Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Apr/2023 lúc 10:02am

Chuyến Tàu Đêm Không Bao Giờ Đến Bến

Côn Đảo

Một lần một người bạn nhắn tin cho tôi, kể cho tôi nghe một câu chuyện ám ảnh anh khôn nguôi. Kỳ đó vợ chồng anh đi du lịch Côn Đảo năm 2017. Nơi họ ở rất đẹp, là một trong các khu resorts nổi tiếng ở đó.

Nhưng không hiểu sao, hoàn toàn chỉ bằng cảm tính, cô vợ có một cảm giác không yên trong thời gian nghỉ ngơi ở đây, cái cảm giác như lúc nào cũng có những đôi mắt vô hình nhìn mình từ đằng sau.

Đêm tối trước ngày trả phòng, một người bạn khác của hai vợ chồng đi cùng chuyến đó, trong lúc đang ngồi xếp dọn đồ đạc để chuẩn bị hôm sau ra về, ngẩng lên chợt thấy một người đàn ông mặc sơ mi nâu, đeo cà vạt đang nhìn cô ấy qua cửa kiếng. Cô hoảng hốt thét lên, người chồng chạy vào, chẳng thấy ai, cho là cô bị thần hồn nát thần tính.

Câu chuyện tôi sắp kể sau đây là về một “chuyến tàu đêm”. Xin bắt đầu bằng một chuyến du lịch ở Côn Đảo hồi đầu tháng 10/2017. Tôi vốn khá nhạy với cái mà người ta hay gọi là âm khí. Ở đâu có “nó” là tôi cảm nhận được và thường rất sợ hãi. (Sài Gòn trong tôi/ Posted by Nguyễn Phúc An Sơn)

Nơi tôi đến, hai đêm liền tôi mất ngủ dù nơi đó rất đẹp. Cảm giác sợ hãi, lành lạnh sống lưng khiến tôi không tài nào nhắm mắt được dù ở với người nhà. Lúc nào tôi cũng có cảm giác có những ánh mắt vô hình đang nhìn mình chăm chú khiến tôi cứ quay lại nhìn sau lưng mình, rồi nhìn về những góc nhà.

Thậm chí, sáng hôm sau, khi ở nhà một mình, không chịu nổi sự sợ hãi vì cảm giác rất nhiều “người” đang ở trong phòng, tôi đã chạy ra ngoài dù ở ngoài nắng đã lên cao và rất nóng. Một cảm giác rất lạ mà tôi chưa bao giờ thấy dù tôi đã từng đi công tác, ngủ một mình ở những nhà công vụ hoang vắng, xa khu dân cư.

Ngày cuối cùng, chúng tôi xuống phòng ăn để ăn bữa sáng. Cô bạn trẻ đi cùng kể cho tôi nghe: “Hồi tối em hết hồn chị ơi. Em đang xếp đồ vô valy để hôm nay về, tự nhiên nhìn qua tấm kính (chỗ chúng tôi ở là những ngôi nhà có vách ngăn các phòng bằng kính) thì thấy một người đàn ông đứng nhìn em. Ông mặc sơ-mi màu nâu, tay dài cài khuy, đeo cà vạt.

Em hét lên: Anh ơi, có ai trong phòng. Chồng em chạy ra thì không thấy chi cả. Ảnh nói làm sao trong nhà mà có người lạ được, có lẽ em thấy cái chi đó rồi tưởng tượng ra thôi. Tuy vậy, chồng em cũng muốn yên tâm nên gọi bảo vệ lên cùng để đi quanh ngôi nhà và ngoài vườn nhưng vẫn không thấy ai cả”.

Lúc đó, người nhà tôi bật cười: Mấy bà này yếu bóng vía nên nhìn gà hóa cuốc thôi. Nhưng tôi lại cảm thấy lờ mờ có gì không ổn vì hai ngày ở đó là hai ngày tôi cảm thấy tâm trạng mình không được tốt. (Sài Gòn trong tôi/ Posted by Nguyễn Phúc An Sơn)

Sau chuyến đi, tôi đăng một clip quay ở Côn Đảo lên FB. Không hiểu sao có một chị nick FB là Hoa Nguyen, không có trong danh sách bạn bè của tôi và hoàn toàn không có một người bạn chung nào, lại đọc được bài viết đó và bình luận rất lạ:

– Khi họ xây nơi này đã tìm thấy hố chôn tập thể trong đó có ba tôi. Ks này rất đẹp nhưng tôi không dám ở. Sorry Lâm Nguyễn!

– Xin lỗi, ba của bạn trước đây là tù chính trị ở Côn Đảo ạ?

– Lâm Nguyễn, ba tôi là bên thua cuộc, nên mới bị tử hình.

– Tử hình nhưng tại sao lại tìm thấy trong hố chôn tập thể hả bạn?

– Họ đập đầu xô xuống hố, nghe nói chưa chết vẫn bị chôn, người làm chuyện đó sau này bị điên, họ khai ra mình mới biết.

– Hoa Nguyen, ôi thành thật xin lỗi đã gợi lại chuyện đau buồn của gia đình bạn. Cầu mong cho ba của bạn sớm được siêu thoát.

Sau khi nghe câu chuyện này, tôi đã kết bạn với chị và chúng tôi đã nói chuyện qua messenger. Theo lời chị kể lại: Đêm 23/12/1975, cộng sản thông báo cho gia đình sẽ đưa hơn 70 người gồm quân nhân, cảnh sát, viên chức chế độ cũ đã từng làm việc tại Côn Đảo lên tàu về Cần Thơ “cải tạo”.

Nhưng thật ra ngay trong đêm đó, tất cả những người này đã bị bọn cộng sản đưa đến khu rừng dương xa khu dân cư và bị hành hình man rợ bằng cách đập đầu và xô xuống hố. (Sài Gòn trong tôi/ Posted by Nguyễn Phúc An Sơn)

Sự thật về cái đêm kinh hoàng hôm đó, người thân của nhóm Quân Cán Chính VNCH này không ai hay biết và mọi bí mật có lẽ sẽ hoàn toàn bị chôn vùi theo năm tháng. Mãi cho đến nhiều năm sau, có lẽ do Trời xui, Đất khiến, cái màn sương âm u và kinh hoàng che giấu cái chết oan khiên cùng một lúc 70 người đó được vén ra qua lời kể của một kẻ tâm thần, một trong những tên khủng bố cộng phỉ man rợ mất hết nhân tính, đã ra tay hạ sát các chú bác này, là gã Tư Đ. trong một lần say xỉn đã cao hứng buột miệng kể ra.

Gã này còn kể lại rằng những người tù VNCH này đều bị đập vào đầu, nhiều người chết ngay tại chỗ, nhưng cũng có nhiều người vẫn chưa chết hẳn, nhưng vẫn bị vùi sống xuống hố đã được bọn chúng đào sẵn. Khu nầy cách xa khu dân cư chính của đảo đến khoảng 10 cây số, một địa điểm hoàn toàn hoang vắng, vô cùng tiện lợi cho mục đích của những kẻ sát nhân man rợ đầy thú tính.

Ngôi mộ tập thể có 10 bộ hài cốt của các quân, cán, chính VNCH bị cộng sản sát hại tại Côn Đảo được xây năm 2016

Sau này, chị nói thêm là những người trong đội có nhiệm vụ di dời và mai táng hài cốt ra khỏi nơi đang xây dựng khu resort nói rằng các hộp sọ đều có vết nứt. Trong đội này cũng có một người địa phương đã nhận ra cặp chân giả của một viên chức tên là Sơn, con chú Chín Khương trên đảo. (Sài Gòn trong tôi/ Posted by Nguyễn Phúc An Sơn)

Khi đó, người ta bàng hoàng nhận ra đây là ngôi mộ chung của nhóm 70 người bị cộng sản lừa bắt đi “cải tạo” ngày đó. Người ta mới dời đống xương này, đem chôn chung vào hai ngôi mộ bên đường, cách khu resort một đoạn…..

Ngôi mộ tập thể có 26 bộ hài cốt của các quân, cán, chính VNCH bị cộng sản sát hại tại Côn Đảo được xây năm 2015

Từ đó, người dân ở Côn Đảo mới ba5ng hoàng khi biết về số phận của 70 người tù ở đảo năm xưa. Câu chuyện này đã giải đáp nỗi thắc mắc cho bà con trên đảo vì sao những người Quân, Cán, Chính VNCH bị cộng sản lừa bắt đưa đi Cần Thơ đều không có ai còn sống trở về. Ngay cả khi những người tù cuối cùng ở các trại tù lao động khổ sai tại miền Bắc đã trở về (1992) và đi H.O thì tin tức của những người tù ở Côn Đảo vẫn bặt tăm.

Biết rõ về câu chuyện này nhưng người dân trên đảo họ chỉ thì thào với nhau chứ không ai dám nói ra. Bây giờ, chỉ cần nói ba từ “Chuyến tàu đêm” là những người già cả, những người dân sống lâu năm trên Côn Đảo hiểu ngay rằng đang nói về ai.

Ngay khi biết tin, năm 2015, chị Hoa Nguyen đã từ Úc trở về đến vùng đất xây dựng khu du lịch hầu tìm mộ cha mình. (Sài Gòn trong tôi/ Posted by Nguyễn Phúc An Sơn). Những người làm việc ở đây nói rằng tất cả hài cốt đều đã đem ra ngoài. Chị kể tiếp: Không biết hỏi ai, chị đành đi về.

Nhưng khi xe đến Đất Dốc thì tắt máy. Chị linh tính nên hỏi thăm những người dân ở đó. Đúng là có 2 ngôi mộ tập thể, trong đó chị chắc chắn là có hài cốt của ba chị, bác Nguyễn Văn Tân, sinh năm 1927. Chị nói: “Tôi là người đạo Thiên Chúa, không tin lắm về Luật Nhân Quả. Nhưng những người giết ba tôi hình như cuộc sống không tốt đẹp. Gần đến Noel là tôi thấy ba tôi về, chỉ mặc quần cụt màu đen, không có áo, chắc ba tôi chết khổ như vậy”.

Nói về các hài cốt được phát hiện ở khu vực rừng dương hẻo lánh, sau khi di dời ra khỏi khu vực xây dựng, đội mai táng thuộc Phòng Giao Thông Công Chánh huyện Côn Đảo đã mai táng các hài cốt trong hai ngôi mộ. (Sài Gòn trong tôi/ Posted by Nguyễn Phúc An Sơn)

Ngôi mộ thứ nhất có 26 hài cốt, được ép đá xanh xung quanh. Ngôi mộ thứ hai có 10 hài cốt được xây thành xi măng chung quanh lên ngang đầu gối. Lâu ngày, ngôi mộ thứ nhất bị mưa gió xói cát nên nấm mộ sập xuống. Người dân địa phương không biết đó là mộ nên đã vất rác quanh khu vực đó và thường xuyên đi lại trên ngôi mộ.

Tôi cũng không rõ khi chị Hoa Nguyen đến đây thì hai ngôi mộ tập thể còn sơ sài hay không. Chỉ biết rằng đầu năm 2018, qua liên lạc với bạn Thu Nguyen thì tôi mới được biết do những cơ duyên kỳ lạ. Năm 2015, chị Thu Nguyen phát tâm đứng ra vận động các nhà hảo tâm đóng góp để xây dựng ngôi mộ đầu tiên trong đó có 26 hài cốt.

Tiếp đó, chị Thu Nguyen lại tiếp tục xây dựng ngôi mộ thứ hai có 10 bộ hài cốt. Những ngôi mộ đã được xây dựng tươm tất với chỗ đặt bát hương, hoa quả. (Sài Gòn trong tôi/ Posted by Nguyễn Phúc An Sơn)

Số tiền xây dựng mộ là từ những người dân sống ở Côn Đảo, hoặc là những người từng sống ở đây và nay đang sống khắp nơi trong và ngoài nước đóng góp. Chi Thu Nguyen cũng cho biết thêm trong số tiền đóng góp xây mộ, phần lớn là của một anh, con trai bác Trương Văn Sến. Anh cho biết sở dĩ anh làm việc này là vì người cha của anh, bác Sến đã báo mộng cho anh. Ngoài anh con trai bác Sến, còn có một chị ở Hà Nội cũng phát tâm số tiền lớn để cúng dường xây mộ.

