Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: ĐaLatSươngMù.hoadudeVườnThơVăn Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 5 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Chủ đề: ĐaLatSươngMù.hoadudeVườnThơVăn
    Gởi ngày: 23/Jun/2010 lúc 6:03pm
 
 
Xin trân trọng giới thiệu thành viên 539 : hoadude , một Thụ Nhân Văn Khoa của VĐH DaLat .
Đến hôm nay hoadude mới chính thức là thành viên, nhưng từ lâu Chị đã vào trang web đọc ... ké , mặc dù không phải dân Xứ Gò . 
Trong khi chờ đợi hoadude làm quen cách post bài và hình lên DĐ , Chị có nhờ mykieu gửi đến Gò Công Forum bài viết mới nhất , xem như quà "chào sân" ! Smile
 
Chị hoadude ơi, tiếp theo còn phải ... "chào bàn" , "chào bạn" nữa đó nhe , 
đừng run rồi chạy mất, em không biết làm sao ...'bắt đền' cho Đồng Hương GoCong ! Wink
 
mk
 
 
 
Bụi mưa trên tóc
(hoadude)

Tuesday, June 22, 2010 3:55 AM
From:
This sender is DomainKeys verified
"Hoang Nhu Y" …
btx@yahoo.com>
View contact details
To:
bm@yahoo.com

TM thân,
Gửi M đoạn trao đổi email sau đây. Phần trả lời tiếp theo , NY dành cho TM đó. Bất ngờ không? " Hữu duyên thiên lý …"
Xin lỗi TM nghe, NY đã gửi Email và số ĐT của TM rồi.
Chúc vui
Thân
HNY

-----------------------------------------------------
[/coloFrom: "H N Y" ………… btx@yahoo.com>
To: …………………@yahoo.com>
Sent: Wed, June 2, 2010 1:43:39 AM
Subject: Thu hoi tham
Anh N… kinh men.
Rat ngai khi gui thu nay den anh. Bat chot len mang thay ten va dia chi cua anh tren trang
http://www.chs............us/cuuhocsinh.html
Không biêt co phai truoc day anh hoc Dai hoc Luat o Saigon va da tung len du trai hop mat Sinh Vien toan quoc o Dalat nam 1972 khong? Boi vi ten cua anh nghe rat quen.. Neu khong phai thi xin loi vi da lam phien anh.
Kinh chao anh va mong anh thong cam.
HNY

-------------------------------------------------------------
From: …………..@yahoo.com>
To: "H N Y" ……… btx @yahoo.com>
Sent: Wed, June 16, 2010 4:57:43 AM
Subject: Re: Thu hoi tham
HNY ,
Rat dung va chinh la N . Xin cho so dien thoai va se noi chuyen nhieu hon.
N… roi Saigon va vuot bien nam 1986 . Hien song tai San Jose-California.
Rat mong cho hoi am .

N…

________________________________________

From: "H N Y" …… btx@yahoo.com>
To: …………………………..@yahoo.com>
Sent: Sat, June 19, 2010 7:03:59 AM
Subject: Re: Thu hoi tham
Anh N…thân mến,
NY là bạn rất thân của TM . Ngày xưa, thường nghe TM nhắc đến anh . NY cũng dự định nếu đúng là anh thì mới báo tin cho TM biết.
Hiên TM vẫn còn ở Đà Lạt.

HNY


-------------------------------------------------------

-From…………… @yahoo.com
To: : "H N Y" ………… btx @yahoo.com>
Sent: Sat, June 19, 2010 11:25:09 PM
Subject: Re: Thu hoi tham
HNY,
Rat vui khi N… biet tin nay.Xin cho so dien thoai cua NY va TM de tam su nhieu hon boi vi N…khong biet viet tieng Viet trong Email.
Cam on NY nhieu lam da bac nhip cau lien lac.

Thân,
N.


-------------------------------------------------------------

Đoạn trao đổi Email giữa NY và N khiến tôi bâng khuâng tự hỏi: “Đây có phải là người độc nhất, ít nhiều vương vấn với tôi mà suốt 37 năm xa cách nay mới tìm lại được hay không? “


Hè 1972 , Đà Lạt có những cái bất chợt, không ngờ.
Bất chợt nắng, rồi lại bất chợt mưa. Mưa li ti, cứ mơ mơ như chưa kịp giăng tơ..

Hội Trại Sinh Viên Liên Viện các trường Đại Học Toàn Quốc đã được tổ chức ở xứ sở cao nguyên lắm sương mù trong một không gian êm và thơ như thế!

Từ sáng sớm, Ban Đại Diện chúng tôi tập trung tại Viện chuẩn bị chu đáo để đón tiếp và hướng dẫn sinh viên Liên Viên đến thăm Ngôi Trường Yêu Dấu của mình . Đó vừa là niềm vui, vừa là niềm hãnh diện của những người con đối với ngôi trường Mẹ . Viện Đại Học Đà Lạt thật là một cảnh quan yêu kiều , duyên dáng , chẳng khác gì một bông hồng hàm tiếu xinh tươi ,e ấp giữa ngàn thông xanh vời vợi.



Hình%20ảnh

Viện Đại Học Đà Lạt


Đoàn sinh viên được phân thành từng nhóm đi dọc theo những con đường nhỏ rợp bóng cây xanh từ nhà Đôn Hóa (văn phòng Viện),sang Tòa Viện Trưởng Hòa Lạc qua các giảng đường Tri Nhất , Hội Hữu đến Thư Viện rồi lại vòng về cây Cầu Đỏ bắc qua một dòng suối nhỏ chỉ cốt để khuôn viên giảng đường Minh Thành tăng thêm phần duyên dáng.Từ đó dẫn xuống một con đường quanh co, uốn khúc nhưng lại rất mềm mại, nên thơ trải đầy xác lá khuynh diệp cả sắc hồng phai lẫn màu vàng úa ,rồi ngược lên giảng đường Spellman mát lạnh ẩn mình sau những hàng cây ,và tiếp tục loanh quanh với Thụ Nhân, Thượng Chí . Sau cùng từ giảng đường Hội Hữu vòng lên khu đồi cao ,đẹp, biệt lập, tĩnh lặng là nhà Nguyện - Năng Tĩnh thành kính, trang nghiêm.

Tôi đi cùng N, Trưởng Đoàn sinh viên Trường Luật . Thỉnh thoảng chúng tôi dừng lại đâu đó nói chuyện bâng quơ nên đã lạc mất nhóm của mình. Cuối cùng , đành phải đứng tựa vào hành lang giảng đường Hội Hữu lặng lẽ đắm chìm vào khung cảnh Đà Lạt trong thời khắc chuyển mùa .

Bầu trời ẩm đục, mưa chỉ lâm tâm như những hạt bụi bay bay phất phơ theo gió, mưa nhẹ như sương, vương trên mái tóc.Hạt bụi mưa êm dịu mơ hồ, không đủ để ướt áo ai và chắc hẳn cũng không đủ để thấm cái lạnh vào tâm hồn những người cô lẻ . Một vài tia nắng yếu ớt bắt đầu xuất hiện , nhưng chưa xuyên qua được màn mưa mỏng, bụi mưa biến thành những hạt vàng li ti óng ánh lơ lửng trên những ngọn cây . Bụi vàng chưa kết được thành tơ cứ thênh thang, lãng đãng, mơ màng bung tỏa khắp không gian..

- TM ơi! Đà Lạt đẹp quá !

Tôi giật mình quay lại vì cách gọi thân mật của người bạn mới quen, chưa kịp có phản ứng gì thì N mỉm cười , nói:

-Khỏi giới thiệu tên nữa nghe! Mình là sinh viên Luật Sài Gòn năm thứ 3, còn TM?

Khi ấy, tôi mới có dịp quan sát N - Người bạn trẻ này dáng cao, hơi gầy , chững chạc, có vẻ điềm đạm và tự tin ,rồi mới vui vẻ trả lời:
-M hiện dạy Việt Văn tại Trường Trung Học Đức Trọng ( Tùng Nghĩa) , đang học chứng chỉ Triết học Đông Phương.

- TM à !Chiều nay có thể đưa mình đi một vòng cho biết Đà Lạt được không?

- N muốn đi đâu?

-Một vòng Sân Cù, một rạp ciné, một quán café

Tôi đang ngẫm nghĩ thì vừa lúc ấy, đoàn sinh viên đã từ các con đường nhỏ ùa ra tiến về phía cổng Viện, vội vã lên xe về lại khu vực trại ( Trường Grand Lycée ) để dùng cơm trưa ở đó.

Tôi định về thì N giữ lại:
-TM về trại ,ở lại dùng cơm trưa với mình nghe!



Hình%20ảnh


Trường Grand Lycée


Sau bữa cơm trưa, sân trường trở nên vắng vẻ .Cơn mưa bụi vẫn chưa tan. Những tia nắng vàng yếu ớt không biết đã tắt lịm tự bao giờ. Trời dìu dịu , mơ màng như sương khói. Tôi và N lững thững vòng qua Bờ Hồ, lên Đồi Cù, mưa bụi li ti không làm ướt đất chỉ phủ trên thảm cỏ vàng úa một làn nước mỏng loang loáng . Những hạt bụi mưa li ti ấy tuy không làm người ta ngây ngất như khi ngắm nhìn những giọt sương long lanh ẩn hiện thấp thoáng trong ánh nắng mai , nhưng lại khiến ta ngại ngần khi thấy dấu chân mình lưu trên thảm cỏ .

Đồi Cù chiều nay thật im ắng ? Không thấy trẻ con thả diều, cũng không thấy cả những đôi lứa tay trong tay đi dạo trên những triền đồi vắng. Tôi và N đứng tựa vào thân cây thông lặng ngắm những hàng thông sẫm màu ,và xa xa là ngọn Langbiang hung vĩ in trên nền tròi xám bạc. Gió lay lắt mang theo cái se lạnh.và cả cái âm thanh thật mơ hồ, phảng phất .

Bên kia đồi, Viện Đại Học Đà Lạt nhạt nhòa trong không gian ẩm đục.cứ như được bọc quanh bởi vô vàn sợi tơ trời mong manh hư ảo. Hình như cái không gian ẩm ướt , nằng nặng khiến thời gian ngưng đọng lại . Không biêt buổi chiều thấm trong mây bạc hay mây bạc tung tơ giăng mắc làm trời chiều sớm nhuốm sắc hoàng hôn?



Hình%20ảnh


Đồi Cù


Chiều sắp muộn. Rời Đồi Cù , tôi và N đi một vòng quanh khu Hòa Bình rồi băng qua đường ngang tiệm bánh mì Winh Chan ,ngược lên rạp Ngọc Lan. Rạp nhỏ , lịch sự, không phải những ngày cuối tuần nên vắng khách , người xem thưa thớt . rất nhiều hàng ghế trống. Không cần người dẫn chỗ, chúng tôi dễ dàng tìm cho mình chỗ ngồi ưng ý. N hình như không quan tâm đến nội dung cuốn phim được chiếu mà chỉ muốn được thoải mái tựa lưng vào nệm ghế êm ái , mềm mại tận hưởng cái dịu dàng, ấm cúng của một buổi chiều âm u nơi xứ lạnh. Bên ngoài có lẽ đang mưa, tôi nghe văng vẳng xa xôi có âm thanh mơ hồ như nhịp nước rơi trong ảo ảnh.?

Ra khỏi rạp, trời đã tối, phố đã lên đèn, ánh đèn vàng vọt lòe nhòe rọi xuống mặt đường còn loáng nước, bầu trời mênh mông thăm thẳm , những ngôi sao đêm mải đi đâu mà vẫn chưa thấy trở về?Đà Lạt êm êm , trầm lặng đến nao lòng. Rồi cũng đến lúc chia tay

-Tối rồi, mình về thôi! N trở lại trại còn phải làm việc với Đoàn nữa. Còn M cũng phải về chuẩn bị ngày mai xuống trường dạy học.

-Thường TM ra bến xe lúc mấy giờ?

-Khoảng 5g45 , M có mặt tại bến xe Tùng Nghĩa , đón xe sớm vì phải dạy giờ đầu.

- Bây giờ để mình đưa TM về.

Tôi từ chối vì ngại đường xa, thêm nữa N đâu đã quen đường như người Đà Lạt .
- M về một mình cũng được. N đưa M về rồi trở lại rất bất tiện. Trường Grand Lycée xa lắm! Sợ N đi lạc, không biết đường về.

Dùng dằng mãi, rồi tôi cũng đành phải để N đưa vè. Tôi chọn đường tắt để đi cho gần. Chúng tôi đi dọc đường Hàm Nghi , vòng lên chùa Linh Sơn , rẽ xuống Mai Hoa Thôn , thẳng tới cuối đường Thông Thiên Học là đến nhà tôi.

-N về Sài Gòn vui, mọi sự tốt đẹp.

-Rất mong có dịp gặp lại nhau. Khi nào TM về Sài Gòn nhớ báo tin cho mình biết..

-Thôi, N về trại đi, trễ lắm rồi .. . Tạm biệt nghe!

Chúng tôi chia tay nhau, tôi cảm thấy ái ngại khi N một mình trở về trên đoạn đường vừa vắng, vừa xa.

Sáng hôm sau, khoảng 9 giờ , từ trong lớp học nhìn ra , tôi thấy đoàn xe đi qua trường, thấy cả N đứng ở cửa xe nhìn vào ngôi trường nhỏ của tôi cho đến khi đoàn xe khuất dần rồi mất hút ,lòng chợt thấy bâng khuâng. . .

Thời gian sau đó , qua thư từ, chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau .Có thể đó là một tình bạn đẹp.

Nhân dịp về Sài Gòn thăm em trai đang học tại Quân Trường Thủ Đức tôi tìm gặp N - Người bạn trẻ dễ mến như lời đã hứa . N rủ tôi ghé qua trường Luật để biết nơi học của N . Không khí nơi đây nhộn nhịp , ồn ào khác hẳn với Đại học Đà Lạt luôn được vây bọc trong khung cảnh êm đềm lãng mạn.

Ra khỏi giảng đường, N nói ;
-Trời Sài Gòn hôm nay rất đẹp, không nắng cũng không mưa, mát dịu hơi giống trời Đà Lạt.! Mình đưa TM đến một nơi khá dễ thương uống nước, nghe nhạc.

Tôi quên tên con đường và cả tên của quán café đó , nhưng vẫn nhớ không gian của nó : Xung quanh có cây, yên tĩnh, giản dị, lịch sự, khoảng cách giữa các bàn khá xa nên mỗi bàn vẫn giữ được cho mình sự riêng tư.cần thiết.

