Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN CỔ TÍCH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 5 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2010 lúc 5:08am
Du Ca Việt Nam 

Con Công Và Con Quạ
 

 
 

Xưa con công với con quạ làm bạn với nhau thân lắm, vì hai con cùng xấu cả. Một hôm công và quạ ngồi nói chuyện với nhau, Quạ bảo công
rằng:

- Thử xem, các giống chim trên rừng, trên núi, giống nào cũng đẹp. Này như: con phượng hoàng, cái mình nó quý giá biết bao, đến nỗi người ta thường khen: "Một cái lông con phượng hoàng bằng cả một làng chim chích". Còn như con hạc, cái hình, cái dạng, cái chân, cái tóc nó thanh tao biết bao, để cho người ta phải nói:" Hạc đứng chầu Vua "Nghìn năm tóc bạc, tuổi rùa càng xinh". Con` như anh em ta đây! than ôi! thân hình thật không còn giống nào xấu bằng nữạ

Công nói:

- Phận xấu đành vậy, chớ biết làm sao bây giờ?

Quạ nghĩ một lúc rồi bàn rằng:

- Xấu mà làm ra đẹp, cũng được chớ gì! Bây giờ hai đứa ta thử tô điểm vẽ vời lẫn cho nhau xem có đẹp hay không?

Công bằng lòng.

Quạ bèn tô điểm, vẽ vời cho công trước. Quả nhiên cái mình, cái đuôi công lóng l'anh, có bao nhiêu màu sắc đẹp, đẹp hơn những giống chim khac' nhiềụ

Đến lượt công ngồi tô điểm, vẽ vời cho quạ, thì chợt nghe tiếng ríu rít, biết bao nhiêu chim con ở phía đông bay lạị

Quạ liền hỏi :

- Các bạn đi đâu mà kéo đàn, kéo lũ như thế?

Đàn chim nói:

- Chúng tôi nghe đồn ở dưới phương nam có thật nhiều gạo, nhiều gà, và rất nhiều đồ ăn ngon khác.... Chúng tôi rủ nhau đi kiếm ăn
đâỵ Anh làm gì đấỷ... Hay ta cùng đi một thể

Quạ nghe nói, trong lòng háo hức muốn đi theo đàn chim kia ngay lập tức. Quạ mới nói với công rằng:

- Bây giờ mà tôi ngồi đợi để cho anh tô điểm vẽ vời, thì chưa biết đến bao giờ mới xong. Thôi, hay sẵn cả đĩa mực đây, anh cứ cầm thế mà đổ lên mình tôi để tôi đi theo bọn kia, kẻo lỡ mất một dịp may kiếm ăn tốt.

Công thấy quạ bảo thế, chiều ý làm theo, cầm cả đĩa mực dốc vào mình quạ . Thành bao nhiêu lông cánh của quạ toàn một màu đen như mực.

Quạ bay đi kiếm ăn không còn nghĩ gì đến xấu với đẹp nữạ Nhưng đến lúc ăn no trở về, quạ thấy con cò trắng muốt bay qua trông thấy nó mà cườị Quạ tức lắm...bèn ngắm lại mình thì ôi thôị..Quạ thấy mình đen thui thủi, thiệt xấu xí, thẹn quá bèn bay đi trốn..

Từ đó, không ai còn thấy quạ đâu nữạ..trừ nơi hoang dã vắng vẻ
 



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Aug/2010 lúc 5:08am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Aug/2010 lúc 5:37am
Du Ca Việt Nam 

Công Chúa Thủy Cung 
 

 
 

Ngày xưa, có một nàng công chúa xinh đẹp con của Thuỷ Tề (vua của Sông Biển), một hôm hoá thành con cá bơi ngược dòng sông để du ngoạn. Chẳng may, cá mắc phải lưới của một người thuyền chàị Cá công chuá bị bắt, thả vào gầm thuyền, bị đói cả ngày không có gì ăn. May có người con trai ông thuyền chài ngồi ăn làm rớt cơm xuống, cá công chúa mới khỏi chết đóị

Trông thấy cô cái xinh đẹp, người con trai chủ thuyền bắt lên chơị Rồi anh tuột tay làm rơi cá xuống sông. Nhờ vậy, công chúa được trở về thuỷ cung an toàn.

Tuy nhiên, từ ngày trở về cung điện, công chuá đâm ra tưởng nhớ đến người con trai ở trần gian đã vô tình cứu mình. Công chuá sinh ra ốm bệnh tương tự Vua cha là Thủy Vương hỏi duyên cớ, công chuá thật tình thưa lại đầu đuôi câu chuyện, rồi xin phép vua cha đội lốt làm người lên ở trên mặt đất để kết duyên vợ chồng cùng chàng trai kiạ

Lúc bấy giờ, chàng trai này đang ở Hang Non Nước, thuộc về tỉnh Ninh Bình ngày naỵ Sau khi cha mẹ đã mất, chàng ngày ngày đi câu cá để sống. Một hôm, nàng công chuá Thủy Cung tìm đến gặp, làm quen, rồi 2 bên lấy nhaụ Vợ chồng tuy sống trong cảnh nghèo túng, nhưng rất hạnh phúc, hết sức thương yêu nhaụ

Chàng và nàng sống giữa hòn đảo Non Nước vắng vẻ, cách biệt đời sống dân gian. Vợ chồng có tình duyên đằm thắm, cho đến ngày kia, thì nàng đưa chồng cùng về thăm Thuỷ Cung. Từ đó biền biệt, không còn ai thấy 2 người nữạ Dân gian ngày nay có truyền câu ca dao:

"Chung quanh những chị em người
Giữa Hòn Non Nước mình tôi với chàng"

để nhắc đến mối tình hi hữu của nàng công chúa con của Thần Nước, với anh chàng đánh cá ở miền Bắc Việt Nam.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Aug/2010 lúc 5:39am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Aug/2010 lúc 5:08am
Du Ca Việt Nam 

Gái Ngoan Dạy Chồng


 
 
 

Ngày xưa có một người đàn ông giàu, vợ chết sớm, chỉ có độc một người con trai . -Đứa con vốn người xấu nết, đần độn, lại là tay chơi bời lêu lổng không chịu học hành hay làm ăn gì cả.

