Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Apr/2023 lúc 9:08am

Đứa Em Côn Đồ 

Hình minh họa 

Tôi đang sửa soạn làm cơm chiều cho cả nhà, bỗng nhiên nghe tiếng chìa khóa mở cửa, thằng em Út xuất hiện với chiếc cặp còn trên vai, Tính không để ý đến tôi đang đứng làm bếp, nó quăng chiếc cặp lên salon, nằm dài ra ghế, tay trái với lấy chiếc remote control để trên bàn bấm lấy bấm để tìm đài đánh box trên TV xem, tay phải thì thò vào gói bắp rang bốc một nắm, nhét đầy vào miệng nhai ngồm ngoàm cho đỡ cơn đói; bàn tay nó xục xạo vào túi bắp rang bé xíu mạnh quá làm đổ tràn ra đầy sàn những hạt bắp vàng mỡ và muối, tạo ra những vết bẩn đen trơn nhầy ngay dưới chỗ ngồi của nó.

Vì quá nhiều muối và bơ Tính cảm thấy khát nước, nó phóng vào bếp với đôi chân không, mở tủ lạnh và lôi ra chai nước lọc thật lạnh, ngửa cổ tu ừng ực, những giọt nước chảy tràn ra ngoài miệng, chảy dài xuống cổ, ướt cả ngực áo và chảy xuống sàn nhà, hòa với những mẩu bắp rang rơi rớt lúc nãy tạo thành một vũng lầy đen bẩn giữa phòng khách.

Cơn đói đã vơi, Tính gác một chân lên thành dựa lưng của chiếc ghế dài salon lúc lắc, mắt dán vào màn ảnh xem trận đấu giữa hai tên võ sĩ người Mexico, thật đau đớn, máu me chảy càng nhiều hình như tạo thêm phần phấn khích cho Tính… Nó vẫn không để ý đến tôi bận rộn đứng ngay bếp luộc rau cho bữa cơm chiều! Tôi cũng chả buồn mắng hay nhắc nhở gì nó cả, vì những hành động cẩu thả này của nó đã quá quen thuộc với tôi.

Khoảng 15 phút sau, anh Khôi bước vào nhà, khuôn mặt hốt hoảng khi thấy cổng bên ngoài không khóa; nghe tiếng ồn ào của TV, anh vội chạy vào xem tình hình trong nhà vì chưa bao giờ xảy ra tình huống kỳ lạ như thế; thấy Tính nằm dài trên sofa, TV mở thật lớn với những trận đánh nhau thiếu sống thiếu chết, mặt mày của hai tên võ sĩ đầy máu me, xưng húp. Còn Tính thì gào thét cổ vũ:

Ráng lên, ngồi dậy đánh tiếp đi!

Anh Khôi với tay lấy cái remote trên bàn bấm tắt phụt.

Tính giật mình quay lại, mặt hùng hổ, xem ai đã “thất lễ” như thế, thấy anh Khôi với vẻ mặt nghiêm nghị, nó quay lại chỗ ngồi, lí nhí:

-Anh… mới đi làm về hả?

-Phải! còn em làm gì mà vặn TV thật to vậy?… Ai về mà không khóa cửa vậy?

-Ồ! Em xin lỗi, em quên. Dạ… em sẽ tập từ từ để nhớ! Hồi ở bên nhà, nhà không bao giờ có cửa để khóa, chỉ ra vào vậy thôi… Em sẽ nhớ phải khóa!

Anh Khôi nhìn chung quanh chỗ Tính ngồi, cao giọng:

-Sao em ăn uống gì mà rơi vãi đầy ra nhà vậy? Em có phải là con nít 5 tuổi nữa đâu, em hãy đi hốt và lau chùi lại nhà cửa đi, ba mẹ sắp đi làm về rồi đấy, nếu ai cũng làm như em thì nhà này sẽ thành cái chuồng heo đó!

Nói xong anh Khôi bỏ vào phòng để tránh không tranh luận lớn tiếng với Tính nữa.

Tính nhìn theo anh, giận dỗi, mặt bí xị, nhưng cũng cầm cái khăn ra lau nhà để chút nữa ba mẹ về đừng la rầy nó, trong nhà này nó chỉ nể nhất là anh Khôi.

Tôi vừa làm cơm, vừa theo dõi cảnh thằng út và anh Khôi, vẫn không lên tiếng lời nào. 

Tôi nhớ cách đây 15 năm:

Tháng Tư 1975, ngày miền Nam-Việt Nam thất thủ, quân đội VNCH người vứt súng, cởi bỏ quần áo lính, giầy… quăng đầy đường, kẻ phẫn uất đi đến tự sát, chối bỏ chế độ độc tài cộng sản, rời bỏ quê hương ra nước ngoài ngay ngày hôm ấy theo chân quân đội Mỹ. Ngoài đường tiếng súng nổ chói tai, lúc ấy không một người dân nào dám ra đường cả, ai cũng núp trong trong hầm trú ẩn vì sợ lạc đạn và cũng sợ quân “giải phóng” với nón cối, dép râu hiên ngang lăm le khẩu súng muốn kết liễu đời kẻ nào họ cảm thấy thích trên con đường họ gặp!

Chúng tôi nghe lời mẹ ngồi yên trong hầm trú ẩn với những bao cát xung quanh, không dám nói lớn vì sợ phá tan cái yên lặng đáng sợ ấy, cái yên lặng đè nặng, đe dọa mà ở tuổi chúng tôi chỉ hiểu lõm bõm rằng nếu làm tiếng động to sẽ bị “chúng nó” phát hiện, giết cả nhà không nương tay, lúc ấy chỉ dám nhìn nhau và cần lắm chỉ thì thầm với nhau.

Mẹ tôi nhẹ nhàng gói ghém những giấy tờ cần thiết, vài tấm hình của anh chị em tôi để khi cần dùng làm visa hay giấy thông hành khi đến đảo, bông băng, thuốc nhức đầu, vài bộ quần áo cho mỗi anh em chúng tôi trong một gói nhỏ, mẹ dặn Út Tính với giọng thật nhỏ bên tai nó, lúc ấy mới chỉ 5 tuổi:

-Con không được chạy xa anh Khôi và chị Phụng nghe chưa, coi chừng lạc đó!Rồi quay qua chúng tôi, mẹ nhỏ nhẹ:

-Khôi và Phụng lúc nào cũng phải để mắt đến em nhé, nó còn nhỏ lỡ chạy mất thì khổ lắm, mình không phải đi chơi đâu, nên nhất định phải nắm tay em nghe không! Mình sẽ chờ ba về…

Lúc ấy anh Khôi lên 8, tôi thì 6 tuổi, nên chúng tôi cũng chỉ biết giương mắt nhìn mẹ và gật đầu nghe lời trong sự lo lắng.

Khi ba về đến nhà, chỉ cần làm dấu hiệu với mẹ, mẹ dắt chúng tôi lên chiếc xe Jeep có những người đàn ông mà chúng tôi chưa bao giờ gặp mặt, không ai nói với ai lời nào, mặc dù chúng tôi có khoanh tay cúi đầu chào họ như ba mẹ tôi đã từng dậy khi khách đến nhà chơi. Nhưng chả ai để ý đến cái chào hỏi lễ phép của chúng tôi mà đã vội vàng nhấc bổng ba chị em tôi lên xe. Chiếc xe phóng như tên bay, đường xá lúc ấy thật vắng, không một bóng người, nên xe chạy hết tốc lực lao như tên bay vào phi trường Tân Sơn Nhất.

Tôi để ý thấy hai bên đường đầy rẫy những quần áo nhà binh của chế độ cũ, súng, huy hiệu… rất nhiều thứ. Lúc ấy tôi đã hiểu đất nước tôi sẽ không còn yên bình như những ngày tháng xưa nữa, bất chợt hai dòng nước mắt tuôn chảy ra ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới ấy, tôi đã hiểu cả gia đình chúng tôi sẽ phải rời bỏ nơi đây mãi mãi!

Tới phi trường Tân Sơn Nhất, trái ngược hẳn với những con đường mà chúng tôi vừa vượt qua, vắng vẻ lúc nãy, thì nơi đây hình như tất cả dân quân của cả miền Nam đều dồn về! Đông đến nghẹt thở, mẹ tôi bế em Tính, hai chúng tôi phải nắm chắc tà áo bà ba của mẹ, theo sau. Tôi thấy ba ra hiệu cho mẹ đứng chờ ở một nơi để ba vào nói chuyện với những người trong phòng họp. Ai cũng thật lo lắng, căng thẳng, quên cả đói khát dù đã đi cả ngày trời.

Bỗng nhiên anh Khôi mặt nhăn nhó rên khẽ:

-Mẹ ơi, con… con muốn đi… con đau bụng quá!

Mẹ dặn tôi trước khi dắt anh Khôi đi vào nhà cầu ở không xa đấy:

-Con ở đây nhớ trông em, mẹ sẽ trở lại khoảng 5 phút nữa nghe không.

Khi mẹ vừa quay đi với anh Khôi thì thằng Út Tính tự nhiên vụt khỏi tay tôi, chạy theo mẹ, miệng la:

-Mẹ! mẹ…

Tôi cũng chạy theo nó để kéo lại, nhưng đoàn người thật đông đảo từ đâu tràn vào, ngăn giữa hai chị em tôi, tôi biết nó đi không xa tôi, ở đâu đây rất gần nhưng tôi không thể nào chạm được vào tay Út; miệng tôi la thật to:

-Út ơi Út đừng bỏ chị! Út…

Tiếng nó khóc thật to, hòa vào với tiếng người nói, la, hét, tất cả như một âm vang chói tai, chóng mặt đến quay cuồng. Tội thấy giữa những kẽ chân người đứng, bóng dáng nhỏ xíu của em té nhào xuống đất, bị người ta vấp vào em, cứ thế đá em đi xa tôi. Tôi cúi người xuống định kéo em về với tôi, nhưng đôi tay tôi quá ngắn để chạm được đến Út. Thế rồi đám đông ở đâu kéo tới tràn về hướng máy bay. Tôi không thấy Út trong tầm mắt của tôi nữa, tôi sợ đến mồ hôi túa ướt cả người. Tôi không còn biết phương hướng nào để đi tìm Út nữa cả, một rừng người đang quấn chặt lấy tôi, vừa mếu máo vừa gọi tên em, cho đến lúc mệt quá, sắp té nhào xuống đất thì mẹ từ đâu xuất hiện với anh Khôi, đỡ lấy tôi, hỏi dồn dập:

-Thằng Út Tính đâu rồi?

-Con… không biết!

Mẹ bảo tôi và anh Khôi đứng yên một chỗ, một mình mẹ chen vào đám đông, gọi thật to:

-Út Tính! Út Tính! Út T.í.n.h…

Anh Khôi và tôi cũng khóc ròng, lo lắng vì đã khá lâu không thấy mẹ quay lại, máy bay quân sự Mỹ đã đậu xuống từ khá lâu rồi để đón tất cả những gia đình của quân đội VNCH còn sót lại, đi chuyến cuối cùng. Hai anh em tôi nắm chặt tay nhau, mồ hôi đượm ướt cả hai bàn tay bé nhỏ đến trơn tuột, mà chúng tôi không dám rời ra sợ lạc như đã lạc thằng Út.

Một lúc sau, mẹ quay trở lại, ôm chúng tôi trong nước mắt:

-Mẹ không tìm thấy Út nữa, nhưng phải rời đi thôi! Không chần chừ được lâu vì đây là chuyến cuối, có thể sẽ hết chỗ và họ sẽ bỏ mình lại!

-Ba có đi cùng với mình không mẹ?

-Ba sẽ đi với các chú lúc nãy trong một máy bay nhỏ hơn. Thôi mình đi!

Mẹ vội vàng kéo chúng tôi đẩy lên những bậc cầu thang máy bay cao hơn cả thân người bé nhỏ của anh em tôi, vừa leo lên mẹ vừa ngoái lại từ trên cao xem thử trong đám đông bên dưới ấy có thấy được dáng nhỏ bé của Út không, nhưng… vô vọng!

Đoàn người bên dưới cứ tiếp tục đẩy chúng tôi lên, mẹ không thể nào quay lại bên dưới được nữa, đám đông ùn ùn kéo lên máy bay mặc dù họ không có tên trong danh sách, đến nỗi không còn một chỗ hở nào cho mẹ có thể ngoái đầu lại sau lưng.

Chúng tôi cực nhọc và khổ sở mới vào đến bên trong thì chiếc cửa sắt to lớn cũng đóng sập lại vì đã quá số lượng của họ cho phép rồi. Mẹ đau đớn, nước mắt ràn rụa, quỵ xuống ngay cánh cửa máy bay vừa khép lại. Hai anh em chúng tôi cũng thê thảm không kém, tóc tai bù xù, mặt mũi lem luốc vì nước mắt nước mũi chảy, quần áo xốc xếch, hai tay bé nhỏ vẫn nắm chặt lấy chéo áo mẹ sợ lạc! Mẹ vẫn vật vã khóc gọi:

-Tính ơi Tính!

Chúng tôi ở đảo Guam không bao lâu thì được qua California vì có gia đình cô chú bảo lãnh. Trong suốt thời gian ấy, không phút giây nào cả gia đình không nghĩ đến Út. Chúng tôi đi lễ, cầu nguyện, gởi đơn đến Cao ủy Tỵ nạn …

Thời gian từ từ trôi qua với bao nỗi bận rộn hằng ngày, đi học đi làm ở xứ người. Nụ cười của ba mẹ tôi hiếm khi nào được nở trọn vẹn trên khuôn mặt vì kỷ niệm đau thương ấy mãi cứ vấn vương trong tim óc.

Không chút tin tức nào của Út sau năm năm tìm kiếm, ba mẹ tôi nghĩ chắc Út đã bị đè bẹp chết trong đám đông của ngày lịch sử ấy, nên lập bàn thờ với hình ảnh của em. Chúng tôi chấp nhận nỗi đau thương xé lòng này và sống với những kỷ niệm tuổi thơ còn sót lại trong tim. Tuy vậy mẹ vẫn ngầm gởi tiền về Việt Nam nhờ chú Huy quen biết với gia đình tôi từ bao lâu nay, tiếp tục tìm kiếm Út, mẹ vẫn mãi giữ niềm tin mong manh ấy!

 ***

Mười lăm năm trên xứ người, anh Khôi và tôi đã sắp ra đại học, chúng tôi đã bắt đầu đi làm gánh bớt phần nào chi phí cho ba mẹ, chúng tôi tiếp tay trả phần tiền còn lại cho căn nhà mới mua không lâu cho ba mẹ, cả hai vẫn tiếp tục đi làm vì còn sức khỏe.

Bất ngờ một hôm đầu tuần, chúng tôi nhận thư điện tử của chú Huy, chú nói đã tìm ra một người có tên Hoàng Văn Sơn có khuôn mặt khá giống trong hình mà mẹ tôi đã gởi cho chú, chú Huy chưa chắc chắn là cháu này có phải là con của ba mẹ không. Chú chỉ cầu may thôi vì cháu cũng có hoàn cảnh lạc cha mẹ từ khi 5 tuổi ở Tân Sơn Nhất, nên muốn hẹn gặp chúng tôi qua zoom với người ấy để có thể nhận diện người thân. 

Mặc dù chưa chắc chắn, nhưng mẹ tôi có linh cảm đây là em trai thất lạc của chúng tôi… Tôi không ngờ có thể tìm lại được em sau 15 năm mất tích; thật là một tin vui không thể tưởng tượng được, cả gia đình ngủ không yên, phập phồng, lo lắng, bồi hồi xúc động nhớ đến những tháng ngày xa xưa…

Chúng tôi mừng như người được sống lại lần thứ hai. Mong chờ từng phút, từng giờ đến ngày gặp lại em trai Út Tính của gia đình tuy chỉ họp và nhìn nhau qua zoom.

