Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 179
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 20567
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jun/2023 lúc 12:06am

Người Đàn Bà Tô Son

 

Bà Bảy nhìn con dâu. Đó. Nó lại sửa soạn đi làm rồi. Ánh chiều sau hàng gòn như sắp lụi. Bà dụi dụi con mắt. Mắt bà bỗng dưng nghe ngứa ngứa. Nhưng cái miệng bà ngứa hơn. Bà làm thinh sao được khi thấy con dâu tay cầm mặt kiếng, tay thoăn thoắt thoa kem. Đã ghét cái mặt đầy kem đầy phấn nhằm che phủ những đám nám những tàn nhang của nó, bà càng ghét hơn khi nhìn nó thoa cặp môi màu cà rốt. Giở chứng. Xưa nó có kem phấn, có môi son như vậy  đâu. Phải chi nó ăn trầu như bà thì cặp môi cong cong đó sẽ ưa nhìn hơn đó chớ.

– Làm ơn đừng cho tui thấy cái múi cà rốt nữa bà Chậm à.

– Con đi liền. Không gây phiền cho má nữa đâu.

Bà Bảy chuyên gọi con dâu bằng bà. Sống ở xứ ruộng này cả đời rồi. Từ hồi đất còn hoang toàn cỏ lăn cỏ lác đến bây giờ lúa phủ xanh ngắt. Bà vẫn vậy. Bà không biết nói ngon nói ngọt vỗ về con dâu. Con dâu mần trúng ý bà cười. Còn như mần trật ý thì bà lầm bầm hoài. Có bữa nhỏ Chơn nóng ruột quá gắt với thằng Chiều: 

– Cưng ra mé đìa bứt cho chị ít cọng môn. 

– Chi vậy chị?

– Nướng lăn miệng cho nội. Lấy độc trị độc. Nội lầm bầm hoài ai chịu nổi.

– Hứ. Chị dám!

Thiệt! Quạo thì làm lanh vậy chớ nó sao dám. Nội của nó mà. Ba nó mất rồi. 4 mẹ con nó cùng bà nội hủ hỉ sớm hôm bên nhau. Má nó sửa soạn đi làm ban đêm ban hôm thì nội bực. Nó hiểu. Bà nội lo má nó có chuyện này chuyện nọ rồi bỏ bà cháu nó bơ vơ. Nói đâu xa, ở kế nhà nó cũng có người đi mần ở Bình Dương, năm đầu còn siêng gửi tiền về, năm kế tiền không thấy, tiếng không nghe, sau bỏ chồng bỏ con đi theo người ta luôn. Nó thường năn nỉ má: 

– Má ơi! Đói no gì má cũng ở nhà với tụi con nha. Má đừng đi Bình Dương. Con sợ mất má lắm.

– Đi Bình Dương thì sao con. Mần xa có lương tháng. Tiền đều đặn hơn chớ con.

– Nhưng má phải ở nhà trọ. Rồi người ta chọc má. Má sẽ bỏ tụi con đi lấy chồng. Con không chịu cha dượng đâu. Rồi tình thương của má dành cho tụi con ít xịt. Con không chịu đâu. Mà nữa. Con nghe bạn con kể trên mạng vừa có vụ cha dượng đánh đứa con riêng của vợ tới chết. Thằng nhỏ mới 8 tuổi, bằng tuổi thằng Chiều nhà mình đó má. Con sợ lắm. Má hứa với con nha.

Con Chơn vừa nói vừa nhìn Chậm như khẩn khoản, mắt nó ướt ướt, người nó run lên, như thể người cha dượng đã có trước mặt nó.

Thương con, Chậm khẽ khàng ôm nó vào lòng và gật đầu. Nó cảm được cái tình vô bờ của má qua vòng tay ôm rất ấm.

Nhà có 5 người. 4 người sợ ma tuyệt đối. Hễ nghe chuyện ma cỏ, người chết là 4 bà cháu co rúm lại. Trống ngực đánh phình phịch. Đêm, mỗi lần giông gió chớp nháng hồn vía bà cháu như trên mây. Chậm thì đêm nào cũng đi làm tới hừng sáng mới về. Có tuần mưa giông dài mãi, con Chơn lại năn nỉ: 

– Má ở nhà với tụi con đi. Con sợ.

Má lắc đầu. Rồi mắt má nó sũng nước.

Nó hiểu. Từ khi ba Hinh nó mất, gánh nặng gia đình trút lên vai má nó. Một đứa trẻ 13 tuổi làm được gì ngoài việc giữ em, quét nhà và đi học. Nội thì bị đau tim, bệnh lúc rề rề, bất chợt mạnh, bất chợt yếu. Hệt như giả đò nên phải uống thuốc thường xuyên. Tiền thuốc cho nội mỗi tháng cũng cả triệu. Rồi tiền ăn, tiền học của chị em nó. Sống ở ruộng mà nhà nó không còn miếng ruộng nào hỏi sao trụ nổi. Ruộng đã đi theo cơn bạo bệnh của ba nó. Sự sống của cả nhà, hơi thở của cả nhà hết thảy đều trông chờ vào má nó.

Ban ngày, má nó theo mấy dì mấy thím khi thì cấy dặm, hái ớt, khi thì xẻ cá làm khô, rồi cả những việc nặng nhọc như xách hồ, xịt thuốc sâu... má nó cũng làm tuốt.

Ban đêm má kiếm việc làm thêm. Má làm ngoài Rạch Giá.

Chừng 6 giờ chiều má đi. Chiếc xe ôm quen rước má vút đi trong ánh mắt thảng thốt của bà cháu nó.


*****

Đêm nay trăng sáng. Sắp tới thanh minh rồi. Vậy là ba mất tròn 4 năm. 

4 năm, một khoảng thời gian dằng dặc khốn khó của gia đình nó. Năm đầu, nợ chồng nợ chất. Năm hai má nó đã giãn được một số nợ. Năm ba cả nhà nó qua cơn nghẹt thở, đã bớt những chủ nợ “vô tình” đến trúng bữa cơm. Và năm thứ tư này nhà nó đã mua được gạo nguyên bao dành ăn chứ không phải mua từng ký nữa. Nhìn kìa. Nhìn bao gạo được kê sang trọng giữa nhà lòng nó thầm biết ơn má. Hết thảy đều là công sức của má nó. Nói vậy chớ bà nội thương má nó lắm. Nấu cơm xong nội biểu chờ má về ăn. Có bữa, cặp trứng cá lóc đi vòng 5 chén cơm. Má gắp cho nội. Nội chuyển sang chén nó. Nó chuyển cho thằng út Được, thằng út lại nhường cho thằng anh Chiều gầy guộc. Và tất nhiên thằng Chiều lại trút trở lại vào chén má: 

– Má ăn đi đặng lấy sức mần nuôi tụi con. 

Bà cháu, mẹ con rưng rưng. Thằng Chiều quậy phá nhứt nhà mà cũng biết chuyện hết sức. Cặp trứng chỉ dừng di chuyển khi má nó lấy muỗng ngắt ra chia mỗi chén một khúc. Mẹ con bà cháu lùa cơm với miếng trứng cá mà nghe ngọt lừ cổ họng. Thiệt không có gì đã bằng rau cháo cũng thương nhau chia nhau.

Má trong lăng kiếng của nó là người mẹ tần tảo. Thoạt đầu, từ lăng kiếng này nó không rành đâu. Nhỏ bạn ngồi kế nó học rất giỏi và trong nói chuyện hay dùng từ này. Nó thắc mắc, nhỏ bạn lách chách bấm điện thoại rồi đọc: "Lăng kính!" Nó đọc xong, anh “gúc gồ” hiện lên một loạt bài có từ lăng kiếng. Nhỏ thảy điện thoại cho nó: 

– Đó. Bạn tự tìm hiểu nha.

Đọc vài bài, nó hiểu nôm na lăng kiếng là một dụng cụ quang học, người ta dùng để khúc xạ, phản xạ.. và để làm mặt kiếng soi hay ống dòm…

Vậy là nó luôn soi má nó bằng cái lăng kiếng cảm nhận của riêng nó. Má nó hiền. Má nó siêng. Má luôn tìm việc để làm. Bởi có việc làm là có tiền. Có tiền thì chị em nó mới có cơm ăn, đóng học phí rồi tập vở quần áo nữa chớ.

Hỏi gia cảnh nhà nó khó khăn thì xóm giềng, tổ ấp có quan tâm không. Có chớ! Dịp lễ, dịp tết nhà nó cũng được nhận chút chút quà như các hộ nghèo. Nào nếp, nào bánh mứt, nào bột ngọt dầu ăn và cả bao thơ nữa. Nhưng đó là những cơn mưa rào chợt đến rồi tạnh ngay. Phải tự mình mần. Tự kiếm tiền chớ đừng dựa dẫm vào ai. Người ta đâu thể giúp mình hoài được. Má nó luôn căn dặn như vậy.

Trăng thì sáng. Lòng nó u uất. Gần 10 giờ rồi mà nó chưa thể ngủ. 4 bà cháu đã nằm co quắp với nhau cũng không đuổi được gió lạnh len lỏi chực chờ.

– Bà Chậm đi mần gì vậy Chơn?

Câu hỏi của bà nội làm nó giật mình.

– Má con đi mần nội à. Má con rửa chén cho nhà hàng.

– Rửa chén cũng thoa phấn tô son hả Chơn?

– Chớ sao nội. Giờ mần gì cũng phải có nhan sắc coi được được người ta mới mướn. Chứ xấu quá như nhát ma thì ai dám mướn nội ời.

– Hả! Ma hả!

Nội choàng tay ôm xiết chị em nó. Nội sợ. Nó vô tình nhắc tới chữ ma làm nội sợ. Cũng hên, 2 thằng em nó ngủ say tít rồi nên cơn sợ cũng vắng đi một nửa. Nội nó nằm im thin thít. Nó kéo tấm mềm trùm lên người nội. Thương bà nội quá. Hễ đàn bà con gái mà dính tới son phấn là nội nghĩ họ mần này mần nọ. Thì đời nội cực khổ, nội đâu biết đến cây son hộp phấn! Nội nói cái môi tô son nhìn giả giả sao đó. Cần chi tô son, cứ ăn miếng trầu cay cũng đỏ môi nồng má.

Rồi cơm áo xoay vòng. Cái nghèo cái khổ cứ quặp chặt lấy nhau. Nội đâu thể nhìn thoáng nghĩ thoáng mà hết ác cảm với môi son má phấn đây.

