Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2018 lúc 2:42pm
Dở Chứng       <<<<<

Kết%20quả%20hình%20ảnh%20cho%20Dở%20Chứng%20-%20Truyện%20ngắn%20của%20Nguyễn%20Thế%20Hoàng%20|%20Nghe%20Truyện%20Xưa
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Feb/2018 lúc 7:13am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Feb/2018 lúc 4:48pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2018 lúc 11:23pm

Thương Hận  <<<<<


Kết%20quả%20hình%20ảnh%20cho%20the%20man%20walk%20away



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Mar/2018 lúc 11:28pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2018 lúc 4:15pm
Nhành Liễu Rũ Kiên Cường Trước Gió!

-  Thưa thành phố San Francisco, hồi xưa bà con mình hay gọi là Cựu Kim Sơn, là một trung tâm văn hóa và tài chính hàng đầu về phía Bắc của tiểu bang California, Hoa Kỳ.  San Francisco (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “Thánh Phanxicô”)
-  Cơn sốt đi tìm vàng ở California vào năm 1849, đã biến nó thành thành phố lớn nhất trên miền Tây Duyên hải Hoa Kỳ vào thời điểm đó.
-  Năm 1906, ba phần tư thành phố bị động đất tàn phá và đám cháy rất lớn đã bùng lên, thiêu rụi hơn 28 ngàn tòa nhà, khiến hơn 225 ngàn người trong 400 ngàn cư dân không nơi trú ẩn.
-  Ngày nay, San Francisco rộng tới 121 cây số vuông, là thành phố đông dân thứ tư tại tiểu bang California, sau Los Angeles, San Diego và San Jose, đứng thứ 14 trong các thành phố đông dân nhất tại Hoa Kỳ với hơn 825.863 người.
-  Mật độ dân số 6.803 người chen chúc trên một cây số vuông, chỉ sau Thành phố New York.  San Francisco mùa hè mát mẻ, đôi khi có sương mù, đồi dốc trùng điệp, kiến trúc đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh trong đó có cầu Golden Gate, xe chạy bằng dây cáp, nhà tù xưa trên đảo Alcatraz và khu Phố Tàu.
-  Và cũng tại cái Chinatown nầy một tờ báo địa phương vừa đi một bài viết rất cảm động của một nữ phóng viên viết về một phụ nữ Việt Nam đã lớn tuổi!
-  Làm chúng ta nhớ tới bài hát: ‘San Francisco!’
-  “If you’re going to San Francisco/ Be sure to wear some flowers in your hair/ You’re gonna meet some gentle people there!”
-  (Nếu đến San Francisco, hãy nhớ cài hoa trên tóc; vì bạn sẽ gặp những người rất đáng yêu ở đó!)
-  Thưa! Trong mục “The regulars” (Những chuyện bình thường), nhà báo có kèm theo một đoạn video tên là Suu the Street Sweeper.  Suu là viết theo tiếng Mỹ, không bỏ dấu. Còn có bỏ dấu thì là Sửu.
-  Sửu là một người phụ nữ Việt Nam, tên đầy đủ là Ngô Thị Sửu.  Tên Sửu vì bà sanh năm Kỷ Sửu, 1949, năm nay 67 tuổi.
-  Video Sửu, người quét đường của báo Francisco Chronicle vào ngày mùng Một, tháng Tám vừa qua, đã được tới 2.6 triệu lượt người xem và được chia sẻ tới 27 ngàn lần, lan truyền trên mạng xã hội Facebook.
-  Bà Sửu khiêm tốn: “Mọi người bảo tôi giống ngôi sao điện ảnh. Không đâu, tôi không phải là ngôi sao điện ảnh, chỉ là phim ảnh quét dọn đường phố mà thôi.”
-  Đó là một cận ảnh của một người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều bi kịch trong cuộc đời, từ cuộc chiến tranh Việt Nam cho đến lúc định cư tại đất nước Hoa Kỳ, nhưng vẫn chịu thương, chịu khó, vẫn đứng vững như một nhành liễu rũ kiên cường trước gió!
-  Chồng bà vốn làm việc cho Tòa Đại sứ Mỹ và đã quay trở lại Hoa Kỳ vào năm 1970, bỏ lại người vợ Việt Nam, một đứa con trai và đứa con gái chưa kịp chào đời.
-  Năm 1985, một mình dắt hai đứa con đến Mỹ! Bà đã không đi thêm bước nữa, mà ở vậy nuôi con ăn học.
-  Chỉ sau ba tháng học tiếng Anh, rồi suốt hơn 23 năm trời ròng rã làm việc cho các nhà hàng để nuôi con, để gửi tiền về Việt Nam nuôi một mẹ già đã 97 tuổi.
-  Bà Sửu nói ít tiếng Mỹ, từ vựng rất đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu! (Mỹ nó gọi là ‘broken English’, nghĩa là nói tiếng Anh không lưu loát!)
-  Chân dung của Bà Sửu phác họa trong đoạn video cho thấy: Đó không những là một người phu quét đường bình thường và cần mẫn mà cũng còn là một bà ngoại dũng cảm, tự mình nuôi dạy ba đứa cháu sau khi người con gái đã qua đời ở tuổi mới 33.
-  Lấy di ảnh của con gái trên bàn thờ xuống, dùng chiếc khăn lau khung kiếng rồi rơm rớm nước mắt, bà Sửu kể lại: “Chồng nó giết nó chết khi nó chỉ mới 33 tuổi rồi phải đi tù gần tới 40 năm!”
-  Lần theo bi kịch nầy thì sáng ngày 22, tháng Tư, năm 2003, tại thành phố Garland, tiểu bang Texas, con gái của bà ra xe để đi làm thì người chồng cũ, vừa mới vừa ly dị xong vài tuần trước, sau 16 năm chung sống và có 3 con, đã rình rập rồi dùng búa đập chết khi cô ấy ngồi vào tay lái.
-  “Tôi không biết tại sao nó lại muốn giết con tôi?! Con gái tôi không phải là người gây nên chuyện. Chẳng qua chồng cũ của nó muốn cưới một đứa khác ở Hà Nội! Vậy là con tôi nó muốn thôi; không sống chung nữa!
-  Nhưng thằng chồng cũ của con gái tôi đã rình rập và đe dọa nó. Con tôi đã khóc vì rất sợ; không biết mình phải làm gì bây giờ? Rồi cuối cùng nó bị giết chết một cách rất dã man!
-  Ba nó hồi xưa làm việc cho Tòa Đại sứ Mỹ vào năm 1970, rồi được chuyển về lại Hoa Kỳ trước khi con gái tôi chào đời 4 tháng.
-  Khi đã lập gia đình và có con, con gái tôi đã cố tìm cho được cha ruột để báo cho ông ấy biết làđã có mấy đứa cháu ngoại vào 3 năm trước khi nó bị giết.
-  Đứa em gái cùng cha khác mẹ với nó đã dự định gặp nhau vào tháng Sáu năm 2003. Giờ đã trễ!”
-  Sau bi kịch đó, ba đứa cháu còn thơ dại. Mẹ bị giết, cha phải đi tù. Một gia đình tan vỡ vì nỗi cuồng ghen!
-  Về đâu? May mắn thay còn bà Ngoại. Vì tục ngữ cũng có câu: “Nhất mẹ nhì cha, thứ ba bà ngoại”.  Bà Sửu đã bay xuống Dallas rước đám cháu ngoại của mình về San Francisco để nuôi dưỡng.
-  Sau 23 năm phụ việc cho nhà hàng, cảm thấy ông chủ không tôn trọng mình đúng mực, bà Sửu nghỉ làm! Rồi thay vì đến nhà hàng khác để tiếp tục làm bồi bàn thì bà lại đến hội đồng thành phố San Francisco xin việc.
-  “Tôi cần tiền nuôi đám cháu mồ côi của tôi. Làm ơn cho tôi một công việc làm, bất cứ việc gì! Tôi có thể chùi rửa cầu tiêu cũng được!”
-  “Có chắc là bà muốn công việc làm vệ sinh, quét rác trên đường phố hay không? Có thể một, hai, tuần?!”
-  “Vậy là họ mướn tôi ngay!”
-  “Là một người mẹ rồi bây giờ là một người bà đơn thân thực rất khó khăn nhưng tôi can đảm! Trời Phật phù hộ nên tôi có thể làm được điều đó.”
-  “Đám cháu tôi rất ngoan hiền. Chúng đi học, đi làm, rồi về nhà ngay. Không quậy phá. Không gây gì rắc rối. Tôi thương yêu chúng lắm.
-  Tôi không bao giờ bỏ cháu tôi… Không bao giờ!”
-  Trong một căn chung cư ở tầng sáu có nuôi một con chó nhỏ tên Ellie, bà ngồi ngó ra ngoài cửa sổ, thấy người bộ hành nhỏ như kiến đi tới đi lui.
 
