Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2017 lúc 10:01am

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2017 lúc 8:58am

Bên gốc bàng trên sân bệnh viện


Bệnh%20nhân%20nằm%20ở%20sân%20Bệnh%20viện%20Ung%20bướu%20TP.HCM%20chờ%20điều%20trị,%20tháng%201/2013.%20%28Ảnh:%20vnexpress.net%29

Đang thiu thiu, anh bỗng vùng dậy, vơ quàng đôi dép định lao về phía phòng bệnh nhân.


- Gớm! Cái nhà anh này. Người ta bảo dậy ăn cơm chứ có ai gọi để chăm sóc gì cho vợ đâu mà cà cuống lên thế.
Hai mắt cay xè. Anh ngượng nghịu nhìn chị “hàng xóm” đang lay lay bờ vai mình.
“Hàng xóm” nhìn anh ái ngại:
- Cũng phải lo cho cái thân mình nữa đấy ông ạ. Ông mà nằm xuống thì không ai chăm cho vợ đâu. Cơm đi, tôi mua về cho rồi đấy.
Anh quơ tay nhặt hộp cơm chị vẫn mua giùm cho ở bên phố Phương Mai từ lúc còn giữa chiều. Ngắm bốn lát thịt heo kho bám đầy bột nghệ vàng, mấy cọng rau muống trụi lá, dài ngoẵng và nhúm đậu lạc rang mỡ, anh lơ đễnh múc từng thìa cơm. Chị, chắc đã ăn tối xong, nói với anh như gắt:
- Cố mà cho trôi cơm vào họng.
Giọng chị bỗng chùng lại :
- Không biết bao nhiêu hôm nữa mới về được...

Chị nửa nằm nửa ngồi trên manh chiếu xơ xớp trải lên sàn ximăng lô hô lổng hổng. Hai mắt nhìn lăm lăm vào dãy phòng hồi sức sau phẫu thuật. Anh nhìn đôi dép nhựa sắp 
mòn hết cả đế của chị để lỏng chỏng bên manh chiếu, cố nén tiếng thở dài.
Bỗng có tiếng gọi giật giọng :
- Người nhà bà Như đâu?
Anh hốt hoảng phóng chân đất vào phía dãy phòng bệnh. Trở ra, anh buông thõng người xuống chiếu vì mệt nhọc. Chị đẩy hộp cơm cho anh, hất hàm :
- Đấy, không cố mà nạp cho hết vào người thì lấy sức đâu mà chạy như bay thế!

Đêm trôi còn chậm hơn cả sên bò. Anh ngồi bó gối trên tấm chiếu trải kề sát bên manh chiếu của chị. Xung quanh lổn ngổn túi xách, thau chậu quây lấy gốc cây bàng.
Anh thắc thỏm không dám ngủ. Cứ sợ bỏ lỡ tiếng gọi giật giọng từ phía phòng bệnh.
“Hàng xóm” của anh hai tay bắt chéo ngang mắt, thấy anh lăn bên này trở bên kia mãi, làu bàu:
- Chợp mắt đi, có gọi thì tôi bảo cho mà dậy. Mỗi ngày cả chục lần họ réo, ai còn lạ gì tên vợ anh nữa mà lo ngủ quên. Cứ nhấp nha nhấp nhổm như đàn bà chờ đi đẻ.
Anh không dám cựa mình, chỉ cố nép người ra xa manh chiếu của chị một chút.

Ngày đầu vợ anh từ phòng mổ chuyển về phòng hồi sức, thấy anh ôm chiếu đứng ngó lớ ngớ tìm chỗ, chị dẹp một góc manh chiếu của mình cho anh. Khoảng sân ximăng chưa đầy vài chục mét vuông mà cả đống người nuôi bệnh tá túc. Nếu anh không được chị cho... nằm ké một bên thì còn lâu anh mới tìm được chỗ trải chiếu. Đêm đầu anh ngồi vặn vẹo tay chân mãi. Chị nhìn anh lăm loi như nhìn một thằng hóa rồ. Bỗng gắt:
- Nằm đi. Đã đến đây thì có là ông tiến sĩ, bà kỹ sư hay ông tướng ông tá gì cũng như nhau cả thôi. Muốn giữ ý tứ gì gì đó thì về quê mà giữ!
Khi chị đã thở đều đều anh mới đặt lưng xuống, nhè nhẹ cho cái túi xách vào giữa khe hở của... lưng anh và chị.
Anh gầy rộc vì những tiếng gọi bất chợt, lanh lảnh túa ra không giờ giấc gì từ phía 
phòng bệnh và những đêm 
ngủ trầy trật đầy lo âu, mộng mị. Đôi lúc anh thấy chị nằm ngủ mà... phát thèm. Thèm 
ngủ được bất cứ lúc nào như chị, dù chỉ là giấc ngủ ngắn ngủi giữa hai lần gọi.
Quanh gốc bàng đầy người. Vậy mà lạ. Chị chẳng cáu gắt với ai bao giờ ngoài anh. Có lúc bị chị gắt, anh len lét nhìn xung quanh, thấy kỳ kỳ sao ấy. Một hôm, sau bao chuyện lung tung trên trời dưới đất, chị bảo:
- Thấy anh cứ lơ ngơ lẩn ngẩn nên tôi mới lắm chuyện. Đã đến đây là khổ lắm, đành cảnh đầu đường xó sân cho qua ngày mà nuôi người bệnh thôi...

Chị đăm đăm nhìn lên bầu trời có những dải mây bay lững thững vô định về chốn xa xăm.
Anh để ý cứ đến mỗi bữa cơm là chị thường ngồi tách ra một chỗ xa trong sân. Nói năng thì bỗ bã nhưng ăn uống lại thấy e dè. Một bữa, sau khi có tiếng gọi từ phòng bệnh, chị buông hộp cơm xuống sàn ximăng, lật đật lao đi. Anh thấy hộp cơm của chị để lỏng chỏng giữa nắng thì ra lấy vào. Anh thảng thốt, bất 
chợt thấy tim mình nhói lên. Trên phần cơm chỉ có nhúm rau muống những cọng là cọng, thêm nhúm hạt lạc rang nằm lỏi chỏi.
Chiều. Anh lấy cớ muốn ra đường cho khỏi tù chân để giành lấy việc đi mua cơm. Anh qua cầu vượt, sang bên kia đường Giải Phóng tìm đến mấy quán cơm trong ngõ. Lúc giở ra ăn, chị ngạc nhiên, nhìn sang anh rồi hấp tấp chạy lại:
- Khoan đã, nhầm hộp rồi.
Anh lắp bắp:
- Tôi mua... mua... chị... chị... đừng ngại... ngại chi cả. Mấy... mấy ngày qua tôi không biết là... chị... chị...
Chị ngồi thụp xuống manh chiếu. Cả hai không ai nói thêm câu nào. Chừng thấy im ắng quá, anh vừa xúc cơm ăn, vừa giả lả hỏi chị về loại thuốc mà bác sĩ mới cho chị đơn, phải ra ngoài phố mua.
Anh bỗng thấy ngạc nhiên khi lần đầu nghe chị nói với mình trong bữa cơm mà không hề gắt gỏng hay làu bàu:
- Cố mà ăn, cơm thương cháo thương. Tôi nuôi nhà tôi nhiều lần tôi biết, ở cái chốn này mà có cái để tọng vào mồm đủ ngày hai bữa đã là...là...
Chị đưa tay ngượng nghịu bịt lấy mồm.

Hoàng hôn lại phủ lên khoảng sân ximăng lở lói có gốc bàng chi chít vết khắc.
Phía sau dãy phòng bệnh, hàng cây xà cừ cổ thụ cũng chìm dần vào bóng tối. Thi thoảng tiếng chim lợn cất lên từ trong vòm lá. Chị nhìn về phía hàng cây.
- Mả bố nó chứ cái tiếng chim lợn! Nghe sợ bỏ xừ đi.
Anh cười. Bỗng nhận ra rằng, mình chưa bao giờ cười trước một câu chửi.

Hoàng Lam Giang
Đang thiu thiu, anh bỗng vùng dậy, vơ quàng đôi dép định lao về phía phòng bệnh nhân.



- Gớm! Cái nhà anh này. Người ta bảo dậy ăn cơm chứ có ai gọi để chăm sóc gì cho vợ đâu mà cà cuống lên thế.
Hai mắt cay xè. Anh ngượng nghịu nhìn chị “hàng xóm” đang lay lay bờ vai mình.
“Hàng xóm” nhìn anh ái ngại:
- Cũng phải lo cho cái thân mình nữa đấy ông ạ. Ông mà nằm xuống thì không ai chăm cho vợ đâu. Cơm đi, tôi mua về cho rồi đấy.
Anh quơ tay nhặt hộp cơm chị vẫn mua giùm cho ở bên phố Phương Mai từ lúc còn giữa chiều. Ngắm bốn lát thịt heo kho bám đầy bột nghệ vàng, mấy cọng rau muống trụi lá, dài ngoẵng và nhúm đậu lạc rang mỡ, anh lơ đễnh múc từng thìa cơm. Chị, chắc đã ăn tối xong, nói với anh như gắt:
- Cố mà cho trôi cơm vào họng.
Giọng chị bỗng chùng lại :
- Không biết bao nhiêu hôm nữa mới về được...

