Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Nov/2022 lúc 11:31am

Cụ%20bà%20ở%20biệt%20thự,%20tiền%20đầy%20ngân%20hàng%20vẫn%20đi%20ăn%20xin

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Nov/2022 lúc 11:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Nov/2022 lúc 10:33am

Câu Chuyện Cuộc Đời Tôi: Vượt Biên Qua Nga 


Ngày ấy, khi Bin vừa mới chỉ tròn 1 tuổi, vì cuộc sống mưu sinh vì khát vọng đổi đời, tôi cùng anh trai Cả chia tay gia đình, bạn bè, người thân để ao ước sang bầu trời Châu Âu đi tìm hạnh phúc! Chia tay con thơ, một đứa trẻ vừa biết nói chỉ tròn 1 tuổi! Nước mắt nghẹn ngào, tim quặn thắt, tôi xách vali trong tiếng nấc "Chình ơi"! 

Hai anh em cùng người thân ra sân bay Nội Bài để bay chuyến đầu tiên của cuộc hành trình là sang Mátxcơva của Nga! Trên chuyến máy bay kéo dài 11 tiếng đồng hồ mang biết bao giọt nước mắt, tâm trạng rối bời vì thương con! Thỉnh thoảng anh trai vỗ vai và động viên tôi cố lên! Hy vọng 2 anh em tìm đuợc tương lai! Chuyến máy bay đáp tại sân bay Nga với nhiều bỡ ngỡ vì xung quanh toàn người ngoại quốc! Chúng tôi trải qua đợt kiểm tra của hải quan sân bay rồi mượn điện thoại của người việt kiều nga để gọi cho đường dây đón! Đã có tín hiệu chúng tôi được đưa ra khỏi sân bay và đến với chiếc xe 4 chỗ rất cổ xưa (hay xem trong phim rồi)!

Đi khoảng 2 tiếng đồng hồ đến 1 tòa nhà chung cư gọi là Kho! Vừa bước xuống xe, cái lạnh thấu xương của tuyết và nhiệt độ đang âm ê buốt cả răng, lạnh cứng người, bị trượt chân bổ nhào vì lần đầu tiếp xúc với tuyết đóng băng! Vào kho, giao vào tay của tên Quang Lùn người Ninh Bình, mỗi người nạp cho nó 200$ để ở và mua thức ăn và chờ ngày đi tiếp! Thời gian ở kho thật khốn khổ, lo lắng, mong đợi, hồi hộp và bị tịch thu hết tất cả mọi phương tiện điện thoai! Anh trai tôi và tôi vẫn giấu được cái iPhone và Oppo để liên lạc về nhà!

Ngày qua ngày chúng tôi được cấp thức ăn là gạo và khoai tây! Có những lúc nó mang cả thịt lợn thiu và gà thối đang trong tình trạng phân hủy, khoai tây thì đã mọc mầm! Nhưng vì không biết tiếng, không thể ra ngoài, ngày qua ngày chúng tôi nhắm mắt cho qua! Hết thức ăn là chuyển qua mì tôm! Những cuộc điện thoại đắt đỏ mấy trăm nghìn một cuộc gọi từ VN-Nga, Nga-VN, chỉ gói gọn trog câu: 

"Con khoẻ không? béo lên đuợc tí nào không?" 

Sau mỗi cuộc điện thoại là nước mắt lăn dài của 2 anh em! Ai từng đi Nga vào kho của Quang Lùn sẽ rõ, chèn ép, bóc lột, tham lam... tất cả mọi tật xấu của con người nằm gói gọn ở nó! Mỗi lần nó đến thì tim như đánh trận, lo sợ hoảng hốt mặc dù trong kho có 16 người nhưng ai cũng sợ nó! Kho có 2 phòng! Phòng nhỏ dành cho tôi và 1 cô ở Hà Nội! Phòng kia dành cho 14 người nam còn lại nằm dưới đất ngủ mỗi ngày! Mỗi người mỗi quê hương, mỗi hoàn cảnh cuộc sống, ai cũng mong đổi đời lo được cho tương lai của gia đình!

Hai tháng với những lời hứa hẹn là sẽ đi tiếp nhưng rồi tất cả gói gọn ở chờ đợi! Hồi đó Bin mới 1 tuổi, tôi cai sữa Bin 1 ngày là đi ngay sang đây, thời tiết thay đổi, cơn tắc sữa hoành hành, căng tràn ở cổ ở nách ở ngực làm tôi khóc suốt, sữa càng chảy càng nhớ thương con lại vào phòng nhìn tuyết rơi khóc nức nở! Một hôm tiếng mở cửa của Quang Lùn vào gọi mọi người dậy và báo tin tối nay xuất phát lên đường! Điện thoại nó thu hết không sót cái nào, không ai liên lạc được cho người nhà, không ai kịp chuẩn bị! Nó lôi hành lý của từng người ra để lục lọi và kiểm tra vơ vét tài sản! Anh trai tôi và tôi cất điện thoại ở trong túi balo của tôi vì đồ phụ nữ nó bỏ qua! Tôi và mọi người nhanh chân thay quần áo, khoác cho mình bộ quần áo nhanh nhất có thể. Anh trai tôi có chiếc áo khoác da mông cổ mà lúc đi mẹ và chị dâu mua cho chống lạnh. Ấy vậy mà nó bảo: "Địt mẹ mày cởi ra nhanh đưa nó cho tao, mày đi vượt biên hay mày đi chơi!" 

Thế là mồm nó quát, tay nó vơ luôn cái áo mặc ngay lên người nó! Uất ức thật mà đéo làm được gì!!

Một thằng Tây to vào và nói "go, go go". Tôi và anh trai được đưa xuống xe ô tô và chở đi, lo lắng, run sợ lại gặp thêm những vụ tai nạn thảm khốc dọc đường như trong film! Chưa kịp ăn, đón giao thừa bên Nga với mì tôm sống cho đến nay vì hết thức ăn nó không mua đồ ăn vào nữa... 

Ngày 08/03/2016 ngày mọi phụ nữ VN đang hạnh phúc đón lễ thì tôi chìm trong trận sinh tử vượt biên lịch sử, chúng tôi băng qua những chặng đường trên chiếc xe ô tô cũ, 16 người chia làm 2 đội 2 xe, đi 1 ngày 2 đêm đến bìa rừng chúng đẩy bọn tôi xuống và giao lại cho bọn xe khác! Lần này chúng tôi được xếp vào 1 chiếc xe thùng chật hẹp, hôi tanh, cũ kĩ, ẩm mốc, 16 người ngồi chồng lên nhau không có chỗ thở! Đã 2 ngày chúng tôi không có gì để ăn, không có nước để uống, không có không khí để thở, người thì ngồi chồng lên nhau! Ai cũng tê hết chân tay mà không có không gian mà cử động! Từng đoạn đường xóc như ổ gà, đau ê ẩm, đói, khát, mệt, 16 người đã kiệt sức....

Đến bìa rừng để vượt bộ chúng nó mở cửa cái rầm, 2 thằng Tây hét "go go go" như chó sủa. Tôi và mọi người chỉ kịp đi đôi giày có 30 giây! Tôi chưa kịp cột dây giày cũng đành nhảy xuống xe lao theo! Trời tối quá không nhìn thấy gì, tuyết đóng băng trơn trượt, tôi lao xuống xe trượt bổ cú đầu tiên như muốn vỡ cả xương chậu! Định mệnh, tưởng bọn chúng dừng xe cho chúng tôi ăn hoặc uống miếng nước! Chúng tôi cứ thế là trợn mắt lao, trời tối lắm nhưng vì tuyết rơi nên con đường trắng xóa, chỉ biết căng trợn mắt trong bóng đêm! Trời đổ mưa, tuyết dày hơn rất nhiều! Tôi đi được 1 quãng và giày lún dưới tuyết không rút lên được nên đành bỏ lại chạy chân không! Mọi người cũng bị trượt bổ như trượt patin! Ôi! Chân tay lạnh cứng, tôi chạy bộ với đôi chân trần trên tuyết 7 tiếng! Một người con gái đói, khát, mệt, kiệt sức, ướt đẫm vì mưa và tuyết lại thêm đôi chân đất đã bị bỏng rộp vì đi trên tuyết quá lâu!

Chúng nó không cho nghỉ, cứ thế xô nhau và go go go! Ai theo không kịp kẻ ấy bại trận và bị bỏ rơi giữa rừng! Chúng tôi đấu chọi với trận sinh tử! Thỉnh thoảng tôi ngoảnh lại phía sau hét anh trai xem thử anh có lên tiếng nữa không! Vì quá mệt nên tôi bám víu vào mấy người khác! Trên đường đi bổ xuống lần nào tôi bốc từng nắm tuyết ăn từng đó! Cứ thế bốc ăn và nuốt, vì đói vì khát, đến lúc ai cũng kiệt sức bọn Tây cho nghỉ lại 5 phút, 16 người ướt sũng nằm trên tuyết thở với những tia hy vọng cuối cùng và tôi cũng vậy! Rồi thằng Tây dẫn đường sai,dẫn đi lòng vòng trong rừng không lối ra, qua từng hố sâu chúng tôi vấp ngã triền miên! Đang đi nó thấy tín hiệu của cảnh sát tuần tra! Nó chạy thục mạng và mọi người chạy theo! Tôi không hiểu chuyện gì, thấy mọi người chạy cũng quay đầu chạy! Một tiếng súng nổ vang trời và pháo sáng như cháy rừng để chúng phát tín hiệu cho đồng đội! 16 người hoảng sợ mỗi người chạy 1 hướng, còn tôi chỉ biết quay đầu là bờ, trớ trêu thay vừa chạy quay đầu húc phải cái cây lớn bị gãy chắn ngang đường, tôi bổ xuống ngã quỵ và úp mặt xuống đất nằm im nhưng tôi là người bị phát hiện và bị bắt đầu tiên vì té gần chỗ nó bắn súng nên sáng nhìn thấy được! Nó hỏi tôi, tôi nói người VN và một người tiếp theo bị bắt! Chúng tôi ra sức hét mọi người ra tự thú vì không bị bắt chúng tôi cũng bị chết đói chết khát, chết vì hổ vồ vì khi công an bắt nó chỉ chúng tôi xem dấu chân của hổ! Thế là tôi hét:  Anh Bình ơi! Anh Hòa Ơi! Anh Tuấn ơi..... mọi người ra đây đi thà bị bắt còn hơn bỏ mạng nơi đây! Mọi người nghe thấu tiếng gọi của tôi nên đi ra từ những bụi rậm!

Tôi và mọi người được công an đưa ra bìa rừng nhưng tuyết rơi quá dày chúng tôi liên tục bị rơi xuống hố! Tôi phó mặc tất cả không thể bước đi nổi nữa! May có em Quang Hải Phòng và anh Hoà Đô Thành cứu và dìu tôi! Tôi niệm chú nam mô a di đà phật, tôi dặn mình phải sống để về với Bin! Bin còn nhỏ dại, cha mẹ trông mong! Thế là tôi gồng hết sức mình ra bìa rừng, bọn công an đánh đập mấy anh em! Nó đạp vì đi chậm quá! Anh trai tôi cũng bị đập! Chân tôi bỏng tuyết nặng, tay anh tôi bị cây đâm rách toe cả bàn tay mà lạnh tê nên mất cảm giác và không biết mình bị thương! Chúng tôi bị thất lạc 3 người giữa rừng không tìm thấy! Sau khi về biên phòng chúng tôi bị nhốt trong 1 phòng tắm hôi hám, bẩn thỉu, bọn công an đái ỉa cách nhau có 1 tấm bìa mỏng! Ngày tháng kinh khủng vượt rừng bốc tuyết ăn thay nước thay cơm, đến mức cổ họng đau buốt không nói nổi! Sau đó chúng tôi bị lục soát tiền vàng và tài sản bị tịch thu. Chúng đưa chúng tôi về tòa án và trại giam còng chúng tôi nối tay nhau lôi nhau đi mà cổ tay ứ máu như thời nô lệ 1945 ta thường xem trong film! Chúng tôi như những kẻ ăn xin nơi xứ người! Tiếng không biết, quần áo không có mặc, giày không có để đi! Mỗi người được phát 1 cốc và 1 thìa nhôm! Tôi khát quá và xin nước uống! Chúng ra hiệu cho tôi đến cái bể rửa tay bên bồn cầu! Tôi há hốc mồm ra tỏ ý không phải nhưng chúng gật gật rồi cười hả hê! Vào trại mở cửa ra là bọn Tây già trẻ lớn bé phòng 6 người, chúng hút thuốc ghê rợn và nhìn tôi bằng ánh mặt đáng sợ! Ánh mắt ghét bọn VN! Tôi run sợ không ngủ được! Ngày đầu tiên là những bữa kiểm tra và bữa ăn chan đầy nước mắt, cháo hạt có cả vỏ lúa! Tôi sáng tác bài thơ:

"Trong tù không bạn cũng không ca

Sáng ăn cháo loãng với nước trà

Trưa ta ăn nhanh hai bát nữa

Một bát canh chua bát cháo hoa

Tay múc mồm nhai chưa kịp nuốt

Cảnh sát tới gọi trả bát đây

Buổi chiều là suất khoai tây

Kèm miếng cá luộc ăn ngay vội vàng

Đêm đêm nằm ngủ mơ màng

Nhớ cha nhớ mẹ bàng hoàng thâu đêm

Nghĩ tới cu Bin càng nhớ thêm

Mong trở về nước từng đêm từng ngày.

