Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Nov/2017 lúc 11:24am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Nov/2017 lúc 7:59am

Sơn Trà    <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Nov/2017 lúc 8:05am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Nov/2017 lúc 12:49pm

Lễ Tạ Ơn Của Bà Tư


 - Má nói gì con chưa hiểu rõ?
  - Lễ “Gà Tây” năm nay má sẽ đích thân nấu nướng, chiêu đãi các con. Má cũng mới thông báo với vợ chồng chị Hai con rồi, tụi con khỏi phải làm gì hết nghe.
    Chị Bông vẫn chưa tin:
  - Má không nói đùa hả má? Nhưng má định làm món gì? Nhiều người Việt Nam mình, lễ Thanksgiving của Mỹ mà ăn bằng các món Việt Nam như phở, bún thịt nướng, chả giò v..v..không có đúng kiểu đâu má ơi.
  - Lễ Gà Tây thì má sẽ làm món gà tây, con khỏi lo.
  - Nhưng con gà tây nặng 10 pound trở lên, má bê vô lò nổi không? Cực thân má!
  - Má baby sit đàn cháu nội, ngoại, đứa nào cũng mập ú trên 10 pound, má ẵm bồng còn được nữa là. Thôi, má chuẩn bị đi chợ mua gà tây đây.
    Bà Tư cúp phôn, dứt điểm, không để cho cô con dâu thắc mắc thêm nữa.
   Đây quả là một chuyện bất ngờ chưa từng có, từ ngày làm con dâu nhà này, mỗi dịp lễ Thanksgiving, hoặc gia đình chị Bông hoặc gia đình chị Hai luân phiên nhau làm tiệc, để hai gia đình, cùng ba má vui hưởng ngày lễ lớn này, chứ bà Tư có bao giờ đoái hoài tới.
    Chị Bông có nhiều công thức để nấu, để nướng món gà Tây, mà các con chị, cũng như con chị Hai đều rất thích. Mùa lễ nào ra mùa lễ đó, ngày Halloween thì chị cũng vác về mấy trái bí đỏ để trước cửa, dẫn hai con đi sắm quần áo, mặt nạ, quần áo hoá trang, mỗi năm mỗi kiểu. Lễ Easter thì mua kẹo bánh hình quả trứng và dẫn các con đến các địa điểm vui chơi để lượm trứng. Lễ Giáng Sinh thì chị cũng chưng một cây thông xanh bên cạnh lò sưởi, giăng hoa kết đèn, dù nhà chị không theo đạo Thiên Chúa.
    Bà Tư đã nhiều lần phàn nàn:
  - Ba cái ngày lễ ở Mỹ đâu có nghĩa lý gì với người Việt Nam mình mà con bầy ra cho tốn công, tốn tiền, “Lễ Gà Tây” mình không ăn được gà tây, sao con không nấu gà ta? “Lễ Bí Đỏ” có một ngày mà con cũng mua sắm, sao không cho tụi nhỏ dùng đồ năm trước? Còn cái màn lượm trứng mùa lễ phục sinh mới là vô duyên, người ta mất công đem trứng rải ra trên cỏ rồi cho con nít đi lượm. Có ăn gì được mấy trái trứng đó đâu?
    Chị Bông phải mỏi miệng giải thích:
  - Sống ở đâu phải theo phong tục đó má ơi! Cả nước Mỹ làm sao con làm vậy.
    Bà Tư đành chịu thua con dâu và con gái. Thôi thì mặc tình cho tụi nó, còn hai ông bà sống riêng, mọi việc lớn nhỏ đều theo kiểu Việt Nam, máy giặt, máy sấy có đủ trong nhà, bà vẫn ngâm đồ dơ trong chậu, và giặt giũ, đem phơi đằng sau vườn, có nắng, có gió quần áo thơm tho, chỉ khi nào vào mùa Đông lạnh lẽo hay trời mưa gió thì may ra hai cái máy giặt, sấy đó mới được bà đụng tới.
    Khi tắm thì ông bà hứng nước ra một cái thùng kê dưới vòi nước và múc từng chậu nhỏ dội lên người, khỏi cần dùng vòi hoa sen chi hết, nước giăng tùm lum. Còn cái máy rửa chén trong nhà coi như… vô dụng, suốt nhiều năm qua vẫn mới tinh, bà để úp bát đĩa, chứ chưa bao giờ xử dụng, vừa hao nước, hao điện, vừa chờ lâu.Thà bà đứng rửa bằng tay, chỗ nào dơ thấy liền, kỳ cọ loáng một cái là xong, bảo đảm sạch sẽ hơn máy.
    Bà rất ghét nhà trải thảm vì bà không tin rằng máy hút bụi có thể làm hết bụi được, nên nhà bà đã lót gạch, dễ quét dọn và lau chùi sạch sẽ tinh tươm.
    Thỉnh thoảng các con đi nhà bank chở bà theo, thấy chúng ngồi ngoài xe mà rút tiền hay gởi tiền đều mau lẹ, chỉ nói vài câu vào máy, rồi viết vài chữ, bỏ tờ giấy trong cái hộp, đợi nó chạy lên vào nhà bank và chạy xuống là xong. Đối với bà, điều ấy thật “nguy hiểm” nếu trục trặc, sai trái điều gì thì thấy ai đâu mà khiếu nại? Nên ông bà cứ vô thẳng trong quầy, tiếp xúc trực tiếp với nhân viên, “ba mặt một lời” và diễn tả thêm bằng… hai tay là chắc ăn nhất.
    Những ngày lễ của Mỹ, bà gọi theo cách riêng của bà cho dễ nhớ, Easter là “Lễ Trứng” ngày Halloween bà thấy chợ bày bán nhiều bí đỏ, thì gọi là “Lễ Bí Đỏ” và Thanksgiving là “Lễ Gà Tây”.
Hai ông bà đều không thích ăn gà tây, mỗi năm các con mời đến dự tiệc thì ông bà chỉ nếm thử một hai miếng cho vui với con với cháu, rồi chủ yếu là ăn đồ Việt Nam kèm theo.

*** *** ****

   Ông Tư đang cằn nhằn bà Tư:
  - Người ta nói đàn bà lên cơn như thời tiết, lúc nắng lúc mưa, không sai tí nào! Xưa nay bà có thiết tha gì tới ngày lễ Tạ Ơn đâu, bà có ăn nổi món gà tây đâu? sao lần này bà nhảy ra dành làm với tụi nó? Nãy chở bà đi chợ, tôi vác con gà tây ra xe, nặng ê cả tay.
  - Thì ông không từng nói vợ chồng chia sẻ buồn vui, khổ cực đó sao? Tôi dư sức bưng con gà tây, nhưng muốn tạo cơ hội cho ông có dịp ga lăng với tôi như ngày xưa thôi.
    Bà mỉm cười và liếc mắt nhìn ông, thì làm sao ông có thể cằn nhằn thêm được nữa:
  - Thôi, bà dẹp cái nụ cười nhí nhảnh ngày xưa của bà đi, tôi biết thừa cái “mỹ nhân kế” của bà rồi, muốn sai tôi làm gì là bà mang ra xài…
  - Vậy ngày mai ông lại giúp tôi bỏ con gà tây này vào lò nướng và khi chín thì mang ra ngoài nhé?
  - Biết rồi, mà bà hãy trả lời tôi tại sao bà lại rước mệt nhọc vào thân cho hai vợ chồng già chúng mình?
  - Để chiều mai bữa tiệc có đông đủ con cháu, tôi nói luôn cho long trọng. Với lại năm nào các con cũng đãi mình, năm nay mình phải đãi lại tụi nó một bữa cho bất ngờ.
  - Bà lúc nào cũng cho tôi sự bất ngờ. Hồi tôi còn trẻ, yêu bà muốn cưới bà, nhà bà giàu nhà tôi nghèo, chỉ lo sợ bà đòi hỏi nọ kia, ai dè bà đã đồng ý lấy tôi với một đòi hỏi thật dễ dàng, làm tôi bất ngờ muốn té ngửa, là phải hứa sẽ dẫn bà đến một cánh đồng mênh mông gió và hoa thơm cỏ dại. Tưởng hứa dẫn bà lên mặt trăng, mặt trời, thì tôi không dám, chứ dẫn bà ra cánh đồng cỏ, quê tôi thiếu cha gì. Thú thiệt, mới nghe tôi tưởng bà “mát” hiểu ra càng thấy thương bà, thế là lấy nhau xong tôi chở bà về quê tôi cho bà tha hồ ngắm cánh đồng cỏ, cánh đồng lúa đến phát ngán, bà phải tự nguyện rút lui, và không chịu về quê nữa.
  - Khi người ta còn trẻ ai mà chẳng lãng mạn. Thuở đó tôi chỉ ao ước được sống nơi miền quê thôn dã…
  - Thử cho bà cuốc đất trồng khoai, đêm tối không có điện, muỗi đốt tùm lum xem bà còn thích đồng quê nữa không? Mấy cô tiểu thư thành phố như bà cao lắm chỉ ở được 3 ngày.
  - Cho tới bây giờ, tôi vẫn thích những cánh đồng mênh mông gío trên đất Mỹ và thích những vườn cây trái. Ước gì tôi trẻ lại, để đi làm công việc hái nho, hái táo trên cành hay hái những trái dâu chín đỏ dấu mình trong đám lá bên bờ ruộng. Chắc là vui thú lắm!
    Ông Tư kêu lên:
  - Thì ra bà vẫn chưa hết mộng mơ lãng mạn, vẫn y như mấy chục năm về trước. Nhìn chùm nho, trái táo chín trên cây thì đẹp đấy, nhưng cái nghề lao động hái trái này cực khổ trăm bề chẳng ai muốn làm, vậy mà bà ao ước làm… cho vui.
Ông nói đúng quá, bà mỉm cười không cãi, lo ướp con gà xong đậy kín để vô tủ lạnh, rồi bà đi ướp con cá để ngày mai làm món cá nướng, còn bánh cake bà đã đặt ngoài tiệm, mai mới lấy về. Thế là sẽ có một bữa tiệc Tạ Ơn ngon lành, vừa Mỹ vừa Việt.

