Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/May/2016 lúc 7:11am

Ngọn Đèn Trước Gió



       Bà Hai lấy khăn thấm những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt già nua, khắc khổ khi người con dâu trưởng buông tiếng:
- Sáng nào Má cũng ra phòng khách ngồi như vậy hoài, hèn chi cái nhà này làm ăn không lên n
i.
Nói rồi, con dâu ngoe nguẩy bỏ đi, Bà nghe nghèn nghẹn. Trong ngôi nhà này, chỗ nào bà cũng là người thừa thãi, bà cầm lấy cây gậy đứng lên vẻ mệt nhọc, rồi bước lần ra cửa sau, đây chính là không gian của bà. Đưa mắt nhìn mấy trái mướp lủng lẳng trên giàn, bà chạnh nhớ quê hương xứ sở, giàn mướp nho nhỏ nơi xứ lạ quê người đã gợi lên biết bao nỗi nhớ nhung sâu thẳm. Bà nhớ mấy con ong bầu vo ve trên những nhụy bông vàng rực, nhớ những đọt mướp xanh mướt cho bà một dĩa rau luộc ngọt ngào trong những bữa cơm đạm bạc, nhớ ông Hai đứng trên bờ kinh chài những con cá chạch, cá bóng dừa bà mang về kho tiêu ngọt ngọt, mặn mặn trong khi thằng Hiếu, thằng Thảo leo trèo tuột lên tuột xuống cây chùm ruột ngọt, cười đùa vang cả một góc vườn.

       Mùa hè bà mới ra đây ngồi, suy ngẩm về quá khứ, từng thời gian rồi từng thời gian lần lượt đi qua trong tâm trí, mảnh vườn của ông bà ngoại thằng Hiếu để lại cho bà, vợ chồng nó cũng bán đi để mua vàng vượt biên, bà đau lòng lắm nhưng không giải quyết được gì, bà không muốn rời xa nơi chôn nhau cắt rún, rời xa kỷ niệm, lúc bà còn là một cô thôn nữ nổi tiếng cấy lúa giỏi ở Xã Tân Hòa, Gò Công . Bà chuyên cấy lúa cho đám ruộng của ông bà Tuần Phủ, còn ông Hai nhổ mạ bên ruộng của ông Thôn Hào, hai thửa ruộng gíáp ranh nhau, có bửa ông Hai thấy bà ra ruộng sớm, ông bèn cất tiếng hò:

- Hò....ơ.....Gò Công đất mặn phèn chua .
Tình thương ngào ngạt chẳng thua nơi nào
Thương em anh đâu dám vượt rào.
Đợi ngày lành tháng tốt........
Hò......ơ.....đợi ngày lành tháng tốt đến chào song thân.

       Bà nghe xong, không hò đáp lại mà chỉ cười chúm chím, đôi lúc bà cảm thấy rạo rực trong lòng, mỗi khi bắt gặp ánh mắt ông nhìn sang, bàn tay lúng túng cấy xuống những rẽ mạ không ngay hàng thẳng lối, hai má đỏ bừng không phải vì nắng mà vì thẹn thùng, mắc cở. Cái tình cảm chơn chất mộc mạc của gái quê trai làng coi vậy mà đậm đà thương yêu, đậm đà tình nghĩa. Một cơn ho bất chợt cắt đứt dòng nhớ xa xưa về quê hương, bà ôm ngực ho rũ rượi, ho sặc sụa, rồi mệt mõi đứng dậy bước vô nhà, cơn ho vẫn tiếp nối, bà dựa vào cầu thang để thở, có tiếng cô con dâu cằn nhằn cùng chồng:
- Má ho như vậy mà cứ đến gần con Linda hoài, bực mình quá, anh đưa má vô viện dưỡng l
ão đi, trong đó có người lo. Bà nghe tiếng con bà thở dài, bà hiểu thằng con trai không muốn vợ buồn nên nó chỉ biết im lặng, thà nó nghe lời vợ mà cửa nhà êm ấm, chớ nếu nghe lời bà thì gia đình sẽ mất hạnh phúc, như vậy cũng được, bà muốn con bà yên thân, dù sao bà cũng già rồi, sống nay chết mai có gì phải bận tâm.

       Bà Hai thương con dâu như con ruột, nhưng cô con dâu đó không thương bà mà chỉ biết lo cho gia đình cha mẹ ruột, không ngó ngàng gì đến bà con thân thuộc bên chồng, có l mình không có phần nhờ dâu, bà tự an ủi như vậy. Nhìn lên bàn thờ, ông Hai ngồi chiểm chệ trên bộ ghế giữa, mặc áo dài khăn đống, hình chụp lúc đám cưới thằng Hiếu, lo đám cưới cho con xong, một tháng sau ông ngã bệnh, rồi theo ông bà về bên kia thế giới luôn, bà buồn rầu ốm o gầy mòn, ít cười ít nói, vài tháng sau vợ chồng thằng Hiếu đòi bán đất bán vườn để vượt biên. Bà không muốn đi vì còn mồ mả ông bà tổ tiên phải bám víu, vợ chồng nhất định đòi bán cho bằng được, sau cùng bà cũng phải chìu theo, bởi bà thương con và cũng sợ ở lại một mình, bệnh đau không người thang thuốc, bà cũng muốn biết tin của thằng Thảo, nó đang tắm sông rồi chiếc tàu nào đó cặp bến cây mù-u xin nước rồi vớt nó đi mất, bà không thể nói lên được nỗi lòng của một người mẹ mất con, bà mất ăn mất ngủ ra vào như người không hồn kể từ lúc đó. Vợ chồng thằng Hiếu hối thúc, viện đủ lý do, bà lo âu, đi thì không đành mà ở cũng không được, rồi bà chấp nhận sự ra đi một cách miễn cưỡng.

       Tàu cặp bến mù-u để đón những người vượt biên, bà bước xuống tàu vào một đêm ba mươi tối trời, ai cũng vội vã cuống quýt, duy chỉ có bà là điềm tỉnh, nhìn những hàng cây mù-u quen thuộc, đang xa dần dưới ánh sáng lờ mờ của những vì sao - vĩnh biệt mảnh đất quê nhà - bà chép miệng thở dài. Gần nửa tháng trời lênh đênh trên biển, cuối cùng tàu cặp bến đảo Bidong, Malaysia. Có l ông Hai dẫn dắt cho thằng Thảo gặp lại bà trên đảo để mẹ con trùng phùng. Bà không cầm nổi nước mắt khi gặp lại thằng con trai sau bao năm trời cách biệt. Thằng Thảo bây giờ là một thanh niên cao lớn, lực lưỡng, có cái giọng cười giống hệt tía nó, nhớ ngày nào nó ra sông lội bì bõm, bơi theo mấy vạt lục bình để hái mấy chùm bông màu tim tím, chạy một mạch về nhà rồi băng qua mấy liếp hành sang nhà con Mận mà cho mấy cái bông, cái thằng mới bây lớn mà đã biết lấy lòng phụ nữ.

       Sang Mỹ, thằng Thảo là một đứa lanh lợi, tháo vác, nó mua nhà rồi có vợ có con, cuộc sống ổn định và có phần khá giả, chấm dứt cảnh vác chài mang đục đi hết bờ kinh này đến con rạch nọ để chài cá, không còn quanh quẩn mấy cây mù-u hái trái về chọi lộn với thằng Chơn thằng Chất con chú sáu Mẹo. Con bà mau lớn nên người, bà rất vừa lòng, duy chỉ có cô con dâu, sanh đẻ ở Mỹ, nói tiếng Việt không rỏ ràng, coi thường mẹ chồng, bà muốn sang thăm cháu nội, nhưng cô con dâu không thích bà đến nhà, có l thấy bà già nua, quê mùa, bệnh hoạn, nay ốm mai đau, lại thêm cái bệnh ho mãn tính, có lần bà chống gậy sang chơi, mấy đứa cháu ở trên lầu mà con dâu không cho xuống, bà hỏi thì được trả lời:
- Chúng nó ngủ hết rồi!

       Cô con dâu nói giọng lơ lớ tiếng mẹ đẻ không rành, bà lấy làm khó chịu. Tuy bà không gần gũi hai đứa cháu nội nhưng bà thương chúng nó vô cùng. bà muốn kể cho bọn trẻ biết về nguồn gốc của chúng nó, về đất Gò Công nước mặn, nơi tổ tiên ba đời sinh sống từ Xã Tân Hòa đến biển Tân Thành, bà muốn nói nhà ông bà nội của các cháu nằm ven con sông nhỏ, sau hè có cây chùm ruột ngọt mà mấy đứa nhỏ hàng xóm đứa nào cũng thích leo trèo hái trái, trong đó có thằng Thảo, cha của các cháu đã từng bị con ong vò vẽ chích tuột xuống không kịp, ôm đầu la làng, nhà ông bà nội các cháu có cây điệp vàng trước cửa, bông điệp đơn sơ, bình dị mà cha của các cháu hay hái chưng trên bàn thờ vào những ngày giỗ tổ tiên, nhà ông bà nội các cháu có hai hàng cau dài từ nhà ra cổng, mà cha của các cháu hay lấy ná bắn những con chim tu hú rớt xuống đất rồi vỗ tay cười khoái chí, nhà ông....... Bà nói tới đó nghe ran ngực, cơn ho kéo đến cắt đứt dòng suy tưởng êm đềm, tiếng Hiếu vang lên xen lẫn tiếng cằn nhằn của con dâu:
- Má ơi! Vô phòng nghỉ đi, Má ho hoài con Linda ngủ không được, vợ con cứ nói hoài, vô phòng đi Má.


       Bà lò mò chống gậy quay lại giàn mướp, không gian yên tĩnh và bình yên, mấy con ong bầu vẫn còn đó, vẫn vo ve những nhụy bông vàng rực, bà cảm thấy thoải mái khi ngồi nơi đây, chính nơi đây đã làm sống lại quá khứ, bà rất hạnh phúc khi nghĩ về cái quá khứ đó, bà sợ rồi đây vợ chồng thằng Hiếu sẽ đưa bà vào viện dưỡng lão, bà không muốn rời xa con cháu, không muốn rời góc vườn nơi đây, gần hai mươi năm rồi, góc vườn này đã gắn bó với bà, mặc dù nơi đây không bằng mảnh đất quê hương, nhưng nơi đây là một chứng tích của năm tháng dài vật lộn với cuộc sống. Bà đã làm đủ mọi nghề, có lúc làm cả hai công việc trong ngày, bà muốn lao đầu vào việc làm để quên đi tất cà, quên cái tình người ngày càng phôi pha, quên cái sự chen lấn đè bẹp nhau giữa con người với con người, quên cái sự thiếu đoàn kết của một dân tộc. Nơi đây thiếu tình láng giềng, cho nên bà nhớ cái tình chòm xóm ở quê nhà, buổi trưa hè nằm trên bộ ván gỏ, gió ngoài đồng thổi vào mát rượi, mang theo mùi thơm dịu dàng của ngọn lúa đòng đòng đang ngậm sữa, bà cảm thấy buồn ngủ, rồi ngủ một giấc tới chiều, cô Tư Đậu Rồng gánh một giạ lúa tới trả cho bà mà cô mượn hồi năm ngoái để làm giống, cô ngồi xuống cạnh bà:
- Chiều rồi còn ngủ nữa, không sợ mặt trời đè sao? Chi Hai, dậy đi. Bà nằm bất động, cô Tư hoảng hồn lấy chai dầu gió Nhị Thiên Đường trong túi áo với đồng bạc cắc ra cạo gió cho bà, lúc đó bà mới tỉnh dậy, nếu không có cô Tư Đậu Rồng có l
bà đã ra người thiên cổ, cái tình chòm xóm coi vậy mà quý vô cùng. Tới mùa lúa chín, nhà bà lúc nào cũng vui nhộn, những đêm trăng sáng thằng Hiếu, thằng Thảo cùng đám trai gái làng tụ tập trước sân lúa đờn ca, thằng Hiếu với những ngón đờn mùi mẫn qua tám câu Phụng hoàng, bà mm cười khi nghe thằng Thảo ca vọng cổ:
- Ghe chiếu Cà mau cắm sào đứng đợi sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra... chào... Cái thằng ca nghe cũng hay, giọng sang sảng - bà nhủ thầm - rồi tiếng của cô Tư Đậu Rồng vang lên với một lớp Nam Ai trong một vở tuồng “Ngọn Đèn Trước Gió” nghe buồn đứt ruột, giọng cô trầm bổng, ảo não. .. .


- Má như ngọn đèn trước gió không biết rồi..... đây, tắt lịm tự lúc nào.
Tuổi già trông đơn côi, thui thủi một mình.
Con thì mỗi lúc mỗi xa, không màng mà cũng chẳng thiết tha.
Câu m
u tử thâm tình, nỗi lòng nầy ai hay.
M
i mắt trông con những lúc chiều về.
Trăng tàn má thức trắng canh thâu.
Tiếng dế giữa đêm trường, nghe đời mình quạnh hiu.
Bao nhiêu năm trời má khổ cực.
Nuôi các con khôn lớn nên người.
Những cánh chim đủ sức tung trời.
Bỏ cái tổ buồn thê lương ...

       Bà nghe rõ giọng cô nghẹn ngào khi ca hai câu cuối, ánh trăng trung tuần sáng vằng vặc soi rõ khuôn mặt cô Tư Đậu Rồng đang say sưa vô hai câu vọng cổ, cô mê hát quá nên chồng cô theo vợ bé, bỏ lại 3 thằng con trai cô nuôi, sau này con cô lớn lên có gia đình và theo quê vợ, thằng lớn ở Đồng Tháp Mười, thằng kế ở Đồng Nai, thằng Út ở tận Cà Mau, ba đứa ba nơi, ít có đứa nào về thăm, cô sống quạnh quẽ trong cái chòi ở mé ruộng. Có những đêm mưa dầm, ảnh ương, ếch nhái kêu nghe ảm đạm, vách lá không đủ ngăn gió, nên ngọn đèn dầu trên bàn tắt lịm, nhìn cái chỏng tre kê sát vách bỏ không, cô nhớ mấy thằng con trai, đứa đòi nằm trong, đứa đòi nằm ngoài, những lúc trời mưa dầm như vầy thế nào tụi nó cũng đem về vài xâu ếch nhái, nay tụi nó theo quê vợ hết rồi, cái chòi này vốn đã trống trải nay càng trống trải hơn, cô nằm gát tay lên trán trong bóng tối, khẻ ca nho nhỏ đủ cho mấy con rắn mối nghe với sự phụ họa của con tắc kè ẩn trong vách lá:

- Những cánh chim đủ sức tung trời
  Bỏ cái tổ buồn thê lương …

       Cuộc đời cô buồn quá nên giọng ca nghe u-uẩn một nỗi niềm. Mấy người bạn hàng ở chợ Gò Công khen cô có giọng ca hay và cũng thắc mắc không hiểu vì sao cô có cái tên cô Tư Đậu Rồng. Cô có hai công ruộng, một công cô cấy lúa trung vụ, còn một công cô lên liếp trồng đậu rồng, cô chuyên trồng đậu, hể có chỗ nào trống là cô bỏ hột đậu rồng, tới tháng 10 dây đậu rồng có trái, cô hái đầy hai thúng rồi gánh ra chợ Gò Công bán, cô nhờ trồng đậu rồng nên có tiền mua hến về cho một bầy vịt tàu ăn và mua cám cho con heo nái sắp đẻ, từ đó cô có biệt danh: Cô Tư Đậu Rồng.
Thời gian trôi qua, cái chòi của cô Tư không còn nữa, trên cái nền chòi cũ là nắm mồ của cô, trong một đêm mưa to gió lớn, cô ngủ một giấc say nồng và không bao giờ thức dậy, mấy con tắc kè quanh quẩn bên mồ đêm nào cũng kêu lên mấy tiếng tắc kè, tắc kè để phụ họa điệu Nam Ai mà cô hay hát hằng đêm. Mỗi mùa mưa đến là mấy gốc đậu rồng lên chồi, lớn mạnh, tới tháng mười đậu rồng có trái, không ai hái, trái già khô rụng hột xuống đất lại lên dây đậu rồng mới, ôm lấy nắm mồ cô Tư chằng chịt. Gió chướng thổi mạnh mấy trái đậu rồng khô va vào nhau tạo thành một thứ âm thanh lạ nghe buồn bã giữa trưa hè. Rồi ngày qua tháng lại người ta quên dần đi hình ảnh cô Tư gánh hai thúng đậu rồng ra chợ bán, cũng như những đứa con trai theo quê vợ không còn nhớ nắm mồ người mẹ già nằm cô đơn ở chốn quê nghèo.

