Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Nov/2017 lúc 8:34am

LÝ CON SÁO SANG SÔNG   <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Nov/2017 lúc 8:42am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Nov/2017 lúc 8:56am

Tại Black Friday


Năm nào chị Bông cũng bận rộn cho bữa tiệc Lễ Tạ Ơn, năm nay chị có mời hai gia đình bạn thân nên càng bận rộn hơn. Ngoài việc chính là nướng con Gà Tây to tướng, chị phải làm vài món phụ khác xung quanh con gà Tây thật đúng điệu và đặc sắc. Các bạn hứa hẹn mỗi nhà mang đến vài món ăn Việt Nam cũng đình đám lắm, nào thịt bò nướng lò, cá hấp hành gừng, cua lột tẩm bột… Chắc sau bữa tiệc Tạ Ơn này chị lại phải ăn kiêng cho vơi bớt chất bổ béo trong người thôi. Dịp lễ tết vui nhiều mà cũng… tai hại nhiều.
Trong lúc con gà tây đang nướng trong lò, thì chị Bông lôi một đống báo ra để đầy bàn, anh Bông ngạc nhiên:
- Em đang bận túi bụi còn đọc báo nữa hả?
- Không phải em đọc báo bình thường đâu nhé, mà em đang “nghiên cứu” xem tối nay tiệm nào sẽ mở cửa bán hàng ngày “Black Friday” sớm ấy mà.
Anh Bông sửng sốt:
- Úy trời ! hôm nay em có chắc là còn sức đi shopping không? Sau khi đã phục vụ một bữa tiệc Tạ Ơn đông người, đi mua sắm Black Friday trong đám đông chen chúc. Với lại kinh nghiệm năm ngoái…
Chị Bông gạt phăng:
- Giá nào em cũng đi, hôm nay thiên hạ lên net ầm ầm để tìm kiếm ngày giờ, nơi chốn nào mở cửa bán hàng Black Friday thì cũng không thể thiếu em…
Rồi chị vặn vẹo hỏi chồng:
- Anh nói kinh nghiệm năm ngoái là ám chỉ gì chứ?
- Thì năm ngoái cũng không thể thiếu em, em cũng bon chen mua hàng đêm lễ Tạ Ơn và mua về một đống thứ giá rất rẻ mà không cần đến như áo khoác, áo ngủ… vẫn còn nguyên nhãn hiệu treo chật cả closet ra đó.
Chị Bông bào chữa:
- Chưa bằng bạn em, năm kia hay năm kìa gì đó hai vợ chồng cùng thức khuya dậy sớm lúc tờ mờ sáng đứng xếp hàng trong gió lạnh sương khuya để vào Best Buy mua được mỗi người 1 cái lap top, mà cho tới năm nay vẫn… chưa cần dùng đến, vẫn để dành chật cả nhà, và hình như… lỗi thời rồi vì hàng điện tử nhanh thay đổi lắm.
- Thấy thế em… chừa chưa?
Chị Bông bướng bỉnh:
- Chưa chừa, năm nay em sẽ mua các món hàng khác, sẽ đi sớm hơn để giành chỗ và mua… gỡ gạc lại, bù lại cho năm ngoái. Các cửa tiệm thường bán vào sáng sớm sau ngày lễ Tạ Ơn, nhưng một số tiệm nhanh nhẩu bán ngay đêm Lễ Tạ Ơn. Coi như có… hai “ca” bán hàng, em quyết định sẽ đi mua sắm vào “ca” nhất tối nay, sau khi chúng ta ăn tiệc Tạ Ơn xong. Hết niềm vui này đến niềm vui kia thế mới nóng sốt để tạm quên đi những cơn gió lạnh lúc sang mùa.
- Không ngờ em yêu đời đến thế. Vậy anh và 3 con có cần đi với em không?
- Giời ơi, dịp may và dịp vui thế này cả nhà mình phải đi hưởng chứ, 3 đứa con nhà mình sẽ thích lắm đấy.
Anh Bông thở dài lê thê:
- Chỉ có em thích thôi, đừng tăng cường thêm 3 con cho hùng hậu nhé, đừng kéo theo 3 con làm hậu thuẫn nhé, bọn nhỏ chỉ là ham vui khi được thức đêm, được vui chơi nơi chỗ đông người. Mà thôi, dù “hoàn cảnh” nào anh cũng chấp nhận theo chân mẹ con em.
Chị Bông không để ý đến thái độ của chồng, vẫn vừa xem báo vừa hào hứng lên kế hoạch:
- Tối nay chúng ta sẽ vào tiệm Toy R Us lúc 8 giờ, đến 9 giờ thì “quẹo” sang Target, xong rồi thì “tạt” vào Wal mart lúc 10 giờ để mua vài thứ đồ dùng, kế tiếp thì…
Anh Bông chịu không nổi:
- Nghe em “quẹo” vào “tạt” vào, nhẹ nhàng như cơn gió thoảng, như dạo chốn công viên vắng người, em nên nhớ mỗi nơi em đến là em phải bon chen giữa rừng người, giữa một đống hàng hóa bị bới lộn tùng phèo và khi mang ra quầy tính tiền phải nhích lên từng centimet để đến lượt. Tóm lại là em phải mua sắm với tốc độ tên bay ngựa chạy thì mới kịp. Mà em còn tính đi đâu nữa?
- A, còn những tiệm mở cửa lúc nửa đêm, không đến cũng tiếc lắm anh ơi…
Anh Bông giận lẫy:
- Thế thì xong vụ mua sắm nửa đêm em thức luôn tới tờ mờ sáng mua sắm thêm phùa nữa đi. Giai đoạn này có nhiều cửa tiệm xịn cho em mua sắm đó.
Chị Bông nỉ non:
- Mỗi năm mới có một lần cho mình mua sắm giá rẻ mà anh… vừa vui vừa tiết kiệm ngân sách gia đình. Bao nhiêu người cũng thế chứ có riêng em đâu.
- Ôi, nhiều người quanh năm tiêu xài bạt mạng, tới mùa này, ngày này cũng bày đặt tiết kiệm ngân qũy gia đình.
Chị Bông kiên nhẫn giải thích:
- Đây không phải là “phong trào” hay “mua vui” đâu anh. Truyền thống của người Mỹ đấy, một nét văn hóa mua sắm đẹp đấy. Sau lễ Tạ Ơn, là cuối mùa Thu thời tiết mát mẻ, là mùa mua sắm cho dịp lễ tết kế tiếp Giáng Sinh và Năm mới, những món qùa trao tặng cho nhau.
Anh Bông cũng giải thích theo kiểu của mình:
- Anh cho là dân thương mại muốn bày trò ra để bán hàng, để kiếm tiền. Nối tiếp Black Friday sẽ là “Cyber Monday” những công ty bán hàng trên online cũng hốt bộn bạc. Người Mỹ làm thương mại và kiếm tiền nhiều cách, nhiều kiểu, anh có một người bạn cùng hãng tên Thân, nhân dịp thằng con lên đại học anh này ra dealer mua 1 chiếc xe hơi tặng con, anh xem chiếc Honda, giá đòi $ 23, 500. Trả gía $ 18, 500 và sẽ trả bằng tiền mặt, mà anh Saleman vẫn không bán, nhưng anh Saleman gạ gẫm sẽ đồng ý bán với điều kiện anh Thân phải mượn nợ, mục đích để anh ta được ăn tiền huê hồng và giúp chỗ cho vay nợ kia có job. Nghe khôi hài mà có thật, người bán đôi khi không thích người mua trả cash ngay tại chỗ đâu, nếu thế thì ngân hàng và tiệm cho vay nợ sống với ai? Em mà mua nhà ký giấy trả nợ kéo dài 30 năm họ sẽ sung sướng hơn là em nhanh nhẩu trả ngắn hạn trong vài năm.
- Anh chỉ “thành kiến” thôi… chuyện nào ra chuyện ấy…
- Thôi, anh chịu thua em. Riêng anh, thấy cái cảnh đứng xếp hàng trước cửa tiệm trong ngày Black Friday có anh chàng đã mất kiên nhẫn khi bị chen lấn, nổi sung thiên lên đánh nhau với người ta thì chẳng đẹp tí nào…
- Đó chỉ là chuyện cá nhân lẻ tẻ. Còn em nhìn những khuôn mặt rạng rỡ phấn khởi khi mua sắm trong ngày Black Friday em đã hiểu và vui lây, em muốn mua sắm suốt đêm không về luôn đó…
Thấy chồng chưa vui vẻ gì chị Bông kiếm chuyện khoe thêm làm quà mua vui cho chồng:
- Anh ơi, báo đăng sau ngày lễ Tạ Ơn thì người ta sẽ chở một cây Thông to đến tòa Bạch Ốc để trang trí cho Giáng Sinh. Đích thân phu nhân tổng thống, hai ái nữ và đệ nhất con chó cưng của họ ra tiếp nhận cây thông này. Ôi, những ngày lễ Tết mới vui làm sao, anh cười lên với em nào…

