Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Nov/2021 lúc 8:45am

Du Lịch Mỹ Làm... Oshin 

 Siklu%20mmWave%20Wireless%20Helps%20Protect%20Lady%20Liberty

Lời Ngỏ:  Bài viết để tặng tất cả phụ nữ Việt Nam.  Riêng tặng L.  Xin được mượn bài thơ Hồ Dzếnh để nghiêng mình kính phục và thương yêu người con gái Việt Nam:
"Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi..."
*
Cô Lành dáng người thon nhỏ.  Cô nặng chỉ hơn 100 pounds, nhưng nhìn cô không quá gầy vì cô thấp người.  Cô nhỏ nhoi giữa một rừng người, chen chúc, xếp hàng tiến về quầy cân hành lý, lấy vé bay và đến khu vực chờ đợi lên chuyến bay.  Cô hồi hộp quá chừng, tiếng Anh không đầy bàn tay mà cô đi du lịch Mỹ, không biết có đi lạc không".  Cô mỉm cười vu vơ nhớ lại hôm nhận đuợc giấy báo ngày phỏng vấn, ông xã cô co các ngón tay trước mặt cô nói đùa:
- Mỹ mà cho em đi du lịch, anh cùi liền.  Làm hồ sơ chi cho tốn $100.  Em mớI 40 tuổi, ai cho em đi để ở luôn bên bển.

Cô cũng ngần ngại, nhưng gia đình anh chị Hai cô khuyến khích, phone về năn nỉ mãi.  Cô là con út nên kém chị cô đến 19 tuổi.  Và vì chị cô lấy chồng sớm, nên con gái đầu lòng bằng tuổi cô.  Hồi nhỏ, hai đứa học chung lớp.  Cô vai Dì, bao giờ cũng nhường nhịn, chịu thiệt thòi, con cháu mắc cỡ nói chuyện với cô đành kêu Dì mà xưng Em.  Cách nhau mườI mấy năm không gặp mà tình thương yêu vẫn còn.  Nó phone về nói hoài:
- Dì ơi, em bảo trợ, làm đầy đủ giấy tờ hết rồi.  Dì qua dự lễ vu quy của Út Ngọc.  Sẵn dịp em chở Dì đi du lịch.  Nước Mỹ đẹp lắm! Và Dì sẽ học hỏi được nhiều điều, chẳng lẻ, Dì ở hóc bà tó suốt ngày sao" 

Thôi thì đi phỏng vấn đại để khỏi phụ lòng anh chị và cháu.  Cầm chắc...100% rớt, vậy mà cô ... đậu ngon ơ.  Cô đóng $10 cho dịch vụ tư vấn để  hướng dẫn mình trả lời.  Nơi phòng phỏng vấn, cô đếm chừng 500 người.  Tưởng cả ngày không biết có giải quyết hết ngần ấy hồ sơ không" Không ngờ quá trưa, khu vực vắng hết người.  Điều đầu tiên cô học hỏi được là lối làm việc đúng giờ, nhanh gọn và tổ chức rất khoa học của phái đoàn phỏng vấn Mỹ.  Mình bắt số thứ tự và chờ gọi đến nhiều ô cửa sổ nhỏ mở sẵn.  Cô được đến ô số 3.  Người đàn ông Mỹ trắng ngước nhìn cô chào và hỏi -qua thông dịch viên- cô trả lời nhanh gọn: tên tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, cô đi Mỹ để dự lễ cưới của cháu gái và du lịch qua Mỹ xem thắng cảnh.  Cô chìa ra thiệp cưới. 
Ông ta hỏi đùa:
- Bà có định ở lại Mỹ luôn không"
Cô nghiêm chỉnh trả lời:
- Không!.  Nghe nói nước Mỹ giàu đẹp, tôi muốn qua cho biết!  Tôi phải trở về vì còn hai con nhỏ 9 & 10 tuổi và còn cửa hàng bán quần áo cần chăm sóc. 
Ông ta gật gù và bảo ra ngoài ngồi chờ nhận visa.
*
Chuyến bay Eva cất cánh từ Việt Nam sẽ ghé qua Taipei.  Chờ khoảng 2 tiếng, cô sẽ lên chuyến bay kế tiếp đến Mỹ.  Điều thứ hai cô học hỏi được là không cần có tiếng Anh, không cần có hướng dẫn viên du lịch, cô chỉ cần nhìn những mũi tên chỉ hướng để đi đến cổng chờ ghi sẵn trên vé bay.  Cô thầm thán phục lối thiết kế giao thông giúp hành khách đi lại dễ dàng của phi trường quốc tế.  Cô biết cô sẽ được mở tầm mắt, hiểu biết nhiều điều hơn nữa.  Thiệt là đi một ngày đàng học một sàng khôn!.

Thành phố San Francisco mờ sương, rõ dần khi phi cơ hạ thấp xuống và dừng nơi bến đậu.  Cô Lành theo dòng người tiến ra cửa máy bay, theo một hành lang duy nhất mà đi tới phòng kiểm tra giấy tờ.  Tưởng thủ tục rườm rà, lâu lắc như thủ tục hành chính bên Việt Nam.  Không ngờ, bà nhân viên liếc nhanh qua mấy tờ giấy, đóng mộc vào visa thời hạn ở Mỹ 6 tháng là xong. 

Cô đến quầy nhận hành lý, nhờ người đứng kế bên nâng giúp hai vali to lớn lên xe đẩy.  Cô ung dung đẩy xe ra ngoài.  Cô lo ngại không hiểu gia đình anh chị cô thấy và đón mình giữa dòng người nườm nộp không".  Cô không biết rằng bên ngoài có màn hình rộng lớn, ảnh cô vừa quẹo góc đã được thâu liền.  Cô vừa ra khỏi cổng, đứa cháu gái đã vồ lấy, ôm chặt cô, reo lên:
- Gặp Dì, em mừng quá.  Trời ơi, trông Dì già ngắt à !
Cô mở to mắt, nhận không ra cô cháu gái. 
- Không còn Thu đen nữa!.  Bây giờ, Dì phải gọi Thu bông tuyết. Thu trắng bóc à, còn mập, tròn triạ ra nữa kià.
Cô tưởng khen vậy, cháu cô sẽ hài lòng, vui hơn.  Nhưng không, chị Hai cô kế bên, lên tiếng nhắc nhở:
-Thu nó “diet” dữ lắm mới thon gọn như vậy đó.  Đừng nói nó mập, nó buồn đó. 

Thì ra suy nghĩ ở Mỹ có khác đó nhe.  Ở Việt nam mình nói ngườI ta gầy ốm là họ phiền lòng, cho là mình “quở” họ bịnh hoạn, phải khen bệ vệ mới ngon lành chứ.  Cô hình dung cô sẽ gặp nhiều điều khác ý nữa đây.  Bây giờ là 7 giờ tối, bên Việt nam là 9 giờ sáng.  Tối bên này là sáng bên kia.  Bởi vậy, cái gì cũng quay vòng khác nhau 180 độ.

TrờI tháng 5 ấm áp mà sao cô vẫn thấy lành lạnh.  Cả nhà lên xe.  Vượt qua cuộc hành trình hơn 20 tiếng, đầu cô có choáng váng nhưng cô vẫn hoà nhịp vui, trò chuyện tíu tít cùng anh chị và các cháu.  Bẩy giờ tối mà còn sáng choang, cô phóng tầm mắt nhìn ra ngoài.  Đường cao tốc, xe vun vút mà vẫn êm ru.  Xe cộ đông đúc mà đường ai nấy chạy, không ai bóp còi ầm ĩ, chen lấn nhau như ở quê cô.  Từ đầu ngõ, xe chạy vào, cô
thấy trước nhà thảm cỏ xanh rì, viền hai bên lối vào nhà bông hoa đua sắc rực rỡ.
Cô bật hỏi:
- Hai à, sao bên đây, mặt tiền nhà xây vào trong “hẻm” và cửa nhà ai cũng đóng kín.   Sân sau nhà hướng ra lộ lớn xe chạy, còn xây tường cho kín nữa, nhìn không đẹp gì hết trơn!
Chị cô cười giòn, giải thích:
- Để tránh tiếng ồn và bụi.  Nhà sâu trong “hẻm”, nhà trên núi mới càng mắc tiền đó em à.
Cô thật buồn cười.  Ôi chao, ở Việt nam nhà ngườI Thượng ở trên cao, người ta kể là lạc hậu, nhà trong ỀhẻmỂ thì là nhà nghèo, rẻ tiền.  Ai khá giả cũng toàn ở nhà mặt tiền lộ lớn.  Việt Nam nóng bức, bụi bặm kể gì mà nhà nhà đều mở rộng cửa.
*
Thứ bảy, lễ vu quy của Út Ngọc  diễn ra long trọng.  Anh chị cô vẫn còn giữ phong tục quê nhà.  Buổi sáng đàng trai đến nhà gái làm lễ rước dâu.  Cũng mâm quả, trầu cau, trà bánh, nữ trang.  Cô dâu chú rể ra mắt hai họ, rồi bái gia tiên, rót rượu tạ ơn cha mẹ, ông bà.  Người lớn tay bưng ly rượu uống cạn, còn nói lời cám ơn và chúc mừng.  Cô Lành lấy làm lạ, cô những tưởng người lớn nhận quà, nhận lễ từ con cháu không cần cám ơn, xem con cháu có bổn phận phải làm thế.  Ở Mỹ lại khác dù kẻ trên người trước vẫn cám ơn để gắn chặt tình yêu thương, trân trọng lẫn nhau.  Kết thúc buổi lễ là màn tặng quà thật vui.  Nầy ông bà nội tặng hai cháu vé bay hưởng tuần trăng mật ở Hawaii.  Ba mẹ chồng tặng cô dâu vòng đeo tay. Chị tặng em cái robe, chị chọn lựa kỹ chắc chắn hợp với em.  Ai cũng khoe ra như có ý muốn nói họ rất thương yêu cô dâu chú rể.  Cô Lành cũng lấy làm lạ, cô từng đi dự lễ cưới.  Mọi người đều tặng quà gói kín và hay nói “có chút quà mọn tặng cháu” nhún nhường chứ không khoe khoang- ở Mỹ có khác...

*

Tuần lễ dự lễ cưới qua mau.  Cô chỉ đi lòng vòng các shopping.  Nơi nào cảnh cũng đẹp, rộng rãi, sang trọng.  Lòng vương vấn chồng con, dù cảnh có đẹp, cô vẫn không vui trọn vẹn.  Cô đi Mỹ còn có mục đích thầm kín khác.  Người dân huyện cô  rầm rộ chạy tiền để xin đi lao động nước ngoài.  Việc cực khổ mấy, độc hại mấy, họ cũng nhận đi làm, miễn sao kiếm được khá tiền gởi về người thân.  Hoàn cảnh cô không khá giả gì.  Quầy bán quần áo của vợ chồng cô khi đắt, khi ế, thuế má cứ ba tháng tăng vùn vụt, hai con chóng ăn mau lớn.  Yêu cầu ăn học càng cao.  Mang tiếng đi du lịch, nhưng sẵn dịp này cô muốn tìm kiếm vịệc làm.  Năn nỉ, giải thích mãi anh chị cô mới đồng ý.  Vả chăng, anh chị cô cũng không dư dả để có thể cho cô vài ngàn đô.  Qua đây, cô mới thấm thía giá trị của tiền đô.  Cô càng cảm động nhớ lại những đồng tiền anh chị cô gởi về tiếp tế cho ba má và các em.  Thế nhưng kiếm việc ở đâu bây giờ" Cô Lành thông minh, cô biết tìm báo, đọc ở trang rao vặt.  Cô chịu cực khổ, việc gì cũng làm, miễn sao có tiền nuôi con.  Giữ em bé thì cháu cô la:


- Không được đâu dì ơi.  Bé mà té, có chuyện gì thì người ta ỀsueỂ Dì đó.  Ở tù như chơi nghe Dì!
Tìm việc chăm sóc người bệnh thì anh cô can:
- Tướng em nhỏ con làm sao đỡ đần nổi các cụ liệt giường"
Thôi, cô tìm mục nhà hàng cần người, mà phải số vùng gần nhà để anh cô tiện đưa đón.  Đây rồi, tiệm phở cần người.  Cô phone xin việc. 
Họ hỏi cô: có biết tiếng Anh không".  Có kinh nghiệm không".-  Ôi chao! Làm bếp, bồi bàn mà cũng cần tiếng Anh, mới qua Mỹ làm sao có kinh nghiệm.  Mục nào cô cũng thua trất.
Cả nhà đều cười ngất, chọc quê cô:
- Ở Mỹ xin việc làm mà nói tôi không kinh nghiệm, yếu đuối, ai mà thuê mướn.  Đừng hòng nhờ giúp đỡ!
Cô Lành buồn tủi nhưng vẫn phấn đấu tìm.  Lần này, cô kinh nghiệm hơn.  Cô phone đến một nhà hàng, xin làm phụ bếp.  Tưởng gì chứ lặt rau, và đổ bánh xèo thì đàn bà con gái quê Nam Bộ của cô ai cũng làm được.  Cô mạnh dạn trả lời “đầy kinh nghiệm”.  Ngay hôm đầu đến làm việc, ông bà chủ đã hài lòng.  Cái bánh xèo cô đổ giòn rụm và tròn vành vạnh, bốc mùi thơm của nước cốt dừa làm ai cũng thèm ăn!  Thế là cô Lành toại nguyện.  Một ngày lương của cô gần bằng một tháng lương của người buôn bán.  Cô rất phấn chấn và càng chăm chỉ siêng năng làm.  Bên bếp lửa, mồ hôi đổ nhễ nhại, dù cái lưng nhức mỏi quá, cô cũng gắng vượt qua.
Tưởng đâu cô làm ở nhà hàng này đến hết hạn ở lại.  Gần ba tháng, đi làm về, chị cô thăm hỏi:
- Liệu em có chịu cực khổ nỗi không".  Hay là chuyển job đi.  Bà Ngoại của bé Ti bệnh cần chăm sóc.  Sáng mẹ bé chở bé cho chị trông nom, tiện chở em qua bển-về cũng vậy.  Tuần chỉ làm 5 ngày.  Hai ngày cuối tuần em có thể làm ở nhà hàng. 
Cô hoảng hồn, giẫy nảy:
-  Em không chịu đâu.  Chị có nhớ chị Tư gần nhà mình không, chị đi lao động nước ngoài, trông nom cụ già liệt giường ở Malaysia, chỉ viết thơ về than khóc quá trời.  Chỉ kể suốt ngày chỉ như câm, khác ngôn ngữ đâu có nói chuyện với ai được.  Tối chỉ ra ngoài hành lang, ngó trăng, trên trái đất có một mặt trăng mà chỉ cũng thấy xa lạ.  Chỉ khóc mùi mẫn. 
Chị cô giải thích:
-  Nhưng mà Ngoại Ti là người Việt Nam mà.  Nghe nói bệnh không nặng, lại hiền lành, dễ thương lắm, chị có gặp.  Em làm gì mà sợ"
Cô Lành suy nghĩ một chút, nhớ đến anh cô mỗi ngày đưa rước... cũng tội.   Thôi cô đành nhận lời.  Bỗng dưng, cô làm “Oshin”.  Cái tên nghe ai cũng biết nghề nghiệp mình.  Chẳng là hồi thập niên 90, truyền hình Việt Nam có chiếu bộ phim Nhật nhiều tập “Oshin”.  Kể lại chuyện cô bé nghèo khó 10 tuổi đi ở mướn nhà giàu -sau này cô bé trở thành doanh nghiệp nổi tiếng giàu có.
Sự lo sợ biến mất khi cô gặp bà Ngoại bé Ti.  Vì là chỗ quen biết và bằng tuổi chị Hai nên cô xưng hô chị em luôn.  Chị Năm kéo tay cô ngồi xuống sofa rồi nói:
- Cám ơn em đến giúp chị.
Cô cảm động quá.  Sao ở Mỹ, ai cũng lịch sự.  Cứ mở lời là nghe hai tiếng cám ơn.
Chị Năm chậm rãi kể lại cảnh bệnh của chị:
- Chị thay thận được hai tháng rồi.  Cha con ở nhà qua kỳ nghỉ phép phải trở lại làm việc.  Chị có thể sinh hoạt cá nhân bình thường.  Ông xã chị ngại chị ở nhà một mình, ngỡ có biến chứng đột ngột, không bấm 911 kêu cấp cứu kịp, nên nhờ em đến giúp.
Rồi chị giao công việc hẳn hoi: 8 giờ 30 sáng đến m***age toàn thân bằng máy đấm bóp điện cho chị.  Sau đó, nấu cơm và soup.  Hai chị em cùng ăn trưa.  Chị Năm ngủ giấc trưa dài 2 tiếng hơn.  Cô Lành cứ thoải mái đọc sách báo hay đánh một giấc theo.
Chị Năm thức giấc, cả hai dùng trái cây, sữa hay yogurt.  Rồi nằm dài ở hai ghế sofa trò chuyện.  Vậy là xong một ngày.  Nhắc chuyện quê nhà, chuyện ở Mỹ.  Ngày qua ngày mà vẫn không hết chuyện.
Cô Lành tâm sự:
- Dù ở quê, em cũng ráng học hành.  Tốt nghiệp lớp 12 xong, em nộp đơn thi vào Sư phạm và Bưu Điện.  Nhưng làm sao em đậu vào được khi tờ đơn em bị tên cán bộ ghi dòng chữ ngoằn ngoèo: “xuất thân từ gia đình có cha làm việc cho chế độ cũ, có anh là lính Ngụy”.  Ở nhà, em phụ làm vườn với ba má.  Trồng mía, “đánh” lá mía để bán cho nhà máy đường.  Rồi mía thất thu, em đi ... chăn vịt.  Chị có tin không"  Quần ống thấp, ống cao em vo tròn kéo lên quá gối, lội ruộng, đầm lầy để chăn đàn vịt, chăm sóc để chúng mập, nặng ký bán mới được nhiều tiền.  Sân vườn, em còn nuôi vài cặp vịt xiêm mập tròn nữa. 
- Con gái mà đi chăn vịt, tội hôn!  Nhắc tới vịt xiêm mà chị phát thèm, nấu cari ngon hết ý.  Ủa, rồi sao em có chồng được"
Cô bẽn lẽn trả lời:
- Bởi vậy, em tới 28 tuổi mới lấy chồng.  Anh cũng thuộc gia đình thất thế, sa cơ như em.  Nhờ chị Hai gởi về giúp đỡ nên tụi em mới có vốn mở một sạp bán quần áo may sẵn ở chợ huyện.  Em còn làm thêm nhiều việc nữa như mùa cưới thì nhận kết bông hoa lên áo cưới, móc áo ấm, may viền giày da.  Thức khuya đến 1, 2 giờ sáng.  Tụi em ráng làm, nuôi hai con em khôn lớn, ăn học đàng hoàng.  Hy vọng đời nó đỡ cực hơn đời cha mẹ.

Chị Năm nghe qua thật xúc động.  Phụ nữ Việt nam ở đâu cũng chịu cực, hy sinh cho chồng con, không nghĩ đến phần mình.  Chị càng đối xử tử tế với cô hơn.

*
Tối về, cháu cô lại cười cô:
- Dì thiệt là có phước.  Làm Oshin mà khoẻ quá, được ngủ trưa, trò chuyện tào lao với bà chủ.
Bà chủ cô- chị Năm là người nhân hậu, hỏi cô:
- Ở với chị sung sướng không"  Chị có phước mấy đời nên em có phước lây đó.  Nhờ được ở Mỹ mà chị mới có cơ hội thay thận.  Phước đức ông bà để lại mà chị mới được phục hồi nhanh như vậy.
Cô Lành nhớ và nhắc lại:
- Đúng là chị có phước quá.  Ở Mỹ chị mới hưởng được vậy.  Chị biết không, ở Hà Nội có xóm chay thận hơn 200 người, già trẻ đủ.  Họ nghèo lắm mà phải lọc máu hàng tuần.  Ngừng lọc máu là chấm dứt cuộc đời họ.  Biết đờI kiếp nào họ mớI có thận để thay.  Mà có thận thì tiền đâu mà họ thay.  Mỗi lần lọc máu tốn đến 400 ngàn.  Một tháng kể cả thuốc men cũng tốn đến hơn 4 triệu bạc.  Có nhiều bệnh nhân ở xóm đó phải lê ra đường làm đủ nghề để kiếm sống, bán bánh mì, pha nước trà bán dạo...Tội nghiệp lắm chị à!
- Bệnh chị có bảo hiểm nơi làm trả hết.  Chị chỉ trả một chút xíu thôi, trong khả năng của mình.  Còn bệnh nhân nghèo thì có bảo hiểm xã hội trả cho.  Chị còn được nhận tiền nghỉ bệnh nữa.  Tiền này có được qua tiền đóng thuế hàng tháng khi mình đi làm.
 Nhìn chị Năm, cô Lành thương xót cho dân mình.  Giờ cô mới thắm thia hiểu được vì sao ai cũng nuôi giấc mơ đến Mỹ quốc.  Du lịch nước Mỹ, dù cô không đi được nhiều nơi nhưng chính riêng nơi thành phố cô đến, được tiếp xúc với nhiều người.  Tầm mắt, tấm lòng cô mở rộng hơn.  Cô khám phá ra nhiều điều mới lạ và thú vị-góp thêm hành trang vào đời của cô.
*
Thắm thoát sáu tháng qua nhanh.  Cô Lành chuẩn bị về nước.  Người thân quen đều mến thương cô, tặng cô nhiều quà.  Này là đôi giày tặng chồng cô, đồ chơi cho con cô, xách tay cho cô.  Còn son phấn, quần áo... đầy cả hai vali.   Chị Năm còn tặng thêm một ít tiền.  Cô rơi nước mắt, cảm động. 
Có bạn còn xúi cô ở lại.  Đi làm kiếm nhiều nhiều tiền rồi hãy về.  Cô xót thân phận người di dân bất hợp pháp đi làm chui, không có quyền lợi gì, nhất là không có bảo hiểm y tế.  Cô xót cảnh nhà cô, cha già yếu, chồng cực khổ một mình lo việc nhà, hai con thơ réo gọi mẹ về hàng tuần.  Sao cô có thể ở lại".
Cô bắt tay từ giã, bạn bè bịn rịn ôm hôn, chúc một mai khá giả hơn.  Cô bịn rịn ôm chị Năm, chúc chị khoẻ mạnh, có dịp về nước, em sẽ đến thăm, xách tặng chị con vịt xiêm để chị nấu cari.

Ngày tiễn cô Lành ra phi trường, gia đình chị Hai rướm lệ, thương cô trở về nhà cực khổ. Cô bước tới mà đầu ngoái lại, vẫy tay chào.  Thôi cũng đành.  Tạm biệt anh chị và các cháu.  Nước Mỹ ngoài tầm tay với- nước Mỹ xa vời.  Xin tạm biệt.

Hà Kim

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Nov/2021 lúc 8:48am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Nov/2021 lúc 9:22am

Người Mẹ Già


Me%20Gia%20Aged%20Mother
                                                                                                                                      

Ngày xửa ngày xưa, bên Nhật, ở dưới chân núi nọ có một ngôi nhà nhỏ, nơi đó có một anh nông dân trẻ và người mẹ già của anh ta. Họ có một mảnh đất nhỏ để trồng trọt rau cỏ, cây trái mà sinh sống, và như thế, hai mẹ con họ sống rất êm đềm và hạnh phúc.

Hai mẹ con người nông dân đó sống dưới quyền cai trị của một vị sứ quân. Ông ta là một võ sĩ đạo, thế nhưng lại có tư tưởng rất hẹp hòi về những người bệnh hoạn và yếu đuối. Bởi thế, ông ta đã truyền ra một mệnh lệnh rất tàn nhẫn. Toàn thể dân trong vùng phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh là, ngay lập tức, phải giết chết tất cả những người già cả. Trong thời bấy giờ, con người vẫn còn man rợ, và phong tục phế bỏ người già, để mặc cho chết là chuyện thường tình. Thế nhưng anh nông dân này thì rất yêu kính mẹ của anh ta, nên cảm thấy rất đau buồn về lệnh của vị sứ quân. Tuy nhiên, không ai dám trái lệnh của sứ quân, bởi vậy các người trẻ không thể làm gì khác hơn là chuẩn bị một cái chết êm đẹp nhất cho cha mẹ già của họ.

Vào lúc chiều xuống, ngay sau khi xong công việc đồng áng, người nông dân lấy một số gạo thật ngon, đây là loại thực phẩm chính của nông dân nghèo thời bấy giờ, nấu chín, rồi nắm lại thành nhiều nắm cơm, và dùng vải buộc thành một dây đeo quanh cổ, cùng với những bầu đựng nước ngon ngọt nhất mà anh ta có thể tìm thấy. Thế rồi anh ta cõng người mẹ già trên lưng và bắt đầu một cuộc hành trình đau thương nhất trên đời, leo lên đỉnh núi. Con đường lên núi thì thật dài, nhỏ hẹp và chằng chịt với những lối đi được tạo nên bởi những kẻ đốn cây hay săn thú rừng. Thế cho nên, người nông dân đã bị lạc ở một vài nơi, nhưng anh ta vẫn len lỏi và cố gắng để có thể leo lên đỉnh núi, nơi có tên là Obatsuyama, có nghĩa là "nơi phế bỏ người già."

Trái với sự mệt nhọc của người con, đôi mắt vẫn còn tinh anh của người mẹ già đã nhìn ra những rắc rối, khó khăn của những con đường leo núi chằng chịt. Lòng mẹ thương con khiến bà ta nghĩ rằng con trai mình sẽ, không những, gặp khó khăn trên đường xuống núi, mà có thể bị lạc vào những con đường nguy hiểm. Thế cho nên bà đã, lặng lẽ, cố gắng vươn cánh tay già nua, yếu đuối để bẻ những nhánh cây, vứt xuống đường làm dấu.

Sau cùng thì người con đã cõng mẹ lên đến đỉnh núi. Người nông dân, trong lòng đau sót vô cùng nhưng vẫn nén lòng để sửa soạn cho mẹ mình một một chỗ nằm cuối cùng thật yên ấm. Anh ta thu góp những lá thông để làm làm thành một chiếc nệm thật êm và đặt người mẹ nằm trên đó, rồi với dòng nước mắt chan hoà trên mặt, anh ta vái lạy từ biệt người mẹ thân yêu.

Với giọng nói run rẩy, và tấm lòng yêu thương bao la của người mẹ, bà ta dặn dò người con lần cuối "Con hãy cẩn thẩn thận trên đường về. Đường lối chằng chịt, dễ bị lạc. Mẹ đã bẻ nhánh cây vứt xuống đường làm dấu, con cứ theo đó để về nhà an toàn." Người con rất ngạc nhiên quay lại nhìn con đường núi vừa đi qua và đôi tay gầy guộc của mẹ già với hàng trăm vết trầy xước còn rướm máu. Quá đau sót, anh ta quỳ xuống đất, với giọng nói nghẹn ngào đầy nước mắt "Lòng mẹ thương con quả là bao la như trời biển. Con không thể để mẹ ở nơi này. Nếu sứ quân có xử con tội chết, thì con sẽ cùng chết bên mẹ."

Và như thế, dưới ánh trăng soi đường, người nông dân cõng mẹ xuống núi trở về ngôi nhà nhỏ của họ ở dưới chân núi. Rồi thì anh ta cố gắng che dấu người mẹ, cho dù phải sống trong sự sợ hãi bởi mệnh lệnh của vị sứ quân. Thời gian lặng lẽ trôi qua. Một hôm vị sứ quân, vì muốn chứng tỏ quyền uy tối thượng của mình, đã ra một mệnh lệnh kỳ quặc rằng người dân sống dưới quyền cai trị của ông phải làm cho được một sợi dây bằng tro.

Nghe qua lệnh này tất cả người dân trong làng đều run sợ. Bởi vì họ phải tuân lệnh của sứ quân một cách tuyệt đối, thế nhưng làm sao có được một sợi dây bằng tro? Đêm nọ, người nông dân than thở với người mẹ về lệnh của sứ quân. Người mẹ nói rằng "Con không nên quá lo lắng. Hãy chờ ta một chút. Hãy để ta suy nghĩ." Ngày hôm sau, người mẹ bảo con "Hãy bện một sợi dây bằng rơm, rồi để trên một phiến đá, sau đó đốt cháy nó." Người nông dân đem lời khuyên đó nói với dân trong làng, và kết quả là sau khi đốt thì quả nhiên có một sợi dây bằng tro nằm trên phiến đá.

