Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2017 lúc 2:11pm
Những Người Lắm Chuyện





Hôm qua chị đã "hớn hở"kể cho anh nghe một tin "động trời", là chị bắt gặp quả tang anh Châu, chồng của Phượng - bạn thân của chị - đi ăn với một cô bồ. Bất cứ tin động trời nào chị biết, chị đều có hứng thú được đem lại cho người khác sự ngạc nhiên, bất ngờ. Cho nên sáng nay anh thức dậy muộn đã thấy chị đang ôm phone to nhỏ với ai đó, nhìn nét mặt "trọng đại"của chị, anh biết ngay vợ anh đang "phát tán"cái tin anh Châu có bồ cho bàn dân thiên hạ cùng biết. Anh bực mình về cái tội lắm chuyện của vợ vô cùng, ra dấu cho chị mấy lần chấm dứt cuộc nói chuyện, cuối cùng, chị cũng cúp phone và quay ra gay gắt với anh:

- Tại sao anh xâm phạm quyền tự do ăn nói của em? Em đang nói chuyện với bạn bè mà anh bắt cúp hả?

- Anh biết em đang rêu rao chuyện anh Châu có bồ. Từ sáng tới giờ chắc em đã thông báo cho cả chục người rồi chứ gì!

- Mới có 4 người, thì anh phá đám. Con Dung, con Hải, con Lệ và người cuối cùng là con Phượng, vợ của thằng ngoại tình.

- Trời ơi, thế thì cả thành phố này sẽ biết tin, nhưng chắc gì anh Châu có bồ mà em đã vội vàng lắm chuyện?

- Đi với một cô gái trẻ đẹp, lấm la lấm lét vào cái nhà hàng hẻo lánh, xa nhà, thì chẳng là đang lừa dối vợ đó sao?

- Cho dù đó là sự thật, thì chính em đã góp dầu vào lửa cho nhà người ta cháy thêm đấy.

- Anh ăn nói gì mà bất nhân thế? Thương bạn, em báo cho nó biết để tìm đường cứu vãn hạnh phúc gia đình.

- Thế còn những người khác:cô Dung, cô Hải, cô Lệ?Em báo cho họ làm gì? Không phải là em lắm chuyện à?

Chị chống đỡ:

- Để mọi người cùng cảnh giác. Hôm nay là chồng Phượng ngoại tình, biết đâu mai là chính chồng mình?

- Dám từ giờ tới chiều em sẽ gọi phone thông báo không sót một ai ?

- Hôm nay weekend này, cell phone free này, lại có một đề tài nóng bỏng này. Tội gì không gọi? Chị nhởn nhơ đáp, không cần nhìn đến vẻ mặt khó chịu của anh.

Anh vào phòng, thay đồ. Những buổi sáng cuối tuần đẹp trời, anh thích ra quán cà phê ngồi nhâm nhi, nghĩ chuyện đời. Và sáng nay thì anh càng muốn đi cho nhanh, còn hơn là ở nhà nhìn thấy cảnh vợ anh giở cái list số phone của bạn bè gần xa ra, gọi hết người này đến người kia để mong mình là người đầu tiên báo cho họ biết chồng Phượng đã có bồ.

- Anh đi đâu đó?

- Biết rồi còn hỏi, đi uống cà phê chứ đi đâu.

Chị thường đi theo anh mọi nơi, mọi lúc nếu có thể, nhưng ra quán cà phê thì không, vì chị sợ tốn tiền, một lon cà phê có mấy đồng, ở nhà pha được cả chục ly cối, vậy mà ra quán nó tính 3 đồng một ly nhỏ xíu, xót cả ruột, và nhất là đây không phải món chị yêu thích.

Trước khi ra khỏi nhà, anh đe dọa vợ:

- Chuyện người ta, mà ai em cũng kể. Anh Châu biết được thì sẽ chửi em về cái tội lắm chuyện đấy. Em liệu hồn!

- Anh khỏi lo, trước khi kể em đều bắt tụi nó... thề, phải giữ kín, thì làm sao anh Châu biết được?

Ôi đàn bà! cuộc sống hình như càng bận rộn hơn vì những điều tào lao, lắm chuyện của các bà.

Đây là quán cà phê đông khách trong thành phố, có thể vì các cô phục vụ trẻ trung, có thể vì không khí vui tươi, nhộn nhịp. Mỗi người vào quán là một tâm trạng, một cuộc đời. Ai biết rằng hôm nay anh mang theo một chút bực mình vì cái tật lắm chuyện của vợ? không hiểu sao, chị chỉ trông thấy anh Châu đi ăn với một phụ nữ, mà chị có thể kể thành câu chuyện kéo dài hàng giờ trên phone? chị bình luận, tán ra bàn vào như một talk show trên radio. Anh vào ngồi tại một góc bàn quen thuộc.Giữa đám khách khứa xung quanh hầu hết là các đấng nam nhi, hi vọng sẽ tìm được sự bình yên, để tạm quên đi những chuyện đàn bà vớ vẩn ở xó nhà. Anh gọi một ly cà phê đen, anh thích được nhìn những giọt cà phê dịu dàng nhỏ từng giọt xuống đáy ly, và đôi khi, anh bâng quơ ngó qua khung cửa kính, thấy cuộc đời ồn ào bên ngoài, những khuôn mặt lạ hay quen lướt qua khỏi tầm mắt anh như một cảnh trong phim. Cho một thìa đường vào ly cà phê đen đậm đặc, nếm chút vị ngọt đắng thơm tho, anh cảm thấy cuộc sống bỗng thi vị biết bao.