********************

Bữa tiệc Thanksgiving đông vui bắt đầu lúc 5 giờ và tàn cuộc lúc gần 7 giờ chiều. Hai gia đình người bạn của chị Bông cũng cần về nhà nghỉ ngơi để chuẩn bị cho buổi mua sắm Black Friday. Bạn bè với nhau có khác, họ cũng nao nức đi mua sắm như chị Bông.
Tất cả những dĩa bát, ly giấy, chai, hộp và những thức ăn thừa vương vãi anh Bông tống hết vào một bao rác to.
Còn chị Bông thì gói ghém cất những món ăn được vào tủ lạnh và rửa ngay những thứ cần rửa. Chỉ một lúc là nhà cửa lại sạch sẽ gọn gàng.
Bây giờ chị Bông mới gọi 3 đứa con lại:
- Tabi, Betsy và Holden lại đây mẹ hỏi ý kiến.
Ba đứa trẻ chạy ùa lại bên mẹ, chúng cảm thấy mình quan trọng khi mẹ nghiêm chỉnh nói:
- Chúng ta sẽ có 2 “ca” để mua sắm cho ngày Black Friday này, “ca” một ngay tối này và “ca” hai sáng sớm mai. Vậy các con muốn đi với mẹ “ca” nào?
Ba đứa cùng nhao nhao vui thích:
- Con muốn đi ngay bây giờ…
- Đi luôn hai “ca” đi mẹ ơi, tối nay và sáng mai.
- Con sẽ được chọn lựa nhiều thứ... vui quá!
- Còn con không thích ngủ, chỉ thích đi chơi. Thằng út Holden kết luận bằng ước muốn của nó.
Anh Bông xen vào: - Mẹ con em rủ nhau đi mua sắm mà như đi làm việc, ca một, ca hai… nghe cảm kích quá…
Chị Bông ra quyết định: - Chúng ta sẽ đi ngay bây giờ, nào các con thay quần áo... và sẽ đi “ca hai” nếu các con còn tỉnh táo.
Lũ trẻ reo to:
- Nhất định con sẽ không buồn ngủ.
- Nhất định con sẽ thức suốt đêm nay.
- Con sẽ mặc quần áo đẹp nhất và đi đôi giày đẹp nhất…
Chúng ríu rít chạy ra closet, con Tabi 10 tuổi và Betsy 8 tuổi thì tự lo cho mình được. Anh Bông chỉ cần giúp thằng Holden 5 tuổi mà thôi, thằng bé thuộc loại kén chọn cầu kỳ hơn cả hai bà chị, phải đúng cái áo, đôi giày nó thích thì mới chịu mặc. Nó thích mặc quần cài nút chứ không chịu mặc quần lưng thun và bắt chước bố thọc hai tay vào túi quần ung dung bước rất là “đàn ông” và lịch lãm...
Mười lăm phút sau là cả nhà đã sẵn sàng ra xe, cần nhanh chóng đến tiệm xếp hàng sớm chút nào hay chút ấy. Anh Bông đến tiệm Toy R Us trước, như lịch trình mà chị Bông đã đưa ra.
Đến tiệm lúc 7 giờ rưỡi thì coi như muộn màng, người ta đã xếp hàng dài dằng dặc trước cửa, xếp hàng bằng cắm lều, bằng ngồi đủ kiểu chắc vì đã mỏi gối chồn chân.
Chị Bông vội dắt con đứng vào hàng, có chỗ còn hơn không, chị vẫn tin sẽ tìm mua được những món đồ chơi vừa ý cho 3 con mình và một số để làm quà tặng cho trẻ con nhà khác khi ngày lễ Giáng Sinh đang đến, vì mỗi người mỗi ý, những món người ta chê biết đâu lại là món mình đang cần.
Ba đứa con được đứng trong hàng thì vui lắm, chúng tưởng là chỉ trong chốc lát sẽ được tung tăng bước vào tiệm nhưng chờ 30 phút nữa mới đến giờ tiệm mở cửa, trong gió lạnh cuối tháng 11 mới thấy sự đợi chờ thật vô giá, hết Tabi đến Betsy đến Holden phàn nàn là mỏi chân, là lạnh qúa dù đứa nào cũng có áo khoác hẳn hoi.
Ba chị em chán ngán không đứng xếp hàng với bố mẹ nữa, chúng chạy ra khỏi hàng và chạy đuổi nhau vui đùa dưới ánh đèn sáng sủa và đám đông ồn ào chung quanh, nhờ thế anh chị Bông đỡ sốt ruột, đỡ áy náy thương con… Đúng 8 giờ cửa tiệm Toy R Us mở toang ra, cả dòng người ùn ùn túa vào như đàn ong vừa vỡ tổ, anh Bông đã chạy ra tóm 3 đứa con đứng vào cạnh chị Bông để cả nhà cùng chen vào tiệm vì sợ thất lạc mỗi người một nơi. Ba đứa trẻ sung sướng, chúng hoa mắt trước những kệ hàng chất đầy hàng hóa đủ màu sắc, đồ chơi cho con trai, cho con gái theo từng lứa tuổi, đủ loại, đủ nhãn hiệu sản xuất không thể nào nhớ hết nổi.
Chúng thấy món đồ chơi nào cũng hay, cũng đẹp, chúng tưởng như được lạc vào chốn thiên thai mà những món đồ chơi là qùa tặng từ trên trời rơi xuống đang chào mời chúng. Ba đứa thi nhau lựa chọn và món nào cũng thích, cũng vội quẳng ngay lên xe sợ người khác lấy mất.
Chị Bông phải luôn miệng nhắc nhở ba đứa con:
- Các con ơi, hàng hóa mua phải trả tiền chứ người ta không cho free đâu nhé.
- Mẹ nói hôm nay tiệm bán giá rất rẻ mà… Tabi nói.
- Dù rất rẻ, chúng ta chỉ mua những món nào đáng mua thôi con.
Anh Bông thì lẳng lặng đẩy xe mặc cho vợ con mua sắm, nhưng mỗi khi các con anh quẳng đồ lên xe một cách vô tội vạ, thì lúc chúng mải mê ngắm nhìn hay lựa chọn món hàng khác anh đã kín đáo trả lại món trên xe vào quầy mà chúng không hề hay biết, và chúng chẳng tài nào nhớ nổi mình đã chọn món gì, đã mất món gì. Thế nên cả cha mẹ và con cái đều thỏa thuê hài lòng.
Tàn cuộc mua sắm ở Toys R Us anh Bông lại tức tốc chở vợ con đến Target, nhanh chóng, đúng hẹn như ca sĩ chạy show. Khi đến Wal Mart thì lũ trẻ đã ngủ gục trong xe, anh chị Bông phải đánh thức chúng dậy…
Mua sắm xong ở Wal Mart thì đã qua 12 giờ đêm, ra khỏi tiệm gió càng nhiều càng lạnh. Thằng Holden ngủ gục trên vai bố, còn Tabi và Betsy thì sự hào hứng ban đầu đã biến mất, hai đứa ủ ê như hai con gà mắc mưa bước lê thê ra xe…
Khi cả nhà đã lên xe, anh Bông hỏi:
- Bây giờ em và các con còn muốn đi mua sắm tiệm nào nữa không? Anh sẵn sàng chở đi tiếp.
Chị Bông chưa kịp trả lời thì Tabi trả lời trong cái ngáp:
- Không, bố ơi, con mệt rồi, con muốn về nhà đi ngủ.
Betsy rầu rỉ:
- Không, bố ơi, con lạnh quá, con muốn về nhà chùm chăn…
Còn thằng Holden vẫn đang ngủ say nên khỏi cần nghe nó phát biểu cũng hiểu rồi. Chị Bông suy nghĩ một lúc và tổng kết:
- Em cũng sắm được một mớ quà và đồ dùng, tính nhẩm sơ sơ cũng tiết kiệm được gần trăm đồng chứ ít gì, coi như không uổng phí công cả nhà mình đi mua sắm tối nay, vừa vui vừa có ích, coi như chúng ta “thành công” rồi. Chúng ta về nhà thôi.
- Thế em có muốn mua sắm “ca” hai không thì sáng mai chúng ta lại thức dậy sớm, kiếm thêm một mớ lời nữa?
Chị Bông tiếc rẻ:
- Em muốn lắm nhưng không biết sáng mai còn sức mà dậy sớm không? chuyện đó tính sau... Nhưng… hình như anh nói móc em đấy hả?
Chồng không trả lời, thế là chị khăng khăng:
- Nhất định sáng mai em sẽ đi mua sắm nữa đấy.
Cả nhà chị Bông về đến nhà thì mệt nhoài ai cũng muốn lên giường ngủ ngay. Ngày mai lũ trẻ còn nghỉ học sẽ tha hồ ngủ và thức dậy bất cứ lúc nào.
Nhưng chị Bông mới ngủ được một lúc thì thằng Holden thức giấc và cất tiếng khóc, tiếng khóc mệt mỏi lạ thường, chị Bông hốt hoảng khi sờ thấy người thằng bé nóng hừng hực lên, chị vội gọi chồng dậy để lấy thuốc giảm nóng cho Holden uống, trong khi chị ra tủ lạnh lấy đá để ướp vào khăn đắp lên trán Holden cho giảm nhiệt. Chị lo âu dăn chồng:
- Anh lấy cho đúng thuốc nhé, đừng mê ngủ mắt nhắm mắt mở mà lộn thuốc đấy.
Anh Bông hỏi mà giọng còn ngái ngủ:
- Nó bị làm sao thế?:
- Thằng bé bị cảm lạnh rồi.
Anh Bông tỉnh ngủ ngay:
- Nó nóng sốt là… tại em, đêm hôm gió lạnh đứng ngoài trời cả giờ đồng hồ, rồi mang con đi hết chợ này đến chợ kia, chỉ vì em ham mua đồ rẻ mà bắt các con phải phong trần suốt đêm.
- Nhưng lúc chúng ta ra về Holden vẫn bình thường và ngủ trên vai anh mà?
- Thì lúc ấy nó mới bị thấm lạnh và mệt, bằng cớ là nó ngủ lì bì… bây giờ cơn cảm sốt mới hiện ra, hành hạ thằng bé…
Cho thằng Holden uống thuốc xong, chị Bông đặt Holden nằm xuống và lấy chiếc chăn mỏng đắp lên người con cho thoáng, chị vẫn còn lo lắng:
- Nếu sáng mai nó không bớt thì phải đi bác sĩ thôi.
Anh Bông cằn nhằn:
- Hôm nay em mua đồ tiết kiệm được gần một trăm đồng, mai đi bác sĩ và mua thuốc chắc sẽ hết lời mà còn… lỗ vốn nữa đấy.
Chị Bông than thở:
- Sao anh cứ kết tội em làm thằng bé Holden bị cảm! em có muốn thế đâu, em chỉ muốn các con vui…
Thấy vợ buồn và xót xa vì thương con, anh Bông cảm động vội nói:
- Ừ thì không phải tại em. Tại… Black Friday vậy, có chữ “black” là đen tối, là xui xẻo mà. Thôi, ngủ đi em, sáng mai dậy rồi tính tiếp…
Chị Bông nhỏ nhẹ:
- Đêm nay em sẽ ngủ với ước mơ…
Anh Bông lo ngại ngắt lời:
- Đừng có nói là em ước mơ sáng mai dậy sớm đi mua sắm đợt hai như em đã vênh mặt khoe anh đêm qua nữa nhé?
Chị Bông nhẹ vuốt ve lên khuôn mặt thằng Holden đang say ngủ, thì thầm tiếp:
- Em lòng dạ nào nữa chứ khi con em đang ốm, em chỉ ước mơ ngày mai chúng ta thức giấc thấy thằng Holden khỏe lại, cơn nóng sốt biến mất, nó lại chơi đùa với Tabi và Betsy, để em rảnh tay mang món gà tây còn thừa ra chế biến cho chồng con một bữa tiệc Tạ Ơn tiếp nối cho rộng tủ lạnh. Anh đồng ý không?
Anh Bông cảm động ôm vợ:
- Thế thì anh Tạ Ơn em lắm lắm. Nếu chốc nữa anh có ngủ mơ thì trong giấc mơ anh cũng Tạ Ơn em thêm một lần nữa đó.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Nov/2017 lúc 9:35am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2017 lúc 11:06am