Nội không chỉ dị ứng với kem phấn, nội còn đặc biệt dị ứng với chiếc điện thoại của má. Chiếc điện thoại hiệu Nokia màu đen hễ rời túi áo khoác của má là bị nội săm soi. Nội cầm điện thoại và loay hoay bật mở. Mắt nội lèm nhèm nhưng cái tò mò vẫn lớn hơn. Nội biểu thằng Chiều đọc cho nội nghe những gì mà điện thoại hiện lên.

– Toàn tin nhắn rác thôi nội ơi!

– Chết! Rác à! Điện thoại cũng có rác là sao?

– Là tin nhắn lung tung đó mà.

– Vậy có tin nhắn nào xưng anh không con?

– Nội hỏi nhiều quá. Nè nội đọc cho đã đi.

Thằng Chiều nói rồi chạy vút ra cổng. Bà Bảy tần ngần ngắm lượt nữa cái điện thoại với vẻ đầy luyến tiếc, bà đưa điện thoại trở về chỗ má thường sạc pin.

Mỗi ngày, má nghe điện thoại đôi cuộc. Vừa thấy má áp điện thoại bên tai là nội ngồi im nghe ngóng. Tiếng má nói ngắn gọn: Tui biết rồi. Có. Tui đi liền.

Và điệp khúc son son phấn phấn lại diễn ra trước khi má rời nhà. 

*****

Bà Bảy nghi lắm. Bà nghi con dâu bà... Phần bà cũng từng một mình nuôi con. Đêm thì dài ngoẵng. Nghe tiếng mèo gào trên mái nhà lòng dạ cũng thõng thượt nôn nao. Xưa. Tiếng bấc tiếng chì rát mặt. Mấy ai làm gan mà phiêu theo mây gió. Giờ làng như phố. Đàn bà con gái tụ tập gầy sòng đâu thua gì đàn ông. Bữa nọ, bà phụ con Chơn đẩy chiếc xe đạp đi vá. Hỏi chủ tiệm thím đâu rồi. Thằng chồng đáp gọn lỏn: "Nó bên đó kìa dì". Bà nhướng con mắt theo hướng nó vừa chỉ. Chu choa. Một mâm toàn các chị sồn sồn. Cũng nhịp chân trên chiếu. Cũng sóng sánh ly bia. Thiệt là tân thời quá xá.

– Hễ bữa nào con định vui với bạn bè là nó gầy sòng trước con. Đàn bà hiền ngoan giờ hiếm như cá lòng tong rồi dì ơi.

Trời! Đây là đàn bà có chồng. Còn con dâu bà? Cái dòng suy nghĩ của bà lại xoáy vào con dâu. Ban ngày thì nó không có hành động nào làm đau mắt bà. Nhưng ban đêm thì sao?

Bà dụ con Chơn hỏi xem má nó làm ở nhà hàng nào. 

– Ở nhà hàng Sóng đó nội. 

– Sao con biết? 

– Thì má con nói mà.

Bà lẩm bẩm: Nhà hàng Sóng. Bà Chậm rửa chén ở nhà hàng Sóng.

– Bộ nhà hàng người ta bán thông đêm hả con?

– Không! Tới 12 giờ là nghỉ. Phần má con rửa dọn xong quá khuya nên má ngủ lại sáng về sớm.

– Phải vậy không đó?

– Nội đa nghi quá. Tới giờ uống thuốc rồi nội ơi.

Bà Bảy xòe tay đón liều thuốc con Chơn đưa mà lòng cứ rấm rứt không yên. 

****

Nhà hàng Sóng đây rồi. Chà. Nhà hàng gì mà đẹp quá. Bức tường vẽ dợn sóng thiệt mê.

– Thưa bà kiếm ai?

Cậu thanh niên mặc chiếc áo màu xanh, trên ống tay áo có đeo băng đỏ. Bà nghĩ chắc cậu ta là bảo vệ của quán.

– Tôi kiếm con dâu tôi. Nó giúp việc rửa chén ở đây mà.

– Con dâu bà tên gì?

– Tên Chậm. Hứa Thị Chậm.

– Ở đây không có ai tên Chậm đâu bà ơi. Mà con dâu bà bao nhiêu tuổi?

– Nó 38.

– Ở đây chỉ có ông bà chủ ngoài 40. Còn lại nhân viên đều từ lối 30 sắp xuống.

Ôi trời! Bà ngồi phịch xuống cái dề cỏ xanh. Nước mắt bà phứa ra. Rõ ràng rồi. Con dâu bà nói dóc. Hinh ơi! Vợ con nó hư rồi.

Bà ngó phố qua màn mắt đục mờ. Đèn. Đèn phố sáng trưng. Đèn phố lập lòe. Đèn 3 ngọn 7 ngọn. Đèn xanh đèn vàng đèn đỏ. Đèn chen chúc đèn. Dạng đèn này cái lũ thiêu thân mê phải biết. Lòng bà gầm gào: Hinh ơi! Con sống khôn chết thiêng mà chỉ đường dẫn lối cho vợ về nhà nuôi con. Đừng như lũ thiêu thân mà khổ đời, khổ tụi nhỏ con ơi!

Sau một đêm tã tơi cùng thiêu thân ở phố, bà Bảy cũng về tới nhà sớm hơn con dâu chừng nửa tiếng. Khổ! Thân già đi canh vợ cho con trai mới khổ làm sao! Đã biết rành rành rồi nhưng khơi chuyện sao đây! Con dâu bà trẻ chưa qua già chưa tới. Nói mà không có bằng chứng nó sẽ chối ngoay chối ngoắt. Rồi chòm xóm thậm thụt. Rồi tụi nhỏ dáo dác sợ hãi. Dầu gì cũng phải tạo bình an cho tụi nhỏ. Tụi nó đang tuổi ăn tuổi lớn, cú sốc tâm lý sẽ ảnh hưởng cả đời.

Còn như có thật. Có thật chuyện đó. Bà Chậm sẽ khóc lóc van xin bà. Rằng xin má hiểu cho con. Con đâu muốn vậy. Lòng bà sẽ chùng xuống. Còn như bà làm găng lên. Con dâu bà mất mặt sẽ bỏ đi. Rồi cuộc sống bà cháu sẽ ra sao?

Bà đưa mắt dõi theo con dâu. Chậm vào bếp. Ngọn lửa bén rất nhanh vào lá dừa rồi vào củi. Chậm bắc ấm nước. Chậm xúc gạo nấu cơm. Chậm luộc rau, hâm cá. Ngọn lửa từ bếp củi lúc trời chưa sáng bùng lên thật giòn. Bà Bảy ngắm kỹ thần thái của con dâu qua ánh lửa. Cái màu má nó hồng hồng. Cái màu môi nó mọng mọng kia đích thị là nó vừa được “no nê” rồi. Mà nó “ăn” ở đâu chớ? Nó có như ngọn lửa kia không? Lửa gặp gì cũng táp. Lửa gặp gì cũng cháy. Không lẽ! Bà bỗng thở dài cái sượt.

– Gì vậy má!

– Ừ! À... à... không có gì đâu con.

Bà ngạc nhiên khi chính bà lại bỗng dưng kêu con dâu là con.

– Chút nữa má cho sắp nhỏ ăn cơm nha. Bữa nay con đi cắt lúa sập cho nhà ông tư Thuận. Cũng nhờ lúa sập mới tới lượt con, chớ ngon ăn, máy cắt nó cạp hết rồi.

Miệng nói, tay Chậm bới cơm vô gà mên. Rồi Chậm thoăn thoắt lấy khăn nón và lưỡi hái. Mà ngộ. Nó tên Chậm nhưng mần gì cũng lanh cũng nhanh. Người lanh lẹ kiểu này mà đi đêm đi hôm nữa thì ai tin đây!

Chậm không chỉ lanh lẹ mà còn dạn. Bà nghe kể hôm bà Chín mất. Lúc liệm, nhỏ con út của bà Chín cứ nhoài vô trong quan tài. Mấy chú đạo tì la đừng cho nước mắt nhỏ rớt vô người bà Chín. Vậy bịn rịn lắm. Hổng có nên. Mấy bà ở ngoài la kéo con nhỏ ra. Nhưng ai kéo? Ai cũng sợ mắc khiếp. Chậm đang phụ mần gà dưới bếp phóng lên ôm con nhỏ lôi ra. Tay Chậm gỡ từng ngón tay của con út đang bám chặt thành quan tài. Thiệt gan hết sức. Gặp phải bà chắc bà xỉu rồi.

Bà chậc lưỡi. Thì nó lanh nó dạn nên mình và bầy cháu được nhờ. Chớ nó chậm chạp khù khờ cả nhà có nước ăn cháo thôi. Nhưng. Nhưng cái chuyện hồi đêm ám ảnh bà quá sức. Con dâu bà không rửa chén ở nhà hàng Sóng. Chuyện thật mười mươi rồi. Chuyện như hũ mắm rồi. Ủ lại hay khui ra là do bà. Khui ra thì xấu mặt đâu chỉ mình con dâu bà.

*****

– Con Chậm đâu rồi?

Bó nhang trên tay bà Bảy rơi loạn xạ. Người đàn bà với vẻ mặt hầm hầm bước vào nhà.

– Thưa, cô kiếm con dâu tui?

– Con dâu bà hả? Nó làm vợ khắp thiên hạ mà cũng có mẹ chồng nữa à? Nó đâu rồi?

– Thưa, con dâu tôi đi mần rồi.

– Biết mà. Con dâu bà đi cướp chồng thiên hạ thì có. Tới thằng cha chạy xe ôm nghèo kiết xác nó cũng không tha.

– Cô nói vậy là sao? Cô không được nói bậy!

– Bà hỏi con dâu bà đó. Tôi cảnh cáo bà. Bà lo mà dạy con dâu bà, tôi mà cho một lon a xít thì đẹp mặt đó.

3 chị em con Chơn sợ hãi nép vào bà Bảy. Bà Bảy đẩy lũ cháu ra phía sau lưng tránh ánh mắt của người đàn bà hung dữ.

Bà ta liếc khắp căn nhà. Thấy cái hộp đựng son phấn của con dâu bà trên kệ, bà ta hất rầm xuống đất:

– Xí! Mày dùng son phấn làm bùa. Bùa này. Tao cho bùa của mày nát bét luôn.

Bà ta lấy chân đạp cho bẹp cho bể nát những hộp kem thỏi son. Hả hê! Bà ta quay gót lên xe rồ máy. Hòa trong tiếng máy nổ giọng bà ta the thé rót vô nhà:

– Nhắn con Chậm còn đi với chồng tôi nữa thì tôi cào nhà bà luôn đó.