       Bà Hai thì không thể nào quên được cô Tư, nguời bạn láng giềng tốt bụng, bà muốn trở về quê cũ thăm lại mồ m ông bà, nhưng không thể nào đi được, lực bất tòng tâm, bây giờ bà quá già, trở thành người phế thải và con cháu không cần sự hiện diện của bà trong ngôi nhà này nữa, Hiếu và Thảo không còn như ngày xưa, các con bà có một thế giới riêng, thế giới ấy hiển nhiên không có sự hiện hữu của bà. Mỗi độ mùa hạ về giàn mướp lại có mặt và chỉ có giàn mướp là nguời bạn thân thiết nhất. Bà chợt nghe tiếng mở cửa, Hiếu từ ngoài bước vào và đi ra cửa sau đến bên bà:
- Má ơi, con có liên lạc với viện dưỡng lão rồi đó, má muốn chừng nào vô viện ở thì nói cho con biết để con nhờ thằng Dũng bạn con chở má đi.
Bà yên lặng không trả lời, Hiếu dường như hiểu ý bà:
- Má à, thằng Dũng có cô bạn gái làm trong đó, có gì cô ta sẽ giúp đở Má mà, đừng lo nha má.
Bà vẫn yên lặng, giây lát, rồi cầm cây gậy đứng dậy bước vô nhà, trước khi m
cửa phòng, bà quay lại nhìn Hiếu:
- Con nói với bạn con, sáng mai đến chở má đi.
Nói xong, bà vào phòng và đóng cửa lại.
Sáng hôm sau, cô con dâu trưởng đến phòng bà gọi:
- Má ơi, anh Dũng đợi Má ở ngoài kìa, Má chuẩn bị xong chưa?
Bà mở cửa phòng, tay cầm một túi quần áo và vài thứ linh tinh khác, bà m
m cười:
- Má đã sửa soạn các thứ rồi con ạ, các con cứ yên tâm, má chu đáo lắm mà.
Cô con dâu út lên tiếng:
- Má vào trong ấy nghỉ ngơi, ở đó nhiều người già lắm, Má tha hồ mà tán gẫu.
Cô con dâu trưởng tiếp lời:
- Chúng con lúc nào cũng nghĩ đến Má, cầu mong Má khoẻ mạnh, có gì Má cứ gọi chúng con, Má cứ ngh
ĩ rằng lúc nào chúng con cũng ở bên Má.
Bà gật đầu cười, mặc dù bà biết rằng những lời lẽ đó không xuất phát từ cái tâm. Có tiếng Dũng gọi vào:
- Bác Hai xong chưa bác Hai?
Hiếu và Thảo chạy đến bên bà, Hiếu đở lấy cái túi xách:
- Để con xách cho.
Thảo cầm lấy cây gậy:
- Để con dẫn Má đi khỏi cầm gậy.
Bà đưa tay cản lại:
- Thôi được các con ạ, để Má tự mang túi xách và cầm gậy được rồi, khi rời khỏi nhà này, Má phải tự lực thôi, cũng như ngày xưa má rời khỏi nhà ông bà ngoại Má cũng phải tự lực để các con được lớn khôn đến bây giờ.
Hiếu và Thảo cúi đầu yên lặng, bà nói tiếp:
- Má mong rằng, sau này mấy đứa cháu nội sẽ chăm sóc cho các con, ở cạnh các con lúc tuổi già sức yếu vì cha mẹ già như ngọn đèn trước gió không biết tắt lịm tự lúc nào, phải biết quý trọng những phút giây kề cận cha mẹ già, vì người già không cần gì cả, chỉ cần duy nhất có một điều - sự quan tâm của con cháu.
Bà ngừng nói và thở, rồi nắm tay Hiếu, Thảo:
- Má tin rằng mấy đứa cháu nội sẽ không tệ đâu.
Nói xong bà bước nhanh ra ngoài, Hiếu và Thảo như chợt nghĩ ra điều gì, chạy nhanh ra cửa:
- Má ơi, Má...

       Tiếng kêu thảng thốt của Hiếu và Thảo trong nghẹn ngào, nước mắt lưng tròng, trong lúc đó hai người con dâu ngoe nguẩy bỏ vào trong...


Lợi Trân

 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/May/2016 lúc 9:39am

Niềm Vui Của Cha

Anh Tốt ngồi trong quầy nhìn ra đám khách hàng đang lui cui bên những chiếc máy giặt máy sấy quần áo. Thỉnh thoảng có người đến đổi tiền xu bỏ vào máy, hay khiếu nại máy móc trục trặc gì đó, hay mua xà bông. Ôi, đi giặt mà không mang theo xà bông, những kiểu sống cẩu thả, hoang phí như thế không thiếu gì trong đám dân nghèo, đã nghèo mà còn “sang” vì mua xà bông nơi tiệm giặt chắc chắn sẽ đắt hơn ở chợ. Những khách hàng kia đủ loại người, đủ kiểu, nhưng đa số giới bình dân, vì giới khá giả thì có nhà cửa và dĩ nhiên có sẵn máy giặt sấy trong nhà.

Làm chủ tiệm giặt bấy lâu nay anh Tốt có nhiều kinh nghiệm, có khách còn lười đứng canh máy, họ bỏ đi đâu đó, trả công anh vài đồng coi chừng giùm, xong việc anh gấp lại quần áo cho thẳng thớm gọn ghẽ, lát sau họ chỉ việc đến lấy. Thế là coi như anh kiếm thêm thu nhập trong khi đằng nào anh cũng ngồi không.

Nhưng cũng có người bỏ quần áo giặt trong máy và…ra đi biền biệt, thành một đống quần áo vô thừa nhận trong kho của tiệm. Cho đến giờ anh vẫn không thể nào giải thích nổi tại sao? chẳng lẽ những người ấy rời tiệm giặt đi đâu và…bị tai nạn chết toi bất ngờ hay bị bệnh mất trí nhớ … đột xuất nên không quay trở lại tiệm giặt lấy đồ?

Thời buổi này làm chủ tiệm giặt sấy không có ăn vì món này đã phổ biến mọi nơi mọi chốn, ngay trong những khu apartment người ta cũng có phòng giặt sấy phục vụ cho cư dân của họ, nên tiệm giặt sấy chỉ trông chờ vào đám khách ít ỏi nào đó, hoặc khi họ cần giặt sấy những món to cồng kềnh như chăn mền, tấm trải giường, màn cửa sổ...v..v.. những thứ không thể giặt bằng máy ở nhà.

Chiều nay thứ sáu anh thấy lòng lâng lâng, vì sáng mai anh sẽ đi San Antonio thăm người yêu Thu Dần như thường lệ mỗi cuối tuần, nên anh sẵn sàng chiều khách trong mọi dịch vụ, cho dù khách có khó tính hay nổi máu “ba gai” không kiên nhẫn đợi chờ máy khác, vung chân đá huỳnh huỵch vào cái máy giặt vô tội bị hư hỏng bất chợt trong khi chủ tiệm là anh còn ngồi lù lù gần đấy. Khách hàng có người lịch sự, có kẻ vũ phu như thế, anh Tốt chẳng muốn “dây với hủi” càng to chuyện, càng rắc rối nên cứ đành nhắm mắt làm ngơ.

Chuyện tình của đời anh như một vở kịch, lúc khép lúc mở, ba chìm bảy nổi. Ngày xưa anh và Thu Dần yêu nhau, năm đó anh đang dậy học tại một trường trung học trong thành phố Saì Gòn, nàng là em gái một người bạn thân đồng nghiệp, là cô nữ sinh năm cuối bậc trung học.

Đã mấy lần anh dẫn Thu Dần về giới thiệu với gia đình, chỉ nghe cái tên Thu Dần là mẹ anh biết ngay cô mang tuổi Dần, bà quyết liệt phản đối mối tình cảm này, bắt anh phải chia tay Thu Dần và đừng bao giờ mơ tưởng có ngày kết hôn với cô. Mẹ anh nói con gái tuổi Dần không tốt, nó dữ dằn, ăn hiếp chồng, lập gia đình với ai chỉ mang gian nan, nguy hiểm đến cho người ấy, vợ chồng sẽ nghèo mạt rệp và hoặc vợ hoặc chồng sẽ chết sớm, bỏ đàn con thiếu cha hay mất mẹ đều bơ vơ tội nghiệp.

Mẹ đặt tên anh là Tốt, mong cuộc đời anh sẽ tốt tươi, tốt đẹp, tốt lành, tốt phước.v..v… nên không thể lấy cô vợ tuổi dần để mang họa vào thân.

Biết điều ấy Thu Dần tủi thân và tự ái, cô tránh mặt anh cùng lúc mẹ anh một lòng một dạ…cản trở duyên con nên mối tình đầu tha thiết của anh đã tan vỡ. Anh đau khổ lắm, không muốn mất người yêu nhưng cũng không thể cãi lời mẹ, vì anh là con trai duy nhất trong gia đình.

Vài năm sau anh Tốt lấy vợ, một người con gái xinh đẹp do mẹ tuyển chọn, mẹ hết lời ca tụng cô Na là con nhà gia giáo tử tế, có học lại dịu dàng.

Hai năm sau gia đình nhỏ của anh đi vượt biên sang Mỹ với thằng con trai 1 tuổi và cái thai trong bụng vợ.

Mẹ anh còn ở lại Việt Nam, nên đâu biết rằng cô con dâu lý tưởng của mẹ chọn đã hà hiếp anh thế nào, cô đanh đá, chua ngoa với anh. Tính anh nhẫn nhịn, giỏi chịu đựng. Chẳng lẽ anh viết thư về kể cho mẹ thêm lo buồn lúc tuổi về gìa, mà chẳng cứu vãn được gì, và chỉ vài năm sau khi gia đình anh định cư ở Mỹ, mẹ anh đã từ trần sau một cơn bệnh nặng.

Nếu mà mẹ còn sống thì anh khỏi phải kể, mẹ anh cũng đuợc biết cô con dâu không phải tuổi Dần của mẹ cũng không thọ, lìa đời sớm vì bệnh ung thư tử cung phát hiện quá trễ. Nhưng trước khi chết cô vẫn chưa quên tật đanh đá của mình, vẫn lèo lái đời anh, một buổi chiều chồng ngồi bên giường bệnh, cô đã ràn rụa nước mắt nói những lời trăn trối và bắt anh phải hứa là anh …không được lấy vợ cho đến khi hai con đã trưởng thành khôn lớn.

Anh một thân gà trống nuôi hai đứa con tuổi vị thành niên, đứa con trai năm ấy 14 tuổi và em gái nó mới 13 tuổi. Từ ngày sang Mỹ anh chịu khó học lại đã tốt nghiệp bằng kỹ sư nên cuộc sống không vất vả lắm, cho đến khi thời buổi kinh tế khó khăn anh bị hãng lay off, anh quay ra làm kinh doanh, sang lại cái tiệm giặt này, nhờ ơn trời cũng có khá lợi tức và anh luôn sống căn cơ tiết kiệm để nuôi hai con cho đến khi chúng ra trường, thằng con trai là bác sĩ, và con gái là kỹ sư như bố.

Suốt 10 năm trời anh ở vậy nuôi hai con, không phải chỉ vì lời hứa bị cưỡng ép bởi người vợ ích kỷ, mà vì chính anh, anh đã thấy cảnh bạn anh một bác sĩ, cũng là một người cha độc thân như anh và hai con cũng chạc tuổi con anh lúc mới mất mẹ. Ít lâu sau bạn anh lập gia đình mới, cảnh mẹ ghẻ con chồng tuy không hà khắc như chuyện cổ tích trong văn chương Việt Nam, nhưng theo kiểu thời đại bây giờ cũng lắm trắc trở, hai con của anh bạn bất hòa với mẹ kế, chúng học hành chẳng ra gì rồi bỏ học dở dang đi làm kiếm tiền miễn là không phải ở chung mái nhà với bà mẹ kế.

Anh Tốt không muốn hai con của anh sẽ lâm vào hoàn cảnh ấy, thà chúng còn bé tí không biết gì anh đi thêm bước nữa không sao, ở cái tuổi mới lớn, tuổi vị thành niên đứa trẻ nào cũng nhiều tự ái, tâm hồn mong manh dễ vỡ như thủy tinh, nên anh không vì hạnh phúc của riêng mình làm tổn thương những tâm hồn ngây thơ trong trắng ấy.

Suốt 10 năm trời không phải con đường anh đi luôn bình lặng, không có những sóng gió tình cảm, nhưng anh vì con, mặc cho người tình không thể chờ đợi, họ bỏ anh ra đi tìm tình duyên khác. Cho đến khi bất ngờ năm ngoái anh tình cờ gặp lại người anh ruột của Thu Dần, mới biết là Thu Dần hiện cũng ở Mỹ, chồng Thu Dần là một tay ăn chơi bay bướm đã li dị vợ mấy năm nay vì có người tình khác, họ có một đứa con gái duy nhất đã lập gia đình và sống ở tiểu bang khác, Thu Dần cũng cô đơn, cũng lẻ loi như anh.

Anh liền liên lạc với Thu Dần, mối tình năm xưa sống dậy, cả hai quyết định lần này không thể lỡ duyên nhau. Thu Dần là kỹ sư đang làm việc cho chính phủ ở thành phố San Antonio, còn anh đang ôm cái tiệm giặt lớn nhất trong khu phố của thành phố Houston này. Không ai có thể từ bỏ công việc của mình ngay lúc này để đến với người kia cả.

Khoảng cách từ Houston đến San Antonio không xa, chỉ hơn 2 giờ lái xe, nhưng vẫn là khoảng cách dài của sự chờ mong.

Hai con anh nay đã khôn lớn, chúng hiểu bố đã hi sinh cho chúng như thế nào. Ngày từng đứa con tốt nghiệp đại học ra trường anh đã ôm nó và sung sướng đến nghẹn ngào nói chỉ một câu:

- Đây chính là niềm vui của Bố.

Cả hai đang có người yêu và một ngày nào đó sẽ lập gia đình, chúng đều khuyên anh nên bán cái tiệm giặt để làm bất cứ công việc gì nhàn hạ hơn và nhất là không vướng bận trong kế hoạch về San Antonio sống chung với người xưa của anh. Hai con anh đã nghe anh kể về chuyện tình trắc trở của bố với cô Thu Dần thời còn trẻ, chúng thương bố càng muốn vun đắp cho mối tình đầu và bây giờ cũng là mối tình cuối của bố.

Anh đã rao bán tiệm giặt trên internet nhưng mấy tháng nay chẳng có ai nghiêm chỉnh trả giá muốn mua, chẳng lẽ tiệm giặt đang đông khách anh lại bán vội vàng với giá rẻ bèo sao đành?

Nên mỗi thứ bảy, khi con gái anh ra trông tiệm giặt cho anh, ngày Chủ Nhật tiệm đóng cửa. Thế là anh thảnh thơi, lái xe đến San Antonio thăm Thu Dần .

Họ cứ gặp rồi chia tay trong khi chờ đợi thu xếp công việc, hoặc là anh bán được tiệm giặt hoặc là Thu Dần xin thuyên chuyển được việc làm về Houston để được sống bên nhau mãi mãi.

Anh đang suy nghĩ xem sáng mai sẽ mua vài món quà gì từ Houston mang cho Thu Dần, thì anh nghe tiếng cell phone reo:

- Anh Tốt hả, em đây…

- Chào Thu Dần, sao em linh thế, nãy giờ anh nhớ đến em, đang ngồi nghĩ vẩn vơ chỉ toàn là em thôi. Ngày mai mình lại gặp nhau rồi….

- Em cũng thế, chẳng lẽ chúng mình cứ là Ngưu Lang Chức Nữ mãi sao? Ngày xưa mình lỡ duyên vì mẹ anh khe khắt, nay chẳng ai ngăn cấm, ngược lại con anh và con em còn đồng tình khuyến khích thì ông trời lại bày ra cảnh ngộ khác.

- Anh cũng mới xuống giá tiệm giặt rẻ hơn giá thị trường gần chục ngàn rồi, chắc cũng sớm bán được thôi, yên chí đi cô Cọp nhỏ của anh

Anh vẫn âu yếm gọi Thu Dần là “cô Cọp nhỏ” bây giờ mẹ đã mất mà dù mẹ anh còn sống thì cũng không thể nào cản trở được anh nữa, anh luôn tin là cô cọp nhỏ của anh hiền lành dễ thương, Thu Dần sẵn sàng về Houston sống chung với anh và hai con cho tới khi nào chúng có gia đình riêng.

- Sắp tới giờ anh đóng cửa tiệm rồi, không nhận thêm khách nữa, chỉ còn vài người khách cuối cùng đang sấy đồ dở dang, em cứ tha hồ nói chuyện với anh nhé.

Nhưng anh vừa dứt lời thì bóng một người vừa đẩy cửa bước vào tiệm giặt, anh chưa kịp lên tiếng từ chối thì ngạc nhiên biết bao khi nhận ra đó là Thu Dần, anh buông cái cell phone trên bàn hấp tấp đến bên cô:

- Sao em làm anh bất ngờ thế này! Hôm nay em lại đến thăm anh…

- Còn làm anh bất ngờ hơn nữa kìa, em đã xin thuyên chuyển được việc làm về Houston rồi, không xa chỗ anh ở là bao nhiêu đâu nhé. Em đến tận đây để báo tin mừng cho anh.

Anh Tốt kêu lên đầy kinh ngạc và vui mừng:

- Trời ơi, Cọp Nhỏ của anh làm một điều tuyệt vời hơn cả giấc mơ.

