Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Feb/2018 lúc 6:06am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 11/Feb/2018 lúc 7:18am
Cái Bánh Chưng Cuối Năm - Nguyễn Thị Tê Hát.mp3   <<<<<

Image%20result%20for%20white%20rose%20pictures


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 11/Feb/2018 lúc 7:20am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Feb/2018 lúc 5:57am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Feb/2018 lúc 3:00pm

TUẤT- CẦY- CẨU- KHUYỂN





       Tuất Cầy Cẩu Khuyển, bốn chữ nầy dị âm nhưng đồng nghĩa, "đều là chó".
      
Tuất là con chó, một trong 12 con giáp, con vật gần gủi với người nhiều nhất. Theo nghiên cứu của các nhà Động Vật Học, thuỷ tổ loài chó bây giờ là chó sói Á Châu cách đây 15.000 năm. Lúc đó các lục địa chưa tách rời nhau, chó sói được huấn luyện thành thục đã theo đoàn người lử thứ tha hương đến Âu Châu và Mỹ Châu. Sống với loài người từ nhiều ngàn năm nay, với một năng khiếu đặc biệt chó đã hiểu một phần nào tín hiệu, cử chỉ của loài người. Do đó chó là con vật càng ngày càng thân thiện với loài người hơn bất cứ loài nào khác, kể cả mèo...


Khởi đầu, con người chưa có nhà cố định, chưa sống quây quần, người ở đâu chó ở đó. Đến khi con người thành lập làng xóm, chó có nhiệm vụ giữ nhà. Người lạ tới nhà là nó sủa toáng lên cho đến khi chủ nhà đi ra. Còn những người trong nhà nó không bao giờ sủa mà còn ve vẩy đuôi mừng rở.
Sở dĩ như thế là vì chó có bộ khứu giác nhạy bén, một khi mùi gì nó đã ngửi qua, nó không bao giờ quên. Lợi dụng bộ khứu giác đặc biệt nầy, quân đội và cảnh sát đã lập ra đoàn quân khuyển để truy lùng dấu vết địch quân, các tội phạm. Ở Canada người ta huấn luyện một loại chó nhỏ con có tên là Beagle để tìm ra những đồ vật bị cấm như trái cây, thịt thà, cá mắm trong hành lý không khai báo của hành khách.

Đà thân thiện giữa con người và chó đã thu ngắn khoảng cách từ vị trí nằm trước sân giử nhà, người và chó kề cận bên nhau như đôi bạn thân thích. Ở Âu Châu, Mỹ Châu và một số ít các nước của Á Châu, loại chó hung dữ như Pitbull, Berger Allemand, Bull Terrier, Rottweiler... còn giử nhiệm vụ giử nhà; những loại chó khác nhỏ con hơn, bộ lông đẹp hơn như chó Bắc Kinh Shih Tzu, Spitz Nain, Chow Chow, chó xù Nhật Bản, chó Tây Tạng, chó Ai Cập... chỉ quấn quít bên chủ, đa số là quí bà lớn tuổi và quí cô...

Ngoài một số ít người xin hay được cho chó con về nuôi, họ không tha thiết chọn lựa giống chó. Muốn nuôi chó đúng cách phải xem tướng, con chó có quí tướng sẽ đem lại cho người nuôi sự thịnh vượng và may mắn. Quí tướng của chó được kể ra như sau:
         - Tứ túc huyền đề: có móng mọc lẫy về phía sau bàn chân. Con chó nào có đủ bốn móng huyền đề là con chó khôn, nghe lời chủ.
         - Tứ túc hoa mai: có bốn bàn chân trắng, nhưng trắng không nhiều trông tựa như bốn hoa mai. Tứ túc huyền đề đã tốt mà tứ túc hoa mai còn tốt hơn.
- Đốm lưởi: lưới có đốm màu chàm hay màu đen. Chó có lưởi đốm đen tốt hơn chó có lưởi đốm chàm. Nuôi được hai loại chó nầy đêu tốt cả. Đừng bao giờ nuôi chó mà lưởi không có đốm: loại chó nầy hay cắn bậy...
         - Bốn mắt: có hai đốm trên mỗi mắt. Đốm mắt phải tròn đều.
         - Đuôi cong: đuôi chó phải vểnh lên, vắt sang bên trái tốt hơn bên phải. Chó cúp đuôi hay cụp đuôi mang nhiều điều xấu cho chủ.
         - Bộ lông: chó đẹp nhờ bộ lông. Chó có bộ lông màu trắng gọi là chó cò; bộ lông màu đen gọi là chó mực; bộ lông màu vàng gọi là chó vàng; chó vàng có đốm đen gọi là chó vện. Bên Tây Tạng có loại chó lông xù như sư tử, gọi là chó Ngao. Chó ngao đắc giá nhất, các đại gia, các tham quan Trung Quốc đua nhau nuôi chó ngao để chứng tỏ đẳng cấp. Khi ông Tập Cận Bình phát động phong trào chống tham nhũng, cảnh sát công an chỉ đến còng tay các ông quan nào có chó Ngao không cần phải điều tra chi cho mệt. Những trại nuôi chó ngao không bán được đành phải phá sản vì chó ngao ăn như hạm giống như mấy quan tham nhũng. Những đại gia VN bây giờ bắt đầu hảnh diện vì đã có một con chó ngao của các trại bên Trung Quốc đưa sang.
      
Nhứt đốm, nhì khoang, tam vàng, tứ vện là câu thiệu của các đấng sơi cẩu nhục. Âu Châu và Mỹ Châu coi chó như người bạn thân thiện, chỉ có một số nước ở Á Châu như Đại Hàn, Trung Quốc, Miên, Lào, Việt Nam... coi chó như một loại gia súc. Thật ra chỉ một số rất ít dân miền nam sực cẩu nhục, thường ở miệt vườn. Họ rất kín đáo nếu không nói là lén lút, mỗi lần bày trận, họ hú nhau đến chỗ "hạ cờ Tây". Cờ Tây nói lái là cầy tơ nghĩa là chó tơ. Sau 75, các quán Hạ Cờ Tây tràn ngập các nẻo đường miền Nam mà chủ quán là những người sành ăn món "rựa mận", món cẩu nhục ngon nhứt của miền Bắc.
Cung không đủ cho cầu, bao nhiêu chó nuôi, chó hoang đều không thấy bóng.

Đại Hàn sực cẩu nhục công khai, hàng quán bán cẩu nhục có khắp nơi từ làng xã đến thành thị. Nhơn dịp thế Vận hội ở Hán Thành năm 1988, ký giả quốc tế chê trách dân Đại Hàn là man rợ vì dám sực cẩu nhục công khai. Hiệp hội các hàng quán tức quá đã trả lời như sau:
Nè các anh ký giả, các anh nuôi chó, coi nó như con, như bạn bè thân thiết là chuyện riêng của các anh, là văn hoá của các anh. Còn chúng tôi nuôi chó như nuôi gà vịt để ăn thịt là chuyện riêng của chúng tôi, là văn hoá của chúng tôi. Văn hoá của các anh mới hơn 500 năm, còn chúng tôi có hơn 5000 năm văn hoá nên các anh không có lý do gì và cũng không đủ tư cách để hạch sách, chỉ trích chúng tôi.
Sau đó không thấy một ký giả nào đá động đến vấn đề nầy nữa.