Ngày hẹn gặp trên zoom đã đến giữa gia đình tôi, chú Huy, và gia đình em trai tôi hiện đang ở Rạch Giá, Việt Nam.

Khuôn mặt người đàn ông với bộ râu tua tủa, quần áo nâu sòng còn dính bùn, mái tóc dài đến ngang tai, dáng người cao gầy, cặp mắt sắc lạnh, khuôn mặt rám nắng, nghiêm nghị, nhìn kỹ thì hắn mang nét của ba và anh Khôi; tuy đã 15 năm xa cách, chúng tôi chắc chắn đó là Út Tính, không nhầm lẫn vào ai được! Hai bên nhìn nhau qua màn ảnh nhỏ. Sau một lúc im lặng, mẹ tôi bỗng òa khóc:

-Tính! Con… con khỏe không?

Vẫn khuôn mặt thật lạnh lùng, Út quay qua người đàn ông ngồi cạnh hỏi:

-Cha! Sao… bà ta gọi ai là Tính vậy cha?

Người đàn ông lên tiếng giải thích:

-Chắc là tên con hồi đó đó! Để cha nói với họ… Thưa ông bà chúng tôi nhặt được thằng bé này vào ngày 30/4 tại Tân Sơn Nhất, nó đã ngất xỉu ở bên đường, đói khát, mặt mày thân thể bị trầy xước, máu me đầy hết, chúng tôi đã nuôi nó từ đó đến nay được 15 năm, gọi nó là Sơn, vì không biết tên thật là Tính, nhưng những người hàng xóm cho nó thêm cái tên nữa là Sơn Lầm Lì, vì nó ít nói, lạnh lùng, lầm lì, ít tâm sự với ai lắm…

-Dạ rồi… làm sao ông biết nó là con chúng tôi?

-Tui đang vớt cá vào một buổi sáng sớm, tự nhiên thấy có ông công an phường xuống gặp, đi với chú Huy đây, đưa tấm hình của thằng Sơn hồi 5 tuổi, nhìn là biết nó ngay vì từ hồi nào đến giờ chỉ có một khuôn mặt, không thay đổi, cũng may đó! Công an hỏi tôi về vụ liên hệ sao với thằng Sơn Lầm Lì, tôi phải kể sự thật, rồi ông ta mời tôi về phường họp, họ báo cáo lên trên, cả mấy tháng sau mới tìm ra manh mối với ông bà đó. Tui cũng nghe nói là Cao ủy Tỵ nạn ở ngoại quốc vẫn tiếp tục tìm kiếm những người thân thất lạc của những gia đình quân đội VNCH xưa từ ngày 30/4 đó! Tôi thành thật chúc mừng ông bà!

Ba mẹ tôi nghẹn ngào, nói không ra lời:

-Cám ơn ông đã nuôi cháu từ hồi đó đến giờ…

Chú Huy kể cho chúng tôi nghe về hoàn cảnh Sơn:

-Cách đây 15 năm, ông Năm, cha nuôi của Sơn, vào ngày lịch sử ấy đạp xích lô chở người vào Tân Sơn Nhất, khi ông vừa quay xe đi thì thấy một cháu bé trai 5 tuổi nằm bất tỉnh ngay sát cổng ra vào phi trường, bé bị trầy xước khắp mình mẩy, máu me dính khắp quần áo, đầu tóc, ông thấy thương nên đem bé về băng bó, cho ăn uống. Lúc ấy nhà ông còn ở khu Gia Định, không có vợ con, nên ông ăn gì cho nó ăn cái đó. Ông chở nó đến Tân Sơn Nhất một tuần liên tiếp để lỡ cha mẹ hay ai đó nhận lại nó, nhưng chờ hoài không thấy ai nhận lãnh, ông liều đem nó về nuôi như con vậy.

Được một năm thì gia đình ông bị đuổi về quê làm nương rẫy, vì ở thành phố ông không có nghề chính, thế là hai cho con khăn gói về Rạch Giá, quê mẹ của ông hồi xa xưa. Nơi đó ông cho Sơn đi học chút chút, ông thì vớt cá bán lấy tiền nuôi sống gia đình hai người của ông. Thằng Sơn rất thông minh sáng dạ, nhưng chơi với tụi trong xóm thất học du côn, lập băng đảng, sớm trở thành tay anh chị, phóng dao rất cừ, tuy chỉ mới 15. Có lần có người mướn nó giết người, nó đã bắt nạn nhân, chỉ với cặp mắt sáng quắc dữ tợn, khuôn mặt lạnh như thép của nó và thêm vài cái tát tai, cú đấm mạnh mẽ nhanh nhẹn của nó đã làm người ấy trả tất cả số tiền đã nợ cho chủ nợ và chạy bán mạng, thoát thân. Nó cũng đã từng bị ở tù, mấy người trong vùng nghe đến tên nó đều ớn lạnh.

Chú Huy tiếp:

-Sơn bây giờ phải nói là tên du côn của giới giang hồ thứ thiệt, chứ không phải một thằng con ngoan có giáo dục như các cháu Khôi và Phụng đâu! Tôi không biết sau khi biết sự thực này anh chị còn muốn bảo lãnh cháu qua ở với gia đình nữa không? Tôi chỉ e nó sẽ là con sâu làm rầu nồi canh…

Mẹ tôi sụt sùi:

-Cháu đã mất cha mẹ, thiếu tình thương và sự giáo dục của gia đình 15 năm qua, không may cháu lại đi không đúng hướng, nếu mình kệ nó, lơ nó thì tương lai sau này của nó sẽ ra sao khi chúng tôi mất? Tôi là mẹ của ba đứa con, hai đứa kia thì được hưởng sự giáo dục, nuôi nấng đầy đủ, chỉ có mình nó bị thiếu thốn tất cả, lại đi sai đường, đây cũng là một phần lỗi chúng tôi! Tôi nhờ chú làm giấy tờ bên ấy, tôi sẽ gởi đơn lên Cao ủy Tỵ nạn bên này, sẽ kể câu chuyện đau lòng này, tôi sẽ nhận và đón cháu qua đây, cũng hậu tạ cho cha nuôi của Út Tính một số tiền đền bù.

Ba tôi lo lắng:

-Không biết khi qua đây ở lứa tuổi lỡ cỡ 20 của nó, nó có bị tự ái khi học lại từ lớp nhỏ với mấy đứa nhỏ tuổi hơn không. Nếu không thì phải cho nó học một lớp riêng của người lớn cho nó theo đuổi kịp chương trình học; khổ nỗi là nó chưa thành thạo tiếng nói, cuộc sống… thì làm sao theo kịp chương trình!

Anh Khôi thêm vào:

-Con sẽ dậy thêm cho em ở nhà những gì em nó không hiểu, miễn sao nó muốn tiến thân…

Giấy tờ bảo lãnh gởi đi ngay hôm sau. 

Từ giây phút ấy, anh em tôi mong chờ Út với đầy thương nhớ, hồi hộp lẫn băn khoăn, muốn bù đắp cho Út tất cả những chịu đựng thiếu thốn của cả 15 năm qua, tất cả mọi thứ chúng tôi làm đều nghĩ về Út.

Gần một năm sau, Tính đoàn tụ với gia đình. Ngày đón nó ở phi trường Los Angeles, chúng tôi đem hoa, bong bóng, gấu bông thấp thỏm chờ bên ngoài. 

Khi cửa mở ra, một người đàn ông trẻ với mái tóc dài ngang tai, mặc một chemise trắng, quần Jean, khuôn mặt đẹp với chút hấp dẫn, không chút nụ cười nào trên môi. Anh Khôi và tôi vội chạy lại ôm hai vai Út, nó vẫn lạnh lùng đón nhận gấu bông, hoa, cadeau với khuôn mặt nặng như chì! Chúng tôi chưng hửng khi thấy thái độ xa lạ, như đóng kịch của nó! Ba nháy mắt với chúng tôi như có ý nói ”thôi kệ bỏ qua cho em đi, vì nó còn lạ”.

Trên đường về nhà chị em chúng tôi tíu tít hỏi thăm:

-Út Tính! Kể cho tụi chị nghe ở bên đó đời sống em ra sao?

Vẫn thái độ hờ hững, trả lời:

-Có gì lạ đâu, hôm nào cũng ra biển câu cá!

-Em có nhớ nhà không nếu qua đây?

-Có! Em… sẽ ở đây thử, nếu không quen… em sẽ về!

Mẹ nghe vậy liền nói:

-Ở đâu rồi cũng sẽ quen! Con ở đây với ba mẹ, anh Khôi, chị Phụng, anh chị ấy sẽ giúp con về việc học, đi làm…

Út quay lại nhìn anh Khôi, rồi lại nhìn tôi, hỏi:

-Anh chị đang làm gì?

-Anh Khôi sắp ra trường làm luật sư, còn chị cũng sẽ làm trưởng phòng kế toán cho một công ty xuất nhập quần áo vì đã ký contract rồi.

-Con đường của em đi còn dài lắm, phải hội nhập cuộc sống, học tiếng nói của họ, học chương trình đào tạo của họ rồi mới có thể đi làm được…

-Cuộc đời còn dài, em cứ từ từ, trước hết làm quen với cuộc sống Mỹ này cái đã nhe, tất cả anh chị sẽ dắt em đi từng bước, đừng lo!

Một buổi sáng cuối tuần, cả nhà vui vẻ cùng quây quần ăn sáng trong nhà, bỗng chúng tôi nghe tiếng ré đau đớn não ruột của một con mèo như bị thương phía sau nhà. 

Mẹ vội bước ra, tiếp theo là tiếng hét của mẹ:

-Tính! Sao con… giết con mèo vàng vậy?

Tính vẫn đứng yên, lưng quay về phía mẹ, mẹ lại gọi:

-Tính! Tính!

Chúng tôi ùa ra theo tiếng gọi của mẹ, con mèo vàng đi hoang hay đến nhà tôi nằm phơi nắng, nó vừa đẻ xong bầy mèo ba con được một tuần lễ nay, nó không giống những con mèo mẹ khác nằm ấp con, cho con bú trong một tuần đầu, con mèo vàng này lại bỏ con ngay khi mới sinh. Tôi thấy nó bị một con dao cắm sâu vào ngực một cách dã man, một dòng máu đỏ chảy bên khóe miệng và chết oan uổng. 

Chúng tôi nhìn nhau miệng há hốc, không nói được lời nào, chưa bao giờ thấy cảnh tàn ác này với súc vật từ khi chúng tôi ở Mỹ. Mẹ tiếp tục tra hỏi Tính:

-Nói cho mẹ biết tại sao con lại giết con mèo một cách độc ác vậy? Con còn tính người không vậy? Nó làm gì con hả? Bên đây ai giết súc vật như vậy thì cảnh sát sẽ bắt vào tù đó!

Tính quay người lại, cặp mắt hằn học:

-Nó có con mà không trông con, lại bỏ con đi nơi khác; tối hôm qua nó kêu ngao ngao cả đêm ngay phòng con như tìm trai vậy, con phải kết liễu cuộc đời nó, đúng là đồ súc vật!

Ba tôi bất ngờ nghe những lời cay đắng ấy, vội lên lớp:

-Con đã là người trưởng thành, con sống với ba mẹ bên Mỹ, một đất nước rất dân chủ, yêu thương súc vật, tôn trọng phụ nữ… Ba yêu cầu con không bao giờ được hành động tàn ác như thế đối với súc vật nghe không, đây là lần đầu cũng như lần cuối! Ba hy vọng con hãy sống trong yêu thương và không tùy tiện làm đau kẻ khác kể cả súc vật, con hiểu chứ! Ba không muốn nhìn thấy cảnh này một lần nào nữa!

Tính vẫn hầm hừ không trả lời, ba tôi nổi nóng tiến đến chỉ mặt nó:

-Tính! Con có nghe ba nói gì không? hãy trả lời đi!… Tính!

-Con không phải là Tính!… con là Sơn, Sơn Lầm Lì! Cha con bên nhà cho con toàn sự tự do, cuộc đời con do con quyết định, cha không bao giờ làm phiền con, không bao giờ bảo con hay cấm con làm gì! Gia đình này làm phiền con quá! Phải thế này, thế nọ!… Nó chỉ là một con mèo, giết có sao mà ba mẹ làm quá lên, bên nhà con giết mấy trăm ngàn con cá một ngày, mấy chục con chó làm mồi cho mấy bợm nhậu, có ai cấm cản bắt bớ gì đâu! Ở đây sao phiền phức quá!

Bốp! bốp! hai cái tát chát chúa vào mặt Tính! Không vừa, nó nhào lên, đôi mắt long lên sòng sọc với đầy tức giận muốn trả đũa, túm lấy cổ áo của ba một cách nhẹ nhàng như có nghề. Ba cố gạt tay nó ra nhưng mãi vẫn không được, cái nắm tay của nó cứng chắc như gọng kìm sắt.

Khi hai khuôn mặt sát vào nhau, đỏ tía, muốn ăn tươi nuốt sống nhau, anh Khôi hét lên:

-Tính! Mày làm gì vậy! Mày điên rồi à! Bỏ ba ra! Bỏ ngay!

Tính hãy còn tức giận, mặt hầm hầm, thả lỏng cổ áo của ba ra, thêm một câu:

-Ba đừng ép tôi quá!

-Đồ…. côn đồ! Mất dậy! tao không muốn thấy mặt mày một phút nào nữa! Đúng là tên côn đồ, cút đi!

-Phải! Tôi là côn đồ đó! Tôi không phải là Tính ngoan hiền của ông bà đâu, mà là Sơn Lầm Lì, ông bà hiểu chưa! Sơn Lầm Lì!

Bốp! lại một cái tát nữa từ mẹ tôi:

-Mẹ đã tìm kiếm con trong 15 năm trời, mẹ cầu xin Trời Phật cho gặp lại con, giá nào mẹ cũng chịu, nhưng không phải như thế này đâu Tính! Mẹ không muốn con là thằng Sơn Lạnh nào đó đâu! Hãy là đứa con ngoan của mẹ, là thằng Tính hiếu thảo mà mẹ đã từng yêu thương từ khi lọt lòng; nếu con cứ tiếp tục như thế… Mẹ sẽ trả con về với cha con ở Rạch Giá, con hãy suy nghĩ đi! Mẹ không muốn gia đình mình sau 15 năm đoàn tụ với một thảm cảnh như thế này đâu, thật oan gia mà!

-Chính ông bà đã tìm lại tôi, ông bà bắt tôi phải qua đây với gia đình này, tôi chỉ muốn ở lại với cha của tôi, ổng không bao giờ nhìn vào cuộc sống của tôi, tôi làm gì mặc xác tôi, miễn sao có tiền đem về cho hai bữa cơm là được. Ổng vui khi tôi được đám bạn tung hô là can đảm, không sợ máu khi có người mướn tôi giết cả mấy chục con heo, ngàn con gà, chứ một con mèo thế này nhằm nhò gì mà ông bà lại đánh tôi! Hãy trả tôi về với nơi tôi sanh ra, nơi ấy tôi làm vua với bầy cá, bầy heo và đám côn đồ còn hơn là nơi đây, phải vào khuôn khổ, đi đứng nằm ngồi đều bị mọi người kiểm soát, tôi không cảm thấy sự tự do chút nào ở đất nước này…Tôi chán ngán lắm rồi!