Anh lại hấp tấp giục cô:

- Vậy em phụ anh xếp lại cái mớ sổ sách trên bàn giùm anh trong khi anh đóng cửa tiệm ngay bây giờ, khách đã xong rồi. Chúng mình sẽ đi ăn cơm tối nhà hàng trước khi về nhà bàn chuyện tương lai. Em làm anh mừng phát điên lên đây này…

Thu Dần vui vẻ:

- Em sẽ ở chơi hai ngày dù tuần sau em mới chính thức nhận công việc mới ở Houston. Hai ngày ở đây em sẽ làm quen với nhà cửa của anh, với cuộc sống của anh và hai con, trước khi chúng ta chính thức lấy nhau.

- Nhà anh có một mảnh vườn sau rộng lắm, cỏ xanh và cỏ xanh…

- Ý anh muốn nhắc nhở em mai mốt về phụ anh cắt cỏ chứ gì?

- Ai nỡ để người yêu cắt cỏ, ngày xưa em chẳng từng ước mơ khi chúng mình lấy nhau, ngôi nhà sẽ có một mảnh vườn cho em trồng hoa Ngọc Lan để mỗi khi chiều xuống đêm về chúng mình nằm bên nhau trên cỏ, giữa mùi cỏ ngai ngái, mùi hoa thơm tho…

- Không ngờ anh vẫn nhớ lâu thế…

Người khách cuối cùng vừa ra khỏi cửa là anh Tốt ôm chầm lấy Thu Dần, họ cùng vui sướng rạo rực, cùng trẻ lại như thời mới yêu nhau.

Buổi tối anh Tốt và Thu Dần về nhà, căn nhà này anh mua từ khi ba bố con dắt díu nhau từ thành phố khác chuyển về Houston theo công việc của anh. Bây giờ những lúc hai con đi làm vắng nhà, anh thấy căn nhà trống trải thênh thang, và một ngày nào đó hai con anh sẽ có gia đình riêng, căn nhà sẽ càng trống trải thêm, anh khao khát chờ mong có hình bóng người đàn bà cho ấm lòng anh và ấm nhà ấm cửa.

Hai con anh về tới, nghe anh kể cô Thu Dần sẽ về làm việc ở Houston, cả hai đều vui mừng không thua gì anh lúc nãy:

- Thật là tuyệt vời !

- Con cám ơn cô Thu Dần đã giải quyết được sự bế tắc này. Vậy khi nào bố và cô Thu Dần sẽ tổ chức đám cưới ra mắt họ hàng và bạn bè ?

Anh Tốt đáp ngay:

- Bố sẽ coi ngày, là coi thời tiết mưa nắng thế nào và coi nhà hàng nào ngon, chứ không phải coi ngày coi tuổi gì đâu nhé. Bây giờ cô Thu Dần tuổi Cọp có là ..cọp dữ dằn trong rừng rậm Châu Phi thì bố cũng sẽ cưới.

Con trai anh trịnh trọng và cảm động nói:

- Ngày xưa khi con và em gái con ra trường bố đều nói là ngày vui, là niềm vui to lớn nhất trong cuộc đời bố. Nhưng chưa đủ đâu, phải có ngày đám cưới của bố với cô Thu Dần thì niềm vui của bố mới trọn vẹn.

Con gái anh tiếp lời anh trai:

- Chúng con cám ơn bố và chúc mừng bố hạnh phúc từ bây giờ.

Anh Tốt tươi cười nhìn sang Thu Dần, cô sinh vào mùa Thu năm Dần nên cha mẹ đặt tên là Võ thị Thu Dần, nhờ có chữ lót là Thu nên cái tên Dần cũng bớt “hắc ám” đi một tí.

Cô cọp nhỏ của anh cũng dịu dàng nhìn anh. Muộn còn hơn không, mối tình của anh Tốt và Thu Dần sẽ kết thúc tốt đẹp, tốt tươi và tốt lành như anh từng mong ước và như cái tên mẹ anh đã âu yếm đặt cho anh.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/May/2016 lúc 5:05pm
Phục thù-Aí Khanh.mp3
http://www.mediafire.com/file/tmtvm0ymrzb/Phuc Thu-AiKhanh.mp3


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/May/2016 lúc 10:32am
Ai Khổ Hơn Ai
Việt Dương Nhân
http://www.mediafire.com/?no0747kwjz4t57g



Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jun/2016 lúc 6:36am
TÌNH KHỜ

Khi biết tôi có ý định xin việc làm ở văn phòng bảo hiểm mà ông chủ là một người đàn ông trung niên, Tú Oanh nói:

- Nghe đồn rằng ông ấy là đệ nhất chung tình, dù bà vợ nhan sắc rất tầm thường. Có nhiều người đẹp đã phải thất bại với kế hoạch mỹ nhân kế.

Trâm Anh nheo mắt với tôi:

- Người đẹp này thế nào? Nghe nói, mi không đánh thì thôi mà đã đánh thì trăm trận trăm thắng phải không? Vậy… “a lê hấp” nhào vô đi.

Tôi khoanh tay trước ngực, nhìn hai nhỏ bạn múa mỏ bằng thái độ dửng dưng:

- Sao tụi mi không nhào vô mà xúi ta?

- Rất tiếc, tao không có sắc đẹp “nghiêng thùng đổ nước như mày”. Chứ nếu có, thì tao cũng sẽ thử xem có thắng nổi không. Ha!ha!!! đùa chút cho vui, chứ thắng hay thua thì phụ nữ cũng lỗ thôi mày ạ!

- Mà thắng được chắc cũng phải sướt tim, cạn nước mắt. Đừng dại Diệu Vân ơi!

Tôi nhìn Tú Oanh cười hiền lành:

- Đừng lo, tao khôn lắm. Đã vậy, còn yếu bóng vía nên không dám thử đâu.

- Ừ! thế thì tốt, chứ nhào vô mà thua thì bể mặt nữ nhi lắm.

Dù chỉ là những câu nói đùa nhưng rất vô tình hai cô bạn thân đã chạm vào tự ái của tôi, một người con gái biết mình đẹp.

***

Người đàn bà ngồi bên cạnh tôi có đôi mắt màu nâu nhẹ, trong veo. Chiếc mũi không cao lắm, đầu mũi hơi tròn cùng đôi môi nhỏ tạo cho bà nét phúc hậu, dịu dàng. Khuôn mặt đó, dù không đẹp nhưng bất cứ ai nhìn thấy lần đầu tiên đều có cảm tình. Giọng nói bà thật êm và nhẹ nhàng:

- Em phải giữ gìn sức khỏe. Làm việc ít một chút. Đừng suy nghĩ, lo lắng nhiều.

Tôi cười nhẹ:

- Chị có anh Đông lo mọi thứ, còn em… một thân, một mình, nên phải tự lo.

- Vậy thì lấy chồng đi.

Tôi ngã người ra phía sau, giọng buồn bã:

- Có ai thèm em đâu mà lấy!

- Chứ không phải tại em quá kén chọn sao?

Người đàn bà vỗ nhẹ bàn tay tôi:

– Rán tịnh dưỡng cho mau khỏe. Chị sẽ thay thế em để lo công việc trong thời gian này.

Tôi nhìn bà bằng đôi mắt long lanh chút ghen tỵ:

- Xin lỗi, em đã làm cho chị cực nhọc.

- Không sao, chị cũng muốn thỉnh thoảng xuất hiện ở văn phòng để mọi người biết anh Đông là “gươm” đã có chủ.

Giọng người đàn bà hạ thấp như lời than vãn:

- Nói đùa thôi, chớ một người chồng tốt như anh Đông thật khó tìm. Nếu là người đàn ông khác, chưa chắc chị đã giữ gìn được mái ấm gia đình cho đến ngày hôm nay. Đối với Đông, chị không làm tròn bổn phận một người vợ…cưới nhau sáu năm rồi mà chị vẫn chưa sinh được cho anh một đứa con. Đã vậy…

Người đàn bà thở dài, ánh mắt như chìm vào nỗi muộn phiền giữa câu nói bỏ lững.

- À! thức ăn chị đã bỏ vào hộp, khi nào cần ăn, em chỉ hâm sơ lại là được. Còn đây là thuốc, nhớ uống đúng theo lời chỉ dẫn.

Cell phone của chị vang lên bằng một điệu nhạc rộn rã. Chị bắt máy, ánh mắt reo vui trong tiếng cười trong vắt:

- Ồ! em quên mất… xin lỗi anh… cám ơn anh.

Tôi tò mò nhìn chị nghe ngóng. Tiếng cười dòn tan của chị lại vang lên một cách sung sướng:

- Hôm nay sinh nhật của Đông mà chị quên. Anh Đông tốt vậy đó em, không trách chị mà còn mời chị dự tiệc sinh nhật của anh do chính anh đãi.

- Chị thật có phước!

Tôi nghe giọng nói của mình như rơi xuống cung bậc buồn da diết. Người đàn bà xin phép đi vào phòng tắm. Tôi thẩn thờ bước xuống giường. Đứng trước gương, tôi nhìn thật lâu vào bóng dáng người con gái dong dỏng cao, bờ ngực đầy, chiếc eo thon thả, cộng thêm đôi mắt sắc, sóng mũi cao, bờ môi đầy đặn trên khuôn mặt mũm mĩm. Đẹp. Vỏn vẹn một chữ đẹp mà tôi nghe mòn tai từ thuở mới dậy thì đã khiến tôi trở thành người con gái kiêu sa. Tôi kiêu căng trước ánh mắt ngơ ngẩn, si mê của những người đàn ông chung quanh. Tôi thách đố với những người phụ nữ nhìn tôi bằng đôi mắt ganh tỵ. Tôi tự phụ đến nỗi dám thốt thành lời “các bà đừng để phu quân của mình ngồi cạnh tôi nhé”. Thật vậy, những đứa bạn từng là bạn thân của tôi, sau khi kết hôn đã biến đi mất dạng. Không đứa nào còn gần gũi, thân thiết với tôi, chỉ vì sợ chồng nó nhìn thấy tôi. Nhưng đâu ai biết rằng trong lòng tôi đang mang nặng nỗi tương tư. Tôi tự giận mình sao không chinh phục được người đàn ông tôi đang si mê đắm đuối?. Người đàn ông đã qua một đêm với tôi mà vẫn điềm tĩnh để nói với tôi rằng “không bao giờ anh rời bỏ vợ anh”. Giọng nói bình thản cũng là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng “cho dù em rất đẹp, nhưng cái nhan sắc diễm lệ đó sẽ không phá vỡ được bức tường tình nghĩa của vợ chồng anh” như mũi dao xoáy buốt trái tim tôi.

***

Hai năm trước, sau khi ra trường với bằng kế toán, tìm mãi không được việc làm thì Trâm Anh giới thiệu tôi đến văn phòng bảo hiểm của Đông. Người đàn ông có khuôn mặt vuông, với cặp mày rậm và đôi mắt sáng đầy nghị lực cùng phong cách đầy nam tính đã khiến tôi choáng váng vì bị tiếng sét ái tình giáng trúng ngay tim. Tôi bối rối và ngớ ngẩn một cách tội nghiệp. Nếu là người chủ khác chắc tôi đã được mời đứng lên và tiễn chân ra cửa. Nhưng Đông thì không, anh bắt tay tôi vui vẻ:

- Rồi cô sẽ quen dần. Tôi nghĩ, công việc này không làm khó được cô đâu.

Và tôi đã trở thành một nhân viên đắc lực của Đông, có thể làm “overtime” bất cứ lúc nào mà không cần thù lao. Tất cả hành động của tôi không thoát khỏi đôi mắt tinh đời của hai đứa bạn thân. Trâm Anh cảnh cáo tôi:

- Ông chủ có vợ rồi đấy nhá!

- Và anh chàng này tuân thủ đúng câu “nhất vợ nhì trời” -Tú Oanh bồi thêm- Vợ chồng ông Đông lấy nhau lâu rồi mà không có con, đang chữa trị thì bác sĩ khám phá ra bà Đông bị tiền ung thư tử cung. Nghe nói bệnh đã được chữa lành nhưng bà không thể có con được và hình như bà cũng không… “OK” trong chuyện ấy, nhưng ông Đông vẫn rất chung tình với vợ. Bởi vậy, nếu mầy quyết định chinh phục Đông, thì đó là quyết định sai lầm.

Tôi nhếch môi cười và trả lời một cách tự tin:

- Tao sẽ chứng mình cho mày thấy quyết định của tao là đúng.

Trâm Anh nghiêng đầu nhìn tôi bằng ánh mắt khó hiểu:

- Nghĩ lại xem… có đáng để mày đánh đổi cả cuộc đời không?

Tôi chống tay xuống bàn, rút cao hai vai, nheo mắt trêu ghẹo:

- Thì cũng tại mày đưa tao đến với Đông. Nói vậy chứ đừng lo, từ xưa đến nay tao luôn sáng suốt trong chuyện tình cảm.

Tôi có thể dối gạt mọi người nhưng không thể dối gạt được chính mình. Tôi đã yêu Đông ngay lần gặp gỡ đầu tiên. Và suốt thời gian làm việc bên cạnh nhau, tình yêu ấy càng nồng nàn, sâu đậm. Tôi vẫn nhớ lời cảnh cáo của hai cô bạn thân, nhưng tôi không còn sáng suốt như đã tự hào với Trâm Anh để đắn đo, suy nghĩ về việc mình làm mà chỉ biết hành động theo mệnh lệnh của trái tim. Trái tim sôi nổi của cô gái hai mươi tám tuổi bảo tôi phải trổ hết tài để chinh phục người đàn ông đáng yêu này. Tình yêu nóng bỏng của cô gái lãng mạn, đa tình thúc giục tôi phải chiếm lấy người tình trong mộng mà tôi đang si mê cuồng nhiệt. Thế là tôi quên hết. Quên luôn cả lời dạy dỗ “là con gái phải đoan trang và biết giữ mình” của mẹ để tìm đủ mọi cách lay động trái tim của Đông.

Cuối cùng, Đông đã ngã vào vòng tay tôi sau một trận say túy lúy trong buổi tiệc sinh nhật có nhiều bạn bè và Đông là người ở lại sau cùng trong căn nhà ấm cúng của tôi khi vợ anh về Việt Nam thăm bà mẹ đang trong cơn thập tử nhất sinh. Tôi hưởng từng giọt hạnh phúc thấm đẫm trên thân thể tràn trề sức sống. Tôi hân hoan trong niềm vui sướng vô bờ với những dự tính háo hức. Tôi sẽ cho Đông một đứa con mà anh đang mong ước (chắc chắn là vậy!!!). Tôi sẽ bứt rời Đông ra khỏi mái ấm gia đình của anh và người đàn bà đã từng được anh âu yếm gọi bằng hai chữ “vợ tôi” mỗi khi nhắc đến.

Buổi sáng, khi giật mình tỉnh giấc, Đông rùng mình như vừa thoát khỏi cơn mê. Tôi không hề hối tiếc những gì đã cho đi. Nhưng thái độ im lặng đến tê tái của Đông làm tôi thoáng bàng hoàng. Tiếng thở dài của anh khiến tim tôi đau nhói, xót xa ứa lệ.

- Sao em có thể dại dột như thế?

Tôi vùi đầu vào ngực Đông. Cái cảm ngất ngây với mùi da thịt nồng nàn vẫn còn nguyên vẹn trong tôi:

- Em không hối tiếc, bởi vì em tin chắc rằng anh sẽ không bỏ em……

Với ánh mắt say đắm tôi khẽ thì thầm vào tai Đông. Rất khẽ:

- Em sẽ cho anh một đứa con và một mái ấm……

Đông kéo xốc hai cánh tay tôi, giọng nói không êm ái, không ngọt ngào như tôi lầm tưởng:

- Đó là những điều không thể có. Em hãy nghe rõ… anh không bao giờ rời bỏ vợ anh. Anh không thể để cho gia đình anh tan nát.

Tôi bật khóc nức nở:

- Nên… thà đời em tan nát, phải không anh?

Đông đứng lên đi về phía cửa sổ. Ánh nắng buổi sáng hắt vào mặt anh. Khuôn mặt ủ dột mà tôi chưa từng nhìn thấy kể từ ngày vào làm việc với Đông:

- Sao em lại cố tình đặt anh vào hoàn cảnh khó xử này?

- Tại vì em yêu anh. Em yêu anh một cách ngu si, khờ khạo. Anh biết không?

Bằng giọng uất nghẹn tôi hét lên như điên, như dại. Đến bây giờ tôi mới mở mắt ra để nhìn thẳng vào sự thật. Sự thật, Đông không phải là loại đàn ông tôi đã từng gặp. Ở anh là cả một sự trầm tĩnh, kín đáo. Có những lúc anh rất tế nhị, ngọt ngào để tôi vui mừng khi chợt nghĩ, hình như anh đã bị chao đảo trước những chăm sóc, mật ngọt của tôi. Nhưng cũng có lúc anh thật nghiêm trang, cứng rắn để tôi phải chồn chân, kìm hãm nhịp đập của trái tim mình. Tôi không đoán được chính xác tình cảm Đông dành cho tôi, nhưng vẫn bướng bỉnh lao vào vì sự tự tin đến mức kiêu ngạo của người con gái được trời ban cho nhan sắc. Tôi bỏ ngoài tai những khuyên nhủ chân thành của Trâm Anh và Tú Oanh để cố chấp tin rằng mình không bao giờ thất bại trên tình trường.