Vị sứ quân rất hài lòng và khen ngợi người nông dân trẻ tuổi, và hỏi rằng từ đâu một người trẻ tuổi như anh nông dân này lại có một kiến thức thông minh như thế. Người nông dân kính cẩn "Thưa tướng quân, tôi không dám dấu ..." Và anh ta đã nói rõ sự tình. Vị sứ quân lắng nghe câu chuyện, và sau một khoảng thời gian cúi đầu suy ngẫm, ông ta ngửng mặt lên tuyên bố "Sự khôn ngoan không phải chỉ có ở giới trẻ. Trong giây phút, ta đã quên rằng 'Bên dưới mái tóc bạc trắng như tuyết là cả một kho tàng về kinh nghiệm và sự khôn ngoan.'"

Kể từ đó, cái luật lệ quái ác kia đã bị bãi bỏ, và câu chuyện này được truyền tụng lại ngàn sau như một chuyện ngụ ngôn để người đời suy ngẫm.

                                                                                                                           Bùi Phạm Thành

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Nov/2021 lúc 9:22am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Nov/2021 lúc 9:07am

MÁU GHEN


Dấu%20hiệu%20chàng%20nổi%20máu%20ghen%20khi%20có%20đối%20tượng%20khác%20đến%20gần%20và%20quan%20tâm%20bạn%20-%20%20Tettrungthukingdom
Hạ và Lan lấy nhau được mấy chục năm . Hai vợ chồng sinh mỗi cô con gái giờ đã lấy chồng . Tuy chả giàu có gì cuộc sống vợ chồng có thể gọi là hạnh phúc. Chỉ tội tính Hạ hay ghen , ghen bóng ghen gió đến bệnh hoạn. Nhiều khi cũng dở khóc dở cười .

Sống ở nông thôn , Hạ và Lan chả có chế độ gì , giờ đến tuổi trung niên sức khoẻ đã giảm sút , nhưng máu ghen của Hạ không những giảm mà lại mạnh hơn. Thấy ở nhà Hạ đi phụ hồ vất vả , sức khoẻ giờ cũng đã yếu. Em trai xin cho Hạ một chân bảo vệ ở tỉnh bạn. Nhưng tính hay ghen , để vợ ở nhà một mình Hạ không an tâm . Đắn đo mãi, nhưng vì miếng cơm manh áo cuối cùng Hạ vẫn dứt áo ra đi. Làm bảo vệ xa nhà mới được hơn một tháng , thấy anh siêng năng, ngoài bảo vệ ra còn làm được khối việc cho cơ quan, nên thủ trưởng bảo sẽ nâng lương cho Hạ anh mừng lắm. Hạ đang ở cùng với một người nữa là Xuân .

Xuân có tính trăng hoa , bồ bịch lăng nhăng , nay cô này mai cô khác.Toàn những cô đã có chồng mà vẫn vụng trộm với Xuân. Hạ ghét cay ghét đắng cái tính của hắn , một hôm Hạ góp ý với Xuân. Mày làm như vậy vợ con sẽ khổ , mà gia đình người ta sẽ tan đàn sẻ nghé .

Đã không nghe Xuân còn trừng mắt bảo, ông lo cái thân của ông đi, ông ở đây biết đâu vợ ông ở nhà đang ngủ với trai trong nhà nghỉ. Câu nói ấy làm Hạ khựng lại , cái máu ghen lâu nay bị công việc che khuất, giờ như bị Xuân vén ra, làm cho Hạ đứng ngồi không yên .

Một hôm Hạ đang trực cơ quan, thì nhận được tin nhắn của con gái. Đọc xong anh không tin ở mắt mình nữa . Vợ Hạ ngoại tình , nó bắt được tại trận, ngay trên giường với nhân tình. Ngay hôm sau Hạ xin nghĩ việc bắt xe về quê .

Về đến nhà Hạ thấy cổng không đóng cửa thì khép hờ. Thường ngày mạnh mẽ là thế, mà giờ đây chân tay Hạ run lên bần bật . Anh rón rén lách cửa vào nhà, không thấy ai, chỉ thấy trên bàn hai bát cháo gà còn bốc khói . Lại còn nấu cháo gà cho nhau ăn nữa chứ , đúng là lấy phải con đàn bà khốn nạn.

Tim Hạ như ngàn mũi kim xuyên qua đau nhói, máu trong người như đông cứng lại. Hai giọt lệ ứa ra lăn dài trên má vì nhục nhã. Hạ cắn môi đến ứa máu cố kìm lại, kiểu gì mình cũng phải bắt quả tang. Trói gô đôi gian phu dâm phụ này lại . Hạ nín thở rón rén ngó vào phòng ngủ nhưng không thấy ai. Xuống nhà tắm thấy nhà tắm đóng cửa, tai anh như ù đặc bởi tiếng cười yếu ớt của vợ , rồi tiếng vợ rên lên khe khẽ, nhè nhẹ, ''thôi cưng ''.

'' Thôi cưng '' nói với chồng thì như chó cắn, nói với nhân tình thì êm dịu làm sao . Mặt Hạ nóng ran như như lên cơn sốt, thái dương Hạ giật giật liên hồi . Trong nhà tắm lại có tiếng sột soạt của da thịt cọ vào nhau mạnh hơn, Hạ lắng tai nghe tiếp .

Bên kia bên này, trượt lên đi, xuống tý nữa trúng rồi, ôi … sướng quá . Tiếng rên rỉ của vợ làm cho Hạ không chịu được nữa .

Mắt Hạ hoa lên, đầu Hạ va vào cánh cửa nhà tắm đau điếng. Nghe tiếng động trong nhà tắm bổng im bặt. Hạ lấy hết sức bình sinh đạp mạnh vào cửa , miệng gào lên đau đớn, sướng mả mẹ chúng mày . Cửa bung ra Hạ khựng lại như người chết đứng , sao lại thế này. Trước mắt Hạ là cô con gái , đang khom người cọ lưng cho vợ Hạ . Thấy cửa mở hai người hoảng hốt nhìn ra .

Con gái thấy Hạ thì ngạc nhiên hỏi, kìa bố bố về bao giờ, sao lại đạp hỏng cả cửa . Hạ gằn giọng , không về cho mẹ mày làm loạn à . Thằng đó đâu tao sẽ chém chết .

Hai mẹ con trố mắt nhìn nhau không hiểu ra chuyện gì. Chị Lan liền hỏi , đầu đuôi ra làm sao , anh hỏi thằng nào , sao lại chém nó .

Mắt Hạ vằn lên những tia máu , mày câm đi , làm đĩ còn già mồm , nằm với nhau trên giường , con gái bắt được mà còn chối phải không .

Lại đến lúc đứa con gái há hốc mồm ngạc nhiên : '' Kìa bố con bắt được bao giờ , bắt được ai ''.

Hạ như cái xe xuống dốc bị phanh đột ngột khựng lại, không tin ở tai mình nữa, đúng là nó đã nhắn tin cho mình, sao bây giờ lại không nhận .

Anh liền hạ giọng : Thế hôm qua mày nhắn tin cho tao đúng không ? Đúng .

Thế mày nhắn bố về ngay đúng không ? Đúng.

Còn mấy chữ đằng sau mày đọc đi tao xấu hổ lắm .

Nói rồi Hạ dúi điện thoại vào tay con gái , đứa con gái run run cầm điện thoại , rồi xem tin nhắn hôm qua nó nhắn cho bố.

Xem xong nó cười phá lên :

- ''Bố ơi là bố, chỉ tại con nhắn tin mà không biết bỏ dấu, cũng vì mẹ ốm một tháng rồi , con thì ở xa không chăm sóc được, bố thì chả thấy điện về, nên con nhắn cho bố mới ra cơ sự này .

“BO VE NGAY ME OM MOT THANG NAM TREN GIUONG“ (bố về ngay mẹ ốm một tháng nằm trên giường). Con không biết bỏ dấu nên bố lại đọc , bố về ngay mẹ ôm một thằng nằm trên giường .

- Thế tiếng mẹ mày rên và kêu sướng vừa rồi thì sao .

- Tại bố nữa đấy, già rồi ghen vừa vừa thôi , con gãi lưng cho mẹ , mẹ chỉ con gãi , bên kia , bên này xịch lên, trượt xuống đến khi gãi đúng chỗ thì mẹ kêu sướng chứ sao.Tại bố ghen cứ suy tưởng lung tung .

Hạ nghe vậy thì ngượng lắm , nhưng cũng chống chế :

- Mày cũng học nhắn tin có dấu đi con ạ .

Nói rồi anh vác túi ra bắt xe đi ngay , mặc cho vợ và con van nài ăn xong bát cháo gà hẵng đi.

Hạ vui lắm, bởi không có thằng nào ôm vợ Hạ trên giường, mà tháng tới Hạ lại được tăng lương.


Phan Quang Phùng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Nov/2021 lúc 9:12am

Những Que Diêm Không Cháy

Canada&#39;s%208%20Most%20Hauntingly%20Beautiful%20Cemeteries

Quyên – vợ tôi mất mới đó mà đã hơn một năm. Nhanh quá. Mới ngày nào tôi còn ra vô tất tả trong bệnh viện để chăm sóc cho Quyên. Ấy thế mà... Cứ mỗi tối đi làm về ngang qua con đường dẫn vào bệnh viện là tôi lại se lòng. Vẫn là cái ông gác cửa người da đen trong bộ đồng phục cứng đờ và những cái băng ghế mà tôi đã ngồi lê lết chờ Quyên ở mỗi ca phẫu thuật. Tội nghiệp vợ tôi quá. Từ ngày chân ướt chân ráo qua xứ người Quyên đi làm đầu tắt mặt tối để lo cho cả ba cha con đi học. Đến khi tôi ra trường rồi hai đứa con cũng đỗ đạt ra trường thì cái đòn gánh nặng trĩu cong vòng qua bao nhiêu năm tháng không còn chịu đựng nổi nữa. Nó gãy ngang cái rụp. Người gánh lăn ra chết. 

Tôi chôn cất Quyên tử tế nhưng nỗi buồn thì chẳng thể nào chôn được. Nó vẫn hiện hữu đó, trơ trơ ra đó, gặm nhấm lấy tôi. Quyên như người trồng cây mà chẳng bao giờ hái được quả. Thật đau lòng. Nghe lời bạn bè tôi đi đó đi đây cho khuây khỏa nhưng làm gì làm, mỗi khi bước chân về nhà thì cái buồn lại dâng trào làm tôi như bị nhận chìm trong cái cảm giác trống vắng và thê lương… 

Nhà tôi có hai tầng. Tầng trên có hai phòng ngủ. Trước đây thì một phòng ngủ dành cho hai đứa con, một phòng dành cho hai vợ chồng. Sau này thì hai cháu đi làm xa không còn ở đó nữa. Quyên mất đi rồi thì tôi cũng không muốn lên lầu ngủ một mình trên cái giường rộng thênh thang như sân bóng để làm gì. Tầng trên coi như hoàn toàn bỏ trống. Tôi dọn mọi thứ xuống tầng dưới, ăn cơm xong thì ngã ra trên cái ghế sofa mà ngủ cho rồi. Ngày Quyên mới mất tôi hay chiêm bao thấy nàng lắm. Tôi nghĩ trong vòng bốn mươi chín ngày người chết chưa đi đầu thai nên chắc Quyên vẫn còn quanh quẩn bên tôi. Sau bốn mươi chín ngày thì tôi vẫn chiêm bao thấy Quyên nhưng thưa hơn. Đến sau một trăm ngày thì tôi vẫn thấy. Tôi lấy làm lạ nên đi hỏi han người nọ người kia nhưng ai cũng bảo là do tôi nhớ Quyên quá nên thấy trong mơ chứ không có gì lạ.  

Tuy mơ nhiều nhưng những giấc mơ ấy không có gì làm tôi sợ mà trái lại là khác. Trong mơ Quyên không còn mang cái hình hài hốc hác tiều tụy như ở bệnh viện mà luôn xinh đẹp, dễ thương, trẻ trung và nhanh nhẹn như dạo nào. Có lúc tôi thấy Quyên và tôi đi dạo bên bờ sông. Mặt sông xanh biếc lờ lững những dề lục bình. Có một cây gì to lắm, cành de ra trĩu đầy quả. Tôi đưa tay hái cho Quyên. Quyên cười khanh khách. Có lúc tôi lại thấy hai vợ chồng đi xem phim, rồi đi chợ mua rau cải, có lúc thấy Quyên ôm về một cái bao gì to tướng. Tôi hỏi:” Em đem gì về vậy?” Quyên cười tươi hớn hở lấy ra cho tôi xem bao nhiêu quà với cái áo đầm con nít xinh xắn mà bảo:” Anh coi em mua cho con Tí nè. Anh thấy đẹp không?” Tôi gật đầu mỉm cười:” Đẹp lắm.” Quyên cười rạng rỡ, ánh mắt chan hòa yêu thương. Tỉnh dậy đầu tôi vẫn còn gối trên cánh tay tôi. Tôi nhớ Quyên quá. Tôi mặc kệ không còn đi hỏi han ai về những giấc mơ của mình nữa. Tôi thả trôi theo ngày tháng, sống lẫn lộn thực hư. Có lúc tôi mơ thấy Quyên ba đêm liên tiếp mà lúc nào cũng toàn chuyện vui.                                                    

Một ngày nọ tôi ra mộ thăm Quyên và nhận ra khoảng đất trống bên cạnh vợ tôi đã có người nằm. Mộ bia không có hình nhưng theo những dòng chữ khắc ở đó thì người mất là một người đàn ông lớn hơn tôi bốn tuổi, mất đã được ba năm. Như vậy là mộ này được cải táng từ nơi khác về. Mộ rất tươm tất, sạch sẽ, xung quanh có rất nhiều bông tươi và bình nhang thì cũng đầy những cái chân nhang. Có vẻ như người này có nhiều thân bằng quyến thuộc. Tiếng chuông của ngôi giáo đường lại văng vẳng vang lên trong buổi hoàng hôn tịch mịch. Tôi lau chùi mộ Quyên cho sạch sẽ xong thắp nhang cắm lên cho Quyên và những người xung quanh. Tới người hàng xóm mới tôi cũng cắm cho anh một cây nhang và lầm thầm van vái cho anh an nghĩ nơi chốn vĩnh hằng. 

Trời ập xuống tối thui khi tôi về tới nhà. 