Tính hùng hổ nói, mặt xưng xỉa đến nỗi tôi không thể nào tin được kẻ ấy đã từng là thằng Út Tính, em tôi của năm xưa mà tôi đã từng chơi đùa yêu thương nó! Nó đã trở thành kẻ gian ác dưới chế độ CS từ 15 năm nay rồi, họ đã dậy dỗ nó từng ngày tháng, trong cái xã hội oan nghiệt ấy, đảng du côn đã hoan hô khi nó đạt được những chiến công lưu manh cướp giựt từ trong trứng nước, bây giờ nó đã lớn lên với tất cả bản chất dã man trong máu, gia đình tôi có thể chuyển hướng nó được hay không? Mẹ, ba có còn đặt niềm tin vào nó sau những hành động vừa rồi không? 

Tôi không thể nào tin vào mắt mình cảnh vừa qua nữa, phải làm sao để cứu em tôi? Và gia đình tôi đây?

Tính yên lặng ngồi sau góc vườn cả một ngày không nói năng với ai cả, tôi thấy nó nửa đáng trách, nửa thật đáng thương vì đã bị nhiễm tính xấu xa nhất của xã hội VN, của băng đảng, môi trường xấu xung quanh đã tác động lên nó. Bây giờ dưới mắt ba tôi, Tính là thằng côn đồ, là thành phần xấu bẩn thấp hèn nhất của xã hội mà ba không muốn nhìn mặt nó nữa!

Tiếng thút thít mẹ khóc năn nỉ ba tha lỗi cho thằng em lưu manh của chúng tôi:

-Nó chỉ mới đến ở với chúng ta chưa đầy hai tháng, nó chưa hiểu chuyện, chưa biết quy tắc gia đình, xã hội này, có thể trong nó có những sự xáo trộn, nó từ một miền quê chỉ có cá, heo, gà, con người quê thật thà, nhưng nó lại giao du với tụi du côn du đãng không ai dậy dỗ cả 15 năm nay, như cây sậy cây lau mọc dại, mình phải uốn nắn nó từ từ, chứ lẽ nào lại bỏ nó khi nó lầm lỗi hay sao? Mình đã nhọc công tìm kiếm, cầu khẩn Chúa Phật bao lâu nay, hãy cho nó thêm một cơ hội làm lại đứa con tốt, cũng cho mình một cơ hội hiểu và gần gũi con hơn nữa…

-Thằng côn đồ lưu manh… sẽ mãi mãi là thứ côn đồ, mình không thể nào chuyển hóa nó được đâu! Tôi chẳng còn muốn nhìn mặt nó nữa!… Gia đình mình đứa nào cũng ăn học tử tế, có vị trí trong xã hội, có ai như nó không? Có đứa nào du côn đảng phái như nó không?…

-Hãy cho tôi dậy bảo nó trong thời hạn một năm được không? Tôi đã mang nặng đẻ đau… Tôi không thể nào nói bỏ là bỏ được đâu!

***

Mỗi lần đi học hay ra ngoài, Tính chả bao giờ chào ba mẹ hay nói gì với ai như một câu xin phép, chỉ lẳng lặng xách đồ đi ra, khi về thì mở toang cả cửa, nằm bật ra ghế xem TV vừa ăn uống như đói khát lắm. Tính cách này của Tính làm ba mẹ tôi không ưa, anh Khôi bực mình, còn tôi thì không muốn đổ dầu vào ngọn lửa đang âm ỉ cháy nữa.

Gia đình tôi như có một vòm mây tối bao phủ, bữa cơm chung cả nhà không còn tiếng nói tiếng cười như xưa nữa, ai cũng gục mặt vào bát cơm cho xong bữa, còn Tính thì xúc cơm trốn vào phòng ăn, mắt lúc nào cũng lấm la lấm lét nhìn mọi người như kẻ mang trọng tội vậy!

Một năm trôi qua, vui thì không bao nhiêu nhưng những nỗi lo âu, buồn phiền được Tính tạo ra không ít; tháng thì bị cảnh sát gọi ba mẹ lên để bảo lãnh Tính về vì một chuyện đánh nhau gây thương tích cho bạn cùng khóa, bữa thì gia đình tôi bị người hàng xóm qua “mắng vốn” là Tính không hợp tác với họ trong việc cắt cỏ. Mỗi lần họ lôi máy ra cắt đều cắt dùm cái sân phía trước bên nhà tôi, thế mà khi đến lượt Tính cắt, bà có nhờ mà Tính cũng làm lơ! Thật sự là không phải Tính làm lơ mà vì chưa hiểu rõ tiếng Mỹ bà muốn gì, vì bà này thường nói rất dài dòng. 

Có lần thằng con trai ông hàng xóm bị mất cái xe đạp, ông qua nhà tôi khăng khăng là bị Tính ăn cắp! Ba tôi đã lôi Tính ra mắng nhiếc mà chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện:

-Tao biết mày là thằng cao bồi lưu manh, chứng nào tật nấy, mày không thể nào sống một cuộc đời lành lặn lương thiện như mọi người được sao mà đi ăn cắp cái xe đạp của người hàng xóm?… Tao sẽ trả mày về với gia đình mày bên kia nếu mày không tiến bộ…

-Ba! Hãy ngưng trách móc con lại ngay đi! Ba có bằng chứng gì để buộc tội con không? Ba nghe ai than vãn điều gì là về đổ tội cho con, ba không cho con niềm tin để sống, chính ba đã đẩy con vào con đường không lối thoát… Thà trả con về với cha con ở dưới quê mà còn dễ thở hơn; ba muốn con cứ mãi là thằng du côn thì con sẽ làm cho ba vừa lòng…

-Mày chỉ xem nơi đây là cái nhà trọ, tao không phải là ba mày, thì hãy cút đi!

Những lần ba và Tính lớn tiếng, cả nhà đều hoang mang lo buồn, mẹ sầu khổ, Tính bỏ cơm chiều, chị em tôi lại rút vào phòng, cả căn nhà yên lặng trong u ám.

Rồi khi rảnh rảnh, buồn buồn, Tính tự làm ná bắn mấy con chim bồ câu sau nhà, lần này ba tôi không cho nó vài tát tai như hồi đầu nữa mà cố nén cơn giận, chỉ trách móc nhỏ nhẹ là không được bắn thú vật nào trong thành phố cả dù đó chỉ là con giun!

Tính vùi đầu trong những quyển sách dầy về luật lệ Mỹ mà anh Khôi bắt đọc, anh là người chịu trách nhiệm về vấn đề nề nếp sinh hoạt của Tính, và chúng tôi thật vui mừng vì Út đã từng bước hội nhập cuộc sống mới ở Mỹ. Một vài tháng gia đình tôi không bị ai khiếu nại hay tố cáo là hạnh phúc lắm!

Cho đến một hôm gần Giáng Sinh, nhà thương gọi cho biết khi tôi đang làm việc, Tính bị xe đụng vì băng qua đường không đúng luật, Tính băng qua giữa đường xe chạy, lẽ ra phải đi vào lằn trắng dành cho người đi bộ khi đèn xanh bật lên, nó bị chiếc xe hất tung lên, đầu đập xuống đất, và bị gãy chân phải. Tính phải nằm nhà thương để bác sĩ theo dõi vết thương bên trong đầu! Lúc ấy tôi muốn vò đầu bứt tai, thoáng nghĩ “nó chỉ là 1 ngôi sao khắc tinh chuyên gây phiền phức cho mọi người, không đem chút vui vẻ hạnh phúc nào về cho gia đình cả”; nhằm vào thời kỳ mà ở sở, tôi phải làm công việc của chính mình và thay thế cả hai người đã đi nghỉ hè nữa! Nếu tôi cứ lo lắng và rối tung lên thế này thì chắc cũng sẽ bị tai nạn xe cộ vì phải chạy cho kịp giờ làm việc, và giờ thăm nuôi Tính.

Đúng vào lúc ba mẹ tôi đã lấy ngày phép đi chơi mấy nước châu Âu xả stress một tháng, anh Khôi cũng đi xa cho một cours mới học thêm. Chỉ còn mình tôi ở nhà, phải vừa đi làm, làm cơm đem vào nhà thương cho Tính, rất bận rộn, vì Tính chưa quen ăn đồ Mỹ. Có hôm nó phải nhịn ăn vì Tính nói là cơm nhà thương toàn mùi bơ, cheese, và mùi thuốc… muốn ói. 

Tôi lo lắng nhưng không dám cho ba mẹ hoặc anh Khôi biết, sợ mọi người lại sốt ruột, bỏ về; từ ngày qua Mỹ đến giờ đây là lần đầu tiên ba mẹ tôi lấy phép đi chơi xa riêng với nhau như thế!

Trong cái rủi lại có cái may, đúng là Út Tính còn tốt phước, nơi em ấy nằm có một cô y tá người Việt, tên Hiền, thấy Tính tội nghiệp, cứ bị ăn uống trễ, khi uống thuốc sẽ làm đau bao tử, nên cô ta đã san sẻ phần cơm của mình cho Tính.

Lúc xong công việc sở, tôi vội vàng ba chân bốn cẳng chạy vào nhà thương là 9 giờ tối, giờ thăm nuôi đã hết, nhưng hôm đó là ca trực của Hiền, cô ta đã cho tôi vào thăm. Tôi thấy trên bàn nào là nước cam, táo đã được gọt sẵn, nho, bát cơm với thịt bò xào cải làn mà Tính đã ăn xong, còn để trên bàn chưa rửa, làm tôi thật cảm động tình đồng hương của Hiền. 

Khi tôi cám ơn, Hiền chỉ yên lặng cười trừ, đôi mắt to chớp chớp, hàm răng thật đều với chiếc đồng điếu bên má trái thật duyên dáng. Lúc ấy tôi thầm ước mong phải chi cô ta là em dâu của tôi, giúp Tính qua cơn ngặt nghèo này thì cả gia đình tôi sẽ mang ơn lắm! Nhưng… ai mà thèm thương cái thằng dở dở ương ương ấy chứ! Có ma mới yêu được con người với tính cách “côn đồ” khác thường ấy! Tôi vẫn cố gắng nhờ Hiền chăm sóc cho Tính, làm cơm giúp tôi vì tôi thật bận không thể vào thăm Tính đúng giờ, và trả tiền cho Hiền.

Vào những ngày cuối ở nhà thương, Tính đã khả quan rất nhiều, bác sĩ cho biết đầu không có dấu hiệu bị chấn thương não và đang tập đi lại. 

Sau khi đi làm ra khá trễ vào một buổi tối sau 9 giờ, lúc ấy cả nhà thương chẳng còn ai đến thăm nuôi người bệnh nữa, tôi không muốn làm tiếng động, phiền những người bệnh đã ngủ sớm, bước khẽ về phòng Tính, nhìn vào ô cửa, thấy cảnh Hiền ngồi gọt táo, Tính ngồi sát bên cạnh, nhìn Hiền với cặp mắt trìu mến lẫn hạnh phúc, hai người thầm thì với nhau thật vui vẻ; thì ra chính Hiền là động lực sống, hy vọng của Tính, tình yêu đã chuyển hướng cho chàng đi con đường đúng… Tôi thầm mừng trong bụng, thầm cảm ơn ông Trời đã nghe lời cầu xin của tôi. Ba mẹ sẽ mừng lắm khi biết Tính đã dần bỏ sau lưng cái quá khứ ảm đạm kia.

Một tháng sau, Tính đã hồi phục hẳn, Hiền chở Tính về nhà. Ra nhà thương mà trông chàng như mới đi nghỉ hè về vậy, da trắng trẻo, mập lên đến ba ký, nụ cười đã chớm nở trên môi, thấy nó thật yêu đời, không giống thằng Út Tính lầm lì mọi lần nữa. 

Tôi đã lén kể chuyện của Tính và Hiền cho ba mẹ nghe, lần đầu tiên ba tôi hài hước với Tính từ khi nó về ở với gia đình chúng tôi; khi cả nhà chúng tôi xum vầy sau bữa cơm tối, ba tôi chọc:

-Người ta ở nhà thương ra phải gầy ốm buồn phiền, sao nó thì ngược lại, tươi rói, lại thay đổi thái độ, nói năng hòa nhã… Nhà thương này chữa giỏi à nhe! Bộ ai ở trỏng ra cũng được như thế này sao hả Phụng?

-Ba ơi, từ khi ba mẹ đi châu Âu, em Tính tuy ở nhà thương mà chăm chỉ học hành, đọc sách lắm, nên bây giờ tiến bộ đó!

Anh Khôi cũng thêm vào:

-Với lại nhà thương Mỹ bệnh gì cũng chữa khỏi được 100%, bệnh nào cũng dứt hết, gãy chân thì băng lại cho lành, buồn thì sẽ “có người” làm cho vui lại đó ba!

-Nhà thương bây giờ hiện đại nhỉ!… Ngày mai nhà mình làm tiệc để đón tiếp và cám ơn cô y tá có phép màu, tài giỏi này phải không bà?

Tôi thấy Tính giấu nụ cười hạnh phúc trên những trang sách đang cầm đọc trên tay.

Mẹ nháy mắt với tôi, thầm vui với sự thay đổi tích cực của Tính. Nghĩ lại những ngày tháng trước tưởng chừng gia đình sẽ phải từ bỏ đứa con “côn đồ” này rồi chứ!


Sỏi Ngọc

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2023 lúc 5:07am

Thằng Hít Xăng

Từ tờ mờ sáng cho đến khi bóng hoàng hôn phủ trùm lên ngọn núi Đá Chẻ, chen chúc những tảng đá lô nhô đầy góc cạnh. Tiếng búa nện vào dụng cụ chẻ đá vang lên không ngừng. Dưới chân núi, những đống đá chẻ vuông vức được sắp thành chồng chờ xe tải đến chuyển về các công trường xây dựng.

Núi Ðá Chẻ có tên nguyên thủy là núi Bìn-Nin, 1 di sản của dòng họ Phan Quang từ thời ông cố tạo mãi. Núi trấn sau lưng một quần thể đại gia cư qua nhiều đời. Phía trước mặt là dòng sông trong xanh lững lờ uốn khúc. Nà bắp, nà dưa xanh tăm tắp chạy dọc bờ sông gió lộng quanh năm. Con đường làng bò quanh chân núi như dải đăng-ten viền quanh cổ áo của người thiếu nữ. Từ chân núi, cánh đồng lúa trải dài chệch về hướng bắc như hai tà áo phất phơ theo từng cơn gió nồm. Chiếc áo mang màu xanh khi lúa đang thì con gái. Ðến mùa lúa chín cánh đồng lại thay áo màu vàng.     

Bìn Nin là một hòn núi cây cối um tùm. Những cây đa cổ thụ 5-6 người ôm không xuể tỏa bóng rợp cả một vùng. Ðủ các loại chim muông tề tựu về đây hót vang bốn mùa. Những năm tháng chưa có bôm đạn, từng bầy khỉ chuyền cành ăn các loại trái cây chín tới. Thỉnh thoảng chúng ra tận bờ sông đào khoai lang, đậu phụng. Khỉ biết cách quấn dây lang quanh bụng rồi  nhét củ khoai vào lưng  mang đi. Ðám học trò mỗi lần đi ngang qua núi thường trốn trong bụi rậm để rình xem bọn khỉ bắt chước loài người. Khi con khỉ đầu đàn phát giác có người là bốn chân nó nhảy lên như con choi choi, miệng kêu khọt khẹt báo động. Rồi cả bầy gọi nhau chí chóe chạy trốn vào núi. Ðến giai đọạn chiến tranh khốc liệt, loài khỉ bỏ núi Bìn-Nin tìm lên núi cao sinh sống.  

Sau 1975, núi Bìn-Nin trở thành tài sản của nhà nước. “Cha chung không ai khóc” thiếu người bảo quản.Từ cán bộ đến dân mặc sức thi nhau đốn sạch cây cối làm củi. Cán bộ kiểm lâm đón ngã nầy thì họ lách đi lối khác. Nếu bắt gặp thì có “Bác” đỡ đòn. Chỉ mất vài năm là không còn một cây con nào lớn lên kịp. Núi chỉ còn trơ lại toàn đá. Ðá lúc nhúc, lục cục đủ cỡ.

