Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/Dec/2014 lúc 8:41pm
Điều Còn Lại
Nguyễn Ý Thuần
Nam Phong và Ngọc Ánh diễn đọc

http://www.mediafire.com/?mncfdzzdk5g

beautiful-girl



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 01/Dec/2014 lúc 8:41pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Dec/2014 lúc 3:23am
Âm Thầm
Việt Dương Nhân
Nam Phong & Phượng Dung
diễn đọc
http://www.mediafire.com/?zjr3qmn12qo



Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2014 lúc 7:51am
Khi Mùa Giáng Sinh Đến   <<<<<<
Nguyễn Thị Thanh Dương
Thanh Phương diễn đọc  


  
Picture%20or%20Photo%20of%20Beautiful%20Large%20house%20decorated%20with%20Christmas%20ornaments
 

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Dec/2014 lúc 7:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Dec/2014 lúc 4:59am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2014 lúc 11:07am

Chiếc khăn Mu-soa

Satin%20Border%20Butterfly%20Handkerchief


Hôm đó, tôi nhận được một CD gởi từ Bruxelles ( nước Bỉ ) trên CD thấy đề : “À Monsieur Tiêu Tu”. Chữ viết bằng bút feutre rõ nét, nói lên người viết có trình độ. Tuy viết “Tiểu Tử ” không có dấu, người gởi viết tên của mình lại có dấu đầy đủ : “Exp : Nguyễn Thị Sương” ! Vừa ngạc nhiên vừa thích thú, tôi vội vã đặt dĩa vào máy, nghe. Đó là giọng một người con gái miền Nam, trong trẻo, phát âm rõ ràng. Những gì cô ta nói đã làm tôi xúc động, có lúc tôi ứa nước mắt ! Tôi đã nghe nhiều lần và cố gắng ghi chép lại đây. Dĩ nhiên là tôi đã viết để đọc cho suông sẻ chớ cô gái nói còn nhiều chỗ nghe sượng hay dùng từ chưa chính xác …

…Thưa ông,

Con tên Nguyễn Thị Sương, con của Nguyễn Văn Cương, một trong những nhân vật trong truyện ngắn Con Rạch Nhỏ Quê Mình của ông.

Thưa ông. Con sanh ra và lớn lên ở Pháp, biết nói tiếng Việt nhưng không biết đọc và viết tiếng Việt. Vì vậy, con phải dùng cách nầy để liên lạc với ông. Xin ông thông cảm !

Hôm chúa nhựt rồi, chị Loan bà con bạn dì của con ghé nhà nói : ” Sương ơi ! Người ta nói về ba của Sương ở trong truyện ngắn đăng trên internet cả tuần nay nè ! Chị in ra đem qua đây đọc cho em nghe. “. Rồi chỉ đọc. Đó là truyện ” Con Rạch Nhỏ Quê Mình “.

Thưa ông. Con chưa biết Việt Nam, nhưng những gì ông tả trong truyện làm như con đã thấy qua rồi ! Bởi vì hồi con mới lớn ba con thường hay kể chuyện về cái làng Nhơn Hòa và con rạch Cồn Cỏ của ba con, về những người bạn của ba con hồi thời tuổi nhỏ, kể tỉ mỉ đến nỗi con có cảm tưởng như ba con đang cầm tay con dẫn đi coi chỗ nầy chỗ nọ ( Nói đến đây, giọng cô gái như nghẹn lại vì xúc động . Ngừng mấy giây rồi mới nói tiếp … ) Mà ba cứ kể đi kể lại hoài làm như là những hình ảnh đó nó ám ảnh ba dữ lắm. Sau nầy thì con mới hiểu khi ba con nói : “Hồi đó, ba đi Pháp quá sớm, ở cái tuổi chưa biết gì nhiều. Rồi qua đây, chóa mắt ngất ngây với những văn minh tiến bộ của xứ người làm ba quên đi cái làng nhà quê của ba. Điều ân hận lớn nhứt của ba là đã không viết gởi về một chữ để hỏi thăm bạn bè hồi đó. Ba phải về thăm lại Nhơn Hòa Cồn Cỏ, con à ! “. Nói đến đó, ba ứa nước mắt nắm bàn tay con dặc dặc : ” Mà con cũng phải về với ba nữa ! Về để cho ba lên tinh thần ! Về để thấy ba biết xin lỗi mọi người ! Về để thấy ba biết nhìn lại cái quê hương của ba cho dầu nó có quê mùa xấu xí bao nhiêu đi nữa ! Về để thấy ba chưa đến nỗi là thằng mất gốc ! “. ( Đến đây, không còn nghe gì nữa ! ) Xin lỗi ông ! Con đã ngừng thâu để con khóc ( Rồi giọng cô lạc đi ) Con thương ba con ! ( Ngừng một lúc )

Thưa ông. Ba má con đều là giáo sư toán, dạy ở lycée. Má con mất hồi con mười tuổi. Bây giờ con làm chủ một tiệm sách ở Bruxelles, ba con dạy ở cách nhà không xa lắm. Một hôm, ba nói : ” Ba được một thằng bạn học hồi ở đại học, người Phi Châu, mời qua xứ nó giúp tổ chức lại hệ trung học. Ba đã OK. “. Rồi ba đưa cho con một phong bì loại A4, nói : ” Con ráng tìm cách về Nhơn Hòa Cồn Cỏ, trao cái nầy cho cô Hai Huê nói ba không quên ai hết ! “. Con nhìn thấy trên phong bì ba viết ” Mến trả lại Huê, kỷ vật của thời tuổi nhỏ. Cương “. Vậy rồi ba qua Phi Châu làm việc rồi mất ở bển trong mấy trận nội chiến ( Chắc ngừng thâu ở đây nên không nghe gì nữa )

Thưa ông. Nhờ nghe đọc ” Con Rạch Nhỏ Quê Mình “ mà con biết được mối tình một chiều của cô Hai Huê, biết được cái khăn mu-soa mà cô Hai đã thêu tặng ba con thuở thiếu thời. Cái khăn đó, bây giờ thì con biết nó đang nằm trong phong bì A4 mà con đang giữ để trả lại cô Hai. Và bây giờ thì con thấy thương cô Hai vô cùng và cũng thấy tội nghiệp ba con vô cùng ( Chỗ nầy giọng cô gái lệch đi, ngừng một chút mới nói tiếp ) Con nhờ ông giới thiệu con cho bác Sáu Lân, người đã kể chuyện để ông viết về Nhơn Hòa Cồn Cỏ. Con sẽ xin bác Sáu đưa con về đó để con làm theo lời dặn của ba con …

Địa chỉ và số phôn của con như sau :

Mlle Nguyên ……
———————
——————–

Con cám ơn ông.

Con : Sương

* * *

Nhớ lại, cách đây khá lâu, một thằng bạn ở Marseille ( miền Nam nước Pháp ) gọi điện thoại lên Paris cho tôi, nói :

” Dưới nầy trời tốt, mầy xuống chơi, đi câu với tao. Sẵn dịp, tao giới thiệu mầy cho một ông bạn mới từ Việt Nam qua định cư ở đây. Tao có khoe với ổng là mầy viết lách khá lắm. Ổng nói ổng muốn nhờ mầy viết một chuyện nhỏ ở dưới quê của ổng để ổng tìm một người bạn. Tao thấy coi bộ ngộ à ! Xuống, đi ! “.

Vậy rồi tôi đi Marseille. Sau đó, tôi viết ” Con rạch nhỏ quê mình ” với câu gởi gắm của ổng :

Tôi nhờ ông viết lại giùm. Biết đâu chừng thằng Cương sẽ đọc. Để nhắc nó đừng quên con rạch Cồn Cỏ, đừng quên thằng Đực Nhỏ, thằng Lân, con Huê … “.

Sau khi nghe CD và ghi chép lại, tôi gọi điện thoại xuống Marseille thì thằng bạn tôi cho hay là ông Lân đã dọn về ở ngoại ô Paris, cách đây mấy năm. Nó cho tôi địa chỉ và số điện thoại của ổng. Vậy rồi ổng và tôi gặp nhau. Tôi kể sơ câu chuyện và đưa cho ổng mượn cái CD. Tôi thấy ổng rơm rớm nước mắt khi nghe tôi nói làm tôi cũng xúc động : người đàn ông hiên ngang, xông xáo trong trận mạc, gan lỳ đánh Việt cộng đến nỗi mang hỗn danh ” thằng Lân ăn pháo “… vậy mà bây giờ cũng biết ứa nước mắt khi nhận được tin thằng bạn không bao giờ gặp lại !

