Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Apr/2018 lúc 10:05am

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong    <<<<<

Tràm Cà Mau




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Apr/2018 lúc 10:12am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2018 lúc 2:02pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2018 lúc 4:37pm

RÌNH RẬP


 Ông Tư cầm cây "Ba ton" vừa bước nhanh vừa lẩm nhẩm:
  
-Con Lành này quá đáng rồi nhe, tía mà bắt được bây tao cho bây biết tay, con gái con đứa gì cứng đầu quá chừng..





 Vừa bước xuống từ chiếc xe đò định lội bộ về nhà, bổng con Hiền thấy thấp thoáng đàng xa một người ai như tía mình, chừng nhìn kỹ lại quả đúng là tía của mình, trong lòng Hiền ngạc nhiên vô cùng, nó tự hỏi:

  -Giờ này sao tía không chịu ở nhà cúng quải mà vác cây "Ba ton" đi đâu vậy cà ?

 Chưa tự giải đáp cho mình câu hỏi trên, Hiền cất tiếng gọi:

  -Tía ơi tía! Con (dìa) rồi nè, tía phụ con khiêng đồ vô đi.

 Đang nỗi sùng trong bụng vì con Lành, đứa con gái út không chịu nghe lời mình trong việc ông bà chọn thằng Phát con ông Sáu Phèn ở xóm trên làm rể đông sàng cho nhà mình, chợt nghe tiếng con Hiền, đứa con gái lớn của mình làm ăn xa trở về nhà trong những ngày cuối năm, ông Tư mừng rỡ vội chạy nhanh về phía con Hiền, xui cho ông Tư vì quá vui mừng ông không để ý, trong khi chạy nhanh ông vô ý vấp sợi rễ cây Dừa trồi lên mặt đất khiến bàn chân ông vướng vào làm cho ông té sấp xuống đất, cây "Ba ton" văng ra khỏi tay ông rồi rơi xuống con mương cạnh con đường đất mà ông Tư đang "Đo ván". Hiền thấy tía mình vấp té một cái quá mạng, nỗi xót xa trong lòng Hiền dâng lên nên nó quăng đồ đạc đang mang vác trên tay trên vai xuống đất, nó chạy u tới đỡ ông Tư ngồi dậy, nó hoảng hồn hơn khi thấy từ trong miệng ông Tư có một ít máu ứa ra từ đôi môi của ông, con Hiền vội hỏi:

  -Có sao không tía, gấp gáp gì mà tía chạy để vấp té vầy nè, sao có máu chảy ra kìa tía coi có bị gì không?

 Vừa hỏi vừa lần tay vô cái xách tay còn đeo kè kè bên hông, con Hiền lôi ra cái khăn nhỏ lau chùi vết máu cho ông Tư, tuy đau đớn vô cùng nhưng ông Tư cố làm tĩnh nhằm cho con Hiền bớt lo sợ, ông nói cà rỡn :

 -Bây thiệt là ngộ nhe, ban ngày ban mặt mà hỏi có "sao có trăng hông", tía cũng hơi đau chút chút thôi, có điều "Thằng Răng nó nghĩ chơi thằng nướu" rồi nè.

  Nói xong câu trên ông Tư phun xuống đất chiếc răng cửa bị gãy gần sát phần nướu bên dưới, máu cũng bắt đầu chảy nhiều, con Hiền thật sự hoảng hốt, nó nói:

 -Tía này ngộ thiệt, gãy cái răng mà còn cà rỡn được nữa hả, dìa nhanh con đưa tía ra y tế xã để họ cho thuốc tía uống cho cầm máu, thiệt là cuối năm cũng còn xui.

  Hai cha con Hiền tất tả đi nhanh về nhà, vừa đến đầu ngõ bà Tư thấy mặt con Hiền bà mừng rỡ chạy u ra xách phụ đồ đạc vô nhà, chừng thấy cái mặt ông Tư bí xị trên môi máu hãy còn ứa ra, bà hoảng hồn hỏi:

 -Ông mần cái giống gì mà máu me tùm lum hết (dậy), tết nhứt tới nơi mà ông không chịu cẩn thận gì hết trơn hết trọi hà.

 Ông Tư chưa kịp trả lời, con Hiền vội lên tiếng:

 -Tại con hết thảy đó má, tía thấy con (dìa) ổng mừng quá chạy nhanh đến đón, ai dè vướng cái rễ Dừa té mạnh xuống đất gãy cái răng cửa rồi.

 -Bà Tư kêu lên thống thiết:

 -Cũng ông không hà, con nó (dìa) rồi thì từ từ có sao đâu, già rồi đâu còn nhỏ nhít nữa đâu mà ông hấp tấp chi cho khổ cái thân già.

 Đến nước này ông Tư bèn lên tiếng:

 -Ối bà ơi! Không phải tại con Hiền, cũng chẳng phải tại tui như bà nói đâu.

 Không để cho ông Tư nói trọn câu, bà Tư cắt ngang:

- Ông hay giả ngộ quá, vậy chứ vì ai ông ra nông nổi như (dầy)?

 Ông Tư lấy oai với con Hiền:

-Cái bà này, tui chưa nói hết câu bà nhảy vô họng tui ngồi rồi, vầy nè, tại con Lành hết trơn hết trọi đó bà ơi, nó không cãi lời tui với bà thì đâu có chuyện tui bị té gãy răng như vầy đâu, phải hông?.

  Lúc này thì bà Tư "phản pháo" bênh vực cho con gái út của mình:

 -Tui nói (dới) ông rồi, từ từ mình khuyên lơn phân tách phải trái cho nó biết, hôn nhân là hệ trọng cả đời, thế kỷ hăm mốt rồi, ép con chi ông ơi, biết rằng nếu nó lấy thằng Phát (mần) chồng thì no ấm một đời, nhưng liệu con có thật sự hạnh phúc hay không?, còn Thằng Việt bạn của nó tui thấy cũng đàng hoàng, con nhà có ăn có học, tuy nhà nó không giàu có nhưng cuộc sống nhà nó tui thấy cũng tươm tất, thôi tùy ý con đi ông.

 Nghe Bà Tư nói câu trên, ông Tư lườm mắt nhìn bà rồi ông phán một câu:

 - Cũng bà không, bà bắt cầu cho con Lành nó leo không hà, tui muốn con sung sướng tấm thân, còn chuyện yêu thương thì về sống chung từ từ cũng có thôi, giống tui với bà đó, hồi xưa tui có biết mặt bà tròn méo gì đâu, tía má tui hô lên tui ưng bà liền, vậy đó tui với bà cũng con cháu đầy đàn, rồi cũng sống với nhau đến giờ nè, bà thấy có chết thằng tây nào đâu bà thấy hông ?

 Nghe tía má gây nhau về chuyện con Lành, Hiền đau lòng lắm, thì ra mọi chuyện đều từ việc dựng vợ gả chồng cho con Lành, Hiền đứng ra phân giải:

 -Thôi tết nhứt tới nơi rồi, tía má gác chuyện em con lại đi, để từ từ con nói chuyện với em Lành, chuyện đâu vào đó thôi tía má.

 Thấy con gái lớn nói cũng chí phải, hai ông bà thôi không còn đề cập tới chuyện ép gả con Lành, mọi người tập trung lo cho gia đình một cái tết thật tươm tất.
                        ***
  Còn không bao lâu nữa là đất trời sẽ "chuyển mình" sang năm mới, không thấy tăm hơi con Lành ở đâu, bà Tư bắt đầu lên tiếng càm ràm:

 -Đó ông dí con nhỏ cho đã đi, nó sợ nó đi mất biệt luôn rồi, giờ này biết đâu mà kiếm nó đây.

 Ông Tư trong ruột cũng đang rối bời như tơ vò, chứ ông đâu có sướng ích gì khi con Lành chưa trở về nhà, trong lòng ông như có lửa đang thiêu đốt, tuy ngoài mặt ông là ra vẻ cứng rắn nhưng ông bắt đầu hơi lo khi nghe bà vợ của mình đang than vãn, ông Tư lên tiếng trấn an.

 -Ôi bà lo chi bà ơi! Tui dám cá với bà nó đâu bên nhà thằng Việt chứ hông đâu hết á, nó mà dễ gì ai ăn hiếp được nó mà bà lo, chút xíu nó lò mò về bây giờ nè.

 Bà Tư đốp chát lại liền:

 -Ông ngồi đó nói cho sướng cái miệng đi, con nhỏ nó sợ ông quá rồi, có gì thì từ từ nói, hở cái là ông lấy roi ra hăm he con nhỏ, nó lớn chồng ngồng rồi ông làm quá nó mắc cỡ với đám bạn trang lứa trong xóm rồi nó quẫn trí làm bậy bạ phải khổ cho con mình không?.

 Nghe bà Tư nói vậy ông Tư như chợt tĩnh, ông cảm thấy áy náy trong lòng, thật ra ông cưng con Lành số một trong nhà luôn, bởi nó giống bà Tư như khuôn đúc, tánh tình nhu mì, làm việc học hành đều giỏi giang, với Lành nó chỉ có tội với ông Tư là không nghe lời đặt để của song thân trong đời sống hôn nhân, giận quá ông làm bộ lấy cây "Ba ton" chỉ để hù dọa thôi chứ thâm tâm ông đâu nào dám làm tổn thương con mình qua đòn roi, giờ thì con Út đang ở đâu thật sự ông cũng không hình dung ra.

 Con Hiền cũng không khác gì tía má mình, nó cũng mong em Lành quay về nhà đón giao thừa với gia đình, mọi chuyện để qua tết hẳn hay, giờ nghe tía má than vãn nên con Hiền cũng rầu thúi ruột, Hiền lên tiếng đề nghị :

 -Con thấy bây giờ mình chia nhau đến nhà những người quen trong ấp để tìm em Lành, nó lòng vòng trong xóm làng chứ không đi đâu xa đâu tía má đừng lo.

 Bà Tư nghe con Hiền nói vậy bà lật đật đứng lên xỏ bàn chân vào đôi guốc vông, bà khoát thêm chiếc áo vào người để chống những làn gió lạnh ngoài trời. Bà nói:

 -Con Hiền nó nói (dậy) phải đó ông, thôi mau mau đi kiếm nó (dìa) liền, để lâu không tốt đâu, tui qua xóm bên bà Bảy ú, men theo mấy nhà ven con rạch, còn ông (dới) con Hiền lần mò lên xóm trên, nhất là nhà thằng Việt may ra gặp nó, mà tui dặn nè, nếu gặp con Lành thì lựa lời ngon ngọt rồi dẫn nó (dìa), ông đừng mắng mỏ con nhỏ nữa nó tủi thân tội nghiệp.

 Nói xong bà Tư rút trong hốc  sau bếp lấy cây đuốc làm bằng lá Dừa , bà mồi lửa cháy cho ánh sáng bập bùng đủ để bà thấy đường để đi tìm đứa con thân yêu, riêng ông Tư và con Hiền thì cầm cái đèn Pin đi về hướng nhà thằng Việt .

 Vừa qua khỏi cái cầu khỉ một đoạn chưa kịp tới nhà bà Bảy ú thì cây đuốc tắt ngúm khiến bà Tư phải lần mò từng bước một trong màn đêm u tịch của đêm ba mươi tết, chợt thấy phía trước con lộ đất có bóng dáng hai người đang bước đi nhắp nhô trên con lộ, nhướng mắt nhìn cho rõ bà Tư nhận ra một đôi trai gái đang đi về hướng mình, bà Tư đằng hắng một tiếng ra hiệu cho họ biết có bà đang đi tới, bà cất tiếng hỏi:

 - Dì Tư má con Lành đây, ai đó bây ?
 Nhận ra người quen trong ấp, chàng thanh niên lên tiếng:

-Con thằng Quân con ông Sáu Mạnh nè dì Tư, mà khuya khoắt dì đi đâu mà không có đèn đuốc chi hết vậy?

 Bà Tư nghe tiếng thằng Quân mà mừng trong bụng, vì thằng Quân là một trong những đứa hay chơi chung với con Lành lẫn thằng Việt, gặp Quân ở đây thì thế mào cũng lần ra manh mối của con Lành, bà Tư hỏi:

 -Chèn ơi! Quân hả con, bây giờ này còn lọ mọ ngoài đây chi (dậy), bây đi (dới) đứa nào đó, bây có thấy con Lành của dì đâu không?

 Thằng Quân nó đâu biết chuyện con Lành bị tía rượt lúc chiều nay, nên nó trả lời theo kiểu "Tĩnh bơ sư cụ":

 -Dạ chiều tới giờ con với Hà (cô gái đang sóng đôi với thằng Quân) coi Cải Lương ngoài chợ Quận, con nghe thằng Tám nó nói Gặp thằng Việt với em Lành có mua vé coi Cải lương nữa, ngoài đó đông nghẹt nên con không biết hai đứa có ra coi hay không nữa.

 Bà Tư nghe vậy bà cảm ơn thằng Quân, bà đỗi hướng để đi đến nhà thằng Việt...
                        ***
 Ông Tư và con Hiền có cái đèn pin trong tay nên đi đứng có phần dễ hơn bà Tư, sau khi tìm Lành khắp nơi không gặp cuối cùng ông với con Hiền đành phải đến nhà thằng Việt để tìm.

