Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 07/Nov/2011 lúc 7:50pm
MẸ CHỒNG NÀNG DÂU
 
Tác Giả: Nguyễn Thị Thanh Dương   
Thứ Bảy, 05 Tháng 11 Năm 2011 20:12

Tâm lý người đời thường thế, nếu con dâu, con rể mà học giỏi, có bằng cấp cao hay con nhà danh gía giàu sang thì các bà mẹ chồng, mẹ vợ trân trọng qúy hóa và nể dâu, nể rể lắm.

Ông Hiếu nhìn đồng hồ sốt cả ruột gan, đã 7 giờ chiều mà bà Hiếu chưa về nhà để hai vợ chồng cùng ăn cơm. Từ nhà vợ chồng thằng con trai đến nhà mình chưa đầy 15 phút sao bà ấy đi lâu thế? mấy lần ông định cầm phone lên gọi, nhưng…vợ ông đã cấm!, chốc về bà lại mắng ông xối xả vì mỗi lần bà đến nhà con trai bà đều muốn tự do thoải mái, không bị ai cản trở, làm phiền, dù đó là ông Hiếu.

Con trai lấy vợ đã hơn 2 năm nay.

Đúng lúc ông đang băn khoăn thì nghe từ ngoài sân tiếng xe thắng rít một tiếng ghê rợn, tiếp theo là tiếng cửa xe đóng “xầm” một tiếng thô bạo làm ông hết hồn.

 Bà xồng xộc đi vào nhà, mặt mày còn phừng phừng như ngọn lửa vừa phất lên  trong gío:
-         Con với cái !! mất dậy qúa !!

Ông ngỡ ngàng:
-         Có chuyện gì? Bà bình tĩnh nói tôi nghe…
-         Con dâu của ông đấy, nó vừa cãi tôi. Ai đời con dâu mà dám cãi lý với mẹ chồng không hở??

Bà Hiếu ôm ngực thở ra rồi nói tiếp:
-         Nhưng chưa hết, thằng chồng nó đi làm về, bênh vợ cũng …cãi tôi luôn.

Bà vừa tức vừa tủi gào khóc lên:
-         Ối ông Hiếu ơi là ông Hiếu, ông đẻ ra thằng con…bất hiếu thế hở?

Ông Hiếu hiểu ra, để im cho bà gào khóc vài phút cho nhẹ lòng, mới nói:
-         Nghe bà nói làm như thằng Thảo là con trai riêng của tôi, và con vợ nó chẳng liên quan, dính líu gì đến bà. Vợ chồng nó xưa nay vẫn thương yêu bà, tuy bà chưa nói ra nhưng tôi đoán mò chắc không sai, bà cứ đến nhà nó làm tổng chỉ huy thì có ngày phải xảy ra chuyện bất đồng ý kiến thôi.

Bà Hiếu liền quệt nước mắt, phân bua:
-         Tôi lo cho chúng nó, chỉ dạy chúng nó mà có tội à? Nhà có một thằng con trai duy nhất, nó lấy vợ ở riêng coi như…mất con. Tôi phải thường xuyên đến để lo cho con tôi chứ.

-         Đấy mới là sự …vô duyên của bà. Ai lấy mất con trai của bà? Trai gái lớn lên phải lập gia đình, tung cánh chim ra lập tổ ấm riêng. Bà có muốn thằng con …ế vợ, không có công ăn việc làm, ở nhà  bám váy mẹ suốt đời không nào? Thế chuyện gì đã xảy ra??

-         Thì cũng như mọi lần, tôi chỉ con dâu chuyện bếp núc. Hôm nay tôi chỉ nó cách kho cá, cho gừng vào cho át mùi tanh, từ bé đến giờ thằng Thảo quen ăn món cá kho gừng của tôi. Nhưng con Yến nhất định không nghe, nó bảo “Món cá kho này không cần gừng” và cuối cùng nó gắt gỏng với tôi: “mẹ xen vào chuyện nhà của con nhiều qúa, từng tí một con không thể nào chịu nổi”. Thế là tôi mắng cho nó một trận., rồi thằng Thảo về tới, nghe xong chuyện chẳng bênh mẹ, người đã đứt ruột đẻ ra nó, lại bênh vợ, mà vợ thì suy ra chỉ là…người dưng nước lã. Nó nói : “ Con xin mẹ đừng đến đây chỉ bảo gì nữa, vợ con nấu nướng, ngon dở gì con cũng ăn được mà, kẻo mẹ chồng nàng dâu mất lòng nhau thì con khổ tâm lắm”. Thật là bất công, ngày xưa, tôi nấu nướng động một tí là nó chê…      Ối giời cao đất dầy ơi, con trai và con dâu chúng nó hùa nhau cãi tôi, coi tôi chẳng ra thể thống gì…

Ông Hiếu từ tốn:
-         Tôi đã bảo bà nhiều lần mà bà đâu có nghe, vợ chồng nó chăm chút lo cho nhau, việc gì đến bà? Ai cũng có cuộc sống riêng, phải tôn trọng nhau. Khi con còn nhỏ là của mình, trong vòng tay mình, khi con trưởng thành lập gia đình thì chúng gần gũi với vợ, với chồng và con cái của nó, dù có yêu thương cha mẹ nhưng cũng không thể gần hơn. Cứ vài ba ngày bà lại mò đến nhà nó, giám thị và chỉ huy cả chuyện nấu nướng thì con dâu nào chịu cho nổi? nó chịu đựng bà hai năm nay là kiên nhẫn lắm rồi đấy. Bà lo cơm nước nhà nó, còn cơm nước nhà này ai lo? bà để mặc, chứ đảm đang gì. Chiều nay chúng ta lại ăn cơm với món canh cũ hôm qua hâm lại và nồi thịt kho trứng 3 ngày chưa hết chứ gì? tôi ngán qúa trời rồi !!

Bà Hiếu ngừng khóc để bào chữa:
-         Thịt kho trứng phải …kho đi kho lại, qủa trứng càng thấm nước thịt càng cứng càng ngon. Còn món canh hôm qua, đổ đi thì phí, hâm lại ăn chẳng chết ai. Nhà hàng nó toàn làm thế cả.

-         Nhưng tôi có phải là khách hàng của bà đâu !

-         Tôi thí dụ cho ông biết thôi, này nhé nhà hàng bán đủ thứ bún như bún riêu, bún ốc, bún mọc, bún bò Huế, bún măng vịt .. v..v..Thấy “xôm tụ” thế, nhưng họ không nấu mấy nồi nước lèo ấy mỗi ngày đâu, toàn là nước lèo nấu sẵn, có khi ế thiu ế chảy hàng tuần lễ, đem đông lạnh, khách ăn tới đâu thì hâm lại tới đó. Thế mà có người vẫn khen ngon. Còn tôi chỉ hâm canh cho ông… một hai ngày là cùng chứ mấy.

-          Tóm lại món canh cũ hâm lại của bà vẫn có gía trị chứ gì? Về chuyện con dâu bà, con Yến dù gì cũng là đứa con gái của thời đại tân tiến, nó thừa biết cách nào ngon để nấu cho chồng, không cần đến những món gia truyền của bà. Mà tôi nói bà đừng giận hờn nhé, bà nấu ăn xưa nay có ngon lành gì đâu mà đòi chỉ dậy con dâu? Chẳng khác nào mấy bà mẹ xí xọn, nói tiếng Anh dở dở ương ương cứ hở ra là nói chuyện tiếng Anh với con cái sinh đẻ hay lớn lên ở Mỹ, làm lây lan cả cái dở sang cho con, chứ hay ho gì.

Bà Hiếu lại bào chữa:
-         Không phải chỉ chuyện nấu nướng, thiếu gì chuyện nhà khác cần tôi chỉ bảo, giúp đỡ  như hút bụi, lau nhà,  giặt quần áo…

Ông ngắt lời:
-         Cái chuyện giặt quần áo, có lần bà kể tôi quần áo xấy khô từ máy ra, bà giành quyền chính tay bà xếp quần áo cho thằng Thảo bà mới vừa ý, quyết chí không để vợ nó làm. Hay vụ thằng Thảo đau bao tử, vợ nó mua thuốc Bắc về thì bà dành phần sắc thuốc theo kiểu của bà để cho con trai bà uống. Làm sao con dâu không buồn lòng? con bà nhưng là chồng của nó.  Ngày xưa mẹ tôi có xông vào tranh dành với bà để chăm sóc thằng con trai của mẹ là tôi đâu? hở?

-         Vì tôi ,..biết lo hết mọi thứ rồi lấy đâu mà mẹ ông phải chỉ chỏ. Với lại tình mẹ thương con mỗi người thể hiện một cách.

Ông Hiếu vẫn nhỏ nhẹ:
-         Vì tôi yêu thương bà nên chấp nhận mọi thứ hay dở của bà thì đúng hơn. Bây giờ con trai mình cũng thế, cứ để mặc chúng nó lo cho nhau bà lo cho tôi có phải là khỏe thân bà không? Đấy, chiều nay bà bỏ đói tôi tới giờ này đã ăn uống gì đâu?
Bà hơi khựng lại, áy náy:

-         Sao ông không ăn trước đi, đợi tôi về làm gì?

-         Nhà có hai vợ chồng gìa ăn một thể cho vui, còn trước sau gì nữa…

-         Ông đợi nhé, tôi dọn cơm ngay bây giờ, mười phút là xong ngay, những món này nhanh hỏa tốc, không thua gì fast food. Tôi cũng lo cho ông đâu vào đấy, đảm đang không thua kém gì ai.

Ông Hiếu thở dài:
-         Thì toàn là món cũ hâm lại chứ tài hoa gì…

Đang bực mình bà Hiếu cũng phải đùa:
- Tôi là vợ ông, cũng là món cũ mèm, xài đi xài lại mấy chục năm chưa ngán thì nhằm nhò gì mấy món đồ ăn.
Bà Hiếu biết điều tất tả vào bếp, đúng như bà nói, mười phút sau là bà đã bày cơm ra bàn, canh khổ qua nhồi thịt hâm lại, thịt kho trứng cũng…hâm lại, lần này là lần thứ …mấy bà không nhớ nữa, hi vọng chiều nay hai vợ  chồng sẽ thanh toán hết chỗ còn lại để mai đổi sang món khác. Chính bà cũng…ngán món thịt kho trứng trường kỳ này lắm rồi.

Trong bữa ăn bà vẫn còn day dứt, đay nghiến:
-         Để xem chúng nó sẽ đối xử thế nào? Phen này một là còn con, hai là tôi từ luôn..

                   *****************

Ngày Thảo yêu và muốn cưới Yến, bà Hiếu đã phản đối quyết liệt, chỉ vì bà cho là Yến không xứng với con trai bà, Yến làm nhân viên bán vé máy bay cho một cửa hàng du lịch của người Việt Nam, Thảo là kỹ sư.

Khi Thảo mới ra trường, trong đám bạn bè quen biết của vợ chồng bà Hiếu đã có vài nơi muốn làm suôi gia gả con gái, cô thì kỹ sư, cô là bác sĩ cắt kính mắt, cô là y tá học 4 năm …toàn là những nơi ăn học tương xứng cả. Bà Hiếu hỏi ra thì Thảo nói có người yêu rồi và hớn hở mang Yến về “khoe” là cô hiền, cô đẹp và ngoan ngoãn. Đến lúc bà hỏi nghề của Yến thì bà phản đối ngay. 

    Nhưng cuối cùng vì thương con bà Hiếu vẫn nuốt đắng nuốt cay làm đám cưới cho Thảo lấy Yến, và từ đó bà luôn mang một ác cảm với Yến.


Cưới nhau xong hai vợ chồng trẻ mua nhà ở riêng ngay, nhưng bà Hiếu không tha, cứ vài ngày bà lại đến nhà để xem xét con dâu, chỉ huy con dâu làm theo ý của bà.

Tâm lý người đời thường thế, nếu con dâu, con rể mà học giỏi, có bằng cấp cao hay con nhà danh gía giàu sang thì các bà mẹ chồng, mẹ vợ trân trọng qúy hóa và nể dâu, nể rể lắm. Ngược lại thì các bà coi như dưới đẳng cấp với mình và coi thường họ.
Thứ bảy này không thấy vợ chồng Thảo mang con đến chơi nhà ông bà nội như thông lệ, càng làm bà Hiếu giận sôi gan, bà hết đứng lên lại ngồi xuống, đi ra cửa lại đi vào. Hình như bà chờ trông nghe tiếng xe hơi đậu ngoài sân, tiếng gõ cửa xôn xao và tiếng đứa cháu nội 1 tuổi bi bô vài tiếng …

Ông Hiếu phải trấn an vợ:
-         Bà không ngồi yên được à? chắc chúng nó đang bận?

-         Bận gì cũng phải mang cháu nội đến thăm ông bà chứ, tuần nào cũng thế mà. Hừm, muốn giận thì tôi cho giận đến sang năm cũng không cần đâu nhé…

-         Trước sau gì chúng nó cũng đến thôi. Bà ngồi xuống đây nói chuyện với tôi cho đỡ sốt ruột nào…

Bà Hiếu nghe lời ông ngồi xuống ghế.
-         Nhân dịp này tôi muốn có vài ý kiến với bà, thằng Thảo đã lấy con Yến chúng nó thương yêu nhau thật tình là mình mừng rồi.

-         Nhưng tôi vẫn …ấm ức lắm, con người ta sao mà có phước thế, bác sĩ lấy bác sĩ, kỹ sư lấy kỹ sư hay bất cứ nghề nghiệp bằng cấp nào tương đương. Nhà mình vô phước, có thằng con ăn học đến nơi đến chốn, lấy vợ lại không một mảnh bằng trong tay, thế có tủi hờn không?

Ông Hiếu không quên được niềm vui mừng và hãnh diện của vợ chồng ông trong ngày ra trường đại học của Thảo với hạng danh dự, trước khi ra trường Thảo đã được vài công ty nổi tiếng đến phỏng vấn và sẵn sàng nhận vào làm việc. Thật không bõ công lao ông bà đã chăm chút lo cho con ăn học.

Thảo vừa học giỏi vừa đẹp trai, lại hiền và lễ phép nên bạn bè quen biết có con gái đều muốn làm sui gia thì làm sao bà Hiếu không tự hào về con trai mình.

-         Duyên nợ cả bà ạ, chẳng lẽ tình yêu mà cũng tính toán bằng cấp thiệt hơn? Con Yến vì qua Mỹ muộn, vì hoàn cảnh gia đình phải đi làm nên không có cơ hội học lại thôi. Nhưng tôi thấy kiến thức nó khá lắm.

Bà Hiếu dãy nảy lên:
-         Ối giời ôi, có mang cái kiến thức ấy đi xin việc làm và đòi lương cao được không? hay chỉ làm một nhân viên quèn ngồi bán vé máy bay? ngày xưa tôi bán gà ở chợ An Đông, tôi biết mời chào và chèo kéo khách hàng phải mua gà của tôi bằng được dù là con gà sắp rù, sắp toi, thì việc bán vé máy bay với tôi cũng dễ ợt, có khi tôi còn bán đắt hàng hơn nó, chỉ tiếc là tôi… không biết xử dụng computer và không biết tiếng Anh. Thôi, ông đừng nói nữa làm tôi ngứa cả tai…

Ông Hiếu quay qua hỏi chuyện qúa khứ :
-         Ừ, thì thôi, ý tôi chỉ muốn nói con Yến cũng có bằng cấp, học xong đại học ở Việt Nam, nhờ có kiến thức nó mới làm được công việc bà cho là quèn ấy đấy. Nhưng ngày xưa bà bán gà sao lại chuyển qua bán vải vóc, quần áo ?

-         Ông biết rồi còn hỏi chọc quê tôi…

-         Bà bán gà kiểu đanh đá ấy thì dần dần mất khách, bán ế ẩm phải chuyển sang bán cá cũng ở chợ An Đông chứ gì ?
Bà vẫn còn cay cú:
-         Khách nó vẫn nhớ mặt tôi ông ạ, hàng cá cũng…ế luôn, nên cuối cùng tôi phải chuyển sang bán vải và quần áo cho thanh lịch tử tế, kẻo cứ bị mang tiếng là dân hàng cá, hàng gà vịt chua ngoa. Mà tôi phải chuyển chợ luôn đấy, bỏ chợ An Đông, sang bán ở chợ Chuồng Bò Ngã Bảy, lạ chợ lạ khách mới buôn bán được……

-         Chuyện buôn bán kiểu chụp giật khách hàng như bà ở Việt Nam sang đến Mỹ phải thay đổi cho hợp thời, cũng như về tính cách của bà mẹ chồng thời buổi này thì bà lại càng  nên thay đổi. Tôi cảm phục bà Thạch, bạn của chúng ta, gia đình con trai ở riêng, mang con đến nhờ bà nội trông cháu giùm mỗi ngày, bà đã rất tận tình, thậm chí bà kiên nhẫn với trò chơi xếp puzzle, cho đứa cháu vui lòng vì mỗi lần bà xếp xong đứa cháu liền thích thú xóa đi và bắt bà xếp lại, mỗi ngày mười mấy lượt đến nỗi bây giờ bà là tay xếp puzzle cừ khôi nhất nhà…

Bà Hiếu ngắt lời chồng, bổ sung thêm:
-  Biết rồi, mỗi lần con cháu nội đến, bà hớn hở bảo “Cháu nội bà đã “gía lâm” chứ gì.” ?

-         Đúng thế, hay bà Lai con ở xa, thỉnh thoảng bà làm thịt chà bông thật ngon gởi cho con cho cháu, vì bà biết con dâu bận rộn chẳng có thì giờ làm món này. Các bà mẹ chồng lịch sự như thế thì con dâu nào chẳng qúy?

Bà Hiếu xa xầm nét mặt:
-         Ý ông nói tôi bất lịch sự với con dâu hở? hở? tôi đến tận nhà hầu chúng nó kia mà…
-
         Bà tranh giành với con dâu thì đúng hơn, hai người đàn bà đều muốn chăm sóc cho một người mà họ cùng yêu qúy. Con Yến thật thà đấy, bà không nhớ chuyện bà Hoan à? ở chung với con dâu, bà Hoan khó tính khó nết chê cơm canh không ngon, cô con dâu sâu sắc lắm, hiểm hóc lắm, không bao giờ nổi giận, nhẹ nhàng và khiêm tốn nói với mẹ chồng: “ Vâng, mẹ nhận xét rất đúng, vậy mẹ nấu ăn giùm con cho vừa ý mẹ và vợ chồng con cùng thưởng thức tài cán của mẹ” Thế là trong lúc mẹ chồng hì hục làm bếp, cô con dâu ra ghế sô pha ôm con nằm coi ti vi và ngủ mấy giấc.

Bà Hiếu lanh chanh phản đối:
-  Không phải bà mẹ chồng nào cũng lịch sự như các bà ông vừa kể đâu nhé. Sao ông không kể chuyện bà Lan ?  chồng làm nhân viên kỹ thuật cho hãng máy bay lương thâm niên cao đến nỗi qua tuổi hưu rồi mà vẫn tham đi làm không chịu nghỉ. Thế mà có hai thằng con trai, một bác sĩ, một dược sĩ đã lập gia đình ở riêng, mỗi tháng hai thằng con đều “phải” gởi tiền về biếu cha mẹ, vì bà Lan quan niệm rằng công lao cha mẹ nuôi con ăn học nên danh phận và  làm ra tiền thì phải cho cha mẹ cùng hưởng, chứ …bỗng dưng vợ nó chẳng có công cán gì mà được hưởng hết thì bất công qúa. Tôi hỏi ông, cha mẹ khá gỉa mà lấy tiền của con trai như thế, con dâu sẽ nghĩ sao? Tôi còn hơn họ ở chỗ ấy đấy…

Xong bà Hiếu ai oán:
-         Mỗi nhà mỗi cảnh ông ơi…có thiếu gì các bà mẹ chồng phải khóc thầm. Bà Phước góa chồng từ lúc thằng con duy nhất lên 10, bà ở vậy nuôi con, qua Mỹ đi làm đủ nghề lao động kiếm tiền lo cho con ăn học. Con thành dược sĩ, lấy vợ cũng dược sĩ, xinh đẹp, bà vui mừng hả hê dốc hết tiền bạc cho con mua nhà và ở chung với vợ chồng nó những mong để suốt đời gần con gần cháu. Thế mà mẹ chồng nàng dâu xung đột, con dâu ra gía với chồng là “Hoặc anh chọn mẹ hoặc anh chọn vợ, chứ cô ta không thể ở chung với mẹ chồng”. Thằng con trời đánh này đã chọn…vợ, đưa mẹ đi thuê nhà diện low income do chính phủ trợ cấp, và bà Phước phải sống tần tiện bằng những đồng tiền hưu trí hạn hẹp của mình.

