa bếp:
  - Năm nay gió lạnh đến sớm quá, vừa vui vừa lo, vui vì trong cơn gío chuyển mùa có ngày lễ Giáng Sinh đang đến gần và lo vì sẽ tốn tiền mua quà tặng cho con cháu, họ hàng và bè bạn… Cũng may mà anh và em chưa bao giờ bị lay off vào cuối năm, cứ nhìn những kẻ thất nghiệp trong thời điểm này mà anh ái ngại như chính mình gặp cảnh khó khăn vậy.
    Chị Bông gạt đi:
  - Thôi anh đừng lo vớ vẩn. Biết đâu thất nghiệp vào dịp lễ cũng tốt đấy, lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp rồi tha hồ hưởng lễ, ăn chơi và chờ thời.
    Tabi thay quần áo xong, nó ôm theo một cuốn sách để đọc. Từ ngày đi học, bì bõm biết đọc nó ham mê đọc sách mà không cần nhờ mẹ đọc giùm như trước nữa.
  - Mẹ ơi, bao giờ nhà mình sẽ có cây Giáng Sinh như trong cuốn truyện tranh này?
  - Cuối tuần này. Con có thích không?
  - Ôi, thật là tuyệt vời. Đó là điều con đang chờ đợi.

**************

 Cuối tuần cả nhà anh Bông đi sắm đồ cho lễ Giáng Sinh. Họ mua một cây thông tươi và những thứ trang hoàng cho cây Giáng Sinh. Cây thông tươi vừa rẻ vừa gọn, xong mùa lễ chỉ việc đem đổ rác. Nhà bề bộn mà vui vẻ tíu tít, anh Bông đặt cây thông ở góc phòng khách, các món hàng phụ tùng tung toé xung quanh, Tabi hớn hở đưa bố những sợi dây kim tuyến lấp lánh bạc và những qủa cầu đủ màu đỏ, xanh, vàng, óng ánh để treo lên cây thông. Thằng Cu Tí 2 tuổi chẳng biết gì cũng xôn xao theo, hết sờ món này đến nghịch món kia. Tabi dặn dò em:
  - Cu Tí đừng nghịch cây Giáng Sinh nhé, chị đánh đòn đấy.
    Thằng Cu Tí gật đầu, nhưng không có gì bảo đảm nó sẽ không nghịch ngợm, tháo gỡ những món trang hoàng hay bứt lá cây thông xanh cả. Tabi hỏi bố:
  - Chúng ta có đốt lò sưởi trong đêm Giáng Sinh như trong phim truyện không? Con sẽ ngồi bên cạnh cây Giáng Sinh này suốt đêm để nhìn lửa cháy trong lò sưởi và đợi ông gìa Nô En đến từ ống khói xuống cho quà, bố nhé?
    Anh Bông biết Tabi thích thì nói thế, chứ đêm Giáng Sinh nào nó chẳng ngủ thẳng cẳng cho đến sáng.
  - Con phải ngủ trong đêm Giáng Sinh chứ, vì ông gìa Nô En chỉ đến cho qùa khi trẻ đang ngủ say mà thôi.
    Chị Bông đến bên Tabi, vuốt ve mái tóc dày óng ả của nó:
  - Con đang mơ ước một món qùa Giáng Sinh phải không? Nhưng ông gìa Nô En chỉ cho quà những đứa trẻ ngoan ngõan biết vâng lời cha mẹ, biết lễ phép với mọi người. Thí dụ con phải chào nhà Ann khi ra về, con phải thân thiện với Jack vì là bạn cùng lớp. Ông sẽ để món quà dưới gốc cây Giáng Sinh này.
  - Thế con có phải tử tế với hai con chó nhà Ann không hở mẹ?
  - À quên, cả với hai con chó nữa, vài ngày đầu nó còn lạ nên sủa con, mai mốt nó sẽ vẫy đuôi mừng rỡ mỗi khi con đến nhà đấy. Vậy con đừng ghét hai con chó nữa nhé.
    Tabi cắn móng tay suy nghĩ:
  - OK, con sẽ thương hai con chó, nói tóm lại là thương cả nhà Ann luôn.
    Từ hôm dựng xong cây Giáng Sinh, Tabi mong mỏi từng ngày lễ đến, để cái đêm kỳ diệu ấy nó sẽ nhận được món quà mơ ước từ ông gìa Nô En. Chị Bông biết Tabi đang mơ có một cái váy dài màu hồng như cô công chúa trong chuyện cổ tích hay mặc, những cái váy năm trước đã cũ hay đã ngắn nên con bé đang mơ cái váy mới. Giáng Sinh năm nào vợ chồng chị Bông cũng có những món quà bí mật mua về để dưới gốc cây thông khi Tabi đang say ngủ, để sáng mai thức dậy con bé sung sướng tưởng qùa tặng của ông gìa Nô En đêm qua mang đến theo ước mơ của nó.
    Tabi xôn xao hỏi mẹ:
  - Mẹ ơi, nếu con là công chúa con sẽ cưới hoàng tử phải không? Nhà hoàng tử ở đâu hở mẹ?
Ôi, kiếm đâu ra hoàng tử giữa đời thường cho Tabi? Hoàng tử ngoài đời khác với hoàng tử trong cổ tích, đẹp trai đấy, hào hoa phong nhã đấy, nhưng không phải ai cũng thánh thiện, chỉ yêu thương một mình công chúa đâu, mà ăn chơi bạt mạng, đổi tình như đổi áo. Hơn nữa hoàng tử ngoài đời đâu còn là bao, thời buổi này chỉ còn vài quốc gia theo chế độ ông hòang bà chúa mà thôi.
  - Mai mốt khi Tabi khôn lớn, sẽ có một hoàng tử đến với con. Ai cũng có một hoàng tử của lòng mình con ạ.
    Rồi chị nói thêm:
  - Nhưng con phải luôn luôn là một nàng công chúa hiền ngoan, đối xử tử tế với mọi người xung quanh nhé?
    Tabi nhìn mẹ bằng đôi mắt long lanh thay cho lời hứa hẹn.
Chiều thứ Hai, anh Bông đến nhà chị Ann đón Tabi. Hôm nay thì con bé chưa sẵn sàng để về nhà như mọi ngày. Nó đang cùng thằng Jack ngồi bên cây Giáng Sinh, chắc nhà chị Ann cũng vừa dựng xong hôm cuối tuần? hai đứa đang đọc chung một cuốn truyện. Khi chị Ann mở cửa cho anh Bông vào nhà hai con chó chạy ra vẫy đuôi mừng, chắc chúng đã quen mặt anh và Tabi rồi?
    Chị Ann vui vẻ nói:
  - Tabi khoe cây Giáng Sinh nhà nó và thằng Jack khoe cây Giáng Sinh này. Hình như cây Giáng Sinh đã làm cho hai đứa thân thiện với nhau hơn. Chúng ngồi đọc truyện và hai con chó ngồi bên cứ như là bốn đứa bạn thân ấy.
    Tabi đến bên bố:
  - Jack nói rằng hôm qua nó đã theo bố mẹ xuống downtown coi cây Giáng Sinh khổng lồ ngoài trời được đem đến từ thành phố Chicago, đẹp lắm bố ơi.
  - Đúng rồi, tuần sau bố sẽ chở con và Cu Tí đi coi cây Giáng Sinh khổng lồ ấy và dạo phố luôn. Thôi, con lấy cặp sách rồi ra về.
    Tabi hẹn với Jack:
  - Mai chúng mình đọc tiếp truyện này nữa nghe.
Tabi đeo cặp sách lên lưng. Như thường lệ chị Ann, thằng Jack và hai con chó theo nhau ra tới cửa, lần này chị Ann không phải nắm dây xích hai con chó nữa. Tabi dừng chân nhìn mọi người và mỉm cười tươi tắn:
  - Chào mọi người. Hẹn ngày mai nhé.
    Lần đầu tiên nhà Ann được Tabi chào trước một cách thân thiện và tử tế. Hai mẹ con cùng vui vẻ:
  - Chào Tabi. Hẹn ngày mai gặp lại.
    Ngồi lên xe cùng với bố con bé lý luận:
  - Dù con thích đi downtown để ngắm cây Giáng Sinh khổng lồ và phố xá trong mùa lễ Giáng Sinh, nhưng con vẫn thích cây Giáng Sinh nhà mình hơn, ở đó sẽ có món quà của ông gìa Nô En mang tặng cho con.
    Anh Bông hài lòng nhìn con bé:
  - Bố cũng thích cây Giáng Sinh nhà mình. Cây Giáng Sinh kỳ diệu đã làm Tabi của bố trở thành một cô bé ngoan ngoãn và dễ thương.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Dec/2016 lúc 9:29am

