Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Aug/2017 lúc 9:08am
Người Tình Dỉ Vãng    <<<<<<

%20

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Aug/2017 lúc 9:16am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Aug/2017 lúc 6:41am
Miên Hạ    <<<<<


Image%20result%20for%20tinh%20tay%20ba



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Aug/2017 lúc 6:44am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Aug/2017 lúc 2:31pm
Bến Cũ

 
 
     Huy gặp Diệp lần đâu tiên trong buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập binh chủng Không quân. Anh được đơn vị bình chọn là phi công đạt nhiều thành tích nổi bật trong năm.
     Là một phi công trẻ, bô trai, hào hoa nên Huy được giới nữ sinh xếp vào loại “người yêu lý tưởng”. Anh có chiều cao vô địch trong nhóm phi công, vì thế bạn bè thường gọi anh là “Huy Bamboo”. Huy còn là tay chơi đàn dương cầm nổi đình đám trong các buổi trình diễn văn nghệ do đơn vị Không quân tổ chức.
     Phần trao hoa cho các chiến sĩ xuất sắc do toán nữ sinh trường Trung học Sao Mai phụ trách. Lúc choàng vòng hoa cho Huy, Diệp không thể nào với tới, bởi anh cứ trong tư thế đứng nghiêm, thẳng lưng, ngẩng cao đầu. Bản Lục Quân Hành Khúc do ban quân nhạc hòa tấu đã chấm dứt. Mỗi quân nhân xuất sắc đều có vòng hoa trên cổ, riêng cặp Huy Diệp vẫn còn đứng tại chỗ giương mắt nhìn nhau. Sĩ quan phụ trách đến bên Huy nhắc khéo :  “Ðưa đầu cho cô bé tròng vòng… vào cổ đi”.  Huy lấy mũ, cúi xuống đặt trán mình trên mái tóc của Diệp, cả hàng quân cười khúc khích, khiến nàng ngượng chín người.
     Thực ra, Huy cố ý trêu cô nữ sinh có mái tóc dài đen tuyền che một phần khuôn mặt trái soan với má lúm đồng tiền trông rất “liêu trai”. Hai người quen nhau từ đó. Sau khi đậu bằng tú tài, Diệp ghi tên vào đại học Huế.
     Qua năm thứ hai họ làm lễ cưới. Dự tính lấy xong bằng cử nhân văn chương, Diệp mới chiụ sinh con. Nhưng vận rủi ập xuống. Cuối tháng 3/75, Vùng 1 chiến thuật mất vào tay cộng sản Bắc Việt. Chuyến bay cuối cùng không may bị đạn cộng quân bắn trúng, trực thăng của Huy phải đáp khẩn cấp và anh bị quân Bắc Việt bắt làm tù binh. Dù bị kẹt lại trong lao tù cộng sản, nhưng lòng Huy vẫn cảm thấy thỏa mãn vì đã kịp thời gởi vợ anh, Trương Hoàng Diệp ra đảo Lý Sơn để di chuyển vào Sài Gòn.
 
     Diệp được bạn của Huy tận tình đưa nàng ra hạm đội sớm sủa. Ðến Hoa kỳ, nàng được một gia đình người Mỹ da trắng ở tiểu bang Washington bảo trợ. Thời gian đầu, cuộc sống tuy có phần chật vật, nhưng đỡ hơn nhiều so với những gia đình còn ở trong khu tạm trú.  Dù phải qua những năm dài vất vả vừa làm vừa học, Diệp đã tốt nghiệp và đựơc giới thiệu vào làm trong hãng Boeing.
 
***
     Ngày ra tù, cha mẹ vợ báo cho Huy biết Diệp vừa lấy chồng. Như mũi dao đâm vào tim, tay chân anh rụng rời, chẳng còn lòng dạ nào ở lại dùng cơm tối với gia đình vợ. Huy ra về với cõi lòng tan nát.  Không có lý do gì để trách Diệp, anh chỉ buồn cho số phận hẩm hiu của mình. Huy đã có dự định sẽ vượt biên để được đoàn tụ với vợ. Giờ thì niềm hy vọng ấy đã tiêu tan. Nhưng lòng khao khát tự do vẫn không ngừng thôi thúc anh ra đi.
     Tháng Chín năm 1985, Huy cùng với bảy người bạn tâm đồng ý hợp nhất, tổ chức vượt biển trên chiếc xuồng một “lốc” mong manh giữa mùa mưa bão. Năm ngày lênh đênh trên biển, thuyền mang tám kẻ dũng cảm ấy tấp được vào bờ của một làng ven biển thuộc Mã-Lai. Họ được tàu của Mã-Lai đưa đến hải cảng Trengganu và chuyển qua đảo Pulau Bidong.
     Tại đây, Huy chưa biết định cư tại quốc gia nào. Bất ngờ, được thư của Diệp gởi đến, Huy vô cùng ngạc nhiên, làm sao cô ấy biết được mình ở đây? Có thể Diệp cần chữ ký của mình trong đơn ly dị chăng? Huy hồi họp mở thư ra xem :
 
“Kính gởi anh Huy,
     Qua thư thầy me, em biết được anh đang ở trại tị nạn Pulau Bidong, nhưng không biết anh có được vào Mỹ không. Nếu anh muốn định cư tại Hoa Kỳ em sẵn sàng đứng ra bảo trợ cho anh với tư cách của một cousin. Như anh biết đó, em không thể nào sống đơn chiếc mãi. Ðợi chờ anh chỉ là nỗi vô vọng. Càng nhớ anh, em càng thấy nỗi trống vắng xót xa. Cuộc sống lênh đênh của em trên xứ người, nhờ vào sự đỡ đầu của một người Mỹ và định mệnh đã đưa đẩy em vào một nẻo đường mới. Chồng em hiện nay là giám đốc trong phân xưởng Boeing, người đã nâng đỡ em ngay từ buổi đầu.   Ông ấy ly dị vợ lúc năm mươi tuổi. Ban đầu chỉ là lòng kính trọng, sau thấy thương hại hoàn cảnh lẻ loi của ông, vì vậy em chấp nhận lời cầu hôn của ông ấy.   Bà vợ cũ đã lấy chồng khác, giao lại đứa con gái cho ông chăm sóc. Hiện giờ nó đang học High school.
     Giai đoạn đầu ở Mỹ khó khăn lắm anh ạ, thật lòng em muốn giúp anh vượt qua chặn đường đó. Cuộc sống của em hiện giờ tương đối ổn định. Em hy vọng anh bỏ qua tự ái của người đàn ông thường tình mà nghĩ đến tương lai sáng lạn của mình.  Hãy quên đi những kỷ niệm đã qua. Giờ xin anh xem em như một người em họ. Với danh nghĩa nầy, em hi vọng sẽ giúp anh có nhiều cơ hội thành công…
     Nhận được thư, anh nên trả lời gấp để em còn kịp làm thủ tục hồ sơ bảo trợ. Anh nhớ khai với Cao ủy tị nạn có người cousin là Diep Truong Thomas theo địa chỉ trong thơ. Em gởi anh cái check 500 USD để tiêu dùng.
     Mừng cho anh đã thoát được cảnh lao tù khổ nhục và giờ đây đất nước tự do đang chờ đón anh.            
Em Trương Hoàng Diệp
 
***
     Thẫn thờ đặt bức thư trên bàn, nét chữ của Diệp như nhảy múa trước mắt Huy. Hình ảnh của nàng vẫn còn đầy ắp trong trái tim nồng cháy của Huy, thế mà trong thư Diệp viết lại thản nhiên, như không vướng bận chút tình cảm nào, thẳng thắn và thực tế đến độ tàn nhẫn.
     Từ ngày đến đảo, Huy chẳng thiết tha gì được vào đất Mỹ mà sẵn sàng chấp nhận đi bất cứ quốc gia Tây phương nào. Tuy nhiên, khi đọc thư của Diệp, anh lại quyết định đến Hoa Kỳ. Huy muốn gặp Diệp một lần và muốn nhìn xem tận mắt cuộc hôn nhân mới của nàng hiện giờ ra sao. Dẫu biết lần chạm mặt trước thực tế bẽ bàng nầy có thể gây thêm thương tích cho trái tim mình. Lòng nhớ thương và tính tò mò đã thôi thúc Huy đồng ý đề nghị của Diệp đứng ra bảo trợ.
***
     Ðúng ngày lễ Giáng sinh, Huy đến phi trường Seattle được Diệp cùng người chồng William Thomas và đứa con gái riêng của chồng, Christina đón tiếp. Cuộc hội ngộ với người “anh họ” khá niềm nở. Diệp ôm chàng trong phép xã giao của người Tây phương rất tự nhiên và chân tình như đứa em họ đích thực.
     Kết hợp với lễ nửa đêm đón Chúa Hài Ðồng là buổi tiệc tiếp đón Huy đầy thân tình. Khách mời, người nào cũng mang quà Christmas đến chúc mừng Huy. Diệp không mời khách nhiều, chỉ giới hạn một số bạn bè thân thiết của chồng.
 
     Trước cảnh gia đình hạnh phúc của Diệp, Huy nghe trái tim mình se thắt nhưng với lòng tự trọng, anh vẫn giữ thái độ bình thản.   Mọi người hân hoan vào tiệc. Tiếng dương cầm ngân vang bản nhạc Ðêm Thánh Vô Cùng do cô bé Christina độc tấu, rồi tuần tự là những bản nhạc tình du dương, âm thanh êm đềm như quyện vào men rượu nồng làm tăng thêm nỗi ngất ngây cho thực khách.
 
     Ðã ngà ngà say, tâm hồn nghệ sĩ bị kích thích, Huy đứng dậy đến bên chiếc piano xin phép cô bé được đàn một bản.  Dù đôi bàn tay bị chai sần sau những năm lao động khổ sai trong tù, dù đã mười năm không tập luyện, mười ngón tay anh lướt trên phím ngà bản nhạc “Histoire d’un amour” như xuất thần trỗi lên âm điệu réo rắt làm say đắm lòng người.
     Cô bé Christina trố mắt nhìn Huy đầy thán phục. Trái tim Diệp không biết có còn rung động trước âm thanh mang đầy những kỷ niệm xưa mà hai người đã từng bên nhau “anh đàn em hát” ? Bản nhạc vừa dứt, cơn say ập tới, Huy gục đầu trên bàn phím. Ông Thomas dìu Huy vào phòng ngủ đã chuẩn bị sẵn từ mấy ngày qua.
     Buổi sáng thức dậy, Huy ngạc nhiên trước căn phòng được trang hoàng khá sáng sủa. Mấy bộ áo quần mới treo trong tủ và một số đồ dùng hàng ngày được sắp đặt rất tươm tất trên các kệ. Huy dạo quanh một vòng. Ðây là loại phòng dành cho người độc thân, có đủ tiện nghi từ phòng tắm đến bếp ga và cả lối đi riêng hoàn toàn biệt lập với căn nhà chính.
     Hai ngày nghỉ lễ, William đưa Huy cùng với đứa con gái đi xem các thắng cảnh ở vùng Seattle được mệnh danh là thung lũng Hoa Hồng . Cô bé đi bên Huy líu lo giới thiệu tên của các thắng cảnh và về lịch sử của vài công trình xây dựng có tính tượng trưng cho thủ phủ của tiểu bang Washington. Diệp ở nhà mua sẵn thực phẩm để trong tủ lạnh cho Huy tự nấu ăn.
     Vào ngày lễ đầu năm dương lịch, Huy cùng gia đình ông bà Thomas đến dự tiệc tại nhà bạn thân của vợ chồng họ. Anh được giới thiệu là cousin của Diệp từ đảo mới qua, mọi người bắt tay chúc mừng.
 
