Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Apr/2017 lúc 7:52am
Vượt Biên     <<<<<

Image%20result%20for%20thuyền%20nhân%20vượt%20biên

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2017 lúc 10:35am

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2017 lúc 10:15am

Tháng Tư, Tìm Người Mất Xác


tim%20nguoi%20mat%20xac






Buổi sáng hôm ấy, bầu trời trong veo. Mặt trời vừa lên khỏi rặng tre sau vườn nhà. Những tia nắng đầu ngày rọi qua giọt sương mai lóng lánh chưa kịp tan còn đọng trên đầu ngọn cỏ xanh mơn mởn. Tiểu thế giới bình an và kỳ diệu lặng lẽ có mặt giữa đất nước loạn ly đang ở vào những ngày tuyệt vọng giẫy chết!

Đó là một ngày đầu tháng 4 năm 1975, khoảng vài mươi ngày trước khi Sài Gòn thất thủ. Trong buổi sáng hôm đó gia đình tôi nhận được hung tin. Người anh Thứ Bốn của tôi đã bị Cộng Sản giết tập thể cùng với hơn một trăm hai mươi quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa khác tại Núi Đất, Xã Hòa Định, Quận Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên.

Cha tôi kêu người anh Thứ Bảy và tôi cùng đi đến đó để tìm xác anh tôi mà đem về chôn. Chúng tôi đi bộ. Con đường đất dài khoảng 3, 4 cây số. Từ nhà tôi đi dọc theo hướng tây con mương chạy theo Đường Liên Tỉnh Lộ 7 đến Mương Số 1 thì quẹo phải rồi băng qua cánh đồng rộng để vào chân Núi Đất.

Mới vừa tới đầu Mương Số 1 thì đã thấy nhiều người đi ngược đi xuôi. Kẻ thì khóc than, kêu la thảm thiết. Người thì khiêng xác được bó lại trong những chiếc chiếu hay miếng nhựa cột hai đầu treo dưới đòn gánh bằng tre.

Lúc đến bìa rừng gần nơi bãi xác người thì bắt đầu ngửi được mùi tử thi xông lên nồng nặc. Đến khi vào tới chỗ hiện trường bãi đất xử bắn thì mùi tử thi bốc lên không thể nào ngửi được nữa. Cha tôi đã đưa cho anh tôi và tôi mỗi người mỗi tấm vải và chai dầu Song Thập. Ông kêu đổ dầu lên vải rồi bịt vào mũi để đánh tan bớt mùi hôi. Tôi làm theo. Đổ dầu lên miếng vải rồi lấy một tay bụm vào mũi. Mới đầu thì còn nghe mùi dầu nhưng chỉ trong chốc lát thì mùi dầu như bay hết, chỉ còn mùi xác chết thối rữa nặng kinh khủng. Ngày thường, nếu đổ dầu Song Thập mà hít vào mũi như vậy là ngộp thở ngay vì mùi dầu rất nồng và cay. Nhưng vì lúc đó không còn thần trì đâu để ngại ngùng chuyện hôi thúi mà chỉ để tâm đến việc tìm xác anh tôi, nên đành chịu trận như thế cho tới khi về.

Trước mắt tôi một bãi đất trống rộng khoảng gần một nửa sào đất nằm ngay bìa rừng, bao bọc là nhiều hầm dã chiến dấu đất đào còn mới với chiều sâu khoảng nửa thước. Chung quanh miệng hầm là những vỏ đạn văng tứ tung. Còn có cả những dây điện và mảnh vỏ trái mìn Claymore bị nát ra sau khi nổ banh. Xác người nằm la liệt, ngổn ngang, rời rạc hay chất chồng lên nhau. Có xác nằm úp mặt xuống đất. Có xác nằm ngửa mặt lên trời. Có xác nằm gục lên xác người khác. Những xác này bị cột tay tréo ra sau lưng từ người này sang người khác. Nhưng hầu như, tất cả xác đều bị rã, không một người nào còn đủ nguyên hình dạng để nhận ra. Thân nhân chỉ còn xem quần áo và giấy tờ tùy thân, nếu có, là chứng vật để nhận dạng người chết. Nghe nói, họ đã bị giết trước đó khoảng mười ngày, tức là vào đêm đầu tháng 4, và mấy ngày sau thì bị một cơn mưa lớn làm xác chết rữa ra, không còn nguyên dạng nữa. Hôm đến đó, tôi mang đôi dép xẹp. Khi đi tìm xác anh tôi thì đạp lên những lớp bầy nhầy, nhão nhoẹt như bùn mà thật ra là thịt rã ra thấm vào đất, ngập cả bãi cỏ, nên khi người đi qua thì thành lớp bầy nhầy, hôi thối không thể tả. Những xác người chỉ còn lại xương và quần áo không nguyên vẹn, có xác, thịt da chưa rã hết hoàn toàn đã sình lên. Những bộ xương sọ với hàm răng hả ra thật to, có vẻ như khi chết họ la ó dữ lắm.

Ba cha con tôi tìm mãi, lật từng xác người, xem từng bộ đồ, lục từng túi áo để xem có giấy tờ gì của anh tôi không, mà không thấy. Tìm khắp mọi nơi trong bãi đất xử bắn cho đến trưa xế thì chúng tôi quyết định không tìm nữa vì không còn gì đề tìm. Cha tôi nói phải biết chính xác là anh tôi thì mới dám đem về chôn, chứ nếu không thì mình sẽ lấy nhầm xác của người khác là không nên. Vì vậy chúng tôi ra về. Lúc đó người vẫn còn ra vô để tìm xác thân nhân. Nhiều người lăn lộn bên xác chết của thân nhân vừa tìm được, khóc than thảm thiết.

Lần đầu tiên trong đời, tôi nhỉn thấy cảnh tượng kinh hoàng của sự tàn ác do con người gây ra cho nhau. Trước đó, tôi từng đọc kinh Phật diễn tả về cõi địa ngục mà trong đó chúng sinh chịu nhiều cực hình đau khổ cùng cực, nhưng không hình dung ra được cảnh trạng đó thực sự như thế nào. Hôm đó tôi nghĩ địa ngục dù có kinh hoàng tới đâu thì chắc cũng cỡ này. Nhìn tận mắt thảm nạn bi thương tàn khốc này tôi cảm thấy chủ nghĩa cộng sản, con người cộng sản quá tàn ác, dù lúc ấy tôi mới chỉ là một đứa trẻ vị thành niên.

Trên đường về nhà, cả ba cha con tôi đều im lặng không nói gì, không ai khóc, dù ruột gan tôi và chắc chắn ruột gan cha tôi và anh tôi cũng đều đau đớn không cùng tận như bị dao cắt đứt từng đoạn.

Người anh của tôi đã mất hôm đó tên Huỳnh Công Ức, là người anh Thứ Bốn trong nhà. Cha mẹ tôi sinh ra mười người con, nhưng ba người vắn số bỏ đi trước, còn lại bảy người, bốn gái, ba trai. Lúc anh mất chừng khoảng ba mươi ba tuổi. Nhà nghèo, anh chỉ học tới lớp ba gì đó thì phải nghỉ học để phụ giúp cha mẹ lo cho gia đình. Khi đến tuổi đi lính, anh nhập ngũ vào ngành cảnh sát quốc gia. Vì không có bằng trung học, anh chỉ là một cảnh sát viên quèn về làm việc tại trụ sở xã ở địa phương. Anh nóng tánh nhưng rất thương yêu gia đình và các em. Anh thay cha tôi dạy em rất nghiêm. Tôi nhớ hồi nhỏ mỗi lần có khách đến nhà là lũ em chúng tôi bị anh bắt ra vòng tay, cúi đầu, thưa hỏi đàng hoàng. Hồi bé, mấy anh chị em nhỏ chúng tôi hay gọi nhau bằng mầy tao nên bị anh đánh đòn bắt phải xưng hô anh chị theo thứ lớp. Tôi là đứa em trai út lúc nhỏ hay nghịch ngợm nên bị anh la và đánh đòn hoài. Anh có gia đình được năm đứa con, ba gái, hai trai, đứa lớn nhất lúc đó chừng 6, 7 tuổi, đứa nhỏ nhất mới sinh được mấy ngày trước khi anh đi trình diện và bị giết.

Tôi nhớ trước cuộc triệt thoái của Quận Lực VNCH từ Cao Nguyên xuống Tuy Hòa qua đường Liên Tỉnh Lộ 7 vào giữa tháng 3 năm 1975, hôm đó trên đường chở tôi từ nhà xuống thành phố học, anh tôi nói như trăn trối, kêu tôi ở lại chăm sóc cho cha mẹ và gia đình, còn anh thì chắc phải bỏ đi không thể ở lại được nếu CS vào đây. Nhưng rồi, ngày 1 tháng 4 năm 1975, khi CS chiếm tỉnh Phủ Yên thì anh vẫn còn ở lại. Một hai ngày sau được lệnh CS kêu đi trình diện và sẽ được tha cho về trong vòng mười ngày. Ngày đi trình diện vì nghĩ rằng mươi ngày sau là về nên anh chỉ đem theo một bộ đồ dự phòng gì đó, tôi không nhớ rõ. Cho đến khoảng mười ngày sau, thay vì nhận tin anh được thả về thì gia đình lại hay tin anh bị giết cùng với khoảng trên một trăm hai mươi quân cán chính VNCH mà trong đó gồm các viên chức dân quân cán chính xã, thôn tại địa phương. Tin anh chết cũng không được chính quyền chính thức loan báo cho gia đình biết mà do bà con có thân nhân đi học tập bị giết cùng chỗ với anh lén báo tin cho nhau nghe để đi tìm xác.

Khi ba cha con tôi về tới nhà từ chỗ tìm xác anh tôi thì thấy ở nhà mọi người đang buồn rầu, khóc lóc bi thảm. Rồi vài ngày sau nhà tôi thỉnh Thầy về làm lễ cầu siêu cho anh tôi. Hôm đó, trong lễ cầu siêu tổ chức nội bộ gia đình, cha mẹ tôi nghẹn ngào vì cảnh người tóc bạc đưa người tóc xanh. Đó là cảm trạng chung của những bậc cha mẹ trong thời chiến tranh! Có lẽ đa phần các gia đình Việt Nam đều trải qua kinh nghiệm đau thương này. Có gia đình mất mát tới mấy người con trai. Nhưng điều trớ trêu là anh tôi không phải hy sinh trong chiến trận, nơi sa trường mà bị giết một cách mờ ám và tàn ác lúc đã quy hàng và trên tay không có gì đề tự vệ, chứ đừng nói để hại người.

Trong vụ này, gia đình người con trai của bà Dì Năm, chị ruột của mẹ tôi, bốn cha con đều bị giết, gồm người cha, hai đứa con trai và một người con rể.

Sau khi anh tôi chết, cha mẹ tôi buồn rầu đến sinh bệnh. Mẹ tôi hầu như tối nào cũng khóc thương vì nhớ và tội nghiệp cho người con trai bạc mệnh. Sức khỏe cha tôi suy yếu dần đến năm 1981 thì qua đời ở tuổi 66.

Bằng đi một thời gian độ mấy tháng sau vụ anh tôi chết, tức là sau 30 tháng 4 năm 1975, bỗng một hôm tôi nghe mẹ tôi nói ờ ngoài người ta đồn anh tôi đã thoát chết trong đêm định mệnh đó và trốn chạy được. Mẹ tôi kể, dĩ nhiên, chỉ cho gia đình nghe, có người nghe nói đêm đó anh tôi đã trốn được và thuê xe thồ chở xuống thành phố rồi đi thẳng vào Nam. Với tâm trạng thương nhớ anh tôi vừa mất, thì đối với gia đình tôi tin này là một điều gì đó vừa bất ngờ, vừa vui mừng khôn tả. Cả nhà tôi bàn tán với nhau suốt ngày về tin này và chỉ cầu mong anh tôi còn sống. Tuy nhiên, tin đồn này lại làm cho chính quyền địa phương để ý và theo dõi. Dạo đó tôi nghỉ học và ở nhà, nên biết rõ chuyện này. Nhiều đêm lúc về khuya chunh quanh nhà có tiếng động và có người rình rập theo dõi. Chắc chính quyền muốn biết có phải anh tôi còn sống thực hay không.