Ông Hiếu xót xa:
-         Con với cái ! có ăn học mà hành xử thế ư ?

-         Thế đấy, thằng con đã giết mẹ nó không bằng dao bằng súng, đã chôn sống mẹ nó từng ngày, từng giờ…. Từ ngày ấy bà Phước sống mỏi mòn tiều tụy, dù thằng con vẫn thỉnh thoảng lén vợ đến thăm mẹ, nhưng có nghĩa lý gì nữa….

Bà Hiếu ngậm ngùi tiếp:
-         Còn bà Duyên đấy, ở gần nhà con trai, mỗi buổi chiều bà đến trường đón cháu nội đi học về, bà Duyên đưa 2 cháu về nhà chúng nó, tắm rửa và chơi với chúng cho đến khi bố mẹ nó đi làm về. Để cháu vui, bà Duyên dạy cháu vẽ hay cắt hoa giấy, hai con bé rất thích. Lần nào xong bà cháu cũng dọn dẹp những mẩu giấy dư thừa vứt vào thùng rác. Vậy mà một hôm con cháu thì thầm với bà nội :” Bà ơi, mai chúng ta không chơi cắt giấy, vẽ hình nữa nhé, mẹ cháu bảo bà đến chỉ làm bừa bộn nhà của mẹ”. Bà Duyên buồn lòng lắm, nhưng không trách cứ gì cô con dâu xảnh xẹ, vì bà thương cháu, phải nhịn dâu để vẫn được gần gũi cháu nội của mình…

Ông Hiếu vồ lấy:
- Đấy, bà Duyên này mới là bà mẹ chồng lý tưởng, biết gìn giữ tình cảm giữa mẹ chồng nàng dâu và giữ gìn hạnh phúc cho con trai mình, không dồn con vào thế khó xử, không làm cho chiến tranh bùng nổ. Tại sao các bà bạn tuyệt vời thế mà không ảnh hưởng gì tới bà ..Hiếu nhà mình nhỉ?

Bà Hiếu lườm ông một cái:
- Bà Duyên hiền qúa, gặp tay tôi thì cái thứ con dâu không biết điều kia phải tạ tội với tôi từ lâu rồi. Ai đón con, trông con cho nó? Chơi vui với con nó làm vương vãi tí giấy vụn mà nó ăn nói thế à? Đã mấy lần tôi…xúi bà Duyên mắng cho con dâu một trận, rồi ra sao thì ra mà bà ấy nhất quyết không nghe tôi.

Tuy nói độc địa thế nhưng bà Hiếu đang nhớ con nhớ cháu, càng nghe ông nói bà càng thấm thía lòng. Bà biết mình cũng qúa đáng khi bắt con dâu phải làm theo ý mình từng tí một, loại nước mắm, bột nêm nào nên dùng, loại gạo nào nên mua vừa rẻ vừa ngon, bà muốn Yến kho cá, rim thịt hay nấu canh phải theo kiểu của bà..v..v... Ngày xưa mẹ chồng bà chưa làm thế bao giờ, mẹ chồng hoàn toàn giao phó con trai cho vợ, cho tới ngày vợ chồng bà xuất cảnh đi Mỹ, bà mẹ chồng hiền lành ấy còn một lòng một dạ  gởi gấm, nhắn nhủ con dâu: “ Sang Mỹ con chăm sóc chồng con và cháu nội giùm mẹ nhé. Mẹ cám ơn con” Bà Hiếu đã yêu qúy người mẹ chồng biết bao nhiêu vì bà được tin cậy và yêu thương. Vẫn biết thế mà chẳng hiểu sao bà Hiếu cứ để ý, canh chừng con dâu trong cuộc sống riêng của vợ chồng nó, có lẽ vì bà không ưa cô con dâu mà thôi.

Ông Hiếu lo ngại thật sự, gìa néo thì đứt giây, tình cảm giữa mẹ con và nàng dâu mẹ chồng sẽ bị sứt mẻ. Ông bắt đầu trách thầm con trai và con dâu, dù bà Hiếu có lỗi, nhưng chúng là phận làm con không thể giận mẹ, làm cho to chuyện lên.

Ông vào phòng và bấm phone nhà thằng Thảo, phone reo mấy tiếng liên tục chẳng ai thèm bốc. Ông tự ái lẩm bẩm:
- Chúng mày qúa lắm, bố mày đã xuống nước gọi phone mà cũng không thèm trả lời..
Rồi ông Hiếu cố nhịn tức, gọi phone nhà một lần nữa, ông vẫn hi vọng phone nhà, không chồng thì còn vợ, một trong hai đứa phải nghe, phải biết, vì nhà có caller ID…Thế mà cũng như lần trước, phone reo inh ỏi liên tục vẫn không ai trả lời.

Ông bực mình thật sự, vừa bước ra ngoài là bà đã tóm ngay được bộ mặt bất thường của ông:
- Sao? Ông mới liên lạc với vợ chồng nó hở? chúng không chịu xuống nước đến nhà mình phải không?

Ông không còn cách nào để bảo vệ hay bênh vực cho vợ chồng Thảo nữa. Ông chán nản:
-         Tôi gọi mà chúng chẳng bốc phone.

Bà mai mỉa:
-         Đấy, ông còn bênh vực thằng con trai bất hiếu nữa không? cả con dâu hiền ngoan có bằng cấp đại học ở Việt Nam của ông.
Bỗng ngoài sân có tiếng cửa xe hơi mở đóng và những bước chân đang lại gần cửa. Chuông cửa reo lên làm hai vợ chồng ông Hiếu vừa căng thẳng vừa rộn rã.

Ông vội vàng ra mở cửa và bao nhiêu nỗi bực tức đang đè nặng trong lòng ông bỗng tan biến ngay khi thấy vợ chồng Thảo đang tươi cười trước cửa:
- Con chào bố.
- Con chào mẹ.

Bà Hiếu cũng mừng rơn nhưng còn làm thinh xem tình thế. Yến bế thằng cu Tí đến bên bà nội và rủ rỉ:
- Mẹ bế cháu này. Con xin mẹ tha lỗi cho, ngày hôm ấy con đang thực tập món cá kho học được trên internet, mà mẹ cứ bắt con nấu theo ý mẹ, nên con đành cãi lời mẹ..

Thảo tiếp lời cho vợ:
- Vâng, con biết món cá kho gừng của mẹ rất ngon, nhưng ngoài ra người ta còn có nhiều cách kho cá khác mà Yến muốn tập làm mẹ ạ. Yến muốn đổi món, đổi khẩu vị…

Bà Hiếu nguôi lòng vì con cháu đến, lại được nghe chính vợ chồng Thảo nói lời xin lỗi, bà quay ra thằng cu Tí :
- Đưa nó đây cho mẹ. Ừ bây giờ mẹ hiểu rồi, có lẽ hôm ấy mẹ cũng cố chấp và nóng nảy qúa…

Ông Hiếu trách nhẹ:
- Nhưng hôm nay các con đến trễ hơn thường lệ làm mẹ con mong từ sáng đến giờ…

Thảo đáp:
- Chúng con không bao giờ quên giờ giấc đến thăm bố mẹ ngày cuối tuần đâu, nhưng đi giữa đường xe bị chết máy, nhờ câu bình cũng không xong, thế là phải mang vào shop thay bình battery mới.

Ông Hiếu càng thảnh thơi lòng và hoan hỉ . Thế mà lúc nãy ông đã nghĩ không tốt cho con. Như để chuộc lỗi, ông nựng má thằng cháu

         nội

         đang trên tay bà nội:

- Cu Tí của ông xinh qúa, dễ thương qúa…

Rồi ông ghé tai bà nói nhỏ cho mình bà nghe:
- Được bồng bế cháu và nựng nịu nó như thế này là đủ hạnh phúc rồi bà nhé? còn bao nhiêu thì giờ bà hãy dành mà lo cho tôi..

Bà âu yếm lườm ông:
- Gớm, đừng có mà vòi vĩnh tôi nhé, tôi sẽ không thay đổi đâu, vẫn cho ông ăn cơm kiểu hỏa tốc hâm đi hâm lại suốt đời.

Ông cười hiền hòa:
- Tôi hân hoan chấp nhận hết, miễn là bà đừng đến nhà con để xem xét và chỉ huy con dâu nữa, cho yên nhà yên cửa…

Cô con dâu đến bên mẹ chồng, dịu dàng:
-         Mẹ ơi, con vẫn cần biết món cá kho gừng của mẹ. Hôm nào mẹ chỉ dạy cho con nhé? Vì ngoài những món con học hỏi trên net con cũng muốn được học hỏi thêm nơi mẹ nhiều thứ lắm.

Bà Hiếu hài lòng nhìn chồng xong dịu dàng như con dâu đã dịu dàng với bà:
-         Ừ, khi nào con cần thì mẹ sẽ đến chỉ dạy con, còn từ giờ trở đi mẹ sẽ ở nhà chăm chút cho bố con, để ông ấy thui thủi ở nhà hoài tội nghiệp!

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 17/Nov/2011 lúc 11:06pm

Bướm Vàng Đậu Ngọn Mù U

Tác giả: Ấu Tím

Anh Tư đó ha anh Tư . Lâu dữ dậy hông , mấy chục năm rồi chớ ít sao ? Anh khoẻ ha , tóc bạc ráo rồi . Tui cũng thường . Anh dìa thấy sao , chòm xóm thay đổi hết rồi há . Năm Thung hư gan chết bỏ vợ con lại thương hết sức . Anh nhớ vợ của Năm Thung hông ? Con Ba Ngọc á . Mà anh vợ con gì chưa ? Chưa là sao ? Anh nói anh không quên được tui ? giả ngộ ha anh. Chuyện xưa lắc mà anh nói dậy thành tui mắc nợ anh sao chớ ?
Muốn nghe chuyện đời tui hả anh Tư , trong tuồng Vương Thuý Kiều đoàn Dạ Lý Hương đóng , anh có nghe cô đào Bạch Tuyết ngâm nga :
Thuở trời đất nổi cơn gío bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
không ? Tui chưa thấy đất trời nổi cơn gió bụi ra sao, mà cái cuộc đời tui ngẫm ra sao nhiều đoạn trường cay đắng .
Tui dạo đầu dị đặng anh chuẩn bị tinh thần mà nghe , đừng để chuyện tui kể, động tới ba cái mạch máu mà mang họa nghen anh.
Uống miếng trà ướp lài đi anh, bụi hoa lài, tui trồng bên mé hiên, ngay sàn nước. Dòm cái lu con rồng, tui nhớ hoài anh đem nó từ Bình Dương dìa chớ chơi sao , còn cái gáo dừa lên nước đen mum thiệt tốt . Anh nhớ hồi tui chặt hai trái dừa khô, nửa cho tui, nửa cho anh không ? Anh cạo anh mài cho sạch nhẵn ba cái râu rìa. Nửa của tui còn y nguyên đó, còn nửa của anh chắc mất tiêu rồi chớ gì ? Nhiều khi nắng chiều rọi vô rổ gạo tui đang vo, nước sóng sánh đẹp gì đâu . Tui nhớ hồi còn con gái, cũng tại ba cái lãng nhách ngược đời của tui mà thành chuyện chia lìa loan phụng .
Ừa thì tui là loan, anh là phụng . Con phụng múa cánh khoe lông, vờn con loan e dè như đám cỏ mắc cở, hễ đụng nhẹ nó khép hết trọi hết trơn đám lá . Bị dị con Ba Ngọc nó phá tui hoài .

Thời đó anh trẻ trung mạnh khoẻ, đám rạ anh đánh cái một, cây rơm anh vít cái ào. Con gái trong xóm, đứa nào đứa nấy dòm anh chết trân, mà anh lùi lũi đeo tui hoài . Anh đem nếp mới qua nhà cho má tui, đặng má biểu tui mần cốm dẹp , anh qua nhà phụ gánh lúa, tui xảy anh xàng, chiều dìa, má cho anh mang tui đi coi cải lương tuồng tích . Má tui thương anh biết mấy, bả nói anh hiền, ba anh đi tập kết mất biệt, má con anh bù lây bù lất , dậy mà anh hiếu để ngon lành . Ba tui thì theo vợ bé bỏ má con tui bơ vơ . Má tui để bụng, hận ổng bây nhiêu tui biết bấy nhiêu nghen anh . Nghe má tui ru riết con bà Sáu Lèo câu :
“Bướm vàng đậu ngọn mù u
Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn”
Rồi thêm câu
“Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẵm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng bông”

Là tui hiểu má tui rầu trong bụng dữ lắm . Mà hên nhà tui có hai chị em, chớ có một đàn, má tui còn khổ tới nhiêu . Bị dậy mà tui nghi ngờ ráo hết , từ anh trở lui . Dĩ nhiên đối với tui hồi đó, anh cũng có hạng , cỡ hạng cao lắm lận, mà lỡ ngặt cái lòng hận của má tui , truyền qua tui hồi nào tui không hay, tui tính xa tính gần, tính tới tính lui, coi như chuyện chồng con là chuyện hại . Tui nhắm chuyện nhờ vả anh cho đỡ cực thân tui là chính, chớ ý tình với anh tui chặt dạ hỗng thương là hỗng thương mà .
Tui nói ra hết đặng anh hiểu, tới giờ tui cũng hối hận bời rời nhiều nỗi lắm chớ . Phải chi hồi đó tui đừng ghim trong bụng nỗi hận truyền kiếp từ má tui, thì có chừng đời tui đâu đến nỗi trái ngang phải hôn anh Tư .
Ăn miếng bánh đi anh Tư . Ăn ‘ngậm mà nghe đi hen’ , tui nhớ hồi đó anh ưa nói dị đó khi tui mời anh ăn bánh tui mần . Cái bánh da lợn này , muốn đổ khéo cũng theo lớp theo lang, chớ đâu có dễ . Y hì cuộc đời muốn suông sẻ cũng chần thân . Anh bỏ đi sau khi anh đánh tiếng xin cưới mà tui không chịu , anh đi cái ọt , không một lời từ giã, không thèm sân si coi tại sao tui không chiu nhận lời . Giờ tui lớn rồi, nên tui hiểu dạ tui , chớ hồi đó anh có hỏi , nậy răng tui chưa chắc ra nửa chữ .
Con gái người ta mười sáu trăng tròn, biết gì chiện vợ chồng mà anh a thần phù đòi cưới . Tui thấy má tui khóc thầm hằng bữa , ra thở vô than cho thân phận bẽ bàng , bị chồng ruồng rẫy . Bả trù bả ẻo cho ba tui gặp hung nhiều hơn kiết . Tui nghe riết bắt tò mò muốn kiếm coi ba tui ra sao, đặng hỏi sao ổng nỡ lòng nào bỏ má con tui bơ vơ cầu bơ cầu bất . Ngay thời đó mà anh đòi cưới, tui biết anh có thiệt dạ thương tui không mà chịu chớ , nói thương lấy con người ta cho được, tới chừng phụ phàng, đặng đó quên đăng, đặng trăng quên đèn mấy nỗi .
Mà tui thấy anh cũng ngộ chớ . Con Ba Ngọc nó theo anh tò tò , thêm con Huệ trắng, không tiếc tiền bao anh ăn uống ngoài sạp bà Năm , rồi một đám con gái khu nhà ông hội đồng , mắt tụi nó dòm anh có chừng không muốn chớp, mà anh cứ tà tà theo tui, theo con Hai Lụa nghèo hèn, da màu bánh ít, không trắng như bông buởi, không tươi tắn hớn hở như con chim quyên, không duyên dáng như con sáo sậu mà cái bản mặt ưa chầu bậu lì trân . Nhưng bà ngoại tui nói, tui có duyên ngầm . Mỗi khi tui cười hai cái lỗ dế, kế bên khoé miệng tui sâu hõm, rồi giọng tui nói ra ấm áp êm đềm, y như mang đường phèn đỏ vô lỗ tai người nghe, cái này là ông nội tui nói , mỗi khi tui qua nhà, xin ổng thóc lúa, bạc tiền . Con em tui qua xin, không bao giờ ỗng ừ cái rụp, mà tui qua nói chừng hai ba câu, ổng mát dạ cho tui xúc thí nhiêu thì xúc.

Ba cái thư anh dúi vô thúng gạo, dùi vô cái nia cá khô, tui đọc ráo đó chớ , đọc đặng biết có người theo, có người tơ tưởng tới mình, có người khen tui giỏi, khen tui đẹp, khen tui lung tung, khen mái tóc tui dầy, khen con mắt tui bự, khen luôn cái tướng tui đằm thắm không biết điệu đàng . Đọc dị đặng tui đỏ hường đôi má, đặng tui mắc cở mỗi đêm . Cha ! nói tới đây mà tui còn nhớ cái hừng hực đôi má của tui ngheo anh Tư . Nó không giống cái nóng tui ngồi canh thùng bánh tét, canh nồi cháo heo , bị lửa phừng vô mặt mà nó nóng hơ mình ên dị đó . Tui nghe tiếng tỉ tê của con tim tui thổn thức chớ anh, nó cũng có nhớ tới anh thấy mẹ đó chớ phải không đâu . Sớm nào anh không qua, theo tui ra chợ huyện bán rau là tui bồn chồn chờ đợi . Một hai giờ sáng, con trăng có khi còn thức chong, sao mai chưa mọc mà lủi thủi qua nhà ông Ba xe đò, in hình hai cái chưn tui nặng chịch hỗng muốn bước , mà có anh gánh phụ hai cái gióng , bước tui đi nhẹ tưng như múa lăng ba .
Thời đó tui nhớ hoài , má tui bả bịnh, giao chiện gánh gồng lại cho tui, anh nghe dị mở lời sẽ cùng đi dí tui cho có bạn . Sẵn anh đi giao gạo cho sạp luôn. Khoảng đó là khoảng thời gian làm cho anh muốn cưới tui hung đó chớ gì . Có lần tui vấp cái rễ tre chụp ếch, anh hết hồn kéo tui dậy , tui đau thấu ông trời, đâu hay tui lọt vô vòng tay anh che chở, chừng hoàn hồn tui nhớ mài mại anh có hun tóc tui.
Uống miếng nước đi chớ, mắc chi ngó tui chết trân dậy ông , mèn ơi chuyện hồi nẵm á mà, xưa lắc , xưa lơ, kể lại nghe như chiện người ta à ha, cái rồi không cưới được tui, anh bỏ đi mất biệt , con Ba Ngọc lấy Năm Thung . Ngày nhóm họ tui qua nhà nó nguyên đêm , nó biểu tui ngu, được anh thương mà không lấy, gặp độc đắc mà không hay , năm đó tui cũng lên tuổi muời bảy rồi . Thấy nó bận áo cô dâu, tay cầm bó bông ngộ gì đâu . Tui cũng thấy tiếc tiếc .
Sau đám cưới nó tui lên tỉnh , kiếm ra ông già tui , ổng có bà nhỏ đẹp hơn má tui, dân thành mà anh Tư . Bả dịu nhiểu xin lỗi tui, bả biểu bả không hay ba tui đã có vợ dưới quê. Thì ra mọi chuyện truân chuyên của đờn bà khởi đi là từ đờn ông , tui ngẫm dị cho tới giờ luôn đó anh Tư . Phải mà ba tui ổng :
Trồng trầu phải khéo khai mương
Làm trai hai vợ phải thương cho đồng