Những tảng đá lớn đơn độc như loài voi đen đúa bám đầy rong rêu nằm phủ phục hàng trăm năm dưới bóng râm của cây rừng giờ đây chúng phơi mình  dưới ánh nắng chói chang. Từng chồng đá cao dềnh dàng như tháp đỉnh đứng chênh vênh dưới bầu trời mông quạnh.

Núi không còn cây cối, mùa nắng cánh đồng thiếu nước khô hạn thường xuyên. Mùa mưa lúa chìm trong biển nước. Mất mùa liên tục, dân làng thiếu ăn. Ðói, đầu gối hay bò... dân chúng ùa nhau lên núi chẻ đá kiếm tiền mua thực phẩm. Thấy nghề không vốn, các nơi khác cũng đổ xô đến núi Bìn Nin chẻ đá kiếm sống.

Chính quyền xã phát hiện dân xâm chiếm tài sản của nhà nước bèn cho lực lượng an ninh địa phương tịch thu hết số đá đã chẻ. Biết đây là nguồn lợi tức trời cho, chính quyền bèn thành lập “Hợp tác xã Chẻ đá”. Người nào muốn tham gia chẻ đá phải ghi tên gia nhập làm xã viên với điều kiện ăn chia tứ lục. Cứ chẻ được 10 viên đá là hợp tác xã lấy 4 viên còn lại 6 viên dành cho xã viên. Ủy ban xã độc quyền mua bán trao đổi với các xí nghiệp xây dựng. Ðá của xã viên đươc Hợp tác xã mua lại với giá quy định. 

Từ đó núi Bìn-Nin trở thành núi Ðá Chẻ và làng Diên Thọ thành làng Ðá Chẻ.

Anh Mẹo là một xã viên Hợp tác xã Ðá chẻ có kinh nghiệm lâu năm nên được cấp trên đề bạt làm tổ trưởng Kỹ thuật. Vợ Mẹo là một phụ nữ sinh ra và lớn lên tại làng Ðá Chẻ nhan sắc mặn mà lại cần cù lao động. Một sào ruộng lúa nước và trăm thước vuông đất canh tác của xã phân chia cho gia đình, chị lo quán xuyến không cần đến bàn tay chồng. Chị còn cắt lúa lấy công điểm, đi cấy đổi công. Ðứa con trai duy nhất của chị được bà mẹ chồng lo chăm sóc hàng ngày. Dù cuộc sống không sung túc gì, nhưng có đồng ra đồng vào nhờ tiền bán đá chẻ.            

*****

Ðã 2 ngày qua, cơn mưa dầm đầu mùa cứ rả rích suốt đêm. Từng cơn gió mạnh của cơn bão đến sớm làm ngã rạp những đám mía non chưa đủ độ đường, quật gãy những nà bắp trái chưa tượng hột. Cánh đồng lúa vừa chín tới, nước ngập lai láng. Thế là mùa màng mất sạch, người người đều lo lắng cho những ngày tháng sắp tới.             

Sáng nay, cơn mưa dầm bỗng dưng ngưng hẳn, ánh sao mai ló dạng cuối chân trời. Vợ chồng Mẹo thức dậy lúc màn sương còn phủ kín cả dòng sông. Họ chuẩn bị phần cơm trưa, vợ mang ra đồng, chồng mang lên núi. 

Khi Mẹo đến khu đá chẻ, các xã viên đã bắt đầu làm việc. Tiếng búa nện vào đá vang lên những âm thanh khô khốc đơn điệu như bản hợp tấu của loài vạc sành đua nhau vỗ cánh về đêm. Mồ hôi và nước mắt của người thợ chẻ đá đã đổ ra thấm vào lòng đá để đổi lấy chén cơm trong ngày. Mùa hè, tấm lưng trần của người thợ phơi dưới cơn nắng đốt cháy da. Mùa đông, họ vẫn lấy lưng chống lại với những cơn mưa tầm tã. Một ngày làm việc, đôi chân tê dại, đôi tay rã rời.

Khi trời sụp tối, họ còn phải chuyển đá từ trên cao xuống chân núi chất thành đống chờ cán bộ họp tác đến nghiệm thu. 

Mẹo dạo qua một lượt quanh khu vực của tổ làm việc mà anh phụ trách rồi trở lại tảng đá của anh đã đục xong hai hàng lỗ. Anh đóng mũi chạm thọc sâu vào thân đá bằng chiếc búa tạ để đường nứt theo ý định của mình. Bỗng, tiếng động ầm ầm như loài voi di chuyển. Mẹo quay đầu nhìn lên phát hiện một tảng đá khổng lồ từ trên đỉnh cao vùn vụt lao xuống núi. Bao nhiêu người chạy tán loạn. Mẹo vừa đứng lên định phóng người qua một bên, nhưng không còn kịp nữa. Dưới sức nặng hàng tấn của tảng đá lăn qua, thân thể anh Mẹo bẹp rúm nát nhầy. Máu thịt loang đầy cả tảng đá anh đang chẻ.   

Mẹo chết để lại người vợ trẻ, đứa con trai và mẹ già 60 tuổi. Bao nỗi khó khăn dồn dập đổ lên gia đình chị Mẹo. Một sào ruộng khô cằn, trăm thước đất trồng bắp không đủ nuôi 3 miệng ăn. Lợi dụng thời gian rảnh rỗi khi mùa vụ làm xong, mỗi sáng sớm chị Mẹo đạp xe xuống thị xã gánh nước thuê. Ðến cuối ngày, trời tối mịt chị lại đạp xe về nhà với túi gạo, bó rau và chai mắm trên ba-ga xe.

Lần hồi chị Mẹo phải ở lại thị xã gánh nước đêm đến cuối tuần mới đem thực phẩm về cho mẹ chồng nuôi cháu nội. Càng ngày chị Mẹo về nhà thăm con càng thưa dần cho đến lúc người ta không còn thấy bóng dáng chị nữa. Khi dân làng xì xầm rằng anh đội trưởng hợp tác xã đá chẻ đã dẫn chị Mẹo vào Long Khánh xây tổ uyên ương, thì 2 bà cháu ôm nhau gào khóc tưởng chừng như con trai bà chết lần thứ hai.

Mẹ anh Mẹo không đủ sức làm sào ruộng đành trả lại cho Hợp tác xã nông nghiệp. Ðể kiếm tiền mua gạo bà bắt chước lối xóm đặt vài chai xăng trước ngõ bán cho xe máy nổ qua lại trên đường đi thị xã. Thằng Ni con anh Mẹo không có tiền đóng phụ phí học đường. Nó đành bỏ học lo giúp bà nội mua bán xăng với vài vỏ chai serum đựng xăng đặt trên chiếc ghế đẩu. Dù thân thể gầy còm của tuổi lên 12 mà thằng Ni phải làm cái việc khuân đá chẻ nặng nhọc, lăn từ trên cao xuống chân núi  từng viên đá sắc cạnh chất thành đống bên đường để có chút ít tiềncông phụ cho nội nó. Thằng Ni còn phải giành mối, luồn lách mua xăng từ các bác tài xế bộ đội hay xe tải cho nội nó bán. Nhờ vậy mà bà cháu có đủ tiền mua gạo mắm nuôi sống qua ngày.

Vì tiếp xúc thường xuyên với hơi xăng từ nhỏ, thằng Ni bắt đầu ghiền mùi xăng. Một ngày không ngửi được mùi xăng là nó ngơ ngơ ngẩn ngẩn như người lảng trí. Nó ghiền mùi xăng như ghiền thuốc phiện.          

Khi con đường chạy vòng qua núi Ðá Chẻ được mở qua hướng khác tiện lợi hơn, thì đoạn đường đi qua làng Ðá Chẻ vắng hẳn xe qua lại. Những chai xăng không còn xuất hiện bên lề đường. Bà nội của Ni dẹp nghề bán xăng và Ni không còn xăng để hít. Nó bắt đầu lang thang đến đoạn đường mới đứng chờ chực chỗ bán xăng khi nào có xe ghé vào đổ xăng là nó nhào tới hít lấy hít để. Khi đã cơn ghiền nó nhe răng cười, một nụ cười vô hồn khiến người ta sợ hãi. Những lúc cơn ghiền nổi lên nó lén mở cả nắp xăng xe Honda để hít. Không may bị chủ xe bắt gặp, tưởng nó lấy trộm nắp xăng là bị đòn nhừ tử. Cái tên Ni cúng cơm được thay bằng “Thằng Hít Xăng” từ đó.

Thằng Hít Xăng vừa tròn 16 tuổi mà đã mang dáng nét đàn ông, vai u thịt bắp. Ai sai việc gì nó cũng làm chẳng nề hà nặng nhọc chỉ cần có cơm ngày 3 bữa và có xăng cho nó hít. Ngày ngày nó tiến dần ra thị xã kiếm ăn quên cả bà nội ở dưới quê, và quên luôn người mẹ đã bỏ nó theo chồng mới.  

Một hôm nó gặp người congái lai Lào hơn nó 2 tuổi con ông Ba Lới, 1 cán bộ miền Bắc công tác tại Luâng-bra-bang một tỉnh lỵ của nước Ai Lao hồi hương về Việt Nam sau năm 1975. Ông Ba ăn lương hưu, hưởng tiêu chuẩn nhà ở do nhà nước cấp. Căn nhà tọa lạc gần quốc lộ ở vùng ngoại ô thị tứ. Con bé phát triển rất nhanh về thể xác, còn trí tuệ lại trì độn không theo kịp với tuổi đời. Vì vậy mà việc học hành dở dang. Dù tiếng Việt nó nói thành thạo nhờ sống chung với cộng đồng Việt kiều ở Lào, nhưng vẫn không hòa đồng được với đám bạn láng giềng của nó cùng lứa ở quê.

Lúc nó mới lên 12 tuổi mà đã rủ rê đám nhóc con trai làm tình với nó. Quờ quạng chẳng được gì, lũ nhóc bị nó đánh bầm cả mặt. Nó lại kéo những thằng cỡ tuổi lớn hơn ban đêm ra bãi cát ven sông. Cuối cùng, cũng bị nó cào cấu chửi mắng đuổi đi. Bố nó biết được cấm cửa không cho nó ra ngoài. Ðêm nào hàng xóm cũng nghe tiếng nó gào thét, đập phá đồ đạc trong nhà.

Năm 17 tuổi nó đã lê la đến các quán cà phê, quán phở. Chỉ cần 1 ly nước, tô mì là mấy tay thanh niên có thể dẫn nó đi đâu cũng được. Nó thú thật, ngày nào mà thiếu đàn ông thì cả ngày rạo rực, bứt rứt đến độ nổi cơn điên. Nghe đâu bố nó nhờ đến bác sĩ chích thuốc điều trị để quân bình 2 loại hoóc-môn nam và nữ nhưng đâu cũng vào đấy.

Con bé bỏ nhà sống lang thang từ ngày bệnh viện trị liệu bằng giải phẩu mà không thành công. Bố nó chán nản, buồn bực bỏ cuộc. Con bé lại đi rông vào các quán ăn gạ gẫm đám khách đàn ông. Ðã mấy năm nay, dân vùng nầy quen tai, quen mắt xem nó như một con bé bệnh hoạn điên khùng nên ít người để ý tới nữa.

Từ ngày gặp thằng Hít Xăng, con nhỏ lai Lào hình như đã chịu đèn. Ðêm nào nó cũng kéo thằng Hít Xăng ra ngoài bờ sông ôm nhau ngủ trên bãi cát. Bố nó quyết định dẫn 2 đứa về nhà vừa hợp tình hợp cảnh mà chẳng tốn kém gì. Chỉ cần thêm chén, thêm đũa trong 3 bữa ăn và chai xăng thường trực trong nhà là tránh được tai tiếng cho ông. Thằng Hít Xăng ăn uống đầy đủ lại có áo quần lành lặn trông nó chững chạc và có phần sáng sủa ra. Nó có sức mạnh và siêng năng nên được nhiều người mướn làm công việc khuân vác bỏ hàng hóa cho con buôn và làm cả việc nặng nhọc khác trong nhà, cũng như ngoài đồng.

Năm 17 tuổi, một dịp may đến, thằng Hít Xăng được một quả phụ giàu có ở thị xã mướn ở trong nhà để đạp xích lô chở bà đi giao dịch công việc làm ăn hàng ngày. Ðược bà chủ sắm cho quần áo mới trông nó cũng ra dáng lắm. Nó vừa giữ nhiệm vụ đưa rước vừa xách cặp theo sau hầu cận bà chủ.  

Sau một ngày đi đó đi đây liên hệ các cơ quan, các xí nghiệp, bà chủ thật sự mệt mỏi. Tối về, lưng đau nhừ, tay chân rời rã bà sai thằng Hít Xăng tắm rửa sạch sẽ vào phòng tẩm quất cho bà. Nó chẳng biết gì về cái chuyện đấm bóp. Khờ khạo, lạng quạng một hồi lâu khiến thêm nhức mình nhức mẩy, bà chủ bực mình hét toáng lên. Những lần sau bà phải hướng dẫn nó từng chi tiết chỗ nào trên thân thể cần đấm mạnh tay, chỗ nào chỉ cần bóp nhẹ. Ðôi bàn tay khỏe mạnh, thằng Hít Xăng lần lượt nắn bóp từng sớ thịt trên đôi chân đầy đặn, trên đôi cánh tay tròn lẳn rồi qua chiếc lưng trần múp rụp. Nó thảng thốt nghĩ thầm: Sao da bà chủ trắng đến thế! Quả thật nó chưa bao giờ được thấy một màu da mịn màng trắng như cơm trái dừa non. Lưng bà nội nó thì bày cả xương vai, xương sườn, da già nhăn nheo, tái nhợt. Con lai Lào thì da dẻ tối sầm khô khốc.

Ðôi bàn tay thằng Hít Xăng cứ xoa nhẹ trên làn da lưng êm ái của bà chủ trong nỗi nhớ mông lung về màu da mát mịn của bầu vú mẹ mình thuở nào. Thằng Hít Xăng đã vô tình gây kích thích cho bà chủ. Chồng chết đã lâu, hôm nay mới có bàn tay đàn ông sờ nắn trên thân thể mình đã đánh thức sự ham muốn của bà. Không kìm chế nổi, bất ngờ bà lật người lại rịt đầu thằng Hít Xăng siết mạnh vào bộ ngực đồ sộ của mình.        

Có phải do hơi xăng tác động vào cơ thể khiến cho thần kinh thằng Hít Xăng chai lỳ và dẻo dai. Ðặc biệt hơn cả là “cái dương vật khác thường” của nó mà sau nầy người ta biết được đã ví nó như nhân vật Lao Ái của Trung Hoa thời xưa. Bà chủ đã qua 2 đời chồng cao sang danh vọng  nhưng chưa bao giờ đạt được cơn khoái cảm tột đỉnh của người đàn bà. Giờ đây dù là đứa nghèo hèn, thằng Hít Xăng đã cho bà hưởng được cái cảm giác đặc biệt của tạo hóa ban cho nữ giới. Và từ đó đêm nào thằng Hít Xăng cũng phải làm cái công việc đấm bóp và thỉnh thoảng được ngủ luôn trong phòng bà chủ.   

Dù to con lớn xác của cái tuổi 18 đôi mươi, nhưng đầu óc nó không phát triển đồng bộ. Cái tính ngây thơ trẻ con vẫn còn, vì vậy mà nó đi khoe với bạn bè chuyện của nó được ngủ trong cái phòng thơm tho của  bà chủ.            

