Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Dec/2022 lúc 2:18am

Con Đường Thơm 


Lời tác giả:  

-Nội dung câu chuyện được ghi lại theo ký ức của một người xa quê lâu năm nhớ về “những năm tháng ấy” tại quê nhà vào giai đoạn đầu thập niên 1950, trước hiệp định Geneve 1954, tại miền Bắc nước ta.

 

        Một buổi trưa chan hòa ánh nắng trong vắt như thủy tinh của một ngày nắng ấm cuối đông, chớm bước sang xuân. Cảnh vật như bừng sáng dậy sau những ngày u ám. Tôi và Thi ngồi bên nhau tại một nơi vắng vẻ trong khu vườn sau nhà, dưới tàn cây mít, gần bên chiếc cầu ao soi bóng lung linh trên mặt nước đang gợn sóng lăn tăn. Tuy không có những bông hoa hồng rực rỡ trong vườn hay những bông hoa dâm bụt (bông bụt) khoe sắc thắm trên hàng dậu nhưng tôi vẫn thấy được những bông hoa ấy đang nở rộ trong lòng. Tôi rất vui, vui vì Thi đang ở bên tôi.

Tôi ngồi bên Thi và đang nghe nàng nói. Thi nói huyên thuyên về những điều nàng nằm mộng đêm qua. Ánh mắt trong sáng ngây thơ của nàng hòa nhịp trong giọng nói hồn nhiên của một cô học trò ở lứa tuổi vừa chớm lớn, chưa một lần biết yêu đương và tan vỡ.

Tôi nghe Thi nói, nhưng mắt vẫn không rời khỏi bàn tay nàng đang múa may theo câu chuyện. Hai bàn tay ấy như đang cuốn hút lấy tôi. Và tôi muốn được nắm lấy chúng lúc này để gửi đến nàng những thông điệp yêu thương của lòng tôi. Tôi biết, với lòng tin cậy nơi tôi, Thi chỉ có thể hiểu được thông điệp ấy như một thông điệp thương yêu của một người bạn hay của một người anh. Nàng không thể nghĩ xa hơn về những điều tôi mong muốn. Và tôi cũng không muốn làm mất đi lòng tin cậy nơi một cô gái chưa một lần biết nghi ngờ như Thi. Tôi cố giữ được điều đó đến bao giờ, một câu hỏi lớn trong tôi!

Thi im lặng một lúc. Tiếng gió thì thào thổi nhẹ. Vài chiếc lá cuối đông còn toòng teng dính trên cành cây sung đong đưa. Con nhái từ trên bờ phóng xuống ao đến "tũm" làm tôi như tỉnh giấc. Thi từ nẫy nói với tôi những điều gì tôi không còn nhớ rõ. Thi đang ngồi bó gối nhìn tôi mỉm cười.

- Anh đang nghĩ gì mà thẫn người ra thế?

- Không! Tôi chối và mỉm cười với nàng.

Nếu Thi biết được những điều tôi vừa nghĩ về nàng, chắc nàng phải đỏ mặt và chạy trốn. Cũng may, ông Trời đã không cho loài người cái khả năng siêu việt ấy nên cuộc đời vẫn cứ được bình an.

Thi đứng dậy bỏ đi, một trong những chiếc lá mít nàng dùng để ngồi dính theo quần. Thi phủi cho chiếc lá rơi xuống đất. Chiếc lá như còn vương vấn cuốn theo chân nàng. Tôi liên tưởng đến một đoạn thơ của Thái Can:

Cánh hồng quyến luyến nơi chân ngọc,

Như muốn cùng ai sống phút thừa.

Thi tung tăng trong vườn. Khi tới sân gạch nhà trong, nàng nhặt một vật nhỏ ném mạnh về phía tôi nhưng không tới rồi nàng mất hút trong dẫy nhà ngang. Tôi ngồi nhổ những cọng cỏ vàng úa một cách lơ đãng.

Chiếc áo len màu tím hoa cà của Thi lại vừa thoáng trong sân rồi hướng về phía cổng. Tôi đoán nàng đã ra ngõ về nhà. Một chút gì bâng khuâng, vương vấn trong lòng.

Tiếng hát ru con từ hàng xóm đưa sang. Tiếng ru con lúc nào cũng êm đềm tha thiết và mang đến cho người nghe một chút buồn man mát. Tôi như:

Tơ trời lơ lửng vươn mình uốn,

Đến nối duyên mình với cõi không.

(Thanh Tịnh)

Nắng vẫn tươi, gió vẫn thổi nhẹ, chim vẫn hót trên cành, khóm tre vẫn uốn mình kẽo kẹt đu đưa, và chiếc lá mít Thi ngồi lúc nãy vẫn còn vương trên cỏ úa, nhưng chỉ riêng mình tôi bỗng sao thấy có cái gì trống vắng xa xăm khi nàng vừa bỏ đi.

Tôi ngồi dựa hẳn người vào thân cây mít, hai bàn tay đan sau gáy, tư lự nhìn trời xanh, thả hồn nhớ tới hình bóng của Thi tưởng chừng như nàng còn đang tung tăng trên con "đường thơm", thơm mùi tóc quyện với hương “bồ kết” xen thoảng lẫn mùi chanh theo gió nhẹ tỏa đi xa. Chiếc áo len mầu tím như còn thấp thoáng ẩn hiện sau rặng tre xanh đầu ngõ.

Chân đang bước bỗng e dè đứng lại

Ở giữa đường làng, mùi rơm, hoa dại.

(Đường Thơm-Huy Cận)

Cùng lúc ấy, từ chiếc "kèn hát"(1) bên hàng xóm, văng vẳng tiếng hát lõng thõng, chậm rãi, đu đưa của người ca sĩ, cộng thêm với gió mát hiu hiu hòa lẫn trong tiếng xào xạc của lá cây trên cành cây mít như những tiếng ru đã đưa dần tôi vào giấc ngủ.

Chẳng biết thời gian tôi thiếp vào giấc ngủ bao lâu. Âu cái tuổi thanh niên vô tư là thế đấy.

Bỗng tôi nghe thấy tiếng chân đi sột soạt lẫn tiếng cười khúc khích. Tôi mở mắt ra thấy Thi đang đi về phía tôi.

Thấy tôi tỉnh dậy, Thi hỏi ngay:

- Sao anh ngủ say thế?

- Không, anh chỉ nhắm mắt thôi mà! Tôi cãi lại.

Nàng liến thoắng:

- Không phải! Anh ngủ say lắm! Em đem cọng rơm ra định ngoáy mũi anh này.

- Anh ngủ lâu lắm hả? Tôi hỏi.

- Anh ngủ say lắm! Anh ngáy nữa, ngáy to lắm!

- Anh ngáy thế nào? Tôi giật mình hỏi lại.

- Như người ta xẻ gỗ ấy! Thi vừa trả lời vừa phá lên cười.

- ...?

- Anh chẩy cả nước dãi (nước miếng) bên mép nữa kia kìa! Nàng chỉ vào mặt tôi.

Tôi vội đưa tay lên mép, không thấy ướt. Thi vội vừa chạy vào sân trong vừa quay lại trêu tôi:

- Lêu lêu, có người phải lừa! Lêu lêu, có người phải lừa!

Tôi biết bị lừa, vội đuổi theo Thi, tay dứ về phía trước như để “cốc” nàng cho chừa thói trêu chọc người khác. Tôi đuổi sát theo và có thể bắt ngay được bất cứ lúc nào, nhưng tôi đã không làm như thế vì tránh sự đụng chạm đến thân thể nàng.

Thi cứ chạy vòng vòng, trốn sau những cột mái hiên. Tôi đuổi theo sau mà không bắt. Bất chợt, tôi vụt chạy lên phía trước chặn đầu. Thi quay ngược về phía sau để tránh. Nàng chạy thêm vài bước rồi bỗng ngồi thụp xuống, hai tay ôm đầu, úp mặt vào hai đầu gối:

- Không được đánh em! Không được đánh em!

Tôi đứng chống nạnh nhìn nàng:

- Còn trêu anh nữa thôi?

- Dạ thôi ạ!

Tôi cười tủm tỉm. Thi ngửng lên, thấy tôi không đánh, vội vàng đứng dậy định chạy đi. Chúng tôi chợt trông thấy chị Thìn, người chị nuôi trong gia đình tôi, đứng trước cửa nhà bếp nhìn chúng tôi mỉm cười, cái mỉm cười thật hiền lành đôn hậu pha chút hóm hỉnh. Mặc dầu chị không nói gì, nhưng chúng tôi cùng cảm thấy ngường ngượng. Thi kéo tôi đi về phía cổng ra con đường làng, mặc cho chị Thìn nhìn theo.

Vừa ra khỏi cổng, Thi nghiêm mặt lại vì sợ gặp người trong làng nhìn ngó. Nàng đi bên cạnh tôi, ít nói, chỉ thỉnh thoảng ngước mắt nhìn tôi mỉm cười.

Thi rủ tôi đến thăm cô giáo của nàng năm xưa.

Chúng tôi đi về phía đình làng, qua vài ba ngõ dài, băng qua mấy thửa ruộng trước đây trồng ngô, rồi tới xóm dưới. Xóm dưới, nhà cửa thưa thớt hơn xóm trên nơi chúng tôi đang ở, nhưng vườn tược nhà nào cũng rộng rãi, khang trang. Trong sân, thường được trồng vài khóm trúc hay một vườn hoa nho nhỏ với đủ loại hoa. Đôi nhà có cả hòn non bộ ở giữa sân hay dăm ba chậu cây cảnh trồng trong chậu sứ tráng men lớn.

Đi tới cuối một cái ngõ, Thi ngừng lại trước cửa căn nhà gạch ba gian hai chái, mái lợp rơm vừa được thay mới, trông rất khang trang. Chung quanh nhà được bao quanh bởi hàng rào thưa làm bằng thân tre và nứa, thấp chỉ tới đầu người. Vài loại cây leo bò trên đó.

Qua chiếc cổng gỗ, mái lợp rạ, kiến trúc trông giống như tam quan nhà chùa thu nhỏ. Cánh cổng một đóng, một mở. Chúng tôi cùng bước vào phía bên trong.

Con đường nhỏ dẫn từ cổng vào sân trước nhà được lát gạch đỏ đã đổi mầu rêu. Hai bên đường là hai vườn hoa nho nhỏ.

Nằm dài suốt dọc bề ngang căn nhà, một sân gạch nhỏ cũng đã rêu phong. Ở cuối góc sân bên phải, một giàn hoa rủ những nhánh hoa mầu trắng thoảng hương thơm. Một chiếc chum sành to mầu men nâu đậm dùng hứng nước mưa được đặt hơi xế dưới mái hiên nhà phía trước. Gác trên miệng chum là chiếc “gáo dừa”(2) nâu bóng.

Hai bên hông nhà, vài cây bưởi mọc xen lẫn với hàng cây na. Ngọn hai cây nhãn mọc ở phía sân sau lấp ló vượt khỏi mái nhà, cành lá xum xuê.

Đứng trong sân, Thi gọi vọng to vào nhà:

- Cô Vân ơi!

Không ai trả lời. Thi lại gọi thêm hai ba lần nữa. Một người đàn bà từ trong nhà tất tả đi ra, tuổi trạc ba mươi, người nhỏ nhắn và nhanh nhẹn với nét mặt vui tươi.

Người đàn bà nhận ngay ra Thi, niềm nở nói:

- Thi đấy à! Các em vào chơi!

Thi cúi đầu chào:

- Chào cô ạ! Thầy cô và em mạnh khỏe chứ ạ?

- Ừ, vào đây! Vào nhà đã!

Sau vài câu chào hỏi xã giao, tôi theo Thi và cô giáo vào nhà. Sau khi mời ngồi, cô giáo vội vã vào trong nhà pha nước. Một cháu gái chừng sáu, bẩy tuổi đi ra, khoanh tay cúi chào.

- Chào “cô chú” ạ!

Chúng tôi nhìn nhau. Thi bước lại ôm cháu vào lòng hỏi chuyện. Cháu bé ngoan ngoãn đứng dựa vào lòng Thi tò mò nhìn tôi. Thi đã quen thân với cháu bé, tôi đoán, chắc Thi đã đến đây chơi nhiều lần.

Cô giáo trở lại với ấm nước “chè xanh” hay “chè tươi” đựng trong “ấm giỏ” và bốn tách nước trong khay. Cô rót nước mời chúng tôi. Nước chè xanh trong vắt, mầu xanh vàng nhạt như màu rượu sam-pa (champagne).

Tôi đỡ tách nước chè vừa rót từ tay cô giáo, ủ nó trong lòng bàn tay để giữ hơi ấm, đợi mọi người cùng uống. Mùi thơm nước chè xanh thoang thoảng bốc lên như mời gọi. Nhà nghèo hay những quán nước chè xanh bên đường bán cho những người lao động thường dùng bát ăn cơm để uống chứ không dùng cốc hay tách như thế này.

Ở nhà quê, nước chè xanh là một thứ nước uống thông dụng và bình dân. Vị chè hơi chan chát nhưng có “hậu vị” đậm đà. Đôi khi người ta cũng uống nước chè nụ, nụ được lấy từ cây chè xanh phơi khô để giữ được lâu; hay uống chè hạt vối, lấy từ cây vối, mầu nâu đậm. Chè hạt vối vị đăng đắng chứ không chan chát như chè xanh. Chè mạn là chè xanh được hái để héo, hấp rồi phơi khô bằng nắng hay sấy khô bằng lửa. Có nhà cầu kì, người ta ướp chè mạn với nhụy bông sen làm cho nuớc chè mạn sen có hương vị mát và thơm mùi sen. Nếu không có hương sen, người ta có thể ướp chè mạn với hoa ngâu, hoa sói, hoa lài hay hoa cúc… Ở nhà quê, ít ai uống chè Tầu vì đắt, chỉ có các cụ già thuộc gia đình trung lưu, giầu có mới uống nhâm nhi vào buổi sáng hay lúc rảnh rỗi hoặc đãi khách mà thôi.

      Dân ta biết uống chè từ lâu, trước cả người Tầu, vì những cây chè cổ được tìm thấy lại ở những vùng hay những nước ở phía Nam nước Tầu. Như thế, chứng tỏ là người Việt ta biết thưởng thức nước chè trước người Tầu. Cũng như những nhà khảo cổ quốc tế đã chứng minh được rằng người Việt ta biết trồng lúa nước và biết làm trống đồng như trống đồng Ngọc Lũ trước cả người Hán. Cả nghìn năm trước công nguyên, đồng bằng Bắc Việt đã từng là cái nôi văn hóa và văn minh rất sớm của vùng Đông Nam Á cổ đại.


Tiếng “chè” là tiếng Lạc Việt cổ, tiếng “chia” là tiếng Điền Việt cổ ở Vân Nam, sau đó người Hán phiên âm là “cha” mà ta gọi là “trà” hay “chè”.  Sau khi chè được lan tỏa từ các nước phương nam sang bên Tầu từ đời nhà Hán hay trước nữa, “chè Tầu” được phát triển mạnh vào đời nhà Đường và đã đi đến chỗ gần như tuyệt đỉnh vào đời nhà Tống, sau đó được cải tiến thêm về những trà cụ (ấm tách) vào những đời sau như Nguyên, Minh, Thanh. Theo sử liệu, dân ta phải triều cống chè ngon cho nhà Nguyên.