Giàn Mướp Hương

Image%20result%20for%20Giàn%20Mướp%20Hương

Ðợt gió thu cuối mùa đã thả vào khu vườn sau thêm chút tiêu điều của một mùa thu rất ngắn. Năm nào cũng vậy, một đêm đang ngủ chợt giựt mình thức giấc, nghe ào ào sau vườn tiếng lá rung, không biết gió ở đâu đổ về khu vườn lá đã chuyển màu, chùm phong linh sau nhà vang lên những hồi chuông leng keng như báo hiệu mùa thu sắp ra đi rồi đó. Mùa thu ở đây ngắn quá để lá chỉ mới chớm vàng chưa kịp rụng, đợt gió lạnh tràn về làm úa đi những chiếc hoa vàng trên giàn mướp hương, những quả mướp non chưa kịp lớn sẽ là món ăn ngon cuối mùa trên mâm cơm gia đình bà nội Tý anh và Tý em.

Giàn mướp đang độ vào hè, với những trái mướp dài lủng lẳng treo trên giàn nhiều đến nỗi ăn không kịp, phải đem biếu cho hàng xóm, gọi con cái ăn hộ giờ này chỉ còn có vài quả cuối mùa co quéo lại nằm trên mặt giàn, không thả được mình xuống khoe mã như dạo đang hè. Bây giờ muốn ăn phải tìm mỏi mắt vì còn dăm quả đèo đẹt, lấp mình trong khoảng giàn xanh xanh, chen lấn trong đó nhiều loại rau khác nhau: mùng tơi, lá mơ, mướp hương. . .

Những loại rau này rất buồn cười, sống hồn nhiên như những đứa bé con nhà nghèo, tự nhiên mọc lên rồi lớn, bám vào được chỗ nào thì cứ thế mà leo, còn nhiều khi bà nội Tý anh cẩn thận gieo hột trong những cái chậu đất tốt, tưới tắm, nâng niu, cây có đâm chồi nảy lộc nhưng chỉ được vài hôm là ủ giột, mặt mày cứ sa sầm xuống như bị cầm hãm tù tội. Cái khoảng khoát khỏe mạnh của cây cỏ là được sống tự nhiên với thiên nhiên, hễ mọc được là sống khỏe, rồi sau đó tự nhiên chen lấn với các loại khác mà sống còn.


Image%20result%20for%20mồng%20tơi%20tím

Nói đến cái cơ duyên của giàn mướp này bà nội Tý anh lại buồn cười. Thực tình thì bà có trồng đâu, cái giàn là của nhà mùng tơi tím đó chứ, sau có người hàng xóm quảng cáo về cái lá mơ trị kiết lỵ, đầy hơi, trĩ nội trĩ ngoại rồi tặng cho một cây, bà cũng dọn cho nó một chỗ mát mẻ ngay bên vệ rào, gần đám mùng tơi. Sở dĩ đa số dây leo được bò quanh vệ rào, vì chỗ này ít bị nắng gắt mùa hè chiếu cố đến, chỉ vào buổi bình minh mới lên là còn hưởng tý ánh nắng mặt trời, nhưng cứ càng xế trưa thì chỗ ấy mát dần lên, dây lá không ủ rủ héo rũ xuống vì nắng hè khắc nghiệt.


Image%20result%20for%20lá%20mơ%20lông

Khi đám mùng tơi phơi phới leo lên, chị lá mơ cũng ì ạch chạy theo kịp thì trên giàn những lá mơ mềm mềm hai mặt xanh và nâu tím, đầy những lông tơ cũng lẫn lộn với chị mùng tơi tím xinh xinh vẻ hiền hậu của cô gái quê không son phấn. Muốn có nồi canh mùng tơi, trước hết bà nội Tý anh đã hái những lá nằm phía dưới của hàng rào, sau chỗ nào cao hơn thì phải dùng cái thang nhỏ mới hái được. Nhà ít người thì một rổ nhỏ cũng có tô canh rồi, hai thằng Tý anh Tý em khi biết ăn cơm là cũng biết ăn canh mùng tơi, chả vì có tý rau trơn trơn dễ nuốt. Nhưng khi nào nhà có khách, ngoài những món thịt thà xào nấu công phu, bao giờ bà nội Tý anh cũng phải nấu thêm tô canh mùng tơi, ăn với món cà muối xổi thơm mùi tỏi ớt lúc nào cũng có sẵn trong tủ lạnh.


Image%20result%20for%20canh%20mồng%20tơi

Không biết sao chứ nồi canh mùng tơi ăn với cà lại được khách chiếu cố tận tình, chẳng phải dài hơi mời mọc. Hôm nào đi chợ thấy bán cua biển còn tươi, bà nội Tý anh đã chịu khó mua về làm sạch sẽ, rồi nhờ ông xay giùm để dành từng bọc trong tủ đá. Khi muốn ăn, bỏ ra ngoài chờ hết lạnh lọc lại là có món canh cua nấu rau gì cũng ngọt. Nó hợp lạ lùng với rau đay, nhưng có đem nấu với mùng tơi và mướp hương thì cũng chẳng chê vào đâu được.

Hồi xưa đến giờ người ta hay nói đến cái duyên của mùng tơi với quả mướp, hai thứ này đi với nhau như bóng với hình. Người nội trợ khi mua rau mùng tơi nấu canh, bao giờ cũng hay nghĩ đến qủa mướp, thấp thoáng trong nồi canh là những miếng mướp mong mỏng xanh xanh màu ngọc thạch, thì lại phải điểm lên những lá mùng tơi xanh tím làm nền cho tô canh quyến rũ hơn, mùi vị hòa hợp lạ lùng. Thế mà khi không cái duyên quả mướp với mùng tơi lại đến với mảnh vườn của bà nội Tý anh. Nhà hàng xóm mùa thu năm trước dọn dẹp giàn mướp tàn, lẫn lộn những hột mướp giống với cỏ khô, dồn hết vào hông nhà ở vệ rào, năm nay khi mùa Xuân sang tự nhiên mọc lên những dây mướp thật khỏe, rồi vì nhu cầu sống cứ thế vươn lên, tìm đất đứng và tự nhiên bò qua cái hàng rào nhà hàng xóm.


Image%20result%20for%20canh%20mồng%20tơi,

Cuộc xâm lăng này không biết đối với chị mùng tơi và chị rau mơ có dễ chịu không thì chủ nhà không biết, nhưng cứ nhìn những dây mướp to khỏe, thay đổi từng ngày, lá xanh rờn to bằng hai bàn tay chụm lại, "tự nhiên như người Hà Nội" che kín cái giàn còn trống trải, tạo bóng mát cho cái hàng ba nắng mùa hè chênh chếch soi vào thì tiện lợi biết mấy. Nhất là trên cái giàn ấy đã xuất hiện những bông hoa vàng, rủ rê con ong cái bướm ở khắp nơi bay về dập dìu trên giàn mướp hương, đem đến những mảnh tình con con cho hoa lá cũng tưng bừng mở hội.


