Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Hãnh diện Người Việt Nam ! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 16 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Oct/2015 lúc 10:01am

Bác sĩ gốc Việt chữa bệnh Parkinson thành công cho bác sĩ Mỹ


FOUNTAIN VALLEY, California (NV) - Một bác sĩ gốc Việt ở Fountain Valley vừa chữa thành công bệnh Parkinson cho một bác sĩ Mỹ, theo nhật báo The Orange County Register
Đó là Bác Sĩ Daniel Trương, sáng lập viên và là giám đốc y khoa của Parkinson's and Movement Disorder Institute tại bệnh viện Orange Coast Memorial, Fountain Valley. Và bệnh nhân của ông là ông James Moore, bác sĩ giải phẫu chỉnh hình, người bị bệnh Parkinson.
“Ông từng chữa cho bệnh nhân bị gãy xương toàn bộ trong một tai nạn xe mô tô,” bà Stephanie Moore, một nhà thần kinh học, vợ của ông James Moore, nói về chồng mình. “Thế nhưng bây giờ ông lại phải nhờ đến người khác (Bác Sĩ Daniel Trương) chữa bệnh cho mình.”
Parkinson là một căn bệnh làm yếu tình trạng thần kinh, và trong trường hợp  của ông Moore, đã phát triển tới mức, mà theo ông, “không bị chán nản, nhưng rõ ràng là không vui tí nào.”
Uống thuốc cũng không giúp căn bệnh của ông thuyên giảm.
Đây là loại bệnh mà bệnh nhân di chuyển khó khăn, các bắp thịt bị cứng lại, và cơ thể có những chuyển động ngoài ý muốn. Sự suy thoái cơ thể do căn bệnh gây ra chỉ có thể được kiểm soát, chứ không chữa được.
Vậy mà Bác Sĩ Daniel Trương lại giúp ông Moore được.
Résultats%20de%20recherche%20dimages%20pour%20« photo%20dr%20daniel%20truong »
“Ông ấy đã cứu tôi,” ông James Moore được trích lời nói.
Theo OCR, hồi năm 2012, vị bác sĩ gốc Việt này mời ông James Moore, cư dân Huntington Beach, đến và thử phương pháp DUOPA, một cách trị liệu bằng thuốc được sử dụng ở Châu Âu và lúc đó đang được cơ quan Kiểm Soát Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA) xem xét và chuẩn thuận.
Kết quả là năm nay, 2015, sau khi xem xét các kết quả nghiên cứu, FDA đã chấp nhận phương pháp này, vẫn theo OCR.
“Bởi vì cần phải đưa một số vật dụng vào trong cơ thể, phương pháp trị liệu này chỉ áp dụng cho những bệnh nhân bị bệnh Parkinson nặng, không thể uống thuốc để chữa bệnh,” Bác Sĩ Daniel Trương, người kiểm tra phương pháp thử nghiệm này, được trích lời giải thích.
DUOPA là phương pháp đưa hỗn hợp hai loại thuốc “carbidopa” và “levodopa,” làm giảm sự phát triển của bệnh Parkinson, trực tiếp vào ruột, qua một cái ống nối với một cái bơm ở bên ngoài.
Khi bơm liên tục vào trong cơ thể, trong lúc bệnh nhân tỉnh táo, khoảng 16 tiếng mỗi ngày, lượng thuốc này được ổn định hơn, thay vì bị trồi sụt, nếu uống thuốc mỗi vài giờ đồng hồ.
“Khi uống thuốc, tôi có cảm giác viên thuốc chạy lên chạy xuống,” ông James Moore nói. “Sau khi uống thuốc xong, tôi gần như đi không nổi. Thế nhưng, sau khi bơm thuốc, tôi lại thấy khá hơn.”
Thuốc được bơm vào cũng có ảnh hưởng ngay lập tức, so với thuốc uống.
“Những người bị bệnh Parkinson nặng thường có vấn đề về tiêu hóa làm cho bao tử bị trống trải,” Bác Sĩ Daniel Trương giải thích. “Điều này làm giảm hiệu quả của thuốc uống vào. Chưa hết, bệnh nhân bị bệnh này cũng bị khó khăn khi uống thuốc.”
Sau hai tuần trị liệu, ông Moore nói, ông cảm thấy khỏe mạnh hơn, và cả hai vợ chồng ông có thể đi du lịch ở ngoại quốc.

Bác Sĩ Daniel Trương là một người nổi tiếng trong lãnh vực y khoa, từng viết bảy cuốn sách và khoảng 140 bài viết về y khoa. Ông từng sáng lập chương trình chữa bệnh Parkinson ở đại học UCI. Năm 1995, ông gia nhập bệnh viện Orange Coast Memorial, và đến năm 1997, ông thành lập viện chữa bệnh Parkinson tại bệnh viện này. (1)
                   
Mới đây, ông vừa được đại học y khoa Kazakh tại thành phố Almaty, Kazakhstan, trao bằng giáo sư danh
dự. (Đ.D.)

--------
( 1)Founded by Dr. Daniel D. Truong, a recognized expert in research and treatment of Parkinson's disease, dystonia and other movement disorders, the Institute was first established at the University of California, Irvine as the Parkinson's and Movement Disorder Program.
Today, the Institute is comprised of eight specialists dedicated to a full spectrum of patient care and research in the areas of Parkinson's disease and movement disorders, from medical treatment to surgical approaches. In addition to Dr. Daniel Truong, the Institute's specialists are Dr. Victor P***y, an expert in the treatment of spasmodic dysphonia; Dr. Mayank Pathak, who specializes in spasticity; Dr. Christina Nguyen, who specializes in Neuromuscular disorders; Dr Nguyen Thong, who specializes in brain trauma and general neurology.
We joined together with the common goals of investigating and treating neurological disorders that impair movement. These efforts are accomplished, of course, through the efforts of many people within the organization, including clinical and research staff.
st

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jan/2016 lúc 7:20am

Evan Le: thần đồng piano gốc Việt tại Mỹ   <<<<<

TTO - Chỉ mới 4 tuổi, tập chơi piano 10 tháng nhưng Evan Le được người hâm mộ gọi em là “thần đồng” khi xem cậu bé chơi nhạc của Mozart, J.S. Bach, Beethoven, Alberto Ginastera…

Evan%20Le. Evan Le.

