Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2022 lúc 11:24am
Nỗi nhớ mùa đông

Chùm%20ảnh:%20Sài%20Gòn%20thỏa%20"cơn%20khát"%20mùa%20đông

Cái không khí lạnh từ phương bắc ùa về bất chợt, khiến cho dân Sài gòn phải co ro khi màn đêm buông xuống, vùng đất này đã từ lâu chỉ thuần hai mùa mưa và nắng , do vậy mà năm ấy tôi mới biết thế nào là cái lạnh thật sự của mùa Đông .

Nhìn tờ lịch treo trên tường đã là hai mươi bốn tháng mười hai, vậy là một mùa Noel lại về với quê hương trong thời chinh chiến, tuy sống trong thủ đô nhưng hàng đêm tôi vẫn nghe tiếng súng đì đùng từ xa vang vọng về, thỉnh thoảng dỏi mắt về phía xa xa nơi tiền tuyến, thấy những đóm mắt hỏa châu soi sáng trong đêm trường khiến tôi có cái cảm giác man mác buồn và bất an trong lòng khi quê hương vẫn còn tràn lan cơn binh lửa .

* * *

Buổi học sáng hai mươi bốn nọ tôi thấy sao thời gian dài lê thê, bởi cả đám bạn tôi không kể lương hay giáo, chúng tôi hẹn cùng nhau đêm này phải ra trung tâm Sài gòn để xem cái không khí đêm giáng sinh ở Nhà thờ Đức bà ra sao thay vì hưởng Noel nơi vùng ven đô như mọi năm .

Không biết có phải vì háo hức mong cho cuộc vui mau đến hay chăng, mà mấy nàng trong nhóm của chúng tôi chểnh mãng việc học, các cô nàng cứ châu đầu vào nhau to nhỏ bàn bạc khi đêm về sẽ mặc quần áo , giày dép và trang điểm ra sao. Lúc bày trên bục giảng thầy Khoa đang say xưa giảng bài, bổng dưng có tiếng khúc khích cười từ "Xóm nhà lá" nơi cuối lớp vang lên, khẻ châu mày thầy Khoa ném cái nhìn qua đôi mục kính, thấy các cô nương đang " họp chợ" thầy bèn gỏ mạnh cây thước kẽ trên bàn, âm thanh vang dội khiến các cô nàng hốt hoảng im thin thít , chỉ cây thước kẽ về phiá mấy " bà tám" thầy Khoa nói :

- Nè nè mấy em ngồi chổ bàn của em Nhàn lên hết trên đây cho tui, giờ học không lo nghe tui giảng bài mà nói chuyện rân trời ai chịu đời cho thấu.

Cả bầy " Thiên nga " lần lượt đứng xếp hàng nơi bục giảng, gương mặt các nàng lúc này chẳng nàng nào có mùa xuân, thầy Khoa cất giọng hỏi :

- Đâu nãy giờ nói gì với nhau đâu, kể cho tui nghe coi, phải nói cho đúng sự thật nghe, cố tình nói sai là tui giải giao các em cho thầy giám thị tính sổ với mấy em luôn.

Con Nhàn là cái đứa trong nhóm "xóm nhà lá" đồng lòng tôn là bậc đàn chị của nhóm, có lẽ vì cái danh vị này nên Nhàn vội lên tiếng trả lời :

- Thưa thầy ! Tụi em... Tụi em...

Thấy thái độ rụt rè của con Nhàn thầy Khoa mĩm cười và nói :

-Tụi em...Tụi em đang bàn chuyện đi chơi đêm nay đúng không ?

Như sắp chết đuối mà vớ được cái phao, Nhàn không xác nhận đúng sai mà nó hỏi vặn lại thầy Khoa:

-Ủa sao thầy hay quá vậy , chuyện gì thầy cũng biết hết trơn .