Thì đâu có chiện, đàng này ổng chăm chút một mương, mương kia ổng bỏ luống . Nói tới cũng phải nói lui, bà nhỏ cho ổng hai thằng con phương phi Tống Ngọc, còn phần má tui , có hai con lủng qúi giá gì mà ổng phải lo chớ . Tui hồi đó cũng hầm trong bụng, tính từ mặt ổng, mà rồi thương cho phận đờn bà của má hai tui , cũng bị ổng dụ ngọt dụ bùi, chớ khi khổng khi không ai mang thân đem cho thí .
Rồi tui làm huề dí ổng , sao thì sao ổng cũng góp phần tạo ra cái hình hài tui mang tui vác, chớ mình ên má tui làm sao có tui . Mà ngộ , tui khó mà nói chiện được dí ổng, chào hỏi ba câu là tui dông chỗ khác, qua má hai tui , tui mới biết ổng cũng bị lương tâm cắn rứt dữ hồn chớ đâu có chơi . Ổng sợ mang tội dí má hai tui, chiện lường gạt ái tình đó anh Tư . Lường gạt đây là ổng không nói ra chuyện, đã từng có vợ cho má hai tui nghe . Đờn bà thì bị biết ra có còn trinh tiết hay không dễ òm, chớ đờn ông không nói ra , lấy gì đặng bắt tội nó chớ . Bị dị nên ổng tò tò bên bả, lo cung cúc phụng thờ, nhứt là hồi bả hạ sanh cho ổng thằng qúi tử . Rồi chiện mần ăn, chuyện lo toan sau trước, ổng có chút giờ nào mà trốn dìa coi má con tui sống chết ra sao, nhứt là ổng còn ỉ lại vô bà con nội ngoại ê hề , bà con chòm xóm chung quanh , hông lẽ bỏ vợ con ổng chết đói . Nghĩ lại cũng ngặt cho ổng . Hồi cưới má tui ổng có ý cò ý kiến gì đâu chớ , ông nội tui mang khay trầu qua nhà ông ngoại, hai ông cụng ly cái cụp, ông ngoại tui biểu : “ tui gả con gái tui cho con trai anh”, rồi xong, ông già tui có vợ . Có vợ tức là phải có con, má tui ôm cái bụng thè lè, ngay sau ngày cưới đâu chừng một tháng . Bị mau mắn như dậy mà má tui khổ, còn tui thì bị bà ngoại tui chưởi hoài cái chiện ưa tà lanh tà lọt . .
Má hai tui cũng biết điều lắm hen, hồi biết rõ trắng đen, bả sắm đủ thứ mang dìa quê ra mắt má tui. Xấp lụa màu đồng có hình lồng đèn chữ thọ, đặng may áo bà ba, thêm xấp sateng đen bóng lưỡng, đặng may quần. Cái khăn san thiệt mỏng màu khói nhang mần bên xứ Phú Lang Sa , thêm đôi guốc vẽ hình hai con chim bằng sơn, đóng đôi quai da thiệt đẹp cho đủ bộ com-lê . Tui còn nhớ bả dắt tui dô tiệm Chà Và mua cái quạt xếp , khi xài nó có mùi trầm thiệt nhẹ. Nhiêu đó đủ làm má tui mát dạ tha thứ cho bả sau lần đầu gặp mặt . Dù má tui cũng thả nhẹ mấy câu chì bấc :
-“ Sao không giữ giả luôn đi , cô mặt hoa da phấn, tui mặt đất da mồi , cô người học cao biết rộng, tui con cóc trong hang, cô dìa đây gặp tui chi cho tui thêm tủi chớ “ .
Má hai tui sụt sùi :
-“Chị Hai thương cho tui mà đừng nói dị, tội nghiệp tui chị Hai . Chuyện dĩ lỡ như vầy có ai mà muốn chớ . Hồi đó tui cũng cãi cha cãi mẹ, một hai đòi lấy ổng , tới giờ ba má tui mà biết có chị đây , chắc ổng bả đập trên đầu tui ổng bả đập xuống , cái tội tui kén tới chọn lui, nhè ngay cái bóng đèn bể lấy mà .”

Dòm hai người đờn bà, nói chiện dìa một người đờn ông họ cùng chia xẻ, tui cũng thấy ứ hự cho phận đờn bà . Nội tính cái dụ ổng hun bà này, không hun bà kia tui cũng đà nổi ốc, kể tới chiện phòng the kín đáo, bà này hai lần nằm lửa, bà kia cũng hai thuở cưu mang toàn thân tui nổi hột da gà . Hồi đó tui nghĩ thầm trong bụng, tui mà dính dô chiện chồng chung, chắc thiên hạ bàng hoàng, giùm cho cái người đờn ông phụ rẫy tui, chớ hỗng chơi nghen anh Tư .
Mà cái rồi tui dính thiệt . Tui tròm trèm mười tám , sống trên thành, được má hai tui dậy dỗ điểm trang, cho đi học tiếp chương trình trung học, kèm dí ba món nấu nướng vá may , tui nõn nường ra dáng con nhà biết mấy . Ba cái đám dưới quê tui cho xếp de ráo, mấy anh trên thành bảnh bao công tử hơn . Nội cái đầu chải bóng luỡng, tướng tá ngon lành quần tây áo phin , là ăn đứt đám miệt vườn, quần tà lỏn áo bà ba, phì phèo thuốc vấn hôi rình hôi rẹt . Tui gặp giả lãng nhách lãng nhơ, hồi đi mần căn cước , thấy giả bận đồ ông cò ngon lành, cầm máy chụp hình tui , mỗi người đặng chụp một tấm chứ mấy, mà tới tui, chả biểu máy chụp hư , vô chụp lại , tới ba lần mới rồi . Sau chả tới nhà đưa tui cái tấm căn cước, có hình tui thiệt đẹp làm thân . Nhờ làm trong toà tỉnh , oai phong, ba tui khoái ổng, má hai của tui cũng bị cái mã của chả hớp hồn , muốn chả làm rể cho có tiếng có tăm với người ta . Tui cũng bị cái đẹp trai làm mờ con mắt, quên mẹ nó chuyện hận thù đờn ông giả trá của má tui truyền lại , mà đánh đòng xa theo chả ngọt ơ . Má tui hồi gặp chả bỏ nhỏ tai tui :
“Củi tre dễ nấu chồng xấu dễ xài nghen bay, thằng này tao thấy mắt nó trai lơ coi chừng khổ à con” .

Chèn ơi tui khổ thiệt , khổ vì ghen , khổ vì thằng chả nay đào mai mận, nay con miệt quận tám, mốt con miệt quận năm . Chưa tính khuya thứ sáu chả đưa con đào đoàn hát đi ăn cháo cá , mờ sáng thứ bảy chả đưa con cave đi ăn chợ Cũ cao lầu . Nội cái tui theo chả đánh ghen , đập lộn cũng ứ hự tấm thân . Tui xỉa xói chả nhiêu mà nói , mấy con đó có gì hơn tui, dòm tụi nó trên sân khấu, bóng đêm che chở thấy rực rỡ hoa màu, chớ dưới ánh sáng mặt trời, mét chằng mét chẹt, ốm nhách như con tép phơi khô . Anh hỏi sao tui ghen ha , ghen là tại vầy nè , nội cái chuyện bỏ tui chèo queo ở nhà đi xãnh xẹ với gái là một tội, tội thứ hai hễ theo con khác nghĩa là tui xấu tui già, chưa kể túi tiền của giả bị hao bị hụt . Anh đừng cười khi dễ chớ . Đàn bà không ghen là đàn bà thua thiệt nghen , hễ tui cũng đưa cũng đẩy với thằng này thằng nọ anh tính sao ? Mấy anh có chịu hôn, mà mấy anh la làng trai thì thê thiếp hỗng sao , mà hễ đờn bà mới dòm thằng cha xe kéo cái bị táng bạt tai chớ .
Mới kể thôi nghen mà tui đã sân si dị đó anh thấy hôn . Tui ghen tui dữ có lý do chánh đáng chớ , một tay tui lo trong ngoài tươm tất , hạt bụi cũng khó đậu lâu trên cái tủ thờ, thêm cái tủ chén dĩa kiểu, tui sắp xếp đẹp mắt biết nhiêu, những món tui bầy tui nấu cho chồng con ăn, tìm ngòai cao lâu đâu mà ra anh . Má hai tui mỗi lần tới thăm đều khen rối rít dí má tui: “Cỏn coi dị mà khéo hen chị” . Hồi xuất giá theo chồng xong , ra đường mắt mũi tui nhắm kín mít, không dòm ngang dòm dọc, chưa kể cái não tui gôm sạch ráo chuyện hồi xưa, có mấy thằng đi theo ngắm nghía. Nói anh đừng buồn chớ, bóng hình anh tui cũng nạo sạch ráo, nạo ráo như tui nạo trái dừa khô, không còn miếng cơm nào dính lai. Anh nghĩ đi, tui mà lưu luyến anh có phải tui mang tội ngoại tình hông . Tui trong ngọc trắng ngà tui có quyền ghen chớ , chả trăng hoa mà báo cho tui nghe, tui cho phép liền , tui không tức, đàng này lén lén lút lút , nói xạo nói trây, tui phải dằn cho chả biết mặt chớ .
Anh khoan cãi dùm giả, rồi một bữa, giả đi luôn, không để lại một chữ từ biệt, như trong tuồng tích, đặng có hồi kết cuộc . Mới đầu tui nghĩ vài bữa sẽ tái hồi Kim Trọng, ai dè mấy tháng lờ lững trôi, sang qua mấy năm bặt chim tăm cá , tui biết rồi rồi, con sáo xổ lồng bay xa , bay tít tè không muốn quay đầu dòm lợi mà . Mới đầu tui bịch, tui che, tui dấu tui diếm, tui kiếm chiện đẩy đưa cho qua dí bà con lối xóm, sau chịu đời không thấu, nói láo riết bắt mệt, tui bán nhà dìa lại nhà này nè , tui mà không dìa quê, anh tìm sao mà ra tui chớ .
Anh nói sao ? Còn ai nữa hôn ha ? Chèn ơi, tui khôn như con chim bị ná, thấy cành cong sợ tới xù lông , tởn tới giờ anh tính coi tui còn cho ai xía dô đời tui làm chi nữa chớ . Tui dìa quê, trong túi dằn mớ bạc bán nhà cửa, bộ tràng kỷ, đám chén dĩa kiểu, cái xe đạp cua rơ của giả, bọc thêm mớ đồ tế nhuyễn vàng vòng, tui gom góp từ hồi tui gả cho chả , tui thành con mẹ nhà giàu trong đám dân lùi xùi, bữa no bữa đói ở đây đó nghen anh Tư. Tui sửa sang nhà cửa cho má tui hưởng già, tui mở sạp bán chạp phô ngoài chợ huyện, tui cho vay lấy lời, tui gầy hụi ăn huê hồng, nói chung dìa đường bạc tiền tui gặp kiết nhiều hơn hung, má tui bả biểu, nhờ tui có cái cánh mũi, hình dạng y hì cái túi đựng mật của đám ong bầu . Đường duyên tình tui lận đận tại cái sóng mũi của tui thấp chủn hỗng cao sọc như cái dọc dừa.

Anh nói ngộ hôn, lấy chồng nửa đường đứt gánh, chưa đủ đoạn trường cay đắng ha anh . Anh biểu tui lấy tuồng tích dẫn chuyện đời tui không đúng ha, cô Thí Kiều lận đận từ thằng này qua thằng khác, tui có một thằng mà lận đận chi ha ? Chèn ơi , một thằng mà lo không xong , để nó chạy mất biệt như dậy là tui thua đậm, thua hơn má tui hồi nẵm chớ . Má tui có hai đứa con , tui có một đứa một là hết . Ông già tui bỏ đi còn tìm ra tung ra tích, ông chồng tui ra đi biền biệt sơn hà mà. Bị chồng bỏ, ruột tui đứt đoạn khúc khúc chớ chơi ha . Chưa kể tim gan tui, đổi sang màu tím ráo trọi, tui giận qúa mà, tui tức qúa mà, có ai cho tui xả chớ . Con gái tui mỹ miều đẹp đẽ, tui không muốn học cách má tui, chưởi rủa sau lưng người khuất mặt, quất ngựa truy phong, nên tui đành nuốt ngược vô trong, anh biết dị hôn ? Ngoài miệng tui ngọt ngào kể lể, cho con tui hay dìa cha của nó, nào là cha nó áo mão khương phi, nào là hiền lành nho nhã, nào là thương con thương vợ nhứt trong thế giới loài người, có bao nhiêu điều tốt đẹp dìa đờn ông, tui tặng ráo cho con tui, đặng trong tim nó bình thường, mơi mốt lớn, khi biết yêu, nó không mang mối thù truyền kiếp làm hành trang dung dủi chốn tình trường, như tui . Tui học từ tui đây nè , tui mang trong lòng nỗi nghi ngờ to lớn, tui thủ tui cung , tui hằn tui học, tui chưa vui chuyện xum vầy, tui đã tính tới hồi bị lừa gạt, nên tui khổ, tui buồn , tui tạo nghiệp tui mang, tui quàng luôn vô vai người khác . Người khác là anh trước tiên, kế là ông chồng phụ bạc tui , thành ra ai cũng thành con trâu ì ạch mang cái cầy ứ hự.
Hồi con tui nó hỏi : “ba đâu má” tui ngọt hơn đường cát, mát hơn đường phèn mà trả lời dí nó dầy nè : “Ba con đang đi mần, trúng gío té đùng xuống đất, dẫy dụa như con gà mắc toi , rồi tắt thở chết ngắt” . Nó lớn chút hỏi tui : “sao ba của bạn con chết nhà nó có để bàn thờ” tui trả lời lạnh tanh : “Tại má muốn coi như ổng còn sống dí con” .Hồi tui nói câu đó hai hàm răng tui nghiến xít rịt muốn bể .

Bị chồng bỏ không lời từ biệt, tui có thời gian ngẫm ra dầy, tại tui thương thân tui nhiều quá, tui bảo vệ phần tui nhiều qúa . Tui nấu nướng cho ngon cho ngọt, cho đẹp cho bùi, cũng là để phần tui, tui khoe hay khoe giỏi, chớ chồng tui hưởng có nhiêu đâu ? Ngồi ở bàn cơm, tui không càm ràm chiện này, cũng rầy rà chuyện khác, tui quên mẹ nó tay gắp miệng mời : “Anh ăn coi vừa miệng hôn” rồi chớp mắt đưa mày, làm duyên làm dáng, cho chồng tui vui sướng, sau ngày mần việc mệt mỏi. Nhà cửa tui chưng tui dọn gọn gàng đẹp đẽ, cho bàn dân thiên hạ khen tui ngăn nắp gọn gàng, chớ chồng tui có được hưởng chi đâu ? Dìa tới ngay cửa tui đã dòm chả từ đầu đến móng, coi có cọng tóc con đĩ ngựa nào không ? Dòm lom lom từ áo tới quần coi nếp nhăn có gãy hông , lo ba thứ ruồi bu dị, giờ nào tui đưa tui đẩy, tui ngọt tui ngào, tui hun tui hít đón chồng chớ . Chưa kể điêm dìa, tui lo tra lo khảo, coi chả có tò tí với ai ngoài tui hông , tui lo rờ lo nắn, lo ngưởi lo dòm coi có tì có vết, có mùi chi lạ, có dấu chi kỳ, đáng nghi đáng sợ không , ba cái chiện này làm chả chán tui tới cần cổ là phải, chưa kể ba cái chuyện, làm xấu mặt chồng ngoài hàng, ngoài qúan .
Ghen tương làm mặt mày tui thay đổi, thay vì tươi rói, nó quạu đeo, thay vì sáng trưng, nó xám nghoét . Áo quần tui bận có mượt mà , cũng không cân được lằn ngang lằn dọc tui nhăn tui nhíu. Tui tưởng tui đẹp hơn mấy cô đào hát, mà thiệt ra tui xấu như chằng , như Chung Vô Diệm mắc đoạ tiên sa . Thì tui cũng mắc đoạ ghen tương mà, cởi bỏ đoạ, Chung Vô Diệm đẹp hơn tiên nga tái thế . Tui cởi bỏ tật ghen, tánh hận, chăm chú lo cho con, quên chiện phiền hà phu quân phụ rẫy, cái bản mặt tui hây hây trở lợi . Nói không phải khen mình ên chớ, mấy bà chơi hụi dí tui, cùng niên kỉ mà coi già háp . Tui bắt bịnh được liền, già là tại hằn học, ngúc ngắc dí chồng, chớ lẳng lơ yêu chiều, tôn kính ổng coi, muốn gì hỗng được, đờn ông mà, cho ăn ngọt, tọt tới xương sườn, xương sống , bày đặt lên chơn, mấy ổng phản thùng là ôm phòng trống co ro . Biết hối, ôi thôi! cũng muộn màng rồi . Khi chồng cưng, bông mù u, quần sateng ổng tặng hà rầm, son môi má hường ổng mua cho, hỗng còn chỗ mà để, chưa kể ổng nựng má, ôm vai khen thôi là khen : “Má mày lúc nào cũng đẹp” . Ai da tui tưởng tượng dị mà cũng đà thấy màu hạnh phúc vương trong khoé mắt .
Tui nói tá lả , kể tràng giang, rồi chiện anh ra sao , anh ngồi gật nhịp dậy sao anh Tư .
-“Cô Hai à , tui bỏ quê ra tỉnh, xung vô lính . Mang hình bóng cô trong đầu, trong óc, trong tim . Tui đi cho quên cô, mà tui nhớ thêm cô à . Hồi dìa thăm, nghe Ba Ngọc nói cô ra tỉnh, lấy chồng sang trọng, tui mừng cho cô nhiều lắm . Vận mệnh tui cũng không suông sẻ, quên cô không xong, gặp ai tui cũng lừng chừng, má tui bả cũng rầu dữ lắm . Hồi bả nhắm mắt, còn để lại một câu : ‘Ráng kiếm ai giống con Hai mà lấy nghen con.’ Tui kiếm đâu ra ai giống cô bây giờ cô Hai . Hồi cô gả con gái, tui cũng có hay mà không dám dìa thăm, sợ cô không dòm mặt . Tui hỏi thăm Ba Ngọc mỗi ngày đó chớ . Hồi đám ma Hai Thung tui đứng dưới rặng ô môi , thấy cô dìu Ba Ngọc mà tui đâu dám ra mặt . Rồi tui nghe Ba Ngọc nói, cô mời tui ghé nhà chơi, tui mừng qúa ghé liền đây nè . Cái gáo dừa cô Hai nhắc đó, tui giữ nguyên chang .Má tui xài nó hồi tui xa xóm, giờ tui tiếp tục xài nó đặng múc nước nấu cơm . Hễ cô có đòi thì tui mang trả , mà trả lại cho cô rồi, tui biết lấy chi múc nước nấu cơm.
Chuyện đời tui có nhiêu đó đó, cô muốn đoạn kết nó ra sao, cô cứ tiếp vô ha cô Hai” .

Ấu Tím

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Nov/2011 lúc 11:10am

TẠ ƠN ĐỜI - THANKSGIVING   
Tác Giả: SE sưu tầm
Thứ Tư, 23 Tháng 11 Năm 2011 17:56

Xin gửi cac bạn những lời ý nghĩa cho mùa lể tạ ơn.

T ... Tạ ơn mọi sự trên đời
H ... Hạnh thông phúc lộc đầy vơi mỗi ngày
A ... An cư Mỹ quốc vui thay
N ... Người tuy tứ xứ nhưng đầy thân quen
K ... Khoáng tâm , tử tế chẳng quên
S ... Sa cơ , thất bại ... chẳng nên sờn lòng
G ... Gia đình , thân quyến vui đông
I …. Ít nhiều cũng học , gắng công nên người
V ... Vãi gieo Lời Tốt mọi nơi
I .... In sâu tâm khảm , sáng ngời Thiện Chân
N ... Nhận thêm kiến thức xa gần
G ... Giữa nơi thiên hạ muôn vàn quý hay!