-  Một ngày bắt đầu bằng nấu bữa ăn sáng trên một cái bếp ga cho mình và ba đứa cháu, bà mặc chiếc áo bảo hộ màu vàng của công nhân vệ sinh, xách túi ra khỏi nhà, lên xe bus rồi xe lửa để bắt đầu vào ca làm việc lúc 11 giờ sáng.
-  Sở Công Chánh của thành phố San Francisco gồm 1200 nhân viên, có nhiệm vụ chăm sóc, duy tu, bảo dưỡng, giữ vệ sinh cho đường phố.
-  Bà Sửu quét rác, bắt đầu từ giao lộ của đường số Chín và dọc đường Irving St. trong Chinatown.
-  Công việc khá vất vả! Đẩy một thùng đựng rác có bánh xe, với cái chổi và đồ hốt rác đi quét,nhặt rác, nhặt tàn thuốc. Đôi khi còn làm thêm những việc ngoài bổn phận của mình như nhổ sạch cỏ dại mọc trên lối đi.
-  Năm năm trời như vậy ai cũng đều biết mặt. “Người ta rất tử tế và tôn trọng tôi. Tôi rất vui!”
-  Mấy đứa trẻ âu yếm gọi tôi là bà Ngoại! Có những người tôi không quen biết nhưng vẫn giúp đỡ tôi. Nhiều người yêu mến đến gặp tôi, và ôm tôi, rồi chụp ảnh cùng.
-  Dù đây chỉ là quê hương thứ hai của tôi; nhưng tôi yêu nước Mỹ, tôi yêu người Mỹ! Vì họ đã quan tâm đến cuộc sống của gia đình tôi; cũng như hàng triệu người Việt Nam khác. Nước Mỹ thật tốt, thật từ tâm. Khi tôi chết, tôi sẽ gởi nắm xương tàn của một người phải ly hương tại nước Mỹ nầy đây!”
-  Ở tuổi 67, bà Sửu cho hay mình vẫn sẽ tiếp tục làm việc cho đến khi nào không còn đủ sức khỏe nữa mới thôi!
-  Bà Sửu là một công nhân quét rác dọc lề đường, một con người rất bình thường nhưng lại rất phi thường. Tiếng chổi của bà vang xa hơn cái lề đường Irving St. của thành phố San Francisco, làm lay động đến lòng người ở khắp mọi nơi.
-  Xem đoạn video nầy đã tôn trọng và hết lời khâm phục, ngưỡng mộ tinh thần lao động chăm chỉ bất chấp tuổi già của một người phụ nữ bình thường nhưng vô cùng dũng cảm, một người bà tuyệt vời không những cho đám cháu của chính bà mà cho cả cộng đồng của chúng ta.
-   Rồi có bà mẹ Mỹ còn rất trẻ, nói: “Đứa con trai lên sáu tuổi của tôi rất sung sướng được nói chuyện khi gặp bà quét rác trên đường phố. Bà là một viên ngọc quý! Là tinh hoa thầm lặng của xứ sở nầy đây!”
-   Một người Mỹ tốt bụng, từ tâm, muốn lập ra quỹ hiến tặng để bà ấy có tiền đi nghỉ lễ ở quê hương mình. Thì người khác lại cho rằng nước Mỹ chính là quê hương của bà ấy rồi!
-  Có người nói: “Thật là tuyệt khi nghe bà ấy là người Việt. Mấy đứa cháu thật vô cùng may mắn! Xin cảm ơn lòng độ lượng của người gây quỹ. Tuy nhiên những người Việt Nam, nhất là người cao tuổi, họ không thích nhận tiền ‘bố thí’ của người khác đâu!”
Ba đứa cháu hiếu thảo của bà Sửu
Báo chí thường tường thuật về những con người kiệt xuất, phi thường nhưng câu chuyện của bà Sửu trong cái bình thường lại chứa tất cả những cái phi thường.

Đoàn Xuân Thu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2018 lúc 1:43pm
Thương Nhớ Đồng Quê




  Nhìn chiếc đồng hồ quả lắc treo trên tường khi tiếng chuông vừa điểm báo hiệu 23 giờ đêm, rồi nhìn ra ngoài ngõ bực dọc trong lòng ông Cảnh lẩm nhẩm:
- Cái thằng Nam này hết thuốc chữa rồi, chơi bời giờ này chưa chịu về, hổng biết nó mê cái giống gì ở trỏng mà tối ngày ở riết chỗ đó.

Rồi quay sang bà Nguyệt vợ mình, ông nói như ra lệnh:

- Bà nè, làm ơn đến cái tiệm net ở đầu đường bà mời nó về đây cho tui, người ta nói đúng mà: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà mà, tui nhắc cho bà nhớ nghe cứ chìu chuộng nó riết nó hư hồi nào không hay cho bà coi, tới chừng đó rồi đừng than với thở nghe bà.

- Cái ông này, tật ông nóng như Trương Phi nói hoài mà không chịu sửa, ngày mai chủ nhật cho con nó chơi thả dàn một bữa nhằm nhò gì, thằng Nam nó học tốt mà, ông đừng có lo...

Đang tranh cãi với nhau trong nhà, không ai nhường ai, hai ông bà ai cũng muốn dành phần phải về mình, lúc này tiếng chuông gọi ngoài cửa reo lên inh ỏi.

Vẻ mặt bớt căng thẳng ông Cảnh nói theo kiểu hờn mát:

- Đó nó về kìa, quý tử của bà đó ra rước vô rồi tẩm bổ cho nó để ngày mai nó có sức chơi game online tiếp nữa đi.

Lườm đôi mắt về phía ông Cảnh định đáp trả lại câu nói trên của chồng, nhưng Bà Nguyệt cũng không muốn làm lớn chuyện, vì bà thuộc nằm lòng câu ca dao:
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm xôi bớt lửa mấy đời không khê.

Bà dịu dàng nói:
- Thôi được rồi, ông đi nghỉ đi để tui lựa lời khuyên răn con, ông nóng lên rồi là làm hư bột hư đường hết trơn hết trọi hà.

Lấy tay che miệng ngáp dài, ông Cảnh nói tiếp:

- Bà nói nếu nó làm quá, tui đưa nó về quê ở với bà Ngoại thì nó đừng có trách nha, tui đi ngủ trước đây.

Bà Nguyệt nghe chồng nhắc đến mẹ mình, trong lòng bà dâng lên một nỗi buồn khôn xiết, bà Sáu mẹ của bà vẫn nhất định ở lại cái vùng đất đầy khốn khó gian truân này, có lần ông Cảnh khăn gói cùng vợ kéo nhau về quê nơi chôn nhao cắt rún của bà Nguyệt, cái chốn ở tận đồng sâu , nằm gần mép biển được ngăn cách bởi con đê dài ngoằn,để nhằm khuyên Bà Sáu (ngoại của thằng Nam) bán phức mấy công ruộng và miếng đất có ngôi nhà tranh ẩm thấp để bà và cậu Út em của bà Nguyệt về Sài gòn sống chung với hai vợ chồng bà, năm lần bảy lượt lúc nào bà Sáu cũng từ chối bằng cái câu nói:

- Tụi con không biết đâu, từ cục đất đến ngọn rau cọng cỏ nơi đây nó đã là một phần máu thịt của má rồi, bây kêu má về Sài Gòn ở, má biết chớ ở trển đầy đủ tiện nghi, cuộc sống đầy đủ ai không ham hả mấy con, nhưng má với tía tụi bây ở đây tự hồi nào tới bây giờ, ba bây đã gửi nắm xương tàn ngoài gò mả ở gần bãi biển kia kìa, hỏng lẽ để ổng mồ hoang mả lạnh trơ trọi ngoài đó má đi sao đành, má nói vậy đó tụi con thấy phải hông, đó là má chưa kể bầy gà rồi đàn heo nữa nuôi riết mến tay mến chưn, lúc bán tụi nó đi má cũng thấy xót xa trong lòng lắm, làm sao má đành lòng ra đi???

Cứ mỗi lần như vậy lúc vừa nói xong câu trên cho vợ chồng bà Nguyệt nghe, thì y như rằng đôi mắt buồn sâu thẩm của bà Sáu đã lệ rơi hai hàng lã chã khiến ông bà Cảnh phải gác lại cái ý định đưa mẹ về Sài Gòn, đó là mới nói về phần mẹ mìn , chưa kể đến cậu Út của thằng Nam đời nào ổng đành đoạn giũ áo ra đi bỏ lại sau lưng những ngày thơ ấu đầy ắp những kỷ niệm buồn vui với cái đám bạn nơi vùng nắng gió hoang sơ của vùng đất Rạch Giá này.

Nghĩ đến đây thôi bà Nguyệt chạnh lòng khi nghe việc chồng mình đưa thằng Nam về nơi đó sinh sống làm sao nó chịu được lối sống miền thôn dã nơi đây...

Tiếng kêu vang của lũ ve sầu như thúc giục mùa hè quay trở lại, hàng cây phượng vĩ được trồng thẳng tấp trên vỉa hè khu biệt thự sang trọng ở một góc thành phố Sài gòn, đứng trong sân vườn nhà mình, Nam ngồi trên thảm cỏ chỉ một loại cỏ dùng trồng cho các sân golf rất đắt tiền, nó đang suy nghĩ những ngày hè sắp đến không biết phải làm gì ở trong căn nhà đầy đủ tiện nghi này, vì nó cảm thấy trong cuộc sống hàng ngày dường như còn thiếu một thứ gì đó, sở dĩ Nam hay la cà ngoài tiệm net là do cái không khí đông vui ở đây đã lôi cuốn nó, ngoài giờ lướt web nó và đám bạn cùng nhau trao đổi đủ thứ chuyện trên đời vậy mà nó cảm thấy thoải mái trong lòng chứ nó không muốn giam mình trong căn phòng ôm cái computer một mình thì không còn gì chán hơn, bỗng trong đầu nó lóe lên ý nghĩ:

"À hay mình xin ba má về sống với Ngoại với cậu Út ba tháng hè để thay đổi không khí có khi như vậy mà tốt cho hơn mình" .

