Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2019 lúc 8:45am

06/DEC0818 - THẤT BẠI LỚN NHẤT CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ   <<<<<


Image%20result%20for%20ao%20dai%20duong%20quoc%20dinh


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Aug/2019 lúc 8:50am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Aug/2019 lúc 8:15am

Cha Xin Lỗi Vì Đã "Dạy" Con Làm Ô-Sin Cho Chồng


Từ hôm nay, cha sẽ tự lo cho mình những việc cá nhân, cha sẽ không vứt đồ bừa bãi rồi để mặc mẹ con thu dọn, cha sẽ rửa bát và lau nhà, trong khi mẹ con thổi cơm và giặt đồ.

Trong cuộc sống gia đình, những câu chuyện xoay quanh việc chồng hay vợ sẽ đảm trách những phần việc vụn vặt mang tên "việc nhà" vẫn thường là đề tài thu hút đông đảo sự quan tâm với vô vàn ý kiến trái chiều nhau. Ngày trước, việc nhà thường được mặc định là những công việc dành cho phụ nữ, những người vợ, người mẹ, người chị. Tuy nhiên, đi cùng với đà phát triển của xã hội, khi phụ nữ có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống, quan điểm này cũng dần thay đổi. Nhiều người cho rằng, việc nhà nên được chia sẻ một cách đồng đều cho cả vợ lẫn chồng.

Mới đây, trên mạng xã hội, những dòng bộc bạch của một người cha từ quê nghèo lên thăm con gái để rồi chạnh lòng chứng kiến cảnh con quần quật, tất tả với những công việc nội trợ trong khi con rể vẫn còn khá thảnh thơi đã khiến dân mạng chú ý.

"Cha xin lỗi vì đã "dạy" con làm ô-sin cho chồng.

Mấy hôm trước, tôi từ quê lên thăm con gái. Vợ tôi bận trông cháu nội nên mình tôi khệ nệ xách mấy món quà quê lên cho con. Con tôi lấy chồng đã năm năm, có hai đứa con một trai một gái, sống trong một căn chung cư mua trả góp. Hai vợ chồng cùng đi làm công sở, cuộc sống nhìn chung thoải mái, êm đềm. Thường thì con về thăm cha mẹ nhưng đợt này con bận quá, lâu chưa về nên vợ giục tôi đi thăm con.
Tôi lên ngay tối thứ sáu, đúng lúc con tan sở. Con thấy tôi lên thì mừng lắm, tíu tít mời cha ngồi rồi vội chạy đi làm bếp. Dăm phút sau thì chồng con cũng về tới, chào hỏi cha vợ xong xuôi thì ngồi xuống bàn ăn, mở tờ báo ra đọc và hỏi vợ bao giờ có cơm tối. Con gái tôi vừa trả lời chồng, vừa chạy đi chạy lại như con thoi để thổi cơm, xắt rau củ, làm cá…

Trong lúc đứa con gái lớn ngồi chơi lego, con gái tôi tranh thủ thời gian chờ cơm canh sôi thì đưa con trai nhỏ đi tắm, rồi lại giục con gái lớn đi tắm và thu dọn quần áo bẩn trên sàn. Chồng con gái tôi vẫn ngồi đó, điềm nhiên xem báo, như không trông thấy vợ đang ba đầu sáu tay tất bật với việc nhà. Hai con tắm xong thì con rể tôi mới đứng dậy, đi vào tắm rửa và cũng không quên "tiện tay" để mặc tờ báo, cốc nước trên bàn, áo vest vắt ngang thành ghế. Con gái tôi đưa hai con vào bàn ăn, mời tôi ngồi vào bàn dùng cơm rồi dọn dẹp các thứ linh tinh hộ chồng.
Bữa cơm tối diễn ra trong cảnh con rể tôi vừa ăn vừa trò chuyện với cha vợ rôm rả (mà không biết tôi đang rất khó chịu), còn con gái tôi tất bật với hai đứa nhỏ. Bữa ăn kết thúc lúc 8h00 tối, con gái tôi chỉ kịp và vội miếng cơm rồi đi dọn rửa chén bát, con bé vẫn chưa được nghỉ ngơi và vẫn còn nguyên bộ đồng phục đi làm trên người. Con rể tôi dùng bữa xong thì thong thả dắt hai con xuống chung cư tản bộ, không quên rủ cha vợ đi cùng nhưng tôi từ chối.
Tôi ở lại, giúp con dọn dẹp chén bát nhưng con gái cứ xua tay bảo cha đi lên nghỉ ngơi đi, con làm nhoáng cái là xong. Tôi hỏi: "Ngày nào đi làm về, con cũng làm từng này việc nhà à?". Con gái tôi cười xòa: "Dạ, làm có chút mà cha, như mẹ hay làm ở nhà vậy thôi. Mẹ đi làm đồng về thì cũng lo việc nhà như con mà. Con quen rồi!". Xong con lại chạy đi, chúi mũi vào rửa bát, quét nhà, bỏ mặc tôi đứng như trời trồng bởi câu con vừa nói: "Như mẹ hay làm ở nhà vậy thôi".

(Ảnh minh họa)


Ừ phải, vợ tôi ở nhà cũng y vậy. Sáng dậy là dở cơm cho chồng rồi đi chăm heo, chăm gà, chạy ra đồng phụ chồng cấy lúa… Chiều về, vợ tôi lại tất bật thổi cơm, lau nhà, rửa bát… luôn tay luôn chân. Còn tôi, cũng y như con rể của mình, về đến nhà là thong thả ngồi uống nước chè xanh, ăn tối xong là đi đánh cờ với mấy ông bạn, còn vợ ở nhà làm gì, tôi chẳng mấy quan tâm.

Sáng hôm sau, tôi trở về quê. Ngồi trên xe, nhớ lại cảnh con gái sáng nay tiếp tục quần quật lo cho hai đứa con và chồng, rồi tất tả đưa cha ra bến xe, dúi cho cha vài triệu, mà thương con rớt nước mắt. Con gái, cha xin lỗi vì sau một ngày cùng làm việc vất vả như nhau ở ngoài đồng, cha đã cho phépép mình được ngồi chơi nhàn nhã và xem chuyện mẹ con một mình tất bật với việc nhà là chuyện hiển nhiên. Chính cha đã "dạy" con rằng chồng có quyền hưởng thụ, còn vợ có nghĩa vụ phục vụ chồng.
Cha xin lỗi vì cha đã luôn ngồi đó, chờ mẹ con phục vụ từng bát cơm, cốc nước đến cái tăm xỉa răng, soạn cho cha từng cái áo cái quần, thu dọn cho cha từng mẩu thuốc lá mà cha tiện tay vứt bừa. Chính cha đã "dạy" con rằng chồng có quyền làm một đứa trẻ lớn xác, còn vợ có nghĩa vụ làm một "bà mẹ" thứ hai cho chồng.
Cha xin lỗi vì ngày hôm qua, cha chỉ có thể ngồi đó mà nhìn con như ô-sin trong nhà mình, trong khi chồng con cứ như ông hoàng mà cha chẳng thể nói, chẳng thể làm được gì, vì chính cha cũng đã và đang cư xử với mẹ con y như vậy. Chính cha đã "dạy" con rằng những bất công mà con đang chịu là chuyện bình thường của phụ nữ.
Từ hôm nay, cha sẽ không cư xử với mẹ con như vậy nữa. Cha sẽ tự lo cho mình những việc cá nhân, cha sẽ không vứt đồ bừa bãi rồi để mặc mẹ con thu dọn, cha sẽ rửa bát và lau nhà, trong khi mẹ con thổi cơm và giặt đồ. Cha sẽ dạy lại con rằng vợ chồng là phải cùng chia sẻ với nhau và con, con là một người mẹ, người vợ, chứ không phải là người hầu của chồng.
Cha xin lỗi con và mẹ con, ngàn lần xin lỗi!".



Ngay sau khi được chia sẻ, tâm sự này của người cha đã nhanh chóng thu được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Xót xa và chạnh lòng là cảm xúc chung của nhiều người sau khi đọc xong bức thư. Vô vàn những bình luận bày tỏ sự đồng cảm với cô con gái trong câu chuyện cũng đã được để lại:

"Mình vốn cũng san sẻ nhiều với vợ các công việc nhà. Thế nhưng khi đọc xong lá thư này, mình thấy rằng những chia sẻ đó chưa là gì so với những hy sinh của những người phụ nữ trong gia đình. Cảm ơn em và cảm ơn tất cả những người phụ nữ trên thế giới".
"Đọc xong những dòng tâm sự này, mình lại nhớ bố da diết. Bố lúc nào cũng mong mình sẽ sống thật tốt, nên mình cố gắng chẳng để bố phải nhìn thấy những giây phút vất vả, khó khăn của bản thân mình".
"Bố mình cũng thường xuyên dặn dò con lấy chồng là phải lo cho gia đình, lo cho chồng cho con, có trách nhiệm với gia đình bên nhà chồng. Nhưng mình không làm được".

Những bậc làm cha, làm mẹ, ai cũng yêu thương con cái và mong cho con có cuộc sống sung túc, hạnh phúc, thảnh thơi và được như ý muốn. Những khoảnh khắc con vất vả, cực khổ với cuộc sống chính là những giây phút khiến cha mẹ chạnh lòng và lo lắng nhất.
Quay trở lại với dòng tâm sự của người cha trong câu chuyện trên mới thấy, tình cách và lối sống của con cái sau này chịu ảnh hưởng không nhỏ từ bố mẹ ngày trước. Do đó, có những thứ chẳng tự nhiên sinh ra và cũng chẳng tự nhiên mất đi, mà chỉ truyền từ đời này, sang đời khác. Thay đổi, nếu có, cũng chỉ có thể bắt nguồn từ những người trong cuộc.

st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 04/Sep/2019 lúc 4:30pm
Gió Mồ Côi...


Image%20result%20for%20me%20gia


Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả cho mùa Mothers Day là một tự sự cảm động về Mẹ.

Lần đầu tiên cầm tập thơ và thấy hàng chữ "Ví mà tôi đổi thời gian được. Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười" của ông Trần Trung Đạo, tôi nhủ thầm: Chà! cái ông này đúng là nhà thơ, văn chương bóng bẩy. Đồng ý thì ai không thích được nhìn thấy mẹ cười? Tôi cũng vậy. Nhưng làm gì mà phải đổi cả thiên thu cơ chứ. Mẹ ở đó khi nào vui thì mẹ cười, khi nào giận mẹ la ráng chịu. Việc gì mà ông phải đem cả thiên thu để đổi lấy tiếng mẹ cười?

Nhưng đó là hai mươi năm về trước. Mạ tôi vẫn còn trẻ và khoẻ lắm.Vài ngày một lần mạ xách giỏ đi bộ ra chợ. Vừa đi và về khoảng một tiếng, như không. Đồ ăn mạ nấu để sẵn trong tủ lạnh. Cháu nội cháu ngoại gởi cho mạ trông, chiều đón về thỉnh thỏang lại thêm cái cà mèn đựng thức ăn…
 
Vậy đó, chị em chúng tôi đón nhận tình thương của mạ, mặc nhiên như chim sẽ bay, và cá sẽ lội. Khi vui mạ cười, khi buồn thì… thôi.

Nhưng rồi năm tháng qua. Chim bay có lúc mỏi cánh, cá lội sẽ có ngày vương câu. Và mạ tôi rồi cũng có lúc vắng tiếng cười.

Tôi lại nhớ tới lời thơ năm nào của ông Trần Trung Đạo. Bây giờ nếu được, tôi xin góp thêm với ông rằng: nếu bỗng nhiên được ba điều ước, điều trước tiên xin nghe tiếng mạ cười.

Bởi vì mạ đã vắng tiếng cười từ lâu lắm rồi. Mạ tôi bệnh nằm trên giường cả mấy tháng nay, im lặng và mỏi mệt. Mỗi ngày mạ chỉ nói chút ít khi nào cảm thấy thiệt khoẻ và nhớ lại một câu chuyện cũ nào đó, mạ sẽ kể cho bất cứ đứa con nào đang ở bên cạnh. Mạ nói mà đôi mắt xa xăm như đang trở về sống lại với quảng đời xa xưa nào đó. Tôi thường ngồi nghe mạ kể và cảm thấy rằng mạ như cái máy chiếu phim cũ, nhớ cái gì, tới đâu, thì phát ra cái đó, để rồi lại quên ngay…

Mạ nói thì có, nhưng cười thì không. Hình như bệnh tật và già yếu đã làm tan biến tất cả sinh khí và niềm vui nào của mạ đủ để tạo một nụ cười.

Vậy mà một lần vô tình tôi đã làm được cho mạ cười.

Trong mấy chị em, tôi là thằng chịu giỡn mặt vói mạ nhiều nhứt. Tuy trên tôi có mấy bà chị, nhưng tôi hay ỷ mình là con trai trưởng được mạ cưng và …nể, nên tôi hay nói giỡn ba trợn với mạ cho mạ vui. Mạ tôi bệnh yếu nằm đó thôi chứ vấn đề tiền bạc vẫn rất sáng suốt. Trong nhà, tôi là người có nhiệm vụ quản lý tài sản “nổi” của mạ trong nhà bank. Mỗi tháng cái check tiền già đưọc chia ra : tiền nào cúng chùa, tiền giúp trẻ mồ côi, người già neo đơn ở VN…mạ đều nhớ hết. Một lần, tôi mới ra nhà bank lấy tiền về cho mạ, thấy mạ có vẻ khoẻ, tôi lại giỡn

- Mạ giàu quá à. Con thì dạo này nghèo lắm. Mạ cho con một trăm sài chơi.

Mạ hỏi

- Chơ tiền mi đi làm bỏ mô mà phải xin?

Tôi nói

- Tiền đi làm vợ nó giữ hết mạ ơi.