T is for being Thankful for so many things in our life.
H is for the Happy thoughts that carry us through each day.
A is for living in the United States of America with all the freedoms that we have.
N is for the New and old friends that we are fortunate to have.
K is for the Kindness that we do to one another.
S is for the Suffering and unpleasant things which strengthen us in the spiritual life.
G is for the Great family and relatives whom we were fortunate to have had in our life.
I is for the Interesting lessons that we have learned throughout the year.
V is for the Voice that we have used to spread the words of Good.
I is for the Ideals that we were taught when we were growing up and that we still have today.
N is for the New knowledge that we gain each day.
G is for the Goodness that we find in the people whom we meet.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Dec/2011 lúc 7:38am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Dec/2011 lúc 11:27am
Lá Thư Cho Con Gái    PDFPrintE-mail
Tác Giả: Ruth Stafford Peale / Nguyên Phong dịch
Thứ Sáu, 02 Tháng 12 Năm 2011 06:17

Con hỡi, trên chiếc thuyền gia đình, nếu chồng con là động cơ thì vợ là bánh lái và chính cái bánh lái mới là cái vật định hướng cho con thuyền.


Dưới đây là một đoản văn của bà Ruth Stafford Peale, giáo sư tâm lý học nổi tiếng của Hoa kỳ. Bà đã đề nghị nhiều phương pháp được coi là “mới lạ” nhằm cứu vớt những cuộc khủng hoảng đe dọa đời sống gia đình. Quan niệm này thực ra không khác quan niệm của người Á Đông là bao nhưng điều bất ngờ là nó được viết bởi một phụ nữ Hoa kỳ trong thời buổi hiện nay và được quần chúng đón nhận nhiệt thành. Bài này đã được đăng trên nhiều tờ báo lớn tại Hoa kỳ nhưng luôn luôn được độc giả yêu cầu cho đăng lại vì giá trị đặc biệt của nó. Nhiều bà mẹ đã cắt bài báo này gửi cho con gái như một lời khuyên nhủ.


LÁ THƯ CHO CON GÁI

Con yêu dấu,

Năm nay mùa xuân đến sớm, cây đào sau vườn mới hôm nào còn trơ trụi mà nay đã đâm chồi nẩy lộc và chẳng bao lâu sẽ tràn ngập những hoa. Năm nay con đã đi xa, con đã cùng chồng khởi sự xây dựng một đời sống mới tại một tiểu bang mà giờ này có lẽ tuyết vẫn còn phủ đầy.Nhìn những nụ hoa đang hé nở, mẹ nghĩ đến con và muốn viết vài dòng cho con.

Đáng lý ra mẹ định nói với con về vấn đề này trước khi con lập gia đình nhưng mẹ thấy con quá bận rộn cả trăm thứ việc, nào là lo cho đám cưới rồi lại sửa soạn dọn đi xa cùng chồng nên hôm nay mẹ mới có dịp tâm sự với con.

Con thương, mẹ biết con rất yêu chồng, con thán phục trí thông minh và dáng điệu hiên ngang quyến rũ của chồng nhưng ngoài những điều hoàn toàn đó, con cần phải tìm hiểu những sự bất toàn của chồng con nữa. Có như thế con mới có thể yêu chồng, giúp đỡ chồng thật sự và không thất vọng khi nhận thấy những khuyết điểm của chồng con.

Con hãy quý trọng công việc của chồng con. Khi kết hôn, đương nhiên đời con đã liên kết với công việc của người chồng rồi. Mẹ biết có lúc con có cảm tưởng rằng chồng con mãi mê với công việc đến nỗi quên cả con. Sự thật không phải thế đâu mà vì hoàn tất một công việc đối với người đàn ông cũng chẳng khác nào việc sinh sản đối với người đàn bà. Cả hai đều có những lý do quan trọng cần phải hoàn tất như nhau.

Con hãy tập tính kiên nhẫn chịu đựng để thu xếp mọi việc một cách ôn hoà vì nhiều người con gái nghĩ rằng họ được sinh ra để được nâng niu chìu chuộng và ngày đêm chỉ có bấy nhiêu thôi. Đành rằng người chồng phải chiều chuộng vợ, chăm nom săn sóc cho vợ, nhưng con hãy can đảm sẵn sàng chấp nhận những cơn nóng giận, những sự bực tức của chồng con vì sự bực bội nào cũng cần có chỗ xã hơi cho thoải mái. Con hãy tự coi mình như một “cột thu lôi” sẵn sàng đón nhận mọi sự sấm sét của chồng vì phần lớn đàn ông nào cũng thế, khi họ đã trút bỏ những khó khăn dằn vặt của công việc hằng ngày thì họ đều tỏ ra độ lượng khoan dung.

Con hãy ghi nhớ điều này: Dù chồng con có thành công rực rỡ thế nào nhưng luôn luôn trong tiềm thức vẫn còn những điểm hoài nghi, lo lắng, cần được một người tin cậy trấn an thì mới yên lòng, vì trong người đàn ông nào cũng có một “cái mầm” của đứa bé con, luôn luôn cần được “người mẹ” an ủi ,trấn tỉnh. Đó là một sự thực hiển nhiên.

Con cần tỏ ra biết lắng nghe những lời thố lộ của chồng vì tất cả mọi người đàn ông đều cần có người để tâm sự những ước mong, kế hoạch, những xung đột trong nội tâm mà họ không thể giải quyết. Họ cần có đôi tai tin cậy của vợ để tâm sự mà không sợ bị chế diễu, chê cười. Do đó con hãy lắng nghe với một quan niệm cởi mở và trình bày ý kiến của mình một cách vui vẻ, thiện cảm. Nhưng cũng có lúc con cần phải giữ yên lặng, tránh xung đột ý kiến gây nên những cuộc cãi vã. Tất nhiên chồng con cũng cần biết tự kiềm chế, nhưng con nên ý thức rằng bản tính của người đàn ông là chinh phục và bản năng của người đàn bà là kiềm chế để rồi chinh phục lại.

Con cần tỏ cho chồng con biết rằng con cần chàng. Mẹ đã thấy có nhiều người đàn bà giận dữ: “Chồng tôi cứ chạy theo những người đàn bà khác, tôi sẽ cho hắn biết rằng tôi không cần hắn, tôi muốn ly dị”. Với những người đàn bà đó mẹ đã khuyên: “Chị hãy tìm đến người chồng,bảo chàng ôm lấy mình rồi thố lộ: “Em là vợ anh, hãy yêu em, giúp đỡ em vì em cần anh”.

Chỉ cần cho người đàn ông biết rằng mình cần tình yêu của họ thì tức khắc người đàn ông đó sẽ ban rải những tình yêu chân thành ngay. Điều này hết sức mầu nhiệm, vì con hỡi, bản tính của người đàn ông là cho ra mà đàn bà là nhận vào, do đó tuyệt đối đừng bao giờ tỏ ra mình không cần họ mà đạt những kết quả bất lợi.

Đứng tưởng rằng kết hôn rồi ta phải từ bỏ tất cả chỉ biết đến gia đình thôi. Con cần biết sắp đặt thời giờ cho gia đình và cho chính mình nữa. Nếu con thích thi văn, hội họa, âm nhạc hay thể thao thì hãy tiếp tục trau dồi những thiên tư này, để điểm tô cho đời sống, nhưng con cần nhớ rõ gia đình bao giờ cũng là ưu tiên trong mọi vấn đề. Khi con đã quyết định chia sẻ cuộc đời với một người, cả hai đã trở nên một đơn vị gia đình và cái đơn vị này lúc nào cũng quan trọng hơn cả.

Con thương yêu, có nhiều việc nhỏ mà con cần lưu tâm, để đem lại hương vị cho gia đình nhưng cũng có những việc nhỏ mà con không nên quan trọng hóa để tránh những phiền phức. Biết được việc nhỏ nào đáng ghi nhớ hay đáng bỏ qua là một điều hết sức quan trọng. Làm được như vậy thì chắc chắn chồng con sẽ yêu và kính nể con rất nhiều.

Còn đừng ngần ngại vì tỏ ra dễ dãi. Đó không phải là sự yếu đuối, trái lại, nó là dấu hiệu của sự trưởng thành, vì có trưởng thành mới nhận định được ở cái thế giới phức tạp này có nhiều quan niệm khác với ý kiến của mình nhưng vẫn hữu lý. Con không nên băn khoăn vì ý kiến của mình khác với chồng, vì hôn nhân là một sự liên kết chứ không phải hòa hợp.

Con yêu quý, người đàn ông nào cũng có những cái lỗi lầm “không thể sửa”, do đó con không nên đòi hỏi một sự tuyệt đối và cằn nhằn vì ai chả có lỗi lầm. Hãy rút tỉa kinh nghiệm và quên nó đi, mặc dù mẹ biết rằng trong thâm tâm của người đàn bà nào cũng không bao giờ quên, nhất là khi lỗi đó do người chồng gây nên.

Con hãy tập chia sẽ vui buồn với chồng từ việc lớn đến việc nhỏ, dù chỉ một cuốn sách, một đoản văn, một bài thơ hay một câu chuyện khôi hài. Một sự bực mình khi biết khôi hài cũng có thể trở thành một niềm vui nho nhỏ, con hãy ghi nhớ như vậy.

Con yêu, làm vợ là một sứ mạng cao quý, một nghệ thuật xây dựng trên một quy luận căn bản nhưng bảo đảm sẽ thành công “Hãy làm vui lòng người chồng”.

Chồng con thích sạch sẽ ư? con cần ăn mặc tươm tất. Chồng con thích giao thiệp ư? con hãy đón tiếp bạn bè của chồng con một cách niềm nở. Chồng con hay cau có ư? Hãy tạo không khí vui vẻ trong gia đình. Chồng con lúc nào cũng muốn con ở bên cạnh ư? Hãy cảm tạ Thượng đế rằng chồng con không muốn một người đàn bà nào khác bên cạnh chàng.

Mẹ biết hoàn thành những điều này không phải dễ, vì con phải sử dụng tất cả mọi khả năng khéo léo, tế nhị, kiên nhẫn của một phụ nữ. Con phải sử dụng cả tâm lẫn trí mới mong thành công, nhưng con ơi, hạnh phúc gia đình là một bảo vật của đời sống mà chỉ có những phụ nữ thông minh, cương quyết, hiểu biết và trưởng thành mới xứng đáng được hưởng.

Con ơi, sự cố gắng làm vui lòng chồng chỉ là biểu lộ của tình yêu và không khi nào con biểu lộ tình yêu mà không thu nhận những thành quả tốt đẹp.

Con hãy yêu tha thiết, con hãy yêu chân thành. Con đã cam kết như vậy trong khi kết hôn. Đừng cho rằng như vậy là thấp kém, là yếu đuối, là mất phẩm giá hay đừng nghe mọi lời bình phẩm của những phụ nữ nào khác. Họ có thể có những quan niệm và ý nghĩ không giống mẹ, nhưng chắc chắn họ không thể yêu thương con hơn mẹ của con được.

Con hỡi, trên chiếc thuyền gia đình, nếu chồng con là động cơ thì vợ là bánh lái và chính cái bánh lái mới là cái vật định hướng cho con thuyền.

Mẹ chúc các con thật nhiều vui vẻ và hạnh phúc





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Dec/2011 lúc 7:37am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2011 lúc 7:36am

Quà Giáng Sinh Cho Cha

Do Minh Nguyên biên soạn & Trình bày

Ðang ngủ say tự nhiên anh Rob thức giấc và tỉnh ra hẳn. Mới bốn giờ sáng, giờ mà trước kia cha anh vẫn thường gọi anh dậy để ra giúp ông vắt sữa bò. Thật lạ, những thói quen từ lúc còn nhỏ bây giờ vẫn gắn liền với anh. Ðã năm mươi năm rồi, cha anh mất cũng đã ba mươi năm, mà mỗi buổi sáng anh vẫn thức giấc vào lúc bốn giờ. Anh đã tập được thói quen ngủ thêm vào buổi sáng, nhưng hôm nay là lễ Giáng Sinh, anh không muốn ngủ thêm nữa. Anh thả hồn về quá khứ, nghĩ về chuyện quá khứ là điều lúc này anh thường làm một cách dễ dàng. Năm đó anh mới mười lăm tuổi, sống trong nông trại của cha. Anh thương cha lắm, nhưng anh không nhận biết điều đó cho đến một ngày, đó là vài ngày trước lễ Giáng Sinh, khi anh nghe những lời cha nói với mẹ.

- Bà ơi, buổi sáng tôi không muốn đánh thức thằng Rob dậy, nó đang tuổi lớn, nó lớn mau quá, nó cần ngủ nhiều. Bà không tưởng tượng được mỗi khi tôi gọi nó dậy là nó đang ngủ say chừng nào. Phải mà tôi làm việc một mình được thì tôi không gọi nó dậy làm gì.

Mẹ anh nói:

- Ông đâu có làm một mình được, với lại nó lớn rồi, rồi cũng đến lúc nó phải tự lo tự làm thôi.

Và anh nghe cha anh nói:

- Bà nói đúng nhưng mà thật lòng tôi không muốn gọi nó dậy sớm như vầy.

Khi nghe câu cha nói, tâm trí của Rob bỗng sáng lên một ý nghĩ đặc biệt: cha thương anh rất nhiều! Chẳng bao giờ Rob nghĩ đến tình thương của cha, tình cha con có đó, cha thì phải thương con, đó là chuyện dĩ nhiên, anh không nghĩ gì về tình thương của cha. Cha mẹ anh cũng chẳng bao giờ nói là ông bà thương con. Ông bà không có thì giờ để nghĩ hay nói những điều đó. Lúc nào ông bà cũng bận rộn với bao nhiêu công việc trong nông trại.

Biết cha thương mình, Rob không muốn chậm chạp lười biếng, để cha phải gọi hai ba lần mới dậy. Dù buồn ngủ, anh cố ngồi dậy, ra khỏi giường. Mắt vẫn còn buồn ngủ nhưng anh cố gắng thay quần áo và ra khỏi phòng. Ðêm hôm đó, anh còn nhớ đó là buổi tối trước ngày lễ Giáng Sinh, năm anh mười lăm tuổi. Anh nằm suy nghĩ: ngày mai là Giáng Sinh rồi nhưng gia đình anh nghèo. Ðiều đặc biệt trong ngày Giáng Sinh của gia đình anh chỉ là được ăn gà tây do cha anh nuôi và ăn bánh pie mẹ anh làm. Mấy người chị của anh thường may một cái gì đó làm quà cho người trong gia đình. Cha mẹ anh thì mua cho anh cái gì anh cần dùng, không chỉ một cái áo ấm nhưng có lẽ còn những món quà khác nữa, có khi ông bà kèm thêm một quyển sách. Trong năm anh cũng có để dành tiền để mua cho cha và mẹ, mỗi người một món quà. Anh suy nghĩ: năm nay đã mười lăm tuổi, mình phải tặng cho cha một món quà gì quý hơn, tốt hơn. Như lệ thường mỗi năm, hôm trước anh đã đi đến tiệm Mười-Hào mua cho cha một cái cà-vạt. Anh thấy món quà đó cũng được, nhưng tối nay, đêm trước lễ Giáng Sinh anh nằm và suy nghĩ: giá mà mình được nghe cha mẹ nói chuyện với nhau sớm hơn thì mình đã có đủ thì giờ để dành thêm tiền để mua cho cha một món quà đặc biệt hơn.

Anh Rob vẫn nằm trên giường, nhìn qua cánh cửa sổ nhỏ anh thấy đêm nay các vì sao thật sáng, hình như sáng hơn những đêm trước. Có một vì sao thật là sáng và anh nghĩ, có lẽ đó là vì sao ở làng Bết-lê-hem ngày xưa. Anh nhớ khi còn nhỏ, có lần anh hỏi cha:

- Ba ơi, chuồng chiên là cái gì?

Cha anh trả lời:

- Là chỗ nuôi súc vật, cũng giống như của mình vậy.

Rồi anh nghĩ: "Vậy là lúc đó Chúa Giê-xu sinh ra trong một chỗ nuôi súc vật giống như của nhà mình, và chính trong chuồng súc vật đó, các mục đồng và những nhà thông thái đã đem dâng cho Chúa Hài Ðồng những món quà Giáng Sinh đặc biệt!" Ý tưởng đó đến với anh một cách rõ ràng, sáng lòe lên như những con dao bằng bạc. Bỗng anh nghĩ: Tại sao mình không tặng cho cha một món quà đặc biệt ngay trong chuồng bò của nhà mình? Mình có thể dậy sớm, dậy trước bốn giờ sáng, mình có thể lén vào chuồng bò, vắt sữa giùm cho cha. Mình có thể làm công việc đó một mình. Vắt sữa xong, mình dọn dẹp sạch sẽ. Khi cha thức dậy, đi vào chuồng bò để vắt sữa, ông sẽ thấy là có người đã làm hết cho ông rồi, và ông sẽ biết người đó là ai.

Ðến ba giờ kém mười lăm, Rob thức dậy, thay quần áo rồi sè sẹ đi xuống nhà dưới. Anh đi thật cẩn thận để không có một tiếng động nào. Trên nóc chuồng bò, một vì sao thật sáng chiếu xuống. Mấy con bò nhìn anh, vừa buồn ngủ vừa ngạc nhiên. Anh nói thầm với chúng: "Chào mấy ông chủ!" Anh lấy mấy thùng đựng sữa ra và chuẩn bị vắt sữa. Anh chưa bao giờ vắt sữa bò một mình như vầy, nhưng anh thấy cũng dễ. Vừa làm anh vừa nghĩ đến nỗi ngạc nhiên của cha: Sáng nay ông sẽ vào đánh thức anh dậy, nói rằng ông sẽ xuống chuồng bò trước, rồi anh xuống giúp ông. Ông sẽ đi đến chuồng bò, mở cửa và sẽ đi lấy hai cái thùng đựng sữa, nhưng hai cái thùng không còn đó mà ở trong nhà để sữa và đã đầy sữa rồi. Công tác vắt sữa bò sáng nay dễ hơn là anh nghĩ. Ðây là lần đầu tiên anh làm việc này mà không xem là bổn phận mình phải làm. Ðây là món quà anh tặng cho cha, người yêu thương anh. Khi hai thùng sữa đã đầy, anh Rob đậy lại, đóng cửa nhà để sữa thật cẩn thận và dọn dẹp mọi sự sạch sẽ.

Anh trở về phòng, anh chỉ có một phút để thay quần áo và lên giường nằm, vì cha anh đã thức dậy. Anh lấy mền phủ cả người, làm như đang ngủ say. Cha anh mở cửa phòng và gọi: Mình phải dậy con ơi, dù bữa nay là lễ Giáng Sinh. Anh trả lời, làm như đang ngủ: Dạ, Cha anh nói: Ba đi xuống trước chuẩn bị rồi con xuống nhen. Xong ông đóng cửa phòng lại. Rob nằm yên trên giường, cười một mình. Chỉ vài phút nữa là cha anh sẽ biết hết mọi việc. Tim anh đập thình thịch như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Những phút giây này sao mà dài quá, mười phút, rồi mười lăm phút trôi qua. Anh không biết là bao lâu nữa. Rồi anh nghe tiếng chân cha đi lên. Cánh cửa phòng mở ra, anh nằm yên không nhúc nhích.

Cha anh lên tiếng:

- Rob!

- Dạ, thưa Ba.

Cha anh vừa cười mà hình như cũng vừa khóc, tiếng cười lạ lắm.

- Con tưởng Ba không biết sao?

Ông đến đứng bên cạnh giường, kéo mền của anh ra. Anh nói:

- Ðó là quà Giáng Sinh con tặng cho Ba.

Anh ngồi dậy quơ tay tìm cha và ôm ông thật chặt. Hai cánh tay cha cũng ôm lấy người anh. Trời vẫn còn tối, hai cha con không nhìn thấy mặt nhau.

Cha anh nói:

- Cảm ơn con, chưa bao giờ có một người nào làm cho cha một điều tốt đẹp như thế.

Anh đáp:

- Con chỉ muốn ba biết rằng, con muốn làm một đứa con ngoan.