Sau hai tuần lễ nghỉ ngơi, Huy ngỏ ý với Diệp sẽ tìm thuê một nhà khác. Nàng ân cần khuyên nhủ :
– William rất quý mến anh. Ông ấy muốn giúp đỡ anh có hoàn cảnh thuận lợi để trở lại trường học. Nếu anh đặt nặng tương lai của mình và thắng được tự ái, chắc chắn anh sẽ có cơ hội tốt để tiến thân.
Diệp ngừng nói, nhìn Huy như dò ý rồi tiếp :
– Căn phòng đó là do ông ấy quyết định dành riêng cho anh ở hoàn toàn miễn phí. Khi nào cuộc sống ổn định, có việc làm hẳn hoi, chừng đấy anh muốn thế nào cũng được. Hôm qua Bill dự tính chờ khi anh lấy xong bằng lái sẽ tặng anh chiếc xe Ford đời cũ của ông để anh đi học và đi làm. Em thấy đó là phương tiện cần thiết đối với anh hiện giờ.
     Qua những lời khuyên của Diệp, Huy cảm nhận được trong đáy lòng nàng, một tình cảm sâu kín nào đó bị ngăn chận vì hoàn cảnh. Diệp thật lòng không muốn Huy vấp ngã bởi những khó khăn mà nàng đã trải qua và những kinh nghiệm thất bại của những người đến trước.   Ðó là lý do chính đáng thúc đẩy chàng ở lại. Và giờ đây, Huy biết mình phải làm gì. Ðối với anh, hiện tại là phương tiện, mà tương lai mới là cứu cánh. Cứu cánh đó sẽ là phần thưởng dành cho cả quãng đời còn lại của anh.
     Dường như trong tiềm thức, Huy không muốn xa Diệp và cả Diệp cũng không muốn rời Huy, dẫu cuộc sống của hai người đã có lằn ranh phân định và tình cảm của cả hai có bức tường đạo nghĩa ngăn cách.
 
***
     Huy đã tìm được công việc làm bán thời gian và ghi tên học tại trường college. Sáng đi, tối về, Huy và Diệp ít khi gặp nhau. Thỉnh thoảng, Diệp tổ chức những bữa ăn thân mật cuối tuần mời Huy cùng với gia đình dùng cơm tối. Sau những bữa cơm như thế, Huy thường được ông Thomas và Christina yêu cầu chơi đàn.
     Có lần Huy giới thiệu bản nhạc Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn đã được dịch lời qua nhiều thứ tiếng trên thế giới.  Huy vừa đàn vừa hát, đến điệp khúc: “..Trời còn làm mưa sao em không lại. Nhỡ mai trong cơn đau vùi làm sao có nhau , hằn lên nỗi đau bước chân xin em về mau?
Diệp vội quay mặt nhìn qua khung cửa sổ. Huy vẫn tiếp tục hát :
“ Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động, Làm sao em biết bia đá không đau, Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng, Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau !..”Diệp nhìn Huy với ánh mắt trách hờn, rồi bỏ vào phòng. Chỉ một lần ấy rồi thôi, Huy đã khước từ những bữa cơm sau nầy.
     Cô con gái của William đã qua mấy khóa học piano, nhưng ngón đàn vẫn còn non kém, cô bé rất thích được nghe Huy đàn và nhờ anh chỉ vẽ thêm. Huy thì ngại ngùng mỗi lần vào phòng khách nên đã nhiều lần từ chối lời khẩn cầu của côbé .
     Christina vừa mới ghi tên vào đại học năm thứ nhất, nhưng sức học của nàng lại kém hơn Huy một bực. Vừa giỏi toán lại vững vàng về lý thuyết và thực hành môn đàn Piano nên Christina luôn quanh quẩn bên Huy , dần dà anh trở thành thầy dạy kèm bất đắc dĩ.
     Chiếc dương cầm ở phòng khách cũng được mang xuống phòng của Huy để Christina tập luyện hàng ngày. Vào những đêm cuối tuần, tiếng dương cầm thánh thót và giọng cười rộn rã của cô bé vang lên từ phòng của Huy đã làm dịu bớt nỗi quạnh vắng của tháng ngày qua.
     Lắng nghe tiếng đàn ngày một điêu luyện của con gái, ông Thomas rất vừa lòng và thầm cảm ơn Huy đã giúp ông bớt phần lo lắng.
     Trong cuộc thi biểu diễn dương cầm toàn trường, Christina đoạt giải nhất về kỹ thuật và phong cách trình diễn. Hôm ấy, cô bé đã đích thân trao cho Huy một bó hoa hồng và cảm ơn chàng như một người thầy đã có công rèn luyện nàng tạo được thành tích ngày hôm nay.
 
     Ông Thomas xem chừng rất hãnh diện. Riêng Diệp, dường như nàng không được khỏe, nụ cười có vẻ gượng gạo, và gương mặt bớt phần tươi tắn.
     Sau hai giờ làm bài tập và chỉ thêm toán cho cô bé, Huy ngồi vào chiếc đàn piano dạo bản L’amour c’est pour rien. Ðiệu nhạc tango làm xao xuyến tâm hồn, Christina bỏ viết đến phía sau lưng Huy rồi thản nhiên choàng tay ôm cổ chàng. Bản nhạc vừa chấm đứt, cô bé xoay người Huy về phía mình rồi đặt nụ hôn nồng cháy vào môi chàng. Màu mắt xanh ánh lên nỗi đam mê, cô bé nhìn anh với cơn kích thích. Huy bàng hoàng đứng lên, vội vã bắt tay chúc ngủ ngon và tiễn nàng ra khỏi cửa.
     Hôm sau, Huy ngỏ ý với ông Thomas và Diệp sẽ dọn đi ở nhà khác với lý do cho tiện đường đến sở làm và gần trường hơn.  Ngày lễ Thanksgiving, Christina bay qua Virginia thăm bà mẹ ruột đang sống với ông chồng sau. Nhân đó, Huy cũng dọn nhà sang chỗ ở mới. Ông William tỏ ý luyến tiếc. Phần Diệp, nàng chẳng nói gì, chỉ đưa mắt nhìn Huy ngờ vực khi chàng bắt tay ngỏ lời cảm ơn.
     Huy cố tình giấu Christina chỗ ở mới của mình, chỉ ghi riêng số điện thọai và địa chỉ để lại cho vợ chồng Diệp.
     Từ khi Huy ra đi, Christina thường hay buồn bực, gắt gỏng với mọi người. Mỗi một biến đổi tình cảm nhỏ nhặt của cô bé cũng không thể nào lọt qua mắt của Diệp. Việc dời nhà của Huy đã giúp cho Diệp tin vào suy đoán của nàng là đúng.
***
     Ngày Giáng sinh đã về, đánh dấu ba năm tròn trên đất Mỹ, Huy đã vượt qua được một cách dễ dàng những khó khăn ban đầu. Giờ đây, anh đang học năm thứ ba kỹ sư điện tại trường Ðại học UW. Huy đã lấy được giải học bổng của hãng Boeing dành cho sinh viên xuất sắc trong hai năm cuối cùng Ðại học.
 
     Sáng Chúa Nhật, tâm trí thảnh thơi, Huy đang ngồi nhâm nhi ly cà phê và đọc tờ báo địa phương, chợt có tiếng gõ cửa thúc bách, anh vội vàng mở hé cánh cửa nhìn ra, Christina đột ngột tông cửa vào, với ánh mắt rực lửa cô nàng hét lên:
“Tại sao anh trốn em ? Tại sao anh bỏ em ? Tại sao ? Tại sao” ?
     Vừa nói nàng vừa đẩy Huy lùi về phía sau. Anh cố đứng trụ lại, cô nàng càng xông tới. Miệng Huy không ngớt van lơn : “Xin cô bình tĩnh, xin cô bớt nóng..”.  Nhưng Christina chẳng ngừng tay, vẫn ra sức xô chàng. Ðến cuối phòng, Huy bị chiếc sofa cản chân nên cú đẩy sau cùng khiến anh ngã nằm lên ghế. Christina nhào tới nằm đè lên mình Huy và ôm lấy đầu anh hôn tới tấp trên mắt, trên môi rồi úp mặt mình vào vai Huy. Cô bé thì thào trong hơi thở đứt quãng, nghẹn ngào :
– Em yêu anh và anh biết em yêu anh đến mức nào, sao nhẫn tâm với em
     Huy cảm thấy mềm lòng, đưa tay vuốt mái tóc vàng óng mượt của cô bé, khuyên giải :
– Cô còn quá trẻ và có cả một tương lai sáng lạn đang chờ phía trước, còn tôi chỉ là bóng đêm mịt mùng, ngày mai là những tháng năm dài lao đao. Cô chẳng được gì khi vướng víu vào tình yêu không cân xứng.
     Christina vụt đứng lên, chạy đến khóa cánh cửa còn hé mở từ lúc nàng vào và nhanh tay cởi bỏ hết áo quần. Một thân thể nở nang đầy hấp lực, lồ lộ làn da mịn màng với bộ ngực căng đầy như tượng thần Vệ Nữ đứng trước mặt Huy thách thức.
     Anh  vừa trở thế nằm dự định đứng lên. Không để vuột mất cơ hội, Christina sấn tới và tự tay lột bỏ bộ pyjama của chàng đang mặc.  Huy hoàn toàn bị khuất phục bởi những kích thích tột độ của nàng.
     Từ hôm đó, sau giờ tan học, Christina thường ghé vào nhà trọ của Huy mãi đến khuya mới về nhà. Thấy con gái độ nầy đi về thất thường, ông Thomas dò hỏi, cô bé cho biết đến nhà Huy nhờ hướng dẫn toán. Tin ở con gái mình và người anh họ của vợ, ông cảm thấy an tâm.
     Ra khỏi sở làm, Diệp lái xe thẳng đến nhà trọ của Huy. Nàng đứng tần ngần một chặp lâu rồi đưa tay gõ vào cánh cửa. Christina xuất hiện nơi khung cửa. Diệp lạnh lùng hỏi :
– Cô làm gì ở đây ?
– Thăm anh Huy.
– Ðâu cần cô thăm ?
Christina bốp chát
– Tại sao không !
– Tôi cấm cô.
– Ô hay, bà ghen đấy à ?
     Diệp dang tay tát vào má Christina toé lửa. Cô bé trố mắt kinh ngạc rồi dùng cả hai tay tấn công trả đũa. Từ trong phòng Huy nghe tiếng cãi vã và tiếng đánh nhau, vội vàng chạy ra. Huy thấy Diệp ôm mặt khóc, còn Christina giận dữ đóng sầm cửa lại, ra khỏi nhà.
Huy hấp tấp đến bên Diệp hỏi :
– Nó đã làm gì em ?
Thay vì trả lời, nàng đấm vào ngực Huy thùm thụp, tức tối la lên :
– Anh vô tình ! Anh tàn nhẫn ! Anh độc ác !
 