Cây Giáng Sinh Của Bà Nancy

Bà Nancy đang nằm trên giường, khi tôi đến gần, bà nắm tay tôi, giọng thều thào mừng vui:
- Sandra, con đến thăm mẹ phải không?
Tôi gỡ tay bà ra, đẩy cái xe lăn lại gần bà hơn, giọng bà vừa vui vừa rên rỉ:
- Con của mẹ! Sao con im lặng?
Tôi đáp dịu dàng, nhưng như một cái máy ra mệnh lệnh:
- Chúng ta hãy xuống phòng ăn lunch.
Trong lúc tôi dìu bà ngồi vào xe lăn và seat belt, bà ngoan ngoãn làm theo mọi sự sắp đặt của tôi nhưng miệng vẫn không ngớt lẩm bẩm:
- Sandra! Sandra! Con đang về thăm mẹ phải không?
Và dường như bà cũng mệt mỏi vì những câu hỏi liên tục của bà không được trả lời, bà im lặng, sự im lặng chìm đi trong không gian căn phòng hẹp chỉ có hai người, tôi và bà Nancy.
Công việc làm trong Nursing home rất vất vả, suốt 8 tiếng một ca, hầu như phải đi liên tục, hiếm khi được ngồi nghỉ, ngay cả giờ ăn lunch cũng chưa chắc được yên, lúc nào tiếng chuông ở các cửa phòng cũng có thể ring lên, và cái đèn hiệu nhấp nháy như thúc giục.
Hết người này gọi, đến người khác kêu, nhiều khi chẳng có chuyện gì cần thiết cả, có bà đói bụng, đòi một ít snack, có bà – khi tôi vội vàng chạy tới - thì nói tao đâu có gọi mày, tại tay tao lỡ đụng vào cái nút alarm!
Bà Rose là nhân vật điển hình của chuyện bấm chuông… vô tội vạ, 10 lần thì hết 8 lần bà bảo tao buồn quá, tao muốn tâm sự với mày một chuyện, rồi bà thao thao nói, như một căn bệnh lên cơn không thể dừng lại được:
- “Ngày xưa, tao và anh Derek ở cùng một town nhỏ, ở đấy có một khu rừng, hai chúng tao thường hẹn hò vào những buổi chiều, rừng chiều rất đẹp…”
Tôi đã phải ngắt dòng tâm sự của bà và đi đến đọan cuối luôn, nếu không thì bà sẽ kể cho đến tối cũng chưa xong chuyện hẹn hò:
- “Biết rồi, bà đứng đợi Derek dưới một gốc cây, anh ta sẽ chạy đến với một bó hoa rừng trên tay mà anh vừa hái ở một bụi cây bên đường. Phải không?”
Và bao giờ Rose cũng nhìn tôi mỉm cười mãn nguyện:
- “Mày đã biết chuyện tình tuyệt vời của tao. Phải rồi, Derek yêu tao lắm!”.
Bà già gần đất xa trời, tâm trí ngơ ngẩn và vụng dại như trẻ con, câu chuyện bà kể tôi nghe hàng mấy chục lần, quanh đi quẩn lại có bấy nhiêu làm gì tôi không thuộc!
Còn bà Nancy, cũng lẩn thẩn như thế, chẳng hiểu sao cả tháng nay bỗng gọi tôi là Sandra, tên con gái bà. Mỗi khi gặp tôi, bà cứ khăng khăng rằng tôi là Sandra, bà làm phiền tôi quá, tôi mất rất nhiều thì giờ khi làm việc với bà, bà níu áo, níu tay, hỏi han đủ thứ, làm tôi không dứt ra được trong khi còn nhiều công việc khác đang chờ. Tôi không nỡ gắt gỏng với bà, vì trong thâm tâm, tôi vẫn còn nợ bà một món nợ khó trả, dù bà không biết, không bao giờ đòi lại món nợ đó.
Hôm nay cũng thế, tôi đẩy xe bà lên phòng ăn rồi, những người còn lại tôi làm không kịp, nên một co-worker phải chạy lại giúp tôi, để tất cả có mặt trong giờ lunch.
Tôi mới vào làm việc ở Nursing home này được 3 tháng.Tính nhanh nhẹn, láu táu cộng thêm cả sự… xớn xác của tôi, ngay mấy ngày đầu đã xảy ra hai “accident”.
Cứ mỗi khi đến giờ ăn, tôi có bổn phận nhắc nhở họ, hay dìu họ, đẩy xe lăn cho họ xuống phòng ăn. Có một lần, tôi vào phòng thì ông Thomas đang nằm ngủ ngon lành, tấm chăn mền đắp lên tới cằm, ông ngáy khò khò, tôi gọi ông không nghe, tôi liền… tốc mền lên cái “rụp”. Tức thì… Trời ơi! ông phản ứng làm tôi kinh hoàng nhảy xa ra vài bước, ông ngồi nhỏm dậy, mắt trợn tròn đầy tức giận và quát tháo một tràng, tôi chỉ nghe loáng thoáng cũng biết ông đang… chửi tôi. Ông Thomas bị tê liệt chân, không thể đi đứng được, nếu không thì ông ta đã nhảy bổ xuống giường, cho tôi vài cái tát là lẽ đương nhiên.
Chuyện thứ hai, xảy ra cho chính bà Nancy, cái bà hay níu kéo tôi, làm phiền tôi. Hay trời… quả báo tôi thế? Hôm ấy, bà ngồi xe lăn để tôi đẩy ra phòng ăn, hai tay bà để lên hai bên thành ghế, tôi len lỏi giữa những dãy bàn làm sao mà đụng vào cạnh bàn một cú thật mạnh, bà già chỉ kêu lên một tiếng “ow!” yếu ớt, rồi thôi, nhưng nét mặt bà nhăn nhó đầy vẻ đớn đau. Tôi nhìn thấy mu bàn tay bà sướt một đường dài và chảy máu. Tội nghiệp! da tay người già mỏng manh, vậy mà tôi giáng cho bà một cú đau điếng, nếu như bà còn tỉnh táo, thì chắc chắn bà cũng sẽ… chửi tôi như ông Thomas và kèm theo vài cái tát mới đích đáng. Lương tâm cắn rứt và áy náy, nếu tôi không nói thì chẳng ai biết lỗi tại tôi cả, nhưng tôi với tâm hồn đau đớn và tuyệt vọng, lên gặp bà supervisor, trình bày lại sự việc ông Thomas và bà Nancy để… xin thôi việc. Tôi cảm thấy không đủ khả năng và kiên nhẫn làm công việc chăm sóc những người già.
Bà supervisor đã dịu dàng khuyên tôi, ai làm việc cũng có sơ xuất, biết sai và sửa thì sẽ tốt thôi. Lần sau, nếu người ta đang ngủ thì đừng gọi dậy, hoặc họ sẽ xuống ăn sau, hoặc ta sẽ mang đồ ăn lên phòng cho họ. Tôi đã nghĩ thầm, ở Nursing home mà “oai” quá chừng, được tôn trọng, hầu hạ như ông bà chủ…
Mấy tháng trôi qua, công việc quen dần, tôi thấy yên tâm hơn, ông Thomas, chắc rằng trí nhớ chẳng bền lâu để mà oán ghét tôi đã làm một cái việc thô lỗ tốc mền khi ông đang ngủ say sưa nữa. Và bà Nancy thì càng không nhớ tí nào, nhưng hàng ngày nhìn vết sẹo nhỏ trên mu bàn tay bà, tôi vẫn cảm thấy day dứt một món nợ không biết phải trả bằng gì cho hết.
Mùa Giáng Sinh đang đến, ngoài đường phố, chợ búa, và các cửa hàng đã tấp nập những màu sắc xanh đỏ, tươi vui. Trong cái Nursing home nhỏ bé này người ta cũng góp phần với niềm vui chung của mọi người, mọi chốn. Tại phòng khách lớn, người ta vừa dựng xong một cây Giáng Sinh, trang trí những chiếc đèn đủ màu và những cây kẹo cong cong xinh xắn. Các ông bà già, hàng ngày thường tụ tập nơi đây để cùng coi ti vi hay nói chuyện với nhau, còn hơn là nằm bẹp trong phòng riêng, coi ti vi một mình thì buồn chán quá!
Gặp người nào tôi cũng đều báo với họ là có cây Giáng Sinh tuyệt vời ở phòng khách.
Và tôi đã đọc thấy trên những nét mặt già cỗi hay ngơ ngơ, ngác ngác của họ loé lên một niềm vui. Nhưng có một người không vui tí nào, mà lại rơi nước mắt, bà khóc oà như một đứa trẻ con, đó là bà Nancy, khi tôi mời bà xuống phòng khách coi cây Giáng Sinh, bà nức nở:
- Không, đó không phải là cây Giáng Sinh của Sandra!
Những giọt nước mắt của bà vỡ oà cả vào tim tôi, làm tôi bối rối, và tôi lại chạy đi “mét” với bà supervisor (bà hiền lành và tôi là người mới vô làm nên bà thương tôi, sẵn sàng giúp đỡ, chỉ dẫn tôi). Bà supervisor của tôi kể:
- Tội nghiệp Nancy! Mày mới, nên không biết thôi, Nancy nằm ở đây gần 10 năm rồi, người thân duy nhất là con gái tên Sandra, vẫn thường vào thăm hay mang bà về nhà chơi vào mỗi mùa Holiday. Sandra luôn luôn làm một cây Giáng Sinh thật đẹp để đón bà Nancy trở về, nhưng đã hai năm nay, Sandra không đến nữa, cô ấy đã chết vì dùng drug quá liều.
Sandra không chồng, không con.Thế là bà Nancy trở thành kẻ cô độc, một mình trên thế gian này. Bây giờ tôi đã hiểu vì sao Nancy luôn gọi tôi là Sandra, tôi là người Việt Nam, con gái bà người Mỹ, chẳng có gì giống nhau cả, nhưng với tâm thần lẩn thẩn, cộng với lòng thương nhớ con, nên bà đã nhìn tôi mà tưởng tượng ra Sandra.
Tôi chào bà supervisor và biết mình phải làm gì, tôi xăm xăm đi về phía phòng bà Nancy, nhưng đang đi thì nghe tiếng chuông cửa bà Rose gọi, tôi ghé vào, hi vọng lần này không phải nghe bà kể lể câu chuyện tình, ngày xưa hai đứa hẹn nhau trong khu rừng vắng của bà nữa, vả lại, tôi cũng muốn mời bà đi coi cây Giáng Sinh. Tôi mở cửa phòng:
- Chào bà Rose, bà cần gì?
- Ồ! Mày đến thật đúng lúc. Giọng bà hớn hở.
Bà gọi tôi chứ tôi có ngẫu nhiên đến đây đâu mà bà bảo đúng lúc. Mà thôi, hơi đâu lý sự với mấy bà già lẩm cẩm.
- Mày ngồi xuống đây. Bà Rose chỉ vào một cái ghế.
Tôi vẫn đứng yên và hỏi:
- Bà lại muốn kể chuyện gì thế?
Đôi mắt hom hem của bà nhấp nháy để trôi về một quá khứ mộng mơ:
- Ngày xưa, tao và Derek……
Tôi đã “bội thực” vì câu chuyện tình của bà rồi, tôi lại ngắt lời bà:
- Tôi biết bà và Derek yêu nhau lắm, nhưng sao hai người không lấy nhau?
Bà Rose mỉm cười móm mém, có lẽ trong đầu óc của bà đang rối tung vì bao nhiêu hình ảnh, những cuộc tình, những buồn vui trong một đời người. Nhất là người Mỹ, yêu nhiều, đám cưới cũng nhiều, khi đã về già, lẩn thẩn, thì còn nhớ ai với ai?
Bà Rose đi ra closet lấy cái bóp xách tay như sắp sửa đi đâu, hay bà muốn đi coi cây Giáng Sinh? Nhưng không, bà nói:
- Tao phải đi ra khu rừng đây, Derek đang chờ tao ở đó. Tao sẽ nhận bó hoa dại thật đẹp từ tay anh ấy cùng với một nụ hôn.
Trời ơi, ai bảo người già gần đất xa trời không lãng mạn? Lại là một người già đầu óc ngơ ngẩn nữa chứ. Bà Rose ơi, anh Derek của bà bây giờ hoặc đã nằm im trong lòng đất, hoặc nếu còn sống thì cũng đang già nua, lù khù và nhếch nhác trong một Nursing home nào đó như bà thôi. Ví thử bây giờ ông cụ Derek có đứng ngay trước mặt bà, với bó hoa rừng trên tay, chưa chắc bà nhận ra, có khi còn… chửi lộn với ông, vì tưởng là một kẻ xa lạ nào. Vậy mà bà cứ chờ mong gặp gỡ như ngày xưa bà vẫn từng chờ mong.
Thôi, tôi hãy để bà Rose yên ổn với giấc mơ, bất quá bà chỉ đi lang bang trong khu Nursing home này thôi, sẽ chẳng bao giờ bà đến được khu rừng trong quá khứ cả. Ngoài cửa Nursing home có security, ai nỡ để bà đi lạc ra ngoài.
Tôi sang phòng bà Nancy, bà đang nằm ngủ, kinh nghiệm đầy mình nên tôi không dám đánh thức bà dậy, lặng lẽ đứng nhìn vẩn vơ khắp phòng, bây giờ tôi mới có dịp nhìn kỹ hơn những tấm hình bà treo trên tường và để trên bàn. Hình thời con gái của bà, mái tóc quăn uốn lượn, khuôn mặt thon dài, xinh xắn. Đôi mắt đuôi dài đa tình thăm thẳm kia chắc đã một thời làm bao người say đắm. Cái miệng cười quyến rũ kia đã từng nhận bao nụ hôn yêu? Thuở ấy, cô Nancy yêu đời, yêu người, không bao giờ nghĩ đến ngày hôm nay, khi về già da mồi, tóc bạc, nằm bẹp dí, nhìn cuộc đời tàn dần trong Nursinghome, giữa tình thương vay mượn của thiên hạ.
Tôi bỗng chạnh lòng nhìn lại mình, những gì tôi có ngày hôm nay, biết đâu cũng sẽ tan biến đi, và ngày mai sẽ có thêm một bà già ngớ ngẩn, sống mà không biết mình đang sống, đang làm gì như những người già trong Nursing home này.
Khi tôi định quay ra thì bà Nancy mở mằt, nhìn thấy tôi, đôi môi bà mấp máy, kêu khe khẽ:
- Sandra! Con đến thăm mẹ, phải không?
Lần đầu tiên tôi trả lời bà khi câu hỏi có liên quan đến Sandra, tôi ngồi xuống mép giường:
- Vâng, con là Sandra đây.
Bà giơ tay lên, nhưng không đủ sức để ôm tôi, giọng bà lạc đi:
- Sandra, Sandra.! Mẹ biết mà, rồi con sẽ đến thăm mẹ.
Tôi nắm lấy cánh tay gầy yếu của bà, âu yếm:
- Mẹ ơi, mẹ có biết là Giáng Sinh đang đến không?
- Thật vậy sao? Sandra, con đã làm xong cây Giáng Sinh chưa?
- Xong rồi mẹ ạ. Mẹ có muốn đi với con để ngắm cây Giáng Sinh không?
Bà gật đầu. Tôi đỡ Nancy ngồi dậy, chải tóc cho bà, khi tôi mở closet lấy quần áo, Nancy bảo tôi, có lẽ một phần trí nhớ đã trở lại với bà trong khoảnh khắc hiếm hoi:
- Con lấy cho mẹ cái áo có hai màu xanh đỏ, mặc mùa Giáng Sinh. Tôi thay quần áo cho bà, khi cầm bàn tay phải của bà lên, trông thấy vết sẹo nhỏ, dài, tôi cúi xuống hôn tay bà như một lời xin lỗi. Nhưng bà cảm động vì một lẽ khác, bà nói lan man đầy vui sướng:
- Ôi Sandra!, con vẫn còn nhớ tới mẹ, con vẫn thương mẹ, phải không? Đừng bao giờ bỏ mẹ một mình Sandra nhé?
Tôi dìu Nancy ngồi vào xe lăn và đẩy xuống phòng khách, ở đó đã có nhiều người, họ đang ngồi đầy các dãy ghế sofa, trước mặt họ là cây Giáng Sinh, to, cao rực rỡ. Có lẽ trong đầu óc, trong ký ức xa xăm của mỗi người, đều có một mùa Giáng Sinh riêng, với gia đình, cha mẹ, với người yêu, với chồng con của họ… Hoặc chính tay họ đã từng đi mua, từng trang hoàng cho cây Giáng Sinh trong căn nhà ấm cúng khi cơn gió Đông về, khi mùa lễ đến. Tôi đẩy xe bà Nancy đến gần cây Giáng Sinh và hỏi bà:
- Mẹ có thích nó không?
Tôi nhìn thấy trong đôi mắt một thời đẹp lộng lẫy của bà rạng ngời niềm vui. Bà thì thầm như sợ niềm vui mong manh sẽ biến mất:
- Sao lại không! Chính tay con đã làm cây Giáng Sinh này và đón mẹ về với con mà, Sandra!
Tôi cũng thì thầm:
- Phải, con yêu mẹ. Hãy vui vẻ đón lễ với cây Giáng Sinh này, mẹ nhé.
Tôi tin rằng tôi đã trả xong món nợ cho bà Nancy, và cây Giáng Sinh trong phòng khách này là của riêng bà, của đứa con gái yêu quý Sandra đã tặng cho bà khi mùa Giáng Sinh đến.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Nov/2017 lúc 11:07am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2017 lúc 3:06pm

