Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2019 lúc 12:24pm

Lòng mẹ bao la!


LTS: Bạn hãy xem câu chuyện bên dưới để suy ngẫm và tìm câu trả lời cho chính mình nhé.

mh%20bao%20la%20meCó một người mẹ đơn thân nuôi con, chồng bỏ đi từ sớm, cô ấy sống bằng nghề dạy học, với lợi tức khiêm tốn, nhưng đã nuôi dưỡng con trai khôn lớn thành tài.

Lúc còn nhỏ, con trai rất ngoan ngoãn, vâng lời. Cô vất vả nuôi dạy con đến tuổi trưởng thành, và cậu con trai được đi Mỹ du học. Sau khi con trai tốt nghiệp đại học đã ở lại Mỹ làm việc, kiếm được khá nhiều tiền rồi mua nhà, và lấy vợ, sinh con, xây dựng một gia đình hạnh phúc đầm ấm.

Người mẹ già này, dự định sau khi nghỉ hưu sẽ đến Mỹ đoàn tụ cùng con trai và con dâu, hưởng phúc gia đình vui vẻ sum vầy. Chỉ ba tháng trước khi cô sắp nghỉ hưu, cô đã nhanh chóng viết một lá thư cho con trai, nói với con về nguyện vọng này.

Trong tâm cô rất đỗi vui mừng khi nghĩ đến chặng đường “nuôi con dưỡng già” của mình sắp đến hồi kết tốt đẹp, cùng những ánh mắt hâm mộ của bà con, bạn bè xung quanh. Vì thế mà một mặt cô đợi hồi âm của con, một mặt cô thu xếp bán nhà và nộp đơn nghỉ hưu.

Vào đêm trước ngày nghỉ hưu, cô nhận được thư hồi âm của con trai gửi từ Mỹ về, mở thư ra xem, trong thư có kèm một tấm ngân phiếu 30 ngàn đô la Mỹ.

Cô cảm thấy rất lạ, bởi vì từ trước đến giờ con trai không bao giờ gửi tiền về, cô vội vàng mở thư, bức thư viết rằng: “Mẹ à, sau khi vợ chồng con cùng nhau bàn bạc, quyết định là không thể đón mẹ đến Mỹ sống chung được. Cứ cho rằng mẹ có công nuôi dưỡng con trước đây, toàn bộ chi phí đó, thì tính theo giá cả thị trường bây giờ khoảng 20 ngàn đô Mỹ. Nhưng con sẽ gửi thêm một chút, là tấm chi phiếu 30 ngàn đô này. Hy vọng từ nay về sau mẹ đừng viết thư cho con nữa, cũng đừng kể lể về những việc như thế này nữa.”

Sau khi người mẹ đọc xong lá thư này thì nước mắt đầm đìa. Cô lặng im một hồi lâu, thật khó mà chấp nhận được sự thật này. Nhưng với tấm lòng người mẹ bao la như biển cả, cô không trách con trai, chỉ cảm thấy tủi phận cho một đời góa bụa. Khi trẻ đơn độc nuôi con, bây giờ cần nơi nương tựa vẫn lẻ bóng, lòng cô đau như cắt!

Sau đó, cô tìm đến cửa Phật, và bắt đầu học Phật Pháp. Học được một thời gian, cô cảm thấy tâm thái nhẹ nhõm, suy nghĩ cũng thông mọi chuyện. Cô dùng 30 ngàn đô đó để đi du lịch khắp thế giới, lần đầu tiên trong đời, cô được mở mang tầm mắt thấy được quang cảnh thế giới này thật đẹp biết bao.

Như cởi được tất cả mọi sân si, hờn giận, cô thanh thản viết cho con trai mình một bức thư.

“Con trai à, con muốn mẹ đừng viết thư cho con nữa, thế thì, cứ xem như lá thư này là bổ sung cho bức thư con đã gửi mẹ trước đây. Mẹ nhận tấm séc rồi, cũng đã dùng nó để thực hiện một chuyến du lịch vòng quanh thế giới.

Trong chuyến đi này, mẹ đột nhiên cảm thấy rằng nên cảm ơn con, cảm ơn con đã giúp mẹ hiểu thấu được mọi chuyện, có thể buông bỏ nhân tâm, khiến mẹ nhận ra tình thân quyến, tình bạn và tình yêu của con người trên thế gian này đều không phải là vĩnh cửu, chỉ như như bèo dạt mây trôi, tất cả đều đang thay đổi từng ngày.

Nếu ngày hôm nay mẹ không thông suốt, vẫn còn ôm giữ bao nhiêu sân si, hờn giận, đau khổ thì có thể một vài năm nữa, mẹ có lẽ sẽ không sống nổi. Sự tuyệt tình của con khiến mẹ ngộ được chữ “duyên” nơi trần gian này, chẳng phải duyên hợp lại tan đó sao! Tất cả đều là vô thường! Mẹ cũng học được cách giữ tâm mình thanh tĩnh và ung dung tự tại. Mẹ đã không còn con cái nữa, tâm đã vô lo, nên mới có thể đi đến bất cứ nơi đâu mà tâm không mảy may vướng bận.”

“Thật đáng thương cho cái tâm của các bậc làm cha mẹ trên thế giới này”, vì họ luôn muốn điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình, nhưng kết quả cuối cùng lại chưa hẳn là tốt nhất.

Có một câu nói rằng: “Nhà của cha mẹ là nhà của con cái, nhà của con cái không bao giờ là nhà của cha mẹ. Sinh con là nhiệm vụ, nuôi con là nghĩa vụ, nhưng dựa vào con là sai lầm.”

Mặc dù không phải tất cả con cái đều vô lương tâm như người con trai trong câu chuyện này. Nhưng những bậc làm cha mẹ nhất định không nên nghĩ rằng sẽ dựa vào con cái của mình. Chân thành mà nói, bạn hãy chỉ dựa vào chính bản thân mình. Con cháu nếu có hiếu thảo với bạn, thì đó cũng là phúc đức của bạn. Còn nếu chúng không hiếu thảo, thì bạn cũng không thể cưỡng cầu mà có được. Cách tốt nhất là hãy sớm lên kế hoạch “dưỡng già” ngay từ bây giờ, sẽ không bao giờ là quá muộn cả!.


st

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Apr/2019 lúc 9:36am

Một Chuyến Đi



Huy đứng nơi cửa sổ nhìn ra ngoài, lòng lâng lâng buồn. Bây giờ mới 6 giờ sáng, mặt trời chưa ló dạng ở chân trời. Tay cầm tách cà phê thơm phức, anh để mắt đi lang thang nơi quang cảnh phố phường đang tỉnh giấc sau một đêm dài tĩnh mịch. Hôm nay là thứ bẩy, thành phố Vancouver sẽ tỉnh dạy trễ hơn những ngày thường trong tuần. Lâu lâu anh mới thấy một chiếc xe chạy vụt qua trên con đường dài vắng lặng không một bóng người đi. Trời tranh tối tranh sáng, sương đêm còn bao phủ bầu không gian, quang cảnh thật buồn thảm làm cho lòng Huy trĩu xuống. Anh đưa tách cà phê lên miệng uống một ngụm rồi đi ra nơi bàn viết để nó xuống măt bàn rồi lại trở ra nơi cửa số đứng tiếp tục nhìn quang cảnh cô liêu bên ngoài song cửa.

Anh nghĩ tới cuộc đời anh, tới những ngày dài khốn khổ ba mươi mấy năm trước, khi anh còn bên quê nhà. những hình ảnh đau buồn hiện ra trước mắt anh, anh sống lại những kỷ niệm như chúng mới ngày hôm qua. Những ngày ham chơi nên thi trượt hai năm liền cái chứng chỉ Toán Lý tại trường Đại Học Khoa Học để rồi bị bắt đi lính. Những ngày trong quân trường Thủ Đức miệt mài tập luyện học hành để tốt nghiệp sĩ quan. Rồi tới những ngày anh ngông cuồng theo một người bạn xung phong vào lực lượng ND để rồi sau hai năm tung hoành khắp các chiến trường đất nước thì Miền Nam rơi vào tay địch. Ôi những ngày nhục nhã nhất đối với người lính VNCH! Anh thấy đau cắt ruột khi phải cùng bao chiến sĩ khác bỏ súng tan hàng sau khi có lệnh của một đại tướng quốc trưởng hèn nhát. Giá có thể, vào lúc đó anh đã mang lính về Dinh Độc Lập làm một cuộc nổi loạn! Không phải chỉ mình anh đã có ý nghĩ đó, anh biết chắc như thế, nhưng làm sao làm được chuyện đó khi chính những vị chỉ huy của anh chưa làm? Thật là nhục nhã. Sau này anh nghe chuyện bao nhiêu đồng đội của anh đã không chịu buông xúng, họ đã chiến đấu oai hùng cho đến viên đạn cuối cùng rồi tự sát để được sống vinh quang, tránh cái thảm trạng mà anh đã phải chịu hơn ba năm trời trong những ngục tù khốn nạn nhất trên thế giới của bọn Cộng Sản….

Thời gian ba năm dài như ba thế kỷ, nhưng anh còn may mắn hơn bao nhiêu bạn bè đồng đội của anh. Họ đã nhập ngũ trước anh chỉ vài ba năm mà phải bị ở tù hơn anh gấp hai lần, hay hơn nữa vì họ đã được thăng cấp Trung úy Đại Úy còn anh đã từ Chuẩn Úy chỉ mới lên thiếu úy có mấy tháng trời. Tất cả chỉ là số phận, anh đã nghĩ như thế từ bao lâu nay. Không phải là may rủi mà là số phận. Nếu không tại sao cùng một tuổi 24 25 mà người thì đi tù ba năm người thì đi bẩy tám năm? Thượng Đế đã thương anh nên an bài cho anh một số phận không đến nỗi quá khốn nạn. Anh không buồn vì đã phải đi tù CS, lý do vì anh chỉ là một trong hàng mấy trăm ngàn người phải chịu chung một số phận, số phận hẩm hịu của đất nước, của những kẻ chưa chiến đấu đã phải bỏ súng chịu thua trận. Cho đến bây giờ ba mươi năm sau anh vẫn còn thấy cay cú, đau nhói trong tim gan khi nghĩ đến những ngày đen tối ấy.

Nhưng riêng với anh đó không chỉ là một sự mất mát duy nhất. Mất đi những năm tháng của một thời son trẻ đầy nhiệt huyết, những năm tháng anh đã có thể làm biết bao công viêc hữu ích, thực hiện bao giấc mơ cho tương lai. Đàng này anh lại đi chôn vui tất cả trong nỗi nhục của kẻ vô tội mà phải bị giam cầm. Ngày anh từ nhà tù trở về nhà anh đã vừa vui vừa buồn. Vui vì anh sẽ lại được trở về căn nhà thân yêu, sống với người mẹ anh yêu quí nhất trên đời. Buồn là vì anh sẽ không còn được gặp lại Lan, người yêu cũ. Lan đã sống trong cùng xóm, hai đứa đã cùng đi học một trường Trung Học, đã quen biết nhau, thương yêu nhau, sống với nhau hạnh phúc bao nhiêu năm trời. Bao nhiêu kỷ niệm đẹp đã in dấu vào trong ký ức anh. Nếu không mất nước thì hai đứa đã thành vợ chồng, nhưng đó cũng là cái số. Vì trong khi anh đi tù thì Lan đã cùng gia đình đi vượt biển. Suốt từ ngày đó anh không có tin gì của nàng, anh tự hỏi không biết bấy giờ nàng đang ở đâu, Mỹ, Úc, Hòa Lan, Pháp, hay Tây Đức? Nghĩ đi nghĩ lại, anh buồn nhưng rồi lại tự nhủ lòng rằng thôi đó còn là cái may cho Lan. Nếu lấy anh thì không biết nàng đã có thể bỏ chồng ở lại trong tù mà theo gia đình ra đi cho sướng lấy cái thân mình hay không? Hồi đó anh thấy bao nhiêu cặp vợ chồng đã xa nhau chỉ vì hoàn cảnh đất nước. Hoàn cảnh đã ly gián những kẻ tuởng như sẽ mãi mãi thương yêu nhau, yêu nhau suốt đời! Thật là éo le, buồn tủi, đau đớn cho thân phận con người.

Về nhà, Mẹ biết anh sót sa cho thân phận mình nên đã khuyên nhủ:

  • Con còn Mẹ thế là phúc đức rồi, đừng nghĩ nhiều nữa chỉ khổ cái thân… Con còn tương lai phải tính. Con còn trẻ, cuộc sống còn dài, không thể chôn vùi cuộc đời ở đây. Hãy quên đi dĩ vãng để tính chuyện ngày mai con ạ…

Anh biết thế nhưng “trái tim có những lý lẽ mà lý trí không hiều được”, như lời của một nhà toán học uyên bác đã tuyên bố (Le coeur a ses raisons que la raison ne connait point – Pascal). Anh hiểu rằng được trở về sống với mẹ là hạnh phúc lớn, không còn mong gì hơn. Bởi vì biết bao nhiêu người khác vẫn còn đang bị tù tội, họ vẫn còn đếm từng ngày để mong được trở về nhà. Nhưng tự nhiên anh vẫn cứ nhớ tới quá khứ, tới những ngày tươi đẹp ngày xưa, những giây phút hạnh phúc bên người yêu. Và đôi khi anh tự hỏi nàng có nghĩ gì tới anh khi bước chân ra đi hay không, có buồn khi bỏ anh ở lại hay không… Anh tức tối vì không biết vì lý do gì mà nàng đã không hề viết tới một lá thư về cho anh biết nàng đang ở đâu, làm gì, vui buồn ra sao…

Nhưng thời gian trôi đi mau, và đúng như người ta nói, rồi ra thì tất cả những vết thương trong lòng cũng sẽ lành, những nỗi buồn trong tâm tư cũng sẽ chấm dứt. Lu bu với cuộc sống mới, bị đầy đọa bởi hoàn cảnh nhiễu nhương của một thời khốn nạn nhất trong cuộc đời, anh vất vả lăn lóc chạy miếng ăn cho qua ngày, không còn thời giờ nghĩ gì tới riêng anh thì còn đâu tâm trí nghĩ tới người yêu cũ. Lòng anh đã từ từ sắt đá lại, anh không còn nghĩ tới yêu đương, anh chỉ còn muốn yên ổn sống bên người mẹ đang ấp ủ anh như thể anh còn bé, lo lắng cho anh từng li từng tí một, từ miếng cơm manh áo cho tới những lời an ủi tinh thần, những lời khuyên nhủ tràn đầy tình mẫu tử. Trong khi anh không còn nghĩ gì tới tương lai nữa thì bà vẫn âm thầm tính toán, tìm con đường giải thoát cho đứa con yêu quí. Chiều chiều trước bàn thờ cha anh, bà vẫn thắp nén hương cầu nguyện, niệm hồn người quá vãng xin người phù trợ cho anh gặp may mắn, tai qua nạn khỏi. Thế rồi một hôm, anh đi làm về, bà kéo tay xuống nhà bếp thì thầm:

  • Có người giúp mẹ con ta. Lời cầu nguyện của mẹ thật linh ứng. Ngày kia con sẽ đi. Bây giờ chỉ còn cầu Trời khấn Phật con gặp may mắn, tai qua nạn khỏi, đến được tới nơi bình yên…

Anh như trên trời rơi xuống, ngạc nhiên anh lắp bắp:

  • Mẹ nói sao, con không hiểu…
  • Còn nói sao nữa. Bác Phán lo cho hai đứa con nhà bác ấy đi. Bác ấy thương con ở tù ra nên cho con đi luôn. Bác ấy muốn con đã lớn thì chăm lo cho hai đứa con của bác ấy trong những lúc khó khăn nguy hiểm…
  • Vâng thì tất nhiên con sẽ làm đầy đủ bổn phận của con chứ Mẹ. Nhưng hai đứa bé bao nhiêu tuổi?
  • Thằng em 13 tuổi, con chị 14… bác ấy đã lo xong tất cả mọi chuyện…
  • Mình có phải đóng góp gì không…
  • Đã bảo bác ấy lo hết mà con. Mẹ vui lắm. Có người giúp đỡ gia đình mình như thế, phúc đức vô cùng…
  • Thế còn Mẹ. Thôi con không đi đâu hết. Để Mẹ lại một mình, con không đành lòng. Làm sao con bỏ Mẹ ra đi…
  • Con phải đi. Con phải nghe Mẹ nói. Mẹ đã tính chuyện này từ lâu. Không có dễ dàng đâu con. Đây là cơ hội duy nhất, không bao giờ có lần thứ hai. Không thể bỏ lỡ cơ may hiếm có để con sau này có được tương lai tươi sáng. Ở đây con sẽ chết dần chết mòn. Con cứ yên tâm đi, Mẹ không có sao hết. Giả sử con vẫn còn ở tù thì sao? Mẹ vẫn sống được vậy…
  • Nhưng…
  • Không nhưng gì cả, ngày mốt sẽ có chuyến. Mai con phải cáo ốm nghỉ việc, sang nhà bác ấy chờ, sáng sớm ngày kia sẽ có người đến dẫn cả ba anh em đi…
  • Đi lối nào hả mẹ?
  • Không biết. Mẹ không hỏi. Đi lối nào thì đi, miễn là được đi. Thôi con đi tắm cho khỏe rồi mình ăn cơm chiều.

