Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Oct/2022 lúc 8:52pm

 

Vô Tình

 



 
Không trăng sao ấy,

không người ấy

Không biết đời tôi đặt ở đâu?

(thơ Trần Mạnh Hảo)


Đây là chuyện kể về một người đàn ông chán chường với đàn bà và một cô gái lớn tuổi nhưng cô đơn. Lần đầu, gặp người đàn ông đó, từ tiểu bang khác đến, cô đã xao xuyến. Tình cảm bất chợt bao giờ cũng rất mãnh liệt và khó quên. Cô tìm mọi cách cho người vô tâm kia hiểu được cô và đáp lại tình cảm của cô. Vì mỗi năm chỉ có thể gặp mặt một lần nên cô phải bạo dạn nhưng ông ta vẫn vô tình.


Người nam, yêu là muốn chiếm hữu. Theo đuổi mà không thấy hi vọng thường bỏ cuộc. Người nữ, yêu là hiến dâng. Trót yêu ai thì nhớ mãi và đau khổ rất nhiều nếu không được người mình yêu hiểu cho.


Mời bạn theo dõi xem, “làm cách nào” cô tiếp cận được với người đàn ông đó?


*


Ông Tâm, tuổi trên năm mươi, vóc dáng, gương mặt không có gì đáng để phái nữ chú ý. Ông Tâm nghỉ phép thường niên (vacation), từ miền đông Hoa Kỳ qua Texas, thăm các bạn. Ông có nhiều bạn ở các tiểu bang Texas, California. Ông đến bạn nầy vài hôm, qua bạn khác vài hôm.


Ở Mỹ, nhà nào cũng có nhiều phòng cho con cái. Khi chúng lớn, như những con chim rời tổ, chúng có gia đình, ở nhà riêng. Thành thử, nhà bố mẹ có những phòng trống, dành cho bà con, bạn bè đến thăm, ở lại. Ông Tâm cũng biết, đến nhà người ta, dù bạn thân cũng làm xáo trộn nếp sống thường ngày của gia chủ, nên ông thường ở motel, bạn đến hotel mời về nhà ăn bữa cơm gia đình hoặc đưa đi thăm viếng địa phương. Đôi khi, bạn thật tình, khẩn khoản lắm, ông cũng chỉ ở vài hôm là tối đa. Khi người trong nhà đi làm thì ông lang thang ngoài đường một mình, ngắm cảnh hoặc vào siêu thị nhìn thiên hạ.


Ở Texas và California, nhiều người Việt nên ông cảm tưởng như đang ở quê nhà thời trước. Một buổi trưa, đi mỏi chân, ông vào tiệm McDonald, sắp hàng mua bánh. Vào giờ đông khách, ông Tâm đứng cuối một dãy dài. Đang nhìn vơ vẩn, ông thấy một cô, (ông đoán là người Việt) bước vào, đứng sau lưng ông. Ông bước lùi lại, nhường chỗ “Mời cô!”  Cô bước tới, nói nhỏ “Cám ơn chú!” rồi ngước nhìn ông Tâm, nhoẻn miệng cười.


Cô đứng gần đến độ hai người như chạm nhau. Bỗng cô quay lại, nhìn sững ông, ánh mắt sáng lên, như vui mừng được gặp lại bạn thân, rồi cô lại cười. Tự nhiên, ông Tâm cũng vui lây với cô. Niềm vui bất chợt và đơn giản mà ông chưa hề cảm nhận được lần nào trong đời. Hình như cô đang thở mạnh. Ông nói “Cô cho tôi được mời cô, nghe!” Cô không quay lại “Cám ơn chú!” Tuổi cô chưa đến bốn mươi nhưng cô gọi ông bằng chú, có lẽ để khỏi ngại ngùng.              


Hai người ngồi ăn cùng bàn. Chuyện trò cũng chỉ mưa nắng, những nhận xét về cộng đồng người Việt, về thời sự. Cả hai, đôi khi có nói về mình như một cách tự giới thiệu. Ông Tâm cho biết. Ông làm việc ở một thành phố miền đông Hoa Kỳ. Nghỉ vacation hai tuần. Ông cũng được biết cô tên Trang, có một tiệm buôn nhỏ ở thành phố Austin, về Houston mua hàng “Từ Austin, cháu về đây hết mấy giờ lái xe. Cháu lái xe chậm lắm. Chú có biết Austin không?” “Tôi chưa đến, có thể tôi sẽ đến đó cho biết” “Khi nào chú đến Austin, nhớ gọi cho cháu. Cháu sẽ đến thăm chú” “Tôi sẽ gọi cô. Tôi có vài người bạn ở đó” Cô ngạc nhiên “Sao ở đâu chú cũng có bạn cả?” Ông Tâm cười “Bạn văn, thơ, báo chí với nhau. Thỉnh thoảng, tôi có viết và gửi đến các báo. Có người chưa hề gặp mặt mà thân nhau lắm. Gặp nhau trên email, trên điện thoại thôi. Nhưng cuối tuần nầy tôi qua San Antonio rồi” “Nếu thấy tiện, khi đến San Antonio, chú gọi cháu. Cháu cũng định ít hôm nữa về đó mua một ít hàng hóa” “Tôi sẽ gọi cô trước khi đi San Antonio. Sao hôm nay cô không đi San Antonio mua hàng cho gần?” “Cháu có bạn ở đây. Về thăm bạn. Ở Austin ít người Việt, cháu chỉ có người quen chứ không có bạn ở đó” Ăn xong, ông Tâm đem giấy, ly bỏ vào thùng rác. Lúc quay lại, thấy cô Trang ngồi nhìn vào khoảng không, vẻ bồn chồn. Đột nhiên cô gọi “Chú!” rồi cúi xuống, không nhìn ông Tâm. Ông Tâm nói “Vì chuyện trò với tôi mà cô trễ hẹn với bạn, phải không? Tôi xin lỗi!” Cô ngước lên, lắc đầu “Không có đâu! Giờ cháu phải lái xe về Austin. Cháu ngại quá. Đường xa quá!” “Sao phải vội? Ở lại với bạn vài hôm cho vui” “Cháu cũng định như vậy. Nhưng bạn cháu ngày mai phải đi làm. Cháu chỉ một mình ở đây” “Cứ ở lại với bạn. Sáng mai mát trời, chạy xe thong thả, thoải mái hơn. Sáng mai, tôi mời cô với bạn cô đi ăn điểm tâm trước khi bạn cô đi làm. Được không?” “Cô cười vui vẻ” “Cho cháu mời chú. Chú định đến tiệm ăn nào?” “Tôi chẳng biết tiệm nào ăn được. Tùy cô” “Sáng mai, nếu bạn cháu phải đi làm sớm thì cháu đến đón. Chú cho cháu số điện thoại...” “Tôi cũng cần số điện thoại của cô để sau nầy còn có thể gọi hỏi thăm nhau.  Đến nơi lạ mà có người quen cũng đỡ lẻ loi” “Chú có cần cháu đưa chú về nhà bạn chú không?” “Nhà ở gần đây. Với lại, cô cần đi gấp, không dám làm phiền cô” “Chú bảo cháu ở lại, sáng mai hãy đi nên cháu không vội” “Vậy thì mình ngồi nói chuyện một lúc nữa” Cô lại cười “Cháu cũng định nói như thế” Chuyện trò cũng chỉ quanh quẩn, linh tinh, không đầu không đuôi nhưng cả hai đã qua khỏi giây phút e ngại, trở nên thân mật. Ông nhận thấy cô Trang thông minh, dịu dàng và rất dễ mến. Cô thường lắng nghe và khuyến khích ông nói tiếp “Rồi sao nữa chú?” Ông Tâm kể về bạn bè, về thời còn đi học, về công việc của mình. Ông thường thêm thắc vào những chuyện vui khiến cô Trang thích lắm, ngồi cười mãi “Chú kể tiếp đi!” Hai người chuyện trò đến gần hai giờ chiều mới đứng lên. Cô Trang đưa ông Tâm về. Sáng hôm sau, ông Tâm báo với bạn “Bữa nay tôi có bạn đến đón đi ăn điểm tâm” Người bạn cười đoán chừng “Bạn gái phải không? Tay nầy giỏi thiệt! Tôi ở đây bao nhiêu năm mà vẫn cô đơn. Thấy ông dậy sớm, định rủ ông đi điểm tâm. Nay có người khác mời thì thôi. Làm li cà phê nầy cho sáng suốt tâm trí mà tán tỉnh người đẹp” Vừa lúc có chiếc xe dừng lại trước nhà, ông Tâm vội vã đi ra. Ông thấy cô Trang hơi lạ và đẹp hơn hôm qua. Một chút phấn hồng, đôi mắt viền đen, chiếc áo điểm hoa trang nhã nhưng sang trọng. Cô nhìn phía trước như chăm chú lái xe vì biết ông đang ngắm cô. Ông Tâm nói “Đến nơi lạ, tôi khó ngủ, bây giờ hơi mệt!” “Cháu cũng vậy. Lạ chỗ. Cháu thức trắng đêm” Ông Tâm cười, nói “Đồng bệnh tương lân” “Nghĩa là sao, chú?” “Cùng có bệnh giống nhau nên dễ thân nhau” “Nhưng cháu chỉ không ngủ được đêm vừa rồi thôi mà” “Thì tôi cũng vậy!” Cô quay nhìn ông Tâm, cười “Chú ghê thật!” Ông trả lời “Có được người bạn thông minh, thích lắm!” “Cháu ngu lắm. Người thông minh bao giờ cũng biết giữ bí mật những ý nghĩ của mình” “Vậy là tôi cũng chẳng thông minh gì!” Cô liếc nhìn ông Tâm “Chú… tức cười quá! Gì cũng giống cháu!” Đến tiệm ăn, hai người lại chuyện trò quên cả thời gian. Họ đã trở nên đôi bạn thân nhưng luôn giữ ý để khỏi bị hiểu lầm.


Mấy hôm sau, ông Tâm qua San Antonio. Hai người lại gặp nhau. Cô Trang lộ vẻ mừng rỡ, nói cười tíu tít. Lúc ngồi trong tiệm ăn, cô nói “Bữa trước, cháu bị sét đánh gần chết!” Ông Tâm ngạc nhiên “Cả tuần nay, trời nắng, đâu có mưa gió gì mà có sét đánh?” “Cháu không biết. Bạn cháu nói cháu bị sét đánh” “Cô làm gì đến nỗi ông trời chỉ sét đánh một mình cô? Sự việc xảy ra như thế nào? Cô có thể kể cho tôi nghe, được không?”


Cô cúi xuống, không nhìn ông Tâm, giọng ngập ngừng “Buổi sáng mà cháu từ biệt chú về Austin, cháu bị mất ngủ. Cháu gọi người bạn ở Houston tâm sự linh tinh. Bạn cháu nghe giọng mệt mỏi, tưởng cháu bịnh, hỏi, người thấy ra sao? Nếu cần phải đi bác sĩ ngay. Cháu bảo không sao cả, chỉ mất ngủ thôi. Bạn cháu hỏi có chuyện gì xảy ra không? Cháu kể chuyện cháu về Houston mua hàng, gặp chú, chuyện trò mấy lần. Không hiểu sao về ngủ không được! Bạn cháu nghe xong, nói với cháu rằng “Bà bị sét đánh rồi!” Cháu không hiểu, tại sao mình bị sét đánh?”

Ông Tâm chỉ đoán lờ mờ nhưng cảm động “Bạn cô hiểu lầm tâm trạng của cô nên nói vậy. Đúng ra phải nói là bị “tiếng sét ái tình” Có thể cô bất ngờ gặp anh chàng nào, bị xúc động nên không ngủ được” Cô ngước nhìn ông Tâm “Tiếng sét ái tình là sao chú? Từ bữa đó đến nay, cháu có gặp ai đâu? Cũng chẳng bị ai đánh cả!” “Người ta bảo. Mới thấy đối tượng lần đầu đã yêu ngay là bị tiếng sét ái tình” “Chú giải thích cho cháu nghe xem có phải cháu bị sét đánh không?” “Tôi giải thích dài dòng, nghe cho vui chứ chẳng có căn cứ khoa  học nào chứng minh cả.”


Cô Trang không nhìn ông Tâm “Cháu gặp chú là để nghe chú nói chuyện. Chú nói càng nhiều cháu càng cám ơn chú. Cháu thích nghe chú nói” “Tiếng sét ái tình do chính mình tự đánh mình chứ chẳng phải ông trời hay ‘đối tượng’ nào đánh cả. Nguyên nhân thì, có thể là. Thứ nhất là người kia có gương mặt giống mình. Ngày nào cũng soi gương, nhìn mãi mặt mình, nay bất ngờ gặp người có gương mặt, đôi mắt, miệng cười... (giống mình mà không biết) thấy quen quen, thân thiết. Vậy là yêu. Hai người yêu nhau lâu bền, đa số có khuôn mặt giống nhau, người mình gọi là Hạp Nhãn”.


Cô Trang kêu lên “Thôi. Chết cháu rồi! Chú xem thử, gương mặt chú cháu mình có giống nhau không?” Ông Tâm cười “Giống sao được! Tôi có râu, da mặt nhăn nheo. Mặt cô đẹp, da láng o, hồng hào. Cô mà giống tôi sẽ thành người đàn ông xấu trai. Chỉ có tính tình thì giống. Thích chuyện trò với nhau mãi mà không chán” Cô cười “Cám ơn chú. Tính tình giống nhau đủ rồi. Chú còn biết lý do nào mà bị sét đánh nữa không chú? Cháu lo quá. Sét mà đánh cháu. E cháu chết!” “Cô đừng lo. Không ai nỡ đánh cô đâu. Còn một giải thích khác, đó là sự cộng hưởng của tần số giao động sinh lý. Mỗi người có một tần số sinh lý riêng, giống như ADN của riêng mỗi người. Khi hai người có cùng tần số giao động giống nhau thì cộng hưởng và tác động mạnh lên tâm sinh lý của cả hai. Giống như radio (máy thu thanh) hay TV, nếu ta điều chỉnh máy thu của ta cùng tần số với đài phát thì ta có hai tần số (giống nhau) cộng hưởng và khuyếch đại để cho ta hình ảnh, âm thanh. Nhà thôi miên thiên tài W. G. Messing gọi đó là Trường Sinh Học, nó bao quanh thân thể ta, khi hòa hợp, hai người sẽ cảm thấy vui sướng, tìm đến nhau. Đôi mắt không chỉ tiếp nhận ánh sáng mà còn là cửa sổ của tâm hồn. Chỉ thoáng nhìn thấy nhau mà đã rung động cả thần trí thì có thể gọi đó là Tiếng sét ái tình. Tần số cộng hưởng là sợi dây liên lạc vô hình nối kết hai người với nhau. Người vợ hay chồng đi xa, gặp chuyện không may, người phối ngẫu tự nhiên thấy lo lắng, bất an. Đó gọi là “Linh cảm” Có những người con chết ngoài mặt trận, báo mộng cho mẹ biết ngay, là “Thần giao cách cách cảm”. 

