Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Sep/2016 lúc 1:47pm
HỒN QUÊ


 
Chiều thoi thóp nắng còn vương trên mái
Làn khói lam trên chái uốn tròn xoay ,
Mùi cơm chiều trong xóm, mủi ngây ngây,
Trời vời vợi, ráng mây chiều tím ngắt .
Image%20result%20for%20Bụi%20tre%20già

 
Lối đi nhỏ, men theo con đường tắt,
Cây cầu dừa thầm lặng vắt qua mương.
Bụi tre già quẹt áo khách bên đường,
Tà áo trắng nử sinh đang dần khuất .

Image%20result%20for%20Chiếc%20xe%20trâu%20lộc%20cộc%20chở%20rơm%20về,

 
Mùi gốc rạ nồng nồng hòa hương đất,
Mùi hoa cau ngây ngất quyện trời quê.
Chiếc xe trâu lộc cộc chở rơm về,
Tiếng chim vịt lê thê chiều sông vắng .


 
Ghe dưới bến tiếng ầu ơ trầm lắng,
Nước đã ròng bãi cát trắng mênh mông .
Chiếc cà ràng lửa củi đã dụi xong,
                    Sào đã cấm, thuyền bềnh bồng sông nước .  


                                     
Image%20result%20for%20Hoa%20lau%20trắng

 
Hoa lau trắng gió rì rào tha thướt,
Đàn cò ma lũ lượt cánh tà tà .
Chuông chiều buồn xa vắng tiếng ngân nga ,
Nắng chưa tắt, vầng trăng đà thấp thoáng .
Image%20result%20for%20một%20mình%20trên%20cầu%20ván

 
Tần ngần mãi , một mình trên cầu ván ,
Dòng sông mờ, văng vẳng tiếng sáo thôn
Tình quê hương len lén tận tâm hồn.
Tôi nghe rõ cả hồn quê đang thở ! 
 
Mailoc


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 19/Sep/2016 lúc 4:16pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2016 lúc 10:13am

Lá cóc rừng

Image%20result%20for%20Lá%20cóc%20rừng

Rất lâu rồi tôi mới có dịp về lại chốn quê xưa, nơi tôi đã sinh ra - Bình Long. Đó là dịp đám cưới đứa cháu, con của người chị ruột. Điều này tôi cứ nói đi nói lại với những người hàng xóm đến phụ giúp gia đình chị tôi trước ngày tiệc cưới. Trong đó có Nguyệt, một cô bé có vẻ lém lỉnh - bạn của cháu gái tôi.


– Cháu nghe cậu nói hoài về chú rất lâu – Nguyệt bắt lỗi – Với cháu, một tháng cũng là lâu…

– 27 năm rồi Nguyệt ạ! Tôi cười.

– Chúa ơi! Tuổi cháu còn thua xa lắc!

– Tôi cũng nghĩ vậy! Dù sao đó cũng không phải là điều tôi muốn nói. Cái chính là rất may ở cao nguyên đất đỏ này còn lại gia đình chị tôi sinh sống, nếu không, 12 năm sinh ra và lớn lên giữa rừng cao su bạt ngàn này với tôi trở thành một kỷ niệm rất mờ nhạt. Cũng có thể sẽ lãng quên…

– Cậu xúc động hả? Nguyệt nhìn vào mắt tôi. Hình như cô bé sẽ thích thú nếu tìm thấy một ngấn lệ. Rất tiếc, điều ấy không xảy ra. Không phải bất cứ ai xúc động cũng rơi nước mắt! Tôi chỉ cúi xuống nhìn chiếc áo trắng bết lấm bụi đỏ.

Bây giờ là tháng hai, mùa khô. Đường đất tơi xốp tung mù bụi đỏ. Chiếc khăn mù xoa tôi lau mặt cũng ố màu đất. Tôi liếm môi cũng chan chát vị đất. Trưa nay, chiếc xe đò thảy tôi xuống cổng vào xã Thanh Lương, người lơ xe nhìn tôi ái ngại: – “Lên đây mà ông “chơi” đồ trắng là hỏng. Về lần đầu hả?” Tôi trả lời lần đầu. Anh ta cười hềnh hệch để lộ hàm răng vàng am khói thuốc: – “Mai mốt về thành phố ra đây đón xe nghe!” Tôi nói cảm ơn! Tôi nhìn con dốc đổ dài, đoán định vị trí nhà người chị. Thật không dễ, chỉ thấy màu xanh cây lá chao động trong cơn nắng trưa bỏng hực. Đi được nửa dốc, mấy đứa cháu trên một gò cao dầy cộm nọc tiêu ào xuống ríu rít. Chỉ khi Nguyệt – vâng! Chính Nguyệt – cô bé đứng bên chái nhà tay cầm rổ hành lá mới rửa cất tiếng: – “Để cậu đi rửa mặt mũi cho mát tụi bây!” – Tôi mới nhận ra mình bẩn, rất bẩn từ đầu đến chân.

– Duyên nó bảo cậu hát hay lắm. Mai đám cưới cậu hát nha? Buổi chiều, lúc tôi đứng nhìn Nguyệt làm thức ăn trong bếp, Nguyệt nói.