-Rứa à? Bộ "hắn" không cho mi đồng mô để tiêu à?

-Không! "hắn" giữ hết trơn

Tôi nói giọng chắc chắn.

Tôi thấy mạ nhìn thằng con với ánh mắt thương cảm, rồi sau đó mạ bỗng trở giọng bực bội

-Xí , cái đồ sợ vợ.

Lâu lắm rồi tôi mới thấy mạ khoẻ và có hứng nói chuyện lâu như vậy nên cũng vui lây

-Mạ ơi, con mà không sợ vợ mới là lạ đó. Mạ coi, giòng họ nhà mình từ trên xuống dưới có ai mà không sợ vợ?

Tôi thấy mạ suy nghĩ. Dĩ nhiên rồi, vì những lời tôi mới nói cũng không xa sự thực là mấy. Được một chút, mắt mạ sáng lên nói

- Có. Có đưá không sợ vợ.

- Ai? Tôi ngạc nhiên

- Thằng Lộc. Thằng Lộc hắn không sợ vợ.

“Hahaha!” Tôi ôm bụng bật cười nghiêng ngửa. Cười thiệt. Trời ơi thằng em tôi mục này nó phải là… sư phụ của tôi lận. Vậy mà tới đây nói chuyện với mạ làm sao mà mạ tôi tin nó là một cây xanh rờn không hề sợ vợ thì quả là siêu đẳng.

Không biết vì thấy tôi cười say sưa quá, hay là mạ mới chợt nhận ra thằng con kia của mạ cũng thuộc loại thứ thiệt giống thằng anh nó. Tôi thấy mạ há miệng to muốn cười theo tôi mà không thể phát ra tiếng. Nhưng ánh mắt của mạ đã nói lên tất cả. Mạ nhìn tôi, ánh mắt rực niềm vui tươi. Đã lâu rồi anh em tôi chưa thấy được ánh mắt này.

Em tôi đang ngồi gần đó cũng la lên

- A mạ cười. Mạ cười đó.

Tôi phải quay đi, bởi vì bỗng nhiên tôi muốn khóc.

Nếu một lần trong đời tôi được mừng đến phát khóc thì đó là giây phút này đây.

Mạ đã yếu lắm rồi. Những việc vệ sinh tiêu hóa phải dùng tả cho mạ, và phải thay luôn luôn vì mạ rất sạch sẽ. Những việc này tôi không phải lo vì mạ có đến 6 cô con gái. Tuy ai cũng công việc sinh nhai, chồng con bận bịu, nhưng đã chia giờ túc trực, khi nào cũng có một đứa bên cạnh để lo cho mạ.

Một ngày kia tôi đi làm về sớm ghé qua nhà gặp lúc em gái tôi đang loay hoay thay tả cho mạ. Thông thường thì chỉ cần mạ hợp tác tự mình nghiêng bên này một chút, co cái chân một chút…thì một người cũng có thể làm được. Hôm đó mạ bỗng yếu quá không thể tự mình làm những động tác trên khiến cho em tôi xoay tới xoay lui mãi vẫn không thay được. Thấy tôi tới nó mừng rở kêu tôi vào phụ.

Mạ tuy yếu nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo. Thấy tôi vào mạ lắc đầu không chịu đòi đuổi tôi ra. Mạ quen có con gái làm vệ sinh cho mạ, bây giờ có thằng con, mạ không quen. Anh em tôi phải nói một hồi, may mạ vốn ghét dơ dáy nên cuối cùng cũng chịu cho tôi phụ với em tôi.

Đúng ra em tôi chỉ muốn tôi phụ đỡ mạ nghiêng qua nghiêng lại chút xíu cho nó làm việc dễ dàng vậy thôi, nhưng tôi nói nó đổi cho tôi tự tay thay tả cho mạ. Còn nó chỉ đỡ phụ. Bỗng nhiên tôi muốn tự tay mình thay tả cho mạ. Đây có thể là cơ hội cuối cùng tôi làm được việc này. Tôi cắn răng ráng không để cho nước mắt trào ra. Tôi muốn nói với mạ tôi lúc đó rằng: mạ ơi, ngày xưa mạ thay cho con biết bao nhiêu cái tả, để cho đến hôm nay, khi mà tháng ngày còn lại của mạ có lẽ không còn được bao nhiêu nữa, và khi mà trên đầu con tóc cũng đã muối tiêu hai màu mới thay lại cho mạ được một cái tả. Người ta nói cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày. Tôi không cần tính cũng biết rằng cả đời tôi chỉ được một lần này thay cho mạ tôi được một cái tã.

Một hôm…
Có gió Mồ Côi
Thổi cho mạ rụng
Tôi thành mồ côi.

Vài tuần sau ngày chôn cất mạ xong, em tôi dọn lại căn phòng của mạ. Nó vừa dọn vừa sụt sùi. Tôi biết mạ có nhiều đồ lắm, nhưng không ngờ mạ có nhiều quần áo và ví xách như vậy. Mấy cô con gái của mạ mỗi lần đi shopping sắm sửa cho mình hay cho con, thấy cái gì hay- hay, tiện tay mua về cho mạ, dù biết rằng mạ chỉ để đó có xài bao giờ đâu. Mấy cô biết vậy mà …vẫn mua. Một hai cô thì chưa chắc đã nhiều, nhưng đến sáu cô cùng sắm bao nhiêu năm nay thì cả một cái closet phòng mạ chật cứng những quần áo, giày dép, xách tay,…là cái chắc. Rất nhiều món còn nguyên trong gói. Nhiều cái áo thiệt đẹp mà tôi biết mạ chưa bao giờ mặc, hay những đôi giày còn nguyên trong hộp chưa cắt giây.

Gom lại khoảng 6, 7 gói lớn tôi chở quần áo của mạ, cả cũ lẫn mới, tới bỏ ở một trạm Recycle quần áo của city. City để những cái thùng lớn gôm quần áo cũ lại. Họ sẽ chọn lựa và cho về kho recycle để tái tạo thành sản phẩm khác. Tiền thu được từ những thùng recycle này, city ghi rõ là sẽ được dùng trong những phúc lợi của thành phố như góp quỷ giúp bữa ăn cho những người homeless vô gia cư chẳng hạn.

Cầm cái áo cũ của mạ trước khi bỏ vào trong thùng. Cái mùi hăng hắc quen thuộc của mạ ập vào mũi làm tôi muốn chảy nước mắt. Cái mùi dầu Gió, dầu Cù Là này là biểu tượng của mạ những tháng ngày nằm trên giường bệnh. Mỗi một cái áo trên tay, tôi đều chần chừ không nỡ bỏ vào bởi vì có những cái áo quen thuộc mạ vẫn hay mặc. Tôi cầm chiếc áo, ngửi mùi dầu quen thuôc mà có cảm tưởng như mạ tôi đang ở đâu đây. Như mạ đang ở trong cái áo ...tôi nỡ nào quăng vào trong cái thùng này?

Mười năm trước đây sau khi ba tôi mất, tôi vào bệnh viện nhận lại bộ quần áo và một số đồ tùy thân của ba tôi mặc ngày nhập viện. Tôi nhớ đã ngồi im ôm bộ quần áo cuối cùng của ba tôi trong lòng và cũng ngửi thấy cái mùi này. Cái mùi của người bệnh, mùi dầu, mùì thuốc… và tôi biết thế là hết. Ba đã ra đi vĩnh viễn.

Cái cảm giác của sự chia ly sinh tử đó hôm nay lại trở về với tôi. Nặng nề hơn nhiều. Ngày đó tôi mất ba nhưng vẫn còn mạ. Bây giờ thì mất cả mạ, đâu còn ai. Mỗi một cái áo bỏ vào trong thùng như một lời vĩnh biệt, bởi vì tôi sẽ không bao giờ còn nhìn thâý nó nữa.

Tôi đã bỏ gần hết quần áo của mạ vào thùng Recycle. Còn lại cái cuối cùng. Một cái áo dài rất đẹp, và quen thuộc. Tôi biết chắc chắn mạ tôi rất thích và từng mặc cái áo dài này nhiều lần trong những dịp quan trọng. Không biết chừng mạ đã từng mặc trong một vài lễ cưới hay hỏi nào đó của con cái.

Tay kia của tôi đã giở nắp thùng lên nhưng bỗng ngừng lại. Hay là mình giữ lại cái áo này của mạ làm kỷ niệm? Có nên không? Tôi tần ngần suy nghĩ một hồi, rồi không hiểu sao quyết định bỏ nốt vào bên trong.

Quay xe đi, tôi ngoảnh đầu nhìn lại cái thùng recycle và chợt nghe lòng quặn đau. Tôi chỉ bỏ lại đó những quần áo cũ của mạ thôi, mà sao có cảm tưởng như đang lái xe đi để lại mạ tôi trong đó.

Chiều Chủ Nhật. Nắng đã tắt hết rồi. Đèn đường ngoài kia bắt đầu lên. Cả khu đất trống trải chỉ có cái thùng recycle này nằm trơ trọi. Tôi cho xe chạy quanh cái thùng một vòng để chào mạ. Rồi một vòng nữa, một vòng nữa… không biết là mấy vòng . Tôi không muốn về. Không nỡ về. Tôi không bỏ được ý tưỏng mạ tôi đang ở trong đó.

Đến khi có một chiêc xe khác đang đổ đến . Tôi cuối cùng đành phải cho xe đi.

Mạ ơi !

ThaiNC
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Sep/2019 lúc 10:52am

CHỒNG TÔI


mh%20chong%20toiThực sự càng vào tuổi già chàng càng “ ngớ ngẫn” và hay quên. Ngày xưa khi chàng còn trai trẻ thì có lẽ có “hạnh kiểm” hơn trong những ngày tháng muộn màng. Thưở ấy (dưới mắt chàng) tôi có một dáng dấpkhông đến nỗi tệ. Bây giờ chàng đã quên mất cô vợ ngày ấy; thay vào đó là những cái nhìn ngẩn, nhìn ngơ cho những cô gái chân dài bất tận, không liên hệ chi với chàng, mà còn khen rối rít,“con nhỏ đó có cặp giò ngon dễ sợ!” hoặc" Cô ta có bộ ngực núi lửa".
Đi ngoài đường thấy gái đẹp thì chàng quên bẳng là đang đi với vợ mà tưởng rằng tôi là thằng bạn nối khố của chàng, “ Trời! Trời! Ngó cái mông thiệt đã!” Có khi tôi đã thấy chàng nhìn chăm chăm mấy cô gái phô bày cặp ngực, khêu gợi, căng đầy nhựa sống; rồi chàng nhìn theo trong kính chiếu hậu tiếc ngẩn tiếc ngơ; tôi cũng đoán được chàng đang suy nghĩ gì!

Có phải ông cha ta đã nói: “Gìa thì phải nên nết”. Hình như đây chỉ là một giả thuyết? “Cụ” nhà tôi bây giờ còn “tinh nghịch” hơn xưa. Cụ đã cùng với những cụ khác dấu diếm gởi cho nhau những tấm hình táo bạo, những khúc phim “đặc sắc” để chiêm ngưỡng, rồi cười đùa khoái trá như những cậu học sinh trung học ngỗ ngáo. Nếu bị phát giác thì cụ lại chối leo lẻo “No, I'm a good guy!” "Không, tôi là một người tốt!" Mỗi lần có hình khỏa thân hấp dẫn hay phim “nghèo” là trong làng bằng hữu của chồng tôi thật nhộn nhịp, rộn ràng:- Mày cho tao xin phim này đi. Mày upload lên megaupload thì rất thuận tiện vì tao có premium account với thằng này. Ngay cả những anh thường hơi thẹn thùng trong chuyện đóng góp và tán dóc cũng trồi lên, “Thằng .......trồi lên chỉ khi nào nó ngửi thấy mùi : dâm , vú.... Tôi còn nhớ khi cụ nhà tôi gởi tựa đề của cuốn sách 365 sex positions lên mail group của cụ thì gần như suốt một tuần các cụ đã tranh cãi và thảo luận sôi nổi về đề tài nầy còn hơn những bài luận văn chính trị cuối mùa văn hóa hồi các cụ còn mài đũng quần ở Đà lạt! Chưa đủ, có cụ còn chôm nguyên cuốn sách trình làng với đầy đủ hình ảnh chi tiết.

Có cụ còn muốn vớt vát cho cái lém lĩnh của mình bằng sự trấn an của khoa học:- Nói có sách, mách có chứng. Mỗi ngày chỉ cần 10 phút coi hình thiếu vải thì hạ huyết áp, tránh được bệnh tim. Bí quyết sống lâu đây rồi, mỗi ngày chỉ 10 phút thôi, không phải tin đồn bậy bạ mà có nghiên cứu đàng hoàng. Đã có gan coi hình tươi mát mà còn sợ “thượng mã phong!”

Đàn ông, theo y học chứng minh là đầu óc của họ lúc nào cũng đầy dẫy chuyện gió trăng và hơi hám đàn bà lúc nào cũng vương vấn trong những cuộc đối thoại. Không sai tí nào! Khi chồng tôi dự định mua máy hình, anh hỏi loại máy hình gì tốt, đẹp và bền, thì ngay lập tức các đồng môn của anh xúm lại khuyên bảo :-Nhu cầu của mỗi người khác nhau, vấn đề là mình phải biết nhu cầu của mình là gì thì mới chọn lựa được sản phẩm thích hợp.