Cậu bé “thần đồng” trở thành hiện tượng chơi piano trong cộng đồng Việt ở Mỹ này sinh ngày 31-5-2011 tại Torrance, California với tên đầy đủ là Evan Duy Quoc Le. Gia đình ban đầu mua đàn piano cho người anh lớn của Evan tập, không ngờ đó lại là cơ hội để Evan bộc lộ tài năng thiên bẩm của mình lúc chỉ mới lên 3 tuổi.

Bấy giờ Evan nghe người anh đang chơi một giai điệu, bỗng nhiên cậu chạy đến cây đàn piano. Evan đưa những ngón tay bé xíu bấm vào phím đàn và tạo ra được một giai điệu gần giống khiến anh trai và bố mẹ đều tròn mắt kinh ngạc.

Bố mẹ Evan lập tức tìm đến các trường dạy nhạc để gửi con nhưng tất cả đều chỉ nhận học viên từ 5 tuổi trở lên bởi nếu ở dưới độ tuổi đó, các cháu khó có thể nghiêm túc ngồi đàn. Những trường hợp con nhà nòi cho học đàn từ độ tuổi lên ba là do có bố mẹ ngồi hướng dẫn sát bên, nhưng đó cũng chỉ gọi là tiếp xúc sớm với đàn, còn đào tạo tài năng theo dạng thần đồng lại là một chuyện phức tạp hơn rất nhiều.

Evan%20Le%20say%20sưa%20chơi%20đàn. Evan Le say sưa chơi đàn.

Thế rồi gia đình đưa bé Evan đến trường nhạc VRMA, sau khi nhìn Evan chơi đàn chỉ trong vòng 2 phút, giảng viên Tường Vân của trường ngay lập tức nhận bé vô học. Có kinh nghiệm trui rèn các bé thiếu nhi từ năm 1996, giảng viên Tường Vân khẳng định chưa bao giờ gặp một tài năng “lạ thường” như Evan. 

Chỉ sau sáu tháng học piano kể từ cuối năm 2014, Evan tham dự cuộc thi Vstar Kids - cuộc thi dành cho trẻ em tài năng gốc Việt từ 6 đến 15 tuổi tại Mỹ. Sau khi biết về Evan, ban tổ chức thay đổi thể lệ, hạ độ tuổi thí sinh tối thiểu xuống là 4 để Evan có thể tham gia.

Tranh tài cùng với các anh chị đã học piano, múa, hát… từ nhiều năm, Evan vẫn tự tin chơi đàn và giành giải 3 của cuộc thi. 

Evan%20Le%20trên%20sân%20khấu%20cuộc%20thi Vstar%20Kids  Evan Le trên sân khấu cuộc thi Vstar Kids 

Nhạc sĩ Laszlo Mezo - cellist nổi tiếng người Hungary - trầm trồ: “Evan là “nghệ sĩ” trẻ tuổi nhất mà tôi từng “hợp tác” từ trước đến nay, nhưng bé có thái độ vô cùng nghiêm túc và chuyên nghiệp trong tập luyện và biểu diễn. Bé có khả năng ghi nhớ ngay lập tức tất cả những sự thay đổi trong bản nhạc mà tôi đưa ra”.

Mỗi ngày, Evan tập piano khoảng một tiếng rưỡi, chia làm hai đợt. Ngoài ra, em bắt đầu tập sáng tác những giai điệu cho riêng mình. Bên cạnh kỹ năng phân biệt âm điệu hoàn hảo, Evan Le còn có khả năng đọc và nhớ bản nhạc cực nhanh. 

Evan%20có%20thể%20chơi%20bản Turkey%20March%20nổi%20tiếng. Evan có thể chơi bản Turkey March nổi tiếng.

Chị Lyco Nguyen - mẹ bé Evan - cho biết: “Những show giải trí hàng đầu ở Mỹ như Ellen Degeneres, America’s Got Talent... đều ngỏ ý mời Evan tham dự. Gia đình đã từ chối vì những chương trình đó quá nặng tính giải trí, hơn nữa, khi tham gia sẽ rất cực cho bé. Đối với gia đình, ở tuổi của Evan, giáo dục là điều quan trọng hơn hết”.

Tuy nhiên, đối với những chương trình giới thiệu tài năng, mang tính nghệ thuật thật sự, bố mẹ Evan chấp nhận cho Evan làm quen dần. Evan vừa quay xong Little Big Shots –  một chương trình giới thiệu các tài năng trẻ – cho kênh truyền hình nổi tiếng NBC. Chương trình giới thiệu về Evan sẽ được NBC phát sóng vào tháng 4-2016 tới.

Trong chương trình này, Evan trình diễn bản Turkey March (Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ) của thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart, bản nhạc mà bất cứ học viên piano nào cũng thuộc nằm lòng.

Cậu%20bé%20“thần%20đồng”%20trở%20thành%20hiện%20tượng%20chơi%20piano%20trong%20cộng%20đồng%20Việt%20ở%20Mỹ Cậu bé “thần đồng” trở thành hiện tượng chơi piano trong cộng đồng Việt ở Mỹ

*Xem clip thần đồng piano gốc Việt Evan Le chơi nhạc J.S. Bach



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Jan/2016 lúc 7:22am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Feb/2016 lúc 4:56pm

VỊ CHUẪN TƯỚNG GỐC VIÊT THỨ HAI TRONG QLHOA KỲ

Fr : Huy Nguyen * Kim Dung* Tran Ngoc Toan
Vị Chuẩn Tướng gốc Việt thứ hai trong quân lực Hoa Kỳ
Trần Du SinhNguồn: Thế Giới Mới
2016-02-13  

Trong năm 2014, dư luận trong nước và cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại đều hân hoan và thán phục trước tin anh Lương Xuân Việt, một Đại Tá Lục Quân Hoa Kỳ được thăng hàm Chuẩn Tướng, trở thành một quân nhân Mỹ gốc Việt mang quân hàm cao nhất. 