Uống nước chè không phải chỉ là vấn đề giải khát đơn thuần mà nó còn là cái thú thưởng thức thuộc hàng nghệ thuật tao nhã nữa. Người Nhật và người Trung hoa đã đưa nghệ thuật uống chè lên hàng trà đạo, mà khởi thủy phát nguồn từ những nhà sư Phật giáo. Trong ca dao của dân ta có những câu chỉ phường tục tử như:

Vai u thịt bắp mồ hôi dầu,

Lông nách một nạm chè Tàu một hơi.

Ta cũng có thể tìm thấy trong văn chương nước ta những vần thơ về chè của những thi nhân, trong đó ta phải kể tới thượng tướng Trần Quang Khải, người từng đánh đuổi quân Nguyên và đã có những câu thơ hùng khí để đời:

Đoạt giáo Chương dương độ,

Cầm hồ Hàm tử quan.

[Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù]

Mà vẫn có những vần thơ tao nhã:

Thử lai yêu khách nghiêu trà uyển

Vũ quá hô đồng lý dược lan.

[Mùa hè lại, pha trà mời khách uống

Cơn mưa xong, gọi trẻ sửa chậu lan]

Hay những câu thơ nôm của Quân sư Nguyễn Trãi, người đã từng giúp vua Lê Lợi mười năm đánh đuổi quân Minh, cụ mong mỏi được:

Bao giờ dưới núi làm nhà

Nước khe gối đá pha trà ngủ say.

Còn cụ Cao Bá Quát có những vần thơ:

Thư nhàn hỏi lửa pha trà mới,

Thích thú tựa thông nhìn ráng sa

Chợt nghĩ về hưu vui thú ẩn,

Một cần câu trúc chuyện đời qua.

Cô giáo Vân hỏi han chúng tôi hết chuyện học hành đến chuyện Hà Nội. Cô giáo và Thi, hai người nói chuyện có vẻ thân mật lắm. Tôi chỉ ngồi nghe và trả lời cô giáo mỗi khi cô hỏi. Tôi góp chuyện bằng những nụ cười nhẹ. Được Thi giới thiệu, cô cứ luôn mồm tấm tắc khen tôi học cao và giỏi. Cô cho biết cô học trường Sư phạm trên Hà Nội, sau đó được bổ về đây dậy học. Cô đã dậy được vài năm rồi. Khi cô về đây, tôi đã rời khỏi trường nhiều năm trước đó nên không biết cô.

Cứ theo câu chuyện cô nói và Thi kể lại thì cô Vân rất yêu nghề giáo và thương mến học trò. Và học trò cũng rất yêu qúy cô. Tình thương yêu của học trò dành cho cô là nguồn vui rất lớn cho cô khi cô phải sống tại nơi thôn dã xa thành phố này. Cô khen Thi là đứa học trò giỏi và ngoan, ngoan nhất của cô. Mỗi lần được khen, Thi lại sung sướng liếc nhìn tôi ra chiều hãnh diện lắm. Câu chuyện cứ lan man kéo dài đến hết mấy tuần nước.

Thi bỗng dắt cháu gái chạy ra sau vườn. Khi trở lại nàng mang theo hai quả ổi chín thật to. Nàng đưa cho tôi một quả.

Cô giáo nói với Thi:

- Sao con không hái thêm? Nhà có ai ăn đâu!

Thi đưa lên mũi ngửi mùi thơm của ổi rồi cho vào túi áo, không ăn.

Cuộc nói chuyện của Thi và cô giáo Vân lại tiếp tục và cứ dài ra tưởng như không dứt. Tôi lơ đãng nhìn qua cửa sổ. Hai con chim bồ câu đang đứng gần nhau tỉa lông, thỉnh thoảng cùng gật gật đầu, gù gù vài tiếng. Vài chùm hoa từ hàng xóm vắt ngang qua hàng rào rung rinh trước gió.

Hết nhìn qua cửa sổ tôi lại đảo mắt quanh nhà. Nhà có ba gian chính. Gian giữa kê bàn thờ và bộ “tràng kỷ” dùng để tiếp khách, nơi chúng tôi đang ngồi. Hai gian bên trái và phải kê hai bộ “ghế ngựa” ghép bằng những tấm gỗ lim màu đen rộng bản, bóng láng tự nhiên, dầy cả tấc.

Trên bàn thờ, bầy biện nào lư, nào chân đèn bằng đồng sáng loáng. Phía bên trong cùng, sát tường hai con chim hạc lớn đứng chầu hai bên tượng Phật Bà Quan Âm. Tượng Phật Bà được kê lên cao bằng chiếc bục nhỏ bằng gỗ sơn son. Dưới chân Phật Bà là di ảnh của những người thân trong nhà đã quá cố. Sau đến, gần nhất, là bình hương, mâm ngũ qủa với chiếc đèn dầu leo lắt cháy. Mọi thứ trên bàn thờ như được đặt đối xứng với nhau. Tôi nghĩ nền văn hóa của ta có tính đối xứng đó chăng?

Dưới chân bàn thờ, hai bên là hai lọ “độc bình”.

Trên tường được treo vài bức tranh Đông Hồ rất đẹp, dân gian thường gọi chung loại tranh này “tranh con lợn" hay “tranh con gà". Hai tranh gà, lợn này được đại diện gọi như thế vì chúng được phổ biến rộng rãi nhất trong những tranh của làng Đông Hồ.


Tranh Đông Hồ vừa phong phú về nội dung lại đa dạng về hình thức. So sánh loại tranh con lợn, con gà được sản xuất tại làng Đông Hồ với loại tranh con lợn, con gà sản xuất ở phố Hàng Trống, Hà Nội, ta thường gọi tắt là tranh Đông Hồ hay tranh Hàng Trống thì tôi thích loại tranh Đông Hồ hơn.

Tranh Hàng Trống, được in trên giấy tốt, sắc sảo cả về nét vẽ lẫn mầu sắc nhưng nó lại có cái vẻ đẹp tỉnh thành. Ngược lại, tranh Đông Hồ được in trên giấy "dó", mầu sắc được pha chế bằng những vật liệu đơn sơ sẵn có ở thôn quê hay trong thiên nhiên như vỏ cây, vỏ sò hến, lá tre, hoa hòe, lá chanh, lá cam... và đặc biệt là tranh được sản xuất trên mộc bản. Chính những cái đơn sơ ấy đã tạo cho tranh Đông Hồ một sắc thái riêng biệt, độc đáo đối với các loại tranh khác, ấy chính là tính chất mộc mạc, chân quê, đầy tình dân tộc của nó. Và đứng cả về phương diện lịch sử của loại tranh dân gian, tranh Đông Hồ được coi là lâu đời nhất trên đất nước ta.

Mỗi bức tranh con lợn, con gà, các nghệ sĩ dân gian đều gửi gấm những ý nghĩa vừa tinh tế, vừa thâm trầm vào đó. Tôi liếc vội sang Thi, mỉm cười vì nhận ra rằng Thi còn quá trẻ và ngây thơ để tôi có thể giảng giải cho nàng về ý nghĩa lẳng lơ của bức tranh “hái dừa” đầy dục tính nam nữ gồm một cô thôn nữ vén váy cao, ưỡn người, dạng chân đứng hứng lấy hai trái dừa của chàng trai với nét mặt hóm hỉnh chuẩn bị ném xuống từ trên thân cao cây dừa. Hai trái dừa ấy tượng trưng cho nam giới. Hay ý nghĩa thâm thúy của bức tranh “đám cưới chuột” nói lên cái uy quyền của giai cấp cai trị được miêu tả bằng hình ảnh con mèo to lớn, lớn hơn cả mấy lần con ngựa chú rể chuột cưỡi. Hay ý nghĩa phồn thực, con đàn cháu đống qua tranh “đàn gà”, “đàn lợn”...


Chỉ có người Việt Nam mới thật sự thưởng thức nổi hết ý nghĩa sâu xa của những bức tranh dân gian của người Việt Nam. Ở thôn quê, người ta còn dùng tranh Đông Hồ như tranh ông Hổ, ông Chúa, bà Chúa ... để thờ. Tranh con lợn, con gà nói chung thường được bầy bán tại những phiên chợ Tết hàng năm ở làng quê. Dân làng mua tranh về để trang hoàng, để vui Xuân cùng với thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu ngày Tết bánh chưng xanh, và những tràng pháo đỏ.

Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột,

Om xòm trên vách bức tranh gà.

(Tú Xương)

Hay

Đón Xuân anh thích treo tranh,

Vách tím tranh lợn, vách xanh tranh gà.

Mọi thứ trong nhà cô giáo được sắp xếp một cách ngăn nắp, sạch sẽ. Cứ nhìn cách bầy biện, trang trí này người ta cũng nhận ra ngay gia chủ phải là một người thấm nhuần văn hóa chân phương dân tộc.

Trời đã ngả về chiều, câu chuyện cũng phải tới lúc chấm dứt. Tôi và Thi chào tạm biệt cô giáo. Cô đưa chúng tôi ra tới tận cổng. Trước khi chia tay, Thi không quên hôn lên má cháu gái và cùng vẫy tay chào.

Trên đường về Thi kể chuyện về cô giáo Vân. Nàng yêu cô giáo lắm. Tết đến nàng thường hay mang hoa đến tặng cô. Tôi và Thi bước bên nhau và kể cho nhau nghe về những kỉ niệm với thầy cô. Và chẳng mấy chốc, chúng tôi đến chỗ rẽ phải chia tay nhau, ai về nhà nấy. Tôi đứng lại nhìn theo Thi cho tới khi nàng khuất nơi cuối ngõ.

Tôi bước về nhà với lòng vui lâng lâng khó tả. Đi được một quãng ngắn, tôi cắm đầu chạy một mạch về nhà, tung cổng chạy ào vào sân. Chị Thìn nhìn tôi ngơ ngác, mỉm cười. Chị lặng lẽ lên nhà trên chuẩn bị cho bữa cơm chiều dường như sắp được dọn ra.

Tôi chạy tiếp ra phía sau vườn. Tôi chợt nhớ về Thi dù nàng vừa ở bên tôi cách đây mấy phút. Âm thanh của bản nhạc tôi nghe buổi trưa lẫn tiếng cười tinh nghịch của Thi như còn văng vẳng đâu đây.

Tôi bâng khuâng nhìn trời cao. Những cụm mây trắng lờ lững bay bình thản, "Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay"(3), còn bay và bay mãi tới vô cùng như tình yêu của loài người chẳng bao giờ chấm dứt. Tôi lững thững quay trở vào nhà, mỉm cười với niềm hạnh phúc trào dâng trong lòng.


Nguyễn Giụ Hùng 


Chú thích:

(1) “kèn hát” là tiếng của người miền Bắc chỉ máy quay đĩa 45 hay 33 vòng, chạy bằng “dây cót” quay tay.

(2) Gáo múc nước làm bằng nửa quả dừa khô, có cán.

(3) Câu thơ cụ Tản Đà dịch từ bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu

 

Mời nghe bản nhạc

Nhỏ ơi

https://www.youtube.com/watch?v=zmSaEqu69dE&list=RDxcuOEJc96qE&index=3
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Dec/2022 lúc 3:45am

Tại Anh Hay Tại Em 

Lỗi%20Tại%20Anh%20-%20Lofi%20Remix%20By%20Freak%20D%20-%20Alex%20Lam,%20Freak%20D%20-%20Zing%20MP3

Gần mười năm tôi mới có dịp gặp lại người chú họ. Trông chú già đi nhiều, so với tuổi năm mươi. Chú đến thăm chúng tôi với một lý do đơn giản, muốn tìm một khoảng không gian lạ để lòng thanh thản trước khi quyết định ly dị!

Tôi hết sức ngạc nhiên, vì từ lâu vẫn ngỡ rằng ông bà rất hạnh phúc. Cuộc hôn nhân được kết hợp bằng nhiều năm yêu thương của chú Tống và thím Vân – kết quả là đứa con trai đã trưởng thành, đang phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ hai năm qua. Chú cư ngụ trong thành phố Salt Lake City – Utah yên ổn, hiền hoà, trong một căn nhà thật đẹp. Cuộc sống khá giả, thành đạt của chú khiến tôi hằng nghĩ, chú thím là cặp đôi lý tưởng với một mái ấm gia đình, nồng nàn hạnh phúc. Thế mà hôm nay chú tìm đến tôi để bày tỏ một nỗi niềm cay đắng. Chuyện gì đã xảy ra? Tại ai? Nghĩ đến đây tôi bỗng bật cười, vì nhớ một câu hát thuở nhỏ chúng tôi thường chọc ghẹo nhau: “Không phải tại anh, cũng không phải tại em, tại trời ngăn cách nên chúng mình xa nhau!!” Tại ông chú hào hoa của tôi hay bà thím xinh đẹp?

Buổi chiều, hai chú cháu ngồi ngoài hiên nhà, cơn gió nhẹ của mùa Thu làm tôi nhớ một thời thanh xuân với chú Tống trên đảo Galang, Nam Dương. Tôi nhỏ hơn chú bảy tuổi, nhưng từ ngày vượt biên chung, chúng tôi thân thiết với nhau như hai người bạn. Hồi đó, chú và Thím Vân quen nhau, rồi yêu nhau, tôi là người trung gian để thông tin, liên lạc, đưa thư giùm chú. Do đó, cuộc tình của hai người tôi biết rất rõ.

– Chú thím không cãi vã nghiêm trọng, nhưng đời sống gia đình có thể nói đã là một vở kịch buồn, không đạo diễn suốt mười năm nay.

– Thế nào là vở kịch buồn? Có buồn bằng “Lá Sầu Riêng” của Kim Cương không chú?

Nụ cười nở ra thoáng chút ngậm ngùi, chú Tống uống cạn lon bia rồi vỗ vai tôi cười khì một tiếng:

– Chú mầy vẫn cái tật chọc ghẹo, tò mò. Chuyện như thế này… Sau khi sinh thằng Tuấn, chú muốn thím ở nhà chăm sóc con. Ðể đủ sức lo cho gia đình, chú phải đi làm thêm một “job” nữa suốt ba năm. Thời gian nầy, vợ chồng rất ít có dịp gần gũi, trò chuyện thân mật với nhau. Không biết có phải đây là nguyên do chính đã đưa đến sự lạnh lùng của thím hay không, mà kể từ đó, càng ngày, thím càng tìm đủ mọi cách để từ khước “chuyện vợ chồng”, với lý do muốn ngủ với con để tiện việc chăm sóc nó. Lúc đầu, chú cũng nghĩ rằng tại thím mệt mỏi vì con nhỏ, nhưng sau đó, thím luôn cự tuyệt, hoặc đôi khi đáp ứng một cách rất miễn cưỡng.

– Chú có nghĩ rằng tình yêu vợ chồng có vấn đề gì không? Hay sức khoẻ của thím?

– Chú có nói chuyện về sức khoẻ, nhưng thím khẳng định là không có vấn đề gì cả. Chú vẫn tin vậy, vả lại, trông thím vẫn khoẻ mạnh. Tất cả công việc hàng ngày của thím, việc chăm sóc chồng con, nhà cửa vẫn chu toàn, không chỗ nào đáng trách.

– Còn “chuyện vợ chồng”, chú có ngồi lại nói chuyện với thím cho ra lẽ không?