Cũng từ đó, những năm qua, chị Thu Nguyễn là người chăm sóc mộ phần. Vậy là sau bao năm mồ hoang mả lạnh, chẳng ai biết mà thắp cho nén nhang dù là dịp Tết nhất, đến nay, vong linh các bác, các chú cũng đỡ tủi hờn, lạnh lẽo bởi tấm lòng của chị Thu Nguyễn, của những người thương cảm cho người đã khuất mà đến đây thắp nhang. (Sài Gòn trong tôi/ Posted by Nguyễn Phúc An Sơn)

Dần dà, những thông tin về hai ngôi mộ tập thể của tù cải tạo Côn Đảo đến tai những người quen biết hoặc họ hàng của vợ con những người đã mất. Tôi đã gặp ba người trong số ấy.

Chị Hang Vo kể về người ba của chị là bác Võ Văn Rông cao to như Tây. Khi thấy hài cốt, những người biết bác Rông đều nhận ra đây chính là hài cốt của bác.

Em Thanh Pham lại kể rằng hơn bốn mươi năm nay, mẹ em không chịu lập bàn thờ cũng như làm giỗ cho ba em. Bà tin rằng ba em vẫn còn sống. Nhiều khi bà nói: Có lẽ ba tụi con đã ra nước ngoài và lấy vợ khác, bỏ lại mẹ con mình rồi.

Thanh nói rằng đối với mẹ, việc ba còn sống dù có ở với người phụ nữ khác vẫn là niềm hy vọng bấu víu của mẹ còn hơn là ba đã mất. (Sài Gòn trong tôi/ Posted by Nguyễn Phúc An Sơn). Khi biết tin về số phận của ba mình, mới đây, Thanh và các chị đã đưa mẹ ra Côn Đảo thắp hương cho ba.

Em Loc Nguyen là con của chú Nguyễn Văn Thái. Em nói em không còn nhớ gì về ba vì hồi ba đi em mới là cậu bé bốn, năm tuổi gì đó. Tôi nói em vậy bây giờ đã biết mộ ba rồi, em cố gắng sắp xếp dẫn mẹ ra thăm ba một chuyến. Ba em hẳn sẽ vui mừng lắm. Em nói: Mẹ em đã mất hai mươi năm rồi chị ơi.

Tôi hỏi Thu Nguyen thì cho đến nay, chỉ có khoảng hơn 10 gia đình đã biết thông tin về ngôi mộ tập thể này. Như vậy vẫn còn lại rất nhiều những bác, những chú chưa được người thân đến thắp hương. Họ vẫn mãi đi tìm các bác các chú, còn các chú bác thì cứ ngóng chờ ngày vợ con đến thăm. (Sài Gòn trong tôi/ Posted by Nguyễn Phúc An Sơn)

Tôi viết bài này với mong mỏi nếu anh chị nào biết được thân nhân của những người tù cải tạo Côn Đảo thì tìm cách liên lạc để họ biết được mộ phần của chồng, cha mình ở đâu. Đạo lý người Việt, tâm linh người Việt rất quan trọng nén hương của người sống cho người đã khuất.

Tôi tin rằng một khi chưa được chính người thân thắp hương, những linh hồn chết tức tưởi khó mà siêu thoát. (Sài Gòn trong tôi/ Posted by Nguyễn Phúc An Sơn). Họ cũng như những người bị tử nạn trong vụ máy bay rơi ở Sơn Trà năm 1979, sẽ cứ lẩn quất đi tìm người thân trong sự đau khổ khôn nguôi.

Cuối cùng, bài viết này như một nén hương lòng xin kính gửi đến các anh, các chú, các bác và cầu mong con, cháu của tất cả các anh, các chú, các bác sẽ biết được thông tin về người thân của mình. Tôi cũng ước ao sao có một nghi thức tôn giáo dành cho người đã khuất được tiến hành tại hai ngôi mộ để những linh hồn ra đi trong chuyến tàu đêm năm ấy không còn vướng bận trần gian mà nhẹ lòng ra đi.

Sau đây là danh sách những người mất mà tôi thu thập được. Hy vọng anh chị, cô, chú, bác nào biết được ai là thân nhân của họ thì chuyển thông tin này đến những người đó.

Thật ra số người mất là 70 công chức, cảnh sát, quân nhân trên Côn Đảo nên danh sách này còn thiếu sót nhiều người. Anh chị nào biết thêm thì xin bổ sung giúp. Xin chân thành cảm ơn!

(Sài Gòn trong tôi/ Posted by Nguyễn Phúc An Sơn)

Danh sách một số những người mất:

1/ Ô. Nguyễn Văn Tân (1925) (Ba chị Hoa Nguyen)

2/ Đại Úy Phạm Huỳnh Trung (Ba em Thanh Phạm)

3/ Ô. Nguyễn Văn Thái (Ba em Loc Nguyen)

4/ Ô. Võ Văn Rông (Ba chị Hang Vo)

5/ Ô. Ba Đang

6/ Ô. Năm Muôn

7/ Ô. Sáu Lợi

8/ Ô. Ba Tâm

9/ Ô. Chín An

10/ Ô. Lục Văn Keo

11/ Đại Úy Ảnh

12/ Đại Úy Vàng

13/ Ô. Trương Văn Sến (1930) (Ba anh Thu)

14/ Ô. Nguyễn Hoàng Anh (?) (Anh ông Sang Nguyen)

15/ Ô. Hai Danh Sinh.

16/ Ông Tôn Thất Sỹ: Phụ Tá HC

17/ Ông Lê Văn Vui: Trưởng Ty Ngân Khố

18/ Ông Nguyễn Thái Bình: Đại Úy Trưởng Ban 5 Đặc Khu

19/ Ông Nguyễn Bang Hanh: Chủ Sự Văn Phòng Cơ Sở Hành Chánh



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Apr/2023 lúc 4:52am

Hạ Xưa 


Tôi đẩy cánh cổng khép hờ bước vào khoảnh vườn nhỏ sau nhà em gái. Chiều cuối hè nắng nhạt dần. Mẹ đang cắm cúi tưới giàn bầu còn sót lại những trái muộn.

Tôi bước nhẹ tới gần. Lòng xúc động, bồi hồi khi nhìn thấy trên giàn, giữa những chiếc lá màu xanh nổi bật trái bầu đã ngã sang màu vàng úa. Tôi bâng khuâng hỏi. Mẹ định giữ lại làm trái bầu khô có phải không? Mẹ tôi lặng lẽ gật đầu. Ngay lúc đó, trí nhớ tôi như chắp cánh bay về muà hạ cũ.


Năm đó, lẫn trong đoàn người chạy loạn, có Ba Mẹ, dì dượng tôi và 6 anh em. Tôi, đứa con gái bình thường tròn trịa nhất nhà, đã trở thành gánh nặng cho cha tôi bởi cơn bệnh đến không phải lúc. Tựa đầu lên đôi vai rắn rỏi của cha, tôi nhắm nghiền đôi mắt để cha tôi dìu đi trong khi bom đạn thét gào làm rung chuyển cả bầu trời. Khi đoàn người lết thết chạy tới cửa ngõ ra vào tỉnh lỵ ở Chà Là, là lúc tôi kiệt sức nằm dài dưới gốc cao su. Cơn sốt đến và cơn khát đến, nhưng không tìm đâu ra một giọt nước. Lúc rời nhà trong lửa khói vây quanh, xác người rải rác khắp cùng, mẹ tôi làm sao nhớ ngoài một ít gạo với lương khô mang theo, nước là thứ cần hơn hết. Tôi chập chờn với ý nghĩ sự sống và nỗi chết cách nhau đâu có bao xa. Chỉ cần một trái đạn pháo rớt ngay đây, xác thân tôi rồi sẽ giống như nhiều người nhìn thấy trên đường, nát vụn bay khắp chốn để mai này thành phân bón những cội cây.


Nhưng tôi vẫn sống và giật mình tỉnh hẳn khi nhận ra những giọng nói mang âm hưởng nặng nề rất đỗi lạ tai. Nhìn lên là nón cối. Ngó xuống là dép râu. Cuối cùng chính mắt tôi đã nhìn thấy họ lần đầu tiên trong tâm trạng sợ hãi, rã rời, tuyệt vọng. Ruột không ai cắt mà đau. Dượng tôi và người anh trai, cùng với đám trai tráng đàn ông bị họ tách riêng vì cần thêm nhiều tấm bia đỡ đạn cho biển người ồ ạt tràn vào tỉnh lỵ. Dì tôi thét gào man dại giữa những lần ngất xỉu tội tình. Dì quì xuống trên xác lá, giữa rừng cao su hoang tàn xiêu đổ ngả nghiêng, vừa van lạy người sống, vừa cầu khẩn kêu thương Trời Phật. Đáp lại lời bi thương tuyệt vọng, là những câu đanh thép lạnh lùng của đám người “sinh Bắc- tử Nam” thuở ấy.


Ngoài mấy chữ đứt từng đoạn ruột, tôi không biết dùng lời nào để nói lên tâm trạng của mình. Thà rằng tử biệt, có lẽ không đau bằng khi đứng lặng nhìn theo, bóng dượng và anh tôi bước lui dần, càng lúc càng xa khuất giữa rừng cao su thăm thẳm bạt ngàn bên cạnh những chiếc nón cối, cho cảm giác của tận cùng sợ hãi. Cùng một tiếng nói màu da, mà sao có cảm tưởng như họ là những tên đao phủ, được hung thần phái đến đoạn lìa sự sống của nhiều người. Tôi chợt nhận ra, thân phận con ngưòi nhỏ nhoi tội nghiệp biết dường nào. Bất lực và mong manh quá. Trời thật xa và đất quá dửng dưng. Ba mẹ tôi như hoá đá khi đứng nhìn dượng và anh tôi cùng những người chung cảnh ngộ đi dần vào nỗi chết. Năm đó, dượng tôi còn rất trẻ và người anh hiền như đất của tôi chưa đầy 17 tuổi.


Trên bờ vai chất ngất khổ đau của người cha, tôi tiếp tục lê bước trong cơn khát đến tột cùng. Dường như khi nhận biết không còn gì để mất nhiều hơn, thì lẽ sống và nỗi chết không làm mình sợ hãi. Mặt trời mùa hạ vẫn uy nghi chiếu rọi những tia nắng nung người làm thiêu đốt bầu trời đang dậy lửa đó đây. Tôi không còn sức để đau xót lặng nhìn những bàn chân phồng nước, dộp bể đang lê lết trên đường nhựa. Những đôi dép chẳng may bị đứt, là nỗi oan khiên trên đường chạy loạn ngày xưa. Cũng may cho tôi và đàn em nhỏ, không quăng luôn giày dép trong cơn hoảng loạn. Nhiều người đã quấn hai bàn chân bằng chiếc áo, nhặt vội vàng bên cạnh những xác người. Lẽ ra, mỗi đứa trẻ phải mang theo một bình nước, thì chị em tôi nhét đầy áo mới trong những túi đeo vai. Tuổi thơ dường như không biết đến chiến tranh, dẫu lẫn trong tiếng ru của mẹ đêm đêm là tiếng đại bác từ xa vọng lại.


Thương nhất vẫn là đứa em gái út. Mới năm tuổi mà em đã có sự cảm nhận, sẻ chia tất cả những gì xảy ra ở chung quanh. Đói khát, sợ hãi và nỗi khổ đau trước cảnh chia lìa khiến mọi người như kiệt sức, vậy mà em- đứa bé mới lên năm vẫn lặng lẽ nắm tay mẹ lúc chạy, lúc đi bình thản như không. Lúc đó những câu nói thơ ngây, chân thành tuyệt nhiên không bật ra từ đôi môi thơ dại, mà cả nhà vẫn quen nghe và âu yếm trêu em, là con đồng bào Thượng, được ba mẹ xin về nuôi để khỏi bị ở trong rừng. Lẽ ra em đã được cõng trên vai nếu như cha chẳng dìu tôi. Tuổi thơ của em có nhiều gắn bó với những người Thượng sinh sống trong rừng ven tỉnh lỵ. 

