Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: Hãnh diện Người Việt Nam ! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 16 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 21999
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2019 lúc 9:43am

Nhà phát minh tài năng và tâm huyết Việt trên đất Nhật

BM
Mang trong mình niềm đam mê nghiên cứu vì con người, đem lại sự sống cho những sinh linh bé nhỏ, chàng trai du học sinh người Việt năm nào giờ đây đã trở thành nhà phát minh đồng thời là một doanh nhân thành công trên đất Nhật.

Chàng sinh viên xứ Huế trên đất Nhật

BM  

Ông Trần Ngọc Phúc (tên tiếng Nhật: Kazufuku Nitta) sinh năm 1947 trong một gia đình khá giả ở Huế. Về sau, gia đình ông chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông sang Nhật theo học ngành hóa công nghiệp tại Đại học Tokai năm 1968 bằng chi phí của cha mẹ.

BM
Ông Trần Ngọc Phúc (tên tiếng Nhật: Kazufuku Nitta).

Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1974, ông nhận được học bổng dành cho nghiên cứu sinh của hội The Asian Students Cultural ***ociation và xin vào thực tập tại hãng chế tạo thiết bị y khoa Senko Medical Instrument Manufacturing. Ông dự định mang những kiến thức mình đã học hỏi được về áp dụng cho Việt Nam.

Ban đầu, sau khi sang Nhật ông thường liên lạc với gia đình ở Việt Nam qua điện thoại. Nhưng chiến tranh tiếp diễn, sau năm 1975 ông hoàn toàn mất liên lạc với gia đình tại Sài Gòn. Vốn được sinh ra trong một gia đình khá giả ở Việt Nam, cha mẹ chiều theo mơ ước của ông, gửi ông sang học tại Nhật và ông luôn mang trong mình tâm niệm sẽ mang những điều mình học hỏi được quay trở về xây dựng quê hương. Bởi vậy, việc mất liên lạc với gia đình đã khiến tinh thần của ông bị khủng hoảng trầm trọng. Ông nghĩ rằng mình đã mất quê hương và sẽ chẳng bao giờ có cơ hội trở về.

Những suy nghĩ tiêu cực bủa vây lấy ông, đến nỗi ông phải tránh đến gần cửa sổ trong các toà cao ốc, vì chỉ e trong lúc phẫn chí sẽ đi tìm cái chết. Sau hơn một tháng bế tắc và khủng hoảng, nhờ sự khích lệ của bạn bè, ông quyết định ở lại Nhật và tiếp tục làm việc.

Đam mê nghiên cứu vì sinh mạng con người

BM
  
Quyết định ở lại Nhật Bản, ông hiểu rằng không phải ai cũng dễ dàng sống được ở một vùng đất mới. Để tạo chỗ đứng trên mảnh đất xứ Phù Tang, ông muốn tìm cho mình con đường chưa ai từng đi, làm việc chưa ai từng làm.

Khi ông vào phòng hồi sức cấp cứu của trẻ em, nhìn những đứa trẻ bé bỏng trong lồng kính ông nghĩ: “đây là thiên thần xuống trần gian nhưng bị gãy cánh” và ông muốn giúp các thiên thần có thể sải đôi cánh của mình khi đến thế giới này. Vì vậy, ông đã quyết định dấn thân vào con đường chế tạo máy hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh mà không một ai ở Nhật Bản dám làm lúc đó. Theo thống kê năm 1975, tỉ lệ tử vong của các bé sinh non có cân nặng từ 500gr đến dưới 1kg tại Nhật Bản gần 90%, thuộc hàng cao nhất các nước phát triển trên thế giới. Đây vốn là một bài toán hóc búa đối với các bác sĩ, bởi buồng phổi của các bé còn quá yếu ớt. 

BM
Nhìn những đứa trẻ bé bỏng trong lồng kính… ông đã quyết định dấn thân vào con đường chế tạo máy hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh mà không một ai ở Nhật Bản dám làm lúc đó.

Lựa chọn con đường này, những khó khăn ban đầu không ít. Rất nhiều người phản đối việc làm này của ông vì cho đây là việc không thể. May mắn thay, Giám đốc công ty Senko Ika đã tạo điều kiện cho ông đi học những kiến thức liên quan đến hô hấp ở một trường đại học Y trong khoảng 1 năm, sau đó là thực tập ở một số đại học Y khác. Ông cũng phải tự mày mò học thêm, tự nghiên cứu ngày đêm vì lúc bấy giờ ở Nhật Bản chưa có ai nghiên cứu về ngành này.

Sau thời gian học tập, ông trở về công ty cũ làm việc ở bộ phận nghiên cứu gây mê và hô hấp. Ông dành 10 năm để cống hiến cho công ty đã có công đào tạo, giúp đỡ mình.

Năm 1982, ông thuyết phục vợ cùng giúp ông thành lập công ty Metran Co, Ltd. bằng tiền hưu trí, tiền tiết kiệm và vay ngân hàng để theo đuổi mơ ước làm giảm số tử vong của các trẻ sinh thiếu tháng. Ông dồn hết tâm sức vào việc chế tạo “Máy hô hấp nhân tạo dao động cao tần số HFO (High Frequency Oscillatory Ventilation)” thích hợp cho hai lá phổi mong manh của các bé sơ sinh.

BM
Công ty Metran Co, Ltd.

Sau bao nỗ lực và cố gắng cuối năm 1982, ông chế tạo thành công máy HUMMINGBIRD 1. Máy thở này của công ty Metran đã đoạt giải nhất trong cuộc thi do hội The U.S. National Institutes of Health đặt ra tại Mỹ. Đây được xem là điều đã làm nên nền tảng cho công ty của ông.

BM
Máy thở tần số cao “Humming Bird” – Thế hệ đầu tiên.

Từ thành công ban đầu có được, ông cố gắng nghiên cứu, phát minh và phát triển máy đều đặn, hết cái này đến cái khác. Kết quả ông đã thành công trong việc chế tạo máy dùng cho cả trẻ em và người lớn.

BM

Hiện tại, Công ty Metran tại Nhật Bản có khoảng 50 nhân viên. Công ty tuy nhỏ nhưng đối với ông, khi làm việc trong lĩnh vực y khoa, điều cần nhất là trách nhiệm với xã hội và con người.

Bởi “Thi ân mà không cần đáp trả”, đây là điều ông đã học được từ cha mẹ mình.

BM
Công ty tuy nhỏ nhưng đối với ông, khi làm việc trong lĩnh vực y khoa, điều cần nhất là trách nhiệm với xã hội và con người.

Kết quả thống kê tại Nhật cho thấy theo đà hoàn thiện của máy thở HFO, tỉ lệ tử vong của trẻ sinh non tại Nhật giảm dần trong hơn một thập niên qua. Đối với trẻ sinh non cân nặng 900gr, số tử vong năm 1990 là 150 cháu thì đến năm 2005 chỉ còn dưới 50 cháu. Đối với trẻ nặng 600 gam thì tử suất năm 1990 là 400 cháu và năm 2005 chỉ còn 200 cháu. Đặc biệt đối với trẻ nhẹ hơn 400gr thì tử vong từ 1.000 cháu năm 1990 chỉ còn dưới 500 cháu vào năm 2005.

Năm 2007, em bé nhỏ nhất sinh ra tại Nhật Bản chỉ nặng 265gr, có thể nằm trên bàn tay của người lớn. Những đứa trẻ đặc biệt như thế này, nếu dùng máy hỗ trợ hô hấp thông thường thì rất khó cứu sống và để lại nhiều di chứng. Nhưng sử dụng máy hỗ trợ hô hấp do ông nghiên cứu thì tỷ lệ các cháu sống sót mà không để lại di chứng rất cao.

BM
Năm 2007, em bé nhỏ nhất sinh ra tại Nhật Bản chỉ nặng 265gr.

Với những con số như thế, dễ hiểu tại sao thiết bị này hiện được trang bị tại 90% các trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh toàn nước Nhật với hơn 1.400 máy đang vận hành. Ngoài ra, các máy này đã được xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

BM
Dễ hiểu tại sao thiết bị này được trang bị tại 90% các trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh toàn nước Nhật với hơn 1.400 máy đang vận hành.

Sau rất nhiều kỳ tích mà những chiếc máy hỗ trợ hô hấp của ông tạo ra, ngày 25/11/2017, một đài truyền hình của Nhật Bản đã thực hiện chương trình mà thông qua đó, ông Trần Ngọc Phúc đã gặp được hai cháu bé sinh non nhờ có thiết bị của ông mà được cứu sống và giờ đây đã lớn khôn, khỏe mạnh. Gia đình của hai bé coi ông như ân nhân. Cuộc gặp gỡ đầy niềm hạnh phúc vui sướng cho cả ông và gia đình hai bé. Các cháu biểu diễn kiếm đạo và piano cho ông xem, chia sẻ ước mơ của chúng cho ông nghe. Sản phẩm nghiên cứu của mình đã cứu được những đứa trẻ như vậy, có lẽ đó là một trong những món quà tuyệt nhất đối với ông.

Đặc biệt, tháng 7 năm 2012, công ty của ông đã được Nhật hoàng Akihito lựa chọn để ghé thăm. Nhật hoàng đã cảm ơn vì có những doanh nghiệp như ông đang nỗ lực để bảo vệ trẻ em Nhật Bản. Hàng năm, Nhật hoàng chỉ chọn 3 doanh nghiệp vừa và nhỏ làm điểm đến trong lịch trình bận rộn của mình vì vậy, việc được Nhật Hoàng ghé thăm là một sự ghi nhận đối với những cống hiến của ông trên đất Nhật.

BM

Sau 33 năm thành lập và phát triển, Công ty Metran đã nhận được nhiều giải thưởng lớn của Chính phủ và các địa phương ở Nhật Bản. Năm 2007, Metran được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chọn là một trong 300 công ty có tiềm năng phát triển mạnh nhất. Năm 2012, Metran đạt “Giải thưởng sáng tạo lớn” lần thứ 4 của Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản dành cho “Dụng cụ hô hấp nhân tạo bảo vệ sinh mệnh của trẻ siêu sinh non”.

BM
Công ty Metran đã nhận được nhiều giải thưởng lớn của Chính phủ và các địa phương ở Nhật Bản.