Có người thích em trắng, kẻ thích em đen, người chuộng da rám nắng, kẻ thích vú bự, người mê ăn quýt. Tùy theo khẩu vị mà chọn hàng. Nhưng nói gì thì nói họ vẫn thuộc làu câu ca dao tục ngữ gối đầu giường “Ta về ta tắm ao ta...” Rồi lại phụ đề thêm Việt Ngữ: Cái này là nói mấy em chân dài, nói phở thôi. Cơm nhà dù sao vẫn chắc bụng, no lâu. Phở dĩ nhiên, nấu vừa mất thời gian lại còn tốn kém nhưng anh nào cũng khoái “ăn vụng”. Điều nầy không phải không đáng sợ. Trên bảo dưới không nghe.” Đây là điều đáng quan tâm nhất của các đấng mày râu khi họ đến tuổi về già. Tôi thấy đức lang quân của tôi thường nhận được những lời chia xẻ của bạn bè để làm thế nào mà “ trẻ mãi không già” Chưa đủ, họ còn truyền cho nhau những loại
rượu, có khi luôn cả những thang thuốc truyền kỳ để cùng tìm hiểu bí quyết về huyền sử ái ân. Khi có dịp gặp nhau thì lại thì thầm, mách nước xem thử kết quả có ly kỳ như họ nghĩ hay không. Lạ lùng thay tôi chưa nghe anh nào thật sự thố lộ là những chung rượu thần kỳ và các liều thuốc nổi danh lịch sử đã làm cho họ cải lão hoàn đồng! Đức lang quân của tôi cũng đã dại khờ, liều mạng tu gần nữa chai rượu của một người bạn quý cho anh để đi tìm kết quả. Nhưng chàng đã quên mất rằng hai anh em, thằng lớn, thằng nhỏ, cùng một tuổi thì thuốc tiên, phép lạ cũng phải bó tay.

Chồng tôi có một đặc điểm là biết “vâng lời” vợ. Một phần là nhờ anh ở phương tây khá lâu nên không ít thì nhiều anh cũng có tiêm nhiễm về nếp sống văn minh nơi xứ người. Kỷ niệm ngày cưới, sinh nhật hoặc ngày của tình yêu mà quên là anh “lãnh nợ”. Để tránh khỏi mua quà tầm bậy anh thường cẩn thận hỏi trước (thà mất lòng trước được lòng sau!) , “ Em thích qùa gì cho sinh nhật của em?”. Tiền đâu anh mua hột xoàn, kim cương; tiền đâu anh mua xe hơi, nhà lầu hay những món quà đắt giá! Nhưng dại gì mà nói, anh phải tự suy nghĩ để đem lại sự ngạc nhiên vui thích cho mình- “Không cần đâu anh! Em đâu thiếu gì!” Ông chồng tôi thở phào nhẹ nhõm, cứ thế mà làm theo, chẳng quà cáp gì ráo.Tưởng vâng lời như thế thì được điểm tốt, nhưng chiến tranh lạnh đã xảy ra. Anh lại ngây thơ thăm hỏi, “ Sao em lạnh lùng như băng giá?” Khi chiến tranh bùng nổ thì anh trả lời “ Em nói em không cần gì hết mà tại sao bây giờ không vui! Em nói sao thì anh nghe vậy có gì mà hờn giận, trách móc.........?.
Nếu cho rằng anh là một ông chồng “lý tưởng”- nghĩa là: đẹp trai, vạm vỡ, hào hoa, phong nhã, đa tình, lãng mạng thì có lẽ anh sẽ được chấm hạng dưới trung bình; cũng có thể gọi là hạng chót! Nhưng anh là một người thật thà. Ngày xưa anh yêu tôi vì tôi có mái tóc thật dài, xõa ngang lưng, thơm mùi quyến rũ. Ngày hôm nay tôi càng cố gìn giữ bao nhiêu, thì hàng chục sợi tóc đáng thương cứ cuốn theo chiều gió mà bay mãi. Chải tóc cho tóc mượt thì chỉ thấy nền nhà phủ đầy những sợi tóc khô khan của tuổi đời. Anh bây giờ không còn vuốt tóc tôi như ngày xưa mà còn bảo: “ tóc em sao rụng quá cỡ vậy? Vài năm nữa không đội tóc giả thì cũng thành ni cô! Nghe mà nóng gà, muốn nổi tam bành lục tặc.
Một điểm đặc biệt và “đáng yêu” của chồng tôi là anh rất thẳng thắn phải nói rằng- “toạc móng heo”. Tôi có một cái tính là thích ăn mặc hơi hở hang, có lẽ cũng muốn níu kéo một tí gì trước khi xã hội xếp mình vào dĩ vãng. Nhưng khi mặc áo đầm , váy ngắn hoặc áo cổ rộng tròn phơi bày thì sẽ được anh thẳng thắn khuyên nhủ:- “ Em mặc như vậy có ngày trúng gió bất tử.” Anh làm tôi cụt hứng-tưởng rằng ăn mặc mát mẻ sẽ làm anh gợi cảm và nhìn tôi như những đàn bà trẻ đẹp khác. Thiệt chán còn hơn ăn cơm nếp nát.

Về nghệ thuật, chồng tôi có một cái nhìn rất khác người. Khi đi mua sắm, tôi thường “mời” anh đi theo, trước thì để xách đồ, sau là làm “cố vấn thời trang”. Có lẽ là vì được nhờ nên anh đóng góp ý kiến rất nhiệt tình. Áo quần hơi có bông ba màu sắc thì anh bảo “sao không mua thêm vài cái lư hương lập miếu lên đồng cho đủ bộ”. Khi mua nịt da bản bự cho hợp thời trang thì anh đến bên tôi nói nhỏ “anh thấy tiệm kia bán nịt còn cho thêm cái khiên, cây kiếm và đôi sandal. Em để đóng phim Gladiators coi được lắm”. Còn mua quần nhiều túi thì anh chêm vào: “ Được đó! Mua cái quần này thì đi chợ khỏi cần trolley”. Tức muốn chết người.
Đủ thói hư tật xấu, mất nết thiếu hạnh kiểm nhưng tôi biết rằng anh chỉ vui rôm rả với bạn bè. Có lẽ nhờ vậy mà lúc nào tôi thấy anh và các bạn vẫn luôn luôn trẻ mãi. Dù sáu hay bảy bó, không là chuyện lớn. Ngày nào anh và các bạn còn nhìn được hình tươi mát; ngày nào mắt còn rõ để phân biệt được bầu, mướp cam, bưởi thì không thể gọi là già; ngày nào còn xách đồ được cho vợ, còn hơi để làm “cố vấn thời trang” là ngày đó còn hạnh phúc. Ra đường nhìn gái còn khen là đầu óc còn sáng suốt (khi nào nhìn đàn ông thành đàn bà thì tôi mới run).
Sự sống trên trái đất này sẽ không tồn tại nếu không có những người như chồng tôi và bạn bè của anh ./.

                                                                                          Dương Nguyệt Ánh

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2019 lúc 7:32am

Sống Ở Mỹ, Nói Tiếng Việt 

Image%20result%20for%20Sống%20Ở%20Mỹ,%20Nói%20Tiếng%20Việt

Đây là một đề tài tôi muốn viết từ lâu nhưng chần chừ mãi, phần vì lười biếng, phần vì thiếu tự tin không biết viết ra có báo nào chịu đăng bài của mình không, không biết có ai chịu đọc không và vì do dự mãi không biết đặt tựa đề như thế nào cho gọn cho đúng với ý muốn của mình. Nay nhân đọc cuốn "Rừng mắm văn nghệ" của Võ Đình, một họa sĩ kiêm văn sĩ tôi sung sướng tìm được nhan đề bài viết của tôi phỏng theo bài viết của ông Võ Đình nhan đề "Sống ở Mỹ viết tiếng Việt". Tôi xin phép ông Võ Đình được đạo văn, thuổng của ông nguyên con tựa đe,à chỉ sửa lại chữ "viết" thành chữ "nói".

Cách đây một năm tôi lên San Jose dự đám cưới đứa cháu, con cô em họ. Trong câu chuyện hàn huyên sau bữa ăn tối, cô em của tôi thuật lại câu chuyện khá vui, nhân tôi khen thằng cháu qua Mỹ từ lúc còn bé tí mà vẫn nói được tiếng Việt mà lại là tiếng Huế nữa. Cô em tôi kể rằng trong một cuộc phỏng vấn nghề nghiệp (interview Job) người phỏng vấn đại diện cho công ty là một người Việt Nam nên ông ta vui miệng hỏi thằng cháu tôi ở nhà nó nói tiếng Việt hay tiếng Mỹ, thằng cháu đã vui vẻ trả lời rằng nó nói tiếng Việt. Người phỏng vấn lại hỏi:
- Anh nói tiếng Việt vùng nào"
- Tôi nói tiếng Huế mọi.
Người phỏng vấn chào thua vì không biết tiếng Huế mọi là tiếng vùng nào. Số là cháu tôi nói tiếng Huế nhưng âm điệu pha lẫn giọng Huế, giọng Saigon và giọng Mỹ thành một thứ tiếng lơ lớ mà dân Huế chúng tôi thường gọi đùa là "Huế mọi" do các sắc dân vùng thượng du ở Huế nói, vì thế cô em của tôi thường chế nhạo thằng con là:
- Mi nói tiếng Huế mọi.
Tội nghiệp cháu tôi cứ nghĩ là có một thứ tiếng Huế mọi trong ngôn ngữ Việt Nam, do đó nó trả lời người phỏng vấn là nó nói tiếng Huế mọi làm ông này cứ ngẩn tò te chẳng biết thứ tiếng gì và ở vùng nào trên dãi đất Việt Nam.

Người Việt Nam tuy sinh sống ở Mỹ nhưng vẫn dùng tiếng mẹ đẻ để giao thiệp với nhau dù tiếng Mỹ có nhiều người còn thông thạo hơn là tiếng Việt. Đây là trường hợp các thanh thiếu niên sinh trưởng tại Mỹ hoặc qua Mỹ lúc còn bé khi chưa có một vốn liếng tiếng Việt khá. Loại tiếng Việt này khá lý thú! Chúng ta nghe thế hệ này nói tiếng Việt tất phải phì cười. Nhưng đây là một căn bệnh rất dễ chữa. Chỉ cần một thời gian chịu khó trau dồi thì sẽ nói tiếng Việt lưu loát và dùng tiếng Việt trong sáng ngay. Tôi có quen một ông bác sĩ thú y trước đây đã từng giữ chức vụ quan trọng trong Bộ canh nông VNCH nên qua Mỹ ngay từ những ngày sôi động năm 1975. Ông có một vài đứa con sinh trưởng tại Mỹ nên có thể xem chúng như những thằng Mỹ con và tôi đã từng được nghe những đứa bé này nói những câu tiếng Việt thật ngộ nghĩnh như:
- Bố bảo con canh chừng không cho ông nội ngồi ngoài vườn lâu nhưng con nói mà nó không nghe nó cứ ngồi ngoài đó mãi. 
Hoặc là khi có người gọi phone vào thì thằng bé bảo với mẹ nó rằng:
- Mẹ ơi có ông nào muốn mẹ nè. Con nói mẹ chưa sẵn sàng nhưng nó nói là nó muốn mẹ liền ngay bây giờ.
Con nhỏ em của thằng bé lại nói tiếng Việt thông thạo hơn anh và lại còn dùng văn phạm một cây xanh dờn như:
- Em muốn anh cầm (hái) cho em trái kia kìa, nó ngồi trên cái cành bên kia kìa.
Chúng ta phải chấp nhận cách nói tiếng Việt này của con cháu chúng ta và cố gắng dạy cho chúng nói năng lưu loát hơn.


Nhưng thật khó chấp nhận thứ tiếng Việt lai căng của một số người Việt chỉ mới sống ở Mỹ một vài năm mà lại ở tại đất Cali trong cộng đồng Việt Nam đông nhất thế giới này. Hàng ngày họ nói tiếng Việt trong gia đình, trong xã hội họ cũng tiếp xúc với đồng hương nhiều hơn với người Mỹ. Lưỡi của họ cũng nếm toàn nước mắm trong bữa ăn thường nhật nên chúng ta khó có thể nghĩ là lưỡi của họ đã bị ríu lại nên không thể nói tiếng Việt lưu loát được nữa. Tôi đã từng nghe họ nói một thứ tiếng Việt 7 phần Việt 3 phần Mỹ hay là tứ lục tức là 6 Việt 4 Mỹ. Trong các câu nói bao giờ họ cũng cố gắng chêm vào một số từ ngữ Mỹ cứ y như là họ đã quên tiếng mẹ đẻ và trong lúc nói chuyện thì tiếng Mỹ đã đến trước trong trí óc đã dày đặc tiếng Mỹ. Họ muốn cho ta nghĩ là họ am hiểu tiếng Mỹ, là họ rất giỏi tiếng Mỹ. Nhưng chẳng lẽ nói chuyện với người Việt mà lại xài toàn tiếng Mỹ mà thực ra họ cũng chưa đạt đến trình độ lưu loát tiếng Mỹ như họ mơ tưởng, nên họ bèn chọn phương thức khoe tài tiếng Mỹ bằng cách nói nửa nạc nửa mỡ tức là nửa Mỹ nửa Việt trộn lại với nhau thành một thứ tiếng lai căng, đầu Ngô mình Sở chả ra cái quái gì. Chúng ta hãy nghe những phát ngôn sau đây để thấy sự kệch cỡm, kênh kiệu và đôi khi lại còn để lòi cái dốt ra nữa.


Đây là một cán sự sở xã hội quận Cam nói chuyện với khách hàng Việt Nam, một người không rành tiếng Mỹ:
- Anh chỉ báo cáo chậm một ngày là tôi do something rồi. Nhưng mà Ok, anyway tôi cho anh một cái chance. OK để anh try, OK cho next time, OK"
Trong một câu ngắn mà cô OK tía lia như lính nhảy dù của chúng ta bắn súng đại liên thì thật hết chỗ chê. Lại một hôm tôi vào một cửa hiệu bán sách, may mắn được nghe một ông chủ tiệm nói tiếng Mỹ vi vút như thế này. 
- Hiện nay tôi không thể trả lời anh right now được. But anyway tôi sẽ write down cho anh một cái check. Anh yên chí tôi sẽ mail cho anh ngay today. 