– Cháu tôi hay nói tốt về cậu nó. Chính vì vậy đã bao lần tôi phải che mặt…

– Cậu khiêm nhường ha…

– Tôi chỉ nói thật!

Dù nói vậy, trong ngày đám cưới tôi cũng đã hát.

Hay dở không biết, nhưng tôi biết là tôi bị ép rượu đến say mèm. Khi tàn tiệc, tôi loạng choạng đi vào nhà trong, Nguyệt đi theo, kê cho tôi chiếc gối, tháo giúp tôi đôi giầy khi tôi gần như đổ vật trên chiếc giường tre nhỏ, Cô bé xoắn xuýt:

– Để cháu bôi dầu cạo gió cho. Say rượu là hay trúng gió lắm nghe. Cậu còn nhớ ngày mốt mấy cậu cháu mình đi thác số 4 ở Quản Lợi không?

– Nhớ…. Tôi ậm ừ. Đôi mắt nhắm tít. Tôi ngủ như chết. Giá mà người ta đem mổ sống tôi lúc này, tôi cũng không biết đau

Tôi say nhưng qua giấc ngủ đầy là tỉnh. Còn Nguyệt tỉnh, sau đám cưới lại ngã bệnh. Thế là buổi đi thăm thú Quản Lợi đành bỏ. Nguyệt viết cho tôi mấy chữ nhờ đứa bé hàng xóm mang qua – “Cháu ốm, không đi được. Cậu đừng buồn nha!”. Tôi không buồn. Nên tôi qua thăm Nguyệt trước khi về thành phố. Ở đây ra quán chợ khá xa, nên tôi chẳng tìm được quà đến thăm người ốm. Lúc ra tới cổng, thấy cành ổi xá lị có hai trái thật to, tiện tay tôi bẻ cầm vung vẫy theo sau đứa cháu út dẫn đường.

Ở đây, gần như nhà nào cũng như nhà nào. Đất thổ cư nông trường cao su cấp như nhau. Nhà vách ván, lợp tôn, chái lá như nhau. Cổng vào, hai bên nhà, sau vườn lớp lớp cây tiêu như nhau. Tôi đưa nắm tay về phía con chó nhà Nguyệt đang chồm choàm gào sủa: – “Này, đừng hỗn!”. Nghe tiếng tôi, Nguyệt bước vội ra, da mặt xanh tái, chiếc áo gió rộng thùng thình khiến thân hình Nguyệt càng thêm bé nhỏ. Nguyệt la át con chó trước khi cười với tôi. Tôi bước vào nhà, nhìn quanh. Rồi hỏi:

– Ba má đi làm hở Nguyệt?

– Dạ… Ba đó! Nguyệt đưa tay chỉ vào tấm ảnh đặt trên nóc tủ dưới bàn thờ Thiên Chúa.

– Ba cháu mất rồi! Cháu là con một. Mẹ cháu mới đi làm về, chắc đang ở vườn tiêu. Để cháu đi gọi mẹ…

– Chào cậu! Con khỏi gọi. Mẹ đã thấy khách Sài Gòn từ đằng xa kia – Mẹ Nguyệt xuất hiện từ cửa sau với nụ cười niềm nở. Đó là một phụ nữ trung niên, tóc kẹp gọn gàng. Ở gương mặt chị nét xuân sắc thời thiếu nữ vẫn còn in dấu. Có lẽ ngày xưa chị khá đẹp.

– Chào chị! – Tôi nói – Tôi là em chị Mai. Nghe cháu Nguyệt ốm, tôi ghé thăm tiện thể cho biết nhà. Chiều nay tôi đã về thành phố.

Lâu rồi mới có dịp xuống đây, sao cậu không ở chơi vài ngày?

– Cậu ở lại đi cậu! Mai mốt cháu khỏe, mấy cậu cháu vào Quản Lợi chơi! Nguyệt phụ họa.Tôi lắc đầu cười. Lúc mẹ Nguyệt ra sau nhà làm cơm, tôi bảo Nguyệt hãy đi nằm nghỉ. Cô bé không nghe, cứ bảo là đã khỏe. Nguyệt bắt tôi kể chuyện ngày xưa thời thơ ấu của tôi dưới mái trường tiểu học đồn điền Quản Lợi.

– Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu – Tôi nói – Bởi thời học trò của mỗi người ai cũng giống nhau. Có học có chơi, có vui có buồn…

– Thì cậu kể về cái gì thích nhất mà cậu còn nhớ!

– Thích nhiều lắm! Con nít mà… Có điều cái ăn thì thích hơn. Hạt dẻ luộc này! Hạt me tây rang này! Hạt điệp non này! Cả trái trường đỏ ửng, quả mơ rừng vàng đượm…

– Cháu cũng thích những thứ ấy! Nguyệt nói theo.

– Lá cóc rừng! Ừ… Nguyệt biết lá cóc rừng không? Ở rừng ấy. Nhiều nhất là ở những luống cây cao su. Lá xanh dầy, bóng, ăn vào có vị chua chát mát lưỡi chứ không chua gắt như chanh đâu. Nguyệt biết không?

– Dạ biết!

