Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2023 lúc 1:32pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Mar/2023 lúc 9:11am
4723%202%20Songquang%20ThoHoa%20DoChieu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2023 lúc 10:16am

Lý lẽ trái tim


Căn phòng nội trú thường ngày quá rộng với mẹ con Thảo, nhưng hôm nay nàng thấy chật chội tù túng thế nào. Hân lại đến thăm nàng. Không thể không tiếp Hân. Mà tiếp thì… Thật khó xử! Ðã có điều ong tiếng ve: «Chồng hiền sao bỏ? Cứ giấu! Cháy nhà mới ra mặt chuột”. Thế đấy! Nàng đâu ngờ phải lâm vào hoàn cảnh hiện tại. Khi nàng thổ lộ quyết định ly dị, mẹ nàng nói: “Loạn hết rồi! Bọn trẻ chúng mày bây giờ xem chuyện vợ chồng như đào kép trên sân khấu… Thôi thì hạnh phúc là hạnh phúc của con, tùy con quyết định. Hãy gắng mà giữ lấy mình. Phụ nữ không chồng như bông hoa vô chủ, ong bướm lượn lờ khó giữ danh tiết con ạ!”.

                                                                                                     -oOo-

Thảo quằn quại trên giường, loáng thoáng nghe bé Hằng nói: “Con gọi điện cho ba rồi. Ba nói đến liền.”

– Em sao thế? Ðau chỗ nào em?

Thảo cắn chặt răng, mở mắt nhìn Tuấn đang lay gọi nàng. Cơn đau vút đến đỉnh điểm…

“Viêm ruột thừa cấp tính. Rất may đưa đến kịp lúc.”. Bác sĩ phẫu thuật nói với Tuấn khi kết thúc ca mổ.

Tuấn thức gần trắng đêm chờ Thảo hồi tỉnh. Tâm trạng của anh bây giờ khó một lời diễn tả hết được. Nỗi đau bàng bạc trong từng phút giây của cuộc sống đã đột biến cô sắc một nỗi yêu mãnh liệt khi anh nhìn nàng co quắp trong cơn đau. Anh chợt nhận ra anh vẫn còn yêu nàng xiết bao. Ðêm nay anh thức để nuôi một hy vọng mỏng manh. Ôi tình yêu của tôi! Không phải tôi mong em đau đớn. Nhưng có lẽ tạo hóa tạo dịp để chúng ta gần nhau lại. Anh vẫn yêu em.

Tuấn ân cần bón từng muỗng sữa cho Thảo. Trái tim anh dạt dào. Anh nói: “ Em mệt lắm không? Vết mổ đau lắm không em?” Thảo lắc đầu: “Mệt nhưng không đau. Anh về trường chở con vào với em. Em muốn ngủ tí.”

Ðang lơ mơ trong giấc ngủ chập chờn thì thanh âm của một chất giọng đặc biệt làm Thảo mở mắt. “Thảo! Chào em. Chúc em mau khỏe.” Hân đặt bó hoa vào tay Thảo: “Anh mới hay tin. Nhà trường nói Tuấn đưa em vào viện.» «Chứ chẳng nhẽ lại là anh.» Thảo đáp không suy nghĩ. Và nàng bỗng thấy một nỗi dỗi hờn dâng lên nghèn nghẹn. Một cái gì chưa thể gọi tên, không minh định được chi phối nàng trước sự xuất hiện của Hân. Nàng muốn mau mau thoát khỏi nó nên nói: “Tuấn và bé Hằng sắp vào rồi.” Hân cười, đáp lời nàng: «Có sao đâu. Anh đâu có xa lạ gì với cha con Tuấn. Anh tin Tuấn cũng vui khi anh đến thăm Thảo. Nói vậy chứ lâu rồi hai người mới có dịp gần nhau. Là bạn, anh cũng nên hy sinh phần mình. Chào em nhé. Chiều anh vào thăm.”

Hân đi rồi Thảo nghĩ miên man về hai người đàn ông là bạn thân của nhau, thân đến độ một lần nàng tình cờ nghe họ nói: “Nếu tao biết Thảo trước mày chắc chắn Thảo thuộc về tao.” “Còn tao không bạo miệng được như mày, nhưng nhớ là vợ bạn mình là chị mình nhé!»

Thật lòng câu nói của Hân không khỏi làm Thảo suy nghĩ vẫn vơ giây phút. Và cái giây phút ngắn ngủi ấy cứ tái hiện mỗi lần Hân đến thăm hay bất ngờ trong không gian nào đấy nàng bắt gặp giọng nói, bóng dáng của Hân.

 ly%20le%20trai%20tim

 Thắm Nguyễn

Buổi tối trước ngày Thảo đi dạy lại, Tuấn nói với nàng: “Em về với anh nhé. Ðừng làm khổ anh nữa. Ðừng để con mình hằng ngày thấy không đầy đủ cha mẹ. Anh vẫn yêu em.” Thảo cười. Tuấn muốn lịm đi trước nụ cười một thời anh đam mê. Nhưng tim anh thắt lại vì lời nói từ đôi môi ấy: “Em cảm ơn anh đã chăm sóc cho em. Em ghi nhận anh rất tận tâm. Anh hãy xem như anh chăm sóc cho mẹ của con anh. Ðó cũng là lẽ thường tình của người biết quý trọng tình cảm. Còn về với anh để con nó hằng ngày nhìn thấy đầy đủ cha mẹ ư? Nếu bé Hằng hàng ngày sống với một người, mỗi tuần về thăm một người, cả hai đều vui và yêu thương nó. Và hằng ngày nó nhìn thấy đầy đủ cha mẹ nhưng cau có buồn vui thất thường, tai nó nghe những lời mà tuổi nó không nên nghe. Mặt nào tốt hơn cho con hở anh?… Riêng về anh. Em không chối rằng trước đây em yêu anh. Nhưng bây giờ thì không. Tình cảm con người không phải là một dạng bất biến. Em xin lỗi anh. Lời em nói có thể làm anh đau nhưng em không thể nói khác.”

Thảo nhìn Tuấn. Vẻ âu sầu hiện rõ trên nét mặt, trong ánh mắt Tuấn đang nhìn nàng làm nàng xốn xang. Nhưng chính cái vẻ hiền lành cam chịu này đã giết chết tình yêu trong nàng. Tại sao Tuấn không thể hiện một chút bất cần để kích thích nàng? Sao Tuấn không nhuốm một chút ngang tàng, một chút bụi bặm để nàng thấy Tuấn rất “đời”? Tuấn sạch sẽ chỉn chu quá làm nàng thấy mình không hòa hợp, cứ như hạt bụi vô tình rơi vào cốc nước tinh khiết. Chơi thân nhau sao Tuấn không có một phần tính cách của Hân? Hân vừa sáng nóng như mặt trời mà cũng tĩnh lạnh như mặt trăng. Bụi bặm mà tao nhã trong sinh hoạt đời thường. Khi đam mê là không chùn bước, độc hành thách thức mọi lực cản trên đường đi. Nhưng nếu xét thấy cần là đặt dấu chấm hết không luyến tiếc. (Lạy trời! Nếu nàng không hiểu sai. Có người phụ nữ nào không bị tính cách ấy chinh phục?). Nhìn Tuấn thế này, nàng thấy tội nghiệp cho anh. Nàng quyết định nói cho Tuấn rõ: “Tuấn à, em không ghét hay hận anh. Anh hiền lành quá, cứ ngu ngơ trước nhịp sống thời đại. Anh như một người ở trong căn phòng ấm cúng nhìn ra cái xã hội đầy mưa gió bão bùng bên ngoài qua cửa sổ, cứ nghĩ gió mưa sẽ chẳng bao giờ ập đến mình. Anh có người vợ yêu anh. Nhưng cưới em rồi anh xem em là một vật sở hữu mà không chịu hiểu rằng em có một trái tim của riêng em, của một phụ nữ. Có khi nào anh đặt mình vào tâm tư tình cảm của vợ anh chưa? Anh thật sai lầm và đáng trách! Với cuộc sống đầy biến động cũng như với tình yêu, anh không ra hờ hững mà cũng không nhiệt thành, cứ nhàn nhạt như trăng mùa mưa… Bây giờ anh đã hiểu vì sao với anh, tình yêu đã lịm tắt trong em. Tuấn à, nếu anh hiểu, mình sẽ là bạn. Em muốn điều đó.”

Thảo lấy trái táo chầm chậm gọt vỏ. Tuấn nhìn nàng. Anh chợt nhận ra trước đây anh chưa bao giờ để ý như việc nàng gọt vỏ táo như thế nào. Ðúng! Lời nàng đã bóc trần tính cách của anh. Anh hỏi nàng điều vừa chợt đến trong đầu: “Anh cảm ơn em. Sẽ như em muốn. Em… em có tình cảm với Hân không?”

Thảo chẻ trái táo làm hai. Nàng đưa cho Tuấn một nửa: «Anh ăn cho vui. Như vậy tốt hơn anh ạ!” Nàng trầm ngâm nhìn ra khoảng sân ngập tràn ánh trăng, nói: “Anh đừng bao giờ hỏi một câu như thế với một người phụ nữ nữa nhé. Thật sự em mong anh gặp được người phụ nữ nhu mì để anh được hạnh phúc. Nhưng nếu anh cứ hỏi đại loại như vậy anh sẽ để vuột mất nhiều cơ hội. Có hay không không quan trọng bằng anh có dám nhìn vào sự thật hay không? Dám đem bản thân đặt cược đến cùng để đạt được mục đích hay không!” Nàng cười: «Thôi ông xã một thời của tôi. Ðã cởi mở với nhau rồi thì bây giờ đi về để tôi còn ngủ, mai lên lớp.” Vai nàng chợt rũ xuống, nỗi buồn dâng lên mắt. Nàng nắm bàn tay Tuấn, lời nàng thoảng như hơi thở: “Anh! Em biết bây giờ anh rất muốn hôn em. Nhưng đừng nên anh nhé. Chỉ hôn khi cả hai đều xúc động vì yêu. Hãy ôm em đi. Như vòng tay của người anh ôm nhẹ em gái sau bao ngày gặp lại.”

                                                                                                  -oOo-

Con sóng dư luận trước đây chỉ lăn tăn bây giờ cuồn cuộn ập vào đám cưới của Hân và Thảo. Lạ một điều Tuấn lại là thượng khách của đôi tân hôn. Mỗi cặp mắt, mọi lỗ tai đều chú mục vào Tuấn. Nhất cử nhất động của anh đều bị giám sát, cứ như thiên hạ sợ anh sắp gây trọng án… Tuấn như không hay biết những quả bong bóng đang phồng lên trong ý nghĩ của mỗi thực khách. Những quả bong bóng ghi nhận méo mó hình ảnh chung quanh theo độ cong của nó. Trên sân khấu nhạc sống, anh phát biểu: “… Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một trái tim. Và trái tim có lý lẽ riêng của nó. Nó không chịu bất cứ một sự áp đặt nào. Và cũng đừng bao giờ ảo tưởng là đã sở hữu trái tim của ai đó nếu bạn không thật sự yêu thương nó.”

Tôi là bạn của Tuấn, Hân và Thảo. Tôi thấy ba người vẫn đối với nhau rất thân tình sau đám cưới. Tôi tin rồi Tuấn sẽ có được hạnh phúc mới bởi tình yêu đã cho anh hiểu ra nhiều điều. Và cả Hân và Thảo nữa. Những con người dám yêu vì mình, dám thành thật để là bạn. Tôi thích và quý những tính cách ấy. Còn bạn, bạn nghĩ sao?

Trần Xuân Thụy

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Mar/2023 lúc 9:25am

Tạm%20biệt%20mẹ%20-%20Đọc%20báo,%20tin%20tức%20mới%20nhất%2024h%20qua%20-%20Afamily

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Mar/2023 lúc 9:27am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Mar/2023 lúc 11:57am





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Mar/2023 lúc 12:40pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2023 lúc 9:11am
 MẸ CHỒNG… HẮC ÁM.


Nghe%20lỏm%20được%20cuộc%20điện%20thoại%20của%20mẹ%20chồng%20với%20con%20dâu%20cũ,%20lời%20bà%20tiết%20lộ%20%20khiến%20tôi%20suy%20sụp

Hôm nay đi chùa Liên sẽ về sớm hơn mọi ngày, nàng nói với tôi:

- Chiều nay vợ chồng em cần đi xem vài địa điểm apartment nữa để chọn chỗ thuê mướn cho vừa ý vừa túi tiền chị ạ. Chúng em đã hỏi vài chỗ, thuê căn hai phòng cũng hơn một ngàn một tháng qúa đắt với chúng em.

Nhìn vẻ mặt Liên lo buồn tôi thương cảm và tức sôi máu lên giùm Liên:

- Chúc em chọn được căn vừa ý nhé. Thôi thì tuy tốn tiền mà ở riêng tinh thần thoải mái hơn ở với bà mẹ chồng… cà chớn đó.  

Nói xong tôi… giật mình, đã đến chùa mà còn ăn nói ác khẩu, xía vào chuyện nhà người ta.

Liên là bạn vai em, chúng tôi gặp nhau và quen biết nhau ở chùa. Mỗi thứ bảy cuối tuần tôi thường đi lễ chùa và Liên cũng thế. Thỉnh thoảng nàng hay than thở về bà mẹ chồng khó tính khó ưa.

Liên mới sang Mỹ được chừng 5 năm, có hai đứa con, nàng làm nail, chồng tên Hải làm thợ hàn trong hãng xưởng. Vợ chồng con cái đang ở chung với cha mẹ chồng thì đùng một cái bà mẹ chồng tuyên bố “đuổi” gia đình Hải ra ở nơi khác.

Liên đã vừa khóc vừa kể:

- Mẹ chồng em hắc ám lắm chị ơi, hồi đó bà phản đối không cho anh Hải về Việt Nam cưới em. Bởi vậy bà ghét em, chê em con nhà nghèo, bà nghi ngờ em đi làm dấm dúi gởi tiền về Việt Nam cho cha mẹ anh em.

- Em ở chung nhà mẹ chồng 5 năm trời là giỏi đấy.

- Vợ chồng mới cưới tiền đâu mà ở riêng? Rồi em liên tiếp sinh hai con nên phải nương tựa nhà chồng. Ôi, ở chung cực khổ trăm bề, muốn ăn muốn ở gì theo ý mình đâu có được, bà kiểm soát, chỉ huy em đủ thứ nghe mà bắt mệt. Tụi em chưa sẵn sàng tiền bạc để ra ở riêng thế mới khổ chứ.

Tâm hồn tôi cũng bị ngả nghiêng theo chiều gió, tôi lẩm bẩm trách bà mẹ chồng của Liên:

- Làm cha mẹ phải đỡ đần cho con cháu, giận gì thì giận nỡ lòng nào đuổi con cháu ra khỏi nhà cái rụp vậy. Bà mẹ chồng của em đúng là … hắc ám.

Liên bùi ngùi:

- Em thật vô phước gặp bà mẹ chồng kiểu này. May mà còn có chồng thương em…

Tôi cũng thấy ghét bà mẹ chồng của Liên dù chưa gặp mặt lần nào.

