Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Jan/2016 lúc 8:47pm
Thằng Chó Đẻ Của Má   <<<<<
Tiểu Tử
Sơn Huy & Thục Quyên diễn đọc  





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Jan/2016 lúc 8:56pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jan/2016 lúc 1:08am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2016 lúc 9:06am
Tết miệt vườn


.
Cách%20đánh%20giá%20cây%20mai%20vàng%20đẹp,cay%20canh,cây%20cảnh,hà%20nội,bonsai,việt%20nam,sân%20vườn,kiến%20trúc,tiểu%20cảnh


Không khí bắt đầu từ những gốc mai ấy đấy. Khoảng giữa tháng Chạp là người ta dứt lá cho mai và sau đó, cành nhánh trơ trụi của nó có cái gì trọng đại sắp bắt đầu. Một gốc mai ở giữa sân, đó là nhu cầu, thói quen và cũng là biểu hiện của văn hóa và may mắn. Ngày thường, mai chỉ là loại cây xanh uốn nắn được, nhưng ngày tết, ánh vàng và sức nở tưng bừng của nó mới thật bất ngờ. Những nhà có cụ ông nhìn vào rất dễ biết, vì gốc mai của họ được chăm sóc công phu, trông chúng y như một ông chủ điệu nghệ: tỉa gọt đấy nhưng vẫn xù xì một cách phong sương và khí phách.


sông%20rạch%20dơi%20sài%20gòn

Nước trong sông rạch đầy dần sau mỗi con triều. Đã qua mùa lụt, phù sa đã nằm sâu ở vị trí mà thiên nhiên đền bù cho con người, nước trong vắt leo lẻo gọi là mùa nước bạc. Thế rồi, cùng với thứ gió se se ngọn dừa, với màu nắng tươi như mật loãng, với tiếng trống lân sập sận chuẩn bị, Tết đã áp sát một bên.

Con%20do%20mua%20gat%20thang%205

Thật ra, Tết đã đến rục rịch đến từ sau mùa gặt, khi lúa hạt đã vào bồ nhường sân cho những chiếu bánh phồng san sát. Tuần bánh nhộn lên trước lúc đưa ông táo về trời và kéo dài cho tới ngày giáp cuối. Nếp hạt hoặc khoai mì sẵn trong nhà, xôi chín lên trong nước cốt dừa rồi đưa vào cối, những chiếc cối của thời gạo giã được giữ lại chuyên cho bánh phồng. Cả xóm thức liên miên cùng với nhịp chày và tiếng giỡn hớt thả cửa của cánh chị em đi cán bánh vần công. Đó là dịp duy nhất họ quây quần bên nhau náo nức với cái gì đó rất chung nhưng hoàn toàn không giống với việc cấy gặt ngoài đồng. Cánh đàn ông cũng bị dựng dậy thay phiên cầm chày, trong lúc chờ đến lượt, họ lặng lẽ hút thuốc, thỉnh thoảng độp vào câu chuyện ngồi lê của cánh đàn bà bằng những câu đùa độc địa khiến con nít cũng bị lôi cuốn ra khỏi mùng. Thế là chúng biến thành cánh chạy bánh đắc lực từ người cán tới người phơi bánh. Không có loại việc nào lôi kéo được tất cả mọi người như việc làm bánh phồng.



Đã nhìn thấy vết thâm quầng đáng yêu trên mi mắt các bà các cô. Nhưng nào họ đã thôi trò thi đua bánh mứt. Nếu các đức ông coi việc chăm sóc cửa nhà, mai kiểng, lân pháo là nghĩa vụ đối với Tết thì cánh đàn bà ra sức làm sống lại nghề bánh khéo. Bánh kẹp cuốn ống ngậy hương vị nước cốt dừa, bánh bông lan đổ bằng khuôn mỏng hình trái tim, bánh thuẩn nướng trong nồi cát này, bánh bưa kem đường… để đề tài bánh trái sẽ đậm đà hương vị thăm hỏi nhau của cánh chị em trong ba ngày Tết, để tiếng khéo đồn xa, để được “tết thì tết cả xóm”.


Còn có một loại bánh dân tộc không thể thiếu với người miệt vườn là bánh tét cải tiến từ bánh chưng thời Nguyễn Huệ thần tốc trên lưng ngựa. Đòn bánh tét là lễ với tổ tiên, là chữ hiếu với cha mẹ, là nghĩa thày trò, là miếng điểm tâm sáng ngày mồng một, là quà quê cho con cháu ở xa. Gói bánh tét không dễ vì không phải ai cũng đặt đúng cái nhân đậu mỡ ở giữa và phải niềng sao cho hai đầu cân nhau và các nuộc lạt bóng lên tăm tắp. Qua đòn bánh, người phụ nữ nhà đó được xem xét, không chỉ việc khéo vụng mà còn xem có nền nã, chặt chẽ hay không bao giờ ra bánh, người ta cũng treo thành sào cạnh bồ lúa trông thật ấm áp. Có nhà còn gói thật nhiều bánh, ngâm trong nước sạch để ra giêng ăn dần.




Vẫn còn thiếu nghiêm trọng nếu như Tết ở miệt vườn chưa có mứt dừa, thứ vật liệu cây nhà lá trời mênh mông. Dừa được chọn kỹ như thể chọn dâu: dừa cứng, mứt có mùi dầu, khô và vô duyên, dừa ướt, mứt ỉu, ăn thấy chán. Những nhà có thẩm mỹ tinh tế thường chỉ pha vào mứt hai màu, hồng phấn và trắng tinh, trông chúng gợi cảm như thiếu nữ. Chưa đủ, chỉ mỗi thứ mứt dừa thì hộp mứt tết sẽ nghèo nàn lắm, vì vật họ còn thi nhau làm mứt bí, mứt me, mứt cà, mứt gừng, mứt khế, và cả những thư tưởng không thể nào thành mứt được như trái khổ qua chẳng hạn. Cầm chúng lên, dù thực khách là gã đàn ông kiêu ngạo, bất cần hay chai sạn cũng phải mềm lòng trước sự kỳ diệu của đôi tay, khối óc và tâm hồn người đàn bà.

.

thuoc%20tri%20nam%20trai%20cay%20ngay%20tet


Thời gian đã chạy bứt lên khiến con người lao muốn đứt hơi theo nó. Người ra chợ, quả cây ngũ sắc đầy ắp ghe thuyền, tiếng máy đuôi tôm dào dạt bờ sông. Người ở nhà gấp rút đưa tất cả những thứ cần giặt giũ ra sông, tiếng đập chiếu trên mặt nước âm âm nghe thật thúc hồi. Có tiếng réo nhau vào hội, cứ mươi nhà thì hùn nhau vật một con heo sẵn trong chuồng của nhà ai đó, ai không tiền mặt cứ việc đưa thịt về ăn tết đã, ra năm tìm cách tính sau. Trẻ con bưng bê gì mà xuôi ngược hấp hởi vậy? Thì ra, nhân ngày áp chót, người ta tranh thủ đưa biếu nhau những thứ quả chỉ có ở vườn mình để sau ngày ba mươi thì không ai động đến cây và trái nữa, chính là để chúng được yên lành hưởng chọn lộc xuân như con người.


Mọi%20người%20cùng%20tham%20gia%20gói%20bánh%20chưng

Bữa cơm chiều ba mươi thật hệ trọng với từng nhà như khắp mọi nơi trong đất nước. Chỉ khác là tổ tiên luôn được ở trong vườn nhà, vì vậy, trước khi rước ông bà vào mâm cỗ thì nấm mộ phải sạch cỏ, phải khang trang. Bận rộn đến mấy, chuyện này thường không được chậm trễ và, khi nén nhang cong trên bàn thờ, con cháu mừng hơn được vàng vì thế là ông bà đang về đấy, đang phù hộ cho con cháu, nhất định năm mới sẽ may nhiều dữ ít. Như con người vừa được an ủi.














Công việc của cánh đàn bà nào đã xong. Trong ánh lửa bập bùng từ nồi bánh tét bên góc sân, còn phải quét sân trước sân sau để ra ngoài mồng thì đố dám động chổi. Còn phải tắm táp cho lũ nhỏ để chúng được ngủ trong mùi vải mới. Trong ý tưởng trẻ thơ, tối giao thừa được mặc quần áo mới thì năm sau sẽ mau lớn.

Cuối cùng việc nhà cũng phải chấm hết. Trong mệt mỏi ngọt ngào, các bà các cô mang đèn dầu xuống bờ sông, giấu chúng vào bụi cây để hé ra ánh sáng mập mờ, ấy là bữa tắm chậm rãi nhất, long trọng nhất của họ trong vòng mấy trăm ngày. Họ ngụp sâu trong nước mát, nhẩn nha giữa quá khứ và tương lai, bởi tâm tư họ đang bước đến giao thừa. Họ bước lên, quần áo tóc tai cẩn trọng trong căn nhà bỗng như mới bừng lên, trên chiếc gối còn thơm mùi xà bông mùi nắng, bên cơ thể thơm tho của lũ trẻ, họ thả lưng thư giãn một cách trang nghiêm. Có biết bao điều ập đến, biết bao nỗi buồn được tiễn đưa và cũng biết bao mơ ước được gọi dậy, ấy là lúc họ tẩy trần đầu óc và tâm hồn vốn bình dị của họ.

Bánh%20phồng%20nếp%20Nha%20Trang

Rồi bước chân tời gian như vừa khởi động và đang tràn sầm sập qua xóm vắng. Người già dậy trước bật hết đèn lên, chốc sau đã nghe mùi bánh phồng toả ra từ bếp lửa. Giao thừa bao giờ cũng phải có phồng trên bàn thờ. Không khí bắt đầu ngầy ngà khắp xóm trẻ con bật dậy sà ngay vào trò chơi pháo chuột, như chúng chưa hề chợp mắt, còn các cụ bà thì lần ra sân bái lạy đủ bốn phương tám hướng. Đêm đen sóng sánh, cây trong vườn trầm mặc và con sông như bát ngát ra. Có cái gì đang dừnglại trong mỗi con người, bịn rịn ngậm ngùi, rưng rưng. Buổi giao thừa ở quê thường không có mấy truyền hình, người nhà ai nấy tụm vào quanh ông bà mình nghe chuyện xửa chuyện xưa chờ cho nhang tàn để đưa lộc từ trên bàn thờ xuống bắt đầu nhấm nháp. Bấy giờ người ta mới thấm mệt như có cái gì đó ghê gớm xuyên qua, xâu chuỗi người ta lại và cũng đặt người ta vào vòng quay chóng mặt nhưng vô cùng thú vị.


gia%20đình%20xum%20họp%20dịp%20tết%20nguyên%20đán%20cổ%20truyền
Sáng mồng một nhà nào cũng dậy muộn, trừ một vài người lớn phải cúng kiến cho ông bà. Trẻ con lăng xăng với bộ quần áo đẹp nhất, nhẩm trong đầu những câu chúc thọ người lớn sao cho được khen và được cả tiền lì xì. Xống áo thanh niên bắt đầu chộn rộn đường quê, cũng chừng ấy mẫu mã thời trang thị thành, chỉ khác là màu nổi hơn để chứng tỏ với chung quanh sự hiện diện của mình. Người đứng tuổi ra đường vào buổi xế, bấy giờ rượu mới là thứ được việc để người ta nhìn nhau thoải mái sau bao nhiêu va chạm ngày thường, để những câu chúc nhau cháy đượm.

Mồng hai Tết mới thực sự là ngày của hỉ xả. Thường người ta góp nhau sắm lân sắm trống từ rất sớm, mỗi xã một đội. Người thủ vai lân phải khỏe, phải có bước nhảy mang tinh thần thượng võ, còn ông địa thường là cậu bé con sôi nổi, cũng có khi là một bà góa có tính chọc trời khuấy nước. Cả xóm được một ngày vui, một ngày cười, cả lân, cả địa thường được thưởng rượu để bước chân tròng trành hơn.

gà%20luộc

Ngày mồng ba đánh thức mọi người dậy sớm như nhau. Sau khi cúng tất niên bằng chú gà giò, người ta săm soi bộ chân nó để xem thời vận và treo nó ở hàng hiên để khoe với hàng xóm. Cũng là ngày bọn trẻ đổ ra đường khệ nệ mang lời chúc của gia đình và bánh trái đến mừng tuổi thầy cô. Phong tục cổ truyền ấy đã làm cho ngày cuối cùng của dịp tết bừng lên một lần nữa, thiêng liêng rộn rịp không kém gì ngày ba mươi vừa qua.