Vậy đấy, ngày qua ngày bọn Tây hút thuốc đến nghẹt thở, chúng trấn lột hết quần áo ấm của tôi, tôi không biết kêu than cùng ai, mỗi bữa ăn kinh khủng trôi qua, chan cùng bao nước mắt, nhớ nhà nhớ cha mẹ nhớ con thơ!!! Từng ngày ở trại dài như cả thế kỷ! Lần đầu ra tòa xử 2 tháng lên 4 tháng 6 tháng! Bao con người quỳ xuống xin về với gia đình nhưng vô ích! Mỗi ngày chúng đưa đi tập thể dục giam trong phòng nhỏ nhiều người canh giữ! Vào đó tôi đọc được những tâm thư của biết bao con người việt nam sa lưới và tuyệt vọng ở chốn trại tây! Có người đã chết ở đây vì uất hận! Trong trại không có gì mà ăn, nào lúa, nào cá sống, nào khoai tây thối nhưng có ăn còn hơn chết đói! Anh trai tôi và mọi người mỗi ngày chỉ được chia ăn có 1 thìa cháo, uống nước trong nhà vệ sinh! Ở chung với rận cắn khắp người.

Rồi 1 ngày trong những năm tháng đó tôi vượt qua được cơn thần chết! Tôi bị lên cơn đau bụng và tiêu chảy cấp tính! Phòng anh trai ở dãy đối diện và tôi hét lớn, khóc thê lương "anh ơi! em đau lắm, cứu em với, em chết mất, uống thuốc bọn tây đưa mãi không khỏi được!" Tôi gục xuống! Chúng nó ra tín hiệu gọi cấp cứu! 

1-2 giờ sáng tiếng ngục tù vang vọng, rầm rầm inh ỏi, biết bao cảnh sát bao nhiêu y bác sỹ vây quanh tôi cấp cứu cho tôi! Tôi thoi thóp nhắm chìm mắt lại, chúng đo huyết áp rồi tiêm thuốc cứu sống tôi! Tôi đã thắng được thần chết! 6 tháng trại trôi qua lại ra trại hồi hương chờ kết quả về! Ăn những món ăn ghê rợn nhưng may sao còn có cơm và gọi được về nhà! 6 tháng trời bặt vô âm tín, không thông tin không liên lạc, vỡ òa sau mỗi cuộc điện thoại! Nỗi nhớ nhà tăng lên! Nhưng trớ trêu chúng tôi ngủ ở trại ký túc, ma tây nó cứ rung giường cả đêm thật đáng sợ! Nói không ai tin nhưng đó là sự thật! Cả quãng đường như 1 bộ phim! Đến ngày về bọn cảnh sát còng tay ra tận sân bay đưa lên tận máy bay! Ai cũng nhìn chúng tôi như người ngoài hành tinh vậy đó!!!

Đó là chỉ nói tóm tắt ngắn gọn về vượt biên đi Châu Âu thôi! Khuyên những ai đang có ý định đi thì tìm hiểu con người và con đường đúng đắn mà đi! Đánh đổi bằng xương máu cả!!! Cuộc đời này có gì mà chưa nếm! Cuộc sống thực tại đang cố gắng từng ngày! Ai muốn đi cứ đi ai muốn rời cứ rời! Còn tôi cố gắng sống tốt rồi chắc chắn sẽ được bình yên! Miễn sao sống không hổ thẹn lòng mình và có lỗi với đời là được! Chúc tất cả những người con xa xứ có một sức khoẻ và luôn cố gắng thật nhiều để sớm về bên gia đình và người thân nhé!!! Thương tất cả những người con xa xứ!

 

Tình Còi
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Nov/2022 lúc 6:54am

Chút Tình Vay Mượn

Lệ Giang ngồi thu mình trong bóng tối. Mỗi khi nghe tiếng gọi từ phía ngoài vọng vào “Lệ Giang! ra đây mau” con bé lại rút sát vào góc nhà hơn.

- Thôi! Về đi, tao buồn ngủ rồi.
Có tiếng nói rất khẽ, nhưng Lệ Giang không nghe được gì ngoài giọng nói có phần gắt gỏng hơn của ông Lập:
- Mẹ! Gọi ba lần rồi, nó không ra có nghĩa là nó không muốn gặp mày. Ép nó làm gì.
Sau một khoảng im lặng khá lâu lại có tiếng thì thào. Vẫn không thể nào nghe được dù Lệ Giang đang vễnh tai chờ đợi.
- Mẹ! Nghe nói, hồi đó mày hùng hổ với má con Lệ Giang lắm mà, sao bây giờ lại co đầu rút cổ với con vợ này. Con chằn này có nanh, có gút hơn mày nên mày sợ nó phải không?
Giọng nói của ông Lập càng lúc càng lè nhè hơn.
- Mẹ! Sợ đến nỗi tống con gái mình ra khỏi nhà thì mày đúng là thằng cha đáng quăng vào thùng rác. Nó còn gọi mày bằng ba, chứ nhằm tao hả… dẹp! không cha con gì hết… mà… hổng biết mày nghĩ sao lại đem con gái gửi cho tao. Tao cũng là thứ thất học, cộc cằn, thô lỗ chứ tốt lành gì. Rủi như có đêm nào say bí tử, tao mò vô phòng con Lệ Giang thì sao? Con gái mày mười bảy tuổi rồi, thân hình nó lồ lộ ra đó chứ đâu còn con nít. Tao cũng là con người bằng xương, bằng thịt. Đến lúc ma quỷ xúi giục thì chẳng biết phân biệt tốt xấu gì hết…

  Lệ Giang đưa hai ngón tay trỏ nhét kín lỗ tai, nghe sóng lưng nổi gai từng hồi, mắt ráo hoảnh mà sao trong lòng như khóc ngất. Những lời trần trụi của ông Lập làm nhói buốt trái tim Lệ Giang. Có lẽ, chẳng bao giờ ba nghĩ đến những điều bất trắc có thể sẽ xảy ra cho đứa con gái mồ côi mẹ tội nghiệp này. Điều quan trọng nhất đối với ba bây giờ là làm sao để giữ được người đàn bà đang làm cho ba say đắm, dù bà không phải là vợ hiền, quanh năm suốt tháng chỉ biết tận tụy hy sinh, lo cho chồng, cho con như người mẹ đáng thương của Lệ Giang. Những vật dụng trong nhà do chính mẹ mua sắm bằng sự dành dụm, chắt chiu đều bị người đàn bà đó bán mắc, bán rẻ để có tiền nướng vào sòng bài. Ngay cả những món nữ trang mà mẹ sắm cho Lệ Giang, bà cũng tóm thu cho bằng được. Còn lại sợi dây chuyền thánh giá có đính hột xoàn lấp lánh của mẹ để lại, Lệ Giang đã cất giấu ở một nơi bí mật. Đây là kỷ vật cuối cùng của mẹ, nên dù bị chửi mắng, đánh đập, Giang cũng quyết không hé môi. Trận chiến dai dẳng này cuối cùng đã kết thúc khi người đàn bà buộc ba phải chọn một trong hai người. “Nếu con quỷ nhỏ này còn ở trong nhà thì tôi đi. Tôi cho anh chọn một trong hai”. Người cha nhu nhược, xem trọng tình yêu đôi lứa hơn tình phụ tử, đã đành lòng đem đứa con gái duy nhất của mình gửi cho người bạn cũ. Một người mà từ bé đến lớn, Lệ Giang chưa hề gặp mặt.

  Với khuôn mặt sạm đen, cằn cỗi, người đàn ông đáp lại vòng tay khoanh tròn và câu chào lễ phép của Lệ Giang bằng ánh mắt lạnh lùng. Cái nhìn chằm chặp từ đôi mắt lừ đừ đó chỉ khiến Lệ Giang muốn tung cửa chạy ra ngoài khi ba vừa đứng lên. Nhưng chợt nhớ đến khuôn mặt đằng đằng sát khí của bà mẹ kế và câu nói cứng rắn đầu tiên của mình từ khi bà ta có mặt trong gia đình, “Dù không có chỗ dung thân tôi cũng không thèm ở lại đây để mỗi ngày phải đối diện với một con người xấu xa, độc ác như bà”, Lệ Giang nắm chặt thành ghế tự nhủ, bây giờ và mãi mãi, nơi chốn đó không còn là mái ấm của mình nữa. Có lẽ, ba của Lệ Giang cũng thấu hiểu được tâm trạng bơ vơ, lạc lõng cùng nỗi sợ hãi của đứa con gái chưa đến tuổi trưởng thành đã phải long đong không nơi nương tựa nên ngọt ngào hứa hẹn, “Con ở tạm với bác Lập một tuần. Ba sẽ cố gắng liên lạc với dì Bê rồi đưa con về ở đó”. Dù biết lời hứa ấy có thể chẳng bao giờ thực hiện được vì ba mẹ và dì Bê đã không còn liên lạc với nhau hơn mười năm, sau một trận cãi vã kinh thiên động địa, nhưng Lệ Giang vẫn bấu víu vào đó như một niềm hy vọng nhỏ nhoi trong những ngày chờ ba trở lại.

  Nhưng một tuần của ba đã trở thành một tháng, rồi sáu tháng, rồi một năm. Và trong ngần ấy thời gian lê thê, ba chỉ đến thăm Lệ Giang võn vẹn có ba lần. Sự trông ngóng rã rời khiến tâm hồn Lệ Giang tràn đầy nỗi oán giận. Và cơn giận của Lệ Giang càng đầy ứ mỗi khi bị người đàn ông dữ tợn, khô khan, không chút tình cảm này trút hết mọi sự bực bội lên đầu vì những chuyện không liên quan đến Lệ Giang, làm con bé hoảng sợ đến mất hồn, mất vía. Có lúc Lệ Giang muốn trốn đi, nhưng bản tính vốn nhút nhát, nên cứ tưởng tượng đến những hiểm nguy có thể xảy ra cho một đứa con gái cô thân độc mã là Lệ Giang chùn chân và đành dẹp ngay ý tưởng đó. Đã có nhiều lần Lệ Giang tự hỏi, mình sẽ phải sống chung với con người lạnh lùng này đến bao giờ? Nhưng có một hôm, Lệ Giang bất ngờ nhìn thấy khuôn mặt ông thật hiền lành, ánh mắt ông thật nồng nàn, trìu mến khi ngồi trước bàn thờ nhìn lên khung ảnh vợ con. Hình ảnh tuyệt vời đó đã bừng lên niềm cảm xúc mãnh liệt trong lòng Lệ Giang. Con bé nghĩ, người đàn ông này vượt trội ba mình ở tấm lòng chung thủy và người đàn bà trên kia cũng diễm phúc hơn người mẹ bất hạnh của mình nhiều.

* * *

Chuông báo động reo lên inh ỏi vì khói nhang từ phòng Lệ Giang bay ra. Ông Lập hối hả chạy vào, lớn tiếng la hét:
- Mày làm gì vậy? Bộ tính đốt nhà tao hả?
Lệ Giang run bần bật, cuống quýt trả lời:
- D…ạ, d…ạ …không phải, con… con…
- Con con cái gì? Mày có muốn tao tống cổ mày ra khỏi nhà không? Nói mau, mày làm gì?
Lệ Giang òa lên khóc:
- Xin lỗi bác… bữa nay là ngày giỗ của mẹ con. Con đốt nhang và giấy tiền mã để cúng mẹ.

  Bàn tay đang bóp mạnh bờ vai nhô xương của Lệ Giang như lỏng ra và rơi xuống. Nhìn đứa con gái đang co rúm trong nỗi sợ hãi, gương mặt đỏ rần của ông Lập dịu xuống dần. Lắc đầu nhè nhẹ, ông cúi đầu lững thững bước đi, không nói thêm câu nào.
Ra phòng khách, đưa mắt nhìn lên khung ảnh vợ con, ông Lập mới chợt nhớ… không biết tự bao giờ, trên bàn thờ lúc nào cũng được lau chùi sạch sẽ và tươm tất với một bình hoa sặc sỡ đủ màu. Không phải là hồng, cũng không phải là cúc, mà chỉ là những nhánh hoa dại không tên, mọc men theo lối đi ở phía bên kia đường, dọc theo con đường xi măng, nơi dành cho những người chạy bộ, bên cạnh chợ Kroger, nơi Lệ Giang đang làm việc bán thời gian. Ông Lập cảm thấy lòng mình nao nao. Ông biết sự lạnh lùng, nghiêm khắc của mình làm Lệ Giang sợ sệt, nhưng con người ông vốn không biết bộc lộ tình cảm, nên không thể làm khác hơn được. Thấy Lệ Giang thui thủi một mình trong căn nhà lặng lẽ này với ánh mắt lúc nào cũng lấm la lấm lét, ông cảm thấy tội nghiệp. Nhiều khi ông muốn biểu lộ một vài cử chỉ thân thiện mà sao cảm thấy ngượng ngùng nên tự bào chữa, đồng ý cho nó ở lại trong căn nhà này cả năm trời trong khi ba nó biệt tăm chẳng bén mảng đến chắc cũng đủ cho đứa con gái bất hạnh này biết ông không phải là người thiếu lòng nhân đạo. Thật tình, ông rất cảm động khi mỗi buổi sáng bước ra phòng ăn, thấy trên bàn bữa điểm tâm dành cho ông đã được bày biện sẵn sàng trước khi Lệ Giang rời khỏi nhà để đi học hoặc đi làm vào cuối tuần. Những lúc đau ốm, con bé cũng săn sóc ông chu đáo từ viên thuốc, ly nước chanh mật ong âm ấm hay chén cháo nóng hổi, dù cả hai đều hà tiện lời nói.