Ông Tâm nói thêm, “Người Việt mình còn một giải thích khác nữa, là do Duyên Kiếp. Chẳng hạn, kiếp trước yêu nhau mà không được sống với nhau, hai người thề nguyền, kiếp sau sẽ tìm đến với nhau. Nhiều người vợ (hoặc chồng) sống không được hạnh phúc nhưng vẫn yêu người kia nên cố chịu đựng và cho rằng “Kiếp trước mắc nợ, kiếp nầy phải trả” “Nghe chú giải thích cháu mới hiểu. Vậy là không phải cháu bị chú sét đánh, vì chú với cháu chẳng có tần số dao động nào cả. Cháu mừng lắm. Cháu chỉ sợ thương chú thình lình... thì khổ cháu. Có lẽ, như chú nói, kiếp trước, cháu mắc nợ chú, kiếp nầy, cháu phải tìm chú mà trả nợ. Thú thật, cháu có nghĩ nhiều đến chú. Không phải cháu yêu chú, nhưng hễ nghĩ đến chú là cháu thấy dễ chịu, thích thú, vui vẻ, nhưng chú thì ở xa, chẳng biết gia đình chú ra sao?” “Cô yên tâm. Tôi xem cô như bạn chứ không có ý nghĩ gì khác. Chuyện mất ngủ, ai cũng có, ít bữa sau ngủ bù. Cũng có thể vì công việc buôn bán, làm cô suy nghĩ, tính toán nên không ngủ được” Cô gật đầu “Chú nói đúng. Mấy bữa nay, cháu cứ nôn nao, muốn về đây mua hàng. Cứ tính mình sẽ mua những gì. Nhưng lại quên. Viết vào tờ giấy rồi cũng bỏ đâu mất tiêu. Cháu lái xe mà hồn vía để đâu đâu. Khi chạy nhanh, khi chạy chậm. Cháu nghĩ, có lẽ mình có hẹn với chú nên mong được gặp chú. Nhưng khi ngồi với chú, cháu chỉ thấy vui thôi chứ không rung động, hồi hộp gì cả” “Cô đừng lo. Người đàng hoàng như cô, vì đã hẹn gặp tôi nên bồn chồn vậy thôi. Tôi hẹn đi uống cà phê với bạn cũng vậy, cứ nhìn chừng đồng hồ mãi. Mà dù cô có xao xuyến, rung động vì người nào đó cũng chẳng tội lỗi gì. Chỉ như một kỷ niệm đẹp để trang trí cuộc đời,  một chút vui, một chút buồn, một chút nhớ nhung, đau khổ, như ăn tô phở phải có chút ớt cay, chanh chua, miễn sau đó thì quên đi cho đỡ rắc rối” “Khi về bên đó, chú nhớ gọi cháu kẻo cháu trông nghe! Nếu chú không gọi thì cháu gọi chú. Có trở ngại gì không chú?” “Giờ làm việc thì hơi bận, nhưng buổi chiều hay tối, cô gọi giờ nào cũng được. Tôi sống một mình, được cô gọi để chuyện trò thì thích hơn mấy ông bạn. Giọng cô dịu dàng, đối đáp thông minh. Cám ơn cô rất nhiều” Cô cười vui “Chú khen cháu, cháu mừng lắm!”


Thời khoa học phát triển, chỉ với chiếc điện thoại nhỏ là có thể chuyện trò với bất cứ người nào, nơi nào. Ông Tâm về lại miền đông Hoa Kỳ, thỉnh thoảng hai người gọi hỏi thăm nhau. Cô tâm sự “Không hiểu sao, lối rày cháu thích nghe những bản tình ca. Bây giờ mới thấy hay chứ trước đây cháu ghét lắm” Ông Tâm cười “Chúc mừng cô đã yêu một người nào đó” Cô Trang bảo “Chú tài thật. Cháu đang yêu. Nhưng không phải yêu chú đâu. Chú đừng vội mừng”  Cô tỉ tê “Hơn mười năm, cháu lo buôn bán, bòn mót từng đồng, gửi về cho gia đình, cha mẹ, anh chị em. Khi cuộc sống của người thân ở Việt Nam ổn định thì cháu nhìn lại mình mới biết tuổi xuân đã đi qua. Cháu già quá rồi! Lại suốt ngày lẩn quẩn trong tiệm buôn. Mà có ra đường, cũng chẳng ai thèm nhìn. Cháu buồn lắm, nhiều lúc tủi thân, nằm khóc một mình” Ông Tâm an ủi “Sống một mình cũng có cái thú của nó. Không làm phiền ai mà cũng chẳng ai làm phiền mình. Muốn ăn, ngủ, đi chơi đây đó... tự nhiên, thoải mái. Xứ Mỹ nầy, rất nhiều người thích sống độc thân, khi già thì có nhà dưỡng lão lo. Tôi định, khi mình về hưu, sẽ đến thành phố của cô xin vào viện dưỡng lão chờ đến khi cô thành bà lão thì vào ở chung với tôi” Cô cười như reo lên nhưng làm bộ cự nự “Chú đừng hi vọng. Sau nầy, cháu có vào nhà già thì mỗi người một phòng riêng, cháu sẽ không qua phòng chú. Cháu cũng không cho chú vào phòng cháu đâu. Chỉ gọi điện thoại thôi. Nam nữ thọ thọ bất thân mà chú!” “Cô đang cười, chứng tỏ cô không còn buồn nữa. Khi cô vui vẻ thì tôi cũng vui lây. Cô dễ thương lắm!” Cô yên lặng, rồi ngập ngừng như muốn nói điều gì, nhưng cô lại tắt điện thoại, không trả lời.


“A lô! Tôi đang ở thành phố của cô Trang đây!” “Chú đến lúc nào vậy?” “Sáng nay đến Austin thăm một người bạn, hiện giờ ghé điểm tâm ở Round Rock. Cô biết tiệm ăn Á Đông ở đó không? Mời cô đến điểm tâm với tụi tôi.” “Cháu có biết tiệm đó. Mươi phút nữa cháu sẽ đến. Gặp chú rồi cháu phải về tiệm ngay. Chú đứng trước cửa nhà hàng đón cháu nghe!”


Cô Trang đậu xe trước tiệm ăn, mở cửa bước ra, giáo giác nhìn quanh. Ông Tâm tiến đến “Trang. Tôi đây nè!” Cô Trang quay lại, lấy tay đè lên ngực “Cháu muốn bể tim vì hồi hộp. Cháu mừng quá! Cả năm mới được gặp lại chu.ù” “Mời cô vào với tụi tôi” “Cám ơn chú. Cháu không vào đâu. Cháu ngại gặp nhiều người. Bây giờ cháu phải về!” “Ủa, gặp nhau, nói mấy câu là hết sao?” “Cháu ước được gặp lại chú. Bây giờ gặp rồi. Chú vào với các bạn chú đi!” “Nói với nhau vài câu nữa, không được sao?” Cô Trang mở cửa xe, tần ngần một lúc rồi nói “Chiều nay, lúc bảy giờ, cháu đóng cửa tiệm, sẽ gặp chú ở quán cà phê đằng kia. Một mình chú thôi. Cháu không thích đông người” “Cám ơn cô!”


Ông Tâm nhờ bạn đưa đến tiệm cà phê Starbucks, bước vào, đã thấy cô Trang ngồi trong đó “Cô chờ tôi có lâu không?” Cô lắc đầu “Cháu mới vào. Chú uống gì?” “Cho tôi ly cà phê nóng” Cô đứng lên, đi lấy hai ly cà phê “Chú uống cà phê có bị mất ngủ không?” “Tôi nằm xuống là ngủ liền, nhưng tối nay phải thức để trò chuyện với bạn bè” “Những người dễ ngủ thường vô tâm. Cháu mà được vô tâm như chú thì cháu không đến nỗi già như thế nầy. Cháu già lắm phải không chú?” “Trẻ hơn trước!” “Cả năm, không gặp chú nên cháu già thêm! Đố chú, cháu có gì lạ không?” “Cô vừa có bồ nên trông tươi tỉnh, vui vẻ”  “Chú sai rồi. Cháu mập hơn trước” Ông Tâm tấm tắc “Hèn chi chân tay tròn vo, mặt cũng tròn như của Thúy Vân. Gương trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Cô đẹp như Thúy Vân” Cô lắc đầu, phụng phịu “Chú nói cho cháu vui. Cứ đem Thúy Vân ra so sánh là xong. Nhưng Thúy Vân đâu có đẹp!”


Ông Tâm chăm chú nhìn cô rồi nhíu mày, làm như suy tư “Bây giờ cô đứng lên, xoay người để tôi so sánh cô với Thúy Vân, xem ai đẹp hơn?” Cô Trang đứng lên. Cô đánh phấn hồng, môi son nhạt, mắt viền đen. Cô mặc áo pull màu nâu hồng nhạt, bó sát thân hình thon gọn với hai đồi ngực thanh tân, nhỏ như hai quả cam. Quần jean xanh đậm. Hai đùi tròn lẳn, đôi mông tròn, đẹp tinh khiết.


Cô yểu điệu quay người hai vòng rồi ngồi xuống, đôi mắt long lanh ngước nhìn ông Tâm, chờ đợi. Ông Tâm gục gặc đầu “Hôm trước, gặp Thúy Vân, tôi tưởng Thúy Vân đẹp nhất. Bây giờ gặp cô thì hóa ra cô đẹp hơn Thúy Vân nhiều. Thúy Vân mà đứng cạnh cô, mắc cỡ không biết để đâu cho hết!” Cô Trang làm nghiêm “Chú gặp Thúy Vân ở đâu? Lúc nào?” “Mới đây thôi. Gặp ở quận Cam, bên Cali. Cô ta và Thúy Kiều đi ăn phở với Nguyễn Du, có cả Vương Quan với Kim Trọng nữa. Lâu ngày gặp nhau, chúng tôi mừng lắm!” “Bộ chú cũng quen với Nguyễn Du nữa à?” “Bạn thân mà! Tay bắt mặt mừng đàng hoàng.”


Cô Trang cố mím môi để khỏi bật cười, mắt đăm đăm nhìn ông Tâm “Chú!” Ông Tâm ngạc nhiên “Cô định nói gì?” “Cháu muốn xô chú ngã xuống đất quá!” “Coi bộ ghét hay giận tôi điều gì?” Cô lắc đầu “Chú làm cháu vui quá, thích quá! Cháu không biết nói thế nào cho chú biết rằng cháu chưa bao giờ được vui như lúc nầy. Cám ơn chú. Chỉ nghe giọng chú nói là cháu đã vui sướng rồi. Từ khi quen chú đến nay, chú đã cho cháu biết bao niềm vui. Cháu không biết, có phải đó là hạnh phúc không?” “Hạnh phúc hay không là tự mình cảm nhận được. Tôi lúc nào cũng cầu mong cho những người thân yêu của mình vui vẻ, hạnh phúc.”


Tiệm cà phê vắng khách, yên tĩnh, cả hai cảm thấy thoải mái. Cô thu ngân ngồi ở quầy tính tiền thỉnh thoảng nhìn hai người rồi tủm tỉm cười. Cô Trang hỏi chuyện đi đường, chuyện thăm viếng bạn bè của ông Tâm. Hai người mãi chuyện trò, quên cả thời gian. Rồi cô nhìn đồng hồ, thở dài, đứng lên “Cháu phải về!”


Hai người bước ra, đứng trước tiệm cà phê. Ông Tâm nói “Tôi thấy ở đây yên tĩnh, phong cảnh đẹp. Ông bạn rủ tôi ở chơi đến cuối tuần hãy đi” Cô lắc đầu “Không được! Chú không được ở đây. Cháu... sợ lắm!” Ông Tâm ngạc nhiên “Cô sợ gì” “Cháu không biết. Cháu sợ chú!”


Cô yên lặng một lúc rồi ngước nhìn ông Tâm, đôi mắt long lanh nước mắt. Cô mím môi “Mai chú đi rồi, phải không? Chúc chú đi bình an, vui vẻ” Giọng cô run run “Từ nay chú đừng gọi cháu nữa. Cháu cũng không gọi chú. Chú hứa đi! Không gọi cháu nữa” Ông Tâm bối rối “Tôi xin lỗi cô. Tôi không hiểu mình đã nói gì mà thình lình cô giận tôi? Hay là cô giận ai?”


Cô cúi đầu, yên lặng. Chợt cô ngước lên “Chú ngốc lắm!”, rồi cô bước nhanh ra xe. Ông Tâm đứng sửng “Tôi xin lỗi cô. Mấy hôm nữa tôi mới lên đường. Sáng mai mời cô đi ăn điểm tâm. Nhớ nghe! Tôi sẽ gọi cô” Cô lắc đầu, vào xe, lái ra đường.

Cô Trang cho xe ra đường mà không biết mình đang đi đâu. Tiếng ca nhạc trong xe vang lên nho nhỏ “Dù tình yêu đã quá xa tầm tay với. Dù mai kia bước chân nầy rã lụi. Thành tượng đá bơ vơ phương trời...” Nước mắt cô lại ứa ra.


Mùa hè, trời vẫn còn sáng nhưng nước mắt làm nhạt nhòa con đường trước mặt. Không thấy rõ đường, cô phải tấp xe vào một công viên, tắt máy, ngồi lặng người. Cô quen sống một mình, nhưng sao giờ đây, cô thấy mình bơ vơ và buồn đến rã rời, chỉ muốn chết đi. Cô bỗng khóc òa, khóc nức nở.


Một lúc sau nước mắt đã cạn, cô lau  mắt và thở dài. Bóng tối đã tràn ngập công viên, chỉ còn lại chút ánh sáng mơ hồ trên các ngọn cây. Bỗng nhiên, cô lấy điện thoại. Bấm số, áp vào tai. Nghe bên kia chuông reo, cô ngần ngừ, chưa nghe trả lời thì cô bấm tắt. Và cứ áp điện thoại vào tai, cô thì thầm “Chú ngốc quá! Chú từng viết ‘Hạnh phúc của anh là khi em đang rơi nước mắt’ Thấy cháu khóc mà chú chẳng hiểu gì cháu cả” Ngước nhìn hàng cây phía xa trong công viên, cô thở dài “Cháu không có bạn để tâm sự. Cháu chưa hề yêu ai! Cháu yêu chú mà không dám nói, cháu đành tâm sự với cái điện thoại vô tri nầy. Chẳng ai hiểu cháu, cả đến chú nữa. Khi yêu, đau khổ quá chú ơi! Ít hôm nữa, chú đi rồi. Chỉ biết khóc. Biết bao giờ gặp lại chú? Sáng mai, gặp chú. Không biết cháu có đủ can đảm nói với chú rằng. Cháu cho phép chú ở đây. Ở đây với cháu. Đến khi nào chú chán cháu, thì, chú đi đâu tùy ý!”


Cô không biết rằng: Cô bấm tắt điện thoại, nhưng bấm nhẹ quá, điện thoại vẫn hoạt động.


Ông Tâm yên lặng lắng nghe!


Rồi ông tắt điện thoại.

 


Phạm Thành Châu

 

Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.”
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Oct/2022 lúc 1:09pm

Cây Cầu Sắt Quê Nhà

Cây%20cầu%20gãy%20"đẹp%20như%20trong%20tranh"%20thu%20hút%20giới%20trẻ%20đến%20chụp%20hình


Xa quê đã bao năm, nay Tám mới có dịp về thăm chốn cũ. Ngày tháng đã đổi thay mà xóm làng không thay đổi, vẫn con đường đất đỏ bụi mù quen thuộc và thấp thoáng những mái nhà tranh lụp xụp dưới hàng cau già xơ xác lá. Người dân cư ngụ nơi đây hình như đã thưa thớt hơn xưa nhiều lắm, có lẽ chốn khỉ ho cò gáy khó sống, khó làm ăn nên thiên hạ đã dạt trôi về phố thị. Kia là cây cầu sắt duy nhất nối liền xóm trên với xóm dưới, nơi mà Tám mỗi ngày hai lượt đến trường. Nhà nơi xóm dưới, muốn lên xóm trên để tới lớp, hoặc là chèo ghe hoặc là phải vượt qua cây cầu sắt nối hai bờ kinh rộng.

Không rõ cây cầu này đã được dựng xây tự bao giờ, nhưng nó gắn liền với cái tuổi ấu thơ đùa vui, nghịch ngợm của Tám cùng với đám trẻ trâu trong xóm. Cây cầu nhỏ xíu với chiều ngang khá hạn hẹp nên chỉ thuận tiện cho sự di chuyển của người dân hai bên bờ kinh cũng như những chiếc xe đạp, xe honda lướt vội. Mỗi khi xe chở đất đá hay xe chở heo đi ngang, mọi người phải nép sát nơi đầu hay cuối cây cầu, để nhường chỗ cho xe qua được dễ dàng. Xe chuyển bánh nặng nề, mệt nhọc và để lại đằng sau những đám bụi khói mịt mù hay mùi “hương heo tự nhiên” khó thể quên được !

Ba má đã khuất núi, Tám chỉ còn lại nơi này người chị ruột. Vài năm trước, anh Hai lìa bỏ cuộc đời vì chứng bịnh nan y, mấy đứa cháu cũng lên Sài-Gòn đắp xây cuộc sống mới. Ngày từng ngày, chị lặng lẽ sống trong căn nhà của mẹ cha ngày trước đã bao lần được sửa sang và giữa một không gian xanh tươi, tĩnh mịch. Lâu lắm rồi, hai chị em Tám mới có dịp ngồi lại bên nhau và nhắc nhở chuyện đời xưa, thuở má ba còn tại thế.