Những lời đó tự nhiên thoát ra khỏi miệng anh, anh không biết mình nói gì, nhưng lòng anh tràn ngập tình yêu. Vài giây sau, cha anh nói:

- Vậy thì chắc bây giờ ba có thể trở vào giường ngủ thêm chút nữa. Ồ nhưng mà không được, mấy đứa nhỏ dậy hết rồi. Mỗi buổi sáng Giáng Sinh, khi mấy đứa con ra nhìn cây Noel, Ba chẳng bao giờ có mặt với mấy đứa con, vì năm nào Ba cũng phải ở ngoài chuồng bò vắt sữa. Thôi dậy ra đây với Ba!

Anh Rob ra khỏi giường, thay quần áo và đi xuống nhà dưới, đến bên cây Giáng Sinh, mặt trời đã mọc lên, thay thế cho vì sao sáng lúc nãy. Ôi, Giáng Sinh năm nay vui quá, tim anh lại đập mạnh lần nữa. Anh vừa ngượng ngùng vừa hãnh diện khi cha anh sung sướng kể lại cho mẹ anh và các em nghe chuyện anh đã dậy sớm, một mình làm xong công việc mà ông phải làm. Cha anh nói với anh:

- Con biết không, từ trước đến giờ, đây là món quà Giáng Sinh mà Ba thích nhất. Ngày nào Ba còn sống ba sẽ không bao giờ quên. Mỗi buổi sáng lễ Giáng Sinh Ba sẽ lại nhớ đến món quà con tặng cho Ba hôm nay.

Anh Rob và cha nhớ mãi ngày Giáng Sinh đặc biệt năm đó. Bây giờ cha anh đã qua đời, anh nhớ ngày đó một mình. Niềm vui và hạnh phúc của Giáng Sinh đã đến với anh, khi một mình trong chuồng bò, anh tự tay làm nên món quà tình yêu chân thật đầu tiên trong cuộc đời.

Chúng tôi vừa trích dịch câu chuyện Christmas Day in the Morning, của tác giả Pearl S. Buck. Ước mong quý vị cũng sẽ chọn được món quà thích hợp nhất cho người thân trong gia đình trong mùa Giáng Sinh này: món quà phát xuất từ tình yêu và đến từ tấm lòng!

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành

PO Box 2468
Fullerton, California 92837 92837
Tel:(714) 533-2278



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Dec/2011 lúc 7:36am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jan/2012 lúc 10:22pm

Truyện Đọc Lúc Mùa Xuân

Tác giả: Ðoàn Thượng Hải

Ngôi nhà nhìn ra một mặt hồ rộng, nước trong xanh, hương sen thoảng đưa ngan ngát suốt mùa hè cháy bỏng. Bây giờ hoa sen không còn nữa, người ta đã thay hoa sen bằng rau muống, nhưng hồ vẫn đẹp một vẻ đẹp mơ màng. Giữa hồ là một cái nền xi măng trơ vơ, đang ngày đêm nằm chờ ngôi nhà bát giác với những cái cột gỗ lim bóng loáng được phục hồi. Trong ngôi nhà cao có căn gác lớn nơi nhũng vòm cửa sổ màu vàng thường được mở rộng đón nắng gió mùa hè, Ðan vẫn thường có những giây phút trầm lặng nhìn hồ và nỗi cô đơn đang lớn dần trong Ðan.
Kể từ khi ba Ðan bỏ đi, nhà chỉ còn lại hai người : mẹ và Ðan. Ôi, mẹ Ðan, người đàn bà xốc nổi và cay nghệt làm sao ! Ba Ðan mất việc vì tính khí nóng này, mẹ Ðan thất vọng và đay nghiến ba Ðan. Không ly dị, nhưng ba mẹ đã chia tay như thế. Bây giờ thì ngồi nhà nhìn ra hồ, chỉ còn lại một mình Ðan, suốt ngày vắng vẻ, đìu hiu cho đến khi chiều hết, đêm về, đèn đường bật sáng. Khi ấy, nhà mới có tiếng nói của mẹ và chỉ một mình mẹ nói, mẹ nghe, còn Ðan thì lặng im, cùng với những bức tường câm nín.
Bây giờ mùa đông lê thê đang nặng nề đi nốt những chặng đường cuối. Nhưng ngoài kia gió vẫn căm cảm, cây lá trong vườn vật vả, rũ rượi và những ô cửa vòm vẫn khép kín. Mưa đã bắt đầu chuyển qua điệu tỉ tê, rỉ rả, nghe mới buồn thảm làm sao ! Bữa cơm tối dọn ra, hai mẹ con nhìn nhau, uể oải. Tiếp theo là đi ngủ. Hết một ngày. Hết một tuần. Hết một mùa như thế. Ðan lại rút về thế giới của riêng mình : căn phòng trên gác với bề bộn sách vở của ba, căn phòng quá rộng đối với Ðan, những bức tường xanh, khung cửa màu vàng, rèm cửa màu trắng càng gợi cảm giác lạnh lẽo. Ðan đang tập sống mà không có ba, tập dần, tập mãi mà chưa quen được. Thật ra mẹ cũng không phải là người đàn bà quá quắt, nhưng những nỗi vất vả của cuộc sống đời thường đang đè nặng xuống đôi vai của người phụ nữ, khiến đôi khi mẹ không còn giữ được sự bình tĩnh vốn có của người phụ nữ đảm đang, trong khi đó ba lại quá "vô tư". Bi kịch đã bắt đầu như thế. Chắc có lẽ cả ba và mẹ đều khổ, nhưng khổ nhất vẫn là Ðan, một mình, trống trải trong ngôi nhà vắng lặng cùng với bầu không khí âm u, rét mướt của mùa đông xứ Huế.
Sau cơn lũ kinh hoàng chưa từng thấy, mưa vẫn mưa, mưa chậm rãi, mưa lê thê, mưa không dức hạt, mưa không hứa hẹn sẽ kết thúc cuộc chơi buồn thảm trong suốt những ngày còn lại của mùa đông. Thỉnh thoảng mới có vài ngày tạnh ráo, có nắng mới vương nhè nhẹ như là một ân sủng của đất trời. Những ngày đó, Ðan bắt đầu viết nhật ký. Ðó là cuộc trò chuyện một mình với ba mà Ðan hy vọng có một ngày ba sẽ đọc và ba sẽ hiểu. Thế đó, khi người đàn ông bước ra thì gió lạnh sẽ ùa vào, ngôi nhà ấm cúng ngày nào đã biến thành một sa mạc mêng mông. Ðêm đêm, Ðan ru mình bằng những ca khúc của người nhạc sĩ tài hoa sẽ không thể nào xua đi những u ẩn trong tâm hồn.

Tôi đã trở về, chỉ một vài ngày sau khi cơn lũ kinh hoàng rút đi. Nhờ nói giọng Huế, tôi đã mua được vé máy bay . Lòng tôi như có lửa đốt. Ở thành phố ************, có biết bao người dân thành phố đã khóc khi được xem những thước phim về lũ lụt ở cố đô phát trên ti vi. Nếu mẹ con Ðan có bề gì, chắc tôi sẽ hối hận suốt đời.
Tôi đến Huế lúc trời chập choạng tối, hồi hộp tìm vào ngôi nhà trong Thành nội. Khác với khung cảnh sáng đèn ở Nam Sông Hương, Thành nội chìm trong bóng tối, trời không mưa nhưng rét kinh khủng. Trước ngày về, tôi đã nhiều lần gọi điện thoại, nhưng mọi tín hiệu đều bị cắt đứt. Trong màn đêm tối đen, tôi đã ghé một quán ăn mua ba suất cơm hộp, ba chai nước khoáng và thuê một chiếc xe thồ về với gia đình. Khi đã đứng trước ngôi nhà leo lét ánh đèn, tôi lại cảm thấy hồi hộp như khi còn ngồi trên máy baỵ Thật ra trong vụ việc này, tôi là người có lỗi. Giờ đây tôi lại càng ân hận. Còn nhớ buổi tối hôm ấy, chúng tôi đã to tiếng với nhau, sau đó tôi đã âm thầm sắp xếp hành lí, chuẩn bị rời bỏ ngôi nhà. Khi tôi lặng lẽ bước ra khỏi nhà, Ðan đã hớt hải chạy theo, chụp lấy tay tôi :
- "Ba ơi, con xin ba, mẹ đã rứa thì ba phải khác chứ, ba phải thông cảm cho mẹ chứ " .
- "không, con phải để ba đi, ba không thể sống nổi trong ngôi nhà ni, ba đi rồi ba sẽ về, con đừng lo".
Tôi vụt chạy ra khỏi cái sân rộng và một chiếc taxi đợi sẵn đã đưa tôi đi. Tôi đã bỏ đi như thế, đi mà chưa biết đi đâu, đi mà không một lời dặn dò con gái vì tôi biết tôi chỉ cần nán lại một chút thì tôi sẽ không đủ can đảm bỏ đi.
Người ra mở cửa cho tôi lại là con gái tôi, đứa con độc nhất của tôi. Tôi nhìn cháu nghẹn ngào, trong khi con gái tôi mừng rỡ ngạc nhiên :
- "Ba!". "Mẹ ơi, ba về!", cháu la lớn, cầm lấy tay tôi, tíu tít : "Ba ơi, Ðan nhớ ba lắm, ba đi mô mà lâu rứa!".
Cha con tôi đã sống trong bầu không khí xúc động khác thường. Lúc này, ngọn đèn dầu trong nhà hình như tỏa sáng hơn và trong một góc phòng khách, mẹ Ðan đứng đó, nước mắt lưng tròng, khuôn mặt rạng rỡ.

Rứa đó, ba trở về như rứa đó, trở về trong đêm tối mù mịt y chang tiểu thuyết trinh thám, y hệt cách kết thúc có hậu của truyện cổ dân gian. Con lũ của đất trời đã qua đi, nhưng trong nhà em đang có một con lũ khác : con lũ của cảm xúc. Con lũ ni không có hại mà còn rất cần thiết. Con lũ đó đã cuốn trôi những ngày u ám của khoảng trống ngự tri.
Nhưng câu truyện kể của em sẽ nhạt nhẻo nếu em bỏ qua một chi tiết vui vui : cuốn album ngày cưới của ba mẹ em được giữ gìn trong mười mấy năm, đã bị nước lũ tàn phá tan hoang và ba mẹ quyết định kết hôn lần nữa. Lần kết hôn này, đặc biệt có em, chỉ có một mình em chứng kiến, có em cằm hoa đứng giữa cô dâu và chú rễ như là một cái gạch nối kỳ diệu. Trong bữa tiệc chỉ có ba người, ba nói với mẹ :
"Anh đã tìm được việc làm ở Sài Gòn", nhưng mẹ vội khoát tay dứt khoát : "Không, không đi mô hết. Nhà thiếu đàn ông "kẹt" lắm, anh đi rồi, lấy ai chống lũ năm Thìn".
Không phải mẹ "trọng nam khinh nữ" mô, em vẫn thấy đàn ông, con trai thật cần thiết cho các mái nhà. Sự thật là rứa đó, em nói không sai mô.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jan/2012 lúc 11:49am

Đêm Giao Thừa Nhớ Mẹ

Thật hạnh phúc cho những ai ngoài tuổi tri thiên mệnh vẫn còn có mẹ, để ngày tết còn niềm nương tựa và an ủi lớn nhất trong đời. Mẹ ngồi đó, tóc bạc như hoa mơ hoa mận, bên nồi bánh chưng quây quần con cháu. Trong mắt mẹ, tôi dù bao nhiêu tuổi vẫn cứ là trẻ thơ, vẫn còn nằm trong tã lót của tình mẹ thuở lọt lòng. Và đêm giao thừa, trước ngọn lửa, mẹ đồng nghĩa với tuổi thơ tôi. Ôi những ngày thơ bé, những tết nghèo thơm nức ổ rơm, chiều ba mươi tết tôi như con chó con ngồi bên mẹ, cùng mấy đứa em xem mẹ làm bếp, ngồi chờ ăn tóp mỡ. Ngoài trời, mưa bụi bay như sương, thi thoảng gió xuân mang hơi lạnh mùa đông còn sót lại sột soạt ngoài đầu hè, tiếng lá chuối khô cọ vào nhau nghe như tiếng đồng tiếng sắt. Tôi mê những ngày tết có rét, có mưa bụi bay, có hoa cải vàng ngoài vườn và bướm trắng dẫn đường con trẻ chạy.
Có khi sáng ba mươi tết mẹ còn ra đồng cấy nốt đám ruộng xa để cho cây lúa cũng được ăn tết như người. Tôi dẫn ba đứa em, cuốn áo bông vào rụt rịt như những khúc giò vừa bó, thập thò như cua cáy ngoài ngõ chờ mẹ về chuẩn bị tết nhất. Tôi chạy ra sông, sông trốn vào sương mà lưng lửng nước. Tôi chạy ra đồng, gió bấc tưởng tôi là lá khô, cứ thổi như thằng bé chín tuổi không còn trọng lượng. Tôi sợ, chạy về nhà, úp mặt vào ổ rơm mà gọi mẹ. Tiếng lợn bị chọc tiết hú như còi đâu đó trong làng làm mấy anh em càng sốt ruột. Mẹ vẫn còn khuất sau màn mưa phùn gió rét ngoài đồng, cấy vội đám lúa kịp mùa xuân. Thế rồi trưa ba mươi tết mẹ từ ngoài đồng về, vừa đi vừa chạy như gió bấc, môi tím ngắt, rét run cầm cập, chưa kịp rửa đôi chân lấm bùn đã chạy vội sang hàng xóm chia phần thịt lợn. Tôi chạy ra vườn lôi thanh củi ướt vào cho mẹ nhóm bếp. Bếp lửa là tâm điểm của ngày tết. Khói cuốn lấy mấy mẹ con như dây buộc. Lửa ấm làm mặt mẹ hồng hào rạng rỡ. Bếp lửa và niềm vui con cái trả lại tuổi trẻ cho mẹ.
Ngoài vườn, trước bờ ao, hoa đào đang tự sưởi ấm mình bằng những chấm hoa vừa hé đỏ như than hồng. Bướm ong rét quá tìm đến đốm lửa hoa mà sưởi. Tôi ngồi bên mẹ canh nồi bánh chưng mà vơ vẩn thương gió bấc không có mẹ nên phải tha phương cầu thực đầu đường xó chợ. Tự nhiên ngủ gật, tôi mơ thấy mẹ bị gió bấc cuốn mất, hoảng hốt tỉnh dậy, dùng hai tay trẻ con ôm chặt lấy mẹ như hai sợi lạt buộc ghì bó lúa. Mẹ vẫn ngồi đó, lửa ấm làm má người đỏ hồng thì con gái, tóc buông phủ bờ vai như một miếng bóng đêm vừa đặc lại đen nhánh. Tôi rúc đầu vào nách mẹ như chú gà con, làm mẹ bị nhột bật cười. Các em tôi lăn ra ổ rơm bên cạnh ngủ như lợn con. Thỉnh thoảng, gió rét đập cửa như có ý xin vào sưởi ấm.
Mẹ tôi mười bảy tuổi đã phải về làm dâu với muôn vàn cơ cực. Mẹ bị bà nội bắt nạt, sai khiến còn hơn con ở. Mỗi lần cực quá, mẹ chạy ra vườn, núp vào khóm chuối khóc thút thít, tự lấy nước mắt mình an ủi mình. Mẹ bảo vì khi có mang tôi, mẹ hay khóc, sợ con sau buồn nên lúc tủi thân, lúc đau khổ cứ phải tự mình đóng kịch, đóng vai người suốt ngày chỉ biết tươi như hoa, giả lả cười, giả lả nói, giả lả vui. Riết rồi lộng giả thành chân, mẹ cứ tưởng đời mình chưa hề buồn khổ, chưa hề bị hành hạ. Đến nỗi khi bụng mẹ chửa kềnh càng, còn bị mẹ chồng nọc ra sân dùng roi đánh, đau quắn mông nhưng vẫn phải lễ phép xin lỗi và cám ơn mẹ chồng vì mình được ăn roi. Rằng con xin ăn thêm năm đến mười roi nữa mới xứng tội ạ…Đời con gái mẹ qua đi với những trận đòn, với những lần chửa đẻ chẳng hề biết thế nào là hạnh phúc. May mà có đám cào cào châu chấu là chúng mày an ủi mẹ, thương mẹ.
Có những khuya cả nhà ngủ cả, mẹ bảo nhỏ vào tai tôi như thế. Có lúc, mẹ tủi thân, lặng đi, đoạn ôm lấy bốn đứa con còn bé dại hỏi : chúng mày có thương mẹ không ? Lũ lợn con chúng tôi cùng hét to : thương ! Mẹ sung sướng hôn chúng tôi rồi cười ứa nước mắt. Cả lũ tí teo thấy mẹ khóc, sợ quá cùng khóc theo.
Tôi thấy mẹ khác nào mưa gió, suốt ngày cong như con tôm trên đồng cầy cấy, mò cá, vạt tép, bắt cua, mót lúa…Tối về lại xay thóc, giã gạo, có khi không dầu đèn, mẹ vừa đốt thanh củi nhặt thóc trong rá gạo vừa ru đứa em năm tháng tuổi ngủ. Tiếng mẹ ru buồn cả đêm mưa, buồn lây cả tiếng tàu chuối khuya ngoài vườn. Những đêm quê hương xưa nỗi buồn không ngủ. Nỗi buồn đi ngoài đường như ma. Nỗi buồn len lén như sương ngoài ngõ. Nỗi buồn trong trời đất sâu xa như lặn vào hết tâm hồn tôi qua lời ru của mẹ, qua tiếng thở dài của đêm tối ngoài vườn chuối mẹ thường ra núp thở than.
Tôi lớn lên, đi học. Một gánh mồng tơi bầm tím vai mẹ ra chợ chưa đổi được thếp giấy. Tôi đòi cây bút máy. Mẹ phải đi mò cá hàng chục đêm tôi mới có cây bút máy Hồng Hà. Rồi tôi đi lính. Nửa đêm về sáng tiễn tôi ra bến xe lên đường đi vào cõi…tử, mẹ cố không khóc. Nhưng ra đầu ngõ, mẹ không bước được nữa. Mẹ ngã gục vào gốc cây bàng. Tôi ngoái nhìn thấy mẹ ôm chặt gốc bàng như thể muốn tôi thành một gốc cây đầu ngõ vậy. Tôi ù té chạy, sợ quay lại sẽ không thể đi khỏi cái xã quê hương mình, nơi cán bộ xã đầy đọa tôi vì lý lịch, không cho đi đại học, bắt ở nhà làm tổ trưởng gánh phân bắc ( phân người), phải đút lót mười con gà mới được gọi nhập ngũ… Tôi đi mà lòng luôn ở bên Mẹ. Tôi không dám đôn mẹ mình lên thành quê hương, thành đất nước. Mẹ chỉ là mẹ tôi thôi, như khoai lúa người cho tôi ăn, như nguồn sữa vật chất và tinh thần người nuôi tôi mãi mãi…
Đấy là chuyện của mấy mươi mươi năm xưa. Giờ đây, tôi ngồi thắp nén hương trước ảnh mẹ. Khói nhang như tóc mẹ từ thế giới hư vô còn rụng về đôi ba sợi cho tôi tưởng vọng. Mẹ trên tấm ảnh chừng vẫn rét, vẫn cứ đội khăn len và mặc áo len. Trong Sài Gòn này tết đổ mồ hôi. Mẹ ngồi trên bàn thờ vẫn rét, vẫn cứ là không gian của bờ bãi sông Hồng ngày tết. Con đâu kiếm được mưa phùn quấn quít, bọc lấy ngọn gió xuân như quê ta mà dâng mẹ lúc này. Mẹ tuy già nhưng tươi tắn nhìn tôi như sắp mỉm cười, như muốn nói với tôi rằng mẹ vẫn hiện hữu trên đời bằng chính thân xác và tâm hồn tôi, vẫn sống trong hoài niệm, trong ký ức con cái, xóm giềng.
Rằng mấy đứa con chính là di tượng của mẹ còn sống động, còn bay nhảy trên mặt đất. Tôi không hề ngủ gật và nằm mơ như thuở xưa. Nhưng gió bấc đã đến và thổi bay mẹ tôi đi về cõi khác mất rồi. Người Việt mình có câu :” Sinh dữ, tử lành”. Ngày tết, trước giao thừa, là dịp chúng ta tưởng nhớ đến cha mẹ, ông bà đã khuất. Mẹ đã hóa thành nấm cỏ xanh ngoài đồng vắng sau làng. Cỏ ấy ngày xưa mẹ từng dạy tôi cầm liềm cắt về nuôi trâu ăn lấy sức kéo cày. Nay mẹ lại biến thành nấm đất nuôi cỏ xanh. Chỉ có đội kèn dế là ở mãi bên mẹ để cử hết bản nhạc này đến bản nhạc khác, những bài ca Requiem, kinh cầu hồn của tạo vật.
Bây giờ mẹ thở bằng nhịp triều lên xuống của con sông chảy qua làng, toả kênh mương mà nối với nơi mẹ nằm. Cua cáy lại đến nhờ nấm đất mẹ mà trú ngụ. Ngày xưa còn trẻ, suốt ngày mẹ ở ngoài đồng, ngoài bãi, ngoài sông tìm cái sống dưới bùn đất nuôi chúng tôi. Giờ nằm xuống, mẹ lại ở ngoài đồng cả đêm ngày, ở mãi mãi, chung nhà với cua cáy, cá tôm. Tôi từng làm đóm mạ chạy ra đồng, xách giỏ cua đỡ mẹ. Con cua cắp để lại càng trên tay, lên bờ, lặng người, rứt càng cua ra khỏi tay rồi mẹ mới ngồi đau. Đôi bàn tay búp măng của mẹ lúc nào cũng đầy vết cua cắp, vết ngạnh cá trê đâm, vết gai từ các chà cá cào xước. Những móng tay, móng chân mẹ nào có được sơn son đỏ như phụ nữ đô thị bây giờ. Tôi thương nhớ màu phù sa quánh phèn sơn trên móng chân, móng tay mẹ từ thuở còn thiếu nữ cho đến lúc về với đất. Mẹ tôi đã hóa phù sa, hóa mưa phùn, hóa bếp lửa, hóa ngồng cải vàng hoa lấm tấm bướm, hóa gió xuân ưng ửng cành đào, hóa thăm thẳm mù tăm…
Dù tôi có đưa tay ra ngoài nghìn dặm cũng không với tới mẹ nữa. Tóc bạc rồi tôi vẫn là đứa trẻ mồ côi. Mồ côi cả gió bấc, mưa phùn, cả nén hương trên bàn thờ viếng mẹ dù xúm xít đứng chung cả cụm vẫn cứ mồ côi. Và tôi lại trở thành con trẻ, đang đi một mình giữa làng, chợt thình lình gọi mẹ. Và tôi, lại trở thành anh lính trẻ xa nhà lần đầu, mười tám tuổi rồi mà nửa đêm còn nhớ mẹ ứa nước mắt. Và tôi, lại trở về nằm trên võng dưới hầm mùa mưa Bà Rá đêm tránh bom B.52, sốt rét ác tính quật tưởng chết, vừa thở hắt ra vừa gọi mẹ để giã từ…Và tôi, sẽ mãi là cậu bé con lấm lem đất cát ngồi đầu ngõ đợi mẹ đi chợ về để được chia quà. Mẹ đi chuyến chợ vô biên này, tôi ngồi chờ hết năm này qua năm khác, mà mẹ ơi sao mẹ chẳng về ăn tết ?
Giao thừa đến rồi đó mẹ. Ở phía bên kia của cuộc sống, mẹ không cần ai mừng tuổi đâu. Mẹ từng bảo chúng con rằng, trước khi các con chào đời, các con ở đâu vậy, chả đứa nào có tuổi, chả đứa nào biết mình sẽ là thằng Hảo, con Hinh…Vâng, sau này, chắc chắn tôi lại về nơi ấy, nơi trước khi sinh ra, tôi đã chết hàng tỉ tỉ năm rồi vậy. Mẹ đã đưa tôi từ cái chấm mờ trong hỗn độn sự chết mà xuất hiện thành hình hài của nỗi sống. Giờ mẹ lại về nơi từng vớt tôi lên từ bể hư vô. Nơi con người bước vào cuộc đời, vất vả cực nhọc kiếm sống, hạnh phúc, khổ đau rồi lại trở về, như những đứa con về với mẹ vĩnh hằng.
Cõi ấy không có nồi bánh chưng chụm bằng gộc tre già đượm lửa. Cõi ấy không có những đứa trẻ xúng xính trong bộ quần áo mới, bám vạt áo mẹ đi chúc tết bà con hòng kiếm tiền mừng tuổi. Sợ cõi ấy chỉ có Niết Bàn, chỉ có Thiên Đường vui hơn tết, không kiếm đâu cho mẹ một chút khổ đau, một chút buồn tủi mà nhớ đến chúng con, nhớ đến kiếp người, nhớ đến thời con gái mẹ phải ngậm bồ hòn làm ngọt, ăn toàn nỗi đau mà sinh nở hạnh phúc cho kẻ khác.
Nhưng mẹ ơi, cái thế giới vui buồn sướng khổ này, dù mẹ con mình mỗi người chỉ đến một lần thôi, song mưa phùn gió bấc, hoa xuân bướm vàng, bánh chưng, mắt lá răm, dưa hành và câu đối đỏ tình nghĩa lắm, quý hóa chúng ta lắm, cứ muốn níu chúng ta ở chơi hết tết này đến tết khác, đừng bỏ giao thừa lại cho ai đó ngồi thắp hương tưởng niệm mà tội thay cho người còn sống. Mẹ từng dạy con phải nén và giấu nỗi buồn riêng vào tâm hồn, để khoe niềm vui ra cho mọi người cùng hưởng như hoa đào ngày tết. Thế mà con lại giãi bày nỗi buồn thiếu mẹ trên mặt blogs xuân phút đón giao thừa. Âu cũng là một cách giúp cho những ai còn có Mẹ trên đời biết rằng, Mẹ chính là mùa xuân, là ngày tết của tâm hồn chúng ta vậy.
Sài Gòn những ngày tết tha phương cầu thực
Trần Mạnh Hảo