Khi chia tay, ổng nói :

” Cám ơn ông ! Nhờ có bài viết của ông mà hôm nay tôi mới có tin của thằng Cương ! Tôi sẽ thay nó, đưa con gái nó về thăm Cồn Cỏ ! Và thắp cho nó ba cây nhang ở đầu vàm để vong hồn nó nương theo đó mà tìm lại con đường vể … “.

* * *

Hơn một tháng sau, ông Lân gọi điện thoại cho tôi nói ổng vừa ở Việt Nam về, muốn gặp tôi để trả cái CD và để ổng kể chuyến đi nầy của ổng. Vậy là chúng tôi đã gặp nhau và tôi đã ghi những lời ổng kể …

… Nhờ cái CD ông cho tôi mượn mà tôi liên lạc được con Sương. Tội nghiệp ! Biết được là tôi gọi, nó khóc ồ ồ ở đầu dây bên kia ! Sau đó, nó kêu tôi bằng ” Bác Sáu “, ngọt như tôi là bác ruột của nó vậy ! Thấy thương quá !

Vậy rồi hai bác cháu tôi bay về Việt Nam. Ở Sài Gòn chúng tôi mướn một chiếc xe hơi có tài xế để về Nhơn Hòa Cồn Cỏ. Trên xe, tôi nói với con Sương :

” Ở Cồn Cỏ, ba của con không còn bà con gì hết, họ đã dọn lên tỉnh ở mấy chục năm nay. Bây giờ, ba con chỉ còn có một người bạn thân … ” .

Con nhỏ nói : “ Cô Hai Huê ! “. Tôi gật đầu “Ờ”. Nó nói tiếp :

Cô Hai là người ba nhắc thường nhứt và ba hay thở dài nói ba có lỗi với cô Hai nhiều lắm ! Thấy ba con như vậy, con cũng nghe đau long, bác Sáu à ! “.

Thấy thương quá, tôi cầm bàn tay nó bóp nhẹ. Con Sương nhìn cảnh vật bên ngoài nhưng vẫn để bàn tay nó trong long bàn tay tôi. Ông biết không ? Tôi không có con, bây giờ, trong cái cầm tay nầy, tôi bỗng cảm thấy như thằng Cương vừa đặt vào tay tôi một đứa con. Trời Đất ! Sao tôi muốn nói : ” Sương ơi ! Từ nay, bác Sáu sẽ thay ba con mà lo lắng bảo vệ con như con là con của bác vậy ! “. Nhưng thấy có vẻ cải lương quá nên tôi làm thinh !

Xe ngừng ở chợ Cồn Cỏ. Bác cháu tôi vô chợ nhà lồng đến sạp vải của con Huê thì thấy một cô gái lạ. Cổ nói cổ là cháu kêu con Huê bằng dì và đến đây phụ bán vải từ mấy năm nay. Cổ nói :

” Dì Huê có ở nhà, ông bà vô chơi ! “.

Chúng tôi đi lần theo con đường nằm dọc bờ rạch. Đường nầy bây giờ được tráng xi-măng sạch sẽ. Tôi nói :

Nhà cô Hai có cây mù u nằm trước nhà cạnh bờ rạch, dễ nhận ra lắm ! “.

Đến nơi, thấy còn nguyên như cách đây mấy chục năm : cũng hàng rào bông bụp thấp thấp, qua một cái sân nhỏ là ngôi nhà xưa ngói âm dương, kèo cột gỗ, ba gian hai chái với hàng ba rộng, một bên hàng ba có một bộ ván nhỏ … Tôi hơi xúc động vì bắt gặp lại những gì của thời cũ. Chỉ có bao nhiêu đó thôi – nhỏ xíu – vậy mà sao gợi lại được vô vàn kỷ niệm ! Tôi gọi lớn : ” Huê ơi Huê ! “. Trong nhà chạy ra một người đàn bà tóc bạc nhìn tôi rồi la lên : ” Trời Đất ! Anh Lân ! “. Tuy cô ta đang nhăn mặt vì xúc động, tôi vẫn nhận ra là Huê ! Không kềm được nữa, Huê và tôi cùng bước tới nắm tay nhau vừa dặc dặc vừa nói ” Trời Đất ! Trời Đất ! “ mà không cầm được nước mắt !

Một phút sau, Huê buông tay tôi ra quay sang con Sương, hỏi :

” Còn ai đây ? “.

Tôi nói :

” Con Sương ! Con thằng Cương ! “.

Nó hỏi :

” Còn anh Cương đâu ? “.

Con Sương thả rơi ba-lô xuống đất, bước lại phía con Huê, nói :

” Ba con chết rồi, cô Hai ơi ! “.

Con Huê chỉ nói được có một tiếng ” Chết ” rồi xiêu xiêu muốn quị xuống. Con Sương phóng tới đỡ con Huê, nói : ” Cô Hai ơi ! “. Rồi hai cô cháu ôm nhau khóc nức nở. Tôi đứng tần ngần một lúc mới bước lại đặt tay lên vai Huê bóp nhẹ :

” Tại cái số hết, Huê à ! Thằng Cương đang dạy ở bên Bỉ, mắc gì mà qua Phi Châu làm việc để rồi chết mất xác trong chiến tranh ở bên đó. Tại cái số hết ! Phải chịu vậy thôi ! “.

Con Sương dìu Huê lại ngồi ở bực thềm, vói tay mở ba-lô lấy phong bì A4, nói :

” Ba con gởi cái nầy cho cô “.

Huê cầm phong bì, nheo mắt đọc rồi lắc đầu nhè nhẹ : ” Chắc là cái khăn mu-soa ! “. Huê xé phong bì lấy khăn ra cầm hai góc khăn đưa lên nhìn : khăn còn thẳng nếp, chưa có dấu hiệu xử dụng ! Huê nhăn mặt, đưa khăn lau nước mắt của mình rồi sang qua lau nước mắt của con Sương làm nó cảm động nấc lên khóc. Huê nói :

” Khăn nầy cô thêu tặng cho ba của con, nhưng không có duyên nên khăn lại trở về. Bây giờ, cô tặng cho con để kỷ niệm ngày cô cháu mình gặp nhau “.

Con Sương cầm lấy khăn rồi ngả đầu vào vai Huê, nói :

” Con cám ơn cô Hai “.

Huê vừa gật đầu vừa choàng tay ôm con Sương lắc nhè nhẹ như vỗ về đứa con ! Tôi bước ra bờ rạch ngồi cạnh gốc cây mù u đốt thuốc hút. Tôi thấy trên thân cây có đóng một cây đinh dài đã gỉ sét đen thui, vắt lên cây đinh là một cuộn dây dừa cũ mèm như muốn mục. Tôi nghĩ chắc con Huê nó làm như vậy, nó vốn nhiều tình cảm và giàu tưởng tượng. Nó có ý nói con thuyền ngày xưa đã bỏ bờ đi mất, nếu một mai có trôi về được thì cũng có sẵn dây để cột con thuyền vào gốc cây mù u … Tôi đốt thêm một điếu thuốc rồi đặt lên cuộn dây dừa, vái lâm râm : ” Cương ơi ! Mầy có linh thiên thì về đây hút với tao một điếu thuốc ! “. Tự nhiên, tôi ứa nước mắt !

Khi tôi trở vô nhà thì cô cháu tụi nó ngồi cạnh nhau trên bộ ván, nói chuyện coi bộ tương đắc ! Thấy tôi , Huê nói để vô làm cơm cùng ăn. Tôi từ chối vì phải về trả xe. Huê xin cho con Sương ở lại chơi với nó mươi hôm, còn con Sương thì hớn hở :

” Bác Sáu đừng lo ! Con về một mình được ! “.

Tôi bằng lòng nhưng đề nghị cùng ra đầu vàm thắp ba cây nhang cho thằng Cương. Con Huê vô nhà lấy nhang và một tấm ni-long để ra đó trải cho ba người ngồi. Khi đi ngang cây mù u, con Huê bước lại gốc cây lấy cuộn dây dừa liệng xuống rạch, rồi phủi tay, đi !