Cuối cùng thì vợ chồng Liên đã ra ở riêng, họ thuê căn apartment hai phòng gía $1,200 một tháng. Ngoài tiền thuê nhà, còn tiền gởi hai con, Liên gởi con cho bác người Việt ở ngay bên cạnh, cũng may bác hàng xóm thông cảm hoàn cảnh vợ chồng Liên nên lấy giá rẻ hơn nhiều so với nơi khác.

Từ ngày ra ở riêng Liên ít đi chùa, có khi cả một hai tháng tôi không gặp Liên, có lẽ nàng bận rộn làm việc nhiều hơn và lo chuyện nhà nhiều hơn. Lúc trước ở chung với nhà chồng, có cha mẹ là có thêm người, thêm tay chân đỡ đần chuyện nhà cửa con cái nên vợ chồng Liên mới rảnh rang.

Bẳng đi một thời gian dài tôi không gặp Liên nhưng tôi nghĩ gia đình Liên đang sống yên vui nơi ở mới là tôi cũng vui theo.

*****************

 

Một thứ bảy tôi đi chùa như thường lệ, lúc giờ ăn trưa có một bác tìm hỏi đúng tên tôi, bác giới thiệu là mẹ chồng của Liên và đưa tôi một tấm thiệp mời:

- Nè cô, con Liên dặn dò tôi trao tận tay cô tấm thiệp mời ăn tân gia.

Tôi ngỡ ngàng nhìn tận mặt bà mẹ chồng… hắc ám, đó là một bà mẹ quê nét mặt hiền lành chất phác, vậy mà qua những lời Liên kể tôi đã hình dung ra một “ác phụ”, một “bà chằng” đối xử tàn tệ với con dâu. Tôi thật sự ngạc nhiên:

- Ủa bác… là... là… mẹ chồng của Liên??

- Tôi ít khi đi chùa, trừ khi dịp lễ lớn như Phật Đản, Vu Lan, cô không biết tôi là phải, hồi nào tôi mắc ở nhà lo cơm nước chồng con rồi phụ trông cháu. Lâu nay con Liên cũng bận rộn qúa chừng nhưng nó vẫn nhớ đến cô.

Tôi ngạc nhiên lần nữa:

- Vợ chồng Liên đã mua được nhà rồi sao? mới hôm nào cô ấy còn than thở với cháu là tiền thuê nhà, tiền gởi con và đủ thứ tiền khác hao tốn lắm mà, làm sao vợ chồng Liên để dành tiền nhanh thế?.

- Đúng vậy đó cô, để vợ chồng nó ra ở riêng mới biết lo…

Bà mẹ như gặp được chỗ để thở than:

- Cô ơi, có cha mẹ nào mà không thương con thương cháu mình? Ban đầu thằng Hải con tôi đòi cưới vợ ở Việt Nam tôi có phản đối vì chẳng biết rõ gia đình người ta thế nào, nhưng đã lấy nhau, trở thành con cái trong nhà tôi cũng ráng đùm bọc chúng, cho ở chung và trông con cái cho vợ chồng nó đi làm hầu tiết kiệm được tiền sau này mua nhà mua cửa và lo cho con, nhưng có dư đồng nào là hết đồng đó. Cô coi, con Liên mới theo chồng sang Mỹ được 5 năm mà nó mang con về Việt Nam thăm cha mẹ nó tới 3 lần, tiền bạc nào chịu cho thấu. Thằng chồng thương vợ không dám nói gì, tôi khuyên nhủ thì bị con dâu giận hờn chê trách tôi ích kỷ nhỏ nhen không muốn nó về thăm cha mẹ….

Tôi đã hiểu phần nào câu chuyện và tin những lời người mẹ này kể. Một chuyến về thăm Việt Nam của 3 mẹ con Liên tiết kiệm lắm cũng phải tốn năm, bảy ngàn, vung tay hơn nữa là tốn chục ngàn như chơi. Nếu cha mẹ Liên ở Việt Nam biết hoàn cảnh tiền bạc Liên không dư dã gì mà về Việt Nam liên tục như thế chắc gì họ đã vui? Thà rằng cứ thăm hỏi qua điện thoại, qua thư từ, biết tin nhau mạnh khỏe bình an là vui rồi. Thay vì thường xuyên về Việt Nam, Liên có thể gởi biếu cha mẹ tiền vẫn nhẹ nhàng đỡ tốn kém hơn rất nhiều.

Bà mẹ kể tiếp:

- Tôi đành đoạn… đuổi chúng ra khỏi nhà. Qủa thật sau hai năm ở riêng dù phải trả tiền nhà, tiền gởi con nhưng vợ chồng nó biết lo làm ăn, tiết kiệm, để dành được một món tiền nhỏ, vợ chồng tôi phụ thêm vào cho chúng tiền để pay down mua một căn nhà.

- Bây giờ mẹ chồng nàng dâu đã thông cảm nhau rồi hả bác?

Bà mẹ tươi cười:

- Chắc con dâu đã hiểu ra tấm lòng tôi, mỗi ngày thấy nó thân với tôi một chút tôi cũng mừng, nó còn nói phải chi con không về Việt nam mấy chuyến là có tiền down nhà từ sớm rồi. Hồi đó mỗi lần về Việt Nam chơi là một hai tháng, đã không kiếm được tiền một hai tháng, lại mất việc khi trở lại Mỹ, tiệm nail cũ không nhận vì đã mướn người khác, nó lại phải tìm việc nơi khác và làm lại từ đầu.

Tôi tiếc rẻ giùm cho Liên:

- Hèn gì nghèo là phải, mỗi lần Liên đi chùa thường hay cầu khấn trời Phật phù hộ kiếm được chỗ làm tử tế là thế. Nhưng làm chưa ấm chỗ lại xin nghỉ về Việt Nam thì chủ nào chịu nổi.

- Tôi trông hai cháu nội cho vợ chồng nó đi làm. Bây giờ con Liên đã yên ổn một chỗ làm, nó siêng làm lắm, không mấy hồi mà trả hết nợ nhà, có căn nhà của chính mình mà ở là sướng nhất phải không cô?

- Dạ, bác nói đúng.

Bà mẹ cởi mở:

- Chừng đó, không mắc nợ nhà nợ xe gì nữa, rủng rỉnh tiền bạc thỉnh thoảng vợ chồng con cái thằng Hải con Liên có về Việt Nam thăm bên vợ ai cấm cản làm chi…

Tôi khen:

- Bác… càng nói đúng..

Bà nhìn tôi với vẻ biết ơn vì đã lắng nghe và hiểu nỗi lòng của bà. Trút xong tâm tình bà mẹ chồng… hắc ám của Liên vui vẻ nhắc nhở tôi:

- Cô nhớ đến chung vui tân gia với chúng tôi nha, căn nhà nó mua tôi ưng hết sức, vợ chồng con cái nó ở tha hồ thoải mái. Căn nhà là tổ ấm mà cũng là của cải vốn liếng, chứ đi thuê mướn nhà trả tiền tháng nào là bay mất tiêu tháng đó.

Tôi cầm tấm thiệp mời, chẳng cần biết căn nhà cũ mới thế nào nhưng đã hình dung ra một căn nhà ấm cúng của vợ chồng Liên.

Bà mẹ chồng Liên chào tạm biệt và hẹn tái ngộ.

Tôi thấy bà mẹ chồng…h ắc ám này thật hiền hòa dễ thương mà hôm nay mới gặp lần đầu tôi đã nhiều cảm mến. Tôi thầm nói với theo bóng dáng bà đang khuất dần phía xa:

-  Bác ơi, bác là bà mẹ chồng tuyệt vời của cô Liên đấy.

Và chốc nữa đây tôi sẽ vào chùa thắp nhang… sám hối vì bấy lâu nay tôi cứ hùa theo Liên chê trách bà mẹ chồng này. Mong bà tha lỗi cho tôi.

Nguyễn Thị Thanh Dương.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2023 lúc 8:42am

Xin Chào Nhau Giữa Con Đường


                   Ao%20Dai%20Trang%20Vietnamese%20Traditional%20Dress%20|%20Ao%20Dai%20Trang%20Vie…%20|%20Flickr

 

            Rồi mùa đông cũng chầm chậm đi qua, mang theo những cơn gió lạnh sắt se thấu thịt da người. Có buổi sáng đầy nắng, trời hanh hanh mùi cành non chồi lộc. Những ngày đầu mùa xuân thành phố tôi ở cũng e ấp, bẽn lẽn như người con gái mới lớn. Bốn mùa cứ tuần hoàn quy luật, nhưng mùa xuân năm nay đâu còn hương vị của mùa xuân năm trước. Những cơn gió cuối đông trở ngọn, khiến lòng chúng ta chùng lại với bao ý niệm của sự sống và cái chết thật vô thường. Ở một lứa tuổi nào đó, ngày mai chỉ là sự nối tiếp của hôm nay và trừ đi khoảng thời gian vật lý. Hầu hết trên các trang Blogs có nhiều phân ưu, có nhiều hình ảnh tiếc thương cho những người thân yêu ra đi vĩnh viễn? Đề cập đến không phải là tiêu cực, bi quan mà để nhận được lẽ vô thường, quy luật tất nhiên của kiếp người. Mùa xuân tiếp nối một mùa đông gió rét qua đi và đưa tay đón mùa hè trước mặt. Vài hôm trước có cô bạn năm xưa, "rất xưa" gửi điện thư nhắc tôi một nơi chốn, một kỷ niệm tươi đẹp của tuổi đôi mươi. Trường nữ trung học Gia Long, mấy xe bán bò bía ở chùa Xá Lợi và một nhà thơ: Bùi Giáng.

 

"Xin chào nhau giữa con đường

Mùa xuân phía trước miên trường phía sau

Tóc xanh dù có phai màu

Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng..."   (*)

 

Ảnh%20khó%20quên%20về%20chùa%20Xá%20Lợi%20nổi%20tiếng%20Sài%20Gòn%20trước%201975

Hình ảnh chùa Xá Lợi, Sài Gòn trước 1975

 

            Có thể nói khi nhắc đến trường nữ trung học Gia Long, mà không nhắc đến dãy xe bán bò bía dọc theo phía trước và bên hông chùa Xá Lợi là một thiếu xót lớn. Ngọc Nhung là em gái của Phạm Chí Trung, người bạn thời đại học của tôi. Trung học khoa sử địa và có giọng hát thật trầm ấm, ngọt ngào trong những ca khúc trữ tình của Phạm Duy và Vũ Thành An. Mái tóc bồng bềnh, nụ cười thật tươi cùng giọng hát trời phú, Trung luôn thu hút các người đẹp quanh mình. Quen nhau trong các đêm văn nghệ không ngủ, trình diễn liên trường tôi thường ghé nhà Trung để nghe tập hát. Nhiều lần Trung nhờ tôi đi đón cô em gái đang  học lớp 12 trường nữ trung học Gia Long. Nhà hai anh em Trung ở đường Yên Đỗ, góc cuối Trương Minh Giảng, nên Nhung đạp xe đến trường cũng khá xa. Có lúc trời mưa, dậy trễ cô nàng phải lặn lội đón chuyến xe lam đi học. Và đây chính là lý do tôi được thay Trung đi đón cô em gái của bạn. Ngày đó không có điện thoại di động, nên cũng hên xui may rủi, khi đi đón được khi về không. Ngọc Nhung dáng người hơi ốm và rất cao. "Nhất dáng, nhì da", Nhung có đủ hai thứ. Với một chiều cao vượt trội nên rất dễ dàng nhận ra Nhung trong đám đông những trưa tan học. Không như anh mình, Trung hơi ngâm ngâm còn Nhung thì ngược lại, nước da trắng mịn đến thấy cả chỉ máu trên má. Tôi vốn đã nhát gái nay lại càng có nhiều mặc cảm khi đi bên cạnh nàng, cứ như hình ảnh một "chàng ngốc bán than". Năm đó Ngọc Nhung được chọn làm "đoàn quân nữ vương" diễn hành trong dịp lễ Hai Bà Trưng (do hai trường nữ trung học Gia Long và Trưng Vương Sài Gòn tổ chức).

 

            Bò bía, tôi nhớ chỉ là củ sắm xào, lạp xưởng cắt mỏng, đậu phộng rang giả nhỏ rồi cuốn với bánh tráng rau râm, ăn với tương ngọt và tương ớt. Vậy mà không hiểu sao các cô nữ sinh Gia Long và mấy chàng "đứng cổng trồng cây si" ghiền đến như vậy? Dĩ nhiên là trong đó có cả tôi. Khối lớp 11, 12 hoc buổi sáng và khối lớp 10 buổi chiều. Nên trưa nào, nhất là có mưa lâm râm đói bụng mà gặp mấy cuốn bò bía, ăn với người đẹp thì ngon, hương vị để đời. Các bạn đừng tưởng người đẹp là "thực như miêu" đâu nghen. Nhung ăn uống tự nhiên như người Sài Gòn. Hai dĩa bò bía, dĩa 2 cuốn, nàng chỉ liếm môi là hết sạch và còn chê tôi "con trai gì mà ăn như mèo, thua cả con gái!". Vậy đã xong đâu, sau hai dĩa bò bía nàng còn gọi thêm ly chè đậu đỏ bánh lọt nước đá bàu, trước khi từ giã cổng chùa Xá Lợi! Mãi những mai sau, tôi vẫn chưa quen ăn vặt, nhưng gặp toàn là những tay ăn vặt có hạng. Đi chơi hay ở nhà bà xã có thể vặt vãnh mọi thứ trừ cơm, đến cả mấy ngày. Thuộc dòng "hai lúa", tôi thiếu cơm một ngày là tinh thần xuống cấp, phải mau chóng tìm cho bằng được chén cơm.

Quán%20Nước%20Mía%2093%20-%20Cách%20Mạng%20Tháng%208%20ở%20Quận%201,%20TP.%20HCM%20|%20Foody.vn



Hình ảnh dĩa bò bía và nước chấm

 

            Có một buổi trưa, hai đứa đang thưởng thức bò bía, đậu đỏ bánh lọt ở chùa Xá Lợi, góc Bà Huyện Thanh Quan và Ngô Thời Nhiệm (?),  thì gặp một "cái bang". Đầu đội khăn rằn, đeo mắt kiếng cận nặng, cổ quấn vài ba chiếc khăn đủ màu và ông còn dẫn theo hai con chó, vừa đi vừa múa tay múa chân như người say rượu. Chừng như ông không cần thấy ai, chung quanh chỉ có ông và hai con chó. Người đàn ông "cái bang" đó là nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo nổi tiếng của Việt Nam: Bùi Giáng. Hai con chó vừa đi vừa sủa vang, khiến một số nữ sinh Gia Long đang đứng quanh xe bò bía, vội vã chạy né qua bên kia đường. Tôi đã nhiều lần gặp Bùi Giáng đi lang thang trong thành phố, như một hành khất giang hồ với vài ba chú chó. Nhưng chỉ biết kính trọng, thương cảm nhìn ngắm từ xa. Và chừng như cả nhân viên công lực, dân chúng thành phố Sài Gòn đều biết đó là Bùi Giáng. Không ai trêu ghẹo, cũng không ai làm khó dễ gì ông.  Nhưng lần này lại khác, ông cầm gậy kéo hai con chó đi thẳng đến chiếc bàn thấp của Nhung và tôi. Hai đứa vội đứng dậy, ông ngồi xuống ghế và nói với Nhung:

            - "Thưa ái khanh, trẫm đói bụng...", rồi ông cầm mấy cuốn bò bía còn lại, chấm tương ăn ngon lành.