Tuổi nhỏ cũng theo thời gian lớn lên và trưởng thành. Chị Hai đem lòng thương anh Hai nơi xóm trên rồi cái đám cưới đơn giản đẹp dạ mẹ cha được cử hành với sự chứng kiến của bà con hai họ. Tám vừa ngấp nghé tuổi lớn đã theo đoàn người xuống tàu đi vượt biển vào một tối không trăng, bỏ lại mái nhà tranh và nơi làng quê khó nghèo nhưng dạt dào tình làng, nghĩa xóm. Cái tuổi thơ hồn nhiên rong chơi cùng chúng bạn, đi tắm sông, hái ổi và chạy lăng xăng ngang cây cầu sắt hình như đã xa xôi lắm, xa như những sợi tóc xanh rụng rơi theo ngày mưa, tháng nắng. Giờ đây, hai cái bóng già nua quẩn quanh trong ngôi nhà cũ, với khoảng sân trước và mấy bậc thềm quen thuộc, ngó lại hai chị em tóc bạc như nhau !

Về thăm quê lần này, biết bao giờ mới có dịp gặp nhau lần nữa nên những tâm tình, những câu chuyện của hai chị em cứ trải ra như mưa nguồn, thác lũ, và lo sợ thời gian vội vàng bước mau. Qua khung cửa nhỏ, bốn con mắt hướng ra cây cầu sắt bắc qua con kinh nhỏ đang từng ngày già nua theo mỗi chiều nắng rọi. Hoàng hôn còn lẩn khuất nơi xa, mấy chuyến xe về muộn lăn bánh chậm rãi qua một miền quê êm ả, hắt hiu. Cuộc sống dù đang ở nơi nào, dù vui sướng hay khổ đau, ai nấy cũng phải tiếp tục cuộc hành trình và cố gắng bền vững như cây cầu kia đã mấy mươi mùa phơi nắng gió.


19.02.2022

Vưu Văn Tâm



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Oct/2022 lúc 2:06pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Oct/2022 lúc 6:07am

Bài Học Ý Nghĩa Cho Ông Chồng Chán Cơm Thèm Phở


Vào một buổi tối, nhìn vào cơ thể thon thả, mảnh mai của người con gái đang nằm bên cạnh anh. Giây phút đó, anh thề rằng, anh nhất định sẽ mang lại hạnh phúc cho cô.

Anh ta từ một kỹ sư xây dựng mới chân ướt chân ráo bước ra khỏi cánh cổng trường đại học, và sau đó xây dựng đội ngũ kỹ thuật của riêng mình. Bây giờ, đã trở thành ông chủ một công ty xây dựng có tiếng tăm trong thành phố.

Bên cạnh anh có quá nhiều cám dỗ. Trong khi đó, vợ anh ngày càng xấu đi, thân hình trở nên xồ xề, da dẻ cũng không hồng hào, mịn màng như trước. So với vô vàn kiều nữ bên cạnh anh, vợ anh thật quê mùa, ảm đạm. Sự hiện diện của vợ nhắc nhở quá khứ tầm thường, thấp kém của anh.

Anh nghĩ cuộc hôn nhân này nên chấm dứt ở đây. Anh gửi vào tài khoản của vợ 500 triệu, mua cho cô một ngôi nhà ở trung tâm thành phố nhộn nhịp. Anh không phải người đàn ông vô lương tâm. Vì vậy, nếu như không sắp xếp cuộc sống ổn thỏa cho vợ anh sau này, anh sẽ cảm thấy vô cùng tội lỗi… Cuối cùng, anh chủ động đề nghị ly hôn.

- Vợ anh ngồi đối diện, trầm tư nghe anh giải thích lý do ly hôn. Đôi mắt ấy rất đỗi dịu dàng.

Nhưng 20 năm làm vợ chồng, anh quá hiểu rõ về cô, đằng sau đôi mắt hiền dịu ấy, anh biết rằng trái tim cô đang rỉ máu. Anh chợt nhận ra mình thật tàn nhẫn.

Ngày vợ anh đồng ý rời khỏi nhà. Công ty phải giải quyết một vài vấn đề, anh bảo cô đợi ở nhà, trưa về anh sẽ giúp cô chuyển nhà, chuyển đến căn hộ chung cư anh mua cho. Đồng nghĩa với việc cuộc hôn nhân kéo dài 20 năm sẽ kết thúc tại đây.

Buổi sáng ngồi trong phòng làm việc, anh bồn chồn, thấp thỏm. Đến trưa, anh vội vã về nhà. Căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ, vợ anh đã đi mất rồi. Trên bàn đặt chiếc chìa khóa nhà anh mua cho cô, sổ tiết kiệm 500 triệu đồng và một bức thư cô viết cho anh.

* Đây là bức thư đầu tiên mà cô viết cho anh:

“ Em đi đây, em về nhà mẹ. Chăn em giặt phơi khô rồi đấy, cất ở ngăn cuối cùng bên trái tủ quần áo. Trời lạnh anh nhớ lấy ra đắp. Giày da tất cả em đều đánh xi rồi nhé, nếu anh không tự mình đánh được thì mang đến tiệm ông Tư đầu ngõ ấy. Sơ mi treo ở phía trên, vớ, thắt lưng ở trong ngăn kéo phía dưới tủ. Mua gạo nhớ mua gạo tám thơm của Thái Lan, anh nhớ vào siêu thị mua nhé, mua bên ngoài anh không thạo người ta bán hàng giả cho đấy. Dì Hai mỗi tuần đều đến dọn dẹp nhà cửa một lần, cuối tháng anh nhớ gửi tiền cho dì ấy. Còn nữa, đồ cũ cứ cho ông Tư đầu ngõ nhé, ông ấy gửi về quê cho bọn trẻ con, chắc chúng nó sẽ vui lắm.

Dạ dày anh không tốt, em đi rồi anh nhớ uống thuốc đều đặn. Thuốc em nhờ người ta mùa từ Quảng Bình, có lẽ cũng đủ dùng nửa năm. Anh ra ngoài thường quên mang theo chìa khóa nhà, em gửi một chùm ở chỗ bảo vệ, lần sau nếu quên thì đến đấy lấy nhé. Buổi sáng đi ra ngoài anh nhớ đóng cửa sổ, mưa tạt vào sẽ làm ướt nhà đấy. Canh cá lóc – món mà anh thích em để ở trong tủ lạnh. Anh về nhớ hâm lại rồi hãy ăn nhé. Gửi anh, người em yêu nhất ”

* Những dòng chữ xiêu vẹo nhưng tại sao nó cứ như những viên đạn bắn vào trái tim anh, mỗi viênđều mang theo tấm chân tình xuyên thẳng vào ngực – đau nhói.

Anh từ từ đi vào nhà bếp.Mỗi đồ vật ở đây đều lưu giữ dấu tay, hơi thở của cô. Anh chợt nhớ về 20 năm trước, anh làm ở công trường xây dựng dầm mưa dãi nắng. Những ngày tháng bần hàn của cuộc đời đều có cô bên cạnh. Nhớ lại bát canh cá lóc nóng hổi đã sưởi ấm trái tim anh trong những ngày mùa đông lạnh cắt da cắt thịt, nhớ lại giây phút anh đã từng hứa với lòng mình nhất định sẽ mang lại hạnh phúc suốt đời cho cô.

* Anh quay người, nhanh chóng khởi động xe.

Nửa tiếng sau, cuối cùng anh cũng tìm thấy cô đang đợi tàu trở về quê.

Anh giận dữ nói:

“Em muốn đi đâu? Anh làm việc mệt mỏi cả ngày, về đến nhà, đến cơm nóng cũng không có mà ăn. Em làm vợ như vậy à? Về nhà với anh ngay”

Anh trông rất hung dữ và thô lỗ.

Đôi mắt cô ướt nhòe, cô đứng lên, ngoan ngoãn theo sau anh đi về nhà. Giọt nước mắt xen lẫn niềm vui ……

Cô không biết rằng, lúc này đi trước cô, anh đang dằn lòng cố kìm nén những giọt nước mắt …

Suốt quãng đường từ nhà đến đây, anh thực sự rất sợ, sợ không tìm thấy cô, sợ từ đây sẽ mất cô mãi mãi.

Anh tự trách mình sao lại ngu ngốc đến vậy, hóa ra đánh mất cô ấy cũng giống như anh đánh gãy xương sườn của mình…Hai mươi năm đồng cam cộng khổ, hai người đã buộc chặt cuộc đời mình vào nhau, mãi mãi không thể tách rời.

Tại thời điểm sai lầm, địa điểm sai lầm, chỉ cần gặp được đúng người, tất thảy mọi thứ đều sẽ đúng!

Giàu có thực sự không phải số tiền trong thẻ ngân hàng, mà là nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt bạn.

Tiền nhiều hay ít không quan trọng,quan trọng là tìm được một người toàn tâm toàn ý yêu thương bạn.

Hiểu được bản thân mình muốn gì, thế giới mới có thể hiểu được bạn.

Bất cứ người phụ nữ nào trên thế gian này đều trải qua tuổi thanh xuân, thời kỳ đỉnh cao của nhan sắc của mình. Nhưng rồi họ phải làm vợ, làm mẹ, làm con dâu, phải đương đầu trọng trách cao cả, trách nhiệm của một người đàn bà, không ngoại trừ bất cứ ai.
Tất cả mọi thứ rồi sẽ tàn phai theo năm tháng, theo những sóng gió của cuộc đời. Theo quy luật của tạo hoá.

Người đàn ông, người chồng thực thụ sẽ thấu hiểu, trân trọng và yêu thương người phụ nữ của đời mình đã hy sinh cả tuổi thanh xuân ấy để dành cho họ. Họ sẽ không chạy theo những hào nhoáng, nhan sắc vô thường để đánh đổi bất cứ điều gì.

Sống theo thời gian mới hiểu nhan sắc của phụ nữ là thứ vô thường trong cuộc đời. Khi hy sinh đánh đổi điều đó họ còn được những thứ ý nghĩa lớn hơn vô vàn, nhưng nếu không may gặp phải người chồng không thấu hiểu, không trân trọng sự hy sinh đó thì bất hạnh vô cùng.


https://www.songhaysongdep.com/2017/03/bai-hoc-y-nghia-cho-ong-chong-chan-com-them-pho.html
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Oct/2022 lúc 8:52am

CHUYỆN CU TỐ LÀNG TÔI


*

Cu Tố vừa đi vừa khóc, một tay kéo quần, một tay lau nước mắt. Thật tội cho thằng bé, mới tý tuổi đầu mà phải hứng chịu 
gaique-soha
quá nhiều đau khổ. Bằng tuổi nó, con nhà khác thì được học hành đến nơi đến chốn, còn nó, đang học dở cấp 2 phải bỏ học vì hoàn cảnh gia đình. Mẹ nó bỏ làng ra đi dễ đến sáu, bảy năm rồi, còn bố nó là kẻ nát rượu nhất vùng, mỗi khi quá chén lại thượng cẳng tay hạ cẳng chân, trút lên đầu nó tất cả sự hận thù về mẹ nó. Nghe đâu, mẹ nó sau một cuộc mây mưa tình ái với gã hàng xóm, nó được hình thành từ bận ấy. Không phải lão Phục - bố nó - có vấn đề về chuyện chăn gối, mà cái chính để mẹ nó ngoại tình đẻ ra nó là do hoàn cảnh …. Vâng, thì hẳn là do hoàn cảnh, chứ mẹ nó vốn là người nổi tiếng hiền thục nhất làng, đâu muốn lão Phục phải nuôi con người khác. Ngay cả thằng cu Đấu, lão Phục cũng thừa biết là con của lão Q, nhưng vẫn quyết cưới, vẫn hì hì cười: “Cá vào ao ta, ta được”, chứ đâu phải mẹ cu Tố chủ tâm lừa dối. Người làng Trúc Xuân vốn rộng lượng, nhất là trong hoàn cảnh gia đình cu Tố, nên nhiều người có vẻ bênh mẹ cu Tố ra mặt, tất tật mọi chuyện đều đổ lỗi cho hoàn cảnh nó trớ trêu, nó oan nghiệt, không chịu chiều theo ý người …. Vì thế, thượng vàng hạ cám, người làng Trúc Xuân đổ tuột lên đầu lão Phục! Thật tội cho lão, nghe mọi người bóng gió, mỉa mai, lão chỉ biết gượng cười. Lão không thích phân trần, vì đấy không phải bản tính của lão, hơn nữa, nếu có nói, cũng không ai chịu nghe, càng không ai chịu tin. Xưa tới nay, ở cái làng Trúc Xuân này, có ai coi lão ra cái thá gì? Trước mặt thì cười cười nói nói, ra vẻ thân tình, thương mến lắm, nhưng vừa đi khỏi dăm ba bước là những cái bĩu môi, những lời châm chọc chạy theo lưng lão.

Ôi! Sự đời thật chua chát! Không ai chịu hiểu, chịu tin lão cả! Cũng chẳng có ai là người để lão hiểu, lão tin cho được! Thật chua chát sự đời! Thật uất ức số phận! Thôi, kệ những lời công kích, kệ những lời đàm tiếu, lão cứ thản nhiên mà sống, cứ thản nhiên mà cười, coi như chưa hề có những lời độc địa kia đã bóp nát cái hạnh phúc nhỏ nhoi mà lão cố công bồi đắp. Có lẽ, cũng bởi tại lão cứ nhởn nhơ mặc kệ mọi chuyện, muốn ra sao thì ra nên lời ong tiếng ve càng thêm tích tụ. Làng Trúc Xuân không lạ gì cái cảnh: Mỗi khi thấy lão ngoài đường, là y rằng có những cánh tay chỉ trỏ, những lời thì thầm to nhỏ, và sau đó, là những trận cười no nê, sảng khoái của những kẻ “rửng mỡ”, thích chọc ngoáy vào đời tư kẻ khác, mặc dù, đời tư của chúng còn bốc mùi khăm khẳm gấp vạn - đấy là nói theo cách của lão.

Chẳng rõ thực hư những lời xì xèo thế nào, nhưng quả thực, càng nhìn, thằng cu Tố càng không có nét gì giống lão, ngoại trừ ánh mắt buồn buồn, giọng nói nhấm nhẳng của kể yếm thế thì có vẻ hơi giông giống. Nhưng mà thôi, chuyện bố con nhà cu Tố có giống nhau hay không là chuyện khác, chuyện không nên bàn! Vì chuyện đó hiển nhiên ai ai cũng biết, ai ai cũng rõ, chẳng có gì là lạ. Chuyện lạ là không hiểu vì sao, mấy ngày hôm nay, hễ cứ nghe tiếng khóc của cu Tố, không ít kẻ làng Trúc Xuân phải cúi mặt thở dài….

         *

*

Chuyện xảy ra cũng khá lâu rồi. Cách đây chừng mười tám, mười chín năm thì phải. Ngày ấy, mẹ cu Tố vẫn chưa về làm dâu nhà họ Nguyễn, vẫn còn là cô thôn nữ ngây thơ với tình yêu trong sáng đầu đời. Người làng Trúc Xuân bảo: Không biết nàng Kiều của cụ Nguyễn Du đẹp đến mức nào, chứ mẹ cu Tố thì chao ôi là đẹp. Con gái thôn quê gì mà nước da cứ trắng nõn trằng nà, trắng đến nhức cả mắt. Lại còn đôi mắt nữa chứ. Mỗi khi giận dỗi hay ấm ức điều gì, đôi hàng mi cong vút chỉ khẽ chớp chớp vài cái, thì hỡi ơi, dù đấng trượng phu có đang đằng đằng sát khí cũng phải chùng lòng, phải cố mà ngọt ngào, xu nịnh, để đôi mắt kia đừng nhỏ lệ. Chung quy cũng chỉ tại mẹ cu Tố đẹp. Nếu không thì làm sao mà đàn bà, con gái ở chốn quê, quanh năm giỏi mỗi việc chổng đít lên trời lại thích lườm nguýt mẹ nó! Xấu xí đến ma chê quỷ hờn như Thị Nở, đương nhiên là có tội với dòng giống, xóm làng. Mà quá đẹp như mẹ cu Tố thì lại càng có tội! Tội lớn là đằng khác!