Chị nửa nằm nửa ngồi trên manh chiếu xơ xớp trải lên sàn ximăng lô hô lổng hổng. Hai mắt nhìn lăm lăm vào dãy phòng hồi sức sau phẫu thuật. Anh nhìn đôi dép nhựa sắp 
mòn hết cả đế của chị để lỏng chỏng bên manh chiếu, cố nén tiếng thở dài.
Bỗng có tiếng gọi giật giọng :
- Người nhà bà Như đâu?
Anh hốt hoảng phóng chân đất vào phía dãy phòng bệnh. Trở ra, anh buông thõng người xuống chiếu vì mệt nhọc. Chị đẩy hộp cơm cho anh, hất hàm :
- Đấy, không cố mà nạp cho hết vào người thì lấy sức đâu mà chạy như bay thế!

Đêm trôi còn chậm hơn cả sên bò. Anh ngồi bó gối trên tấm chiếu trải kề sát bên manh chiếu của chị. Xung quanh lổn ngổn túi xách, thau chậu quây lấy gốc cây bàng.
Anh thắc thỏm không dám ngủ. Cứ sợ bỏ lỡ tiếng gọi giật giọng từ phía phòng bệnh.
“Hàng xóm” của anh hai tay bắt chéo ngang mắt, thấy anh lăn bên này trở bên kia mãi, làu bàu:
- Chợp mắt đi, có gọi thì tôi bảo cho mà dậy. Mỗi ngày cả chục lần họ réo, ai còn lạ gì tên vợ anh nữa mà lo ngủ quên. Cứ nhấp nha nhấp nhổm như đàn bà chờ đi đẻ.
Anh không dám cựa mình, chỉ cố nép người ra xa manh chiếu của chị một chút.

Ngày đầu vợ anh từ phòng mổ chuyển về phòng hồi sức, thấy anh ôm chiếu đứng ngó lớ ngớ tìm chỗ, chị dẹp một góc manh chiếu của mình cho anh. Khoảng sân ximăng chưa đầy vài chục mét vuông mà cả đống người nuôi bệnh tá túc. Nếu anh không được chị cho... nằm ké một bên thì còn lâu anh mới tìm được chỗ trải chiếu. Đêm đầu anh ngồi vặn vẹo tay chân mãi. Chị nhìn anh lăm loi như nhìn một thằng hóa rồ. Bỗng gắt:
- Nằm đi. Đã đến đây thì có là ông tiến sĩ, bà kỹ sư hay ông tướng ông tá gì cũng như nhau cả thôi. Muốn giữ ý tứ gì gì đó thì về quê mà giữ!
Khi chị đã thở đều đều anh mới đặt lưng xuống, nhè nhẹ cho cái túi xách vào giữa khe hở của... lưng anh và chị.
Anh gầy rộc vì những tiếng gọi bất chợt, lanh lảnh túa ra không giờ giấc gì từ phía 
phòng bệnh và những đêm 
ngủ trầy trật đầy lo âu, mộng mị. Đôi lúc anh thấy chị nằm ngủ mà... phát thèm. Thèm 
ngủ được bất cứ lúc nào như chị, dù chỉ là giấc ngủ ngắn ngủi giữa hai lần gọi.
Quanh gốc bàng đầy người. Vậy mà lạ. Chị chẳng cáu gắt với ai bao giờ ngoài anh. Có lúc bị chị gắt, anh len lét nhìn xung quanh, thấy kỳ kỳ sao ấy. Một hôm, sau bao chuyện lung tung trên trời dưới đất, chị bảo:
- Thấy anh cứ lơ ngơ lẩn ngẩn nên tôi mới lắm chuyện. Đã đến đây là khổ lắm, đành cảnh đầu đường xó sân cho qua ngày mà nuôi người bệnh thôi...

Chị đăm đăm nhìn lên bầu trời có những dải mây bay lững thững vô định về chốn xa xăm.
Anh để ý cứ đến mỗi bữa cơm là chị thường ngồi tách ra một chỗ xa trong sân. Nói năng thì bỗ bã nhưng ăn uống lại thấy e dè. Một bữa, sau khi có tiếng gọi từ phòng bệnh, chị buông hộp cơm xuống sàn ximăng, lật đật lao đi. Anh thấy hộp cơm của chị để lỏng chỏng giữa nắng thì ra lấy vào. Anh thảng thốt, bất 
chợt thấy tim mình nhói lên. Trên phần cơm chỉ có nhúm rau muống những cọng là cọng, thêm nhúm hạt lạc rang nằm lỏi chỏi.
Chiều. Anh lấy cớ muốn ra đường cho khỏi tù chân để giành lấy việc đi mua cơm. Anh qua cầu vượt, sang bên kia đường Giải Phóng tìm đến mấy quán cơm trong ngõ. Lúc giở ra ăn, chị ngạc nhiên, nhìn sang anh rồi hấp tấp chạy lại:
- Khoan đã, nhầm hộp rồi.
Anh lắp bắp:
- Tôi mua... mua... chị... chị... đừng ngại... ngại chi cả. Mấy... mấy ngày qua tôi không biết là... chị... chị...
Chị ngồi thụp xuống manh chiếu. Cả hai không ai nói thêm câu nào. Chừng thấy im ắng quá, anh vừa xúc cơm ăn, vừa giả lả hỏi chị về loại thuốc mà bác sĩ mới cho chị đơn, phải ra ngoài phố mua.
Anh bỗng thấy ngạc nhiên khi lần đầu nghe chị nói với mình trong bữa cơm mà không hề gắt gỏng hay làu bàu:
- Cố mà ăn, cơm thương cháo thương. Tôi nuôi nhà tôi nhiều lần tôi biết, ở cái chốn này mà có cái để tọng vào mồm đủ ngày hai bữa đã là...là...
Chị đưa tay ngượng nghịu bịt lấy mồm.

Hoàng hôn lại phủ lên khoảng sân ximăng lở lói có gốc bàng chi chít vết khắc.
Phía sau dãy phòng bệnh, hàng cây xà cừ cổ thụ cũng chìm dần vào bóng tối. Thi thoảng tiếng chim lợn cất lên từ trong vòm lá. Chị nhìn về phía hàng cây.
- Mả bố nó chứ cái tiếng chim lợn! Nghe sợ bỏ xừ đi.
Anh cười. Bỗng nhận ra rằng, mình chưa bao giờ cười trước một câu chửi.

Hoàng Lam Giang


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 23/Jun/2017 lúc 9:09am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Jun/2017 lúc 9:23pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Jun/2017 lúc 1:01pm
XÓM BỜ KÊNH

Related%20image

Cái mùi hăng hăng hôi thối lại dậy lên nồng nặc từ con kênh trước nhà. Đám lục bình già nua úa vàng vì không chịu nỗi dòng nước thải sinh hoạt từ hàng trăm căn hộ, quán ăn, quán nhậu, cửa hàng đổ vào đây. Cái con kênh mà ngày nào còn trong xanh in bóng hàng dừa xiêm sai trái, những tàu lá như những chiếc lược thưa cài vào bầu trời xanh ngắt mùa hè, lững lờ vầng mây trắng trôi bềnh bồng như mái tóc dài Mẹ tôi thường xõa ra, rồi bới lại thành một núm trên sau mái đầu bạc trắng của bà.
Tôi nhìn mấy trái bình bát chín vàng đu đưa khi cơn gió thoảng qua. Bây giờ mấy đứa trẻ đâu thèm như ngày xưa bọn tôi ăn thứ gì ăn được, cũng ngon vô cùng.

Lúc mới về đây, dọc hai bên bờ kênh chỉ lưa thưa vài nóc nhà mái tôn vách lá, ở cách xa nhau bằng một tiếng gọi ơi…vang mới nghe được. Con kênh dài chưa đến 500m nối từ tỉnh lộ qua hương lộ một thời là kênh thoát nước nội đồng, nhưng ngày nay chức năng đó không còn vì chung quanh, từ đất nông nghiệp trở thành đất ở lần hồi mà không ai kịp nhận ra. Cái xóm nhỏ nghèo, nghèo thật, nghèo vì là dân nghèo còn nghèo cả số lượng con người, nghèo cả dăm mảnh ruộng nhỏ bằng bụm tay con nít mà người ta hay ví von. Ngày nay, người về mua đất xây nhà, định cư ngày một nhiều hơn, cái xóm nhỏ không còn nhỏ nửa đã có tường vôi cổng sắt, đã có nhà cao tầng nuôi chim yến. Một loài chim biển cho ra sản phẩm quí hiếm, đắt tiền mà không phải ai cũng được thụ hưởng. Chỉ một điều như qui luật, người mới đến thường khá giả còn số người sinh sống cựu trào nơi đây thì vẫn vách lá mái tôn ẩm thấp như xưa.