Nối tiếp thành công, tháng 11 năm 2018 ông tiếp tục nhận được huân chương mặt trời mọc tia sáng bạc, phần thưởng cao quý cho nỗ lực của ông suốt 50 năm sống tại nước Nhật.

Triết lý kinh doanh coi trọng đạo đức

BM
  
Trở thành một nhà phát minh đã khó, làm doanh nhân còn khó hơn. Để đạt được thành công như ngày hôm nay, ông đã từng phải trải qua những giờ phút khó khăn trên con đường đi đến thành công của mình.

Ông luôn tâm niệm “kinh doanh cũng như là tập kiếm đạo”: là đạo nên cách suy nghĩ, đạo đức đều nằm trong đó. Mình phải có sự trung tín, luôn luôn có lòng trung thành với mục đích cao cả, với đạo lý và giữ chữ tín ở đời dù gặp khó khăn thế nào đi chăng nữa.

Năm 1993, một biến cố đã xảy đến khi ông muốn mở rộng quy mô công ty bằng việc niêm yết lên sàn chứng khoán, ông đã mời 3 nhà đầu tư vào làm chung với hy vọng họ sẽ giúp công ty thành công hơn nữa. Nhưng ông đã nhầm, các nhà đầu tư nôn nóng muốn có lợi nhuận nhanh nhất có thể nhưng điều này đi ngược lại với triết lý kinh doanh của ông là phải phát triển một cách bền vững.

BM
Sản phẩm nghiên cứu của ông đã cứu được rất nhiều người.

Không cùng chí hướng, ông quyết định dừng hợp tác với họ. Lúc này, ba đối tác quay ra liên kết với nhau nhằm đánh sập Metran. Đứng trước khó khăn, ông vẫn vững tin vào con đường mình đã chọn, ông vay tiền ngân hàng mua lại toàn bộ cổ phiếu mà người ta đã bỏ vào. Sau biến cố, ông càng nhận thức sâu sắc hơn về đạo kinh doanh, ông cho rằng “vấn đề lợi tức và đạo đức, khi nào cũng phải cân bằng trong đó”.

Tấm lòng luôn hướng về quê hương

Cơ duyên trở về Việt Nam của ông Trần Ngọc Phúc bắt đầu không lâu sau khi ông thành lập Metran. Lúc đó, ông đang cùng Bệnh viện Nhi trung ương quốc gia Nhật Bản nghiên cứu về máy móc thiết bị y tế, ông đã được Bệnh viện Nisseki Hiro liên lạc với Bệnh viện Nhi trung ương quốc gia Nhật Bản về ca mổ tách rời hai cháu Việt – Đức. Vì biết ông Phúc là người Việt Nam nên Bệnh viện Nhi trung ương quốc gia Nhật Bản đề nghị ông tham gia việc này.

Năm 1988, khi tham gia hỗ trợ cho cuộc phẫu thuật tách cặp song sinh Việt – Đức, ông có nhân duyên gặp gỡ với bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM). Qua những cuộc trò chuyện cùng bác sĩ Phượng, ông biết rõ hơn về tình hình đất nước sau giải phóng vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, nhiều lĩnh vực đang gặp khó khăn, trong đó có y tế. Nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ Phượng, ông đã trở lại thăm quê hương. Ông đoàn tụ cùng gia đình sau một thời gian dài xa cách.

BM
Anh Nguyễn Đức (thứ ba, từ trái sang) cùng vợ con hội ngộ êkíp mổ 30 năm trước.

Lúc ông về Việt Nam đã không còn như xưa, gia đình ông đã mất hết của cải và phải chật vật tìm mọi kế để sinh nhai. Với bổn phận người con trưởng trong gia đình, ông đã đưa các em của mình sang Nhật để chúng có cơ hội học tập và trau dồi kiến thức trong lĩnh vực y khoa và thực phẩm. Các em trai, em gái của ông sau khi về lại Việt Nam đều mang những kiến thức học được vào kinh doanh và cũng tạo được mối tương quan mật thiết với Nhật bản.

Trực tiếp chứng kiến những khó khăn thách thức mà Y tế Việt Nam phải đối mặt, ông đã liên hệ với những người bạn là các bác sỹ trên toàn nước Nhật, xin cung cấp các thiết bị y tế cần thiết để hỗ trợ cho các bệnh viện của Việt Nam. Ông sử dụng sản phẩm do mình nghiên cứu để giúp đỡ những đứa trẻ sinh thiếu tháng, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa. Đồng thời, ông cũng nhờ sự hỗ trợ của những bác sĩ tại Nhật và Mỹ, khi có thời gian cùng ông về Việt Nam. Trước hết, ông tổ chức các buổi giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm cho những bác sĩ trẻ, sau đó là các hội thảo để các bác sĩ Việt Nam hiểu được các cách chữa trị mới trên thế giới. Chỉ sau này, khi Y tế Việt Nam đã từng bước phát triển rõ rệt và có sự hỗ trợ của rất nhiều giáo sư ngoài nước, vì sức khỏe có hạn cũng như muốn dành thời gian cho nghiên cứu khoa học, ông Phúc mới dừng tổ chức các hội thảo sau 13 năm thực hiện.

BM
Ông tổ chức các buổi giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm cho những bác sĩ trẻ, sau đó là các hội thảo để các bác sĩ Việt Nam hiểu được các cách chữa trị mới trên thế giới.

Hiện tại trên cương vị là Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, ông Trần Ngọc Phúc mong muốn Hội có thể đưa ra những giải pháp giúp đỡ cộng đồng người Việt có cuộc sống tốt hơn, hỗ trợ cho người Việt trong những tình huống khó khăn… Đồng thời, ông cũng đang ấp ủ ước mơ xây dựng một kênh truyền hình dạy tiếng Việt tại Nhật. Theo ông, người Việt tại Nhật sống rải rác nên nếu mở trường dạy học sẽ không đáp ứng được hết nhu cầu mong muốn dạy tiếng Việt cho các thế hệ thứ 2, thứ 3. Gìn giữ tiếng Việt là gìn giữ cốt lõi bản sắc văn hóa Việt, bởi vậy nhiệm vụ này luôn được ông và Hội người Việt tại Nhật chú trọng.

BM
Trên cương vị Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật, ông mong muốn Hội có thể đưa ra những giải pháp giúp đỡ cộng đồng người Việt có cuộc sống tốt hơn, hỗ trợ cho người Việt trong những tình huống khó khăn.

“Bước đến tuổi 70, tôi muốn dành thời gian cho gia đình nhỏ bé của mình, cống hiến cho cộng đồng, nhưng đam mê nghiên cứu vẫn chưa bao giờ ngừng lại trong tôi. Tôi đang nghiên cứu các thiết bị giúp đỡ cho bệnh nhân tại Việt Nam. Các ý tưởng của tôi luôn muốn phụng sự cho Tổ quốc mình”, ông chia sẻ

BM

Tài năng cùng triết lý nhân sinh cao đẹp mà ông gửi gắm trong các sản phẩm của mình đã và đang cứu sống hàng nghìn trẻ em sinh non trên thế giới. Với đạo đức và nhân cách của một người con đất Việt ông đã mang đến hạnh phúc cho những người làm cha làm mẹ đồng thời góp phần làm rạng danh đất nước hình chữ S.



Tâm Liên
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 21999
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/May/2019 lúc 10:03am

Nhà khoa học gốc Việt được trao giải thưởng cao quý

BM  
Tiến sĩ Phạm Đại Khánh là kỹ sư không gian cao cấp làm việc cho Bộ phận Phương tiện Không gian thuộc Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Không quân ở Căn cứ Không quân Kirtland, bang New Mexico.

Một nhà khoa học gốc Việt được vinh danh với một giải thưởng cao quý dành cho công chức chính phủ liên bang Hoa Kỳ, đưa ông vào danh sách bao gồm những tên tuổi lớn như Neil Armstrong - người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng - hay cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates.

Tiến sĩ Phạm Đại Khánh, kỹ sư không gian cao cấp làm việc cho Không quân Hoa Kỳ, được trao giải thưởng Arthur S. Flemming năm 2018 của Đại học George Washington cho những thành tựu nghiên cứu của ông trong lĩnh vực Khoa học Cơ bản.

BM
  
Thông báo danh sách những người được trao giải thưởng cho biết ông là “chuyên gia khoa học chủ chốt và nhà nghiên cứu độc lập về điều khiển vệ tinh, sự tự chủ về kiểm soát, những liên lạc được bảo đảm và nhận thức tình huống không gian.”

“Ông là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết và vận hành liên quan tới nhận thức tình huống không gian và liên lạc quân sự, có ảnh hưởng đến các liên lạc vệ tinh quân sự,” thông báo nói thêm, lưu ý rằng ông nắm giữ 20 bằng sáng chế cho công tác của mình.

Tiến sĩ Khánh chia sẻ rằng ông cảm thấy vui vì được vinh danh với giải thưởng này nhưng cũng cảm thấy “khiêm nhường” vì giải thưởng nhắc ông nhớ về những người mà ông đã từng cộng tác và giúp đỡ ông.

BM
  
“Những đồng nghiệp, những giáo sư đã cùng mình giải quyết những vấn đề, giúp mình đạt được những thành tích hoặc là đóng góp thiết thực cho cơ quan,” ông nói. “Họ cũng thử thách mình, mình cũng phải bước ra khỏi lãnh vực của mình mà mình biết rất nhiều. Mình học hỏi nhiều hơn, vấp ngã nhiều hơn và họ giúp mình đứng lên.”

Tiến sĩ Khánh, 48 tuổi, sinh trưởng ở miền Nam Việt Nam, nơi cha mẹ ông phục vụ trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa và sau đó trở thành tù nhân phải ‘học tập cải tạo’ từ năm 1975 đến năm 1984. Họ đến Mỹ theo diện HO (Humanitarian Operation) vào đầu những năm 1990. Khi đó ông đang là sinh viên năm thứ hai theo học ngành kỹ sư ở Sài Gòn và gần như không nói được tiếng Anh.

Đặt chân tới Mỹ, ông học lại ba năm trung học. Trong khoảng thời gian này, ông vừa đi học vừa làm lao công và vào buổi tối, ông theo học cao đẳng cộng đồng và lấy bằng hai năm trong lĩnh vực công nghệ hệ thống điện tử.