 Vừa đến sân nhà thằng Việt ông Tư và con Hiền bắt gặp ngay ông Giáo Hậu là tía của thằng Việt đang ngồi chụm củi vào cái nồi nấu bánh tét, qua ánh  lửa bập bùng ông Giáo Hậu nhận ra tía con của con Hiền sau khi tiếng con Ki ki sủa inh ỏi vì gặp người lạ đến, ông Giáo Hậu lật đật đi đến bên cạnh ông Tư rồi ông chìa tay ra để "Bông rua" ông Tư một cái để gọi là xã giao, ông Tư lúng túng giơ cả hai bàn tay nắm lấy bàn tay ông Giáo, bởi từ nào tới giờ lần đầu tiên ông Tư mới được bắt tay kiểu này, thường thì gặp nhau thân thiết thì vỗ vai, bá cổ, chứ cái khoản bắt tay kiểu "Tây" thì ông Tư chưa từng nên có phần lúng túng, ông Giáo Hậu thấy tía của con Lành đến giờ này thì chắc có chuyện gì hệ trọng lắm, vì theo lẽ thường giờ này thì ai nấy chuẩn bị bàn thờ để cúng giao thừa, vậy mà tía và chị của con Lành đến đây theo ông ắc có chuyện chẳng lành gì đây, ông Giáo kêu bà giáo rót nước mời khách sau khi mọi người yên vị quanh cái bàn bằng đá mài ngoài sân, ông Giáo thăm dò:
 -Không biết có chuyện gì mà anh Tư với cháu Hiền ghé thăm giờ này.

 Hớp miếng nước trà, ông Tư ngần ngại hỏi :

- Tui hỏi thiệt anh Giáo nghe, từ sáng tới giờ anh có thấy con Lành nhà tui qua đây chơi với thằng Việt con anh không?

 Ông Giáo nghe hỏi như vậy ông chưng hững, quả thật là ông không thấy hai đứa từ sáng đến giờ bên nhau nên ông mau mắn trả lời:

 - Hôm qua thì có, còn sáng tới giờ tui không thấy anh Tư ơi, bộ....bộ có chuyện gì hả anh Tư.

 Chút bối rối trong lòng, ông Tư thú thật việc ép duyên con Lành, rồi sự phản kháng của nó nên mới ra cớ sự, rồi chút rưng rưng trong giọng nói, ông Tư tâm sự:

 -Tui thấy con nhỏ với thằng con anh thương nhau quá, tui nghĩ lại rồi tui chấp nhận cho hai đứa nó bên nhau, anh Giáo thấy sao ?

Mấy lúc gần đây ông Giáo nghe thằng Việt than vãn việc tía của Lành không muốn hai đứa bên nhau suốt đời, ông Giáo cũng nóng ruột lắm, ông dự định sau cái tết này ông sẽ đích thân sang để gặp vợ chồng ông Tư về chuyện hai đứa nhỏ, thời may hôm nay ông Tư đến và chấp nhận cho hai đứa nên duyên chồng vợ thì còn gì hơn thế nữa, ông Giáo mừng vui ra mặt ông liền nói:
 -Tui cảm ơn anh sui, ý anh Tư chứ, thôi thì anh tính vậy cũng phải, thấy hai đứa nó thật tình bên nhau tui cũng mừng, ra giêng đi rồi tụi mình bàn bạc chuyện cho hai đứa há anh Tư.

 Rồi chừng như nhớ chực lại con dâu tương lai của mình đang mất tích, anh sui đang hớt hải đi tìm, ông Giáo chột dạ hỏi:

 -Ngoài nhà tui ra, anh Tư nhắm cháu nó đến nhà nào không?

 Ông Tư chưa kịp trả lời thì ngoài sân con Ki ki làm dữ lên với ai đó vừa bước vào sân nhà, bà Giáo mau mau ra xem thấy bà Tư đang lần mò bước vô, bà Giáo mừng rơn la lớn lên:

 - Ông Giáo ơi ! Có chị sui , ý lộn có chị Tư tới nữa nè.
                     ***
  Để cho ông bà Tư và con Hiền nói chuyện với chồng mình, bà Giáo bước ra hè canh nồi bánh thay cho chồng, đang lui cui chụm lửa, bổng bà giáo nghe tiếng sột soạt trong lùm cây bông Bụp rậm rạp kế bên, bà liên tưởng ai đang rình rập nhà bà, gai ốc nỗi lên đầy mình bà bất ngờ la làng lên:

 - Bớ người ta trộm, trộm....

 Mấy người hàng xóm gần bên kẻ cầm cây, người cầm dây thừng chạy đến cứu ứng, trong nhà ông Giáo, vợ chồng ông Tư, rồi cả Hiền cũng chạy ùa ra, sẳn cây đèn pin trong tay, ông Tư rọi thẳng vô bụi rậm rồi quát lên:

 -Tụi bây chui ra chưa? Tết nhất mà đi ăn trộm hả con, ra mau không thôi tao khện cho một cây là xi cà que hết ăn tết nghe con.

 Kêu hai ba lần mà đám "ăn trộm" này thật lì lợm cố thủ không thèm ra, giận quá một ông hàng xóm nói:

- Để tui, trị tụi bây không được tao đi xuống đất bằng đầu luôn.

 Có tiếng cười khúc khích rồi một giọng của bà nào đó kèm theo nhằm chọc quê câu nói của ông nọ :

 -Thôi bây ơi! Mần tài lanh hoài, tụi nó hổng chui ra là bây đi bằng đầu rụng tóc hết nghe con.

 Mọi người nghe bà nọ nói họ càng cười rần lên sảng khoái, ông nọ xách một gàu nước tạt mạnh vào bụi rậm, chợt mọi người nghe rõ ràng tiếng của thằng  Việt la lên:

 -Chú Bảy này kỳ cục quá nha, để từ từ con ra, mắc chứng gì chú tạt nước tụi con ướt như chuột lột hết nè.

 Mọi người nhận ra, ai có dè thằng ăn trộm rình mò là con chủ nhà, đã vậy khi thằng Việt kéo một người nữa ra khỏi bụi rậm thì người la lên đầu tiên là ông Tư:

 -Trời con Lành hả bây, mắc chứng gì hai đứa lủi vô đó làm chi cho khổ thân vậy không biết, may là chú Bảy tạt nước lạnh, chứ gặp nước nóng là tụi bây tiêu tùng luôn rồi.
                        ***.
  Sau khi lau khô mình mẩy xong thằng Việt lấy bộ đồ của bà Giáo mặc cho con Lành, hai đứa tội đồ ra trình diện mọi người, con Lành kể lại sự tình, sau khi bị tía rượt nó chạy lòng vòng đánh lạc hướng ông Tư rồi nó chuồn êm về đây gặp thằng Việt,  hai đứa trốn trong bụi rậm từ trưa đến tối, thằng Việt vô bếp  tha hai tô cơm nguội với cá kho quẹt hai đứa ăn ngon lành, ăn xong mệt mỏi hai đứa ôm nhau ngủ đến khuya rồi lọ mọ định vô nhà do muỗi cắn quá mạng, chưa kịp vô nhà con hai đứa thấy ông Tư và con Hiền đến nên "chém vè" tại chổ luôn, tưởng đâu yên thân ai dè đám kiến lửa đánh hơi mấy hột cơm ăn rơi rớt lúc ban chiều chúng kéo đến cắn luôn hai anh chị khiến hai đứa vừa gãi vừa đập muỗi nên tiếng động làm bà Giáo nghi là trộm rồi la làng ....
                        ***
  Giao thừa đến, ông Giáo cầm vợ chồng ông Tư ở lại cùng hai đứa con gái rượu cùng đón giao thừa với nhà mình, vui nhất là thằng Việt với con Lành vì từ nay hai đứa được công khai bên nhau không còn cảnh lén lút nữa, đang uống rượu mừng giao thừa thì chú Bảy hàng xóm làm tài lanh khi nãy bưng con gà xé phay qua đặt lên bàn cùng nồi cháo thơm lừng, chú nói:

 -Việt ơi! Chú Bảy xin lỗi bây nghe, ai có dè hai đứa bây chui vô bụi (mần) chi, may là tao không khện bây cây nào, bằng không giờ đây bây vô nhà thương, còn tao vô "ấp" nằm rồi, xui mà hên chú Bảy tạ tội với bây bằng con gà với nồi cháo thím Bảy để dành cho chú nhậu đó.

 Nghe ông Bảy nói xong ai nấy vỗ tay rân trời, tiếng vỗ tay vang lên thay pháo đón mừng năm mới đang về trên quê hương yêu dấu.



     Hai Hùng SG


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/Apr/2018 lúc 4:41pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Apr/2018 lúc 12:57pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2018 lúc 3:01pm


BA MƯƠI NĂM SAU



Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích


Chuông điện thoại reo vang, Hào vội vàng bắt phôn :

- Alô, tôi nghe ?

- Xin cho gặp ông Trần Thái Hào.

- Vâng, tôi là Hào, xin lỗi ai đầu dây ?

- Anh Hào, em đây !

Tiếng người phụ nữ bên kia đầu dây khựng lại, hình như vì xúc động. Một khắc yên lặng, giọng nói run run lại cất lên :

- Anh không nhận ra tiếng em sao, hở Hào ? Mộc Linh đây mà. Em gọi từ Canada.

Hào thật sự sửng sốt trước sự việc xảy ra quá bất ngờ. Chàng mất hẳn tin tức về Mộc Linh đã hai mươi mấy năm rồi. Nàng qua bên ấy bao giờ và đi theo diện gì. Hào vừa hồi họp cũng vừa nôn nóng, vội bảo nàng cho số phôn rồi cúp máy để chàng gọi lại.

- Alô, em nghe.

- Linh khỏe không, qua bên đó hồi nào vậy ?

- Cảm ơn anh, em vẫn mạnh. Em đến đây vừa đúng hai tuần, theo diện hợp đồng giữ trẻ. Hiện giờ em sống với một gia đình người Việt. Họ mướn em chăm sóc hai đứa nhỏ, một lên bốn và đứa kia chưa đầy một tuổi, thời hạn từng năm một.

- Thế chồng và con em ?

- Bọn em đã ly dị mấy năm rồi. Ông ấy càng ngày càng hư đốn, hủ hóa, bỏ bê gia đình. Nền đạo đức học đường mỗi ngày mỗi xuống cấp. Thầy giáo nhậu nhẹt với học sinh, thầy trò say xỉn ôm nhau ngủ dưới gốc cây giữa ban ngày ban mặt. Nhà trường phê bình, kiểm điểm mãi mà vẫn chứng nào tật nấy, cuối cùng ông ấy bị đẩy lên tận miền núi dạy đám học sinh vùng kinh tế mới. Con em, đứa lớn đã đi làm có thể lo cho em nó mới năm đầu đại học. À, còn phần anh thế nào ? Chị và mấy cháu ra sao?

- Các con anh đều lớn cả rồi, đứa út đang học đại học, thằng lớn sắp ra trường. Còn mẹ chúng nó... Hào ngập ngừng chẳng biết nói với Mộc Linh thế nào đây, bởi từ khi đến Mỹ, hai người chỉ gặp nhau trên phôn vài ba bận. Hào đành trả lời qua loa:

- Ừ thì bà ấy vẫn khỏe Linh à..

- Còn phần anh có vất vả lắm không ? Muốn em viết thư cho anh không hả Hào ?

- Cảm ơn em, phần anh thì sáng đi làm, chiều vào lớp học ngồi cho hết ngày, cuộc sống phẳng lặng chai lỳ. Anh có bao giờ chán đọc thư em đâu, cho anh địa chỉ được không ?

- Chưa được anh ạ, lát nữa em hỏi chủ nhà rồi gọi lại anh sau.

- Thôi nhé, đã đến giờ anh phải đi làm. Tạm biệt em . Hẹn gặp sau.

Hào gác phôn, nhanh chân vào phòng tắm làm vệ sinh sơ sài rồi vội vã thay quần áo lái xe đi làm.



Mộc Linh và Thái Hào yêu nhau từ lúc còn trung học. Hai người học cùng trường, nhưng nàng học dưới chàng hai lớp. Ngày Hào thi đậu tú tài toàn phần thì Mộc Linh vừa lên lớp đệ nhị. Chàng nộp đơn thi tuyển vào đại học sư phạm tại Sài Gòn nhưng tranh không nổi với đám thí sinh lớn lên và ăn học ở giữa lòng thủ đô, nơi quy tụ các trường nổi tiếng nhất miền Nam. Phần lớn trong số họ rất giỏi sinh ngữ và toán, còn Hào là dân miền Trung chân ướt chân ráo mà đã vội vàng muốn đi “hia bảy dặm” nên thất bại là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, Hào lại trúng tuyển vào khóa Giáo Học Bổ Túc hai năm của trường Sư phạm Sài Gòn. Mỗi khóa tuyển chừng 400 giáo sinh mà thí sinh nạp đơn vượt lên trên số 7000. Họ tranh nhau không phải muốn trở thành một giáo viên tiểu học mà thực tế trước mắt là khỏi vào quân trường. Với Hào, chàng rất trân trọng nghề dạy học, không phải là hạng người mượn mái trường để che chắn tấm thân. Cùng trong ngành, nhưng các thầy dạy trung học cũng phân biệt triệt để “chiếu trên chiếu dưới”. Vì vậy giáo viên tiểu học luôn bị mặc cảm nằm cấp thấp nhất của ngành giáo dục. Có ai nhận chân được tầm quan trọng của những cô thầy có trách nhiệm khai mở trí tuệ của tuổi măng non. Hình ảnh của các thầy cô giáo tiểu học sẽ khắc sâu trong tâm hồn trong trắng của các em. Vì vậy, mẫu mực của một giáo viên luôn luôn đi đôi với câu châm ngôn “Tiên học lễ hậu học văn”.