Rời quán café, chúng tôi chầm chậm đi bên nhau dưới những hàng cây. Sài Gòn dìu dịu , man mát ,không mưa, lá cây vẫn xanh ngăn ngắt in trên nền mây xám. Tôi bỗng chợt nhận ra hình như Sài Gòn khác Đà Lạt ở cái nét riêng ấy: Không mưa., mây xám, dìu dịu, man mát nhưng Sai gòn vẫn không thể có được cái không gian ẩm đục, nằng nặng để níu giữ bước thời gian.; không có những hạt bụi mưa li ti thoảng vương trên mái tóc để lòng người dễ có những phút giây chùng xuống, mơ mộng, bâng khuâng . Và nếu ở vào những thời khắc ấy Đà lạt hình như chỉ còn một thời gian độc nhất với một sắc màu độc nhất : Hoàng hôn.



Hình%20ảnh


Con đường rợp bóng hàng cây



Rồi những năm tháng sau đó , biết bao nhiêu lớp sóng của cuộc đời cứ cuồn cuộn , xô đẩy dồn dập, chúng tôi mất hẳn liên lạc với nhau . Kỷ niệm nên thơ, ấm áp ở Đà Lạt và dịu dàng, ngọt ngào ở Sài gòn dù mỗi nơi đều chỉ được gói trọn trong một ngày ngắn ngủi , trong một không gian êm nhẹ lấm tấm bụi mưa mang mỗi một sắc màu xám bạc và trong một khoảnh khắc thời gian nhuốm bóng hoàng hôn mãi mãi vẫn là những kỷ niệm đẹp và có thể sẽ đi theo với chúng tôi cho đến hết cuộc đời .

Tình cảm ấy cũng chỉ như những hạt bụi mưa li ti , óng ánh, mong manh trong những tia nắng vàng le lói , cũng chỉ như những vì sao xa xôi, lấm tấm sáng khi dõi mắt nhìn lên bầu trời mênh mông thăm thẳm .Tất cả cũng rất mơ hồ khiến ta một phút giây nào đó tạm quên đi hiện thực để đắm chìm vào ảo ảnh , để thả hồn theo một giấc mơ cổ tích hoang đường. ..

Đà Lạt , 22 tháng 06 năm 2010
hoadude



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Jan/2015 lúc 7:51pm
mk
IP IP Logged
trankimbau
Moderator Group
Moderator Group


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 424
Quote trankimbau Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2010 lúc 7:30pm
 
 hoadude
 
"Tình cảm ấy cũng chỉ như những hạt bụi mưa li ti , óng ánh, mong manh trong những tia nắng vàng le lói , cũng chỉ như những vì sao xa xôi, lấm tấm sáng khi dõi mắt nhìn lên bầu trời mênh mông thăm thẳm .Tất cả cũng rất mơ hồ khiến ta một phút giây nào đó tạm quên đi hiện thực để đắm chìm vào ảo ảnh , để thả hồn theo một giấc mơ cổ tích hoang đường. .."
Người dẫu xa, nhưng bầu trời chỉ một.
Cảm ơn hoadude, mong được đọc tiếp những gởi gấm của hoadude trên trang nhà Gò Công.
kb
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 24/Jun/2010 lúc 7:09pm
 
 
~::Trích Dẫn nguyên văn từ hoadude

 
 ....................
 
Viện Đại Học Đà Lạt thật là một cảnh quan yêu kiều , duyên dáng ,
chẳng khác gì một bông hồng hàm tiếu xinh tươi ,
e ấp giữa ngàn thông xanh vời vợi.


Hình%20ảnh

Viện Đại Học Đà Lạt

.................

Đà Lạt , 22 tháng 06 năm 2010
hoadude

 
 
 
hoadude ơi,
nhìn hình ảnh VDH này, bao kỹ niệm xa xưa sống lại trong em . Một thời thật đẹp của tuổi học trò .
Bên trái là con đường chính dẫn từ cổng Viện đến giảng đường (gđ)Spellman .
Thời đó em ở nội trú trong Viện (nữ học xá Kiêm Ái), hàng ngày em đều đi  con đường này , qua gđ Spellman, rẻ phải đến gđ Thụ Nhân , khoa CTKD học tại gđ Thụ Nhân và gđ Dị An , nằm cuối Viện.
 
Mỗi độ Xuân về hàng Hoa Anh Đào bên đường rực rỡ màu hồng thắm. Em thích chậm bước dười hàng Anh Đào , thật chậm... thật chậm...từng bước để thưởng thức khung cảnh thần tiên này.
hoadude có nhớ căn nhà trong hình? Hòa Lạc : nhà của Cha Viện Trưởng , mùa mưa hoa ngọc lan trổ bông, sau buổi cơm chiều, em thường lang thang một mình trong sân Viện , nếu mùa ngọc lan có hoa, em 'canh' lúc Cha đi ăn cơm , lẻn vào sân vườn nhà Cha ... hái trộm, mang về phòng chưng trong ly nước, cả phòng thơm ngát hương ngọc lan. Đã thế, còn bày đặt ép cánh hoa vào trang vở  . Giờ nghĩ lại ... buồn cười làm sao !
Khuất sau nhà Cha Viện Trưởng ( trong hình) là cây cầu gỗ , lan can luôn sơn đỏ , được sinh viên đặt tên : Cầu Đỏ, Hồng Kiều , Chiếc Cầu Tình Yêu....
Hồng Kiều chỉ làm cảnh, bắt qua con mương nhỏ , SV tụi mình cũng lại thi vị hóa đặt tên "Dòng Sông Hò Hẹn". Em vẫn nhớ 12 'nhịp cầu' là 12 miếng gỗ ghép lại , em luôn cẩn thân ( bao giờ cũng thế ), đếm đủ 12 bước chân trên 12 'nhịp cầu' ngày hai buổi đi-về  .
Có lẽ hoadude ít qua Cầu Đỏ ? em vì nội trú trong nữ học xá Kiêm Ái , lộ trình đến lớp : từ Kiêm Ái,  qua Hồng Kiếu, vòng con đường Hoa Đào , đến giảng đường Thụ Nhân .

Năm 1989 , lần đầu tiên em trở về trường , kể từ tháng tư 1975 , thật buồn, hàng Hoa Anh Đào đã bị đốn bỏ ; cảnh quang sân trường tiêu điều , dấu thời gian phảng phất trên từng cành cây ngọn cỏ , các giảng đường mờ lớp rêu phong !

 

Một chút bâng khuâng nhớ về ‘khung trời đại học', mk xin gửi đến hoadude và cả nhà hình ảnh chiếc Cẩu Đỏ , chụp năm 1989  .

 
 
   
 
 
   click%20to%20zoom
 
  
Cầu Đỏ
(1989)


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 25/Jun/2010 lúc 10:47am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Jun/2010 lúc 10:40pm
 
 
 
Trong khi chờ đợi hoadude trang điểm dung nhan,
mk xin trang điểm...'vườn-thơ-văn' này thêm hoa lá cành , mong mang đến cho khách thưởng ngoạn những phút giây lắng đọng , tạm quên bao ưu phiền thường nhật ( ít hoặc nhiều ), vốn dĩ tiềm ẩn đeo mang như hình với bóng kể từ ... 'sác na đầu tiên' làm Kiếp-Người .
 
Để nhớ về những đóa hoa ngọc lan... hái trộm ngày nào , mk mời hoadude và diễn đàn thưởng thức lại nhạc phẩm nổi tiếng  của Dương Thiệu Tước : Ngọc Lan .
 
mk
 
 
NGỌC LAN
 
Tác giả : Dương Thiệu Tước
Trính bày : Thái Thanh 
 
 
Trình bày : Trần Thu Hà
 
 
 
........
Dương Thiệu Tước để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm trang nhã của loại bán cổ điển, như “Áng Mây Chiều”, “Buồn Xa Vắng”, “Mơ Tiên”, “Bến Xuân Xanh” hay “Thuyền Mơ”... Bài nào cũng là viên ngọc quý trong kho tàng nhạc Việt. Riêng một bài thì rõ là một đóa hoa quý: “Ngọc Lan”
......
 
Những người không hiểu lời, ngoại quốc chẳng hạn, hoặc nếu chỉ nghe phần nhạc có hòa âm công phu, thì vẫn cảm nhận được nét đẹp lả lướt mà không lả lơi, phóng khoáng mà không phóng túng và nhất là giai điệu rất trang trọng, quý phái. Trước vẻ đẹp của hoa, người nghệ sĩ chỉ có thể trầm trồ như vậy !
Viết trên cung Mi giáng Trưởng, dìu dặt khoan thai theo tiết điệu “ba bốn” của một bài luân vũ chậm, ca khúc Ngọc Lan có ba nhạc đề.
Phần đầu tha thiết dịu dàng mở ra như một đóa hoa ngọc lan mới nở và phả ra hương thơm ngoài hiên nắng. Từ cánh hoa trắng muốt như bạch ngọc, nhạc sĩ chuyển qua phần hai, ngợi ca cả thanh lẫn sắc. Hóa ra hoa chỉ là người. Mà phải là người rất đẹp. Qua đến nhạc đề thứ ba, tác giả chuyển từ cung Mi giáng Trưởng sang Si giáng Trưởng rồi qua Sol thứ trước khi trở lại Si giáng Trưởng để chuyển về nhạc đề đầu tiên. Nhạc đề này diễn tả sự hôn mê rung động của người ngắm hoa. Tác giả khiến ta nghĩ rằng trước vẻ đẹp tinh khiết của hoa, người nghệ sĩ phải lùi lại, ngậm ngùi nhìn nét đẹp như hương thơm, cứ thoảng dần trong gió và để lại nơi đây, trong cõi đời này, biết bao thương nhớ.
Nhạc thuật gợi lên nào thanh, nào sắc nào hương và nỗi tình si của người không dám sỗ sàng bước tới, mà chỉ chìm dần trong làn hương thắm do đóa hoa vương lại.
........
 
Ông viết nhạc đã hay mà dùng chữ rất tài cho một hậu thế lại coi thường chữ nghĩa và nỗi dụng công của ông. Khi viết “ngón tơ mềm, chờ phím ngân trùng, mạch tương lai láng”, ông dồn hết thi họa và nhạc vào một câu làm người ứa lệ trước cái đẹp. “Mạch tương lai láng” là một điển cố nói về giọt lệ. Nhưng đời sau lại hát ra “mạch tương lai sáng”. Dẫu có buồn thì cũng chưa đáng khóc bằng “mạch tuôn” hay “mạch tuông lai láng”!
Dễ hiểu hơn đấy, nhưng khiến tác giả không hiểu gì nữa... Thương cho một đóa ngọc lan .
 
 
(Trích : Dương Thiệu Tước và... Ngọc Lan
Tác giả Quỳnh Giao)
 
 

Vài điển tích trong

bài nhạc Ngọc Lan

của Nhạc sĩ

Dương Thiệu Tước

 

(Sóng Việt Đàm Giang)

 

 

Lời mở đầu.


Sau khi bài viết Mối Tình Học Trò của tác giả Nam Minh Bách nói về nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và nguyên do sự ra đời của bản nhạc Ngọc Lan của Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước thì có một số thư trên các diễn đàn bàn về ý nghĩa lời bản nhạc. Mục đích của bài viết ngắn này không bàn về lý do hay nội dung tuyệt diệu của bài nhạc mà chỉ bàn về ý nghĩa và xuất xứ  của một vài điển tích mà Nhạc sĩ Duơng Thiệu Tước đã nhắc đến trong bài.

 

Ngọc Lan


Ngọc Lan, dòng suối tơ vương, 
mắt thu hồ dịu ánh vàng 
Ngọc Lan, nhành liễu nghiêng nghiêng, 
tà mây cánh phong, nắng thơm ngoài song 
Nét thắm tô bóng chiều, giấc xuân yêu kiều, nền gấm cô liêu 
Gió rung mờ suối biếc, ý thơ phiêu diêu 
Ngón tơ mềm chờ phím ngân trùng, mạch tương lai láng (1)
Dáng tiên nga, giấc mơ nghê thường lỡ làng 
Ngọc Lan, trầm ngát thu hương, 
bờ xanh bóng dương, phút giây chìm sương 
Bông hoa đời ngàn xưa tới nay 
Rung nhạc đó đây cho đời ngất ngây 
Cho tơ trùng đàn hờ phím loan (2)
Thê lương mây nước, sắt se cung đàn 
Ôi tâm hồn nghệ sĩ chìm trong sương thắm 
Nhớ phút khuê ly, hồn mê tuyết hoa Ngọc Lan (3)
Mờ mờ trong mây khói, men nồng u ấp, 
duyên hững hờ dần dần vương theo gió 
Tơ lòng dâng bao cùng thương nhớ...

 
Xin đuợc bàn về điển tích ba chữ mạch tương, phím loan  phút khuê ly

 

1-Mạch tương


Mạch tương, nước mắt.

Đây là một điển cổ, xuất phát từ truyện hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh khóc vua Thuấn. Tục truyền rằng vua Thuấn tuần thú phương Nam, bị mất ở đất Thương Ngô, là một quận của tỉnh Quảng Tây về sau. Hai bà vợ là hai chị em ruột cùng khóc chồng đến chảy máu mắt trên bến Tiêu Tương. Người đời sau có lập đền thờ hai bà tại Đông Tương và kể rằng giọt lệ hai bà rỏ trên bờ trúc ven sông làm trúc nổi vân thật đẹp. Từ đó về sau, trúc mọc trên bờ Tiêu Tương nổi tiếng có vân quý và nước mắt đàn bà mới gọi là mạch tương.

 

Truyện Kiều có câu:

"Vâng lời khuyên giải thấp cao
Chưa xong điều nghĩ đã dàu mạch tương".

(Câu 237, 238. Kiều sau giấc mơ thấy Đạm Tiên)

 

Là danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong hội họa và thi ca Trung Hoa, Tiêu Tương thực ra là khúc hai con sông Tiêu và Tương hợp nhất, thuộc tỉnh Hồ Nam. Sông Tương phát nguồn từ Dương hải sơn ở tỉnh Quảng Tây, chảy ngược lên Hồ Nam qua huyện Trường Sa và rót vào Động Đình Hồ. Vì trúc Tiêu Tương có vân đẹp nên thợ khéo tỉnh Hồ Nam hay đến sông này mua về làm mành. Và cũng vì xuất xứ bi thảm của sông Tương, chữ mành tương là chỉ tấm màn cách trở tình yêu, và sông Tương chỉ sự chia ly, nhung nhớ. 

Mành tương phơn phớt gió đàn
Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình."

(Câu 255, 256. Kim Trọng tương tư Kiều)


Sông Tương còn là điển tích từ mối tình buồn giữa Lương Ý Nương và người anh con cô con cậu là Lý Sinh, thời nhà Chu, đời Ngũ Quý. Mối tình vụng trộm của họ bị phát giác và ngăn cản, Ý Nương bị nhà đẩy xuống phía Nam sông Tương, Lý Sinh ở mạn Bắc. Lương Ý Nương hớp từng hụm nước sông mà nhớ đến người tình trên đầu nguồn, và làm bài thơ nói về sông Tương dù sâu cũng còn có đáy chứ nỗi nhớ nhung của nàng thì bất tận.