Nghĩ là nghĩ như vậy nhưng trong lòng Nam cũng còn phân vân nửa muốn đi, nửa muốn ở, dùng dằng mãi chưa nói ra cái ý định của mình với cha mẹ, mãi đến cái hôm nọ Cậu Út của Nam nhờ nguời quen nhắn tin Ngoại không khoẻ, nên nó dứt khoát lần này sẽ về lại quê ngoại một chuyến vì lâu lắm rồi nó chưa trở lại với cái vùng đất mà tuổi thơ của nó bay bổng theo cánh diều biếc trong những buổi chiều vàng lộng gió, rồi những lúc cùng nhau bắt ốc mò cua, nơi những con rạch khi nước ròng lộ ra những hang cua hang cá, khi mò tay vào hang chụp trúng các chú cá, con cua thì cả bọn reo hò inh ỏi...

Ông Cảnh nghe thằng con có cái ý dịnh về chơi với bà Sáu mẹ vợ của mình, trong lòng ông rất vui, ông chưa kịp thực hiện việc tách thằng Nam ra khỏi cái đám bạn của nó, sợ tuổi trẻ dễ bị bạn bè rủ rê sa ngã, vậy mà hôm nay thằng Nam nó có cái ý định này ông thầm nghĩ:

"Ông bà tổ tiên còn thương mình, khiến thằng Nam nó quyết định như vậy, chứ còn nấn ná ở đây mấy tháng hè không khéo vướng vô cái vòng hút sách nghiện ngập thì sẽ khổ một đời".

Cuối cùng thì thằng Nam cũng được về quê với Ngoại của mình, trời vừa mờ sáng chú Cưòng tài xế người lái xe cho cha nó đã đánh xe đậu sẵn ngoài cổng rào, bầu trời ở phía đông mặt trời hãy còn ngái ngủ, nhưng vẫn phản chiếu ánh sáng ửng hồng sau những áng mây thật thấp ở đường chân trời, vài đàn chim xoãi cánh bay lượn kiếm ăn trong buổi đầu ngày, trên các chậu hoa trong sân nhà những giọt sương đêm vẫn còn đọng lại trên cành lá như nấn ná chưa muốn chia tay với người thương sau một đêm dài hò hẹn. Nhìn đồng hồ trên tay, ông Cảnh thúc giục:

- Mẹ nó với thằng Nam xong chưa? Phải nhanh lên kẻo bị kẹt xe chỗ khu công nghiệp Tân Bình, công nhân nơi đây họ làm kẹt xe liên tục do mua bán, ăn uống tràn ra đường, nếu kẹt ở đây cũng phải ba mươi phút mới có cơ may thoát ra khỏi chổ này đó bà.

Bà Nguyệt nhanh nhẩu đáp:

- Tui ra liền ông ơi... ra liền mà... À Nam con ơi! nhớ đem cho Ngoại cái áo len mẹ để trong tủ áo đó con.

- Dạ con xếp vô giỏ đồ rồi mẹ ơi, cái này mà quên thì xuống dưới ngoại biết được chắc ngoại không cho con vô nhà luôn quá.

Bà Nguyệt nói bênh cho mẹ:

- Ngoại không có tánh như vậy đâu con, ngoại sống kham khổ quen rồi, nếu có cho thì ngoại mừng, còn như không có ngoại cũng chẳng buồn bao giờ.

Chú Cường người tài xế đã lái xe rất lâu cho gia đinh Nam, ông bà Cảnh rất quý chú ấy bởi chú có tính cẩn thận, một khi ngồi sau tay lái thì chú chở mọi người ngồi trên xe đi đến nơi về đến chốn, đã vậy chú giữ gìn xe cẩn thận, vì vậy mà bao lần định nghỉ việc ông Cảnh cố cầm giữ lại cho đến tận giờ.

Chiếc xe Ford Everet bảy chỗ ngồi bon bon trên đường, hơi lạnh từ máy điều hoà thổi khắp đều trong xe, ai cũng cảm thấy khoan khoái trong lòng. Xe chạy đến ngã ba từ quốc lộ 1A, chú Cường đánh tay lái xe rẽ vào đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, chú vội tăng tốc xe lao vun vút trên đường, Nam ghé mắt nhìn vào đồng hồ Km/h con số 120 do cây kim màu đỏ chỉ ra, nhìn hai bên đường đồng ruộng bao la bát ngát giật lùi liên tục về phiá sau khiến Nam thích thú nó tưởng tượng đang dùng thuật phi thân bay như các nhân vật trong truyện kiếm hiệp do nhà văn Kim Dung tạo ra.

Đang thiu thiu thả hồn theo giấc ngủ chập chờn, cả gia đình ông Cảnh thất kinh hồn vía sau cái thắng xe khẩn cấp của chú tài xế, tiếng ma sát của vỏ xe với đường nhựa kêu rít lên, vệt bánh xe kéo lê trên đường khi xe dừng hẳn lại, quan sát kỹ lưỡng chú Cường và ông Cảnh suýt soa:

- May mà thắng kịp chứ không thì nguy to rồi, đường cao tốc gì mới khánh thành cho xe chạy mà nay ổ gà đầy đường.

Bà nguyệt cũng góp lời:

- Mấy cha nội thầu này làm ăn ẩu tả quá, coi mạng người như cỏ rác, cái kiểu này gặp tài xế trẻ phóng nhanh là văng xuống ruộng như chơi, phải không chú Cường?

Không trực tiếp trả lời, chú Cường cười và gật gật đầu khi nhìn bà Nguyệt qua cái kính chiếu hậu.

Con phà hai trăm tấn từ từ ì ạch rời khỏi bến phà vàm cống, cả nhà ra khỏi xe cùng nhau lên cầu thang phía trên con phà, ngồi vào băng ghế sắt mát lạnh, gió từ phía mặt sông thổi ùa lên như hôn vào tóc vào má vào mọi người trên phà, nhìn xa xa phía bờ bên kia từng đoàn xe đang nằm chờ đến lượt qua phà.

- Ai mía ghim, trà đá, nem lai vung chánh gốc hông, nem chua ông Mập đây bà con ơi mại dô, mại dô.

- Vé số... vé số ế đây, đài Tây Ninh sáng mua chiều rinh đây, Đài Sông Bé sáng mua chiều xé...

Rồi thì tiếng đàn lục huyền cầm đang réo lên, hòa vào đấy tiếng ca bài vọng cổ Trái Gùi Bến Cát nghe buồn não ruột, người nghệ sĩ mù đã đưa mọi người trên con phà sống lại thời thập niên năm sáu mươi gì đó, nhiều đồng tiền xu được người thưởng lãm cho ông, tiếng tiền rơi loảng xoảng trong cái thau nhôm đặt phía trước mặt ông, dường như đó là động lực để người nghệ sĩ tài hoa kia tạo ra cung đàn réo rắt khiến ai cũng mủi lòng khi ông vừa chấm dứt lời ca, Thằng Nam cũng góp vào cho ông tờ giấy một trăm ngàn đồng mới cáu.

Đủ loại tiếng rao bán các loại hàng hóa khác nữa y như một cái xã hội thu nhỏ trên con phà, âm thanh hỗn tạp cũng bớt dần khi phà sắp cặp bờ...

Ăn uống dừng nghỉ dọc đường khi trời buông ánh hoàng hôn thì cả nhà Nam cũng về đến nhà ngoại, tội nghiệp chú Cường phải ở lại giữ xe trên con lộ đất đỏ cạnh xóm nhỏ ven sông vì nhà ngoại thằng Nam không có đường bộ dẫn vào, cả nhà Nam thuê riêng chiếc tắc ráng để kịp về đến nơi trước khi trời xụp tối. Đêm ấy nhà ngoại thằng Nam đèn đuốc sáng trưng mà lại là ánh đèn néon sáng trắng, thấy lạ lẫm với loại đèn này do nhà Nam mang xuống những cây đèn sạc, do ông Cảnh biết vùng này lưới điện quốc gia chưa vươn tới, một số người dân quanh vùng cùng bọn nhóc bạn thằng Nam hay tin nó mới về họ kéo nhau đến thăm hỏi nườm nượp khiến bà Sáu ngoại thằng Nam vui sướng và hãnh diện trong lòng, vì từ rất lâu rồi mái nhà tranh của bà mới có một đêm vui như một buổi hội hè đình đám, bà cố nhốt cái niềm vui trong lòng mà nó cứ tự trào ra nơi hai khoé mắt, những giọt nước mắt sáng ngời hạnh phúc nó long lanh phản chiếu nhờ ánh sáng văn minh mà con cháu bà mang từ Sài Gòn về đây cho bà, cái cơn bệnh rề rà của bà khiến cậu Út ba chân bốn cẳng nhắn tin lên Sài Gòn vậy mà khi bà Nguyệt hỏi han bệnh tình ra sao thì bà Sáu đáp tỉnh rụi:

- Chèn đéc ơi, hay tin tụi con về đây thăm má thì hông hiểu làm sao bây giờ trong mình má phẻ re, bệnh hoạn nó biến đâu mất tiêu hồi nào má chẳng hay nữa.

Cậu Út thằng Nam được dịp ghẹo bà Sáu:

- Cha chả, vụ này tui nghi má nhớ Anh chị với thằng Nam rồi làm bộ bịnh để tui mau mau triệu hồi mọi người xuống đây, đó chị Nguyệt thấy hông, sáng giờ có thuốc men gì đâu mà bây giờ má khoẻ re đi đứng xông xổng hà.

Bà Sáu cười hiền và bố cho cậu Út một trận:

- Cha mầy Út, tao bịnh thiệt mà dám nói làm bộ làm tịch hả mậy, tại vui quá tao mới phẻ chứ bộ, mầy ăn nói chi bất nhơn quá thằng quỷ này. Hì hì...

Cơm nuớc xong mọi người trong nhà và bà con lối xóm hàn huyên tâm sự đến tận khuya thì mọi người mới lục đục từ giã ra về.