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Jan/2012 lúc 11:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Feb/2012 lúc 9:07am
Ngục Tù Êm Ái   
Tác Giả: Tràm Cà Mau

Ông Ba thường nói đùa rằng, ông đang bị tù chung thân trong nhà lao êm ái, mà cai tù không ai khác hơn là bà Ba.

Bà “quản lý” tất cả sinh hoạt từng ngày của ông. Từ đi đứng, ăn mặc, nghỉ ngơi, và cả giấc ngủ của ông nữa. Con mắt dòm ngó của bà không bỏ sót bất cứ hành động nào của ông. May mắn cho ông, bà không làm chung một sở, nếu không, thì e công việc sở của ông, cũng không khỏi bị bà xía vô, và ông cũng sẽ mất hết vài chút thì giờ riêng tư ngắn ngủi đang có để thở tự do. Bà Ba thì dường như cảm thấy cái thiên chức tự nhiên của bà là chăm sóc ông chồng từng ly, từng tí, như chăm trẻ sơ sinh.

Mỗi buổi sáng, ông Ba cứ nằm nướng mãi không chịu dậy sửa soạn đi làm, cứ thiếp đi trong những giấc ngủ ngắn ngủi muộn màng. Cái giấc ngủ nướng mà ông cho là ngon nhất, khoan khoái nhất, và nó quyến rủ cái vốn liếng lười biếng tiềm tàng trong mỗi con người. Kỳ lạ thật, cả đêm thì mất ngủ, cố gắng mà không chợp mắt được, chờ khi gần sáng, cần dậy đi làm, thì lại ngủ ngon, ngủ say. Bà Ba thì chạy vào chạy ra phòng ngủ, nhắc nhở chồng. Bà cúi xuống bên giường, luồn tay vào tóc ông, vuốt ve dỗ dành : “Dậy đi anh, đừng để muộn rồi hấp tấp, lái xe xa lộ nguy hiểm. Tội nghiệp quá, anh còn buồn ngủ lắm sao? Đêm nào em cũng bảo đi ngủ sớm, mà anh cứ thức khuya. Để em pha cà phê cho anh uống liền nghe. Dậy trễ cà phê nguội mất ngon đi.”

Bà kêu réo đến lần thứ ba, thứ tư ông Ba mới uể oải dậy. Có khi bà phải bật truyền hình lên, và tìm loại nhạc vui, nhạc hùng, vặn lớn tiếng, cho ông tỉnh ngủ. Trong lúc ông làm vệ sinh buổi sáng, thì bà pha cà phê áp suất, mùi thơm nồng bay lan tỏa khắp nhà. Nước cà phê màu đen sẩm quánh đặc trong ly thủy tinh trong veo. Bà biết chồng thích loại cà phê nầy. Mỗi lần mua cà phê sống, bà phải đi xa hơn một trăm dặm để tìm cho ra loại đặc biệt nầy, đắt nhất và danh tiếng nhất. Bà ít dám uống thường xuyên, vì cà phê đắt, tiếc tiền, chỉ để dành cho ông mà thôi. Tuy phải đi xa để mua, nhưng bà không dám mua nhiều một lúc, vì dự trữ lâu ngày sợ cá phê “bay hơi” không còn giữ được chất lượng nữa. Nhiều lúc ở trong phòng tắm, ông nói vọng ra : “ Em ơi, ống kem đánh răng hết rồi, xà phòng em để đâu, lần sau đi chợ nhớ mua dao cạo râu cho anh nhé...”. Cái gì ông cũng kêu réo gọi bà, như trẻ con vòi vĩnh mẹ. Ông biết, bà thích được nghe những lời vòi vĩnh của chồng, được chăm sóc chồng. Có lẽ, nếu tất cả mọi sự, ông tự làm lấy, không réo gọi bà, thì chắc bà buồn lắm. Bà tìm được cái thích thú, hạnh phúc trong việc chăm sóc chồng.

Ông làm vệ sinh buổi sáng xong, thì ngồi vào bàn. Trên bàn đã sẵn dĩa thịt nguội, mấy lát thịt ba chỉ chiên, vài lát bơ mặn, một khúc bánh mì thơm dòn, và một ly nước cam vắt. Bà hối ông ăn món nầy, món kia ríu rít. Rồi bà chạy mau vào phòng tắm, lấy cái lược, yêu cầu ông chải tóc lại, vì khi nào bà cũng thấy mấy sợi vô kỷ luật chổng lên trời. Mỗi khi bà thấy da ông tróc vãy, thì bà lấy kem dưỡng da bôi vào má, vào mặt ông. Những lúc đó, ông giẫy nẩy mà la lối: “Thôi thôi, anh đâu phải đĩ ngựa mà bôi kem dưỡng da của đàn bà! Em tha cho anh đi, vào sở, họ cười anh tội nghiệp.” Bà cứ lầu bầu : “ Mùa đông không bôi thuốc, da hư cả, xấu lắm.” Cái hộp thức ăn trưa của ông Ba to cồng kềnh, nặng trĩu. Bà đã chất sẵn cơm, thức ăn hai ba món khác nhau, một hộp rau sống, trái cây đã cắt sẵn vì bà biết nếu không cắt gọt sẵn thì ông không bao giờ ăn, mấy miếng bánh ngọt, chai sữa tươi nhỏ, bình thủy đựng cà phê, trà. Bà còn bỏ vào đó một hộp đựng thuốc đau đầu, đau bụng, băng dán cấp cứu, dầu cù là. Ông Ba thường thường thử sức nặng cái hộp đựng thức ăn, rồi cười mà ví như ông sắp đi cắm trại, mang đồ ăn cho toàn cả gia đình. Đôi khi xách nặng quá, ông lầm bầm: “ Thôi, vợ thương thì rán chịu cho bả vui lòng, chứ không làm chi khác được.” Thà mang đi , ăn không hết thì đi năn nỉ, mời bạn bè, hoặc đổ vào thùng rác, còn hơn là để cho vợ lo lắng, áy náy. Đôi lúc ông quên, đem một ít thức ăn thừa về nhà, là bà quýnh quáng, sờ đầu ông xem có nóng không, sao mà hôm nay “ biếng ăn”.

Những khi ngồi ăn chung với bạn bè trong sở, có ai ngạc nhiên nhìn vào hộp thức ăn tràn đầy, phong phú của ông, thì ông giải thích:
“ Đây là hộp thức ăn 'tình thương', không phải tầm thường như những hộp thức ăn mua bằng tiền bạc của các bạn đâu.”
Mỗi buổi chiều, ông Ba về nhà trước bà chừng nửa giờ. Ông nằm dài trên ghế bành, nghe cái xương sống dãn ra thoải mái, ông mở truyền hình nghe tin tức. Khi ông nghe tiếng xe bà vào sân, thì liền theo đó, có tiếng bà nhắc, câu nhắc nhở cố hữu:
“Nầy, anh đi tắm đi chứ. Nhớ dùng loại thuốc gội đầu chứ đừng dùng xà bong bôi lên tóc mà mai mốt hói đầu đó”
Bà chạy vào bếp, lấy cho ông hai trái táo khô trước khi đi tắm, và nói:
" Ăn cho nhu động ruột được điều hòa, tránh táo bón. Anh nhớ vặn cho nước đủ ấm nghe, nước lạnh sinh ra cảm mạo .”
Ngày nào bà cũng nhắc nhở cùng một câu đó. Đôi khi, bà chưa kịp nói hết, thì ông đã nói nguyên câu của bà. Bà chỉ cười. Khi nào bà cũng chạy vào phòng tắm trước, kiểm soát xà phòng, khăn tắm, thuốc gội đầu. Lấy sẵn áo quần lót treo lên giá cho ông. Bà chạy ra, hối ông thêm vài ba lần nữa, nhưng khi nào ông Ba cũng ngồi im tại chỗ, vì gắng nghe cho hết tin tức quan trọng buổi chiều. Đôi khi bị vợ thúc dục quá, ông liếc nhìn bà, rồi rời ghế bành mà mặt còn quay lại nhìn màn ảnh truyền hình tiếc rẻ. Những lúc ông xem đấu bóng rổ, đang đến hồi gay cấn, thì dù đã đến trước cửa phòng tắm, ông cũng đứng lại nấn ná, xem trái banh trên màn ảnh có lọt lỗ hay không. Bà nhìn ông mà cười nói:
“ Anh thật lạ. Đã lớn rồi, mà chiều nào cũng nhắc nhở năm lần bảy lượt mới chịu đi tắm. Không có em nhắc, thì chắc xuân thu nhị kỳ anh mới tắm rửa chăng?”
Khi nào ông Ba cũng cười, và trêu lại bà :
“ Anh nhớ năm ngoái đã tắm rồi mà. Tắm gì mà tắm mãi thế, tắm mãi thịt da nó thau hết. Hồi xưa chưa lấy em, hai mươi mấy năm anh chỉ tắm có ba lần thôi, vậy mà cũng có người thương , cũng lấy được vợ, có thua ai gì đâu?”

Rồi ông Ba vào phòng tắm, mở nước chảy ào ào trên thân thể. Thường thường , khi mở vòi thì không cần thử, mà nước ấm đã thoát ra ngay, vì bà Ba đã xả trước phần nước lạnh nằm trong ống rồi. Ông Ba vừa nhảy nhót vung vẫy tay chân dưới vòi nước, vừa hát theo điệu nhạc vang vang từ máy hát nhỏ trong phòng, mà bà Ba vặn sẵn, và đã chọn những băng nhạc ông ưa thích. Tắm xong, thì vói tay lấy khăn và áo quần, đã được treo sẵn trên máng mắc áo. Ông Ba mặc áo quần vào mà không hề thắc mắc, không hề nghĩ đến cái chu đáo và chăm sóc của vợ. Ông xem chuyện đó như đương nhiên được hưởng, và ông cũng chưa bao giờ máng sẵn khăn tắm hay áo quần cho bà. Bà cũng không bao giờ đòi hỏi, hay cân phân cái việc chăm sóc nhau giữa hai vợ chồng.
Trong khi ông tắm, thì bà xuống bếp, cắt rau, lạng thịt, nấu ăn, chuẩn bị cho bữa cơm tối. Tắm xong, ông Ba lần xuống bếp giả vờ hỏi bà:
“ Em ơi, có cần anh giúp việc gì không?”

Ông hỏi cho có lệ, hỏi cho bà vui, chứ ông đã thuộc lòng câu trả lời của vợ mỗi ngày:
“ Thôi, anh đã tắm sạch sẽ rồi. Đừng làm gì nữa mà vấy bẩn vào áo quần. Để em làm một mình cho mau. Anh lên nhà xem truyền hình đi.”.
Trước khi ông đi, bà lau tay, và luồn tay vào tóc ông, kiểm soát xem tóc đã sấy khô chưa. Rồi bà liếc nhìn ông với con mắt âu yếm, nhìn cái dáng hớn hở của ông, mà bà mĩm cười như thích thú lắm. Thỉnh thoảng từ bếp, bà chạy lên phòng khách, đút cho ông một miếng thức ăn, yêu cầu ông thử xem có “vừa miệng” không. Khi nào ông cũng nói:
“Em nấu ăn là nhất rồi, không ai nấu ngon bằng em cả. Em thử thấy ngon, là anh ăn ngon.”
Bà cười vui vẻ :
“ Em nấu cho anh ăn, thì phải hợp với khẩu vị của anh mới được”
“Dễ thường em không ăn sao?”
Chưa bao giờ ông cho ý kiến là hơi mặn, hơi lạt, thiếu cay. Câu trả lời cố hữu là: “ Ngon lắm rồi, vừa ăn lắm rồi.” Bà Ba hí hửng quay xuống bếp nấu tiếp. Đôi khi ông Ba nói vọng từ phòng khách xuống: “ Em nấu gì mà thơm quá, làm anh đói bụng quá chừng.” Bà biết ông thích ăn tỏi và ăn cay, bà cho thật nhiều tỏi và ớt vào các món ăn.
Ông Ba tiếp tục xem truyền hình, xem tin tức, và các trận thể thao buổi chiều. Đôi khi ông cũng muốn dọn bàn ăn, soạn chén dĩa giúp bà, nhưng không dám làm, sợ không vừa ý vợ. Nhiều lần bà căn dặn:
“Để em làm. Em biết hôm nay cái gì cần, cái gì không. Anh dọn đầy ra bàn, có cái không cần đến, rồi sắp xếp vào lại, thêm mệt.”

Ông cũng hiểu bà nói thế, để cho ông có thì giờ mà xem truyền hình nhiều hơn. Nấu cơm xong, bà dọn ra bàn, bật đèn vàng, và chạy ra quay cái truyền hình về hướng bàn ăn, để ông vừa ăn , vừa xem các chương trình đang dang dở. Trong khi ăn, ngày nào bà cũng nhắc nhở, thúc hối ông gắp món nầy, gắp món kia: “Anh ăn tôm đi, tôm tươi và dòn, ngon lắm.” Ông mới đưa đũa vào dĩa tôm, chưa kịp gắp, thì bà đã nói tiếp: “Thịt nầy ninh mềm và bùi lắm, anh ăn miếng thịt nầy đi.” Ông lại chuyển đũa từ dĩa tôm qua dĩa thịt, mới gắp, chưa kịp đưa lên miệng, thì bà đã nói: “Anh ăn canh đi, canh mồng tơi mát và ngọt nước. Mồng tơi tươi, ngon lắm.” Ông theo lời bà, chưa kịp múc canh, đã nghe bà nói: “Rau tươi đây, anh ăn nhiều vào cho có chất xơ, trị được bệnh đường ruột.” Rồi bà dục ông gắp rau. Khi chén ông đã đầy cả tôm, thịt, canh , rau, ông bắt đầu thanh toán dần, thế mà bà cũng cứ dục ông gắp thêm. Ông thường trêu ghẹo bà:
“ Ước chi anh có ba cái miệng, sáu cánh tay để ăn và gắp thức ăn cho em vui.”