– Là đàn ông và đã có vợ, chắc chú mầy cũng biết… làm sao mà nói được chuyện tế nhị như thế. Hơn nữa, “chuyện vợ chồng”  là một  biểu lộ tình yêu tự nhiên, là một dâng hiến tự nguyện, nói ra, giống như mình ép người ta. Chú tự ái không muốn nói, thím thì coi như không. Tình cảm vợ chồng ngày càng lạnh. Có một lần, cách đây khá lâu, chú bị một cú sốc nặng khi thím cự tuyệt bằng câu nói miệt thị “con người anh chỉ biết chuyện ấy thôi à?”. Hai vợ chồng đã cãi nhau kịch liệt và cũng từ đó chú không hề đụng chạm đến thím nữa. Sống với nhau như hai người bạn, phòng ai nấy ngủ. Trước mặt con và mọi người vẫn bình thường, nhưng trong lòng hai người như có một bức tường ngăn cách. Chú không muốn ngoại tình, nhưng luôn luôn khao khát, một khao khát rất bình thường là được chiều chuộng, thương yêu. Vì thế, chú đã sinh tật uống rượu và hút thuốc trở lại. Cuối tuần, chỉ biết đi câu cá vì đó là niềm vui duy nhất mà chú có thể tìm được. Cách đây ba năm, hãng chú tuyển dụng một nữ nhân viên, vì tiếng Anh của cô không giỏi nên chú được giao trách nhiệm “training” cho cô. Cô rất trẻ, nhỏ hơn chú đến mười hai tuổi. Ban đầu, mọi sự đều bình thường, nhưng dần dần, cô ấy có cảm tình với chú. Ðổi lại, sự thân mật, dịu dàng của cô ấy đã làm cho chú vui và cảm thấy yêu đời hơn. Từ chỗ tiếp xúc qua việc làm, đến thân mật như bằng hữu và dẫn đến tình yêu lãng mạn… kết quả chú đã ngoại tình thật sự ở tuổi bốn mươi tám. Trước đây, chưa bao giờ chú nghĩ mình có thể phạm sai lầm như thế. Bởi vì, dù đối xử với chú lạnh lùng, nhưng thím vẫn là một người mẹ hiền, một người vợ đảm đang. Chú vẫn bị ray rứt lương tâm, nhưng không thể từ chối lời mời gọi trước một tình cảm mới mẻ, nồng nàn. Mối tình say đắm của chú và cô gái đã kéo dài trong lén lút suốt hai năm mà thím không hề biết hay không thèm biết, chú cũng không hiểu. Hiện tại, chú đang đứng trước sự chọn lựa khó khăn. Một bên là người vợ đã gắn bó hai mươi bốn năm với những hờ hững, lạnh nhạt. Một bên là người tình tuyệt vời với niềm hạnh phúc ngọt ngào. Chú mầy nói đi, nếu phải chọn thì chọn cách nào? Một cuộc sống theo ước muốn của mình để suốt đời mang tiếng là kẻ bạc tình hay chết dần mòn trong mái gia đình khô khan, lạnh lẽo, mãi mãi thiếu vắng nụ cười.

Nghe đến đây, tôi lại phải uống thêm một chai bia và hút thêm một điếu thuốc lá, vì thật sự, không biết phải khuyên chú thế nào!


Bạn thân mến. Người viết cũng đồng tâm trạng với anh bạn kể câu chuyện trên đây. Làm sao có thể đưa ra một lời khuyên cho hợp tình, hợp lý. Mỗi việc xảy ra đều có lý do. Chúng ta không phải là ông Tống và cũng không sống cuộc đời cuả bà Vân, thì làm sao phán quyết, ai đúng, ai sai? Người chồng đáng thương hay người vợ đáng trách? Tình huống đã đến hồi không thể quay lui, chỉ có người trong cuộc mới tự trả giá đúng với những gì mình đã chọn.

Còn bạn và tôi, qua câu chuyện nầy, hy vọng sẽ cảm nhận được rằng, hạnh phúc trong hôn nhân, không phải tự nó sẽ triển nở sau ngày cưới mà phải được chăm chút hằng ngày, tìm hiểu những thay đổi của người bạn đời trong các nhu cầu tâm, sinh lý để kịp thời bù đắp, bổ khuyết những thiếu sót. Các mâu thuẫn tuy nhỏ, nhưng sẽ lớn dần, trở thành hố sâu ngăn cách nghĩa vợ, tình chồng. Làm thế nào để hiểu nhau nếu không chịu nói và lắng nghe. Nhất là trong vấn đề tế nhị -“chuyện vợ chồng”- thật không dễ chút nào? Nhưng chắc chắn sẽ dễ hơn những khó khăn đang chờ đón bạn, khi tình nghĩa vợ chồng không còn nữa.


Đặng Hiếu Sinh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Dec/2022 lúc 6:53am

Ăn Với Nói…

 

Đời nay cho rằng việc ăn nói là một nghệ thuật. Ăn sành điệu, nói lịch thiệp là chìa khóa của thành công trong giao tiếp xã hội. Việc ăn, nói của một người thể hiện giai tầng của người ấy. Con người thì ai cũng phải ăn để mà sống, nói để người khác biết mình muốn gì. Nhưng cuộc sống cũng lắm người sống để mà ăn và nói không cần ai hiểu, tạo thành xã hội phức tạp nhất hành tinh là xã hội loài người.


Nên không phải bây giờ mà từ xa xưa, ông bà ta đã dạy con cháu phải, “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Còn nhớ khi nghe cô giáo giảng về câu tục ngữ trên cho cả lớp nghe như vịt nghe sấm vì đám trẻ trâu thì biết gì ngoài khoai lùi, ốc luộc. Đào được củ khoai thì lùi vào tro bếp còn ấm cho chín để ăn, bắt được vài con ốc thì luộc với lá sả là có ăn. Cuộc sống dân dã không làm khó chân quê bằng chữ nghĩa mơ hồ trong ca dao, tục ngữ một thời. Nhưng vẫn nhớ cô giáo dạy ăn phải biết “ăn coi nồi ngồi coi hướng”. Ngồi vào bàn ăn phải biết vai vế của mình để chọn chỗ ngồi thích hợp. Khi ăn phải xem chừng nồi cơm vơi đến đâu rồi, thức ăn trên mâm còn nhiều hay ít để sẵn sàng buông đũa ngay khi chưa no, để nhường nhịn cho những thành viên trong gia đình vì chung một mái nhà, là người thân ruột thịt của nhau. Nhường nhịn cho những thành viên chung mâm khi đã trường thành, ra ngoài xã hội vì “miếng ăn quá khẩu thì tàn”, miếng ăn không phải là vấn đề gì lớn để hay cần tranh đua. 


Ăn không buông thả cho việc khoái khẩu vì nếu cứ chăm bẩm vào món ngon, không nhường nhịn người lớn kẻ nhỏ là ăn hỗn, thể hiện sự thiếu giáo dục khiến người khác chê cười cha mẹ không biết dạy. Khi trưởng thành, ra ngoài xã hội cũng không được ai coi trọng với cách ăn uống hàm hồ, thiếu tế nhị. Lịch sự khi ăn cũng là nét văn hoá như khi muốn chan canh thì gác đôi đũa xuống cạnh mâm để cầm cái vá múc canh, không vừa cầm đũa vừa cầm vá trên tay cùng lúc mà quơ hết mâm cơm, cản trở người khác gắp thức ăn là bất lịch sự, thể hiện sự thiếu giáo dục gia đình về cách ăn uống. Bữa ăn của người châu Á nói chung, người Việt nói riêng thường ăn chung mâm nên vật dụng dùng chung như cái vá múc canh thì không cho vào miệng mình, không thọc đũa riêng vào khay thức ăn, rổ bún, hũ gia vị đã có đôi đũa, hay cái thìa dùng chung như hũ ớt xay, hũ đồ chua…


Khi nói phải biết, “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Không nói lời miệt thị người khác, không nói lời điêu ngoa, không dựng chuyện để xúc phạm hay gây tổn thương người khác. Phải hiểu tục ngữ ca dao là tinh hoa, là văn hoá chắt lọc nên không tùy tiện dùng mà phải suy xét, cân nhắc bối cảnh, quan hệ trước khi dùng đến câu tục ngữ “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”. Khi nào phải lựa lời mà nói, khi nào không ngại nói ra sự thật là bản lĩnh của người có văn hoá, kinh nghiệm của người từng trải. 


Cũng đừng khéo nói quá tới sáo rỗng, lố bịch. Nói lời tâng bốc cho vui lòng người đối thoại cũng đừng tâng bốc quá lố thành trơ trẽn, nịnh bợ, không làm tăng giá trị người được tâng bốc nhưng làm hạ thấp giá trị người nói lời tâng bốc quá trớn. 

Nói lời thật lòng cũng phải tùy người, tình thân, quan hệ ở mức độ nào? Không nên nói thật lòng với người quen sơ, sẽ tác dụng ngược với sự thật hiển hiện là sự phũ phàng như thấy một người quen biết sơ, ăn mặc không phù hợp với tang lễ thì cứ mặc họ, đừng nói thẳng vào mặt họ là về nhà thay đồ đi cha nội. Ở đây là đám ma chứ không phải đám cưới. Nếu người ấy hiểu biết thì đã không ăn mặc như thế đi viếng đám ma, nếu cô nọ có hiểu biết thì đã không ăn mặc hở hang đến Phật chau mày khi cô viếng chùa. Khi tình thân không đủ thì đừng nói thẳng với họ về việc ăn mặc không phù hợp của họ, bởi chỉ tạo ra một trận cãi vã không cần thiết vì nếu hiểu biết thì họ đã không ăn mặc như thế đi viếng chùa hay viếng đám ma. Là người hiểu biết thì họ không cãi cối cãi chày, ngụy biện cho hành vi khiếm nhã của họ. 


Không nói với người phụ nữ, “nhìn chị với con gái chị như hai chị em”. Bởi được lòng bà mẹ một thì mất lòng cô gái tới mười. Không bông đùa nhìn hai vợ chồng nọ như cha con vì tự ái cá nhân không phân biệt nam nữ, già trẻ… Tóm lại nghệ thuật nói thì người câm là thầy của những bậc thầy. Bởi không nói, chả ai bảo mình bị câm thì hà cớ gì cứ phải nói nhiều cho thêm đắc tội.

Đến việc học gói mới nhiêu khê, nhìn đòn bánh tét tròn đều, dây buộc thẳng thớm như buộc bằng máy, nhìn vuông bánh chưng vuông vức như đúc bằng khuôn, dây lạt buộc đều như dùng thước kẻ để phân ô đủ biết người thực hiện khéo tay và kỹ tính dường nào mà học hỏi họ vì đó là một nét văn hoá trong xã hội về việc của cho và cách cho. Bảo người hàng xóm: Tôi biếu ông bà cặp bánh chưng ăn tết, nhưng cặp bánh không ra hình hài nên người được cho cũng không muốn nhận vì ngộ nhận mình bị xem thường.


Học gói ngoài nghĩa cụ thể để gói quà khi cho tặng ai, hình thức không phản ánh nội dung bên trong nhưng nói lên sự tôn trọng. Mà sự tôn trọng không thể mua bằng tiền, muốn người khác tôn trọng mình thì không có cách khác là mình tôn trọng họ trước. Học gói trong cõi phàm không phí thời gian, không uổng công sức với bản chất con người thích được tôn trọng. Học gói mang nghĩa bóng trong ca dao tục ngữ là sống phải biết gói ghém, liệu cơm gắp mắm. Người không biết gói ghém cuộc sống cho phù hợp với hoàn cảnh sẽ lâm cảnh phóng túng, tùy tiện; cuộc sống thiếu trước hụt sau là không thể tránh khỏi.


Học gói không hề dễ khi tìm hiểu ý nghĩa trong tục ngữ ca dao, “khéo gói thì no khéo co thì ấm”. Nên học mở cũng nhiêu khê không kém. Nhìn một người lột trái chuối từ tốn thành ba hay bốn mảnh vỏ chuối xoè ra như đóa hoa trên tay, khẽ bóc mấy sợi gân chuối mang vị chát bỏ đi, rồi bẻ trái chuối lấy một lóng vừa miệng, ăn hết lóng này bẻ lóng khác cho đến hết trái chuối. Cũng là ăn hết trái chuối, nhưng mở trái chuối thanh nhã, từ tốn và lịch thiệp, ăn trái chuối ngoài việc ngon miệng, no bụng người ăn nhưng không làm chướng mắt người nhìn. Nếu phải nhìn một người bẻ trái chuối, rồi tước vỏ nham nhở, ngấu nghiến thô bỉ. Họ cũng ăn hết trái chuối ngon miệng, no bụng, bỏ mặc sự tởm lợm của người chứng kiến họ ăn mà thành một thành phần không được xem trọng trong xã hội loài người.


Học mở ở một cảnh giới nào đó là học cách thưởng thức nghệ thuật gói. Thiên nhiên ban tặng trái chuối thì người ăn chuối phải biết quý trọng sự gói tinh tế của tạo hoá, sự hình thành quả chuối có thẩm mỹ cao của tự nhiên. Mở gói quà tặng của người bạn, ngoài ý nghĩa, giá trị vật chất của món quà tặng, còn mở ra tâm tư, tình cảm của người gói từ việc chọn quà, chọn màu giấy, loại giấy gói quà; cách gói quà mang nhiều thông điệp tới người nhận nên người xé toạc gói quà để mau chóng biết được món quà tặng bên trong là gì, sẽ không bao giờ nhận biết được thông điệp, tâm tình của người gói quà, người tặng quà.


Màu giấy gói, màu mực viết lời chúc mừng, chia buồn… nét chữ viết rất quan trọng trong việc tặng quà nên ông bà xưa mới dạy lại con cháu việc học ăn học nói học gói học mở. Gói trọn tâm tình qua món quà đơn sơ nhưng có ý nghĩa, việc gói quà mang thông điệp qua màu giấy gói nhã nhặn, cách gói cẩn trọng như sự tôn trọng… biết đâu người nhận mở quà xúc động với chân tình sẽ mở lòng từ bi, rộng lòng tha thứ. Nếu chỉ là món quà bình thường trong quan hệ bình thường thì sự coi trọng nhau cũng đã nâng lên tầm cao mới.

 

Những gì học từ nhỏ không phải hiểu từ đó mà chính cuộc sống về sau mới dần hiểu ra những dạy bảo đơn giản nhưng mang triết lý sống phong phú của tiền nhân. Bây giờ nhìn người lớn ngoài nhà hàng, khi vào ăn thì họ biết kéo ghế ra ngồi, nhưng khi ăn xong thì mấy người còn nhớ được bài học công dân giáo dục thuở nhỏ là đẩy cái ghế vào gầm bàn lại. Nhìn hầu hết những đứa trẻ bây giờ thường xé toạc gói quà để mau chóng lấy được món quà tặng bên trong, bởi cha mẹ chúng cũng làm thế trước mắt chúng từ khi chúng có ý thức. Nên ở nhà, chúng kéo cái ghế ra ngồi ăn. Ăn xong xách đít đi, đứa biết dọn cái tô chúng ăn bỏ vào bồn rửa chén đã được khen là ngoan vì cha mẹ chúng cũng đã làm thế với bà ngoại, bà nội của chúng. Ngoài nhà hàng là việc của những người phục vụ phải sắp xếp lại bàn ghế sau khi thực khách rời đi.