  Tháng trước là ngày giỗ của vợ con ông. Đi làm về ông đã thấy trên bàn thờ có nhang đèn, hoa hồng, trái cây và vài món ăn nóng sốt, mỗi thứ một dĩa nhỏ. Khi ấy mũi ông cay xè, không muốn khóc mà nước mắt cứ ứa ra, khiến ông phải quay đi, giả vờ tìm tờ báo để che giấu nỗi xúc động. Bao năm rồi ông có cúng kiếng gì đâu ngoài việc vùi đầu vào men rượu để quên cái ngày định mệnh oan nghiệt đã mang vợ con ông ra khỏi cuộc đời này bởi một tai nạn tàn khốc trong lúc vợ ông đón con đi học về. Khi cảm nhận được sự ấm áp tỏa ra theo những làn khói hương bao quanh bàn thờ ông muốn nói lời cám ơn Lệ Giang mà sao miệng mồm như bị khóa chặt. Thiệt kỳ lạ. Cuối cùng ông chỉ nói được một câu không trọn ý:
- Ngồi xuống đây…
Ông lúng túng không biết nói gì thêm. Lệ Giang cũng bối rối vì chưa lần nào ngồi chung bàn với ông trong bữa cơm. Cuối cùng, khi nhìn thấy ánh mắt của Lệ Giang long lanh những ngấn nước, ông cười thành tiếng để che lấp sự ngượng ngịu:
- Bữa nay đám giỗ mà.
Dừng một lát, ông Lập nói tiếp bằng giọng ngọt ngào mà hơn một năm dài sống cùng với ông, Lệ Giang chưa từng được nghe.
- Ngày mai đem ảnh của mẹ mày đặt lên bàn thờ để hai bà có bạn cho vui.
Đôi mắt nâu của Lệ Giang như rực lên với ân huệ bất ngờ. Cũng từ đó, không khí trong nhà bớt tẻ nhạt và đôi khi có tiếng xì xào trò chuyện hoặc một vài tiếng cười phá tan bầu không khí yên ắng, hiu quạnh.

* * *

  Tiếng mở cửa rất khẽ nhưng cũng đủ cho Lệ Giang giật mình sau giấc ngủ nửa mê, nửa tỉnh. Có tiếng chân bước đến gần giường và cái bóng đen sừng sững trước mắt Lệ Giang từ từ cúi xuống. Hơi thở thật gần. Phải làm sao? Câu hỏi được đặt ra nhưng không có câu trả lời. Trong căn phòng tối om, đôi mắt Lệ Giang mở to, đứng tròng trong cảm giác đông cứng chờ đợi với nỗi hãi hùng. Nhớ lại câu nói của ông Lập, “Con gái mày mười bảy tuổi rồi, thân hình nó lồ lộ ra đó chứ đâu còn con nít. Tao cũng là con người bằng xương, bằng thịt. Đến lúc ma quỷ xúi giục thì chẳng biết phân biệt tốt xấu gì hết”, Lệ Giang rùng mình nghĩ đến tai họa sắp đổ xuống cho mình. Con bé muốn làm cái gì đó, nhưng toàn thân như bị đóng dính vào mặt giường khi bàn tay đặt lên trán của Lệ Giang vuốt nhẹ xuống đôi má nóng bừng. Lệ Giang nhắm mắt, chờ đợi cái bóng đen đổ ập xuống thân thể của mình. Nhưng… tất cả dừng lại ở đó. Một chập sau tiếng lầm bầm quen thuộc vang lên thật nhỏ:
- Mẹ! Sao mà nóng dữ vậy trời. Hổng biết nó bị cái gì mà nằm vùi hai ngày rồi. Cái thằng cha quỷ dịch khốn kiếp, cho nó hay từ bữa qua đến nay mà có thấy mặt mày nó đâu. Đứa con gái hiền lành, ngoan ngoãn như vậy mà bỏ đành, bỏ đoạn. Mày có phước quá mà hổng biết. Chứ còn tao đây – giọng nói như nghẹn lại – nhiều lúc tao ao ước đứa con gái này là con của tao để tao yêu thương, chăm sóc nó.
Tiếng chân bước trở ra cùng tiếng thở dài nhè nhẹ. Nước mắt của Lệ Giang nhòe nhoẹt trên khuôn mặt tự bao giờ. Cơn đau hình như tan biến trong lời thố lộ chân thành của một người mà trước đây vài phút trong thâm tâm của Lệ Giang vẫn là người không lạ nhưng rất xa. Xa mù mù trong tình cảm giữa người và người. Khi mảnh khăn mát lạnh vừa phủ lên trán, Lệ Giang đưa tay giữ chặt bàn tay còn ướt sũng nước, nói bằng giọng nghẹn ngào:
- Con cám ơn.
Ông Lập lùi lại, đứng thẳng người lên, chút bối rối lẫn trong lời phân bua:
- Dậy rồi hả? Trán… nóng quá… sáng mai đi bác sĩ xem sao? Đừng có ỷ y. Thôi ngủ đi..
Lệ Giang ngồi bật dậy, ôm lấy cánh tay ông Lập:
- Con gọi bác bằng ba được không?
- Hả?
Lệ Giang lặp lại câu hỏi lần nữa, ông Lập cười khỏa lấp:
- Tao giành chữ đó chắc ba mày lấy mạng tao quá.
- Ngày trước, những lúc con bệnh, ba con chưa bao giờ lo lắng cho con như bác đã lo cho con.
Lệ Giang tựa đầu vào cánh tay xương xẩu của ông Lập, giọng nói thiết tha, trìu mến:
– Ba! Con cám ơn ba.
Ông Lập vỗ nhẹ lên mái tóc rối bù của Lệ Giang. Nước mắt ông cũng ứa ra. Lần đầu tiên ông gọi Lệ Giang bằng tiếng con ngọt ngào. Tiếng con mà từ ngày đứa con gái mười hai tuổi của ông qua đời, ông chưa từng gọi ai bao giờ.
- Ừ! được rồi. Thôi ngủ đi con.
Khép cửa phòng, ông Lập bước ra hiên ngoài, lòng như ấm lại khi thầm nghĩ, từ bây giờ cuộc đời ông sẽ bước vào khúc quanh mới. Lệ Giang – đứa con gái mồ cô mẹ, bị cha bỏ rơi – và ông – người đàn ông góa vợ, đơn độc trong quãng đời còn lại – sẽ nương tựa vào nhau để cuộc sống vơi đi sự bất hạnh. Ông tin rằng, với thời gian, với tấm lòng chân thật, cả hai sẽ làm cho căn nhà này trở thành một mái ấm. Và ông tự hứa, mình sẽ xứng đáng là một người cha, dù chỉ là người cha trong chút tình vay mượn.

Ngân Bình
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Nov/2022 lúc 6:59am

ĐỊNH MỆNH | Bà Tùng Long   <<<<<<

ĐỊNH%20MỆNH%20|%20Bà%20Tùng%20Long%20-%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Nov/2022 lúc 7:01am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Nov/2022 lúc 1:50pm

Mua Vợ 

 

Khi người ta không ưa thì tốt cũng thành xấu, trẻ thành già. Người ta gọi lão là “lão”, dù lão chỉ khoảng ngoài bốn mươi vì cái vẻ lóc chóc vênh váo, cứ tưởng mình giàu lắm. Thực sự, lão chỉ làm chủ vài ba cái nhà hàng không lớn cũng không đắc khách lắm. Nhưng nếu biết được lịch sử kiếm tiền của lão thì cũng đáng cho lão hợm mình vì mấy ai làm được như thế.

 Lão qua Mỹ với hai bàn tay trắng, với một mớ tiếng Anh lẫn lộn với tiếng Pháp, còn sót lại trong trí nhớ từ thời còn trung học ở quê nhà, tính ra cũng gần ba mươi năm rồi. Người Việt nào đến Mỹ, nếu còn trẻ có thể học tiếp, kiếm mảnh bằng gì đó, đi làm lương khá hơn mà cũng đỡ vất vả thể xác. Nhưng lão thì lỡ cỡ, lại không quen xử dụng trí óc như bọn trẻ nên lão lao ngay vào kiếm tiền bằng hai tay.

Khởi đầu, lão vào làm công cho một tiệm ăn Á Châu. Chủ Á Châu nào cũng giống nhau, bắt người làm công làm túi bụi nhưng lại trả lương quá tệ. Lão vừa ăn welfare (tiền trợ cấp xã hội) vừa làm lãnh tiền mặt. Hết hạn welfare, lão xin làm thêm trong một xí nghiệp Mỹ, để có bảo hiểm sức khỏe. Như thế, lão làm hai job, không kể ngày đêm, không weekend, không vacation, cho nên hắn trở nên già xọm, mặt mày nhăn nhúm như người ngoài năm mươi.

Ở tiệm ăn Á Châu, lão vừa làm vừa để ý học nghề nấu nướng, cách phục vụ khách hàng, cách quản trị người làm. Được mấy năm, tích lũy được chút vốn, lão sang một tiệm ăn nhỏ. Lão dụ thằng đầu bếp nhà hàng mà lão đã làm công sang làm cho lão. Lão trả công hậu hỉ cho tên đầu bếp này và la cà hỏi bí quyết nấu nướng. Ít lâu sau, lão cho tên đầu bếp ra rìa. Lão tự làm lấy các món ăn, thêm thắt, chế biến cho ngon hơn, ghi chép thành công thức, để sau này nhà bếp cứ thế mà nấu. Lão có một bí quyết duy nhất là nấu ngon mà lại lấy giá rẻ rề. Chỉ ít lâu sau tiệm lão đông khách dần. Lão lại ki cóp và sang một nhà hàng lớn hơn, tuyển ban quản lý, coi sóc việc nấu nướng, thu chi, như một công ty chính cống. Nhà hàng lớn của người Việt tại Mỹ, có được cái lợi là cuối tuần tổ chức tiệc cưới cho đồng bào người Việt ty nạn. Mỗi thứ bảy, lão kiếm khoảng chục nghìn đô cho mỗi tiệc cưới. Vẫn cái kiểu ăn ngon và giá rẽ nên ngày thường cũng cứ đông khách. Có cả khách Mỹ bản xứ, cả khách nói tiếng Xì (spanish) cũng đến. Rồi báo tiếng Mỹ địa phương đăng bài ngợi khen tiệm lão. Lão lại sang một nhà hàng khác. Thế là, chỉ mấy năm lão giàu lên. Lão mua một biệt thự ở khu người giàu, đi một chiếc xe hạng sang để gọi là hưởng thụ cho bỏ những ngày làm công vất vả.

Cuối cùng thì lão sinh tật, lão về Việt Nam kiếm vợ. Nhưng với kinh nghiệm sự đời, lão biết tỏng mấy em đòi làm vợ lão cũng chỉ vì lão là Việt kiều. Lão đã nghe nhiều trường hợp, có em đến phi trường đã biến mất, để thằng chồng ra đón đứng chóc ngóc cả buổi mà chẳng thấy vợ đâu. Có em kiên nhẫn chờ đủ thời gian có quốc tịch là chuồn thẳng. Thế nên nhiều lần về Việt Nam, lão cũng chỉ chơi qua đường rồi trở lại xứ Mỹ tiếp tục sự nghiệp nhà hàng.

Một lần lão mò về quê cũ. Đó là một thành phố miền biển, chuyên làm nước mắm. Xe chạy ngang qua thành phố đó, là ngửi thấy mùi nước mắm, nhưng dân bản xứ lại không cảm thấy gì cả. Cái mùi ngửi mãi, thành tê liệt. Gia đình lão trước kia ở vùng ngoại ô. Cha mẹ đã qua đời, mấy anh chị em thì đã được bảo lãnh qua Mỹ cả, chỉ còn bà con xa và bạn bè, nhưng chắc gì còn ở đó.

Xuống xe, lão thấy thành phố thay đổi quá nhiều. Nhà cửa mọc cao hơn trước, đường sá đổi tên. Lão đón xe thồ ra vùng ngoại ô, phía bờ biển. Lão nhận ra con đường đất chạy song song với bờ biển, nên xuống xe rồi lửng thửng đi dọc con đường mà thực tâm lão chưa biết mình đi đâu, đến nhà ai? Trước kia nhà cửa lơ thơ, hai bên đường là cây dại với xương rồng, nay thì nhà san sát như trong thành phố. Lão ghé vào một quán nước, gọi một chai nước ngọt, rồi nhìn thiên hạ qua lại. Lão để ý nhìn mặt từng người đi đường nhưng chẳng thấy ai quen. Có thể họ có đấy, nhưng mấy mươi năm rồi, ai cũng già, cũng thay đổi cả. Ngay cả lão chắc gì người khác nhận ra.