Các mệnh phụ phu nhân dưới thời "kinh tế thị trường kiêm định hướng xã hội chủ nghĩa "mỗi ngày mỗi phát giàu nhanh lại càng đua đòi hưởng thụ để bù lại những ngày đói khổ. Các đấng phu quân là cán bộ gộc lo lập “phòng nhì” thích “cỏ non” bỏ quên vợ già khiến mấy bà hận tình, hận đời thề quyết nổi loạn cho khỏi uổng phí cuộc đời.

Bà chủ xích lô rất sành tâm lý nên biết tỏng tòng tong cái thói rạo rực của các mệnh phụ kia. Vốn là dân chạy mánh, bà chủ lợi dụng thằng Hít Xăng làm vật trao đổi với mấy bà vợ của các ông chồng ty trưởng, sở trưởng, tổng giám đốc công ty quốc doanh trong công việc đấu thầu, gởi gắm, mối lái tuyển dụng nhân viên...  Quý bà âm thầm giới thiệu thay nhau giữ rịt thằng Hít Xăng trong nhà. Cây kim trong vỏ bọc lâu ngày cũng phải xì ra, việc thầm lén của mấy bà cũng vậy. Một hôm, bà chủ xích lô lên tiếng trách móc vợ của ông giám đốc xuất nhập khẩu:          

- Này, đằng ấy thực tình không biết điều tí nào. Ðã nói trước là tôi cho bà mượn nó vài ngày thế mà bà quên lời hứa không trả lại cho tôi đúng thời hạn.        

- Ơ hay, bà chị xem nó là loại gì, đâu phải con búp bê làm đồ chơi riêng của chị. Là con người, nó thích ai thì nó ở, tôi làm sao đuổi nó được.

- Nhưng nó là sở hữu của tôi bởi tôi đã đích thân tìm đến quê mướn nó.

- Mặc kệ chị, chừng nào nó nhớ tới chị là nó trở về, tôi không cản.

Bà chủ xích lô giận quá phun miếng kẹo cao su đang nhai bay vèo qua trước mặt bà vợ cán bộ, mắng:          

- Ðồ dâm loạn!

Rồi bỏ đi. Bà phu nhân chẳng vừa, nguýt dài, chửi với theo:        

- Hứ, còn hơn con lợn nái. 

Rồi quay lưng với thái độ đắc thắng.

Giúp việc cho các bà có nhà cao cửa rộng, ăn uống đầy đủ lại được nuông chiều, thằng Hít Xăng quên hẳn con lai Lào, ở luôn ngoài tỉnh lỵ. Con lai Lào thì nhớ nó bèn ra thị xã tìm kiếm đã mấy tháng qua. Biết được thằng Hít Xăng hiện đạp xích lô nên nó đứng loanh quanh ở ngã tư canh chừng những chiếc xích lô chạy qua.  

Một hôm, bất ngờ nó nhìn thấy thằng Hít Xăng chở một bà trung niên, mặt trét son phấn lòe loẹt, thân hình phốp pháp. Con lai Lào băng qua đường chạy theo, kêu lên:

- Bớ Ni, mầy đi đâu mà bỏ tao một mình bao lâu nay.

Kéo thắng chiếc xích lô dừng lại, thằng Hít Xăng xuống xe đứng chờ. Con LaiLào nhào tới, 2 đứa ôm nhau. Bà chủ bước xuống xe mặt hầm hầm đến nắm tay con lai Lào kéo ra khỏi thằng Hít Xăng rồi xô nó té sấp. Mặt con Lai Lào cày trên lề đường, máu mũi tuôn ra ướt cả ngực áo.

Ðứng khựng một lúc, mặt thằng Hít Xăng ngớ ra. Khi bà chủ đến trước mặt hầm hè hối thúc nó lên xe, bất ngờ nó dang tay tát vào mặt bà chủ một cú như trời giáng rồi kéo tay con lai Lào chạy ra khỏi thị xã hướng về nhà bà nội nó ở làng Ðá Chẻ.

Khi đến nơi mới biết nội nó đã chết từ lâu, căn nhà thì đổi chủ. Thằng Hít Xăng khóc rống lên, nước mắt ràn rụa. Nó đứng thẫn thờ trước hiên nhà đưa tay đấm vào ngực giận dữ khiến con lai Lào phải ôm nó dìu về nhà.

 

*****

1 năm sau, con bé Lai Lào sinh được đứa con trai bụ bẫm. Ông Ba Lới sống trong cảnh già đơn chiếc mà có được đứa cháu ngoại cũng an ủi được phần nào. Vả lại, từ ngày đẻ con, đứa con gái của ông đã thay đổi hẳn tính tình, điềm đạm và biết lo lắng cho con khiến ông rất vui mừng.  Thằng Hít Xăng vẫn mang bịnh nghiền mùi xăng nhưng chịu khó làm ăn. Và đặc biệt nhất là nó thương con vượt mức bình thường.

Một hôm, thằng Hít Xăng đang làm công việc chất những kiện hàng lên xe tải. Bỗng một đám khói đen cuồn cuộn bốc lên trong xóm bên kia đầu cầu. Cả đám khuân vác ngừng tay nhìn về hướng có đám khói. Một người hoảng hốt kêu lên:

- Cháy nhà!

Người khác hỏi:

- Khu nhà ai?

- Hình như khu nhà thằng Hít Xăng.

Nghe thế, thằng Hít Xăng ngước nhìn về hướng khói đang bốc lên ngùn ngụt. Bất giác, nó vất bao hàng trên vai xuống xe rồi cắm đầu cắm cổ  chạy về nhà.

Ðúng là nhà của ông Ba Lới, bố con Lai Lào phát hỏa. Kẻ cầm xẻng hắt từng xẻng cát, người chuyền tay từng thùng nước tạt vào lửa. Con Lai Lào vừa gào khóc vừa chấp tay van xin mọi người cứu con nó trong căn nhà đang cháy.

Mọi người lắc đầu bất lực vì lửa mỗi lúc mỗi bốc lên rần rật, phủ trùm cả căn nhà.

Thằng Hít Xăng vừa chạy về đến nhà biết được đứa con nó bị kẹt trong căn nhà, với bộ áo quần ướt đẫm mồ hôi nó phóng người qua ngọn lửa đang liếm vào khung cửa lớn. Vì quá bất ngờ không ai kịp cản ngăn trước hành động liều lĩnh của thằng Hít Xăng do lòng thương con thôi thúc. Tình phụ tử thiêng liêng tạo thành sức mạnh vô biên khiến cho con người không sợ chết trước hiểm nguy để bảo toàn tánh mạng cho con mình.

Mọi người đang hồi hộp đợi chờ. Bỗng một khối lửa đỏ rực lao qua khung cửa chính. Thằng Hít Xăng vụt hiện ra trên tay bồng đứa bé 5 tháng tuổi cháy nám đen cùng với thân thể nó đang bốc lửa. Vừa bước ra đến sân, thằng Hít Xăng đổ nhào, tay vẫn còn ôm chặt con nó vào ngực. Người ta tập trung nước tưới lên thân thể 2 cha con nhưng không cứu kịp. Con bé Lai Lào nhào tới ôm chầm lấy 2 cái xác cong queo. Nó gào lên một hồi rồi ngất lịm.

Mùi thịt khét lẹt trộn lẫn với mùi vải cháy cùng với hình ảnh 2 cánh tay lửa đốt nứt cả da của người cha ôm chặt lấy đứa con vào lòng đến độ dính vào nhau gở không ra đành phải để vậy liệm chung một quan tài, đã khiến cho bao nhiêu người rơi nước mắt và chắc chắn hình ảnh đó sẽ không phai mờ trong tâm khảm mọi người. 

Sau khi chôn cất cha con thằng Hít Xăng, con bé Lai Lào bỏ nhà ra đi không về. Bố nó đi hỏi dò khắp nơi. Kẻ bảo thấy nó ngồi sau xe Honda của một người đàn ông. Người khác nói có chiếc xe con đến đón nó ngoài đầu cầu...

Vài tuần lễ sau, người đi rừng phát giác xác con Lai Lào đã rữa nát nằm co quắp trên mộ của cha con thằng Hít Xăng chôn tại nghĩa địa của dân làng tận trên khu rừng đèo heo hút gió. 

Mấy năm sau, trong những đêm mưa phùn gió bấc, cánh thợ rừng thường chứng kiến 2 ngọn lửa phụt lên từ hai ngôi mộ của thằng Hít Xăng và con Lai Lào nhập vào nhau bay là là trên mặt đất rồi vụt tắt trên giữa tầng không. Người ta bảo đó là khí thiêng của 3 linh hồn lạc lõng tìm đến với nhau! ./.


Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2023 lúc 11:31pm

NẮNG CHIỀU QUÊ NỘI. Tác giả: NV. Duyên Anh. Người đọc: Thái Hoàng Phi     <<<<<<

Chết%20Mê"%2045+%20Hình%20Ảnh%20Hoàng%20Hôn%20Chiều%20Tà%20Lãng%20Mạn%20&%20Đẹp%20Mơ%20Màng



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Apr/2023 lúc 11:39pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Apr/2023 lúc 12:53am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Apr/2023 lúc 10:26am

Một Tháng Tư, Hai Cái Giỗ 

See%20jansanfords%20Animated%20Gif%20on%20Photobucket.%20Click%20to%20play%20|%20Candle%20gif,%20%20Candles%20dark,%20Candle%20images

Buổi sáng tôi nhận được cú phone, ở đầu bên kia với giọng nói rất lạ, người gọi tự xưng: mình là Hương B, gọi cho Hương A đây. Tôi reo lên, trời ơi, gần 47 năm rồi. Người bạn tiếp, ừ, ngày cuối cùng mình gặp nhau là ngày bố của Hương A hy sinh, tháng 4 năm 1972.

Buổi sáng có ông lính vào lớp xin phép cho Hương A nghỉ học đi về nhà….. Như thường lệ, mỗi buổi sáng, chiếc xe jeep chở chị em chúng tôi đến trường tiểu học tỉnh lỵ Hậu Nghĩa sau một đêm không êm đềm. Cuộc sống tại đây với tiếng súng đạn, bom nổ là chuyện thường tình mặc dầu có phần yên ổn hơn nhiều từ lúc bố tôi về nhận nhiệm sở tại tỉnh này. Bất cứ lúc nào, anh chị em chúng tôi cũng sẵn sàng chui vào hầm tạm trú xây bằng những bao cát khi cường độ đánh nhau lên cao với tiếng đạn bay gần bên tai.

Không hiểu được tình hình chính trị vì còn qúa bé, tôi chỉ biết là mình đang sống trong đe dọa hiểm nguy của chiến tranh. Bố tôi nhập ngũ, đánh giặc suốt cuộc đời quân ngũ của ông. Chúng tôi lớn lên trong gia đình giữa những màu áo trận, giầy bốt đờ sô, và súng, và đạn. Cho đến một ngày ngồi trong lớp học, buổi sáng còn sớm, một chú lính đi vào xin phép cho tôi về. Chú chở tôi về bằng xe đạp. Rất ngạc nhiên, tôi hỏi chú tại sao? Chú mếu máo ôm mặt nói trong nước mắt: bố cháu tử trận sáng hôm nay rồi! Không tin, chú nói chuyện đùa phải không?

Khi về đến nhà, xe đậu trước nhà nhiều quá. Đông người tụ tập, ai cũng khóc bên cạnh thi hài của bố. Bố nằm yên trong phòng khách, như ngủ trong bộ quân phục màu xanh. Một giấc ngủ thiên thu. Tôi đau đớn chịu tang cha, cái mất mát lớn lao nhất trong đời của tôi. Người ta nói con mất cha như nhà mất nóc. Bố tôi mất, chúng tôi mất tất cả. Gia đình chúng tôi rày đây mai đó theo đời chiến binh của bố nên không có nhà để mà mất nóc. Chúng tôi phải dọn ra khỏi ngôi nhà ở Hậu Nghĩa vì đó là nơi cư ngụ của vị tỉnh trưởng mới. Bố được chôn trong nghĩa trang Mặc Đĩnh Chi, còn gia đình chúng tôi thì lênh đênh trong cuộc sống không có bố, không có nhà để ở.


Ba năm sau, tháng Tư 75, gia đình tôi 12 người có đủ trong danh sách được di tản của tòa đại sứ Mỹ. Theo lệnh di chuyển, chúng tôi vào tạm trú trong một ngôi biệt thự lớn sát phi trường Tân Sơn Nhất. Nơi ấy, mỗi gia đình được giữ một phòng, ăn mì gói chờ xe đến đón ra sân bay. Bên ngoài, tiếng súng đạn, tiếng pháo kích vang rền.

Một người anh của tôi, anh Tiến, vẻ mặt nghiêm trọng lo âu nhưng bên trong anh đang nuôi một niềm hy vọng lớn. Anh tốt nghiệp trường Petrus Ký, dự tính đi du học vì đã có nhiều trường đại học của Mỹ nhận nhưng tình hình xáo trộn khiến chương trình ra đi của anh phải trì hoản. Trước đây, dự tính của anh là khi qua đến Mỹ, anh sẽ học hai bằng y khoa và luật khoa. Phải có hai cái bằng đó trước khi anh trở về phục vụ đất nước. Anh nghĩ niềm mơ ước của anh sắp thành sự thật mặc dù chẳng biết rồi đây chuyện gì sẽ xãy đến cho quê hương.

Chúng tôi chờ đợi trong hồi hộp và lo âu. Một tuần lễ qua đi, xe vẫn chưa tới đón. Đến sáng ngày 29 tháng 4, chúng tôi được tin là mọi người phải giải tán, tự tìm đường ra đi. Niềm hy vọng của anh Tiến bỗng tan như mây khói. Anh trở nên im lặng, lầm lì. Gia đình tôi chạy về Biên Hòa. Anh chị em chúng tôi thu dọn bàn thờ của bố nằm giữa nhà, cất đi cái di ảnh trong bộ quân phục. Bố từng trải qua nhiều năm trong các đơn vị tác chiến nên huy chương đầy một gói lớn, bây giờ chúng tôi phải đem đi chôn sau hè. Cả lá cờ từng đắp trên quan tài của bố và bộ quân phục bố mặc lần cuối cùng trong ngày tử trận. Khẩu súng lục của bố để trên bàn thờ bị thất lạc, trong lúc bối rối chúng tôi cũng chẳng quan tâm gì Mọi dấu tích liên quan đến quân đội Cộng hòa đều cần phải được tẩu toán. Cả nhà khóc như mưa.

Rồi vài ngày sau, có người bộ đội mặc đồng phục đến gõ cửa. Lúc ấy tôi đau xót, âm thầm nuốt sự tủi nhục của kẻ bị nước mất nhà tan. Anh Tiến càng ít nói và buồn bã hơn. Anh xin mẹ cho phép anh ra đi, dù bằng đường bộ hay đường biển. Anh chỉ xin mẹ cho phép, ngoài ra không xin gì cả. Mẹ nói không được, nhỡ con chết dọc đường, mẹ biết con đâu mà chôn. Để từ từ mẹ sẽ tính. Anh nài nĩ: ngày xưa Bố đã nói, bố không chấp nhận sống với Cộng sản và bố sẽ tự sát trong tòa hành chánh nếu Cộng sản chiếm được miền Nam, mẹ nhớ không? Mẹ tôi thương con, không muốn anh mạo hiểm.