Hết Tết, xóm ấp rã rượi một cách ngọt ngào như cô dâu sau tuần trăng mật. Đó là sự kỳ diệu mà tổ tiên và thiên nhiên cùng bạn tặng để mỗi năm một lần con người trở lại với giá trị hằng của mình: thanh sạch, vị tha, giao hòa và mơ ước.


Dạ Ngân


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Feb/2016 lúc 11:23am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Feb/2016 lúc 5:05pm

MẤT DÉP




Chương 1

Lần đầu tiên được con gái rủ đi coi ciné mừng hết lớn. Vừa vào trong rạp đèn tắt tối thui, đứa con gái nắm lấy tay thằng con trai. Thằng con trai giật mình bèn … giật tay ra. Ngồi coi môt hồi thằng con trai bỗng thấy một mùi thơm dịu dàng phảng phất đâu đây (lúc ấy thằng con trai chưa biết mùi thơm con gái là gì), rồi có cái gì đụng nhẹ vào vai, rồi một vài cọng tóc mây bay lất phất vào má mình (lúc này thằng con trai cũng cóc biết tóc mây là tóc gì). Lúc này thằng con trai bắt đầu đổ mồ hôi hột mặc dù rạp hát có máy lạnh. Một lát sau đứa con gái tựa đầu hẳn vào vai thằng con trai. Thằng con trai hỏang hồn liền né về phía trước làm đứa con gái mất thăng bằng, … chúi nhủi qua một bên. Thế là đứa con gái đứng lên và … chửi thề um sùm bằng một tràng tiếng tây (cô nàng này là dân học trường tây) rồi sau đó bỏ ra về.

 Bắc%20nhịp%20trái%20tim%20kỳ%20309: Hãy%20cứ%20là%20tình%20nhân%20

Lần sau cũng được con gái khác rủ đi coi ciné. Lần này có kinh nghiệm rồi nên vừa vào trong rạp tối thui, thằng con trai liền nắm lấy tay đứa con gái, nào ngờ đứa con gái lại … giật tay ra. Trong lúc coi phim đứa con gai thỉnh thoảng kề vào tai thằng con trai để nói chuyện, để phê bình phim. Có một lúc đứa con gái ghé sát vào tai quá nên gần như là vai kề vai, má kề má, hơi thở thơm tho của nó phà vào mặt thằng con trai khiến cho thằng con trai tưởng đứa con gái … bật đèn xanh bèn choàng tay qua ôm nó không ngờ bị nó … húc cùi chỏ một cái vô mạng sườn đau điếng. Thế là thằng con trai ngồi im thin thít cho tới khi ra về, một phàn là vì quê, một phần là vì … teo. Lý do teo là vì hai đứa con trai con gái này là bạn học nhưng là bạn học … thái cực đạo. Thằng con trai mới đai trắng và đứa con gái mới … đai đen! Không chịu ngồi yên, tiếp tục táy máy tay chân, con nhỏ này nó … cho thêm một cai cùi chỏ nữa vô mặt là kể như đi nhà thương!

Một buổi tối kia, một con gái khác tới nhà thằng con trai chơi. Nhà vắng vẽ không có ai chỉ có 2 đứa nên đứa con gái đòi mở nhạc lên nhảy đầm (thằng con trai lúc này đã biết nếm chút đỉnh mùi ăn chơi). Dưới ánh đèn mờ mờ ảo ảo hai thân xác kề sát vào nhau lắc lư uốn éo theo tiếng nhạc. Một lát sau hai đứa nằm trên giường hồi nào không biết và hai bàn tay thằng con trai bắt đầu làm … nghĩa vụ đời trai. Đứa con gái hất nhẹ tay thằng con trai ra nhưng hai bàn tay thằng con trai vẫn cứ… ngoan cố. Đứa con gái bèn xô nhẹ thằng con trai ra và nủng nịu, “anh kỳ quá, em hổng chịu đâu!!.”. Khi bị xô ra, thằng con trai chợt nhớ tới cái … cùi chõ của con nhỏ đai đen trong rạp hát nên nó lật đật lòm còm ngồi dậy, leo xuống giường và từ đó trở đi trở nên đàng hoàng đúng đắn cho tới khi đứa con gái ra về. Đứa con gái ra về, không bao giờ trở lại nhưng cũng không quên chửi thằng con trai là đồ … chicken, đồ …cù lần là đồ … không biết gì hết ráo!

Một buổi tối nọ., thằng con trai tới nhà một đứa con gái khác chơi. Nhà cũng vắng vẽ không có ai nên ban đầu 2 đứa ngồi nói chuyện nhưng sau đó là 2 đứa … nằm nói chuyện. Lần này thằng con trai rất là tự tin vì đã rút kinh nghiệm của lần trước, vã lại nó cũng được sự cố vấn của mấy thằng bạn lớn tuổi hơn, có kinh nghiệm hơn.Cho nên nằm nói chuyện một hồi là tay chân của thằng con trai bắt đầu …táy máy. Đứa con gái hất tay nó ra và nói, “anh kỳ quá, em hổng chịu đâu!!”Trời đất, đúng y chang lần trước! ! Mà mấy thằng bạn có nói rõ ràng, con gái nói hổng chịu tức là chịu, tức là phải … xáp vô, là phải … tới luôn bác tài! Cho nên khi nghe đứa con gái nói như thế nó càng …bạo dạn. Đứa con gái càng xô nó ra, nó càng nhào vô, càng dãy dụa , nó càng ôm chặt. Cuối cùng đứa con gái bèn …tát cho nó một cái nổ đom đóm mắt. Lúc ấy nó mới … chợt tỉnh cơn mê liền bỏ chạy ra khỏi cửa. Đứa con gái không vừa, nó cũng vừa chạy theo và vừa … xỉa xói, cái đồ … dê xòm, cái đồ …mất nết!

Đêm đó nằm trên giường, gác tay lên trán, thằng con trai cứ thắc mắc cho tới sáng, … không hiểu con gái nó muốn gì ? Đàng hoàng thì là … gà chết, bạo dạn thì là …dê xòm. Không làm gì hết thì nó… chửi rũa. Làm thì nó … oánh’! Không biết nó muốn gì ? Sau đó thi phải thật lâu lắm nó mới dám … bén mãng tới gần con gái trở lại.

Mới kể sơ sơ đã thấy tuột mất 4 chiếc dép rồi. Hẹn các bạn Chuyện Mất Dép tập 2.

30 năm sau…

Chương 2

old-couple

Hôm đó gã đàn ông tới thăm một cô em bà con ở tiểu bang xa. Đang ngồi uống nước trong nhà cô em thì gã nghe tiếng chuông reo. Gã bèn bước ra mở cửa thì thấy có một thiếu phụ với mái tóc ngắn đã điểm sương đứng quay lưng về phía gã, kế bên có một thanh niên và một thiếu nữ tuổi trạc hai mươi.

__Dạ thưa bác!

__Các cháu là … là … ai?

__Là con tui! Ông có khoẻ không?

Lúc ấy gã mới quay qua thì thấy thiếu phụ đang nhìn gã chăm chăm.Vừa thấy mặt người đàn bà ấy, bỗng dưng gã như bị … trời tròng, đứng chết sững, lặng người đi một hồi lâu, không nói được tiếng nào.

__Bộ ông không nhận ra tui?

__ … … … …?

__Có phải …bà thiệt hôn?

__Vậy chứ ông tưởng tui là ai?

__Hổng phải! Ba chục năm rồi không gặp bà, tự nhiên bà xuất hiện chình ình ngay trước mặt tui, làm tui tưởng …

__Ông tưởng sao?

__Tui tưởng bà …chết linh chết thiêng hiện hồn về nhát tui!

__Trời đất! Mới vừa gặp lại ông là ông đã trù ẻo cho tui chết đâu chết phức cho rồi phải không? Ông mong cho tui chết sớm lắm phải không? Nói thiệt đi!

__Ấy, bà đừng có nỗi nóng, cho tui xin lỗi. Thôi vô đây đi đã… rồi cho bà … cằn nhằn tui tiếp.

Thế là cố nhân sau ba mươi năm găp nhau mừng mừng tủi tủi. Thế là cha con…hụt gặp nhau cũng …mừng mừng tủi tủi. Tối hôm đó cha con hụt nhậu lade với nhau, hát karaoke cho nhau nghe thật là đầm ấm. Rồi khuya hôm đó trong bếp, hai mái đầu bạc … kề nhau than thở.

__Sao mà bà biết tui ở đây mà tới thăm vậy?

__Mấy đứa nhỏ nó học đại học ở bên đây, tui qua thăm tụi nó rồi tình cờ biết đưọc ông đang ở đây nên qua gặp ông để thử coi ông …còn nhớ tui là ai không?

__Ấy sao mà bà cứ hay nói móc lò tui quá vậy? Làm sao mà tui quên bà cho được?

Nói tới đây gã chợt thấy người thiếu phụ nhìn gã đâm đâm rồi quay qua chỗ khác và thở dài sườn sượt.

__Mọi chuyện cũng tại ông hết!

__Ủa, sao lại tại tui?

__Hổng phải tại ông thì tại ai? Hổng lẽ tại tui?

__Chứ còn ai nữa bây giờ? Bà bỏ tui đi lấy chồng thì hỏng tại bà thì tại ai?

__Mà tại ai tui mới bỏ đi lấy chồng?

__Ai biết được? Tự nhiên bà bỏ đi lấy chồng ngang xương mà không nói tui tiếng nào hết, hỏng lẽ tại tui?

__Chứ còn ai vô đây?

__Đâu, tại tui ở chỗ nào bà nói nghe thử?

__Tại ông cứ …cà lơ hư giựt!

__Tui cà lơ hư giựt ở chỗ nào? Bộ bà hỏng nhớ là tui có đòi dẫn ba má tui qua nói chuyện với ba má bà sao?

__Rồi ông có dẫn không?

__Không.

__Tại sao?

__Tại bà nói “thôi, để từ từ”

Nói tới đây bỗng gã thấy thiếu phụ quắc mắt nhìn gã nẫy lữa như muốn ăn tươi nuốt sống, cặp mắt nai tơ nảy giờ của nàng bỗng biến thành cặp mắt … cọp cái! Thấy vậy gã hết hồn tính phóng xuống đất co giò bỏ chạy thì cặp mắt cọp cái bỗng biến trở lại thành cặp mắt nai và ánh mắt dữ dằn bỗng dịu hiền trở lại. Rồi nàng chép miệng thở dài.

__Ba mươi năm gặp lại, thấy ông không có gì thay đổi, vẫn y hệt như xưa, vẫn y hệt như cái thời ông còn trai trẻ.

__Có phải ý bà muốn nói tui vẫn còn …đẹp trai như hồi còn con trai?

__Còn khuya!

__Vậy chứ ý bà muốn nói tui vẫn như xưa là sao?

__Là ông vẫn …ngu như xưa!

__Trời đất! Ba mươi năm mới gặp lại bà …Ủa mà bà qua đây là để thăm tui hay là để …chửi tui vậy?

__Cả hai.

__Bà nói tui ngu mà bà nghe được sao? Nếu tui ngu sao tui học được y khoa. Nếu tui ngu sao tui đậu được …step 1 điểm cao khiến bạn bè tui khen tui quá chừng?

__Bạn ông khen ông làm sao?

__Bạn tui nói tui học hành …không có ngu!

__Tui đồng ý với ông. Tui cũng đồng ý với bạn bè ông. Đối với chuyện học hành thì ông không có ngu chút nào hết, nhưng đối với chuyện đàn bà con gái thì ông …thậm chí ngu, cực kỳ ngu!