Tiếng xe máy dừng lại ngoài đường, con đường bê tông rộng không đầy một mét. Công trình nhà nước và nhân dân cùng làm, giúp cho cái xóm bờ kênh của tôi khang trang hơn. Vẫy chào một thuở xắn quần cao tới gối mỗi khi mùa mưa về.
- Anh hai ơi có nhà không
- Tôi đây, việc gì thế chú Út ?
- Có túi đồ con Vy gởi thằng Lâm lơ xe mang về, tới bến nó nhờ tôi đem giùm vào cho anh.
- Ừ tôi ra ngay cảm ơn chú Út nghe.
Nhận một túi nhựa to từ chú Út xe ôm tôi xách vào nhà
- Bà ơi ! con Thảo Vy gởi đồ về giổ nội nó nè , bà ra xem có đủ không
Chẳng là chủ nhật này nhà cúng giổ ba tôi, vợ tôi có bảo Thảo Vy đứa con gái duy nhất của vợ chồng tôi, đang học năm cuối đại học kinh tế ở thành phố mua thêm một số vật dụng để dùng. Thực ra giổ chính ông nội nó nhằm ngày thứ tư tuần tới nhưng nó đề nghị tôi tổ chức trước vào hôm chủ nhật ngày nghỉ, để nó mời một số bạn bè về dự mà không phải bỏ buổi học nào. Cái thời đại bây giờ việc gì cũng nằm trong sự suy tính thiệt hơn, chính tôi dù hoài cổ mấy cũng đành thuận
theo thời thế.

Trong lúc bà nhà tôi lo sắp xếp dọn dẹp, tôi xuống bếp lấy con dao phay bén ngót ra sân tỉa, mấy nhánh cây che ra đường để bà con qua lại không va quẹt. Tựa vào gốc nhãn lâu năm sần sùi, cọ qua cọ lại xua tan cơn ngứa giữa lưng trần, tôi mơ màng nhìn bầu trời xanh cao, vài áng mây trắng bay thanh bình hờ hững như lười biếng, vì nó có bao giờ phải đối diện với bao nhiêu chuyện đời thường. Cái ăn cái mặc cái nhu cầu thụ hưởng mà xã hội trần tục dành riêng cho con người.
Chính nhờ những gia đình khá giả về mua đất xây nhà định cư ở cái xóm bờ kênh này, đã giúp cho bà con cựu trào chúng tôi biết thế nào là cuộc sống tiện nghi. Trước tiên dòng điện chính được đưa về, cái xóm nghèo bỗng rộn ràng suốt ngày đêm. Tiếng nhạc sập xình, tiếng xuống câu vọng cổ mùi mẫn từ những chiếc máy nghĩa địa rẽ tiền nhưng rất mới lạ và hấp dẫn đối với chúng tôi. Chú Út nhà đối diện sắm chiếc xe máy Dream do trung quốc sản xuất để chạy xe ôm. Cô ba Hương bán tàu hũ bánh lọt nước đường mua về chiếc tivi màu dù cũ nhưng hình ảnh còn rất trong sáng. Chỉ bác Bảy Giò ( gọi thế vì bác cao hơn mét tám ) là lên đời cái Mô Tơ bơm nước bằng điện, cũng chỉ bác và vài hộ nữa còn giữ lại miếng ruộng nhỏ để làm gọi là kiếm lúa ăn.


Cuộc sống phố thị len lỏi vào cái xóm nghèo của tôi, len lỏi vào tư tưởng của cả cộng đồng nho nhỏ này. Làm cho gia đình tôi và mọi người phải suy nghĩ để cố vượt qua sự nghèo dốt khó khăn. Chỉ có con đường đầu tư vào việc học cho lớp trẻ, bởi vì thế hệ chúng tôi quá già nua muộn màng cho sự vươn lên. Thế là lớp nông dân ít đất chúng tôi bắt đầu gồng mình lên, làm việc bất kể ngày đêm dành tất cả cho một niềm tin mới, một tương lai tươi sáng còn ở phía trước.
Những điều mơ ước đó giờ đây phần nào được đền đáp. Cái xóm bờ kênh bây giờ có không ít cô, cậu tú và cũng không ít cô, cậu đang là sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên thành phố mà trong đó có Thảo Vy, đứa con gái rượu duy nhất của vợ chồng tôi.

Không khí bắt đầu nóng lên, bửa tiệc được nửa chừng, tiếng chạm ly lanh canh nghe vui tai, dù tôi đãi bà con loại rượu đế nấu bằng gạo của một gia đình chuyên nấu rượu nuôi heo ở cuối xóm, chứ chẳng bia bọt gì.
- Út ơi ! thằng Châu chừng nào ra trường ?
- Dạ, còn năm rưởi nữa bác bảy, tôi cố chạy xe không biết bao giờ mới được hưu đây, nó học ngành giao thông vận tải ra trường mong dễ tìm được việc làm.
Tiếng cô Hương tàu hũ bánh lọt từ bàn phụ nữ kế bên xen vào.

- Anh nói vậy tôi không đồng ý, cứ làm cho đến khi nào sức còn làm được, đỡ bận bịu cho con cái, nó còn tương lai của nó nữa chứ anh
Chợt tiếng nói trầm trầm đượm buồn của chú Hai Đực, người cuối cùng còn hành nghề làm mướn tự do ở xóm tôi. Chú Hai Đực làm tốt tất cả, từ cuốc đất lên giồng, sửa sang chuồng trại, đào ao gieo giống. nhờ có chú Hai Đực mà những nhà neo người như nhà tôi mới làm xong những việc không thể làm được một mình.
- Tôi thì cứ mỗi ngày nhìn cái dòng kênh nửa sống nửa chết này lại ngán ngẫm, mùi của nó đáng báo động rồi nghe bà con

Quay sang bác Bảy Giò, Hai Đực hỏi tiếp
- Con bác làm việc ở ủy ban, có nghe được bao giờ kế hoạch lấp kênh làm đường giao thông nội ô bắt đầu không bác bảy.
Bác Bảy Giò vừa lắc đầu vừa khà một ngụm rượu rồi trả lời

- Khi nào chuyện cơ quan nó nói với tao đâu, hỏi đến thì ậm ừ cho qua rồi lãng đi. Tao cũng bù
Trong lòng tôi vui buồn lẫn lộn, ngày giổ ba tôi năm nay bà con lối xóm đến dự đông đủ, nhóm bạn của con Thảo Vy về bằng chuyến xe sớm nhất nên việc trong ngoài có chúng nó giúp một tay rất gọn gàng.


Nhìn những cánh lục bình sống dở chết dở dưới con kênh chảy dòng nước đen sì. Tôi lại chạnh lòng nghĩ về cái ngày xưa trong lành xanh mát. Con cá lìm kìm đùa giỡn trên mặt nước, thân nhỏ như que tăm quẫy chiếc đuôi bé tẹo làm xao động những vòng tròn sóng tí hon. Tiếng chim bìm bịp gọi triều về như tiếng còi tàu xa xăm mà mang đậm mảnh hồn quê tiễn và đưa người ra đi hay trở lại. Những thân dừa cong vươn vào bầu trời xanh những chiếc lược thưa mơ màng như đón ngọn gió nồm nam về ru giấc ngủ trưa hè.

Tiếng cười đùa, chạm ly ròn rã. Tiếng trách cứ, an ủi xôn xao làm lòng tôi ấm lại. Có lẽ tương lai không còn xa. Cái xóm bờ kênh nhỏ bé của tôi không còn bé nhỏ nữa, mà sẽ lớn lên, khang trang hơn khi lớp con cháu trưởng thành. Đem về kiến thức đã un đúc trong nhà trường mà gầy dựng lại quê hương. Bầy chim non sẽ mọc đủ lông đủ cánh bay vào bầu trời cao xanh, thực hiện ước mơ và hoài bảo của riêng mình.