Bây giờ anh mới để ý tới bàn bên cạnh, có ba, bốn người vừa uống cà phê vừa chuyện trò thân mật. Họ có những hứng thú của họ, tụ tập ở đây để nói với nhau những câu chuyện cuộc đời. Họ đang nói về chiến tranh ở Iraq, đàn ông mà, chuyện chiến tranh khói lửa là chuyện hàng đầu. Anh lắng nghe và hào hứng theo họ. Mà không muốn nghe cũng không được, vì anh đang ngồi rất gần họ. Hết chuyện chiến tranh, đến chuyện kinh tế, giá nhà cửa, bất động sản, đang ế ẩm vì công ăn việc làm ít, các ông bà làm nghề môi giới mua bán nhà đất, ngồi ở văn phòng tha hồ?đọc báo, và mòn mỏi chờ phone reo của khách hàng. Nếu không có văn phòng, thì cứ việc nằm nhà ngủ mấy giấc, đợi giờ đi đón con, cell phone chờ sẵn, có khách gọi là nhanh nhẩu đáp ứng ngay. Thời buổi này công việc bị lay off nhiều, nên có nhiều ngành nghề bất đắc dĩ, người ta nhảy qua kinh doanh, sang lại nhà hàng, tiệm giặt, tiệm tạp hoá, hay đi học hai nghề ngắn hạn là làm nail và môi giới địa ốc. Các ông bà địa ốc vì lỡ thời hay để chờ thời này làm việc như đi câu, lúc có cá lúc không, dù biển đời mênh mông, nhưng thợ câu nhiều, cá đâu cho đủ? Anh nhìn sang bàn? Cà phê thời sự? Có già, có trẻ. Đúng là tình bạn không biên giới, miễn là trong câu chuyện tán dóc, kẻ tung người hứng nhip nhàng, dù không quen, anh cũng mỉm cười với họ, thay cho lời cảm ơn, họ đã cho anh một buổi sáng sôi nổi với tình hình chiến tranh và kinh tế, những vấn đề rất gần gũi với cuộc sống. Tách cà phê của anh đã vơi một nửa, trong niềm vui vu vơ, anh muốn giây phút này kéo dài, cuộc sống có những điều nhỏ nhoi mà dễ thương thế đấy. "Hàng xóm" bên cạnh anh đã đổi đề tài, từ chiến tranh, kinh tế, sang chuyện cá nhân ai đó.

- Ê, mấy chú biết tin gì chưa? Tin động trời đấy!

Anh bỗng giật mình, không lẽ tin "động trời" của vợ anh vừa loan báo sáng nay đã...bay tới quán cà phê này rồi?

- Chuyện động trời gì nói nghe coi?

- Có một thằng cha, tên tuổi thì ngon lành, uy tín lắm, rốt cuộc cũng chẳng hay ho gì. Đã có vợ con mà còn có bồ nhí. Con người ta có hai mặt, một mặt tốt và một mặt đểu.

Tội nghiệp... thằng chả nào đó đang bị rêu rao bình phẩm giữa chốn công cộng, giữa chốn chợ đời thu nhỏ này. Anh chẳng muốn nghe, nhưng chẳng thể nào bảo họ dừng lại được, họ có phải là... vợ anh đâu.

- Nhưng thằng cha đó là ai? Có phải là lão dê xồm chủ câu lạc bộ "Đêm Dài" không? Hay là thằng chủ nhà hàng "Cá Bông Lau" nổi tiếng ăn chơi? Một người sốt sắng hỏi.

- Sai bét ! Thằng này bán bảo hiểm, mới ra lò trong thời kỳ kinh tế sa sút của ông Bush. Thằng này tên gì nhỉ? Quên mẹ nó rồi!

- Ha ha! Tao biết mày đang nói thằng cha bán bảo hiểm có cái văn phòng thật to, thật sang nằm ở ngay downtown thành phố này chứ gì? Nó mới nhảy vô nghề này, thế mà có nhiều khách hàng từ các nơi khác cứ tìm đến nó.

- Tao nghe đồn có người thấy nó dẫn con bồ đi ăn, đi vào khách sạn mấy lần.

Anh giật mình thật sự, thì ra họ đang nói về anh, nãy giờ anh cứ phải nghe, có ngờ đâu đang nghe chuyện của chính mình, nhưng có lẽ họ không hề biết nạn nhân đang ngồi lù lù bên cạnh họ, anh nhìn thẳng sang bàn bên và những cặp mắt cũng nhìn thấy anh, vô tư. Giữa họ và anh, không quen biết, nhưng chuyện đời người khác, họ vẫn thích thú được nhúng miệng vào. Anh bị tổn thương thì ít mà kinh ngạc thì nhiều, ít ra đàn bà như vợ anh, chỉ lắm chuyện mà chính mắt chị đã nhìn thấy, còn những người này, họ nói không thành có ngon lành. Anh cảm thấy như vừa nhìn thấy một áng mây mù qua khung cửa kính, buổi sáng đẹp trời đã biến mất. Anh không muốn ngồi nhâm nhi cà phê nữa, những người bên cạnh, tưởng là những người bạn cà phê trong một lần hội ngộ tình cờ, bỗng càng trở nên xa lạ. Anh cay đắng như vừa uống xong một ly cà phê đen đậm đặc không đường. Anh ra quầy trả tiền cà phê và trở về nhà. Chắc nãy giờ chị đã gọi phone cho vài người nữa để báo tin và tán dóc về "tai hoạ"của vợ chồng chị Phượng rồi. Chị đâu biết rằng chồng chị cũng đang mang một? Tai hoạ? Về nhà. Anh bước vào nhà, quả nhiên chị đang nói chuyện phone với ai đó, tới giai đoạn cuối:

- Thôi nhé, làm ơn giữ bí mật chuyện này nhé. Khi nào có thêm tin tức gì tụi mình lại bàn luận sau.

Anh lên tiếng khi chị vừa cúp phone:

- Anh có một đống tin tức cho em nữa đây.

- Ủa, anh đã về rồi à? Sao hôm nay anh về sớm thế?

- Anh có một tin "động trời" nên cần về sớm kể cho em nghe.

Đôi mắt chị ngời sáng lên như ngọn đèn bão trong một đêm mưa gió:

- Chuyện gì vậy anh? Thằng cha nào đang phản bội vợ hay con mẹ nào đang ngoại tình?

- Một thằng đã có vợ mà còn bồ bịch tùm lum, cả quán cà phê đang đồn ầm lên đó.

- Có vợ con mà còn cà chớn! Thằng nào vậy, mình có quen không? Anh nói ngay đi, để em kịp thời thông báo cho vợ nó, đừng làm em hồi hộp đứt gân máu chết liền bây giờ.