Sau khi cúng vái ở đầu vàm, cô cháu nó đưa tôi ra xe. Nhìn tụi nó cập tay nhau mà thấy thương quá, ông ơi !

* * *

… Bây giờ thì cô Sương đã đem cô Huê qua Bỉ ở với cổ. Nghe ông Lân nói hai cô cháu rất ” tâm đồng ý hợp “. Còn chiếc khăn mu-soa thêu thì ông Lân nói cô Sương đã cho lộng vào một khuôn kiếng rất đẹp treo ở phòng khách , ở một vị trí mà ai bước vào cũng phải thấy !

Tiểu Tử





Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 06/Dec/2014 lúc 11:15am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Dec/2014 lúc 11:09am

Con rạch nhỏ quê mình

Tiểu Tử


Nhà ven rạch nào ở mấy thành phố có sông ngòi cũng là nhà sàn, cất tựa vào nhau như sợ ngã, chồng chất lên nhau, lòi ra thụt vào như để nhìn mấy ghe thuyền nằm ngổn ngang phía dưới….Vậy mà sao nó đẹp lạ kỳ? (Lời tác giả)


Mầy còn nhớ không ? Hồi tụi mình còn nhỏ, thời tiểu học, có ngày nào mà tụi mình không đùng xuống con rạch trước nhà để tắm. Mầy còn nhớ con rạch đó không? Nó có cái tên cục mịch và quê mùa : rạch ” Cồn Cỏ “. Người ta gọi như vậy bởi vì ở phía sông cái có một cái cồn khá lớn – gần như là một cái cù lao – làm tách con rạch ra làm hai nhánh. Có lẽ hồi xưa, trên cồn chỉ có cỏ nên họ gọi là ” Cồn Cỏ “, chớ hồi thời tụi mình, trên đó thấy đầy cây cối mà một số là cây ổi ” chim ăn ” và cây xoài hột. Mầy bỏ xứ ra đi lâu quá, không biết còn nhớ ” ổi chim ăn ” và xoài hột không ? ” Ổi chim ăn ” là loại ổi nhỏ bằng trứng chim cút, bên trong toàn hột là hột nên không có ai trồng. Chim hay mổ ăn mấy trái chín, còn tha đi chỗ này chỗ nọ. Hột ổi rớt mọc lên cây, nhà vườn chặt bỏ để lấy đất trồng thứ khác. Còn ” xoài hột ” thì như tên của nó nói : trái nhỏ bằng nắm tay con nít, bên trong chỉ có cái hột lớn với chút xỉu cơm ! Người ta cũng gọi là ” xoài mút ” bởi vì muốn ăn loại xoài đó phải lựa trái chín muồi, lột võ rồi mút cái hột với lớp cơm mỏng dánh dính chung quanh. Người lớn không ai thèm ăn bởi vì ăn không đã miệng mà mút xong một trái là hai bàn tay dơ hầy ! Chỉ có con nít là khoái ! Cho nên vào mùa xoài – cũng là mùa mưa – khi thấy trời nổi gió, trẻ con thường lội qua cồn để lượm xoài, được trái nào là đứng ngay dưới cây xoài mút lia mút lịa. Tao nhớ có lần mầy với tao cởi quần đội lên đầu rồi lội qua cồn cỏ lượm xoài. Mầy nhớ không ? Mình phải đội quần để quần xà lỏn đừng bị ướt bởi vì tụi mình ” lội chó ” đầu lòi ra khỏi nước. Mới nút được có mấy trái thì trời mưa ụp xuống làm hai đứa ướt ngoi. Lần đó về nhà tao bị bắt quì gối gần nửa tiếng. Tao tưởng mày là cháu đích tôn của ông Cả, được cưng nhứt nhà không ai dám rớ. Té ra hôm sau đi học, mầy kể lại mầy cũng bị ông nội mầy bắt quì cũng như tao ! Mầy coi ! Cái xã hội của mình hồi đó nó tốt như vậy. Quan quyền hay dân dã gì cũng dạy con dạy cháu na ná như nhau hết.

Trở lại với con rạch của tụi mình. Con rạch cong cong quanh quanh chạy tuốt vô xóm chợ, chui qua cây cầu đúc của con lộ cái rồi đi mất hút ra ruộng và rừng tràm. Hai bên bờ rạch là hai con đường đất dùng cho người đi bộ và xe đạp. Nhà cửa cất dài theo hai con đường đất. Mỗi nhà nằm trong một khu vườn đầy cây ăn trái và hoa kiểng. Hai bờ, lâu lâu, được nối với nhau bằng một cây cầu khỉ. Mỗi cây cầu khỉ đều có một cái tên : cầu cây gừa ( vì nó nằm cạnh cây gừa ), cầu cây trôm ( cạnh cây trôm ), cầu bà Sáu Lộc ( nằm trước nhà bà Sáu Lộc, chớ không phải bả dựng cây cầu đó !), cầu ván ( làm bằng hai tấm ván thay vì hai cây tre ) v.v…?Tía tao nói về sau, ông nội mày bỏ tiền ra xây một cây cầu đúc, giúp cho dân chúng đi lại dễ dàng. Mầy nhớ cái cầu đúc nằm ở xóm chợ không ? Đó, cái cầu đó, đó ! Người ta gọi là ” cầu ông Cả “. Không biết mầy có biết rằng ông nội mầy hồi đó được dân chúng thương lắm không ? Tía tao nói rằng ổng thôi làm ” Cả ” từ thời Tây lận, nhưng dân trong vùng vẫn gọi ổng là ” ông Cả “. Hồi trào Việt Minh, ông nội của mầy là người chức sắc cũ duy nhứt không bị cho đi ” mò tôm “. Để thấy ổng ăn ở có nhơn biết chừng nào.

Nói đến cầu khỉ, tao nhớ hoài chuyện bà Năm Chiện té rạch. Bả té đâu hồi tụi mình chưa sanh. Lớn lên nghe kể lại mà bắt tức cười. Mầy biết không ? Hồi xưa, rạch Cồn Cỏ chỉ có loại cầu khỉ ” một cây tre “, trơn trợt khó đi ( Về sau, dân chúng cặp thêm một cây tre như tụi mình đã thấy ) Một hôm bà Năm Chiện đi tới giữa cầu, hụt chân té xuống rạch. Người ta nghe tiếng bà Năm la chói lói : ” Bớ làng xóm ! Bớ làng xóm !” Rồi giọng bả bỗng thấp xuống : ” Ủa mà cạn !” Thì ra bả không biết lội, hồi té là la làng kêu cứu, chừng coi lại thấy nước mới tới lưng quần, bả té nhằm nước ròng. Bà con lối xóm nghe la, chạy ra thì thấy bà Năm Chiện lóp ngóp bò lên bờ rạch, miệng cười lỏn lẻn mắc cỡ ! Chuyện này về sau khi tao đi làm việc ở Sàigòn, tao có nghe kể nhiều lần. Họ kể ” có bà đó ” chớ không nói là bà Năm Chiện, và họ kể như là chuyện tiếu lâm đặt ra để cười chơi. Đâu có ai biết là chuyện tiếu lâm đó xuất xứ từ con rạch Cồn Cỏ của quê mình !

Ở làng Nhơn Hoà Cồn Cỏ, trẻ con chia ra thành bọn để đi chơi với nhau. Bọn mình có ba đứa : thằng Đực Nhỏ, mầy, tao. Mầy còn nhớ thằng Đực Nhỏ không ? Cái thằng học dở ẹc, tánh tình thì ngổ ngáo, học chung với tụi mình nhưng lớn hơn tụi mình tới ba tuổi. Vậy mà chơi với bạn, nó tốt vô cùng. Có cái gì ăn nó cũng chia và nó hay bầy đặt trò chơi này trò chơi nọ. Nó lúc nào cũng ra vẻ đàn anh bảo vệ mầy với tao. Nó nói với bọn trẻ khác :” Thằng Cương, thằng Lân là bạn của tao, đứa nào đụng vô là biết !”. Mầy có biết nó nói với tao làm sao không ? Nó nói : ” Thằng Cương hiền khô nhát hít . Nó là cháu ông Cả chớ tụi xóm Chợ đâu có coi ra gì. Tụi nó không nể nang ai hết, bắt nạt được là tụi nó bắt nạt. Tao phải dằn mặt tụi nó trước như vậy “. Rồi nó nhìn tao :” Còn mầy thì tao khỏi lo “. Nó biết rằng tao cũng không vừa gì !