Ngày Thái Hào tốt nghiệp ra trường thì Mộc Linh cũng vừa lấy xong bằng tú tài và nàng theo gia đình vào sinh sống luôn ở Sài Gòn vì ba nàng, Giáo sư Dung được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Thứ trưởng bộ Giáo dục. Hào về giữ chức Phụ tá Hiệu trưởng tại một trường tiểu học ngay tỉnh lỵ Gia Ðịnh. Linh theo học một khóa luyện thi đặc biệt để thi vào đại học sư phạm và năm sau nàng trúng tuyển một cách dễ dàng.

Tình yêu của Hào và Linh mỗi ngày mỗi thắm thiết. Họ đã cùng nhau phác họa một mái ấm gia đình sau khi nàng tốt nghiệp. Tuy nhiên, cái viễn tượng tương lai “chiếu trên chiếu dưới” vợ giáo sư, chồng giáo viên nên Hào đã ghi tên vào đại học Văn khoa và quyết tâm lấy cho xong bằng cử nhân văn chương để chuyển lên bậc trung học.. Nhưng trời không chiều lòng kẻ có chí, vừa lấy được hai chứng chỉ thì Hào bị động viên.

Thời gian huấn nhục, Chủ nhật nào Linh cũng vào quân trường thăm Hào. Sau ngày gắn alpha, sinh viên sĩ quan được đi phép cuối tuần nên hai người lại gặp nhau ở Sài Gòn. Lúc dạo sở thú, khi vườn Tao Ðàn rồi dắt nhau vào rạp chiếu bóng hoặc tiệm kem. Những ngày tháng đó tình của hai người thật thơ mộng.

Gặp thời điểm chiến trường Trị Thiên đang sôi động, Bộ Tổng Tham Mưu ưu tiên bổ sung quân số cho Quân đòan I Vùng 1 Chiến thuật, nên Hào cùng với số đông tân sĩ quan vừa mãn khóa được điều động ra tận vùng giới tuyến. Những tháng ngày cách trở, Hào và Linh vẫn gởi thư cho nhau đều đặn. Bất hạnh thay, trận Tết Mậu Thân, Hào bị địch bắt sống và đơn vị báo tin về gia đình chàng mất tích.

Năm 1973, hiệp định Paris bắt đầu có hiệu lực, Hào được trao trả tù binh trở về quân ngũ. Mộc Linh đã lập gia đình. Cam chịu số mệnh, Hào âm thầm ôm nỗi đau của mối tình đầu dang dở. Ðể khỏi buồn lòng cha mẹ, chàng lấy vợ theo mong ước của ông bà muốn có cháu đích tôn nối dõi tông đường...



Có được địa chỉ chính xác, Thái Hào lợi dụng giờ nghỉ ăn trưa ở sở làm, vội vàng viết thư cho Mộc Linh và kèm theo cái séc 300 đô-la để nàng tiêu dùng. Thư đi trên mười ngày, hôm nay Hào mới nhận được thư hồi âm của Mộc Linh gởi đến:



Vancouver , ngày...

Anh yêu thương,

Cảm ơn anh đã gởi thư và tiền cho em. Ðọc thư anh mà nước mắt em chảy ràn rụa làm ướt đẫm cả bức thư. Ký ức gợi nhớ những cánh thư của anh gởi cho em từ chiến trường Trị Thiên năm nào giờ đây như lặp lại trước mắt em. Thuở ấy, cách nay đã gần ba mươi năm mà em thấy gần gũi thân thương quá. Em nuốt từng chữ từng lời cho niềm rung cảm tràn ngập trái tim em. Em yêu anh, yêu biết chừng nào Hào ơi. Lời yêu thương nầy em viết cho anh, nó hoàn toàn không phù hợp với hiện tại bởi anh đã có vợ con kề bên. Nhưng biết làm sao hở Hào, khi mà trái tim em đập rộn ràng như thuở ban đầu hai đứa mình yêu nhau.

Những ngày mất anh, từng đêm trong giấc ngủ em luôn mơ thấy anh. Anh đến với em cũng vòng tay đó, cũng bờ môi ấm nồng của những nụ hôn ngọt ngào đó và bao giờ anh cũng đưa em vào cơn say đắm. Em cảm thấy mình đang sống trong cảnh hạnh phúc êm đềm không phải bên người chồng mà là anh trong giấc mộng ! Ðến khi giật mình thức giấc chợt lòng em thấy trống vắng lạ thường mặc dầu Ð. đang nằm bên em bình yên trong giấc ngủ.

Ngày em nhận được tin anh mất tích, nỗi đau đớn như bóp nát trái tim em. Em đã ngất lịm bao nhiêu lần khiến má cũng phải đau lòng. Người đã phải gượng gạo an ủi con gái mình rằng định mệnh đã an bài. Nhưng định mênh nào lại tàn nhẫn cướp mất của em nguồn sống. Em thẫn thờ như người mất trí. Hình ảnh anh cứ chờn vờn mãi trong tâm trí em. Từ đó, em cứ ngỡ anh đã bỏ em mà đi, miên viễn rời khỏi cuộc đời nầy.

Cách đây hai năm, em tình cờ đọc trong tuyển tập thơ Cụm Hoa Tình Yêu của một người bạn gái mang về từ Canada. Em nhìn thấy tên anh và cả hình anh nữa. Ôi, em có cảm tưởng như mình đang nằm mơ. Em đọc bài thơ anh viết mà nước mắt em rơi lã chã. Bạn em ngạc nhiên hỏi có tâm sự gì thế ? Em bảo : “Tác giả bài thơ nầy có tâm trạng giống mình quá.” Hào ơi, em không ngờ anh vẫn còn ấp ủ hình bóng em và những kỷ niệm mối tình của hai ta. Anh có biết không, ngay trong giờ phút đó, con tim đã bắt đầu thôi thúc em phải tìm mọi cách để gặp anh. Em vẫn biết ý định ấy thật ngông cuồng, nhưng con tim thì có lý lẽ của nó. Và em cũng rất giận anh, tại sao không một lần tìm đến em sau khi sống sót trở về với gia đình. Có thể anh không đủ can đảm nhìn thấy hạnh phúc của em hoặc là anh không chịu đựng nổi cơn đau vò xé khi mất em. Nhưng như thế là nhẫn tâm với em bởi anh cứ để cho nỗi tiếc thương âm ỉ cắn rứt trong lòng em.

Hào ơi, em muốn được một lần gặp anh. Muốn được anh ôm em vào lòng cho em nhớ lại hơi thở nồng nàn của ngày xa xưa ấy. Em đã tìm đến với anh đây rồi nhưng hoàn cảnh của em bây giờ như con tàu mắc cạn... Xin hãy đẩy thuyền em đến dòng sâu may ra vượt qua bên kia tìm được bến bờ hạnh phúc. Thôi nhé, đêm đã quá khuya rồi em tạm ngừng, hẹn anh thư sau.

Hôn anh,

Em, Mộc Linh.



Canada, ngày...

Anh yêu,

Lẽ ra em không nên viết cho anh, tuy nhiên, những điều anh nói qua điện thoại đã làm cho em buồn lắm. Anh bảo sẽ tìm cho em một người đàn ông đã có quốc tịch Hoa Kỳ. Người ấy phải có tấm lòng, có nghĩa khí sẵn sàng bao bọc chở che em suốt quãng đời còn lại. Người ấy sẽ đứng ra làm hôn thú hợp pháp để bảo lãnh em qua sống trên mảnh đất trù phú và đầy cơ hội nầy. Hào ơi, Em vượt trùng dương qua đây, điều cốt yếu là em muốn gặp lại anh, dù chỉ để nhìn anh mà đau. Em không cần một người chồng để yên ấm tấm thân em. Vẫn biết giờ đây anh không còn vòng tay nào nữa dành cho em. Như anh đã từng nói :

“Vòng tay anh bây giờ chật hẹp quá, mong manh quá. Vòng tay anh ngày xưa, thời trai trẻ đầy sinh lực đã dành cho em với bao tháng năm đợi chờ cô đơn khắc khoải. Vòng tay anh bây giờ hụt hẫng cả tình yêu lẫn hôn nhân. Con tim và lý trí ít khi nào hòa thuận. Con tim muốn chiếm giữ tình yêu độc quyền nhưng lý trí lại đòi hỏi thực tế bởi hoàn cảnh anh hiện tại vượt ngoài tầm tay với”. Em thật sự hiểu anh muốn nói gì. Em cảm thông và càng thương anh điều đó. Em đã đi hết nửa cuộc đời đầy đắng cay và bất hạnh, có lẽ em không còn đủ can đảm để bước thêm bước nữa nhưng em sẵn sàng đi bên lề cuộc đời của anh.

Hào ơi, em van anh đừng bao giờ nhắc đến chuyện ấy nữa, bởi em có cảm tưởng rằng anh xem rất nhẹ tình yêu của em dành cho anh. Lòng em xốn xang không chịu được mỗi lần nghĩ đến cái “giải pháp” hoàn toàn nghịch lý với con tim.



Canada, ngày...

Hào yêu dấu,

Em đã nhận được thư anh. Xin cảm ơn những điều anh viết, nhưng xin lỗi anh, em không thể nghe theo lời khuyên của anh được dù anh có trách em là người cố chấp. Và em cũng xin được tỏ bày cùng anh, rằng đời em đã trải qua bao nỗi thăng trầm trái ngang, dù rằng đối với anh, em không có sự lựa chọn nào ngoài nỗi đơn độc thiệt thòi, em vẫn thấy bình yên khi biết rằng tình yêu của anh vẫn còn dành cho em ngọt ngào và sâu đậm. Không một ai có thể thay thế được mối tình đã kết đọng suốt ba mươi năm. Thì anh ơi, tại sao em lại không chọn lấy sự bình an dưới bóng mát tình anh. Em vẫn tự nguyện làm chiếc bóng đi bên anh của phần đời còn lại. Em không thể dối lòng em để sống với một người mà em không hề yêu. Như thế đấy. Những điều quyết liệt em viết từ trái tim em, mong anh hiểu cho.

Em Mộc Linh.



Những bức thư liên tiếp của Linh khiến cho Hào nhiều đêm trăn trở.. Nàng đã dành cho chàng những tình cảm cháy bỏng, đam mê suốt một thời thanh xuân cho đến bây giờ vẫn còn nguyên vẹn tình nồng thắm, thiết tha. Hào không ngờ qua bao nhiêu trái ngang, sóng gió cuộc đời mà tình của nàng vẫn còn bền chặt như xưa.

Những ngày lịch sử đen tối của đất nước hằn sâu trong tâm thức chàng mang những vết sẹo của nỗi đau chung và những mất mát riêng tư. Năm Mậu Thân chiến trường khốc liệt đã đẩy chàng mất Linh. Rồi tháng Tư, tàn cuộc chiến đã đẩy Thụy xa chàng. Giờ đây Thụy, vợ chàng đang sống chung với một người đàn ông tại một thành phố nào đó ngoài tiểu bang California. Hàng tháng về nhà gần gũi với các con vài ngày rồi ra đi.

Ngày chàng đến Mỹ theo diện HO, Thụy và con đến đón tại phi trường. Nàng đi xe riêng còn chàng lên xe cùng với hai đứa con về tại căn chung cư một phòng do Thụy mướn dành riêng cho Hào. Con chàng vẫn thản nhiên trước cảnh người cha bị tách rời khỏi cái tổ ấm mà họ đã tạo dựng từ mười mấy năm nay trên đất Mỹ. Lúc chia tay nàng chỉ nói với chàng một câu vắn tắt : “Hãy cố gắng thích ứng với hoàn cảnh mới, sẽ thảo luận với anh sau”.

Trước ngày miền Trung mất, Hào gởi vợ và hai con vào Sài Gòn rất sớm. Sau đó, nàng đã lên được tàu của hải quân VNCH đến Phi Luật Tân. Hai mươi năm trên xứ người, nàng vừa đi học vừa đi làm nuôi con còn nhỏ dại, giữ tròn bổn phận của một người mẹ là điều cao quý. Hào không có lý do nào để trách cứ nàng. Ngược lại, chàng rất thông cảm với nỗi cô đơn của người đàn bà sống vò võ xa chồng. Thụy có yêu, có lấy một người đàn ông khác cũng là điều tất yếu.

Những ngày đầu mới đến, Hào cảm thấy đôi chút cô đơn và buồn tủi trước thái độ dửng dưng của Thụy đối với chàng. Hào nghĩ : “Cho dù hai mươi năm xa cách nhưng tình nghĩa vợ chồng đã đầu ấp tay gối có với nhau hai mặt con thì làm sao tình cảm đó mau phai đến thế.” Nhưng rồi dần dà công việc cuốn hút, tâm tư phiền muộn của Hào cũng lắng dịu dần. Chàng đã tìm lại sự bình thản khi đối diện với Thụy. Trái tim chàng không còn thấy nhức nhối, xốn xang. Phải chăng, tình vợ chồng đã chuyển đổi qua tình bạn mà chính Hào không để ý. Hình như đó là diễn tiến tất yếu của cuộc hôn nhân không trải qua tình yêu. Cũng có thể là mối tình đầu của chàng và Linh đã làm thương tổn đến tình vợ chồng giữa hai người.