Tạo hóa thật bất công! Mọi nét đẹp của thế gian này dường như đều dồn hết cho mẹ cu Tố. Đến cả người đàn ông tràn trề nhựa sống, là niềm tự hào duy nhất, là nỗi khát khao vật vã từng đêm của các cô gái làng cũng bị mẹ nó nhăm nhe cướp mất. Của đáng tội, hai người ấy quả thật rất xứng đôi. Nhưng cũng chỉ tại mẹ nó. Bao nhiêu trai làng sẵn sang quỳ gối, dâng nộp tất tật gia tài để được nên vợ thành chồng, vậy mà cứ dửng dưng, không chịu chọn lấy một ai, lại chọn luôn anh chàng Q đẹp trai, giỏi giang, và khỏe mạnh nhất làng. Ban đầu, mọi người bán tín bán nghi, nghĩ mẹ cu Tố chỉ coi chàng Q như người anh trai tốt bụng. Nhưng từ cái lần rình trộm, thấy chàng Q ghì chặt mẹ cu Tố vào vòm ngực vạm vỡ, thì, con gái làng Trúc Xuân nhảy dựng lên như giẫm phải lửa. Không ai bảo ai. Tất cả đều hậm hực: Như thế là không được! Như thế thì thật quá quắt! Đã quá đẹp rồi lại còn muốn chiếm nốt cái đẹp cuối cùng của làng Trúc Xuân ư? Không đời nào! Thế gian được vợ hỏng chồng, các cụ đã nói, cấm có được sai! Yêu ai thì yêu. Lấy ai thì lấy. Nhưng nhất quyết không được là chàng Q! Nhất định phải như vậy!

Thế rồi, chẳng hiểu bằng cách nào mà tin đồn chuyện trai trên gái dưới của mẹ cu Tố với rất nhiều gã du thủ du thực, phải vụng trộm nên đến nhà ông lang Thạnh không dưới hai mươi lần, lan truyền khắp hang cùng ngõ hẻm, xì xèo tới tận làng Đọ - Đá xa xôi. Lại còn cả chuyện ông lang khuyên mẹ nó đừng lấy chồng, vì không còn khả năng sinh đẻ, cũng được mọi người kể lại thật rành mạch, vanh vách cứ y như chính họ là người bắt mạch kê đơn. Đến ngay cả cái anh chàng Q phong độ là thế, nam nhi là vậy, mà còn gạt phắt tất cả lời thề thốt, van xin của mẹ cu Tố: Làm gì có chuyện dòng máu họ Hà đang lớn dần trong bụng! Làm gì có chuyện chỉ yêu một người và trao thân duy nhất cho một người! Chẳng lẽ cả huyện Thiên Thi này nói sai? Không thể tin được!. Dòng họ Hà đã ba đời độc đinh nên không thể! Không thể! Không thể!

Lần đàu tiên, mẹ nó ngửa mặt nhing trời bằng ánh nhìn sắc lạnh rồi tức tưởi cười. Lần đầu tiên, con gái làng Trúc Xuân nhìn theo mẹ nó bằng ánh mắt dịu lửa. Và cũng lần đầu tiên, người làng Trúc Xuân thấy chàng Q vật vờ vất vưởng như một kẻ mất hồn.

Đấy là chuyện của mười tám năm về trước.

         *

*

- Tiên sư thằng Tố! Tiên sư cái giống mèo mả gà đồng! Mày chết dẫm ở xó nào rồi. Mày có về ngay không. Lại còn hậm hực cơ à? Mẹ cha thằng bố con mẹ mày chứ! Mày tưởng thế là hay à? Gieo nhân nào gặt quả ấy thôi con ạ! Thiên hạ người ta đều nguyền rủa cái dòng giống nhà mày đấy …. Có về ngay không hở Tố. Tố ơi là Tố. Con ơi là con. Về nhà đi con… Tố ơi! Tố!

Đấy. Lão Phục lại chửi thằng cu Tố. Lại điệp khúc chiều nào cũng bắt thiên hạ phải nghe. Không nghe không được. Tiếng cứ the thé, the thé. Lại riết róng lên như thế thì ai mà chịu nổi. Kể cũng tội cho lão, cả đời nào dám to tiếng với ai. Ra đường cứ the le the nét, gặp ai cũng không dám nhìn thẳng thì làm sao dám chửi thiên hạ. Thôi, không chửi được “chúng nó” thì về nhà chửi thằng Tố cho bõ tức. Mà cũng tại cả mẹ thằng cu Tố. Ai lại bỏ chồng bỏ con đi biền biệt như vậy? Gì thì gì, cũng phải về thăm nó vài bận, hoặc không cũng phải tin về cho lão biết sống chết thế nào… Đằng này… Cũng tội cho cả lão. Vò võ nuôi hai thằng con hộ vợ. Ăn đói mặc rách, vất vả không kể được, chỉ mong khi mẹ nó về, nhìn thấy chúng nó như ngô như ngỗng là lão mừng. Vậy mà thiên hạ còn độc mồm thối miệng, cứ xỏ xiên lão, cứ nhắm vào tim lão mà đâm, mà xoáy.

Lão nhớ lắm chứ. Lão quên làm sao được cái tối ấy, ừ, cái tối của mười tám năm về trước, cái tối mà mẹ cu Tố định gieo mình xuống sông tự vẫn. Lão đã phải quỳ xuống, van xin mẹ nó đừng làm điều dại dột. Lão xin được cưới mẹ nó với lời hứa, dù trai hay gái cũng yêu thương như con đẻ của mình. Lão đã làm được, thậm chí còn quá xuất sắc là đằng khác. Thì đấy, lấy nhau gần chục năm trời, đã bao giờ lão để mẹ cu Tố phải đói khát, khổ sở? Đã bao giờ lão đánh vợ đánh con? Chưa? Đúng! Chưa một lần! Lão biết, mẹ cu Tố lấy lão chẳng qua vì tình thế bắt buộc. Còn lão? Lão yêu mẹ cu Tố thật lòng, yêu hơn bất cứ gã đàn ông nào, kể cả với lão Q cũng vậy. Ngay cả cái đận đẻ thằng cu Tố, bao người khuyên lão bỏ mẹ cu Tố mà cưới vợ khác, nhưng lão không nghe. Lão yêu hai mẹ con cu Đấu. Lão cũng yêu cái sinh linh bé nhỏ vừa oe oe cất tiếng khóc chào đời. Thiên hạ nói sao cũng mặc. Chỉ cần mẹ cu Tố đừng bỏ lão là được. Khổ sở thế nào, lão cũng không sợ. Lão yêu và tôn thờ mẹ cu Tố như con chiên ngoan đạo. Mà cũng tội nghiệp cho mẹ cu Tố. Cũng đồng cam cộng khổ với lão, cũng hay lảm hay làm, cũng hết lòng vun vén cho gia đình, chứ đâu ăn trắng mặc trơn như những người khác. Đấy, cái đận lão ốm thập tử nhất sinh, tưởng khó qua được, mẹ cu Tố chẳng thức trắng bao đêm, hai mắt thâm quầng, gò má trơ hết cả xương vì lo lắng cho lão đấy thôi… Nhà còn bao nhiêu thóc, bán bằng sạch, thậm chí, còn chạy đôn chạy đáo, vay mượn tiền bạc chữa chạy cho lão. Thế mà thiên hạ còn ngứa mồm, bảo rằng vợ lão không hề yêu lão, chỉ mong lão nhanh chết để dễ tằng tịu với gã nhân tình. Chao ôi! Miệng lưỡi thế gian, khác gì nọc độc của lũ mãng xà. Lão mà có sức khỏe như mấy gã lực điền, thể nào cũng khối thằng bị lão đấm cho vêu mõm, cho hết thói ăn quàng nói bậy.

Ôi! Lão thèm được quay lại cái trận ốm ấy biết chừng nào. Lão thèm được sống lại cái phút giây mẹ cu Tố ôm lão, vật vã thét gào: - Anh ơi, đừng bỏ mẹ con em. Ông trời ơi, đừng bắt anh ấy phải chết!

Gớm! Lúc ấy sao mẹ cu Tố gào to thế, thảm thương thế. Bao nhiêu năm làm nghĩa vợ chồng, lão chưa thấy mẹ cu Tố một lời to tiếng. Lúc nào, cũng lặng lẽ như một cái bóng. Lúc nào, cũng tỏ ra an phận thủ thường. Vậy mà….

Cầm bàn tay chằng chịt lằn gân xanh của vợ, lão thấy nghẹn đắng trong lòng. Muốn nói những lời thật dịu ngọt, nhưng cứ nhìn thấy đôi mắt thâm quầng, nụ cười héo hắt của vợ, lão lại nghẹn lời. Lão muốn an ủi đôi câu, rằng lão đã khỏe, rằng lão không muốn nhìn thấy vợ hao gầy như thế, nhưng miệng lão cứ cứng đờ như người trúng gió. Lão hận ông trời, không cho lão khéo ăn khéo nói như mọi người. Lão hận chính con người lão, trình độ văn hóa cao nhất làng, gì thì gì cũng học xong tú tài, thế mà một lời “có cánh” cũng không nói nổi. Lặng lẽ nuốt lệ vào tim, lão quyết tâm chiến đấu với bệnh tật. Lão phải sống, phải bù đắp những khổ cực cho mẹ cu Tố. Lão phải sống, phải nuôi dạy hai thằng con khôn lớn nên người. Gia đình của lão cần có lão! Lão không thể chết!

Lão thật có lỗi với mẹ cu Tố!

Lão cũng có tội với dòng họ Nguyễn nhà lão!

         *

*

Lão nuôi hai đứa con từ lúc còn đỏ hỏn. Lão yêu thương chúng như con đẻ của mình. Nhưng lòng lão vẫn cứ thấy trống trải. Lão thèm được ôm ấp, được chăm bẵm một sinh linh bé bỏng mang dòng máu của mình. Bao ngày, bao đêm, lão tưởng tượng cảnh bồng con đi chơi, cảnh thằng bé tè ướt cả áo. Lão sẽ không cáu gắt mà khì khì cười. Sẽ đặt nó lên đầu, bảo nó cứ tè nữa đi. Tè nhiều vào, thậm chí có ỵ lên đầu bố cũng được. Giá lúc bấy giờ, cu cậu có đòi bố thơm vào cái mẩu tre xinh xinh của nó, lão cũng thơm một cách hãnh diện. Đúng! Lớn lên, lão sẽ dạy nó cách bắt ếch, nhìn thế nào để biết hang nào có ếch, hang nào không có?... Mà không. Ai lại truyền cho con cái nghề mạt hạng ấy. Phải cho nó học đến tận Đại học. Phải lo cho nó thành ông kỹ sư, hoặc ông cử nhân gì gì đó chứ nhất quyết không thể để nó lại giống lão, quanh năm suốt tháng chỉ quẩn quanh với khóm tre làng. Lão đã từng khao khát, đã từng van xin nhưng mẹ cu Tố cứ khất lần, trốn chạy. Giờ thì lão đã già, đã kiệt sức để làm lại từ đầu. Lão cũng chẳng giận mẹ cu Tố nữa đâu. Lão cũng chẳng ép mẹ cu Tố đẻ cho dòng họ Nguyễn một đứa con nào nữa. Lão không giận. Lão  thề đấy. Lão chỉ cần mẹ cu Tố sớm trở về.

Nhưng biết đến bao giờ mẹ cu Tố mới trở về làng?

         *

*

Người ta bảo, mẹ cu Tố không chịu được cái mùi thum thủm mỗi khi bố nó ghé vào tai mẹ nó thủ thỉ điều gì, hơn nữa, chẳng biết có thật hay không, chỉ nghe người làng Trúc Xuân truyền miệng là bố nó thần kinh có vấn đề sao ấy, trước khi làm bất cứ việc gì, dù là chuyện sinh hoạt vợ chồng cũng phải tắm táp sạch sẽ rồi “phát biểu cảm tưởng” chừng 15, 20 phút. Chẳng biết vì ác cảm với lão Phục mà người làng Trúc Xuân gán cho lão cái tính khí khác người đó? Hay vì thương lão mà nại ra lý do để an ủi lão: Tuy có hai thằng nối dõi nhưng lại là “con hoang con gửi”, không phải con do lão tạo ra. Người làng Trúc Xuân cũng bảo mẹ nó không yêu bố nó, lại cộng thêm tính cách đỏng đảnh đến lập dị của bố nó mà mỗi lần bố nó đòi hỏi cái chuyện vợ chồng thì mẹ nó đều sợ hãi, trốn chạy. Cuộc sống gia đình với mẹ nó tựa như địa nguc, không hơn không kém nên mẹ nó buồn, buồn lắm. Nghe đâu, mẹ nó đã mấy lần tự tử nhưng không thành, lần vì có người phát hiện cứu sống, lần vì thương anh nó sớm cảnh mồ côi nên mẹ nó “hoãn” chuyện tự tử. Lẽ ra sẽ không có nó hiện hữu ở cõi đời nếu không có buổi tối ấy, cái buổi tối mà mẹ nó nhục nhã trong hạn phúc, nhơ nhuốc trong tự hào, cái tối mà bố nó - hay chính xác là bố hờ nó, tức lão Phục, không say xỉn…

Hôm ấy, trời lâm thâm mưa, mẹ nó đang lầm lũi bôi vôi vào chân cho bố nó dã rượu. Chẳng hiểu vì quá chén, hay lão Phục đốc chứng thế nào mà co chân đạp thẳng vào mặt mẹ nó, lè nhè mắng nhiếc mẹ nó là loại người đĩ bợm, nhơ nhớp … Lão chửi vợ thậm tệ, chửi hệt như mấy bà bị mất gà mất vịt. Lão không kiêng nể gì, lôi cả bố mẹ vợ ra chửi, mà chửi thật khéo, thật hay, đố ai dám bảo lão là người say thật. Nghe lão chửi, hàng xóm như được nghe một bài tuyển chọn những bài chửi “đặc sắc”. Không! Phải gọi là một kiệt tác chửi vợ thì mới đúng! Không ai bảo ai cứ dỏng tai lên mà nghe, cứ tấm tắc khen: Có học có khác, chửi vợ như thế mới đáng gọi là chửi, chứ như thằng Q, thằng D chẳng biết chửi vợ gì cả, đặc quê mùa, đặc ít học. Có lẽ do quá mệt hay bài chửi vợ đã đến câu kết, lão Phục lăn ra ngủ. Chỉ chờ có vậy, hàng xóm vỗ tay đôm đốp, thậm chí có người còn réo lên đề nghị: Ông Phục ơi! Chửi lại cho bọn cháu nghe với. Chắc nhận ra sự vô lối của mình, người đó vội vàng cải chính: - Cháu xin lỗi! Khuya rồi để ông còn nghỉ, mai có rảnh ông lại chửi tiếp nhé. Lại rộ lên tiếng cười. Làng Trúc Xuân như vừa được nghe vở hài kịch đặc sắc không mất tiền - mà lời thoại mới tuyệt làm sao, ngoa ngôn làm sao!