__Trời đất! Bà bỏ tui đi lấy chồng, tui chưa trách bà một tiếng nào hết mà bây giờ bà lại còn chửi tui là đồ ngu nửa thì… Đâu, tui ngu chỗ nào đâu, bà nói thử coi?

__Khi ông đòi đi hỏi cưới tui thì trong bụng tui đã khoái chí lắm rồi.

__Vậy tại sao bà lại nói “thôi, để từ từ”?

__Ông ơi là ông ơi, ông có ngu thì cũng ngu vừa vừa thôi chứ, làm sao mà ông ngu quá trời ngu vậy? Tui là con gái hỏng lẽ tui mở miệng xúi ông đi cưới tui, người ta biết được người ta cười tui chết. Cho nên tui nói như vậy là nói đẫy đưa, nói cho có nói, chứ đâu phải tui từ chối đâu? Cho nên tui nói “thôi” thì ông phải hiểu là …OK, là …dẫn ba má ông qua đi. Còn tui nói “để từ từ” thì ông phải hiểu là “lẹ lẹ đi” Có hiểu chưa?

__Trời đất!

Sáng sớm hôm sau thiếu phụ đưa gã ra bến xe đò để về lại với vợ con. Khi xe đò vừa lăn bánh, bằng một giọng nói vừa chất chứa yêu thương, vừa pha lẫn một chút trách móc, một chút oán hờn, nàng hỏi với theo:

__Bi giờ …có hết ngu chưa?

Gã bèn gật đầu lia lịa, rồi ngẫm nghĩ sao, gã lại …lắc đầu lia lịa. Gã mở miệng định nói, định giải thích nhưng xe đã chạy khá xa. Gã chỉ còn biết nhìn theo bóng dáng của người xưa xa dần, xa dần cho đến khi bóng hình ấy hoàn toàn mờ nhạt. Lúc ấy gã chợt nhớ tới một nhà thơ nào đó đã nói:

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi

Một mùa thu trước lúc xa xôi

Đến nay tôi hiểu thì tôi đã

Làm mất bao nhiêu …chiếc dép rồi!

Đêm hôm đó ở nhà, gã nằm gác tay lên trán, trằn trọc, trăn trở cho tới gần sáng mới ngủ thiếp đi được một chút xíu. Trong giấc ngủ mơ màng đó gã ước gì gã có được phép màu để gã:

Bắc thang lên hỏi Ông Trời

Đàn bà con gái nói …Trời hiểu không?

ĐẶC BIỆT CHÚ Ý: Chuyện của Người Mất Dép hầu hết là chuyện … trên trời dưới đất, thuần túy mua vui, chỉ có một chút thật hầu hết là đùa, bạn nào tin là chuyện thật là … đi bán lúa giống! Chuyện Mất Dép là chuyện không có thật nhưng bạn nào đọc xong đi méc lại với bà xã của tui thì sẽ bị …*


Nguyễn Mất Dép



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 02/Feb/2016 lúc 5:33pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2016 lúc 8:45am

Đêm Giao Thừa nhớ Mẹ

image
Thật hạnh phúc cho những ai ngoài tuổi tri thiên mệnh vẫn còn có mẹ, để ngày tết còn niềm vui.....

Có khi sáng ba mươi tết mẹ còn ra đồng cấy nốt đám ruộng xa để cho cây lúa cũng được ăn tết như người. Tôi dẫn ba đứa em, cuốn áo bông vào rụt rịt như những khúc giò vừa bó, thập thò như cua cáy ngoài ngõ chờ mẹ về chuẩn bị tết nhất. Tôi chạy ra sông, sông trốn vào sương mà lưng lửng nước. Tôi chạy ra đồng, gió bấc tưởng tôi là lá khô, cứ thổi như thằng bé chín tuổi không còn trọng lượng. Tôi sợ, chạy về nhà, úp mặt vào ổ rơm mà gọi mẹ. Tiếng lợn bị chọc tiết hú như còi đâu đó trong làng làm mấy anh em càng sốt ruột. Mẹ vẫn còn khuất sau màn mưa phùn gió rét ngoài đồng, cấy vội đám lúa kịp mùa xuân. Thế rồi trưa ba mươi tết mẹ từ ngoài đồng về, vừa đi vừa chạy như gió bấc, môi tím ngắt, rét run cầm cập, chưa kịp rửa đôi chân lấm bùn đã chạy vội sang hàng xóm chia phần thịt lợn. 

Tôi chạy ra vườn lôi thanh củi ướt vào cho mẹ nhóm bếp. Bếp lửa là tâm điểm của ngày tết. Khói cuốn lấy mấy mẹ con như dây buộc. Lửa ấm làm mặt mẹ hồng hào rạng rỡ. Bếp lửa và niềm vui con cái trả lại tuổi trẻ cho mẹ lương tựa và an ủi lớn nhất trong đời. Mẹ ngồi đó, tóc bạc như hoa mơ hoa mận, bên nồi bánh chưng quây quần con cháu. Trong mắt mẹ, tôi dù bao nhiêu tuổi vẫn cứ là trẻ thơ, vẫn còn nằm trong tã lót của tình mẹ thuở lọt lòng. Và đêm giao thừa, trước ngọn lửa, mẹ đồng nghĩa với tuổi thơ tôi. Ôi những ngày thơ bé, những tết nghèo thơm nức ổ rơm, chiều ba mươi tết tôi như con chó con ngồi bên mẹ, cùng mấy đứa em xem mẹ làm bếp, ngồi chờ ăn tóp mỡ.

image
Note: hình trong bài này là minh họa
Ngoài trời, mưa bụi bay như sương, thi thoảng gió xuân mang hơi lạnh mùa đông còn sót lại sột soạt ngoài đầu hè, tiếng lá chuối khô cọ vào nhau nghe như tiếng đồng tiếng sắt. Tôi mê những ngày tết có rét, có mưa bụi bay, có hoa cải vàng ngoài vườn và bướm trắng dẫn đường con trẻ chạy.

Ngoài vườn, trước bờ ao, hoa đào đang tự sưởi ấm mình bằng những chấm hoa vừa hé đỏ như than hồng. Bướm ong rét quá tìm đến đốm lửa hoa mà sưởi. Tôi ngồi bên mẹ canh nồi bánh chưng mà vơ vẩn thương gió bấc không có mẹ nên phải tha phương cầu thực đầu đường xó chợ. Tự nhiên ngủ gật, tôi mơ thấy mẹ bị gió bấc cuốn mất, hoảng hốt tỉnh dậy, dùng hai tay trẻ con ôm chặt lấy mẹ như hai sợi lạt buộc ghì bó lúa. Mẹ vẫn ngồi đó, lửa ấm làm má người đỏ hồng thì con gái, tóc buông phủ bờ vai như một miếng bóng đêm vừa đặc lại đen nhánh. Tôi rúc đầu vào nách mẹ như chú gà con, làm mẹ bị nhột bật cười. Các em tôi lăn ra ổ rơm bên cạnh ngủ như lợn con. Thỉnh thoảng, gió rét đập cửa như có ý xin vào sưởi ấm.

image
Mẹ tôi mười bảy tuổi đã phải về làm dâu với muôn vàn cơ cực. Mẹ bị bà nội bắt nạt, sai khiến còn hơn con ở. Mỗi lần cực quá, mẹ chạy ra vườn, núp vào khóm chuối khóc thút thít, tự lấy nước mắt mình an ủi mình. Mẹ bảo vì khi có mang tôi, mẹ hay khóc, sợ con sau buồn nên lúc tủi thân, lúc đau khổ cứ phải tự mình đóng kịch, đóng vai người suốt ngày chỉ biết tươi như hoa, giả lả cười, giả lả nói, giả lả vui. Riết rồi lộng giả thành chân, mẹ cứ tưởng đời mình chưa hề buồn khổ, chưa hề bị hành hạ. Đến nỗi khi bụng mẹ chửa kềnh càng, còn bị mẹ chồng nọc ra sân dùng roi đánh, đau quắn mông nhưng vẫn phải lễ phép xin lỗi và cám ơn mẹ chồng vì mình được ăn roi. Rằng con xin ăn thêm năm đến mười roi nữa mới xứng tội ạ…Đời con gái mẹ qua đi với những trận đòn, với những lần chửa đẻ chẳng hề biết thế nào là hạnh phúc. May mà có đám cào cào châu chấu là chúng mày an ủi mẹ, thương mẹ.

Có những khuya cả nhà ngủ cả, mẹ bảo nhỏ vào tai tôi như thế. Có lúc, mẹ tủi thân, lặng đi, đoạn ôm lấy bốn đứa con còn bé dại hỏi : chúng mày có thương mẹ không ? Lũ lợn con chúng tôi cùng hét to : thương ! Mẹ sung sướng hôn chúng tôi rồi cười ứa nước mắt. Cả lũ tí teo thấy mẹ khóc, sợ quá cùng khóc theo.

image
Tôi thấy mẹ khác nào mưa gió, suốt ngày cong như con tôm trên đồng cầy cấy, mò cá, vạt tép, bắt cua, mót lúa…Tối về lại xay thóc, giã gạo, có khi không dầu đèn, mẹ vừa đốt thanh củi nhặt thóc trong rá gạo vừa ru đứa em năm tháng tuổi ngủ. Tiếng mẹ ru buồn cả đêm mưa, buồn lây cả tiếng tàu chuối khuya ngoài vườn. Những đêm quê hương xưa nỗi buồn không ngủ. Nỗi buồn đi ngoài đường như ma. Nỗi buồn len lén như sương ngoài ngõ. Nỗi buồn trong trời đất sâu xa như lặn vào hết tâm hồn tôi qua lời ru của mẹ, qua tiếng thở dài của đêm tối ngoài vườn chuối mẹ thường ra núp thở than.

Tôi lớn lên, đi học. Một gánh mồng tơi bầm tím vai mẹ ra chợ chưa đổi được thếp giấy. Tôi đòi cây bút máy. Mẹ phải đi mò cá hàng chục đêm tôi mới có cây bút máy Hồng Hà. Rồi tôi đi lính. Nửa đêm về sáng tiễn tôi ra bến xe lên đường đi vào cõi…tử, mẹ cố không khóc. Nhưng ra đầu ngõ, mẹ không bước được nữa. Mẹ ngã gục vào gốc cây bàng. Tôi ngoái nhìn thấy mẹ ôm chặt gốc bàng như thể muốn tôi thành một gốc cây đầu ngõ vậy. Tôi ù té chạy, sợ quay lại sẽ không thể đi khỏi cái xã quê hương mình, nơi cán bộ xã đầy đọa tôi vì lý lịch, không cho đi đại học, bắt ở nhà làm tổ trưởng gánh phân bắc ( phân người), phải đút lót mười con gà mới được gọi nhập ngũ… Tôi đi mà lòng luôn ở bên Mẹ. Tôi không dám đôn mẹ mình lên thành quê hương, thành đất nước. Mẹ chỉ là mẹ tôi thôi, như khoai lúa người cho tôi ăn, như nguồn sữa vật chất và tinh thần người nuôi tôi mãi mãi…

image
Đấy là chuyện của mấy mươi mươi năm xưa. Giờ đây, tôi ngồi thắp nén hương trước ảnh mẹ. Khói nhang như tóc mẹ từ thế giới hư vô còn rụng về đôi ba sợi cho tôi tưởng vọng. Mẹ trên tấm ảnh chừng vẫn rét, vẫn cứ đội khăn len và mặc áo len. Trong Sài Gòn này tết đổ mồ hôi. Mẹ ngồi trên bàn thờ vẫn rét, vẫn cứ là không gian của bờ bãi sông Hồng ngày tết. Con đâu kiếm được mưa phùn quấn quít, bọc lấy ngọn gió xuân như quê ta mà dâng mẹ lúc này. Mẹ tuy già nhưng tươi tắn nhìn tôi như sắp mỉm cười, như muốn nói với tôi rằng mẹ vẫn hiện hữu trên đời bằng chính thân xác và tâm hồn tôi, vẫn sống trong hoài niệm, trong ký ức con cái, xóm giềng.