Thầy Khoa cười to lên khiến cái kiếng đang nằm trên sóng mũi giật giật lên theo tiếng cười của Thầy, đợi cho cảm xúc lắng xuống thầy Khoa mới nới :

-Tui cũng từng mang tâm trạng như các em thôi, ngày trước mỗi lần đến Noel,cái không khí chộn rộn của phố xá nó lây lan vô không khí của học đường, tui cũng từng bị thầy bắt tại trận như các em hôm nay. Vì tính chất quan trọng của bài tui đang giảng mong các em chăm chú nghe để làm bài cho tốt, tôi tha cho các em lần này, nên nhớ không có lần sau đâu nhé.

Được thầy tha cho một bàn thua trông thấy nên cả đám con gái "tội đồ" này cùng đồng thanh la lên:

-Chúng em cám ơn thầy ạ !

Như muốn tạo không khí vui vẻ cho buổi học,thầy Khoa nói đùa theo:

- Thôi được rồi, tui lấy cám nuôi heo còn ơn thì trả lại cho mấy người đó.

Sau câu nói của thầy cả lớp cười vang lên khiến cho buổi học hôm ấy đã hằn in lên trí nhớ chúng tôi chắc chẳng bao giờ phai nhạt.

* * *

Trời về khuya gió lạnh thổi thốc từng cơn, trên đường xe cộ đông đúc, khách bộ hành phải chen chúc nhau trên vỉa hè, nam thanh nữ tú cặp kê cùng nhau đến nhà thờ để mừng thánh lễ, không khí thật vui và đầy màu sắc, chúng tôi cũng từng cặp, chở nhau bằng xe đạp, đoạn đường từ chợ Gò vấp để ra được đến nhà thờ Đức Bà phải qua nhiều dốc, cái dốc mệt nhất là dốc cầu Bông vì nó cao hơn những cái dốc khác trên suốt con đường chúng tôi đi, sau lưng tôi trên cái "bọt ba ga" là con Nhàn, hôm ấy Nhàn vẫn mặc cái áo dài trắng như những hôm đi học, cũng may Nhàn có thân hình mảnh mai nên cái thân ròm của tôi cũng bớt mệt nhọc khi đưa nàng đến nơi, tội nghiệp nhất là Thằng Xuân nó kết thân với con Xinh từ lâu, hai đứa thật xứng đào xứng kép, thằng Xuân thân hình bệ vệ còn con Xinh thì thân hình hơi đẫy đà nên khi chở con Xinh đến nơi thì cái áo của thằng Xuân ướt nhẹp như vừa mắc phải cơn mưa giữa mùa đông giá buốt, đang hổn hển thở vì mệt nhưng khi nghe con xinh thỏ thẻ hỏi :

-Anh Xuân chở Xinh có mệt lắm không?

Không cần hỏi chỉ cần nhìn gương mặt thằng Xuân thì tôi cũng có câu trả lời rồi, nhưng khi nghe nó trả lời với con Xinh thì trong bụng tôi nói thầm " Thằng quỷ Xuân này dóc tổ ", nhưng lúc này tôi mới nghiệm ra sức mạnh của tình yêu là đây .

- Ối xời , Xuân chở Xinh đi cùng trời cuối đất cũng chẳng biết mệt là gì, ba con dốc lẻ lẻ như dốc cầu Bông ở Đakao nhằm nhò gì .

Nghe Xuân nói vậy . Xinh lấy làm vui ra mặt,nó mở cái bóp lấy cái khăn mù xoa màu hồng thơm mùi nước hoa thật ngọt, nó chậm những giọt mồ hôi còn đọng trên gương mặt thằng Xuân, Tôi thấy hai đứa thể hiện tình cảm dành cho nhau thật nồng nàng và sâu lắng, tôi thầm ước ao sao Nhàn không có cái cử chỉ chăm sóc mình như con Xinh đối với thằng Xuân nhỉ , sau này thì tôi mới biết hai đứa tôi tuy có cảm tình cùng nhau nhưng chưa ai dám thố lộ công khai, Nhàn thì e ấp còn tôi thì đúng là " Thỏ đế " nên tình cảm chúng tôi nó cứ như lục bình trôi sông .