Ðó là cái tình của cây cỏ, còn cái lợi trước mắt thì nhà có thêm mướp để nấu canh mùng tơi, món canh quê mùa quốc hồn quốc túy mà chan vào bát cơm, rồi cắn thêm quả cà ròn tan trong miệng, chẳng thích lắm sao! Chủ nhân thuộc loại nhàng nhàng đủ ăn, chả có danh gì với núi sông ngoài cái giàn mướp và mùng tơi che kín cái hiên sau nhà, nên gọi cái giang sơn của mình là vườn rau quê hương, để gợi nhớ cái vườn rau quê nhà, và cũng vợi đi chút buồn xa xứ, hễ khách đến nhà thế nào cũng nấu cho được tô canh mướp , mùng tơi để đãi khách.

Bây giờ trời đã cuối thu, chỉ còn thưa thớt vài quả mướp đèo trốn tít ở trên cao, rình mãi bà nội Tý anh mới gom được ba quả mướp đèo để nấu tô canh cuối mùa. Ngó quanh cái giậu mùng tơi lá đã úa vàng, bé tẻo teo bám trên sợi dây màu tím lịm, vặt trụi đi thấy cũng tội nghiệp, chỉ con những chùm hột màu tím khô đong đưa dưới mặt giàn. Rau ăn đúng mùa, trái ăn đúng kỳ mới ngon, thôi thì làm một nồi canh mướp với nhúm tôm tươi bóc vỏ, thêm vào tý thịt nạc, vài tai nấm, một nắm bún tàu rồi nêm vào một chút hành ngò chẳng ngon lắm sao!

Nhà hôm ấy có khách. Khách từ phương Bắc mới đầu đông mà đã giá rét, trốn lạnh đi về phương Nam chơi ít lâu nên khi nhìn thấy cái vườn phương Nam, tuy đã xơ xác tiêu điều nhưng vẫn thấy lòng ấm lại. Chẳng vì mùa đông phương Bắc đến sớm từ cuối tháng chín, chưa gì vườn tược hoa cỏ đã úa màu rơi rụng hết, nay về phương Nam người xa quê như bắt gặp được một khoảnh quê hương xa tít tắp bên kia bờ đại dương. Nhất là bụi mía ven bờ rào bên khung cửa sổ thì ôi chao sao nó nhớ chi là nhớ, một cơn gió thổi qua để tất cả những thứ lá cây trong vườn rung lên xào xạc, bụi mía xào xạc, những lá mướp già vừa chớm khô cũng xào xạc, trời lại hanh hanh nắng mà vẫn hơi se lạnh, tý nữa trên mâm cơm lại có thêm tô canh mướp cuối mùa, còn giữ nguyên cái tình quê trong đó.



Image%20result%20for%20thịt%20kho%20trứng,%20đĩa%20cá%20chiên%20giòn%20tô%20canh%20mướp

Không cần mời chào nài ép nhiều nhặn gì, đến bữa cơm ngoài món thịt kho trứng, đĩa cá chiên ròn chan nước mắm chua ngọt, tô canh mướp cuối mùa múc lên chỉ loáng mà đã hết. Khách vừa ăn vừa khen rối rít:

" Chả nói dấu gì, cao lương mỹ vị chúng tôi không thiếu, có tiền mua tiên cũng được, nhưng không tìm ra được hương vị thanh thanh ngọt ngào như cái tô canh mướp nhà bác. Ngày xưa hồi còn ở quê nhà...."

Thế là bao nhiêu kỷ niệm ở đâu tuôn ra như nước vỡ bờ:

" Bà cụ tôi hồi sinh tiền chỉ thích mỗi món canh mướp nấu lòng gà, ngày giỗ kỵ cũng phải để bộ đồ lòng cho cụ nấu canh mướp. Còn ngày thường thì chỉ nhúm tôm khô cũng xong, nhưng quả thật những thứ này đi với nhau lại hòa hợp một cách lạ lùng. Cái màu xanh xanh biêng biếc của lá mùng tơi, rồi điểm vào đó những lát mướp mong mỏng như ngọc thạch, úi chao, cả một nghệ thuật ẩm thực của tiền nhân trong ấy..."


Image%20result%20for%20thịt%20kho%20trứng,%20đĩa%20cá%20chiên%20giòn%20tô%20canh%20mướp

Khách đúng là sính thơ văn nên khi tả món ăn cũng phải cầu kỳ hoa mỹ, chứ cứ như bà nội Tý anh, cả đời dân giả chỉ biết nồi niêu xoong chảo, cách nấu nướng cũng chỉ đơn giản miễn sao có chút thức ăn đưa cơm cho no bụng:

" Chắc các bác chưa từng được ăn đọt mướp xào tỏi bao giờ nhỉ?"


Image%20result%20for%20đọt%20mướp%20xào%20tỏi

Khách ngưng húp canh, ngẩn ngơ nghĩ chưa ra là trên đời lại còn món đọt mướp xào tỏi:

" Vâng, món ấy thì chưa được ăn qua, nhưng đào đâu ra cho đủ để xào?"

Bà nội Tý anh hãnh diện khoe:
" Từ ngày sang đây đến nay, tôi cũng chửa thấy chợ nào có bán đọt mướp. Bí rợ, đậu hòa lan thì thiếu gì, nhưng tìm được đọt mướp để xào thì hiếm còn hơn cao lương mỹ vị. Gặp năm giàn xum xuê quá mà quả ăn mãi cũng chán, nhà chỉ hay hái đọt mướp để xào thôi. Ðúng là quý thật, vì mỗi lần hái chỉ được một rổ nhỏ, lấy cả lá non tước đi cái vỏ ngoài cũng chỉ được đúng một đĩa, hôm ấy nhà tôi gọi là có đại tiệc đấy, mỗi người được đúng hai gắp..."



Image%20result%20for%20thịt%20kho%20trứng,%20đĩa%20cá%20chiên%20giòn%20tô%20canh%20mướp

Khách xuýt xoa:
" Tiếc nhỉ, giá đến chơi sớm vào độ hè chắc tôi đã được ăn món ấy. Ðâu chủ nhà diễn tả xem cái đọt mướp xào tỏi nó thi vị ở chỗ nào, có bằng món đọt đậu Hòa Lan trong nhà hàng Tàu không?"

Xem ra khách có vẻ chưa tin vào cái món đọt mướp "cây nhà lá vườn" này lắm, bà nội Tý anh phải vận dụng hết khả năng văn chương để cho khách phương xa thèm thuồng món ăn dân giả này, bởi chưa chắc có tiền đã mua được:
" Ấy, bác vào bất cứ nhà hàng nào ở đây không bao giờ tìm được trong " menu " món này đâu đấy! Còn so sánh với đọt đậu xào thịt bò thì hai cái khác nhau một trời một vực, hương vị mỗi thứ mỗi khác, tuy đã xào nhưng mùi hương của cái nhụy hoa vàng kia nó vẫn phảng phất trong cái miếng rau mình nhai trong miệng, bùi bùi, hơi nhân nhẩn mà không đắng, thơm thơm mà lại thanh thanh, cứ chầm chậm nhai thì mới thấy cái ngon nó thấm vào lục phủ ngũ tạng. Rau bí rợ thì dễ kiếm, nhung khi luộc hay xào, ăn nó nhàn nhạt không bao giờ có được cái vị thơm của lá mướp."

Khách cười xòa lên:
" Ui chao! Nghe tả sơ sơ thôi mà đã thấy thèm ứa nước miếng ra rồi. Xem ra chả có cái gì bỏ phí, vì lá mướp nghe nói cũng là dược thảo chữa cái bệnh gì đó..."