Sau nhiều ngày suy nghĩ, mẹ tôi quyết định đi tìm anh tôi. Tánh của mẹ tôi là vậy. Một khi bà đã nghe đồn về chuyện anh tôi thoát nạn trốn vào Nam thì không tài nào bà không đi tìm. Tôi nhớ, trước năm 1975, lúc anh Bốn tôi học cảnh sát ở quân trường Đà Lạt, mẹ tôi nhớ con mà đã lên tận đó để thăm, dù anh ấy chỉ đi học có mấy tháng. Khi anh Bảy tôi đi lính bị thương ở chiến trường Dakto-Tân Cảnh thuộc tỉnh Kontum, mẹ tôi cũng lặn lội lên đó để thăm. Sau năm 1975, chính xác là năm 1985, lúc tôi bị tù vượt biên ở Trà Vinh, mẹ tôi dù đã già yếu cũng một mình vào Sài Gòn nhờ người quen dẫn xuống đó để thăm tôi.

Kỳ này, mẹ tôi kêu anh Bảy tôi và tôi đi theo. Ba mẹ con khăn gói lên đường đi tìm anh tôi, dù không biết là đi đâu để tìm. Có lẽ trong đầu mẹ tôi đã có chủ hướng đi đâu tìm rồi. Còn tôi, đó là lần đầu tiên đi ra khỏi tỉnh mà lại đi thật xa nữa. Với tôi đó là chuyến đi đầy thích thú và hy vọng, thích thú vì được đi xa, hy vọng vì mong tìm được người anh. Chúng tôi xuống thành phố, đón xe đò đi vào Nam mà trạm dừng đầu tiên là Cam Ranh. Tôi nhớ khi tới Cam Ranh thì trời xế chiều. Ba mẹ con vào một cái vườn xoài bên đường quốc lộ và xin ở nhờ một đêm rồi sáng mai đi tiếp. Người chủ vườn xoài lòng dạ thật tốt đã cho chúng tôi ở tạm qua đêm. Ở đó chúng tôi hỏi thăm người ta xem những chỗ nào có người mới đến lập nghiệp thì đi tới kiếm. Người ở đây mách cho biết ở Bình Tuy, Long Khánh có nhiều chỗ dân từ ngoài mới vào khai khẩn đất đai lập nghiệp đông lắm. Ba mẹ con tôi nghe nói thế nên sáng mai lại đón xe đò xuôi Nam tiếp tục. Trên đường đi, chúng tôi bạ đâu ăn đó, hễ tới giờ ăn mà đói bụng thì mua thức ăn dọc đường mà ăn. Nhiều khi tới giờ ăn, bụng đói nhưng xe đang chạy không có trạm dừng thì cũng đành nhịn đói. Cái ăn, cái ngủ vì vậy thật là thất thường và không đầy đủ trên suốt mấy ngày đi tìm anh tôi.

Vào đến Bình Tuy thì mặt trời đã gần xuống núi. Ba mẹ con tôi xuống xe ở đây và đi bộ vào khu dân cư mới lập nghiệp. Nhà cửa còn sơ sài, cả vách và mái đều làm bằng rạ. Đất đai vườn tược mới khai khẩn. Cây cối còn thưa thớt. Những miếng đất tranh rừng bị đốt cháy đen còn chờ mưa xuống để cày vỡ lên mà trồng trọt. Buổi chiều nhìn những cột khói bốc lên từ những mái tranh nhà bếp thô sơ ở quê người làm tôi nhớ nhà. Vào xóm, chúng tôi xin tá túc ở nhà một cặp vợ chồng có 2 con nhỏ cũng từ miền Trung mới vào lập nghiệp. Có lẽ thông cảm cảnh ly hương mà họ trải lòng dung chấp, dù chỉ một đêm ở tạm. Đêm đó mẹ tôi trò chuyện và hỏi thăm những người ở đây để tìm tung tích của anh tôi. Ngặt nỗi, chúng tôi không dám nói thật về tình trạng của anh tôi nên cũng chẳng tìm ra được manh mối gì.

Sáng hôm sau, ba mẹ con chúng tôi lại đón xe đi tiếp vào Nam. Tới Long Khánh lúc trời chiều. Chúng tôi xuống xe đi bộ dọc theo đường quốc lộ để dọ thăm tin tức. Chỗ nào có nhà cửa mới dựng lên thì chúng tôi đều vào hỏi thăm. Đi tới gần tối thì gặp một ngôi chùa. Chúng tôi vào chùa xin nghỉ nhờ một đêm. Thầy trú trì, lâu quá tôi không nhớ đạo hiệu của Thầy, hỏi thăm và biết chúng tôi từ xa đến cả ngày đói bụng nên đã cho ăn bữa cơm chay thật ngon miệng. Khuya hôm đó nằm nghe tiếng chuông chùa ngân vang vào thời khóa thỉnh chung buổi sáng mà nhớ nhà, nhớ tiếng chuông chùa ở làng quê mình.

Với tình hình mấy bữa rồi lang thang đi tìm khắp nơi mà tin về người anh tôi vẫn biệt vô âm tín, như mò kim đáy biển, mẹ tôi quyết định không đi tìm nữa và trở về nhà. Sau một đêm ngủ nhờ cửa Phật, sáng hôm sau chúng tôi ra đường quốc lộ đón xe đò về nhà. Lúc ra đi chúng tôi mang theo hy vọng bao nhiêu thì khi trở về lòng dạ buồn đau tuyệt vọng bấy nhiêu.

Tin đồn anh tôi thoát nạn ở Lù Ba vẫn còn lưu truyền trong bà con làng xóm một thời gian sau đó. Nhưng mẹ tôi đã không còn có ý định đi tìm anh tôi nữa.

Với tôi, chuyện này vẫn cứ đi theo mãi. Cuối năm 1986, lúc đi vượt biên tới được đảo Pulau Bidong ở Mã Lai Á, tôi cũng đã có thăm dò và gửi danh sách tìm người mất tích cho Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc nhờ tìm dùm. Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc vào thời đó có chương trình giúp người tị nạn tìm kiếm thân nhân mất tích. Ngay cả những năm tháng mới đến Mỹ, tôi cũng thường nghe ngóng tin tức về anh tôi, nhất là trong các sinh hoạt của những hội đoàn cựu quân cán chính VNCH.

Nhiều khi nghĩ đến chuyện này tôi thấy mình như mâu thuẫn. Một mặt thì tự thân tôi cũng biết là anh tôi khó thoát chết trong vụ thảm sát đó rồi. Hơn nữa nếu anh còn sống thì chắc anh cũng đã liên lạc về gia đình bằng cách này hay cách khác, chứ chẳng lẽ anh không còn nhớ đến gia đình hay sao. Nhưng mặt khác thì dường như trong chỗ sâu kín của tâm tư tôi đôi khi cũng lóe lên một tia hy vọng mỏng manh rằng anh tôi còn sống. Giả như lúc mấy cha con tôi đi tìm mà thấy được xác anh tôi thì chắc chắn chuyện này đã kết thúc ở đó.

Thế mới biết, ở cõi đời vô thường này có thứ mình muốn quên đi mà chưa chắc đã quên được dễ dàng. Giống như trong Duy Thức học của Nhà Phật có nói đến trường hợp “lạc tạ ảnh tử” — chủng tử kết sinh từ cái bóng rớt lại — trong A Lại Da Thức. Chỉ một cái bóng — của cánh hoa rơi, của ánh chiều tà, v.v… — thoáng qua ở một khoảnh khắc nào đó trong đời, vậy mà còn mãi trong tâm, có khi mang theo từ kiếp này đến kiếp khác nữa. Huống gì là cái chết đau thương của người anh ruột!

Nhưng bao năm trôi qua tôi cũng không còn nghe tin tức gì về anh tôi. Mọi thông tin về anh tôi như đã cùng với xác thân anh im lặng nằm sâu trong lòng đất.

Chắc bây giờ anh đã tái sinh thành một gã đàn ông trung niên bảnh bao, khí phách ở đâu đó trên cõi đời này. Biết đâu tôi đã từng gặp người đàn ông này mà chẳng quen biết gì nhau.

Huỳnh Kim Quang

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2017 lúc 11:17am
Thư gởi Vân Khanh, Con gái của Ba.
 
 
 
Còn bốn tháng nữa con tròn 56 tuổi. Nhưng trong lòng Ba con vẫn còn trẻ như tuổi 15. Ba nhớ lại cũng ngày nầy 18 năm về trước, cha con mình đùm túm dắt nhau đi vượt biên rồi sang Mỹ. 

Ba nói là "đùm túm" vì hồi đó Ba từ trại tù cải tạo về thì con đã gần 40 tuổi. Khổ. Nghèo. Nhìn con gái Ba héo úa dung nhan mà Ba khóc ròng. Tại ba! Tại Ba hết thảy! Làm con gái của một "sĩ quan nguỵ" nên từ trường Đại Học ra con không có việc làm. Hàng ngày, ngồi ở góc chợ Bàu Hoa vùng Ngã Tư Bảy Hiền-Sài gòn để bán từng tô bún mắm. Cứ ba tháng một lần lặn lội ra Bắc thăm Ba. 
 
Năm 1975 Mẹ con mới 50 tuổi. Người vẫn nghĩ rằng Ba chỉ đi "học tập ít ngày". Thành ra, nghe Ba đi Bắc Mẹ con bị shock. Cộng thêm bệnh cao huyết áp sẵn có, Mẹ còn "nhất định nằm một chỗ". Thế là con gái của Ba vừa lo cho Mẹ, vừa lo cho Ba. Ba ở tù 8 năm thì Mẹ con mất. Phải đến 4 năm gian khổ đời con nữa Ba mới được trở về.
 
 
 
Buổi tối đoàn viên ấy, cha con mừng mừng tủi tủi. Nhìn ảnh Mẹ con vẫn như tươi cười Ba tan nát cả lòng. Nhưng biết nói làm sao" Vận mệnh cá nhân mình gắn liền với vận mệnh quốc gia dân tộc. 

Cả thời tuổi trẻ của Ba hầu như đi khắp 4 vùng chiến thuật. Mẹ con cứ bồi hồi theo dõi đường Ba đi. Không biết mình sẽ thành goá phụ lúc nào. Thời gian ở nhà của Ba rất ít. Con là con đầu lòng. Lại là con gái. Cảm ơn con gái của Ba. Một đứa con gái có lòng hiếu thảo. Trong một lần thăm nuôi tại trại tù, con kể Ba nghe: Từ nhà mình tới chợ Bàu Hoa chừng non 1 cây số. Sáng nào con cũng bày hàng bún mắm ra. Mùi mắm kho thơm lừng. Có cả tôm thẻ lột, thịt quay, cà tím. Có cả những rau nhúc, cây bông súng, rau đắng, húng cây, giá sống và bắp cải bào. Khách hàng đông lắm! Con còn cười vui nói với Ba: Khi nào Ba về con sẽ mở một tiệm bún mắm và rau VÂN KHANH cho Ba ngồi thu tiền. 
Ba nghe với lòng se sắt.
 