Một năm sau, một tin vui tương tự đến với cộng đồng người Việt

 khi Đại Tá Vệ Binh Quốc Gia của Tiểu Bang Virginia, ông Lapthe C. Flora, có tên Việt là Châu Lập Thể, được thăng Chuẩn Tướng. Lễ thăng chức sẽ diễn ra vào mùa xuân năm 2016. 
 Giới Thiệu Về Vệ Binh Quốc Gia Hoa Kỳ
Vệ Binh Quốc  Gia là lực lượng dự bị của Lục Quân Hoa Kỳ. Trong khi các binh chủng khác chỉ có một lực lương trù bị thì Lục Quân Hoa Kỳ có đến hai lực lượng gọi là Reserve (Dự Bị) và National Guard (Vệ Binh). Sự khác biệt chính giữa hai lực lượng dự bị này nằm ở chổ cấp chính quyền họ nhận lệnh. Trong khi Army Reserve phục vụ chính quyền liên bang thì National Guard nhận lệnh của chính quyền Liên Bang lẫn Tiểu Bang, và nhận kinh phí hoạt động từ chính quyền Tiểu Bang là chính. Vì vậy Vệ Binh quốc gia có quy mô lớn hơn, có căn cứ và cơ sở đào tạo riêng, trong khi phần lớn Army Reserve dùng chung căn cứ của Lục Quân trên khắp lãnh thổ của Hoa Kỳ.Cũng xin giới thiệu sơ qua về Quân Lực Hoa Kỳ. Quân lực Hoa Kỳ bao gồm năm ngành tác chiến là Lục Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Hải Quân, Không Quân, và Tuần Duyên. Về mặt hành chánh thì Thủy Quân Lục Chiến là lực lượng tác chiến thuộc Bộ Hải Quân, dù lực lượng này có chương trình huấn luyện và nhiệm vụ chiến lược riêng.
Từng là một trong năm lực lượng tác chiến của Hoa Kỳ, Tuần Duyên ngày nay đã trở thành một phần của Bộ Nội An. Bộ Nội An là bộ mới thành lập sau sự kiện khủng bố 9-11. Tuy nhiên, trong thời chiến, Tuần Duyên sẽ phối hợp với Hải Quân Hoa Kỳ trong việc bảo vệ nước Mỹ. Hai lực lượng này đã có lịch sử hơn 200 năm hỗ trợ lẫn nhau trong chiến tranh trên biển.
Ngoài ra, có hai ngành cán chính liên quan trực tiếp tới quân đội Hoa Kỳ là Đoàn Uỷ Nhiệm Y Tế Công Cộng (Public Health Service Commission Corps) và Đoàn Uỷ Nhiệm Khí Tượng và Không Gian (National Oceanic Atmospheric Administration Corps). Hai ngành này chỉ có Sĩ Quan mà không có lính. Sĩ quan của hai ngành này có trình độ giáo dục và huấn luyện khá cao.
Sự kiện sắp có một Chuẩn Tướng Vệ Binh quốc gia gốc Việt là một sự hi hữu vì con số người Việt tham gia Vệ Binh quốc gia không nhiều bằng ở các binh chủng khác như Lục Quân hay Hải Quân. Chuẩn Tướng tương lai Châu Lập Thể sanh năm 1962 tại Việt Nam. Thân phụ anh là một thủy thủ của Hải Vận Đội (Merchant Marines) của Việt Nam Cộng Hòa. Ông hy sinh lúc anh mới lên hai tuổi. Năm 1980 anh vượt biên và được đưa vào trại tị nạn ở Nam Dương. Một năm sau đó anh được ông bà Flora bảo trợ và nhận làm con nuôi. Cũng từ đó anh mang họ Flora bên cạnh cái tên Lập Thể được nhập chung là Lapthe C Flora.
Lý Lịch Vị Chuẩn Tướng Tương Lai
Anh Châu Lập Thể được phong hàm sĩ quan bộ binh năm 1987 từ Học Viện Quân Sự Virginia. Tại đây anh hoàn thành văn bằng cử nhân khoa học chuyên ngành sinh học. Năm 2011 anh tốt nghiệp bằng Cao Học về nghiên cứu chiến lược tại Đại Học Chiến Tranh Lục Quân ở tiểu bang Pennsylvania. 
Về binh nghiệp, với bề dày 28 năm phục vụ, Đại Tá Châu Lập Thể đã đảm nhận nhiều cương vị khác nhau, và ở cương vị nào anh cũng hoàn thành xuất sắc. Với một sĩ quan dự bị, quá trình thăng chức của anh thật ấn tượng, thể hiện sự bền bỉ phấn đấu và khả năng lãnh đạo xuất sắc. Những điểm son trong binh nghiệp của ông thể hiện qua nhiệm vụ huấn luyện và điều phối hoạt động ở Bosnia năm 2001, ở Kosovo năm 2006 trong lực lượng gìn giữ hòa bình và chiến trường Afghanistan năm 2011 trong cương vị giám đốc Liên Quân Bộ Binh với Lục Quân Quốc Gia Afghanistan. Với bảng thành tích xuất sắc cùng với khả năng lãnh đạo đã được thử thách qua nhiều   cương vị khác nhau, Đại Tá Châu Lập Thể đã được đề cử và được quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận thành Chuẩn Tướng Vệ Binh Quốc Gia vào năm tới.