 

"Nhân đạo Tương giang thâm
Vị để Tương giang bạn
Giang thâm chung hữu để
Tương tư vô biên ngạn.
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang  
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy"


(Người bảo sông Tương sâu
Chưa bằng lòng mong nhớ
Sông sâu còn có đáy

Lòng nhớ lại không bờ
Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau mà không thấy
Cùng uống nước sông Tương
).


Cũng như trong câu 365-366 của Kiều, Nguyễn Du đã viết:

 

"Sông Tương một giải nông sờ
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia."

(Câu 365, 366. Tâm trạng Kim, Kiều)

 

2- Phím loan.

 

Ngoài câu

Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan,

 

trong Kiều (câu 723-726) có câu:

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp nối tơ thừa mặc em

Ý nghĩa của chữ  phím loan

Trên internet có nhiều văn bản giải thích như sau:

 

Chữ loan trong phím loan xuất xừ từ chim loan mà ra.

 

Loan trong phím loan bắt nguồi từ chữ loan giao = Keo chế từ máu chim loan, tương truyền nối được dây cung đứt.

Theo Bác Vật Chí : Thời Hán Vũ đế, nước Tây Hải có người đem dâng 5 lạng cao. Vua cho đem cất vào kho, còn thừa nửa lạng sứ thần nước Tây Hải mang theo người. Sứ thần theo Vũ đế đi săn bắn ở cung Cam Tuyền. Dây cung vua đứt, các quan định thay, sứ thần Tây Hải xin lấy keo loan nối lại. Nối xong, vua sai lực sĩ kéo mỗi người một đầu dây nhưng vẫn không việc gì. Sứ thần Tây Hải nói cung có thể bắn suốt ngày mà dây không đứt. Vua lấy làm lạ lắm, nhân đó đặt tên là "Tục huyền giao" (Keo nối dây cung).

 

            "Keo loan" do chữ "loan giao" là một thứ keo chế bằng máu chim loan (phượng máu).

            Sách "Hán Võ ngoại truyện" có chép: đời nhà Hán, triều Hán Võ Ðế (140- 87 trước C.N.), dây cung đem ra căng bắn thường bị đứt. Bấy giờ miền Tây Hải có đem sang cống một thứ keo chế bằng máu chim loan gọi là loan giao, có tác dụng nối chắc dây lại. Nhờ đó mà bắn được suốt ngày. Võ Ðế mừng lắm, đặt tên thứ keo đó là "Tục huyền giao" tức là keo nối dây cung.

 

            "Hán thư" cũng có chép chuyện.

            Vua Võ Ðế truyền phu nhân Câu Pha đánh đàn. Nàng vặn trục so dây, tiếng đàn trỗi lên lảnh lót... Nhưng giữa chừng dây bỗng đứt. Nàng khóc, nói:
- Giữa lúc đàn đương ngon tiếng mà dây đứt ắt điềm gở
    Nhà vua an ủi:
- Dây đứt nhưng có thể nối lại được, có gì mà gở.

            Ðoạn sai người lấy keo loan chắp lại.

 

Lời bàn: Nếu keo loan hay cao chim loan là cao do nấu với xương cốt của chim loan mà thành (chứ không phải máu loan) thì có lẽ có ý nghĩa hơn là máu chim loan, vì nếu ai có dịp sờ chất cao thì thấy luôn luôn có chất dính làm dính tay (Sóng Việt).

 

Cao là gì? Cao là chất liệu cô đặc của xương cốt thí du như cao ban long,cao hổ cốt.

Cách nấu cao: Nấu cao tức là nấu vật liệu sau khi tẩy khử những tạp chất (như thịt, mỡ, tuỷ bám vào xương) bằng lửa cao vừa phải trong nhiều thời gian để tinh túy tan ra, mức nước sôi cạn thì phải canh chừng châm vào. Nấu cao bằng vạc hay chảo đụng lớn. Nước cốt được múc ra thành nhiều đợt, từ đậm rồi lạt từ từ  để cuối cùng cô những mẫu nước cốt  lại thành cao đặc .  Đợt Nước cốt này được múc ra thì lại được châm nước sôi mới vào làm đợt khác. Giai đoạn cô cao phải canh chừng lửa vừa phải kẻo bị cháy nồi hỏng toàn mẻ cao. Ngày xưa, không có đồng hồ thì phải đốt nhang mà tính thời gian.  Đại khái thì nấu cao hổ cốt, ban long, qui bản là như vậy. Ngày xưa, không có giấy bóng, người ta dùng lá chuối khô để gói sau khi cắt miếng rồi cân lượng, ghi nhãn bằng một vuông giấy hồng điều. (theo tài liệu trên internet)

Về thành phần hoá chất, những khảo sát thực nghiệm về cao hổ cốt cho biết cao hổ cốt chứa các chất sau: collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonate, magnesium phosphate, kalium carbonate - nhưng collagen là hoạt chất chính. Gelatin của  Hổ cốt chứa 17 amino-acid. (theo tài liệu trên internet)

Vậy chất keo loan hay cao loan có lẽ chế bằng xương cốt mà không phải là máu chim loan (?) và đặc tính dính của keo loan do collagen mà thành (chính người viết ngày còn nhỏ rất nhỏ đã nhìn những miếng cao mầu nâu đậm xắt hình chữ nhật của bà nội).

Trong Chinh Phụ Ngâm bản dịch của bà Đoàn Thị Điểm có câu

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
 (câu 207)

Sợ làm đứt dây uyên ương (dây uyên kinh đứt) vì có thể báo hiệu điều không may của tình cảm đôi lứa; sợ cây đàn chùng dây (phím loan ngại chùng) gợi lên điều không may mắn của lứa đôi đang xa nhau.

 

Sự tích keo loan là như thế.

 

3- Khuê ly

 

Hai chữ khuê ly đuợc nhắc đến trong Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn

Chinh phụ ngâm (征婦吟, khúc ngâm của người chinh phụ), còn có tên khác là Chinh phụ ngâm khúc (征婦吟曲) là tác phẩm thơ của Đặng Trần Côn, ra đời trong khoảng năm 1741 giai đoạn sơ kỳ Cảnh Hưng và đuợc bà Đoàn Thị Điểm dịch ra cùng thời  về sau có thêm người dịch ra thơ Nôm.

 

         
      (
câu 291)

Bất thăng tiều tụy hình hài nhuyễn
Thủy giác khuê ly tư vị toan

(Chinh Phụ Ngâm/Đặng Trần Côn )

 

Khuê ly trong câu 252/412 trong bản chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm

Khuê ly mới biết tân toan dường này.

Trong câu này chính bà Đoàn Thị Điểm cũng vẫn dùng chữ Hán nôm: Có chia lìa ngang trái thì mới biết đau xót cay dắng đến mực nào.

 

 

 Khuê: ngang trái

 Ly: lìa tan chia rẽ

 Tân: cay đắng nhọc nhằn

 Toan: đau xót, mủi lòng

 

Nhớ phút khuê ly: nhớ phút chia lìa ngang trái.

 

Kết luận.

 

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước tài cao, kiến thức rộng, sự phong phú tư tưởng cùng dùng nhiều điển tích trong bài nhạc Ngọc Lan làm người viết những hàng chữ này đã nghĩ phải chăng ông thấu triệt điển tích và mang vào bài nhạc do am tường văn chương chữ Hán mà không nhất thiết dựa theo điển tích đã dùng trong những tác phẩm trước đó ? Và độc giả do quen thuộc với những tác phẩm văn học như truyện Kiều và Chinh Phụ Ngâm nên đã có ngay một sự liên tưởng không tránh được?

 

Sóng Việt Đàm Giang

05 June 2010

 



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 30/Jun/2010 lúc 11:55pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Jun/2010 lúc 11:03pm
 
 

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước

Saturday, 26. July 2008, 14:45:49

Dương Thiệu Tước sinh ngày: 15-05-1915 tại Bắc Việt, mất ngày: 01-08-1995 tại Sài Gòn.

Quê quán: Làng Vân Đình, Huyện Sơn Lãng, Phủ Ứng Hòa, Tỉnh Hà Đông.
 
 
"Kìa vừng trăng sáng
Chiếu in trên hồ
Dưới làn trăng nước
Sóng lan nhấp nhô "

 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 30/Jun/2010 lúc 11:07pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 07/Jul/2010 lúc 6:40pm
 
 
Vài hình ảnh về Hồ Xuân Hương- DaLat hiện nay .
HXH đang được nạo vét lại , kế hoạch cuối năm nay hoàn tất.
mk
 
 
Nhà Hàng Thanh Thủy, một buổi sáng sương mù.
 
 
 
 
 
Thủy Tạ, sáng sớm.
 
 
 
 
 
Hình chụp cách đây khoảng 2 tháng, nay ở khu vực này đã nạo vét xong
  
 
 
 
 
Đang xây lại đập va cầu Ông Đạo.
Hình chụp cách đây 2 hôm.
 
 
 
 
 
Nguồn : BaoBuon-K9
(DaLat 7-7-2010)




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Jul/2010 lúc 10:54pm
 
Hình ảnh Thành Phố DaLat và VĐH DaLat trong bài viết sao mà ... cay mắt quá !
mk
 
 
 

November 11, 2008

Đà lạt ngày về

(Nguyễn Thị Lan Anh)

Từ trung tuần tháng 10, biết tin về buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường (1958-2008) trên trang web của trường Đại học Đà Lạt, các cựu sinh viên đang sống ở Sài Gòn đã rủ nhau về thăm trường. Hầu hết đều trên 60 xuân xanh, con cái dâu rể đầy nhà, làm ăn khấm khá, và quan trọng nhất là quả tim, vẫn tràn đầy xúc cảm như thuở hai mươi. Kẻ viết bài chứng kiến cảnh các cụ gọi phone, thậm chí gõ cửa nhà nhau đe dọa, chửi bới hệt lý trưởng thúc phu thời phong kiến ‘thằng này, tiên sư mày, không đi ông đốt nhà’, hay gõ email cho chiến hữu ở Mỹ, Canada, Úc dụ dỗ ‘về đi chúng mày, gần chết rồi, về một lần đi. Gặp hết đấy!’ mà bồi hồi, kinh ngạc. Không ngờ bao nhiêu dâu bể, tưởng chừng ký ức đã tro than, mà chỉ một thông báo vắn tắt trên net (báo đài trong nước không thấy đưa tin này), tro than lại bùng lên thành lửa ngọn.
‘Chánh giỗ’ là ngày 27 tháng 10 (lấy theo ngày 27 tháng 10 năm 1976, ngày trường Đại học Đà Lạt chính thức được thành lập, trên cơ sở sẵn có của Viện Đại học Đà Lạt) nhưng từ vài hôm trước đó, phố phường Đà Lạt đã xuất hiện những gương mặt không mấy già nua mệt mỏi. Không hẳn là du khách, vì không thấy họ mua sắm, ăn uống, sục sạo kiểu du khách. Cũng không hẳn là người địa phương, vì họ luôn miệng hỏi đường, hỏi giá và chụp ảnh quay phim, đi thành nhóm, tụ tập ở cà phê Tùng, nhà Thủy tạ. Kẻ viết bài tiếp cận vài vị, biết chính xác là phe ta về ‘dự giỗ’ bèn bám theo….
 
Về trường xưa

 
Cảnh tóc bạc năm 1958 kề tóc xanh 2008 trước cửa trường Đại Học Đà Lạt ngày nay (xưa là viện Đại Học Đà Lạt).
Photo Nguyễn thị Lan Anh/Việt Tribune
 
Từ sáng ngày 26 tháng 10, sinh viên toàn trường được nghỉ học để tham gia hoạt động lễ hội. Trong khuôn viên đại học rộng gần 40 ha, 17 khoa, khoa nào cũng được cắt đất phong vương ngang nhau. Trên phần đất phong, mọc lên cổng chào đủ kiểu, lều bạt san sát. Sinh viên có hai ngày một đêm đốt lửa trại, vui chơi tập thể. Các ‘cụ sinh viên’ đi thám thính về bắn tin cho nhau qua mobil phone ‘tối 26 trường có gala, lên chơi’. Nhìn trời mưa lất phất, khí hậu ẩm, nhiều cụ ngại, không đi, hẹn ‘mai lên quậy sau, lo gì!’. Cái gọi là ‘mai lên quậy’ của đoàn cựu sinh viên khóa 1, khóa 2 khoa Chính trị Kinh doanh té ra chẳng có gì. Xe ca đổ họ xuống cổng trường. Các bà áo dài, đeo trang sức thanh nhã. Các ông tóc ria hoa râm, máy ảnh lủng lẳng, áo blouson phong phanh…ước chừng vài chục vị. Thấy hai hàng nữ sinh viên mặc áo dài đứng dàn chào nghiêm chỉnh, mặt ai cũng nở bừng một nụ cười đại đóa. Chừng thấy cả công an, xe cảnh sát xuất hiện, các vị tái mặt thất kinh. Kẻ viết bài phải giải thích đó là nghi lễ đón tiếp và bảo vệ xe các khách quốc tế và quan chức lớn sắp đến dự lễ, không phải dành cho (hay nhắm vào) các vị. Nghĩa là...? Nghĩa là buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường sẽ diễn ra ở hội trường thư viện công nghệ thông tin (mới xây sau này), nằm tít khu vực dưới kia, các vị không phải khách mời, không được vào. Chỉ được đi lòng vòng bên ngoài, thăm thư viện, giảng đường Spellman, Minh Thành, Cư Dị, nhà nguyện có ngôi sao chót vót bên trên, những con đường viền anh đào, liễu đỏ, trạng nguyên, khuynh diệp… nhìn ra hồ nước và những vườn rau xa xa….
Nghe vậy, mặt các bà các chị bớt tươi, nhưng vẫn nói cứng ‘để xem, vào văn phòng trường thể nào cũng có bộ phận đón tiếp. Chí ít cũng có bản danh sách sinh viên các khoa từ năm 1958 tới 1975. Ai khoa nào, học năm nào sẽ dò tìm, ký tên nhận kỷ yếu, huy hiệu. Rồi tình nguyện viên, hướng dẫn viên đưa đi chỗ này chỗ nọ...’. Nhưng buồn thay, ngoài tấm biểu ngữ chào mừng chẳng còn gì khác. Những bước chân trở về khựng lại. Đoàn cựu sinh viên đành chấp nhận kịch bản ‘ngày về, ta với bóng mình, là hai’. Chia hai ngả, một thẳng xuống phía giảng đường Spellman, một lên trên, qua Thư viện, giảng đường Minh Thành, Hội Hữu… máy ảnh thi nhau chớp sáng liên tục. Chỗ này vang lên tiếng cười sảng khoái, chỗ kia bùi ngùi hai từ ‘hồi đó...’
 