 

Nhìn từ góc độ đạo đức xã hội thì con người ngày càng suy đồi từ khi không còn môn học “công dân giáo dục” trong trường tiểu học. Nhưng con người hiện đại luôn tự tin là người xưa quá rắc rối, rườm rà… Nhưng họ lại đối xử khác với người bạn ghé nhà chơi, sau khi uống ly trà, ly rượu. Anh bạn cáo từ ra về với việc đẩy cái ghế anh ta kéo ra ngồi vào vị trí cũ, người gia chủ sẽ nói lời thật lòng, “lúc nào anh rảnh, ghé nhà tôi chơi nữa nha…” Khác với người bạn ghé nhà chơi tới lúc ra về cứ xách đít đi thôi. Gia chủ sẽ nói, “Cảm ơn anh ghé thăm.” Quan hệ không khá hơn mà tệ đi so với trước kia vì gia chủ mang suy nghĩ, một thực khách ngoài nhà hàng gom góp rác thải của mình cho gọn lại trên bàn ăn, đẩy cái ghế ngồi vào vị trí cũ sau khi ăn xong bỗng thấy họ tử tế, có giáo dục hơn hẳn người ăn mặc sang trọng nhưng chỉ vứt vài đồng tiền típ xuống bàn ăn, xuống đống rác của họ để lại, mặc kệ cái ghế họ ngồi cản trở lối đi của người khác vì cái ghế đã hết giá trị lợi dụng đối với họ.

 

Học ăn học nói học gói học mở đã thay đổi theo trào lưu tiến hoá hay đạo đức suy đồi là tùy theo mắt nhìn, góc nhìn của mỗi người. Mỗi ngày đi làm về, tôi thường phải đẩy một hoặc hai cái ghế bàn ăn vào vị trí cũ cho những người vô tư của thời đại mới, thời đại con người chỉ cần quan tâm đến việc kiếm tiền. Gia phong, gia giáo, truyền thống, nhân văn… đều là lạc hậu đối với họ.

Cho đến hôm qua tôi mắc cười với câu chuyện nhỏ trong hãng. Người bạn Huế thường càm ràm người bạn Nam bộ, “ông ăn nói gì kỳ vậy, ông ăn nói cẩn thận hơn chút đi, làm ơn…” Chuyện chả có gì lớn khi giờ nghỉ, chúng tôi thường nghỉ tại chỗ làm vì phòng ăn, phòng nghỉ quá xa nên lười đi. Người bạn Nam bộ móc túi ra ba viên kẹo dừa, anh ta nói, “nè, mỗi người một cục, kẹo dừa Bến tre quê tui ngon vô địch thiên hạ.” Anh ta dúi vô tay viên kẹo, tôi cảm ơn, rồi để lại trên bàn. Anh ta dúi vào tay người bạn Huế viên kẹo dừa, bảo “Làm cục đi, ngon lắm”. Người bạn Huế trừng mắt, “kẹo thì gọi là viên, viên kẹo. Sao cái gì ông cũng gọi là cục. Tôi không ăn cục.” 


Vậy là họ cãi nhau tới khi trên bàn chỉ còn một viên kẹo dừa. Người Bến tre hỏi người Huế, “Ông đớp hông? Không đớp tui đớp hết à nha…” Họ lại cãi nhau về từ “ăn” với từ “đớp”. Anh Bến tre cãi không lại anh Huế nên nói ngang, cãi theo luật rừng, “ông khó chịu hơn nẩu, cái gì ăn được mới ăn chứ, cục kẹo, cục thịt mới ăn chứ ai ăn cục cứt. Tự ông nghĩ như vậy rồi bắt bẻ tui. Ông nói có ai nghe được hết đâu, nhưng có ai bắt bẻ ông không?  Tại sao tui phải nói là viên kẹo khi từ cha sanh mẹ đẻ, hết xóm làng tui gọi là cục kẹo. Ông nghe được thì nghe, không nghe được thì thôi, không đớp thì nhịn thèm.”


Anh Huế lại phân bua. Tôi thành trọng tài của cuộc đấu khẩu diễn ra hầu như mỗi ngày và đề tài hôm qua là “ăn nói”. Anh Huế hỏi tôi ăn nói là gì, anh có ăn nói quá khó không? Tôi trả lời, “ăn nói là bệnh tật. Ăn nói đúng đắn là ăn và nói sao cho đừng bệnh tật.” Anh ấy bảo tôi khùng, rồi bỏ đi.

Nhưng giấu đầu lòi đuôi anh chàng ưa để bụng, ấm ức chịu không nổi nên giờ nghỉ sau anh nói tôi giải thích cho anh nghe. Tôi nói, “đơn giản thôi, cái gì ăn vào là bệnh, lời nào nói ra là tật. Hết tội lỗi trên trần gian này vừa khớp với hai chức năng của cái miệng là ăn và nói. Ăn viên kẹo dừa vào miệng là ăn đường, chất béo, hai thứ dẫn tới bệnh tiểu đường và mỡ máu. Nói ra bệnh tiểu đường và cao mỡ máu từ viên kẹo dừa là tật, tật hay nói. Tôi không nói, đâu ai bảo tôi câm. Có phải vì tôi đã nói ra nên bây giờ anh Bến tre ghét tôi vì đã nói kẹo dừa quê anh là mầm bệnh tiểu đường, béo phì và cao mỡ máu. Còn anh thì ghét tôi từ ban sáng vì nói ra điều anh không hiểu. Tại sao ăn nói là bệnh tật.


Bây giờ anh ghét tôi hơn vì anh đuối lý với giải thích: cái gì ăn vô là bệnh, nói ra là tật, trong khi anh rất thích ăn nói để chứng tỏ mình, anh bắt bẻ anh Bến tre ăn nói gì kỳ mà không hiểu đó là bệnh nan y của anh ấy. Anh ăn nói cầu kỳ hơn hơn bệnh tật của anh khó trị hơn. Còn tôi ăn nói khùng điên như anh nhận định nên bệnh tật của tôi thất thường…

Anh Huế cứng họng, anh Bến tre cười khoái chí, còn tôi tê dại với phát giác ăn nói là bệnh tật, nhưng sao không khép miệng lại được mà cứ ăn với nói cho chúng ghét…


Phan
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Dec/2022 lúc 9:07am

Sống hay chết

The%20Little%20Lonely%20Boy%20Photograph%20by%20Tatyana%20Tomsickova%20-%20Fine%20Art%20America

1.

Ðứa trẻ 10 tuổi, ngồi bệt trên sàn của một căn nhà trống trơn. Mọi thứ im lặng, ngoại trừ tiếng thút thít của cậu bé Barom. Nước mắt tuôn ra từ trái tim. Cậu bé đã trải qua một trong những mất mát lớn mà con người có thể chịu đựng. Cái chết của người cha.

Tệ hơn nữa, ba cậu đã không qua đời một cách bình thường mà bị sát hại rất dã man. Không một dấu vết của hung thủ, má cậu đã mất 4 năm trước, cậu bé Barom, thành mồ côi.

Barom ngồi im trong căn nhà lạnh lẽo, hoàn toàn không biết chuyện gì xảy ra chung quanh mình. Những giây phút dài như cả giờ và giờ thì dài như bao nhiêu ngày. Những người qua đường không có thính giác đủ nhạy để nghe tiếng thút thít của Barom, đứa bé vừa mất cha, trừ một người.

Ngay khi nghe tiếng khóc, anh nhìn quanh, cố tìm ra nơi phát ra tiếng thút thít ấy. Người đàn ông đi vô con hẻm nhỏ, mờ tối. Khi tới sâu bên trong, anh thấy có 3 cánh cửa, nằm đều hai bên hẻm, đi vô thêm nữa, anh nghe tiếng khóc nhỏ nhẹ, tắc nghẹn. Anh đi sát vô cánh cửa. Tiếng khóc như lớn hơn một chút khi anh tiến tới cánh cửa thứ 2, bên trái. Anh cầm nắm cửa, xoay chậm. Cánh cửa hé mở, tia sáng lọt qua. Anh đẩy nhẹ cánh cửa cho rộng hơn. Bây giờ thì khoảng trống đủ rộng để quan sát căn nhà nhỏ. Nó gồm một phòng ngủ và phòng tắm trong góc.

Ðiều làm anh để ý là hình bóng mờ nhạt của cậu bé. Anh bước tới thật chậm, cố không làm cậu sợ. Anh hỏi:

– Tại sao cậu bé dễ thương lại khóc?

Barom ít khi nào nói chuyện với người lạ, nhưng vì đã không gặp ai cả mấy ngày, nên muốn tự giải tỏa, cậu bắt đầu kể. Khi Barom kết thúc câu chuyện đầy nước mắt của mình, người đàn ông nói:

– Tôi rất buồn khi biết điều kinh khủng đã xảy ra với em.

Barom bắt đầu để ý lời ông ta.

– Nếu em đã kể ra. Tôi nghĩ rằng các điều này sẽ làm cho chúng ta thấy dễ chịu hơn, em sẽ vơi buồn đi.

Sau đó anh khuyên cậu bé nhiều điều, và một trong những điều đó đã vĩnh viễn thay đổi cuộc đời của Barom.

– Tôi chắc rằng em rất thích hợp để làm người săn tội phạm chuyên nghiệp.

Sau ngày đó, Barom biến khỏi nơi ấy như một làn khói nhỏ, nhỏ đến mức cũng không ai biết gì về Barom nữa.


2.

Chuyện buồn đã qua rồi, mất mát đã xong, vết thương không bao giờ chữa được, không gì có thể lấp đầy lỗ trống buồn bã đó.

Barom biết rằng nếu phải sống với điều đen tối này trong lòng, anh sẽ dùng nó để làm lợi thế cho mình, và anh đã làm chính xác như vậy. Thật ra thì anh đã làm như vậy 30 năm qua.

Barom học hỏi nghề săn tội phạm một cách chăm chỉ, dễ dàng. Hình như người đàn ông kia đã nói đúng về Barom. Săn bắt tội phạm, là nghề duy nhất của anh bây giờ.

Cũng có những loại người tự mình thấy khó lòng, vì biết rằng, để sống trong đời, họ phải kết liễu cuộc đời của người khác. Với Barom, điều này trở nên rất nặng nề bởi cái chết quá sớm của cha mình. Cuộc sống đã không chút giá trị với anh và các người khác. Giá trị cuộc sống của người khác là phần thưởng cho sự cẩn thận của họ trong đời. Barom đã sống như vậy quá lâu, anh đang tới tuổi 40 và tự hỏi về cách sống của mình. Ý nghĩa cuộc sống của anh bị đe dọa.

Anh thức dậy như mọi ngày. Vô phòng tắm, nhìn kính. Khuôn mặt của anh quay qua nhìn anh.

– Vậy thì những năm rồi mình đã làm những gì, ra sao?

Barom thì thầm.

– Tôi cũng khó còn tự nhận ra mình, công việc săn bắt tội phạm để lấy tiền thưởng thật quá mệt mỏi, tôi không biết là sẽ tiếp tục được bao lâu.

Khuôn mặt Barom mang đầy dấu vết của các cuộc truy tìm, săn đuổi; các trận chiến đấu sống chết đã để khắp người anh đầy những thẹo.

Anh khoát nước lên rửa mặt, thay quần áo.

Chặng nghỉ đầu tiên trong lần làm việc này là anh đến thăm H***an, người bạn rất thân, gần gũi và quan trọng nhất, cũng là người bán vũ khí yêu mến của anh.

Vô tới tiệm, H***an thích thú đưa tay chào Barom. Anh mới nhận được khẩu súng ngắn Plasma F160, mà Barom đã đặt hàng mấy tuần trước và các tờ lệnh truy nã của nhà chức trách địa phương.

– Thật tuyệt khi gặp anh, tôi có tin hay đây.

H***an nói.

– Cuối cùng thì khẩu súng ngắn mà anh đặt hàng đã đến.

Barom cười.

– Tin hay đó H***an.

H***an tiếp tục.

– Ô! Tôi suýt quên, vừa nhận được một lô mới lệnh truy nã, chắc anh cũng muốn coi qua, tôi đã giữ cái lệnh truy nã cao giá nhất cho anh, người khách số 1 của tôi.

Barom tán thành.

– Rất cám ơn, tôi sẽ coi ngay bây giờ, anh rất đúng lúc, lúc này tôi cũng đang tìm việc làm đây.

Trong khi coi qua xấp giấy lệnh truy nã mỏng, Barom bắt đầu lo ngại. Những số tiền thưởng này thấp hơn mức anh đã hy vọng. Cuối xấp giấy, có một tờ làm Barom để ý. Ðó là người đàn ông tên Snake. Ông bị truy nã với số tiền thưởng là $1.000.000, nếu bắt được, chết hay còn sống. Ðây là số tiền thưởng nhiều nhất mà anh từng biết từ trước cho đến nay.

Barom phải tóm cho được cha này.

Ðây không phải là công việc dễ thực hiện.

Snake bị truy nã về tội sát nhân, một mình ám sát 3 đại sứ nước ngoài tại Hội nghị Thương mại Thế giới. Ðiểm nhận dạng: Snake có hình xăm con rồng trên tai.

Barom biết sẽ rất thận trọng, và anh hoàn toàn tự tin với khả năng của một thợ săn người chuyên nghiệp.

3.

Trước khi tiến hành mọi chuyện, Barom muốn thu thập tin tức về nơi Snake đang sống.

Người có khả năng biết vài điều về Snake là Dee. Cha này thường lai vãng ở Louis, một quán nhậu địa phương và biết hết mọi chuyện nhỏ to trước những người khác. Barom nghĩ như vậy, biết đâu lại có người rành tông tích của gã Snake, Dee đúng là người Barom cần.

Anh không phí thời gian, đi ngay vì chỉ có 30 phút để tới nơi đó.

Buổi tối cuối tuần, quán nhậu đông hơn mọi khi, nhiều người hơn bình thường, nhưng vẫn thấy Dee ngồi trên ghế cao dành riêng cho mình, ngay quầy bar. Anh tới ngồi sát bên bên Barom.

Barom nói.

– Hey, Dee, lâu quá không gặp!

– Yeah! Tao khoái lâu lâu mới gặp lại, nếu mầy giữ được như vậy, thì vui hơn.

Dee trả lời. Barom nói nhỏ:

– Tao cần tin tức về một người.

Dee cằn nhằn:

– Tao có cần phải nhắc lại cho mầy chuyện gì đã xảy ra trong lần cuối cùng trước đây, khi tao cho mầy tin tức? Mẹ! Tao xém mất đầu vì mấy thằng buôn súng.

Barom nói với nụ cười tươi:

– Nếu mầy không cho tao tin tức, đợi đến lúc cha đó thất bại, đương nhiên tao thành công.

Dee hỏi:

– Ðược! Nhưng đây là lần chót tao giúp mầy, mầy muốn biết điều gì?

Barom tiếp, với vẻ tò mò trên mặt:

– Mầy có nghe điều gì về một người tên Snake?

Dee trả lời:

– Tất cả những điều tao biết về cha đó là: Chả rất mạnh, không ai dám lảng vảng gần ông ta, theo tin tức thì, chả trốn đâu đó ở ngoài thành phố. Nếu tao là mầy, tao không giỡn mặt với cha này.

– Tao tự lo, Dee.

Barom trả lời khi anh rời quầy bar.

– Mầy nhớ lánh mặt một lúc.

Anh quay lại nói với Dee khi anh bước ra khỏi quán nhậu.

4.