           
Vài hình ảnh về cuộc đời binh nghiệp của Đại Tá Châu Lập Thể (Lapthe C Flora.) United States Colonel Lapthe Flora official photo at The National Infantry Museum Fort Benning Georgia.jpg
 Hội Quân Nhân Mỹ Gốc Việt VAUSA (Vietnamese American Uniformed Services ***ociation)
Vào năm 2007 Thiếu Tá Hải Quân- Luật Sư Christopher Phan được điều đến Iraq để làm việc với biệt đội hải kích. Tại đây anh gặp Trung Tá Nguyễn Văn Thọ. Hai vị sĩ quan gốc Việt này cam kết là sẽ giữ liên lạc với nhau khi trở về Hoa Kỳ
Giữ đúng lời cam kết này, cùng với Thượng Sỹ Thảo Bùi, Đại Úy Triết Bùi và Đại Úy Hiền Vũ, nhóm quân nhân đồng hương này đã soạn thảo điều lệ và luật lệ cho tổ chức quân nhân Mỹ gốc Việt có tên tiếng Anh là Vietnamese American Armed Forces ***ociation (VAAFA) vào ngày 23 tháng 8 năm 2008.

  VAAFA được Tiểu Bang Cali chính thức công nhận ngày 15 tháng 9 năm 2008. Số lượng thành viên VAAFA ngày càng đông và tổ chức này càng vươn xa. Với mục tiêu vươn xa hơn để chào đón tất cả quân nhân Mỹ gốc Việt trong quân lực Hoa Kỳ, VAAFA kết nạp thành viên từ Đoàn Uỷ Nhiệm Y Tế Công Cộng (Public Health Service Commission Corps) và Đoàn Uỷ Nhiệm Khí Tượng và Không Gian (National Oceanic Atmospheric Administration Corps) và chính thức đổi tên thành VAUSA (Vietnamese American Uniformed Services ***ociation) từ tháng 9 năm 2014. Hiện tại Với thành viên hơn 1100 hội viên, VAUSA có sự tham gia của người Việt ở tất cả 7 lực lượng quân của Quân Lực Hoa Kỳ và ngày càng lớn mạnh.
Nhiều thành viên của VAUSA đã được các báo chí Việt Ngữ và dòng chánh gặp gỡ phỏng vấn và viết bài giới thiệu. VAUSA cũng là hình ảnh người Việt tham gia vào dòng chánh Hoa Kỳ trên lãnh vực quốc phòng. Nhiều cựu quân nhân của VAUSA đã thành công trên lãnh vực chính trị, mở ra một tương lai hứa hẹn cho cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ khi những chính trị gia gốc Việt có thành tích phục vụ Hoa Kỳ một cách tự hào từ quân đội. Hướng đi sắp tới của VAUSA là sẽ tăng cường những hoạt động chung với cộng đồng Việt Nam, đồng thời giúp đỡ các thành viên thăng tiến quân nghiệp và giúp đỡ gia đình gia đình quân nhân trong hoàn cảnh khó khăn hay lúc họ làm nhiệm vụ ở nước ngoài.



(Xin vào website http://vausa.us/ để tìm hiểu thêm về Hội Quân Nhân Mỹ Gốc Việt VAUSA)
Lời Kết
Vị Chuẩn Tướng tương lai Châu Lập Thể là một thành viên của VAUSA, và là niềm tự hào lớn của các quân nhân gốc Việt. Cùng với Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, Đại Tá Hải Quân Lê Bá Hùng và nhiều quân nhân gốc Việt cao cấp khác, người Việt đã cho thế giới thấy được dân tộc Việt là một dân tộc có tài thao lược quân sự, có truyền thống quân sự và tinh thần chiến đấu cao. Thành viên VAUSA luôn tiếp nối truyền thống và niềm tự hào này.
Trần Du Sinh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Mar/2016 lúc 10:49am
Bác Sĩ Daniel Trương Dũng, một vinh dự lớn cho người Việt Nam

Bác sĩ Daniel Trương Dũng trước văn phòng của ông, phía sau là hình Mục Sư Rick Warren và tài tử điện ảnh nổi tiếng ca ngợi bác sĩ người Việt Daniel Trương Dũng


FOUNTAIN VALLEY – Ngày 7 tháng 12, 2015, tại hội nghị các bác sĩ tâm thần và bệnh Parkinson toàn thế giới họp tại Milan, Ý, những người tham dự đã bỏ phiếu bầu bác sĩ Daniel Trương Dũng làm Chủ Tịch Hội Các Bác Sĩ Chuyên Về Bệnh Parkinson Và Những Bệnh Liên Quan Trên Toàn Thế Giới. Đây là một vinh dự rất lớn cho toàn thể người Việt Nam nói chung, và cho người Việt hải ngoại nói riêng. Dù rất bận rộn chữa trị cho hàng ngàn bệnh nhân khắp toàn cầu, bác sĩ Daniel Trương cũng dành cho Viễn Đông một buổi tiếp xúc đặc biệt tại văn phòng của ông ở địa chỉ: 9940 Talber Ave, #204 Fountain Valley, CA 92708 vào ngày thứ Năm, 3 tháng 3, 2016 vừa qua.

Vừa vào văn phòng và ngồi xuống, chuông điện thoại của bác sĩ reo. Từ đầu dây bên kia, một phụ nữ gọi điện thoại hỏi bác sĩ cách điều trị cho chồng bà bị chứng hoang tưởng. Sau khi trả lời cặn kẽ cho người phụ nữ, bác sĩ cho biết bà này gọi từ Việt Nam.

Sau đó, một bác sĩ người Mỹ gõ cửa. Bác sĩ Daniel nói với chúng tôi, “Xin lỗi, anh vui lòng ngồi đây chờ tôi một lát thôi, tôi có một bệnh nhân đang chờ.”

