Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2020 lúc 10:04am

CŨNG TẠI CON "CÔ RÔ NÀ".




 Phóng xe cái vèo từ ngoài lộ dông thẳng vô sân nhà, thằng Hải đạp cái thắng xe thật mạnh khiến bánh xe kéo dài một vệt đen ngòm trên nền xi măng và bốc mùi khét lẹt.

 Đang ngồi chọn mấy cái áo dài ra ngắm nghía để mặc trong ngày cưới của sấp nhỏ ở nhà, nghe tiếng xe thắng gấp trước sân bà Năm hoảng vía la lên:

  -Chèn ơi , ai mà chạy xe gì như ăn cướp (dậy) bây, chạy ẩu đụng người ta là mang họa đó nghe mấy đứa.

 Nói xong câu nọ bà Năm nheo mắt nhìn ra sân, thấy thằng Hải đi lẹ vô nhà với gương mặt quạu đeo, bà chưa kịp rầy thì đã nghe thằng Hải lên tiếng càm ràm:

 -Kiểu này tía má làm tui tiêu tùng luôn rồi, cũng tại tía má hết ráo, đã nói qua năm đi cho thong thả, ngày dài tháng rộng có phải khỏe không, một hai phải làm liền trong Tết mới chịu, thiệt rầu thúi ruột luôn (dậy) đó.


 Đang vui mừng trong bụng vì còn ít hôm nữa là con Mén về làm dâu cho mình rồi, giờ nghe thằng Hải quạu quọ trách móc bà chưng hửng không biết việc gì xảy ra khiến nó không vui, bà Năm cất tiếng hỏi:

 -Cái thằng này, bây làm cái giống ôn gì mà mặt lớn mặt nhỏ với tao (dậy), thì tía bây ổng nói cưới (dợ) phải cưới liền tay, con Mén nó (dề) sớm (dới) nhà mình phải (dui dẻ) hông, bây cà rịch cà tang thằng Sơn con ông Tám Quận nó (dớt) con nhỏ thì bây treo mỏ luôn chứ ở đó mà cằn nhằn.

Chẳng những "liều thuốc" bà năm mới "chích" cho thằng Hải không khiến nó nguội lại, mà còn khiến nó giận thêm hơn nó nói :

  -Cuối tuần này má coi cái đám cưới của tui (dới) con Mén có con ma nào nó dám tới dự không cho biết.

Bà Năm lấy làm lạ bà hỏi gặng lại thằng Hải :

 -Bây nói giả ngộ ghê, tao nghe không lọt lổ tai chút nào, trong ấp này biết bao người làm đám cưới tao có bỏ ai bao giờ, thậm chí mưa gió bão bùng má cũng có mặt, tới phiên bây họ cũng đi trả lễ (dậy) mới đúng đạo lý chứ, mần sao có chuyện đó bây ơi!

 Nói xong bà đưa cho thằng Hải ly nước mưa mát lạnh bà mới múc trong cái lu da lươn nằm bên hàng ba, bà nói:

 -Nước mát nè, uống (dô) cho hạ hỏa đi ông con, rồi bình tĩnh nói tui nghe chuyện gì mà "Ông" quýnh quáng thấy ớn (dậy).


Hớp xong ly nước mưa, cái lạnh nó thấm từng thớ thịt khiến Hải cảm thấy hạ nhiệt trong người, nó bèn thanh minh với bà Năm:


 -Hổm rày ngoài chợ, rồi trên đài họ phát thanh ra rả cái (dụ) dịch cúm (Cô rô nà) má hổng biết hả, nghe đâu tỉnh Vũ Hán gì đó ở bên Tàu có dịch bịnh hoành hành ghê lắm, mấy ngàn người nhiễm bịnh (dà) trăm mấy người đi "Bán muối" rồi đó.

Bà Năm nghe Hải nói vậy bà bèn nói:

- Ối cảm cúm thiếu gì người bị con ơi, hồi đó tao bị cảm, tía bây chay u ra chợ mua "A cô Đin" cho má uống (dô) (dài diên) là khỏe re, sau này có thuốc Panadol gì đó uống cũng được lắm đó đa. Rồi bây nói ai đi bán muối, gì mà cả trăm người dữ (dậy),muối rẻ rề mắc gì cả đám đi bán một lượt ai đâu mà mua, còn nhà  tao hết muối hả, tao sề ra chỗ quán bà ba đầu xóm thiếu cha gì.

Nghe bà Năm nói kiểu thật thà khiến thằng Hải quên giận cười khanh khách, nó nói:

 -Má ơi là má, tui nói đi "Bán muối" là chết đó, là "Đi thăm ông bà ông (dãi)" đó má ơi.

Tới phiên bà Năm nổi nóng, bà nói:

 - Bây cứ nói tiếng lóng hoài tao nghe không có đặng, mơi mốt nói bình thường lại đi, cho bây ăn học đã rồi (dìa) đây xài tiếng lóng sao má theo kịp.

 Chẳng thèm để ý tới việc bà Năm cự nự vì tật nói tiếng lóng của mình, thằng Hải quay lại câu chuyện chính của nó:

Image%20result%20for%20virus%20corona%20là%20gì"

 -Giờ tính sao má, tui chắc mẽm đám cưới vắng như chùa Bà Đanh cho má coi, bây giờ đi đâu họ cũng đeo cái khẩu trang, đi chợ búa gì cũng khẩu trang, họ sợ lây qua đường hô hấp nên lúc nào cũng kè kè cái khẩu trang rồi (dô) ăn đám cưới sao họ ăn cho được.

 Bà Năm nổi điên, la lại thằng Hải:

-Mắc chừng gì hông ăn được.

Thằng Hải trả treo:

-Hông lẽ gắp thức ăn rồi kéo khẩu trang xuống bỏ đồ ăn (dô) miệng rồi kéo khẩu trang lên nhai hả má, (dậy đó) nên thiên hạ ở nhà là cái chắc luôn, kiểu này tui lỗ sở hụi lớn rồi má ơi.
  Đám cưới mấy chục triệu, tui phải mượn mấy đứa bạn, kiểu này tiền đâu mà trả lại cho tụi nó, rồi tới ngày đó đồ ăn dư ê hề hông lẽ chở hết (dìa) nhà, tui rầu thúi ruột luôn nè má ơi là má.

Nghe thằng Hải "rên rỉ " như vậy bà Năm cũng thấy xót xa trong lòng, lúc này bà mới thấy nổi khổ của thằng Hải là đúng, chưa biết tính sao thì ông Năm vừa đi làm đồng về tới nhà, ông dựng cái cuốc cạnh bên cái bồ lúa, rồi lấy cái gáo múc một gáo nước mưa uống ừng ực một hơi hết sạch, đậy cái nắp lu lại ông nheo mắt nhìn hai má con bà Năm, linh cảm cho ông biết có chuyện chẳng lành bởi nó thể hiện qua gương mặt của hai người trông thấy rõ, ông bèn đánh tiếng :

 --Có (Chiện) gì mà bà (dới ) nó xuội lơ cán cuốc (dậy) bà Năm?

Bà Năm phân vân chưa biết bắt đầu nói từ đâu để ông Năm khỏi nổi nóng, thì bà đã nghe thằng Hải phân trần với tía nó:

 -(Chiến) này đám cưới tụi con tiêu rồi tía.

Chưa kịp phân giải cho tía mình nguyên nhân thì Hải nghe ông Năm nói:

-Bây sợ (dụ) con "Cô rô Nà" thiên hạ không dám đi chứ gì, lóng rày tía nghe thiên hạ la rần rần ba cái (dụ) bịnh hoạn này, ối mà nó xa lắc xa lơ bây ơi, tía nghe họ nói cái con (Vi rút) này nó sống ở nhiệt độ dưới hăm lăm độ xê độ xiết gì đó, xứ sở mình nóng thấy tía luôn sao nó sống nổi, (dới) lại mình ở quê mà bây, thành phố đông người sợ thì phải rồi, dưới mình rộng thênh thang, con (Vi rút) nào nó xuống đây có nước đi ăn mày chứ có gì đâu mà sống rồi lây bịnh.

Nghe ông Năm diễn giải như vậy thằng Hải cảm thấy có lý, nhưng sự thật sờ sờ ra đó, tuy là ở quê nhưng một số gia đình họ theo dõi trên mạng xã hội đưa tin về chứng bệnh nguy hiểm này nên có một số gia đình quá sợ sệt nên đi đâu họ cũng đeo khẩu trang cho chắc ăn, người thấy thấy người kia đeo họ lại làm theo khiến cho thằng Hải phát sốt lên vì cận ngày "lên xe bông" của nó và con Mén bị ảnh hưởng nhiều, nó hỏi tía:

-Con nghe tía nói con cũng an tâm phần nào, mà con sợ tới ngày đó bà con ngán con "Cô rô Nà" họ hổng tới thì sao tía.

Ông Năm cười cười rồi nói:



- Cái thằng cái đó dễ ẹc cũng bày đặt hỏi tao, bà con không tới thì hốt hết đem dìa nhà chứ biết tính sao bây giờ.

Thằng Hải xụi lơ rồi nói nhỏ:

- Nếu đúng (dậy) chết tía con rồi tía ơi.