Barom cũng không thích thú gì khi phải đi tới những khu bãi rác ngoài thành phố, nhưng anh biết, đó là điều cần thiết để đối đầu với Snake.

Phải cần cả một ngày để tới các bãi rác, nên Barom chạy xe mô tô. Anh nghỉ ngơi và lên đường vào sáng hôm sau. Barom chuẩn bị mọi thứ tối hôm đó, và chuẩn bị cho những thử thách lớn trước mặt mình.

Sáng sớm, Barom nghỉ ngơi đầy đủ, và sẵn sàng đối đầu với Snake, bất kể cuộc chạm trán sẽ dữ dằn cỡ nào.

Anh leo lên xe mô tô, nổ máy, phóng về ngoại ô thành phố. Sau một lúc, thì Barom đã tới vùng kinh khủng gọi là ngoại ô, một nơi cằn cỗi, hoang vắng. Anh có thể hiểu tại sao Snake trốn ở khu này. Chả có ai bỏ công lặn lội ra đây tìm ông ta, hoặc ông cũng khôn để ở nơi có thể bay nhảy với tự do riêng của mình.

Barom lái thật chậm, yên lặng, tiếng xe nhẹ nhàng, không ai nghe. Anh phải tìm ra nơi Snake trốn. Barom nghĩ rằng chắc mình sẽ không tìm được ở cái vùng hoang vắng này, nhưng sự may mắn đã cho anh cơ hội.

Từ phía đằng xa, có thể thấy được, là một tảng đá có mũi nhọn nhô ra, đây là nơi ẩn náu lý tưởng.

Barom ngừng xe cách đó khoảng 1 mile, đi bộ chậm và rất cẩn thận tới đó, như vậy sẽ không ai thấy anh được.

Khi Barom từ từ tiến tới một căn chòi sau tảng đá, anh bắt đầu nghe tiếng rù rì, nó lớn hơn khi anh tới càng gần. Anh biết rằng mình đã tìm thấy con mồi.

Cho dù đã sử dụng kỹ năng tàng hình lớn nhất của mình, Barom vẫn bị phát hiện.

– Tôi đánh hơi được anh đang tới, từ xa.

Snake thì thầm.

Barom nói cứng:

– Ông có biết tại sao tôi tới đây, Snake?

– Anh tới để giết tôi, phải không?

Snake rít lên, mắt tóe lửa:

– Coi như mình hiểu nhau.

Barom trả lời, rút kiếm.

– Tôi sẽ lo xong việc này.

Anh tiến tới con mồi, chém một phát mạnh, Snake không chịu thua một cách dễ dàng, né tránh nhát kiếm đầy của Barom rất nhà nghề, ông cúi người, lách qua phải, nhào tới với con dao dài, chụp lấy vai Barom, cắt một đường, cánh tay anh tuôn đầy máu, Barom choáng váng lùi lại thủ thế.

– Trước khi chúng ta tiếp tục, tôi muốn biết tên anh.

Snake yêu cầu.

– Tôi không thấy có gì hại.

Barom trả lời.

– Tôi tên là Barom, kẻ tấn công, người sẽ hạ thủ anh hôm nay.

– Tôi thấy anh quen quá! Có thể anh giống cha, nhưng có thể cha anh là người quá khích.

Ngay lúc đó, Barom nổi cơn thịnh nộ, rú lên, cắt một đường kiếm dài, Snake ngã người tránh.

– Ông đã giết cha tôi. Cha tôi đã làm chuyện gì có hại cho ông?

Snake trả lời.

– Ba anh là người biết rằng tôi là người được đưa ra để hủy diệt các hiệp định thương mại thế giới, bằng cách hạ sát họ, anh biết không? Tôi không còn sự lựa chọn.

Barom đã nghe thấy những gì mình muốn nghe, trong lòng cơn giận như trôi qua.

Anh lao vô Snake. Snake lợi dụng lúc anh xúc động, đưa tay trái, gạt Barom qua một bên, móc vô cổ quật anh ta xuống đất. Barom lắc đầu, hồi sức sau cú đánh nhà nghề của Snake, anh lấy toàn bộ sức mạnh còn lại, đẩy thanh kiếm lên trước mặt đúng lúc Snake nhảy xổ vô người anh, sẵn sàng chơi cú chót.

Snake cầm thanh kiếm đang đâm thẳng vô bụng mình từ đôi tay Barom.

Barom đẩy anh ta ra, đứng dậy, nhìn xuống đôi mắt của kẻ thù đã lờ đờ.

Barom hỏi.

– Ông có muốn nói điều cuối cùng không?

– Tôi sẽ nói với cha anh rằng, anh chào ông.

Snake sặc sụa, phun ra máu. Barom cắt cái tai có hình xăm của Snake như một bằng chứng của việc hạ thủ, và để xác của ông qua một bên cho nhà chức trách tìm ra.

Barom trở lại chiếc mô tô.

Anh nghĩ rằng cái giải thưởng cả triệu đô la cũng không xứng đáng bằng điều anh đã trả thù được cho cha mình.

Adam T. B*** Hồng Đăng lược dịch



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Dec/2022 lúc 9:50am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Dec/2022 lúc 9:43am

Giáng Sinh 


Tôi chưa bao giờ thấy bà Claus. Chỉ thấy có Santa Claus. Ông này bụng phệ, râu dài. Dài đến mức độ không thể cho ông ấy ít tuổi hơn cụ Nguyễn Công Trứ được. Cụ Nguyễn Công Trứ sống tới bao nhiêu tuổi? Sách vở cũ đã quằn quại theo ngọn lửa cùng với đợt truy quét “văn hóa đồi trụy” từ ngày cách mạng mới mắt nhắm mắt mở tiếp thu Saigon, nên bây giờ hết cái để tra và cũng chẳng còn cái để cứu gì được. Nhưng cụ có một câu thơ nói tuổi một cách khá tài tình. Ngũ thập niên tiền nhị thập tam. Năm mươi năm trước thì hai mươi ba tuổi. Cứ cho là Santa Claus ngang ngửa với cụ Nguyễn Công Trứ đi. Tuổi đó thì súng ống han rỉ, đạn dược vo lại không biết có còn đủ một viên không. Bà Claus thì lại không có. Làm sao bây giờ cái giống Santa Claus lại sinh sôi nẩy nở dữ dằn đến thế!

Này nhé, ngày tôi còn nhỏ, tuổi còn tin vào một ông già Noel tốt bụng, vậy mà có bao giờ thấy được một ông già Noel bằng xương bằng thịt đâu. Toàn là xem hình vẽ ông già áo đỏ đánh chiếc xe chất đầy nhóc quà do mấy chú nai tuyết sừng như nhánh cây khô tung tăng kéo lướt trên mặt tuyết trắng. Hồi đó ông già  Noel là một nhân vật bí ẩn, hành tung cũng bí ẩn, chuyên chờ đêm tối tụt theo ống khói lò sưởi xuống nhét quà vào những chiếc vớ treo trước cửa lò sưởi. Vậy thì hy vọng gì được ông già Noel tới bố thí cho tí quà. Nhà tôi đâu có lò sưởi!

Ngày nay, ông già Noel lềnh khênh khắp nơi. Ngay tại Việt Nam, ông già Noel cũng xuất hiện tùm lum ở các cửa hàng, các party, các thương xá. Lại còn dịch vụ ông già Noel tới tận nhà trao quà cho con nít. Tiện thật, có tiền mua... ông già Noel cũng được!

Ở bên đây thì còn gay cấn hơn. Chỗ nào mà chẳng có. Trẻ em mặc sức ngồi trên đùi ông già Noel vuốt râu chụp hình. Ông già Noel ngày nay dễ tính hơn nhiều. Ông chẳng đòi hỏi phải có ống khói lò sưởi để chơi trò hiệp sĩ hành hiệp giữa đêm khuya. Ông chơi đủ mọi thứ. Trực thăng ông cũng ừ, xe hơi ông cũng gật, nhẩy dù ông cũng OK. Gần nhà tôi có một nhà trẻ giữ các em từ 5 tuổi trở xuống, tuổi đang háo hức với ông già áo đỏ. Một bữa gần Noel, tôi đứng trong nhà nhìn ra thấy một chiếc xe hơi nhỏ xíu, cũ mèm, thùng sau xe gác một chiếc xe đạp xịch dừng trước cửa nhà. Trời mùa đông, tuyết đầy đường, xe đạp nào mà đi được? Từ trong xe, một thanh niên chui ra, khoác vội lên người bộ đồ ông già Noel, độn cái gối vào trước bụng, đeo tí râu, đội chiếc mũ, xỏ đôi giầy trắng đỏ. Xong xuôi, vuốt đi vuốt lại cho tươm tất, kéo chiếc xe đạp xuống, ông già Noel đạp xe tới nhà trẻ, tay cầm quả chuông lắc lắc, miệng cười Ho ho ho, lưng đeo một túi quà. Trẻ em đứng trong nhà, chong mắt qua cửa kính, hồi hộp, la hét um sùm khi thấy bóng ông già Noel. Trẻ em vốn ngây thơ!

Năm nay có cái quảng cáo của The Bay trên TV chơi trò ông già Noel rất nổi. Cả một dẫy phố ngang dọc năm bảy đường đặc kín ông già Noel hàng hàng lớp lớp kéo nhau đi như trẩy hội. Phải có tới hàng ngàn ông già áo đỏ chứ không ít. Sao lại được mùa đến như vậy? Thần tượng đông như kiến. Cứ đi lăng nhăng ở ngoài đường như vậy gặp tai nạn mấy hồi!

Ông Roger Caron đồng ý ngay. “Dù là ông già Noel cũng không được miễn nhiễm tai nạn!”. Cái ông chuyên làm ông già Noel từ năm 21 tuổi tới nay đã 64, về hưu rồi mà vẫn còn ham mặc áo đỏ, đã té nhào từ trên xe ngựa xuống trong khi đang làm nhân vật chính trong cuộc diễu hành của ông già Noel ở Thành phố Laval năm nay. Ông già Noel té nhào xuống, đầu đập xuống đất, máu chảy lênh láng, xương cốt rêm nhức. Xe cứu thương vội đem ông đi nhà thương, khâu đúng mười hai mũi trên đầu, nằm mất hai ngày mới được xuất viện.

Chuyện lạ quá đấy chứ! Nhưng đối với trẻ em, đây là chuyện lớn. Các em chơi đùa lỡ trớn bị té đã đành. Thần tượng già đầu bỗng chơi trò lộn đầu xuống đường chảy máu là chuyện kinh hoàng. Báo chí khắp Canada đưa tin. Trẻ em khắp Canada, từ Đông sang Tây, bị choáng. Điển hình nhất là ở Vancouver. Em Siobhan Desormeaux, 7 tuổi, xin cha mẹ cắt mẩu tin ông già Noel bị nạn, mang vào lớp, nhờ cô giáo đọc cho cả lớp nghe. Cả lớp xúc động đã viết thư, vẽ thiệp chúc ông già Noel mau bình phục gửi đi. Em Siobhan còn  lo sợ hỏi cha mẹ liệu ông già Noel có chết được không? Buổi tối, trước khi đi ngủ, em còn dặn cha mẹ coi bản tin giờ chót xem bệnh tình ông già Noel ra sao. Mẹ em có một người bạn làm việc ở một nhà thương ở Vancouver, em dục mẹ điện thoại hỏi bà ta xem có thấy ông già Noel vào bệnh viện không? Trẻ em thật ngây thơ! Và dễ thương!

Người lớn khó thương hơn nhiều. Như ở bên Áo chẳng hạn. Ông già St. Nikolaus, anh em sinh đôi của ông già Noel, đã ngàn năm ngự trị trong những ngày lễ cuối năm. Vậy mà năm nay bị thất sủng. Ngày sinh của Chúa thì ăn nhậu gì tới cái anh già vô duyên này? Cho anh ta đi chỗ khác chơi! Thành phố St. Wolfgang bèn hung hăng đi một đường cấm bán tất cả những gì có hình ảnh cái anh già luồn lọt ăn theo này!

                                                                       
Số phận của Chúa cũng không khá hơn! Hát mừng ca ngợi Chúa thì vào nhà thờ mà hát. Chúa ở trong đó. Còn tại các thương xá, các cửa hàng thì mắc mớ gì mà cứ Đêm Thánh Vô Cùng hết ngày này qua ngày khác? Vậy mà nơi đây lại là quê hương của bài hát bất hủ này, do một linh mục Áo đã sáng tác ra vào năm 1816! Mà việc cà khịa với những bản thánh ca là do Nghiệp Đoàn của những người bán hàng chủ trương đàng hoàng. Họ cho rằng các nhân viên bán hàng trong các tiệm buôn, các thương xá, cứ ra rả phải nghe những bài thánh ca này ngày nọ qua ngày kia trong suốt dịp lễ như bị “khủng bố tinh thần” đến nỗi, vào đêm Giáng Sinh, khi tụ họp với gia đình, họ không thể nào nghe thêm được một lần bài Silent Night hay Jingle Bells nữa mà không phát điên lên. Để tránh tình trạng buồn nôn với nhạc thánh ca, nghiệp đoàn đề nghị chỉ nên cho chơi nhạc Giáng Sinh tại các cửa hàng mỗi ngày một tiếng đồng hồ, từ 3 đến 4 giờ mà thôi. Thật hết biết!

Nhạc Giáng Sinh, những khúc nhạc dẫn dắt người ta về ngày hội mừng Chúa ra đời, về thời gian mà con người cảm thấy thương yêu người chung quanh, dễ dãi cười với nhau, chúc bình an cho nhau trong tình đồng loại. Cứ mỗi lần nghe những âm điệu quen thuộc này, lòng tôi lại bồi hồi. Mùa an bình đã lại tới.

Trở lại Núi Trầu vào đêm Giáng Sinh
Chúng tôi cùng nhau quây quần bên bếp lửa
Đón Noel, chén trà nhãn lồng chia xẻ
Người bạn rưng rưng hát nhạc Dâng Mừng
Ai lấy chiếc thìa gõ nhịp. Đêm Đông...

Nhà thơ Trần Hoài Thư đang ở đâu đây cà? Đêm Noel chỉ có trà nhãn lồng, tiếng hát với chiếc thìa gõ nhịp, những người bạn bên bếp lửa. Núi Trầu? Đó là một trại được mang danh học tập cải tạo. Trà nhãn lồng phải chăng là một loại trà lạ? Lạ thật, nếu không bị lùa vào tù, những giây lá chùm bao này, ai mà thèm để ý tới. Chúng tôi, trong cái túng quẫn, đã cắt những giây lá này, phơi khô làm trà. Uống cho mát. Cũng như chúng tôi đã rủ nhau vác xẻng đi lùng đào hà thủ ô uống cho bổ. Chúng tôi phải tự cứu lấy mình vì nếu bệnh tật, lên bệnh xá, chúng tôi chỉ có một “thực đơn” gồm hai món: xuyên tâm liên và khắc phục. Xuyên tâm liên trị bá bệnh nên chẳng trị được gì cả! Khắc phục diễn nôm ra là... ráng mà chịu!