            Chuyện ngàn năm một thuở, tôi vội mua thêm hai dĩa bò bía, một ly chè đậu đỏ bánh lọt và cùng Nhung ngồi xuống ăn với ông. Vừa ăn, ông vừa xé cuốn bò bía cho hai con chó cùng ăn. Đôi mắt sáng, tinh anh của ông phía sau chiếc kiếng cận dày cộm, buột dây thung đủ màu tạo một thần sắc thật đặc biệt, dị thường. Không thể nói ông già, cũng không thể nói ông trẻ, chỉ có thể nói đó là thi sĩ Bùi Giáng. Một Bùi Giáng ở giữa chúng ta. Một trích tiên ha xuống đời thường để thành Bùi Giáng. Lúc ăn uống ông không hề nói câu nào. Cho đến lúc ăn xong, ông ngước nhìn Nhung:

            - "Ái khanh có thuốc hút không, cho trẫm xin một điếu"!

            Tôi móc gói thuốc Marlboro trong túi mời ông.  Quả thật, ông chẳng hề để ý đến sự có mặt của tôi mà chỉ nhìn Nhung chờ đợi. Tôi đưa gói thuốc cho nàng. Rõ ràng chỉ có Nhung là gây được sự chú ý và khiến nhà thơ đầm thắm, tỉnh táo lại. Nàng đưa gói thuốc, ông lắc đầu và chỉ lấy một điếu. Ông hút thuốc thật chậm rãi, trầm tư và dường như có thần sắc hơn? Có nhiều nữ sinh, người đi đường hiếu kỳ đứng vây chung quanh chúng tôi. Sau khi hút hết điếu thuốc, ông đứng lên chấp hai tay xá tạ Ngọc Nhung:

            - "Cảm tạ... cảm tạ ái khanh! Trẫm xin chào, xin chào..."!

            Rồi ông ngẩng cao đầu, kéo hai con chó vừa đi vừa vẫy tay không nhìn lại. Hình như ông nói lẩm bẩm gì đó, cả tôi và Nhung đều nghe không rõ. Nhìn dáng dấp gầy ốm, liêu xiêu của ông với hai con chó, tôi chợt chạnh lòng như có gì nghèn nghẹn trong cổ. Còn Nhung thì cũng không khác gì hơn, đứng ngẩn người nhìn theo dáng ông khuất dần ở cuối con đường Bà Huyện Thanh Quan. Đó là nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo, dịch giả nổi tiếng: Bùi Giáng, người đã cống hiến cho nền văn học Việt Nam những bài thơ tuyệt tác, những tác phẩm dịch thuật từ tiếng Anh, Pháp, Đức... và cả Hán ngữ thật công phu, giá trị và thật tài hoa. Đến lúc hai đứa tỉnh hồn, tôi nói với Ngọc Nhung, nhờ hôm nay đi với người đẹp tôi mới có dịp hiếm hoi trong đời, ngồi ăn bò bía chung với nhà thơ Bùi Giáng.






Di ảnh của  nhà thơ Bùi Giáng


Năm tháng trôi qua, có mấy lần hội ngộ? Đời người vạn nẻo chia xa, mỗi chúng ta chỉ là hạt cát nhỏ nhoi trong lòng sa mạc, là hạt muối mong manh giữa biển đời bát ngát, bao la. Gặp đã là duyên, đã là kỳ ngộ. Ngọc Nhung đậu tú tài II, cũng vào đại học sư phạm Sài Gòn khoa Anh ngữ. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Nhung lấy chồng là một dược sĩ có tiệm thuốc ở tỉnh Đồng Nai. Dạy học hơn 30 năm, Ngọc Nhung nay đã về hưu và đang sống cùng con cháu ở quê chồng... Tưởng đã không còn nhớ, đã biệt mờ tâm cảnh vậy mà có lần tình cờ nhận được tin nhau. Ngọc Nhung nhắc lại những buổi trưa ở trường nữ trung học Gia Long, những dĩa bò bía chia nhau trước cổng chùa Xá Lợi và lần gặp gỡ hy hữu nhà thơ Bùi Giáng...
                        "Thời gian tựa cánh chim bay,
                        Qua dần những tháng cùng ngày
                        Còn đâu mùa cũ êm vui?
                        Nhớ thương biết bao giờ nguôi?..."  (Hoài Cảm - Cung Tiến)

            Mong thời gian không phụ những tấm lòng. Dù bất cứ ở đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, đôi khi bạn cần có lần chợt nhớ về một người, một nơi chốn, một kỷ niệm dù mờ nhạt chìm sâu. Đó chính là hạt trân châu, viên đá quý mà bạn có được trong suốt cả một kiếp người thoáng chốc, rồi vĩnh viễn trôi xa..!

 

Durham, North Carolina

Nguyễn Ngọc Hoàng

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Mar/2023 lúc 8:51am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Mar/2023 lúc 8:50am

Chị tôi

Ảnh%20nghệ%20thuật%20của%20Dương%20Quốc%20Định

Tuy Hòa, nơi tôi sống quãng đời thơ ấu, là một thành phố nhỏ hiền hòa nằm sát bờ biển, giống như nàng “Mỹ Nhân Ngư” phơi tấm thân kiều diễm trên bãi cát trắng tinh. Nàng dựa đầu trên núi Chóp Chài, đôi mắt mơ màng nhìn ra biển Ðông, nghe gió thổi vi vu qua những bãi thùy dương dày đặc trên bãi biển Ðại Lãnh, đầu đội vương miện hình Tháp. Ai từng đi qua Tuy Hòa, nhìn lên Tháp Nhạn đứng hiên ngang trên đỉnh núi, soi mình bên dòng Ðà Giang lững lờ trôi, đều ngậm ngùi cho nền văn minh một thời rất huy hoàng của nước Chiêm Thành. Cả một vương quốc đã mất hẳn dấu tích, chỉ còn lại vài cái tháp đứng trơ gan cùng tuế nguyệt! Xa kia về phía nam là ngọn Thạch Bi Sơn (Núi Ðá Bia) cao ngất quanh năm mây phủ, đánh dấu chiến công hiển hách của vua Lê Thánh Tôn một thời đại phá quân Chiêm Thành. Ðó cũng là biên giới giữa Ðại Việt và Chiêm Thành thời Hậu Lê.

Tôi là một trong nhóm người Bắc di cư, được may mắn định cư và lớn lên trên vùng đất tự do, ấm cúng Tuy Hòa nơi mà người dân có tiếng là chất phác, đôn hậu và nhiệt tình. Năm 1954, chính quyền cho cất một xóm độ vài chục căn nhà tranh vách đất vây quanh cái giếng nước trên một mảnh đất khá rộng, để đón dân Bắc Kỳ di cư. Tất cả sinh hoạt của trại đều xảy ra ở đó. Từ tắm rửa, giặt quần áo, xách nước về nhà để nấu ăn, chuyện gẫu, trai gái gặp gỡ làm quen. Ðó đúng là một tụ điểm hội họp, giống như những sân đập lúa ở một làng quê nào đó, bởi vì chẳng có một thứ giải trí nào khác.
Trại di cư được tổ chức theo kiểu làng xã thời xưa: có một trưởng trại, vài vị trong ban hội đồng, họp nhau thường xuyên để cải thiện đời sống cư dân. Ngoài ra, hội đồng trại còn lo việc phân phối thực phẩm và làm cái gạch nối giữa dân di cư và chính quyền thành phố. Hồi xưa chưa có điện thoại, nên tôi được chỉ định làm “thằng mõ” để thông báo tới từng gia đình những tin tức từ ban hội đồng trại đưa ra. Mỗi nhà đều có “Sổ Gia Ðình”. Chính quyền tùy theo nhân khẩu mà cấp phát nhu yếu phẩm như dầu hôi để nấu ăn và thắp đèn, gạo, đường, đồ hộp, sữa bột, bột mì, bột bắp. Sữa thì pha với nước sôi để uống, ai không quen, Tào Tháo đuổi là chuyện thường. Bột mì và bột bắp chẳng biết làm gì, nấu chè mãi ăn cũng ngán bèn nhồi thành những con thú như bò, gà, heo, rồi chiên lên ăn, cũng ngon ra phết!
Có cả quần áo nữa, những bộ quần áo rộng thùng thình tuy cũ nhưng còn rất tốt. Bà con tháo ra và sửa lại cho đúng khổ người mình. Sau này còn cấp heo con để nuôi làm giống. Những con heo Mỹ trắng bóc mắt xanh lè trông rất lạ mắt, mau lớn như thổi, to như một con bê, khác hẳn với mấy con heo đen thui, nhỏ xíu của xứ mình.
Hầu như xóm Bắc Kỳ di cư nhà nào cũng nuôi một vài con heo, heo nái cơ. Thỉnh thoảng có anh chàng nhà quê, dắt theo chú heo nọc nhỏ xíu, đi lang thang ngoài đường, tay cầm chiếc roi thật dài, để điều khiển heo như người ta chăn vịt vậy. Khi heo nái bắt đầu kêu la om sòm và phá phách trong chuồng, cứ gọi anh ta vào là vài tháng sau, chủ trại sẽ có một bầy heo con đẹp đẽ. Anh ta chẳng làm gì đâu, con heo của anh làm thôi. Thấy chú heo nọc nhỏ xíu đứng gần nàng heo nái to kềnh mà tội nghiệp. Mỗi lần như vậy, tôi cũng tò mò đứng xem chú làm gì, Bố lại đuổi đi chỗ khác chơi. Khi chàng heo nọc làm xong phận sự, được chủ nhân cho ăn một nồi cám to nấu với đậu xanh bảo là “để lấy lại sức”. À, thì ra chú làm việc cũng vất vả lắm đấy. Vài năm sau, khi những người di cư đã có thể tự lập, chế độ cấp phát thực phẩm cũng chấm dứt theo.
Ðời sống trong trại di cư khác xa với các trại của vùng kinh tế mới sau này. Ðó là một đời sống tạm đầy đủ, êm đềm, tự do và tự tin cho tương lai của gia đình và đất nước. Trẻ con đều được đi học mà không phải trả bất cứ một khoản học phí nào. Tôi có những bạn cùng lớp đạp xe đi học từ những vùng thôn quê xa xôi. Bệnh viện đều miễn phí, rộng rãi và hợp vệ sinh. Xã hội có tôn ti trật tự và lễ nghĩa: kính trên nhường dưới. Tình nghĩa thầy trò thắm thiết như cha mẹ và con cái. Cửa nhà không cần khóa hai ba lớp. Chẳng phải thời Nghiêu Thuấn, nhưng tương đối hạnh phúc yên bình cho tới khi những tai họa từ trên núi đổ xuống: Ám sát, chặn đường, đặt mìn xe đò, xe lửa, pháo kích, súng nổ khắp nơi.

Chị Linh là con độc nhất của gia đình hàng xóm kế bên nhà tôi. Bố của chị với Bố tôi cùng làm công chức trong tòa hành chánh tỉnh nên rất thân thiết với nhau. Mỗi khi mẹ tôi có nấu món ăn gì đặc biệt lại bảo tôi mang qua biếu nhà chị. Mẹ chị mỗi khi đi xa về đều có quà cáp cho mẹ tôi. Chị Linh lớn hơn tôi 3 tuổi, học trên tôi ba lớp. Chị vừa đẹp vừa học giỏi nên có nhiều chàng dòm ngó. Vì trường trung và tiểu học gần nhau nên chị và tôi thường đi học chung, nhiều đứa bạn tưởng tôi và chị là chị em ruột. Tôi chẳng thanh minh thanh nga gì cả cứ nhận vơ để lên mặt với đám học trò cùng trường. Mấy anh học cùng lớp với chị, hay dúi cho tôi quà cáp, lúc thì cái bánh “bích quy tây”, lúc thì vài cục kẹo “trứng chim” để nhờ tôi đưa thơ cho chị. Tôi chẳng bao giờ đưa, nhưng quà cáp cứ nhận đều đều. Mỗi lần nói với chị chuyện đó, chị lại trừng mắt nhìn tôi: “không được nhận quà nữa! thư cứ vất vào sọt rác cho chị!”. Tôi tảng lờ như không nghe thấy gì, mấy anh ấy có hỏi chỉ nói: “Ðưa rồi, chị có đọc không, em không biết.” Mấy bức thư đó chắc gây phiền toái cho chị nhiều lắm.
Mẹ tôi buôn bán cam. Dì tôi ở Saigon, cứ cách một vài ngày lại gởi hàng ra bằng xe lửa. Tôi chỉ việc ra lãnh mang về, Mẹ phân phối cho bạn hàng ngoài chợ. Ðường xe lửa xuyên Việt chạy ngang thành phố. Mỗi khi về tới, tiếng còi tàu “ò e…, ò e…” đánh thức cả thành phố đang ngái ngủ. Tôi vội mướn xe xích lô chạy ra nhà ga để lãnh nhận những cần xé cam nặng trĩu…Bao giờ tôi cũng giấu một vài trái để cho Chị, chị thích lắm. Ðó là thứ quà rất xa xỉ thời đó.

chi%20toi

 Bảo Huân

Bố Mẹ tôi có 4 đứa con trai. Khi sanh thằng Út, mấy người hàng xóm xấu miệng rỉ tai nhau “5 đứa con gái là Ngũ Long Công Chúa, còn 5 thằng con trai là Ngũ Quỷ”. Bố Mẹ tôi và Bố Mẹ chị Linh đồng ý trao đổi với nhau như trong truyện giả tưởng thời xa xưa: Thằng Út sẽ là con nuôi của nhà chị Linh và chị Linh là con nuôi của Bố Mẹ tôi. Thế là Út và chị Linh có hai cha mẹ, được cả hai chiều chuộng. Bốn anh em tôi trở lại thành “Tứ Quý” như xưa. Cha mẹ chị Linh thương thằng Út ra mặt, ngày nào cũng qua nhà tôi nựng nịu ngắm nghía nó như một báu vật. Ðồ ăn đồ uống cung cấp cho nó thôi thì vất đi không hết. Mẹ tôi thường bận buôn bán nên hầu như Mẹ chị Linh chăm sóc Út nhiều hơn, thành ra Út đeo theo Mẹ nuôi cả ngày không rời.

Hai năm sau khi sanh Út, Mẹ tôi bị bạo bịnh qua đời, từ đó Út ở hẳn bên nhà bố mẹ nuôi. Chị Linh thay Mẹ săn sóc anh em chúng tôi. Ði học về, chị dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, gánh nước từ giếng về đổ đầy mấy thùng phuy. Ðó là thùng sắt đựng nhựa đường tráng mặt lộ, mấy thầy công chánh xài hết nhựa, bán lại cho dân đựng nước, không bị rỉ sét. Trước khi trời tối, chị bắt tất cả ra giếng tắm rửa sạch sẽ. Tôi nhớ có lần chị đang giặt quần áo, thấy chiếc quần đùi tôi mặc lấm đen bùn đất chị bảo cởi ra cho chị giặt. Tôi còn chần chừ vì mắc cỡ, chẳng lẽ cởi quần tồng ngồng trước mặt chị. Chị la tôi “ Bé bằng quả ớt mà bày đặt mắc cỡ.” Tôi vội cởi quần đưa cho chị, rồi lấy tay che thằng nhỏ, chị gí tay vào đầu tôi bắt vô nhà mặc quần. Sau này lớn lên một chút tôi thay chị xách nước, giặt giũ quần áo. Chị chỉ làm bếp thôi.