Thương anh Tiến, nhưng tôi không biết chia xẻ sự đau buồn của anh như thế nào ngoài việc nghe theo lời dạy bảo của anh. Từ ngày bố mất, niềm vui của anh là chở tôi ra mộ của bố, dựng chiếc xe Honda kề bên mộ. Hai anh em thường xuyên lau mộ cho bóng. Anh không thích mộ bố bị đóng bụi. Ngồi bên mộ, có hoa, nhang đèn, trái cây và ly cà phê sữa, anh hay kể chuyện cho tôi nghe. Anh kể chuyện chiến tranh đệ nhị thế chiến, chuyện Hitler tàn ác, chuyện Nhật Bản đầu hàng, chuyện thư viện quốc gia Việt Nam của mình vì chiến tranh không đủ sách vở, chuyện đời sống của anh nếu anh ở bên Mỹ Anh dạy tôi học, kể cả học luyện thi đệ thất. Tôi viết chữ xấu, anh buộc tôi phải tập viết chữ đẹp. Tôi học dở, anh đánh đòn. Anh dùng thước đánh trên tay tôi, đánh xong lại chở đi ăn phở. Anh bảo lớn lên em sẽ hiểu được tình thương và sự dạy dỗ của anh. Tôi thi vào đệ thất trường Mạc Đĩnh Chi, ngày có kết quả cuộc thi, chen vào xem tên trước cổng trường, anh mừng rỡ thấy tên tôi được đậu cao. Anh vui lắm, đi ăn khao, lại chở đi ăn phở. Anh Tiến là thần tượng của tôi.

Đã ba tuần lễ tính từ ngày 30 tháng 4. Mẹ tôi vẫn quyết liệt không cho phép anh Tiến ra đi. Anh giải thích anh đã nghiên cứu việc đi đường bộ và sẵn sàng lên đường. Mẹ vẫn lắc đầu bảo là anh phải chờ. Anh Tiến càng ít nói hơn. Một hôm anh nói muốn tôi nấu cho anh ăn. Anh muốn ăn chả giò và bánh xèo. Anh chở tôi đi chợ Biên Hòa, mua thực phẩm về nấu theo yêu cầu của anh. Anh ăn ngon lành. Chiều hôm đó, anh đề nghị lên nhà gần cầu Mương Sau. Buổi tối anh em quây quần vui vẻ. Sáng dậy, khi sửa soạn thức ăn sáng ở bếp đã xong, tôi bước qua phòng mời anh ra ăn sáng. Qua khung cửa song sắt, tôi thấy anh Tiến nằm trên giường với khẩu súng lục kề trên mang tai. Anh ngó tôi. Tôi la lớn: anh làm gì vậy? Anh bóp cò…. Anh ra đi bằng khẩu súng của bố. Ngày tang anh Tiến buồn thê thảm. Đưa quan tài anh qua sông Đồng Nai đến một cái cù lao, với vài người trong gia đình, vắng ông anh lớn nhất trong nhà đã bị bắt vì tình nghi làm CIA.

Nhiều người quen thân của gia đình thậm chí không dám công khai chia buồn vì sợ liên lụy. Buổi trưa mây xám giăng đầy. Rồi cơn mưa trút xuống thành phố Biên Hoà. Nước mưa cuốn đi lớp đất phủ hấp tấp trên quan tài, hấp tấp như sự ra đi của anh.


Đã 44 năm mà cứ ngỡ như hôm qua. Nước mắt thương anh vẫn tuôn trào như ngày nào…. Hằng năm gia đình tôi làm giỗ bố và giỗ anh Tiến theo lịch ta. Cả hai đều nằm trong tháng Tư. Xin kính dâng nén hương lòng đến linh hương của bố, Đại tá Nguyễn văn Thành, cố Tỉnh Trưởng tỉnh Hậu Nghĩa, anh Nguyễn văn Tiến và những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì lý tưởng quốc gia.

Thu Hương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Apr/2023 lúc 10:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/May/2023 lúc 12:26am

Chuyện tình của chú Năm

DOWNTOWN%20FOOD,%20Ho%20Chi%20Minh%20City%20-%20Restaurant%20Reviews,%20Photos%20&%20Phone%20Number%20%20-%20Tripadvisor


Chú Năm bước đến hàng bán cá mua hai con cá rô phi, nhờ người bán làm sạch và chiên dòn. Có một người đàn bà cũng đang đứng chờ chiên cá như chú, chị nói:

– Bữa nay thứ tư họ thay dầu mới, cá chiên nóng về ăn với nước mắm tỏi ớt ngon lắm.

Chú Năm mỉm cười không nói gì, chú đâu biết pha nước mắm tỏi ớt, hồi trước lúc vợ chú còn sống chuyện bếp núc một tay bà lo. Vợ chú chết hai năm nay, chú không biết nấu ăn lại không thích vô bếp, cứ ra tiệm mua thức ăn người ta làm sẵn mang về, ở thành phố này thì có rất nhiều tiệm bán thức ăn Việt, rất tiện.

Chú có hai đứa con, một trai một gái. Đứa con gái lớn vừa lấy chồng, theo chồng sống ở tiểu bang khác. Thằng con trai mới học xong mùa hè vừa rồi, xin được chỗ làm lương cũng khá, nhưng hơi cực, ngày làm mười tiếng lâu lâu phải đi công tác xa cả tuần mới về.

Hai cha con chú ăn uống cũng dễ, nhà có gì ăn đó, nếu không thì luộc mì gói cũng xong. Thằng con chú đi làm bận bịu cả ngày, nó thường ăn ở ngoài, thỉnh thoảng mua đồ ăn đem về cho chú.

Từ ngày bà xã thình lình bỏ chú ra đi, chú cảm thấy căn nhà sao mà trống vắng buồn tênh. Chú tìm việc gì làm cho khuây khỏa, chú ra sau vườn nhổ cỏ trồng rau, nếu không thì thả bộ lang thang mấy khu mua bán của người Việt, nghe người ta nói tiếng Việt lao xao cũng thấy đỡ buồn.

Sáng nay thứ Tư, nhớ lời người đàn bà chú gặp tuần trước, thứ Tư người ta thay dầu mới, chú đến chợ mua cá rô phi chiên dòn. Chú định bụng nếu gặp người đàn bà đó, chú sẽ nhờ chị ta chỉ cách pha nước mắm tỏi ớt. Đến nơi, có lẽ còn hơi sớm, chợ ít người, hàng bán cá chẳng thấy ai mua, chú không phải chờ lâu xách hai con cá vừa chiên xong nóng hôi hổi ra về. Ra cửa chú thấy người đàn bà đó đang đứng chờ người nhà đến đón, chú xáp lại nói chuyện.

– Dễ lắm, anh rót nước mắm sống vô chén, pha chút nước lạnh, bỏ đường, nặn chanh, cho vô ớt bằm, tỏi bằm. Nếm vừa ăn là được, tùy người thích ăn ngọt thì thêm chút đường.

– Pha nước mắm mà nhiều công đoạn quá vậy?

Chị cười xoà. “Bả đâu?”

– Bả bỏ đi hai năm rồi.

Chị im lặng mím môi, chắc là chị nghĩ ông này bị vợ bỏ. Chú Năm không buồn đính chánh câu nói lấp lửng của mình.

– Cô chờ người đến đón?

– Dạ, chờ thằng cháu.

– Có phải cô tên Sáu? Hôm trước tôi nghe người nhà cô kêu chị Sáu.

– Tôi tên Nguyệt, thứ sáu nên người trong nhà kêu theo thứ chớ không kêu tên.

– Tôi cũng vậy, tôi tên Minh nhưng người quen đều kêu theo thứ, nhiều người tưởng tôi tên Năm.

– Anh đã nghỉ hưu?

Chú Năm cười xoà chỉ mái tóc của mình, tóc bạc hết cô không thấy sao, vài tháng nữa là bảy chục rồi.

– Thấy anh cũng còn trẻ, về Việt Nam người ta tưởng chừng sáu chục.

Chú Năm cười hề hề, lúc này xuống dốc thấy mau già chớ lúc trước tôi trông trẻ lắm, ai thấy cũng khen.

– Cô chắc còn đi làm?

– Dạ, tôi còn trẻ mà, anh thấy tôi chừng bao nhiêu tuổi?

– Sáu chục.

– Sáu mươi hai rồi đó.

– Chắc cô mới qua?

– Dạ cũng được ba năm rồi, lúc tôi qua má tôi yếu nhiều, bệnh già thôi, tôi qua kịp lúc săn sóc bà già trong những ngày cuối đời của bà. Chớ lúc trước bà ở nhà lủi thủi một mình tội lắm, ai cũng đi làm. Má tôi chết hơn sáu tháng rồi, nhiều người quen thấy tôi săn sóc người già tốt, họ kêu tôi giúp. Tôi hiện đi làm hai chỗ, tôi có bằng lái xe nhưng còn hơi nhát không dám lái, đi đâu cũng nhờ đưa đón nhiều lúc cũng bất tiện.

Chị cười hì hì… Thằng cháu chị đến đón, chú Năm trở vô chợ mua ớt, tỏi, đường, nước mắm, nhà chú lâu nay chẳng ai nấu nướng nên trong bếp trống lỏng chẳng có gì. Tự nhiên chú thấy vui vui yêu đời, chú tập tành làm bếp.

Sáng thứ tư là chú Năm thấy rộn ràng muốn đi chợ, chú thấy nhớ cô Sáu, chú muốn gặp cô nói ba điều bốn chuyện. Mới gặp nhau sao thấy hạp, nói chuyện hoài không muốn dứt. Hình như cô không có chồng, cái kiểu cô nói chuyện có thể đoán cô là người có một mình ên.

Đến nơi chú Năm đến hàng bán cá trước, không thấy “người ta” chú đi lòng vòng gian hàng bán đồ khô, nhưng chú không mua thứ gì rồi bước qua khu bán rau cải. Chú mua mấy trái dưa leo cùng một bó rau muống. Rau muống luộc thì chú biết cách làm không cần ai chỉ. Đảo quanh mấy vòng cũng không thấy “người ta”, chú đến quầy trả tiền rồi bước ra. Hôm nay chú không mua cá, thằng con chú không thích ăn cá, hồi nhỏ nó ăn cá he mắc xương giờ thấy cá nó sợ. Chú vô tiệm bán thức ăn làm sẵn gần bên mua một phần canh chua tôm và một phần thịt sườn ram mang về. Chú Năm chợt thấy “người ta” bước vô chợ, chú đã đề máy xe nhưng lưỡng lự chưa muốn đi, chú tắt máy xe bước vô chợ.

Chú đi qua hàng đồ khô mua lung tung, đến hàng rau cải mua lung tung mặc dầu không biết mua về để làm gì. “Người ta” gặp chú mừng rỡ vui ra mặt, chú thì mừng trong bụng kiếm chuyện đi theo “người ta” hỏi nầy hỏi nọ hỏi kia. Chú nói hồi nãy chú qua tiệm “Food Togo” mua thịt sườn ram, thằng con tôi rất thích ăn món này. Cô Sáu nói dễ làm lắm để tôi chỉ anh làm. Chú Năm liền mua mấy pound thịt sườn non, “để tôi làm thử, làm không xong hôm nào cô đến nhà tôi chỉ tôi làm nhe”.

Bước ra ngoài cô Sáu nói anh về trước, hôm nay tôi đi xe bus, không ai đưa đón.

– Nếu cô không ngại để tôi đưa cô về, nhà cô ở đâu?

Cô Sáu nhìn người đàn ông mới vừa quen, “thấy” ông ta có vẻ là người đàng hoàng tử tế.

– Tôi thì không ngại, chỉ sợ vợ ông ghen.

– Vợ tôi không ghen, nhưng con nhỏ con gái tôi ưa “ghen” dùm cho má nó. Tôi mà quen bà nào, nó theo dòm ngó, nhưng bữa nay nó có chồng đi ở xa rồi, mà giờ chắc lo giữ chồng không còn lo giữ ông già nữa.

Cô Sáu cười khúc khích đi theo chú Năm ra xe. Lúc đến ngã tư đèn đỏ, chú Năm chỉ căn nhà mái ngói đỏ xéo bên kia đường, “nhà có cây chanh phía trước là nhà tôi đó”. Cô Sáu nói ở đây chanh sai trái thấy ham, giờ thấy cây chanh mới nhớ hồi nãy quên mua. Chú Năm nghe vậy quay đầu xe lại, nói vậy vô nhà tôi hái về ăn, khỏi mua.

Cô Sáu nhìn căn nhà to lớn nghĩ bụng vậy mà ở có hai cha con. Nhà em mình chút xíu ở bảy tám người lớn. Hái chanh xong chú Năm mời cô vô nhà chơi cho biết. Cô Sáu sẵn dịp chỉ chú Năm làm món sườn ram. Hai người vô bếp, cô Sáu để chú tự làm, cô đứng gần bên chỉ cách. Làm xong chú hâm cơm nguội mời cô sẵn dịp dùng bữa. Cô Sáu tự nhiên không khách sáo, hai người tâm đắc như là quen nhau từ thuở nào. Trong phòng ăn có treo tấm hình gia đình chụp hai vợ chồng cùng hai đứa con. Cô Sáu khen vợ anh đẹp quá. Chú Năm buồn bã nói vậy mà bả đành đoạn bỏ tôi đi. Chú chỉ về phía bàn thờ gần đó, bả ngồi đó hai năm rồi, phát bịnh có sáu tháng thì mất.

Lúc đưa cô Sáu về chú Năm hỏi xin số phone, để khi nấu nướng có cần gì gọi nhờ cô chỉ, hoặc là đi chợ chú qua nhà chở cô đi chung để cô “cố vấn” chú mua thứ gì, nấu món gì vừa nhanh vừa dễ nấu. Mỗi cuối tuần cô Sáu hay đi chợ trời, cô rủ chú Năm đi theo chơi cho biết. Cô thích vô đó mua trái cây và rau cải, vừa ngon lại vừa rẻ. Chú Năm đi theo coi người ta mua bán đồ cũ thấy cũng vui.

Cô Sáu là người dưới quê miền Tây, hồi nào tới giờ không có chồng sống với cha mẹ anh em. Cô mới vừa qua Mỹ, ở vào cái tuổi người ta chuẩn bị nghỉ hưu thì mình mọi việc chỉ ở mức khởi đầu. Nhưng cô không buồn, bằng lòng với cái “trời đã định” cho mình. Chú Năm goá vợ, mấy năm nay chú thình lình bị rơi vào một cơn hụt hẫng buồn hiu. Nhiều lúc ở nhà một mình chú chợt thèm có ai đó đi ra đi vào lảng vảng gần bên. Đi đó đi đây với người đàn bà vừa quen, chị này có gì cũng nói chú nghe, về nhà thấy nhớ thấy trống trãi chỉ mong tới lúc được gặp.

Chú Năm tập cô Sáu lái xe cho quen đường và không còn sợ. Mỗi ngày chú đến nhà cô đậu xe bên lề đường, vô ngồi trong xe của cô. Khi cô lái, có người ngồi kề bên cô thấy tự tin hơn và không sợ. Chừng một tuần thì cô tự lái đi một mình, cô cám ơn chú Năm rối rít.

Rồi thì qua lại tới lui, mỗi khi đi chợ cô gọi chú Năm. Một tuần cô đi chợ ba lần, chợ trời mua rau cải trái cây, chợ thực phẩm Á Đông và Costco mua đồ linh tinh xài trong nhà. Chú Năm nhiều thì giờ rãnh rỗi, tình nguyện đưa đón cô đi đây đi đó chớ ở nhà một mình buồn thúi ruột. Cô Sáu trả công đến nhà chú tập chú nấu nướng, cô vui mà chú cũng vui, nấu xong hai người ngồi ăn như hai vợ chồng. Thằng con chú Năm thỉnh thoảng gặp ba nó dẫn đàn bà về nhà, nó nói với chị nó cở này ba có bồ.