Bác sĩ Daniel đi với bác sĩ Mỹ khoảng 10 phút, ông quay lại nói chuyện với chúng tôi. Bác sĩ Daniel Trương năm nay khoảng 70 tuổi, vui vẻ, niềm nở trả lời tất cả những câu hỏi của chúng tôi. Đôi khi câu chuyện phải tạm ngưng vì bệnh nhân gọi điện thoại liên tục.

Bác sĩ nói, “Anh thấy đấy, tôi bù đầu vì bệnh nhân, có nhiều người ở các nước khác họ đâu biết giữa nước họ và nước Mỹ khác múi giờ nên họ cứ thấy cần là gọi, và nhiều đêm tôi mất ngủ vì bị đánh thức hoài, nhưng vì lương tâm nghề nghiệp, mình không thể làm bệnh nhân đã tin tưởng mình phải thất vọng.”



Bác sĩ Daniel Trương Dũng đang nói chuyện với phóng viên Viễn Đông tại phòng mạch của ông ở Fountain Valley ngày thứ Năm. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Trước hết, chúng tôi xin bác sĩ cho biết qua một chút về tiểu sử của mình. Bác sĩ Daniel nói, “Tôi người gốc Hải Phòng, ở đường Cát Dài, vào Nam năm 1954. học sinh trường Võ Trường Toản Saigon. Sau khi đậu Tú Tài toàn phần với điểm Ưu hạng, tôi được học bổng du học Đức quốc vào năm 1967 và tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa tại Đại Học Freiburg của Cộng Hòa Liên Bang Đức. Năm 1982 tôi sang Hoa Kỳ học chuyên ngành về bệnh Tâm Thần và bác sĩ nội trú tại các đại học danh tiếng như Medical University of South Carolina, thực tập sinh tại Columbia University và Londons National Hospital for Nervous Disease.

“Trong thời gian này, tôi có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh Parkinson và các bệnh rối loạn cử động, và bệnh tắt tiếng, người bệnh tự nhiên không nói được. Tại Đại Hội Thần Kinh Thế Giới lần thứ 22 họp tại Santiago, Chile (Nam Mỹ), tôi được bầu vào chức vụ Ủy Viên Giám Sát của Ủy Ban Điều Hành Hội Thần Kinh Thế Giới gọi tắt là WFN.

“Sau thời gian làm việc và nghiên cứu ở Anh Quốc, tôi trở lại Hoa Kỳ dạy tại UCI và sáng lập, đồng thời làm Trưởng Khoa Viện Parkinson và các bệnh liên quan như rối loạn cử động v.v. của trường đại học này.” Trong phòng làm việc của ông cũng như ở phòng tiếp khách, chúng tôi thấy để trên kệ sách khá nhiều cuốn sách và tạp chí bằng Anh Ngữ trong đó có cuốn “ Botulinum Toxia Therapy” rất nổi tiếng và cuốn “Thần Kinh Học Lâm Sàng” bằng tiếng Việt dầy 1,000 trang do bác sĩ Daniel khi về VN đã họp với các bác sĩ VN và ấn hành. Cuốn Thần Kinh Học Lâm Sàng hiện nay là sách gối đầu giường của các bác sĩ tâm thần tại Việt Nam.

Ngoài những sách, tạp chí còn có nhiều văn bằng của các quốc gia phong cho bác sĩ Daniel Trương là “Giáo Sư Danh Dự” của quốc gia họ như Ấn Độ, Hoa Kỳ, Mông Cổ, Pakistan, Rumania, Hungary, Đức v.v.. Bác sĩ Daniel cho chúng tôi biết, ngày 10 tháng 4, 2016 Việt Nam đã gửi thư mời ông đến để nhận tước hiệu “Giáo Sư Danh Dự Của Việt Nam.”

Sau đó, ngày 14 tháng 6, 2016 đến lượt Uzbekistan mời ông qua nước họ để nhận bằng “Giáo Sư Danh Dự” của Cộng Hòa Uzbekistan, một nước thuộc Liên Bang Sô Viết trước đây.mBác sĩ Daniel Trương cũng chỉ cho chúng tôi xem tấm ảnh của Mục Sư Rick Warren, vị Mục Sư riêng của Tổng Thống Obama và rất có thế lực tại Hoa Kỳ được chọn làm hình bìa tạp chí Time. Mục Sư Rick Warren gửi tặng Bác Sĩ Daniel với chữ viết tay trên tấm hình: “You are the best, Dr. Truong” và chữ ký bên dưới. Một tài tử nổi tiếng khác cũng tặng bác sĩ Daniel tấm ảnh với lời ghi tương tự.

Bác sĩ Daniel Trương Dũng đã có gần 200 bài viết cho tạp chí Y khoa Peer Review, tác giả của nhiều cuốn sách về thần kinh và tâm thần được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau như Pháp, Trung Hoa, Nga, Tây Ban Nha, Thái Lan, Mông Cổ, v.v..

Bác sĩ Daniel Trương là một trong bốn Chủ Biên các tạp chí : Journal of Neural Transmission – Journal of Parkinsonism and Related Disorders – Journal of Neurological Sciences – Future Neurology và World Neurology là những tạp chí hàng đầu thế giới về Thần Kinh.

Năm 1990, tờ Los Angeles Time chạy hàng tít lớn trên báo: “The Miracle Doctor” (Bác Sĩ Có Phép Lạ). Bài báo đã ca ngợi bác sĩ Daniel Trương Dũng là một bác sĩ có phép lạ khi lần đầu tiên trên thế giới, một bác sĩ chữa khỏi nhiều bệnh nhân bị bệnh Parkison và bệnh tắt tiếng nói, mà trước đó bệnh nhân tưởng như mất hết hy vọng.

Sau khi bài báo trên được phổ biến, danh tiếng của bác sĩ Daniel Trương được khắp toàn cầu biết đến, bệnh nhân của ông càng đông thêm, có những bệnh nhân từ khắp nơi trên thế giới đã đến nhờ bàn tay tài hoa của ông đem lại cuộc sống bình thường cho họ.