*** *** ***

   Gia đình con gái và con trai bà Tư đã đến đông đủ, họ ăn mặc chỉnh tề đẹp đẽ, năm đứa cháu nội ngoại xúm lại coi con gà tây của bà Tư vừa nướng xong bày ra bàn, chắc chúng đang tò mò so sánh có bằng mẹ chúng đã từng làm không?
    Chị Bông cũng hết nhìn con gà tây nằm ngay ngắn trong cái đĩa to, bên cạnh đĩa cá nướng vàng thơm phức xung quanh có đĩa bún trắng và rau thơm xanh, với chén nước mắm tỏi ớt sóng sánh như gọi mời.
    Mọi người ngồi vào bàn, anh Hai lên tiếng trước:
  - Con đại diện hai gia đình cám ơn ba má bữa tiệc Tạ Ơn hôm nay, và nhất là cám ơn ba má bấy lâu đã baby sit cho đám cháu nội, ngoại, để tụi con được an tâm đi làm, và tiết kiệm được tiền bạc.
    Ông Tư giục:
  - Bây giờ đến phiên bà tuyên bố lý do bữa tiệc gà tây này cho con cháu nó nghe, mà tôi cũng đang muốn nghe đây.
    Bà Tư mỉm cười nhìn chồng và nhìn các con, chậm rãi nói:
  - Đơn giản, lễ Gà Tây là lễ cám ơn chứ gì? Câu chuyện nước Mỹ tạ ơn gì đó, má không rành lắm, nhưng mình cứ lấy đó làm ngày tạ ơn nhau trong cuộc đời này đi. Những năm trước má không để ý đến ý nghĩa sâu xa của nó, dần dần má mới hiểu như Bông, con dâu má đã giải thích, sống ở Mỹ phải theo phong tục của họ, huống gì đây là một phong tục tốt đẹp. Má nhận ra rằng cuộc đời và nước Mỹ này đã cho má nhiều thứ quá, má có dâu hiền, rể thảo, có đàn cháu xinh, và chúng ta đều có cuộc sống an lành đầy đủ. Nên má làm tiệc Gà Tây này để nói lên lời cám ơn cuộc đời, cám ơn các con các cháu đã cho má niềm vui gia đình khi tuổi về già.
    Rồi bà quay qua ông, dịu dàng:
  - Tôi cũng cám ơn ông luôn ở bên cạnh tôi.
    Ông gật gù:
  - Biết rồi, luôn ở bên cạnh bà để cho bà sai bảo chứ gì! Trời, hôm nay bà lại làm tôi bất ngờ quá!
    Bà Tư bày tỏ nỗi niềm:
  - Má cũng muốn tâm sự với các con. Trước khi toàn bộ gia đình mình ở Mỹ, đã trải qua bao gian nan, lo lắng. Không bao giờ má quên được ngày thằng Bông đi vượt biên, má như ngồi trên đống lửa, trông chờ từng ngày.
    Anh Bông reo lên:
  - Con nhớ chuyện ngày ấy mà bây giờ còn tức cười đó má. Khi má sửa soạn quần áo cho con lên đường vượt biên, má cứ luôn âu yếm dặn dò: “ Quần áo này thay xong con nhớ đem giặt và phơi trên boong tàu cho mau khô nghe con.”
    Đi vượt biên, trốn chui trốn nhủi, nằm bẹp dí trong khoang tàu như cá hộp mà má cứ làm như đi du lịch trên tàu Titanic vậy đó.
    Ông Tư phụ hoạ:
  - Má con là thế đó, bà thương chồng, thương con đến khờ người luôn. Đi vượt biên chưa lo tới cái chết mà chỉ lo con không thoải mái, không có quần áo sạch mà mặc.
    Bà Tư cãi:
  - Tôi tin sống chết là số mệnh nên chỉ biết cầu nguyện thôi, còn cái gì lo được thì cứ lo. Thế rồi ước nguyện đã thành, thằng Bông định cư ở Mỹ, lần lượt bảo lãnh ba má và chị Hai. Cả nhà đoàn tụ, có giấc mơ nào đẹp bằng giấc mơ này của má đâu?
Bà Tư nói tới đây cảm động quá, nước mắt rưng rưng. Vợ chồng chị Hai và vợ chồng Bông cùng vỗ tay tán thưởng:
 - Vậy là chúng con đã hiểu mục đích bữa tiệc gà tây của má ngày hôm nay rồi.
  - Chưa hết, còn một điều này nữa cũng quan trọng không kém. Má muốn nói một điều chân tình, không chính trị chính em gì hết nghe, ba má sang đây, đi làm đâu có là bao, không đủ tiêu chuẩn để lãnh tiền hưu, thì nhận được trợ cấp tiền già của chính phủ Mỹ, mỗi tháng đều đặn gởi tới nhà, không bao giờ sai sót, ba má tiêu xài còn dành dụm chút đỉnh thỉnh thoảng gởi về Việt Nam giúp đỡ bà con xa gần.
    Ông Tư gật gù:
  - Điều này bà nói đúng ý tôi đấy, ở Việt Nam, người già sống lệ thuộc vào con cháu. Ở Mỹ, người già vẫn có “lương” cho tới chết thì thôi.
    Anh Bông nâng ly bia lên cao:
  - Vậy thì chúng ta phải cám ơn đất nước tự do dân chủ này!!!
    Ông Tư hào hứng:
  - Cách đây vài tuần Ba có đọc một bài báo, nước Mỹ đã tìm được tàn tích của một người lính Mỹ bị mất tích trong chiến tranh Việt Nam từ năm 1971. Họ làm lễ tưởng niệm và an táng hài cốt người lính này. Người vợ góa năm xưa được trao tặng một lá cờ danh dự. Đó cũng là một cách trân trọng tạ ơn của người Mỹ cho người lính của họ đã chiến đấu, hi sinh, vì tự do dân chủ và hoà bình trên thế giới.
    Bà Tư chép miệng:
  - Họ tưởng niệm vậy là đúng rồi, nhưng bà vợ goá đó chắc cũng mấy lần lấy chồng, hay bao lần hẹn hò bồ bịch, đâu có xứng đáng nhận cái vinh dự này?
  - Bà nhận xét thật là ích kỷ, chiến tranh đã cướp đi người chồng khi bà ta còn trẻ, hạnh phúc dở dang, thì còn ai xứng đáng hơn để nhận cái danh dự này? Còn chuyện bà vợ góa ấy có đi thêm mấy bước nữa cũng chẳng nhằm nhò gì, người chết là hết, người sống vẫn phải tiếp tục cuộc đời của họ.
    Ông Tư nói tiếp cho hết ý:
  - Mà tìm kiếm tàn tích một người lính Mỹ mất tích ở Việt Nam đâu phải rẻ, dưới thời ông Tổng Thống Bill Clinton, tôi đọc báo đã nói tốn hơn một triệu đô la cho một người rồi. Suốt mấy chục năm qua chính phủ vẫn mỏi mòn tìm kiếm hơn một ngàn người lính Mỹ mất tích ấy.
  - Làm gì mà tìm kiếm lâu giữ vậy cho hao tiền hao sức? bà Tư thắc mắc hỏi.
  - Thì phía Việt Nam luôn làm khó dễ, đòi hỏi điều kiện nọ kia, câu giờ để “hành” anh nhà giàu Mỹ quốc.
  Chị Hai đang lấy dao cắt ra từng lát gà tây. Bà Tư trở về với hiện tại:
  - Thôi nào! chúng ta ăn gà tây trước đi, khi ngán thì ăn tới món súp măng cua và cá nướng với bún, rau sống.
    Chị Bông ăn thử một miếng gà tây và rối rít:
  - Má ướp gì mà ngon đậm đà vậy?
  - Má đọc mục nấu ăn trong báo Việt Nam, thì ra làm món gà tây nướng lò đâu có khó khăn gì! Má làm cái một.
    Ông Tư phân bua:
  - Nhưng không có công của tôi thì không xong đâu nhé. Má con chỉ ướp gà thôi, còn ba là người phải đút gà vô lò, canh chừng tới giờ để mang gà ra ngoài. Nếu sơ xuất không để ý làm cháy khét là chết với má con đó.
  - Hoan hô ba má.
  - Cám ơn ba má.
    Cả nhà cùng cười vui vẻ. Bữa tiệc Tạ Ơn của bà Tư càng thêm ấm cúng và ngon miệng.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Nov/2017 lúc 7:50am