Chủ khách cùng cười, giá cây mướp đang bò trên giàn kia nghe được chắc cũng phổng mũi ra vì sung sướng:
" Nghiên cứu về dược thảo của rau cỏ thì nhiều, nhưng chính lá mướp cũng là một thứ thuốc chữa bịnh ngoài da hay lắm. Nó còn chữa được cả bệnh Giời ăn, mọc thành giề mà hễ nước vỡ ra đến đâu thì lan ra tới đó, cái lạ rằng chỉ nổi một nửa thôi, hễ ở lưng thì mọc một bên không bao giờ qua phía bên kia, nhưng để giáp vòng thì hết thuốc chữa. Vậy mà ngày xưa ở nhà quê người ta cứ lấy lá mướp giã nát ra đắp lên cũng khỏi. Thế tôi đố chị chỉ có người Việt mình mới biết ăn đọt mướp, hay là các dân xứ khác họ cũng biết ăn như mình?"

Khách lắc đầu:
" Ngay tôi là người Việt thế nhưng hồi ở bên nhà, cũng chưa bao giờ biết là đọt mướp ăn được."

Bà nội Tý anh tiếp lời khách:
" Chính tôi thì cũng không nghĩ rằng đọt mướp ăn được, vì khi các cụ mình trồng cho mướp ra hoa nhiều mới có quả, bất cứ giống gì hái đọt ăn lá đều không kết quả được bao nhiêu. Thế nhưng cái hôm bà hàng xóm người Phi Châu sang chơi, thấy cây mướp có nhiều đọt non, bà ấy mới bảo rằng lá mướp non ăn ngon lắm. Tôi không tin như thế, nhưng nghe vậy cũng ăn thử một bữa xem sao, mới biết người ta nói đúng."

Chỉ tiếc rằng giàn mướp vào cuối thu đã tàn, nên không thể hái được nắm đọt mơn mởn để đãi khách như độ đang hè, nhưng câu chuyện kể về quả mướp hương nó lại lan man sang vấn đề khác:

" Mình thì cứ tưởng chỉ có mỗi mình mình mặn nồng nỗi nhớ quê cha đất tổ, hóa ra dân tộc khác cũng vậy. Món ngon không phải ở chỗ đắt tiền, nhưng chính là nó hợp với cái nỗi nhớ trong lòng mình mà bỗng hóa nên ngon, nên hiếm. Ôi cái thuở còn thơ, hễ buồn buồn thì vác con dao ra vườn đốn một cây mía xuân diệu, rồi cứ thế ngồi dưới gốc mía mà gặm, sao nó ngọt nó ngon đến thế. Bây giờ nói xin lỗi bác, khéo không lại đi tuốt hết cái hàm răng..."

Hai người cứ thế rũ ra cười với nhau, hai thằng Tý anh Tý em cùng cười góp vào mà chẳng hiểu gì. Bà nội Tý anh bảo:
" Mùa này cá nục ngon và béo lắm, mai tôi đãi chị món lá mướp cuốn cá nục, nuớng lửa than rồi cuộn với bánh tráng, rau sống tuyệt trần đời. Trải ba lớp lá mướp, để cá lên rồi cuộn chặt vào mà nướng, thịt cá không tanh mà lại còn thơm cái mùi khói đồng nhờ lá mướp bao xung quanh. Muốn tìm ra cái hương quê cũng chẳng khó gì chị ạ."


Image%20result%20for%20ấm%20trà%20cúc

Cơm nước xong, ấm trà cúc pha vừa phải đủ làm thơm miệng và mát bụng. Hình như chợt nhớ ra, bà nội Tý anh lại nói với khách:
" Xem thế nhưng không phải lúc nào cũng ăn được mướp. Người yếu tỳ yếu vị, bị cảm lạnh thì không nên ăn, mướp thuộc loại hàn ăn vào cũng khó tiêu. Nhưng hề gì, nhà tôi có một giàn lá mơ đấy, bứt vài lá dằn bụng thì ăn gì cũng chả lo!"

Nguyên Nhung

 



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Dec/2016 lúc 9:58am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2016 lúc 1:44pm

Bài Toán Cuối Năm

Image%20result%20for%20bài%20toán


Thằng Cu Tí ra check hộp thư và chạy vào nhà mừng ríu rít:
- Có thư Việt Nam bố ơi!
Anh Bông giật mình, nghi ngờ:
- Con có nhìn lộn không hả?
Thằng Cu Tí hớn hở khoe tài:
- Cái thư màu xanh xanh, có ghi chữ Việt Nam. Con 13 tuổi rồi, con biết đây là chữ Việt Nam mà. Chắc thư của bà ngoại hả bố?
Thôi chết rồi, con anh nói đúng. Anh gắt:
- Có thế mà con cũng mừng reo lên như trúng số. Đưa thư đây.
Anh uể oải mở lá thư ra đọc, vì kinh nghiệm bấy lâu cho anh biết rằng đọc lá thư từ Việt Nam gởi sang sẽ nặng đầu và nặng lòng lắm, hơn cả người ta vác bao gạo một tạ trên lưng.
Thằng cu Tí vẫn đứng bên cạnh ngong ngóng chờ hóng chuyện, vì nó cũng kinh nghiệm, mỗi lần có thư Việt Nam là có một biến cố gì đó đã xảy ra cho người thân của mẹ nó.
Thấy bố đọc xong không nói gì, nó sốt ruột hỏi:
- Có phải bà ngoại lại bệnh hay bác Ba phải vào bệnh viện mổ ruột dư nữa không bố?
- Không phải đâu con ơi… Anh đáp như rên rỉ.
- Vậy sao mặt bố vẫn buồn thế? Đáng lẽ bố phải mừng vì bà ngoại và bác Ba không bệnh nữa chứ.
- Nhưng… dì Út của con mới bị giựt hụi, phải cầm cố nhà cửa để trả nợ kia kìa...
- Nghĩa là hết tiền, là nhà nghèo hở bố?
- Đúng thế. Tóm lại dì Út đang cần nhà mình giúp đỡ.
Cu Tí ngạc nhiên:
- Sao bên ngoại xui quá vậy bố? Thư nào gởi sang cũng có tin buồn, hết bà ngoại mắc bệnh, tới chú, bác, cô dì…
Anh Bông được dịp tuôn trào:
- Chưa hết đâu con, bên phía họ hàng gần xa cũng “xui” luôn. Bà con của mẹ con ở dưới quê thỉnh thoảng viết thư sang hỏi thăm sức khỏe nhà mình rất nhiệt tình, nhưng phần tái bút mới là quan trọng, không bao giờ họ quên báo cáo tình hình mùa màng, ruộng lúa thì mất mùa, vườn rau trái bị sâu rầy. Dưới ao thì cá không lớn nổi vì thiếu tiền mua thực phẩm, trên bờ gà vịt bị toi, bị dịch…
Thằng cu Tí lại kêu lên sửng sốt:
- Sao toàn bộ gia đình, họ hàng bên Việt Nam của mẹ đều xui hết vậy ? Sao họ bất hạnh quá vậy? Nhưng nhà mình đâu phải hội từ thiện mà họ xin tiền hoài vậy?
Anh Bông lại bực mình gắt:
- Sao con hỏi nhiều qúa vậy?
Thấy thằng bé tiu nghỉu, anh chuyển đề tài:
- Trong thư bà ngoại cũng kêu nhà mình về Việt Nam ăn Tết như năm ngoái đấy.
Cu Tí sáng mắt lên như vừa khám phá ra một kho tàng:
- Lạ lắm bố ạ, năm ngoái về Việt Nam, con thấy bà ngoại và bác Ba vẫn béo mập, khỏe mạnh, không có ốm đau, nghèo khổ như trong thư họ viết. Nhà nào cũng ăn Tết tưng bừng nhiều món, họ cười nói sung sướng lắm mà bố?
Anh đáp cho xong chuyện:
- Thì coi như họ mới khỏi bệnh, nên họ ăn Tết và ăn mừng luôn.
Chị Bông vừa đi đâu về, anh đưa lá thư Việt Nam cho vợ. Đọc xong chị chép miệng:
- Tội nghiệp dì Út qúa, chắc mẹ kêu mình về Việt Nam trước là ăn Tết, sau là an ủi, giúp đỡ dì Út cho đỡ tủi? Anh tính sao?
- Em trả lời mẹ đi “Xuân này con không về”.
- Sao nghe quen quen, giống như tên một bản nhạc nào đó vậy anh?
- Là bản nhạc Duy Khánh thường hát mỗi khi Xuân về, có câu: “Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm?”. Thà rằng để mẹ buồn, chứ tiền đâu mà về? năm ngoái về rồi, năm nay về nữa thì qua Mỹ bán nhà luôn, trắng tay có ngày.
Chị Bông than thở:
- Kinh tế khó khăn, làm ảnh hưởng đến mình, vật giá leo thang, đi chợ cứ như bị ai móc túi anh ạ. Tiền xăng, tiền điện nước cũng lên giá.
- Cả gia đình về Việt Nam hao tốn tiền máy bay, xe cộ đã nhiều, mà tiền biếu tặng, tiêu xài bên Việt Nam càng nhiều hơn. Đi một chuyến như một người vừa trải qua cơn bệnh thập tử nhất sinh, đâu dễ phục hồi ngay được. Em hiểu chưa?
- Em hiểu rồi, nhưng mẹ em… chưa hiểu. Cũng sắp tới ngày mình gởi qùa Tết cho thân nhân ở Việt Nam rồi, em sẽ giải thích cho mẹ hiểu “Xuân này con không về” đúng như ý anh. À, mà anh ơi, mình có nên tái bút hẹn Xuân sau con sẽ về không? Cho mẹ mừng.
- Ấy chết, em chớ dại dột hứa ra một điều mà chính mình cũng còn nghi ngờ. Chắc gì năm sau mình sẽ có tiền về Việt Nam ăn Tết hở em?
Chị thở dài:
- Ước gì mình giàu có như nhà Bill Gates, nhà Hilton, thì tha hồ đi chơi và tiêu xài anh nhỉ?
- Nhưng con nhỏ Paris Hilton sắp sửa “nghèo” rồi đấy, ông nội cô ta đã tuyên bố sẽ để 97% gia tài cho hội từ thiện mang tên ông cố nội nó, em vừa lòng chưa? Vì mỗi khi nhà mình đi chơi xa, em nhất định không chịu vô khách sạn Hilton dù tiện đường tiện lối, em ghét con nhỏ thừa kế ăn chơi đỏng đảnh Paris Hilton, không muốn góp phần làm giàu thêm cho gia tài nhà nó.
Chị thán phục:
- Nhiều người Mỹ rộng lượng không ngờ, họ miệt mài làm giàu và cống hiến tài sản cho xã hội, cho người nghèo. Em mà giàu như thế thì chia hết cho con cái, cha mẹ, anh em và dòng họ nội ngoại gần xa không xót một ai, chứ ngu gì cho người dưng.