Bà Bảy sựng người. Lũ cháu bà mặt xanh ngắt. Lúc này tụi nó mới òa khóc mếu máo:

– Kêu má về đi nội ơi. Má ơi!

– Má ơi. Hu hu…

Bà Bảy dỗ: 

– Nín đi. Người ta nói bậy đó các con. Đừng tin nha. Người ta ghét má con mà nói vậy. Chớ má các con đi làm ở nhà hàng mà.

– Nội gặp má con ở nhà hàng Sóng thiệt hả?

– Nội gặp rồi. Má con lụi cụi rửa chén suốt luôn. Cực lắm đó.

Con Chơn phấn khởi: 

– Dạ. Con biết mà. Má con giỏi lắm.

Con chị nhoẻn cười làm 2 thằng em bật cười theo. Đúng là con nít. Khóc cười như trở bàn tay. Cả 3 đứa thoắt cái chạy ra cổng chơi.

Trấn an lũ cháu xong tới lượt bà Bảy thất thần. Con dâu bà nguy to rồi. Rớ vô đàn ông có vợ khác nào cá trên thớt. Bị chặt bị đạp như cái hộp phấn này thì sống sao nổi con ơi!

Cách nào an toàn cho con dâu của bà đây. Xe ôm. Đánh ghen. Con dâu bà đi xe ôm nữa sẽ bị đánh ghen. Bà lật đật chạy vô buồng mở cái khạp da bò. Bà lấy ra cái hộp bánh bằng thiếc cũ mèm. Bà mở nắp hộp. Tiền. Từng này tiền có đủ cho con dâu bà mua 1 chiếc xe đạp điện? Bà tẩn mẩn xòe từng tờ tiền mệnh giá 200, 100 ngàn. Số tiền góp nhặt cả đời của bà phòng khi... Được 3 triệu 7. Biểu nó thêm ít trăm mua cái xe cũ cũ. Chủ động phương tiện bao giờ cũng lợi hơn. Tưởng tượng nàng Chậm đang ngồi trên xe vút vút không cần đạp lòng bà Bảy bỗng ấm lên. Con trai bà mất rồi thì con dâu sẽ như con gái. Mình thương nó, nó ắt thương mình. Nhưng nếu nó đừng lòe loẹt phấn son, cứ để nguyên đôi má rám nắng thì ai thèm ghen tuông làm gì!

******

– Má tin con đi. Con chỉ mần việc kiếm tiền nuôi sắp nhỏ. Sắp nhỏ ngoan mau lớn, má khỏe mạnh là con hạnh phúc lắm rồi.

– Bà Chậm nói thiệt á? A xít nó không có tình nghĩa với ai đâu.

– Con biết má ơi. Rảnh má coi chừng sắp nhỏ cho con và nhớ uống thuốc đều nữa. Đừng nghĩ lung tung nữa má ời.

Sau tiếng ời ngọt như mía lùi, Chậm mím môi cho son phủ đều khắp.

– Con không thích mấy thứ này đâu. Nhưng nhờ màu sắc hơi hớm của nó mới hên và kiếm được nhiều tiền.

– Rửa chén cũng có tiền boa sao?

– Thì đêm nào bán đắt sẽ có boa nhiều má ời.

Điện thoại lại reng reng. Liếc qua số tới Chậm tắt phụp.

– Con đi nha má.

Nói rồi Chậm dắt xe đạp điện ra cổng.

Bà Bảy lại ngó theo con dâu! Chắc suốt đêm nó đứng đường. Bà không phơi trần việc làm của nó là đúng hay sai? Sai hay đúng đâu quan trọng bằng cơm gạo áo quần của tụi nhỏ. Tụi nhỏ cần được bảo vệ cho thiệt tốt. Không thể cho tụi nhỏ biết có người má phải làm công việc mà toàn xã hội cười chê khinh miệt. Bà lần tìm hộp quẹt đốt nhang. 2 cha con ông nghĩ cách gì giúp má con bà cháu tôi với. Sức người có hạn. Nó cày ngày cày đêm vầy nhắm có bền lâu. Hinh ơi! Má tệ quá đi. Má đồng lõa cho dâu con mần chuyện xấu. Cạn đường rồi. Mong con hiểu cho má. Nước mắt buông một dòng dài theo lời lẩm bẩm của bà.

*******

Sáng này trời êm, bà Bảy men theo lộ Thần Nông đi tập thể dục. Con lộ này nhà nước mới làm. Mặt đường tráng nhựa láng o. Bà đi chậm chậm. Tay bà vung vẩy. Bác sĩ dặn bà phải thường xuyên đi bộ vầy mới tốt cho sức khỏe. Một bên là kênh Thần Nông, một bên là ruộng lúa xanh tít tắp. Con lộ dài cả 5 cây số. Mé lộ, những cây sao người ta trồng lơ quơ, liu hiu trước gió. Tận phía chân ruộng kia là miếng ruộng Bầu Trâu từng của gia đình bà. Giờ người ta mua và xây lên đó một căn nhà nuôi yến to cao vật vã. Bà tiếc. Miếng ruộng đã chan bao nhiêu mồ hôi của vợ chồng bà và vợ chồng thằng Hinh. Vậy mà cuối cùng cũng không giữ được. Hôm bán, bà năn nỉ người ta dành một góc chừng trăm mét vuông để làm nơi chôn cất sau này. Mộ chồng bà chôn ở bãi tha ma Cầu số Năm, nơi suốt ngày trâu bò ủi húc, thằng Hinh cũng cần chỗ ấm êm mà yên nghỉ sau chuỗi ngày bệnh tật khổ sở. Người chủ mới phán xanh rờn: "Chôn mồ mả ở đây thì yến nào về ở. Bà không bán thì tui mua chỗ khác".

Miếng ruộng của bà nằm ở thế kẹt, không có mặt tiền, không có đường nước. Gặp chủ mua bao sang tên trọn gói là được giá lắm rồi. Thôi đành. Chừng nào sắp nhỏ lớn lên mần ăn khấm khá, tụi nó khắc chọn mua đất quy tụ các phần mộ của ông bà dòng họ về một chỗ. Bà hy vọng nhiều ở những đứa cháu của bà. Con Chơn, thằng Chiều đều là những đứa biết nghĩ, biết thương nội, thương má. Mà người ta nói không ai giàu ba họ khó ba đời. Nay khổ sở vất vả, thì ngày sau bầy cháu của bà mới biết lo giàu nghèo với người ta.

Đang nghĩ lung, bà Bảy bỗng nghe phía trước có tiếng ồn ào. Hình như có 2 người đàn bà đang cãi nhau. Là Chậm, con dâu bà.

– Tao đã nói đó là mối của tao.

Giọng người đàn bà chát chúa:

– Cách đây 2 tháng tao đã nhường cho mày một đêm. Sao mày dai vậy?

Người đàn bà xối xả mắng chửi Chậm. Chậm cúi gầm mặt. Nước mắt Chậm lã chã.

– Mày khóc hả? Nước mắt cá sấu. Tao đã dặn, hễ ảnh gọi mày tới ngủ, mày cũng phải viện cớ bận rồi cho tao hay liền chớ.

– Dạ. Tại ảnh thích em. Tại em ngủ thì hên. Ảnh nói vậy.

– Thích nè. Hên nè.

Người đàn bà táng mấy bạt tay liên tiếp vào mặt Chậm. Bà Bảy hoảng hốt nhào tới kéo tay chị ta:

– Chuyện đâu còn đó vậy. Xin cô bớt giận. Tha cho con dâu tôi.

– Bà tránh ra. Tôi phải tẩn một trận cho nó tởn mới được. Làm ăn gì cũng có luật. Phải nhìn trước ngó sau. Nồi cơm của tao mà mày dám nhảy vào xới hả?

Sau cái xô của chị ta, bà Bảy văng gọn xuống mé ruộng.

– Má! Má có sao không?

Chậm ráng gượng đở bà Bảy lên. Chợt Chậm quay lại. Chậm tháo chiếc dép có đế bằng gỗ giơ lên. Chậm phùng đôi môi màu cà rốt hét vào mặt chị ta:

– Phải. Anh ta thích tôi thì tôi ngủ. Sao chị không gọi cho anh ta? Bộ chị hết thời hay sao? Túng quá tôi cho chị vài trăm để ăn. Đừng kiếm chuyện với tôi nữa.

Chậm móc túi lấy ra tờ 500 ngàn. Chị ta lật đật giựt lấy và nói:

– Ừ. Dễ thương. Mày xài mối của tao thì chia nha. Tao một mày ba. Bái bai.

Bà Bảy thấy chân tay run lẩy bẩy. Mắt bà hoa lên. Chậm hoảng:

– Má! Bình tĩnh má ơi. Để con đưa má về nhà.

********

Độ rày Chậm ít đi làm đêm. Sức khỏe bà Bảy như yếu hơn. Mọi thứ chi tiêu đều tằn tiện hơn trước. Tụi nhỏ ít đòi tiền cũng như bánh trái ăn vặt. Nhưng tụi nó mừng vì đêm đã có má Chậm ngủ chung. Mặt trời thì mãi trên cao. Mặt đất thì mỗi ngày gần hơn. Ấy là cái lưng bà cũng còng xuống rồi. Bà Bảy nhìn cần cổ con dâu thấy xanh khướt. Dường như nó cũng bị ho rồi bị thiếu máu não nữa.

Bà nói với Chậm: 

– Con cố gắng ăn cho mạnh. Con có bề gì sắp nhỏ cậy nhờ ai được. Má thì già rồi.

– Má đừng lo. Con mạnh cùi cụi mà. À, tối nay con đi mần nữa nghe má.

Chậm không cần nói bà cũng biết. Bởi hồi chiều bà thấy con dâu nghe điện thoại. Bà cũng kịp thắp nhang vái ông và thằng Hinh phù hộ cho nó an lành rồi.

Bà đưa mắt theo bàn tay đang tô son của con dâu. Cái màu cà rốt hôm nay bỗng tươi rực. Bà thấy môi con dâu bà đẹp lạ. Linh tính hay chuyện gở cho bà đây. Phàm khi gần đất xa trời người ta mới nghĩ thoáng được. Bà không thấy ghét cái màu cà rốt nữa. Đó là màu của nụ cười, của sự sống. Hay bà sắp... Mà quan trọng gì. Bà theo ông cũng được rồi. Chớ bà sống đã không giúp gì được cho con dâu, tiền thuốc thang lấn vô tiền học của sắp nhỏ nữa chớ. Bà nhìn lên bàn thờ, tấm hình ông với nụ cười đôn hậu. Một cây nhang tắt ngấm. Chuyện gì nữa đây!!!