Lão lơ đãng nhìn mấy đứa bé đi học về. Chúng đi từng bọn, cãi cọ, đuổi nhau… khiến lão nhớ lại trước đây, khi còn nhỏ lão cũng đi trên con đường này, cũng cãi cọ đuổi bắt nhau. Ngồi một lát thấy đói bụng, lão định vào thành phố kiếm cái gì ăn. Lão đã bỏ ý định vào xóm tìm bạn bè, người quen để thăm hỏi. Vừa móc túi trả tiền nước ngọt, lão chợt thấy từ trong xóm đi ra một đứa con gái, độ mười sáu mười bảy tuổi, tay xách một cái giỏ nhỏ, đi qua trước mặt lão. Thế là hồn vía lão liền xuất ra khỏi người, lơ lửng theo con bé. Lão nhìn sững sờ, mắt không chớp, mũi không thở và miệng há ra. Chỉ mới thấy con bé mà lão đã mê mẩn tâm thần. Đúng là lão già không nên nết.

Trong con mắt người khác, con bé chẳng đẹp đẽ gì cho lắm. Dân nhà quê lam lũ, áo quần cũ xì, tóc tai luộm thuộm, mặt mũi nám đen vì nắng gió. Nhưng không hiểu sao, lão lại bị con nhỏ hớp hồn. Nó đi một quãng xa thì ngừng lại, ngồi xuống cạnh một người đàn ông lớn tuổi, đang lui cui sửa một chiếc xe đạp. Nó để cái giỏ xuống cạnh người đàn ông, có lẽ đựng thức ăn rồi quay về. Lần này lão được dịp nhìn kỹ hơn. Lão ngắm con bé để tự bảo “Nó đẹp thật”. Đẹp theo cái nhìn của lão. Con bé chưa phát triển trọn vẹn để thành một cô gái, nhưng vẻ man rợ hoang dã thì đã hiện rõ trên khuôn mặt, lông mày đậm, mắt đen lạnh lùng, miệng vênh lên với đôi môi dày, dáng đi uyển chuyển như con mèo, với hai cái mông bé bé tròn tròn.

Lão nhìn mãi, cho đến khi con nhỏ khuất sau hàng cây ở chỗ đường vào xóm, lão mới nuốt nước bọt, thở phào một hơi. Lão hỏi bà chủ quán “Con ai đó Dì?” Bà lão chỉ tay về phía người đàn ông đang sửa xe đạp “Con thằng Năm Cụt đằng kia kìa” “Phải thằng Năm Định không Dì?” “Chính hắn” Lão nói cám ơn rồi lững thững đến chỗ người đàn ông sửa xe. “Năm Định nhớ tôi không?” Người đàn ông cụt chân ốm nhom da đen thùi, ngước cặp mắt lờ đờ chán đời nhìn lão “Ai mà biết tôi hè? Chắc lâu ngày không gặp” “Thằng Kính đây nè! Lúc nhỏ học chung trường…” Năm Định không buồn, không vui, cố nở nụ cười méo xẹo “À nhớ rồi, ngồi chơi, mới ở đâu về hả?” Năm Định đẩy chiếc ghế đẩu về phía lão “Ngồi đó đi, giờ trông khác quá, sao trông già quá vậy, nhìn không ra” Lão ngồi xuống hỏi vớ vẩn “Sao khá không?” “Khá cái con mẹ tui” “Vợ con ra sao?” “Bốn đứa, chỉ giỏi ăn với phá” “Con nhỏ mới ra đây là đứa nào?” “Con đầu” “Nhà vẫn chỗ cũ hả? Tôi định vào thăm nhưng tìm không ra” “Vẫn nhà cũ. Đâu có đi đâu được”.

Sửa xong xe, người đàn ông đứng dậy, lò cò dựng chiếc xe đạp vào hàng rào. Nhìn bộ dạng lão, Năm Cụt đoán tay này là Việt kiều “Về chơi bao lâu? Uống gì? nước ngọt hay cà phê? Để kêu” “Khỏi! mới ngồi uống đằng quán kia. Thấy bạn, tôi ghé lại thăm” Năm Cụt hỏi dò chừng, chứ chưa đoán được lão từ đâu đến. “Sau năm bảy lăm… Rồi đi luôn?” “Ừ, tan hàng, về nhà rồi đi thẳng ra biển” Năm Cụt móc túi lấy gói thuốc rê đen thùi đưa về phía lão, nhưng lão lắc đầu. Gã tự vấn cho mình một điếu, gắn lên miệng, quẹt xạch xạch mấy cái mới có lửa, bập bập rồi nhả khói ra.

Lão ngồi nhìn thằng bạn què, suy nghĩ “Không hiểu con vợ nó có đẹp không mà sinh đứa con đẹp quá thể” “Về nhà đi tôi ghé thăm cho biết!” “Về thì về, để tui gửi chiếc xe đạp cho bà bán quán”. Năm Cụt gom cà lê, mỏ lết vào thùng đại liên (thùng sắt nhà binh dùng đựng đạn đại liên), đặt lên xe, vớ lấy cái nạng. Lão nhanh nhẹn giúp thằng bạn què xách giỏ thức ăn, đẩy chiếc xe vào quán của bà cụ, gửi đấy rồi cả hai đi vào con đường nhỏ. Tình bạn nối khố lúc nhỏ khiến Năm Cụt hy vọng. Vẻ lấc cấc tự tin của thằng bạn, chứng tỏ nó có tiền. Phần lão thì lại nghĩ đến con bé gặp lúc nãy. Lão cũng thấy háo hức hồi hộp, y như thời trai trẻ hẹn hò với người thương. Thằng bạn cụt giò dẫn lão vào một căn nhà tranh vách ván. Đúng là nhà nghèo. Đến chiếc ghế cũng ọp ẹp, chỉ muốn xụm khi lão ngồi xuống. lão nhìn quanh căn nhà. Chẳng có gì đáng giá ngoài viên ngọc quí mà lão định mua. Đó là con bé, nhưng lão lại không thấy nó đâu? “Con Quê đâu rồi, nấu miếng nước uống coi”.

Có tiếng “Dạ” từ sau bếp vọng lên, có lẽ nó đang nhóm lửa. Lão làm ra vẻ lơ đãng bước ra ngoài nhìn quanh, nhưng chân lại lần xuống phía nhà bếp. Gã chủ nhà chống nạnh đi theo. Lão đã nhìn thấy con bé đang lúi húi thổi lửa nhóm bếp. Lão nghe tiếng heo ụt ịt, bèn bước thẳng vào bếp, vờ chồm nhìn vào chuồng heo và hỏi “Nuôi được mấy con heo?” “Hai con. Nuôi được mấy tháng rồi mà chẳng thấy lớn” Lão quay lại. Con bé đã đứng lên, nó hơi ốm người mảnh khảnh. Lão rùng mình, không dám nghĩ tiếp. Viên ngọc đó bây giờ đối với lão là vô giá. Nếu phải đổi lấy hai cái nhà hàng của lão để được nó, lão cũng chịu ngay. “Bà xã đâu?” “Nó ngoài Chợ Nhỏ. Buôn bán rau trái gì đấy” “Còn mấy đứa nhỏ?” “Đi học”

Lão nhìn qua ngôi nhà lầu bên kia đường

“Nhà lầu của ai vậy?”

“Cán bộ”

Lão nói để khêu gợi thèm muốn của thằng bạn què

“Xây cái nhà lầu như vậy ở cho thoải mái”

“Giỡn chơi! Tiền đâu?”

“Để tôi xem, bà xã mấy giờ về?”

“Chẳng biết! Khi thì chiều, khi thì tối”

“Nói bả mai ở nhà. Tôi cần gặp để nhờ chút chuyện”

Gã què tuy không đoán ra chuyện gì, nhưng nghe thằng bạn sáng mai trở lại, đã bớt tuyệt vọng. Cứ tưởng nó đến nói phét vài câu rồi đi luôn, mà không móc chút quà cáp của Việt kiều thì cũng buồn

“Mai mấy giờ anh tới?”

“Anh em gì. Bạn bè từ nhỏ quen gọi mày tao, thì bây giờ cũng mày tao cho thân mật”

“Mai tao biểu nó ở nhà”

Lão đi lên nhà trên vì đoán con bé đã nấu nước xong. Vừa ngồi xuống ghế thì con bé cũng vừa mang ấm nước lên. Gã què mở nắp bình bỏ chút trà vào. Lão đón lấy ấm nước từ tay con bé, lão làm bộ lúng túng cầm luôn tay nó, bàn tay con bé mềm mại, nhỏ và đẹp. Lão thấy cái gì của nó cũng đều đẹp cả. Con bé lại đứng gần lão, khiến lão sướng mê, tim đập loạn xạ. Con bé yên lặng, đứng chờ châm trà xong để nhận lại cái ấm và đi xuống bếp.

Uống xong ly trà, lão nói “Tao về, để mầy làm việc. Sáng mai tao đến” Cả hai đứng lên. Thằng bạn què lại vớ lấy cái nạng. Lão làm như sực nhớ điều gì, vừa thò tay vào túi quần vừa đi xuống bếp. Con bé đang cho heo ăn. Lão đến phía sau, đưa tay đặt lên vai nó. Con bé giật mình quay lại, thấy lão, nó bước lùi vài bước. Lão đưa tờ một trăm đô cho nó

“Đây là quà, cầm lấy, trăm đô, đổi ra tiền Việt nhiều lắm”

Con bé cầm tờ bạc ngước nhìn lão. Đôi mắt đen láy, với cái nhìn bình thường mà lão rung động cả thần trí, như say rượu. lão kinh ngạc “Chưa có ai có cặp mắt đẹp đến như vậy. Nó nhìn mình mà như hớp hồn mình” Sợ thằng bạn què nghi, lão lại quay ra vừa nói nho nhỏ với con bé

“Mai tôi đến. Sẽ có nhiều tiền nữa.” Ra đến đường lớn, lão từ biệt bạn và đón xe thồ về khách sạn.

Hôm sau, hắn đến nhà thằng bạn què rất sớm. Bọn nhỏ chưa đi học. Mỗi đứa cầm một tô cơm, xúc bỏ miệng lia lịa, con bé thì đang la hét với lũ em. Đứa nào cũng ốm nhom, đen thùi, da nổi mốc, loang lổ từ đầu đến chân nhưng mắt thì sáng trưng, nhìn lão một cách tò mò và tinh ranh. Chỉ có con nhỏ, viên ngọc quí của lão là đẹp, nó vẫn vậy mà lão thấy đẹp hơn hôm qua mới chết chứ. Thằng bạn què thấy lão đến bèn gọi vợ từ dưới chuồng heo lên, giới thiệu với lão xong là vớ cái nạng với thúng đạn đại liên, đựng đồ nghề đi làm nhiệm vụ sửa xe đạp.

Chị đàn bà không đoán được mục đích của lão. Chiều hôm qua, từ chợ về, được con gái đưa tờ trăm đô, chị ta bỏ túi nhưng chưa biết trị giá bao nhiêu. Ăn tối xong, chị ta chạy ra chợ, ra tiệm vàng đổi lấy tiền Việt Nam. Chị ta sững sờ. Hơn một triệu đồng! Lớn hơn chị ước lượng rất nhiều. Tối đó chị tra hỏi chồng về lão. khi biết chồng có người bạn Việt kiều, chị nể phục và hãnh diện về chồng mình. Từ nay, ra chợ chị sẽ khoe rầm trời rằng gia đình chị cũng có “thân nhân” Việt kiều chớ có thua ai. Chị sẽ phịa rằng, chồng mình có người anh, mất tích năm bảy lăm, không ngờ là đã chạy thoát qua Mỹ, bây giờ về thăm gia đình. Từ nay khi kẹt tiền, sẽ có khối người cho chị vay. Chị được nghe chồng kể lai lịch lão. Hai người là bạn học. Lên trung học đứa thi đậu tú tài một, tình nguyện đi Sĩ quan Thủ Đức, đứa thi hỏng phải đi hạ sĩ quan. Năm bảy lăm, miền Nam sập tiệm, thằng chạy thoát ra biển, thằng bị thương cụt giò về nhà báo hại vợ con. (Nói đúng ra, vợ chồng Năm Cụt lúc đó chưa có con).

Vì bạn chồng đến nên chị quyết định nghỉ buổi chợ, hi vọng có tí tiền còm. lần này, chị nghĩ nếu bạn chồng cho tiền, chị sẽ giữ tờ bạc Mỹ đó ra chợ khoe với mọi người, trước khi đem đổi ra tiền Việt Nam.