Qua một đêm yên tĩnh nơi miền quê bình yên êm ắng, khi thức giấc thì trong nhà còn trơ trọi lại một mình, vén mùng chui ra đưa tay dụi mắt Nam thấy một cục xôi vò to tướng nằm trong cái tô sành mẻ miệng, dằn bên dưới một tờ giấy ghi những hàng chữ gì đó, nó rút tờ giấy rồi dí mắt vào đọc ngấu nghiến:

"Cả nhà theo ngoại đi thăm bà con xung quanh, con thức dậy tự lo cho mình buổi sáng, cục xôi trong tô ngoại để dành cho con ăn sáng, trưa nay ba mẹ và ngoại mới về".

Thì ra thấy Nam còn mê man trong giấc điệp, không muốn con mất giấc ngủ cha của Nam ghi vội mấy dòng cho nó, nhìn cục xôi ngoại nấu tự dưng Nam rưng rưng nước mắt, vậy là ngoại nó vẫn còn nhớ như in cái sở thích của nó, xôi vò là món nó ưa nhất , tình cờ lúc nhỏ trong lần hai bà cháu nằm trên chiếc giường tre ọp ẹp trong buổi trưa hè bà vui miệng hỏi nó:
- Nam, Nam nè... Ngoại hỏi... Hỏi thiệt con nghe, con ưa ăn món gì nhất ngoại nấu cho con ăn, cơm gà cá gỏi gì ngoại cũng lo cho con được hết.

Nghe ngoại nói Nam trố mắt nhìn bà, trong lòng nó nghe như có cái hơi ấm từ đâu lan chảy khắp châu thân, nó cảm nhận được tấm lòng thương yêu của ngoại dành cho mình, Nam cũng đủ có cái nhận xét hoàn cảnh của ngoại nghèo làm sao có tiền nấu những món ăn cầu kỳ đắt tiền cho được, nó muốn ngoại an lòng nên nó nói đại ra chứ thật tình món xôi vò nó chỉ nếm qua một hai lần mua trước cổng trường nơi Nam theo học, vì sợ ngoại tốn tiền Nam đáp lời:

- Nam thích nhất xôi vò đó ngoại.

Câu trả lời của thằng Nam được bà Sáu trổ tài để đáp ứng sở thích cho thằng cháu. Hôm sau cũng cục xôi vò đựng trong cái tô sành mẻ miệng, Nam ăn ngon lành từ hồi nào đến bấy giờ nó mới cảm nhận được cái thơm của mùi nếp, cái béo ngậy của đậu xanh đãi vỏ vàng ươm, rồi cái béo của những cọng dừa khô nạo được ngoại trộn đều lên pha lẫn ít hạt mè trắng rang thơm phức, cái hương vị đó hòa lẫn nhau khi nó nhai trong miệng, lúc này nó thật sự thấy món xôi vò của ngoại không ai nấu ngon bằng, ngoại nấu bằng tất cả tình thương yêu dành cho nó thì làm sao Nam không cảm nhận được, xa cách ngoại bao lâu mà lần trở lại ngoại vẫn còn nhớ, bất giác Nam thấy nghèn nghẹn trong lòng...

Đang miên man suy nghĩ về ngoại, bổng tiếng gọi của thằng Tuấn ngoài sân đang í ới gọi:

- Nam ơi, thức dậy chưa có con bé Na qua thăm mầy nè, trưa trờ trưa trật mà còn ngủ nữa, chắc ở thành phố mầy nướng dữ lắm hả?.

- Tao đây, đang ăn sáng chứ ngủ nghê gì, tụi bây vô đây chơi, chờ ngoại với cha mẹ tao về rồi mình ra biển chơi.

Cả đám bạn kéo vào nhà, chúng xúm lại hỏi han hết chuyện này đến chuyện nọ làm cho thằng Nam trả lời không kịp thở, duy chỉ có Bé Na là chưa hé miệng nói một lời từ lúc nó đặt chân vào nhà, dáng nó bẽn lẽn ngồi trên chiếc võng nơi bà Sáu ngã lưng mỗi buổi trưa, thằng Tuấn thấy vậy nó liền chọc ghẹo:

- Nè Na, dạo trước tụi tao nghe mầy nhắc tên thằng Nam hoài, vậy mà nó đang ngồi lù lù một đống đó sao không nói gì đi.

- Na thấy mấy bạn dành nhau hỏi chuyện anh Nam thì làm sao chen vô được.

Bé Na nói xong gương mặt nó đỏ bừng, tự dưng nó thấy tay chân của mình như thừa thãi không biết giấu nơi đâu. Lần trước Nam về đây qua cách cư xử hàng ngày nó thấy Nam là người hiểu biết nhiều, tính tình cũng dễ gần gũi khiến nó có cảm tình qua những lần chơi đùa trò chuyện. Rồi đột nhiên Nam trở lại Sài Gòn, bấy giờ Na mới cảm thấy mình vừa đánh rơi điều gì quý giá mà chưa thể cảm nhận được. Thời gian dần trôi Bé Na mới nhận ra con tim nó đang thổn thức bởi hình bóng người thanh niên nơi chốn phồn hoa đô hội sau chàng một lần ghé về thăm nơi miền biển hoang sơ này.

Thấy cử chỉ ngượng ngùng của Na sau cái chọc ghẹo của thằng Tuấn, Nam liền giảng hòa hai đứa nhưng cũng có phần hơi lệch về phía bé Na:

- Ờ tại tụi bây tranh nhau hỏi, tao trả lời mệt ứ hự, chỗ đâu nữa cho bé Na chen vô, Nam nói vậy Na thấy phải không?

Ánh mắt ngời lên niềm vui, con tim thì rộn ràng, Bé Na nó cảm nhận được tín hiệu phát ra từ câu nói của thằng Nam, nó nhìn Nam với cặp mắt có nụ cười ẩn trong đó, Nam cũng nhận ra cái tình cảm rất đặc biệt sau cái nhìn của bé Na.

Trời mới trong veo đó vậy mà phút chốc có những đám mây dông từ đâu kéo đến, mây xuống thật thấp, trong các đám mây lập loè ánh chớp, tiếng sấm gầm vang cả một vùng nối liền sau ánh chớp, cơn mưa hạ bắt đầu trút nước, khoảng sân trước nhà bà Sáu ướt sũng nước, trên mái tranh một vài chỗ những hạt mưa từ trên chui xuống gõ nhịp lách tách buồn buồn trên nền xi măng trong nhà, Nam và các bạn vội tìm xô chậu hứng để tránh cho nước mưa chảy lan ra khắp nhà, gió thổi thốc mạnh khiến căn nhà rung lên bần bật không ai bảo ai mỗi đứa chạy lại ôm từng cái cột nhà như muốn giành lại căn nhà sợ lão thần gió cướp đi.

Rồi cơn mưa lặng lẽ rút đi, gió cũng ngừng thổi, bầu trời dần sáng lên mây đen tan biến nhường lại những sợi mây trắng mong manh hằn in trên nền trời xanh thẳm, trên cây xoài trước sân hai chú chim đang giũ cánh dùng mỏ rỉa lông rồi cất tiếng kêu ríu rít gọi bầy. Dưới sân nước rút đi từ lâu, trên mặt đất những đụn cát nhỏ được vo tròn như viên bi nằm che trên miệng hang, trong nhà thằng Nam la thật to như bắt được vàng:

- Hang dế cơm kià tụi bây, chuẩn bị bắt dế để ngoại tao về chế biến món ăn đặc biệt tụi bây còn nhớ không?

Cả bọn đồng thanh nói lớn:

- Dế cơm nhét đậu phọng chiên giòn chứ gì?

Chia nhau ra cả bọn đổ nước xuống khi hang ngập nước dâng lên miệng hang cũng là lúc hai chiếc râu dài từ từ trồi lên khỏi miệng hang chúng nó tha hồ túm lấy, những chú dế cơm trắng phau pha lẫn một ít màu cánh gián mập mạp. Chiều hôm đó bà Sáu trổ tài làm món đế cơm nhét đậu phong chiên dòn thơm phức khiến đám bạn thằng Nam căng bụng ra ăn một bữa thật đã thèm...

Bãi bồi vùng biển nơi đây lộ ra một doi cát thật dài, các loại cây rừng ngập mặn có nơi sinh xôi nảy nở, trên lớp sình non sát mép bờ, chi chít những hang, nào là nhà của đám dã tràng, cá thòi lòi, và những sinh vật li ti khác cùng nhau sống chen chúc với nhau, thỉnh thoảng có những cặp cá thòi lòi đấu đá lẫn nhau rượt đuổi vào tận hang mặc dù kẻ thua trận chạy có cờ những lúc ấy tội cho đám dã tràng sợ vạ lây chỉ dám thậm thò nơi miệng hang chứ không dám lò mò trên mặt cát.

Nhìn cửa biển rộng lớn, chỉ cách nhau bởi dòng nước mà phía bờ bên kia cuộc sống tấp nập ghe thuyền đời sống khá dã, bên này bờ ngược lại cuộc sống thiếu thốn vô cùng, Thằng Nam và đám bạn có cái ao ước ngày nào đó vùng đất bên này có ngày sẽ được cuộc sống trù phú như những người dân sống phía bên kia cửa biển:

- Nam... Nam cái mả ông Ngoại Nam đây nè, tao nhớ rõ ràng nằm kế cây bàng mà nãy giờ cứ đi tìm lòng vòng hoài.