Mùa bắp đến, người đàn bà Thượng đeo chiếc gùi chất đầy bắp sau lưng, đi chân đất từ nương rẫy thật xa tìm đến nhà tôi. Dù cả nhà chỉ ưa ăn những trái bắp nếp luộc nóng hổi, hạt đều, dẻo và thơm lừng nhưng mẹ vẫn ưu ái đỡ chiếc gùi, nhận hết những trái bắp đá hột to, luộc hoài vẫn cứng và khô. Mẹ không trả tiền mà đổi lại bằng muối và gạo trắng, để sẻ chia nỗi lam lũ, nhọc nhằn của một đời cơ cực trên rừng. Bé út khi ấy chừng bốn tuổi ngồi lặng nhìn, quan sát thật lâu. Đợi người đàn bà mang gùi đi khuất xa rồi, bé lên tiếng hỏi vì sao mẹ cho bà ta nhiều vậy? Mẹ cười chưa kịp trả lời, tôi và những đứa em khác cùng trêu em gái nhỏ. Mẹ tốt với bà, vì bà đã tặng con là Út để mẹ nuôi. Em tôi bối rối hỏi có phải thật vậy không hở mẹ? Mẹ trả lời bằng một nụ cười. Đâu ngờ sự trêu đùa vô tình đã làm khốn khổ em tôi suốt một thời gian. Không ai nghĩ đứa bé mới lên bốn đã biết nhận xét sự khác biệt quá nhiều giữa những người ở rừng và phố thị. Cho tới một ngày, khi nghe mẹ tôi kể chuyện với người bà con, ngày sanh bé út mẹ bị băng huyết ngỡ đâu đã chết bỏ lại con… Em gái nhỏ chạy tới sà vào lòng mẹ, nói nghe tội nghiệp làm sao. Con là con của mẹ, chứ không phải con bà Thượng. Nhìn đứa em gái ngây thơ mừng rỡ, kèm theo những giọt nước mắt còn đọng lại trong đôi mắt thật to, mẹ và chị em tôi thương xót, ăn năn. Đâu ngờ câu nói đùa vui trong chốc lát đã đè nặng lên tâm hồn thơ dại. Bây giờ sau mấy mươi năm, bé út ngày xưa vẫn còn trong rất nhiều câu nói thật lòng đến độ không ngờ. Anh tôi có khi vừa bực, vừa thương. Anh nói út vẫn là em bé con đồng bào Thượng, dù được nuôi trong thành phố và lớn lên ở xứ sở văn minh bậc nhất nơi đây!


Tôi khép mắt lê bước theo vòng tay dìu rời rã của cha tôi. Quanh đó những âm thanh ghê sợ của vùng đất chết vẫn không ngừng cuồng nộ. Trong tôi, dường như không còn cảm giác sợ hãi hay hy vọng. Bình thản đến lạ lùng khi nghĩ dẫu bỏ thân ở lại giữa rừng, thì tôi rồi sẽ gặp anh tôi nơi cõi chết- người anh hiền lành mà tôi luôn để ý, chở che dù chỉ là em. Bỗng đâu như có phép lạ xảy ra. Trước mắt cha con tôi, một người đàn ông đi xe đạp bỗng dưng dừng lại. Trên chiếc xe đòn dông cũ kỹ, lủng lẳng trái bầu khô bên cạnh ghi đông. Người đàn ông có nước da đen bóng, mình trần trụi giữa nắng hè thiêu đốt thịt da, trao cho tôi những giọt nước cam lồ đựng trong trái bầu khô. Tôi kê bờ môi khô nứt, uống vội vàng những ngụm nước mát ngọt ngào, tưởng chừng như người đàn ông trên mình không có gì hơn ngoài một tấm khố mong manh, chỉ đủ che chút xiú phần dưới bụng, là đức Quán Âm thị hiện, vì lòng từ bi cứu khổ chúng sanh. Đưa trả lại bầu nước mát, cho tới lúc này tôi mới nhìn ngắm kỹ càng người đã cứu mình. Đó là người đàn ông Thượng trung niên, có mái tóc đen xoăn tít, hàm răng trắng và đôi mắt sáng trên khuôn mặt hiền lành chân thật. Rồi theo lời Ba tôi bảo, tôi ghé ngồi lên phía sau chiếc xe đạp đòn dông, trong khi quanh đó khói lửa, đạn bom vẫn không ngừng rơi rớt. Ngồi nép mặt sau bờ lưng đen bóng, cảm nghe hạnh phúc còn hơn những lần Ba tôi chở cả nhà đi nghỉ mát nơi xa. Chở tôi một đoạn đường dài, coi như tạm tránh xa vùng lửa đạn. Người đàn ông Thượng dừng xe cho tôi bước xuống, không nói một câu, lặng lẽ quay trở lại để chở từng người trong gia đình tôi kẻ trước, người sau cùng đến một nơi. Khi Ba tôi có ý muốn tạ ơn, ông nói hồn nhiên là không cần gì ngoài một ít muối bây giờ. Mẹ tôi xa xót vì không có thứ này, xin được tặng chiếc nhẫn vàng đang đeo ở ngón tay, mong lúc bình yên người của chốn núi rừng sẽ có cơ hội ra quận lỵ đổi lấy những thứ cần dùng trong cuộc sống.


Người tá điền của cha tôi có chiếc xe lam từng chở lúa gạo bao năm, đã ngoảnh mặt làm người lạ khi cha tôi cần giúp. Dì tôi bất bình, cay đắng trước tình người, trong khi cha bình thản coi như không có. Thi ân bất cầu báo là cách mà cha đã sống từng ngày ở trong đời. Trong hoạn nạn thường rất dễ nhận ra, người hết lòng chia sẻ khổ đau, bất hạnh chung. Người chỉ thấy sự sống của mình và nguời thân là trên hết. Chiếc xe lam tưởng bình yên xuôi về đất hứa. Đâu ngờ đã nát tan mất dấu cả xe và người vì những trái mìn ẩn giấu dưới lòng đường. Cha tôi thở dài niệm chú vãng sanh. Mong người không còn quay trở lại cảnh trầm luân của kiếp người vui ít, khổ nhiều.


Theo đoàn người chạy loạn, cả nhà tôi dừng chân nơi vùng tạm chiếm Tân Khai. Hoang mang, lo sợ hơn bao giờ bởi họ hoàn toàn kiểm soát nơi này. Muối trở nên hiếm quý khi cần nấu những bữa ăn tạm bợ trên đường chạy loạn. Miếng thịt heo vừa xẻ trong làng cùng những trái xoài xanh hái trên cây, mẹ phải đổi bằng vàng mới có. Không thể kho thịt bằng nước lã, hay nấu nồi canh bằng cách luộc những trái xoài non. Lần đầu tiên trong đời, tôi ăn bữa ăn ngồi bệt trên nền đất, với thịt kho muối và tô canh xoài mẹ nấu vội vàng. Cảm thấy ngon như chưa bao giờ được ăn ngon. Phải nếm mùi đói khát mới biết cảm niệm ơn sâu của tạo vật, và những người đã đem lại cho mình miếng cơm, manh áo, chốn nương thân.


Một buổi chiều, đứa con trai trạc bằng tuổi ở chung nhà ngập ngừng rủ tôi đi lấy nước chung. Nó biết gánh nước nhưng chỉ mượn được một chiếc thùng của chủ nhà. Nếu xách thùng nước bằng một tay, đi đoạn đường hơi xa có nhiều mô đất thấp cao, e nước sẽ đổ nhiều nên nó nghĩ ra chuyện kêu tôi cùng đi lấy nước chung. Tôi tròn xoe đôi mắt nhìn cây đòn gánh, nhìn vào khuôn mặt của đứa con trai có vẻ ở miệt vườn ven tỉnh lỵ, như thay câu hỏi vì sao nó rủ tôi. Tôi làm gì biết gánh nước mà kêu gánh một đầu chung với nó. Môt thoáng bối rối khi thấy tôi không giấu nỗi ngạc nhiên, đứa con trai giải thích bằng giọng chất phát, hiền lành. Cô lớn nhứt nhà, không đi lấy nưóc về để tắm giặt nấu ăn, thì còn ai đi lấy nữa? Tôi chợt nhớ ra bổn phận của mình. Hồi ở nhà, ba mẹ có đào một cái giếng sau nhà. Chị đi lấy chồng, giao lại cho tôi lo chuyện nước non! Cả mười người tắm giặt mỗi ngày. Tôi có hai bàn tay chai cứng quanh năm. Thầm nghĩ sẽ không lớn nổi vì quay nước giếng và xách từng thùng nước nặng nề đổ vào chiếc bồn lớn để dùng.


Tôi thẫn thờ nối gót theo đứa con trai, qua những mô đất mà bước đi thong dong còn chưa vững, nói chi gánh một đầu thùng nước nặng. Tới giếng, đổ đầy thùng nước bằng cái gàu không lớn lắm, thòng xuống bởi sợi dây dài, xong nó tháo sợi dây đã nối sẵn hai đầu, xếp đôi lại và thắt vào thanh gỗ đóng ngang thùng đựng nước. Xỏ chiếc đòn gánh vào dây xong, nó bảo tôi ghé vai vào đầu phía trước, phần nó ở đầu sau. Tôi lẳng lặng làm theo như không còn sự chọn lựa nào, thầm nghĩ sẽ có hai điều xảy ra liền sau đó: thùng nước không ngã thì tôi cũng ngã. Thế mà tôi gượng nổi, đứng lên. Bước chệnh choạng đi tới một khoảng ngắn rồi chúi nhủi vì bờ vai như rướm máu. Đau đến chảy nước mắt ra, bởi trong đời chưa bao giờ chất lên vai bất cứ vật gì, ngoài trò chơi đặt đứa em nhỏ yêu thương ngồi choàng đôi chân bé xíu trên hai vai, nắm giữ hai bàn tay nhỏ nhắn cho em đừng tuột xuống, rồi đi những bước chậm để nghe tiếng cười trẻ thơ rất đỗi dễ thương. Gượng lại kịp cả người và thùng nước, dù đã sánh ra vơi một ít ngay từ bước đầu tiên. Tôi bậm môi cố giấu nỗi đau, kê chiếc đòn qua vai trái lòng thầm mong sẽ bình yên. Tôi thuận bên trái nên bờ vai trái chịu đau có vẻ giỏi hơn. Tôi lê lết đem được hai phần ba thùng nước về đến nơi sau nhiều lần dừng lại xoa bờ vai buốt nhói. Ý nghĩ nếu đi phía sau chắc sẽ đỡ nặng hơn bị xóa tan, khi đứa con trai nhìn tôi ái ngại, phân trần. Gánh đầu phía trước nhẹ hơn ở phía sau. Điều này tôi không biết vì có bao giờ gồng gánh. Nhưng tôi tin và thoáng ăn năn. Có lúc đau quá tôi nghĩ nó khôn bắt mình đi phía trước. Biết sức tôi không kham nổi, thằng bé tạm trú chung nhà đành để tôi chọn cách đi nhiều bận, xách về mỗi lần một ít nước thôi. Tôi chọn chấp nhận hai bàn tay đỏ phồng đau đớn. Có lẽ để dành đôi vai hứng giông bão cuộc đời cuồn cuộn sau này. Cũng từ đó tôi biết cảm thương khi nhìn những người chất trên vai gánh nặng, đi giữa trời mưa nắng dãi dầu.