***************

Trong số những bản nhạc thời xưa anh Bông chỉ thích hai bản: “ Sầu Đông” và “Xuân này con không về” vì thích hợp với tâm trạng của anh.
Chỉ nghe câu mở đầu của bản nhạc “Sầu Đông” là: “ Chiều nay gió Đông về…” anh đã… ớn lạnh tới xương sống.
“Gió Đông về…” có nghĩa là những ngày lễ Tết cuối năm cũng đang ùn ùn kéo về, bao nhiêu là món nợ phải trả, bao nhiêu là quà cáp phải biếu tặng gởi đi.
Cảnh shopping đã là cơn ác mộng, hai vợ chồng anh đã phải chen chân trong mall đông người, vào các hàng đồ chơi, quần áo, giày dép ngắm nghía, lựa chọn, cân nhắc giá cả. Rồi túi lớn túi nhỏ, hộp to hộp bé, tay xách nách mang ra tới bãi đậu xe là tối sầm cả mày mặt, phải ngồi nghỉ vài phút anh mới tỉnh người để lái xe về nhà an toàn.
“Gió Đông về…” có nghĩa là tiền thuế nhà, bảo hiểm nhà, và bảo hiểm xe cộ cũng về theo. Xong phần “giao lưu” với xã hội bên ngoài, tới phần họ hàng, con cháu trong nhà, viết thiệp và gởi quà Giáng Sinh rụng rời cả tay và xót cả ruột gan.
Ông bưu điện năm nào cũng lỗ vài tỉ, lên giá tem hoài mà chẳng cứu vãn được tình thế, bởi quanh năm ế ẩm vì cell phone và email là những phương tiện liên lạc nhanh nhất, thuận tiện nhất, nhân dịp cuối năm mới được tận dụng nghề nghiệp, bận rộn nối nhịp cầu cho thiên hạ.
Phe gia đình anh Bông đều ở Mỹ, mỗi người ở một phương trời nên quà gởi qua gởi lại như trò chơi rượt đuổi nhau, nhộn nhịp đến chóng cả mặt.
Ngay cả khi anh Bông nhận được gói quà mà chính anh đã đóng gói và gởi cho đứa cháu nào đó, vòng vo tam quốc thế nào nó lại lù lù quay về nhà anh, dĩ nhiên với tên của một người gởi khác, mà anh cũng không hề hay biết, nếu không có thằng cu Tí đã phát hiện ra và mừng rỡ kêu lên.
Bao nhiêu đứa cháu là bấy nhiêu gói quà, và con anh cũng nhận lại bấy nhiêu lần. Chỉ tổ làm giàu cho các hãng sản xuất và những chủ tiệm.
Còn phải kể đến phần quà biếu cho bạn bè thân, những người ân nghĩa. Tiền trong bank thì có hạn mà tình nghĩa thì không kể xiết và không thể lãng quên ai.
Sau “cú trời giáng” lễ Giáng Sinh và Tết Tây, anh Bông chưa kịp hoàn hồn thì tới Tết ta Việt Nam . Lần này là phe bên vợ, nhẹ nhàng êm ái mà thiệt hại sâu xa.
Những lá thư lẻ tẻ trong năm vẫn đều đều từ Việt Nam gởi sang, hết mẹ vợ, anh chị em vợ, tới họ hàng gần xa bên vợ. Họ truyền nhau địa chỉ nhà anh như truyền một bửu bối, một kho tàng, chỉ cần gõ cửa như trong chuyện cổ tích thần thoại với câu thần chú: “Vừng ơi mở cửa” là cánh cửa sẽ mở ra, không ít thì nhiều họ cũng có quà.
Mấy người bạn của anh Bông cũng tương tự như anh, họ than thở:
- Nhà mình cứ như là trung tâm tiếp nhận những đau thương mất mát bên Việt Nam, chưa khi nào mình nhận thư mà họ hí hởn khoe nhà tôi đang ăn nên làm ra, giàu tiền lắm bạc, ...tôi chỉ viết thư này thăm hỏi sức khỏe anh chị, miễn gởi quà, gởi tiền cho tôi nhé. Được vậy tôi sẽ ăn mừng.
- Ai bảo mấy ông bà Việt kiều về Việt Nam nổ tung trời như car bomb nổ ở Iraq, họ xài tiền thả giàn, khoe tài sản và công ăn việc làm ở Mỹ, những điều mà không ai kiểm chứng nổi.
- Lại có Việt Kiều xưa ở Việt Nam chẳng mấy tử tế với ai, bây giờ trở về bỗng nhiên thay đổi tính nết, nói toàn chuyện phước thiện, thương người, thì ai chả náo nức xúm vào Việt Kiều để xin chút tình nhân ái đó, họ đâu biết rằng nhiều Việt kiều cũng đang hưởng lòng nhân ái của nước chủ nhà, trợ cấp nhà cửa, thuốc men, tiền bạc…
Chỉ còn một tháng nữa là Tết Việt Nam, vợ chồng anh Bông cùng ngồi tổng kết danh sách thân nhân từ gần tới xa để gởi quà. Chủ yếu chị Bông gởi quà cho mẹ và các anh chị em ruột, bà con họ hàng thì mỗi hộ một món tiền nhỏ gọi là chung vui ba ngày tết, đôi khi có vài gia đình họ hàng xa lơ xa lắc, qúa tầm tay với, nhưng nghe hoàn cảnh quá nghèo khổ, chị cho họ ít tiền cứu... đói. Thế là từ đó, mỗi năm khi “Chiều nay gió Đông về…” anh chị lại nhận được thư họ gởi sang thăm hỏi, như để nhắc nhở anh chị rằng: “Tôi vẫn còn hiện diện trên cõi đời này, Tết đến xin đừng quên tôi nghe”.
Chẳng lẽ họ nghèo đến thế, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, đã “hi sinh” tốn mấy chục ngàn đồng tem thư để thăm hỏi mình, mà anh chị không có gì cho họ coi sao được?
Và cứ thế, món nợ ân tình vẫn tiếp tục, không biết bao giờ mới dứt điểm?
Anh chị Bông làm đủ kiểu toán, hết cộng trừ, tới nhân chia, thêm đầu này, bớt đầu kia, sao cho tương xứng với hoàn cảnh từng người và hợp lý với túi tiền của anh chị. Dì Út mới bị giựt hụi nên đứng đầu danh sách ưu tiên. Nhìn một dãy dài danh sách tên họ thân nhân bên nhà vợ, anh Bông muốn nổ con ngươi, nhưng anh đâu dám cằn nhằn, vì danh sách phe nhà anh ở Mỹ trong dịp Giáng Sinh và New Year vừa qua cũng đâu có ít ỏi gì.
Cơn “Sầu Đông” đã qua, những ngày tết Việt Nam đang đến, vợ chồng anh quay cuồng vì lễ Tết, rồi khi trở lại với nhịp sống bình thường hàng ngày hai vợ chồng lại ky cóp tiền vô bank để cuốn sổ đời lại mở ra tính toán mỗi dịp cuối năm và Tết đến.