Thấy con không lo nối nghiệp nhà, người nhà giàu rất buồn phiền, biết rằng của cải của mình sẽ có một ngày đội nón ra đi mà thôị Bởi vậy, ông bèn tính chuyện kiếm cho con một người vợ khôn ngoan đảm đang, để may ra nó sẽ ngăn chặn tay chồng, bảo vệ một phần nào cơ nghiệp.

Nghĩ vậy, ông cất công đi khắp nơi tìm kiếm, nhưng đi đã nhiều nơi mà vẫn chưa thấy một người nào vừa ý.

Một hôm, đến một vùng kia, nhân mỏi chân, ông nghỉ lại một gốc đa bên đường. Ông bỗng thấy ở một cây táo gần đấy có một bọn trẻ đang tranh nhau trẩy ăn . Một chốc sau, một cô gái tuổi chừng đôi tám, cũng đến trẩy táọ Ông mới lân la lại gần hỏi xin ăn .

Lúc này, táo chín đã bị bọn người trước trẩy hết, chỉ còn những quả xanh, nhưng cô gái cũng cố chọn lấy những quả ương ương đưa cho khách.

Thấy cô gái tốt bụng, ông ta nghĩ : "Sởi lởi, trời gởi của cho, quăn co, trời gò của lạị Chỉ có người nào tốt bụng với mọi người mới xứng đáng được hưởng giàu có sung sướng".

Bởi vậy, ông mới tìm đến nhà cô gái, giả làm một người lỡ độ đường, xin nghỉ trọ một tốị Và rồi ông được gia đình cô gái ân cần tiếp đãị

Để thử xem cô gái có khôn ngoan không, ông lân la làm quen với nàng. Khi biết cô sắp đi chợ, ông đưa ra một quan tiền nhờ mua hộ cho mình "một nắm gió, một bó lửa". Cô gái chẳng nói chẳng rằng, mua về cho ông một cái quạt và một con dao đánh lửạ Thấy thế, ông thầm khen ngợi, nhưng vẫn định thử thêm cho biết.

Qua ngày hôm sau, ông dậy sớm, giở tay nải đưa cho cô mấy bát gạo nếp, nhờ nàng thổi giúp cho mình một nồi vừa cơm vừa bánh để ăn và đem đi ăn đường. Cô gái không từ chối, vội lấy gạo ra vo . Trước khi cho vào nồi, nàng bớt lại một ít giã làm bột vắt bánh rồi hấp luôn vào cơm . Khi nàng bưng ra, ông già lấy làm vừa ý, cho là con người đó đủ cả đức hạnh, khôn ngoan, đảm đang ít có. Bèn quyết định trở về sửa soạn lễ hỏi cho con trai làm vợ.

Đứa con trai của ông từ ngày có vợ lại càng lêu lổng ; hắn thường bỏ nhà đi đánh đàn, đánh đúm với bọn vô lại, làm cho ông hết sức buồn. Và điều làm ông lo lắng nhất là hắn thỉnh thoảng lại trộm tiền của ông, khi dăm bảy quan, khi một vài vác, tung vào cuộc đỏ đen . Mặc dù ông đánh đập, mặc dù vợ hắn khuyên lơn, nhưng hắn chứng nào vẫn tật ấỵ Dần dần ông buồn phiền thành bệnh. Một hôm, biết mình sắp chết, ông gọi con dâu đến bên giường dặn nhỏ :

- Này cha đã gần đất xa trờị Chồng con là một thằng "Phá gia chi tử", cơ nghiệp này chỉ còn một sớm một chiều mà thôi . Cha rất thương con xấu số. Từ lâu cha làm ăn dành dụm, có để được một hũ vàng chôn ở sau vườn. Vậy cha cho riêng con hũ vàng đó, đừng cho chồng con biết. Sau này chồng con có thật sự ăn năn hẵng giúp cho nó làm lại cuộc đờị

Đứa con trai ông sau khi người cha qua đời, lại càng chơi bời mặc sức. Vợ hết khuyên lơn đến cầu khẩn, hắn chẳng những đã không nghe lại còn phũ phàng với vợ. Mỗi lần thua bạc, hai người lại càng xô xát. Nhiều lần vì vợ cản trở, hắn đánh đập vợ không tiếc tay và làm nhục nàng trước mặt mọi ngườị Một hôm để khỏi vướng, hắn viết giấy cho vợ đi lấy chồng khác rồi đuổi nàng ra khỏi cửạ

Từ đó, hắn phỉ chí tung hoành không một ai dám cản. Quả như lời đoán của bố hắn, mấy chục mẫu ruộng đều lần lượt "nướng" vào sòng bạc. Hết ruộng vườn tới nhà ở, chẳng bao lâu tất cả cơ nghiệp mấy đời lưu truyền lại đều sạch sành sanh . Cuối cùng không một đồng dính túi, không một nghề cầm tay, hắn đành bỏ làng mạc quê quán, đi lang thang khắp đầu đường xó chợ, ngửa tay xin ăn qua ngàỵ

Còn về người đàn bà sau khi bị chồng đuổi, mới đổi tên, tìm đến trấn thành mở một ngôi hàng nước. Sau ít lâu, kiếm được một số nhỏ, nàng bắt đầu buôn hàng tấm. Số vốn của nàng ngày một lớn dần. Một hôm, gặp hai em bé gái mồ côi đi ăn xin, nàng thương tình đưa về nuôi làm con, coi như ruột thịt. Cuộc đời dần dần nở hoa trước mắt nàng. Trong một dịp đi tìm kiếm củi, hai con nàng nhặt được một khúc gỗ mục, về chẻ ra thấy có mấy thoi vàng. Có vốn lớn lại có tài kinh doanh, nên chẳng bao lâu, nàng trở nên giàu có, nổi tiếng trong trấn. Tiền bạc tuôn về như nước. Tuy sống sung sướng nhưng nàng vẫn ở một thân một mình. Thấy nàng giàu có, nhiều kẻ ngấp nghé muốn "gá nghĩa Châu Trần", nhưng người đàn bà ấy nhất thiết từ chối mọi lời đường mật. Mặc dù người chồng bạc bẽo và mặc dầu mười lăm năm xa cách, nàng vẫn không quên được tình xưa nghĩa cũ. Đã nhiều lần nàng thuê người lần đi các chợ búa phố phường dò hỏi nhưng tin tức của chồng càng hỏi, càng bặt tăm .