– Hồi đó, mỗi lần đi học, trước khi xe cam-nhông của đồn điền đến đón đi, tôi chạy vào rừng hái lá cóc rừng bỏ vào cặp mang đến lớp ăn. Người ta bảo, ăn nhiều lá cóc rừng nó giúp mình trí nhớ. Học giỏi, hiểu nhanh. Muốn ai nhớ mến mình thì mình đưa lá cóc rừng cho họ ăn. Ai giận hờn mình thì mình bỏ lá cóc rừng vào cặp họ, ngày trước ngày sau hai đứa gặp nhau lại tươi vui niềm nở. Muốn hẹn gặp lại người nào thì lúc chia tay đưa họ một chiếc lá…

– Có đúng không cậu? Hay ghê! Lần đầu cháu được nghe đấy…

– Đúng chứ! Tôi cười.

Bổng dưng Nguyệt chép miệng:

– Vậy là lá cóc rừng cũng có một câu chuyện cậu ha! Bây giờ giữa những hàng cây cao su, công nhân tăng gia trồng xen kẽ lúa, đậu.. nên những cây cóc rừng không mọc được. Ở rừng thì chắc có. Cậu có muốn ăn lại lá cóc rừng không?

– Muốn! Nhưng không kịp đi hái nữa. Chiều nay tôi đã về thành phố.

Nguyệt chợt nhoài tới, nắm chặt bàn tay tôi giật giật:

– Cậu ở lại tối nay nữa đi. Tối cháu qua bên cậu chơi. Mai cậu về sớm cũng được mà…

Tôi nhìn vào mắt Nguyệt, nỗi thiết tha hiện rõ. Vả lại anh chị tôi cũng muốn giữ tôi ở lại thêm ngày nữa. Tôi lật ngửa bàn tay Nguyệt lên, đặt vào đó hai trái ổi xá lị mới hái bên nhà:

– Ừ… thì mai! Tối Nguyệt ghé chơi nha!

Buổi tối tôi ngồi uống rượu với ông anh và đứa cháu rể mới, đến gần mười giờ khuya. Nông trường đã ngưng phát điện sinh hoạt từ hồi chín giờ, chỉ còn lại trên bàn hai ngọn đèn dầu được vặn to bấc nóng gắt. Nguyệt không thấy tới. Tôi nghĩ, chắc con bé còn mệt.

5 giờ sáng tôi ra mặt lộ đón chuyến xe sớm từ Lộc Ninh lên. Khi ánh đèn xe từ xa vàng vọt, gượng gạo xé bóng đêm tiến đến chỗ tôi, tôi vẫy tay liên hồi, ra dấu. Bỗng có tiếng ai đó gọi tôi từ dưới dốc, khi người ấy đến gần, tôi nhận ra mẹ của Nguyệt. Chị đưa tôi một bịch nilon khi chiếc xe đò đang từ từ dừng lại:

– Lá cóc rừng cháu Nguyệt gởi tới cho cậu. Tôi qua nhà nghe nói cậu đã đi, vội chạy theo. Suýt nữa đã chẳng kịp…

– Cám ơn chị với cháu Nguyệt. Nguyệt đã bớt chưa chị? Tối qua, cháu có hẹn qua tôi chơi nhưng không thấy…

Mẹ Nguyệt thở dài:

– Chiều hôm qua cháu vào rừng tìm hái lá cóc rừng. Nó bảo cậu kể chuyện về lá cóc rừng hay lắm. Lúc về, cháu trở sốt cao. Tối hôm qua tôi đã đưa cháu vào trạm xá nông trường. Cháu cứ dặn đi dặn lại tôi là sáng sớm nay phải đưa bịch lá này cho cậu…

Tôi tưởng ra trong lời của mẹ Nguyệt có chút gì trách cứ. Tự dưng tôi vui miệng bịa ra chuyện lá cóc rừng đã có một huyền thoại. Tôi lấy ra một chiếc lá đưa lại cho mẹ Nguyệt:

– Chị cầm về cho Nguyệt. Cháu sẽ hiểu…

Vâng! Nguyệt sẽ hiểu. Bởi lá cóc rừng đã có một huyền thoại. Trên xe, những rừng cây cao su bạt ngàn trôi vụt về phía sau tôi – nhưng lá cóc rừng vẫn theo tôi về thành phố để trở thành một nỗi nhớ..

Nguyễn Long



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 21/Sep/2016 lúc 10:21am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 24/Sep/2016 lúc 3:12pm


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 24/Sep/2016 lúc 3:16pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/Oct/2016 lúc 6:32am

Lấy Nhau Chẳng Đặng   <<<<<


Image%20result%20for%20Truyện%20ngắn%20Làm%20Mai%20của%20Huỳnh%20Trương%20Tuấn%20diễn%20đọc%20Nam



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 01/Oct/2016 lúc 6:34am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Oct/2016 lúc 11:52am