Duyên An

Related%20image


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 28/Jun/2017 lúc 1:09pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jul/2017 lúc 11:08am

Tam Độ Mai 1 Quỳnh Dao.mp3         <<<<<

Tam Độ Mai 2 end Quỳnh Dao.mp3 <<<<<<

Image%20result%20for%20Tam%20Do%20Mai%20Quynh%20Dao


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Aug/2017 lúc 9:40am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2017 lúc 1:49pm

Người Cha H.O. thầm lặng







Bố tôi đến dịch vụ làm hồ sơ xuất cảnh diện HO. Cầm theo những giấy tờ cần thiết như giấy khai sanh, giấy ra trại, tờ hộ khẩu… Chỉ vỏn vẹn có hai Bố con, trước con mắt tò mò của nhiều người. Thế rồi “Cha già con cọc” dắt díu nhau lên máy bay qua Mỹ, năm tôi tròn bảy tuổi.

Đầu mùa thu năm 1993, Bố xin cho tôi vào học lớp hai tại trường Willmore School, ở đường Goldenwest, thành phố Westminster. Mỗi lần họp phụ huynh xong, cô giáo mời cha mẹ học sinh đến tham quan lớp học và ký tên. Nhưng tôi không có ai đi họp, cũng chẳng có ai ký tên, vì Bố bận đi làm. Mẹ tôi còn ở Việt Nam. Khi cha hoặc mẹ các bạn tôi ký tên gần hết, tôi vẫn đứng tựa cửa lớp, dõi mắt ra cổng đợi Bố đến như lời hẹn. Nhưng chắc Bố đang mắc làm trong hãng nhiều hàng gấp. Chờ đợi mỏi mòn chẳng thấy bóng dáng Bố đâu! May sao mẹ của một người bạn ở gần nhà, biết hoàn cảnh cha con đơn chiếc đã đến hỏi thăm, và tôi xin cô giáo để bà ký tên thay cho Bố. Cô nhận lời và nói tôi thông dịch cho bà trước khi ký tên, cô chỉ lên bảng dán những bức hình tôi vẽ trong giấy cứng, cô khen tôi học chăm chỉ và rất giỏi.

Bây giờ chỉ còn bốn tháng nữa là tôi đủ ba mươi hai tuổi. Như vậy là tôi đã sống ở Mỹ một thời gian khá dài. Từ một con bé còm cõi, nay tôi đã có gia đình và là mẹ của hai đứa con, trai ba tuổi và gái mới đầy năm.

Từ khi còn rất nhỏ, nhiều người vẫn hỏi tôi: Tại sao Mẹ còn ở Việt Nam? Sao chỉ có hai Bố con đi Mỹ thôi? Còn nhiều câu hỏi khác, mà hồi nhỏ tôi có hiểu gì đâu mà trả lời, chỉ cười trừ, nhưng bây giờ lớn tới đâu là hiểu tới đó.



Cuối năm 1982. Bố tôi đi tù về, tá túc ở nhà bà nội tôi tại xứ Thánh Mẫu, Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Bồ về chiều hôm trước, ngay sáng hôm sau, Sáu Sẹo, Công an khu vực đã ghé nhà hỏi thăm sức khỏe, rồi nhắc nhở: “Vì vợ con anh đã đi theo đế quốc Mỹ, mà lại không có hộ khẩu ở đây, anh phải đi kinh tế mới”.

Bao nhiêu năm tù đày, ngày được thả về, Bố tôi thấy bạn bè háo hức, nôn nóng mong xum họp với vợ con, mà thấy tủi thân!

Sau mấy năm tù đầy, người vợ “đầu gối tay ấp” đến thăm Bố lần cuối, yêu cầu bố ký vào tờ giấy ly dị, để bà dẫn hai đứa con trai đi Mỹ, theo diện đoàn tụ ODP, vì cha mẹ bà di tản năm 1975 gửi giấy tờ bảo lãnh về. Nhưng khi làm hồ sơ ra đi, họ đòi phải có giấy ly dị của ông chồng sĩ quan ngụy đang cải tạo mới chịu. Thấy Bố chần chờ, bà nói: “Ông phải nghĩ đến tương lai các con, tôi đưa chúng nó đi để ăn học, chứ ở mãi xứ này mà chết chùm à!” Bố tôi đành ký tên vào tờ giấy ly dị.

Sau khi tới Mỹ, thời gian đầu bà cũng gửi tiền về nhờ người em còn ở Saigon đi thăm nuôi Bố tôi. Nhưng chỉ được vài lần, rồi vì “Người khôn của khó” không ai kiên nhẫn đi thăm nuôi người tù không án. Sau đó Bố mất liên lạc với vợ con luôn. Từ dạo ấy Bố là “con bà Sơ” trong tù, nhưng Trời thương nhờ vóc dáng cao lớn, nên Bố còn cầm cự được giữa sóng gió tù đày…

Bị công an đuổi đi kinh tế mới, bố tôi cũng tìm được đất sống. Đó là khu kinh tế mới Sông Ray, cách Long Khánh khoảng ba mươi cây số. Khu mới khai khẩn, chỉ lưa thưa vài chục nóc nhà, Bố tôi sang rẻ lại của người quen miếng đất ngay đầu lối, cất lên một căn nhà nhỏ như cái chòi. Nhờ có hai người bạn cùng cảnh ngộ đến phụ giúp, chẳng mấy chốc Bố đã có chỗ che nắng che mưa, lại yên thân không bị công an khu vực dòm ngó! Xung quanh nhà Bố tôi trồng đủ thứ, nào bắp, khoai lang, củ mì, bầu, bí… là những thứ mau thu hoạch. Đó là “thành tích” sau bảy tám năm Bố tôi học được trong các “trại tù cải tạo”.

Để kiếm thêm thu nhập, Bố tôi cùng vài người bạn rủ nhau đi sâu vào trong rừng gần chân núi, khai hoang thêm mấy mẫu đất nữa, cặm cụi trồng trọt tiếp.

Sống trong vùng kinh tế mới này cũng hơn nửa năm, Bố cứ âm thầm lặng lẽ, cuốc cuốc, xới xới suốt ngày không để ý đến ai. Hoa mầu trồng được thì đã có người đến tận vườn thu mua giá rẻ, nhưng khỏi mất công gánh ra chợ.

Khu xóm kinh tế mới nhà này cách nhà kia bằng những hàng rào gỗ lưa thưa, xa xa nhìn không rõ mặt. Một ngày mưa nghỉ làm, khi xế trưa mưa tạnh, bố tôi có dịp sang thăm hàng xóm, một căn nhà tranh vách đất cách một con đường đất đỏ.

Chủ nhà hàng xóm là một thiếu phụ tuổi ngoài ba mươi, tuy sống đời cực nhọc tại vùng kinh tế mới nhưng vẫn còn nét thanh lịch của dân Sài gòn cũ, cho biết ông chồng sĩ quan đã mất sau những năm đi “học tập cải tạo”.


Trên bàn thờ kê giữa nhà, dưới chân cây thánh giá là hình người đàn ông trạc ngoài bốn mươi, nhìn quen quen mà Bố chưa nhớ ra, đến lúc hỏi tên tuổi, thì ra là Tính, Ngô Xuân Tính. Nhìn kỹ khuôn hình thờ, chợt ký ức hiện về, Tính một người bạn hiền lành và tốt bụng, hai người sống cùng đội trong trại tù ở núi rừng Việt Bắc. Đầu năm 1977, bố tôi bị chuyển trại vào một đêm khuya, từ đó hoàn toàn mất liên lạc, nào ngờ…

Bà vợ góa của người bạn tù xấu số cho biết Tính bị bệnh sơ gan ngay trong tù, không thuốc men, bụng chướng to như người đeo ba lô ngược. Thấy đã hết đường sống, trại tù cộng sản thả cho về nhà chờ hết. Mặc dù chị đã đã tận lực cố chạy chữa cho anh, nhưng cũng không chống chỏi được bao lâu.

Sau khi lo ma chay cho chồng, chị bồng con về nhà cha mẹ chồng ở Bảo Toàn nương nhờ. Nhưng cha mẹ già yếu, nhà lại đông con. Nhờ sự giúp đỡ của anh em nhà chồng, chị và ba con có được căn nhà nhỏ ở vùng kinh tế mới này, sống qua ngày. Đứa con trai lớn nhất mười bốn tuổi, đã biết chở than mướn kiếm tiền về cho mẹ đong gạo, mà hôm nay trời mưa chưa thấy về, còn hai đứa con gái một đứa mười hai và một đứa mười tuổi, mặt mũi xanh xao, cũng biết vác cuốc ra rẫy làm cỏ với mẹ.

Nghe chuyện người góa phụ trẻ, nhìn lên bàn thờ, Bố tôi thấy thương người, thương mình. Từ đó thường lui tới giúp đỡ. Thấy nhà cửa dột nát, Bố đưa thằng con lớn vào rừng cắt tranh, dặm lại má nhà. Nhìn đàn con chị đói rách, bữa gạo bữa bo bo, Bố chia lại cho mẹ con chị một nửa khu đất đã khai khẩn được, rồi chỉ cách trồng trọt, chăm bón, và nhặt ống lon buộc quanh rẫy để gây tiếng động, cất lều ở canh thú rừng. Chẳng mấy chốc cuộc sống mẹ con đỡ chật vật, những đứa nhỏ được đi học trở lại.