Hình Ảnh Một Mùa Đông

Image%20result%20for%20anh%20dong%20tuyet%20roi

Mới vào Đông mà đã có tuyết, buổi chiều tuyết bay lác đác, càng về tối càng rơi mau. Trong cái lạnh bất ngờ của đất trời, tôi không ngủ được, vừa buồn vừa náo nức vu vơ.
Khi cu Tí đã ngủ yên trong gối chăn, tôi mở cửa ra đứng bên lan can nhìn quanh khu phố bình dân, những ngôi nhà bằng gỗ cũ kỹ đang đắm chìm trong mưa tuyết.
Tôi tưởng cả dãy apartment này cũng đang ngủ như những ngôi nhà đối diện kia, vậy mà chẳng biết từ lúc nào Phái đã đến bên tôi:
- Hiền chưa ngủ à?
- Cả anh nữa, anh cũng chưa ngủ à?
- Tuyết rơi nhiều quá, nên tôi ra ngoài xem sao, thấy Hiền đứng đây…
- Vâng, tự nhiên tôi thích nhìn tuyết rơi trong đêm dù chỉ vài phút thôi.
- Vậy Hiền cho phép tôi đứng với Hiền vài phút ấy nhé?
Tôi không nhận mà cũng chẳng chối từ, bâng khuâng nhìn màn tuyết trắng lung linh, mờ ảo trong ánh đèn đường vàng nhạt, vài chiếc xe vội lướt qua, họ đi đâu về đâu mà mang theo cả mùa Đông với bụi tuyết trên xe?.
Phái dè dặt hỏi:
- Hiền có thích thơ không?, tôi đọc cho Hiền nghe nhé?
- Anh đọc đi, Hiền thích thơ lắm, nhất là trong lúc này.
- “ Mưa tuyết, mưa tuyết trong đêm,
Trên đường phố vắng càng thêm lạnh lùng,
Buồn tôi không có chỗ dừng,
Không bờ bến giữa mênh mông đất trời…”.
Đọc thơ xong Phái nói tiếp:
- Những câu thơ này tôi vừa mới làm xong.
- Không ngờ anh Phái làm thơ hay thế!
- Cám ơn Hiền, tôi chỉ viết lên cảm xúc thật của mình mà thôi.
Bất ngờ Phái vụng về nắm bàn tay tôi, giọng anh run run:
- Hiền, tôi chưa bao giờ có cơ hội đứng với Hiền trong một đêm mưa tuyết đẹp như thế này, để được nói với Hiền rằng tôi đã …yêu Hiền.
Tôi rút vội tay về và cũng vụng về chẳng kém gì anh:
- Cám ơn anh Phái, nhưng Hiền… chưa nghĩ đến.
Giọng anh vẫn ngại ngùng:
- Tôi muốn nói để Hiền hiểu và tôi sẵn sàng chờ đợi Hiền. Thôi, Hiền vào nhà đi kẻo lạnh.
- Chúc anh Phái ngủ ngon.
Tôi bước bào nhà, cảm tưởng như có ánh mắt anh nhìn theo che chở cho đến khi cánh cửa khép lại để một mình anh đứng đó bao lâu nữa, tôi không biết.
Giấc ngủ vẫn chưa đến, tôi trăn trở vì đất trời chuyển mùa và vì anh. Chẳng cần anh phải nắm tay tôi tỏ tình thì điều này tôi cũng biết từ lâu rồi, hơn một năm nay rồi, và vài người hàng xóm Việt Nam trong khu apartment này cũng biết thế với những gì anh đã cư xử, chăm sóc hai mẹ con tôi. Tôi làm ca sáng, anh làm ca chiều, trưa nào anh cũng đón con tôi về học, cho nó ăn, nó ngủ, chờ tôi đi làm về, anh thường chơi đùa với cu Tí và dắt nó đi cùng xuống phố, khi thì đi đổ xăng, khi thì anh hớt tóc, cu Tí cũng được hớt tóc, khi thì vào Wal-Mart mua cho nó đôi giày mà nó thích. Cu Tí yêu mến và quấn quýt anh như hai cha con. Tôi bảo anh đừng chiều nó quá, anh mỉm cười hiền lành và giải thích là anh yêu trẻ con, có nó nên cuộc sống độc thân của anh đỡ buồn.
Anh hiền lành và tử tế thế, làm sao mà tôi không cảm động và ấp ủ tình cảm cho anh? Con đường đến với anh chắc cũng đơn giản như cuộc sống nơi phố nhỏ này, chị Kim, người hàng xóm chơi thân với tôi và với anh Phái luôn vun vào:
- Chị tìm đâu ra một người đàn ông chân tình như anh Phái? Anh ấy yêu chị và yêu thằng cu Tí như con, chị thì mẹ goá con côi, người ta độc thân chưa lập gia đình lần nào.
Tôi cũng đã nghĩ đến chuyện sẽ lấy anh, nếu như cách đây mấy tháng không có một chuyện quan trọng làm tôi đắn đo suy tính. Một gia đình hàng xóm cũ của cha mẹ tôi hồi còn ở Việt Nam, nay đang sống ở Houston đã làm mai tôi cho một người quen của họ, ông ấy hơn tôi mười mấy tuổi, goá vợ, có sẵn nhà cửa, và đang làm chủ một nhà hàng đông khách. Bác hàng xóm cũ đã vẽ cho tôi cảnh phồn hoa đô thị, thành phố lớn đông vui, náo nhiệt, và đầy đủ tiện nghi phục vụ cuộc sống, bác thuyết phục tôi mua vé máy bay về Houston, trước là để thăm thành phố sau là ra mắt ông Hoà, vì ông bận làm ăn nên không có thì giờ đến thăm tôi trước cho phải lẽ. Tôi tò mò thành phố lạ và tò mò cả người đàn ông có thể sẽ làm thay đổi cuộc đời tôi, thế là hai mẹ con tôi đã đến Houston vào mùa Hạ vừa qua.
Thành phố lớn đông dân cư và cộng đồng người Việt Nam sung túc đã làm tôi choáng váng, tưởng như mình mới vừa đặt chân đến Mỹ, ông Hoà và tôi đã gặp nhau, ông có vẻ ưng ý tôi ngay khi gặp mặt, ông cần một phụ nữ hiền lành, chăm chỉ để cùng ông chung sống và chăm sóc cơ ngơi. Tôi lại thêm một lần nữa choáng váng khi thấy căn nhà to đẹp và khu nhà hàng sang trọng lúc nào cũng tấp nập khách vào ra của ông.
Vợ ông mất, hai đứa con đã trưởng thành, ở nơi khác vì công việc, chỉ một mình ông tất bật với nhà hàng. Sau lần gặp mặt đó, ông Hoà và tôi thường trò chuyện qua điện thoại để tìm hiểu nhau thêm trước khi quyết định sống chung, những câu chuyện làm ăn của ông từ tay trắng đến thành đạt như ngày nay làm tôi chóng mặt, kính nể.
Tôi, một cô gái nơi tỉnh nhỏ Việt Nam , được cưới sang Mỹ, lại an phận nơi phố nhỏ chồng tôi sinh sống, ngày ngày hai vợ chồng cùng đi làm hãng xưởng. Hạnh phúc ngắn ngủi, khi cu Tí được ba tuổi thì chồng tôi đột ngột mất sau một cơn bạo bệnh, tôi và người chồng xấu xố đều chẳng có thân nhân nào ở Mỹ, nên tôi vẫn bám lấy phố nhỏ này vì quen bạn bè, quen chỗ làm và chỗ ở. Tôi cũng nghe người ta kể nhiều về những thành phố lớn, nhưng tôi không có khả năng thay đổi cuộc sống của mình, để hàng ngày vẫn đi ngang qua những ngôi nhà gỗ cũ kỹ trong khu phố, đêm vẫn nghe tiếng xe lửa vọng về đúng giờ giấc, những hình ảnh đó, âm thanh đó quen thuộc như một phần đời, dù tôi mới đến Mỹ được 6 năm. Nếu không có bác hàng xóm thì tôi cũng chả có lý do gì về Houston để thấy cuộc đời còn bao la trước mặt.
Ông Hoà hứa hẹn hết mùa Hạ sẽ đến đón mẹ con tôi về Houston, rồi lại hẹn mùa Thu, và lời hẹn mới nhất là mùa Đông này, chỉ vì một lý do- ông giải thích- là quá bận rộn nên chưa thực hiện được lời hứa, tôi như một đứa bé con đang háo hức chờ đợi chiếc kẹo ngọt còn ở xa tầm tay mình, tôi lo ngại ông Hoà đắn đo vì còn đang tìm những người đàn bà khác ngoài tôi? biết đâu cuối cùng tôi sẽ bị bỏ rơi? Nhưng những lần gọi phone của ông lại cho tôi niềm hi vọng, được về sống nơi căn nhà to lớn của ông, phố xá tấp nập nay mai sẽ có mặt mẹ con tôi, cu Tí sẽ đi học tại một ngôi trường lớn, tôi sẽ là vợ của ông chủ nhà hàng có cả chục nhân viên. Ông Hoà tài chánh vững vàng sẽ bảo bọc hai mẹ con tôi, rồi tôi sẽ sinh cho ông một hai đứa con để sự ràng buộc giữa tôi và ông càng thêm vững chắc.
Những lúc trôi vào giấc mơ hạnh phúc như thế, tôi bỗng thấy phố nhỏ buồn nản, với những buổi sáng dậy sớm, tất bật lo cho hai mẹ con để rời khỏi nhà đúng giờ và chiều lại trở về căn phòng rẻ tiền mà chật vật lắm tôi mới có tiền thuê nổi, đồng lương ít ỏi, trả tiền nhà xong chỉ vừa đủ chi tiêu. Tôi như chiếc bánh xe quay tròn trong cuộc sống, không có thì giờ và không thể ngừng lại nghỉ ngơi.
Sáng thức dậy, tuyết đã ngừng rơi từ lúc nào! cả đường phố đâu đâu cũng có tuyết trắng. Mặc thêm áo ấm cho cu Tí rồi hai mẹ con tôi lao ra phố, đánh thức cái lạnh mùa Đông bằng nhịp sống hàng ngày của mình như mọi người. Ra đến ngoài sân thì chiếc xe của tôi đã được cào tuyết sạch sẽ, bên cạnh những xe hàng xóm còn phủ đầy tuyết. Tôi ngước nhìn lên tầng lầu, căn phòng anh còn đóng cửa, nhưng còn ai vào đây khác đã làm công việc này cho tôi, ngoài anh?.
Chẳng biết đêm qua anh đi ngủ lúc nào và sáng nay anh dậy sớm lúc nào? Anh như thần thoại, luôn đỡ chân đỡ tay cho tôi những lúc cần thiết như thế này, suốt mùa Đông năm trước tôi có lần nào phải cào tuyết trên xe đâu.
Bỗng dưng tôi đứng trước ngã ba đường, một con đường về phía anh, và một con đường về phía ông Hoà. Vật chất phù hoa cũng làm tôi rạo rực như tình cảm của anh dành cho tôi. Nhưng tôi không muốn lấy anh để lập lại những gì tôi đã sống nơi đây, hay dù anh đưa tôi đi bất cứ nơi đâu, cũng vẫn là hai bàn tay trắng làm lại từ đầu.
Chiều tôi đi làm về thì trước sân đã có một snowman, tác phẩm của anh và thằng cu Tí, anh có đủ trò làm vừa lòng cu Tí, snowman có hai mắt to đen, có cái miệng rộng mỉm cười và đầu đội chiếc mũ bằng vải của anh, trông ngộ nghĩnh và vui mắt làm sao!
Cu Tí sung sướng khoe với tôi thằng snowman và nó ao ước ngày nào cũng có tuyết để ngày nào cũng có Snowman. Thấy thằng bé vui thích, tôi chợt băn khoăn không biết ông Hoà có yêu thương thằng cu Tí như anh đã yêu thương nó không?. Lần gặp ông Hoà ở Houston , ông không quan tâm đến cu Tí mấy, ông chỉ ngắm nhìn tôi và khoe chuyện làm ăn. Mà thôi, mới gặp gỡ vài ngày thì làm sao ông Hoà có tình cảm với cu Tí ngay được? nếu ông yêu tôi thì ông cũng sẽ yêu chiều con tôi. Tôi nghĩ thế.
Buổi tối tôi bất ngờ nhận được phone của ông Hoà, ông quyết định hai ngày nữa đến đón hai mẹ con tôi về Houston , lúc ấy thời tiết đã ấm lại. Thế là giấc mơ của tôi đang đến gần.
Tôi cũng làm một quyết định quan trọng là xin nghỉ việc và làm thủ tục trả căn phòng cho chủ. Khi tôi gặp chị Kim để thông báo chuyện này thì chị sửng sốt:
- Chị đi thật sao? Chị bỏ anh Phái thật sao?
- Tôi đã hứa hẹn gì với anh ấy đâu!
- Nhưng anh Phái yêu chị như thế. Tội cho anh Phái quá!
Tôi ngậm ngùi:
- Tôi cũng buồn lắm chị Kim ạ, nhất là phải chia lìa người mà thằng cu Tí yêu mến.
Cái điều làm tôi e ngại nhất là phải đối diện anh để nói lời chia tay, nhưng chắc chị Kim đã nhanh nhẩu báo cho anh biết rồi, nên khi sang nhà anh, thấy anh rất trầm tĩnh, dù trên nét mặt không dấu được nỗi buồn:
- Chúc mẹ con Hiền đi bình yên. Hiền hãy quên những gì tôi nói trong đêm mưa tuyết ấy đi.
Tôi nói lời xã giao nhạt nhẽo:
- Khi nào anh có tin vui nhớ báo cho mẹ con Hiền mừng với nhé.
Còn thằng cu Tí, tôi phải kéo tay nó về nhà và giải thích, dỗ dành đủ điều nó mới tin rằng chuyến đi xa của chúng tôi sẽ làm nó vui thú, và hứa hẹn một ngày nào đó chúng tôi sẽ về đây thăm bác Phái của nó.
Lần này thì ông Hoà đúng hẹn, ông không đến đón mẹ con tôi bằng máy bay như tôi tưởng mà bằng xe do chính ông lái. Từ thành phố nhỏ của tiểu bang Kansas về Houston mất chừng 6 giờ, ông giải thích không quá xa để đi máy bay, thời buổi này vào ra phi trường tốn nhiều thì giờ và tốn tiền. Ông là một nhà kinh doanh thì việc gì ông chẳng tính toán thiệt hơn, biết đâu đó cũng là một trong những bí quyết thành công của ông?
Tôi hớn hở chất va ly lên xe, hành lý của tôi là giấc mơ đổi đời chứ không phải đơn giản chỉ mấy cái va ly này, ra tiễn tôi tận xe có chị Kim, chị rưng rưng nước mắt không biết vì sắp phải chia tay tôi hay thương cảm cho anh?
Có lẽ giờ này anh đang ngồi trong căn phòng độc thân với nỗi thất vọng vì một lúc mất đi hai người mà anh thương mến?
Tôi giơ tay chào chị Kim và nhìn lại dãy apartment lần cuối khi chiếc xe từ từ lăn bánh, thằng snowman vẫn còn đứng đội mũ trước sân dù tuyết đã chảy đi ít nhiều. Chốc nữa anh ra sân nhìn thằng snowman và chắc sẽ nhớ thằng cu Tí?. Ngày mai anh đi ra phố hớt tóc hay đi đổ xăng sẽ không có cu Tí đi cùng, và những ngày sắp tới anh sẽ yêu ai?
Dãy apartment đã lùi xa và khuất lấp. Xe ra khỏi thành phố, đã thấy hai bên là cánh đồng trơ trọi phủ tuyết trắng mênh mông đến lạnh người.
Không còn nhìn thấy hình ảnh quen thuộc nữa cu Tí khóc oà, kêu lên:
- Mẹ ơi, con muốn về nhà để xem thằng snowman của con.
Tôi vuốt tóc nó an ủi:
- Mình đang về nhà khác mà, sẽ có nhiều thứ cho con chơi, nhé!
Thằng bé bướng bỉnh:
- Không! con muốn về với bác Phái, con muốn chơi với snowman cơ.
Trời ơi, thì ra cu Tí cũng quặn đau như tôi, đâu dễ gì chỉ một chuyến đi xa là người ta quên ngay được những hình ảnh đã quen thuộc?
Ông Hoà đang lái xe, nãy giờ vẫn im lặng, bỗng quay lại cau mày, gắt:
- Em có dỗ con em thôi gào khóc được không?. Nó làm anh điếc cả tai.
Lần đầu tiên có một người đàn ông không phải là cha nó, đã gắt gỏng với nó trước mặt tôi như thế. Tim tôi như vừa chạm vào chiếc gai nhọn đau đớn. Ông Hoà lại tiếp tục càu nhàu:
- Em phải biết dạy con em, không được chiều nó quá. Nếu cần phải đánh đòn nó mới chừa…
- Nó trẻ con rồi sẽ quên ngay ấy mà. Tôi yếu ớt và mủi lòng lên tiếng bênh vực cho con.
Cu Tí linh cảm ngay người đàn ông xa lạ kia không chút gì cảm tình với nó, thằng bé nín khóc, nép vào người tôi và len lén nhìn ông Hoà với vẻ sợ sệt.
Tội nghiệp con tôi! Quen được anh nuông chiều, nâng niu, vậy mà trên chuyến xe chia lìa nó với bao kỷ niệm cũ đã làm nó tổn thương, lại càng tổn thương hơn vì những ánh mắt lạnh lùng và những lời cáu gắt của người đàn ông mà tôi đã lựa chọn.
Bỗng dưng tôi chỉ muốn hét lên, muốn bảo ông Hoà quay xe cho tôi trở lại phố nhỏ, trở về dãy apartment nơi căn phòng cũ, gần căn phòng của anh, nhưng tôi không đủ can đảm mở miệng, tôi đã quyết định và không còn liên quan gì đến nơi chốn ấy nữa. Tôi yếu đuối và thụ động ngồi ôm con trong vòng tay như để che chở cho nó trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Ông Hoà lại lạnh lùng lái xe và không nói thêm câu nào. Tôi hoài nghi nhìn con đường highway dài tít tắp trước mặt, không biết có đưa tôi về ngôi nhà hạnh phúc mà tôi từng rạo rực chờ mong?.
Nhưng tôi biết chắc là hình ảnh một mùa Đông nơi phố nhỏ, có đêm mưa tuyết tôi và anh đứng bên nhau, có thằng snowman anh đắp cho cu Tí trước sân nhà sẽ theo tôi không biết đến bao giờ…