Cuối những năm 1990, ông tiếp tục lấy bằng cử nhân bốn năm và bằng thạc sĩ ngành kỹ thuật điện tại Đại học Nebraska. Năm 2004, ông nhận bằng Tiến sĩ Kỹ thuật Điện tại Đại học Notre Dame. Cùng năm, ông vào làm việc cho tới nay tại Bộ phận Phương tiện Không gian thuộc Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Không quân ở Căn cứ Không quân Kirtland, bang New Mexico.

BM
  
Tiến sĩ Khánh nói giải thưởng này có ý nghĩa quan trọng với ông ở chỗ nó ghi nhận sự đóng góp của một người gốc Việt, sắc dân thiểu số tại Mỹ, cho nền khoa học kỹ thuật Hoa Kỳ. Và sự đóng góp đó hình thành từ những cơ hội mà ông đã có được trên đất Mỹ, vượt qua những rào cản về ngôn ngữ và văn hóa.

“Cánh cửa đã mở, nhưng mình phải giữ cửa mở to hơn để cho những thế hệ sau này có những điểm chung như mình,” ông nói. “Như thế sẽ giúp họ phát triển với mức của họ tốt hơn.”

Hội Các Nhà Khoa học và Kỹ sư gốc Á (SASE) năm ngoái vinh danh ông với Giải thưởng Lãnh đạo trong hạng mục Kỹ sư/Nhà Khoa học SASE của năm.

Tiến sĩ Khánh cho biết kỹ năng lãnh đạo đó xuất phát từ một kinh nghiệm cá nhân mà ông muốn nhắn gửi tới những bạn trẻ người gốc Á đang tìm cách hội nhập một nền văn hóa mới.

“Đạt được thành tích tốt trong học tập không có nghĩa là mình thành công trong công việc,” ông nói. “Phải tập trung vào việc nói chuyện trước công chúng, chia sẻ hiểu biết của mình, không phải chờ ý nghĩ của mình phải đúng thì mới nói. Cứ chia sẻ tự nhiên thì nó sẽ giúp mình [tiến bộ] hơn rất nhiều.”

BM
  
Lễ trao giải thưởng Arthur S. Flemming năm 2018 sẽ diễn ra vào ngày 3 tháng 6 năm 2019 tại Đại học George Washington ở thủ đô Hoa Kỳ.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 21999
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/May/2019 lúc 9:53am

Nữ sinh viên gốc Việt 19 tuổi tốt nghiệp tiến sĩ dược ở Mỹ

BM
K***idy Vo, 19 tuổi tốt nghiệp tiến sĩ dược lý tại Đại học Chapman vào ngày 17/5.

Nữ sinh gốc Việt, 19 tuổi, ở bang California, Hoa Kỳ là dược sĩ trẻ tuổi nhất vừa tốt nghiệp tiến sĩ dược lý tại Đại học Chapman và là dược sĩ trẻ nhất của bang này.

Cô K***idy Vo là một sinh viên chăm chỉ ở trường, cô thậm chí không có thời gian để chơi các trò chơi điện tử yêu thích của mình, cũng không đi đến Disneyland là nơi yêu thương nhất trên thế giới đối với cô và cũng không đi dạo dọc theo bãi biển, theo Ocregister.

Cô K***idy đã có những thành tích học tập xuất sắc ngay từ khi còn rất nhỏ. Cô đã có thể tốt nghiệp mẫu giáo sau một tuần học, khi vào trường cấp ba, cô đã tốt nghiệp sau 2 năm học, lúc đó K***idy 14 tuổi.*

BM
K***idy Vo trong khuôn viên trường Đại học Chapman ở Orange, Hoa Kỳ vào thứ Sáu, ngày 10/5/2019.

Sau khi K***idy vào lớp một, mẹ của cô nhận ra rằng chương trình dạy ở trường không theo kịp theo khả năng tiếp thu của hai con, cho nên bà quyết định cho Andrew và K***idy học ở nhà.

K***idy Vo sẽ đến tất cả Disneyland trên thế giới trước khi bắt đầu công việc mới. 

BM
  
Tuy nhiên, mẹ của cô cũng biết rằng cuộc sống cũng có nhiều điều thú vị hơn bên cạnh việc học của con. Khi K***idy học lớp 5, bà đã cho cô tham gia vào chương trình truyền hình có tên là “Are You Smarter than a 5th Grader?” [tạm dịch: Bạn có thông minh hơn học sinh lớp 5?]. Cô đã được thuê 3 lần cho 3 chương trình.

Vào năm 2015, Andrew, anh trai cô cũng đã nhận bằng tốt nghiệp Đại học Chapman vào năm 19 tuổi, nhưng là bằng cử nhân sinh hóa. Còn bây giờ, khi K***idy 19 tuổi, cô đã vượt qua anh trai với tấm bằng tiến sĩ dược lý. Mặc dù vậy, nhưng hai anh em không hề ganh đua hay đố kỵ nhau mà đều ủng hộ, giúp đỡ cho nhau.

Trong thời gian đi học, ngoài giờ học cô cũng đi làm thêm 8 tiếng/ngày ở Walgreen trong khoa dược, phòng cấp cứu, phòng chăm sóc đặc biệt, giúp các bác sĩ trong bệnh viện.

BM
K***idy Vo luôn lạc quan vì biết tạo niềm vui cho mình.

K***idy cho biết sau khi tốt nghiệp cô sẽ “ngủ bù” và sẽ đi thăm tất cả các Disneyland trên thế giới. Sau đó, cô sẽ quyết định con đường tương lai của mình và chắc chắn đó là trong lĩnh vực y học.

“Tôi vẫn còn rất trẻ, tôi chắc chắn muốn đi xa hơn’, K***idy nói.

BM

Sức mạnh bí mật đã giúp cô K***idy luôn vui vẻ là nhờ tính hài hước của mình, cô nói “Nếu không biết khôi hài, thì bạn có vấn đề”. Cô luôn làm việc chăm chỉ và cũng vui chơi hết mình, cô chia sẻ rằng khi làm việc, cô sẽ tập trung 100%, nhưng khi ở Disneyland, cô tập trung 110%.



Nhã Phúc


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 21999
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Jun/2019 lúc 8:28am

PHÓ ĐỀ ĐỐC GỐC VIỆT ĐẦU TIÊN TRONG HẢI QUÂN HOA KỲ

 
 Hải quân Đại tá Nguyễn Từ Huấn đã được Tòa Bạch Ốc đề nghị thăng cấp Phó Đề Đốc / Rear Admiral (lower half) trong  danh sách ngày 5 tháng 6, 2019,chuyển sangỦy Ban Quân Vụ ( The Committee on Armed Services ) của Thượng Viện Hoa Kỳ để phê chuẩn...

Và như thế, ông sẽ là vị tướng gốc Việt Nam đầu tiên trong Hải Quân Hoa Kỳ .
          
                                      *****
 Le Vy

Câu chuyện Hải quân Đại tá Huan T. Nguyen (Nguyễn Từ Huấn), người Mỹ gốc Việt, vừa được đề nghị thăng cấp lên Phó Đề Đốc Hải Quân Hoa Kỳ, đang được nhiều người chia sẻ, với việc nhấn mạnh chi tiết rằng Đại tá Nguyễn Từu Huấn chính là con của Trung tá cảnh sát VNCH Nguyễn Tuấn bị Việt Cộng Bảy Lốp giết vào mùng hai Tết Mậu Thân 1968 (*) tại Sài Gòn. 
Tin này là hư hay thật?
 Sự kiện Bảy Lốp giết cả nhà Trung tá Nguyễn Tuấn  và sau đó bị tướng Nguyễn Ngọc Loan hành quyết ngay khi bắt được từng trở thành sự kiện chấn động thời chiến tranh Việt Nam với bức ảnh “một nửa sự thật” của Eddie Adams.
Với sự giúp đỡ của cô Hòa Ái-phóng viên RFA, tôi đã liên lạc được với Hải quân Trung tá quân đội Hoa Kỳ Nguyễn Anh Tuấn và được ông Tuấn xác thực rằng thông tin ấy là hoàn toàn chính xác. Cộng đồng sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ người Mỹ gốc Việt thật ra từ lâu đã biết chuyện ông Huấn chính là đứa bé duy nhất chưa bị Bảy Lốp giết trong sự kiện nói trên. Phần mình, ông Huấn luôn từ chối các cuộc phỏng vấn báo chí gợi nhắc trang sử bi thảm gia đình. Tìm kiếm thông tin, không thấy có bất kỳ trang mạng nào thuật lại những chi tiết liên quan quá khứ cá nhân ông Huấn. Trên trang Hải quân Hoa Kỳ, chỉ thấy tiểu sử quân ngũ của ông. 
Nếu không được sự xác nhận của ông Nguyễn Anh Tuấn – một sĩ quan tại ngũ trong Hải quân Hoa Kỳ trong ba thập niên và rành rẽ giới sĩ quan Hải quân người Mỹ gốc Việt, tôi thậm chí còn nghĩ chi tiết ông Huấn là con của Trung tá cảnh sát VNCH Nguyễn Tuấn trong vụ Bảy Lốp là tin giả! 
Lịch sử quả luôn mang đến những bất ngờ. Có những bất ngờ bi thảm nhưng cũng có những bất ngờ huy hoàng. Nếu Bảy Lốp không bị tướng Loan bắn chết thì giờ đây, giả như còn sống, Bảy Lốp sẽ nói gì với đứa bé còn sống năm xưa – Nguyễn Từ Huấn?