     Huy nắm lấy đôi tay Diệp giữ lại nhưng nàng cố vùng ra rồi ôm chầm lấy Huy, vùi mặt vào ngực chàng khóc tức tưởi.
     Huy ôm chặt Diệp vào lòng, lặng lẽ nghe hơi ấm của người yêu ngấm vào trái tim giá lạnh suốt mười bốn năm của mình. Từng giọt lệ nóng âm thầm lăn trên má chàng. Nước mắt tình yêu của hai người đã được chắt lọc từ trái tim thử thách ở hai phương trời giờ đây kết tụ.
 
***
     Gia đình ông bà Trương Hoàng Mẫn đến phi trường Ðà Nẵng đón vợ chồng cô con gái Trương Hoàng Diệp từ Mỹ về thăm quê hương sau mười tám năm xa cách.
     Ánh nắng của tiết trời sắp vào Xuân nhuộm vàng cả phi cảng. Chiếc máy bay Hàng Không Việt Nam vừa hạ cánh trên phi đạo, mọi người hồi hộp đợi chờ.
     Ông bà Mẫn hết đứng lại ngồi, mắt đăm đăm nhìn ra phi đạo khi chiếc máy bay vừa dừng bánh.  Hành khách lần lượt xuất hiện trên cửa phi cơ.
     Những khuôn mặt rạng rỡ của người Việt ly xứ sắp được đoàn tụ với gia đình nổi bật giữa đám người địa phương trầm mặc. Trong đoàn người hối hả rời sân bay tiến vào khu hành khách, tuyệt nhiên không thấy bóng dáng của một người Mỹ mà gia đình ông bà Mẫn đặc biệt chú mục.
     Chợt Diệp đột ngột xuất hiện, một tay kéo chiếc vali nhỏ, tay kia với túi xách đựng tả lót và bình sữa. Nàng đang dớn dác tìm người nhà.
Bỗng người em gái của Diệp reo lên :
– “ Chị Diệp kia kìa !” Cùng lúc cả nhà nhận ra, gọi to lên :
– “Cô Diệp ! Chị Diệp ! Thầy Me đứng đây nè !”
     Trước nỗi vui mừng đoàn tụ không ai để ý đến Huy đang bồng con đứng phía sau vợ. Bà Mẫn ôm con gái vào lòng để rơi những giọt nước mắt mừng mừng tủi tủi.
      Ông Mẫn là người đầu tiên nhận ra sự có mặt của Huy, vội vàng đến siết chặt tay chàng :
– Con Diệp về thầy me chỉ mừng một, khi thấy con cùng về là niềm vui tăng lên gấp mười lần hơn cho gia đình ta.
Bà Mẫn bồng cháu ngọai từ tay Huy trao qua, vừa nựng cháu vừa trách yêu :
– Bố mẹ cháu hư lắm, cái việc trọng đại một đời mà giấu ông bà suốt mấy năm nay.
Diệp nhoẻn miệng cười với mẹ :
– Chúng con bàn tính với nhau là dành cho thầy me một dịp bất ngờ, như một món quà để tạ lỗi thầy me suốt bao năm đã phải trăn trở về việc con lấy chồng khác.
Diệp âu yếm nhìn Huy rồi quay sang mẹ nói tiếp :
– Ông William Thomas là ân nhân của con, vì vậy con đặt ơn nghĩa lên trên tình yêu dành cho ông ấy. Cách đây ba năm, đứa con gái của ông bỗng nhiên bỏ nhà ra đi, ông lên cơn nhồi máu cơ tim rồi qua đời.
    Mẹ Diệp thì thầm : “Nguyện cầu Thiên Chúa dìu dắt linh hồn ông ấy sớm về cõi thiên đàng”. Ông Mẫn cùng làm dấu Thánh giá với vợ rồi nói với vợ chồng Diệp :
– Âu cũng là định mệnh !
 
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Aug/2017 lúc 9:53am
LAID OFF

laid%20off

Tư Chuột bị lay off !

Bước ra khỏi phòng ông Manager mà anh còn ngẩn ngơ. Mấy tháng nay nghe tin hãng sẽ lay off một số người, Tư Chuột không tin là mình trong số ấy, vì anh làm thâm niên, tay nghề cao, có lay off chăng là những công nhân mới vô làm mà thôi.

Ai ngờ, họ chủ trương lay off những người lâu năm, đồng lương cao, thời buổi này tuyển thợ mới dễ dàng, lương start thấp sẽ giảm được chi phí ngân sách. Đau thật !

Tư Chuột đau vì phải đối diện với cuộc sống thì ít nhưng với vợ thì nhiều, có chật vật khó khăn thì cũng chỉ trong một thời gian ngắn rồi anh sẽ tìm được job khác, nhưng cái gương mặt chắc chắn sẽ tiêu điều của vợ mới giày vò anh nhiều.

Anh rời hãng, chẳng muốn về nhà trong lúc này, anh vào một quán cà phê trong khu chợ Việt Nam, để nhâm nhi nỗi buồn và tìm cách lựa lời để thông báo với vợ cái tin ” lay off ” này.

Gọi tách cà phê xong mà đầu óc anh vẫn rối tung lên, không biết mình đang nghĩ gì nữa, thì nghe thấy giọng nói quen quen phía sau:

– Tư Chuột! Sao lang thang cà phê giờ này?

Tư Chuột quay lại, nhận ra thằng bạn cùng làm một hãng trước kia:

– Vinh hả, lâu lắm mới gặp mày. Từ ngày đổi qua hãng khác, thế nào?

Vinh cười thoải mái:

– Ngon lành, tao đi uống ly cà phê cho tỉnh táo, tao làm ca chiều. Còn mày, bộ đang lấy vacation nên tà tà cà phê cà pháo hả?

Tư Chuột lắc đầu, chán nản nói gọn lỏn:

– Lay off !

– Hồi nào?

– Hồi nãy. Tao từ hãng ghé vào đây luôn.

– Vậy mà tao tưởng mày ra đây để mộng mơ chứ, vì đây là quán “Mộng Mơ” mà.

Tư Chuột thở dài:

– Đáng lẽ phải có quán cà phê “Mộng Tàn” cho những người thất tình và thất nghiệp như tao bây giờ.

Vinh sáng mắt lên:

– Tao có ý kiến cho mày bớt chán đời. Nhân dịp này về Việt Nam chơi một chuyến đi, ở xứ Mỹ, bị lay off cũng là dịp để nghỉ ngơi, trong khi chờ đợi xin công việc khác.

– Nghe mày nói tao biết ngay tới giờ này mày cũng chưa có vợ, mày có biết về Việt Nam là đồng nghĩa với ăn chơi không? Đã không làm ra tiền lại còn về Việt Nam ăn chơi, có chăng là con vợ nó khùng, nó mới cho đi.

Vinh gọi một tách cà phê và vui vẻ nói chuyện với bạn:

– Đúng là tao chưa có vợ, nhưng cũng sắp sửa. Hồi nào tới giờ tao vẫn ở chung với mẹ, bà già bao tao ăn ở, chỉ việc để dành tiền năm nay cưới vợ.

Tư Chuột nhìn bạn, thấy tội cho nó quá mà không nỡ nói ra, vì ngày xưa anh cũng như thế, cũng hí hửng để dành tiền cưới vợ, để rước một mụ đàn bà về, dâng hiến cho nó tất cả sự tự do, tình yêu và tiền bạc. Và nó lên làm “boss” của mình lúc nào không hay.

Chuyện trò một lúc Vinh đứng dậy ra về, để lại cho Tư Chuột một câu hứa hẹn:

– Tao sẽ hỏi hãng tao và giới thiệu mày, cho tao số phone, có gì tao gọi lại ngay.

Tư Chuột về đến nhà, tính ngủ một giấc mà không sao ngủ được, vậy mà lúc sáng sớm thức dậy đi làm, anh thèm được ngủ, chỉ muốn nằm thêm một chút nữa.

Vợ anh làm nghề Nail, 9 giờ sáng rời khỏi nhà và 9 giờ tối mới về. Nó chăm chỉ, miệt mài làm việc để thực hiện giấc mơ: Mua một căn nhà to đẹp, rộng 3,000 sqf. trở lên, sân sau có hồ bơi và sân trước có hai chiếc xe BMW mới tinh cho xứng với căn nhà.

Giấc mơ của vợ, chỉ liên quan tới anh một điều là phải làm ra tiền cho vợ hài lòng, chứ anh chẳng dính dáng gì tới sở thích nhà to, xe đẹp ấy cả. Nợ một đống chưa chắc gì sung sướng, thà cứ sống bình dân, bụi đời một tí mà thoải mái, đỡ lo.

Tư Chuột đã từng giải thích với vợ rằng nhà mình chỉ có 3 người, ở làm gì hết căn nhà rộng đến thế? Cái hồ bơi lại càng lãng phí, em làm từ sáng đến tối, một tuần chỉ nghỉ một ngày, anh cũng vất vả làm việc, mấy khi rảnh mà bơi với lội ! Còn thằng cu Tí mới hơn một tuổi thì lại càng không thể bơi, nhưng có thể rớt xuống hồ bất cứ lúc nào nếu ta sơ ý. Hàng tháng phải thuê người tới clean up cho nước hồ sạch trong. Rồi tới mùa Thu, mùa Đông phải căng lưới ra, che lá, che rác khỏi rơi xuống hồ làm úng nước, làm nhiễm trùng nước? Bao nhiêu thứ gian nan, liệu em có thì giờ chăm sóc không??

Nhưng vợ đã gân cổ lên mà cãi:

– Anh chẳng hiểu gì cả, dù mình xài hay không, nhưng cuộc sống cứ phải đầy đủ tiện nghi cho bạn bè… nể phục, và nhất là để em… chụp hình, quay video gởi về Việt Nam cho cha mẹ em, gia đình em… hãnh diện !

Cãi đi cãi lại nhiều lần, lần nào Tư Chuột cũng là người thua cuộc, anh chỉ có nước trông chờ mai này thằng cu Tí lớn lên, lấy vợ, lúc ấy vợ anh -bà Tư Chuột- sẽ sáng mắt ra, mới biết thương con, thương chồng, biết xót xa cho thân phận thằng đàn ông khi nhìn thấy con bị vợ nó hiếp đáp.

Mệt mỏi, căng thẳng,Tư Chuột ngủ thiếp đi, khi anh tỉnh dậy thì đã nghe léo nhéo tiếng vợ, tiếng con trong nhà:

– Hôm nay anh làm việc mệt lắm sao mà ngủ tới giờ này mới dậy? Anh đã đặt nồi cơm cho em chưa?

Tư Chuột bối rối:

– À… quên… để bây giờ anh làm.

Anh lấy gạo vào nồi, cắm điện xong xuôi rồi ra chơi với con, đợi vợ tắm xong, ra nấu cơm tối như thường lệ. Chị Tư Chuột hớn hở khoe:

– Hôm nay em gặp bà khách sộp cho tiền típ hậu hĩ. Giá người nào cũng như bà ta thì em làm giàu mấy hồi.

Thấy vợ đang vui, anh chớp ngay thời cơ, thông báo cho nó xong sự đời:

– Anh mới bị lay off sáng nay!

Tức thì mặt vợ anh sa sầm xuống, bất ngờ và nhanh chóng như những đám mây kéo tới báo hiệu một cơn mưa giông:

– Trời ơi, thời buổi này mà lay off thì chết người ta, cái hãng của anh sao mà cà chớn quá vậy?