Chị đậu bằng Trung học đệ nhất cấp rồi đi học lớp Y tá điều dưỡng bốn năm. Tôi cũng vừa lên Trung học. Chị tốt nghiệp về làm trong bệnh viện duy nhất của tỉnh.

Bố tôi được đổi về Saigon, ngay khi tôi vừa học xong Trung học đệ nhất cấp. Cả nhà dọn đi, nhưng Bố để lại thằng Út cho gia đình chị. Thỉnh thoảng vào những dịp nghỉ hè, tôi xin phép Bố về thăm chị và thằng Út. Chị gặp lại tôi mừng rỡ lắm, dẫn vô nhà thương giới thiệu với mọi người, tôi là em trai cưng của chị. Chị làm việc rất giỏi, cai quản tất cả y tá trong bệnh viện, những khi không có bác sĩ trực, gặp ca khẩn cấp, chị một mình quyết định mọi việc. Tôi vô cùng hãnh diện.

Sau Tết Mậu Thân, tôi phải nhập ngũ, nay đây mai đó chẳng còn dịp nào về thăm chị và thằng Út. Ðôi khi nhận được thơ chị ở những nơi đèo heo hút gió, tôi mừng lắm, giữ gìn rất kỹ những bức thư đó, bỏ vào ba lô. Khi đi hành quân, rảnh rỗi lại mang thơ chị ra đọc. Chị luôn lo lắng cho an nguy của tôi, khuyên tôi xin đổi về thành phố cho an toàn. Chị đâu có biết, đời lính sai đâu đi đó, làm sao xin xỏ được. Có lần nghe chị kể, có anh chàng Bác Sĩ mới ra trường, làm việc ở nhà thương muốn xin cưới chị, hỏi tôi có được không? Tôi biết chị làm bộ hỏi, cũng như thông báo rằng chị sắp lấy chồng vậy thôi. Tôi có gần anh ấy đâu mà biết con người ấy ra sao, mà nói được hay không được. Tôi nói với chị, khi nào làm đám cưới, có chết tôi cũng dẫn xác về ăn cưới. Tôi chẳng ghen gì, nhưng bỗng thấy buồn, như vừa mất mát một cái gì thương yêu lâu nay vẫn giấu kín trong tim mình. Ngày Mẹ tôi mất, tôi cũng chẳng buồn như thế, có lẽ lúc đó tôi còn bé quá chăng? Thì ra, giữa tình chị em, chắc còn có một cái gì khác, rất mờ nhạt, khi ẩn khi hiện trong đáy tim tôi, tôi không bao giờ nhìn thấy rõ, cho đến khi sắp vuột khỏi tầm tay. Tôi chẳng có tình yêu thương của Mẹ, cũng chẳng có người yêu bé nhỏ nào trong lòng, cho nên vừa buồn vừa giận vu vơ. Không biết buồn giận ai, và buồn giận cái gì? Không biết vì sao nước mắt tôi cứ tuôn ra, hình ảnh vui tươi của chị cứ hiện ra trước mặt tôi. Bao nhiêu gian khổ nguy hiểm đời lính tôi chẳng coi ra gì.
Chiến cuộc một ngày một khốc liệt hơn, đoàn quân di chuyển thất thường không báo trước, cho nên lâu ngày bặt tin tức nhà. Rồi miền Trung thất thủ, tôi may mắn nhảy lên được một chiếc tàu Hải Quân, về Vũng Tàu. Chẳng bao lâu trôi dạt qua Subic Bay bên Phi Luật Tân, rồi qua Mỹ. Mấy đứa em tôi, đứa mất tích, đứa đi tù, mình tôi lang thang nơi xứ người, quạnh hiu, cô đơn, làm lại cuộc đời từ con số không to tướng.

Ðầu thập niên 90, tôi trở về thăm chị và Út. Chị ôm tôi khóc mãi, còn Út chẳng biết tôi là ai. Tôi hỏi chị, anh rể của tôi đâu? Chị nói anh ấy bị động viên đi ngành quân Y và chết trên đường số 7 khi di tản từ Pleiku về Tuy Hòa. Chị chẳng có con cái gì và vẫn được làm ở bệnh viện với số lương chết đói. Tôi nghĩ đến câu “Hồng nhan bạc mệnh” mà không cầm được nước mắt. Cuộc đời chị vất vả từ nhỏ nhưng ông Trời vẫn chưa tha. Tôi giúp chị một số tiền để xây lại căn nhà nay đã hư hại rất nhiều. Út đã là một chàng thanh niên cao lớn, ngoan ngoãn, thương yêu và săn sóc cha mẹ. Nó rất nghe lời chị làm tôi thấy ấm lòng. Chị Linh thương nó lắm và muốn nó theo nghề nghiệp của chị. Tôi hỏi chị, tôi có người bạn làm cùng sở, hiền lương chăm chỉ, độc thân, chị có muốn tôi làm mai không? Chị đỏ mặt nhưng không nói gì. Tôi chọc chị: “Già rồi mà còn mắc cỡ!”, nhớ khi xưa chị chọc tôi: “Bé bằng quả ớt mà bày đặt mắc cỡ!”

Năm sau, tôi dẫn người bạn đó về thăm chị.


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2023 lúc 12:57pm

THẰNG Q

Em%20bé%20lai%20Anh%20xinh%20như%20thiên%20thần,%20làm%20nhiều%20mẹ%20bỉm%20sữa%20"ầm%20ầm"%20xin%20nhận%20%20làm%20con%20rể

Con nít trong xóm rần rần chạy laị nhà thằng Quân, tuị nó bu đen bu đỏ trước hiên. Người lớn hiếu kỳ cũng xớ rớ chỉ trỏ… Thằng Quân bị lột trần truồng trói chặc vào cây cột, trên người nó hằn đỏ những vết roi chi chít. Cả đám còn đang nhốn nháo thì ông Thái từ trong nhà bước ra, lấy cái roi vừa quất túi bụi vừa tra gạn:

  • Đồ mất dạy, đồ con lai, nuôi mầy uổng cơm! Mầy ăn cắp tiền của bà nội, vậy tiền đó giờ giấu chỗ nào?

Thằng Quân im lặng chịu đựng, mắt nó xanh lơ ngơ ngác như chú mèo con. Bà Cả, người mà nó kêu bằng nội vẫn ngồi trên bộ ván ngựa vấn điếu thuốc rê, bập khói phì phà, mùi thuốc lá khét lẹt, vẻ mặt bà không có một chút cảm xúc nào.

  • Đáng đời đồ con lai hư hỏng! Mày ăn cắp tiền tao, tao mới để ngàn bạc trong tủ sáng nay, vậy mà giờ không còn nữa. Mày không lấy thì ai vào đây?

Thằng Tèo, nó không nghe ông Thái hay bà Cả nói gì cả. Nó tinh nghịch chỉ chỏ:

  • Xem thằng lai kia nè tuị bay, da nó trắng còn hơn con gái!

Thằng Tí chỉ chim thằng Quân, thắc mắc:

  • Sao chim nó trắng nhợt vậy? Còn tụi mình đen hin hà.

Thằng Đực lanh chanh:

  • Thì con lai mà! Đứa nào lai mà hổng trắng? có vậy mà cũng hỏi.

Tuị con Lài, con Lệ, Liễu… mắc cỡ đỏ mặt, thốt lên:

  • Đồ Vô duyên!

Nói xong bỏ chạy đi chơi chỗ khác.

Người ta nói, lúc thằng Quân một tuổi. Mẹ nó mang nó từ Sài Gòn về bảo:

  • Nó bị mẹ nó bỏ, tôi thấy tội nên mang về nuôi.

Nhà nội nó phản đối ầm ĩ, ông Thái cũng không chấp nhận nhưng bà Thái thì cương quyết không bỏ nó. Cuối cùng cả nhà cũng phải nhượng bộ bà Thái. Xóm giềng thì xì xầm:

  • Bà Thái lên sài Gòn làm ăn, ngủ với Mỹ sanh ra thằng Quân.

Tiếng đời đơm đặt không biết đúng sai thế nào nhưng vô cùng khắc nghiệt. Người trong xóm kỳ thị ra mặt, người trong nhà hắt hủi và đối xử rất thậm tệ với nó. Thằng Quân trạc tuổi tôi. Bọn con nít trong xóm vẫn chơi chung và đi học chung với nhau, chỉ có thằng Quân là không được đi học. Nó phải ở nhà làm đủ việc, vậy mà cơm còn có bữa đói, riêng việc ăn đòn thì như cơm bữa. Mặc dù sống khổ sở, ăn uống thiếu thốn như vậy mà thằng Quân cứ lớn phổng phao. Nó cao hơn tôi cả cái đầu, da nó trắng, lông vàng hoe, mắt xanh như viên bi. Nhìn nó giống hệt mấy thằng Mỹ con trong phim cao bồi vậy. Có lần cả bọn kéo đi tắm sông, tuị con gái trong xóm cũng đi theo, vùng vẫy đã đời ở khúc sông chảy qua xóm chợ. Bọn con trai vạch quần so cu, lúc nào thằng Quân cũng thắng, nó cười đắc thắng. Tụi con Lài, con Liễu… biễu môi:

  • Mấy thằng lai dâm thấy mồ, ai lấy nó có mà chết!

Thằng Quân đáp trả:

  • Bộ mấy bà hổng thích to hả?

Con Lệ chửi:

  • Đồ con lai mất dạy, ăn nói vô duyên!

Thế là tan buổi tắm sông, ai về nhà nấy. Hôm ấy thằng Quân bị một trận đòn thừa chết thiếu sống. Ông Thái còn xích chân nó trước hiên nhà suốt đêm luôn. Tụi tôi nhiều lúc thấy tội cho nó quá, nhưng đâu biết làm gì hơn. Lần nào chạy chơi trong xóm về nó cũng bị đòn cả. Ông Thái chửi thậm tệ:

  • Thà nuôi chó giữ nhà còn có lợi hơn, nuôi mày chỉ tốn cơm vô ích!

Cứ như vậy đấy, thằng Quân lớn lên trong sự tàn nhẫn và ngược đãi của đời. Nó không biết cha nó đã đành, còn bà Thái có phải là mẹ ruột của nó không nó cũng không dám chắc, vì bà Thái ra ngoài cứ nói nhặt nó về nuôi. Bà Thái cũng không bao giờ nói cho nó biết sự thật. Nhiều lúc thấy nó ngồi ủ rũ trông tội làm sao! Nó sống trong nhà ông Thái mà cứ như người dưng hay đứa ở vậy. Da nó trắng sáng mà đời nó tối đen, mắt nó xanh mà tương lai nó như lỗ đen vũ trụ. Tôi gần nhà nó, thường chạy qua chơi, mỗi lần nó bị đòn là tôi trốn đi, vì thấy cảnh ông Thái cầm roi quất trông thật dã man.

Người ta bảo cuộc đời vốn vô thường, luôn thay đổi. Người đời mấy ai học được chữ ngờ! Một ngày kia người ở xóm chợ, xóm chùa, xóm đình…xì xầm bàn tán:” Nhà nào có nuôi con lai sẽ được đi Mỹ”. Có người còn tỏ vẻ rành rõi:” Ai không muốn đi thì bán, con lai có giấy tờ mười cây, con lai không giấy tờ ba cây”. Bà Tám bán bánh bèo xóm dưới kể:

  • Bà Ba Lượm nuôi một đứa lai đen, bán cho một gia đình ở Biên Hoà được bảy cây, mua xe cúp chạy kià.

Mà quả thật, người ta thấy nhà bà Ba Lượm bỗng dưng khá giả, có xe cúp đỏ khé chạy nhong nhong khắp xóm.

Ông Thái lên xã làm giấy cho thằng Quân, tay chủ tịch ỡm ờ:

  • Tôi biết thằng Quân ở nhà ông mười mấy năm nay, nhưng nó không có giấy khai sanh, làm sao nhập hộ khẩu nhà ông được! làm vậy là trái nguyên tắc!

Ông Thái nài nỉ:

  • Cán bộ giúp em, em sẽ hậu tạ!

Y laị thủng thẳng:

  • Con lai có giấy tờ mười cây, con lai không giấy tờ ba cây, vậy ông tính sao?

Ông Thái vặn vẹo hai bàn tay:

  • Dạ, cán bộ tính sao em cũng chịu.

Y huỵch toẹt ra luôn

  • Giờ làm giấy khai sanh và nhập hộ khẩu cho nó phải tốn một cây, phải chia cho mấy chỗ chứ mình tôi không làm hết được!

Ông Thái chịu giá một cây, chừng tháng sau thì thằng Quân thành người hợp pháp trong hộ khẩu nhà ông Thái, mặc dù nó đã sống mười mấy năm ở đấy!  Ông Thái laị vô thị xã làm hồ sơ. Tại phòng pháp lý của sở có khá nhiều người cũng chung hoàn cảnh như ông, họ cũng đang làm hồ sơ xuất cảnh. Một người quen giới thiệu ông Thái với tay cò, y bảo:

  • Bác vào trực tiếp phòng tư pháp thì lâu lắm đấy, có khi cả năm cũng không xong, tốn kém cũng không phải ít. Nếu bác  chịu thì tôi bao trọn gói và bảo đảm trong vòng năm tháng bác sẽ có đầy đủ hồ sơ hợp lệ!

Y đòi ba cây vàng, ông Thái kêu mắc quá thì y bảo:

  • Ba cây mà nhiều cái nỗi gì, Sau này qua Mỹ lấy laị mấy năm hồi!

Sau một hồi cò kè, y đồng ý bớt cho một chỉ, giao trước một cây, khi nào hồ sơ đầy đủ thì giao nốt phần còn laị.

Ông Thái từ sở trở về kêu vợ:

  • Bà nó đi chợ coi có gì ngon ngon mua nấu cho thằng Quân ăn ít bữa, thằng nhỏ cao mà ốm quá cũng khó coi!

Thằng Quân vẫn tỉnh bơ, mắt xanh lơ rất mông lung, không biết nó vui hay buồn. Từ hôm đó đời thằng Quân khác hẳn đi.  Kế đó lên Sài Gòn phỏng vấn đậu, Ông Thái về quê mở tiệc ăn mừng. Bạn bè và bà con lối xóm ăn uống tưng bừng, họ còn chúc:” Gia đình ông Thái qua Mỹ sướng hén! Mai mốt lãnh lương bằng tiền đô thì giàu mấy năm hồi!”. Ông Thái cũng lâng lâng:

  • Tui có phước được đi Mỹ, cũng nhờ nuôi thằng Quân mười mấy năm nay.

Trong tiệc có người nói nhỏ với kẻ kế bên:” Mười mấy năm nay cứ thằng lai naỳ thằng lai nọ, giờ thì con ngọt xớt!”, người kia cũng khẽ khàng:” Oánh nó như oánh kẻ thù, giờ thì một cũng Quân hai cũng Quân.”