- Chưa gì mà em đã lắm chuyện rồi. Sao hồi xưa em không đi học nghề làm phóng viên, làm báo, thỉnh thoảng đăng tin giật gân, tin động trời cho bà con té ngửa?

- Thôi đừng đùa nữa mà. Anh biết tính em hay nôn nóng mà cứ đùa dai làm chi! Thằng cà chớn đó là ai vậy anh? Chị hỏi lại.

- Là... anh!

- Anh lại đùa nữa rồi!

Anh hiên ngang nhìn vợ:

- Nãy giờ anh nói thật chứ đùa hồi nào? Một đám đàn ông ngồi uống cà phê bàn bên cạnh anh, nói về anh như thế đấy. Vậy anh thách em, thử kiểm điểm lại xem, liệu chồng em có cà chớn, có bồ bịch với ai không?

Chị hùng hồn trả lời ngay:

- Xưa mẹ anh quản lý anh chặt chẽ thế nào em không biết, mà anh còn nói dối mẹ, đi chơi với em được. Nhưng bây giờ với em thì không! Tiền bạc em quản lý chính xác từng đồng, thời gian đi đứng làm việc của anh luôn có em theo sát nút, thì còn chỗ trống nào cho anh đi với bồ cơ chứ? Nhưng tại sao họ muốn gây sự với anh thế nhỉ?

- Đám này không hề biết mặt anh, chắc họ nghe lại những tin đồn từ ai đó!

- Mình làm ăn đàng hoàng đứng đắn, có động chạm gì tới ai đâu?

- Đơn giản là anh thành công trong công việc, có nhiều khách hàng nên có kẻ ghét anh, cạnh tranh nghề nghiệp chẳng hạn. Họ tung tin thất thiệt để giảm uy tín anh, hết đường làm ăn.

Chị bênh chồng:

- Họ đã làm tổn thương anh, để em cho họ một bài học! Anh hiền quá, người ta ăn hiếp anh đó. Những người này là ai?

Anh chán nản đáp:

- Em ra quán cà phê mà tìm, mấy đấng nam nhi đang uống cà phê và tán dóc đó.

- Từ giờ trở đi anh đừng có nói đàn bà lắm chuyện nữa nhé. Đàn ông các anh cũng lắm chuyện không kém. Chị hả hê nói.

- Biết rồi!

Bỗng chị hí hửng:

- Em sẽ "cứu" anh, tìm cho ra những đứa chủ trương phao tin nhảm này và chửi chúng một trận. Họ sẽ không dám nói về anh nữa.

- Em làm như chuyện trẻ con ấy! Thôi, không để ý đến điều này nữa. Anh đề nghị chúng mình ra ra ngoài ăn lunch, phở hay bún gì đó, đi em!

- Khỏi cần đi đâu, hôm nay em nấu món bún than rồi. Anh thay đồ, rồi ra mà thưởng thức món bún yêu thích của anh.

- Trời, anh không ngờ hôm nay em "bận rộn" gọi phone đi khắp nơi mà vẫn còn đủ thì giờ nấu món bún công phu này.

Chị hiên ngang nhìn anh như lúc nãy anh đã hiên ngang nhìn chị:

- Dù bận tới đâu, em cũng không bao giờ quên bổn phận làm vợ, để xứng đáng với một người chồng tốt, đáng tin cậy như anh chứ.

- Cám ơn em nhé, ở nhà đôi khi cũng có những giây phút tuyệt vời, dù...?

- Dù bún của em nấu không ngon bằng ở tiệm chứ gì? Nhưng tình của em đối với anh thì anh không thể nào mua ở tiệm được. Anh nhớ cho.

Anh mỉm cười âu yếm nhìn chị như đồng tình, trong khi chị sửa soạn trong bếp, anh ra ghế cầm tờ báo lên đọc, anh bỗng bật cười làm chị ngạc nhiên ngừng tay, hỏi anh:

- Có tin gì vui mà anh cười to thế?

- Chuyện cô Smith?

- Cái cô Anna Nicole Smith ấy hả? Vợ goá của ông J. Howard Marshall, tỷ phú dầu hoả của Texas ấy hả?

- Sao chuyện gì em cũng rành quá vậy? Từ chuyện gần của hàng xóm, bạn bè đến chuyện cô Smith xa tít chân mây này.

- Từ khi ông chồng vừa già vừa ngu chết đi, cuộc đời cô Smith lên hương, tiếng tăm lừng lẫy, ai mà chẳng biết. Đơn giản, chỉ việc đi chợ, là biết tất cả mọi chuyện xảy ra trên cõi đời này. Những chủ chợ đã ?tâm lý? dựng sẵn những kệ đầy tạp chí, bên cạnh quầy tính tiền, trong khi chờ đợi tới lượt mình thì ai mà không ghé mắt đọc những thông tin, những hình ảnh hấp dẫn, giật gân về những nhân vật nổi tiếng? Thế là tò mò, hiếu kỳ và? lắm chuyện, bèn mua về đọc chơi.

Chị suýt soa và tò mò hỏi tiếp:

- Cô ta đã ở cái Hotel Hard Rock với giá 1,600 một đêm, vài ngày trước khi chết đấy. Nhưng đã chết cả tuần lễ nay, mà báo chí còn nhắc đến chuyện gì nữa?

- Có ba ông nhảy ra tranh quyền làm cha đứa con gái mới 5 tháng tuổi của cô Smith, vì gia sản cô để lại, vì tên tuổi của cô, nên họ hám danh hám lợi. Nếu như cô Smith mà là dân homeless, vô danh, thì đến cha thật của đứa bé cũng chưa chắc thèm đến nhận con.

- Còn gì nữa không, anh kể nốt đi. Bài báo dài thế kia mà.

- Cuối cùng thì cũng tìm ra người cha thật sự của bé gái, mặc dù cô em của cô Smith tuyên bố rằng có thể đứa bé là từ tinh trùng đông lạnh của ông J. Howard Marshall. Ủa, em đang lẩm bẩm cái gì vậy?