Nghe những câu nói chắp vá như những cuộc tình của trai tứ chiếng gái giang hồ, tôi bỗng muốn bắt chước hai nhân vật Hứa Do, Sào Phủ bên Tàu chạy vội về nhà để rửa tai. Tiếng Việt Nam ta mà nói đến trình độ này thì thật "Ấy là bệnh nặng" không còn thuốc chữa được nữa. Thử tưởng tượng ngày nào bạn cũng nghe những câu nói tả pín lù, hú hồn, hằm bà lằng, loạn xà ngầu như thế thì chắc là bạn phải đi khám lỗ tai vì bị viêm màng nhĩ. "Speak tiếng Việt" như vậy thì chẳng khác nào ta ăn bánh mì với mắm ruốc trộn với butter.
Tôi đồng ý là có những từ ngữ Việt Nam dùng không đạt, không tới bằng tiếng Mỹ thì ta có thể dùng tiếng Mỹ để thay thế chẳng hạn như: đi shopping, đi dự party, gọi phone vv… trái lại tôi thấy dị ứng với thứ tiếng Việt lai căng kênh kiệu, như động một tí là Wow! My God! Hay Really hay I see vv…thậm chí có người lại dùng tiếng Mỹ một cách kỳ lạ chẳng hạn họ đã dùng tiếng Việt rồi lại kèm theo tiếng Mỹ diễn tả cùng một ý. Ví dụ "Nhưng dù gì thì anyway..." hoặc là "tôi đã cố gắng try..." hay "Xin quý vị đi follow theo sau tôi".

Các bạn có thể nghe một câu như thế này mà không khó chịu thì tôi xin đầu hàng cả hai tay lẫn hai chân: "Mẹ không có free time để talk cho you nghe. Hẹn you some day me sẽ talk more hơn, OK""
Những gì tôi viết trên đây là muốn trình bày với các bạn một khía cạnh trong đời sống trên đất Mỹ. Xin bạn đọc xem như là một câu chuyện khôi hài. Tôi không có tham vọng dạy đời mà chỉ mong mang đến cho các bạn một niềm vui nho nhỏ trong những lúc trà dư tửu hậu. Nếu quý vị say yes thì tôi thank kiu quý vị còn nếu quý vị say No không đồng ý với tôi thì tôi xin sorry quý vị. See you later nhé quý vị.


HOÀNG ĐỨC


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 09/Sep/2019 lúc 7:42am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Sep/2019 lúc 7:30am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Sep/2019 lúc 1:24pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Sep/2019 lúc 11:09am

Hy Sinh Nhiều Nhất Là Vợ Và Chịu Nhiều Vất Vả Nhất Cũng Là Vợ


Là phụ nữ khi bước vào cuộc sống hôn nhân sẽ phải chia tay cuộc sống tự do, đồng nghĩa với việc họ sẽ gánh lên vai trách nhiệm làm vợ, làm dâu rồi làm mẹ.


Kỳ thực, trên đời này nghề làm vợ có lẽ là nghề khó làm nhất, cũng là nghề vất vả nhất và được trả lương rẻ mạt nhất. Phụ nữ khi gặp được người đàn ông mình yêu và khoác lên trên mình chiếc váy cưới họ cứ ngỡ mình đã gặp được chân tình.

Nhưng kết hôn rồi nhiều người mới vỡ lẽ ra đó chính là chân tường. Nhiều phụ nữ bao năm tự mình gồng gánh trách nhiệm nặng nề trên tay, làm vợ nhưng việc gì cũng đến tay. Họ còn không biết ngày nghỉ là gì, ban ngày đi làm tối về bận con cái bếp núc và nghìn công việc khác.

Có những người may mắn gặp được chồng tốt và được chia sẻ nhưng cũng có những người lúc nào cũng 1 mình làm hết tất cả. Phụ nữ luôn nghĩ cưới chồng rồi thì mình mình sẽ có chỗ dựa, sẽ có người để sẻ chia, an ủi cùng nhau trải qua mọi buồn vui trong cuộc sống.

Nhưng khi bước vào cuộc sống hôn nhân rồi, họ mới nhận ra căn nhà tuy có 2 người nhưng đôi lúc cô đơn đến lạ. Họ sợ hãi những đêm phải chờ chồng về trong mòn mỏi.
Chồng đi nhậu với bạn bè còn đỡ chứ đi ngủ với bồ thì vợ đau đớn khóc cạn nước mắt. Có những người lấy phải chồng vô tâm, vô trách nhiệm thì nụ cười trên môi họ còn hiếm hơn cả lá mùa thu rụng.

Hơn nữa, có người bầu bí tự lo, sinh con tự vật lộn, chăm con tự tay và kiếm tiền cũng tự mình. Có chồng mà cứ như không đôi lúc còn làm gánh nặng cho vợ. Thế nên người ta mới bảo trên đời này, người cô độc nhất là vợ.

Phụ nữ lấy chồng rồi sẽ phải chia tay cuộc sống tự do, họ sẽ gánh lên vai trách nhiệm làm vợ, làm dâu rồi làm mẹ. Làm tốt thì không ai khen nhưng hễ vụng về, hay nói gì không phải hoặc lỡ làm gì chướng tai gai mắt thì lại bị chê bai, xắt xéo. Lấy chồng rồi phụ nữ dùng nhưng năm tháng đẹp nhất để vất vả sinh con rồi chăm con.

Họ hi sinh thân hình đồng hồ cát đẹp đẽ để mang lên mình những chiếc bụng rạn đầy mỡ và những nỗi đau mà cơn vượt cạn để lại. Lúc nhớ lúc quên, cơ thể yếu đi nhiều và lúc nào cũng phải bận rộn. Vì chồng vì con nhiều lúc ốm lăn ra vẫn phải cố trườn dậy để đi làm kiếm tiền nuôi gia đình.

Phụ nữ, họ không cho phép mình ốm, không được phép kêu than, làm vợ thì dù có bị đánh mắng chửi bới cũng phải chịu. Có những người bị chồng phản bội vẫn phải cắn răng nuốt nước mắt vào trong, vì con vì gia đình mà tha thứ dù nỗi đau vẫn còn đó.
Người ta thường nói đằng sau thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ. Nhưng khi chồng thành công mọi người đều ca ngợi chồng mà quên đi rằng để chồng có được thành công như hôm nay, người vợ đã làm hậu phương hi sinh vất vả đến nhường nào.

Đặc biệt, đàn ông chỉ giỏi đổ lỗi cho vợ nhà thiếu gì cũng kêu vợ không sắm, bữa ăn không có gì ăn là kêu không ngon. Lúc hết tiền lại do vợ tiêu hoang? Chồng đi sớm về khuya là hết lòng vì công việc. Vợ đi sớm về muộn tí là “không biết đường về sớm mà lo việc gia đình, hết mình vì công việc làm gì?”. Lúc lương thấp vợ kêu ai?

Nói cho cùng, trong gia đình vợ là người hi sinh nhiều nhất nhưng lại được ca tụng ít nhất. Con cái học giỏi thì chồng mở mày mở mặt: ‘Con tôi đấy”, nhưng không may con học dốt thì lại bảo: “Tại mẹ mày đấy”. Cái gì tốt chồng nhận hết công về mình, cái gì xấu thì đổ lỗi hết cho vợ.
Nhiều lúc bạn bè ngồi nói tâm sự với nhau 10 người thì có đến 9 người tiếc rẻ tuổi thanh xuân. Họ chỉ ước nếu thời gian quay lại họ sẽ chẳng lấy chồng mà ở vậy cho sướng.
Bởi vì hôn nhân khắc nghiệt hơn họ nghĩ, buồn có vui có, đau khổ có hạnh phúc có và thứ mà phụ nữ mong muốn là 1 người chồng luôn yêu thương và có trách nhiệm với họ.


st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Sep/2019 lúc 4:03pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Sep/2019 lúc 9:57am
NGÀY VỀ

Ông Hớn ngồi ở nhà hàng gần bờ biển Huntington Beach, một mình với mấy chai bia trên bàn...


Sóng biển vỗ dào dạt vô bờ đá, thủy triều đang lên. Ông nhớ con sông Tiền ở quê, cuồn cuộn nước chảy, khi nước lên, tràn đến bậc tam cấp sân sau nhà.
Nhà ông sau này dọn ra gần chợ để tiện việc đi lại, vậy mà qua Mỹ 5 năm rồi, khi nào nằm mơ, ông chỉ mơ thấy căn nhà cũ, mặt tiền ngó ra đường lộ, bờ sông phía sau, hừng đông có nhiều tàu ghe qua lại, tiếng người nói lao xao, tiếng máy đuôi tôm xình xịch, ánh đèn dầu lấp lánh mặt nước. Khi không sao chiều nay nhớ nhà da diết.

Ông vớ chai bia trước mặt, cụng vô chai trên bàn, nói với nó như bạn nhậu đang ngồi đối mặt:
- Dzô nữa ! Mới có mấy chai, nhằm nhò gì.

Ông ngó vô trong quán, gọi:
- Thêm chai nữa, bà chủ.

Bà chủ lững thững đi ra, đem ra bàn chai bia lạnh, tự động thêm dĩa tôm khô củ kiệu.
- Bữa nay sầu đời sao mà nhậu một mình vậy anh Tư?

Tư Hớn làm thinh. Bà mặc cái váy dài màu đen, áo cánh ngắn cũng đen. “Màu đen làm cho người ốm đi.” Bà nói như vậy, cân nặng của bà sơ sơ 80 kg, đã trừ bì ! Màu đen dường như chẳng làm bà xuống bớt kí lô nào, vòng số 2 với vòng số 3 bằng nhau. Đàn ông đến đây gọi bà là “bông hồng nhỏ”, ghẹo chơi để nhìn bà cười, rung rinh bộ ngực đồ sộ. Hồi trẻ, bà từng là hoa khôi ở một trường trung học tỉnh lẻ, giờ về già chỉ còn duyên ở nụ cười. Buồn tình đời, có lần “bông hồng nhỏ” tâm sự với ông Hớn:
- Hồi mới qua Mỹ em còn thon thả lắm, chỉ có 48 kí, (ông Hớn tính nhẩm, chắc phải cộng thêm ít nhất 10 kí cho sự thật) hổng biết sao mà mỗi ngày lên cân vù vù. Có lần đi xin việc, phải ngồi chờ hơi lâu. Cái ghế nhỏ có hai tay dựa, chật chội. Đến lượt mình vào Interview, em lật đật đứng dậy, thì hỡi ơi, cái ghế ôm chặt luôn vô mông! Em phải vừa lắc, vừa dậm chân, ông Sếp ra tay, kéo cái ghế ra, em thì muốn khóc mà ông ta tủm tỉm cười. Lần đó không cần chờ kết quả, cũng biết số phận mình ra sao. Thôi đành về nhà mở quán làm ăn.
- Vậy mà hay, em làm ăn mình ên, phất lên ngon lành, có chi mà ân hận?
- Nhờ Trời cũng đủ sống.

Ông bạn nghệ sĩ lang thang hay cùng ông đến đây, có lần say xỉn, nắm tay bà chủ quán, nói:
- Này bông hồng nhỏ của đời anh, nếu em chịu khó ốm bớt 10 kí lô thôi anh thề yêu em trọn đời.

Đâu dễ chịu thua, bông hồng nhỏ đốp lại:
- Này ông anh ca sĩ hạng ruồi của em, nếu anh chịu khó nhuộm tóc, trẻ lại chừng 10 tuổi thôi, em thề bỏ người yêu theo anh suốt đời.

Hắn ngậm câm. Tư Hớn khoái trá cười thầm“ đáng đời già dịch”, cho hắn bỏ cái thói cợt nhã, coi thường phụ nữ. Thử một ngày trái đất này không có đàn bà xem sao, chắc hoang tàn hết. Cái gì mất rồi mới biết là quí. No woman no love. Không có đàn bà thì ta yêu ai, sống với ai !?

Như ông “năm năm rồi đi biệt, đường xưa chưa lối về ” chưa một lần về thăm quê, thăm đám con, thăm vợ. Gia đình còn nguyên đó, chỉ cách có nửa vòng trái đất, hằng tuần gọi điện thoại về nhà, sao vẫn thấy mình bơ vơ quá.

Nhớ tới vợ con, ông Hớn thấy cay cay con mắt. Phải làm thêm ngụm bia nữa. Trời nhá nhem tối rồi, sao không nghe tiếng bà Tư nói đám con câu quen thuộc:
- Đứa nào ra mời cha bây vô ăn cơm.

Hồi ông sắp ra đi, bà Tư Huệ, vợ ông, nửa chơi nửa thật nói:
- Coi chừng qua bển rồi, vợ giả dám thành vợ thiệt, lửa gần rơm mà.

Ông Hớn hỏi dò:
- Rủi ro xảy ra thiệt thì bà tính sao?
- Còn biết tính sao, ông làm sao coi cho được thì thôi. Xin ông làm ơn nhớ sấp nhỏ, chứ tôi đành an phận.

Bà nói rồi quay đi.
Ngày ông lên xe hoa lần thứ hai với bà Kiều Mộng Ngọc, bà Việt kiều từ Mỹ về, chính tay bà Tư Huệ, vợ ông, sắm sửa đồ trang sức, áo cưới, đến tận Hotel bà Mộng Ngọc đang ở, trang điểm cho bà dâu mới, cưới vợ nhỏ cho ông Hớn!
- “Sao kỳ vậy ta?” Hàng xóm thắc mắc. Bà Huệ cười:
- Ổng muốn du lịch thế giới cho biết đời, nên phen này bỏ tôi để theo tiếng gọi con tim!