Sang đến Mỹ, một cung trời mới lạ mở ra trước mắt, đất đai mênh mông, xa lộ thênh thang, nhà cữa phố xá trùng điệp, sản vật sung túc… mọi thứ đều nằm ngoài sức tưởng tưởng, quá choáng ngợp luôn! cả nhà không một ai biết chút tiếng Anh nào, nghề ngỗng cũng không… May nhờ có mấy hội đoàn đến giúp điền đơn, chở đi chỗ này chỗ kia. Rồi họ xin cho ông bà Thái vào làm trong hãng rau, ở đấy cần chăm chỉ làm chứ cũng chẳng cần tiếng Anh cho lắm. Quân và mấy anh em thì được giới thiệu đến mấy tiệm Nails. Ngày đi làm, tối về học ESL. Thằng Quân xưa nay vốn không được đi học, giờ cầm bút sanh ngượng ngạo, học cũng chẳng vô, chỉ vài hôm là bỏ luôn. Nó dốt nhưng ông trời khiến cho nó có tánh nhạy bén, nghe khách nói tiếng Anh một thời gian là nó cũng nói tiếng Anh như gió ( mặc dù nó không  biết mặt chữ, chỉ biết ký mỗi cái tên của nó). Nó laị khéo tay nên khách thích, tiền típ cũng nhiều. Giờ nó xủng xoẻn tiền chứ không phải thằng Quân ngày xưa, trên răng dưới dái. Ba năm sau nó thi đậu quốc tịch, nghĩ cũng ngộ, tiếng Anh tiếng u không biết, chỉ nói tiếng bồi mà nó đậu cái rụp mới hay chứ! Nó đổi tên Quân thành Quinte. Khách Mỹ và mọi người vẫn gọi tắt là thằng Khiu (Q).

Có lần bà Thái cười:

  • Mầy rảnh quá hén! thằng Quân không chịu đi đổi lấy thằng Cu ( Q).

Cả nhà cười rần rần. Ông anh lớn trong nhà vẫn quen thói trịch thượng xưa nay:

  • Mấy thằng lai rầy rà, mệt chuyện.

Thằng Quân, giờ là thằng Cu (Q) đốp liền:

  • Hổng có thằng lai này thì cả nhà giờ vẫn ở bển đói dảnh mỏ.

TIỂU LỤC THẦN PHONG



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Mar/2023 lúc 1:05pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Mar/2023 lúc 8:35am

Mối Tình Của Cô Quỳnh, Chú Hậu 

 

Phần dẫn truyện:

 Nhiều năm qua, gần như hàng năm tôi đều về VN rong chơi. Với người khác tôi không biết thế nào nhưng với tôi về VN là một sảng khoái, cái sảng khoái mà tôi không thể tìm thấy ở hải ngoại, dù là Nhật bản quê vợ cũng là nơi định cư của cô con gái út của tôi. Tôi không thể giải thích một cách chính xác lý do tại sao tôi có cái cảm khoái đó ! Có thể đó là cái mà người ta gọi là nhớ quê hương mà ra.

Tấc lòng cố quốc tha hương
Đường kia nỗi nọ, ngổn ngang bời bời
(Kiều, Nguyễn Du)

Một trong cái thú vui của tôi khi về VN là khoác ba lô, một mình đi đây đi đó gặp gỡ những người trẻ, họ có thể là học sinh sinh viên của một cơ sở giáo dục nào đó ở địa phương. Hỏi họ về việc học hành giáo dục trong xã hội và cả những ước mơ dự tính của họ trong tương lai, khi lớn khôn ra đời. Và nếu gặp được người thích thú văn chương thì lại đọc thơ, ngâm thơ cho họ nghe coi như thú vui của lần du hành văn nghệ. Nếu vì lý do nào đó mà thân thiết hơn một tí cũng chỉ là một lần kỳ ngộ thoáng qua. Chỉ có thế rồi từ giã ra đi mà chẳng biết có dịp tương phùng nhau trở lại hay không .

Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi
Gỡ tay vướng để theo lời gió nước  
( Xuân Diệu ) 

 Mỗi khi đến những thành phố lớn, ban đêm tôi thường la cà một mình vào những phòng trà không quá mắc tại địa phương. Tìm một góc nhỏ nào đó trong hội trường ngồi nghe những ngừời ca sĩ nghiệp dư hát. Nếu có được cảm khoái hơn thì bỏ ra tí chút tiền để yêu cầu ca sĩ hát cho mình nghe những bài nhạc mà mình cảm thích hay đã từng bị nó nhấn sâu vào ký ức nào đó xa xưa.

 Lần vừa rồi về nước, tôi cũng một mình vào một phòng trà không quá mắc ở trung tâm Sài Gòn, tìm một góc ngồi nhâm nhi món ăn vặt và một chai soda chanh đường. Có lẽ vào dịp cuối tuần nên mới khoảng hơn 8 giờ tối mà căn đại sảnh của phòng trà đã gần như không còn bàn trống. Đúng lúc tôi đang để tâm vào bài hát của ca sĩ trên sân khấu, có 3 người, một nam, hai nữ khoảng trên dưới 30 tuổi cùng với cô hầu bàn đến bên tôi, cô ta hỏi :

 -Bác có thể cho 3 người này ngồi chung bàn với bác được không ạ?

 Dĩ nhiên chẳng có lý do để tôi từ chối mà còn vui vẻ, rồi tôi ngồi lách sang một bên cho 3 người khách cùng ngồi. Họ đều ăn mặc chỉnh tề, không ai hút thuốc, nói năng nhỏ nhẹ không ồn ào và cũng không ai gọi rượu bia như phần đông khách trong sảnh đường. Nghe họ nói giọng bắc, âm điệu Hà nội đã làm cho tôi nghĩ họ từ Bắc vào Saigon du lịch hay làm việc.

 Đoán như vậy nhưng tôi cũng chẳng chú ý làm mất đi cảm khoái của mình với những bản nhạc mà những người ca sĩ trình bày trên sân khấu.  Được một lúc, khoảng 9 giờ tối, cô hầu bàn đến đưa tận tay cho từng người khách, mỗi người một tờ giấy nhỏ để ghi danh những bản nhạc yêu cầu nếu thích. Lúc đó tôi thấy 3 người họ bàn tán với nhau, người thì muốn bản nhạc này, người kia lại thích bản nhạc khác... Cuối cùng thì họ cũng đồng ý với nhau viết vào 3 tờ giấy yêu cầu. Tôi cũng muốn viết vài ba bài theo ý thích của mình, nhưng dưới ánh đèn nhấp nháy, trong không gian khá tối lại không có bút viết. Chả đặng đừng, quay sang người đàn ông ngồi sát cạnh, tôi nói :

 -Anh chị có thể cho tôi mượn cái bút được không ?

 Họ chưa kịp trả lời tôi nói tiếp :

 -Càng tốt hơn nếu anh chị viết giúp tôi vài bài nhạc yêu cầu, mắt tôi nhìn không rõ dưới ánh đèn nhấp nháy, mù mờ này.

 Người đàn ông vui vẻ, nhận tờ giấy từ tay tôi, hỏi tên những bản nhạc mà tôi muốn yêu cầu. Không tí ngại ngần tôi nói với anh ta:

 -Anh ghi cho tôi bản “ Nỗi lòng người đi “ và “ Về Hà nội đi anh “ .

 Nghe tôi nói tên 2 bản nhạc, cả 3 người ngẩn ngơ đưa mắt nhìn tôi. Một phụ nữ hơi chau mắt nhìn tôi, với tí ngập ngừng, cô ta hỏi :

 -Bác là người Hà nội phải không ạ ?

 Đưa mắt nhìn cô ta, tôi trả lời :

 -Không phải! Tôi chỉ sống ở Hà nội 4 năm trời, trước khi di cư vào Nam năm 1954, lúc đó tôi mới khoảng gần 9 tuổi. Nhưng tôi rất yêu Hà nội, đơn giản thế mà thôi.

 Sau vài phút trao đổi, làm quen sơ sài với họ, cho tôi biết, người khách nam là chồng của người phụ nữ đứng tuổi, còn người phụ nữ trẻ hơn là em gái của người chồng. Cả 3 người đều sinh ra và lớn lên tại Saigon nhưng cha mẹ đều là dân Hà Nội gốc, cũng là người di cư vào Nam như tôi. Có lẽ nhờ cha mẹ  nên họ có giọng nói, ngữ âm rất Hà nội. Trong không gian yên tĩnh để nghe nhạc của phòng trà, chúng tôi chỉ nói chuyện, biết tí chút về nhau như vậy rồi chia tay khi phòng trà đóng cửa. Chẳng có gì ngoài vài câu từ giã thông thường.  

 Rồi cũng như bao lần như những lần về nước trước, tôi lại tìm vui với những cuộc lang thang đây đó. Vào một buổi gần trưa ngày chủ nhật, khoảng một tuần lễ sau buổi đi phòng trà. Từ trung tâm Saigon tôi cuốc bộ đến quán cà phê sân vườn rất rộng rãi, trên đường Huyền Trân Công Chúa, trong khuôn viên phía cổng sau Dinh Thống Nhất. Có lẽ cuối tuần lại đúng lúc gần trưa nên có nhiều khách. Đang lúc tôi đang đi lòng vòng tìm chỗ trống. Một cô gái từ chiếc bàn sát gần với hàng rào sát đường lộ, chạy đến gần tôi với tí vui mừng, cô ta nói:

 -Bác gì đó ơi, bác đến ngồi với bàn chúng cháu.

 Tôi hơi chau mày nhìn cô gái, với vẻ ngạc nhiên vì tôi hoàn toàn không quen biết cô ta. Hình như thấy vẻ xa lạ của tôi, cô ta cười vui, nhìn tôi rồi giải thích :

 -Bác quên chúng cháu rồi sao? Chúng cháu là người đã ngồi cùng bàn với bác trong lần đi phòng trà nghe nhạc tuần trước đó !

 Lúc này thì tôi đã nhận ra cô gái rồi. Rất vui vẻ tôi nói vài lời xin lỗi rồi theo cô ta đến chiếc bàn khá rộng bên sát hàng rào. Ngoài người đàn ông và người đàn bà trong lần gặp gỡ trước còn một người đàn ông khác, trẻ hơn và một phụ nữ khá đứng tuổi, mái tóc của bà ta đã gần như bạc trắng. Cả ba người đang hướng mắt nhìn tôi, họ cười vui  rồi nói những câu chào hỏi rất thân thiện khi tôi theo cô gái đến gần bàn của họ. Cô gái kéo ghế mời tôi ngồi, chẳng để cho tôi ngạc nhiên, cô ta giới thiệu:

 -Cháu tên Yến, vợ chồng anh Kiên chị Dung mà bác đã biết trong lần đi nghe nhạc vừa qua.

 Chỉ tay vào vào người phụ nữ đứng tuổi và người thanh niên, cô ta nói :

 -Còn đây là Mẹ Vân của cháu và Khoa bạn trai của cháu.

 Sau khi nghe cô gái giới thiệu xong, tôi cũng cho mọi người biết tên của mình, rồi cuộc nói chuyện của tôi và họ càng lúc càng vui nhộn. Đúng lúc đó cô phục vụ mang ly cà phê sữa đá cho tôi  kèm theo tờ giấy tính tiền ( cơ sở này tính tiền ngay khi phục vụ ) tôi chưa kịp móc tiền ra thì Kiên con trai bà Vân đã đưa tờ giấy 50 ngàn cho cô phục vụ. Với tí chút ngạc nhiên, tôi móc tiền ra trả lại. Kiên không nhận mà xua tay có ý muốn trả tiền cho tôi.  Cứ thế người đưa kẻ đẩy mấy lần, bà Vân cười vui nhìn tôi, bà nói : 

 -Thôi anh để cho cháu “ chiêu đãi “ anh một lần đi cho nó vui ! Có đáng bao nhiêu đâu mà anh phải ray rứt.

 Không làm sao hơn tôi đành nói lời cảm ơn đến vợ chồng Kiên. Tiếp theo cuộc nói chuyện của chúng tôi càng lúc càng vui nhộn, thân tình về mọi lãnh vực. Nhất là mỗi khi tôi nói về phong cảnh, cuộc sống của miền bắc, đặc biệt về Hà nội qua cái nhìn chủ quan của tôi đã làm cho mọi người thích thú nhất là bà Vân. Một lúc bà Vân nhìn tôi với tí chút ngại ngần, bà nói :

 -Suốt nẫy đến giờ , nói chuyện với anh, mà không biết tí gì về cuộc sống và gia đình của anh. Nếu không có gì khó khăn và bất tiện, anh có thể cho chúng tôi biết để sự quen biết của chúng ta thân thiết hơn không ?

 Rồi cũng chẳng để tôi trả lời, bà Vân cho biết cũng như tôi, bà và gia đinh di cư vào Nam năm 1954 lúc bà mới 5 tuổi, học hành xong rồi đi làm việc tại Sài Gòn. Bà lập gia đình với một người quen biết của bố mẹ cũng gốc Hà nội di cư vào Nam. Bà có 2 người con một trai, một gái. Kiệt là con trai đã có gia đình, vợ là Dung, tôi đã gặp họ tại phòng trà. Yến, con gái của bà, có bạn trai là Khoa  hai người đang dự tính kết hôn vào cuối năm. Bà cũng không giấu, cho tôi biết Hựu, chồng của bà đã mất hơn 3 năm trước vì ung thư .  

 Sau khi nghe bà Vân trải bày về gia đình, lại thêm sự thân tình đang có giữa tôi và họ. Với chút ngập ngừng, lưỡng lự vì khi về VN rong chơi tôi rất ngại và cũng không thích nói về cuộc sống, công việc và gia đình tôi cho nhiều người biết. Ngoại trừ với những người thân quen, gần gũi nhau lâu mà thôi. Không phải tôi có ý gian trá gì trong giao tiếp hay che giấu đời sống thật của mình.  Nhưng tôi rất ngại tạo ra những liên hệ không vừa ý như mang tiếng khoe khoang hay keo kiệt… Tôi thường tế nhị tránh xa những câu hỏi mà tôi không muốn trả lời. Chỉ những khi vì chẳng đặng đừng,  tôi nói mình là một ông già hồi hưu bình thường trong xã hội.  Nhưng lần này, trong hoàn cảnh thân quen với một gia đình trí thức, có trình độ văn hoá, lối sống mẫu mực như họ. Nếu tôi vẫn ngại ngần, không trả lại sự chân tình của họ dành cho tôi thì cũng là điều không phải. Cuối cùng với tí chút ngần ngừ tôi cho họ biết về cuộc sống và gia đình của tôi. Đại khái tôi cho họ biết tôi đã tốt nghiệp đại học tại Saigon, đi làm việc tại Cần Thơ rồi đi tu nghiệp Nhật bản trước năm 1975. Tiếp theo thời gian và hoàn cảnh đẩy đưa tôi sang Thuỵ Sĩ định cư cho đến ngày nay. Tôi cũng cho họ biết tôi đã về hưu từ lâu, vợ tôi là người Nhật bản, chúng tôi có 3 người con, tất cả đã trưởng thành.