(*) Mậu Thân 1968, Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp chỉ huy tấn công trại Phù Ðổng của Binh chủng Thiết Giáp. Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn, dùng vợ con của Trung tá Tuấn để áp lực bắt Trung tá Tuấn chỉ dẫn cách sử dụng xe tăng còn lại trong trại.. Trung Tá Nguyễn Tuấn từ chối, Bảy Lốp đã giết chết toàn gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn, gồm cả bà mẹ già của Trung tá Tuấn đã 80 tuổi, chỉ có một bé trai bị thương nặng và sau đó đã được cứu sống.
Bé trai đó chính là Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2019 lúc 6:54am


Quân Đội Hoa Kỳ Có Thêm 2 Nữ Chuẩn Tướng Người Mỹ Gốc Việt         
                                https://www.youtube.com/watch?v=W9MA_xzOPew

Image%20result%20for%20Quân%20Đội%20Hoa%20Kỳ%20Có%20Thêm%202%20Nữ%20Chuẩn%20Tướng%20Người%20Mỹ%20Gốc%20Việt
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2019 lúc 9:13am
Hillary Nguyễn-Thủ khoa gốc Việt đa tài  
           


Image%20result%20for%20Hillary%20Nguyễn-Thủ%20khoa%20gốc%20Việt%20đa%20tài%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20https://www.youtube.com/watch?v=MVNGqxgiGuQ&feature=youtu.be
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2019 lúc 10:06am

Chân dung thủ khoa gốc Việt: Anabella Phạm, nữ sinh có thành tích kỷ lục về lớp AP


 

anabella%20pham
Anabella Phạm, đồng thủ khoa trường Trung Học Garden Grove High School, trong ngày lễ tốt nghiệp. (Hình: Gia đình Anabella Phạm cung cấp)

GARDEN GROVE, California (NV) – Anabella Phạm là đồng thủ khoa trường Trung Học Garden Grove High School niên khóa 2018-2019. Để đạt thành tích này, cô đã lấy đến sáu lớp nâng cao (Advanced Placement, viết tắt là AP), kỷ lục của trường.

Niên khóa 2018-2019 là năm học đáng nhớ nhất trong đời học sinh của Anabella Phạm. Cô tốt nghiệp thủ khoa trường Trung Học Garden Grove, và là một trong chín thủ khoa gốc Việt của Học Khu Garden Grove năm nay.

Học không thấy mặt trời

Để có được thành quả này sau bốn năm trung học, Anabella phải vượt qua nhiều thử thách. Ngay từ năm lớp 9, cô đã lấy những lớp AP, có thể chuyển tiếp lên đại học. Đặc biệt, năm lớp 12 này, Anabella lấy đến sáu lớp AP, một kỷ lục của trường Trung Học Garden Grove. Điều này góp phần giúp cô tốt nghiệp với điểm trung bình GPA là 4.48.

Nói tiếng Việt khá thuần thục, Anabella kể với phóng viên Người Việt: “Con lấy sáu lớp AP. Mấy lớp AP khó hơn mấy lớp thường, mà nó cho điểm cao hơn mấy cái lớp thường. Mấy đứa ở trong lớp của con lấy ‘maybe’ hai cái, ba cái, bốn cái, một hay là hai đứa, ‘maybe’ 10 đứa lấy năm cái. Mà con là đứa duy nhất lấy sáu lớp AP cơ.”

“Để đạt danh hiệu thủ khoa, con thực sự phải đấu tranh để được cho phép học sáu lớp AP, vì thường ở cấp của con, trường không cho lấy sáu lớp AP. Con phải nói chuyện với thầy cô và phải đấu tranh để được lấy sáu lớp AP. Chuyện này chưa từng có ở trường Trung Học Garden Grove.”

Theo lời cha mẹ của Anabella, mặc dù đồng ý để cô lấy số lớp AP kỷ lục, nhưng nhà trường cũng khuyến cáo gia đình phải để ý đến Anabella vì lo ngại cho sức khỏe của cô.

Về phần mình, Anabella cho biết phải bỏ rất nhiều công sức để học. Ở trường, cô chăm chú nghe thầy cô giảng bài để khỏi mất thì giờ về nhà học lại. Và những khi có thời gian trống, thay vì lướt Internet hay các mạng xã hội, cô tranh thủ làm bớt bài tập về nhà.

Về đến nhà, Anabella dành thời gian cho các lớp AP. Bàn ăn chính của gia đình được Anabella dùng làm bàn học vì cô có thói quen bày rất nhiều sách vở.

“Con thức đêm học nhiều lắm. Có lúc bài tập nhiều đến mức viết đau cả tay. Con thường đi ngủ lúc 1 giờ 30 phút hay 2 giờ sáng, mà 6 giờ 30 phút sáng đã phải thức dậy. Con không thấy mặt trời cho ba ngày liên tiếp. ‘So,’ nó khó lắm.”

Thủ khoa mê rau muống và canh bún

Cũng như bao học sinh khác, sự thành công của Anabella có phần đóng góp to lớn của cha mẹ. Từ việc đưa đón con, thức canh chừng để nhắc con đi ngủ, đến nấu những món ăn mà con ưa thích, cha mẹ Anabella luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để cô yên tâm học hành.

Đứng ngay trong gian bếp của căn nhà, bà Ivy Đinh, mẹ của Anabella, chỉ về chiếc bàn ăn lớn, nơi cô ngồi học, kể: “Cứ đi học về thì ngồi ở đó thôi, lo học. Còn mẹ thì đứng đây lo cơm, cho ba ăn nè. Ba của cháu thì ngồi làm việc. Cho cháu ăn xong rồi thì lại ngồi học tiếp đến mấy tiếng đồng hồ gì đó.”

“Hôm nào sớm thì trước 12 giờ, hoặc 12 giờ. Còn trung bình thì mình cứ để cháu ở đây rồi mình réo trong phòng ngủ. ‘Xong chưa. Tắt điện đi ngủ.’ Sinh hoạt hằng ngày là như thế. Sau 6 giờ thì bắt đầu ăn cơm với gia đình. Cả nhà ngồi ăn đây thôi. Còn cái bàn ăn lớn đó thì cháu chiếm luôn rồi,” bà kể tiếp.

Vẫn nói về bữa cơm, bà Ivy Đinh cho biết: “Hai món mà cháu thích nhất là rau muống và đậu hũ. Rau muống luộc và đậu hũ chiên. Rau muống luộc thì cháu thích luộc xong rồi xào. Còn nước rau luộc thì cháu đánh giấm ăn làm canh.”

Bà Ivy hào hứng kể thêm: “Hôm nào mà stress quá thì xin mẹ đi ăn canh bún, món mà Anabella ưa thích. Đi ăn canh bún riết người ta nhớ mặt luôn. Hôm nào mà được đi học trễ, ở trường Garden Grove có ngày Thứ Tư hằng tuần, thì cháu thường hay xin mẹ, mẹ ơi ngày mai mình dậy sớm vẫn đi học bình thường, nhưng mà đi vô trỏng ăn canh bún được không. Đôi khi phải làm như vậy đó để cháu vui vẻ chăm chỉ học.”

“Những cái gì mình làm được cho cháu thì… nhỏ nhỏ như vậy thôi. Làm món cháu thích ăn, cho cháu đi cái quán cháu thích uống. Một tuần cũng đi uống khoảng hai lần boba. Hôm nào mà được điểm gì tốt tốt thì về lấy cái đó là cái ticket để mà ‘hôm nay thưởng cho con đi uống boba được không.’”

Vậy còn cha thì sao? Ông David Phạm kể: “Thì cũng chỉ nhắc nhở thôi. Cố gắng học tập trung. Đừng bị chi phối. Rồi tập trung vô học rồi đi ngủ cho sớm để giữ sức khỏe thôi.”

Lo cho con ăn học cũng có cái khổ, nhưng cũng có những kỷ niệm vui mà có lẽ các ông bố bà mẹ không bao giờ quên.

Bà Ivy Đinh kể: “Sáng sớm nhiều khi Bella không chịu ăn sáng. Rồi ham ngủ hơn. Thích ngủ nhiều. Ăn sáng thì nói là tại vì không quen ăn nên cái bụng nó khó chịu. Cho nên dậy là lên xe, mắt nhắm mắt mở. Đánh răng ào cái là lên xe. Lên xe là ngủ tiếp. Mà từ nhà đến trường có 5 phút đồng hồ thôi. Nhưng mà ngủ, ngủ rất sâu. Xong rồi đến trường còn bảo, mẹ ơi còn được 2 phút cứ để cho con ngủ thêm. Thường là cứ xin thêm vài phút như vậy để cho ngủ cho đã. Đó là kỷ niệm đáng nhớ với cháu.”

Thích làm luật sư

Vào mùa Thu tới, Anabella Phạm bắt đầu sống xa nhà. Cô sẽ vào UCLA học ngành Chính Trị Học với ước mơ làm luật sư hoặc chánh án.

Để chuẩn bị cho tương lai, ngay từ khi còn ở trung học, Anabella tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa có tên “Tập Xử Án,” và từng đạt Huy Chương “Luật Sư Xuất Sắc và Đối Thủ Đáng Giá Nhất” trong chương trình Tập Xử Án của Orange County.

“Con muốn học Politics để con có thể làm luật sư. Tại vì, con nghĩ là bằng luật sư có thể làm được nhiều thứ. Con có thể làm chính trị, con có thể làm kinh doanh. Con có thể làm luật sư. Đặc biệt, làm luật sư là con đường sự nghiệp mà con rất yêu thích,” Anabella Phạm nói về ước mơ của mình.

Đó là tương lai. Còn trước mắt, trong mùa Hè này, Anabella sẽ học lái xe và cố gắng lấy bằng địa ốc để phụ giúp công việc của bố mẹ. Những lúc rảnh rỗi, cô thường vẽ tranh, sở thích mà Anabella cho biết là rất hiệu quả để giúp giảm căng thẳng, đóng góp đáng kể vào thành công trong học tập.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Jul/2019 lúc 7:51am

Người Việt Vẻ Vang 

Elizabeth Phạm (Semper Fi)

Bắt đầu từ năm 1975, người Việt tràn ra thế giới trong các đợt di tản, thuyền nhân, bán chính thức, đoàn tụ gia đình, Ra đi trong trật tự, rồi H.O, bảo lãnh… đến nay đã 44 năm. Sự hiện diện của người Mỹ gốc Việt có lẽ là nổi danh nhất thế giới với số người đến Mỹ nhiều hơn tất cả các quốc gia khác và cũng là thành phần thiểu số có nhiều hoạt động gây tiếng vang lớn nhất so với các dân tộc thiểu số khác đã từng ngụ cư tại quê hương này từ nhiều thế kỷ.