Đêm Giáng Sinh đầu tiên trong trại cải tạo Long Thành, lũ chúng tôi, được mai mỉa là ngụy quyền, tụ họp từng nhóm với nhau ngoài sân, treo lên cây mấy chiếc lọ thủy tinh đựng chao thắp đèn cầy, trà nhãn lồng chuyền tay nhau, chiếc điếu cầy nằm giữa, chúng tôi không phải là mừng, mà là tưởng tới đêm Chúa Giáng Trần. Chỉ có vài viên kẹo cắt vụn cho đủ mỗi người một mẩu là từ thế giới bên ngoài vào. Còn tất cả là những thứ tự chế trong tù. Chúng tôi ngồi rù rì chuyện trò, nhớ về những đêm Noel trước kia, nhớ về những vui mừng của Đêm Thánh ngày trước, nhưng nhớ nhất vẫn là nhớ những tụ họp gia đình trong Đêm Huyền Diệu này. Ngồi với nhau nơi đây, an bình chúng tôi đã mất, gia đình đã xa xăm biền biệt, Chúa cũng xa vời. Ánh sáng của Chúa thăm thẳm tận đâu đâu. Đằng sau, trước mặt, chung quanh chúng tôi chỉ còn bóng tối. Chúng tôi nhìn nhau trong ánh sáng của những ngọn nến leo lét trong những hũ thủy tinh mờ mờ. Chúng tôi chỉ còn có nhau. Chụm đầu vào nhau, chúng tôi khe khẽ hát, tiếng ca o ép sợ tụi ăng-ten nghe thấy. Chúng tôi hát để an ủi nhau. Những bài hát của quá khứ, của kỷ niệm, những khúc thánh ca chưa bao giờ, trong thời gian ngoài ngục tù, chúng tôi lại cảm thấy thấm sâu vào lòng như vậy. Trong hoạn nạn, chúng tôi mới thấy thật cô đơn.

Con ngẩng mặt: đêm nay trời nạm ngọc
Quê Cha đâu? Đường lối hẹp kinh kỳ
Thuyền vật chất trôi xuôi về địa ngục,
Trong hồn con còn dội bước con đi.

Nhà thơ Tạ Ký đã cô đơn nhìn lên trời trong đêm Giáng Sinh. Đêm đó, chúng tôi chẳng thấy trời, chẳng thấy đất, chỉ thấy hỗn mang bóng tối địa ngục. Đêm đó, khó dỗ giấc ngủ, biết bao nhiêu giọt nước mắt đã lăn thầm trên mặt. Nước mắt đàn ông!

Song Thao
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2022 lúc 11:32am
Bộ tam sên

Bộ%20tam%20sên%20là%20gì?%20Bộ%20Tam%20Sên%20cúng%20khai%20trương%20gồm%20những%20gì%20-%20QuanTriMang.com


Đang cuốc đất be bờ lại cho mảnh ruộng nhà mình bổng Tư Nên nghe tiếng của Sáu Càng gọi:

- Cha chả hôm nay anh Tư mầm sớm dữ hung a, sao không kêu sấp nhỏ ở nhà ra phụ, già cả rồi đừng ráng quá anh Tư ơi, anh mần quá có ngày cụp xương sống là mệt cầm canh nghe anh.

Chống tay lên cán cuốc Tư Nên cười khì một cái khi nghe ông láng giềng quan tâm đến mình hơi quá, Tư Nên nói:

- Chú Sáu nói sao chứ tụi mình chưa đầy "Lục từng" mà già cái khỉ khô gì, bữa nọ mở đài vô tuyến truyền hình tui nghe mấy ông hội nông dân tọa đàm về sức khỏe và đời sống của nông dân mình, có ông lên ngâm hai câu thơ làm tui khoái chí lắm, vầy nè :

- Bảy mươi chưa phải là già

- Bảy mươi là tuổi mới qua dậy thì .

- Vậy đó, tui với chú thì so ra mình còn "trẻ con  nhi đồng" lắm đó chú .

Nghe Tư Nên nói vậy Sáu Càng khoái chí cười khanh khách, sau tràng cười thiệt đã kia Sáu Càng lên tiếng:

- Anh Tư nói nghe có lý à nha, để tui dìa nói lại cho bà dợ tui cho bả sáng con mắt ra mới được, chứ ngày nào bà cũng "hát" hoài một bài:

- Ông Sáu nè, lúc này già cả rồi, mần cái gì cũng phải nghĩ đến gia đình con cái, ông bỏ cái tật léng phéng đi, hồi trẻ thì không nói gì, giờ già khú rồi lạng quạng thiên hạ cười cho thúi đầu luôn nghe ông .

Nghe Sáu Càng kể vậy, chẳng những Tư Nên không bênh ông láng giềng nọ mà ông còn "Đế" cho Sáu Càng thêm vố nữa :

- Thím Sáu ở bển nói dậy là trúng phóc rồi, tui cũng mến chú lắm nhưng nói thiệt (dụ) này tui (binh) chú không đặng rồi nhe, ai đời chú hết quen bà này tới bà khác, chú bay bướm còn hơn mấy tay giàu có ở Sài gòn nữa, họ tiền bạc rủng rỉnh nên họ mới đèo bồng, còn chú thì "Trên răng dưới... Dép" mà bày đặt học đòi, thím Sáu ở nhà coi (dậy) mà tốt ghê, gặp người khác chú có môn ra chuồng heo mà nằm .

Nghe "Đồng Minh" trở quẻ với mình, sượng sùng trong lòng Sáu Càng phân bua :

- Ai có muốn dậy đâu anh Tư, tại mấy bà thầy bói coi chỉ tay cho tui, bà nào cũng phán tui có số đào hoa, nên chuyện hai ba bà theo đuổi tui là chuyện bình thường, nhưng từ lúc tui quen bà bốn bên Giồng Trôm thì nó trở thành bất thường luôn, bà xã nhất quyết đòi "Xé hôn thú" làm tui năn nỉ gần chết thì bả mới cho tui vác cái xác về nhà.  Sáu Càng thở dài một tiếng rồi kể tiếp :

- Anh Tư biết sao không, quê cơ nhất là cái hôm tui trở về nhà, bả chơi ác mở cuốn băng hài của Hoài Linh và Chí Tài diễn cái tiểu phẩm Ru lại câu hò, hình ảnh  Chí Tài ăn mặc lôi thôi trở về sao giống y như hoàn cảnh tui lúc đó, tui chạy lại tắt phim này liền, thấy vậy  bả chọt vô một câu ê ẩm cả người : 

" sao rồi,  nhột lắm phải hông ông, cho ông chừa cái thói trăng hoa nghe chưa".

Đang trần tình với Tư Nên, bổng dưng Sáu Càng đổi đề tài :

- Anh Tư nè, bộ "Tam sên" của anh lúc rày bộ rã đám rồi sao không thấy khắng khít như lúc trước nữa.

Tự dưng nghe Sáu Càng "quẹo cua cao bồi" nhắm đến bộ ba của mình, từ khi có phong trào "Kiều hối" của những người sinh sống ở nước ngoài gửi về cho thân nhân ở quê nhà và phong trào "Hợp tác lao động" , nên  những dòng tiền của hai nguồn này đỗ về quê cho các gia đình có con em nằm trong trường hợp trên, vô tình nó lại là nguyên nhân gây ra sự hiềm khích, ganh tị lẫn nhau giữa  Ba Gà với Sáu Bảnh

Sở dĩ nhóm ba người của Tư Nên cùng Ba Gà và Sáu Bảnh được mang cái biệt danh là "Bộ tam sên" mà Sáu Càng mới nhắc cho Tư Nên là được xảy  ra rất ngộ nghĩnh. 

Bữa nọ trong ấp Tân Phú nơi nhóm bạn bè chí cốt của Tư Nên cư ngụ, nhà Sáu Bảnh cất thêm căn nhà gỗ cho hai vợ chồng thằng con lớn ra riêng, xui cho Sáu Bảnh vì đang mùa thu hoạch lúa nên các công lao động đỗ xô ra đồng lo cho vụ mùa, chỉ còn lại  một số người già và trẻ em ở nhà nên thiếu nhân công phụ cất nhà, Sáu Bảnh buồn bã bèn thả ra tiệm cà phê đầu xóm ngồi chờ thời, một là có thể gặp ai đó chịu phụ mình trong vụ cất nhà thì thuê mướn, hai là Sáu Bảnh thuộc loại bị "sâu cà Phê" hành dữ lắm, bữa nào không uống thì người dật dờ rất khó chịu vì thế không nữa nào Sáu Bảnh vắng mặt nơi tiệm cà phê này, dường như trời già cũng sắp đặt nhân duyên nên khiến sao hôm ấy Tư Nên và Ba Gà có mặt, sau một hồi tâm sự chuyện làng xóm nhà cửa ruộng vườn của nhau, Tư Nên và Ba Gà nghe Sáu  Bảnh cầu cứu việc cất nhà nên hai người nhận lời ngay, coi như phụ giúp nhau trong lúc khốn khó về khía cạnh nào đó là điều tốt đẹp..

Khi mấy cây nhang đã tàn trong buổi lễ cúng khởi  công xong, Sáu Bảnh bưng cái dĩa đựng " Bộ tam sên" gồm mấy con tôm càng, vài cái trứng vịt, miếng thịt heo ba rọi thật ngon đem ra cái bàn tròn đặt giữa mảnh đất dự định cất nhà, Sau Bảnh kêu con gái đem ra chai đế Gò Đen trong veo như mắt mèo mùi thơm phức, đây là loại ba xi đế chánh gốc Gò Đen do sui gia của Sáu Bảnh tự nấu nên rất ngon và không có hóa chất độc hại ẩn trong đó,  bộ ba nhậu một trận tưng bừng cho đến khi ngà ngà say, bộ ba này mới bày ra cái màn " Kết nghĩa đào viên" và đặt cho nhóm có cái tên "Bộ Tam Sên", với ý nghĩa  ba người gắn bó tình anh em cùng nhau lâu bền, ví như Bộ Tam sên mà thiếu một món trong ba món kể trên thì coi như không còn ý nghĩa gì hết. Chuyện đời cứ nghĩ mọi việc sẽ trơn tru tốt đẹp, và bộ Tam sên kia tưởng đâu là bạn tốt suốt đời, nhưng...

Nhà cửa cất xong con gái Sáu Bảnh được ấp chọn cho đi Hợp tác Lao động bên Nhật Bản, chưa bao giờ được đi xa, vậy mà con Hiền con Sáu Bảnh sắp có dịp kiếm tiền còn được du lịch  thì còn ao ước nào hơn...

Con Gái của Ba Gà đi nước ngoài đã lâu, trước đây thỉnh thoảng gửi về một lá thư, con Thu kể lể nhớ cha mẹ, nhớ con mương bên hông nhà nhớ cây cau trước sân, dĩ nhiên có tía má mình !à vợ chồng Ba Gà. Không biết sau này tự dưng Thu gửi tiền dồn dập về cho vợ chồng Ba gà sửa sang nhà cửa thật tươm tất, cuộc sống nhà Ba Gà "dễ thở" một cách rõ ràng.

Con Hiền con Sáu Bảnh cũng đâu kém cạnh, một thời gian làm lụng khổ cực Hiền bắt đầu gửi tiền về cho cha mẹ, tuy vậy cuộc sống của nhà Sáu Bảnh không thể nào sánh bằng cuộc sống nhà Ba Gà....

Xích mích bắt đầu có nguồn cơn để hình thành, một bữa đang ngồi "Cu ki" bên ly cà phê, Sáu Bảnh buồn vô hạn, vì hôm kia thôi Sáu Bảnh ngồi đò qua sông nghe mấy bà đi chợ trò chuyện với nhau:

   -Cha nội Ba Gà lúc này ngon cơm lắm nhe mấy bà, Hôm rồi cúng miễu trong xóm mình, ổng đứng ra thầu hết chi phí, mọi lần bà con còn góp vốn vô cũng kiếng,  giờ thì xóm đó sướng ghê, à tui nghe nhà của ông Sáu Bảnh gì đó , có con gái mần ăn ở nước ngoài nhưng coi bộ tiền bạc không bằng nhà Ba Gà, mấy " Ổng " nghe nói chí cốt nhau lắm nghe, nhưng coi chừng ganh nhau thế nào cũng rã đám cho coi.

Sáu Bảnh mừng thầm trong bụng vì mấy "Bà tám" trên ghe không ai biết mặt mình nên họ đâu có biết Sáu Bảnh cũng đang thầm ghen tức vì điều các bà tám vừa rồi  thổ lộ cho nhau.

Người ta thường nói " Oan gia ngõ hẹp" nên đang bực bội vụ Ba Gà, Sáu Bảnh ực cho xong ly cà phê vừa đứng dậy đi về, bổng Ba Gà cũng mò đến quán cà phê, gặp sáu Bảnh bà Gà vồn vã hỏi:

- Sao rồi anh Sáu, lóng rày con Hiền nghe nói gửi tiên về cho anh Khẵm lắm phải hông, hôn nay quởn nè, tụi mình qua rủ anh Tư Nên làm vài xị giải sầu chơi, lâu quá không ráp lại cũng buồn.

Nghe Ba Gà hỏi thăm vụ con Hiền, vì đang bực dọc trong bụng nên Sáu Bảnh cứ nghĩ Ba Gà chơi xỏ lá, móc lò cho mình quê chơi, Sáu Bảnh tự nhiên thấy máu nóng dồn lên đầu nên trả đùa cho bỏ  ghét:

- Không dám đâu anh Ba ơi!, con Hiền nhà tui tiền bạc làm ra sao bằng con Thu con anh, nghe nói nó ăn tiền trợ cấp thất nghiệp  mà lại có công việc làm hẳn hoi nên nó gửi về cho anh nhiều hơn con Hiền nhà tui là cái chắc, nhưng anh dặn con Thu cẩn thận nhe, ăn gian có ngày " phú lít" nó "Vịn" là tiêu nghe anh.

Nghe lời nói chói tai của Sáu Bảnh vừa thốt ra, Ba Gà bực dọc :

- Ai nói anh con Hiền nhà tui dậy chứ, nó có ăn tiền của chính phủ trợ cấp cái giống gì đâu, anh nghe mấy bà tám ngoài chợ đồn đãi bậy bạ không hà.

Thấy thái độ tức giận của Ba Gà, Sáu Bảnh hả hê trong bụng vì trả đũa được Ba Gà một cách đích đáng nên Sáu Bảnh cũng mát dạ, đến đây hai ông không nói với nhau lời nào nữa, chiến tranh lạnh giữa cái hột vịt và con Tôm càng của bộ Tam Sên bắt đầu, chỉ có miếng thịt heo (Tư Nên ) chưa biết điều xích mích trên.

Tuy vậy lần hồi Tư Nên cũng biết được nội tình của hai người bạn thân thiết của mình giận nhau vì chuyện không đâu, biết hai người bạn mình ai cũng là người cố chấp, muốn họ làm hòa với nhau Tư nên cảm thấy khó còn hơn tìm đường "Lên trời", qua nhiều đem tâm sự với vợ mình, bữa nọ nhân có giỗ ở nhà Tư Nên mời lối xóm có mặt đầy đủ nhưng chủ yếu là lôi cho được hai người bạn đến để có cơ hội cho họ làm lành lại với nhau.

Bàn tiệc Tư Nên ngồi kế bên là Ba Gà và Sáu Bảnh, ai nấy nói cười vui vẻ, duy chỉ có hai ông nọ là không thèm nói chuyện với ai, cư lầm lì tới tua là bưng cái ly mắt trâu rượu đế nốc ực cho xong bổn phận, khi rượu bắt đầu ngấm, chờ có vậy vì Tư Nên thấm nhuần câu tục ngữ "Rượu vào lời ra", sau vài câu chuyện vô thưởng vô phạt, Tư Nên bắt đầu ra chiêu :

- Mèn ơi ! bà Tám Hợi hôm rồi cúng động Thổ cất nhà bả không xài bộ Tam sên để cúng nữa, tui thấy vậy cũng được đa.