– Má uống thuốc nè. Cho tụi nhỏ ngủ sớm nha má.

Chậm lấy khẩu trang bịt kín gương mặt. Qua lớp vải, đôi môi cà rốt vẫn còn lằn lên như reo trong mắt bà Bảy.

*********

Đã 9 giờ sáng. Mặt trời đã lưng lửng đọt cây gòn sao Chậm vẫn chưa về. Bà Bảy đi ra đi vô rối hết ruột gan. Không có cơm như mọi sớm, bà nấu mì cho con Chơn, thằng Chiều ăn đỡ để kịp đi học. Thằng út đã nằm gọn trên võng ngủ giấc giữa buổi. Con dâu bà có chuyện gì vậy cà.

Bà lại đốt nhang. Mùi nhang váng vất. Bà khấn: 

– Ông ơi! Hinh ơi. Cầu cho con Chậm đừng bị người ta hiếp đáp kiếm chuyện. Ông ơi! Con dâu mình tô son. Cảnh nhà ngặt nghèo nó mới chọn cái nghề đứng đường đêm hôm. Nó đã khổ cực vì cái gia đình này rồi. Tôi biết hết. Nhưng tôi không nỡ la nó. Phận đàn bà. Trong nhờ đục chịu. Ông ơi!

– Bà Bảy! Mấy đứa nhỏ đâu rồi?

Tiếng ông Tư Thuận cắt ngang dòng khấn của bà.

– Có chuyện gì vậy ông Tư?

– Bà biết con dâu bà làm gì không?

– Thì nó đi làm ở nhà hàng.

– Không.

Bà Bảy ngước nhìn ông Tư như ngần ngại. Không lẽ ổng biết hết rồi. Bà chột dạ hỏi:

– Bộ con dâu tui bị người ta đánh ghen nữa hả?

– Không! Con dâu bà chết rồi! Nó không đứng đường như mọi người nghĩ đâu.

Chết à? Con dâu bà đã chết? Tại sao? Bà té phịch xuống bộ ngựa.

Ông Tư lấy tay quệt nước mắt:

– Bà bình tĩnh đi. Con dâu bà làm nghề ngủ mướn trong quan tài.

– Trời!

– Ai dè đêm qua nó ngủ luôn không thức. Chủ trại hòm đã kêu công an khám. Hình như nó bị đột quỵ. Người ta sắp đưa nó về nhà.

Bà Bảy như không còn nghe ông Tư nói. Chậm ơi! Con dâu bà, đứa con thích thoa son màu cà rốt. Nó kem phấn tô son để đi ngủ mướn. Người ta mướn nó ngủ trong quan tài đặng bán đắt. Con ơi! Môi cà rốt là giả nhưng lòng con là thật. Những đêm dài má tưởng con trong vòng tay của đàn ông con trai. Tưởng con đắm đuối trong cuộc bán mua thân xác. Thương con quá. Chậm ơi! Những đêm dài bít bùng trong quan tài con có ngủ được không? Oan ức cho con quá. Con thà mang tiếng xấu chớ không nói cho má biết. Tiền. Tiền là gì mà người ta phải khổ sở đến như vậy. Con ơi!

Bà Bảy khóc nấc lên.

Ngoài cổng đã có tiếng xe dừng.

Người ta xúm lại khiêng chiếc hòm đỏ diêm dúa cũng màu cà rốt vô nhà.

Trong chiếc hòm, người đàn bà tô son đã yên giấc. Đôi môi chị vẫn tươi rức màu cà rốt.


Vũ Thiên Kiều

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 20567
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jun/2023 lúc 7:22am

Chị Tôi 

CHỊ%20TÔI%20-%20TRẦN%20TIẾN

Tuy Hòa, nơi tôi sống quãng đời thơ ấu, là một thành phố nhỏ hiền hòa nằm sát bờ biển, giống như nàng “Mỹ Nhân Ngư” phơi tấm thân kiều diễm trên bãi cát trắng tinh. Nàng dựa đầu trên núi Chóp Chài, đôi mắt mơ màng nhìn ra biển Ðông, nghe gió thổi vi vu qua những bãi thùy dương dày đặc trên bãi biển Ðại Lãnh, đầu đội vương miện hình Tháp. Ai từng đi qua Tuy Hòa, nhìn lên Tháp Nhạn đứng hiên ngang trên đỉnh núi, soi mình bên dòng Ðà Giang lững lờ trôi, đều ngậm ngùi cho nền văn minh một thời rất huy hoàng của nước Chiêm Thành. Cả một vương quốc đã mất hẳn dấu tích, chỉ còn lại vài cái tháp đứng trơ gan cùng tuế nguyệt! Xa kia về phía nam là ngọn Thạch Bi Sơn (Núi Ðá Bia) cao ngất quanh năm mây phủ, đánh dấu chiến công hiển hách của vua Lê Thánh Tôn một thời đại phá quân Chiêm Thành. Ðó cũng là biên giới giữa Ðại Việt và Chiêm Thành thời Hậu Lê. 


Tôi là một trong nhóm người Bắc di cư, được may mắn định cư và lớn lên trên vùng đất tự do, ấm cúng Tuy Hòa nơi mà người dân có tiếng là chất phác, đôn hậu và nhiệt tình. Năm 1954, chính quyền cho cất một xóm độ vài chục căn nhà tranh vách đất vây quanh cái giếng nước trên một mảnh đất khá rộng, để đón dân Bắc Kỳ di cư. Tất cả sinh hoạt của trại đều xảy ra ở đó. Từ tắm rửa, giặt quần áo, xách nước về nhà để nấu ăn, chuyện gẫu, trai gái gặp gỡ làm quen. Ðó đúng là một tụ điểm hội họp, giống như những sân đập lúa ở một làng quê nào đó, bởi vì chẳng có một thứ giải trí nào khác.

Trại di cư được tổ chức theo kiểu làng xã thời xưa: có một trưởng trại, vài vị trong ban hội đồng, họp nhau thường xuyên để cải thiện đời sống cư dân. Ngoài ra, hội đồng trại còn lo việc phân phối thực phẩm và làm cái gạch nối giữa dân di cư và chính quyền thành phố. Hồi xưa chưa có điện thoại, nên tôi được chỉ định làm “thằng mõ” để thông báo tới từng gia đình những tin tức từ ban hội đồng trại đưa ra. Mỗi nhà đều có “Sổ Gia Ðình”. Chính quyền tùy theo nhân khẩu mà cấp phát nhu yếu phẩm như dầu hôi để nấu ăn và thắp đèn, gạo, đường, đồ hộp, sữa bột, bột mì, bột bắp. Sữa thì pha với nước sôi để uống, ai không quen, Tào Tháo đuổi là chuyện thường. Bột mì và bột bắp chẳng biết làm gì, nấu chè mãi ăn cũng ngán bèn nhồi thành những con thú như bò, gà, heo, rồi chiên lên ăn, cũng ngon ra phết!

Có cả quần áo nữa, những bộ quần áo rộng thùng thình tuy cũ nhưng còn rất tốt. Bà con tháo ra và sửa lại cho đúng khổ người mình. Sau này còn cấp heo con để nuôi làm giống. Những con heo Mỹ trắng bóc mắt xanh lè trông rất lạ mắt, mau lớn như thổi, to như một con bê, khác hẳn với mấy con heo đen thui, nhỏ xíu của xứ mình.

Hầu như xóm Bắc Kỳ di cư nhà nào cũng nuôi một vài con heo, heo nái cơ. Thỉnh thoảng có anh chàng nhà quê, dắt theo chú heo nọc nhỏ xíu, đi lang thang ngoài đường, tay cầm chiếc roi thật dài, để điều khiển heo như người ta chăn vịt vậy. Khi heo nái bắt đầu kêu la om sòm và phá phách trong chuồng, cứ gọi anh ta vào là vài tháng sau, chủ trại sẽ có một bầy heo con đẹp đẽ. Anh ta chẳng làm gì đâu, con heo của anh làm thôi. Thấy chú heo nọc nhỏ xíu đứng gần nàng heo nái to kềnh mà tội nghiệp. Mỗi lần như vậy, tôi cũng tò mò đứng xem chú làm gì, Bố lại đuổi đi chỗ khác chơi. Khi chàng heo nọc làm xong phận sự, được chủ nhân cho ăn một nồi cám to nấu với đậu xanh bảo là “để lấy lại sức”. À, thì ra chú làm việc cũng vất vả lắm đấy. Vài năm sau, khi những người di cư đã có thể tự lập, chế độ cấp phát thực phẩm cũng chấm dứt theo. 


Ðời sống trong trại di cư khác xa với các trại của vùng kinh tế mới sau này. Ðó là một đời sống tạm đầy đủ, êm đềm, tự do và tự tin cho tương lai của gia đình và đất nước. Trẻ con đều được đi học mà không phải trả bất cứ một khoản học phí nào. Tôi có những bạn cùng lớp đạp xe đi học từ những vùng thôn quê xa xôi. Bệnh viện đều miễn phí, rộng rãi và hợp vệ sinh. Xã hội có tôn ti trật tự và lễ nghĩa: kính trên nhường dưới. Tình nghĩa thầy trò thắm thiết như cha mẹ và con cái. Cửa nhà không cần khóa hai ba lớp. Chẳng phải thời Nghiêu Thuấn, nhưng tương đối hạnh phúc yên bình cho tới khi những tai họa từ trên núi đổ xuống: Ám sát, chặn đường, đặt mìn xe đò, xe lửa, pháo kích, súng nổ khắp nơi. 


Chị Linh là con độc nhất của gia đình hàng xóm kế bên nhà tôi. Bố của chị với Bố tôi cùng làm công chức trong tòa hành chánh tỉnh nên rất thân thiết với nhau. Mỗi khi mẹ tôi có nấu món ăn gì đặc biệt lại bảo tôi mang qua biếu nhà chị. Mẹ chị mỗi khi đi xa về đều có quà cáp cho mẹ tôi. Chị Linh lớn hơn tôi 3 tuổi, học trên tôi ba lớp. Chị vừa đẹp vừa học giỏi nên có nhiều chàng dòm ngó. Vì trường trung và tiểu học gần nhau nên chị và tôi thường đi học chung, nhiều đứa bạn tưởng tôi và chị là chị em ruột. Tôi chẳng thanh minh thanh nga gì cả cứ nhận vơ để lên mặt với đám học trò cùng trường. Mấy anh học cùng lớp với chị, hay dúi cho tôi quà cáp, lúc thì cái bánh “bích quy tây”, lúc thì vài cục kẹo “trứng chim” để nhờ tôi đưa thơ cho chị. Tôi chẳng bao giờ đưa, nhưng quà cáp cứ nhận đều đều. Mỗi lần nói với chị chuyện đó, chị lại trừng mắt nhìn tôi: “không được nhận quà nữa! thư cứ vất vào sọt rác cho chị!”. Tôi tảng lờ như không nghe thấy gì, mấy anh ấy có hỏi chỉ nói: “Ðưa rồi, chị có đọc không, em không biết.” Mấy bức thư đó chắc gây phiền toái cho chị nhiều lắm.


