Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/Jul/2017 lúc 7:43am

Thương Hận   <<<<<


Image%20result%20for%20Thương%20Hận%20-%20Truyện%20ngắn%20của%20Tiểu%20Thu%20|%20Nghe%20Truyện%20Xưa
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jul/2017 lúc 7:55pm

Chuyến xe bò vượt cạn





Người nhà giàu đi đẻ bằng xe hơi hoặc kêu taxi cho tiện, hay chí ít cũng là xe Lam thì cũng là xe có máy nổ, đằng này bà vợ ông đi đẻ cũng bằng xe nhưng là xe bò. Ông nghĩ thầm thay kệ mẹ nó, lỡ rùi, tuy chậm nhưng cũng là xe, còn hơn là ông phải cõng bà bầu, bà bầu mà cõng theo đúng qui cách thuận chiều thì cõng thế đinh nào được, cho nên chỉ còn cách vác ngược, lưng đối lưng thì mới được an toàn khỏi cấn nhưng cách dìu nhau như vậy thì trông nó rừng rú quá, rừng rú như Việt cộng. thiệt không ra thiệt, giỡn không ra giỡn, trông dở khóc dở cười.



Miệt vườn, nơi với bao mảnh đời lam lủ, có về dưới đó những vùng sâu vùng xa mới thấy được những oan nghiệt đắng cay, những trần ai khổ ải giữa thế kỷ 21 văn minh này. Nơi đó, người dân quê cùng bao nỗi nhọc nhằn... với cơ hàn nắng mưa dầy dạn áo muối sờn vai, làm lụng vất vả với những mơ ước tội tình để mong mong đắp đủ cho cuộc sống qua ngày. Những khi trời hành hạn hán lũ lụt thì lâm cảnh màn trời chiếu đất, những lúc người nhà nước hành thì con cái phải sớm từ giã tuổi thơ, phải chịu dốt bỏ học dở chừng sớm bươn chãi lao đầu vào cuộc sống. Nơi đó có những người cha đen đúa gầy guộc, những bà mẹ chỉ còn xương bọc da với cái bụng bầu vai phải gánh nặng thêm ngô khoai qua sông vượt suối ngõ lầy trơn trợt... Nơi góc xó nào đó trên hành tinh này còn có vô vàn cuộc sống không còn ý nghĩa nghĩa nữa, một trong những xó xó ấy có quê hương tôi.

Thôi hãy tạm quên đoạn vừa nói trên đi mà hãy đọc đoạn dưới đây mong ra tìm được chút nụ cười, cho dẫu nụ cười trong cay đắng.

Con Ốm, tên của mẹ nó đặt vì lúc chào đời, nó ốm như con mèo. Nó được ra đời một cách rất dễ dàng, ngày má nó sanh nó khi bà còn đang ngồi trên chiếc xe bò chở khoai mì Ấn Độ từ rẫy về. Bà Hân than với chồng là sao đau bụng quá, chắc là tui muốn đẻ ông à. Ông Thu nghe vậy bèn nôn quýnh lên bởi lẽ nếu bà giở chứng mà đẻ giữa đường thì ông sẽ phải làm bà Mụ, mà từ này cha sanh mẹ đẻ tới giờ ông có biết đến việc đó bao giờ. Đã có bốn mặt con rồi mà ông chưa tùng chứng kiến cái sự đẻ của bà vợ là như thể nào!

Có hai điều thiên hạ nói về sanh đẻ mà ông thường lưu tâm, thậm chí ám ảnh trong đầu.

Điều thứ nhất người quê thường hù là con đàn bà khi đẻ dữ lắm, khi đau thì bạ cái gì nó sẽ quăng cái đó, có ly quăng ly, có tách quăng tách, dao, chậu... bất kể. Lúc đẻ là lúc nó chửi và hận thằng "lìn ông" nhiều nhất.

Cũng đúng thôi, khi bản giao hưởng trổi lên thì cả hai cùng hưởng, cùng phê, đến khi "dính đạn" bụng chình ình tới lúc bể bầu thì chỉ có mình vợ chịu, nó chửi cũng phải, có trật đường rày nào đâu.

Điều thứ hai là đàn ông, người trụ cột gia đình mà chui vô phòng đẻ là xui tận mạng, làm ăn sẽ không bao giờ ngóc đầu lên nổi! Ông Thu ngẫm cũng đúng, hèn gì thường khi nhà nào có người đẻ, người ta chặt nhánh lưỡi long (nhánh cây xương rồng) về treo trước cổng.

Ý thứ nhất là để cảnh báo khách muốn thăm lom rằng nhà có người đẻ, ai sớn sác không để ý cái dấu hiệu mà cứ vô thì xui ráng chịu.

Ý thứ nhì là sau một tháng thì nhánh xương rồng ngã héo cũng có nghĩa rằng đến lúc xả phong long. Bà đẻ đi xả phong long bằng nhiều cách nhưng cách phổ thông nhất là đi ra chợ vào lúc sáng sớm, hễ trong bụng thấy ghét mợ nào hoặc có tư thù với con mụ nào trước kia thì cứ đâm thẳng vào cửa hàng của con mẹ ấy mà mua một món đồ, bất cứ món gì, vậy là cửa hàng đó sẽ xui cả ngày, không mua bán gì được cả, nhất là những ngày mưa tầm tả không ai đi ra đường.

Đầu óc miên man suy nghĩ đến khi bà vợ ôm bụng rên lần thứ hai thì ông mới hoàn hồn trở về thực tế, ông lấy roi nhông quánh hai con bò một cách tàn nhẫn (tàn nhẫn hơn côn an "quánh" dân) cốt là thúc bò để chạy kịp về nhà, tội nghiệp cặp bò mà hằng ngày ông rất cưng nay vì chuyện đẻ mà chúng phải bị dợt te tua, lưng và mông của hai con bò hiện lên những lằn roi thấy rõ.





Người nhà giàu đi đẻ bằng xe hơi hoặc kêu taxi cho tiện, hay chí ít cũng là xe Lam thì cũng là xe có máy nổ, đằng này bà vợ ông đi đẻ cũng bằng xe nhưng là xe bò. Ông nghĩ thầm thay kệ mẹ nó, lỡ rùi, tuy chậm nhưng cũng là xe, còn hơn là ông phải cõng bà bầu, bà bầu mà cõng theo đúng qui cách thuận chiều thì cõng thế đinh nào được, cho nên chỉ còn cách vác ngược, lưng đối lưng thì mới được an toàn khỏi cấn nhưng cách dìu nhau như vậy thì trông nó rừng rú quá, rừng rú như Việt cộng, cho dẫư rằng gia đình ông đang sống với VC, thiệt không ra thiệt, giỡn không ra giỡn, trông dở khóc dở cười.

Cặp bò chạy sùi bọt mép mà ông còn chửi rủa chúng một cách thậm tệ : Bà mẹ, bộ tụi mày điếc sao mà không nghe bã rên đau bụng đẻ hả? Vừa chửi ông vừa giơ roi lên thật cao hăm dọa, cả hai con hãi quá vừa chạy vừa phụt cứt đầy đường. Bà vợ thấy tội cho hai con bò quá bởi cũng nhờ chúng mà mọi việc cày bừa, kéo hàng đậu bắp, chuyên chở thóc lúa hàng hóa cũng một tay nhờ chúng mà làm ra sự nghiệp để nuôi cả nhà nên bà ráng nín hơi hy sinh chịu đựng. Đường gập ghềnh, xe cộ chẳng êm ả gì mà có lẽ cũng tại bởi nín hơi, chịu không thấu, bà phụt ra...

Thế là con Ốm ra đời, nó được sinh ra giữa đường trên xe bò, nó được nằm trên đống rơm thay nệm. Ba nó ngừng xe miệng la làng: Trời ơi vợ tui đẻ, vợ tui đẻ... giúp, giúp, trời ơi... bớ người ta... Nhưng Trời thì có đó, còn người ta ta thì chẳng có bóng ma nào bởi đường về thôn chạng vạng vắng tanh, ai cũng tụ tập ở nhà cho buổi cơm chiều.

Ông loay hoay như gà tới cử chưa tìm được ổ, vợ ông đầm đìa máu me bên vũng nước ối lại càng làm ông tối tăm say sẫm mặt mày. Thấy chồng quýnh quáng, bà Hân miệng nói vài câu vừa trách móc nhưng cũng vừa cho ông biết sự hiện diện của bà để trấn an: Bình thường thì ông rất là nhanh nhẹn nhưng kể từ khi lấy ông tới giờ, tui chưa bao giờ thấy ông ngu như lúc nầy.

May nhờ bà có cái "mả quí" hình tam giác ngược chớ nếu mà nó là tam giác xuôi thì chết kẹt con Ốm rùi. Nếu có ai đó thắc mắc thắc rẻ: Tam giác xuôi là sao, tam giác ngược là sao? Thì đây, xin giải thích một cách nôm na, tam giác xuôi là cái "loa" nó quay đúng hướng ra... "đường", còn tam giác ngược là cái loa nó vọng ngược vô... "nhà". Chẳng hạn như cái loa phát thanh "xuống hố cả nút" với chương trình phát thanh của đài tiếng nói "Việt Nam" vậy, nếu nó quay ra đường thì tuy bực cả cái... mình, mà cũng còn ráng chịu được, nhưng nếu xui rủi khi nó bị lỏng ốc mà nó chĩa vô nhà thì chỉ có nước cả nhà cả phố có ngày phải đi bệnh viện Chợ Quán. Lý do đi viện bởi phần vì bị tác động của âm thanh chát chúa... nhưng cái lý do chính là vì phải nghe những điều mụ mị điêu ngoa ngang ngược mỗi ngày.

Nói cho vui thôi chứ do con Ốm nhỏ ký quá, thai nhi thiếu dinh dưỡng mà, cầm nó lên đo sức nặng phỏng chừng chỉ ký bảy là cùng. Tội nghiệp, con nhỏ khóc ngoe ngoe miệng mũi tóc tai còn nước nhớt, rơm rạ dính đầy, thế mà sau này nó lại đẹp tuyệt trần, đẹp như hoa hậu mới là lạ, lại có giọng hát rất hay, hay hơn Chế Linh nhiều, con nít, đứa nào nổi bang hay khóc vào ban đêm, nghe nó hò ru là im phăng phắt ngay. Nếu nó được đi thi "Hoa Hậu Thế Giới" thì tôi chắc chắn nó sẽ được chiếm giải Á hậu nếu cuộc thi chỉ có 2 người. Có lẽ, nhờ bà mụ thương nên nó mới đẹp như Pháp lai. Con Ốm ngày ấy chính là vợ tôi bây giờ.