Ngày xưa, khi mới cưới, ông hơi bực mình vì ăn chưa hết món nầy, thì bà đã hối gắp món khác. Đôi khi ông gắt: “Để cho anh thở với chứ. Có ai dành hết đâu mà gấp thế?” Nhưng sau nhiều lần bắt gặp ánh mắt buồn bã của vợ, thì ông hiểu rằng, không tội gì mà làm cho bà buồn. Cứ gắp lia lịa cho bà vui, ông cũng chẵng mất gì cả. Trong lúc ăn, bà để dành miếng ngon gắp bỏ vào chén ông, ông bỏ lại vào chén bà, cứ thế mà đẩy qua, đưa lại, cho đến khi bà làm mặt giận ông mới chịu ăn. Biết vợ thương, ông thường gắp thức ăn bỏ vào chén bà và nói:
“Miếng nầy dở lắm, em ăn giúp anh, anh không muốn ăn miếng dở.”
Bà âu yếm nhìn ông và mĩm cười, như thầm bảo: “Anh không gạt nỗi em đâu, em biết hết.”. Mỗi khi ăn cá, bà ân cần nhắc nhở ông:
“Khéo hóc xương nghe, anh ăn phần hông con cá, nhiều thịt, ít xương, đừng ăn phần kia”
Ông lại trêu chọc bà:
“ Phải. Để phần nhiều xương lại cho em hóc xương, cho bác sĩ và bệnh viện có việc làm, đỡ thất nghiệp.”

Mấy chục năm , chưa bao giờ ông bị hóc xương, mà bà vẫn nhắc nhở. Bà cho rằng, nhờ bà nhắc nhở, nên ông không bị hóc xương.
Gần cuối bữa ăn, bà thường ép ông ăn thêm nửa chén, một phần tư chén, hoặc húp thêm chén canh, vài muỗng nước rau. Biết ý bà, nên ông thường để dành, trống một góc dạ dày, mà có sức ăn thêm cho vợ vui lòng. Ông cũng biết sau bữa ăn còn bánh ngọt, trái cây, phải ăn cho hết. Nhiều lúc cơm ngon, ông ăn đã đầy bụng, không ăn thêm được nữa, ông thường cầm các thứ trái cây mà bà ép ông ăn, len lén gói lại, đem cất vào tủ lạnh. Ông biết rõ, ông không có quyền nói là no lắm rồi. No cũng phải rán mà ăn. Nhiều lúc bà ép ăn nhiều quá, bao tử chịu không nỗi sức ép, phải bài tiết gấp. Sau khi xả xong, ông nói đùa vói bà: “ Nầy em, của Caesar đã trả lại cho Caesar hết rồi. Phí mất một bữa ăn”. Thế là bà vội vã đi lấy dầu nóng thoa vào rốn ông, bắt ông phải mang vớ vào cho ấm chân, dù trời đang tiết nóng nực. Bà lại nhắc nhở : “ Anh không được khỏe, tối nay phải đi ngủ sớm. Đừng đọc sách, đừng xem truyền hình.” Sau đó bà vội vã nấu nước gừng, bắt ông uống nóng, để dằn cơn đau bụng. Ông nói rằng thải ra hết, là xong rồi, không đau đớn gì nữa cả, mà bà không tin, cứ lo lắng mãi.

Sau mỗi bữa ăn, ông Ba nói cho có lệ:
“ Em có cho anh dịp may, hôm nay được dọn dẹp chén dĩa và rửa bát không?”
Bà Ba gạt phắt đi như mọi hôm:
“ Không được đâu, việc nầy của em. Anh rửa chén bát rồi sắp xếp lung tung, đến khi cần, em không biết đâu mà tìm.”
Ông Ba hỏi, chứ đã biết chắc câu trả lời của vợ rồi. Bởi đôi khi ông cũng áy náy, muốn giúp vợ một tay, vì việc gì bà cũng dành lấy mà làm. Khi có việc bà không làm nổi, mới kêu ông phụ giúp.

Mỗi đêm, ông Ba thường ưa đọc sách, nhưng bà cứ thúc dục ông đi ngủ sớm, đừng thức khuya hại sức khỏe. Chín giờ đêm là phải tắt đèn đi ngủ. Không được qua khỏi cái giới hạn đó. Ông thường nói với bà:
“ Em xem, cuộc đời ngắn ngủi, người xưa còn biết thắp đuốc đi chơi, mình ngủ sớm, uổng đời quá.”
Khi đi ngủ, bà đưa thêm áo ấm cho ông mang, bắt ông đi vớ, đội nón, vì sợ khuya trời chuyển lạnh. Nhiều đêm trời nóng nực, không chịu nỗi đôi vớ, cái nón nực nội, nhưng ông cũng không phản đối. Chờ cho bà ngủ, ông len lén cởi ra các thứ vướng víu nóng nực đó. Thường ông nói nhỏ:
“ Em à, mình đang ở California vào mùa xuân, chứ không phải ở Alaska vào mùa tuyết phủ.”
Bà trả lời yếu ớt:
“Thà chịu nóng một chút, mà chắc chắn khỏi cảm lạnh khi về khuya.”
Thường trước khi ngủ, bà ép ông uống vài viên thuốc bổ. Bà đứng canh cho đến khi ông uống xong mới chịu đi, vì có lần , bà tìm thấy thuốc bổ nằm la liệt trong thùng đựng rác. Có khi ông Ba vờ uống cho bà vui, nhưng ông ép viên thuốc vào dưới lưỡi, và sau đó phì ra.
Mỗi khi pha trà cho ông uống, bà cũng thử xem độ nóng đến đâu. Khi nước quá nóng, thì bà không quên dặn dò:
“ Nước nóng lắm đó. Coi chừng kẻo phỏng lưỡi”
Những lúc nầy, ông Ba giả bộ như sắp uống ngay ly nước, làm bà hốt hoảng la ơi ới. Dù bà biết ông đùa nghịch mà thôi. Rồi ông Ba nhăn răng cười, bà quay mặt bỏ đi. Mỗi khi ông dẫn bà đi phố, bà thấy áo quần đẹp, vưa ý, thì mua cho ông ngay. Bà biết kích thước, tầm số của áo quần ông, từ áo lót, quần lót, cho đến áo tay dài, áo tay cụt, vòng lưng, vòng mông, mà chính ông Ba cũng không biết và không nhớ phải mua áo quần cỡ nào cho chính ông. Tất cả áo quần của ông Ba đều do bà mua sắm, cứ chất đầy trong tủ. Có khi ông Ba thấy vợ chọn cái áo lòe loẹt quá, ông nói:
“ Em nầy, quanh vùng chúng ta ở, có ai lập gánh cải lương không? Để anh xin gia nhập. Sẵn có cái áo nầy, đỡ may mặc tốn kém”
Bị ông trêu chọc, bà không giận hờn, chỉ nói nho nhỏ:
“ Anh không thích màu áo đó, thì em sẽ đem đổi lại.”
Thường khi ông lái xe, bà ngồi bên cạnh. Bà ngồi mà mắt nhìn kiếng chiếu hậu, nhìn qua phải, nhìn qua trái, xem xe cộ chung quanh mà nhắc nhở ông biết tình trạng lưu thông trên đường.
“ Coi chừng chiếc xe bên phải, nó chạy sát xe mình quá.” Hoặc: “Chạy chậm lại chút đi, cái xe đàng trước xem loạng quạng như người say rượu.” Hoặc la lên nho nhỏ: “Anh phải nhường cho xe kia qua chứ. Tranh nhau làm gì?”.
Ông Ba thường bảo:
“ Anh thì lái xe, mà em thì lái anh. Lên xe, em hãy ngồi nghỉ ngơi, đọc báo, nghe nhạc hoặc ngủ cho khỏe , việc lái xe để anh lo.”
“ Em phải chia xẻ cùng anh chứ, bốn con mắt, hai cái đầu vẫn hơn hai con mắt, một cái đầu. Vã lại, làm sao mà yên tâm nghỉ ngơi được?”

Mỗi lần đi đâu xa, không quen đường, bà Ba thường dở bản đồ nghiên cứu trước. Phải đi lối nào, xa lộ nào, đến đâu thì chuẩn bị, và ra khỏi xa lộ quẹo mặt hay quẹo trái, đi thêm bao nhiêu ngã tư nữa thì quẹo hướng nào. Trước khi quẹo là ngã tư tên đường gì. Rồi bà vẽ ra trên giấy, dán vào tay lái cho ông. Tuy thế, bà vẫn chưa yên tâm, sao chép lại một bản khác mà cầm trên tay. Rồi chỉ đường cho ông đi. Ông cứ lái xe theo hướng dẫn của bà, và thành một thói quen, lái xe mà không suy nghĩ, không vận dụng trí nhớ để tìm đường. Bỡi vậy, những khi đi đâu một mình, ông hay bị lạc đường, và phải dừng xe lại xem bản đồ. Ông thường nghĩ, vợ chăm sóc quá, làm ông mất đi một phần năng khiếu có sẵn. Những khi bà chỉ sai đường, đi quanh co mà không tìm ra nơi muốn đến, thì bà áy náy, nôn nao, làm như bà đã phạm vào một lỗi lầm tầy trời. thường thường, ông Ba an ủi vợ:
“ Có sao đâu. Lạc đường thì quay lại. Cứ xem như mình đi chơi, đi ngắm cảnh, đi cho biết đó biết đây. Gấp gáp gì đâu? Đến trể cũng chẳng chết ai cả. Tìm mãi rồi cũng sẽ ra đúng đường.”
Dù được chồng an ủi như thế, mà bà vẫn quay quắt dòm qua, ngó lại, rồi cúi đầu vào cái bản đồ, cho đến khi xe dừng lại đúng dịa chỉ, bà mới hết băn khoăn.
Những khi đi bộ băng qua đường, bà hốt hoảng nhìn quanh và la lối nhắc nhở:
“Coi chừng xe cộ. Nhiều người lái ẩu tả lắm. Phải nhìn phải, nhìn trái, và nhìn lui cả đàng sau nữa mới được.”
Bà thường nói : “Anh không biết một chút gì về luật đi đường cả. An toàn là trên hết.” Câu nói của bà làm ông Ba mĩm cười, vì chính ông là kỹ sư lưu thông, phụ trách về an toàn cho xe cộ di chuyển trong thành phố nhà.
Những khi ông ngồi chờ bà đi rảo trong các khu hàng hóa lớn, trước khi đi bà dặn dò:
“Ngồi đây nhé. Đừng đi đâu mà xe cộ nguy hiểm, làm em lo.”
Ông Ba ngồi đọc báo, có khi quẹo đầu ngủ gật. Khi mỏi mệt, ông đi một vòng cho giãn gân cốt, hoặc lảng vảng ở các tiệm bán đồ điện tử. Nếu bà trở lại mà không thấy ông, thì bà hốt hoảng như con gà mắc đẻ, chạy quanh tìm kiếm. Khi tìm được ông, thì bà lớn tiếng và giận hờn:
“Anh làm em sợ muốn chết. Tưởng đâu chúng nó bắt cóc, hoặc giết chết anh rồi. Đi đâu mà không cho em biết?”

Ông Ba hiểu rằng, vì thương chồng nên bà mới có thái độ đó. Không phải bà độc tài hay khó tánh. Ông thường trả lời:
“ Em tưởng tấm thân anh quý báu lắm sao? Ai mà bắt cóc anh làm gì , nuôi cho thêm tốn cơm, cạy không ra một đồng xu. Họ giết anh làm gì, sừng sỏ như anh, không giết ai thì thôi, chứ ai mà giết được anh. Em làm anh tưởng mình là nhân vật quan trọng lắm.”
Những lúc đi ăn tiệc, hoặc tham dự đám cưới, dù đã được ông căn dặn trước, nhắc nhở nhiều lần, thế mà bà Ba vẫn quen thói như khi ở nhà, gắp lia lịa các miếng ngon bỏ vào chén ông. Hoặc thúc hối ông ăn món nầy, ăn món kia. Những lúc đó, ông Ba đưa mắt kín đáo ra dấu cho bà, hoặc đá chân bà ở dười gầm bàn mà nhắc nhở. Bà chỉ mĩm cười. Những lúc nầy, ông Ba thấy thương vợ vô cùng, dù hơi bực mình vì ngượng với những người ngồi chung bàn, sợ họ nghĩ ông bà tham ăn, thiếu lịch sự. Có khi ông chữa thẹn bằng vài câu khôi hài vu vơ.

Trong mùa hè, ông Ba thường đi đánh quần vợt với bạn bè vào sáng chủ nhật .Thấy ông Ba xuất hiện trên sân, là đám bạn đã nhao nhao lên trêu chọc ông: “Hôm nay chúng tôi được ăn, uống món gì đây?” Bởi họ biết rằng, khoảng gần trưa, bà Ba sẽ lể mể bưng đến bánh trái, nước ngọt cho ông Ba và bạn bè. Bà thường đặn dò:
“ Đánh banh vừa phải thôi, đừng chơi nhiều, đứng ngoài nắng lâu không tốt . Các anh ăn uống đi, cho có sức mà đập banh.”

Cái chu đáo của bà thường được bạn bè ông Ba đem ra làm đề tài để trêu chọc ông. Cũng có vài người tỏ ra ganh tị, vì không có được bà vợ hết lòng vói chồng như bà Ba. Bị trêu chọc, ông Ba chỉ cười và trêu lại rằng, các bạn ông không có phước phần thì rán cắn răng mà chịu. Có bà thấy bà Ba đem thức ăn ra sân banh cho chồng, thì phàn nàn và lớn tiếng:
“Việc gì mà nối giáo cho giặc. Mấy chả ham chơi, lười biếng chảy mỡ ra, việc nhà thì thoái thác rằng yếu, mệt, mà chạy chơi, đập banh suốt ngày ngoài nắng thì không mệt. Đàn bà mình cũng đi làm chứ! Thứ bảy, chủ nhật mình lo việc nhà mờ con mắt không hết, mấy ổng thì đi chơi, lại còn nhậu nhẹt, bàn tán chuyện vá trời xô núi. Đem thức ăn ra sân banh làm chi cho mấy chả thêm lừng!”
Bà Ba chỉ cười, nói nhỏ nhẹ:
“Thương chồng thì có mất mát gì đâu? So đo làm chi? Thương thì cho bao nhiêu cũng không vừa, và không cần đền đáp. Làm gì được cho chồng vui là em thấy sung sướng trong lòng. Tình thương cho đi, không bao giờ thiệt hại cho ai cả.”

Ông Ba sợ nhất là những khi nhức đầu sổ mũi. Những lúc đó, bà đè sấp ông xuống, dùng cái muỗng, bôi dầu cù là mà cạo gió cho nát cái lưng ông ra. Da lưng rướm máu, đỏ bầm lằn ngang vết dọc. Ông chỉ biết la ơi ới, và xin bà nhẹ tay cho, vì quá đau. Đau quá, ông thều thào: “Em làm như công an tra tấn, khai thác lấy tin tức không bằng. Thôi tha cho anh đi.” Bà đâu có chịu tha dễ dàng. Sau màn cạo gió, là xông dầu gió. Rồi bắt ông uống nhiều loại thuốc khác nhau cho mau lành bệnh. Ông hỏi bà: “ Em bắt anh uống nhiều thuốc như thế nầy, không sợ phải ra tòa mang tội sát phu hay sao?” Ông biết bà không có một chút kiến thức y khoa nào cả, cứ nghĩ uống nhiều thuốc là mau lành bệnh. Ông giả vờ uống cho bà đỡ lo, rồi đem quăng vào thùng rác. Thường ông thì thầm đùa với bà: “ Em muốn anh hết bệnh ngay tức thì không? Dễ lắm. Chúng ta vào buồng đóng cửa, thương nhau cho nhiều, mồ hôi ra, là hết bệnh ngay.” Bà phát yêu vào vai ông: “Bậy bạ, muốn chết sớm hay sao. Bệnh mà còn loạng quạng là sụm ngay luôn đó.”

Mỗi khi ông Ba đi công tác xa nhà vài hôm, bà soạn hành lý cho ông, bỏ vào hành trang đủ thứ lỉnh kỉnh. Bà có sẵn mấy cái danh sách dài lòng thòng, về những món cần thiết chuẩn bị sẵn cho ông. Đi ngắn ngày, đi dài ngày, đi một hai ngày, đều có danh sách riêng cho các thứ hành trang mang theo. Đi xa trên ba ngày thì có năm mươi bốn món, đi dưới ba ngày thì có bốn mươi tám món. Trong đó có cả tăm xỉa răng hai loại, loại bằng nhựa có dây chỉ, loại tăm thơm trong bao giấy, có cả giấy lau kiếng, giấy ướt chùi tay, con dao Thụy Sĩ có cờ chữ thập trắng, thuốc đau đầu, đau bụng, dầu gió... Bà kiểm soát và đánh dấu vào những món cần dùng đã nhét vào rương da. Suốt đêm hôm trước khi đi, dù ông đã vặn đồng hồ reo báo thức rồi, bà cũng lăng xăng không ngủ được, chạy lui chạy tới trong nhà cho đến khuya, và không ngủ được vì sợ ông trễ giờ lên máy bay, bà thức dậy nhiều lần nhìn đồng hồ, và mở hành trang ông ra, kiểm soát lại xem có thiếu món gì không. Đôi khi ông bực mình, gắt bà, nói là ông đã lớn, đã già rồi, không còn là trẻ con nữa mà phải lo lắng từng ly, từng tí như vậy. Bà chỉ nói nho nhỏ là nếu bà không lo cho ông, thì ai lo cho đây. Nghe giọng nói buồn bã của vợ, ông Ba biết rằng, vì thương chồng mà bà quay quắt như vậy, nên để yên cho bà lăng xăng. Có lẽ không được lo lắng cho chồng, thì bà buồn hơn. Mỗi lần nhìn đống hành trang, khi nào ông cũng kêu lên:
“ Em làm như anh dọn nhà không bằng. Mang đi nhiều, nặng nhọc mà không dùng đến, uổng công.”
“ Thà dư còn hơn thiếu. Lỡ anh cần, thì có ngay mà dùng.”

Ngoài hành trang mang theo, bà còn kiểm soát xem ông còn đủ tiền mặt trong túi không. Nếu không đủ thì bà bỏ thêm. Bà còn mua cho ông cái thắt lưng da hai lớp, dấu mấy trăm đồng đô la xếp gọn. Bà cũng không quên dấu thêm tiền trong một ngăn bí mật trong rương da, để phòng khi bất trắc.
Ngày thường, mỗi sáng bà bỏ thêm tiền mặt vào ví da cho ông, dù ông bảo là đã có thẻ nhựa, không cần tiền mặt làm chi. Trong hộp gạt tàn thuốc của chiếc xe ông, bà cũng dấu ít chục đồng, để phòng hờ khi khẩn cấp, khi ông cần đến. Và quả thật, ông đã nhiều lần sử dụng cái số tiền bí mật phòng xa đó. Những lúc nầy, ông thấy thương vợ vô cùng.
Lần hai ông bà đi du lịch Trung Hoa, đêm ngủ lại Bắc Kinh, nằm trong khách sạn rộng rãi, ông nói:
“ Em à, nằm đây mà anh nhớ đến thời xưa, các sứ thần Việt Nam qua cống Thiên Triều, như cụ Ngô Thời Nhậm, cụ Nguyễn Du, họ đi bộ hàng ngàn dặm, lại phải ở lại công quán, đâu có tiện nghi, đâu có sang trọng như khách sạn bây giờ mà lại có vợ ôm trong tay nữa. Chúng ta sung sướng quá, tội chi không để lại một kỷ niệm yêu thương nơi đây?”
Ông luồn tay vào bụng bà. Bà giẫy nẩy không chịu:
“ Ngày mai leo Vạn Lý Trường Thành, phải để dành sức khỏe mà đi. Không thì uổng lắm”
“ Một trăm cái Vạn Lý Trường Thành cũng bỏ.
Bà nói nho nhỏ:
“ Thiên hạ biết, họ cười cho mà xấu hổ”
“Vợ chồng thương nhau là hợp với lẽ trời đất, có gì sai trái mà sợ thiên hạ cười. Ai không có chuyện nầy, mà lại dám cười mình? Ngày mai lên xe, anh sẽ hỏi vợ chồng nào dám dong tay lên, xác nhận là chưa có chuyện “thương” nhau bao giờ. Xem có ai dám dong tay lên không?”
“ Thôi anh ơi, đừng nói chuyện tào lao nữa. Kỳ lắm.”