Mẹ tôi buôn bán cam. Dì tôi ở Saigon, cứ cách một vài ngày lại gởi hàng ra bằng xe lửa. Tôi chỉ việc ra lãnh mang về, Mẹ phân phối cho bạn hàng ngoài chợ. Ðường xe lửa xuyên Việt chạy ngang thành phố. Mỗi khi về tới, tiếng còi tàu “ò e…, ò e…” đánh thức cả thành phố đang ngái ngủ. Tôi vội mướn xe xích lô chạy ra nhà ga để lãnh nhận những cần xé cam nặng trĩu…Bao giờ tôi cũng giấu một vài trái để cho Chị, chị thích lắm. Ðó là thứ quà rất xa xỉ thời đó. 

Bố Mẹ tôi có 4 đứa con trai. Khi sanh thằng Út, mấy người hàng xóm xấu miệng rỉ tai nhau “5 đứa con gái là Ngũ Long Công Chúa, còn 5 thằng con trai là Ngũ Quỷ”. Bố Mẹ tôi và Bố Mẹ chị Linh đồng ý trao đổi với nhau như trong truyện giả tưởng thời xa xưa: Thằng Út sẽ là con nuôi của nhà chị Linh và chị Linh là con nuôi của Bố Mẹ tôi. Thế là Út và chị Linh có hai cha mẹ, được cả hai chiều chuộng. Bốn anh em tôi trở lại thành “Tứ Quý” như xưa. Cha mẹ chị Linh thương thằng Út ra mặt, ngày nào cũng qua nhà tôi nựng nịu ngắm nghía nó như một báu vật. Ðồ ăn đồ uống cung cấp cho nó thôi thì vất đi không hết. Mẹ tôi thường bận buôn bán nên hầu như Mẹ chị Linh chăm sóc Út nhiều hơn, thành ra Út đeo theo Mẹ nuôi cả ngày không rời.


Hai năm sau khi sanh Út, Mẹ tôi bị bạo bịnh qua đời, từ đó Út ở hẳn bên nhà bố mẹ nuôi. Chị Linh thay Mẹ săn sóc anh em chúng tôi. Ði học về, chị dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, gánh nước từ giếng về đổ đầy mấy thùng phuy. Ðó là thùng sắt đựng nhựa đường tráng mặt lộ, mấy thầy công chánh xài hết nhựa, bán lại cho dân đựng nước, không bị rỉ sét. Trước khi trời tối, chị bắt tất cả ra giếng tắm rửa sạch sẽ. Tôi nhớ có lần chị đang giặt quần áo, thấy chiếc quần đùi tôi mặc lấm đen bùn đất chị bảo cởi ra cho chị giặt. Tôi còn chần chừ vì mắc cỡ, chẳng lẽ cởi quần tồng ngồng trước mặt chị. Chị la tôi “ Bé bằng quả ớt mà bày đặt mắc cỡ.” Tôi vội cởi quần đưa cho chị, rồi lấy tay che thằng nhỏ, chị gí tay vào đầu tôi bắt vô nhà mặc quần. Sau này lớn lên một chút tôi thay chị xách nước, giặt giũ quần áo. Chị chỉ làm bếp thôi.

Chị đậu bằng Trung học đệ nhất cấp rồi đi học lớp Y tá điều dưỡng bốn năm. Tôi cũng vừa lên Trung học. Chị tốt nghiệp về làm trong bệnh viện duy nhất của tỉnh.


Bố tôi được đổi về Saigon, ngay khi tôi vừa học xong Trung học đệ nhất cấp. Cả nhà dọn đi, nhưng Bố để lại thằng Út cho gia đình chị. Thỉnh thoảng vào những dịp nghỉ hè, tôi xin phép Bố về thăm chị và thằng Út. Chị gặp lại tôi mừng rỡ lắm, dẫn vô nhà thương giới thiệu với mọi người, tôi là em trai cưng của chị. Chị làm việc rất giỏi, cai quản tất cả y tá trong bệnh viện, những khi không có bác sĩ trực, gặp ca khẩn cấp, chị một mình quyết định mọi việc. Tôi vô cùng hãnh diện.


Sau Tết Mậu Thân, tôi phải nhập ngũ, nay đây mai đó chẳng còn dịp nào về thăm chị và thằng Út. Ðôi khi nhận được thơ chị ở những nơi đèo heo hút gió, tôi mừng lắm, giữ gìn rất kỹ những bức thư đó, bỏ vào ba lô. Khi đi hành quân, rảnh rỗi lại mang thơ chị ra đọc. Chị luôn lo lắng cho an nguy của tôi, khuyên tôi xin đổi về thành phố cho an toàn. Chị đâu có biết, đời lính sai đâu đi đó, làm sao xin xỏ được. Có lần nghe chị kể, có anh chàng Bác Sĩ mới ra trường, làm việc ở nhà thương muốn xin cưới chị, hỏi tôi có được không? Tôi biết chị làm bộ hỏi, cũng như thông báo rằng chị sắp lấy chồng vậy thôi. Tôi có gần anh ấy đâu mà biết con người ấy ra sao, mà nói được hay không được. Tôi nói với chị, khi nào làm đám cưới, có chết tôi cũng dẫn xác về ăn cưới. Tôi chẳng ghen gì, nhưng bỗng thấy buồn, như vừa mất mát một cái gì thương yêu lâu nay vẫn giấu kín trong tim mình. Ngày Mẹ tôi mất, tôi cũng chẳng buồn như thế, có lẽ lúc đó tôi còn bé quá chăng? Thì ra, giữa tình chị em, chắc còn có một cái gì khác, rất mờ nhạt, khi ẩn khi hiện trong đáy tim tôi, tôi không bao giờ nhìn thấy rõ, cho đến khi sắp vuột khỏi tầm tay. Tôi chẳng có tình yêu thương của Mẹ, cũng chẳng có người yêu bé nhỏ nào trong lòng, cho nên vừa buồn vừa giận vu vơ. Không biết buồn giận ai, và buồn giận cái gì? Không biết vì sao nước mắt tôi cứ tuôn ra, hình ảnh vui tươi của chị cứ hiện ra trước mặt tôi. Bao nhiêu gian khổ nguy hiểm đời lính tôi chẳng coi ra gì. 

Chiến cuộc một ngày một khốc liệt hơn, đoàn quân di chuyển thất thường không báo trước, cho nên lâu ngày bặt tin tức nhà. Rồi miền Trung thất thủ, tôi may mắn nhảy lên được một chiếc tàu Hải Quân, về Vũng Tàu. Chẳng bao lâu trôi dạt qua Subic Bay bên Phi Luật Tân, rồi qua Mỹ. Mấy đứa em tôi, đứa mất tích, đứa đi tù, mình tôi lang thang nơi xứ người, quạnh hiu, cô đơn, làm lại cuộc đời từ con số không to tướng. 


Ðầu thập niên 90, tôi trở về thăm chị và Út. Chị ôm tôi khóc mãi, còn Út chẳng biết tôi là ai. Tôi hỏi chị, anh rể của tôi đâu? Chị nói anh ấy bị động viên đi ngành quân Y và chết trên đường số 7 khi di tản từ Pleiku về Tuy Hòa. Chị chẳng có con cái gì và vẫn được làm ở bệnh viện với số lương chết đói. Tôi nghĩ đến câu “Hồng nhan bạc mệnh” mà không cầm được nước mắt. Cuộc đời chị vất vả từ nhỏ nhưng ông Trời vẫn chưa tha. Tôi giúp chị một số tiền để xây lại căn nhà nay đã hư hại rất nhiều. Út đã là một chàng thanh niên cao lớn, ngoan ngoãn, thương yêu và săn sóc cha mẹ. Nó rất nghe lời chị làm tôi thấy ấm lòng. Chị Linh thương nó lắm và muốn nó theo nghề nghiệp của chị. Tôi hỏi chị, tôi có người bạn làm cùng sở, hiền lương chăm chỉ, độc thân, chị có muốn tôi làm mai không? Chị đỏ mặt nhưng không nói gì. Tôi chọc chị: “Già rồi mà còn mắc cỡ!”, nhớ khi xưa chị chọc tôi: “Bé bằng quả ớt mà bày đặt mắc cỡ!”


Năm sau, tôi dẫn người bạn đó về thăm chị.


Minh Đạo Nguyễn Thạch Hãn



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Jun/2023 lúc 7:25am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 20567
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Jun/2023 lúc 11:23pm

Nồi Thịt Kho

5%20bí%20quyết%20để%20nồi%20thịt%20kho%20hâm%20nhiều%20lần%20không%20bị%20cứng%20và%20đen

11 giờ rưởi. Tiếng chuông tan học vang vang. Theo cửa hông Vũ hối hả ra khỏi lớp đệ tam A1


- Vũ, mày đi đâu vậy?

Tiếng Thành, thằng bạn thân nhất ngồi cạnh réo sau lưng.

- Về nhà...

- Chờ tao với...

Không đợi cũng như không nói thêm tiếng nào Vũ đi như chạy ra chỗ đậu xe. Anh cần ra khỏi chỗ dựng xe đạp trước khi đám học sinh con nít của các lớp đệ thất, đệ lục ào ra. Mở khóa chiếc xe đạp, liếc nhanh xuống bánh xe trước xong anh thót lên yên. Chiếc xe đạp quẹo mặt đường Lê Quang Định, quẹo trái ngay ngã tư rồi phóng bon bon trên đường. Qua khỏi rạp hát Cao Đồng Hưng anh nhấn mạnh bàn chân và chiếc xe đạp vọt mạnh đi. Trưa nay anh cần phải về nhà sớm để xin má tiền mua thêm dụng cụ vá bánh xe và thức ăn cho hai ngày cuối tuần. Nếu về trễ không gặp má trước khi bà đi chơi là anh phải xực cơm nguội với nước mắm kho quẹt chấm đọt lang luộc. Thứ này ăn cũng ngon song ăn hoài một tuần năm lần thì ớn tận cổ. Tuy nhà ở Thị Nghè nhưng vì theo người anh rể lên Tân Thới Hiệp để học thi tú tài 1 do đó anh đi đi về về giữa hai nơi. Mỗi buổi sáng anh đạp xe từ Tân Thới Hiệp xuống trường Hồ Ngọc Cẩn rồi trưa lại đạp về. Khi nào cần tiền hoặc cần thêm gạo, nước mắm hoặc các thứ lặt vặt anh lại trở về nhà ở Thị Nghè. Tất cả chuyện đó đều nhờ vào chiếc xe đạp cũ mèm của người anh trai trao lại khi ảnh tình nguyện vào Võ Bị Đà Lạt.