Vẫn là tiếng chìa khóa rột rẹt khô khốc vang lên, vẫn là cái công tắc điện kêu cái “cắc” khi tôi bật đèn bước vào và bên trong vẫn là cái bầu không khí im lìm, lạnh lẽo và cô đơn… 

Chẳng còn cái gì trong tủ lạnh ngoài một ít canh rau củ từ hôm qua và nửa con cá muối. Tôi hâm các thứ ấy lại và ngồi ăn lặng lẽ. Xong bữa tôi tráng miệng bằng một quả cam. Ngày còn độc thân tôi chẳng bao giờ ăn trái cây. Từ ngày lấy vợ Quyên ép tôi ăn trái cây cho có chất tươi, riết rồi quen, tôi thấy ngon, ngày nào không có trái cây là không chịu nổi. Đồng hồ điểm chín giờ. Tôi leo lên sofa bật Tivi xem rồi ngủ thiếp đi hồi nào không biết. Những âm thanh trong Tivi cứ vang vọng chập chờn trong giấc ngủ của tôi cho tới một lúc tôi giật mình vì nghe có tiếng động lạ phát ra từ trên lầu. 

Hình như cái tiếng động ấy phát ra càng lúc càng lớn. Đến bây giờ thì tôi giật mình tỉnh hẳn và ngồi nhổm lên nghe ngóng. Tiếng ấy giống như tiếng của những vật gì va quẹt vào nhau nhưng khó đoán là vật gì. Tôi đứng dưới chân cầu thang bật đèn và nghe ngóng hồi lâu. Tiếng ấy khi có khi không, rất khó hiểu. Kẻ trộm chăng? – tôi tự hỏi. Vơ lấy cái chày giã cua trên quầy bếp tôi rón rén bước lên tầng trên và khe khẽ mở cửa căn phòng của mình. Trong phòng không có ai cả, trống trơn và không có gì bất thường ngoại trừ cánh cửa sổ mở mà từ đó tiếng cành cây va đập vào nhau phát ra những tiếng động vọng xuống dưới nhà. Thì ra là đây. Tôi tới đóng lại cánh cửa sổ mà không khỏi ngạc nhiên. Đã lâu tôi không hề bước chân lên lầu. Cửa sổ không bao giờ mở ra mà nay lại mở. Lạ thật. Tôi đến kiểm tra lại chốt cửa thì không thấy gì lạ, nhìn ra bên ngoài thì những cành cây vẫn còn đang quằn quại dưới cơn gió lớn. Bầu trời đen kịt, vần vũ như sắp có giông.

Thốt nhiên tôi giật bắn người. Tôi sực nhớ là chiều hôm qua tôi vừa dọn hết đồ đạc trong nhà xe ra ngoài vườn để lau dọn sàn nhà cho sạch, đồng thời xem đồ vật nào không xài thì cho từ thiện. Công việc còn dang dở thì tôi bỏ đó đi thăm người cô bị bệnh. Sau đó thì quên khuấy mất. Ngoài vườn còn ngổn ngang va li, quần áo cũ, giày cũ, nệm cũ, máy hút bụi, khung ảnh, đồ vật lưu niệm….Nếu mưa xuống một trận là tiêu tùng. Tôi hốt hoảng chạy bắn xuống thang lầu, mở cửa ra vườn đem tất cả cho vào nhà xe như cũ. Hai mươi phút sau thì trời đổ mưa như trút. Hú hồn. Tôi băn khoăn tự hỏi tại sao cái cửa sổ trên lầu lại mở ra nột cách bí ẩn như thể. Để nhắc nhở mình chăng? Ai nhắc? Tôi rùng mình không dám trả lời câu hỏi ấy. Chẳng lẽ là Quyên? Mưa gió ngoài kia vẫn đập ào ào trên mái ngói. Tôi run run thắp cây nhang cắm lên bàn thờ cho Quyên. Hai mắt Quyên trong ảnh nhìn tôi trìu mến. Nước mắt ứa ra tôi khấn thầm:” Có phải em đã mở cái cửa sổ ấy ra không Quyên? Sự tận tụy của em đối với anh đã quá đầy đủ rồi còn gì, sao lại còn đem qua bên kia thế giới làm chi nữa. Em đi đi. Đừng vướng bận gì ở đây nữa. Hãy thanh thản mà đi đi…” Khấn xong tôi trở lại cái sofa trùm chăn ngủ. Trong lúc đang mơ màng tự dưng tôi giật mình vì có cảm giác như có ai đang đứng cạnh mình. Tôi hốt hoảng ngồi bật dậy mắt ráo hoảnh như muốn nhìn xuyên thấu bóng đêm thì không thấy ai cả. Được một lát tôi nằm xuống ngủ tiếp thì lại nghe khe khẽ vang lên bên tai tiếng chân ai bước lên lầu, sột soạt một chút rồi mất hẳn không còn nghe thấy gì nữa. 

Sau chuyện ấy một thời gian thì tôi không còn chiêm bao thấy Quyên nữa. Tôi nghĩ có lẽ là Quyên đã đi như tôi vẫn thầm khấn nguyện cho Quyên. Tôi cũng dần quen với đời sống của một chú gà trống đơn độc, không nuôi ai chỉ phải nuôi chính mình. Nước mắt tôi không còn chảy ra nữa mà chảy ngược vào trong khi nhìn ảnh Quyên trên bàn thờ. Bạn bè ai cũng mong tôi làm lại cuộc đời nhưng dường như tôi đã chai đi rồi. Tôi chẳng buồn để ý đến ai nữa. Suốt tuần tôi cặm cụi đi làm, cuối tuần thì ra thăm Quyên.                                            

Sáng hôm ấy tôi cũng chuẩn bị một ít trái cây và hoa quả như thường lệ để ra viếng mộ. Lúc sắp thắp nhang thì tôi sực nhớ là hộp quẹt còn để quên trong xe. Tôi ra xe lục lọi một hồi. Quái. Cái hộp quẹt máy. Tôi nhớ là có đem theo rõ ràng, để ở cái hộc ngay chỗ ngồi. Sao không cánh mà bay thế này. Tôi lục tung hộc nọ hộc kia cuối cùng tìm được một hộp diêm nằm kín đáo trong đám đồ lặt vặt sau thùng xe. Hộp diêm này đã cũ lắm. Trên nắp hộp diêm còn có tên một nhà nghỉ mà trước đây tôi và Quyên từng đến. Tôi nhớ ra rồi. Lâu lắm. Từ hồi hai đứa con tôi còn nhỏ. Cả nhà đi biển chơi và mướn phòng ở nhà nghỉ đó. Trong nhà nghỉ người ta hay để một số đồ linh tinh cho khách xài như hộp khăn giấy, kim chỉ và cả diêm quẹt cho những người hút thuốc. Khi trả phòng thì Quyên đã lấy hộp diêm đó mang về. Sau bao nhiêu năm chẳng hiểu sao nó lọt ra ngoài cái thùng xe này một cách lạ lùng và tìm đến tay tôi trong cái lúc tôi đang rất cần nó. Mừng quýnh, tôi cầm hộp diêm chạy vào nơi mộ Quyên. Tôi rút những que diêm ra đánh lửa thắp nhang nhưng thật bực mình. Tất cả những que diêm đều không cháy. Tôi quẹt tới quẹt lui đến gần rách cả giấy mà chẳng que nào cháy. Chợt một giọng nói nhỏ nhẹ vang lên bên tai tôi:

– Tôi có hộp quẹt đây. Anh lấy mà dùng. 

Ngẩng lên tôi nhìn thấy một người đàn bà xa lạ đang đứng cạnh mình. Chị ấy chìa ra cái hộp quẹt và một lần nữa thúc giục:

– Chắc diêm cũ quá không cháy được. Anh lấy hộp quẹt của tôi nè. 

Tôi đỡ lấy cái hộp quẹt máy từ tay người phụ nữ xa lạ ấy và khẽ gật đầu:

– Cám ơn chị. 

Đợi tôi thắp nhang xong thì người phụ nữ cầm cái hộp quẹt trở về ngôi mộ bên cạnh. Chị cho những cái hoa đã héo vào bao để chút nữa bỏ thùng rác, đồng thời bày những cái hoa tươi lên mộ. Tôi bảo:

– Tôi ra đây hoài, thấy mộ này mấy tháng nay mà không gặp ai. Nay mới gặp chị. 

Người phụ nữ đáp:

– Tôi mới cải táng nhà tôi về đây.

Tôi chỉ qua nấm đất của Quyên bảo:

– Nhà tôi thì nằm ở đây. Vậy mình là hàng xóm… hàng xóm trong nghĩa trang… 

Người phụ nữ ngước nhìn tôi cười gượng gạo. Cái cảnh nghĩa trang đìu hiu quá. Tự nhiên tôi cũng mủi lòng trong câu nói của chính mình. Tôi nhớ tới căn nhà của mình mà lát nữa tôi trở về, nghĩ tới những cái tôi sắp phải đối diện trong chốc lát nữa đây. “Không còn ai nữa trong nhà. Ngoài hoàng hôn lạnh lẽo và cô đơn”. Hai câu thơ buồn bã ấy không nhớ ai viết vang lên trong đầu tôi. Người đàn bà mở cái bánh lá ra mời:” Anh dùng lấy thảo. Bánh này nhà tôi lúc trước hay ăn nên tôi đem ra cúng.” Tôi hỏi: “Lúc trước chị ở đâu mà cải táng anh đem về đây?” Người phụ nữ đáp: “Dạo trước tôi theo chồng sống bên miền Bắc. Cách nay ba năm thì anh ấy mất. Tôi trở về đây sống cho gần cha mẹ, cải táng chồng tôi về đây luôn cho tiện chăm sóc.” Những sợi tóc của người phụ nữ lòa xòa một bên mặt, rũ xuống che đôi mắt buồn sau hai hàng mi rậm rạp. Tôi và chị có nói qua nói lại vài ba câu gì nữa rồi chị ấy cáo từ ra về. Tôi nhìn theo tà áo phất phơ của chị trên lối đi trong nghĩa trang giữa những thân cây cao vút đang rì rầm xào xạc. Có một con chim màu đen đang đậu trên bờ tường kêu lên quang quác.                                                                                                                       

Tôi nhìn xuống những cây nhang mình mới đốt khi nãy nay đã cháy hết còn trơ những cái chân màu đỏ. Trên chân mộ còn vương vãi những cái que diêm không cháy. Tôi cầm lên một trong những cái que diêm ấy mà không khỏi thắc mắc. Quái lạ thiệt. Sao nó không cháy nhỉ? Chắc nó bị hơi ẩm trong bao nhiêu năm? Lẩn thẩn tôi cầm cái que và quẹt một cái trên vỏ bao. Bất thình lình que diêm cháy bùng lên mạnh mẽ. Tôi hốt hoảng nhìn sững ngọn lửa mà không khỏi bàng hoàng. Tại sao khi nãy nó không cháy mà bây giờ lại cháy? Hình như có một bàn tay nào đã sắp xếp cho những que diêm ấy không cháy và sự sắp xếp ấy hẳn nhiên là có một dụng ý nào đó. Thẫn thờ tôi nhặt hết những que diêm còn lại và quẹt vào vỏ bao một cách rất nhẹ nhàng thì que nào cũng cháy cả. Tôi cứ ngồi trơ ra đó hàng giờ, hai tay buông thõng chẳng buồn làm gì, đầu óc miên man suy nghĩ cho đến khi người bảo vệ tới nhắc là sắp tới giờ đóng cửa thì tôi mới đứng dậy ra về… 

Sau lần đi viếng mộ ấy thì mãi đến hai tháng sau tôi mới trở lại vì bận rộn cho những chuyến công tác liên miên. Từ đằng xa, qua những hàng cây bụi cỏ và những bia mộ chập chùng tôi đã thấy một dáng người phụ nữ đang lúi húi bày biện bông hoa trên ngôi mộ của Quyên. Tôi chạy vội tới. Không ai khác chính là người phụ nữ hôm trước mà tôi đã gặp. Chị ngước nhìn tôi mỉm cười:

– Chào anh. Sẵn tôi ra thăm mộ nhà tôi, tôi qua thăm chị luôn.

Tôi bảo:

– Ôi, cám ơn chị quá. Chắc nhà tôi cũng vui khi có người qua thăm. Tôi đi công tác mấy tháng nay không ra được… 

Người phụ nữ bảo:

– Anh đừng lo. Nếu anh không ra được thì đã có tôi ra thường xuyên. Tôi sẽ giúp anh giữ phần mộ của chị sạch sẽ. Anh yên tâm nhé.

Chị nói xong thì quay lại phần mộ của chồng mình ngồi xuống lấy miếng giẻ ra lau. Qua làn khói hương thong thả bay lên tôi nhìn thấy khuôn mặt người phụ nữ hiện lên hết sức dịu dàng, thân ái. Tôi nhìn chị. Chị cũng nhìn lại tôi. Hình như tôi thấy chị rất quen, quen lắm, quen như tôi từng gặp ở đâu đó. Cũng là đôi mắt ấy, vầng trán ấy, đôi môi ấy và rồi thoắt một cái tôi nhìn thấy Quyên đang đứng trước mặt mình, âu yếm đưa tay chờ đợi. Sau lưng Quyên là một không gian mờ ảo, bảng lảng khói sương, đầy những âm thanh ù ù chứ không còn là hình ảnh nghĩa trang với cây cối và những ngôi mộ nữa. Tôi nhìn Quyên trân trối, tay đưa ra nhưng hai chân như chôn chặt một chỗ, miệng mấp máy nhưng không nói được gì. Thoắt một cái tất cả những ảo ảnh ấy tan biến mất. Hai mắt tôi tối sầm, chân tôi dường như đang sụm xuống rồi tôi chẳng biết gì nữa. Bên tai tôi có tiếng người hốt hoảng cùng với hai bàn tay đỡ lấy thân người tôi:

– Anh. Anh làm sao vậy. Tỉnh lại đi. Anh có sao không? 

Tôi lảo đảo gượng dậy nhưng không đứng lên được lại ngồi phịch xuống. Người phụ nữ lấy trong xách tay cái bình giữ nhiệt rót cho tôi ít trà nóng rồi bảo:

– Anh uống đi. Coi chừng có bị gì không. Để tôi đi kêu bảo vệ

Tôi ngăn lại:

– Chị… chị đừng đi. Tôi hơi chóng mặt. Có vậy thôi chớ không sao.

Chị bảo:

– Chắc anh đang yếu trong người. Thôi anh thu xếp về sớm đi. Ở ngoài này rất dễ trúng gió.