– Cách đây vài tháng anh được lên lương và lãnh tiền bonus, em đã khen hãng anh tử tế, biết điều. Vậy mà…

Vợ không để anh nói hết ý, quay ra oán trách mọi tình huống:

– Cũng tại bọn khủng bố, tại nước Mỹ từ ngày mang quân đánh nhau với Iraq, làm kinh tế Mỹ lao đao, làm anh bị thất nghiệp.

Anh an ủi vợ:

– Nhưng mà thôi, anh có tay nghề thợ tiện cũng dễ xin việc mà em.

– Người thất nghiệp một đống kia kìa, mà hãng xưởng có mở thêm ra đâu. Vợ anh não nề thở dài.

– Từ từ rồi cũng tìm được việc, thiên hạ bị lay off đã có ai chết đâu?

– Nhưng sẽ cản trở bao nhiêu thứ, anh biết không?

Mắt vợ anh chợt sáng lên:

– À, hay là anh học Nail đi, tay nghề mà khá còn chắc ăn hơn hãng xưởng, chán làm tiệm này thì đi làm tiệm khác, tha hồ bay nhảy.

– Các bà làm nail cứ bay nhẩy như vậy cũng khổ cho chủ, không biết đâu mà tính, hèn gì trên báo, mục rao vặt la liệt “Cần thợ Nail” tưởng như đang thiếu thợ Nail trầm trọng. Người Việt Nam làm ăn với nhau nhiều khi chẳng hợp đồng gì cả, chủ tiệm Nail hay chủ nhà hàng, cứ thuê mướn thợ… bằng miệng. Anh đầu bếp đòi lên lương không được, lựa giờ cao điểm, ngày cuối tuần khách đông là… xin nghỉ bệnh ở nhà, chủ mà không có tay nghề hay thuê mướn người khác kịp thời thì chỉ có nước dẹp tiệm. Bởi vậy chủ Nail hay chủ nhà hàng lúc nào cũng thấp thỏm lo đề phòng và… đối phó với đám thợ.

– Anh đừng có lan man sang chuyện của người khác, hãy đi vào vấn đề, anh có học Nail không thì bảo? Vợ anh sốt ruột gắt lên.

Anh khẳng định:

– Anh làm thợ tiện, tay cầm sắt, thép quen rồi, cầm tay đàn bà mà làm việc thì chết người ta, và chết… cả anh nữa vì… bối rối và cảm động.

– Thôi đừng có đùa, mục đích của mình là kiếm tiền mà?

– Nghề Nail cũng như bất cứ nghề lương thiện nào cũng đều đáng quý em ạ, em làm tiền không thua gì anh, anh đâu dám chê nghề Nail của em, anh chỉ muốn làm công việc đúng tay nghề, sở thích.

Vợ anh vẫn chưa hài lòng:

– Được rồi, em chờ đấy! Nhưng trong thời gian chưa có việc làm thì anh hãy nghe đây: Bắt đầu từ ngày mai thằng cu Tí sẽ ở nhà với anh để tiết kiệm tiền baby sit, và anh kiêm luôn phần bếp núc, dọn dẹp nhà cửa để tiết kiệm thời gian cho em đỡ mệt.

Anh Tư Chuột đồng ý, còn hơn là ngồi không, nó… ngứa mắt, bắt anh đi học Nail.

Cái chuyện nhà tưởng đơn giản thế mà Tư Chuột đã làm quần quật cả ngày, nội việc trông thằng cu Tí cũng đủ điên ruột, cho nó ăn, cho nó ngủ, thay tã lót, áo quần, rồi nấu cơm theo những bài bản mà vợ đã đưa ra. Màn dọn dẹp nhà cửa mới đáng sợ, Tư Chuột dọn tới đâu thì cu Tí bày ra tới đó.

Nhưng dù bận rộn tới đâu Tư Chuột vẫn không quên mỗi ngày đọc báo, mở computer để tìm việc. Tiền trợ cấp thất nghiệp đã làm thu nhập nhà này thấp đi, mà lại chỉ cho giới hạn có 6 tháng, thời gian cứ vùn vụt trôi qua làm Tư Chuột lo âu thật sự, job thợ tiện người ta vẫn cần nhưng có nơi trả lương quá thấp so với khả năng của anh, hoặc nơi thì xa nhà, không thuận tiện. Đi làm là một hành trình mỗi ngày và lâu dài, không ai muốn tiêu phí thời gian dài trên đường đi đường về cả.

Buồn tình và thất vọng Tư Chuột quay ra mua vé số, ông thần tài Mỹ đã gõ cửa mấy người Việt Nam rồi, biết đâu sẽ có ngày tới phiên Tư Chuột?

Nồi canh đang sôi lên sùng sục, Tư Chuột chưa kịp nêm mắm muối, thì thằng cu Tí thức dậy gào khóc inh ỏi, có lẽ nó đói và tã ướt cần thay, toàn là những việc cấp bách làm Tư Chuột bối rối không biết nên làm việc nào trước. Đang lúc tình huống hoả mù như thế, cái điện thoại không biết điều lại reo lên ầm ĩ, không phải hai ba lần rồi thôi, mà liên tục như hối hả, thúc giục anh phải nhấc lên nghe nó mới chịu.

Đó là Vinh, thằng bạn mà anh đã gặp ở quán cà phê cách đây mấy tháng, may quá, tí nữa thì anh vọt miệng… chửi thề vì tưởng mấy thằng quảng cáo.

– Tư Chuột ơi, có tin vui đây. Tao đã giới thiệu mày cho boss của tao, nay họ cần và mời mày đến phỏng vấn, sáng mai đến hãng tao nhé.

Mặc cho con khóc bò lăn lóc trên sàn nhà, mặc nồi canh đang sôi, anh hí hoáy ghi địa chỉ và số phone của hãng. Hãng này gần nhà, đúng như điều anh mơ ước.

Sáng hôm sau đợi vợ rời khỏi nhà, Tư Chuột mang cu Tí đến nhà bà Baby sit cũ. Người Việt Nam với nhau dễ lắm, giờ giấc, thời gian uyển chuyển, muốn thôi lúc nào cũng được, và muốn gởi lại thì cứ mang tới, chẳng phải giấy tờ luật lệ gì cả.

Thật ra ở đời cái gì cũng có qua có lại, dễ người dễ ta, rất công bằng, có những lần cu Tí bị ngã sưng môi, mẻ trán, vợ chồng anh xót xa nhưng có làm khó dễ gì bà Baby sit đâu. Chẳng những thế mà thỉnh thoảng còn biếu bà ít quà cho vui.

Có lần anh đến đón cu Tí về sớm để đi bác sĩ, thấy bà ấy đang nằm khểnh ở ghế sofa coi phim Hồng Kông hay Hàn Quốc gì đó, chắc đang đến hồi gây cấn, mắt bà còn rưng rưng lệ, mặc cho vài ba đứa trẻ chơi đùa với nhau, nên chuyện chảy máu, sưng môi chắc không phải chỉ riêng thằng cu Tí.

Tư Chuột đến hãng với một tờ resume đầy đủ quá trình kinh nghiệm, tay nghề. Cuộc phỏng vấn thông qua dễ dàng, họ nhận anh vào làm với mức lương anh đòi hỏi tương đương mức lương nơi hãng cũ. Tư Chuột thấy lòng thơ thới hân hoan.

Không cần phải trúng số độc đắc, trong cuộc sống vẫn có những lúc “trúng số” nho nhỏ như thế này cũng đủ vui sướng rồi, mà tại sao người ta cứ khao khát chờ đợi những giấc mơ “Độc đắc” xa vời, hầu như không bao giờ đến nhỉ?

Rời khỏi hãng,Tư Chuột không đi đón con, không về nhà ngay. Anh ghé vào quán cà phê hôm nọ, quán Mộng Mở đây mà.

Hôm nay thì anh tha hồ mộng mơ. Ôi, có những chuyện đời thường, bỗng trở thành những giấc mơ thèm khát, giấc mơ ấy là anh sẽ trả công việc bếp núc lại cho vợ, và trả thằng cu Tí lại cho… bà baby sit. Anh chán làm cái công việc nội trợ lắm rồi! Anh sẽ trở về vị trí một anh thợ tiện khéo tay, giỏi việc tại hãng xưởng.

Tối nay khi vợ về, anh sẽ hiên ngang nói vào mặt vợ mà không cần phải đợi thời cơ lúc nó vui như hôm anh bị lay off nữa:

– Anh có việc rồi, tuần tới đi làm.

Chắc rằng mặt vợ anh sẽ tươi tỉnh lên, như sau cơn mưa trời lại sáng, sẽ khen cái hãng vừa mướn anh là tử tế, dễ thương, và bà Tư Chuột lại có quyền tiếp nối giấc mơ: một ngôi nhà rộng 3,000 sqf trở lên, có hồ bơi và hai cái xe BMW lộng lẫy đậu trước cửa cho mọi người… nhìn thấy.


Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Aug/2017 lúc 11:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Aug/2017 lúc 9:31am


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Aug/2017 lúc 9:01pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Aug/2017 lúc 6:58am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Aug/2017 lúc 7:22am

Chồng Em Bắc Kỳ 54


Hồi nhỏ, mỗi lần nghe hai chữ “Bắc Kỳ” tôi tự nhiên thấy mất cảm tình. Những hình ảnh của các bà, các cô khăn quấn mỏ quạ, răng đen ánh hạt huyền, còn các ông thì hút thuốc lào kêu két két, đi đâu cũng đủng đẳng đeo theo cái điếu cày, của những màn đánh ghen, chửi thề nghe như hát cải lương mà không hiểu gì, của cái tính keo kiệt dân xứ Bắc là những gì vẫn thường ám ảnh trong đầu bọn trẻ chúng tôi. Trong trường gặp mấy cô em “Bắc Kỳ nhỏ nhỏ” là bọn Nam Kỳ Lục Tỉnh chạy xa. Ăn uống thì một con tôm cõng ba hạt muối, chém to kho mặn, rau muống luộc chấm mắm tôm cũng xong một bữa cơm, dư đồng nào dắt vào ruột tượng. Mấy nơi dân Bắc Kỳ tụ lại sống chung với nhau như Phú Nhuận, Lăng Cha Cả, Xóm Mới, Vườn Chuối, Vườn Xoài, Cái Sắn, Hố Nai, Gia Kiệm thì đến “Việt Cộng” trước và sau tháng 4 năm 1975 cũng phải chào thua! Nhà thờ mọc lên san sát, xứ này đến xứ kia sáng sáng chuông nhà thờ thi nhau đổ có muốn ngủ nướng cũng phải bò dậy. Vậy mà nếu ai đụng đến một chút là “tiên sư tổ bố nhà mày, để ông, để bà dậy cho mà biết nhá!...” Những tài xế lái xe chạy qua ngả Hối Nai, Gia Kiệm nhiều lần phải toát mồ hôi hột mỗi khi sơ ý để xẩy ra tai nạn.