 
Cuộc bỏ nước trốn đi tiến hành tốt đẹp, chiếc ghe chở 34 người đã cặp được bến bờ Mã Lai Á bình yên vô sự. Anh phải ở trại tị nạn 7 tháng thi được đi Mỹ. Ở cái tuổi 25, anh đã hăng hái làm lại cuộc đời và đã thành công ngon lành vi anh có đủ nghị lực và trí thông minh để trở lại ghế nhà trường xây dựng lại những căn bản kiến thức để ra đời vững vàng. Trong sáu năm liền, anh đã vừa đi học vừa đi làm những công việc tầm thường để sống còn và có tiền trả học phí. Đối với anh chuyện đối đầu với cuộc sống không có gì lá khó khăn, anh đã sẵn sàng chấp nhận những trở ngại gay go nhất để gây dựng lại một sự nghiệp xứng đáng với lòng hy sinh của mẹ anh, một sự nghiệp mà khi còn là một thanh niên mới vào đời anh đã bỏ lỡ cơ hội. Nghĩ tới những ngày đầu ở đất Mỹ đó, tuy khổ cực nhưng vinh quang, anh thấy lòng tràn ngập một sự kiêu hãnh, anh thấy mãn nguyện.. Trong đầu, anh đã vô cùng tự hào về sức mạnh tinh thần mà anh đã có, ý chí kiên cường và sự bền bỉ , kiên trì đi cho tới cùng, để rồi con đường tương lai mở rộng cánh cửa đón tiếp anh một cách niềm nở. Thật là ngon lành.

Nghĩ đến đây, Huy mỉm cười một mình, anh sung sướng với những kỷ niệm đẹp vô cùng về những gian nan nhưng chứa chất bao niềm kiêu hãnh. Anh trở lại bàn viết cầm tách cà phê uống một hơi khá dài, cà phê tuy đã nguội lạnh nhưng vẫn thơm ngon, anh vốn thích cà phê pha thật đậm có tí rhum Saint James cho ngậy lên mùi thơm. Anh nhớ lại thời xưa ở Saigon, ba anh thích hiệu cà phê Jean Martin ở đường Hai Bà Trưng và chính anh là người đã luôn luôn được Cha bảo đi mua ở nơi đó. Anh còn nhớ cô bán hàng khá xinh tuổi chừng tuổi anh, mỗi lần anh đến là cô ta biết ngay anh muốn gì, chỉ mỉm cưới hỏi cho có:

  • Ba lạng cà phê hảo hạng xay nhuyễn đúng không anh Hai?

Anh vội gật đầu, hơi mắc cỡ, mắt dán vào đôi tay trắng muốt của cô nàng, đôi tay nhanh nhen mở hũ cà phê xúc mấy xúc bỏ vào máy xay, vặn cái vòng xoay để chỉnh lại độ nhuyễn, rồi nhấn cái nút cho máy chạy. Tiếng lách tách của những hạt cà phê bị nghiền nát nhẩy lung tung cộng với tiếng máy xè xè chạy làm đôi tai anh thấy vui vui. Anh liếc nhìn cô gái cầm chiếc túi plastic đựng ba lạng cà phê thơm phức, cuộn miệng túi lại rồi lấy sợi cao su cột hai vòng, bỏ vào túi giấy đưa cho anh. Anh lí nhí:

  • Nhiêu tiền đây cô?

Cô gái cười lên tiếng chọc ghẹo anh:

  • Anh cho bao nhiêu cũng được mà anh Hai. Anh đến mua hàng cho em là em quí lắm rồi…

Anh chìa tờ giấy hai chục, mắt nhìn người con gái anh đã quen nhưng chưa bao giờ có ý nghĩ gì trong đầu, anh thích nụ cười để lộ chiếc răng khểnh và một má lúm đồng tiền của nàng… “Giá mà là bây giờ, giá mà anh được sống lại cảnh này thì cô bé sẽ chết với tay anh, anh không có tha cho cô nàng đâu…” Ý tưởng ngộ nghĩnh này thoáng qua đầu Huy như thể mọi chuyện như mới hôm qua, vẫn sống động chứ không chỉ là hoài niệm.

Vừa đến Mỹ, anh đã tới văn phòng USCC làm giấy tờ bảo lãnh Mẹ. Người đàn bà trưởng phòng thấy anh chàng thanh niên quê mùa biết ngay đó là một FOB, một anh tị nạn vừa mới tới bến (FOB- Fresh Off The Boat). Bà ta là một người đàn bà Việt Nam ở tuổi chừng hơn 40 nhưng sao anh thấy bà chững chạc nghiêm nghị một cách khác thường. Thấy anh lúng túng nói mấy câu tiếng Mỹ không ra hồn bà liền tiến lại gần, dịu dàng ngỏ lời:

  • Tôi là người Việt, anh cần gì tôi giúp?

Anh thở phào nhẹ nhõm, nở một nụ cười để tỏ thiện cảm:

  • Thưa bà, tôi muốn xin bảo lãnh cho Mẹ tôi hiện còn ở Việt Nam…
  • Chuyện đó không có gì khó, anh chỉ cần điền vào những tờ đơn, ký tên rồi đưa tôi lo làm thủ tục bảo lãnh cụ cho anh. Anh hãy theo tôi vào đây.

Anh như con chó con dễ bảo, bước theo chân người đàn bà vào trong văn phòng của bà ta. Bà cúi lấy từ trong hộc tủ những tờ đơn cần thiết đưa cho anh rồi, ngón tay chỉ một cái bàn kê sát tường với những chiếc ghế sắt xung quanh, bà nói:

  • Anh ngồi xuống đây lấy bút có sẵn trên bàn điền vào những trang giấy này. Anh cứ từ từ làm không có gì phải vội. Đơn xin bằng tiếng Anh nhưng cũng dễ hiểu thôi, tôi chắc anh không gặp trở ngại đâu, nhưng nếu cần gì thì hãy nới với tôi, tôi sẽ giúp anh…

Anh lí nhí cám ơn rồi ngoan ngoãn ngồi vào bàn điền những tờ đơn, Sau đó anh đưa lại cho bà ta rồi xin kiếu từ ra về. Bà hỏi:

  • Anh có điều gì thắc mắc hay không?
  • Thưa bà, tôi muốn biết thủ tục bảo lãnh Mẹ tôi phải mất bao lâu…
  • Tôi biết anh nóng lòng muốn sớm xin được cho cụ bà thân sinh ra anh đoàn tụ với anh, nhưng hiện giờ anh chưa có Green Card (thẻ xanh) nên chỉ làm đơn để sẵn đó thôi. Cái I94 không cho phép anh xin cứu xét đơn đâu. 2 năm nữa, anh có Green Card thì tới đây bổ túc hồ sơ, khi đó thủ tục đoàn tụ gia đình mới bắt đầu …

Những ngày đi học ở school of engineering, anh thường học chung nhóm với một cô bạn gái đồng hương. Học với nhau chung nhiều lớp. họp nhóm với nhau, rồi rủ nhau đi Thư viên học với nhau, riết từ quen biết đến thân thiết, quí mến nhau, hai đứa giúp đỡ nhau tiến thân. Ba năm dài bên nhau, khi ra trường hai đứa đã đồng ý sống chung để cùng nương tựa vào nhau khi bắt đầu vào đời ở một xứ xa lạ đầy bất trắc. Hương đi làm cho một hãng lớn còn anh quyết định học tiếp cho hết bằng Master rồi mới đi làm. Trong hai năm, anh lệ thuôc về tài chính nơi người vợ chưa cưới. Sau này anh mới biết rằng sở dĩ Hương chịu ở chung với anh và giúp đỡ anh đi nốt con đường học vấn chỉ là vì nàng không có ai để nương tựa, Hương có một người chị và một người em nhưng họ lại ở tuốt bên Cali. Ước vọng của nàng là một ngày nào nàng cũng đi Cali sinh sống gần gia đình, nhưng cơ hội chưa đến. Nàng là một người đàn ba can đảm, nhiều nghị lực, biết sống tự lập, và giỏi về mọi khiá cạnh. Huy đã tính trong đầu là khi học xong cái Master và kiếm được việc làm tốt thì anh sẽ chính thức cưới nàng làm vợ.

Nhưng chuyện tính toán của anh không bao giờ hiện thực, vì thế mà anh càng tin tưởng vào số phận con người. Sáu tháng trước ngày anh tốt nghiệp thì anh nhận được giấy tờ của cơ quan nhập cư (Immigration Service) báo cho biết thủ tục đoàn tụ của Mẹ anh đã hoàn tất, anh có 15 ngày để chứng minh có công ăn việc làm và có một số tiền trong chương mục ngân hàng là $7500 để bảo đảm cho Mẹ anh qua Mỹ. Nhờ sự giàn xếp vận động khôn khéo của Hương nên hãng sở của nàng viết cho anh một giấy xác nhận sau khi ra trường anh sẽ được chính thức nhận vào làm việc. Còn tiền trong ngân hàng thì quá dễ, anh đã mượn của người yêu và mở một chương mục riêng mang tên anh. Măc dù Hương rất dễ thương và giúp anh tận tình trong việc này nhưng một câu nói của nàng đã làm cho anh có một cảm giác khó tả, cảm giác rằng sau này sẽ có một chuyện không hay  xẩy ra giữa hai đứa. Nàng đã nói:

  • Em chưa bao giờ gặp Mẹ, em không biết mai mốt có Mẹ sẽ ra sao, không biết Mẹ rồi có chấp nhận em hay không. Anh biết tính em bộc trực có sao nói vậy, không khôn khéo và nhất là không biết nhịn nhục. Vì hoàn cảnh mà hai đứa mình qúi mến nhau, dựa vào nhau để tập tễnh đi vào cuộc đời đầy gian nan, khó khăn, phức tạp. Em biết rằng vì anh thương em nên chịu đựng được em, nhưng không biết mai sau sẽ thế nào khi giữa hai đứa mình lại có một người thứ ba, mà người đó lại là Mẹ anh, người mà anh quí nhất trên đời. Bỗng nhiên em thấy bị xuống cấp, em sẽ chỉ còn là hạng thứ hai trong trái tim anh….

Nghe Hương bất chợt nói nột hơi dài như thế anh đã không biết phản ứng ra sao, lòng anh tự nhiên rối bời, anh phân vân tự hỏi bây giờ phải làm sao, nói gì. Và anh đã nghĩ tốt hơn hết là tạm giữ im lặng. Trong đầu anh tự nhủ, “đã có chuyện gì đâu mà nhắng lên cho khổ cái thân, sao biết rồi sẽ có sự xung khắc giữa me và Hương? Lỡ mẹ lại thấy thương Hương như bà đã thương Lan trước kia thì sao?
Thấy anh im tiếng Hương ái ngại nói:

  • Em phải nói trước chuyện này cho anh biết nhưng em sẽ rất biết điều. Giữa em và Mẹ nếu phải chọn, em biết anh sẽ chọn ai. Cho nên em sẵn sàng hy sinh, sẽ không bao giờ buồn anh vì tình mẫu tử bao la như biển, đối với mẹ em, em cũng như anh đối với Mẹ thôi, không có gì khác cả. Có khác chăng là giữa mẹ chồng con dâu thường khó có sự thông cảm nói chi sự thương cảm…

Huy nghe đến đây đã thấy quá buồn bã chán nản để có thể nghe thêm nữa. Anh ôn tồn nói:

  • Anh hiểu rõ những gì em mới nói, thôi anh xin em ngưng, đừng nói thêm nữa…

Sau đó chừng hai tháng thì Mẹ sang, hai đứa lái xe ra đón bà tại phi trường. Huy đau sót ruột gan khi thấy Mẹ già và gầy xọm đi, nước mắt anh ứa ra khi anh ôm mẹ, ghì chặt Mẹ vào lòng miệng anh cứ lẩm bảm:

  • Mẹ ơi! mẹ ơi! Sao mà mẹ ra tới nông nổi này? Sao mà Mẹ già đi nhiều thế? Mà lại gầy quá đi thôi! Mẹ ơi con thương Mẹ quá, tất cả chỉ vì con bỏ mẹ ở lại mà ra đi cho sướng cái thân con….

Mẹ anh cảm động, nước mắt cứ ứ ra, bà lấy tay gạt đi. Thấy thế Hương mở bóp lấy soft tissue đưa cho Huy để anh lau mắt cho mẹ. Hai mẹ con bịn rịn ôm nhau một lúc lâu, những người xung quang cũng động lòng đứng nhìn cảnh đoàn tụ, hai mẹ con mừng mừng tủi tủi gặp lại nhau, quá nghẹn ngào, không nói được nên lời. Một lúc sau hai mẹ con mới hoàn hồn, Huy nắm tay Hương, kéo lại gần, giới thiệu với Mẹ:

  • Mẹ ơi, đây là Hương bạn con, chúng con chờ Mẹ sang để Mẹ cho phép chúng con làm đám cưới…

Mẹ anh chỉ gật gật cái đầu lẩm bẩm, “Hương hả? Hương hả?” mà không nói được gì hơn. Sau đó hai đứa đưa mẹ ra xe lái về nhà.

Những tháng đầu có Mẹ về ở chung, không có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra. Thế rồi anh học xong, tốt nghiệp ra trường xin được việc tốt ở một hãng khác, anh đi làm sớm nên về sớm trong khi Hương đi làm trễ hơn nên về trễ. Mẹ anh ở nhà lủi thủi lúc hai đứa con đi làm, bà không biết làm gì hơn là ra vườn đi loanh quanh, ngắm cây cỏ hoa lá, tưới cây, bắt sâu bọ… Gần tới giờ Huy và Hương về, bà lặt rau rửa rau, thái thịt cá, bóc tôm, cắt những bìa đậu để tất cả sẵn đó để Huy sào nấu, thổi nồi cơm điện, dọn dẹp nhà bếp cho sạch sẽ. Huy nhiều lần thưa với Mẹ rằng Mẹ cứ ở chơi không phải làm gì hết, đã có anh và Hương lo, nhưng Mẹ anh cười nói:

  • Mẹ quen rồi, ở bên nhà Mẹ cũng phải làm mới có cơm ăn thì ở đây cũng vậy.  Con đừng ngại gì hết. Mẹ ở không suốt ngày, nếu không làm tí việc này việc kia thì buồn lắm…

Một hôm đi làm về, anh thấy mẹ có vẻ buồn chuyện gì nhưng không nói ra. Anh gặng hỏi mãi bà mới chịu nói. Mẹ than thở với anh rằng ở đây có con thì vui nhưng cũng có nhiều chuyện buồn phiền. Bà nói rằng vì bà mà Hương hay gắt gỏng, nói nặng nhẹ với bà lúc Huy vắng nhà. Bà khóc đòi trở về Việt Nam sống như xưa, Huy thấy Mẹ buồn nên bực tức lắm, quyết hỏi Hương cho ra chuyện. Anh đợi nàng về, hai đứa vào phòng riêng, Huy trách Hương sao lại không quí mến mẹ anh mà lại còn vô lễ gây chuyện với bà. Thế là từ đó giữa anh và Hương bắt đầu có sự bất bình cãi cọ, lúc đầu là dấu diếm trong phòng riêng để cho Mẹ không biết, sau thì tùm lum ra trước cả mặt Mẹ anh làm cho Mẹ anh đau lòng cứ chảy nước mắt ra hoài. Tuy Huy bản chất hiền lành nhưng khi ai đụng tới Mẹ thì anh nổi cơn lên liền và anh quyết bênh vực bà tới cùng. Anh đổ lỗi hoàn toàn cho Hương trong khi nàng thì đổ lỗi cho Me, nàng nói Mẹ anh cứ hơi một tí là bắt bẻ, nàng chịu hết nổi mới nói lại. Thế là quan hệ giữa hai đứa bắt đầu sứt mẻ rồi hai đứa trở nên đối địch, không còn ai chịu được ai nữa, chuyện nhỏ xé ra to, không đứa nào nhường nhịn đứa nào. Bao nhiêu lần Hương bù lu bù loa:

  • Anh ích kỷ lắm, anh có biết không? Anh chỉ còn biết có Mẹ và chính bản thân anh thôi, chẳng còn coi em ra gì hết nữa! Hết thương em rồi thì nói thẳng ra đi, em không cần anh đâu…
  • Anh có còn nhớ ai lo cho anh có đủ điều kiện để anh bảo lãnh cho Mẹ sang đây hay không? Sao anh bi giờ vô ơn bạc nghĩa…
  • Ai đi làm hùng hục, về nhà cũng làm hùng hục, để lo cho anh ăn học hai năm trời, anh có biết không? Anh còn nhớ những lời âu yếm anh đã nói nới em ngày trước không? Sao anh bội bạc thế?