Nói xong cả chị và tôi nhanh chóng gom góp nhang đèn hoa quả rồi ra bãi đậu xe. Đến lúc này thì tới phiên chị mếu máo vì cái xe của chị không cách gì nổ máy. Tôi giúp chị gọi dịch vụ kéo xe rồi hôm sau giúp chị đem cái xe đi sửa. Ngày qua ngày tôi và chị dần dần vượt qua những rào cản e dè và không còn là hai người hàng xóm ngoài nghĩa trang nữa. Những bận rộn và sự quan tâm cho một tình cảm mới mẻ đã làm cho nỗi nhớ về Quyên dần dần lắng xuống. Tâm trí tôi giờ đây không còn bị bủa vây bởi bóng tối hay những ám ảnh của ao tù quá khứ mà nó đã thật sự được khơi thông để ánh sáng ùa vào, đánh thức cái con người bấy lâu nằm sâu dưới đáy vực. Lúc này tôi đã biết chị tên là Trúc, có một đứa con gái đã lấy chồng và ở xa. Chị cũng như tôi, sống đơn độc một mình trong căn nhà thuê ở gần viện dưỡng lão để tiện ra vô chăm sóc cho người mẹ già. Chúng tôi từ từ trở thành hai người bạn rồi hai người yêu. “ Hình như tôi thấy mình đã hồi sinh.” – tôi vừa nói vừa nhìn Trúc. Trúc còn chưa đáp thì tôi nói tiếp: “Trúc ơi, nếu chúng ta về ở chung, nếu chúng ta cùng nhau làm lại cuộc đời thì Trúc có đồng ý không?” 

Trúc ngước lên nhìn tôi, vẫn bằng ánh mắt đằm thắm mà tôi đã nhìn thấy qua làn khói mong manh lượn lờ từ những cây nhang cắm ngoài mộ. Thế nhưng lần này thì tôi không còn thấy hình ảnh Quyên lồng vào Trúc trong mơ hồ hư ảo nữa. Trúc thật sự là Trúc, là sự xác thực không hề lẫn lộn, là tình yêu cũng như tâm hồn đã chết đi sống lại của tôi đang đâm chồi nẩy lộc. Sau này khi đã thành vợ thành chồng với nhau, Trúc kể:

– Hình như ông Trời sắp xếp cho em gặp anh hay sao ấy. Lẽ ra em đã phải cải táng anh Tâm về khoảng đất rất xa nằm giáp mặt đường bên kia của nghĩa trang. Cách hôm cải táng có bốn ngày thì người ta gọi cho em bảo là có khoảng đất tốt hơn, gần cửa ra vào mà người mua lúc trước đã hủy hợp đồng. Họ hỏi em có muốn lấy chỗ đất ấy không và em đã đồng ý. Thế là mộ của anh Tâm nằm cạnh mộ chị Quyên. Em gặp anh hình như do sự sắp đặt ấy.

 

Tôi nhìn Trúc mỉm cười. Không biết Trúc có còn nhớ những cái que diêm không cháy khi tôi dùng để đốt nhang cho Quyên ngoài mộ không. Nếu những cái que diêm ấy cháy thì tôi đâu cần mượn hộp quẹt của Trúc, đâu cần có cái sự dạo đầu làm quen ấy thì làm gì có cái ngày hôm nay. Không nói ra nhưng tôi biết tất cả là Quyên. Chính Quyên đã dun rủi cho tôi và Trúc đến với nhau. Chính Quyên đã đem lại màu xanh cho mảnh đất tưởng đã khô cằn trong trái tim tôi, chính Quyên đã dành cho tôi tất cả tình yêu và lòng tận tụy, dù đã ở bên kia thế giới.


“Quyên thương yêu – tôi thì thầm. Hãy cho anh nhìn thấy em trong chiêm bao thêm một lần nữa, một lần sau cuối có được không? Em hãy mặc chiếc áo đầm trắng có thêu hoa thủy tiên vàng, cùng anh và hai con đến nhà nghỉ trên bờ biển năm xưa. Em sẽ chạy nhảy, chơi đùa, cỡi ngựa với bé Tí, bé Tơ, còn anh thì sẽ lẽo đẽo theo sau mà chụp hình. Chiều chiều mình lại thả bộ lững thững xem người ta bán hàng rong bên bờ biển, mua những món quà lưu niệm mà em thích. Em sẽ khoác lên người cái mảnh vải có thêu hoa sặc sỡ của người dân địa phương, mua một cái kem, uống một ly nước cam pha rượu đỏ và nằm dài trên những cái ghế bố dưới hàng dừa tỏa bóng. Buổi tối khi thành phố đã lên đèn thì em lại kỳ kèo đòi ra biển ngắm trăng trong khi anh thì lại thích vào đại sảnh để khiêu vũ với mọi người. Em yêu thích cái tĩnh lặng bao nhiêu thì anh lại chuộng cái ồn ào náo nhiệt bấy nhiêu phải không Quyên. Hết kỳ nghỉ thì chúng ta sẽ trở về ngôi nhà thân yêu với bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh mà em đã tha về làm cho anh phải phát cáu mà la em. Trời ơi, cái gì cũng rinh về. Ba cái đôi dép lát mỏng dính, tập giấy ghi chép, rồi hộp diêm nữa, nhà chật hết rồi nè em biết không. Em sẽ vừa cười vừa nũng nịu bảo, ờ, thôi kệ mà, có lúc biết đâu sẽ cần đến những thứ đó… 

Em nói đúng đấy Quyên ạ. Anh cũng không ngờ là có lúc anh cần đến hộp diêm của em, cái hộp diêm mà anh từng cho là vô tích sự thì nay chính nó đã thắp lên ngọn lửa sưởi ấm lại căn nhà của chúng ta, đem lại cho anh cái hạnh phúc mà anh đã vuột mất. Em thương anh nhiều đến thế hả Quyên, một tình thương quá nhiều đến anh không mường tượng được. Thôi thì, em hãy cho anh nhìn thấy em một lần cuối trong chiêm bao, một lần cuối đi Quyên…”

 

Thế nhưng không nhớ là bao nhiêu ngày tháng đã kéo nhau đi, dù tôi có van cầu tha thiết như thế nào đi nữa thì Quyên cũng không bao giờ còn xuất hiện trong giấc mơ của tôi. Nàng đã ra đi vĩnh viễn, âm thầm và mãn nguyện….


Nghi Phương

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Nov/2021 lúc 9:18am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Nov/2021 lúc 4:53pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Nov/2021 lúc 9:10am

Ngôi Nhà Xưa 


Trong%20bóng%20ngôi%20nhà%20xưa

Hôm nay là chiều cuối năm, cô An đang sửa soạn lễ vật cúng ông bà thì chuông điện thoại reo. Cô cầm điện thoại lên, lắng nghe “Anh Hoàng đây!” “Dạ! Em đang nghe anh” “Tối nay em có đi đâu không?” “Em định đi chùa. Có chuyện gì vậy anh?” “Anh đến thăm em được không?” “Anh thăm em trong bao lâu?” “Tùy em cho phép. Càng lâu càng cám ơn em” “Nhưng mấy giờ anh đến?” “Anh đến ngay bây giờ. Có gì cho anh ăn không?” “Thịt kho trứng, dưa giá, canh chua...” “Có cháo đậu xanh, tôm kho tàu cho em không? Em thích mấy món đó lắm mà” “Không. Em ăn chung với anh được rồi” “Sao em biết anh sẽ đến mà nấu những món anh thích?” “Anh không đến thì em để đó. Hễ nhớ anh thì em nấu và dọn lên bàn. Coi như cúng giỗ người quá cố!” “Mấy bữa nay anh phải lo cho mấy đứa nhỏ. Làm giấy tờ nhập học. Rồi chuyện nhà cửa, mua sắm vật dụng, gạo cơm mắm muối. Ôi thôi! Đủ thứ, vì vậy anh không thể đến em được. Cho anh xin lỗi” “Đừng để ý đến chuyện đó. Em sẽ hâm thức ăn, dọn ra, anh đến là có sẵn cho anh” “Khi nào em nấu những món anh thích, nhớ gọi anh. Đừng dọn lên bàn rồi đem đổ” “Em không còn cái quyền đó nữa. Anh cứ nói lẩn thẩn” “Anh gác máy nghe” “Dạ. Bye anh!”

Cô An mở cửa, dõi mắt ra đường, chờ đợi. Miền đông bắc Hoa Kỳ đến tháng hai mà tuyết vẫn còn rơi. Con đường vào xóm trắng xóa, vắng ngắt. Ánh đèn đường làm tuyết phản chiếu nhau, không gian sáng hẳn lên. Tuyết bay ngang, bay dọc theo từng cơn gió. Chúng giống như những sinh vật có cánh trắng bay từng đàn. Gió rít qua các cành cây trụi lá, bám đầy tuyết, nghe vi vu, tưởng như từ rất xa, vọng đến tiếng những con sói cùng hú lên một lúc.

Cô An rùng mình, đóng cửa lại, vào nhà, choàng thêm áo ấm rồi ra ngồi ở phòng khách, nhìn qua cửa sổ. Tuyết vẫn lặng lẽ rơi. Một lúc sau, ánh đèn từ xa lấp loáng rồi xe Hoàng dừng trước nhà cô. Cô mở cửa. Hoàng ra khỏi xe, kéo cao cổ áo khoác, dò dẫm từng bước. Tuyết ngập đến đầu gối.

Cô An cởi áo khoác cho Hoàng. Cô giũ áo cho hết tuyết bám rồi treo lên mắc áo. “Ngoài trời lạnh lắm, phải không anh? Tuyết ngập đường.” “Trong xóm xe cào tuyết chưa vào nhưng ngoài đường, xe ủi tuyết chạy lên chạy xuống, cào sạch tuyết, xe chạy dễ lắm. Sao mắt em bị sưng đỏ lên như thế? Em phải đi bác sĩ” “Lúc tối có con gì bay vào mắt. Bây giờ đỡ rồi” Hoàng nhìn quanh. Trên một tủ kính lớn và thấp, được thiết trí như một bàn thờ. Có hình cha mẹ cô An. Hai chân đèn, một lư hương bằng đồng, mấy cây nhang đang cháy, như những chấm than hồng, mùi nhang thoang thoảng. Gần cửa, có một bàn nhỏ, trên để bánh trái, bình hoa và xôi chè. Một chén gạo dùng để cắm nhang, với hai cây đèn sáp, có lẽ chuẩn bị cúng Giao Thừa. Bao nhiêu năm qua, đêm cuối năm nào cô An cũng chuẩn bị lễ vật như thế, rồi Hoàng ăn mặc tươm tất, nhân danh gia chủ ra cúng Giao Thừa để rước năm mới vào nhà. “Em rước ông bà lúc chiều à? Cho anh cúng Giao Thừa với em nghe!” “Không được đâu. Anh đến ăn cơm với em, khoảng mười một giờ, mời anh về. Anh phải đón Giao Thừa với vợ và các con anh. Mà anh cũng chỉ được ăn một chén cơm thôi. Ở đây anh ăn no, khi về nhà anh ăn ít, vợ anh sẽ nghĩ rằng anh đi ăn với bồ no rồi.” “Sáng mồng một Tết, cho anh đến xông đất và mừng tuổi em chứ?” “Sáng mai em đi chùa sớm.” Cô An mời Hoàng ngồi vào bàn, cô ngồi đối diện. Hoàng nhìn cô, nói như kể lể: “Năm nay, không được ăn Tết với em, anh rất nhớ em, nhớ lại biết bao kỷ niệm. Những ngày ở trên đảo, thiếu thốn, cực khổ nhưng chúng ta thật hạnh phúc. Những buổi chiều, ra bãi biển ngồi chuyện trò, tâm sự rồi cùng bàn đến tương lai, khi rời đảo, đến một xứ sở tự do nào đó, chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một cuộc đời mới. Đêm Giao Thừa đi chùa lễ Phật, chúng ta cầu xin đức từ bi chứng giám tình yêu của hai đứa, thề sống bên nhau trọn đời “Sinh đồng tịch, đồng sàn...” Cô An ngắt lời “Cũng vì vậy mà sáng mai, em phải đến chùa, xin Phật Tổ giải trừ lời thề đo.” Cô bới cơm, mời Hoàng “Mời anh ăn cơm.” “Mời em” Hoàng bưng chén cơm lên rồi đặt xuống, thở dài. “Bao nhiêu năm sống với nhau, bữa cơm nào em cũng mời anh. Giao Thừa năm nào anh cũng lì xì mừng tuổi em, hôn em. Chúng ta chúc nhau biết bao nhiêu lời tốt đẹp...” “Đừng nhắc đến những chuyện đó nữa. Anh định làm xiêu lòng em. Phải không? Anh không hi vọng gì đâu. Mời anh ăn cơm” “Anh nuốt không vô. Anh chỉ mong em thông cảm cho anh. Mấy đứa con cần anh bảo lãnh để có một tương lai tốt đẹp hơn… Hay chúng ta thử bàn nhau một giải pháp.” “Anh bỏ qua chuyện đó đi. Em mời anh ăn cơm, bữa cơm cuối cùng, thì anh nên quên hết để vui với em. Anh nói chuyện gì vui cho em cười đi! Còn cái giải pháp của anh, em biết anh muốn em tiếp tục làm nhân tình của anh, để anh đi đi, về về, thỏa mãn đủ thứ, trong khi đó anh vẫn sống với vợ con anh. Chỉ nghĩ đến thôi, em đã ghê tởm anh!...” “Anh chỉ mong em, thỉnh thoảng, cho anh được gặp em. Để được nhìn thấy em, để bớt nhớ em.” “Cảm ơn tình cảm của anh đối với em. Nhưng sao nãy giờ anh chỉ nói về phần anh? Anh chỉ nghĩ đến anh mà không nghĩ đến em? Cuộc đời em sẽ ra sao? Nhưng thôi, em cũng chẳng cần phải nói về em. Em mời anh đến hôm nay, rồi chúng ta sẽ mãi mãi, không còn gặp nhau nữa.” “Có cách nào cho anh được đến thăm em một lần nữa không? Sáng mai, sau khi em đi lễ chùa về?” “Sáng mai thì không được, nhưng sáng mồng bốn Tết, đúng mười giờ sáng, mời anh đến.” “Cho anh đến chiều mồng ba Tết để anh cúng đưa ông bà với em.” “Ông bà, tổ tiên em không còn chấp nhận anh vào gia tộc em nữa đâu. Họ cũng bị anh đánh lừa như em. Sáng mồng bốn, đúng mười giờ, anh nhớ đến.” “Em cho anh được đến với em trong bao lâu?” “Khi nào chán thì anh ve.” “Em có cho anh hôn em không? Cho anh mừng tuổi em, chúc em những điều tốt đẹp...” “Mồng bốn thì ông bà đã về trời cả rồi, chẳng vị nào thấy để có thể giận anh được. Lúc đó thì anh muốn làm gì tùy thích. Mời anh ăn cơm.” “Em cho anh đến thăm em thì bao nhiêu chén cơm, anh cũng ăn hết, mà dù em không cho anh  ăn gì cả, anh cũng thấy no.””