Một năm sau, Tháng 3/89, một vụ sực cẩu nhục xãy ra ở Cali đã làm cho một luật sư biện hộ cho bị cáo trở nên nổi danh như cồn.
Bị cáo là hai anh em gốc Miên đã giết và sực cẩu nhục ngay tai một chung cư ở Longbeach. Hai anh em bị bắt và đưa ra toà với lý do có hành động dã man với súc vật. Công Tố viên xin toà kết án nặng hai bị cáo. Luật sư của hai bị cáo đã biện hộ hùng hồn như sau:
- Thưa quí toà, trong hiến pháp của Mỹ không có điều luật nào cấm giết chó ăn thịt. Chó cũng như gà vịt heo, không hơn không kém. Hơn nữa trong tuyên Ngôn quốc tế nhân quyền cũng không có điều khoản nào bắt buộc chúng ta phải tôn con chó lên trên cùng các gia súc khác; bắt chúng ta phải thương yêu, phải nâng niu nó như con người. Cho nên, sực cẩu nhục cũng như sực thịt heo gà vịt đều không có tội. Hai thân chủ của tôi chỉ có cái tội mất nước, phải rời xa quê hương nên không còn được hưởng cái thú sơi cẩu nhục mà theo họ là một món ngon nhất trên đời. Hơn nữa, thưa quí toà thử nghĩ hai võ sĩ tranh nhau lổ đầu, máu chảy; đôi khi bị đánh đo ván nằm bất tỉnh hay hình ảnh hai con gà chọi đá nhau đến khi một con phải chết tại trận lại được chúng ta vổ tay khen thưởng. Vổ tay khen thưởng một việc coi như dã man rõ ràng đối với loài người và loài vật, vậy mà chúng ta coi như vô tội.
       Vì vậy, Tôi xin quí toà hãy tha bổng hai thân chủ của tôi.”

       Toà án Longbeach đã tuyên bố tha bổng hai anh Miên sực cẩu nhục.
Dân da trắng ở Cali tức lắm, họ vận động để quốc hội làm luật cấm sực cẩu nhục. Họ đã thành công với dự luật của nữ dân biểu Jackie Speiner cấm sực cẩu nhục được quốc hội Cali chấp thuận.
      
Dù sao, chó cũng là con vật gần gủi với chúng ta nhất. Những người lớn tuổi cô đơn, những người đi 7 bước viết một chữ tình cứ việc ôm chó, vuốt ve chó tức khắc trong cơ thể tiết ra chất Serotonine, một kích thích tố tạo sự cảm khoái, giảm bớt căn thẳng thần kinh nghĩa là giảm bớt stress, áp huyết cũng giảm luôn. Người cô đơn không còn thấy lẻ loi, lạc lỏng giữa chợ đời, người mất hồn khi người yêu không đến sẽ bừng tỉnh cơn mơ, lấy lại sự lạc quan để trả thù đời...
Tại sao con ngườ dành riêng sự thân thiện, quyến luyến với con chó hơn những loài vật khác? Luật sư George Graham West đã trả lời sự việc nầy trong một bài biện hộ rất đặc sắc về một vụ kiện giết chó sau đây:
       Chủ một con chó nhờ luật sư Graham West kiện một anh hàng xóm vì anh nầy giết chết con chó yêu quí của anh ta. Luật sư West đã thắng kiện với biên hộ được cho là hay nhất thế kỷ.
-     Thưa quí ngày Hội Thẩm,
       “Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới nầy có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù và quay ra chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gửi ta nhất, những người ta gửi gấm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi; nó mất đi vào lúc ta cần nó nhất. Tiếng tăm con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi hành động dại một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta, khi ta sa cơ.



       Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong giới ÍCH KỶ nầy, người bạn không bao giờ bỏ rơi ta, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, ĐÓ LÀ CON CHÓ CỦA TA. Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quí cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh lẫn ốm đau. Nó ngủ trên nền đất lạnh dù gió đông cắt da cắt thịt hay bảo tuyết lấp vùi, miễn sau ĐƯỢC CẦN KỀ BÊN CHỦ LÀ ĐƯỢC. Nó hôn bàn tay ta dù không còn thức ăn cho nó. Nó canh gác giấc ngủ của ta như thể một ông hoàng dù ta có là một GẢ ĂN MÀY. Dù khi chúng ta tán gia bại sản, thân tàn danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.
Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó được làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lạ kẻ thù. Và khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi, để lại, thân xác ta trong lòng đất lạnh thì khi ấy, khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ, thì khi ấy vẫn còn BÊN NẤM MỘ TA CON CHÓ CAO THƯỢNG CỦA TA, nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở to cảnh giác, chân thành và chân thực ngay khi ta đã chết rồi.
       Toà đã xử chủ con chó thắng kiện.

       Tục ngữ có câu: MÈO KHÓ CHÓ SANG
      
Nhơn dịp năm Mậu TUẤT, chúng tôi xin gửi đến tất cả anh chị em một con chó lông xù, láng mượt coi như một lời chúc ĐEM SỰ SANG GIÀU, THỊNH VƯỢNG, AN CƯ LẠC NGHIỆP.



PHẠM CÔNG NHỰT
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Feb/2018 lúc 9:20am



Chiều ba mươi Tết dì Thắm đi làm về. Dì cho xe vào garage rồi hì hục xách vào nhà những giỏ xách nylon nặng trĩu. Tôi đang lúi húi trong bếp coi nồi thịt heo kho tàu đang sôi ùn ục. Dì Thắm hỏi vọng vào :

- Hôm nay con không đi làm haû Thủy ?

- Con có đi làm, nhưng về sớm lúc ba giờ, ghé chợ mua vài món. Tết nhất rồi, có làm thêm vài giờ cũng vậy. Về sớm chút sắm sửa ăn Tết chứ dì.

Dì Thắm soạn mọi thứ ra bàn. Dì thở dài :

- Tết nhất ở Mỹ chán phèo. Ngày Tết phải đi làm. Xin nghỉ họ chẳng cho. Lấy vacation cũng không được. Trong nhà thì thấy Tết, mà ngoài đường không thấy dấu hiệu gì là Tết cả. Ở cái cứ này là như vậy, chỉ có lễ Giáng sinh là nhộn nhịp nhất gần cả tháng cho đến đầu năm sau, Tết tây cũng không bằng.

- Tôi bước đến bàn trầm trồ :

- Dì mua nhiều thứ quá. Đủ loại mứt, rồi bánh tét, bánh chưng, củ cải, củ kiệu, hạt dưa, dưa hấu, trái cây....nhiều ghê đi. Hồi chiều con lại mua nhiều thứ nữa. Năm nay hai dì cháu mình ăn Tết mệt nghỉ hả dì ?

Dì Thắm cười :

- Có gì là nhiều đâu con. Mình ăn Tết vẫn bị thu hẹp, chật vật lắm đó. Vừa ăn Tết vừa đi làm chẳng có gì thích thú đâu bằng ở Việt Nam mình chuẩn bị ăn Tết trước cả tháng. Họ thong thả nghỉ ngơi nhiều ngày đầu Xuân, dựng nêu, đốt pháo, cúng kính, ăn uống, bài bạc, du Xuân vui thích lắm con ạ !

- Tháng giêng là tháng ăn chơi mà lị ! Dì thường nói thế. Năm nào có dịp dì cháu mình về Việt Nam ăn Tết nhen dì.

Dì Thắm thoáng nét buồn :

- Ừ nhỉ ! Nhưng dì cháu mình đâu còn ai, nhà cửa thân nhân không còn, ăn đâu ở đâu mà về.

- Mình ở phòng ngủ, rồi ăn Tết như mọi người cũng vui lắm đó dì. Dì thấy sao ?