Trở lên là những hình ảnh tôi có được về người Bắc Kỳ. Những hình ảnh này dường như nó đã ăn sâu vào tâm trí tôi trong suốt thời gian còn cắp sách đến trường. Sau này nhờ ơn ông chồng Bắc Kỳ “giải phóng” mà tôi mới biết mình sai, và cũng từ đó, tôi yêu, tôi mến người Bắc. Nếu ai hỏi tôi, thì tôi rất hãnh diện trả lời: “Chồng em Bắc Kỳ 54 đấy!”  

Nhớ lại thời còn là nữ sinh St. Paul, đa số bọn con gái chúng tôi đều mơ mộng các chàng Taberd hay một trường Tây vì đa số dân ở đó là con nhà giầu, công tử có nhiều tiền, nói tiếng Pháp, và nhiều chàng còn mang song tịch Việt-Pháp. Nhưng thói đời dường như trái ngược, phần đông dân St. Paul chúng tôi đều bị mấy anh Bắc Kỳ “dzớt”. Có phải là “ghét của nào trời trao của đó” không? Hay tại con trai Bắc Kỳ dẻo mép, lỳ, và biết tâm lý con gái. Ba tôi thường nói với chúng tôi phải tránh xa bọn con trai Bắc Kỳ. Chúng nó nói “con kiến trong lỗ nghe bùi tai cũng bò ra”. Nhưng nghe rồi thì khổ cả đời!!!

Riêng tôi thì chẳng lo gì trai Bắc Kỳ theo tán tỉnh, vì cả tuần trong trường với các Soeur. Đi về đã có tài xế đưa xe đến đón chung với chị và em gái. Ngoài ra trong nhà còn có hai ông anh một ông đệ tam, một ông đệ tứ đẳng huyền đai Thái Cực Đạo (Tae Kwon Do) thì lo gì bị trai Bắc Kỳ tấn công hay bắt cóc. Còn những ngày nghỉ lại được ba bảo chú tài xế chở về quê ngoại ở Cái Bè để đùa chơi với sông nước, với vườn trái cây, với đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Đã vậy ông già tôi thuộc loại nghiêm khắc, đi đứng, giờ giấc luôn phải rõ ràng: đi đâu, với ai, lúc nào, và bao giờ về. Tóm lại, từ ba má đến các anh chị tôi, và cả chính tôi “hổng” ưa Bắc Kỳ. 

Ghét Bắc Kỳ nhưng lại lấy Bắc Kỳ. Chuyện tình của tôi với chàng trai Bắc Kỳ bắt đầu từ một chiều thứ Bảy. Hôm đó, anh Năm của tôi, thiếu úy tùy viên cho một vị chỉ huy trưởng nào đó về chơi và dẫn theo một sỹ quan bạn của anh. “Người đâu nước họ, chẳng nọ thời kia,” vừa gặp tôi là cứ chăm chăm nhìn từ đầu xuống chân làm tôi thấy mắc cở muốn chết. Sau này tôi mới biết chàng là một trung úy làm trong phòng hành quân và là bạn thân của anh Năm. Người trông lịch sự, trí thức, và thêm chất lính nên không đến nỗi tệ. Khổ cái vừa mở miệng ra đã biết đó là Bắc Kỳ: “Không dám ạ! Vâng! Không dám ạ!” Lại còn gọi tôi là “bé”. Tôi nghe chàng ta nói thầm với anh Năm: “Mày cho tao làm em rể mày nha. Em mày xinh gái quá!”

Chuyện gì thì được chứ chuyện “làm em rể” coi bộ khó. Bởi sau lần đầu ra mắt đó, toàn bộ gia đình tôi đều “chê” chàng. Thứ nhất, vì tôi đang có chàng võ sĩ bạn của anh Tư trồng cây si, mà chàng là người Nam. Thứ hai, ba má tôi rất khó về chuyện tình cảm của các con. Thứ ba, cả nhà tôi đều không ưa Bắc Kỳ!

Nhưng đúng như lời ba tôi nói, “Bắc Kỳ nó nói con kiến trong lỗ nghe bùi tai cũng bò ra”. Một vài tuần sau đó, anh Năm đánh lừa chở tôi đi ăn kem với chàng và tôi thấy “mê” cái lối nói chuyện và phong cách người lớn của chàng. Không như những tin đồn về Bắc Kỳ keo, Bắc Kỳ kẹo kéo, chàng chi cách rất hào sảng, mặc dù mỗi lần đi chơi như vậy với anh Năm và với tôi, chàng đã phải dành dụm, và nhịn ăn cả nửa tháng lương. Còn về cái tài thu hút và kể chuyện thì khỏi nói. Người ta chỉ cần cái miệng, nụ cười, và ánh mắt là đủ để làm mê mẩn lòng người rồi, nhưng ở chàng thì có cả ba. Nụ cười và ánh mắt chàng trông rất đa tình, còn cái miệng thì giẻo như kẹo kéo. “Bé! Bé của anh”, “Bé muốn gì anh mua tặng bé!”, “Nhìn bé là trái tim anh thổn thức!”... Một hôm chàng trổ tài nói tiếng Pháp với anh Năm và tôi. Chàng thừa biết là gia đình tôi ai cũng học trường Pháp từ nhỏ, nhưng không biết vì cao hứng hay vì để tán tỉnh, chàng kể câu chuyện tiếng Pháp mà mãi đến hôm nay mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn thấy cái xạo, nhưng lại đã trót yêu cái xạo của chàng.

Chàng kể là một anh lính nọ trong phiên gác đêm ở bìa rừng, không biết vì ngủ gật hay vì sợ, anh nổ súng khiến cả đồn lính nhốn nháo. Cấp chỉ huy của anh ra hỏi, anh diễn tả bằng một loại tiếp Pháp nhà quê: “Lúy bớp, lúy pá bớp. Lúy gầm, lúy gừ, lúy măng dê me xừ, lúy măng dê mỏa, mỏa tia rê lúy”. Tôi và anh Năm nghe xong nhìn nhau không hiểu gì. Anh Năm hỏi lại:
-Mày nói gì, tụi tao học tiếng Pháp từ nhỏ sao nghe không hiểu?
Chàng tỉnh bơ trả lời:
-Tại tiếng Pháp cậu không tới. Này nhá, anh lính đó trả lời vị chỉ huy là trong bóng đêm anh nhìn thấy một con cọp tiến vào đồn lính nên anh phải nổ súng. Cọp nghe tiếng súng đã bỏ chạy.
Thấy anh Năm và tôi còn ngơ ngác, chàng lên mặt cắt nghĩa tiếp:


-Lúy bớp (nó là con bò), lúy pá bớp (nó không phải bò), lúy gầm, lúy gừ. Trông như bò mà không phải là bò lại còn biết gầm, biết gừ, biết ăn thịt ông và ăn thịt tôi nữa thì là con cọp chứ con gì. Vì vậy mà phải bắn nó.
 
Nghe chàng cắt nghĩa, anh em tôi cười quá chừng. Thì ra đó là câu truyện ông thày Pháp văn của chàng đã bịa ra để dậy về động từ manger (ăn) và động từ tirer (bắn).
 
Chuyện tình của tôi và chàng vừa bước vào những chặng đầu êm ả của bốn mắt nhìn nhau không nói ấy, bỗng nhiên biến cố 30 tháng 4 năm 1975 ập xuống cho cả miền Nam. Chúng tôi mất liên lạc.
 
Sau khi tốt nghiệp năm đó, tôi về nhà giúp ba má, trông nom công việc nhà, vì ba tôi không muốn để bọn Cộng Sản nhòm ngó. Nếp sống sống đài các tiểu thư của tôi và anh chị em tôi chấm dứt từ đây. Dưới những khắc nghiệt của đời sống trong chế độ Cộng Sản, năm 1980 ba má lo cho tôi và em trai Út vượt biên. May mắn chuyến đi tuy vất vả nhưng trót lọt, chúng tôi qua đến Thái lan trong tình trạng rất khó khăn. Phần vì quen lối sống tiểu thư nên hòa mình trong trường như vậy thấy khó sống quá. Nhưng rồi cũng phải sống. Lo lắng về những chuyện gì sẽ xẩy ra cho mình và em trai mình trong những ngày tháng kể tiếp, và hôm đó sau thánh lễ Chúa Nhật, tôi đang còn nán lại dưới chân đài Đức Mẹ lòng tràn đầy khổ đau thì bỗng nhiên có ai động nhẹ vào vai. Quay lại thì là chàng.
 
-Bé sang đây bao giờ, sao không thấy đến trình diện Ban Trại Trưởng?
 
-Mới tới hồi qua. Ủa mà sao anh cũng ở đây?
 
-Chuyện dài nhân dân tự vệ, để mai mốt rảnh anh kể cho nghe. Bây giờ “bé” ở khu nào? Cần gì cho anh biết nào?
 
Thì ra sau khi miền Nam mất, chàng trốn lên Hố Nai rồi Gia Kiệm, và sau cùng xuống Cái Sắn ở ẩn tìm đường vượt biên. Ba lần thất bại, bị rượt bắt thoát chết. Lần thứ 4 may mắn qua được Thái lan. Nhờ gốc gác nhà binh, lại thêm chút vốn liếng Anh Văn, chàng đang làm thiện nguyện cho cơ quan thông dịch của trại. Tôi cũng nhờ có tiếng Pháp, nên được chàng giới thiệu vào làm giúp thông dịch các hồ sơ đi Pháp. Cũng nhờ ở đây tôi mới khám phá ra khả năng tiếng Pháp của chàng chỉ là vừa đủ để thi tú tài Việt. Tiếng Pháp mà sau này tôi vẫn chọc quê chàng là tiếng Tây  “Tây Ninh”. Mỗi lần như vậy, chàng đều chống chế: “Anh mà không xổ nho như vậy thì sao có người lúc đó tròn xoe con mắt ngó anh để anh tìm thấy hình ảnh của anh trong đôi mắt đó chứ?” Nghe mà thấy ghét.
 
Khi nghe tin tôi quen lại với chàng ở xứ lạ, quê người, cả nhà đều lo lắng chỉ sợ tôi bị gạt. Riêng ba má tôi khi nghe anh chị em nói tôi gặp lại chàng đã phản ứng rất gay gắt: “Thà nó lấy ba Tàu, Tây đen, Mỹ, Thái, Miên, Lào gì cũng được. Lấy Bắc Kỳ là tao không ưng.” Có lẽ ông không có thiện cảm với người Bắc vì ông hay kể cho chúng tôi nghe ở đồn điền Bàu Cá của ông, hàng đêm vẫn có những người dân di cư chung quanh nhảy rào vào ăn cắp trái cây, gây thiệt hại nhiều cho ông. Ông còn nói, làm xui với Bắc Kỳ họ nói gì tao không hiểu. Tao không biết ăn thịt chó. Tao không ăn được rau muống và mắm tôm…
 
Được gia đình chấp thuận hay không, cuối cùng thì tôi cũng từ giã chàng sang định cư ở Orange County, California sống với người cậu họ. Tại Mỹ chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau qua thư từ và điện thoại, nhưng chuyện tình cảm thì không thể tiến xa được một bước. Tôi vừa đi làm nhà hàng vừa đi học, còn chàng cũng vừa lao động vừa đi học. Một sự tình cờ xẩy ra khiến cho tình cảm của chúng tôi đi vào thêm những rắc rối. Số là ông cậu bà mợ của tôi rất mê nhẩy đầm. Tuần nào không đi nhẩy thì nhớ. Nhưng đi nhẩy đầm riết kiếm đâu ra tiền, đành bắt tôi trở thành cái mỏ vàng khai thác. Bởi vì khi tôi đi với cậu mợ thì đương nhiên có những chàng khác cùng đi, và như vậy cậu mợ tôi được vào cửa free.
 