* * *

Gửi xe xong chúng tôi cùng nắm tay nhau rảo bước đến nhà thờ, trong đầu tôi chợt nhớ những bản nhạc tình trong mùa Noel ...

" Chúa ơi ! Con là người ngoại giáo , trót yêu , yêu một người có đạo ..."

" Chắp tay con quỳ lạy chúa trên cao, tuy con sinh ra là người ngoại đạo, nhưng chủ nhật thường hay đi xem lễ ..."

Len lỏi qua những dòng người đông đúc, chúng tôi cũng vào được gần cửa chính của Vương cung thánh đường, đứng nép sát bên Nhàn hương thơm da thịt của nàng lan tỏa vào mũi tôi khiến tôi ngây ngất những tôi cố gắng kiềm chế những ý nghĩ đen tối vì mình đang cùng một con chiên của Chúa đang mừng thánh lễ chờ giờ phút thiêng liêng của đêm Chúa Giáng Sinh . Tôi chợt nhớ lại những bài hát trên diễn lại mối tình của người tuy khác tôn giáo mà chàng trai nọ thường xuyên đi lễ với người yêu sao giống tình trạng của tôi đêm Noel ấy vô cùng, nhìn lên bàn thờ tượng chúa trên Thập tự giá . Nhìn tượng chúa Hài đồng trong hang đá thật to , nhìn đức cha đang rao giảng các bài thánh kinh, nhìn những con chiên đang cung kính đã khiến tôi một người ngoại giáo cũng dâng lên một niềm tin dạt dào về tình yêu và những phép lạ của ngài ban cho loài người. Liếc nhìn Nhàn tôi thấy nàng như đang nguyện cầu cho người mẹ tật nguyền của mình được mãi mãi bình an trong vòng tay của Chúa, bất giác tôi cũng thầm nguyện cầu cho mẹ của Nhàn đươc nhiều may mắn để bù đắp lại khiếm khuyểt bà đang mang .

* * *

Tan lễ chúng tôi cùng nhau trở về, đến dốc cầu Bông xe đang bon bon đổ dốc, bổng đâu từ trong hẻm có hai tên nhóc tì phóng xe đạp tông ngay vào xe tôi khiến tôi té lăn bò càng trên đường, Nhàn thì may mắn hơn chỉ bị té nhẹ nên không mảy may gì cả chỉ tội cái vạt áo dài bị rách một chút.

Thằng Xuân đến đở tôi dậy nhưng chân tôi bị đau điếng phải bước đi khập khểnh, rốt cuộc Nhàn phải đèo tôi về, ngồi sau lưng nàng một lần nữa tôi " nghe " được hương thơm dịu mát của Nhàn, đã vậy Nhàn còn sợ tôi ngồi không vững nàng yêu cầu tôi quàng tay ôm qua hông nàng càng khiến tôi có cảm giác ngất ngay khó tả, lúc này tôi lại thầm cảm ơn hai tên nhóc kia đã vô tình tạo điều kiện cho tôi cái cơ hội ngàn năm một thuở này .

Nhưng ngồi sau để Nhàn chở tôi tôi thấy nó kỳ kỳ sao đó vì nó giống như cái "rờ mọt" đang kéo cái đầu xe .

Tiệc" rờ vi dông" ở nhà Nhàn kết thúc . Tôi ra về mà trong lòng vẫn còn vương vấn cái mùi hương trinh nguyên của người mình yêu mến .

* * *

Tôi nhập ngũ ra chiến trường, mùa Noel đầu tiên xa nhà tôi nhớ lắm gia đình , nhớ cô bạn học tên Nhàn đã có một đêm Noel ngọt ngào bên nhau năm nào, Đêm Noel đầu tiên ở chiến trường An Lộc, phía xa xa ngoài vành đai thị xã cũng râm ran tiếng súng , cũng Hỏa châu xoay ngang lưng trời , trong đơn vị tôi nằm ngủ cạnh hang đá do anh em đơn vị tự làm , cũng Chúa Hài đồng . Cũng máng cỏ . Thiên thần vây quanh, những dây đèn màu nhấp nháy liên tục nơi hang đá khiến tôi liên tưởng đến các vì sao trên trời cao đang soi sáng cho trần thế, và cũng để soi sáng cho những người yêu thương tìm đến để cùng nhau sống muôn đời bên nhau.