Nguyễn Thị Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Dec/2016 lúc 1:48pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Dec/2016 lúc 2:48pm

HOA CẨM CHƯỚNG





Vợ chồng chị Bông đến nhà chị Phú chơi nhân dịp họ dọn vào nhà mới, họ bán căn nhà cũ to rộng hơn 3,000 sqf. để mua căn nhà mới 1,800 Sqf. với 3 phòng ngủ gọn gàng vừa đủ cho hai vợ chồng vì các con đã trưởng thành và ở nơi khác. Chị Phú hớn hở khi mở cửa cho bạn:

– Mời mãi mà hôm nay anh chị mới đến, ở cùng thành phố chứ cách trở núi non gì….

Trong khi anh Phú tiếp chuyện anh Bông thì chị Phú đưa chị Bông đi xem nhà, nhà Texas rẻ nên nhiều người Việt có điều kiện đều trả tiền mặt và mua nhà mới dễ dàng. Anh chị Phú cũng thế, căn nhà của builder D-R- Horton xây kiểu cọ khá sang và đẹp giá chỉ khoảng 100 đồng mỗi Sqf..

– Đây là phòng ngủ… của ông Phú.

Thì ra vợ chồng nhà này ngủ riêng. Chị Bông nghĩ thầm trong khi chị Phú tiếp nửa đùa nửa thật:

– Bàn computer là thế giới riêng của ông ấy, nếu tôi mà bước vào đây khi ông ấy đang ngồi computer thì tôi…là nhân vật thứ ba thừa đấy chị. Trong ánh mắt khó chịu của ông Phú như nói rằng: “Bà chẳng nghĩa lý gì trong lúc này”.

Sang phòng bên chị Phú hớn hở tiếp:

– Và đây là phòng ngủ của tôi, tôi muốn xem ti vi đến bất cứ giờ nào, tôi muốn treo hình ảnh, bày biện gì thì tha hồ, không làm… chướng tai gai mắt ông ấy. Bởi thế vợ chồng già ngủ riêng giường, riêng phòng là sung sướng nhất.

Hai gia đình quá thân nhau nên chị Bông không ngại ngần nói:

– Thế mà hai ông bà ra ngoài vẫn sánh đôi chung bóng tưởng như nữa bước không rời nhau cơ đấy.

– Thì ai chẳng cần bề ngoài, đi chợ, đi nhà thờ hay đi bất cứ đâu đều chung đôi đã đành mà… đến chết vẫn chung đôi luôn.

Chị Bông hết hồn và ngạc nhiên:

– Sao? Hai ông bà định… chết chung một ngày à?

Chị Phú bật cười:

– Có vợ chồng già nào còn lụy tình nhau đến cuối đời thế chứ? Nghĩa trang “Mây trời xanh” trong thành phố này đang quảng cáo bán những phần đất giá rẻ, thế là hai vợ chồng mình bèn đến xem và mua ngay 2 mộ phần song song nằm cạnh nhau, đã xây bia mộ hình ảnh sẵn sàng rồi, ai chết trước thì vào nằm trước và ghi thêm ngày từ trần vào bia mộ đợi người đến sau. Thế là sớm muộn gì vợ chồng cũng chung đôi trong giấc ngủ cuối cùng. Trông vừa đẹp tình đẹp ý với cuộc đời vừa thuận tiện cho con cháu đến thăm viếng đặt hoa thắp nhang.

Chị Bông tấm tắc khen:

– Anh chị tính toán chu đáo và tuyệt vời quá.

Chị Phú thản nhiên:

– Vợ chồng chị và vợ chồng tôi là chỗ quen biết nhau thân nên chẳng có gì phải che giấu, vợ chồng tôi xung khắc cãi nhau như cơm bữa, nhưng ở đời người ta vẫn phải sống như một vở kịch, được cái là cả ông Phú và tôi đều giống nhau ở chỗ cần bề ngoài, thích bề ngoài, nhìn vào ai chẳng thấy chúng tôi là cặp vợ chồng già lý tưởng…

– Nhưng anh chị cũng có cùng sở thích, phòng ngủ riêng của mỗi người đều có một smart ti vi hiệu Samsung 28 inches.

Chị Phú kêu lên:

– Là bất đồng lớn đấy chứ sở thích gì, hai vợ chồng xem chung ti vi ngoài phòng khách thế nào cũng cãi nhau dù bất cứ đề tài gì, nên quyết định mua mỗi người một cái trong phòng ngủ ai về phòng nấy mà xem, còn ti vi ngoài phòng khách nếu xem chung thì cấm ai được phát biểu ý kiến là yên chuyện. Giao kèo hẳn hòi…

– Vậy là nhà có 2 vợ chồng mà 3 cái ti vi. Hãng Samsung trúng mối nhờ những cặp vợ chồng bất đồng đấy chị!

Chị Phú kể:

– Tôi quen vợ chồng người bạn, cũng bề ngoài chung đôi như vợ chồng tôi. Chị ấy đã qua đời và an táng trong nghĩa trang “Mây trời xanh”. Hai năm sau người chồng ốm đau thập tử nhất sinh, khi chưa vào hôn mê ông ấy cố gắng lấy sức tỉnh táo ngắn ngủi cuối cùng để dặn dò các con rằng: “Các con muốn hoả táng hay chôn cất bố kiểu nào cũng được nhưng tuyệt đối đừng cho bố nằm cạnh mẹ con. Bao nhiêu năm chung đôi với bà ấy rồi, lúc lìa đời hãy… trả tự do cho bố…”

Chị Bông cười:

– Chắc các con phải an táng ông bố trong một nghĩa trang khác, chứ cùng nghĩa trang “Mây trời xanh” bà vợ lại lò mò ra thăm ông ấy và trách mắng sao chúng mình không chung đôi? Rồi hai hồn ma lại… cãi nhau làm phiền những hồn ma khác.