 Anh thân yêu,

Hy vọng anh đến nhận thư em đúng mười giờ. Đó là lúc máy bay cất cánh. Chị đưa thư nầy là chủ mới của ngôi nhà chúng ta. Em đã bán nhà cho chị ta. Em không đủ sức chịu đựng được cảnh em vào ra một mình trong ngôi nhà lặng trơ, vắng vẻ, lạnh lẽo nầy nữa. Khi không còn là chủ nhà, em phải ngồi viết thư cho anh ở trước hiên trong lúc chờ taxi đến đón ra phi trường.             

Từ ngày anh rời bỏ em, em cố gắng tạo cho mình một cuộc sống mới, không có anh bên cạnh, nhưng em đã thất bại. Dù biết anh không về, em vẫn bị những thói quen đánh lừa. Buổi chiều, tan sở, là em tất bật đi chợ, về nấu nướng, bày lên bàn, đem khăn tắm, áo quần vào phòng tắm cho anh... Rồi, như mọi khi, em lại nhìn chừng ra đường, chờ nghe tiếng xe anh dừng trước nhà, em chạy ra mở cửa... Nhưng anh đang ở nhà khác rồi. Đâu có về mà mong chờ.

Nằm trên giường một mình, em như quẩn trí. Chưa bao giờ em thấy chiếc giường rộng đến như vậy. Rộng mênh mông! Em lăn qua, trở lại, vẫn không đụng được mép giường. Mọi khi, em nằm phía trong, quay vào đụng vách, quay ra có anh. Bây giờ thì nó như sa mạc. Em ôm gối mền ra nằm ở phòng khách, nhưng rồi em cũng không thể nào chợp mắt. Nhiều khi, trong đêm khuya, chợt nghe một tiếng động nào đó, em tưởng anh quay về, em ngồi bật dậy... (Thôi, em không muốn kể lể thêm)                 

Từ khi biết anh đã làm hồ sơ bảo lãnh vợ con anh qua, em tự nhủ lòng, mình phải thật cứng rắn, thật cương quyết rời bỏ anh càng sớm càng tốt. Mà không muốn rời anh cũng không được, vì em là người ngoài cuộc rồi. Vậy mà em cứ nấn ná cho đến hôm nay, đến giây phút mà em nhận chân được là mình đã thực sự bị bỏ rơi. Em không ngờ hai tiếng “bơ vơ” nó quật ngã em quá sức tàn nhẫn, quá sức nhanh chóng.                                  

Không phải em đánh lừa anh khi hẹn anh hôm nay đến đây, nhưng anh cần nhận một số giấy tờ về nhà cửa, để chứng minh với vợ con anh rằng, chẳng ai bòn rút tiền bạc, tài sản của anh. Em chưa hề biết đến một xu trong số tiền anh làm ra trong suốt bao nhiêu năm. Vì lúc trước em mua nhà mà chỉ trả tiền lời, nên khi bán nhà, bao nhiêu tiền là của nhà băng cả.

Em chỉ mang theo một va li nhỏ. Tất cả vật dụng trong nhà, em để nguyên cho chủ mới, những gì họ không thích thì vất bỏ. Em đã dặn chủ nhà. Không cho anh bước vào nhà nầy. Anh không được mang đi bất cứ thứ gì trong nhà. Ngay cả em, cũng không mang theo bất cứ vật dụng nào có bàn tay anh đụng đến.

Anh đừng tìm em vô ích. Mà anh cũng chẳng cần nữa.

Chắc chắn anh đã quên câu “Đồng tịch, đồng sàn” gì đó rồi! Giờ đây, khi em nhận ra những lời giả dối của anh thì đã trễ.

Trong em, anh vừa là người em yêu, yêu đến ngu muội, anh vừa là một nghệ sĩ, tài tình đến độ khi anh giở cái mặt nạ đểu cáng ra thì em đã thành miếng giẻ rách, bị anh vất đi mà không thèm nhìn theo.

Trời u ám, tuyết bay lất phất mà em vẫn phải mang kiếng đen. Mắt em đỏ và sưng lên. Em âm thầm khóc mấy ngày nay. Kể cũng buồn. Khi xách va li bước ra, em quay nhìn lại ngôi nhà lần cuối. Em như nghe rõ từ trong nhà vọng ra tiếng cười nói của anh và em, tiếng nhạc, tiếng ca từ máy hát... Người em như không còn sức lực nữa, em muốn ngã qụy.

Hình như taxi đang đến. Em phải chấm dứt mấy giòng chữ nầy để kịp đưa cho chị chủ nhà. Chị ấy sẽ trao thư nầy cho anh.

Không hiểu sao, em muốn được ôm anh mà khóc quá!

 Anh ơi! Anh ơi!... Anh thương yêu của em! Vĩnh biệt anh

*

Mười năm sau, cô An về thăm nhà cũ, vào đúng đêm ba mươi Tết Âm Lịch. Mười năm. Tất cả đã lắng xuống, chỉ còn lại cảm giác chua chát, cay đắng. Năm nay, tuyết vẫn còn bay trong đêm, mái nhà, con đường vẫn còn ngập truyết trắng, như ngày cô từ giả nơi nầy.

Cô không có ý định về đây, nhưng một lần cô thử gọi một cô bạn, hóa ra, mười năm sau, bạn vẫn ở chỗ cũ, cùng thành phố với cô ngày xưa, số điện thoại vẫn vậy. Cô bạn mừng rỡ, mời cô về ăn tết với gia đình cô ta. Khi đến nhà bạn, cô chỉ trả lời vắn tắt là cô đang sống ở một tiểu bang miền trung tây Hoa Kỳ, ở đó không hề có một người Á Châu nào ngoài cô và gia đình người bạn đã rủ cô về đó. Cô vẫn sống một mình trong căn phòng trọ. Cô cười bảo “Đi làm về là rút vào phòng, lặng lẽ như một người tu hành”.

Tối nay, trong lúc gia đình bạn chuẩn bị đón giao thừa thì cô mượn xe bạn, lái đến trước ngôi nhà cũ, tắt máy, ngồi nhìn cảnh vật chìm trong màn tuyết đang rơi nhẹ dưới ánh đèn đường vàng vọt. Chẳng có gì thay đổi, nhà cô vẫn vậy khiến cô tưởng chừng như mới rời nơi đây tuần trước. Vẫn ánh đèn từ phòng ăn chiếu qua cửa sổ, vẫn thềm nhà nơi lần cuối, cô ngồi chờ taxi đến đón cô ra phi trường.

Cô nhớ lại, khi cô mua căn nhà nầy thì hàng xóm là gia đình những ông bà già người Mỹ trắng bản xứ. Họ kể với cô rằng. Trước kia, đây là rừng. Người ta đến chia lô, làm đường, xây nhà giá rẻ. Những người Mỹ trắng đầu tiên đến mua nhà và ở cho đến tuổi về hưu. Lúc bấy giờ, cách đây hơn năm mươi năm, họ là những người trẻ, vừa tốt nghiệp đại học, có việc làm, lập gia đình, sinh con đẻ cái. Lũ trẻ lớn lên, cũng đi học như họ, cũng tốt nghiệp và có việc làm. Khi chúng lập gia đình, chúng đi làm xa, có nhà riêng, cả năm không về thăm cha mẹ được một lần. Chúng như những con chim khi đã rời tổ thì không hề quay lại. Cha mẹ chúng, già nua theo thời gian, vẫn ở đấy. Ngôi nhà cũng cũ kỹ theo, mấy cây rừng trước nhà, sau vườn, cao thêm, sum sê hơn. Những người già sống âm thầm, ít giao thiệp với ai, chỉ thỉnh thoảng một đôi vợ chồng ngồi trước hiên nhìn ra đường. Thường thì người chồng chết trước, cảnh càng hiu quạnh. Mùa thu, lá vàng rụng, những bà già tóc bạc ra nhặt lá trước sân. Lẽ ra, họ được sống ở viện dưỡng lão, có người săn sóc, nhưng họ vẫn thích sống trong ngôi nhà do công sức vợ chồng đóng góp từ ngày đầu về với nhau. Nhiều người bị con cái đưa vào nhà dưỡng lão, thấy ai vào cũng năn nỉ “Tôi nhớ nhà. Xin đưa tôi về nhà. Tôi muốn chết trong nhà của tôi”. Bao nhiêu năm sống trong ngôi nhà thân yêu, nơi nào cũng đầy ắp hình ảnh, âm thanh của những người ruột thịt. Vật dụng mỗi người vẫn được giữ nguyên. Họ hi vọng các con về thăm, chờ đợi người chồng quá cố sẽ về đón họ cùng nhau vào cõi hư vô. Rồi thì họ tàn rụi. Nhiều người đã chết lặng lẽ trong nhà cho đến khi hàng xóm nghe mùi hôi, bèn gọi cảnh sát. Lũ con về bán nhà chia tiền. Đời sống xứ Mỹ thăng tiến, chúng không bao giờ ở trong những ngôi nhà cổ lổ, thiếu tiện nghi như thế. Chúng sống trong những biệt thự to lớn, sang trọng. Người mua những ngôi nhà cũ, giá rẻ đó thường là những di dân mới đến xứ Mỹ. Người Á châu, người Nam Mỹ. Họ làm những việc lao động chân tay, lương thấp. Họ chỉ về nhà buổi chiều, mở đèn, nấu nướng ăn uống rồi tắt đèn ngủ sớm. Sáng hôm sau, dậy đi làm.

Khi cô An mua nhà trong xóm đó thì những người Mỹ già đã vơi đi một nửa. Mười năm sau, cô An về thăm nơi xưa, có lẽ những người Mỹ già đã chết hết, nhưng những người nhập cư đã mua nhà như cô vẫn còn ở đấy, để lặp lại một chu kỳ mới. Sống với nhau, làm lụng, sinh con đẻ cái, già đi rồi biến mất trên thế gian.

Trong ánh đèn đường tù mù, cô nhìn ngôi nhà cũ của mình, tưởng tượng và như thấy rõ từng căn phòng, từng lối đi, nhất là căn bếp, nơi cô thường xuyên vào đó lo cơm nước mỗi khi đi làm về. Cô như nghe được, mỗi buổi chiều, tiếng xe hơi ngừng trước sân, tiếng đóng cửa xe, và người đàn ông vung vẫy chùm chìa khóa bước lên thềm, và cô mở cửa đứng chờ. Rồi tiếng vật dụng, chén bát va chạm nhau. Cô dọn lên bàn bữa ăn tối.…        

Tiếng đàn ngỗng trời gọi nhau trong bầu trời tối đen. Cô ngạc nhiên, sắp hết mùa đông mà chúng vẫn còn bay về phương nam để tránh rét? Bao nhiêu năm, tiếng ngỗng gọi nhau vẫn thế, nhưng với cô, giờ đây, như âm vang từ quá khứ chua xót khiến cô đau lòng. Cô ngồi thẩn thờ nhìn cảnh vật ảm đạm dưới màn tuyết đang phủ trắng những mái nhà, những con đường vắng ngắt.…                Những ngôi nhà đang chờ mùa xuân về.       

Nhưng cô thì không. Cô không còn mùa xuân nào nữa. Cô thở dài, nhìn đăm đăm ngôi nhà ngày xưa của cô. Tuyết đang rơi nhanh và nhiều, phủ trắng xóa hàng cây, con đường, trên nóc xe của cô. Trong nhà vẫn còn đèn sáng. Cô tưởng tượng vợ chồng chủ nhà, vừa ăn tối xong, ra ngồi ở phòng khách, trước lò sưởi, xem truyền hình, ca nhạc như cô và người đàn ông đã từng ngồi ở đó. Ấm áp, bình thản, hạnh phúc. Cũng có thể họ đang sửa soạn lễ vật để đón chúa Xuân trong giây phút giao thừa sắp đến… Cô nhắm mắt lại. Cô đã quên thân phận mình trong hiện tại, hoàn toàn chìm đắm trong hồi tưởng. Cô nhớ rõ cảm giác vui sướng khi đưa người tình đến ngôi nhà mới mua.

Ngôi nhà cũ, nhỏ như bất cứ ngôi nhà giá rẻ nào ở xứ Mỹ, chỉ có ba phòng. Cô hãnh diện khoe “Phòng nầy của anh và em, hai phòng nầy, cho bạn bè khi họ ghé thăm. Và sau nầy dành cho các con.” Người đàn ông ôm hôn cô “Đây không phải là ngôi nhà. Đây là tổ ấm của đôi chim uyên ương” Cô ngước mắt “Chim uyên ương là chim gì, anh?” “Đôi chim nầy không bao giờ rời nhau, như anh và em. Khi một con chết, con kia kêu gào, than khóc rồi chết theo với bạn tình.” Cô như linh cảm một điều gì. Cô thở dài “Em chết trước, nghe anh!” “Sao vậy?” “Để được anh than khóc, kêu gào vì nhớ thương em. Em chết, anh có khóc không anh?” Người đàn ông lại hôn cô: “Bỏ chuyện đó đi. Bữa nay anh đãi em đi ăn một nhà hàng sang trọng để mừng ngày chúng mình về sống chung trong ngôi nhà mới…” Cô sung sướng “Nhà mới mua. Anh!” Rồi từ đó, hai người sống với nhau như bất cứ đôi vợ chồng bình thường nào. Buổi sáng, cô dậy sớm, làm điểm tâm cho cả hai, buổi chiều, tan sở làm, cô tất bật đi chợ, nấu ăn, dọn lên, chờ người đàn ông ngồi vào bàn…

Bỗng nhiên, cô mở bừng mắt. Rồi như trong cơn mộng du, cô kêu lên “Chết rồi! Sao mình về trễ quá vậy nè? Chưa lo cơm nước gì cả!” Cô mở cửa xe, bước xuống đường, xăm xăm vào sân, bước lên thềm nhà, đưa tay mở cửa, nhưng cô bỗng khựng lại, đứng ngớ ra một lúc rồi quay người về lại xe, nổ máy.