Tới ngã tư Hàng Xanh, Vũ quẹo vào xa lộ Biên Hòa, lúc này còn là một con đường đất đỏ rộng ba bốn chục mét. Cắm đầu đạp dưới ánh nắng gay gắt của tháng 9 anh cảm thấy mồ hôi chảy ra ướt áo. Quẹo xe vào cái hẻm nhỏ bên trái rồi lát sau anh thấy nhà của mình hiện ra. Dựng xe đạp trước cửa anh thở phào vì thấy bóng của mẹ mình đi lại trong nhà. 15 phút sau anh xuất hiện trên xa lộ ngược đường về ngã ba Hàng Xanh. Đường về Tân Thới Hiệp xa lắc và nhất là phải đạp xe dưới ánh nắng gay gắt nhưng anh không ngại khi nghĩ tới chiều nay được ngồi dưới gốc cây bên con rạch nước lờ đờ chảy vừa gạo bài xong vừa nhìn trời xanh và mơ mộng.

Xe qua chợ Gò Vấp rồi lát sau tới ngã tư. Quẹo phải sẽ về Xóm Mới còn đi thẳng sẽ về Hạnh Thông Tây sau đó mới về Tân Thới Hiệp. Đạp nhanh qua khỏi ngã tư Vũ hơi lơi chân để nghỉ mệt. Nhìn về phía trước anh thấy một người con gái mặc áo dài trắng đang chầm chậm dắt xe đạp đi bên lề đường. Xe vừa ngang qua chỗ cô gái anh liếc nhanh. Thấy cái huy hiệu ở trên ngực chiếc áo dài trắng anh biết cô ta học trường Lê Văn Duyệt. Láng giềng của mình... Ý nghĩ đó khiến cho anh vượt qua mặt cô gái một quãng ngắn rồi dừng xe lại bên đường chờ đợi.

- Xe cô bị hư gì vậy cô?

Vũ hỏi gọn. Cô gái mỉm cười. Nụ cười của cô ta thật tươi tắn và khả ái nhờ có chiếc răng khểnh và má lúm đồng tiền. Giọng Sài Gòn thanh thanh, âm ấm vang lên.

- Dạ... Tôi không biết hư gì... Chỉ biết xẹp bánh...

Cô gái ấp úng trả lời. Vũ nhìn cô gái rồi nhìn chiếc xe đạp bị xẹp bánh sau.

- Quanh đây không có chỗ vá xe đâu. Tôi biết vá xe nếu cô không chê...

Cô gái nhìn người con trai đang đứng trước mặt mình. Môi cô ta hơi mím lại như cố không cười.

- Dạ tôi không chê đâu anh... Có anh giúp thì tôi khỏi phải dắt xe đi bộ về nhà...

Vũ gật đầu. Bỏ chiếc xe đạp của mình nằm trên lề đường xong anh từ từ đặt chiếc xe đạp của cô học trò trường nữ trung học Lê Văn Duyệt nằm trên đất rồi bắt đầu dò tìm dấu đinh.

- Xe bị cán đinh...

Vũ chỉ cho cô gái chỗ cây đinh dính vào bánh xe. Cô ta khom người quan sát. Anh ngửi được mùi hương dịu dàng toát ra từ mái tóc đen và bóng mượt của cô ta đang kề vào bên cạnh mặt của mình chỉ cách có làn nón la mỏng manh.

- Rồi mình làm sao hả anh?

Vũ cười vì câu hỏi ngây thơ của cô gái.

- Thì mình gở đinh ra rồi vá chỗ bị đinh đâm lũng. Không lâu đâu...

- Dạ... Nhờ anh làm dùm...

Hơi gật đầu Vũ mở dụng cụ của mình. Gì chứ chuyện vá bánh xe thì dễ ợt. Từ khi biết đạp xe đạp tới giờ anh đã vá bánh xe nhiều lần lắm. Nếu đi làm nghề vá bánh xe chắc anh cũng kiếm ra tiền.

- Dạ anh học Hồ Ngọc Cẩn?

Cô gái gợi chuyện bằng câu hỏi. Vũ cười trong lúc chà giấy nhám lên cái ruột xe chỗ bị đinh đâm lủng.

- Cô là láng giềng của tôi mà...

Cô gái cười khẽ vì câu trả lời của người bạn học láng giềng.

- Có phải vì tôi là láng giềng nên anh mới ngừng lại...

Tới phiên Vũ bật cười.

- Cô không là láng giềng tôi cũng dừng lại. Không ai nhẫn tâm để một cô gái dắt chiếc xe đạp bị xẹp bánh đi dưới nắng... Nhất là một cô nữ sinh duyên dáng...

Ngừng nói Vũ ngước lên nhìn cô gái.

- Đúng không?

Cô gái gật đầu cười để lộ hàm răng trắng và đều đặn như hạt bắp.

- Tôi tên Đào. Dạ anh tên gì?

- Vũ...

- Anh là người nam mà sao tên Vũ...

- Ai biết. Tôi đâu có đặt tên cho tôi...

Đào cười khúc khích vì câu trả lời của Vũ. Dán miếng cao su lên chỗ bị đinh đâm lủng xong anh thu dọn dụng cụ trong lúc chờ cho keo khô.

- Cô Đào ở đâu?

- Dạ Hạnh Thông Tây. Còn anh Vũ ở đâu?

- Tân Thới Hiệp...

Cảm thấy câu nói của mình chưa đủ nghĩa và thấy Đào nhìn mình anh cười tiếp.

- Nhà tôi ở Thị Nghè. Anh rể của tôi dạy học ở Tân Thới Hiệp nên rủ tôi lên đó ở cho vui...

Nói xong Vũ lại cúi xuống tiếp tục công việc. Nhét ruột xe vào vỏ, nắn bóp mấy lần cho ruột xe không bị kẹt vào niền xong anh dựng xe đạp lên và bắt đầu bơm cứng bánh xe.

- Xong rồi... Bây giờ cô Đào khỏi phải đi bộ nữa...

Đào cười nhìn Vũ. Nụ cười của nàng có ý nghĩa thay lời cám ơn chân thành nhất.

- Anh Vũ có muốn đạp xe chung đường với cô học trò láng giềng của anh hông?

Vũ cười hắc hắc nói đùa.

- Đó là lý do chính để tôi vá bánh xe cho cô Đào đó...

Làn da trắng của Đào hồng lên vì câu nói của Vũ. Liếc nhanh người bạn mới quen nàng nói giỡn.

- Đào tưởng anh Vũ có lòng tốt hóa ra anh đã có chủ ý trước...

Đường vắng nên hai đứa đạp xe song song để nói chuyện.

- Không ai lại không có chủ ý muốn làm quen khi gặp một cô gái dễ mến như Đào...

- Cám ơn anh Vũ... Anh cẩn thận... Đào không hiền và dễ mến đâu...

- Đào dữ một chút tôi cũng chịu được...

Đào cười khẽ. Vũ nhận thấy tự người bạn mới quen toát ra cái gì hồn nhiên, thơ ngây và thành thật.

- Đào học lớp mấy?

- Đệ tứ... Còn anh Vũ?

- Tôi học đệ tam. Tôi đang luyện thi tú tài 1...

Trong lúc quay qua nhìn Vũ thấy ánh mắt của Đào thoáng lên chút ngạc nhiên.

- Học đệ tam mà thi tú tài được hả anh?

Vũ gật đầu.

- Được chứ. Mình phải làm đơn xin. Nếu bộ giáo dục chấp thuận thì được.

- Thế à... Năm tới lên đệ tam Đào cũng muốn học rút như anh. Có gì anh giúp Đào nghen anh...

Vũ gật đầu cười.

- Má tôi quen một người làm trong bộ giáo dục. Nếu Đào muốn học rút thì làm đơn rồi tôi sẽ nhờ má tôi đưa cho người quen...

- Nhà Đào nghèo nên Đào muốn học rút. Đỗ tú tài xong Đào sẽ thi vào sư phạm...

Vũ cười cười nói một câu mà khi nghe xong Đào quay qua nhìn anh bằng ánh mắt thật lạ.

- Tôi tin Đào sẽ làm được. Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà chỉ vì lòng người ngại núi e sông...

Đào mỉm cười. Vũ cảm thấy nụ cười của cô nữ sinh trường Lê Văn Duyệt đẹp vô cùng.

- Cám ơn anh Vũ... Anh Vũ chắc phải giỏi Việt Văn lắm... Anh Vũ học ban nào?

- Ban A... Đào chọn ban gì?

- Dạ cũng ban A... Ủa sao kỳ vậy... Đào tưởng anh học ban C...

- Tôi thích văn chương nhưng phải chọn ban A vì thi dễ đậu hơn. Mình chỉ cần gạo bài là xong... Đào chọn ban A là đúng đó...

- Dạ... Sắp tới nhà của Đào rồi...

Vũ im lặng giây lát mới lên tiếng.

- Vậy thứ hai mình gặp lại nghen...

Hai chiếc xe đạp dừng lại nơi đầu con hẻm khá rộng.

- Dạ... Sáng thứ hai anh Vũ chờ Đào ở đây rồi mình đạp xe chung cho vui...

Vũ gật đầu nhè nhẹ.

- Tôi sẽ tới sớm để chờ Đào...