Nam mừng rỡ sau câu nói của thằng Tuấn, nó lui bước trở lại tạt ngang vào bụi cỏ rậm rạp, ngôi mộ đất mà nấm mồ phía trên bị gió mưa làm xói mòn chỉ còn mô đất nhỏ thấp lè tè, nếu không có tấm mộ bia chắc Nam cũng không thể nào nghĩ đây là nơi yên nghỉ của ông ngoại mình, bất giác nó nói thầm:

- Tội nghiệp ông ngoại quá, mồ mả như vầy thì buồn thật, mình sẽ...

Giọng Bé Na cắt ngang cái suy nghĩ của thằng Nam:

- Thôi mình dọn cỏ rồi đắp đất thêm cho Ngoại để ông được ấm lòng khi nằm ở dưới.

Nghe bé Na nói Nam có cái cảm nhận hình như bé Na xem Ngoại mình như người thân của nó, khiến Nam cũng nhẹ lòng bớt phần nào. Dọn cỏ đắp đất sau gần cả buổi khi mặt trời to đùng đỏ ối đang dần rơi xuống mặt biển nơi xa, mùi nhang khói nghi ngút bay, hương thơm lan tỏa chắc vong hồn ông ngoại Nam cũng như những người quá cố nằm bên cạnh đấy đang mỉm cười với nhưng người còn nhớ và đang viếng họ.

Trời tối hẳn, cầm bó đuốc cháy phất phơ trước gió, Nam và các bạn trở bước ra về, trên đường đi trên bờ ruộng ẩm ướt trơn trợt khiến thằng Nam " chụp ếch" vài lần do không quen đi trong hoàn cảnh như vậy, còn thằng Tuấn, bé Na và mấy đứa bạn còn lại di chuyển nhanh như sóc bởi chuyện đi đứng như thế này với chúng thì là chuyện ăn cơm bữa, cả bọn cứ thế nối nhau đi, thỉnh thoảng nơi xa xa từ phía lòng đất phụt lên ngọn lửa xanh rồi tắt ngúm tức thì, nếu như cách đây vài năm về trước có lẽ thằng Nam và cả bọn tháo chạy thục mạng khi gặp loại "Ma trơi" này, nhưng giờ đây được người lớn trong làng xóm cho biết đây là hiện tượng tự nhiên do xác động thực vật phân hủy trong lòng đất sinh khí và tích tụ lâu ngày và phát sáng khi có điều kiện của phản ứng hóa học chớ không phải ma cỏ gì theo hù dọa của nhiều người từ xa xưa.

Đêm ấy khi cả nhà sắp đi ngủ, Nam đến ngồi gần bên bà Sáu rồi nó quay sang nói với ông Cảnh và Bà Nguyệt:

- Con thấy mả của ông Ngoại bằng đất lâu ngày hay bị xói mòn, con thấy thương cho ông quá, hay mình xây mả mới bằng xi măng cho ngoại được không?

Ông Cảnh và bà Nguyệt chưa kịp có ý kiến thì bà Sáu ngoại của Nam vội lên tiếng:

- Không nên đâu Nam ơi, ngoại biết chớ, mồ mả nằm ngoài đó mưa gió làm hư hao dữ lắm, xây mả xi măng là một lựa chọn đúng, nhưng các con xem cho kỹ lại đi chung quanh mả nào cũng làm bằng đất, nay mình xây khác với bà con chung quanh má đây coi hỏng có đặng.

Bưng ly nước mát lên hớp một miếng cho thấm giọng bà sáu khẻ nói tiếp:

- Thây kệ nó con, người ta sao thì mình vậy, hư tới đâu mình tu bổ đến đó chứ làm rình rang xây nhà mồ bự tồ bà dền như ngoài Huế gì đó thì cũng không nên, thôi vậy đi; Nam vặn nhỏ cái đèn dầu xuống rồi vô nằm với ngoại nè.

Không gian trầm xuống, ngoài trời tiếng côn trùng kêu rã rích, trong nhà trên cây đòn tay tiếng thằn lằn chắc lưỡi rồi thỉnh thoảng nghe tiếng thở dài của ai đó trong đêm như đang trăn trở điều gì trong lòng...

* * *

- Nam, chời ơi mấy tháng hè trốn mất biệt, điện thoại tắt máy E-mail, i méc gì cũng không, nhà thì đóng cửa im ỉm, Hằng nhớ Nam muốn chết vậy đó...

Thoáng chút bối rối Nam lấy bình tỉnh đáp lời cô bạn cùng lớp:

- Ờ... ờ Nam về thăm Ngoại bị bệnh, rồi sống lại những ngày thơ ấu vậy mà. Hằng trên này vui không?

- Tụi mình vẫn vô tư, cả băng bày ra đủ trò chơi vui lắm, tiếc là không có Nam, có hôm tụi mình over night luôn, mấy đứa bạn mới nhập băng cho ngửi thuốc lá thơm lắm.

Nghe cô bạn gái theo mode sành điệu, tham gia không khước từ các cuộc ăn chơi trác táng, Nam có cái cảm giác không còn hứng thú để tiếp tục câu chuyện, Nam vội thoái thoát bước vô giảng đường trong đầu thầm nghĩ:

"Mới có vài tháng mà Cô nàng thay đổi nhanh quá, khác với bé Na thật hiền, nết na đầm thắm, phải rút lui thôi"

Cậu Út gỡ cái ba lô trên lưng, trán vẫn còn lấm tấm mồ hôi, đón ly nước đá mát lạnh từ trên tay thằng Nam trao, uống ực một hơi cạn ly cậu út nói ngay:

- Cậu lên Sài Gòn lần này mua một số nông cụ làm ruộng cho hợp tác xã, sẵn tiện cậu ghé đây thăm gia đình con rồi cậu theo xe về ngay cho kịp chuyến.

Sau hồi thăm hỏi, chực nhớ cậu Út nói:

- À quên nữa Bé Na nó chết rồi con biết không? Tội con bé bịnh gì không biết mà nó đi thật nhanh, ba má nó chôn nó cạnh ngoại con.

Nghe câu nói của cậu Út, Nam tưởng chừng như nghe tiếng sét đánh ngang mày, vậy là Bé Na đã không còn hiện diện trên cõi đời này nữa. Một sự thương cảm dâng lên dào dạt trong lòng, bỗng chốc hình ảnh những ngày nó ở quê ngoại quay lại trong đầu, như cuộn phim chiếu chậm nó thấy hình ảnh bé Na vui đùa cùng nó quanh rạng phi lao ven biển, ngoài khơi sóng biển vẫn hiền hòa vỗ sóng xô vào bờ, rồi hình ảnh Ngoại móm mém nhai trầu đứng bên cánh song thưa mắt nhìn về phía cây Bàng nơi xa tít, nơi ấy hai ngôi mộ cũ và mới, một già một trẻ nằm cạnh nhau, với đôi mắt ngấn lệ Nam thì thầm "Ôi thương nhớ quá đồng quê".

Hai Hùng SG


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Mar/2018 lúc 2:11pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2018 lúc 6:41am

Bà Tám



Tay bà cầm xấp vé số đứng lớ ngớ nhìn vào phòng thuốc, tui chuẩn bị dọn dẹp để đóng cửa thấy bà như vậy nên mời bà vào.

- Bà bán vé số hay hốt thuốc? gần tới giờ xổ số rồi.

Bà chìa xấp vé số trước mặt tui, tui nói:

- Tui mua dùm bà nhe, còn mấy tấm?

Bà lui cui đếm rồi nói:

- 7 tấm

- Tui mua cho bà chứ giờ này bán cho ai?

Bà nhìn tôi rồi nói:

- Bà hốt thuốc uống.

Tui chỉ ghế cho bà ngồi rồi bắt mạch.

- Bà có thường đi kiểm tra sức khỏe không?

Bà lắc đầu, rồi nói:

- Nhức đầu hoài.

- Dạ, bà thường bị bón?

Bà gật đầu, nói:

- Tui hay uống lá muồng để dễ.

- Bà nên uống nước nhiều và ăn rau, đu đủ chín, chuối và uống hột é đi nhe, bà để bón như vậy thì hay nhức đầu do táo bón, tui hốt cho bà mấy thang thuốc uống.

Tui đứng dậy vô hốt thuốc cho bà, vừa làm vừa hỏi:

- Bà tên gì, nhà ở đâu, gia đình sao ạ?

- Tui thứ 8, không có chồng con gì hết, ở đầu lộ Giục Tượng nhà người bà con xa. Tui sống một mình.

Tui bước ra nhìn bà, rất đáng thương, rồi nghĩ lại Má (Má mất khi chúng tui còn rất khó khăn) thương quá! Bà tám giống hình ảnh và độ tuổi như má tui.

Tui đưa bịch thuốc cho bà, nói:

- Bà tám uống mỗi ngày 1 thang, nấu lần đầu 4 chén nước còn lại 8 phân, lần sau 3 chén còn lại 8 phân và lần thứ 3 giống như lần 2. Tui có ghi giấy để không thôi bà dễ quên.

Bà lấy thuốc và định trả tiền. Tui ngăn lại:

- Thôi, tui không lấy tiền bà đâu, về nhớ uống thuốc, hết xuống đây tui hốt cho bà uống.

Tui trả tiền vé số và cho bà thêm chút ít về xe( từ chỗ tui về Giục Tượng chừng 2 cây số). Thế là đã 3 lần bà tám ghé chỗ tui hốt thuốc uống.

Hôm nay, khách ở miệt thứ lên đông nên tui phải đứng suốt trong phòng thuốc gần 15h mới vơi khách. Hình như còn 2 người thì phải? tui bước ra thấy bà tám và một người phụ nữ chừng hơn 50 tuổi, tui lên tiếng:

- Chị chờ em chút nha, hốt vài thang cho bà cái đã.