Hồi đó một chàng tự xưng là không quân theo bám tôi rất sát. Hầu như tuần nào cũng ghé nhà cậu mợ để đón chúng tôi đi nhẩy đầm. Đã có lần chàng hào sảng đưa cho tôi mấy cái Visa và Credit Card, cho tôi luôn cả p***words của chàng và nói tôi muốn xài gì tùy ý. Mợ tôi thấy vậy nói với tôi: “Dại gì mà không xài. Tiền cho gái mà!”, nhưng tôi không muốn vì trong tim tôi lúc này vẫn chỉ có chàng. Tôi đã trả lại những thẻ đó, và cầu cứu chàng. Nghe tôi nói, chàng bảo tôi cho chàng vài ngày để thu xếp công việc và sang với tôi. Sở làm chàng không có chi nhánh ở California, nên chàng đành phải làm đơn thôi việc. Nhưng có một điều khiến tôi lo sợ, đó là nghe rằng ông không quân này dân Bình Định có võ dữ lắm. Và tôi đã nói với chàng:
 
-Ông phi công đó có võ anh ơi! Coi ổng cũng ngầu lắm.
 
-Nó là lính, anh cũng là lính. Nó có võ, anh cũng có võ chưa chắc ai hơn ai?
 
Nghe chàng nói chàng có võ, tôi nghĩ lại vốn liếng tiếng Pháp của chàng, nên hỏi chàng:
 
-Em hỏi thiệt anh đừng buồn nghe. Anh có võ thiệt không? Em sợ anh có võ cũng như anh biết tiếp Pháp vậy.
 
Nghe vậy, chàng không buồn mà còn cười như nắc nẻ ở đầu dây:
 
-Tiếng Pháp của anh đâu đến nỗi tệ chứ. Miễn sao có người học trường đầm nghe mà không hiểu là đủ rồi.
 
Qua California cỡ chừng 3 tháng thì chàng mới tìm được việc làm và ổn định nơi ăn chốn ở. Nhờ chàng, tôi tự tin hơn và nhất định không đi nhẩy đầm nữa. Cũng nhờ một vị hảo tâm đã nhận tôi làm con nuôi giúp đỡ về kinh tế, nên tôi và cậu Út ra ở riêng để trở lại học full time. Điều này làm phiền lòng cậu mợ.
 
Thời gian quen nhau cũng đã dài, và đã làm hao mòn nhiều kiên nhẫn, tuy nhiên, việc cưới xin vẫn dậm chân tại chỗ. Cả nhà chỉ có anh Năm là tán đồng, vì anh biết chàng từ trong đơn vị. Ngoài ra người chống đối nhất vẫn là anh Tư vì bạn anh Tư chính là người từng trồng cây si trước cửa nhà tôi, và đến bây giờ anh vẫn còn độc thân. Mấy năm trước khi có dịp về thăm quê, tôi gặp anh sang chơi và hỏi anh sao anh không lo lập gia đình. Anh trả lời: “Anh đã có một người rồi, nhưng người ấy lại bỏ anh đi lấy chồng.” Tôi rất trân trọng sự chung tình của anh, nhưng đối với tôi người chồng Bắc Kỳ 54 vẫn là number one.
 
Sau gần 5 năm chờ đợi, có lẽ ba tôi sợ tôi ế chồng và làm gái già ở ngoại quốc chăng. Cũng nhờ có ông cậu bên Mỹ nói vô, và anh Năm ở Việt Nam nói vào, ba tôi cuối cùng cho chúng tôi tổ chức đám cưới. Sau ngày cưới, chúng tôi thường xuyên thư từ và điện thoại với ba má tôi, nên lần lần ông đã bị chàng cảm hóa. Trước khi ông qua đời 10 năm trước đây, ông đã sang Mỹ và ở với chúng tôi 2 tuần. Mặc dù tôi cũng có các anh chị em khác ở Mỹ, Pháp, Bỉ, Hòa Lan nhưng ông nhất định dành thời giờ ở với chúng tôi. Không biết chàng làm gì với ông bố vợ mà trước khi về lại Việt Nam, lúc chỉ có hai cha con, ông đã nói với tôi một câu rất yên ủi: “Mày có phước đa. Kiếm được thằng Bắc Kỳ tốt quá ta. Ba biết vậy gả phức mày cho nó từ sớm để mày đỡ cực khổ!” Nhưng có lẽ ông ưng ý nhất là một lần sau khi ăn cơm xong, chàng lao vào bếp rửa bát. Thấy vậy, ba tôi nói với chàng:
 
-Việc đàn bà con gái, sao làm chuyện đó làm gì con?
 
Nghe ba tôi nói với chàng bằng tiếng “con” ngọt ngào, thân thương quá khiến tôi rươm rướm nước mắt. Và chàng đã gọn ghẽ đáp lại:
 
-Việc trong nhà là việc chung thưa ba. Con chỉ sợ con gái ba mệt thôi!”
 
Nói đến ông xã của tôi, Bắc Kỳ thứ thiệt. Theo cha mẹ di cư vào Nam năm 54 bằng tàu há mồm. Sống và lớn lên ở Gia Kiệm, sau đó lên Sàigòn học và đậu Tú Tài II ban Toán rồi đi lính làm sĩ quan. Tính tình cẩn thận và tiết kiệm chứ không keo kiệt. Hồi đầu tôi thường lẫn lộn mấy chữ tiết kiệm và keo kiệt nên hiểu lầm chàng. Dĩ nhiên chàng hào hoa và nói năng khéo léo. Thêm vào đó là có tính khôi hài hết xẩy. Chịu khó và thực tế hơn mấy công tử Tabert ông xã của vài đứa bạn tôi. 
 
Sau những năm tháng chung sống, đúng như lời ba tôi đã nhận xét, tôi may mắn và hạnh phúc vì có người chồng với ý thức trưởng thành và sự chung thủy tuyệt đối. Câu nói “Trai Bắc Kỳ lấy vợ Nam Kỳ phè cánh nhạn” với tôi chỉ đúng một nửa, vì trong trường hợp của tôi, người phè cánh nhạn chính là tôi, và các con. Nói ra sợ mắc cở, nhiều hôm công việc bề bộn tôi không kịp nấu ăn thì chàng là người đầu bếp tốt nhất. Ngoài ra còn là ủi quần áo cho vợ con nữa. Còn việc rửa chén bát sau bữa ăn là “chuyện nhỏ” đối với chàng. Chàng thường nói: “Vợ cũng như chồng, ai cũng phải có trách nhiệm chung. Trong gia đình, ai cũng mệt, cũng cực cả, nên làm gì được cho nhau thì cố mà làm. Tình yêu là cái “chó” gì khi chỉ nói cái miệng!”. Tôi thích nhất câu nói kiểu Bắc Kỳ này của chàng. Nói cho đúng Bắc, Trung, hay Nam cũng tùy từng người. Và đó là lý do tôi vẫn tự hào “Chồng em là Bắc Kỳ 54”.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Aug/2017 lúc 9:37am

Hạt Giống

Image%20result%20for%20shadow%20%20mother%20and%20child

Tôi là út chính thức trong một gia đình đông con. Ba mạ tôi “trời cho” đẻ được mười đứa vuông tròn, có một chị bị “thần linh” bắt đi khi còn bé, nếu còn sống, sĩ số đông đúc thịnh vượng ấy có thể lập nên một đội bóng đá: Mười một niềm hy vọng.