Có lẽ do tủi hận, vợ Phục rón rén ra ngoài, khe khẽ kéo vạt áo chấm chấm những giọt lệ. Trời lúc này đã tạnh mưa, trăng đã chênh chếch rắc ánh vàng và gió thì cứ mơn man, nhè nhẹ. Vợ Phục cứ đi, như mộng ảo, như bị trời đêm quyến rũ. Bao nỗi hận, bao dồn nén lâu ngày cứ vơi dần, vơi dần, khi ngọn gió đêm cứ mơn man, ve vuốt cơ thể. Đến gốc đa cuối làng, hình như đã mệt mỏi, hoặc cũng có thể thị (Vâng, từ giờ phút này ta gọi vợ Phục là thị cho tiện, cho dễ gọi) muốn ngẫm nghĩ về số kiếp hẩm hiu, đen bạc của thị, hoặc cũng có thể thị muốn chiêm ngưỡng, tận hưởng sự quyến rũ của màn đêm nên không nhìn trước nhìn sau, cứ thế ngồi xuống. Ngồi một lát, chừng vài phút gì đó, thị cảm thấy không ổn, có cái gì lạ lạ khác thường. Thị nhìn ngang nhìn ngửa… và thị hoảng hốt: Trời ơi! Cái gì thế này? Một gã đàn ông đang cởi trần nằm ngủ. Thị vùng đứng dậy bỏ chạy. Được quãng vài mét, thị đứng lại thở, và thị tò mò muốn biết kẻ nào dám liều lĩnh đến vậy. Rón rén lại gần, từ từ cúi xuống… Thị rủn hết người: Gã Q! Sao gã lại nằm ở đây giờ này? Có thể gã đi đổ đó đêm, mệt quá ngủ thiếp đi chăng? Hay gã chán vợ?... Thị định đánh thức gã dậy nhưng thị ngại. Thị sợ những gì gã sẽ làm khi tỉnh giấc. Thị nghĩ ngợi. Thị lưỡng lự. Thị đắn đo khá lâu và rồi lý trí mách bảo: Không được! Mi còn chồng, còn con, còn danh dự! Thị rùng mình bỏ chạy, nhưng rồi cũng như lần trước, chạy được vài bước, thị không thể chạy được nữa vì đôi chân cứ nặng trĩu, đầu óc cứ quay cuồng. Thị cố gạt khỏi đầu hình ảnh người đàn ông tuổi tứ tuần với những múi thịt cuồn cuộn trên cơ thể cường tráng, với bộ ngực vạm vỡ và cái mùi mồ hôi rất bẳn gắt, rất khê nồng, rất đặc trưng đàn ông của gã, nhưng… thị không thể làm được. Hình ảnh cơ thể rất đàn ông, rất quyến rũ và cái mùi mồ hôi đậm đặc chất “đực” của gã cứ theo làn gió bám riết lấy thị, xoắn xuýt lấy thị, len lỏi vào tận trong cơ thể của thị làm thị khát, khát đến khô cuống họng. Thị muốn trốn chạy nhưng đôi chân dường như hóa đá. Người thị cứ nóng dần, nóng dần, nóng đến ngột ngạt. Vậy mà trời đêm lại cứ như vào hùa, như đồng lõa, như trêu tức cơn khát đang cồn cào trong thị làm thị càng bức bối, khổ sở. Thị không làm được! Thị ngồi bệt xuống thở dốc và hiêng hiếng ánh mắt dõi về phía gã. Đêm thì hoang vắng, tiếng dế lại nỉ non, ánh trăng thì cứ đĩ bợm rắc bạc lên con người gã, càng làm cho những bắp thịt của gã cuồn cuộn, căng đầy sức sống. Đầu óc thị như quay cuồng, như sắp nổ tung. Thị không thể chịu đựng thêm được nữa. Thị không thể!

Thị từ từ đứng dậy, từ từ đi đến, cổ họng rát bỏng, hơi thở gấp gáp…     

         *

*

Người làng Trúc Xuân sẽ không đả động đến chuyện đó nếu như bố cu Tố không say rượu mà gây lộn. Kể cũng tội cho lão Phục, người cứ còm nhom, gân guốc, cái miệng cá ngão cứ ngoác ra trên bộ mặt xương xẩu, dù muốn giấu nhẹm đi nỗi nhục của thằng đàn ông nhưng không thể giấu được, vì hai thằng trời đánh thánh vật ấy, càng lớn càng chẳng giống lão tý nào, cứ phổng phao béo tốt, cứ đen sạm đen xì và đặc biệt cứ giống như tạc gã hàng xóm của lão. Thế mới chết lão! Thế mới khổ cho lão! Ôi, cái thằng Tố, giống bố đẻ từ cái dáng đi khuyệnh khoạng, nước da đen nhẻm đến cái khịt mũi lắc đầu… mà bố đẻ nó có xa xôi gì đâu, cách nhà lão chỉ dăm bảy ngôi nhà.

Sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu hôm đó lão không đi dự tiệc mừng bà Nga về nhà mới. Trời xui đất khiến thế nào mà gia chủ lại xếp lão ngồi cùng mâm với lão Q. Lão cũng đã đề phòng sẽ có chuyện gì đó xảy ra nên thoái thác nhưng bà Nga cứ khẩn nài, lão đành tặc lưỡi: Cứ coi như không có “nó” ngồi cùng mâm là được, mà nó có nói gì mình cứ coi như điếc là xong. Nghĩ vậy, lão mới tủm tỉm cười ngồi xuống. Nhưng sự đời không chiều theo ý lão, bởi sự đời vốm đã đỏng đảnh, cong cớn mà trong hoàn cảnh của lão thì… Những câu khen thằng cu Tố đẹp trai giống bố làm lão điên tiết, nhưng vì thể diện, lão cắn răng chịu đựng. Tợp nhanh ngụm rượu, lão và lấy và để, nuốt không kịp nhai, cốt cho xong bữa mà ra về, nhưng lão vẫn không được buông tha. Hình như những người cùng mâm không chịu cảm thông cho nỗi khổ của lão, hay họ cố tình “chơi đểu” lão mà cứ chuốc rượu, bắt lão cụng ly, vì thằng cu Tố với tướng tá ấy sau này đẹp trai phải biết, sẽ tài giỏi nhất vùng. Lão Q còn đểu giả, nhăn nhở hàm răng “ba sáu chín không” vàng khè, cụng ly chúc lão có hai thằng con, thằng nào cũng đẹp trai giống bố. Cầm cả bát cơm, lão ném thẳng vào mặt lão Q. Bữa rượu mừng bà Nga về nhà mới trở thành cuộc tử chiến. Vốn đã thâm thù, hận nhau đến tận xương tận tủy, giờ lại thêm men rượu, mọi sự thật được phơi bày…

Cuộc “tử chiến” sẽ không kết thúc nếu cu Tố không cầm hòn gạch đáp trúng đầu lão Q làm lão Q bất tỉnh. Với tư thế là kẻ chiến thắng, lão Phục ôm chặt cu Tố, hôn lấy hôn để rồi ngẩng cao đầu nói giữa đám đông: Ai còn dám nghi ngờ thằng cu Tố không phải là con tôi? Khổ thân thằng Tố, mặt cắt không còn giọt máu, bị “bố Phục” kéo riết về nhà, vừa đi vừa cười ngặt nghẽo, vừa lảm nhảm: Cu Tố đích thực là con của bố Phục, đích thực cu Tố nhỉ…

Hồi ấy, cu Tố mới bảy tuổi.

         *

*

Từ ngày ấy, cu Tố mất mẹ. Nghe đâu, người làng Trúc Xuân bảo, sau khi lão Q tỉnh lại đã bỏ làng ra đi, còn mẹ cu Tố cũng khăn gói khỏi làng. Không biết lão Q có đi cùng mẹ cu Tố hay không? Người thì bảo mẹ cu Tố cùng lão Q ngược Lạng Sơn buôn hoa quả. Người thì lại bảo mẹ cu Tố lên Hà Nội làm ô sin, còn lão Q vào tận Đồng Nai trông coi xưởng gỗ cho thằng em họ. Chẳng biết đúng sai thế nào, chỉ tội cho thằng cu Tố, kể từ bữa đó, luôn bị bố Phục chửi bới, đánh đòn.

Và hôm nay, cũng như mọi bận, cu Tố lại vừa đi vừa khóc, dân làng Trúc Xuân lại nhìn nhau cố nén tiếng thở dài.

*.

Hà Nội, tháng 06 năm 2002

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Oct/2022 lúc 12:26pm
CHỊ HAI
Ao%20ba%20ba%20|%20Nguồn%20gốc%20lịch%20sử%20thời%20trang%20của%20áo%20bà%20ba


Hôm nay đám giỗ Cha. Chị Hai lọ mọ từ dưới quê lên thật sớm, tay xách nách mang nào là chuối nào là rau và con gà, nào là gạo nếp mới..., vừa bước tới cổng thì thấy vợ thằng Út đi ra. Chị Hai cất tiếng:
- Tui mới lên. . . Mợ út khỏe không?
Không trả lời trả vốn, vợ thằng Út đi thẳng ra cổng, chị Hai tiu nghỉu đi thẳng vô trong nhà, thấy Má đang ngồi xếp giấy tiền vàng mã, chị Hai ôm sà lấy má:
- Thưa Má, con mới lên
Má xoa đầu chị Hai
-Ừhm. . . Hai mới lên đó hả con. . .Mùa màng lúc rày sao rồi, cả tháng nay không thấy bay lên chơi, má nhớ quá chừng . . .Thôi con Hai đi rửa mặt rồi xuống phụ mọi người một tay.
Thằng Út nãy giờ đứng đó, không thèm nhìn lấy chị Hai một cái, lên tiếng
- Hổng còn bộ đồ nào tươm tất nữa sao mà ăn bận lôi thôi lết thết dzậy. . .Cứ ở yên dưới đó, rảnh tui chở Mẹ xuống thăm, chứ lên đây chi
Chị Hai lủi thủi đi thẳng xuống bếp, Má nhìn theo, thở dài
Đang loay hoay dọn bàn thờ, nghe tiếng còi xe bin bin, thằng Út nhìn ra thấy hai chiếc xe ô tô mới cứng đậu trước sân, liền hối hả mừng rỡ
- Wow! anh Ba, chị Tư qua kìa má!
Thằng Út chạy ra sân niềm nở, phụ anh Ba, chị Tư bê đồ vô nhà
Buổi trưa khách khứa đến rất đông, Thằng Út là một giám đốc công ty nước ngoài nên nó mời toàn quan chức, người nào người nấy đều mập mạp , ăn bận cực sang.
Buổi tiệc bắt đầu, chủ khách cụng ly rôm rả. Má nhìn quanh không thấy chị Hai đâu , vội vã lên tiếng
- Con Hai đâu rồi cà, làm cái gì mà lụm cụm mãi dưới bếp dzậy, lên đây ngồi ăn với Má
Chị Hai rón rén đi lên, thằng Út đứng phắt dậy đi tới chặn chị Hai lại
- Chị ngồi ăn với sắp nhỏ dưới bếp đi. . .Chứ trên này ngồi, quan khách họ nhìn vào thì tui cất cái mặt đi đâu
Chị Hai khựng lại, lau vội giọt nước mắt sém trào ra ngoài, lầm lủi đi xuống bếp, Má nghe thằng Út nói vậy, buông đũa đi vào phòng
Tiệc tàn, Thằng Ba, con Tư vào phòng chào Má về, thấy đôi mắt Má đỏ hoe, hai đứa xúm vào hỏi lo lắng
- Má sao vậy? Sao Má khóc? má nhớ ba hay bịnh gì nói cho tụi con biết.
Má giọng khản đặc
- Bây khoan hãy về, nán lại đây một chút. . Con Tư ra gọi thằng Út và con Hai vào đây Má có chuyện muốn nói
Bốn đứa con ngồi bên, má chậm rải nói
-Bây có biết không, từ khi Ba của bay mất, con Hai phải bỏ học nữa chừng đi ở đợ cho người ta để kiếm tiền phụ má lo cho bây ăn học, bao nhiêu tủi nhục, cực khổ con Hai nó gánh hết. . .Có lần, chủ nhà mất chỉ vàng nghi ngờ con Hai lấy, rồi họ xúm vào đánh con Hai tả tơi, nó chạy về nhà mặt tím bầm, tóc tai rối bời, quần áo rách tả tơi, nó khóc tức tưởi. Má ôm nó vào lòng mà đứt từng khúc ruột. . .
Từ đó nó nguyện với lòng là không để cho bây khổ cực nên nó cày thuê gánh mướn, ai thuê gì làm nấy, miễn đủ tiền lo cho tụi bây ăn học, quên cả tuổi thanh xuân để cho bây được như ngày hôm nay.
Thằng Ba bây giờ là giám đốc bệnh viện, con Tư là một doanh nhân thành đạt, thằng Út là giám đốc của một tập đoàn nước ngoài. . .Còn con Hai, nó hy sinh cả đời, không chồng, không con, vì lo cho em mình, bây giờ nó nhận được cái gì đây? Nó nhận được sự hắt hủi của mấy đứa em mình, nó nhận được sự khinh bỉ của chính mấy đứa em mình. . .
Thằng Ba, con Tư, thằng Út, bây phải biết thương yêu con Hai, má thì gần đất xa trời, mà thấy cảnh như thế này, má có nhắm mắt xuôi tay cũng không yên lòng. . .Má buồn lắm các con ơi, nhìn thấy chị hai của bây như vầy , má không chịu được, cứ mỗi lần nhìn thấy nó là má không cầm được nước mắt. . .
Nếu lúc xưa nó không lo cho bay thì bây giờ nó cũng có chồng có con như người ta, má còn nhớ hoài, lúc xưa có thằng đó yêu nó quá chừng chừng, cái hôm mà thằng đó đến xin hỏi cưới, con Hai nó mới nói " Tui theo anh về nhà anh, rồi ai lo cho tụi em tui " từ đó thằng bồ nó bỏ đi biệt xứ, nữa đêm thức giấc thì lúc nào ta cũng thấy con hai cầm tấm hình thằng đó mà thở dài thở ngắn, nó thầm nút cái đau buồn vào lòng, âm thầm chịu đựng một mình mà lo cho bây đó
Thằng Ba, con Tư thằng Út nghe má nói, chợt hiểu ra, đứa nào cũng mắt đỏ hoe, chúng đã hiểu ra là mình có lỗi với chị Hai quá nhiều, ba đứa tụi nó nhào tới ôm chặt lấy chị Hai, mà khóc.
Nhà tôi trên bến sông có chiếc cầu nhỏ cong cong
Hàng cau dưới nắng trong lá trầu không
Chị tôi trông dễ thương bán rau chợ cầu Ðông í a
Chị tôi chưa lấy chồng.
Thời con gái lưng ong có bao người thầm mong theo
Mẹ dục con gái yêu lấy chồng đi
Chị thương hai đứa em thương mẹ già con đau í a
Chị tôi chưa lấy chồng.

 huỳnh văn diệp
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Oct/2022 lúc 8:27am
Cơm và Phở
Cơm%20và%20Phở%20!!!

Đàn ông thèm 'phở' vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở nhất là phở đặc biệt, phải có tiền, xe hoặc vừa có tiền vừa có xe. Trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.
Đàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc ấm áp đến nhàm chán, còn dùng phở ở xa nhà trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc.
No thì rất khó ăn thêm cơm, còn phở no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô cũng chẳng sao.
Ăn phở xong là đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút là tuỳ. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát đĩa.
'Phở' không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế chỉ có nguội hơn.
'Phở' có thể ăn chung với bạn bè. 'Cơm' thì rất ít, phần lớn là ăn chung với… bà nấu cơm.
Lúc ăn phở, dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng. Còn cơm có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng 'không ăn thì thôi'. Ai gắt xin tự hiểu.
Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể tái, chín, nạm, gân.. tùy ta quyết định. Cơm thì do mụ nấu cơm quyết định, đàn ông chỉ có chấp hành.
Nếu ăn phở nhiều tới mức độ trở thành khách quen, ta có thể ăn… thiếu. Còn nếu không đưa tiền lương và nộp ,'cơm' sẽ dừng ngay.
Cơm khoe:Tớ nhất trên đời
Phở rằng: tớ cũng tuyệt vời lắm nha!
Cơm là từ gạo mà ra
Phở cũng từ gạo nhưng mà… ngon hơn.
Cơm nhờ hương gạo mà thơm
Phở nhiều 'nguyên liệu' nên thơm đủ mùi
Cơm ăn no bụng là thôi
Phở vừa no, lại muốn đòi ăn thêm
Cơm ăn hàng bữa nên quen
Phở thì thỉnh thoảng nên thèm,… đương nhiên.
Cơm ngon, chẳng lọ mất tiền
Phở 'thiu', cũng phải bỏ tiền mà mua.
Cơm chân chất, chẳng đẩy đưa
Phở trang trí đẹp, dễ lừa mắt ai!
Cơm ngoan chẳng sợ tiếng tai
Phở tuy đẹp đẽ nhưng đầy hoài nghi
Cơm quen chẳng ngại ngần gì
Phở ăn dăm bữa tức thì ngán thôi
Phụ 'cơm', chớ phụ người ơi!
Cho dù thua 'phở' nhưng thời… an tâm.
'Cơm ngon gạo dẻo trắng ngần
Phở ngon nhờ được góp phần hành the
Cơm ngọt nên nấu ống tre
Phở ngọt nên bỏ thêm mì chính vô'
Con ơi nhớ lấy câu này
Bồ bố là Phở, mẹ mày là Cơm
Biết rằng Phở nó rất thơm
Nhưng mà bố phải ăn Cơm vì mày.
Vô Danh (Vì sợ ăn đòn)



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Oct/2022 lúc 8:29am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2022 lúc 10:02am

Ông Bảy Thợ Rèn

 

Ông Bảy thợ rèn ở gần nhà ngoại tôi trong một khu phố lụp xụp cạnh tỉnh lỵ. Đường vào lò rèn trải đá xanh lồi lõm dơ dáy, nhất là vào mùa mưa. Nhưng mùa nắng con đường nầy cũng vẫn lầy lội vì bên hông nhà ông Bảy có cái giếng nước. Suốt ngày từ sớm mai tới chiều tối, không lúc nào không nghe tiếng thùng thiếc va vào thành giếng loảng xoảng. Khu nầy chưa có nước máy nên cả xóm phải nhờ vào cái giếng. Lò rèn của ông Bảy vốn đã náo nhiệt, lại càng náo nhiệt hơn. Người ta chờ đợi tới phiên để lấy nước, rảnh rổi qua bên ông Bảy coi rèn dao rèn kéo, nói chuyện nắng mưa. Tôi khoái nghe ông Bảy nói chuyện, bất cứ chuyện gì. Chưa bao giờ tôi thấy ông mặc quần áo nào khác ngoài cái quần xà lỏn đen. Ngực nở nang, da đen bóng thường đỏ hồng dưới ánh lửa. Tuy tuổi đã trên 50 mà thân thể ông còn lực lưỡng lắm. Các bắp thịt nổi lên cuồn cuộn. Chiếc búa tạ thật to mà ông cầm coi nhẹ nhàng. Từng nhát búa đập trên thỏi sắt nung đỏ, lửa văng tung tóe như đốt pháo bông. Những buổi trời mưa lành lạnh, ngồi bên lò than đỏ rực, coi ông Bảy rèn dao, miệng bàn đề 40 con thì không còn gì sướng hơn nữa.