Năm ấy, sau mấy tháng hạn, lúa khoai chết mòn trên những cánh đồng nứt nẻ. Giá gạo cứ lên vùn vụt. Ngoài đường, người đi xin ăn kéo từng đoàn. Người đàn bà lúc này đã là bà chủ hiệụ Bà xin phép quan trên cho mình đem tiền gạo ra phát chẩn cho kẻ khó. Làm như thế, nàng còn mong một khi thấy yết thị dán khắp thôn xóm thì chồng mình tất sẽ lần mò về, nếu hắn còn sống. Y như thế thật, ngày bắt đầu phát, nàng đã thấy bóng dáng của chồng ngồi ở hàng cuối đội quân lĩnh chẩn. Đúng là hắn. Từ ngày bắt đầu cầm bị gậy đến nay, hắn vẫn chưa có cách gì để sống khá hơn và đỡ hèn hạ hơn trước. Bây giờ nghe nói có phát chẩn, hắn vội mò đến đây và ngồi đầu hàng về phía tả. Thế nhưng khi phát, những người giúp việc cho bà chủ hiệu lại được lệnh phát từ phía hữu lạị Khi sắp sửa đến lượt hắn thì bọn họ tự nhiên nói lớn :

-- Hôm nay đã hết gạo, mời bà con về đợi đến ngày mai !

Hắn buồn bực trở ra . Qua ngày sau, hắn cố tìm đến thật sớm, ngồi vào đầu hàng bên hữụ Nhưng hắn không ngờ, những người phát chẩn hôm nay lại bắt đầu phát từ phía bên kia . Lúc sắp phát đến hắn thì chúng lại giơ thúng không lên :

-- Hôm nay thế là lại hết gạọ Bà con hãy đợi đến mai .

Hắn thở than cho số đen đủi, lần trở ra về. Qua hôm sau, lại mò đến thật sớm. Lần này hắn len vào ngồi đúng chính giữa đội quân lĩnh chẩn. Trong bụng hắn nghĩ lần nầy thì không để mất phần được. Nhưng đến giờ phát, hắn không ngờ người nhà của bà chủ hiệu hôm nay lại phát hai đầu phát lại và cuối cùng người không được gì cả, vẫn lại là hắn. Ba lần hỏng cả ba, hắn rất ngao ngán, bèn đánh liều tìm đến dinh cơ bà chủ để xin ăn . Gặp hai đứa con gái nuôi của vợ, hắn ngả nón kêu van hết lờị Ở trong nhà ; người đàn bà nhìn ra biết là chồng, đã do mưu của mình mà đến đây, bèn sai người hầu ra hỏi, xem hắn có biết làm việc gì không để thuê mượn. Nghe hỏi thế, hắn vội trả lời :

-- Xin ông bẩm với bà lớn rủ lòng thương, cho tôi được ở hầu bà, rửa bát, quét nhà, mọi việc tôi đều xin hết sức. Chỉ cho tôi ăn ba miếng là đủ rồi !

Người nhà trở ra cho hắn biết bà chủ nhận lờị Từ đó, hắn chăm chỉ làm lụng, cố làm vừa lòng chủ. Nhưng chung quy hắn vẫn không biết chủ chính là vợ cũ của mình. Về phần người vợ cũng không hề để lộ một tí cho hắn biết, chỉ dặn hai con và người nhà đối đãi tử tế mà thôi . Sau một thời gian, thấy hắn chịu khó làm ăn, người đàn bà mừng lắm. Một hôm nàng cho gọi hắn lên nhà hỏi xem có biết chữ nghĩa gì không ! Hắn đáp :

- Tôi lúc nhỏ được đi học có biết ít nhiềụ

- Vậy từ mai trở đi, anh không hầu hạ nữa, cho anh ở gian nhà khách dạy đám trẻ học tôi sẽ trả mỗi năm ba mươi quan .

Nghe nói, hắn tưởng không có gì sung sướng hơn thế nữa, cảm thấy lòng nhân đức của bà chủ đối với mình bằng trời bằng biển, vội nhận lời ngay . Từ đó, hắn đóng vai thầy đồ cố sức làm cho chủ tin cậỵ Nhưng người vợ vẫn thử mãi không thôi .

Một lần, gặp ngày tết, bà chủ sai lấy tiền ra cho kẻ hầu người hạ. Nàng nói :

- Ta cho mỗi người năm quan, hãy mang đi đánh bạc cho vui, nếu hết sẽ cho thêm . Thầy đồ ta cũng được năm quan tiền. Nhưng trong khi mọi người đem tiền nướng vào xóc đĩa, bài mười, thì trái lại, hắn mang nguyên vẹn số tiền đó về gửi cho chủ. Bà chủ hỏi :

- Tại sao anh không thích đánh bạc ? Hắn trả lời :

- Bẩm bà, tôi ngày xưa, vì cờ bạc mà đến nông nỗi nàỵ Cho nên bây giờ buộc chỉ cổ tay thề rằng không đụng đến nó.

Thế rồi luôn miệng, hắn kể hết cho chủ nghe, từ cuộc đời cũ có ruộng nhiều, có vợ ngoan như thế nào, rồi bán ruộng đuổi vợ ra sao, cho đến lang thang đói rách, và ngày nay đã ăn năn hối lỗi v.v... Bà chủ hỏi :

- Anh còn thương vợ nữa không ? Hắn rầu rĩ :

- Tôi đã nhiều lần dò tìm mà không thấỵ

- Nghe anh nói tôi rất thương tình. Vậy tôi cho anh năm quan để anh đi tìm vợ. Nếu hết tiền mà vẫn chưa thấy, anh cứ về đây, tôi sẽ cho thêm mà tìm cho rạ

Hắn mừng rỡ vâng vâng, dạ dạ, mang tiền đi tìm. Nhưng sau ba tháng trở về với bộ mặt thiểu não, hắn cho chủ biết không hề thấy tung tích đâu cả, chắc là vợ hắn đã chết.

Từ đấy, vợ thấy chồng chí tình, lại có lòng tu tỉnh, nên rất mừng. Nhưng nàng vẫn chưa ra mặt vội, chỉ an ủi hắn hãy ở lại đây, may ra sẽ có ngày hội ngộ.

Một hôm, nhân ngày giỗ cha chồng, bà chủ nhờ thầy đồ chép bài văn tế. Hắn ta ngạc nhiên và bội phần mừng rỡ khi thấy bài vị của tổ tiên nhà chủ chính là bài vị tổ tiên mình. Lập tức, hai vợ chồng ôm nhau khóc lóc. Rồi sau khi cúng xong, họ mời làng xóm và người nhà ngồi lại kể rõ sự tình. Ai nấy đều cho là một cuộc tái ngộ hiếm có.