Ngồi trên xe, đợi cho cô bạn mới quen đạp vào trong hẻm Vũ vừa đạp xe vừa cất giọng vịt xiêm cồ của mình ngâm nga mấy câu thơ: Nhà nàng ở cạnh nhà tôi... Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn... Hai người sống giữa cô đơn... Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi... Giá đừng có dậu mùng tơi... Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng... Ngẫm nghĩ giây lát anh bắt dầu sửa thơ của thi sĩ họ Nguyễn cho hợp với tình cảnh của mình. Trường nàng ở cạnh trường tôi... Cách nhau Bà Chiểu Lăng Ông đông người. Hai đứa đã gặp nhau rồi... Tôi biết nàng cũng có nỗi buồn giống tôi... Sá gì Bà Chiểu Lăng Ông... Rồi đây tôi sẽ qua chơi thăm nàng... Ngâm xong Vũ cười hắc hắc như tự tán thưởng vì tài ứng khẩu thành thơ dù là thơ con cóc của mình. Nhấn mạnh bàn đạp cho chiếc xe chạy nhanh anh cảm thấy lòng mình có chút gì dao động khi nhớ tới nụ cười e ấp của cô học trò láng giềng được giấu sau chiếc nón lá.

Mới hơn 6 giờ sáng Vũ đã rời nhà ở Tân Thới Hiệp. Anh muốn tới sớm để đợi hơn là để cho nàng phải chờ đợi mình. Tuy nhiên khi tới ngay ngõ vào nhà của Đào anh ngạc nhiên thấy nàng cũng từ trong ngõ đạp xe ra.

- Anh Vũ chờ Đào có lâu hông?

Đào lên tiếng hỏi. Vũ nhìn cô bạn láng giềng.

- Câu hỏi đó đúng ra phải dành cho tôi. Đào chờ tôi có lâu hông?

- Lần đầu thì Đào đợi anh vì sợ anh quên nhà. Mai mốt hổng thèm chờ đâu...

Đào cười thành tiếng thánh thót sau khi nói. Giọng của nàng có chút gì nũng nịu và âu yếm khiến cho Vũ cảm động. Anh lên tiếng và nhận ra giọng nói của mình không được bình thường.

- Mai mốt tôi sẽ chờ Đào. Tôi tình nguyện chờ Đào mỗi ngày...

Đạp xe song song cô nữ sinh trường Lê Văn Duyệt quay nhìn Vũ.

- Tại sao anh Vũ tình nguyện chờ?

- Tại vì tôi thích chờ. Mình có quí người ta mình mới chờ, mới đợi...

Im lặng giây lát Đào mới cười nói.

- Đào hy vọng sẽ không để anh Vũ chờ lâu...

Vũ cũng cười thành tiếng.

- Tôi tìm thấy ý nghĩa trong sự chờ đợi của mình...

Đạp cho xe của mình vọt tới trước Đào cười thánh thót.

- Lớn lên chắc anh Vũ thành thi sĩ...

Cười hắc hắc Vũ ấn bàn đạp cho xe chạy song song với cô bạn gái. Từ đó mỗi tuần năm ngày, mỗi ngày hai bận, đôi bạn học láng giềng đều đặn đạp xe trên quãng đường từ Hạnh Thông Tây xuống chợ Bà Chiểu. Tình cảm của họ được tính bằng chiều dài của quãng đường đi học. Cho tới một hôm...

Vũ liếc nhanh chiếc đồng hồ to tướng treo trên tường. 11 giờ 15 phút. Nhét cuốn sách vạn vật vào túi anh nháy mắt với trưởng lớp là Hưng, khi nó quay đầu xuống nhìn anh. Thấy nó gật đầu anh bước ra khỏi lớp trong lúc giáo sư bận lau tấm bảng đen. Trưa nay anh phải về nhà để lấy thức ăn. Hôm qua, anh với người anh rể tên Trân đi câu được hơn chục con cá lóc. Anh Trân đã đem về nhà và trưa nay anh phải về Thị Nghè để mang nồi thịt kho lên. Vì vậy mà anh phải ra khỏi lớp sớm hơn thường lệ để có thời giờ bắt kịp Đào trên đường về Hạnh Thông Tây. Đào đã hứa sẽ đạp xe chậm để chờ anh.

Vũ đạp xe như bị ma đuổi. Có thể nói một tay đua xe đạp nhà nghề cũng khó mà bắt kịp anh. Tuôn vào nhà như cơn gió lốc anh hỏi dồn dập.

- Có thịt kho chưa má... Con phải đi liền...

- Mày làm gì mà hối như giặc vậy. Bộ hẹn bồ sao mà...

Vũ cười hắc hắc nhấc lấy nồi thịt kho để lên chỗ ngồi đằng sau.

- Mày phải cột cho chặt... Nó mà đổ là mất ăn đó con ơi...

Vũ gật đầu lia lịa cho má khỏi nói nữa.

- Bảo đảm mà má... Con cột chặt lắm rồi...

Chưa dứt lời Vũ thót lên yên và phút sau chiếc xe đạp chạy bon bon trên xa lộ rồi quẹo của thật gắt tại ngã tư Hàng Xanh.

- Mình phải bắt kịp Đào ở chợ Gò Vấp...

Vũ lẩm bẩm trong lúc cắm cúi đạp. Nắng tháng 4 vàng óng ánh và gió thổi man mát khiến cho anh cảm thấy dễ chịu.

- Tại sao mình hỏng rủ Đào đi câu cá với mình...

Ý nghĩ nãy ra trong trí khiến cho Vũ liên tưởng tới khuôn mặt khả ái, giọng cười thánh thót và vóc dáng mảnh mai của Đào. Điều mà anh quí mến nhất ở nàng là sự thành thật, ngây thơ và hiền dịu. Gia đình nghèo và đông anh chị em do đó Đào rất siêng học. Nàng biết chỉ có học vấn mới giúp chính bản thân nàng và gia đình thoát ra khỏi cảnh túng thiếu và cơ cực. Một lần được Đào mời ghé nhà chơi anh mới biết sau khi tan học, Đào phải ra vườn làm lụng xong mới được nghỉ ngơi và học bài. Gia đình tám người của nàng sống nhờ vào mảnh vườn nhỏ trồng rau muống và các loại rau cải để bán ở chợ Gò Vấp.

Gần tới ngã rẽ vào Đồng Ông Cộ, Vũ thấy tà áo trắng phất phơ xa xa cho anh biết đó là Đào đang đạp xe chầm chậm để chờ mình. Như muốn chọc cô bạn gái anh đạp xe thật êm để hù nàng. Nhưng khi xe còn cách chừng hai ba thước anh nghe tiếng cười thánh thót vang lên.

- Anh Vũ hỏng có hù được đâu. Đào thấy anh từ xa...

Cười hắc hắc Vũ đạp nhanh lên để chạy song song với Đào.

- Đào đợi tôi lâu hông?

- Dạ hông... Biết anh phải về nhà nên Đào ở lại nói chuyện với nhỏ bạn rồi mới ra về. Anh Vũ có lấy thịt kho được hông?

- Được... Má của tôi kho một nồi lớn... Tôi chia cho nhà Đào phân nửa nghen...

- Dạ cám ơn anh nhưng...

Vũ nhìn vào mặt cô bạn gái. Anh thấy nàng cũng đang nhìn mình. Cả hai nhìn nhau giây lát rồi quay đi chỗ khác. Dù không nhìn thấy song Vũ biết nàng cười vì thấy vành môi của nàng hơi nhếch lên.

- Thịt kho ngon lắm. Má của tôi kho với thịt đùi nè, trứng vịt nè, cá lóc nè, nước dừa xiêm nè...

Đào bật lên cười vì cái giọng đùa cợt của Vũ, nhất là khi nghe anh lập lại và kéo dài tiếng nè...

Đang nè nè Vũ chợt nghe tiếng binh khá lớn rồi sau đó là tiếng long cong vang lên. Không biết chuyện gì anh quay lại nhìn. Chắc cũng nghe được tiếng động lạ tai nên Đào cũng quay lại nhìn rồi bật la làng chói lọi.

- Anh... Anh Vũ... Nồi thịt kho rớt rồi... Ngừng lại anh Vũ...

Vũ đớ người không có một phản ứng nào khi thấy nồi thịt kho của mình rơi trên đường. Thịt, cá và trứng vịt kho màu vàng ươm văng tung tóe khắp nơi, trong lúc cái nắp nồi lăn vòng vòng sang tận bên kia lề đường. Quá đỗi ngượng ngùng Vũ bỏ mặc nồi thịt kho, bỏ mặc Đào ngừng xe lại, anh cắm đầu đạp một nước không quay đầu lại.

- Anh Vũ... Anh Vũ... Nồi thịt kho rớt rồi... Anh chạy đi đâu vậy...

Vũ lờ đi làm như không nghe tiếng của Đào gọi eo éo đằng sau lưng của mình. Tới ngã ba đi về Tân Thới Hiệp anh mới lơi chân và quay đầu nhìn lại. Không thấy bóng của Đào anh thở phào rồi chầm chậm đạp xe về nhà kể cho anh rể nghe. Anh Trân cười an ủi nói là tại hai đứa mình không có số ăn thịt kho.

Đào ngồi im trên chiếc võng căng sau nhà. Không gian thật tĩnh lặng. Mây trắng trôi dật dờ từng mảng lớn trên bầu trời xanh lơ. Gió từ cánh đồng rộng thổi về man mát. Hơn tuần lễ nay, sau vụ rớt nồi thịt kho Vũ trốn biệt luôn. Biết anh mắc cỡ không muốn gặp mình nên nàng cũng không nài ép. Nàng nghĩ từ từ anh cũng phải nguôi ngoai và sau đó sẽ gặp lại. Tuy nhiên một tuần lễ hơn trôi qua mà Vũ vẫn trốn mất chưa chịu gặp mặt. Nàng nhớ Vũ. Nhớ những câu nói đùa dí dỏm. Nhớ tiếng cười hồn nhiên. Nhớ cử chỉ ân cần và săn sóc của Vũ đã dành cho mình.

- Mình phải đi tìm Vũ...

Đào lẩm bẩm đứng lên đi vào nhà. Thấy ba đang ngồi uống nước trà và má đang ăn trầu nàng cười lên tiếng.

- Má con lại nhà con Ngân một chút nghe má...

- Ừ đi thì đi lẹ lẹ rồi về. Trời sắp chiều rồi...

Vừa bước ra cửa nàng nghe má hỏi vói theo.

- Sao hổm rày tao không thấy thằng Vũ. Sao mày không đem cái nồi trả cho nó đi...

- Dạ ảnh bị bịnh hổng có đi học nên con hổng có gặp ảnh...

- Nó bị bịnh gì vậy?

- Dạ bị cúm...

Đào đạp xe nhanh như để tránh không trả lời các câu hỏi kế tiếp của má mình. Đường từ Hạnh Thông Tây lên Tân Thới Hiệp không xa lắm khoảng bốn cây số thôi. Vừa đạp xe Đào vừa ngẫm nghĩ. Nàng nhớ có lần Vũ nói anh ở tại trường sơ cấp Tân Thới Hiệp. Ngôi trường nhỏ này nàng biết vì đôi lần có đi qua đó.