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Jul/2017 lúc 7:55pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Jul/2017 lúc 9:35am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Jul/2017 lúc 3:01pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jul/2017 lúc 12:39am

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jul/2017 lúc 9:12am
Nhị Lan Tác giả Bà Tùng Long.mp3   <<<<<

Image%20result%20for%20beautiful%20twin%20girl


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Jul/2017 lúc 9:13am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 26/Jul/2017 lúc 8:13am
TRẢ NỢ ÂN TÌNH 
      

Image%20result%20for%20anh%20dong%20hoa%20hong
       Đầu mùa hè, vợ chồng tôi đến thăm gia đình cô con gái và ở lại chơi khoảng một tháng. Vợ chồng cháu phải đi theo sở làm, một công ty lớn, di chuyển đến thành phố Las Vegas, và vừa mua được ngôi nhà ở vùng ngoại ô, với khu vườn khá rộng nằm bên bờ hồ Mead.
Đây là thành phố du lịch có những sòng bài nổi tiếng. Tôi không hứng thú mấy với chuyện bài bạc, nên chỉ ghé lại các nơi này một vài lần cho biết. Hơn nữa, dù mùa hè chỉ mới bắt đầu, mà khí hậu đã nóng bức, tôi ngại ra ngoài, chỉ muốn nằm nhà nghỉ ngơi và đọc sách. Thỉnh thoảng ra vườn tưới cây hay xuống bờ hồ hóng mát và ngắm trời xanh.
       Một hôm, trước khi đi làm, cô con gái đưa cho tôi cái chi phiếu, nhờ giao lại cho người làm vườn. Tiền trả cho ông hàng tháng. Cứ ngày thứ ba mỗi tuần là ông ghé lại làm việc ở khu này, cắt cỏ, tỉa cây và dọn dẹp, làm vệ sinh hồ tắm. Cô con gái còn bảo, bác ấy rất đàng hoàng tư cách, mọi người ở đây đều rất tin cậy và quí mến bác. Tuần trước, tôi cũng đã trông thấy ông đến làm việc trong vườn, nhưng vì ngoài trời khá nóng và đúng lúc đang mải mê đọc một cuốn sách, nên tôi chưa có dịp gặp ông.
       Khi thấy ông gom dụng cụ bỏ lên xe, tôi nghĩ ông đã xong công việc, mở cửa bước ra chào, cám ơn và đưa cho ông cái chi phiếu, bảo cô con gái nhờ trao lại. Thấy trên mặt đầm đìa mồ hôi, tôi mời ông vào nhà uống với tôi một lon bia lạnh. Ông nhìn đồng hồ, đưa tay phủi ít bụi cỏ vướng trên áo quần, ngần ngừ, định từ chối. Tôi nắm tay ông kéo lại bộ ghế nhựa nằm dưới gốc một cây bơ phủ bóng, bảo:
      – Hay là mình ngồi ở đây để anh thoải mái hơn.
Tôi chạy vào nhà lấy bia, nghe tiếng ông nói vọng theo:
      – Tôi chỉ uống với anh đúng một lon, để tí nữa còn phải lái xe đi
     Tôi mang bia và mấy cái nem chua ra. Chúng tôi vừa uống bia vừa nói chuyện. Đúng như lời cô con gái, ông là một người hiểu biết và có tư cách. Mái tóc bạc màu muối tiêu và khuôn mặt đượm buồn mang ít nhiều khắc khổ, đã không làm mất đi cái vầng trán cao, đôi mắt sáng, khuôn mặt biểu hiện một con người khí khái và nghị lực. Ngồi với nhau khoảng hơn mười phút, ông cám ơn và đứng dậy xin cáo từ vì còn phải sang làm vườn cho các nhà kế cận. Ông bắt tay tôi và hẹn thứ ba tuần sau ông sẽ đến sớm để tâm tình nhiều hơn. Dù chưa biết nhau nhiều, nhưng qua cái bắt tay, tôi có cảm giác là ông cũng có chút cảm tình, quí mến tôi       Lần thứ hai gặp nhau, chúng tôi có nhiều thì giờ tâm tình và biết về nhau nhiều hơn. Chính điều này đã làm chúng tôi trở thành bạn, và khá thân thiết sau này, xem như tình anh em.
       Trước kia, anh phục vụ trong Binh chủng Lực Lượng Đặc Biêt. Sau khi binh chủng này giải thể anh được bổ sung cho một đơn vị Biệt Động Quân. Một năm sau anh được thăng cấp thiếu tá. Bị thương trong một cuộc hành quân qua Cam Bốt, anh được thuyên chuyển về một Tiểu Khu miền duyên hải Quân Khu 2, quê anh, và phục vụ ở đây cho đến ngày mất nước.
      Vợ của anh là cô giáo dạy ở trường tiểu học quận lỵ. Ngày anh vào tù vợ anh mang thai đứa con đầu lòng hơn năm tháng, và cũng không được "lưu dung" trong chế độ mới bởi ảnh hưởng lý lịch của chồng.
Sau đó, những ngày cuối tuần rảnh rỗi, anh thướng hú tôi sang nhà anh chơi. Anh bảo:- Tôi thường ở nhà một mình, ông cứ sang đây, bọn mình nhậu thoải mái và kể chuyện xưa chơi.
      Căn nhà cũ nằm giữa khu vườn khá lớn có nhiều cây ăn trái, và những khóm hoa được anh cắt tỉa rất công phu. Có cả một hòn non bộ, nước chảy róc rách, trông rất yên ả, thơ mộng. Cùng độ tuổi với anh, nhưng tôi thua anh rất xa về chuyện cần cù với bàn tay khéo léo. Nhìn khu vườn nhà, tôi biết là anh đã bỏ ra rất nhiều thì giờ và công sức. Lần nào đến chơi, anh cũng làm cơm, nướng thịt và hai anh em uống cạn mấy lon bia. Có khi tôi phải ngủ một giấc, đến gần tối mới về nhà. Một lần, được tin anh bị bệnh, vợ tôi theo tôi đến thăm anh, giúp anh làm vài món ăn và dọn dẹp nhà cửa bếp núc.
      Quen biết đã khá lâu, nhiều lần đến nhà thăm và tâm tình với anh, nhưng chúng tôi chưa hề gặp vợ anh, chỉ biết chị ấy qua tấm ảnh gia đình treo trên vách, anh bảo chụp cách đây hơn mười năm, sau một thời gian định cư ở Mỹ. Trong ảnh, ngoài vợ chồng anh còn có ba đứa con, hai trai một gái.Chị là một người phụ nữ đẹp, trông có nét đài các. Một đôi lần tôi có hỏi, anh ngần ngừ, bảo là vợ anh thường đi làm xa, vắng nhà. Tôi nhớ có lần anh đã kể việc vợ chồng anh có mở một quán ăn ở đâu đó, sau một thời gian đến định cư ở vùng này.
       Nhìn tấm ảnh, tôi khen:
      – Trông ông bà rất đẹp đôi. Lúc trẻ chắc chị nhà là cô giáo hoa khôi của một trường nào đó. Mấy cháu cũng đều rất dễ thương.
Anh ngượng ngùng một tí, rồi làm tôi bất ngờ:
      – Đây là bà vợ thứ nhì và hai cháu lớn là con riêng của bà. Chỉ có thằng nhỏ nhất là con chung của bọn tôi.
      Tôi tò mò, không kịp giữ ý:
      – Chắc bà chị trước đã qua đời khi còn ở Việt nam?
      – Không, bà vẫn còn sống và đang ở trên Houston.
     Tôi vội vàng nói lời xin lỗi. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, anh giải thích:
      – Bà bỏ tôi sau hơn một năm vào tù, lấy một người đàn ông khác, sau đó dắt theo đứa con gái vượt biên từ năm 1979.
Trầm ngâm giây lát, anh nói tiếp:
     – Và từ đó bà không hề liên lạc với tôi, mặc dù có vài lần tôi viết thư riêng nhờ người mang đến cho bà, để chỉ hỏi tin tức đứa con, nhưng không hề nhận được hồi âm. Bây giờ, nếu còn sống, đứa con gái của tôi cũng đã gần bốn mươi tuổi, nhưng chắc chắn nó không hề biết tôi là cha của nó.
      Tôi cố tìm một lời an ủi:
      – Với vợ con và niềm hạnh phúc mới sau này, chắc anh cũng đã nguôi được nỗi buồn?
      Anh cười:
      – Thực ra khi mới biết tin, dĩ nhiên tôi buồn lắm, nhưng rồi sau đó lại mừng cho mẹ con bà. Chứ nếu ở vậy mà chờ tôi, thì cuộc đời của mẹ con bà không biết sẽ ra sao? Lúc còn ở trong tù, đêm nào tôi cũng nằm cầu nguyện cho mẹ con bà được yên lành, hạnh phúc với gia đình và quê hương mới. Tiếc là khi ấy tôi không thể liên lạc được để nói lên điều này cho bà được yên lòng.
     – Tôi nghĩ điều đó chắc không còn cần thiết, bởi đã đối xử cạn tình với anh như vậy, chắc bà cũng chẳng có hối hận điều gì.
      Anh trầm ngâm:
     – Xem vậy chứ đàn bà cũng dễ xúc cảm, nặng lòng trắc ẩn lắm. Dù gì, tôi cũng thấy thương và tội nghiệp cho bà.
    Đến chơi khá nhiều lần, nhưng vợ chồng tôi chưa bao giờ gặp người vợ của anh bây giờ. Một hôm chúng tôi bất ngờ và vô cùng ngạc nhiên khi nghe anh tâm sự về bà:
     – Bà ấy rất ít khi có ở nhà. Bà sống ở các sòng bài. Khi nào không kiếm được tiền bà mới về đây, nhưng sau đó, khi có được đồng nào bà lại đi ngay. Trước kia, tôi bỏ ra tất cả tiền bạc dành dụm và vay mượn thêm của ngân hàng để sang lại cái tiệm ăn, cho bà làm chủ. Buôn bán cũng khá lắm, nhưng sau đó phải bán để trả nợ cho bà. Đồ đạc trong nhà này, cái gì còn bán được bà cũng đã bán hết, nên chẳng còn một thứ gì đáng giá.
      – Sao anh và các cháu không khuyên giải, can ngăn bà? Vợ tôi hỏi.
      – Cũng may, tôi đã cố gắng hết sức lo cho hai cháu đầu, con của bà được vào đại học. Cả hai đều học xa nhà, nên tôi tìm cách nói dối để các cháu yên lòng mà học hành, còn thằng con trai út, lúc ở với tôi còn nhỏ, nên chẳng chú tâm điều gì, cứ tưởng mẹ nó đi buôn bán làm ăn. Sau này, khi thấy cháu lớn khôn, không muốn ảnh hưởng đến chuyện học hành và tương lai của nó, tôi gởi cháu vô nội trú một trường Công giáo. Không thấy mẹ, lâu lâu cháu cũng hỏi thăm, không biết là cháu có biết gì không, nhưng chẳng thấy nó buồn hay thắc mắc điều gì. Tôi nghĩ có cho các cháu biết cũng vô ích, chỉ làm hại các cháu. Hơn nữa, khi đã lâm vào con đường cờ bạc rồi, cũng giống như thuốc phiện, khó mà quay lại được.
       – Đến bây giờ hai cháu lớn cũng chưa biết? Tôi hỏi anh.
      – Sau khi tốt nghiệp, hai cháu về nhà sống một thời gian chờ xin việc. Lúc ấy hai cháu mới biết. Năn nỉ, can ngăn, rồi làm dữ cũng đều vô ích. Sau này hai cháu có việc làm rồi lập gia đình, ra ở riêng. Khi hết tiền bà chạy đến xin, xin vợ không được bà xin cả chồng. Tội nghiệp hai thằng chồng đều là Mỹ hết. Cuối cùng tụi nó sợ quá, phải dọn nhà đi nơi khác và không cho bà biết. Sau này, thấy tôi quá khổ sở với bà, hai cháu rất giận mẹ, đề nghị rồi hối thúc tôi bỏ bà, chuyển đi nơi khác ở. Hai cháu thương tôi, lúc nào cũng xem tôi như cha ruột và luôn tỏ ra biết ơn tôi đã hết lòng lo lắng cho hai cháu
       – Chắc anh không nghe theo hai cháu, nên bây giờ vẫn còn ở lại đây. Tôi hỏi
Anh cười, thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra:
     – Không được! Tôi bảo với hai cháu là ba còn nợ mẹ rất nhiều, mà dù có phải khổ sở, chịu đựng suốt cả đời vì mẹ con, cũng chưa trả hết được. Hơn nữa đã là vợ chồng, ba đâu có thể nhẫn tâm bỏ bà trong lúc bà bị sa lầy.
Sau đó anh ngồi kể cho vợ chồng tôi nghe:
  – Bà là cứu tinh của tôi. Trước kia, có một thời nhà cha mẹ bà ở gần nhà tôi. Bà là con một của một gia đình giàu có. Khi ra tù, vợ con đã bỏ đi, tôi không có chỗ để ở, lại mang theo bệnh tật từ trong tù, nên chẳng làm được việc gì. Không hiểu sao lúc ấy bà lại cưu mang tôi, và can đảm lấy tôi làm chồng. Lúc ấy bà có tiền, làm chủ một vựa trái cây và buôn bán thuốc tây, cà phê. Lúc đầu, thấy tôi khổ sở, bà nhận tôi vào làm công và bảo dọn tới nhà bà ở vì căn nhà sau, có một phòng bỏ trống. Cả hơn nửa năm tôi mới khỏe lại và bắt đầu phụ giúp công việc buôn bán với bà. Nhưng bà chỉ giao cho tôi lo việc sổ sách. Bà thường lo lắng chăm sóc cho tôi, và cuối cùng tỏ tình với tôi.  Khốn khổ hơn là có một tay cán bộ kiểm lâm CS từ miền Bắc chuyển vào, đã theo đuổi, tán tỉnh bà, thỉnh thoảng mang đến cho bà những bộ bàn ghế được đóng bằng gỗ quí, nhưng bà nhất quyết chối từ. Ban đầu hắn tưởng tôi là người làm công hay bà con trong nhà, nhưng sau này, khi biết bà đã lấy tôi, hắn tìm mọi cách hãm hại tôi. Bà bỏ tiền mua cả đám công an, nên tay kiểm lâm sợ, bỏ cuộc. Hơn nữa nghe nói hắn đã có vợ con ở ngoài Bắc. Có lần tôi hỏi, vì sao bà thương và lấy tôi khi tôi trong cảnh thân tàn ma dại. Bà cười, bảo là ngày xưa, lúc còn là cô con gái mới lớn lên bà đã thầm yêu tôi, bà thích lính chiến, nhất là bộ áo quần bông với cái bê-rê xanh của LLĐB, oai hùng lắm, nhưng tôi không để ý đến bà.  Đúng vợ chồng là cái số. Sau này bà lấy một thương gia, nhưng ông mất sớm. Nhờ vậy, sau 75, bà còn giấu được một số vàng để bây giờ có vốn buôn bán nuôi con.
      Những lần chính quyền địa phương gọi tôi, diện tù "cải tạo" đang trong thời quản chế, đi làm công tác thủy lợi, bà đều thuê người đi làm thay. Sợ bọn chúng cưỡng bách tôi đi Vùng Kinh Tế Mới, bà làm hôn thú và dù rất khó khăn, bà cũng chạy cho tôi được vào chung hộ khẩu với gia đình bà. Với lòng biết ơn và quí mến, tôi đã hết lòng yêu thương bà và hai đứa con của bà. Tôi dạy kèm thêm, nên hai cháu đều là những học sinh giỏi của trường, luôn vâng lời, lễ phép dễ thương. Tôi xem hai cháu như con ruột của mình. Một năm sau, chúng tôi rất vui mừng khi có một đứa con chung, là thằng con trai, giống tôi như đúc. Tuy nhiên, cứ mỗi lần nhìn nó, tôi lại nhớ đến đứa con gái đầu lòng với người vợ trước. Từ lâu rồi tôi không liên lạc đươc, nên chẳng biết bây giờ nó ra sao. Chỉ mong ông trời thương, để có một ngày cha con được gặp lại.
      Anh ngừng câu chuyện ở đây, lim dim đôi mắt, nhưng ngay sau đó lại nở nụ cười. Tính anh như  thế, tôi chưa khi nào thấy anh buồn điều gì lâu. Tôi thầm nghĩ, khi người ta chịu đựng quá nhiều thử thách trong cuộc đời, thì dường như buồn vui gì cũng như nhau thôi.
Tôi cười theo anh, và nói đùa:
     – Không ngờ ngày xưa ông anh cũng đào hoa ghê. Đến bước đường cùng mà vẫn có người đẹp yêu tha thiết.
      Anh quay sang tôi cười, giải thích thêm:
      – Bọn mình là lính mà. Người lính lại càng không thể phụ ơn những người đã từng cưu mang, sống chết với mình. Cũng như anh em mình đâu có thể quên những đồng đội đã chết, đã hy sinh một phần thân thể vì mình, phải không?
      Tôi im lặng, không trả lời, chỉ thấy thương và càng quý trọng anh. Người lính chưa bao giờ bại trận, nhưng cuối cùng đã phải làm người thua cuộc. Qua bao nhiêu thử thách vẫn còn giữ được cái sĩ khí, lòng bao dung và nhân cách của mình.
      Những lần gặp tôi, trong các câu chuyện anh thường nói về chuyện lính. Anh kể cho tôi nghe những trận chiến mà anh đã từng tham dự. Từ lúc những buổi đầu trong các toán Delta, sau đó đóng đồn biên phòng, rồi sau này ra Biệt Động Quân, và cuối cùng là Địa Phương Quân. Anh say sưa kể từng chi tiết, địa danh, từng tên của những người lính đến các cấp chỉ huy. Trong lãnh vực này, trí nhớ của anh lại trở nên phi thường. Tất cả như nằm sẵn đâu đó trong lòng anh. Nhiều lần anh bảo với tôi là anh đã sống với nó, với cái quá khứ ấy. Anh còn ví von: "lúc trước ông nhà thơ Phùng Quán đã từng tâm sự là khi ngã nhờ vịn những câu thơ mà đứng dậy, còn với tôi thì đã bao lần thất chí, đã nhờ những hình ảnh quá khứ này để có thể đứng lên. Không có một thời làm lính, một thời trong chiến trận, chắc tôi đã quỵ ngã từ lâu rồi."
       Cuối cùng thì vợ chồng tôi cũng gặp được bà vợ bây giờ của anh. Mùa hè năm ngoái, anh làm đám cưới cho cậu con trai út. Đứa con chung duy nhất của hai người. Cô dâu lại là con của một người bạn HO của anh, mà tôi cũng quen biết, vì từng ở chung một trại tù ngoài Bắc. Anh nhờ vợ chồng tôi đi họ bên phía đàng trai, và phụ giúp anh sắp xếp công việc trong ngày hôn lễ. Ngày đám cưới, chúng tôi đến nhà anh sớm hơn giờ hẹn để phụ sắp xếp bàn thờ và lễ vật. Rất bất ngờ khi thấy có cả chị ra đón bọn tôi ngoài cửa. Có lẽ anh đã giới thiệu trước ít nhiều về vợ chồng tôi, nên chị nở nụ cười thật tươi chào đón và gọi đúng tên chúng tôi. Vợ chồng tôi khá ngạc nhiên, bởi chị khác hoàn toàn với hình ảnh người đàn bà mà chúng tôi tưởng tượng bấy lâu nay với không mấy cảm tình. Xinh đẹp, vui vẻ nói năng lưu loát, và dễ thân thiện. Chỉ có ốm hơn so với trong ảnh, và thoáng một chút mệt mỏi, bơ phờ. Buổi chiều, trong tiệc cưới, khi người MC giới thiệu gia đình nhà trai, anh chị cùng vợ chồng hai cô con gái bước lên sân khấu đứng bên cô dâu chú rể, cúi đầu chào khách. Tiếng vỗ tay của thực khách như thay cho lời hâm mộ một gia đình đẹp đẽ, hạnh phúc. Tôi bỗng thấy một chút xót xa, tiếc nuối trong lòng và thầm mong là biết đâu nhờ đám cưới của cậu con trai, mà chị sẽ trở về với con người cũ, để hai người còn có bên nhau trong hạnh phúc ở những năm tháng cuối đời.
       Cuối tuần sau ngày đám cưới, anh đưa chị ghé đến chơi, mang biếu chúng tôi hai chai rượu và một hộp trà. Anh bảo là quà "lại quả" hôm đám cưới, anh chị chia cho chúng tôi để mừng cho hai cháu.  Khi vợ tôi ngồi chỉ cho chị cách thức làm nem Ninh Hòa, mà chị rất thích, anh rủ tôi ra ngoài vườn, vui mừng bảo là chị ấy đã hồi tâm, vì sau ngày đám cưới thấy các con hạnh phúc vui vẻ, sau đó các cháu tâm tình khuyên giải bà, nên từ bỏ mọi thứ đam mê sai lầm để sống với tôi trong tuổi già, vợ chồng săn sóc hôm sớm có nhau. Anh hy vọng lần này bà đã thức tỉnh. Hơn nữa tuổi tác cũng đã nhiều, bà thấy sức khỏe sa sút thường hay mệt mỏi.Tôi nắm hai tay anh mừng rỡ, và nói vài lời, ngưỡng mộ sự bình tĩnh, chịu đựng và tấm lòng bao dung của anh. Tôi lấy trong túi áo ra bốn tờ vé số Power Ball vừa mới mua trưa nay. Đặc biệt số độc đắc xổ chiều nay, sẽ hơn ba mươi triệu Mỹ kim. Tôi chia cho anh ba tờ, bảo:
      – Hy vọng ông trời sẽ cho thêm anh chị điều may mắn.
     Anh cười:
      – Cám ơn bồ, nhưng thường là "phúc thì bất trùng lai, mà họa thì vô đơn chí!"
      Tiễn anh chị ra xe, bắt tay nhau trong tiếng cười rộn rã.
      Khoảng ba tuần sau, anh gọi phone báo cho chúng tôi một tin không vui. Chị ấy đang nằm trong bệnh viện. Bác sĩ vừa khám phá chị bị ung thư vú trong thời kỳ cuối. Vì quá lâu, không khám bệnh, nên không phát hiện được, bây giờ đã di căn, không biết có cần giải phẫu hay không. Chúng tôi chạy lên bệnh viện thăm chị. Thấy chúng tôi, chị nở nụ cười, nhưng trông khá mệt mỏi, bơ phờ. Anh  luôn bên cạnh, đút thức ăn, săn sóc an ủi chị. Anh bảo tối nào, theo yêu cầu của chị, anh cũng ngồi bên cạnh đọc các chuyện chiến trường, chuyện lính cho chị nghe.
       Bệnh viện quyết định không giải phẫu, chỉ cấp cho một số thuốc để đưa chị về nhà. Các cháu đều về thăm. Sống bên cạnh chồng cùng đầy đủ các con, chị vui và hạnh phúc lắm. Chúng tôi đến thăm, dù không được khỏe, nhưng chị rất tỉnh táo, nằm kể cho các con nghe về cuộc đời mình, ân hận đã có một thời sa ngã vào con đường bài bạc, làm khổ sở và xấu hổ gia đình. Chị cũng nắm chặt tay anh, nói rất yêu và biết ơn anh đã hết lòng lo lắng đùm bọc vợ con trong những năm tháng khó khăn, xin anh tha thứ về thời gian chị đã có lỗi lầm.
      Anh ngồi bên cạnh, cúi xuống hôn trên trán chị:
     – Lúc nào anh cũng yêu em, cầu xin ơn trên cho em sống khỏe mạnh để anh tiếp tục lo lắng, trả nợ cho em. Món nợ ân tình lớn lao, mà cả đời này anh cũng không thể trả hết được cho em.
Nước mắt của chị ràn rụa trên đôi gò má hóp. Tôi thầm nghĩ đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc. Cho dù có chút xót xa.
      Chị đã mất vào khuya hôm ấy. Theo lời anh kể lại, suốt đêm anh nằm với chị, ôm chị trong vòng tay rồi ngủ mê lúc nào không biết. Khi giật mình thức dậy thì chị đã ra đi tự lúc nào.
      Vợ chồng tôi có mặt trước khi đưa chị vào nhà quàn bệnh viện. Chị nằm như đang say ngủ, nét mặt bình yên, thanh thản.
      Và lần đầu tiên tôi nhìn thấy anh khóc.
Phạm Tín An Ninh
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Jul/2017 lúc 7:43am
Tôi xin kể bạn nghe "Một chuyện tình". Đương nhiên, chuyện tình bao giờ cũng phải dang dở, chia lìa, cho đúng kiểu của tiểu thuyết, vì nếu là chuyện đời thường, yêu nhau, cưới nhau, sống với nhau đến đầu bạc răng long thì đã thành "ác mộng" rồi, tình tang gì nữa! Vì mấy mươi năm sống với nhau, dung nhan ai cũng xuống cấp thê thảm. Tình yêu cũng xuống đến số không. Bạn thử liếc nhìn người phối ngẫu của mình mà không thở dài mới là giỏi. Dù xưa kia, anh, chị (còn xinh đẹp), có mê nhau, ham nhau đến cỡ nào đi nữa thì giờ đây cũng chẳng buồn nhìn nhau. "Bi kịch của tình yêu là sự lãnh đạm" (Somerset Maugham). Tâm trạng ông nào cũng não nề nhưng vẫn làm như rất hạnh phúc để sống cho qua những ngày cuối đời. Chết là thoát. Bởi vậy mới có chuyện "thật" sau đây: Một ông hấp hối, đang thở những hơi thở cuối cùng để tị nạn qua bên kia thế giới. Bà vợ khóc lóc "Ông ơi! Ông đừng chết. Ông mà chết thì tôi chết theo ông". Ông chồng hoảng kinh vùng dậy la lên "Tôi lạy bà. Để tôi đi một mình" rồi lăn ra chết thiệt.