Bà con bên nội, ngoại cũng thắc mắc, ông Hớn với vợ giữ im lặng cho êm xuôi mọi việc. Giấy tờ ly hôn được chứng nhận, Tư Hớn tách hộ khẩu ra căn nhà thuê tạm ở chợ, nhưng vẫn cơm ăn ba bữa, tối ngủ ở nhà. Cho đến khi bà Mộng Ngọc về quê, ký giấy hôn thú với ông. Chuyện khó êm xuôi lại ở bà Việt kiều.

Tư Hớn than thở với Hai Sự, cháu ông, người có công lớn trong chuyện mai mối, từ xứ Cali bên Mỹ về thăm quê hương cùng với bà Mộng Ngọc:
- Tao đau đầu với bà Mỹ da vàng này quá, đám cưới giả mà bả làm như thiệt, đòi đốt pháo dài 10 thước, đòi có năm, bẩy cái xe hơi rước dâu chạy lòng vòng thành phố, bấm còi tin tin, trong khi tao chỉ muốn làm cái lễ ra mắt nhỏ, chụp mấy tấm hình làm bằng chứng. Tao mà còn làm chủ tịch xã như trước dám bả đòi bắn pháo bông chào mừng đám cưới !

Quân sư Sự an ủi cậu mình, giảng giải :
- Sá gì mấy cái lặt vặt đó, cậu ráng chiều bả đi, miễn sao chuyện lớn thành công là được. Đời người có mấy lần lên xe hoa. Đời bả, tính sơ sơ, mới có ba ông Mỹ đi qua đời tôi, chưa có ông Viêt nam nào, nên nay bả muốn làm đám cưới rình rang ở quê, cho nở mày nở mặt đó mà.
- Nói thiệt với mày, tao rán nín thở qua sông, chứ thấy bả cứ õng ẹo đòi thêm điều này, điều nọ, tao phát ớn lạnh.
- Cậu Tư lo làm chi, bả chỉ muốn hình thức rắc rối vậy thôi, chứ tiền bạc đâu có đòi thêm, vậy là đẹp rồi. Cậu cứ nhớ mục đích tối thượng của mình mà bỏ qua đi.

Với Tư Hớn, 20.000 dollar cho cái giấy hôn thú không phải là mắc, ông đã đưa trước phân nửa, phần còn lại sẽ đưa hết cho bà Mộng Ngọc khi ông đặt chân lên nước Mỹ, có được thẻ xanh. Ông phải đi qua ba nước mới biến kế hoạch lớn của mình thành hiện thực, thôi đành nhắm mắt trao thân gửi phận cho bà Mỹ da vàng này. Bả có lẽ cần tiền, mình cần giấy tờ, làm khó chi đời nhau. Qua được xứ Mỹ rồi thì đường ai nấy đi.

&

Trước khi xin Visa, đặt vé máy bay, Tư Hớn coi lịch chọn ngày cẩn thận. Ngày ông đặt chân xuống phi trường Frankfurt, đúng hôm nước Đức gặp cơn bão tuyết. Vợ chồng Sang đi đón, chu đáo đem theo áo mantel dầy cho chú Tư. Ở trong phi trường còn ấm, ra ngoài mới thấy rét run, tuyết bay lả tả đầy trời như bông gòn. Tuy lạnh cóng nhưng Tư Hớn thấy xứ này vẫn đẹp, người nào cũng áo len dầy, găng tay, khăn quàng cổ đủ màu, gương mặt ai nấy sáng, tươi vui. Xa lộ êm ru, chạy hoài không rơi vô ổ gà lớn nhỏ nào gài bẫy trên đường, không thấy núi rác nào lù lù án ngữ bên đường. Xe cộ chạy trật tự, bình tĩnh, không bị điếc tai vì tiếng còi xe inh ỏi như bên nhà. Dù mùa đông, vợ chồng Sang cũng đưa ông đi chơi phố, gặp bạn bè, thăm vài thắng cảnh: khu phố cổ, những lâu đài trên núi dọc theo sông Rhein.

Tuần sau ông thôi không so sánh bên này với bên nhà, chuẩn bị tư thế ra mắt bà chủ nhà hàng Kim Tiền. Sang đưa ông tới nhà hàng tối thứ hai, lúc nghỉ bán. Dù ít chú ý bề ngoài, Tư Hớn phải kề tai Sang hỏi nhỏ:
- Bà này làm sao mà cứ lấy khăn chậm nước mắt hoài ?
- Chú Tư không biết sao, bả mới về VN đi mỹ viện sửa mắt, cắt cao mí mắt, để mắt to hơn, ra vẻ nai vàng ngơ ngác, ai ngờ đụng hạch nước mắt, nên chưa khóc mà lệ cứ dâng tràn.
- Hèn chi. Tao tưởng đâu bả cảm động vì có người bảnh như tao đến xin cưới...giả.

Dáng ông Tư cao lớn, mặt chữ điền, chân mày tướng. Thời trẻ theo ghe chài sống đời sông nước, đến nay tuy hơn sáu mươi, tóc muối tiêu, trông ông vẫn còn phong độ. Bà Kim Tiền ưng thầm ông ngay từ bữa gặp đầu tiên, nhưng vẫn làm cao.
- Tôi thông cảm hoàn cảnh nên muốn giúp anh thôi, tiền bạc là chuyện phụ, tình cảm mới là chính. Anh đưa 30.000 Mark để lo giấy tờ là được rồi.

Sang nói với chú Tư Hớn khi ra xe:
- Giá đó chẳng phải tình cảm gì ráo, đúng giá thị trường. Được cái bảo đảm, chứ nhiều người ký phải giấy hôn thú với mấy tay Đức nghiện rượu, xì ke ma túy, phiền phức lắm. Có khi giao tiền rồi, có giấy tạm trú rồi mà đâu yên, nó bắt trả tiền nhà, mua xe cho nó, tới lui hăm dọa đòi đưa tiền thêm, không đưa nó tố cáo mình ra Tòa là dụ dỗ, lường gạt nó.
- Bộ rồi không biết tố ngược lại sao, tiền mất tật mang, chịu thua sao?
- Đâu có dễ chú Tư. Nó là dân Đức có thể bị phạt vạ chút ít, còn mình dám bị trục xuất về nước, nên phải cắn răng chi thêm, chờ đủ thời hạn được thường trú thì mới Tschüss (chia tay) nó được. Có khi muốn ly dị phải chi thêm tiền nữa.

Với bà chủ đồng hương này coi bộ cũng không bảo đảm. Mấy hôm sau bà kêu điện thoại ngã giá, chịu bớt chút ít, 5.000 Mark, với điều kiện, ông Tư phải làm việc tại nhà hàng giúp bà một thời gian vì tình cảnh bà đơn chiếc. Tư Hớn nổi dóa:
- Bà này cứ leo lẻo cái miệng tình cảm là chính, nhưng tiền bạc tới mười, y chang tên bả. Một thời gian là bao lâu, tiền trao cháo múc, đâu phải cho không mà bắt tao ở rể không công? Phần nào thôi, bộ bả tính chơi trên cơ tao sao chớ?

Vợ Sang nghiên cứu tình hình kỹ hơn, bàn thêm:
- Giả dụ bà Tiền chịu ký giấy, chú Tư có giấy tạm trú, nhưng phải ít nhất 5 năm sau mới vô được quốc tịch, phải có việc làm, mới đón được con sang, luật ở đây khó khăn lắm.

Tư Hớn đành tay không giã từ nước Đức, buồn lòng vì mộng lớn chưa thành, nhưng quyết chí không chào thua số phận. Hôm tiễn ông ở phi trường, Sang bất ngờ tiết lộ nguồn tin mới:
- Chú Tư yên chí đi, con mới bắt liên lạc được với Hai Sự, con dì Ba Sử, đang sống bên Cali, để nó tìm mối khác cho chú.
Hai Sự - cái phao của đời ông. Ông nhớ như in: nó mặc cái quần xanh rách gấu, cái áo có miếng vá lớn sau lưng. Nhà nghèo, cha chết sớm, lẽ ra nên theo ghe chài với ông sinh sống, nó nói:
- Con muốn học lên nữa, cậu Tư giúp con, con đội ơn. Đời trai mà cứ lẩn quẩn ở cái hóc bò tó bên con sông này, không ngóc đầu lên được.

Ông hỏi:
- Mày lấy gì ăn mà đòi học tiếp?
- Con lên Saigon vừa đi học, vừa làm nghề đóng giày ở nhà đứa bạn. Người ta sống được thì mình sống được, lo gì.
“Thằng này có chí lớn”, ông thương như con, lâu lâu lại gửi tiền cho nó. Má nó ở đây thiếu thốn có bà Tư Huệ giúp đỡ. Hôm 30 tháng 4 tự dưng nó biến mất, bặt tin. Má nó khóc đỏ con mắt. Giờ tự dưng nó lại hiện ra cứu nguy cho ông. Cuộc đời dâu biển khó ai ngờ.

&

Hai Sự hẹn gặp ông Tư ở Vancouver vào mùa thu! Nó gửi e-mail cho ông, nhắn tin:
“Con chưa tìm được mối nào bên Mỹ, nhưng có người bạn giới thiệu một mối được lắm bên Canada, rẻ thôi, 10.000 dollar. Bên đó nghe nói đời sống dễ chịu hơn bên Mỹ. Cậu
Tư ưng chịu thì xin Visa qua Vancouver. Từ Cali con sẽ bay sang đó trước đón cậu, bàn chuyện với cậu.”

Tư Hớn lại đóng bộ, kéo va-li lên đường, y như một businessman đi tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. “Cũng đúng thôi, đây là một business, một thương vụ thiệt chứ đâu phải chuyện giỡn”. Tư Hớn chép miệng, khấn thầm, cầu Trời phù hộ cho mình rửa được mối hận lòng bao năm nay. Qua điện thoại đường dài, ông hé mở cái “nỗi sầu nào chưa nói ra” cho Hai Sự biết.

Đó là quãng thời gian nhà nước rục rịch mở cửa thông thương, thôi không ngăn sông cấm chợ. Nhanh chân thức thời, Tư Hớn rời bỏ chức chủ tịch xã, có tiếng mà không có miếng, qua làm giám đốc công ty hợp tác xã mua bán. Tính ông sòng phẳng, chịu chơi, nên dễ kiếm ra “cô-ta (quota), cô mình” móc ngoặc làm ăn, phất lên mau chóng. Làm giàu cho công ty chừng 3 năm, Tư Hớn ngẫm nghĩ, khả năng như mình tội gì làm cho thiên hạ hưởng, lời lãi bao nhiêu phải cúng cấp trên, cấp dưới, chia năm xẻ bảy gần hết, rủi khi chuyện đổ bể, mình thành con dê tế thần. Bao cái gương trước mắt đó thôi.

Phủi tay từ chức, Tư Hớn giã biệt nhà nước, bỏ vốn dành dụm bấy lâu hình thành công ty hợp doanh, phất lên như diều gặp gió. Khôn ngoan, ông vẫn dựa dẫm vào cơ chế nhà nước, các móc nối từ trước. Những lần trúng mánh lớn, phải đưa đám đầu nậu với bên đối tác đi ăn chơi, nhậu nhẹt ở mấy nhà hàng trứ danh trên Saigon, ông hãi hùng. Thế giới ăn chơi trác táng của Saigon bây giờ bỏ xa mấy món ăn chơi của đất Saigon “bị ảnh hưởng nọc độc văn hoá đồi trụy của Mỹ ngụy” năm xưa.

Tư Hớn tuyên bố, ông chỉ ăn mà không chơi. Mặc ai chơi bời vung vít, ông có mặt ở bàn nhậu không lâu, kiếm cớ bỏ cuộc nửa chừng, bằng một cú điện thoại của tên đệ tử báo tin có việc quan trọng, phải đi ngay. Ông cố ý tránh những cuộc mây mưa, không đi m***age, lên Ban-mê-Thuột “cỡi voi”, đi chơi em út ở mấy động thiên thai có tắm ôm, lẩu ôm. Mấy tay chơi cười cợt Tư Hớn “đạo đức giả, chơi nổi”. Có kẻ đề nghị đổi tên ông thành Lục vân Tiên! Có tay nói thẳng: - Cha này hết xí quách rồi, để tao biếu không Viagra.

Mấy cái đầu đông đặc mánh mung, những đôi mắt mờ tối sắc dục làm sao hiểu nổi ông. Lương tâm ông chắc có răng, hay cắn rứt làm ông khổ tâm khi thấy những cô gái trẻ đáng tuổi con cháu ông, vì đồng tiền, vì miếng cơm cho mình và cả gia đình, phải ôm ấp hôn hít những ông nội, ông cố nội, đầu hói, bụng xệ căng dầy thịt mỡ như có bầu 5, 6 tháng. Có lẽ ông hơi đa cảm, hơi cải lương (điều này ông dấu kín). Với ông, phụ nữ ở đâu, bất cứ tuổi nào, thảy đều đáng thương, nhất là thân phận đàn bà ở cái xứ khốn khổ trần ai này. Ông thấy bớt bị dằn vặt đôi chút nhờ vợ ông. Từ khi gia cảnh phất lên khá giả, bà không thay đổi tâm tánh. Bà con, người dưng gặp cảnh hoạn nạn túng thiếu, đến than thở, bà móc túi cho mượn, có khi cho luôn. Đi làm ăn tận đâu đâu, rốt cuộc rồi ông cũng quay về bên bà Tư Huệ.