Sớm hôm lui tới, có nhau khi tối lửa tắt đèn giữa vùng kinh tế mới heo hút, Bố trở thành người đàn ông duy nhất trong nhà bà mẹ góa. Tôi được sanh ra trong hoàn cảnh đó, thành đứa con thứ tư của Má.

Sau thời bao cấp, nhà nước cộng sản mở cửa để cứu nguy chế độ, đời sống dân chúng dần dà dễ thở hơn. Bà nội đã già yếu, nên chạy hộ khẩu cho Bố tôi về thị xã sống với bà, đem theo tôi về lúc vừa thôi nôi. Tôi xa Má từ dạo ấy. Bà nội và Bố tôi lên “rước Má về dinh”, nhưng Má tôi không đi vì còn bổn phận với các anh chị tôi. Thỉnh thoảng Bố đưa tôi lên thăm Má.

Đầu năm 1989, bắt đầu có chương trình HO., đưa các cựu tù nhân chính trị sang Mỹ. Sau nhiều năm bặt tin, bà vợ cũ của Bố mà tôi gọi là Mẹ cả trở về Việt nam thăm Bố tôi, nói có thể bảo lãnh Bố khi đến Mỹ. Bên gia đình nhà nội tôi chia làm hai phe, người thì trách Mẹ cả bạc tình bạc nghĩa. Kẻ thì khuyên bố trở về hàn gắn gia đình, vì còn vướng phép hôn phối.

Bố tôi chần chờ mãi. Đầu năm 1990 người HO đầu tiên đã lên đường, Bố mới bắt đầu đi làm hồ sơ cho Má và các anh chị tôi đi theo. Nhưng “Người dưng khác họ”khác hộ khẩu không được chấp nhận. Bố tôi đã lên tận Bộ Tư Pháp của Cộng Sản Việt Nam khiếu nại, nhưng chỉ một mình Má tôi đi được. Cuối cùng Má quyết định ở lại nuôi đàn con nhỏ, và ký giấy tờ, bằng lòng để Bố tôi được quyền đưa tôi đi theo. Cuộc tình của Bố và Má tôi chia ly từ đây.

Tuy nộp hồ sơ xin xuất cảnh muộn, nhưng nhờ sau này có chương trình ưu tiên cho những tù nhân trên bảy năm, nên hồ sơ Bố tôi được đôn lên đi trước.

Vì không muốn đi theo diện “đầu trọc” để nhà thờ Tin Lành bảo lãnh về tiểu bang lạnh. Bố tôi nhờ Mẹ cả bảo trợ, và đón Bố con tôi từ Phi trường LAX về nhà ở Thành phố Santa Ana.

Những ngày đầu gia đình cũng hạnh phúc, người con trai lớn đang học trường Berkeley ở Bắc Cali fornia cũng về đón Bố. Mẹ cả thì tỏ ra lo lắng cho Bố, nào chở bố đi làm giấy tờ, chở đi thăm bạn bè quen biết, dẫn cả tôi đi shopping mua quần áo mới…

Căn Mobile home của Mẹ cả, có ba phòng rộng rãi. Trước nhà trồng hoa hồng rất đẹp, còn vườn sau có nhiều cây ăn trái, tôi thích nhất là cây ổi đào trái chín vàng thơm phức, cao bằng cây ổi nhà nội bên Việt Nam. Thấy tôi trèo thoăn thoắt như con khỉ để hái trái, Mẹ cả liền la lên vì sợ tôi té rồi mang họa.

Tôi biết thân biết phận không dám nhõng nhẽo Bố như ở Việt Nam. Anh lớn tên là Peter ở chơi với Bố được vài ngày lại đi học tiếp, nhà chỉ còn lại anh Mike đi học về là vào phòng đóng cửa, ít nói chuyện. Mẹ cả và anh Mike, nhìn tôi với ánh mắt không mấy thiện cảm. Tôi có cảm giác mình là cái gai trước mắt họ, nên luôn tìm cách lẩn tránh.

Nhiều lần thu mình trong góc phòng, tôi nghe tiếng Bố và Mẹ Cả cãi nhau nho nhỏ. Rồi một buổi tối định mệnh, tôi đang học bài trong phòng, nghe Mẹ cả lớn tiếng với bố ngoài phòng khách: “Một là ông chọn con bé, hai là ông chọn gia đình này…” Tôi hồi hộp lắng nghe. Tiếng Mẹ cả lại chì chiết, “ông còn giấu tôi gửi thư về cho Mẹ nó. Tôi không chịu được cảnh một chốn đôi quê, ông dứt khoát đi!”

Không bao lâu sau, Bố con tôi khăn gói ra đi bắt đầu lại cuộc đời mới nơi đất khách.

Khu Apartment Bố thuê gần trường tôi học, có hai tầng lầu khoảng hơn mười units, thì chín nhà là Việt Nam, đâu hai ba gia đình người mễ, coi như thiểu số ở xóm này. Ở đây mọi người coi nhau như người nhà, thấy gia đình có hai cha con côi cút tội nghiệp, đến hỏi thăm xem có cần giúp đỡ chi không. Kế bên nhà tôi là một gia đình sống tại đây lâu rồi, có bốn người, một bà ngoại ngót bảy mươi, hai vợ chồng trẻ và một đứa con gái kém tôi một tuổi. Từ đó mỗi lần Bố đi đâu vắng là dắt tôi qua gửi bà ngoại để tôi chơi với cháu bà. Bà ngoại thấy tôi nói tiếng Việt rành rẽ thì thích lắm, hỏi chuyện miết: Nhà có hai Bố con thôi sao? Má mày đâu? Sao ở lại Việt Nam? Bố mày xin được Housing chưa? Chắc mày còn nhỏ có medical, được ăn Welfare. Có xin được Food stamp không? Bà ngoại hỏi dồn dập, tôi nghe không hiểu mấy cái danh từ bằng tiếng Anh lạ hoắc, làm sao mà trả lời, tôi chỉ lắc đầu cười, rồi bà cũng cười. Hai bà cháu cứ vậy, nên bà thương tôi lắm. Ngoài lúc đi học, về đến nhà là tôi chạy qua bắt chước cháu bà gọi ngoại ơi! Ngoại à! Ngon ơ.
Nhân dịp Fathers Day sắp đến con xin phép được thưa với Bố đôi điều.

Kính thưa Bố.

Khi con ngồi viết những dòng chữ này, dư âm của bữa tiệc xum họp quanh Bố tối hôm trước, có sự hiện diện của gia đình anh Peter và anh Mike. Để chúng con nói lên lời cảm tạ và chúc mừng sinh nhật thứ tám mươi của Bố, như còn đọng mãi trong con. Cũng là lúc sức khỏe Bố đã mỏi mòn, đi đứng phải dựa vào chiếc gậy cầm tay. Vì ảnh hưởng lần Bố bị stroke năm trước.

Con chạnh nhớ lại cách đây hơn hai mươi năm, ngày Bố con mình đến phi trường Los Angles, con bị chóng mặt vì say máy bay, nên Bố phải cõng con trên lưng bước xuống cầu thang, để đặt những bước chân đầu tiên nặng nề trên đất Mỹ.

Rồi ở tuổi sắp nghỉ ngơi, nhưng vì con mà Bố phải khổ cực, không một tiếng than van, Bố đã âm thầm, một lặng hai nín cũng vì con. Những tưởng cuộc đời được tạm ổn trên quê hương thứ hai, nhưng kiếp tha hương vẫn còn nhiều gian truân, Bố phải tranh đấu gay go với cuộc sống mới, về tinh thần cũng như thể xác.

Giữa mùa đông rét mướt, Bố phải đi làm ca đêm nên bị ốm, con đã khóc vì thương Bố, nhưng Bố nói không sao đâu con, suốt mấy năm trời tù đày, Bố đã quen với cái lạnh thấu xương nơi núi rừng Yên Bái Bắc Việt. Sau lần bị đau nặng, hãng chuyển qua cho Bố làm ca ban ngày. Mỗi buổi sáng Bố ra khỏi nhà để đi làm, con cũng bắt đầu đi học. Chiều về hai Bố con lủi thủi trong căn hộ chật hẹp trên lầu hai của chung cư, mỗi lần thấy Bố leo cầu thang mệt nhọc, con đã tự nhủ mình phải cố gắng học hành, mai sau lớn lên làm việc thật nhiều để có tiền, sẽ mua một căn nhà khang trang đẹp đẽ, để tuổi già Bốđược an nhàn hơn.