Phải mất gần tuần lễ, gia đình không tròn vẹn của tôi mới vượt qua khỏi gần 30 cây số để tìm về vùng đất bình yên. Khoảng cách không dài lắm nhưng thời gian như ngừng lại. Ngày nắng lửa chói chang bên tiếng bom đạn vang rền khắp bầu trời. Đêm sâu thẳm trong bóng tối tưởng chừng tai ương đang rình rập.. Tôi biết, bấy giờ sự sống chết riêng mình không làm bận lòng ba mẹ lẫn dì tôi. Chỉ có sự sống của dượng, của anh tôi và sự an nguy của 5 chị em tôi đè nặng lên tâm trí ngày đêm. Đoàn người di tản chờ đêm gần sáng lặng lẽ rủ nhau đi tiếp trên con đường quốc lộ 13, chỉ vì biết không thể nào ở lại để trở thành người dân sống trong vùng “giải phóng”. KP, đứa bạn thân nhất của tôi thì thầm khi thấy đám bộ đội bắt thanh niên đi họp. Ly ơi! P sẽ tự tử nếu như phải sống chung cùng cộng sản. Một đêm rồi hai đêm. Không có đường đi tới phải quay về. Cho đến khi ra khỏi nơi tạm chiếm, chợt nhận ra mình đã dẫm lên xác chết mà đi. Mặt trời lên, cảnh tượng đau xót hiện ra trong tầm mắt. Xác của những người lính tiếp viện cho An Lộc nằm la liệt trên đường nhựa. Nắng hè thiêu đốt sậm đen. Các anh nằm đó không biết đã bao lâu. Xác căng phồng, rỉ nước nhìn đau lòng muốn khóc mà sao nước mắt chừng như khô cạn. Người thân, gia đình của các anh có biết hay chăng? Tôi hiểu, biết ơn và thương đời lính hơn bao giờ.


Đã ba mươi mấy mùa hè trôi qua từ dạo đó. Tôi nhiều lần băn khoăn tự hỏi, không biết người năm xưa có còn không? Người Cha kính yêu của tôi đã an giấc đời đời ở bên này. Dượng và anh tôi trở về từ cõi chết vài tuần sau đó, nhờ vết thương mưng mũ của anh tôi và những cơn đau oằn người của dượng tôi. Họ bỏ lại đám người thương tật giữa rừng vì trở nên vô dụng không thể mang vác đạn. Người dì xinh đẹp của tôi cũng đã xa đời. Dì mất khi tuổi còn xuân sắc vì căn bệnh ung thư. Ngày ba mẹ và chị em tôi rời quê hương, dì không còn sức tiễn đưa. Nhìn đôi mắt dì đọng nước, rưng rưng, tôi vòng tay ôm nhẹ nhàng lúc giã từ mà không thốt được lời nào. Chợt nhận ra, những gì đậm nét còn giữ lại từ dì đều quá ngậm ngùi. Rừng cao su vang rền bom đạn. Dì rũ riệt thét gào giữa đất rộng, trời cao. Hình ảnh cuối còn giữ lại là căn nhà nhỏ, sau đêm cúp điện bóng tối còn vây phủ chung quanh. Dì ngồi đó, lặng yên bất động, khuôn mặt đẹp não nùng như một bóng ma. Là đứa con gái mồ côi sớm, dì lớn lên giữa miền quê nghèo mà xinh đẹp sáng ngời. Ở quê dì tạo ra một cơ ngơi bằng chính đôi tay và sự cần mẫn siêng năng. Về sống nơi phố xá dì biến căn nhà thành quán ăn ngon nổi tiếng. Dì là người tài sắc vẹn toàn. Dì tạo ra đó rồi mất đó. Tất cả đều mong manh như sự sống và nỗi chết. Trong tôi hình ảnh dì luôn đi kèm với những mùa hè khó nhòa ở trong đời. Ngày tôi rời quê hương cũng là một ngày mùa hạ của năm 1983. Đó chính là niềm mơ ước của bao nhiêu người thuở ấy. Mơ thoát ra khỏi địa ngục trần gian.


Trái bầu khô nhìn lại buổi chiều nay, ở một nơi được gọi là mặt trời bên kia mùa hạ, khiến lòng tôi có chút lao xao. Nghe từ bên nhà xa thẳm mịt mờ, những người đồng bào chân thật sống trong rừng núi đời này qua đời khác, giờ cũng chẳng yên lành. Những giọt nước cam lồ ngày đó. Chỗ ngồi lắc lẻo trên xe đạp, nép sau chiếc lưng đen nhánh, đem lại cảm giác an lành dù bom đạn vang rền. Tôi mang ơn sâu khó nỗi đáp đền. Lòng vẫn hỏi sao người cùng xứ sở vì đâu không ngừng gieo thêm đau khổ cho nhau. Người năm xưa chẳng biết có còn. Riêng tôi đã từng có lúc âm thầm sám hối, bởi ngày xưa dù sợ rớt xuống trên đường, vẫn vì phân biệt, e dè màu da đen đúa nên ngại ngần không dám đưa tay ôm giữ vòng lưng của ngưòi đã đem lại sự sống cho mình thuở ấy.

 

Thảo Ly

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2023 lúc 9:07am

" Mưu Sự Tại Nhân, Thành Sự Tại Thiên”


“Hữu tâm trồng hoa, hoa không nở, vô tâm cấy liễu, liễu thành rừng”, trong cuộc sống luôn có những việc mà người ta dù có lao tâm khổ tứ thì kết quả cũng không được như ý, cũng có những việc mà người ta làm được tựa như thật nhẹ nhàng, nhưng nếu đặt người khác vào vị trí đó thì lại làm mãi không xong. Ẩn sâu trong sự vô thường này của cuộc sống chính là đạo lý “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”.

Tục ngữ nói: “Nhân toán bất như Thiên toán”, người tính không bằng trời tính, Thiên ý trong câu nói ấy là sâu thẳm khôn lường. Con người vĩnh viễn không có cách nào tranh sức mạnh với Trời được.

Trong xã hội hiện đại ngày nay có rất nhiều người không tin vào Thiên mệnh, số Trời. Họ một mực cho rằng mệnh là do tự mình nắm giữ, chỉ cần cố gắng là có thể làm chủ điều khiển được mà không biết rằng “người thuận đạo trời thì thanh nhàn, người nghịch đạo trời thì thống khổ”. Người có thể thuận theo tự nhiên thì mọi việc dễ thành, nghịch Thiên thì hết thảy đều là “cực khổ mà không nên công trạng gì”. Do đó, người xưa thường nói “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”.

“Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” là một câu nói vô cùng thông dụng, cũng là câu thành ngữ hàm chứa tính triết lý rất lớn lao. Nó xuất phát từ tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa”. “Tam Quốc Diễn Nghĩa” là một bộ tiểu thuyết lịch sử, không phải là chính sử. La Quán Trung đã dựa trên các sự kiện lịch sử để sáng tác ra bộ truyện này với mục đích trình bày các đạo lý thâm sâu của cổ nhân, vậy nên mới nói là “Tam Quốc” diễn “Nghĩa”, ba quốc gia phân tranh để làm nổi bật cái “chính nghĩa” này.

Trong hồi 103 của tác phẩm này, Gia Cát Lượng vắt hết óc, tính toán tỉ mỉ để dẫn dụ cha con Tư Mã Ý vào Thượng Phương cốc bằng cách cho người nói với Tư Mã Ý rằng toàn bộ lương thực của quân Thục đều ở trong ấy. Hơn nữa, khi cha con Tư Mã Ý vừa vào hang thì quân Thục ném rơm rạ, củi lửa chặn bít hai đầu. Gia Cát Lượng cho quân phóng hỏa thiêu cháy cha con Tư Mã Ý.

Cha con Tư Mã Ý cùng Ngụy binh không có đường tiến thoái lại gặp phải cảnh bị lửa đốt tai ương ngập đầu. Nhưng đúng lúc ấy, cuồng phong gào thét, mưa rào ập đến tầm tã, toàn bộ lửa đều bị mưa lớn dập tắt. Nhờ đó, cha con Tư Mã Ý chạy thoát khỏi Thượng Phương cốc. Gia Cát Vũ Hầu chỉ có thể ngửa mặt lên trời than rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên. Không thể cưỡng lại được!”.

Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, Gia Cát Lượng từng “lục xuất Kỳ Sơn”, sáu lần dẫn quân ra Kỳ Sơn, chinh phạt Tào Ngụy. Nhưng Gia Cát Vũ Hầu túc trí đa mưu, liệu sự như thần, đến cuối cùng vẫn không thể giành được Trung Nguyên.

Có thể nói câu “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” đã nói rõ ra huyền cơ ẩn sau sự thành công nơi thế gian. Mọi việc đều không phải là ngẫu nhiên, vô duyên vô cớ mà là có nguyên do, có Thiên ý. Mỗi một sự việc thành công đều không phải chỉ do sự cố gắng nhiều ít hay sự nỗ lực của một người mà quyết định được. Con người có trăm ngàn suy tính nhưng ông trời chỉ có một suy tính mà thôi, nhưng một suy tính này lại quyết định kết quả cuối cùng.

Nói rõ hơn, bản thân sự cố gắng của con người cũng nằm trong “Thiên toán”. Bởi vì có những chuyện con người cứ cho là mình muốn làm, có những chuyện con người cứ cho là ý chí của bản thân, kỳ thực có rất nhiều chuyện là con người không biết vì sao mà mình tự nhiên nghĩ ra được, không biết vì sao mà kiên trì nỗ lực đến được như thế, không biết vì sao mà đột nhiên mọi sự lại thông thuận đến mức bất ngờ. Thậm chí nếu đặt người khác vào cùng vị trí đó thì họ lại làm mãi không xong.

Mưu tính của con người hay “nhân mưu” là một quá trình, còn “Thiên thành” là kết quả. “Nhân mưu” là trước, “Thiên thành” là sau. Trong cuộc sống có rất nhiều việc, cho dù là hao hết trăm cay nghìn đắng nhưng kết quả đều là bằng không. Đây chính là điều mà người xưa nói “Hữu tâm trồng hoa, hoa không nở. Vô tâm cấy liễu, liễu thành rừng”. Một người vì mục tiêu của mình mà cố gắng thì chỉ có thể đạt được kết quả ở trong một mức độ hạn định. Còn “Thiên” trong các yếu tố bên ngoài lại có ảnh hưởng vô cùng to lớn, thậm chí còn là mấu chốt quyết định sự thành công của một người.

Một người vô luận là lúc nhỏ có lý tưởng gì, có hoài bão muốn trở thành kỹ sư, giáo sư, hay khoa học gia, họa sĩ, bác sĩ, nhà thơ đều là những ước mơ tốt đẹp của bản thân. Nhưng cuối cùng người ấy làm ngành nghề gì lại rất có thể không do họ quyết định, không phải muốn gì liền có thể làm được. Nhìn lại cuộc đời mình, người ta chắc chắn sẽ nghiệm ra rằng có rất nhiều điều đều là muốn làm mà không thể làm được, cũng có rất nhiều việc tưởng không làm được thì lại có kết quả tốt đẹp không ngờ.

Con người là một phần của Thiên nhiên, cho nên tất nhiên cũng phải tuần hoàn theo quy luật tự nhiên. Ngày nay, con người vì để đạt được lợi ích vật chất của bản thân mà phá hoại tự nhiên, nghịch Thiên đạo mà hành. Kết quả nhất định là ngày càng xa rời Thiên đạo, khoảng cách để được khoái hoạt càng ngày càng xa. Con người hiện đại ai ai cũng có rất nhiều dục vọng, ham muốn nên dễ bị mê lạc mất, tính toán rất nhiều mà không nhận ra rằng “thành sự tại Thiên”.

Những người tu hành, bậc quân tử, cao nhân thời xưa đều hiểu mệnh. Họ tin rằng mọi sự đều đã được an bài, bất luận sự tình gì đều ẩn chứa Thiên ý. Họ chọn cách sống thuận Thiên ý, thích ứng với mọi hoàn cảnh, không cưỡng cầu để đạt được những thứ không thuộc về mình, họ luôn ung dung thản đãng, tự do tự tại, không tranh với đời.