Không biết mầy còn nhớ vụ bọn mình đi ăn cắp tôm không ? Bọn mình ở xóm Cồn, gần sông cái, nên biết mặt gần hết mấy ông thợ câu. Một bữa nọ thằng Đực Nhỏ hỏi :” Tụi bây muốn ăn tôm nướng không ? “. Tụi mình hỏi lại :” Tôm ở đâu mà nướng ? Mầy câu hả ?”. Nó nói :” Muốn ăn thì đi theo tao “. Nó dẫn tụi mình ra ngoài vàm, chỉ tay ra đó :” Tôm cả đống ở ngoải “. Tụi mình nói nó xí gạt nên vừa ” xì ” một tiếng vừa quay trở vô định về. Nó níu lại : ” Thiệt mà ! Ông Hai Sầm câu tôm ổng rộng tôm ngoài đó đó “. Rồi nó giải nghĩa :” Tao thấy ổng đi câu về là ổng thả cái rọ tôm có treo cục đá xuống sông. Cái rọ có sợi dây dính vô khúc củi nổi trên mặt nước để làm dấu. Tụi bây dòm coi “. Nước đang ròng. Cách bờ độ ba thước có khúc củi nhỏ lắc lư lắc lư như muốn trôi mà bị cái gì rị lại phía dưới. Mầy nói :” Tôm của người ta, ăn cắp chúng bắt chết “. Nó cười :” Mình lặn xuống xin mỗi đứa một con ăn chơi. Ăn nhầm gì ? Chừng nào rinh hết cái rọ của ổng mới là ăn cắp chớ !”. Ba đứa dợm bước xuống sông để lội ra đó thì tao khựng lại :” Không được ! Phải có một thằng đứng canh. Rủi có người thấy tưởng tụi mình ăn cắp cái rọ thì khổ “. Vậy là mầy được chỉ định đứng canh trên bờ. Tao lại nghĩ lại :” Không được ! Nước ròng chảy mạnh, ba con tôm, tay nào cầm tay nào lội ? “. Thằng Đực Nhỏ ” Ờ ” rồi ngồi bẹp xuống như cái bong bóng xì. Bỗng nó đứng phắt lên chỉ vào cái quần dài bằng vải đen nó đang mặc :” Tao cột túm ống quần lại, mình bỏ tôm vô quần rồi lội vô !”. Rồi nó vừa cười ha hả vừa chạy lại mấy cây chuối hoang gần đó tét mấy sợi dây thân chuối cột ống quần. Mầy nói : ” Mẹ ! Coi chừng càng tôm nó kẹp cho thấy bà !”. Đực Nhỏ vừa nói vừa ra dấu :” Mình bẻ càng nó !”. Tao chen vô :” Ờ?mà còn cái răng cưa trên đầu nó nữa “. Nó dứt khoát :” Thì cũng bẻ luôn !”. Vậy là hai đứa tao đùng xuống sông, lội ra khúc củi, mò theo sợi dây lặn xuống. Như đã giao hẹn hồi lội ra, tao lãnh phần bắt tôm, nó lãnh phần bẻ càng bẻ răng cưa rồi ” nhốt ” vô quần. Đang làm tới con tôm thứ hai thì bỗng thằng Đực Nhỏ trồi lên mặt nước la làng chói lói. Tao hết hồn nắm đầu nó vừa lội vừa kéo vô bờ. Nó vùng vẫy như điên, hất tay tao ra rồi chìm xuống nước. Trên bờ, mầy nhớ không, mầy vừa nhảy đông đổng, vừa la :” Chết cha ! Thằng Đực Nhỏ bị ma da rút rồi ! Chết cha !”. Vô tới bờ, tao chưa biết phải làm sao thì thằng Đực Nhỏ trồi đầu lên, mặt mài nhăn nhó, vừa lội vô vừa rên :” Đau thấy mẹ ! Trời ơi ! Rát thấy mẹ !”. Chừng nó đứng lên mới thấy cái quần nó tuột xuống hai ống chân, còn hai bên bắp vế của nó thì máu me tùm lum như bị đâm bị cắt. Nó nói như mếu :” Mẹ bà nó ! Mình quên con tôm còn có cái đót giấu ở dưới đuôi nữa ! Nó búng đuôi chém tao đau thấy ba bốn ông Trời ! Tao phải lặn xuống cởi quần cho nó phóng ra sông !”. Thằng Đực Nhỏ vừa nói vừa khoát nước rửa máu chừng đó mới thấy cái đùm giữa của nó còn nguyên chỉ bị thương ở đùi. Hú vía ! Thằng Đực Nhỏ sau này đi lính đánh giặc rồi chết trận ở Kontum. Nó chưa vợ chưa con, cũng may cho nó.

Trở về với con rạch của tụi mình. Trẻ con đi học về là nhảy ùm xuống tắm. Người lớn còn đợi nước lớn mới tắm chớ con nít thì nước lớn nước ròng gì cũng tắm được hết, bởi vì tắm lội là một trò chơi. Nhắc đến vụ tắm rạch, tao còn nhớ tới chuyện này. Chắc, tao nghĩ, mầy cũng còn nhớ. Hôm đó, mầy bận cái quần xà lỏn mới tinh của má mầy vừa may cho. Mầy sợ quần ướt nên cởi quần vắt lên cây gừa, ở truồng nhào xuống lội. Hồi thời tuổi nhỏ, tụi mình tắm ở truồng là thường. Tắm giỡn đã rồi leo lên bờ thì đứa nào đã ăn cắp cái quần mới. Mầy mếu máo khóc, tao phải qua nhà tao lấy cái quần cho mầy mượn mà mặc đi về. Hôm sau đi học, mặt mầy buồn xo. Mầy trật đít ra cho tao coi hai lằn roi đỏ ửng ! Vụ đi tắm mất quần đó, chắc mầy còn nhớ mà ! Cho dù đã mấy chục năm, hai lằn roi đó làm sao quên được ?

Vậy mà đã mấy chục năm ! Tụi mình xa lần con rạch Cồn Cỏ từ hồi lên tỉnh học trung học. Rồi xa luôn từ ngày mầy đi Tây, còn với tao thì kể cũng gần như xa luôn từ ngày tao đi lính. Mầy không biết chớ hồi tao đi lính, tao đánh giặc lì lắm. Bạn đồng đội nói tao là :” Thằng Lân ăn pháo, chỗ nào Việt Cộng bắn rát là có nó lăn tới “. Rồi tụi nó đặt cho tao cái hỗn danh ” Lân pháo “, hỗn danh này tao mang tới ngày mất nước. Suốt cuộc đời nhà binh của tao, tao đánh giặc không biết bao nhiêu trận, có vào sanh ra tử, có thắng có thua?nhưng không hiểu sao tao chưa hề bị thương một lần ! Vậy mà hôm tao phải liệng súng đầu hàng vào cuối tháng tư 75, tao nghe đau điếng như vừa lãnh một viên đạn. Lần đó, tao không đánh giặc vậy mà tao lại bị thương, bị thương ở trong lòng. Vết thương đó, bây giờ, gần hai mươi năm sau, vẫn chưa chịu lành. Mầy thấy không ? Kể lại cho mầy nghe mà tao vẫn còn rơm rớm nước mắt.