- Thôi được rồi. Chuyện dành lại cho năm khác. Dì đi thay quần áo tắm rửa, còn phải nấu nướng cúng kính.

Năm nào cũng vậy cứ chiều ba mươi Tết hai dì cháu đi chợ mua sắm cúng kính ăn uống, chờ đợi đón giao thừa. Ngôi nhà nhỏ chỉ có hai phòng ngủ, một phòng khách. Bếp núc, ăn uống dồn chung một phòng. Nhưng khi cúng kính lại chẳng có bàn thờ. Mỗi lần như vậy dì Thắm di chuyển bàn ăn để giữa phòng khách. Trên đó dì trải chiếc khăn bàn trắng, bày biện bình hoa, đĩa trái cây, một cặp đèn sáp màu đỏ tươi cắm trên hai chân đèn nhỏ bằng đồng đen, cái lư hương bằng đất nung sơn son thếp vàng mua ở chợ tàu, lọn nhang thơm, chai rượu, gói thuốc lá, cặp ly nhỏ, hai bộ tách cúng nước. Dì trịnh trọng đặt khung ảnh của chồng giữa bàn. Người trong ảnh còn rất trẻ, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, đôi mắt sáng, mặc quân phục. Dì Thắm bảo chồng của dì ngày trước là sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi Việt cộng cưỡng chiếm miền Nam, chế độ Saigon không còn nữa, chồng dì bị bắt vào tù. Bốn năm sau chồng dì vượt ngục, không may bị Việt cộng bắn chết ngay trong đêm giao thừa. Những điều dì Thắm nói tôi nghe loáng thoáng mơ màng, không hình dung và nhận thức rõ được vấn đề. Vì ngay khi miềm Nam sụp đổ năm 1975 tôi chỉ mới hai tuổi có biết gì là chiến tranh, là việt cộng, là quốc gia, là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tôi nhớ khi tôi lên sáu tuổi thì ba mẹ tôi bỏ nhà cửa, ba dẫn mẹ và tôi đi vào một đêm tối trời, rồi lại xuống tàu đi trên biển rất nhiều ngày. Tôi bị ói mửa ngầy ngật mê man không còn biết được gì xảy ra. Và sau đó, tôi lại được dì Thắm cưu mang nuôi dưỡng tôi.

Lời dì Thắm kể, lúc đó dì vượt biên đi cùng tàu với ba mẹ tôi. Tàu vượt biển bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp. Mẹ tôi bị mấy tên hải tặc thay phiên hãm, mẹ phản kháng kịch liệt bị chúng giết chết rồi ném thây xuống biển. Trước tình huống ấy ba tôi nhảy vào cứu mẹ tôi cũng bị chúng hạ sát ném thây xuống nước. Dì Thắm cũng không thoát khỏi những tên hải tặc luân phiên làm chuyện đồi bại, dì ngất xỉu chết giấc. Hai ba ngày sau đó được tàu lớn đến tiếp cứu đưa về đảo Pulau Bidong rồi tôi được dì Thắm cưu mang nuôi dưỡng tôi từ đó đến nay.

Mất cha, mất mẹ tôi bơ vơ giữa cảnh đời xa lạ. Những gì sau lưng tôi, dòng họ, gia đình, quê hương đất nước, chiến tranh...tôi hoàn toàn không biết một mảy may nào cả. Tôi cũng không thể kể, không thể diễn tả được một điều gì về nguồn gốc gia tộc, quê hương sinh quán hoặc gì đi nữa của đất nước tôi sinh ra cho một ai muốn hỏi. Nhưng trong tôi cảm nhận mình cũng có một Tổ Quốc, một Dân Tộc, và một cội nguồn dòng họ. Đó là Việt Nam của tôi ở tận nơi nào đó trên quả địa cầu này mà tôi chưa được một lần nhìn ngắm.

Nhờ giấy tờ hình ảnh của chồng dì Thắm là cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nên dì được xét đi định cư sau hơn sáu tháng ở đảo. Dì Thắm cố gắng hòa nhập vào cuộc sống mới. Tôi được cắp sách đến trường. Mãy năm sau dì Thắm mua được ngôi nhà này. Sau khi tốt nghiệp high school tôi nghỉ học tìm việc làm để giúp thêm cho dì trong cuộc sống của chúng tôi.

Trong ngôi nhà nhỏ này là một tổ ấm của dì Thắm và tôi. Hằng ngày dì Thắm đi làm, tôi đi học sau này lại đi làm nên hai dì cháu ít khi có nhà. Chỉ gặp nhau vào buổi tối, hoặc ngày nghỉ, ăn uống, chuyện trò, làm công việc nhà...Tôi quý dì Thắm là mẹ, không sinh có dưỡng. Dì Thắm yêu thương tôi như con ruột. Nhà ít khi có khách. Nếu có chỉ là bạn gái của dì, nên ít bị ai phá rầy giờ giấc. Tôi không muốn dì Thắm của tôi có những người đàn ông đến nhà thăm viếng. Họ có thể quấy rầy tình cảm gia đình chúng tôi, và còn làm phiền đến dì, ngay cả phiền tôi nữa. Dì là mẹ tôi, là nguồn sống hạnh phúc của tôi. Tôi không muốn phải xa cách dì Thắm để theo chồng, ra sống riêng. Vậy mà thỉnh thoảng dì Thắm thường nhắc chừng tôi :

- Ngoài ba mươi rồi, con chẳng ''rục rịch'' gì sao, cứ nhỏng nha nhỏng nhảnh suốt đời thế hả Thủy ?

- Tôi cười khúc khích :

- - Dì nhắc con, con OK rồi đó. Phần dì còn trẻ mà cứ ở vậy buồn chết đó dì.

- Dì Thắm lắc đầu :

- - Dì đâu có thích. Chỉ có dượng con ngày trước mới đáng nói. Ở xứ này có đủ vợ đủ chồng mới sống hạnh phúc, bằng không thì ở một mình vẫn hơn. Dì mà có bước thêm bước nữa cũng khổ đó con, chỉ làm tôi cho họ đủ việc, chán lắm. Dì đâu có muốn.

- Tôi ngoe nguẩy :

- - Thế tại sao dì thúc hối con.

- - Không lẽ con cứ ở vậy suốt đời. Dì muốn có cháu cho vui cửa vui nhà.