An Hòa biên tập
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Apr/2023 lúc 1:51pm

Một Đồng Cho Đi - Sài Gòn Bao Nhớ - Đàm Hà Phú || Đọc: Huỳnh Minh Hiền <<<<<<

Coffee%20GIF%20-%20Find%20on%20GIFER


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Apr/2023 lúc 1:56pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Apr/2023 lúc 10:53am

  Vịnh%20Hạ%20Long"%20Images%20–%20Browse%2025,237%20Stock%20Photos,%20Vectors,%20and%20Video%20|%20%20Adobe%20Stock
 
Tới Vịnh Hạ Long chị Tâm bỗng nhớ ra mình có một bà cô lấy chồng làm sở giây thép Cát Bà. Thế là thăm hang Đầu Gỗ xong, đáng lẽ trở lại Hòn Gai để đáp tàu thủy về Phòng cho thư thả, chị Tâm nhất định bắt chồng theo ý chị. Để tỏ rằng ý muốn của mình là chính đáng, chị Tâm thở dài: “Tội nghiệp, dạo cưới mình bà ấy không về được, thế mà cũng gửi cho vợ chồng mình ba chục bạc làm vốn đấy”!
Anh Tâm nhăn mặt nhìn tôi.
Tôi hiểu vì sao anh nhăn mặt, bởi xin phép Sở được năm ngày thì đi chơi đã mất hai rồi, chỗ anh làm là Sở buôn, lão chủ Tây hình như được lịch sự lắm. May mà hắn đi nghỉ Tam Đảo vắng, và cũng nhờ ông xếp chánh quen thân với Tâm ngơ cho, nên mới đưa vợ đi chơi xa như vậy được. Ra tận Cát Bà để thăm một người cô của vợ, mà từ thuở bé mình chưa biết mặt, đó không phải là điều thú vị lắm. Hẳn Tâm cũng nghĩ như tôi, chỉ mong chóng về Hà Nội để họp một vài hội tổ tôm, hoặc nằm khểnh ra đọc truyện, rồi ngủ cho béo mặt, cho bõ những ngày phải đi làm vất vả.
Nhưng, cái gì “đàn bà muốn là trời muốn”, người đàn bà ở đây lại là người vợ mới cưới, thì cố nhiên mỗi lời nói ra là một cái lệnh truyền. Tâm phải chiều vợ vậy thôi. Chúng tôi đành đi thăm đảo Cát Bà, trái với chương trình đã vạch.
Cuộc đi chơi vịnh Hạ Long này đối với vợ chồng Tâm là một cuộc du lịch “trăng mật”, cuộc đi chơi xa lần đầu của đôi vợ chồng mới cưới nhau được bốn tháng tròn. Họ chẳng nói ra tôi cũng hiểu ngầm như vậy. Còn tôi, tuy đã biết cảnh bể Hạ Long hơn một lần, lần này được vợ chồng ông Tâm khẩn khoản mời đi - và thấy họ cam chịu hết mọi khoản phí tổn - tôi cũng vui lòng đi chơi với họ. Nhưng biết đâu cái sự mời khẩn khoản kia chỉ có nghĩa là tôi có máy ảnh tốt đem theo. Tôi chụp ảnh không đến nỗi tồi, nên không phải là vô ích cho dọc đường. Vậy thì trả cái nợ xã giao này, bổn phận tôi là phải mang đi mấy cuộn phim, để lúc về tặng vợ chồng Tâm những chiếc ảnh xinh xinh chụp vợ chông anh giữa một chốn non- nước- hữu- tình vào bực nhất hoàn cầu.
Nhưng, rồi tôi mới biết là tôi dại. Và tôi thề chẳng bao giờ còn đi đâu với một cặp vợ chồng mới cưới.
Vợ chồng Tâm đùa giỡn với nhau suốt ngày như hai đứa trẻ dại. Họ nũng nịu, họ âu yếm nhau trước mặt mình. Anh con trai nào chưa vợ như tôi ngồi nhìn cái cảnh yêu đương ấy mà không bực mình, tôi muốn nói không cảm động.
Đã thế, chị Tâm lại đẹp, lại trẻ măng ra. Chị mặc cái áo màu hồ thủy rất ăn với màu nước biển, sáp trên môi chị là màu hoa lựu. Chị cười luôn để phô hia hàm răng trắng rất đều. Chốc chốc chị lại hỏi: “Sắp đến hang Con gái chưa? Sắp đến núi con Cóc chưa? Bao giờ thì đến núi Bụt đấy?” Miệng người thiếu phụ cứ tươi như hoa, lắm lúc khiến tôi quên rằng tôi đang ngắm một người đàn bà đã có chồng, mà người chồng ấy ở ngay trước mặt mình. Thực tình, lúc đó tôi hối hận cứ lần lừa mãi mà chưa lấy vợ. Tôi tự coi mình là một kẻ đàn ông đại ngốc, và tự nhủ thầm: hạnh phúc ở đời chỉ có thể có ở bên một người vợ đẹp, đáng yêu, tươi trẻ, như chị Tâm. Trong cái cảnh thần tiên của vịnh Hạ Long, tôi tự thấy mình là thừa, là vô vị. Vì nghĩ rằng trời đất sinh ra cảnh đẹp chính là để cho những kẻ yêu nhau đến đây mà yêu nhau. Ái tình ăn hợp với thiên nhiên, thi vị hóa cuộc đời thành êm ái. Tôi sẽ lấy vợ, như Tâm, sẽ được sung sướng như anh, một ngày kia, tôi cũng sẽ đưa vợ đi thăm cảnh đẹp này. Chúng tôi sẽ khắc tên nhau vào đá, như vợ chồng Tâm đã làm trong động Surprise (động Bất ngờ), như những đôi tình nhân khác đã đến đây, đã ghi tên tuổi của nhau lại đây, một cách vô ý thức.
Chúng tôi đến đảo Cát Bà thì trời gần tối. Cảnh hoàng hôn trên một hòn đảo lạ không phải là không đẹp mắt, nhưng chúng tôi còn phải đi tìm nhà bà cô của chị Tâm. Người ta cho biết Sở bưu điện ở đây làm trên núi, phải leo trèo một quãng khá xa.
Bà cô lâu ngày gặp cháu mừng tíu tít, gọi chồng ra giới thiệu với chúng tôi. Đó là một gia đình viên chức đã đứng tuổi, có một con nhỏ và hai người ở. Họ được khách đến chơi sung sướng quá, vui như bắt được của. Vì cuộc đời vắng lặng ở đây chả khác cuộc đời kẻ đi đày. Họ dọn phòng cho chúng tôi nghỉ, giục chúng tôi rửa mặt, đi tắm thay quần áo. Nhưng mỗi chị Tâm có đem theo quần áo ngủ, còn tôi và Tâm đều ngại mang nhiều thứ, tưởng đi có hai hôm.
Bữa cơm đó rất ngon lành, toàn món hải vị. Chúng tôi lạ miệng vả lại bà cô của chị Tâm cũng là tay đầu bếp giỏi, nên bữa ăn đã ngon lại vui thêm.
Ăn xong nhìn ra ngoài thềm đã thấy ánh trăng. Cảnh sáng trăng trên núi trông ra bề thật huyền ảo. Ngày thường ở Hà Nội chỉ được thưởng trăng qua một cửa sổ con. Hay giữa một mảnh sân “to” bằng chiếc khăn tay. Lần này ở một chốn cao rộng, hùng vĩ quá, chúng tôi chỉ còn biết lặng im. Sau khi dùng đổ nước vội vàng, chúng tôi rủ nhau xuống núi đi xem phố khách. Gọi là phố, nhưng đây chỉ là một dãy nhà lụp sụp tối tăm làm sát bến nước, bên một con đường lát đá tảng ướt bẩn, trơn như mỡ. Ở đây toàn người Tàu, hạng cùng dân sống nghề đánh cá và buôn lậu. Họ ở chen chúc bẩn thỉu trong những căn nhà ẩm thấp, giữa mùi tanh của nước biển và cá khô, có lúc bị át đi bởi hơi khói phù dung. Vì thường ở đâu có người Tàu là ở đấy có mùi hương nha phiến.
Thấy không có gì lạ chúng tôi rủ nhau ra bến nhà Đoan chơi. Mặt biển hiền lành, phẳng phiu như mặt nước hồ. Những ngọn núi chung quanh hay ở xa đều rõ nét. Chị Tâm kéo cao quần lội xuống nước hát véo von như một cô học trò nhỏ, nhưng bà cô chị đã vội giục cả bọn về ngủ sớm, để ngày mai lên đường cho được khỏe.
Chúng tôi vừa bước chân lên thềm nhà bỗng ông chồng bà cô chị Tâm đã cho biết ngay: ông vừa mới nhận được tin của Sở thiên văn báo: 9 giờ sáng hôm sau sẽ có bão to vào vịnh Bắc kỳ. Như vậy thế nào cũng phải ở lại Cát Bà một hôm xem tin tức thay đổi ra sao, chứ ngày mai chưa thể nghĩ đến về ngay được.
Đi chơi vào giữa mùa hè, gặp bão như vậy là sự rất thường. Nhưng đối với anh Tâm, cái sự rất thường ấy lại hóa ra quan trọng. Nếu ngày mai có bão thật là giết anh rồi! Lão chủ ác nghiệt của anh đi nghĩ mát thật đấy, nhưng ai cấm nó bò về Hà Nội bất thình lình. Nó mà biết anh đi chơi phiếm, bỏ Sở gần một tuần lễ thì rầy rà với nó. Thời buổi này người tài giỏi thất nghiệp đầy ra đấy! Cái chỗ của anh làm cũng đáng cho nhiều kẻ thèm chảy giãi ra. Tôi trông mặt anh Tâm lo lắng, băn khoăn mà không nhịn được cười, vì trái với chồng, chị Tâm được tin có bão lại ra vẻ thích vỗ tay reo:
- A ha! Bão thì càng tốt, bão thì cháu lại được ở đây với cô vài hôm nữa.
Người đàn bà trẻ tuổi ấy chỉ thấy trong đời toàn sự vui vẻ, không biết cái gì là quan trọng. Tính tình vốn giản dị, chị cho những sự bất ngờ xảy đến là những dịp vui. Hình như chị đã lấy làm ngạc nhiên thấy mặt chồng cau có.
Thế rồi, cái trận bão mà anh Tâm cần khấn cả đêm cho không bao giờ đến cả, quả nhiên trưa hôm sau kéo đến như hung thần. Bể gầm lên như hóa dại, gió rít mạnh khắp chiều, mưa tuôn như thác đổ. Chúng tôi phải đóng hết cửa, ngồi trong nhà đánh bài với nhau cho đỡ buồn, cũng chính là để cho Tâm đỡ sốt ruột. Rồi suốt đêm mưa gió không ngừng, rồi suốt ngày hôm sau nữa. Anh Tâm đi đi lại lại như một con hổ trong chuồng, chị Tâm lúc này đã bớt tươi, áp mặt vào cửa kính nhìn mưa. Mặt chị không trang điểm kỹ trông buồn lạ.
Quần áo chị mặc nhàu không có cái thay. Đến hôm thứ ba lại càng thảm nữa, chị Tâm hết phấn. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng đến cảnh một người đàn bà hết phấn son. Thật là một ông tướng trận hết thuốc súng. Tôi nghĩ thầm: “Thế nào cũng sắp xảy ra một sự gì đây?” Quả nhiên, sau bữa cơm chiều, vợ chồng Tâm đã “nghiến” ngầm nhau. Anh Tâm nói “mát” vợ:
- Đấy, đòi mãi ra đây cho được, đã sung sướng chưa? Ngày mai tôi phải có mặt ở Sở rồi!
- Thế ai bảo cậu đi? Cậu biết trước mưa bão thế này, ở nhà có hơn không?
Đêm hôm ấy, tôi tỉnh ngủ bỗng nghe chị Tâm khóc thút thít ở buồng bên cạnh, thì ra vợ chồng lại cãi nhau. Họ không ngủ được, vặc nhau cho đỡ bực. Giọng nói của chị Tâm lúc to lúc nhỏ nhưng cũng đủ cho một kẻ thính tai như tôi nghe thủng trong đêm khuya. Cũng may mà vợ chồng ông chủ giây thép nằm xa chỗ vợ chồng Tâm, nếu không họ đã được nghe lắm chuyện buồn cười, chuyện nhà cửa, những chuyện nhỏ nhặt khốn nạn mà trong lúc bực mình họ phun hết ra cho hả. Tôi đã được biết trong đêm ấy, tất cả “lịch sử” của một cuộc hôn nhân - mà tôi ngỡ làm thành bởi ái tình - ở miệng một người đàn bà tức giận.
Thì ra, không phải thế, thì ra họ lấy nhau bởi vì người đàn ông tham tiền, hám cái nhà gạch, vì người con gái mà thiên hạ tưởng là thơm tho, trong sạch, đã có những vết không đẹp trong dĩ vãng.
Chỉ ba hôm bị mưa bão giam cầm, cũng đủ làm cho một cặp vợ chồng mới lấy nhau được bốn tháng già đi đến bốn mươi năm. Và hình như tôi đã nghe chị Tâm nói đến ly dị, nói đến bỏ “về nhà với mẹ”, như các bà vợ khác, những khi “đấu khẩu” với chồng.
Về đến Hà Nội, tôi vội đi tráng phim, in ảnh đem ngay đến nhà vợ chồng Tâm. Họ khen tôi chụp khép quá, nhất là bức chụp vợ chồng Tâm quàng vai nhau đứng trên thuyền.
Họ bảo lần sau, nếu đi chơi đâu xa nữa, họ lại mời tôi đi luôn thể, cho vui. Và lại xin chịu hết mọi khoản tiền phí tổn.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2023 lúc 7:47am