Bậc thang dẫn xuống chợ Đà Lạt.
Photo Nguyễn thị Lan Anh/Việt Tribune.
 
 
Đi gần các bô lão hóng chuyện, kẻ viết bài mới biết Viện Đại học Đà Lạt được hình thành từ năm 1958, với 5 khoa Sư phạm, Văn khoa, Khoa học, Thần Học, Chính trị Kinh doanh. Đình đám nhất là khoa Chính trị Kinh doanh, học giỏi nhất là khoa Sư phạm. Trải dài trên những cụm đồi phía bắc hồ Xuân Hương, cơ ngơi của Viện Đại học Đà Lạt bạt ngàn hoa hồng, cẩm tú cầu, cúc trắng, xác pháo, phong lữ thảo, dã quỳ.... Sinh viên lúc đó nhiều anh trông rất chững chạc, mặc com lê, hút píp, ngồi đọc sách tiếng Pháp trong thư viện. Ban đêm thức học bài, đói bụng. Từ ký túc xá ra khu Hòa Bình kiếm cháo phở thì quá xa, làm biếng, bèn rủ nhau đột kích chuồng nuôi bồ câu của cha Viện trưởng, bắt mấy con nấu cháo… “Hồi toa học là cha Lập hay cha Lý?” “Cha Lập!” “Bọn moa cũng thế. Nhớ cha Lập, người Huế, mặt hết sức phúc hậu. Tầm hai mươi cuối tháng, sinh viên Sư phạm thằng nào cũng hết tiền học bổng, đói meo. Một lần đánh liều tới văn phòng cha Lập gõ cửa. Vô! Chữ ‘vô’đó Cha nói tiếng Huế nghe như ‘vổ’. Mới đẩy cửa vào, Cha đã hỏi ngay, chi đó con? Dạ.....xin cha cho con… mượn tiền. Cha Lập cười hiền, đếm tiền. Moa hí húi ký tên, cầm tiền rồi chào cha đi ra. Tới phiên thằng khác tiến vào, rồi thằng khác nữa. Thằng nào cũng gãi đầu, lễ phép lí nhí mượn tiền cha, y hệt nhau. Vậy nhưng ra trường, thằng thì dân biểu, thằng viết văn làm báo, thằng đi dạy. Thằng nào cũng sôi nổi, ngon lành, có khí phách. Thế hệ tụi mình hồi đó là vậy, không giống thế hệ bây giờ...”
Cái gọi là ‘thế hệ bây giờ’ của trường Đại học Đà Lạt (không gọi là Viện Đại học như trước) chỉ tính riêng niên khóa 2008- 2009 đã là con số khá lớn – 26,500 sinh viên, theo học 52 ngành học thuộc khoa học tự nhiên, công nghệ, xã hội nhân văn, kinh tế học. Ngồi trong các lều bạt đẹp mắt, tò mò nhìn các cụ ông cụ bà chụp hình, chỉ trỏ, nhìn ngó khắp nơi, một sinh viên khóa 32 khoa Nông Lâm hỏi kẻ viết bài, mấy người đó là ai vậy cô? Đành phải kể rằng…rằng…. Các em trố mắt, ồ lên kinh ngạc khi biết đó là các đàn anh đàn chị thời ‘khai thiên lập địa’ của trường, vội ào ra hỏi chuyện, mời mọc rủ rê các ‘sinh viên già’. Một màn đại đoàn viên chớp nhoáng. Nhiều ngượng ngập, nhưng khá cảm động. Kẻ viết bài phát lệnh ‘cười tươi lên’ trước khi nhận chụp giúp bức ảnh ghi lại cảnh tóc bạc năm 1958 kề tóc xanh năm 2008…
 
 
Đà Lạt phố nay
 
Rời Viện Đại học sau khi làm một vòng thăm lại trường lớp, nhiều người thẫn thờ, mỏi mệt. Ước mơ gặp gỡ hàn huyên với thầy bạn cũ, lập Hội ái hữu Cựu sinh viên Đà Lạt, hoàn toàn phá sản. Nhiều ông nóng nảy thề độc ‘một đi không trở lại’. Kẻ viết bài chỉ cười. Chưa thăm khu Hoà Bình, hồ Xuân Hương, cà phê Tùng, chợ Đà Lạt…chưa biết bể dâu kinh khủng, mà đã thề, e quá sớm!
Để độc giả có cái nhìn tổng quan về Đà Lạt, kẻ viết bài xin ‘múa rìu’ vài chi tiết. Rằng từ khi được khám phá bởi bác sĩ Yersin, tính tới nay, ‘cụ’ Đà Lạt đã thọ 115 tuổi. Hiện Đà Lạt là thành phố, trực thuộc tỉnh Lâm Đồng. Ngoài thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng (diện tích 9.772km2, lớn gần gấp năm diện tích Sài Gòn) còn thị xã Bảo Lộc và 10 huyện khác: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Hoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông.
Dân số toàn tỉnh hơn một triệu người, cư trú không đều khắp 145 đơn vị xã phường, thị trấn (trong đó hết 47 xã vùng sâu đặc biệt khó khăn), canh tác chè, cà phê trên 200,000 ha đất đỏ bazan Bảo Lộc, Di Linh, 23.000 ha rau, hoa các loại ở Đà Lạt và vùng ngoại vi. Dân số tuy đông nhưng thực sự gốc gác Đà lạt chỉ có người Lat và người Chill (hai tộc người K’Ho), còn tất cả đều từ nơi khác di cư đến, đông nhất là người Bắc, người Quảng và người Huế. Ai đến Đà Lạt cũng dễ có cảm giác gặp một ‘hợp chủng quốc’ thu nhỏ trong tiếng nói, món ăn, cách phục sức, trồng trọt, mua bán, xây dựng nhà cửa, cơ sở thờ tự... Chưa kể tới dấu ấn rất rõ của văn hóa Pháp trong cách qui hoạch thành phố, bố trí cảnh quan, kiến trúc nhà cửa (hiện Đà LaÏt còn 3000 biệt thự các loại do người Pháp xây dựng, hoặc chịu ảnh hưởng cách kiến trúc Pháp. Hầu hết đều xuống cấp, bị sử dụng sai công năng, thiết kế ban đầu, kể cả dinh Bảo Đại đang bán vé cho khách tham quan hàng ngày)....
Bài thuyết trình của kẻ viết bài nhanh chóng được minh họa khi xe ngang qua hồ Xuân Hương xanh lè, tanh tưởi vì tảo độc xâm chiếm hoàn toàn. Dừng ở khu Hoà Bình toàn quần áo xôn đổ bán vỉa hè, cả bọn thất thần. Một bà kêu lên Đà Lạt đây sao? Kỳ vậy trời! Đi theo cầu thang dẫn từ khu Hòa Bình xuống chợ Đà Lạt (còn gọi là chợ dưới), chứng kiến cảnh mua bán cực kỳ nhớp nhúa, hỗn độn khắp nơi, lan dài ra toàn bộ mặt tiền chợ và khu vực quanh chợ, đoàn cựu sinh viên quên cả kêu trời vì còn lo xắn quần tránh nước thải và rác rưởi. Các bà các chị đi ủng, gánh rau salade, dâu tươi, hồng tươi đánh hơi du khách, lập tức vây chặt, mời chào ‘salade bốn ngàn một ký, chanh tám ngàn, dâu mười ngàn, đậu hòa lan hai mươi lăm ngàn….’ Cả đoàn suýt soa kêu rẻ, tranh nhau mua, dù ‘chả biết cho ai, chả biết ăn làm sao hết bằng ấy’.
Các ông chán nản bấm nhau, rủ ‘lên Tùng đi!’. Với họ, quán cà phê này không chỉ là quán cà phê, mà còn là nhà bảo tàng. Với người này, là thời sinh viên sôi nổi. Người kia, một cuộc tình. Người nọ, là kỷ niệm với Phạm Công Thiện….Quán vẫn vậy, ghế bọc da nâu viền quanh tường. Vẫn nhạc Trịnh Công Sơn và Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An thoảng bay, vẫn đám đàn ông áo blouson mầu xanh úa, mầu nâu, nhả khói thuốc la đà, ngồi tư lự cô đơn hay chuyện trò nho nhỏ...Một cựu sinh viên chỉ tay lên tường, chỗ tranh Thái Lãng, Vị Ý đang treo, bảo ‘hồi xưa nó là tranh Đinh Cường’. Cô chủ quán đỡ lời ‘vẫn còn Đinh Cường, nhưng treo trên lầu’. Nhấp ngụm cà phê, ông ‘cựu’ nọ đặt vội xuống, rùng mình. Hỏi bằng mắt. Đáp cũng bằng mắt. Dịch là ‘Quá dở!’ Mười ngàn đồng, mua tách cà phê ‘dở nhất thế giới’, bồi thêm ly trà, cũng ‘thế giới dở không đâu bằng’.
Không biết có phải tại dư vị cay đắng của cà phê dỏm không mà câu chuyện trong quán của các ‘cựu’ đầy vẻ đắng cay. Một ông ức lòng vì ‘sao trong mười tờ giấy A4 giới thiệu trường của ông Hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Lê Bá Dũng, chỉ nửa trang sơ sài nhắc về giai đoạn 1958-1975. Tịnh không có lấy một tên người cụ thể, thành tích cụ thể, cá nhân thành đạt cụ thể. Toàn nhấn mạnh thành tích từ năm 1975 trở đi. Nào là 445 cán bộ thì hết 296 giáo viên, 80% đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Nào là ‘xuất xưởng’ gần 30,000 cử nhân cho Tây Nguyên và duyên hải miền Trung, đầu tư 20 tỷ đồng xây dựng thư viện mới, được tặng Huân chương Lao Động Hạng Nhất năm 2001…. Rõ ràng là phân biệt đối xử.
Ra khỏi quán cà phê, đồng hồ chỉ mười một giờ, ông L, một cựu sinh viên nổi tiếng thành đạt, rủ cả bọn đi ăn, nhưng nói địa chỉ, lái xe lắc đầu không biết. Lại một màn rút bản đồ, đeo kính dò tìm, và cáu kỉnh ‘Mẹ kiếp! mắc mớ gì đường nào cũng đổi tên. Duy Tân, Hàm Nghi, Minh Mạng… đã làm sao mà cứ phải đổi ra 3 tháng 2, Nguyễn văn Trỗi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Chí Thanh….. Đ. hiểu nổi!’
Phía đối diện cà phê Tùng, một tòa nhà rêu phong, nhếch nhác với chiếc cửa tò vò trên mái như con mắt nhìn chòng chọc cả bọn. Kẻ viết bài nhột nhạt, nhắc ông L. khẽ miệng. Cho tới khi lên xe về lại Sài Gòn, chào những vạt hoa quỳ nở viền theo sân khấu cuộc đời, khép lại cánh màn nhung cũ kỹ, tiếng thở dài và lời thề một đi không trở lại mới đồng loạt bật ra trên môi ‘những đứa con bị từ chối’.
Nhưng vốn lạc quan, kẻ viết bài hy vọng chẳng lâu sau, lời thề độc địa kia sẽ thành gió bay đi, còn lại chăng chỉ là những sinh viên mãi mãi trẻ trung – xuất thân từ Viện Đại học Thụ Nhân cao quý, cho dù....
 
(NTLA)
 
(nguồn: HTT-TNIC )


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Jul/2010 lúc 10:57pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Jul/2010 lúc 5:34am
 
hoadude ơi,
Bài viết của một cựu nữ sinh Bùi Thị Xuân- Dalat : Ng.T. Lan Anh
Không biết hoadude có biết tác giả hay không?
mykieu xin gửi tặng Chị một chút kỹ niệm về ngôi trường thân yêu của hoadude ngày xưa !
mk
 
 
 
 
Cựu nữ sinh Bùi Thị Xuân Đà Lạt họp mặt

(Nguyễn Thị Lan Anh)

Đầu tháng 11, Đà Lạt mưa dầm, nhưng dã quỳ vẫn xanh tốt trên những triền đồi Đà Lạt. “Tin đồn” lan truyền từ Đà Lạt về Sài Gòn, sang cả Mỹ Quốc rằng năm nay trường Bùi Thị Xuân làm lớn – vừa khánh thành tượng đài nữ tướng Bùi Thị Xuân, vừa kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường, sẽ mời hết cựu giáo viên và cựu học sinh về họp mặt…khiến nhiều bà nhiều cô rạo rực. Soi gương, thấy dung nhan tàn tạ. Kiểm lại ba vòng cơ thể càng sầu. Vòng một “bình nguyên” thảm hại, vòng hai phì nhiêu mầu mỡ, vòng ba nhăn nheo hơn… đít khỉ. “Phe ta” than thở với nhau. Lòng vả cũng như lòng sung, rối bời, héo quắt.

Một chiến dịch làm đẹp được cấp tốc tiến hành. Trước hết là may áo dài xanh dương đậm và kiếm bằng được chiếc huy hiệu tròn màu xanh da trời có hình cành lan trắng – là đồng phục và huy hiệu truyền thống của trường Bùi Thị Xuân trước năm 1975. Rồi đi mua đi mượn nữ trang, giầy dép, ví đầm, đi nhuộm tóc, làm móng tay lọan xị khiến các ông chồng bất giác e dè. Ngày thuờng, dưới mắt các ông, vợ già là chiếc xe cũ, máy móc rệu rã, hư mục hết, chỉ mỗi cái còi là còn tốt!

 
Tung cánh chim tìm về tổ ấm

Từ sáng sớm Chủ nhật 18 tháng 11 (trước ngày Nhà Giáo Việt nam 20/11 hai hôm), con đường dẫn tới trường Bùi Thị Xuân đã xuất hiện nhiều tà áo dài lộng lẫy chen lẫn sắc áo xanh dương khiến dân ven đường bỡ ngỡ đổ ra nhìn. Chủ nhân của những tà áo dài nọ cũng bỡ ngỡ không kém. Đường Võ Tánh ngày nào um tùm hoa cỏ đẫm sương, mỗi sáng khua guốc e dè cùng bạn bè đi học, bây giờ đã san sát chợ búa, quán ăn, mini hotel, cà phê internet, nhận không ra.

Thầy trò “ngày xưa” chụp trước tượng đài nữ tướng Bùi Thị Xuân vừa khánh thành. LAN ANH

Trên đầu dốc, cổng trường Bùi Thị Xuân hiện lên quen thuộc. Hai hàng nữ sinh bưng khay hoa đứng trang trọng. Nếu khách là giáo viên cũ, các em sẽ gắn nơ đỏ và hoa đỏ lên ngực áo cho khách. Còn là cựu học sinh thì chỉ được gắn nơ đỏ. Nhiều người chìa ngực hứng hoa và nơ nhưng mắt và tai đảo liên hồi. Thoắt chốc, cổng trường đã vang lên những tiếng kêu thống thiết Chu cha ơi, trời đất thánh thần ơi, con quỷ Ngọc! đi đâu mất biệt từ đó tới giờ…Hoa 12A3 phải không, Khanh nè, Khanh Dốc Chùa nè. Hai con Mỹ Hải, Phi Yến này, “vợ chồng mày” về bao giờ, sao không điện rủ tụi tao…Rồi thì lao vào nhau hôn hít, nắm tay nắm chân, nhéo tai, đấm vai bình bịch.