- Nói là nói chơi cho vui trong những lúc hai dì cháu ở bên nhau tâm tình thân mật. Tôi cũng chưa muốn nghĩ đến chuyện lập gia đình dù tuổi đã lớn. Tôi chỉ thích cuộc sống hiện tại với dì Thắm trong ngôi nhà nhỏ thân thương này mà thôi. Một cuộc sống hạnh phúc an bình . Xin ai đừng cướp mất dì Thắm của tôi. Tôi chỉ là đứa trẻ mồ côi được vực ra từ cõi chết trên biển sâu và được dưỡng nuôi trong vòng tay nhân ái đầy tình người của dì Thắm. Những người ve vãn, tỏ tình ong bướm với dì Thắm khiến tôi cảm thấy bực mình và ghê sợ họ. Tôi tin ở ý chí kiên quyết của dì Thắm và rất lo sợ những giây phút yếu lòng của dì. Dì Thắm đã năm lăm rồi, mà vẫn trẻ trung. Khuôn mặt đầy đặn bóng mướt. Tay chân tròn trịa mịn mát. Da thịt săn cứng. Tóc vẫn đen bóng. Dáng vẻ đài các, dịu dàng. Dì Thắm là người đàn bà có học. Ngày trước dì bảo là đã có bằng tú tài 2. Dì làm nghề giáo. Sau tháng tư bảy lăm, dì Thắm không còn đi dạy. Dì ở nhà buôn bán hàng ngoài chợ kiếm tiền sinh sống và nuôi chồng trong tù. Lập gia đình nhiều năm nhưng dì Thắm chưa được đứa con nào. Dì Thắm bảo rằng dì đã sống những năm tháng hạnh phúc vàng son bên chồng. Trong hạnh phúc tuyệt vời ấy thường có những giờ phút dì hồi hộp lo lắng và trông chừng chồng trở về sau những cuộc hành quân đánh nhau với Việt cộng. Có những đêm dì không ngủ được khi tiếng súng hai bên giáp chiến từ xa vọng về trong đó có chồng của dì. Dì chỉ biết cầu xin đất trời sự bình an cho chồng. Đánh giặc bắn giết như thế lại không sao, khi sa cơ thất thế bị Việt cộng nhốt vào tù thì bị chúng giết lúc chồng dì vượt qua hàng rào kẽm gai để đào thoát khỏi trại giam đúng vào đêm giao thừa.

Thật chuyện xảy ra không bao giờ dì Thắm tin là sự thật. Ngày mùng một Tết năm đó dì Thắm nhận được giấy báo đi nhận xác chồng. Dì ngất xỉu hằng giờ. Nhìn thi thể đầy máu me khô cứng của chồng, dì điếng người rũ liệt. Cả bầu trời ảm đạm chụp xuống người dì. Nguồn hạnh phúc tan biến. Dì ôm xác chồng khóc than tủi nhục. Thù hận - Oán hờn - Căm tức - Khốn khổ chất ngất dâng cao, kêu trời không thấu. Dì đau đớn vật vã cho tủi hận mất mát trước cái lý mạnh của kẻ gọi là chiến thắng. Dì tìm đường vượt biên, lập lại cuộc đời đã đổ nát trên quê hương thứ hai sau những năm tháng đất nước thay người đổi chủ. Dì Thắm oán hận cái chế độ độc tài bạo ngược, một lũ người vong bản đã cướp nguồn hạnh phúc thân thương mà dì nâng niu yêu quí. Dì quyết khép kín lòng giữa tuổi thanh xuân. Lòng dì chỉ dành riêng hình bóng thân thương của chồng, người lính chiến oai hùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ngày đó.

Dì vẫn ấp ủ và tâm sự một ngày nào đó dì sẽ trở lại quê hương nhìn rõ mặt kẻ thù đang rãy chết để thực hiện những suy tính dì hằng thao thức.

Những điều dì Thắm nói tôi chỉ được hiểu trong trạng thái xen lẫn mơ màng chưa cho tôi ý niệm chính xác nào vì tôi vẫn còn đứng ngoài lề cuộc sống khốn cùng trên đất nước tôi. Trong tuổi lớn khôn, dì Thắm thường giảng giải cho tôi biết về bản sắc dân tộc và lịch sử đất nước Việt Nam mà tôi đã không có cơ may để được sống cho tôi có một ý niệm tình yêu quê hương. Dì Thắm giúp cho tôi hiểu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ bao la như trời biển, phận làm con, làm người phải hiếu thảo. Và dì Thắm ví rằng công cha như núi Thái sơn, còn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra thật cao dày bao la không thể nào cân đo đong đếm được. Phận làm con phải hiếu thảo với cha mẹ khi còn sống và phải nhớ ơn cha mẹ lúc qua đời.

Dì Thắm nhắc nhở tôi luôn nhớ đến ngày ba mẹ tôi qua đời trên chiếc tàu vượt biển tìm tự do bị hải tặc sát hại năm đó. Dì nói rằng tại sao dì, ba mẹ tôi và mọi người phải bỏ nước ra đi để tìm đất dung thân nơi xứ người cũng vì cái chế độ độc tài tàn bạo khát máu của lũ Việt cộng đem chủ nghĩa cộng sản ngoại lai về phá tan đất nước và kềm kẹp giết hại người dân trong hơn nửa thế kỷ. Ai có cơ may thì ra đi lánh nạn, còn bất hạnh thì ở lại chết dần chết mòn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc giữa một đất nước tụt hậu nhiều thế kỷ.

Dì Thắm nhắc nhở tôi ngày giỗ, ngày Tết phải nhớ ơn cha mẹ sinh thành, không được quên lãng. Từ đó tôi hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước, đối với ba mẹ tôi khi đến ngày giỗ, ngày Tết tôi phải làm gì để ghi nhớ công ơn ba mẹ.

Mỗi lần Tết đến tôi và dì Thắm đặt hai chiếc bàn song song giữa phòng khách để cúng Tết. Tôi cúng nhớ ba mẹ tôi. Dì Thắm cúng nhớ chồng của dì. Tôi xúc động khi khấn : '' Con cung thỉnh hương linh ba mẹ về ăn Tết với con trong ngày Xuân này. Xin ba mẹ phù hộ cho con được bình yên trên cõi dương trần. Hôm nay con đã lớn khôn và con đã hiểu đạo làm con phải nhớ ơn ba mẹ.'' Chỉ là những lần như thế, miệng tôi mới được thốt lên hai tiếng ba mẹ mà tôi thèm khát nghe thật xa vắng trong nước mắt ướt đẩm vành mi. Trước đó, rồi sau đó, trôi theo thời gian hai tiếng''ba mẹ'' thật xa xôi vắng bóng trên đôi môi tôi. Thãng khi ngồi trầm tư một mình tôi nghe thèm khát nhớ thương hai tiếng ‘’ba mẹ’’ có lúc thật thiếu thốn, khi chơi vơi đang bên cạnh mình. Sự khiếm khuyết hãn hửu gây chao đảo mất mát trong kiếp sống lạc loài vô phước của đứa trẻ mồ côi lên sáu giữa biển khơi mênh mông cuồng nộ ngày đó. Tết đã không hiện hửu ký ức ngày Xuân tuổi thơ khi Xuân về sum họp gia đình, vui đùa dựng nêu đốt pháo, rong chơi và được lì xì tiền mới được xếp ky4 để dành hoặc đặt bầu cua cá cọp ở đầu thôn xóm. Dì Thắm đã kể, bạn bè mách lại hoặc đọc trong văn chương chữ nghĩa những vui chơi ăn Tết quê nhà. Bây giờ năm tháng của tuổi lớn khôn tôi đang tập tành hội nhập mua sắm ngày Tết, cúng kính nhớ ơn ông bà cha mẹ, học hỏi phong tục truyền thống xứ sở của tôi, nấu nướng những món ăn đậm đà hương vị Tết cùng dì Thắm, với bạn bè đồng hương mà tôi được mời đến chung vui, lòng rằng không phải để bị lai căng mất gốc. Tôi lo sợ điều này vì tôi vẫn còn là con người Việt Nam chính thống từ lúc mới sinh còn nguyên xi không bị lọ lem nhem nhuốc.



Dì Thắm trở lại công việc Tết nhất sau khi tắm rửa xong. Dì nhìn tôi đang loay hoay xả nước chậu măng khô đã ngâm mấy ngày qua. Dì nói :

- Con giỏi đó, Thủy. Con đã lo xong noài thịt heo kho tầu. Dì giao cho con nấu nồi măng thịt nhé. Con nhớ ninh cho nhừ để thịt thấm vào măng. Phần dì lo nồi canh măng móng giò, và mấy món chiên xào theo lệ Tết nhất.