Nghe thằng Hải than vậy, ông Năm quơ cây chổi Tàu cau dựng gần đó quấc nhẹ vô " Bàn tọa" của thằng Hải rồi ông vừa nói vừa cười:

- Cái thằng này, tía bây đứng sờ sờ đây sao bây trù tao chết. Nói (dậy) thôi tía biết bà con mình ở đây mà, ai nấy sống có tình lắm không vì cái chuyện này mà họ không đến với bây đâu, bây coi tía nói có sai hông nha, cứ đợi đó.

Câu nói này đúng là liều Vitamin hữu hiệu mà ông Năm vừa "bơm" vô cho thằng Hải làm nó cười toe toét, đầu óc nó giãn ra không còn căng như sợi dây đờn, tự nhiên lúc này nó thấy thương ông già tía mình hết sức, nó đi tới bên ông Năm đưa hai tay bồng ông Năm lên rồi nó quay tròn mấy vòng để tỏ ý biết ơn khiến ông Năm chóng mặt la làng lên:

 - Cái thằng kia, bỏ tía xuống mau, bộ bây chạm mạch hay sau mà mần cái giống ôn gì kỳ (dậy), thôi thả tía xuống mau tao chóng mặt lắm rồi...
                         ***
  Đang quét đám lá cây ngoài vườn bổng nghe tiếng con Phèn hực hực mấy cái, bà Bảy biết có người quen ghé thăm, bà nhìn ra cổng rào thấy cô Tư Hò bươn bả đi vô, chừng hai người giáp mặt nhau, bà Bảy mới lên tiếng hỏi:

 - Con Tư sao giờ này bộ quỡn sao ghé cô Bảy sớm (dậy) có chiện gì hông. Cha cha hôm nay bày đặt đeo khẩu trang nữa, bộ tính ra chợ Huyện hả, nếu ra ngoài đó cho tao gởi mua ít đồ (dới) bây.

 Cô Tư Hò trả lời:

 - Quỡn gì đâu Bảy ơi, sẵn đi công (diệc) ghé qua hỏi Bảy cái (dụ) đi đám cưới thằng Hải (dới) con Mén nè.

Bà Bảy nói : Hỏi gì thì tới ngày đó mình đi thôi, bộ bây bận bịu gì hả, kệ bây ơi đời người có một lần, bận gì cũng phải tới chia (dui) ăn (dài) miếng, uống chút đỉnh rồi mình kiếu, mấy chục năm sống chung trong ấp tình nghĩa sâu đậm lắm, hai ông bà Năm coi (dậy) chứ ăn ở có trước có sau lắm đó bây.

 Nghe bà Bảy nói vậy, cô Tư Hò ái ngại trong bụng nhưng cô cũng ráng nói ra cái suy nghĩ của mình, cô Tư Hò đưa ra cái ý nghĩ giống y chang cái ý nghĩ của thằng Hải, cô Tư dẫn giải cho bà Bảy hiểu rõ cái sự lây lan của căn bệnh quái ác này mà lúc rày cả xã hội đang lên cơn sốt với con "Cô rô Nà", chừng thấy bà Bảy "Thấm đòn" cô Tư Hò kết luận:
Image%20result%20for%20virus%20corona%20là%20gì"

-Thôi con tính (dầy) Bảy thấy được hông,  chắc con ghé lại nhà ông Bà Năm con gửi bao thơ mừng cho hai đứa trước rồi con xin vắng mặt bữa đó cho chắc ăn, con nói thiệt (dới) Bảy nha, lỡ mà con bị lây cái con ( Vi rút) này thằng chồng say xỉn của con nó quậy con banh chành luôn, con sợ lắm Bảy ơi, mấy ngày nay chả cứ nói bóng nói gió cái (dụ) đám cưới (quài) hà, con rầu gần chết vì đi cũng không nỡ mà không đi cũng không đành.

 Nghe cô Tư Hò nói vậy bà Bảy băn khoăn trong lòng, thoáng nghĩ bà cho rằng tình nghĩa xóm làng nó sẽ lấn át nổi sợ cơn dịch bệnh này nên bà nhất quyết sẽ đi đám cưới, rồi ý nghĩ khác nó lớn hơn nó muốn lấn át cả ý nghĩ ban đầu bởi là con người bà Bảy cũng sợ chết sợ bệnh , rồi đầu óc bà đang lan man như đang ở giữa hai dòng nước, đến chừng cô Tư Hò lên tiếng hỏi bà mới giật mình rồi nói như người bị  "liệu':

 - Ừ hông đi, à mà đi cũng được.

 Cô Tư Hò nghe bà Bảy nói trớt quớt theo kiểu phân hai, côTư phá lên cười rồi nói:

- Thiệt con chịu thua Bảy luôn đó, thôi con (dìa), gần tới ngày cưới tụi nó con qua gặp Bảy sau nha .

 Nói xong cô Tư Hò đi ra lộ đón xe để đi công chuyện, bà Bảy thẩn thờ một lúc thì nghe tiếng ông Sáu khiều ( một người đang ve vãn bà Bảy) xuất hiện, thấy vậy bà Bảy cự nự:

- Cái ông quỷ này, hôm nay dám tới đây nữa hả, tui nói (dới) ông rồi, thôi cùng lắm tui (dới) ông làm bạn già nói chuyện (dui dẻ) được rồi, mình già hết ráo còn cái giống gì nữa mà yêu với đương ông Sáu ơi.

Ông Sáu Khiều rinh cái ghế đẩu đến ngồi gần bà Bảy, rồi ông đưa tay khiều bà Bảy một cái rồi ông nói:

- Bảy à biết là tụi mình già, nhưng già tóc già da chứ tâm hồn đâu già há Bảy, nếu muốn Sáu khiều này làm bài thơ tình tặng Bảy liền bây giờ nè.

 Chưa kịp cho bà Bảy đồng ý, ông Sáu Khiều vừa cất tiếng làm thơ, bà Bảy lấy bàn tay bụm miệng ông Sáu lại khiến ông ú ớ nói không nên lời.

Bà Bảy nhỏ nhẹ nói:

- Tui biết tấm lòng ông rồi , thôi để từ từ đi làm gì cũng phải có duyên số, nếu chưa có duyên thì không thể cưỡng cầu ông ơi.

 Nghe bà Bảy phán câu xanh dờn như vậy, ông Sáu Khiều sướng tê người, ông làm gan nắm lấy bàn tay của bà hun chong chóc khiến bà Bảy ngượng chín người, bà rụt tay lại rồi nói:

 - Ông nói thương tui (dậy) nay mơi đi đám cưới thằng Hải (dới) con Mén ông đi (dới) tui hén.

Còn gì sung sướng cho bằng khi nghe chính miệng người trong mộng đưa ra lời mời này, ông Sáu vội đứng phắt vậy rồi nghiêm trang giơ tay lên chào kiểu nhà binh, ông nói lớn :

- Yes Madam

Bà Bảy lấy làm vui trong bụng rồi làm bộ đuổi khéo ông Sáu về để bà lo công việc trong nhà.

 - Thôi ông dìa đi, nhớ tới đám cưới tụi nhỏ ông ghé lại chở tui đi nha.

Ông Sáu đá lông nheo với bà Bảy ngầm cho biết ông đồng ý làm theo yêu cầu của người mình thương, ra khỏi vườn nhà bà Bảy ông Sáu mới dám hát :

  - Con gái nói có là không, con gái nói không là có đó....

 Ông hát rân trời khiến ông Tư Xị đang say rượu lè nhè trên đường  cũng thắc mắc:

 -Cha chả anh Sáu hôm nay yêu đời dữ ha, chắc khiều được bà nào rồi chứ gì, ông ham mê bóng sắc có ngày đọa đày tấm thân nghe anh Sáu, đàn bà (dới) tui bây giờ là con số không.

 Nói tới đây ông Tư xị tự nhiên lủi vô bụi cỏ dại nằm lăn quay ra ngủ, thấy vậy ông Sáu nói :

- Chèn ơi! Ta đang yêu tâm hồn phơi phới, ai như ông lủi vô bụi cỏ ngủ khò, có mẹ nào điên mới ráp (dô) (dới) ông nha ông Tư.

                         ***

 Ngày cưới của Thằng Hải và con Mén vẫn tổ chức ở nhà hàng ngoài chợ Huyện, cứ tưởng thiên hạ sợ dịch bệnh sẽ gửi quà mà không đến dự, nhưng không bà con trong ấp đến thật đông, lác đác vài người mang khẩu trang nhưng khi vào nhập tiệc tự dưng khẩu trang không còn hiện diện trên khuôn mặt họ nữa, chắc ai cũng muốn mình có tấm ảnh đẹp nếu mang khẩu trang thì còn chụp hình làm gì, ông Sáu Khiều cặp tay bà Bảy vô đám cưới y như cặp vợ chồng thứ thiệt khiến bà con cùng quanh ai nấy ngạc nhiên vô cùng, có người tán thành họ ăn ở nhau đến cuối đời, cũng có  người không đồng ý họ viện dẫn già rồi còn vướng vô sợi tơ hồng chi nữa cho rối rắm cuộc đời , ngồi xuống cái bàn di thằng Hải chỉ chỗ, bà Bảy gặp ngay vợ chồng Cô Tư Hò, bà Bảy vui mừng nói :

- Tao nghi bây lắm, hổm nói (dậy) nhưng tao biết bây không bỏ ông bà Năm, sống (dậy) đó mới trọn nghĩa xóm làng bây ơi.