Nhiều nước trên thế giới mời ông đến thuyết trình và hướng dẫn các bác sĩ nước họ về cách chữa trị bệnh Parkinson và những bệnh liên quan, khiến mỗi năm ông phải di chuyển trên 140 ngàn dặm bằng phi cơ; đó là một nỗ lực phi thường của một lương y hết lòng vì lương tâm và bổn phận.

Đón đọc số báo ngày Chủ Nhật: Những trường hợp điển hình được chữa khỏi nhờ bác sĩ Daniel Trương. Một bệnh nhân được chữa khỏi tặng cho bác sĩ Daniel một triệu Mỹ kim, nhưng ông tặng lại hết cho Bệnh Viện. Phương Pháp chữa bệnh Parkison và Tắt Tiếng thông qua Webcam như thế nào. Tấm lòng của ông đối với đồng bào trong nước ra sao và trách nhiệm của một tân Chủ Tịch Hội Đồng Các Bác Sĩ Về Parkison và các bệnh liên quan.
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Apr/2016 lúc 9:37am

GẮN CẤP BẬC THIẾU TÁ HOA KỲ TẠI TƯỢNG ĐÀI VIỆT MỸ

WESTMINSTER -- Có thể coi là niềm vui dân Việt qua hiện tượng lần đầu tiên một sĩ quan Mỹ gốc Việt, con rể một gia đình Mỹ gốc Việt có hai trai một rể đều là sĩ quan Mỹ gốc Việt, 

 yêu cầu đại diện đơn vị của Quân Lực Hoa kỳ gắn cấp bực Thiếu Tá Quân Lực Mỹ cho mình ngay tại Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ ở Little Saigon lúc 4 giờ 30 ngày Thứ Sáu 15 tháng Tư, năm 2016.
Đó là gia đình nhà giáo Đào hữu Ngạn, Giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Saigon, Hiệu Trưởng Trung Học Chợ Lách (Vĩnh Long) được Bộ cử lên làm Phụ Tá Chánh sự Vụ Sở Học Chánh tỉnh Vĩnh Long.
Sau 30 tháng Tư 1975, CS Bắc Việt cưỡng chiếm được Miền Nam, Ông bị đi tù cải tạo nhiều năm. Khi về nhà cửa, xe cộ, ruộng vườn ở Chợ Lách một quận vườn trái cây nổi tiếng ngon, bị CS tich thu hết. Con cái Anh đầu xanh vô tội cũng bị CS đuổi ra khỏi trường.
Vượt biên nhiều lần sau cùng đến được Bidong và được Hoa kỳ chấp nhận cho định cư, đến Mỹ vào tháng 10 năm 1984.
Hai vơ chồng làm đủ ngành nghề để nuôi con ăn học để trở thành người hữu dụng cho xã hội, để xứng đáng cho hoài vọng của những người thân còn kẹt và khổ bên quê nhà và cũng để xứng đáng cho cuộc vượt biên thừa chết thiếu sống của mình và gia đình.
Khi con lớn khôn, tốt nghiệp tình nguyện vào Quân đội Mỹ. Anh kể lại cho bạn bè, khi mấy con về phép từ trường sĩ quan, chúng nói thời gian đầu huấn nhục để thử thách sư chịu đựng của sinh viên sĩ quan, có bạn chưa từng gian khổ như lớp trẻ VN vượt biên, các bạn ấy chịu không nổi và rút lui. Nhưng ba con và rể gia đình này nghĩ mình là người tỵ nạn CS, chẳng có tài sản, của phụ ấm gì cả, cha mẹ mình làm việc tất bật, cực khổ, cho mình ăn học, nên phải cố gắng không màng gian khổ cực nhọc trong thời kỳ huấn nhục để vươn lên.
Nhờ thế mà hai con anh là Nhựt Đào đã tốt nghiệp, ra trường thăng tiến trong binh nghiệp nay là Thiếu Tá Không Quân Mỹ, và Quang Đào cũng thế nay là Đại uý Hải Quân Mỹ, và chú rể là Huệ Nguyễn, Đại Uý Lục Quân Mỹ được vinh thăng, gắn cấp bực Thiếu Tá tại Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ. Hiền thê của Th/tá Huệ là con gái của Anh Ngạn, tốt nghiệp Tiến sĩ Luật Khoa và đang làm giám đốc Choc Hospital ở Seattle cũng có mặt trong ngày vui của gia đình
Việc chọn địa điểm này là nguyện vọng của một gia đình và của hai con trai và một rể vốn là sĩ quan cấp tá và uý nói trên và đề nghị được đơn vị Quân Đội Mỹ lo tổ chức gắn cấp bực cho Th/tá Huệ Nguyễn.
Nguyện vọng rất được thành phố Westminster tạo mọi điều kiện dễ dàng,cho sử dung công trình Tượng Đài từ 4 giờ ngày Thứ Sáu 15 tháng Tư. Quân Đội lo sắp xếp mọi việc.
Ý kiến của gia đình quân đội gốc vượt biên này muốn gắn cấp bực cho Th/tá Huệ Nguyễn tại Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ là gia dình và ba con rể sĩ quan của Anh Ngạn muốn tỏ lòng tri ơn sâu xa đối với thân nhân, gia đình, công đồng đã ủng hộ tinh thần vật chất để dàn hậu duệ có ngày hôm nay. Cũng như cám ơn nhân dân và chánh quyền Mỹ đã dang tay ra cho người Việt đinh cư, giúp ăn ở học hành. Và cám ơn các chiến sĩ quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà và Mỹ đã hy sinh để bảo vệ tự do, dân chủ cho đồng minh Việt Nam Công Hoà. Nên gia đình có thực hiện một vòng hoa rất lớn kính dâng anh linh tử sĩ Việt Mỹ.
Vốn gốc là một gia đình nhà giáo khiêm tốn, Anh Ngạn chỉ cho một số đồng nghiệp hay đến chia vui. Thế mà gần mấy chục người dự. Chủ Tich Công Đồng Người Việt Quốc gia, Nghị Viên Phát Bùi của TP Garden Grove cũng hay và đến dự, tặng cho Th/tá Huệ Nguyễn một Thơ Chúc Mừng. Vi sĩ quan chủ lễ rất tôn trọng công động Mỹ gốc Việt và người dân cử điạ phương dành cho Ô Phát Bùi phát biểu ngay sau khi Thiếu Tá Huệ Nguyễn được gắn cấp bực.
Sau đó gia đình mời thân hữu và các quân nhân Mỹ đến nhà hàng Diamond Seafood dư tiệc "rửa lon" theo truyền thống Quân Lực VN Cộng Hoà.
Việt Báo
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 14/Jul/2016 lúc 8:11pm