Những lần như thế Huy chỉ còn có cách cắn răng chịu đựng, anh cố nhịn không dám nói lại, cố dìm cơn giận xuống để cho mọi chuyện không bùng nổ to thêm. Anh thấy anh đã bị dồn vào chân tường, con đường anh tính đi với người anh yêu nay đã đến một ngõ cụt không lối thoát, chuyện đám cưới cũng trôi đi luôn….

Thế rồi chuyện gì phải đến đã đến. Huy quyết định dọn ra, không còn ở chung với Hương nữa. Anh thuê một apartment khá xa để cho hai mẹ con đến ở yên bình bên nhau. Thời gian trôi đi, anh từ từ quên hết chuyện cũ, anh cũng không còn biết đến Hương nữa và lẽ dĩ nhiên nàng cũng đã quên hẳn chàng. Nhưng năm dài trôi qua êm đềm, anh hạnh phúc được sống bên bà mẹ già anh thương yêu nhất trên đời. Những ngày nghỉ anh đưa mẹ đi chơi, đi xem phố phường, đi sắm đồ đạc quần áo, đi ăn, đi xem hát… Hạnh phúc của anh từ đó chỉ còn là thấy Mẹ vui, Mẹ cười, Mẹ sung sướng bên đứa con cưng… Cuộc đời tình cảm của anh cũng trở nên khép kín: anh không còn muốn dính dấp vào một người đàn bà nào khác ngoài mẹ anh ra nữa. Anh như con chim se sẻ đã bị một lần suýt chết vì một viên đạn bắn hụt, anh không còn muốn để con tim anh bị hệ lụy, đầu óc bị đau buốt nữa. Anh chí thú với công thành danh toại của anh và sau nhiều năm dài nỗ lực làm việc và học hỏi, giờ anh đã lên tới chức giám đốc kỹ thuật trong hảng và lương bổng đã lên tới mấy trăm ngàn một năm. Anh đã mua một căn nhà lớn đẹp cho hai mẹ con ở cho xứng đáng với địa vị xã hội của anh. Để tránh cho Mẹ phải luị hụi làm việc nhà, hàng tuần anh đã thuê hai đứa Mễ tới chăm sóc vườn tược và dọn dẹp lau chùi nhà cửa. Nhưng Mẹ anh vẫn đòi chăm sóc lo lắng cho anh như những ngày nào khi anh mới ở tù ra, bà vẫn đi chợ mua thức ăn về nấu cơm cho anh ăn Bà thường nói với con:

  • Hạnh phúc của Mẹ là được ở bên con, làm bếp nấu cơm cho con ăn, con đừng cấm Mẹ làm chuyện đó…

Nhìn Huy ăn ngon miệng, bà vui sướng và cười hỏi yêu đứa con:

  • Ngon đúng không? Con thích món mẹ nấu đúng không?...

Nhưng những ngày hạnh phúc không bao giờ tồn tại mãi. Cái gì cũng một ngày sẽ chấm dứt. Vì thế mà nhà Phật mới có thuyết vô thường. Cái gì cũng phải tàn, những hiện tại tốt đẹp nhất rồi thì cũng đi vào quá khứ, đó là cái định mệnh chung cho tất cả những gì có trên đời, kể cả con người. Mới đây thôi mà đã 30 năm trôi qua, bi giờ Mẹ anh cũng không còn nữa để cho anh thương yêu! Huy nghĩ tới đây thấy trong lòng dân lên một nỗi buồn vô tận. Thiếu Mẹ anh thấy mọi sự trên đời đều vô nghiã, cuộc đời anh đã bước vào một con đường đổi khác, cuộc sống của anh cũng sẽ phải được tổ chức lại. Chẳng bao lâu nữa thì anh cũng sẽ bước vào cái tuổi 60, cái tuổi già độc địa mà ai cũng ớn sợ, ai cũng nghĩ tới là rùng mình lo âu buồn bã….

  • Thưa cậu, bữa điểm tâm con đã chuẩn bị xong, mời cậu ra bàn ăn để con dọn cho cậu dùng…

Câu nói của Mai làm cho anh giật mình, bật ra khỏi giấc mơ mộng, giòng suy tư của anh đã bỗng nhiên bị cắt đứt, anh như vừa thoát ra khỏi một giấc chiêm bao, một thế giới kỳ lạ của quá khứ mà anh đã chìm vào suốt trong hai giờ vừa qua. Trời đã sáng hẳn mà anh cũng không ý thức. Ngoài khung cửa, những làn mây xanh đang lơ lửng bay trên bầu trời xanh ngắt. Cơn sương mù giờ đã tan hết, tan biến đi đâu, từ lúc nào anh cũng không hay. Nhìn xuống con lộ anh thấy đã có những bộ hành qua lại, những chiếc xe bóng loáng lăn bánh trên con đường tráng nhựa phằng phiu, sạch sẽ. Vancouver, thành phố thân yêu của anh vẫn giữ được vẻ đẹp thần thoại, anh vẫn thích nơi này, vẫn nghĩ sẽ không bao giờ xa nó.

  • Dạ thưa cậu con đã dọn xong, mời cậu ra sơi cho nóng…
  • Tôi ra đây…. À Mai, hôm nay tôi có tí chuyện muốn nói với… với em. Vậy em dùng điểm tâm với tôi mình vừa ăn vừa nói chuyện..
  • Dạ.

Ngồi trước mặt người thiếu phụ trẻ nhưng không đẹp, hiền lành dễ thương nhưng không hấp dẫn, Huy vẫn thấy có một cảm giác thật kỳ lạ, một cảm giác đã từ lâu lắm anh không có, anh đã không còn biết tới. Một cảm giác thèm muốn, một sư thèm muốn kỳ diệu dâng lên trong cơ thể làm cho anh thấy ngây ngất, thấy như đang sống lại như một con người, một con người đàn ông mà trời đã sinh ra để vốn dĩ có những thèm muốn người đàn bà. Anh nhìn Mai qua lăng kính dản dị của một người đàn bà hiện đang có những cái thật hấp dẫn anh, một còn người đã bao lâu không còn biết tới sự vuốt ve, sư mơn trớn hôn hít da thịt của một thân mình khác phái. Nhìn Mai anh nhớ lại những lần hai thân thể trần truồng của anh và Lan cọ sát vào nhau, những lần anh đè lên trên tấm thân ngọc ngà của Hương, những cảm giác đê mê ấy, lôi cuốn cả anh, Lan, lẫn Hương vào một thế giới thần tiên của yêu đương, của sự quyện vào nhau về thể xác giữa hai con người một nam một nữ. Nhưng cảm giác đó dừng lại ngay khi lý trí trong bộ óc anh trổi lên, xóa nhoà những ý tưởng lệ thuộc vào sự thèm muốn xác thịt, những ý tưởng nô lệ người đàn bà …

  • Tính cho đến hôm nay thì Mẹ tôi đã mất được đúng một tháng rồi. Tôi chưa bao giờ có dịp để cám ơn Mai đã cố gắng quá sức mình hầu hạ săn sóc Mẹ tôi suốt hơn một năm trời. Mai đã quên ăn quên ngủ lo cho Mẹ tôi còn hơn cả một đứa con gái lo cho một bà Mẹ ruột. Nhất là khoảng thời gian Mẹ tôi ốm đau nặng, những gì Mai đã nhiệt tình và thành tâm làm để giúp cho bà qua… qua cái cửa ải khốn khổ của con người khi giã từ, giã từ tất cả để qua thế giới bên kia …
  • Thưa cậu, con chỉ làm đứng bổn phận của con…
  • Từ nay tôi không còn muốn Mai….. em … em gọi tôi bằng cậu nữa, Tôi coi em như một người thân thiết trong gia đình. Mẹ tôi lúc còn sống cũng rất là thương… em. Tôi rất tiếc vì quá bận bịu với công việc nên chưa bao giờ có cơ hội nói một câu nào để tỏ lòng tri ân của tôi đối với… em hết. Nhưng xin Mai hiểu rằng lúc nào tôi cũng giữ lời cám ơn em trong lòng, giữ trong lòng mà chưa nói ra cho đến hôm nay…
  • Thưa cậu con không dám ạ…
  • Kìa mai, anh đã nói gì, sao em không hiểu?
  • Dạ thưa cậu …. ư ư… thưa anh em hiểu ạ….
Huy chia phần ăn sáng gồm có bánh mì, trứng tráng cuộn với nấm tươi, bơ, fromage, confiture và nước cam cho Mai, anh nhìn nàng bẻn lẻn vừa ăn vừa mỉm cười làm cho lòng anh rộn lên một niềm vui. Từ lâu anh đã quên đi thói ngắm nhìn một người đàn bà. Những lần đi dự những cuộc hội họp xã giao với những đồng nghiệp trong hãng, anh cũng có nói chuyện với những người khác phái nhưng lòng anh đã dửng dưng, anh đã không thiết ngắm nhìn họ mặc dù có nhiều người khá đẹp và khêu gợi. Nói cho đúng ra, nhiều người anh quen cũng thích giao du với anh nhưng chính anh đã trốn tránh, chỉ vì anh còn Mẹ

anh bên cạnh và không muốn có một kinh nghiệm đau thương lần nữa. Anh nhớ đã có lần Lan, người yêu cũ của anh khi còn ở Việt Nam đã từ Boston bay sang Vancouver để tới thăm Mẹ anh, bữa đó anh vắng nhà nên không gặp. Khi anh về nhà, Mẹ anh kể lại với dụng ý muốn anh nối lại mối liên lạc tình cảm với nàng nhưng anh đã ầm ừ cho xong chuyện và để nó trôi qua đi luôn. Khi đó anh đã không có ý muốn gặp lại người đàn bà đã phụ tình anh để rồi bấy giờ luyến tiếc.

  • Tuần sau tôi… anh… anh sẽ nghỉ làm hai tuần để đi chơi xa. Mai… em cứ ở nhà sinh hoạt bình thường, không sao cả…
  • Dạ
  • À mà bao giờ em hết giao kèo làm việc với… với… với Mẹ anh ấy nhỉ?
  • Dạ thưa còn 2 tháng nữa.
  • Rồi em sẽ lại về lại quê nhà?
  • Dạ thưa vâng.
  • Thế em có tính qua trở lại như lần trước nữa không?
  • Dạ thưa em không biết.
  • Sao lại không biết?
  • Dạ, Bà mất rồi, em qua làm cho ai?
  • Ừ nhỉ. Anh quên mất chuyện đó…. À anh quên nói với em điều này…
  • Dạ thưa điều gì ạ?
  • Bà đã mất, căn phòng bà ở giờ để không, em hãy dọn lên trên này ở với tôi… với anh cho.. cho căn nhà bớt cô quạnh.
  • Dạ, nếu anh cho phép…
  • Thì anh nói thế mà.
  • Dạ.

Huy nhìn Mai chằm chặp. Tự nhiên anh thấy có cảm tình với người đàn bà quen thuộc này. Anh thấy Mai hiền lành, lễ phép, mộc mạc, dễ thương. Thế mà suốt bao lâu Mai ở trong nhà này mà anh không bao giờ để ý đến nàng. Anh chỉ biết rằng Mai do một người bạn của Mẹ ở Saigon tìm cho Mẹ vì bà đau ốm cần người chăm lo săn sóc thường xuyên ở nhà. Chính anh đã phải viết hợp đồng thuê mướn người giúp việc và để Mai có thể được phép đi Mỹ theo một chiếu khán du lịch 6 tháng, anh đã phài đứng ra làm giấy bảo lãnh. Vì là chỗ quen biết nên Mai được Mẹ anh tin cẩn và với thời gian bà đã rất thích và quí mến Mai. Nhiều lần Mẹ nói tốt về Mai với anh nhưng anh không để ý. Anh đã nói với Mẹ:

  • Miễn là mẹ vừa ý là được rồi. Cô ấy ngoan thì mình may mắn lắm. Chứ không như những người đàn bà tai quái đến giúp việc cho mình trước kia, cứ hoạnh họe đòi hết cái này đến cái kia…

*************************************

Gần tới ngày anh tính chuyện đi chơi, anh nhận thấy Mai cứ thấp tha thấp thỏm nhìn anh như muốn nói một câu gì mà không dám. Nàng có vẻ gì rất là lạ, ăn ngồi không yên. Từ ngày Mai dọn lên ở căn phòng trên gác, không còn phải ở dưới basement nữa, thì anh thường thấy bóng dáng nàng hơn. Vả lại bây giờ cứ tới buổi chiều là anh đi tìm nàng ở nhà bếp đề nói chuyện bâng quơ, tìm hiểu thêm về người thiếu phụ sống chung dưới một mái nhà với anh từ bao lâu nay. Từ đó Huy biệt Mai đã 30 tuỗi, quê ở một quận ly gần Cần Thơ đang học thi phổ thông, tức là bằng tú tài, thì mẹ ốm nên phải lên Saigon kiếm viêc làm để có tiền gửi về giúp bà mẹ lo thuốc thang. Nàng đi làm công cho một nhà may ở Saigon cả mười năm trời và nhờ quen biết với người bạn của Mẹ anh mà được giới thiệu đi sang đây giúp việc cho gia đình Huy. Là người ở vùng quê Miền Nam nên tính tình nàng bình dị, chịu khó, bảo sao nghe vậy, không biết cãi lại bao giờ. Mai lại khá thông minh nên Mẹ Huy dạy làm cái gì cũng làm được, tính nàng lại cố gắng nhẫn nại, làm việc không than thở bao giờ, biết thân biết phận nên không bao giờ đòi hỏi. Tuy gọi là đi Mỹ du lịch nhưng nàng chưa bao giờ được đi đâu chơi xa quá vài ba miles quanh chỗ nàng ở, chỉ đi chợ, đi mua bán lăng nhăng ở vùng xung quanh rồi là về nhà. Nghe nàng nói nàng thèm được đi đây đi đó cho biết, Huy đoán chừng nàng muốn được đi theo anh để được ”sáng con mắt ra.”

Trong bữa cơm chiều một hôm nàng đánh bạo nói:

  • Cậu sắp đi chơi xa con muốn xin phép hỏi một câu có được chăng?

Đang cầm bát cơm và vào miệng Huy suýt nghẹn nơi cổ họng vì câu hỏi bất chợt của Mai. Anh để bát cơm đôi đũa xuống bàn, cầm ly rượu chát lên uống một ngụm, mắt trố nhìn Mai một lúc lâu như cố đoán xem đó là chuyện gì. Chừng một phút sau anh mới tỏ được nên lời:

  • Sao cứ cậu con hoài vậy? Đã bảo kêu anh em cho thân tình mà? Sao vậy, Mai cứ muốn tôì… anh coi em như một người làm hay sao đây?

Hoảng vía nàng vội lí nhí:

  • Dạ thưa không có. Tại con… em… em quen miệng. Cuống quá con… à em … không có nhớ!

Huy thấy vẻ hốt hoảng của Mai tức cười quá, anh cầm ly rượu làm thêm một ngụm nữa rồi xuống giọng nói:

  • Mai muốn cái gì, nói đi, anh nghe đây.

Nàng cúi gầm mặt một lúc lâu rồi mới lấy hết can đảm nói một mạch:

  • Mai mốt con về Việt Nam xong, đủ hạn ba tháng, con muốn cậu xin cho con tiếp tục qua đây làm việc nhà “phục vụ” cậu thì có được không? Con còn mẹ già phải “bồi dưỡng” thuốc men, tốn kém lắm, ở lại Saigon con e không kiếm đủ tiền. Nếu cậu có thương thì….
  • Lại cậu con nữa rồi! Trời đất ơi, tôi có phải là ông chủ đâu?
  • Con, con… em xin lỗi… anh. Em.. em cuống quá quên hết trơn….Để lần lần em quen thì sẽ thôi không kêu cậu nữa…

Bộ điệu lời nói lễ phép của Mai làm cho anh cảm động:

  • Cái gì chứ chuyện đó không khó khăn gì. Mai qua đây giúp tôi .. ý quên, giúp anh thì anh cũng thích. khỏi phải mướn người khác chứ có gì đâu. Vả lại anh cũng có cảm tình với em. Lâu nay anh hơi vô cảm đối với Mai, đúng không?
  • Dạ
  • Dạ là sao?
  • Dạ là… dạ là.. thưa.. thưa… anh nói đúng. Em đâu có biết… nói khác?