Ông ngoại tôi và ông Bảy là 2 ông bạn già tâm đầu ý hợp. Lúc nào tôi qua nhà ngoại mà không có thì chắc là ngoại ở lò rèn, chớ không đâu khác. 2 ông mà bàn đề thì khỏi nói, nổi tiếng ở cái xóm nhỏ nầy. Có lần ngoại tôi cầm tờ Thần Chung chỉ vào cái mục “Thì Thầm”có cái câu - người sáng suốt phải nhìn trước trông sau, cho ông Bảy thấy. Ông ngọai tôi trầm ngâm, suy nghĩ hồi lâu rồi nói:

- Tôi chắc con chó. Đúng rồi, đánh số 11 là được.

Ông Bảy hỏi tại sao? Ông ngoại tôi được dịp bèn giải nghĩa:

- Sách nho có câu “lang bạt kỳ hồ, thoái sĩ kỳ vĩ” nghĩa là con chó sói tiến tới trước thì vướng cái nọng, thối lui ra sau thì vướng cái đuôi, cái thế không biết phải làm sao, ý nói là tiến thoái lưỡng nan.

Rồi ông chép miệng:

- Cái thằng ra thai đề ác thiệt. Nó nói nhìn trước trông sau. Trước là cái nọng chó sói, sau là cái đuôi chó sói đó mà, anh Bảy nghĩ coi đúng không?

Ông Bảy cười đưa hàm răng sún ra, nói:

- Ờ, ờ, cũng có lý. Nhưng theo tôi tính, chắc là con heo. Tôi thấy cái ý “nhìn trước trông sau” đó.

Tôi ngồi kế bên ngẩn ngơ, không hiểu tại sao lại là con heo, bèn vọt miệng hỏi ông Bảy:

- Bộ con heo ưa nhìn trước trông sau hả ông Bảy?

Ông Bảy cười:

- Mầy không hiểu gì hết. Bàn đề phải lấy ý nghĩa sâu xa, chớ đâu phải thấy thế nào đánh thế đó. Nói như mầy thì ai đánh đề cũng trúng hết, làm giàu mấy hồi. Để tao giải nghĩa cho nghe nè, cái ý ở hai chữ “trông sau” đó. Trông sau là nhìn ra phía sau. Vậy là quay lại. Quay là heo quay. “Các chú” ưa ăn heo quay!

Tôi hiểu ra, khoái quá nhảy tưng tưng, cầm tiền của 2 ông chạy một mạch lại nhà chú Cánh để mua con heo với con chó. Chiều đó, đề xổ con vịt. 2 ông già bứt đầu bứt cổ tiếc hùi hụi, tức mình vì quên mất món vịt quay.

Thuở đó, tôi độ 12, 13 tuổi. Mỗi ngày tôi được trao cái nhiệm vụ thật quan trọng là vào mỗi sáng sớm chạy ra sạp báo mua tờ Thần Chung cho ông ngọai và tờ Tiếng Dội cho ông Bảy. 2 ông thì coi mục “Thì Thầm” với mục “Nhỏ To” để bàn đề, còn tôi thì giành lấy trang trong để coi “Châu Về Hiệp Phố” của Phú Đức. Cái tánh mê tiểu thuyết và chuyện lạ chất chứa trong bụng từ nhỏ. Có hôm thầy giáo dạy địa dư nói về trái đất tròn và quay chung quanh mặt trời, tôi bèn khoe với ông Bảy, ổng trợn tròn cặp mắt:

- Mầy nói cái gì lạ vậy? Nói lại tao nghe coi!

Tôi nói một mạch:

- Ông thầy giáo nói trái đất tròn như trái banh. Nó quay suốt ngày không bao giờ ngừng. Mà nó quay nhanh lắm…

Ông Bảy lắc đầu:

- Tao không tin. Nếu trái đất tròn tại sao mình đứng được không té. Nếu nó nhúc nhích, lăn như trái banh là mình đã lọt ra ngoài rồi. Bằng chứng là nó bằng phẳng như mầy thấy đó và đứng im nên mình mới cất nhà được. Nếu nó động đậy thì nhà cửa rung rinh hết.

Tôi cãi lại:

- Tại vì trái đất nó lớn quá nên mình tưởng nó bằng. Thiệt ra trái đất tròn, ông Bảy không tin ra Vũng Tàu coi, mặt biển cong vòng hà…

- Tao chưa đi Vũng Tàu lần nào nên không thấy biển. Cái gì tao không thấy thì không tin.

Tôi tức mình, sách vẽ rõ ràng trái đất tròn mà ông Bảy nói nó vuông, bèn chứng minh y như thầy giáo đã dạy:

- Ông Bảy đứng ở bờ biển sẽ thấy tuốt ở đàng xa cái ống khói tàu. Rồi khi tàu đến gần sẽ thấy thân tàu rồi khi tới bờ sẽ thấy rõ cả chiếc tàu. Như vậy là tại trái đất tròn, nó cong nên mình mới thấy cái ống khói trước.

- Tao không tin vì tao chưa đi ra biển lần nào làm sao thấy cái ống khói tàu. Vô lý! Mà nếu nó quay như trái banh thì mình lọt tuốt ra ngoài rồi.

Tôi kiên nhẫn chứng minh nữa:

- Trái đất quay nhanh nhưng mình không lọt ra là nhờ có trọng lực. Ở ruột trái đất có một cái sức hút tất cả mọi vật xuống dưới đất nên mình không rơi ra ngoài.

Ông Bảy lắc đầu nguầy nguậy: 

- Cái thằng bữa nay nói chuyện tầm bậy không hà! Con chim nó bay tại sao không bị hút xuống đất? Mầy có giỏi giải nghĩa cho tao nghe đi. Mấy cái thằng Tây thực dân dạy tầm bậy tầm bạ. Đồ cái thứ xâm lăng ăn cướp. Hôm qua thằng Tèo cảm sơ sơ đi lên nhà thương, bị chích chết ngắc. Phải chi ra tiệm chú Hỉ mua gói “ngọai cảm tán” thì đâu có sao! Mầy coi chừng đó, ngày nào trong trường bắt chích ngừa thì phải trốn cho kín. Chớ dại dột mà nghe lời tụi nó. Phải khôn ngoan để ý, đừng có tin bậy bạ. Thiệt mầy còn nhỏ nên ngu quá trời! Tao già rồi, làm sao nó gạt được. Cái gì thấy rõ ràng thì mới tin. Đừng nghe người ta nói.

Tôi bán tín bán nghi. Hổng lẽ thầy giáo tôi dạy bậy. Mà ông Bảy nói cũng có lý. Ông đã từng trải, già đời rồi. Con cái lớn cỡ ba má tôi. Ông ngoại tôi cũng phục ông Bảy lắm. Bằng chứng là cái vụ đánh đề, ông Bảy đôi khi còn trúng, còn ngoại tôi thì ít khi. Tôi lại đem cái vụ Tây thực dân ra hỏi ông ngoại. Ông ngoại tôi cũng nói y như ông Bảy. Thiệt là 2 ông già tâm đầu ý hợp. Nhiều khi đọc báo thấy Tây bị đánh ở sông Lô, sông Đà, 2 ông sướng khoái lắm. Vui nhứt là hôm ký hiệp định Genève, tôi phải đứng chờ đợi, giành giựt mãi mới mua được tờ báo rách. Chạy u về đưa cho ông Bảy. Ông rướm rướm nước mắt như muốn khóc, nói nghẹn ngào:

- Vậy là nước mình yên rồi. Thôi kỳ nầy thằng Út về tôi cưới vợ cho nó, bắt ở nhà hủ hỉ với tôi.

Ông ngoại tôi cũng cảm động không kém:

- Tôi cũng vậy, thằng Bảy bỏ nhà đi cả chục năm nay. Bây giờ yên ổn thì về lo chăm sóc ruộng vườn. Căn nhà hương hỏa là phần của nó đó. Mấy mẫu ruộng ở Xóm Mương cũng đủ sống rồi. Nghỉ ngơi cho khỏe.

Đêm đó 2 ông thức tới khuya, nhậu đã đời. Mấy ông già lối xóm cũng đến chén chú, chén anh, tôi phải chạy ra tiệm chú Cánh mua ruợu thêm. Vui quá.

Cậu Bảy tôi với chú Út nghe nói lại đi theo Việt Minh, từ hồi 45 lận, cái thời tầm vông vạt nhọn. Lúc đó tôi còn nhỏ xíu. Tôi còn nhớ mang máng mấy người lớn thường cầm cờ đỏ sao vàng vừa đi vừa hát. Rồi có những buổi hội họp gì bí mật lắm. Bây giờ câu chuyện 10 năm trước được nhắc lại. Tuy không biết gì, tôi cũng nôn nao muốn làm người lớn để đi đánh Tây cứu nước. Công lao đó chú Út với cậu Bảy tôi hưởng hết trơn rồi, còn đâu tới phiên tụi con nít như tôi. Mùa nghỉ hè tôi về quê nội ở Hậu Giang thì ông ngọai với ông Bảy lặn lội rủ nhau đi Xuyên Mộc để tiễn đưa 2 người con đi tập kết ra Bắc. Chú Út với cậu Bảy tôi cũng không biết bao giờ về nữa. Đất nước chưa yên. Thân trai còn nặng nợ. 2 ông già vẫn không nguôi hy vọng chờ đợi 1 ngày rất gần, gia đình được xum họp. Đất nước lại bị chia đôi. Tàu Nga và Ba Lan chở từng đoàn chiến sĩ trong Nam ra Bắc. Trong khi đó thì tàu Mỹ và Pháp chở hàng triệu đồng bào vào Nam.

Ông Bảy nhìn những người mới tới, lắc đầu than thở:

- Ở ngoài đó sướng quá. Cách mạng thành công, đất nước độc lập thanh bình, tự do hạnh phúc, bỏ đi chi cho cực khổ như vậy. Tôi mà còn trẻ, thì cũng xin ra đó… lập một cái lò rèn!

Vài tháng sau trước lò rèn có một cái xe phở. Bác bán phở cỡ tuổi ông Bảy thợ rèn. Không biết bác ấy tên gì nhưng nghe nói chuyện thường có tiếng cơ ở phía sau nên cả xóm gọi mãi thành tên. Bác Cơ bán phở ngon lắm mà lại rẻ. Xóm lò rèn bắt đầu được nếm món ăn Bắc. Ăn phở thì thích nhưng nghe bác Cơ nói chuyện thì không chịu được. Bác nói ở ngoài Bắc người dân sống khổ cực. Công an kìm kẹp, theo dõi, bắt bớ. Dân chúng làm quần quật mà không có ăn. Nhà cửa, đất đai, xe cộ gì cũng bị tịch thâu hết. Sống thua con bò, con heo!

Ông Bảy nghe chuyện đó, mặt hầm hầm, nói với tôi:

- Thằng cha bán phở đó là công an tuyên truyền. Nó nói xấu Việt Minh. Người ta làm cách mạng là để đem lại hạnh phúc ấm no cho dân chúng. Nếu dân chúng khổ cực, cơm không có ăn, áo không có mặc, bị bắt bớ giam cầm thì làm cách mạng làm chi! Mầy đừng có ăn phở của thằng cha đó nữa. Tao ghét tụi tuyên truyền lắm!

Thấy ông Bảy nói có lý nhưng phở của bác Cơ ngon quá làm sao mà nhịn thèm cho được, thành ra tôi đành chịu để bác Cơ tuyên truyền mỗi ngày.

- Cậu không biết chớ học sinh ngoài ấy vất vả lắm cơ! Ngoài các buổi học ra phải đi lao động trồng khoai, trồng sắn ở các vùng cao. Các ngày lễ, ngày chúa nhựt phải đi đào kinh, đắp đê cho Bác với Đảng. Làm nhọc mệt mà không có gì để ăn cơ! Không phải sung sướng như trong Nam nầy cơ!

Tôi nghe thấy lạ quá. Chúa Nhựt sao không được nghỉ, đào kinh để làm gì? Tôi không hiểu được, bèn hỏi bác Cơ:

- Cực quá thì đừng thèm làm. Ai làm gì mình được.

Bác Cơ trợn mắt nhìn tôi:

- Không làm sao được cơ! Đi học tập là chết! Người nào có lý lịch xấu là kể như khó sống lắm cơ! Cậu không hiểu nổi đâu, ở ngoài đó ăn con gà cũng phải xin phép nữa cơ!

Tôi ngẩn ngơ. Thế là tuyên truyền quá đáng rồi. Đi học tại sao lại chết được? Ăn con gà phải xin phép? Làm gì mà quá như vậy! Tôi nói lại cho ông Bảy lò rèn nghe.

Ông Bảy cười ngất:

- Đó mầy thấy tao nói đúng chưa. Nó là công an tuyên truyền mà. Con nít mà đào kinh làm sao nổi. Nội cái vụ ăn con gà phải xin phép là nói láo rõ ràng. Gà của mình nuôi thì cứ việc ăn. Xin phép ai? Nói vừa vừa nguời ta còn tin. Nói quá ai thèm tin. Như nhà của tao ở đây ai mà vào xét hỏi trái phép là tao đuổi ra lập tức. Láng cháng là tao thưa tới tòa - xâm nhập gia cư bất hợp pháp. Thằng cha Cơ chắc ở ngoài Bắc làm tay sai cho thực dân, phong kiến nên chống đối cách mạng. Cộng sản là gì? Cộng sản là công bằng. Trong xã hội Cộng sản không có kẻ giàu, người nghèo, kẻ có quyền thế, người cùng đinh nghèo khổ bị bóc lột. Ai cũng như nhau, sống êm vui hạnh phúc. Mầy thấy như vậy có hay không? Chớ như trong Nam mình, người giàu thì xa xĩ thừa thãi mà kẻ nghèo thì không có gì mà ăn. Người làm cách mạng, cũng như tao rèn cục sắt, chỗ nào cao phải đập cho dẹp xuống, chỗ nào thấp phải gò cho cao lên. Như vậy mới gọi là cách mạng. Nếu cách mạng sai lầm, sao tao với ông ngoại mầy cho chú Út với cậu Bảy mầy đi ra Bắc?

Ông Bảy nói xong, tôi chợt hiểu rõ. À, thì ra, cách mạng hay thiệt. Vậy là phải. Mấy thằng cha nhà giàu đáng ghét. Tịch thâu nhà lầu, xe hơi của tụi nó để chia cho nguời nghèo là phải quá rồi. Cái gì của nhân dân thì phải trả về cho nhân dân chớ.

- Nhưng bác phở Cơ cũng nghèo vậy! Ở ngoài Bắc cũng bán xe phở đâu giàu có gì? tại sao không thích cách mạng?