Đông nhìn thẳng vào mặt tôi, cái nhìn như thấu suốt những mưu toan bất chính trong lòng tôi:

- Sự việc đã xảy ra theo đúng sự tính toán của em, phải không? Còn anh… đúng là tình ngay mà lý gian. Anh chỉ muốn nói một điều để em hiểu, không bao giờ anh muốn đem sự đau khổ và bất hạnh đến cho vợ anh. Vì thế… anh chỉ còn biết… thành thật xin lỗi em.

Tôi bỗng thấy mình khờ khạo đến tội nghiệp. Vậy mà suốt đêm qua tôi cứ thao thức trong niềm hạnh phúc tưởng chừng không bao giờ có được bằng trí tưởng tượng dồi dào.Tôi ngây thơ tin rằng, với một người đàn ông đã bao năm sống bên cạnh người vợ bệnh hoạn không làm tròn bổn phận trong vấn đề chăn gối, trong khi tôi có thừa điều kiện để mang đến cho Đông những gì anh thiếu thì tôi sẽ chinh phục được Đông một cách dễ dàng. Rồi tôi sẽ sinh cho anh những đứa con xinh đẹp và anh sẽ yêu thương tôi bằng tất cả tấm lòng với những bù đắp mà tôi đã mang đến cho anh không cần điều kiện.

Nhưng bây giờ, tất cả chỉ là ảo tưởng. Đông mãi mãi vẫn là một tinh cầu xa lắc, xa lơ mà tôi gắng sức nhoài mình níu lấy nhưng vẫn ngoài tầm tay với.

… Người đàn bà trở lại cùng với tiếng chuông điện thoại vang lên lanh lảnh. Ngọt ngào như thuở tình nhân, bà dịu dàng trả lời:

- Dạ! xong rồi, anh chờ em một chút nha. Em xuống liền.

-…

- Dạ! hôm nay Diệu Vân đã đỡ nhiều rồi? Anh muốn nói chuyện với Vân không?

Tôi nhìn người đàn bà hồi hộp chờ đợi, nhưng chỉ nhìn thấy nụ cười của bà với tiếng da thật nhỏ. Buông điện thoại xuống, bà vỗ nhẹ vào vai tôi, ân cần từ giã:

- Anh Đông sợ em mệt nên bảo chị, để em nghỉ ngơi. Thôi chị đi đây.

Người đàn bà véo má tôi, thân thiện trêu ghẹo:

- Cô thư ký có muốn nhắn gì với sếp không?

Tôi lắc đầu cố nén tiếng thổn thức “Có! em muốn nhắn với Đông đừng tàn nhẫn với em như thế. Em muốn nhắn… em nhớ Đông lắm và em muốn hỏi, sao người đến với em không phải là Đông mà lại là chị?”. Cánh cửa khép lại bằng âm thanh khô khan như điệp khúc chia lìa. Tôi vùi đầu vào gối, nghe nỗi cô đơn phủ trọn thân xác rã rời. Tôi vào bệnh viện rồi trở về nhà. Một tuần lễ trên giường bệnh, Đông chỉ đến thăm tôi một lần, những lần còn lại là người đàn bà ấy. Người đàn bà hạnh phúc hơn mọi người đàn bà khác trên cõi đời này.

Tôi đã tự chọn cho mình con đường tình đầy chông gai, buồn tủi để bước vào một cách tự nguyện, nên làm sao thể trách Đông khi chính anh đã nhẹ nhàng cảnh cáo “Dù thế nào anh cũng không bao giờ rời bỏ vợ anh.

Ngân Bình


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jun/2016 lúc 4:34am
Nói Với Ba  <<<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jun/2016 lúc 4:40am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2016 lúc 8:51am

Cơn Khát

   




Nhìn chiếc xuồng của thằng Năm con mình vừa về đến, trên xuồng nó chở về một ít Bồn bồn vài con cá nhỏ và một mớ cua đồng. Con phèn thấy ông Tư Cường, tía thằng Nam đang vẫy tay kêu nó phía trên bờ, Phèn rít lên mừng rỡ nó quắc cái đuôi liên tục rồi chồm ra be xuồng tìm cách lên bờ, nó cứ loay hoay mãi mà chẳng dám phóng lên bờ để ông Tư vuốt ve nó như mọi khi, bởi chiếc xuồng nằm dưới con kênh chỉ còn lại dòng nước nhỏ đục ngầu, trên thân thể con kênh giờ đây chỉ đủ sức nâng con xuồng bé như xuồng của thằng Năm mà thôi, còn mấy chiếc ghe to hay chở Dừa thường đi ngang đây thì chịu thua.

Bắt cái thang dã chiến từ trên bờ xuống gần chiếc thuyền của thằng Nam, ông Tư tặc lưỡi và búng tay ra hiệu cho con Phèn theo đó mà lên bờ, hiểu ý chủ nó mừng rỡ sủa gâu gâu rồi thu mình phóng lên cái thang rồi nhanh chóng nó nhảy lên bờ và vồ lấy thân hình ông Tư trông giống như đứa trẻ ôm mừng người thân khi nó đi xa trở về nhà.

***

Từ khi còn nhỏ cho đến giờ, chưa khi nào ông Tư Cường thấy vùng sông nước ở miền Tây quê ông gặp cảnh hạn hán kinh hoàng như hiện nay, mới sáng này thôi nơi quán cà phê trong xóm nhỏ của mình, ông tư cùng một số bà con chòm xóm vừa nhâm nhi cà phê vừa bàn thảo việc thiên tai đang trải rộng khắp các miền đất nước, ông Hai bưu điện là người rành rẽ tin tức thời sự nhất trong xóm, vì mỗi sáng ông ra làm việc bưu điện tận ngoài chợ huyện, ở đây ông có điều kiện nghe ngóng được mọi tin tức các nơi qua cái Televison đặt nơi phòng làm việc, ông thu thập hết mọi chuyện vô "Bộ nhớ" trong đầu, để rồi sáng sớn hôm sau ông sẽ tuần tự thuật lại các tin này cho mấy bạn già khi tề tựu tại quán cà phê cóc của bà Năm mập, có câu chuyện nào hay, lạ mà họ chưa hiểu hết thì ông Hai bưu điện sẽ giải thích, vậy đó mà mấy ông bạn gìa đều phục ông Hai sát đất, họ xem ông như một nhà thông thái của thế kỷ hai mươi mốt ở cái xứ "khỉ ho cò gáy" này, qua vụ hạn hán năm nay ông có nhận định:

- Mấy ông biết sao hông, cái vụ hạn hán ở mấy vùng quê mình hiện nay nó bị nhiều nguyên nhân, mưa dứt sớm nè, lượng mưa trong năm theo Vũ Lượng Kế đo được nó ít hơn mọi năm.

Chưa kịp kể các nguyên nhân gây hạn hán tiếp theo thì ông Hai phải nhường lời cho bà Ba cá thắc mắc:

- Anh Hai nó ơi, Vũ Lượng Kế là cái giống gì anh mần ơn nói rõ đi, chứ anh xài chữ của bác học thì tụi tui bù trất hà, hahaha.

Ông Hai cũng cười, rồi ông giải thich:

- Gì đâu mà bác học bà Ba ơi, nó là cái dụng cụ để đo số lượng nước mưa rơi xuống khu vực nào đó trong thời gian cơn mưa hoạt động, vậy thôi, cái tên Vũ Lượng Kế là từ hồi xa lắc xa lơ người ta gọi rồi, chắc bà tối ngày lo lội ruộng bắt cá nên bà không để ý đó thôi.

Ông Tư Cường nói chen vô:

- Cái vụ đó dễ ẹc mà bà còn thắc mắc, để anh Hai ảnh nói tiếp coi tại cái giống gì nữa, tiếp đi anh Hai.

Ông Hai Bưu điện thấy Ông Tư hối thúc, ông liền nói tiếp:

- Kế đến là hệ thống sông ngòi bị chặn dòng nhiều quá, mấy ông bà biết cái sông Cửu long của mình nó phát nguyên từ đây không? Tui nghe trong vô tuyến người ta nói đâu ở tuốt luốt bên tàu lận, trên núi cao tên gì tui quên phức rồi, nó chảy trong nội địa của mấy ông Chệt.  Họ thì gọi là sông Lan Thương, nó cách mình đây bốn năm ngàn cây số lận đó.

Bà Ba cá ngắt lời:

- Anh Hai nói gọn gọn để tui đi quơ ba con cá về ăn, anh kể xong chắc nước dưới kênh khô cạn hết thì khổ tui nghe anh Hai.

Ông Hai trọng nổi tiếng là ông già khó tánh, nghe bà ba làm gián đoạn câu chuyện hoài khiến ông bực mình:

- Cái bà này kỳ nha, để anh Hai kể mình nghe mở mang đầu óc, bà cứ nhào vô họng ảnh hoài thì tết "Ma rốc" cũng chưa rồi nữa.

Ông Hai nói tiếp:

- Sông Lan Thương chảy hết đất tàu thì các nước còn lại trên con sông này đi qua họ gọi là sông Cửu Long, các nước trên thượng nguồn bắt đầu ngăn lại xây rất nhiều con đập lớn, họ làm thủy điện có lợi cho họ, cho nên nguồn nước đâu còn lại bao nhiêu cho nước cuối nguồn như nước mình.

Ông Hai Trọng nghe xong tức giận bèn lấy tay đập mạnh mặt bàn khiến ly cà phê đen chưa kịp uống văng tung tóe dưới đất, ông nói:

- Hèn chi, mẹ tổ nó nước là của trời đất thiên nhiên ban tặng, nó chảy chung qua các nước cùng xài, vậy mà cái cha nội ba tàu ỷ thế mần ăn thất đức quá, khổ cho dân mình rồi, lúa má chết vàng đồng rồi, nay mai thằng con nó biên thư về xin tiền đóng tiền học chắc tui trốn luôn, tiền bạc đâu nữa mà cho con cái ăn học đây mấy ông mấy bà.

Cay cú vì bị ông Hai Trọng sửa lưng khi nãy, bà Ba cá chọt vô:

- Lúc mần ăn được ông không chịu thủ lại một mớ, giờ than thân trách phận sao được.

Thấy bà Ba cá "Châm dầu vào lửa", ông Hai Trọng "sì nẹt" bà liền:

- Bà nói câu đó tui tưởng bà ở hành tinh nào mới xuống, nông dân mình bao đời nay sống theo cây lúa, con tôm con cá, bà thấy vụ mùa nào mà nông dân mình có được cái nụ cười "Xả giàn" đâu? Cái điệp khúc buồn "được mùa thì mất giá", mần cái gì ra bán giá rẻ bèo luôn.

Trước đây tuy mùa lũ về cuộc sống có đôi phần bất tiện, vì bà con phải cơi nới nhà, đi lại khó khăn, nhưng bù lại dòng lũ đục ngầu kia, tuy nó hung hãn đáng sợ nhưng nó lại mang phù sa, mang đầy tôm cá cho nơi đây để bà con có nguồn lợi để trồng trọt, nuôi và đánh cá, vậy mà giờ đây kênh thì khô trơ đáy, ruộng đồng thì khô khốc khiến cuộc sống chật vật miền quê càng thêm khốn khó.

Đang ngồi ngoài hàng ba trước nhà, ông Tư Cường đưa mắt nhìn lên bầu trời qua kẽ hở giữa những cây dừa cao vút, bầu trời xanh thẫm không một gợn mây, bất chợt trong đầu ông nhớ lại những chuyện cầu mưa của mấy tay pháp sư thời xa xưa mà ông được ông nội mình kể lại trong truyện Phong Kiếm Xuân Thu, hoặc Tôn Tẩn Bàng Quyên gi đó mà ông cũng không rõ lắm.  Ông ước ao mình có phép thuật như vậy, ông sẽ đi khắp nước để "Cầu đão" cho mưa thuận gió hòa giúp cho vựa lúa miền nam còn con đường vươn lên.

Nhìn lại thực tại chưa có cách nào cứu lúa ngoài đồng khỏi chết cháy, ông móc gói thuốc rê ra và quấn một điếu to bằng ngón tay cái, ông châm lửa đốt rồi rít một hơi dài.  Khi đám khói thuốc được ông nhả, nó nhanh chóng bay lên và mất hút.  Ông tưởng tượng đám khói nhỏ kia sẽ hòa vào đám mây nào đó trên không để tạo ra cơn mưa cứu hạn.  Đang thả hồn cho những ý tưởng mông lung thì thằng Năm nó làm ông giật mình:



- Thôi tiêu rồi tía ơi, cá dưới đìa sau nhà mình nó nổi bụng chết trắng hếu kìa. Con đem cái lưới ra tía phụ vớt lên xẻ phơi khô liền, chậm chút nữa coi như đỗ bỏ.

Ông Tư Cường chới với hỏi vặn lại thằng Năm:

- Con biết sao cá chết không?

Chừng nhớ chực lại khiến ông Tư Cường giậm cẳng kêu trời:

- Thấy tía tao rồi, trên Ấp thông báo nước mặn từ sông đã xâm nhập vô mấy con kênh rồi, họ kêu nhà nào nhà nấy tự lo ngăn cống lại không cho nước mặn vô ao đìa, vậy mà lo ba cây lúa nên quên bà nó rồi, thôi coi như trắng tay chuyến này.

Nghe chồng và con đối đáp, bà Tư nói xen vô:

- Thôi ông ơi! Than thở mần chi đây là số trời, còn nước còn tác ông xẻ ba con cá làm khô để dành ăn, chuyện gì thì tính sau, coi như đám cưới thằng Năm phải chậm chậm lại chờ mùa sau rồi.

Nghe má nói vậy Năm hốt hoảng:

- Ý dậy đâu có được má, Tính ngày giờ hết rồi hoãn lại kỳ lắm, tía vợ con ổng quê lên, ổng gả em Linh cho thằng khác là thúi đời con luôn á.

- Chứ giờ tính sao con, nhà mình nghèo phải chịu, giờ mang công mượn nợ mà tình cảnh như vầy rồi lấy tiền đâu mà trả, không khéo bị cười chê thì nhục lắm con à.

Năm cố níu kéo:

- Mình mượn tạm đi, có tiền mừng cưới trả lại cho họ được mà má.

- Biết vậy nhưng lỡ thiếu hụt lấy đâu bù vô con, không lẽ đãi bằng đồ chay cho nó rẻ.

Nghe má nói, Năm chụp ngay ý này liền:

- Được đó má, con thấy xóm mình bà con ăn "lạt" khá nhiều, thịt thà ăn hoài không tốt, mà bây giờ họ chăn nuôi bằng hóa chất nhiều quá, ăn vô ung thư cái chắc.

Nghe lý luận cùng của thằng con, bà Tư cốc vô mỏ ác nó một cái:

- Cái thằng, vậy mà cũng nói được, thôi để tía má liệu, ghẹo bây thử coi sao chứ tiền đó tía má lo sẳn rồi, nước tới trôn nhảy sao kịp hả con.

- Má này, làm con hết hồn.

Thằng Năm hứng chí vì đám cưới sẽ được theo đúng kế hoạch, nên sau câu nói trên nó phóng cái rột ra sau nhà vừa đi vừa hát khẻ "Ngựa phi ngựa phi đường xa.Tiến lên đường nắng chói chói lóa..."

***

Đang cầm cây chổi tàu cau quét gom lá cây rụng đầy sân, chợt ngoài ngỏ có tiếng gọi tên mình, bà Tư Cường lững thững bước ra gặp cô gái nọ đầu đội nón lá, mặt thì trùm khăn kín mít như mấy Người Ninja trong những phim của Người nhật, bà Tư cất tiếng hỏi:

- Ai dậy, kiếm tui có chuyện gì không?

Người bịt mặt trả lời:

- Con Là Lài con ông Ba Khía nè Bà Tư.

- Chèn đét ơi, bây mần tao hết hồn tưởng mấy người xã hội đen đi xiết nợ không hà, bây tới nần chi mà đem theo bình nhựa lủ khủ dậy?

Cô Lài kéo cái khăn che mặt ra đáp:

- Bà Tư còn nước ngọt hông, cho tía con xin mấy bình về uống, nhà con sạch nhách không còn một giọt, mùa khô năm nay khổ bộn nha bà Tư.

Nghe Cô Lài muốn xin ít nước ngọt về xài, bà Tư hơi lưỡng lự, nhưng trong phút chốc bà quyết định luôn:

- Nhà bà còn không nhiều nhưng thấy tía con bây khát mà làm ngơ sao đành, bây vô lấy đi, chổ cái lu da bò đó, lấy xong nhớ đậy kín lại cho bà.

Mừng như bắt được vàng, cô Lài tranh thủ đong đầy mấy can nhựa những giọt nước mưa trong veo mát lạnh và ngọt lịm. Lài xin phép bà Tư quay về, trước khi đi lài phân bua với bà Tư:

- Bà Tư biết sao không, tía con ổng nói năm nay lần đầu tiên gần cả trăm năm mới có trận hạn hán kinh hoàng, thuở đời nay dân miền Tây mình chết khát giữa bốn bề sông nước.