Hôm nay mệt quá tui không nói chuyện nhiều với bà, bắt mạch xong tui lấy thuốc rồi vỗ vai bà, dúi vào túi bà mấy chục như mấy lần trước. Tôi quay vô để giải quyết người khách còn lại. Chị nhìn tui cười cười, nói:

- Bà thầy quen thân với bà tám?

- À, không thân nhưng thông cảm, tội nghiệp!

Chị ấy lại cười khanh khách:

- Không chồng, không con, không người thân, đi bán vé số, ở đậu bà con!

Tui trố mắt nhìn chị:

- Oh! biết rành vậy ta, quen à?

Chị lại cười (chị đến phòng thuốc này lần đầu tiên) rồi nói:

- Nhà tui ở ngang nhà bà, ở đầu lộ Giục Tượng đó! nhà bà nghèo lắm 3 tầng (dưới mé sông) thằng con trai có vợ và 2 con, cùng 2 cặp ghe cào hến với bầy vịt đẻ trên 2000 con.

Ui! Tôi chưng hửng. Chị ấy nói tiếp.

- Bà vậy đó, ngày nào cũng ra ngoài rêu rao, chưởi bới con cháu trong nhà, không mặc đồ mới, tự kham khổ, đúng là "nghiệp". Bà thầy không biết chứ trên tui ai cũng biết bà tám bán vé số là vậy đó!

Tui mĩm cười, rồi lắc đầu thầm nghĩ, mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi cây mỗi hoa, mỗi thứ bi thương đều có nguyên nhân của nó. Rồi tui lặng lẽ bắt mạch và hốt thuốc cho chị. Hẹn gặp lại lần sau.

Bạch Huệ


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Mar/2018 lúc 6:44am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2018 lúc 5:03am

Những ông chồng tội lỗi

https://baomai.blogspot.com/

Hơn một chục bà sồn sồn họp mặt, tranh nhau xôn xao cười nói ồn ào như chim vỡ tổ, ăn uống liên miên không dứt, tâm sự dông dài. Nói qua đủ các đề tài trên trời dưới đất. Rồi chuyển qua chuyện chồng con.

Chị Xuân “khai hỏa”:
– Ông chồng em lười như hủi mấy chị ơi.. Không biết tại sao ông trời lại sinh ra được một kẻ lười đến như vậy. Không làm được việc gì nên thân. Nhờ đi mua mấy bó rau răm thì đem về rau húng.. Mua trái cây, không khi nào chịu lựa, thò tay bốc đại, đem về toàn cả đồ hư thối. Ngay cả việc đổ rác cũng không xong.

Chị Hạ phụ họa lời chị Xuân:
– Đàn ông, theo em định nghĩa, là một giống vật lười. Chị đừng than thở chi cho mất công. Cứ thử hỏi các chị quanh đây, có ông chồng nào không lười? Thôi, trách móc kết án chỉ là thừa. Tôi hỏi thật chị nhé, ông xã chị lười, nhưng có lười trong chuyện… chuyện phòng the hay không? Đó mới là điều quan trọng nhất.

Các bà ngồi quanh cười hi hi.

Chị Xuân đỏ mặt. Nói lí nhí:
– Lười thì mọi việc đều lười.

– Hừ, lười chuyện phòng the… mà quần nhau có đến sáu đứa con? Nếu không lười e có hai chục đứa hay sao?”

Chị Hạ nói tiếp: “Ông chồng chị đâu có lười bằng chồng chị Hương? Nghe nói ông này lười đến độ những khi nào vợ chồng “vui vẻ” cũng vẫn còn để nguyên cả áo quần. Thế mà chị Hương có bao giờ than ông ấy lười đâu? Này chị Xuân ơi, chị nói chồng chị lười, mà có lười việc sở không? Có lần nào bị đuổi việc vì tội lười biếng chưa?”

Chị Xuân cao giọng:
– Việc sở, ông ấy đâu có dám lười? Lười để bể nồi cơm sao? Lười để cả nhà dắt nhau đi ăn mày? Ở sở, ông ấy chăm chỉ, đi sớm về muộn, đôi khi làm việc sở quên cả giờ ăn trưa đó! Thỉnh thoảng lại còn mang công việc sở về nhà nữa!

Chị Hạ hỏi dồn:
– Về nhà, ông ấy có dạy và kiểm soát việc học của các con hàng ngày không? Có cắt cỏ, tưới cây không? Có sửa chữa nhà cửa điện nước không?

Chị Xuân hừ một tiếng dài:
– Các việc đó mà lười nữa, thì ai lo cho!

Chị Thu lớn tiếng xen vào:
– Tôi thì chỉ mong có ông chồng lười cho đõ mệt. Ông chồng tôi ham làm vườn quên ăn quên ngủ, quên giải trí, quên hết. Ai đời đi làm việc về, vội vã thay áo quần, chạy mau ra vườn, xới đất trồng cây cho đến khi trời tối mịt thì thắp đèn lên làm tiếp. Mãi cho đến chín mười giờ mới chịu vào ăn tối. Cơm canh nguội lạnh. Thứ Bảy Chủ Nhật, cũng loay hoay ngoài vườn từ sáng sớm cho đến khuya. Vợ con không nhờ được việc gì cả. Quanh năm bốn mùa lăn lóc trong khu vườn. Những khi mưa đổ như trút, gió thét ầm ầm, thì co ro che dù, mang áo mưa, tưởng như bị trời hành. Tôi kêu gào rát cả cổ, cũng không suy suyển, chán quá, tôi cũng không thèm nói năng chi nữa!

– Vườn có rộng không? Ông ấy trồng gì mà quanh năm không hết việc? Một bà tò mò hỏi.

– Khá rộng. Ông ấy cứ bứng cây này, trồng cây kia. Làm non bộ, đắp núi giả, gầy uốn cây bonsai, bắt ống nước, chạy dây điện. Cứ thế mà từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm kia, không bao giờ xong. Những khi đau yếu chưa lành bệnh hẳn, còn ho hen, xịt mũi, cũng ra vườn không kể chi đến nắng gió. Ông ấy còn bảo, nếu không ra làm vườn, bệnh càng khó thuyên giảm, lâu bình phục.

Bà bạn cười cười:
– Chị có biết không, làm vườn cũng là một lối thiền cao độ. Hầu như tất cả các đại thiền sư Nhật Bản, đều say mê việc tạo cảnh. Thiền là đó, chứ không phải đâu cả. Hay là, hay là… chị cằn nhằn quá, nói nhiều quá, nên ông ấy lấy cớ ra vườn lánh nạn. Cho đỡ khổ cái lỗ tai, đỡ phiền muộn chăng?

– Vô duyên chưa? – Chị Thu gắt – Chị cứ suy bụng ta ra bụng người. E rằng, ông chồng của chị cũng không khỏi khổ vì cái miệng hay chót chét của chị đó! Chị Thu thở dài chán nản tiếp: – Ông ấy mê cái vườn còn hơn mê vợ con, mê công việc. Tôi thù ghét cái vườn. Không thèm nhìn đến, có khi cả tháng không bước chân ra vườn, Cái vườn dành mất tình yêu của vợ chồng tôi.

Người bạn vỗ vai chị Thu, dịu dàng nói:
– Có được ông chồng không ham chơi, chẳng rượu chè, cờ bạc, trai gái, đàn địch, chỉ ham làm vườn, lành mạnh như thế, mà vẫn chưa bằng lòng, thì đòi gì nữa? Chị muốn có gì hơn? Chị Thu đáp: – Hạnh phúc. Chị bạn cười mũi: – Hạnh phúc? Hạnh phúc thì phải do chị tự tạo lấy. Cứ ngồi không mà chờ, thì khó có, rồi trách móc người này, kẻ kia. Sao chị không ra vườn, tiếp tay với ông ấy, cùng cuốc xới, trồng trọt, tưới nước, chăm sóc cây trái. Rồi tâm sự, chuyện trò, thì hạnh phúc tự nhiên tới. Chị cứ thử trong vài ba tháng xem sao? Có mất gì đâu. Không chừng rồi chị cũng say mê làm vườn như ông ấy, và từ đó, thuận vợ thuận chồng thì tát biển đông cũng cạn.

Chị Hạ lắc đầu nói ngang:
– Kế sách đó cũng hay. Nhưng tôi có một mưu chước khác, làm ông chồng chị không dám ra vườn nữa. Nếu chị chịu, tôi bày cho. Nhưng sau này xong việc, phải trả công cho tôi hậu hĩ đấy! Này nhé, chị cứ giả vờ yêu mến cây cỏ, thiên nhiên, ra vườn cùng ông chồng, cứ đứng chống nạnh chỉ tay. Đòi cây này phải bứng qua góc vườn, cây kia phải phải chuyển lại gần hàng rào, vồng hoa nọ không thích hợp với vị trí đó, nhổ hết trồng loại hoa khác, cái vòi phun nước phải để qua góc bên trái mới mỹ thuật, cứ thế mà đòi hỏi phê bình đủ thứ chuyện, lải nhải mãi. Tôi đoán, ban đầu ông ấy cũng sẽ làm vài việc theo lời yêu cầu cho vợ vui lòng. Nhưng rồi càng ngày càng mệt, và cứ bị đòi hỏi mãi, ông ấy cũng sẽ chán nản, bực mình và không dám ra vườn nữa. Mấy chị nghe kế sách này có cao không?

Một chị la lớn:
– Không đựợc đâu! Lải nhải và yêu sách mãi, lỡ ông ấy nổi nóng, phang cho một cán cuốc vào đầu thì uổng đời. Đừng có dại. Mấy bà cùng cười vang.