Con chàng, Thái Tú và Thái Bình xa cha từ thuở bé, lớn lên trong tình thương của mẹ và ảnh hưởng nếp sống của nền văn hóa đa chủng.. Vì vậy, tình phụ tử của chúng đối với chàng cũng không lấy gì mặn nồng cho lắm. Mới đầu, mỗi tuần chúng đến thăm cha một lần. Thời gian sau nầy những lần thăm viếng ấy cũng thưa đi. Riêng Hào lại năng lui tới thăm con trong những ngày nghỉ học. Phần Thụy, năm thì mười họa mới gặp chàng trên phôn.



Nhân mùa lễ Chrismas và New Year, Hào lấy một tuần lễ vacation đi Vancouver. Mộc Linh rất muốn qua Mỹ nhưng nhất định từ chối giải pháp kết hôn với người khác. Chuyến đi nầy Hào muốn gặp lại người yêu cũ để cố gắng thuyết phục nàng. Hào thật sự bối rối trước hoàn cảnh nan giải nầy.. Chàng mới định cư ở Hoa Kỳ chưa đủ thời gian thi quốc tịch, vả lại tình trạng hôn nhân giữa chàng và Thụy chẳng biết như thế nào. Ðã hai năm rồi mà nàng không hề đề cập tới.

Hào lấy vé máy bay đi Vancouver vào sáng thứ Bảy, trưa Chúa Nhật tuần sau sẽ về lại California. Còn năm ngày nữa, chờ đặt được phòng của khách sạn gần khu Linh ở, chàng sẽ gọi thông báo cho nàng hay để sắp xếp thời gian hai người có thể gặp nhau.

Như thường lệ, trên đường đi làm về, Hào ghé thăm hộp thư. Hôm nay lại có thư của Mộc Linh. Chàng sững sờ khi trông thấy địa chỉ ghi ngoài bì thư không còn là Vancouver ở Canada nữa mà là một địa chỉ khác thuộc tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ. Vào trong xe, chàng vội vàng mở thư đọc :



Portland, ngày...

Anh yêu,

Em ngồi đây viết cho anh với tất cả niềm hạnh phúc. Anh không thể biết được em vui sướng đến độ nào khi em được đặt chân trên vùng đất mơ ước nầy. Thế là từ nay em được gần anh hơn, gần anh trong khoảng cách không gian nhưng với thời gian có rút ngắn được thêm chút nào chưa biết được.

Hào ơi, suýt nữa là em xa anh vĩnh viễn rồi. Giờ phút xe ngừng kiểm soát nơi cột mốc biên giới Mỹ và Canada, em nằm khoanh tròn trong thùng sau xe thay chỗ đặt chiếc lốp xơ-cua. Tim em như ngưng đập vì lo sợ. Hơi thở em khò khè vì thiếu dưỡng khí. Nếu thời gian kiểm tra kéo dài thêm mười phút có lẽ em chết mất. Anh biết không, lúc ấy em chỉ nghĩ về anh, nghĩ đến tình yêu của chúng ta, nghĩ đến giờ phút được gặp anh, được anh ôm em vào lòng sau bao nhiêu năm chờ đợi. Lúc bấy giờ em chỉ còn biết van vái, nguyện cầu đấng thiêng liêng phò hộ cho em tai qua nạn khỏi. Em nhủ thầm : “Mộc Linh ơi, hãy kiên trì và phấn đấu như những tháng năm ở quê nhà mầy sắp quỵ ngã vì những khổ đau dồn dập để đứng dậy vững vàng cho đến ngày hôm nay, Mộc Linh ơi, hãy gắng gượng thêm chút nữa, chẳng còn bao lâu mầy sẽ được thỏa lòng vì ước mơ đã thành tựu. Thái Hào ơi hãy tiếp hơi thở cho em” ! Ðó là ý nghĩ của em trong giờ phút cực kỳ nguy khốn. Mạnh, người em họ của em đã vực em dậy trong trạng thái bất tỉnh khi xe đã qua được bên nầy biên giới thuộc tiểu bang Washington. Mồ hôi ướt đẫm cả người em mặc dù thời tiết lạnh dưới không độ. Tuyết đổ trắng xoá trên mọi nẻo đường của dải đất Bắc Mỹ nầy.

Mạnh đã đưa em về tiểu bang Oregon trong ngày Chúa nhật vừa qua. Giờ nầy, mọi người đã đi làm hết cả rồi, còn mình em ngồi co ro trong phòng. Cây cối run rẩy dưới mưa. Mưa vờn trên mặt cỏ. Mưa phủ trên luống bông hồng làm rơi rụng những cánh hoa sắp tàn. Và anh ơi, mưa cũng làm tê lạnh hồn em. Ước gì giờ nầy có anh bên cạnh, có chết trong vòng tay anh em cũng thỏa nguyền. Anh đừng cho em là cường điệu. Nếu một ai có cùng chung tâm trạng của em trong giờ phút nầy thì sẽ thấy điều em viết không ngoa chút nào. Em nhớ anh đến cồn cào ruột gan. Hào ơi, đừng để em cô đơn trong những năm tháng sống bất hợp pháp thế nầy nhé. Em cảm thấy hụt hẫng và vô cùng lo âu. Em đợi anh cho em những lời khuyên thiết thực.

Em Mộc Linh"



Hào hết sức bối rối trước sự việc đã rồi. Mộc Linh ở Canada trong tình trạng hợp pháp, đã vội vàng trốn qua Mỹ để trở thành di dân bất hợp pháp. Do đó, không có cách nào giải quyết ổn thỏa ngoại trừ quay về lại Canada hoặc trốn chui trốn nhủi trên đất Mỹ. Nàng không thể thi lấy bằng lái xe, không thể xin việc làm hợp lệ trong các hãng xưởng và chẳng có quyền lập hôn thú với một ai trên đất Mỹ. Người em họ đưa nàng qua đây không biết anh ta có nghĩ đến những điều bất lợi đó không. Kế hoạch của chàng bỗng dưng đổ vỡ. Có lẽ Mộc Linh quá nôn nóng muốn gặp chàng. Tình yêu tăng thêm sức mạnh nhưng sự liều lĩnh làm rối rắm mọi tính toán cho tương lai. Thái Hào đành bỏ chuyến máy bay đi Vancouver, thay vào đó chàng quyết định thuê xe và tự lái đi Portland, một thành phố lớn thuộc tiểu bang Oregon.



Trời chưa hừng sáng, Hào đã lên xe trực chỉ xa lộ A5. Sau mười hai tiếng đồng hồ mò mẫm trên bản đồ, Thái Hào đến được Portland lúc trời đã về chiều. Chàng tìm đến địa chỉ ghi trong thư của Mộc Linh gởi cho chàng mà không ghi số điện thoại.. Một chuyến đi đột xuất ngoài dự kiến, Mộc Linh không hề được thông báo và Hào chỉ được bảy ngày phép nên không thể đợi chờ. Nhà của Mạnh, em họ Linh là khu biệt thự khá sang trọng.Vách tường màu trắng, chung quanh là bãi cỏ xanh rờn. Một luống hoa hồng khoe màu rực rỡ làm nổi bật những khung cửa sổ có treo rèm màu xanh lá chuối non. Ðậu xe bên lề đường trước mặt nhà, chàng nhìn lại địa chỉ một lần nữa rồi mở cửa xe bước ra. Hào tiến thẳng đến khung cửa chính đưa tay bấm vào nút chuông, hồi hộp đợi chờ.

Cánh cửa từ từ hé mở, một người đàn bà cỡ tuổi trung niên đứng trong khung cửa nhìn ra. Một khuôn mặt trái soan, màu da trắng mịn nhưng tiều tụy xanh xao. Dù tuổi đời không còn non trẻ và ánh mắt thoáng gợn chút u buồn nhưng vẫn ngời lên ánh tự tin của một tâm hồn cứng cỏi.

- Thưa, ông tìm ai ? Nàng lên tiếng ...

- Thưa bà, có phải đây là nhà ông Mạnh không ạ ? Hào ngập ngừng hỏi.

Người phụ nữ mở rộng cửa tiến về phía Hào. Bất giác nàng nhào tới ôm chầm lấy Hào thốt lên : “Ôi, Thái Hào, em Mộc Linh đây mà ! Có phải em nằm mơ không nhỉ ? Dù đã ba mươi năm em vẫn nhận ra anh mà”.

Bỏ chiếc cặp xuống bên chân, Hào nâng đầu nàng ra khỏi vai và hôn lên đôi mắt ướt đẫm lệ của nàng , đôi mắt đen tuyền long lanh đã bám riết cả cuộc đời chàng.

Một phụ nữ ăn mặc sang trọng đột ngột xuất hiện bên trong khung cửa. Bà kinh ngạc khi nhìn thấy hai người ôm nhau vội thốt lên:

- “ Ô hay, ông Hào, bà Linh”?

Hai người buông tay nhau, Hào giật mình khi nhận ra người mới hỏi là Thụy, vợ chàng. Vừa khi đó một chiếc xe hiệu Lexus bóng loáng chạy từ từ vào garage lúc cửa tự động đang cuốn lên . Người đàn ông trong xe bước ra vồn vã hỏi :

- Ai đó chị Linh ?

- Mạnh à, đây là anh Hào người yêu của chị đã thất lạc nhau gần ba mươi năm mà chị đã tâm sự với em từ Canada, anh tìm đến đây thăm chị.

Mạnh lịch sự tiến đến bắt tay Hào :

- Hân hạnh gặp anh.

Hào siết tay Mạnh và tự giới thiệu :

- Tôi là Trần Thái Hào từ tiểu bang California.

Mạnh bước vào tươi cười bảo vợ :

- Thụy, em mời khách vào nhà đi chứ.

Vừa nói Mạnh vừa ôm hôn Thụy rồi vui vẻ mời Hào vào phòng khách.

Câu chuyện vui vẻ bên khay trà nóng, Mạnh kể :

- Tôi có nghe Thụy nói anh qua Mỹ theo diện HO. Ðã khá lâu mà chưa có dịp gặp anh. Công việc nó làm mình bận rộn luôn nên không có cơ hội đến Cali thăm bạn bè. Vừa rồi tôi qua Vancouver thăm đứa con trai của tôi do bà vợ trước nuôi dưỡng. Bất ngờ gặp chị Linh là con bà dì của tôi đang được vợ cũ tôi mướn giữ hai đứa con thuộc đời chồng sau của nàng. Chị Linh có tâm sự với tôi là chị mong muốn được qua Mỹ và có ý hướng tìm anh.

Tôi cũng không ngờ người yêu của chị mang tên Hào lại là chồng cũ của Thụy, là cha của hai đứa con trai của bà ấy hiện ở Cali. Tôi và Thụy mới lấy nhau trong vòng bốn năm thôi, sau khi tôi ly dị bà vợ bên Canada.. Sự gặp gỡ của anh và chị Linh đã tạo ra bao nhiêu là bất ngờ nhưng lại khá thuận lợi để chúng ta có dịp trao đổi với nhau một vài mắc mứu giữa anh và Thụy.

Chúng tôi cưới nhau trên đất Mỹ nầy có hôn thú hợp pháp vì vậy theo nguyên tắc pháp lý, anh và Thụy chẳng có gì ràng buộc nhau. Tôi và cả vợ tôi nữa rất lấy làm vui mừng trong cuộc tái hợp ngày hôm nay của anh Hào và chị Linh. Tôi hy vọng chúng ta sẽ trở thành là người thân trong gia đình.

Hào đưa mắt nhìn Linh đang cúi xuống để che dấu sự xúc động và những giọt lệ đang lăn tròn trên má. Một khoảng thời gian yên lặng nghe rõ mồn một tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo trên tường. Bất chợt Mạnh dõng dạc lên tiếng :

- Ngày mai là lễ Giáng Sinh, tôi mời mọi người đi nhà hàng. Chúng ta dự một bữa tiệc mừng Chúa Kitô ra đời và đồng thời chúc mừng anh chị Thái Hào – Mộc Linh đoàn tụ.



Trong một quán kem giữa thành phố Portland, Hào và Linh ngồi kể cho nhau nghe những khổ lụy cuộc đời mà hai người đã trải qua. Nỗi nhớ nhung và đau khổ của mối tình kéo dài 30 năm. Trong dịp nầy, Hào đã thuyết phục được Mộc Linh đồng ý trở lại Canada. Hai người hẹn nhau cùng về Việt Nam làm thủ tục kết hôn. Sau đó Hào sẽ nộp hồ sơ bảo lãnh nàng qua Mỹ theo diện đoàn tụ. Nhưng trước khi quay về Vancouver, Mộc Linh nằn nì Thái Hào cho nàng cùng về tiểu bang California để thưởng ngoạn vài thắng cảnh, đồng thời được gần gũi chàng một thời gian ngắn cho thỏa lòng nhớ thương. Mặc dầu Hào lo ngại có thể gặp rủi ro cho Linh nhưng không thể chối từ trước niềm thiết tha mong đợi mà nàng đã ấp ủ trong mấy năm qua.

Hào lái xe quay về tiểu bang California ngay trong đêm. Chuyến đi nầy chàng không còn cô đơn nữa. Mộc Linh ngồi bên thỉnh thoảng đưa mắt âu yếm nhìn chàng. Chiếc xe phóng nhanh dưới bầu trời lấp lánh sao đêm. Ánh đèn đường vàng nhạt, loáng thoáng những cánh rừng thông dọc hai bên xa lộ khiến Linh nhớ đến lần hẹn hò đầu tiên thuở nàng vừa tròn mười sáu, Hào mười tám, nàng cất tiếng hỏi::

- “Anh còn nhớ đêm lửa trại Mừng Giáng Sinh do Liên trường tổ chức trên đồi thông Hạnh Phước?”