Thời gian rất công bình. Vua chúa hay ăn mày đều phải già lão. Quý bà có đem tiền nộp cho các mỹ viện thì cũng chống cự ít lâu rồi già vẫn hoàn già! Vì chuyện tôi kể sau đây là chuyện thật của hai người lớn tuổi, có thể khiến bạn, đọc đến hết chuyện, sẽ lắc đầu chán nản "Chẳng hay ho gì! Tình yêu đâu? Dở dang, chia lìa đâu? Mà cũng chẳng thấy vận tải, chuyên chở triết lý, ẩn dụ gì để người đọc suy tư! Cha nầy (tác giả) đánh lừa mình. Mất thì giờ!" Nhưng tôi biết, mấy ông bà tìm đọc tôi để "giết thì giờ" mà! Cứ đọc đi. Cuối chuyện sẽ có một câu "trích dẫn" rất thâm thúy.

Chuyện như thế nầy. Sau năm 1975, mấy ông bà quân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị đi tù cải tạo. Nghĩa là khổ sai biệt xứ (đày ra vùng núi rừng Tây Bắc Việt Nam) hàng chục năm, chết như rạ vì lao động quá sức, vì đói lạnh, vì bịnh tật mà không thuốc men. Nhưng quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa, còn may mắn, vì sau hàng chục năm tù, ai sống sót, ra tù thì được chính phủ Mỹ đón qua Mỹ sinh sống. Khoảng đầu năm 1990, chương trình HO bắt đầu. Người tù trẻ nhất cũng trên bốn mươi, nhưng trông đã hom hem, ốm yếu vì ở tù Cộng Sản đâu phải đi nghỉ hè. Qua đến xứ Mỹ, ai cũng lăn lưng vào việc kiếm sống cho bản thân và vợ con. Ông bà nào tha một lũ con qua thì khổ. Làm bao nhiêu cũng không đủ bỏ vào mấy cái tàu há mồm chờ sẵn. Nhưng đáng sợ nhất là mấy cái bills. Cuối tháng ký check mệt nghỉ. Mấy ông bà HO chỉ làm được những nghề chân tay, tiền công rất thấp. Có người làm 70, 80 giờ một tuần. Sáng tinh mơ đi, khuya mới về. Vậy mà không đủ trả cho các chi phí. Riêng tiền nhà đã trên nghìn đô rồi! Có mấy ông độc thân là hạnh phúc nhất. Chỉ cần kiếm đủ bỏ mồm, trả tiền thuê phòng trọ là có quyền thảnh thơi, cà phê cà pháo với bạn bè.       

Chuyện nầy kể về một ông HO độc thân như vầy.       

Anh ta tên Tư được gọi là Tư Móm, vì lúc còn trong tù Cộng Sản, bị vệ binh dộng báng súng vô miệng. Cả hàm răng rụng ráo trọi. Bạn sẽ hỏi "Tại sao bị dộng báng súng?". Tù ngụy thì "cách (cái) mạng" muốn bắn bỏ lúc nào chẳng được. Dĩ nhiên phải có lý do.
Tù đi lao động ngoài rừng. Vệ binh kêu một tên tù mà mình không ưa "Ê. Anh kia đến đây bảo" Tù đến. Vệ binh bảo "Lại đằng kia bẻ cho tôi nhánh cây" Tù quay lưng đi một quãng thì được tặng nguyên một băng AK. Vệ binh bình thản giải thích. "Tù trốn, bỏ chạy, kêu không chịu đứng lại".

Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đang thanh bình, người dân miền Nam lo làm ăn sinh sống, không đụng chạm, gây thù chuốc oán gì với miền Bắc, vậy mà đảng Cộng Sản kích động dân miền Bắc căm thù dân miền Nam "Ôi xương tan máu rơi, lòng hận thù ngất trời... (bài hát Giải Phóng Miền Nam). Từ năm 1961, với súng đạn Nga, Tàu, họ kéo rốc vào miền Nam bắn giết, chôn sống đồng bào vô tội, pháo kích vào trường học, giật mìn xe đò... Đảng bảo căm thù thì căm thù? Nay thấy "kẻ thù” (tù) trước mặt mà không giết được, bộ đội, công an tức lắm! Nhân chuyện Tư Móm mất răng, tôi xin lang bang qua chuyện răng cỏ của tù cải tạo. Trong tù, chết nhiều nhất là bị kiết lỵ, một thứ bịnh lây lan rất nhanh mà không có trụ sinh. Năm ba bữa là "đi". Đau răng, sưng răng không chết nhưng khủng khiếp lắm. Mấy ông nhà binh, đạn bắn thủng bụng mà vẫn bình tĩnh điều động đồng đội chiến đấu, nhưng đau răng thì mất tinh thần, chân tay bủn rủn. Thuốc giảm đau không có, trụ sinh cũng không. Chỉ còn biết kêu lên "Ai nhổ giùm tôi cái răng đau?". Có ngay! Lúc còn ở trại tù Xuyên Mộc có ông tù cựu thiếu tá, bác sĩ Thạch, sẵn sàng giúp cho. Người đau răng hả họng ra cho ông ta dòm ngó để xác định cái nào sưng, xong đem đồ nghề ra. Đơn giản thôi. Một cái kềm nhổ đinh, một đoạn kẽm gai đập dẹp, mài bén, một chút bông gòn với chút muối. Trước hết ông ta đốt đầu kẽm gai để sát trùng rồi dùng nó "xỉa" thịt dính vào chân răng cho tách ra, sau đó dùng kềm nhổ đinh vặn trái chiếc răng đau, trong lúc đó "nạn nhân" miệng kêu á, á! Cả thân hình vặn vẹo, tay bắt chuồn chuồn vì đau. Máu mủ đầy mồm. Chúng tôi đứng nhìn mà cũng "tê tái" cả người. Răng được lôi ra, đưa cho đương sự giữ làm kỷ niệm, lỗ trống chân răng được nhét vào chút muối, "đậy" lên bằng bông gòn. Ngậm miệng lại. Hết đau. Ông bác sĩ Thạch nầy chữa bịnh lao cũng tài. Một ông tù bị ho sao đó, người chỉ còn bộ xương. Ông bác sĩ phán "Ho lao, bảo người nhà gửi trụ sinh với ống chích vào ngay". Thời gian sau, thuốc được gửi vô. Ông ta bảo bịnh nhân "Xây lưng lại, kéo áo lên" Ông ta mằn mằn mấy cái xương sườn sau lưng rồi đẩy mũi kim vào giữa hai xương sườn, đâm lút kim, bơm thẳng thuốc vào ngay trong phổi bịnh nhân. Chích thuốc vào thịt xưa rồi. Thuốc đâu mà chích cho xuể? Tôi thấy sao nói vậy chứ chẳng biết ông ho lao có sống được không? Lịch sử đi tù của ông Thiếu tá bác sĩ nầy cũng không giống ai. Năm 1975, Dương Văn Minh lên làm tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa, chỉ làm một việc duy nhất là giơ hai tay lên trời và hát bài Biệt Kinh Kỳ "Giữa đoàn hùng binh có tôi đi... Đầu hàng!". Cổ kim, Đông Tây, chưa có ông tổng thống nào quái đản như Dương Văn Minh! Mất nước! Quân đội tan rã. Quân, cán, chính, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, thậm chí nhà buôn, nhà thầu, nhà tu... đều được đảng và nhà nước ta lùa vô một "nhà”ø duy nhất có tên là "nhà tù cải tạo". Trong nhà tù, ông bà nào chịu đựng không nổi thì thành "quá cố”, đưa qua "nhà xác"... Ông Thiếu tá bác sĩ Thạch trốn đi tù, mò xuống miền Tây, giả dạng thường dân, đổi tên họ, làm tên khờ, thất nghiệp, đi bưng tô, chùi bàn cho một tiệm hủ tiếu ở một xó chợ nhỏ nghèo nàn, heo hút. Được ít lâu, tưởng yên thân, không ngờ một buổi sáng, đang bưng hủ tiếu cho khách thì một cậu khách mừng rỡ kêu lên "Thiếu tá mạnh giỏi? Thiếu tá không đi tù cải tạo sao còn ở đây?" Trong quân đội, tất cả binh lính thuộc đơn vị đều là thân chủ của ông bác sĩ quân y nên gặp là nhận ra ngay. Thế là ông ta bị hốt vô trại tù Vườn Đào (miền tây), rồi được đưa lên trại tù Xuyên Mộc.

Trở lại hàm răng giả của Tư Móm. Qua Mỹ, tiểu bang California, anh ta làm việc tà tà, buổi sáng cà phê, tán láo với bạn bè, trưa đi làm đến tối. Anh ta làm đủ nghề. Bạn ra đường, vào quán cà phê mà thấy một ông tuổi khoảng năm mươi ốm nhom, đầu tóc bờm xờm, mặc quần jeans, áo lính rằn ri (mua ở chợ trời, quân đội Mỹ thải ra) hai mắt láo liên như mắt khỉ, mồm miệng tía lia, vẻ bất cần đời. Đó là một ông HO Việt Nam độc thân tiêu biểu ở hải ngoại. Riêng ông bạn tôi có cái miệng móm nên dễ nhận ra. BaÏn bè bảo "Đi làm hàm răng giả đi cha nội. Em nào thấy cái miệng ông cũng phát nản" Anh ta cười như ông lão "Vậy mà có bà khoái cái miệng móm của tôi mới kỳ. Bả không cho đi trồng răng, bảo là "cản trở lưu thông" (?) lại sợ các bà khác thấy đẹp trai, dụ dỗ mất".


Nhưng đó là nói về vật chất, còn về tinh thần, tình cảm không đơn giản như thế. Làm người mất nước làm sao quên được "cố quốc" rồi những kỷ niệm về đồng đội, về mấy cô hàng xóm, bạn học, bạn tù... Bây giờ họ ở đâu, ra sao? Anh chàng Tư của tôi cảm thấy cô đơn, nhất là khi cô bồ của anh ta bỏ đi lấy chồng vì anh ta có lần tuyên bố "Anh chỉ sống qua ngày, chờ qua đời. Anh sợ bị ràng buộc. Lấy vợ, sinh con, đẻ cái. Trách nhiệm phiền phức" Từ khi bị người tình cho "de" chàng Tư rất buồn. Chàng làm thơ. Đề tài, nội dung cũng giống như những cô, cậu thất tình khác là cảnh cũ, người xưa. Thơ chàng hay đến độ chàng thành "thi sĩ”, được các báo đăng, được ngâm trên đài phát thanh địa phương. Đang vô danh bỗng nổi danh, chàng sướng tê người lại được mấy ông bạn xúi in những bài thơ của chàng thành "Thi Phẩm". Chàng làm ngay. Vài nghìn đô. "Nhằm nhò gì, như Tề Thiên mới rụng cái lông" Phét lác là bản tính mấy cậu độc thân. Tập thơ rất đẹp, được gửi bán ở các tiệm sách (nhưng mấy tháng sau vẫn còn nguyên!). Chàng tặng mỗi người bạn mươi tập "Để ông muốn tặng ai thì tặng. Nếu cần thêm, cứ cho biết". BaÏn bè còn xúi tổ chức ra mắt thơ. Chàng "Tới luôn!". Có ăn uống, ca nhạc và tặng thơ miễn phí. Khách đến khoảng vài trăm người, vì thân tình chứ không phải vì mến mộ nhà thơ. Vậy mà vẫn không "tiêu thụ” hết năm trăm tập thơ! Sau đó thì tất cả rơi vào yên lặng. Chẳng ai hỏi han đến chàng Tư Móm, thi sĩ nhà ta! Chỉ một lần duy nhất, có người gọi đến nhà thơ. Đó là một phụ nữ. Chị ta gọi đến không phải để khen thơ Tư Móm mà để tìm người quen. Chuyện nầy khiến cho nhà thơ Tư Móm và chị ta dính nhau như cục sắt và thỏi nam châm. 

Tôi xin kể tiếp.

"A lô. Xin cho tôi được gặp anh Lê Văn Tư ạ!" Đó là vào một buổi tối, chàng Tư Móm đang nằm xem Video "Dạ, Tư tôi nghe đây!" "Phải anh Tư trước bảy lăm, nhà ở trước chợ  Phan Thiết không?" "Dạ. Đúng rồi. Có việc gì không cô?" "Vậy là sau mấy mươi năm, anh em mình mới tìm thấy nhau. Anh bây giờ ra sao? Có mạnh khỏe không?" "Dạ. Tôi vẫn như xưa. Dung nhan phong nhã, cốt cách phi phàm, tinh thông kinh sử, xuất khẩu thành thơ..." "Em biết rồi. Nhờ tập thơ của anh mà em tìm thấy anh. Anh còn nhớ em không?" "Có trời mới biết được cô là ai!" "Em là con Tâm hàng xóm với anh. Nhà sát vách. Tâm khóc nhè đây. Ngày xưa anh xưng mi, tao với em..." Chàng Tư "A!" lên một tiếng muốn bể cái điện thoại "Tâm đó hả mi? Xin lỗi, quen miệng. Bây giờ phải gọi là cô, xưng tôi mới đúng" Bên kia đầu dây có tiếng cười thân ái "Anh em mình... Gọi sao cũng được".

Tình thân như anh em, cả hai mừng rỡ. "Tha hương ngộ cố tri" (nơi xứ người gặp bạn cũ). Chuyện trò, chàng mới biết nàng đã lập gia đình, được hai con thì chồng chết, sau khi qua Mỹ được năm năm. Chàng độc thân, nàng gái góa. Họ chẳng có gì phải e ngại khi chuyện trò thân mật. Tối nào hai người cũng ôm điện thoại nói cười đến khuya mà không muốn rời. Ai cũng vậy, đã là bạn thì phải gặp mặt. Nàng chờ chàng hẹn nhau đi điểm tâm, ăn trưa hoặc mời nàng đi xem ca nhạc. Có gợi ý mánh mánh nhưng chàng cứ phe lờ. Vì chàng kẹt cái miệng móm, rất khó coi. Nàng càng khen chàng thời học sinh đẹp trai, mong gặp để xem có thay đổi gì không? khiến chàng càng mất tinh thần, vì trước mình đẹp trai mà bây giờ thành ông già móm sọm, nên đành tìm cách hoãn binh "Anh bận tối ngày. Sáng sớm đã dậy đi làm, tối mịt mới về. Hay là, để tháng sau, có Hội Xuân hội Sĩ Quan Thủ Đức, anh mời em đến dự. Có con, cháu thì dẫn theo cho đông vui. Em cho anh địa chỉ, anh gửi vé đến" "Nhưng đến đó làm sao anh em mình nhận ra nhau, mấy mươi năm, ai cũng đổi khác" "Phải tìm nhau mới hồi hộp và vui" "Hay quá! Anh làm cho em hồi hộp ngay giờ phút nầy rồi. Bữa đó, đố anh nhận ra em!"