Tôi sung sướng được dì Thắm giao việc. Tôi nói líu lo :

- Dì yên tâm. Con sẽ nấu ngon hơn Tết trước. Dì ạ, năm nay con lại mừng tuổi dì. Dì lì xì con nhé ! Lì xì nhiều hơn năm ngoái nhen dì.

- Ừ... Dì sẽ lì xì cho con. Nhưng dì cũng mừng tuổi con nữa đó.

Hai dì cháu nhìn nhau cười thú vị. Dì Thắm lại nói :

- Món măng thịt kho và canh măng móng giò ngày trước, Tết nào dì lại không làm là món ăn rất ưa thích của dượng con trong những ngày đầu Xuân. Bây giờ dì không thể thiếu khi cúng dượng con, Thủy ạ !

Thì ra chồng dì Thắm ưa thích măng kho thịt, canh măng móng giò. Ba mẹ tôi có lẽ cũng thích vài món nào đó khi còn sinh tiền. Điều đó tôi lại không biết được, thật buồn cho tôi ! Không phải sự hiểu biết của tôi ngô nghê khờ khạo, không biết những gì mình phải biết, lại biết những gì mà mình thấy không thực tế. Sống giữa xứ sở người tôi thành thạo món ăn của người bản xứ, lại mờ mịt hương vị quê hương. Điều đó tôi nhận thấy có sự chênh lệch không xứng. Lòng ước mong chiếm lĩnh cân bằng không phải thua thiệt. Tôi học hỏi ở dì Thắm, những người khác cách gói bánh chưng, bánh tét, bánh nậm, bánh mật, bánh ít. Tôi học làm chả giò, giò lụa, giò thủ.Tôi tập tành rim các loại mứt, xào nấu các thức ăn Việt Nam. Tôi quyết nấu cho ngon các loại chè như chè hoa cau, chè thưng, chè cốm, chè trôi nước, chè kho...làm được các loại cốm, các loại bánh in...là những hương vị ngày Tết phải có để cúng trên bàn thờ. Tôi phải hiểu thế nào là tục lệ tảo mộ, cúng đưa rước ông Táo, cúng giao thừa, đêm trừ tịch, tục lệ xông đất xông nhà đầu Xuân, ý nghĩa dựng nêu, đốt pháo, chúc tết, mừng tuổi, lì xì...và còn nhiều nữa những phong tục tốt đẹp của đất nước Việt Nam tôi. Tôi học hỏi để được làm người Việt Nam từ đứa trẻ mồ côi lên sáu chưa biết dòng họ thân nhân, để trang bị sự hiểu biết cho gia đình riêng tư. Suy nghĩ trong đó có thể có những món ăn ba mẹ tôi thích như chồng dì Thắm đã ưa thích mà dì Thắm vẫn cố giữ để đẹp lòng người chồng kính yêu của dì. Tôi phải cần hiểu biết khi Tết đến và sẽ đạt ý chỉ của ba mẹ và chính sự ước ao trong lòng.



Tết này lại tết tôi mỗi dày kinh nghiệm, không dựa cột mà nghe, không vong ơn, không lạc lõng, lại đậm đà bản sắc. Dì Thắm đang xào nấu những món ăn thơm ngon đậm đà. Tôi bày bánh mứt ra dĩa lớn dĩa nhỏ cùng với những tô dĩa thức ăn lên hai bàn.

Dì Thắm dặn dò :

- Con nhớ ly tách cúng nước cúng rượu. Bình trà nóng, chén nước lã súc miệng. Bao thuốc lá. Trầu cau. Chai rượu. Bình hoa. Dĩa trái cây. Nhang thơm. Giấy tiền... Người sống thế nào, người chết cũng như vậy không được thiếu. Tội chết.

Tôi hỏi :

- Bàn của dượng có đơm trầu cau không dì ?

- Có chứ ! Dù dượng con không ăn trầu cũng phải đủ lễ. Lại nữa phải có bao thuốc lá. Bàn của ba mẹ con cũng vậy. Dượng con cũng như ba mẹ con còn có bạn bè cùng về vui Tết.

Không biết ba mẹ tôi có ăn trầu hay không ? Sáu tuổi đầu có biết gì thì ba mẹ không còn ở với con. Con ở với dì Thắm không phải trên quê hương Việt Nam mà ở trên xứ người. Họ hàng thân thuộc không có. Mịt mù xa vắng quá ! Tôi miên man nghĩ ngợi và tôi muốn tỏ rõ với dì Thắm. Nhưng dì Thắm vừa đi đâu đó. Có lẽ dì vừa bước ra ngoài. Tôi suy nghĩ lo cho ba mẹ tôi sẽ là những oan hồn mồ côi, vất vưôûng trong lòng đại dương sâu thẳm và sẽ đói khát bơ vơ khi ngày giỗ ngày Tết đến nếu ba mẹ không có đứa con gái yêu khốn khổ bất hạnh này của ba mẹ còn được sống để lo nghĩ đến ba mẹ. Thỉnh thoảng có giấc mơ tôi nhìn được ba mẹ buồn thảm rét run nhìn chòng vào tôi như có gì giải bày mà không nói ra lời. Hình ảnh đó, bóng dáng đó rất gần, ngay bên cạnh lại khó bề nắm bắt, lung linh như ngọn đèn chao gió, lại mờ mờ ảo ảo như khói sương chiều hôm. Tôi thường bắt gặp ba mẹ trong mơ tưởng đan kết ký ức đứa trẻ lên sáu non nớt đã vẫn không cho tôi một xác thực.

Đúng là dì Thắm vừa đi ra ngoài sân và dì mở cửa bước vào. Dì nói :

- Đã có pháo nổ lạch tạch ở xa. Có lẽ mấy nhà Việt Nam ở khu Village Woodland Lakes gần đây đang cúng tất niên.

Tôi nôn nao giục :

- Mình đem pháo ra đốt đi dì để nghe hương vị Tết.

Dì Thắm phác tay :

- Chưa. Cúng vái xong mới đốt con ạ để chào mừng đón rước ông bà về.

- Hai bàn con đã sắp đặt đầy đủ, dì xem lại.

- Con lên đèn, thắp hương đi. Giờ này là tối ba mươi Tết, ở Việt Nam là sáng mùng một đầu năm. Mọi người cả nước ngưng việc để đi chùa, nhà thờ, thánh thất, lăng miếu, xin xăm, hái lộc, hoặc xuất hành đầu năm, thăm viếng chúc Tết... Nhộn nhịp, tươi vui, ai ai cũng trang trọng trong bộ quần áo mới để cầu hưởng phước lộc, những may mắn suốt năm. Có múa lân thì được rước về từng nhà múa chúc Xuân, hái lộc.

Tôi vòi vĩnh nhắc lại :

- Năm nào đó mình về Việt Nam ăn Tết một lần nhen dì. Lúc đó con có cơ hội nhìn ngắm nét đẹp mùa Xuân trong hương vị tết của quê hương mình mà con chưa có cơ may nào được nhìn thấy.

Dì Thắm khẳng định :

- Mình về chứ. Dì sẽ dẫn Thủy về khi quê hương không còn giặc Cộng, người dân sống an bình tự do. Chừng đó con có thích thì ở lại, và dì cũng có ý định như vậy. Chịu chưa Thủy ?

- Thích lắm còn gì ! Con nôn nao ghê đi. Con sẽ nhìn tận mắt quê hương gấm vóc của mình ở từng ngôi nhà, con đường, khu phố, vùng quê, chợ búa, sông biển, cây cối, núi non...mà con mơ ước.