Bảo tôi là út chính thức, út chính hiệu, bởi vì trên tôi có hai út khác: Út anh và út em. Đừng ngạc nhiên, tựa như nhà hàng xóm có anh Thôi, chị Nữa, anh Thêm, anh Chót, chị Cuối (chứ không phải Cuội). Nói chung, chuyện vợ chồng, người ta không mấy quyết tâm, đêm hôm khuya khoắt, nguồn cơn nào xúi dục khiến họ dễ “cháy giáo án” để lao động vượt chỉ tiêu? Nói theo kiểu thời nay, đọc báo thấy dự trù cho việc đầu tư công trình ban đầu là chín mươi triệu, sau thâm thủng quá độ và nhà nước tái xanh mặt máu tổng kết số nợ lên đến một trăm tỉ đồng! (Chuyện nhỏ).
Thời đó, xa lắc xưa lơ, ba tôi không hề biết trên cõi đời ô trược có một thứ gọi là condom (bưng bít thông tin?). Mạ tôi chẳng hay cách tính chu kỳ vận hành kinh nguyệt khi nào thì trứng rớt rơi, tìm ra khe hở của thời gian an toàn. Thuốc ngừa thai thì làm gì có trong khi răng mạ tôi nhuộm đen và ngoài chợ chỉ có bán nhu yếu phẩm: Trầu, cau, thuốc Cẩm-lệ. Khi đủ trí khôn, những lúc làm “ông cụ non”, ngồi cô đơn sau góc vườn, tôi tự hỏi, con cái mỗi lúc một nhiều, căn nhà thì bé tẻo teo, khoảng trống thuận tiện nào dành cho ông bà âu yếm làm tình? Mặc xác chúng nó, con nít thì biết cóc gì, chúng ta cứ yêu đương vun bồi hạnh phúc cái đã, mọi chuyện khác hậu tính. Tôi hình dung ra câu nói của ba tôi, và mạ: Chắc cũng giống như trăm ngàn người đàn bà thuở ấy, đành cam phận nằm dưới trong thinh lặng. Chủ quyền của phụ nữ thì họ mới hô hào cổ xúy gần đây thôi. Họ tranh đấu dành sức mạnh gì được khi trong sổ gia đình, mục nghề nghiệp luôn nguệch ngoạc hai chữ: Nội trợ. Kỳ cục! Nghề ngỗng kiểu ấy thì muốn đấu tranh cũng khó. Đi chợ (chồng đếm bạc, giao tiền) nấu nướng, khâu vá, giặt giũ, phơi phóng, tắm rửa con thơ, xi ỉa con dại, chùi đít con ngoan, hò khoan nhặt ru ngủ con chướng và …nhan sắc mòn hao theo bổn phận. Vú móp méo cạn kiệt nhìn bầy con đủ lông đủ cánh để bay xa, và đa phần chúng ôm đít vợ hiền có mấy khi đoái hoài ngó lại “ngày xưa thân ái”. Tội nghiệp! Vậy chứ cũng có đứa bày đặt xâm lên cánh tay hàng chữ thời thượng “Xa quê hương nhớ mẹ hiền”!
Ba tôi làm công chức, mẫu mực. Lương chẳng nhiều nhặng gì và ông có vẻ bằng lòng với đời sống đạm bạc ấy. Thứ đạm bạc theo sách vở thánh hiền, nhưng lý giải kiểu hiện thực thì chẳng có chữ nào thích hợp hơn: Rớt mồng tơi! Đi tiệm may một cái quần, có lẽ cái thước đo là thứ thằng thợ may chẳng nên sử dụng tới, bởi vì: Chúng lớn rất mau, cứ cắt dài rộng thoải mái vào… Thằng anh mặc chật bàn giao lại đứa kế vị, theo hệ thống “quân giai”, tới út anh quần bắt đầu biểu hiện “thái độ” chịu đời không thấu. Lai lên cao, lại xả xuống, lại lên cao, lại buông thả theo chiều cao của khổ chủ. Hai ống quần, trông tựa như cái thước đo mực nước thủy triều, úng thủy từng vệt mòn của thời gian khắc dấu ấn. Nếu thương tình giữ lại, lộng kiếng nó, treo nó lên, nó là vật chứng giúp người ta nhớ lại một thời cổ sơ; như chính quyền vẫn ưa lượm lặt rác rưởi để dựng nên phòng triển lãm trưng bày tội ác Mỹ Ngụy vậy!
Ba tôi không rượu bia, chẳng mèo mỡ gà đồng, không thuốc lá, chẳng cờ bạc (kể cả những dịp vui mà người ta thường phá lệ để nhấm nháp- ba ngày Tết chẳng hạn). Có thể nghèo là chính danh thủ phạm, hay nó là đồng minh khiến người ta sống đạo đức hơn kẻ khác… Ông thức dậy sớm, hối thúc đám con ra sân tập thể dục hoặc đánh cầu lông. Buổi trưa, thay vì nằm kể chuyện cổ tích, ông biểu đem giấy bút ra và ông sẽ trầm bổng đọc một đoản văn để cho “mấy sấp nhỏ”viết chính tả. Ông ưa sưu tầm, cóp nhặt những nguồn tin lạ để “tuyên truyền”, dằn mặt đám hậu thế: Con ông trợ Bảng nhà nghèo, đêm hôm ôm sách vở ra học dưới cột điện đường, vậy mà nó đã vinh hiển tốt nghiệp y khoa. Có khi ông lại kể cách khác, lôi một nhân vật hoang tưởng nào đó tận dưới quê, phải bắt đom đóm nhốt cứng một lọ thủy tinh để gạo bài dưới thứ ánh sáng “khiêm tốn cần kiệm” ấy. Và cuối cùng là gì? Nó đổ kỹ sư, xuất dương tận Paris kinh thành ánh sáng, giờ làm việc bên Ty Công chánh, có xe đưa rước chỉ thiếu còi hụ. Xóm tôi có bà Tôn lò (con nít gọi thế- chả hiểu sao?) đi làm sở Mỹ, tằn tiện nuôi con ăn học thành tài thì ba tôi lờ đi, chẳng nghe nói năng chi. Có lẽ vì nghèo nên câu châm ngôn mà ông tâm đắc nhất: Đói cho sạch rách cho thơm. Dĩ nhiên là những đứa con của ông hầu như thảy đều bị điếc. Bọn chúng là thứ gì đó mà ai kia tốn công dội nước từng thùng cũng chẳng hề thẩm thấu. Lạ. Tôi chưa thấy qua một đứa đói khổ nào ngó sạch sẽ. Tôi chưa nhìn ra một tên khố rách áo ôm nào mà thơm tho. Hình như dơ bẩn, hôi hám là thứ luôn hiện diện với thành phần bất hạnh ấy. Nhớp nhúa, mặt xanh nanh vàng là thứ đồng minh không hề tháo chạy, bám cứng phường mạt lộ kia. Thi thoảng, để thay đổi không khí, ông mang những tấm gương hiếu thảo từ bên Tàu xa xôi cách trở ra, để kể. Nhị thập tứ hiếu. Hai mươi bốn đứa, có đứa trời lạnh leo lên giường nằm trước, hồi nào chiếu chăn ấm áp mới tụt xuống hối thúc dìu đỡ má nó lên điền vào chỗ trống những mong bà cụ ngủ ngon trong giấc cơ hàn. Lại có thằng lập nên công trạng gì đấy, được cửa quan thưởng công cho ăn trái cây đặc sản, thương nhớ mẹ, nhịn ăn, thu cất hết thảy mang về lột quýt cho maman xơi. Lời ông kể, chui từ lỗ tai thằng lớn, xuyên qua, lan truyền xuống thằng bé và mất hút dấu tích ngoài đồng không mông quạnh. Chẳng đứa nào nhớ. Hoặc đầu óc chúng luôn chật chội những toan tính thậm quan trọng. Làm sao có tiền để dắt đào đi ciné? Câu hỏi nọ tầm cỡ như một thứ công án. Có cách gì không, để mang chở người tình đến quán nước vắng, nói ra một lời nguyền: Cha mẹ sinh tôi thằng con bất hiếu, thề thốt thương người hơn cả song thân (Nguyễn Tất Nhiên). Lớn thì mê mệt tán gái, nhỏ thì rình rập nín thở dòm đàn bà đêm khuya thanh vắng ra tắm giếng, tùng tam tụ tứ đi trộm hương hoa quả phật dâng cúng trên mỗi am thờ phượng kẻ khuất mặt. Dĩ nhiên là ba tôi có nằm mộng cũng chẳng ngờ được. Chủ quan, ông tin vô thành quả giáo huấn của ông. Vạn bất đắc dĩ, có đứa bị lộ hành tích, đay nghiếng một hồi, roi vọt một mẻ, cuối cùng ông đành thở dài đánh sượt: Con hư tại mạ!
Mạ tôi là người đàn bà bất hạnh, trong mắt tôi. Bởi thông thường, đến một số tuổi nào đó, người ta phải tự đề ra một giải pháp: Nghỉ hưu. Mạ tôi đã già, những đứa con ở tứ tán quận huyện xa xôi luôn thay phiên réo gọi; Vào giúp con một tay, vợ con sắp đẻ tới nơi. Bà đi, đi trong câm lặng, bởi bà hiểu cái đích tới kia đang đón đợi bà những điều phiền muộn, luôn luôn là vậy. Những cô con dâu của bà chẳng mấy ai được nghe kể chuyện Nhị Thập Tứ Hiếu. Họ sẵn sàng làm khó bà bằng thái độ của một kẻ quen nuôi kẻ hầu người hạ. Trong mắt họ, những thằng con trai của bà chả có kí-lô nào ráo trọi. Kết quả: Bà khóc. Khóc cho sự cô thế. Khóc bởi sự yếu hèn bạc nhược của một thằng đàn ông. Thằng đàn ông lấm lét: Vì sao mạ lại khóc? Tao khóc, bởi tao nhớ thằng út. Không có tao, chẳng rõ có ai ức hiếp nó không? Tội nghiệp! Mua cho tao cái vé xe đò, vé máy bay, để về ngoài đó… Đâu được, chí ít mạ phải đợi cúng đầy tháng đứa cháu nội đã chớ. Giờ này đã có ai khỏe mạnh đâu? Mạ tôi mê đánh tứ sắc, chiếu bạc là nơi bà bốc lên, bỏ xuống, xóa dấu vết, chồng trả, thanh toán, đánh hết rác… những niềm đau do con cháu mang lại. Đó là nơi chốn trú ẩn an toàn nhất của bà, là không gian giúp bà tìm lại chút quân bình giữa bao hụt hẫng mà ai kia nhẫn tâm tạo ra.
Tuổi thơ, tôi cũng khóc nhiều. Vì người tôi yêu thương nhất thường vắng nhà dài lâu. Mạ đi, như mang hết dưỡng khí, tôi luôn bị ngộp mỗi khi trời chạng vạng. Thật khó thở, vì tôi ý thức thêm một đêm dài, chỗ nằm trống lạnh, chẳng có da thịt ấm áp cho tôi dụi mặt mình vào, êm ả thứ hạnh phúc khó cắt nghĩa, là thứ bến đỗ an toàn tuyệt đối, có một không hai. Những khi rỗi việc, chẳng kiếm ra niềm vui, mấy ông anh bà chị luôn mang tôi ra để làm vật giễu, làm trò cười cho họ hả hê. Họ là những nhà đạo diễn phim rất tai quái, một trong nhiều trò mà họ cho có khả năng gây ấn tượng nhất, rất bức xúc, là mãi kể một đoạn “cổ tích”: “Một đêm mưa gió, ba mạ đi kỵ giỗ từ làng về, ngang qua một cái am miếu lớn nghe tiếng khóc ai oán của một hài nhi, bỏ đi không đành và là phật tử thuần thành ba mạ quyết định mang đứa con hoang ai vất bụi bờ kia về nuôi. Mi biết đó, nhà đông con, ông bà đâu còn lòng dạ nào để sinh đẻ nữa. Nuôi thêm một miệng ăn, cái này là do từ tâm, do nghiệp chướng phải trả. Đứa nhỏ kia là ai, đố mi đó? Là mi chứ còn ai vô đây. Dòm đi, bọn tau mặt mũi giống nhau, riêng mi thì có khác biệt, mi ngoại lệ. Ông già bà già mi thiệt đoản hậu, cục thịt đỏ hỏn như rứa mà cũng đem đi vất ngoài am, chẳng do dự, lại vào một đêm mưa to gió lớn lạnh căm nữa chứ. Thử nghĩ coi, không có ba mạ mình đi ngang thì chuyện xảy ra sẽ như thế nào? Tôi khóc to tiếng, chẳng dấu diếm. Tôi chạy ra sau hè, góc vườn quen thuộc cũ, nằm co quắp giữa đất cát mà tưởng như mình đang giẫy chết. Mọi thứ đều tan hoang. Tôi khóc. Tôi mong có bà tiên hiện lên để vỗ về an ủi tôi, ban phép màu như trong những truyện thần thoại hoang đường, nhưng nào có. Một bà