Nguyễn Thị Thanh Dương

 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Dec/2017 lúc 10:04am

Chuyện Làm Ăn


Kể từ ngày bị mất việc, chị Bông vừa ăn tiền thất nghiệp vừa chạy đôn đáo đi tìm cách kinh doanh.
Sau bao nhiêu năm làm hãng xưởng, chị chán chê những công việc này rồi. Hãng chị làm lâu dài, chăm chỉ, đi đúng giờ về đúng giấc, chị luôn tự hào tưởng hãng “qúy hóa” chị lắm, vì đã qua mấy lượt sa thải công nhân đều không có tên chị.Vậy mà chị bỗng bị gọi lên văn phòng ông manager, với gương mặt ra vẻ trầm ngâm thông cảm như đang phân ưu tại một tang gia, ông manager của hãng đã trân trọng thông báo tin “lay off” chị .
Ngồi không ở nhà chị sốt ruột và lo cuống lên, dù anh Bông đã khuyên chị:
- Nhân dịp thất nghiệp này em cứ hưởng quyền lợi và nghỉ nhà một thời gian cho khỏe. Tha hồ ngủ cho chán chê mê mỏi, rồi ngắm bình minh lên và hoàng hôn xuống.
Chị thở dài:
- Ngày nào em cũng thức khuya “đón giao thừa” và thức dậy ngắm bình minh từ 10 giờ sáng trở đi, gần đến giờ ăn lunch của người ta, chán rồi. Ngày tất bật đi làm thì mong ước được ngủ thả giàn như thế, nhưng bây giờ em lòng dạ nào mà ngồi chơi ngắm cảnh cơ chứ…Thời buổi kinh tế này xin được một việc trong hãng thích hợp với mình là một điều khó khăn. Thời hoàng kim của công ăn việc làm dưới thời của tổng thống Bill Clinton qua rồi . Em muốn lợi dụng lúc rảnh rỗi này tìm một việc nào đó để kinh doanh, mình làm chủ mình cho khỏe, không ai “lay off” được mình cả. Bây giờ em “thù”, em ghét cái từ “Lay Off” này lắm.
Anh Bông vội vàng ngăn cản:
- Đừng, đừng…kinh tế khó khăn cho mọi nghề, từ hãng xưởng đến kinh doanh. Người ta thất nghiệp nhảy ra kinh doanh như nấm dại mọc sau cơn mưa, thiếu gì người sống dở chết dở em ơi…
Chị cương quyết:
- Con người ta có số cả, em sẽ thử thời vận. Biết đâu trong cái rủi lại có cái may và số em phất lên ngon lành? Business mà phát tài em cho anh …nghỉ hưu sớm luôn, ở nhà vừa phụ em vừa hưởng nhàn.
- Thôi, em cứ lo thân em trước đi, để anh yên chí đi làm, ít ra cũng có bảo hiểm sức khoẻ cho anh và em cho chắc ăn.
- Xời ! nhát như anh cứ đi làm thuê cho người ta thì cả đời không bao giờ khá được cả.
Thế là chị bắt đầu đi hỏi han bạn bè và lùng sục đọc báo nơi các mục rao vặt. Những tiệm sang lại nhiều nhất là tiệm nail. Chị không ở trong nghề nhưng chẳng lạ gì làm chủ một tiệm nail, nhìn bề ngoài người ta cứ đánh gía chung là “dân” nail giàu, kiếm tiền dễ dàng, tiền típ tha hồ đi nhà hàng hay đi chợ v..v..Thật ra có thành công huy hoàng cũng có thất bại điêu tàn luôn.
Vì chị đã thấy cháu chị làm chủ tiệm nail rồi, hai vợ chồng cùng “xanh xao hao mòn” suốt 2 năm liền trước khi sang được tiệm, tống khứ được của nợ đời. Tiệm mới mở đang “build” khách, hai vợ chồng nó thuê mướn thợ ăn chia nhưng chẳng ai chịu ở lâu dài để chờ khách tìm đến, cứ làm một thời gian thấy ít khách, lợi tức thấp là thợ nghỉ việc đi tìm nơi khác. Nếu chủ thuê bao thợ thì tiền đâu cho xuể? Vì “build” khách phải thời gian lâu dài nếu được tín nhiệm. Thợ thuê bao ngồi chờ khách mà chủ sốt cả ruột gan, dù không có nhiều việc làm, cuối tuần vẫn phải trả lương bao cho họ.
Hai vợ chồng chủ đành cùng nai lưng làm cật lực, vì tiệm của mình nên mình phải lo toan, lúc thì cả hai vợ chồng cùng ngồi không, nhìn nhau, cùng đau, lúc thì khách vào liên tiếp mấy người, nên họ chẳng có 3 đầu 6 tay làm cùng một lúc, khách không chịu đợi bỏ đi tiệm khác. Thế là cái vòng luẩn quẩn thợ thuê bao đợi khách không có nên phải cho nghỉ việc, và khách vào nhiều không đủ thợ nên khách đi.
Bởi thế hầu như khách chẳng bao giờ build lên được. Tiệm nail của cháu chị ế ẩm, lai rai, thoi thóp…
Những nhà hàng cũng thế, chủ cần sang gấp vì …hoàn cảnh gia đình, hay muốn về hưu sớm v..v.. cứ làm như nhà hàng đang làm ăn phát đạt nhưng vì lý do chính đáng nên chủ đành lòng phải sang lại mà thôi.
Ở đời đang miếng ăn ngon, hái ra tiền chẳng mấy khi người ta nhả ra mà rao bán, nếu qủa thật họ vì lý do nào đó không thể hành nghề nữa, thì nhà hàng đang đông khách ấy cũng được ưu tiên sang lại cho người thân gần xa hay bạn bè rồi, khỏi mất công rao ê hề trên báo.
Làm chủ nhà hàng thì ngay tại thành phố chị ở, có tiệm phở cứ hết qua tay chủ nhân này đến chủ nhân khác, lại quảng cáo rầm rộ, lại đổi bảng hiệu thay tên, tưng bừng khai trương và đóng cửa lúc nào không ai hay biết.
Nhà hàng ế ẩm, thức ăn cũ vừa đổ đi vừa xử dụng lại thì làm sao mà ngon, mà lời cho được?? không đóng cửa sớm thì có ngày bán cả nhà ở mà bù lỗ vào. Chị Bông đọc tới tiệm may sửa quần áo cần sang lại, chị lưu ý ngay, nghề này nhẹ vốn, không lệ thuộc vào ai vì chính bản thân chị cũng biết may vá nên chị sẽ là thợ chính đỡ lo cái khoản thuê mướn người như các nghề khác. Nếu tiệm đông khách, chị có thể ngồi chăm chỉ làm tới chiều, tới tối để giao cho khách đúng hẹn, không như nghề nail phải có người làm cho khách ngay tại chỗ. Nếu tiệm ế khách thì những kim, chỉ, vải vóc kia vẫn còn y nguyên đó, chẳng hề bị hư hỏng, thiu chảy mất phẩm chất như những món ăn trong nhà hàng.
Chị thấy nghề này chắc ăn qúa và quyết định chọn nó.
Các tiệm đăng báo thì địa điểm không thích hợp hoặc vì nhiều lý do khác chị không ưng ý, nên cuối cùng chị đã chọn địa điểm trong khu phố gần nhà để build tiệm mới.
Chị sắm bàn máy may, máy vắt sổ, bàn ủi và các bàn ghế khác cùng quầy tủ kính để bày trong tiệm. Thế là chị đã có một cửa tiệm khang trang trong tay. Thời buổi kinh tế khó khăn mật ít ruồi nhiều, tiệm sửa quần áo của chị chưa kiếm ra một đồng huê lợi nào người ta đã nhanh nhậy ngoài sức tưởng tượng của chị Bông, chị chưa kịp nghĩ đến việc quảng cáo thì người ta đã tự động đến chào mời, nào các tờ báo địa phương, các đài radio, nàoYellow page của phone book…
Chị nhận lời ngay để quảng bá cho cửa tiệm mới mở của mình.
Nhưng chưa hết, có một bà điệu nghệ hơn, mang một cái áo đến sửa làm quen, xong bà giới thiệu bà là người Do Thái, ở khu vực này cộng đồng Do Thái đông lắm, và bà …mời chị quảng cáo trên Yellow page của người Do Thái do bà đảm trách. Nể khách đến sửa quần áo, chị Bông lại nhận lời .
Thế là chỉ phần quảng cáo đã tốn kém khá bộn rồi, nhưng chị hi vọng “bánh ít đi bánh quy về” cửa tiệm của chị sẽ được nhiều người biết đến.
Tưởng đã yên thân, thì một hôm có anh chàng Mỹ trắng trẻ tuổi, dáng cao ráo sạch sẽ bước vào tiệm, chị tưởng khách sang vào may hay sửa đồ nên hớn hở chào đón:
- Anh ngồi xuống ghế đi, nào anh cần gì?? Tôi có thể may và sửa tất cả các loại quần áo.
Thì anh ta cũng…hớn hở mời chào lại:
- Tôi chuyên đi lau thuê cửa kính các tiệm và nhà hàng với gía rẻ. Tôi sẽ chăm lo cho mặt tiền cửa tiệm chị luôn bóng bẩy sáng sủa…
Chị thở dài và nhìn anh chàng trẻ tuổi này, đáng lẽ anh phải ở trong trường đại học hơn là lang thang đi làm thuê những việc không tên vớ vẩn như thế này. Chị động lòng thương cảm và nhận lời vì muốn giúp anh Mỹ trẻ chứ cửa kiếng tiệm chị dù có mờ, có dơ chị cũng tự lau chùi được.
Quảng cáo tiệm chị đã đi khắp mọi nơi, từ cộng đồng bản xứ nói tiếng Anh, cộng đồng Do Thái tại địa phương và cũng không thể quên cộng đồng người Việt Nam của mình. Chị yên chí sớm muộn gì cửa hàng chị cũng đông khách.