Chị chào hỏi bạn chồng với vẻ thân mật như người ruột thịt. Lão thì chỉ tìm cách nhìn con bé. Suốt đêm qua lão trằn trọc đến gần sáng, hễ nhắm mắt là con bé hiện ra trong đầu, lão nhớ đến ngẩn ngơ. Cái mông tròn vo, đôi mắt đen láy với gương mặt hoang dã và đồi ngực nhỏ của con bé, lão thấy sao đẹp và quí giá đến như vậy. Trông lão giáo giác lơ ngơ như người mất hồn. Mấy đứa bé chào lão để đi học, lão chỉ ậm ừ mà không mở miệng. Chị đàn bà ngồi ngay trước mặt, lão như không thấy. Chị gọi xuống bếp

“Quê! Lấy cái ấm nấu miếng nước pha trà” lão giật mình, sợ chị ta biết rõ ý nghĩ của mình, nên làm bộ nhìn ngang ngửa ra vẻ chú ý đến ngôi nhà và hỏi

“Nếu trúng số, độ vài mươi cây vàng thì chị có xây lại nhà không?” Lão biết cứ đem tiền ra nhử thì ai cũng chiều ý lão ngay. Chị đàn bà nghe thế thì cười toe toét

“Tôi mà trúng số thì có họa là điên mới xây lại nhà này. Vô Chợ Nhỏ mua một căn, mở tiệm, buôn bán cho sướng” Thấy con mắt sáng rỡ của chị đàn bà, lão chẳng thèm quanh co

“Tôi nhờ chị việc này. Nếu làm được, chị có mấy chục nghìn đô như chơi”

Chị đàn bà nghe thế, tưởng như tiền sắp vào tay, nhưng chưa hiểu là việc gì

“Tôi biết gì mà giúp anh?”

“Tôi ở Mỹ về đây kiếm vợ. Tôi cần một cô vợ càng trẻ càng tốt. Người nào chịu gả con cho tôi thì được vài chục nghìn đô”.

Chị đàn bà thất vọng, vì người nào chịu gả con cho lão mới được tiền. Chị ta nghĩ đến những người quen biết, cố nhớ xem nhà ai có con gái để làm mai. Như thế, khi được vợ, làm gì lão cũng tặng chị ta chút ít, chưa kể bên nhà gái cũng phải trả tiền công

“Anh muốn cô vợ như thế nào? mập hay ốm, bao nhiêu tuổi, học trò hay con nhà làm ăn, buôn bán?”

“Tôi đã nhắm trước rồi, chỉ cần sự đồng ý của cha mẹ cô ta mà thôi”.

Chị đàn bà vẫn chưa hiểu “Anh cứ nói cho tôi biết. Tôi đến tìm hiểu rồi sẽ nói với cha mẹ cô ta. Ai có con gái lớn trong nhà mà không muốn cho nó lấy chồng. Cái khó là phải nói sao cho cha mẹ cô ta chịu gả con cho anh.. Anh cũng lớn tuổi rồi mà lại lấy vợ quá trẻ, e nhà gái không chịu vì sợ mang tiếng ham tiền. Nhưng không sao tôi đã có cách. Cứ đem tiền ra là ai cũng tối mắt. Hơn nữa, gả cho Việt kiều thì con gái qua đó sẽ bảo lãnh cha mẹ anh em qua hết. Sướng chết mà không chịu sao được!”

“Vậy chị đã bằng lòng rồi phải không?”

“Tôi mà có con gái lớn tôi gả ngay. Anh cứ cho tôi biết, nhà con nhỏ ở đâu, tôi sẽ cố giúp anh. Chắc chắn là được. Khi được vợ rồi đừng quên bà mai dong nghe!”

Lão nói tỉnh bơ “Tôi muốn nói đến cô con gái lớn của chị, chứ có ai xa lạ đâu?”

Chị đàn bà trợn mắt lên, miệng há hốc “Anh muốn cưới con Quê? Trời đất, chắc anh nói giỡn. Nó còn con nít chay. Vợ chồng gì nó! Nó đáng tuổi con cháu anh”

Lão thuyết phục chị ta “Xưa ông bà mình thường nói. Nữ thập tam, nam thập lục. Mười ba tuổi lấy chồng được rồi, con chị lớn hơn cái tuổi đó nhiều mà. Chị bàn với ông xã chị đi. Nếu bằng lòng thì mấy căn nhà trong chợ, tôi cũng mua cho ngay, năm bảy chục ngàn đô đâu có thấm gì tôi. Bên Mỹ tôi có ba bốn nhà hàng. Mấy hôm nữa tôi đi Sài Gòn, chị cho biết ý kiến sớm. Hai vợ chồng bàn bạc với nhau cho kỹ. Vì tình bạn tôi muốn giúp đỡ, chứ ở Sài Gòn, con gái thiếu gì, tôi chỉ bỏ nghìn đô là có người dẫn con đến ngay”

Lão thì đi guốc trong bụng chị ta. Miệng nói thế chứ sức mạnh của đồng đô la, khó ai mà cưỡng chống nổi.

Căn nhà trong chợ sẽ ám ảnh chị ta suốt đời nếu không chịu gả con cho lão. Vấn đề là thằng bạn què của lão, nhưng nếu chị vợ thuyết phục khéo thì dù tự ái, dù sợ mang tiếng ham tiền gả con cho ông già cũng phải dẹp qua một bên, mà giơ tay đón xấp đô la từ trên trời rơi xuống. Thế nên, khi thấy lão muốn đứng lên ra về, chị đâm hoảng, sợ ông thần tài “già” này biến đi mất “Tôi là đàn bà, không có quyền gì cả. Để tối nay, tôi nói lại cho nhà tôi rõ. Nhà tôi có chịu hay không cũng sẽ báo cho anh. Sáng mai mời anh đến. Chỉ sợ nó nhỏ quá tội nghiệp” lão coi như đạt được một nửa thuận lợi, nửa kia thì ngày mai tính sau.

Tối đó, Năm Cụt và mấy đứa con được một bữa ăn như đám giỗ, lại có thêm chai đế phụ họa nên Năm Cụt thấy thỏa mãn vô cùng, mấy đứa con cũng no căng bụng vì bữa ăn ngon. Ăn xong, Năm Cụt lò cò ra hiên nhà ngồi dựa ngửa trên chiếc ghế xe hơi người ta vất đi, phành bụng đón cơn gió mát từ biển thổi vào. Vợ Năm Cụt dọn bữa ăn thịnh soạn là có mục đích. Chị ta muốn anh chồng no say, thần trí lơ tơ mơ, chị mới tiện thuyết phục. Chị ta đang tìm cách vào chuyện cho có vẻ tình cờ thì Năm Cụt đã hỏi vọng vào nhà

“Lúc sáng thằng Kính ghé nhà mình nói chuyện gì vậy?” Chị vợ nhân dịp đó, đem cái ghế trong nhà ra ngồi cạnh chồng

“Ảnh đến nhờ mình tìm cho ảnh một cô vợ trẻ, càng trẻ càng tốt. Ai chịu gả con, ảnh chịu trả mấy chục nghìn đô”

“Con ai trong xóm mình cỡ tuổi đó?”

“Tôi chưa biết, nhưng mấy chục nghìn đô đâu phải ít. Tôi thấy tiếc quá nên còn ngần ngừ chưa định giới thiệu con ai cả” chị ta chép miệng thở ra, cố khêu gợi lòng tham của chồng

“Mình có mấy chục nghìn đô vô Chợ Nhỏ, mua căn nhà, một bên mở bán phụ tùng xe đạp, xe gắn máy, một bên bán chạp phô. Lúc đó, mấy đứa nhỏ đâu còn ăn đói mặc rách, lại được học hành đến nơi đến chốn”

“Mình không có con gái để gả cho hắn thì tìm người mà giới thiệu. Có tiếc cũng không xơ múi gì được. Tìm không ra người thì báo cho hắn biết, hắn đi nơi khác mà tìm”

Chị vợ yên lặng một lúc, rồi nói giọng cà rỡn, làm như vô tình nói cho vui “Hỏi ảnh có chịu con Quê, mình gả quách, kiếm mấy chục nghìn đô, dọn ra chợ ở. Ít năm sau, con Quê ở bên Mỹ bảo lãnh qua khỏe re. Sướng thiệt!”

Năm Cụt quả thật bị vợ phục rượu, không còn sáng suốt nên bị vợ đưa vào bẫy mà không để ý, cũng trả lời xụi lơ

“Mình chỉ có con Quê, nhưng nó chỉ mới mười sáu tuổi, chồng con gì được. Luật pháp cũng không cho phép, lạng quạng bị tù mà còn mang tiếng ham tiền mà gả con cho thằng già”

“Lúc trưa tôi có đi hỏi rồi. Mấy ông cán bộ ở xã, bày cách làm lại khai sinh, khai tuổi lớn lên, mười tám, mười chín, rồi gả chồng cho nó, làm hôn thú hợp lệ, sẽ được giấy tờ theo chồng qua Mỹ”

” Không được đâu, đừng nói bậy. Thằng Kính là bạn tôi, bây giờ làm thằng rể, còn tôi thì làm cha vợ nó. Mà nó lại già như tôi coi sao được”

Chị vợ đã nghĩ sẵn những câu để nói với chồng

“Cưới xong nó đi Mỹ liền, ai biết mà đàm tiếu. Cứ nói anh Kính gần bốn mươi thôi, có ai đi hỏi giấy tờ để biết tuổi thật đâu. Ngày trước, biết bao người cho con vượt biển, bị hải tặc hãm hiếp, chết đói, chết khát, lại bão tố làm đắm thuyền, chết trên biển biết bao nhiêu, vậy mà họ vẫn cho con đi. Mình bây giờ cho con đi bằng máy bay, qua đó có sẵn nhà cửa xe cộ… Sướng như tiên, bởi vậy tôi mới trùng trình, không muốn đưa cái lợi cho người khác. Chỉ sợ anh Kính không chịu, chê con Quê nhỏ, không đẹp. Việt kiều về Việt Nam kiếm vợ đẹp, ai dại chi mà lấy vợ xấu”.

Năm Cụt đã ngấm rượu, đầu gục qua một bên. Chị vợ kê miệng sát tai chồng

“Có chịu không thì nói cho tôi biết. Sao lại làm thinh? nói đi rồi tôi đưa vô giường ngủ”

Năm Cụt lè nhè “Để tôi ngủ, bà tính sao thì tính”

“Nhưng mà có chịu không? Cho tôi biết để mai tôi nói lại với ảnh. Anh phải nói chịu, tôi mới dám hỏi người ta. Người ta bằng lòng mà anh nói ngược lại, mất lòng người ta mà mình cũng mất toi mấy chục nghìn đô. Anh phải nói rõ cho tôi nghe. Chịu hay không?”

Năm Cụt buồn ngủ ríu mắt, trả lời lè nhè “Ừ! thì chịu. Để tôi đi ngủ” Năm Cụt lảo đảo đứng lên. Đã cụt giò còn say rượu, đố ai đi mà không ngã? Chị vợ phải dìu anh chồng say vào giường.

Chuyện con nhỏ Quê sắp lấy chồng Việt kiều được giữ kín đến nổi chính cô dâu tương lai là con Quê cũng không được biết. Nó chỉ nghe lóm rằng có người đưa tiền cho cha mẹ nó mua nhà trong Chợ Nhỏ mà thôi. Gần tới ngày cưới, má nó chỉ nói với nó “Ngày mai mày đi lấy chồng đó nha Quê”, nó nghe mà chỉ cúi gằm mặt xuống, chả nói năng gì. Người ta nói “đồng bạc đâm toạt tờ giấy” đúng thật. Mọi việc tiến hành thủ tục, giấy tờ hôn thú hợp lệ đều giao phó cả cho tờ đô la Mỹ phụ trách. Nó như lá cờ lệnh, đến cửa công sở nào thì nơi đó răm rắp thi hành, nhanh như gió. Chủ tịch xã đích thân làm khai sanh giả cho con nhỏ, rồi ký giấy xác nhận hôn thú.

Chỉ mấy hôm sau là tiệc cưới linh đình tại nhà hàng lớn nhất thành phố. Làng xã, quận huyện, tỉnh… tất cả quan chức chánh quyền, ai muốn ăn tiệc cứ cho biết tên, để tiện sắp xếp chỗ ngồi. Cô dâu như đứa con nít, đi bên lão già dịch, trông như cha con. Mặt cô dâu không vui, không buồn, được anh chồng già kẹp tay dẫn đi chào quan khách dự tiệc. Chú (lão) rể ưỡn ngực, vếch mặt lên, coi bộ hớn hở, vui mừng lắm. Quan khách dự tiệc chỉ thấy cô dâu đi bên cạnh một hình nộm làm bằng đô la Mỹ.

Bửa tiệc kéo dài tới khuya thì tan hàng. Chú rể già đưa cô dâu về khách sạn. Đến đây thì lại có vấn đề. Vấn đề quan trọng nhất của chú rể. Cô dâu nhất định không chịu. Không hiểu làm cáh nào và vào lúc nào mà con Quê mặc trong người nó đến bốn cái quần dài, thắt dây lưng chớ không phải dây thun. Lúc lên giường là nó dùng cái mền quấn quanh người, rồi hai tay giữ chặt mép mền, nó mím miệng, nghiến răng, cương quyết tử thủ. Lão thấy tấn công trực diện khó thắng đối phương, nên lão tạm thời rút lui, chờ đối phương sơ hở là tấn công liền. Lão im lặng, nằm bên cạnh giả vờ ngủ.