Rau Đồng Quê    <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Nov/2017 lúc 7:51am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Nov/2017 lúc 9:41am

Bàn Tay  <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Nov/2017 lúc 10:06am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Dec/2017 lúc 9:44am

Một Kẻ Dư Thừa

Xong bữa điểm tâm, hai đứa con rời khỏi nhà, chỉ còn hai vợ chồng, anh cũng đang sửa soạn để đi làm. Chị muốn nói một câu gì đó, nhưng chị cảm thấy không khí không tự nhiên vì vẻ mặt lạnh tanh của chồng,và người cất tiếng nói chính là anh, anh nói một câu ngắn gọn cũng đủ làm chị xây xẩm, choáng váng cả mặt mày khi anh ra tới cửa:
- Anh đã quyết định rồi, chúng ta phải li dị !
Chị ngồi phịch xuống ghế, tủi hờn và tức giận, để mặc cho những giọt nước mắt lăn dài xuống má, cái điều ghê gớm này chị biết là sẽ xảy đến, nhưng không ngờ rằng anh đã nói ra bằng vẻ mặt không chút xót xa, vợ chồng ăn ở với nhau 20 năm dài, đâu phải chỉ mới hôm qua mà hôm nay anh nói chuyện chia tay vô tình đến vậy !
Mấy tháng nay, ngôi nhà này đã xảy ra bao nhiêu bão tố, đã là địa ngục trần gian giữa hai vợ chồng, tính tình anh thay đổi hẳn, anh hay gắt gỏng và nổi nóng vì những lí do không đâu vào đâu với vợ con, giờ giấc đi làm của anh xáo trộn bất thường, đi sớm về khuya, và weekend thì cũng biến khỏi nhà, lúc thì nói đi thăm bạn, lúc thì nói đến hãng làm thêm vì nhiều công việc còn tồn đọng lại.
Những lúc anh đi thất thường như thế, chị gọi cell. của anh thì chẳng bao giờ liên lạc được, cell phone của anh đã off, gọi phone hãng tại phòng anh làm việc thì chẳng ai bốc, chứng tỏ anh chẳng hề có mặt tại hãng.
Chị có tra vấn gạn hỏi thì anh trả lời cáu gắt và áp đảo chị cho đến khi chị đành ấm ức chịu thua vì không thể làm gì hơn.
Những sự bất thường không chỉ ngừng ở đây, anh ở nhà cũng có người gọi vào cell phone của anh, thế là anh ra vườn hay lên lầu nói chuyện, chị không thể đến gần, không thể biết người mà anh đang nói chuyện là ai ?
Cứ như thế mấy lần, cũng có lúc cell của anh reo lên và chị vồ được nó, tiếng một người phụ nữ bên kia”Hello”, nhưng khi chị hỏi ai đó thì họ cúp máy luôn, chị lại tra hỏi anh lại chối bay chối biến.
Bao nhiêu nghi vấn đặt ra trong đầu chị: Anh ấy đang có một tình yêu??!!
Người chồng hào hoa của chị đã an phận 20 năm qua, đã bước vào tuổi trung niên, chắc vẫn chưa quên thói hào hoa, lụy tình ?
Những cú gọi đến cell phone của anh càng ngày càng nhiều và lộ liễu, mỗi lần như thế là anh lái xe ra khỏi nhà, anh thì vẫn cứ chối bai bải là mấy thằng bạn gọi rủ đi nhậu, chị thừa hiểu chẳng có thằng bạn nào rảnh đến độ ngày nào cũng gọi như thế, và dần dần anh chẳng cần che dấu nữa, có khi anh đi hai ba ngày mới về. Anh ăn ở đâu? ngủ ở đâu? Nếu không có một nơi chốn thân tình cho anh đến, có một người đàn bà ấp ủ cho anh vui??
Những trận cãi nhau, giận hờn xảy ra thường xuyên, những bất hạnh hình như đang chờ đợi chị.
Thuở ấy chị mới 20 tuổi, cha mẹ chỉ có 3 người con gái, cả ba đều xinh đẹp, những năm đó phụ nữ Việt Nam còn hiếm hoi ở xứ Mỹ, nên nhà chị được bao nhiêu chàng trai chiếu cố, hai người chị đã lấy được người vừa ý, còn mình chị, hết người này làm mai, đến người kia dạm hỏi, làm cha mẹ chị cũng sốt cả ruột, cả nhà khuyên chị, chọn ai thì chọn cho xong, để những người khác khỏi tốn công và hi vọng đợi chờ.
Trong vài người ngang ngửa nhau về nghề nghiệp lẫn ngoại hình, đang cố công theo đuổi và cầu hôn chị, thì chị đã chọn anh, anh có nụ cười hiền lành, chỉ có thế mà chị thích anh, dù anh nghèo hơn những người kia, lúc đó anh vừa ra trường kỹ sư và xin được việc làm cho chính phủ, đồng lương còn ít ỏi, anh đang thuê căn phòng trong một apartment bình dân, đằng sau là một lạch nước, mùa mưa lúc nào cũng luẩn quẩn rác rưới và lá khô mà chẳng ai buồn quét dọn, chị đã về ở chung với anh tại căn phòng đó sau ngày cưới.
Chỉ khi lấy anh, một thời gian sau chị mới biết ngoài cái nụ cười hiền lành dễ thương đó, anh là một người hào hoa và rất si tình, có nhiều mối tình đi qua đời anh, mối tình nào anh cũng đều…thương tiếc ! đều cho là tuyệt vời !
Một người hào hoa như thế gặp một người xinh đẹp như chị là anh ra tay chinh phục ngay, chị cũng tự nguyện sa vào lưới tình của anh, từ chối những đám kia, nhà cao cửa rộng, tiền bạc, chắc chắn hơn hẳn anh.
Anh biết điều đó, nên lấy được chị, anh cưng chiều lắm, không cho vợ đi làm, ở nhà để anh nuôi và đẻ con giùm anh.
Chị đã hãnh diện và ngụp lặn trong hạnh phúc, một năm sau con trai đầu lòng ra đời, nó giống anh, hai năm sau nữa, một bé gái ra đời, xinh đẹp như chị. Hai đứa con mọn và người chồng đã quấn quýt vào cuộc đời chị, chị sung sướng được bận bịu vì họ, hết đưa đón con đi học, đi chơi, rồi lại chợ búa cơm nước, thu vén nhà cửa lúc nào cũng tinh tươm, vì khi đứa con thứ hai ra đời, anh chị đã mua một căn nhà trả góp, nên chị thích trưng bày, sửa sang trong, ngoài căn nhà cho thật ấm cúng, dễ thương.
Vào những mùa lễ Tết của Việt Nam hay của Mỹ, chị bày ra nấu nướng đủ thứ, gia đình lúc nào cũng có những bữa ăn quây quần đầm ấm bên nhau.
Nhưng hai người chị của chị thì vẫn chưa hài lòng về cuộc sống ấy, họ tỏ ý tiếc cho chị, đáng lẽ chị nên tiếp tục học và có một nghề trong tay, sống ở Mỹ và ở thời đại điện tử văn minh này, người phụ nữ trẻ chỉ ở nhà, lúi húi trông con, làm bếp là lạc hậu, là thua kém thiên hạ, là mụ cả người ra ! Cho dù chồng yêu ,chồng chiều, nhưng cuộc đời có lúc vui buồn, thăng trầm, người đàn bà lệ thuộc chồng sẽ hụt hẫng và thấy mình vô tích sự.
Chị cũng cảm thấy lung lay vì những lời khuyên chí tình của hai người chị ruột, nhưng mấy năm ở nhà nuôi con quen rồi, phải đem con đi gởi baby sit chị xót xa thương con, phải làm lại từ đầu, cầm lại sách vở để học, để đến trường đến lớp, chị ngao ngán quá !
Ở đời chẳng ai biết được chữ ngờ ! có thể chính anh cũng không ngờ có ngày anh sẽ đổi thay, chuyện tình yêu là chuyện của trái tim, nó có sức mạnh ghê gớm, làm cho người ta mê muội, chạy theo nó và sẵn sàng ruồng bỏ những gì mình đang có và mình từng yêu qúy
Mấy tháng nay vợ chồng lạnh nhạt, vòng tay anh từng ôm, đôi môi anh từng hôn, ánh mắt anh từng nhìn….Tất cả là cho chị, của chị,vậy mà nay đã trở thành xa lạ, những cảm xúc đó chắc anh đã hiến dâng cho một người đàn bà khác ?
Chị rùng mình đau đớn khi tưởng tượng đến một người đàn bà nào đó đã nằm trong vòng tay anh, họ âu yếm và nói với nhau những lời tình tự, trong khi chị đang ở nhà, chờ đợi chồng về, để rồi lại phải nghe những lời nói dối hay những lời gắt gỏng hành hạ chị.