- Em đang tính toán 20 năm nữa, khi ấy em cũng chưa già, vẫn còn đủ háo hức đọc những tin sốt dẻo, vẫn kịp khi baby girl của cô Smith lớn lên, lại tung hoành như mẹ nó, báo chí lại tha hồ săn tin, như họ đã từng theo dõi đời tư của hai người con cố tổng thống Kennedy, hai người con trai công chúa Diana, hay con gái của tỉ phú Christina On***is, sau khi mẹ chúng qua đời, vậy đó.

Anh ngẩm nghĩ, vợ anh thế mà đúng, và tự mỉm cười một mình. Cả nước Mỹ, hay nói rộng ra là cả thế giới đều lắm chuyện. Người ta để ý, theo dõi những chuyện đời riêng của những người nổi tiếng trong bất cứ ngành nghề nào, trong bất cứ tầng lớp nào của xã hội. Vậy thì vợ anh hay mấy cha trong quán cà phê kia cũng chỉ là hạt bụi trong đám nhân loại này mà thôi.


Nguyễn Thị Thanh Dương


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Aug/2017 lúc 2:12pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2017 lúc 8:08am

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Aug/2017 lúc 9:30am

Bến Đợi    <<<<

Image%20result%20for%20Bến%20Đợi



Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 30/Aug/2017 lúc 9:14am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 31/Aug/2017 lúc 9:22am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/Sep/2017 lúc 9:00am



Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Sep/2017 lúc 12:46am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Sep/2017 lúc 9:58am


NGƯỜI MANG THEO CƠN BÃO




Tôi đang nằm dài ra giường đọc báo thì bà chị dâu gọi phone, chị nói như ra lệnh:

- Đến nhà chị ngay bây giờ, chị cần em.

Chiều thứ Sáu đi làm về là giây phút thú vị của tôi khi được ở nhà nên tôi không vui lắm :

- Để mai lúc nào rảnh em đến được không?

- Nhà chị đang có khách tạm trú, khách từ New Orleans đến, bà dì họ cùng con cháu, tất cả 5 người…Hôm nay ngày đầu tiên chị muốn làm một bữa cơm ngon lành đãi họ nên cần em giúp một tay, còn nữa, 2 đứa trẻ con nhà chị gặp 2 đứa con nhà bão lụt này họp lại thành 4 đứa quậy phá ầm cả nhà, em hãy đến trông tụi nó, trị tụi nó giùm chị…

Chị xuống giọng nói nhỏ chắc sợ người xung quanh nghe thấy:

- Tụi nó nhảy tưng tưng trên nệm, trên ghế sa lông, chị xót cả ruột mà không dám nói.

Thì ra thế, nhà chị mới mua, đố đạc trong nhà toàn đồ mới, đồ xịn, chị ngồi xuống ghế còn khép nép dịu dàng, nay lũ trẻ nhảy nhót trên ghế làm sao chị không đau lòng cho được. Chẳng lẽ khách đến mà lại la mắng cho dù là con mình thì chẳng khác nào đuổi khách, đó là lý do chị cần tôi đến. Hai đứa con chị vốn nể sợ tôi, tôi là cô ruột của chúng nó mà chị dâu tôi lại thường xuyên mang tôi ra hù doạ làm như tôi là bà chằng !

Tôi thay đồ và nói với mẹ tôi đến nhà anh chị nếu con về trễ là con đã ăn cơm nhà anh rồi để mẹ khỏi chờ. Chiều thứ Sáu rảnh rang như thế này nếu có một người thương mà gặp gỡ chuyện trò thì vui biết mấy, có đâu mà tôi phải lái xe 20 phút, qua những chặng đèn xanh, đèn đỏ đợi chờ đến nhà ông anh chỉ để hù doạ mấy đứa trẻ con.

Chị dâu tôi nói không sai, không biết chiến trường chúng dựng lên từ bao giờ, lúc tôi đến, 4 đứa con trai vẫn đang tung hoành ( ngẫu nhiên mà chúng xấp xỉ tuổi nhau từ 6 đến 8 tuổi ) chúng chạy đuổi nhau, căn nhà rộng 4,000 sq. ft. không hề làm chúng mỏi chân.

Gia đình khách trọ đang ngồi đủ cả ở phòng khách : bà mẹ già, và hai vợ chồng trẻ, ai cũng có vẻ trầm tư lo lắng, chỉ có 2 đứa trẻ là vô tư, thích thú nữa chứ, vì được đi xa, đến một nơi chốn lạ và lại có ngay 2 bạn để vui đùa.

Chị dâu tôi từ trong bếp thò đầu ra giới thiệu ngắn gọn cho cả đôi bên:

- Đây là gia đình bà dì của chị, nạn nhân của cơn bão Katrina, còn đây là cô Linh em chồng của cháu.

Tôi chào họ bằng nụ cười và ngồi xuống ghế, hỏi thăm bà mẹ vài câu, rồi tới hai vợ chồng, chị vợ nói ít, chỉ có người chồng hầu hết tiếp chuyện tôi, anh kể những sự kiện chính khi cơn bão đến, thành phố ngập lụt và gia đình anh phải di tản như thế nào. Dù chỉ vài phút đầu gặp gỡ tôi đã nhận ra sự thu hút nơi anh, dáng anh cao, khuôn mặt phảng phất buồn, cộng thêm vẻ mệt mỏi chán chường trông anh càng có vẻ thu hút hơn.

Xong phần chào hỏi khách, tôi vào bếp, chị dâu ghé vào tai tôi nói nhỏ:

- Mục tiêu chính là dẹp tụi nhỏ đi, phần bếp núc chị lo xong rồi.

Tôi cũng thầm trách hai vợ chồng nhà này vô tâm chẳng để ý đến con, tôi chặn 4 đứa lại và kéo chúng vào phòng chơi game, hai đứa cháu tôi tranh nhau giới thiệu:

- Cô Linh ơi, thằng lớn tên Biển, thằng nhỏ tên Cát…

- Cũng như tụi cháu tên Việt Nam là cu Tèo, cu Tí đó…còn tên Mỹ nó là Steve và Richard.