Các cuộc biểu tình rầm rộ, biểu dương lực lượng qua các ngày Văn Hóa Quốc Tế, các cuộc vận động ngoại giao chính thức được chính phủ tiếp đón lịch sự hay các cuộc vận động hành lang là những dấu mốc lớn sẽ được ghi lại trong lịch sử Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, sự thành công về chính trị, văn hóa, thương mại cũng như xã hội của người Mỹ gốc Việt đã làm cho người bản xứ càng ngày càng trọng nể người Việt.

Bây giờ, không còn có một người làm chính trị nào mà dám lên tiếng coi thường dân Việt như những thập niên trước. Ngay tại Westminster city, nơi mà trước đây, đã có vị Thị Trưởng người Mỹ nói “người Việt nên về lại nước đi,” thì bây giờ đã bị chiếm lĩnh bởi đa số nghị viên và thị trưởng người Mỹ gốc Việt rồi. Nhiều thành phố, Quận Hạt đã có chính trị gia mang họ Việt Nam. Quốc Hội Liên Bang, Hạ Viện Tiểu Bang Cali, Thượng Viện Tiểu Bang Cali đã có tiếng nói của người Mỹ gốc Việt.

Về phía chính phủ Liên Bang, đã có vài nhân vật nắm giữ chức vụ quan trọng. Trước hết là bà Mary Chi Ray, từng liên tục hai lần giữ chức vụ Phó Tổng Giám Đốc Định Cư và Tị Nạn, người trực tiếp nhận lệnh từ Tổng Thống Reagan. Rồi đến Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hạnh giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Định Cư và Tị Nạn, người ra lệnh đóng, mở con số di dân vào Mỹ. Sau đó, ông đã làm Phụ Tá Thống Đốc California. Rồi Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp, Giám Đốc nhiều cơ sở chính phủ Liên bang… Bên cạnh chính trường là phía Giáo Dục, Tiến Sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh cũng là một vị Giám đốc một cơ quan quan trọng của Bộ. Về trường học, có những Khoa Trưởng, Giáo sư nổi tiếng. Sang đến địa hạt quân sự, vẻ vang của Dân Việt đã làm cho nước Mỹ kinh ngạc. Dưới đây là tóm lược một số chức vụ quan trọng trong quân đội của Hoa Kỳ.

Ngày 5 tháng 6, 2019, Hải Quân Đại tá Nguyễn Từ Huấn đã được đề cử thăng cấp Phó Đề Đốc Hải Quân Hoa Kỳ, một lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới cả về số lượng lẫn khí tài, khí cụ khoa học. Người có cấp bậc thấp hơn ông là Đại Tá Lê Bá Hùng. Về phía Lục Quân, người Việt đã từng hãnh diện có Thiếu tướng Lương Xuân Việt, Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ tại Nhật Bản. Trước đây, ông từng là Phụ Tá Tư Lệnh Đạo Quân thứ 8 (Eight Army). Bên cạnh ông, có Chuẩn tướng Lapthe C. Flora, thuộc Vệ Binh Quốc Gia và Chuẩn tướng William H. Seely III, thuộc Binh Chủng Thủy quân lục chiến.

Có lẽ trong quân đội không quân nhân nào mà không biết Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh, tác giả của bom áp nhiệt (thermobaric bomb), loại bom đã giúp cho việc triệt tiêu các phiến quân qua các vụ đánh tại vùng núi non hiểm trở mà trước đây đa số là thất bại. Bà hiện là Giám đốc An Ninh Biên Giới và Lãnh Hải thuộc Bộ An Ninh.

Người nữ thứ hai cũng vang lừng không kém: Tổng Giám Đốc Phan Giao. Nữ Tổng Giám Đốc điều hành các hoạt động của các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, hiện nay là tối tân nhất thế giới. Tuy bà không chỉ huy quân đội, nhưng bà là người có quyền thay đổi mọi chiến thuật của hàng không mẫu hạm, như biến chế thêm đường bay, rút ngắn lại số thang... làm sao cho phương cách chiến đấu của hàng không mẫu hạm tối tân hơn và hiệu quả hơn trong chiến tranh. Các vị Tướng lãnh chỉ huy các hàng không mẫu hạm đều phải hỏi ý kiến bà trong việc sắp đặt chiến thuật tấn công hay phòng ngự. Thật đáng kinh ngạc và kính phục.
Ngoài ra, còn rất nhiều người Việt Nam trên nhiều lãnh vực như Chuẩn Tướng Không Quân Huỳnh Trần Mylene, Chuẩn Tướng Châu Lập Thể, chỉ huy trưởng Lữ đoàn Vệ Binh Quốc gia Virgina 91th, Đại Tá Nguyễn Mạnh Hùng, chỉ Huy trưởng Lực Lượng Duyên Phòng Ohio, Hạm trưởng Chiến Hạm USS L***en: Đại Tá Lê Bá Hùng, Đại Tá Cao Hùng Navy Seal, ĐẠI Tá Hải Quân Hoa Kỳ Vũ thế Thuỳ Anh, Đại tá Danielle J Ngô, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 130 công binh lục quân.

Về nghiên cứu vũ trụ, có Khoa Học Gia Trịnh Hữu Châu, trong phi hành đoàn tàu Columbia STS-50, đã ở trên quĩ đạo địa cầu 14 ngày. Hiện nay, tại NASA, cơ quan hàng không quân sự, cơ sở nghiên cứu khoa học vũ trụ, và cũng là “con mắt gián điệp” rộng khắp thế giới có nhiều Tiến sĩ Việt Nam làm nghiên cứu.

Theo số liệu tổng quát, thì có 24 Đại Tá người Việt trong Hải quân Hoa Kỳ, 50 Trung Tá, trên 100 Thiếu Tá và 120 Đại Úy. Tin vui mới là Hải quân Thiếu Tá Trần Trung Tín sẽ chính thức thăng cấp Hải Quân Trung tá và được chọn làm Hạm phó Khu Trục hạm USS John S McCain trong năm 2019.



Một nhân vật cuối cùng mà không thể không nhắc đến vì quá đặc biệt: Thiếu Tá Phi công Elizabeth Phạm, người nữ đầu tiên lái một chiếc phi cơ tối tân nhất thế giới: F 18 Hornet. Loại phi cơ này có đặc điểm là từ tuốt trên cao lao xuống với một tốc độ kinh hồn là 2380 cây số một giờ để thả một quả bom rất chính xác đôi khi gần quân bạn chỉ vài trăm mét. Vì sự khó khăn này mà từ khi được chế tạo, Không quân Hoa Kỳ chưa bao giờ dám giao cho một người nữ, bởi chỉ cần một giao động trong tích tắc, phi công lái Hornet 18 này có thể tiêu diệt một tiểu đoàn bạn trong nháy mắt. Vậy mà người nữ đầu tiên lái lọai phi cơ này lại là một thiếu nữ Viêt Nam.


Trên đây, mới chỉ là một số các tấm gương nổi bật, ngoài ra, còn cả hàng ngàn học sinh, sinh viên Thủ Khoa trên khắp các trường học của nước Mỹ. Nhiều họ Việt Nam tốt nghiệp Cử Nhân dưới 16 tuổi! Bác sĩ chưa đến 20 tuổi. Thủ Khoa, Á Khoa Hải Quân, Tiến sĩ Không Gian Hoa Kỳ… Có nhà địa chất học Việt Nam được đặt tên cho một ngôi sao mới khám phá. Còn Bác sĩ, Dược Sĩ, Nha Sĩ... thì đếm không hết. Có gia đình Việt gồm toàn 10 Y Sĩ dâu, rể…

Nói chung, người Việt mình vẻ vang thật! Hãnh diện là người Mỹ gốc Việt. Thành công rực rỡ nằm trong tay các bạn trẻ.

Chu Tất Tiến
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Sep/2019 lúc 1:13pm

Thầy hiệu trưởng kiêm giáo viên 'dạy đủ thứ' ở Campuchia

BM
Thầy Nguyễn Văn Hào vừa giảng dạy vừa bán tạp hóa kiếm sống

Thầy hiệu trưởng kiêm giáo viên Nguyễn Văn Hào ở trường tiểu học Việt Nam - Khmer, Campuchia, dạy tất cả các môn và làm tới chục nghề.

Trong chuyến thăm tỉnh Preyveng nằm cách thủ đô Phnom Penh, Campuchia khoảng 60km, chúng tôi gặp thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Hào và chứng kiến thầy trò ở đây vật lộn để được học, được dạy, như thế nào.

Nguyễn Văn Hào sinh năm 1985 tại Việt Nam, nhưng anh coi Campuchia là quê hương của mình - nơi ông bà, cha mẹ anh sinh sống.

BM

Thời Khmer Đỏ (1975-1979), cha mẹ Hào chạy nạn diệt chủng về lại Việt Nam và sinh anh tại đó. Nhờ vậy, Hào có quốc tịch Việt Nam và được học đến đại học.

Có tấm bằng ĐH Sư phạm TP HCM trong tay, Hào về lại quê hương Campuchia, mong muốn đóng góp cho cộng đồng ở đây. Năm 2013, anh được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường tiểu học Việt Nam - Khmer mới thành lập tại tỉnh Preyveng.

"Học trò ở đây thương lắm. Nhiều em học đến lớp Hai, lớp Ba là lên trả sách thầy để về phụ ba mẹ kiếm sống. Mà học được đến chừng đó, biết chữ, biết làm tính, đã là may mắn rồi. Có rất nhiều em chưa từng được đến trường," thầy Hào kể lại.

Thầy giáo 'dạy đủ thứ'

BM

Từ khi trường tiểu học Khmer Việt Nam được thành lập tới nay thầy Hào đã dạy ở đây được tám năm. Nhân viên của thầy gồm bốn giáo viên, hai người việt, hai người Campuchia, dạy khoảng 200 em từ lớp Một đến lớp Năm.

Do thiếu giáo viên, anh Hào vừa là hiệu trưởng vừa dạy học luôn, và dạy tất cả các môn cho ba lớp.

"Tôi dạy chính tả, làm văn, toán, sinh học, lịch sử, tiếng Anh, thủ công, vẽ, thể dục, thậm chí dậy cả múa, hát, nấu ăn," thầy Hào liệt kê.