- Mầy ngu quá. Vô đây nó nói vậy, biết đâu ở ngoài Bắc nó là nhà giàu, địa chủ, tư sản gì đó. Cái gì thích thì nói tốt. Cái gì ghét thì nói xấu. Nó ghét cách mạng thì nói xấu tàn tệ. Nếu chế độ mới lại xấu hơn chế độ cũ thì sao gọi là cách mạng được. Ở bên Nga, bên Tàu, người ta đã làm mấy chục năm nay rồi. Có chết ai đâu?

- Ông Bảy ơi! con nghe kể ở ngoài đó con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng nữa, cái gì cũng đi thưa công an hết, ghê quá!

- Thôi mầy ơi ! Nói như thằng cha phở Bắc thì mấy người đi làm cách mạng điên khùng hết rồi. Tao không tin. Mầy phải luôn luôn nhớ câu nói của tao là “cái gì thấy rõ thì mới tin” đừng bao giờ nghe người ta nói. Chừng nào tao thấy rõ tận mắt thì tao mới công nhận. Tụi thực dân, đế quốc nó tuyên truyền ghê lắm.

Tôi nhìn kỹ ông Bảy thấy ông nói rất thành thực. Khuôn mặt già da nhăn nheo nhưng ánh mắt cương quyết. Trong tia mắt đó, tôi chợt thấy vẻ xa xôi như trông ngóng, chờ đợi đứa con út thân yêu trở về. Chú Út, con ông đang làm cuộc cách mạng, cũng như cậu Bảy tôi, ở đất Bắc. Tôi nhớ lại khuôn mặt và ánh mắt của bác phở Cơ. Đường nét tuy có khác nhưng vẻ cương quyết và thành thực giống nhau. Lời nói của bác còn văng vẳng:

- Cậu cứ suy nghĩ, tại sao tôi phải bỏ hết cha mẹ, vợ con, bỏ hết quê hương xứ sở, liều chết để ra đi? Tôi cũng là con người, cũng có tình cảm vậy! Vậy thì tại sao cơ?

Ông Bảy thợ rèn đã vì cách mạng hy sinh để chú Út ra Bắc. Bác phở Cơ cũng vì cách mạng bỏ hết tài sản, vợ con để vào Nam. Sự thực chỉ có một mà sao lại có 2 lối giải quyết khác nhau? Câu hỏi đó ám ảnh tôi và câu trả lời thỏa đáng chưa có.

Cuộc chiến đẫm máu tàn khốc vẫn kéo dài. Mỗi ngày nhà cửa rung rinh vì bom đạn. Cảnh tang thương đổ nát không phải là chuyện trong tiểu thuyết nữa. Riết rồi con người trở nên chai lỳ đi. Ông ngoại tôi đã già, mất sau một cơn bịnh nhẹ. Ông Bảy thợ rèn trơ trọi, tuy nhiên nhờ hai người con trai lớn khá giả nên nhà cửa xây cất lại đẹp đẽ hơn. Lò rèn đã dẹp bỏ từ lâu. Chỗ đó trở thành garage sửa xe hơi. Lâu lâu tôi ghé thăm, ông Bảy đã trên 70. Tuổi già nhưng người còn quắc thước lắm. Ông thường nhắc tới chú Út và than thở không biết có gặp được đứa con thân yêu trước khi về với ông bà không?

Riêng bác phở Cơ thì ngày càng sung túc. Bác không còn bán phở ở xóm lò rèn nữa mà đã ra tỉnh mở hiệu phở to. Bác chăm chỉ cần mẫn. Quần áo điệu bộ cũng không khác hồi mới di cư vào. Quả thật “đại phú do thiên, tiểu phú do cần”.Lúc nầy, thỉnh thoảng ông Bảy ra ăn phở ở hiệu bác Cơ. Chuyện chánh trị dẹp qua một bên. Tìm được một người bạn già đâu phải dễ. Mỗi lần ông Bảy gặp bác Cơ thì 2 ông ngồi với nhau hằng giờ. Lâu lâu mới nói với nhau một tiếng. Thời buổi lộn xộn, nghe nhiều hay hơn là nói. Vả lại câu chuyện cách mạng đã quá lỗi thời rồi, cãi nhau cũng chẳng giải quyết được gì! Cách mạng tốt hay xấu đâu có quan hệ gì tới 2 ông già trên 70 tuổi. Nó chỉ quan hệ tới những nguời còn trẻ như tôi…

Ngày đó, tôi gặp lại ông Bảy thợ rèn. Vầng trán của ông vẫn rộng nhưng ánh mắt thì buồn. Hai má ông lõm sâu cỡ bằng trái chanh nhỏ. Xương gò má nhô cao, dáng tiều tụy. Ông buồn quá, xách gậy đi lang thang lối xóm. Ngang nhà tôi, ông ghé vào nghỉ mệt. Tôi mời ông uống trà và hỏi thăm việc nhà cửa. Ông thở dài:

- Thằng Hai bị bắt đi học tập, vợ đã về quê ở Mỏ Cày để sinh sống. Cái xe đò của thằng Ba bị lấy, tụi nó nói khéo là trưng dụng. Cái nhà bị Công Ty Giao Thông Vận Tải Đường Bộ mượn làm văn phòng. Gia đình phải làm đơn xin xỏ lắm mới được ở tạm sau nhà xe. Tao thấy mấy đứa cháu nội đi lao động mà đứt ruột đứt gan. Tháng rồi thằng Dân mới 15 tuổi bị bắt thăm trúng phải đi thủy lợi ở Chánh Lưu. Thằng nhỏ dầm mưa giải nắng, chịu không thấu, phần bị sốt rét nóng mê man, được chở về, hổm rày lo thuốc thang chữa chạy. Còn mấy đứa em nó thì đi bươi các đống rác, lượm giấy vụn, túi ny lông cũ để góp cho thầy giáo xây dựng kế hoạch nhỏ trong trường. Riêng phần tao phải nuôi 1 con heo, 10 con gà để xã thực hiện kế họach chăn nuôi tự túc lương thực khu phố. Mỗi ngày tao phải đi kiếm đồ ăn cho heo gà. Mà cơm gạo bây giờ, mầy biết đó, nguời ta không có mà ăn nói chi tới súc vật. Cứ vài tháng ông Tổ Trưởng lại kiểm soát coi có mất con nào không để báo cáo lên cấp trên lập thành tích tốt cho xã. Đến bây giờ tao mới hiểu lời của thằng cha phở Cơ…

Tôi đỡ lời ông Bảy:

- Cách mạng mới về, còn nhiều khó khăn, cũng như ông Bảy rèn cục sắt phải đốt… cho nóng đỏ.

Ông Bảy cười mỉa: 

- Hứ, rèn cái kiểu cộng sản. Tụi nó nhắm mắt lại mà đập. Chỗ cao xẹp xuống đã đành, chỗ thấp cũng dẹp lép. Tao già như vậy mà hôm trước còn bị giáo dục. Ngày lễ mừng sinh nhựt cụ Hồ có lịnh phải treo cờ trước nhà. Nhà tao bây giờ thụt tuốt phía sau, nó là cái garage, có phải là cái nhà đâu. Vậy mà thằng công an khu vực đi sồng sọc vào giữa nhà, hăm he đủ thứ. Tao đành phải đi kiếm mua để treo…

Tôi nhớ đến bác phở Cơ và những lời ông Bảy dạy dỗ ngày xưa, thấy thương ông quá, hỏi tiếp:

- Vậy còn chú Út, nghe nói làm lớn lắm mà không can thiệp gì cho gia đình sao?

Ông Bảy đương cầm tách nước trà đưa lên môi, nghe hỏi, không uống rồi để xuống, dáng ngập ngừng đắn đo. Hồi lâu ông nói nho nhỏ, giọng ngắt quảng:

- Nó về, tao mừng. Nhưng thôi, tao không muốn nhờ nó điều gì. Nó với mấy anh nó, với gia đình, bây giờ khác chí hướng. “Người ta” nhờ mình thì được, chớ mình nhờ “người ta” khó lòng lắm. Chuyện trong gia đình, tao cũng không muốn cho nó biết, không nên. Cũng may, tao chỉ làm nghề thợ rèn nghèo nhờ tiện tặn nên dư dả chút ít, nếu giàu có thì không biết bây giờ ra sao rồi. Dầu sao thì ở trong Nam, ai cũng là “ngụy” hết, thằng Út nó sợ lây rồi bị phê bình, kiểm thảo. Nó bây giờ có cụ Hồ với Đảng rồi, đâu cần có tao. Mầy đừng nhắc tới nó nữa…

Ông Bảy nói tới đó, ngồi thở dốc. Nỗi bực tức làm ông mệt nhoài. Không giận sao được, cả đời ông đầu tư trọn vẹn tình yêu vào cách mạng, nghĩa là trong đó có thằng con trai út của ông. Nào ngờ ông đã lỗ vốn nặng. Cách mạng về ấm no hạnh phúc tìm hoài không thấy. Chung quanh chỉ có khóc than đói khổ, tức tưởi, căm hờn. Riêng chú Út mặt mày giống hệch ông nhưng tình cảm và ý nghĩ giống Bác và Đảng. Cái dây liên hệ cha con mong manh quá. Ông Bảy phải trên 20 năm mới thấy điều đó. Ông đã trồng cái cây “cách mạng” thật là công phu, bây giờ lại hái cái trái đắng nghét.

Cuộc đời ông Bảy thợ rèn như lần đánh đề ngày xưa. Ông bàn con heo quay, nhè đâu cách mạng xổ ra con vịt cồ.


Võ Kỳ Điền

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Oct/2022 lúc 8:14am

Bệnh Nổ 

 

Bệnh nổ theo truyền thuyết bắt nguồn từ làng pháo Bình Đà, người ta đồn rằng ở đó có đền thờ tổ của ông trùm bệnh nổ...

Bệnh này không có trong y học và cũng không có trong từ điển. Nên không thể định nghĩa và cũng không có hồ sơ bệnh án, không có cách điều trị bằng thuốc, cũng như chưa có bác sỹ hay bệnh viện nào để điều trị.

Bệnh nổ xuất hiện trong mọi thời đại mà ở nơi đó đồng tiền, danh vọng và thân thế con người được tôn vinh, còn giá trị về đạo đức và tài năng đích thực của con người bị xem nhẹ.
Do đó ta dễ kết luận được rằng đối tượng nhiễm bệnh không phân biệt giới tính tuổi tác. Bệnh nổ thường xuất hiện ở những người thiếu tự tin hoặc muốn lợi dụng người khác. Ngày xưa bệnh này thường phát triển ở những Việt kiều đại gia sống ở nước ngoài, ngày nay nó bùng phát ở khắp mọi nơi không những ở nước ngoài mà cả trong nước cũng đang phát triển thành bệnh dịch khó chữa.
Bệnh nổ mà ai nghe cũng khó chịu, mọi nguời thường nói "nổ lựu đạn", bệnh này có rất nhiều thể loại dưới đây là một số dạng cơ bản của nổ.

Nổ thân thế,
Con bệnh thường trưng bày các thể loại chức tước, người nổi tiếng, quyền thế danh gia vọng tộc, trâm anh thế phiệt.... của gia đình hoặc bà con họ hàng hang hốc, bạn bè, những mối quan hệ có tầm xa trên mấy phát đại bác bắn cũng không tới, thậm chí có khoảng cách đến vài ngàn năm ánh sáng. Hay một biểu hiện khác là chụp hình với nhân vật tai to mặt lớn nào đó rồi phóng to tấm hình treo ngay giữa nhà cho mọi người trông vào, hay mang theo người gặp ai cũng đem ra khoe.

Nổ tiền bạc giàu sang,
Con bệnh thường khoe những gì mình có và thậm chí họ không quên những thứ họ không có. Tiện thể khoe luôn tiền bạc của những người quen biết và rất lấy làm hãnh diện vì mình được quen biết với những người có tầm cỡ như vậy, họ hãnh diện như thể khối của cải tiền bạc và danh vọng của người khác là của chính họ vậy.

Nổ con cái, nhà cửa, của cải,
Cái này là loại nổ nặng nhất trong các loại nổ. Về lĩnh vực này thì tha hồ nổ với muôn màu muôn vẻ. Nào là con cái làm đến chức gì, lương tháng bao nhiêu. Trong nhà xài những món đồ gì, giá cả bao nhiêu, ăn những thức ăn gì, mặc đồ hiệu gì, đồng hồ gì, túi loại gì, bao nhiêu tiền thôi thì tất cả cái gì đắt hàng hiệu là đem ra...nổ.
Có những người mới phất lên nhờ chức quyền do ăn đút lót hối lộ tham nhũng, trúng vài chuyến buôn bán đất đã vội xây ngay ngôi nhà to và bắt thằng con đi học đàn để chứng tỏ rằng họ đã gia nhập tầng lớp thượng lưu. Rồi khi khách đến thì lại bắt đứa con ngồi chơi đàn để tra tấn cả con lẫn khách.

Họ phải nâng cấp lên hàng trí thức bằng cách họ trưng bày trong phòng khách hàng bao nhiêu sách về mỹ học, thần học, tâm lý học và nhiều loại có chữ "học" khác. Bên cạnh là chiếc đàn piano mở sẵn bàn phím và trên đó là cuốn sách học nhạc đang mở ra đúng cái trang rắc rối phức tạp khó đàn nhất.

Chưa hết !
Lại còn một cái giá vẽ với bức tranh đang vẽ dở dang để ở góc nhà ai đến cũng khoe là tranh của cháu nó đang vẽ nữa chứ, thật đúng là:
" Muốn giàu chỉ một đời
Muốn sang phải ba đời".
Những người mắc bệnh này có lẽ phải năm đời cũng chưa sang được vì ngu, thật đúng là trọc phú !
Người mắc bệnh nổ đều có chung một triệu chứng đó là ÁO ,  thường thích đi dạo trong rừng mơ để bắt con tưởng bở.
Thế đấy, không phải cái gì lấp lánh cũng là vàng cho nên chúng ta phải cẩn thận để tránh cái căn bệnh này.


Tuệ Phong

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Oct/2022 lúc 11:01am

Ai cũng biết mà!


Young%20handsome%20man%20in%20elegant%20white%20shirt%20and%20business%20suit,%20on%20beach%20while%20%20looking%20away.%20Sea%20waves%20on%20background%20Stock%20Photo%20|%20Adobe%20Stock

Con nít trong xóm rần rần chạy lại nhà thằng Quân. Tụi nó bu đen bu đỏ trước hiên. Người lớn hiếu kỳ cũng xớ rớ chỉ trỏ… Thằng Quân bị lột trần truồng, bị trói chặt vào cây cột, trên người nó hằn đỏ những vết roi chi chít. Cả đám còn đang nhốn nháo thì ông Thái từ trong nhà bước ra, lấy roi vừa quất túi bụi vừa tra gạn:

 Ðồ mất dạy, đồ con lai, nuôi mầy uổng cơm! Mầy ăn cắp tiền của bà nội, vậy tiền đó giờ giấu chỗ nào?

Thằng Quân im lặng chịu đựng, mắt nó xanh lơ ngơ ngác như chú mèo con. Bà Cả, người mà nó kêu bằng nội vẫn ngồi trên bộ ván ngựa vấn điếu thuốc rê, bập khói phì phà, mùi thuốc lá khét lẹt, vẻ mặt bà không có một chút cảm xúc nào.

– Ðáng đời đồ con lai hư hỏng! Tao mới để ngàn bạc trong tủ sáng nay, vậy mà giờ không còn nữa. Mày không lấy thì ai vào đây?

Người ta nói, lúc thằng Quân một tuổi. Mẹ nó mang nó từ Sài Gòn về bảo:

– Nó bị mẹ nó bỏ, tôi thấy tội nên mang về nuôi.

Nhà nội nó phản đối ầm ĩ, ông Thái cũng không chấp nhận nhưng bà Thái thì cương quyết không bỏ nó. Cuối cùng cả nhà cũng phải nhượng bộ bà Thái. Xóm giềng thì xì xầm:

– Bà Thái lên Sài Gòn làm ăn, ngủ với Mỹ sanh ra thằng Quân.