Con gái tuổi đó, hễ nằm xuống là ngủ say như chết. Con Quê quả thật có ngủ say. Hai tay đã buông lơi, mắt nhắm, hơi thở đều hòa. Lão rất rành về tình trạng người đã ngủ say. Muốn làm gì phải làm mạnh và nhanh. Nếu cầm nhẹ nhẹ, kéo từ từ người ngủ sẽ giật mình thức giấc. Lão kéo nhanh cái mền, con nhỏ liền lăn mình nằm ngửa ra, vẫn ngủ say. Lão thò tay nắm chặt lưng quần chỗ thắt nút, tay kia giật mạnh đầu giây. Vậy là một chiếc quần đã lỏng dây lưng. Lão lại tiếp tục đến phòng tuyến thứ hai… Thình lình con Quê tỉnh dậy. Nó co chân đạp lão một đạp, mạnh và bất ngờ, đến độ lão văng ngay xuống đất.

Nó ngồi thu lu ở góc giường, người quấn chặt chiếc mền, gục đầu lên đầu gối tiếp tục ngủ. Lão chẳng biết đối xử cách nào, cứ nằm nhìn nó mãi. Sau cùng, lão đánh thức nó dậy “Em nằm xuống ngủ đi. Anh sẽ không làm gì em cả” Con bé không nói tiếng nào, nằm xuống, co quắp như con tôm, yên lặng ngủ. Lão nghĩ đến việc sắp xếp cho cô vợ chưa xơ múi nầy, dần dần thích hợp với cuộc sống mới ở Mỹ. Kế toán bên Mỹ đã gửi tiền qua để thanh toán tiền mua nhà ngoài Chợ Nhỏ cho gia đình bên vợ, cộng thêm một số tiền để làm vốn buôn bán. Bây giờ lão lại đưa thêm tiền cho bên vợ, bắt một đường dây điện thoại để cô vợ, khi đến Mỹ, có thể gọi về với gia đình bất cứ lúc nào cô thích. Bấy giờ, việc bắt điện thoại không phải dễ dàng như sau này, phải tốn rất nhiều tiền hối lộ mới hy vọng được ưu tiên, nếu không thì đừng hòng. Sáng hôm sau, lão và vợ đến nhà cha mẹ vợ mời cả gia đình đi ăn điểm tâm. Lúc gọi xe xích lô, nó lắc đầu không chịu ngồi chung. Lão phải gọi thêm chiếc nữa.

Bây giờ, lại chứng minh một lần nữa sức mạnh của đồng tiền. Chưa đầy một tuần mà gia đình Năm Cụt đã đổi khác. Họ đã dọn qua “nhà mới” ngoài Chợ Nhỏ. Ngôi nhà đã vượt quá ước mơ của chị đàn bà quanh năm suốt tháng chỉ nghĩ đến gạo cho bữa ăn kế tiếp. Nhà lầu, mặt tiền ngay chợ, rất tiện buôn bán. Phía sau là vườn rộng với cây ăn trái và cây cảnh, lại có lối đi mở ra con hẻm bên cạnh. bọn trẻ đi học với áo quần tươm tất. Vợ chồng Năm Cụt không còn làm nghề cũ nữa, họ chưa hết ngất ngây với hạnh phúc thần tiên, như từ địa ngục bay vút lên thiên đàng. Sáng nay lại được vợ chồng thằng rể mời đi ăn điểm tâm, là món xa xỉ mà sau ngày miền Nam sập tiệm, họ không hề nghĩ đến. “Lão” chàng rể hôm đó vẫn vui vẻ với gia đình bên vợ. Cô dâu xuống xe là chạy nhào vào lòng mẹ, cười nói tự nhiên. Hai mẹ con kéo nhau vào phòng tâm sự. Không biết hai người trao đổi gì với nhau mà bà mẹ cứ nhìn chàng rể cười cười vẻ tinh quái. Có lẽ con nhỏ đã kể chuyện lúc tối ở khách sạn.

Hôm lão về Sài Gòn để lên máy bay đi Mỹ, cả gia đình vợ đều vô tiễn đưa. Cô vợ đã trở lại vẻ trẻ con, vui đùa với mấy đứa em và phe lờ lão chồng, coi như không có lão trên thế gian.

Gần một năm sau, lão lại về Việt Nam đón vợ qua Mỹ. Khi đến Mỹ, về nhà, lão chỉ cho con nhỏ phòng ngủ, chỉ cách sử dụng các phương tiện trong nhà. Lão cũng mướn một cô sinh viên, ở luôn trong nhà, làm bạn và dạy tiếng Mỹ cho nó. Tối đến, lão ngủ riêng một phòng, con nhỏ ngủ riêng một phòng. Trong nhà gồm bốn người. Lão, vợ lão, cô sinh viên và người giúp việc. Cô giúp việc đến làm một số giờ nhất định rồi ra về.

Con Quê, vợ lão thì ôm cái điện thoại gọi về Việt Nam, nói suốt ngày. Lão chẳng cần phải lịch sự kiểu Âu Mỹ, tôn trọng chuyện riêng tư người khác. Hễ con nhỏ nói điện thoại là lão cầm điện thoại trong phòng lão lên nghe trộm. Lần nào nó cũng khóc. Nó nhớ mẹ cha, nhớ em, nhớ nhà, nhớ hàng xóm… nghĩa là nó nhớ mọi thứ ở Việt Nam. Nó hỏi thăm sức khỏe của cha mẹ và các em, hỏi chuyện buôn bán của gia đình ra sao? Khi nghe mẹ nó nói chuyện làm ăn ngày càng khá thì nó cười. Nó hỏi chuyện học hành của các em, cả chuyện áo quần sách vở. Nó dặn mẹ, đừng để các em thua kém bạn bè, đừng để đứa nào khinh “nhà mình nghèo”, nó nhắc mẹ nó mua đồ nhắm cho ba nó mỗi buổi chiều, nhưng đừng mua nhiều rượu “Ba uống nhiều rượu dễ sinh bịnh”.

Mẹ nó nói chuyện xong thì đưa điện thoại cho lũ em nói chuyện với chị. Tụi nhỏ dành điện thoại, cãi cọ, gây gỗ nhau. Con nhỏ hỏi chuyện học hành

“Tụi bây học dở, thua bọn hàng xóm, tao không đánh được tụi bây nhưng tao sẽ khóc” Nó có hỏi chúng có được mẹ cho tiền ăn quà rong không?

“Lúc trước tao thèm cây kẹo mà không có tiền mua, bây giờ tụi bây cứ ăn đủ thứ giùm tao. Nhưng nhớ học, chớ đừng ham chơi. Tao qua bên này là vì cha mẹ, vì tụi bây. Tao ở đây rất buồn, đừng để tao buồn thêm, tao khóc, người ta biết.”

Đại khái là ngày nào nó cũng gọi về nhà, cũng chừng đó hỏi thăm, cũng khóc, đến độ lão chán, chẳng cần nghe trộm nữa. Ấy vậy mà khi ra khỏi phòng, tuy hai mắt sưng húp nhưng mặt nó tỉnh bơ, lạnh tanh như không hề khóc bao giờ.

Hơn sáu tháng sau nó mới bớt khóc vì nhớ nhà. Nhờ ăn uống đầy đủ, lại ở trong bóng mát nên chỉ một năm sau, con nhỏ trổ mã, thành một cô gái cao lớn đẹp rực rỡ. Lão phục con mắt của mình, đã nhìn thấy những nét tuyệt vời, tiềm ẩn trong con nhỏ, từ khi nó còn lem luốc, gầy gò. Mắt nó hơi xếch, đen láy, sâu thẫm với hàng lông mày đậm và tia nhìn hoang dã, dữ tợn. Mũi thanh tú nhưng miệng nó như mím lại vẻ bí ẩn. Thân hình nó phát triển gọn ghẽ, chắc nịch với những bước đi uyển chuyển, nhẹ nhàng như con báo trong rừng hoang. Bạn có thấy các cô người mẫu thời trang chưa? Các cô này mỗi khi trình diễn, thường đi kiểu hai chân bước tréo nhau, mặt như tượng gỗ, không cảm giác, không hề cười, không nhìn ai. Người ta bảo, mục đích cho khán giả không nhìn cô ta mà chỉ chú ý đến áo quần cô đang mặc mà thôi. Con nhỏ này, đương nhiên đẹp hơn các cô người mẫu dù không son phấn, nó có điểm giống là không thèm nhìn lão bao giờ, coi lão như người vô hình. Nhưng lão thì thường xuyên ngắm nó, dù chỉ ngắm trộm. Lão như biết tường tận từng phân vuông thân thể nó, phát triển mỗi ngày thế nào. Chỉ cần nhìn mái tóc dài buông trên đôi vai tròn, nhìn gương mặt, là lão thấy rõ (dưới lớp vải) làn da trắng nõn như trứng gà bóc, và đồi ngực tròn như hai trái cam. Biết rõ hai đùi dài, thon, mịn và thơm mùi trinh nữ… Nghĩa là lão đang biết mình đang có một đóa hồng hàm tiếu, đang vươn từng cánh hoa, đón ánh nắng mai rực rỡ, ấm áp.

Đến đây, thì chúng ta không thể gọi cô gái đó là”con nhỏ”, “con bé” hay “nó” một cách xách mé nữa mà phải gọi là cô Quế, chứ không phải Quê, mặc dù trên giấy tờ tiếng Mỹ chỉ ghi chữ “Que”. Lão ít khi trò chuyện với cô Quế, cần gì lão nói với cô sinh viên dạy Anh văn, chuyển lời đến cô ta. Khi đi chơi đây đó hay mua sắm, lão đưa đến nơi và bình thản đi sau, cách cô sinh viên với cô Quế một quãng xa. Một lần cao hứng, lão bảo cô sinh viên trang điểm, chưng diện cho cô Quế, rồi đưa cô đến nhà hàng của lão.

Mới bước vào nhà hàng là mọi con mắt đổ dồn về phía cô, vừa thán phục vừa kinh ngạc, chỉ thiếu điều mọi người đều quỳ xuống để đón một nữ hoàng. Cô nổi bật bên cô sinh viên, lộng lẫy trong ánh đèn màu, mặt vênh lên, mắt nhìn thẳng, mày cau lại vẻ miệt thị. Lão xoa tay, mỉm cười thú vị. Lão có một viên ngọc quý, vô giá theo con mắt của lão.

Trong nhà, nhờ có cô sinh viên làm bạn nên dần dà cô Quế chịu nói chuyện và cười vui khi xem chương trình ca nhạc Việt Nam. Thỉnh thoảng trong bữa ăn ở nhà, cô có đối đáp chút ít với lão. Rồi lão tập cho cô Quế lái xe, đưa đi thi lấy bằng. Lão mua cho cô một chiếc xe mới tinh, chụp mấy tấm hình cô đứng bên chiếc xe để cô gửi về gia đình.

Nhân một lần cô sinh viên xin nghỉ vài hôm, lão đích thân dọn bữa ăn tối ra cho hai người, lão và cô Quế. Trong ly nước ngọt của cô, lão bỏ vào một viên thuốc an thần.

Đến khuya, lão sang phòng cô. Lão mở đèn ngủ. Ánh đèn mờ ảo như cảnh thiên thai. Cô đang ngủ say, hơi thở đều hòa. Lão đến ngồi cạnh cô, cúi xuống cởi quần áo cô… Rồi lão đến ngồi vào ghế bành, bên giường cô.

Lão chỉ ngồi ngắm cô, lão nhìn từ sợi tóc cho đến ngón chân của cô. Thỉnh thoảng cô Quế trở mình, nhưng lão không sợ vì lão biết thuốc vẫn còn tác dụng, và với mỗi thế nằm, thân thể cô đều đẹp một cách riêng. Gần như suốt đêm, lão ngồi bất động, chỉ để ngắm cô. Đến gần sáng, lão đứng lên, cúi xuống hôn lên trán cô Quế, mặc lại quần áo cho cô, tắt đèn. Khi lão vừa bước ra khỏi phòng, khép cửa lại thì cô Quế dụi tay lên chùi mặt, có lẽ là nước mắt. Nước mắt của lão hay của cô? Chỉ có cô biết được mà thôi.

Cô Quế dậy muộn. Người làm đến, dọn sẵn bữa ăn sáng rồi rút vào bếp. Trong lúc điểm tâm, lão nói với cô

“Ít lâu nữa, chị sinh viên sẽ đưa em đi làm thẻ xanh. Từ khi làm hôn thú với anh đến nay, đã đủ thời gian để em có quyền ly dị anh mà không bị trả về Việt Nam. Anh dự định sẽ đưa em ra ngồi kết, nghĩa là thu tiền cho nhà hàng của chúng ta. Mục đích cho em quen việc quản lý tiền bạc, quản lý người làm và có dịp tiếp xúc với mọi người.