https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=21f6e30831&view=fimg&th=155ebe794b10e59d&attid=0.0.3&disp=emb&realattid=dfce6d68a4643575_0.4&attbid=ANGjdJ95uMrcLGtuoEF5Lfz6z-oXVB4UYg-hbix_tWjU37DgkbNjw1aV9csYv-mHzxbY77fCHA387976UPvgj5nxVf9PxLwuw5ithK2y79sERWTGsr56RHZKyOGN8ps&sz=w720-h480&ats=1468543633250&rm=155ebe794b10e59d&zw&atsh=1
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 14/Jul/2016 lúc 8:14pm

LUẬT SƯ NGUYỄN THỊ THÚY-VIỆN TRƯỞNG ĐẠI HỌC GỐC VIỆT ĐẦU TIÊN TẠI HOA KỲ


VẺ VANG DÂN VIỆT - LUẬT SƯ NGUYỄN THỊ THÚY
VIỆN TRƯỞNG ĐẠI HỌC GỐC VIỆT ĐẦU TIÊN TẠI HOA KỲ


Ngày 1 tháng Bảy vừa qua, trường Đại Học Cộng Đồng Foothill tại Bắc California chính thức có Viện trưởng mới người Mỹ gốc Việt, cô Nguyễn Thị Thúy.


Đại học Foothill là một trường lớn với hơn 13.000 sinh viên, 300 nhân viên và giảng viên. Tỷ lệ sinh viên Mỹ gốc Việt khoảng 5%. Cô Nguyễn Thị Thúy đã vượt qua cuộc tuyển chọn kéo dài một năm giữa 4 ứng viên nặng ký, mà để được chọn, nhất định cô phải trội hơn những người da trắng.


Năm nay 41 tuổi, Nguyễn Thị Thúy đến Mỹ từ lúc lên 3, sau một chuyến vượt biển cùng gia đình năm 1978. Năm 14 tuổi, cô là học sinh xuất sắc của trung học Castlemont của thành phố Oakland. Tốt nghiệp thủ khoa trung học Castlemont High, Nguyễn Thị Thúy vào đại học Yale chuyên ngành triết học, tiếp đến là văn bằng Luật tại UCLA ở California. Cô đã dạy Luật tại đại học CSU East Bay trong nhiều năm.


Điều thú vị là năm 2000 khi còn là sinh viên Luật khoa, Nguyễn Thị Thúy từng là đồng tác giả quyển sách Anh ngữ “25 Vietnamese Americans in 25 Years”, “25 Chân Dung Mỹ Gốc Việt Trong 25 Năm”. Đây là một trong những quyền sách đầu tiên nói về sự thành công của người Việt ở Hoa Kỳ.


Cô cũng là người nói tiếng Việt lưu loát không thua tiếng Anh là ngôn ngữ cô học cũng như giao tiếp hàng ngày:


Đến Mỹ lúc 3 tuổi nhưng Thúy nói tiếng Việt trôi chảy, cô giải thích : "Phạm Quỳnh từng nói Tiếng Việt còn thì nước còn, tiếng Việt mất thì nước mất, cái mất đó không sao vãn hồi được”.


Bố mẹ tôi rất chú trọng việc cho chúng tôi nói tiếng Việt, cho đi học trường Việt ngữ. Tôi cũng thích nghe nhạc Việt, nhạc Việt rất sâu sắc, rất tình cảm. Tôi cứ chạy nhạc rồi viết chữ xuống, coi như tập chính tả luôn. Đó là lý do tại sao hôm nay tôi có thể nói tiếng Việt với cộng đồng Việt Nam. Biết thêm một ngôn ngữ, đặc biệt ngôn ngữ gốc của mình, sẽ tạo cho mình cơ hội tiến thân.


Lương Viện trưởng của cô trong năm nay là 192.262 USD.

Nguyễn Thị Thúy có gia đình và hai con.

Chồng cô, Thắng Nguyễn Barrett từng là Chánh án Tòa thượng thẩm gốc Việt đầu tiên vào năm 1997.


Chúc mừng Luật sư Nguyễn Thị Thúy, người Mỹ gốc Việt đầu tiên được chọn vào chức vụ hiệu trưởng một trường đại học trên toàn nước Mỹ.
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Aug/2016 lúc 7:26pm

Louisiana: Thanh niên gốc Việt cứu người trong cơn lũ dữ 

BATON ROUGE, Louisiana (NV) – Một nhân viên cấp cứu gốc 
Việt cứu được một phụ nữ và con chó của bà này khỏi chiếc xe bị chìm do nước lũ ở Louisiana cuốn đi hôm Thứ Bảy, 13 Tháng Tám vừa qua, theo bản tin của New York Times.

David Phung nhảy từ chiếc thuyền cấp cứu xuống dưới làn nước đang chảy xiết mạnh và làm mọi cách để đập vỡ nắp xe để kéo người phụ nữ khỏi chiếc xe, theo ghi hình của CBS News.