Chị Hạ cười nói tiếp:
– Ông ấy có ăn học đàng hoàng, đứng đắn, đâu phải bọn ba trợn vũ phu mà làm càn! Trong đám chị em chúng ta ở đây, coi bộ chỉ có ông chồng chị Hạ là không có vấn đề. Gia đình vui vẻ hạnh phúc nhất. 

Chị Hạ phản đối liền:
– A! Phải “nằm trong chăn, mới biết chăn có rận”. Trông như không có vấn đề gì cả, mà sự thực lại trầm trọng. Ông chồng tôi là một nhà giáo nghiêm nghị, nghiêm nghị trong lớp học, tại trường, nghiêm nghị ngoài xã hội và nghiêm nghị cả với gia đình, vợ con. Lấy nhau mấy chục năm mà chưa bao giờ thấy ông ấy cười. Nụ cười hiếm hoi còn hơn nàng Bao Tự* đời xưa trong truyện Tàu, mà U-Vương phải đốt phong hoả đài, gạt chư hầu về cứu giá, mới có được nụ cười của người đẹp. Ông chồng tôi, chẳng có đẹp gì cho cam. Mẹ tôi nói đùa rằng, hôm nào cả nhà đè ông ra mà thọc lét, để xem ông có biết cười hay không! Người ta bảo, một nụ cười bằng mười thang thuốc Nụ cười quý lắm. Mấy chục năm chưa lần thấy nụ cười trên môi ông chồng. Tôi cũng biết vui, biết buồn, chứ phải gỗ đá đâu mà cứ trơ trơ.”

Chị Đông nãy giờ chưa nói, bây giờ hứng chí cũng góp chuyện:
– Không biết cười còn đỡ. Ông chồng tôi thì mít ướt, thấy chuyện gì cũng cảm động mà khóc được. Những khi xem phim bộ Đại Hàn, cứ khóc thút thít mãi như con nít bị đánh đòn, lau hết cả hộp khăn giấy. Đọc truyện cũng thế, khi đọc đến những đoạn lâm ly, thì khóc oà, bỏ sách xuống, không đọc tiếp được nữa. Đi đám ma bạn bè, gia đình người chết thì tỉnh khô, mà mắt ông thì ướt nhẹp, đỏ lòm, xụt xịt mũi nước. Tưởng như đóng kịch. Có lần trong bữa cơm, ông kể chuyện hai vợ chồng bên Tàu thời Cách Mạng Văn Hoá, đói quá, bà vợ đồng ý để chồng gả bà cho người khác, để có cơm ăn, cho bà vợ khỏi chết đói. Mới kể nửa chuyện, ông khóc oà ra, để chén cơm xuống. Khóc như cha mẹ chết. Đứa con gái nói: “Ơ kìa Ba, khéo dư nước mắt khóc người đời xưa!” Mỗi lần nghe chuyện gia đình nào tan vỡ, mắt ông cũng đỏ hoe. Lòng ông ấy mềm nhũn, yếu xìu, nên chẳng bao giờ nói “không” với người khác được. Bởi thế cho nên các cô thư ký trong sở tranh nhau, đánh ghen nhau tơi bời. Ông chẳng dám binh ai, bỏ ai. Tôi cũng khổ vì cái tình cảm yếu mềm sướt mướt của ông. Tôi cũng biết sôi máu ghen lên chứ! Đàn bà mà! Chồng của mình, chứ đâu phải là của chung thiên hạ, dù biết ông chẳng bao giờ đủ can đảm để bỏ bê gia đình.


Một bà nói:
– Tôi cứ tưởng ông ấy hiền lành, chứ đâu ngờ đào hoa đến thế!

https://baomai.blogspot.com/

Chị Đông đáp lại:
– Đúng, ông hiền lành! Nhưng nếu có ai thương, thì ông không nỡ từ chối. Không nỡ làm mất lòng ai. Khi nào tôi cũng cứ dặn lòng, cứ bình tâm mà hưởng hạnh phúc dành riêng cho mình. Không thể nào thay đổi cái mềm yếu của ông chồng, thì cứ chấp nhận. Vì ông rất trân quý gia đình, chăm sóc con cái hết lòng, hy sinh mọi thứ cho vợ, con, và cả người ngoài nữa.

Câu nói của chị Đông như gãi đúng chỗ ngứa của chị Hoa. Chị bắt đầu nở máy thở than:

– Tôi khổ và giận nhất là chuyện ông chồng bao đồng lo việc bên ngoài. Ăn cơm nhà, vác ngà voi. Bất cứ chuyện gì, có ai kêu, vội nhảy nhổm lên mà chạy đến cho kịp. Ai giao việc gì cũng ôm vào làm “chùa” không công, ngày đêm. Rồi tụ họp nhau ăn uống, cà phê, cà pháo liên miên. Lấy tiền nhà chi tiêu cho việc chung thiên hạ. Không có tiền thì cà thẻ tín dụng. Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Mấy cái bóng đèn ở nhà đứt dây tối thui, kêu gào rát cả cổ mới chịu thay. Cái vòi nước cứ ri rỉ long tong hoài, nghe bực đến nhức đầu, không bao giờ chịu sửa. Những người như ông này, có lẽ đừng bao giờ lập gia đình, để sức lực, thời gian mà lo cho việc thiên hạ.”

– Thế thì sao chị lại chịu lấy ông, để rồi bây giờ than van?

https://baomai.blogspot.com/

– Tôi đâu có biết. Ngày xưa mới quen nhau, đến nhà chơi, ông làm đủ thứ việc, nào là sửa điện, đóng lại cái bàn long chân, bắt ống khóa, mở cái đồng hồ chết ra mà vô dầu, quét vôi tường ngày tết, cưa cây, trồng hoa, chỉ dạy bài học cho các em tôi, đến cả nấu cơm, kho cá, làm đủ việc hằm bà lằng. Chịu khó giống như các cụ ngày xưa đi ở rể. Tôi cảm động lắm, nhưng không ngờ, ở đâu ông ấy cũng hăng hái nồng nhiệt làm việc như vậy cả. Ông ấy sống cho thiên hạ, chứ không sống cho gia đình. Tôi xét đoán sai, chọn lầm người. Đáng ra ông phải dành mọi sự ưu tiên cho gia đình, vợ con đã, rồi nếu dư năng lực, thì giờ, mới lo cho việc chung của thiên hạ.

Một chị la lớn:
– Nghĩ cho cùng, ông ấy là người tốt, có tấm lòng. Đáng khen, không đáng trách. Nếu ai cũng lơ là việc chung, thì xã hội này đi đến đâu? Làm chi có những sinh hoạt xã hội?

Chị Nguyệt có chồng thi sĩ tiếp lời:
– Ông chồng chị Đông, làm việc còn ích lợi thiết thực cho thiên hạ. Chứ như ông chồng em, suốt ngày mơ mơ màng màng, tỉnh không ra tỉnh, say không ra say. Cứ suy nghĩ vẫn vơ tìm vần dệt thơ, quên trước, quên sau. Không nhờ được việc gì. Ban đêm đang ngủ, nằm mơ hay chợt tìm ra một câu thơ lạ, thì vội vàng bật dậy chép liền. Có khi ngồi bóp đầu, bóp trán từ nữa khuya đến sáng, làm được mấy câu thơ. Buổi sáng mặt mũi bơ phờ như người bệnh. Đem ra khoe. Không cần biết hay hay dở, em chê liền. Rồi có trách móc, dằn vặt, thì ông ấy nói rằng ngày xưa, có ông Giả Đào nào đó viết: “Ba năm mới làm được hai câu thơ, ngâm lên một tiếng, hai giòng lệ rơi không cầm được, người tri âm nếu không cùng hưởng, mùa thu sang ta về núi nằm.” (**)

https://baomai.blogspot.com/

Chưa hết đâu nghe các chị. Lại véo vào ngân quỹ tiết kiệm của gia đình mà in thơ, chất đống trong nhà. Rồi ra mắt sách, tốn thêm tiền thuê hội trường, mua nước ngọt, thức ăn, phải có gì cho người ta ăn uống mới chịu khó ngồi lại nghe. Còn phải gởi thơ mời, tốn thêm tiền in thiệp, tiền bưu phí. Cũng phải chi chút chút cho ban nhạc phụ giúp vui, năn nỉ ca sĩ hát “chùa”. Đáng ra em phải tránh xa các nơi ra sách này cho đỡ buồn, tủi, nhưng thấy ông chồng hăm hở tội nghiệp quá, em đi theo ủng hộ. Lại càng buồn hơn. Khách tham dự thì lèo tèo mấy chục người nói chuyện riêng ồn ào, không thèm để ý đến diễn giả đang nói gì, ca sĩ đang hát hò gì. Chỉ bán được mười mấy cuốn thơ cho đám bạn bè thương tình mua ủng hộ. Buổi ra mắt chưa xong, mà khách đã về gần hết.

Đáng ra, họ đã đến, thì ráng chịu khó thêm một chút, ở lại cho đến khi kết thúc, nó lịch sự hơn. Cũng tốn bộn tiền đấy chứ! Cái giống thi sĩ, xem tiền như rơm, như rác, nhẹ bấc. Nhưng mình là con vợ, thì phải xem tiền là cơm, là gạo, là điện, nước. Tiền là mồ hôi nước mắt. Chưa xong, đi đâu cũng lè kè mấy tập thơ, gặp ai cũng hí hửng ký tặng. Ông ấy đâu có biết người ta đem về nhà, vất lăn lóc đâu đó, không đọc, hoặc thương tình lắm, thì đọc phớt một hai bài. Thời buổi này ai rỗi mà đọc thơ?