 Không biết vì lý do gì mà khi nghe tôi giãi bày về gia đình tôi đã làm cho mọi người tò mò. Đôi lúc họ còn hỏi tôi những chi tiết có phần riêng tư, khiến tôi khó trả lời. Chẳng hạn họ hỏi cuộc sống của tôi ở hải ngoại có khó khăn về vật chất không.  Khi tôi cho họ biết cuộc sống của tôi khá đơn giản, không có gì để nói là giàu có, sang trọng tại hải ngoại. Về VN cũng vậy, tôi không có dáng vẻ một người sang giàu, tôi không có nhu cầu quá mức của một người bình thường trong xã hội. Đôi lần trong những cuộc  giao tế “ bên đường “ không cần thiết, tôi trả lời cho qua và tôi vẫn thường nói mình là một công chức, một ông giáo học về hưu.

 Hình như sự trải bày quá thật thà và đơn giản của tôi đã làm cho họ thích thú, cuộc nói chuyện càng cởi mở, thân thiết với tôi rất nhanh. Lúc gần chia tay, bà Vân và các con nằng nặc mời tôi đến nhà họ chơi và họ mong được tiếp đãi tôi một bữa cơm đặc biệt Việt nam. Với lời mời chân tình đó, tôi đã không thể từ chối được. Tôi đến nhà họ 1 lần, nhưng rồi lại vài lần tiếp theo nữa . Cũng nhờ những cuộc gặp mặt rất thân tình đó,  bà Vân đã kể cho tôi nghe câu chuyện tình yêu có phần bi đát nhưng tuyệt đẹp của cô Quỳnh, chú Hậu. Tôi đã im lặng, nghe bà Vân kể với rất nhiều xúc động. Tôi hỏi bà từng chi tiết của mối tình đẹp nhưng bi thương đó vì tôi muốn dành cảm xúc của mình để viết một truyện ngắn về mối tình của họ . Hôm nay, khi đã trở về Thuỵ Sĩ trong không gian lạnh lẽo cuối đông, tôi chợt nhớ đến câu chuyện tình buồn thảm đó. Tôi viết ra truyện ngắn này để tôn vinh cái lãng mạn chung tình của cặp tình nhân Quỳnh Hậu dù tôi không hề quen biết gì về họ. Trong truyện ngắn này tôi đã dựa vào lời kể của bà Vân, coi bà như một người cháu gái trong cuộc kể lể về cuộc tình của cô Quỳnh chú Hậu trong bản văn.   

 Nhất là mỗi khi tôi nghe lại bản nhạc tình yêu nói về Hà Nội : “ Về Hà nội đi anh                          

https://www.youtube.com/watch?v=9GMejgCMu5Y

 Tôi như bị chìm sâu và những ca từ  rất lãng mạn của bản nhạc và chính lúc đó lại làm cho tôi có hứng thú hơn khi viết về câu truyện tình yêu bi đát nhưng lãng mạn này.

&

  Vào truyện:

  Tôi không nhớ rõ tên con đường mà gia đình tôi dọn đến đó vào đầu năm 1952 tại Hà nội là đường gì.  Nhưng hiện nay tên là đường Ngọc Khánh, nối dài với đường Kim Mã. Bên trái con đường hướng về trung tâm Hà Nội có hồ Thủ Lệ và hồ Vạn Phúc, bên phải là hồ Ngọc Khánh và hồ Giảng Võ. Trước kia khi ông bà nội tôi còn sống, đại gia đình chúng tôi gồm bác Cả, bố tôi và chú Ba cùng sống tại một căn nhà rất khang trang, nơi có bàn thờ tổ, có vườn cây khá rộng trong khu phố Hoàng Diệu gần chùa Một Cột. Khi ông Nội tôi về già, thấy cả 3 người con trai đã có gia đình cần phải ở riêng nên đã dành căn nhà chính khang trang đó cho bác Cả, để bác lo việc thờ cúng tổ tiên. Bố tôi được căn nhà trên đường Ngọc Khánh ngày nay, còn chú Ba được căn nhà khá rộng nhưng ở Huyện Thanh Trì khá xa trung tâm Hà Nội .     

 Khi gia đình chúng tôi dọn về căn nhà đó, trên đường Ngọc Khánh, đối diện với nhà tôi là một căn vi-la cổ, có vườn cây xum xê là nhà bác Cẩn. Bác tốt nghiệp ngành Luật tại Pháp, về nước được vào làm cho toà án của chính phủ bảo hộ tại Hà Nội. Sống trong căn vi-la sang trọng đó cùng với gia đình bác Cẩn còn có cô Quỳnh, em gái bác Cẩn trai. Khi gia đình tôi dọn đến đó, cô Quỳnh khoảng 22 - 23 tuổi, một phụ nữ rất đẹp, sang trọng từ trang phục đến lời nói khúc chiết văn hoa, tất cả đều đúng chuẩn một phụ nữ gốc Hà Nội. Cô Quỳnh sau khi tốt nghiệp văn bằng Thành Chung, được chính phủ bảo hộ tuyển vào làm cho cơ quan hành chánh của Hà nội. Nét đẹp quý phái và bản tính lễ phép, hiền dịu của cô Quỳnh được mọi người trong khu phố, kể cả bố mẹ tôi khen tặng, ngắm nghĩa mỗi khi gặp cô trên khu phố hay khi cô đi, về làm hàng ngày.

  Chú Hậu, người yêu của cô Quỳnh, là con trai út của một gia đình khá giàu có tại Hà nội. Ông bà Bảo, bố mẹ của chú Hậu là chủ một cơ sở xuất nhập cảng vải lớn nhất tại Hà nội. Mấy người con trai, con rể của ông bà Bảo đều là những người kinh doanh nổi tiếng của Hà nội. Người thì làm chủ 2. 3 sạp bán vải to nhất trong chợ Đồng Xuân. Người khác thì sở hữu một khách sạn khá bề thế trên đường Lý Quốc Sư gần với Nhà Thờ Lớn Hà nội. Chú Hậu 24 tuổi, con trai út của ông bà Bảo, đang theo học ngành Y khoa, cũng sắp sửa ra trường.

   Hình ảnh chú Hậu, dáng vẻ trí thức, sang trọng hơi ốm mặc quần tây, áo trắng dài tay bỏ trong quần, đầu đội mũ fedora ( mũ nỉ có vành ), những ngày lạnh, chú khoác một chiếc áo len càng làm gia tăng dáng vẻ qúi phái của một công tử, một trí thức nhà giàu của Hà Thành. Thỉnh thoảng, buổi sáng vào những hôm đẹp trời, chú Hậu thường đến nhà đón cô Quỳnh đi làm bằng chiếc xe mobylette. Vào ngày chủ nhật, chú đến bằng xích lô rồi hai người cũng bằng xích lô đi chơi đầu đó đến chiều tối mới về nhà. Bố mẹ tôi cũng như mọi người trong khu phố, kể cả lũ trẻ con chúng tôi đều nhìn cặp tình nhân sang trọng, đẹp xinh đó với ánh mắt cảm mến.

  Một hôm vào buổi sáng chủ nhật, tôi theo mẹ sang nhà bác Cẩn chơi, đúng lúc tôi đang loay hoay với con búp bê trước cổng nhà thì chú Hậu tới. Sau vài lời chào hỏi mẹ tôi, chú vào nhà rồi một lúc sau chú và cô Quỳnh đi ra. Thấy tôi, cô Quỳnh hỏi :

 -Bé Vân đang chơi búp bê đó hả, cho cô Quỳnh chơi với nhe?

 Ngước nhìn cô, chưa kịp trả lời thì mẹ nhìn tôi, mà nói :

 -Vân con chào cô Quỳnh, chú Hậu đi!

 Nghe lời mẹ tôi cúi đầu chào :

 -Cháu chào cô chú ạ  

 Cô Quỳnh ôm lấy tôi vào lòng, tay vuốt tóc, ngước nhìn chú Hậu, cô nói :

 -Bé Vân là con gái út của anh chị Khang, nhà bên kia đường, hàng xóm và cũng là người rất thân tình với bố mẹ em đó !

 Nói xong, quay sang mẹ tôi, cô hỏi :

 -Còn anh Khang và 2 cháu Chính và Quang đi đâu hả chị ?

 -Hai cháu lớn vừa đi với bố chúng nó đến thăm ông bà nội, chắc chiều tối mới về.

 Chú Hậu đến gần, đưa tay vuốt đầu tôi, chú nói :

 -Cháu Vân xinh quá, lần sau chú sẽ mang quà cho cháu nhe!

 Sau một lúc nói chuyện với mẹ tôi, cô Quỳnh, chú Hậu từ giã dẫn nhau đi. Đúng như vậy, vài ba ngày sau, khi vừa ăn xong bữa cơm chiều, tôi đang đùa giỡn với con mèo tam thể trong phòng khách thì cô Quỳnh và chú Hậu đến. Cô Quỳnh đứng nói chuyện với mẹ tôi trước cửa nhà, chú Hậu bước vào trong nhà, rất vui vẻ chú vừa nói, vừa đưa cho tôi một gói quà :

 -Như đã hứa với cháu Vân, Chú mang quà cho cháu đây!

 Tôi sung sướng, nói lời cám ơn chú. Gói quà là một con thỏ bông trắng rất dễ thương. Từ hôm quen biết đó, cứ khoảng năm bảy ngày cô chú lại tạt đến nhà tôi, nói chuyện bâng quơ với bố mẹ tôi, không bao giờ quên mang quà cho anh em chúng tôi. Khi thì cái bánh ga-tô, bịch kẹo, lúc thì một vài món đồ chơi. Đặc biệt với tôi cô chú Hậu thường cho tôi những món quà đặc biệt cho con gái như búp bê, khăn quàng ..v..v.. Một hôm, vào sáng ngày chủ nhật, tôi đang đứng trước hiên nhà với mẹ,  đúng lúc đó cô Quỳnh và chú Hậu từ trong nhà bác Cẩn đi ra. Có lẽ hai người đang chuẩn bị đi chơi với nhau như thường lệ. Nhưng nhìn thấy chúng tôi, cả hai nói vài lời chào mẹ tôi rồi cô Quỳnh cười vui quay sang nói gì với chú Hậu. Sau một lúc hai người nhìn tôi với vẻ thích thú rồi cô Quỳnh nói với mẹ : 

 -Nếu không có gì phiền phức, chúng em muốn xin phép chị cho chúng em dẫn cháu Vân đi chơi ngày hôm nay được không chị ?

 Mẹ tôi có chút ngạc nhiên, nhưng không giấu được vẻ vui mừng, vui vẻ mẹ tôi trả lời :

 -Thật quá hân hạnh cho cho cháu! Chúng tôi cầu mong còn không được thì làm sao mà dám phiền cô chú được.

 Thế là qua vài lời trao đổi, tôi được mẹ thay quần áo mới, không quên dặn dò tôi đủ điều, phải ngoan ngoãn không làm phiền cô chú khi đi chơi..v..v.. Đó là một ngày sung sướng, đáng nhớ nhất của tôi và đó cũng là khởi đầu sự gắn kết tình thân thiết giữ tôi và cô chú. Hôm đó, tôi được ngồi xe xích lô ngắm nhìn phố phường, được vào vườn bách thảo, được ăn kem trên phố Tràng Tiền rồi thăm viếng đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột..v..v.. đúng là một ngày vui thích, đáng nhớ thời ấu thơ của tôi về Hà Nội, trước khi di cư vào Nam. Trong cuộc đi chơi với hôm đó, có một chuyện đã làm tôi nhớ mãi. Lúc chúng tôi vào vườn bách Thảo, khu nuôi chim. Cô chú thay nhau bế tôi lên để cho tôi xem những con chim công, chim hạc đang xoè cánh nhẩy múa. Đúng lúc đó có một cặp ông bà khoảng 50, 55 tuổi, đứng gần chúng tôi, họ đưa mắt thích thú theo dõi sự nuông chiều của cô chú dành cho tôi. Người đàn bà mỉm cười nói với chúng tôi :

 -Anh chị có cô con gái xinh đẹp, dễ mến quá !

 Cô Quỳnh, chú Hậu chưa kịp trả lời, thì người chồng cười vui nhìn hai cô chú mà nói với bà vợ :

 -Bà cứ nhìn 2 vợ chồng cô chú ấy đẹp đôi và sang trọng như vậy thì làm sao mà họ không có những đứa con xinh sắn, thông minh như vậy được!  

 Nghe ông chồng nói, tôi im lặng vì đang thích thú với đàn chim đang xòe cánh, xòe đuôi múa trong vườn. Cô Quỳnh, chú Hậu có chút ngẩn ngơ, đưa mắt nhìn nhau thích thú, không đính chính lời nói của họ mà mỉm cười nói vài lời cảm ơn sự khen tặng của ông bà ta. Lần đó trên đường về nhà vào buổi chiều, cô Quỳnh thỉnh thoảng đưa tay véo nhẹ má, ôm tôi vào lòng rồi nhìn chú Hậu, cả hai cùng cười thích thú. Có lần cô Quỳnh còn hỏi tôi :

 -Vân, cháu có muốn làm con gái cô chú không ?

 Dĩ nhiên, tâm tư đơn sơ của đứa con gái 4, 5 tuổi với cặp tình nhân sang trọng, quý phái như cô Quỳnh, chú Hậu, ngay cả bố mẹ tôi cũng khen và qúi mến họ thì làm sao tôi không vui mừng được? Thế là những cái vò đầu thân thiết của chú Hậu, những chiếc hôn má của cô Quỳnh đã làm cho tôi ngẩn ngơ, sung sướng. Sau đó cứ vài ba tuần lễ, tôi lại được cặp tình nhân đẹp sang đó dẫn đi chơi. Khi thì vào nhà Hát Lớn xem phim, khi thì viếng chùa Quán Sứ, khi thì ăn kem Tràng Tiền …  Chính nhờ những lần đi chơi đó, Hà Nội đẹp đẽ, nên thơ đã in sâu vào trí nhớ của tôi, dù chỉ là những ký ức đơn sơ của đứa bé lên 5 nhưng vô tình nó đã cho tôi có một tình cảm yêu mê Hà Nội.

 Nhưng rồi, thời gian và thời cuộc đã tạo ra những đổi thay mang đến biết bao nhiêu nghiệt ngã cho dân tộc. Hiệp định Genève thành hình năm 1954, với bản văn ghi rõ ràng, chỉ tạm thời chia đôi đất nước trong 2 năm. Đúng vào tháng 7 năm 1956 sẽ có cuộc bầu cử toàn dân để VN thống nhất. Nhưng tất cả chỉ là ảo tưởng để rồi biết bao nhiêu gia đình tan nát. Những người mẹ, người cha đã vì lý do nào đó mà từ giã gia đình ra đi với lời hẹn 2 năm sau trở lại. Cũng vậy bao nhiêu mối tình đẹp đẽ như cô Quỳnh, chú Hậu, họ cũng đã vì tin tưởng vào bản hiệp định mà cho rằng cuộc chia tay chỉ là tạm bợ mà hứa hẹn ngày tái ngộ… Nhưng lại là cuộc chia ly dài đằng đẵng với bao nhiêu cách ngăn mang đến những tan rã, ngỡ ngàng. Hoàn cảnh của cô Quỳnh, chú Hậu cũng vậy, cô Quỳnh đã phải ra đi vì thân thế gia đình. Chú Hậu ở lại vì mong hòan tất văn bằng bác sĩ, gia đình chú là nhà buôn, tiếc rẻ sản nghiệp, không muốn ra đi để rồi chú đã phải nhận lấy biết bao nhiêu nghịch cảnh đau buồn.