Người phụ nữ la lên "Tôi đang bị chìm, tôi sắp bị chết đuối!". David và một người đàn ông khác trên thuyền lập tức nghe thấy.
"Chúng tôi đang đến đây, chúng tôi đang đến," hai người cùng hét lớn.
Cả hai cố gắng đập vỡ cửa sổ xe để kéo người phụ nữ ra trước khi David quyết định nhảy xuống nước và đập nắp xe.

Cánh tay của nạn nhân nổi lên được một chút rồi dần dần tuột xuống dưới nước. David lập tức lặn xuống và kéo đầu nạn nhân lên khỏi dòng nước.
"Cứu cả con chó của tôi nữa," người phụ nữ nói.
David lặn xuống rồi sau đó chồi lên. "Tôi không thấy con chó đâu," David nói.
"Không, nó vẫn còn ở dưới đó," người phụ nữ trả lời.


David tiếp tục lặn xuống thêm lần nữa, và lần này, anh ngoi lên mặt nước với trên tay là con chó nhỏ màu trắng.
Sau đó, anh giúp cả hai leo lên thuyền của mình.
Người phụ nữ này và con chó của bà là một trong số những người may mắn thoát chết trong trận lũ ở Louisiana vừa qua.
Robbie Reynold của kênh truyền hình WAFB ghi lại, nó đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng ở Anh và Mỹ. Các trang báo như NewYork DailyNews, AbcNews, BBC, Telegraph, The Guardian, The Independent,... đồng loạt ca ngợi chàng trai anh hùng gốc Việt này.
Theo dữ liệu của CBS, trận lũ giết chết ít nhất là ba người và có hơn 2,000 nhân viên cấp cứu trên toàn nước Mỹ được điều động đến để giúp đỡ.
Thống đốc Louisiana, ông John Bel Edwards, cho biết rằng, nước có thể tiếp tục dâng cao trong vài ngày tới.
"Tôi yêu cầu mọi người hãy kiên nhẫn, đừng đi ra ngoài đường mà hãy ở nhà," ông nói. "Ngay cả khi thời tiết tốt hơn, thì nó vẫn chưa an toàn." " '"(D.A)
 
Video
Woman, Dog rescued from Sinking car in Louisiana flooding
https://www.youtube.com/watch?v=5zDtb33BUds
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Aug/2016 lúc 4:53pm
EM BÉ TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG... bây giờ là Trung Tá Hoa Kỳ.




Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972 , một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ.

Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.


Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico.

Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.


Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo.

Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận.

Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ.

Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.


Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Bắc Việt tràn xuống phía Nam.

Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt.

Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:

-"Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”

Ông cố nài nỉ:
-"Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”

Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:

-"Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”

Người ôm vòng chiếc nón lá nói:

-"Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”

Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho thiếu úy Báo.

Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:


-“Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần ‘Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm’ nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: ‘Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.’”


Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài trả lời:

-“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”

Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:

-"Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”

Ông này nhìn ông Báo cười và nói:

-“Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”

Ông Báo thanh minh:

-“Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu tá Nhiều bảo:

-“Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” 

Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông:

-“Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”

Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.

Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được thả về.

Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico…


EM BÉ MỒ CÔI GẶP MAY MẮN


Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.

Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.

Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào cuối năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.

Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát.


Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?

Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.


Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:

“Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”

Bố nuôi James giải thích cho cô:

“Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”


Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc.

Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình.

Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.


Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương với tư cách một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân.

Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:


“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”

Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.


GẶP LẠI CỐ NHÂN

Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:

“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích.


Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”

Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell.

Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.

Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy người sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói.

Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.

Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8.2012.

Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào Thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn.

Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.


GIÂY PHÚT XÚC ĐỘNG

Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:
-“Cô đến đây tìm ai?”

Cô trả lời:

-“Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”

Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:



Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi.

Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích.

Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.


Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may.

Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi.

Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”

Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.


Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH, luôn đặt Tổ Quốc – Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Sep/2016 lúc 1:48pm
Quân nhân Canada gốc Việt hiến gan cứu con gái song sinh của đồng đội




Kris CHung và 2 cháu gái song sinh.
Ảnh: THe Canadian Press


Tin Ontario, Canada.- Kris Chung, một quân nhân Canada gốc Việt Nam đã giúp một người cha, cư dân Ontario giữ lấy sinh mạng của một trong hai đứa con gái song sinh lên 3 tuổi.


Tin của Citynews.ca cho biết, hồi năm ngoái, Kris Chung học năm thứ hai tại học viện Quân đội Hoàng gia ở Kingston, Ontario.

Anh vô tình đọc được bản tin và nhìn thấy hình ảnh của hai bé gái song sinh tên Phước và Bình Wagner sống cùng gia đình tại Kingston, con gái của một quân nhân tên Michael Wagner, đang tùng sự tại một đơn vị quân đội, và đã 3 lần làm nhiệm vụ tại Afghanistan.

Hai bé gái song sinh bị mắc một chứng bệnh rối loạn tế bào được gọi là hội chứng Alagille, có thể làm tổn thương gan, tim và nhiều cơ phận khác. Michael Wagner đã hiến tặng một phần gan của mình để cứu bé Phước trong khi bé Bình thì phải chờ một người khác có nhóm máu phù hợp.

Kris Chung, năm nay 21 tuổi đã quyết định ghi tên hiến một phần của lá gan cho bé Phước. Chung đã phải được một người anh em ruột ký giấy cam kết không khiếu nại trong trường hợp ông có thể mất mạng hoặc rơi vào tình trạng hôn mê sau khi hiến gan.

Chung đã gặp gia đình của bé gái song sinh sau cuộc phẫu thuật, loan báo sẽ thành lập tổ chức mang tên Twins For Hope để giúp đỡ trẻ em nghèo ở Việt Nam.


Hai bé gái được tặng gan chuẩn bị bước vào năm thứ hai của trường tiểu học đang phục hồi dần sức khoẻ.
st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 16 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.125 seconds.