Khi con ra trường High School, Bố đã dành dụm mua cho con từ chiếc xe, rồi đóng tiền insurance, để con yên trí bước lên bậc đại học. Bốn năm qua nhanh ở trường Cal State University Fullerton, con đã hoàn tất cử nhân sinh học (Biology major) và chương trình dự bị y dược. Con đã nộp đơn xin vào vài trường Dược Khoa nhưng bị từ chối. Thấy con buồn Bố đã an ủi con. Nghỉ một năm ở nhà ôn bài và đi làm thiện nguyện.

Sau con apply vào trường University of Roseman Pharmacy School in Nevada, và được nhận. Con đã hoàn tất chương trình Pharm D trong vòng ba năm. Sau ba năm vất vả, vừa đi học vừa đi làm kiếm thêm tiền chi tiêu, vừa phải đi thực tập. Con đã chuẩn bị kiến thức đầy đủ để trở thành một Dược Sĩ. Để được nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt khắc khổ của Bố. Khi trở về Cali, con phải thi bằng Dược sĩ của tiểu bang California. Để được việc làm tại đây, và được sống cạnh Bố.

Bố thương yêu!

Con đã lớn lên trong vòng tay của Bố. Bố là chỗ dựa tinh thần vững chãi của con. Bố không để con kém cạnh bạn bè, Bố thương con trong tình thương người cha, trong tình yêu của mẹ. Rồi một ngày con đưa về nhà giới thiệu với Bố ý trung nhân của con, anh là người cùng quê và học hơn con nhiều lớp, nên đã hướng dẫn cho con vào cùng ngành. Và giới thiệu để con có được việc làm tốt hiện nay. Bố vui mừng biết dường nào. Bố đã khen anh hiền lành và chững chạc. Rồi ngày vu quy của con Bố đã chúc phúc cho chúng con thật nhiều.

Hạnh phúc hơn, khi những đứa cháu kháu khỉnh lần lượt ra đời. Bây giờ Bố con mình đã có một gia đình đông vui. Có tiếng khóc, tiếng cười, tiếng nói líu lo của các cháu nhõng nhẽo ông ngoại. Mai sau các cháu lớn lên được ông ngoại dậy nói, dậy viết tiếng Việt, để chúng con an tâm đi làm. Những tình thương yêu Bố dành cho chúng con cả đời này làm sao quên được. Chúng con cầu xin ơn trên ban cho Bố được khỏe mạnh, sống lâu, để chúng con được phụng dưỡng Bố mãi mãi, bù lại những ngày tháng Bố âm thầm hy sinh cho chúng con.

Tất cả những gì con có được ngày hôm nay, là nhờ Bố không nỡ bỏ con, Bố đã đánh đổi hạnh phúc cuối đời để ở bên con, khuyến khích nâng đỡ để con cố gắng vươn lên, giữa muôn vàn khó khăn của cuộc đời.

“Bố ơi! Bố thương yêu của chúng con! Với chúng con, thì ngày nào cũng là Fathers Day”.


Năng Khiếu







Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 03/Jul/2017 lúc 1:51pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jul/2017 lúc 1:23pm
Lòng Dạ Đàn Bà

Image%20result%20for%20hoa%20hong%20gai


Ông Bảy về hưu đã hai năm nay. Vợ ông khuất bóng từ lâu. Đứa con trai đã có gia đình mà tính ông lại chẳng thích làm gánh nặng cho con cháu nên ông sống một mình một cái chòi tranh cho khỏe. Có cháo ăn cháo, có rau ăn rau, có ba cộc ba đồng tiền hưu cũng đủ cho ông sống qua ngày.

Ông dễ ăn dễ ngủ lắm. Chỉ cần mỗi ngày có cho ông một xị rượu đế, vài trái chùm ruột, trái xoài xanh hoặc con cá khô là đủ. Ông hay ngâm nga:

Chữ tình cùng với chữ duyên,
Cho thêm chữ nhậu mới bền duyên ta.

Ông Bảy là một nhà thơ con cóc không tên nhưng có tuổi. Tướng ông cao khều, khô đét và đen thui như cây củi khô, vậy mà cũng có mấy bà góa để ý đến, có lẽ nhờ ông có duyên ăn nói, hay khôi hài. Bữa bà này đem đến cho ông bát cháo, bữa bà kia dúi cho ông con mực khô, lại có bà tặng ông cái …bô đi tiểu. Làm như ông chuyên đi đái bậy vậy. Ông đối với bà nào cũng vừa ân cần vừa lấp lửng, bí mật. Chẳng biết ông thương ai thích ai nữa. Lâu lâu nổi hứng sáng tác được một bài thơ con cóc ông chép ra mấy bản và tặng cho mỗi bà. Bà nào cũng gối đầu giường nâng niu cất kỹ, có dám hé ra cho ai coi đâu sợ con cháu nó cười cho thúi mũi.

Cái chòi của ông làm bằng tre, lợp mái tranh, được dựng trên một cái ao nhỏ xíu, cạn queo. Ông ăn đó, rửa tay đó, và thậm chí tiểu xuống đó luôn. Ông cười ha hả khoe với bạn bè, con cháu:
-Tối ngủ khi nào mắc tè tao chỉ cần nằm úp sấp lại. Khỏi phải đứng dậy đi tiểu, khỏe re!

Mà khỏe thật! Già rồi ai chẳng mắc cái bệnh tiểu đêm. Cứ phải thức dậy lọm khọm đi tiểu vài lần mỗi đêm nhiều khi không ngủ lại được cực lắm chứ. Sướng cái nữa là khỏi phải treo mùng vì không có muỗi. Gió biển lồng lộng thổi tới từ xa nên mặc dù từ cái chòi không thấy biển đâu cũng ăn nhờ được cái quạt thiên nhiên này, chẳng có con muỗi chết tiệt nào xuất hiện để xin ông tí huyết cả.

Mà chúng có xin ông cũng không có huyết mà cho. Có lần ông bị cái cánh quạt máy trần nhà thằng Tửng phang trúng cổ tay cắt đứt một khúc lòi cả mỡ trắng hếu. Vậy mà chẳng có một giọt máu nào nhỏ ra. Nói là mỡ trắng chứ chắc là lòi xương trắng đấy thôi vì tướng ông khô đét như củi khô thì làm sao có thịt mà còn nói đến mỡ. Và cái sướng thứ ba là nhà chòi của ông không có cửa, không có tường vách nên chẳng có thằng ăn trộm nào để mắt xanh tới. Ăn trộm là chuyên bẻ khóa, trèo tường, khoét vách mà chòi của ông chẳng có thứ nào thì làm sao chúng có thể hành nghề.

Thằng ăn trộm nào lỡ có đi lạc vào chòi của ông chắc nó cũng khùng luôn vì chẳng có thứ nào ra hồn cho chúng thó. Cái nồi đất đen thủi đen thui để nấu cơm bị mẻ một miếng thật to ngay miệng nồi; cái nồi nhỏ để kho cá cũng gãy quai; cái ấm trà và ngay cả tách trà cũng mẻ; cái áo cái quần cũng rách, và ngay cả đôi dép nhựa cũng chiếc đực chiếc cái. Đôi dép vợ thằng Tèo mua tặng cha chồng hôm Tết, mới mang được hơn tháng khi đi ăn giỗ ở nhà hàng xóm ông mang lộn dép người ta về. Qua hôm sau thức dậy trời sáng mới thấy hai chiếc không giống nhau. Mặc kệ! Không giống nhau cũng đâu có sao, miễn không phải cùng một bên là được rồi. Ông Bảy bất cần đời, mang hai chiếc dép đực cái này cũng gần năm. Ai cười ông cũng tỉnh bơ.

Vậy mà cũng có người giống tính ông Bảy, đó là người bị ông mang lộn dép. Năm sau đi ăn giỗ ông gặp lại một người mang y chang đôi dép cũng đực cái giống mình. Hai người tới nhà bà Sáu cùng lúc, cùng khám phá ra sự giống nhau của hai đôi dép quái chiêu, và cùng nhau đổi lại cho đúng đôi đực với đực, cái với cái. Hai người cùng hỉ hả vui mừng hết sức không phải vì tìm ra chiếc dép mà vì cho thiên hạ thấy rằng họ sai. Có còn bảo họ “không giống ai” nữa không.

Ông Bảy hân hoan mang đúng đôi dép của mình về nhà. Tuần sau ông được mời tới nhà thằng Tửng nhậu mừng tân gia. Ai cũng bỏ giép bỏ giày ngoài cửa. Lần này cẩn thận hơn, khi ra về ông cầm đôi dép lên nhìn kỹ và đắc chí nói:
-Ha ha! giống nhau. Đừng có cười tao lẩm cẩm nghe.

Nhờ nhìn kỹ vậy nên lần này ông Bảy quá tài không lộn chiếc dép đực dép cái nữa. Chơi ngon hơn là ông lộn cả đôi! Đôi dép này mới hơn và hẹp hơn! Vậy mà ông cũng xỏ chân được và chẳng mảy may nhận ra.