Bọn hậu sinh tròn mắt nhìn các cụ bà U50, U60 kéo tay nhau chạy khắp nơi, miệng hoa chúm chím, mắt tít lại, kể oang oang hồi đó lớp tụi mình học sử địa với thầy Uyên đen thui, cao nghều, vào lớp hay ngâm thơ, thổi sáo, đánh đàn tranh. Còn “bố” Lập dạy tóan, người bệ vệ, hay cười, luôn mặc com lê, lái xe deux chevaux, thích sưu tập tem. Cô hiệu trưởng Lệ Minh, cô tổng giám thị Minh Tâm (còn gọi là cô Thắng, theo tên chồng ), cô giám thị Châu Bảo thì “hung thần ác sát” chính hiệu …Chợt một bóng người lướt qua, đài phát thanh miệng của chị em lập tức tắt ngóm. Những khuôn mặt tuy dồi phấn, thoa son nhưng không giấu được vẻ sợ hãi. Các chị lấm lét bấm nhau “Chết cha, nói nữa đi! Cô Thắng đó!”
Quả thực là cô Thắng. Nhưng không phải là cô Thắng “lãnh như băng” ngày xưa. Trước mắt chị em, cô Thắng hiện ra tươi vui trong chiếc áo dài nền nã, khoe eo co uốn lượn ác liệt như…đèo Bảo Lộc. Cô vui vẻ ôm quàng các học trò cũ, gọi là “con gái”. Hình như thời gian không chạm được vào mái tóc, vóc người và giọng Bắc êm nhẹ của cô. Ký tên vào cuốn đặc san cho học sinh, bút trong tay cô vẫn rắn rỏi như ngày nào ký tên vào những tờ giấy mời phụ huynh có con phạm kỷ luật.

Máy ảnh của kẻ viết bài chực họat động, bỗng cô Thắng vẫy tay gọi to “Bảo, Bảo, lại đây chụp chung!”. Nhìn theo tay cô…Trời ơi cô Châu Bảo! Nhớ ngày còn quyền sinh quyền sát cô Bảo nghiêm nghị số một. Đến nỗi có đứa mất dạy sau lưng cô dám sửa tên Châu Bảo thành…Chèo Bẻo. Vậy mà bây giờ cô hiền khô. Vẫn tóc uốn ngắn, áo dài hoa, áo khóac nhung duyên dáng.

Ở gần tượng đài Bùi thị Xuân, cô Thu Cúc dạy Văn dáng gầy, cô Quỳ dạy Hội họa với mái tóc ngắn, lúm đồng tiền trời cho, thầy Mậu Dũng dạy Toán, thầy Ngọ dạy Thể dục, thầy Tính dạy Pháp văn…đều lâm cảnh “thập diện mai phục”. Lạ một điều, không thầy cô nào khó chịu vì bị học sinh “làm tình làm tội”. Nào chụp hình, ký tên, trả lời phỏng vấn, nhắc chuyện xưa, đòi nợ chè đậu, “gia- ua”(có không ít nợ được bịa tại chỗ). Cá biệt có “bà học sinh” ỷ mình cháu nội cháu ngọai đầy đàn, làm gan đòi “cho em hôn thầy một cái. Hồi xưa ước hoài, giờ mới dám nói”. Báo hại thầy – cũng già cúp bình thiếc – đỏ mặt, nhìn quanh rồi xua tay “thôi thôi tôi xin chị, để kiếp sau”.

 
 
Lễ và hội

Cuộc hàn huyên ồn ào như bão cấp 12 của thầy trò cựu BTX chỉ miễn cưỡng tạm dừng vì nghi thức chào cờ, đọc diễn văn và cắt băng khánh thành pho tượng Đô Đốc Bùi Thị Xuân bằng đá hoa. Pho tượng này – do điêu khắc gia Phạm văn Hạng thực hiện – không hẳn là đẹp, chỉ đơn giản là dễ coi, được đặt trên một bệ cao. Từ cổng trường trông lên, tư thế ngồi trên con voi oai phong lẫm liệt, tay giơ cao thanh gươm báu của người nữ tướng Tây Sơn nổi tiếng trung dũng, từng làm bạt vía Nguyễn Ánh, đập vào mắt mọi thế hệ học sinh cũ mới, khơi dậy lòng tự hào được trưởng thành từ ngôi trường trung học lớn nhất thành phố Đà Lạt- ngôi trường mang danh Bùi Thị Xuân.

Thầy trò gặp nhau sau ba thập niên. LAN ANH

Hơn ba mươi năm, bao nhiêu nước chảy qua cầu. Đà Lạt đã dần dần lột xác. Trường Bùi Thị Xuân cũng không còn nguyên vẹn nét xưa. Từ cơ ngơi ban đầu (vốn đã rất khang trang, bề thế) nay trường tiếp tục mở rộng qui mô xây dựng. Ba dãy lầu với 50 phòng học, phòng Francophone, 4 phòng cho chương trình dạy và học tiếng Pháp, 15 phòng bộ môn. Ngòai ra còn văn phòng, thêm nhà thể thao đa chức năng, sân vận động, thư viện, phòng truyền thống. Trong niên khóa 2007-2008 này, trường có 73 lớp – từ lớp 6 tới lớp 12, với 178 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, và 3172 học sinh đang theo học…

Ngồi nghe người dẫn chương trình thao thao kể thành tích nhà trường, đám “giặc cái” vẫn công khai họp chợ tưng bừng (nhưng nói nho nhỏ). Chuyện cháu ngọai tao tháng này gả. Con Thanh Tùng không thèm lấy chồng, vô làng SOS Đà Lạt làm mẹ tụi con nít mồ côi gần 20 năm nay. Cô Phi Loan mới mất năm kia. Chợt vài chị bấm nhau thắc mắc “Coi, con voi bà Bùi Thị Xuân cỡi sao chỉ có một ngà, tụi bây? Người ta nói nhất voi một ngà nhì đàn bà một mắt. Thằng cha điêu khắc tạc voi một ngà, coi chừng nó dám xỏ dân BTX mình là đồ đui một mắt”.

Không khí buổi lễ ngoài sân trường lộng gió chợt sôi động hẳn lên vì màn múa cờ thiện nghệ của hàng trăm quân sĩ áo đỏ cờ đào trong tiếng trống thúc quân hùng tráng. Lớp lớp con Hồng cháu Lạc xuất hiện trong tráng ca Dòng máu Lạc Hồng sau đó. Tiếng vỗ tay vang dội. Thêm màn múa của chục em sơn nữ mặc xà rông lớp 9A9, đua tài cùng những chị lớp 11A5 xúng xính váy áo thời trang. Cử tọa ngồi coi ngây ngất, xúyt xoa rên rỉ vì y trang, đạo cụ đâu ra đó. Đẹp. Đều tăm tắp. Xem đàn em trình diễn, chị Hồng trưởng ban văn nghệ lớp 12 A1 khóa 65-72 bồi hồi nhớ kỷ niệm làm vở kịch thơ Người làm lịch sử. Hồi đó lớp chị cũng tập lên tập xuống cả tháng. Giận hờn nội bộ đến nỗi thầy Điểm thầy Cầu phải la một trận. Đêm trình diễn cả lớp yểm trợ, lo hóa trang kỹ từng chút cho Hằng vai Lê Lợi, Chi vai Nguyễn Trãi…

Chương trình văn nghệ bị xen ngang bằng họat động bán đấu giá 20 bức tranh thêu hoa của nghệ nhân Hữu Hạnh – chủ cơ sở tranh thêu nổi tiếng ở Đà Lạt, đồng thời là cựu học sinh BTX – gửi tặng nhà trường. Tiếng loa xướng giá và tiếng Mời cô Cẩm Quỳ lên nhận bức tranh thêu hoa quỳ của học sinh tốt nghiệp năm 75… Thưa cô Thu Cúc, bức hoa cúc vàng đã thuộc về cô, người tặng tốt nghiệp năm 73. Tập thể học sinh 12 xin tặng thầy Mậu Dũng bức Hoa Mai (Hoa Mai đồng thời là tên vợ thầy). Thầy Tính đâu ạ, xin mời thầy Tính. Lớp 12 do thầy chủ nhiệm muốn tặng bức hoa hồng cho thầy. La vie en rose đó thầy ơi…Còn thầy Trần Hữu Lục , xin hỏi thầy Lục…Cử tọa vỗ tay cầm nhịp khi các thầy cô lúng túng bước lên sàn đấu giá nhận tranh.

Lang thang ngoài sân trường với chiếc máy ảnh, kẻ viết bài bỗng đắt sô bất ngờ. Một chị đỏ hoe mắt đứng dưới gốc mimosa lác đác hoa vàng cùng những nam sinh học lớp bảy. Chị khoe, cây do chính lớp chị trồng năm 1975. Hai chị khác khẩn khoản nhờ chụp hoa quì vàng và hàng cây anh đào trụi lá phía sau lớp học. Lại chụp cả cầu thang trên lầu, cả cửa lớp cũ. Còn những phòng học mới toanh, văn phòng, sân trường, những nam sinh, những thầy cô sau 75 thì “không phải Bùi Thị Xuân nguyên chất. Không thuộc về thế giới của tụi mình. Không chụp”.

Ông xã của mấy chị cựu BTX (gọi là rể BTX) theo vợ lên dự lễ ké thì chê trường bây giờ xa lạ, vô duyên. “Hồi xưa trồng cây si các nàng, cánh sinh viên Triết tụi anh đứng ngoài cổng trường nhìn thuộc lòng sân chơi trải sỏi nhỏ với những hàng khuynh diệp viền sân. Nàng học trên lầu, dãy A. Song song với dãy A là dãy B. Hội trường và Văn phòng đặt giữa hai dãy lầu A và B. Bây giờ Văn phòng và Hội trường biến đâu mất. Pho tượng Bùi Thị Xuân trấn phía trước, khỏang sân rộng và lễ đài nằm phía sau. Vô hình trung, mọi lễ lạc trang nghiêm, hòanh tráng nhất đều diễn ra sau… đít voi . Kỳ cục!”

Bên hành lang phía trái, một nhóm sĩ quan kỳ cựu của binh chủng “phòng không” thuộc lứa U60, trốn dự lễ đang ngồi chụm đầu trên ghế đá, dò tìm tin tức thầy bạn trong cuốn đặc san do tập thể giáo viên – học sinh cũ mới của trường Bùi Thị Xuân thực hiện nhân kỷ niệm 55 năm thành lập trường (1952-2007). Trong đặc san có hơn trăm tên thầy cô cũ và tổng cộng mười sáu đời “chưởng môn. Vị đầu tiên là thầy Nguyễn Thúc Quýnh (1952) tới cô Trần Phương Thu (1975) và bây giờ là thầy Lê Ngọc Sử (2007). Tại vị lâu nhất là thầy Võ Thanh Hùng, mười năm (1992-2002) kế tới là cô Đinh Thị Lệ Minh, bảy năm (1963-1970). Trường đổi tên cả thẩy ba lần. Lúc đầu tên Phương Mai (tên con gái vua Bảo Đại). Năm 1955 đổi lại là Quang Trung. Chính thức từ năm 1957 mới mang tên Bùi Thị Xuân, giữ luôn tới nay…

Cũng từ bài viết in trong đặc san, bài Nữ tướng Bùi Thị Xuân – Cuộc đời sự nghiệp của Trần Thị Nghĩa (cựu nữ sinh tốt nghiệp khóa1973 kiêm cựu hiệu trưởng trường BTX, mới “mất chức” vài tháng nay để nhận chức ở trường khác), các chị tìm ra sự tích voi một ngà thú vị. Rằng con voi một ngà vốn là voi cũ của nữ Đô Đốc, bị lạc từ khi mặt trận Trấn Ninh tan vỡ. Lọt vào tay Nguyễn Ánh, voi chuyên được sử dụng để hành hình các tội nhân. Trớ trêu sao, hôm Bùi Thị Xuân ra pháp trường, chính con voi này được sai dùng vòi quấn lấy bà tung lên cao, quật xuống, dùng chân giày xéo cho chết. Nhưng nhận ra chủ cũ, con voi chỉ quì phục, rống lên thảm thiết. Rốt cuộc “bọn Nguyễn Ánh” đành phải thiêu chết Bùi Thị Xuân. Chuyện chị Nghĩa kể theo sử (chả biết sử nào!) khác hẳn với những gì cố đạo người Pháp De La Bissachère tường thuật khi trực tiếp dự lễ hành hình Bùi Thị Xuân. Nhưng có lẽ vì lịch sử thảm khốc, trần trụi quá, trong khi dã sử, dật sử lãng mạn, hào hùng hơn, hợp với lòng người hơn. Vì thế mới có chuyện con voi một ngà trung nghĩa và tư thế lẫm liệt khi lâm tử của nữ tướng họ Bùi được chọn để tạc tượng đặt trong trường, bất kể độ chênh khá lớn giữa chính sử và những chuyện kể dân gian.

Kẻ nào dám lấy câu “nhất voi một ngà, nhì đàn bà một mắt” để ám chỉ hậu duệ BTX mù dở là hết sức sai lầm. Vì chỉ tính từ năm1975 về trước, tuy chưa có thống kê đầy đủ nhưng ai cũng biết nữ công dân trưởng thành từ mái trường mang tên BTX, phần lớn đều công dung ngôn hạnh tươm tất. Chả thế mà cứ mỗi buổi tan học, cây si mọc trước trường lại dầy đặc như rừng. Mèng ra là các “si” thuộc Đại học Đà Lạt, Đại học Chiến tranh Chính trị hay Võ bị Đà Lạt. Cả các anh văn sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ, tu sĩ, dịch giả, triết gia nổi tiếng trong làng văn nghệ Sài Gòn lúc bấy giờ – lắm anh vợ con đùm đề – cũng mộ tiếng hoa khôi BTX, sốt sắng tìm lên cổng trường cắm chốt. Còn “si còi” cỡ “mấy thằng” Trần Hưng Đạo hay Bồ Đề thì các công nương BTX chỉ xoa đầu kiểu người lớn xoa đầu trẻ con! Dọc đường Võ Tánh, Hàm Nghi, xuống Dốc Chùa, Phan Đình Phùng, ra tận khu Hòa Bình, toàn những cái đuôi bám dai dẳng theo nữ sinh BTX, đuôi nào cũng hát ông ổng “em tan trường về, anh theo Ngọ về” nghe phát sốt phát rét…

Một cụ ông chống nạng đứng xa xa nghe các chị tán chuyện. Từ sáng tới giờ, gặp ai ông cũng hỏi tin Tr. học 12C ra trường năm 72, 73 gì đó. Là thế nào với bác? Là người dưng. Sao phải tìm? Ông cụ cười lúng túng. Thì ra ba mươi năm trước ông từng mê Tr – xinh nhất khối 12. Cô nàng rất kiêu, chưa bao giờ ban cho ông một nụ cười, dù ông đã theo nàng mòn đường chết cỏ. Tr sau đó về Sài Gòn, có gia đình. Phần ông, mỗi khi đi qua trường BTX, lại xao xuyến âm thầm. Nghe “thám báo” tung tin người xưa có thể về thăm trường ngày18/11, ông hồi hộp chống nạng tìm lên, may ra …Câu chuyện ông cụ kể phảng phất phong vị buồn buồn của chợ tình Khâu Vai – một địa danh ở Hà Giang – nơi hàng năm, những người tình lỡ, dù có gia đình rồi, vẫn được một đêm tự do tâm sự.