Tôi ngắm nhìn hai thằng Biển, Cát cố tìm trên khuôn mặt chúng một nét gì góc cạnh của người cha, nhưng không thấy đâu, tôi hỏi thăm chúng về trường lớp, thầy cô, bạn bè, về hàng xóm và căn nhà chúng ở New Orleans…hai đứa ríu rít kể cho đến khi được gọi ra ăn cơm mà vẫn chưa hết chuyện.

Vô tình tôi lại ngồi đối diện anh, người đàn ông trẻ với ánh mắt nhìn thăm thẳm làm tôi thoáng rùng mình, không dưng tôi trở nên vụng về bối rối. Chị dâu tôi kể với khách tôi là cô giáo dạy cấp một.

Tôi nói với cả nhà mà như nói với anh từ mai trở đi, lúc nào rảnh tôi sẽ đến dạy cho thằng Biển và Cát.

Bà dì của chị dâu tôi lộ vẻ hài lòng nhưng bà lại thở dài:

- Không biết cứ phải tạm trú thế này bao lâu? Bao nhiêu công việc còn dở dở dang dang, sốt cả ruột !

Tôi an ủi;

- Đành vậy thôi bác, trước mắt chúng ta phải lo đăng ký cho hai đứa nhỏ đi học lại.

Người vợ không nói gì, vẻ im lặng đầy chịu đựng, dường như đối với chị, mọi việc cứ để cho bà mẹ và chồng lo là đủ…

Sau bữa ăn, tôi tạm biệt họ ra về, sau khi đã dặn riêng 4 đứa là không được đùa nghịch nhà cửa ầm ĩ nữa, ngày mai thứ Bảy, tôi sẽ đến dẫn đi chơi và đi ăn kem, tôi trông thấy những ánh mắt trẻ thơ sáng lung linh, vui thích.

Hai đứa cháu của tôi cũng đủ làm tôi mệt rồi, vậy mà tôi thấy thích cả hai đứa con của anh, dù chúng chẳng xinh đẹp hay dễ thương như cu Tèo cu Tí của tôi…đó là lý do để mỗi buổi chiều sau khi đi dạy về tôi lại háo hức đến nhà anh chị tôi, hình bóng người đàn ông ấy đã trở nên thân quen, tôi để ý thấy hai vợ chồng anh không mặn mà thân thiết lắm, họ ít khi trò chuyện cùng nhau. Tôi bỗng trở thành một kẻ tọc mạch, soi mói vào đời tư người khác, tôi tưởng tượng đủ các lý do, hoặc họ đang bị cú shock vì trận bão lụt kinh hoàng, nhà cửa tiêu tan, công ăn việc làm đứt đoạn, hoặc tình yêu của họ- nếu có- đã lụi tàn, chỉ còn là bổn phận, trách nhiệm với hai đứa con . Tôi thấy tội nghiệp anh !

Khách ở chưa đủ một tuần, chị dâu tôi đã bắt đầu than thở với tôi:

- Chị không sợ tốn kém, giúp tiền, giúp bạc chị không ngại, nhưng cứ ở chung đụng thế này không biết đến bao giờ, chị mệt mỏi quá, nhà cửa xáo trộn mọi thứ, hết cả riêng tư của mình.

- Vì tai hoạ họ mới cần đến mình, người dưng người ta còn giúp nhau nữa là…

Chị thở dài đổ vạ cho trời đất:

- Bão lụt ở mãi đâu mà mình cũng bị khổ lây !

Tôi hỏi :

- Thế hai vợ chồng anh này đã đăng ký lãnh tiền trợ cấp nạn nhân bão lụt chưa?

Chị dâu tôi ngạc nhiên:

- Em đang nói hai vợ chồng nào ?

Tôi cũng ngạc nhiên:

- Chị đùa đấy à? họ đang ở trong nhà chị, bố mẹ thằng Biển và Cát đấy.

- Trời ơi, em tôi vô tình thế, mà chị cũng sơ ý không giới thiệu rõ ràng…đó là hai anh em ruột, anh Toàn còn độc thân, còn cô Chinh là mẹ của hai thằng nhỏ.

Chị dâu tôi quên hẳn câu chuyện đang than thở để kể chuyện đời ngưòi khác :

- Số cô Chinh khổ vì đường tình duyên, bao nhiêu đám hỏi không lấy, chỉ yêu anh Sang, mãi mới lấy được nhau, đẻ được hai đứa con, đặt tên Biển và Cát như tình yêu của họ luôn ở bên nhau, anh chị để dành vốn sắm được một chiếc tàu đánh cá, làm ăn khấm khá , tưởng sẽ hạnh phúc bền lâu . Một mùa nghỉ đi biển anh Sang về Việt Nam chơi, rồi dính luôn bên đó, nghe nói có cô bồ trẻ đẹp, anh Sang mấy lần đòi li dị vợ để cưới cô bồ qua, hiện giờ họ đang ly thân. Vợ con trong cơn bão lụt, gian nan vất vả thì anh Sang đang du hí với người đẹp ở Việt Nam. Lòng người thay đổi một sớm một chiều, nên trông cô Chinh lúc nào cũng thơ thẩn, lại thêm vụ bão lụt này nữa, cô càng như cái xác không hồn, chẳng tha thiết gì, may mà có anh trai và mẹ đỡ đần cho.

Tôi ái ngại cho chị Chinh quá, nhưng có một niềm vui riêng khi biết anh Toàn là người độc thân, người đàn ông trẻ có khuôn mặt trầm buồn ấy như gần gũi với tôi hơn, anh đang mở ra trong lòng tôi một cơ hội, một tình cảm âm thầm…

Buổi sáng đến lớp dạy tôi chỉ mong mau hết giờ để chiều được gặp anh, nói chuyện với anh trong chốc lát, tôi lo sợ vu vơ, thành phố New Orleans sẽ hồi phục và mang anh trở về. Chiều qua, khi tôi tạm biệt lũ trẻ để ra về, vội vàng để quên cái túi xách, anh Toàn mang ra xe cho tôi, anh nói một câu như đã nghĩ sẵn từ lâu bây giờ mới có dịp nói ra:

- Mái tóc Linh dài và đẹp quá !