Rằng mấy đứa con chính là di tượng của mẹ còn sống động, còn bay nhảy trên mặt đất. Tôi không hề ngủ gật và nằm mơ như thuở xưa. Nhưng gió bấc đã đến và thổi bay mẹ tôi đi về cõi khác mất rồi. Người Việt mình có câu :” Sinh dữ, tử lành”. Ngày tết, trước giao thừa, là dịp chúng ta tưởng nhớ đến cha mẹ, ông bà đã khuất. Mẹ đã hóa thành nấm cỏ xanh ngoài đồng vắng sau làng. Cỏ ấy ngày xưa mẹ từng dạy tôi cầm liềm cắt về nuôi trâu ăn lấy sức kéo cày. Nay mẹ lại biến thành nấm đất nuôi cỏ xanh. Chỉ có đội kèn dế là ở mãi bên mẹ để cử hết bản nhạc này đến bản nhạc khác, những bài ca Requiem, kinh cầu hồn của tạo vật.

image
Bây giờ mẹ thở bằng nhịp triều lên xuống của con sông chảy qua làng, toả kênh mương mà nối với nơi mẹ nằm. Cua cáy lại đến nhờ nấm đất mẹ mà trú ngụ. Ngày xưa còn trẻ, suốt ngày mẹ ở ngoài đồng, ngoài bãi, ngoài sông tìm cái sống dưới bùn đất nuôi chúng tôi. Giờ nằm xuống, mẹ lại ở ngoài đồng cả đêm ngày, ở mãi mãi, chung nhà với cua cáy, cá tôm. 

Tôi từng làm đóm mạ chạy ra đồng, xách giỏ cua đỡ mẹ. Con cua cắp để lại càng trên tay, lên bờ, lặng người, rứt càng cua ra khỏi tay rồi mẹ mới ngồi đau. Đôi bàn tay búp măng của mẹ lúc nào cũng đầy vết cua cắp, vết ngạnh cá trê đâm, vết gai từ các chà cá cào xước. 

Những móng tay, móng chân mẹ nào có được sơn son đỏ như phụ nữ đô thị bây giờ. Tôi thương nhớ màu phù sa quánh phèn sơn trên móng chân, móng tay mẹ từ thuở còn thiếu nữ cho đến lúc về với đất. Mẹ tôi đã hóa phù sa, hóa mưa phùn, hóa bếp lửa, hóa ngồng cải vàng hoa lấm tấm bướm, hóa gió xuân ưng ửng cành đào, hóa thăm thẳm mù tăm…

image
Dù tôi có đưa tay ra ngoài nghìn dặm cũng không với tới mẹ nữa. Tóc bạc rồi tôi vẫn là đứa trẻ mồ côi. Mồ côi cả gió bấc, mưa phùn, cả nén hương trên bàn thờ viếng mẹ dù xúm xít đứng chung cả cụm vẫn cứ mồ côi. Và tôi lại trở thành con trẻ, đang đi một mình giữa làng, chợt thình lình gọi mẹ. Và tôi, lại trở thành anh lính trẻ xa nhà lần đầu, mười tám tuổi rồi mà nửa đêm còn nhớ mẹ ứa nước mắt. Và tôi, lại trở về nằm trên võng dưới hầm mùa mưa Bà Rá đêm tránh bom B.52, sốt rét ác tính quật tưởng chết, vừa thở hắt ra vừa gọi mẹ để giã từ…Và tôi, sẽ mãi là cậu bé con lấm lem đất cát ngồi đầu ngõ đợi mẹ đi chợ về để được chia quà. Mẹ đi chuyến chợ vô biên này, tôi ngồi chờ hết năm này qua năm khác, mà mẹ ơi sao mẹ chẳng về ăn tết ?

Giao thừa đến rồi đó mẹ. Ở phía bên kia của cuộc sống, mẹ không cần ai mừng tuổi đâu. 

Mẹ từng bảo chúng con rằng, trước khi các con chào đời, các con ở đâu vậy, chả đứa nào có tuổi, chả đứa nào biết mình sẽ là thằng Hảo, con Hinh…Vâng, sau này, chắc chắn tôi lại về nơi ấy, nơi trước khi sinh ra, tôi đã chết hàng tỉ tỉ năm rồi vậy. Mẹ đã đưa tôi từ cái chấm mờ trong hỗn độn sự chết mà xuất hiện thành hình hài của nỗi sống. Giờ mẹ lại về nơi từng vớt tôi lên từ bể hư vô. Nơi con người bước vào cuộc đời, vất vả cực nhọc kiếm sống, hạnh phúc, khổ đau rồi lại trở về, như những đứa con về với mẹ vĩnh hằng.

image
Cõi ấy không có nồi bánh chưng chụm bằng gộc tre già đượm lửa. Cõi ấy không có những đứa trẻ xúng xính trong bộ quần áo mới, bám vạt áo mẹ đi chúc tết bà con hòng kiếm tiền mừng tuổi. Sợ cõi ấy chỉ có Niết Bàn, chỉ có Thiên Đường vui hơn tết, không kiếm đâu cho mẹ một chút khổ đau, một chút buồn tủi mà nhớ đến chúng con, nhớ đến kiếp người, nhớ đến thời con gái mẹ phải ngậm bồ hòn làm ngọt, ăn toàn nỗi đau mà sinh nở hạnh phúc cho kẻ khác.

image

Nhưng mẹ ơi, cái thế giới vui buồn sướng khổ này, dù mẹ con mình mỗi người chỉ đến một lần thôi, song mưa phùn gió bấc, hoa xuân bướm vàng, bánh chưng, mắt lá răm, dưa hành và câu đối đỏ tình nghĩa lắm, quý hóa chúng ta lắm, cứ muốn níu chúng ta ở chơi hết tết này đến tết khác, đừng bỏ giao thừa lại cho ai đó ngồi thắp hương tưởng niệm mà tội thay cho người còn sống. Mẹ từng dạy con phải nén và giấu nỗi buồn riêng vào tâm hồn, để khoe niềm vui ra cho mọi người cùng hưởng như hoa đào ngày tết. Thế mà con lại giãi bày nỗi buồn thiếu mẹ trên mặt blogs xuân phút đón giao thừa. Âu cũng là một cách giúp cho những ai còn có Mẹ trên đời biết rằng, Mẹ chính là mùa xuân, là ngày tết của tâm hồn chúng ta vậy.

Sài Gòn những ngày tết tha phương cầu thực



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Feb/2016 lúc 8:47am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Feb/2016 lúc 10:59pm

Ôi Đàn Bà!


“…Là chỉ mình lẽ phải, các ông thua... 
Là hỏi gì không nói, gọi không thưa… 
Là ngoài trời vừa nắng lại vừa mưa 
Là cãi cọ, các ông vẫn là thua thiệt 
Là vắng nhà một bữa đã nhớ mong… 
Tạ ơn trời đàn bà vẫn còn đó... 
Chỉ đàn ông? Ôi chi bằng tận thế!” (*)  

Mấy vần thơ dân gian giản dị trên đây đã giúp nhận diện khá rõ nét các bà với những đặc tánh hoàn toàn phụ nữ bất biến với thời và không gian. Đời là “vô thường”, nhưng những đặc tánh này thì không bao giờ là “vô thường” hết cả.  

Trước giờ, khi đề cập tới các bà, người ta chỉ nói các mặt tiêu cực về địa vị xã hội của các bà theo đó các bà luôn luôn là nạn nhơn của những vụ bạo hành trong gia đình và cả ngoài xã hội. Tình trạng bất bình đẳng về nghề nghiệp, lương bổng, và về nhiều quyền lợi khác như quyền trước công lý, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được đi học,... làm cho đời sống người phụ nữ vì đó bị nhiều khó khăn hơn đối với các ông, tuy luật pháp đã ban hành bảo đảm sự bình đẳng cho cả hai giới, xử lý nghiêm khắc những vi phạm.   

Nói về các bà chỉ nói về địa vị xã hội thôi cũng là điều đã phải nói nhiều những vẫn chưa xong, chưa kết thúc. Đã vậy, ở các bà còn những điều ít ai để ý tới vì nó không thuộc về “nữ quyền” mà đó là những chuyện khá đặc biệt về các bà, của các bà, và chỉ có ở các bà mà thôi! Cỏ May xin sơ lược vài chuyện lượm lặt được đây đó, qua báo chí, sách vở nói riêng về các bà.  

Trước nhứt, xin nói về ưu điểm chói lọi của các bà. Dân Tây của Cỏ May đã phải ngã nón bày tỏ lòng ngưỡng mộ và thán phục Bà Julia Gillard, Thủ tướng Liên bang Úc châu, đã hơn một lần lớn tiếng xác định đường lối chánh trị của Bà "vì nước Úc" là trên hết. Không vì lá phiếu kiểu chánh trị mị dân (la politique politicienne) biết rằng Úc là nước đa văn hóa và đa sắc tộc. Không như nước Pháp hay nhiều nước ở Âu châu. Bà bày tỏ cùng quan điểm với vị tiền nhiệm John Howard về di dân Hồi Giáo cực đoan:   
"Nơi đây là xứ sở của chúng tôi, đất đai của chúng tôi và phong cách sống của chúng tôi. Và chúng tôi đem lại cho các bạn cơ hội thụ hưởng tất cả các thứ đó. Nhưng nếu các bạn thấy không hài lòng, các bạn thấy quốc kỳ của chúng tôi, đường lối chánh trị, tín ngưỡng Thiên chúa giáo, hoặc tập quán xã hội văn hóa của chúng tôi làm cho các bạn khó chịu, tôi khuyến khích các bạn nên sử dụng ngay một thứ quyền tự do lớn khác của nước Úc vốn từ lâu dành cho các bạn, đó là "Quyền đi khỏi nơi đây".  

Dư luận Pháp đã không ngần ngại tán dương Bà Thủ tướng Julia Gillard của Úc xứng đáng là "Nữ Hoàng thế giới" (La Reine du monde).  

Chỉ vì "đàn bà" 
Câu nói của Bà Simone de Beauvoir, triết gia tài hoa của Pháp và cũng là chiến sĩ nữ quyền của thời đại, thật bất hủ "Người ta sanh ra không phải là đàn bà, mà chính xã hội đã biến người đó trở thành đàn bà". Thật vậy, khi người phụ nữ trở thành "đàn bà" thì đúng là lúc người phụ nữ phải gánh chịu những bất hạnh dường như đã được xã hội dành sẵn cho họ.  

Ở xứ Tàu, cái nôi văn hóa Khổng Mạnh, công lý của chánh quyền cộng sản ngày nay đã xử phạt một người phụ nữ với tội danh "một người đàn bà mang sắc diện thiếu thẫm mỹ", tức một người "đàn bà mang tội xấu". Báo Huffington Post chạy tít của bản tin đó "Người ta có thể bị kết án vì ngoại hình bất hạnh? Công lý của xứ Tàu đã làm".  

Ở Tàu, cậu Jian Feng yêu tha thiết người vợ xinh đẹp của mình. Sau đứa con đầu lòng, nhan sắc của người đàn bà bỗng nhiên trở thành tàn tạ. Anh chồng dựng cớ đứa con không giống cha, cho rằng đứa con do ngoại tình, để đòi ly dị. Người vợ thú nhận đã chi 75 000 mỹ kim nhờ giải phẫu thẩm mỹ thay đổi dắc diện hoàn toàn, nay vì sanh đẻ, những khuyết tật xưa tái xuất hiện. Anh chồng nhứt định đưa ra Tòa ly dị và đòi tiền thiệt hại. 
Tòa xử người vợ đã cố tình che giấu dung nhan xấu để gạt anh chồng, chấp nhận đơn xin ly dị và dạy người vợ phải bồi thường anh chồng 100 000 Mỹ kim thiệt hại.  