“Tốt Gỗ Hơn Tốt Nước Sơn” 


Trước chiến tranh, đại đa số người Việt không nghe tới Ba Lan, thậm chí còn trường xuyên nhầm với Phần Lan, bản thân Ba Lan cũng rất ít ồn ào, lẳng lặng tập trung phát triển xã hội của họ. Sau 30 năm thay đổi chế độ, GDP của Ba Lan tăng gấp 10 lần (chính xác là 1030% – từ 66 tỷ USD năm 1990 lên 680 tỷ USD năm 2020), xã hội yên bình, ổn định, ít tội phạm thuộc loại nhất châu Âu, trong khi các điều kiện phúc lợi xã hội, miễn học phí, y tế, giáo dục cho toàn dân ngày càng được cải thiện.


Nhưng chỉ khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina nổ ra, tất cả thế giới mới thực sự ngạc nhiên về thực lực của quốc gia 39 triệu dân này. Trong 1 năm qua, họ đã làm được nhiều điều không tưởng, chưa ai từng làm nổi – trong toàn bộ lịch sử loài người.


Việc đáng kinh ngạc nhất là tiếp nhận khoảng 2,5 triệu lượt người Ukraina qua tỵ nạn chiến tranh, thường trực luôn có khoảng 1,8 triệu người ở lại Ba Lan, hầu hết là phụ nữ, trẻ em, người già… những người chỉ “mang thêm gánh nặng” cho xã hội họ. Nhưng không có một khu lều trại ổ chuột nào phải lập ra, thậm chí ngoài các khu tiếp nhận, không hề có “trại tỵ nạn” nào được thành lập.


Đại đa số người tỵ nạn Ukraina được nhận “ở nhờ” trong các gia đình Ba Lan cho tới khi tự ổn định được cuộc sống, kiếm được việc làm hoặc trở về nhà. Không có nạn buôn người, tỷ lệ tội phạm không tăng – điều được chính Cao ủy Liên Hiệp quốc về người tỵ nạn công nhận. Người ngoài đường đông hơn, tiếng Ukraina có thể nghe thấy thường xuyên trên phố, nhưng không có xáo trộn nhiều.


Việc thứ hai là hỗ trợ cho Ukraina chiến đấu. Hàng ngàn xe tăng, pháo, xe bọc thép cùng hàng triệu viên đạn, tên lửa… ùn ùn được chuyển sang, rồi hậu cần, huấn luyện binh sỹ, tới mức Ba Lan luôn luôn đứng ở nhóm đầu viện trợ cho Ukraina, sát ngay các cường quốc lớn và giàu có hơn nhiều như Mỹ và Anh, vượt cả Đức.


Việc thứ ba là bảo đảm cung cấp lương thực, thực phẩm… cho thêm ngần ấy con người. Chiến tranh gây ra lạm phát, khiến giá cả tăng cao, nhưng cần phải thấy một điều là chưa bao giờ bị thiếu cả. Rồi bị Nga cắt cung cấp khí đốt, dầu hỏa, nhiên liệu, (anh em lông hồng từng rên lên vì sung sướng) nhưng sau 1 năm qua, có ai chết rét hay thiếu thốn gì không?


Sống ở Ba Lan 30 năm, chứng kiến toàn bộ thay đổi mà chính bản thân mình còn phải kinh ngạc về nhận thức con người cũng như nội lực của họ. Khác hẳn những dự đoán của phía thân Nga: “Ôi dào, trụ được mấy tháng”, một năm trôi qua, Ba Lan không hề “nghèo” đi, mà ngược lại, ngày càng mạnh mẽ hơn, công tác hỗ trợ Ukraina vẫn tiếp tục và sẽ còn tiếp tục.


Ngược lại, nhìn sang “lãnh tụ vĩ đại” Vladimir Putin cùng với một nước Nga suốt ngày được ca ngợi, tuy ngồi trên một đống tài nguyên, sẽ chỉ thấy đủ các loại vấn đề mà họ không hề “mạnh” như vẫn thường xuyên truyền bá. Phải chăng, đó cũng là bài học cho chúng ta: giáo dục nhân bản, ý thức đối xử người với người, dẫn tới nhận thức chung tốt, thì xã hội sẽ giàu mạnh lên thôi? Phùng phùng tẹt tẹt, to mồm hô hào “vĩ đại” với “tự hào”, nhưng động việc thì trốn, thấy người yếu, người lạ thì giở thói côn đồ “biết bố mày là ai không” để bắt nạt, chiếm ưu thế, hơi tý ra là dùng nắm đấm, chửi bới, đánh nhau… thì sẽ dẫn tới cái gì?


Ở Ba Lan chẳng mấy ai quan tâm tới xe đẹp, nhà đẹp, kinh doanh ngàn tỷ, hàng hiệu sang chảnh…, cũng chẳng hô hào vĩ đại, vinh quang, phần nhiều chỉ để ý tới việc: bản thân đem lại giá trị gì tích cực cho xã hội. Cứ lướt một vòng báo chí là sẽ thấy, sự khác biệt của hai quốc gia Việt Nam – Ba Lan lớn tới như thế nào, là có thể thấy tại sao họ thế này, mà chúng ta như vậy.

Tất cả bắt đầu từ giáo dục con người, từ chính bản thân mỗi cá nhân trong xã hội đấy. Chúng ta không phải sống tốt cho ai cả, chúng ta sống tốt cho chính mình thôi.

Bởi dối trá có đem lại cái gì tử tế dài hạn đâu?

_____

P/S: Nhiều bạn khen mình làm được cái này cái kia, thế này thế nọ, không phải đâu, mình y chang các bạn, chẳng qua may mắn được đào tạo trong môi trường này, chịu khó nhìn họ, rồi suy nghĩ, thay đổi nên nhận ra được vấn đề.

Việt Nam là nơi mình sinh ra, nhưng Ba Lan đào tạo và hình thành nên con người mình. Nhờ vào đó, mình có cuộc sống của mình ngày hôm nay. Ít nhiều không quan trọng, cái quan trọng là mình cảm thấy đầy đủ, có ích, trước tiên là cho bản thân, gia đình, rồi xã hội chung quanh mình.


Vậy nên người Việt, nếu có được môi trường tốt, sẽ có thể phát triển không? Chắc chắn là được. Nhưng làm thế nào để có môi trường tốt? Phải bắt đầu từ bản thân mỗi chúng ta thôi, từ hôm nay, bây giờ, thì dần dần sau này con cháu mới có nền tảng để phát triển tiếp, đúng không?

Con đường của Ba Lan chính là ở chỗ đó.

Phan Châu Thành

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2023 lúc 1:18am

Ðợi Em Thắp Hương

*****

Ðợi em thắp một nén hương

Cùng anh đi nốt đoạn đường dở dang

Ðợi em khi khói hương tàn

Quên tình xưa để sang ngang tình này.

      Thái-chồng tôi- mất được 2 năm, suốt thời gian này Du thỉnh thoảng đến nhà tôi để thăm hỏi an ủi hay giúp đỡ tôi việc nọ việc kia. Không còn Thái nhưng tình bạn vẫn còn đây...

      Du là bạn thân của Thái từ hồi cả 2 còn niên thiếu, học cùng trường và lớn lên cùng vào quân ngũ. Sang Mỹ gặp lại nhau tình bạn lại tiếp nối, một tình bạn như tình thân thuộc.

      Hôm nay anh đến, tôi tiếp trà anh nơi phòng khách. Du bỗng có vẻ nghiêm trang khác thường:

- Anh muốn cầu hôn em!

      Tôi biết trước điều này sẽ xảy ra, không vì nhận thấy tình cảm nơi Du khi anh tận tình chăm sóc tôi, mà vì trước khi mất chồng tôi đã mong ước thế. Thái đã trăn trối với tôi khi anh kiệt quệ nằm trên giường bệnh:

- Du là người đàn ông tốt, anh đã gởi gấm em cho Du. Em còn trẻ cuộc sống không thể dừng lạỉ.

      Thái thế nào Du cũng thế ấy, họ thân nhau nên tính cách khá giống nhau. Thời gian qua tôi cũng cảm mến Du nhưng vẫn ngại ngùng hỏi lại:

- Hình như có cô nào làm cùng văn phòng bảo hiểm với anh, cô yêu anh lắm?

- Không biết ai đồn mà đúng thế, cô Ý Nghĩa một nhân viên của anh, cô ấy yêu anh nhưng anh thì không.

- Anh cầu hôn em có phải vì lời gởi gấm của anh Thái, vì lời hứa với bạn anh không?

Du khẳng định:

- Vì Thái và vì anh cũng yêu em.

      Thái là người chồng quá tử tế bao dung, cưới nhau xong tôi mới biết mình không có khả năng sinh đẻ, Thái vẫn chấp nhận sống bên tôi, anh nói chỉ cần tình yêu của tôi là đủ cho anh hạnh phúc cuộc đời. Tôi nghiệp Thái đến chết vẫn còn lo cho vợ, anh sợ tôi bơ vơ không chồng con, không người thân bên cạnh, với anh tôi luôn là một phụ nữ yếu đuối cần được chở che.

Tôi cảm động nhìn Du:

- Em cũng qúy mến và biết ơn anh đã giúp đỡ em bấy lâu nay nhưng...

Du sốt ruột:

- Em đừng vòng vo. Em có đồng ý không?

- Anh biết rồi đấy, anh Thái đối với em quá tốt, để tang Thái cả đời cũng chưa đủ. Ngày anh Thái mất em đã thắp hương nói với vong linh anh Thái là em không muốn đi thêm bước nữa, mà nếu có thì cũng sau 5 năm để tang chồng.

- Nghĩa là nếu em đồng ý lấy anh, anh phải đợi 3 năm nữa?

- Chúng ta vẫn cưới nhau nhưng anh hãy xem em như người bạn chung nhà cho đến khi đủ 5 năm. Ðược không?

Du mỉm cười đầy tự tin:

- Anh đồng ý. Vở kịch này cũng thú vị lắm. Chúng ta là vợ chồng hình thức bên ngoài nhưng bên trong nhà thì khác phòng ngủ, khác giường chiếu chứ gì. Ít ra cũng làm vừa lòng em và Thái yên lòng vì đã có anh bên em.

      Du và tôi cưới nhau, Du dọn về ở chung nhà với tôi vì tôi muốn sống bên những kỷ niệm cũ với Thái trong căn nhà này. Nhà rộng 3 phòng, mỗi người một phòng, chung nhà nhưng 2 phòng cách biệt.

