Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Aug/2022 lúc 2:51pm

MÙI CỦA MẸ

Bí%20mật%20ẩn%20đằng%20sau%20mùi%20thơm%20ngọt%20ngào%20của%20trẻ%20sơ%20sinh%20khiến%20người%20lớn%20muốn%20%20hít%20hà%20mãi%20không%20thôi

Tác giả Nguyễn Văn Anh là một giáo viên, cư dân thành phố biển Nha Trang. Bài thơ được sáng tác trong những ngày mẹ ông bệnh nằm một chỗ, và ông là người tự tay tắm rửa cho mẹ sau những giờ đi dạy về. Đối diện với thân thể già nua bệnh tật của mẹ và cái mùi đi cùng nó, ông nhớ về mẹ mình với tất cả ký ức về cái mùi từ bi mà mẹ đã trút hết cho con, và bài thơ Mùi của Mẹ ra đời từ đó.

=======

Thời son trẻ

Mẹ thơm mùi con gái

Mùi tằm dâu rơm rạ quê nhà

Mùi bồ kết hương cau thơm lắm

Mùi thanh xuân đồng nội

Mẹ trao cho cha

Ngày vỡ ối con ra

Mẹ còn thơm mùi chăn gối

Mùi tro than hột muối củ gừng

Con bú mớm

Mẹ thơm mùi vú mọng

Con đi lẫm chẫm

Mẹ thơm mùi cơm nhão, cháo hoa

Con đến trường làng

Mẹ thơm mùi lúa rơm gạo mới

Con lên trường huyện

Mẹ thơm mùi cơm bới mo cau

Khi con ốm đau

Mẹ thơm mùi của Phật

À ơi…

Ôm con mùi Mẹ tỏa ra

Bệnh hoạn tiêu tán, tà ma phải lùi

Ngày nắng hạn

Mẹ thơm mùi me đất

Tháng mưa dầm

Mẹ thơm mùi con cá chột nưa

Con xa nhà mang theo mùi của Mẹ

Đi đông đoài nam bắc

Là con đi đất bằng biển lặng

Là con đi chân cứng đá mềm

Ơi những kẻ đi xa

Có nghe thơm mùi của Mẹ

Mẹ thơm mùi bếp lửa quê nhà

Mùi của Mẹ là mùi rất thật

Ngày con thành gia thất

Mẹ thơm mùi treo cưới

Mùi áo khăn đèn rượu trầu cau

Ngày tháng qua mau

Thoảng chút hương đời con hể hả

Mẹ còn giữ một mùi dân dã như rơm

Đời con lận đận áo cơm

Mẹ là áo gấm, tám thơm, nồi đồng

Đời con mỏi gối chồn chân

Lạ thay Mẹ vẫn thơm mầm lộc non

Con mấy mặt con

Vẫn ngỡ mình bé dại

Vì nhà ta còn mùi Mẹ, mùi Bà

Mùi Bà – mùi cái vú da

Mùi cau trầu với mùi hoa mẹ trồng

Mẹ ơi

Mẹ mới đó

Bốn mùa mặc áo the thâm

Sao nỡ vội già không trẻ mãi

Để vãn buổi chợ chiều tất bật đi mau

Vì biết cháu chờ gói kẹo cau đùm trong lá chuối

Ôi cục kẹo cau có hương bưởi hương ngâu

Có con cu kêu đầu hồi để thời gian qua chi vội

Bây giờ tội nghiệp Mẹ tôi

Tám mươi ba tuổi xếp đôi cánh cò

Mùi của Mẹ quanh co giường chiếu

Mùi trần ai khô kiệt xác thân

Mùi da xương bên ướt Mẹ nằm

Để cả đời bên ráo con lăn

Khuya nay quỳ xuống ôm chân

Mẹ ơi đã lạnh toàn thân...Mất rồi!

Cây cau già ngoài sân chết đứng

Ngọn trầu không héo úng rụng rời

Gió khóc ngoài giậu mồng tơi

Tre trúc quờ quạng tìm hơi Mẹ già

Mẹ hiền đi chuyến chợ xa

Mùi Mẹ cánh Hạc bay ra cõi Trời

Con thành đứa trẻ mồ côi

Lặng chiều nhang khói tìm hơi Mẹ hiền!

Mẹ ơi...!

(Mùi Của Mẹ - Nguyễn Văn Anh)



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Aug/2022 lúc 2:58pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Aug/2022 lúc 9:42am



Những người phụ nữ quê tôi không ai không biết đến chiếc đòn gánh vì ai cũng đã từng hơn một lần gánh nó trên vai. Quê tôi miền Trung nghèo lắm. Từ những bé gái mới lớn lam lũ giúp mẹ thổi cơm gánh nước, đôi vai nhỏ như oằn xuống với một cánh tay bấu vào thân đòn nặng trĩu còn tay kia dùng lấy cân đối gánh hai thùng nước sóng sánh – đến những bà mẹ già nhanh lẹ gánh những bó rau, bụi cải hay con gà con vịt thong dong ra chợ bán. Rồi những đứa em, người chị, phần nhiều cứ rãnh việc, buông tay ra là động đến chiếc đòn gánh. Gánh lúa, gánh phân, gánh mạ non, gánh nước … Toàn bộ việc làm nặng nhọc đặt trên vai người phụ nữ. Đàn ông quê tôi lại ít thấy gánh gồng gì. Dĩ nhiên là họ làm những việc khác có khi còn nhọc nhằn hơn nhưng ít khi động đến chiếc đòn gánh …

Tôi nhớ như in lúc tôi còn là thằng bé sáu, bảy tuổi, chiều chiều ra đứng trên đầu cầu sông Kênh đón mẹ đi chợ về. Rướn người trên thành cầu sắt thật cao, tôi đưa mắt hướng về phía chợ. Hễ cứ thấy từ xa ai đó đang quang gánh bước tiến là lòng tôi lại thấp thỏm mừng vì nghĩ đó là mẹ mình. Cái dáng quay quồng, lam lũ của những người đàn bà quê tôi phần nhiều ai cũng giống nhau. Cho nên, tôi thường nhìn lầm. Tôi đợi từ xa và dõi mắt nhìn chằm chằm vào dáng đi khó khăn vất vả cũng với hai cánh tay, một nắm trên thân đòn và một lấy cân đối, buông lỏng theo từng bước chân như chạy. Không lẫn vào đâu được, đúng là bước chân của mẹ tôi. Bước chân mẹ lạ lắm, có gì đó như lo toan, vội vã, nhẫn nhục, nhọc nhằn trong mỗi nhịp đi quay quồng. Nhưng khi bóng người đàn bà kẽo kịt gánh gồng đến gần, thì lại không phải. Niềm vui biến mất, khuôn mặt buồn xo, tôi lại ngồi xuống thành cầu đợi mẹ tôi .

Cuối cùng thì mẹ cũng xuất hiện! Từ xa, nhận ra mẹ, tôi đã ba chân bốn cẳng chạy ùa tới mừng rỡ. Tôi chẳng quan tâm gì đến mồ hôi mồ kê trên gương mặt mẹ chảy ròng ròng vì mệt, vì nắng rát mà điều quan trọng nhất là nhìn vào hai cái mẹt đong đưa hai bên đòn gánh dưới cái quang bằng dây thép uốn tròn. Quà của tôi nằm ở đó! Khi thì là chiếc bánh mì, vài viên kẹo dẻo, một lóng mía ghim, có khi là mấy thứ đồ chơi rẻ tiền bằng nhựa … Thích nhất là được mẹ mua cho bánh bò ông ba tàu ngoài cổng chợ. Tôi mê bánh bò ông thì ít mà thích con gái ông thì nhiều! Chẳng là con ông học cùng lớp với tôi. Nó học giỏi nhì lớp, còn tôi hạng nhất. Bọn trẻ con thường cắp đôi tôi với con Lẻm, tên nó. Không biết nó nghĩ gì không chứ riêng tôi thì thích! Mà cũng lạ, không ai như tôi, mới học đến lớp hai, lớp ba mà đã biết mắc cỡ khi gặp nó … Nhưng đó là chuyện hồi con nít …

… Không cần đợi mẹ chấp thuận đồng ý, tôi đã lục mẹt lấy quà của mình vì biết mẹ chỉ mua cho tôi. Nhà có mấy chị em, ba mất sớm mà tôi là con trai duy nhất nên mẹ thương tôi hơn cả. Trăm lần như một, chiều nào mẹ đi chợ về, sau khi bán hết mớ rau cải, bầu bí trồng ở vườn nhà, thế nào mẹ cũng dành tiền ki cóp mua cho tôi ít quà. Tôi cầm gói bánh bò tung tăng chạy trước, mẹ gánh cặp mẹt đi sau. Không nhin vào mắt mẹ nhưng biết chắc mẹ đang cười nhìn tôi niềm hạnh phúc. Đôi gánh nhẹ hẫng trên vai mẹ và nhiều lúc mẹ còn nói vói theo nhắc yêu tôi : Ranh con, chạy vừa vừa chứ, té ngã giờ đây !

Tôi thật không biết chiếc đòn gánh do ai nghĩ ra và Open tiên phong vào khi nào nhưng quả thật, đó là một dụng cụ tuyệt vời để vận động và di chuyển vật nặng từ nơi nầy đến nơi khác bằng sức người ở quê tôi. Nó được làm bằng cây tre già ngâm nước càng lâu càng tốt, để tre dẻo, chắc và khỏi mục. Tôi đã thơ thẩn hàng giờ nhìn người ta đục đẽo chiếc đòn gánh. Thật cũng lắm công phu ! Sau khi chỉ lấy đoạn gốc tre già ngâm nước chừng vài tháng, người ta làm hai chiếc máng ở hai thân đòn. Hai cái máng nầy phải giống nhau như một, giữa khắc một cái rãnh sâu dùng để móc quang vào cho khỏi lệch. Cái máng nầy cũng lắm chuyện. Gặp tay thợ đẽo giỏi, nó là hình tròn trụ, hình ô van có khi còn được tạc vào dấu thập hoặc chữ vạn mà tôi không biết để làm gì. Có lẽ lấy hên mua may bán đắt khi gánh trên vai chiếc đòn gánh ấy chăng, hay chỉ là khắc lên cho đẹp … Chưa hết, còn phải gọt đẽo thân đòn cho thật thẳng, đoạn ở giữa mỏng dính hơn hai bên đầu làm đòn đong đưa cho nhẹ sức hơn khi gánh nặng … Khoảng hơn tiếng đồng hồ đeo tay đẽo gọt thì chiếc đòn gánh sinh ra. Nó hoàn toàn có thể dùng hết đời nầy đến đời khác trong một mái ấm gia đình quê tôi vì hiếm khi bị gãy. Đến khi nước bóng ở thân đòn nổi lên màu đen mun thì không biết chiếc đòn đã thấm biết bao nhiêu mồ hôi từ trên đôi vai những người đàn bà tần tảo …

Nhưng chiếc đòn gánh của mẹ tôi không chỉ có thế. Nó còn là một trời kỳ diệu. Nó mang đến tuổi thơ tôi những niềm vui háo hức tràn ngập, cả những giấc mơ xinh xắn nhất trên đời. Còn gì sung sướng hơn khi được đặt ngồi vào một đầu quang, đầu bên kia là trái bầu trái bí mẹ gánh suốt dọc đường ra chợ. Tôi cứ ngồi im như thế trên suốt con đường làng, hấp háy đôi mắt hãnh diện nhìn quanh xem có đứa bạn học nào để mà vểnh mặt lên, tự hào được ngồi gánh mẹ. Tôi cũng không buồn khi thấy chỉ mấy con trâu, con bò dọc đường làng chào tôi kêu nghé ọ và những đứa trẻ chăn trâu nhìn theo cười chế giễu. Tôi biết chúng nó ganh tỵ vì không được ngồi gánh như tôi … Và vì tôi nặng hơn mấy trái bầu bí ở gánh bên kia nên mẹ phải đưa vai chệch về phía tôi để giữ cân đối. Mệt lắm nhưng mẹ vui. Tôi biết được điều ấy trên đôi mắt lộng lẫy, hài lòng bừng lên trên mặt mẹ …

Đến gần chợ là tôi dứt khoát bảo mẹ cho xuống, có năn nỉ mấy cũng không chịu ngồi thêm. Tôi sợ con Lẻm, con ông ba tàu bán bánh bò đầu cổng chợ nhìn thấy. Vì sao sợ nó cười, tôi không biết nhưng rõ là tôi thích được nhìn nó Open với hai chiếc nơ xinh xắn, chạy lò cò trước cổng, mắt tròn xoe nhìn tôi và gật đầu chào. Tôi làm như ngó lơ, chạy lúp xúp theo mẹ, mắt liếc thật nhanh vào con Lẻm còn tay thì cứ cầm dây quang phía sau chiếc đòn gánh mà nhắc để khỏi mắc cỡ : Đi nhanh lên mẹ, con đói bụng lắm rồi …

Tuổi thơ tôi và chiếc đòn gánh mẹ như không hề rời nhau. Cũng có những hôm không bán được hàng, mẹ quảy gánh về mà không có quà cho tôi. Tôi cứ cầm lấy đòn gánh mẹ mà khóc tấm tức, dỗ mấy cũng không nín. Tôi nghĩ mẹ không thương tôi hoặc là quà của tôi mẹ đã cho ai mất rồi. Tôi chẳng nhìn lên mắt mẹ để thấy mẹ buồn như thế nào vì không tiền mua quà cho đứa con cưng. Có hôm mẹ tủi thân cứ nhìn tôi, ôm tôi mà khóc …

Nhưng cũng có lúc, chiếc đòn gánh với tôi là cả một cơn ác mộng ! Tôi nhớ có lần đi hái trộm xoài non của bác Hai Trầu cạnh nhà. Bác Hai qua mét mẹ và chuyện đã xảy ra … Tôi mới bước chân về đến cửa, mẹ tìm hoài không thấy roi nên sẵn cây đòn gánh, mẹ phát vào mông tôi mấy cái. Dĩ nhiên là mẹ phát nhẹ thôi vì chiếc đòn gánh thì to bảng mà mông tôi thì nhỏ. Nhưng mà đau thấu trời xanh. Ghê thật là cái vị đòn làm bằng cây tre giu ngâm nước ! Nó thấm vào thấu bên trong, đau và nhức buốt hơn mọi loại roi nào khác. Tôi chỉ còn cách quỳ xuống đất nức nở mà xin lỗi mẹ vì đau và sợ ăn đòn tiếp...

Tối đó, mẹ vừa khóc vừa bôi dầu nhị thiên đường vào mông tôi đã nổi lên mấy vết hằn đỏ. Mẹ dằn vặt mình vì đã giận đánh con. Tôi làm bộ quay mặt vào tường không nhìn mẹ. Tôi giận, mẹ hỏi gì cũng không nói và thiếp đi khi nào không hay. Khi thức dậy vẫn còn thấy mẹ ngồi chằm chằm nhìn tôi, nghẹn ngào : Mẹ đánh con bậy quá … Nhưng ai bảo con hư … Lúc ấy, với đôi mắt nhạt nhoè, tôi chỉ muốn ôm mẹ mà khóc. Vì hờn, tủi thân hay còn giận mẹ, tôi không biết. Nhưng tôi biết chắc một điều là mẹ yêu thương tôi vô bờ bến !