Tôi xúc động, run run nói cám ơn anh và tra chìa khoá vào xe mãi mới xong . Đôi mắt mênh mông của anh theo tôi về trên chuyến xe.

Bản tin trên báo, nước lụt đã rút dần dần, nhiều xác chết được tìm thấy, những cư dân còn ở lại bắt buộc phải di tản hết, bao nhiêu tổn thất và đau thương, thành phố như một người ốm nặng không thể phục hồi ngay được, trong đôi mắt mông lung của anh một lần nào đó đã rạng rỡ lên khi nghe tin thành phố New Orleans đang rút nước, những dự án tu sửa thành phố đang được thành lập. Anh đang mong ngày trở về.

Chiều thứ Bảy tôi đến dẫn lũ trẻ ra park chơi như đã hứa, vào đến nhà 4 đứa ùa ra ríu rít quanh tôi, nào là chơi ở park xong sẽ đi ăn Hamburger hay Pizza, sẽ ăn kem ở tiệm nào…Trong ồn ào đó, tôi vẫn cảm thấy ngôi nhà trống vắng vì không thấy anh đâu. Mẹ anh như thường lệ, mỗi lần gặp tôi là hỏi thăm xem có nghe được tin tức gì mới về New Orleans không, tôi ngồi xuống tiếp chuyện cùng mẹ anh:

- Cháu hiểu tâm trạng bác, cũng như bao nhiêu những nạn nhân bão lụt khác, đều mong ngóng về ngôi nhà thân yêu của mình. Nhưng chúng ta chỉ biết chờ đợi thôi.

- Gia đình bác đã lãnh tiền trợ cấp đủ cả rồi, bác đang đợi Toàn về để xin nhà housing ở tạm chứ đâu thể ở đây mãi được.

- Khi nào anh Toàn về hở bác ?

Mẹ anh được dịp kể:

- Hai tuần qua ở đây mà nó như ngồi trên đống lửa, vừa lo cho nhà mình, vừa lo cho nhà người yêu của nó, cô ấy cùng gia đình chạy về tá túc nhà người thân ở Oklahoma tạm ổn rồi, nên Toàn đã xuống thăm, nếu không có trận bão xảy ra thì tháng này chúng nó làm đám cưới …..

Tôi choáng váng và hụt hẫng, anh như một vở kịch, lúc khép lúc mở trước mặt tôi , buồn vui theo từng biến chuyển của nhân vật, khi tôi tưởng lầm anh là một người chồng, nhưng anh còn độc thân, và cuối cùng thì anh đã có người yêu, chắc là một tình yêu nồng nàn mê đắm lắm mới đủ sức mạnh làm anh lo buồn và đi tìm gặp cô ấy, tôi chỉ là một tình cảm muộn màng đến sau, một tình cảm âm thầm có lẽ chẳng bao giờ anh biết đến.

Mẹ anh thủ thỉ tiếp:

- Con bé này đẹp và ngoan lắm cháu ạ, cả nhà bác ai cũng mến, bác cầu mong sao mau ổn định cuộc sống để chúng nó cưới nhau.

Mẹ anh đã khen ngợi thế thì cô gái này chắc là rất xứng đáng với anh. Tôi cố mỉm cười cho mẹ anh vui lòng:

- Cháu cũng cầu mong thế.

- Cô Linh này, khi nào đám cưới nhất định sẽ mời cô, cô là một người tốt đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi trong những ngày ở đây.

- Vâng, cháu cám ơn bác.

Tôi nói và vội đứng dậy để che dấu cảm xúc đang dâng tràn:

- Cháu phải đưa lũ trẻ đi chơi, xin chào bác.

Tôi lái xe đi bằng cõi lòng tan nát, đến một công viên tôi dừng lại, lũ trẻ nhảy xuống xe, ùa ra đám cỏ xanh để bắt đầu trò chơi của chúng, trong khi tôi đi tìm một chiếc ghế và ngồi xuống để mặc cho nước mắt tự do tuôn trào. Anh Toàn ơi, anh đến đây để tránh cơn bão, nhưng anh đã mang một cơn bão khác vào đời em, có một đổ vỡ trong lòng mà em chẳng biết trú ẩn nơi đâu.

Thằng Cát ngừng chơi, chạy đến bên tôi định khoe một điều gì đó, nó ngạc nhiên đứng sững lại khi thấy mắt tôi còn ướt:

- Cô Linh ơi, tại sao cô khóc ?

Tôi ngẩng lên nhìn thằng bé:

- Không phải đâu, tại…tại…gió vừa thổi bụi bay vào mắt cô…

Thằng bé ngây thơ dạy tôi:

- Lần sau đi ra ngoài đường cô phải đeo kính để bảo vệ mắt nhé.

- Ừ, cô sẽ nghe theo lời Cát, thế bây giớ Cát định nói gì với cô?

- Lúc nãy mẹ cháu nói là đợi bác Toàn về sẽ dọn đi nhà khác, vậy cô Linh có đến chơi với cháu nữa không?

Tôi chưa kịp trả lời thì cả 3 đứa còn lại chạy đến, thằng Biển tiếp lời em nó:

- Cháu muốn ở gần nhà cu Tí cu Tèo và cô Linh, cháu thương cô Linh như thương cô Dung.

- Cô Dung nào ? Tôi hỏi.

- Là người yêu của bác Toàn, cô Dung có mái tóc dài như cô Linh đó.

Tôi chợt nhớ đến hôm Toàn khen mái tóc tôi, là lúc anh nhớ đến người yêu của anh, vậy mà tôi đã mộng mơ, đã đợi chờ, tôi thấy tội nghiệp tôi hơn bao giờ !

Tôi nắm lấy tay của hai anh em Biển và Cát :

- Cô hứa, cô luôn thương hai cháu, dù sau này hai cháu về New Orleans nếu có dịp cô sẽ đến thăm, còn ở Texas thì cô sẽ đến dẫn đi chơi như thế này, được chưa? Hai đứa gật đầu vui vẻ, chúng lại tiếp tục chạy đuổi với cu Tèo cu Tí.