Gần 12 giờ trưa, các nhóm bạn vẫn sôi nổi cười đùa, chụp ảnh, rút sổ tay ghi địa chỉ, đi vòng vòng sân trường, mặc cho ban tổ chức mấy lần phát loa mời dự tiệc liên hoan. Trước mắt chị em, hình như chỉ có những hình ảnh ngược thời gian là thực sự tồn tại. Họ hỏi nhau “Năm sau biết có còn thu xếp về được? Mà về thì có gặp đủ thầy cô và bạn bè như hôm nay?” Câu hỏi rơi vào hư không. Những bàn tay đang vân vê bông dã quỳ cũng khựng lại, rũ xuống.
Ghi vội cho các bạn trang web maitruongxua.com làm địa chỉ liên lạc, kẻ viết bài bước đi. Sau lưng là sân trường đầy ghế trống, với những hồi ức hoa niên, những mối tình dang dở, những số phận nát nhầu oan khuất, những đôi mắt đỏ hoe, những khóe môi chợt cười, chợt khóc.

Nghĩ cho cùng, sân trường Bùi thị Xuân và cuộc hội ngộ của những nữ sinh sau bao nhiêu năm xa cách, chẳng khác chi sân ga cuộc đời. Cũng có những đường tầu song song, hun hút, những bàn tay vẫy thoáng qua. Và cả những cột cây số, vừa chạy tới, vừa thụt lui giữa những lời không nói…."

 (Nguyễn Thị Lan Anh)

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Jul/2010 lúc 5:42pm
 
Hôm nay hoadude đã trang điểm xong, dung dăng dung dẻ đến "Vườn Thơ Văn", eo ơi ! lại không thể... "mở cổng" !
Dễ lắm hoadude à, vảo Quê Hương Xứ Gò là chuyện dễ nhất... thế giới !Tongue vì quê nghèo của em luôn mến khách. Em sẽ nói cách vào trang web cho hoadude sau nhe .
 
 
 
Xin gửi đến cả nhà một bài viết của hoadude , mk nhận được qua email :
"mykieu ơi!
Sao chị không đưa bài lên Diễn Đàn Gò Công được.
Chị đưa bài
Nỗi tiếc thương " ...nụ tầm xuân nở ra xanh biếc"

 
 
 mk



NỖI TIẾC THƯƠNG “… NỤ TẦM XUÂN NỞ RA XANH BIẾC”


Bài ca dao quen thuộc nói về một đề tài muôn thuở : Tình yêu. Có thể bài ca đã cả nghìn năm tuổi thế nhưng sao vẫn mãi tươi nguyên, vẫn xanh ròng sức sống, vẫn gợi nỗi bâng khuâng, thương cảm, nuối tiếc vẩn vơ trong lòng người đọc:

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay!

-Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra…


Ca dao khi nói về tình yêu nam nữ thường là tình cảm, tâm trạng của những chàng trai, cô gái chưa bị ràng buộc bởi hôn nhân. Nhưng ở đây, với hình thức đối ca nam nữ,đặc biệt qua bốn câu đầu lại là tâm trạng, nỗi lòng của một chàng trai trước một người thiếu phụ đã có gia đình. Một cảnh ngộ trớ trêu, hiếm thấy trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam:

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay!

Trong bốn câu ấy, thì câu: “ Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc” là được nhiều người bình phẩm nhất và đến nay các ý kiến vẫn chưa thống nhất.


Theo ông Nguyễn Xuân Lạc thì : “Âm điệu chủ đạo của bài ca là tiếng hát sầu hận, tiếc nuối, xót xa, cảm hoài về một cảnh ngộ trớ trêu, éo le ngoài ước nguyện vẫn gặp trong đời thường muôn thuở: yêu nhau chẳng lấy được nhau. Dù sao trong cuộc đối đáp lần này, cái nghĩa cho nhau của đôi bạn tình một thưở vẫn được hồi tưởng lại và cả hai vẫn cứ ngậm ngùi nuối tiếc nên bài ca vẫn chưa mất hẳn tính chất giao duyên. Nhưng còn cao hơn cả sự nuối tiếc tình yêu, bài ca là lời xót xa cho thân phận bất hạnh của cả hai người…

Nhưng vì sao lại “ trèo lên…bước xuống”? Vì sao lại đi tìm nụ tầm xuân trong vườn cà là nơi ít khi tầm xuân mọc? Vì sao hoa tầm xuân màu đào hay trắng nhạt, lại thấy ‘nở ra xanh biếc”? Tất cả đều không có trong thực tế, đều sai với thực tế, hoặc ít ra cũng không bình thường. Phải chăng đó là tâm trạng của một con người ngẩn ngơ, không còn đủ tỉnh táo để làm chủ được mình: một chàng trai thất tình đến mức có thể “ nhìn gà hóa cuốc”? Vậy thì khung cảnh thiên nhiên ở đây có giá trị gì, có mối quan hệ như thế nào với nhân vật trữ tình?...

Hãy trở lại với màu “xanh biếc” của hoa tầm xuân, vì đây là vấn đề còn chưa thống nhất ý kiến… Vì sao lại có sự nhầm lẫn đến như vậy? Một nhà nghiên cứu đã cho biết “ Trong dân ca tình yêu các dân tộc ít người cái hiện tượng khi tình duyên trắc trở thì các màu sắc được miêu tả đều trái ngược với màu sắc trong thực tế (1). Mà không chỉ ở dân tộc ít người, dân tộc kinh cũng thế. Cái màu sắc của hoa cúc trong bài ca đối đáp nam nữ dưới đây đã biến đổi thật là phi lý:

-Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
Em có chồng rồi trả yếm cho anh!
-Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh
Yếm em, em mặc, yếm gì anh, anh đòi! (2)


Nhưng chính cái phi lý này lại nói lên cái hữu lý của tình yêu trong sự trớ trêu của nó. Lẽ ra nụ tầm xuân nở ra phải chúm chím ửng hồng. Sao ở đây lại “xanh biếc”, lại vô lý đến thế, cũng vô lý như là ta chẳng cưới được nhau, như là em đã có chồng. Người nghệ sĩ dân gian đã sử dụng phạm trù “ cái phi lý” để đặc tả tâm trạng thông qua biểu tượng là vậy. Nhưng “ Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc” ở đây, phải chăng, còn nói với ta điều này nữa : dù em đã có chồng, lòng yêu em xưa ở trong anh vẫn nguyên vẹn. Em vẫn đẹp như thuở xưa và đẹp mãi ở trong anh. Cái bông hoa kia dù có phải nở non, chín ép, thì cái xanh nguyên, xanh biếc của nụ hoa vẫn còn đọng mãi trong mắt người đã từng thương nhớ. Nỗi nuối tiếc khôn nguôi làm cho nỗi đau hiện tại của chàng trai càng thêm thấm thía…”

(Trang 112-113, sách GIẢNG VĂN VĂN HỌC VIỆT NAM, NXB GIÁO DỤC 1997 )


Riêng tôi, tôi lại tiếp cận những câu ca dao trên theo một hướng khác. Đó là tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm hoa tầm xuân để lý giải về “ Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc” mà tìm hiểu tiếng lòng của chàng trai thông qua ngôn ngữ của loài hoa ấy. Chúng ta vẫn biết tầm xuân là một loại hồng dại, thân và cành có nhiều gai, hoa màu hồng mọc thành từng chùm, được xem là một loài hoa dân dã thường trồng làm hàng rào. Đó là loài hoa gợi đến những gì thật bình dị, gần gũi, thân quen. Cũng thật may mắn là nhà tôi cũng có một lớp hàng rào là những bụi tầm xuân. Ngày xưa, cứ mỗi buổi chiều tôi thường ra đứng ngắm những cành hoa tầm xuân đong dưa trong gió dưới ánh nắng chiều sắp tắt. Nhưng rồi một lần tôi mới chợt hiểu ra nếu chỉ ngắm hoa vào buổi chiều tàn thì không thể nào phát hiện được cái “ xanh biếc” của loài hoa ấy. Để cảm nhận được sự nuối tiếc vô bờ của chàng trai thì phải ngắm hoa vào một buổi sớm mai khi tầm xuân hé nở…

Nhưng trước tiên hãy trở lại với hai câu đầu của bài ca dao để có thể thấy được những diễn biến trong tâm trạng của chàng trai:

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân


Chúng ta dễ dàng nhận thấy, chàng trai đâu phải là người cả cuộc đời chỉ miệt mài với một đóa tầm xuân. Anh đã từng cất công “Trèo lên cây bưởi hái hoa”. Và thường cứ trèo cao thì hay ngã đau. Biết đâu anh cũng đã thấm thía và “ ngộ” ra được điều gì đó khi phải cất công Trèo lên cây bưởi hái hoa. Có như thế anh mới tìm đến những cái giản dị, mộc mạc, dân dã hơn : Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Ta cũng nhận ra hành động hái nụ tầm xuân của anh cũng chỉ là vô tình, bất chợt chứ không chủ ý như hái bông hoa bưởi. Nụ tầm xuân thì bé tí dược bọc bởi đài lá xanh che khuất gần hết sắc hồng của nụ , nó không trắng ngần lồ lộ, tỏa ngát hương thơm đầy khêu gợi như bông hoa bưởi . Anh mải tìm cái đẹp ở mãi đâu cao tít xa xôi mà bỏ quên Nụ tầm xuân bé bỏng giản dị, khiêm tốn nép trong khóm lá ở dưới vườn cà ngay cạnh bên anh như anh đã quên hẳn sự hiện diện của cô bé láng giềng cách nhà anh chỉ một bụi hàng rào. Cô nhỏ lúc ấy hẳn trông còn thơ bé quá, mà tuổi đậy thì lại đến muộn không như các bạn cùng lứa với mình , cô vẫn còn được bọc kỹ trong đài lá xanh non . Vậy thì có gì khiến anh phải bận lòng ? Dĩ nhiên anh bỏ qua cô, cất công đeo đuổi những cô gái xinh đẹp khác. Cô không có tên trong danh sách những cô gái mà anh đã khó nhọc kiếm tìm .

Hình%20ảnh


Thời gian trôi qua…Chợt hôm nay gặp lại, anh mới sững sờ. Trước mắt anh Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, anh choáng ngợp, ngất ngây. Anh tự hỏi lòng: Sao anh lại có thể quên được cái đặc sắc nhất mà trời đã trao tặng cho mỗi đóa tầm xuân? Tuy cùng loài với hồng dại nhưng tầm xuân lại không hề trải qua thời kỳ hàm tiếu như hoa hồng để từng ngày, từng ngày cái đẹp cứ thế mà dần dần lộ diện. Nụ tầm xuân không hé mở từ từ mà bất ngờ nở ngay ra một bông hoa hơi chúm chím, cánh hồng thắm, những tua nhụy vàng ươm. Giữa nhụy là một cái chồi non xanh biếc. Nụ tầm xuân như cô bé nhà bên mà mãi cho đến ngày cô lấy chồng, nét đẹp dậy thì vẫn chưa kịp đến. Giờ đây khi gặp lại, cô đã là một thiếu phụ nhưng vẫn be bé, xinh xinh nhan sắc vừa đến độ, vẫn giữ được vẻ e ấp đáng yêu của một cô gái dậy thì chẳng khác gì đóa tầm xuân mới nở. Anh ngẩn ngơ… tiếc nuối …!

Cái đẹp vô cùng quý giá trong tầm tay, lẽ ra đã thuộc về anh, thế mà anh làm vuột mất, để rơi vào tay kẻ khác! Anh tiếc và hận vì anh thua người ở cái thiếu hẳn con mắt tinh đời nên đã không phát hiện được cái chồi xanh biếc giữa chốn trần ai và đó cũng là vẻ đẹp trinh nguyên, tinh khôi còn tiềm ẩn của cô bé láng giềng ngày xa xưa ấy. Như vậy cái tiếc nuối ở đây hình như đâu phải là là cái “sầu hận, tiếc nuối, xót xa, cảm hoài về một cảnh ngộ trớ trêu, éo le ngoài ước nguyện vẫn gặp trong đời thường muôn thuở: yêu nhau chẳng lấy được nhau” (Nguyễn Xuân Lạc) ?

Anh còn tiếc hơn nữa bởi anh biết cô gái nào trước khi lấy chồng lại chẳng từng mơ ước:

Lấy chồng cho đáng tấm chồng
Bõ công trang điểm má hồng, răng đen.


Nhưng trong xã hội ấy, họ đâu được quyền chọn lựa, tìm kiếm hạnh phúc của cuộc đời mình:

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Và trong cái tiếc nuối ấy biết đâu còn cả nỗi xót xa khi thấy tấm lụa đào, cái bông hoa lài lại rơi vào tay kẻ phàm phu tục tử. Cô gái bé bỏng, đáng yêu phải rơi vào cảnh lẽ mọn, kiếp lấy chồng chung. Đã thế, khi có chồng, có con lễ giáo phong kiến khe khắt, công việc gia đình đè nặng họ đâu còn dịp để vui chơi, trau chuốt bản thân:

Chưa chồng đi dọc đi ngang
Có chồng cứ thẳng một đàng mà đi.

Hoặc:

Chưa chồng nón thúng quai thao
Có chồng nón rách quai nào mặc quai


Rồi cùng với những quan niệm và hủ tục “ đa tử đa phúc”, cô hàng xóm xinh xắn ngày nào chưa kịp có được một phút giây ước ao, mơ mộng cho hạnh phúc của cuộc đời mình, chẳng mấy chốc đã trỏ thành một thiếu phụ năm con:

Lấy chồng từ thưở mười ba
Đến nay mười tám thiếp đà năm con
Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp đã năm con cùng chồng


Thật ra, người phụ nữ ngày xưa, mấy ai năm con mà vẫn còn giữ được vẻ xinh đẹp, tươi tắn, duyên dáng, đáng yêu của thưở thanh xuân! Có chăng chỉ còn lại là hình ảnh một người phụ nữ trông thật nhếch nhác , thảm hại, đáng thương:

Gái một con trông mòn con mắt
Gái hai con vú quặt ngang lưng
Ba con cổ ngẳng răng vàng
Bốn con quần áo đi ngang khét mù
Năm con tóc rối tổ cu
Sáu con gấu trụt váy dù vận ngang.