Về sau, hai vợ chồng dựng vợ gả chồng cho hai con nuôi, giao cửa hiệu lại cho chúng cai quản. Sau đấy, họ dắt nhau trở về quê hương xưa, chuộc lại vườn tược nhà cửa cũ. Và sau khi đã sống yên ổn ở quê nhà, vợ mới sai đào hũ vàng bố chồng cho mình ngày xưa lên . Nàng nói :

- Có vàng chưa chắc đã có hạnh phúc. Cho nên trong những cơn túng thiếu nhất, tôi vẫn không cần đến nó.

Nói đoạn, đem số vàng ấy cúng cho đền chùa để bố thí cho người nghèọ Từ đấy, hai vợ chồng sống với nhau đến đầu bạc. Câu tục ngữ : "Làm trai rửa bát quét nhà. Vợ gọi thì 'Dạ bẩm bà tôi đây !'" là do chuyện này mà rạ



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Aug/2010 lúc 5:08am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Aug/2010 lúc 9:28pm
Du Ca Việt Nam 

Hại Người Trở Lại Hại Mình
 

 
 

Thuở xưa, trong hàng Bà La Môn có một người dâm phụ đương lúc tuổi còn xuân xanh, săc duyên đằm thắm, mà trong lòng đã mang một khối tình rất lai láng. Mặc đầu nàng đã có chồng, nhưng thường có tính lẳng lơ, vì thế hằng ngày mơ tưởng việc ngoại tình. Tuy cái ý tưởng củ nàng muốn như vậy, nhưng ngặt vì trong nhà còn chút mẹ chồng, nên nàng còn kiêng nể và phải đè nén lòng dục vọng của mình.

Một hôm nàng bèn nghĩ ra một mưu kế rất hiểm độc, bề ngoài thì nàng thường giả mượn điều hiếu thảo mà đố với mẹ chồng, nên hằng ngày thường lo sắm những thức ngon vật lạ cho bà ăn uống, nhưng trong lòng chờ cơ hội để hại bà.

Người chồng của nàng thấy vậy thì có ý mừng thầm mà nghĩ rằng: ỀNgày nay mẹ ta đã tuổi cao sức yếu, mà lại may mắn gặp được một người vợ hiền, biết lo hết bổ phân làm dâu mà chăm sóc mẹ ta được ăn no ngủ khỏe trong khi đầu bạc da nhăn như vậy, thật là một điều hết sức vui mứng.Ề

Người dâm phụ biết chồng đã lầm kế của mình rồi, bèn thừa cơ nói với chồng rằng: ỀThưa chàng! Tuy thiếp đã hết lòng nuôi dưỡng mẹ như thế, nhưng sự ấy chẳng qua là điều ở thế gian mà thôi, nên sự hiếu dưỡng cũng chưa lấy gì đáng gọi là mỹ mãn cho lắm!

Vậy chàng cũng nên tìm một phương pháp chi khác, đặng hóa sanh độ tử cho mẹ được siêu thoát linh hồn và được vãng sanh về cõi Trời mà hưởng những hạnh phúc thần tiên, thì chúng ta mới trọn đạo làm con; chớ những vật chất ở đời nầy cũng chỉ là nó giả dối trong lúc còn sống mà thôi!Ề

Người chồng nghe vơ nói những lời tha thiết như thế, liền đáp rằng: ỀNếu chúng ta muốn cho mẹ được mau siêu thăng lên cỡi Trời, thì chỉ có một pháp của đạo Bà La Môn, là phải dùng hầm chất củi mà đốt mẹ. Nhưng ta không nỡ làm như vậyỀ.

Người dâm phụ nghe chồng đáp thì biết đã trúng kế của mình nên nói thêm rằng: ỀPhải lắm! Trong đạo hạnh của mình đã có pháp giải thóat siêu thăng như vậy thì chúng ta cũng nên thi hành liền, đặng cho mẹ được lên chốn thiên đường hưởng lộc Trời, mà chúng ta cũng đền đáp được ân sanh thành nữaỀ.

Nghe qua mấy lời cửa vợ, người chồng liền tin, chớ chẳng ngờ vợ xúi đốc làm như thế là có ý quyết hại mẹ mình, nên chàng ra ngoài đồng ruộng đào một cái hầm rất lớn mà lại thật sâu, và chở củi đem chất dưới hầm, rồi đốt lửa hừng lên đỏ lòm.

Đoạn chàng lạp lập một tiệc ở gần cái hầm, rồi trở về nhà dẫn mẹ ra đó đứng làm chủ tiệc và mới cả thảy những bà con tân khách cùng các chúng Bà La Môn đến dự và uống rượu nghe đờn.

Sau khi yến tiệc vừa xong, các tân khách đều lui về nhà, hai vợ chồng người dâm phụ bèn dẫn mẹ ra mé hầm xem, rồi thình lình xô mẹ xuống hầm.

Người vợ tưởng chắc rằng xác thịt của mẹ chồng đã tiêu diêu tự tại nơi cõi Trời, nên giắt nhau trở về nhà.

Ngờ đâu trong hầm ấy lại có một khoản trống không có lửa, khiến bà sa vào đó mà chẳng có điều gì hại đến tánh mạng, nên bà có thể tìm đường chun ra được.

Khi bà ra khỏi chốn hiểm nguy rồi, thì trời đã về khuya, bốn bề tĩnh mịch, bà lần mò theo đường cũ trở về nhạ Nhưng vì đường xa và trời lại tối đen nhu mực nên bà mới gắng leo lên một nhành cây to và rậm để ẩn thân.

Trong khi bà ngồi trên cây, bỗng đâu dó một lũ ăn trộm vừa đến nghỉ tại dưới gốc. Bà liền tằng hắng một tiếng lớn, bọn trộm hoảng kinh lật đật bỏ chạy tứ tán, để lại những đồ của chúng nó đã lấy của ngườị

Đến khi trời vừa tảng sáng, bà liền leo xuống, thì thấy những đồ châu báu và bạc tiền đầy dưới gốc nên bà lựa những món qúy giá như: vàng, bạc, ngọc, ngà, xuyến, bông tai, v.v... rồi lần lượt đem về nhà.

