Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Dec/2017 lúc 9:06pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jan/2018 lúc 5:43am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jan/2018 lúc 9:23am

DUYÊN NỢ


 Vừa bước chân vô nhà ông Chiêu đã cất tiếng gọi:
– Bà nó ơi! Tui dìa rồi nè, bà cơm nước gì chưa, mèn ơi trời chiều rồi sao bà không mở đèn đuốc cho sáng nhà sáng cửa, để tối thui vậy bộ bà hổng sợ Ma hả?
  Nghe ông chồng mình nói cái giọng cà rỡn bà Chiêu cũng cà rỡn theo luôn:
 -Ối ma cỏ gì ông ơi, tui là Chằn tinh nè, con Ma nào dám léo hánh vô đây, trời còn sáng mà ông, mình phải tiết kiệm chứ, tiền điện tăng hoài không tiết kiệm tiền đâu mà trả.
 Ông Chiêu ghẹo vợ :
 -À bà nói tui mới nhớ, bà tự nhận là Chằn tinh đó nghe, hèn chi hồi đó sấp nhỏ ở nhà tụi nó hay nói với nhau má dữ như Chằn nên đứa nào cũng ớn.
 Bà Chiêu trả đủa:
 -Phải à, tui mà không dữ thì liệu tụi nó có nên nhà nên cửa như bây giờ hay không?
 Ông Chiêu hạ giọng nói vuốt ve :
 -Nói chơi với bà thôi, chứ mấy đứa nhỏ đứa nào nó cũng thương bà nhiều hơn tui, bà hay rầy rà tụi nhỏ cái này cái kia, tuy tụi nó có hơi bực mình về cái tật nói nhiều của bà, nhưng nhờ vậy mà tụi nó thấm nghe bà.
– Cha chả, hôm nay ông còn “Cà nanh” với tui nữa hả, tui hỏi ông không nói nhiều sao được, thấy con không đúng thì phải sửa chứ ông, chứ để lúc tụi nó lớn chòng ngòng rồi sao mà dạy, giống như cây tre vậy đó, khi tre còn non ông uốn éo nó (mần) sao cũng được, khi tre già rồi coi như thua,  thì cũng giống như ông bây giờ vậy đó.
 Nói xong câu trên bà Chiêu cất tiếng cười khanh khách như để chọc tức ông chồng mình, tuy không giận bà vợ mình nhưng ông Chiêu buộc miệng trách nhẹ:
 -Cái bà này, cũng ráng móc tui (dô) cho được hà..
                       ***
   Ông Chiêu lúi húi phụ vợ dọn cơm lên, ngồi vào bàn ăn ông xới cho bà một chén cơm đầy, tiện tay ông gấp một ít thức ăn vô chén rồi đưa cho bà, đón lấy chén cơm bà Chiêu vui ra mặt, bà liền ghẹo ông:
 -Cha chả, lịch Tây nay nhiêu rồi ông, tới rằm chưa (dậy)? Sao tự nhiên hôm nay ông “Ga lăng” với tui quá chừng hà.
 -Bà này ngộ chưa, âm lịch mới có rằm, lịch tây (mần) gì có mà bà hỏi cắc cớ quá (dậy), ý bà là sao?
– Ông hổng nghe trong dân gian thiên hạ hay nói sao, chuyện gì mà khó quá hoặc không thể nào xảy ra thì họ thường nói:
   – Cái vụ này đến rằm Tây chắc có liền. hôm nay ông chăm sóc tui kỹ quá làm tui tưởng tới rằm Tây rồi đó chứ.
Nghe bà Chiêu giải thích ông Chiêu bật cười hô hố, ông nói :
-Bà này, cái chuyện nào bà cũng nghĩ ra được hết á, tui sợ bà luôn rồi đó đa.
                      ***
  Cơm nước xong thì trời cũng sụp tối, ông bà Chiêu đem ghế bố ra hàng ba trước nhà ngồi hóng mát, hai ông bà nói với nhau đủ thứ chuyện trên đời, bổng dưng ông Chiêu giật thót mình khi nghe vợ ông hỏi:
 -Con Huyền lâu nay nó ra sao ông há, nhớ lại vụ con nhỏ đó tui cũng mắc cười gần chết, dạo này nó còn tới lui với ông nữa không?
 Ông Chiêu giật mình cũng phải, bởi vì trước đây vì cô gái này mà bà đã làm cho ông một trận quá mạng, bởi bà nghe người quen méc lại, họ nghi ngờ ông có tình ý với cô Huyền, mặc dù  chưa biết ất giáp gì trong câu chuyện này rồi cộng thêm tính ghen tuông nữa nên bà đến quán nhậu của Huyền buôn bán để làm cho ra lẽ.
  Nhớ thoáng qua một chút rồi bao nhiêu hình ảnh ngày nào nó lại hiện về  trong tâm trí ông Chiêu, nó như cuốn phim chiếu chậm ngồn ngộn hiện ra trong miền ký ức.
                     ***
 Huyền là một cô gái khá xinh đẹp, không biết cô ta từ đâu đến tá túc trong làng này, cô nàng mở quán nhậu bình dân nhằm có đồng ra đồng vào để nuôi mẹ già và thằng con nhỏ, người ta thường nói “Hồng nhan bạc phận” quả không sai chút nào với Huyền bởi ông chồng của Huyền chạy theo tiếng gọi của con tim, ông bỏ mẹ con nàng trong buổi chiều Đông năm nào.
 Quán mới mở mặc dù cô nàng chẳng cần quảng cáo, vậy mà trong ngày khai trương mấy đấng mày râu ở đầu trên xóm dưới trong làng xúm lại ủng hộ rất đông.
  Đang ngồi bệt dưới đất vót nan tre để đan mấy cái thúng, ông Chiêu đang mãi mê làm việc thì nghe tiếng bà Chiêu vợ ông nói:
 -Chèn mẹc  ơi ! Chỗ này nắng thấy mồ luôn sao ông không dời vô gốc Mận ngồi cho nó mát, thôi đứng dậy đi tui dời phụ cho ông ơi.
 Ông Chiêu chưa kịp phản ứng, bà Chiêu khom lưng đưa hai tay xốc nách kéo ông Chiêu đứng lên, lúc này ông Chín Cà người bạn chí cốt của ông Chiêu cũng vừa có mặt, thấy cảnh tượng hai ông bà Chiêu như vậy ông Chín Cà cắc cớ nói:
 -Chị Chiêu à ! Thôi từ từ đi, còn sớm mà hai người ôm “sà nẹo” như vậy làm tui nhớ (dợ) tui muốn chết luôn (dậy) đó.
 Bà Chiêu nghe Chín Cà chọc ghẹo hai vợ chồng mình, bà trả đủa liền một khi:
 -Chị Chín “Đi xa” mấy năm rồi, ai biểu anh không chịu thêm bước nữa đi, tui thấy chị “Tám cô đơn” bả “chịu đèn” anh lắm mà anh cứ cà lơ phất phơ hoài, phải chi anh ráp (dô) bả thì nay lấy gì mà nhớ (dợ) .
 Nghe bà Chiêu xỏ ngọt mình, ông Chín Cà “quê cơ” bèn chống chế:
 – Tội nghiệp tui lắm chị, thân tui một mình còn chưa xong. Tui mà ráp (dô) (dới) bà Tám chắc “Cạp đất mà ăn” quá.
 Bà Chiêu làm tới:
 -Ối anh không thích chị Tám anh mới nói (dậy) chứ, tui thấy chị ta cũng còn mướt lắm nghe, anh (chậm lục) là ông Năm Nghè nhào vô đừng có hối tiếc nghe.
 Nghe bà Chiêu chơi màn khích tướng mình, Chín Cà bèn “phản pháo” :
 -Trời chị Chiêu nói sao (dậy), cha nội Năm Nghè sức mấy mà rớ được bà Tám, coi bả cô đơn chứ bả nhìn cao lắm nghe chị, cở Năm Nghè có có vàng Ký bả cũng hổng thèm ưng nữa chứ ở đó mà rớ nọ kia.
 Bà Chiêu cũng không vừa:
 -Sao anh Chín giỏi (dậy), anh có chủ quan lắm hông, chị Tám nghĩ gì anh biết ráo nạo hết (dậy).
 Không muốn dây dưa bởi chuyện của bà Tám Cô đơn, Chín Cà đổi đề tài quay sang ông Chiêu giả vờ hỏi chuyện, nhưng kỳ thực ông muốn rủ rê bạn già ra quán cô Huyền lai rai vài sợi, bởi ông Chín Cà đã lỡ mang tâm trạng ” Hồn đã sa vào đôi mắt em”, với Chín Cà cô Huyền “gái một con trong mòn con mắt” đã hớp hồn ông trong lần ông vào quán cô để nhậu cách đây mấy tháng, hôm ấy Chín Cà có nhận xét hình như cô Huyền này có cảm tình chút đỉnh với mình trong lần đầu tiên chạm mặt, không phải vô cớ mà Chín Cà có cái nhận xét như vậy đâu, vì trong suốt buổi nhậu ở quán ông để ý cô Huyền ưu ái cho ông những chuyện nhỏ nhặt như cái chén ăn trong bàn ai cũng xài chén Đá, tự dưng chỉ có mình ên Chín Cà là được cái chén kiểu thật đẹp, ban đầu Chín nhà ta cũng chẳng để ý đâu, chừng vô “vài ba sợi” khi bắt đầu đầu óc lâng lâng thì Chín Cà mới nhận ra khác biệt này, mà nếu chỉ có bao nhiêu thôi thì chưa đủ yếu tố cho Chín Cà quan tâm, thường thì trong quán có mấy cậu thanh niên phụ bưng thức ăn và bỏ thêm đá vào ly bia cho khách khi cục nước đá trong ly tan dần, riêng Chín Cà thì được cô Chủ quán tận tay o bế từ cục nước đá, cái khăn lạnh để lau mặt mũi tay chân khi ngồi nhậu, mồi nhậu được bạn bè kêu còn lủ khủ trên bàn vậy mà cô Huyền ưu ái đem riêng ra tặng cho Chín Cà bịch đậu phộng da cá giòn rụm với cái cười thật tươi và lời nói ngọt như mía lùi:
 -Anh Chín nè, Huyền tặng Chín gói đậu này nhậu ngon “bá cháy bù chét” luôn đó.
 Ông Chín Cà đê mê trong lòng, ông ta đáp lời với chút e dè:
 -Chèn ơi! Mới dô nhậu bữa đầu mà cô Huyền “Tình thương mến thương” kiểu này chắc tui phải (dìa) bán bầy Vịt lấy tiền để “đóng đô” ở quán cô luôn quá.
 Huyền cười bẽn lẽn và đáp lời:
 -Chi mà phải bán Gà Vịt cho mắc công (dậy) anh Chín, muốn “đóng đô” thì cứ đóng, có gì em cho “gô sĩ” ý lộn em cho ghi sổ, bán chác chi cho mắc công.
 Mấy ông bạn ngồi chung bàn nghe hai người đối đáp như vậy liền đốc vô:
 – Cha chả, cô chủ tốt với Chín Cà dữ (dậy) ta, hai người này chắc duyên nợ tiền kiếp hay sao á,  hôm qua thằng Sáu Tâm con ông Chín Phàn nhậu xong thiếu có vài chục còn không được, (dậy)mà Chín Cà có diễm phúc này sướng hơn Tiên còn gì.
  Sau câu nói của ông nọ cả bàn cười vang lên làm sao động cả một góc trời….
 Ý định muốn rủ ông Chiêu đi nhậu cùng mình, nhầm để ông Chiêu làm bức bình phong cho Chín Cà tránh tiếng mình bị “tiếng sét” của cô Huyền tạo ra. Ngặc một nỗi bà Chiêu cứ đeo riết chồng mình khiến Chín Cà chưa biết cách nào để nói với ông Chiêu ý định của mình, thời may ông Chiêu lên tiếng:
 -Má nó (dô) lấy cái bình tích trà (dới) hai cái Ly tui uống (dới) anh Chín uống trà nói chuyện chơi nha bà, bà Chiêu lật đật lui vào trong nhà nhường  lại “Trận địa” cho hai ông già mặc sức tung hoành, thấy bà Chiêu vừa khuất sau cánh cửa, ông Chín Cà nhanh nhẩu nói:
 -Thôi dẹp ba cái thúng của ông lại đi, (dô) nhà thay đồ theo tui ra quán cô Hai Huyền lai rai chơi, hôm nay tui bao trọn gói ông không tốn cắc bạc nào hết.
  Nghe bạn già đang nỗi hứng rủ rê mình đi nhậu, ông Chiêu “đế” vô liền :
 -Cha ngon vậy ta, hôm nay anh quơ ở đâu mà có “Đạn dược” để “chiến đấu” với quán của Hai Huyền (dậy), ông đừng nói xúc lúa giống đem bán lấy tiền nhậu nhe.
 Dường như hơi tự ái với câu nói chơi của ông Chiêu, Chín Cà “Sừng cồ” lên:
 -Anh Chiêu này, tui thủ một mớ vốn lâu rồi, lâu lâu đãi anh một bữa có ăn thua gì, lúa giống sao dám rớ (dô) anh, ăn vô cái lúa giống đó thì hết nói luôn á.
 Ông Chiêu vuốt giận :
-Biết rồi anh Chín ơi, giỡn anh chút chơi chứ ai mà làm (dậy) há anh Chín, anh chờ chút tui (dô) nói bả một tiếng, tui cũng lận lưng một ít tiền cho chắc.
 Bà Chiêu đang lui cui pha bình trà, vừa định đem ra sân thì thấy ông chồng vô tới quơ bộ (pijama) mặc vô, bà ngạc nhiên hỏi:
 -Uống trà thôi mắc gì hôm nay ông trịnh trọng dữ (dậy).
 Ông Chiêu thong thả đáp:
 -Anh Chín rủ tui ra quán uống chút rượu nói chuyện mần ăn chút bà ơi, bà cứ ăn cơm đi chừng nào xong tui dìa ăn sau bà khỏi chờ.
 Nói xong ông Chiêu hôn nhẹ trên mái tóc bà Chiêm khiến bà sửng sờ:
 – Cái ông quỷ này, hôm nay ai nhập ông hả, tự nhiên hôn tóc người ta hà.
 Nói là nói vậy thôi, chứ bà Chiêu cũng lấy làm ấm lòng sau cái hôn nhẹ nhàng ấy, vì lâu lắm rồi hai ông bà cũng chẳng còn ân ái nhau như hồi còn son trẻ, đang đê mê với cảm giác mới lạ kia bổng bà Chiêu có một thoáng nghi ngại trong lòng, vì bà thường nghe mấy bà trong xóm buôn chuyện với nhau:
 -Mấy bà coi chừng mấy ông nha, khi họ bắt đầu làm chuyện mờ ám gì thì hay làm bộ chìu chuộng chị em mình lắm đó.
 Bà Chiêu bị nhiễm cái ý này trong đầu lâu rồi, nay với thái độ chồng mình như vậy thì sự nghi ngờ về ông chồng của mình được manh nha từ đó.
                        ***
  Sáng hôm ấy quán cô Huyền chưa có khách, thêm bàn của ông Chiêu và Chín Cà thì vỏn vẹn có hai bàn khách, hai ông lựa cái bàn sát với quầy tính tiền để ngồi, ngồi ở vị trí này thì khỏi phải chạm mặt với khách mới tới, hơn nữa nó lại gần gũi với cô chủ quán hơn, tha hồ cho Chín Cà buông lời ” Trêu hoa ghẹo Nguyệt”, tội nghiệp ông Chiêu “Được” nhậu bất đắc dĩ nên trong bụng không vui, một là ông không hoàn thành mấy cái thúng cho ông Mười Nghĩa lấy đem bỏ mối ngoài chợ quận, hai là ông mới vừa hết bệnh sau khi uống cả bụm thuốc của thầy Hai thuốc nam gần nhà bán cho, ông Hai dặn phải kiêng cữ rượu ít lâu, vậy mà chưa đầy một ngày ông Chiêu đã không nghe lời thầy Hai thuốc nam rồi, do đó bị mời nhậu như vậy thì đâu có sướng ích gì, thay vì từ chối ông Chín Cà cũng được nhưng ông biết Chín Cà đang rất cần mình bắt một nhịp cầu để dọn đường cho cô Huyền và Chín Cà tính chuyện lâu dài sau này này.
 Sau khi dọn xong bàn nhậu cho hai ông khách, cô Huyền ngồi chung bàn với Chín Cà và ông Chiêu, cô cũng một ly bia rồi cụng ly côm cốp với hai ông Khách như thể họ là tri kỷ của nhau tự kiếp nào.
 Sau mấy vòng cụng ly, cả ba cũng bắt đầu thấm hơi men, cô Huyền bạo dạn hẳn lên, nói cười huyên thuyên, cô cạ vai bá cổ hai ông khách rất tự nhiên, Chín Cà thì khỏi phải nói, ông ta đê mê như đang phê “Thuốc lá thuốc lào”, tội nghiệp nhất là  ông Chiêu khi cô Huyền bá cổ ông để to nhỏ điều gì khiến ông run bần bật, ông run bởi vì ông sợ có ai bắt gặp cảnh này thì ông sẽ ăn nói làm sao khi tới tai bà vợ ở nhà, mấy lần ông định gỡ tay cô Huyền ra, nhưng cô ta gạt mạnh đi, cô còn nói :
 -Anh Chiêu sợ gì, mình anh em trong sáng như trăng rằm có gì mà anh phải ngại.
 Nghe vậy ông đành xuôi tay thí cho con “ma men” trong cô Huyền mặc tình xúi cô múa may liên tục.
 Đang bù khú với nhau, ba người bị tác động của rượu khiến họ càng hưng phấn, ông Chiêu cũng chẳng còn câu nệ
“Nam nữ thọ thọ bất thân”, lúc này ông cũng bá vai người đẹp để ngâm thơ rôm rả, câu chuyện ăn nhậu này thật ra chưa đến hồi kết thúc nếu như…..