Có hôm chỉ vì không tìm thấy bộ quần áo ngủ đúng ý, anh mắng chị, ở nhà làm mấy việc vặt mà cũng không xong, giặt đồ để lộn xộn, mất công anh tìm kiếm. Lúc này chị càng thấm thía những lời khuyên của các chị, khi hết tình hết nghĩa, người chồng đã từng thương yêu mình cũng có thể quay ra mắng mỏ mình, coi người vợ ở nhà làm nội trợ như một người làm công vô tích sự.
Và bây giờ là lúc chị đương đầu với sự thật cuộc đời, nếu chị đồng ý li dị thì chị biết sẽ làm gì ở lứa tuổi 40 ? không bằng cấp, không nghề nghiệp, không một chút kinh nghiệm dù những công việc đơn giản nhất. Còn những kinh nghiệm nuôi dạy con, tài ba giỏi giang trong bếp núc, chẳng giúp gì được chị trong lúc này cả, chính chị cũng cảm thấy mình tầm thường và vô tích sự, sống lệ thuộc vào chồng, để khi bị bỏ rơi, mới biết mình đang đứng bên bờ vực thẳm, chênh vênh trước mặt bao nhiêu nỗi lo toan, bất trắc.
Anh đã thẳng thắn bàn chuyện li dị với chị, căn nhà đã trả hết, anh sẽ để lại cho chị và hai con, anh sẽ trả tiền child support hai con cho đến khi chúng trưởng thành. Đổi lại, chị trả cho anh sự tự do, anh xin lỗi chị, anh biết đã làm chị buồn khổ, nhưng tiếc thay anh không yêu chị nữa !
Khi người đàn ông đã nói thẳng vào mặt vợ những lời sòng phẳng và trần trụi như thế, chị biết là không thể níu kéo, sống bên nhau mà hai tâm hồn hai phía, chỉ dày vò và làm khổ nhau thêm.
Chị đồng ý li dị.
Tội nghiệp chị ,hai người chị, một ở Chicago, một ở California, đều rủ chị về gần họ, để chị em an ủi và nâng đỡ nhau, nhưng chị từ chối, chị vẫn muốn ở căn nhà của mình, nơi hai đứa con chị đã được sinh ra và lớn lên, nơi chị đã có một thời gian dài hạnh phúc bên chồng.
Ngôi nhà đầy ắp kỷ niệm, còn vang tiếng cười trẻ thơ, còn ấm vòng tay ân ái, dù anh đã quên, nhưng chị thật khó lòng quên.
Khi người ta không còn yêu nhau, ở chung một thành phố bỗng trở thành ngột ngạt, khó chịu, và anh là người ra đi, job chính phủ dễ thuyên chuyển, anh đã về một tiểu bang xa xôi nào đó với người vợ mới của anh, sau này chị biết đó là một cô kỹ sư trẻ làm cùng hãng anh, họ gặp nhau, tiếng sét ái tình đã đến với hai người và họ đã lấy được nhau như ý muốn.
Thằng con lớn bắt đầu vào đại học, vì thế nên nó vẫn có quyền được hưởng tiền child support cho đến khi học xong, còn đứa con gái đang học high school. Chị xin đứng bán hàng trong một tiệm fast food, đồng lương thấp, cộng với tiền trợ cấp của hai con, chị gói ghém chi li từng đồng một trong cuộc sống, vất vả thế, nhưng chị thấy mình trưởng thành, khôn ngoan hơn, tự tin hơn, trong mất mát, trong đau khổ, chị vẫn muốn gây dựng cho hai con một cuộc sống êm đềm.
Những bữa ăn tối quây quần ba mẹ con, chiếc ghế thứ tư vẫn để không, vẫn thiếu vắng một người. Đôi lúc theo thói quen, khi chị từ trong bếp bưng ra những tô phở nóng hổi cho hai con, chị vẫn nghĩ đến chiếc ghế anh từng ngồi, từng đợi chị mang đến tô phở như thế.
Có lần chị không cầm được nước mắt, con chị hỏi sao mẹ khóc? chị đặt tô phở xuống bàn cho con và gượng cười chối, mẹ rắc tiêu vào tô phở cho con và mẹ bị cay mắt đấy ! Và hai con chị không biết rằng chị đã rơi nước mắt không biết bao nhiêu lần khi nhìn lại bất cứ kỷ niệm nào của anh, dù rất nhỏ nhoi, bình thường, một cái ly anh hay dùng pha cà phê để lăn lóc trong một góc tủ bếp vẫn còn đó, mấy chiếc vớ cũ còn sót lại trong ngăn quần áo….
Có những đêm chị đã ngủ mơ thấy anh trở về, cuộc sống như xưa, cái bàn ăn lại quây quần đủ 4 người.
Thỉnh thoảng anh liên hệ với hai con bằng e.mail và cellphone của chúng, còn chị, từ khi chia tay, chưa bao giờ nói chuyện với anh.
Thật khủng khiếp, tình nghĩa vợ chồng bỗng chốc thành người dưng xa lạ và có cả oán hờn !
Vất vả nên chị thấy thời gian đi quá nhanh, nỗi đau theo ngày tháng cũng nguôi ngoai dần, chị bớt khóc, những kỷ niệm của anh trong nhà không còn làm chị đau đớn nữa.
Qua thông tin của những bạn bè, chị biết anh đang có một cuộc sống hạnh phúc, anh đã có hai đứa con khác, cả hai vợ chồng anh đi làm, nên con đem gởi baby sit, tài chính của vợ chồng anh dĩ nhiên là dồi dào, nhưng chắc không khỏi bận rộn vì hai đứa con nhỏ nên anh chẳng có thì giờ về thăm hai đứa con lớn, dù theo lệnh toà án khi li dị, anh có quyền đến thăm chúng bất cứ lúc nào, hoặc có lẽ vì anh không muốn gặp lại chị, đơn giản thế thôi.
Thằng con chị học xong đại học 4 năm, là 4 năm hai vợ chồng chị xa nhau, ngày con ra trường có mặt chị, nhìn những gia đình khác có đầy đủ cha mẹ trong ngày vui của con chị bỗng chạnh lòng.
Chiều hôm ấy về nhà chị nấu một bữa cơm thật ngon, với các món ăn mà con trai chị yêu thích mà ít khi chị có thời giờ bỏ công nấu nướng thường xuyên như ngày xưa .
Đồ ăn bày ra bàn, ba mẹ con đang nói chuyện vui vẻ thì có tiếng chuông cửa, con gái chị ra mở cửa, anh đang đứng ở ngưỡng cửa, với một chút ngại ngùng .
Con trai anh lên tiếng:
- Mời ba vào nhà !
Chị ngồi chết lặng vì thấy khó xử, chị chưa bao giờ hình dung ra tình huống này, nhưng chị đã lấy được bình tĩnh, nói với anh:
- Vâng, mời anh vào nhà !
Anh giải thích với chị :
- Anh về dự lễ ra trường theo lời mời của con, nhưng không kịp. Chuyến bay bị delay bất ngờ
Anh nhìn rất nhanh khắp nhà, mọi thứ dường như vẫn như cũ, dù cuộc sống của mọi người trong ngôi nhà này đã thay đổi. Trong suốt 4 năm qua, trong cuộc sống bận bịu hiện nay của gia đình mới của anh, bên vợ mới, con mới, anh đã hiểu ra rằng, người vợ cũ, suốt thời gian ở với anh, chị không hề đi làm, không kiếm ra đồng nào, nhưng chị đã làm rất nhiều, anh đi làm mỗi ngày 8 tiếng, nhưng chị thì hơn thế nữa, chị đã là một người vợ, một người mẹ, và cả vai trò một người giúp việc, quán xuyến mọi thứ trong căn nhà này một cách tận tình và tuyệt hảo.
Anh đã kiêu ngạo và coi thường chị khi ngày đó li dị, anh tưởng mình đã hào phóng và rộng lượng cho không chị căn nhà này, căn nhà đã có bao nhiêu công sức đóng góp của chị, bằng tình yêu chồng, thương con, cả một quãng đời tuổi trẻ, thanh xuân của chị chỉ dành cho chồng con, coi thành quả của chồng con như thành quả của chính mình.
Cô con gái kéo ghế mời anh:
- Ba ngồi xuống đây đi, ba không dự lễ ra trường của anh con thì bây giờ ba ăn với chúng con cho vui.
Chị đứng dậy đi lấy thêm bát đũa, vô tình anh đã ngồi đúng vị trí ngày xưa anh thường ngồi, bàn ăn lại đầy đủ 4 người, như hồi anh mới ra đi, chị đã từng mơ, từng mong anh trở về, dù chỉ một lần để chị được nhìn lại cái hình ảnh quen thuộc này.
Vậy mà , không biết có phải vì ở một nơi nào đó vợ con anh đang chờ anh, và ở nơi đây, cuộc sống chị đã quen chỉ có 3 mẹ con, cái hạnh phúc thu nhỏ lại sau những đổ vỡ, mất mát không ? Chị bỗng thấy lòng bình thản, thấy trong bàn ăn chiều nay có một kẻ dư thừa.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Dec/2017 lúc 8:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Dec/2017 lúc 12:59pm