Dù đang đau khổ, nhưng tôi biết rằng những lời tôi nói là rất thật, cơn bão Katrina còn để lại nhiều vết đau cho những nạn nhân của nó, tôi muốn được chia xẻ nỗi đau đó với mọi người, với hai thằng bé này, cho dù cơn bão của lòng tôi không ai chia xẻ được.


Nguyễn thị Thanh Dương


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 05/Sep/2017 lúc 10:00am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Sep/2017 lúc 10:10am




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Sep/2017 lúc 11:06am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Sep/2017 lúc 11:34am

Hàng rong Sài Gòn



Image%20result%20for%20Hàng%20rong



Nhiều năm xa Sài Gòn, không gặp lại dì, tôi chỉ được nghe đứa bạn thân cũng là khách hàng ruột của dì kể lại con trai lớn của dì đã học xong đại học ở Huế, giờ đi làm giáo viên ngoài quê ở Bình Định, đứa sau cũng đang học nghề sửa xe ở ngoài quê, đứa út thì năm nay mới vô Sài Gòn thi đại học.



- Lần đầu tiên tôi biết dì Lan cách đây cũng bảy tám năm về trước khi vừa đặt chân đến Sài Gòn học, ngày nào dù nắng hay mưa, dì cũng quẩy đôi quang gánh, đi khắp các nẻo đường lớn nhỏ, ngõ cụt đường hẻm của khu vực Quận 3, quận 5, Quận 10, và dì thường ngồi “tạm trú” xung quanh khu vực quanh hồ con Rùa. Ngày đó khi vừa chân ướt chân ráo đến Sài Gòn, cứ chiều chiều, hết giờ học, tôi với đứa bạn thân hay tấp xe vô, hai đứa mua một bịch bánh tráng trộn lớn rồi ngồi bên lề đường ăn, nói chuyện với dì Lan. Có lẽ cùng đồng hương miền nam trung bộ nên cả hai bên nói chuyện thấy hợp, không có khoảng cách xa lạ gì mấy.

Dì kể dì một thân một mình vô đây bán bánh tráng cũng mấy năm rồi, ngoài quê miền trung nghèo quá, hai vợ chồng làm ruộng làm vườn không đủ sống, ba đứa con trai thì tuổi ăn tuổi lớn, bao nhiêu thứ tiền phải lo. Mà phải chi có đất có ruộng tự làm gì cho cam, cũng là làm công, làm mướn, mùa lúa thì đi gặt thuê, đi mót lúa bán, mùa ở không cái đói vây quanh, còn đến mùa mưa lũ thì cả nhà sống với nước lụt. Đời sống quanh năm thiếu thốn, chẳng thấy tương lai nên dì quyết định nói chồng ở nhà làm nông, làm mướn cho chủ, để dì vô Sài Gòn mưu sinh kiếm sống. Nói rồi dì đi, mấy ngày đầu đến Sài Gòn, thân đàn bà một mình, bơ vơ cũng tủi thân lắm. Được người này người nọ chỉ, dì gom vốn mua cái thúng, bán bánh tráng trộn với mấy bịch trứng cút, dăm ba trái xoài linh tinh. Ngày ngày cứ quẩy đôi gánh đi lanh quanh bán hàng, vốn liếng không bỏ ra nhiều, chỉ vài ràng bánh tráng, mấy trái xoài sống, vài chục trứng cút luộc, dăm ba lạng thịt bò khô và nước me nấu chín, nhưng có điều chịu cực, ngày nắng cũng như ngày mưa, vừa đi bộ vừa mang đôi gánh nặng trên vai, lặn lội gần hai chục cây số, tối nào cũng hơn mười giờ đêm mới về tới nhà trọ. Có bữa về khuya, bị đám thanh niên giang hồ loi choi chặng đường cướp hết tiền và đập phá quang gánh, dì thấy buồn và nản lắm nên rồi đổi qua nghề bán trái cây dạo với chiếc xe đạp cọc cạch. Sáng sớm chịu khó ra chợ đầu mối lấy trái cây từ Lái Thiêu hay dưới miền tây, bỏ đầy vào bốn cái thúng, cột chặt bằng dây thừng sau yên xe đạp, rồi đi đến công viên, trường học để bán. Ngày nào hên thì bán hết hàng, còn không thì dì ôm hết đống trái cây mà ăn trừ cơm. Đạp xe bán trái cây cũng được vài tháng thì dì Lan nghỉ. Lý do cũng đơn giản là vì người mua trái cây bán dạo ngày càng ít, họ cứ sợ mua phải trái cây hàng Trung Quốc ăn nhiễm độc, có bơm chất hóa học, nên họ chỉ muốn vô siêu thị mua trái cây nhập khẩu của Mỹ, hay Úc để ăn. Nói là trái cây nhập khẩu vậy chứ thật ra trái cây trong siêu thị được bày bán cũng chẳng dám chắc là nhập khẩu thật sự hay không, chỉ thấy thiên hạ đua nhau mua hàng nhập khẩu mà ăn cứ như là trào lưu hướng ngoại. Bán trái cây mà lỗ chừng một tháng thì dì phải tìm nghề khác để mưu sinh. Nhưng khổ nỗi dì không có nghề nghiệp gì, lại không có người thân, không địa chỉ thường trú ở đất Sài Gòn nên cũng khó mà kiếm việc. Nên đành quay lại với quang gánh bán bánh tráng, nhưng lần này dì chỉ đi bán từ sáng sớm đến chập choạng chiều tối là nghỉ, chứ không ráng sức đi bán ban đêm, để tránh bị cướp phá. Rồi trời phật thương, dì gắn bó và mưu sinh với quang gánh hàng rong bánh tráng trộn cũng gần được chục năm ở đất Sài Gòn.