Chiếc đòn gánh của mẹ, với tôi còn là những kỷ niệm không thể nào quên ! Khi tôi đã lớn, nhà nghèo, mẹ hàng ngày trĩu nặng nó trên vai – khi thì gánh phân, gánh gạo đi bán – khi thì gánh nước, gánh hàng tảo tần nuôi tôi ăn học. Những năm tháng còn là sinh viên, mỗi dịp nghỉ hè về quê, tôi lại ra cầu sông Kênh đón mẹ đi chợ về. Nhưng mẹ giờ đã yếu lắm ! Mẹ không còn gánh nặng được nhưng phải cố, vì tôi. Hình hài mẹ nhỏ quắt lại, đôi vai như muốn run lên theo bước chân, môi mắm chặt mỗi lần mẹ cố sức. Duy đôi mắt mẹ thì không hề đổi khác ! Đôi mắt vẫn ánh lên niềm hạnh phúc và tự hào nhìn đứa con trai phổng phao, chững chạc sắp trưởng thành. Tôi đứng lặng trên cầu, rơm rớm nhìn vào thân thể và đôi vai gầy guộc của mẹ oằn xuống dưới mỗi bước đi … Tôi muốn lao vào ôm mẹ mình nhưng đã không làm như vậy. Cho mãi đến tận giờ đây, tôi vẫn ân hận trách mình vì điều ấy …

Ngày ấy, mẹ vẫn thường nói vui: Chính nhờ chiếc đòn gánh của mẹ nuôi con ăn học đấy! Mẹ mong khi mẹ không còn đụng đến nó nữa thì con đã trưởng thành …Còn giờ thì vì con – mẹ đâu, nó đó …

… Bây giờ tôi đã thành đạt. Sự nghiệp, công danh sự nghiệp đến muộn nhưng sau cuối cũng đến. Mẹ mừng hơn ai hết. Con Lẻm con ông ba tàu bán bánh bò ngoài cổng chợ giờ là vợ sắp cưới của tôi. Ngày tôi lấy vợ, từ dưới quê mẹ lên thăm. Xuống bến xe đón mẹ, tôi thật ngỡ ngàng khi mẹ cứ hi hoáy tìm một vật gì để dưới gầm xe. Tìm mãi, sau cùng mẹ mới lôi được ra cây đòn gánh ! Thì ra thói quen, mẹ mua cau trầu mừng đám cưới tôi và cứ nghĩ sẽ đến nhà tôi với đòn gánh trên vai và cặp quang sắt rỉ ! Tôi buồn cười và hơi tức bực về sự lẩm cẩm của mẹ. Ai đời lên đến thành phố rồi mà còn đem theo nào quang nào gánh, dáng đi cứ quay quồng, lo âu như ngày nào. Ngoài việc mướn xe chở cau trầu, tôi còn phải kêu thêm một chiếc xích lô chở riêng cặp quang và chiếc đòn gánh theo về vì không biết để đâu. Bảy mươi tuổi, có khi mẹ lẩn thẩn rồi cũng nên. Tôi nhủ thầm như vậy …

Mừng đám cưới tôi có mấy ngày, mẹ đòi về nằng nặc. Nhà không ai trông nom, vườn tược, gà heo không ai chăm nom, mẹ bảo thế ! Hầu như đêm nào ở nhà tôi mẹ cũng thức trắng, trằn trọc không ngủ. Mẹ lo những việc không đâu, nào ai biết được. Thỉnh thoảng mẹ lại ngồi dậy, húng hắng ho. Tôi làm thế nào dỗ giấc ngủ, lo ngại đòi mẹ uống thuốc nhưng mẹ bảo không sao. Me lo chuyện rau mọc nhiều không ai cắt bán, lo gà vịt không ai cho ăn, lo nước trong lu không ai gồng gánh … Đúng mẹ lẩm cẩm thật rồi !

Tôi và con Lẻm mời mẹ ở lại luôn trên thành phố với vợ chồng tôi nhưng mẹ nhất định không chịu. Mẹ ở không quen chốn đông đúc, ồn ào hơn nữa còn phải chăm mộ bà nội, ba con dưới quê, ở lâu làm thế nào được, mẹ nói cái lý của mẹ. Cái lý của các bà mẹ thì khi nào cũng thuyết phục được bất kể ai trên đời chứ chẳng phải riêng tôi …

Ngày mẹ ra bến xe về quê ngoài quà mừng của vợ chồng tôi gửi bà con lối xóm vẫn là chiếc đòn gánh đã lên nước theo cùng. Nhìn dáng mẹ quay quồng, quay quồng, lòng tôi trào dâng niềm thương vô bờ bến nhưng biết làm thế nào giữ mẹ. Đến lúc nầy, mẹ mới móm mém cười, chắc là muốn chúng tôi đừng buồn khi chia tay :

– Đó, con thấy không ? Nhờ đem theo đòn gánh mà khi về, mẹ mới mang hết mấy thứ quà con gửi cho lối xóm … Không có nó, mình mẹ bê sao nổi !

Tôi nhận ra mẹ mình có lý. Một đời mẹ tảo tần đắm đuối vì con với chiếc đòn gánh cùng theo mẹ đi suốt bao năm trời gian nan mãi cho đến khi con đã trưởng thành vẫn còn mãi lo âu …

Rồi mẹ tôi qua đời ! Tuổi già và những căn bệnh triền miên không cho mẹ ở lại cùng tôi mãi. Cuộc chia tay đớn đau sau cuối rồi cũng đến ! Trong nỗi đau mất mẹ, tôi chỉ còn biết lặng người, xót tím tâm can.

Lúc nhập quan, khi người ta đưa hình hài nhỏ bé, khô quắt của mẹ vào quan tài, ngoài những bộ đồ cũ nát mẹ vẫn thường mặc khi còn sống cùng những đồ vật thường dùng, tôi chợt nhớ đến chiếc đòn gánh đã đi theo suốt đời cùng mẹ. Nó vẫn nằm đó, trong góc nhà kia, vẫn ánh lên thứ nước màu đen tuyền với cái thân đòn hình như cong lên vì khó khăn vất vả. Chợt nghĩ về những ngày ấu thơ gian nan, chợt nghĩ về tình yêu bát ngát, thắm thiết của mẹ, tôi trào dâng nước mắt …

Tôi nhớ đến lời mẹ tôi khi còn sống – mẹ đâu thì nó đó – chiếc đòn gánh ấy! Và cố thuyết phục mọi người xin đưa cây đòn theo cùng mẹ sang thế giới bên kia … Ai cũng cản tôi nhưng cuối cùng thì họ xiêu lòng. Vậy là trong quan tài mẹ tôi lại có thêm chiếc đòn gánh đã từng một thời bôn ba cùng mẹ.

Khi mọi người ra về sau lễ tang, còn một mình ngồi bên mộ mẹ, tôi đã khóc như chưa khi nào được khóc như thế. Rồi cũng sẽ qua hết mọi khổ đau, niềm hạnh phúc, mọi cao sang, quyền quý và cao sang kể cả những vụn vặt thấp hèn trên đời nầy nhưng tôi biết, hình ảnh mẹ tôi và chiếc đòn gánh nhọc nhằn thời xưa sẽ theo mãi tôi đến suốt quãng đời còn lại …


Nguyễn Minh Phúc
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Aug/2022 lúc 9:59pm

Chuyện Chồng Con


Ngọc lấy chồng năm hai mươi hai tuổi. Ngọc được sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng cuộc sống của Ngọc không đến nỗi cơ cực như những đứa trẻ đồng cảnh trong những gia đình đông anh chị em khác. Ngọc là con một, có cha làm nhân viên phát thơ cho một chi nhánh của bưu điện Saigòn. Mẹ làm chủ một xe nước mía trước nhà trong khu phố Bàn Cờ. Năm Ngọc đang học lớp Đệ Lục trường Trung Học Gia Long thì mẹ bị tai nạn nên Ngọc phải nghỉ học ở nhà phụ giúp cha mẹ và thay mẹ trông nom xe nước mía. Tết năm đó, gia đình cha mẹ Ngọc về quê ngoài miền Trung ăn Tết. Khuya Mồng Hai tết, thành phố bị quân cộng sản giải phóng Miền Nam pháo kích, ông bà ngoại chết và mẹ bị thương, hai tay phải bị cắt bỏ. Mẹ bị mất hai tay, sức khỏe suy yếu nên từ đó mọi việc trong gia đình đều do một tay Ngọc chăm lo.

 

Một buổi trưa ra về, từ nhà người bạn học thân hồi trước mời dự tiệc mừng vừa đỗ Trung Học phổ thông. Trời đang nắng tốt bỗng một cơn mưa giông ập tới, khách bộ hành chạy tán loạn tìm chỗ tránh mưa. Không may cho Ngọc, con đường Ngọc đứng nằm trong một khu dân cư giàu có, nhà cửa cách biệt, tường cao, cổng đóng kín. Không tìm được nơi tránh mưa, Ngọc đành phải đứng sát người bên thân một gốc me lớn cho khỏi bị ướt. Cơn mưa mỗi lúc một lớn, chiếc nón lá không đủ lớn che toàn cơ thể, nước mưa thấm ướt bộ áo quần trắng dính sát vào cơ thể Ngọc... những thanh-niên đứng cạnh chăm chú nhìn vào người Ngọc, Ngọc thấy xấu hổ, mặt nóng bừng lên. Ngọc hơi gập người lại, khoanh tay trước ngực.. đang lúc bối rối, có một tiếng thắng của xe bên lề đường, sát bên gốc me một giọng nam gọi lớn: "Ngọc! lên xe nhanh lên kẻo ướt hết!" Ngọc ngước đầu lên, thấy một chiếc xe Jeep quân đội đang đậu bên đường. 

Thế đang ngồi nơi tay lái... Ngọc chạy vội đến leo lên xe. Thế, người lái xe hỏi: 

- Ngọc đi đâu? Mùa nầy ra đường dầu thời tiết tốt xấu đều phải mang theo áo mưa, nay đi đâu mà không mang theo? 

Ngọc chưa trả lời thì Thế tiếp:

- Người ướt hết rồi, không chừng bịnh bây giờ.. lấy cái poncho ở ghế sau che người lại cho đỡ lạnh". 

Vừa nói Thế vừa đưa mắt nhìn Ngọc... Ngọc thấy mình luống cuống trước cái nhìn của Thế. 

Ngọc xoay người ra sau lấy cái poncho nhà binh phủ lên tạm lên mình, vừa hít hà vì lạnh, vừa trả lời:

- Em đến thăm con bạn học cũ vừa đậu Trung Học, về đến đây thì bị mắc mưa... ủa anh đi đâu mà ngang qua chỗ nầy vậy ?"

 

Thế vừa cho xe lăn bánh vừa trả lời:

Vừa lái xe cho ông Tướng vào họp trong Phủ Tổng Thống, trên đường về nhà ông Tướng chờ lệnh, nên chạy ngang qua đây.

Hai cần gạt nước mưa không kịp làm trôi những hạt mưa lớn, mặt kính xe vẫn lờ mờ hình ảnh phía trước mặt. Thế tập trung nhìn thẳng, gương mặt cương nghị, đẹp trai, bộ đồ lính màu phân ngựa bó sát thân hình cao lớn,vạm vỡ, trên vai mang huy hiệu Trung Sĩ hình chữ V được thêu bằng chỉ kim tuyến óng ánh. Ngọc tính chọc quê Thế:

- Anh mang hai cánh gà chiên bơ nầy lâu rồi sao không xin ông Tướng.. thì vừa lúc xe ngừng trước nhà. Ngọc vội xuống xe chạy vào nhà, chưa kịp nói lời cám ơn, chưa kịp hoàn trả áo poncho thì xe của Thế đã chạy khá xa.

Gia đình cha mẹ Thế giàu có nhất khu phố vì có cơ sở buôn bán máy cày Kubota của Nhật. Thế có bốn anh chị em. Thế là con trai đầu. Lúc nhỏ, Thế và Ngọc học chung cùng trường Tiểu Học Bàn Cờ, nên có khi chơi chung với nhau. Thế học hơn Ngọc ba lớp. Lên Trung Học Thế học trường Trương Vĩnh Ký còn Ngọc vào học Trung Học Gia Long được hai năm thì nghỉ. Thời còn đi học, Thế thích chơi thể thao, bơi lội và luyện tập võ nghệ. Thế là tay thủ môn nổi tiếng của trường và của khu phố. Thế có rất nhiều huy chương và bằng khen về môn Việt Võ Đạo toàn quốc. Ham thể thao nên xao lãng việc học. Thi hỏng Tú Tài I, đến tuổi phải thi hành nghĩa vụ của công dân trong thời chiến, Thế nhập học lớp Hạ Sĩ Quan của trung tâm huấn luyện Đồng Đế, ra trường với cấp bậc Trung Sĩ ngành quân vận, Thế được thuyên chuyển về phục vụ tại Biệt khu Thủ đô Saigòn Gia Định, biệt phái lái xe cho ông Tướng.

Việc Thế lái xe cho ông Tướng có không ít tiếng chì tiếng bấc trong khu phố. Ngày đầu tiên nhận công tác lái xe cho ông Tướng, Thế ghé uống nước mía nhà Ngọc. Thấy Thế có vẻ không vui, Ngọc hỏi:

- Anh Thế có gì không ổn sao mặt mày rầu rĩ vậy?.

Thế thở dài rồi nói một hơi, như muốn trút đi những gì bị kềm hãm trong lòng, nay có người khơi được giòng chảy:

- Người ta nói anh con nhà giàu, cha mẹ dùng tiền lo chạy chọt về làm việc nơi an toàn, tránh tham gia đánh nhau ác liệt với kẻ thù ngoài trận địa... nếu tránh tham dự vào cuộc chiến nầy thì gia đình anh đủ và thừa sức lo cho anh đi du học từ lâu rồi, cần gì phải để vào lính rồi mới lo chạy.. và chưa chắc lo được vào chỗ an toàn như mong muốn! Khi vừa mãn khóa học, được lệnh chuyển về phục vụ tại Biệt khu thủ đô, anh đã trình thượng cấp xin phục vụ trong đơn vị tác chiến, nhưng thượng cấp đã bác yêu cầu của anh.. nói anh có thể lực tốt của một người lính, đồng thời anh lại có võ nghệ, một nhu cầu cần thiết trong quân cách để phục vụ bên cạnh một vị Tướng lãnh... và trong quân ngũ thì chấp hành trước, khiếu nại sau.. anh đã khiếu nại rồi và chưa biết bao lâu nữa mới có trả lời!

Để phá không khí nặng nề đang có, Ngọc chọc quê Thế: "anh có duyên nợ với ông Tướng mà than trách gì. Thời còn đi học không chịu lo học, chỉ lo bơi lội đá bóng, tập võ, luyện tập cơ thể là để nhận lãnh việc ngày hôm nay là đúng rồi, còn than thở gì nữa?”.

Thế đặt mạnh ly nước mía xuống bàn, phản ứng theo lời của Ngọc:

- Lái xe cho ông Tướng thì cũng đành chịu thôi, nhưng làm việc nhà cho ông Tướng cho bà Tướng, cho lũ con ông Tướng thì không chịu được.

Thế đưa tay vỗ vào ngực: "Thân thể to lớn như thế nầy mà làm tà-lọt cho ông Tướng và gia đình ông Tướng thì thảm thật".

Trả tiền nước mía xong, trước khi đi, Thế vừa cười vừa chỉ tay về phía Ngọc:

- Anh cấm Ngọc nhác lại câu nói vừa rồi, tái phạm thì xe nước mía nầy sẽ vắng bóng anh.

Cả hai cùng cười.