Con gái của Ba,
Trớ trêu thay, lúc Ba về con đã là con gái lỡ thì. Ba buồn lắm. Nhờ ơn Thượng Đế mình vượt biên một lần trót lọt. Ba đặt chân đến đất Mỹ vào cái tuổi người ta sắp nghỉ ngơi. Chính vì vậy mà con lại khổ vì Ba. Con không muốn Ba đi làm ca đêm giữa trời rét buốt. Con nói cái lạnh miền Bắc Việt Nam đã cứa nát thịt da Ba cả chục năm trời cũng đủ lắm rồi. Ba hãy để con lo. Nhưng Ba đâu đành lòng như thế. 
Buổi sáng con ra khỏi nhà là Ba cũng đi. Tiệm giặt ủi gần nhà mình quá mà. Ba nhận phần việc ủi và xếp quần áo. Đi tới đi lui xem máy giặt nào ngưng. Máy sấy nào đồ đã khô. Chỉ vậy thôi. Một ngày, tính ra Ba đi cũng gần 5 cây số. Tội ngiệp con gái của Ba. Lúc người ta báo tin Ba bị xỉu thì con khóc ròng. Ba về nhà ở không cho con nuôi tiếp. Thật người xưa nói đúng! "Trẻ cậy cha, già cậy con" mà.
 
 
Vân Khanh con, 
Cho đến một buổi chiều, con đưa về nhà một trung niên trẻ. Trung niên mà Ba cho là "trẻ". Vì Ba thấy diện mạo anh ta cũng dễ nhìn. Ba mừng vì con của Ba rồi cũng có một bến đợi để neo thuyền. Ba cầu mong cho con hạnh phúc. 
Chồng của con cũng là chiến hữu của Ba. Gia cảnh cũng không may mắn giống như Ba. Vợ anh đã chết trong lần đi thăm chồng. Cả chiếc xe lăn xuống vực. Từ đó anh dở dở ương ương. Qua Mỹ rồi anh vẫn sống như người mộng du. Cho tới ngày gặp con. Tình yêu thật là kỳ diệu! Chẳng những khiến cho con gái của Ba trẻ lại mà anh chàng "dở hơi" kia cũng chừng như mới cải lão hoàn đồng. Cứ 4 giờ khuya , anh thức dậy đi bỏ báo. Tới 9 giờ sáng về. Nghỉ ngơi rồi 5 giờ chiều đi vào hãng. 1 giờ đêm mới trở về nhà. Ba cảm ơn Thượng Đế lần nữa vì con có người chồng hiền lành và độ lượng. Chứ vào tuổi của Ba không bị đưa vào nhà dưỡng lão là hiếm lắm. Con nhớ gia đình Bác Th. không" Hai bác cưới vợ cho anh Cảnh từ lúc còn ở Việt Nam. Vậy mà qua Mỹ rồi Bác Thanh bị cô dâu xem như gánh nặng. Nhất định đòi anh Cảnh phải đưa Mẹ vào Nursing home cho đến chết.
 
Vân Khanh con, 
Cả một thời trẻ tuổi của con đã dành để sống cho cha mẹ. Bây giờ con hãy sống cho con đi. Ba rất cảm động mỗi lần khách đến thăm nhà con hay nói: vợ chồng con có phước lắm nên suýt soát tuổi 60 mà vẫn còn có cha để phụng dưỡng. Phải! Hồi đó ba khó nghĩ mỗi lần nghe người ta cho rằng sự sống con người tính theo công thức: 5 năm, 6 tháng, 7 ngày. Nghĩa là ở tuổi đời 5 bó tuổi thọ tính theo năm. Đến 6 bó thì tính theo tháng , mà 7 bó thì tính theo ngày. Ba đã 80, chắc phải tính theo giờ quá!
Cảm ơn vợ chồng con đã chăm sóc Ba mỗi ngày. Còn nói: Ba ơi! Với chúng con ngày nào cũng là Father's Day cả. Ba thật có lỗi với con. Hồi đó Ba vẫn buồn thầm trong lòng khi mẹ con sinh con là con gái. Ông Nội con sợ Ba chết trận thì không có con trai nối dõi tông đường. Còn nếu Ba già mà yếu đau thì con là gái không thể chăm cho Ba được. Ca dao có câu:
Trai mà chi" Gái mà chi" 
Con nào có nghĩa có nghì thì hơn “
 
 
Nói đến đây Ba chợt nhớ loáng thoáng câu chuyện "Tấm đắp mông ngựa" mà Ba đã đọc từ rất lâu:
Chuyện kể :
Một người cha đã đem cả gia tài còn lại của mình cưới cho con cô vợ giàu, trẻ đẹp. Một thời gian đầu sống vui. Rồi những đứa cháu nội lần lượt ra đời. Người cha mỗi ngày một già yếu. Người con trai rất yêu và nể vợ. Dần dần quên đi trong nhà còn có người cha. Mùa Đông lạnh lẽo mà sức già chịu không thấu những ngày giá tuyết phũ phàng.Trong khi những con ngựa nuôi trong chuồng thì được giữ ấm bằng những tấm đắp mông. Đến chừng không thể chịu đựng được nữa người cha bèn gọi con trai để nói rằng:
- Con ơi , hãy cho cha một tấm đắp mông ngựa đễ cha dễ ngủ vì mùa Đông nầy lạnh quá!
Con dâu nghe được bèn nói với chồng:
- Anh hãy lấy tấm đắp cũ ngoài sân kia mà cắt cho cha một nửa.
Người con trai làm theo lời vợ. Trong lúc cố dùng sức cắt đôi tấm đắp ra thì đứa con nhỏ đến gần, hỏi:
- Cha ơi, sao không cho ông Nội cả tấm đi" Cha cắt ra làm chi "
Người cha trả lời:
- Để dành con à.
Hôm sau, người con trai thấy đứa con mình cũng đem tấm đắp mông ngựa khác cắt ra làm đôi. Người con trai giận dữ hỏi:
- Con làm cái gì vậy" Tại sao con cắt nó ra" 
Đứa con nhỏ đáp:
- Nửa tấm nầy con cho ông Nội. Còn nửa nầy để dành khi nào cha già con sẽ cho cha.
Người cha giật mình hối hận. Từ đó, hết lòng chăm sóc cha mình cho đến cuối cuộc đời.
 
Vân Khanh, 
Ba ước ao những người cha khác cũng có con hiếu thảo như con gái của Ba. Ba rất tự hào về con. Trong lúc có biết bao gia đình, cha mẹ ngậm đắng nuốt cay vì những đứa con Việt Nam sống theo kiểu Mỹ. Rất tự do! Thậm chí đã khước từ hai chữ HIẾU KÍNH cha mẹ, làm cho các bậc sinh thành hàng ngày sống "nước mắt chan cơm" thì Ba đã được vợ chồng con hết lòng chăm chút từng miếng ăn, giấc ngủ. 
Người xưa nói: "Hiếu thuận huờn sinh hiếu thuận tử. Ngỗ nghịch huờn sinh ngỗ nghịch nhi". Ba ước nề nếp gia đình mình là như vậy. 
Ba của con,
 
Hoàng Yến
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2017 lúc 4:36pm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 18/Apr/2017 lúc 9:55am

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Apr/2017 lúc 1:56pm

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/May/2017 lúc 2:14pm

Bao la tình mẹ

Sắp đến ngày lễ Mẹ , mời quí vị đọc 1 chuyện thật ...rất cảm động, để vinh danh các bà mẹ hiền , luôn hết lòng thương yêu và tận tâm với con cái .
NH


Bao la tình mẹ.

Đỗ Minh Triệu sinh năm 1968. Bị mắc chứng bệnh quái ác "Muscular Dystrophy" làm teo cơ bắp từ năm 10 tuổi.
Ba năm sau, 1991, cùng cha mẹ và 3 em gái qua Mỹ theo diện cựu tù chính trị, hiện cư ngụ tại thành phố Poway, San Diego, California.
Bài viết của Minh Triệu là một tự truyện chân thật và xúc động. Để có bài viết này, tác giả đã vất vả nhiều năm tháng, vì không thể ngồi lâu, và vì chỉ còn sử dụng được một ngón tay duy nhất để gõ phím và bấm mouse.
Ông cũng là nhạc sĩ nghiệp dư vinh danh tình mẹ bằng ca khúc "Ánh Sao Tình Mẹ”. Bài hát được đưa lên You Tube gần ba năm qua, hiện đã có hơn 32,000 lượt người coi.

Xin giới thiệu bài tự thuật của Minh Triệu như một lời tri ân các đấng Mẹ hiền nhân ngày Hiền Mẫu


Tác giả và mẹ Hoàng Minh Đức bên bờ Thái Bình Dương

Tôi sinh năm 1968 nay đã 43 tuổi, thực sự “gìa đầu” rồi mà tôi vẫn còn được mẹ chăm sóc, thay quần áo, tắm rửa, gội đầu, bón cơm, thay tã lót cho như một em bé sơ sinh. Tôi chính thật là đứa con được mẹ thương yêu nhất trần gian. Nhiều đêm bệnh hành hạ không ngủ được, dõi mắt nhìn mẹ tóc bạc da mồi nằm giường bên, đang thiếp ngủ mệt, sau một ngày vất vả lo cho con.

Tôi thật đau lòng! Buồn lắm! Thương mẹ đến chảy nước mắt, tôi thì thầm khẽ gọi:
-Mẹ ơi, mẹ có biết con yêu mẹ vô ngần. Tình mẹ cho con bao la trời biển, cả cuộc đời mẹ đã đổ bao nhiêu nước mắt, xót thương đứa con kém may mắn nhất của mẹ. Mẹ ơi, con không thể nào sống được khi thiếu mẹ, vì mẹ là hơi thở, là mắt, là tay, là chân của con …

Đã bao lần tôi tự nghĩ và hiểu là nếu tôi chết đi, mẹ sẽ đau buồn lắm. Nhưng nỗi buồn của mẹ rồi sẽ nguôi ngoai theo thời gian. Chẳng hơn là hằng ngày mẹ phải nhìn thấy tôi sống tật nguyền đau đớn, với hình hài chẳng khác nào bộ xương cách trí, được che dấu dưới manh quần tấm áo và đôi bí tất.

Như một bà Tiên có phép thuật, mẹ biết tôi đã nghĩ đến cái chết, nên bà thường hay nói với tôi rằng :

- Con là lẽ sống của mẹ, cả đời mẹ được chăm sóc con như một em bé mẹ rất hạnh phúc.

- Con cần can đảm sống để đối diện, thi gan, thử thách với bệnh tật.

- Chẳng phải y khoa đang theo dõi từng biến chuyển trên thân xác con, chẳng phải con đã mong ước chờ đến ngày khoa học tìm ra thuốc chữa căn bệnh “Muscular Dystrophy” quái ác này. Vậy thì ít nhiều khoa học cũng cần dựa trên thử nghiệm, và trên cả thời gian là bao lâu con can đảm sống chờ đợi và hy vọng. Con hãy nói với Chúa: “Here I am, Lord; I come to do your will .”

Tôi thương mẹ và vâng lời, nên Chúa đã phải nghe tôi yếu đuối tuyên xưng đức tin, mỗi khi tôi cần tự xoa dịu đau đớn, cần có sức chịu đựng nỗi thống khổ mà tôi không thể tự vất bỏ đi được. Ngay cả đến con ruồi, con muỗi bé tí tẹo chúng cũng có thể tự do hành hạ tôi, cho đến khi mẹ tôi ra tay cứu giúp, đuổi chúng đi.

Nói chính xác là tôi đã tồn tại trên thế gian này 43 năm, cũng là một phép lạ, một sự tỏ rõ quyền năng của đấng tạo hóa có quyền ban sự sống cho con người, và Ngài chưa muốn đem tôi ra khỏi thế gian này, tôi còn phải sống bằng cách này hay cách khác trong khổ đau. Tôi nghĩ bất cứ người nào nhìn thấy tôi, cũng đều rất ái ngại và thầm nghĩ : “phải sống như thế thà chết sướng hơn”.