Tới lúc này Huy thấy hết… chịu nổi. Anh thấy dâng lên trong anh một cảm giác kỳ lạ. Anh thấy lâng lâng như thể hơi hơi say rượu. Tự nhiên anh thấy mến người đàn bà ngồi trước mặt, anh thấy thưong nàng, anh thấy thèm làm một cái gì để tỏ cho nàng thấy cái cảm tình mà anh dành cho nàng. Anh với tay qua, nắm tay Mai, dùng ngón cái vê vê một lúc lâu cái mu bàn tay trắng nõn nà, tay kia anh cầm ly rượu đưa lên miệng. Rồi anh đứng dậy tới gần Mai nói:

  • Em đứng lên đi, anh kéo cái ghế lại gần anh, em ngồi cho anh được nắm tay em, em chịu không?

Mai gật đầu không nói gì, anh chọc nàng;

  • chịu không mà sao không nghe trả lời?
  • Dạ chịu… Cám ơn anh.

Suốt bữa cơm chiều hôm đó anh đã một tay nắm tay Mai, tay kia nâng ly rượu hay cầm đũa gắp thức ăn bỏ vào miệng. Anh ăn nhưng cũng đâu biết là ngon hay không, anh chỉ biết anh đang cảm thấy ấm lòng, cảm thấy hết cô đơn, một nỗi cô đơn âm thầm kéo dài đã mấy chục năm trời. Anh nhận thức rằng trong anh đang có một sự biến chuyển về tình cảm, một sự đổi thay về nhận thức, anh đã không còn là con người bao nhiêu năm vừa qua, khô cằn, vô cảm. Giờ thì anh biết khao khát hình bóng một người đàn bà bên anh, một người để anh có dịp tâm sự, một người để anh vuốt ve, anh nói anh thương. Anh biết mai kia Mai trở về quê  nhà ba tháng, anh sẽ có một nỗi nhớ nhung trong lòng, anh sẽ thấy có một sự thiếu vắng, những cảm giác mà bao lâu nay đã chết trong anh. Mai đã bỗng chốc gây nên trong con người anh một sự hồi tỉnh của tình cảm con người, anh đã sống lại như là một con người toàn diện….

Trong cơn ngây ngất, anh cúi đầu sát gáy hôn lên mái tóc Mai, anh vòng tay xoa xoa má nàng nói khẽ như rót vào tai người thiếu phụ, “Em có chịu ở bên anh suốt đời hay không? Anh sẽ làm giấy cho em sang đây luôn, em sẽ đón cả mẹ sang, em chịu không?” Thấy Mai gật đầu, thấy hai đôi mắt long lanh của em, anh bồi hồi kéo em vào lòng, xiết chặt tấm thân em vào mình, hôn em tới tấp…

Và tối hôm đó anh đã sang phòng bên đón em về phòng mình. Trước đó anh đã mở hộc tủ lấy chiếc áo kỷ niệm của Hương anh đã cất giử gần hai mươi năm, chiếc chemise de nuit màu đỏ mua ở Victoria Secret có diềm dentelle đen mà anh mê thích. Khi Mai trong buồng tắm bước ra, trên mình quấn chiếc khăn lông trắng tinh, anh đã gở nó xuống và treo lên người em chiếc áo ngủ của năm nào. Ngày mai anh sẽ dẫn em đi phố mua quần áo mới, mua giầy dẹp, phấn son, nước hoa, đồ trang sức, em sẽ là cô bé lọ lem, em sẽ biến đổi thành một người đàn bà khả aí mang lại hạnh phúc cho cuộc đời anh. Và tất nhiên trong tuần tới anh sẽ đưa em đi một vòng Bắc Mỹ, anh sẽ cùng em đi thăm những nơi thần tiên nhất, Toronto, Montreal, Chicago, New York, DC, Miami, Los Angeles, San Francisco…

Nhưng riêng đêm nay thì anh chỉ cần có em để nâng niu, anh sẽ hôn lên khắp nơi, xoa xoa khắp thân người em, anh sẽ hít hà mùi da thịt như khi xưa anh đã từng hít hà, anh sẽ mân mê em để cùng em bay bổng những chin tầng mây xanh, rồi anh sẽ ôm em ngủ một giấc yên bình, yên bình như chưa bao giờ anh được yên bình như thế….



Hướng Dương txđ
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2019 lúc 6:48am
Xóa Nợ Cho Chồng


Image%20result%20for%20beautiful%20%20couple%20vn


Ngày “Ngọc-Khánh”, tính Sổ-Đời với vợ
(Như ngày xưa, tính Sổ-Nợ Quân trường
Ăn chịu dài dài, trong Câu lạc bộ
Cuối tháng trừ tiền, sạch bách đồng lương!)

Em ngồi xuống đây, nghe anh tổng kết
Hơn nửa thế kỷ, mình kết duyên nhau
Nợ vợ cái gì, khai ra bằng hết
Tính gọn một lần, cho đẹp về sau:

Anh nợ em: một nụ hôn ngày trước
Thuở tóc buông dài, lả lướt bờ vai
Trên Cung Thánh, cùng trao lời thề ước
Sáu chục năm rồi, vợ chẳng đơn sai

Anh nợ em: một trái tim hồng thắm
Bị anh bỏ bùa, say đắm yêu thương
Biết tẩy chồng, anh chàng ba gai lắm
Vẫn tỉnh bơ, trao nguyên đóa Bạch Hường

Anh nợ em: những tiếng rên đau đẻ
Xé ruột gan, mồ hôi chảy ròng ròng
Nở nụ cười, khi được nhìn thấy “Bé”
Tay run run, ôm con đỏ lọt lòng

Anh nợ em: một bọc đầy tã trắng
Quấn gọn gàng cho từng đứa con thơ
Ông bố cả năm, tiền đồn xa vắng
Lũ con nay thành đạt cả… Ai ngờ!

Anh nợ em: những ngày nơi tiền tuyến
Vợ ở nhà, lần Tràng chuỗi Mân Côi
Đêm hằng đêm, dâng lời kinh cầu nguyện
Trong khi chồng bom đạn, tưởng trò chơi

Anh nợ em: ngày huy chương trước ngực
Về Thủ Đô, mừng chiến thắng reo hò
Vợ ở nhà bên mâm cơm, chờ chực
Chồng đêm về, say ngủ thẳng ro ro
Anh nợ em: ngày bị thương gục xuống
Trực thăng bốc về Bệnh xá hậu phương
Lúc tỉnh dậy, chồng giật mình luống cuống
Thấy vợ ngồi ngủ gục, sát chân giường

Anh nợ em: những gói qùa nho nhỏ
Chồng ở tù vợ đem tới thăm nuôi
Một tay ẵm con, một tay xách giỏ
Nhận quà, mà răng cắn bật máu môi

Anh nợ em: những tháng năm Hải ngoại
Chồng chỉ làm thơ, uống rượu tiêu sầu
Vợ tảo tần, quên tuổi thời con gái
Quên cả thời gian, bạc tóc trên đầu

Anh nợ em: chuyện đường kim mũi chỉ
Chuyện gối chăn, bếp núc, chuyện quét nhà
Chồng cứ tà tà, ăn no ngủ kỹ
Họp bạn họp bè, nhậu nhoẹt, ba hoa


Sáu mươi năm, tính Sổ-Đời với vợ
Cả vốn lẫn lời, nhiều qúa xá nhiều!
Nói dại nhé … lỡ một ngày quịt nợ
Xuôi hai tay, hồn chắc khỏi phiêu diêu!?

Ghé tai chồng, vợ thì thào cởi mở
Xí xóa cho anh! dù nợ bao nhiêu!
Qùy gối ăn năn, chồng hôn chân vợ
Em yêu ơi, anh … số đẻ bọc điều!

Kuji%20Cam




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Apr/2019 lúc 6:59am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2019 lúc 9:19am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2019 lúc 9:03pm

BÁN THÂN

Image%20result%20for%20sad%20woman


1. Hắn vốn là người siêng năng, nhưng số phận hắn - như người ta hay nói - đen như mõm chó. Nợ nần lút đầu. Thân thể hắn gầy nhom, nước da xanh mét, mắt lờ đờ. Bộ mặt lúc thì cau có, gắt gỏng, lúc thì im ỉm như đưa đám, trông bệ rạc chẳng khác cái nhà của hắn - nếu có thể gọi là “nhà” bởi vẻ lụp xụp tối tăm, ẩm thấp của nó.
Bữa nọ, đi đâu về trông hắn tươi tỉnh hẳn. Vợ hắn thấy lo, bởi khi nào trông hắn vui vẻ là sắp có "chuyện lớn", ít nhất cũng là nợ để mua rượu đổ vào mồm hắn.
.
Thế nhưng sự việc lại ngoài dự đoán. Hắn nói với vợ: “Nếu cảnh này cứ tiếp tục, cả nhà mình cũng sẽ chết thôi. Tao nghĩ, cách hay hơn hết, mẹ mày nên cho thuê cái thân mẹ mày đi!”, “Gì? Bán cái xác của tôi à?”. Người vợ đang cho đứa con trai mới lên 3 tuổi ngậm vú thảng thốt nói với giọng run rẩy. Căn chòi tranh im lặng hoàn toàn.
Sau khi đã thở ra một hơi dài thật nặng nề, người đàn ông nói tiếp: "Hôm qua tao gặp bà Lưu. Bà ấy bảo, có lão Triệu đã ngoài lục tuần rồi mà chưa có con. Ông ấy muốn mua thêm một tì thiếp, nhưng mụ vợ không chịu. Mụ vợ chỉ bằng lòng cho lão ấy thuê một nàng hầu trong vòng vài ba năm thôi. Lão đã nhờ tìm cho một người đàn bà khoảng ngoài 30, đã qua sinh nở đôi lần, nhưng phải thành thực và siêng năng làm việc, nhất là phải biết phục tùng, lễ phép với bà vợ cả. Họ sẽ trả năm trăm lượng. Nếu trong thời gian đó đẻ được cho họ một đứa con trai thì họ sẽ tăng gấp đôi số tiền. Tao thấy vợ mày được lắm. Mày tính sao? Ôi, một ngàn lượng bạc! Cả gia tài đấy mẹ mày ạ. Có nó nhà mình sẽ đổi đời. Tao đã nhận lời bà Lưu rồi. Mẹ mày chịu thiệt vậy!".
Người đàn bà nghe chồng kể nín thinh chẳng nói lời nào. Tâm trí của chị như bị tê tiệt. Chị đau đớn hỏi chồng: “Tại sao không cho tôi biết trước?", “Cần gì, mẹ mày nghĩ coi, nếu không cho thuê mẹ mày đi, cả nhà này chỉ còn chờ chết đói. Giờ chỉ còn chờ ký tên vào giấy giao kèo thôi. Mà mẹ mày sao vậy, tao là chồng mà còn chịu được, mẹ mày có gì mà sợ !", "Trời ơi, sao tôi khổ thế này. Cha mày có nghĩ gì đến thằng cu Chít nhà này không? Nó mới lên 3 tuổi. Không có mẹ nó sống sao được?". Cu Chít là tên thằng bé trai mà chị đang ẵm trong lòng - nó là đứa con trai duy nhất của chị.
"Trời ơi, số phận tôi sao mà cay đắng thế này!?". Đột nhiên chị rên lên khiến thằng cu Chít ngạc nhiên nhả vú ra và kêu: "Mẹ! Mẹ!"...


2. Đêm trước ngày phải rời chồng con, chị ngồi im một mình trong một góc nhà. Chiếc đèn dầu leo lét treo trên bếp, tỏa một đốm ánh sáng yếu ớt như con đom đóm. Chị ẵm thằng cu Chít trong lòng và cúi gục đầu trên tóc của nó. Trong lúc ấy đầu óc của chị phiêu diêu tận đâu đâu. Nhưng hơi thở của đứa trẻ đã kéo chị về với thực tại. Chị khẽ gọi tên con một cách trìu mến: “Cu Chít của mẹ ơi, mai mẹ phải đi xa rồi con!".
Thằng nhỏ ậm ừ không trả lời, chỉ cố rúc đầu vào sâu trong ngực mẹ. Dường như nó chẳng hiểu gì lời mẹ nó vừa than thở. “Mẹ đi lâu lắm. Mẹ đi mãi 3 năm sau mẹ mới trở về con ạ!”. Chị vừa nói với con vừa gạt nước mắt. Thằng bé ậm ừ có vẻ không bằng lòng, rồi lại gục đầu vào ngậm vú mẹ. Chị cố nuốt nước mắt dặn dò tiếp: "Con phải ở nhà với cha. Cha sẽ lo cho con. Cha sẽ ngủ với con và đưa con đi chơi. Con phải ngoan ngoãn nghe lời cha...". "Cha đánh con!” - thằng bé làu bàu. "Cha sẽ không đánh con nữa đâu” - chị dỗ dành con. Nhưng mắt chị không rời cái sẹo nhỏ còn in rõ nét bên má phải của đứa bé. Đó là dấu vết của trận đòn mà chồng chị đánh con khi đang say rượu.
Chị còn muốn nói với con nhiều hơn nữa, nhưng chồng chị đã đẩy cửa bước vào. Hắn ta đi thẳng đến chỗ chị ngồi,
thảy ra bọc giấy nhỏ và nói: "Tao đã nhận được một nửa số tiền rồi. Số còn lại người ta sẽ trả nốt khi mẹ mày đến nơi. Thôi, cứ yên tâm, việc nhà đã có tao lo”. Không khí im lặng hoàn toàn.


3. Vừa bước vào nhà mới, chị biết cuộc đời của chị kể từ nay sẽ không phải đói rét nữa, ít nhất cũng được vài năm. Nhà cửa và ngay cả người đàn ông đã thuê chị về làm tì thiếp cũng đều hơn hẳn những gì chị vừa bỏ đi. Ông Triệu rõ ra là một người đàn ông đàng hoàng, nói năng từ tốn, khoan thai. Còn bà vợ thì cũng tỏ ra là một người đàn bà không đến nỗi độc ác lắm. Ngay buổi đầu tiên bà đã đem kể hết chuyện gia đình của bà cho chị nghe. Bà kể chuyện từ ngày hai vợ chồng mới lấy nhau, từ cái đám cưới linh đình, trọng thể cho đến nay đã 30 năm... cho chị nghe.
15 năm về trước, bà ta đã cho ông một đứa con trai rất kháu khỉnh dễ thương, nhưng chẳng may khi đứa trẻ mới đầy năm thì nó chết. Kể từ ngày đó, bà không còn sinh nở gì nữa. Chính vì vậy bà rất lo sợ. Bà sợ ông sẽ cưới vợ khác
để có con nối dõi tông đường. Mãi đến thời gian gần đây ông vẫn không tỏ ý muốn lấy vợ khác. Có thể ông còn yêu bà hay là thế nào thì bà cũng không biết rõ. Nhưng có điều chắc chắn là ông rất nóng lòng sớm được có con. Bởi thế bà phải lo tìm người sinh con đẻ cái, nối dõi tông đường cho ông và làm cho ông vui lòng không nghĩ đến chuyện lấy vợ khác...
Chị nghe bà vợ cả kể chuyện thì cũng cảm thấy vui vui trong lòng, vì dù sao mình cũng đang đóng một vai trò cần thiết trong cái gia đình này. Cuối cùng, bà vợ cả nói toạc ngay ước vọng của bà với chị, khiến chị không khỏi đỏ mặt ngượng ngùng: "Dù sao cô cũng đã sinh nở vài lần rồi, chắc chắn là cô kinh nghiệm về đường sinh nở hơn tôi”. Nói xong câu ấy bà ta bỏ đi chỗ khác.
Đêm hôm đó ông chủ nhà cũng kể nhiều chuyện về gia đình cho chị nghe. Chị ngồi bên cái rương gỗ sơn đỏ dành riêng cho chị đựng đồ đạc, một vật mà trong đời chị từ nhỏ đến lớn chưa từng dám một lần mơ ước đến. Chị đã mở to đôi mắt để nhìn cho rõ, để ngắm nghía cho thỏa lòng ưa thích cái vật quý báu ấy. Ông chủ nhà đến ngồi bên chị và hỏi: “Cô tên gì?”. Chị bẽn lẽn ngượng ngùng, lắp bắp trả lời không rõ ràng và đứng lên đi về phía chiếc giường. Ông ta cũng bước theo và vừa cười vừa hỏi: "Cô ngượng ngùng à? Hay là cô cứ xem tôi như chồng cô!". Giọng nói của ông dịu dàng và ông ta kéo chị vào lòng: “Cô cũng đừng buồn. Tôi... tôi...”. Ông ta đã không nói thêm, bỏ lửng câu nói, tủm tỉm cười và bắt đầu cởi quần áo... Ngay lúc ấy chị nghe bên ngoài có tiếng bà chủ nhà đang lớn tiếng chửi mắng một người nào đó...". Lại đây cô, mình đi ngủ!" nằm sẵn trên giường ông chủ gọi chị đến.