Tiền lời không nhiều nhặng gì nhưng đủ sống, đủ gởi tiền về quê cho chồng nuôi được thằng con trai lớn đang học đại học sư phạm ở Huế. Bao nhiêu năm lăn lộn ở đất Sài Gòn với nghề bán hàng rong, dì vẫn ở trọ trong cái căn nhà gọi "Nhà hàng rong", là một căn nhà trọ lụp xụp nép trong khu xóm lao động nghèo ở bên Quận 4 mà các bà bán hàng rong tứ xứ Bắc Trung Nam tụ tập về ngủ hàng đêm. Tôi chẳng biết có bao nhiêu người ở trọ chung, chỉ biết toàn là đàn bà thân phận xa nhà lên Sài Gòn mưu sinh kiếm sống nuôi chồng con ở quê như dì. Sở dĩ họ cũng như dì Lan, không muốn ở lại quê nhà để chồng đi làm xa vì họ luôn nghĩ cho chồng đi làm xa là sớm muộn gì cũng có ngày mất chồng, nên thà mình đi xa để chồng ở nhà với con, với cha mẹ, vậy mà yên tâm hơn. Ở trọ ở đây không cần đóng tiền nhà cố định, mỗi đêm ngủ là giá mười ngàn mỗi người, được đưa một cái chiếu nhỏ, mốt cái gối và một tấm mền đắp, xài quạt máy thì thêm ba ngàn, tắm rửa hai ngàn một người, sạc pin điện thoại hai ngàn một máy. Nếu hai ba người xài chung cái quạt thì sáng chia tiền nhau ra trả. Ngủ đêm nào trả tiền đêm đó, rồi sáng ra mạnh ai nấy lại quẩy gánh hàng mà đi bán kiếm tiền. Quần áo đồ đạc cá nhân có thể gởi nhờ ở đó, xui thì bị mất ráng chịu, chủ nhà không chịu trách nhiệm. Họ chỉ biết tận dụng miếng đất trống sát cạnh nhà để dựng lên căn nhà trọ lụp xụp này mà hàng ngày thu tiền ở trọ của những bán hàng rong mà thôi.



Hồi đó tôi có hỏi dì sao mấy người chị em ở trọ chung không hùn tiền lại mướn căn phòng nhỏ giá chừng một triệu ở cho thoải mái. Dì nói tại dì hay về nhà thăm chồng con, gần như tháng nào cũng về ba hay bốn ngày, nên thuê phòng ở vậy uổng tiền lắm, lúc không ở thì hàng tháng vẫn phải đóng nhiêu đó tiền. Với lại, thuê phòng ở thì phải đóng tiền cọc một tháng cho chủ nhà, mà đi bán hàng rong mỗi ngày dành dụm được nhiêu tiền dì gởi về quê hết rồi, chẳng giữ tiền dành dụm bên người hay bỏ ngân hàng gì hết. Dì Lan nói xui nói bừa lỡ bệnh hoạn đột ngột ở đất Sài Gòn này, chắc dì chịu chết chứ cũng chẳng có tiền mà vô bệnh viện chữa trị. Nhưng mà được cái ở trọ chung với mấy người đi bán hàng rong như mình, nếu lỡ có bệnh gì, thể nào cũng được cho mượn vài chục ngàn để mua uống thuốc. Dì hay vừa kể chuyện vừa cười rồi nói “Tao cực khổ sao cũng được, miễn sao ổng với mấy đứa nhỏ khoẻ mạnh là được rồi."



Nhiều năm lăn lộn mưu sinh ở Sài Gòn với quang gánh, dì Lan bây giờ cũng có nhiều khách quen, đa phần là lũ học sinh thích ăn hàng. Nhưng khổ một nỗi, mấy ông dân phòng thấy dì buôn may bán đắt, lâu lâu lại đến kiếm chuyện, mấy lần hốt luôn gánh hàng của dì về trên phường, bắt dì phải lên đống tiền phạt để chuộc mấy trăm ngàn. Còn không, lâu lâu tụi nó lại ghé qua, dì Lan lường trước được nên dúi cho mấy chục ngàn để tụi nó uống café thì tụi nó bỏ đi, để dì yên ổn bán hàng. Dì nói coi như vài ba tháng tốn vài chục cúng cô hồn các bác để buôn bán cho suôn sẻ.



Nhiều năm xa Sài Gòn, không gặp lại dì, tôi chỉ được nghe đứa bạn thân cũng là khách hàng ruột của dì kể lại con trai lớn của dì đã học xong đại học ở Huế, giờ đi làm giáo viên ngoài quê ở Bình Định, đứa sau cũng đang học nghề sửa xe ở ngoài quê, đứa út thì năm nay mới vô Sài Gòn thi đại học. Nếu mà nó thi đậu thì dì rước nó vô Sài Gòn ở với dì, hai má con đói khổ có nhau ở Sài Gòn cũng hơn vì bây giờ sức khỏe của dì cũng bắt đầu yếu rồi. Dì cũng ráng cho thằng út học xong rồi dì nghỉ, về quê với chồng, có gì ăn nấy, ai kêu gì làm đó, vậy cho khoẻ, được gần chồng gần con, ở quê nhà mình vẫn hơn đất Sài Gòn hoa lệ mà bon chen này, chứ đời đàn bà mà bôn ba nơi đất khách quê người như vậy thì chỉ mang nhiều buồn khổ lúc về già mà thôi.



Nghe bạn tôi kể đến đây, tự nhiên tôi nhớ đến hình ảnh cái lằn đòn gánh trên vai dì mà mấy năm trước dì cho tôi coi. Cái lằn đòn gánh hằn trên đôi vai dì không hẳn là một vết sẹo nhưng chắc đến già cũng không phai được trên da thịt, nó như một vết hằn trên cơ thể để nhắc đến những ngày tháng cơ cực mưu sinh giữa đất Sài Gòn của thân phận đàn bà, thân phận của những người bán hàng rong từ nhiều vùng miền tìm đến Sài Gòn để kiếm sống.



Giữa cái thành phố Sài Gòn phồn hoa bon chen này, còn nhiều kiếp đàn bà hàng ngày vẫn đang quẩy đôi gánh hàng rong rong ruổi khắp các nẻo đường, oằn gánh chồng, gánh con, gánh tủi gánh nhục gánh mưu sinh thật nặng. Không phải ai cũng biết được rằng đôi gánh hàng rong của kiếp đàn bà xa nhà xa quê ở đất Sài Gòn nó nặng như thế.



Vương Vi
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.570 seconds.