      Tôi luôn tạo khoảng cách cho Du đừng tưởng bở mà làm tới. Mỗi khi ánh mắt anh lạ lạ nhìn tôi chan chứa tình là tôi làm mặt nghiêm trang và răn đe:

- Là bạn thôi anh nhé.

Và tôi về phòng riêng đóng cửa lại, Du lủi thủi đi về phòng của mình.

      Có những đêm khuya tôi trăn trở khó ngủ, hé cửa nhìn sang phòng bên ấy thấy còn ánh đèn thao thức, tôi lại chùm chăn gối để không nghĩ đến Du và cố dỗ giấc ngủ muộn màng.

Có chiều ngoài trời mưa gió Du đã ỡm ờ:

- Không biết mưa gió thế này tối ngủ có ai sợ ma và sợ lạnh không nhỉ?

- Ðừng mong lung lay em nhé Du. Em biết trong nhà có người đàn ông yêu thương và che chở mình thì còn sợ gì nữa.

      Du đã tôn trọng tôi không đòi hỏi gì thêm. Du giỏi làm việc vặt, anh biết sửa chữa dụng cụ máy móc và kiêm luôn đủ thứ sửa chữa trong nhà.

      Tôi cũng là một người vợ đảm đang của anh, nấu những bữa cơm ngon, giặt giũ áo quần và dẹp dọn phòng ngủ chăn gối cho anh luôn tinh tươm sạch sẽ.

      Từ khi Thái mất tôi đã không dám mở xem những loại phim tôi ưa thích là phim kinh dị và phim hình sự điều tra vụ án. Bây giờ có Du buổi tối tôi tha hồ mở you tube xem loại phim này. Không hiểu sao một người nhát gan yếu bóng vía như tôi lại mê những loại phim khủng bố tinh thần mình như thế.

      Có Du căn nhà ấm cúng vui tươi hẳn lên. Tôi và Du đi đâu cũng có đôi, khi đi chợ, đi phố mua sắm hay đi chơi gần, chơi xa.

      Chúng tôi là cặp vợ chồng đầy đủ bổn phận cho nhau ngoại trừ chuyện gối chăn.

Họ hàng, bạn bè ai cũng khen chúng tôi đẹp đôi hạnh phúc.

*****

4761%201%20DoiEmThapHuongBTTD

Thấm thoát đã 1 năm trôi qua.

      Sáng nay thứ bảy không phải đi làm nhưng tôi vẫn thức dậy sớm vì giấc ngủ chập chờn lo âu tối qua. Không hiểu tâm trạng Du thế nào mà sáng nay anh không dậy sớm như mọi khi.

      Tối qua sau khi xem phim xong tôi về phòng ngủ, Du đã đợi tôi ở cửa phòng và bất chợt ôm lấy tôi, lần đầu tiên kể từ khi cưới nhau anh đã ôm hôn tôi nồng nàn như thế. Người tôi run bắn lên một rung cảm tuyệt vời nhưng tôi đã kịp tỉnh táo nhớ đến lời hứa trước bàn thờ Thái trong khói hương. Tôi vung người thoát ra khỏi vòng tay của Du và gương mặt lại lạnh lùng băng giá:

- Anh phải tôn trọng em. Chúng ta vẫn là bạn.

      Du lặng lẽ đi về phòng không nói lấy một lời dù biện hộ hay xin lỗi. Thế mà suốt đêm tôi đã mất ngủ, nghĩ về Du, thương Du với chút ân hận mình đã làm. Tại sao tôi lại cứng ngắc đến thế, tại sao tôi không cho anh chỉ một nụ hôn? trong khi Du đã rộng lượng đồng ý lấy tôi và chờ đợi những 3 năm nữa.

     Tôi ra vườn sau hái vài nụ hoa hồng mới nở mang vào nhà cắm trên bàn thờ Thái. Hoa tươi đây anh, lòng em vẫn hướng về anh dù bất cứ hoàn cảnh nào. Tôi thì thầm với hình ảnh Thái trên bàn thờ để không nghĩ đến điều gì khác.

     Tôi dự định khi Du thức dậy sẽ rủ anh ra ngoài ăn sáng để làm huề, thậm chí tôi sẽ xin lỗi anh.

Nhưng Du xuất hiện với chiếc va ly làm tôi sững sờ ngạc nhiên:

- Anh đi đâu?

Du lửng lơ:

- Anh ra đi. Sau chuyện đêm qua anh cảm nhận thấy em không hề yêu anh. Em lấy anh chỉ vì em sợ ma, em cần có người sống chung cho vui nhà vui cửa, để em tha hồ yên chí xem phim ma, phim hình sự vụ án ly kỳ rùng rợn và em cần người làm việc không công cho em, nào cắt cỏ, đổ xăng, sửa chữa bao việc vặt!

- Kìa anh, sao lại nói thế, em chỉ thực hiện lời hứa để tang 5 năm với vong linh anh Thái.

- Thái mất 2 năm anh mới cầu hôn em, và 1 năm qua anh đã tôn trọng lời hứa của em. Anh chợt thấy chúng ta không còn nhiều thời gian tuổi trẻ để mà phí phạm nữa, em đã ngoài 40 và anh thì đã 50 tuổi. Tại sao lại lãng phí thời gian hạnh phúc đáng lẽ ta được hưởng?

Du chán nản ngồi xuống ghế nói tiếp:

- Anh muốn nói hết những suy nghĩ của mình. Em dở hơi lắm, tự nhiên bày ra cảnh khấn vái lời thề và chui đầu vào cái bẫy của chính mình, làm khổ lây tới anh... Em xinh đẹp thế kia, em là mâm cao cỗ đầy ngon lành thế kia, mà bắt anh chỉ nhìn ngắm chứ không được ăn không được nếm mùi vị nào, thà rằng anh đi tìm cô Ý Nghĩa ở văn phòng bảo hiểm, người luôn yêu thương và sẵn sàng mở rộng vòng tay chào đón anh, cô Ý Nghĩa không đẹp bằng em, cô là món quà quê giản dị, thí dụ như gánh bún riêu đi. Thà rằng anh ăn một tô bún riêu với chanh ớt, mắm tôm, rau thơm kinh giới và no lòng với mùi vị bình dân ấy còn hơn là nhịn đói nhịn thèm ngắm nhìn mâm cỗ ngon của em thêm 2 năm nữa. Anh đi đây!

Du đứng phắt dậy, tôi thảng thốt kêu lên:

- Anh ơi!

- Gì nữa? xe em anh đã đổ đầy bình xăng rồi, cỏ đã cắt xong hôm qua rồi, cái đèn trong garage anh đã thay rồi, cái cổng hàng rào anh đã sửa rồi. Em cứ xài đi nếu cần thì nhắn anh đến giúp, anh vẫn là bạn thân của thằng Thái. Anh đi đây.

- Anh ơi!

- Gì nữa?

- Ðợi em thắp một nén hương..

- Lại thắp hương, lại có lời thề khác nữa hả?

Tôi lao tới ôm chặt lấy Du và thổn thức:

- Vâng, vâng, em hiểu rồi. Anh đợi em thắp hương. Ðã thắp hương thề thì phải thắp hương... giải lời thề anh ạ!

      Tôi thắp lên một nén hương thơm và bình hoa tươi vừa mới hái sẽ chứng minh cho tâm tình tôi với Thái. Tôi thì thầm khấn những lời chân thật nhất, mong Thái sẽ vui lòng.

Du tươi cười nói với tôi:

- May quá, cám ơn em đã thắp hương giải lời thề. Thái đang mỉm cười nhìn chúng ta thật sự là vợ chồng từ ngày hôm nay kìa.

Và Du tinh quái nhìn tôi:

- Anh tự tin là sẽ đốt ngắn thời gian, sẽ làm em bỏ cuộc nên mới nhận lời hứa với em chờ đợi thêm 3 năm nữa đó, cho dù em có cố gắng đóng kịch ra vẻ lạnh lùng cứng rắn với anh, lần này thì em đã thua.

- Là sao?

- Là anh giả bộ xách valy ra đi thử em yêu anh đến đâu. Yêu anh, nhưng em quá yêu thương và cảm phục Thái nên muốn để tang trả nợ ân tình Thái. Em yêu cả 2 người đàn ông và 2 người đàn ông này đều yêu em.

- Chứ không phải là anh chán nản không chờ đợi được nên xách valy tính về với cô Ý Nghĩa nhân viên của anh hả?

- Cô Ý Nghĩa yêu anh nhưng đâu có dại khờ mà chờ đợi bóng chim tăm cá như anh, cô ấy lấy chồng ngay khi anh lấy em và đã nghỉ làm từ lâu rồi.

Du ôm tôi thật chặt và cúi xuống gần khuôn mặt tôi:

- Bây giờ cho phép anh hôn em không?

Tôi say đắm tận hưởng nụ hôn tình của Du.

Hôm nay mới thật sự là ngày cưới của chúng tôi.

(Theo câu chuyện Ðỗ Dung kể)

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2023 lúc 9:00am

Văn THƯ GỬI VỀ KBC KHÔNG BIẾT SỐ TT - 30-04-2015    <<<<<<

Văn%20THƯ%20GỬI%20VỀ%20KBC%20KHÔNG%20BIẾT%20SỐ%20TT%20-%2030-04-2015%20-%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Apr/2023 lúc 9:11am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2023 lúc 11:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2023 lúc 1:30pm