Em đẹp, chắc chắn sẽ có nhiều người si mê em. Anh chỉ xin em hai điều. Khi em để ý thương yêu ai, em cho anh biết. Anh sẽ tìm hiểu tư cách tánh tình, hoàn cảnh của người đó, nếu thấy không có gì quá đáng, em sẽ tiếp tục giao thiệp và nếu em muốn thì anh và em sẽ làm thủ tục ly dị, và em cùng người đó tiến tới hôn nhân. Anh sẽ chia cho em một nhà hàng nào mà em thích, để em làm vốn sinh sống, không phải lệ thuộc vào chồng. Điều thứ hai là sau khi lập gia đình, thỉnh thoảng em ghé về đây ít phút cho anh thăm. Như vậy, tuần sau, buổi tối, em ra ngồi thu tiền, chị sinh viên sẽ phụ với em. Mọi người ở đây, chỉ biết em là em gái của anh mà thôi. Chẳng ai biết được gì khác về em”

Và lão cười pha trò một cách vô duyên “Khi em xa anh, em có gia đình thì việc gởi tiền về cho gia đình em, em sẽ phải nhớ, nhiệm vụ đó không còn là của anh nữa”

Cô Quế ngừng ăn, mặt lạnh tanh nhìn lão, bình tĩnh như đang nghe kể về chuyện một người nào khác. Cô không nói gì, và lão cũng không nói thêm.

Thế là từ đó, cô Quế ra ngồi thu tiền ở nhà hàng. Thường thì nhà hàng ca nhạc, khiêu vũ nào cũng để đèn mờ, duy chỗ cô thu ngân lúc nào cũng sáng, thế nên cô Quế nổi bật, lộng lẫy với gương mặt liêu trai với một chút u sầu đông phương. Đứng xa, cứ tưởng là một bức tranh tiên nữ huyền ảo.

Chỉ ít lâu sau, mọi người đồn đãi nhau về cô thu ngân, rồi kéo đến nhà hàng để chiêm ngưỡng cô. Lão có ba nhà hàng, cô Quế không ngồi kết ở nhà hàng nào nhất định, khiến cho lũ đàn ông con trai, cứ chạy lòng vòng, còn lão thì mặc sức mà lên giá. Nhưng những con thiêu thân, khi đã say mê người đẹp rồi thì cứ chen nhau đưa đầu cho lão chém.

Thật ra, họ đến chiêm ngưỡng cô hơn là tán tỉnh, vì có ai nói gì với cô, cô cũng không trả lời, mà chỉ gật đầu hay lắc đầu và kèm theo một tia nhìn bình thường với nụ cười xã giao mà thôi. Ánh mắt của cô long lanh đẹp lạ lùng, khiến quả tim thằng đàn ông nhũn ra, tưởng như nụ cười đó, ánh mắt đó, chỉ dành riêng cho gã mà thôi.

Những đêm cuối tuần, nhà hàng mở cửa đến gần sáng, vậy mà cô cũng thức khuya cho đến khi người quản lý báo cáo số thu trong ngày, và bao giờ hắn cũng kết luận “Hễ có cô Quế ngồi kết thì khách vào rất đông” Cô ngồi cạnh lão, nghe thế chỉ mỉm cười. Lão biết cô chú ý đến số thu vì đó là thú vui của cô, giống như người chơi thể thao, muốn biết thành tích của mình chứ không phải ham tiền. Từ trước tới giờ, cô không để ý đến tiền bạc hay biết trị giá đồng đô la so với tiền Việt Nam ra sao.

Lão vẫn đối xử với cô Quế như với cô sinh viên, không bao giờ có cử chỉ hay lời nói khác thường. Dần dà cô Quế đã bớt im lặng, đôi khi còn chuyện trò, cười đùa với lão một cách tự nhiên. Những buổi tối không đến nhà hàng, sau bữa ăn cả nhà ngồi ở phòng khách xem chương trình ca nhạc Việt Nam. Trên ghế sô pha đối diện với máy truyền hình, cô ngồi giữa, cô sinh viên một bên, lão một bên. Nhiều lúc cô tựa đầu vào vai lão như đứa trẻ lười biếng, có khi buồn ngủ quá cô nằm xuống gối đầu lên đùi lão, cố nhướng mắt xem, nhưng chỉ một lúc là cô ngủ say. Thế là buổi thưởng thức video ca nhạc phải chấm dứt, mai xem tiếp, vì băng ca nhạc mở ra là cho cô Quế xem. Thế rồi có một chuyện xảy ra. 

Hôm đó vào khoảng bảy, tám giờ tối ở nhà hàng. Cô Quế vẫn ngồi kết như thường lệ, khách khứa chưa đông bao nhiêu. Lão ra dấu cho cô tiếp viên, cô ấy gật đầu. Lão ra xe, cô tiếp viên cũng theo ngã sau nổ máy xe chạy theo xe lão. Chuyện này thỉnh thoảng cứ xảy ra, ai cũng coi bình thường vì họ cần lấy thêm hàng hay vật thực cho nhà hàng. Nhưng lần này cô Quế giao việc cho cô sinh viên rồi ra xe chạy theo cô tiếp viên.

Lão lái xe về nhà, mở cửa vào phòng mình, cô tiếp viên cũng đưa xe vào sân, xuống xe đi vào theo lão.. Nhưng khi cô tiếp viên sắp bước vào phòng lão thì bị một bàn tay giữ lại. Cô tiếp viên giật mình quay nhìn. Cô Quế đưa cho cô ta hai tờ trăm đô và ra dấu đi ra. Diễn biến bất ngờ đến độ lão chưa kịp hiểu thì đã bị cô Quế ném cho hai chiếc giày vào người. Cô ném mạnh đến độ, chiếc giày va vào mặt lão còn văng vào chiếc đèn bàn vỡ loảng xoảng.

Ném xong hai chiếc giày, cô Quế vào phòng mình đóng cửa lại. Lão chạy theo nhưng cửa đã khóa. Lão lúng túng nói vọng vào

“Anh xin lỗi em! Anh chỉ qua đường khi cần mà thôi. Anh ăn bánh trả tiền. Cô ta chẳng phải là gì của anh cả. Anh và em có ly dị, cô ta cũng chẳng được chia phần. Mở cửa cho anh vào, anh xin lỗi em!”

Cô vẫn im lặng. Lão cố lắng nghe, hình như có tiếng động mà lão đoán không ra, giống như tiếng sịt mũi nho nhỏ rồi tiếng sột soạt của tờ giấy hay gì đấy. Và tiếng nói lao xao, tiếng cười, tiếng nhạc nổi lên. Lão biết cô đã mở TV. Cô không thèm nghe lão nói.

Từ hôm đó, trong nhà không khí trở nên nặng nề. Cô ít khi chuyện trò, cứ ở riết trong phòng. Cô cũng không ra nhà hàng ngồi kết nữa. Còn lão thì khuya nào về, cũng mang rượu ra ngồi uống một mình trong phòng khách. Lão ngồi dựa ngửa, chân gác lên cái bàn nhỏ, vừa uống rượu vừa xem TV. Trước đây, thời còn trong nhà binh ở Việt Nam, lão là tay uống rượu mạnh có tiếng. Càng uống, lão càng lầm lì chứ không say. Từ khi qua Mỹ, lão bỏ rượu, nay uống rượu trở lại.

Một lần, lão uống quá nhiều rượu, đến độ đi về phòng không vững, cứ ngã vào vách rầm rầm. Khi lăn được lên giường là lão chẳng còn biết trời trăng gì nữa.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, lão giật mình thấy cô Quế nằm bên cạnh, một tay gác lên người lão, đầu dụi vào ngực lão, ngủ say.


Phạm Thành Châu

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Nov/2022 lúc 3:08am

Xe ngựa


(Nguồn: https://baotreonline.com/van-hoc/phiem/xe-ngua.baotre)

Ngựa bên Tây, ngựa bên Tàu. Cỡi ngựa chém giết nhau hàng mấy ngàn năm. Vó ngựa Xích Thố của Quan Vân Trường, vó ngựa Hung Nô. Bên Hoa Kỳ, miền Viễn Tây có nhiều ngựa cho mấy tay cao bồi cỡi để chăn bò.

Ngựa đã đẻ ra cái quần jean. Mà Bake 75 gọi là quần bò!

Nhiều hơn nữa là ngựa, là con mã trên bàn cờ tướng, Tấn công lợi hại với pháo đầu mã đội. Hay phòng thủ là bình phong mã.

Hồi xưa nhà giàu mua ngựa về để chạy tới chạy lui. Muốn con vợ hơi ‘phì nhiêu’ đi theo ăn đám thì cần xe song mã. Ðiền chủ cầm ba toong, đội mũ nỉ, mặc đồ Tây, hút ông vố, ngồi coi bảnh tỏn lắm.

Hoàng gia Anh sống đi xe ngựa; băng hà cũng đi xe ngựa cho nó sang. Lóc cóc hộ tống theo sau xe 6 ngựa chỉ chở 4 người là đám kỵ mã mình người nhưng đầu chim (nghĩa đen).

Còn ở nước ta, thế kỷ 19, thực dân Pháp đã đưa ngựa qua Ðông Dương để chở lính, quân trang, quân dụng. Lính đi bộ. Sĩ quan được cỡi ngựa,

Xe%20ngựa%20Hoàng%20gia%20Châu%20Âu%20có%20gì%20bí%20mật?

Xe ngựa Hoàng gia trước Cung điện Westminster – nguồn Daily Mail  

Chuyện rằng: Ðại úy Thủy quân Barber đóng tại chùa Khải Tường. Chiều tối ngày mùng 6, tháng Chạp, năm 1860, trúng mỹ nhân kế, Barber cỡi ngựa ra khỏi đồn. Nghĩa quân Trương Ðịnh phục kích dùng giáo đâm, ngựa ngã quỵ. Nghĩa quân giết chết rồi cắt luôn thủ cấp cùng hai cái cầu vai có gắn lon ba khoanh của Barber.

Bên dân sự, các quan chức cao cấp của thực dân Pháp có xe song mã 4 bánh, hai ngựa kéo, đi cho nó oai.

Còn người Việt nghèo, chế xe một con ngựa chở khách và hàng hoá để sanh nhai chớ không có chạy đi chơi.

Có người gọi xe ngựa là xe thổ mộ. Vì cái mui xe khum khum giống hình cái mộ. Diễu dở! Khách đi xe ngựa sợ ngựa bất ngờ nổi điên, lồng lên làm sứt càng gãy gọng, sợ u đầu sứt trán, sợ chết. Hổng lẽ chui vô cái thùng xe là chui vô cái mộ? Lên xe là đi vào chỗ chết hay sao?

Rồi có người lại nói ‘thổ mộ’ là đọc trại từ ‘thảo mã’ hay ‘thụ mã’ theo tiếng Quảng Ðông. Nói vậy không biết phải hay không? Vì cái âm ‘thổ mộ’ cách cái âm ‘thảo mã, thụ mã’ chừng ba cây số.

Xe hơi chạy bằng hơi. Xe bò kéo bằng bò. Xe trâu kéo bằng trâu. Xe ngựa là do ngựa kéo. Tên gì dễ hiểu mình xài. Rườm rà hoa lá cành làm chi cho nó mất thời giờ. Cớ sao phải tự làm khó mình gọi là xe thổ mộ? Thay vì  ‘xà ích’ (sais) tiếng Nam Dương gì đó, thì gọi là đánh xe ngựa. Gọi là đánh xe ngựa vì phải có cái roi đánh ngựa, ngựa mới chạy.

(Hồi nhỏ tắm rạch, quậy đùng đùng sình dậy đục nước. Ông Ngoại rút cái roi đánh ngựa giắt trên vách. Ở truồng nhong nhỏng, leo lên bờ chạy tóe khói!) Từ chữ đánh xe ngựa mới có chữ đánh xe. Cho dù xe không cần đánh, nó cũng chạy.

Ảnh%20hiếm%20có%20về%20kỵ%20binh%20tại%20Việt%20Nam%20qua%20các%20thời%20kỳ%20từ%20xưa%20đến%20nay

Kỵ binh và những cỗ xe ngựa Hoàng gia thời vua Nguyễn. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế.

Dân Ðức Hòa, Long An chuyên nghề nuôi ngựa cho Trường đua Phú Thọ Sài Gòn. Ngựa già, đua không lợi ai, dạt ra về kéo xe cho tới chết. Khổ vậy, nên có thành ngữ  ‘làm thân trâu ngựa’.

Kéo xe, hai mắt ngựa có hai miếng da che hai bên. Ðể ngựa thẳng một đàng mà lóc cóc. Liếc dọc, liếc ngang ít ít thì bị chửi là đồ ngựa. Liếc dọc, liếc ngang nhiều nhiều thì bị chửi là đồ ngựa bà?!

Bộ yên lưng bằng da, hai quai lồng vào hai càng xe đặt hai bên vai ngựa. Sợi yên lưng còn lồng vào đuôi ngựa đội khi xuống dốc phải giựt lại như cái thắng để kềm ngựa. Không có nó, có ngày xuống mương cả đám. Móng ngựa khỏ lóc cóc trên mặt đường hòa với tiếng lục lạc đeo trước đầu ngựa cộng với tiếng “họ, họ” của ông đánh ngựa tạo thành một bản nhạc vui tai. Vừa đi xe ngựa vừa nghe nhạc sống.

Hai bánh, bằng gỗ giáng hương cho cứng, (mỗi bánh có 12 căm), niềng sắt, tròng lớp vỏ cao su cắt ra từ vỏ xe hơi. Thùng xe bằng gỗ mít. Mỗi bên có ba cửa sổ, dài 1.18m, ngang 0.85m, cao 1m. Thùng xe đặt trên hai gọng dài 2.7m, vít cứng lên trên bộ nhíp thép bốn lá (bốn trên bốn dưới) hình trái khế (ô-van).