Bà Tư nói vuốt theo cô Lài:

- Bởi vậy bây giờ kiếm nước uống đỏ con mắt đó bây, uống tiết kiệm nhe. Hahaha bà Tư nói chơi cho dui, chứ tía bây với bà như cật với ruột, uống hết ghé qua lấy tiếp, đừng ngại nhe bây.

Cô Lài vui trong bụng vô cùng vì trong khó khăn hoạn nạn cô mới thấy ai tốt ai xấu với mình.

***

Như thường lệ cứ chừng nửa tháng, Năm đạp xe xuống thăm vợ sắp cưới của mình.  Dựng chiếc xe đạp bên gốc dừa trước sân nhà Linh, Năm gỡ cái giỏ đệm treo ở ghi đông trong đó con gà luộc chín da vàng ươm, Năm biếu cho tía vợ làm mồi nhậu với bạn bè.

Thấy nhà vắng hoe, Năm bước vô cửa dự định cất tiếng gọi Linh, bổng dưng có ai đó sau lưng Năm quàng hai tay bịt mắt Năm lại, nó đoán chắc ngoài Linh chẳng ai chơi cái trò này, Năm nói:

- Em hả, tính hù cho anh đứng tim anh chết là em ở giá đó nghe.

Không nghe trả lời, và đôi tay ai đó cũng buông lỏng đôi mắt Năm ra, nhưng nó nghe đau nhói ở sau lưng do ai đó đấm thật mạnh vào sau lưng. Chừng quay lưng lại đúng là Linh với gương mặt dỗi hờn, hoảng quá Năm hỏi:

- Anh nói giỡn cho vui mà giận thiệt hả, anh xin lỗi đó để anh đền cho nè.


Chưa kịp phản ứng sau câu nói của Năm thì Linh bị Năm ghì chặt người vào rồi Năm hôn tới tấp trên môi trên má nàng.

Ông Chín Khế tía vợ tương lại bất chợt xuất hiện, gặp cảnh hai trẻ đang âu yếm, lỡ bộ ông "tằng hắng" một tiếng như báo hiệu sự có mặt của mình khiến cho đôi uyên ương bối rối ngượng ngập vô cùng.  Thấy hai con còn áy náy ông Chín đánh trống lãng:

- Hôm nay bây ở chơi nhậu với tía cùng mấy chú bác cho vui, có xỉn ở lại đây mai về, có gì tía kêu con linh nó chăm sóc cho, bây cứ xả láng sáng về sớm.

Nghe tía nói vậy hai đứa thật vui, đem con gà xuống bếp chặt để chuẩn bị tiệc nhậu trưa nay.  Trong lúc làm việc dưới bếp, hai đứa cũng tranh thủ trao nhau những ánh mắt yêu thương và những nụ hôn tình tứ.

***

Sau cuộc nhậu khách khứa lần lượt rút lui, lúc này chàng rể và tía vợ tương lai đang bàn bạc việc ao cá sau nhà bị trộm viếng cách đây ít hôm, do bực bội và hơn nữa có chút men trong người nên ông Chín nói:

- Tức quá, tối nay tía tính giăng dây điện quanh ao, thằng nào vô trộm điện giật chết ráng chịu.

Giật mình với toan tính của tía vợ:

- Không được làm vậy nghe tía, họ bị điện giật chết là mình bị tù đó.

Là nông dân lương thiện, khi nghe đến tù tội thì ông Chín Khế hơi ớn trong bụng:

- Vậy hả bây, chứ mất của phải trân mình ra chịu hả.

- Tía phải canh chừng, nếu bắt được thì giao cho mấy ông ở ấp đứng ra xử.

***

Người ta thường nói," Ăn quen chồn đèn mắc bẩy". Y như rằng thấy nhà ông Chín nhậu nhẹt lúc trưa thì đêm về cả nhà sẽ chỏng cẳng ngủ.  Tên trộm mò vô nhào xuống ao cá kéo lưới bắt trộm, hai tên đang hí hửng lượm cá bỏ vô cái đụt đeo ở lưng quần bổng dưng đèn pin rực sáng rọi thẳng vào mặt khiến hai tên đứng yên như trời trồng dưới ao.  Chừng khi đưa họ lên bờ, ông Chín Khế nhận ra anh em thằng Lượm kế bên đất nhà ông là thủ phạm.

Sau một hồi tra vấn, ông Chín Khế mới biết nhà thằng lượm đang có nguy cơ chết đói, ruộng lúa cháy vàng, công việc làm không có, tiền bạc cũng không, nhà cửa trống không chẳng có của cải gì, hơn nữa căn bịnh phổi của tía thằng Lượm tái phát không tiền chữa trị, "Bần cùng sinh đạo tặc" anh em thằng Lượm đành nhắm mắt đưa chân làm liều.

Vét khạp gạo còn vài lít, gom ít tiền dành dụm để trao cho hai tên trộm, ông Chín Khế nói:

- Ông Chín không bắt tội hai thằng bây đâu, có chút đỉnh tụi con cầm về tạm đi, ông chín tìm phương kế giúp cho nhà bây sau, nhớ có đói có khổ đến đâu cũng đừng để tay nhúng chàm nghe bây.

Hai anh em thằng Lượm mừng vui khóc như mưa, nhận món quà trên tay tuy không nhiều nhưng nó mang nặng tình nghĩa đồng bào giúp nhau trong thời buổi khốn khó.

***

Anh em thằng Lượm lui về nhà, ông Chín Khế hơi mệt nên ông tiếp tục leo lên giường ngủ, trên sân còn lại Năm và Linh hai đứa chưa hết ngỡ ngàng với cái cư xữ đầy tình người của ông già tía mình, tự dưng không hẹn mà hai đứa thốt lên một câu y như có thần giao cách cảm:

- Tía tui number one.

 
Hai Hùng SG



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 21/Jun/2016 lúc 9:32am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2016 lúc 10:34am
Phải Chi...
 



Sáng tinh mơ khi những hạt sương khuya còn đọng lại trên cành cây kẽ lá, vài cánh vạc ăn đêm vội vã quay về trước khi trời sáng, xóm làng thật yên tĩnh như mặt nước hồ thu không gợn sóng, cảnh vật êm đềm và nên thơ này ai nhìn vào cũng tưởng rằng đây là nơi bình yên lặng gió, nhưng họ đâu có ngờ chính nơi đây đang có những đợt sóng ngầm hoành hành, nó đã cuốn đi bao gia đình êm ấm một thời, nó nhấn chìm nhiều tài sản của họ và nhất là nó cướp đi sự hồn nhiên, chân chất của những con người nơi đây, nó như dòng thác lũ trên nguồn đỗ về khó lòng ngăn lại được...

***


Từ lúc xóm làng nơi đây mọc ra một tiệm cầm đồ với cái bảng hiệu họ trương lên, khi nhìn vào bảng hiệu này mọi người tưởng bao nhiêu yêu thương của chủ tiệm dành cho khách hàng nằm trong đó, tiệm cầm đồ mang tên "Nhân ái" do một tay anh chị trên tỉnh dạt về tá túc và làm ăn, cũng là lúc nhiều thói hư tật xấu bắt đầu thấm thấu vào lối sống của dân làng nơi này, "Tám Cầu cảng" tên của gã chủ tiệm cầm đồ, tuy mặt mày không bậm trợn như những tay giang hồ thứ thiệt khác, không xâm mình, không lớn tiếng hù dọa ai, thậm chí gã ăn nói trơn tru, theo cách nói đại khái của dân gian ví rằng khi hắn mở miệng nói điều gì với ai, cho dù là người khó tánh cách mấy cũng phải xiêu lòng đến mức độ khiến cho "Kiến trong hang cũng phải bò ra", vì vậy hắn chẳng cần nuôi đám đàn em trong nhà để đi đòi và thanh toán những con nợ cố tình dây dưa chậm trả như những tiệm cầm đồ khác.

***



Quán nước của chú Hai già cũng như mọi ngày, cứ sáng sớm thì người trong xóm hay gặp nhau nơi đây, họ tán gẫu chuyện trên trời dưới đất, chuyện đông chuyện tây, chuyện nam chuyện bắc đều được đem ra luận bàn, thậm chí chuyện mê tín dị đoan xưa nay chưa từng thấy bà con nói tới, vậy mà bây giờ họ bàn bạc về phong thủy, về cúng bái kiểu đồng bóng lạ lẫm vô cùng, cũng nhờ vậy mới có một số người nương theo sống nhờ vào những chuyện này, sáng nọ tôi cùng thằng Đàng lần mò vào quán chú Hai uống cà phê, tôi không phải người sống ở đây. Hè đến được rảnh rang vì không phải đứng lớp "gỏ đầu trẻ" nên tôi theo Đàng về quê thăm nhà của nó, nó muốn tôi về để thưởng thức gió mát của đồng nội, để tận mắt thấy cái mênh mông của những cánh đồng cò bay thẳng cánh, với những thức ăn ngon, và nhất là sẽ được sống trong cái tình người đúng nghĩa của xóm làng ở đây, bởi họ có cái lối sống rất khác với cách sống của phần đông người dân nơi phố thị.


Trời càng về sáng quán chú Hai càng đông khách, mấy cái bàn trong quán đông nghẹt người, chú Hai phải kê thêm vài cái bàn ngoài sân cạnh con lộ trải đá đỏ, mỗi lần có chiếc xe nào chạy qua bụi đường tung bay trong gió, khách phải giơ hai bàn tay bụm miệng ly cà phê lại cho bụi khỏi bay vào, nhưng mũi thì vẫn hít thở cái đám bụi ấy vào buồng phổi mà chẳng thấy ai than phiền bao giờ, tôi tự hỏi:

- "Quán cà phê chú Hai chắc ngon lắm đây, chắc là nhất hạng so với mấy quán quanh đây, vì thế nên phần lớn họ tụ tập lại để ăn uống nói cười rôm rả".

Vừa hớp một ngụm cà phê nóng vô miệng tôi mới thấy suy nghĩ của tôi khi nãy trật lất, vì hương vị cà phê của chú Hai bán còn thua nước (Gião) của mấy tiệm người Hoa ở Sài gòn, nếu như thế thì tại sao nó lôi cuốn khách đến quán chú Hai một cách bất thường như vậy, tôi bắt đầu chú ý và tự tìm câu giải đáp cho mình, đang tưởng tượng sẽ khám phá ra điều bí ẩn của quán chú Hai, rồi tự thỏa mãn với cách nhìn nhận của mình là quán chú Hai nhất định có chuyện gì đó bí mật thì thằng Đàng nó khều nhẹ tôi nó nói:

- Trong quán này có em nào Hoa hậu đâu mà ông trầm ngâm dữ vậy?

Tôi giật mình vì nó ngắt ngang dòng suy nghĩ của tôi, tôi nói nhỏ với nó:

- Cái ông này, ông làm như tui "Tuổi Mùi" hay thả dê lắm hả, có trầm ngâm gì đâu, tui đang thắc mắc sao quán chú Hai đắc khách dữ thần vầy nè.

Đàng thản nhiên đáp:

- Ừ tại quán chú Hai là quán lâu đời nhất trong xóm, chú thím buôn bán thật thà nên mọi người mến thương và ủng hộ, có vậy mà ông cũng thắc mắc.

Nghe thằng Đàng giải thích tôi cũng gật gù ra vẻ đồng ý, chưa kịp trao đỗi thêm với nhau thì cái bàn sau lưng chúng tôi gồm những bà sồn sồn ngồi với nhau, một bà trong đám cất tiếng nói:

- Sao rồi chị Sáu, hôm nay có theo "Con Rùa" (27) nữa không, tui nghe bà Hai xóm trên bả nhờ thầy Tám Tiền bấm độn và cho số rồi, thầy Tám nói "chắc như đinh đóng cột", chiều nay chắc chắn con Rùa về nhập vô buổi xổ số của tỉnh mình đó, thầy còn nói thòng thêm, muốn chắc ăn thì Rùa lớn rùa nhỏ, rùa cha rùa con gì cũng hốt hết.

Nghe bà nọ nói oang oang trong quán, câu nói của bà đã tự khai họ đang bàn số đề, nghe họ công khai bàn tán cờ bạc khiến tôi thầm nghĩ:

- "Hèn chi quán chú Hai đông nghẹt cũng phải, bởi mấy người có "máu đỏ đen" họ xúm lại thành từng nhóm để bàn đề, phải công nhận mấy bà này gan thiệt, đánh số đề là phạm pháp, thời nào mấy ông cảnh sát, công an cũng bắt bớ hết, vậy mà làm như họ có đóng "môn bài" cho việc này nên mới tự nhiên bàn bạc như chốn không người".

Bà Sáu nghe bà nọ kêu mình tiếp tục "Nuôi" con Rùa thì thiếu điều bà Sáu muốn nhảy dựng lên:

- Mèn ơi! Hôm nay chị còn kêu tui nuôi con Rùa nữa hả, cả nửa tháng nay con rùa quỷ này nó ngốn của tui cả triệu đồng rồi chứ ít gì đâu, còn ông Tám Tiền nữa, ổng cho số "ba trợn" gần chết, mấy bà nghe ổng riết có ngày bán lúa giống luôn đó nghe.

Nghe bà Sáu nói kiểu "Phang ngang bổ củi" bà nọ tức mình cãi lại:

- Chị Sáu nói thầy Tám vậy sao được, hôm trước ổng cho bà số con Rồng (26) bà chộp đánh liền, chiều đó bà hốt bộn bạc luôn, bà khen ổng dữ dội, rồi hôm nay bà lại cho thầy là "ba trợn", ở đời có lúc vầy lúc khác, thần thánh cho bà trúng hoài ai chịu đời cho thấu với bà chứ, đúng không?

Ông Chín Phàn, người ở sát vách nhà thằng Đàng, hay qua lại đối ẩm với ông Bảy Bó, tía của thằng Đàng mỗi ngày, ông Chín có tính cộc cằn, khi có chuyện không vừa ý thì ông phản ứng liền, do tính khí như vậy nên lối xóm không gọi ông là Chín Phàn nữa, họ gán cho ông bằng biệt danh khác, Chín Trương Phi (Đây là một nhân vật trong truyện Tam quốc chí diễn nghĩa, tính tình cương trực và nóng nảy), đang ngồi uống cà phê gần đó, nghe mấy bà bàn bạc đề đóm khiến ông bực mình ông nói chen vô:

- Nè cái con gì mới xúi con Sáu nhỏ vợ thằng Đực quánh đề dậy? Tao nói cho bây biết nha, chổ này quán anh Hai là nơi công cộng, bà con gặp nhau buổi sáng để tâm tình, phụ giúp bày vẽ cho nhau cách chăn nuôi và trồng trọt, bây có mê cờ bạc quá thì rủ cái hội tụi bây ra ngoài gốc me sau hè mặc sức mà bàn.

Dường như đã nư, ông Chín Phàn còn đế thêm một câu xanh dờn:

- Tao nói hôm nay là bữa cuối, bây còn tụ tập bàn đề trong quán là tao kêu mấy ông trên ấp xuống hốt tụi bây về trễn hết ráo, lúc đó bây đừng có ăn năn hay "ăn củ sắn" gì hết nghe.

Chú Hai nghe ông Chín Phàn "dợt" đám khách ruột của mình, chú lật đật bỏ cái vợt cà phê đang pha dang dở, chú đi nhanh đến chổ ông Chín đang ngồi, kéo cái ghế đẩu sề vô sát chổ ông Chín, chú Hai vừa ngồi xuống vừa vỗ nhẹ vai ông Chín, chú Hai nói nhỏ:

- Ông Chín nói vậy phải rồi, nhưng ông Chín ơi, mấy bả chơi cho vui chứ đâu phải dân cờ bạc chuyên môn đâu, ông Chín làm mấy bả quá trời, mấy bả bỏ quán tui đi chổ khác thì coi như "bể nồi cơm" tui rồi ông Chín.

Nghe Chú Hai nói chuyện phải quấy cho mình nghe, một chút suy tư rồi ông Chín nói:

- Ông Hai biết không, bà con trong ấp mình bây giờ không lo sản xuất chăm chỉ như hồi trước, tối ngày cứ lao đầu vô ba con số, hết vé số kiến thiết giờ quay ra đề đóm, con cái nheo nhóc, ruộng vườn bỏ thí, đồ đạc trong nhà cứ như có cẳng nó chạy vô tiệm cầm đồ của thằng "Tám cầu cảng" ráo trọi, vậy đó không nói không được.

Chú Hai chống chế thêm sau câu nói trên của ông Chín:

- Biết vậy rồi, bây giờ không cho họ ngồi đây bàn tán thì họ qua quán khác, nếu vậy trước tiên là quán tui ế chõng gọng luôn ông Chín ơi.