                        ***

Đám cưới thật đông đủ vì không ai nỡ lòng để tân lang và tân nương buồn tủi trong ngày trọng đại của họ, vui nhất là thằng Hải và con Mén, hai đứa tay trong tay đến từng bàn cảm ơn cái ân tình sâu nặng của bà con đã không e ngại khi cơn đại dịch hoành hành, người vui tiếp theo là vợ ông ông Năm, dường như thấy mình đón trúng phóc khi thằng Hải e ngại về ngày cưới của mình, đi ngang hai đứa nhỏ ông nói thì thầm cho thằng Hải nghe:

 - Ê mầy thấy già tía mầy làm thầy bói được chưa? Tao đoán (diệc) như thần mà.

Hơi quê vì bị tía nhắc vụ hôm nọ, Thằng Hải nói:

- Thôi mà tía, tía là số một....
                       ***
Cũng mừng qua hết mười mấy ngày là thời gian ủ để căn bệnh bộc phát,  mây phước không ai trong tiệc cưới ngày hôm đó có biểu hiện gì mắc bệnh, ông Năm nói:

- Thiệt là cái gì người tính cũng không bằng trời tính.

Nghe chồng than thở như vậy, bà Năm nói chêm vô:

- May phước không có chuyện gì xảy ra, nếu không mình ăn ngủ không yên đó ông ơi.

 Hai ông bà nhìn nhau đồng nở một nụ cười đầy viên mãn./.


 Image%20result%20for%20tiệc%20cưới%20ngoài%20trời"


 Hai Hùng SG
Viết xong 18g00 chiều mùng 8 tết Canh Tý 2020
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Feb/2020 lúc 3:39pm
Bóng Núi    <<<<<



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Feb/2020 lúc 11:43am

TIẾNG GÀ ẤY, LÀM SAO MÀ QUÊN ĐƯỢC !


Image%20result%20for%20ga%20gay

  
    Tinh mơ này lại vừa nghe thấy tiếng con gà từ nhà hàng xóm cất lên. Tiếng hơi yếu ớt và có chỗ đứt khúc. Thì ra nó bệnh, chiều qua nói chuyện với người chủ con gà mới biết nó bệnh đã mấy ngày. Chủ là người thương con vật nuôi nên không thịt nó hoặc là gà bệnh ăn thịt không ngon mà lại sờ sợ nên sáng nay còn tiếng nó đó. Nói chuyện, người chủ gà khoe là bà ta có quen một người thiến gà giỏi, “nhà ông ấy gà con nào cũng ú nụ”- người phụ nữ nói.
Sợ bà ta có thể chạy theo mã gà mà thiến nó nên đã có vài lời can, đại khái đánh vào sự sợ ác của phụ nữ, nói “Trời sinh nó ra như thế, nó sống được là bao, chị không thấy buổi sáng vắng tiếng nó là buồn hay sao ? Chị nên cho nó sống tự nhiên theo đời của nó. Trời sinh ra thế mà.”. Không biết cuộc vận động cứu con gà có hiệu quả hay không, nhưng lúc trò chuyện thấy người phụ nữ có hơi đỏ mặt về lời can thiến con gà.
     Gà thiến là gà không gáy, chắc cũng có phần khốn khổ như thái giám thời xưa, nó được cái xác ú nụ, nhưng sao lại không nhận ra tiếng gáy nhiều khi cần thiết hơn miếng thịt gà? Chuyện bọn thái giám trong các triều đại phong kiến xưa cho thấy con người khi bị làm cho bất bình thường thì dễ biến thành những thầy dùi, nhưng kẻ xu nịnh mất nhân cách. Bây giờ quanh quẩn xó nào của xã hội cũng thấy những con gà trống thiến! Những con gà đấy đâu có tự sinh, người ta tạo ra nó đó thôi. Kẻ mất lương năng khác chi gà bị thiến? Nghĩ một con gà trống thiến sẽ không còn là gì trước những bạn gà khác phái, thấy tội cho chúng. May mà con gà hàng xóm đã được cứu khỏi đại nạn. Và nó lại vừa gáy. Chờ hàng xóm mở cửa, sẽ sang cho nó một nắm gạo và cám ơn người chủ.
    Thế và cám ơn trời đã cho con người những giờ khắc tinh khôi của buổi đầu ngày. Cảm giác sạch sẽ tinh tươm và có chút hưng phấn này tôi có được ngay cả trong những tháng năm ở trong trại cải tạo.
     Lúc ấy, kể cũng lạ, giờ hồi tưởng lại thấy những ngày đó đúng là có nhớ cuộc sống tự do bên ngoài nhưng thật lòng là tôi, dù nóng nảy nhưng không có gì tuyệt vọng trước một ngày ra trại. Càng không nghĩ người ta có thể cầm giữ chúng tôi kiểu “mút chỉ cà sa”. Bình thản chờ, và điều nghĩ đến là khi ra sẽ sống thế nào  trong một xã hội đã lật nhào tận gốc rễ, cuộc đời mình cũng giống như sau một cơn bão. Vào những giây phút ấy, thường chép miệng kiểu triết lý vụn…không ai chết đói dưới gầm trời này. Thế cho nên tôi vẫn có cảm giác trong lành thư thái của những sớm mai khi thức dậy trong trại, ban đầu theo tiếng kẻng, theo đồng hồ sinh học và tâm tư thao thức của từng người, và về sau là theo tiếng gà gáy.
     Chẳng là, trong một dịp về an táng đứa con 3 tuổi qua đời, thấy mấy đứa còn lại quá nhỏ mà cũng vì cần tìm một cái gì đó để nuôi cảm giác mình vẫn ở trong nhà nên tôi đã lén mang một ổ gà đang ấp vào trại để nuôi. Con gà mẹ ấp ra mấy chục gà con, mẹ con nó sống nhờ thức ăn của hàng trăm người cùng cảnh ngộ với chủ nó. Một thế hệ gà lớn lên rồi vài thế hệ gà nối nhau ra đời, chúng lại được lén ra trại từng đợt về với các con tôi qua một người lính canh tốt bụng. Anh ta không hỏi gì, cũng có vẻ như thông cảm hoàn cảnh của chúng tôi mà đã nhiều lần đích thân mang những con gà đựng trong bao cát về cho gia đình tôi ở cách trại không xa và từ chối mọi món quà mà gia đình tôi tặng. Cảm lòng tốt của anh lính, vì tôi biết nếu bị phát hiện thì hành động lén giúp một người cải tạo sẽ mang lại hậu quả phiền phức không tốt cho anh, khi được ra trại tôi đã cố tìm anh nhưng chỉ biết một chút là anh ta đã được đưa ra chiến trường Tây Nam đánh nhau với Khmer Đỏ rồi không có tin gì nữa. Trong một phần triệu của sự may mắn, anh lính ngày nào đọc được mấy dòng này sẽ biết những con gà ấy- và chính là cả anh- đã giúp tôi giữ được cái “tôi” qua được những ngày thọ nạn. Và tiếng gà gáy lảnh lót đã chui tận vào lòng tôi!  
      Có tiếng gà gáy sáng, có tiếng gà gáy trưa khá lãng mạn ngay giữa những con người đang tạm bị tách ra khỏi cộng đồng là vì thế. Sáng sớm, tiếng Ò ó o o của chúng được anh em dịch thành…“tập thể dục đi” nghe cũng ổn ổn. Giờ nhớ lại, tôi không biết ngày về của mình trải qua mấy thế hệ gà như vậy, nhưng tôi nhớ rất rõ tiếng gà và con gà mẹ dắt con đi ăn trong trại cải tạo đã giúp tôi có những công việc lặt vặt ngoài giờ lao động, như chăm sóc mẹ con chúng một góc nhỏ có mái che yên ấm, không có lúa nhưng có cơm rơi, một ít rau muống rải cho chúng. Những khi buồn và cảm thấy lạnh lòng cô đơn tôi thường lùa bàn tay vào cánh con gà mẹ tìm hơi ấm từ nó. Những lúc đấy con gà như hiểu ý chủ, nó nằm im và dường như người nó tỏa ra hơi ấm nhiều hơn để san sẻ bớt cho tôi. Lâu lâu sợ nó chán ăn cơm tù, tôi đã đào trùn cho mẹ con, bà cháu nó có chút chất đạm.
     Một lần bỗng nhiên mất con gà mẹ, lòng tôi buồn thương không kể xiết, có một chút áy náy với lũ con ở nhà, lại thương cho con vật đã theo tôi vào đây mà không có ngày về. Bẵng một thời gian, khi cái buồn đã tạm nguôi thì một sáng con gà mẹ dẫn bầy con mới nở về, mẹ con chúng đến đúng gốc cây trứng cá cạnh chỗ tôi nằm, con mẹ cục cục lớn hơn lệ thường. Chạy đến đón nó mà lòng vui hơn cả tin được ra trại. Trong hoàn cảnh "gió đưa cây cải về trời/ rau răm ở lại chịu đời đắng cay” như thế, sự trở về của một con vật khiến lòng ấm áp biết bao nhiêu. Thì ra con gà nổi hứng ngại chỗ đông người đã tìm một bụi cây để đẻ và ấp trứng, khi mẹ tròn con vuông thì nó nghĩ đến tôi, không bỏ rơi con người cô đơn yêu thương nó trong hoàn cảnh mà chắc nó cũng hiểu và chia sẻ.
    Thế cho nên, giờ đây rất xao động với tiếng gà sáng và trưa. Kể cả những ngày làm việc ở Sài Gòn chợt nghe được tiếng gà thành phố đâu đó quanh những khối bê tông cũng ngẩn ngơ lắng nghe như đánh thức một nỗi niềm, không mang nhiều tính kỷ niệm mà đơn giản chỉ như một tâm trạng trước một thứ đang có thể bị tuyệt tự.
    Tất nhiên thịt gà là thức ăn tuyệt hảo nhưng còn tiếng gà nữa chứ? Ăn con gà biết gáy là ăn cả cung bậc trầm bổng mẫn cán của một âm thanh trầm bổng rất bài bản mà ngọt ngào vô tư lự giữa hồn người và làng quê VN.