Một tay chơi mới nổi, bí danh Ba Lươn (thiên hạ gọi sau lưng là Bất Lương) nhỏ tuổi hơn ông, khôn lanh hơn ông, nhưng tài kinh bang tế thế thì còn lâu mới theo kịp ông, dù hắn có bằng tiến sĩ kinh tế, hậu quả mấy năm Đại học tại chức. Trước kia tuy là công an cắc ké, nhưng nhờ theo đuôi đàn anh trong phi vụ cho thuê bãi đáp để vượt biên, hắn giàu lên mau chóng. Khi đánh hơi phi vụ bắt đầu rò rỉ, lại nhiều phe phái nhảy vô tranh ăn, hắn bỏ chạy trước qua kinh doanh. Thành tích mua xe Honda nghĩa địa nước ngoài, phù phép thành Honda mới, bán giá cắt cổ trong nước khiến hắn nổi danh “phù thủy” trong giới kinh doanh móc ngoặc. Cậy thần thế, Ba Lươn hớt tay trên nhiều phi vụ làm ăn của công ty Tư Hớn. Mấy phen thua thiệt vì mất “cô-ta” mua hàng, bên Tư Hớn tìm kế mai phục chơi lại, khiến hắn mất ăn mất ngủ. Điên lên vì ganh ghét, Ba Lươn tung tin nói xấu, vu khống Tư Hớn. Ông giả điếc, không chấp, nhưng nghe đàn em báo lại, giữa buổi tiệc lớn đông đủ “đại gia” ở Saigon, hắn ngang nhiên lên tiếng :
- Tư Hớn chẳng qua là tên trọc phú, thằng ghe chài thất học, gặp thời đi lên chứ tài cán gì. Con cái hắn 8 đứa mà có đứa nào vô Đại học. Ba thằng con trai tôi, sơ sơ đã có 2 đứa qua Mỹ du học. Mấy đứa con gái hắn có theo xách dép rửa chân con tôi, còn lâu mới được.

Tư Hớn giận sôi gan tím mật, danh dự bị xúc phạm. Đàn em ông Tư nóng ruột xin phép:
- Để tụi em dần nó một trận, anh Tư không cần ra tay, chỉ cần lấy nó hai cái tai ngâm dấm, cho nó câm miệng nhớ đời.

Ông Tư dằn lòng, đó chỉ là hạ kế, ráng nặn óc suy nghĩ tìm mưu chước. Ông hơi đau lòng khi thấy lời hắn nói có phần đúng, hai đứa con lớn theo ghe chài với ông từ nhỏ, chỉ được đến trường hết cấp tiểu học. Đến nay 4 đứa lớn yên bề gia thất, biết làm ăn, sống cũng khấm khá, nhưng chuyện học vấn thì không sánh bằng ai. Bốn đứa nhỏ vẫn còn cắp sách đến trường. Phải tìm thầy giỏi kèm cặp tụi nó, khép tụi nó vô kỷ luật học tập, sau này thành danh với đời, tụi nó sẽ hiểu ông.

Đêm đêm thao thức, Tư Hớn thề với ngọn đèn “ngày nào đó, con mày sẽ làm đầy tớ cho con tao”. Ông thầm nể phục Hai Sự, biết nhìn xa hơn ông. Thời buổi này còn quanh quẩn ở cái xó này thật không sao ngước mắt lên được. Đời còn dài, chưa muộn mà. Ông âm thầm lên phương án rửa mối hận lòng “quân tử trả thù, mười năm không muộn.”
Nuốt nước mắt mà kể nỗi lòng cho Hai Sự nghe, ông mừng như trúng số khi tìm được thằng cháu tri kỷ. Chỉ cần nghe nửa câu chuyện, Sự hiểu thấu tim gan ông cậu mình, nói chắc như bắp:
- Con sẽ giúp cậu Tư tiến hành kế hoạch cho đến khi nào thành công, sau đó có chết con cũng yên lòng.

&

Bữa tiệc nhỏ diễn ra ở nhà hàng Hongkong bên Vancouver. Tư Hớn với Hai Sự ngồi một bên, bên kia là ba con trai bà giáo Nghinh. Ba đứa đều phương phi, mặt sáng, nói năng lễ phép, rõ ra con nhà nề nếp. Bà giáo có 5 con trai, đứa bác sĩ, đứa kỹ sư, đã lập gia đình, trừ đứa út. Vợ tụi nó đều là dân Tây, mắt xanh tóc vàng. Vừa nhập tiệc, thằng lớn trịnh trọng nói:
- Con xin thay mặt mẹ con tiếp chuyện cậu Tư, anh Hai Sự, mời dự bữa cơm tối nay. Mẹ con muốn tới lắm, nhưng bị mệt, xin phép vắng mặt. Cậu Tư có điều gì hỏi thêm, con xin thưa chuyện.

Cũng phải thôi -Tư Hớn nghĩ thầm- nhà giáo mà, làm gì cũng từ tốn, cân nhắc cẩn thận. Chắc bà giáo muốn đám con coi mặt, nhận xét về mình trước. Được thôi, ông chỉ cần bản hợp đồng, tờ giấy hôn thú với giá cả đã định đoạt, chứ có chính thức đâu. Vả chăng ông tuy hơi già, ít học, nhưng còn bảnh, từng vang bóng một thời bên sông Tiền chứ đâu phải cỏ rác chi. Hơi buồn vì bữa ăn ngon mà không có bà giáo tham gia.

Thằng thứ hai chỉ cái hồ nhỏ, tôm cua cá đang bơi lặng lờ trong đó, nói:
- Cậu Tư thích món gì, con đặt nhà hàng làm đúng thứ đó để cậu biết tài nghệ của đầu bếp Hongkong nơi đây.

Tư Hớn cười cười, tưởng gì, chứ ăn nhậu kiểu này, Saigon đâu chịu thua. Mấy nhà hàng lớn ở Saigon bày đủ trò ăn chơi, ăn tươi, ăn thịt sống còn phừng phừng trên lửa, ly kỳ rùng rợn hơn bên Hongkong, Bangkok. Hai Sự thay ông Tư vô đề:
- Chuyện giá cả cậu Tư tôi đồng ý, nhưng muốn biết bà giáo có đặt thêm điều kiện gì khác không? Đây là việc trao đổi, nên minh bạch từ đầu để sau này không mất tình cảm đôi bên.
- Mẹ tôi không làm khó, đòi hỏi gì đâu, chỉ muốn là sau khi xong việc giấy tờ thì cậu Tư ở chung nhà. Mẹ tôi có dành cho cậu Tư riêng một phòng trên lầu. Như vậy cậu không phải lo tiền thuê nhà, khỏi lo chuyện ăn. Tụi con giúp được hết. Căn nhà rộng, mình mẹ con ở hơi buồn. Nhà có thêm người, nhất là đàn ông, đỡ trống trải lo sợ.
Thằng thứ ba ít nói, trầm ngâm, lúc này mới lên tiếng, giọng thương cảm:
- Mẹ con một đời khổ lắm. Cha con bị đi cải tạo, chết trong tù, mẹ con phải bỏ nghề giáo, tần tảo buôn hàng chuyến, bán chợ trời nuôi tụi con. Sống cam khổ nhẫn nhục mẹ con quen rồi, con nói để cậu Tư hiểu hoàn cảnh mẹ con hơn.

Dường như có ai xát muối trái tim Tư Hớn. Nghe nó nói, phải nuốt nước mắt vào lòng. Ông Tư thề với lòng sẽ coi bà giáo như người chị, hết lòng chăm sóc giúp đỡ.
Sự đời trớ trêu, chính Tư Hớn lại là người phá bỏ lời thề. Ông đập bàn, đi tới đi lui trong căn phòng ở Hotel, la lối:
- Sự, mày nghĩ coi như vậy có được không ? Một mẹ nuôi đủ 5 con, mà giờ tụi nó cả 5 đứa đều bỏ rơi mẹ mình. Đưa tao vô thế mạng, làm người chăm sóc cho mẹ tụi nó, vậy là yên chí lớn, phủi tay trách nhiệm. Vậy tụi nó ăn học làm chi. Cái thứ con như tụi nó tao đem câu sấu hết.
- Con cũng thấy đúng là không được. Nhưng bên này người ta không sống kiểu đại gia đình như bên mình. Con cái tới 18 tuổi là thích ra riêng. Có gia đình thì càng muốn tách riêng, không thể nào sống chung với cha mẹ được. Chỉ tội nghiệp bà giáo, sống đơn độc, thân lại tật nguyền. Đáng trách là mấy đứa con không cho mình biết trước, đưa mình vô thế khó xử quá.

Tư Hớn không sao quên được, khi tiếng bánh xe chầm chậm lăn ra phòng khách, ông chưa hiểu chuyện gì, nhưng lịch sự, đứng lên chờ. Bà giáo xuất hiện, ngồi trên xe lăn, cái chăn đỏ đắp trên chân, cái đầu lệch nghiêng qua một bên. Cô cháu gái đẩy xe phía sau. Bà mỉm cười, miệng hơi méo, đưa tay cho ông bắt. Tư Hớn chết đứng, Hai Sự sững người. Bà giáo cất tiếng nói, hơi khó khăn:
- Ông mạnh giỏi ? Đừng lo, ở đây sống được lắm.

Ánh nắng ban mai từ cửa sổ rọi lên mái tóc trắng phau của bà, đôi mắt bà hiền dịu, vẻ chịu đựng. Bà gầy gò, xanh xao, lọt thỏm trong cái xe. Ba đứa con trai ngồi lặng im, hết nhìn mẹ mình rồi nhìn Tư Hớn. Không khí nặng nề, ngột ngạt. Cô gái nói:
- Bà giáo bị tai biến mạch máu não, nên nửa người bị tê liệt, tuy nhiên trí óc còn tỉnh táo. Ông không phải lo. Bà cố gắng tập luyện nên nay đi lại được chút xíu , tự lo vệ sinh cho mình được. Cháu chỉ đến đây giúp bà hai bữa cơm, dọn dẹp nhà. Nhưng về đêm, bà thấy đơn độc, sợ hãi trong căn nhà tiện nghi, hoang vắng. Bà cần một người bạn già chân thực, để an ủi, giúp đỡ nhau lúc đơn chiếc. Các con bà ra riêng hết rồi, mấy người vợ ngoại quốc không chịu có bà mẹ chồng sống chung trong nhà.

Sự thực được phơi bày, một màn bi-hài-kịch ngắn. Tư Hớn thương cho số phận nghiệt ngã của bà, buồn cho tình cảnh mình.
Chuyện làm bạn, giúp đỡ bà giáo, ông Tư không e ngại, nhưng sống cảnh cá chậu chim lồng, ông ngán tới cổ. Bà muốn ông có mặt luôn trong nhà, đưa bà ra vườn đón ánh mặt trời lúc có nắng ấm, lái xe đưa bà đi chơi đây đó khi cần. Một đời vẫy vùng sông nước, giờ đây gần như biến thành kẻ hầu cận cho một người đàn bà tàn tật, trong căn nhà lạnh lẽo, cầm bằng như chôn sống ông.

Hai Sự cảm khái, triết lý:
- Đời người nói quả không sai, không ai cho không ta điều gì cả, kể cả Thượng đế. Người ta thò tay cho mình cái này, thì lại móc túi mình lấy cái khác. Giờ ý cậu tính sao.
- Tính chi nữa. Tao đành good bye mối này thôi. Đâu phải tao tàn nhẫn, nhưng tao muốn đám con bà giáo phải hiểu ra là không ai có thể chăm sóc cho mẹ mình, ngoại trừ chính mình. Mà bà ở ngay gần đó, chứ có xa xôi gì. Tụi nó có bổn phận phải chia nhau lo lắng cho mẹ, không phải chỉ vật chất mà cả tinh thần. Cái đầu tụi nó đầy chữ nghĩa, bộ tụi nó không nghĩ xa hơn là mai sau về già, có thể rơi vô tình cảnh giống mẹ nó bây giờ sao chớ ?
- Nói chi chuyện xa xôi đó. Nhiều người có học, khoa bảng đầy mình mà đối xử với cha mẹ có khi còn tồi tệ hơn người ít học đó cậu Tư.

Tư Hớn nghe Hai Sự giảng giải, không sao hiểu nổi thế thái nhân tình ở xứ người.

&

Ăn xong cái Tết năm đó, ông Hớn từ biệt gia đình, từ biệt con sông Tiền cuồn cuộn nước chảy, lên đường qua xứ Mỹ, đoàn tụ với vợ...giả.
Đêm trước ngày ra đi, ông qua nằm chung giường với bà Tư Huệ. Mấy năm gần đây, ông Tư với vợ vẫn ở chung phòng nhưng hai giường riêng. Lớn tuổi, ông sinh tật hay ngáy, nên không muốn làm phiền giấc ngủ của vợ. Những lần đi nhậu về khuya, người nồng nặc mùi rượu, ông lần về giường mình, tránh làm vợ khó chịu. Nằm bên vợ, ông muốn nghe lại cái mùi bạch đàn với bồ kết phả nhẹ từ mái tóc bà. Bà Tư ưa gội đầu có lá bạch đàn cho khỏi nhức đầu. Rất lạ là tóc bà đến nay vẫn đen nhánh, chỉ có dăm sợi bạc, dù bà phải vất vả, cực khổ nhiều từ thuở hai người còn hàn vi, ông theo ghe chài, bà chiều chiều quảy gánh chè ra chợ.
- Mai mấy giờ ông lên máy bay?

Bà Tư Huệ hỏi, không biết bao nhiêu lần cái câu đó. Lần nào ông Tư cũng nhẫn nại trả lời. Ông hiểu, bà hỏi chỉ là cái cớ để dịu nỗi lo âu cho ông.
- Lúc trưa, 13 giờ 40. Bà cứ ở nhà, khi nào sắp lên máy bay tôi điện thoại về liền. Đừng có lo nghĩ đâu đâu. Khi nào xong chuyện là tôi trở về đây, với bà.