Sau ngày cứu Ngọc ra khỏi "cơn mưa", Thế ghé uống nước mía thường xuyên hơn. So với thời còn đi học, chỉ khi nào cùng bạn đi đá bóng về mới ghé. Bạn bè Thế gọi Ngọc là người đẹp của thủ môn tài năng tương lai. Ngọc đỏ mặt, cúi đầu nhưng không quên liếc mắt nhìn Thế. Thế chỉ cười, bảo bạn: "hãy để cho người ta yên" và hôm dó Thế gọi:

- Bé Ngọc! tính tiền nước mía, hôm nay anh bao". Lũ bạn vỗ tay cười vang. Có đứa nói: "kể từ nay tụi nầy sẽ đến uống nước mía ghi sổ, để Thế trả được không bé Ngọc?”

Ngọc không trả lời, Lần đầu tiên nghe Thế và lũ bạn của Thế gọi “bé Ngọc”, Ngọc sượng cả người. Cũng bắt đầu từ ngày hôm đó tiếng bé Ngọc bán cho anh một ly nước mía hoặc bé Ngọc tính tiền nước mía thường xuyên được Thế sử dụng. Rồi những ngày như vậy qua đi cho đến ngày Thế vào quân đội. Một thời gian dài vắng Thế, Ngọc bắt đầu cảm thấy thiếu vắng, trống trải thương nhớ Thế. Đêm nằm không ngủ được, trằn trọc, trở mình... rồi những cơn mơ về sáng, Ngọc được Thế dìu đi trên những con đường đầy hoa.. hương thơm ngào ngạc... và ánh mặt trời buổi sáng chói lọi xua đuổi cơn mê.. Ngọc mở mát, toàn thân ngây ngất như say... Ngọc mỉm cười.. biết mình đang yêu.

Nhưng Ngọc đâu có biết, khi Ngọc cả ngày ở nhà săn sóc cho mẹ, quanh quẩn bên xe nước mía, lo đi chợ, cơm nước, thì Thế có nhiều bạn gái, sang và đẹp. Bạn gái quen của Thế toàn con nhà giàu, học các trường nữ trung học nổi tiêng của Saigòn, ăn mặc hợp thời trang, thường xuyên lui tới nhà Thế..

Một buổi trưa Thế đến mua nước mía, ngoài một ly để uống như thường lệ, Thế mua thêm mấy bịch để mang đi. Ngọc định hỏi mua cho ai mà nhiều vậy.. Thế chưa kip trả lời thì có tiếng nói nữ vang lên từ ống nghe liên hợp phát ra từ máy truyền tin trong xe: “Anh Thế, gần đvn giờ rồi, anh đưa em ra bến xe không thì bị trễ". Thế đến bên xe trả lời:

- Em chuẩn bị, anh về ngay. Rồi Thế tắt máy liên hợp.

Tự nhiên Ngọc cảm thấy có chút gì bực bội khi nghe tiếng nói của người nữ và tiếng trả lời của Thế. Lúc Thế đang trả tiền, Ngọc hỏi giọng không vui: "Cô nào gọi anh vậy? bộ vợ sắp cưới của anh phải không?”. Thế trả lời không suy nghĩ: "Ờ, vợ sắp cưới của anh đó". Tự nhiên Thế thấy Ngọc dằn mấy tờ bạc thối lại trên bàn, vội quay lưng đi vào bên trong. Cử chỉ và hành động của Ngọc khiến Thế bật cười, anh hiểu Ngọc đang có tâm trạng của một người thầm yêu bị hụt hẫng. Thế nói lớn:

- Trời ơi, khổ cho tôi, chưa có người yêu thì lấy đâu ra vợ mà cưới... con gái của ông Tướng đó, bữa nay cuối tuần phải đưa quý nữ ra bến xe Đà Lạt đi thăm ông nội, ông ngoại gì trên đó... ghé mua mấy bịch nước mía cho mấy quý tử... uống ly nước miá chưa xong mà đã bị hối rồi... thân làm tà-lọt có khác!

Trước khi rồ máy cho xe chạy, Thế quay mặt vào nói lớn cho Ngọc nghe:

- Vợ sắp cưới của thằng Trung Sĩ tà-lọt nầy là là.. là.. bé Ngọc, chịu hôn ?

Xe lăn bánh, vừa lúc Ngọc xuất hiện, Thế không quên ném cho Ngọc một cái nháy mắt thật lẳng.

*********
Cuộc chiến tranh Quốc Cộng chấm dứt. Tiếng súng không còn nữa, nhưng nỗi đau thương và bi đát còn tàn tệ hơn khi cuộc chiến còn đang tiếp diễn. Những người được CS tuyên truyền & tuyển chọn hợp tác làm việc tại chỗ cho cộng quân bắt đầu xuất hiện, họ như những đàn rận nằm trong chăn... làm tay sai đắc lực cho những người trong rừng núi về đồng bằng. Những bắt bớ tù tội, những oan sai cùng chung tay với bọn cai trị mới khiến lòng dân ca thán lên thấu trời xanh. Hàng triệu người bỏ nước ra đi trốn cộng đã bỏ mình trên biển hay trên vùng rừng núi thâm sâu vùng biên giới nước bạn. Những người sĩ quan chiến bại, buông súng đầu hàng, sau đó bị tập trung vào các trại tù cải tạo. Người cha của Ngọc tuy chỉ là một phát thơ bưu điện cũng bị quy kết là ngụy quyền, không cho tiếp tục làm việc.

Ngọc không có tin tức về Thế từ những ngày giao động đó. Ngọc lo lắng về Thế. Hàng ngày đi ngang qua nhà Thế, Ngọc nhìn vào không thấy ai, cửa đóng kín. Những tiếng hoan hô ồn ào của những đoàn biểu tình vắng dần. Những nhóm thanh niên, thiếu nữ đeo băng đỏ, cầm súng Ak, gậy gộc, dao phay mã tấu xông xáo trong phường khóm để tìm ngụy quân, ngụy quyền và ác ôn cũng thưa dần...

Rồi thì một buổi sáng Thế đến nhà Ngọc. Anh ngồi ngay bực cấp trước cửa nhà, mệt mỏi, bơ phờ. Ba Ngọc mời anh vào nhà mời anh một ly trà pha đường. Thế tiếp ly trà vừa để xuống bàn thì bật khóc. Thế cố ngăn tiếng khóc, nên chỉ nghe tiếng ấm ức phát ra từ lồng ngực của anh. Ngọc lấy khăn ướt cho anh lau mặt. Anh ngùng khóc; thở ra, vừa lắc đầu vừa kể cho ba Ngọc, cho mẹ Ngọc cho Ngọc cùng nghe:

- Ông Tướng chết rồi. Ông chết can đảm, anh dũng của một kẻ chiến bại ngay hôm 30 tháng 4. Thân hình ông ngã sấp xuống mặt đất, đầu ông loang máu, khẩu súng vẫn còn trong tay. Ông đã tự sát khi vừa có lệnh buông súng đầu hàng. Buổi sáng hôm đó ông ra lệnh cho tôi bằng mọi giá phải đưa vợ con ông ra bến Tàu Sài gòn.. và nếu vợ con Ông lên tàu được, tôi phải đi theo cùng với vợ con ông không được quay trở về. Nhưng tôi không làm theo lệnh ông Tướng. Vợ con ông Tướng vừa lên tàu, tôi quay trở về, tôi không thể bỏ đi được.

Kể đến đây Thế nhìn thẳng vào mặt Ngọc, lắc đầu nhè nhẹ nói tiếp:

- Và và.. còn gia đình cha mẹ tôi nữa... Tôi không biết làm gì cho ông Tướng.. tôi chỉ biết hạ lá cờ ba sọc treo trên tường sau bàn ông Tướng phủ trên người ông... hồi đó, hồi còn lái xe cho ông Tướng, tôi có mặc cảm làm tôi cho Ông Tướng và gia đình ông, nay ông chết oai dũng như vậy... tôi không cảm thấy còn mặc cảm nữa, ngược lại hãnh diện đã phục vụ cho một vị Tướng trung dũng và anh hùng. Dường như không còn kềm nổi xúc động từ những lời chính mình vừa thốt ra, Thế nhắm mắt lại, dùng bàn tay che mặt, im lặng.

Gia đình cha mẹ Thế bị chính quyền mới qui tội tư sản mại bản, tài sản bị tịch thu, trục xuất mọi nguời ra khỏi nhà, và áp lực đi vùng kinh tế mới. Thế bị một bạn cũ trong đội đá bóng, một cơ sở nằm vùng tố cáo gian là làm việc mật cho ban An Ninh Phượng Hoàng của chính quyền cũ đã đánh phá cách mạng. Đây chỉ là tư thù. Nguyên trước đây người bạn nầy yêu một cô bạn của Thế, cô nầy không đáp lại tình yêu của người nầy mà chỉ yêu Thế, nhưng Thế chỉ để ý Ngọc. Cuộc chiến chấm dứt, người bạn nầy làm công an khu vực vẫn nghĩ Thế là nguyên do khiến người con gái kia hờ hững với tình cảm của y. Thế bị nhốt tù hơn một năm.

Ngày mãn tù về lại xóm cũ, Thế được tin toàn gia đình vượt biển và không nghe tin tức về, e mất tích. Không có bà con thân thích, không nhà cửa, Thế lang thang, đói rách. Cảm thông được hoàn cảnh của Thế, cha mẹ Ngọc đưa Thế về nhà cho ở chung.

Cha Ngọc không có việc làm. Thế không có việc làm. Không có người cung cấp mía tươi ép nước mía... mẹ Ngọc đành bán đôi bông tai ngày cưới để cha Ngọc mua một chiếc xe hai bánh làm phương tiện cho ông và Thế chở hàng hóa cho những người mua bán hàng trong chợ. Công việc siêng năng, nhẫn nại của hai người đàn ông đã tạo được lòng tin của khách hàng trong những chuyến nhận hàng, giao hàng không cần chủ đi theo.. cuộc sống không còn quá eo hẹp.. Cha mẹ Ngọc chấp thuận cho Thế và Ngọc cưới nhau. Năm đó Ngọc vừa đúng mười chín tuổi. Một năm sau thằng Sự, đứa con trai của hai người ra đời. Cùng năm đó cha Ngọc trong một chuyến cùng chở hàng với Thế bị một xe Honda do một người mặc sắc phục quân đội đụng phải rồi bỏ chạy, ông bị bể mắt cá chân.. từ đó ông nghỉ phụ xe, mọi việc chỉ còn mình Thế xoay xở.

*********

Thế kéo xe vừa ra khỏi nhà thì gặp tên công an khu vực. Thế biết nó đang chờ anh như mọi lần trước, anh định kéo xe quay vào nhà nhưng không kịp. Nó hỏi:

- Sáng nay anh có khách chưa, nếu chưa anh ghé nhà tôi kéo mấy thùng hàng xuống khu chợ Cũ cho vợ tôi nhé?

Biết không từ chối được, Thế nhận lời. Nhà nó là nơi tập trung lén lút thu mua đồ cũ của những người cần tiền đem đến bán. Vợ nó có một sạp bán hàng tại chợ Cũ. Thế đã chở hàng cho bà ta nhiều lần nhưng bà luôn luôn khất, ít khi trả tiền ngay mỗi khi Thế hỏi.. Bà biết chồng bà không ưa Thế, hăm dọa Thế, dọa lập danh sách đưa Thế đi làm thủy lợi nhiều tháng.. Để kiếm sống, ít bị làm khó dễ, Thế phải chịu đựng thỉnh thoảng làm chùa cho bà. Vì thế hôm nào có hàng cần chở ra chợ Cũ là sáng hôm đó tên công an đứng đón đường Thế. Thế buồn bực lắm, ráng chịu, không nói cho Ngọc biết sợ Ngọc buồn. Chỉ có cha Ngọc biết, vì ông cũng cùng Thế chở hàng cho vợ tên công an nhiều lần trước đây.

Sự chịu đựng của con người có bản chất chân thật như Thế có một ngày được đền đáp. Khi Sự, đứa con trai của vợ chồng Thế gần được bốn tuổi, nhân ngày sinh nhật của con, Thế đi tìm mua một món quà cho con. 

Thế dựng xe bên một sạp nhỏ bán đồ chơicho con nít. Đang đảo mắt tìm cho con món đồ chơi, có tiếng của tên công-an:

- Tôi đi tìm anh từ sáng đến giờ.. có người trong khu phố đi định cư nước ngoài, người ta hiến nhà cho nhà nước, và nhà được giao cho tôi quản lý... giờ nầy anh đến đó làm sạch sẽ nhà và đi vứt những thứ không cần thiết... tôi sẽ trả công cho anh.

Nghe đến câu"tôi sẽ trả công cho anh", Thế cười thầm trong bụng... chắc là tiền công nầy đến tết Congo mới nhận được. Biết không từ chối được, Thế nhận lời.

Thế biết nếu giả dụ như nói "tôi có hẹn với khách hàng" thì tên công an sẽ làm thinh theo dõi Thế để xác minh.! Nó có vạn sáng kiến để trả thù.

Căn nhà có một tầng lầu, khá đẹp nằm trong một con hẻm tương đối yên tĩnh. Vật dụng trong nhà hầu như không còn gì, có lẽ chủ nhân đã bán hay đã cho những ai đó. Đang dọn dẹp trong nhà tắm thì tên công an vào nhặt mấy hộp kem đánh răng và bàn chải chủ nhân còn bỏ lại vứt vào giỏ đựng rác. Tiếc rẻ, Thế nhặt lại hộp kem đánh răng Hynos có đầu người Phi châu da đen nhe hàm răng trắng bóc. Hộp kem còn căng đầy, Thế cho vào túi áo, xong việc, ra về. Tên công an bảo Thế tối qua nhà nó lấy tiền công. Thế biết đây là cách nói để quỵt tiền công. Thế thản nhiên kéo xe đi, trong đầu không một chút thoáng hiện ý nghĩ sẽ qua nhà tên công an tối hôm đó.

Chiều ngày hôm sau, khi Thế kéo xe vùa vào sân nhà, Ngọc đang đứng trước của chờ anh, mặt lộ nét bồn chồn kỳ lạ. Ngọc bước nhanh đến bên anh, cầm tay kéo anh vào thẳng vào phòng ngủ.

Thế ngạc nhiên trước thái độ khác thường của vợ, chưa kịp hỏi thì Ngọc lấy ống kem Hynos trên bàn dúi vào tay Thế nói:

- Anh xem đi! anh xem đi!".

Thế cầm hộp kem nhìn qua rồi lắc đầu:

- Thì chỉ thấy có cái đầu đen thui và hàm răng trắng bóc của anh chàng Phi-châu chứ có thấy gì khác đâu!

Không chịu được thái độ tỉnh bơ của Thế, Ngọc giựt lại hộp kem từ tay Thế và hối thúc:

- Anh mở tay ra,..mở tay ra..

Thế mở tay ra, nhìn nét căng thẳng trên mặt Ngọc. Ngọc lại nói:

- Anh nhìn đây nầy, vừa mở phần đuôi hộp kem vừa nói:

- Sáng nay em lấy hộp kem ra dùng, em mở nắp, bóp nhiều lần không thấy kem chảy ra, tưởng là kem lâu ngày bị khô, em mở phần đuôi để lấy kem.. em vừa mở ra thì... Ngọc vỗ vỗ nhẹ đuôi hộp kem vào lòng bàn tay Thế... những hạt trong suốt rớt ra trong tiếng Ngọc reo lên vì sung sướng:

 - Kim cương.. kim cương"

Hai vợ chồng ôm nhau vui mừng trong im lặng. Thế tự hỏi: để qua mặt hải quan, người ta giấu tài sản bằng cách nầy? Và không hiểu tại sao người ta để sót lại?