Một buổi sáng đi uống cà phê, chàng Tư Móm kể cho tôi nghe chuyện hai anh chị gặp nhau trên điện thoại "Bây giờ cô ta còn đòi gặp mặt tôi thì kẹt quá!" "Kẹt cái miệng móm chứ gì? Đi làm hàm răng giả thì trẻ đẹp lại ngay. Em thấy là mê tít thò lò” Anh ta sáng mắt lên "Có chừng đó mà không nghĩ ra. Mai tôi đi nha sĩ”. Bạn cũng biết, nhổ răng thì nhanh nhưng trồng răng, lại trồng cả hàm phải cần thời gian. Không hiểu Tư Móm trồng răng cách nào mà tuần sau hết móm, thành đẹp trai. Trong tiệm cà phê, anh ta vẫn không bỏ tính phét lác "Mấy ông thấy thằng nầy ngon chưa? Cần tân trang chỗ nào nữa?" Rồi anh ta đứng lên xoay một vòng như mấy em trình diễn thời trang. Người thì bảo nên hớt tóc cho gọn gàng, người thì nói "Áo quần thụng thịnh quá! Ông nên mặc quần jeans bó ống, cứ phô trương cặp đùi "cò hương" ra là các em mất ngủ ngay". Từ đó, thay vì gọi là Tư Móm, nay đổi biệt danh anh ta là người "vừa đánh răng vừa huýt sáo". Vì tối đi ngủ, tháo hàm răng giả bỏ vô ly nước ngâm cho sạch, sáng dậy vừa chà hàm răng (giả) vừa có thể huýt sáo hay hát hò. Không rõ tình cảm giữa anh ta với cô láng giềng "thăng hoa" đến cỡ nào mà anh ta có vẻ bồn chồn, mong chờ ngày Hội Xuân đến nhanh. Và nhờ hàm răng giả, làn hơi được kềm chế, không phì phèo nữa, Tư Móm hát ca-ra-ô-kê. Một lần uống cà phê, anh ta cao hứng hát mấy câu nhạc tình lại còn hỏi ý kiến, hôm Hội Xuân nên hát tặng cô bạn bài gì? Giọng hát của anh ta, nếu hát đại nhạc hội có thu tiền, thu hình thì không được nhưng trong các dịp họp mặt, cưới hỏi, hội xuân... cũng không đến nỗi. "Giọng hát trầm buồn và ngọt ngào". Vì thương bạn và để anh ta yêu đời mà khen thế thôi.

Trước đêm Hội Xuân, Tư Móm dặn chúng tôi để ý xem trong đám khách mời thấy cô, bà nào cầm đóa hoa hồng thì báo cho anh ta biết để anh ta đến chào, vì anh ta có chân trong ban tổ chức, phải lo đặt máy phóng thanh, thử máy, theo dõi chương trình nên kẹt sau hậu trường. Tôi và mấy ông bạn trong ban tiếp tân, lo đưa khách đến đúng số bàn ghi trong vé, nhưng tối đó có khoảng mươi bà khách cầm trên tay một đóa hoa hồng có bán trước cửa nên chẳng biết cô, bà nào?  Khi đến giữa chương trình thì người giới thiệu trân trọng mời nhà thơ kiêm ca sĩ Hoài Hương (tức Tư Móm) lên cống hiến một bản nhạc. Chàng bước lên sân khấu với cây đàn guitar. "Tôi xin hát bản "Bài Tình Ca Mùa Đông" để xin phép quý vị được thân tặng cô bạn hàng xóm của tôi, đã mấy mươi năm chưa gặp lại. Tôi tin rằng, cô cũng đang hiện diện tại đây. Thú thật, tôi có mời cô đến dự nhưng chỉ gửi giấy mời chứ chúng tôi chưa hề gặp nhau". Rồi anh ta cất tiếng hát. Chúng tôi cũng tò mò, theo dõi mấy cô, bà có hoa hồng để biết đó là ai. Nhờ bản nhạc hay và nhờ cao hứng, nên giọng anh ta hết sức truyền cảm. Thế rồi, có một người đứng lên, tay cầm đóa hoa hồng, yểu điệu tiến về hướng sân khấu. Đó là một chị, tuổi trên năm mươi, không đẹp lắm nhưng ăn mặc trang nhã và sang trọng. Chị ta không cao, mặt trái xoan, trang điểm cẩn thận. Chiếc áo dài nhung màu tím sẫm ôm lấy thân hình tròn trịa, gọn gàng. Tóc ngang vai, kiểu nữ sinh với chuỗi ngọc trai ở cổ và đôi hoa tai lóng lánh ánh đèn. Chúng tôi chờ chị ta tặng hoa thì sẽ vỗ tay hoan hô. Anh bạn tôi có lẽ đã thấy chị ta, nhưng vẫn làm như mãi say sưa trong tiếng nhạc, lời ca. 

Nhưng, một việc bất ngờ xảy ra. Khi cô ta sắp bước lên sân khấu để tặng hoa là lúc anh chàng hát đến câu "Êm êm... Ngoài kia nhạc đêm đông..." Chàng cao giọng, miệng há ra, gân cổ nổi lên. Đột nhiên, hàm răng giả quái ác vọt ra khỏi miệng chàng, bay vút như một UFO (dĩa bay) rồi rơi xuống, nằm tênh hênh trên sàn gỗ, khoảng trống trước sân khấu, nơi dùng để khiêu vũ. Miệng chàng móm sọm, môi trên thụt vô, môi dưới trề ra. Chàng buông tay đàn, bụm lấy miệng. Chúng tôi lặng người, bất động, quên cả thở!

Trong khi mọi người bàng hoàng thì cô bạn của chàng Tư Móm bình tĩnh quay lại, cúi xuống, lượm hàm răng giả, lấy khăn đang cầm trong tay lau hàm răng rồi bước lên sân khấu, ra dấu cho anh ta há miệng ra, nhét hàm răng giả đó vào, "chàng" trở lại đẹp trai như cũ. Tiếp theo, cô trao đóa hoa hồng và nhón gót, hôn đánh chụt một cái lên má anh ta, rồi hai người nắm tay nhau cúi chào khán giả và bước xuống sân khấu. Tiếng vỗ tay, cười nói lúc đó mới rộ lên.

Rồi sao nữa?

Cả tuần sau đó, không thấy anh bạn Tư Móm của chúng tôi ra tiệm cà phê. Tôi gọi điện thoại "Mấy bữa nay ông đi đâu?" "Bà xã pha cà phê, làm điểm tâm ở nhà…" "Ủa! Bà xã nào? Sao không mời tụi nầy đi ăn đám cưới?" "Cưới hỏi gì. Rổ rá cạp lại. Bà bữa hôm Hội Xuân đó. Mấy đứa con xúi bả rủ tôi đến ở chung. Chúng có gia đình, ở xa, sợ mẹ sống một mình buồn, sau nầy già cả, bịnh hoạn không ai săn sóc" "Có gia đình rồi, phải lo làm ăn mà trả mấy cái bills-. Ăn uống đầy đủ vô…" "Khỏi lo. Cơm ngày ba bữa, tắm rửa một lần, áo quần mặc cả ngày. Tiền mua nhà trả hết rồi. Điện nước… mấy đứa con trả. Bà xã tôi biểu tôi mời mấy ông, bữa nào đến ăn bún cá. Dân Phan Thiết nấu món nầy ngon lắm" "Muốn mấy người đến dự?" "Nhiêu cũng được, miễn báo trước để tụi nầy chuẩn bị”

Bọn tôi, khoảng mươi ông hẹn nhau đến thăm nhà thơ kiêm ca sĩ Tư Móm để chúc mừng anh ta, nhờ chỉ một bài hát mà vớ được một chị đàn bà ngon lành.    
    

Chúng tôi kéo đến. Đó là một ngôi nhà tiêu biểu của dân trung lưu. Vợ chồng bạn tôi mừng rỡ đón chào. Có lẽ nhờ hơi trai nên chị ta trông như hoa tươi. Miệng cười toe toét. Chúng tôi ăn nhậu, nức nở khen chị ta nấu quá khéo, quá ngon. Mà ngon thiệt! Ăn muốn nứt bụng. Khi sắp sửa tan hàng, chỉ còn một mình Tư Móm ở nhà trên, tôi hỏi "Cho biết cảm tưởng sau khi thành gia thất?" Bạn tôi lắc đầu "Mất tự do! Tôi quen sống một mình, cơm hàng cháo chợ, muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm, bây giờ có bả, kẹt thiệt! Khổ nỗi là tôi rất thương bả. Từ thuở bé, hai đứa tôi đã thân thiết nhau, nay gặp lại, không phải tình yêu mà là tình bạn với nhiều thông cảm. Tôi nghĩ, các ông có những điều không thể nói cho vợ nghe. Hai đứa tôi thì khác. Chuyện gì cũng kể cho nhau nghe. Từ chuyện xưa đến chuyện nay, cứ "thủ thỉ” hoài không chán. Nhưng trước đây, tôi như con ngựa rừng, bây giờ bị khớp mỏ, lại có dây cương, quay phải, quay trái không theo ý mình…" Đang tâm tình thì bà vợ anh ta dưới bếp đi lên "Mấy ông tâm sự gì đó? Cho nghe với! Chuyện bồ bịch phải không?" Bạn tôi ngồi xích ra cho vợ ngồi ké bên ghế và nói với chị ta "Anh nói, có vợ cũng hay. Nhất là khi mình ân hận, thất vọng thì đã có người vợ bên cạnh an ủi" Tôi hỏi "Thế khi ông chưa có vợ thì ai an ủi ông?" Tư Móm lớn tiếng "Chưa có vợ thì làm gì có chuyện ân hận, thất vọng" Chị vợ thò tay ngắt hông chồng "Ông nói xấu tôi!" Anh ta "Ối!" lên một tiếng rồi nói tiếp "Nhưng bà xã tôi còn có biệt tài mà bà xã các ông không làm được. Đó là lúc tôi đi ngủ và lúc tôi thức dậy, bà xã tôi đánh răng cho tôi. Đánh sạch bóc". Chúng tôi cười "Trong lúc bả đánh răng cho ông thì ông vẫn có thể hát hò bình thường. Thế mới tài". Khi sắp ra về, một ông bạn tôi đứng lên, có đôi lời long trọng "Thay mặt các bạn, chúng tôi cám ơn anh chị đã cho thưởng thức mấy món ăn truyền thống của Phan Thiết. Cũng cám ơn riêng với chị là từ nay bạn tôi sẽ không còn cô đơn, sẽ được ăn uống tử tế, được chị săn sóc với sự thương yêu. Chúng tôi chỉ xin chị, vì nhân đạo mà lưu ý một điều: là, trước đây, các cháu còn sống trong gia đình, chị thường nấu nhiều món, nồi lớn, nay chúng là lũ chim đã bay khỏi tổ, chỉ còn hai anh chị. Xin chị nấu ít lại, đủ chỉ một bữa thôi, bữa sau nấu món khác. Chúng tôi hiện đang ở trong hoàn cảnh đau khổ đó mà không dám hé môi với vợ. Bà nào cũng nấu một nồi bự (cho bầy con), như thói quen trước đây. Thế là ông chồng phải ăn ngày nầy qua ngày khác những món hâm đi, hâm lại. Đau khổ lắm. Ngậm đắng nuốt cay!..." Bạn tôi làm bộ mếu máo cho chúng tôi cười. Chị chủ nhà thì "Dạ! Dạ! Tôi nhớ" Còn Tư Móm thì ngơ ngác như con nai vàng. Có trải qua cảnh "bổn cũ soạn lại" bao giờ đâu!