Hơi xiêu lòng khi nghe chú Hai phân tích như trên, ông Chín Phàn nhượng bộ:

- Thấy tức thì nói dậy thôi, tui biết chắc mấy bả đâu có ngán, tụi chủ đề thường thì tụi đó móc nối với mấy tay có thế lực để mần ăn, dẹp tụi này khó đàn trời chứ không dễ đâu ông Hai, nó giống như mấy con chằn tinh trong truyện cổ tích, chặt đầu này nó mọc đầu khác, nhiều khi nó hiện thêm ba đầu sáu tay ghê lắm ông ơi.

Chú Hai thở khì sau câu nói của ông Chín Phàn, chú rút gói thuốc "Samit" trong túi quần rồi dúi vào tay ông Chín, chú Hai phân bua:

- Ông Chín giữ gói thuốc hút chơi, loại này thơm ác ôn mà còn phê nữa, thuốc này mấy đứa ở biên giới Thái lan nó đem về tặng tui đó.

Ông Chín Phàn vừa ngạc nhiên vừa vui trong bụng, ông đáp:

- Có gì đâu mà ông Hai "lo lót" cho thằng già này, thôi tui làm một điếu cho ông vui thôi, bà con lối xóm ai nỡ lòng nào úp nồi cơm của ông, nhưng thiệt lòng tui ức vụ này lắm.

Hai ông già vừa uống trà vừa nói chuyện thời sự cho nhau nghe, họ tạm quên câu chuyện không vui vừa rồi, qua chuyện cự nự của ông Chín Phàn mấy bà cũng tỏ vẻ ngán ngán nên họ không còn nói oang oang như lúc nãy, không khí trong tiệm như lắng động lại nhường cho tiếng còi tàu ngoài sông cái kêu vọng đến, bổng dưng có một cô gái mặc bộ đồ bà ba chạy u vào quán, với gương mặt hớt hải cô gái chạy đến chổ bà Sáu đang ngồi, cô ta nói lớn:

- Bà Sáu, bà Sáu dìa gấp, chị Đẹp con bà Sáu uống thuốc rầy tự vận rồi kìa.

Nghe như có dòng điện chạm vào người khiến bà Sáu giật bắn người sau câu nói của cô gái, hốt hoảng không kịp hỏi han sự tình, bà Sáu đứng lên chạy tức tốc về nhà không kịp chào cái hội bàn đề của mình một tiếng, trong lúc gấp gáp bà Sáu vô tình làm đỗ ly cà phê văng trúng một bà ngồi bên cạnh, bà ta vừa giận vừa nỗi sùng trong bụng vì bà Sáu vô tình làm bộ đồ mới mặc lần đầu của mình bị nhuộm đen, bà buông ra một câu ngắn gọn dành cho bà Sáu:

- Đàn bà gì sớn sác quá trời.

***

Chôn cất con gái xong, bà Sáu như người mất hồn, nằm nhà mấy hôm rồi bà lại nhớ cái quán cà phê, nhớ mấy bà bạn trong cái hội bàn đề của mình nên sáng nọ bà lò mò đến quán chú Hai, vừa thấy mặt bà sáu mấy bà reo lên:

- Chị Sáu tới rồi.

Sau một hồi hỏi han tâm sự với nhau, một bà nói như trách móc:

- Chị Sáu thấy không, chị trách lầm thầy Tám của tụi mình rồi, chị nhớ hôm vụ thầy cho số 27(Con rùa) hông dậy, bữa đó chị lu bu vụ sắp nhỏ ở nhà, tụi tui quyết định quánh con 27 và bao hết các lô luôn, chiều đó đài sổ ra y chang con số thầy Tám đã phán, thầy Tám linh ứng vô cùng chị Sáu ơi, bữa nào bà sắm lễ vật theo tụi tui đến tạ lỗi và sám hối với thầy đi.

Bà Sáu nghe mấy chị em đồng Hội đồng thuyền cho biết kết quả xổ số hôm nọ thì trong lòng lấy làm tiếc rẻ, chẳng phải bà không có lòng tin vào lời của thầy Tám, chẳng qua do từ lúc thầy cho số, bà thua nhiều hơn thắng nên lúc đang bực bội bà đã lỡ lời, tai vách mạch rừng câu nói đó đến tai thầy Tám, thầy chẳng phản ứng gì nhiều, thầy chỉ nhắn cho đám bạn của bà rằng thầy cấm tiệt bà Sáu được phép bén mảng đến cái am thờ của thầy lần nữa, bà Sáu thanh minh:

- Tui thua hoài quẩn trí quá mới nói vậy, chứ thật lòng tui quý Thầy Tám lắm, thôi hôm nào tui đến tạ lỗi với thầy...

Khi biết được nguyên do cô Đẹp tự nguyện chia tay với trần gian, tôi nói thằng Đàng:

- Mẹ ghiền số đề, con can gián không được nên quyên sinh, tội cho cô ta quá, không biết bà Sáu còn dây dưa với con ma đề đến khi nào nữa đây.

Thằng Đàng đưa ra nhận xét:

- Khi nào "Tây ăn Trầu" thì họ sẽ không chơi số đề nữa.

***

Đang ngồi ăn cơm trưa với bác Bảy Bó ở nhà sau, nồi canh chua cá lóc bay mùi thơm nức mũi, lâu lắm rồi tôi mới được ăn lại món canh này, thằng Đàng cùng tôi chan vào chén cho ngập nước canh, hai đứa tôi thi nhau húp rồn rột khiến bác Bảy bật cười, ông nói:

- Thấy hai đứa bây ăn kiểu này bác biết tụi con thèm lắm phải không, con cá lóc này ngon lắm đó, con Hai nhà Bác nó bắt được hôm qua, bây giờ cá ngoài thiên nhiên hiếm hoi lắm, còn ba con cá nuôi trong ao hồ thịt bở rẹt ăn chán lắm.

Tôi góp lời:

- Dạ ngon lắm Bác Bảy, ở Thành phố tụi con ăn cơm quán bình dân họ nấu cho có chứ không ngon như nhà mình đâu.

Vừa ăn vừa trò chuyện, chúng tôi dự định báo cho bác Bảy chúng tôi sẽ trở lại thành phố sau cả chục ngày ăn cơm "khính" ở nhà bác Bảy. Bổng tiếng chân chạy rầm rập phía ngoài đường ven kinh trước nhà Bác Bảy, rồi tiếng la của ai đó vang lên:

- Trộm trộm bắt nó bà con ơi!

Thoáng thấy một bóng người chạy ngang qua, với đôi mắt thật tinh anh thằng Đàng la lên:

- Tía ơi, ai như thằng cu Đực ở xóm dưới mới chạy ngang, không lẽ thằng này ăn trộm hả tía.

Ông Bảy hững hờ nói:

- Ối bây giờ trộm cắp lềnh khênh bây ơi, đứa nào cũng không loại trừ, đó cũng tại ba cái đề đóm mới sanh ra trộm cắp, chưa đâu nghe bây, đám lóc nhóc bây giờ ghê lắm, tao nghe tụi nó hút hít bồ đà bồ điếc gì đó, hết tiền lên cơn ghiền rồi làm càn làm bướng.

Quả thật cặp mắt của thằng Đàng thật tinh anh, tên trộm không ai khác là thằng Cu Đực, nó chẳng những ham mê đánh đề mà còn vướng vào hút hít, thấy mấy ông ấp xóm trói chặt tay nó ra phía sau dẫn giải về trụ sở ông Bảy lắc đầu rồi lên tiếng:

- Uổng công cha mẹ nuôi nấng lớn khôn, chưa báo đáp mà gây ra tội lỗi rồi, riết rồi tao muốn bán nhà dời tuốt vô trong bưng, trong biền ở cho khỏi chướng tai gai mắt.

Thằng Đàng nghe Tía nói nó hết hồn liền can ngăn:

- Kệ nó Tía tội ai làm nấy chịu, mắc mớ gì tía dọn nhà, cờ bạc hoài thua hết vốn thì họ nghỉ thôi, tiền đâu chơi hoài.

Ông Bảy nói:

- Đâu có đơn giản vậy bây, nó thua nó sẽ "Chà đồ nhôm" hết rồi nó qua nhà hàng xóm lấy cắp, nhiều khi còn giết người cướp của nữa, thời buổi bây giờ ớn lắm, thôi mai bây dìa trễn lại đi, có gì tía biên thơ báo tin cho.

***

Gần nửa tháng trời ăn cơm "khính" nhà bác Bảy, cái ước muốn của thằng Đàng giúp cho tôi thấy được cách sống của người dân quê như diễn tả, vậy mà thực tế thật trớ trêu, làng xóm nơi quê nhà không còn bình yên như thuở nào, còn đâu cảnh gái trai hò hẹn giữa những đêm trăng sáng vằng vặc trên bầu trời, còn đâu tình nghĩa xóm làng giúp nhau lúc tối lửa tắt đèn, những gì tốt đẹp của ngày xưa đã lùi dần vào quá khứ khiến nó và tôi cứ ray rứt mãi trong lòng trên chuyến xe đò trở về nơi ồn ào vùng phố thị.

Vài tháng sau, tôi đang ngồi chấm bài trong phòng, thằng Đàng xô cửa vào, nó đưa lá thư của Bác Bảy gửi lên, tôi mở ra xem:

..... ngày... tháng năm...

Đàng con,

Như đã hứa, Tía viết thư này cho con và Chú Tính bạn con được rõ.

Các con biết không, cái tệ nạn nó tràn lan ở quê mình như con và chú Tính đã biết, Bà Sáu sau khi con gái mất, không còn người khuyên bảo can gián nên bà càng lún thêm vào vũng bùn tội lỗi, bà bán sạch mọi thứ kể cả căn nhà và mấy công ruộng vườn, phần đề ăn, phần cái Tiệm cầm đồ của thằng Tám cầu cảng nó lấy phân lời ác nhơn thất đức khiến bà Sáu trắng tay, hiện bà sống lay lắt không nhà không cửa thật thương tâm, có hôm bà Sáu ghé vô xin cơm ăn, tía cho bà ăn bà khóc nức nở bà rất hối hận nhưng quá muộn màng, bà còn kể một chi tiết mà tía cho là thú vị nên tía kể lại cho con nè:

Có hôm bà Sáu chạm mặt ông Chín Phàn trên một quảng đường đê, bà than van về cuộc sống hiện tại nghèo nàn đói khổ, sau một hồi khuyên bảo ông chín Phàn nói thêm:

- Con Sáu nè, sự thể đã rồi bây giờ muốn làm lại từ đầu khó lắm, phải chi trước đây bây thức tĩnh sớm thì chồng bây đâu có ly dị, con Đẹp đâu có chết oan uổng, rồi tài sản đâu có chắp cánh bay đi, phải chi lúc trước bây bỏ ra một số tiền lớn, coi như tiền bây thua đề, bây đem số tiền đó dẫn cả nhà bây đi du lịch đâu đó, ở khách sạn cao cấp, ăn uống phủ phê một chuyến thì dù bây có mất số tiền lớn nhưng hạnh phúc gia đình bây được gắn bó hơn lên, bây cờ bạc làm chi để tiền không còn gia đình thì tan nát thử hỏi bây giờ bây có cam lòng hay không?

Đàng ơi!

Nghe Bà Sáu kể lại lời khuyên của ông Chín Phàn tía cảm thấy rất đúng, vì cuộc sống con người hiện tại, với bao bề bộn lo toan nên người ta ít quan tâm đến người thân của mình, rồi cộng với những ham muốn của cá nhân khiến cho gia đình rơi vào bao nghịch cảnh như nhà bà Sáu, còn nhiều cảnh đời éo le dưới quê mình tía không thể kể hết được, khi nào con với chú Tính về đây tía sẽ kể thêm.

Con giữ sức khỏe, nhớ đừng sa ngã như bà Sáu tía buồn lắm nghe con.

Tía của con.

***

Bức thư của bác Bảy khi đọc xong tôi rất thán phục, vì một người nông dân như bác lại có cái suy nghĩ thật tuyệt vời để làm cho sợi dây thiêng liêng gắn bó các thành viên trong gia đình không bị đứt đoạn bởi những tệ nạn và ham muốn tầm thường trong mỗi con người trong cuộc sống hôm nay, bất chợt hình ảnh ông Chín Trương Phi hiện ra trong tâm trí tôi, giá mà dân tình nơi ấy chịu nghe lời can gián của ông chín Phàn thì cái xấu, cái ác sẽ không có chổ để dung thân.

Hai Hùng SG



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 23/Jun/2016 lúc 10:42am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jun/2016 lúc 11:35am

Người Đàn Ông Số Vất Vả


Năm tôi lên 9  anh Cu 12 tuổi, anh đang học lớp 6, tôi cùng lớp cùng tuổi với con Hảo em út anh nhưng tôi chơi với cả ba anh em nhà anh vì chúng tôi ở cùng xóm, hai nhà chỉ cách nhau vài căn...

Từ trong gia đình đến hàng xóm toàn gọi anh là Cu, chẳng cần biết tên thật anh là gì.. Những bà hàng xóm thường réo tên anh thoải mái:

-         Cu, mẹ mày có nhà không?

-         Thằng Cu, ra mà xem con em gái mày đang bị ngã ngoài ngõ kìa

Hảo đã giải nghĩa cho tôi Cu là tên loài chim Cu chứ không phải nghĩa “kia”, nhưng tôi vẫn lanh chanh hỏi lại anh cho chắc:

-         Anh Cu ơi, tên anh nghĩa là loài chim Cu hay là...

Anh trợn mắt và tức giận búng vào tai tôi đau điếng  không cho tôi nói hết câu::

-         Con nhỏ nhiều chuyện, tên Cu chỉ là tên gọi ở ngoài, tao tuổi con khỉ tên là Thân mày nhớ chưa?

Tôi vừa nói vừa bỏ chạy vì sợ bị anh búng tai lần nữa:

-         Em cứ gọi là anh Cu, dễ nhớ hơn.

Cha anh mất sau một cơn bạo bệnh cách đây hai năm, thế là gánh nặng gia đình một mình mẹ anh lo toan, bác gái phải chạy chợ từ sáng sớm đến chiều buông mới về, bác bán hàng  ở chợ Gò Vấp.

Ở nhà anh Cu bỗng trở thành người nội trợ chăm sóc hai em là thằng Toàn và con Hảo, sáng anh đi học trưa về là đâm đầu vào bếp nấu cơm rồi giặt giũ quần áo, quét dọn nhà cửa và làm đủ thứ việc trong nhà...

Tôi thường sang nhà anh chơi với Hảo và Toàn, có nhiều lúc tôi ngồi chồm hổm xem anh Cu thái quả bầu, vo gạo, xem anh rang trứng, …cho tới lúc ba anh em ngồi vào mâm cơm tôi cũng chưa chịu về để anh Cu phải mời:

-         Mày có muốn ăn cơm không?

Tôi mừng rỡ:

-         Cho em ăn với…

Thằng Toàn thì lườm tôi:

-         Sao mày không về nhà mày ăn cơm ngon hơn, ở đây cơm nhà nghèo…

Tôi ăn cơm với trứng rang lộn xộn mà thấy ngon lành nên đáp thật thà:

-         Anh Cu nấu ăn ngon hơn.

Anh Cu giải thích:

-         Trứng rang với một tí mỡ đảo lộn xộn lên làm gì mà ngon cho được, tại mày ăn cơm nhà lạ nên cảm thấy ngon.

-         Em nói thật mà, với lại em thích ăn cơm nhà anh vui hơn... Ở nhà mẹ em cứ bắt ăn cơm với ruốc cho lành, ăn thịt cá cho bổ, em ngán lắm.

Ngoài món trứng rang lộn xộn tôi ăn món canh bầu nấu với tôm khô cũng thấy ngon hơn nhà mình. Lạ thật, chẳng lẽ anh Cu có tài nấu ăn đến thế.

Tôi ăn chực nhà anh Cu vài lần thành quen, thành ghiền, có lần tôi lẽo đẽo theo anh ra sàn nhà sau nhìn anh rửa bát và... năn nỉ:

-         Mai mốt em lớn anh Cu lấy em nhá, nấu cơm với canh bầu trứng rang cho em ăn nhá…

Anh Cu bỗng đỏ mặt mắc cở, anh lấy tay hất nước trong chậu rửa bát vào người tôi và đuổi tôi:

-         Con nít con nôi ăn nói tầm bậy… về nhà mày đi.

Một buổi chiều thứ bảy tôi sang nhà anh Cu chơi như thường lệ, vừa vào trong nhà thì cũng là lúc có hai chị nữ sinh mặc áo dài trắng dắt xe đạp dừng lại trước cửa nhà anh, tôi đoán là bạn học cùng lớp với anh, không thấy anh ở nhà trên tôi biết anh Cu đang ở dưới bếp nấu cơm nên gọi ầm ĩ lên:

-         Anh Cu ơi, anh Cu ơi… có bạn anh  đến...

Gọi to thế mà chưa thấy anh lên, từ dưới bếp nhìn lên nhà trên anh Cu  có thể thấy thấp thoáng hình dáng hai cô bạn anh rồi mà, tôi liền chạy xuống bếp thì thấy anh đang vội vàng bắc nồi canh bầu ra khỏi bếp, xong anh quay ra…. kéo tai tôi thật đau và mặt anh đỏ bừng lên vì tức giận:

-         Sao mày gọi tên Cu  thế hả ? Này… này… lần sau chừa không được gọi Cu nếu có bạn tao đến chơi.