Bên vợ tao có cơ sở làm ăn ở Marseille. Nhờ vậy, tao mới qua Pháp theo diện đoàn tụ gia đình bên vợ. Mầy thấy không ? Cuối cùng rồi tao cũng được đi Tây như ai ! Trước khi đi, tao có về thăm Cồn Cỏ. Con rạch nhỏ bây giờ nó rộng huỵch, tại vì ghe thuyền bây giờ toàn chạy máy nên sóng đập lở bờ. Cầu khỉ được thay bằng cầu ván. Cầu Ông Cả gãy hết một chân lòi cốt sắt rỉ sét. Người ta nói hồi mới vô, mấy cha Việt Cộng thách đố nhau bắn chơi ! Cái cồn đã được một ông lớn nào đó chiếm ngụ. Ổng xây bờ kè, xây tường rào kiên cố, phía sông có cầu tàu, nhà thủy tạ, bên trong là nhà lầu kiểu cọ theo điệu Tàu. Bây giờ mầy có về mầy nhìn không ra đâu ! Người cũ chết bớt, đi bớt. Người mới, phần đông là dân cách mạng tụi mình không quen, về cất nhà lầu dài theo rạch. Tao có đến thăm con Huê, cái con nhỏ má lúm đồng tiền học chung với tụi mình đến hết lớp nhứt, đó, rồi về sau nó bán vải ở chợ nhà lồng, có năm đó trong dịp Tết nó tặng mầy một cái mu-soa thêu trước khi mầy đi Tây, mầy nhớ hôn ? Con nhỏ đó, đó ! Bây giờ nó vẫn bán vải, vẫn chưa có chồng, coi hơi già hơn tao một chút nhưng vẫn còn có duyên. Nó với tao nhắc không biết bao nhiêu chuyện cũ, để lâu lâu thở dài.?Khi con Huê tiễn tao ra đến cổng, nó đứng ngập ngừng một chút rồi bỗng nói một mạch lè lẹ như tụi mình trả bài thuộc lòng thuở nhỏ :” Anh qua bên Tây, có gặp anh Cương nói em gởi lời thăm ảnh “. Nói rồi nó bỏ chạy vội vào trong, tao thấy nó đưa tay lên quẹt mắt mấy lần. Tao đứng chết trân, nhớ lại lời con Nhàn, em con Huê, nói với tao cách đó khá lâu hồi tao gặp nó bán vải ở chợ An Đông :” Anh Lân biết không ? Chị Huê thương anh Cương từ hồi còn học lớp nhứt lận !”. Nó vừa nói vừa cười, tao tưởng nó nói chơi, té ra nó nói thiệt. Tao kể lại chuyện con Huê cho mày nghe, tao biết mày không làm gì được, nhưng tao vẫn kể. Để cho mầy thấy người con gái ở dưới quê mình nó thật thà trung hậu đến mức độ mà khi đã trót thương ai thì thương cho đến chết. Họ coi đó là sự tự nhiên. Cũng như, hễ đã là con rạch thì tự nhiên phải có nước lớn nước ròng.

Hồi hôm, coi télé chương trình văn nghệ đài TF1, nghe hát bài ” Dòng sông tuổi thơ “, tao bỗng nhớ tới con rạch nhỏ quê mình. Rồi tao nhớ mầy Cương ơi ! Bây giờ mầy ở đâu ?

Truyện này tôi viết theo lời yêu cầu của người kể. Ông đó nói : “Nhờ ông viết lại dùm. Biết đâu chừng thằng Cương sẽ đọc. Để nhắc nó đừng quên con rạch Cồn Cỏ, đừng quên thằng Đực Nhỏ, thằng Lân, con Huê “.

tieutu_sign



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Dec/2014 lúc 11:17am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Dec/2014 lúc 5:18am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 11/Dec/2014 lúc 9:45am
Cái Bánh Chưng Cuối Năm   <<<<<
Nguyễn Thị Tê Hát
Thanh Phương diễn đọc  




Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 11/Dec/2014 lúc 9:49am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Dec/2014 lúc 8:25am

Sự im lặng ngọt ngào...

Buổi chiều ngày 24 tháng 12 năm 2004, Wendy, cô sinh viên năm thứ hai đại học Dược Khoa đang đứng đợi chuyến xe lửa của thành phố NewYork để trở về nhà.

Tất cả các anh chị em của cô đều hẹn là sẽ về nhà đúng 7 giờ, để đoàn tụ trong buổi cơm chiều thân mật cùng cha mẹ, theo truyền thống của gia đình họ. Bỗng Wendy để ý đến một cặp nam nữ đang đứng cách cô vài bước, họ đang ra dấu bằng tay để giao lưu với nhau.
Wendy hiểu được thuật ngữ ra dấu bằng tay, vì trong những năm đầu đại học, cô đã tình nguyện làm việc trong trường tiểu học dành cho người khuyết tật, nên cô đã học được cách ra dấu tay, để trò truyện với những người câm điếc.

Vốn tính chịu khó học hỏi, Wendy đã khá thông thạo thuật ngữ này. Nhìn vào cách ra dấu của hai người khuyết tật ở trạm xe, Wendy đã “nghe lóm” được câu chuyện của hai người.  Thì ra, cô gái câm hỏi thăm đường đến một nơi nào đó, nhưng chàng thanh niên câm thì “trả lời” là anh không biết nơi chốn đó. Wendy rất thông thạo đường xá trong khu vực này, nên cô mạnh dạn đứng ra chỉ dẫn cho cô gái.  Dĩ nhiên cả ba đều dùng cách ra dấu bằng tay, để “nói” trong câu chuyện của họ.
Khi xe lửa đến trạm, thì Wendy và hai người bạn mới quen đã kịp thời trao đổi địa chỉ email cho nhau.  Những ngày sau đó, ba người tiếp tục trò chuyện dùng tin nhắn của điện thoại di động, rồi dần dà họ trở thành bạn thần giao cách cảm với nhau.

Chàng trai kia tên là Jack và cô gái tên là Debbie.  Jack cho biết, anh đang làm việc cho một hãng xuất nhập khẩu, và ở cách nhà Wendy không xa.
Từ những tin nhắn điện thoại, email thăm hỏi xã giao lúc đầu, cả hai dần dần tiến đến chỗ trở thành bạn thân lúc nào không hay.  Đôi khi Jack đến trường đón và mời cô đi ăn. Cả hai thích khung cảnh êm đềm trong công viên, nên thường yên lặng đi bên nhau trong những giờ phút nghỉ ngơi.
Tuy phải ra dấu để trò chuyện, nhưng Wendy không cảm thấy bất tiện, mà cô lại có dịp trau dồi “thủ thuật”, để nghệ thuật ra dấu của cô càng lúc càng tinh xảo hơn. Đến mùa thu năm đó, thì hai người đã thân thiết như một cặp tình nhân. Wendy đã quên hẳn Jack là một người khuyết tật, cho nên lần đầu tiên khi Jack ra dấu “I Love You”, thì Wendy đã nhẹ nhàng ngả đầu vào vai anh.

Sau những giờ học, thỉnh thoảng Wendy cũng vào chatroom đấu láo với bạn bè, mỗi khi Wendy đặt câu hỏi “Bạn có thể có tình yêu với một người câm điếc hay không?”, thì hình như không có bạn bè nào của cô có được câu trả lời dứt khoát.  Điều này đã khiến cho Wendy bị dày vò không ít.

Vào dịp lễ Tạ ơn năm đó, Jack tặng cho Wendy một bó hoa hồng kèm theo câu ra dấu: “Wendy có chịu làm bạn gái của mình không?” Wendy vừa vui mừng vừa kinh ngạc, nhưng sau đó, là những sự mâu thuẫn khổ sở trong nội tâm. Wendy biết rõ là cô sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của những người thân.

Quả nhiên cha mẹ cô khi biết rõ sự việc, đã dùng đủ mọi phương thức, để mong lôi kéo đứa con gái “lầm đường lạc lối” trở về.  Thôi thì hết chú bác, cô dì, lại đến các anh chị em, bạn học, được cha mẹ có vận động tới để làm thuyết khách.
Đứng trước áp lực này, Wendy chỉ có thể phân trần với gia đình về nhân cách cao cả của Jack, cô còn cho mọi người biết là thái độ lạc quan, đầu óc thực tế, tích cực của anh, đã khiến cô cảm thấy gần gũi hơn những bạn trai, mà cô đã từng quen biết trước đây.

Gia đình sau khi nghe giải bày, đã không còn quá khắt khe phê bình, mọi người dự định là sẽ gặp mặt Jack trước, rồi mới có thể đánh giá cuộc tình của hai người.

Cả nhà đồng ý là sẽ gặp mặt Jack vào trưa ngày 25 tháng 12, sau khi mọi người đã hưởng được một đêm Giáng sinh bình yên, cho tâm tư lắng đọng. Wendy đã có quyết định trong đầu, nếu như cha mẹ, anh chị của cô có những cử chỉ, hành động khinh miệt Jack, thì cô và Jack sẽ đi đến nhà thờ sau đó, để xin ơn và chúc lành của Thiên Chúa.
Trên đường dẫn Jack đến nhà, tâm trạng hồi hộp của Wendy, đã không thoát khỏi cặp mắt quan sát của Jack, anh mỉm cười ra dấu cho cô:
- Wendy yên tâm, bảo đảm với em là cha mẹ em sẽ hài lòng. Anh cho họ biết là anh sẽ thương yêu em, chăm sóc em suốt đời.

image
Đó là lần đầu tiên trong đời, cô sinh viên trường dược rơi những giọt lệ cảm động. Vừa vào đến nhà, Wendy nắm tay Jack đi đến trước mặt cha mẹ, cô nói:
- Thưa ba má, đây là Jack, bạn trai mà con thường nhắc đến.
Câu nói của cô vừa thốt ra, thì tất cả những hộp kẹo bánh, hoa tươi trên tay Jack, tức thời lộp độp rơi xuống đất, anh nhào tới ôm lấy cô vào vòng tay khỏe mạnh của anh.