Thầy Hào đưa chúng tôi đi vòng quanh trường, cho xem những tấm biển nội quy trong ngoài lớp đều một tay thầy làm. Trên tấm bảng đen trong một lớp vẫn còn hình vẽ minh họa cho tiết Sinh học hôm trước, cũng là do thầy vẽ luôn. Khi tan lớp, học sinh ra về, thầy lại kiêm luôn chân lao công, quét dọn lớp học. Điện hay đường ống nước trong trường hỏng, một tay anh sửa. Nhiều bàn ghế, giá sách trong trường cũng do thầy đóng.

BM  
Thầy hiệu trưởng kiêm giáo viên Nguyễn Văn Hào dạy tất cả các môn ở một trường tiểu học Việt Nam - Khmer tại Campuchia.

Vừa làm thầy, vừa làm thợ. Để nuôi vợ và con nhỏ, anh Hào làm đủ nghề. Trước cửa phòng thầy là quầy hàng tạp hóa bán nước ngọt, mì tôm, bim bim. Khách hàng là học sinh. Ăn gì tự lấy rồi tự bỏ tiền vào túi treo ngay ở quán cho thầy.

Căn phòng nhỏ trong trường là nơi gia đình thầy Hào sinh sống, không có gì đáng giá ngoài chiếc máy tính để bàn và máy photocopy - phương tiện kiếm sống của Hào. Ngoài bán đồ lặt vặt, thầy Hào còn photo tài liệu, chụp hình, sửa máy ảnh, lắp đặt camera, dạy thêm tiếng Anh... Tóm lại làm được việc gì ra tiền là thầy làm hết.

Vừa dạy, vừa 'dỗ' để học sinh chịu đi học, Hào nói nhiều khi còn là nơi để các em chia sẻ, tâm sự. Thế mà anh nói: "Tôi không hiểu tại sao mình vẫn sống sót được cho đến bây giờ." Trong câu chuyện hào hứng của người vừa là thầy, vừa là anh, vừa là bạn với các học sinh của mình, xen lẫn tiếng thở dài.

Thầy Hào tâm sự, trăn trở nhất của anh là mức lương thấp và sự thiếu công bằng.

"Tôi có bằng Đại học Sư phạm đàng hoàng và đã dạy ở đây được tám năm, nhưng lương ngang một cô giáo làng không bằng cấp. Cái thiếu công bằng nữa, là tôi dạy vượt bậc ba lớp nhưng lương bằng người dạy một lớp. Ngoài ra, lương tôi 150 đôla/tháng, bằng một nửa lương đồng nghiệp Campuchia, 300 đôla/tháng, theo quy định của Bộ Giáo dục Campuchia. Như thế hạ thấp giá trị người Việt quá."

"Tôi đã làm đơn kiến nghị nhiều lần, chỉ cần được lương ngang bằng đồng nghiệp Campuchia thôi mà 8 năm nay không được. Ngày lễ ngày tết giáo viên Campuchia được thưởng còn giáo viên Việt thì không. Tới ngày nhà giáo Việt Nam, ngày 8/3, nêu tôi không tự tổ chức cho các em thì cũng thôi luôn vì đâu có kinh phí."

Giọng thầy giáo trẻ chùng xuống phút chốc, rồi sôi nổi trở lại khi cho chúng tôi xem hình các các hoạt động ngoại khóa mà anh tổ chức cho học sinh. Trường nghèo, thầy nghèo, trò nghèo, vậy mà đều đặn năm nào thầy trò cũng tổ chức trại hè. Thầy trò tự cắt dán, trang trí, mua bánh kẹo rồi đốt lửa cắm trại trong trường. "Học sinh vui lắm, chúng nói chưa từng được cắm trại bao giờ."

"Chừng nào còn khả năng sống được thì tôi sẽ không bỏ trường đâu," thầy Hào nói khi đưa chúng tôi từ trường ra quốc lộ để tới nhà một học sinh mới bỏ học để đi làm hương. Đoạn đường dài và loang lổ bùn đất, đầy ổ voi, ổ gà, vũng nước, trông như vừa qua một trận bom.

Học sinh gốc Việt ở Campuchia không ai học cao

BM
Học sinh nghỉ học đi làm hương ở Preyveng, Campuchia

Nỗi ngậm ngùi về sự thiếu công bằng của thầy Hào cũng là ngậm ngùi chung của cộng đồng gốc Việt tại đây.

Do không được thừa nhận là người Campuchia, dù sinh sống ở đây nhiều đời, người gốc Việt vẫn không được cấp hộ tịch, dẫn đến trẻ em sinh ra không được cấp giấy khai sinh.

Theo nghiên cứu "Tình trạng giáo dục của trẻ em gốc Việt vô chính phủ ở Campuchia" công bố tháng 5/2019, tổ chức Minority Rights Organization (MIRO) cho hay việc không có giấy khai sinh là rào cản khiến cộng đồng gốc Việt gặp trở ngại để được cấp các giấy tờ khác vốn có thể đảm bảo cho họ có các quyền cơ bản, như được đi học, hay được cấp hộ tịch. Đây là cái vòng luẩn quẩn.

BM
  
MIRO chỉ ra rằng, chỉ có 5% trẻ trong cộng đồng gốc Việt ở Campuchia được đến trường công, cũng chủ yếu do không có giấy khai sinh. Ngoài ra, một nguyên nhân chính khác là cha mẹ gốc Việt không hiểu hết tầm quan trọng của giáo dục. Do nghèo và thất học, các gia đình chủ yếu muốn con ở nhà phụ đánh cá, hoặc đi làm thêm, hoặc trông em. Có đến 75% trẻ không đến trường là do phải đi đánh cá.

"Việc này làm ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng gốc Việt tại Campuchia, đồng thời làm tăng nguy cơ bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình. Nhưng nhìn chung, người gốc Việt ở Campuchia không thể tìm thấy việc làm gì khá hơn là đánh cá," nghiên cứu cho hay.

Ông Phann Sarin, Chủ tịch Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam tại tỉnh Preveng cho hay có tới 70% trẻ em gốc Việt mù chữ trên toàn tỉnh.

Ngoài vấn đề giấy khai sinh, chủ yếu là do trẻ gốc Việt nếu có học cao lắm thì cũng chỉ tới lớp Năm trong các trường tư do cộng đồng người Việt thành lập. Có học được lên nữa cũng không được cấp bằng, dẫn đến không xin được việc. Do đó cha mẹ muốn cho con ở nhà làm thuê luôn. 

BM
Bà Nguyễn Thị Hương, 45 tuổi ở Preyveng nói cá bây giờ kiếm được ít lắm

Thầy Nguyễn Văn Hào nói ban đầu khi mới tiếp nhận trường, tổng số học sinh là 400 em nhưng cứ rụng dần. Đầu năm học nào giáo viên đến từng nhà vận động cha mẹ cho con đi học nhưng không ăn thua.

Tại một xưởng làm hương mà thầy Hào đưa tôi đến, Nguyễn Thị Hà (tên học sinh đã được thay đổi) đang mải miết ngồi xếp hương và đóng gói. Mới tháng trước, Hà lên gặp thầy Hảo nói "con trả sách cho thầy, mai con nghỉ học đi làm hương." Tiền công kiếm được ít ỏi, nhưng đủ mua gạo ăn mỗi ngày.

BM
  
Gặp cha mẹ Hà trong một căn chòi tồi tàn ven sông Mekong, bà Nguyễn Thị Hương, 45 tuổi (mẹ Hà) nói cho con nghỉ học đi làm thêm vì nhà nghèo. Việc đánh cá ngày càng khó khăn do cá ít dần đi. Hai vợ chồng bà đều không biết chữ. Con cả học đến lớp Chín thì nghỉ đi lấy chồng.

"Cha mẹ gốc Việt được hỏi đều bày tỏ nỗ lo lắng cho tương lai không có thu nhập của con cái. Vì thế, ít nhất, họ muốn con phải biết câu cá. Đây là một khía cạnh khác về việc nghèo đói và tình trạng pháp lý yếu ảnh hưởng đến việc tiếp cận giáo dục và do đó ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội. Đây thực sự là mối quan ngại cho xã hội Campuchia," báo cáo của MIRO cho hay.

BM
Thầy Nguyễn Văn Hào đi thăm một gia đình có con nghỉ học đi làm hương

Chúng tôi tạm biệt thầy Hào khi trời đã nhá nhem tối. Thầy đang bán nốt mấy cốc nước ngọt cho học trò rồi chuẩn bị sáng sớm mai, cuối tuần, phóng xe máy về Việt Nam đón vợ và hai con đang ở nhà ngoại ở Đồng Tháp. "Đứa lớn ngồi đằng trước, đứa nhỏ mẹ ôm ngồi sau," thầy Hào mô tả.

Hỏi sao không đi ô tô cho an toàn, thầy Hào nói đi xe máy quen rồi, tiện hơn, mà rẻ nữa chứ tiền ô tô từ Campuchia về Việt Nam chịu không nổi, 8 năm nay rồi.

Người Việt thế hệ hai vẫn không được chính phủ Campuchia coi là công dân



Mỹ Hằng

BM
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 21999
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Sep/2019 lúc 4:06pm

Ocean Vương, người Mỹ gốc Việt thứ năm nhận giải Thiên Tài MacArthur


          Tác giả Occean Vương. (Hình: macfound.org)
WESTMINSTER, California (NV) – Ocean Vương, giáo sư trẻ 30 tuổi người Mỹ gốc Việt tại đại học University of M***achusetts Amherst, vừa được giải Thiên Tài MacArthur “Genius Grant” cho sự sáng tạo phi thường trong các tuyển tập thơ anh sáng tác và tiểu thuyết “On Earth We’re Briefly Gorgeous.”