Người Đi Tìm Bóng


Tình cờ tôi quen với Tịnh An khi ghé vào cái sạp ven đường mua vài tấm thiệp cho muà Giáng Sinh năm ấy. Đối với tôi, tất cả những quen biết mới hay cũ, ngắn hay dài, đến rồi đi đều có duyên như sự sắp xếp cuả định mệnh. Bởi vậy mà mối giao hảo giữa tôi và Tịnh An kéo dài hằng bao nhiêu năm, vẫn mới mẻ như lần đầu gặp nhau muà Giáng Sinh năm hai đứa còn rất trẻ.

Hôm ấy là một ngày giữa tháng mười hai, tiết tháng chạp khoác cho bầu trời phố thị màu mây xanh lơ, cơn gió bấc cuối năm làm hây hồng những đôi má , và ánh mắt thiếu nữ chừng long lanh hơn vì niềm vui của mùa Giáng Sinh tràn ngập trên các nẻo phố phường. Trên lề đường trước ngôi nhà thờ cổ kính, người ta bày đầy những cây thông giả với những trái châu xanh đỏ, đèn chớp tắt đủ màu xen lẫn với những tấm thiệp Giáng Sinh treo tòn teng dễ quyến rũ đám trẻ mới lớn bước vào tuổi mộng mơ.

Hồi còn đi học, tôi có thói quen sưu tập những tấm thiệp Giáng Sinh do bạn bè gửi tặng, nên có những buổi tối vưà ngồi nghe nhạc Giáng Sinh, vừa bày đầy các tấm thiệp trên bàn rồi một mình ngắm nghiá hằng giờ không chán. Năm nào siêng, tôi còn đi mua loại giấy vẽ cứng cắt ra, rồi dùng màu để vẽ, tự thực hiện những tấm thiệp xinh xinh để gửi tặng bạn bè, cũng tiết kiệm được chút tiền còm ít ỏi tuổi học trò.

Năm ấy bận rộn quá, tham gia cây Giáng Sinh với ca đoàn nhà thờ nên tối nào cũng phải đi tập hát, những ca khúc Giáng Sinh cuốn hút tôi vào không khí rạo rực của đêm Noel đông như chảy hội, tiếng phong cầm đưa những tiếng hát hoà vào nhau làm tâm hồn chơi vơi trong niềm vui của đêm Sinh Nhật. Vì vậy để đáp lại những tấm thiệp nhận được từ bạn bè, tôi rảo quanh những sạp hàng bán lẻ mọc bên lề đường để tìm mua vài tấm thiệp thích hợp với túi tiền cuả tôi, rẻ hơn mua trong tiệm sách, rồi vì thế mà gặp Tịnh An.

Tịnh An dễ thương như cái tên cuả cô, chiếc răng khểnh dễ thương bên khoé miệng lúc hé môi cười tuyệt xinh. Hai đưá vô tình cùng chúi đầu vào chọn chung một loại thiệp giống nhau, giản dị là chỉ một cây thông màu xanh biếc trên nền trắng có điểm những bông hoa tuyết. Chắc Tịnh An cũng trạc tuổi tôi hồi ấy, khuôn mặt trái soan có đôi mắt đen như hạt nhãn, nước da trắng hồng khiến Tịnh An nổi bật trong chiếc áo dài trắng, khoác thêm một chiếc áo len đỏ nên đôi má ửng hồng như màu hoa đào trong nắng.

Đứng ngây người trước một rừng thiệp Giáng Sinh, cả hai cùng bâng quơ trao đổi góp ý về màu sắc, cuối cùng Tịnh An chỉ mua có mỗi một tấm thiệp, trong khi tôi cầm một xấp mà vẫn cảm thấy chưa đủ.Thấy tôi nhìn, Tịnh An nhoẻn miệng cười nói rất tự nhiên:

“Mình chỉ cần một tấm thôi, cho chàng, vì chàng đi xa rồi!”

Tôi gật đầu thông cảm, bụng thầm nghĩ thời buổi chiến tranh, những cô gái có người yêu là lính như Tịnh An thì mấy ai được gần nhau. Trao đổi thêm vài câu chuyện nữa xem ra đã có vẻ tâm đầu ý hợp, hai đưá trao nhau địa chỉ . Tuổi trẻ hồn nhiên và cởi mở, tôi đi về mang theo nụ cười dễ thương cuả Tịnh An, hẹn sẽ gặp nhau trong khuôn viên nhà thờ để khoe với Tịnh An, ban hợp ca trong đó có tôi sẽ trình bày những bản Thánh ca rất đặc biệt chào mừng Chuá sinh ra đời.

***

Thời gian thấm thoát trôi đi, tình thân giữa tôi và Tịnh An ngày càng thắm thiết. Tôi tin rằng chẳng phải do ngẫu nhiên mà đến, chắc hai đưá có duyên với nhau từ kiếp trước, nên bỗng vưà gặp nhau đã cảm thấy như là tri âm, tri kỷ tự kiếp nào.

Tôi vẫn hiểu mù mờ về “người ấy” của Tịnh An qua câu chuyện trao đổi rất ít về tấm thiệp trước ngày Lễ Giáng Sinh. Mãi đến sau này ở cái tuổi không còn trẻ nữa, hai đưá mới lại tìm được nhau trên xứ người, nối lại sợi dây liên lạc đứt đoạn sau hơn 30 năm. Đến khi nghe Tịnh An tâm sự, tôi mới sực nhớ lại nét mặt buồn buồn cuả cô bé ở độ tuổi đôi mươi ngày ấy, khi nói với tôi về tấm thiệp duy nhất dành cho “chàng” nào đó trong muà Giáng Sinh.

Chiều hôm nay, một chiều Đông ảm đạm và buồn bã, tôi nhận được cú điện thoại cuả bạn tôi. Giọng nói mang thanh âm của một nỗi buồn chất chưá trong đó, Tịnh An đang sống ở miền Đông Bắc nước Mỹ, những rừng thông chập chùng và những cơn mưa tuyết buốt giá lòng người, phong cảnh và khí hậu ảnh hưởng lên tâm hồn cuả con người một nỗi buồn da diết. Tiếng nói thân thương ngày nào vẫn thánh thót trên đường dây điện thoại, cho đến tuổi này mà cô bạn tôi vẫn còn một giọng nói rất quyến rũ:

“Giáng Sinh sắp đến rồi Ngọc nhỉ? Tự nhiên mình nhớ đến muà Giáng Sinh năm xưa, hồi hai đưá mình mới quen nhau, Ngọc còn nhớ không?”