Hai vợ chồng đem số kim cương trời cho đó đổi cho một người Tàu trong Chợ Lớn được được bảy cây vàng. Có vàng, Ngọc bàn với chồng tìm cách xoay sở làm ăn. Thế bảo vợ:

- Muốn có cơ sở làm ăn thì phải vào hợp tác xã.. nhưng vào đó sớm muộn rồi cũng mất cả vốn lẫn lời.. từ khi có phong trào hình thành hợp tác xã, bà con nô nức tham gia.. nhưng có cái nào phát triển đâu, mở ra vài tháng thì đóng của vì quản lý kém, không đủ số cung cho cầu, thua lỗ, xã viên nằm nhà.

Thế không muốn theo vết xe đang đổ của hợp tác xã. Thế vẫn tiếp tục kéo xe. Rồi tình cờ Thế gặp lại người em trai của vợ của ông Tướng, nguyên là lính thợ máy tại một đơn vị hải thuyền trong quân đội ở gần bến xe Miền tây.

Qua câu chuyện, Thế được biết gia-đình vợ ông Tướng đang sống an-toàn tại Pháp. Thế rất vui khi nhận được tin nầy. Người em vợ ông Tướng còn tiết lộ cho biết đang liên lạc với một đường dây tổ chức vượt biển, rủ Thế cùng tham dự. Theo dự tính, tàu sẽ khởi hành vài tháng tới khi mùa biển động chấm dứt. Thế đem chuyện nầy bàn với vợ và gia đình vợ. Nếu đồng lòng đi hết thì số vàng phải đóng là mười lăm cây cho năm người. Vì không đủ vàng, cha mẹ Ngọc và Ngọc đề nghị để Thế và Sự đi trước, sau đó sẽ xoay xở tính tiếp khi Thế và con trai đã đến nơi định cư an toàn. Thế từ chối, viện lẽ không có vợ trong chuyến đi, anh sẽ ở lại. Nhưng rồi, không bao lâu sau đó Thế quyết định ra đi. Năm đó, Sự con trai anh lên bốn, đang học lớp Mẫu Giáo.

Vào một buổi cơm tối toàn gia đình, đang ăn, Sự ngước mặt nhìn mẹ, hỏi:

- Mẹ ơi, Ngụy Quân và Ngụy Quyền là gì hả mẹ?

Đang ăn, mọi người ngừng lại nhìn Sự vẻ ái ngại. Cha Ngọc thở dài:

- Chuyện nầy của người lớn, cháu không nên biết bây giờ, mai mốt cháu sẽ hiểu!

Dường như không bằng lòng giải thích của ông ngoại, Sự lắc đầu hai giọt nước mắt chảy ra đọng bên khóe, Sự kể: "giờ học hôm nay, cô giáo hỏi, có mười tên lính Ngụy vào làng cướp phá tài sản của nhân dân ta, bị quân đội Cách mạng bắn chết năm tên, vậy còn sống sót mấy tên?

Hỏi xong, cô giáo hỏi:

- Trong lớp ta có trò nào là con cháu của Ngụy quân, của Ngụy quyền không?

 Con chưa trả lời thì có đứa chỉ tay vào con nói:

- Trò Sự là gia đình Ngụy quân Ngụy quyền đó cô! Còn lại năm tên sống sót, trong đó có cha trò Sự.

Đứa lớn nhất lớp lấy một cục phấn ném vào con. Sợ quá, con chạy vào sau lưng cô giáo để trốn. Kể đến đây, Sự lại rơm rớm nước mắt. Ngọc ôm con vào lòng, chảy nước mắt theo con.

Đêm hôm đó, Thế ngồi nhìn con ngủ, hai má con vẫn còn hơi ướt.. Thế cảm thấy rất đau lòng vì đứa con bị sỉ nhục trong lớp học. Con anh đâu có tội gì? Ở lại VN thì nó khó có tương lai khi sự nghi kỳ thù hằn vẫn sẽ tiếp tục tại đây, nơi nó đã được sinh ra trong một quê hương không còn chiến tranh, đất nước đã hòa bình thống nhất? Đau xót, Thế nâng bàn tay con lên hôn... con anh thở đều, khuôn mặt đẹp như Thiên thần..

Thế quàng tay qua vai Ngọc, nói với giọng trầm buồn:

- Ngọc! Anh thay đổi ý định! Anh quyết định đưa thằng Sự vượt biển. Anh không muốn con của chúng ta bị đày đọa trong cái địa ngục trần gian gọi là Xã hội chủ nghĩa nầy."

Trên hai mươi năm đã qua từ ngày Thế mang con đi vượt biển, Ngọc không nhận được bất cứ tin tức của chồng và con. Nỗi đau vì thương nhớ chồng con khiến Ngọc không tha thiết sống nhưng trách nhiệm đối với cha mẹ già đã xua đuổi cái ý tưởng đen tối ấy đi. Mỗi đêm trước giờ đi ngủ Ngọc đốt một nén nhang cắm lên lư hương trên bàn thờ chồng và con để tưởng nhớ. Kể từ ngày Thế dẫn con ra đi cho rằng họ đã chết trên đường đi, Ngọc lấy ngày ấy làm ngày giỗ cho chồng và con... nhìn ảnh con trai ngồi trong lòng chồng, Ngọc cay đắng tủi cho thân phận hẩm hiu của mình, Ngọc muốn một hơi ấm của chồng; một hơi ấm của con, nhưng chỉ là vô vọng.. vô vọng.

Hơn hai mươi năm qua, Ngọc sống trong phận bạc của một người đàn bà tuổi còn xanh nhưng tóc đã điểm bạc; quầng mắt đã thâm và má đã bắt đầu lõm. Một buổi trưa đang ngồi ăn cơm với mẹ thì có tiếng gõ cửa. Ngọc bước ra mở. Một người đàn bà áo quần sang trong, trẻ trung chào Ngọc. Ngọc định hỏi người đàn bà xa lạ nầy kiếm ai thì người đàn bà hỏi ngay:

- Đây có phải nhà bà Ngọc, vợ ông Trung Sĩ Thế ngày trước lái xe cho ông Tướng.. không?

Ngạc nhiên trước câu hỏi đột ngột của người đàn bà lạ, Ngọc do dự, rồi từ tốn trả lời:

- Vâng, tôi là vợ anh Thế, trước đây anh Thế lái xe cho ông Tướng.

Người đàn bà nói tiếp:

- May quá, tìm được đúng nhà, nhờ hỏi mấy bác đứng nói chuyện đầu hẻm. Tôi là Sương con gái ông Tướng vừa từ Pháp về. Tôi có tin tức về người thân của bà.

Ngọc trố mắt và hồi hộp chờ đợi. Bà Sương lấy từ trong túi xách một tấm hình đưa cho Ngọc:

- Bà nhìn xem, có phải đây là con của bà?

Hình ảnh của người thanh niên trong tấm hình làm Ngọc lịm người trong xúc động và vui sướng; Sự, con trai của Ngọc, có nét mặt và dáng dấp y như, Thế chồng bà ngày xưa.

Áp tấm hình con trai vào ngực, Ngọc nghẹn ngào:

- Đây là Sự, con trai của tôi, con tôi còn sống sao? Trời ơi, tôi tưởng nó đã chết trên biển cùng chồng tôi hơn hai mươi năm rồi.. và.. và. chồng tôi.. thưa bà đang ở đâu?

Nén lòng trước sự xúc động của Ngọc, bà Sương nắm tay Ngọc an ủi:

- Chuyện còn dài, hãy bình tĩnh, xúc động quá sẽ không tốt cho sức khỏe của bà.

Bà Sương kể:

- Cách đây một năm, con gái tôi có mời một số bạn bè đến nhà đãi tiệc mừng vừa thành công luận án Tiến Sĩ. Trong số những người bạn của con gái tôi có một thanh niên gốc Việt cũng vừa tốt nghiệp Tiến Sĩ tên Salam. Khi con gái tôi đưa Salam đến giới thiệu, người thanh niên giống một người nào mà tôi đã gặp, người nầy ở một nơi nào đó. Suốt buổi tối hôm đó cho đến lúc tiệc tàn tôi cứ nhìn chàng trai nầy với bao nhiêu thắc mắc. Sau bữa tiệc, tôi hỏi con gái về sự quen biết với Salam, con gái kể: "Salam học chung Đại Học Sorbonne với con. Biết Salam người gốc Việt nên con rất có cảm tình. Salam vừa đẹp trai vừa học giỏi nên nhiều cô trong trường rất thích anh ấy. Con có vài lần đến nhà Salam chơi. Cha mẹ anh gốc Ai Cập, quốc tịch Pháp làm nghề bán thảm treo tường và trải nền nhà. Anh là con trai, trong gia đình còn có hai chị em gái. Salam đã có lần giải thích câu hỏi tò mò của con vì sao anh là người Việt mà lại làm con của một gia đình Ai Cập và anh đã kể những gì anh còn nhớ được về gia đình anh của thời thơ ấu của anh. Anh bảo anh có ông bà ngoại và mẹ. Một hôm không hiểu sao ba anh đưa anh ra khỏi nhà trong đêm tối trong khi mẹ anh nhìn theo và khóc. ..Ba anh đưa anh lên tàu có rất nhiều người.. tàu bị bão đánh chìm, anh không thấy ba sau khi có nhiều người được một tàu lớn cứu... rồi anh được nuôi lớn lên trong gia đình Ai Cập nầy. Anh làm con trong gia đình nầy, mọi người đều thương anh. Salam còn nhớ tên Việt của anh là Sự, Dương Thế Sự, lớp Mẫu Giáo Bàn Cờ.

Nhân một ngày lễ của các Bà Mẹ, bà Sương kể tiếp: ..tôi đến thăm, chúc sức khỏe mẹ, lúc đang sắp xếp cho gọn gàng bàn trang điểm, tôi nhìn thấy tấm hình của cha ngồi trong chiếc xe Jeep quân đội, đứng bên cạnh là người lính "lái xe.. anh Thế.. tôi không khỏi ngăn được tiếng thảng thốt.. Sao có người giống đến thế... tôi nhớ đến Salam bạn của con gái tôi. Thế và con trai đã chết trong chuyến vượt biển cùng người em trai của tôi.. tin do gia đình còn lại bên nhà cho biết.... Anh Thế, Trung Sĩ Thế, một thời lái xe cho cha tôi, cũng là quản gia trong gia đình tôi.. một thời cũng là nạn nhân của lũ con ông Tướng như tôi hách dịch sai khiến."

Bà Sương ngừng một chút như để cho qua bối rối... thằng Sự... Salam có phải là con của Trung Sĩ Thế? Giọng bà Sương chùng xuống:

- Anh Thế là người cuối cùng và duy nhất nhìn được cái chết của cha tôi, đã đắp cho cha tôi lá cờ mà cả một đời ông bảo vệ.. Anh là người vượt bao khó khăn đưa gia đình mẹ con chúng tôi lên được tàu đi ra biển.. gia đình chúng tôi mang ơn anh ấy.. Tôi cũng đã cho Sự xem tấm hình anh Thế chụp chung với cha tôi, Sự rất kích động nhận ra anh Thế trong bộ áo nhà binh là cha mình. Tôi bàn với Sự dự tính về thăm những người thân còn lại ở quê nhà. Tôi rủ Sự cùng đi để tìm mẹ và ông bà ngoại. Gia đình cha mẹ nuôi Sự vui vẻ đồng ý với chuyện trở về của Sự, nhưng Sự không đi được bởi Sự vừa nhận được việc làm sau khi mới ra trường. Hôm tiễn tôi ra phi trường, Sự nhiều lần nhắc với tôi, “nếu cô tìm ra ông bà ngoại và mẹ cháu, xin nói giùm cháu nhớ ông bà và mẹ cháu nhiều lắm, năm tới cháu sẽ về thăm... và cô nhớ hỏi tên mẹ cháu là Ngọc, có thể nhiều người biết, nhà ông bà ngoại cháu gần trường Tiểu Học Bàn Cờ.”

Ngọc nhìn ra bên ngoài cửa sổ, những cành cây khẳng khiu không còn lá bao phủ màu trắng của tuyết. Paris, tháng Ba vẫn còn tuyết rơi. Ngọc ở Paris gần được ba tháng, thời hạn được phép lưu trú sắp hết hạn. Ngọc muốn trở về nước trước ngày hết hạn cho phép lưu trú, nhưng Sự năn nỉ Ngọc ở lại. Trong nhà thật ấm nhưng vắng người, Ngọc chỉ có một mình. Sự đi làm. Cha mẹ nuôi của Sự đi ra tiệm bán thảm cùng hai người con gái.

Cả ngày Ngọc lủi thủi trong nhà. Mọi người chỉ gặp nhau vào buối tối sau một ngày làm việc. Người ta nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Ngọc không hiểu gì hết. Sự cũng nói với Ngọc bằng tiếng Pháp. Ngọc cũng chẳng hiểu gì hết. "Mẹ” là tiếng Việt duy nhất Sự còn phát âm được để gọi Ngọc. Mọi truyền đạt ngôn ngữ cho những vấn đề cần thiết đều qua trung gian của Sương bằng điện thoại tới nhà hoặc gặp nhau trực tiếp. Ngọc rớt nước mắt khi nghe mọi người gọi Sự là "Salam". “Sự” tiếng gọi thương yêu, trìu mến nuôi nấng sau tiếng khóc chào đời, đã dược cha mẹ cầu khẩn xin ông bà tổ tiên cho vào gia phả đã bị bỏ đi một cách nghiệt ngã.

Hôm vừa đến sân bay ở Paris, Ngọc nhận ra con trai mình đang đứng đón trong đám đông. Đó là hình ảnh của Thế. Hơn hai mươi năm không nhìn thấy con mình lớn lên trong từng giây phút, giờ phút đó, với Ngọc, Thế và Sự là một thực thể duy nhất. Ngọc ôm con mà tưởng như cùng ôm Thế. Cái cảm giác hạnh phúc bềnh bồng lẫn đau đớn khiến Ngọc muốn khuỵu người. Bên tai Ngọc có tiếng gọi: “ma man...ma man" ..Sau đó là phần giới thiệu hai bên, Ngọc và gia đình cha mẹ nuôi của Sự qua sự thông dịch của bà Sương.

Trước khi lên xe về nhà, bà Sương nói với Ngọc:

- Bắt đầu từ lúc nầy bà không nên gọi con trai bà là "Sự" nữa, hãy gọi là "Salam". Sự không còn là con của bà mà là con của gia đình Hamed... bà gọi là “Sự” gia đình họ sẽ không bằng lòng... bà chỉ nên gọi thế khi chỉ có hai mẹ con thôi".

Lời của bà Sương như mũi dao chém vào tim Ngọc. Sự đã biết bà Sương đã tìm gặp được mẹ trong chuyến đi về Việt Nam. Gia đình cha mẹ nuôi Sự sẽ vui vẻ đón tiếp mẹ Sự tại nhà khi được bà Sương bảo lãnh mời qua Pháp thăm Sự. Những sự âu yếm, quyến luyến trong ngỡ ngàng sau lần đầu tiên gặp lại nhau giữa hai mẹ con Ngọc bắt đầu lại gặp một ngăn cách mới Đạo Hồi giáo qua cách sống hàng ngày của con trai. Ngọc cảm thấy lạc lõng vô cùng. Mọi tôn giáo không phải là Hồi giáo đều bị cho là hiện thân của ma quỷ, phái hủy diệt, không được phép tồn tại.