4. Nửa năm sau, chị thấy có nhiều thay đổi khác thường trong người. Chị cảm thấy sợ cơm, mỗi lần nuốt vào lại ói ra. Thấy thế ông Triệu lộ vẻ vui mừng ra mặt. Ông thừa biết đó là dấu hiệu gì rồi. Ông đích thân ra chợ hoặc sai người ở đi mua rau trái về cho chị ăn. Có lần ông thấy chị đang phụ với bà lão Vương xay bột làm bánh ăn tết, ông liền la chị: "Cô hãy nghỉ tay, không được làm nặng nhọc như thế. Không phải việc của cô". Có lần chị nhức đầu dã dượi, phải nằm suốt 3 ngày, khiến ông chủ nhà lo lắng cuống cuồng. Ông thường đến bên giường hỏi han chị và còn hỏi xem chị có cần gì hay không.
.
... Rồi cũng tới ngày đứa bé sơ sinh được mở mắt nhìn đời trước ánh sáng mặt trời êm dịu của mùa thu. Nó được người mẹ đẻ săn sóc, thay tã lót và cho bú mớm. Bọn đàn bà con gái trong nhà và hàng xóm lúc nào cũng quây quần đông đảo chung quanh. Người thì khen cái mũi dọc dừa xinh xắn. Người thì nức nở ca ngợi cái miệng của đứa bé rộng và tươi, mai sau thế nào cũng trở nên đại gia. Có người lại khen cả cái dái tai, cho rằng dái tai to như tai Phật thế là sẽ rất trường thọ... Còn bà vợ của ông Triệu thì càng tỏ ra nghiêm khắc hơn, chẳng khác nào bà mẹ chồng đối với nàng dâu. Bà thường la rầy chi không được để cho đứa bé khóc, mất sức khỏe. Đứa bé được đặt tên là Hạo Dân.
.
Hạo Dân càng ngày càng trở nên kháu khỉnh, dễ thương, suốt ngày cứ bám lấy mẹ. Thời gian cứ thế thấm thoát trôi qua, chẳng mấy lúc sắp đến ngày mãn hạn hợp đồng. Về phần chị, lúc này đầu óc của chị hoang mang rối bời giữa hai con đường. Tất cả đều xoay vần chung quanh mấy chữ "ba năm". Ngày xưa, khi rời chồng con, đem thân đến nơi xa lạ bán cả sức lao động lẫn thân xác chị thấy tiếng “3 năm" sau mà dài lê thê khủng khiếp.
.
Nhưng đến bây giờ, không hiểu tại sao, chị lại thấy thời gian dường như đã mọc thêm cánh mà bay đi rất mau. Thời gian “3 năm” trôi qua vùn vụt, chẳng khác nào bóng câu qua cửa sổ. Trong tâm hồn chị, hai đứa con thằng cu Chít và thằng Hạo Dân đều là con của chị, do chị đã mang nặng đẻ đau, nên chị đều thương yêu chúng nó như nhau, mặc dù hoàn cảnh của mỗi đứa rất khác biệt. Nhiều lần ngồi ngoài sân cho thằng Hạo Dân bú, chị tưởng tượng giá như lúc ấy có thằng cu Chít ở đó. Chị sẽ đưa tay vẫy nó lại gần và nói chuyện cùng một lúc với cả hai anh em. Chị sẽ... Nhưng đó chỉ là giấc mơ giữa ban ngày của chị mà thôi!


5. Mùa xuân đã đến. Bầy chim đã bắt đầu ca vang mừng mùa xuân sớm. Lúc này vợ chồng chủ nhà bắt đầu cho mời thầy đến, nhờ xem tuổi, bấm số, để định ngày làm lễ cho đứa trẻ... xa rời vĩnh viễn người mẹ đẻ của nó!
Rồi ngày chia ly cũng đến. Mặt trời đã lên cao, tiết trời quang đãng. Bé Hạo Dân vẫn không chịu rời người mẹ đẻ, khiến bà chủ nhà phải dùng sức để lôi nó ra. Đứa bé càng gào khóc dữ dội. Nó đạp bà ta vung vít bằng đôi chân nhỏ bé. Nó cấu xé và bứt tóc bà ta bằng đôi bàn tay nhỏ bé, yếu ớt của nó. Người đàn bà đẻ thuê nước mắt ròng ròng: "Xin bà làm ơn cho tôi ở lại, đến chiều tôi sẽ đi". Bà chủ quay ngoắt lại nhìn chị với cặp mắt giận dữ: “Thu xếp quần áo, rồi cút xéo nhanh lên!".
Tiếng khóc, tiếng gào thét của đứa bé như mũi xiên đâm vào tai chị. Chị đứng gói mớ quần áo tư trang lại mà cử chỉ cứ lơ mơ như người mất hồn. Bà lão Vương cũng luẩn quẩn bên chị để an ủi dỗ dành, nhưng thực ra là bà ta để ý dò la theo lệnh bà chủ xem chị ta đem theo những vật gì. Cuối cùng, chị ra đi vỏn vẹn với một gói quần áo cũ kẹp dưới nách. Khi chị ra khỏi cửa, tiếng gào khóc của bé Hạo Dân càng xé lòng. Chị phải cắn chặt môi mới đủ sức lê bước. Cả 10 phút sau tai chị vẫn còn nghe văng vẳng tiếng khóc của nó. Dường như tiếng khóc ấy muốn bám theo chị mãi mãi. Chị bước đi như người bị mộng du, mặc cho trời nắng, mặc cho sức đuối, thậm chí có lúc tưởng chừng không thể nào lê chân nổi nữa. Nhưng chị vẫn cố đi, cố chạy như bị ma đuổi...
.
Cuối cùng thì chị cũng về đến đầu làng. Ngay cổng làng, chị ngồi phệt xuống bất động. Đôi mắt nhắm nghiền. Tai ù đặc. Thân thể rã rời. Đầu óc hoang mang rối bời. Trông chị phờ phạc như người ốm nặng. Người qua đường xúm nhau nhìn chị với vẻ tò mò. Lũ trẻ con đang nô đùa cũng bỏ cuộc chơi chạy tới xem, hò hét tưng bừng "bà khùng kìa chúng mày ơi. Lại đây xem nào, nhanh lên!". Trong đám trẻ con ấy có cả thằng cu Chít, con của chị - nó là một trong những thằng to tiếng nhất. Mệt nhọc, chị đứng dậy lê bước tiếp. Bọn trẻ bu theo đến trước cửa nhà chị - giờ cũng vẫn chỉ là một túp lều tranh, nhưng trông rách rưới hơn, tối tăm nghèo nàn hơn. Thằng cu Chít chạy vào nhà đứng ngó ra, lấy làm ngạc nhiên thấy chị đứng ngay trước nhà nó. Chị gắng sức kêu: "Chít con!”.
Thằng bé sợ hãi, chạy vào kêu cha nó. Nhưng không nghe tiếng người đàn ông. Trong bóng tối của căn nhà ẩm thấp, tồi tàn, hắn - người mà chị gọi là chồng - vẫn ngồi yên bó gối không ngẩng đầu lên. Đến chiều, người đàn ông nói với con: "Cu Chít, đêm nay ngủ với mẹ!". Thằng bé đứng bên bếp thút thít khóc. Thấy thế chị đến bên con, cầm tay đứa bé nói: "Cu Chít! Con cưng của mẹ. Lại đây với mẹ!". Thằng bé ngó chị vẻ xa tại rồi giằng mạnh tay ra, chạy vọt nép vào sau cánh cửa, lấp ló nhìn chị với vẻ sợ hãi.
.
... Đêm hôm ấy chị thao thức ôm cu Chít trong lòng mà không sao chợp mắt được. Trong đầu chị tại nhớ tới thằng Hạo Dân với tiếng gào đứt ruột
xé gan của nó...




Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2019 lúc 6:55am

Mẹ Ơi! Đừng Khóc 

Image%20result%20for%20me%20gia%20khoc

Thế rồi gia đình tôi lại được dọn đến một chốn riêng tư của mình, mặc dù nơi chúng tôi mới đến chỉ là căn nhà gỗ đơn sơ, không có điện. Chúng tôi đến nhà mới khi buổi chiều đang tàn. Mẹ tôi loay hoay dọn dẹp chỗ cho chúng tôi ngủ tạm. Khuôn mặt người thật vui, tôi biết. Vì qua bao nhiêu tháng dài chung sống chật hẹp trên căn gác lửng của một người bà con, mẹ tôi đã trải qua không biết bao nhiêu cay đắng. Căn gác nhỏ với những trưa mùa hè nóng cháy da và anh em chúng tôi lại nằm xếp hàng như cá, thin thít, dù không ngủ được. Mẹ tôi là một người đàn bà tự trọng, không muốn để anh em chúng tôi làm phiền lòng hàng xóm, nhất là chủ nhà, trong những trưa êm ả họ cần một giấc ngủ ngắn.

Anh em chúng tôi đến nhà mới như cá được thả vào nước. Chúng tôi tha hồ leo trèo lên những thân cây cằn cỗi không được chủ trước chăm sóc. Căn nhà có vườn bao bọc chung quanh, nằm ở ngoại thành. Mỗi ngày ba tôi phải đạp xe đi làm xa hơn, nhưng người chấp nhận nó với số tiền khiêm nhường có thể tậu đuợc một chốn riêng tư cho gia đình chúng tôi. Chúng tôi mất hết trong cuộc tấn công của Việt cộng năm Mậu Thân ở Huế. Trong một thời gian ngắn mà ba mẹ chúng tôi lại xoay sở được một ít tiền để mua nhà thì thật là một điều không đơn giản.

Trở về với căn nhà gỗ, nơi có những nỗi vui buồn của gia đình chúng tôi. Mặc dù sau này, căn nhà đã biến dạng thành một dãy nhà khang trang, nhưng kỷ niệm trong căn nhà gỗ vẫn là những hình ảnh tôi không bao giờ quên được. Buổi sáng, lo xong cho chúng tôi mọi thứ, mẹ tôi lại quẩy gánh cho kịp chuyến hàng sáng. Cứ như thế, phụ với đồng lương công chức của ba tôi cũng đắp đổi được qua ngày.

Căn nhà gỗ với những buổi sáng nắng chiếu xuyên qua những lỗ đinh dọi xuống khuôn mặt chúng tôi. Rồi những lúc trời mưa nhỏ nước xuống gối chăn. Lúc đó, nồi niêu soong chảo được dàn binh bố trận cùng khắp nhà. Tôi nghe mẹ tôi nén tiếng thở dài trong những lúc lăng xăng hứng những giọt nước mưa đổ xuống. Những ngày mưa chợ ế, mẹ tôi xong việc trong nhà, ngồi nhìn những bọt bong bóng nổ lách tách bên hiên nhà, mắt buồn rười rượi.

Tôi đã thấy mẹ tôi khóc bên nồi cơm vừa bắc lên. Đó là buổi chiều sau một ngày mưa dầm dề, mẹ tôi với gánh hàng còn nặng trĩu trở về nhà cùng nỗi buồn còn đọng lại trên đuôi mắt. Mẹ tôi lặng lẽ ra sau bếp. Tôi biết mẹ tôi buôn bán ế ẩm hôm nay. Tôi ngồi nhìn những hạt mưa rơi tí tách từ tàu lá chuối. Chán chê. Tôi mới xuống bếp, lân la lại gần hỏi nhỏ:
“Mạ khóc?”
“Không, tại khói. Trời mưa làm bếp núc, than củi ướt hết.”
Tôi nhìn từng đợt khói ngùn ngụt trong bếp, ngần ngại:  
“Hay mạ để con thổi lửa cho.”
Mẹ tôi xoa đầu tôi, cười gượng gạo:
“Hơi hám mô mà thổi. Con trai không nên vô bếp, học dốt cho coi. Đói bụng rồi phải không?”
Tôi dúi mặt vào lưng mẹ tôi, cười:
 “Mô có.”
 “Thôi con lên nhà chơi đi, chờ ba con về rồi ăn cơm. Sắp xong rồi. Hôm nay, có món đặc biệt lắm.”
Tôi nhìn vào chiếc rổ bên cạnh, reo lên:
“A! Hôm nay mạ chiên mực ống dồn thịt.”
Mẹ tôi cười rạng rỡ:
“Con thích lắm phải không? Hồi sáng thấy bà bán cá nài nỉ quá, mạ mua giúp bà ấy. Lâu lắm rồi ba con chưa có được miếng ăn ngon.”

Sau cơn mưa, trời tối rất nhanh. Mẹ tôi lên tiếng sai anh tôi thắp đèn. Ba tôi vẫn chưa về tới nhà. Hình như mẹ đang sốt ruột:
“Không biết ông ấy làm chi mà giờ này còn chưa về?”
Anh em chúng tôi nôn nao ngồi bên cửa chờ ba về. Mưa đã ngưng hạt, ngõ vào nhà lầy lội. Ánh sáng ngọn đèn dầu trong nhà hắt ra vườn một vùng sáng yếu ớt. Vài chú ễnh ương kêu gọi bóng đêm đổ xuống nhanh hơn. Có một bóng đen đang bước vào vườn, hình như là bóng ba. Tôi reo lên:
“Ba về, ba về.”

Mẹ tôi nghe tiếng tôi gọi, vội vàng chạy xuống bếp hâm đồ ăn. Ba tôi thiểu não bước vào, tóc người đẫm ướt. Người cởi chiếc áo mưa ra máng lên vách. Chiếc áo mưa cũ và rách nhiều chỗ không đủ che cho người. Áo quần ba tôi ướt sũng, nhểu nước xuống nền nhà. Ba tôi cố giấu run vì lạnh. Tôi thấy môi ba tôi tái ngắt. Anh tôi cất tiếng hỏi:
“Xe mô mà ba đi bộ rứa?”

Ba tôi đặt ngón tay trỏ lên môi ra dấu cho anh em chúng tôi đừng nói lớn. Ba tôi lặng lẽ vào buồng riêng. Sau khi lau tóc và thay quần áo. Ba bước tới ngồi bên bàn ăn, cố nói giọng tự nhiên:
“Mình ơi! Đói bụng lắm rồi đó.”
Tiếng mẹ tôi từ trong bếp vui vẻ vọng ra:
“Gần xong rồi.”

Anh em chúng tôi háo hức ngồi bên cạnh ba tôi. Chúng tôi mở lớn mắt nhìn xuống bếp, chờ đợi. Tôi đang náo nức với những con mực được mẹ tôi nhồi thịt, cùng nấm mèo và bún tàu. Con nào cũng nung núc được mẹ tôi chiên lên rồi kho rim lại thơm nức mũi. Còn chiếc chảo nữa, tôi đã quanh quẩn với mẹ dưới bếp “đặt cọc” trước để… trộn cơm; chiếc chảo mà tôi biết chắc rằng mẹ tôi sẽ còn dành ở đó vài cái đầu mực. Tôi nghe có tiếng soong chảo chạm vào nhau dưới bếp. Ba tôi sốt ruột lên tiếng hỏi:
“Răng mà lâu rứa mình?”

Không có tiếng trả lời của mẹ tôi từ sau bếp. Ba tôi quay qua bảo anh tôi:
“Con xuống dưới xem mạ con đang làm chi mà lâu rứa?”
Khi tôi xuống nhà bếp thì thấy mẹ tôi đang ngồi nhặt từng con mực dưới nền đất lên chùi cát. Cái chảo nằm lăn lóc bên cạnh. Những con mực đang nằm tội nghiệp rải rác chung quanh, vài ba con nằm phơi mình  trong vũng nước đọng trên nền như mắc cạn. Tôi hốt hoảng ngồi xuống bên mẹ:
“Mạ làm đổ hết rồi hở?”

Mẹ tôi im lìm. Người lặng lẽ lau sạch những con mực bỏ vào đĩa. Tôi thấy mẹ tôi khóc. Tôi bồi hồi nhặt một con mực lên chùi cát giúp mẹ. Bóng hai mẹ con tôi chập chờn bên ngọn đèn dầu. Mẹ tôi lẩm bẩm:
“Con mèo nhà ai mà vô hậu rứa không biết. Mạ vừa quay lưng là nó tha đi gần hết, còn làm đổ tứ tung nữa. Mạ thật vô ý. Làm ba và tụi con hỏng ăn.”
Tôi làm vẻ thông minh:
“Mình đem rửa rồi rim lại.”
Mẹ tôi gượng cười:
“Như rứa thì còn chi mà ngon nữa? Thôi, con lên trên nói ba con đợi một chút nghe.”

Tôi tiu nghỉu bước lên nhà trên. Anh em tôi nghe tin cũng xụ mặt xuống, chống cằm lên bàn, thiểu não. Ba tôi rời ghế đi xuống bếp. Một lúc sau, tôi nghe tiếng người nói với mẹ tôi:
“Đổ hết rồi thì thôi, ăn chi lại không được. Thôi đừng buồn nữa mình ạ.”
Tiếng mẹ nức nở:
“Nhưng bấy lâu nay cả nhà đâu có được miếng ăn ngon, toàn là cơm rau muối mắm. Tội nghiệp thằng Tí thòm thèm từ hồi chiều đến giờ.”