Con dâm phụ thấy mẹ chồng trở về, liền kinh hãi và tưởng rằng bà đã hiện hồn về nhà, nên nhắm mắt và lánh mặt cúi đầu, chẳng dám chào hỏị Còn chồng của nàng thì lại tưởng mẹ mình đã được siêu sanh nơi cõi Trời, nay về thăm mình, nên lật đật chấp tay lạy mẹ mà nói rằng: ỀCon nhớ vợ của con khuyên bảo dùng phương pháp ỀHóa sanh độ tử, thoát kiếp siêu hồnỀ. Nên nay em. được lên ở cõi Trời mà về thăm con, thì con rất vui mừngỀ.

Bà mẹ nghe con nói như vậy mới biết dâu mình đã muốn hại mình, nên bà Ềnhân kế tựu kếỀ, nghĩa là bà dùng cái kế của người dâu đã hại bà dó mà trở lại hại nó. Bà bèn lại rằng: ỀMẹ nhớ hai vợ chồng con làm phép siêu thăng cho mẹ, nên nay mẹ được giải thoát mà sanh về cõi Trời, hưởng được nhiều điều phước báọ Hai vợ chồng con ăn ở như vậy mới được trọn phần hiếu thảoỀ.

Bà lại day mặt qua người dâu, và đưa mấy món báu cầm nơi tay mà nói rằng: ỀNhững món: ngọc, bông tai, vòng, vàng, xuyến nầy là vật của ông bà con cậy mẹ đem về cho con. Nhưng vì mẹ chân yếu gối đùn, thân gầy sức mỏng, nên xách đem về chẳng đặng nhiềụ Vả lại mấy người ấy nhắn với mẹ bảo con cũng làm phép siêu thăng như con đã làm mẹ vậy, đặng con lên Thiên đường mà lãng lấy những đồ châu báu ấy còn rất nhiềuỀ.

Người dâm phụ nghe mẹ chồng mình nói như vậy, tưởng là sự thật, nên vui mừng mà nói với chồng rằng: ỀNgày nay mẹ có duyên sa xuống hầm lửa mà dược lên cõi Trời hưởng những vật lạ của báu; nhưng tiếc vì thân mẹ già yếu, nên chẳng đem hết của về được. Vậy nếu chàng bằng lòng cho phép thiếp làm phép siêu thăng như mẹ vậy, thì chắc thiếp đem tất cả những đồ châu báu ấy về hết, khi ấy chúng ta sẽ trở thành đại phú gia, mặc sức cùng nhau hưởng sự sung sướng!Ề

Người chồng nghe vợ tỏ ý như thế, thì cũng vui vẻ bằng lòng, liền đào một cái hầm làm y theo cách đã thiêu mẹ mình ngày trước.

Nhưng than ôi! Khi hầm lửa vừa sắp đặt xong, con dâm phụ kia liền gieo thân mình xuống, của cải châu báu đâu chẳng thấy trái lại phải bị ngọn lửa thiêu đốt nóng không thể tưởng tượng và kết quả báo rùng rợn đáng làm gương cho những nàng dâu bất hiếu với mẹ chồng.

Trich sách: Gương Nhân Quả

- Hại người sẽ bị người hại
- Oán người sẽ bị người oán,
- Đánh người sẽ bị người đánh.

IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Aug/2010 lúc 10:08am
Du Ca Việt Nam 

Hồ Ba Bể

 

 
 

Ngày xưa, ở vùng Bắc Cạn, mỗi năm dân làng Năm Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Giá. Dân chúng khắp miền mạn ngược tề tựu lại rất đông. Một hôm, có một bà lão bệnh cùi đến làng dự lễ. Quần áo bà rách rưới, tả tơị Người bà bốc mùi hôi hám, rất khó chịu, khiến mọi người phải lánh xạ Bà lão hủi này đến nhà nào xin ăn, đều bị xua đuổi, mắng nhiếc. Người ta sợ lây bệnh cùi hủị

Tuy nhiên, có người biết động lòng thương hạị Đó là một người đàn bà goá, ở với con traị Bà không kinh tởm, gọi bà lão hủi vào nhà cho ăn uống no đủ. Sau đó, bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ một đêm, ở góc vựa lúa, trong lềụ Đến nửa đêm, hai mẹ con bỗng giật mình thức giấc, nghe có tiếng động ầm ầm dữ dội từ phiá vựa thóc. Mở cửa vựa thóc ra, không thấy bà lão cùi đâu, mà là một con rắn lớn uốn mình ầm ầm như tiếng sấm. Hai mẹ con kinh hãi trở ra, thao thức, lo sợ, không ngủ được nữạ Đến sáng, thấy bà lão đi ra từ vựa thóc, nói:

-"Tôi thật sự không phải là người, chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Năm Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi tôi, ngoại trừ 2 mẹ con nhà nàỵ Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho tôi thi hành. Hai mẹ con bà biết thương kẻ khốn cùng, cho nên tôi xin báo trước là sắp có tai hoạ lớn xảy rạ Hễ khi nào thấy có nước nguồn bắt đầu đổ về đây, thì hai mẹ con hãy mau mau chạy lên đỉnh núi mà tránh".

Nói xong, bà lão biến mất. Qua ngày hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dữ lễ Phật giữa làng, bỗng nhiên, nước ở đâu cuồn cuộn đổ tới tứ phía, tràn vào thung lũng. Người ta trèo lên mái nhà, trèo lên câỵ Nhưng nước cứ dâng tràn đầy lên mãi, ngập cả những nóc nhà và cây caọ Tất cả mọi người đều bị chết ngộp, trừ 2 mẹ con bà goá kia đã chạy vội thoát lên được trên đỉnh núi caọ

Trên núi, 2 mẹ con dựng lên một gian nhà nhỏ sinh sống. Nơi này, về sau trở thành một ngôi làng đông đúc, và ngày nay vẫn có tên là làng Năm Mẫụ Cả thung lũng bị nước tràn ngập thì hoá thành 3 cái hồ rộng lớn, mênh mông như bể, nên người ta gọi là Hồ Ba Bể. Nước ở ba hồ lưu thông nhau, nhưng ghe thuyền không thể đi được từ hồ này sang hồ kia, vì có các đập đá lớn ngăn trở. Hồ Ba Bể rộng bát ngát, nước trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Aug/2010 lúc 10:09am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2010 lúc 5:15am
Du Ca Việt Nam 

Hưng Ðạo Ðại Vương 

 




Ngày xưa, về đời nhà Trần, ở đất Nam Ðịnh, có An Sinh vương phu nhân, chồng là anh ruột của vua Trần Thái Tôn. Một đêm, bà nằm mơ thấy có một vị thiên thần tinh vàng tướng ngọc, tự xưng là Thanh Tiên Ðồng Tử, theo lệnh Ngọc Hoàng xuống đầu thai. 