Anh là một nước dân chủ, văn minh, Tòa án vẫn phạt người phụ nữ vì những lý do vớ vẩn không khác gì xứ cộng sản độc tài và lạc hậu như Tàu. Bà Julie Griffiths bị tòa án nước Anh xử phạt 500 bảng anh về tội "bà lớn tiếng la mắng ông chồng, làm ầm ĩ cả xóm". Thật ra tội danh chánh thức ghi trong bản án là "có hành vi chống lại xã hội". Theo cáo trạng, Bà Julie Griffiths làm việc 12 giờ mỗi ngày trong nhà máy bị nhiều căng thẳng và bực bội. Khi về tới nhà, thay vì chửi chó mắng mèo, ném chén quăng dĩa cho hạ hỏa, bà cứ nhằm ông chồng mà quần. Bà chửi mắng quá to tiếng khiến lối xóm không ngớt than phiền trong suốt ba năm dài như vậy. Sau cùng, để giải quyết sự khiếu nại của lối xóm, cảnh sát đem máy đo âm thanh đặt tại hai nhà láng giềng. Quả thật lời quát mắng chồng của bà đã vượt quá mức cho phép. Sau nhiều lần cảnh cáo, cảnh sát đành phải lập biên bản và đưa bà ra Tòa. Tòa còn ra lệnh cấm bà la lớn trong 5 năm. Nếu vi phạm sẽ bị phạt 500 bảng Anh nữa và thêm 5 năm tù ở. Có người nghĩ không biết ông Tòa phạt Bà Julie Griffiths thật tình vì "có hành vi chống lại xã hội" hay đây chỉ là cơ hội ngàn năm một thuở để phục hận theo kiểu "giận cá chém thớt"? Phần lớn các ông khi đọc được tin này đếu lấy làm phấn khởi trong lòng, không dám để lộ ra trên sắc diện. Và cũng từ hôm ấy, Sở di trú Anh đón nhận khá nhiều hồ sơ xin di dân qua nước Anh giống như hồi sau 30/04/75, nhiều gia đình Việt nam tới xin tỵ nạn chánh trị vậy. 

Cũng đàn bà 
Ai cũng bảo các bà là vô cùng bí hiểm. Mò kim đáy biển còn dễ hơn tìm hiểu các bà. Thật ra các bà thường có đời sống tâm lý khá phức tạp. Có những phản ứng khó đo lường hoặc khó giải thích tại sao. Ở Pháp, hiện có tới 1/5 phụ nữ tìm cách giấu kích thước của thân thể. Không phải giấu với người ngoài, mà giấu sự thật đó với ngay chính mình. Thật ra, nói cho chính xác, có hơn 1 phụ nữ trên 5, tức 21%, thừa nhận là đã tự nói dối với mình về kích thước (taille/size) quần áo. Các bà đi mua quần áo cho chính mình với kích thước nhỏ hơn rất nhiều (kết quả điều tra của CodesPromotion.fr công bố hôm 31/10/2012). Nhu cầu có dáng vẻ mảnh khảnh hơn và mang ảo tưởng cho mình có tầm vóc một con người lý tưởng, đó là động cơ thúc đẩy các bà nói dối về kích thước thật của mình. Trong số 21% các bà nói dối, có 63% nhìn nhận nói dối là để tự tạo niềm tin, còn 29% tự tạo cho mình cảm giác dể chịu khi qua "két" trả tiền. Quần thường, quần Jean và sú-cheng là ba món đối tượng cho các bà nói dối. Trước tâm lý phức tạp này của các bà, thử hỏi Ngọc Hoàng Thượng Đế có giáng lâm liệu Ngài có thể hiểu nổi không?  

Một trường hợp khác, người ta kể, ở Pháp có một người đàn ông bị đi tù sáu tháng vì tội đánh vợ. Mãn hạn tù về chưa đầy một tuần lễ, anh ta đã khăn gói đến xin Ban Quản đốc nhà tù cho được tiếp tục ở tù thêm. Hỏi vì sao không ở nhà mà lại muốn vào tù? Anh ta thú thật, tuy ở tù chẳng sung sướng gì nhưng còn hơn ở nhà, vì ở tù không phải nghe vợ phát thanh liên tục bên tai suốt ngày đêm!   

Một cuộc điều tra xã hội học ở Trung Quốc trên 1.027 đàn ông ở nhiều vùng dân cư khác nhau với câu hỏi: “Vợ anh có thói xấu gì khó chịu nhất?”, thì đến 82% trả lời "đó là tật nói nhiều". Hóa ra, ai cũng sợ cái tánh nói nhiều, nói dai của các bà vợ. Nỗi sợ này có nguồn gốc sâu xa từ thuở nhỏ, các cậu bé đã bị mẹ mắng mỏ nhiều quá. Đàn ông lẩn tránh các “lời khuyên” của vợ cũng giống như khi còn nhỏ họ lẩn tránh lời dạy dỗ của mẹ. Thực tế “phái mạnh” luôn luôn là nạn nhơn chung thân của “phái yếu”. Ta thử kiểm điểm lại: lớn lên một chút bị chị mắng. Lớn hơn chút nữa, bị người yêu trách. Lấy vợ, bị vợ cằn nhằn, đay nghiến, quát tháo... Về già cũng chưa yên. Có cụ ông khi tiễn cụ bà về nơi an nghỉ cuối cùng đã tưởng từ nay mình được yên thân cho tuổi già. Nào ngờ, cụ lại phàn nàn: “Con gái tôi bây giờ cũng nói nhiều chẳng kém gì mẹ nó!”.  

Tại sao đàn ông, cả những người từng can trường, coi thường Việt Cộng mà lại sợ các bà nói và chỉ có nói mà thôi? Nói đâu có nguy hiểm chết người như quân địch vũ trang đầy người? Các ông sợ bà vợ nói nhiều vì nói làm cho người ta khó chịu đến mức có thể ăn không ngon, ngủ không yên, cứ chợp mắt là bị ác mộng giựt dậy, sức khỏe thể chất và tinh thần cùng suy thoái dần, chẳng bao lâu làm sinh bệnh mà... chết.  

Kết quả điều tra với các ông chồng, có đến 95% những bản văn của các bà vợ đều giống nhau! Nhiều ông chỉ thoáng nghe câu đầu đã biết toàn bộ nội dung của bản văn tuy chưa tới hồi kết thúc. Theo các nhà tham vấn gia đình thì trên đời khó có ông chồng nào thoát khỏi bị vợ chê. Đó là một thực tế khá đau buồn. Chồng bác sĩ thì bị vợ la rầy máy giặt ở nhà hư, chữa không được. Chồng làm nhà báo nói (Phát thanh và Phát hình) bị vợ phàn nàn suốt ngày chỉ nói chuyện không đâu mà không nói đươc một câu có ý nghĩa thực tế làm cho vợ hài lòng... Tóm lại là anh đã lấy vợ thì không cách gì mà anh có thể tránh khỏi bị vợ chê, không chuyện này thì chuyện khác. Xưa nay phụ nữ ít khi chịu khen chồng. Chỉ có so sánh chồng mình với người khác để chê trách. Nhưng liệu hồn nếu ông nào vì nổi nóng bảo bà ấy hãy ưng người đó đi, thì không phải bà ấy chỉ giẫy nẫy từ chối mà còn sấn tới cho biết tay bà nữa là khác!  

Vậy khi mới quen nhau hay mới yêu nhau, người phụ nữ có như vậy không? Thưa chắc chắn là không ạ. Các bà, các cô hiền và mềm nhũn như con chi chi. Chỉ từ lúc lên ngôi Bà thì nanh vuốt mới bắt đầu mọc, và dài ra và bén nhọn. Đã có những nghiên cứu tìm hiểu tại sao phụ nữ nói nhiều? Các nhà khoa học phát hiện nguyên nhân chính là do đàn ông. Vì hiện nay, người phụ nữ đã được luật pháp bảo đảm cho họ quyền bình đẳng với nam giới vậy mà hầu hết việc nhà, các bà vẫn còn phải đảm trách phần lớn như chăm sóc con cái, cơm nước, dọn dẹp nhà cửa,... thì giờ dành cho các bà nghỉ ngơi vẫn còn quá ít so với số thì giờ của các ông được hưởng. Vậy muốn giúp các bà bớt la hét cho êm cửa, êm nhà, các ông có thể ăn ngon, ngủ yên, sức khỏe sung mãn, không có cách gì khác hơn là các ông đi làm về xông vào lo hết mọi chuyên ở nhà, từ dọn dẹp, cơm nước, chén bát, để các bà không có việc gì phải làm hết.  

Chắc chắn trong một lúc nào đó, các bà sẽ năn nỉ  các ông xin làm lại việc nhà. Vì sẽ cảm thấy phải chăng mình không còn phải là đàn bà nữa!  

Nguyễn thị Cỏ May  
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2016 lúc 9:10am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2016 lúc 3:55pm

HOA CẨM CHƯỚNG NỞ TRONG NHÀ.

               

               “Hoa Cẩm Chướng” nở trong nhà

               Chướng tai gai mắt tuổi gìà dở hơi.

              

.

old-couple

Vợ chồng chị Bông đến nhà chị Phú chơi nhân dịp họ don vào nhà mới, họ bán căn nhà cũ to rộng hơn 3,000 Sqf. để mua căn nhà mới  1,800 Sqf. với 3 phòng ngủ gọn gàng vừa đủ cho hai vợ chồng vì các con đã trưởng thành và ở nơi khác.

Chị Phú hớn hở khi mở cửa cho bạn::

         Mời mãi mà hôm nay anh chị mới đến, ở cùng thành phố chứ cách trở núi non gì….

Trong khi anh Phú tiếp chuyện anh Bông thì chị Phú đưa chị Bông đi xem nhà, nhà Texas rẻ nên nhiều người Việt có điều kiện đều trả tiền mặt và mua nhà mới dễ dàng. Anh chị Phú cũng thế, căn nhà của builder D-R- Horton xây kiểu cọ khá sang và đẹp gía chỉ khoảng 100 đồng mỗi Sqf..

         Đây là phòng ngủ ..cuả ông Phú.

Thì ra vợ chồng nhà này ngủ riêng. Chị Bông nghĩ thầm trong khi chị Phú tiếp nửa đùa nửa thật:

         Bàn computer là thế giới riêng cuả ông ấy, nếu tôi mà bước vào đây khi ông ấy đang ngồi computer thì tôi…là nhân vật thứ ba thừa đấy chị.. Trong ánh mắt khó chịu của ông Phú như nói rằng :” Bà chẳng nghĩa lý gì trong lúc này”.

Sang phòng bên chị Phú hớn hở tiếp:

         Và đây là phòng ngủ của tôi, tôi muốn xem ti vi đến bất cứ giờ nào, tôi muốn  treo hình ảnh, bày biện gì thì tha hồ, không làm …chướng tai gai mắt ông  ấy. Bởi thế vợ chồng già ngủ riêng giường, riêng phòng là sung sướng nhất

Hai gia đình quá thân nhau nên chị Bông không ngại ngần nói:

         Thế mà hai ông bà ra ngoài vẫn sánh đôi chung bóng tưởng như nưả bước không rời nhau cơ đấy

         Thì ai chẳng cần bề ngoài, đi chợ, đi nhà thờ hay đi bất cứ đâu đều chung đôi đã đành mà…đến chết vẫn chung đôi luôn.

Chị Bông hết hồn và ngạc nhiên:

         Sao? Hai ông bà định…chết chung một ngày à?.

Chị Phú bật cười:

         Có vợ chồng già nào còn luỵ tình nhau đến cuối đời thế chứ . Nghiã trang “Mây trời xanh” trong thành phố này đang quảng cáo bán những phần đất giá rẻ thế là hai vợ chồng mình bèn đến xem và mua ngay 2 mộ phần song song nằm cạnh nhau, đã xây bia mộ hình ảnh sẵn sàng rồi , ai chết trước thì vào nằm trước và ghi thêm ngày từ trần vào bia mộ đợi người đến sau. Thế là sớm muộn gì vợ chồng cũng chung đôi trong giấc ngủ cuối cùng .Trông vừa đẹp tình đẹp ý với cuộc đời vừa thuận tiện cho con cháu đến thăm viếng đặt hoa thắp nhang.

Chị Bông tấm tắc khen:

         Anh chị tính toán chu đáo và tuyệt vời quá.