Bà nói, không khóc mà giọng nghe đầy nước mắt:
- Già rồi mà ông còn phải bôn ba. Làm chi cho cực một đời. Ông không sống đời lính mà tôi với ông cứ sống xa nhau hoài, chừng nào mới được yên đây? Tôi chẳng cần nhà cao cửa rộng, tiền bạc đầy rương. Ngày ngày ra vô ngó thấy ông, bữa cơm có mặt ông, là đời tôi mãn nguyện.

Tư Hớn thở ra:
- Tôi đã có lời thề rồi. Mà cũng vì tương lai tụi nhỏ, bà hiểu cho tôi.

Bà nuốt nước mắt lặng im. Ông nắm tay bà để lên ngực mình. Lâu lắm rồi hôm nay ông mới có cớ nắm lại bàn tay bà, bàn tay nổi gân, chai sần. Bàn tay đó từng chăm lo cho ông, cho đàn con 8 đứa. Tình già sao khác quá xa thời trẻ, thầm lặng mà tha thiết, như nước mắt chảy ngược vào lòng.

&

Qua tới xứ Mỹ, Tư Hớn thấy mọi việc chẳng êm xuôi như mình tính. Ông tính một, trời xui đất khiến ra đến chín, mười sự rối rắm làm ông điên đầu.
Bà Kiều Mộng Ngọc dành cho ông căn phòng nhỏ ở lầu phía sau. Nhưng ông phải để quần áo trong cái tủ lớn ở phòng bà. Đồ đạc của ông theo chiến lược phải phân tán mỏng, mỗi thứ một ít rải rác trong nhà, từ phòng khách cho đến phòng tắm, để trọn vẹn vở tuồng chồng vợ.
- Em làm như vậy là vì anh Tư thôi, để Sở di trú có đến đây điều tra thì không nghi ngờ gì.

Bà tự cho phép mình đổi cách xưng hô “anh anh, em em” làm Tư Hớn muốn nổi gai ốc, dần dần cũng quen. Thôi, nếu bà thích vậy thì cứ mackeno, chẳng mất đồng vốn chi. Nhưng ông phát ớn lạnh cái giọng nhão nhẹt như mít tố nữ, kịch cỡm của bà. Chịu hết nỗi, Tư Hớn nói bóng gió:
- Tiếc là xưa kia bà không theo đoàn kịch nói, chứ cái giọng cảm-động-đậy của bà mà vô tuồng “Cây sầu riêng trổ bông” chắc làm thiên hạ khóc sướt mướt, nhiều hơn kỳ nữ Kim Cương.

Tưởng Tư Hớn nói thiệt, bà hí hửng khoe:
- Anh Tư hổng biết chứ hồi em còn son trẻ mới qua đây, có đạo diễn Mỹ mời em đóng phim rồi đó. Buồn một nỗi tên chồng Mỹ ghen quá hổng cho em đi, nên tài nghệ em lần hồi bị thui chột.

Từ phòng khách, bà cất giọng oanh vàng nheo nhéo:
- Anh Tư ơi, chiều nay mình đi dạo bờ biển hóng gió đi anh.
- Anh Tư à, đám bạn em rủ, cuối tuần mình đến nhà họ chơi, đánh bài phạt rượu, rồi xem phim bộ, đi với em nghe anh Tư.

Đóng kịch ở nhà chưa đủ, bà đem ông ra đóng kịch với đời. Có mặt trên từng cây số, nơi nào có đông người Việt hội tụ, đám cưới đám ma, đám sống đám chết, văn nghệ, chợ Tết... bà buộc ông phải đóng bộ, đeo cravate hay thắt nơ ở cổ áo, đi bên cạnh bà. Bà lên áo dài, áo đầm dạ hội, vòng vàng hột xoàn lóng lánh từ cổ đến hai bàn tay, cặp tay ông đi vào buổi hội y như một phu nhân lỡ thời, còn tiếc nuối thời vàng son xa xưa. Bà huấn luyện ông Tư phải biết mở cửa xe khi bà vừa đến xe hơi, biết kéo ghế cho bà ngồi khi vừa đến bàn ăn ở bữa tiệc, nhà hàng. Bà nói:
- Như vậy mới chính hiệu là gentleman đó anh Tư. Ba tên chồng Mỹ của em đều làm như vậy, em sống kiểu đó quen rồi. Đàn ông Viêtnam không biết gallant với phụ nữ, dởm ghê nơi.

Bà Mộng Ngọc không quên mấy lớp học tiếng Anh, bắt ép nài nỉ Tư Hớn đến trường. Như bị cực hình, ông khổ sở vì đầu đã hai thứ tóc, muối nhiều hơn tiêu, phải ngồi giữa đám trẻ choai choai. Học trước quên sau, mấy tháng gò mình đến trường, Tư Hớn chỉ còn nhớ lỏm bỏm: goodbye với good morning, sorry với thank you, money với love...Đếm số với đếm tiền thì Tư Hớn học rất nhanh! Tên mấy con đường ông tự chuyển ngữ qua tiếng Việt: Magnolia thành mắt ngó lia, Bolsa là bỏ cha, Brookhust thành rút hớt, Moran là mò rắn...

Bà Mỹ da vàng nổi dóa thấy công uốn nắn của mình thành công cốc, dằn cơn thịnh nộ lấy giọng ngọt ngào:
- Anh Hớn à, em nói mà anh hổng chịu nghe em, sống trên xứ Mỹ mà không biết tiếng Mỹ thì khó xin việc làm, khó vô quốc tịch lắm đa! Đi bên em mà anh nói tiếng Anh dở quá người ta cười em.

Gặp bữa trời mưa buồn tình, bà giở bài bản mới, ca cẩm:
- Mấy bữa nay nắng gió trở trời, sao em nhức mình, nặng đầu quá đi. Giá ai thương tình cạo gió hay đấm bóp dùm, chắc em hết bệnh liền.
Tư Hớn giả câm giả điếc, tự cấm cung trong phòng cả ngày không dám ló mặt. Ông cay cú thấy mình trở thành tên hề bất đắc dĩ cho vở kịch “vợ chồng giả” do chính mình tự biên tự diễn. Lúc đầu chưa có việc làm, muốn cho vở kịch mau đi tới happy-end, ông dằn lòng tháp tùng bà đi khắp nơi, đóng bộ mặt từ bi, nhẫn nhục như một ông chồng gương mẫu. Ông nuôi hy vọng, nếu Sở di trú có đòi nhân chứng thì đám bạn bà sẽ vui vẻ giúp cho. Dần dần ông phát hiện, màn hài kịch này có nguy cơ trở thành đời thật, dám có lúc biến thành bi kịch đời ông.

Bà Tư Huệ coi vậy mà nói như thần: “Vợ giả dám thành vợ thiệt!”
Tư Hớn phát điên, phát rầu vì tình huống mới.

Công tâm mà nói, bà Mộng Ngọc không phải người có tâm xấu. Bà bỏ tiền ra cho ông học lái xe, mua xe cho ông. Chê bai mớ quần áo ông đem từ Viêtnam sang là quê mùa, không à-la-mode, bà lôi ông đi qua nhiều cửa tiệm mua sắm cho ông khá bộn, giày dép, cravate, quần áo lót, cả nước hoa, loại đắt tiền! Đời ông chúa ghét nước hoa. Theo ông, chỉ mấy tay playboy hay “pê-đê” mới dùng nó, ông ném thẳng tay vô thùng rác. Ném luôn mớ quần đùi, T-shirt có hình chim cò, hoa lá sặc sỡ đủ màu.

Gặp bữa không may, bà Mộng Ngọc ra tay dọn dẹp nhà cửa, khám phá thùng rác chứa đủ thứ thập cẩm quà tặng của bà sắm cho Tư Hớn. Giông gió, bão táp, động đất...tức thì theo nhau ầm ầm nổi lên! Bà Mỹ nổi trận lôi đình, sỉ vả ông Tư là thứ người “vô ơn bội nghĩa, ăn cháo đá bát” làm tan nátđời bà, ra lệnh đòi Hai Sự đến trình diện, ba mặt một lời để “giao trả Tư Hớn về nguyên quán”, sau cùng đi đến quyết định chết người “đưa Tư Hớn ra Toà ly dị !”

Hai Sự phải đến tận nơi dàn xếp nội vụ. Mặt hắn rầu rĩ như sắp ra pháp trường cát, nói với ông Tư:
- Ở đời có 4 cái ngu, con lãnh đủ cái ngu thứ nhứt.
- Mày đừng than thân trách phận nữa. Tao sắp điên đây. Bà Mỹ này muốn biến tao thành tài xế riêng, vừa là Bodyguard, vừa tên hầu cận. Mày thưong tao, kiếm ai chịu “se” (share) phòng, tao ra riêng. Chứ sống kiểu này tao chỉ còn từ chết đến bị thương thôi.

Hai Sự phì cười:
- Con dám cá mười ăn một, bà Mộng Ngọc mê cậu Tư đứt đuôi rồi. Mà bả còn phây phây, béo tốt yêu đời, đâu có xấu xa gì. Có mất vốn mất lời chi đâu mà cậu Tư không chịu?
- Mày nói vậy mà nghe được. Tao đâu phải gỗ đá mà không biết. Nhưng mày ngắm kỹ bả đi. Người gì toàn đồ giả, cái gì cũng cắt, vá, sửa, độn...độn mông độn vú, bơm hơi bàn tay bàn chân, múp míp như con nít. Bóp vô dám nó xì, nó xẹp như bong bóng xì hơi, biết lấy chi bồi thường. Tao chịu thua. Mấy bà bạn bả giống nhau như khuôn đúc, từ một mỹ viện mà ra. Khi chụp hình quay phim, mặt người nào cũng cứng đơ như tượng hay người chết. Nằm cạnh bả chắc toàn thấy ác mộng, có ngày bị nhồi máu cơ tim, chết không kịp ngáp.
- Mode đời nay vậy đó cậu Tư ơi, phải đi mỹ viện mới là dân chơi sành điệu, để mình thành người mẫu hay movie stars.
- Tao dân quê sông Tiền chính cống, không phải tài tử xi-nê, không thể nào tiếp tục vở kịch này được nữa. Mày ngẫm xem đời bây giờ cái gì cũng giả được, hàng giả, tiền giả, bằng cấp giả, đạo đức giả, hôn thú giả, người giả...chỉ còn cái “tình” may ra còn thiệt, mà người ta cũng “yêu giả” thì còn gì niềm tin để sống? Có Green card rồi, tiền bạc tao đưa đầy đủ. Thế thì đường ai nấy đi, đúng hiệp ước ban đầu. Kỷ vật bả mua cho tao, xin trả lại em yêu ráo. Thôi đành thôi, giã biệt em yêu, vĩnh biệt tình em luôn. Anh tẩu đây!

Hai Sự cười nắc nẻ :
- Bả yêu quí cậu Tư, mua cho thì cứ giữ, để kỷ niệm khi chúng mình xa nhau. Tình cho không biếu không mà, mắc chi phải trả lại.

Một ngày đẹp trời, Tư Hớn thoát cũi sổ lồng, dọn đến căn phòng nhỏ gần xưởng sửa chữa xe hơi do Hai Sự làm giám đốc, trở thành công nhân của Hai Sự. Ông cày hai job, ban ngày làm thợ sửa xe, tối làm ở quán rượu, có khi đi bán phụ ở chợ trời hôm chủ nhật, thấy tủi cho thân phận. Từ giám đốc bên nhà, qua đây hóa thành công nhân, lao động nhọc nhằn. Hai Sự nhìn thấu tim gan cậu mình, an ủi:
- Cậu ráng học nghề thời gian đầu, sau này con mở thêm xưởng mới, giao cậu điều hành, có biết rành nghề mới chỉ huy được. Rồi con ký giấy để cậu làm việc lâu dài, thêm có credit tốt thì cậu mượn được tiền của Bank để mua nhà.

Tư Hớn tin tưởng Hai Sự, chí thú làm việc. Nhưng tình riêng thì chưa yên, bà Mộng Ngọc tìm đến xưởng, năn nỉ khóc lóc:
- Anh Tư không hiểu cho lòng em. Tiền bạc em đâu có thiếu, em ký giấy hôn thú vì hiểu hoàn cảnh, vì...thương anh Tư thôi. Em chịu hy sinh tất cả. Dù đã ký giấy ly dị, nhưng lâu lâu anh Tư muốn về thăm nhà, thăm vợ cũ, em không cản. Nếu anh Tư trở về bên em, em sẽ dốc lòng lo cho sấp nhỏ con anh, qua đây càng sớm càng tốt.
Bị đánh trúng tim đen, Tư Hớn bối rối. Ông không phải loại người nhẫn tâm vô tình với phụ nữ, thấy bà Mộng Ngọc quá quị lụy vì mình, ông chạnh lòng. Trên tình trường ông không có mấy kinh nghiệm đối phó với đàn bà. Nhưng ở thương trường, kinh nghiệm chiến đấu bao nhiêu năm lăn lóc trong giới móc ngoặc dạy ông phải biết cứng rắn khi cần, nếu không có thể bỏ mạng oan uổng. Ông cầm tay bà Mộng Ngọc, nhẹ nhàng nói thẳng sự thật:
- Tôi rất biết ơn những gì...Ngọcgiúp chotôi. Tôi cần Green card không phải cho tôi mà để lo cho đám con qua đây ăn học. Với kiểu "thị trườnggiáo dục" như bên nhà thì đám nhỏ học được cái gì, thành người ra sao, vì vậy tôi ráng đưa đám con qua đây "tị nạn giáo dục". Nhưng con đông, lo cho từng đứa không kham nỗi,nên tôi phải hy sinh đời tôi. Tôi hiểu tình cảm Ngọc dành cho tôi, nhưng tôi không thể sống dối trá...Không khi nào tôi phụ vợ tôi.