– Lúc nào riêng tư được thì cứ riêng tư chị Bông ạ. Tôi với ông Phú lúc trước đi bộ thể dục quanh khu phố nhà mình, nói chuyện một lúc thể nào cãi nhau, thế là tôi bèn nghĩ cách đi thể dục một mình với lý do chính đáng không ai hiểu được là tôi né ông chồng. Tôi bắt chước mấy bà bạn già chuyên đi bộ trong mall, cái mall gần nhà tôi lái xe 10 phút là đến, chân đi giày bẹt như khi ta đi ra phi trường vậy đó, tha hồ thoải mái đi dạo trong mall, lên tầng xuống tầng bằng thang bộ, mùa hè mát mẻ, mùa Đông ấm áp, vừa đi vừa ngắm đủ loại quần áo và hàng hóa quên cả giờ về. Khỏe người, có khi lại mua được món hàng giá rẻ.

À, tôi còn tha hồ mặc thử các loại quần áo và ngắm nghía mình trong gương cho…qua cơn ghiền shopping chứ tiền đâu mà mua hết những gì mình thích.

Chị Bông thán phục và hí hửng:

– Thì ra thế, người ta cứ tưởng chị vào mall mua sắm, cái điều mà chẳng ông nào thích “chung đôi” với vợ nơi chốn này. Hèn gì đi mall ngày thường tôi thấy nhiều…bà già ghê, cứ tưởng họ về hưu buồn chán nên đi shopping cho vui. Hẹn chị Phú một ngày nào đó chúng mình sẽ gặp nhau trong mall và đi bộ vài giờ liền chị nhé.

Chị Phú cao hứng kể thêm:

– Vợ chồng tôi khác nhau cả những điều nhỏ nhặt, ở thành phố này có 3 hàng B.B.Q. bán vịt quay gần nhà, nhưng sở thích chúng tôi cũng… không đụng hàng, ông Phú thích ăn vịt của tiệm A. còn tôi thì thích vịt tiệm B, ai cũng cho là vịt quay của tiệm mình chọn là ngon, là nhất. Mỗi lần nhà cần ăn món vịt quay là hai vợ chồng lại tranh cãi, sau cùng tôi phải…tôi phải…

Chị Bông tranh lời và đoán già, đoán non:

– Chị phải mua vịt quay tiệm thứ ba là huề cả đôi bên chứ gì? Hay là chị chiều chồng, nhịn chồng đi mua vịt quay tiệm A.cho anh vừa lòng?

Chị Phú nở nụ cười mỉm, nụ cười bí ẩn như nàng Mona Lisa trong tranh:

– Không, tôi vẫn mua vịt quay tại cửa hàng B. tôi yêu thích đấy chứ.

Trong khi chị Bông đang ngơ ngác ngạc nhiên thì chị Phú bèn giải thích:

– Nhưng tôi tỉnh bơ nói với ông Phú là tôi mua vịt của tiệm A., ông ấy ăn và khen ngon nức nở đúng gu của ông ấy. Nói dối mà vui vẻ cửa nhà chắc trời Phật cũng thông cảm phải không chị Bông?

Chị Phú kết luận:

– Chị Bông ơi, sở dĩ vợ chồng về già “xung khắc” vì ai cũng trở nên chướng. Coi như “hoa Cẩm Chướng” nở trong nhà quanh năm. Ngày xưa tôi yêu hoa Cẩm Chướng lắm, bây giờ thì không, cứ nghe đến tên hoa Cẩm Chướng là… hình ảnh ông Phú lù lù hiện ra.

– Ôi, hoa Cẩm Chướng đẹp thế mà lại là hình ảnh của các vợ chồng già trái tính trái nết, tội nghiệp cho hoa quá…

Hai bà xem nhà và nói chuyện xong cùng ra ngoài phòng khách nói chuyện chung với hai ông. Chiếc Smart Tivi Samsung 50 mấy inches được mở lên đang có cảnh đẹp ở một đất nước nào đó, anh Bông rồi đến chị Bông vừa nói chuyện vừa khen cảnh trong phim trong khi hai vợ chồng anh Phú chỉ nói chuyện, tuyệt nhiên không ý kiến gì với cảnh trong ti vi.

Chị Bông hiểu là bản hợp đồng của vợ chồng chị Phú đã được tôn trọng.

Khi anh chị Bông đứng dậy cáo từ hai vợ chồng anh Phú, hai… đóa hoa Cẩm Chướng của đời nhau cùng tươi tắn, cùng sánh đôi ra tận cửa tiễn bạn và ríu rít như chim hót:

– Hôm nay anh chị đến chúng tôi bất ngờ mà vui quá.

– Hôm nào anh chị rảnh đến ăn với chúng tôi một bữa cơm tối nhé. Chúng tôi cùng mong đợi đấy.

Anh Bông có vẻ ngạc nhiên trước sự hòa hợp của vợ chồng chị Phú. Còn chị Bông thì bỗng… nghi ngờ tất cả những cặp vợ chồng già từng khoe là trên thuận dưới hòa và hạnh phúc bên nhau suốt cuộc hành trình dài cuộc hôn nhân của họ…
Buổi chiều ở nhà, chị Bông mở ti vi lại thấy quảng cáo của nghĩa trang “Mây trời xanh”, quang cảnh thanh tịnh mát mẻ đúng là nơi yên nghỉ ngàn thu, chị Bông hối hả gọi chồng:

– Anh Bông ơi, anh có thích cái này không?

Anh Bông từ trong phòng trong vọng ra:

– Bà thích gì thì cứ việc xem đừng réo tên tôi. Bà biết rồi mà những gì bà thích là tôi không thích.

– Nhanh lên, cái này phải có anh cùng quyết định.

Anh Bông tò mò đi nhanh ra ngoài còn kịp thấy cảnh những ngôi mộ trong nghĩa trang và lời quảng cáo vừa lập lại, anh khó chịu:

– Bà bảo tôi xem cái này để quyết định cái gì? Nhà mình đang yên đang lành lại bàn chuyện nhà quàn nghĩa địa là sao? Bà dở hơi từ lúc nào thế?

Chị Bông giật mình, chẳng lẽ dưới mắt anh Bông chị đang là kẻ dở hơi, là “đóa hoa Cẩm Chướng” vô duyên?

– Dĩ nhiên là không phải bây giờ. Mua mộ phần cho…tương lai anh và em.

Anh Bông bắt bẻ:

– Lại càng dở hơi. Chữ “Tương lai” dùng cho cảnh đời hy vọng tươi sáng phía trước nghe hào hứng hơn là đem dùng cho một ngày buồn tang tóc chẳng ai đợi ai mong.…

– Vậy thì em sửa lại đây, cho ngày sau chúng ta lìa đời. Hai mộ phần song song bên nhau thì được bớt 20% mà nếu trả tiền mặt từ bây giờ thì bớt đến 50%.

– Bà đến chết vẫn còn tính toán đắt rẻ như đi chợ. Tôi biết rồi bà muốn mua chỉ vì ham rẻ, cũng như khi đi shopping bà mua cả món đồ không thích nhưng vì giá rẻ. Nhưng xưa nay tôi và bà có mấy khi hợp nhau đâu, chung đôi làm gì hả?

– Biết rồi, nhưng lúc ấy mình chết ngắc, chung đôi hay riêng lẻ cũng thế thôi. Trước mắt là tiết kiệm được tiền, mình lo trước thì con cái đỡ phải lo.

Anh Bông cương quyết:

– Không, tôi và bà đã từng khác nhau trong ý nghĩ cho viễn cảnh này, tôi muốn được an táng trong nghĩa trang và có người hương khói, còn bà muốn hỏa táng và tung tro bụi ra gió ra biển cho một kiếp người tản mạn bay đi khắp thế gian và trôi đi khắp những biển rộng sông dài.

Chị Bông thở dài:

– Ừ nhỉ, trong lúc cao hứng nghe quảng cáo và nhất là lúc nãy nghe chuyện chị Phú nên em bất chợt nói thế thôi. Đến chết anh và em cũng không cùng suy nghĩ mà, mỗi người thích yên nghỉ một kiểu…

Giọng chị Bông bỗng như một nốt nhạc trầm:

– Anh này…

– Sao bà cứ lải nhải mãi? Bà muốn gì?