Trí nhớ tôi quay ngược lại rất nhanh buổi chiều muà Giáng Sinh năm đó, thời gian qua đi đã hơn ba mươi năm mà màu áo, tiếng cười, tiếng chuông ngân mùa Giáng Sinh, những tấm thiệp năm xưa như còn lung linh trước mắt:

“Nhớ chứ! nhớ nhất là những tấm thiệp muà Noel, vì đó là niềm vui nhất của mình trong một năm. Hình như mình vẫn giữ thói quen ấy cho đến bây giờ đấy Tịnh An à. Có nhiều người bảo mình thời buổi này mà còn chịu khó gửi đi những tấm thiệp chúc chiếc như vậy là lạc hậu lắm, nhưng đối với mình thì hình như đó là dịp duy nhất trong năm để nhớ lại tất cả những người mà mình quen biết. Duy trì được thói quen đó là một cách để nhớ đến nhau, để cảm ơn nhau chắc đâu có gì xấu để phải bỏ đi, phải không bạn?” Tiếng nói buồn buồn cuả Tịnh An bên kia đầu dây nghe bùi ngùi hơn:

“Đồng ý với Ngọc, đó là một thói quen tốt nhưng ở thời đại internet như bây giờ, người ta thích cái gì tiện lợi hơn. Nói đến những tấm thiệp Giáng Sinh là hình như mình mang nặng một cảm giác buồn buồn thế nào đó Ngọc ạ, chắc tại mình mang nợ với người ấy mà chưa trả xong. Ngọc có nhớ năm ấy mình chỉ mua duy nhất có một tấm thiệp thôi, vì mỗi năm mình cũng chỉ nhận có một tấm thiệp duy nhất của người ấy, để rồi suốt đời lòng mình cứ khắc khoải hoài vì sự biến mất của nó mà mình tạm gọi là một mối tình tuyệt vọng …”

Tôi “à” lên một tiếng nhỏ, rồi hỏi lại Tịnh An:
“Mình nhớ ra rồi , có phải tấm thiệp mà hồi ấy Tịnh An nói với mình là tấm thiệp duy nhất cho “chàng”, cho một người ở xa phải không? Chung tình nhỉ? Cách nói của bạn là mình đã hiểu ra người ấy chỉ là chiếc bóng của dĩ vãng, chứ không phải là người đang đồng hành với bạn phải không?”

Có tiếng cười kín đáo nho nhỏ bên kia đầu dây:
“Đúng đấy bạn hiền, mặc dù mình không hề muốn nhớ nhưng quái lạ rằng hễ cứ đến muà Giáng Sinh, khi nhìn thấy những tấm thiệp thì lòng mình nó lại buồn quái quỷ thế nào ấy. Thôi để mình kể cho nghe không lại nóng ruột , thực tình thì ôm mãi trong tim nỗi buồn của hơn ba mươi năm cũng chẳng ích gì, thà rằng nói, nói cho xong một lần rồi thôi…”

Tôi cũng rất đồng ý với Tịnh An điều đó, nhất là tính thực tế giúp tôi đẩy nhanh nỗi buồn, gạt bỏ những cái vớ vẩn trong tâm trí càng nhanh càng tốt. Nghĩ thế nên tôi bảo bạn:
“Không biết quan niệm sống của bạn như thế nào, riêng tôi, những nỗi bất hạnh hay đau khổ trong cuộc đời mình đã trải qua, cứ xem nó như những đống rác cần phải đổ đi cho xong, giữ mãi làm gì cho nặng bụng…”

Tiếng cười khúc khích cuả Tịnh An như chế riễu:
“Nhưng lỡ đó là những kỷ niệm đẹp thì mình phải trân trọng nó, chứ sao lại đem vứt vào thùng rác?”

Hơi bí trước câu nói của Tịnh An, nhưng tôi vẫn cãi chày cãi cối:
“Ừ thì cho là đẹp, nhưng đã đẹp tại sao lại buồn, mà buồn thì giữ làm quái gì. Kỷ niệm như cái áo đẹp, đẹp thật đó nhưng nó cũ rích rồi, không thể nong vào cái thân bồ tượng hay gầy còm cuả hôm nay, thì thôi, xếp nó lại mà mặc cái áo mới, phải không?”

Tịnh An cũng đuà:
“Đúng thế! Nhưng ít ra cũng cho ta một lần truy điệu nó rồi hãy đem chôn vào huyệt lạnh. Mà thôi để ta nói, vì tấm thiệp Giáng Sinh đầu đời mà ta nhận được là của chàng, người mà ta phải gọi bằng “chú”, vì ngày xưa chú là bạn cùng đơn vị với ông cụ của mình. Tuy nhỏ tuổi hơn ông cụ cuả mình, nhưng vẫn là bạn cuả bố nên nề nếp con nhà không được phép gọi chú bằng “anh”

Tôi ngắt lời Tịnh An:
“ Thôi tớ hiểu rồi, mối tình đơn phương của cháu Diễm với chú Đạt trong “ Yêu” của Chu Tử đấy phải không? Hay còn một lý do gì khác?

Tịnh An rủ rỉ qua đường dây điện thoại:
“Chắc chắn là không đơn phương, vì tấm thiệp Giáng Sinh năm ấy gửi đến có tấm hình chân dung cô cháu gái, do chính tay chàng vẽ rất đẹp. Nếu không nghĩ về ai làm sao có thể vẽ giống đến vậy, nhưng khổ nỗi chắc chàng mặc cảm vì tuổi tác, và cũng vì ngại ông cụ nữa. Chàng có giọng nói rất ấm áp, nồng nàn, lại khéo chiều các cháu nên vì thế đối với tớ chỉ có chàng là thần tượng, có thể tin tưởng tuyệt đối hơn cả ông bà cụ ở nhà nữa. Đó là thời kỳ chàng còn làm việc chung với ông cụ, sau tự nhiên lại tình nguyện đổi đi đơn vị xa tít ngoài miền Trung, nhưng cứ mỗi muà Giáng Sinh thì không bao giờ quên gửi cho cô cháu tấm thiệp tự tay vẽ lấy rất đẹp. À, còn một chuyện nữa, hồi ấy mình nhớ có lần đi chơi với nhỏ bạn, hai đứa tò mò ghé vào nơi ở của chàng mới phát hiện ra tấm hình cuả mình được để trên bàn làm việc, dưới cái chụp đèn màu xanh lơ. . .”

Tôi thích thú reo lên:
“ Tình vậy thì làm gì lại không biết. Nhưng sao không “ tới luôn bác tài”. Tớ cũng hơi ngạc nhiên đó.”

Tịnh An trả lời:
“Ta cũng chẳng hiểu được, cứ cho là tuổi tác chênh nhau mười mấy năm đi chăng nữa, cũng đâu phải là một trở ngại khi người ta yêu nhau. Trước khi đổi đi nơi khác, mình nhận được một cái hẹn mời đi ăn của chú ấy, có lẽ đó là lần cuối cùng gặp nhau, thú thật với Ngọc chưa bao giờ mình cảm thấy một nỗi mất mát lớn lao như vậy. Dĩ nhiên tuổi trẻ không dấu được nỗi buồn ấm ức trong lòng, lần gặp cuối cùng đó mình khóc như mưa. Chàng khuyên mình ráng học, tương lai còn dài, cuộc đời chàng vốn nhiều sóng gió, sự nghiệp thì như đống lửa rơm bùng lên rồi sẽ đến lúc tàn, còn mình lại là một nhuỵ hoa vưà hé nở, nên vì thế dù th1ê nào đi nữa cũng không dám lôi kéo mình vào sự bấp bênh đó. Mình còn thơ ngây quá so với tuổi đời và cả cuộc đời chàng, lúc đó cũng không thiếu những cô gái khác muốn bám lấy. Nghe chàng nói vậy mình chỉ biết khóc, Như vậy là sao ? Bao nhiêu năm trong đời mình ấm ức hoài, có vẻ như mình bị hắt hủi, bị loại bỏ ra khỏi cuộc đời tình ái cuả một người đàn ông, chẳng lẽ mình vô duyên đến thế sao ?!! »

Ngắt lời Tịnh An, tôi nói :
“Chắc chắn là bạn không vô duyên rồi, vì không lẽ người ta bỏ thì giờ ra để vẽ chân dung cho một cô gái mà lại không có sự rung động của con tim. Nhưng tớ rất cảm phục bản lĩnh cuả ông chú này, ông ta muốn trở thành bất tử trong trái tim cuả một người con gái mà ông ấy yêu, và cũng được yêu lại. Bây giờ tớ hỏi nhà ngươi nè, giả tỷ như hồi ấy hai người yêu nhau và lấy được nhau, hơn ba mươi mấy năm với bao nhiêu thay đổi của thời gian chồng chất lên, liệu rằng khi mi khôn lớn lên, đầu óc non nớt của tuổi mười bảy mười tám năm xưa sẽ trưởng thành và thay đổi theo dòng đời, mi có còn cảm thấy thực sự hạnh phúc bên ông chồng lớn hơn mình gần hai mươi tuổi không nhỉ ? »