 Bà Chiêu cùng bà Tám Cô đơn từ phía ngoài chạy nhanh đến cái bàn nhậu của ông Chiêu và hai người “bạn” nhậu, thấy chồng đang say sưa hò hát, đã vậy còn bá vai đọ cổ khiến bà Chiêu mất bình tĩnh bà lên tiếng gay gắt:
 – Ông Chiêu  kia, ông nói Chín Cà rủ rê bàn chuyện mần ăn là là như (dậy) đó hả?.
 Ông Chiêu và Chín Cà mặt mày tái mét, riêng cô chủ quán thì “Bình chân như vại” cô thản nhiên bưng ly bia lên nốc cạn.
 Thấy cô gái có thái độ coi thường mình, nổi máu nóng lên bà Chiêu “Xực” cô Huyền ngay:
 -Cô kia, tui nói cho cô biết nha, buôn bán không lo buôn bán, rù quến mấy ông ham của lạ này cô không xấu hổ hả.
 Cô Huyền sẳn có hơi men nên máu nóng còn dữ không kém máu hoạn thư đang sục sôi trong lòng bà Chiêu, Huyền nhà ta “Đớp” lại bà Chiêu liền :
 -Bà Chị ơi ! Tui buôn bán đàng hoàng lấy gì xấu hổ, mà xấu hổ đồng nghĩa với xấu cọp phải không bà.
 Nghe cô gái trả treo với mình, bà Chiêu định cự nự tiếp thì Chín Cà đứng lên kéo tay bà Chiêu với bà Tám Cô đơn cùng ngồi xuống, rồi Chín Cà mới chậm rãi nói:
 -Dạ thưa chị Chiêu và chị Tám đây,mấy chị đừng có hiểu lầm, cô Huyền đây là người đàng hoàng không phải dân “Ba đá” gì đâu, chẳng qua cô ta quý hai anh em tụi tui nên ngồi đối ẩm cho (dui) chớ nào phải rù quến gì hai đứa tui đâu.
 Lúc này ông Chiêu lên tiếng :
 -Anh Chín nói chí Phải đó bà, tui già “Cúp bình thiếc” rồi, tiền bạc thì chẳng có nhiều nhõi gì thì cô Huyền rù quến làm gì, còn Chín Cà có bị rù quến hay không thì tui hông biết đa.
 Chín Cà nghe ông Chiêu “Thấu cáy” mình bèn lên tiếng:
 -Chèn ơi ! Tui ai mà rù quến cho được chị Chiêu ơi! Thôi thì hôm nay đông đủ hết sẳn có cô Tám ở đây tui công bố luôn, tui có lòng thương cô Huyền rồi, nên tui xin lỗi cô Tám nha, thật tình bấy lâu nay tui biết cô Tám mến tui lắm, nhiều khi nằm đêm tui suy nghĩ muốn đáp lại tấm lòng của cô Tám lắm, mà ác một cái con tim tui nó chẳng chịu nghe theo, thôi mình là bạn bè nhau cũng (dui) mà Tám. Còn anh Chiêu theo tui ra đây để tui có cớ gặp cô Huyền thôi, tui đi một mình tui mắc cở lắm.
 Bà Tám Cô đơn bấy lâu nay ước mong sẽ có một ngày Chín Cà hiểu được mình, nào dè hôm ấy nghe Chín Cà “phun” ra chuyện “Thâm cung bí sử” của ông ta khiến bà buồn rười rượi.
 Bà Chiêu đã hiểu mọi chuyện, với một chút ngượng ngùng bà e dè nói với cô Huyền:
 – Cô Huyền ơi! Tui “sớn sác” quá đi, tui mong cô bỏ qua cho nha, còn chị Tám nữa thôi anh Chín Cà ảnh cũng nói rõ lòng dạ của anh rồi, chị cũng đừng buồn, người tốt như chị chắc ông trời cũng không để chị cio đơn mãi đâu.
 Nãy giờ sau khi cự nự với bà Chiêu, Huyền cũng không muốn làm lớn chuyện, hơn nữa bà Chiêu cũng lên tiếng xin lỗi mình rồi, thôi thì “chín bỏ làm mười” Huyền lên tiếng:
 – Dạ mọi sự hiểu lầm hết, mọi người hãy vui lên đi, để em dọn cái bàn mới em đãi mọi người một bữa cho (dui) , hôm nay đóng cửa quán một bữa, không say không dìa nha. Còn chị Tám nè, em sẽ giới thiệu chị ông anh của em cho chị. Ảnh còn độc thân chắc sẽ hạp với chị, mà ưng ổng chị sẽ trả được mối hận tình, ông Chín Cà sau này ổng sẽ kêu chị Tám là chị một cách đàng hoàng, ai biểu phụ tình chị cho đáng tội ổng.
 Mọi người say “Ngất ngư con tàu đi” sau buổi tiệc giảng hòa hôm đó…
                    ***
 Thấy mình hỏi chồng mà không nghe ông Chiêu trả lời, bà Chiêu nhắc lại:
 – Ông Chiêu, nãy giờ hồn vía  ông đi đâu mà tui hỏi ông không trả lời.
 Choàng tĩnh sau khi xem lại cuốn phim vừa quay lại, ông Chiêu nói :
 – Tui bận bù đầu đâu có ở không đâu mà la cà ngoài quán bà ơi! Mà cũng ngộ cha nội Chín Cà với cô Huyền tới đâu rồi không biết nữa.
 Vừa dứt lời bổng đâu ông bà Chiêu nghe tiếng Chín Cà réo ngoài cổng, khi vào nhà chưa kịp yên vị Chín Cà móc vội cái Thiệp hồng báo tin, Chín Cà nói:
– Mời hai anh chị đến chung (dui) (dới) hai đứa tui nghen, cũng nhờ anh Chị nên hai đứa tui quyết định ký vô tờ giấy hứa với mọi người, hai đứa tui “sẽ hành hạ nhau suốt đời” ý nói lộn: ” bên nhau suốt đời”.
 Cả ba người cùng bật cười, bất chợt cơn gió xuân thổi nhẹ vào nhà mang theo không khí mát mẻ của mùa xuân đang về trên quê mẹ .