Cuộc sống vất vả, đầu tắt mặt tối của các cô gái khi về làm dâu, phải gánh vác cả giang sơn nhà chồng đã khiến nét thanh xuân cũng sớm phai tàn như bông hoa tầm xuân chỉ thoáng chốc mà chồi non xanh biếc cũng phai dần sắc biếc, những tua nhụy vàng ươm cũng chuyển thành nâu đen tàn tạ và những cánh hoa hồng tươi thắm cũng nhạt màu, héo úa…

“Anh tiếc lắm thay!” Tiếc vô cùng! Tiếc cho anh , anh còn tiếc cả cho cô. Phải chăng ngoài sự hối tiếc trước phát hiện quá muộn màng của một chàng trai mà cả cuộc đời cứ mải mê đi tìm cái đẹp đích thực trong cuộc sống, bài ca dao còn thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc: Một tấm lòng “ thương hoa tiếc ngọc”… Cảm thương cho sự mong manh của một kiếp hoa. Thương cho những người phụ nữ đẹp người, đẹp nết khát khao cháy bỏng một cuộc sống hạnh phúc trong xã hội cũ nhưng với thân phận bị phụ thuộc, không làm chủ được cuộc đời mình mà nhan sắc xinh đẹp một thời đã nhanh chóng tàn phai cùng với những ước mơ không thể trở thành hiện thực…

ĐàLạt tháng 9 năm 2009
hoadude
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 22/Jul/2010 lúc 5:45pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Jan/2011 lúc 9:19pm
 
hoadude oi,
Hôm nay em đọc đuọc bài viết dễ thương này của chị An Trinh( một Thụ Nhân, sau chị một năm ).
Sau khi bài này gửi lên DĐ VĐH ĐL , nhiều người lên tiếng , trong có câu hỏi "...Câu chuyện Dứt Khóat dễ thương lắm. Công nhận cô Phượng can đảm  thiệt . Liệu cô Phương cắt mái tóc có làm  tổn thương ' nguoi ta' !?..."
Em không hiểu trái tim "người ta"... ra sao !   nhưng , tác giả có vài dòng tâm tình , gọi hành động dứt khoát là  "một thế võ căn bản" và còn... quả quyết "ai trong chúng ta cũng ít nhất là vài lần phải dùng đến" ( 'ai' là phe kẹp tóc tụi mình ) , một ...vũ khí của các Nàng  "để tự vệ trước sự tấn công của đối phương xem ra nhẹ nhàng nhưng có sức ...tàn phá không thể lường"
  ... để rồi.... " Đôi khi đến cuối đời cả hai bên vẫn còn bị... tổn thương "
 
Ôi ! khi đó "cô bé" chưa đủ 17 tuổi mà.
Phải đợi đến lúc "góp hai thứ tóc trên đầu" (T.T.KH) chị An Trinh mới ..."phán" như thế . Muộn màng chăng ?
Nhưng thôi , đừng thèm nghĩ ngợi nữa, vì nếu tác giả không.... tiếc , mình làm sao có dịp thưởng thức "DỨT KHOÁT" !? Smile
Mời hoadude và cả nhà cùng đọc
 
mk
 
 
 
 
Dứt khoát
 (An-Trinh)
 
Mầu nắng nhè nhẹ trải rộng, óng ả vắt ngang trên những ngọn cây, ươm vàng từng nhánh lá, duyên dáng như cô gái tuổi xuân thì bỗng một hôm soi gương thấy mình "người lớn" và ánh mắt nụ cười hình như hơi khác lạ. Mái tóc huyền ôm tròn bờ vai, thoáng đưa vài sợi mềm vương trên đôi má mịn màng làm gương mặt có vẻ đằm thắm dịu dàng một cách kín đáo không còn hồn nhiên như những ngày qua. Đó là sự thay đổi của Phượng sau Mùa Giáng Sinh năm ấy, niềm vui nghỉ lễ vẫn còn luẩn khuất đâu đây, gia đình xum họp, anh chị cùng các cháu về hội tụ đầy một nhà và đặc biệt lại thêm một khuôn mặt mới, người đã "để ý" chị Hồng mấy năm nay, giờ mới chính thức được hai bên gia đình cho phép gặp gỡ tìm hiểu nhau. Với vẻ thư sinh và tư cách của anh, chắc chị Hồng sẽ bị thuyết phục để quên đi bóng hình "không tưởng" mà chị đã ôm ấp bấy lâu. Và Phượng, 16 trăng tròn lẻ - sang năm 17, bẻ gẫy cả xừng trâu - lứa tuổi của nhiều cô gái đã biết hẹn hò hay ít ra cũng thầm yêu trộm nhớ ai đó. Phượng không còn là cô bé chỉ thích ăn và eo xèo vòi vĩnh mẹ nữa, để mẹ những khi bị quấy rầy đẩy cô ra mắng:
- Cái con nhỏ này lớn rồi... Hư quá!
- Hì hì, tí mẹ... dẻo. Cho Út sờ một tẹo thôi mà.
 
Rồi cô quàng vai mẹ, hít hít tóc mẹ thơm mùi bồ kết, ôm cái eo mẹ nhỏ xíu:
- Mẹ chả chịu ăn uống gì cả, bụng chỉ có da.
 
Mẹ cười đôi môi đỏ nhai trầu chúm chím:
- Kệ tôi, cô lo cái phần cô đi là vừa, dính mẹ thế này thì làm sao mà lấy chồng với người ta.
- Con ở nhà với mẹ...
 
Cô thật sự chỉ muốn ở nhà với mẹ mãi. Cô mong chị Hồng cứ găng, không chịu ai để cô được bé bỏng hoài vì "con chị nó đi, con dì nó lớn".  Nghĩ tới phải "lớn", cô thấy lo, thấy ớn quá sức.
 
Ngày tháng vào đông, thời tiết lành lạnh làm Phượng thêm lười biếng, cô kéo tấm mền lên phủ kín mặt mày để tránh ánh sáng đã tràn ngập khắp phòng. Cô chỉ muốn nằm nướng mơ mộng nhưng nghe thoang thoáng tiếng mẹ đang dặn dò chị Sinh đi chợ. Thế thì muộn rồi, hé mắt nhìn đồng hồ để bàn, cô hốt hoảng nhẩy một phát ra khỏi giường rồi chạy ào xuống dưới nhà. Chưa hết những bậc cầu thang cô đã vội léo nhéo:
- Mẹ ơi, hôm nay mình làm mứt mãng cầu hở mẹ?
 
Mẹ lắc đầu ngán ngẫm mà giọng lại thật âu yếm:
- Gớm con gái, lo chải đầu chải óc đánh răng rửa mặt đi cái đã.
 
Rồi quay qua chị Sinh mẹ dặn tiếp:
- Chị ráng lựa những trái già ấy nhé, da căng thì múi mới lớn.
 
Phượng xen vào:
- Mua nhiều nhiều nghe chị, chỗ nào múi không to để em pha nước đá.
 
Chị Sinh gật đầu cười với Phượng xong hỏi mẹ:
- Có mua luôn gừng không bà?
- Nếu gặp gừng non củ lớn trông ngon chị cứ mua luôn đi. Cuối tuần mình làm mứt gừng.
 
Chị Sinh vừa xách giỏ ra cửa là Phượng nhào lại bên mẹ:
- Mứt me của mẹ đâu? Cho con ăn thử.
 
Mẹ mắng yêu:
- Mắt mở chưa ra đã hỏi ăn rồi. Hôm nay nhớ cắt giấy bóng gói mứt me cho mẹ.
 
Tết nào cũng vậy, mẹ làm bao nhiêu thứ mứt. Mấy hôm trước, phải lột vỏ me hộ mẹ thâm cả năm đầu ngón tay và ê luôn hai hàm răng vì ăn cố mấy trái bị lẹm trông xấu xí. Nhìn ba mâm mứt xếp đều đặn những trái me dài mầu hổ phách đợi phơi khô sau khi đã được sên với đường, nước miếng Phượng tự động ứa ra. Cô cẩn thận tìm những miếng hơi xâu xấu để ăn thử nhưng sao miếng nào cũng giống miếng nào, trông đẹp làm sao, cô chẳng nỡ nhón lên. Mẹ biết ý cười nói:
- Thử đại đi mà...
- Ngon quá mẹ. Năm nay con sẽ làm mứt tầm ruột cho mẹ coi.
- Thì cứ trổ tài, làm mứt chỉ khó lúc sên với đường thôi nhưng kiên nhẫn một chút trông vừa đẹp ăn vừa ngon. Mua ngoài họ làm không còn mùi vị gì cả.
- Bạn con tụi nó thích mứt gừng của mẹ lắm, vừa dẻo vừa thơm. Thật tuyệt.
 
Chỉ còn hai tuần lễ nữa là tết. Khi những món mứt của mẹ đã gói ghém cất trong keo trong hộp là bố bắt đầu đi mua những chậu hoa. Đặc biệt là một cành hoa mai, không tết nào được thiếu. Bố vào tận bên trong làng nam -gần Lái Thiêu- tìm cho được cành mai thật lớn, giá nào cũng mua. Thường thì chú Sáu, người phụ việc trong trại cưa của bố kiếm giùm. Bố đốt gốc, dựng vào chiếc bình cao cổ đặt ngay ở phòng khách rồi ngày ngày tỉa lá đợi ngắm những nụ xanh nho nhỏ lớn dần, làm sao để nở rộ đúng vào lúc giao thừa và sáng mồng một, những cánh mai vàng cùng nhau xinh tươi rực rỡ đón chào năm mới.
 
Năm nay, với không khí rộn ràng sửa soạn, Phượng thấy đời ý nghĩa hơn, không phải chỉ ở những cánh hoa mơn mởn khoe sắc hay những món ăn ngon, những đồng tiền mừng tuổi. Ở cái gì nữa nhỉ? Ồ chả lẽ... Chả lẽ ở lá thư có bài thơ tình thật dễ thương trong đó, cô nhận được từ mấy tuần trước. Hồi đầu cô tính không nhận vì tự ái con gái, ai lại gửi thư cho người ta mà qua trung gian như vậy, sao không đưa thẳng. Nếu cứ chọn chỗ nào văng vắng, dừng người ta giữa đường, đứng xừng xững trước mặt người ta, chả lẽ người ta gạt phăng té nhào hay sao mà sợ. Còn như muốn trao thư thì cứ trao vì người ta cũng có... cảm tình mà.
Nhưng... chắc không được, không dễ dàng thế được. Có cảm tình cũng phải làm bộ kho khó một tí. Hay là ảnh cũng đoán có thể mình sẽ làm bộ như vậy nên mới nhờ Hòa, cô em gái bà con đưa tay. Hòa thế nào chẳng bép xép nói ra với mấy đứa kia. Nó còn kể là mình nhận thư, ngẩn người sung sướng, đọc đi đọc lại nghiền ngẫm từng câu từng chữ đến thuộc lòng và không thấy trả lại, thì... quê, dù thực sự chẳng sai tí nào. Nếu nó dự đoán rồi loan tin thêm là mình hồi âm nữa thì... chết. Giá không sợ chết chắc mình hồi âm thật. Phượng cũng có vài bài thơ, cũng muốn gửi đi đáp lễ. Ôi, chỉ dám gửi trong mơ thôi và mong ảnh trong giấc mơ sẽ đọc được bài thơ của Phượng.
 
Chưa chải đầu! Tận tình mút sạch mấy ngón tay dinh dính hương vị ngọt ngọt chua chua vô cùng hấp dẫn của trái mứt me, Phương sực nhớ mình chưa chải đầu.  Những sợi tóc rối đêm qua phủ tràn trên gối phía dưới có bài thơ lục bát tình ý nhẹ nhàng ấy, chưa được chải gỡ!!! Thì ra ảnh thích mái tóc của mình, ảnh bảo là thả mềm lờ lững như mây trời. Phượng mở to đôi mắt trong gương như muốn hỏi rằng anh chỉ thích mái tóc thôi sao, cô tưởng tượng như đang đứng trước mặt ai và đưa từng nhát lược lùa vào mái tóc đen mượt làm dáng.
 
Phượng gọi thầm tên "Phương". Rồi mỉm cười khi nghĩ Phương với Phượng, khác nhau chỉ một dấu nặng. Anh mới năm thứ nhất đại học, có lẽ lớn hơn cô vài tuổi. Lần đầu tiên gặp anh, dù chẳng nói năng gì nhiều, chỉ có ánh mắt và nụ cười mỉm, Phượng đã nghe lòng mình xôn xao bối rối, ngượng ngập chi đâu. Đôi guốc! Đôi guốc cũ đứt quai được anh đóng lại giùm, xỏ vào bị đau đau mu bàn chân, cô đã mua guốc mới, biết chắc sẽ không dùng nữa nhưng cô không vứt đi, lại cất một chỗ. Để đó làm gì, Phượng tự hỏi rồi mắc cở không trả lời nhưng cảm thấy vui vui một mình.
 
Không biết anh có đợi thư hồi âm? Có mong đến nỗi mất ăn mất ngủ?! Phượng không thể hồi âm, anh phải biết như vậy và đừng mong đừng đợi. Có thích, có nhớ thì chỉ trong tâm tưởng một chút xíu thôi. Phượng còn bé lắm, Phượng chưa muốn lớn. Phượng chưa muốn hẹn hò yêu đương. Nhưng sao cái đầu Phượng cứ nghĩ hoài tới anh, thư anh Phượng dấu kỹ, đêm khuya thao thức đem ra ủ dưới gối, thơ anh lảng vảng trong hồn và ánh mắt anh cứ đeo theo Phượng từng bước.
- Trời đất, sao ngồi ve vuốt mãi vậy?
 
Khuôn mặt chị Hồng hiện ra trong gương ngay sau lưng Phượng, miệng cười toe toét. Lúc này da dẻ chị đã hồng hào trở lại không xanh xao như hồi còn chìm đắm trong mối tình vô vọng. Mẹ lo lắng chị bệnh hoạn yếu ớt nên dẫn đi thầy lang, hốt thuốc bổ bắt chị uống. Để mẹ khỏi nghi ngờ, chị nhắm mắt nhắm mũi nốc cạn những chén thuốc đắng với nét mặt thật khổ sở. Chuyện tình đơn phương này chỉ có Phượng biết nhờ lén đọc nhật ký của chị. Cô thương chị lắm nhưng không biết làm gì giúp chị, chỉ đành tâm niệm tuyệt đối dấu kín không nói với ai để chị khỏi bị mặc cảm đau lòng. Cô luôn cầu nguyện cho chị chóng quên và thầm cảm phục chị tuy bi lụy buồn sầu mà vẫn chăm chỉ học hành, thi đâu đậu đấy. Chị Hồng dơ ra một cuốn sách mỏng nói tiếp:
- Có người nhờ chị đem về cho Phượng tập thơ nè.
 