Cao Thoại Châu


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Feb/2020 lúc 11:44am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Feb/2020 lúc 9:37am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Feb/2020 lúc 9:13am

KHI TRỜI NỔI GIÔNG    <<<<<

NGUYỄN ANH ĐÀO | GIỌNG ĐỌC: TRẦN NGỌC SAN


Image%20result%20for%20rose%20happy%20valentin


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Feb/2020 lúc 9:15am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Feb/2020 lúc 9:27am

Sơn Trà    <<<<<

Truyện ngắn của Phạm Phong Dinh | Nghe Truyện Xưa


Image%20result%20for%20Trà%20lam%20dong


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Feb/2020 lúc 9:31am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Feb/2020 lúc 7:49am

Đoạn Trường


Ngày… tháng … năm

Ba ngày nằm liệt trên giường bệnh mới nhìn thấy rõ sự đối xử tàn tệ của gia đình bên chồng. Mình đói lã từ buổi sáng cho đến khi Triều trở về nhà. Bữa trưa, mọi người quây quần bên mâm cơm,  chẳng ai buồn hỏi han mình một tiếng xem có đói, có khát, có cần ăn, có cần uống thuốc hay không? Thân thể rã rời, mệt lã, mình không đủ sức ngồi dậy, nên đành nằm co người trong cơn đói, chờ vài chén cháo Triều mang về lúc xế chiều.

Đã vậy, cô em út còn miả mai “Anh Triều có hiếu với vợ dữ há”. Mình nuốt thức ăn không trôi  giữa hai  hàng nước mắt. Triều ôm vai mình không nói một lời. Mình không muốn làm cho  Triều buồn, nhưng nỗi tủi thân không sao ngăn được tiếng khóc. Bao lâu nay, mình miệt mài làm việc cả ngày lẫn đêm, không than một tiếng,  cũng chỉ là muốn giúp chồng làm tròn bổn phận đối với cha mẹ. Nhưng mình được gì, ngoài những nặng nhẹ, cay đắng. Mình hiểu họ muốn tỏ thái  độ…  nếu mình không thoả mãn được những yêu cầu. Triều vẫn không nói gì ngoài những tiếng thở dài sườn sượt.

Ngày… tháng… năm

Bây giờ thì mọi sự đã rõ ràng. Ngồi trước mặt mình và Triều, ông cha chồng cất  cao giọng:

-Bố mẹ muốn có một căn nhà riêng để ở cho thoải mái. Triều là con trai phải lo cho bố mẹ. Đó là bổn phận mà con phải làm.

Lời phán quyết của ông “sắt thép” nghe đến lạnh người. Triều ngồi đó, trên chiếc ghế rộng, cả người anh như thu lại. Nhỏ nhoi và cô độc đến tội nghiệp. Bà mẹ chồng từ tốn tiếp lời:

-Bố mẹ nuôi con cực khổ từ nhỏ đến lớn, lại còn chạy tiền, chạy của lo cho con ăn học. Chưa nhờ được đứa nào bố đã phải đi cải tạo hơn chục năm. Bây giờ con đã  học hành đỗ đạt, nên danh nên phận, có tiền có của thì phải lo mà báo hiếu bố mẹ cho phải đạo.

Tôi đưa mắt nhìn Triều. Anh quay đi cúi đầu xuống thấp. Cô em út  chanh chua thêm vào:

-Anh Triều là kỹ sư , lại còn có cả cái “shop” may của chị Quyên  thì cái nhà vài trăm ngàn có đáng là bao.

Đầu óc mình muốn nổ tung. Chỉ mong Triều lên tiếng để mình có dịp nói lên những điều phải nói. Nhưng anh chỉ im lặng. Lạ thật. Hình như trước mắt mình, không phải là Triều, người chồng mà bấy lâu mình vẫn nghĩ, anh là nơi nương tựa vững chải cho mình trong những cơn sóng gió của cuộc đời, mà chỉ là Triều, một đứa bé  lên năm lên tám, rụt rè sợ sệt trước cơn giận dữ của bố mẹ. Mình tức tối đến uất người. Thôi thì trước sau cũng phải nói. Nói một lần rồi ra sao thì ra, không lẽ cúi đầu vâng dạ, nhịn nhục đến suốt đời? Vừa định mở miệng thì Triều đã lễ phép thưa:

-Vâng, con sẽ cố gắng làm vui lòng bố mẹ.

Ông bà cụ đứng lên,  cô út cũng đứng lên theo, nhưng không quên trề môi:

-Cố với gắng… cứ làm như…

Bà mẹ chồng quay lại trừng mắt, cô ta nhún vai bỏ vào phòng.

Ngày… tháng… năm

Hai ngày nay mình làm việc miệt mài ở shop may. Ra đi từ lúc mọi người chưa thức dậy và trở về khi mọi người đã ngủ say. Cố tránh mặt Triều để lòng mình được bình tĩnh. Mong rằng, với thời gian mọi sự  sẽ lắng xuống và hy vọng  hai vợ chồng có thể ngồi xuống nói chuyện một cách ôn tồn. Trận cãi vã hai  hôm trước chỉ làm cho mình và Triều  cảm thấy bí lối. Thật sự, mình đã nóng nảy một cách quá đáng. Phần Triều cũng có lỗi là quá nhu nhược không dám trình bày sự thật  cùng bố mẹ anh. Triều viện  lý do:

-Anh nghĩ, dù có nói thế nào bố mẹ cũng không tin là mình không có tiền.

Mình bật cười (một nụ cười thảm hại làm sao!!!)

-Không thì sao. Vậy anh đào đâu ra tiền để mua nhà. Anh nghĩ mình có thể vay mượn được à?  Em nhắc cho anh nhớ, những  món nợ ngập đầu mình đang mang còn chưa trả hết đó nghe. Tại sao anh không nói rõ cho bố mẹ biết, từ ngày anh ra trường đến giờ, chưa đầy năm năm mà đã ba lần bị “lay off”,  “shop” may thì lỗ lã, mượn đầu này, đắp đầu kia. Nhà này rộng thênh thang sao không ở, lại đòi nhà khác. Hai đứa mình đi cả ngày, tối mịt mới về thì cũng chỉ có bố mẹ ở nhà thôi chứ có ai  phiền hà gì đến ông bà đâu.

Triều xuống giọng ra chiều áy náy:

-Nói gì thì nói, chứ bố mẹ chồng mà ở với con dâu thì cũng không làm sao bằng nhà mình.

Nỗi bực tức dâng cao trong cổ họng mình gằn giọng:

-Nè! con dâu này chưa có một lời nói, một thái độ thất lễ nào để anh phải nói câu đó nghe. Nếu  ai muốn tạo của cải riêng thì cứ tự nhiên,  chứ đừng vịn cớ này cớ nọ mà đổ tội cho người khác.  Có muốn thì tự kiếm tiền mua đi, tôi không có khả năng để làm chuyện đó.

Triều nhỏ nhẹ:

-Anh không có ý đó, nhưng anh sợ… có nhiều điều nói ra bố mẹ hiểu lầm… rồi tủi thân. Từ bé đến giờ anh chưa bao giờ làm phật ý bố mẹ.

Mình lùi lại nhìn Triều. Người đàn ông cao lớn,  trầm tĩnh và cứng rắn của những ngày trước đây sao? Không! đây không phải là Triều của ba năm trước, khi hai đứa quyết định lấy nhau. Ngày xưa, Triều luôn có quyết định mau chóng và dứt khoát trong mọi chuyện, sao giờ đây anh lại  nhu nhược và yếu đuối thế này. Có đúng như anh Kông nói “thì chỉ tại nó là đứa con có hiếu, có hiếu đến độ mù quáng,  không nhận ra cái đúng,  cái sai của bố mẹ mình”.

Ngày… tháng… năm

Lá thư của Như gửi cho mình từ Việt Nam bị bóc ra. Ba năm chung sống với nhau chưa bao giờ Triều làm điều này. Vậy thì ai vào đây? Mình lắc đầu ngao ngán, lẳng lặng  bước vào phòng không nói  một lời. Ngoài kia,  cô em út lại lên giọng móc ngoéo:

-Lại  có thư Việt Nam gửi sang đòi tiền , hèn gì mà anh Triều chẳng có tiền mua nhà cho bố mẹ.

Giọng Triều gắt gỏng vang lên:

-Miêng!  em lại nói bậy bạ gì nữa đây?

Chỉ chờ thế là bố chồng chen vào:

-Con Miêng nói không đúng sao?  Anh là đàn ông mà tiền bạc, chi tiêu bao nhiêu cũng do vợ nắm hết  là thế nào?