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Jan/2018 lúc 9:22am
Lập tài khoản ảo thử chồng...

Câu chuyện trên được một cô gái trẻ chia sẻ trên mạng xã hội và được trang ntdtv.com (Trung Quốc) đăng tải lại.
Nội dung câu chuyện khá cảm động và rất có thể, nó sẽ truyền cảm hứng cho không ít người trong chúng ta.

Ngày chúng tôi kết hôn, không khí thật rộn ràng náo nhiệt. Các quan khách ai nấy đều trưng diện bảnh bao, tạo thêm sự sang trọng cho tiệc cưới của chúng tôi.
Vậy nhưng giữa đám đông quan khách ăn mặc lịch sự, có một cặp vợ chồng già ăn mặc rách rưới, ngồi nép mình trong một góc phòng.
Tôi thầm nghĩ:
"Anh xã là trẻ mồ côi, làm gì có người thân nhỉ?"
Nghĩ vậy, tôi liền gọi anh ra hỏi. Trước câu hỏi của tôi, anh ấp úng đáp, đó là chú và thím của anh ở quê.
Khi mời rượu họ, tôi mới phát hiện ra rằng thím bị mù hai mắt còn chú thì mất một chân bên phải.
Một người mù, một người què, đôi vợ chồng này thật lạ. Tôi nói với chồng đợi khi nào chú thím về quê sẽ cho họ một ít tiền. Anh xã gật đầu, nắm chặt tay tôi không nói gì.
Đêm giao thừa đầu tiên sau ngày cưới, chồng tôi nói anh đau dạ dày, không muốn ăn cơm rồi đi vào phòng nghỉ. Thực ra tôi biết anh không đau dạ dày nên đã hỏi anh rốt cuộc anh bị làm sao?
Anh nói anh nhớ chú thím ở quê và song thân đã qua đời, sợ rằng trong lúc ăn cơm, không kìm nén được cảm xúc sẽ khiến bố mẹ vợ không vui nên mới làm vậy.
Tôi nắm tay anh, mắng yêu:
"Anh thật ngốc. Nếu anh nhớ chú thím thì qua tết chúng ta về quê thăm họ là được, việc gì phải khổ tâm đến vậy."
Thế nhưng anh lại chối, nói rằng đường núi khó đi, sợ tôi mệt và bảo đợi khi nào đường làm xong xuôi hãy về. Và như thế, chúng tôi chỉ gửi một ít đồ về cho họ chứ không về thăm chú thím anh như gợi ý của tôi.



Đêm giao thừa, anh chồng khổ tâm nghĩ đến người nhà ở quê.

Vào dịp Tết trung thu năm thứ hai sau khi cưới, tôi phải đi công tác xa nhà vài ngày.
Vì nhớ nhà, nhớ chồng và bố mẹ nên tôi thường trằn trọc khó ngủ. Gọi điện thoại về nhà xong, không ngủ được, cho rằng thế nào anh xã cũng vẫn còn thức, biết đâu lại đang lướt web nên tôi đã quyết định mở máy tính, lập một tài khoản "ảo" định bụng "thử" chồng.
Tôi kết bạn với anh trên mạng xã hội và được chấp nhận. Tôi hỏi anh :
"Muộn thế này sao vẫn còn trên mạng?"
Anh trả lời:
"Vì vợ tôi đi công tác. Tôi nghĩ cô ấy không ngủ được nên vào mạng xem sao."
Câu trả lời của chồng khiến tôi thích thú và hạnh phúc. Dẫu vậy, tôi vẫn cố tình "do thám" anh:
"Vợ không có nhà thì tìm một cô bồ thay thế trong những lúc trống trải đi."
Một lúc lâu sau, tôi mới nhận được câu trả lời:
"Nếu cô định tìm tình nhân thì xin lỗi, cô tìm nhầm người rồi."
Im ắng một hồi, bỗng anh hỏi:
"Còn cô, sao lên mạng muộn thế?"
Tôi đáp:
"Tôi đang đi công tác, nhớ nhà, nhớ bố mẹ không ngủ được nên đành lướt mạng."
"Tôi cũng nhớ bố mẹ tôi, nhưng bố mẹ ở xa, con cái muốn chăm nom mà không được",
Tôi bất ngờ cảm thấy khó hiểu. Chồng tôi vẫn nói anh là trẻ mồ côi, sao bây giờ lại nói như vậy?
Rồi anh lại tiếp tục:
"Dù sao tôi và cô cũng không quen biết, vậy xem như cô là một khán giả lắng nghe một câu chuyện được không?"
Tôi đồng ý và anh bắt đầu kể câu chuyện của mình.