Ngọc còn nhớ rất rõ, một tuần sau khi đến Pháp, bà Sương đến đón Ngọc đi dạo phố. Để làm đẹp Ngọc đeo sợi dây chuyền có tượng Phật đề ra ngoài áo. Vừa bước ra khỏi cửa gặp Sự vừa đi đâu về. Sự ôm hôn Ngọc... nhìn Ngọc, nhìn tượng Phật, Sự đưa tay lật ngược mặt tượng Phật vào trong, nhưng tượng Phật vẫn quay lại vị trí cũ. Thấy không thể xoay được, Sự để tượng Phật vào bên trong cổ áo Ngọc. Tưởng con trai nghịch, Ngọc đẩy tay Sự ra, đúng lúc bà Sương kéo Ngọc đi: "Thằng Sự theo đạo Hồi, nó không muốn người ta mang ảnh tượng tôn giáo khác vào nhà nó".

Ngọc lại nhớ có đem cho con một tấm hình của Thế. Tấm hình được để trên bàn trong phòng của Sự. Những lúc có Sự ở nhà Ngọc vào phòng tìm con, thì thấy tấm hình của Thế đều để sấp mặt xuống bàn. Ngọc liền để hình đứng lại, nhưng lần sau vào phòng, tấm hình vẫn bị để sấp.

Tình cờ, một buổi sáng, cửa phòng của Sự mở, Ngọc ngồi ở ghế salon nhìn vào. Sự đang chuẩn bị cầu nguyện buổi sáng trước khi đi làm. Sự để sấp tấm hình của Thế xuống bàn... rồi quỳ xuống.. Ngọc chống tay lên trán, nước mắt chảy ra. Ngôn ngữ không cho phép Ngọc hỏi việc con trai vừa làm. Ngọc điện thoại và đem sự việc kể cho bà Sương, bà Sương thở dài ái ngại:

- Người Hồi-giáo khi cầu nguyện, trước mặt họ là thánh Mahomed thánh Hallal, những hình tượng khác đều phải dẹp bỏ.

Ngôn ngữ là yếu tố căn bản trong truyền đạt tư tưởng giữa mẹ con đã trở thành một bức tường ngăn cách. Họ chỉ còn truyền đạt cho nhau bằng các cử chỉ máy móc. Có hôm Sự đi làm về, thấy mặt con bơ phờ, Ngọc hỏi: "Con có chuyện gì không vui nơi làm việc?"

Sự im lặng, không trả lời câu hỏi của Ngọc. Sự không trả lời có lẽ vì không hiểu câu hỏi, Sự chỉ bóp nhẹ tay mẹ rồi đi vào phòng. Nhìn theo con, bà mẹ nuôi của Sự từ bếp đến trước cửa phòng Sự, bà hỏi gì đó, rồi có tiếng Sự trả lời. Bà đi lên nhà rồi trở lại với ly nước và viên thuốc trên tay đem vào phòng Sự. Khi bà trở ra, vì lo lắng, Ngọc đi theo sau bà. Như hiểu ý của Ngọc, bà quay lại nói: "Salam, ..bà vừa nói vừa đưa bàn tay vỗ mạnh trên đầu bà. Ngọc đã hiểu, lòng buồn tê tái.. và còn nữa.. buổi cơm tối ngày sau đó, khi mọi người đã ngồi vào bàn chờ Sự đang còn trong phòng, Ngọc đến gõ cửa gọi:

- Sự!.. Sự! ra ăn cơm... cùng lúc đó, từ bàn ăn hai em gái của Sự gọi như thét lên:

- Salam! Salam! c'est l'heure à table...l'heure à manger"

Cửa mở, Sự lững thững đi ra, dắt tay Ngọc đi đến bàn ăn trước cái nhíu mày của bà mẹ nuôi vào hai mẹ con Ngọc. Trực giác của người mẹ giúp Ngọc hiểu rằng có chút gì ghen tương trong cái nhíu mày đó.. Những buổi cơm tối trước đây, Ngọc thường ngồi bên cạnh Sự, rồi không hiểu có sự sắp xếp nào, Ngọc ngồi xa Sự. Hai ông bà cha mẹ nuôi Sự và hai em gái ngồi hai bên, Ngọc ngồi đối diện với Sự. Không khí trong gia đình ngày thêm tẻ lạnh. Ngọc tâm sự mọi chuyện với bà Sương và được bà Sương mời qua sống với gia đình bà vài ngày trước khi về nước.

Nhân lúc có Sự ghé thăm mẹ, qua thông dịch của bà Sương, Ngọc nói với con:

- Hơn hai mươi năm không có tin con, mẹ tưởng là con đã chết. Nay gặp lại con, mẹ rất hạnh phúc. Con do mẹ sinh ra, nay con làm con của người khác. Mẹ có công sinh, cha mẹ nuôi con có công dưỡng. Mẹ cám ơn cha mẹ nuôi của con rất nhiều. Tình cảnh của hai mẹ con ta ngày nay đã được an bài tuy hơi buồn nhưng mẹ chịu đựng quen rồi. Con còn sống, hạnh phúc là ước nguyện muôn đời của mẹ. Con muốn con hãy cố về thăm ông bà ngoại một chuyến.. nhưng trở ngại ngôn ngữ làm mẹ phân vân. Mẹ mong một ngày nào đó con sẽ nghe, sẽ hiểu tiếng nói của mẹ và của ông bà, ông bà và mẹ cũng nghe được hiểu được tiếng nói của con, là ước nguyện sau cùng của mẹ. 

Sự với Ngọc: 

- Mẹ ơi con vẫn còn nhớ lúc con sống với cha mẹ và ông bà ngoại nơi quê nhà. Nay con sống với cha mẹ nuôi, hình ảnh quê nhà đã phai nhạt trong con nhiều vì con đã được nuôi dưỡng trong một tập tục văn hóa khác. Mẹ tha lỗi cho con nếu những ngày qua gia đình cha mẹ nuôi của con có những hành xử không đúng với mẹ. Có thể đó là do bắt nguồn từ vô thức của một phong tục hay tập quán. Con hứa sẽ về thăm mẹ khi ngôn ngữ con và mẹ có thể hiểu nhau trọn vẹn.

***********

Ngày về nước, Sự đưa Ngọc lên phi trường. Hai mẹ con ôm nhau tạm biệt. Sự trao cho Ngọc một bao thơ. Máy bay cất cánh, Ngọc mở thơ: Đây là một bản văn được in bằng hai ngôn ngữ Pháp và Việt: 

Trung tâm Văn hóa trường Đại Học Sorbonne Paris. 

Phân khoa ngôn ngữ Việt Nam

Chứng nhận ông Salam Hamed đã ghi danh học lớp viết và nói tiếng Việt cấp tốc trong sáu tháng........

Đọc xong, Ngọc cẩn thận xếp giấy lại cho vào túi xách.

Vừa vui sướng vừa thẫn thờ, Ngọc lẩm bẩm:

Salam.. Hamed.. Salam.. Hamed..Sự.. Sự.. Salam Hamed Sự.. Tên đứa nào thật sự là con ta?"

 

Nguyễn Đại Thuật

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2022 lúc 12:12pm

Đoạn Trường


Ngày… tháng … năm

Ba ngày nằm liệt trên giường bệnh mới nhìn thấy rõ sự đối xử tàn tệ của gia đình bên chồng. Mình đói lã từ buổi sáng cho đến khi Triều trở về nhà. Bữa trưa, mọi người quây quần bên mâm cơm,  chẳng ai buồn hỏi han mình một tiếng xem có đói, có khát, có cần ăn, có cần uống thuốc hay không? Thân thể rã rời, mệt lã, mình không đủ sức ngồi dậy, nên đành nằm co người trong cơn đói, chờ vài chén cháo Triều mang về lúc xế chiều.

Đã vậy, cô em út còn miả mai “Anh Triều có hiếu với vợ dữ há”. Mình nuốt thức ăn không trôi  giữa hai  hàng nước mắt. Triều ôm vai mình không nói một lời. Mình không muốn làm cho  Triều buồn, nhưng nỗi tủi thân không sao ngăn được tiếng khóc. Bao lâu nay, mình miệt mài làm việc cả ngày lẫn đêm, không than một tiếng,  cũng chỉ là muốn giúp chồng làm tròn bổn phận đối với cha mẹ. Nhưng mình được gì, ngoài những nặng nhẹ, cay đắng. Mình hiểu họ muốn tỏ thái  độ…  nếu mình không thoả mãn được những yêu cầu. Triều vẫn không nói gì ngoài những tiếng thở dài sườn sượt.

Ngày… tháng… năm

Bây giờ thì mọi sự đã rõ ràng. Ngồi trước mặt mình và Triều, ông cha chồng cất  cao giọng:

-Bố mẹ muốn có một căn nhà riêng để ở cho thoải mái. Triều là con trai phải lo cho bố mẹ. Đó là bổn phận mà con phải làm.

Lời phán quyết của ông “sắt thép” nghe đến lạnh người. Triều ngồi đó, trên chiếc ghế rộng, cả người anh như thu lại. Nhỏ nhoi và cô độc đến tội nghiệp. Bà mẹ chồng từ tốn tiếp lời:

-Bố mẹ nuôi con cực khổ từ nhỏ đến lớn, lại còn chạy tiền, chạy của lo cho con ăn học. Chưa nhờ được đứa nào bố đã phải đi cải tạo hơn chục năm. Bây giờ con đã  học hành đỗ đạt, nên danh nên phận, có tiền có của thì phải lo mà báo hiếu bố mẹ cho phải đạo.

Tôi đưa mắt nhìn Triều. Anh quay đi cúi đầu xuống thấp. Cô em út  chanh chua thêm vào:

-Anh Triều là kỹ sư , lại còn có cả cái “shop” may của chị Quyên  thì cái nhà vài trăm ngàn có đáng là bao.

Đầu óc mình muốn nổ tung. Chỉ mong Triều lên tiếng để mình có dịp nói lên những điều phải nói. Nhưng anh chỉ im lặng. Lạ thật. Hình như trước mắt mình, không phải là Triều, người chồng mà bấy lâu mình vẫn nghĩ, anh là nơi nương tựa vững chải cho mình trong những cơn sóng gió của cuộc đời, mà chỉ là Triều, một đứa bé  lên năm lên tám, rụt rè sợ sệt trước cơn giận dữ của bố mẹ. Mình tức tối đến uất người. Thôi thì trước sau cũng phải nói. Nói một lần rồi ra sao thì ra, không lẽ cúi đầu vâng dạ, nhịn nhục đến suốt đời? Vừa định mở miệng thì Triều đã lễ phép thưa:

-Vâng, con sẽ cố gắng làm vui lòng bố mẹ.

Ông bà cụ đứng lên,  cô út cũng đứng lên theo, nhưng không quên trề môi:

-Cố với gắng… cứ làm như…

Bà mẹ chồng quay lại trừng mắt, cô ta nhún vai bỏ vào phòng.

Ngày… tháng… năm

Hai ngày nay mình làm việc miệt mài ở shop may. Ra đi từ lúc mọi người chưa thức dậy và trở về khi mọi người đã ngủ say. Cố tránh mặt Triều để lòng mình được bình tĩnh. Mong rằng, với thời gian mọi sự  sẽ lắng xuống và hy vọng  hai vợ chồng có thể ngồi xuống nói chuyện một cách ôn tồn. Trận cãi vã hai  hôm trước chỉ làm cho mình và Triều  cảm thấy bí lối. Thật sự, mình đã nóng nảy một cách quá đáng. Phần Triều cũng có lỗi là quá nhu nhược không dám trình bày sự thật  cùng bố mẹ anh. Triều viện  lý do:

-Anh nghĩ, dù có nói thế nào bố mẹ cũng không tin là mình không có tiền.

Mình bật cười (một nụ cười thảm hại làm sao!!!)

-Không thì sao. Vậy anh đào đâu ra tiền để mua nhà. Anh nghĩ mình có thể vay mượn được à?  Em nhắc cho anh nhớ, những  món nợ ngập đầu mình đang mang còn chưa trả hết đó nghe. Tại sao anh không nói rõ cho bố mẹ biết, từ ngày anh ra trường đến giờ, chưa đầy năm năm mà đã ba lần bị “lay off”,  “shop” may thì lỗ lã, mượn đầu này, đắp đầu kia. Nhà này rộng thênh thang sao không ở, lại đòi nhà khác. Hai đứa mình đi cả ngày, tối mịt mới về thì cũng chỉ có bố mẹ ở nhà thôi chứ có ai  phiền hà gì đến ông bà đâu.

Triều xuống giọng ra chiều áy náy:

-Nói gì thì nói, chứ bố mẹ chồng mà ở với con dâu thì cũng không làm sao bằng nhà mình.

Nỗi bực tức dâng cao trong cổ họng mình gằn giọng:

-Nè! con dâu này chưa có một lời nói, một thái độ thất lễ nào để anh phải nói câu đó nghe. Nếu  ai muốn tạo của cải riêng thì cứ tự nhiên,  chứ đừng vịn cớ này cớ nọ mà đổ tội cho người khác.  Có muốn thì tự kiếm tiền mua đi, tôi không có khả năng để làm chuyện đó.

Triều nhỏ nhẹ:

-Anh không có ý đó, nhưng anh sợ… có nhiều điều nói ra bố mẹ hiểu lầm… rồi tủi thân. Từ bé đến giờ anh chưa bao giờ làm phật ý bố mẹ.

Mình lùi lại nhìn Triều. Người đàn ông cao lớn,  trầm tĩnh và cứng rắn của những ngày trước đây sao? Không! đây không phải là Triều của ba năm trước, khi hai đứa quyết định lấy nhau. Ngày xưa, Triều luôn có quyết định mau chóng và dứt khoát trong mọi chuyện, sao giờ đây anh lại  nhu nhược và yếu đuối thế này. Có đúng như anh Kông nói “thì chỉ tại nó là đứa con có hiếu, có hiếu đến độ mù quáng,  không nhận ra cái đúng,  cái sai của bố mẹ mình”.

Ngày… tháng… năm

Lá thư của Như gửi cho mình từ Việt Nam bị bóc ra. Ba năm chung sống với nhau chưa bao giờ Triều làm điều này. Vậy thì ai vào đây? Mình lắc đầu ngao ngán, lẳng lặng  bước vào phòng không nói  một lời. Ngoài kia,  cô em út lại lên giọng móc ngoéo:

-Lại  có thư Việt Nam gửi sang đòi tiền , hèn gì mà anh Triều chẳng có tiền mua nhà cho bố mẹ.

Giọng Triều gắt gỏng vang lên:

-Miêng!  em lại nói bậy bạ gì nữa đây?

Chỉ chờ thế là bố chồng chen vào:

-Con Miêng nói không đúng sao?  Anh là đàn ông mà tiền bạc, chi tiêu bao nhiêu cũng do vợ nắm hết  là thế nào?

Mình không còn muốn nghe gì nữa hết. Nỗi chán chường tràn lên tận đỉnh đầu.  Mở nhạc,  đeo máy nghe vào, nhắm mắt lại, cố quên hết mọi sự,  lòng tự nhủ lòng “nếu muốn giữ lại tình cảm vợ chồng được êm đẹp, phải tập làm người mù và người điếc”.

Ngày… tháng … năm

Vậy là bố chồng đã ra tới “shop” may để làm nhiệm vụ kiểm soát. Chỉ mới ba ngày thôi mà chị Tư đã chạy vào nói nhỏ:

-Quyên ơi! ông già chồng của bà làm việc kiểu này là thợ thuyền đi hết đó nghe. Nhiều người bực mình vì cái lối dòm ngó, kiểm soát của ổng lắm rồi.