Thử hỏi còn gì đau khổ bằng khi tôi vẫn còn có đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe, cái miệng để gọi mẹ suốt ngày và nhất là còn có cái đầu tỉnh táo biết thương nhớ, giận hờn, biết cảm nhận niềm vui, nỗi buồn, biết phân biệt phải trái, đúng hay sai, biết đói, biết khát, biết nóng, biết lạnh, biết đau đớn tê dại, biết nhờm gớm khi đã tiêu, tiểu ra tã v.v...
Nói tóm lại, khuôn mặt và bộ não của tôi trong 43 năm qua vẫn nguyên vẹn, bình thường, không bị ảnh hưởng bởi bệnh “Muscular Dystrophy”, một chứng bệnh làm teo dần các cơ bắp, mà tôi đã mắc phải từ năm lên chín hay lên mười tuổi.
Cha tôi là Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mẹ tôi là Công Chức. Cha tôi phải đi trình diện “Học Tập Cải Tạo”, lúc đó mẹ tôi mới sinh em bé thứ tư được một tháng và tôi là đứa con lớn nhất mới được 7 tuổi.
Ngày cha đi tù cải tạo, tôi vẫn còn mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn theo tuổi đời và phát triển bình thường như bao trẻ khác. Vậy mà hai, ba năm sau, chẳng biết tôi mắc phải chứng bệnh gì, cơ thể sinh ra yếu đuối, tay chân rệu rã, đi đứng không được vững vàng. Chỉ cần một sự va chạm nhẹ vào người tôi của ai đó, tôi cũng ngã lăn ra và khó khăn lắm mới đứng dậy được. Còn va chạm mạnh thì u trán, vỡ đầu. Vì thế trong thời gian còn đi học, thầy hoặc cô giáo đã phải đem tôi đến trạm xá hay nhà thương khâu vài mũi hay nhiều hơn, cho nên trên đầu tôi mới có nhiều vết sẹo lớn, nhỏ.

Khi tôi bắt đầu phát bệnh khoảng chừng vào năm 1978 hay 1979 gì đó, thời gian này người ta đồn ầm lên là trong Chợ Lớn có một ông Thầy rất tài giỏi, chữa bệnh theo cách văn minh tân tiến, không cần dùng thuốc mà dùng “xung điện” để chữa trị. Lúc đó tôi nào biết “xung điện” là gì. Chỉ biết là người thầy “tài giỏi” này dùng hai tay đặt lên đầu, lên vai bệnh nhân để chuyền “điện” của ông (gọi là nhân điện) chạy qua cơ thể người bệnh, gặp “điện” của bệnh nhân. Hai luồng “điện” này gặp nhau, thì xảy ra “xung điện” diệt trừ căn bệnh. Cách điều trị giản dị chỉ có thế thôi. Bất kể là bệnh gì.

Thầy chữa bệnh làm phước, không lấy tiền (nhưng thầy vui vẻ nhận quà cáp bệnh nhân đem đến), vì vậy số bệnh nhân đến xin được Thầy chữa bệnh mỗi ngày rất đông. Nhà tôi ở xa, mẹ con tôi phải ra khỏi nhà từ 4 giờ sáng, đến địa điểm xếp hàng lấy số thứ tự cùng một đám đông người. Chờ tới khoảng 8 giờ thì Thầy đến cùng với người phụ tá. Người phụ tá gọi từng đợt 10 người theo số bắt đầu từ 1 đến 10, bệnh nhân trong số được gọi, mau mắn vào trong ngồi xếp thành vòng tròn, để Thầy đi chung quanh đặt tay lên đầu, lên vai truyền “điện” cho nhanh chóng .

Sáng nào cũng vậy, mẹ tôi cứ phải dùng khăn ướt lau mặt cho tôi: đứa bé 10 tuổi còn đang say ngủ, có như vậy tôi mới chịu tỉnh ngủ mở mắt ra, và mẹ mới lôi được tôi đến bên chiếc xe đạp mini cũ kỹ, xốc tôi ngồi lên, bắt vòng tay ôm lưng mẹ cho chặt, để mẹ chở vào Chợ Lớn nhờ thầy truyền “điện”, tạo “xung điện” giúp cho cơ thể tôi cứng cáp, mạnh khỏe trở lại. Ngày nào mẹ tôi làm việc vất vả quá mệt, ngủ quên đến 6, 7 giờ sáng mới thức dậy, thì phải đi vội vã lắm. Và hôm ấy, nhanh nhất cũng phải đến 2, 3 giờ chiều, mẹ con tôi mới về đến nhà, rất mệt mỏi và đói khát. Tôi không thích thú và tin tưởng vào sức mạnh “nhân điện” của thầy, nhưng tôi vẫn ngoan ngoãn theo mẹ mỗi ngày đi chữa bệnh cho mẹ vui lòng, nhất là bà Nội tôi lại luôn nói :“có bệnh phải chịu khó chạy đi vái tứ phương cháu ạ”.

Dù có phải “vái bệnh” vất vả tứ phương mẹ tôi cũng không ngại, nhưng sau mấy tháng nghỉ hè kiên trì theo Thầy, mà bệnh tình của tôi cũng không thấy có được một chút kết quả nào, mẹ con tôi đành bỏ cuộc, khi năm học mới đã bắt đầu. Thời gian này, mẹ tôi chở tôi đến cổng trường bằng chiếc xe mini cọc cạch, từ cổng trường tôi có thể tự đi vào lớp. Nhưng rồi sau đó, đã có vài lần tôi tuột khỏi xe, ngã xuống đường rất nguy hiểm, nên mẹ không dám chở tôi đi học bằng xe đạp nữa, bà phải cõng tôi đến trường, đưa tôi vào tận chỗ ngồi trong lớp học. Đến giờ tan học, mẹ lại bỏ công bỏ việc chạy vội đến lớp cõng tôi về, bất kể ngày nắng, ngày mưa. Muốn tôi đi học, mẹ phải cõng thôi, vì hai chân tôi bây giờ chỉ còn khả năng đi được khoảng vài mươi bước, có người đi kèm cặp bên cạnh.

Đi học mà hành mẹ tôi như thế tôi thấy ái ngại và xấu hổ lắm, nên đã nhiều lần tôi xin mẹ cho tôi nghỉ học, nhưng mẹ tôi cương quyết không cho, mẹ nói: bệnh tật như con càng phải học nhiều hơn. Con và mẹ chúng ta cùng cố gắng: mẹ cố gắng lo cho các con có cơm ăn áo mặc, các con cố gắng học chăm học giỏi, hãy nghĩ đến cha đang bị tù đày.

Không đi học ở nhà quanh quẩn với bà Nội, bệnh tôi cứ vậy tăng thêm theo ngày tháng. Đến năm 1988 hai chân tôi không còn có thể đứng thẳng mà lê bước, ngay cả khi tôi dùng hai tay vịn, men theo điểm tựa mà nhấc chân đi cũng không được nữa. Muốn di chuyển quanh nhà, tôi phải ngồi xe lăn hoặc ngồi bệt xuống đất, dùng mông và hai tay chống mà lết đi, khi tôi tròn tuổi hai mươi, rất thèm đi đứng chạy nhảy với chúng bạn.
Năm 1991, gia đình tôi được qua Mỹ định cư theo diện HO # 8. Ngay sau khi được cấp thẻ Medi-Cal, mẹ tôi đã sốt sắng đưa tôi đi chữa bệnh. Gặp bác sĩ gia đình giới thiệu tôi đến bác sĩ chuyên khoa, rồi ông chuyên khoa giới thiệu đến cả bệnh viện này, nọ. Cuối cùng tôi được chuyển đến Bệnh Viện của trường University of California of San Diego (UCSD) để khám toàn khoa, và làm tất cả những xét nghiệm cần thiết, kể cả thử DNA (Deoxyribonuleic Acid). Kết quả cho biết là tôi bị bệnh “Muscular Dystrophy – Beeker”, một chứng bệnh làm teo dần bắp thịt (chỉ xảy ra cho nam giới). Bệnh này được tìm ra bởi vị bác sĩ tên Becker (M.D Becker).

Khi định được bệnh rồi, bác sĩ cho biết căn bệnh quái ác này vẫn chưa có thuốc ngăn ngừa và chữa trị, mặc dù cả thế giới, đặc biệt là nước Mỹ đã và đang nỗ lực nghiên cứu. Trong tuyệt vọng, tôi thầm cầu nguyện và rất hy vọng một ngày nào đó, các nhà khoa học sẽ tìm ra thuốc chữa trị và thuốc ngăn ngừa, để thế giới loài người không còn có ai bị mắc bệnh “Muscular Dystrophy” nữa.
Chính phủ Mỹ có chương trình giúp đỡ những người bệnh tật, không còn khả năng lao động như tôi được chăm sóc sức khỏe, được ăn no, mặc ấm, được hưởng tiền bệnh tật, gọi là tiền SSI (Supplemental Security Income).

Tôi không có khả năng lao động nữa, nhưng mẹ tôi quả quyết: tôi vẫn có khả năng đi học để mở mang kiến thức, tránh thì giờ buồn chán, và để có thể học cho mình một ngành nghề, chỉ cần xử dụng khối óc và hai tay (khẳng khiu yếu đuối) học về văn thơ, hay học về computer chẳng hạn, còn hai chân thì cứ kệ cho nó lười biếng đặt trên xe lăn…

Nghe mẹ nói vậy, tôi cố tảng lờ đi. Nhưng mẹ tôi không bỏ cuộc, bà cứ theo khuyến khích, thuyết phục tôi mãi bà nói:

-Học vấn rất cần thiết cho con. Tri thức đưa con đến với thế giới bao la, cho con đời sống vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn. Con thử nghĩ xem, tại sao mẹ đã luống tuổi rồi mà còn đi học, với mơ ước sẽ tốt nghiệp “Medical ***isstant” để biết lối mà chăm sóc cho con một cách khoa học, và mẹ còn mơ ước xa hơn nữa, là được tình nguyện săn sóc những bệnh nhân hoạn nạn, tàn tật ở những nước nghèo đói, khi mẹ có điều kiện và hoàn cảnh cho phép.

Tấm gương hiếu học của mẹ đã nâng đỡ, khuyến khích tôi, nhưng chủ đích cũng vẫn là để làm vui lòng mẹ, nên tôi đã theo mẹ đến trường Mesa College làm thủ tục nộp đơn xin nhập học. Việc đơn từ ở trường, mẹ tôi rành lắm vì bà đã theo học ở Mesa College từ năm trước rồi, tôi không phải lo lắng gì cả đã có mẹ giúp đỡ.

Những năm tháng hai mẹ con tôi theo học ở trường Mesa College tràn đầy thử thách, nhiều lúc tưởng đâu đã phải bỏ cuộc, không kham nổi những vất vả khó khăn, trần ai lắm khi đi học.

Trong diện dân nghèo “low income”, mấy mẹ con chúng tôi chỉ thuê được căn hộ trên lầu của một Apartment. Nên mỗi ngày đi học, mẹ tôi phải thức dậy từ rất sớm, dọn dẹp nhà cửa, lo điểm tâm cho cả nhà, lo nhắc nhở các em gái tôi đừng để lỡ chuyến xe Bus, phải đi học cho đúng giờ ,v.v…

Khi các em gái tôi đã ra khỏi nhà đi học, lúc đó bà mới đem cặp sách của tôi và mẹ xuống dưới lầu, cất bỏ vào trong xe trước, rồi đi trở lại nhà trên lầu, bồng tôi trên hai tay đi ra cửa và đưa chân đá cho cánh cửa đóng khóa lại, rồi khệ nệ bồng tôi xuống thang lầu, đặt tôi vào xe, kéo dây an toàn gài móc vào cẩn thận cho tôi, rồi bà mới ngồi vào ghế tài xế.
Từ nhà tôi, mẹ lái xe chạy khoảng 20 phút thì đến trường. Đậu xe vào parking của trường xong xuôi, bà ra sau xe mở “cốp” xe lên, lôi chiếc xe lăn ra ráp lại cho ngay ngắn, vững chắc, rồi mới mở cửa xe, nghiêng người vào bồng tôi ra, đặt ngồi trên xe lăn và đẩy tôi đến lớp học của tôi, tìm chỗ để xe của tôi vào đâu cho thuận tiện nhất, rồi mẹ mới đi đến lớp của bà.