Vợ Chồng Khắc Khẩu

Image%20result%20for%20Vợ%20Chồng%20Khắc%20Khẩu

Bao giờ đi chợ chị Bông cũng đến khu  trái cây trước để hi vọng chọn lựa được những thứ tươi ngon kẻo người khác chọn mất khi nhân viên trong chợ chưa kịp bày hàng khác ra. Đi chợ “bon chen”.là thế.
Ngay cả khi chị Bông chuẩn bị đậu xe vào bãi parking lúc nãy cũng là chuyện được thua, chị đang nhắm cái chỗ dễ vào nhất nhưng chậm chạp chưa kịp lái vào thì ai đó đã xẹt một cái chiếm chỗ đậu ấy, chẳng lẽ chị xuống xe và nói “ông ơi, chỗ này tôi đã chọn rồi” và cãi nhau với ông ta.
Chị Bông đang lựa những trái chuối màu vàng tươi da mịn màng cho đúng ý thì gặp một ông người Việt Nam lớn tuổi cũng vừa đến và đứng xớ rớ trước quầy chuối, chị Bông nghĩ chắc bác gái đang bận mua rau mua cá nên chia việc cho ông chồng mua chuối chăng?
Chị đến gần ông và ân cần hỏi:
- Bác ơi để tôi lựa chuối giúp. Bác cấn mua mấy pound?
- Chị lấy cho tôi 3 quả.
- Sao mua ít thế? Bác gái dặn mua mấy pound?
Nghe nhắc đến “bác gái” ông già khoảng hơn 70 tuổi được dịp khai ra làm như đã quen chị Bông từ đời nào rồi:
-         Tôi và bà ấy ở riêng, ăn riêng. Bà về ở với vợ chồng đứa con gái chỉ thỉnh thoảng tạt về nhà, còn tôi ở nhà một mình, ăn 3 qủa chuối đủ rồi chị ạ.
Chị Bông tò mò khai thác:
-         Chắc bác gái về ở phụ giúp cho con cho cháu chứ nỡ lòng nào để bác trai lui cui một mình?
-         Bà ấy đi thật đấy vì tôi với bà khắc khẩu, hễ tôi nói điều gì là bà ấy cãi, ngược lại bà  nói câu gì tôi cũng cảm thấy ngứa tai lắm nhịn không nổi. Thế là hai vợ chồng cãi nhau cả ngày lẫn đêm.
-         Sao lại cãi nhau cả ban đêm hở bác?
. Ông già tâm sự:
-         Hai vợ chồng ở nhà diện housing, thuê căn chung cư 1 phòng ngủ, cái giường ngủ của con gái mua cho rộng mênh mông, bà ngủ hay đạp lung tung tôi đã nhịn, đêm lục đục ngồi dậy đi tiểu mấy lần tôi cũng nhịn, nhưng bà ấy lại không chịu nhịn tôi, cứ phàn nàn là tôi ngủ ngáy ầm ĩ như người ta cưa gỗ. Tôi lại nhịn lần nữa, phải kê cái giường nhỏ ngoài phòng khách để ngủ thế mà vẫn không yên, bà vẫn kêu ca tiếng ngáy của tôi… vang vọng vào bên trong làm bà mất ngủ kinh niên. Thành ra đêm nào đi ngủ cũng cãi nhau và cả hai cùng mất ngủ.
-         Nhưng ngày xưa bác ngủ có ngáy to thế không? Ăn ở với nhau bao nhiêu năm bác gái không quen thuộc với tiếng ngáy của chồng sao?
-         Ngày xưa cái hồi mới cưới nhau đấy, bà ấy thường nũng nịu rằng tiếng ngáy của anh ru em vào giấc ngủ thần tiên. Nhưng bây giờ  bà bảo tuổi già khó ngủ và không thể chịu được tiếng ngáy của tôi. Tôi liền bảo vậy bà đi đâu thì đi cho bà ngủ ngon và cho tôi khuất mắt, bà liền cuốn gói đến nhà con gái.
Chị Bông an ủi:
-          Tuổi già ai cũng đổi tính đổi nết bác ạ, đừng nên trách bác gái.…
Ông đưa tay lên vuốt mấy sợi tóc may mắn còn loe ngoe trên cái đầu hói mênh mông:
-         Mỗi lần tôi đi ra tiệm cắt mái tóc này phải cãi nhau xong một trận mới đi được vì bà mắng tôi đầu có 3 cọng tóc cắt làm gì cho phí tiền, để bà ấy cắt cho. Mà bà  cắt thì tôi không vừa ý tí nào, bắt tôi nghiêng đầu bên này, ngoẹo đầu bên kia rồi cúi lên cúi xuống mỏi cả cổ.
Chị Bông giật mình nghĩ tới vợ chồng chị. Hai vợ chồng cũng khắc khẩu, đụng tới chuyện gì cũng bất đồng, cũng tranh cãi. Không biết mai kia vợ chồng chị già như bác này có đổi tính đổi nết và tình trạng khắc khẩu có trầm trọng thêm không?
-         Thế bác tự đi chợ tự nấu cơm hả bác?
-         Bà ấy hay con gái mang đồ ăn sang cho tôi, thỉnh thoảng tôi cần thứ gì thì đi mua thêm như ngày hôm nay cần 3 quả chuối, nhà tôi cách chợ này chỉ một block đường tôi  đi bộ cho khỏe người.
-         Đằng nào cũng công đi bộ, công vào chợ và công đợi tính tiền sao bác không mua hẳn mấy pao chuối.
-         Ấy, bà ấy ở nhà cũng nói y như chị nói và mắng tôi là lẩm cẩm... Thôi, chào chị tôi về trước nhé.
Ông xách cái bịch có 3 qủa chuối đi ra phía quầy tình tiền và chắc phải xếp hàng rồng rắn khá lâu vì hôm nay cuối tuần chợ đông người...