Mình thở dài nghĩ thầm “Hậu quả có ra sao thì cũng vừa ý Triều thôi”. Sau lần nói chuyện với chị Tư, mình mới để ý cái lối chủ cả của bố chồng:

-Chừng nào mới xong đống hàng này mà nói chuyện mãi thế?

-Ăn trưa gì mà lâu vậy?

Có người làm thinh, chẳng nói chẳng rằng, nhưng cũng có người xỏ ngọt:

-Bác ơi cháu làm ăn cái, chứ đâu có tính tiền giờ. Hễ cháu làm chậm thì vợ con cháu đói, chứ đâu có mắc mớ gì đến chủ “shop” mà bác lo chi cho mệt.

Bố chồng đâu biết rằng, mình phải biết điều, biết xử thì thợ mới ở lại làm việc lâu dài. Nếu không, họ chạy chỗ khác thì chủ “shop” coi như cụt tay. Khổ nỗi, cứ mỗi lần ông lên  giọng chủ cả thì  mình lại phải xuống nước giả lả với họ cho khỏi mích lòng. Đã mệt lại còn thêm chuyện cho đau đầu…

Ngày… tháng… năm

Mấy hôm nay bố chồng không ra “shop”, mình cảm thấy nhẹ hẳn người. Không khí trong “shop” cũng có vẻ dễ chịu. Buổi trưa ngồi ăn cơm với chị Tư mới biết lý do sự rút lui của ông. Đó là vì ông chạm mặt với anh Khiêm, người phụ trách khâu ủi đồ. Ngày trước, anh Khiêm và ông học tập  cải tạo chung. Anh Khiêm nói, ở trại tù  ông làm “ăng ten”, chuyên theo dõi và báo cáo việc làm của bạn tù cho cán bộ biết,  nhiều người bị tra tấn, hành hạ cũng vì hành động  thiếu tư cách và kém đạo đức của ông. Vì thế, khi gặp ông, anh Khiêm vừa hỏi thăm vài câu ông đã lẩn vào trong, rồi về lúc nào không ai hay.

Thì ra vậy! Cho đến giờ phút này thì mình có thể giải tỏa nỗi thắc mắc trong lòng “tại sao ông chỉ biết sung sướng cho ông mà không nghĩ đến nỗi khó khăn của người khác?”.

 

Ngày… tháng… năm

Chuyện gì đến rồi cũng phải đến. Mình  không kềm chế được những nỗi ẩn ức trong lòng khi bố chồng nói xa, nói gần về lá thư của đứa em ở Việt Nam gửi sang báo tin anh Hai của mình phải vào bệnh viện.

-Cứ nay người này đau, mai người kia ốm thì ở đây chỉ có nước bán nhà.

Cố nuốt cơn giận vào lòng, mình từ tốn:

-Thưa bố, ngày xưa bố chưa sang đây, tụi con phải gửi tiền về  cho bố mẹ mỗi tháng mà còn chưa phải bán nhà, thì có xá gì ông anh bệnh hoạn của con, một năm chỉ có hai trăm bạc.

Ông gầm lên như bị trúng đạn:

-Chị đừng có hỗn láo, cha mẹ chị dạy chị ăn nói với bố chồng thế à?

Mình đứng lên, hai tay nắm chặt để kềm giữ cơn run rẩy:

-Thưa bố, ba mẹ con dạy con phải biết sống vì người khác chứ đừng vì muốn sung sướng cho bản thân mà bất chấp sự đau khổ của người thân của mình.

Mắt ông tóe lửa,  tưởng chừng như muốn ăn tươi nuốt sống mình:

-Triều! mày có biết dạy vợ mày không? Đồ khốn kiếp, mày phải trừng  trị con vợ mất dạy của mày cho tao.

Mình nhìn ông bằng nụ cười lạnh nhạt. Ông nhảy bổ đến bên mình, vung tay lên. Nhanh như chớp,Triều kéo mình ra phía sau để rồi anh lãnh trọn một cái tát nháng lửa. Mình bước ra cửa, bỏ lại sau lưng những câu chửi rủa tục tằn.

Ngày… tháng … năm

Cuối cùng mình đành làm người thua cuộc. Sau mấy ngày suy nghĩ và cầu nguyện mình đã tìm ra một giải pháp tạm xem là yên ổn đôi bề. Mình không muốn Triều phải bị đay nghiến mỗi ngày vì cái tội bất hiếu, không chịu sắm sửa nhà  cửa cho bố mẹ. Mình quyết định dọn ra chung cư và  để căn nhà đó lại cho bố mẹ và cô em út của Triều.  Bạn bè cho rằng mình dại. Cái dại, cái khôn, đôi khi cũng khó mà chọn lựa. Thật sự, mình không nỡ nhìn Triều bị đay nghiến ngày từng ngày và cũng muốn được yên thân.

Bố chồng cấm mình từ rày không được léo hánh đến nhà ông-căn nhà mà vợ chồng mình tằn tiện để có đủ tiền down mà mua nó. Đến bây giờ vẫn còn trả nợ… và rồi sẽ tiếp tục trả thêm mười lăm năm nữa- dẫu ông có bệnh hoạn cũng không muốn mình tới thăm.

Cám ơn bố chồng đã nói dùm điều mình muốn mà không dám nói.

Ngân Bình

 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2022 lúc 9:10am

Chân dung ông bố vĩ đại





Những ngày qua cộng đồng mạng truyền tay nhau hình ảnh 1 chiếc xe bán cà phê có gắn 1 tấm bảng với những dòng nhắn nhủ vừa dễ thương vừa hài hước nhưng sau đó là những điều hết sức ý nghĩa.

Với chiếc xe máy cũ, người đàn ông này vẫn ngày ngày đi bán cà phê. Với người dân quận 5 nói riêng và Sài Gòn nói chung, hình ảnh ông chú bán cà phê này đã xuất hiện trong ký ức của mọi người đã lâu. Ngoài việc ông chú là 1 người hiền lành chất phác, đầu năm đến chú còn lì xì cả cho khách thì gần đây chú khiến người đi đường ấn tượng với 1 bảng thông báo gắn trên xe với nội dung: “Cà phê Buôn Mê Thuột. Tạm biệt các bạn 48 ngày từ thứ 3 ngày 5/3/2019 đến hết ngày 21/4/2019. Lý do: đi Mỹ thăm 2 đứa con gái đang là bác sĩ – giáo sư”. Hành động ấy không chỉ đơn giản là 1 dòng thông báo mà nó còn chứa đựng nhiều thứ hơn thế.

Nghị lực của 1 người bố

Bạn có nghĩ 1 người ngày ngày bán cà phê dạo với chiếc xe máy cũ có thể nuôi 2 con đi Mỹ? Khó lắm phải không? Nhưng chắc chắn điều ông bố này làm được đó là làm việc tần tảo để con cái ăn học đến nơi đến chốn, đến cái nơi vượt cả sự mong đợi của ông.

Mỗi ngày ông bố này đội nắng đội mưa rong ruổi trên các con đường để bán ly cà phê, những ly cà phê đầy tâm huyết. Chú làm nghề chân chính, dù có vất vả nhưng vẫn luôn vui bởi chú làm để lo cho con. Nhìn những nghị lực của ông bố, 2 người con cố gắng học hành chăm ngoan và cái kết thành danh trên đất khách là 1 cái kết đẹp cho chặng đường đầy vất vả nuôi con.

Niềm tự hào của bố – Muốn nói cho cả thế giới biết về con mình



Với 1 người lao động dãi nắng dầm mưa như thế mà có hẳn 2 đứa con gái sống ở Mỹ, với những cái nghề đầy ngưỡng mộ là bác sĩ, giáo sư thì cũng hiểu được ông bố đã tự hào như thế nào. Đây đúng là “con nhà người ta” trong truyền thuyết.

Đầy háo hức về chuyến đi và muốn nói có cả thế giới biết niềm tự hào của mình, chú in hẳn cả 1 bảng thông báo lớn dán trên xe, không chỉ để báo với mọi người về sự vắng mặt của mình trong 48 ngày mà còn là thông báo lý do đầy tự hào.

Nhiều người thắc mắc tại sao 2 con thành đạt mà chú còn bán cà phê, có người còn trách cả 2 đứa con gái sao tệ, sống xa bố còn để bố mưu sinh mưa nắng. Nhưng không, đây là sự lựa chọn của chú.

Có lúc 2 đứa con gàn không cho chú bán nữa vì họ cũng thấy được bố đã vất vả cả đời rồi, vậy mà chú vẫn chọn gắn bó với chiếc xe cà phê vì nó không chỉ có ý nghĩa với chú mà còn ý nghĩa với những vị khách đã ủng hộ bao năm nay để chú có tiền nuôi các con ăn học nên chú không thể nghỉ được. Đó là điều hạnh phúc giản dị của tuổi già, chẳng cần xa hoa khi con cháu thành đạt, chỉ cần những thứ thực sự đem lại ý nghĩa.

Nhìn tấm bảng nhiều người có thể cười, có thể nói chú khoe con cái hay thậm chí chút mỉa mai sao con cái không lo cho chú nhưng với chú đó là niềm tự hào. Với người đàn ông phi thường, chịu khó, chịu khổ để nuôi con thành đạt hẳn cả trên đất Mỹ thì chú ấy có quyền thông báo cho cả thế giới về điều ấy, 2 quả ngọt cho lần gieo đầy tâm huyết. (Nguồn: Tổng hợp)


PV
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Aug/2022 lúc 12:51pm
Chữ Tình - Quý Thể        <<<<<
Overcoming%20Loneliness%20in%20Marriage%20-%20The%20Infidelity%20Recovery%20Institute
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Sep/2022 lúc 2:59pm

made%20in%20VietNam%20-%20Tin%20tức%20mới%20nhất%20về%20made%20in%20VietNam

 

Lẽ ra bữa nay bác sĩ Lê không nhận bịnh nhân vì là ngày nghỉ trong tuần của ông. Nhưng hôm qua, trong điện thoại, nghe giọng cầu khẩn của người bịnh ông không nỡ từ chối. Người đó – ông đoán là một cô gái còn trẻ – nói chuyện với ông bằng tiếng Mỹ. Cô ta hỏi ông nhiều lần :

- Có phải ông là bác sĩ Lee không ?

Tên ông là Lê. Cái tên Việt Nam đó ở xứ Mỹ này người ta viết là " Lee ", nên ông được gọi là " ông Lee " ( Li ).

Ông ôn tồn trả lời nhiều lần :

- Thưa cô, phải. Tôi là bác sĩ Lee đây.

- Phải bác sĩ Lee chuyên về châm cứu và bắt mạch hốt thuốc theo kiểu á đông không?

- Thưa cô phải.

- Có phải phòng mạch của bác sĩ ở đường Green Garden không ?

Bác sĩ Lê, đã ngoài sáu mươi tuổi, tánh rất điềm đạm, vậy mà cũng bắt đầu nghe bực ! Tuy nhiên, ông vẫn ôn tồn :

- Thưa cô phải. Xin cô cho biết cô cần gì ?

Giọng cô gái như reo lên :

- Vậy là đúng rồi ! Con Cathy bị bịnh suyễn nói bác sĩ chữa bịnh hay lắm. Cả nhà nó, kể luôn ba má ông bà nó đều đi bác sĩ hết.

Đến đây thì ông bác sĩ già đó không kềm được nữa, ông xẵng giọng :

- Cám ơn cô. Bây giờ xin dứt khoát cho tôi biết coi cô muốn cái gì ?

Giọng bên kia đầu dây như lắng xuống :

- Tôi xin lỗi bác sĩ. Xin lỗi. Tôi muốn xin bác sĩ cái hẹn cho ngày mai. Tôi bịnh…

- Mai là ngày nghỉ trong tuần, phòng mạch không có mở cửa. Ngày khác vậy.

- Ngày mai cũng là ngày nghỉ của tôi nữa, bác sĩ à.

- Cô đã bịnh thì cứ xin nghỉ để đi bác sĩ, ngày nào lại không được !

Một chút im lặng ở đầu dây bên kia rồi giọng người con gái bỗng nghe thật buồn :

- Họ đâu có cho nghỉ, bác sĩ. Họ nạt vô mặt :" Mầy muốn nghỉ thì mầy nghỉ luôn đi. Thiếu gì đứa muốn vào làm chỗ của mày. Mày biết không ?"

Giọng nói như nghẹn ngang ở đó, rồi tiếp :

- Không có việc làm là chết, bác sĩ à…

Ông bác sĩ già làm thinh, suy nghĩ. Đầu dây bên kia, cô gái van lơn :

- Xin bác sĩ thông cảm. Tôi sợ bịnh nặng hơn, không đi làm nổi nữa là mất việc. Xin bác sĩ thông cảm. Xin thông cảm.

- Ờ thôi, để tôi ráng giúp cô. Sáng mai, chín giờ. Phòng mạch của tôi ở số…

- Cám ơn bác sĩ. Cám ơn ! Con Cathy có chỉ phòng mạch của bác sĩ rồi.

- Xin lỗi. Cô tên gì ?

- Kim. K, I, M.

Bác sĩ Lê vừa ghi vào sổ hẹn vừa nghĩ :" Tội nghiệp ! Chắc lại đi làm lậu nên mới bị người ta hâm he như vậy. Theo cách phát âm thì cô này có vẻ là người á đông. Tên Kim chắc là Đại Hàn. Để mình phải phone lại cô Cathy hỏi cho chắc ý kẻo gặp thứ lưu manh thừa dịp ngày nghỉ không có cô phụ tá, nó 'su' mình thì khổ ! "

 

Đúng chín giờ, chuông cửa phòng mạch reo. Ông bác sĩ già bước ra mở cửa. Đứng trước mặt ông là một cô gái á đông còn trẻ, ăn mặc theo kiểu " punk " : quần áo có tua có tụi, tóc dựng đứng hỗn loạn như con gà xước, đeo nhiều vòng sên bằng bạc to như dây lòi tói, đầy cổ đầy hai cườm tay, mang cái xắc đỏ cũng có tua có tụi. Bác sĩ Lê, quá đỗi ngạc nhiên, chưa kịp hỏi gì, thì cô gái nói bằng tiếng Mỹ rất lưu loát :

- Chào bác sĩ. Tôi là Kim, bịnh nhân đã gọi điện thoại cho ông hôm qua. Tôi có làm cho bác sĩ chờ không ?

Bác sĩ Lê chưa hết ngạc nhiên, trả lời một cách máy móc :" Không ! Không !". Rồi ông bước tránh qua một bên :" Mời cô !"

Vào phòng mạch, ông đưa cho cô cái áo blouse trắng ngắn tay :

- Cô đến phía sau bình phong bỏ hết quần áo chỉ mặc quần lót thôi, rồi khoác ngược áo blouse này, lưng áo nằm về phía trước.

Trong lúc cô gái loay hoay làm theo lời dặn, ông bác sĩ già gọi phone về nhà, nói bằng tiếng Việt :

- Bịnh nhân của anh tới rồi, đang thay đồ. Chắc một giờ nữa là xong. Em đợi anh về rồi mình đi chợ.

Cô gái bỗng ló đầu ra khỏi bình phong mỉm cười nhìn ông, gương mặt thật rạng rỡ, định nói gì nhưng rồi không nói, thụt đầu vào tiếp tục cởi quần áo.

Một lúc sau cô ta bước ra, mắt ngời lên sung sướng, nói bằng tiếng Việt, giọng như reo lên :

- Bác sĩ là người Việt Nam mà con cứ tưởng là người Tàu ! Tên " Lee " nghe Tàu trân !