Thế mà những tháng đầu tiên cửa tiệm chỉ lèo tèo mỗi ngày có vài người khách, dù chị làm khéo tay và chiều chuộng khách hàng. Sửa cái cúc quần, sợi chỉ có sẵn hơi khác màu một chút, mắt thường khó nhận ra, nhưng chị cũng sai anh Bông chạy ra chợ mua cho bằng được cuộn chỉ giống màu thật chính xác, anh Bông vất vả vì chị, mỗi chiều đi làm về anh lại ra tiệm xem có phụ giúp được gì cho vợ không? Hôm thì anh chạy đi mua cuộn chỉ, hôm thì mua cái zipper..v..v…
Mỗi tháng thu nhập của chị không đủ chi trả cho tiền thuê chỗ, tiền điện thoại, tiền nước, tiền điện…mà những thứ này gía dùng cho business đắt hơn gía người tiêu thụ nhà ở rất nhiều.
Chị Bông lo lắng qúa, mỗi ngày mở mắt ra là chị phóng ngay đến cửa tiệm, chỉ sợ muộn phút nào lỡ mất khách phút ấy. Những ngày nghỉ lễ, ngày cuối tuần chị cũng lê bước ra tiệm ngồi …uống mấy lít nước và đọc …một đống báo chờ khách, đọc báo chán chị mở computer lên net đọc tin tức và đọc mail bạn bè chat chit cho vui.
Thỉnh thoảng cho đỡ cuồng chân vì ngồi mãi một chỗ, chị chạy sang cửa hàng bán bảo hiểm của người Việt Nam bên cạnh, thấy bà bán bảo hiểm cũng đang bận rộn….nói chuyện phone tán gẫu với bạn bè đường dài nào đó, nên chị lại quay về tiệm mình, một hình một bóng đơn côi.
Chị Bông suy nghĩ mãi, một cửa tiệm chị đã đầu tư cả tinh thần lẫn vật chất kỹ càng như thế này mà vẫn ế…chị đổ thừa mấy quảng cáo không hay ho, không hiệu qủa.
Chị sẽ tung ra màn quảng cáo…đợt hai, công phu hơn, tốn kém hơn. Làm business ở Mỹ quảng cáo là cần thiết không thể bỏ qua được.
Quảng cáo trên báo tờ, người ta đọc xong rồi bỏ, chị sẽ quảng cáo trên tạp chí đàng hoàng, một cuốn báo dù sao cũng dễ cầm, dễ giữ gìn hơn. Còn quảng cáo trên đài radio đúng là lời nói gío bay, người nghe đài nếu cần, có khi chưa kịp lấy bút giấy ghi nhớ số điện thoại hay địa chỉ của tiệm thì đã xong rồi, ai thì giờ đâu mà đợi nghe vòng trở lại lần nữa?, trừ khi mấy ông bà gìa về hưu lẩm cẩm không biết làm gì ngoài nghe đài, nghe đủ thứ tin cho hết thì giờ, cho đời đỡ buồn..
Chị nhờ anh Bông in một đống giấy flyer quảng cáo tiệm sửa quần áo này và mang ra các bãi đậu xe đông đúc, cài lên mỗi kính xe.
Thế là ngày nghỉ làm, anh Bông ôm một đống giấy , qua mấy bãi đậu xe và đi cài từng tờ flyer một lên xe người ta. Có lần anh đang làm nhiệm vụ này, thì một xe đậu vào cạnh chỗ anh, chủ xe lạnh lùng lên tiếng:
- Yêu cầu anh đừng cài giấy này vào xe của tôi.
Anh Bông ngượng ngùng, thấy tủi thân qúa, biết đâu những chủ nhân của những chiếc xe đã bất đắc dĩ nhận tờ giấy quảng cáo của anh, chốc nữa họ ra xe sẽ mắng thầm và xé bỏ tờ giấy xuống đường không thương tiếc? chuyện làm ăn sao lắm gian nan và cay đắng.
Chị còn thuê cả bảng quảng cáo to lớn, loại có bánh xe đẩy, anh Bông lại loay hoay xếp những mẫu tự của họ có sẵn thành câu quảng cáo như ý muốn của mình gắn lên bảng, rồi mới đẩy bảng quảng cáo ra một góc đường có đông người qua lại. Tưởng chỉ tốn tiền thuê bảng này thì “ông” city lù lù xuất hiện đòi đóng tiền thuế chỗ cho city nữa.
Toàn là chuyện tốn tiền…!!!!
Cái bàn ủi chị dùng thuộc loại dùng cho thương mại, không phải dùng cá nhân như ở nhà, cũng làm chị tốn tiền, cần có chất cát đặc biệt để trong một bình nước to treo lên cao, có filter để lọc nước, giữ cho nước luôn trong vắt, qua một ống dẫn nối vào bàn ủi để khi ủi quần áo không làm hoen màu ra quần áo khách. Lúc nào cũng phải có sẵn cát lọc nước để chờ ủi lên quần áo, thỉnh thoảng chị Bông lại kêu lên với chồng:
- Anh ơi, cát vàng rồi, đi mua cát về thay đi.
Những nhà sản xuất luôn nghĩ ra cách móc túi khách hàng một cách hợp pháp và hợp lý. Họ sẵn sàng bán rẻ như cho không món hàng, nhưng món phụ thuộc của món hàng sẽ thật đắt, như cái máy in dùng cho computer rất rẻ, nhưng mực in thì không rẻ chút nào. Cái bàn ủi này cũng thế, cát để lọc nước không rẻ chút nào, dù ủi nhiều hay ít, hay không ủi tí nào thì cứ ngâm trong nước tới một lúc nào đó cát sẽ vàng đi và phải thay cát mới.
Tiền móc ra dường như vô tận, còn tiền thu vào thì giới hạn !!
Cửa tiệm sửa quần áo của chị vẫn ế ẩm. Thế mà thiên hạ thiếu gì người làm giàu bằng nghề này.
Ngày chuẩn bị mở tiệm chị hào hứng yêu đời bao nhiêu thì bây giờ chị chán nản bấy nhiêu. Chị không thể kéo dài tình trạng làm ăn lỗ lã như thế này nữa. Một ngày chị đã đăng báo sang lại cửa tiệm, dĩ nhiên với gía rẻ hơn gía vốn chị đã xuất ra.
Thỉnh thoảng chị tiếp những cú phone gọi đến hỏi han, rồi phone đi phone lại, người kia tự động biến mất.
Có một người nghiêm chỉnh quan tâm nhất, làm chị mừng thầm, nhưng bà đòi đến tiệm 2 tuần để theo dõi tình hình của business trước khi quyết định sang tiệm, chị đành chấp nhận, và không ngớt tô vẽ một tương lai phồn thịnh của tiệm.
Sáng ra chị vừa mở cửa bà ta đã có mặt theo vào, và lù lù ở trong tiệm như ma ám, ghi ghi chép chép mỗi khi hiếm hoi có người khách bước vào tiệm sửa đồ. Cho đến chiều chị đóng cửa cả hai cùng ra về.
Ngày cuối cùng bà ta nói :
- Để tôi về bàn lại với chồng con rồi trả lời chị sau nhé.
Và bà ta biến mất, chị Bông thử gọi phone mấy lần nhưng bà ta không hề nhấc máy. Người Việt Nam mình cũng lạ, khi cần thì gọi phone hỏi dồn dập, không cần thì làm ngơ. Chuyện gì cũng có đầu có đuôi, thà rằng bà thẳng thắn trả lời “Không” một tiếng cho đúng phép lịch sự, có ai trách móc hay thù ghét gì bà đâu. Thuận thì mua không thì thôi.
Thế là chị Bông lỗ tiền lo phục vụ ăn uống cho bà ta suốt 2 tuần lễ và uổng công phí sức nghĩ ra mọi đề tài để chuyện trò với bà ta cho vui và lấy cảm tình. Hiện giờ chị Bông vẫn đang ôm cửa tiệm, ráng cầm cự thêm một thời gian nữa, chỉ mong kiếm đủ tiền trả rent và điện nước, còn sức lao động của vợ chồng chị coi như làm miễn phí…
Chị ngồi trong cửa hàng ế mà …oán hờn chủ hãng cũ đã lay off chị, làm chị phải điêu đứng như thế này.
Chị nhớ đến lời khuyên của anh Bông mà ân hận qúa, gía cứ nghe lời anh nằm khểnh ở nhà ăn ngủ cho chán chê rồi đi tìm việc ở hãng khác, mỗi ngày đi làm 8 tiếng khỏe thân, không phải bỏ vốn, tính tóan hay lo lắng gì cả.
Mỗi ngày ngồi trong tiệm sửa quần áo, chị Bông lại mở tờ báo ra xem mục tìm việc làm tại các hãng xưởng, chị không thèm liếc qua cái mục rao bán hay sang nhượng các business nữa, vẫn đang đầy rẫy trên báo và biết đâu vẫn đang có bao người như chị vừa qua đã đọc và hí hửng tính chuyện làm ăn lâu dài?
Đọc báo chán, chị nhìn ra ngoài khung cửa, thấy mây trời lơ lửng hay thấy cánh chim bay, chị đều tủi thân tưởng như mình đang bị cầm tù trong cửa tiệm này, chưa dứt ra được để như áng mây ấy, như cánh chim kia thảnh thơi bay đi giữa cuộc đời

Nguyễn Thị Thanh Dương

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Dec/2017 lúc 10:16am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2017 lúc 7:36am
Con Ve Sầu Mùa Đông    <<<<<
Trang Y Hạ






Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Dec/2017 lúc 7:43am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Dec/2017 lúc 8:59am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2017 lúc 1:42pm
CON CỦA HẢI TẶC




Mới tắm xong, trên đường đi về nhà, thấy dáng te tái bước thấp bước cao của chị Ngao (chị vốn bị thọt chân) hớt ha hớt hải đi về phía tôi, nói không kịp thở:

- Nãy giờ em đi tắm, hèn chi chị tìm không ra. Nè, con Phương đau bụng đẻ dữ dội, mấy người mới đưa nó lên bệnh viện đó, em đi với chị ra đó ngay!