Không dưng, tôi thấy thương mẹ tôi thật nhiều. Tôi nhớ khuôn mặt mẹ lúc chiều rạng rỡ bên rổ mực tươi. Tôi nhớ mẹ thấy tôi mừng làm mẹ rất vui. Giờ đây, giọng mẹ nghẹn ngào chỉ vì ước mơ nhỏ nhặt của tôi bị vụn vỡ. Tôi tự hứa với lòng là từ nay về sau sẽ không háu đói để mẹ khỏi bận lòng nữa.

Tối hôm đó, gia đình chúng tôi trải qua một bữa cơm thật ảm đạm. 
Sáng hôm sau, khi tôi vừa mở mắt dậy thì lại nghe tiếng mẹ tôi khóc:
“Răng anh không nói cho em biết sớm?”
Ba tôi ngồi vừa nhấp trà, vừa nhỏ giọng:
“Tối hôm qua thấy em buồn quá làm sao anh mở miệng được?”
Mẹ tôi ngơ ngác hỏi:
“Bây giờ anh tính sao?”
“Thì phải đón xe lam đi làm tạm một thời gian đã.”
Ba tôi ngập ngừng trả lời. Mẹ tôi cất giọng tiếc nuối:
“Gia tài chỉ còn có chiếc xe đạp cho anh đi đỡ chân cũng bị mất. Không biết sao mà xui xẻo quá đi.”
Ba tôi an ủi:
“Thôi, việc đến đâu hay đến đó, lo lắng cũng không giải quyết được chi.”
Mẹ tôi suy nghĩ một chút rồi nói nhỏ với ba:
“Hay là đem nữ trang anh tặng em lúc cưới, bán đi để mua cho anh chiếc xe khác?”
Ba tôi nhổm người lên như đỉa phải vôi:
“Nhất định là không được, lúc trước cần tiền mua nhà chúng mình cũng quyết định không bán mà. Đó là kỷ vật của em.”
Thấy mẹ tôi như muốn nói thêm. Ba tôi tiếp lời, dứt khoát:
“Để xem anh em ở sở ai có chiếc xe cũ nào cần bán, anh sẽ mua lại.”

o O o

Đời sống thường mang lại quá nhiều phiền muộn, nhất là những người nghèo khổ như chúng tôi. Mẹ tôi chạy ăn từng ngày vẫn không đủ cho chúng tôi ngày càng lớn. Nỗi lo làm tóc mẹ tôi bạc sớm, lưng mẹ tôi còng mau. Hai người anh lớn của tôi phải ra chiến trường. Chiến tranh đã bắt đầu leo thang. Căn nhà gỗ của chúng tôi lại rung lên từng đêm khi có tiếng bom đạn dội về. Khoảng cách của tiếng bom đạn dần thu ngắn trong cuộc chiến ngày càng khốc liệt. Rồi Tháng Tư gẫy gánh. Tháng Tư tôi bỏ trường về lại mảnh vườn xưa. Tháng Tư anh ba tôi chết trên đường triệt thoái cao nguyên. Tháng Tư ba tôi đi lao động khổ sai.Tháng Tư nhà tôi tan nát. Căn nhà năm xưa tuy nghèo nhưng đầy vang tiếng cười, nay chỉ còn mình tôi bên cạnh mẹ tôi hiu hắt tiếng thở dài. Mẹ tôi lại buôn thúng bán mẹt chắt chiu từng chút một để dành có dịp thăm nuôi ba tôi. Còn người anh cả của tôi không biết lưu lạc phương nào? Mẹ tôi thường nằm mơ thấy anh tôi vẫn còn sống, nhưng tôi nghĩ là không thể nào. Nếu có, anh cũng trở về bên chúng tôi hoặc ít nhất là cho chúng tôi biết tin. Nhưng mẹ tôi vẫn tin tưởng ông trời có mắt, lúc nào cũng nhìn xuống lòng thành của con người.

Cuộc sống ngày càng chật vật, chúng tôi phải đương đầu với nhiều áp lực của chính sách mới. Chính sách thay đổi bất chợt, từng ngày. Như bữa cơm đạm bạc trong gia đình chúng tôi; hôm qua có khoai thì độn khoai, hôm nay có bắp thì độn bắp, ngày mai không biết chừng chúng tôi chỉ đuợc ăn khoai luộc trừ cơm. Tôi lại bị kêu đi làm nghĩa vụ lao động liên miên, riết rồi thành nghề của tôi. Ai mướn đi làm thế, cũng nhận lời. Cuối cùng sự gặp gỡ giữa mẹ tôi và tôi cũng thưa dần.

Một hôm, mẹ tôi cầm bàn tay đen đúa và khô nhám của tôi bật khóc. Mạ đã lo cho con đâu vào đó rồi. Gia tài của mạ chỉ còn lại sợi dây chuyền và chiếc vòng tổng cộng là ba lượng. Ba và Mạ không bao giờ dám nghĩ là sẽ tiêu xài đến nó, vì đây là quà cưới của ba con cho mạ. Nhưng thấy con khổ cực quá, mạ phải lo cho con. Con cái người ta đã lần lượt vượt biên hết, con cũng nên đi tìm tương lai cho mình. Mạ không thể nào thấy con như vậy mà không đau lòng. Mạ sẽ chờ ba con về. Tôi gục đầu vào vai mẹ tôi khóc ròng. Hình như hôm đó là buổi chiều. Nắng thoi thóp trên tàn cây trứng cá trong vườn. Mạ tôi tiếp. Mạ tưởng con không về kịp hôm nay. Mạ sợ con hụt chuyến này thì mạ sẽ ân hận suốt đời. Ngày mai con phải đi rồi đó, tất cả mọi thứ mạ đều chuẩn bị cho con cả rồi. Tôi bật người ra sau, thảng thốt:
“Ngày mai? Mau vậy?

Mẹ tôi lặng lẽ gật đầu. Tôi không còn nhớ tâm trạng của tôi lúc ấy ra sao, có lẽ tôi vui, vì chung quanh, bạn bè đã ra đi gần hết. Tôi thường ngưỡng mộ những đứa bạn tôi đã ra đi trót lọt, nhưng tôi biết khả năng kinh tế của gia đình tôi không để cho ước mơ của tôi có dịp bộc lộ. Nhưng ngày mai? Trời ơi! Đột ngột quá. Tôi không biết nói gì với mẹ tôi hết, tôi chỉ biết rưng rưng mắt mà lòng xót đau. Tối hôm đó, nhìn bóng mẹ tôi khòm khòm đi lại trong nhà, thỉnh thoảng người lại mở túi xách của tôi xem xét còn thiếu món gì nữa không, tôi không khỏi mủi lòng. Ánh sáng của ngọn đèn dầu đêm đó hình như làm lưng mẹ tôi còng thêm theo từng vệt sáng tù mù hắt lên tường nhà. Thỉnh thoảng, mẹ tôi dừng tay, nói như để trấn an tôi:
“Con đừng sợ, đây là nơi thân tín, mạ năn nỉ quá họ mới nhường cho mình một chỗ. Lúc đầu họ đâu chịu nhận nữ trang, nhưng số con may mắn lắm đó…”
Suốt đêm hôm đó, tôi nằm thao thức theo tiếng trở mình của mẹ tôi.

o O o

Rồi tôi cũng được qua tới Mỹ, với lần tiếp kiến phái đoàn Mỹ thật là trôi chảy, trôi chảy như chuyến vượt biên của chúng tôi. Ba tôi còn trong trại cải tạo là lý do khiến tôi được phái đoàn Mỹ chấp nhận sớm nhất, trong thời gian mà những người Việt Nam vượt biên bằng những chiếc thuyền gỗ mỏng manh còn làm thế giới lưu tâm tới. Tôi qua đến Mỹ, vừa học vừa làm cũng có chút tiền gởi về thường xuyên cho mẹ. Nhu cầu của mẹ tôi không nhiều nên vấn đề xoay sở của tôi bên này không phải là gánh nặng cho tôi trong thời gian còn đi học. Tôi vẫn nhận được thư của mẹ tôi thường xuyên. Và lá thư làm tôi không thể nào ngủ được mấy đêm liên tục, đó là lá thư của anh cả tôi. Người anh tưởng như đã chết trong cuộc tháo chạy năm nào, nay đang bình yên ở Mỹ. Tôi gọi điện thoại cho anh tôi bày tỏ nỗi hân hoan cùng lòng xúc cảm. Anh em chúng tôi khóc với nhau trên đường dây điện thoại. Chuyện nhà, chuyện ba mẹ được tôi tường tận kể ra cho anh tôi cùng những dòng nước mắt tủi hờn. 

Mùa hè năm đó, theo lời anh tôi, tôi bay lên miền Bắc nước Mỹ thăm anh tôi. Cuộc đón tiếp nơi phi trường làm tôi ngỡ ngàng. Anh tôi cùng người đàn bà Mỹ và một nhóc tì tròn trịa nhìn tôi bằng đôi mắt bi ve không nhấp nháy. Người đàn bà lạnh lùng bắt tay tôi với một câu xã giao thường lệ. Anh tôi rưng rưng nước mắt nhìn tôi im lặng. Ngay trên chiếc xe đưa chúng tôi về nơi anh cư ngụ, là tôi đã có ý định thu ngắn thời gian ở lại với anh tôi. Anh tôi nói với tôi bằng những giọng nhát gừng, thỉnh thoảng xen một vài câu tiếng Anh vào khi thấy khuôn mặt hơi cau lại của bà vợ. Người chị dâu đã không cho tôi được cái thiện cảm tôi gặp lúc đầu. Nhìn bà phục phịch bước lên xe là tôi đã cảm thấy có một chút gì đó bất hạnh xảy ra trong đời sống của anh tôi. Anh tôi biết ý đã giải thích với tôi bằng một câu rất gọn. Năm 1975, lúc anh mới qua Mỹ không có chỗ nào hơn ngoài gia đình June. Hình như tôi có gợi ý với anh dọn về nơi nắng ấm, nhưng anh tôi khẽ lắc đầu. Sống đâu quen đó rồi chú ạ.

Tối hôm đó, anh em chúng tôi thức suốt đêm để ôn lại những ngày tháng cũ. Vợ anh thỉnh thoảng lại bước ra phòng khách giục anh đi ngủ nhưng anh làm lơ. Anh hỏi tôi:
“Chú có định lên đây ở cho có anh có em không?”
Tôi lắc đầu, vì tôi biết anh tôi hỏi để mà hỏi. Tôi không muốn anh bị lấn cấn tình cảm giữa anh em và vợ chồng.

Đến ngày tôi ra phi trường để về lại nơi tôi ở, anh tôi đưa tôi đi một mình. Anh hỏi tôi khi tôi đang chờ kiểm tra hành lý. Sao chú lại về nhanh quá vậy? Có điều gì chú không bằng lòng nơi anh phải không? Tôi đáp nhỏ. Em có cảm tưởng chị June không thích sự hiện diện của em lắm. Anh tôi im lặng. Tôi biết lời nói của tôi đã làm cho anh tôi buồn nhiều. Lúc máy bay cất cánh, tôi thấy anh tôi vẫn còn đứng trong phi trường, dáng anh thật cô đơn.

o O o

Ba tôi qua đời trong trại cải tạo đã làm kiệt quệ mẹ tôi. Tôi biết và càng đau lòng hơn khi thấy bóng dáng mẹ tôi nơi phi trường. Người lựng khựng bước ra với chiếc áo dài nâu lạc lõng trên phi trường quốc tế. Vợ tôi ngọt ngào săn đón. Phải! Tôi đã có vợ sau khi ra trường đi làm được vài năm. Vợ tôi người Bắc, khéo ăn, khéo nói. Thời gian sau này tôi cũng bị vợ tôi hạn chế gửi quà về cho mẹ. Đến bây giờ, tôi mới thông cảm nỗi khổ của anh tôi. Thảo nào, gần hai mươi năm sống ở Mỹ, anh tôi chỉ gửi quà về cho mẹ tôi được vài lần, rồi thôi. Trước khi mẹ tôi qua, anh em chúng tôi cũng đã bàn thảo với nhau ai sẽ rước mẹ về ở chung. Giọng anh tôi ra điều thiểu não:
“Chú bây giờ dầu sao cũng được ổn định. Anh công ăn việc làm tạp nham, hơn nữa June nó người Mỹ sợ mạ không thích. Vợ chú dầu sao cũng là người Việt Nam. Mạ cũng dễ sống.”

Tôi xuôi lòng dầu biết rằng vợ tôi cũng có phần khó chịu. Anh tôi cũng có mặt trong ngày mẹ tôi qua Mỹ. Nhìn mẹ đi đứng khép nép trong phi trường, tôi đâm ra thương mẹ lạ lùng. Tôi tự nhủ lòng sẽ hết lòng săn sóc, hiếu thảo với mẹ.

Những ngày đầu mẹ tôi đến Mỹ, chúng tôi sống với nhau thật là vui vẻ. Vợ tôi thấy mẹ tôi chăm sóc cho bé Nam chu đáo cũng mến mẹ tôi. Tôi biết, trong thâm tâm vợ tôi là tiết kiệm được một số tiền gửi trẻ. Nhưng không sao, mẹ tôi cũng rất cưng cháu nội của bà. Hơn nữa, ở nhà một mình, có bé Nam cũng làm cho mẹ tôi khuây khỏa được phần nào.

Cho đến một hôm tôi đi làm về sớm hơn thường lệ, thì nghe có sự lớn tiếng trong nhà. Tôi rón rén bước vào, thấy vợ tôi hùng hổ:
“Con đã nói với mẹ rồi, bé Nam phải cho ăn uống đúng giờ đúng giấc. Mẹ làm thế nào mà mấy bình sữa của bé Nam vẫn còn y nguyên?”
Mẹ tôi nhỏ giọng:
“Tại mạ thấy bé Nam ngủ ngoan quá, nên không đành lòng thức nó dậy để bú sữa.”
Giọng vợ tôi, cất lên chua buốt xương:
“Mẹ làm vậy là giết con đó. Nó ngủ đẫy giấc, tối nay nó quấy con thì làm sao con ngủ cho được? Ở Mỹ phải tập cho con nít nó ngủ đêm. Mẹ không biết gì cả.”
Tôi không kềm được giận dữ, xông vào, tát vợ tôi một cái. Nàng tru tréo lên:
“Anh dám đánh tôi? Có ngon thì đánh tôi thêm một cái nữa đi nào?”
Nói xong, nàng xấn tới phía tôi chìa mặt thách thức:
“Anh có tin là tôi kêu cảnh sát bắt anh không nào?”
Tôi giận quá, mất khôn, tát nàng thêm một cái nữa. Nàng òa ra khóc như cha chết rồi quay qua chiếc điện thoại, chụp bấm lia lịa. Tôi xông tới, mẹ tôi sợ tôi đánh nàng nên vội kéo tay tôi ra:
“Thôi con à. Mọi sự cũng tại mạ hết.”
Tôi quát lớn:
“Bấy lâu nay vợ con đối xử với mạ như vậy sao mạ không cho con biết… Thật là quá đáng mà.”
Tôi buông mình xuống sô pha ngồi thở dốc. Nửa tiếng đồng hồ sau, xe cảnh sát chạy đến trước nhà tôi như điều tôi đã đoán. Sáng hôm sau, tôi gọi điện thoại về bảo vợ tôi mang tiền đến bảo lãnh tôi ra, nhưng nàng không chịu. Giọng nàng còn tức tối:
“Có gan đánh vợ thì có gan ở trong đó vài ngày. Kêu réo làm gì?”
Nàng cúp dây. Tôi đành muối mặt gọi bạn tôi nhờ đến lãnh tôi ra. Khi tôi về đến nhà thì mẹ tôi đang ngồi khóc trong bếp. Tôi ngồi xuống vỗ về:
“Xin lỗi mạ. Con không biết mạ bị vợ con xài xể sau lưng.”
Mẹ tôi vuốt đầu tôi:
“Mạ sợ họ nhốt con luôn chứ. Trời ơi! Xứ chi mà đánh vợ một cái nhẹ là bị công an còng tay.”
Tôi cười, giễu:
“Đàn bà, nhất là đàn bà Việt Nam ở đây là những động vật sắp bị tuyệt giống, cần phải bảo vệ kỹ lưỡng mà mạ.”
Mẹ tôi đánh yêu vào má tôi (như dạo tôi còn bé):
“Thằng con. Rứa mà cũng giỡn được.”
Tôi đứng dậy:
 “Thôi để con vô tắm cái đã.”
Mẹ tôi nói với theo:
“Rứa con định tính sao với con Duyên?”
“Thì coi như không có nó.”
Nói như vậy nhưng lòng tôi đang thắc mắc là giờ này nàng đang làm gì? Ở đâu?

o O o

Tôi tưởng là tôi có thể làm mặt lơ được. Nhưng không, vợ tôi còn lỳ hơn tôi. Nàng có thể im lặng không nói từ tuần lễ này sang tuần lễ khác. Đôi khi nàng biểu lộ sự bực mình của nàng bằng cách quăng chén bát dơ vào chậu rầm rầm. Đôi khi vô cớ nàng đánh tét vào mông bé Nam cho nó ré lên ngặt nghẽo. Mẹ tôi giơ tay ra bế thì nàng lại ngoe nguẩy vác bé Nam vào phòng. Tôi nhìn ngứa mắt lắm nhưng cố tình làm ngơ. Không khí trong gia đình tôi ngột ngạt, đến mức độ sau khi tan sở, tôi thật sự không muốn về nhà chút nào hết.
Một hôm, mẹ tôi gọi tôi vào phòng. Người bảo:
“Mạ không muốn ở đây cản trở hạnh phúc của con nữa. Mạ muốn về Việt Nam.”
Tôi khóc:
“Mạ giận con phải không? Khó khăn lắm mới qua được bên này, mạ về Việt Nam cũng đâu còn ai?”
Mẹ tôi cười hiền từ:
“Mạ còn bà con láng giềng. Ở đây mạ như mù như điếc. May mà căn nhà ở Việt Nam mạ không bán, mạ chỉ cho gia đình dì Huệ ở và coi sóc giùm hương khói ba con và thằng Ba.”
Tôi cất giọng thống thiết:
“Con có làm điều chi sai thì mạ thứ lỗi cho con, dầu sao con cũng là con của mạ. Con thà bỏ vợ chứ không thể để mạ trở về Việt Nam đâu.”
“Con đừng nói rứa mà mạ mang tội. Mạ già rồi, ở đâu lại không được. Vợ chồng đánh nhau đầu giường thì hòa nhau cuối giường, có chi mô mà con làm cho lớn chuyện?”