Phượng linh tính như lại có một "trao gửi" từ anh nên cố gắng làm ra vẻ hờ hững, trả lời mà không thèm quay lại:
- Mua cho em hả. Chị thích thơ chứ em đâu có ưa thơ với thẩn.
- Thế thì không nhận nhé. Mai đi học tao trả lại cho Phương. Trời ơi sao đang tự nhiên Phương gọi tao là chị nghe ngọt... sớt...
 
Phượng phì cười khi hai tiếng cuối chị Hồng cố kéo dài, cô nén nỗi hồi hộp đang làm con tim đập mạnh liếc nhìn chị Hồng vừa đi vừa mở từng trang:
- Có bút hiệu đàng hoàng, có tên trong thi văn đoàn nữa. Ghê quá, Phương là thi sĩ đó. Toàn những bài thơ ướt át. Còn đề tặng "Cho Phượng mười sáu", nghe dễ thương quá chừng chừng.
 
Biết chị chủ ý trêu, Phượng càng thản nhiên như không hiểu gì dù trong lòng chỉ muốn dằng lấy tập thơ ôm trước ngực cho riêng mình. Không ngờ chị Hồng thua Phượng, thấy cô cứ tỉnh bơ bơ, chị đành bước lại, dơ trang đầu tập thơ ra trước mắt Phượng:
- Phượng nhìn. Chị tính không nhận vì Phượng còn nhỏ. Chị không muốn Phượng vướng chuyện tình cảm sớm nhưng nhìn nét mặt Phương tội nghiệp. Chị nghĩ Phượng cứ nhận, thơ cứ đọc nhưng đừng... đừng vơ vẩn là được.
 
Hai năm chị "u mê", kinh nghiệm tình trường như đã "đầy người" nên giờ chị sợ cho em. Phượng nhìn thẳng mắt chị quả quyết:
- Hồng đừng lo, em chả dại đâu.
 
Nói thế cho chị yên tâm. Phượng không vơ vẩn sao được. Mười sáu bài thơ bàng bạc ý tứ nhớ nhung, mỗi tuần là một bài thơ anh viết vào chiều thứ bẩy dưới gốc cây ổi hôm nào. Phượng tính nhẩm - phải rồi - từ hôm ấy, khoảng 4 tháng trước...  Mấy ngày đầu niên học, cả bọn con gái 5 đứa, Phượng chỉ biết Hoa từ trường cũ, còn Thục, Vân và Hòa là bạn mới quen trong lớp. Nhân một buổi văn phòng xếp giờ trục trặc sao đó, giáo sư không tới, thay vì về nhà sớm, Phượng hứng chí nghe lời rủ rê của Hoa, xách xe đạp chạy theo Hòa đi ăn ổi vườn. Hòa hăng hái dẫn đường cái miệng oang oang nói vọng lại phía sau:
- Các bồ phải biết, nhà bác tui có vườn ổi cả trăm cây, trái nào trái nấy to kềnh, ngọt lịm, dòn tan.
 
Phượng ham ăn nhưng lại lười nhất đám, hỏi với:
- Có xa đây lắm không, đạp xe lâu mệt thở dốc Phượng xỉu đó.
- Gần xịt hà, đừng lo.
 
Nói gần xịt mà Hòa chạy mãi không tới. Nhưng lỡ rồi, Phượng không thể rút lui. Ánh nắng càng lúc càng gay gắt làm cô đổ mồ hôi trong khi mấy đứa kia nói cười vang vang sảng khoái.  Có lúc chúng to gan đi hàng bốn choán hết chiều ngang mặt đường để mấy bác tài xe lam phải bóp còi inh ỏi. Phượng gò lưng cố gắng đạp theo muốn hụt hơi, cũng may thỉnh thoảng một làn gió tấp vào mặt làm những sợi tóc phe phẩy cho cô tỉnh người.
 
Cuối cùng tới một khu xóm ngoại ô thật lạ đối với Phượng, cô chưa đi ngang đây bao giờ, hai bên đường toàn cây xanh bóng mát, nhà cửa nằm êm ả cách xa nhau. Đang mải ngắm phong cảnh thì Hòa và lũ bạn thắng xe ngừng lại trước hàng dâm bụt đầy hoa, những cánh hoa đỏ rực rỡ vươn ra khỏi dậu lá xanh tươi đặc kín. Dắt xe qua một khoảng sân rộng với cả chục chậu kiểng to hơn vòng tay ôm, đoàn quân áo dài sau khi hấp tấp dựa xe vào một gốc cây lớn, hùng hổ theo chân nhau nhào vào căn nhà, cửa bỏ ngỏ như chốn không người.
 
Phượng chưa kịp nói lên thắc mắc: "Sao không có ai" thì thấy ngay một anh chàng hai mắt kiếng cận, quần đùi áo may ô ngồi trước bàn, giấy tờ bút mực ngổn ngang, đang há miệng nhìn. Hòa vung tay phán một câu:
- Anh Phương, tụi em ra vườn ổi.
 
Phượng líu quíu bước sau cùng, dính bén gót Vân phía trước. Xui xẻo thay, vì không cẩn thận nhìn dưới chân, một bên guốc của Phượng vấp vào bậc thềm kêu cái "phựt" đứt quai. Khổ chưa cơ chứ! Cả bọn khựng lại... chia buồn. Để các bạn đỡ ái ngại, Phượng làm bộ coi như "chuyện nhỏ", nghịch ngợm đá phăng chiếc còn lại, anh dũng kiễng mười đầu ngón chân, lênh khênh từ cây này sang cây khác nghển cổ kiếm... ăn! Vân phàn nàn trước tiên:
- Chẳng có trái nào cả ta ơi!
- Có đây nè... Trời ơi sâu...sâu...
 
Sau tiếng reo ngắn ngủn, Thục hét lên sợ hãi. Hòa chạy lại ngay lúc trái ổi bị vứt bộp xuống đất và Thục vẫn còn run rẩy. Hòa thất vọng kêu bai bải:
- Anh Phương ơi, ổi đâu hết rồi, tuần trước em qua thấy nhiều trái lắm cơ mà.
 
Chẳng có ai trả lời, Hòa dậm chân đi vào chắc để lôi cổ ông anh ra làm phép lạ. Trong khi Phượng may mắn hái được một trái hơi đèo đèo nhưng ngon chán. Cô chùi sơ sơ rồi cắn nhai rôm rốp.
 
- Ổi đây. Ổi xá lị mới hái... mấy hôm rồi đây!
Tiếng rao của Hoà nghe lanh lảnh không kém mấy bà bán hàng rong chuyên nghiệp làm cả lũ quay nhìn rồi cùng giật mình ngạc nhiên. Một thanh niên bảnh bao mặc quần tây áo sơ mi thẳng nếp, chỉ còn thiếu đôi giầy là có thể đi dự tiệc đám cưới, khệ nệ bê một "cần xế" khá to, chắc là nặng lắm, cùng với Hoà tiến ra phía các cô. Bao nhiêu là ổi, trái nào trái nấy to ơi là to, cả bọn ùa tới nhưng lại rụt rè nhìn nhau không đứa nào dám thò tay ra bốc. Hòa láu táu:
- Anh Phương, anh tớ. Tha hồ, đứa nào muốn hết cũng được. Mấy hôm trước, bác Hai bán cho người vào vườn hái, may mà họ bỏ lại bây nhiêu.
 
Anh Phương gật đầu chào với nụ cười thật điệu rồi giữ ý quay vào nhà cho các cô tự nhiên. Những cánh tay tiểu thư chỉ đợi có thế là vội vàng vươn ra nhón ngay một trái, bắt hàm răng làm việc liền tức thì và nuốt tới đâu no lòng mát dạ tới đó. Mấy cô kia vừa ăn vừa nói cười và tung tăng quan sát khu vườn bên cạnh không để ý anh Phương đã khuân ra cái bàn, rồi cả chiếc ghế mời Phượng ngồi vì cô không có guốc, đứng một mình dưới gốc cây ngó mông lung trong lúc cái miệng vẫn ung dung nhóp nhép. Anh nhặt chiếc guốc đứt quai, đem đinh đem búa ra lúi húi đóng tạm cho Phượng đi đỡ. Sau khi ngắm chiếc guốc đã ôm bàn chân cô đâu đó, anh mới ngẩng lên, thấy Phương nhai ổi nghe rau ráu, dù cô đã ý tứ ăn thật chậm cho có vẻ con nhà. Có thể sợ Phượng gẫy răng không đóng được như guốc, chẳng nói chẳng rằng anh vào lại trong nhà đem ra con dao bổ nhỏ năm bẩy trái chất đầy vào một cái đĩa to bự sự. Anh cứ nhẩn nha làm trong khi Phượng cũng chỉ biết ngồi im lặng nhẩn nha thưởng thức hương vị ngọt ngào từ những trái ổi tươi ngon cùng với sự săn sóc nhẹ nhàng của anh. Càng cảm động, cô càng chăm chỉ nhai như thể ta đây đang bận công việc riêng không có thì giờ hay tâm trí để ý đến chuyện người khác. Cho tới lúc các bạn chán ngắm cảnh chung quanh kéo nhau trở lại, nhìn bàn ghế tươm tất và đĩa ổi ruột trắng phau, cả bọn thích thú xà vào hân hoan làm một bụng thay cơm, tưởng quên luôn giờ về.
 
Anh Phương lủi mất từ lúc nào, khi thắc mắc điều ấy cũng là lúc Phượng nhìn đồng hồ kêu lên:
- 2 giờ rồi các đằng ấy ơi. Đồng hồ tớ có chạy nhanh không chứ hở?
 
Ôi, đứa nào đứa nấy tản hồn nhưng vẫn sẵn sàng thi hành mệnh lệnh của Hòa, nhặt thêm hai tay mấy trái ổi to tướng, rồi mới chịu chạy vào trong nhà để ra đằng trước mong lên xe phóng một cái vù.
 
Vân nhanh chân nhất để rồi quay lại lè lưỡi báo động:
- Giấy tờ thế kia thì làm sao bước qua?
 
Và Phượng vội vàng khựng lại khi ngó thấy những tờ giấy và cả mấy bức vẽ dở dang nằm la liệt trên nền nhà. Thì ra để lấy chiếc bàn, anh Phương đã gạt mọi thứ xuống đất, rồi gió lùa vào làm cảnh vật thêm vẻ tan tác. Một thân một mình giữa đám con cháu bà Triệu bà Trưng tới 5 cô, anh hết hồn lạc vía, quên hoặc không kịp dọn dẹp trước lúc chạy trốn. Cảm thương anh, cả lũ nhìn nhau mủm mỉm, dắt díu kẻ trước người sau đi theo lối hông nhà, kéo cổ con ngựa sắt, đạp bay bay mỗi đứa một ngả cho mau kẻo bị ba mẹ chất vấn không biết trả lời sao cho ổn.
 
Dù không có lá thư anh Phương nhờ Hòa trao cho Phượng, cô cũng không quên được hình ảnh người con trai mặt mũi sáng sủa, nụ cười dễ mến ấy. Giọng nói chậm rãi cũng như ánh mắt là lạ của anh nhìn làm Phượng xao xuyến. Nhớ đến những trái ổi vườn hạng nhất đem về, chị Hồng mau mắn giã muối ớt, vừa ăn vừa khen ngon. Phượng bỏ gương lược ra sân sau hỏi chị Hồng đang đứng ngắm mâm mứt me mẹ phơi trên mặt bể nước mưa:
- Chị biết ổi hôm nọ em đem về ở đâu mà có không?
- Ổi nào... À à chị nhớ rồi. Ở đâu?
- Vườn nhà anh Phương đó.
- Quá trời! Hèn gì...
 
Sợ chị hiểu lầm, Phượng giải thích:
- Nhỏ Hòa rủ đến nhà bà con của nó có vườn ổi, em đâu biết là nhà anh Phương, lần đầu tiên em gặp anh ấy.
- Và chàng tương tư ngay... mái tóc của nàng. Tao thấy bài thơ nào cũng nói về mái tóc dài.
 
Phượng áy náy nhìn chị:
- Như vậy có sao không?
- Thế Phượng có... thích, có cảm tình với Phương không?
 
Phượng nói dối:
- Không, em không...
- Nếu không thì tốt. Phượng còn nhỏ, đừng vướng vào mấy chuyện này vội.
 
Phượng nuốt cục nghẹn xuống cuống họng, cố dấu sự tiếc nuối:
- Mai đi học chị trả lại anh ấy tập thơ giùm em.
 
Chị Hồng lắc đầu:
- Không cần phải vậy. Phượng cứ giữ đó.
- Sợ anh ấy tiếp tục gửi cho em hoài.
 
Rồi cô rụt rè nói thêm:
- Bữa trước ảnh nhờ Hòa đưa cho em lá thư...
- Vậy sao?
 
Chị Hồng trợn mắt ngạc nhiên hỏi rồi ra chiều suy nghĩ:
- Hay thế này, hai chị em mình đi cắt tóc. Tao thích kiểu tóc của Phương Hồng Hạnh. Thấy Phượng cắt tóc ngắn và không hồi âm là hắn biết liền. Chị khỏi phải đem trả hộ. Thật khó mà nói...
 
Phượng dẫy nảy:
- Em không cắt tóc ngắn đâu, ai cũng bảo tóc em đẹp.
- Thì bởi, đẹp để rồi nhiều chuyện. Cắt quách đi Phượng ơi. Chị cũng cắt. Sang năm chị sẽ không như mấy năm rồi nữa. Mệt quá. Chán lắm.
 
Phượng muốn hỏi thẳng chị là tại sao lại "mệt" nhưng cô đã biết, cô không muốn chị phải nói ra những điều chị muốn dấu. Những dòng nhật ký của chị làm cô sợ bước vào chuyện tình yêu đương. Phượng còn bé, cô phải hưởng cho đã tuổi thơ ngây của cô, cái tuổi ham ăn và còn được nhõng nhẽo mẹ. Chẳng dại!
 
Phượng dứt khoát:
- Đi luôn chiều nay không? Em cũng cắt kiểu Phương Hồng Hạnh.
 
Và cảm thấy lòng mình chợt nhẹ nhõm, cô nói thêm:
- Năm mới, mình có cái... đầu mới.
 
antrinh







Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Jan/2011 lúc 9:23pm
mk
IP IP Logged
Trang  of 5 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.207 seconds.