Trong lớp học, vì hai tay tôi yếu, rất khó khăn “take note”, nên nhà trường trả tiền “work study” cho một sinh viên, giúp tôi ghi chép vào “note book” những lời thầy giảng dậy hay dặn dò làm “home work” ở trang nào, sách nào, và hết buổi học thì đẩy tôi đến lớp kế tiếp hay lên phòng Lab …

Khi tan học, mẹ lại vội vôi vàng vàng chạy đến đón tôi ở phòng Lab hay ở lớp học cuối cùng nào đó. Lại đẩy xe lăn tôi ra Parking, bồng tôi vào xe, cài dây an toàn, đem cất xe lăn vào “cốp” xe và lái về nhà. Về đến nhà, tôi vẫn ngồi trên xe, chờ mẹ tôi đem cặp sách của hai mẹ con lên nhà trước, sau đó mẹ mở sẵn cửa phòng, rồi mới trở xuống xe, ì ạch bồng tôi bước 18 bậc thang lên tầng lầu. Vào trong nhà, đặt tôi lên giường xong, mẹ thường phải thay tã cho tôi ngay. Sau đó hỏi tôi có muốn ăn hay uống gì không để mẹ lấy.

Lo cho tôi tạm xong, mẹ bắt đầu làm việc nhà, làm đủ thứ việc không tên, rồi lại đi học thêm một, hai lớp nữa, còn tôi ở nhà lo làm “home work” và chờ mẹ về lo bữa ăn tối cho cho cả nhà.

Mùa Đông nước Mỹ có nhiều ngày mưa phùn gío rét, tôi muốn nghỉ học ở nhà lắm, nhưng mẹ tôi vẫn cương quyết không bỏ lớp nào, nhất định chịu ướt, chịu lạnh bồng bế tôi lên, xuống thang lầu và đi học rất đúng giờ. Nhằm mùa học không có lớp ban ngày, trùng giờ cho cả hai mẹ con, chúng tôi phải chọn lớp đêm để học. Mùa Đông trời mau tối và ban đêm rất lạnh, có khi mẹ bồng tôi đặt được vào xe rồi, là cả hai mẹ con ngồi run cầm cập, thế mà xe lại phải mở máy lạnh cho kiếng trong xe hết mờ, sáng trong trở lại mới thấy đường mà lái xe về nhà, những lúc ấy mẹ luôn xuýt xoa nói:

-Tội nghiệp con quá, con ráng chịu lạnh một tí mẹ mở lại heat là ấm ngay nhé !

Đâu phải một mình tôi lạnh, mẹ cũng lạnh vậy, nhưng mẹ không lo cho mẹ mà chỉ nghĩ đến con. Mẹ con tôi chịu đựng vất vả như thế trên con đường trau giồi kiến thức. Và mẹ đã tốt nghiệp “Medical ***isstant” hồi tháng 5 năm 1997. Tôi rất hãnh diện về mẹ


Tác giả, ngày ra trường trên xe lăn

Và tôi cũng tự hãnh diện về mình, khi được nhận mảnh bằng AS “***ociate of Art” ngành “Computer Information Science” vào tháng 6 năm 2000. Mảnh bằng này rất khiêm tốn, nhỏ bé, nhưng tôi có được nhờ vào tất cả công lao khó nhọc của mẹ. Mẹ đã đổ biết bao mồ hôi, nước mắt cho con niềm tin, niềm tự hào còn có mẹ nâng đỡ ủi an. Ngoài mảnh bằng tôi có được sau 6 năm, (trong khi người bình thường chỉ cần 2 năm) tôi còn học được thêm bài học “vượt gian khó” quý gía, và biết ý thức cần phải học vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

Cầm được mảnh bằng AA nhỏ bé trong tay, tôi tự tin và mơ ước đến ngày sẽ cầm được mảnh bằng lớn hơn là BA hoặc BS (4 năm Đại Học) thì căn bệnh “ Muscula Dystrophy” trầm trọng hơn, theo thời gian đã làm teo hết các cơ bắp vùng ngực và lưng, ép phổi tôi teo lại, khiến tôi ngộp và khó thở, nguy hiểm đến tính mạng.

Tôi được đưa ngay vào bệnh viện “SHARP”, bác sĩ trách nhiệm đã khuyên tôi phải chọn một trong hai giải pháp:

1. Không cần sự can thiệp của khoa học, chấp nhận sự rủi ro sẽ đến. Có nghĩa là tôi sẽ chết ngộp bất cứ lúc nào.

2. Phải phẫu thuật, mở một lỗ nơi cổ, đặt ống gắn máy trợ giúp cho sự hô hấp. Như vậy mối nguy hiểm sẽ bớt đe dọa tính mạng và sự sống của tôi sẽ được dài thêm.

Thương mẹ, tôi đã chấp nhận giải pháp thứ hai.

Trước khi mổ, mẹ và tôi đã phải ký giấy chấp nhận mọi tình huống có thể xảy đến với tôi, kể cả tôi sẽ “ngủ” luôn trong ca mổ, không bao giờ thức dậy nữa. Mười giờ sáng ngày ấn định mổ, mẹ đẩy xe lăn đưa tôi đến nhập viện. Mẹ đã cầm hai bàn tay khẳng khiu của tôi, ôm hôn trán tôi trước khi hai bà y tá đẩy tôi vào phòng mổ, còn mẹ được hướng dẫn xuống lầu, đến phòng chờ đợi chờ kết quả ca mổ kết thúc (tốt đẹp hay xấu). Tại phòng chờ đợi, vì lo cho tính mạng của con, mẹ đứng ngồi không yên, đi ra đi vào bồn chồn đếm thời gian từng phút chậm chạm trôi qua như người ngớ ngẩn.

Trong năm tiếng đồng hồ chờ đợi, mẹ tôi không ăn uống gì cả, bà chỉ biết cầu nguyện rồi phó thác và xin vâng theo thánh ý Thiên Chúa. Rồi cũng tới lúc nghe cô y tá dùng máy phóng thanh gọi mẹ tôi lên lầu. Lên lầu vừa trông thấy tôi, nét mặt mẹ liền rạng rỡ, vì mẹ biết là tôi vẫn còn sống, còn ở lại trần gian với bà, mẹ chưa vĩnh viễn mất con đứa con bất hạnh.

Mắt mẹ rưng rưng lệ nhìn vào cổ tôi, sau khi giảu phẩu đã được đặt vào một ống plastic tròn, to bằng 3 ngón tay chụm lại, trong khi tay mẹ vuốt tóc tôi như chia xẻ, như muốn gánh vác bớt cho tôi những đau đớn mà tôi đang chịu. Hiểu lòng mẹ bao la, tôi cố nén mọi đau đớn, ráng gượng nở nụ cười với mẹ cho mẹ an lòng. Nhưng nụ cười đầu tiên của con dành cho mẹ, sau khi hồi sinh vẫn còn ảnh hưởng thuốc mê, nên không trọn vẹn, không đủ xóa hết những lo âu, sợ hãi của mẹ. Tuy vậy, bao nhiêu mệt mỏi của mẹ như đã tan biến, khi cuộc đời mẹ tưởng đã cạn kiệt hy vọng, lại đong đầy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống, khi núm ruột của mẹ vẫn còn đây. Mẹ lại được tiếp tục yêu thương, ấp ủ con trong vòng tay ấm áp, ngọt ngào tình mẫu tử. Tôi không thể ôm mẹ được, tủi thân nên nước mắt tôi trào ra, không kìm chế được nữa, dù tôi đã tự hứa không bao giờ để mẹ thấy con khóc mà đau lòng. Mẹ ơi, thế là cuộc đời con từ đây phải sống nhờ vào máy móc, và mẹ phải thêm công việc chăm sóc sệ sinh, thay ống, rửa những linh kiện nối từ máy thở vào ống thở đặt nơi cổ họng chuyền qua vòm họng, thay thế cho buồng phổi của con, giúp con duy trì sự sốn

Phần tôi, rất đau đớn vì một vật lạ, luôn nằm nơi cổ họng, nối vào khí quản. Mỗi cử động dù nhỏ đều làm tôi đau đớn khôn cùng và luôn phải nhờ mẹ giúp đỡ. Thân xác tôi như nằm trên bàn chông chịu cực hình. Tôi quá tuyệt vọng vì nỗi đau thể xác, nên tinh thần bấn loạn. Lần này, tôi thực sự không muốn sống nữa, tôi muốn từ gĩa cõi đời, muốn được giải thoát khỏi cực hình. Dù sao tôi cũng đã có 34 năm sống trong vòng tay êm đềm của mẹ, thế là đã quá đủ rồi xin hãy cho tôi trở về với cát bụi. Tôi bày tỏ cùng mẹ ý định này của tôi.


Mẹ ở bên con ngày ra trường

Nghe vậy, bà vội vàng ôm chầm lấy tôi, nức nở, nghẹn ngào qua làn nước mắt:
-Con bỏ mẹ đi, mẹ biết sống cùng ai, sống cho ai nữa đây! Con đi rồi còn ai để mẹ nâng giấc ủi an! Ai sẽ cho mẹ những giây phút dịu dàng hạnh phúc và hy vọng dù rất hiếm hoi, để cùng nhau đi hết đoạn đường đời cay nghiệt! Triệu ơi! mất con rồi đời mẹ thành vô nghĩa. Lạc lối về mẹ mất cả ánh sao đêm trông mong hy vọng. Con đừng bỏ mẹ bơ vơ trơ trọi giữa đường đời, vốn đã nghiệt ngã với mẹ con ta. Triệu ơi, hãy vì mẹ con can đảm lên mà sống! Mẹ ẵm bồng con, con an ủi mẹ chúng ta đỡ nâng nhau. Con ơi, đừng bỏ mẹ …

Lời mẹ than vãn làm tim tôi đau nhói, thắt ngặt lại và tôi cũng nức nở như chưa bao giờ được khóc trong đời. Tôi phải sống! Cho dù tôi tàn tật; cho dù tôi đau yếu mang bệnh nan y, nhưng sự hiện hữu của tôi mới làm cho nụ cười còn đọng mãi trên đôi môi mẹ.

Sự sống là cao quí. Cuộc đời dù là bất hạnh, cùng khổ đến đâu cũng đều có ý nghĩa sống, sống vị tha và rất cần đức hy sinh cùng lòng hiếu thảo. Mẹ ơi! Hai hàng lệ của mẹ hoà với nước mắt con, tự làm thành tờ giao ước của hai mẹ con ta, phải đồng lòng gắn bó đời nhau cho đến “khi Chúa thương gọi về”. Thân xác dù tàn tật cũng không được tự ý hủy bỏ.

Tôi phải sống vì mẹ như mẹ đã từng sống vì tôi! Tôi hiểu lòng mẹ tan nát mỗi lúc nhìn tôi và lòng tôi cũng nát tan khi thấy mẹ nước mắt mãi lưng tròng!

Có phải tại vì mẹ đẹp người, đẹp nết nên phải chịu cảnh hồng nhan là đa truân?

Có thật định mệnh đố kỵ muốn làm chết đuối "người trên cạn mà chơi"?

Ôi, định mệnh! Định mệnh sao quá trớ trêu! Định mệnh đã dành riêng cho mẹ những bất hạnh truân chuyên. Từ tuổi 30, mẹ đã phải một thân một mình nuôi dạy bốn đứa con thơ dại, vất vả nhất là chăm sóc đứa con tật nguyền, chăm sóc bà nội nay ốm mai đau, thay cha báo hiếu, lo mộ phần an nghỉ cho bà nội, lo kiếm thêm tiền thăm nuôi, tiếp tế lương thực, thuốc men cho cha trong suốt 10 năm tù cải tạo từ Bắc vào Nam. Mẹ quá vất vả, tảo tần, dãi nắng dầm mưa, bất chấp mọi gian nan, khốn khó, hiểm nguy luôn đe dọa đến tính mạng, vì mẹ phải buôn chui, bán chợ đen, chợ đỏ dưới mắt cú vọ của công an nhân dân, mẹ mới đem lại sự ấm no cho gia đình 6 người, trong hoàn cảnh cả nước ăn bo bo, mì sợi, ngô, khoai thay cơm gạo, sau ngày miền Nam được “giải phóng”, cha được “đi học” mút mùa.