Cuối cùng rồi tôi cũng bị mẹ tôi thuyết phục. Ngày mẹ tôi ra phi trường để về lại Việt Nam, chỉ có mình tôi đưa. Lại chiếc áo dài nâu mẹ tôi đã mặc trong ngày qua Mỹ, mẹ tôi nhỏ nhoi vô cùng giữa hàng người hớn hở về thăm quê hương. Tôi không còn cầm được nước mắt. Mẹ tôi cũng vậy, người hứa sẽ trở lại thăm chúng tôi, nhưng tôi biết chắc mẹ tôi sẽ không bao giờ trở lại lần nữa. Lúc máy bay cất cánh. Tôi thấy mẹ tôi đã mang theo rất nhiều điều tôi chưa nói được…

Thắm Nguyễn

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/Apr/2019 lúc 11:22am

Một câu chuyện cảm động .

Related%20image
Anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen. Câu đầu tiên khi gặp anh, chị nói trong sự cáu gắt, ông lại bán xe rồi hay sao mà lại đi tàu lên đây.

Anh cúi đầu trả lời lý nhí trong sự hổ thẹn, ừ, bán rồi, vì cũng không có nhu cầu lắm. Chị sầm mặt xuống, ông lúc nào cũng vậy, suốt đời không thể ngóc đầu lên được, hẹn tôi ra đây có chuyện gì vậy?

Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều anh muốn nhờ cậy. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể trả lời từ chối anh, nhưng mà gia đình tôi đang yên lành, nếu đưa con bé về e rằng sẽ chẳng còn được bình yên.

Anh năn nỉ, nhưng thật sự là anh rất bối rối, con bé đã đến tuổi dậy thì, anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ chu đáo cho nó được, anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi, chỉ nửa năm hay vài ba tháng cũng được, em là phụ nữ, em gần nó, em hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian, để nó tập làm quen với cuộc sống của một thiếu nữ, sau đó anh lại đón nó về.

Chị thở dài, ông lúc nào cũng mang xui xẻo đến cho tôi, thôi được rồi, ông về đi, để tôi về bàn lại với chồng tôi đã, có gì tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau. Anh nhìn chị với ánh mắt đầy hàm ơn. Anh đứng dậy, đầu cúi xuống như có lỗi tiễn chị ra xe rồi thở dài, lùi lũi bước vào nhà ga đáp tàu trở lại Hamburg.

Anh và chị trước kia là vợ chồng. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động xuất khẩu ở Đông Đức. Chị theo học Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang phía Tây xin tị nạn. Chị tốt nghiệp Đại học và về làm giáo viên cấp 3 huyện Thái Thụy, Thái Bình. Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.

Khi đã có giấy tờ cư trú hợp lệ, anh về làm đám cưới với chị, rồi làm thủ tục đón chị sang Đức.

Vừa sang Đức, thấy bạn bè anh ai cũng thành đạt. Đa số ai cũng có nhà hàng, hay cửa tiệm buôn bán. Chỉ có anh là vẫn còn đi làm phụ bếp thuê cho người ta. Chị trách anh vô dụng. Anh không nói gì, chỉ hơi buồn vì chị không hiểu, để có đủ tiền bạc và điều kiện lo thủ tục cho chị sang được đây, anh đã vất vả tiết kiệm mấy năm trời mới được. Nên không dám mạo hiểm ra làm ăn

"Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng...", đó là câu nói của miệng chị dành cho anh, sau khi anh và chị có bé Hương.

Bé Hương sinh thiếu tháng, phải nuôi lồng kính đến hơn nữa năm mới được về nhà.
Khi bác sĩ thông báo cho vợ chồng anh biết bé Hương bị thiểu năng bẩm sinh. Giông tố bắt đầu thực sự nổi lên từ đó. Chị trách anh, đến một đứa con cũng không làm cho ra hồn, thì hỏi làm được gì chứ. Anh ngậm đắng nuốt cay nhận lỗi về mình và dồn hết tình thương cho đứa con gái xấu số.

Bé Hương được 3 tuổi, chị muốn ly dị với anh. Chị nói, ông buông tha cho tôi, sống với ông đời tôi coi như tàn. Anh đồng ý, vì anh biết chị nói đúng. Anh là người chậm chạp, không có chủ kiến và không có chí tiến thân, sống an phận thủ thường. Nếu cứ rằng buộc sẽ làm khổ chị.

Bé Hương 3 tuổi mà chưa biết nói. Chị cũng rất thương con, nhưng vì bận bịu làm ăn nên việc chăm sóc con bé hầu hết là do anh làm. Vì vậy mà con bé quấn quít bố hơn mẹ.

Biết vậy nên chị cũng rất yên tâm và nhẹ nhõm nhường quyền nuôi dưỡng con bé cho anh khi làm thủ tục ly hôn.

Ly dị được gần 1 năm thì chị tái giá. Chị sinh thêm một đứa con trai với người chồng mới.

Thành phố Bremen là thành phố nhỏ. Người Việt ở đó hầu như đều biết nhau. Chị cảm thấy khó chịu khi thỉnh thoảng bắt gặp cha con anh đi mua sắm trên phố. Chị gặp anh và nói với anh điều đó. Anh biết ý chị nên chuyển về Hamburg sinh sống.

Chị không phải là người vô tâm, nên thỉnh thoảng vẫn gửi tiền nuôi dưỡng con cho anh. Trong những dịp năm mới hay noel, chị cũng có quà riêng cho con bé, nhiều năm, nếu có thời gian, chị còn đến trực tiếp tặng quà cho con bé trước ngày lễ giáng sinh nữa.

Thấm thoát đó mà giờ đây con bé đã sắp trở thành một thiếu nữ. Tuy chị không biết cụ thể thế nào. Nhưng chị biết dù con bé lớn lên trong tật nguyền hẩm hiu, nhưng anh rất thương nó. Chị cũng biết con bé gặp vấn đề trong giao tiếp, phải đi học trường khuyết tật. Nhưng con bé rất ngoan. Anh cũng không phải vất vả vì nó nhiều. Nó bị bệnh thiểu năng, trí tuệ hạn chế, phát âm khó khăn. Tuy vậy nó vẫn biết tự chăm sóc mình trong sinh hoạt cá nhân. Thậm chí nó còn biết giúp anh một số công việc lặt vặt trong nhà.

Chồng chị đã đồng ý cho chị đón con bé về tạm sống với chị vài tháng, với điều kiện trong thời gian con bé về sống chung với vợ chồng chị, anh không được ghé thăm. Chị cũng muốn thế, vì chị cảm thấy hổ thẹn khi phải tiếp xúc với vẻ mặt đần đần dài dại của anh.

Vợ chồng chị đã mua nhà. Nhà rộng, nên con bé được ở riêng một phòng. Chị đã xin cho con bé theo học tạm thời ở một trường khuyết tật ở gần nhà. Con bé tự đi đến trường và tự về được.

Đi học về, nó cứ thui thủi một mình trong phòng. Đứa em trai cùng mẹ của nó, mẹ nó, và bố dượng nó rất ít khi quan tâm đến nó. Niềm vui duy nhất của nó là chờ điện thoại của bố. Nó phát âm không chuẩn và nói rất khó khăn, nên hầu như nó chỉ nghe bố nói chuyện. Bố dặn dò nó rất nhiều và thỉnh thoảng còn hát cho nó nghe.

Em trai nó học thêm Piano, nên nhà mẹ nó có cái đàn Piano rất đẹp để ở phòng khách. Có lần nó sờ và bấm bấm vài nốt. Mẹ mắng nó không được phá đàn của em. Nên từ đó nó không dám đụng đến nữa. Có hôm anh gọi điện thoại cho nó, nó nghèn nghẹn nói lỏm bỏm,.. đàn..đàn...klavia....con muốn... Anh thở dài và hát cho nó nghe.

Tháng đầu, hầu như ngày nào anh cũng gọi điện thoại cho nó. Rồi thưa dần, thưa dần. Cho đến một ngày anh không gọi cho nó nữa. Sau một tuần đăng đẳng không nghe anh gọi điện thoại. Con bé bỏ ăn và nằm bẹp ở nhà không đi học. Chị không biết gì cứ mắng nó dở chứng.

Một đêm, chị bỗng bật choàng dậy khi nghe tiếng đàn Piano vang lên. Chị chạy ra phòng khách, thấy con bé đang ngồi đánh đàn say sưa. Nó vừa đánh vừa hát thì thầm trong miệng. Chị cứ há hốc mồm ra kinh ngạc. Chị không thể tưởng tượng nổi là con bé chơi Piano điêu luyện như vậy. Chị chợt nhớ ra, đã có lần anh nói với chị, con bé ở trường khuyết tật có học đàn Piano, cô giáo khen con bé có năng khiếu. Lần đó chị tưởng anh kể chuyện lấy lòng chị nên chị không quan tâm

Chị đến gần sau lưng nó, và lặng lẽ ngắm nhìn nó đánh đàn. Chị cúi xuống và lắng nghe con bé hát thầm thì cái gì.

Chị sởn cả da gà, khi chị nghe con bé hát rõ ràng từng tiếng một, mà lại là hát bằng tiếng Việt hẳn hoi: "...Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo...sống với cha êm như làn mây trắng...nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con....với tháng năm nhanh tựa gió..ôi cha già đi cha biết không...".

Chị vòng tay ra trước cổ nó và nhẹ níu, ôm nó vào lòng. Lần đầu tiên chị ôm nó âu yếm như vậy. Chị thấy tay mình âm ấm. Nó ngừng đàn đưa tay lên ôm riết tay mẹ vào lòng ngực. Nó khóc. Chị xoay vai nó lại, nhìn vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nó hỏi, con sao vậy hả con yêu của mẹ. Nó ngước nhìn mẹ nó rất trìu mến rồi chìa cho mẹ nó một tờ giấy giấy khổ A4 đã gần như nhàu nát.

Chị cầm tờ giấy và chăm chú đọc, rồi thở hắt ra nhìn nó hỏi, con biết bố con bị ung thư lâu chưa. Nó chìa 4 ngón tay ra trước mặt mẹ. Chị hỏi, 4 tháng rồi hả. Nó gật đầu.

Chị nhìn chăm chăm vào tờ giấy, và từ từ ngồi thụp xuống nền nhà, rũ rượi thở dài.

Con bé hốt hoảng đến bên mẹ, ôm mẹ vào lòng, vuốt mặt mẹ, rồi vừa ấp úng nói vừa ra hiệu cho mẹ. Đại ý là nó diễn đạt rằng: -" Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm, con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế, bố muốn mình ra được nhẹ nhàng và yên tâm là có mẹ ở bên con.."

Chị cũng ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai nó và nói, con gái ngoan của mẹ, ngày mai nếu mẹ sắp xếp được công việc, mẹ sẽ đưa con về Hamburg....

Tôi nghe người ta kể chuyện lại chuyện đó, khi đi dự một cuộc biểu diễn nghệ thuật của học sinh khuyết tật và khiếm thị.

Khi thấy em gái đệm đàn piano cho dàn đồng ca, cứ khăng khăng đòi phải đàn và hát bài hát "Người Cha Yêu Dấu" bằng tiếng Việt trước, sau đó mới chịu đệm đàn cho dàn đồng ca tiếng Đức. Quá kinh ngạc nên tôi cứ gạn hỏi mãi người trong ban tổ chức. Cuối cùng họ đã kể cho tôi nghe câu chuyện như vậy.

st.



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 22/Apr/2019 lúc 11:30am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2019 lúc 9:07am

Thằng Ăn Hại 


Hồi nhỏ tôi không thích ăn xôi. Đơn giản vì mẹ tôi bán xôi, mỗi khi bán ế, bà thường “mời” tôi ăn. Con nít ăn hoài một thứ ngán. Đôi khi tôi làm eo không ăn, bà chẳng nói gì.