Giải Thiên Tài MacArthur “Genius Grant” được tư quỹ John D. and Catherine T. MacArthur Foundation thành lập năm 1981. Mỗi năm, khoảng 20-30 người trong các lãnh vực khác nhau được trao tặng vinh dự “Thiên Tài.”
Occean Vương là người Mỹ gốc Việt thứ năm và là nhà văn nhà thơ thứ hai nhận giải “Thiên Tài MacArthur.” Các nhân vật người Mỹ gốc Việt được vinh dự này bao gồm Huỳnh Sanh Thông (1987, thông dịch viên và chủ bút), My Hang V. Huynh (2007, nhà hóa học), An-My Lê (2012, nhiếp ảnh gia), và Viet Thanh Nguyen (2017, nhà văn).
Mỗi thành viên nhận giải Thiên Tài MacArthur sẽ được thưởng $625,000 trong vòng năm năm. Trước 2013, giải thưởng có giá trị $500,000.
Đặc biệt, tư quỹ công bố kết quả một cách bất ngờ và người nhận giải thường không biết kết phút cuối cùng.
Ngay cả Ocean Vương cũng không dám tin anh được chọn. Anh kể với nhật báo New York Times rằng, khi họ gọi để thông báo anh thắng giải thì “Tôi phải chắc là họ gọi đúng người, bởi vì tôi không muốn khóc xúc động rồi để họ nói là họ nhầm. Nhưng sau đó thì tôi đã khóc.”
                   
Tiểu thuyết đầu tay của Occean Vương “On Earth We’re Briefly Gorgeous.” (Hình: mprnews.org)
Theo nhật báo New York Times, giải Thiên Tài không nhận đơn ghi danh. Các ứng cử viên được hàng trăm nhân vật bí mật khắp nơi trong nước đề cử, và được một ủy ban giấu tên khoảng hàng chục người chọn.
Để được đề cử, các ứng cử viên phải là công dân Mỹ và không phải là công chức chính phủ.
Ocean Vương, tên tiếng Việt là Vương Quốc Vinh, theo mẹ tị nạn tại Philippines trước khi định cư ở Hartford, tiểu bang Connecticut. Mẹ anh theo nghề nail và anh không nói được tiếng Mỹ khi anh vào trường học. Ở tuổi 11, anh vẫn chưa biết đọc thông thạo bằng các bạn cùng lớp.
Tuy nhiên, khi anh bắt đầu viết thơ thì mọi chuyện đều như thay đổi. Anh tạo cho anh một căn cước khác xa với gia đình anh. Là người đầu tiên trong gia đình học đại học, anh được vinh danh là “Thiên Tài” văn học trong xã hội Mỹ, trong khi chính mẹ của anh là người mù chữ.
“On Earth We’re Simply Gorgeous” là một lá thư dài anh viết cho người mẹ mù chữ này, dẫu biết rằng “mỗi chữ anh viết xuống sẽ đưa anh đi xa mẹ anh một chữ,” như anh tâm sự.
Mẹ anh đang ung thư giai đoạn cuối. Anh nói khi biết tin mẹ mang trọng bệnh, mọi chuyện khác trở nên bé nhỏ đối với anh. Hy vọng giải Thiên Tài này phần nào đó an ủi anh. (TMT)





  •                                 *****


  • Zen Buddhist poet and novelist Ocean Vuong awarded MacArthur “Genius Grant”

    by Lilly Greenblatt| September 25, 2019
    Vuong is the author of On Earth We’re Briefly Gorgeous, a “loosely autobiographical” novel written as a letter from a Vietnamese immigrant son to his illiterate mother.

          Ocean Vuong. Screenshot via macfound on YouTube.
    The Vietnamese-American Zen Buddhist poet and novelist Ocean Vuong has been named one of the 2019 fellows of the MacArthur Foundation — the award known as the “Genius Grant,” which honors “extraordinary originality.”
    Vuong, 30, is the author of On Earth We’re Briefly Gorgeous, a “loosely autobiographical novel” written as a letter from a Vietnamese immigrant son to his illiterate mother. Vuong is the child of illiterate rice farmers from rural Vietnam and came to the United States as a refugee with his family when he was two. As the MacArthur website reads, his poetry is “infused with the rhythm, cadences, and imagery of rural Vietnamese oral storytelling and folkloric traditions married to a restless experimentation with the English language.”
    The MacArthur fellowship “genius grant” awards recipients with $625,000 to be distributed over five years. Vuong is one of the youngest fellows chosen this year, alongside 30-year old artist Cameron Rowland.
    In a video posted by the MacArthur foundation announcing Vuong’s fellowship, he speaks to his Zen Buddhist practice.
    “In my Zen Buddhist practice, one of the most privileged state of minds is not the expert, it’s not the master, it’s what’s called the beginner’s mind,” says Vuong.
    “The beginner’s mind is a mind that approaches the natural world, and the phenomenas within it, with utmost curiosity. And I think one of the most perennial powers of an artistic mind is awe and wonder before the world,” he says
    Vuong is also the author of poetry chapbooks Burnings and No. His first full-length collection of poetry, Night Sky with Exit Wounds, was published in 2016. He is currently an ***istant professor in the MFA Program for Poets and Writers at the University of M***achusetts, Amherst.


    Ocean Vuong, Poet and Fiction Writer | 2019 MacArthur Fellow
           
                       https://www.youtube.com/watch?v=SH1Y-KpRhoY&feature=youtu.be

                                              *******
    Interview

    Ocean Vuong: ‘As a child I would ask: What’s napalm?’

    Emma BrockesThe Observer
    How did a Vietnamese refugee come to write what many are hailing as the great American novel?

    Ocean%20Vuong%20at%20home%20in%20Northampton,%20M***achusetts.


  • Ocean Vuong at home in Northampton, M***achusetts. Photograph: Doug Levy/The Observer
    While he was an undergraduate, Ocean Vuong formed the habit of writing at night. During the day, he studied literature at Brooklyn College and worked in a cafe. At night, he stayed up writing poems. It wasn’t just the sense of isolation that comes from being the only one awake, when “you look out of the window and it’s completely dark and you’re at sea in this little ship”. It was more that writing in the off-hours relaxed his knack for self-criticism. “You get the last word of the day,” he says. “The editor in your head – the nagging, insecure, worrisome social editor – starts to retire. When that editor falls asleep, I get to do what I want. The cat’s out to play.”
    The poems that came out of those night-time efforts were published in 2016 as Night Sky With Exit Wounds, the success of which still amazes the author – the book won a Whiting award that year, and in 2017 scooped both the Forward prize and the TS Eliot prize. Vuong, who is 30, was not from a background from which writers traditionally emerge. As a two-year-old, he had been brought to the US from Vietnam as a refugee and settled with his family in the working-cl*** town of Hartford, Connecticut. No one in his family spoke English. When his father left, his mother got work in a nail salon, menial work for little reward and a quality of life that Vuong had no particular expectation of exceeding. If Night Sky tackled the absent father as myth, then his debut novel, On Earth We’re Briefly Gorgeous, reckons with the mother and grandmother who raised him and it is the influence of these women – courageous, difficult, devastated by the ripple effect of the Vietnam war – that forms the spine of the novel and asks the central question: after trauma, how do we love?
    We are in Vuong’s open-plan living room in Northampton, M***achusetts, a leafy college town where he teaches creative writing at the University of M***achusetts Amherst. Peter, his partner of 10 years, has taken the dog out. Vuong is slight, with a silver earring in one ear and the habit of pushing his tortoiseshell gl***es up his nose. He speaks, as he writes, in poetic imagery, what he calls “the metaphor as autobiography of the gaze”. In the novel, the world seen through a speeding car window “surges by like sidewise gravity”. A bird on a windowsill appears not as a bucolic symbol but “a charred pear”. To Little Dog, the protagonist – so named by his family to protect him beneath a cloak of worthlessness – the world is an ugly place, in which beauty is made more so for the improbability of existing at all. “Freedom,” he says, “is nothing but the distance between the hunter and its prey.”
    That On Earth We’re Briefly Gorgeous is one of the most anticipated novels of the year – the novelist Max Porter has called it “staggeringly beautiful”, observing that “it seems obvious now that a gay young poet born in Saigon would write the great American novel” – is, in large part, down to its perfect engineering, a piece of autobiographical fiction that avoids all the traps of that genre. It is fluid, moving the way thought moves, in circles not lines, and written in the form of a letter to Little Dog’s mother that he knows she’ll never read. It is easy to imagine a bad version of this novel in which any one of its preoccupations might have overgrown to capsize it. It might have been the Opioid Novel, or the Vietnam Novel, or the Exploitative World of the Nail Salon novel. It might have been the Gay Adolescent Love novel or the Violent Childhood novel, all themes that are touched upon lightly while still ***uming a fully weighted presence in the narrative. How Vuong does this is a mystery, as is the seamlessness with which he moves between scenes of violence in the Vietnam war to scenes of violence in the home in Connecticut, to love scenes with a doomed boy called Trevor. The book has a poetic density that is at once elliptical and unflinching in its gaze, a testimony to the endlessly complicated dynamics of damage. “Sometimes being offered tenderness,” writes Vuong, “feels like the very proof that you’ve been ruined.”
  •   Ocean Vuong aged two with his aunt and mother at a Philippines refugee camp.
    Vuong grew up in a world in which he was marginalised across every axis – cl***, race, sexuality. His was a violent household. In a memoir piece he wrote for the New Yorker two years ago, which would form the basis of many scenes in the novel, Vuong, addressing his mother, recalled “the time you hit me with the remote control. A bruise I would lie about to my teachers. I fell playing tag.” And,“the time you threw the box of Legos at my head. The hardwood dotted with blood.” And, “the time with a gallon of milk. A shattering on the side of my head, then the steady white rain on the kitchen tiles.”
    Post-traumatic stress disorder was something no one had any idea about at the time, “except in veterans”. But there is no question, looking back, that both his grandmother, who saw her village in Vietnam razed by US soldiers, and his mother, ripped from everything familiar for a new life in the US, where her husband beat her before leaving, were suffering from PTSD. Violence was the ugly expression of this trauma, but with distance, Vuong could see a positive release of that energy, too – chiefly in the way that his mother and grandmother told stories.
    “I didn’t know this until I talked to other Vietnamese-Americans – that it was rare for families to talk about the war,” he says. Partly it came out of boredom. They were broke, stuck in the house with each other and “we had no TV”. But there was something else going on, too. “The stories, at first, were folklore. My grandmother would tell a ghost story, then she would say: oh, that was after the napalm. So through cycles of these stories, that world started opening and as a child I would ask: what’s napalm? They ploughed on. It was almost intoxicating for them to create a mythology of their lives, because they were so powerless. They were all women. The men were gone; they did their harm and were gone. And they were empty hands, had no English, were powerless everywhere else. But when it was time to tell the story, they held everything.”
    Vuong had no context for what he was hearing. He only knew that in the stories, these women who counted for nothing outside, ran through the fire and survived. “They turned themselves into myths and it had a rhetorical power. They turned themselves into the Odyssey.”
    In the novel, the trauma of Little Dog’s mother and grandmother shines through in grimly humorous ways. Lan, the grandmother, yelling at his addled mother to get back in the car, shouts to get through to her, “get back in the helicopter”. Buying a dress from the Salvation Army, his mother asks Little Dog to read the label and find out, “is it fireproof?” In the family mythology, Vuong was the single last hope of these indestructible women and when, in the mid-2000s, Hartford was hit by the opioid epidemic, it’s the thing that stopped him from leaning towards drugs. “A lot of my friends were dying. And I thought: OK, I can die.” Worn out by poverty, bullying, bereavement and violence, he regarded this outcome as regrettable, but “I think that might not have been enough, were it not for me being my family ’s only hope. Because they were also dying, in a different way: financially, mentally. And I thought, I can’t die. Literally I can’t die.” He wanted to change his family’s story. He wanted to make his mother happy. He wanted to exceed the expectations of someone born to his station in life.
    So what did he do?
    He smiles. “I went to business school.”
    There was a year in early adulthood when Vuong and his mother didn’t speak. He knew life had been hard for her, leaving Vietnam and dealing with his father, about whom he knows very little other than that after his mother kicked him out, he “went off to do criminal things and ended up going to jail”. But he hadn’t yet got to the stage of forgiving her. “It was the worst, for both of us,” he says. “And when we looked at each other again, we just sobbed and said: oh, we can’t do that. We’ve got to find a way.” This happened before Vuong had written a single line, and it was important; “a pivotal moment to understand that anger destroys, not only those around you, but especially yourself. Anger is energy – you can get a lot done with anger; you can write multiple books. We’ve read those books and you realise as you’re reading them: oh, this is not for me. It’s their own project. So I didn’t want to write angry. I didn’t want to be angry. I saw what anger did, growing up, and it was powerful, a force to be reckoned with, but it didn’t lead to anywhere that I was interested in going.”
    This isn’t the received wisdom among many of those applying to study creative writing at college, where it is sometimes ***umed that having something to rage about is a definite advantage. After eight weeks at business school – which he characterises as “learning to lie” – Vuong dropped out and enrolled to read literature at Brooklyn College. He started to write poetry. And then he had an unsettling experience.
    Freshly arrived in New York, he turned up at a poetry reading one night, pretty sure he was about to “meet my people”, having spent the previous two decades as a fish out of water. “And the first thing someone said to me was: hey, I’m at Sarah Lawrence, where are you studying? And I said: oh, I’m not in an MFA [master of fine arts]. And he just turned around and walked off.” He bursts out laughing. “It was amazing.” Another student on a prestigious writing programme chatted to Vuong for a few moments, before saying: “You’re so lucky – you’re gay and from war.”
    The idea of Vuong’s childhood as a generator of great material for fiction is one that makes him laugh like a drain. These days, if any of his upper-middle-cl*** students grouse that they don’t have a good backstory, he mildly points out that Virginia Woolf got one of the best novels ever written out of someone basically crossing a lawn. At the time, however, he was shocked and disappointed. He hadn’t been prepared for the merciless competition of the New York poetry crowd “which depended on appearances, soirees and parties. So I just holed up in my apartment and the library.” His confidence cratered. He wondered if he’d made a terrible mistake. Then he hit upon an unexpected remedy. “A huge moment in my education as a writer was reading biographies. I beg my students to do it, because everything that they’re feeling, Sylvia Plath felt 70 years ago. And Ginsburg and Lorca and Rimbaud. There’s Virginia Woolf, this genius, who’s going on a crisis walk. You read the prose and you would never think this woman has any doubt. And yet here she is, out there, asking: what am I doing?”
    Vuong thinks he was lucky in some ways. “I had no pressure. I could really experiment with my voice. I could play, and find pleasure in it. I see with my students that they’re under a lot of pressure from their families. A parent will say to me: “my future Pulitzer winner!” and I just groan. Poor kid. What do you say to that?”
    He started going to open mic poetry events, which were shabbier and more democratic than formal readings, and at one of which he met a law student called Peter. To that point, Vuong’s relationships had been largely dysfunctional, “bad, bad relationships in almost this cliched trope of seeing what’s familiar in violent, self-destructive folks”. His horizons had been limited in other ways, too. It is an odd side-effect of poverty that you become trapped in a previous era, he says; new things take longer to arrive, and when they do, no one has time to absorb them. “You don’t have no time. That’s the thing everybody in my community says: I ain’t got no time for that!” He laughs. “Being poor is about waiting, I learned. You’re waiting in line for welfare. You go to the ER, you wait. You want to file for sexual ***ault? You wait. And so everybody’s in a queue and one thing that happens is that you’re in a cultural time warp. You’re in the past. So when I went to New York in 2007, I had no iPhone, no Facebook; in my community, when it comes to technology and access, they are mostly in the late 90s.”       