- Ủa ! Vậy mà tôi cứ nghĩ cô là người Đại Hàn chớ !

Rồi cả hai cùng cười, cái cười rất sảng khoái. Tình đồng hương trên đất khách bỗng thấy thật ấm, thật đầy…Ông bác sĩ già nhìn cô bịnh nhân trẻ mặc áo blouse trắng đứng trước mặt ông mà không còn thấy cô gái " punk" hồi nãy nữa !

Ông đưa cho cô cái dĩa, rồi vừa chỉ cái giường cao vừa nói :

- Cô cởi hết đồ nữ trang để vào đây, rồi lên nằm trên này để tôi chẩn mạch.

Cô gái làm theo như cái máy.

Phòng mạch được trang trí rất đơn sơ, nhưng thật yên tịnh. Trong không khí có mùi thơm dìu dịu của moxa ( ngải cứu, đốt lên để hơ huyệt ). Cái giường khám bịnh cao ngang tầm tay của bác sĩ. Ở một đầu giường có gắn thêm một vòng bằng da để chịu cái đầu của bịnh nhân, và khi bịnh nhân nằm sấp để châm cứu trên lưng thì mặt người bịnh nằm trọn trong vòng da. Như vậy, người bịnh không cảm thấy khó chịu nhờ khoảng trống ở giữa vòng da giúp người bịnh vẫn thở đều đặn và mắt được nhìn thoải mái xuống sàn nhà.

Bác sĩ đặt hai bàn tay lên cánh tay trần của cô gái, ôn tồn hỏi :

- Cô bịnh làm sao ? Nói tôi nghe.

- Con ngủ không được, đêm nào cũng trằn trọc tới khuya. Hay bị chóng mặt. Đang đứng làm việc, tự nhiên muốn sụm xuống làm sợ toát mồ hôi. Con lo quá, bác sĩ. Mất việc làm chắc con chết quá, bác sĩ !

Ông Lê bóp nhẹ cánh tay bịnh nhân :

- Cô yên tâm. Có tôi đây. Mà…cô có uống rượu không ?

- Không. Dạ thưa không.

- Cô có hút thuốc không ?

- Dạ thưa có. Hút cũng nhiều…

- Cô có xì ke ma túy gì không ? Nói thiệt tôi nghe.

- Mấy thứ đó con không dám rớ. Hồi ở bên nhà thằng anh con chết vì ba cái thứ ôn dịch đó, bác sĩ à. Vì vậy, con sợ lắm !

- Cô le lưỡi tôi coi.

- Ùm. Được rồi. Bây giờ cô nằm yên, để hai tay xuôi theo thân mình, nhắm mắt, thở đều đặn.

Ông bác sĩ già đứng cạnh giường đặt mấy đầu ngón tay lên cườm tay cô gái, chăm chú bắt mạch. Một lúc sau, ông bước vòng qua phía đối diện bắt mạch tay bên kia. Bộ mạch nói lên một sự rối loạn tâm thần. Cô gái này chất chứa quá nhiều ẩn ức nên sanh bịnh. Ông nhìn cô gái đang nhắm mắt thở đều : gương mặt Việt Nam đó, bỏ đi món tóc "punk", vẫn toát ra nét nhu mì dễ thương. Ông cảm thấy tội nghiệp cô bịnh nhân trẻ này và thắc mắc không biết hoàn cảnh nào đã đưa đẩy cô ta trôi qua xứ Mỹ để có một cuộc sống mà ông đoán là thật bấp bênh, qua cuộc nói chuyện trong điện thoại. Ông nói :

- Bây giờ, cô nằm sấp xuống để tôi châm trên lưng.

Cô gái mở choàng mắt nhìn ông, mỉm cười, một nụ cười đầy tin tưởng. Ông bác sĩ nói tiếp :

- Cô đừng sợ. Châm không có đau. Còn nhẹ hơn kiến cắn nữa.

Cô gái trở mình nằm sấp, hai vạt áo blouse rớt xuống hai bên, bày ra cái lưng thon thon với nước da ngà ngà. Theo thói quen, trước khi châm, bác sĩ vuốt lưng bịnh nhân vài lần để bịnh nhân đỡ bị stress. Lần này, khi vuốt xuống thắt lưng, ông để ý thấy dưới làn vải mỏng của quần lót có một vết bầm nằm vắt ngang phía trên của mông. Ngạc nhiên, ông hỏi :

- Cô bị ai đánh hay sao mà bầm vậy ?

Cô gái cười khúc khích :

- Bác sĩ coi đi !

Ông già kéo quần lót xuống một chút, thì ra không phải vết bầm mà là hàng chữ xâm màu chàm : Made In VietNam ! Ông bật cười, vừa kéo lưng quần lót lên vừa nói :

- Cha…Bạo quá há !

Cô gái hơi rút cổ cười khúc khích vài tiếng nữa rồi im. Chắc cô đang sống lại với một vài kỷ niệm nào đó. Ông bác sĩ già áp hai lòng bàn tay lên lưng bịnh nhân, nhưng bây giờ sao ông không còn thấy cười được nữa. Hàng chữ " Made In VietNam" nhắc cho ông rằng con người nằm đây là sản phẩm của quê hương ông, cái quê hương đã mấy chục năm xa cách, cái quê hương mà ở đó ông không còn ai để nhớ, nhưng ông còn quá nhiều thứ để nhớ. Những thứ cũng mang dấu ấn " Made In VietNam ", từ con trâu cái cày, từ mảnh ruộng vườn rau, từ hàng cau rặng dừa, từ con đường đất đỏ đến con rạch nhỏ uốn khúc quanh quanh…Chao ơi ! Bỗng nhiên sao mà nhớ thắc thẻo đến muốn trào nước mắt…

Ông bác sĩ vuốt lưng cô bịnh nhân thật chậm để cho niềm xúc động lắng xuống tan đi. Ông có cảm tưởng như ông đang sờ lại được quê hương, có chỗ cao chỗ thấp, có phù sa đất mịn…Tự nhiên, ông muốn nói lên một tiếng " cám ơn ". Ông muốn cám ơn cô bịnh nhân đã mang quê hương đến với ông bằng hàng chữ nhỏ xâm trên bờ mông, chỉ vỏn vẹn có một hàng chữ nhỏ. Và ông cũng muốn nói với cô, nói một cách thật tình, không văn chương bóng bẩy, nói như ông nói cho chính ông, vỏn vẹn chỉ có một câu thôi :" Tôi cũng made in VietNam đây !". Nhưng rồi ông làm thinh tiếp tục vuốt lưng người bịnh. Ông biết rằng cô gái không thể nào hiểu được ông, một bác sĩ già vừa quá sáu mươi, đã gần nửa tuổi đời lưu vong trên xứ Mỹ, có đầy đủ tiền tài danh vọng mà cũng xâm hàng chữ " Made In VietNam", xâm ở trong lòng…

Bác sĩ im lặng dò huyệt châm kim. Bỗng cô bịnh nhân nói, giọng buồn buồn, làm như cô vừa xem lại hết một đoạn phim đời nào đó :

- Thằng bồ của con xâm cho con để làm kỷ niệm hồi tụi này còn ở Louisiana. Ảnh là thợ xâm…

- Ủa ! Rồi sao bây giờ cô ở đây ?

- Con theo ba má con dọn về Cali, ổng bả nói ở Cali bạn bè nhiều làm ăn dễ.

- Ờ…người Việt mình thích ở miền nam Cali lắm.

Ngừng một chút bác sĩ lại nói, trong lúc hai tay vẫn tiếp tục châm kim :

- Ở Cali khí hậu tốt hơn nhiều tiểu bang khác. Mà…ba má cô làm gì ?

Cô gái làm thinh một lúc mới trả lời, giọng ngang ngang :

- Qua đây rồi ổng bả đá đít nhau. Bả lấy thằng Mễ chủ pressing , còn ổng thì chó dắt ổng ôm được một bà Mỹ goá chồng có tài sản.

- Vậy rồi cô ở với ai ?

- Với ba con. Bà Mỹ cho con đi học college, ba con lái xe đưa rước.

- Vậy mà sao hôm qua, trong phone, cô nói cô đi làm ?

Giọng cô gái như nghẹn lại :

- Khổ lắm bác sĩ.

Cô ngừng một chút để nén xúc động rồi nói tiếp :

- Ba con ỷ có bà Mỹ nuôi, không chịu đi làm. Tối ngày cứ đi nhậu với bạn bè, rồi nay đổi xe, mai đổi xe…Con nói ổng, chẳng những ổng không nghe mà còn chửi con: "Tiên Tổ mày ! Tao đem mày qua đây đặng mày dạy đời tao hả !"

Lại ngừng một chút mới nói được, nói như trút hết ẩn ức còn lại :

- Có lần ổng xáng cho con mấy bạt tay đau điếng…

Rồi nghẹn ngào :

- Lần đó, con bỏ nhà đi hoang…

Nói xong, hít một hơi thật sâu rồi thở hắt ra một cái như vừa làm xong một việc gì thật khó !

Ông bác sĩ im lặng, tiếp tục châm, mà nghe thương hại cô bịnh nhân vô cùng. Cô ta cỡ tuổi con gái út của ông. Con gái út của ông đang học đại học, còn cô này thì đang sống trong hoàn cảnh quá bấp bênh. Cả hai đều Made In VietNam hết !

Châm xong, ông đặt tay lên cánh tay trần của bịnh nhân, vuốt vuốt như vuốt tay một đứa con đang cần được vỗ về an ủi :

- Cô cứ nằm yên như vầy độ mười lăm phút, nghen.

Tiếng " dạ " bỗng nghe như đầy nước mắt.

 

Sau khi gỡ kim, ông bác sĩ bóp tay bóp chân bịnh nhân một lúc rồi nói :

- Bây giờ thì cô mặc quần áo vào được rồi.

Cô gái ngồi lên nói " cám ơn " mà đôi mắt vẫn còn mọng nước. Cô bước vào sau bình phong, chậm rãi mặc quần áo, làm như cô muốn những xúc cảm hồi nãy có thời gian để thấm sâu vào lòng…

Khi cô bước ra, gương mặt cô đã trở lại rạng rỡ. Cô mỉm cười nhìn ông bác sĩ, rồi, vừa mở cái xắc đỏ vừa hỏi :

- Bao nhiêu vậy, bác sĩ ?

- Không có bao nhiêu. Chừng chữa xong rồi cô hãy trả.

- Bác sĩ cho con trả mỗi lần, chớ đợi hết bịnh, tiền đâu con trả. Cái thứ đi làm lậu như con…

- Cô yên tâm. Rồi mình tính.

Ông bác sĩ đưa dĩa  nữ trang :

- Cô đừng quên mấy thứ này.

Cô gái phì cười, không đeo vào người mà trút hết vào xắc, rồi hỏi :

- Chừng nào con trở lại nữa, bác sĩ ?

- Tuần tới, cũng ngày này giờ này.

Bác sĩ mở tủ thuốc, chọn lấy ra hai chai có dán nhãn sẵn, trao cho bịnh nhân :

- Trên nhãn có ghi liều lượng: mỗi ngày, cô uống sáng trưa chiều, mỗi thứ hai capsule.

Ra đến cửa phòng mạch, ông bác sĩ già cầm bàn tay cô bịnh nhân trong hai bàn tay của ông, lắc nhẹ :

- Bớt hút thuốc đi, nghen ! Từ từ rồi tôi sẽ chữa cho cô vụ ghiền thuốc nữa.

Ngập ngừng một chút rồi ông nói, giọng ôn tồn :

- Tôi muốn nói với cô điều này…

Cô gái chớp chớp mắt chờ. Chắc là lần đầu tiên cô được một ông già cầm tay một cách ân cần như vậy. Bác sĩ nói :

- Mình là người Việt Nam, ăn măỉc theo " punk " không hạp với con người với bản chất của mình chút nào hết. Cô đâu có xấu mà cô làm cho xấu đi, uổng lắm ! Mình phải xứng đáng là Made In VietNam, chớ cô.

Cô gái nhìn vào mắt ông bác sĩ, không nói gì hết, chỉ siết tay ông già một cái thật mạnh, rồi bước ra xe, một chiếc xe hơi cũ mèm phải đề tới bốn lần mới nổ máy !

 

*      *      *

 

Ông bác sĩ Lê ngồi uống cà phê với tôi ở khu Phước Lộc Thọ ( Orange County – Nam Cali ). Ông kể tiếp :

- Anh biết không, lần sau cô Kim đến phòng mạch, ăn mặc chải gỡ rất dễ thương. Chẳng có chút gì " punk " hết ! Lần khám bịnh đó, tôi có hỏi cổ sao không về sống với thằng bồ ở Louisiane có phải hơn là sống cù bơ cù bất ở Cali. Cổ nói như mếu :" Ảnh có vợ rồi ". Tôi biết : như vậy là cổ kẹt thiệt. Tôi đem chuyện này kể cho vợ tôi nghe. Bả cảm động lắm nên đề nghị giúp tiền cho cổ học một cái nghề gì đó, uốn tóc, làm nail chẳng hạn, để có công ăn việc làm  vững chắc hơn là đi làm lậu tầm bậy tầm bạ.

Tôi nói chen vào :

- Chắc gì cổ chịu. Nghe anh kể, tôi đoán chị này cũng tự ái lắm.

- Anh nói đúng. Cổ từ chối hoài. Sau nhờ vợ tôi mời cổ về nhà khuyên nhủ, coi như là trong thân tình, cổ mới chịu. Hôm đó, cổ ôm vợ tôi vừa khóc vừa nói :" Con cám ơn ông bà. Cám ơn ông bà ".

- Sau đó cổ có đi học thiệt không ?

- Có. Học làm nail. Học giỏi nữa là khác.

- Cổ bây giờ ra sao rồi ?

- Mới đầu làm thợ, làm công cho người ta. Bây giờ vừa làm thợ vừa làm chủ. Khá lắm !

- Mừng cho cổ, há !

- Cổ xách đồ nghề tới làm nail cho vợ tôi, con út và hai con dâu tôi thường lắm. Làm không lấy tiền. Cổ cứ nói với mấy con tôi :" Tôi chịu ơn ông bà bác sĩ biết đời nào mới trả cho hết, mấy cô biết không ? Tôi không dám nói ra, chớ mỗi lần tôi cầm bàn tay của bà bác sĩ để làm nail, tôi vẫn nghĩ không có bàn tay này thì làm gì tôi thoát ra khỏi hoàn cảnh của tôi hồi đó để có những gì tôi có hôm nay…"

- Dễ thương quá !

- Noel, ngày Tết…cổ đều mang quà đến tặng vợ chồng tôi.

- Con người ở có tình có nghĩa quá, anh há !

- Đã hết đâu ! Cổ còn nhớ đến ngày giỗ của ba má tôi nữa. Mấy ngày đó tụi con tôi có đứa quên chớ cô ta không bao giờ cô ta quên. Ngày đó, cô đem đồ tới cúng và ở lại phụ vợ tôi nấu nướng dọn giẹp nữa. Cho nên vợ tôi quí cô ta lắm !

Nói xong, bác sĩ Lê vỗ vai tôi, cười :

- Anh thấy không ? Cô ta mới đúng là " Made In VietNam " đó ! Còn nguyên chất, hè !

Ông Lê vui vẻ cầm tách cà phê vừa nhâm nhi vừa nhìn quanh. Người Việt Nam đi đầy trong thương xá. Cung cách có hơi khác nhưng nói năng thì y hệt như ở bên nhà. Một vài tiếng chửi thề rớt rơi đâu đó, nghe rất tự nhiên. Bỗng ông quay sang hỏi tôi mà nghe như ổng tự hỏi ổng :

- Không biết ở xứ Mỹ này, đồng hương lưu vong, có ai lâu lâu nhớ lại rằng mình "Made In VietNam ", không ?