Sau đó bà thụ thai, đến lúc lâm bồn, có hào quang toả sáng rực cả nhà, mùi hương thơm ngào ngớt. Bà hạ sinh ra một cậu bé khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Trần Quốc Tuấn. Trần Quốc Tuấn thông minh rất sớm. Mới lên 5 tuổi đã biết làm thơ, có óc lãnh đạo, thường bày trò chơi bát trận. Lớn lên, càng học giỏi, tinh thông nhiều sách thánh hiền và cổ nhân, tinh thông lục thao tam lược, văn võ toàn tài. 

Thuở ấy, dân tộc Mông Cổ làm bá chủ toàn cõi Trung Hoa, tràn chiếm một phần lớn Ðông Âu, thâu tóm cả lục địa Á Châu. Thế lực của quân Mông Cổ mạnh mẽ như vũ bão, cuồng phong. Vó ngựa của quân Mông Cổ phi đến đâu, thì cỏ nơi ấy không mọc đựơc nữa. Ðại quân nhà Nguyên mạnh như bão, như lữa, đã tiến về phương Nam của dân tộc Việt, tính thôn tính cả vùng Ðông Nam Á, để thực hiện mộng làm bá chủ toàn cầu của lãnh tụ Mông Cổ: Thành Cát Tư Hãn. 

Nước Nam bé nhỏ, như con châu chấu chống bánh xe khổng lồ ở phương Bắc. Tuy nhiên, 3 lần quân Nguyên tràn sang đất Việt, đều hoảng hồn quay vệ Tướng Trần Quốc Tuấn đã thống xuất binh sĩ, cùng dân chúng một lòng cương quyết, đánh bật quân ngoại xâm ra khỏi bờ cõi Việt. Quân Mông Cổ từng "trăm trận trăm thắng", đã thảm bại kéo quân trở vệ Họ rất nể sợ uy danh của Trần Quốc Tuấn, không dám nhắc tên ông, chỉ gọi là Hưng Ðạo Vương. 

Khi tướng nhà Nguyên là Thoát Hoan kéo quân sang đánh nước Việt lần thứ 2, có mang theo một tỳ tướng tên là Bá Linh, tức Phạm Nhan, có tài yêu thuật. Trần Hưng Ðạo lập trận cửa cung phá được, bắt sống Phạm Nhan. Kỳ lạ thay, binh sĩ Việt dùng gươm chém thế nào Phạm Nhan cũng không chết. Trần Hưng Ðạo phải dùng Thần Kiếm mới giết được hắn. 

Tục truyền rằng, khi tên yêu thuật Phạm Nhan chết đi, thường hiện thành ma quỷ về phá rối đàn bà con gái. Dân chúng gọi là "tà Phạm Nhan", phải nhờ đến uy linh của Hưng Ðạo Vương mới trừ khử được. 

Về già, Trần Hưng Ðạo trí sĩ ở Vạn Kiếp. Ông được vua tôn kính phong làm Thái Sư Thượng Phụ Hưng Ðạo Ðại Vương, lập miếu sinh từ ở Vạn Kiếp và khắc văn bia để ghi nhớ công đức của Ngài. Hưng Ðạo Vương đã soạn ra quyển Binh Thư Yếu Lược, và lập ra cửa đồ cửu cung bát quái thần diệu vô cùng. 

Ngoài 70 tuổi, Hưng Ðạo Vương mất. Dân chúng ghi nhớ công đức của Ngài, hàng năm đến ngày huỌ nhật 20.8, thiện nam tín nữ đông đảo đi trảy hội Vạn Kiếp, lễ đền thờ Trần Hưng Ðạo rất đông. Ỷ nhiều nơi khác trong nước, dân chúng cũng lập đền thờ Ðức Thánh Trần để cậy uy linh của Ngài trừ tà ma.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Aug/2010 lúc 5:15am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2010 lúc 9:31pm
Du Ca Việt Nam 

Hoa Thủy Tiên

 
 
 

Ngày xưa, có một ông phú hộ sinh được 4 người con traị Khi biết mình sắp chết, ông gọi 4 người con đến, dặn dò các con phải chia gia tài của cha làm 4 phần đều nhaụ Bốn người con hứa tuân lời cha trối lại, tuy nhiên, vừa chôn cất cha xong thì 3 người con đầu dành phần gia tài nhiều hơn người em út. Họ chỉ chia cho đứa em út một mảnh đất khô cằn.

Người em út rất buồn, vừa thương nhớ cha, vừa buồn các anh xử tệ với em. Đang ngồi khóc một mình trước mảnh đất khô cằn, thì người em bỗng thấy một bà Tiên từ mặt ao gần đó hiện lên bảo:

- Này con, thôi đừng khóc nữạ Khoảng đất này của con có chứa một kho tàng, mà các anh của con không biết. Kho tàng này chưá nhiều mầm của một loại hoa quý vô giá. Mỗi năm, cứ đến mùa Xuân, thì hoa đâm chồi nẩy lộc, nở từng hàng chi chít trên đất đai của con. Con sẽ hái hoa, đem bán, rất được giá. Nhờ đó, chẳng bao lâu thì con sẽ giầu có hơn các anh.

Quả thật, đến mùa Xuân ấy, đúng như lời bà Tiên nói, mảnh đất khô cằn của người em bỗng nhiên mọc lên từng hàng hoa trắng, hương thơm ngào ngạt. Để nhớ đến ơn lành của bà Tiên, người em đặt tên cho loại hoa này là Hoa Thuỷ Tiên.