Ôi! Mẹ hiền của tôi, một người mẹ vất cả đời mà không hề than vãn, mẹ âm thầm tận tụy, cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho gia đình. Qua mẹ, tôi nhớ đến câu danh ngôn: "Thượng đế không thể ở khắp mọi nơi, nên Ngài phải sinh ra những người mẹ". Và tôi liên tưởng đến Đức Mẹ Maria đã phải chứng kiến những nhục hình tra tấn của quân dữ trước giờ Jesus, con một của Người bị đóng đinh trên thập giá. Còn mẹ tôi, cũng khổ đau không kém gì Mẹ Maria vì mẹ suốt đời phải xót xa nhìn đứa con trai đầu lòng duy nhất của mình, hằng ngày phải chịu khổ hình trong bệnh tật.

Thật không giấy bút nào tả xiết và tôi cũng không đủ khả năng để nói lên được lòng can đảm và sự chịu thương chịu khó, sự kiên trì cùng trái tim đầy ắp yêu thương, nhân hậu của mẹ tôi. Tôi chỉ biết yêu mẹ bằng luỹ thừa tình yêu mẹ mỗi ngày và sống, dù là sống nhờ mẹ và máy móc dây nhợ quanh người.

Có lần tôi những tưởng đã mất mẹ vĩnh viễn, khi bà bị một tai nạn xe hơi rất nặng giữa xa lộ 163, bà bị gãy chân và bể đầu bất tỉnh. Tưởng mẹ tôi đã chết trong xe, người gây ra thảm trạng cho mẹ tôi đã bỏ chạy trốn mất. Ấy thế mà, sau bảy tiếng đồng hồ phẩu thuật, vừa hồi tỉnh, điều mẹ tôi quan tâm đầu tiên là hỏi:

-Triệu đâu? Con tôi vẫn bình yên chứ?

Sau tai nạn đó mẹ tôi lại mang thêm trong chân những chiếc đinh vít inox, mà những lúc trái gió trở trời thường làm mẹ tôi nhức nhối khổ sở lắm. Những lúc ấy, tôi thương mẹ biết chừng nào.

Mẹ Hoàng Minh Đức ơi, chúng con yêu thương và kính trọng mẹ vô ngần, vì trong bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ cũng luôn dậy bảo, nhắc nhở anh em chúng con phải biết vâng lời, sống ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành, luôn thật thà, khiêm cung, không hiềm tỵ ganh ghét bất cứ ai. Nhờ có mẹ răn dậy cẩn thận như thế nên anh em chúng con, chưa hề biết gian dối hay ganh ghét ai bao giờ.

Mẹ chính thật có trái tim vĩ đại dành của chúng con (và cha nữa). Nhưng cha đã từ chối nhận, đã rũ bỏ mẹ và 4 anh em chúng con ngay sau khi đến được nước Mỹ, trong khi mẹ luôn nghĩ sẽ cùng cha sống đến già, yêu đến già ...

Thử hỏi có người nào không âu sầu, khi biết đứa con trai duy nhất, bị mắc căn bệnh nan y, không thể nối dõi tông đường. Mẹ cũng vậy, mẹ rất đau buồn và còn phải nhận thêm cay đắng khi “thuyền tình đã neo bến mới”. Dù đau buồn cay đắng, mẹ vẫn không hề biểu lộ sự giận dữ vì lòng mẹ rất nhân hậu, bao dung. Mẹ đã nói:

-Cha khổ nhiều rồi, đừng ép buộc cha thêm khổ sinh ra uất ức, la hét, chửi rủa khi phải ở lại với chúng ta. Hãy để cha quyết định theo cách tốt nhất mà cha chọn. Nếu từ bỏ mẹ con mình mà cha hạnh phúc, thì hãy chấp nhận.

Tôi biết, mẹ nói vậy là để trấn an anh em chúng tôi và để che dấu cõi lòng tan nát, an phận chấp nhận quyết định của cha. Cách đây không lâu, mẹ nhờ cô bạn mở cho một địa chỉ e-mail, khi được hỏi mẹ chọn “p***word” là những chữ gì, mẹ đã nói ngay câu “đả đảo ông chồng” rồi mẹ và cô bạn cùng cười vang. Tôi cũng chua xót cười theo và thương mẹ hiền lành chỉ biết hô “đả đảo” khi cha tuyệt tình!

Cha ơi, hai mươi năm đã trôi qua, cha sống có hạnh phúc không, cha có toại nguyện với các em trai khôi ngô, khỏe mạnh “nối dõi tông đường”, cha có cõng các em trên lưng cha, như mẹ đã cõng con nhiều năm tháng trên lưng mẹ. Lưng mẹ êm đềm và ấm áp lắm, không biết lưng cha thế nào, con chưa một lần được cha cõng trên lưng, được vòng tay ôm cổ cha âu yếm, đấy là điều con mãi nuối tiếc. Và bây giờ thì con không còn có thể vòng tay ôm cổ cha được nữa, nếu như cha có về và muốn cõng con, khi hai cánh tay con thịt đã teo biến hết, chỉ còn da bọc lấy xương, lõng thõng và vướng víu khi mẹ tắm rửa, thay quần áo cho con. Khi con xử dụng computer, mẹ phải nhấc cánh tay khẳng khiu của con đặt lên bàn, cầm mấy ngón tay con đặt trên con chuột (mouse) kéo từng ngón vào vị trí chính xác thuận tiện nhất, để con có thể bấm sử dụng được dễ dàng. Tuy vậy, chốc chốc con lại gọi mẹ ơi, mẹ hỡi để mẹ chạy đến giúp, vì đẩy tới đẩy lui, con “mouse” đã chuồi ra khỏi tay con rồi, mà con không thể tự nắm bắt nó lại được.

Cha ơi, con chợt nhớ đến cha mà viết những dòng chữ này, nếu cha có tình cờ đọc được, xin hiểu lòng con, đứa con trai tàn tật thân xác từ thuở ấu thơ, luôn khao khát tình cha. Bởi vì tình mẹ dù có bao la, cũng không thể phủ trùm thay thế tình cha cho con. Con đã có “Ánh Sao Tình Mẹ”, con cũng muốn có những nốt nhạc cho tình phụ tử, là thật lòng con đấy!

Và hơn tất cả con luôn cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, đã ban cho con đủ sức chịu đựng và "xin vâng" đón nhận mọi khổ đau và cho con còn sống đến hôm nay.
Con xin tri ân nước Mỹ. Vinh danh mẹ. Tạ ơn cha. Cám ơn các em gái Trinh - Trâm - Bình và các cháu đã chăm ngoan, học giỏi thay anh, thay bác Triệu bù đắp, đóng góp tài sức cho gia đình, cho xã hội. Cám ơn các em rể thủy chung, mạnh mẽ, thẳng ngay như tùng như bách làm cột trụ vững chắc cho gia đình được tràn đầy hạnh phúc, luôn vang tiếng cười.

Con cũng nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho tất cả mọi người đã đối đãi tử tế với gia đình con, cách riêng là an ủi, giúp đỡ mẹ và con trong hoạn nạn. Đặc biệt cám ơn anh chị Cao Ngô An đã không quản ngại vất vả làm tài xế đưa mẹ đi chợ, giúp mẹ nấu nướng, đưa em đi khám bệnh, đi những nơi cần thiết, từ khi mẹ bị tai nạn xe hơi trên xa lộ, không lái xe được nữa. Em cám ơn anh chị nhiều lắm.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/May/2017 lúc 2:52pm

Lòng Mẹ Bao La...

Image%20result%20for%20Lòng%20Mẹ%20Bao%20La...