tiên? Trời ạ, sao người ta ngây thơ đến dường ấy! Người viết truyện cổ tích là kẻ rất mực bất tài, tôi nghĩ thế. Dẫn người đọc đến chỗ bí, chẳng biết xoay xở, liền vẽ ra hình ảnh một tiên cô. Con ưa chi, nói đi, rồi ta sẽ cho con toại nguyện. Nói cứng vậy thôi chứ lòng tôi cũng hoang mang, tôi đem ngờ vực ấy đi hỏi thằng Cu đen. Cu đen là thằng bạn thân nhất mà tôi có, dĩ nhiên nhà nó cũng là thành phần “chuyên chính vô sản”, gió luôn tuồn vô ra giữa bốn bức vách trống lạnh. Cu đen lớn hơn tôi hai tuổi, học hành hơi bị chậm lụt, hơi bị dốt. Để biện minh, hắn đưa ra câu nói dễ nể: Chỉ có thầy cô yếu kém trong phương thức giảng dạy chứ học trò không bao giờ dốt! Mi nên dớ. Cu đen đặc biệt chẳng tài nào phát âm đúng những chữ có NH đi đầu. Đại loại: Dớ dà thì ta nên hiểu nhớ nhà. Duận trường, chùm do, cơm dão, dan đèn, mi đi danh lên, có dững khi…coi dư là bị nói chớt. Nghe hỏi, Cu đen làm trạng: Làm chi có tiên, nếu thực sự dư rứa thì tau đã ngon cơm hơn mi từ khuya. Tau từng khóc đến mù con mắt mà có thấy chi mô. Đừng nói chuyện bá láp. Cu đen dậy rất sớm, hắn phụ giúp mạ hắn để kịp chuyến đò mang gánh bún sang sông khi bình minh, vì thế vô tình hắn làm đứa có nhiệm vụ réo gọi lũ bạn quanh xóm cùng đi học một lượt. Cách hắn ới cũng lạ thường, đứng ngoài hàng rào đưa tay khum ngang miệng như thế cái loa, và rồi hắn kêu đích danh tên ông già thằng bạn ra. May mà ba tôi tên Nhàn. Hắn chỏ mỏ vô sân: Dàn ơi Dàn, ngủ dậy chưa mi? Ra đi học kẻo trễ. Mạ tôi đang uống trà, bà chép miệng: Đã nghịch tặc chưa? Con cái nhà ai mất dạy rứa bây! Anh tôi nói: Mạ lạ chi, rồi thằng út của mạ cũng tới nhà đứa khác chơi kiểu mất dạy như rứa. Trò đó bọn con chơi từ lâu, mới mẻ chi nơi a.
Có một chuyện lạ là qua biết bao thăng trầm của thời cuộc, bạn bè cũ hư hao biệt tăm dần dà, riêng Cu đen vẫn quẩn quanh cùng tôi trong cái thành phố hứng chịu nhiều bất hạnh ấy. Quẩn quanh không lâu thì bắt gặp ngõ cụt. Cu đen thi hỏng tú tài một, Cu đen bị động viên, vô Đồng-đế “quân trường đổ mồ hôi chiến trường bớt đổ máu”. Cu đen sẽ có cái cánh gà may bên tay áo trận. Chưa sống đời quân ngũ nhưng hắn đã sớm lộ nét phong trần bụi bặm. Hắn đăm chiêu. Hắn ngồi đồng quán cà phê suốt buổi. Hắn ưa đặt để đôi mắt vào chốn xa xăm, sông phía thượng nguồn hoặc dáng núi mờ đục dưới chân mây. Tháng ngày ấy hoàng hôn sẫm màu kì lạ, vàng không vàng, tím chẳng ra tím; như thể bộ mặt chiến tranh đã góp phần làm hư hao ngay cả dung nhan đất trời. Tôi cúp cua trốn học một ngày để làm kẻ tiễn đưa. Hắn hỏi: Mi có thù ghét đứa mô không? Mi có bị ai ỉ mạnh hiếp yếu không? Chỉ mặt nó để tau trả thù giùm cho. Tau xin nó tí huyết trước khi giã từ đời hồn diên sách vở, tau vào lính thì nó làm chó gì tau? Tôi nói không. Bây chừ cũng như mai hậu tao quyết không nuôi thù hận. Cu đen chửi tôi: Đồ cà chớn. Tôi mua cho hắn bao thuốc lá, nhét vô xách và rồi bụi mù của chiếc xe xóa mờ dáng ngồi câm lặng cái đứa bạc phước ấy đi. Ở chốn lao lung xa cách, hắn siêng viết thư cho tôi kể bao chuyện lạ về những địa danh tôi chưa hề nghe qua. Giọng văn luôn hằn học, thi thoảng chen cài chút triết lý. Thứ triết lý nhuốm đầy sắc màu của bi phẫn, ta không phụ người nhưng người vẫn cố tình phụ ta. Chỉ hơn hai tuổi, nhưng so ra hắn trưởng thành trước tôi cả chục năm. Cho hay kẻ luôn ẩn náu an toàn dưới mái nhà, học hỏi dưới mái trường êm ấm chẳng thể so bì được với đứa bị cuộc đời giáo huấn. Sự khắc nghiệt của thứ trường đời kia đã mang Cu đen mỗi lúc một xa tôi, vừa nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Tôi vượt biển làm người tị nạn được mười hai năm thì có dịp phải trở về cố quận. Ba Mạ tôi đi gặp ôn mệ từ khuya, chôn ở chỗ quạnh vắng vậy mà vùng đất ấy cũng bị nhà nước ra lệnh giải tỏa. Cái chết, tự nó đã là một sự giải thoát, vậy mà chính quyền cũng nhúng tay vào giải phóng thêm một lần nữa. Làm người Việt-nam e cái chết cũng khác bạn bè năm châu. Đành vậy. Tôi đứng trước hai ụ đất mới tinh khôi của đấng sinh thành, cúi đầu nhìn bao kỉ niệm cũ lướt thướt trôi giạt qua. Tôi chẳng giàu có gì, giờ này, nhưng tôi đủ sức để phụng dưỡng mẹ cha. Tiếc thay hai người đã buông xuôi sau khi đi dọc cuộc đời với bao niềm đau. Tiếc thay khi tôi có điều kiện để trả hiếu thì song thân đã khuất. Lúc nhỏ, Mạ hỏi: Con út trút gia tài, rứa thì con ưa cái chi? Tôi ngó quanh quất gian nhà luôn bày biện nỗi nghèo khó. Mạ đừng nói có được không. Con chẳng ưa cái chi cả! Mạ ơi, hôm nay con đứng cách biệt trên mặt đất này, con chỉ ưa nghe Mạ hỏi: Con út của mạ sống tha phương cầu thực có cực không con? Tôi thắp nhang, tôi nhổ cỏ, tôi nấn ná đưa đầu trần ngồi yên lặng dưới nắng rồi tự nhiên tôi khóc.
Tôi bơ vơ giữa nơi chôn nhau cắt rún, lòng chưa quyết sẽ đi đâu để vơi nhẹ nỗi buồn thì bất ngờ thay tôi gặp lại Cu đen. Đúng ra là hắn nhận diện tôi trước. Hắn có chiếc xe gắn máy, hắn hành nghề lái xe ôm. Tau thấy một thằng Việt kiều đi ngơ ngáo, con mồi béo bở nên tau rà xe tới sát một bên hông. Đời thuở, ai mà dè… Mụ cô mi, có thay đổi cách mấy tau cũng còn nhìn ra mi. Mi nên dớ. Tôi leo lên chỗ ngồi phía sau, ôm cứng lấy cái hình nhân tiều tụy của thằng bạn cũ. Cảm động làm tôi vụng về, chỉ biết trả lời, chỉ biết để hắn chủ động việc tra hỏi, toàn quyền muốn chở tới đâu thì tới. Vợ con chưa mi? Tau đã yên bề gia thất rồi. Vợ tau có gian hàng bán chén đọi ngoài chợ, nàng tên Dư. Tôi phải động não ghê gớm để biết là vợ hắn tên Như. Mà cũng không chắc, có thể lần này hắn nói đúng, đàn bà con gái thiếu gì người mang tên Dư. Tau chở mi ra chợ liền chừ cho mi chộ mặt, tiện thể để chính miệng mụ vợ tau nói ra một bí mật.
Phố phường xô bồ, nhà cửa mọc chen lấn với kiến trúc chắp vá tùy tiện, những đổi thay ấy dường như không làm suy giảm tình bạn bộc trực mà Cu đen luôn dành cho tôi. Vợ hắn có nhan sắc, hèn chi cu cậu nôn nóng giới thiệu. Gian hàng vắng, ế. Vợ Cu đen ngồi trên tấm ván với lu hủ chén bát đứng chỏng chơ một bên. Người đàn bà thòng chân xuống đất rà tìm đôi dép để xỏ vô. Và rồi cô ngó chăm tôi. Có thể khi cầm trên tay một chục chén kiểu, cô cũng mang ánh mắt đó. Săm soi, tọc mạch, vạch lá tìm sâu, chỗ này bị vết rạn, chỗ nọ đường dụ vàng của hoa văn in quanh miệng chén không giáp vòng… Dư ơi, đây là cái đứa bạn mà anh hay nói tới đó. Anh bắt cóc được hắn mang về trình diện cho Dư đây. Ủa thiệt linh như cái miễu… Em có linh tính lạ lùng, em biết thế nào cũng có ngày này diễn ra. Nói láo xe cán. Chồng làm nhập đề, vợ làm thân bài, buộc tôi phải chu toàn phần kết luận. Chúc mừng hai người nghe. Ngạc nhiên ghê. Tôi dằn lòng để khỏi thốt: Nói láo hộc máu! Hai vợ chồng tha hồ tra khảo đủ thứ chuyện thượng vàng hạ cám, xôn xao huyên náo quên chuyện bán buôn. Tôi nhắc khéo. Cu đen nạt nộ: Ẻ ba bại, mấy khi mà chúng mình được đứng kề bên dau. Mi yên vị tại đó, tau chạy u đi mua cà phê. Tôi đứng yên, vợ Cu đen không chịu: Anh ngồi chỗ ni nè, cho khỏi mỏi chân. Tôi nghe mệnh lệnh, ngồi ngó những bạn hàng qua về luôn quan sát tôi, tựa hồ tôi là cái độc bình hiếm có chưa sức mẻ trôi nổi từ đời nhà Lý, Lê, Trần tới hôm nay. Em nói cái ni anh bỏ lỗi, tụi em có hạ sinh được một cháu trai, năm nay cháu đã sáu tuổi. Và… và… chúng em hội ý, đồng lòng mượn đỡ tên anh để đặt cho cháu. Anh hiểu cho, đó là một cách để nhớ, để thương, để… Chào, em vụng ăn nói lắm… Biết dùng từ gì để anh thông hiểu? Cu đen trở lại, thay vì tay cầm ly cà phê thì đằng này hắn dắt theo một đứa bé. Vòng tay chào bác đi con. Giỏi hè giỏi hè. Tổ cha mi, cái mặt giống ai mà đẹp trai phát khiếp! Hắn hun chùn chụt đứa bé mang tên tôi. Chẳng biết ở nhà thì gọi là Cu trắng hay Cu vàng? Tôi đề nghị Dư dọn dẹp thu vén đồ đoàn cùng kéo nhau tới một quán ăn chung vui. Cu đen chở vợ, mặt hớn hở ngó tôi ôm thằng bé ngồi xích-lô. Dư, vợ hắn cũng ngoái đầu, mắt long lanh. Ôi cái sóng mắt của người đàn bà một con trông đẹp lạ thường. Hấp lực của nó làm tôi sợ hãi.
Tôi trao cho Cu đen hơn ngàn đô, dù chưa tới ngày lên đường. Tôi chẳng có nhu cầu gì cả, vả lại giúp bạn cũng xem như việc cần làm. Hắn nói với thằng con: Ôn ni giống tiên ông chưa, mi ước nguyện chi ôn cũng cho. Pha trò xong, hắn ngó tôi: Tau sẽ thường xuyên bỏ công lên chăm sóc mộ phần hai bác. Dư muốn tự mình nấu cơm đãi đằng “khúc ruột ngàn dặm” nhưng tôi từ chối. Cô đứng sát tôi, thỏ thẻ, nói trong tiếng thở vội: Chồng em rất qúi anh và chồng em bị tai nạn cách đây hai năm, anh không còn khả năng làm chuyện ấy nữa. Em cũng qúi mến anh, em bạo miệng xin anh một điều, hãy cho tụi em thêm một đứa con.
Tôi hy vọng đó không phải là chuyện bí mật mà Cu đen muốn vợ nói ra. Tự dưng tôi nghĩ tới hình ảnh một đêm mưa, người đàn bà lấm lét ôm một bọc vải đặt trước cổng chùa rồi ù chạy như bị ma đuổi. Một hạt giống nẩy mầm trên cánh đồng xa lạ. Không, tôi chẳng đành tâm. Tôi sợ đón nghe những tiếng khóc. Tôi quyết định trốn chạy mọi người, thầm lặng, chẳng từ biệt, cũng vào một đêm mưa.

Hồ Đình Nghiêm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.457 seconds.