Cô vợ trẻ thử chồng với một tài khoản ảo và khám phá ra một sự thật được chồng luôn giấu kín.

Bí mật của chồng.
Ngày xưa, bố tôi vì bị mất một chân, lại thêm gia cảnh bần hàn nên không thể lấy được vợ. Về sau, nhờ một lần cứu giúp một người già, ông cụ đó vì muốn trả ơn nên đã gả cô con gái mù lòa của mình cho bố tôi. Người đó chính là mẹ tôi.
Cuộc sống của một người mù, một người què thật chẳng dễ dàng gì. Vậy nhưng tôi chưa bao giờ phải chịu đói dù chỉ là một bữa.
Bố mẹ tôi vì không thể tự làm ruộng nên chỉ biết đi tách ngô thuê cho những gia đình trong thôn. Họ làm việc nhiều đến nỗi tay bật máu. Thế nhưng, họ vẫn chẳng có một ngày nghỉ ngơi, băng bó vết thương rồi lại làm tiếp.
Những ngày tháng khó khăn ấy tiếp diễn tưởng như chưa bao giờ dừng lại. Ngày tôi còn bé, người trong thôn chưa bao giờ gọi đúng tên tôi mà chỉ gọi anh là "đứa trẻ con nhà mù, què".
Mỗi lần nghe vậy, bố tôi đều không để yên, thậm chí là cãi nhau tay đôi với những người nói lời ác ý. Còn mẹ tôi vì không nhìn được nên chỉ đành lẩm bẩm mắng: "Chúng tao mù lòa què qoặt nhưng thằng bé lành lặn, chúng mày không được phép gọi như vậy. Nói cho chúng mày biết, sau này lũ chúng mày sẽ chẳng có đứa nào bằng được con tao."
Quả là như vậy, về sau, tôi đứng đầu huyện trong kỳ thi vào trung học phổ thông. Bố mẹ tôi được phen mở mày mở mặt. Cũng kể từ đó, huyện chu cấp tiền cho tôi lên thành phố học.
Ngày tiễn tôi đi học cũng là lần đầu tiên trong đời bố mẹ tôi ra khỏi vùng quê miền núi nghèo khó. Lúc lên xe, tôi khóc như mưa. Bố tôi một tay đỡ mẹ, một tay lau nước mắt cho tôi và dặn:
"Con trai, vào trường rồi nhớ học hành chăm chỉ, sau này ở đó tìm việc làm rồi cưới vợ. Người ta có hỏi về bố mẹ thì cứ nói con là trẻ mồ côi, nếu không họ sẽ coi thường con, con sẽ không lấy được vợ đâu.
Nếu con không lấy được vợ, bố mẹ thật không có mặt mũi nào đi gặp ông bà tổ tiên."
Tôi không chấp nhận việc đó, làm sao có thể nhẫn tâm như thế với bố mẹ đây?

Nhưng rồi bố gợi lại chuyện cũ, chuyện khi tôi mới đi học. Vì tôi là con của một người què và một người mù mà bạn bè mang tôi ra làm trò đùa, đến thầy cô giáo trong trường cũng không thích tôi.
Bố cũng dặn sau này lấy vợ thành phố thì cứ nói với nhà vợ bố mẹ là chú và thím của con là được.
Về sau, tôi tìm được việc làm và có bạn gái. Nhưng lần đầu tiên đưa cô ấy về nhà, chưa kịp ăn một bữa cơm, cô ấy đã bỏ đi vì coi thường bố mẹ tôi, nói gia đình tôi có vấn đề, sau này sinh con ra sẽ không khỏe mạnh. Tôi đã vô cũng tức giận và quyết định chia tay.
Sau đó, tôi gặp cô bạn gái thứ hai và là vợ tôi bây giờ. Tôi rất yêu cô ấy và rất sợ mất cô ấy. Gia đình cô ấy lại khá giả, bố mẹ vợ đều là người có chức sắc. Nếu làm thông gia với bố mẹ tôi, tôi e rằng hoàn cảnh của gia đình tôi sẽ làm xấu thể diện của họ.
Vì thế, tôi đành làm theo lời bố dặn, chỉ tranh thủ lúc đi học hoặc đi công tác mới về thăm bố mẹ. Mỗi dịp lễ tết, tôi nhớ họ lắm nhưng không thể làm gì.
Cảm ơn cô đã lắng nghe tôi nói nhiều như vậy, bây giờ tôi dễ chịu hơn rồi



Có hai việc không thể chờ đợi hay chần chừ ở đời, một là chăm sóc sức khỏe bản thân và hai là hiếu kính với bố mẹ.