                       ******************

Chị Bông đi chợ về đến nhà, xách các túi hàng vào trong bếp nơi gần cái tủ lạnh. Anh Bông đang nằm gác chân trên ghế sofa xem ti vi... Chị đi ra đi vào mấy lượt mà anh chẳng nói gì, chị phải lên tiếng:
-         Anh có ra xách giùm mấy món hàng chợ không nào?
-         Không! Giọng anh Bông rõ ràng và dứt khoát.
Chị Bông khó chịu:
- Vợ đi chợ về bận túi bụi còn chồng ngồi khểnh ra đấy xem ti vi và uống bia, vợ nhờ một tí không được.
Anh Bông đang uống bia chắc có chút men nên gắt:
-         Anh cắt cỏ xong mới vừa tắm rửa và ngồi xem ti vi đây, cái lối nói “nhờ vả” như “sai khiến” của em thì dù anh muốn giúp cũng không thèm giúp.
-         Vậy anh muốn em nói thế nào? Năn nỉ hả? Thì đây, anh ơi làm ơn làm phước ra xách giùm em mấy túi hàng, em cám ơn anh suốt đời.  
-         OK, dù giọng nói của em đành hanh và mỉa mai.
Anh Bông ra xe xách nốt những túi hàng vào nhà và phụ vợ lôi hàng ra để chị Bông xếp vào tủ lạnh cho nhanh. Anh cầm gói đồ biển thập cẩm đông lạnh lên ngắm nghía rồi thảng thốt:
-         Sao em mua hàng China ? Trong khi chính miệng em thường nói tẩy chay hàng của họ vì nhiều hàng rổm và độc hại…
Chị Bông cầm gói hàng lên xem lại và bào chữa:
-         Tại hôm nay đi chợ em… quên mang theo mắt kính, mà hàng Trung Quốc nào cũng  chuyên môn in xuất xứ nhỏ xíu hay mập mờ không rõ nguồn gốc. Nhìn sơ sơ mẫu mã em cứ tưởng hàng của Korea.
-         Em thì lúc nào cũng tưởng đến hoang tưởng, cũng có lý do chính đáng cho những sai sót của mình. Hôm nọ cũng mua  lộn hàng China rồi…
-         À, hôm ấy em lộn kiểu khác, em xớn xác đọc thấy hàng chữ CA, USA em… tưởng sản xuất tại California USA hóa ra là distributed là phân phối bởi công ty ở California, USA. Mà họ láu cá lắm, “Product of China” thì in nhỏ xíu, công ty distribute tại CA, USA thì in to tổ bố hỏi ai không lầm.
-         Họ tự ti mặc cảm với chính món hàng mình sản xuất, nên không dám in to in đậm, đúng là thứ làm ăn gian dối. Em phải ra chợ trả lại ngay gói hải sản thập cẩm này. Anh thà nhịn chứ không ăn hàng rổm, là vô tình ủng hộ cách làm ăn gian dối của họ.
-         Vâng, em sẽ trả lại.  Anh yên chí đi.
Chị lấy lòng chồng, vì biết anh Bông rất bất mãn Trung Quốc chiếm đất chiếm biển của Việt Nam:
-         Em  không ưa gì Trung Quốc ngoài cái tội làm hàng rổm, hàng giả dối cả thế giới đều biết, còn tội bá quyền hà hiếp các nước láng giềng. Họ cướp đảo cướp biển, cướp đất của Việt Nam chúng ta, em thích những phản ứng mạnh mẽ của Nhật Bản và Philippine, cầu mong 2 nước này cho Trung Quốc bài học đích đáng...
Nhưng anh Bông chẳng vừa lòng mà còn khiển trách:
-         Em nói như diễn kịch lúc này lúc nọ ai mà tin nổi, một mặt chê trách Trung Quốc một mặt cứ lấy những hình ảnh đẹp đất nước Trung Quốc ở trên net ra khoe và khen nức nở...
Chị Bông bực mình:
-         Cảnh thiên nhiên đẹp đẽ ở Trung Quốc thì có tội tình gì? Nơi đâu đẹp thì em khen, em thích. Mà em còn thích các nữ tài tử điện ảnh Trung Quốc nữa đấy, cô Chương Tử Di, cô Củng Lợi đẹp tuyệt vời...
Anh Bông bỏ dở công việc phụ giúp vợ đứng phắt dậy đi ra ghế uống bia và xem ti vi tiếp. Chị Bông càng bực mình nói với theo:
-         Không hiểu sao tôi với anh luôn khắc khẩu, nói chuyện chưa được 5 phút là xảy ra bất đồng rồi. Anh nhạy cảm vụ Trung Quốc vừa phải thôi chứ.
-         Tôi yêu cầu bà chấm dứt để tôi ngồi yên xem ti vi.
-         Tôi yêu cầu ông bỏ cái thái độ “chảnh chọe” và bất lịch sự ấy đi nhé, đang nói chuyện với vợ mà đứng phắt dậy bỏ đi không nói một câu...
Xếp đồ vào tủ lạnh xong chị Bông chưa hết bực mình, tuyên bố:
-         Tôi chẳng cần ra chợ trả lại cái bịch hải sản này, mai tôi cứ nấu, cứ ăn chắc gì đã chết mà sợ. Ai cũng một lần chết trong đời!
Anh Bông gầm gừ:
-         Thế thì bà ăn một mình bà đi.
-         OK, tôi không … hèn nhát đâu, khỏi cần thách đố.
Chị Bông vào phòng nằm vì không muốn nhìn mặt đối phương...
Ngày xưa lúc đang yêu nhau và mới cưới nhau hai vợ chồng chị luôn hòa hợp từng lời ăn tiếng nói. Càng ngày thì càng thay đổi, chẳng ai chịu nghe ai. Mỗi lần cần đi xe cùng chồng cũng là dịp... cãi nhau chỉ vì mỗi người một ý không ai nhường ai, anh Bông thích quay cửa kính xe xuống tận cùng cho gió lùa vào xe lồng lộng thì chị Bông muốn đóng cửa xe lại hay mở chút xíu bằng một đốt ngón tay thôi vì chị sợ gió thổi bay tóc.
Anh Bông gắt:
-         Tóc bay thì kệ tóc bay. Tôi muốn gió lùa vào xe cho không khí thiên nhiên thoải mái.
Chị Bông cũng gắt:
-         Không khí thế nào cũng không quan trọng bằng mái tóc tôi, tôi phải lo bảo vệ nó, tôi không muốn chốc nữa bước xuống xe tóc tôi rối tung lên như một bà điên.
Cuối cùng người chịu thua là chị Bông, hoặc chị xuống xe không đi chung, hoặc chị đành ngồi trong xe nhưng mặt sưng xỉa lên, tay thì luôn giữ cho mái tóc khỏi bay và thỉnh thoảng chị lại rên lên:
-         Làm ơn chạy xe chậm lại, cửa xe đã quay xuống tối đa lại chạy nhanh thì không chỉ bay tóc mà… bay cả người luôn đó.
Chị Bông chợt nhớ đến hình ảnh vừa xem trên ti vi tối qua trong chương trình Live Well Network chuyên về đời sống và bếp núc mà chị ưa thích, có cặp vợ chồng già người Hispanic tuổi đời độ 70, bà trổ tài nấu một món gì đó có ông đứng bên phụ giúp rất tương đắc, nấu xong bà quay ra tô lại chút môi son và hai vợ chồng ôm nhau tình tứ vài điệu nhảy ngay tại bếp, ngay bên cạnh món ăn vừa nấu rồi uống một chút rượu, rồi thưởng thức món ăn. Trên màn hình chiếu lại những hình ảnh thời trẻ của họ cả hai đều đẹp đôi, nhưng hiện tại bà mập tròn phục phịch chẳng tương xứng với ông vẫn dáng gầy thanh tao, thế mà họ vẫn bày tỏ tình yêu và hai tâm hồn đồng điệu lãng mạn.
Vợ chồng già người ta như thế đấy.
 Họ tuổi đời 70 còn tình, vợ chồng chị mới 60 lẽ nào chịu thua? Chị Bông thấy lòng nguôi giận chồng, chị  sẽ bắt chước họ.
Chị Bông đi ra ngoài thấy chồng vẫn nằm coi ti vi liền ghé mắt nhìn vào ti vi và làm quen cho êm ấm nhà cửa:
-         Anh đang xem tin tức hả?
Chồng cũng nguôi ngoai:
-         Ừ, anh đang xem tin tức thế giới…
-         A, tin tức về Syria đây mà, ngày nào cũng đạn nổ bom rơi tội nghiệp quá...
-         Bởi thế anh cầu mong Mỹ bỏ bom tấn công tiêu diệt chế đô Bashar al ***ad cho rồi, nhất là họ đã xử dụng vũ khí hoá học làm chết người hàng loạt.
-         Ôi, anh ơi, em không muốn. thế…
Anh Bông lại gay gắt:
-         Tôi biết ngay mà, hễ tôi nói trắng thì bà phải nói đen, bà luôn làm tôi cụt hứng. Tại sao bà không muốn Mỹ dội bom Syria, nói nghe coi?
-         Vì em sợ cảnh chết chóc thêm ở Syria, tội nghiệp ! và em cũng sợ… tốn tiền nước Mỹ, nước Mỹ đang nợ nần như chúa Chổm. Tội nghiệp.
Chị Bông xót xa tiếp:
-         Nước Mỹ đi đánh giặc kiểu nhà giàu, ngoài máy bay, chiến xa xe tăng, các loại xe cộ, vũ khí đạn dược tối tân họ còn mang tất cả tiện nghi theo người lính Mỹ ra chiến trường. Sau hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan nước Mỹ đã tốn phí mấy trăm tỷ USD, bao lính Mỹ đã chết và bị thương. Tội nghiệp.
-         Trời, chuyện chính trị mà bà làm như chuyện từ thiện, đàn bà chỉ nói chuyện shopping thôi, đừng nói chuyện chính trị với tôi nhé!
. Chị Bông chẳng vừa:
-         Mỗi người đều có ý kiến của mình, anh không có quyền mong muốn kẻ khác cùng quan điểm với anh. Tôi là đàn bà cũng biết nghe tin tức chính trị trên ti vi hay đọc trên báo chí, trên net vậy, thua kém gì đàn ông các anh?