Mình không còn muốn nghe gì nữa hết. Nỗi chán chường tràn lên tận đỉnh đầu.  Mở nhạc,  đeo máy nghe vào, nhắm mắt lại, cố quên hết mọi sự,  lòng tự nhủ lòng “nếu muốn giữ lại tình cảm vợ chồng được êm đẹp, phải tập làm người mù và người điếc”.

Ngày… tháng … năm

Vậy là bố chồng đã ra tới “shop” may để làm nhiệm vụ kiểm soát. Chỉ mới ba ngày thôi mà chị Tư đã chạy vào nói nhỏ:

-Quyên ơi! ông già chồng của bà làm việc kiểu này là thợ thuyền đi hết đó nghe. Nhiều người bực mình vì cái lối dòm ngó, kiểm soát của ổng lắm rồi.

Mình thở dài nghĩ thầm “Hậu quả có ra sao thì cũng vừa ý Triều thôi”. Sau lần nói chuyện với chị Tư, mình mới để ý cái lối chủ cả của bố chồng:

-Chừng nào mới xong đống hàng này mà nói chuyện mãi thế?

-Ăn trưa gì mà lâu vậy?

Có người làm thinh, chẳng nói chẳng rằng, nhưng cũng có người xỏ ngọt:

-Bác ơi cháu làm ăn cái, chứ đâu có tính tiền giờ. Hễ cháu làm chậm thì vợ con cháu đói, chứ đâu có mắc mớ gì đến chủ “shop” mà bác lo chi cho mệt.

Bố chồng đâu biết rằng, mình phải biết điều, biết xử thì thợ mới ở lại làm việc lâu dài. Nếu không, họ chạy chỗ khác thì chủ “shop” coi như cụt tay. Khổ nỗi, cứ mỗi lần ông lên  giọng chủ cả thì  mình lại phải xuống nước giả lả với họ cho khỏi mích lòng. Đã mệt lại còn thêm chuyện cho đau đầu…

Ngày… tháng… năm

Mấy hôm nay bố chồng không ra “shop”, mình cảm thấy nhẹ hẳn người. Không khí trong “shop” cũng có vẻ dễ chịu. Buổi trưa ngồi ăn cơm với chị Tư mới biết lý do sự rút lui của ông. Đó là vì ông chạm mặt với anh Khiêm, người phụ trách khâu ủi đồ. Ngày trước, anh Khiêm và ông học tập  cải tạo chung. Anh Khiêm nói, ở trại tù  ông làm “ăng ten”, chuyên theo dõi và báo cáo việc làm của bạn tù cho cán bộ biết,  nhiều người bị tra tấn, hành hạ cũng vì hành động  thiếu tư cách và kém đạo đức của ông. Vì thế, khi gặp ông, anh Khiêm vừa hỏi thăm vài câu ông đã lẩn vào trong, rồi về lúc nào không ai hay.

Thì ra vậy! Cho đến giờ phút này thì mình có thể giải tỏa nỗi thắc mắc trong lòng “tại sao ông chỉ biết sung sướng cho ông mà không nghĩ đến nỗi khó khăn của người khác?”.

 

Ngày… tháng… năm

Chuyện gì đến rồi cũng phải đến. Mình  không kềm chế được những nỗi ẩn ức trong lòng khi bố chồng nói xa, nói gần về lá thư của đứa em ở Việt Nam gửi sang báo tin anh Hai của mình phải vào bệnh viện.

-Cứ nay người này đau, mai người kia ốm thì ở đây chỉ có nước bán nhà.

Cố nuốt cơn giận vào lòng, mình từ tốn:

-Thưa bố, ngày xưa bố chưa sang đây, tụi con phải gửi tiền về  cho bố mẹ mỗi tháng mà còn chưa phải bán nhà, thì có xá gì ông anh bệnh hoạn của con, một năm chỉ có hai trăm bạc.

Ông gầm lên như bị trúng đạn:

-Chị đừng có hỗn láo, cha mẹ chị dạy chị ăn nói với bố chồng thế à?

Mình đứng lên, hai tay nắm chặt để kềm giữ cơn run rẩy:

-Thưa bố, ba mẹ con dạy con phải biết sống vì người khác chứ đừng vì muốn sung sướng cho bản thân mà bất chấp sự đau khổ của người thân của mình.

Mắt ông tóe lửa,  tưởng chừng như muốn ăn tươi nuốt sống mình:

-Triều! mày có biết dạy vợ mày không? Đồ khốn kiếp, mày phải trừng  trị con vợ mất dạy của mày cho tao.

Mình nhìn ông bằng nụ cười lạnh nhạt. Ông nhảy bổ đến bên mình, vung tay lên. Nhanh như chớp,Triều kéo mình ra phía sau để rồi anh lãnh trọn một cái tát nháng lửa. Mình bước ra cửa, bỏ lại sau lưng những câu chửi rủa tục tằn.

Ngày… tháng … năm

Cuối cùng mình đành làm người thua cuộc. Sau mấy ngày suy nghĩ và cầu nguyện mình đã tìm ra một giải pháp tạm xem là yên ổn đôi bề. Mình không muốn Triều phải bị đay nghiến mỗi ngày vì cái tội bất hiếu, không chịu sắm sửa nhà  cửa cho bố mẹ. Mình quyết định dọn ra chung cư và  để căn nhà đó lại cho bố mẹ và cô em út của Triều.  Bạn bè cho rằng mình dại. Cái dại, cái khôn, đôi khi cũng khó mà chọn lựa. Thật sự, mình không nỡ nhìn Triều bị đay nghiến ngày từng ngày và cũng muốn được yên thân.

Bố chồng cấm mình từ rày không được léo hánh đến nhà ông-căn nhà mà vợ chồng mình tằn tiện để có đủ tiền down mà mua nó. Đến bây giờ vẫn còn trả nợ… và rồi sẽ tiếp tục trả thêm mười lăm năm nữa- dẫu ông có bệnh hoạn cũng không muốn mình tới thăm.

Cám ơn bố chồng đã nói dùm điều mình muốn mà không dám nói.

Ngân Bình

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Feb/2020 lúc 9:50am

Vợ hồi xuân, chồng... hồi hộp


vohoixuan-tam-eva%202

 

Ngày trước, mấy lão bạn anh hay dọa: “Vợ mà hồi xuân là ông khổ đấy nhé!”.

Nghe vậy, anh chỉ cho là tầm phào, bụng thầm nhủ: “Vợ hồi xuân tức là trẻ lại, vậy thì sướng chứ sao lại khổ?”.
 Không ngờ, đến khi vợ thực sự bước vào giai đoạn hồi xuân, chồng mới “biết đá, biết vàng”.

Vợ chồng bao nhiêu năm, anh đã quen với cái vẻ ngoài giản dị của em. Ai ngờ, vừa hồi xuân là em thay đổi cái rụp, làm cả ba cha con anh choáng váng.


Image%20result%20for%20chưng%20diện

 Em chưng diện, chăm chút nhan sắc kỹ hơn. Nếu em làm đẹp, chưng diện một cách vừa phải, phù hợp với lứa tuổi thì anh chẳng có gì để than vãn; thậm chí còn mừng, còn khuyến khích.
 Đằng này, em chưng diện, em làm đẹp toàn theo kiểu quá lố, khiến anh đau đầu hết sức.


Mỗi ngày em hồi xuân là mỗi ngày cha con anh hồi… hộp, vì không biết hôm nay vợ mình - mẹ mình sẽ diện bộ cánh theo “trường phái” thời trang nào.


Image%20result%20for%20đầm%20ba%20bốn%20màu%20sặc%20sỡ Hôm nay em mặc bộ đầm ba bốn màu sặc sỡ, hôm khác em lại chơi bộ đồ của mấy em gái tuổi teen, đến nỗi con gái phải thốt lên:
 “Mẹ còn teen hơn con!”.




Teen với sặc sỡ còn đỡ, có khi em còn hứng lên, diện đồ theo “trường phái gợi cảm”.

 Nói thật với em, nhìn em - đã gần lên chức bà ngoại - mặc cái áo mỏng tang theo kiểu xuyên thấu, hay cái áo hai dây thiếu trước hụt sau, anh chẳng thấy gợi cảm gì hết mà chỉ muốn nổi da gà…

Vợ hồi xuân, chồng... hồi hộp


Image%20result%20for%20đầm%20ba%20bốn%20màu%20sặc%20sỡ

Vợ chồng bao nhiêu năm, anh đã quen với cái vẻ ngoài giản dị của em. Ai ngờ, vừa hồi xuân là em thay đổi cái rụp, làm cả ba cha con anh choáng váng. (ảnh minh họa)

Image%20result%20for%20tủ%20mỹ%20phẩm

Từ ngày em hồi xuân, cái tủ mỹ phẩm của em to hơn hẳn. Em tậu cơ man nào là son, là phấn, là sữa, là kem… đủ loại.

 Lúc trước, đi đến chỗ nào mang tính chất trang trọng em mới trang điểm. Còn bây giờ, em trang điểm mọi lúc mọi nơi.

 Ra đầu ngõ mua bó rau em cũng phải dặm phấn, tô son. Thậm chí, nhiều khi ở nhà em cũng trang điểm, chẳng hiểu để làm gì?