Những người thích hoa, chơi hoa, và những người nhà giầu đã thi nhau đến mua hoa Thuỷ Tiên hiếm quý, với giá rất đắc. Chẳng bao lâu, người em trở nên giầu có, nhiều tiền bạc. Rồi cứ mỗi năm Tết đến, người em út lại giầu thêm, nhờ mảnh đất nở đầy hoa thơm tươi thắm. Người em trở nên giầu hơn 3 người anh tham lam kiạ

Người ta tin rằng Hoa Thuỷ Tiên mang lại tài lộc và thịnh vượng. Do vậy, mỗi dịp Tết đến, chơi hoa thuỷ tiên trở thành một tục lệ đón Xuân. Những ngày cuối năm, Thuỷ Tiên được chăm sóc để hoa nở đúng Giao Thừa, hy vọng mang đến tài lộc sung túc và may mắn trong năm mớị



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Aug/2010 lúc 9:31pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Aug/2010 lúc 8:17pm
Du Ca Việt Nam 

Hòn Vọng Phu 
 

 
 

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con.

Năm đó, đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổị Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng thường để hai con ở nhà, dặn anh trông nom em gáị

Một hôm trước khi đi làm, người mẹ trao cho hai con một cây mía, bảo con lớn ở nhà chặt cho em ăn.

Đứa anh ở nhà tìm dao chặt míạ Không ngờ khi nó vừa đưa dao lên chặt, thì lưỡi dao sút cán văng vào đầu em. Cô bé ngã quay ra bất tỉnh nhân sự, máu đỏ lênh láng cả một vạt đất.

Thấy thế, thằng anh tưởng em gái đã chết, hoảng sợ bèn bỏ nhà mà trốn đị

Cậu bé đi, đi mãị Trên bước đường lưu lạc, hắn ở nhà này một ít lâu rồi bỏ đi đánh bạn với nhà khác. Trong hơn mười lăm năm, hắn không biết mình đi những xứ nào, cơm ăn của bao nhiêu nhà. Cho đến lần cuối cùng, hắn làm con nuôi một người đánh cá ở miền vùng biển Bình Định. Nghề chài lưới giữ chân hắn lại ở đâỵ

Ngày lại ngày nối nhau trôi quạ Rồi hắn kết duyên cùng một người đàn bà. Vợ hắn cũng thạo nghề đan lướị Mỗi lúc thuyền của chồng về bãi, vợ nhận lấy phần cá của chồng, quảy ra chợ bán. Sau hai năm có được mụn con, hai vợ chồng cảm thấy sung sướng vô hạn.

Hôm ấy biển động, chồng nghỉ ở nhà vá lướị Cơm trưa xong, vợ xõa tóc nhờ chồng bắt chấy, đứa con đi chập chững trước sân nhà, bốc cát chơi một mình. Thấy vợ có một cái sẹo bằng đồng tiền ở trên tai bên phải, chồng lấy làm ngạc nhiên vì bấy lâu nay mái tóc đen của vợ đã hữu ý che kín cái sẹo không cho một người nào biết, trong số đó có cả chồng. Anh liền hỏi về lai lịch chiếc sẹọ Vợ vui miệng kể: "Ngày đó cách đây hơn hai mươi năm, tôi mới bằng một tí đã biết gì đâụ Anh ruột của tôi chặt míạ Chao ôi! Cái mũi mác tai hạị Tôi ngất đị Sau này, tôi mới biết, lúc đó hàng xóm đã đổ tới cứu chữa rất lâu cho đến khi cha mẹ tôi về thì mới chạy tìm thầy thuốc. May làm sao tôi vẫn sống để nhìn lại cha mẹ tôị Nhưng tôi lại mất đi người anh ruột vì anh tôi sợ quá bỏ trốn. Cha mẹ tôi cố ý tìm tòi nhưng tuyệt không có tin gì. Rồi đó, cha mẹ tôi thương con buồn rầu quá, thành ra mang bệnh, kế tiếp nhau qua đờị Về phần tôi, không có người nương tựa, lại bị người ta lập mưu cướp hết của cải và đem tôi đi bán cho thuyền buôn. Tôi không ở yên một nơi nào, nay đây mai đó, cuối cùng đến đây gặp anh...

Sau lưng người vợ, nét mặt của chồng mỗi lần một biến sắc khi biết là lấy nhằm phải em ruột. Lòng người chồng càng bị vò xé vì tin cha me, tin quê quán do vợ nói rạ Nhưng chồng vẫn cố ngăn cảm xúc của mình, gói kín sự bí mật đau lòng đó lại, không cho vợ biết.

Qua mấy ngày sau, sóng gió yên lặng, người chồng chở lưới ra biển đánh cá. Nhưng lần này một đi không bao giờ trở lạị

Người vợ ở nhà trông đợi chồng ngày một mòn mỏị Tại sao sau khi đánh cá xong, giữa lúc đêm tối, mọi người đều cho thuyền chở về đất liền, thì chồng mình lại dong buồm đi biệt.

Mỗi chiều nàng lại bồng con trèo lên hòn núi ở cửa biển, con mắt đăm đăm nhìn về phía chân trời mù mịt. Tuy nước mắt bấy giờ đã khô kiệt, nhưng người đàn bà vẫn không quên trèo núi trông chồng.

Cái hình bóng ấy đối với dân làng thành ra quen thuộc. Về sau cả hai mẹ con đều hóa ra đá, trở thành hình bóng quen thuộc vĩnh viễn.

Hòn đá ấy ngày nay vẫn còn trên đỉnh núi ở bên cửa biển Đề Gi, thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Người ta vẫn gọi là đá Trông Chồng hay đá Vọng Phụ



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Aug/2010 lúc 8:18pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Sep/2010 lúc 10:34pm
Du Ca Việt Nam 

Liễu Hạnh Công Chúa


 
 
 

Ngày xưa, vào năm Thiêu Hựu, đời Hậu Lê (1557) ở thôn An Thái, làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay, có một gia đình nhà họ Lệ Phu nhân Lê Thái Công mang thai gần đến kỳ sinh nở, mắc phải bệnh suy nhược, chỉ thích ăn toàn là hoa quạ Không có thuốc men nào chữa khỏị

Một hôm, có một vị đạo sĩ đến ra mắt, xin chữa bệnh cho phu nhân. Trước bàn thờ, người đạo sĩ này đọc mấy câu thần chú, rồi vứt chiếc buá ngọc xuống đất. Ông Lê Thái Công bỗng ngã ra bất tỉnh, rồi thấy mình được đưa lên Thiên Đình. Tại đây, Thái Công thấy mình dự một bữa tiệc lớn, do Ngọc Hoàng khoản đãị Ông thấy Công Chuá Quỳnh Nương lỡ tay làm rơi chén ngọc, bị đày ải xuống trần gian.