Tịnh An ậm ừ một chút rồi trả lời :
« Mình cũng không biết nữa, nhưng trong hồi tưởng thì cảm giác nhớ thương một muà Noel năm cũ còn y nguyên, và hình bóng cũ vẫn chỉ là hình bóng cũ, bởi vì mình không còn cơ hội để gặp lại chú ấy kể từ muà Giáng Sinh năm ấy. Nhất là ở tuổi hoàng hôn của cuộc đời thì cảm giác ấy nó lại càng rõ rệt, mình cứ nao nao buồn vì không biết bây giờ người ấy ở đâu, lưu lạc phương trời nào, hạnh phúc hay đau khổ, còn sống hay đã chết ? Vì bỗng dưng mà mất, mất đi không có cách gì tìm lại được. Nhà ngươi cho ta một lời khuyên đi... »

Giọng nói của Tịnh An bỗng trở nên nghẹn ngào, tội nghiệp cô bạn tôi đa cảm quá, nó khiến cho tôi nhớ đến hơi gió heo may khi đứng bên một bờ sông vắng. Nhưng cũng chỉ thế thôi, tôi phải lôi bạn ra khỏi chút ảo tưởng đi tìm lại chiếc bóng năm xưa. Tôi thú vị trả lời Tịnh An không một chút đắn đo :

« Có thể là bạn đang thương nhớ về một mùa Giáng Sinh trong quá khứ thì đúng hơn, và lồng trong bối cảnh ấy là hình ảnh một người, bạn đang tưởng tiếc tuổi trẻ của mình đấy. Thế thì ta phải kể cho nhà ngươi nghe một câu chuyện. Có một người đàn ông kia yêu một người con gái hồi ông còn trẻ, bóng hình cuả cô này in sâu vào tâm khảm đến nỗi ông ta lúc nào cũng quanh quẩn đi tìm lại hình bóng người con gái mình thương yêu. Qua hình bóng cuả những người đàn bà khác mà ông gặp gỡ, ông luôn thất vọng vì nó giống cái này lại vẫn chẳng giống cái kia, và vì thế mà ông ta luôn cảm thấy cô đơn. Cho đến một hôm có dịp trở lại nơi chốn xưa, cái nơi kỷ niệm mà ông ta đã gặp người con gái ấy, chỗ có một cái hồ rất đẹp với những cây thông in bóng xuống mặt hồ. Ông ta vô tình nhìn xuống mặt nước và kinh hãi nhận ra rằng mình đã là một ông già râu tóc bạc phơ, không còn là mình của mấy chục năm về trước. Thế là ông ta tỉnh mộng, thôi đeo đuổi giấc mộng đi tìm lại hình bóng cũ. »

Có tiếng cười khúc khích của Tịnh An bên kia đầu dây, nó rủa tôi nho nhỏ :
« Con khỉ ! Bạn không định cho tôi một bài học đấy hả ? »

Trong khi đó tính hài hước cho tôi tưởng tượng thêm :

« Thường thì ngoại cảnh hay chi phối lên tâm hồn của con người, nhớ nhung sầu héo hay đau khổ cũng bởi cái tính hay « tức cảnh sinh tình » của loại người có chút lãng mạn trong huyết quản. Ý là ở đây tớ chỉ đề cập đến những người cùng một lưá tuổi với nhau mà đã như vậy, khi đến tuổi về gìa thích tìm gặp lại nhau để nhắc chuyện cũ, hay có khi cũng chỉ tò mò muốn biết người ấy bây giờ ra sao ? Chẳng hạn cứ cho rằng người xưa còn đó, bây giờ khi gõ cửa căn nhà xưa, bỗng dưng lại có một bà béo ục ra hỏi ông tìm ai vậy nữa thì hì hì, vỡ mộng là cái chắc. Riêng trường hợp cuả nhà ngươi với ông chú chênh nhau đến mười mấy tuổi, ngươi nghĩ sao nếu bây giờ gặp lại một ông lão bảy chục cái xuân tàn ? Thôi, ta cho nhà ngươi một phút đi soi gương, soi cho kỹ nhé, chừng nào tìm được cái bóng cuả mình năm xưa, thì hãy tiếp tục nhớ thương hình bóng cuả người trong mộng ... »

Nguyên Nhung

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Dec/2017 lúc 12:37pm

Món Quà Của Ông Santa Claus

Chị Bông đang ngồi trước computer để tìm kiếm gía vé máy bay cho cả nhà về Texas trong mùa lễ Giáng Sinh này. Cứ như một trò chơi đuổi bắt, có gía rất rẻ nhưng ngày giờ không thích hợp, chị liền du di dời đổi ngày giờ và hỏi ý chồng để cùng quyết định trước khi mua vé, thì khi chị quay lại gía vé đã tăng lên mấy chục đồng một cái, tính ra nhà chị cần 5 vé là mất toi gần 200 đồng, y như là chị bị…móc túi giữa ban ngày một cách công khai không được quyền kêu cứu. Không biết ai mà nhanh tay lẹ chân đến thế, đã chớp mất cái gía vé hời ấy của chị rồi.
Nếu chị chê, càng chậm trễ phút giây nào thì gía vé càng không bảo đảm rẻ hời nữa. Hãng máy bay chỉ chờ cơ hội để bán gía thật đắt cho những trường hợp cần thiết để bù trừ cho quanh năm suốt tháng đã bán gía rẻ khuyến khích người xử dụng đường bay.
Thế là chị đành mua vé. Thôi rút kinh nghiệm cho những lần sau, vợ chồng phải bàn trước trường hợp linh động để chị dứt khóat mua vé ngay khi gía rẻ.
Anh Bông cằn nhằn vợ:
- Đã mấy lần rồi mà lần nào em cũng bảo lần sau sẽ rút kinh nghiệm là sao? Cái tội tham lam, gía rẻ rồi còn muốn kiếm nơi khác rẻ hơn. Cứ khư khư muốn chính em là người tìm kiếm mua vé máy bay trên net để tìm được gía rẻ cho vừa ý cơ.
- Còn hơn để cho anh làm cái rụp, gía nào cũng mua cho xong.
- Thế mà có lần còn rẻ hơn em mua đấy, lựa chọn đã đời cuối cùng gần tới ngày phải mua gía cắt cổ.
Còn 4 tuần nữa tha hồ cho chị chuẩn bị, có trẻ con nên phải mang nhiều hành lý, không thể giản tiện như người lớn được, mà thời buổi này hãng máy bay nào cũng có quy luật ký gởi hành lý phải trả tiền. Phần phục vụ ăn uống trên máy bay thì ít đi, chỉ lèo tèo ly nước và gói chip nhỏ. Tính tóan chi li thế không biết các hãng máy bay có ngóc đầu lên được không hay lại khai lỗ vốn và xin tài trợ của chính phủ?
Cô Tabi 7 tuổi hay tin mẹ đã mua xong vé máy bay về Texas thăm ông bà ngoại, nó mừng lắm, ríu rít như chim:
- Mẹ ơi con không biết phải mang theo những quần áo gì? cả những cuốn sách của con nữa, con sẽ đọc sách cho bà ngoại nghe.
- Con hãy mang những quần áo nào mà con thích, chúng ta sẽ đi lễ đêm Giáng Sinh tại Texas đấy nhé, con sẽ không phải đi giày ủng cao vì Texas không có tuyết như Utah .
- Ồ, con chưa bao giờ đi lễ tại Texas cả. Thích qúa!
Chợt Tabi nhảy dựng lên:
- Không , không thể được mẹ ơi…Ai sẽ ở lại nhà mà nhận những món qùa đêm Giáng Sinh của ông Santa Claus?
- Ông sẽ để dưới gốc cây thông, khi chúng ta trở về sẽ mở qùa.
Tabi rên rỉ:
- Nhưng món qùa của con không thể nằm im trong hộp mãi được, mẹ biết không năm nay con mơ ước ông Santa Claus sẽ cho một con chó con.
Chị Bông ngạc nhiên kêu lên:
- Một con chó con? Không phải là thú nhồi bông chứ?
- Dĩ nhiên, nó phải là con chó bằng thật để chơi với con.
- Con ơi, hãy mơ thứ khác đi, một cái áo len đẹp hay một đôi giày ấm đi trong nhà vào mùa Đông?
- Nhưng con chỉ thích con chó con.
Chị Bông đi tìm chồng, anh Bông đang ngồi đọc báo dưới nhà, chị thì thầm bên anh:
- Mùa Gíang Sinh này con Tabi mơ món qùa tặng của ông gìa Santa Claus mang tới là một con chó anh ạ, và nó không muốn đi Texas nữa, ở nhà để đợi món qùa này Mình tính sao đây?
Anh Bông gấp tờ báo lại, băn khoăn như vợ:
- Nó càng ngày càng lớn và đòi hỏi nhiều. Em hãy khuyên nó bỏ ý định ấy đi vì nhà mình bận rộn lắm, không ai có thể chăm sóc chó. Ngay cả Tabi, mình còn phải tắm rửa cho nó, tối ngủ đôi khi còn đái dầm nếu không mang diaper thì ướt cả nệm đó thôi.
Đó là đôi lúc Tabi uống nhiều nước vào buổi tối, hoặc nó quên đi tiểu trước khi đi ngủ. Nhưng Tabi vẫn luôn phụng phịu phản đối bố mẹ đã coi nó như một baby.
Hàng năm vợ chồng chị Bông vẫn là người thay ông Santa Claus, bí mật mua qùa cho các con để dưới gốc cây trong đêm Giáng Sinh.
Tabi viết thư cho ông Santa Claus, còn Betsy 4 tuổi chưa biết viết thì nói ra, đó những mơ ước trẻ con như một cái váy màu hồng như công chúa, hay hộp bút chì màu mới tinh v..v… Anh chị Bông đọc lén thư các con và mua qùa về, đợi chúng ngủ say đặt dưới gốc cây là xong. Sáng mai hai cô con gái thức dậy sớm chạy ra cây Giáng Sinh và sung sướng nhận gói qùa mang tên mình mà cứ tưởng là đêm qua ông gìa Santa Claus đã chui xuống từ ống khói mang đến . Trong gói qùa cho hai cô, bao giờ cũng có kèm theo lá thư, ông khuyên chúng phải chăm học và ngoan ngoãn thì năm nào ông cũng đến cho qùa.
Thế mà năm nay, món qùa của Tabi đã khác hẳn, không là đồ vật nữa, mà là một con vật sống động thì anh chị Bông biết làm sao đây? Chẳng lẽ cho ông gìa Santa Claus thất hứa?
- Hay là mình nói thật với nó ông gìa Santa Claus chỉ có trong sách truyện thôi? Hay ông Santa Claus năm nay bị cảm cúm H1N1 nên phải nằm nhà không đi phát qùa cho trẻ em được?
Anh Bông gạt đi:
- Cả hai câu ấy đều khó tin dù với một đứa trẻ con 7 tuổi còn ngây thơ như Tabi, thà cứ để Tabi lớn dần và tự hiểu ông gìa Santa Claus chỉ có trong huyền thoại. Em chỉ có cách duy nhất là thuyết phục nó đừng mơ ước con chó nữa.
- Ừ nhỉ, với lại còn con bé Betsy và thằng cu Holden mai này lớn thêm nữa, chúng nó phải tiếp tục hưởng những món qùa của ông Santa Claus trong suốt tuổi ấu thơ chứ.
Chị Bông lại đi lên lầu để gặp Tabi, chị dỗ dành sao đó mà nửa tiếng sau mặt chị tươi tỉnh đến bên anh:
- Tabi đồng ý không mơ ước chó con nữa. Khi nào lớn thêm chút nữa nó nhất định sẽ có một con chó yêu để nâng niu và chăm sóc. Vậy hành trình về Texas của chúng ta hoàn toàn không bị cản trở.