Nhưng anh khổ nhất là cái vụ đi sửa sắc đẹp của em.
Em xăm lông mày, xăm môi, rồi sửa mũi, hút mỡ bụng. Thậm chí, cái vòng 1 em cũng đi nâng cấp.


Image%20result%20for%20Em%20xăm%20lông%20mày,%20xăm%20môi,%20rồi%20sửa%20mũi,%20hút%20mỡ%20bụng

 Kết quả là đẹp đâu anh chưa thấy, chỉ thấy vợ mình ngày càng lạ hoắc. Đấy là chưa kể đến chuyện tốn kém tiền bạc.
 Từ ngày em siêng đi thẩm mỹ viện, ngân quỹ gia đình hao hụt thấy rõ…

Anh bực lắm, cũng góp ý em nhiều lần, hồi xuân thì hồi xuân, làm đẹp thì làm đẹp, nhưng phải đúng mực, hợp với lứa tuổi.

Khổ nỗi, hễ anh nói là em giận, vì giờ em đã đổi tính, nhí nhảnh hơn, “teen” hơn ngày xưa, nên rất dễ giận, dễ hờn. Nói đụng đến, là dỗi ngay: “Tôi hiểu mà, già rồi, làm gì cũng đâu bằng được mấy em gái trẻ. Anh chán tôi cũng phải”.

 Mà giờ em dỗi cũng y hệt như lúc mới cưới, cũng mặt mũi lạnh tanh, cũng không thèm nói chuyện, cũng bỏ cơm bỏ nước. Anh phải dỗ chán dỗ chê, em mới hết giận.
 Nhiều khi dỗ em, anh thấy mình cũng đang… hồi xuân, trở về cái thời trai trẻ, tìm cách làm lành với cô bạn gái hay hờn dỗi.

Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời. Giờ anh hết dám “phản kháng”, chỉ biết cố gắng chịu đựng, hy vọng qua một thời gian, vợ anh sẽ về lại “vị trí cũ”. Chứ em cứ hồi xuân như vầy hoài, chắc anh “lão hóa” sớm…

Trần Ninh 

vohoixuan-tam-eva%202

 



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Feb/2020 lúc 9:57am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2020 lúc 8:41am


Image%20result%20for%20bữa%20cơm%20trưa%20đơn%20giản


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 02/Mar/2020 lúc 8:42am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2020 lúc 9:08am

Đứa con Dâu


Bà Năm rất hãnh diện vì Tâm, đứa con trai học hành chăm chỉ. Tâm tốt nghiệp bằng bác sĩ y khoa, thực tập tại bệnh viện sắp xong, và chuẩn bị đi làm việc.

Tâm thường ôm đàn, búng tưng tưng và hát nghêu ngao. Tâm thường lập đi lập lại những câu hát ca ngợi “người em gái” nào đó. Lời rất dịu dàng, êm ái. Bà Năm nghe Tâm hát mãi, nói rằng:

– Em gái của anh, thì anh la mắng, nạt nộ, sai làm chuyện này, bảo làm chuyện kia, còn bắt phạt, bắt quỳ. Còn em gái người ta, thì bốc lên thấu tận trời xanh.

Tâm trả lời yếu đuối:

– Bài hát mà má. Thì rồi em Hương nhà mình, cũng sẽ được mấy anh con trai dại dột khác, bốc lên thấu trời xanh thôi.

– Sao anh không bốc em của anh lên một chút, cho nó vui, sung sướng. Có hơn là đi bốc thiên hạ không?

Bà Năm thường làm hết mọi việc trong nhà ngoài ngõ. Anh con trai chưa bao giờ mó tay vào làm bất cứ chuyện nhỏ nhặt nào trong gia đình này, từ rửa chén bát, hút bụi nhà, sửa cái bóng đèn đứt dây, cắt cỏ, quét lá trong vườn. Anh như một người khách thuê khách sạn, trong ngoài, mọi sự đã có người khác lo.

Một buổi sáng chủ nhật, bà thấy Tâm đem máy ra, cắt cỏ sân trước nhà. Bà ngạc nhiên, há hốc miệng đứng nhìn đứa con trai đang hì hục, vụng về đẩy chiếc xe cắt cỏ. Xưa nay, anh chưa hề đụng đến việc nhà. Anh đã quen thói. Có nhờ được anh cũng khó khăn, và chưa chắc đã làm.

Anh cứ lần khân mãi, rồi quên việc người khác nhờ.. Hôm nay bà thấy Tâm cắt cỏ cẩn thận, cắt đi cắt lại, nghiêng đầu nhìn ngắm mãi, cho đến khi vừa lòng mới thôi. Bà Năm đứng chống nạnh, âu yếm nhìn con:

BM
Note: hình trong bài là minh họa 
– Sao hôm nay con giỏi thế? Cắt cỏ giúp cho bố mẹ. Lại cắt cẩn thận, cắt đẹp nữa!

Tâm nhìn mẹ cười, và nói tỉnh bơ:

– Tuần trước, Lam ghé đây chơi, thấy cỏ cao, bảo con sao không cắt cho đẹp vườn.

– Lam là ai?

– Là bạn gái của con.

Bà Năm hừ một tiếng nhỏ tức tối. Con của Bà sinh ra, nuôi nấng, thương yêu, bà nhờ không được, bà nói không nghe, thế mà cái con Lam nào đó, mới mở miệng một tiếng, thì nó lại răm rắp làm. Trong lòng bà, bỗng thấy không ưa cái con Lam kia. Bà cảm thấy hơi buồn.

BM  

Sáng chủ nhật, bà pha cà phê cho chồng, và pha luôn cho Tâm một ly. Bà biết hai bố con đều ghiền, buổi sáng không có ly cà phê thì xem như mở mắt không ra. Thấy anh con trai không buồn động đến ly cà phê thơm, bà hỏi:

– Sao con không uống liền đi, để nguội mất ngon, hương cà phê bay đi hết.

– Thôi, con không uống cà phê nữa má à. Con đang tập bỏ cà phê.

– Sao vậy?

– Lam bảo con bỏ cà phê! Uống cà phê không tốt.

Nghe con nói mà bà điên tiết, muốn lộn máu lên. Lam là đứa nào, có quyền lực gì, mà làm cho thằng con trai cưng, thương yêu của bà răm rắp tuân lời? Bà thương con, muốn cho con vui, bà ra lệnh:

– Uống đi. Mẹ đã pha ra rồi. Ðừng uống quá nhiều thì thôi, chứ vừa phải, cà phê cũng tốt cho sức khỏe.

– Anh con trai cưng của bà, đánh trống lảng, rồi bỏ lên lầu, không đụng đến ly cà phê bà đã pha. Bà Năm bực bội, quậy ly cà phê và uống từng ngụm nhỏ. Bà nói với chồng:

BM
  
– Thằng Tâm nhà mình thế mà dại gái. Cha mẹ nói cho rát họng, thì không nghe, cái con nhỏ vất vơ nào đó, nói ra cái gì, thì nó răm rắp nghe theo như kinh điển. Thiệt là bực. Con mình sinh ra, dạy dỗ, nuôi nấng, mà nó không xem mình bằng …

Ông chồng bà cắt ngang:

– Thôi bà ơi. Nó cũng đã lớn rồi, khi mới yêu, thì ai cũng vậy, mai mốt sẽ khác. Bà có nhớ không, hồi xưa khi tôi mới yêu bà, tôi cũng nghe theo bà răm rắp …

– Bây giờ thì ông không thèm nghe theo tôi bất cứ chuyện gì nữa. Lại còn nạt nộ, gầm gừ.

– Có chứ, khi nào bà nói đúng thì tôi nghe theo, chứ bà sai, bắt tôi theo sao được? Ngay cả bà nội tôi, nếu nói sai, thì tôi cũng phải thưa lại cho đúng, chứ huống chi là vợ?

– Ừ, bây giờ anh có tôi rồi, thì xem thường nhé!

– Vẫn quý vợ như thường. Nhưng đúng sai, phải làm cho ra lẽ.

Mỗi lần bà thấy Tâm không hớt tóc theo kiểu cũ, lối tóc xửng ra như rễ tre, mà hớt lối mới trông gọn gàng, lịch sự hơn. Bà khen Tâm. Tâm nói rằng Lam không thích kiểu tóc cũ. Nghe mà bà giận, bực mình. Nhưng bà công nhận kiểu tóc mới, con bà trông đàng hoàng hơn.

Mấy tuần sau, khi Hương đi chơi về, báo cho bà Năm biết:

– Mẹ ơi, Con gặp anh Tâm đang bưng thức ăn cho khách tại tiệm Hương Bình. Anh còn cắt rau, nhặt tôm, phụ bếp nữa.

– Mẹ không hiểu con nói gì.

– Tiệm của bố mẹ chị Lam ấy mà! Anh ấy đến đó làm việc, lấy điểm với ông bà già chị Lam.

BM
  
Bà Năm mặt mày nhăn nhó, thở dài, thất vọng nói:

– Tiền bạc nó đâu có thiếu. Ở nhà thì chưa bao giờ rửa cái bát. Chưa bao giờ nấu nồi nước sôi giúp mẹ. Chắc cũng làm không công. Thế mà, thế mà …

Ngay tức thì, bà kêu Hương lái xe cho bà đi xem mặt mũi cái con Lam kia ra thế nào, mà sai khiến được ông con cưng của bà như vậy.