Chị Phú thản nhiên:

         Vợ chồng chị và vợ chồng tôi là chỗ quen biết nhau thân nên chẳng có gì phải che dấu, vợ chồng tôi xung khắc cãi nhau như cơm bữa nhưng ở đời người ta vẫn phải sống như một vở kịch, được cái là cả ông Phú và tôi đều giống nhau ở chỗ cần bề ngoài, thích bề ngoài, nhìn vào ai chẳng thấy chúng tôi là cặp vợ chồng gìa lý tưởng…

         Nhưng anh chị cũng có cùng sở thích đấy, phòng ngủ riêng cuả mỗi người đều có một  smart ti vi hiệu Samsung 28 inches

Chị Phú kêu lên:

         Là bất đồng lớn đấy chứ sở thích gì, hai vợ chồng xem chung ti vi ngoaì phòng khách thế naò cũng caĩ nhau dù bất cứ đề tài gì nên quyết định mua mỗi người một cái trong phòng ngủ ai về phòng nấy mà xem, còn ti vi ngoài phòng khách nếu xem chung thì cấm ai được phát biểu ý kiến là yên chuyện. Giao kèo hẳn hòi..

         Vậy là nhà có 2 vợ chồng mà 3 cái ti vi. Hãng Samsung trúng mối nhờ những cặp vợ chồng bất đồng đấy chị nhỉ

Chị Phú kể:

         Tôi quen vợ chồng người bạn, cũng bề ngoài chung đôi như vợ chồng tôi. Chị ấy đã qua đời và an táng trong nghiã trang “Mây trời xanh” . Hai năm sau người chồng ốm đau thập tử nhất sinh, khi chưa vào hôn mê ông ấy cố gắng lấy sức tỉnh táo ngắn ngủi cuối cùng để dặn dò các con rằng: “Các con muốn hoả táng hay chôn cất bố kiểu nào cũng được nhưng tuyệt đối đừng cho bố nằm cạnh mẹ con. Bao nhiêu năm chung đôi với bà ấy rồi,  lúc lià đời hãy…trả tự do cho bố …”

Chị Bông cười:

         Chắc các con phải an táng ông bố  trong một nghiã trang khác, chứ cùng nghiã trang “Mây trời xanh” bà vợ lại lò mò ra thăm ông ấy và trách mắng sao chúng mình không chung đôi thì hai hồn ma lại… cãi nhau., làm phiền những hồn ma khác.

         Lúc nào riêng tư được thì cứ riêng tư chị Bông ạ. Tôi với ông Phú lúc trước đi bộ thể dục quanh khu phố nhà mình, nói chuyện một lúc thể nào cũng bất đồng ý kiến và cãi nhau, thế là tôi bèn nghĩ cách đi thể dục một mình với lý do chính đáng không ai hiểu được là tôi  né ông chồng. Tôi bắt chước mấy bà bạn gìa chuyên đi bộ trong mall, cái mall gần nhà tôi lái xe 10 phút là đến, chân đi giày bẹt như khi ta đi ra phi trường vậy đó, tha hồ thoải mái đi dạo trong mall, lên tầng xuống tầng bằng thang bộ, mùa hè mát mẻ, mùa Đông ấm áp, vừa đi vừa ngắm đủ loại quần áo và hàng hóa quên cả giờ về. Khỏe người, có khi lại mua được món hàng gía rẻ.

    À, tôi còn tha hồ mặc thử các loại quần áo và ngắm nghía mình trong gương cho …qua cơn ghiền shopping chứ tiền đâu mà mua hết những gì mình thích.…

Chị Bông thán phục và hí hửng:

         Thì ra thế, người ta cứ tưởng chị vào mall mua sắm, cái điều mà chẳng ông nào thích “chung đôi” với vợ nơi chốn này. Hèn gì đi mall ngày thường tôi thấy nhiều…bà gìa ghê, cứ tưởng họ về hưu buồn chán nên đi shopping cho vui. Hẹn chị Phú một ngày nào đó chúng mình sẽ gặp nhau trong mall và đi bộ vài giờ liền chị nhé.

Chị Phú cao hứng kể thêm:

         Vợ chồng tôi khác nhau cả những điều nhỏ nhặt, ở thành phố này có 3 hàng B.B.Q. bán vịt quay gần nhà, nhưng sở thích chúng tôi cũng….. không đụng hàng, ông Phú thích ăn vịt của tiệm A. còn tôi thì thích vịt tiệm B. ai cũng cho là vịt quay của tiệm mình chọn là ngon, là nhất.. Mỗi lần nhà cần ăn món vịt quay là hai vợ chồng lại tranh cãi, sau cùng tôi phải…tôi phải….

Chị Bông tranh lời và đoán gìa đoán non:

         Chị phải mua vịt quay tiệm thứ ba. là huề cả đôi bên chứ gì? Hay là  chị chiều chồng, nhịn chồng đi mua vịt quay tiệm A.cho anh vừa lòng ?

Chị Phú nở nụ cười mỉm, nụ cười  bí ẩn như nàng Mona Lisa trong tranh:

– Không, tôi vẫn mua vịt quay tại cửa hàng B. tôi yêu thích đấy chứ..

Trong khi chị Bông đang ngơ ngác ngạc nhiên thì chị Phú bèn giải thích:

         Nhưng tôi tỉnh bơ nói với ông Phú là tôi mua vịt của tiệm A. ông ấy ăn và khen ngon nức nở đúng gu của ông ấy . Nói dối mà vui vẻ cửa nhà chắc trời Phật cũng thông cảm phải không chị Bông?.

Chị Phú kết luận:

         Chị Bông ơi, sở dĩ vợ chồng về già “xung khắc” vì ai cũng trở nên chướng. Coi như  “ hoa Cẩm Chướng” nở trong nhà quanh năm .. Ngày xưa tôi yêu hoa Cẩm Chướng lắm, bây giờ thì không, cứ nghe đến tên hoa Cẩm Chướng là …hình ảnh ông Phú lù lù hiện ra .

         Ôi, hoa Cẩm Chướng đẹp thế mà lại là hình ảnh của các vợ chồng già trái tính trái nết, tội nghiệp cho hoa qúa….

Hai bà xem nhà và nói chuyện xong cùng ra ngoài phòng khách nói chuyện chung với hai ông. Chiếc Smart Tivi Samsung 50 mấy inches được mở lên  đang có cảnh đẹp ở một đất nước nào đó, anh Bông rồi đến chị Bông vừa nói chuyện vừa khen cảnh trong phim trong khi hai vợ chồng anh Phú chỉ nói chuyện, tuyệt nhiên không ý kiến gì với cảnh trong ti vi.

Chị Bông hiểu là bản hợp đồng của vợ chồng chị Phú đã được tôn trọng.

Khi anh chị Bông đứng dậy cáo từ  hai vợ chồng anh Phú, hai …đoá hoa Cẩm Chướng của đời nhau cùng tươi tắn, cùng sánh đôi ra tận cửa tiễn bạn và ríu rít như chim hót:

–     Hôm nay anh chị đến chúng tôi bất ngờ mà vui quá..

         Hôm naò anh chị rảnh đến ăn với chúng tôi một bưã cơm tối nhé. Chúng tôi cùng mong đợi đấy.

Anh Bông có vẻ ngạc nhiên trước sự hòa hợp của vợ chồng chị Phú. Còn chị Bông thì bỗng…nghi ngờ tất cả những cặp vợ chồng gìa từng khoe là đồng cảm, trên thuận dưới hòa và hạnh phúc bên nhau.suốt cuộc hành trình dài cuộc hôn nhân. của họ,

                          **************

Buổi chiều ở nhà chị Bông mở ti vi lại thấy quảng cáo của nghiã trang “Mây trời xanh”, quang cảnh thanh tịnh mát mẻ đúng là nơi yên nghỉ ngàn thu, chị Bông hối hả gọi chồng:

         Anh Bông ơi, anh có thích cái này không?

Anh Bông từ trong phòng trong vọng ra:

         Bà thích gì thì cứ việc xem đừng réo tên tôi. Bà biết rồi mà những gì bà thích là tôi không thích.

         Nhanh lên, cái này phải có anh cùng quyết định,

Anh Bông tò mò đi nhanh ra ngoài còn kịp thấy cảnh những ngôi mộ trong nghĩa trang và lời quảng cáo vưà lập lại, anh khó chịu:

         Bà  bảo tôi xem cái này để quyết định cái gì? Nhà mình đang yên đang lành lại bàn chuyện nhà quàn nghĩa địa.là sao? Bà dở hơi từ lúc nào thế?

Chị Bông giật mình, chẳng lẽ dưới mắt anh Bông chị đang là kẻ dở hơi, là “đóa hoa Cẩm Chướng” vô duyên?

         Dĩ nhiên là không phải bây giờ. Mua mộ phần cho…tương lai anh và em.

Anh Bông bắt bẻ:

         Lại càng dở hơi. Chữ “Tương lai”  dùng cho cảnh đời hi vọng tươi sáng phiá trước nghe hào hứng hơn là đem dùng cho một ngày buồn tang tóc chẳng ai đợi ai mong.…

         Vậy thì em sửa lại đây, cho ngày sau chúng ta lià đời. Hai mộ phần song song bên nhau thì được bớt 20% mà nếu trả tiền mặt từ bây giờ thì bớt đến 50%.

         Bà đến chết vẫn còn tính toán đắt rẻ như đi chợ..Tôi biết rồi bà muốn mua chỉ vì ham rẻ, cũng như khi đi shopping bà mua cả món đồ  không thích nhưng vì giá rẻ. Nhưng xưa nay tôi và bà có mấy khi hợp nhau đâu, chung đôi làm gì hả?

         Biết rồi, nhưng lúc ấy mình chết ngắc chung đôi hay riêng lẻ cũng thế thôi. Trước mắt là tiết kiệm được tiền, mình lo trước thì con cái đỡ phải lo.

Anh Bông cương quyết:

         Không, tôi và bà đã từng khác nhau trong ý nghĩ cho viễn cảnh này, tôi muốn được an táng trong nghiã trang và có người hương khói còn bà muốn hoả táng và thảy tung tro bụi ra gió ra biển cho một kiếp người tản mạn bay đi khắp thế gian và trôi đi khắp những biển rộng sông dài.

Chị Bông thở dài:

         Ừ nhỉ, trong lúc cao hứng nghe quảng cáo và nhất là lúc nãy nghe chuyện chị Phú  nên em bất chợt nói thế thôi. Đến chết anh và em cũng không cùng suy nghĩ mà., mỗi người thích yên nghỉ một kiểu..

Giọng chị Bông bỗng như một nốt nhạc trầm:

         Anh này…

         Sao bà cứ lải nhải mãi thế? Bà muốn gì?

Chị Bông trách:

         Ngày xưa quen em anh đến nhà em chỉ mong được nói chuyện cùng em. Bây giờ em muốn nói anh chẳng muốn nghe.

         Mấy chục năm nay rồi bà ơi, vật đổi sao dời nữa là hai người trần gian chúng ta, bà muốn gì thì nói ngay đi, tôi không có thì giờ nghe bà nũng nịu…

         Tự nhiên em buồn, em chỉ muốn chia sẻ cảm xúc là đời người thường có hai chuyến xe hoa, chuyến đầu là hoa cưới vui vẻ bên nhau, chuyến sau là hoa tang buồn bã, là chia lìa nhau,.Thế thôi.

Anh Bông gạt phăng:

         Sự đời nó thế, ai cũng thế, hơi đâu mà bà cảm xúc dư thừa vớ vẩn…

Chị Bông đành chịu thua chồng.

Hôm anh Sơn bạn cùng hãng anh Bông đến chơi nhà, chị Bông cùng chồng tiếp chuyện bạn, hỏi thăm anh chuyện sắp về hưu thì anh Sơn tâm sự:

         Ai đi làm đến tuổi gìa chẳng muốn về hưu vui hưởng cảnh an nhàn, tôi cũng thế, nhưng bây giờ tôi đổi ý định rồi, thà đi làm có mệt mỏi còn hơn là về hưu vợ ở nhà chồng ở nhà mỗi ngày 24 tiếng có nhau, ra vào chạm mặt nhau không ….ly dị sớm cũng…chết sớm.

Chị Bông gỉa bộ ngây thơ:

         Sao vậy anh Sơn? Ngày xưa thuở đang yêu các anh chẳng từng mong muốn được gặp nàng, được nhìn thấy mặt nàng là đã sung sướng biết bao.