Anh lau tay, sửa lại quần áo cho ra vẻ dù chẳng chỉnh tề thêm là bao và đi lên nhà, tôi đi theo thấy hai chị nữ sinh nhìn anh cười cười và thay nhau trêu đùa:

-         Hình như ở nhà bạn có tên… gì lạ lắm nhỉ?

-         Ừ, tên... nghe kêu lắm…

Anh Cu  lại đỏ bừng mặt và liếc nhìn tôi với vẻ… căm hờn. Tôi cảm thấy mình có lỗi bèn tìm cách chuộc tội, tôi khoe:

-         Hai chị ơi, anh C…

Suýt nữa thì tôi lại nói anh Cu, may mà tôi dừng kịp và vội vàng sửa lại:

-         Anh Thân đang nấu cơm dưới bếp, anh ấy nấu cơm rất giỏi, ngày nào anh cũng cho nhà ăn món canh bầu và trứng rang lộn xộn ngon lắm…

Tưởng rằng lời khen của tôi sẽ làm anh vừa lòng hãnh diện  không ngờ anh lại ném cho tôi cái nhìn tóe lửa làm tôi ngạc nhiên và e ngại không dám ở lại nhà anh mà lủi thủi đi về...

Hôm sau tôi sang chơi nhà anh Cu, anh vẫn không tha cho tôi, anh vẫn còn giận lắm:

-         Tại sao mày lại kể với hai bạn là tao nấu cơm hả?

Tôi cãi ngay:

-         Thì ngày nào anh chẳng nấu cơm, em nói có gì sai đâu...

-         Nhưng đấy không phải là công việc của con trai. Còn nữa, sao mày lại khai ra  nhà tao toàn ăn cơm với trứng rang và canh bầu hả?

Tôi lại cãi:

-         Em thấy anh hay nấu món ấy, mà hai món đều ngon. Anh sợ gì?  Thế lần sau em sẽ kể thêm món rau muống luộc và đậu hũ kho hả anh?

-         Trời ơi, sao mày ngu thế. Không kể gì hết, hiểu chưa?

Thấy anh càng giận thêm tôi sợ hãi líu ríu:

-         Vâng, em…. hiểu rồi.

Mà thật ra tôi không hiểu gì cả. Anh giỏi giang, anh nấu ăn ngon mà sao lại cấm tôi không được khoe cho người khác biết.?

Chúng tôi vẫn ở chung xóm và lớn lên, tôi vẫn gọi anh bằng tên Cu như bấy lâu nay trong nhà và hàng xóm vẫn gọi, chẳng ai thắc mắc hay ngại ngùng gì cả. Tên Cu cũng  bình thường như bao cái tên khác.

Càng lớn tôi càng  thấy tên Cu của anh… kỳ kỳ và đã  hiểu ra cha mẹ anh gọi âu yếm thế vì anh là con trai, cũng như con gái thì người ta hay gọi là cái Gái, cái Tẹt gì đó để phân biệt giới tính, chứ không phải đặt tên anh cho giống loài chim Cu như Hảo đã nói cho đỡ “quê “ anh của nó.

Anh Cu đã là một thanh niên, anh vẫn ngoan hiền đảm đang thay mẹ lo cơm nước chăm sóc hai em và làm bao nhiêu công việc nhà.

Năm tôi 14 tuổi tôi biết mắc cỡ không ngồi lì nhà anh để đợi anh Cu mời ăn cơm nữa, mà anh có mời tôi cũng chẳng  dám ăn. Món trứng rang và canh bầu anh nấu vẫn là món ngon trong đời tôi.

Tôi cũng hiểu ra nhiều điều, vì quả bầu và trứng là món rẻ tiền nên nhà anh ăn thường xuyên chứ không phải là món họ yêu thích.

Nhà anh dọn đi nơi khác, đến gần chợ Gò Vấp để mẹ anh thuận tiện việc đi lại buôn bán.

Chia tay ba anh em mà tôi chỉ nhớ một người, chỉ nhớ  anh Cu.

Từ nhà tôi đến chợ Gò Vấp không xa, chỉ chừng hai cây số nhưng tôi không thể ngày nào cũng sang nhà anh Cu chơi được nữa.

Hôm anh về thăm xóm cũ, vừa trông thấy anh tôi mừng rỡ chạy ra và kêu lên không kềm hãm được:

-         Anh Cu…anh Cu…

Lạ quá, anh không tức giận khi tôi gọi anh bằng cái tên này dù anh đã là một thanh niên cao ráo đẹp trai. Anh 18  tuổi rồi.

-         Em và bố mẹ em có khỏe không?

Dĩ nhiên bây giờ anh không xưng hô với tôi “mày, tao” nữa. Tôi cũng biết điều tự ý sửa lại:

-         Cả nhà em vẫn bình thường, hôm nọ Hảo nói với em là anh Thân đã thi đậu vào đại học sư phạm phải không?

-         Ừ, anh sẽ học sư phạm.

-         Anh giỏi quá, giỏi việc nhà lại học giỏi nữa.

Anh không e ngại như xưa mà còn đùa:

-         Số anh… vất vả mà, bây giờ anh cũng vẫn vừa đi học vừa nấu cơm và chăm sóc hai đứa em chứ đã xong  đâu. Này, anh vẫn còn làm món trứng rang và canh bầu, em dám… ăn không?

Tôi vẫn nhớ lời tôi đã năn nỉ và mong ước mai này lớn lên anh Cu sẽ cưới tôi vì tôi thích ăn hai món này của anh. Anh còn nhớ không hay anh chỉ vô tình nhắc lại?

Hình ảnh anh Cu ngày xưa và bây giờ luôn ở trong trái tim tôi, một thứ tình cảm nhẹ nhàng, trong veo, là tình trẻ thơ hàng xóm lâu năm, tình bạn hay tình của tuổi mới lớn bâng quơ?

Hai năm sau cả nhà tôi đi xuất cảnh sang Mỹ, tôi không có dịp tham dự ngày anh ra trường tốt nghiệp đại học như có lần tôi đã hứa với anh, mà ngược lại anh là người đưa tiễn tôi ra phi trường cái điều mà anh và tôi đều không hẹn trước...

Hôm ấy tôi buồn lắm chỉ nhìn anh mà không nói nên lời, mãi tôi mới nói được:

-         Chúc anh ở lại bình an, anh sẽ ra trường và dạy học giỏi nhé...

Anh cũng buồn buồn:

-         Sang Mỹ em có thèm ăn món trứng rang và canh bầu nấu tôm khô thì một ngày nào đó về đây anh sẽ nấu mời em...

                  ******************

Sau khi tôi sang Mỹ anh em Hảo và tôi thỉnh thoảng có liên lạc qua lại.

Rồi tôi và anh Cu đều đã có gia đình riêng, mỗi người bận rộn cuộc sống của mình,

Tôi và anh Cu hai phương trời cách biệt, hai cuộc đời, hai lối rẽ khác nhau.

 Anh em Hảo và tôi không thân như thuở nhỏ nữa, những người bạn hàng xóm cũ của tôi đã nhạt phai dần theo chồng chất của thời gian và cuộc sống... Tất cả chỉ còn trong kỷ niệm.

Bỗng một hôm tôi nhận được điện thoại từ anh Cu. Thì ra gia đình riêng của anh đã xuất cảnh sang Mỹ nhiều năm nay.

Anh vừa tình cờ  gặp một người hàng xóm cũ nào đó ở Mỹ và người này cho số điện thoại của vài hàng xóm khác, trong đó có số điện thoại của tôi để anh Cu hỏi thăm hàng xóm láng giềng nơi xứ lạ quê người...

Khi tôi hỏi thăm gia đình anh thì anh Cu  nói rất ít và chỉ nói chung chung. Anh hẹn khi có dịp sẽ nói nhiều hơn...

Tôi không là đứa trẻ con năm xưa xồng xộc chạy vào nhà anh và biết hết mọi ngõ ngách tâm tư của cuộc sống từng người trong nhà anh nữa...

Và tôi cũng chỉ khoe với anh là các con tôi đã ăn học trưởng thành.

     Thế là tôi và anh Cu cùng nhau nhắc lại những kỷ niệm xưa nơi xóm nhỏ khi chúng tôi còn nhỏ.

Ngày liên lạc được với tôi cũng là dịp con thứ hai của anh tốt nghiệp đại học, anh mời vợ chồng tôi tham dự, anh nhắc lại ngày xưa tôi đã không thể tham dự anh ra trường thì ngày nay hãy dự ngày ra trường của con anh và cũng là dịp bạn bè gặp lại...

Tôi đã vui vẻ nhận lời.

Nơi anh Cu ở cách nơi tôi không xa, chỉ gần một tiếng lái xe.

Tôi lái xe đến nhà anh, đây là lần đầu tiên chúng tôi tái ngộ kể từ ngày tôi đi xuất cảnh năm tôi 17 tuổi.

Vừa thấy anh, y như ngày xưa, hôm anh từ Gò Vấp lần đầu tiên trở về thăm xóm cũ tôi lại bật thốt lên mừng rỡ:

-         Anh Cu…

Anh tuổi con khỉ tên Thân tôi biết thế mà sao vẫn cứ quen miệng gọi là anh Cu. Có lẽ cái tên anh Cu đã thân mến in sâu vào tâm khảm trẻ thơ của tôi suốt nhiều năm qua.

Anh chẳng phiền toái tôi chút nào vì tôi vẫn dùng cái tên mà ngày xưa tôi đã có lần làm anh mắc cở với bạn bè, trái lại nét mặt anh cũng vui mừng rạng rỡ.

Anh ngạc nhiên thấy tôi đi một mình, bây giờ tôi mới kể anh nghe chồng tôi đã qua đời cách đây vài năm vì một tai nạn xe cộ khủng khiếp đã làm tôi bàng hoàng đau đớn, vì lẽ đó nên tôi ít khi nhắc đến cái chết của chồng.

Tôi ngạc nhiên hơn  khi biết chuyện gia đình anh, người vợ đã lìa bỏ chồng con đi theo tiếng gọi tình yêu khác, anh đã ở vậy nuôi hai đứa con ở tuổi dở dang như các em anh ngày nào.

Anh từng có kinh nghiệm chăm sóc hai em nên săn sóc hai con rất chu đáo kể cả công việc nấu nướng cho con từng bữa ăn... Căn bếp vắng lạnh không có bóng dáng người mẹ đã có người cha thay thế...

Suốt những năm qua anh không nghĩ đến chuyện tái hôn chỉ vì  muốn gần gũi để thương yêu bù đắp cho các con đã thiếu thốn tình mẹ, để các con không bị tổn thương thêm lần nữa. Mẹ đã bỏ rơi chúng, nếu cha sau đó cũng tìm hạnh phúc mới lấy vợ khác chúng sẽ cảm thấy bơ vơ và tủi thân dường nào.

Tôi cảm phục anh đến nghẹn ngào:

-         Anh là một người cha tốt, là một người đàn ông tốt, từ khi người đàn ông trẻ con 10 tuổi cho đến bây giờ... Người đàn ông  có tâm hồn bao la yêu thương và biết cả nấu cơm quét nhà giặt giũ, biết chăm sóc người thân của mình.

Anh lại vui đùa:

- Ngày xưa anh đã nói với em anh là người đàn ông có số vất vả mà.

Tôi và anh cùng lẻ loi cô độc, có phải ông trời cố tình xô đẩy cho chúng tôi gặp lại nhau không?

Sau lần hội ngộ ấy anh và tôi dần dần thân nhau lại như xưa, anh thường lái xe từ thành phố anh đến thành phố tôi...

Hảo từ Vệt Nam được tin tôi và anh Cu đã gặp lại nhau nó mừng vui lắm luôn gọi phone nói chuyện để khuyến khích chúng tôi đến với nhau vì các con của tôi và con anh đều đã trưởng thành. Hảo nói với tôi:

-         Ngày nhỏ bạn thích anh Cu lắm mà, khi lớn bạn cũng thích anh ấy nhưng đã vội ra đi,  tuy bạn không nói ra nhưng chơi với bạn, gần gũi bạn tôi đã hiểu  thế... Bạn có biết là anh Cu đã mơ ước sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm anh sẽ hỏi cưới bạn làm vợ không? Ngày bạn đi anh Cu buồn và hụt hẫng như một người vừa đánh mất tương lai.

Tôi cũng buồn và cảm thấy hụt hẫng như thế. Tôi và anh  cùng tâm trạng mà cùng non trẻ vụng về chưa ai kịp nói lời yêu…

 Không cần  cô em út nói giùm. Anh đã đến thăm tôi với một bó hoa hồng đỏ thắm để cầu hôn tôi:

-         Anh xin cưới em nhé.  Em còn yêu anh không?

Tôi vờ ngây thơ vì chẳng còn ngây thơ như xưa nữa:

-         Sao anh lại hỏi thế? Em yêu anh hồi nào mà còn hay hết?…

-         Anh còn nhớ có con bé năm lên 9 tuổi đã lẽo đẽo theo anh ra sàn rửa bát sau nhà năn nỉ anh mai mốt lấy em, nấu canh bầu trứng rang cho em ăn. Ngoài hai món “đặc sản” nhà nghèo ấy từ ngày chăm sóc hai con anh còn biết nấu những món ăn Âu Mỹ nữa...

-         Em chỉ thích ăn món “nhà nghèo” của anh thôi, trứng rang và canh bầu nấu tôm khô thôi... Thế thì số anh vẫn… khổ, vẫn vất vả. Ngày xưa nấu nướng hầu hạ cho các em của anh, rồi cho các con anh, nếu cưới em anh lại… phải nấu nướng cho em, cho cô vợ cuối mùa này nữa.

Anh vui vẻ:

-         Chăm sóc cho những người mình yêu thương là anh vui rồi, anh tình nguyện làm người đàn ông số vất vả suốt đời.

Tôi dịu dàng nắm bàn tay anh:

-         Em thử lòng và đùa với anh thôi, lẽ nào để anh chiều em mãi thế, em có còn là con bé hàng xóm của anh năm xưa đâu. Em sẽ thay đổi số mệnh cho anh, không để anh phải vất vả nữa. Em sẽ nấu cho anh những bữa cơm ngon để cám ơn anh ngày xưa từng mời em ăn cơm cũng như cám ơn anh đã thực hiện lời…năn nỉ của em, hôm nay xin cưới em…

Anh kéo tôi sát vào người anh và ôm tôi, vòng tay đàn ông yêu thương che chở, vòng tay  này đã từng của hai em anh, của hai con anh và hôm nay thuộc về tôi:

-         Cho anh xin lỗi ngày xưa đã mấy lần nổi giận búng tai và nhéo tai em nhé. Em biết không, khi ở tuổi lớn lên anh đã từng mong được bên em để nói lời xin lỗi này...

Tôi nũng nịu trách:

-         Anh nhắc lại chuyện cũ em bắt đền anh đấy. Làm sao bây giờ? chả lẽ em…nhéo lại tai anh?

-         Đừng em, anh sẽ đền em bằng những nụ hôn, tuy muộn nhưng vẫn là những nụ hôn đầu đời của tình yêu đầu đời chúng ta nhưng vì duyên số nên đến gần cuối đời chúng ta mới đến với nhau...