BM  

Bà Năm hầm hầm đi theo con gái, miệng mím lại. Hương dặn bà đừng vào tiệm, đi ngang qua bên ngoài dòm vô thôi. Hai mẹ con đi qua tiệm nhiều lần. Khi được nhìn thấy mặt đứa con gái tên Lam, bà càng giận hơn. Trở về nhà, bà bứt rứt, đi lui đi tới, chờ anh con trai cưng về; bà sẽ cho một trận tơi bời cho đã giận. Khi Tâm về nhà, chưa kịp thay áo, đã bị bà Năm gào to:

– Khôn nhà dại chợ, việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Việc nhà không đụng móng tay vào, ra ngoài thì làm mọi không công cho thiên hạ. Học hành cho giỏi, đỗ đạt bằng cấp này nọ, mà vẫn cứ ngu dại như thường.

– Thưa mẹ, mẹ nói gì?

– Thằng ngu! Cái con Lam đó, xấu xí, da ngăm, trán ngắn, mắt hí, mũi xẹp, miệng móm, ngực lép, mông teo. Ðã ăn phải bùa mê thuốc lú của nó chưa, mà đi làm mọi cho gia đình nó? Nếu nó đẹp đẽ, nghiêng nước nghiêng thành, mà mê nó, thì không nói làm chi. Xấu xí như vậy, mà cũng mê muội, mới tức chứ. Cha mẹ nói thì không nghe, lại nghe lời đứa con gái vất vơ đó. Tưởng cành vàng, lá ngọc, con vua, cháu chúa chi cho cam, con nhà tiệm ăn …

– Mẹ đừng kỳ thị. Mẹ từng nói với con, nghề nào cũng quý. Sao bây giờ mẹ chê nghề tiệm ăn? Mẹ thấy Lam xấu, mà con thấy đẹp thì sao? Tùy theo khiếu thẩm mỹ của mỗi người.

Bà Năm cười chán nản, và chế nhạo. Lặp lại một lần nữa, cái nhận xét của bà về cô Lam:

– Ừ, cái khiếu thẩm mỹ của anh lạ lắm, đen điu, trán ngắn, mắt hí, mũi xẹp, miệng móm, người lép kẹp, là đẹp, đẹp lắm. Ha ha ha …

– Nhưng tổng hợp tất cả lại, thì nhìn rất có duyên mẹ à. Con gái, có duyên thì thu hút và hấp dẫn hơn đẹp. Con không cần vợ đẹp. Mấy cô đẹp, thì kênh kiệu, vác cái mặt lên, đòi hỏi đủ điều, và tham vọng không bao giờ ngừng. Họ khó khăn, họ tưởng đâu có cái đẹp là có quyền hành như bà hoàng. Lấy mấy cô này làm vợ, mệt lắm, và chưa chắc đã được lâu bền.

Bà Năm há miệng ra vì ngạc nhiên, nhìn ông con trai của bà chòng chọc. Bà nói:

– Khiếp, ăn nói như cụ già tám mươi. Ai dạy cho anh những điều đó? Thôi, anh đã khôn đến vậy, thì mẹ chịu thua.

– Thì ba mẹ vẫn thường nói vậy, và kinh nghiệm riêng của con cũng thấy thế.

Thương và cưng con, bà không muốn con bà thương ai hơn, nghe lời ai hơn là nghe lời bà. Cái ác cảm với cô Lam không làm sao vơi được trong lòng bà.

…Những khi Tâm mời Lam về nhà chơi, bà Năm cố tình làm mặt lạnh nhạt, và để lộ ra rằng, bà không ưa cô. Bà còn nói bóng gió xa gần rằng, đàn bà không có ngực, sau này khó nuôi con. Ðàn bà vòng mông nhỏ, sinh con khó, hiếm muộn. Lam vẫn vui vẻ, bình thường, làm như không biết bà Năm đang ám chỉ cô. Thấy thái độ của mẹ, Tâm không dám đem Lam về thăm nhà thường xuyên. Ông Năm khuyên vợ rằng:

BM
  
– Bà càng tỏ ra chống đối, thì chúng nó càng khắng khít. Tình yêu là một thứ kỳ cục, càng có nhiều trắc trở, thì càng nhiều nồng nàn, cháy bỏng. Tình yêu xuôi chèo thuận mái quá, thì cũng không bền. Bà cứ để cho chúng nó tự do tìm hiểu nhau, đừng gây trắc trở, khó khăn, mà sau này có hậu quả không tốt, con dâu nó xa lánh gia đình chồng, và mình cũng mất con luôn.

Bà Năm cũng hiểu thế. Nhưng cái ghét bỏ cô Lam vẫn tiềm tàng trong lòng bà. Có lẽ tại vì Tâm nghe lời cô này răm rắp, mà không nghe lời bà, là người mẹ đã dành hết yêu thương cho con.

Nó coi người khác quan trọng hơn bà. Ông Năm nói rằng, việc chi mà ganh tị tình thương? Khi còn trẻ, thì ganh với bà mẹ chồng, bây giờ thành bà mẹ chồng, thì lại ganh với con dâu.

Cứ cái vòng luẩn quẩn quay đi quay lại mãi, không được gì, mà chỉ gây thêm sứt mẻ, lộn xộn.

BM
  
Dân Á đông, thì mẹ chồng nàng dâu lục đục. Dân Âu Mỹ, thì mẹ vợ và con rễ không ưa nhau. Có cả ngàn câu chuyện chế giễu bà mẹ vợ do các ông viết ra. Như chuyện diễu về ông Adam, thủy tổ loài người, bảo rằng ông này là người đàn ông sung sướng nhất, vì ông không có một bà mẹ vợ.

Dù cho bà Năm có bóng gió, nói xấu cô Lam đến mấy, anh con trai cưng của bà vẫn không suy suyển cái tình si dành cho cô này. Bà mẹ có dàn cảnh, giới thiệu cho anh bao nhiêu cô gái khác, đẹp hơn, anh cũng không màng liếc mắt đến.

Bà Năm cắn răng chấp nhận cho Tâm cưới cô Lam. Bà tiếc rằng, từ nay những bà bạn có con gái đến tuổi cặp kê, hết o bế bà , bớt nồng nàn, tử tế như xưa.

BM  

Sau đám cưới, bà Năm xuống nước năn nỉ Tâm khoan dọn ra riêng. Anh con trai không trả lời dứt khoát, và cho biết tùy theo ý kiến của vợ. Bà Năm phải nói thẳng với cô con dâu rằng, nếu các con khoan dọn ra riêng, thì sẽ tiết kiệm được một số tiền, mua nhà sớm hơn, và tốt hơn.

Cô con dâu vui vẻ trả lời rằng, nếu ba mẹ cho chúng con ở chung trong thời gian đầu, thì chúng con mừng lắm, được ba mẹ cho ở, cho ăn, và gia đình sum vầy, thì vui hơn là tách biệt ra. Câu nói của đứa con dâu làm bà mát ruột. Sau thời gian đầu bỡ ngỡ, đứa con dâu dần dần thích nghi với sinh hoạt của gia đình. Ban đầu, bà Năm nghĩ rằng, lại phải hầu hạ thêm một cô nương nữa. Bà không ngại, miễn sao giữ anh con trai cưng của bà lại trong gia đình là được. Mỗi khi cô con dâu tự ý làm giúp cho ông bà việc gì, bà Năm nói nhỏ với chồng:

– Cô dâu này, ưa làm màu lắm.

Ông chồng bà trả lời:

– Thà có đứa con dâu làm màu, còn hơn là đứa ngang ngạnh, không coi ai ra gì.

Nhiều buổi sáng rất sớm, bà Năm nghe tiếng thở phì phò, tiếng huỳnh huỵch ngoài phòng khách, bà tưởng hai vợ chồng anh con trai đang làm trò khỉ. Một lần bà hé cửa nhìn xuống lầu, thấy Tâm và Lam đang múa tay, múa chân tập thể dục. Bà lắc đầu. Con trai bà, chưa thấy tập thể dục bao giờ, nay vì vợ mà tập. Bà cho rằng, con trai mà nghe lời vợ quá, cũng không tốt. Bà thử múa tay, uốn éo thân mình theo các cử động của hai người, bà nghe khoái cảm trong bắp thịt, xương cốt, và tiêu tan bớt rất nhiều mỏi mệt. Không lâu sau đó, nhiều buổi sáng, bà tập thể dục theo con, và cả ông Năm cũng tham gia. Trong phòng khách buổi sáng, theo tiếng hô của Lam, bốn người nhịp nhàng múa tay chân, hít thở trong vòng hai mươi phút trước khi ăn điểm tâm và đi làm việc. Mỗi sáng thứ bảy, chủ nhật, Tâm lái xe ra công viên rất sớm, cùng cha mẹ và vợ, chạy bộ vòng quanh sân cỏ, hít thở không khí trong lành, tập những động tác uyển chuyển.

BM
  
Sau đó, cùng đi ăn sáng. Bà Năm cảm thấy, nhờ có đứa con dâu mà tình mẹ con của bà gần gũi hơn, sau bao nhiêu năm gần như gián đoạn, kể từ ngày anh bước vào tuổi mười tám, hai mươi.