Chị Bông trách:

– Ngày xưa quen em, anh đến nhà em chỉ mong được nói chuyện cùng em. Bây giờ em muốn nói anh chẳng muốn nghe.

– Mấy chục năm nay rồi bà ơi, vật đổi sao dời nữa là hai người trần gian chúng ta, bà muốn gì thì nói ngay đi, tôi không có thì giờ nghe bà nũng nịu…

– Tự nhiên em buồn, em chỉ muốn chia sẻ cảm xúc là đời người thường có hai chuyến xe hoa, chuyến đầu là hoa cưới vui vẻ bên nhau, chuyến sau là hoa tang buồn bã, là chia lìa nhau. Thế thôi.

Anh Bông gạt phăng:

– Sự đời nó thế, ai cũng thế, hơi đâu mà bà cảm xúc dư thừa vớ vẩn…

Chị Bông đành chịu thua chồng…

Hôm anh Sơn bạn cùng hãng anh Bông đến chơi nhà, chị Bông cùng chồng tiếp chuyện bạn, hỏi thăm anh chuyện sắp về hưu thì anh Sơn tâm sự:

– Ai đi làm đến tuổi già chẳng muốn về hưu vui hưởng cảnh an nhàn, tôi cũng thế, nhưng bây giờ tôi đổi ý định rồi, thà đi làm có mệt mỏi còn hơn là về hưu vợ ở nhà chồng ở nhà mỗi ngày 24 tiếng có nhau, ra vào chạm mặt nhau không… ly dị sớm cũng… chết sớm.

Chị Bông giả bộ ngây thơ:

– Sao vậy anh Sơn? Ngày xưa thuở đang yêu, các anh chẳng từng mong muốn được gặp nàng, được nhìn thấy mặt nàng là đã sung sướng biết bao.

– Nhưng chị ơi, nàng bây giờ là bà già khó tính nói dai nói nhiều. Hai vợ chồng cãi nhau căng thẳng thần kinh lắm, không ly dị thì cũng chết sớm chứ còn gì nữa.

Chẳng lẽ anh Sơn nói đúng? Chẳng lẽ “hoa Cẩm Chướng” nở khắp mọi nhà của những đôi vợ chồng ở ngưỡng cửa tuổi già?

Về già ai cũng thay tính đổi nết, các ông cũng chẳng vừa, nói chi các bà.

Những cặp vợ chồng đã đi với nhau suốt quãng đường dài, từ thuở tinh khôi mới lấy nhau đến lúc con đàn cháu đống, nhìn mặt nhau bao nhiêu năm, thấy những thực tế đời thường của nhau bao nhiêu ngày tháng chán chường nhau đã đành. Có những cặp giữa đường gặp gỡ, anh ly dị, chị thôi chồng tưởng đôi ta bỗng tìm được một nửa mong ước đời nhau, cùng nhau đi nốt quãng đường còn lại, thời gian đầu cả hai đều lịch sự nhã nhặn như một cặp lý tưởng trong phim truyện, trong tiểu thuyết, cả hai đều sống như người trong mộng của nhau, nhưng một thời gian sau đã quen mặt, quen người thì họ lại hiện ra đúng cái tôi đời thường của họ, chàng và nàng cũng biết nói dối, nói ngang như cua bò, cũng… “hoa Cẩm Chướng” như ai, và thế là “hoa Cẩm Chướng” lại nở trong nhà, lại nở quanh năm…

Họ chướng tai gai mắt nhau, bất đồng nhau có khi còn nhiều hơn người chồng cũ, người vợ cũ mà họ đã chia tay.

Và có những cố nhân thương hoài ngàn năm của thời xuân xanh ai đó biết đâu cố nhân ấy đang là người chồng, người vợ dở hơi chán mớ đời, đang là “hoa Cẩm Chướng” không trồng mà mọc trong nhà của kẻ khác.

Cầu cho kiếp sau họ không gặp lại cố nhân.

Cầu cho kiếp sau những lời hẹn thề chung đôi không thành sự thật, để họ sẽ mãi là cố nhân của nhau, cho cuộc sống trần trụi đời thường có chỗ thăng hoa niềm mộng mơ lãng mạn, cho ân tình không trọn vẹn sẽ đẹp mãi đến ngàn sau.

Chị Bông lại lên tiếng với anh Bông:

– Em chợt nhớ ra bài báo mới đọc trên net hôm qua làm em chạnh lòng.

– Bà lại thương vay khóc mướn gì thế?

– Lần này em không dở hơi đâu, em thương và khóc cho mình đó anh. Bài báo nói về nỗi cô đơn của người già trong nursing home. Em sợ cô đơn và sợ… ma nữa, không dám ở trong nursing home một mình…

Chị Bông nài nỉ:

– Bất cứ ông già bà cả nào dù có nhà riêng, có tiền của trong tay cũng không thể tự chăm sóc bản thân mình khi già, khi bệnh, con cháu thì có cuộc sống riêng và bận rộn riêng của chúng nó, nên nursing home là mái nhà sau cùng cho tuổi già khi ta sức tàn lực cạn. Về già, vợ chồng mình cùng vào nursing home anh nhé, hai vợ chồng sẽ ở chung một phòng…

– Trời… tới lúc ấy bà cũng… chưa buông tha tôi hả?…hả?…

Chị Bông vội vàng xuống giọng:

– Em hứa sẽ thay đổi tính nết, không… ngang tàng như bây giờ. Em sẽ không đòi để đèn sáng khi đi ngủ vì sợ ma làm cho anh chói mắt bực mình và trằn trọc cả đêm, em sẽ không mở nhạc tình cảm êm dịu để ru em ngủ, nhưng lại làm anh điếc tai và mất ngủ, em sẽ không…

Anh Bông có vẻ thương cảm ngần ngừ:

– Thôi đủ rồi… để tới lúc đó hãy tính, với lại bà đã già khú đế, đã lú lẫn thì biết gì đèn sáng hay đèn tắt, biết gì nhạc tình cảm du dương nữa chứ…

Chị Bông hỏi tiếp:

– Thế còn chuyện… về bên kia thế giới anh có chịu nằm cạnh em không?

– Nhất định là không…

– Vậy em sẽ không đặt mua hai lô mộ phần giá rẻ, phải không?

– Nhất định là không.

Chị Bông khẽ thở dài, không vì trách chồng từ chối chung đôi nơi suối vàng mà vì… tiếc món hàng rẻ không được mua.

Chị an ủi là biết đâu sau này anh Bông sẽ cùng chị vào ở nursing home cho đỡ tủi cái thân già.

Chị ra ghế sofa ngồi, chẳng biết làm gì chị liền lấy tờ báo Việt ngữ nằm chơ vơ trên bàn ra đọc.

Một mục cảm tạ cáo phó đập ngay vào mắt chị Bông: “Gia đình chúng tôi xin cảm tạ các chú bác họ hàng, các bạn hữu đã tiễn đưa linh cửu mẹ chúng tôi là bà quả phụ Nguyễn thị Hoa Hòe đến nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang…”

Như vậy là người chồng đã mãn phần rồi, bây giờ đến lượt bà vợ.

Chị bỗng bâng khuâng và tò mò tự hỏi không biết bà Nguyễn Thị Hoa Hòe có từng là “hoa Cẩm Chướng” trong nhà không? Và ông chồng có là “hoa Cẩm Chướng” của đời bà không? Hai vợ chồng nhà này có bất đồng nhau không?

Mỗi người sẽ yên nghỉ một cách hay họ vẫn kiên nhẫn nằm song song chung đôi hai mộ phần cho đẹp mặt với thiên hạ và vừa lòng con cháu?


Nguyễn Thị Thanh Dương


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Dec/2016 lúc 2:49pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.484 seconds.