         Nhưng chị ơi, nàng bây giờ là bà gìa khó tính nói dai nói nhiều. Hai vợ chồng cãi nhau căng thẳng thần kinh lắm, không li dị thì cũng chết sớm chứ còn gì nữa.

Chẳng lẽ anh Sơn nói đúng? chẳng lẽ “hoa Cẩm Chướng” nở khắp mọi nhà của những đôi vợ chồng ở ngưỡng cửa tuổi già?

Về gìa ai cũng thay tính đổi nết, các ông cũng chẳng vừa nói chi các bà.

Những cặp vợ chồng đã đi với nhau suốt quãng đường dài, từ thuở tinh khôi mới lấy nhau đến lúc con đàn cháu đống nhìn mặt nhau bao nhiêu năm, thấy những thực tế đời thường của nhau bao nhiêu ngày tháng chán chường nhau đã đành.

Có những cặp giữa đường gặp gỡ, anh li dị, chị thôi chồng tưởng đôi ta bỗng tìm được một nửa mong ước đời nhau, cùng nhau đi nốt quãng đường còn lại, thời gian đầu cả hai đều lịch sự nhã nhặn như cặp đôi lý tưởng  trong phim truyện, trong tiểu thuyết, cả hai đều sống như người trong mộng của nhau, nhưng một thời gian sau đã quen mặt quen người thì họ lại hiện ra đúng cái tôi đời thường của họ, chàng và nàng

cũng biết nói dối, nói ngang như cua bò, cũng …”hoa Cẩm Chướng” như ai, và thế là “hoa Cẩm Chướng” lại nở trong nhà, lại nở quanh năm…

Họ chướng tai gai mắt  nhau, bất đồng nhau  có khi còn nhiều  hơn người chồng cũ, người vợ cũ  mà họ đã chia tay.

Và có những cố nhân thương hoài ngàn năm của thời xuân xanh ai đó  biết đâu cố nhân ấy đang là người chồng, người vợ dở hơi chán mớ đời, đang là “hoa Cẩm Chướng” không trồng mà mọc trong nhà của kẻ khác.

Cầu cho kiếp sau họ không gặp lại cố nhân.

 Cầu cho kiếp sau những lời hẹn thề chung đôi không thành sự thật để họ sẽ mãi là cố nhân của nhau, cho cuộc sống  trần trụi đời thường có chỗ thăng hoa niềm mộng mơ lãng mạn, cho ân tình không trọn vẹn sẽ đẹp mãi đến ngàn sau.

Chị Bông lại lên tiếng với anh Bông:

         Em chợt nhớ ra bài báo mới đọc trên net hôm qua làm em chạnh lòng.…

         Bà lại thương vay khóc mướn gì thế?

         Lần này em không dở hơi đâu, em thương và khóc cho mình đó anh . Bài báo nói về nỗi cô đơn của người gìa trong nursing home. Em sợ cô đơn và sợ…ma nữa, không dám ở trong nursing home một mình…

Chị Bông nài nỉ:

         Bất cứ ông già bà cả nào dù có nhà riêng, có tiền của trong tay cũng không thể tự chăm sóc bản thân mình khi gìa khi bệnh, con cháu thì có cuộc sống riêng và bận rộn riêng của chúng nó nên nursing home là mái nhà sau cùng cho tuổi gìa khi ta sức tàn lực cạn. Về gìa vợ chồng mình cùng vào nursing home anh nhé, hai vợ chồng sẽ ở chung một phòng. ..

         Trời…tới lúc ấy bà cũng…chưa buông tha tôi hả?hả? …

Chị Bông vội vàng xuống giọng:

         Em hứa sẽ.thay đổi tính nết, không …ngang tàng như bây giờ. Em sẽ không đòi để đèn sáng khi đi ngủ vì sợ ma làm cho anh chói mắt bực mình và trằn trọc cả đêm, em  sẽ không mở nhạc tình cảm êm dịu để ru em ngủ nhưng lại làm anh điếc tai và mất ngủ,  em sẽ không ….…

Anh Bông có vẻ thương cảm ngần ngừ:

         Thôi đủ rồi…để tới lúc đó hãy tính, với lại bà đã gìa khú đế, đã lú lẩn thì biết gì đèn sáng hay đèn tắt, biết gì nhạc tình cảm du dương nữa chứ…

Chị Bông hỏi tiếp:

– Thế còn chuyện…về bên kia thế giới anh có chịu nằm cạnh em không?

         Nhất định là không…

         Vậy em sẽ không đặt mua hai lô mộ phần gía rẻ, phải không?

         Nhất định là không.

Chị Bông khẽ thở dài, không vì trách chồng từ chối chung đôi nơi suối vàng mà vì….tiếc món hàng rẻ không được mua.

Chị  an ủi là biết đâu sau này anh Bông sẽ cùng chị vào ở nursing home cho đỡ tủi cái thân gìa..

Chị ra ghế sofa ngồi, chẳng biết làm gì chị liền lấy tờ báo Việt ngữ nằm chơ vơ  trên bàn ra đọc.

Một mục cảm tạ cáo phó đập ngay vào mắt chị Bông:” Gia đình chúng tôi xin cảm tạ  các chú bác họ hàng, các bạn hữu đã tiễn đưa linh cửu mẹ chúng tôi là bà qủa phụ Nguyễn thị Hoa Hòe đến nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang… “

Như vậy là người chồng đã mãn phần rồi, bây giờ đến lượt bà vợ

Chị bỗng


bâng khuâng và tò mò tự hỏi không biết bà Nguyễn Thị Hoa Hòe  có từng là “hoa Cẩm Chướng”  trong nhà không? và ông chồng có là “hoa Cẩm Chướng” của đời bà không?  hai vợ chồng nhà này có bất đồng nhau không?

Mỗi người sẽ yên nghỉ một cách hay họ vẫn kiên nhẫn nằm song song chung đôi hai mộ phần cho đẹp mặt với thiên hạ và vừa lòng con cháu ?*

Nguyễn Thị Thanh Dương.

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Mar/2016 lúc 4:03pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Mar/2016 lúc 10:44am

Người Đàn Bà Giấu Mặt

nguoi%20dan%20ba%20giau%20matMãi 4 giờ chiều chiếc xe đò mới tới thị trấn Long An . Xe chạy chậm lại, người phụ xe đu phía sau đập tay vô thùng xe rầm rầm, miệng la lớn :

– Xe hư ngưng sửa bà con ơi, ai khát nước xuống uống nước .

Mấy chục hành khách đã mệt đừ ngồi lại trên xe . Người thanh niên bên cạnh ghé tai tôi nói nhỏ :

– Hư hỏng gì chú, nó ngưng lại chờ trạm kiểm soát Tân Hương rút về mới chạy . Khốn kiếp từ Cần Thơ về Sàigòn mất gần một ngày trời . Có bao giờ như vậy không chú ?

Tuổi trẻ nóng nảy . Tôi kéo anh ta xuống cái quán bên lề đường kêu mỗi người 1 ly trà đá . Chiều tháng năm oi bức, mặt trời như cục than hồng chiếu chênh chếch ở phía tây.

Thỉnh thoảng 1 cơn gíó lùa cát bụi và hơi nóng vô trong quán làm không khí oi bức lại càng oi bức thêm . Bà chủ quán ốm tong teo, mặt đem sạm một tay cần 2 ly nước, một tay cầm miếng rẻ rách phủi phủi mặt bàn rồi lặng lẽ đặt nước xuống cho khách .

Tôi và người thanh niên im lặng, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng không ai nói với ai câu nào . Suốt dọc đường từ Cần Thơ về tới đây qua bốn, năm trạm kiểm soát lương thực chúng tôi làm bạn với nhau bằng cách trao đổi con mắt, cần thiết lắm mới nói một vài câu ngắn ngủi . Bỗng từ xa tôi nghe tiếng đàn, tiếng hát vọng lại và mỗi lúc một gần hơn .

Giọng ca sao buồn quá . Ở Saigòn tôi vẫn quen với cái cảnh đi xin ăn văn nghệ này . Một đứa trẻ đi trước cầm lon sữa bò dẫn ba hay má đi sau vừa đàn vừa hát nhắc nhở lòng trắc ẩn của đồng loại . Chúng tôi chưa uống hết ly nước thì tiếng hát buồn não nuột đó đã tới gần bên . Tiếng hát nghe quen quen chắc tôi đã nghe ở đâu vài lần với bản Đêm Tàn Bến Ngự này .

Một đứa bé gái độ 9, 10 tuổi da sạm nắng, tóc vàng hoe tay cầm cái nón tai bèo rách đi trước, mẹ nó thậm thệch bước thấp, bước cao theo sau ! Chị ta mặc bộ đồ đen bạc thếch, rách nát, đầu đội nón lá cũ, mắt mang cặp kiếng đen . Đợi cho con bé tới trước quán, tôi vãy tay ra hiệu . Nó tiến lại phía tôi còn người mẹ đứng bên ngoài luỡng lự một chút rồi im lặng bỏ đi .

Với khuôn mặt trái soan sạm nắng, đôi mắt to đen buồn buồn, có cái gì quen quen nơi đứa bé này sao tôi không nhận ra ? Tôi mở ví đưa cho nó 4 đồng và gợi chuyện :

– Ba con đâu mà phải dẫn má đi xin ?

Con bé cúi mặt trả lời :

Ba con chết rồi !
Sao ba con chết ?
Ba má con cuốc đất trồng thơm trúng phải mìn nổ . Ba con chết, má con gãy giò nên phải đi xin ăn .
Trước đây ba má con ở đâu ?
Ba má con ở Sàigòn, sau về Đức Hòa làm ruộng .
Tôi thảng thốt kêu lên :

Trời ơi ! Có phải ba con tên Tú không ?
Dạ phải, sao ông biết ?
Tôi ôm chầm con bé vô lòng nước mắt lã chã :

– Bé Chi ơi bé Chi ! Phải con là bé Chi không ! Trời ơi sao ra nông nỗi này ! Con không nhận ra ông sao, ông Sơn nè con !

Con bé lấy tay gạt những giọt nước mắt rơi trên mặt nói mếu máo :

Tại tóc ông bạc quá con không nhận ra !
Tôi vuốt tóc bé Chi ngậm ngùi nói :

Tội nghiệp con ! Ông muốn gặp má con . Ông muốn má con và con về Saigòn ở với ông bà . Má con đâu rồi ?
Tôi kéo con bé ra khỏi quán, nhìn ngược nhìn xuôi không thấy má nó . Hai ông cháu đi tìm quanh khu phố hồi lâu cũng không thấy, cuối cùng tôi dặn nó :

Con kiếm và nói với má con ông muốn gặp . Ông chờ má con ở đây .
Con bé tất tả ra đi, tôi chờ một lúc lâu khi mặt trời tắt nắng vẫn không trở lại . Chiếc xe đò chuẩn bị chuyển bánh, người thanh niên chào tôi lên xe. Còn lại một mình, tôi trầm ngâm bên ly nước đá lạnh với bao kỷ niệm dồn dập trở về .

Vào thập niên 1950 tôi và anh Chương cùng dạy tại một trường Trung học ở Saigòn . Anh là người tài hoa, ngoài việc viết lách về văn học anh còn say mê âm nhạc và hội họa . Tôi thân với anh vì cả hai cùng viết cho một tạp chí văn học xuất bản ở Sàigòn lúc bấy giờ . Chúng tôi hợp tác nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn . Giai đoạn này rất quan trọng vì là thời kỳ xuất hiện nhiều nhà thơ, nhà văn lớn như thi hào Nguyễn Du, Đoàn thị Điểm, Hồ xuân Hương, Phạm đình Hổ . . . . Tại sao nhà Lê lúc suy tàn lại sinh ra nhiều văn tài rồi sau đó văn học Việt Nam lụn dần ?

Công việc còn đang tiếp tục thì hết năm học 1952 – 1953 anh xin chuyển ra Huế vì theo anh thư viện ngoài đó có nhiều tài liệu để tham khảo, nghiên cứu văn học trong giai đoạn này .