Đang ngồi tựa lưng vào gốc cây dừa nhìn ra con rạch đầy nước Vũ quay lại khi nghe có tiếng bước chân. Anh hơi ngượng khi thấy Đào đang từ từ đi xuống chỗ mình ngồi.

- Anh Vũ hổng có trốn được đâu...

Đào cười lên tiếng. Vũ cũng cười nói bằng giọng gượng gạo.

- Tôi đâu có trốn Đào đâu. Tại hổm rày mắc gạo bài để thi...

- Sao anh không đợi Đào đi học?

Vũ lặng thinh nhìn Đào đang đứng trước mặt mình.

- Hổm rày Đào đợi anh hoài...

Đào nói với giọng âu yếm và khi nói nàng nhìn vào mặt Vũ.

- Chuyện rớt nồi thịt kho thì có gì đâu mà anh phải mắc cỡ và tránh mặt Đào...

Vũ đỏ mặt cười gượng. Đào cũng mỉm cười nói lảng sang chuyện khác.

- Chỗ này đẹp hả anh Vũ... Đào thích ngồi đây mơ mộng...

Nói xong nàng tự động ngồi xuống chiếc chiếu cũ mà Vũ đang ngồi. Hai đứa im lặng nhìn ra quãng đồng cỏ xanh mọc lấm tấm. Trời thật xanh và cao. Gió từ khoảng đồng trống, từ mặt nước thổi nhè nhẹ. Vũ ngửi được mùi hương thoang thoảng từ người của cô bạn gái ngồi bên cạnh. Anh quay qua nhìn và bắt gặp Đào cũng đang nhìn mình mỉm cười.

- Anh Vũ biết hôn lần đầu thấy anh Vũ là Đào thích anh liền...

- Tại sao vậy?

- Hỏng biết...

Đào cười tủm tỉm nhìn xuống đất.

- Tôi cũng vậy. Mấy ngày không gặp Đào tôi buồn lắm...

- Đào cũng vậy. Đạp xe một mình cảm thấy đường dài ghê... dài gấp đôi lận...

- Trước khi mình quen nhau Đào cũng đạp xe một mình mà...

Đào cười e ấp. Nàng ngước lên nhìn người bên cạnh.

- Hồi trước khác giờ khác...

Nhìn quanh quất nàng hỏi nhỏ.

- Chiều rồi... Anh ăn cơm chưa?

Vũ nhận thấy Đào thay đổi cách xưng hô. Giọng của nàng cũng thêm thân mật và âu yếm hơn.

- Chưa. Đào ăn cơm chưa?

- Dạ chưa...

- Vậy thì tôi mời Đào ăn bánh mì...

- Bánh mì thịt hả?

Đào hỏi với giọng vui mừng. Vũ cười lắc đầu.

- Bánh mì với bơ và đường. Hơn tuần lễ nay tôi ăn như vậy mỗi ngày...

Hai đứa vừa nói chuyện vừa trở lại trường. Đào hơi nhíu mày khi quan sát chỗ ở của Vũ nhưng nàng không nói gì khác hơn là nhìn Vũ cắt làm đôi ổ bánh mì, xẻ một đường, trét bơ và rắc đường lên rồi đưa cho nàng.

- Đào thử đi... Không ngon lắm nhưng no bụng...

Cắn miếng nhỏ, nhai chầm chậm giây lát rồi cô gái cười lắc đầu.

- Xời ơi như vầy mà anh Vũ ăn được... Mới ăn có miếng nhỏ mà Đào...

Dứt lời Đào le lưỡi cười hắc hắc.

- Đâu có ngon bằng thịt kho của má anh kho...

Không để ý tới nét ngượng ngùng của Vũ nàng liếng thoắng nói tiếp.

- Anh Vũ biết hong... Cái bữa rớt nồi thịt kho đó Đào kêu anh hoài mà anh cứ làm lơ... Đào phải lượm đem về nhà. Má của Đào rửa sạch sẽ và kho lại chờ anh tới lấy mà anh hỏng tới. Thế là nhà Đào ăn hết... Ngon ơi là ngon... Thằng Thuận, em kế Đào nói vái anh Vũ rớt hoài để nó có thịt kho ăn...

Vũ bật cười nhìn cô bạn gái với ánh mắt biết ơn. Anh biết cô ta nói cho mình đỡ mắc cỡ.

- Vậy để hôm nào tôi đi câu có cá rồi đem về nhờ má tôi kho một nồi khác tặng cho nhà của Đào nhen...

Đào gật đầu cười.

- Rồi anh ghé ăn luôn nghen... Đào thực tình mà...

Nói xong nàng nắm lấy tay Vũ như bày tỏ chút tình cảm của mình. Vũ mỉm cười nhìn nàng.

- Nhà của Đào nghèo mà...

Đào ngắt ngang lời bằng câu nói mà khi nghe xong Vũ im lặng.

- Nhà của Đào nghèo thật nhưng mời anh ăn một bữa cơm thì được... Nuôi anh ăn cả năm còn được sá gì bữa cơm...

Vũ cảm động xiết chặt bàn tay có hơi chai cứng của Đào.

- Mình ra sân chơi mát hơn...

Vũ nói nhỏ. Hai đứa nắm tay nhau bước ra sân trường vắng lặng. Hàng cây so đũa cao đầy bông trắng.

- Anh hái bông so đũa rồi Đào đem về cho má nấu canh nghen... Ngon lắm...

Vũ móc và Đào lui cui lượm. Lát sau được đầy một bịch to tướng. Chở đằng sau xe đạp bịch bông so đũa lớn Đào còn dặn đi dặn lại trước khi từ giã.

- Thứ hai nghen... Đào chờ anh Vũ đi học nghen...

Vũ gật đầu đứng nhìn theo bóng cô học trò láng giềng khuất dần.

Sáng thứ hai khi tới ngõ vào nhà Đào, Vũ đã thấy nàng ngồi trên xe chờ mình.

- Đào chờ chút nữa mà hỏng thấy anh Vũ tới là Đào đạp xe lên nhà anh đó...

Vũ cười nhìn cô bạn gái bằng ánh mắt nói lên điều mà anh khó mở miệng. Đào cũng nhìn anh như thông cảm. Từ đó đôi bạn đạp xe đi học với nhau mỗi ngày cho tới khi bãi trường.

Ngày tựu trường đến. Đào đạp xe một mình tới trường. Vũ không còn, mỗi ngày đón đưa và chung đường với nàng. Người anh rể của Vũ đã xin được việc làm ở tòa án ở Sài Gòn, do đó Vũ không còn ở Tân Thới Hiệp nữa. Ngoài ra hai đứa còn bận bịu nhiều hơn. Nàng phải học để thi tú tài 1 và Vũ cũng bù đầu gạo bài để thi tú tài 2. Lâu lâu Vũ mới đạp xe lên thăm nàng ngày thứ bảy. Tình cảm của hai đứa ngày càng thêm thắm thiết. Dù cả hai chưa hề mở miệng nói tiếng yêu thương cũng như chưa thề thốt sẽ thành chồng vợ, nhưng nàng biết hình ảnh của Vũ đã ở và sẽ mãi mãi ở trong tâm hồn nàng. Bây giờ là lúc nàng phải nhẫn nại và hy sinh để đạt những gì mình mơ ước. Đó là thi đậu tú tài 2, thi vào đại học sư phạm và sau đó thành cô giáo rồi thành hôn với Vũ. Nàng chỉ mơ ước có vậy thôi. Ước mơ của nàng tầm thường và giản dị.

Ba năm sau. Vừa ra tới cửa trường đại học sư phạm Đào cười khi thấy Vũ đứng chờ mình.

- Anh chờ em lâu hông?

Vũ cười và Đào nhận thấy nụ cười của người yêu phảng phất chút buồn rầu.

- Anh mới tới... Em không có lớp chiều nay hả?

- Dạ không... Em về phụ má... Ủa mà anh hỏng có lớp hả anh?

Vũ lắc đầu. Ngần ngừ giây lát anh mới chìa ra tờ giấy cho Đào rồi buồn rầu nói.

- Anh nhận được lệnh trình diện nhập ngũ...

Im lặng đọc xong Đào ngước lên nhìn người yêu. Vũ thấy trong đôi mắt nàng long lanh ngấn lệ.

- Anh cứ đi làm tròn bổn phận của người trai trong thời chinh chiến. Em sẽ chờ đợi anh...

Đào nói nhỏ. Vũ gật đầu cười.

- Khi em ra trường thì mình thành hôn nghen...

Đào cười gật đầu nhìn người yêu. Ánh mắt của nàng rạng rỡ lên.

- Đó là ước nguyện của em. Bây giờ mình đi về hỏng thôi má la em...

Tháng 3 năm 1968. Kiến Phong. Vũ mân mê lá thư nhầu nát mà người bưu tín viên trao cho mình. Anh hơi cau mày khi thấy trên góc bên trái đề tên Trần Đức Thuận. Anh biết Thuận là em trai của Đào. Tại sao Đào không viết thư cho mình mà lại là Thuận. Có chuyện gì xảy ra... Xé toạc lá thư anh cắm cúi đọc.

- Kính thưa anh. Thay mặt ba má em xin viết để báo cho anh một tin buồn là chị Đào đã mất hôm mồng một tết. Trong cuộc tổng công kích Mậu Thân, vùng Hạnh Thông Tây nhà mình trở thành nơi giao tranh giữa Việt Cộng và lính quốc gia. Chị Đào bị trúng đạn chết trong lúc cùng với gia đình tản cư về Gò Vấp. Cả nhà rất đau lòng. Riêng em, em không biết nói sao chỉ thành thật chia buồn với anh. Khi nào có về Sài Gòn xin anh tới an ủi ba má và em sẽ đưa anh thăm mộ chị Đào. Em của anh. Thuận...

8 tháng sau. Vũ đứng trước ngôi mộ của Đào. Bức ảnh bán thân của nàng với nụ cười thật tươi. Gió nhè nhẹ. Mùi nhang thoang thoảng hòa lẫn với mùi thịt cá. Anh nghe mơ hồ trong gió có tiếng long cong của nồi thịt kho rơi rớt trên đường cùng với tiếng gọi của Đào vang lên sau lưng mình.

- Anh Vũ... Anh Vũ... Nồi thịt kho rớt rồi nè... Anh chạy đi đâu vậy?


Chu Sa Lan


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Jun/2023 lúc 11:25pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 179
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.934 seconds.