Dì Thắm đứng trước bàn khói hương nghi ngút, đèn hoa rực rỡ. Dì lâm râm khấn vái. Dì đang mời gọi chồng dì trở về vui vẻ trong ngày cuối năm để nhớ laïi những kỷ niệm hạnh phúc của thời xa xưa. Đôi mắt trong khung hình rộ nét tinh anh. Đôi mắt của khát vọng, đam mê, nuối tiếc. Dì Thắm nhìn sâu vào khung ảnh bán thân của chồng, gương mặt rạng rỡ tràn trề khí phách của người trai thời loạn năm xưa. Dì đã hẳn hướng lòng về khung trời hạnh phúc cùng chồng trong năm tháng xa xưa vang bóng một thời. Năm tháng ấy là những mùa Xuân thanh bình rực rỡ trong ánh nắng Xuân tụ do. Giờ thì quá khứ chìm sâu tận đáy tâm hồn, ghi khắc ẩn náu trong tim.



Tết này lại Tết, con được khấn vái ba mẹ. Trên bàn trước mặt tôi cũng đèn hoa trà quả, bánh trái rượu thịt. Con cầu nguyện vong linh ba mẹ thương xót lòng thành của đứa con đang trôi giạt xứ người, xin ba mẹ dang tay đón nhận lòng nhớ ơn sinh thành của đứa con xấu số. Tôi nhìn lên bàn thờ đặt tạm trong phòng khách lòng rưng rưng như muốn khóc. Tôi cảm nhận giây phút ba mẹ tôi đang tươi cười trong sum họp gia đình và no say không còn là những oan hồn mồ côi đói rét ở cõi trời bên kia. Giây phút này đây tâm thức nối kết vô hình và höõu hình, lòng tôi cảm được sự xoa dịu những gút mắc thua thiệt để có thể tự hào mình vẫn còn tổ tiên dòng họ.

Cúng kính, đốt pháo, ăn uống xong, dì Thắm và tôi kê ghế ngoài hàng hiên chờ đợi giờ giao thừa. Đêm trừ tịch huyền diệu sâu thẳm giữa trời tối đen mênh mông. Nơi này chỉ là mùa Xuân trong tim trong lòng của tôi, của dì Thắm và thật cô đơn giữa cuộc sống bình thường người dân bản xứ. Trong sự im ắng bao trùm bóng đêm, tiếng nói của dì Thắm nghe cô đơn buồn buồn xa vắng :

- Con biết không, chiều ba mươi Tết mọi người tất bật lo nhoài người, công ăn việc làm, tiền bạc nợ nần thanh toán đâu vào đó mới an tâm ăn Tết trong sum họp người ở xa trở về với gia đình để dựng nêu, cúng kính, đốt pháo, vui chơi, trò chuyện, và canh thức suốt đêm bên lò bánh chưng bánh tét trong đêm trừ tịch.

Lời dì Thắm nói như lớp sóng cuộn trôi xa tấp. Lòng tôi chùng hẳn xuống. Hơn ba mươi tuổi đầu, tôi thiếu thốn mất mát cũng do vì đâu đưa tới. Tôi vẫn đang loay hoay giữa dòng đời bão cát phũ xuống thân thể mặt mày.

Dì Thắm ngừng nói, cắn hạt dưa lắc cắc, dì tiếp :

- Ở quê nhà ăn Tết năm bảy ngày có khi kéo dài cả tháng nghỉ ngơi thoải mái. Phần dì cháu mình chỉ có đêm nay là xong cái Tết đó con, ngày mai mùng một cần cử kiêng hơn, lại phải đi làm, chẳng còn là Tết nữa.

- Đành vậy dì ạ. Như dì nói, con vẫn mong thời gian để mình còn được những cái Tết huy hoàng hơn như dì và ba mẹ con đã có trước kia.

- Dì vẫn mong như thế Thủy ơi ! có lẽ cũng không xa lắm.

Đêm trừ tịch mênh mông tĩnh mịch. Ngoài kia người dân bản xứ đang tất bật trong cuộc sống hằng ngày đâu có gì là Xuân là Tết. Nhưng ngay tại góc tối của ngôi nhà nhỏ đang có những người chờ đợi đón giao thừa, với những suy nghĩ trong tâm tư mỗi người ước vọng được những mùa Xuân thanh bình ở góc trời quê hương xa xôi trong đó tình người, tình dân tộc, nền dân chủ tự do, và nhân bản mãi rực rỡ trong nắng Xuân hồng..!







Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Feb/2018 lúc 12:14pm





Thế là tôi lại lỗi hẹn. Cái lỗi hẹn đã bao nhiêu lần. Tôi cũng không hiểu tại sao nữa. Lần nào cũng như lần nào Visa, P***port, hành lý đã sẵn sàng và quyết định cuối cùng là ở lại thôi không về nữa. Nhà tôi lắc đầu thở dài khẽ bảo “Em làm sao ấy, cứ về như mọi người đã về, đừng nghĩ ngợi gì nữa có hơn không!
 
Tôi lại lỗi hẹn với người ở bên nhà. Ở lại thành phố buồn tẻ nầy đón thêm cái Tết ly hương của những đứa con lưu lạc. Tôi nhớ một câu hát nào đó xa lắm rồi “nếu mai không nở em đâu biết xuân về hay chưa”.

Tôi hát nho nhỏ và nước mắt chực rơi. Xứ người mai cũng không có và mùa xuân Tết về cũng nào có thấy. Trời Winnipeg cuối tháng Giêng buồn tênh. Bên trong cửa sổ nhìn ra tuyết trắng cả bầu trời. Trong những ngày cuối năm lòng tôi quanh quẽ hơn bao giờ hết. Những nhớ nhung quay quắt tưởng chừng muốn điên lên được. Tưởng là tất cả đã ngủ yên. Tưởng là phận đời ngày xưa đã xếp lại nhưng không, tất cả vẫn còn đó. Vẫn nằm yên đó. Chỉ cần một câu nói, một lời ca, một ảnh hình nào đó tất cả sẽ hồi sinh; như sáng nay trước giờ đến sở nhà tôi bảo:

“Em ở nhà lau dọn bàn thờ, nấu cơm để chiều nay mình cúng mời Ông Bà về ăn Tết, và 12 giờ trưa em nhớ phone cho mẹ chúc Tết. 12 giờ trưa bên nầy là giao thừa ở Vịêt Nam…” Cả một khung trời dĩ vãng trở về, những lớp sóng xưa đã chỗi dậy: Giao thừa, cơm chiều cuối năm. Nhớ ngày xưa mẹ tôi thường hay nói “Đi đâu thì đi, ngày tư ngày Tết buổi cơm chiều cuối năm đứa nào cũng phải có mặt ở nhà. Tôi vẫn nhớ lời mẹ dạy song đứa con lưu lạc vẫn chưa về trong chiều nay… Tôi nhìn lên bàn thờ xem còn thiếu cái gì nữa không. Tôi muốn làm những gì mà ngày xưa mẹ tôi đã làm. Tôi cũng hầm một nồi khổ qua nhồi thịt, làm mấy lọ dưa cải chua ăn kèm với thịt kho nước dừa. Nồi thịt kho của mẹ tôi ngày xưa thì còn có cá lóc béo ngây và thêm vài chục trứng vịt. Tôi còn nhớ hồi còn nhỏ ngày đầu năm chẳng bao giờ tôi dám đụng đũa tới cái hột vịt mẹ tôi rất ngạc nhiên vì món nầy là món tủ của tôi. Mẹ cứ hỏi “Sao con không ăn hột vịt đi, mẹ kho riu riu, hột vịt thấm ngon lắm con à”. Tôi cứ bảo “Nhiều món quá mẹ để từ từ cho con”, nhưng sau nầy mẹ mới vỡ lẽ ra tôi sợ ăn hột vịt đầu năm sẽ xui trọn năm vì chị Hai tôi đã nói với mẹ “Chắc nó sợ đầu năm làm bài bị ăn trứng vịt đó mẹ” Từ đó về sau ngày Tết mẹ không còn ép tôi ăn hột vịt nữa. Tối đêm qua tôi cũng đã gói dăm đòn bánh tét và mấy chục bánh ít. Vừa gói mà vừa khóc, khóc ngon lành như chưa bao giờ được khóc. Tôi muốn dựng một cái Tết quê hương nơi xứ người mà tôi có dựng được đâu. Những hân hoan, rộn ràng của năm xưa có còn đâu nữa. Chị em tôi đâu còn quay quần bên mẹ để đón xuân về. Đứa ở Mỹ, đứa ở Canada, đứa ở tận Úc Châu xa tít. Nhà tôi ngồi xuống bên tôi vỗ về, anh là người hơn ai hết hiểu được tâm trạng của tôi trong chiều nay “Làm chi cho cực vậy em, ngoài chợ có bán đủ cả, mua về cúng có sao đâu”. Anh nói thế chứ anh đã phụ tôi làm cái giò thủ bao tử từ mấy ngày trước. Anh cùng các con tôi xúm xít bên tôi lau lá, cột dây. Con Ty con gái lớn của tôi chợt nói “Sao mẹ làm nhiều thứ quá” Tôi trả lời cũng như ngày xưa mẹ tôi hay nói “Tết mà con”. Mẹ tôi con đông năm nào cũng thế mẹ gói cả hơn 50 đòn bánh tét, bánh ít thì cả trăm. Mẹ hay bảo “Tết nhất phải có đồ ăn đầy nhà con biết không.” Hồi còn nhỏ trong số các chị em tôi tôi là đứa hay quấn quít bên mẹ để được, mẹ sai vặt. Tôi gật đầu bảo “Con biết” mà thực ra tôi có biết gì đâu, tôi đâu có nghĩ như mẹ, cái trí óc non nớt của tôi ngày ấy tôi chỉ nghĩ ngày Tết có thức ăn nhiều để ăn cho thỏa thích thế thôi.

Nhà tôi đang sửa sọan để cúng cơm chiều 30 Tết, trên bàn thờ đèn đuốc sáng choang, mâm ngũ quả lóng lánh đủ màu đủ sắc. Các con tôi phụ Bố bày thức ăn lên bàn thờ. Nhà tôi thắp nến, đốt nhang, ngọn nến lung linh, mùi nhang thơm của Nhật Bản nhè nhẹ một mùi hương thanh thóat. Không khí vừa trang nghiêm mà vừa buồn bã. Tôi nghe lòng rưng rưng, không cầm được giọt lệ khi nghe nhà tôi lâm râm khấn nguyện “vợ chồng con và các cháu có chút cơm canh xin rước ông bà hai bên nội ngọai về đây ăn tết với gia đình chúng con”. Thấy mẹ khóc, mấy đứa con tôi không hiểu chuyện gì cũng òa khóc theo, nhà tôi mắt đã đỏ hoe tự bao giờ…. Ôi! Cái tết ly hương sao mà buồn vậy. Thằng út 
đến bên tôi thỏ thẻ “Mẹ nhớ bà ngọai phải hông mẹ.”

Vâng đêm nay tôi nhớ mẹ tôi hơn bao giờ hết. Thế mà tôi xa mẹ tôi hơn hai mươi năm rồi. Ngày ra đi tóc hãy còn xanh. Bây giờ tóc đã bạc màu. Mẹ tôi một mẫu người đàn bà miền nam hiền lành đôn hậu song có một tâm hồn tuyệt vời. Tâm hồn mẹ tôi ướp bằng thơ văn, bằng nhạc. Mẹ không học nhiều chỉ đến bằng tiểu học ngày xưa nhưng ở mẹ là cả một rừng sách vở có quyển nào của Tự Lực Văn Đòan mà mẹ không đọc. Một người con gái quê sinh ở thập niên 20-30 mà tư tưởng rất hòa đồng với thế hệ tôi. Bạn bè dạy cùng trường với tôi rất qúi mẹ, lần nào đến nhà cũng được mẹ pha caphê phin cho uống và cùng mẹ nói chuyện thi văn. Mẹ rất yêu thơ Nguyễn Bính. Ngày còn nhỏ mẹ thường ru tôi ngủ bằng những bài lục bát dễ thương của Nguyễn Bính. Thơ Nguyễn Bính bài nào mẹ cũng thuộc. Chẳng biết mẹ có tâm sự gì
không mà mẹ đọc bài “Lỡ bước sang ngang” thật là não nùng.


Trời mưa ướt áo làm gì
Năm mười bảy tuổi chị đi lấy chồng
Người ta pháo đỏ rượu hồng
Mà trong lòng chị một vòng hoa tang.
… 
Nhưng em ơi một đêm hè
Hoa soan nở xác con ve hoàn hồn
Dừng chân trên bến sông buồn
Nhà nghệ sĩ tưởng đò còn chuyến sang...
Nguyễn Bính
(Lỡ bước sang ngang)



Theo lời mẹ tôi kể có lần Nguyễn Bính xuống Rạch Giá, mẹ tôi đã lén ngọai để đi xem buổi ngâm thơ mong nhìn thấy mặt nhà thi sĩ, tài hoa mà mẹ từng mến mộ. Tôi ghẹo mẹ: Chắc Nguyễn Bính, đẹp trai lắm hở mẹ. Mẹ cười thật dễ thương và nói: Nguyễn Bính mặt rỗ chằng hà. Nhưng không vì thế mà ngai vị thần tượng sụp đổ trong lòng mẹ. Có lẽ từ sự đam mê ấy mẹ làm thơ rất hay, những dòng thơ mang âm hưởng của Nguyễn Bính rất nhiều mà mẹ không học từ trường lớp nào cả.

Thế rồi biến cố 30-4 xảy đến như một tai trời ách nước. Mẹ lại gồng gánh nuôi chồng nuôi con, nước mắt mẹ đã thấm con đường thăm nuôi 
từ Nam ra Bắc.

Con Cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.