 Đúng như vậy, bản hiệp ước chỉ là một chuyện đùa vui chính trị trên giấy tờ dù là những văn kiện đã được ký nhận dưới sự chứng nhận của quốc tế. VN không thống nhất mà lại kéo vào một cuộc chiến tranh khác trong hơn 20 năm, tàn khốc hơn rất nhiều với hàng triệu người chết và bao nhiêu gia đình tan vỡ vì chia ly. Cuộc tình yêu đẹp đẽ của cô Quỳnh, chú Hậu cũng vậy, không ngoại lệ !

 Ngày gia đình tôi và gia đình bác Cẩn luộm thuộm dắt dìu nhau đến phi trường Gia Lâm Hà nội để di cư vào Nam. Trong không gian rất lộn xộn đó, tôi chỉ thoáng nhìn thấy chú Hậu và cô Quỳnh trong đám đông mà thôi. Sau này mẹ tôi kể cho tôi nghe, hôm chia tay, cô Quỳnh đã khóc, nói với vợ chồng bác Cẩn là cô không muốn ra đi, không muốn rời xa chú Hậu. Nhưng mọi người đã giữ cô lại, khuyên răn đủ điều, cho cô biết với lý lịch cá nhân của cô không cho phép cô ở lại, nhất là chuyến đi chỉ với 2 năm rồi sẽ tái hợp lại. Cuối cùng, cô Quỳnh đã quyết định rời xa chú Hậu. Mẹ tôi cho biết lúc hai người chia tay, cả hai đều khóc, họ ôm lấy nhau không một chút ngại ngần trước những con mắt cảm thương của mọi người.  

 Hai gia đình chúng tôi đến Sài Gòn vào khoảng gần trưa hôm đó , được xe chính phủ chở về một trại tạm cư, rất gần phi trường Tân Sơn Nhất. Tại đây chúng tôi được cho ăn uống, nhận những đồ vật cứu trợ của quốc tế và làm thủ tục cho việc định cư trong tương lai. Nhờ quen biết của bác Cẩn, hai gia đình chúng tôi chỉ tạm trú tại trung tâm đó khoảng hơn tuần lễ rồi chúng tôi dọn đến một căn nhà khá to, có vườn tược ở vùng Đa Kao mà bác Cẩn đã nhờ người quen biết mua từ trước . Chúng tôi sống với gia đình bác Cẩn cũng khoảng một tuần lễ, rồi cũng qua bác Cẩn, chúng tôi mua được một căn nhà cũng có vườn tược ở Gia định, rất gần với Lăng Ông Bà Chiểu. Cũng nhờ sự giao thiệp rộng và nhất là đã có sự xếp đặt trước khi di cư của bác Cẩn. Bố tôi được được trở lại làm việc cho sở bưu chính, Cô Quỳnh làm việc cho tòa đô chính Saigon, còn bác Cẩn trai vẫn làm việc cho toà án. Anh em chúng tôi cũng như các anh chị con bác Cẩn được tiếp tục theo học các trường công lập trong Sàigon. Tóm lại cuộc di cư của chúng tôi được coi là rất mỹ mãn. Không bị một khó khăn, rắc rối nào ngoài cảm giác xa lạ với con người và xã hội chung quanh, kèm theo nỗi nhớ nhung Hà Nội, nơi mà chúng tôi đã gắn bó với quá nhiều kỷ niệm từ lúc sinh ra.

 Trong khoảng hơn 2 năm đầu tiên sau ngày ký hiệp định Genève, nhờ can thiệp của các cơ quan quốc tế việc liên lạc thư từ giữa 2 miền Nam Bắc vẫn được duy trì. Dù rất giới hạn, chỉ qua những tấm bưu thiếp bé nhỏ bằng nửa tờ giấy học trò, nhưng nó vẫn cho người ta hiểu biết tí chút về cuộc sống của thân nhân giữa 2 miền nam bắc. Cũng nhờ đó mà cô Quỳnh chú Hậu vẫn liên hệ được với nhau. Dù không giấu được những nhớ thương vì xa cách nhưng mọi người cũng nhìn thấy những nét vui mừng của cô Quỳnh mỗi khi đi làm về nhà lại nhận được những tấm bưu thiếp nhỏ bé từ Bắc gửi vào. Nhưng niềm vui đó không kéo dài được lâu, vì lý do an ninh nên hình thức bưu thiếp đã bị chấm dứt hoàn toàn từ năm 1956. Gia đình tôi và gia đình bác Cẩn, mọi người đều nhìn thấy rõ vẻ buồn rầu, uể oải của cô Quỳnh mỗi tan sở về nhà vì không còn nhận được bưu thiếp của chú Hậu . Cô ít nói, ít cười vui hơn, khi về nhà, chỉ ăn qua loa bữa cơm tối rồi lại chui vào phòng riêng cho đến sáng hôm sau lại im lặng lấy xe đạp đến sở làm.  

 Thời gian qua mau, đã gần 4 năm sau ngày chia cắt đất nước, cô Quỳnh mới ở khoảng tuổi 26, 27 tuổi. Cái tuổi đối với người phụ nữ chưa phải là già nhưng đã mấp mé muộn màng cho một mái gia đình. Cô Quỳnh vẫn dáng dấp của một phụ nữ đẹp, lại là người có chức vị trong một cơ quan nhà nước tại Sài Gòn, thủ đô của miền Nam. Vài người quen biết với gia đình bác Cẩn, thuộc giới khoa bảng trong xã hội, người là luật sư đang hành nghề trong toà án với bác Cẩn, người là dược sĩ, kỹ sư, giảng viên đại học… đã bắn tiếng dò la hay nhờ bác Cẩn mai mối mong tiến đến với cô Quỳnh, nhưng mọi người chỉ nhận được những lời từ chối lịch sự của cô mà thôi. Nhiều lần vợ chồng bác Cẩn và cả bố mẹ tôi cũng đã khuyên cô hãy hiểu rõ thời gian đối với một người phụ nữ không dễ dàng khi phải đợi chờ quá lâu. Huống chi sự chờ đợi đó nó mông lung, không biết khi nào gặp lại nhau. Có thể  3, 4 năm, 10 năm hay mãi mãi ? Đã thế qua nhiều năm xa cách, mất liên lạc với một người đàn ông có quá nhiều ưu ái trong xã hội như chú Hậu có phải là thực tế không? Giả sử chú ấy có một mái gia đình với người đàn bà khác thì cũng chẳng phải là điều lạ lùng, khó tin.

 Dù bố mẹ tôi cũng như vợ chồng bác Cẩn, người anh ruột thịt mà cô Quỳnh rất kính mến đã dùng đủ mọi lý lẽ khuyên cô hãy nhìn rõ vào thực tế mà không nên làm cho cuộc đời mình lỡ làng. Nhưng dù có nói thế nào, mọi người đều nhận lấy những câu từ chối nhẹ nhàng, lịch sự trong ánh mắt buồn đau của cô Quỳnh.   

 Sàigon bao lần mưa nắng bình thản đi qua, tôi đã xong chương trình đại học, nhờ sự giới thiệu của bố, tôi được vào làm cho một chi nhánh bưu điện tại quận 3 . Cô Quỳnh, nếu tôi không lầm lúc đó cũng khoảng trên 40 tuổi tí chút.  Mái tóc của cô không còn vẻ mềm mại đen tuyền xõa dài xuống bờ vai như lúc tuổi đôi mươi ở Hà nội ngày xưa nữa. Nó đã có phần đốm bạc và hơi khô. Rất nhiều lần, trên đường đi làm hay về làm tôi vẫn gặp cô Quỳnh, nhưng chúng tôi chỉ trao đổi với nhau vài lời chào hỏi thông thường, hoạ hoằn lắm, khi gặp đúng lúc trời sắp mưa hay đường xá chật cứng vì xe cộ… Chúng tôi mới kéo nhau vào một quán giải khát bên đường, ngồi nói chuyện vu vơ. Nhiều lần tôi tế nhị dò hỏi cô về hiện trạng cuộc tình của cô và chú Hậu, gián tiếp muốn thúc dục cô quên quá khứ để tìm đến một niềm vui khác. Nhưng lần nào, cô cũng tế nhị lái câu chuyện của tôi sang hướng khác. Khi thì nói về việc học, việc làm, ý hướng tương lai của tôi. Khi thì hỏi về chuyện tình yêu của tôi với người bạn trai cùng sở làm, người mà bố mẹ chúng tôi đang dự định cho chúng tôi thành vợ chồng vào cuối năm .

 Có một lần duy nhất, trên đường đi làm về nhà, vào khoảng đầu năm 1974 khi tôi và người bạn trai đang chuẩn bị cho đám cưới. Như những cuộc gặp mặt lần trước, cô Quỳnh dẫn tôi vào một quán giải khát bên đường ngồi nói chuyện với nhau. Lần này cô hỏi tôi rất nhiều về người bạn trai cũng như chuyện tình yêu của chúng tôi. Dĩ nhiên tôi trả lời cô rất thành thực những gì mà cô muốn biết. Cuối cùng cô nắm nhẹ bàn tay tôi, với tiếng thở dài buồn bã, đưa mắt nhìn tôi cô tâm sự:

 -Vân, khi cháu đã yêu một người, đã hứa hẹn, ước mơ để sống trọn kiếp với người mình yêu thì đừng bao giờ dại khờ mà nghe những lời khuyên răn hay xúi bẩy của người khác mà lưỡng lự để phải rời xa người mình yêu.   

 Im lặng tí chút rồi cô nói tiếp :

 -Cô đã sai lầm, một sai lầm quá tệ hại, chính sai lầm này đã làm cho cuộc đời của cô bất hạnh với những ân hận, buồn đau trong suốt hơn 20 năm vừa qua !Cô đã dại khờ khi từ chối ở lại với chú Hậu! Cô đã ngu ngơ tưởng tượng ra những “ tai hoạ “ nếu cô không ra đi mà ở lại với chú Hậu, người đàn ông mà cô yêu thương nhất. Chính cô đã có lỗi, đã phản bội lời hứa với chú Hậu. Chính cô đã dứt áo rời xa, dù chú đã dùng đủ lời lẽ mong giữ cô ở lại.

 Buông tiếng thở dài, đưa tay lên chùi nhẹ hai dòng lệ nhỏ đang chảy dài trên gò má, cô Quỳnh nói tiếp với tôi :

 -Cô đã tự vẽ ra con “ngáo ộp “ để hù dọa chính mình! Cháu thử nghĩ mà xem, nếu cô ở lại, không ra đi thì có ai dư hơi sức mà làm hại cô? Một người đàn bà sinh ra, lớn lên đi học và làm việc văn phòng, chẳng biết gì về chính trị ! Có lẽ quá lắm thì cô bị mất việc mà thôi, đó là chưa kể bên cạnh cô còn có chú Hậu, chồng chưa cưới của cô là một y sĩ, một nghề nghiệp mà xã hội nào cũng cần thiết. Không! Không có gì khó khăn hay khổ sở cho cô nếu cô không ra đi! Nhưng cô đã dứt tình và lời khuyên của chú để ra đi. Để rồi suốt mấy chục năm qua cô luôn luôn mang cảm giác, chính cô mới là người phản bội tình yêu của chú. Ngay cả lúc ở phi trường, trước giờ lên máy bay chú đã rớm nước mắt mong giữ cô ở lại. Nhưng cô vẫn không mủi lòng mà thay đổi ý định!    Khoảnh khắc cuối cùng khi cô buông vòng tay ôm của chú, cô đã nhìn thấy rất rõ ánh mắt buồn đau, ngấn lệ của chú.  

 Ngưng lại tí chút, nhìn thẳng vào mắt tôi cô Quỳnh buồn bã kết luận:

 -Vân, cháu đừng có ngu dại tin vào những điều không có thật ! Nhiều khi đó chỉ là những điều hù dọa của người khác. Họ chưa hiểu rõ thế nào là tình yêu chân thật! Họ phân giải tình yêu bằng lý trí khôn ngoan, nhưng  không bằng cảm xúc của tình yêu! Cô khuyên cháu nếu vì một hoàn cảnh khó khăn nào đó, cháu hãy tin vào con tim của chính cháu để không gặp phải những sai lầm như cô.

 Đó là cuộc gặp cô Quỳnh vào khoảng 2 tuần lễ trước ngày đám cưới của tôi, đầu năm 1974. Cuộc nói chuyện đã làm tôi nhớ mãi. Cũng nhờ cuộc nói chuyện này tôi đã hiểu về cô rất nhiều. Tôi không còn có cái nhìn sai lệch, thiếu cảm thông về cô như vợ chồng bác Cẩn, anh ruột của cô và cả của bố mẹ tôi nữa. Tôi đã hiểu,mọi người đã sai lầm, không vui khi thấy cô đã im lặng từ chối lời khuyên của mọi người, không muốn bước vào một duyên tình mới với một người khác. Cuối cùng, cô luôn luôn mang mặc cảm là chính cô là người đã phản bội, làm cuộc tình yêu đầy mơ mộng đó tan rã.  

 Thời gian vẫn bình lặng đi qua, sau đám cưới của tôi vài tháng, bố tôi và bác Cẩn cũng đến tuổi về hưu. Rồi một năm sau, ngày 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra. Ba người con của bác Cẩn ra đi rồi định cư tại Mỹ, vợ chồng bác không đi theo con cháu vì nghĩ tuổi già không hợp với kiếp tha hương. Gia đình tôi, ban đầu cũng rục rịch muốn ra đi nhưng chứng kiến những hãi hùng của những chuyến vượt biên nên chúng tôi đã buông bỏ ý định đó. Cô Quỳnh cũng vậy, cô không đi dù có khá nhiều điều kiện để ra đi. Cô nói với tôi, với một lần lầm lẫn ra đi để rồi bị nhấn chìm vào nghịch cảnh đã quá đủ. Cô không muốn đi xa một lần nữa. Cô ở lại, cố gắng tìm liên hệ với những người quen biết từ Bắc vào để dò la tin tức về chú Hậu.  

 Khoảng cuối tháng 5, nhờ sự giới thiệu cô gặp được một vị bác sĩ từ bắc vào Sài Gòn công tác. Ông ta cho biết chú Hậu vẫn còn độc thân, vẫn còn sống nhưng trong tình trạng một bác sĩ tàn phế vì chiến tranh. Ông ta cho biết, vào tối ngày 22 tháng 12 năm 1972, chú Hậu từ bệnh viện Bạch Mai đi về nhà với 2 người y tá, đúng lúc B52 rải bom xuống Hà Nội. Chú Hậu và một người y tá bị bị thương nặng, người y tá thứ hai bị chết. Chú Hậu bị thương ở vùng đầu và khắp thân thể, sau cả năm trời cứu chữa chú bị liệt hoàn toàn hai chân. Cặp mắt và đôi tay cũng bị tác động mạnh, không còn hoạt động bình thường được. Hiện nay chú Hậu vẫn sống với bố mẹ và gia đình người em ruột trong Hà Nội, mọi sinh hoạt cần có người giúp đỡ và được hưởng quy chế của một phế binh hạng chuyên viên cao cấp của nhà nước.  