Chúng tôi ra về mà ngậm ngùi cho thân phận mình và cảm thương cho người bạn đã làm một việc thiếu suy nghĩ là đã lấy vợ. Vở kịch mới diễn màn một, các màn sau mới bi thảm. Tôi nhớ đến lời dạy của đấng chí tôn của tôi "Này, tên đàn ông xấu số kia. Ngươi sẽ phải bì bõm trong bể khổ cho đến chết… kể từ khi ngươi lấy vợ".

Phạm Thành Châu
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Jul/2017 lúc 10:27am

Bà Cố    <<<<



Image%20result%20for%20nha%20tho


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Jul/2017 lúc 10:28am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Jul/2017 lúc 12:25pm

Chạy đâu cho thoát 

                                                   

Có lúc giận nhau, lúc muộn phiền,
Vợ chồng là nợ cũng là duyên,
Chạy đâu cho thoát, tìm đâu nữa?
Đàn bà nào thì cũng… như em.

Tình cờ anh Tư Chuột gặp anh Ba, một người bạn cũ ở cây xăng, Anh Ba ngắm nghía anh Tư Chuột rồi thốt lên:
– Chà, lâu mới gặp, từ ngày lấy vợ trông khác hẳn ra.

Tư Chuột giật mình, không biết mặt mũi mình có biểu hiện điều gì khác thường hay anh Ba chỉ nói một cách chân tình.
– Trông mày có da có thịt chẳng bù ngày xưa như thằng ốm đói. Chắc vợ mày mát tay lắm?
Tư Chuột cười, nửa nạc nửa mỡ:
– Đời làm chồng cũng có vui có buồn bạn ơi…
Đổ xăng xong, Tư Chuột chào tạm biệt bạn lái xe về nhà. Hôm qua hai vợ chồng mới cãi nhau một trận, chuyện bé xé ra to, chỉ toàn là những nguyên nhân vớ vẩn. Con vợ anh thì nói dai, nói dài, anh hiền thì hiền nhưng cục tính chịu không nổi, thế là to chuyện.
Cãi nhau xong là tới màn hòa bình thân ái và lần sau lại cãi nhau tiếp, làm như đó là những gia vị chua cay, mặn ngọt của cuộc sống, không có không được.
Vẫn biết rằng hết giận lại thương, mà sao mỗi lần cãi nhau anh Tư Chuột thấy ghét cái bản mặt của vợ quá. Nó giận mặt nó chảy ra như cục bột người ta ủ cho nở để làm bánh, nước mắt nước mũi sụt sùi, miệng thì không ngớt kể tội anh, nào là không thương vợ, không lịch sự với vợ, không chiều vợ.

Tư Chuột phải quát lên:
– Cô nói nhiều quá, hơn cả cái radio nữa , mà đài người ta còn ngừng nghỉ để quảng cáo, còn cô thì không, cứ xa xả bất tận…
Những lúc như thế anh bực mình tự trách mình sao cách đây 3 năm anh lại yêu nó, mê nó quá trời. Cái đôi mắt nhạt nhòe tùm lum nước mắt đó mỗi lần nhìn anh là anh cảm động bối rối. Cái miệng nói dai như đỉa đói đó anh đã từng ao ước được đặt lên một nụ hôn rồi có chết cũng đành. Còn cái tên Nguyễn Thị Bông của nó, hồi chưa cưới về, anh thấy đơn giản dễ thương, bây giờ những lúc giận hờn nhau chưa có cái tên nào quê mùa thô kệch đến thế.
Khi chưa tỏ tình anh chỉ sợ thất bại chua cay, cuộc đời không có nó thì sẽ vô nghĩa, vậy mà anh được nó đáp lại tình yêu, cưới nó, sống với nhau mấy năm nay, cuộc đời anh có ý nghĩa gì đâu.
Nó bước vào đời anh và làm đảo lộn mọi thứ trong cuộc sống của anh bấy lâu. Hồi chưa cưới nó hiền lành dễ thương, ăn nói nhỏ nhẹ, những ngày đầu sống chung nó đúng là người tình trong mộng, anh nói gì nó nghe nấy ngoan ngoãn như một cô em bé bỏng, mỗi tuần anh mang cái chi phiếu lãnh lương về, nó lịch sự chẳng cần nhìn xem là bao nhiêu, và nói:
– Anh cứ để trong tủ cho em.
Nên anh vẫn tiêu xài thoải mái như thuở còn độc thân, cà phê thuốc lá, bia bọt lai rai…
Khi còn là người yêu, nó đã nói bằng tấm lòng thông cảm bao la:
– Tiền bạc không thành vấn đề, miễn là mình thương nhau, cùng lo xây dựng hạnh phúc gia đình.
Anh sung sướng đã gặp người vợ lý tưởng. Nhưng cưới nhau xong, chỉ sau một thời gian ngắn thì "người vợ lý tưởng" của anh đã biến mất. Cuối tuần anh chưa kịp đưa cái cheque lương ra thì nó hỏi huỵch toẹt:
– Cheque đâu?
Rồi nó nhìn con số, hỏi tiếp:
– Sao lâu quá chưa được lên lương? Anh sắp được phỏng vấn xét lên lương nữa chưa?
Hoặc có lần nó hỏi:
– Hãng anh có tiền thưởng mỗi ba tháng không?
Nó cũng làm hãng xưởng như anh nên rành lắm ba cái vụ này, anh khó mà qua mặt được nó.
Rồi nó bắt anh dẹp bỏ checking account, không xài check book nữa
Mỗi tuần nó phát cho anh 10 đồng để tiêu xài…tùy ý thích (dĩ nhiên là trong phạm vi 10 đồng). Nó nói mình phải để dành tiền mai mốt down mua nhà, sinh con, mỗi tuần mình chừa ít tiền mặt đủ đi chợ, tiêu dùng, còn bao nhiêu gửi vào ngân hàng, nếu để sổ check, anh cao hứng xài bừa, không ai kiểm soát được.
Tư Chuột buồn bã than:
– Em à, hồi xưa má anh còn sống, anh ở với má, lãnh lương về biếu má ít tiền má còn không lấy, nói thôi con để dành mà xài. Còn em, người dưng nước lã bỗng nhảy vô đời anh với danh xưng "Người vợ" và bóc lột anh tới tận xương tủy.
Nó khẳng định:
– Má khác, em khác. Mỗi người có một lý lẽ riêng.
Chưa hết, nó còn kiếm đâu ra khu apartment rẻ tiền. Hồi độc thân Tư Chuột xài sang, ở khu apartment đẹp, khang trang, nay lấy vợ, anh phải…xuống cấp ở khu chộn rộn lu bu để tiết kiệm hơn trăm đồng mỗi tháng.
Từ đây Tư Chuột biết là đời mình đã có chủ, ban đầu anh phản đối chuyện nó đưa anh 10 đồng một tuần, thì nó lý giải:
– Mọi thứ khác như ăn ở em… bao hết rồi, còn đòi gì nữa?
– Nhưng 10 đồng không đủ cho anh uống cà phê!
Thì nó nạt:
– Mắc mớ gì anh phải ra tiệm uống ly cà phê cộng tiền típ thành 3-4 đồng. Để em ra chợ mua một hộp cà phê thượng hạng pha cho anh được mấy gallon tha hồ mà uống cả ngày.
Anh cố trình bày:
– Em ơi, uống cà phê phải nhâm nhi từng giọt và nghe nhạc mới sảng khoái tâm hồn…
Nó cũng trình bày:
– Anh ơi, nhà mình cũng có nhạc nè, và có cả em nữa nè… không đủ sao?
Thế là anh đành chấp nhận 10 đồng còn hơn là uống cà phê với nhạc và… em ở nhà.

Nó còn chủ trương hai vợ chồng không nên ăn nhà hàng, dơ thấy mồ, hồi mới đến Mỹ em làm phụ bếp nên rành lắm, mỡ màng, bột ngọt, hàn the… người ta xài thoải mái, miễn là ăn ngon và đẹp mắt, khách hàng bịnh ráng chịu. Cái bảng dán trong nhà bếp mỗi lần nhân viên đi vệ sinh nhớ rửa tay, nhưng dường như để cho nhân viên vệ sinh của thành phố đến kiểm soát thì đúng hơn, vì chẳng ai có thì giờ nhớ tới điều nhắc nhở vệ sinh tối thiểu ấy, cứ việc làm đồ ăn, bưng đồ ăn cho khách mà chưa thấy ai thưa kiện bị đau ốm hay chết chóc gì cả.
Nó ra tay trổ tài làm món nọ, nấu món kia cho Tư Chuột vừa miệng để quên đi cái thói quen đi ăn nhà hàng từ thuở độc thân. Anh đã vô tròng dần dần cái luật lệ của nó hồi nào không hay, trước kia anh sống thoải mái, phóng khoáng, ở phòng đẹp, ăn xài sang, lãnh lương check nào là bay luôn check đó, cuộc sống hoang đàng chưa ngừng nghỉ bao giờ cho tới khi anh lấy nó.
Bây giờ anh đã kinh ngạc khi nhìn thấy món tiền trong bank của hai vợ chồng kha khá, dù nhiều lúc bực mình anh cũng phải công nhận nó tính toán hay thật, chẳng cần tốt nghiệp trường đại học kinh tế, tài chánh nào mà nó biết tính toán, biết cách chi tiêu đâu ra đấy, có của ăn của để.
Anh Tư Chuột bước vào nhà, lòng dịu lại muốn làm lành với vợ, nhưng vừa thấy mặt anh nó làm mặt lạnh quay đi, anh đến gần, nó… né ra như sợ đụng phải lửa.