Trước khi kể tiếp, tôi xin mở ngoặc nói về cái tên “Ngao” của chị…Ngao. Như đã nói, nhóm chúng tôi còn trẻ, hay đùa phá, nên thấy trong lô hễ ai có đặc điểm gì vui vui, khác người là chúng tôi đặt “biệt danh” để chúng tôi nói với nhau, chứ không cho họ biết. Chị Ngao, có cái tên thật rất đẹp là Hương Giang, nhưng chồng của chị có khuôn mặt to bè, lại đeo cái kiếng đen suốt ngày, chưa kể cái miệng trễ méo xẹo y chang như nhân vật thầy bói Ngao trong tuồng cải lương “Ngao Sò Ốc Hến”, nên chúng tôi tặng ngay tên Ngao cho cặp vợ chồng này là “anh chị Ngao”. Cứ tưởng đó là độc quyền của chúng tôi rồi chứ, ai dè có lần chúng tôi ngồi ăn chè quán chị Ngao thì thấy chị ra lệnh lớn tiếng với anh Ngao:

- Ông đi đến nhà thằng Ngao đòi tiền nợ cho tui nhe, hồi sáng ra dò list bưu điện tui thấy nó có thư bảo đảm đó. Nó ghi sổ hơn tháng nay rồi.

Chúng tôi gần bị sặc chè, nhưng cố nín cười để hỏi chị:

- Ủa, ai là Ngao vậy chị?

Chị vẫn bực bội:

- Thằng Chiến nhà ở D6 chứ ai, tại nó có giọng nói dê xồm như thằng Ngao trong “Ngao Sò Ốc Hến” nên chị gọi nó là thằng Ngao.

Dù chưa gặp “thằng Ngao” kia, nhưng chúng tôi vẫn quyết định giữ cái tên Ngao cho vợ chồng này, vì nó rất hợp và chúng tôi đã quen rồi. (Chị Ngao, ý quên, chị Hương Giang, nếu chị đọc được bài này, xin chị thông cảm và bỏ qua cho chúng em vì đã goị chị với cái tên khác, nhưng với tất cả sự thân mật, gần gũi, thương mến nhau, và cái tên đó đáng yêu lắm cơ!)

Trở lại cái chuyện chị Ngao báo tin con Phương đau bụng đẻ. Sở dĩ chị chạy đến kêu tôi, một phần vì tôi là hàng xóm cùng lô nhà, phần khác, quan trọng hơn, là tôi quen với chàng bác sỹ người Việt làm trong bệnh viện, cho nên cứ có chuyện đau bụng nhức đầu, cảm cúm giữa đêm khuya là chị cứ réo tôi, để tôi cho thuốc (có sẵn trong nhà) hoặc nếu cần thì kéo ra bệnh viện, nơi anh chàng bác sỹ ngủ ở đó hầu như mỗi đêm. Nhìn bộ mặt quan trọng của chị Ngao, tôi càng luống cuống:

- Chị chờ em vô nhà chải đầu nhe, mới tắm xong, ướt nhẹp hà…

Chị Ngao xua tay:

- Thôi khỏi, trại tỵ nạn ai cũng như ai mà, mình phải lên bệnh viện ngay coi nó có làm sao không chớ!

Tôi đành nghe lời chị, quăng vội mớ đồ dơ vào nhà rồi bước theo chị cái rụp, tới nơi thì mấy chị hồi nãy(tạm gọi là mấy chị Tám) đưa Phương lên đây đã đứng ngoài cổng, báo tin:

- Bể nước ối rồi, mới được xe chở ra bệnh viện lớn ngoài trại.

Tôi hỏi, theo thói quen:

- Bác sỹ Đức đâu?

- Ra ngoải luôn rồi!

Cả đám nhìn nhau, rồi quyết định đi về nhà chị Ngao…tán dóc trong khi chờ tin tức từ ngoải đưa về.

Chị Ngao chủ toạ, thở dài:

- Hổng biết con trai hay con gái đây? Hy vọng con Phương cố gắng mà rặn, chớ đừng để mổ, không tốt chút nào, hại sức khoẻ lắm…

Tôi phụ hoạ:

- Chiều nào hai vợ chồng nó cũng đi bộ mấy vòng quanh trại, chắc không cần phải mổ đâu, nó dư sức mà.

Các chị Tám khác thay phiên nhau vào chuyện:

- Cầu mong cho ra con gái, và phải giống mẹ à nha, nước da trắng bóc, mắt nâu nâu hiền dịu…

- Ừa, nếu không giống mẹ mà giống…hải tặc thì tội nghiệp cho thằng Minh quá, tủi thân lắm á!

- Bà nói gì đâu không à! Khi chuyến tàu gặp hải tặc hãm hiếp, lúc lên trại gặp Cao Uỷ có cho các bà các cô uống thuốc phá thai phòng hờ, nhưng vợ chồng thằng Minh con Phương khi biết nó có thai đã nhứt định giữ cái thai lại. Tụi nó nói làm như vậy ác nhơn ác đức lắm, cứu một mạng người còn hơn xây mười cái Chùa, đứa bé nào có tội tình gì!

- Đúng rồi, suốt thời gian mang thai, con Phương được thằng Minh cưng chiều chăm sóc như trứng mỏng, thiệt là có phước lắm mới có được thằng chồng hiền lành hiểu biết như vậy.

- Thì dù sao, thằng Minh cũng biết vợ nó đâu có lỗi gì, lỗi là lỗi tày trời mấy thằng hải tặc Thái Lan kìa. Cái lũ khốn kiếp tàn ác, hổng có lương tâm…

Mỗi người vài câu, nắng chiều tắt hồi nào không hay, mà tin tức từ ngoải vẫn im re.

Chị Ngao lại tiếp tục đúc kết với vai trò chủ toạ:

- Ta nói, mình sợ Cộng Sản mới đi vượt biên, ra biển thì lại sợ nạn hải tặc. Cái đám đó sao trời không chu đất không diệt chúng cho tan thây! Mà tàu nào chúng hiếp xong rồi cho đi tiếp là còn may phước mấy đời đó nghen, chớ nhiều tàu bị chúng hiếp xong rồi bắn vỡ tàu, cho chìm hết xuống biển luôn, coi như tiêu đời mất mạng. Tao nghe tả mấy thằng hải tặc bặm trợn mà ớn da gà, tàu tao mà gặp chúng chắc tao nhảy xuống biển liều chết sướng hơn!

Thế là các chị Tám lại lao nhao lên án hải tặc, càng lúc càng hăng, chỉ thiếu điều muốn đứng lên hô khẩu hiệu “Đả đảo hải tặc, đả đảo hải tặc!!!”



Hai ngày sau, tôi đang làm ở bưu điện, chị Ngao lấp ló ngoài cửa. Tôi biết chuyện gì nên xin phép bà boss người Úc cho về sớm, chạy ra gặp chị Ngao:

- Phương sao rồi chị? Trai hay gái?

Chị Ngao nở nụ cươi tươi hơn khi bán hết chè:

- Con trai!! Tụi mình đến thăm nha.

- Để em ghé qua chợ mua cho nó hộp sữa đặc.

Chị kéo tay tôi đi một mạch:

- Quà cáp để nay mai đưa cũng được, giờ ghé qua coi mẹ tròn con vuông ra sao, coi cái thẳng lủng đó như thế nào, tao nôn quá chừng …

Đến nơi, các chị Tám bữa trước đã có mặt đông đủ. Phương đang ẵm đứa bé, nhìn nó hạnh phúc vô vàn, còn chồng Phương ngồi cạnh vợ, sờ nắn tay chân con với tất cả sự vụng về chân thành. Tôi ghé xuống nhìn thằng bé, trời đất, không giống mẹ tí chút nào, nước da nó màu nâu sậm đậm đà, khoẻ mạnh, đôi mắt đen láy to tròn. Chắc mới bú no nên mặt nó tươi cười rạng rỡ. Chị Ngao cũng tiến tới mở lời:

- Cho tao ẵm nó miếng coi!

Rồi đón lấy thằng bé, hun chụt chụt vào đôi má bầu bĩnh của nó và nựng:

- Tổ cha mày chứ, thấy ghét quá à.

Mấy bà Tám kia cũng xúm lại, cưng nựng mỗi người mỗi kiểu:

- Ui chu choa, cái miệng cong cong kìa, cha mày!

- Trời ơi, cái mắt ướt rượt kìa, thằng cha mày!

Tôi bước ra cửa, vì biết không giành nổi với mấy bà đang chết mê chết mệt thằng bé con, thầm mỉm cười, mới hôm kia còn đả đảo hải tặc, mà bữa nay ôm cưng con…hải tặc quên trời đất, mà câu nào cũng có chữ “cha mày, cha mày” thiệt là âu yếm, đáng yêu làm sao.


Nguyễn Thị Kim Loan



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Dec/2017 lúc 1:44pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Dec/2017 lúc 9:23am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Dec/2017 lúc 11:43am