                                      Ocean%20Vuong%20and%20his%20mother 
                                        Ocean Vuong and his mother.
    They were also culturally fairly regressive, although in his own home at least, homophobia was one of Vuong’s lesser problems. (There is a heartbreaking bit in the novel in which Little Dog wakes to find “FAG4LIFE” scrawled on his family’s front door in red paint and he tells his mum that it reads: “Merry Christmas, Ma. See? That’s why it’s red. For luck.”) When he was growing up, his mother and grandmother weren’t thrilled by his sexuality, but “because they came from a long line of rice farmers, they were close to native traditions in Vietnam, and those communities had intersex folks who were seen as having all-seeing power. They were powerful people and there was a mysticism ***ociated with that. That doesn’t mean they hoped their children would be queer. But although they were shocked, they had a very practical way of looking at things. That’s what I admired about them. Their view is that this is borrowed time. We should’ve been gone up in smoke. But now we’re here, let’s just live.”
    The downside to this attitude was economic ruin. “It leads to financial woes and bankruptcy. Maxed-out credit cards.” He’s laughing now. “OK, after 20 years, the party’s over! Let’s think about savings! They’re all in financial ruts because they had that mentality.”
    It was a joyfulness, or at least a somewhat constructive outlook, that Vuong ***ociates with women who emerge from trauma as opposed to destructive and self-destructing men. It still amazes him, looking back, how the women in his family – his mother, his grandmother, his aunts – dealt with the threat of their husbands. “The incredible thing that I can never quite understand was how they were able to kick them all out. The men had access to jobs, money, a patriarchal presence in the world, and even though they had troubles too, as immigrants and refugees, we come from a patriarchal tradition in the old country just as deeply rooted as in the west. In some cases, when men are talking to each other, women aren’t supposed to even be in the room. So that was what they were coming out of. And to think divorce?! These things were still taboo where they came from. And they all really did it.”
    The question of courage underlines everything Vuong writes, both in terms of the characters and in the nerve held by the writer creating them. Night Sky With Exit Wounds, published when he was 27, and which “took off in ways that no poet ever suspects will happen, and should not expect again”, dared to imagine scenes in which brutality and sensuality combined. (In one scene, the poet describes his father masturbating in a bathroom after he has beaten his mother, observing “that a man in climax is the closest thing to surrender”.) The novel has a similarly shocking breadth of sympathies. In both, Vuong’s ultimate aim was to dignify the experiences of his childhood with the solemn, years-long gaze of the novelist.
    “The great male writers of the European tradition, be it Proust, Tolstoy, Turgenev, deemed that those most inspiring to them existed in a white aristocracy,” he says. “You read those books and you wouldn’t even know that people of colour existed in Europe. To each his own, and that was their choice. But I wanted to say: these lives, of women, and even of poor white people – these lives are worthy of literature. As Turgenev looked at the crumbling Russian empire, I look at these folks in a different crumbling empire and deemed that these are inspiring lives to an artist.”
    He also wanted to say something about where the cost of war falls, not from the vantage point of the grand historical epic, but from inside the small, cramped sadness of a house still flattened decades after the conflict has ended. “It’s the stories of our species that men create these wars and women clean them up. They clean them up emotionally, they have to deal with the PTSD that comes home, they have to postpone their own healing, forgo their own self-care, in order to hold these households together. They literally nurse these broken bodies back to health. I wanted a book to honour that without romanticising it. To say women have been doing this and they’re not necessarily these heroic legends. What’s the mental cost of the women who do these extraordinary things? In the book, the cost is their own private life.”
    A few months ago, Vuong’s mother was diagnosed with stage 4 breast cancer and he has been commuting back and forth to Hartford to accompany her to chemotherapy. After a dire admission to hospital, during which, he says, she was in so much pain “it sounded like warfare and I was ready to bury her”, she is responding to treatment and even hopes to come to his book launch. He thinks of something she said to him when he first left for New York. “She told me: it’s OK for people to think you’re a fool.” Vuong laughed and said: “Really? Why?” and his mother replied: “Because then they’ll tell you everything about them. You can see them from all their angles.” It’s the wisdom of his life. The subversive power of being “a small, queer, person of colour” is that Vuong has the ability to see everything. He smiles. “Nobody hides themselves from a fool.”
  •  

  • • On Earth We’re Briefly Gorgeous is published by Jonathan Cape (£12.99). To order a copy go to guardianbookshop.com or call 0330 333 6846. Free UK p&p over £15, online orders only. Phone orders min p&p of £1.99
  • https://www.theguardian.com/books/2019/jun/09/ocean-vuong-on-earth-we-are-briefly-gorgeous-interview
  • Tình yêu thương hay nhịn nhục
    tình yêu thương hay nhơn từ
    tình yêu thương chẳng ghen tị
    chẳng khoe mình, chẳng lên mình
    kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
    IP IP Logged
    << phần trước Trang  of 16 phần sau >>
    Gởi trả lời Gởi bài mới
    Bản in ra Bản in ra

    Chuyển nhanh đến
    Bạn không được quyền gởi bài mới
    Bạn không được quyền gởi bài trả lời
    Bạn không được quyền xoá bài gởi
    Bạn không được quyền sửa lại bài
    Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
    Bạn không được quyền cho điểm đề tài

    Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
    Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

    This page was generated in 0.254 seconds.