Một điều mà Wendy không thể ngờ được, là cô bỗng nghe một giọng nói thảng thốt phát ra từ miệng của Jack:
-Trời đất, em biết nói à?

Đó cũng chính là câu mà Wendy muốn hỏi Jack.

Mọi người ngoài cuộc đều ngẩn ngơ ngạc nhiên, trong khi hai người trong cuộc thì ôm nhau cười, nói, la, hét, nhảy nhót như điên dại. Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm, thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến, mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt, vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.

image

“…Thượng Đế của chúng ta đang ngự ở trên cao, hình như cũng đang che miệng cười cho trò đùa, mà ngài đã đạo diễn suốt một năm qua…” Dành cho những ai yêu, nhưng chưa dám thổ lộ cùng người mình yêu.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Dec/2014 lúc 6:06am
nuoi%20con

Nuôi Con Nhơn Tình

Tác Giả: Nguyễn Văn Sâm


Nắng sớm hiền từ soi cảnh vật bằng một màu vàng lợt. Ngoài đường lác đác vài người xách rỗ đi chợ trễ. Bên kia, dọc theo lộ, nhiều gia đình đã bắt đầu vác đội mấy thúng lúa ra trải trên lề rồi thong thả lấy chưn bang mỏng cho vừa đủ khoảng đường mình chiếm cứ. Bụi cám quện lên xuyên qua khe sáng thành hằng triệu triệu hột nhỏ lơ lửng trong không gian.

Nhơn ngồi ngó ra chút nắng ngoài sân quán. Anh mỉm cười lướt mắt theo dõi lằn ánh sáng liếm từ từ vô phía trước thềm. Mới đây còn cách cây gòn giửa sân cả thước Tây bây giờ qua khỏi đã mấy gang tay. Anh nói với mình: Nắng càng đi nhiều là thời gian bữa nay mình đã tiêu dùng nhiều. Anh nghĩ tới số ngày mỗi người dự trữ, số ngày còn lại của đời anh. Nó đang tiêu tan từ từ, giống như mấy tay chơi từ thành phố về nói rằng trữ lượng thời gian đời của từng người như cục nước đá, không xài cũng hết mà xài thì như đem ra dang nắng, càng hết mau! Sớm mơi nào trữ lượng đời của mình cũng tiêu bớt cho những cái ngó bâng quơ chưa chắc đã đem lại chút nào vui buồn của người tiêu thụ nhưng mà sẽ thấy thiếu thiếu khi không xài cách đó.
Cám cảnh gà trống nuôi con


Như mọi bữa, những khuôn mặt quen thuộc bao năm tháng qua, những tiếng cười hay câu châm chọc đã thuộc lòng, nghe câu trước biết câu sau. Tuy nhạt phèo nhàm chán nhưng thân thiết, như là đặc trưng của đời sống ở xóm cùng nầy. Nhơn rót thêm nước trà đã trở thành lạnh lẽo vô ly dầu ly chưa cạn. Ở đây nước trà khỏi tính tiền, uống một cái “xây chừng” hay “bạc xỉu”, kêu thêm cái “tẩy” nữa thì có thể thản nhiên châm thêm miễn phí hai ba bình trà nóng cho qua thời gian ngồi chờ thời. Chị chủ không nói gì mà còn mời thêm. Tiếng chị ta đon đả với bàn kế bên: “Mấy anh cứ ngồi chơi đi đã. Còn sớm mà, ngồi cho vui quán. Chật chội gì!.…”. Thỉnh thoảng chị ngó Nhơn hỏi như săn sóc: “Thầy giáo Kỳ Nhơn bộ mất sổ gạo sao mặt mày cú xụ, không đáng ngàn bạc vậy? Đã là Kỳ Nhơn thì không được buồn à nhe!”

Nhơn cười nửa mép không trả lời.

Chị chỉ hỏi cho có, châm chọc người nầy người nọ để tạo không khí thân thiện đánh tan sự lặng lẽ hay tẻ nhạt của quán nhỏ ven đường, nên không cần có câu trả lời. Khách đà biết ý, chẳng ai bận lòng lên tiếng khi được hỏi.

Có tiếng chưởi thề lớn họng của Tư Nổ xéo xéo bên kia đường, một tay quơ quơ phân bua với khán giả vô hình, một tay túm cái quần xà lỏn màu cháo lòng, rộng thinh chỗ hạ bộ:

“Đ.M, chạy trên thóc của người ta làm văng tùm lum. Bộ chạy tránh chút xíu thì chết sao chớ. Mấy thằng cà chớn nầy chạy xe thấy phát ghét!

Nhơn sửa lại thế ngồi, nhấp môi một ngụm nước nhỏ híu thấm giọng:

“Tư Nổ lúc nào cũng ngang tàng, đường xe chạy, chiếm cứ để phơi thóc lại còn câu mâu thiên hạ qua đường. Mà có ai nghe, chỉ người ở đây nghe thôi!”

Tiếng ai đó binh bổ:

“Thì nhờ chút nắng vậy mà, Xe chạy nên tránh thóc lúa của người ta. ”

“Nếu ai cũng phơi lúa trong sân mình thì đâu có chuyện. Đường để xe chạy đâu phải đường để phơi lúa. Coi đó, suốt con đường nầy chỗ nào cũng thóc lúa, xe cộ qua lại khó khăn, chạy văng lúa thì mất lòng nhau.”

Khách khứa ngó nhau dọ ý về câu nói của Nhơn, anh tiếp:

“Con nít đi bộ càng khó hơn, leo lên lề đường thì lởm chởm đá hay cỏ ướt, đi bọc ra xa lề thì nguy hiểm. Thấy tụi học trò lóng nhóng quyết định của bước đi nhiều khi lòng bất nhẫn.”

Thằng Năm con bà bánh xèo không nói thêm nhưng vẫn ấm ức, nói nhỏ gì đó với ba bạn thanh niên ngồi cùng bàn. Bà chủ quán nói cho vừa lòng nó:

“Bởi vậy chả mới có biệt danh là Kỳ Nhơn. Kỳ Nhơn nói hay làm gì cũng khác người ta. Tháng trước thiên hạ ai cũng mang ky nầy thùng kia hốt đá trải đường đem về lấp mấy lổ trủng sàn bếp hay sân trước sân sau thì Kỳ Nhơn bắt thằng cháu đem đổ đá lại chỗ cũ. Cái đó mới lạ hơn thiên hạ dưới đời nầy, nhưng lạ mà thấy cũng phải phải. Ít ra thằng cháu chả cũng học được điều tốt nho nhỏ.”

Chị đốt nhang xá xá rồi vừa nhón chưn gắn vô lư nhang trên trang thờ vừa nheo mắt với Nhơn.

“Ủa! Chị Ba đi đâu mà bận quần áo chỉnh tề, đầu tóc trơn tru coi mướt quá vậy?”

Người đàn bà gần đứng tuổi hơi bẻn lẻn:

“Đi đâu đâu nà! Ghé đằng Quan Âm Phật Đài thắp Phật cây nhang, sẵn đó cúng ảnh chén cơm. Mình lo làm ăn bỏ chồng hương tàn khói lạnh cũng tội.”

Thằng Năm nói với bạn nhưng lớn tiếng:

“Kỳ Nhơn mới dám khen đàn bà của thiên hạ là mướt, chứ tui thì cho kẹo cũng không dám!”

Nhơn nghe rõ hết nhưng làm bộ không nghe. Tuổi trẻ bây giờ buồn vui thất thường, nói qua nói lại, không biết sanh giặc lúc nào.