Ông Tư Cồ thuộc hàng bô lão trong ấp đâu có biết mánh lới của Tư Nên, vì vậy ông lên tiếng phản bác :

- Thăng Tư bây nói dậy là bậy dữ đa nghe,  nào tới giờ vụ cúng đất đai nhơn trạch, ông bà mình khi cúng dứt khoát phải có bộ tam sên mới thành lễ nghe bây, ai chế bớt vụ này thì sai bét rồi đó, con mẹ Tư Hợi bậy bạ hết sức luôn bây, ý nghĩa cúng bộ tam sên là để tế cáo Trời đất sông nước thành hoàng thổ địa đó bây, tục xưa vậy mà làm, đừng có chế bậy bạ tội lỗi với trời đất nghe bây.

Tư Nên cố tình chế dầu vô lửa :

- Ông Tư ơi , con đồng ý cúng bộ Tam sên, nhưng lỡ kẹt cúng hai sên được hông ông Tư.

Biết Tư Nên đang " Thấu cáy" mình chuyện gì, ông Tư Cồ làm bộ hỏi:

- Cái thằng quỷ này, hai sên là cái giống gì tao chẳng hiểu đâu ra đâu hết, ý chú em mầy là sao, cứ nói huỵch toẹt ra đi cứ úp mở  hoài.

- Con thấy nếu thiếu miếng Thịt heo thì cúng cái hột vịt với con tôm được không ông Tư, hai sên là vậy đó.

Nghe Tư Nên nói xong ông Tư Cồ cười với cái giọng sằng sặc đến độ nước mắt rị ra nơi khóe, ông Tư dụi mắt rồi nói:

- Thằng Tư mầy hôm nay nói xàm hết biết luôn nhe, cúng tế cáo mà bây giả ngộ hoài, ai đời cúng kiểu đó bao giờ, bây có cái ý gì trong này phải không?
 

Đến nước này Tư Nên mới kéo Ba Gà và Sáu Bảnh đứng lên thi lễ với ông Tư Cồ. Khi vái tạ người lớn tuổi với thái độ tôn kính, Tư Nên bèn nói:

- Dạ thưa ông Tư, ba đứa con là anh em kết nghĩa, tụi con ví như bộ Tam sên, con là miếng thịt heo, Ba Gà là con Tôm Càng , còn Sáu Bảnh đây là cái hột vịt, hổm rày hai cha nội này giận nhau vì cái chuyện không đâu khiến ai cũng buồn, hôm nay nhờ ông Tư cho biết ý nghĩa bộ Tam sên, và nếu thiếu một thứ trong đó coi như vô dụng.

Quay sang hai ông bạn già của mình, Tư Nên nói :

- Hai tía mần ơn hòa thuận lại giùm tui đi, mình có ba đứa mà bày đặt giận hờn chi cho tổn hao sức khỏe, cuộc đời ngắn ngủi lắm hai ông ơi!

  Gương mặt Ba Gà và Sáu Bảnh thật sự xúc động, Ba Gà xoay qua ôm chầm Sáu Bảnh, Sáu Bảnh cũng  ghì chặt lấy ông bạn của mình, thấy vậy ông Tư Cồ khoái trá khen :

- Chèn ơi , thằng quỷ Tư Nên này ghê thiệt bây, dám giỡn mặt với Lão Tư Cồ này hen, tao phải phạt bây mới được, cho tao ba cái ly xây chừng đi bây, phạt thằng Tư Nên ba ly một chỗ mới được

Rượu rót ra sóng sanh đầy tràn  ba cái ly "xây chừng" để trước mặt Tư Nên, vừa định bưng lên uống thì có bàn tay ai giữ lại, thì ra Ba Gà ngăn lại, thấy vậy ông Tư Cồ làm bộ làm dữ :

- Ủa sao ngộ dậy cứ để thằng quỷ đó uống đi chứ.

Ba Gà nói với ông Tư Cồ :

- Thưa ông Tư, lỗi này do tụi con gây ra, bây giờ xin phép ông Tư có phạt thì Phạt nguyên bộ Tam sên đi, chứ phạt miếng thịt heo không thì tội nghiệp lắm.

Ông Tư Cồ cười giòn , ông nói :

- Chú em này thuộc bài  ghê chưa, phải vậy mới đúng bộ tam sên chứ.

Ông Tư Cồ cầm cái ly mắt trâu lên hô lớn :

- Bà con ơi! Nâng ly chức mừng bộ tam sên tái hợp nhe.

Tiếng dạ rân lên, ai nấy vui mừng khi thấy tình nghĩa xóm làng của bộ Tam Sên thật sự gắn bó nhau đến cuối đời.
 

Hai Hùng SG



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Dec/2022 lúc 11:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2022 lúc 12:59pm
Sao Khuê

Christmas%20Door%20Decorating%20Ideas


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Dec/2022 lúc 1:01pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Dec/2022 lúc 9:31am

Chuyện Lẩm Cẩm 

 

Tôi có một người bạn già cứ tự trách mình lẩm cẩm vì hai câu chuyện đã xảy ra cho anh: - mất đôi giầy khi đi “gym” tập thể dục, - và tìm không ra món quà tặng vợ đêm Giáng Sinh vì dấu kỹ quá. Tôi viết đùa để trêu anh bạn khi nghe kể lại hai câu chuyện trên.


Câu chuyện lẩm cẩm thứ nhất:

MẤT ĐÔI GIẦY SỐ 6

      Kể từ ngày về hưu, rảnh rỗi chẳng biết làm gì, tôi hay ngồi viết thư cho bạn  bè hoặc viết tán nhảm với mấy cô hàng xóm. Và trong những lá thư gửi đi ấy, tôi toàn nói chuyện phịa (chuyện giả tưởng). Tôi phịa ra đủ mọi thứ chuyện, từ chuyện to cho đến chuyện nhỏ, từ chuyện trong nhà ra đến chuyện ngoài đường. Tôi phịa nhiều quá đến nỗi tôi cũng bị “hỏa mù” với chính tôi, chẳng biết lúc nào tôi thật lúc nào tôi giả nữa. Nghe chuyện của người tôi cũng bị rơi vào trạng thái hỗn mang, kht kh hư thật, nửa đúng nửa sai, nửa nạc nửa mỡ, nửa trắng nửa đen, lúc nào cũng chỉ thấy toàn là giả tưởng.

      Nhân đọc thư anh kể lể về chuyện anh đi tập thể dục ở “gym” gần nhà đã mất đôi giầy số 6 (size 6) do một tên nào đó đi nhầm hay “cầm nhầm” (!).

      Tôi bèn tưởng tượng ra nếu cái thằng tôi mất giầy hôm đó.

      Tôi sẽ làm sao?

      Tôi sẽ loay hoay, ngơ ngác, tìm tìm kiếm kiếm đôi giầy số 6. Đôi giầy mang tên số 6 ấy cứ như mang cái bí danh hay ám số trong truyện trinh thám hay giả tưởng nào đó mà tôi đã đọc từ cái thời còn đi hoc, cái thời học thì ít mà liếc thì nhiều, liếc sang bàn bên cạnh nhìn mấy em ở lứa tuổi “ô mai” thập thò ăn vụng me chua trong lớp.

      Này nhé, tôi sẽ lục tủ này, kéo tủ kia, moi moi móc móc, hớt hơ hớt hải, lăng xa lăng xăng chạy ra chạy vào, chạy tới chạy lui đi tìm; rồi nghi ngờ, bực tức cái đứa nào dám lẩm cẩm đi nhầm đôi giầy của ông. Ông sẽ tìm cho ra bằng được cái thằng nhãi ranh ở tuổi 13 hay con bé xinh xinh ở cái tuổi 15, 16 trăng tròn đi vừa đôi giầy số 6 ấy. Thế rồi, với đôi chân trần giống như trong phim “Nữ Bá Tước Đi Chân Không”(1) ngày nào, tôi cứ đảo qua đảo lại, mắt trước mắt sau, nhìn ngược nhìn xuôi, nhìn từ trên xuống dưới, nhìn cả những chỗ không thể đi giầy được trên thân thể của những đứa tôi nghi.

      Thế rồi tôi thất vọng, chán chường, mỏi mệt vì không tìm ra được cái đứa lẩm cẩm ấy. Thế rồi (lại thế rồi), tôi đi ra “front desk”, mượn một chiếc dép mòn (như lời kể trong thư của anh), một chiếc thôi, thất tha thất thểu, chân thấp chân cao, khập khà khập khiễng bước ra xe.

      Trong lòng tôi có chút gì lo lắng, bồi hồi khi lái xe về nhà. Và tôi cũng cảm thấy có chút gì bẽn lẽn, ngập ngừng khi gập “nàng đang đứng ngoài ngưỡng cửa chờ chồng, mắt nàng lơ đãng nhìn về cõi xa xăm. Tôi ngoẹo đầu, một tay xòe ra đưa về phía trước khua khua ra dấu như đứa trẻ con vừa mất kẹo, một tay chỉ xuống đôi bàn chân trần, buông thõng một câu mất rồi như để phân bua. Nàng lạnh lùng nhìn tôi mà chẳng nói, ngoảnh mặt bước vào nhà lẩm bẩm điều gì tôi không nghe rõ. Tôi rụt rè len lén theo sau, trong lòng lại thoáng có cái gì vui vui, hí hửng. Hí hửng vì ngày mai được mua đôi giầy mới. Với ý nghĩ ấy, tôi xoa hai tay, miệng cười chúm chím, thu mình, khom lưng nhún nhẩy bước vào phòng tắm, khẽ huýt sáo với bản tình ca ướt át.

      Tôi biết tôi không lẩm cẩm, mà chỉ là nạn nhân của cái tên đi vừa đôi giầy số 6 mà tôi đã mua cách đây hai năm và đã rách. Đi nhầm một đôi giầy cũ nát của tôi mà không thèm trả lại, tên này mới đích thực là lẩm cẩm.

      Tôi xin chấm dứt câu chuyện về thằng tôi chứ không phải là chuyện của ông bạn già cứ tự cho mình là lẩm cẩm.

      Chắc là tôi lại đang phịa đây rồi!

      Đùa anh một tý cho vui thôi nhé. [Cười]      


Câu chuyện lẩm cẩm thứ hai:

MÓN QUÀ GIÁNG SINH

            Câu chuyện lẩm cẩm thứ nhất về đôi giầy số 6” của anh xảy ra chưa được bao lâu, dư hương của cái mùi không thể thơm được” của đôi giầy cũ vẫn còn phảng phất đâu đây. Ấy thế, một câu chuyện khác được cho là chuyện lẩm cẩm thứ hai của anh lại xy ra cho anh vào đúng đêm Giáng Sinh.

      Câu chuyện anh cho là “lẩm cẩm thứ hai” được anh kể như sau: Anh mua một món quà Giáng Sinh tặng vợ. Để tạo bất ngờ, anh đã cất món quà đó quá kỹ, kỹ đến độ tới giờ quan trọng thì tìm nó không ra. Anh cứ tự trách mình là lẩm cẩm.

      Tôi xin mở đầu câu chuyện để bàn theo kiểu Mao Tôn Cương” về cái lẩm cẩm thứ hai như thế này nhé. Lại “phịa”!

      Nhân một buổi sáng, tôi lái xe về tới gần nhà, ngang qua một trạm xe buýt công cộng của thành phố, tôi thấy một người đàn ông đi đôi giầy vải (tennis shoes) hiệu Bata mới toanh, dáng người khỏe mạnh, ắt hẳn ông ta phải là người đi tập thể dục hàng ngày. Người ấy cúi đầu đi vòng quanh bên chiếc ghế dài dành cho khách chờ xe với một vận tốc đều đều, không nhanh mà cũng không chậm. Ông ta có vẻ trầm ngâm, thỉnh thoảng ngừng lại ngắm nghía đôi giầy mới đang đi rồi ngửng đầucái đầu tóc bạc muối tiêu rất đẹpnhìn lên trời cao cười cười và lầu bầu một mình như đang nói chuyện với ai.


Tôi thấy lạ, ngừng xe quan sát. Ông ta cứ lập đi lập lại cái động tác ấy, nghĩa là vẫn bước đi đều đều quanh chiếc ghế, cúi đầu trầm tư, ngắm nghía đôi giầy mới, ngửng đầu nhìn lên trời cười cười rồi lẩm bẩm một mình.

       Vừa khi chiếc xe buýt trờ tới. Tôi nghĩ thế nào người đàn ông ấy cũng lên xe khi cửa chiếc xe vừa mở ra. Nhưng không, ông ta chỉ đứng nhìn chiếc xe buýt một cách bâng quơ, lơ đãng. Khi chiếc xe từ từ đóng cửa trở lại và chuyển bánh thì ông mới hấp tấp đuổi theo, phóng mình, bấu víu, đu lên. Tôi lắc đầu mỉm cười:

      - Lẩm cẩm thật!

      Về tới nhà, tôi ngồi đọc thư anh, thấy anh tự than thở là mình lẩm cẩm đã không tìm ra món quà tặng vợ vào đêm Giáng Sinh vì cất kỹ quá, rồi quên. Tôi thấy anh có lẩm cẩm gì đâu. Tôi cố gắng hình dung ra một cái gì lẩm cẩm nơi anh thì thú thật tôi không đào đâu ra được cái hình ảnh ấy. Nói theo kiểu thầy bàn “Mao Tôn Cương” thì anh được xếp loại “khôn bỏ mẹ” chứ chẳng phải chơi đâu. Anh mà có lẩm cẩm thì khối cô thèm cái lẩm cẩm ấy của anh.

      Nghĩ tới câu “thèm cái lẩm cẩm”, tôi chợt nhớ một câu chuyện và xin kể cho anh nghe. Chuyện có thật đấy nhé! [Cười]

      Số là thế này. Một hôm, cô hàng xóm đầu ngõ nhà tôi, tên Mộng, nghĩa là cái cô “to lớn đẫy đà làm sao” như tôi đã nhắc tới vài lần, nhân dịp sinh nhật của cô, cô mời tất cả các ông hàng xóm lẫn các cô hàng xóm tới nhà cô ăn bánh “cake” và hát hỏng “ca ra là OK”. Bữa đó, tôi cũng được mời và đang ngồi đấu láo với mấy ông hàng xóm khác tại phòng khách. Câu chuyện cứ ngon trớn, nổ ran. Chợt đâu, tôi thấy vài cô hàng xóm trong khu cứ đi qua đi lại trước mặt tôi mà bụm miệng cười. Tôi lấy làm lạ. Cô chủ nhà thì cứ như gà mắc đẻ”, nhí nháy chỉ trỏ ra hiệu cho tôi điều gì mà tôi không hiểu. Vì không hiểu nên tôi lờ.

      Hình như có điều gì cô chủ nhà muốn nói với tôi ghê lắm nên cô cứ lấp ló ở phòng trong vẫy vẫy tôi vào. Cũng vì không hiểu nên tôi vẫn lờ.

      Cô không chịu nổi nữa, gọi tôi toáng lên:

      - Anh! Anh vào đây em nhờ một tý.