Hào nắm tay nàng:

- Nụ hôn đầu tiên trong đêm hôm đó cách đây đã ba mươi năm mà tưởng chừng như mới ngày hôm qua !

Linh xúc động nhìn Hào rồi cầm tay chàng đưa lên môi hôn.

Chiếc xe phóng đi trên đường đêm hun hút. Bóng tối vây phủ mịt mùng chỉ có bầu trời là rực rỡ ánh sao của đêm Giáng Sinh huyền mặc.


Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Apr/2018 lúc 7:51am


CÁNH VẠC BÊN ĐỜI


Cầm giấy mời trên tay, hắn mừng là các bạn cũ cùng lớp cách đây 25 năm còn nhớ tới hắn. Nước mắt hắn như muốn ứa ra. Cảm động ? Hay một lẽ gì khác ? Hắn nhẩm đọc lại giấy mời. Nghĩ tới bạn bè cùng lớp, hắn thấy như trẻ lại. Cái tuổi 40 thấm cuộc đời, thấm nỗi xót xa tuổi dại, như cái thuở niên thiếu, như cái thời ngây dại thư sinh, hắn thầm nghĩ về những đứa bạn.
Hắn học cũng không đến nỗi tồi. Cũng gọi là bằng bạn bằng bè. Có lần, cô ấy đến nhà hắn mượn vở, ấy là những khi cô ấy nghỉ ốm. Cô ấy không dám vào nhà hắn và hắn phải cầm vở ra đưa tận tay. Khi cô ấy trả vở, hắn cầm quyển vở trên tay, lật từng tờ, xem thử cô ấy có để thứ gì trong vở không. Vẫn những nét chữ không được đẹp lắm của hắn ! Thế mà, hắn vẫn thấy ánh mắt của cô ấy nhìn những con điểm thán phục.

Hắn có khiếu thẩm mỹ, chịu khó và lại hiền nên đứa bạn nào cũng thích đến nhà cùng hắn làm báo. Tờ báo của tổ hắn hoàn thành như là một kỳ công của ban biên tập, của một tòa soạn báo chứ chẳng chơi đâu. Và kể từ đấy, hắn nghĩ chắc là hắn sẽ theo nghề làm báo, chỉ có làm báo mới xứng nỗi đam mê của hắn.
Rồi hắn đậu Đại học Quảng Đà. Cô ấy cũng học đại học cùng trường với hắn. Hắn không học nghề báo. Hắn phải học cái ngành Kinh thương. Hắn cũng không lấy làm buồn. Hắn mơ màng, vẽ ra những ước mơ về cuộc đời. Ôi thôi đủ thứ của thời sinh viên. Đến bây giờ, nhiều lúc nhớ lại, hắn lấy làm tức cười cho sự mơ mộng không thực ấy.

Tháng Ba, 1975. Hắn cùng các bạn sinh viên giúp người gặp nạn. Tiếng súng, tiếng đại bác nổ bất cứ thời điểm nào. Ban Mê Thuột được giải phóng. Rồi quân Giải phóng đánh Huế. Đà Nẵng bị quân Cách mạng bao vây. Cô ấy đến tìm hắn.
- Anh Thanh, em sợ quá ! Anh có đi với em không ?
- Đi đâu ?
- Đi Mỹ.
- Không được ! Không lẽ anh bỏ ba mẹ anh và các em ?
- Anh không thương em !
- Sao không thương ?
- Thương, sao không theo em ?
Hắn và cô ấy đã khóc.
Ngày 29-3-1975, Đà Nẵng được giải phóng. Cô ấy đã ra đi. Hắn buồn vì cô ấy bỏ hắn mà đi, bỏ cái thành phố nghèo mà đi. Hắn đâu còn được thấy cô ấy nữa.

Hắn vào ngành Sư phạm vì Đại học Quảng Đà bị giải tán. Cuộc đời bốc hắn từ cái chỗ tưởng là ít nhất cũng là Phó Giám đốc một ngân hàng nào đó sang làm một anh giáo. Quả là hắn cũng còn may so với một số người, mới được vào Sư phạm.
Được học dưới mái trường Sư phạm, hắn tự an ủi là có nghề để sống, có việc để làm. Và rồi, nghề nghiệp đã rèn cho hắn yêu nghề hay vì một lẽ gì khác ? Nhiều lúc hắn tự nhủ, có lẽ tuổi học trò quá dễ thương, quá đẹp giúp hắn yêu nghề, và cũng có lẽ bóng dáng “như cánh vạc bay” của cô ấy thuở cắp sách đến trường vẫn cứ ám ảnh hắn, giúp hắn có nghị lực và tình yêu trong nghề nghiệp ? Hắn không dám khẳng định vì lý do gì mà hắn yêu nghề đến vậy.

Hắn cùng các bạn ôn lại cái thời đi học. Nhưng tâm trí hắn như để đâu đâu.
- Thanh, mày làm gì mà đờ đẫn vậy ?
- Đâu có.
Bạn hắn, thằng An, đập vào vai hắn, nói :
- Mơ mơ màng màng thế, mà không có à ?
Cười gượng, hắn nói :
- Tại tau đang tìm ý thơ.
An biết hắn tìm ý thơ để làm gì rồi.
- Uống cà phê đi mày ! Uống rồi hẵn làm thơ !

Được các bạn khích lệ, mừng mừng tủi tủi, hắn đọc bài thơ về thuở học trò, về tình yêu tuổi học trò.Tình yêu tuổi học trò nhẹ nhàng như cánh vạc bay. Bạn bè vỗ tay tán thưởng. Cô ấy cũng vỗ tay tán thưởng.
Tan tiệc, cô ấy đến bên hắn. Cô ấy lặng im. Nhưng hắn nghĩ là cô ấy đang nói với hắn : “Sao khi trước anh không theo em ? Mà thôi ! Giờ thì mỗi người một cảnh. Em không trách anh đâu. Mãi mãi tình yêu thuở học trò vẫn đẹp phải không anh ? Anh biết không, em về nước đợt này là nhằm đầu tư mở nhà máy sản xuất thiết bị điện tử. Em muốn nước mình giàu có lên. Em cũng muốn anh làm thơ nữa !”.
Nhìn ánh mắt cô ấy, hắn đề nghị :
- Mình đi uống cà phê đi em !
- Vâng !
Tiếng nhạc của thuở học trò vẳng ra từ chiếc loa thùng : Gọi nắng trên vai em gầy, đường xa áo bay…
Đối diện hắn không là cô ấy của ngày xưa. Chỉ có dáng dấp của người phụ nữ hơi mập. Hắn hát theo lời bài hát, hát như những lần hắn đàn và hát cho vợ hắn nghe, người vợ có đôi vai gầy thích nghe hắn hát tình ca của thời trai trẻ.


Phan Trang Hy
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Apr/2018 lúc 9:18am
LỜI NGUYỀN



PHƯƠNG LAN


Lần nào cũng vậy, mỗi khi xe đò sắp tới Đà Lạt là lòng tôi lại nôn nao những cảm giác xao xuyến khó tả. Nhất là lần này, không hiểu sao bỗng dưng tôi cảm thấy bồn chồn và hồi hộp một cách kỳ lạ… Có lẽ vì tôi sắp đi lấy chồng nên sẽ ít còn dịp trở về thăm lại chốn xưa, nơi đã ghi dấu bao nhiêu kỷ niệm không thể quên.

Qua khỏi Định Quán, xe bắt đầu tăng tốc độ, gió ào ạt lùa qua cửa xe, mang theo không khí trong lành của miền cao nguyên, làm mọi người đều cảm thấy dễ chịu. Trời mới vào thu nhưng hãy còn hơi hướm của mùa hè, hoa hồng, hoa tường vi vẫn đang nở rộ, và những hàng cây phong hai bên đường, lá vẫn chưa đổi màu. Đã quá trưa, mặt trời ngay trên đỉnh đầu, chiếu những tia nắng ấm áp làm tan đi cái giá lạnh của miền rừng núi, tuy vậy nhưng cũng có vài người sửa soạn đem áo len ra mặc. Xe qua khỏi Bảo Lộc đã lâu rồi, và bây giờ đang trên đường vào thị xã Đà Lạt. Con đường này, đối với tôi quen thuộc lắm, tôi nhớ từng khúc quanh, con đường đất đỏ, từng khóm cây và những ngôi nhà hai bên đường dọc theo sườn đồi…

Một đặc điểm của Đà Lạt là đứng ở chỗ nào cũng nhìn thấy cảnh vật ở những cao độ khác nhau. Phía trên dốc cao, nổi bật ngôi nhà thờ mái đỏ với cây thánh giá cao vút, in lên nền trời màu xanh lơ có vài cụm mây trắng trôi lang thang. Dưới dốc là thung lũng bạt ngàn, nhà cửa mọc san sát, bên kia thung lũng là nghĩa trang của thành phố, nơi Quân đang yên nghỉ. Phía xa, trên đỉnh một ngọn đồi cao nhất là tu viện Domaine De Marie của dòng nữ tu áo trắng, nơi mà Quỳnh Như, người bạn thân nhất của tôi đang ẩn mình tu tập, hiến dâng đời mình cho thiên Chúa.

Quỳnh Như và tôi là bạn với nhau từ lúc còn nhỏ, học chung trường Couvent des Oiseaux. Gia đình Như gốc gác ở đây, còn gia đình tôi từ Sài Gòn lên Đà Lạt lập nghiệp từ những năm đầu của thập niên 1960. Hai gia đình ở gần nhau, chỉ cách một con đường ngắn. Dạo đó, chúng tôi còn bé lắm, ngày chủ nhật thường theo cha mẹ đi nhà thờ, nhưng chúng tôi không vào bên trong đọc kinh, mà chỉ thích chơi đùa ở bên ngoài, nơi vườn hoa rất đẹp trong khuôn viên của nhà thờ. Chúng tôi đuổi bắt bướm, hái hoa, hoặc đi lượm những quả thông rơi đầy trong vườn. Những chiều tan học, chúng tôi thường tụ tập với lũ trẻ cùng tuổi, rủ nhau đi bắt dế, bẻ trộm trái cây, hoặc chơi những trò nhảy dây, bóng chuyền, hay trốn tìm…

Tôi hiếu động, tinh nghịch như con trai, còn Như thì nhu mì, hiền lành. Mặc dù chỉ hơn tôi một tuổi, Như lúc nào cũng nhường nhịn tôi như một người chị, nên giữa chúng tôi không bao giờ xảy xa những chuyện cãi cọ, hoặc tranh dành. Như và tôi cùng lớn lên ở đây, và Đà lạt đã ghi dấu bao nhiêu kỷ niệm của chúng tôi khi còn thơ ấu, cũng như khi lớn lên thành những thiếu nữ dậy thì. Như đẹp lắm, dáng dấp mảnh mai, quí phái, đôi mắt trong suốt như nước hồ thu, khuôn mặt trái soan trắng nõn, và đôi môi mọng đỏ, nhìn là thấy mê. Như đẹp một vẻ dịu dàng, mong manh như liễu, còn tôi thì khoẻ mạnh, nẩy nở như một thiếu nữ Tây phương, cả hai chúng tôi đều nổi tiếng là những hoa khôi của trường. Chúng tôi đều không có chị em gái, nên coi nhau như chị em ruột, thân nhau tới độ dùng chung son phấn, mặc áo quần cùng mẫu thời trang, hay đi khiêu vũ, thích ca nhạc, và cùng mê những tài tử chiếu bóng… Ngay cả chuyện tình cảm, chúng tôi cũng không dấu giếm, Như và tôi thường đem những lá thơ tình của mình vào lớp cho nhau đọc, đến khi có bạn trai, chúng tôi cũng thường hẹn hò đi chơi chung.

Năm hai mươi tuổi, Như có người yêu là một bác sĩ y khoa mới ra trường tên Quân, người phương phi cao lớn, vui vẻ, bặt thiệp, và rất đẹp trai. Quân giống như một thỏi nam châm thu hút sự chú ý của các cô gái mới lớn, anh chàng lại hay nịnh đầm và tính tình rất bay bướm. Chúng tôi vẫn thường đi chơi chung, Như rất tế nhị trong cách đối xử, nên tôi luôn luôn thấy thoải mái và không hề có mặc cảm thừa thãi trong các cuộc đi chơi tay ba đó, còn Quân thì lúc nào cũng lịch sự, chiều chuộng cả hai. Như thường tâm sự với tôi về tình yêu và những dự tính trong tương lai. Hai người yêu nhau dòng dã hai năm mới quyết định làm đám cưới, và tôi được Như mời làm phù dâu. Gia đình Như và gia đình Quân đều giàu có, nên đám cưới thật linh đình, cô dâu Quỳnh Như yêu kiều, tươi như hoa, e lệ đi bên chú rể đẹp trai, cùng tiến vào thờ trong tiếng vỗ tay vang dội của mọi người, ai cũng khen hai người thật xứng đôi, đúng là một cặp vợ chồng lý tưởng.

Cuộc hôn nhân tưởng rằng hạnh phúc đó, không kéo dài được bao lâu, chỉ ba năm sau ngày cưới, Quân đã ra người thiên cổ trong một tai nạn xe hơi thật rùng rợn. Như tự cho mình là thủ phạm trong cái chết của Quân, vì đêm hôm cuối cùng trước khi xảy ra thảm trạng, hai người đã cãi nhau thật kịch liệt, và Quân đã giận dữ, đùng đùng lái xe bỏ đi và xảy ra tai nạn, chiếc xe lao xuống vực thẳm, bốc cháy và Quân chết tan xác.