 Ngay khi biết tin buồn đó, cô Quỳnh đã liên hệ với gia đình chú Hậu ở Hà Nội để có những giấy tờ cần thiết giúp cô được phép bay ra Hà nội để chăm sóc chú Hậu. (thời gian đó việc di chuyển của người dân không dễ dàng). Ngay khi đến Hà nội, gặp lại toàn thể gia đình chú Hậu, cô Quỳnh đã viết thư báo tin cho gia đình bác Cẩn biết là cô sẽ không về lại Sài Gòn nữa. Cô muốn dành tất cả thời gian để săn sóc chú Hậu mong trả lại tình nghĩa và lỗi lầm của cô đối với chú. Cô cũng cho bác Cẩn biết, mọi người trong gia đình chú Hậu nhất là bố mẹ của chú rất cảm động khi biết cô vẫn độc thân, vẫn gìn giữ tình yêu son sắt với chú Hậu.  

 Vào khoảng tháng 3 năm 1976, tình hình đi lại trong nước đã có phần dễ dàng, nhân dịp nghỉ tết, tôi đã lấy thêm vài ngày nghỉ thường niên để cùng với bố mẹ tôi ra Hà nội thăm viếng họ hàng cũng dịp đó chúng tôi đã dành vài ngày đến thăm cô Quỳnh chú Hậu.  Khi nhìn thấy chú Hậu hình dạng co quắp, tong teo, bé nhỏ, đầu lơ thơ vài lọn tóc… Chú như một đứa bé 9, 10 tuổi dán thân mình trên chiếc xe lăn đã làm tôi và mẹ tôi ngẩn ngơ  thương cảm chảy nước mắt. Hình ảnh chú Hậu cao lớn, sang trọng, trí thức trong bộ âu phục chỉnh tề cười vui bên cô Quỳnh ngày xưa hoàn toàn biến mất. Không còn một tí, dù chỉ một tí rất nhỏ trong chú Hậu ngày nay đang ngồi trên chiếc xe lăn. Sau một lúc nói khá to sát vào tai chú, cô Quỳnh phải lập đi lập lại nhiều lần để cho chú nhận ra tôi. Tôi nắm lấy bàn tay xương xẩu của chú bóp nhẹ khi những giọt nước mắt tôi lã chã rơi xuống tay của chú và tôi. Chú lộ vẻ vui mừng trong ánh mắt mệt mỏi của người bệnh, ngước đầu nhìn tôi, chú cố nói :

 -Chá....ú Vâ….n… đó...o ư..ư ? Chá..ú lớ..n.. qúa..á !

 Chỉ có vậy rồi chú gục mặt xuống vì quá mệt, tất cả chúng tôi đều nhìn thấy hai dòng lệ ứa ra, chảy dài xuống gò má xương xẩu của chú. Mẹ tôi kín đáo nắm nhẹ tay tôi ra ý cho chúng tôi nói vài lời chào chú để ra ngoài.

 Ngày hôm sau, sau khi bàn tính với mẹ tôi và gia đình chú Hậu. Cô Quỳnh đã liên hệ thuê một chiếc xe microbus, ngoài tài xế còn thêm một người phục vụ để lo việc giúp đỡ nâng chiếc xe lăn và chú Hậu khi lên, xuống xe. Cô cho mọi người biết là muốn dành riêng hôm đó cho tôi và cô chú đi thăm lại những nơi mà ngày xưa, cô chú đã dẫn tôi đi. Trong cái lạnh nhè nhẹ cuối xuân Hà Nội, nơi đầu tiên chúng tôi đến là đường Cổ Ngư. Cô Quỳnh nói người tài xế cho chúng tôi xuống đầu đường, bên phố Yên Phụ, hẹn họ đón chúng tôi đầu đường bên kia. Chúng tôi thay nhau đẩy chiếc xe lăn trên con đường đẹp nhất, lãng mạn nhất thủ đô Hà Nội. Ngắm nhìn những hàng cây xanh lá dọc theo con đường râm mát. Tạt vào chùa Trấn Quốc thắp vài nén hương, đến cuối đường lại tạt vào thăm đền Quan Thánh. Sau đó chúng tôi lên xe đến thăm viếng chùa Một Cột, vườn Bách thảo, nhà Hát lớn, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, dạo quanh hồ Hoàn Kiếm… Tất cả mọi nơi là những chỗ mà ngày xưa, lúc tôi còn là con bé 5 tuổi đã được cô chú Quỳnh Hậu dẫn đi.

 Trong cuộc đi chơi hôm đó, đã làm 3 người chúng tôi nhớ về quá khứ trong nước mắt ! Khi chúng tôi vào vườn bách thảo, đứng tại khu nuôi chim, nhìn những con chim công, chim trĩ… xòe cánh, xòe đuôi nhảy múa. Tự nhiên tôi có cảm giác bầu không khí quanh tôi, cô Quỳnh, chú Hậu có cái gì đó nặng nề khó tả. Cô Quỳnh thì thẩn thờ, đưa mắt nhìn xa xa buông tiếng thở dài. Chú Hậu vẫn trong tình trạng yếu ớt của người mang bệnh nhưng hình như  trong ánh mắt của chú cũng có vẻ thoáng buồn buồn, suy tư . Một thoáng chốc qua đi, thình lình cô Quỳnh ôm lấy tôi và chú Hậu, nước mắt cô dàn dụa trên khuôn mặt cô, nhỏ giọt xuống mặt của tôi và chú Hậu. Cô nói trong nấc nghẹn :

 -Cháu Vân, cháu có nhớ nơi này không ? Ngày đó cũng nơi đây một cặp vợ chồng già có lẽ chỉ già hơn cô chú hôm nay vài ba tuổi, họ đã tưởng lầm cháu là con gái của cô chú. Họ đã khen cô chú đẹp đôi, có một đứa con gái xinh đẹp, dễ thương… Lời khen hôm đó đã làm cho cô chú sung sướng mà im lặng không muốn đính chính lời nhận xét không đúng của họ.

 Im lặng, lấy tay vuốt đi giòng nước mắt trên gò má, cô Quỳnh nói tiếp :

 -Cháu có biết không, từ ngày hôm đó chú và cô luôn luôn nhắc đến cháu khi nói về những ước mơ, dự tính cho một mái gia đình sau khi chú tốt nghiệp. Chú và cô cũng ước muốn sẽ có một đứa con gái đẹp xinh như cháu … Nhưng cuối cùng chỉ là ảo vọng. Cô đã sai lầm ra đi rời xa chú! Cô đã dại khờ thả mồi bắt bóng để hôm nay sau hơn 20 năm trở lại nơi đây, tất cả chỉ là những ký ức đau buồn!

 Nói xong cô Quỳnh ôm siết lấy tôi và chú Hậu hơn nữa. Cả ba người chúng tôi dàn dụa nước mắt, chúng tôi đang để trí nhớ mình về với giây phút hạnh phúc ngày xưa. Ngày mà tôi chỉ là đứa bé lên 5, cô chú thì mới ở tuổi trên 20 đang ngập chìm trong yêu đương !  

 Sau lần thăm viếng đó, chúng tôi ở lại nhà bố mẹ chú Hậu vài ngày rồi trở về lại Saigon. Tôi lại chúi đầu từ sáng đến tối với công việc tại sở bưu điện. Rồi khoảng gần nửa năm sau lần tôi ra Hà nội thăm cô Quỳnh,chú Hậu đó. Vào buổi sáng sớm ngày thứ bảy của tuần lễ cuối cùng của tháng 7 năm 1976  thình lình gia đình tôi và gia đình bác Cẩn cùng nhận được điện tín từ gia đình chú Hậu gửi đến báo tin chú Hậu và cô Quỳnh vừa mất tối ngày thứ sáu, hôm qua. Gia đình chú dự tính lo chuyện ma chay cho cô chú vào thứ 3 tuần sau. 

 Bản điện tín đã làm vợ chồng bác Cẩn và toàn gia đình chúng tôi thẫn thờ vì nó quá đột ngột, nhất và chuyện cô Quỳnh cùng mất một lúc với chú Hậu, nó ra ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Sau môt lúc bàn bạc, mẹ tôi và tôi cùng với vợ chồng bác Cẩn vội vàng mua vé máy bay ra Hà nội ngay trong ngày, mong có thêm một lần nhìn thấy cô chú để rồi mãi mãi rời xa.

 Chúng tôi đến Hà nội vào khoảng giữa trưa cùng ngày nhận được điện tín. Qua lời kể của bố mẹ và các anh chị của chú Hậu, thì  vào khoảng 2 giờ chiều hôm qua, thứ 6. Như thường lệ cả nhà đang quây quần nói chuyện sau bữa cơm trưa, bất thình lình nghe thấy tiếng khóc của cô Quỳnh trong phòng chú Hậu vọng ra. Mọi người chạy vào thấy cô Quỳnh tóc tai xoã xợi, đang ôm lấy chú Hậu lay gọi than khóc! Mọi người chạy lại thấy cơ thể chú vẫn còn hơi ấm nên vẫn tưởng cô Quỳnh đã vì thương chú quá mà nhầm lẫn. Nhưng xem kỹ lại lại mới biết là chú đã thực sự ra đi, cơ thể chưa kịp nguội lạnh.

 Thế là cả nhà đổ xô vào, chia nhau lo hậu sự cho chú. Người thì lo báo tin cho họ hàng thân nhân, người thì thông báo cơ quan nơi chú làm việc và địa phương để lo việc ma chay..v..v.. Đến khoảng 6 giờ tối hôm đó, mọi người thấy cô Quỳnh rã rời, đầu tóc rối bù, nước mắt dàn dụa, đi tới di lui, nói năng lảm nhảm… Mẹ của chú Hậu chưa kịp khuyên cô nghỉ ngơi thì cô đã tự động than mệt, xin vào phòng riêng nghỉ ngơi tí chút. Nhưng mãi đến buổi tối, vẫn không thấy cô đi ra ăn cơm, mọi người nghĩ rằng vì quá mệt nên cô đã  thiếp đi mà quên bữa ăn tối chăng? Nhưng đến khoảng 10 giờ tối vẫn thấy im lặng. Có chút lạ kỳ, người chị dâu của chú Hậu mở cửa phòng của cô mới giật mình khi thấy cô nằm sõng soài trên giường, miệng sùi bọt trắng, thân mình cô đã lạnh. Lúc đó mọi người mới biết là cô đã uống thuốc độc tự tử ngay từ khi vào phòng và cô chết đã khá lâu rồi.

 Trên chiếc bàn viết sát cửa sổ, cô đã để lại một lá thư khá cũ, mà cô đã viết từ lâu, lúc chú Hậu còn sống. Trong đó cô xin lỗi mọi người, nhất là với bố mẹ chú Hậu vì cô đã ra đi không ở lại lo việc ma chay cho chú Hậu được. Cô cho biết, cô và chú Hậu đã bàn tính và liên hệ với một ngôi chùa ở huyện Thạch Thất, cách xa Hà nội khoảng gần 40km để mua một phần mộ trong nghĩa trang của chùa. Cô chú cũng đã liên hệ với nhà thầu xây cất của nghĩa trang, họ đã xây xong mái che, hàng rào cho ngôi mộ …Giữa phần mộ đúc một ô kim tĩnh bằng xi măng hình khối vuông chôn dưới mặt đất, vừa đủ chỗ cho 2 bình tro cốt dành riêng cho cô và chú sau khi thiêu xác. Phía trên khối kim tĩnh một tấm bia hình chữ nhật, phần trên in tấm hình cô Quỳnh với tà áo dài nhiều màu đứng bên cạnh chú Hậu quần tây dài, áo sơ mi trắng.Tấm ảnh chụp cô chú cười vui khi còn sống bên nhau, thời gian cô còn đi làm việc tại toà hành chánh Hà nội, chú Hậu đang theo học y khoa trước năm 1945. Phần dưới tấm ảnh có những hàng chữ :

Nơi an nghỉ của vợ chồng chúng tôi.

Chồng :     Nguyễn Công Hậu.         mất ngày ………..

Vợ       :     Phạm thị Mỹ Quỳnh.       mất ngày …………

 Cô cũng cho biết tên vị hòa thượng trụ trì của chùa cũng như địa chỉ và tên người chủ công ty xây cất mộ phần tại nghĩa trang và cả tấm ảnh của cô chú để cho nhà thầu in vào tấm mộ bia..v..v.. Tất cả vấn đề chi phí cho việc xây cất cũng như cúng viếng cho chùa để lo việc cầu siêu cho cô chú sau khi chết cũng đã được cô thanh toán rất minh bạch. Đọc xong lá thư, mọi người biết rằng việc ra đi của cô Quỳnh đã được cô xếp đặt, tính toán từ trước mà mọi người không ai biết.

 Cũng trên bàn, cô Quỳnh còn để lại một lá thư gửi cho bố mẹ chú Hậu xin họ tha thứ cho cô vì đã lầm lẫn rời xa chú Hậu để tạo ra những buồn khổ cho chú Hậu và toàn thể đại gia đình. Cô cũng không quên xin lỗi vợ chồng bác Cẫn, anh ruột của cô đã vì cô mà phải lo phiền cho đến ngày cô mất.

 Mọi người đọc xong những lá thư đó, không một ai không cúi đầu thở dài, khóc thương cho tấm lòng chung thuỷ của cô dành cho chú Hậu. Tôi cũng vậy, hình ảnh cô Quỳnh, chú Hậu mấy mươi năm trước, ôm tôi vào lòng, xoa đầu tôi, trong những lần cô chú dẫn tôi đi chơi, thăm khắp phố phường Hà nội. Mua cho tôi những món quà, món ăn mà tôi luôn luôn mong có được… Tất cả lại trở về trong trí nhớ của tôi. Nhưng buồn bã thay, suốt mấy ngày sau đó, tôi đã phải chứng kiến người ta niệm xác cô chú vào hai chiếc quan tài. Chứng kiến người ta đặt nó trên dây chuyền của nhà hoả thiêu rồi người ta thu gom tro bụi xác thân của cô chú cho vào hai bình đựng cốt. Tôi cũng đã ngồi im lặng cho hồn mình lâng lâng theo âm thanh tụng kinh đều đều như làn gió nhẹ của vị sư trụ trì đang dẫn dắt linh hồn của cô chú vào cõi hư vô, tịch mịch nào đó.

 Đúng như vậy, trong suốt 4, 5 ngày dự đám tang của cô chú, tôi đã chứng kiến tất cả mọi sự với khuôn mặt đẫm lệ, buồn đau . Tôi biết rằng từ nay, tôi đã mất đi, không bao giờ gặp, nhìn lại được 2 người cô chú thân thiết nhất, kính trọng nhất của đời tôi. Tôi tin rằng trong thế giới bên kia cô Quỳnh và chú Hậu sẽ gặp được nhau và chắc chắn họ sẽ không phải vướng vào những nghịch cảnh để họ phải xa nhau trong buồn tẻ, đau thương nữa ./.


Lưu An Vũ Ngọc Ruẩn

Switzerland, Zürich tháng 3 . 2023             
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.356 seconds.