- Có chớ anh ! Nhưng cũng có người chẳng những không nhớ mà còn tự đóng cho mình con dấu " Made In USA " nữa, anh à. Thứ đó bây giờ thấy cũng nhiều !

Tôi đưa tách lên môi uống ngụm cà phê cuối cùng, bỗng nghe cà phê sao mà thật đắng…

Tiểu Tử

 

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Sep/2022 lúc 3:03pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2022 lúc 11:59am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Sep/2022 lúc 9:34am

Song Phúc Lâm Môn 

 

Đã mấy đêm nay trong căn nhà rệu rạo của Tám Khổ có tiếng trẻ con khóc chà chã.

Người ta thầm thì: “Già rồi còn động cỡn, ăn nằm với con khỉ gió nào nay nó ẵm con đến trả”. Kẻ lại bảo Tám Khổ xin con đỏ về nuôi cho đỡ cô đơn. Bà bán xôi dạo bật mí: “Nghe nói ông nhặt được ở gốc cây ngoài công viên Ninh Kiều đó nghen!”. 

Thôi thì chẳng biết hư thực thế nào, chỉ thấy đêm hôm khuya khoắt, tiếng đứa nhỏ kèo kẹo khóc, tiếng ông Tám khàn khàn dỗ trẻ tạo thành một hợp âm ngồ ngộ làm xao động cả con hẻm vốn xưa nay bình lặng.

Cả hẻm không ai biết tên ông. Chỉ biết, đã lâu rồi, cả khu phố này từ trẻ đến già đều kêu ông là Tám Khổ. Ông bảo ban đầu nghe cũng tưng tức cái bụng: Không biết đứa nào độc mồm độc miệng! Khổ cái con mẹ nó chứ. Chúng mày cứ khổ được như ông! Nghe riết rồi cũng quen tai, ông chấp nhận nó.

Kể ra người ta đặt cho ông cái biệt danh “Tám Khổ” cũng chẳng oan gì: Ông có khuôn mặt chữ điền. Hố mắt sâu, hàm bạnh. Tạng người gầy gò, khô khốc. Chân ông đi chữ bát, xiêu vẹo ật ưỡng như sắp ngã. Duy chỉ có cặp mắt luôn ánh lên bao trăn trở, buồn vui.

Trong con hẻm nhỏ của xóm lao động này rất nhiều chuyện. Vui, buồn, đều lời ra tiếng vào đàm tiếu. Những chuyện vừa ly kỳ, vừa hư hư thực thực làm người nghe cười ra nước mắt, loanh quanh thế nào rồi cũng quay về chuyện Tám Khổ. 

Người ta bảo ông có nhiều cái nhất: Ốm nhất! Khổ nhất! Thương người cũng nhất! Nhất nhất nhì nhì gì ông cũng bỏ ngoài tai. 

Tám Khổ sống cô đơn trong nhà tuềnh toàng chừng 20 mét vuông. Vậy mà sáng sớm nào ông cũng thường ra công viên tập dưỡng sinh. Chiều ông lại ra đó đọc báo, ngắm cảnh, ngắm người. Bởi vậy ông có dịp tiếp xúc với bao cảnh đời cơ nhỡ, nghèo khó từ đám trẻ lang thang chôm chỉa, những người hành khất đến gái bán phấn buôn hoa... Kể cũng lạ! Không biết tướng mạo ông ra sao mà ra ngoài đó toàn những kẻ khốn cùng lân la đến bắt chuyện, làm quen. Có đứa còn nhờ ông giúp đỡ. Ông lo cái thân ông còn chưa xong, mong gì giúp kẻ khác! 

Tuy nhiên đôi khi ông nghĩ, không giúp được nhiều thì giúp ít. Có còn hơn không! Sống mà quá ư cầu toàn, kèo kẹo phỏng có nên?

* * 

Tối đầu tiên ông ẵm đứa trẻ về nhà, do vừa lạ hơi lại vừa khát sữa mẹ nên nó khóc quá trời. Càng về khuya tiếng con trẻ khóc càng nức nở, ngậm ngùi... Tiếng khóc len vào từng cửa sổ, làm chênh chao bao giấc ngủ. Ông ẵm, ông nựng, ông vỗ về con bé hết trong nhà lại ra ngoài sân. Chán chê, ông đặt nó lên võng đưa vắt vẻo. Thế mà con bé vẫn khóc ngằn ngặt. Bất lực trước tiếng khóc, ông tự trách: Già còn ngu! Ôm con đỏ về nuôi, khác nào tự quàng cái khổ vào cổ mình. 

Và như sực nhớ ra điều gì, mắt sáng lên, ông mỉm cười rồi lụm cụm sang nhà bà Ba cô đơn ở cách đó hai căn. Ông gõ cửa gấp gáp: “Bà Ba còn thức không?”. Tiếng bà uể oải vọng ra: “Con ông khóc quá trời, ai mà ngủ được!”. “Bà sang, tôi nhờ chút việc”. “Việc gì? Nửa đêm nửa hôm không sợ người ta dị nghị à!”. “Không, không sợ! Chẳng hiểu sao con nhỏ khóc quá hà!”. “ Ông về đi, tôi sang liền”. 

Bà sang, ông khẩn khoản: “Tôi đã cho con bé bú sữa Ông Thọ, nó chỉ mút mát chút đỉnh rồi lại khóc nhề nhề. Chắc con bé nhớ vú mẹ. Tôi nhờ bà cho nó bú cái vú beo của bà một lúc, chắc nó sẽ hết khóc”. Bà Ba gườm gườm nhìn ông rồi đay đảy: “Tôi chẳng có vú beo vú lép gì hết. Ông đi nhờ người khác!”. Ông Tám hoảng hồn năn nỉ: “Xin bà chớ hiểu lầm, tôi không cố ý nói bậy. Bà hãy thương cháu, thương cả con hẻm này mất ngủ. Bà cho nó bú thử xem sao?”. Bà Ba lưỡng lự hồi lâu rồi ... ngồi xuống võng nhón nhén vạch áo cho con bé bú. Mặt bà ngời lên niềm hạnh phúc hiếm hoi. Thật màu nhiệm, con bé rúc đầu vào ngực bà mút chùn chụt rồi im thin thít. Một lúc sau nó chìm vào giấc ngủ ngon lành. Ông nhìn bà bằng ánh mắt biết ơn vô hạn. 

Riết rồi thành quen, ngày cũng như đêm, bà sang cho nó bú vài ba cữ. Tình cảm như hương thơm không thể giấu! Mỗi khi ông vô tình chạm vào người, chạm ánh mắt bà... trong ông dường như lại bừng thức niềm xao xuyến, bồi hồi thời tuổi trẻ. Mấy bà lối xóm lại xầm xì: “Bà Ba cô đơn cặp bồ với Tám Khổ thiệt ly kỳ! Già mõ đế còn động tình. Nghe đâu sắp làm đám cưới...”. 

Ở cùng hẻm có cô Hà mới sanh. Nghe đâu sữa nhiều, con bú không hết, cô phải vắt bớt đi. Uổng quá! Nếu con bé được bú thêm sữa người, chắc nó sẽ khỏe mạnh và mau lớn lắm đó. 

Nghĩ vậy, ông ẵm bé sang nhà cô Hà khéo léo đặt vấn đề. Nhìn khuôn mặt bầu bĩnh, cái miệng tóm tém khát sữa của đứa bé, Hà động lòng, bảo: “Từ nay mỗi ngày ba cữ, ông ẵm nhỏ sang. Không cháu vắt sữa bỏ cũng uổng”. Được dăm ngày, mấy cái miệng lại tía lia: “Cháu bú thì ít, ông coi thì nhiều. Sướng con mắt nhá!”. Tức muốn chết, ông kêu lên tổ dân phố. Tổ trưởng cười bảo mấy đứa nó chọc chơi, ông Tám chấp chi cho mệt... Từ đó ông trở lại nhờ bà Ba ẵm con bé sang bú thép. 

Chị em phụ nữ đến thăm hỏi. Người thì khuyên nên đưa đứa bé vào nhà nuôi dưỡng trẻ mồ côi. Kẻ bàn, ai hiếm hoi cho người ta, kiếm ít tiền bồi dưỡng chứ ông già cả rồi, một thân một mình lọ mọ nuôi con nít trông nghịch cảnh lắm! Một vài ý khác lại vun vào: “Không gì quý hơn con người! Đó là phúc phần cuối đời của ông đấy!” Bà Ba cô đơn ẵm con bé trên tay, ủng hộ: “Có gì khó khăn chị em chúng tôi giúp. Lộc trời đấy, ông giữ lấy mà nuôi!”. Ông tư lự, trầm ngâm nhớ lại...

* * 

Buổi chiều như thường lệ, ông đang ngồi đọc báo ở công viên. Chợt có một cô gái khoảng 20, trên tay ẵm đứa con chừng bốn năm tháng tuổi, khẽ khàng ngồi xuống bên ông. Đôi mắt cô đỏ hoe nhìn ông cầu khẩn. Ánh mắt ấy xoáy vào ông như mũi khoan nửa thăm dò nửa tin cậy, làm ông buông tờ báo. Ông hỏi: “Cô về đâu?”. Cô gái ngập ngừng: “Dạ, con đợi tàu Cà Mau”. “Cô đi một mình?”. “Dạ!”. Đứa bé vô tư vùi đầu vào ngực mẹ bú. Mặt cô gái bỗng dưng xám ngắt, nói: “Ông ơi, con đau bụng quá trời, muốn đi cầu... Nhờ ông ẵm bé giúp con”. Ông cười: “Đưa đây”. Cô gái vội vã trao con cho ông. Ông nhận thấy hai cánh tay nó run bần bật. Đứa bé đang ngậm vú bất ngờ bị kéo tuột ra khỏi miệng, cặp môi mím chặt đầu vú, mấy giọt sữa nhểu ra lã chã. Mẹ nó vội ngoảnh đi cố nén tiếng nấc, chân bước thấp bước cao như chạy trốn. Con bé ngây thơ ngước nhìn ông. Cái miệng tròn vo chúm chím đến là xinh, ông thấy lòng dịu lại. 

Ông ẵm đứa nhỏ rã rời cả đôi tay. Hết đứng lại ngồi, ông trông trước ngóng sau. Hơn giờ đồng hồ rồi mà sao chưa thấy mẹ nó trở lại? Ruột gan ông bồn chồn như có lửa. Trên ghế “vô tình” nó để lại bọc tã lót dúm dó. Ông tự nhủ: Nhất định mẹ nó sẽ quay về. Mẹ nào mẹ lại bỏ con! Và, ông nuôi hy vọng... 

Thời gian dần trôi, đồng nghĩa với niềm hy vọng của ông như chú rùa bị lật ngửa. Con bé hết đái rồi lại ị nhầy nhụa ra ông. Ông giở bọc lấy quần thay cho nó. Trong bọc có dăm bộ đồ trẻ con, một bình mủ pha sữa và đồ chơi con trẻ. Tất cả là bằng chứng lặng câm đầy lọc lừa và tội lỗi. Ông giận bầm gan tím ruột. Ông nguyền rủa mẹ nó. Một người mẹ nhẫn tâm, bất hảo. 

Bước chân thập thững, ẵm đưa trẻ về nhà, đầu óc ông hoang mang ngẫm ngợi: Phúc hay họa đây? Thôi thì trời đất đặt bày. Tránh sao cho đặng. 

Chuyện ông Tám nuôi con nhỏ không có gì lạ. Trên đời có nhiều người còn nuôi dăm bảy đứa đấy thôi! Nhưng có điều lạ. Từ ngày ông nuôi bé đến nay có mấy đám đến, họ trả ông dăm bẩy triệu để có đứa bé. Chưa yên, không biết ai đưa đường chỉ lối mà mấy ông vừa Tây vừa ta lạ hoắc đến nhà đặt vấn đề xin đứa nhỏ về Pháp làm con nuôi. Nếu đồng ý, họ trả mười ngàn đô để ông an dưỡng tuổi già. 

Mới nghe ông bàng hoàng vì số tiền quá lớn. Đối với ông tiền bạc là rất quý, nhất là số tiền đó ông nằm mơ cũng không thấy. Nhưng sao quý bằng con người? 

Ông nhớ lại những tháng ngày nhịn ăn mất ngủ, nâng niu nuôi dưỡng con bé từng ly sữa chén cơm, nay ông đã được đền đáp bằng những nụ cười trên đôi môi trẻ, bằng ánh mắt đen láy sáng trong, bằng tiếng gọi “nội, nội” bao thân thương trìu mến. Đó là phần thưởng vô giá đối với ông, không có thứ của cải nào trên đời này sánh được. Ông nhận ra rằng con bé là niềm vui, là một phần máu thịt của ông. Cuộc đời ông không thể thiếu nó! Già nửa đời ông đã phải sống trong cảnh cô đơn. Hơn ai hết ông thấu hiểu cái giá phải trả cho sự cô đơn ấy. 

Nghĩ vậy, ông dứt khoát từ chối: “Con bé là niềm vui duy nhất của tôi. Tôi không thể, mong các ông thông cảm...”. 

Người ta lại bàn tán: “Tiền tới tay không nhận, miếng ngon đến miệng không ăn. Ngu ơi là ngu! Dại ơi là dại”. Nhưng mấy cụ cao niên lại bảo ông khôn. Ôi, sự đời chuyện dại khôn, khôn dại biết đâu mà luận cho hết! Những nếp nhăn trên mặt dãn ra, ông có vẻ mãn nguyện và tự đắc, bởi ông biết mình đã thắng. Bà Ba cũng đồng ý với quyết định của ông. Ông thầm cảm ơn bà đã hiểu lòng ông. 

Thấy cảnh gà trống nuôi con trăm bề nhọc nhằn, khổ cực bà con trong xóm đều chạnh lòng. Thực ra mấy cái miệng hay tếu táo, dệt thêu này nọ cho vui, chứ thực tình họ không có ý gì xấu xa, độc địa. Dần dần ai cũng nể ông Tám Khổ sống mực thước, có trước có sau. Thấy ông nuôi đứa bé, người cho hộp sữa ký đường, kẻ đưa áo quần, tã lót... Nhất là khi con bé bệnh, cả hẻm lo cuống lên, anh xe ôm nổ máy chờ bà Ba ẵm bé đi viện. Người giúp dăm bảy ngàn, kẻ cho vài ba chục... 

Thời gian thấm thoát trôi, Ngọc Trâm (tên bé) đã đi mẫu giáo. Một tối bà Ba sang chơi, Ngọc Trâm cầm tay hai ông bà ngây thơ, hỏi: “Nội ơi! Bà Ba có phải là bà nội của con không?”. Ông nhìn bà, lúng túng. Bà xoa đầu Ngọc Trâm: “Ừ, bà là bà là bà nội của con”. Ngọc Trâm reo: “Có thiệt không ông nội!”. Ông nhìn bé, gật gật. Ngọc Trâm nhảy chân sáo, miệng líu lo: “Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm. Tóc bà trắng...”.

Tết này ông Tám Khổ và bà Ba làm đám cưới, cả hẻm đến mừng. Mấy ông bạn cao niên xiết chặt tay ông, chúc: “Nhất ông đấy! Song phúc lâm môn. Song phúc lâm môn!”.

 

Phạm Văn Thúy

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Sep/2022 lúc 12:19pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.639 seconds.