-         Nhưng tôi với bà không hợp khẩu. Bà nói chuyện phone hàng giờ với bạn bè vui vẻ nhưng bà nói chuyện với tôi chỉ câu trước câu sau là gây bất mãn rồi.
-         Thế sao ngày xưa lúc sắp cưới tôi anh khoe là má anh đi coi thày bà mấy nơi, nơi nào cũng nói tuổi tôi và anh rất hợp và anh đòi cưới gấp gấp, càng sớm càng tốt.
-         Tôi cũng ngạc nhiên và  muốn tìm lại mấy tay thày bà ấy để hỏi cho ra lẽ đây. Mẹ bà cũng dẫn bà đi coi bói và nói tôi với bà không khắc khẩu khắc tinh gì đó mà.
-         Đúng thế, và tôi cũng muốn tìm ông thày bói ấy từ lâu rồi. Thì ra hai chúng ta cùng … hợp nhau ở điểm này.
Chị Bông chợt nhớ ai đó đã nói không nên bàn luận chuyện chính trị và tôn giáo với người khác dễ gây tranh cãi, chỉ nên nói về thời tiết nắng mưa là vô tư nhất. Chị vẫn muốn làm lành nên cố dịu giọng và chuyển đề tài:
-         Anh ơi, thời tiết mùa hè nguy hiểm quá, vụ cháy rừng ở California đốt hết bao nhiêu mẫu đất rừng cây, cư dân ở gần phải di tản vì khói bụi của đám cháy có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe .Bởi vậy em lên án những kẻ sơ ý vứt một mẩu thuốc lá vừa hút hay cắm trại còn sót mẩu củi than chưa dập tắt để bùng lên những đám cháy rừng kinh khủng này.
Chị tưởng sẽ nhận được sự hưởng ứng của chồng, nhưng anh Bông.thô lỗ gạt phăng:
-         Tôi không phải bộ xã hội để bà trút cảnh thương xót. Sao bà nhiều chuyện quá vậy, hết chuyện chiến tranh đến chuyện cháy rừng, còn mấy nơi mưa lụt sao bà không liệt kê ra luôn đi…
-         Ừ, anh nhắc em mới nhớ, mưa lụt cũng tội ghê, nhưng do trời làm thì chẳng dám trách ai, còn cháy rừng chúng ta có thể tránh được thì nên cẩn thận anh nhé…
-         Bà dạy khôn tôi đấy hả? bà làm như mấy vụ cháy rừng kia có… liên quan đến tôi hả?
Chị Bông không nhịn nữa:
-         Này nhé, tôi chỉ tự nhủ lòng nói chung chung thế và mong ai cũng như mình để đừng gây thiệt hại cho người khác thôi. Anh thật là vô cảm.
Anh Bông chưa kịp cãi lại thì tiếng điện thoại bỗng reo lên, anh bốc phone lên:
- A, anh Chí đó hả… vâng, vâng chúng tôi đang ở nhà anh chị cứ đến ngay bây giờ…
Buông phone xuống anh Bông dịu giọng lại với vợ:
-         Anh Chí vừa gọi, khoảng 15 phút nữa vợ chồng anh Chí sẽ đến đây cho cá chiều qua họ đi câu về.
Chị Bông cũng dịu giọng:
-         Để em ra vườn hái mấy quả bầu tươi, ít rau thơm và vài quả ớt hiểm biếu lại họ. Lần nào đi câu cá anh chị Chí đều mang chia cho nhà mình.
-         Phải đấy, em hái thứ nào cũng nhiều vào, hậu hỉ vào.
Chị Bông lẩm bẩm:
-          Vậy mà năm nào em trồng vườn anh cũng nói em bày đặt, vừa mất công chăm sóc vừa tốn tiền nước tưới và tiền phân bón, thà mua ngoài chợ còn rẻ hơn.
Chị Bông nói xong giật mình vì vô tình chị khơi lại chuyện bất đồng, chẳng khác nào chị vừa quăng một mẩu thuốc lá cháy dở vào giữa khu rừng trong mùa hè khô nắng, nhưng may quá anh Bông không để ý, nên chị sẵn đà tới luôn:
-         Trồng vườn vừa có thú vui, vừa có rau trái tươi tốt ăn ngon gấp mấy lần hàng chợ và nhất là thỉnh thoảng làm quà tặng cho bạn bè. Lần sau anh đừng có cửa quyền  mà cấm cản...
Anh Bông gằn giọng:
-         Vì có bạn sắp đến tôi nhường bà hai câu rồi, bà mà nói câu thứ ba là tôi tung hê lên đấy.  Bà mau ra vườn hái đi kẻo anh chị Chí đến bây giờ, họ lái xe nhanh lắm  không lù đù như bà đâu.
Chị Bông biết điều cắp rổ đi ra vườn sau nhà, mặc dù bị chồng chê lái xe lù đù chị đã tự ái chỉ muốn đứng lại cãi vài câu cho hả.
Vợ chồng anh Chí là bạn thân thiết với vợ chồng chị Bông, khi chị Bông vào nhà thì vợ chồng anh Chí cũng đến, anh xách theo cái thùng đá to vào nhà và vui vẻ rao hàng:
-         Cá tươi đây, cá tươi đây...
Chị Chí phụ họa với chồng:
-         Cá tươi đã làm sạch sẽ rồi, chị Bông chỉ việc cất tủ lạnh ăn dần.
Chị Bông cảm động cất mớ cá vào tủ lạnh, những con cá chẳng biết ở Mỹ gọi là cá gì mà giống như cá He của Việt Nam, cá này tuy nhiều xương nhưng chiên lên thì thơm ngon vô cùng, hai vợ chồng chị Bông đều thích và ghiền luôn nên lần nào đi câu anh Chí cũng để dành một mớ tặng bạn.
Đến lượt anh Bông vui vẻ nói với bạn:
-         Rau tươi, bầu tươi, ớt tươi đây, xin tặng lại anh chị.
-         Cá tươi chiên vàng và bầu tươi luộc chấm nước mắm tỏi ớt cũng đủ là một mâm cơm thịnh soạn rồi. Cám ơn anh chị.
Chị Bông tưởng tượng cảnh hai vợ chồng chị Chí đi câu chắc là lãng mạn lắm, họ ngồi cạnh nhau bên bờ hồ vừa đợi cá cắn câu vừa ngắm cảnh hồ nước mênh mông đang gợn sóng lăn tăn theo gió… Chị Bông khen:
-         Anh chị hay đi câu với nhau thật là thú vị, tâm đắc và lãng mạn .
Chị Chí thở dài:
-         Lãng mạn gì! tôi đi cùng để phụ ông ấy thôi, mệt muốn chết, ông sai tôi làm đủ thứ và lấy bia cho ông uống trong lúc chờ cá cắn câu, tôi lỡ quên mang áo lạnh thì ông cằn nhằn tôi suốt buổi. Rồi chuyện câu cá cũng cằn nhằn điếc cả tai...
Anh Chí thở than:
-         Vậy chứ con cá lớn chưa đủ cỡ  bà cũng bắt tôi bỏ vô thùng, thay vì phải thả lại xuống hồ, không cằn nhằn sao được?
-         Tôi nghĩ đằng nào cũng là cá cắn câu, đã tốn mồi thì phải giữ lấy cá chứ. Đi câu là cái thú vị của ông nhưng là cái thực tế của tôi.
Chị Bông phải xen vào hỏi chuyện khác nếu không chuyện cãi nhau của họ còn dài.
Khách về rồi chị Bông nói với chồng:
-         Thì ra vợ chồng nhà nào cũng có lúc khắc khẩu đâu chỉ nhà mình.Thôi thì cứ coi như cái màn khắc khẩu là vui nhà vui cửa, chứ êm thắm quá thì cuộc sống tẻ nhạt lắm anh ơi…
Chị Bông nghĩ đến hai vợ chồng già người Hispanic nấu ăn trên ti vi, sau cái màn lãng mạn trữ tình yêu thương ấy để quay phim, ở ngoài đời chắc họ cũng từng cãi nhau, giận nhau. Đó mới là cuộc sống đời thường và bình thường. Đó mới là gia vị của cuộc sống như gia vị họ đã nêm nếm vào món ăn. Thấy anh Bông không phản đối gì câu triết lý an phận của mình chị Bông tiếp:
-         Em hiểu ra rồi, cuộc sống vợ chồng càng lâu càng cũ thì càng quá quen thuộc nhàm chán nên chẳng cần lịch sự giữ ý, chẳng cần nhường nhịn nhau, lấy lòng nhau làm gì, bởi thế mới dễ xảy ra đụng chạm, mâu thuẫn. Nhưng miễn sao vẫn sống cùng nhau lâu dài và cả đời là được rồi, đòi hỏi chi những điều lý tưởng đẹp như thơ, đẹp như mơ, phải không anh?
Bây giờ anh Bông mới mỉm cười:
- Ừ… nãy giờ em nói 2 câu đều thực tế và nghe được, anh không thấy khắc khẩu tí nào.

                             Nguyễn Thị Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 03/Oct/2016 lúc 11:53am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Oct/2016 lúc 3:01am
Tình Khúc Chiều Thu
Quỳnh Dao
 http://goo.gl/qDUfih

Image%20result%20for%20Tình%20Khúc%20Chiều%20Thu%20của%20Quỳnh%20Dao
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2016 lúc 9:23pm
Thương Hận   <<<<<<

Image%20result%20for%20Thương%20Hận%20picture

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 18/Oct/2016 lúc 4:23pm


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 18/Oct/2016 lúc 4:23pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Oct/2016 lúc 10:34am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2016 lúc 9:03pm
Đá Mòn Nhưng Dạ Chẳng Mòn-tiểu Tử-catbuidocmp3.mp3  <<<<<






Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Oct/2016 lúc 9:19pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.406 seconds.