Chị Hạ khoa tay nói lớn:
– Đáng ra chị Nguyệt phải hãnh diện có ông chồng thi sĩ chứ! Ngày xưa, tôi cứ mơ có được một chàng thi sĩ đem tôi vào thơ, để ngàn năm sau, hình bóng mình cứ thấp thoáng mãi trong văn chương. Chị Nguyệt ơi, ông chồng chị làm văn hoá, đóng góp, thêu gấm dệt hoa cho đời, còn quý gấp trăm, gấp ngàn lần làm ra tiền bạc. Tiền bạc chỉ có mình tiêu xài, và tiêu đi là hết. Văn hóa còn đó, còn mãi mãi, phục vụ cho bây giờ và cho cả ngàn sau. Chị nghĩ sao?

Chị Nguyệt lắc đầu:
– Không, tôi thực tế, tôi chỉ muốn có cơm gạo. Còn mai sau, có xui mà được lưu truyền tán tụng, tôi đã ra ma rồi, đâu biết chi nữa! Ông chồng nhiều lần làm tôi sượng mặt, ông nghe thiên hạ xúi dại, trong các bữa tiệc, ngâm thơ. Đã già rồi mà lời thơ cứ anh anh, em em, khổ đau thất tình, lửa yêu cháy bỏng, quằn quại, trái tim máu me, thân xác vật vã. Toàn cả những hình ảnh ướt át thương đau. Anh em, khổ đau, da diết, với ai đó, chứ đâu phải với tôi! Thử hỏi, bây giờ chúng ta cứ làm thơ thương tiếc người tình xưa, công khai phô diễn cái đớn đau, xót xa cho mối tình cũ, thì các ông có chịu hay không?

– Thôi thôi, đủ rồi. Lý do nào cũng đúng. Một chị lớn tuổi cắt ngang. Rồi chị tiếp lời: “Khổ đau của các chị là chuyện nhỏ, như đi đường đạp gai. Đáng ra phải nhổ cái gai ra, các chị không chịu, để thế mà đi, gai cứ làm nhức nhối mãi. Tôi còn nghe chị Hồng, chị Lê, chị Huệ than thở các ông chồng cứ ôm chặt lấy cái computer suốt ngày suốt đêm, bỏ bê việc nhà. Chồng chị Phương, chị Dung thì say mê thể thao, cá độ, mất hết tiền bạc, nợ nần. Chồng chị Thành tối ngày say sưa bí tỉ, nhậu nhẹt tì tì từ khi mở mắt cho đến khi đi ngủ. Lái xe trong khi say rượu, bị bắt còng tay. Còn chồng chị An, chị Bích, chị Chi thì đóng đinh ở quán cà phê, đánh cờ tướng, nói chuyện chính trị suốt ngày quên ăn trưa, ăn tối. Nào chị Giang, kể cho các bà nghe về nỗi khổ vì chồng con của chị đi nào!”

Chị Giang trẻ nhất trong đám các bà. Mặt mày thanh tú. Nét đẹp kiêu sa của thời con gái chưa phai tàn. Chị bình tĩnh vuốt tóc và thong thả kể:

– Ông chồng em sáu mươi chín tuổi rồi, gặp lại một bà bạn học chung lớp ngày xưa. Bà này là cô giáo cũ của em thời trung học. Khi đi học, chồng em và bà cũng chẳng có tình ý chi với nhau. Có lẽ học cùng lứa, thì các cô xem bọn con trai như em út, và các anh nhỏ cũng không dám chơi leo tơ tưởng tới các đàn chị. Năm trước họ vô tình gặp nhau, cả hai tuổi đều đã xấp xỉ bảy mươi. Thế mà họ lại yêu nhau mê mệt. Em có thể hiểu được ông chồng mình, thứ đàn ông mà trẻ không tha, già không kiêng, vốn tính trăng hoa xưa nay. Em cũng đã chán, hết cả ghen tương từ lâu. Nhưng không hiểu được bà kia, tuổi tác đó, chồng con đề huề, cháu nội cháu ngoại cả chục đứa. Thế mà hai người chơi ngông, mết nhau, say sưa điên cuồng quên hết mọi sự. Ngày nào cũng điện thoại cho nhau vài ba giờ, không biết chuyện đâu ra mà nói nhiều đến thế. Mỗi tuần họ gặp nhau ba lần tại khách sạn, hú hí đú đởn. Em cứ vô tình, không hay biết.

Cho đến một hôm, trong lúc say rượu, ông ủi xe vào hàng cây bên đường, bị thương ngất đi. Cảnh sát chở vào bệnh viện. Em kêu hãng bảo hiểm nhờ kéo xe về nhà. Lục thùng xe tìm giấy tờ, thấy nguyên một bao thư mấy trăm trang, in điện thư thư trao đổi qua lại của hai người này. Đọc thư họ, em không khóc, mà chỉ cười, vì họ viết cho nhau lời lẽ tình tứ như còn ở tuổi mười sáu, hai mươi. Già tuổi đó, mà viết được cái tình cảm yêu đương mê muội của bọn con nít, thì họ cũng tài tình đáng phục. Bà ấy liều mạng, nhiều lần viết rằng: “Em sẵn sàng chịu bị cạo đầu bôi vôi, bị lột trần truồng dẫn đi rong bêu rếu và bị ném đá cho đến chết để có được tình yêu của anh”.

https://baomai.blogspot.com/

Ghê khiếp chưa, một cô giáo có trình độ đại học mà rồ dại đến thế. Em hẹn gặp bà, ban đầu bà định chối, nói là bạn cũ gặp nhau nhắc chuyện thời đi học xa xưa. Em đưa cả xấp thư cho bà ấy xem. Bà hết hồn, mặt xanh như tàu lá và run rẩy gần ngất xỉu. Thấy thái độ của bà, em cũng thương hại. Em lên mặt dạy đời cô giáo cũ rằng: “Thưa cô, ngày xưa em kính trọng cái tư cách và phong thái đứng đắn của cô. Có những điều cô dạy, đến nay em còn nhớ. Cô thử nghĩ xem, nếu ông chồng cô, con trai con gái cô, dâu rể và cháu nội ngoại đọc được một phần trong những lá thư này, họ sẽ nghĩ gì, và đối xử ra sao với cô?” Cô ngồi run cầm cập, mặt trắng bệch như xác chết, im lặng, điếng người, có lẽ vì quá xấu hổ, quá sợ, thở dốc từng hồi. Em nói tiếp:

“Thưa cô, em ước mong rằng, đừng ai gọt đầu bôi vôi, đừng lột trần truồng dẫn cô đi bêu rếu, và đừng ai ném đá cô đến chết. Đây, cô giữ lấy tập điện thư trao đổi này. Đây là bản duy nhất, em không muốn giữ làm gì. Em thương em, và thương cả cô, vì chúng ta đều là nạn nhân khốn khổ của một ông chồng mất nết. Xin cô hãy thương thầy, ông chồng già đáng kính của cô, đã chia vui xẻ buồn cùng cô, hy sinh cho cô suốt trong gần nữa thế kỷ dài. Cũng đã đi gần hết đời người rồi. Không còn bao lâu nữa.” Em đứng dậy và bước đi, không quay lại nhìn bà ấy.”

Tất cả các bà nghe đến đó, đều nhao nhao lên phản đối:
– Tại sao ngu vậy? Tại sao không chụp ra vài bản, gởi cho ông chồng và các dâu rể của bà để trừng phạt?

Chị Giang bình tĩnh:
– Để làm chi? Nếu không kéo ai lên được, thì cũng đừng nên xô họ xuống hố sâu thêm. Người ta đau khổ, xấu hổ, mà mình cũng chẳng được gì?

Các bà đồng thanh nói:
– Để trả thù, để trừng phạt. Thế thì bây giờ ông chồng của chị ra sao?

Chị Giang thở ra:
– Em không thù, thì trả thù làm chi? Bây giờ ông chồng em vẫn bình thường, vào ra trong nhà như con chó cúp đuôi biết lỗi. Con người đó, trăng hoa phóng đãng khó chừa, nhưng ông cũng còn khá nhiều cái tốt khác mà ít người có được. Em phải biết tự cứu mình, và cứu gia đình. Chắc các chị mới thấy cái bề mặt cư xử nhân từ của em đối với bà ấy mà thôi, chứ chưa thấy cái thâm độc nham hiểm còn hơn cả Hoạn Thư. Nếu em hùng hổ xỉ vả chửi mắng thô tục, thì bà đó ít đau, ít thấm thiá hơn là những lời nói nhẹ nhàng nhân hậu đó.

https://baomai.blogspot.com/

Bà chị lớn tuổi nhất đám đua hai tay lên trời mà than:
– Ôi sao kiếp đàn bà chúng ta chịu lắm khổ đau như thế này. Tất cả cũng đều do bọn đàn ông gây ra cả. Thế nhưng, thiếu đàn ông, thì đâu có sống bình thường được, đàn bà sẽ khô héo như đem cây trồng vào sa mạc. Nhưng có phải khổ đau trong đời sống vợ chồng, một phần lớn cũng do chúng ta tự tạo ra chăng? Bởi thế, tôi nhớ có gã triết gia cà chớn nào đó viết đại ý rằng: “Nguyện vọng thiết tha nhất của đàn bà con gái là kiếm cho ra một tấm chống, nhưng khi có một tấm chồng rồi, thì họ muốn có tất cả”. Cũng không phải hoàn toàn sai đâu.



Tràm Cà Mau

https://baomai.blogspot.com/
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Mar/2018 lúc 5:04pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2018 lúc 8:11am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.463 seconds.