Điên cuồng vì đau khổ và hối hận dày vò, Như thề nguyền sẽ suốt đời ở vậy, sám hối để chuộc tội với Quân, lúc đó Như mới hai mươi lăm tuổi. Để thực hiện lời hứa, Như đã xin vào ở trong tu viện, quyết tâm xa lánh việc đời. Sau vụ đó ít lâu, tôi cũng rời Đà Lạt, xin hoán chuyển về Sài Gòn để tiếp tục nghề dạy học. Trước khi chia tay, chúng tôi hẹn gặp nhau một lần chót. Như làm một bữa cơm tiễn biệt, nhìn thức ăn ê hề, tôi hỏi:

- Chỉ có hai đứa mình, sao bồ làm nhiều đồ ăn dữ vậy?

- Thì mai bồ đi xa, tôi phải làm tiệc tiễn hành chứ.

Như nói với giọng bình thường, nhưng khoé mắt hơi đỏ, tôi cũng nghẹn ngào, gượng cười:

- Bồ làm như tôi là tráng sĩ Kinh Kha, ra đi không hẹn ngày về… Tôi có đi đâu, rồi cũng sẽ về thăm bồ, vì làm sao tôi có thể dứt khoát xa rời người bạn thân của tôi, và xa rời Đà Lạt là quê hương thứ hai của tôi được chứ?

- Bồ nói đúng, chúng ta đã có với nhau quá nhiều kỷ niệm, tôi tin rằng bồ sẽ không quên được đâu.

Nói tới đây, Như ngưng lại, nhìn tôi bằng ánh mắt rất lạ, rồi mới buồn rầu tiếp tục:

- Chúa đã sắp đặt cuộc đời của hai đứa mình có liên quan với nhau. Chúng ta cùng lớn lên ở đây, là bạn thân của nhau hai mươi năm rồi, cùng chia xẻ mọi thứ, vui cũng như buồn… Quân chết đi là tôi mất tất cả, đời tôi chẳng còn vui thú gì nữa, tôi biết bồ cũng đau lòng lắm, phải không?

Tôi gật đầu, mặc dù trong thâm tôi nghĩ khác, cái chết của Quân có làm tôi bàng hoàng, xúc động thật đấy, nhưng chỉ một thời gian ngắn, rồi đâu lại vào đấy, không như Như đau khổ đến tuyệt vọng, có lẽ vì Như đã yêu quá sâu đậm người đàn ông duy nhất của đời nàng. Nhìn Như giống như một cái xác không hồn, tôi thầm thương xót cho bạn. Cá tính của chúng tôi từ thuở nhỏ vẫn không thay đổi, tôi luôn luôn hiếu thắng nhưng nông nổi, hễ thích cái gì thì tìm cách chiếm đoạt cho kỳ được, xong rồi lại chán, không giống như Như âm thầm nhưng sâu sắc. Như sống về nội tâm nhiều hơn, tình cảm cũng kín đáo, không để lộ ra ngoài, đố ai có thể đoán được những ý nghĩ thầm kín trong đầu của cô nàng qua bộ mặt luôn luôn trầm lặng, khép kín.

Bữa ăn rất buồn, gần như không ai đụng đũa. Lúc tiễn tôi ra cửa, Như cố gượng một nụ cười héo hon:

- Đâu có ngờ cuộc đời của tôi lại trở thành thế này? tôi chưa kịp chuẩn bị tinh thần để chịu đựng. Nhưng bồ đừng lo, tôi sẽ không tự tử đâu, vì tôi còn phải sám hối, còn nhiều việc phải làm trước khi nhắm mắt.

Tôi rùng mình, lời nói sao nghe như một lời nguyền… Tôi cúi mặt, tránh những tia nhìn quan sát toát ra từ cặp mắt rất buồn của Quỳnh Như lúc này trông giống như hai cái giếng sâu thăm thẳm, đầy bí hiểm khiến tôi rờn rợn. Tôi nắm lấy tay bạn một lúc rồi mới buông ra:

- Thôi chúng mình chia tay nghe! Bồ ở lại mạnh giỏi, nhớ giữ gìn sức khoẻ. Thu xếp xong công việc, thế nào tôi cũng sẽ lên thăm bồ, đây với Sài Gòn đâu có bao xa?

Như gật đầu, giọng sũng nước mắt:

- Bồ thì bỏ đi, Quân cũng đã chết, tôi cô đơn quá, chẳng còn ai để tâm sự, để an ủi… Làm sao tôi chịu đựng nổi đây?

- Hy vọng thời gian sẽ hàn gắn vết thương cho bồ. Thôi, tôi đi nhé?

- Bồ cũng bảo trọng. Như dặn với, khi tôi bước ra cửa, nhớ giữ liên lạc!

- Ừ, tôi không quên đâu! Bồ vô nhà đi kẻo lạnh, sương xuống nhiều rồi đó.

Nhìn dáng Như thiểu não, lòng tôi bỗng man mác buồn và tôi thương bạn vô kể. Giữ lời hứa, chúng tôi vẫn thường xuyên thơ từ cho nhau và mỗi năm một lần, tôi đi thăm Như, đã năm năm rồi, thành một thói quen.

Năm nay lên Đà Lạt, tôi đem tặng bạn một cái áo lạnh có cả khăn quàng màu tím nhạt thật đẹp, một gói nho khô và mấy cái băng nhạc. Như mọi lần, Quỳnh Như chờ tôi ở phòng tiếp khách của tu viện. Trông Như bây giờ khác xưa nhiều quá, mái tóc dài mượt mà khi xưa vẫn để xõa xuống vai, ôm lấy khuôn mặt trái soan trắng nõn, bây giờ được vén cao, che dấu dưới nếp mũ vải xám, Như mặc bộ đồ nữ tu cũng màu xám, cổ đeo một chuỗi hạt có cây thánh giá bằng bạc lủng lẳng ở trước ngực. Tôi mỉm cười, nói đùa:

- Chào sơ Therese Như! Sơ có khoẻ không? dạo này trông sơ gầy đi nhiều.

- Đừng gọi tôi như thế. Như vội vã nói, tôi chưa được ơn Chúa cứu rỗi nên chưa được làm phép Chúa, tôi vẫn còn trong thời kỳ thử thách.

- Trông bồ đạo mạo quá. Ở tu viện đã lâu, sao không quyết định dứt khoát?

- Tôi đã nguyện hiến dâng đời mình cho Chúa, nhưng lòng trần còn vấn vương nhiều quá. Mẹ bề trên cho tôi thêm một thời gian nữa để suy nghĩ cho chín chắn.

Như nói xong, thở dài:

- Tuần trước, ba má tôi cũng tới thăm. Tội nghiệp, ông bà đã già rồi và buồn bã hết sức, ông bà chỉ mong tôi sớm quyết định dứt khoát, và bảo tôi nếu không tu được thì trở lại cuộc đời của một người bình thường và đi lấy chồng…

- Ông bà cụ kể cũng có lý. Tôi nói, bồ mới ba mươi tuổi, còn trẻ lắm, lại đẹp nữa, sao không làm lại cuộc đời?

Như nói một cách nghiêm trang:

- Bồ tính làm sao tôi có thể bước đi bước nữa khi lòng đã nguội lạnh và tôi vẫn chưa quên được Quân? Tôi vào đây là để sám hối tội lỗi mình đã gây ra, chính tôi đã giết Quân, hôm đó nếu tôi không cãi nhau với Quân thì anh ấy đâu có giận dữ bỏ đi và lao xe xuống vực? Vì tôi mà Quân đã chết, tôi không bao giờ quên được cảnh tượng đêm hôm đó, hãi hùng quá, nó sẽ ám ảnh tôi suốt cả cuộc đời… Đã giết người thì phải đền tội, tuy pháp luật không bỏ tù, nhưng lương tâm tôi khong bao giờ tha thứ.

Như nói xong, nhắm mắt lại, khuôn mặt hằn lên những nét đau đớn không thể tả. Thương bạn quá, tôi nắm chặt lấy tay Như an ủi, và để cho bạn quên đi những ám ảnh về một tội lỗi tưởng tượng, tôi cố xoay câu chuyện qua một hướng khác. Đưa cho Như gói quà tặng, tôi nói:

- Vào thu rồi, Đà Lạt bắt đầu lạnh rồi đấy. Như xem cái áo này có đẹp không? tôi đã mất cả một buổi chiều để đi chọn cho bồ đó. Mặc thử đi, ấm lắm.

Như mân mê mãi làn vải dạ mịn màng của cái áo măng tô màu tím nhạt, mắt nhìn lơ đãng vào khoảng không một lúc sau mới quay lại nói, giọng trầm hẳm xuống:

- Màu này là màu Quân vẫn thích… Bồ còn nhớ không? xưa kia tôi cũng có một cái áo dài màu như thế, mặc vào, Quân khen không tiếc lời, thế là mấy hôm sau, bồ cũng bắt chước, may một cái áo y hệt.

Tôi nói hơi có vẻ ngượng:

- Ừ, dạo đó tụi mình thích mặc giống nhau.

Như im lặng, nét mặt đăm chiêu như đang nghĩ ngợi, tôi vội vã nói sang chuyện khác, tôi hỏi Như về đời sống ở trong tu viện, Như đáp:

- Trầm lặng và buồn, mỗi người hình như đều sống trong một thế giới riêng, chỉ trừ những lúc đọc kinh thì tất cả đều hướng về Chúa.

- Mẹ bề trên thế nào?

- Mẹ Maria là một người đáng kính, bà chăm sóc phần hồn cho tất cả các sơ và những người tập tu như tôi.

Như vừa nói vừa mở gói nho khô ra nếm vài hạt, khen ngon rồi rủ tôi ra vườn. Chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện, Như hỏi tôi về gia đình, về công ăn việc làm của tôi. Thong thả, tôi kể cho Như nghe về cha mẹ tôi, về vài người bạn cũ, về Sài Gòn với những biến động chính trị, những cuộc biểu tình… Như chăm chú lắng nghe, thỉnh thoảng mỉm cười. Nhân một lúc thấy Như vui vẻ, tôi mới nói:

- Hôm nay tôi tới cho bồ hay một tin vui của tôi, tôi sắp lập gia đình.

Đang đi, Như dừng ngay lại, nhìn tôi một lúc, sắc mặt không hề biến đổi, rồi lại tiếp tục đếm bước. Tưởng Như chưa nghe rõ, tôi nhắc lại:

- Tôi sắp lấy chồng, bồ ạ, bọn tôi định Noel năm nay sẽ làm đám cưới.

Bấy giờ Như mới nói:

- Mừng cho bồ, hai người quen nhau lâu chưa?

- Mới năm ngoái, tôi gặp Tường trong một buổi dạ vũ…

- Tên anh chàng là Tường à? anh ta làm nghề gì vậy?

Tôi ngập ngừng:

- Tường cũng là một… bác sĩ.

- Cũng là bác sĩ? Như lập lại, thế anh ta có biết Quân không?

Tôi lắc đầu:

- Tường học ở bên Pháp và mới về nước.

- Không, tôi muốn hỏi Tường có biết chuyện giữa bồ và Quân không?

Tôi lạnh toát người, có cảm tưởng như máu vừa đông lại trong huyết quản, lảo đảo vịn vào một thân cây để đứng vững, tôi hỏi không ra hơi:

- Chuyện gì giữa tôi và Quân?

Như bỗng bật lên một tràng cười dài nghe lạnh mình, tiếng cười vừa mỉa mai vừa có vẻ chế diễu khiến tôi càng thêm nhột nhạt. Dứt chuỗi cười, Như mới chậm rãi nói:

- Thôi đi, đừng có vờ! bồ tưởng tôi không biết gì hay sao? Hai người có tình ý với nhau từ thuở vẫn đi chơi chung, dạo đó Quân và tôi chưa làm đám cưới. Tính Quân vẫn hay lăng nhăng như vậy, chỉ thích bắt cá bằng cả hai tay.

Tôi nuốt nước bọt hai, ba lần, phải khó khăn lắm mới mở miệng được, tôi nói gần như thì thầm:

- Bồ biết vậy sao còn lấy hắn?

Như thở dài:

- Tại tôi lỡ yêu Quân rồi. Trong đời tôi chỉ yêu một lần thôi, và cũng tại Quân nữa, Quân nói với tôi bồ khiêu khích hắn trước, hắn thấy bồ dễ dãi nên tán tỉnh chơi, còn lấy làm vợ thì Quân chọn tôi.

Như nói và nhìn tôi với một vẻ thương hại. Tôi đứng im như trời trồng, đầu cúi xuống, mặt nóng bừng một cảm giác vừa trơ trẽn, vừa xấu hổ, nhục nhã. Không bút nào tả được tâm trạng của tôi lúc đó, tôi chỉ muốn độn thổ ngay tức khắc, ước gì mặt đất nứt ra, tôi sẽ chun ngay xuống đó… Như vẫn thong thả tiếp tục:

- Quân đã thề thốt đủ thứ, vậy mà sau khi cưới tôi, hắn vẫn lén lút đi lại với bồ. Chúa ơi! bồ có hiểu tôi đã đau lòng đến thế nào không? khi người bạn thân nhất của tôi đã phản tôi, cướp chồng của tôi…

- !?!

- Nhưng tôi biết tính bồ mau chán, hy vọng rồi thế nào bồ cũng buông Quân ra, và Quân sẽ thuộc về một mình tôi thôi. Ai dè…

- !?!