 Nguyễn Thị Thanh Dương


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2016 lúc 10:03am

Kẻ Bị Phụ Tình



Chị tôi mang về nhà một tin bất ngờ:
- Nghe nói chồng chị Tuyết có bồ, chị ấy đang điên đầu vì ghen và đau khổ.
Mẹ tôi ngạc nhiên:
- Hai vợ chồng đẹp đôi thế mà anh ta lại giở chứng?
Chị Tuyết là bạn thân với chị Hà tôi, hai người ở hai thành phố khác nhau, quen nhau nhờ đi chùa. Vợ chồng chị Tuyết xưa nay vẫn có vẻ đầm ấm, họ có hai đứa con gái xinh xắn.
Tôi chỉ gặp vợ chồng chị Tuyết thoáng qua một lần tại nhà, hôm đó hai vợ chồng chị ghé chơi theo lời mời của chị Hà, đúng lúc tôi có việc cần đi nên không có cơ hội chuyện trò cùng anh chị, nhưng tôi đã nghe nhiều về anh chị thông qua mẹ tôi và chị Hà, hai người thường đi chùa mỗi cuối tuần.
Mẹ tôi cứ lẩm bẩm, nghi ngờ:
- Anh Sơn trông hiền lành ngoan đạo thế tưởng có tâm tốt, ai ngờ lại phản bội vợ. Thật là đáng trách.
Tôi xen vào:
- Bởi thế từ đây chị em con sẽ rút kinh nghiệm chưa vội tin ai, chưa vội yêu ai, chưa vội lấy ai…
Mẹ tôi ái ngại :
- Các con ơi, chuyện nào ra chuyện nấy, mỗi người một số kiếp, con đừng vin vào đấy kẻo có ngày con lại ế chồng.
Chị Hà tự ái:
- Mẹ bi quan quá, có hai đứa con gái mà lúc nào cũng sợ ế, tụi con chưa muốn lấy chồng mà thôi.
Mẹ thì bảo chị Hà khó tính khó nết nên chẳng anh nào dám đến gần. Chị thích đi chùa ngày Chủ Nhật, đó là niềm vui của chị sau một tuần làm việc, nhưng chị kén chọn, chùa gần nhà chị chê. Bất kể thời tiết nắng mưa, gió lạnh, chị vẫn lái xe hơn nửa tiếng đồng hồ đến một ngôi chùa ở thành phố khác, mẹ không biết lái xe, nên dù không muốn, mẹ vẫn phải đi chùa xa với chị, nhiều lần mẹ đã năn nỉ:
- Con ơi, chùa nào cũng có Phật, con hãy đi chùa gần cho đỡ vất vả và đỡ hao xăng, mòn xe.
Nhưng chị Hà vẫn không thay đổi lập trường. Mẹ tôi kết luận: “gái già chưa chồng nên khó tính”.
Nhà chị Tuyết ở gần ngôi chùa này nên thỉnh thoảng chị đến thành phố chúng tôi để đi chợ Việt Nam. Mẹ tôi thường khen anh Sơn:
- Giá mà sau này hai chị em con có người chồng như anh Sơn là mẹ đủ vui rồi.
Bây giờ thì mẹ vỡ mộng, tôi cũng vỡ mộng và ngạc nhiên như mẹ. Chẳng hiểu sao chị Tuyết xinh đẹp thế, anh Sơn hiền lành đứng đắn thế, mà anh phản bội chị?
Tôi nói với mẹ:
- Đấy, mẹ đã từng ao ước được người con rể như anh Sơn, nhưng chúng ta đã lầm.
Mẹ tôi sốt ruột:
- Ừ thì mẹ lầm, các con lấy ai cũng được miễn là người đàng hoàng tử tế, nhưng chị Hà con phải là người “đi” trước mẹ mới cho người “rước” con em sau. Theo đúng tôn ti trật tự con ạ. Chị con còn ở nhà ngày nào là…ảnh hưởng đến con ngày đó.
Tôi được dịp đùa với mẹ:
- Trời ơi, mẹ sợ con gái ế mà còn gả con theo thứ tự lớn trước bé sau, lỡ không ai cưới chị Hà thì con ế theo chị luôn à?
Mẹ tôi tự tin:
- Chẳng lẽ nhà mình vô phước đến thế?
- Mẹ cứ náo nức mong con gái có chồng đến là buồn cười. Mẹ nhớ chưa? Có lần mẹ muốn gả chị Hà cho một anh kia, theo lời giới thiệu của một người bạn của mẹ, mẹ khoe về gia đình danh giá của anh ta, nào cha mẹ là thương gia giàu có, nào hai người anh và hai người chị của anh ta đều là Bác sĩ, Dược sĩ. Khi chị Hà hỏi thế anh ấy -anh muốn cưới con ấy- nghề nghiệp làm gì? thì mẹ…không nhớ.
- Lần đó mẹ sơ sót, vì mải nghe gia thế nhà anh ta ngon lành quá nên mẹ…quên bản thân anh ta.
Vừa lo ngại, vừa tò mò, tôi cũng muốn biết vì sao mà gia đình chị Tuyết lại ra nông nỗi này?
Chiều thứ Bảy nào hai chị em tôi cũng đi chợ, ngoài chuyện mua thực phẩm, đồ dùng cho cả nhà, chị Hà còn mua những trái cây tươi tốt để mai đem cúng chùa, chị hiền lành như bóng mát sân chùa, chị thơm tho như hương hoa lễ Phật, chắc sau này chị lựa chồng cũng kỹ lưỡng như lựa… trái cây, một tì vết cũng không làm chị hài lòng?
Khi tôi đang đứng đợi ở quầy thịt, thì chị Hà chạy đến khều vai tôi:
- Có chị Tuyết đang đứng ở quầy trái cây kia kìa. Chị vừa nói chuyện với chị Tuyết xong.
Vì chị biết tôi thường mong muốn được gặp mặt chuyện trò với vợ chồng chị Tuyết xem có đúng như lời mẹ và chị Hà đã nhận xét về họ không? Tôi vẫn chưa tin một cặp vợ chồng lấy nhau vì tình, đẹp đôi vừa lứa thế mà cũng đang đến hồi rạn nứt. Hôm nay tôi được dịp đối diện với chị Tuyết, tôi theo chị Hà đi về quầy trái cây, còn đang ngơ ngác chưa biết chị Tuyết là ai? Thì chị Hà chỉ ngay một người đang đứng lù lù trước mặt:
- Chị Tuyết đây nè. Em quên mặt chị ấy rồi à?
Trời ơi, từ xa hình ảnh chị Tuyết đã đập vào mắt tôi, mà tôi vẫn không nhận ra chị, chị mặc cái váy dài thướt tha màu hoa hoè hoa sói xanh xanh đỏ đỏ, chân đi giày cao gót, gương mặt chị trang điểm phấn son kỹ càng và mái tóc buông thẳng trên vai theo kiểu mới bây giờ, nhưng một bên tóc không quên cài một chùm hoa vải màu đỏ rực rỡ.
Đi chợ mà chị Tuyết ăn mặc trang điểm như cô gái tuổi teen đi dự tiệc làm cho tôi choáng váng, và càng choáng váng hơn khi chị Tuyết nhận ra tôi và chào hỏi một tràng dài như cơn mưa phùn không ngớt:
- Ủa! Em là cô bé mà bữa nọ chị đến nhà chơi, em bận đi công chuyện đó hả? Sao bữa nay trông em xuống sắc vừa gầy vừa đen vậy? Em có diet không?
Tôi ngẩn ngơ chưa kịp trả lời thì chị tự trả lời giùm tôi:
- Có hả, phải coi chừng nghe. Cô người mẫu Brazil diet rồi ốm tong ốm teo đến chết luôn đó.
Tôi vẫn hoang mang chưa biết trả lời sao thì cơn mưa phùn của chị Tuyết lại tiếp tục hắt vào mặt tôi:
- Em có người yêu chưa? Con gái con lứa gì mà trông khô như cây củi, coi chừng nó bỏ đó. Chị lấy kinh nghiệm bản thân mà khuyên em, chứ không có ý chê em hay làm cho em buồn đâu.
Tôi gượng cười:
- Vâng, em thành thật cám ơn chị. Anh chị và hai cháu lúc này khoẻ không?
- Khoẻ thì vẫn khoẻ, nhưng chị đang buồn muốn chết em ơi! Chồng chị đang có bồ, nên em coi nè…
Chị Tuyết đứng xích ra cho tôi ngắm, rồi tiếp:
- Lúc này chị đang đổi mới, phải ăn diện, phải trẻ trung để giữ chồng, để cứu nguy hạnh phúc gia đình.
Tôi tin rằng đã tìm được nguyên do anh Sơn chán chê vợ, chị đẹp thật đấy, nhưng ăn diện cho trẻ trung đâu có nghĩa là phải loè loẹt, tùm lum thế kia, và nói chuyện thì vô duyên không ai bằng.
Tôi nhìn đôi môi mọng đỏ xinh đẹp của chị, chắc ở nhà đôi môi ấy chưa hề biết nói những lời nũng nịu, duyên dáng để cho chồng cảm xúc?
Chị Tuyết nói đúng những điều tôi đang nghĩ đến:
- Khi mới nghe tin đồn anh Sơn có bồ, chị đã chửi anh ấy một trận tơi bời hoa lá và bây giờ mỗi tối lên giường chị đều giảng dậy cho anh ấy những bài học đạo lý ở đời.
Tôi e dè góp ý:
- Dù sao chị cũng nên dịu dàng nói chuyện và khuyên anh ấy thì tốt hơn. Mỗi đêm lên giường mà chị dằn vặt như thế làm sao anh ấy ngủ cho được? Mai anh ấy còn đi làm.
- Chẳng những anh Sơn không mất ngủ mà còn... ngủ ngon nữa chứ. Chị lải nhải nói cho đến khi mỏi miệng, quay ra anh ấy đã ngáy khò khò hồi nào rồi.
- Lúc ấy chị mới ngừng nói và đi ngủ chứ gì?
- Không, chị không đời nào chịu thua như thế. Chị lay gọi anh Sơn dậy hỏi cho bằng được nãy giờ anh nghe tôi nói không? Anh hiểu được gì không? Cho đến khi anh ấy lập lại được những gì chị đã nói thì mới được ngủ tiếp, nếu không chị sẽ nói tiếp...
- Chắc anh đã thuộc lòng bài học mỗi đêm của chị rồi?
- Đương nhiên.
Tôi không biết anh Sơn đã ngao ngán thế nào. Nhưng chỉ nghe chị Tuyết kể tôi cũng đủ ngao ngán rồi. Chị có ba đầu sáu tay cũng chỉ giữ được chồng chị ở trong nhà, nhưng chắc gì giữ được trái tim anh?
Chị Tuyết thở than:
- Chị yêu chồng và chiều chồng cho dù anh ấy không chiều chị những điều nhỏ nhặt như nhiều lần chị đang nấu bếp chợt thấy thiếu chút gia vị nhờ anh ra chợ mua mà anh đã từ chối thẳng thừng: “Anh sẵn sàng ăn món đồ thiếu gia vị ấy còn hơn là chạy xe 20 phút mua về cho em củ gừng hay bó hành lá mà còn bị em chê là anh lựa hàng không ngon, có khi còn bắt anh mang ra chợ đổi lại.“
Tôi an ủi:
- Chắc anh ấy ngại đi xa chứ không có nghĩa là anh không yêu và chiều chị. Những thứ gia vị ấy lúc nào cũng có sẵn trong nhà chị nhé.
- Chị biết rồi, nhưng tính chị hay quên, anh Sơn mấy lần bảo chị là xớn xác, lại còn khó tính khó nết nữa em ạ, có lần chị định pha chút nước mắm để chấm món thịt luộc anh ấy yêu thích mà cũng bị la đấy em.
Tôi ngạc nhiên thật sự:
- Lẽ nào??? Pha nước mắm thì có tội tình gì?
- Chỉ vì chị... lỡ tay, định pha nửa bát nước mắm mà thành một tô xe lửa nước mắm. Lúc thì quá mặn chị cho thêm nước, lúc thì quá ngọt chị cho thêm chanh thêm dấm, cứ thế chị điều chỉnh cho đến khi vừa miệng thì thành ra một tô nước mắm ăn cả tuần chưa hết. Anh ấy lại mắng chị vụng về xớn xác.
Tôi chưa biết an ủi chị cách nào cho hợp lý thì chị Tuyết nghiêm giọng nói:
- Chắc tại hồi lấy anh tới giờ chị không đi làm, anh coi thường chị, chê chị và đi kiếm bồ khác? nên chị đang lên kế hoạch kiếm tiền, mà thật giàu cho anh phải kính nể chị, yêu thương chị nhiều hơn.
Tôi tò mò:
- Chị sẽ đi làm? Hay kinh doanh gì chăng?
- Trời ơi, bây giờ mới đi làm thì biết chừng nào mới giàu? Chị tính vầy nè: tuần nào chị cũng mua vé số, mà vé số Mega đó nghe, thì mới mong trúng lớn, chị mua nhiều hi vọng sẽ càng nhiều. Một khi chị đã là triệu triệu phú thì anh sẽ bám lấy chị cho mà xem.
Tôi ái ngại quá:
- Chị ơi, chuyện sét đánh ngang mày hiếm khi xảy ra nhưng xác suất này còn dễ hơn là mua vé số Mega với xác suất trúng 1/ 176 triệu, chị mua vé số cho vui thì mua, chứ trông mong vào nó để làm giàu là điều không tưởng, hết kiếp này và... vài kiếp sau nữa cũng coi như “cúng“ tiền cho quỹ sổ số mà thôi.Thà rằng chị đi làm, đồng lương tuy tầm thường ít ỏi nhưng còn thực tế đóng góp được phần nào chi phí trong nhà...
- Người Việt Nam mình trúng số thiếu gì đó. Hơn nữa chị đi chùa luôn cầu may, cầu phước mà em.
Thì ra chị cũng như một số người, đi chùa cốt để mưu cầu lợi ích cho cá nhân mình. Họ đến chùa, cúng tiền, tụng kinh kệ và mang về nhà những điều mong ước. Chị sống trên mây, chị đi trên gió thế này ai mà chịu nổi?
Chị Tuyết chia tay tôi:
- Chị mua đồ xong rồi, thôi chị ra tính tiền đây.
Tôi nhắc nhở:
- Thế hôm nay chị đã mua đủ thứ gia vị chưa? Chanh, hành, tỏi, gừng, tiêu, ớt. Nhà chị xa chợ mỗi lần nấu ăn thiếu chút gia vị cũng phiền lắm đấy...
- Lần này chị nhớ mua những thứ ấy rồi. Nhưng.... mải nói chuyện với em chị quên chưa mua chai nước mắm, nhà hết sạch rồi, hôm qua chị phải nêm muối vào thịt vào canh mặn cứng cả lưỡi. May quá nhờ em nhắc chị mới nhớ ra.
Chị vội vã đi vào dãy nước mắm để xách ra hai tay hai chai nước mắm, váy chị loè xoè theo nhịp bước nhanh trông như chị đang khiêu vũ những bước dài...
Đi chợ về, tôi kể cho mẹ nghe và kết luận như nhà điều tra vừa tìm ra một manh mối:
- Anh Sơn có bồ là tại chị Tuyết như con mẹ bốc đồng ấy. Ai đời đi chợ mà ăn mặc lượt là như đi dự tiệc? Ăn nói thì độc địa như đâm dao vào tim gan người ta và toàn là những điều trời ơi đất hỡi.
Mẹ tôi suy nghĩ một lúc rồi hốt hoảng:
- Đúng rồi con ạ. Thế thì chị con cũng bốc đồng như chị Tuyết nên hai đứa mới chơi thân với nhau. Bây giờ mẹ mới nhớ ra, chị Tuyết đã kể rằng hễ cứ thích quần áo là đi mall mua toàn đồ hiệu, bất kể giá cả. Nhưng ít lâu sau lại chán, gom lại, vác một bao quần áo đã từng khao khát mua sắm đó cho tiệm đồ cũ, chẳng biết tiếc tiền là gì cả.
- Thế anh Sơn có biết không hở mẹ?
- Làm gì mà không biết? Nhưng bảo vợ không được thì đành chịu, anh ấy cũng than thở với mẹ hoài.
- Ôi, chị Tuyết vừa bốc đồng, vừa dở hơi.
- Đợi cho mẹ và tôi nhận xét, phê bình xong, chị Hà mới lên tiếng:
- Con không bốc đồng như chị Tuyết đâu mẹ đừng có lo hoảng lên như thế. Từ hồi nào tới giờ mẹ cứ xem sự muộn chồng của con như một cái tội, mẹ nói con là gái già khó tính, đến nỗi đi chùa cũng kén chọn chùa, sở dĩ con đi chùa xa vì chùa ấy có thầy giảng kinh hay cho nên dù mất công con cũng không ngại, con chơi thân với chị Tuyết vì chị cùng sở thích đi chùa và hiền lành, chất phác, đơn giản thế thôi. Còn chuyện vợ chồng chị Tuyết, con nghĩ thuở đó anh Sơn đã mê sắc đẹp của chị Tuyết nên không xem xét tính tình chị, yêu vội vàng, lấy vội vàng, rồi mới biết là hai tâm hồn khác biệt. Qua vài lần tiếp xúc với anh Sơn vì thỉnh thoảng anh cũng đi chùa với vợ, con thấy anh ấy là người sâu sắc, trong khi chị Tuyết trình độ thấp kém hơn anh, ăn nói và hành động thì bồng bột, nông nỗi. Đó là nguyên do tại sao tình yêu của anh Sơn dành cho vợ đã lụi tàn mau chóng.
- Nói tóm lại là anh Sơn đã lấy lầm người qua vẻ đẹp bên ngoài. Vậy mà em cứ tưởng chỉ một mình em khám phá ra nguyên nhân này còn chị không biết gì. Như vậy, cả hai chị em mình đều hiểu, chỉ một người không hiểu là mẹ. Từ chuyện của người ta mẹ lại lo sang chuyện nhà mình, sợ con gái ế chồng, quen ai là mẹ cứ thúc giục lấy ngay người đó.
Chị Hà thêm vào:
- Người ta lại tưởng con gái mẹ hư đến nơi rồi, nên muốn tống khứ đi. Còn con, chắc duyên số chưa đến thì đành chờ, nếu gặp người thích hợp và yêu thương nhau thì không cần mẹ giục, con cũng sẽ lấy anh ta ngay.
Mẹ tôi chịu thua:
- Con lý luận hay quá, chẳng bốc đồng tí nào. Vậy mà mẹ cứ lo.
Tôi ôm vai mẹ, nũng nịu:
- Hai chị em con khôn lắm, đang kén chọn chồng đấy chứ. Bảo đảm với mẹ không bao giờ ế chồng đâu.

Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 1.473 seconds.