Khi Thái Công tỉnh dậy, thì hay tin là phu nhân vừa hạ sinh được một cô con gáị Thái Công sung sướng đặt tên con là Giáng Tiên.

Lớn lên, Giáng Tiên xinh đẹp thêm, giỏi văn thơ, đánh đàn thổi sáo và soạn nhiều bài hát rất haỵ Năm 18 tuổi, nàng kết duyên cùng Đào Lang, là con nuôi của một vị quan trí sĩ ở cùng làng.

3 năm sau, vào ngày mồng 3 tháng 3, Giáng Tiên đột ngột từ trần. Người ta nói nàng là tiên trở về thượng giớị Tuy nhiên, Ngọc Hoàng thấy nàng chưa hết hạn đi đày, bắt nàng phải trở xuống thế gian. Lần này, nàng xuất hiện dưới lốt một vị nữ thần, đi theo là 2 ngọc nữ Quế Nương và Thị Nương. Theo lệnh thiên đình, 3 vị tiên nữ đã hiện xuống giữa ban ngày ở vùng Phố Cát, tỉnh Thanh Hoạ

Ba nàng tiên đã lập chỗ trú ngụ giữa một nơi phong cảnh kỳ tú của nước Việt. Chẳng mấy chốc, cả vùng đều biết tiếng các vị tiên nữ, vì những phép linh ứng của 2 nàng. Dân chúng tỏ lòng biết ơn, đã xây một ngôi đền thờ cạnh núi, để thờ phượng. Đền thờ này được gọi là đền thờ Công Chuá Liễu Hạnh.

Công Chuá Liễu Hạnh thường hiển hiện ban phúc lành cho dân gian. Triều đình nghe danh tiếng, đã phong tặng nàng làm Thượng Đẳng Phúc Thần.

Vào cuối đời Lê, có một vị lão quan 80 tuổi, một hôm nằm mộng thấy Công Chuá Liễu Hạnh đi giữa 2000 tiên nữ theo hầu, mang đến cho ông một chiếu sắc của Ngọc Hoàng. Trong giấc mơ, ông thấy Công Chuá Liễu Hạnh lên xe mây, có nhiều cờ xí lộng lẫy trùng điệp dẫn đường, và thấy có vô số nhạc công đi theọ Người ta đoán rằng Công Chuá đã mãn kỳ hạn ở trần gian, nay đã trở về trờị

Trong thời gian còn ở Thanh Hoá, Công Chuá Liễu Hạnh đã ngao du khắp nước Việt, nhất là ở Lạng Sơn. Nàng thường hay lui tới các thắng cảnh ở Kinh Độ Có lần, nàng đã giả dạng làm một cô hàng bán rượu ở Hồ Tây, để hoạ thơ với danh sĩ Phùng Khắc Khoan cùng hai người bạn của ông họ Ngô và Lỵ

Sau khi Liễu Hạnh về trời, hai tiên nữ Quế Nương và Thị Nương thường đứng ra làm trung gian cho dân chúng cầu xin đến Công Chúạ Dân gian tin tưởng Bà Chuá Liễu, lập đền thờ bà khá trọng thể ở Phủ Giầy, Nam Định, nơi nàng đầu thaị Dân cũng lập đền thờ Bà Chuá Liễu ở Phố Cát và Đền Sòng tại Thanh Hoá, nơi nàng xuống trần lần thứ haị

Tại Hà Nội, có Đền Sùng Sơn ở đường Hàng Bột, thờ phượng bà Chuá Liễụ Hàng năm, đến ngày huý của Công Chuá Liễu Hạnh, người ta tưng bừng rước lễ, dân chúng đã đi trảy hội rất đông.

IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Sep/2010 lúc 4:53am
Du Ca Việt Nam 
Mai An Tiêm
  
 
Ngày xưa, vào đời Vua Hùng Vương thứ 18, vua có nuôi một đứa trẽ thông minh khôi ngô, đặt tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm. Lớn lên, vua cưới vợ cho An Tiêm, và tin dùng ở triều đình. Cậy nhờ ơn Vua cha, nhưng An Tiêm lại kiêu căng cho rằng tài sức mình tài giỏi mới gầy dựng được sự nghiệp, chứ chẳng nhờ ai. Lời nói này đến tai vua. Vua cho An Tiêm là kẽ kiêu ngạo vô ơn, bèn đày An Tiêm cùng vợ con ra một hòn đảo xa, ở ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hóa, Bắc Việt).

Người vợ là nàng Ba lo sợ sẽ phải chết ở ngoài cù lao cô quạnh. Nhưng An Tiêm thì bình thản nói: "Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo". Hai vợ chồng An Tiêm cùng đưa con sống hiu quạnh ở một bãi cát, trên hoang đảo. Họ ra sức khai khẩn, trồng trọt để kiếm sống. Một ngày kia, vào mùa hạ, có một con chim lạ từ phương tây bay đến đậu trên một gò cát. Chim nhã mấy hột gì xuống đất. Ðược ít lâu, thì hột nãy mầm, mọc dây lá cây lan rộng.

Cây nở hoa, kết thành trái to. Rất nhiều trái vö xanh, ruột đỏ , An Tiêm bảo vợ: "Giống cây này tự nhiên không trồng mà có tức là vật của Trời nuôi ta đó". Rồi An Tiêm hái nếm thử, thấy vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, mùi vị thơm và ngon ngọt, mát dịu. An Tiêm bèn lấy hột gieo trồng khắp nơi, sau đó mọc lan ra rất nhiều.

Một ngày kia, có một chiếc tàu bị bão dạt vào cù lao. Mọi người lên bãi cát, thấy có nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn đi xa là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu.

Vì chim đã mang hột dưa đến từ phương tây, nên An Tiêm đặt tên cho thứ trái cây này là Tây Qua. Người Tàu ăn thấy ngon, khen là "hẩu", nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu.

Ít lâu sau, Vua Hùng Vương thứ 18 sai người ra cù lao ngoài biển Nga Sơn dò xét xem gia đình An Tiêm ra làm sao, sống hay chết. Sứ thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ chồng An Tiêm, nhà vua ngẫm nghĩ thấy thầm phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An Tiêm về phục lại chức vị cũ trong triều đình.

An Tiêm đem về dâng cho Vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những chổ đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một thứ trái cây danh tiếng. Hòn đảo mà An Tiêm ở được gọi là Châu An Tiêm.

 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Sep/2010 lúc 4:53am
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 5 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.143 seconds.