Chủ quán dặn đứa con gái coi chừng quán, dợm chưn bước ra cửa nhưng bỗng quay lại chỗ Nhơn ngồi:

“Ờ mà thầy Nhơn có nghe vợ hụt của thầy gởi thơ về nói gì hay không? Nghe họ nói con Cảnh than là ở Hàn quốc cực khổ hơn ở đây nhiều. Phải ra vườn làm công chuyện tối ngày. Trời bên đó lại lạnh hơn đây. Chồng thì cộc cằn, la hét, mắng chửi. Thấy bộ dạng hùm hổ xí xô xí xào thì biết là bị chửi, nhưng đâu có hiểu nó nói con mẹ gì đâu. Hàng xóm thì kỳ thị nhún trề, cần một tiếng chào, cần được một cái cười thân thiện cũng không có. Má nó đọc thơ của con mà rớt nước mắt.”

Chị ta nói một lèo dài rồi hỏi khó:

“Còn chồng hụt của nó nghe vậy thì sao?”

Nhơn đưa tay gảy ót.

Nghe tiếng chồng hụt mình không buồn mà vui vui vì nhớ đến những lúc đi phà qua Sóc Trăng coi phim ở rạp Nguyễn Văn Kiểng, canh tới gần hết giờ phà chạy mới trở về. Hai đứa đi xe đạp quá xa, mệt thở hụt hơi nhưng mà vui hết biết. Nói làm chi những lúc trốn học đi dạo Đường Giữa hay vô Hồ Nước Ngọt tự tình. Trời ạ, mấy chục năm rồi nhớ lại cũng còn rạo rực lòng. Giờ đây quá khứ như bốc hơi, người xưa mất dạng phương trời. Nghe chuyện bi thương của vợ hụt thì cũng ứa nước mắt trong tim, nhưng biết sao bây giờ! Đời là bốn biển nước mắt mà.

Anh trả lời xa xôi:

“Đất nước mình khổ, mạnh ai nấy tìm cách nhảy khỏi xuồng chìm. Hi vọng! Ai nấy đều hi vọng sống sót nhưng kẻ may người rủi…”

Chị Lành cố gắng làm cho giọng nói mình vui:

“Nhưng tôi coi bộ thiên hạ đỏ đời thì hiếm, đen vận thì lia chia à nhe. Mà lạ! Khổ quá sao con Cảnh không bỏ về đây phức, ở bển làm chi cho thêm khổ thân?”

Nhơn nghĩ nhưng không trả lời thành tiếng. Không ai qua đó mà trốn về được vì nhà chồng họ cất giấu hết giấy tờ. Tiếng tăm không rành. Đường xá không biết. Tiền bạc không ngơ. Đã vậy mà mấy ông quan chức của mình ở bển còn hù dọa nầy nọ. Làm sao mà về được? Bỏ xác xứ người trước sau thôi nếu gặp bên chồng không thương hay ác độc.

Ly nước lại được đưa lên môi như để che nỗi buồn. Một chút cặn trà bình bồng ngụp lặn trên sóng gợn lăn tăn. Anh liên tưởng tới nỗi tuyệt vọng của người tình bên xứ người miên viễn. Cái xứ lạnh lẽo thuần chủng kia mắt trắng đối với những con dâu ở chưn trời nào tới cũng là chuyện đương nhiên.

Thân gái tha phương mang ước mộng viễn vong về đổi đời. Niềm tin ấu trĩ như bao nhiêu triệu người ngã xuống vô ích gần nữa thế kỷ về một đất nước xanh đỏ gì gì đó nhìn bằng kính vạn hoa phóng đại. Ba tôi với cái chết trong nghèo nàn bịnh hoạn lúc cuối đời là một thí dụ.

Vách bên kia có đứa con gái hát đưa em, giọng buồn não nuột:

Má ơi đừng gã con xa. Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu….

Không hẹn mà cả Nhơn và chị chủ quán đều ngó vô mắt nhau. Người đàn bà le lưỡi, rút hai vai lên cần cổ.

Lại cũng tiếng thằng Năm con bà bánh xèo:

“Thì con Cảnh đi má nó thế con Quê vô rồi. Hoa thơm hưởi mùi thơm cả cụm. Tài thiệt!”

Cầm ly nước, xách bình trà đầy, Nhơn đứng dậy xâm xâm đi về phía bàn của bọn thằng Năm. Người trong quán chờ đợi một trận gây gổ nhưng Nhơn đưa ly lên không gian làm cử chỉ mời cả nhóm:

“Xin cám ơn lời nhận xét của Năm Xứa, anh nhấn mạnh trên tỉnh từ Xứa. Huê có vẽ tội nghiệp tôi, muốn bắt đền giùm chị nó nhưng là 3, 4 năm trước cà. Còn bây giờ có thể là… ai ở nhà nấy… Lâu rồi cô ta không tới xóm nầy, mà tôi cũng ít thời giờ lên xóm trển. Từ khi cổ sanh con….”

Anh uống cạn ly, rót thêm một ly nửa nói là uống giao hữu thế cho cả bàn với lý do thanh niên không thích uống trà sáng sớm, rồi tiếp:

“Mình cũng chẳng tài cán gì, lại thêm sợ lỗi đạo, ngày nào Huê còn nhỏ theo tò tò anh Hai, anh Hai, bây giờ…. Cho nên mình mọi chuyện đều giới hạn dầu Dì Bảy má của Cảnh và Huê không nói gì.”

Nói xong Nhơn đưa tay lên trán chào thân thiện rồi chậm rãi đi trở về bàn mình, nhích cái ghế sang qua chỗ khác chút xíu, tránh nắng.

Có tiếng kèn trống đám ma từ xa lắm vọng lại nho nhỏ, len lỏi trong không gian yên tỉnh. Hình như là phía đó, phía nhà thằng Hai Trọng Xã Đội Trưởng. Vậy là nó chết rồi à? Mới phát bịnh có một tháng thôi mà.

Con nhỏ con chủ quán lên tiếng nhắc mẹ:

“Má đi chùa, về ghé đi đám ma chú Hai Trọng nha!”

Nhơn hóng mỏ coi có gì thêm không. Chẳng thấy ai nói gì. Bà mẹ cũng không trả lời con gái, chỉ buông tiếng thở dài ứ hự không biết tiếc thương cho người chết hay một chút xẩu mình vì mất công đi đám ma. Buồn tình Nhơn ngâm nga nho nhỏ:

Công danh phong lý chúc,

Sự nghiệp thảo đầu sương.

Con nhỏ chắc không hiểu nghĩa nhưng nghe âm thanh trầm bổng chỏ miệng ra khen hay. Ngữa cổ uống hết ly nước đầy, Nhơn ngâm tiếp chuyển qua thể khác:

Thậm tích công danh tàng thủy táng,

Khả lân sự nghiệp toại hôi phi.

“Đâu Kỳ Nhơn mầy già chữ cắt nghĩa coi mầy ngâm nga cái giống gì.” Bác Ba Sự, râu tóc bạc thếch mà coi còn sõi sau khi dựng xe trước cửa quán, chưa kịp bước vô đã lớn tiếng yêu cầu, Nhơn tằng hắng lấy giọng:

“Có gì đâu bác Ba. Đó là câu cảm thán của người xưa trước cái chết. Chết đi là mọi thứ đều biến mất ráo trọi. Tất cả những gì tranh giành trước đây về tiền bạc, quyền lợi, công danh chẳng khác nào như là đuốc giơ trước gió, tắt ngúm, như là sương phơi ngọn cỏ, tiêu tan. Mất hết. Triệt buộc. Người chết có muốn đem theo cũng không tay nào mà nắm mà cầm.”

“Hay! Hay! Tới luôn bác tài!”

“Thần Chết kêu rồi thì những gì mình tranh giành để chất chứa đầy kho, đầy nhà trước đây đâu đem theo được đâu nà! Bỏ lại hết, chẳng khác gì của chìm xuống nước sâu hay bay theo tro bụi…”

Không khí yên lặng một thời gian, bác Ba Sự kề tai Nhơn nói nhỏ:

“Tao thấy con Quê ẳm đứa nhỏ dang nắng đi từ xóm dưới lên. Hỏi nó cần đi Honda ôm không tao cho có giang, nó nói cám ơn mà mắt đỏ hoe, mặt buồn hiu như bánh bao chiều. Đâu bây ra trước đường đón nó coi!”

Hình như tất cả các cặp mắt đều đồ dồn vô Nhơn, thiên hạ tinh ý thiệt, từ xa xa có người đàn bà còn rất trẻ ẳm con xăm xăm tới quán.