      Tôi lừng khừng đứng lên đi vào như cố tỏ ra cho mọi người biết mình không quan tâm chi đến mấy cô hàng xóm.

      Cô vội hỏi to thêm:

      - Anh uống cà phê loại nào?

      Tôi nghĩ cô này thật lẩm cẩm, có thế mà cũng làm nhắng lên. Nhưng hỡi ôi! Bên cạnh cái giọng to lớn kia là một giọng tuy nhỏ nhưng rất sắc, thoát ra từ những kẽ răng:

      - Đóng cửa sổ vào! Đóng vào ... nhanh lên!

      - Đóng cửa sổ nào? Tôi ngớ người hỏi.

      Cô vội đưa mắt ra dấu xuống nơi “cửa sổ” ấy. Tôi giật mình khi nhận ra sự việc, vội đưa tay kéo đóng cái “cửa sổ” lên cái xoạt.

      Tôi đỏ mặt chống chế:

      - Anh cứ hay quên mấy cái “lẩm cẩm” này!

      Cô hàng xóm liếc xéo tôi một cái thật dài, cười cười:

      - Anh mà lẩm cẩm! Cho em xin cái lẩm cẩm ấy của anh đi.

      - Cho cái gì? Tôi hóm hỉnh hỏi lại.

      Cô biết mình lỡ lời.

      - Never mind (Không có chi)!

Cô tất tả bỏ đi để còn tiếp đón những ông hàng xóm kéo tới càng lúc càng đông. Tôi vội bước ra phòng ngoài, để lại phía sau lưng những tiếng cười khúc khích đầy giễu cợt lẫn đú đởn của những cô hàng xóm xinh đẹp khác. Tôi liếc vội xuống dưới đất xem có kẽ hở nào để tôi chui xuống đấy.

      Tôi hỏi thật anh, trong câu chuyện có thật [lại cười] vừa rồi, tôi có lẩm cẩm không hả? Tôi đâu có lẩm cẩm phải không? Tôi chỉ quên thôi mà. Mà quên thì cũng chỉ là chuyện xẩy ra rất thông thường, thông thường như anh cất món quà Giáng Sinh của chị quá kỹ thành tìm không ra. Có gì lẩm cẩm đâu nhỉ? Cất kỹ thì khác với dấu kỹ đấy nhé. Trăm chuyện vỡ đầu xẻ tai cũng chỉ vì chữ “dấu”. Nhớ cất kỹ chứ đừng dấu cái gì hay điều gì đấy.

      Có ai trách anh là lẩm cẩm khi anh đang đeo mắt kính trên mắt mà cứ đi tìm kính loạn cả nhà lên đâu. Có ai trách anh khi anh ra mở máy xe rồi cứ chạy vào nhà kiếm chìa khóa xe để ra nổ máy. Có ai trách anh sáng sáng đi làm, ngày nào cũng như ngày nấy, mất cả nửa giờ đồng hồ hớt hơ hớt hải, nào tìm đôi vớ, đôi giầy, nào chùm chìa khóa hay cái ví ở đâu.

      “Dấu đầu hở đuôi” mới thật là lẩm cẩm. Cái lẩm cẩm tệ hại này thì nó chẳng phân biệt tuổi tác hay chủng tộc gì cả. Nó chẳng phân biệt là “nỗi niềm riêng” hay “nỗi niềm chung”, nó cũng chẳng cần biết “một khoảng trời riêng” (tên một thi phẩm ở S.J) hay “khoảng trời chung”. Cứ dấu mà bị lòi ra là chết, chết một cách rất lẩm cẩm, đau thương. Như dấu vợ để tiêu hết tiền thưởng cuối năm (bonus), rồi lại bất ngờ, trong một ngày đẹp trời nào đó, lẩm cẩm than với vợ là tiền thưởng năm nay ít quá. Trời hôm đó có đẹp cách mấy cũng tối sầm.

      Nói vậy thôi, không phải cái lẩm cẩm nào cũng đáng sợ cả đâu. Có cái lẩm cẩm cũng rất dễ thương, vì có cái lẩm cẩm nào giống cái lẩm cẩm nào đâu. Như có một lần cô hàng xóm xinh đẹp trước cửa nhà tôi, hỏi tôi một câu thật rất đáng yêu “Em nhớ tối hôm qua, khi đi ngủ em mặc áo phải (áo T shirt), sao sáng nay tỉnh dậy em lại thấy mình mặc áo trái?” Có mà thánh mới biếtHỏi như thế mới thật là lẩm cẩm.

      Thôi, tôi lẩm cẩm” vài câu chuyện với anh một tý, lẩm cẩm như cô hàng xóm hỏi tại sao sáng ra tỉnh dậy lại thấy mình mặc áo trái vậy. [Cười!]

 

NGUYỄN GIỤ HÙNG

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Dec/2022 lúc 9:35am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2022 lúc 10:13am

Chuyện Mẹ Chồng

Mẹ%20chồng%20có%20thực%20lòng%20thương%20con%20dâu%20hay%20không,%20nhìn%20vào%203%20điểm%20này%20là%20biết%20%20hết

Hôm nay đi chùa Liên sẽ về sớm hơn mọi ngày, nàng nói với tôi:
– Chiều nay vợ chồng em cần đi xem vài địa điểm apartment nữa để chọn chỗ thuê mướn cho vừa ý vừa túi tiền chị ạ. Chúng em đã hỏi vài chỗ, thuê căn hai phòng cũng hơn một ngàn một tháng quá đắt với chúng em.
Nhìn vẻ mặt Liên thoáng lo buồn tôi càng thương cảm nhưng chỉ biết an ủi suông:
– Chúc em chọn được căn vừa ý nhé. Thôi thì tuy tốn tiền mà ở riêng tinh thần thoải mái hơn ở với mẹ chồng…


Liên là bạn vai em, chúng tôi gặp nhau và quen biết nhau ở chùa. Mỗi Thứ Bảy cuối tuần tôi thường đi lễ chùa và Liên cũng thế. Thỉnh thoảng nàng hay than thở về bà mẹ chồng khó tính khó ưa. Liên mới sang Mỹ được chừng 5 năm, có hai đứa con, nàng làm nail, chồng tên Hải làm thợ hàn trong hãng xưởng. Vợ chồng con cái đang ở chung với cha mẹ chồng thì đùng một cái bà mẹ chồng tuyên bố “đuổi” gia đình Hải ra ở nơi khác.


Liên đã vừa khóc vừa kể:
– Mẹ chồng em hắc ám lắm chị ơi, hồi đó bà phản đối không cho anh Hải về Việt Nam cưới em. Bởi vậy bà ghét em, chê em con nhà nghèo, bà nghi ngờ em đi làm  dấm dúi gởi tiền về Việt Nam cho cha mẹ anh em.
– Nhưng bà cũng đã cho vợ chồng em ở chung 5 năm nay rồi còn gì?
– Ôi, ở chung cũng cực khổ trăm bề, muốn ăn muốn ở gì theo ý mình đâu có được, bà kiểm soát, chỉ dạy em đủ thứ nghe mà bắt mệt. Nhưng tụi em chưa sẵn sàng tiền bạc để ra ở riêng thế mới khổ chứ.
Tâm hồn tôi cũng bị ngả nghiêng theo chiều gió, tôi trách bà mẹ chồng của Liên:
– Làm cha mẹ phải đỡ đần cho con cháu, giận gì thì giận nỡ lòng nào đuổi con cháu ra khỏi nhà cái rụp vậy. Bà mẹ chồng của em đúng là…hắc ám.
Liên bùi ngùi:
– Em thật vô phước gặp bà mẹ chồng kiểu này. May mà còn có chồng thương em…


Tôi thương cảm cho Liên và cũng thấy ghét bà mẹ chồng của nàng dù chưa gặp mặt lần nào.
Cuối cùng thì vợ chồng Liên đã ra ở riêng, họ thuê căn apartment hai phòng giá $1,200 một tháng. Ngoài tiền thuê nhà, còn tiền gởi hai con, Liên gởi con cho bác người Việt ở ngay bên cạnh, cũng may bác hàng xóm thông cảm hoàn cảnh vợ chồng Liên nên lấy giá rẻ hơn nhiều so với nơi khác.


Từ ngày ra ở riêng Liên ít đi chùa, có khi cả một hai tháng tôi không gặp Liên, có lẽ nàng bận rộn làm việc nhiều hơn và lo chuyện nhà nhiều hơn. Lúc trước ở chung với nhà chồng, có cha mẹ là có thêm người, thêm tay chân đỡ đần chuyện nhà cửa con cái nên vợ chồng Liên mới rảnh rang. Tuy không gặp Liên thường xuyên nhưng tôi nghĩ gia đình Liên đang sống yên vui nơi ở mới là tôi cũng vui theo.
*
Một Thứ Bảy tôi đi chùa như thường lệ, lúc giờ ăn trưa có một bác tìm hỏi đúng tên tôi, bác giới thiệu là mẹ chồng của Liên và đưa tôi một tấm thiệp mời:
– Nè cô, con Liên dặn dò tôi trao tận tay cô tấm thiệp mời ăn tân gia.
Tôi ngỡ ngàng nhìn tận mặt bà mẹ chồng… hắc ám, đó là một bà mẹ quê nét mặt hiền lành chất phác, vậy mà qua những lời Liên kể tôi đã hình dung ra một “ác phụ”, một “bà chằn” đối xử tàn tệ với con dâu. Tôi thật sự ngạc nhiên:
– Ủa bác… là mẹ chồng của Liên??
– Tôi ít khi đi chùa, trừ khi dịp lễ lớn như Phật Ðản, Vu Lan, cô không biết tôi là phải, hồi nào tôi mắc ở nhà lo cơm nước chồng con rồi phụ trông cháu. Lâu nay con Liên cũng bận rộn quá chừng nhưng nó vẫn nhớ đến cô.
Tôi ngạc nhiên lần nữa:
– Vợ chồng Liên đã mua được nhà rồi sao? Mới hôm nào cô ấy còn than thở với cháu là tiền thuê nhà, tiền gởi con và đủ thứ tiền khác hao tốn lắm mà, làm sao vợ chồng Liên để dành tiền nhanh thế?
– Ðúng vậy đó cô, để vợ chồng nó ra ở riêng mới biết lo….
Bà mẹ như gặp được chỗ để thở than:
–  Cô ơi, có cha mẹ nào mà không thương con thương cháu mình? Ban đầu thằng Hải con tôi đòi cưới vợ ở Việt Nam tôi có phản đối vì chẳng biết rõ gia đình người ta thế nào, nhưng đã lấy nhau, trở thành con cái trong nhà tôi cũng ráng đùm bọc chúng, cho ở chung và trông con cái cho vợ chồng nó đi làm hầu tiết kiệm được tiền sau này mua nhà mua cửa và lo cho con, nhưng có dư đồng nào là hết đồng đó. Cô coi, con Liên mới theo chồng sang Mỹ được 5 năm mà nó mang con về Việt Nam thăm cha mẹ nó tới 3 lần, tiền bạc nào chịu cho thấu. Thằng chồng thương vợ không dám nói gì, tôi khuyên nhủ thì bị con dâu giận hờn chê trách tôi ích kỷ nhỏ nhen không muốn nó về thăm cha mẹ….


Tôi đã hiểu phần nào câu chuyện và tin những lời người mẹ này kể. Một chuyến về thăm Việt Nam của 3 mẹ con Liên tiết kiệm lắm cũng phải tốn năm, bảy ngàn, vung tay hơn nữa là tốn chục ngàn như chơi. Nếu cha mẹ Liên ở Việt Nam biết hoàn cảnh tiền bạc Liên không dư dả gì mà về Việt Nam liên tục như thế chắc gì họ đã vui? Thà rằng cứ thăm hỏi qua điện thoại, qua thư từ, biết tin nhau mạnh khỏe bình an là vui rồi. Thay vì thường xuyên về Việt Nam, Liên có thể gởi biếu cha mẹ tiền vẫn nhẹ nhàng đỡ tốn kém hơn rất nhiều.


Bà mẹ kể tiếp:
– Tôi đành đoạn… đuổi chúng ra khỏi nhà. Quả thật sau hai năm ở riêng dù phải trả tiền nhà, tiền gởi con nhưng vợ chồng nó biết lo làm ăn, tiết kiệm, để dành được một món tiền nhỏ, vợ chồng tôi phụ thêm vào cho chúng tiền để down mua một căn nhà.
– Bây giờ mẹ chồng nàng dâu đã thông cảm nhau rồi hả bác?
Bà mẹ tươi cười:
– Chắc con dâu đã hiểu ra tấm lòng tôi, mỗi ngày thấy nó thân với tôi một chút tôi cũng mừng. Nó còn nói phải chi con không về Việt Nam mấy chuyến là có tiền down nhà từ sớm rồi. Hồi đó mỗi lần về Việt Nam chơi là một hai tháng, đã không kiếm được tiền một hai tháng, lại mất việc khi trở lại Mỹ, tiệm nail cũ không nhận vì đã mướn người khác, nó lại phải tìm việc nơi khác và làm lại từ đầu.
Tôi tiếc rẻ giùm cho Liên:
– Hèn gì nghèo là phải, mỗi lần Liên đi chùa thường hay cầu khấn trời Phật phù hộ kiếm được chỗ làm tử tế là thế. Nhưng làm chưa ấm chỗ lại xin nghỉ về Việt Nam thì chủ nào chịu nổi.
– Tôi trông hai cháu nội cho vợ chồng nó đi làm. Bây giờ con Liên đã yên ổn một chỗ làm, nó siêng làm lắm, không mấy hồi mà trả hết nợ nhà, có căn nhà của chính mình mà ở là sướng nhất phải không cô?
– Dạ, bác nói đúng.
Bà mẹ cởi mở:
– Chừng đó, không mắc nợ nhà nợ xe gì nữa, rủng rỉnh tiền bạc thỉnh thoảng vợ chồng con cái thằng Hải con Liên có về Việt Nam thăm bên vợ ai cấm cản làm chi…
Tôi khen:
– Bác… càng nói đúng..
Bà nhìn tôi với vẻ biết ơn vì đã lắng nghe và hiểu nỗi lòng của bà. Trút xong tâm tình bà mẹ chồng… hắc ám của Liên vui vẻ nhắc nhở tôi:
– Cô nhớ đến chung vui tân gia với chúng tôi nha, căn nhà nó mua tôi ưng hết sức, vợ chồng con cái nó ở tha hồ thoải mái. Căn nhà là tổ ấm mà cũng là của cải vốn liếng, chứ đi thuê mướn nhà trả tiền tháng nào là bay mất tiêu tháng đó.


Tôi cầm tấm thiệp mời, chẳng cần biết căn nhà cũ mới thế nào nhưng đã hình dung ra một căn nhà ấm cúng của vợ chồng Liên.
Bà mẹ chồng Liên chào tạm biệt và hẹn tái ngộ.
Tôi thấy bà mẹ chồng…hắc ám này thật hiền hòa dễ thương mà hôm nay mới gặp lần đầu tôi đã nhiều cảm mến. Tôi thầm nói với theo bóng dáng bà đang khuất dần phía xa:
–  Bác ơi, bác là bà mẹ chồng tuyệt vời của cô Liên đấy.


Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Dec/2022 lúc 8:47am

Con%20gái%20miền%20tây

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Dec/2022 lúc 8:53am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.457 seconds.