Vẫn Cám Ơn Cuộc Đời


May qúa hôm nay tiệm hơi vắng khách, thì có bữa nọ bữa kia, chứ ngày nào cũng nhiều việc, khách mang quần áo tới sửa và chị làm luôn tay thì giờ đâu mà ngồi nghĩ ngợi, rầu rầu như thế này?
Chị vừa luôn cái gấu quần vừa miên man nhớ tới câu chuyện sáng sớm nay, lúc chị đang chuẩn bị làm đồ ăn sáng cho con ăn đi học thì phôn reo, chị biết ngay, giờ này chỉ có mẹ chị bên Việt Nam gọi sang thôi. Thằng Nhẫn chắc cũng nghĩ như chị, nó chạy ra bốc phôn thì đúng là bà ngoại nó gọi, nó mở speaker cho mẹ cùng nghe:
- Chào bà ngoại, bà ngoại có khỏe không?
- Bà khỏe lắm, thế cháu có gì vui kể cho bà nghe đi?
Thằng bé 8 tuổi mà triết lý như một ông cụ :
- Đời có gì vui đâu ! Có hai mẹ con buồn lắm bà ơi!
Chỉ có thế mà bà ngoại đã mau nước mắt, khóc nghèn nghẹn trong phôn, chị bảo con ra ăn sáng và cầm phôn nói chuyện với mẹ, mẹ chị lại nài nỉ như đã từng nài nỉ:
- Con tính lẹ đi, hai mẹ con về Việt Nam sống, gần mẹ, gần anh chị em ấm áp tình thương của gia đình, mẹ sẽ cho con cái cửa tiệm tạp hóa này dư sức nuôi sống hai mẹ con cả đời, cần gì ở Mỹ mà cô đơn lạnh lẽo vậy con?
Chị vẫn khẳng định:
- Con đã dứt khóat nói với mẹ rồi, con sẽ sống ở Mỹ và nuôi thằng Nhẫn cho tới khi nó khôn lớn nên người cho người ta biết.
Mẹ chị lại sụt sùi khóc và nói chuyện thêm một lúc nữa, cho đến giờ chị đi làm bà mới đành dứt phôn.
Chị thương con và thương mẹ mình qúa, tự trách chỉ vì mình không dấu kín được sự khổ đau trong lòng mà làm khổ lây tới những người thân yêu nhất. Cái câu chị thường thốt ra than van mỗi khi nói chuyện với mẹ hay bất cứ ai “Đời có gì vui đâu” đã thành một điệp khúc quen thuộc làm thằng Nhẫn học thuộc lòng từ lúc nào, và nó bắt chước mẹ cũng nói y như thế mỗi khi có ai hỏi chuyện.
Chị đang sống yên lành với gia đình ở Việt Nam thì Phê từ Mỹ về, hai người chưa hề có một kỷ niệm thân thương dù thuở nhỏ học cùng trường, ở cùng xóm. Anh phiêu du qua Mỹ lâu lắm và trở về tìm cách tiếp cận chị để nói đã từng thương trộm nhớ thầm chị, muốn cưới chị mang sang Mỹ, làm chị bất ngờ và sung sướng cảm động qúa.
Nhan sắc chị trung bình, là cô giáo, ngoan hiền, con nhà khá gỉa mà duyên số lận đận vẫn độc thân chiếc bóng ở lứa tuổi ngoài ba mươi.
Nay có Việt Kiều Mỹ về cưới, anh Phê đẹp trai, ăn nói có duyên nên ai cũng khen chị có phước, có phần. Chị thầm cám ơn trời Phật độ trì cho chị nên duyên, cám ơn cuộc đời đã run rủi cho anh Phê còn nhớ đến chị, về hỏi cưới chị.
Sang Mỹ, chị chưa vui hưởng hạnh phúc là bao, khi vừa chớm đậu thai là lúc anh Phê trở mặt, nói ra một sự thật phũ phàng. Anh đã có người yêu là một cô gái xinh đẹp, cô gái bỏ anh, nên anh hận đời về Việtnam cưới vợ…để trả thù. Nay cô người yêu lại quay về, nên anh Phê sẽ chia tay chị để đoàn tụ với người yêu dấu. Anh sợ trách nhiệm nên nằng nặc bắt chị đi phá thai để sự chia tay rảnh rang không còn gì liên quan, dính líu nữa.
Chị đau đớn kinh hãi, anh đã coi chị như một món hàng, một trò đùa, khi thích thì mua về, chán thì đổi ý. Bỗng dưng đang lúc bụng mang dạ chửa, mới chân ướt chân ráo đến Mỹ thì bị bỏ rơi, chị hết lời khuyên ngăn anh Phê, năn nỉ anh Phê hãy vì thương đứa con trong bụng mà ở lại với chị, chị vẫn muốn sống suốt đời bên anh. Nhưng người đàn ông vẫn lạnh lùng, anh ta có yêu thương gì chị đâu mà cảm động.
Thế là chị ở lại căn apartment một mình và nhất quyết giữ bào thai trong bụng, vì chị không nỡ đang tâm phá hủy một mầm sống. Ban đầu anh em bên chồng thấy việc làm bất nhân của Phê ai cũng xót xa, xúm vào giúp đỡ chị, sau khi li dị, chị sinh con, họ giúp chị xin hưởng tiền trợ cấp nuôi con nhỏ…chứ chị không bao giờ thèm thưa kiện để mong sự trợ cấp của người chồng, người cha vô lương tâm ấy.
Chị hận cuộc đời, hận Phê lắm, đặt tên cho thằng con trai của mình là Nhẫn, có hai ý nghĩa, một là chửi thằng chồng ăn ở nhẫn tâm, hai là khuyên mình nên nhẫn nhịn chịu đựng mọi gian khổ trong cuộc đời.
Tình thương của anh em bên chồng chỉ có hạn, họ cũng thưa thớt thăm nom khi chị đã dần dần tự lập được, còn Phê biệt tăm biệt tích không một lần hỏi thăm chị hay đứa con, dù chỉ là qua phôn, nghe nói anh ta đã cưới được cô người yêu và họ đang sống bên nhau.
Tất cả hình đám cưới của hai người chị mang ra cắt lìa hình ảnh của Phê và vứt vào thùng rác, chỉ giữ lại hình chị vì không nỡ cắt xé hình ảnh của chính mình. Chị cấm con không được hỏi về cha khi nó có chút khôn lớn, tò mò hay thắc mắc. Có lần thằng Nhẫn nhìn thấy tấm hình Phê còn sót lại mà chị quên chưa cắt đi, nó hỏi:
- Mẹ ơi, có phải cha con đây không?
Chị gắt với con:
- Mẹ đã dặn con là không được gọi tiếng “cha” rồi mà.
Thằng bé thông minh, vội…sửa lại:
- Mẹ ơi, “chú” này bây giờ ở đâu ?
- Mẹ không biết. Coi như ông ta chết rồi, con đừng bao giờ hỏi mẹ điều này nữa nghe?
Từ đó trở đi thằng Nhẫn đã hiểu mẹ nó oán hận cha nó, nên không bao giờ hỏi tới nữa, mà nó cũng chẳng quan tâm làm gì đến một người cha chưa bao giờ tìm gặp nó hay trò chuyện với nó dù chỉ một câu.
Tám năm trôi qua kể từ khi thằng Nhẫn chào đời, chị đi làm vất vả ở hãng xưởng, sau này mới xin được việc làm trong một tiệm sửa quần áo của người Việtnam, thời gian du di hơn để chị có thể lo cho con, và đồng lương khá hơn, nhưng bù lại chị phải làm việc nhiều hơn, ở lại tiệm trễ hơn. Ở đời chẳng có quyền lợi nào cho không ai cả.
Mãi sau này, khi không thể dấu mẹ, dấu gia đình của mình mãi được, chị mới kể hết sự thật, làm mẹ chị mủi lòng, thương con thương cháu, bà đòi sang Mỹ thăm hai mẹ con.
Đó là những ngày mùa Xuân tươi đẹp, mẹ chị đến Mỹ thấy phố phường lộng lẫy, chợ búa của Mỹ hay của người Việtnam đều sầm uất, đông vui, thấy hoa lá nở, thấy cỏ xanh non ngoài đường, ngoài sân nhà…Nhưng người mẹ gìa dày dạn kinh nghiệm đời vẫn nhận thấy sự u uẩn, cô đơn của mẹ con chị, nơi căn apartment bé nhỏ nghèo nàn.
Sống ở Mỹ nhà nào biết nhà nấy, chị có một hai người bạn thân nhưng thỉnh thoảng mới đến nhà nhau. Có bà ngoại căn phòng ấm cúng hơn, vui hơn. Thằng Nhẫn được bà ngoại cưng chiều nó sinh động hẳn lên, không lặng lẽ bên mẹ như thường ngày nữa.
Những ngày vui qua mau, ngày bà ngoại lên đường về lại quê hương, tại phi trường thằng Nhẫn ôm cứng bà, nó đòi theo bà về dù chẳng biết Việtnam là nơi đâu, chị phải gỡ con ra cho bà ngoại tất tưởi quay đi, cả ba người hôm ấy đều khóc nghẹn ngào.
Chị thấy mắt mình cay cay, ướt mi, chỉ nhớ lại chuyện cũ thôi mà cũng mau nước mắt qúa. Chị đã luôn xong hai gấu quần rồi, những lúc rảnh thế này bà bạn gìa nhiều chuyện Jessie không đến mà tán dóc, hôm chị bận làm, bà đến nói hết chuyện nọ đến chuyện kia, làm chị mải nghe mấy lần đâm cả kim vào tay.
Tiệm sửa quần áo nằm trong một town nhỏ, có nhiều ông bà gìa tuổi đã về hưu, các ông bà hay lẩn thẩn đi shopping tiệm quần áo cũ, rồi tha về nay cái áo sứt chỉ, mai cái quần dài ống v..v..thế là bèn mang đến tiệm sửa, tốn 10- 15 đồng là thường, trong khi món hàng họ mua chỉ vài ba đồng bạc. Khi đến ngày hẹn lấy đồ, họ mặc thử với vẻ hào hứng thích thú lắm, hôm nào chị quên không đúng hẹn là có bà còn hờn giận, làm như đó là cái áo duy nhất để bà mặc, không có nó thì không xong. Đến tuổi gìa, người ta bỗng trở nên trẻ con vớ vẩn thế đấy.
Bà Jessie là một trong những “đứa trẻ con lớn tuổi” ấy, luôn kiếm cớ mang cái áo hay cái quần cũ đến sửa để được tán dóc với chị, và tẩn mẩn ngồi giúp chị gấp đống quần áo của khách mang đến, một gìa một trẻ trở thành đôi bạn. Tiếng Anh chị không nhiều, bà Jessie hiểu điều đó, bà nói chuyện với chị bằng những từ thông dụng đơn giản nhất , đủ để hai bên đối đáp và hiểu nhau.
Sao mà linh thiêng thế, chị đang nghĩ tới bà Jessie thì bà đã lò mò đẩy cửa bước vào:
- Chào baby của tôi ( bà vẫn âu yếm gọi chị như thế)
- Chào Jessie, khỏe không?
Bà cười móm mém:
- Tôi vẫn đủ khỏe để ăn một bữa gà Tây của Thanksgiving sắp tới đây.
Chị reo lên và nồng nhiệt:
- Bà nhắc tôi mới nhớ, chiều nay tôi phải ghé chợ mua gà tây cho Thanksgiving chứ, thằng con tôi thích ăn gà tây nướng lắm. Bà Jessie, bà đến nhà tôi trong bữa Thanksgiving này nhé?
Bà gìa có vẻ cảm động, bà gật gù:
- Chỉ có hai mẹ con thấy vắng vẻ qúa, nhất định tôi sẽ đến.
Là một bà gìa Mỹ độc thân cô đơn nên bà Jessie rất thông cảm và thương cho hoàn cảnh mẹ độc thân của chị. Bà mến người phụ nữ Việtnam trẻ mà chịu khó và hiền lành này chỉ sau mấy lần đến sửa quần áo và chuyện trò.
Thêm một người khách bước vào, là một người đàn ông Việtnam trung niên, tiệm sửa quần áo rất ít khách Việtnam nên người khách này bước vào là chị nhớ ra ngay, anh đã đến cách đây vài ngày..
Chị mau mắn:
- Anh lại bị đứt cúc áo nữa hả?
Anh bối rối, ấp úng:
- Không…không…
Lần này anh khệ nệ mang theo một gói gì có vẻ nặng lắm, với vẻ e dè, anh ngập ngừng nhìn chị và nói:
- Tôi xin lỗi đã đột ngột đến đây, không phải để sửa quần áo gì cả, mà là…mà là…
Chị ngạc nhiên nhìn anh, và nhớ lại hình ảnh lần đầu tiên anh mang cái áo sứt cúc đến nhờ chị đơm lại, công việc qúa đơn giản nên chị không tính tiền mà chỉ làm giúp anh, với suy luận có lẽ vợ anh bận rộn nên anh mới phải mang ra tiệm. Hôm ấy anh đã dịu dàng nhìn chị bằng ánh mắt biết ơn, không phải vì chị không tính tiền, mà vì anh cảm động thì đúng hơn.
- Vâng, anh cứ tự nhiên, tôi có thể giúp gì được cho anh?
- Chị ạ, hôm nọ chị làm cúc áo cho tôi mà không lấy tiền làm tôi ngại qúa, sẵn hôm nay hãng cho mỗi công nhân một con gà tây nhân dịp lễ Thanksgiving, tôi mang đến…tặng gia đình chị.
Chị ngạc nhiên, buộc miệng:
- Sao anh không để ở nhà dùng? Tôi chỉ có hai mẹ con…ăn gì hết con gà tây to như thế này?
Anh càng bối rối hơn:
- Tôi…thì chỉ có…một mình, lại chẳng biết nấu nướng gì.
Hai người ngỡ ngàng nhìn nhau, giây phút ấy nhanh chóng có một sự cảm thông vô hình và bỗng cả hai cùng bối rối. Bà Jessie không hiểu tiếng Việtnam, nhưng chứng kiến sự kiện, bà cũng đoán gìa đoán non ra câu chuyện, nên góp ý với chị:
- Chị đang cần mua một con gà tây thì tại sao không nhận món quà này nhỉ?
Người khách Việtnam mừng rỡ:
- Bà ấy cũng nói thế, mong chị nhận cho tôi vui.
- Vâng, cám ơn anh, tôi đã mời bà Jessie này đến ăn lễ Tạ Ơn với mẹ con tôi. Nếu như anh không bận thì cũng xin mời anh luôn.
Lần này gương mặt anh càng vui mừng hơn:
- Thật hân hạnh cho tôi. Nhân dịp này tôi phải Tạ Ơn cuộc sống run rủi cho tôi đã bước vào cửa tiệm này và được làm quen với chị và với bà Mỹ dễ thương kia.
Bà Jessie làm quen với người khách mới:
- Tôi tin chắc là chị này sẽ làm món gà tây khéo lắm, vì may vá cũng khéo tay, chị ấy là một người bạn tốt của tôi đấy.
Anh nói với bà Jessie:
- Hôm nay tôi cũng được là bạn của cô ấy và cả bà nữa. Chúng ta sẽ gặp nhau hôm Thanksgiving nhé.
Anh lấy ra một mảnh giấy, một cây bút trong túi, và hỏi địa chỉ nhà chị, ghi ghi chép chép cẩn thận, như chỉ sợ ghi sai thì sẽ không thể nào gặp được chị nữa, rồi anh cũng không quên cho địa chỉ và tên của anh.
Anh chào ra về rồi mà chị vẫn thấy lòng lâng lâng khi nghĩ đến ngày Thanksgiving đang tới…
Kể từ ngày chia tay với người chồng tàn nhẫn ấy, chị hận đời, hầu như chẳng muốn quen ai, dù có một hai đám do bạn bè thân tình giới thiệu nhưng đôi bên đều không hợp nhau nên chẳng đi đến đâu. Vậy mà chẳng hiểu sao lần đầu thấy anh mang cái áo đứt cúc đến tiệm chị đã chạnh lòng, và tỉ mỉ làm cho anh khật kỹ, để lần sau anh khỏi phải mang đến tiệm nữa. Đơn giản chỉ thế thôi, chứ chị nào biết gia cảnh nhà anh.
Chị nôn nao nghĩ đến bữa tiệc Tạ Ơn, sẽ làm những món gì, vì năm nay không chỉ có hai mẹ con chị. Chắc chắn bà Jessie và anh ấy sẽ đến, trong ánh mắt anh ấy, chị đã đọc thấy lời hứa hẹn như thế.
Chị bỗng thấy cuộc đời vẫn còn niềm vui, vẫn còn ý nghĩa. Chị vẫn phải cám ơn cuộc đời này, dù đã mang đến cho chị những đau thương, mất mát, nhưng lại cho chị niềm hi vọng, đợi chờ khác.
- Tôi thấy anh ta có vẻ vui mừng khi được làm bạn với chị đấy. Anh ta có vẻ cô độc làm sao !
Bà Jessie nhận xét như một bà gìa chưa bao giờ lẩm cẩm. Chị trìu mến nhìn bà :
- Thôi nào, Jessie, hãy nói cho tôi biết cần làm những gì cho bữa ăn lễ Tạ Ơn của chúng ta đi.
Bà gìa hăng hái:
- Đúng rồi, tôi sẽ giúp chị được nhiều việc lắm, để tôi lấy tờ giấy ghi ra những thứ chúng ta cần mua và cần làm cho ngày Tạ Ơn thật vui này chứ.

Nguyễn Thị Thanh Dương




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Dec/2017 lúc 11:52am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.544 seconds.