Bà Mỹ thôi khóc, đứng phắt dậy, bỏ đi. Cuối cùng thì bà cũng hiểu được bản chất con người Tư Hớn. Ông không sắt đá, nhưng ông chân thành và không dễ lay chuyển. Hình như cái đó trong tiểu thuyết gọi là tình yêu, từ lâu bà chỉ nghe mà không rờ thấy nó, qua ba đời chồng mà bà chưa hề biết nó. Suy ra từ kinh nghiệm đời mình, bà Mộng Ngọc tin chắc như đinh đóng cột là: "tình với tiền luôn luôn đi liền với nhau, như 2 mặt của đồng xu!" Giờ bà mới ngộ ra nó là cái gì đơn sơ mộc mạc, nhưng bền chặt như đất, như nước.

Lần đầu tiên, bà ngộ ra rằng, giữa thời buổi đảo điên này, vẫn có một loại đàn ông không dễ sa ngã vì tiền hay sắc dục, và họ chung thủy với vợ mình.
Mấy hôm sau bà gọi điện thoại cho Hai Sự, nhắn tin sẽ xúc tiến hồ sơ đón đám con ông Tư qua sớm. Tư Hớn mừng run, hoàn thành phần một của kế hoạch “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.

&

Tư Hớn bàn với Hai Sự lên kế hoạch tìm tung tích hai đứa con của Ba Lươn đang du học Hoa Kỳ. Với Hai Sự chuyện này không khó. Tên họ tụi nó kỳ quái nên dễ tìm, Đường văn Chính với Đường văn Nhân. Tư Hớn đổi ra Đồ bất Chính với Đồ bất Nhơn, quí tử của Bất Lương.

Từ khi qua Mỹ, tiếng là du học, hai quí tử lại du hí, nổi danh trong đám loi choi giang hồ, có mặt ở Casino sòng bạc thường xuyên hơn ở trưòng. Thằng lớn đeo đẳng Đại học 7, 8 năm vẫn chưa ra trường, thêm thói tụ tập say sưa, chơi Hashish ở cư xá sinh viên, bị đuổi học. Visa hết thời hạn, sợ phải về nước, nó chạy qua Mexico làm lại giấy tờ, chui trở qua Mỹ. Cha nó phải tốn tiền khá bộn chạy Visa cho nó. Thằng em thừa kế “gene” di truyền háo sắc của cha, hết tình đầu lăng nhăng qua tình kế, tình kế tiếp, lại chuyên trò phóng xe bạt mạng trên Highway, nhiều lần bị đóng tiền phạt, gây tai nạn xe hơi, phải bồi thường từ 5.000 đến 10.000 dollar là chuyện thường. Hai quí tử thi nhau phá của, Tư Hớn quá đỗi hài lòng.

Đàn em ông Tư bên nhà gấp rút báo tin: Ba Lươn chuẩn bị bày tiệc lớn ở Saigon ăn mừng thằng Bất Chính tốt nghiệp Đại học, sắp lấy được vợ Mỹ, phóng lớn tấm hình thằng con mặc áo thụng đen, đội mũ đen tốt nghiệp chính hiệu cho bà con, đồng nghiệp lác mắt.

Một màn kịch trơ trẽn, nhưng là cơ may hiếm có cho Tư Hớn hành động. Ông hạ quyết tâm ra chiêu, rửa mối hận lòng.
Tìm ra nơi hai đứa đang sống với đám bụi đời đủ màu da, biết tụi nó đang nợ ngập đầu túng thiếu, nguồn dollar tiếp tế từ bên nhà không phải lúc nào cũng dồi dào, Tư Hớn cho vài tay thợ đàn em đến gặp hai quí tử, dúi cho ít tiền, quảng cáo đưa tin xưởng sửa xe đang cần thợ phụ, công việc nhàn nhã, lương cao mà còn tăng lương thêm nữa.
Khi hai đứa lò dò đến xưởng sửa xe đưa đơn xin việc, Tư Hớn mừng rơn, Hai Sự kịch liệt phản đối:
- Cậu Tư nhận tụi nó vô làm, có gì cậu chịu trách nhiệm. Quen xài tiền như rác, lúc túng bấn, hai đứa chôm xe của khách hay đồ nghề trong xưởng đem bán, bỏ trốn, làm sao bắt tụi nó lại được.

Tư Hớn vỗ vai thằng cháu quân sư, chí lớn hơn ông nhưng kinh nghiệm đời thì còn thua cậu Tư nó:
- Tao đi tới phần hai của kế hoạch rồi, mày làm ơn đừng cản trở. Sẽ cho mấy tay thợ bám sát tụi nó, không dễ gì qua mắt tao. Hai đứa tay nghề không có lại làm biếng tận mạng, chỉ cần cho làm việc ít lâu rồi đuổi thôi. Để rồi mày coi tao rửa hận.

Tư Hớn nghỉ làm quán rượu tối hôm đó. Hai cậu cháu đưa nhau đến nhà hàng cá 7 món ở Little Saigon vừa nghe nhạc sống, vừa nhậu một trận, ăn mừng chiến thắng gần kề. Hai Sự thán phục cậu Tư sát đất:
- Thua cậu Tư keo này, Ba Lươn chắc phát điên lên vì tức, nhứt là khi biết sự thật phũ phàng về hai quý tử.
- Thực sự hắn biết con hắn hư hỏng từ lâu, mới tống khứ tụi nó qua Mỹ, che mắt thiên hạ, hắn đâu ngờ hai đứa hoang đàng đến mức độ như vậy. Nếu hắn biết điều thì phải cám ơn tao cho hắn thấy sự thật, để giáo dục lại con mình. Nhưng tao thấy, cha nào con nấy, khó mà sửa đổi được. Đó là cái nghiệp hắn phải trả.
- Sau bài học đau thương này, con nghĩ hắn phải ngửa mặt lên trời mà than: “Trời hỡi, sao Trời đã sanh ra Ba Lưon mà còn sanh ra Tư Hớn...”

Tư Hớn tuyên bố:
- Đây là cú tuyệt chiêu cuối cùng của đời tao, chờ đợi đã bao lâu. Quân tử trả thù 10 năm không muộn. Sau vụ này tao rửa tay gác kiếm, lo dạy dỗ đám con học hành cho nên người.

Tiệc nhậu linh đình của đại gia Ba Lươn gây ồn ào náo động khắp Saigon, dù đứa con vẫn còn bên Mỹ chưa về. Hắn báo cáo, đây là tiệc mừng con trai trưởng của hắn thành danh đỗ đạt, sắp lấy vợ Mỹ. Vừa ăn nhậu, các đại gia, khách quí của Ba Lươn, vừa xem phim video về trường Đại học với bạn bè nó bên xứ Hoa Kỳ. Đoạn phim nào cũng thấy quí tử mặc đồ lớn, đeo cravate, kính trắng, giày đen từ trong trường ra đường phố, khi đi chơi bãi biển, cả khi đi supermark hay đi chợ trời ! Tiệc đang đến lúc cao điểm thì bất ngờ một ông Việt kiều vừa từ Mỹ về, cấp tốc ghé thăm, đem theo cuốn phim mới nhất của thằng trưởng quí tử nhờ chuyển đến gia đình. Ông khách lịch sự còn mang hoa tặng vợ Ba Lươn và quà bánh khác. Bia rượu có lý do tiếp tục chảy ra như suối, đám khách nhậu reo hò đòi chiếu ngay cuộn video mới. Chiếu được 15 phút, vợ Ba Lươn lên máu, té xỉu, phải gọi xe cấp cứu.

Cuốn phim dài hai tiếng, đưa lên toàn bộ chi tiết cảnh ăn chơi cờ bạc, hút xách, đập lộn giành gái, bị trường đuổi học, bị cảnh sát bắt giam...của hai quí tử. Gây kinh hoàng nhứt là đoạn cuối: hai quí tử đang gò lưng lau chùi sàn nhà, rửa xe ở xưởng sửa chữa xe hơi. Đứng kế bên tụi nó....ai như Tư Hớn! Đúng, chính Tư Hớn, “tên ghe chài thất học” năm xưa!

Hắn chồm người ra khỏi ghế, mắt trợn trừng, chăm chăm nhìn lên màn hình.
Kìa, Tư Hớn, vừa xuống xe hơi đi vào văn phòng giám đốc ngồi chễm chệ. Tư Hớn, đang chỉ huy đám thợ, gọi hai quí tử của Ba Lươn đến sai bảo giao việc làm. Tư Hớn nói năng tử tế, ngọt ngào, vừa ra lệnh cho hai đứa, vừa khen ngợi tụi nó làm việc tài giỏi y như lúc vô Casino chơi cờ bạc. Kết thúc cuốn phim, Tư Hớn nhìn thẳng vô ống kính, đưa tay vẫy chào, cười rạng rỡ, như cười vào mặt “đại gia” Ba Lươn, như nhổ nước bọt vào mặt hắn.

Ba Lươn hóa thành tượng đá cứng đơ trên ghế, mặt xanh xám, đầu gục xuống vì nhục nhã, căm hận.

&

Bốn đứa con Tư Hớn qua Mỹ được 3 tháng thì ông thu xếp hành lý về nước thăm gia đình. Hai Sự, cứu tinh của đời ông, ra sức giúp ông hết lòng. Tư Hớn mua được nhà, căn nhà nhỏ thôi, đưa đám con vô học trường college. Chuyển được một số tiền qua Mỹ, ông góp vốn với Hai Sự mở thêm xưởng mới, rộng lớn hơn, thăng lên chức phó giám đốc. Trước khi về VN, ông chu đáo mua quà tặng bà Mộng Ngọc, đôi bông tai và chuỗi hột ngọc trai hồng thật đẹp, tự hứa không quên quà cho bà khi trở qua, giữ mối quan hệ bình thường tốt đẹp. Thấy bà vui vẻ chấp nhận, quên được chuyện cũ, Tư Hớn vui mừng thoát nạn! Vở kịch qua hồi sóng gió có được Happy-ending !

Máy bay sà xuống thấp, Tư Hớn nhìn thấy từng ô vuông như bàn cờ của Saigon, tự dưng dân dấn nước mắt, “Saigon ơi ta đã về đây. Ta về đâu phải bàn tay không”. Sáu năm ra đi, dù chẳng tạo được danh vọng, vinh hiển gì ở đất Mỹ, nhưng ông không phụ lòng vợ ông chờ đợi. Kế hoạch lớn thành hiện thực, ông đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của đời ông. Bà Tư Huệ phen này chắc sẽ ngó ông, vừa cười vừa nói:
- Ba tụi bây làm cái gì cũng đúng.

Một lời khen bâng quơ mà thắm thiết. Ông ngó vợ, thầm cảm ơn.
Tư Hớn dán mắt vào cửa kính như muốn tìm thấy người thân giữa dòng người xe cộ li ti như kiến trên đường phố. Tuy không phải dân Saigon, ông vẫn yêu cái thành phố ồn ào này, qua bao thăng trầm lịch sử vẫn tràn đầy sức sống. Sau khi về thăm quê, phải trở lên đây sống mấy ngày, hít thở cái không khí đậm đặc hơi người, xăng dầu, bụi bặm của Saigon, phải nói con ông đánh xe đưa đi một vòng thành phố, khắp hang cùng ngõ hẻm cho đã thương đã nhớ. Đời ông, không biết gì về thơ văn, chỉ mang máng nhớ được mấy câu thơ nghe từ bàn nhậu, nói về Saigon của một nhà thơ nào đó, nghe sảng khoái hợp tính cách con người ông:

“ Ta truyền:
Hỡi Saigon, đêm nay mở cửa
Hãy mở rộng bốn cửa thành đông, tây, nam, bắc
để thơ ta ùa vào từ bốn phía chân trời
thân thể ta ùa vào theo lối mặt trời đi
Hỡi bóng tối hãy cất lên doanh trại
Hãy trấn đóng những nơi hiểm yếu,
những mạch máu kinh thành, những đại lộ công trường, ghế đá công viên
Khi ta đi phải tắt hết đèn xanh đèn đỏ...”*

Phải hai giờ sau Tư Hớn mới thoát ra khỏi dòng người chờ đợi kiểm tra giấy tờ. Hai Dũng, Ba Mạnh, hai đứa con lớn, đứng đợi ngay cửa.
- Má bây đâu, bả có lên Saigon đón tao không?

Ông hỏi, câu đầu tiên. Hai đứa lặng thinh, lui cui kéo ba cái va-li lớn của ông, còn ông đeo cái túi nhỏ lên vai. Hành lý của ông chật cứng đồ chơi, bánh kẹo, vải vóc, quần áo lớn nhỏ đủ cỡ. Tụi nó nói:
- Ra xe đi ba, trong đây chen chúc quá, sấp nhỏ chờ ba ở ngoài xe.

Từ xa ông thấy đám con, dâu, rể, cháu nội cháu ngoại, sắp hàng ngay ngắn như chuẩn bị lên truyền hình, mấy đứa nhỏ đứng trước, lớn đứng sau.
Nhưng mà...trời ơi, không biết mắt ông có bị nắng lóa không, sao đứa nào cũng đeo vành khăn tang trắng trên đầu, mắt mũi buồn so. Ông đứng chựng lại, từ từ quay nhìn thẳng mặt hai đứa con lớn. Hai Dũng chạy đến ôm vai ông, nấc lên:
- Má “đi” hơn tuần nay rồi ba ơi ! Bị nhồi máu cơ tim, tụi con không dám cho ba biết tin, sợ ba lo buồn, suy sụp tinh thần.

Mắt ông Tư mờ đi, ông thấy khó thở, chân run run, khụy luôn xuống đất. Miệng ông há hốc, phải hai phút sau mới bật ra thành tiếng, ông gào lên trong nước mắt:
- Tôi đâu có phụ em đâu mà...Huệ ơi, sao em không chờ tôi...

* Trích từ bài thơ Hịch của Nguyên Sa


Minh Thùy


PDF Print E-mail
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 2.246 seconds.