Phía đầu thùng xe, hai bên là cặp tai đèn. Hai cái vè chở hàng bằng gỗ bề ngang hơn tấc tay, uốn lượn như dợn sóng. Trên cùng là cái mui uốn cong, lợp thiếc nhô ra tới nửa thân xe tính từ đầu con ngựa.

Xe%20thổ%20mộ,%20phương%20tiện%20giao%20thông%20vang%20bóng%20quen%20thuộc%20của%20người%20Miền%20Nam%20%20xưa


Xe ngựa trước Chợ Bến Thành – nguồn vntrip

Khách ngồi đâu mặt nhau trên chiếc chiếu bông. Chân co về một phía. Guốc dép máng ở hai cọc sắt phía sau hai góc thùng xe. Vắng, khách ngồi thòng chân ở phía có bàn đạp lên, xuống để giữ xe được cân bằng,

Tóm lại ngựa là cái máy kéo rất mạnh, có ‘bugi’ bự nhứt. Sau nầy, chế ra được chiếc xe hơi, người ta cũng căn vào sức ngựa tính máy xe mạnh hay yếu qua đơn vị mã lực. Máy xe ngựa không chạy bằng xăng, máy chạy bằng cỏ. Hừng đông lóc cóc hàng bông Hóc Môn, Bà Ðiểm vào mấy cái chợ ở Sài Gòn.

Chiều về dắt ngựa đẫm mồ hôi ra Bến tắm ngựa. Gần Bến tắm ngựa, có một cái động nhền nhện phục vụ mấy anh chạy xe ngựa. (Nó giống như gần cái bến xe là có cái động vậy). Vợ hỏi ông đi đâu? Tui đi tắm ngựa là xong ngay. Chửi đồ ‘đ… ngựa’ có phải từ đó mà ra?

Hồi tui còn nhỏ, từ Ngã ba Trung Lương vô chợ Mỹ Tho, đường dài chưa tới 5 cây số, có ông Bảy đánh xe ngựa chạy mỗi ngày. Khoảng năm 1957, tui học lớp năm trường tiểu học Trung An ngang Lộ Vòng Lớn, còn gọi là Lộ Dừa. Tan học, trên đường về, tui thấy xe ngựa của ông Bảy chạy. Dưới cái nóng gay gắt lóa mắt  miền nhiệt đới, nhựa đường như muốn chảy ra, nhịp ngựa vẫn lóc cóc, xe nhịp đằm khơi. Ðôi khi, tui ước ao ông Bảy cho tui quá giang. Nhưng dễ gì! Tui đi bộ dọc lề đường, lượm trái dái ngựa rụng nứt hai, bỏ vô cặp đệm về cho Má nấu cơm.

60 năm trôi qua. Trần gian chớp mắt bao nhiêu mộng. Má tui mất rồi. Tui mất nước, tha hương. Quê nhà bên kia biển. Hình ảnh chiếc xe ngựa, tiếng lóc cóc của 4 móng ngựa khỏ nhịp xuống mặt đường, đêm mơ lại dắt tui về với Má!


Đoàn Xuân Thu



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Nov/2022 lúc 3:13am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2022 lúc 8:52am

Cám ơn áo dài

Ao%20Dai%20Vietnam%20.model:%20Xuan%20Van,%20Photo%20Duong%20Quoc%20Dinh.%20Photographer%20duong%20%20quoc%20dinh

Chị Bông đang trong phòng thay đồ. Anh Bông ở ngoài giục giã:

– Bà nhanh lên, đi dự tiệc Tạ Ơn nhưng tôi Tạ Ơn bà trước đấy.

– Món xôi vò em đã làm xong, bây giờ phải cho em diện một tí chứ.

Chị Bông bước ra, đủng đỉnh giày cao với chiếc áo dài chấm gót và khăn quàng trên vai làm anh Bông ngạc nhiên:

– Ði đến nhà người em ở gần đây 5 phút lái xe ăn bữa tiệc Tạ Ơn gia đình với nhau mà bà cũng khăn áo rườm rà như đại tiệc thế, hả? Tôi tưởng sau cú ngã phải đi bác sĩ khám chụp đủ kiểu và vết sẹo còn ghi dấu ấn trên trán bà đã tởn rồi chứ. Hôm nay lại giày cao, lại áo quần lướt thướt ai bảo đảm bà không vấp ngã lần nữa, ?

– Ừ…em cũng sợ ngã lắm, nhưng…

Anh Bông ngắt ngang để bắt bẻ:

– Bà đã thề là không bao giờ mặc áo dài, ăn mặc càng gọn gàng đơn giản càng an toàn cho tuổi già kia mà?

– Nhưng hôm nay em hối hận… bẻ gãy lời thề, em muốn mặc áo dài.

Chị Bông kể lể:

– Hôm qua em đi chợ Costco thấy một bà cỡ tuổi em diện chiếc áo dài màu xanh ve chai thật đẹp, thướt tha đi chợ, em linh cảm gặp người “tri kỷ” người cũng mê áo dài như em. Nàng diện áo dài đi chợ khơi khơi chắc cho…đỡ ghiền và cho thiên hạ ngắm chơi, nên tội gì em phải từ bỏ áo dài chứ. Hôm nay em cũng diện áo dài đến nhà em dâu ăn cỗ Tạ Ơn cho trang trọng và…còn một lý do, chốc nữa anh sẽ biết…

Chị Bông nói tiếp ý nghĩ của mình:

– Chưa bao giờ áo dài quyến rũ chị em phụ nữ Việt Nam như bây giờ, từ trong nước đến hải ngoại, bà nào cô nào cũng thích diện áo dài. Em không muốn là người ngoài hành tinh không biết gì.

Anh Bông phê phán:

– Ðồng ý áo dài đang lên ngôi thời trang hot nhất hiện nay. Tôi thấy bà thường xuyên lên net xem hình các cô thiếu nữ người mẫu Việt Nam mặc áo dài. Người ta tuổi trẻ và xinh đẹp dáng người cao ráo chuẩn đủ ba vòng, bà tuổi đời đáng mẹ chồng chúng nó mà cứ đòi may mặc những kiểu áo giống người mẫu là thế nào?

Chị Bông chống chế:

– Em muốn tìm lại cảm giác ngày xưa thuở đôi mươi trong chiếc áo dài thôi mà. Này nhé, áo dài em mặc suốt thời học sinh trung học, mặc thời thiếu nữ, mặc áo cô dâu, mặc khi cỗ bàn, hội hè…chiếc áo dài theo người phụ nữ Việt Nam cả cuộc đời.

– Biết công dụng của áo dài rồi. Tôi xin bà cẩn thận khi mặc áo dài đừng cử động mạnh hay ăn no kẻo…r ách áo nha.

Chị Bông tự tin:

– Anh khỏi lo, Em tính kỹ rồi, may áo dài bằng loại lụa mềm mỏng co dãn nên thoải mái lắm chẳng hề lo “rách” áo.


Năm ngoái cô em dâu về chơi Việt Nam chị Bông đã gởi mẫu áo, số đo và dặn dò em dâu chọn màu sắc, mình vải để may mấy bộ áo dài. Thế mà khi nhận áo vẫn chưa vừa ý, phải sửa lại đôi chút. Sau đó nhân dịp đi California chị Bông đã ra khu Phước Lộc Thọ vào cửa hàng áo dài mặc thử, nhiều cái vừa vặn cứ như là cô thợ may nào đó may riêng áo cho mình. Chị Bông thích quá mua liền 5 cái áo, đủ loại màu sắc bông hoa ưng ý. Với “đống” áo dài này chị Bông chưa biết sẽ mặc vào dịp nào cho hết?

Chị Bông liền nảy ra ý định mặc tất cả các áo dài của mình để làm một bộ ảnh kỷ niệm và nhất là để khoe bạn bè, chị mặc chiếc áo dài chấm đất, guốc cao bước ra vườn để chụp hình, bước thế nào mà vấp ngã như trời giáng ngay thềm sân patio. Bị đau đớn, bị chồng cằn nhằn thế là chị Bông đã thề từ bỏ giấc mộng mặc áo dài cho đến ngày hôm nay.

                                                                                                 …

Anh Bông bưng khay xôi vò, chị Bông theo chồng ra xe, một tay vén tà áo cho khỏi vướng bước chân, chẳng may mà ngã cú nữa chắc phải lặp lại lời thề quá. Chị Bông thủ thỉ với chồng:

– Em cầu mong ai mời em đi đám cưới đám tiệc thật nhiều để em diện hết mớ áo dài trong tủ của em, áo hàng hiệu “Made in Vietnam” và hàng hiệu “PLT” anh ạ.

Anh Bông ngạc nhiên:

– Áo dài bà nhờ may bên Vietnam thì tôi biết rồi, cả công lẫn vải mấy chục đô một bộ rẻ rề nhưng tôi chưa nghe hàng hiệu PLT bao giờ. Nổi tiếng lắm hả? chắc cũng phải mấy trăm đô một bộ?

Chị Bông giải thích:

– PLT là “Phước Lộc Thọ” đó anh. Áo dài loại may sẵn hàng chợ trong khu Phước Lộc Thọ $9.99 một cái, không phải rẻ rề mà rẻ bèo luôn, mặc xong vài lần chán chê bỏ cũng không tiếc.

– Thì ra thế… Ừ, thì cũng có “tên tuổi” là Phước Lộc Thọ cũng là “ hiệu” PLT như bao nhiêu hàng hiệu khác.

Ðến nhà người em, bàn tiệc Tạ Ơn đã bày biện sẵn sàng, con gà tây mới ra lò nướng vàng nằm trong khay, tô súp măng cua mới múc ra nóng hổi, bây giờ thêm món xôi vò nhà chị Bông. Năm nào cũng thế, ngoài món gà tây Tạ Ơn luôn kèm theo mấy món ăn Việt Nam cho phong phú. Em dâu ngắm chị Bông từ đầu tới chân và khen:

– Chị mặc áo dài bàn tiệc Tạ Ơn năm nay long trọng thêm đó

Anh Bông đáp thay cho vợ:

– Bà ấy có nhiều áo dài mà chưa có cơ hội diện nên nhân dịp lễ Tạ Ơn là khoe ngay

Chị Bông đáp lời chồng:

– Hôm nay em mặc áo dài là có chủ đích đàng hoàng chứ không chỉ để khoe đâu. Này nhé, lễ Tạ Ơn năm nào chúng ta cũng ăn tiệc và tạ ơn đủ thứ đủ kiểu trên đất Mỹ mà em chưa bao giờ nói lời cám ơn chiếc áo dài Việt Nam, tấm áo đi liền với phụ nữ Việt Nam cả đời.

Em dâu reo lên vui vẻ:

– Chị nói đúng quá, thế mà bấy lâu em không nghĩ ra. Phải cám ơn áo dài, người phụ nữ mặc áo dài là hình ảnh thân thương của quê hương của dân tộc Việt Nam mà. Ðể em vào thay áo dài cho đồng điệu với chị. Hai chiếc áo dài chị em mình sẽ làm cho bữa tiệc Tạ Ơn chiều nay thêm đặc biệt.

Em dâu hớn hở vào thay áo và trở ra với chiếc áo dài xinh xinh tha thướt. Chị Bông hào hứng:

– Nào chúng ta cùng nâng ly cám ơn áo dài. Hai chị em mình sẽ chụp nhiều hình làm kỷ niệm nhé.

Hai chị em đứng cạnh nhau, nghiêng đầu vào nhau và cùng mỉm cười làm dáng khi mấy iPhone giơ lên sẵn sàng chụp hình.

Cám ơn áo dài Việt Nam. Cám ơn phụ nữ Việt Nam mặc chiếc áo dài quê hương dù ở bất cứ nơi đâu, quê nhà hay nơi quê người.

Cả nhà cùng vỗ tay tán thưởng và vui theo.

Chị Bông nói với anh Bông:

– Mai mốt em sẽ mặc áo dài đi chợ Costco nữa cơ, để mong gặp lại chị mặc áo dài màu xanh ve chai hôm nọ, em sẽ làm quen và rủ chị ấy lập hội “Những người phụ nữ Việt Nam yêu áo dài” và chúng em sẽ có nhiều lý do để mặc áo dài, khi gặp gỡ, khi đi chơi cùng nhau. Những màu sắc áo dài, những tà áo dài sẽ tung bay như hoa bướm làm đẹp cho mình, làm đẹp cho cuộc sống,

Thấy vợ vui anh Bông cũng vui:

– Tôi thì cám ơn nước Mỹ cho chúng ta cuộc sống thoải mái vật chất và tinh thần nên quý bà có thừa điều kiện tha hồ ăn diện bất kể tuổi tác. Cám ơn bà. Cám ơn áo dài của tất cả quý bà trên thế gian này..

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2022 lúc 1:05pm

Lịch%20trình%20khám%20phá%20Vĩnh%20Long%20trong%202%20ngày%20-%20Địa%20điểm%20du%20lịch

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Nov/2022 lúc 1:08pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Dec/2022 lúc 9:53pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Dec/2022 lúc 12:02pm

Giàu Nghèo Gì Cũng Khóc!




Huỳnh Chiếu Đẳng (Quán ven đường)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.416 seconds.