- Quân nói hắn muốn ly dị tôi để cưới bồ. Điều đó làm tôi đau đớn đến cùng cực, đêm hôm đó chúng tôi đã cãi nhau một trận dữ dội, tôi không tiếc lời thoá mạ Quân, vì vậy mà Quân đã giận dữ lái xe bỏ đi và xảy ra tai nạn.

Tới đây thì tôi không thể đứng vững được nữa, hai đầu gối tôi lỏng lẻo như chỉ chực sụm xuống. Như phải dìu tôi ngồi xuống một băng ghế trong vườn, rồi mới tiếp tục câu chuyện còn dang dở. Như nhìn thẳng vào mặt tôi, thong thả nói từng tiếng một:

- Tôi nghĩ bồ cũng có một phần trách nhiệm trong cái chết của Quân, vì bồ là nguyên nhân của cuộc cãi vã.

Như ngưng lại một chút, lơ đãng nhìn lên trời cao. Tôi run rẩy đưa tay quệt mồ hôi đang vã ra trên trán, mặc dù lúc đó trời lạnh, cảm thấy toàn thân rã rời như không còn một chút sức lực nào cả, phải cố gắng lắm, tôi mới mở miệng được, lắp bắp:

- Tôi… tôi ư?

Như gật đầu, vẻ mặt vẫn không thay đổi, cô ta nhìn tôi quan sát một lúc, rồi mới lạnh lùng buông một câu nguyền rủa thật nhẹ nhàng, nhưng cũng thật là độc địa:

- Phải, bồ tưởng rằng cứ bỏ đi xa là có thể trốn tránh được tội lỗi? đâu có dễ dàng như thế? Tôi tin rằng rồi đây trong suốt cuộc đời còn lại của bồ, bồ sẽ bị hối hận dằn vặt vì những gì bồ đã gây ra cho tôi, người bạn thân nhất của bồ. Tôi bây giờ còn sống, nhưng cũng chẳng khác gì đã chết. Chỉ trừ khi bồ có can đảm giết tôi, bồ mới có thể xoá bỏ hết tang chứng của cái quá khứ tội lỗi của bồ. Nhưng dù sống hay chết, tôi vẫn sẽ là một cái bóng ma ám ảnh bồ suốt đời. Bồ sẽ không bao giờ có thể sung sướng, an tâm hưởng hạnh phúc được đâu, vì lương tâm của bồ sẽ không để yên cho bồ.

PHƯƠNG LAN
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Apr/2018 lúc 8:08pm

Tấm Thẻ Bài Của Cô Bác Sĩ Vivian Le


Câu chuyện được bắt đầu vào sáng ngày 23-3-1975

Sau khi chồng và con trai bị chết vì đạn pháo kích của Việt Cộng đồng thời bị thất lạc đứa con gái trong ngày di tản tại tại bãi biển Chu Lai, chị Buôn quấn quýt chạy khắp nơi để hỏi thăm về đứa con gái của mình… chị đã được một người chạy nạn cho biết:
“Con bé khoảng 9 hay 10 tuổi mặc cái áo xanh, quần đen, cổ có đeo cái thẻ bài của lính là con chị sao? Nó được một người trên ca nô nhào xuống nước bơi vào vớt nó đưa lên ca nô ra tầu lớn rồi. Thật là may mắn cho nó!”…
Lệ, đứa con thất lạc của chị Buôn được đưa lên tầu Hải Quân với chiếc thẻ bài đeo toòng teng nơi ngực. Người ta thấy có khắc tên: Lê Văn Buôn, số quân: ….. Họ hỏi Lệ. Lệ nói đó là tên ba nó, ba Buôn của nó, bị lọt lại với má và ba đứa em tại bãi biển Chu Lai. Mới đầu Lệ sụt sùi khóc nhưng có người đàn bà ngồi gần bảo nó khóc không ích gì. Nó cắn răng nghe lời bà này, làm theo những gì người ta chỉ bảo. Tiếng nổ làm cho nó ù tai nhưng cái sợ làm nó quên cả. Kể từ lúc quả lựu đạn nổ, nó gần như mê đi cho đến khi có người vớt nó đưa lên ca-nô rồi lên tầu.

Người vớt nó lên ca nô và đưa nó lên tầu, nhận nó là con nuôi là một Thiếu úy Hải quân mới ra trường. Sau thời gian huấn luyện dài đằng đẵng, tim anh còn đầy ắp tình người dành cho đồng hương và cả nhân loại. Ước mơ của anh là những chuyến hải hành xa, đi đến chân trời góc biển, đi đến những đô thị lớn hoa lệ, nguy nga, ngợp ánh đèn về đêm và nườm nượp xe cộ, người đi bộ trên hè phố ban ngày.

Anh tên Lê trọng Nghĩa, 28 tuổi, quê quán ở miệt Thủ Dầu Một, ra trường với hạng cao trong số hơn 60 sinh viên tốt nghiệp trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang và hiện là một sĩ quan ưu tú của Giang Đoàn 240 đóng ở miền Trung. Chiếc tầu Nghĩa và đứa con nuôi là Lệ về đến bến Bạch Đằng Sài Gòn vào tuần đầu tháng 4-1975, đang lúc Sài Gòn lên cơn sốt y như miền Trung mấy tuần trước. Nghĩa đưa Lệ đến gửi vợ một người bạn trong Trại Sĩ Quan bến Bạch đằng, lại gửi tiền và nhờ Xuân Hà, tên vợ người bạn, đi mua sắm quần áo và những thứ cần thiết hàng ngày cho Lệ. Xuân Hà nhìn Nghĩa rồi nhìn Lệ và hỏi nhỏ Nghĩa:
“Con bé xin được ở đâu mà xinh quá vậy? Tốn vài tạ gạo nữa là đã ra dáng tiểu thư rồi. Anh lựa hay lắm”.

Nghĩa nghiêm nét mặt bảo Xuân Hà:
“Chị đừng nghĩ vậy. Ba má nó và ba đứa em còn kẹt lại Chu Lai. Chỉ có mình nó được tôi cứu lên tầu. Tôi nhận nó làm con nuôi”.
Xuân Hà tính đùa thêm một câu nhưng thấy mặt Nghĩa lạnh như tiền nên không dám cợt nhả nữa.

Ngày 28-4-1975, Nghĩa lại mang Lệ lên một chiếc tầu Hải Quân HQ thực lớn để chạy sang Guam. Nghĩa con một, cha mẹ Nghĩa đã lớn tuổi muốn sống và chết ở Thủ Dầu Một nên không đi mặc dầu trong thời gian ở Sài Gòn, Nghĩa đã cải trang về thăm và mời ông bà đi.

Sau 5 tháng ở trong trại tạm cư ở Guam, Nghĩa và Lệ được một nhà thờ bảo trợ đi South Carolina. Từ đây, Nghĩa xin Basic Grant của tiểu bang để vào đại học học kỹ sư cơ khí. Ngoài giờ học, Nghĩa đi làm bán thời gian time cho tiệm Sears ở downtown để lấy tiền chi phí ăn ở cho hai cha con. Nghĩa xin cho Lệ vào học ở trường tiểu học địa phương, có xe bus nhà trường đưa đón mỗi ngày và ăn sáng, ăn trưa miễn phí vì hai cha con Nghĩa chưa có lợi tức. Nghĩa chỉ thêm bài vở cho Lệ mỗi buổi tối sau khi cơm xong. Lệ thông minh nên học rất nhanh. Để giúp ba Nghĩa, nó biết đặt nồi cơm điện, luộc rau, luộc trứng, làm những món giản dị rồi chờ ba Nghĩa về ăn cơm.

Mặc dầu vào ngang thiếu căn bản 4 lớp đầu (học trình Hoa Kỳ), nhưng Lệ đã học xong lớp 5 Việt Nam, Lệ học lại với ba Nghĩa và một cô giáo Mỹ dạy kèm (tutor) tất cả những gì cần thiết chưa được học ở các lớp dưới, nhất là Anh ngữ, vì vậy Lệ tốt nghiệp trung học lúc mới 17 tuổi với điểm trung bình 4.0, một thành tích vượt mức ngay với học sinh bản xứ.

Nhiều lúc Lệ nhớ ba má, nhớ các em day dứt nhưng nghe ba Nghĩa khuyên, Lệ phải cố quên. Lệ cũng nghĩ và tự nhủ lòng, có khóc, có nhớ ba má và các em cũng không làm được gì, chỉ cản trở việc học. Đã từng ở trong cảnh nghèo của cha mẹ ở Việt Nam, Lệ biết được đi học thế này là một diễm phúc vì vậy Lệ cố gắng và chăm chỉ hết mức. Ba Nghĩa cũng khuyên Lệ, sau này có thể có bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, khi ấy Nghĩa sẽ tìm cách hỏi thăm tìm ra tung tích ba má và các em Lệ. Lệ nghe thế lại tạm yên lòng và hy vọng.

Mùa Thu năm đó, Lệ vào trường Đại Học Y Khoa South Carolina. Sau 3 năm, Lệ lấy cử nhân Sinh Vật Học với lời khen của Hội Đồng Giám Khảo. Lệ chuyển qua học ngành Nhãn Khoa (Opthalmology). Năm 1990, Lệ đậu bằng bác sĩ nhãn khoa hạng tối ưu với lời ngợi khen của Ban Giám Khảo. Lệ được mời dạy môn Nhãn Khoa cho sinh viên cùng trường. Lệ hỏi ý kiến ba Nghĩa, sau đó Lệ xin khất cho đến khi trở về từ Việt Nam.

Tốt nghiệp xong, Lệ bàn với ba Nghĩa, lúc này đã có vợ và một đứa con trai 2 tuổi, ba Nghĩa đồng ý, Lệ đi mua vé máy bay về Việt Nam tìm cha mẹ và các em. Sau hơn 10 năm bế quan toả cảng cả nước sắp chết đói, lúc này (từ 1985) chế độ bắt buộc phải mở cửa cho kinh tế thị trường nên cũng dễ dàng cho Lệ đi lại.

Lệ và một người bạn thân về đến Chu Lai vào một buổi chiều mùa Hạ năm 1990 sau khi đã lặn lội đi bằng đủ thứ xe từ Sài Gòn ra miền Trung. Sau 15 năm, quang cảnh cũ đã thay đổi nhiều. Có những căn nhà mới mọc lên nhưng cũng có nhiều căn trại cũ biến mất. Chỉ có bãi biển, trông vẫn như trước mặc dù có nhiều hàng quán mọc lên bán thức ăn, thức uống cho du khách. Trại Gia Binh ngày nào không còn. Lệ muốn được gặp lại những người hàng xóm của ba má Lệ ngày xưa như vợ chồng bác Sáu, vợ chồng chú Đàm, vợ chồng cô Bé… để hỏi thăm về cha mẹ và các em nhưng đi quanh quanh làng xóm, Lệ không kiếm ra một người quen cũ.

Lệ đeo cái thẻ bài vào cổ như ngày 23-3-1975 ra bãi biển Chu Lai, nhà nào Lệ cũng vào hỏi thăm và cho con cái họ quà bánh Lệ đem từ Hoa Kỳ về, giơ chiếc thẻ bài cho họ coi và hỏi thăm xem có ai biết ba má và các em Lệ không? Nhưng tuyệt nhiên không ai biết. Vốn đã có định kiến, Lệ xin phép chính quyền sở tại, không quên quà cáp cho họ, để mở phòng mạch khám mắt miễn phí cho mọi người. Một nữ bác sĩ Hoa Kỳ, cô Ruthie O’Brien, bác sĩ gia đình, vốn là bạn thân và cùng ra trường một ngày với Lệ, cùng đi với Lệ về chơi thăm miền Trung Việt Nam, nhân dịp cũng bỏ đồ nghề ra khám bệnh và cho thuốc cùng những lời khuyên hữu ích để phòng ngừa bệnh tật. Các gia đình đến khám mắt và khám tổng quát, nhất là những ông già bà cả đều được hỏi về Trung Sĩ Lê văn Buôn, Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 1, Sư Đoàn 2 Bộ Binh vào tháng 3 năm 1975 nhưng không một ai biết. Mỗi buổi chiều khi khám bệnh xong, Lệ và Ruthie thường ra bãi biển Chu Lai ngồi ngắm sóng và ngắm hoàng hôn trên biển, nghe những tiếng rì rào của sóng biển chạy vào bờ rồi lại trườn ra xa. Thấy bạn buồn vì không tìm ra gia đình, Ruthie lựa lời khuyên nhủ và hỏi Lệ có còn muốn đến nơi nào khác để kiếm không? Lệ nghĩ chỉ có hai nơi khác ba má Lệ có thể ở là Nha Trang, quê của ba và Trà Vinh, quê của má. Lệ nói cho Ruthie nghe những nơi Lệ hi vọng nhiều nhất, sau đó Ruthie khuyên Lệ nên đi Nha Trang.
Nha Trang không hứa hẹn nhiều cho việc tìm kiếm vì Lệ đã đến đây gần một tuần, đi khắp nơi hỏi nhưng không ai biết cựu Trung Sĩ Lê Văn Buôn và vợ con.

Lệ thất vọng hoàn toàn, thầm nghĩ chỉ còn một nơi nữa là Trà Vinh. Nếu tại Trà Vinh cũng không có tung tích thì coi như gia đình Lệ đã bị tiêu tán trong hoặc sau ngày 23-3-1975. Nghĩ đến đó, Lệ cảm thấy buồn muốn khóc. Ba má và các em đi hết chỉ để lại mình con thôi sao, thế thì con có sống cũng mang mối u hoài đau khổ ấy suốt đời! Thà con ở lại nhà chia sẻ những đau khổ với ba má và các em rồi chết chung một huyệt cũng là xong một kiếp người. Lệ buồn khôn tả và khóc mỗi đêm về nhưng không dám cho Ruthie biết.