Nghe xong câu chuyện của chồng, tôi không ngăn nổi nước mắt. Cuối cùng thì tôi đã hiểu nỗi khổ tâm của chồng. Tôi quyết định xin nghỉ phép ngay sau chuyến công tác, một mình tìm về nhà anh.
Đường núi quả rất khó đi. Chân tôi phồng rộp nhưng điều đó không ngăn được nguyện vọng của tôi.
Vị trưởng thôn dẫn tôi đến nhà chồng khi hai cụ đang tách ngô. Nhìn thấy tôi, bố chồng kinh ngạc đánh rơi bắp ngô trên tay.
"Sao con lại ở đây?"
– giọng ông run rẩy. Mẹ chồng tôi sau khi biết chuyện cũng vội giơ hai tay về phía tôi.
Đặt hành lý xuông, tôi nắm lấy tay bà và quỳ xuống, nói:
"Bố, mẹ, con đến đón bố mẹ về nhà."
Bố mẹ tôi cảm động rưng rưng. Mẹ chồng ôm chặt lấy tôi, khóc ướt bả vai. Lúc chúng tôi đi, trong thôn đã đốt pháo chúc mừng. Tôi nghĩ, bố mẹ chồng tôi đã có thêm một lần nữa được mở mày mở mặt.
Về đến nhà, chồng tôi ra mở cửa. Anh đã vô cùng ngạc nhiên khi tôi trở về cùng bố mẹ.
"Anh à, em chính là người đã nghe câu chuyện của anh. Em đón bố mẹ về rồi. Bố mẹ chúng ta hoàn hảo đến thế, tại sao anh có thể để các cụ trên núi chứ?"

Anh xã ôm tôi thật chặt, nước mắt chảy dài. Và tôi đã cảm nhận được niềm hạnh phúc từ anh.
Khi bố mẹ còn sống, hãy hiếu thuận, chăm nom cho thật tốt, đó là đạo lý sống ở đời mà dù là ai, người làm con cũng phải ghi lòng tạc dạ.

Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jan/2018 lúc 5:31am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jan/2018 lúc 8:46am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Jan/2018 lúc 3:15am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Jan/2018 lúc 9:26am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jan/2018 lúc 9:51am

Xuân Lạnh Lòng Người

Đón tôi trước cổng bệnh viện Ung Bướu Tp HCM là Lan, cô em gái với cặp mắt u buồn, quầng đen. Nó khẽ khàng nói nhỏ:
- Bác sĩ nói mẹ bị suy tim và thiếu máu cơ tim, nên khi mỗ ung thư vú cho mẹ thì…nguy cơ…không tỉnh lại. Họ buộc em phải ký tên đồng ý chị ơi!

Hai chị em tôi lây lất ngồi chờ trước cửa phòng giải phẫu với tâm trạng bất an, lo lắng. Đúng hai giờ chiều, một danh sách bệnh nhân đã mỗ và hồi tỉnh được thông báo…Không có tên mẹ tôi.
Lại một lần nữa, tâm trạng chúng tôi rối bời, Lan lâm râm cầu nguyện Phật bà Quan Âm, tôi âm thầm cầu xin Đức mẹ Maria cùng tổ tiên phù hộ.
Và sáng hôm sau, mẹ tôi được đưa xuống trại trong tình trạng bị cắt bỏ một phần thân thể. Lòng tôi vui, buồn lẫn lộn. Vui vì mình vẫn còn được nhìn thấy mẹ, buồn vì bầu sữa ngọt ngào ngày xưa, đã nuôi bảy chị em chúng tôi lớn khôn mà không cần có sự trợ giúp của sữa hộp, nay đã bị khối u ác tính cướp mất. Thôi thì đành vậy, phải bỏ nó để cứu mẹ mình chứ! Hai chị em tôi tự an ủi với nhau…

Trại… Là nơi khám bệnh và cũng là nơi lưu giữ bệnh nhân hậu phẫu. Phòng bệnh rộng chưa đến 16 m2 mà sức chứa tới 9 - 10 giường bệnh, 22 bệnh nhân cùng những thân nhân nuôi bệnh. Gầm giường là nơi các thân nhân dùng để làm tủ cất những vật dụng cần thiết cho bệnh nhân và để trải chiếu ngủ khi đêm xuống.

Lan nhìn gầm giường rồi nhìn tôi thì thào:
- Em và chị ngủ dưới đây ư?
Dù Lan hỏi rất nhỏ, nhưng cũng đủ để một chị nuôi mẹ nằm giường kế bên nghe rõ, chị lớn tiếng:
- Sao không ngủ được? Vào đây rồi, giàu có gì thì cũng phải chịu thôi…
Chị chỉ tay về phía cậu bé độ khoảng 10 tuổi đứng lớ ngớ bên ngoài và một thanh niên ngồi sát góc phòng, nói tiếp:
- Đó, thằng bé kia, cậu thanh niên này cũng nuôi mẹ, nuôi vợ…cũng ngủ như vậy đấy!

Tôi đã thâm nhập vào cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày trong phòng bệnh như vậy cho tới một buổi chiều…. Phòng kế bên có một bệnh nhân vừa mới ra đi, tôi nhìn theo tấm drap trắng toát quấn kín thân người, rồi nhìn Lan thở dài:
- Mong sao cho mẹ mau hết bệnh!
Lan gật đầu, cười buồn:
- Không khéo, sau khi mẹ xuất viện sẽ nuôi bệnh lại hai chị em mình quá!
Bất chợt, tôi trông thấy cậu bé dáng gầy gò phòng 206 kế bên, có cái tên Lèo nghe rất ngộ nghĩnh, đứng lặng lẽ nhìn theo băng ca. Tôi đi nhẹ đến gần, khều vai, nắm tay dắt lại băng ghế “Điều tra”:
- Cháu vào đây bao lâu? Mẹ bệnh ra sao rồi?