Từ khi con gái lấy chồng, bà Tuyền yên phận sống lặng lẽ ở một thành phố nhỏ, cũng không xa nơi con ở cho lắm, cùng với thằng con trai út mãi chưa chịu lấy vợ... nhưng bà đặt hết tình thương vào con trai, cho dù nó cũng chẳng còn nhỏ nhít gì!
"Tình mẹ bao la như biển thái bình dạt dào"... là vậy.
Bà có hai đứa con, gái lớn là Hiền, và trai út là Vinh, cách nhau khoảng tám tuổi. Chồng bà, thời gian sau nầy vướng vào vụ gái giếc, đã buộc cho bà vô số tội, chê trách bà nhiều thứ, mà bản thân bà không thể tự khắc phục... như khi ngủ bà ngáy ồn ào, làm ông không thể an giấc, như bà hay ho, tiếng ho chói tai, quá nhiều.... đôi khi còn ho vào cả thức ăn... mặc dù bà đã cẩn thận che miệng vào cánh tay áo...
Bà không phải ho vì bịnh! Mà ho vì bị dị ứng với hoa phấn. Nhất là vào mùa xuân, ho liên tu bất tận!!! Ði bao nhiêu thầy, uống bao nhiều thuốc cũng không khỏi! Có lần đang làm đồ ăn, cơn ho đến bất ngờ quá không bịt miệng kịp, ông ngồi gần đó trông thấy, là chì chiết bà mãi, rồi còn tố cáo bà để thêm phần lỗi, phần xấu!
Sau đó ông đầu đơn ly dị bà!
Quá chán cho tình người đen bạc, thay vì vợ bị như vậy chồng phải tìm lời an ủi, hỏi han..., đàng nầy lại đem ra chỉ trích, bắt bẻ!!! bà nghĩ thôi thì thuận ký đơn ly dị cho xong, tiếc làm gì kẻ bạc tình... khỏi phải làm cho người chồng phản bội tức giận, rồi ra ngoài thù ghét, tiếp tục bôi bác...
Bà được chia cho ít tiền, cũng khoảng bốn chục ngàn đô la, vì không thuận lấy căn nhà. Ai lấy nhà thì tiếp tục trả "bill" trong hai năm nữa. Mà số tiền phải trả hàng tháng hơn một ngàn đô, bà sợ kham không nổi, dù giá trị ngôi nhà lớn... Công việc phụ bếp của bà lương đưa về nhà được ngàn rưỡi, chỉ đủ nuôi mấy miệng ăn...
Nhưng bà dành hai đứa con, vì bà biết chắc cha chúng không bao giờ để ý đến con cái! Cái tính của ông chồng, bà rất rõ. Không bao giờ ông tiếp tay bất cứ chuyện gì trong nhà, nói chi là nuôi con... Rồi còn cô bồ trẻ của ông nữa! Bà không muốn sau nầy con bà bị bất cứ ai hành hạ... Ðề nghị bà đưa ra ông chấp nhận ngay, vì quá tốt cho ông... Ông còn sợ bà bắt ông cấp dưỡng hay nuôi thằng Út, nhưng không... Bà không đòi gì cả, ông lại được tự do thăm con bất cứ lúc nào ông muốn...
Nhưng việc đó cũng chỉ xảy ra vài tháng đầu, sau đó thì cả năm có khi ông chỉ tới gặp chúng vài ba lần... tình cha con có vẻ nhạt dần theo thời gian...
Trái với chị Hiền vừa giỏi vừa lanh, Vinh chậm chạp, hiền lành... may mà cu cậu chăm chỉ, ra trường lấy được mảnh bằng kỹ sư điện toán, làm cho bà Tuyền cũng an tâm.
Từ khi Hiền về nhà chồng, thời gian đầu bà Tuyền cứ lo lắng mãi, không biết "thằng Mỹ", là con rể người Mỹ của bà có thật tình thương yêu con gái bà không? Ðã nhiều lần, Hiền trấn an mẹ:
- Chồng con tính tình OK lắm, không sao đâu mẹ...
- Thế hả con...
- Dạ, nó muốn mẹ tới nhà con chơi, nó muốn ăn cơm Việt Nam?
Bà Tuyền trố mắt:
- Thiệt sao? Nó thích món gì?
- Phở đó mẹ... Nó khoái ăn phở lắm... khi nào mẹ nghỉ "vacation", qua nhà con chơi một tuần, nấu ăn món Việt Nam nghe mẹ...
Bà Tuyền hứa với con gái, nhưng rồi thời gian cứ dần dà trôi, bà vẫn chưa đi được, vì bà mãi lo đi làm, cũng như nấu ăn cho cậu con trai Út ở gần.
Mẹ không đến nhà, thì vợ chồng Hiền về thăm mẹ. Mỗi lần gặp bà, cậu con rể lại tập nói vài câu tiếng Việt khi ngồi ở bàn ăn, thưởng thức những món mẹ vợ nấu:
- Ngon lắm, no rồi...
Khi chào từ giã đi về, thế nào Jimmy cũng năn nỉ:
- Mẹ nhớ qua chơi với tụi con...
Bà Tuyền lại gật... rồi quên... Cũng không phải là quên, mà nói đúng hơn là bà ngại!
Bà nghĩ nhà của người Mỹ khác người Việt, sạch sẽ ngăn nắp, cộng thêm cái tính thích bày biện, chưng diện nhà cửa của con gái bà, chắc chắn nhà nó sẽ đâu ra đó, thứ tự và sang trọng... còn căn bếp, dĩ nhiên sẽ sáng choang, không bốc mùi đồ ăn như bếp và tủ lạnh của nhà bà...
- Không đâu mẹ ơi... mẹ chưa tới nhà con lần nào... bây giờ con không còn sạch như hồi đó nữa đâu!
Sự tiết lộ của con gái làm bà ngạc nhiên:
- Sao vậy?
- Tại vì nếu con sạch sẽ, ngăn nắp quá, sau nầy sẽ khổ mình thôi... nên con mặc kệ, cho Jimmy nó quen...
Vậy đó mà cho đến khi con gái sanh thằng cháu ngoại đầu tiên, bị mất máu khá nhiều, cần có người giúp đỡ để nghĩ ngơi... thì bà mới lấy bốn tuần phép để đi thăm con... Con gái sinh nở lần đầu, lại yếu như vậy, có bàn tay mẹ giúp đỡ là quá tốt... nếu không để một mình nó xoay sở, thật là tội nghiệp...
Thằng con rể cũng hồi hộp khi nghe tin mẹ qua giúp vợ mình. Cậu đang lúng túng trong chuyện gia đình, và người ta vẫn thường hay ngạo những câu chuyện về các bà mẹ vợ ở chung trong nhà... riêng Jimmy, cậu ta chỉ biết bà mẹ vợ của mình nấu ăn ngon quá trời... nhất là lúc nầy, cả nhà đang cần có mẹ đến để giúp một tay.
Jimmy lái xe đi rước mẹ. Cái chân mắc dịch hồi cách đây vài ngày, khi hấp tấp chạy đến sở làm, vấp té một cái ngay cầu thang bị bong gân, nhức thấu xương!
Theo lời vợ dặn, Jimmy gởi xe ở bãi đậu, ráng đi cà nhắc vào trong phi trường đón mẹ. Ðứng chờ khoảng mười lăm phút thì bà Tuyền đi ra. Bà vui mừng khi trông thấy con rể:
- Mẹ cứ sợ là không ai đón...
- Mẹ yên tâm... mẹ đi máy bay OK?
- OK, OK... bây giờ mẹ phải lấy hành lý đã...
Thấy chân của Jimmy bị đau, bà hỏi:
- Trời ơi, bị sao vậy? Sưng hết trơn rồi... chút nữa về nhà mẹ bóp dầu nóng cho là hết ngay...
- Thật hả mẹ?
- Sao không, dầu nóng công hiệu lắm, có điều con phải cho cái chân nghỉ ngơi, đừng bắt nó làm việc nữa...
Jimmy thật thà:
- Nhưng con phải đi đón mẹ...
- Thì đúng rồi.. chút nữa để mẹ lái xe về cho, con ngồi chỉ đường cho mẹ là được rồi...
Nghe bà nói, Jimmy không an tâm, mẹ ruột cậu không bao giờ lái xe khi đi với đàn ông... cuối cùng cậu lôi điện thoại ra gọi hỏi ý kiến vợ. Hiền cười to:
- Mẹ em lái xe chiến lắm đó, cứ để bà lái đi, anh yên tâm...
Jimmy cảm động khi bà Tuyền nhanh nhẹn đẩy cậu qua phía bên kia. Bà có vẻ không phải là người đàn bà yếu đuối cần chăm sóc như cậu thường nghĩ.
Thế là bà Tuyền ngồi vào sau tay lái. Sau khi chỉnh ghế, kiếng chiếu hậu, và những thứ khác cho thoải mái, bà theo sự hướng dẫn của Jimmy, lái xe về nhà...
Nhìn cách bà lái xe, Jimmy không thể chê, chỉ tiếc là bà đi cứ 70 miles một giờ, không chịu chạy mau hơn.
- Mẹ lái 75 miles đi mẹ...
- Không, chạy mau hơn vừa nguy hiểm vừa chẳng cần... mình có gấp gì đâu...
Nghe mẹ vợ nói, Jimmy chợt nghĩ: "Ừ nhỉ, mình có gấp gì đâu mà cần chạy cho mau!" Ðời sống ở đây đã quen vội vã, làm vội, ăn vội, đi vội... có lẽ phải "từ từ" lại, thì sẽ tốt hơn.
Về đến nhà, bà Tuyền chạy ngay vào phòng con, nhìn thằng cháu ngoại vừa thức giấc, bà ẵm nó lên, áp sát vào người âu yếm... Thấy Hiền có vẻ mệt mỏi, bà khuyên:
- Có mẹ ở đây, con đừng nghĩ ngợi lo lắng gì... cứ ngủ cho khoẻ, chuyện nhà mẹ sẽ lo hết...
- Con phải cho bé bú...
- Thì lúc nầy buổi tối con tạm để nó bú bình, nó sẽ ngủ với mẹ vài đêm cho con lại sức... đợi khi nào con khỏe hẳn hãy hay...
Hiền lắc đầu:
- Không, con sợ nó quen núm vú, rồi không chịu bú con thì khổ...
Bà Tuyền trấn an:
- Không sao đâu, chỉ vài đêm thôi mà... Con cần phải lại sức, rồi mới có thể lo cho con của con được...
Thăm con cháu xong, bà lôi chai dầu xanh trong valy ra, bắt thằng rể ngồi thẳng cẳng cho bà xức dầu và bóp lên chỗ sưng... lúc đầu thì Jimmy cũng chẳng tin là bóp như thế sẽ đỡ, nhưng vì lịch sự, muốn bà mẹ vợ vui, cậu ta cũng tỏ ra hưởng ứng...
Tối hôm đó, thằng cu Gold ngủ với bà ngọai. Thằng bé thật là dễ, ngủ lu bù, chỉ thức hai lần đòi bú, thay tả là ngủ lại cho đến sáng. Phải nói không phải chỉ hai bà cháu, mà cả nhà ngon giấc. Mấy ngày nay, Hiền mệt đừ vì phải chăm sóc con, cho dù còn rất yếu... Cô không chịu để cho chồng coi con, vì tình thương dành cho con, mà còn sợ chồng không biết gì về việc giữ trẻ!
Sáng hôm sau, bà Tuyền ra bếp bắc nồi cháo thịt heo cho cả nhà ăn sáng. Mùi cháo thịt thơm bay toả trong gian phòng ăn nhỏ ấm cúng. Múc cho Jimmy một tô xong, bà bưng cháo và một ly sữa đậu nành vào cho Hiền. Lúc đó thằng cu cũng vẫn ngủ ngon, chưa thức giấc...
Jimmy ăn xong, mặt mày tươi rói, khoe cái chân đã đỡ nhức nhiều, chiều về nhờ bà ngoại bóp dầu thêm, rồi chào bà đi làm.
Bà Tuyền mở cửa vòng ra sân sau coi... bà thấy trong sân nhà có nhiều cây rau dền dại, loại nầy ăn mát và bổ. Bà dặn lòng nhớ mở máy vi tính lên coi những thức ăn nào tốt cho bà đẻ mau lại sức, thì bà sẽ theo đó mà nấu cho Hiền.
Trước khi nấu cơm trưa, bà xách xe chạy ra chợ Tàu gần nhà Hiền mua thịt heo về kho tiêu, đậu hủ và ít cá thu. Bà nấu cơm hàng ngày hợp cho sản phụ và cả Jimmy nữa, được ăn những món như đậu hủ nhồi thịt, cá chưng tương, cơm tấm, phở, bánh xèo... cậu ta thích lắm, khen ngon luôn miệng.
Thằng bé thì ngoài giờ ngủ, thức dậy bú mẹ xong, bà bồng đi tắm, chơi với nó một lát. Bà dặn con:
- Thương thì thương, đừng có ẵm bồng nó luôn tay, nó sẽ quen hơi và cứ bắt mình ẵm hoài, lúc đó con chăm nó, hay là gởi cho người ta rất khó. Nếu nó khóc hoài cũng phiền toái lắm đấy...
Dù mẹ đã dặn vậy, nhưng Hiền vẫn cứ thường hay ẵm thằng bé lên ấp yêu trong lòng. Nó dễ thương quá, hy vọng nó sẽ không làm phiền cô như mẹ nói... khi lớn hơn một chút!
Mỗi lần thấy mẹ là Hiền vội để con xuống. Bà Tuyền biết điều nầy, có doạ vài lần:
- Mẹ nói không nghe thì sau nầy khổ vì con đó!
Nhìn thấy tình mẫu tử giữa con và cháu ngoại, bà Tuyền nghĩ rằng tình thương con trong lòng Hiền... còn lớn hơn cả bà khi xưa.