Có lần cô Sáu kể chú Năm nghe, hồi lúc cô còn ở Việt Nam, lúc gần đi Mỹ có xuống Bạc Liêu chỗ ông cha Diệp cầu nguyện.

– Em cầu nguyện điều gì? (lúc này hai người xưng anh em).

Cô Sáu cười không nói nhưng cô kể:

– Bận về ghé vô chợ Cần Thơ nghỉ ăn trưa. Em đi vô chợ tính kiếm mua một ít trái cây, có một ông già ngồi coi bói, em đi ngang ổng nói cô ơi coi bói không cô, tôi thấy đường hậu vận cô tốt lắm. Em đi vô quán ăn suy nghĩ thấy ông tội nghiệp, trở ra cho ông một ít tiền. Ông cầm tay em nói cuối đời em sẽ gặp người tốt thương yêu lo cho em, em sẽ không còn cô đơn cô độc một thân một mình nữa.

– Em có tin không?

Cô Sáu nhìn xa xăm đôi mắt mơ màng.

– Từng tuổi này mình đâu có mong gì nữa, nhưng chuyện tình cảm nhiều khi tránh cũng không được.

Chú Năm trằn trọc không ngủ được, cứ nhớ đến lời cô Sáu nói ban chiều. Thấy thương cô quá! Nhiều lúc thấy tội nghiệp. Nhưng chú chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bước thêm bước nữa. Cuộc đời giờ chỉ lấy niềm vui bên con cháu.

Thằng con trai chú hơi khó tánh, trong nhà nó giữ ngăn nắp sạch sẽ. Nó là thằng con ngoan thương cha thương mẹ. Chú Năm hơi ngán nó, không hiểu sao chú cứ ngài ngại nó không đồng ý chú đi thêm bước nữa. Chú không dám dẫn cô Sáu về khi nào có nó ở nhà. Hồi còn trẻ đi chơi với bồ sợ cha mẹ la, giờ bảy chục tuổi không dám dẫn đàn bà về nhà… sợ con la.

Một buổi chiều lúc hai cha con ngồi ăn cơm, chú nói với nó:

– Con cũng biết hồi nào tới giờ ba rất thương cái gia đình này. Má con không may mất sớm, giờ ba chỉ còn hai con, ba cũng đã lớn tuổi không còn sống bao lâu, ba không muốn làm bất cứ điều gì khiến cho gia đình mình không vui, nếu hai con không thích ba sẽ ở vậy cho đến hết cuộc đời còn lại.

Thằng con nghe cha nói như vậy nó ứa nước mắt, tội nghiệp cha nó quá, thương cha nó quá.

– Con và chị con rất thương ba, hồi nhỏ con hay đòi mua cái này cái nọ mà không biết gia đình mình không khá giả gì. Lớn lên con hiểu chuyện thấy ngày đó mình thật là có lỗi. Giờ ba đã già, con không muốn đòi hỏi ở ba điều gì cả. Từ lúc má chết, đôi lúc thấy ba cô đơn buồn bả con thương ba lắm mà không biết làm sao. Giờ nếu ba gặp được người nào vừa ý, con và chị con rất mừng, chúng con mong ba luôn vui và hạnh phúc trong những ngày cuối đời.

Thằng con trai khóc, ba nó cũng khóc.

Ý Ngôn



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/May/2023 lúc 12:29am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/May/2023 lúc 2:55pm

Đàn Bà Khôn Và Đàn Bà Dại

 
(Hình internet)


1. Đàn bà Dại chỉ chăm chăm vào Khuyết điểm của Đàn ông.

+ Đàn bà Khôn tán thưởng Ưu điểm của Đàn ông.

2. Đàn bà Dại thường Cãi nhau với Đàn ông mọi lúc mọi nơi khiến cho Đàn ông Mất mặt.

+ Đàn bà Khôn luôn giữ Thể diện cho Đàn ông trước mặt Người ngoài.

3. Đàn bà Dại không ngừng Bới móc Quá khứ.

Đàn bà Khôn cùng Đàn ông Tạo dựng Tương lai.

4. Đàn bà Dại thích So sánh với Người đàn ông của họ với Người khác . Cô ta không biết đây là đang giết chết Tình yêu

+ Đàn bà Khôn biết Hoàn cảnh của Đàn ông. Cô ta hiểu rằng đấy là Tạo động lực cho Đàn ông

5. Đàn bà Ngu ngốc tự cho mình nhìn thấy Bản chất Đàn ông.

+ Đàn bà Thông minh sẵn lòng Thông cảm Tha thứ cho Đàn ông.

6. Phụ nữ Ngu ngốc sẽ nói:

- Anh Cút Đi.

+ Phụ nữ Thông minh sẽ nói:

-  Anh Không được Phép rời bỏ Em.

7. Đà bà Dại luôn xem Đàn ông như cung tên, kéo càng căng, mũi tên bay càng xa.

+ Đàn bà Khôn xem Đàn ông như Cánh diều, thong thả Giữ lấy Dây diều trong Tay.

8. Đàn bà Dại thường quá Đề cao cái Tôi của mình.

+ Đàn bà Thông minh luôn Khôn khéo Gửi gắm và Dựa dẫm.

9. Đàn bà Dại không rời Đàn ông nửa bước.

+ Đàn bà Khôn hiểu được lúc Gần lúc Xa.

10. Đàn bà Dại chỉ biết Giặt giũ Nấu ăn, nhưng quên mất Làm đẹp Bản thân.

+ Đàn bà Khôn cũng biết giặt giũ nấu ăn, nhưng không quên Làm đẹp Bản thân.

11. Đàn bà Ngu ngốc mang đến cho Đàn ông Áp lực và Kìm nén.

+ Đàn bà Thông minh đem đến cho Đàn ông Động lực và Hứng thú.

12. Đàn bà Dại khiến Đàn ông Thất bại trong những giọt Nước mắt của Cô ta.

+ Đàn bà Khôn khiến Đàn ông Thành công trong Nụ cười Rạng rỡ của Cô ta.

13. Đàn bà Dại luôn Đả kích Đàn ông.

+ Đàn bà Khôn Cổ vũ Đàn ông.

14. Đàn bà Dại đọc xong và Bỉu môi.
+ Đàn bà Khôn đọc xong sẽ share và Lưu lại Học dần.

Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/May/2023 lúc 9:04am


Viết Về Mẹ

Dân%20ca%20dân%20nhạc%20VN%20–%20Hát%20ru%20con%20Huế%20|%20Đọt%20Chuối%20Non

Quê ngoại tôi ở Ninh Bình. Ông bà ngoại tôi được ba người con:người con gái lớn tên Kinh, chúng tôi gọi là bá, lập gia đình sớm, rồi theo chồng vào Nam. Bà mất năm 1947 tại Saigon. Người con thứ hai là bác Sử, cùng học trường Bưởi với cha tôi. Mẹ tôi tên Truyện, là con gái út. Tôi thường thắc mắc, tại sao mẹ tôi không có một cái tên đẹp, nhưng khi xếp tên ba người, KINH, SỬ,TRUYỆN, là tên các sách mà sĩ tử ngày xưa phải học để đi thi, thì tôi hiểu ngay dụng ý của ông ngoại: cụ muốn các con theo đòi nghiên bút. Không may,ông tôi mất sớm, bà tôi bệnh, nên bác Sử, dù rất giỏi, đành phải đi làm sau khi học xong trung học. Bác ở lại ngoài Bắc, có vào thăm cha mẹ tôi sau 1975, và qua đời năm 1988. Bá và mẹ tôi thời đó, chỉ được học tới khi đọc thông, viết thạo, là phải nghỉ để lo việc nhà.

Mẹ tôi chịu khó đọc sách, thơ, văn, ca dao ,bà thuộc rất nhiều. Bà ru tôi bằng Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán, bằng những bài thơ mà hơn 60 năm sau,  còn nhớ :


Đêm khuya, ta ngủ trong màn,

Vẳng nghe tiếng muỗi kêu vang phía ngoài,

Khiến ta nhức óc vang tai,

Mẹ ta ngồi cạnh, thở dài bảo ta:

Như con có mẹ có cha,

Có anh có chị sướng là bao nhiêu,

Đêm đêm con ngủ màn điều,

Ngày ngày đi học, chiều chiều đi chơi...

Ngoài kia bao trẻ mồ côi,

Không cha, không mẹ, không người nào thương,

Ngày đi vơ vẩn trên đường,

Tối về gối đất nằm sương đầu hè,

Mùa đông, chẳng có gì che,

Mùa thu đã vậy, mùa hè làm sao?


Sang ngang nhớ lại chuyến đò,

Năm xưa, một cậu học trò sang sông,

Ngây thơ sợ cả má hồng,

Biết nay cô lái có chồng hay chưa,

Bây giờ cậu bé năm xưa,

Qua con đò cũ, lại mơ một người.


Tôi là người đọc sách khá nhiều, mà bài trước, tôi chưa từng thấy. Bài sau, mẹ tôi nói là của Nguyễn Bính, nhưng trong những tuyển tập của tác giả này, tôi cũng không tìm được.

Những nỗi vất vả, sự hy sinh của mẹ tôi trong thời kháng chiến và lúc mới di cư vào Nam, tôi đã có dịp nhắc đến trong bài “Tâm Sự” đăng trên Tập San Y Sĩ, số 132, tháng 8, năm 1996.

Khi xẩy đàn Tấn nghé năm 1975, cha mẹ tôi kẹt lại, tôi một mình chạy thoát từ Cần Thơ, và định cư ở Montreal. Ngày đó, tôi nghĩ rằng không còn dịp gặp lại cha mẹ, nhưng tình thế đổi thay, tôi đã đón được các người qua đây năm 1982. Lúc đó, tôi đã lập gia đình,con trai tôi gần 3 tuổi, con gái chừng 3 tháng, và mẹ tôi vừa tròn 70. Mẹ tôi có cháu ngoại từ năm 1954, lúc di cư vào Nam, khi bà mới 42 tuổi, và bây giờ, tổng cộng 6 đứa.Tụi nó đã lớn, một số có giá đình, lại ở xa, bên quận Cam, nên tình thương của bà bây giờ dồn hết cho mấy đứa cháu còn nhỏ.

Con gái tôi lúc đó chưa biết gì, nhưng thằng con trai yêu bà đến độ có khi theo về ở luôn với bà cả tháng trời, khổng nhớ gì tới cha mẹ cả!

Cha mẹ tôi ở gần nhà thương nơi tôi làm việc, khi nào rảnh là tôi tạt qua thăm, gặp bữa thì cùng dùng cơm, không thì ngồi uống trà, nghe kể chuyện dĩ vãng.

Chiều thứ tư, khi xong phòng mạch, tôi tới dùng cơm tối với song thân. Thứ bẩy, tôi dắt theo hai con đến ở với ông bà cả ngày. Nhà tôi thì chạy tới chạy lui không có giờ giấc.Từ hơn 20 năm nay, tôi chưa hề thay đổi thói quen đó.

Trong tuần, mẹ tôi lo mua sắm lỉnh kỉnh để làm những món ăn ngon cho cháu.

Đó là lẽ sống của mẹ tôi. Bà nôn nao trông đợi ngày thứ bẩy. Khi đến, mẹ tôi đã đứng chờ ở cửa sổ, khi đi, mẹ tôi lại đứng ở cửa sổ trông theo.

Mỗi khi thấy bóng dáng gầy gò,nhỏ bé của mẹ sau cửa kính,tôi lại nhớ tới câu Chinh phụ ngâm mà bà ru tôi ngày xưa “lòng lão thân buồn khi tựa cửa “.Có thể lúc đó,mẹ tôi buồn, nhưng tôi thấy mình tràn trề hạnh phúc.

Thời gian êm đềm trôi, và các em tôi lập gia đình.Mỗi lần thêm một đứa cháu, mẹ tôi lại vui mừng hớn hở, dù bà mỗi năm một già đi.Tóc bà trắng như tuyết và rụng rất nhiều. Mẹ tôi không có bệnh gì nặng,chỉ bị arthrite, arthrose, các ngón tay biến dạng, mấy cục sạn trong túi mật,họa hoằn lên cơn đau vài ngày, và hay ợ chua, nhưng với losec và domperidone, bà không thấy khó chịu nữa.Tai bà còn thính, mắt trái rất tốt sau khi mổ cườm, nhưng mắt phải thì hầu như bị hư hẳn, vì sau khi mổ cườm và ghép giác mạc không thành công. Nhưng chỉ cần mắt trái, bà vẫn đọc sách báo và xem truyền hình được..

Hồi cuối tháng 7 năm 2003, mẹ tôi bị một crise de goutte, phải vào nhà thương ba tuần. Nhân dịp này, tôi đã làm đủ các thử nghiệm cho bà, tất cả đều tốt như những lần trước. Được xuất viện thượng tuần tháng 8, bà phải đi marchette vì chân yếu. Lúc đó, thành phố sửa đường, không cho xe chạy, tôi phải đậu cách nhà 200 thước,rồi dìu mẹ đi.Thấy bà vất vả, tôi cõng bà cho tiện.Tính tôi vốn hoạt kê, vừa cõng mẹ vừa đùa:”Vân Tiên cõng mẹ trở vô,đụng phải cái bồ, cõng mẹ trở ra”. Lúc đó mẹ tôi rất vui, cười tươi như hoa.

Nhưng từ đó, hình như mẹ tôi yếu dần: bà ăn ít hơn,nằm nhiều,bớt hoạt động,và vẫn rên như thường lệ. Mẹ tôi vốn hay rên từ mấy chục năm nay, hỏi tại sao, thì bà nói nhức đầu, hoặc đau răng, nhưng thường thường thì bà cười:”Mợ không sao cả, rên như vậy, thấy dễ chịu “.Tôi hay cằn nhằn: Lúc nào mợ cũng rên thì làm sao con biết mợ bệnh hay không bệnh “. Mẹ tôi chỉ cười!

Ngày 22 tháng 10 năm 2003, mẹ tôi bị ngã, rách da đầu, phải vào nhà thương, chụp hình đầu và may da. Lúc đó, bà sốt tới 39 độ C, bị septicemie, bắt nguồn từ nhiễm trùng đường tiểu, và hơi thiếu máu, có lẽ vì vậy mà bà yếu và bị ngã.

Từ một bệnh tầm thường đó mà phát sinh ra bao nhiêu thứ biến chứng: Chữa septicemie bằng trụ sinh —>Clostridium Difficile.Flagyl không hiệu quả, dùng Vancomycine —>Suy thận.Vì có nước biển,mà suy thận, không thải đủ nước, tim chịu không nổi —>Oedeme aigu du poumon. Bớt nước, cho thuốc lợi tiểu, mẹ tôi yên được mấy hôm thì lại bi Sưngphổi, bronchospasme, bác sĩ chuyên môn lại cho trụ sinh và Solumedrol. Trụ sinh làm mẹ tôi bị lại C. Difficile, Solumedrol giữ nước và làm đường trong máu lên cao, phải dùng Insuline. Chẳng qua mẹ tôi lớn tuổi, không có sức đề kháng, nên mới sinh ra nhiều biến chứng như vậy.

Trong thời gian mẹ tôi nằm bệnh viện, anh chị em chúng tôi chia nhau, khi tới bữa thì vào cho bà ăn uống. Ai cũng cố ép bà ăn nhiều, nên mẹ tôi hay cằn nhằn:” Các con nhồi mợ như nhồi vịt “Tôi cười: “ Thì ngày xưa, mợ cũng nhồi tụi con và mấy đưa nhỏ vậy “

Cha tôi vào thăm mẹ tôi hàng ngày, bằng taxi,vì không muốn phiền con cái. Vì sợ ông yếu sức, bị ngã gẫy chân, hay bị cảm, chúng tôi hết sức can ngăn, nhưng ông nhất định không nghe. Ông rơm rớm nước mắt: Các con đừng cản cậu nữa.