Cậu bé thoáng chút ngạc nhiên nhìn tôi, nhưng rồi cũng thỏ thẻ kể.
Cha bỏ ra đi khi phát hiện mẹ bị ung thư gan thời kỳ thứ 3. Không người thân thích giúp đỡ, hai mẹ con phải bán nhà, cậu bé bỏ dở việc học, tay xách tay đùm cùng mẹ từ quê nghèo Đồng Tháp lên thành phố chữa bệnh. Cậu bé chỉ mới lên 10, cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới đã phải thức dậy lúc 3g30 sáng, xếp hàng trước cổng bệnh viện để xin cháo của Hội Chữ thập đỏ Thiện Tâm, rồi chạy đến xếp hàng ở chùa Bảo Vân gần đó để xin cơm chay, chiều lại tất tả chạy đi xin cơm, xin nước.
Những lần người mẹ vật vã rên la, khóc lóc vì hóa trị, xạ trị, tóc rụng sạch sẽ. Cậu bé như ngồi trên đống lửa, ứa nước mắt đau xót, chạy ra chạy vào đắp khăn ướt lên mặt, lên đầu, với ý muốn giảm cái nóng trong người của mẹ.
Rồi những cơn vật vã, hành hạ do hóa chất vào người qua đi, cậu bé bón từng muỗng cơm, thìa cháo cho người mẹ bệnh tật, ốm yếu.
Do đó, cái tên “Lèo” là lèo lái được mọi người xung quanh đặt thay cho tên Tèo của cậu bé.

Bệnh viện ung bướu là nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết, có lẽ hiểu được điều đó nên các hội, đoàn, các nhà hão tâm, các chùa chiền, thanh niên tình nguyện đều tập trung đến đây phân phát những tô cháo, những bát cơm, những món quà, tiền bạc, để chia sẻ những cơn đau, những thiếu thốn của bệnh nhân bằng tấm lòng từ thiện.

Tôi được cậu bé động viên “Thức dậy” xin cháo. Vừa bước qua cổng bệnh viện, đã thấy đoàn người xếp hàng rất dài, tôi lùi lại định quay trở vào, cậu bé nắm tay tôi:
- Cô cứ theo cháu, không lâu đâu! Sẽ có ngay ấy mà…cháo ngon lắm!
- Nhưng….Cô ngại quá! Phải để cho người nghèo…
Người phụ nữ đứng sát bên tôi, chêm vào:
- Vào bệnh viện này ai cũng phải chạy chữa “trường kỳ kháng chiến” cũng có thể coi đây là nhà của mình, cứ tự nhiên nhận tấm lòng của các nhà từ thiện, để tiền mà lo thuốc thang cho người bệnh!
Thật vậy, cháo thịt rất ngon…mùi thơm của hành phi, của tôm khô, của thịt tươi…Tóm lại, ngon hơn canteen, tôi cảm nhận được điều đó do người nấu kỹ lưỡng, bằng cả tấm lòng, bằng sự nhiệt tình với ý nghĩ “Thương người như thể thương thân”
Nào cháo đậu đỏ, cháo đậu xanh thay đổi thường xuyên, lại được phát thêm tờ báo để vừa ăn vừa xem…thời sự cho đỡ buồn.
Sau buổi lấy cháo, cậu bé lại lôi tôi đi xếp hàng ở chùa Bảo Vân, tôi rụt rè nhìn các sư cô với khuôn mặt hiền từ, phúc hậu khi được hỏi:
- Bệnh mới hả? Nhà chị mấy người ăn cơm?
Tôi ấp úng vài giây, nhưng cũng đáp gọn:
- Dạ thưa ba người!
Ba xuất cơm chay, quả thật cũng rất là ngon vì bao lâu nay tôi chỉ biết thịt cá, gà vịt, chứ không hề nếm thử mùi vị tương chao, rau cải là gì. Tôi ngộ ra một điều, lòng tôi chưa được thanh thản, vẫn đua chen sóng gió, đầy những dục vọng hỉ, nộ, ái, ố của con người trên thế gian này.
Và giờ đây, ngồi lặng yên nhìn những chiếc lá vàng rơi lác đác trong sân bệnh viện, nhìn cơn đau hành hạ người mẹ kính yêu của tôi, nhìn hơi thở nặng nhọc của các bệnh nhân vào giai đoạn cuối, tôi không khỏi giật mình tự phán xét bản thân, đã làm được điều gì cho nhân loại, cho cộng đồng?

Mùa xuân lại về, thời gian chuẩn bị bước sang năm mới ngày càng gần hơn, các chị em tôi bàn tính việc đón tết cho mẹ, thì ngoài hành lang xôn xao. Tôi phát hiện có một người vừa mới ra đi, liền nhanh nhẹn khép cửa phòng vì “Luật lệ” và nỗi lo sợ của các bệnh nhân trong bệnh viện là không nên nhìn theo người đã mất, sẽ bị…dẫn đi theo?!
Nhìn qua khe hở của vạt cửa, tôi giật mình khi thấy một đôi chân nhỏ bé quen thuộc đi theo băng ca, tôi lặng người vài giây rồi bước nhanh ra cửa nhìn theo bóng cậu bé, miệng ú ớ:
- Ơ…cháu…Lèo!
Cậu bé quay lại nhìn tôi bằng đôi mắt sâu thẫm, không nói lời nào rồi lầm lủi đi theo băng ca, khuất dần sau dãy hành lang vắng.

Mùa xuân ấm áp, nhưng tôi cảm thấy lạnh và tôi biết chắc rằng cậu bé cũng lạnh như tôi, lạnh bên ngoài, lạnh cả tâm hồn.
Rồi mai đây, khi mọi người quây quần bên tổ ấm gia đình, cùng vui vẻ đón xuân sang, có mấy ai biết được cậu bé sẽ đi đâu và về đâu?

Nguyễn Xuân Hồng




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Jan/2018 lúc 10:15am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2018 lúc 1:23pm

Việt Kiều về Việt Nam ăn Tết   <<<<<






Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Jan/2018 lúc 1:24pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.523 seconds.