Rồi cũng có cách “gỡ” lại. Tôi giả vờ ốm, không ăn cơm. Ốm đau ai lại gợi ý ăn uống này nọ. Tôi cũng hiểu thế. Bà hỏi tôi ăn cháo, tôi lắc đầu. Bà hỏi tôi ăn phở, tôi nín lặng. Thế là tôi có phở. Một tô phở thì chẳng nhằm nhò gì với thằng nhóc đang tuổi nghịch ngợm. Tôi lén bà xuống bếp xúc thêm cơm ăn với nước phở.
Mẹ tôi cưng nhưng không chiều. Tính tôi quậy phá, có bị nọc xuống phết vài roi cũng chẳng lấy gì oan ức. Tôi lỳ đòn. Ba tôi ít đánh, nhưng đánh đau, tôi gồng mình chịu, không kêu khóc. Với mẹ tôi thì khác, roi chưa chạm đến mông tôi đã gào lên thảm thiết.
Những trò chơi giả ốm ăn phở, già họng né đòn thường tỏ ra đắt giá và hiệu nghiệm. Tôi tự hào về mấy trò mánh mung này. Sau này có con, tôi mới hiểu đó là những trò rẻ tiền. Áo mặc sao qua khỏi đầu.
Nghề bán xôi coi vậy mà cực. Mẹ tôi phải thức dậy sớm từ ba giờ sáng để nấu xôi. Thức sớm hơn, bà không dám ngủ lại, sợ ngủ quên, lỡ buổi bán. Hồi đó giờ Sài Gòn chạy sớm hơn giờ bây giờ một tiếng. Bà rời nhà với thúng xôi khi trời chưa sáng, và về nhà lúc tám giờ dù bán hết hay không. Khách hàng là học sinh, người lao động, quá giờ đó thì bán cho ai, vả lại xôi cũng nguội rồi, bà bảo thế.
Hồi thức khuya học thi, bà thường mang lên gác cho tôi ly cà phê nóng, và trước khi quẩy thúng xôi đi, bà lại đem lên cho tôi khi thì tô mì gói, khi thì đĩa xôi nóng. Thức cả đêm, dồn hết năng lượng vào mấy bài tập toán-lý-hóa, thì món xôi nóng lúc đó dù phải ăn triền miên cũng không phải là điều quá tệ.
Mẹ tôi mù chữ (thứ thiệt), nhưng tính nhẩm thì… thầy chạy. Ba tôi mất sớm, nên chuyện cúp cua, lêu lỏng, kể cả nhái chữ ký trong học bạ, tôi qua mặt bà thoải mái. Không quản lý nổi việc học của thằng con, bà dồn tất cả sự quan tâm vào chuyện ăn uống, sức khỏe và niềm vui của tôi. Chợ búa, bếp núc, giặt giũ,… là những việc hầu như chẳng bao giờ tôi rớ tới. Sau này, xa nhà kẹt quá phải đi chợ, tôi chẳng bao giờ chuốc lấy phiền muộn vào cuộc chơi trả giá, ngay cả việc xách bó rau ra khỏi chợ vẫn còn ngường ngượng.
Có hôm tôi dở chứng ngoan ngoãn quét nhà, bà cười mỉm. Lát sau thấy bà lặng lẽ quét lại. Giặt giũ cũng thế, quần áo ngâm chưa kịp giặt, bà chờ tôi đi, rồi vò lại cổ áo, gấu quần. Nấu nướng thì, bà luôn miệng nhắc nhở: “Chờ mỡ sôi, rồi mới đập trứng vào”… Đại loại là thế. Dưới con mắt của bà, việc nhà tôi chẳng làm được gì đến nơi đến chốn cả, chỉ nên ăn, học và… chơi (khoản sau cùng là tôi suy đoán). Nói theo cách mà bà vẫn thường “mắng” tôi là… thằng ăn hại. Tôi cũng chẳng vừa: “Con thấy mẹ vui khi ‘hầu’ thằng ăn hại”. Bà cười, đập tay tôi: “Tôi đẻ ra anh, mà lại không biết anh muốn gì à!”. Tôi cười thầm, con từ trong bụng mẹ chui ra, sao lại không biết mẹ nghĩ gì! Dĩ nhiên bà chẳng bao giờ nghe được những lời nói thầm đó.
Thật ra tôi cũng đâu đến nỗi vô tích sự như thế. Tết Đoan Ngọ nào mẹ tôi cũng làm cơm rượu bằng nếp vàng. Cơm rượu bà làm thì ngon tuyệt, thơm, ngọt, hạt nếp mềm nhưng vẫn còn độ dẻo. Hồi 6, 7 tuổi tôi vẫn lén ăn vụng cơm rượu khi nó chưa kịp ngấu, say xỉn đến nỗi bỏ cả học. Dạo sau bà than phiền, sao rượu mau chua quá. Tôi hứa sẽ giải quyết được. Bà nhìn tôi ngờ vực. Sự cố rượu hóa chua là vấn đề nan giải ở thời Louis Pasteur, chứ thời nay, với thằng có nghề như tôi chỉ là chuyện nhỏ. Đó là lần duy nhất trong đời tôi đã dùng sở học của mình để giải quyết “việc nhà” cho bà. Nhưng “thành tích” này vẫn không đủ để bà thay đổi cái nhìn về tôi. Trong con mắt của bà, tôi chỉ là đứa con chưa trưởng thành. Dù các con tôi đã lớn, đã tốt nghiệp và đi làm, nhưng thằng cha chúng vẫn bị bà nội đưa vào diện cần quan tâm đặc biệt, ra ngoài vẫn bị nhắc nhở quên nón, mang theo áo mưa…
Hồi cuối thập niên 70, buồn tình tôi mượn xe xích lô của người bạn, cảo lai rai kiếm tiền xài vặt. Bà nắm tay tôi than thở, công lao mẹ nuôi con ăn học, học cho cố vào, bây giờ lại ra nông nỗi này, sao thể hở con…. Tôi cười gượng, con chỉ đạp chơi cho biết mùi đời thôi, còn ban ngày con vẫn làm ở phòng thí nghiệm mà. Bà thở dài…
Những năm cuối đời, mẹ tôi đi lại khó khăn, xe lăn không chịu ngồi, nhưng được cái bà con chòm xóm hay tới chơi, giã trầu đưa chuyện với bà. Có lần vào siêu thị, thấy bày bán mấy chai nước mắm nhỏ cỡ 30 ml, đạm cao, giá đắt, chắc là hàng chất lượng cao. Tôi mua 5-6 chai nhét túi quần mang về biếu bà. Quê mẹ tôi ở ven sông Hồng, ngoài đê, chỉ trồng bắp, không trồng lúa được, nên bà quý hạt gạo lắm. Bà bảo, ăn cơm với rau bí chấm nước mắm ngon còn hơn ăn thịt.
Thấy thằng con trịnh trọng moi túi quần ra mấy chai nước mắm, bà nhìn tôi khâm phục. Tôi thì thầm, nước mắm thượng hạng đấy, để chấm với rau bí. Mẹ đừng dùng nêm nếm. Bà giữ kỹ mấy chai nhỏ xíu đó lắm, mỗi ngày dùng một ít, và không quên khoe với mấy bà hàng xóm nước mắm thượng hạng thằng con bà mua biếu.
Bẵng đi một vài tuần, tôi cao hứng nếm thử nước mắm. Trời đất như muốn sụp, tôi biết ngay mình bị bợm. Với cái đầu nghề nghiệp, tôi có thể đoán ngay ra nhà sản xuất đã giở những chiêu phép gì. Tôi phạm vào sai lầm hết sức sơ đẳng là đã không nếm thử trước khi đưa bà. Tôi như phát cuồng. Ăn học làm gì, bằng cấp làm gì mà mua chai nước mắm cho mẹ cũng không nên thân. Vậy mà cũng bày đặt đi dạy, viết sách, viết báo về an toàn thực phẩm, khuyên người ta thế này thế nọ. Trời ơi! Sao mặt đất không nứt ra để tôi vùi cái bản mặt mình xuống cho rồi. Tôi nài nỉ bà đổi loại khác ngon hơn. Bà gạt đi, nước mắm này ngon, anh biết gì mà cứ rộn lên. Bà vẫn tiếp tục dùng mỗi ngày thứ nước mắm chết tiệt đó, vẫn tiếp tục khoe với mấy bà hàng xóm, mà không bao giờ mời họ nếm thử. Tiêu chuẩn chất lượng nước mắm của bà khác với đời thường.
*
Dạo này tôi mất ngủ, đúng hơn là ngủ ít. Hai ba giờ sáng đã tỉnh dậy, không sao ngủ lại được. Tôi bước ra bàn thờ thắp nén nhang, đun nước pha ly cà phê, rồi thả người xuống ghế sa lông đọc sách.
Nửa đêm về sáng thế này, đôi lúc tôi cảm thấy như thiếu thứ gì đó. Hình như thiếu tiếng chân nhẹ nhàng trên gác gỗ. Tự nhiên tôi thấy thèm gói xôi hay tô mì, định bước chân xuống bếp, nhưng cái tật lười biếng quen thói đã giữ chân tôi lại. Tôi ngước nhìn lên bàn thờ, bắt gặp ánh mắt vừa chế diễu, vừa thương hại, vừa trách móc của mẹ tôi.
Đà Lạt mùa này mưa lạnh, mưa rả rích cả đêm. Nén nhang trên bàn thờ đã tàn quá nửa. Vậy là mẹ tôi mất cũng hơn 3 năm rồi. Giờ này có lẽ bà đã bước vào cảnh giới nào đó, làm gì còn luẩn quẩn ở cõi ta bà này để trách móc thằng con ăn hại, nuôi mãi không lớn của bà.
Tóc tôi đã bạc quá nửa. Rồi cũng đến ngày phải ra đi. Không biết ở cảnh giới khác, hai mẹ con có gặp nhau không? Gặp nhau mà có nhận ra nhau không? Tôi chắc mẹ tôi sẽ nhận ra tôi, bà nhận ra tôi bằng trái tim muôn kiếp của người mẹ. Còn tôi, tôi cũng sẽ nhận ra mẹ tôi, tôi nhận ra bà từ bản năng của thằng ăn hại.
Vũ Thế Thành

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Apr/2019 lúc 9:10am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2019 lúc 10:22am

Cung Bậc Tình Yêu Có Thật


 Có bao giờ bạn tự hỏi: mình đã thật sự yêu một người nào chưa? Mình đã có một tình yêu chân thật trong cuộc đời? Tình yêu có thật hay chỉ là sự tưởng tượng, hư cấu  trong những câu truyện tiểu thuyết? Đừng vội cho câu trả lời các bạn nhé. Xin hãy đọc hết câu chuyện sau đây và chắc chắn các bạn sẽ tìm được câu trả lời cho chính mình. Mời các bạn hãy bước chân cùng những cung bậc của một tình yêu tuyệt vời có thật…

             

6000 bậc thang mà ông Lưu Quốc Giang bỏ cả cuộc đời ra để xây cho vợ mình.

Năm 2001, một đoàn du lịch thám hiểm vô tình phát hiện hơn 6.000 bậc thang kỳ lạ dẫn lên ngọn núi cao hẻo lánh do một người đàn ông đục đẽo để giúp vợ lên xuống núi an toàn dù chẳng mấy khi bà xuống núi. Suốt 57 năm liền, ngày nào ông cũng lần mò bên những bậc thang và lau dọn sạch sẽ để bà không bị trơn trượt chân khi đi lại. Họ sống hơn nửa thế kỷ mà chưa từng rời nhau trên một đỉnh núi hẻo lánh, hoang vu không người trú ngụ. Họ là ai và người đàn ông đó là ai đã sống hết cuộc đời mình cho tình yêu và trọn vẹn cho người mình yêu dấu?


Vào khoảng năm 1956 trong thôn Cao Than, huyện Giang Tân, tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc có chàng trai tên Lưu Quốc Giang, 19 tuổi đã tỏ lòng yêu tha thiết một góa phụ lớn hơn mình 10 tuổi. Người góa phụ tên Từ Triều Thanh, 29 tuổi chồng chết sớm và đã có bốn đứa con. Trong giai đoạn lịch sử này của Trung Quốc, thì tình yêu của chàng trai họ Lưu được coi là một hành vi làm xấu hổ gia đình người thân. Và thậm chí, thanh niên yêu bà góa là “đại nghịch bất đạo”, là có tội với cả thôn cả huyện. Bị cả giòng họ phản đối, xã hội lên án kỳ thị, nhưng những cản trở ấy đã không thể nào chia lìa được mối tình của họ. Tình yêu chân thật của Lưu Quốc Giang đã bước qua những lời nguyền của bao hà khắc tập quán, ích kỷ xã hội và sự sợ hãi búa rìu, kỳ thị của dư luận… Rồi một buổi sớm tháng 8, 1956 người trong thôn Cao Than phát hiện người góa phụ Từ Triều Thanh cùng bốn đứa con nhỏ bổng mất tích. Và cả chàng trai trẻ 19 tuổi Lưu Quốc Giang, cũng bỏ thôn ra đi không một lời từ biệt gia đình, người thân. Họ đã cùng nhau vượt lên ngọn núi cao hơn 1500 mét so với mặt biển và sống ẩn dật trên đó hơn nửa thế kỷ sau, đến hết cuộc đời.   
 
                    Bên trong căn nhà đơn sơ và thiếu thốn của họ.
        Giữa núi cao rừng thẳm, cuộc sống ban đầu của gia đình họ Lưu-Từ vô cùng khó khăn gian khổ. Không có nhà, không có điện nước và kể cả thực phẩm. Họ phải ăn hoa cỏ, bất cứ trái rừng nào kiếm được và đôi lúc kể cả rễ cây. Bằng chính sức mạnh tình yêu chân thật, bằng lòng hy sinh, tận tụy cùng đôi bàn tay họ đã vượt qua mọi nỗi sợ hãi, gian truân để xây dựng cuộc sống ngày một tốt hơn. Một căn chòi đơn sơ được dựng, che mưa che gió của đỉnh núi cao và khu rừng già hoang vắng. Nước khe, trái cây dại và lắm lúc là thịt loài thú rừng săn được bằng đôi bàn tay không, họ dần dà hình thành cuộc sống với tình yêu có sẵn. Nhìn thấy sự hy sinh lẫn mất mát quá lớn của chồng, nhiều lầm Từ Triều Thanh hỏi: “Anh có ân hận không?”. Lần nào nàng cũng được câu trả lời của Lưu Quốc Giang: “Không. Mãi mãi sẽ không! Anh chỉ hối hận là đã chưa đưa đến cho em nhiều tốt đẹp hơn trong cuộc sống”.  
 Ở trên độ cao, họ Lưu luôn lo sợ sự nguy hiểm cho vợ khi đi ra ngoài, xuống chung quanh dốc núi trong công việc hằng ngày.  Nên ngay từ năm thứ nhì, anh đã bắt đầu dùng tay không và dụng cụ thô sơ sau này, đắp các bậc thang để người yêu đi đứng dễ dàng mỗi lần nàng ra ngoài hoặc xuống núi. Công việc đắp các bậc thang an toàn cho vợ, kéo dài hơn 50 năm để hoàn tất 6000 nấc, cho đến cuối đời mình.  Mặc dù vậy, họ Lưu vẫn luôn nắm tay vợ mỗi khi người yêu mình xuống núi để tránh mọi hiểm nguy có thể xảy ra. 

                                Lưu Quốc Giang luôn nắm tay vợ mỗi khi xuống núi.
        Ngoài việc đục, đắp họ Lưu còn luôn lau chùi những bậc thang cho khỏi bị rêu xanh bám phủ, tránh cho vợ bị trợt chân vất ngả. Và trong suốt hơn 50 năm, mỗi ngày ông đều sửa chữa, bảo quản các bậc thang đảm bảo cho vợ đi đươc an toàn. Nếu thật sự không bằng tình yêu chân  thật mãnh liệt và dũng cảm tuyệt mỹ chàng trai trẻ Lưu Quốc Giang đã không thể hoàn thành 6000 nấc thang suốt hơn 50 năm đời người.

Image%20result%20for%20Lưu%20Quốc%20Giang%20Từ%20Triều%20Thanh

        Trong suốt cuộc đời, ông vẫn luôn nhìn vợ bằng ánh mắt trìu mến, đầy thâm tình.
Năm 2007 Lưu Quốc Giang qua đời, bà Từ Triều Thanh suốt ngày bên quan tài chồng lảm nhảm những câu đau xé lòng: “Anh hứa sẽ chăm sóc em, anh hứa sẽ ở mãi bên cạnh em, cho đến khi em lìa đời. Bây giờ anh bỏ đi trước, làm sao em có thể sống hết quãng đời còn lại cô đơn không có anh.”  Không còn nước mắt để khóc chồng, nhưng trên khuôn mặt bà đã nói lên hết nỗi u buồn, đau khổ thấm sâu. 


       



Ảnh trên đây chụp bà Từ Triều Thanh ở những ngày tháng cuối của cuộc đời, trên môi bà luôn nở nụ cười mãn nguyện khi đã có được một tình yêu chân thành, tuyệt mỹ.


Cảm động về câu chuyện này nhóm nhạc C Allstar của thành phố Hong Kong đã sáng tác ra bài hát có tên là "Nấc thang thiên đường", mới được công bố đã đứng top nhiều tuần, giành được rất nhiều giải thưởng. Câu chuyện này cũng được dựng thành phim năm 2010, đài truyền hình TVB công chiếu suốt một thời gian khiến cho hàng triệu khán giả cảm động rơi lệ. 
Năm năm sau, ngày 30 tháng 10, 2012 cụ bà Từ Triều Thanh cũng theo chồng tiếp tục một cuộc tình vĩnh hằng ở bên kia thế giới. Câu chuyện tình yêu khép lại, nhưng hương vị của nó để lại cho nhân gian không bao giờ tan biến. Nhân loại ngày nay qua đó, có thêm hy vọng về một tình yêu chân thành có thật, luôn hiện hữu quanh ta vĩnh cửu. Thế giới với bao đau thương, lòng người với bao đổ vỡ niềm tin yêu, sẽ vẫn mãi còn ghi lại hình ảnh của chàng thanh niên trẻ Lưu Quốc Giang và mối tình vượt mọi thời gian với người góa phụ Từ Triều Thanh, phải không các bạn?
 Một ngày tháng Tư, 2019

Hoài Nam


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Apr/2019 lúc 10:26am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Apr/2019 lúc 12:33pm
Hãy yêu thương nhau đi, không ai biết ngày mai sẽ ra sao!



Người đàn ông ngồi một mình lặng lẽ, cạnh đó là 2 ly rượu. Đối diện là bình tro của người phụ nữ của đời ông. Và ông khóc…





Chasidy Gwaltney đã chụp được khoảnh khắc này vào đúng dịp Valentine 14/2 năm ngoái, trong một nhà hàng ở Texas, Mỹ.


Bức ảnh với thông điệp “hãy yêu thương nhau đi, không ai biết ngày mai sẽ ra sao đâu!” đã chạm vào trái tim của tất cả những ai thấy được hình ảnh này.


“Bạn biết đấy”, chủ nhân tấm hình viết, “Chúng ta thường chẳng quan tâm tới nửa kia của mình. Chúng ta, có thể quên một nụ hôn tạm biêt, quên nói ‘anh yêu em/em yêu anh’ hoặc bị cuốn vào những việc dở dang khác mà quên mất rằng những điều nhỏ bé mình làm hàng ngày lại vô cùng ý nghĩa với người khác”.


Được chứng kiến cảnh tượng này, viết ra những dòng này, Chasidy Gwaltney chợt nhận ra một sự thật phũ phàng rằng:

“Chúng ta không phải lúc nào cũng có ai đó để ôm, để trò truyện và để yêu thương”…..

Xin hãy yêu lấy nhau đi, thương lấy nhau, quan tâm nhau mỗi ngày đi, đừng đợi đến “một-dịp-đặc-biệt-nào-đó” mới thể hiện tình cảm của mình. Bởi, với những ai còn có cơ hội được cảm nhận tình yêu của người khác, mỗi ngày trôi qua đều là một ngày đặc biệt rồi!


sr.



ali%20sert%20koyar%20%28@adil_006%29%20|%20Twitter
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.441 seconds.