Sau 10 năm xa cách, năm 1964 tôi được cử ra chấm thi Tú Tài tại Huế . Tôi lưu lại nhà anh suốt thời gian làm việc tại đây . Anh chị sống với đứa con gái duy nhất là Mộng Hà cùng tuổi với con gái tôi . Nước da trắng như tuyết, mặt trái soan dịu hiền, đôi mắt đen và trong, trông Mộng Hà vừa thanh nhã vừa mơ màng như dòng sông Hương xứ Huế .

Chẳng những đẹp, nhờ di truyền từ bố, Mộng Hà đàn giỏi, hát hay nên đài phát thanh Huế mấy lần mời Mộng Hà cộng tác nhưng anh chị Chương muốn để con yên tâm học hành . Hai năm sau, thi Tú Tài xong Mộng Hà lấy Minh Tú, sinh viên Văn Khoa năm thứ 2 và là môn sinh học nhạc của anh . Cả hai vợ chồng đều nghỉ học để theo nghiệp cầm ca . Họ rời Huế vô hát cho đài phát thanh Saigòn . Nhờ vững vàng nhạc lý, nhờ giọng ca điêu luyện, chẳng bao lâu đôi ca sĩ này được nhiều người hâm mộ .

Khi bé Chi 1 tuổi anh chị vô Sàigòn dự tiệc thôi nôi của cháu . Bé Chi giống mẹ như đúc, da trắng như tuyết, môi đỏ như son, mắt to và sáng . Tiệc xong anh chị ngồi cạnh nhau truyền tay bế bé Chi trong khi Mộng Hà và Minh Tú vừa đàn vừa hát bài Ơn Nghĩa Sinh Thành để tỏ lòng biết ơn cha mẹ, tiếp đến là bài Đêm Tàn Bến Ngư cũng của Dương thiệu Tước để nhớ về Huế làm mọi người bồi hồi xúc động .

Đó là lần sau cùng vợ chồng tôi gặp anh chị . Chỉ ít lâu sau, biến cố tết Mậu Thân

1968 bùng nổ với vụ thảm sát ở Huế tất cả gần chục ngàn nạn nhân, trong đó có anh chị . Khi được tin cha mẹ mất tích, vợ chồng Mộng Hà tức tốc ra Huế tìm kiếm nhưng vô vọng . Mộng Hà đành góp nhặt những di vật của cha mẹ đem về Saigòn và may mắn có một số bản thảo của anh về văn học mà tôi còn giữ cho đến giờ chưa xuất bản được .

Kể từ đó tiếng hát của Mộng Hà trở nên buồn thảm qua những bản Giọt Mưa Thu, Con Thuyền Không Bến của Đặng thế Phong hay Đêm Tàn Bến Ngự của Dương thiệu Tước . Hiểu được sự đau khổ của Mộng Hà, vợ chồng tôi thường đến thăm hoặc cũng có khi vợ chồng Mộng Hà bế con lại thăm chúng tôi vào những ngày chúa nhật rảnh rỗi .

Chiến tranh mỗi ngày một thêm ác liệt, rồi cuộc thay ngôi đổi chủ ngày 30-4-1975 xẩy ra . . . .

Một buổi chiều cuối tháng 2 năm 1976 tôi đạp xe lại đường Cao Thắng thăm vợ chồng Mộng Hà . Vừa dừng xe tôi đã trông thấy hai người đang ngồi bán cà phê ở đầu ngõ . Bàn học của bé Chi, bàn đọc sách và mấy cái ghế được cưa thấp xuống bày bên cạnh đường làm kế sinh nhai .

Tôi hỏi sao không đi hát lại, Minh Tú cho biết đài phát thanh có kêu đi làm nhưng họ từ chối và cả hai nói với tôi :” Chúng con sống thế này tạm đủ bác ạ ” . Bẵng đi ít lâu, một hôm vợ chồng Mộng Hà dẫn bé Chi lại chào chúng tôi và cho biết chỗ bán cà phê đã bị công an dẹp rồi . Có người bạn thấy thế rủ vợ chồng Mộng Hà về Đức Hòa vỡ đất hoang lập nghiệp .

Trước vẻ ái ngại của vợ chồng tôi, Minh Tú nói :

– Chúng con còn trẻ, sau một thời gian chúng con sẽ quen với công việc

trồng trọt . Ở Saigòn chúng con biết sống bằng cách nào !

Tôi nói :

– Tới đó hai cháu nhớ viết thư về, khi nào ổn định đem bé Chi về thăm hai

bác .

Vợ tôi âu yếm ôm bé Chi mãi trong lòng như muốn giữ lại nhưng cuối cùng đành ngậm ngùi từ biệt . Hình ảnh buổi chia ly còn hiện rõ trước mắt tôi thế mà mới hơn 1 năm trời ai ngờ Mộng Hà lâm vào cảnh khốn cùng như vậy .

Quán chiều vắng khách, ngoài đường ánh hoàng hôn đã tắt . Tôi buồn bã ngồi đợi bé Chi nhưng con bé đi biệt tăm không trở lại . Chắc là Mộng Hà nhận ra tôi nên cố tình giấu mặt không muốn gặp .

Người lái xe ôm chở tôi về nhà lúc 9 giờ tối, vợ tôi ngồi chờ ngoài cửa có vẻ lo lắng lắm . Tôi cho vợ tôi biết hoàn cảnh hiện nay của mẹ con Mộng Hà . Vợ tôi không cầm được nước mắt bảo tôi cố tìm Mộng Hà và bé Chi đem về Saigòn ở với chúng tôi : “ Tội nghiệp bé Chi, tội nghiệp Mộng Hà, em cần mẹ con nó “ !

Sáng hôm sau tôi trở lại Long An ghé quán nước chiều hôm trước đã ngồi uống để hỏi thăm tin tức . Bà chủ quán cho biết trước đây hai mẹ con Mộng Hà quanh quẩn xin ăn ở Đức Hòa nhưng trong đó dạo này mùa màng thất bát ai cũng thiếu ăn nên mới ra đây xin ít bữa thôi . Bà ta nói tiếp :

– Chú biết không, bữa trước mấy ông Thông Tin Văn Hoá ngồi uống trà

đá ở đây thấy chỉ đi qua hát hay quá nên bàn nhau đưa về hát cho đài Long An . Bàn đi bàn lại mấy ổng nói chị ta hát toàn nhạc vàng, không hát nhạc cách mạng nên lại thôi . Tội nghiệp, người có tài mà gặp cảnh lận đận khốn cùng ! Bữa nay không thấy hai má con qua đây .

Tôi giã từ bà chủ quán đi vô chợ, vô các khu phố rồi ra bến xe, chỗ nào cũng tìm, cũng hỏi thăm nhưng không thấy . Người ta nói có lẽ hai má con nhà ấy đã đi xin ăn ở nơi khác . Mấy bữa sau, ngày nào tôi cũng ra bến xe Miền Tây lần mò hỏi thăm hành khách từ các tỉnh lên . Giới tài xế và lơ xe thường là những người có nhiều tin tức nhất . Một ông tài chạy đường Vĩnh Long cho tôi biết mấy bữa trước thấy hai má con Mộng Hà hát xin ăn ở bến xe nhưng 2 bữa nay đi đâu mất . Sau đó một lơ xe chạy đường Rạch Gíá nói sáng nay khi ra xe về Saigòn có gặp hai má con Mộng Hà hát xin ăn ở gần chợ . Anh ta nói :

– Bả hát hay và buồn quá, mọi người xúm lại nghe nghẹt cả khúc đường

làm công an phải đến giải tán . Tiếng hát buồn nát gan, nát ruột ! Cái gì . . . à . . .

(anh ta bắt chước) “Nhớ khi chiều sương cùng ai trắc ẩn tấm lòng, biết bao buồn

thương thuyền mơ buông trôi xuôi dòng . Bến mơ dù thiết tha thuyền ơi đừng chờ

mong “ , lại còn :”thuyền ơi đưa ta tới đâu . . .” . Không thấy bả hát bản nào vui, chỉ

thấy buồn, toàn là buồn, buồn quá !

Sáng hôm sau tôi lặn lội đi Rạch Giá, tới nơi đã năm, sáu giờ chiều . Hỏi thăm ở khu bến xe ai cũng nói bữa nay không thấy Mộng Hà . Tôi vội thuê xe xích lô vô khu phố chợ . Chợ búa, phố xá thưa thớt chỉ có vài người ế hàng còn sót lại . Tôi đi khắp khu chợ và những dãy phố chung quanh gặp ai cũng hỏi thăm, nhưng mọi người đều nói bữa nay không thấy má con Mộng Hà ! Tôi nghĩ má con Mộng Hà lại đi khỏi nơi đây .

Thất vọng, tôi uể oải bước qua cầu sang mé bên kia sông. Trời mờ tối, bờ sông vắng vẻ, dinh thự cũ hoang tàn . Sát biển là đền thờ Nguyễn Trung Trực đứng hắt hiu trước gió . Một, hai quán cóc còn mở cửa, lưa thưa năm ba người khách hầu hết là ngư phủ ghé uống vài ly rượu đỡ thèm sau những ngày vất vả ngoài khơi . Tôi đi lần ra mé biển rồi ghé vô quán kêu bia uống . Ba chàng ngư phủ nghiêng ngả dìu nhau đi ra . Bàn bên trong hai thanh niên gục đầu ngủ say sưa .

Tôi kéo ghế ngồi quay mặt ra bờ sông . Dòng sông xám xịt chở phù sa cuồn cuộn chảy ra cửa biển . Kè đá phía bên kia bị những cuộn sóng lồng lộn xô vô nước bắn lên tung toé làm tôi nhớ tới mấy câu thơ không biết đọc được từ đâu :

Thời gian nhiều thay đổi

Sự thế biết đâu lường

Dòng đời như nước cuốn

Bao vũng đồi tang thương !

Ôi cuộc đời ! Cuộc đời đổi thay, cuộc đời khổ hận ! Tôi bỗng nhớ tới vợ tôi, đến những biến cố đau buồn dồn dập xẩy ra trong những năm tháng gần đây . Đứa con gái của chúng tôi theo chồng ra dạy học ở Đà Nẵng, cả hai bỏ chạy về Saigòn bị mất tích không biết bỏ xác ngoài biển cả hay trong rừng sâu . Một năm sau đứa con trai bỏ cha mẹ, bỏ đất nước dẫn vợ con ra đi . Mất mát, chia lìa . . . vợ chồng tôi sống bơ vơ hiu quạnh lúc tuổi già không con, không cháu ! Bây giờ chắc bà ấy đang ngồi bên ngọn đèn cố tìm quên trong những trang sách .

Tôi nhớ tới bạn tôi, tới con anh, cháu anh mà lòng xót xa vô hạn . Tôi còn mắc anh món nợ tinh thần vì chưa xuất bản được mấy tập nghiên cứu văn học Việt Nam anh để lại . Những bản thảo này trước đây tôi đã gửi đi vài nơi nhưng đều được trả lời “ Chưa thuận tiện cho việc xuất bản “ . Trong hoàn cảnh chiến tranh nay còn mai mất chẳng ai nghĩ đến chuyện lâu dài . Còn bây giờ, với những con người mang bộ mặt xa lạ này, công trình nghiên cứu của anh khó có hy vọng được công bố ! Thật là một mất mát lớn lao cho nền văn học nước nhà .

Rồi đây không biết tôi có tìm được mẹ con Mộng Hà đem về sống với chúng tôi không hay hai mẹ con nó cứ kéo dài cuộc sống lạc loài để cuối cùng gục ngã nơi đầu đường xó chợ . Sao Mộng Hà lại tự đày đọa tấm thân và mãi mãi đem tiếng hát thê lương làm day dứt lòng người ?

Ly bia rót ra còn để nguyên trước mặt, tôi ngồi tư lự một mình miên man với những buồn phiền lo lắng lúc màn đêm buông xuống nơi chân trời góc biển này .


 Phạm Hy Sơn

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Mar/2016 lúc 9:38am
Ba dòng nước mắt  <<<<<<






Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Mar/2016 lúc 9:40am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.367 seconds.