Cái điệu giận hờn này thì tối nay chắc cũng giống tối qua, hai người nằm quay lưng vào nhau, lạnh lùng xa cách như hai quốc gia chung một biên giới nhưng không có hòa bình.
Anh cụt hứng, cơn giận anh trở về vị trí cũ, anh vào bếp thấy nồi phở đang hầm trên bếp chắc là chưa xong. Cuối tuần nào nó cũng nấu món "ăn chơi", không phở thì cơm tấm, bún riêu thay phiên nhau cho đỡ ngán. Nó nói trống không:
– Chưa có phở đâu.

Nghe câu nói trống không anh Tư Chuột càng sôi gan, không thèm đáp lại, dù chỉ là một câu nói trống không "khinh người" như nó. Tư Chuột lấy rổ quần áo dơ đem ra xe để đi giặt, mặc kệ nó mặt sưng mày xỉa ngồi nhà canh nồi phở, mà chưa chắc lát nữa anh thèm ăn, cho nó ế luôn.
Anh đi giặt đồ và tận hưởng chút hạnh phúc riêng tư, nghĩa là anh quẳng đồ vào máy giặt, trả công cho chủ vài đồng để họ sấy giùm. Trong thời gian đó anh sang quán cà phê bên cạnh, ở đó có một mối tình cảm ỡm ờ, lơ lửng….
Như tất cả những người đàn ông trên cõi đời này, anh ngồi mơ màng bên khói thuốc lá, bên mùi cà phê thơm và ngắm các em nhân viên trong quán xinh tươi để tạm quên đi con vợ nhà. Đây là cái thú vui cuối tuần của anh, vì đời còn gì vui nữa đâu từ khi anh lấy vợ.

Trong quán cà phê có một cô em rất dễ thương, chẳng hiểu sao cô có vẻ cảm tình với anh, mỗi lần anh đến đây cô đều tiếp đãi tận tình, ưu tiên. Vì anh đẹp trai hay vì anh ngồi trầm ngâm bên ly cà phê hàng giờ để đợi quần áo sấy khô, cô hàng cà phê tưởng anh ngồi…trồng cây si nên cô cảm động?
Tư Chuột và cô thường chuyện trò qua lại, những lúc vắng khách cô còn ngồi cùng bàn với anh. Chuyện tâm tình ở quán cà phê rồi cũng bay đi theo khói thuốc lá, theo dòng đời.

Anh nghĩ thế nên cứ tặng nhau những nụ cười, những lời nói đẹp, lãng mạn tuyệt vời cho vừa lòng nhau.
Anh thấy mình trẻ ra, lòng tự ái anh được vuốt ve. Con vợ ở nhà hành anh bao nhiêu, ra quán cà phê anh được cô em chiều chuộng bấy nhiêu. Dần dần anh thấy mến cô, những khi hờn giận vợ, anh tiếc rẻ nếu như còn độc thân thì anh sẽ chọn cô, sẽ cưới cô làm vợ.

Dưới mắt cô em cà phê anh vẫn là một anh chàng độc thân bay bướm.
Tuần trước anh bị một phen hú vía. Hôm đó là ngày thứ bảy, hai vợ chồng anh đi chợ Việt
Nam, anh đẩy xe chợ theo chân vợ như một cái đuôi, anh có thích thú gì chuyện chợ búa đâu, nhưng nó bắt anh đi cho có đôi có cặp, cho mọi người thấy hai vợ chồng hạnh phúc.
Đến dãy bán gia vị, trong lúc vợ anh đang mải tìm mấy gói nấu bún bò Huế thì anh đứng ngáp ruồi nhìn ông đi qua bà đi lại. Bỗng anh giật mình khi thấy bóng dáng cô em cà phê vừa lướt qua, may quá, cô không quẹo vào dãy này, nhưng anh cũng phải chuồn thôi, kẻo đụng độ tay ba thì con vợ anh sẽ ghen lên làm bể tung cả chợ và người tình cà phê kia sẽ đau khổ biết chừng nào!
Thừa lúc vợ không để ý, anh "bỏ của chạy lấy người", nghĩa là anh bỏ xe, bỏ vợ đi như chạy, như bị ma đuổi ra khỏi chợ, mắt anh không dám liếc dọc liếc ngang, chỉ sợ gặp cô em cà phê, gọi anh lại thì cũng chết.
Ra tới bãi parking, chui tọt vào xe anh mới hoàn hồn, ngồi thở phào thoải mái, mặc dù anh biết rằng chốc nữa vợ ra sẽ giận dữ lắm.
Đúng như anh nghĩ, vợ anh đã xồng xộc đẩy xe chợ ra, chưa kịp bỏ đồ vào xe, nó nhào ra la anh trước:
– Tại sao anh bỏ ra đây làm em kiếm anh khắp chợ mỏi cả chân?
Anh vờ nhăn nhó:
– Nhức đầu quá em ơi, anh cảm thấy choáng váng nên phải chạy ra đây ngồi nãy giờ mới tỉnh. Ôi, mà em lo gì, anh có là con nít đi lạc đâu mà em phải kiếm.
Nó tin lời anh, không la lối nữa, sau khi hì hục chất đồ vào xe, nó còn âu yếm bảo anh:
– Anh chắc còn mệt, ngồi qua bên kia để em lái xe cho.
Hôm ấy anh thầm cám ơn hai người đàn bà, cô em cà phê đã không nhìn thấy anh và vợ đã tin lời nói dối của anh.

***
Tư Chuột vừa ngồi vô bàn, như thường lệ cô em cà phê bưng ra một tách cà phê đen. Cô thủ thỉ:
– Sao hôm nay anh ra trễ vậy?
Trời, cô đếm từng giờ để gặp anh sao? Anh cảm động quá:
– Sáng nay anh đi đổ xăng và rửa xe xong là tới đây gặp em nè.
Giọng cô nũng nịu:
– Anh ơi, nếu anh thật lòng thương em thì…
– Ờ…ờ … anh cũng thật lòng thương em mà.
– Thì mình phải tính tới đi anh, không lẽ mỗi tuần mình chỉ gặp nhau một lần thôi sao?
Tim anh đập loạn xạ, không phải vì sung sướng khi được người đẹp tha thiết muốn chuyện lâu dài, mà vì anh sợ, anh đang bị dồn vào ngõ cụt, mối tình cà phê lơ lửng theo tháng ngày sắp đến hồi hạ màn.
Anh tìm cớ thối lui:
– Nhưng em ơi, anh chỉ là một công nhân quèn lương không đủ sống nên chưa dám nghĩ gì.
– Anh đừng lo, tiền bạc không thành vấn đề, miễn là chúng mình thương nhau lo xây dựng hạnh phúc gia đình.
Tư Chuột giật bắn người, câu nói này nghe quen quen, anh đã nghe rồi, từ miệng Nguyễn Thị Bông lúc hai người đang tìm hiểu, chưa cưới nhau.
Cách đây 3 năm anh đã nói câu này với Nguyễn thị Bông, với tất cả chân tình để mong nó thông cảm, chịu lấy anh. Và hôm nay anh cũng nói ý đó để mong cô em cà phê chê anh, chán anh, cô rút lui cho được việc, để anh có cái thú đau thương của mối tình dang dở, có cớ hờn trách cô, nhưng ai ngờ cô lại nói y chang câu vợ anh đã nói.
Anh hồi hộp hỏi cô em cà phê:
– Em có họ hàng gần xa gì với Nguyễn Thị Bông không?
Cô cà phê ngạc nhiên hỏi lại:
– Nguyễn thị Bông nào? Tại sao anh lại lôi cô Nguyễn Thị Bông vào đây?
Anh thở ra nhẹ nhỏm:
– À, hồi nào tới giờ anh thấy em giống như chị Nguyễn Thị Bông, là vợ của thằng bạn anh ấy mà, bây giờ anh chợt nhớ ra nên hỏi em vậy thôi.
Cô cà phê âu yếm mắng yêu anh :
– Vô duyên, người ta đang bàn chuyện tình cảm mà hỏi câu lãng xẹt. Anh có muốn tính tới chuyện chúng mình không nào?
Anh mắc nghẹn chưa biết trả lời sao thì lúc đó trời cứu anh, có vài người khách vào, cô phải ra bán hàng. Anh nhìn đồng hồ đã hơn một tiếng qua rồi, chắc đống quần áo ở tiệm đã sấy xong, anh liền ra quầy trả tiền cô em cà phê và để lại một câu chẳng liên quan gì đến câu hỏi lúc nãy của cô cà phê:
– Anh về nghe. Trời coi bộ muốn mưa rồi.
Anh biết chẳng bao giờ anh tới đây nữa, vì anh không thể trả lời câu hỏi của cô. Và cũng nhân dịp này anh khám phá ra một chân lý: "Đàn bà nào cũng giống nhau". Bằng cớ là cô em cà phê đã nói câu y chang vợ anh đã nói, hiền dịu, tử tế biết bao, rồi bây giờ vợ anh đã thay đổi nhanh như con tắc kè đổi màu. Dù anh có còn độc thân, có cưới cô em cà phê chăng nữa, chẳng sớm thì muộn, cô lại "quản lý" toàn diện cuộc đời anh như vợ anh bây giờ. Chạy đâu cho thoát?

Vợ anh "quản lý" hiệu quả trông thấy, tuy đời anh bị mất tự do nhưng tiền bạc có dư, cơm nóng canh ngon đầy đủ, anh không phải lêu lổng đi ăn hết nhà hàng này đến nhà hàng khác như ngày còn độc thân, và nhất là vợ thương anh thật lòng. Tất cả những vụ cãi nhau, chung quy nó đều hờn trách anh không quan tâm đến nó, không yêu thương nó nhiều như nó đã yêu thương anh. Thôi thì anh cứ an phận trong vòng tay vợ cho chắc anh, tiếc rẻ gì mối tình qua đường trong quán cà phê!
Lát nữa về tới nhà anh sẽ làm huề với vợ, sẽ ăn tô phở ngon lành. Nghĩ tới đó, Tư Chuột vừa lái xe vừa reo lên một cách sung sướng:
– Nguyễn Thị Bông, anh đang về với em đây. Em vẫn là người vợ lý tưởng của đời anh.*

 
Nguyễn Thị Thanh Dương
" Người khôn ngoan không bao giờ lại đi đánh đổi 
hạnh phúc gia đình của mình cho những cuộc tình vớ vẩn "
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.473 seconds.