Cậu ở nhà thì cũng chỉ ngồi không,thà vào đây ngồi với mợ.”.

Các thân hữu đến thăm mẹ tôi rất đông. Trong số này, có người mẹ tôi quen, có người bà không biết, nhưng ai cũng đem lại cho bà những giờ phút vui tươi thoải mái.

Rồi mẹ tôi càng ngày càng yếu, càng tiều tuỵ, dù bà rất tỉnh táo, minh mẫn. Chúng tôi bắt đầu thay nhau ở lại ban đêm với bà. Chị thứ hai của tôi vất vả nhất, vừa thăm nuôi mẹ, vừa lo cơm nước cho cha, hị như con thoi, không lúc nào ngưng nghỉ. Chị cả của tôi,từ Californie qua giúp các em. Chị vốn là người vui vẻ, hoạt bát, nhưng vì anh rể tôi mới qua đời hơn hai tháng, chị còn thất thần, cả ngày không nói một câu, ra vào như chiếc bóng. Em trai út của tôi, ở Ottawa, cuối tuần nào cũng về thăm mẹ, túc trực bên giường. Ngày 27 tháng 12 năm 2003, đường trơn, đóng đá, nó bị ngã, gẫy cả hai mắt cá chân trái, phải mổ, đóng 6,7 cái đinh, rồi bó bột, đi nạng.

Đứa em trai kế tôi, lấy vợ hơi trễ, một nách 3 đứa con nhỏ, đi làm cách nhà 80 cây số, nhưng lúc nào rảnh là mò vào nhà thương thăm mẹ.

Trong số anh chị em, tôi là người ít công trạng nhất, vì tôi làm việc tại nhà thương không phải chạy tới chạy lui, lại may mắn được gặp mẹ tôi rất thường. Cứ lúc nào rảnh là tôi lên ngồi với bà,vừa theo dõi bệnh tình, vừa quan sát những thay đổi..

Chúng tôi thường cắt, chải tóc cho mẹ, bóp tay chân cho bà đỡ mỏi, thoa kem cho mềm da, hoặc làm manicure. Mẹ tôi có vẻ thích những sự săn sóc nho nhỏ này. Cầm tay mẹ, tôi mới để ý thấy những ngón tay của bà bị méo mó, lệch lạc một cách thảm hại, chứng tích của cả một đời vất vả vì chồng, con và cháu.

Ngay lúc bệnh hoạn như vậy, mà cứ mở mắt là mẹ tôi hỏi:”Cậu đâu?cậu và các con ăn uống gì chưa? Mợ mệt quá, không làm gì được “Thì ra việc lo lắng cho chồng con lúc nào cũng canh cánh trong lòng mẹ.

Ngày xưa, mẹ tôi rất sùng đạo Phật. Vì cha tôi chỉ thờ tổ tiên, nên từ khi lập gia đình, mẹ tôi ít hay hầu như không có dịp đi chùa. Trong thời gian nằm bệnh viện, ngày nào mẹ tôi cũng tụng khinh “Thiên Trúc độ giang nhân” là những câu kinh mà từ hơn 70 năm, bà không đọc lại.Phòng bệnh tối lờ mờ, tiếng kinh buồn thảm thiết, tôi nghe thấy não lòng và linh cảm tới chuyện không may.

Từ 20 tháng 01 năm 2004, mẹ tôi càng ngày càng yếu, càng tiều tụy, không ăn uống được nữa, chỉ thoi thóp nhờ chút nước biển.Ngày 22tháng 01 năm 2004, lúc 6 giờ 45 sáng,mẹ tôi trút hơi thở cuối cùng.Hôm đó là mùng một Tết GiápThân,mẹ tôi được 93 tuổi ta.

Mẹ tôi đi an lành như người ngủ say. Cô y tá nhờ tôi gỡ catheter veineux central ở cổ mẹ tôi. Đáng nhẽ cô không nên nhờ tôi làm việc này. Mắt nhoà lệ, tôi loay hoay mãi mới cắt được mấy mối chỉ:tôi cố làm thật nhẹ nhàng, cẩn thận, vì da mẹ còn ấm và mềm,  sợ mẹ còn biết đau.

Nhờ sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của các bạn, tang lễ của mẹ tôi được cử hành rất chu đáo và trọng thể. Tôi khóc thật nhiều, nhất là lúc đóng linh cữu vàlúc chị tôi cùng tôi nhấn nút để bật lửa lò hỏa thiêu.

Mất mẹ thì ai chả đau. Trong lòng mỗi đứa con đều có một khoảng trống không sao lấp đầy được.Tôi khóc nhiều chỉ vì quá yếu đuối và nhậy cảm. Thật ra thì tôi còn may mắn hơn nhiều người, ngoài 60 tuổi mới mất mẹ, nhưng hình như càng ở lâu với mẹ, thì sự mất mát càng lớn.

Bây giờ, gần đến thất trai tuần của mẹ, tôi đã đi làm lại. Mỗi khi đi qua phòng 244 là nơi mẹ tôi đã nằm trong mấy tháng qua,tôi không sao nén được xúc động. Tôi nhìn vào phòng, mường tượng như mẹ còn nằm đó, và nước mắt trào ra.

Mỗi khi về thăm cha, tôi không còn thấy bóng dáng thân yêu của mẹ đứng chờ sau cửa kính.

Mẹ ơi, đây là bài thơ con làm riêng để dâng lên mẹ:


Mẹ ra đi thanh thản,

Tựa như người ngủ say,

Chúng con lòng nổi sóng,

Mẹ ơi, mẹ có hay.


Ôi cả đời lưu lạc,

Như một áng phù vân,

Nay mẹ về cõi Phật,

Rũ sạch hết bụi trần.


Mẹ đi rồi, đi thật,

Con vẫn tưởng như mơ,

Từ nay còn đâu nữa,

Người tựa cửa mong chờ 


Đây là hình tang lễ,

Con không dám mở coi,

Vết thương còn rỉ máu,

Con nhớ mẹ, mẹ ơi.

BS. Nguyễn Thanh Bình Canada



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/May/2023 lúc 9:08am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/May/2023 lúc 7:44am

Mẹ yêu, người đẹp nhất của đời con - Issac Tha  <<<<<<


Lời%20bài%20hát%20Mẹ%20Tôi%20của%20nhạc%20sĩ%20Trần%20Tiến%20chính%20xác%20nhất%20-%20Nhạc%20Việt%20-%20Việt%20%20Giải%20Trí


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/May/2023 lúc 7:51am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/May/2023 lúc 10:07am

Niềm vui và Nỗi buồn: Cảm ngộ về ngày Hiền Mẫu

 BM

Chúng ta sẽ bắt đầu với việc thay tã cho con trẻ.

 

Sau khi được sinh ra, trung bình mỗi em bé cần được thay 2,500 chiếc tã trong năm đầu đời. Trong vòng hai năm kế tiếp, em bé cần được thay khoảng 3,600 chiếc tã. 

 

Giả sử bạn có ba anh chị em ruột. Trừ phi bạn có một vú em, rất nhiều cô trông trẻ hay người cha ở nhà phụ giúp công việc gia đình, người phụ nữ mà bạn gọi là Mẹ đã phải thay trên 20,000 chiếc tã cho các con nhỏ trong suốt cuộc đời bà.


BM


Mẹ bạn cũng chăm lo khoảng 4,000 bữa ăn cho các con nhỏ. Bà có thể nhắc bạn và các anh chị em của bạn nói “làm ơn” hay “cám ơn” mỗi người 1,000 lần. Mẹ thay áo quần cho bạn mỗi buổi sáng trong nhiều năm và thay đồ ngủ cho bạn mỗi tối trước khi bạn lên giường. Bà là người phụ nữ hôn trìu mến lên vết thương nhỏ của bạn khi bạn té ngã. Mẹ là người ngày qua ngày chở bạn đến lớp học múa, tập đá bóng, và sinh hoạt hướng đạo sinh. Những nếp nhăn trên gương mặt bà và đôi bàn tay chai sạn là minh chứng cho tình yêu của Mẹ dành cho bạn.

 

Bà là người phụ nữ, cho dù như thế nào, đã trao tặng cho bạn món quà của cuộc sống.


Hôm nay là Ngày Hiền Mẫu và là thời điểm chính thức để chúc mừng những người mẹ.

 

Nỗi buồn và sự tiếc nuối


BM


Tuy nhiên, trước hết, chúng ta phải thừa nhận rằng đối với một số người phụ nữ, Ngày Hiền Mẫu đem đến cả niềm vui lẫn nỗi buồn. Họ có thể chúc mừng mẹ của mình, nhưng vì lý do nào đó, họ không có con cái để làm điều tương tự cho mình.

 

Có lẽ họ đang theo đuổi sự nghiệp và không muốn kết hôn, xây dựng gia đình. Có lẽ họ không thể sinh con. Có lẽ họ chưa tìm thấy một người bạn đời phù hợp, một người đàn ông xứng đáng để kết hôn và làm cha của các con mình. Có lẽ họ có con đã mất sớm.


Qua nhiều năm, tôi biết rất nhiều người phụ nữ mà Ngày Hiền Mẫu không đem lại niềm vui cho họ trừ nỗi buồn và sự tiếc nuối.


BM


Tôi cũng biết nhiều người đàn ông và phụ nữ kể với tôi rằng mẹ của họ không xứng đáng được vinh danh và tưởng thưởng. Do đó, trong trường hợp một số độc giả có những câu chuyện đáng buồn về mẹ của mình và xem Ngày Hiền Mẫu chỉ là một trò hề, tôi có thể hiểu điều đó. Có những người mẹ không tốt và trên nhật báo chúng ta đọc thấy câu chuyện về một số người mẹ thiếu lương tâm. 

 

Nhưng đó là những trường hợp ngoại lệ, không phổ biến.

Những người Mẹ tuyệt vời 


BM

Ở mọi nơi, tôi đều nhìn thấy những người phụ nữ dành tất cả thời gian và tâm trí để nuôi dạy các con mình trở thành những người mạnh mẽ và đức hạnh.

 

Con gái và ba người con dâu của tôi cố gắng mỗi ngày để trao cho các cháu tôi không chỉ những tiện nghi của cuộc sống mà còn là sự giáo dục, an ủi và khuyến khích con cái. Các cháu của tôi, thậm chí có đứa đã 16 tuổi, vẫn chưa nhận ra được sự hy sinh của mẹ chúng. Nhưng cuối cùng, lũ trẻ sẽ nhận ra và thấy rằng chúng nợ mẹ mình một món nợ suốt đời.


BM


Người vợ và cũng là người mẹ trẻ sống bên kia đường đối diện nhà tôi hướng dẫn và trông chừng các con của mình đi qua đường mỗi ngày. Ở nhà thờ mà tôi hay đi lễ vào Chủ nhật có nhiều gia đình đông con. Tại đó có bà mẹ, mái tóc vẫn còn ướt vì sau khi tắm, cô phải vội vàng lo cho các con sẵn sàng đi lễ. Bộ dạng của cô trông như thể đã không ngủ nhiều tháng nay. Trong phần lớn thời gian của buổi lễ, cô ấy phải nhắc nhở các con, giữ cho các cháu không làm ồn và ôm chúng.

 

Mặc dù những người mẹ tuyệt vời đó có thể không nghĩ về bản thân theo cách này, nhưng họ cũng đóng vai trò như giáo viên của con mình.


Những bài học Mẹ truyền cho con


BM

Mẹ đã dạy tôi rất nhiều điều.

 

Bà đã dạy tất cả sáu người con của mình một số điều đơn giản như cách cư xử trên bàn ăn, nhưng bà cũng hướng chúng tôi đến những đức tính cao thượng. Bà hết sức không hài lòng nếu biết chúng tôi nói dối. Không gì làm Mẹ tổn thương nhiều bằng việc một trong số anh em chúng tôi tìm cách lừa dối bà. Thậm chí khi còn là một đứa trẻ, tôi đã học cách nói thật với Mẹ và để cho mọi việc diễn ra dù có tệ thế nào đi nữa. Mẹ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của thái độ lịch sự và lòng tốt đối với người khác, cũng như nghĩa vụ giúp những người kém may mắn bất kỳ khi nào chúng tôi có thể.

 

Sau khi cha tôi chia tay mẹ và chấm dứt cuộc hôn nhân, Mẹ cũng dạy chúng tôi, nhiều nhất thông qua những hành động của bà, tầm quan trọng của việc đứng vững trên đôi chân của mình, chịu trách nhiệm đối với hành động của bản thân, và tiến bước về phía trước khi đối diện nghịch cảnh trong cuộc sống. Cùng với ba đứa con nhỏ còn ở nhà, bà chuyển đến sống ở một thành phố khác, tìm được việc làm, và dắt những đứa em nhỏ của tôi đi học. Tôi sống trong cùng thành phố với Mẹ và suốt thời gian đó, bà trở thành một trong những người bạn tốt nhất của tôi.


BM

 

Vào những ngày cuối đời, Mẹ đã dạy tôi bài học cuối cùng và có lẽ là bài học lớn nhất. Bà mất do căn bệnh ung thư gan tại nhà riêng ở quê nhà, bên cạnh chồng, những người con và vài đứa cháu. Bà đã chào từ biệt một số người bạn của mình khi ngồi cùng họ ngoài sân vườn vài ngày trước. Sau đó, bà đã nằm trên giường cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Mặc dù bà rơi vào hôn mê trong suốt những tiếng cuối cùng, chỉ vài phút trước khi qua đời, bà lặp lại hai lần rằng, “Tôi ước cho…,” như thể bà đang nói chuyện với ai đó.

 

Sự thanh thản và chấp nhận của bà trước khi qua đời đã giúp tôi xóa tan mãi mãi nỗi sợ cái chết.

 

Đem lại ý nghĩa cho ngày Hiền Mẫu 


BM


Ngày Hiền Mẫu thường bị chỉ trích vì đã trở nên quá thương mại. Thậm chí bà Anna Jarvis, người sáng lập ra ngày lễ này, cách đây khá lâu đã bày tỏ hối hận về sự thương mại hóa mà bà cho là phung phí.

 

Chúng ta có thể tặng mẹ thiệp chúc mừng và hoa, mời mẹ ra ngoài ăn tại nhà hàng. Chúng ta cũng có thể làm cho Ngày Hiền Mẫu thêm sâu sắc và làm mới ý nghĩa của ngày này. Cho dù gặp trực tiếp hay nói chuyện điện thoại, chúng ta có thể nói với mẹ mình ta yêu mẹ nhiều như thế nào. Nếu mẹ chúng ta đã qua đời, ta có thể tưởng nhớ mẹ bằng cách dành một khoảng thời gian trong Ngày Hiền Mẫu, cho dù ngắn ngủi, để nhớ về người mẹ quá cố và những món quà mà bà đã trao tặng cho chúng ta. Nếu chúng ta biết người phụ nữ nào tuy không phải mẹ mình nhưng là người đã giúp đỡ ta trong cuộc sống – như người dì, người giám hộ, người hướng dẫn – chúng ta có thể lấy Ngày Hiền Mẫu làm cơ hội để cảm ơn họ.

 

Trong trường hợp mối quan hệ của chúng ta với mẹ của mình hay con cái bị tan vỡ, chúng ta có thể nhân ngày này để tha thứ và đoàn tụ, bằng cách cố gắng loại bỏ những rào cản chia cắt lẫn nhau hay ít nhất, thông qua sự hòa giải của trái tim.


BM


Bất kể hoàn cảnh của chúng ta ra sao, hãy làm cho Ngày Hiền Mẫu trở nên có ý nghĩa nhất.

 

 

 

 

Jeff Minick  _  Bảo Minh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.584 seconds.