- Thôi thì con của nó, nó muốn làm gì thì làm!
Bà chỉ sợ sau nầy Hiền đi làm lại, những đứa trẻ được cha mẹ thương yêu nhiều, tính nết sẽ khó khăn hơn những đứa khác khi ở chung trong nhà trẻ, rồi sinh ra phiền toái cho cả hai bên... Thiếu gì đứa trẻ khóc dai, cứng đầu... đã bị nhân viên trường hành hạ cho đến bị thương tích!
- Mẹ đừng lo, tụi con tính với nhau rằng sau khi sanh xong, con không cần đi làm nữa, ở nhà mà lo cho cháu và nấu cơm là OK rồi...
Thế thì cũng được. Nhiều lần bà thấy xót trong lòng vì tình thương con của Hiền. Dù chưa lại sức mà muốn nằm sát bên con, khi thằng bé đang nằm ở tấm nệm gần bên, Hiền không đủ sức dùng tay để kéo thằng bé về phía mình, mà lấy chân khều thằng bé lại, nhìn thương hết sức...
Những khi đang ở trong phòng nói chuyện với Hiền, mà nghe tiếng xe của Jimmy đi làm về, là bà Tuyền thường ý tứ tránh mặt, rút vào phòng mình, hay ra bếp để cho vợ chồng chúng nó được tự do âu yếm nhau. Do vậy, Jimmy thấy từ khi mẹ vợ đến chơi, căn nhà như ấm cúng, vui vẻ hẳn lên, nhất là chẳng bao giờ bị mất tự do cả!
Bà ở nhà Hiền được một tuần thì Hiền đã khoẻ lại thật nhanh. Cô có thể ra bếp chơi với mẹ. Thằng bé còn trong tháng nên vẫn ngủ ngày hơi nhiều.
- Mẹ, trước khi mẹ về, con muốn mời vài đứa bạn tới ăn phở được không mẹ?
- Ðược chứ... Con định mời mấy người?
Hiền suy nghĩ:
- Mời ba cặp, là sáu người được không mẹ?
- Ðược... nhưng sao con không làm đầy tháng cho thằng cu luôn?
Hiền reo lên:
- Ồ phải đó... mẹ nhắc con mới nhớ... Mình làm đầy tháng... nhưng con sợ mẹ nấu nhiều, mệt lắm!
Bà Tuyền lắc đầu:
- Ðâu có sao... Nấu một nồi phở, rồi làm gỏi bò lúc lắc... bánh phồng tôm, vậy là đủ rồi... À, mà nhà con có tô to để ăn phở không?
Hiền lắc đầu:
- Con có tô, nhưng mỗi thứ một màu, bốn cái thôi...
- Vậy còn nồi, mẹ đâu thấy trong bếp có cái nồi bự nào đâu?
- Có mẹ, con để ở ngoài gara...
- OK, vậy chút mẹ ra xem...
- Hễ mẹ thấy thiếu cái gì, mẹ cứ ghi xuống, rồi con với mẹ đi mua...
- Ðược rồi, con hãy ráng cho khỏe... để mẹ đi một mình cũng được...
Jimmy đang ngồi coi TV, cũng vào bếp góp chuyện:
- Mẹ... con quảng cáo là mẹ nấu phở rất ngon...
Bà Tuyền nghe khoái trong lòng...
- Cám ơn...
- Tụi nó hy vọng là mẹ nấu nhiều món Việt cho tụi nó thưởng thức... Sao mẹ không về đây ở với tụi con, có nhiều phòng trống cho mẹ mà...
Bà Tuyền lắc đầu:
- Thôi... cám ơn...
Bà biết dù vợ chồng Hiền muốn bà về ở chung, để gia đình thêm người cho vui... nhất là cậu con rể thì còn dễ thương, tính tình vui vẻ, dễ dãi hơn nhiều người rể Việt...
Nhưng tự trong thân tâm, bà không muốn có mặt bà xen vào đời sống son trẻ của họ. Lâu lâu gặp một lần cũng đủ vui rồi. Bà quan niệm nếu bà không ở chung, thì con gái bà sẽ giỏi hơn, điều đó hẳn nhiên...
Thằng cu ngày càng quen hơi bà ngoại. Nó đôi khi biết cười khi bà kêu tên, nhìn khuôn mặt rất là "cute".
Từ khi mẹ nó khoẻ lại, thì bà không ngủ với thằng cu nữa. Thật ra thì trong ngày lo việc nhà, bà cũng khá mệt! Ðã lâu lắm rồi, bà không có săn sóc cho "baby", nên bây giờ những việc lắt nhắt, nhưng phải làm tỷ mỷ, thận trọng... khiến bà cảm thấy có trách nhiệm hơn, do vậy phải cẩn thận hơn...
Nhiều đêm bà ngủ ngon một giấc, chợt thức dậy khi nghe tiếng lục đục trong phòng con gái, ánh đèn sáng cho biết là con bà chưa ngủ... Bà mò qua phòng thì thấy con đang cho cháu bú...
- Sao mẹ nghe nó khóc hoài vậy con?
- Nó muốn bú mà chưa tới giờ...
Rồi cô nựng yêu con trai:
- Thằng khỉ nầy cứ muốn gần con nó mới chịu...
Nghe con nói như vậy, bà thấy con gái đã bắt đầu cực với con cái rồi! Cưng cho lắm rồi
phải hầu thôi... Nhưng mà bà không ý kiến ý còng thêm nữa..., đây là việc nhà của cô, cô muốn tự quyết định thế nào cũng được... vả lại lúc nào thì "lòng mẹ cũng bao la như biển Thái Bình".... bà từng biết điều đó...
Bà Tuyền chú tâm làm buổi thôi nôi cho thằng bé thật tươm tất, trước khi từ giã con cháu đi về. Các món ăn chơi gồm gỏi cuốn, bò lúc lắc, ăn thật thì có phở. Ngoài ra, bà còn làm sẵn chả giò cất trong ngăn tủ đá, khi muốn ăn, Hiền chỉ cần lấy ra trước vài tiếng, rồi chiên lại cho dòn.
Vậy mà cũng đã sắp đến ngày. Sáng hôm đó thứ sáu bà dậy sớm, lo xong thức ăn sáng, bà ra sau vườn đi vòng quanh nhà, cắt một bó hoa thật lớn đủ màu sắc, đem vào chưng bày trong một cái bình thủy tinh thật đẹp, chuẩn bị cho ngày mai... Quả là bà khéo tay, vì mấy thứ hoa bà cắt, đa số là hoa dại, mọc quanh hàng rào, vậy mà kết hợp lại với nhau, chúng trở nên đẹp đẽ...
Chưng hoa xong, bà lái xe đi chợ ngay, trong lúc hai vợ chồng Hiền và thằng cu còn ngủ... gần ngày mẹ vợ về, Jimmy ở nhà một buổi nên ngủ dậy muộn, cho bù lại hàng ngay phải bương chải đi làm...
Hôm nay bà đi chợ Tàu ở xa nhà hơn, vì chợ lớn thường dễ mua bán, có đủ đồ... Dĩ nhiên là bà không ưng Hiền đi theo, vì bà muốn được trả tiền lần nầy.
Bà chọn mua chục cái tô ăn phở cùng bộ với muỗng thật đẹp, hàng của Nhật Bản. Màu xanh đại dương hoà với xanh lá cây làm cho bộ tô muỗng nhìn sang và bắt mắt. Xong bà đẩy xe qua hàng bán thịt, chọn mua một miếng thịt tái nhờ họ cắt mỏng, cùng ba pounds nạm vè giòn, ít xương ống... sau đó đi vào hàng bán hoa hồi, bánh phở khô.
Loại nầy Hiền có thể để dành vài gói trong tủ, khi nào muốn ăn là có, không phải mất công đi chợ.
Mua các thức xong, bà qua chỗ bán rau quả. Bà Tuyền biết Hiền thích ăn sầu riêng, nên bà lựa mua một quả có múi thật to, gai nở, màu ngả vàng... chắc phải ngon lắm đây... nhưng không biết anh chồng Mỹ và tụi bạn của nó có ngửi được mùi không? Thêm một túi nhãn hạt tiêu cho đủ... nóng!
Rồi bà lấy thêm giá, rau húng quế, hành ngò, gừng, chanh, củ hành tím... thiếu một thứ kể như mất ngon. Hai chai tương đen và ớt đỏ bà đã nhớ ngay khi bước vào chợ. Chưa hết, mua xong các thức, bà đem ra bỏ vào sau cốp xe, rồi quay trở vào tiệm "food to go" ngay sát bên chợ. Ôi thôi, đủ thứ đồ ăn vặt bán trong nầy, nào là chè, xôi, chuối chiên, nào là bánh tiêu, giò cháo quẩy, bánh mì kẹp thịt đủ loại, thịt vịt, gà v.v...
Nhìn dãy thức ăn được bày biện trước mắt, bà Tuyền thích rất nhiều loại... Bà cầm thứ nầy, coi thứ kia, bốc lên rồi bỏ xuống... sau cùng bà mua một túi lớn, có bánh mì, chả chiên, bánh bột lọc gói lá, ba ly chè đậu trắng, bánh khoai mì, chả Huế, và mấy cái bánh giò dầy...
Về đến nhà, Jimmy đã chạy ra đón, xách đồ vào bếp giúp bà. Hiền trách:
- Sao mẹ không kêu con cùng đi với...
- Lúc đó con còn ngủ... mẹ không muốn đánh thức con dậy!
Rồi bà soạn thức ăn ra bàn, rủ rê:
- Con lại đây, mẹ mua nhiều đồ ăn lắm...
Hai mẹ con cùng lựa chọn, ăn uống vui vẻ. Jimmy chạy vào phòng tình nguyện coi bé, cho hai mẹ con hủ hỉ với nhau...
Vừa nấu xong nồi phở, và chuẩn bị các thức để làm gỏi cuốn cho ngày mai, chưa kịp ăn tối thì có tiếng chuông điện thoại reo. Hiền ra phòng khách trả lời phôn, rồi vào nói với mẹ:
- Mẹ biết tin con bồ của bố bỏ bố rồi chưa?
- Không biết... mà mẹ biết những chuyện ấy làm gì cho mệt óc!
- Vinh điện thoại cho con, nói bố đang bịnh nặng mà không ai chăm sóc cho bố cả! tội nghiệp lắm...
Bà Tuyền nghe vậy định mở miệng nói câu gì, nhưng rồi chợt nín lặng! Tính mẹ vẫn thế, ít khi nào chỉ trích hay chê trách ai! nhất là người đó lại là bố! Một lát bà mới hỏi:
- Bịnh gì mà nặng?
- Bố bị xe tông, phải nằm nhà thương mẹ ạ!
Chỉ có tiếng thở dài... không hỏi gì thêm...
Ngày hôm sau, Hiền ra phụ mẹ nấu nướng và làm những thứ lặt vặt. Nói cho đúng thì món chính như phở, mẹ đã nấu từ hôm qua. Nên dù có đông người đến ăn, nhưng công việc không nhiều.
Khi mẹ về rồi, Hiền thấy sao nhà cửa vắng vẻ quá, nhưng cô không than thở gì về điều nầy, vì còn có thằng con làm cho quên... nhưng Jimmy thì hay thở dài thở ngắn:
- Mẹ ở đây vui, mà mình lại được ăn ngon... khi nào mẹ mới qua lại?
- Em không biết... nhưng em nghi bà già quá...
- Nghi cái gì?
- Thế nào bả về cũng vào nhà thương giúp bố cho anh xem....
Jimmy ngạc nhiên:
- Sao hồi đó em nói mẹ thề không bao giờ gặp bố nữa!!!
- Thì là lúc bố khoẻ mạnh, vui chơi với con nhỏ đó... nhưng giờ bố đang cô thế, bịnh hoạn, thì khác chứ... Mẹ em hay lo lắng cho người khác mà quên thân mình... Anh gọi thằng Vinh hỏi coi...
Jimmy gọi Vinh, nghe tiếng hắn ta có vẻ thoải mái hơn trước:
- Hello Jimmy, em giờ khoẻ hơn mấy ngày trước rồi...
- Vậy à? Bố ra sao rồi?
Vinh kể:
- Hôm mẹ về, mẹ hỏi em tỉ mỉ bịnh tình của bố... em nói chân của bố bị gãy, phải băng bột, nằm nhà thương ít nhất là ba tuần... sau đó mẹ nấu cơm cho em đem vào cho bố, có khi còn thay em đưa cơm vào, nhưng nhờ người đưa tới giường cho bố... vì mẹ biết bố khó tính, không thể ăn đồ Mỹ, nhất là cơm nhà thương... Có mẹ nấu, em khỏi chạy ra phố mua đồ ăn, ngược đường quá trời!
- Thôi, cậu ráng mà làm vậy... dù sao ông cũng là cha cậu...
- Hồi bố bỏ mẹ và tụi em đi theo cô nhân tình, ổng đâu có thèm ngó ngàng gì đến mẹ con em... nhưng em giúp là vì em con ổng... chỉ tội nghiệp cho mẹ, khi đó ổng hất hủi, lên mặt chê bai bà dữ lắm... thật tội... vậy mà bây giờ vẫn cắm cúi lo cho bố...
- Thôi cậu ráng đi... hôm nào tụi nầy sẽ bay về thăm...
- Anh chị bồng thằng cu về thăm bố hả...
Jimmy đính chính ngay:
- Không phải là thăm bố, mà đi thăm mẹ... cả nhà anh chị nhớ bà ngoại lắm rồi... nhân tiện đó vào thăm bố luôn...

Cát Đơn Sa
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/May/2017 lúc 5:01pm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.396 seconds.