“Tô Ánh Nguyêt giao con kìa!”

Cũng lại tiếng con bà bánh xèo. Hình như cái nghề nầy nó vận vô con cái khiến cho chúng nó ồn ào hay sao chớ?

Huê ngồi xụp xuống dưới chưn Nhơn nói nhỏ:

“Xin gởi nó cho anh, giúp em chăm lo nó, mai em lên Sàigòn cho người ta coi mắt, phải đi xa làm ăn. Ở đây đi làm tôm dưới An Thạnh Nam ngày có ngày không nên chẳng được bao nhiêu. Nghèo lại mang con đeo con thẹo, ăn bám má, bả nhiếc móc tối ngày chịu đời không thấu.”

Nhơn ngó làn tóc rẽ của Huê: Trắng đẹp, ngày xưa mình ước ao biết là bao nhiêu lần được đưa tay vuốt lên đó, Muốn đưa tay kéo Huê lên nhưng thấy không tiện, nên chỉ đưa mắt nhìn lên cái ghế trống kế bên.

Huê nói:

“Em ngồi như vầy được rồi. Không dám ngang hàng với anh. Em có lỗi với anh nhiều.”

Cả hai đứa tôi đều biết con bé không phải con tôi, tôi cũng chẳng có trách nhiệm chút xíu nào trong việc thêm tay chưn của bé, tôi quyết định không nói gì trong buổi gặp mặt hôm nay. Hãy để cho Huê nói hết. Tôi nắm bàn tay nhỏ nhít của bé rồi ngó vô mắt của má nó.

Huê nói ngay:

Nó tên Thương Thương, biết là nó ra đời sẽ thiếu tình thương nên đặt tên như vậy may ra!

Tên dễ thương của bé thì tôi biết rồi. Biết sớm hơn người khác. Đâu hồi lúc bé mới ăn đầy tháng lận. Tới bây giờ bé gần bốn tuổi mới thấy mặt. Ngồi trên cao tôi ngó xuống con Huê ngồi dưới chưn mình, tôi hất hàm kêu nó ngồi lên ghế lần nữa. Con nhỏ lắc đầu như mắc cở khiến tôi nhớ hồi hai đứa dắt nhau vô vườn ở xóm Rạch Đôi, xóm An Phú, Xóm An Thạnh 2, An Thạnh 3 hay xóm Cù Lao Nai. Bất cứ đâu cũng vậy chỉ có hai đứa trong màu xanh của cây trái xum xuê, nhiều lần mặt nó ửng hồng, mắt chớp chớp, tôi nắm tay nó biểu nhắm mắt lại, nhưng ngay lúc đó mười lần như một, tôi chợt nhớ tới con Cảnh, hai chị em có gương mặt giống in hệt nhau khiến tôi sững sờ…và tôi thở hắt ra, dẫn nó đi về.

Tôi lâu nay gần như bỏ thuốc, thấy bối rối kêu Bác Ba Sự xin điếu thuốc vấn của ông ta. Con Huê đánh trống lãng nói về chuyện đám ma thằng Hai Trọng, đại ý rằng đáng kiếp người đã khiến cho chúng tôi thành dang dở. Tôi đoán biết chuyện tồi tàn nầy cả mấy năm nay khi bị Huê lạnh nhạt một cách vô lý, sau cái lần nó đi Honda quên đội nón bảo hiểm bị bắt, ỷ quen mặt, cự cải gì đó, họ đưa lên xã và nhốt nó qua đêm…. Con người hơn nhau ở chỗ biết tránh cám dỗ để khỏi làm bậy bạ hay lo phục vụ bao tử, tuân theo lòng tham lam hoặc để thân xác dẫn dắc mình rồi tới đâu tới, tính sau.

Dầu sao mọi chuyện đã dĩ lỡ, với thời gian mấy năm vết thương không lành nhiều, chỉ mới kéo da non thôi giở lại chắc chắn là đau nhức.

Tôi chớp mắt, nựng má Thương Thương, gật nhẹ đầu.

Bác Hai Sự giải quyết bối rối cho tôi khi nói với những người bu quanh:

“Thôi, không có gì mà coi, thầy Nhơn kể từ bây giờ có con, phải lo cho nó học hành. Chừng nào má nó làm ăn khá trở về thì hẵn tính ….”

Thương Thương bỗng đưa tay đòi tôi ẳm, con bé giống thằng Hai Trọng hịch khuôn nhưng tôi thấy thương vô cùng, một sinh linh bé bỏng! Tôi cám ơn Trời đã hướng đời mình qua ngã làm thầy giáo dầu là thầy giáo trường làng ở vùng xa để mình khỏi góp phần làm cho đất nước hao mòn dưới sức nặng tàn nhẫn của ích kỷ mà sống bằng lương tâm công bằng. Nhớ những lần dẫn học trò đi thăm mấy địa danh lịch sử trong cù lao như chùa Đông Tây, chùa Hiệp Châu, lăng Ông Nam Hải, Quan Âm Phật Đài…tôi thích nhứt được dẫn các em qua bến phà tới đền thờ Nguyễn Trung Trực để cho các em tự nhận xét rằng có sự không công bằng khi so sánh đền thờ nhỏ bé lụp xụp thờ người anh hùng của dân tộc với đền thờ lớn hết biết của một nhân vật đương đại ở ngay kế cạnh bên.

Tôi hun lên má con bé, đôi mắt nó còn long lanh ngấn nước tức tưởi mới khóc khi nảy vì đi trời nắng mệt.

Thằng Hai Nổ nảy giờ trốn biệt bây giờ lớn họng như thuở nào:

“Tới luôn! Hun luôn má … má nó cái chụt biểu diển cho bà con coi chơi nè!…..”

* * *

Đã hai năm từ ngày con Huê giao bé Thương Thương, chiều chiều Kỳ Nhơn dắc con ra hóng mát trước mặt quán của chị Ba Lành, nhìn mặt trời xuống từ từ, tới khi sụp tối mới trở về. Hôm nay là ngày đưa Ông Táo về Trời, hình như số nhà sửa soạn đón Tết ở xóm An Thạnh 3 nầy cũng nhiều. Những chậu bông cúc vàng được bày biện trước thềm, những thứ lĩnh kỉnh giửa đường giửa xá được mỗi nhà dọn dẹp gọn gàng. Không khí Tết lãng đãng trong không khí, trong lòng người ở xóm cù lao xa xôi.

Đang ngó xa xa từ hai phía như mỗi ngày, bỗng nhìên Thương Thương kéo chéo áo tía nó nói liếng thoắng:

“Tía ơi, thấy cười ghê, ai gặp tía rước con sau đó thế nào cũng hỏi tía con hay là ông ngoại. Con nói tía ruột thì họ làm thinh.”

“Tía ơi, thấy cười ghê, có một bạn con nói sao tía bạn già còn hơn ông ngoại của mình, chắc mẹ của bạn cũng già như bà ngoại mình. Con nói Mẹ của mình đẹp lắm, nhưng mẹ mình phải đi làm việc xa.”

Kỳ Nhơn vuốt tóc Thương Thương. Nó trả lời thông minh lắm. Đáng lẽ nó phải nói thêm: “Bởi vậy tía mình mới có biệt danh là Kỳ Nhơn.”

Bỗng nhiên Thương Thương nắm tay tía nó dặt dặt:

“Tía coi cô bận áo bông kia có phải là mẹ con không?”

Tiếng nó reo lên như nhiều lần mừng hụt đã qua:

“Như là mẹ con tía ơi!”

Kỳ Nhơn hướng mắt về phía bến phà Rạch Tráng xa xôi rồi ngó xuống Thương Thương với vẻ tội nghiệp con nhỏ. Trời chiều giáp Tết sụp tối thiệt mau. Quán chị Ba Lành đã lên đèn từ lâu. Gió từ cửa Tranh Đề bắt đầu thổi về mang theo khí lạnh trong mùi mằn mặn tạo cho lòng Nhơn nỗi xót xa riêng. Gió lạnh nhưng cái mùi đặc biệt của con sông Cồn Cọc bao nhiêu năm nay thấm vào người anh như tình tự quê hương quyện trong không khí khiến anh thấy thân thiết với ngoại cảnh chung quanh không thể nào tả nỗi.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.574 seconds.