Một buổi sáng, Lệ cùng Ruthie mướn một chiếc xe hơi với tài xế để đi thăm Hòn Chồng, nơi thắng cảnh đẹp có tiếng của Nha Trang. Thật ra Lệ không còn tâm trí đâu ngoạn cảnh vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nhưng để chiều Ruthie, Lệ cho Ruthie đi nơi này nơi kia chụp hình lưu niệm và dọc đường có thể tìm vào các quán ăn ngon, các khách sạn sang trọng mướn phòng ngủ qua đêm. Lẽ ra trong chuyến đi này, Lệ mang theo vị hôn phu là Bác Sĩ Vĩnh Quang Dũng, chuyên khoa bệnh tiêu hóa, tốt nghiệp trước Lệ 3 năm và hai người quen nhau khi cùng làm việc trong một bệnh viện nhưng Dũng phải đi Á Căn Đình dự một Đại Hội Y Khoa toàn cầu về bệnh tiêu hóa, đại diện cho Bộ Y Tế Hoa Kỳ. Còn vị hôn phu của Ruthie có cha già đang nằm bệnh viện chữa trị bệnh tiểu đường nên anh cũng không thể theo Ruthie đi du lịch Việt Nam được.

Sau khi đã dạo chơi bãi biển hơn hai tiếng đồng hồ, Lệ đề nghị tài xế chở vòng qua con đường phía sau, nơi đây lưa thưa có dăm cái nhà trên bãi cỏ hoang. Phong cảnh quá tiêu sơ và u buồn, không có bóng một đứa trẻ. Lệ và Ruthie bàn với nhau đi xuống cuối con đường rồi trở lại, trở về thành phố Nha Trang.
Mới đi thêm một khoảng ngắn, đột nhiên chiếc xe bốc khói ở máy. Tài xế vội cho xe ngừng lại và kiểm soát máy thấy máy cạn khô không còn một giọt nước. Anh ta hoảng hồn tắt máy và ngơ ngáo đi tìm xung quanh để kiếm nước châm vào máy. Đó đây, ngoài con lộ đắp bằng đất đỏ thì toàn là gò đống và bụi cây mọc lưa thưa, tít tắp xa mới thấy vài mái tranh hiện trên nền trời xanh lơ. Lệ và Ruthie phải ngồi chờ dưới gốc cây cho bớt nắng trong khi bác tài lội bộ đi tìm nước.

Chợt Lệ trông thấy một đám người lố nhố trên một cái gò, cách xa Lệ khoảng 400 mét. Lệ chợt nghĩ hay là họ đào huyệt chôn người chết như hồi còn bé Lệ đã thấy ở Chu Lai nhưng sao không nghe tiếng khóc cũng không thấy quan tài. Trí tò mò thúc đẩy Lệ vào đó coi xem sao. Lệ cũng có ý nghĩ giúp đỡ công việc họ đang làm, nếu họ quá nghèo, cần đến một, vài chục đô la của Lệ.
Lệ nói cho Ruthie nghe ý nghĩ của mình, bảo Ruthie ngồi đó chờ mình nhưng Ruthie không chịu, đứng lên cùng đi với Lệ. Hai cô gái cứ tưởng gần và ruộng khô, nào ngờ coi vậy nhưng khoảng cách khá xa và có những chỗ nước ngập mắt cá, hai cô phải tháo giầy cầm trên tay để đi.

Khoảng sáu, bảy người vừa đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ cắm cúi nhìn vào một cái lỗ huyệt đang đào do 4 thanh niên khoẻ mạnh, người cầm xẻng xúc đất đổ vào mê tre, kẻ bê đất đổ lên bờ, để dần dần hiện ra tấm nắp thiên bằng gỗ đen sì một cái quan tài.
Từ xa lội tới, hai cô gái đã bị những cặp mắt tò mò của đám người trên gò nhìn thấy và theo dõi. Khi hai cô tới gần, tất cả đều ngừng tay nhìn chằm chằm như nhìn một hiện tượng lạ.
Họ quá lạ lùng bởi từ xưa đến nay chưa có người ngoại quốc nào ăn mặc đẹp đẽ thế kia – đám người cho rằng cả hai cô là gái Mỹ, Pháp, Anh, Úc chi đó, lại lội ruộng vào cái gò này để coi cải mả.

Phải, họ đang cải mả. Họ đào cốt người thân chết đã lâu năm, bỏ sang một cái tiểu sành, kiếm chỗ thuận tiên, gần gũi hơn đặt xuống.
Lệ mở lời khi nhìn một người đàn bà lam lũ, già yếu, mặt mày nhăn nheo:
“Chào các bác, các chú, các anh, các chị. Cháu là người Việt sống tại Hoa Kỳ về thăm quê hương. Các bác, các chú đang cải táng cho thân nhân, phải không ạ?”
Nghe cô con gái nói tiếng Việt, cả đám người thật ngạc nhiên. Sao cô gái trông như Mỹ này, chỉ khác mớ tóc đen, lại là người Việt, nói tiếng Việt thạo quá. Họ bỏ xẻng cuốc đứng vây xung quanh hai cô gái. Người đàn bà lớn tuổi trả lời:
“Phải, người ở dưới huyệt là chồng tôi, chết từ năm 1975”.
Lệ nghe giọng nói người đàn bà có điều ngờ ngợ nhưng chưa dám tin là mình có thể đúng. Nhân tiện, cứ hỏi thăm xem có ai biết được ba mình không? Lệ chìa tấm thẻ bài đeo trong ngực áo ra cho họ coi, nói:
“Tấm thẻ bài này của ba tôi. Tôi không biết gia đình ông còn sống không và nay ở đâu. Ông tên là Trung Sĩ Lê Văn Buôn”.
Người đàn bà trân trối nhìn Lệ xong ngập ngừng nói:
“Thế này thực không phải. Xin lỗi… Có phải tấm thẻ bài này của lính Việt Nam Cộng hoà và cô là … Lệ phải không?”

Điều Lệ nghi ngờ đã đúng. Giọng nói người đàn bà và nhìn kỹ từ đầu đến chân, Lệ thấy đúng là má Lệ, không còn sai vào đâu được. Lệ ôm chầm lấy bà khóc rưng rức:
“Má ơi! Con đây, Lệ của má đây. Má còn nhận ra con không?”
Bà Buôn, phải, vì người đàn bà đó chính là vợ goá của Trung Sĩ Lê văn Buôn, càng ôm chặt Lệ hơn. Bà rên rỉ:
“Lệ ơi, má đâu có ngờ Trời Phật còn cho gia đình mình ngày hôm nay. Người nằm dưới huyệt kia chính là ba con đó. Quả lựu đạn ngày 23-3 đã giết ba và thằng Chưởng. Còn lại hai đứa đứng kia, thằng Tung, con Bi giờ đã lớn từng đó”.
Lệ quay ra ôm hôn đứa em gái và thằng em trai. Chúng cũng xúc động nhưng không xúc động bằng má Lệ và Lệ vì khi xẩy ra biến cố tan nát gia đình, chúng còn quá nhỏ.
Bà Buôn hỏi Lệ:
“Con đeo tấm thẻ bài này 15 năm nay để đi tìm ba má và các em phải không?”
“Dạ, đúng thế má. Con đi tìm ba má và các em vì con đâu biết ba đã hy sinh ngày hôm đó”.

Ruthie đứng ngó mấy mẹ con ôm nhau cũng xúc động nhưng trong ánh mắt cô đọc thấy những tia sáng hân hoan vô bờ của bạn và của mẹ của bạn. Chuyến đi hoàn toàn thành công quá sức mong mỏi, cô lẩm bẩm.

Bốn thanh niên lại tiếp tục đào. Họ cậy tấm nắp thiên. Bộ xương người đen sì lõng bõng nước. Ruthie nhìn thấy sợ quá phải đứng tránh ra xa. Cô đã quen với xác chết trong các bệnh viện nhưng không phải là bộ xương đã rữa mục này. Lần đầu tiên Lệ nhìn thấy bộ xương cải táng nhưng Lệ không sợ mà Lệ muốn đứng thật gần để nhìn cho rõ hình hài của người cha đã sinh ra mình.

Khi má Lệ hỏi Lệ vì sao biết mà vào đây. Lệ thuật lại từ đầu tới cuối, vì sao xe phải ngưng lại, bác tài xế phải đi kiếm nước đổ vào máy xe để đi tiếp v.v…

Bà Buôn thắp lên mấy cây nhang và hai ngọn nến trong khi mấy người đàn ông đổ rượu trắng ra cái chậu sành và rửa từng khúc xương cho sạch, lấy giấy bản lau khô xong xếp vào một cái tiểu sành mầu đất nung đỏ quạch. Trong số người lo chuyện cải táng, có chú Năm thợ hồ có nhiều kinh nghiệm. Chú vừa làm vừa chỉ dẫn cho mấy anh thanh niên làm. Chú nói:
“Tôi học nghề cải táng từ năm mới 16 tuổi mà năm nay đã 55, coi như 39 năm trong nghề mà tôi chưa thấy một vụ nào lại linh thiêng như Trung Sĩ Buôn đây. Nghe cháu Lệ vừa nói thì cháu đã để tâm tìm ba má cháu nhiều năm nhưng không ra tung tích; đến bữa nay hồn thiêng trung sĩ dun dủi làm cho chiếc xe hơi đang chạy ngon lành bỗng hết nước ở ngay khúc đường này, xe bốc khói xuýt cháy máy và từ đó cháu Lệ mới có cơ hội lặn lội vào cái gò này vì tính tò mò và cũng vì tính thương người, muốn giúp đỡ người nghèo. Vì thế mà Trời Phật không bỏ cháu..”


Bác tài xế đã lặn lội đi xin được một bình nước đổ vào xe. Thay vì hai thanh niên phải khiêng chiếc tiểu sành, giờ này chiếc tiểu sành được bỏ lên xe, mọi người về nghĩa trang gần nơi cư ngụ của gia đình bà Buôn.

Nghe Lệ kể sơ lược từ lúc được ba Nghĩa nuôi vớt lên tầu và được học hành ở Hoa Kỳ, hiện đã là một bác sĩ Nhãn khoa Hoa Kỳ, tiền bạc dư dả, tương lai sáng lạn, bà Buôn quá sung sướng lại khóc. Bà chạnh lòng nghĩ đến người chồng bạc phước đã chẳng được sống thêm để nhìn thấy sự thành công của đứa con gái ông yêu quý nhất đời.
Huyệt mộ cho cái tiểu sành đựng nắm xương của người cha bạc số của Bác Sĩ Vivian Le đã đào xong, nhỏ và nông nên đào rất nhanh. Lần này nó không nằm trên gò đất chung quanh là sa mạc sỏi đá, cây cỏ hoang vu mà ở trong một nghĩa trang đẹp đẽ bên ngoài thành phố Nha Trang.

Khoảng 4 giờ chiều, mọi việc hoàn tất, bà Buôn, Lệ và hai đứa em của Lệ thắp hương, sụp quỳ, vái lậy, khấn khứa. Lệ cố hết sức giữ cho khỏi quá xúc động nhưng khung ảnh trắng đen của cha Lệ trước mặt lúc nào cũng như đang nhìn Lệ âu yếm làm Lệ tràn nước mắt và cái ngày độc địa 23-3-1975, tại bãi biển Chu Lai, lại hiện rõ mồn một như Lệ đang đứng sát bên cha Lệ, bám vào tay ông cho khỏi sóng đánh ra xa.
Nỗi buồn năm xưa dù chưa quên được nhưng hiện tại vẫn là đáng sống. Mẹ con bà Buôn đành phải khép lại trang sử đẫm máu của gia đình và của xóm giềng, thân thuộc để xây dựng ngày mai tươi sáng hơn.

Lệ đã đưa tiền cho má và em đi chợ mua các thức ăn về làm một bữa cơm đãi đằng chòm xóm và những người thân thuộc, trả công hậu hĩ cho những người cải táng hôm đó. Ai cũng tấm tắc khen sao lại có cái thần giao cách cảm đó để mà đến đúng chỗ, đúng lúc, gặp lại mẹ và em và nhìn được hài cốt của cha. Chuyện thực mà khó tin, xẩy ra như trong một giấc mơ.

Nhờ có nghề nghiệp cao và lợi tức vững vàng lại công dân Mỹ của Lệ, hơn hai năm sau bà Buôn và Tung, Bi đã đoàn tụ với Lệ ở Hoa Kỳ.
Bà Buôn lập một ban thờ, một bên để tấm ảnh cuối cùng của thằng Chưởng khi nó 3 tuổi, một bên treo tấm thẻ bài, ở giữa ban thờ là bát hương, có bài vị và khung ảnh đen trắng của Trung Sĩ Lê văn Buôn, người chiến sĩ kiêu dũng Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì Tổ Quốc, người chồng, người cha thân yêu vẫn luôn luôn như đang mỉm cười với vợ và các con!


Đây là câu chuyện thật mà người viết đã lấy từ bài viết “Tấm Thẻ Bài” của Bút Xuân Trần Đình Ngọc đăng trên trang nhà http://www.tinvasong.com/?arti cleId=373001, người viết có cắt xén để bài viết được gọn lại.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2018 lúc 8:41am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2018 lúc 12:55pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.443 seconds.