Tiếng đời đơm đặt không biết đúng sai thế nào nhưng vô cùng khắc nghiệt. Người trong xóm kỳ thị ra mặt, người trong nhà hắt hủi và đối xử rất thậm tệ với nó. Thằng Quân trạc tuổi tôi. Bọn con nít trong xóm vẫn chơi chung và đi học chung với nhau, chỉ có thằng Quân là không được đi học. Nó phải ở nhà làm đủ việc, vậy mà cơm còn có bữa đói, riêng việc ăn đòn thì như cơm bữa. Mặc dù sống khổ sở, ăn uống thiếu thốn như vậy mà thằng Quân cứ nhổ giò cao lớn. Nó cao hơn tôi cả cái đầu, da nó trắng, lông vàng hoe, mắt xanh như viên bi. Nhìn nó giống hệt mấy thằng Mỹ con trong phim cao bồi vậy.

Tan buổi tắm sông, ai về nhà nấy. Hôm ấy thằng Quân bị một trận đòn thừa chết thiếu sống. Ông Thái còn xích chân nó trước hiên nhà suốt đêm luôn. Tụi tôi nhiều lúc thấy tội cho nó quá, nhưng đâu biết làm gì hơn. Lần nào chạy chơi trong xóm về nó cũng bị đòn cả. Ông Thái chửi thậm tệ:

– Thà nuôi chó giữ nhà còn có lợi hơn, nuôi mày chỉ tốn cơm vô ích!

Cứ như vậy đấy, thằng Quân lớn lên trong sự tàn nhẫn và ngược đãi của đời. Nó không biết cha nó đã đành, còn bà Thái có phải là mẹ ruột của nó không nó cũng không dám chắc, vì bà Thái ra ngoài cứ nói nhặt nó về nuôi. Bà Thái cũng không bao giờ nói cho nó biết sự thật. Nhiều lúc thấy nó ngồi ủ rũ trông tội làm sao. Nó sống trong nhà ông Thái mà cứ như người dưng hay đứa ở vậy. Da nó trắng sáng mà đời nó tối đen, mắt nó xanh mà tương lai nó như lỗ đen vũ trụ. Tôi gần nhà nó, thường chạy qua chơi, mỗi lần nó bị đòn là tôi trốn đi, vì thấy cảnh ông Thái cầm roi quất trông thật dã man.


Người ta bảo cuộc đời vốn vô thường, luôn thay đổi. Người đời mấy ai học được chữ ngờ! Một ngày kia người ở xóm chợ, xóm chùa, xóm đình… xì xầm bàn tán: “Nhà nào nuôi con lai sẽ được đi Mỹ”. Có người còn tỏ vẻ rành rõi: “Ai không muốn đi thì bán, con lai có giấy tờ mười cây, con lai không giấy tờ ba cây”.

Ông Thái lên xã làm giấy cho thằng Quân, tay chủ tịch ỡm ờ:

– Tôi biết thằng Quân ở nhà ông mười mấy năm nay, nhưng nó không có giấy khai sanh, làm sao nhập hộ khẩu nhà ông được?

Ông Thái nài nỉ:

– Cán bộ giúp em, em sẽ hậu tạ.

Y lại thủng thẳng:

– Con lai có giấy tờ mười cây, con lai không giấy tờ ba cây, vậy ông tính sao?

Ông Thái vặn vẹo hai bàn tay:

– Dạ, cán bộ tính sao em cũng chịu.

Y huỵch toẹt ra luôn:

– Giờ làm giấy khai sanh và nhập hộ khẩu cho nó phải tốn một cây, phải chia cho mấy chỗ chứ mình tôi không làm hết được!

Ông Thái chịu giá một cây. Chừng tháng sau thì thằng Quân thành người hợp pháp trong nhà ông Thái, mặc dù nó đã sống mười mấy năm ở đấy. Ông Thái lại vô thị xã làm hồ sơ. Tại Phòng Pháp lý của Sở Tư pháp có khá nhiều người cũng chung hoàn cảnh như ông, họ cũng đang làm hồ sơ xuất cảnh. Một người quen giới thiệu ông Thái với tay cò, y bảo:

– Bác vào trực tiếp thì lâu lắm đấy, có khi cả năm cũng không xong, tốn kém cũng không phải ít. Nếu bác chịu thì tôi bao trọn gói và bảo đảm trong vòng 5 tháng bác sẽ có đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Y đòi ba cây vàng, ông Thái kêu mắc quá thì y bảo:

– Ba cây mà nhiều cái nỗi gì! Sau này qua Mỹ lấy lại mấy hồi.

Sau một hồi cò kè, y đồng ý bớt cho một chỉ, giao trước một cây, khi nào hồ sơ đầy đủ thì giao nốt phần còn lại.

Ông Thái về kêu vợ:

– Bà nó đi chợ coi có gì ngon ngon mua nấu cho thằng Quân ăn ít bữa, thằng nhỏ cao mà ốm quá cũng khó coi.

Thằng Quân vẫn tỉnh bơ, mắt xanh lơ rất mông lung, không biết nó vui hay buồn. Từ hôm đó đời thằng Quân khác hẳn đi. Kế đó lên Sài Gòn phỏng vấn đậu, Ông Thái về quê mở tiệc ăn mừng. Bạn bè và bà con lối xóm ăn uống tưng bừng, họ còn chúc: “Gia đình ông Thái qua Mỹ sướng hén! Mai mốt lãnh lương bằng tiền đô thì giàu mấy hồi.”. Ông Thái cũng lâng lâng:

– Tui có phước được đi Mỹ, cũng nhờ nuôi thằng Quân mười mấy năm nay.

Trong tiệc có người nói nhỏ: “Mười mấy năm nay cứ thằng lai này thằng lai nọ, giờ thì con ngọt xớt!”. Người khác cũng khẽ khàng: “Oánh nó như oánh kẻ thù, giờ thì một cũng Quân hai cũng Quân.”.

Sang đến Mỹ, một khung trời mới lạ mở ra trước mắt, đất đai mênh mông, xa lộ thênh thang, nhà cửa phố xá trùng điệp, sản vật sung túc… mọi thứ đều nằm ngoài sức tưởng tượng, quá choáng ngợp luôn. Cả nhà không một ai biết chút tiếng Anh nào, nghề ngỗng cũng không… May nhờ có mấy hội đoàn đến giúp điền đơn, chở đi chỗ này chỗ kia. Rồi họ xin cho ông bà Thái vào làm trong hãng rau, ở đấy cần chăm chỉ làm chứ cũng chẳng cần tiếng Anh cho lắm. Quân và mấy anh em thì được giới thiệu đến mấy tiệm nails. Ngày đi làm, tối về học ESL. Thằng Quân xưa nay vốn không được đi học, giờ cầm bút sanh ngượng ngập, học cũng chẳng vô, chỉ vài hôm là bỏ luôn. Nó dốt nhưng ông trời khiến cho nó có tánh nhạy bén, nghe khách nói tiếng Anh một thời gian là nó cũng nói tiếng Anh như gió (mặc dù nó không biết mặt chữ, chỉ biết ký mỗi cái tên của nó). Nó lại khéo tay nên khách thích, tiền típ cũng nhiều. Giờ nó xủng xoẻn tiền chứ không phải thằng Quân ngày xưa, trên răng dưới dế. Ba năm sau nó thi đậu quốc tịch, nghĩ cũng ngộ, tiếng Anh tiếng u không biết, chỉ nói tiếng bồi mà nó đậu cái rụp mới hay chứ. Nó đổi tên Quân thành Quinte. Khách Mỹ và mọi người vẫn gọi tắt là thằng Khiu (Q).

Có lần bà Thái cười:

– Mầy rảnh quá hén! Thằng Quân không chịu, đi đổi lấy thằng Cu (Q).

Cả nhà cười rần rần.

Kể từ bận đó, thằng Q bỏ nhà ra riêng luôn, nó mướn phòng ở chung với bạn bè, nó cắm đầu cắm cổ làm bảy ngày không nghỉ, tiệm mở giờ nào nó cũng quất. Nó dành dụm được năm mươi ngàn, vừa lúc chủ tiệm bán tiệm về Việt Nam chơi. Chủ tiệm xởi lởi, vả lại cũng muốn bán cho nhanh để đi nên rẻ hơn vài ngàn là ít. Thằng Q còn dư phước gặp thời nên làm gì cũng trúng, đụng đâu cũng thắng.

Tiệm Luxury Nails của thằng Q có 5 thợ, nó nữa là 6, làm mệt xỉu, bỏ bữa cơm trưa thường xuyên, làm như thế mà vẫn không kịp. Cũng may là ở thành Ất Lăng nói riêng, Ðào bang nói chung rất dễ dãi. Thợ làm nails chẳng cần có bằng, phần nhiều nghề dạy nghề, kẻ trước chỉ người sau.

Ðào bang quả là đất lành chim đậu, vật giá rẻ, đất đai và nhà cửa cũng rẻ, đời sống dễ chịu bởi thế người kéo về ngày càng đông. Thằng Q làm nails mười năm là mua được nhà, trả đứt bằng tiền mặt. Giờ đây nhà bà Thái không còn ai dám khi dễ nó nữa. Ngày trước nhà ông bà Thái đối xử tệ bạc tàn nhẫn với nó vậy mà giờ nó vẫn đối xử đàng hoàng. Thằng Q cũng quà cáp, tặng tiền cho mọi người vào những dịp lễ lộc, Tết tư, sinh nhật…

Ông Thái tính ướm hỏi, làm mai thằng Q cho đứa cháu họ hàng xa. Những tưởng thăm dò nào ngờ thằng Q chịu liền, có lẽ nó đã thấy con nhỏ rồi, khi nhìn hình thì nó ưng bụng ngay. Thật tình con nhỏ đẹp bá cháy, da trắng, tóc dài, mắt xinh, má hồng không ngờ ở dưới quê mà lại có người xinh đẹp như thế. Mọi việc tiến triển nhanh đến độ ông Thái cũng không ngờ. Thâm tâm ông Thái vẫn còn chút e dè và mắc cỡ vì những chuyện ăn ở tệ bạc ngày xưa. Ông Thái vẫn còn lấn cấn mỗi khi đụng mặt thằng Q, nhưng kể từ khi thằng Q chịu ưng con Quỳnh, cháu họ hàng xa của ông thì ông như cất được gánh nặng trong lòng, từ đó ông có vẻ thoải mái hơn nhiều. Ông Thái nói với vợ:

– Thằng Q coi vậy mà được!

Bà Thái nhếch mép cười khinh khỉnh

– Vậy mà ngày trước ông chửi mắng đánh đập tàn nhẫn, coi như của nợ, nào là con hoang, con lai, con rơi…

Ông Thái thẹn, chống chế:

– Sao bà cứ nhắc chuyện cũ hoài, sông có khúc người có lúc! Hoàn cảnh lúc ấy ai cũng vậy chứ đâu riêng mình tui với thằng Q.

Ông bà Thái và thằng Q về Việt Nam để lo chuyện cưới hỏi. Thằng Q về đến xóm cũ như một ông hoàng. Nó lai Mỹ trắng rất đậm, cao to, tóc vàng hoe, mắt xanh trông nó đẹp như tài tử, đã vậy có tiền đô xài thoải mái. Cả xóm ai cũng nhìn nó, trầm trồ khen, dường như nhiều người đã quên cái tuổi thơ đau khổ của nó.

Việc lễ nghĩa, quà cáp của đám cưới thông qua nhanh chóng. Họ nhà gái chẳng đòi hỏi gì, mà đòi hỏi gì nữa, con gái của mình được gả cho Việt kiều ngon lành như thằng Q là nhất thiên hạ rồi, là món quà quá tuyệt vời rồi. Duy có giấy “đăng ký kết hôn” thì bị ách lại ở Sở Tư pháp. Người ta đòi hỏi này nọ thực chất là vòi tiền chứ chẳng thiếu giấy tờ chi cả. Ông Thành, em ông Thái tức cũng là chú của thằng Q đứng ra lo việc này. Ông chú đi giao dịch về bảo:

– Tụi nó đòi năm trăm đô bao trọn gói.

Thằng Q móc ra một ngàn nhét vào tay ổng, ông chú cười híp mắt nói: “Chi nhiều vậy Q?”. Nói thì nói nhưng đút vào túi quần ngay lập tức.

Ðám cưới thằng Q làm ở Sở Tư pháp để họ cấp giấy hôn thú giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. Có giấy hôn thú này mới có thể làm hồ sơ bảo lãnh được. Sau đó đãi tiệc ở nhà hàng Biển Xanh, một nhà hàng khách sạn lớn nhất thị xã.

Sau đám cưới hơn tháng, thằng Q quay về lại Mỹ. Nó nói với đám thợ:

– Về Việt Nam chơi một chuyến chừng hai tháng, quất sạch tiền để dành trong hai năm.

Vậy mà trong thời gian bảo lãnh và chờ đợi, năm nào thằng Q cũng gởi tiệm cho bạn coi để bay về Việt Nam vi vu ăn chơi và gặp vợ. Những lần về sau khi cưới, thằng Q ở khách sạn hoặc ở nhà vợ chứ chẳng còn về ở phía nhà ông Thái. Việc này cũng có nghĩa là ông chú mất hưởng xái gió Việt kiều. Ông Thành, em ông Thái, chú thằng Q đi nói với láng giềng:

– Mấy thằng lai ăn cháo đá bát, hồi nào giờ lớn lên ở đây, giờ chỉ biết có bên vợ.

Hàng xóm nhiều người biết chuyện nhưng chẳng ai hơi đâu can dự vào, tuy nhiên cũng có người cười ý nhị:

– Nó ở đây từ nhỏ, hồi nào giờ ai cũng biết mà!




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Oct/2022 lúc 11:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Oct/2022 lúc 12:21pm

Đừng chỉ huy đàn ông

husband%20wife%20fight%20-%20Newstrend

Ðừng cố lục tủ đồ mà quăng đi cái áo phông, quần jean cũ rách mà ổng ưa thích. Ðừng nói ông chơi tennis cho khỏe mạnh khi ông chỉ thích uống bia và coi football. Nếu ổng thích ăn steak, ba rọi thì đừng lớn tiếng rao giảng về diet với gạo lứt.

Nếu chồng muốn đi câu cá với mấy gã bạn vào cuối tuần, tuyệt đối đừng bảo ổng phải làm gì khác. Tránh quá thẳng thắn nói ra cảm xúc như mình đang bị bỏ rơi, không quan tâm, etc. Thường thì đàn ông lúc này chỉ có thể điều chỉnh để chiều lòng các nàng nhưng dần trở nên trái tính, gàn dở vì nó chẳng phải là sự thay đổi tự thân nơi người đàn ông. Phải hiểu rõ sự điều chỉnh nhất thời khác hẳn với cách tự giác thay đổi hành vi ở cánh mày râu. Các bà đừng ra vẻ bà sếp ra lệnh. Ðàn ông làm những việc họ muốn làm, và họ thể hiện tương đối rõ ràng. Các nàng đừng cố không hiểu. Giống như ông chồng bị gout sẽ biết tự hạn chế rượu thịt. Ðàn ông chỉ thay đổi khi anh ta thực sự muốn như vậy, với mục đích rõ ràng về vai trò của mình (làm ông bố tốt, muốn cái nhà lớn hơn, mua xe mới, …)

Một số điều ở đàn ông mà phụ nữ thấy không được như kỳ vọng thì nàng sẽ phải làm gì? Không làm gì cả. Ðừng gắng thay đổi đàn ông, bởi vì đàn ông không thực sự muốn thay đổi khi bị đàn bà chỉ huy. Cho dù đó là những cố tật khó chữa như bừa bãi, không thích vô gym, thú sưu tập đồ lạc-xoong đến chật nhà. Hãy nhớ rằng, phụ nữ không sở hữu đàn ông và đừng gắng chỉ huy họ. Chính vì điều này sẽ khiến người đàn ông của mình trở nên nhu nhược, gàn dở trái tính – họ sẽ nhìn nhận người đàn bà cạnh mình như một bà chằn đanh đá.

Mọi thứ nên cân bằng, đàn ông chẳng thích nghe càm ràm, càng ghét hơn là bị chỉ huy. Các ông thích ở cạnh một người khiến mình cảm thấy vui vẻ, thách thức một cách tích cực để trưởng thành thay vì bới ra quá nhiều nhược điểm thiếu sót như một anh binh nhì.


Tiêu Huyền



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 31/Oct/2022 lúc 12:31pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.742 seconds.