Hai ông bà Năm trở nên mê cái món cháo gạo lứt, nấu đặc rền, ăn với cá nục kho khô, mặn, có tiêu ớt. Ăn vào buổi sáng, do cô con dâu nấu. Ban đầu bà Năm cười cái món ăn này của người nhà quê. Nhưng cô dâu nói rằng, đây là món ăn vua chúa, chứ không phải món nhà quê. Sử sách có chép rõ, các ông vua triều Nguyễn rất khoái ăn cháo trắng buổi sáng. Ông bà Năm cũng phải công nhận ăn cháo vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe, bớt được chất béo, chất đường.

BM  

Mỗi buổi chiều, bà Năm về nhà trước con dâu chừng nửa giờ. Bà vào bếp chuẩn bị, cắt rau, cắt thịt. Cô con dâu vất xong cái cặp vào phòng, chạy vội xuống bếp, phụ mẹ chồng sửa soạn cơm tối. Thời gian đầu, cô phụ làm các việt lặt vặt, chỉ làm những chuyện mẹ chồng sai bảo. Cô con dâu phụ bếp, dù không phụ được gì nhiều, nhưng bà Năm thấy vui, tự ái của bà không bị tổn thương. Bà có thể hầu chồng, hầu con, chứ không muốn mang tiếng làm mọi cho cả con dâu.

Nhìn thấy cô con dâu vui vẻ, hát hò trong khi làm bếp, bà cũng vui lây. Thì ra, cô làm với tấm lòng, với sự chia xẻ, chứ không phải miễn cưỡng. Cô con dâu múa dao lia lịa, cắt hành, cắt rau, ớt, nhanh như các anh đầu bếp Tàu chiếu trên truyền hình. Thỉnh thoảng, cô con dâu đề nghị bà Năm nấu món ngon cho cả nhà, ăn chơi cho vui, ăn chơi ngon hơn ăn thật, cô lảnh trách nhiệm nấu các món này. Cô nấu phở, bún bò, cháo lòng, hủ tiếu, bánh canh, bún riêu, mỗi chiều ăn một món thay cơm. Cả nhà vui vẻ hơn, ông Năm nói rằng, nấu ở nhà ngon như thế này, thì đi tiệm làm gì. Bà Năm học thêm được những bí quyết nấu ăn của cô dâu, và cộng thêm kinh nghiệm cũ, bà nấu càng ngon hơn. Bà mời bạn bè chồng đến, trổ tài nấu nướng.

BM
  
Nhiều người khen và khuyến khích bà ra mở tiệm ăn. Bà con, bạn bè đòi hùn vốn mở tiệm. Bà Năm sung sướng và quyết định thôi việc, ra làm kinh doanh. Trong một bữa ăn, cô con dâu nói với ông bà:

– Dì Chính bảo rằng, nếu mình ghét ai thậm tệ, muốn trả thù, thì cứ đem tiền cho mượn, xúi họ mở tiệm ăn, cho họ khổ, bỏ ghét. Làm tiệm ăn, khách ít thì lo, khách đông thì khổ, làm một ngày mười sáu, mười tám giờ cũng không hết việc. Nắng cũng lo, mưa cũng lo. Cực lắm, đầu bếp cũng cực, phụ bếp cũng cực, chủ tiệm còn cực hơn. Dì Thu bạn của mẹ con mở tiệm phở, bị ông đầu bếp bóp cổ, phải kêu cảnh sát can thiệp. Ông đầu bếp mệt và cực quá, mà Dì thì quá lo lắng, thúc hối, hỏi han. Ông nổi khùng, bóp cổ Dì. Bố mẹ con, lỡ mở tiệm, không lui được nữa, cực lắm lắm, ông bà mệt quá, gây gỗ nhau hoài. Nếu mẹ muốn mở tiệm ăn, thì hãy suy nghĩ cho kỹ lại. Ít nhất cũng giả vờ đi làm công cho thiên hạ, phụ bếp hoặc làm đầu bếp vài ba tháng cho biết đá biết vàng. Rồi quyết định.

Nghe con dâu nói bà hoảng hồn. Không dám ra làm kinh doanh nữa.

BM  

Nhiều hôm, cô con dâu hớt hải chạy về kêu bà Năm thay áo quần ra xe đi gấp, ra phố mua hàng với cô. Vì hàng hạ giá, chỉ còn một hôm nữa là hết hạn. Cô ríu rít khoe rằng có người mách cho biết, hàng hạ xuống trên bảy mươi lăm phần trăm, không mua uổng lắm.

Bà vui vẻ ngồi bên đứa con dâu, cô vừa lái xe vun vút trên xa lộ, vừa nói chuyện vui vẻ. Khi vào tiệm, cô ép bà thử áo này, thử váy kia, tíu tít. Rồi cô con dâu dành trả tiền mua áo quần cho mẹ chồng. Để bà khỏi thắc mắc, cô nói:

– Tiền này do anh Tâm làm ra, mẹ có quyến xài. Anh Tâm sẽ rất vui, khi biết mẹ dùng tiền này.

Sau đó, hai mẹ con rủ nhau đi ăn, ngồi nói chuyện trong quán, và mua thức ăn về cho cả nhà.

Có lần bà Năm giận ông chồng, ngồi khóc. Cô con dâu đến ôm bà, vuốt ve và hôn lên trán bà mà an ủi. Cô kéo bà đứng dậy, đi rủ bà lên San Francisco chơi.

Hai mẹ con đi bộ long rong qua chợ Tàu. Khi đã mỏi chân, cô con dâu cùng bà vào quán cà phê, ngồi ở dãy bàn dọn lấn ra trên lề đường cùng uống trà, ăn kem. Ngồi nhìn thiên hạ qua lại, cô con dâu nói với bà:

BM
  
– Ngồi đây, đôi khi cũng thấy tâm hồn thư giản. Nhìn cái tất bật của thiên hạ, thấy cái nhàn nhã của mình, rồi biết quý cái hạnh phúc đơn sơ mà mình đang có.

Bà Năm cũng thấy vui vui, và quên bớt đi cái giận hờn ông chồng. Cô dâu nói với bà:

– Trời có khi nắng khi mưa, vợ chồng có khi vui khi buồn. Rồi mọi sự đều qua. Khi nào buồn, con đem mẹ đi chơi, giải trí. Hôm nào hai mẹ con mình rủ nhau đi xem chớp bóng, khuya mới về, để cho các ông ở nhà chờ, và đói một bửa chơi. Như vậy, các ông mới biết quý cái không khí ấm áp của bữa cơm bình thường mỗi ngày trong gia đình.

Mỗi buổi sáng, ông Năm đều nhắc rằng, nhờ có cái máy cà phê áp suất do cô con dâu mua tặng, nên ông có cà phê ngon mà uống. Đến sở khỏi phải tốn tiền mua cà phê áp suất bên góc đường. Nhiều hôm cô con dâu mua thức ăn ngon bên ngoài đem về. Ríu rít nói là cô ăn ngon quá, mua về cho cả nhà ăn cho vui. Không cần ăn ngon hay dở, nghe thế là bà Năm đã cảm động. Xưa nay, con bà, chồng bà, chưa hề thấy ngon mà mua về cho bà.

Sau một thời gian ở chung với cô con dâu, đi đâu, bà Năm cũng khoe là bà có thêm một đứa con gái, có thêm một người bạn thân để tâm sự khi vui buồn. Bà nói thêm, từ ngày anh con trai có vợ, gia đình thấy vui vẻ, hạnh phúc và thương yêu nhau hơn. Bà khen anh con trai khôn ngoan và khéo chọn bạn trăm năm. Bà không còn chê cô dâu là trán ngắn, mắt hí, miệng móm nữa.

BM  

( Thì ra , Cái gì phát xuất từ trái tim , từ lòng yêu thương chân thật, nó ảnh hưởng tốt đẹp đến như thế ! )  Tràm cà Mâu  viết chuyện nào cũng hay và có ý nghĩa, cảm ơn bạn . 

Một hôm đã khuya, bà Năm thức giấc xuống lầu uống nước, thấy có bóng người thấp thoáng ở sân sau nhà, bà ghé mắt nhìn. Trăng vằng vặc trải ánh vàng xuống khắp vườn. Bà thấy Tâm quàng tay qua vai vợ ngồi tựa ngữa, chân gác lên ghế. Bà nghe tiếng thì thầm:

– Đôi khi thấy mẹ anh thương, và bênh em, làm anh phát ghen lên. Em làm gì mà mê hoặc được mẹ anh đến thế?

Tiếng cô con dâu trong trẻo đáp lại:

– Thương yêu và thông cảm. Đem hết tấm lòng mình ra mà đãi người, rồi sẽ được đáp lại bằng tấm lòng. Nhờ em biết thương yêu ba mẹ anh như ba mẹ ruột, thì ông bà mới thương yêu em như con ruột. Em có thêm một ông bố, một bà mẹ, một cô em, có thêm nhiều tình thương. Từ đó, vợ chồng mình hòa thuận hơn, thương yêu nhau hơn, và lâu bền hơn, hạnh phúc hơn.

BM
  
Bà Năm len lén trở lại phòng, chíp miệng và nghĩ rằng, bà đã già một đời mà còn ngu dại, cứ ganh ghét với gia đình chồng, ganh ghét với con dâu. Bọn trẻ con ngày nay, có nhiều đứa khôn nứt hạt.




Tràm Cà Mau

BM
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.377 seconds.