Mẹ là hiện thân của Cái Cò Tản Đà năm xưa. Ba đi rồi một thân một mình mẹ bương chải ngược xuôi để nuôi đàn con dại. Lúc ấy đồng lương cô giáo 50$ một tháng của tôi làm sao có thể thay Ba để nuôi sống gia đình. Sau một thời gian bán buôn ế ẩm mẹ về ngọai bám víu mảnh vườn của ngọai ở ngọn Vàm Trư Rạch Giá mong kiếm miếng cơm đắp đổi qua ngày. Sáng sớm mẹ đi, chiều tối mẹ với về. Hôm nào mẹ về trễ chị em tôi đứng ngồi không yên, lo cho mẹ đi đò qua sông có chuyện gì không, mẹ mà có bề gì tôi mới làm sao đây. Có hôm tối mịt, đèn đường đã lên mẹ mới về đến nhà với gánh hàng kĩu kịt trên vai đủ thứ trái cây để hôm sau đem ra chợ bán. Thế mà mẹ cũng không quên gói về mấy khúc cá chiên, một nhúm tép rang cho các con, chị em tôi mừng biết bao nhiêu khi có thức ăn cho buổi cơm chiều. Giọng mẹ tràn đầy thương yêu “Ăn cơm đi con”. Nhìn các con 
ngồi ăn tôi nghe mẹ thở dài rồi mẹ rấm rức khóc…

Sống trong chế độ hiện tại các em tôi phải gia nhập vào đội ngũ văn nghệ phường khóm để khỏi phải đi lao động. Bài hát thịnh hành nhất vào những ngày đầu giải phóng vướng vấn chút nhiều tình cảm lãng mạn là bài Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây. Em tôi chơi đàn Mandoline tuyệt vời. Có hôm vừa đàn nó vừa nghêu ngao hát “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn hai đứa ở hai đầu xa lạ, đường ra trận mùa nầy đẹp lắm Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”. Mẹ kêu em tôi đến vừa khóc vừa nói: Mẹ khổ lắm con ơi, thương mẹ về nhà con đừng hát mấy bài nầy nữa... nữa. Cái tình nước non đầy ắp trong tâm hồn mẹ. Lúc nầy mẹ làm thơ nhiều lắm. Hai chị lớn của tôi đã đi lấy chồng trước 75, ngòai tôi ra mẹ đâu còn ai để tâm sự các em tôi còn nhỏ quá. Mẹ chỉ biết trang trải nỗi lòng bằng những dòng thơ đa sầu đa cảm của mình. Làm xong bài nào mẹ cũng đọc cho tôi nghe. Tôi hỏi mẹ sao không chép vào vở. Mẹ lắc đầu và không trả lời câu hỏi của con gái. Có bài thơ của mẹ mà tôi nhớ mãi dù đã mấy chục năm qua.


Người đã xa rồi ta nhớ mong.
Niềm riêng canh cánh ở bên lòng
Sầu dâng lai láng buồn man mác.
Dặm liễu mờ xa ai ruổi dong
… 
Ta cố quên đi ngày tháng cũ
Cho lòng vơi bớt nỗi đau thương
Nhưng nhìn non nước màu tang tóc
Lạnh buốt tim ta mấy đọan trường
… 
Chẳng biết thuở nào ta trở lại.
Sống thời tươi đẹp thuở xa xưa
Nụ cười đượm nở trên môi thắm
Chẳng lệ chia tay chẳng tiễn đưa

Mơ ước chỉ là mơ ước thôi
Thời gian đã xóa giấc mơ đời
Giờ đây thực tại buồn,  thương lắm
Muôn vạn niềm đau hận chơi vơi
… 
Ta sống âm thầm trong tiếc thương
Muôn người vượt sóng lướt trùng dương
Chân mây xa thẵm xin cầu nguyện
Cho người mạnh tiến chốn biên cương

Và mong một sớm trời tươi nắng
Muôn vạn người đi quay trở về
Phất phới tung bay cờ chiến thắng
Đẹp tình non nước trọn tình quê


  Tôi kính phục mẹ tôi vô cùng. Trong cuộc sống dầu sôi lửa bỏng thế mà mẹ còn cả một tấm lòng cho non nước. Từ mẹ tôi đã học được tình quê hương. Mẹ đã vạch ra lý tưởng cho chị em tôi theo đó mà đi. Ngày còn trẻ mẹ yêu biết bao nhiêu là kháng chiến mùa thu. “Mùa thu rồi ngày 23 ta đi theo tiếng ca sơn hà nguy biến” Thế rồi kháng chiến mùa thu đã làm vỡ mộng biết bao tâm hồn yêu nước. Ngày ấy mẹ cũng gia nhập vào đòan thể “Phụ Nữ Tân Văn” Có lần ngoại kể chuyện về mẹ cho tôi nghe và ngoại cười “Chẳng biết mẹ mầy giống ai” ý ngọai nói là mẹ không giống ngoại song tôi thầm cám ơn Trời Phật đã ban cho tôi một người mẹ thật tuyệt vời như thế.


Ôi! Cả một trời kỷ niệm dấu yêu tôi đã bỏ lại nơi quê nhà. Tôi không ân hận đã bỏ mẹ mà đi. Chỉ buồn cho hòan cảnh của quê hương không cho phép mình ở lại. Hai mươi mấy năm qua mà hình ảnh buổi sáng tiễn biệt năm nào vẫn còn đây. Mẹ như chết đứng. Nước mắt dầm dề, không nói nên lời khi tôi ôm mẹ thốt lên lời giã biệt. Tôi không chịu đựng nổi, nấn ná thêm phút giây nào nữa tôi sẽ bỏ cuộc. Tôi sẽ ở lại. Tôi buông mẹ ra, đi thật nhanh như trốn, như chạy. Sau lưng tôi, tôi nghe tiếng mẹ đứt đọan “Thôi ở lại đi con, để các em con tụi nó đi một mình, con đi mẹ khổ lắm.” Tôi đã mềm lòng cùng lúc ấy hình ảnh run rẩy của mẹ trong đêm khuya vắng khi nghe tiếng gõ cửa trổi lên. Mẹ giục hai em tôi chui ngay xuống cái khạp chôn dưới chân giường để trốn. Lúc ấy chính quyền trong tỉnh đang phát động chiến dịch “Thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự”. Tôi nói thật nhỏ, thu hết can đảm, nói lời sau cùng “Mẹ yên tâm, rồi con sẽ về mà”. Nơi bến đò Ông Dình Ký Rạch Giá buổi sáng hôm ấy lại tiễn người đi. Thuyền từ từ tách bến. Qua làn sương mỏng ban mai tôi nhìn quê nhà lần cuối cùng. Thuyền càng ra xa thành phố chỉ còn là một chấm nhỏ, nhỏ dần và khuất hẳn, chỉ còn nghe tiếng máy đuôi tôm nổ phành phạch cùng tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền. Tôi ngồi bệt xuống khoang thuyền ôm mặt khóc nức nở…

Thế là tôi xa mẹ từ buổi sáng hôm ấy. Đã hai mươi mấy năm trôi qua tôi vẫn chưa một lần về thăm chốn cũ. Tôi vẫn biết mẹ buồn lắm khi tôi lại thêm một lần lỗi hẹn. Có chọn lựa nào mà không mất mát đâu. Tôi nghe lòng thanh thản hơn khi viết xong những dòng nhật ký sau cùng trong đêm nay. Như một món quà cho mẹ, cho quê hương bỏ lại. 

Đêm nay nơi phương trời viễn xứ xa cách quê nhà ngàn trùng sóng nước biết bao nhiêu người cùng một tâm sự như tôi đang sửa sọan đón thêm một mùa xuân lạnh lùng nơi đất khách. Bao nhiêu giọt lệ ngậm ngùi ứa ra trong giờ phút giao thừa. 
Xin gửi về mẹ, về quê hương những giọt lệ chung tình của con nơi ngàn dặm xa xôi…




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Feb/2018 lúc 5:28pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Feb/2018 lúc 3:33am

Tết Muộn   <<<<<


Image%20result%20for%20Tết%20Muộn



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 19/Feb/2018 lúc 3:37am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2018 lúc 2:32pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Feb/2018 lúc 4:52pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Feb/2018 lúc 7:00am


Kết%20quả%20hình%20ảnh%20cho%20nha%20dep




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Feb/2018 lúc 7:03am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.424 seconds.