Mới lộn được một đêm ông chưa kịp khám phá thì sáng sớm hôm sau thằng Tửng chủ nhân của đôi dép tới ngay trước chòi réo:
-Bác Bảy ơi bác Bảy, bác mang lộn dép của con rồi.
Ông Bảy lê đôi dép chạy ra cãi:
-Tao mang 2 chiếc giống nhau mà. Đây nè coi đi.

Thằng Tửng lột đôi dép mốc thếch đang mang dưới chân ra nói:
-Tối hôm qua lúc mọi người về con thấy mất đôi dép của mình mà lại dư ra một đôi không ai nhận là nghi bác Bảy lại mang lộn nữa rồi. Bác mang đôi dép của con chật ém mà không nhận ra hả?

Thằng Tửng tế nhị không dám nói là đôi dép của nó còn mới sợ ông già nhột dạ. Ông Bảy nhận ra sự sai lầm của mình, lột đôi dép đổi lại cho thằng Tửng và giã lã:
-Trời ơi! Tao không nhận mình đãng trí không được. Mà mày đừng nghĩ là tao tham đôi dép mới của mày nghe con.

Thằng Tửng đâu dám nghĩ xấu ông Bảy mà lỡ có nghĩ bậy cũng sức mấy dám nói ra vì ông Bảy là người có ơn cứu mạng nó. Năm ngoái thằng Tửng bị thất tình uống thuốc chuột tự tử. Nó xùi bọt mép nằm trợn mắt gần chết thì ông Bảy có chuyện vào nhà kiếm...má nó. Thấy thằng nhỏ ngoặt ngoẹo như vậy ông Bảy chạy bay ra ngõ kêu xe lam để chở nó vào nhà thương. Ngẳng cái xe lam này từ đời tám hoánh ông cố nội của thằng Tửng, tới trước nhà thằng nhỏ thì tắt máy không nổ nữa. Ông Bảy cong đít đẩy hoài mà xe lam cứ khẹt khẹt được vài tiếng như ho gà rồi tắt tịt chứ không chịu nổ. Thằng Tửng gần chết chứ đầu óc còn nhận biết được. Nó thấy tướng ròm của ông Bảy đẩy yếu quá nên ...tức mình còn chút tàn hơi gượng dậy, lảo đảo chạy ra đẩy phụ chiếc xe. Có lẽ lúc đó ý tưởng cầu sinh của nó nổi lên. Nó đẩy xe toát cả mồ hôi, vãi cả nước đái, thấy mấy chục ông trời ông trăng mà xe vẫn không nổ. Đến khi hai ông cháu gần muốn bỏ cuộc, thu hết tàn hơi đẩy ra và hét lên một tiếng thì chiếc xe thổ tả gầm gừ và...nổ dòn. Cả ông Bảy và thằng Tửng cùng mừng rú và ngã lăn vào thùng xe thở dốc, mặt mày xanh rờn, rồi xỉu luôn tại chỗ.

Xe chạy tới nhà thương, người ta phải đem cả hai vào phòng cấp cứu. Thằng Tửng may mắn được cứu mạng thoát chết. Người ta đoán có lẽ nhờ nó đẩy xe toát mồ hôi, vãi nước đái, tiết được phần nào chất độc ra ngoài nên nó mới sống được. Từ đấy nó coi ông Bảy như người có ơn lớn với nó, như cha mẹ tái sinh. Còn ai hỏi chọc nó sao hổng chịu yên phận chết mà còn chạy ra đẩy xe làm gì? Nó chỉ cười hí hí nói lúc đó nhìn thấy tướng ông Bảy vừa xấu vừa già mà còn có đàn bà con gái chịu đèn. Còn nó đẹp trai trẻ trung mắc mớ gì vì một đứa con gái mà bỏ mạng uổng quá xá. Hơn nữa chết đi chắc má nó buồn lắm vì chỉ có mình nó là con nên ráng sức phụ ông Bảy mà cứu mạng mình.
Má thằng Tửng biết ơn ông Bảy cứu con mình lắm. Ba thằng Tửng đi bán muối từ khuya. Má nó cứ vài ba ngày nấu miếng canh, kho miếng cá bắt thằng Tửng bưng qua nhà cho ông Bảy. Bà có qua thì ông có lại. Ông Bảy có trồng vài luống rau, luống cà nên cũng gởi thằng Tửng đem về cho má nó.

Bữa nọ thằng Tửng nói với ông Bảy:
-Má con hỏi sao cà chua bác Bảy trồng có bí quyết gì không mà tròn to và chín đỏ đẹp quá vậy? Má con cũng có trồng cà chua mà trái không lớn được như vầy và khi lớn lại bị nứt chẳng đẹp tí nào.

Ông Bảy tửng tửng nói:
-Thì tối nào tao cũng tưới nó bằng nước tiểu mới ra lò nên tụi nó mắc cở phổng lên và đỏ mặt đẹp như vậy đấy.
Vài ngày sau má thằng Tửng gởi qua tặng ông Bảy mấy trái dưa leo to tướng. Nó chuyển lời má mình:
-Má con bắt chước cách của bác Bảy mà cà chua cũng vẫn đẹt và xấu. Chỉ có tụi dưa leo không cần tưới mà lại vọt to lên thôi.

Biết gặp địch thủ chịu chơi, ông Bảy khoái chí lắm. Má thằng Tửng so ra nhỏ hơn ông cả chục tuổi, tướng tá có hơi mát da mát thịt nhưng cũng bắt mắt. Ông Bảy tuy tướng tá còm nhom muỗi chích không có máu nhưng chắc chắn cắt đầu gối cũng còn máu nên chịu đèn má nó rồi. Một bữa trả cái cà men cho thằng Tửng mang về, ông Bảy nhét vào đó miếng giấy nhỏ có đề vài câu ca dao ông chế thêm:

Ơn trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Thương em để bụng bấy lâu
Anh xây nhà lầu anh sẽ cưới em...
Vài bữa sau trong ơ cơm có mãnh giấy trả lời:
Trời mưa nước chảy tèm lem
Chờ ông đi cưới chắc em khô rồi.
Đến chừng nước ngập cả đồi
Biển Đông khô cạn nhà lầu mới xây?

Ông Bảy không ngờ má thằng Tửng cũng đáo để đớp chát như vậy. Trả lời kiểu này có vẻ coi thường mình thuộc loại lè phè không thể nào vớ tới bả. Vài bữa sau nhân trời trở lạnh ông thả thêm một mẫu giấy vào bao cà pháo biếu má thằng Tửng:

Cá sầu ai, cá chẳng quạt đuôi,
Mền da tôi mượn dăm đôi ba ngày .
Kẻo không lạnh lẽo thế này ,
Tôi bị ...sưng phổi ai người lo cho???

Thằng Tửng không ngờ nó là con chim xanh đưa thơ cho má nó và ông Bảy. Ngay hôm đó Má nó nhờ nó đem cho ông Bảy hộp thuốc Avil trị cảm và ho trong có câu trả lời :

Ví dầu tình bậu muốn...ho
Bậu nên uống thuốc đừng lo...mượn mền...
Mền ai nấy đắp chớ nên
Cho mượn mà đắp chẳng bền được lâu.

Má thằng Tửng gởi cho ông Bảy hộp thuốc ho xong xù luôn, không cơm không cháo cho ông gì nữa cả. Chắc bả chỉ có ơn chứ không có tình. Mà thật ra má thằng Tửng phòng không gối chiếc lâu nay cũng cô đơn lắm lắm, không chịu ông Bảy cũng có lý do. Ba thằng Tửng ngày xưa tính khó đàng trời, lại thêm tính ghen nên má nó cũng khổ lên khổ xuống với chồng, hở tí là bị đánh đập, nhiếc mắng. Giờ một thân một mình, của nả chồng để lại không phải lam lũ, muốn ăn muốn chơi gì tùy ý, sướng như tiên. Thấy hoàn cảnh ông Bảy cũng tội nghiệp, có điều ổng đã lớn tuổi rước về rồi phải lo thang thuốc hầu hạ khác gì rước khổ vào thân. Thôi thì lơ đẹp cho xong, để lâu sinh tình thì khổ.
Ông Bảy chỉ bị cảm lạnh sơ sơ, bây giờ nghe má thằng Tửng trả lời như vậy rồi lặng luôn, ông đổi qua thất tình cảm thương nàng ho sù sụ trông thảm thiết lắm. Nhưng trên đời này thiếu gì người có lòng! Bà sui của ông Bảy là một trong những người đó. Bà sui cũng góa chồng được mấy năm nay nên về ở chung nhà với vợ chồng thằng Tèo để hủ hỉ và nhân thể trông dùm mấy đứa cháu ngoại. Nghe tin anh sui bị bịnh nằm chèo queo, bả động lòng thương nấu cháo tự tay bưng qua chòi cho ông Bảy. Bà sui nhỏ nhẻ hỏi thăm :

Anh sui bị cảm lạnh không?
Ăn tô cháo nóng ấm lòng nhen anh.
Cháo này tui bỏ nhiều hành,
Ăn xong anh sẽ khỏe nhanh tức thì.