Hôm sau ông Ba thở phì phò leo lên dốc Trường Thành Vạn Lý. Bà đi bên cạnh xót xa : “ Đã bảo mà không nghe. Tội nghiệp anh chưa.”
Được thể, lần đi du lịch Âu châu, hai tuần qua sáu quốc gia, ông cũng nài bà để lại kỷ niệm thương nhau tại thủ đô của mỗi nước. Tại London thủ đô Anh Quốc , Paris của Pháp , Geneva của Thuỵ sĩ, Rome của Ý, và Vienna Áo Quốc. Khi di chuyển, ngồi trên xe, ngày nào bà cũng thấy ông quẹo đầu nhắm mắt ngáy phì phò mà cái miệng chu dài ra, bà xót xa nói nho nhỏ :
“ Khổ chưa, đi du lịch ngắm cảnh mà mệt ngủ khì ra thế, có uổng tiền không. Thiệt như là trẻ con. Thương quá!”
Đang ngáy, mà ông cũng nghe được, giật mình mở mắt, quay qua bà nói đùa:
“ Thương hả? Chưa được đâu. Trên xe đông người thế nầy, kỳ lắm.”
Bà cấu ông một cái , nói nho nhỏ :
“ Bậy nào, anh cứ nói chuyện khôi hài mãi. Thiên hạ nghe được, họ cười cho”
Rồi ông lại tiếp tục ngủ gục, cái đầu lắc lư theo nhịp xe di chuyển. Mỗi khi xe dừng lại ở các thắng cảnh cần viếng thăm, bà đánh thức ông dậy. Cái mặt ông đờ ra, ngơ ngác nhìn quanh.
Mấy lần ông đi trượt tuyết, từ nhà lái xe lên núi cũng mất gần năm giờ. Bà dành lấy tay lái, đưa ông đi, vì sợ ông lái xe đường xa mệt nhọc, không còn sức mà trượt tuyết. Bà thường nói:
“ Anh nhắm mắt ngủ cho khỏe, lấy thêm một chút sức khỏe mà trượt đua với thiên hạ.”
Lên núi, bà đứng canh, và đưa mắt theo dõi ông từ trên cao lao người vòng vèo lượn xuống. Hai tay bà luôn luôn ôm lấy ngực lo lắng, sợ ông té ngã. Mỗi khi ông lượn vòng qua , bà không quên nhắc nhở : “ Cẩn thận nghe anh, coi chừng té gãy tay, gãy chân thì khổ.” Nghe bà nhắc, ông lướt đến gần bà, rồi giả vờ té lăn nằm ngữa trên tuyết. Biết là ông chồng đùa nghịch, mà bà vẫn hốt hoảng chạy gấp đến hỏi han rối rít. Ông nhăn răng cười. Bà nhẹ nhàng trách:
“ Anh ác lắm. Anh làm em lo, tội nghiệp em.”

Mỗi lần có bạn ông đến chơi, bà lo lắng nấu món nầy, món kia, làm thức nhậu cho các ông. Thường thường bà nấu thức ăn theo sở thích của khách mà bà biết. Rồi bà bảo đứa con trai xuống hầm nhà lấy những chai rượu nho cũ nhất mà đãi khách. Hằng năm, có những đợt rượu nho được bán ra với giá rẻ để quảng cáo. Bà mua vài ba chục chai, cất vào hầm, gác lên kệ và ghi chú năm sản xuất. Mười mấy cái kệ dưới hầm nhà chất toàn rượu nho. Những chai rượu để dành lâu năm, có khi giá tăng thành năm bảy lần giá mua ban đầu. Bà lý luận rằng, thế nào cũng phải mua rượu đãi bạn, tội gì không mua trước, tiết kiệm được vô số tiền. Khi đãi người ta, thì phải cho ăn ngon, uống ngon, còn không thì thôi, đừng mời. Đó là cái chủ trương của bà. Bỡi vậy cho nên nhà ông bà Ba thường có khách khứa liên miên. Đãi đằng bạn bè, là một thú vui của bà. Bà Ba thường nói rằng, những niềm vui nho nhỏ hàng ngày gom lại, thành ý nghĩa hạnh phúc đích thực của cuộc sống. Bà không mơ cao xa, không ước vọng giàu sang xa hoa phú quý tột bực.

Những khi việc sở cần kíp, ông Ba đi làm thêm vào thứ bảy, hay buổi chiều về muộn, bà thường xuýt xoa, lo cho sức khỏe của ông. Bà thường bảo ông:
“ Mình có đủ ăn rồi, kiếm thêm bao nhiêu tiền cũng không thể giàu được. Mà giàu làm chi? Có nhiều tiền để sau nầy chết cúng cho chùa, cho nhà thờ ư ? Con mình, chúng không cần tiền đó. Mình đến đất nước nầy khi đã quá nửa đời người, mà còn làm ăn sinh sống được, huống chi con mình lớn lên tại đây, học hành và tốt nghiệp tại đây. Tương lai của chúng, chắc chắn khá hơn mình nhiều, tại sao mà phải lo ngược ?”
Có người chế nhạo ông Ba rằng, đã già đời rồi, mà còn để vợ chăm sóc như con trẻ, bị vợ “quản lý” như kẻ đi tù chung thân. Ông Ba cười, và nói rằng, trong cái vòng lao tù êm ái nầy, ông mong được ở tù càng lâu càng tốt, và cầu sao cho đừng bao giờ có ngày “ân xá”.

Bà Ba cũng bị bạn bè thân thiết trách mắng:
“ Sao mà dại thế, các ông cũng có tay có chân, cũng có sức khỏe, tội chi mà hầu hạ cho các ông thêm lười biếng, thêm hư hỏng. Mai sau mình có chết trước, mấy ông sống một mình không nổi, phải đi kiếm gấp bà khác mà điền thế vào chỗ trống của mình. Phải tập cho các ông tự lập, tự lo lấy cho quen.”
Bà Ba nhẹ nhàng đáp:
“Tình thương không có so đo. Làm được gì cho chồng vui là mình vui, là xây thêm được một viên gạch vào cái nền hạnh phúc cho vững vàng hơn, không mất mát đi đâu cả. Cho còn sướng hơn nhận.”



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 12/Feb/2012 lúc 9:08am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Feb/2012 lúc 3:43am
ĐOẠN ĐƯỜNG NGUY HIỄM
                               Xuân Tước
      http://www.viethamvui.net/t10424-topic
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Feb/2012 lúc 9:51am
Người Chị Dâu Tôi

Tác giả: Hồ Dzếnh



 Dòng máu Trung Hoa thấm đều ba anh em chúng tôi thì không còn được nguyên chất nữa.

Người lo đến cái ngày lạc giống nhất, có lẽ là ba tôi. Triết lý qua làn khói thuốc phiện, chén nước chè tàu, ba tôi thường bảo:

- Thế nào một trong ba đứa cũng phải cho về quê mới được!

Công việc gây lại nòi giống được anh tôi đảm nhận bằng cách cưới, sau bốn năm trời nghiên bút, một người vợ đặc Tàu. Cái hỷ tin ấy bắn từ bên kia trùng dương sang khiến ba tôi vuốt râu cười khoái chí, trong khi mẹ tôi có vẻ không bằng lòng. Rồi, mặc dầu sự phản đối nhỏ nhặt của người đàn bà phương Đông yếu đuối, chị dâu tôi đã ở dưới cái nóc nhà thân mật với chúng tôi, cái nóc nhà sau này từng chứng kiến những ngày buồn thảm của đời chị.

Hỡi chị! Nếu số phận đã bắt chị vào làm dâu một gia đình cơ khổ, làm vợ một người chồng không bằng người, làm một người đàn bà lưu lạc, chị hãy nhận ở đây, trong mấy dòng chữ này, một lời an ủi, để may ra lòng đau khổ của chị được san sẻ một vài phần.

- Ừ, rồi tha hồ mà vui. Chốc nữa chị dâu mày sắp về đấy!

Mẹ tôi bỏ rá gạo vo xong xuống miệng chum, nhìn tôi và cười một vẻ mai mỉa. Từ hôm nhận được tin anh tôi cưới vợ, mẹ tôi đâm ra buồn rượi suốt ngày. Là vì mẹ tôi đã có định kiến sẵn về cuộc hôn nhân của anh tôi, và người con dâu của mẹ tôi phải là người biết gồng gánh, biết chịu khó xay lúa, giã gạo, cáng đáng mọi việc trong nhà. Tôi còn nhớ hôm cầm đến ảnh anh chị tôi, mẹ tôi thở dài:

- Cái ngữ này rồi lại chỉ xõng xác ra là hết!

Tôi nhỏ nên vẫn dễ tưởng tượng. Tôi tưởng tượng chị dâu tôi là một thiếu phụ sang trọng, đẹp đẽ, bó chân và chuốt bím bằng dầu thơm. Năm sáu lần, cầm bức ảnh chụp từ bên Tàu gửi sang, tôi sung sướng vì sắp được làm em một người Trung Hoa quý phái, yêu tôi và cho tôi nhiều tiền. Mà chị dâu tôi đẹp thật, nói là yểu điệu thì đúng hơn.

Đôi má hồng luôn, và cặp mắt ngơ ngác như vừa qua cái thảm cảnh phân ly, chị tôi nhìn chúng tôi, thằng lớn dắt tay thằng nhỏ, ngó chăm chú cái con người bắt đầu đến làm thân với hơi bàn ghế trong nhà. Mẹ tôi lúc ấy không có ở đấy. Chỉ có mình ba tôi yếu đuối ngồi trên sập gụ mỉm cười. Tôi đánh bạo xán lại gần chị. Chị vui vẻ vuốt tóc tôi, và dúi vào tay tôi hai hào chỉ. Tôi càng mến chị tôi hơn lên, quấn quít bên chị suốt ngày. Hình như chị dâu tôi sống giữa sự lãnh đạm của mọi người, trừ anh cả tôi - chồng chị - và tôi, những người đem lại cho chị một phần lớn tình lưu luyến của gia đình.

Thậm chí đến anh hai tôi cũng thường bảo tôi:

- Mày cứ xán lại gần chị ấy, mẹ ghét lắm đấy!

Mỗi lần anh tôi mắng, tôi thường đem những đồng hào mới tinh ra khoe:

- Này, anh xem, chị ấy tốt lắm kia!

Chị dâu tôi sống trong sự bỡ ngỡ có đến ngót hai tháng. Một hôm đi học về, tôi ngạc nhiên thấy chị đang xay lúa, thở hổn hển và luôn luôn đưa khăn mặt lên lau trán. Tôi chạy ngay xuống nhà bếp, giận dỗi hỏi mẹ tôi:

- Sao mẹ bắt chị cả xay lúa thế? Chị cả có quen làm những công việc ấy đâu!

Mẹ tôi trừng mắt:

- Không quen thì không làm à? Tao mua con dâu về có phải để mà thờ đâu!

Tôi ức quá, toan cãi, nhưng nghĩ đến ngọn roi mây, lại thôi. Mẹ tôi, nói đúng ra, không phải là người ác. Sự cần cù có từ khi lấy ba tôi, và cái thành kiến xấu xa về mẹ chồng, con dâu nuôi ngấm ngầm trong những đầu óc bảo thủ, là hai cớ chính xui mẹ tôi khinh ghét những kẻ không quen làm.

Thông minh, chị dâu tôi dần dần làm được mọi việc. Từ chiếc áo dài hoa, đôi giày nhiễu, chị tôi đã nhũn nhặn đổi sang bộ quần áo màu chàm thẫm, đôi dép da trâu mà chị tôi không bao giờ rời ra nữa. Cực khổ nhất là mấy tháng đầu, khi chị tôi chưa nói thạo tiếng Việt Nam. Nhớ đến sự cực khổ ấy, có lần chị tôi đã nhắc lại:

- Thà cứ câm đi mà hơn, chú ạ.

Nhà tôi là nhà nghèo, cơm thường ghế khoai cho đỡ gạo. Trừ tôi là được ăn cơm trắng. Nấu niêu cơm ngon lành mà tôi thường ăn hết ấy, tai hại, lại là công việc của chị tôi, một người đàn bà Tàu xưa nay chỉ quen sống trong cảnh đài các. Một hôm ăn quà no, tôi bảo đùa chị:

- Chị ăn hộ cả cơm cho em nhé!

Chị tôi ăn thật, ăn ngon lành, nhưng với một vẻ sợ hãi làm tôi đoán ra là lâu nay chị thường thèm những bữa cơm gạo trắng lắm. Từ đấy, tôi thường kín đáo dành lại trong nồi một hai bát và bao giờ, bao giờ, chị dâu tôi cũng nể lòng ăn hết!

Chị tôi hay khóc lắm, khóc rưng rức suốt ngày. Chị thường bảo tôi bằng một giọng lơ lớ:

- Mẹ hay mắng lắm, em ạ!

Tôi còn nhỏ, không biết can gián, yên ủi thế nào cho khéo, ngoài cách khóc theo với chị tôi. Tôi hiểu biết người đàn bà ấy lắm, người đàn bà buồn khổ sàng từng hạt tấm xuống nong, trong khi trời chiều sàng từng giọt hoàng hôn xuống tóc. Trông chị ngồi tẩn mẩn làm những công việc hằng ngày mà có lẽ trước kia, chị không bao giờ ngờ sẽ phải dúng tay tới, tôi thấy tâm hồn xúc động, bâng khuâng... Tôi nghĩ đến cái tổ quốc xa xôi với những manh áo chàm giang hồ khắp tứ xứ, cái tổ quốc mà tôi chưa từng biết bao giờ!

- Tối rồi em ạ, thắp đèn mà học đi!

ô hay! sao lúc viết mấy dòng chữ này, tôi còn thấy như một niềm bối rối, gió tối bận bịu trong chùm tre, một chấm lửa lung lay châm loe vào bóng đêm bất tận!

Người chị dâu tôi... Người chị dâu tôi...

Tôi là người biết cảm sầu rất sớm, nên người đàn bà lìa quê hương ấy đã là cái đề cho tôi khóc bằng thơ để làm ố hoen cả một buổi bình minh đáng lẽ rất tươi đẹp.

Hai năm sau, chị dâu tôi sinh thằng cháu đầu lòng thì ba tôi mất. Mẹ tôi yếu, gia đình sa sút thêm. Chỉ còn mình tôi là được đi học. Chị dâu tôi phải về ở nhà quê làm việc. Ngày đưa chân cả nhà tôi ra ga để lìa bỏ cái tỉnh thành bạc bẽo, tôi sụt sùi bảo chị dâu tôi:

- Chị về chịu khó hầu mẹ nhé. Đến Tết em về, em mua nhiều bánh cho cháu.

Chị tôi gật, ứa nước mắt.

Từ đấy cứ tuần tuần, tôi gửi về một bức thư, phần nhiều là thư khuyên mẹ tôi ăn ở rộng lượng với mọi người trong nhà. Làm như thế, tôi mong mỏi sẽ vợi được ở lòng người chị dâu đau khổ của tôi những nỗi buồn rầu khi xa đất nước...

Mỗi một dịp được nghỉ về nhà, với tôi hồi ấy, là sự giải thoát cái ngục tù thành phố, nơi tôi chỉ mơ màng thấy hình bóng một người đàn bà lưu lạc. Tội nghiệp, những lúc trông thấy mặt tôi, chị dâu tôi cứ đứng ngây người ra, vì cảm động. Tôi giấu mẹ tôi những thức quà biếu chị, có lúc là chai dầu thơm, có khi là vài thước lụa. Chị tôi thường phàn nàn:

- Chú tử tế với chị quá. Chị chả biết biếu chú gì được bây giờ.

Có, chị ạ, chị đã biếu em một thứ quà quý nhất, một tấm lòng thương người, một chân tình xứng đáng. Và bây giờ, trong cát bụi cuộc đời, tâm hồn em vẫn còn sáng mãi những cảm tình chân thật buổi đầu.

Thường thường, chị kể chuyện cho tôi nghe:

- Chú ạ, ngày xưa chị sung sướng lắm kia. Chị là con một trong gia đình quý phái, cũng được nuông chiều như chú bây giờ, có phần hơn thế nữa.

Nói xong, chị tôi lại khóc. Chị tôi chỉ biết khóc. Những bữa cơm khoai, những ngày lam lũ đã làm chị chạnh nhớ đến cảnh sum họp năm nào.

Thời hạn nghỉ của nhà trường rất ngắn, nên thường thường tôi chỉ ở nhà được ba hôm là cùng. Mỗi lần lên tỉnh, chị tôi hay cho tôi tiền, hoặc bỏ giấu vào túi áo, hoặc nhét dưới đáy va ly và dặn quen miệng:

- Chú chăm mà học, rồi về dạy cháu.

Anh cả tôi vì công việc làm ăn ở tỉnh, chỉ có thể về quê thăm nhà mỗi năm vào dịp Tết. Vắng hai người thân ái nhất, chị tôi trở lại sống buồn bã như ngày mới về nhà chồng. Tiếng xay lúa ồ ồ nhiều lúc đến tận hai giờ sáng, như những nhịp đời thương nhớ âm vọng trong thời khắc và lòng người.

Hai năm sau, chị dâu tôi hoàn toàn thành một người đàn bà quê Việt Nam đặc. Trên cánh đồng rộng rãi của làng Đông Bích, người ta thường thấy một dải áo chàm in bật trên nền trời mỗi sáng, chăm chỉ và lặng lẽ như dấu hiệu một cuộc sống vâng lời, ngu muội.

Chị dâu tôi đã khác với ngày trước lắm rồi. Ba năm đôi, mấy đứa cháu tôi thi nhau ra đời, thi nhau sống một cách cơ cực và thi nhau kết thêm một ít dây liên lạc trói buộc chặt chẽ người mẹ chúng nó với cái đất nước này.

Người đàn bà ấy đã thôi không bao giờ còn dám hy vọng trở về quê hương nữa.

Tôi bước ra đời, xếp sách vở lại, mang vào trong bụi bặm cái hình bóng một người chị dâu lam lũ, nghèo hèn, chút chân tình nhận được khi trái tim chưa biết đập một tiếng giả dối nào.

Sáu năm rồi, tôi không sao quên được dĩ vãng và những kỷ niệm buổi đầu. Vài ba lá thư mỏng mảnh thỉnh thoảng rơi vào trong cái tẻ lạnh của đời tôi, đem lại nỗi nhớ nhung còn vấn vương ở góc trời cũ. Mẹ tôi bây giờ đã già, ngót bảy mươi tuổi. Chị tôi thêm được mấy cháu, đôi mắt lâu ngày tôi chưa gặp, chắc đã mờ dần dần.

Tôi đi con đường tôi, đem châu báu của lòng ném hết vào những cuộc tình duyên vô vọng. Tôi hao phí thanh xuân đi để chóng thấy cái ngày già sắp tới, để tự phụ là mình biết sống đúng theo linh hồn.

Trên nền năm tháng cũ, hình ảnh chị dâu tôi vẫn đứng, buồn bã với manh áo màu chàm cũ, mắt nhìn từ quãng trời xa về, bóng hoàng hôn mơ hồ ôm trùm lên sự vật.

Chỉ có tôi là sống ích kỷ, còn người mẹ già, người chị dâu đau khổ, mấy đứa cháu rách rưới, vẫn sống theo khuôn phép, lặng lẽ và cần cù.

Sáu năm! Tôi xa quê hương sáu năm rồi mà không một lần nào nghĩ đến chuyện trở lại. Cái sức khỏe yếu ớt của mẹ tôi còn đứng được hay không, tôi không biết, và người chị dâu lưu lạc của tôi, có nói dối mấy đi nữa, chắc cũng đã quá chiều, xế bóng rồi...

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.680 seconds.