Cô đưa xe ra đường lớn. Cô không biết mình đang đi đâu, về đâu?

         
Phạm Thành Châu


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Nov/2021 lúc 9:12am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Dec/2021 lúc 10:06am

Những Câu Chuyện Về Đàn Bà 

Bán%20hàng%20rong%20không%20có%20giấy%20phép%20kinh%20doanh,%20liệu%20có%20vi%20phạm?

Người đàn bà ngồi tựa vào tường trên lối mòn của một con hẻm. Mệt mỏi và thiếp đi cạnh quang gánh của mình. Hai đầu gánh là đủ thứ quà vặt như bánh tráng, kẹo, đến chanh, ớt… rồi có cả đồ chơi trẻ con chằng cột. Chị như muốn kéo cả thế giới chung quanh đi theo mình trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn không có ngày tháng cuối.

Hình ảnh đó đẹp đến mức tôi dừng lại, muốn chụp tấm ảnh làm kỷ niệm thì chị choàng tỉnh. Chị sợ hãi hỏi tôi chụp ảnh để làm gì. Có lẽ những cuộc rượt đuổi hàng rong trên hè phố là cơn ác mộng triền miên khiến chị không bao giờ có được chút thanh thản. Trò chuyện ít lâu, mới biết chị đi từ Quảng Ngãi vào bán hàng rong để gửi tiền về giúp cho gia đình. Tháng nhiều thì được 700-800 ngàn. Tháng ít thì 300-400 ngàn.

Người phụ nữ ấy chỉ là một trong hàng trăm ngàn con người đang lưu lạc mưu sinh trên đất nước này. Ẩn trong nụ cười hay lời rao hàng đơn giản đó, là những câu chuyện đời trôi dạt theo miếng ăn, trắc trở hơn những câu chuyện dài truyền hình giả tạo, nhưng buồn thay, chẳng có mấy người xem.

Khi chị ngồi giở mẩu giấy ghi lại tiền nong đã buôn bán trong ngày. Những ngón tay lần mò trên con số ngắn và nhỏ hơn biết bao lần những biên lai tính tiền thường nhật trong thành phố. Những ngón tay của chị nhiều ngày tháng không có được hơi ấm của chồng. Bao nhiêu người phụ nữ trên đất nước này đã bước lên chuyến xe đời khốn khó và không biết ngày nào có lại được hơi ấm từ người đàn ông của mình? Một trong những người phụ nữ như vậy mà tôi gặp nói rằng bà đã rời khỏi nhà gần 15 năm, sống một mình, làm lụng gửi tiền về quê nhưng chưa bao giờ có ý định chọn một tấm chồng khác.

Khi tôi xin được chụp hình chung với gánh hàng rong của người phụ nữ từ Quảng Ngãi, chị hốt hoảng nói không được. Hỏi mãi, thì chị mới nói thật là sợ chụp hình chung, nếu lỡ chồng đang đi làm ở quê thấy được, tưởng chị “mèo mỡ” sẽ buồn giận, tội nghiệp lắm.

Tôi cứ ước mình viết được một bài hát về người phụ nữ này, hay những người phụ nữ tương tự như vậy. Những nốt nhạc không bật ra được, cứ nghẹn lại trong hốc sâu nào đó. Những người đàn bà được mô tả đẹp như cổ tích trong văn chương, hội hoạ… thường thấy, chưa bao giờ có đủ hình ảnh quê mùa và ngọt ngào đến vậy. Không cần cầm súng hay bước ra bục tuyên hô, những người đàn bà vô danh này chống chọi cho một linh hồn đất Việt mong manh, giữa thời phụ nữ đang phải là một cái gì đó rất khác lạ.

Nhưng tôi vẫn còn nợ một bài hát khác, về những người phụ nữ Việt vô danh khác.

Trên một chuyến đi, may mắn được ngồi cùng vài cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan về thăm quê, tôi bèn xin hỏi chuyện đời sống của họ. Nói về chuyện báo chí Việt Nam vẫn mô tả cuộc sống đi lấy chồng Đài Loan như địa ngục hay nô lệ, các cô nhìn nhau, rồi nhìn tôi cười.

“Cũng có những người không may, nhưng không phải ai cũng vậy, anh à”, một cô gái đồng hương Cần Thơ giải thích. Những cô gái rất trẻ nói về cuộc sống mới của mình. Họ nói rằng đã chọn hài lòng với cô đơn, hài lòng với những khó khăn mà họ phải trãi qua, ít nhất để cho mình, cho cha mẹ mình thoát nghèo khó. Ở miền Tây, có rất nhiều nơi được đặt tên là làng Đài Loan, làng Hàn Quốc… chỉ vì những đứa con gái lấy chồng xa xứ tằn tiện chi tiêu chỉ để dựng lại nhà cho gia đình mình.

Khi được hỏi về nạn bạo hành gia đình của các cô lấy chồng ngoại quốc. Một người lại nhìn tôi cười, hỏi rằng “bộ anh không không biết là lấy chồng dưới quê xứ mình cũng bị đánh tới chết cũng không ai cứu à?”.

Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi này mở ra cho tôi một góc nhìn khác về những người phụ nữ Việt tìm duyên tha hương. Chắc chắn họ không hoàn toàn những kẻ điên cuồng hay mất nhân cách như báo chí vẫn gièm xiểm. Thật buồn khi có một thời đại mà những người phụ nữ Việt phải chọn cuộc sống khác hơn ở quê hương mình. Rất nhiều người đã phỉ báng họ. Nhưng giữa chọn lựa rất thực tế, có thể tự xoay sở cho đời mình, họ đủ thành thật để không màng một tiếng thơm hảo. Nỗi buồn xin gửi lại cho quốc gia và thời cuộc, họ chỉ là nạn nhân.

Có thể rồi những người phụ nữ này bình an, nhưng họ khó mà có được hạnh phúc. Điều mà mọi tôn giáo dạy con người đi tìm, cả thế gian mơ đến thì họ chấp nhận lìa bỏ trong kiếp sống tạm, để có thể làm được gì đó cho gia đình, hoặc không là gánh nặng ở quê nhà. Cũng như người đàn bà mưu sinh đến từ Quảng Ngãi, bao giờ thì những người phụ nữ lấy chồng xa này sẽ có, hay cảm nhận được hơi ấm của hạnh phúc đời mình?

Trong những ngày xưng tụng phụ nữ được ghi vào lịch, hình bóng “xấu xí” của những người phụ nữ này chắc không thể có trong diễn văn hay những bông hoa đẹp, dù là phô diễn. Cũng không có những bài ca nào chia sẻ, hát về họ giữa một hiện trạng đất nước thiếu những trái tim biết yêu thật thà. Những bài ca chỉ vang lên lời xảo biện.

Một đất nước thật đáng buồn, nếu chỉ còn biết có hot girl hay xưng tụng một giai cấp khoe khoang mua sắm tiền tỉ, thèm khát những vẻ đẹp bề ngoài. Khi trò vui che lấp các số phận, đến một ngày nào đó, tất cả chỉ là mồi thiêu như các loại hàng mã trong niên đại cô hồn. Thật ghê sợ những đêm hoa đăng tranh đua vùi chôn sự thật mà lẽ ra chúng ta cần phải đối diện.

Tôi ước mình viết được bài ca để hát về câu chuyện của những người đàn bà vô danh ấy, một ngày nào đó. Những số phận ấy tầm thường mà khác thường. Nhưng những nốt nhạc hiện thực vẫn chưa thể vang lên, vì vừa chớm thì đã chết lặng trong những cuộc vui hoa đăng bất tận trên đất nước này. Những tượng đài tốn kém mọc lên, những bông hoa đủ màu ngập ngụa đất nước, rực rỡ như phấn son, che lấp giọt mồ hôi hay nước mắt con người.


Tuấn Khanh



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Dec/2021 lúc 10:08am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2021 lúc 12:01pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Dec/2021 lúc 11:09am

Cái Ôm Trước Lễ Giáng Sinh - GM. Ruperto Santor

Chùm%20ảnh:%20Giáng%20sinh%20rồi,%20còn%20chần%20chờ%20gì%20mà%20không%20trao%20nhau%20những%20cái%20ôm%20%20và%20nụ%20hôn%20thật%20ấm!

Còn đúng một ngày nữa là đến lễ Giáng Sinh. Tôi đang lo chuẩn bị một vài việc cuối trước khi về nhà nghđể chờ đi lễ Nửa Đêm. Từ ngày qua Mđến giờ tính ra đã hơn 40 Lễ Giáng Sinh, nhưng tôi thực sự tham dự lễ Giáng Sinh vào nửa đêm chỉ khoảng mấy lần.

Trên con đường về nhà, xe tôi dừng lại ở đèn đỏ góc Brookhurst và Hazzard. Đứng ở đó là một người ăn xin trên tay cầm tấm bảng viết nguệch ngoạc dòng chữ “I’m hungry” (Tôi đói, hay tôi đói bụng). Anh ta trông còn trẻ, dáng người cao cao. Anh đội trên đầu một chiếc mũ len, khoác trên người tấm áo mong manh mà tôi nghĩ là không đđể che ấm tấm thân vào một buổi chiều Đông, lại đứng ngoài đường gió như thế này.

Trên tay tôi đã sẵn một chút quà nhỏ cho anh, nhưng chợt tôi nhìn thấy từ bên kia đường một em nhỏ trạc khoảng 10 hay 12 tuổi đang tiến về phía anh. Em đưa cho anh một đồng tiền mà tôi không biết đó là tấm giấy 1, 2, 5, 10 hay 20 dollar. Nhưng điều làm tôi suy nghĩ mãi là sau khi đưa quà cho anh, em đó còn ôm anh một cách rất thắm thiết và trìu mến!

Sau khi em rời anh, anh tiến lại xe tôi, đưa đồng 10 dollar cho tôi xem như khoe, và nói: "I just got 10 bugs. It is enough food for me tomorrow." (Tôi vừa nhận được 10 đồng. Đủ để mua thức ăn cho ngày mai). Anh nói với nét mặt rất vui vẻ, như hài lòng mà không còn cần thêm bớt gì cho một ngày mai đang chờ anh. Sau khi nhận món quà nhỏ của tôi, anh nhỏ nhẹ nói với tôi: "Thank you very much. God bless you, and Merry Christmas". (Cám ơn rất nhiều. Xin Chúa chúc lành cho ông, và chúc một Giáng Sinh vui vẻ.)

Suốt từ đó, trên quãng đường về nhà tôi miên man suy nghĩ. Tôi suy nghĩ về thái độ tử tế và biết ơn của anh. Nhưng nhất là tôi suy nghĩ về cử chỉ của em nhỏ khi ôm chặt người ăn xin mà tôi nghĩ là có thđã mấy ngày không tắm, trên người dính đầy bụi bậm, và dơ bẩn.

Với anh ăn xin, tôi tự nhận ra điều này là tôi là chi, tôi có gì xứng đáng để ngồi trong một chiếc xe tương đối sang trọng, và có được một chút dư giđể rộng tay với một người kém may mắn hơn mình. Thật sự, tôi chẳng là chi. Nghĩ cho cùng, tôi cũng chỉ là một kẻ ăn xin tình thương của Thiên Chúa. Ngài đã rộng rãi với tôi không phải vì tôi xứng đáng. Và niềm vui len lén đi vào tâm hồn tôi với một suy nghĩ khác, đó là cho thì có ích hơn nhận. Người đời có lẽ ai cũng biết chân lý này, nhưng than ôi kẻ thực hành không biết được bao nhiêu? Nhưng ít ra, phần tôi, tôi vẫn tự nhủ là mình cần phải sống với chân lý ấy mặc dù đôi lúc bản năng hà tiện, tham lam, hoặc ích kỷ cũng muốn gìm tôi lại.

Nhưng suy nghĩ về em nhỏ qua hành động ôm người ăn xin đã chiếm nhiều ý nghĩ trong đầu tôi. Nó không ngừng thôi thúc tôi liên tưởng đến một cử chỉ thân ái, một cử chỉ của yêu thương, của hòa bình mà toàn nhân loại đang mong chờ đón mừng ngày kỷ niệm của Đấng đã đến với con người, và đã trở thành Emmanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Thì ra bao sách vở, bao suy nghĩ vẫn thua một hành động bác ái nhỏ. Và tôi nghĩ là nụ cười rạng rỡ của người ăn xin đó sẽ không lịm tắt cho đến khi và rất có thể anh sẽ tìm đến một hang đá Belem của các thánh đường quanh vùng để như các mục đồng trên đồng quê Belem năm xưa đến thờ lậy và khoe với Chúa 10 đồng mà anh đã có chiều hôm. Dĩ nhiên, anh cũng sẽ cầu cho người bạn trẻ đã đem lại cho anh niềm vui đơn sơ. Niềm vui được người khác nhận thức, tôn trọng và quí mến mặc dù anh chỉ là một người ăn xin. Niềm vui vì biết rằng trên đời này giữa những tấm lòng băng giá vì tiền bạc, vì danh giá, vì lạc thú, vì quyền bính vẫn có những tấm lòng đơn sơ biết quan tâm và biết đến những nhu cầu của người khác.

Và điều này cũng nhắc tôi nhớ lại vào một mùa Đông năm xưa, mỗi lần tôi lái xe đến sở, ngang qua một cây xăng thì đúng vào thời điểm ấy từ trong cái thùng rác bên cây xăng trèo ra một người đàn ông. Ông mặc một chiếc áo mà những chất do bẩn đã bám vào khiến nó trở nên bóng láng, dầy cộm. Tôi không biết ông đã mặc nó từ bao lâu, và có phần chắc chắn là nó không bao giđược giặt. Ngày nào cũng vậy, ông đứng đó một cách im lặng chờ lòng thương xót của mỗi người qua lại. Ông đứng một cách nhẫn nại, chịu đựng như chấp nhận số kiếp nghèo hèn của mình.

Thật ra Chúa đã giáng trần từ rất xa rồi, hơn 2000 năm, Ngài đã đến và đã ở giữa con người. Là Emmanuel của nhân loại tội tình, nhưng cho đến hôm nay vẫn còn có những kẻ tội tình, những tấm thân và cõi lòng tan nát. Hđang mong chờ Chúa đến, hay đang mong chờ những chứng nhân của Chúa đến với họ bằng một chút quà nhỏ, bằng nụ cười, và bằng cái ôm bình an.

"Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến trong xác phàm:

Tình yêu Thiên Chúa đã được tỏ lộ.

Xin cho con mang tình yêu đó trong ngày lễ Giáng Sinh này.

Xin cho chúng con biết quan tâm những người không được chúc mừng Giáng Sinh,

những người không nhận được quà tặng, những người không có quần áo mới,

những người không có gì đăn.

Xin cho chúng con biết yêu thương những người không nhà cửa,

những người xa nhà vì miếng cơm manh áo.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa chính là quà tặng tình yêu của chúng con.

….

Nếu chúng con chia sẻ Chúa với người khác,

Đó là quà tặng tuyệt vời nhất cho họ

Vì Giáng Sinh không chỉ là việc tưởng nhớ mà còn là dịp để đón nhận phúc lành của Chúa.

Vì giđây, Chúa sinh ra trong lòng chúng con và chia sẻ trọn đời sống với chúng con.

Amen. 

GM. Ruperto Santor

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Dec/2021 lúc 11:28am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Dec/2021 lúc 9:25am

Quán mới mở cửa. Dãy bàn bên cửa sổ, chỉ có một người, ngồi nhìn ra ngoài đường. Chưa có ánh mặt trời. Buổi sáng sương mù, thành phố trắng mờ thơ mộng, trông rất mùa đông. Giọt cà phê đậm màu khoan thai rơi, kéo dài chờ đợi, không gian nồng nàn, quyến rũ. Cà phê sáng. Cà phê, gần như người ta có thể uống bất cứ lúc nào tùy thích, nhâm nhi ở bất cứ đâu thuận tiện, chẳng nhất thiết phải là cà phê sáng. Cà phê sáng lại càng quá bình thường. Thế nhưng, cà phê sáng, sáng sớm, sáng sớm cuối tuần, có cái gì đó khác hơn bình thường; cái gì đó lạ lẫm, lắng đọng, đậm tình mà không phải lúc nào người ta cũng tìm được ở thời điểm khác.

Mỗi thời điểm trong ngày đều có cái thú riêng của nó. Cái thú ngồi quán bên ly cà phê sáng, sáng cuối tuần, có lẻ là lúc thú vị nhất để người ta chậm rãi nhìn ngắm thành phố lững thững thức dậy sau một đêm dài, đủng đỉnh tỉnh giấc. Những bận rộn, hối hả của một ngày dài, của cả tuần dài, được lắng đọng chỉ một khoảng thời gian nhàn rỗi ít ỏi đầu ngày, được ngồi ung dung nhấm nháp ly cà phê, đầu lưỡi mân mê cái vị đắng đậm đà.

Bài thánh ca đó còn nhớ không em?
Noël năm nào chúng mình có nhau.
Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt.
Áo trắng em bay như cánh thiên thần.
Ngọt môi hôn dưới tháp chuông ngân.

Cùng nhau quỳ dưới chân Chúa cao sang.
Xin cho đôi mình suốt đời có nhau.
Vang trong đêm lạnh bài ca Thiên Chúa.
Khẽ hát theo câu: “Đêm Thánh Vô Cùng.”
Ôi! Giọng hát em mênh mang buồn.

Bài Thánh Ca Buồn từ màn hình trong góc quán, âm vang thoáng nhẹ vừa đủ nghe. Bàn tay khe khẻ gát chiếc muỗng kim loại trở xuống thành dĩa sứ, ngại ngùng khuấy động không gian thơ mộng thanh thoát. Lời hát mang theo nhớ nhung. Có lẽ, ngồi xoay lưng không nhìn hình ảnh, chỉ lắng nghe nhạc, mình dễ tìm về với ngày xưa ấy hơn. Dòng nhạc đưa lòng người lờ lững trên con sông kỷ niệm. Như còn đây, giọng hát mênh mang buồn. Ngày xưa mới lớn, biết yêu thương hay chưa từng ngỏ ý, kẻ ngoại đạo hay là tín đồ, tâm hồn đồng lãng mạn, cùng ngẫn ngơ; cùng một nỗi buồn như lời hát kể lại chuyện tình của chính mình. Chuyện tình của tác giả khi mới 14 tuổi, đã làm chuyện người như chuyện chính mình.

Thuở ấy, Nguyễn Vũ chỉ mới 14 tuổi. Ngày ngày cậu bé Nguyễn Vũ rất chịu khó đi lễ ở nhà thờ; nhà thờ chính tòa Ðà Lạt (còn có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà, vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn). Đây là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại.

“Không hẳn vì tôi ngoan đạo, vì tôi phát hiện ra một cô gái rất xinh và ngoan đạo mỗi ngày vẫn ngang qua ngõ nhà mình để đến nhà thờ…
Trái tim vụng dại của đứa con trai mới lớn đập loạn nhịp trước bóng hình thiếu nữ tóc xõa vai mềm bềnh bồng trong gió cao nguyên. Ngày lại qua ngày, suốt hơn ba tháng trời tôi âm thầm, lầm lũi làm “cái đuôi” cô ấy, kẻ trước người sau đi về mỗi bận trên 3 km đường đèo, nhưng một lời bẻ đôi tôi không dám thốt. “Lòng thành” của tôi chỉ được hưởng một “ân huệ” cỏn con: Tôi được biết cô ấy tên Th., lớn hơn tôi 2 tuổi…

Thế rồi, một buổi chiều gần lễ Giáng Sinh. Tan lễ ra thì trời đổ mưa, “đối tượng” của tôi nép vội vào mái hiên trú mưa, tôi cũng… trú tạm bên cạnh, hai người chỉ cách nhau độ một gang tay. Hòa lẫn trong tiếng mưa là giai điệu quen thuộc của bản Thánh ca Đêm Thánh vô cùng (Silent night) vẳng ra từ ngôi nhà gần đấy: Đêm Thánh vô cùng, giây phút tưng bừng, đất với trời, se chữ đồng, đêm nay Chúa con thần thánh tôn thờ…. Th. đưa tay hứng lấy những giọt nước mưa và khẽ hát theo. Tôi lặng người. Giọng hát Th. sao mà buồn da diết. Tự dưng tôi cảm thấy hết… sợ quê, khẽ đưa tay vuốt nhẹ lên… những hạt mưa bụi li ti bám bên ngoài chiếc áo ấm của Th., bất chợt Th. quay sang tôi nhoẻn miệng cười: “Cảm ơn nghen!”. Mưa tạnh, “người trong mộng” đã khuất dạng tự bao giờ mà thằng con trai 14 tuổi vẫn còn đứng ngẩn ngơ như “một nửa hồn tôi mất”.

Ba ngày sau, gia đình tôi chuyển vào Sài Gòn sinh sống, thế là hết. Tâm trạng tôi lúc đó y như người vừa đánh mất một vật quý giá. Từ đó, mỗi khi chợt nghe bài Thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng, lòng tôi lại tái tê với ánh mắt, nụ cười hồn nhiên, thánh thiện tựa thiên thần của “người ấy”. Ôm hình bóng ấy cho đến mãi 14 năm sau, tình cờ nghe lại Đêm Thánh Vô Cùng từ chiếc máy đĩa, bỗng dưng cảm xúc từ một mối tình thánh thiện, hồn nhiên như trẻ thơ – tưởng như đã vùi sâu dưới lớp bụi thời gian – chợt ùa về trong ký ức, thôi thúc tôi”.

Rồi những đêm thánh đường đón Noël.
Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu.
Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối.
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn!
Đêm Thánh Vô Cùng, lạnh giá hồn tôi.


Chuyện tình miên man buồn, thật đẹp, thật tình.

Tuổi thơ của miền Nam ngày xưa được may mắn lớn lên trong thương yêu, giáo dục đầy tính nhân bản. Lời hát nhắc đến bài Đêm Thánh Vô Cùng (Silent Night). Giòng nhạc đón mừng ngôi Hai, trầm lắng thánh thiện. "Silent night, Holy night. All is calm, all is bright…" Bài Thánh Ca cổ kính, được một linh mục người Áo biên soạn từ thế kỷ 18, vẫn được các thế hệ lưu truyền qua nhiều ngôn ngữ khác nhau. Từng lời nhạc êm đềm thấm vào lòng người, làm quân cộng sản sợ hãi, điên cuồng dùng quyền lực ngăn cấm Thánh ca hay nhạc Giáng Sinh. Nhưng bạo quyền cộng sản, không bao giờ hủy diệt được đức tin và chính nghĩa. Thánh ca và những bài hát mùa Giáng Sinh vẫn bất diệt!

Rồi mùa giá buốt cũng trở về.

Cái giá buốt trên vùng đất ẩm ướt của Bắc Mỹ, làm mùa đông nơi đây, đêm dài thêm, thêm day dứt nỗi nhớ quê nhà. Quê nhà và người ngày xưa giờ chỉ còn tìm lại được trong ký ức mà thôi. Sài Gòn, miền Nam, khi còn tự do ngày xưa, cả tháng Mười Hai với muôn vàn ca khúc làm xao xuyến tâm hồn: Đêm Đông, Mùa Sao Sáng, Tà Áo Đêm Noël, Chiều Bên Giáo Đường, Cao Cung Lên, Niềm Tin,… Ngày ấy, năm nào cũng nghe, rồi nghe lại, nhưng những dòng nhạc quen thuộc như vòng tay người tình trở về ôm ấp. Dư Âm Mùa Giáng Sinh như môi hôn ấm mềm tâm tình: “Bài hát đêm đông chạnh lòng tôi nhớ nhiều. Tà áo Noël thiết tha trong chiều nào. Dập dìu trên đường đi lễ. Lấp lánh sao đêm tuyệt vời. Đẹp thay ôi mùa sao sáng…” Bài Thánh Ca ngày nào ngọt đầu môi, vẫn còn vang vọng trong lòng người xa nhà.

Rồi khách cũng vào quán đông hơn.

Câu chuyện quanh mình bây giờ nghe ồn ào, rôm rả. Người ta hề hà kể lại những kinh nghiệm, khuyến khích nhau trở về nơi đã từng trốn đi. Có phải chăng, đã hết rồi cái thời còn làm người tỵ nạn cộng sản, vai đeo cái túi con con có dấu hiệu Chữ Thập Đỏ hay Trăng Lưỡi Liềm Đỏ của Cao Ủy Tỵ Nạn phát cho, ánh mắt ngơ ngác, lòng bồi hồi ngồi trên nệm phi cơ êm ấm để đến đất nước nhận lãnh và ban cho mình được thật sự làm người tự do. Bây giờ, người ta tự do bay đi, bay về, kháo nhau các tiết mục du hành hưởng lạc trong khắp ngõ ngách của đất nước mang tên Việt Nam. Một người khoe rằng, mình mới vớ được mớ vé phi cơ về chơi Giáng Sinh và ăn Tết cho cả gia đình, rẻ đến bạc triệu. Người trở về đã quen với cung cách ăn nói, tung tiền cả triệu đồng.

Nghe ai đó khen Sài Gòn bây giờ Noël và Tết “hoành tráng” lắm, nhiều “dấu ấn” lắm… Ngôn từ bây giờ lạ thường, không rõ ý, nhưng chắc là lắm thứ thích thú, đầy hoan lạc nên người ta mới vui mừng mà tiêu đến triệu bạc để về mà chơi. Cũng mừng, ai đó không dùng cái tên của xác chết họ Hồ, lãnh chúa của quân cưỡng chiếm Sài Gòn; người ta còn quen miệng dùng chữ Sài Gòn.

Thế đấy! những mùa Giáng Sinh trong đời, vẫn vậy, vẫn không thể nào quên. Và nhớ cả tháng Mười Hai hằng năm khi cái se se lạnh đổ về, với lời hát êm đềm trong gió đông: “Lạy Mẹ sầu bi ban ơn, người Việt cùng thương nhau hơn, đất nước này đây, sáng đức tin Chúa trên trời cao”.

Đất nước này đây, giờ đây người ta nhân danh “nhân dân” giam cầm, giết hại người yêu nước; như phiên tòa phúc thẩm hôm 30 tháng 11 vừa qua, lì lợm kết án 10 năm tù giam Nguyễn Ngọc Như Huỳnh, tức Blogger Mẹ Nấm. Mười năm tù chỉ vì cái tội dám lên tiếng đấu tranh cho thảm họa môi trường Formosa, cho những bất công, phi lý, những vấn đề bạo ngược của kẻ cầm quyền như nạn công an lạm dụng quyền lực, man rợ hành hung người dân đến chết khi đang trong lúc bị tạm giam để điều tra…

Công an tỉnh Khánh Hòa khi bắt Như Quỳnh, cáo buộc bà đã "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân..."

Trước đó, Nguyễn Ngọc Như Huỳnh cũng đã bị bắt nhiều lần vì tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, biểu tình phản đối Trung cộng chiếm biển đảo tại Biển Đông, và phản đối tập đoàn Formosa ở Hà Tĩnh thải chất độc làm cá chết hàng loạt tại miền Trung.

Bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh là một người miền Bắc, năm 1954 bà phải di cư vào miền Nam để trốn tránh cộng sản. Bà Tuyết Lan đã tâm tình:

“Trước mắt tôi là một cái khoảng đêm đen rất là dài…
Thiệt ra, tôi lớn lên ở một xã hội khác, một nền giáo dục khác, nên những chuyện con tôi làm, tôi coi đó là cái chuyện bình thường.
Khi xã hội không tốt ở mặt này mặt nọ, chúng ta phải lên tiếng để người lãnh đạo họ xem xét. Tôi nuôi dạy con tôi bằng điều đó.
Nhưng con tôi làm điều bình thường ở cái xã hội bất bình thường nên phải trả giá bằng tù đày, bằng các đòn thù."

Cà phê còn trong ly, còn đậm màu cà phê, nhưng hương vị nhạt nhẽo; cái vị đắng bây giờ đắng vô duyên. Mùa Lễ Giáng Sinh ở Sài Gòn bây giờ chắc hẳn khác lạ hơn khi xưa nhiều lắm. Trong ánh đèn màu lấp lánh của bạo quyền có giọt nước mắt câm hờn, uất hận của người tù chính trị. Sài Gòn bây giờ còn mang tên họ Hồ. Sài Gòn bây giờ như người tình áo trắng thay màu. Nhớ nhung. Xót xa đau. Bài Thánh ca buồn.

BK Bùi Đức Tính 323

Pin%20op%20Gifs

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.648 seconds.