Ông Bảy bị người đẹp bỏ nằm chèo queo mấy hôm nay. Đang buồn tình hết sức thì lại được một người đẹp khác qua hỏi thăm lại tận tay bưng cháo tới mời tận miệng. Ông Bảy tủi thân mủi lòng muốn khóc. Bà sui dù gì cũng là... « fan » mê thơ của ông một thời. Hồi đó nghe xấp nhỏ nói bà sui khen thơ con cóc của ông nên ông cũng có tặng cho bả vài bài và mỗi dịp gặp nhau hai bên chuyện trò rôm rả hợp ý tâm đầu lắm.

Nhưng một hôm tình cờ ông nghe bà sui khoe với bạn :
-Tui sống hơn 20 năm với chồng không bao giờ cãi với ổng một tiếng. Ổng có la có ăn hiếp tui cũng im ru không cãi lại.
Người bạn tấm tắc khen và hỏi:
-Trời ! Sao chị nhịn hay vậy?

Bà sui khoe :
-Tui không thèm cãi mà bỏ vào chùi cầu tiêu coi như trả đũa ổng.
Người bạn ngạc nhiên:
-Sao lại đi chùi cầu tiêu mà là trả đũa?
Bà sui đắc chí :
-Tui lấy bàn chải đánh răng của ổng mà chùi bồn cầu. Coi như trét phân vô miệng ổng! Cần chi cãi cọ khô nước miếng phải không?

Ông Bảy nghe bà sui nói chuyện với bạn mà hết hồn hết vía! Chu choa ơi, bà này tàn độc thâm hiểm quá sức. Nghĩ lại bà xã của mình hồi còn sống chắc không chơi cái màn này vì bả đâu có chịu nhịn mà cãi lại ùm trời. Mới hay nhìn sự vật thấy vậy mà thực chất thì thường lại khác đi. Tốt nước sơn chắc gì bên trong là gỗ tốt? Ông kể lại và dặn dò thằng con trai của mình coi chừng con vợ được má nó truyền nghề chùi cầu tiêu thì nguy.

Thằng Tèo cười hì hì :
-Có cách ! Mỗi lần chửi nó xong con sắm cái bàn chải đánh răng khác khỏi lo nó chơi màn chùi cầu tiêu! Ba đừng lo!

Ông Bảy yên tâm cho thằng con trai nhưng từ đó ông mất hứng không còn tặng thơ cho bà sui nữa và nếu có gặp cũng lơ là bãi buôi dăm câu chuyện rồi tìm cách dông mất.
Nhưng nay bà sui có lòng đem cháo qua trong lúc tối lửa tắt đèn như thế này, tâm hồn con người đang lúc chùng xuống, áo não thê lương thì làm sao không cảm động đậy được.

Ông Bảy vừa húp cháo vừa thầm thì cho tự mình nghe :
Cháo hành này chẳng gì bì,
Ăn vào lỡ...bị chùi...gì...cũng cam.

Mới thấy đàn ông dù nhiều tuổi, nhiều kinh nghiệm cũng vẫn dễ bị dụ như thường. Chỉ cần chút mật ngọt, chút dịu dàng là...tiêu đời dễ như chơi.

Tình ông sui bà sui chưa kịp tiến triển thì bà sui chắc bị lây bịnh ông sui, nằm liệt. Bà sui không ăn được, không ngủ được, không nói được, và ngay cả không đi... qua chòi ông sui được. Ông Bảy qua thăm mà bà sui không thể mở mắt nhìn và không chào chàng được một tiếng. Bịnh thật là nặng, không khéo đi điện kỳ này! Vợ chồng thằng Tèo phải mời bác sĩ tới nhà coi bịnh cho bà ngoại xấp nhỏ. Bác sĩ cho chuyền một chai nước biển và một chai chất đạm dây nhợ lòng thòng coi tội hết sức.

Bác sĩ thật hay! Mới chuyền được 1 tiếng đồng hồ thì bà sui mở mắt ra được. Việc đầu tiên là bả ngoắt tay kêu con gái tới, thì thào nói :
-Nhớ để dành 2 chai nước biển bán ve chai nghen con!

Trời ơi! Không ngờ bà sui có tật hà tiện. Cũng chẳng sao, bả hà tiện cũng là chắt bóp lo cho gia đình, có sao đâu. Nhưng đến cái màn sau này thì ông Bảy hết còn biện hộ cho bà sui được nữa. Số là sau khi lành bệnh, thỉnh thoảng mỗi năm bảy bữa, vào lúc trời chiều sâm sẩm bà sui lại thân chinh đem qua tặng ông Bảy trái mãn cầu, trái vú sữa, hoặc trái ổi xá lị chín rục thơm nức mũi. Bà sui còn ân cần tận tay lột hoặc cắt trái cây mời ông ăn, vừa ăn vừa tán chuyện tào lao trên trời dưới đất. Ông khà hớp rượu, rồi kể chuyện tiếu lâm, bà cười nắc nẻ. Có khi vui quá bà một tay ôm bụng rũ ra cười, còn tay kia thì thì cầm miếng trái cây đút vô miệng ông ra chiều muốn trám cái miệng tiếu lâm không cho nói tếu nữa. Thật là vừa vui vừa...tình !

Một bữa sáng nọ bà sui sai thằng cháu nội bưng qua cho ông Bảy hủ dưa cải trông ngon đáo để. Ông Bảy nhắn với thằng cháu :
-Con về nói với bà Ngoại ông Nội cảm ơn nhiều nhen. Dưa cải ngon lắm, ông Nội thích lắm, để tối nay ông Nội nhắm với rượu.

Thằng cháu nội mới lên tư thật tình méc :
-Con thấy có con gián nằm trong dưa cải. Bà Ngoại vớt con gián ra quăng cho gà ăn. Rồi Ngoại cầm hủ dưa lên nhìn tới nhìn lui và nói dưa cải bỏ uổng quá, thôi đem tặng cho « thằng chả ». Rồi Ngoại kêu con biểu đưa hủ dưa cải này qua cho ông Nội. « Thằng chả » là tên của ông Nội hở ?

Ông Bảy nghe thằng cháu Nội ngây thơ nói mà mặt mày méo xẹo và lòng buồn rười rượi. Hóa ra bả coi mình như thùng nước cơm chứa đồ ăn bỏ đi. Sao bả không lấy dưa cải này nấu cháo heo mà lại đem tặng mình. Rồi ông rùng mình nghĩ đến mấy thứ trái cây bà sui đem qua tặng hôm giờ. Tại sao lại đem qua vào lúc trời chập choạng không mấy sáng ? Tại sao lại cứ dục mình ăn ngay mà không để đến hôm sau ?

Ông Bảy dò hỏi thằng cháu nhỏ :
-Bà Ngoại có hay mua trái cây không vậy ?
-Dạ có ! Bà Ngoại mua để trên bàn thờ ông Ngoại.
-Bà Ngoại có cho con ăn trái cây cúng không ?
Thằng cháu vừa chằn môi ra điều ghê sợ vừa lắc đầu ngoay ngoảy :
-Trái cây bà Ngoại cúng trên bàn thờ lâu thật lâu, mềm èo có nhiều con giòi ngo ngoe gớm lắm con không ăn đâu.

Ông Bảy lạnh mình, người mọc gai ốc. Không biết bà sui có phải chỉ là hà tiện hay là chơi ông như chơi lão chồng ngày nào. Lão chồng hồi còn sống bị trét phân vào miệng. Còn ông thì bị cho ăn giòi!

Ông Bảy vẫn không biết rằng, ông đã có tội lớn tày đình với bà sui vì ngày nào đã dám lơ đẹp bả mà “thân” với má thằng Tửng. Ông cũng không biết rằng bà sui đã thì thầm nhiều lần với ông chồng đang ngồi ngậm tăm trên bàn thờ:

“Thằng chả” tưởng mình ngon lắm hả?

Thanh Mai


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Jul/2017 lúc 1:37pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jul/2017 lúc 8:03am



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Jul/2017 lúc 8:30am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jul/2017 lúc 5:08am
 Sông Rẻ Đôi Dòng_Tràm Cà Mau (Nguyên Hà đọc).mp3 <<<<<


Image%20result%20for%20Sông%20Rẻ%20Đôi%20Dòng




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Jul/2017 lúc 5:09am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Jul/2017 lúc 12:55pm

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.383 seconds.