Thằng đi mất biệt


Viet%20tu%20chien%20truong%2002Sáng nào, nếu trời không mưa, bà Hai cũng vắt cái khăn rằn lên vai, chụp cái nón lá đã tưa vành lên đầu, xách giỏ trầu đi ra phía vàm rạch trèo lên mô đất cao, ngồi chồm hổm vừa nhai trầu vừa nhìn qua bên kia sông, nhìn miết.
Mô đất nầy, cách đây hơn ba mươi năm – hồi thời kháng chiến chống Tây – chính tay bà và đồng bào trong xóm đã đắp lên làm ụ súng cho du kích bắn tàu Tây chạy ngoài sông Cái. Hồi đó, mô đất cao lắm. Bây giờ nó đã mòn lần nhưng vẫn còn đủ cao để bà Hai, dầu ở vị trí ngồi, vẫn nhìn thấu tuốt qua bên kia sông. Bên kia sông là quận Gò Keo, ở đó có sở cao su của Năm Lượm, em út của bà. Bà còn nhớ rõ như in : « Hồi nẳm, thằng Lượm làm cặp-rằng trong sở cao su của thằng tây Mi-Sên. Kế đến tây rút đi –đâu hồi một ngàn chín trăm năm mấy gì đó- thằng Mi-Sên kêu bán rẻ lại cho thằng Lượm. Thằng hên ! Nó bán đi phần ruộng ông già để lại cho nó rồi chạy thêm mớ nợ, mua trọn gói sở cao su ! Vậy rồi nó giàu ngang, mới tức cười ! » Thường thì kể đến đây bà Hai hay ngừng lại để xỉa cục thuốc qua lại mấy lần rồi mới nói tiếp ; « Bây coi ! Hồi thời ông gì đó, chỉ có Út Lượm là sắm được chiếc ca-nô tổ chảng, chạy lên chạy xuống tỉnh hà rầm. Lâu lâu còn cho mấy ông lớn mượn đi bắn le le nữa ! Hồi ông nhà tao còn sống, nó hay lái ca-nô qua đây nhậu với ổng. Mẹ ! Mỗi lần ca-nô nó vô tới đầu vàm rạch là nó hú còi nghe điếc con ráy, còn làm nổi sóng cho nước phóng lên bờ, bà con trong xóm ai cũng hay là có ông Út qua ! » Bà thường ngừng ở đây để cười khịt khịt mà nghe sung sướng ở trong lòng, bởi vì trong ba thằng em trai, bà Hai thương thằng em út nầy nhứt. Bà hay nói : « Thằng Lượm tuy ít học hơn hai anh của nó nhưng bụng dạ nó tốt lắm. Ăn ở có nhơn nên dân thợ trong sở cao su ai cũng thương. Hồi giàu lên rồi, nó cũng không quên ai hết. Như anh Ba của nó đi tập kết đâu tuốt ngoài bắc viết thơ về gởi gắm hết người nầy tới người kia cho nó, vậy mà nó cũng lén nuôi đàng hoàng. Còn thằng anh Tư của nó theo bên vợ làm thầy giáo ở Cần Thơ muốn mở trường tư thục gì gì đó, nó cũng mang tiền xuống giúp. Thằng tốt ! »
Trong làng Bình Quới nầy ai cũng biết vụ bà Hai ngày ngày ra ngồi trên mô đất nhìn miết qua bên kia sông. Chuyện xảy ra sau ‘giải phóng’, từ ngày người con trai út của bà, tên Trực, ở Sài Gòn về thăm bà và để cho hay là vợ con của Trực đã theo tàu hải quân di tản rồi, còn Trực thì phải lo khai báo với chánh quyền mới để có giấy tờ hợp lệ bởi vì Trực là sĩ quan của chế đõ cũ. Trực nói : « Chừng có giấy tờ, con về đây ở với má. Chắc chừng vài ba bữa nửa tháng, hà ! » Nghe vậy, bà Hai rất vui, têm trầu ăn liền liền ! Bà nói : « Tao chỉ có hai thằng con, mà Trời thương, thằng nào cũng được hết. Thằng Cang -thằng lớn- đi lính quốc gia. Nghe nói nó đánh giặc gan lỳ. Vậy mà không bao giờ nó nói động tới thằng cậu Ba nó ở ngoài kia. Còn thằng Trực – thằng út – thì thông minh học giỏi, vậy mà sau khi anh hai nó chết trận ở Công-tum Công-tiết gì đó, nó đang học đại học cũng bỏ học đi lính nói để trả thù cho thằng anh ! » Bà hay ngừng một chút rồi mới nói tiếp, như để kết một câu chuyện : « Bây giờ thì hết giặc rồi. Vài bữa thằng Trực về đây, tao sẽ chỉ nó lo chăm sóc cây trái vườn tược thế cho con Tư để con nhỏ còn đi lấy chồng chớ ! » Nói như vậy bởi vì mấy năm gần đây, từ ngày ông Hai nằm xuống, bà Hai hay ngã bịnh bất thường nên người em bà con ở bên quận gởi đứa con gái là cô Tư – ba mươi tuổi, chưa chồng – qua ở với bà để lo cơm nước vườn tược v v… Cô Tư kêu bà bằng Dì.
Sau khi Trực trở về Sài Gòn, một hôm, đò ngang từ bên quận Gò Keo qua làng Bình Quới ngừng lại trước nhà bà Hai thả xuống một ông già lưng mang ba-lô, ốm nhom đen thui đầu bạc trắng. Người lái đò chỉ tay nói lớn : « Ông đi thẳng vô trong, cái nhà gạch nền đúc đó, đó ! » Nghe lao xao, cô Tư nói : « Dì Hai ! Dì Hai ! Có ai kìa ! » Bà Hai nheo mắt nhìn : má bên trái của ông già có một nút ruồi với một sợi râu lăng quăng. Bà rớt nước mắt : « Mầy còn sống hả Ba ? » Vậy là hai chị em gặp lại nhau, vẫn nhìn ra được nhau sau hơn hai mươi năm xa cách ! Út Lượm hay tin cũng xách ca-nô chạy qua thăm anh Ba, tủi tủi mừng mừng. Cô Tư dầu chưa biết ‘ Cậu Ba ‘ là ai nhưng trước cảnh gặp nhau đó, cô cũng nghe xúc động nước mắt chảy quanh….Sau đó, để hàn huyên cho đã, nên ông Ba dự trù ở lại chơi thêm năm bảy hôm.
Bữa nọ lối mười giờ sáng, có tiếng ca-nô chạy xộc vô rạch. Thằng Kiên, con Út Lượm, u vào nhà, vừa thở vừa nói : « Con qua rước bác Ba về can thiệp gắp vụ nầy : họ đang kiểm kê để tịch thâu sở cao su ở bển đó ! » Ông Ba cười : « Bây làm gì như Mỹ bỏ bom vậy ? » Rồi quay qua bà Hai : « Chị để em qua bển một chút. Em nói mấy tiếng rồi về, hà ! Biểu con Tư nó nấu cho em miếng cháo gà ăn chơi ! » Rồi ông xuống ca-nô qua quận. Bà Hai ở nhà đợi em. Càng lúc càng trưa, rồi đứng bóng, rồi xế bóng. Chừng đó mới thấy một chiếc xuồng nhỏ, với tiếng giầm khua nước lách chách, đâm đầu vào chân cầu thủy tạ trước nhà, ông Ba lò dò bước lên. Bà Hai và cô Tư chạy ra bươn bả : « Ủa ! Sao vậy cậu Ba ? Còn ca-nô đâu ? » Ông Ba lắc đầu : « Tụi nó kiểm kê luôn rồi ! » Bà Hai thở hắt ra : « Còn thằng Út ! » Ông Ba cười như mếu : « Nhờ nó có công nuôi cách mạng nên mấy đồng chí đó giữ nó lại làm trong tổ kế hoạch, làm tổ viên thôi nhưng cũng có lương. » Bà Hai phun cốt trầu nghe cái phẹt : « Hứ ! Đồng chí với đồng rận ! Lương với lậu ! » Bà ngừng ở đó, nhai miếng trầu trong miệng như nhai cái tức ở trong lòng. Một lúc, bà mới nói : « Tao tưởng mầy đi theo tụi nó mấy chục năm để làm được cái giống gì, té ra mầy cũng trớt quơ cũng bạch tuộc như mấy thằng cô hồn trôi sông lạc chợ chớ có hơn gì đâu ? Hỏi chớ mầy đi theo tụi nó chi lâu vậy ? » Ông Ba đốt điếu thuốc rồi ngồi bập liên miên, làm như khói thuốc có thể che cho ông đỡ ê mặt ! Bà Hai xỉa cục thuốc qua lại, ấn mạnh vô răng như muốn kỳ cọ cho cái ‘lớp tức’ nó bong ra ! Một lúc sau, bà nói với cô Tư, giọng thật trầm tĩnh : « Tư ! Mầy đẩy xuồng trong xẽo ra đưa cậu Ba qua sông, đi ! » Cô Tư nhìn bà, ngạc nhiên. Nhưng người ngạc nhiên nhứt là ông Ba. Ông nuốt nước miếng rồi mới nói được : « Bộ chị đuổi em hả chị Hai ? » Bà Hai tằng hắng : « Tôi đâu có đuổi !Ai mà dám đuổi cách mạng ! Tôi… mời cậu ra khỏi nhà, chớ ở lại đây, thiên hạ cười tôi thúi mặt sao cậu ? » Ngần ngừ một chút như định nói gì, nhưng rồi ông Ba lẳng lặng xách ba-lô cuối đầu đi thẳng ra bờ rạch, bước xuống xuồng mà nghe như trời đất ngã nghiêng chao đảo….
Thằng em đi rồi, bà Hai như người mất hồn. Tối ngày làm thinh, ngồi bó gối trên bộ ván nhỏ kê ngoài hàng hiên, vừa ăn trầu liên miên vừa nhìn đăm đăm ra phía rạch như đợi như chờ cái gì. Thấy kỳ, cô Tư hỏi : « Bộ đợi ai sao dì Hai ? » Một lúc, bà mới trả lời : « Tao đợi thằng Trực ! Nó nói nó đi năm ba bữa gì đó là về. Vậy mà đã hơn con trăng rồi sao hổng thấy bóng dáng gì hết » Rồi bà lầm bầm : « Thằng ! Đi mất biệt ! » Cô Tư nói : « Con nghe nói… » Rồi ngừng ngang. Cô định nói là cô có nghe nói sĩ quan chế độ cũ đều bị đi cải tạo, chắc giống như đi ở tù… nhưng cô sợ dì Hai hết hồn nên cô bỏ lửng câu nói. Trong nhà, ngoài cô Tư ra, ông Út Lượm – lúc nầy lâu lâu chèo xuồng qua thăm chị Hai – cũng biết vụ ‘cải tạo’ nhưng ông không dám nói cho bà chị biết. Vì vậy, bà Hai cứ ngày ngày ngồi đợi thằng con. Và trách : « Thằng đi mất biệt ! »
Mới đầu, bà còn ngồi chờ trên bộ ván hàng hiên. Thời gian sau, khi trời nắng ráo, bà hay đi tuốt ra ngoài vàm rạch lên ngồi trên mô đất để có thể nhìn thẳng qua bên kia sông. Như vậy, ‘ khi nào thằng nhỏ nó về, mình thấy nó từ đằng xa, nó có đi đò, trong đám đông mình cũng nhìn ra được nó liền hà !’. Vậy rồi ngày ngày bà ra ngồi trên mô đất, như một pho tượng. Thiên hạ trong làng đi ghe đi xuồng ngang qua, có hỏi thì bà trả lời, lúc nào cũng chỉ có một câu : « Ợ… Tao đợi thằng đi mất biệt ! » Không ai ngừng lại để hỏi tiếp coi ‘ Thằng đi mất biệt ’ là ai ? Riết rồi thành quen nên lâu lâu nghe có người chèo ngang qua hỏi cho lấy có : « Đợi thằng đi mất biệt hả bà Hai ? » Rồi đi tuốt….
Cái mô đất bà ngồi, bây giờ láng cón. Cỏ dại chỉ mọc cao ở dưới chân, bao quanh giống như một hàng rào. Người mẹ đợi con đó ngã bịnh rồi chết, hai năm sau. Bà nhắm mắt mà trong lòng chắc vẫn trách thằng con sao đi mất biệt. Lúc hấp hối, bà Hai còn rán thều thào : « Bây chôn tao ở đầu vàm cho tao thấy thằng Trực trở về…. »
° ° °
‘ Thằng đi mất biệt ’ được thả về sáu năm sau, nhờ học tập tốt. Đi đón Trực ở bến xe đò quận Gò Keo là ông Ba và ông Út. Ông Út, vì rầu sự nghiệp nên già khú, vẫn là công nhân nhà máy cao su. Ông Ba về thọ tang bà Hai rồi ở lại luôn Bình Quới để giữ ‘đất đai ông bà’ kẻo ‘mấy thằng ác ôn nó quen thói côn đồ đớp hết của người ta’, ổng nói như vậy ! Bây giờ, ông Ba hay cười gằn, cầm cây rựa quơ quơ : « Tụi nó có muốn vô nhà nầy phải bước qua xác của tao, nè ! »
Hai ông đưa Trực ra đầu vàm thăm mả bà Hai nằm cách mô đất không xa. Sau khi thắp nhang vái lạy, ông Ba kể cho Trực nghe chuyện bà Hai ngày ngày ra ngồi trên mô đất để trông ‘ thằng đi mất biệt ’. Trực ngồi thụp xuống, úp mặt vào hai tay khóc ngất. Ông Ba chấp tay nói như nói trước mặt người chị : « Chị Hai ơi ! Thằng đi mất biệt của chị, nó về rồi nè ! » Bỗng, mặt ông nhăn nhúm lại, giọng ông cao lên : « Mà… thằng Trực đâu phải là thằng đi mất biệt đâu, chị Hai ! » Rồi ông nấc lên, vứa đấm vào ngực vừa la lớn : « Em mới là thằng đi mất biệt đây, chị Hai à ! » Ông quì xuống ôm lấy mộ bia, gục đầu lên đó, nức nở. Cái đầu tóc trắng lắc qua lắc lại, nói lên tâm tư của một người không tìm ra đáp số cho bài toán khó.
Ông Út khom xuống, đặt tay lên vai anh bóp nhẹ : « Anh Ba à ! Anh nói được như vậy là anh đã thấy con đường về rồi đó, anh Ba ! »

Tiểu Tử

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.912 seconds.