*************

Anh Bông đã chu đáo nhắn bưu điện giữ thư từ, và nhờ hai hàng xóm bên cạnh để ý giùm nhà cửa trước sau và một thứ quan trọng nhất là thuê người cào tuyết nếu tuyết ngập đầy lối đi, trong thời gian vắng nhà, thì anh mới yên tâm. Nhớ năm nào cả gia đình anh cũng vắng nhà vào dịp Giáng Sinh, hai tuần lễ sau về nhà, trời lạnh cóng mà đứng trước núi tuyết ngoài sân cao gần bằng đầu người, không có lối vào nhà, anh tưởng chừng như mình bất lực và gục ngã trước thiên nhiên, sau nhờ hàng xóm cho mượn xẻng và phụ anh cào tuyết làm tạm một lối nhỏ vào cửa chính, để vợ chồng con cái được bước vào nhà, mở heat lên, anh mới thấy được ở nhà mình vào mùa Đông là tuyệt vời nhất.
Cả nhà ra phi trường vào ngày 18 tháng 12 bằng taxi, thay vì lái xe van như dự tính ban đầu, vì mỗi ngày tiền gởi xe có mái che trong phi trường là 28 đồng, tính ra tốn gấp đôi tiền taxi.
Phi trường vào dịp lễ nghỉ cuối năm thật đông vui, ai cũng tay xách nách mang và chộn rộn. Anh chị Bông đã ký gởi hầu hết va ly để rảnh tay bồng bế dắt díu 3 đứa trẻ.
Ngồi trên máy bay rồi mà cũng chưa được yên với chúng, đứa này đòi ăn, đứa kia đòi uống, và thằng cu Tí Holden thì không thể nào thiếu bình sữa để bú dù đã hơn 2 tuổi .
Đến nhà ông bà ngoại thật là sung sướng, ông bà đã mua sẵn bao nhiêu là qùa bánh , trái cây và nhất là cây Giáng Sinh ngay giữa phòng khách với lấp lánh kim tuyến và qủa cầu đủ màu rực rỡ làm Tabi chợt nhớ tới món qùa mơ ước của mình, nó nũng nịu nói với bà ngoại:
- Bà ơi, cháu mơ một con chó con từ ông gìa Santa Claus mà mẹ bảo cháu còn bé không chăm sóc được nên cháu không dám mơ ước nữa.
Bà dỗ dành:
- Đúng rồi, vì ở Utah bố mẹ cháu rất bận rộn, không thể giúp cháu được đâu.
Đang sống ở xứ lạnh tuyết rơi, về đây ít lạnh hơn và đường phố không có tuyết nên Tabi và Betsy thích ra ngoài sân chơi làm thằng Holden cũng chạy ra theo, chúng sống ở xứ lạnh quen, nên cái lạnh của Texas nếu trời có chút nắng nhẹ so ra chẳng thấm vào đâu, chúng chơi trò trốn tìm và đuổi bắt nhau từ sân trước đến sân sau cho đến khi thấm lạnh mới chịu vào nhà.
Đêm Giáng Sinh cả nhà cùng đi lễ. Nhà thờ Việt Nam ở đây to lớn và đông người hơn ở Utah nhiều, ai cũng mặc quần áo đẹp và trang trọng, hai cô bé Tabi và Betsy đã nhanh chóng làm quen được với vài đứa trẻ khác đồng trang lứa, còn thằng Holden cũng lủn củn chơi với một thằng bé khác đang ngậm bình sữa như nó. Thế nên suốt buổi lễ hầu như ông bà, cha mẹ đều không bị quấy rầy .
Đêm về sau bữa tiệc Giáng Sinh thật khuya cả nhà mới đi ngủ.
Sáng hôm sau Tabi là người thức dậy sớm nhất trong số 3 chị em nhà nó, như thói quen khi ở nhà, nó chạy ra phòng khách nơi có cây Giáng Sinh để tìm món qùa Giáng Sinh, và ngạc nhiên đến sung sướng khi cô bé thấy một chú chó con mũm mĩm đang ngồi chồm hổm trong một cái hộp to, chó con mở hai con mắt to đen nhìn Tabi thân thiện.
Cô bé qùy xuống ôm chầm lấy con chó và reo lên:
- Đây chính là mơ ước của tôi.
Cô bé thấy một phong thư bên cạnh chó con, có ghi tên của ông Santa Claus gởi cho Tabi, thế là nó liền mở ra đọc ngấu nghiến: “ Vì Tabi là một cô bé ngoan biết vâng lời cha mẹ, cô không dám mơ ước một con chó con vì chưa biết cách chăm sóc, nên ông Santa Claus cảm động lắm, vẫn gởi tặng cô bé con chó con này để làm bạn với cô suốt 2 tuần lễ tại Texas. Khi nào cô về Utah thì con chó vẫn ở lại đây để ông bà ngoại chăm sóc giùm, và mùa hè cô bé sẽ trở lại Texas thăm ông bà ngoại và thăm chó con luôn nhé, cho tới khi nào cô cảm thấy mình đã lớn hoặc bố mẹ rảnh tay hơn thì sẽ có một chó con khác cho cô trong một đêm Giáng Sinh huyền diệu”
Tabi hét to lên đánh thức cả nhà cùng thức dậy:
- Ông Santa Claus gởi chó con cho Tabi rồi !
Cả Betsy và Holden cũng có qùa của ông Santa Claus, ông theo chúng nó về Texas để tặng qùa đấy.
Nhìn nét mặt vui tươi của Tabi, Betsy, và vẻ lăng xăng của Holden , anh chị Bông mỉm cười nháy mắt với ông bà ngoại, người đã hoàn thành nhiệm vụ thay ông gìa Santa Claus mang những món qùa kỳ diệu của ông đến cho những đứa trẻ này.

Nguyễn Thị Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Dec/2017 lúc 1:35pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Dec/2017 lúc 12:22pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.336 seconds.