Hai Hùng SG

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Dec/2022 lúc 8:31am

Thư Gởi Papa NOEL! 

 Santa%20Claus%20-%20TV%20Tropes

Tâm với tay gỡ tờ lịch Tam Tông Miếu treo trên tường, nhìn ba đứa con đang chụm đầu vào cuốn báo quảng cáo đồ chơi mùa Noel.

     Trí 14 tuổi ít nói, Đức lên 10 nhỏ nhẹ nhưng dễ khóc còn bé Vân, gái út mới lên 5 nói líu lo như chim hót ...

Tâm tới gần hỏi :

- Các con đã viết thư cho père Noel chưa ? hôm nay là 10 tháng 12 rồi đấy!

Cả ba cùng ngước nhìn mẹ , lắc đầu.

Tâm tìm ba chiếc phong bì, đưa cho các con :

- Các con vào phòng viết nhanh lên . Lát nữa ba đưa mình đi chợ, trên đường sẽ ghé lại bưu điện gởi luôn cho papa Noël .

*

Trí nhìn Đức đang ngậm cây bút suy nghĩ , trong lúc đó thì bé Vân cặm cụi cắt hình ngôi nhà Barbie từ cuốn báo quảng cáo, cô bé mím môi cố giữ cho cây kéo không phạm vào ngôi nhà . Lấy được hình rồi bé Vân cầm cây keo chà chà trên trang giấy trắng, cẩn thận để ngôi nhà xuống, xoè bàn tay nhỏ xíu vuốt nhẹ nhẹ để chiếc nhà giấy dính chặt . Làm xong việc, bé cầm tờ giấy lên môi hôn nhẹ . Khi bắt gặp bốn mắt của hai anh đang nhìn nó mỉm cười , cô bé xụ mặt xoay lưng không thèm nhìn hai anh. Trí biết em gái mình chưa viết được nên dỗ dành :

- Bé Vân nè , em có muốn anh viết thư gởi papa Noel dùm em không ?

Bé Vân nhanh nhẹn quay lại nhìn anh, vui vẻ cười đưa hai chiếc răng cửa to như răng thỏ :

- Dạ ! anh Tri viết trên tờ giấy nào đi , em sẽ chép theo, em biết viết a, b , c .e.d.f ... mà!

Nói dứt lời Bé Vân đến bên cạnh anh :

- Anh viết theo ý em nha :

" Père Noel thương ,

Trong lớp cô giáo khen bé Vân giỏi nhất : đếm được từ 1 đến 100 . Bé Vân đọc và viết 24 chữ . Ở nhà bé Vân phụ mẹ dọn chén điã vào tủ .

Xin père Noel thưởng cho bé Vân ngôi nhà Barbie như hình bé gởi ! Cám ơn Père Noel nhiều lắm .".

Trí viết xong, đứng lên nhường ghế cho bé Vân ngồi.

Bé Vân nắn nót chữ to chữ nhỏ ngả nghiêng theo cặp môi của bé, Trí và Đức liếc mắt nhìn nhưng không dám lên tiếng bình luận gì. Trí đến gần cửa sổ nhìn đàn chim nâu đang tranh nhau ăn những trái pomme còn sót lại trên cành cây phủ đầy tuyết ở ngoài vườn, Trí thầm nghĩ :

- Mình chờ Tết Việt Nam ba mẹ lì xì cộng thêm tiền trong bụng con heo nữa mình mua sau vậy ! nhưng tội nghiệp cho em Đức...

Bé Vân cầm lá thư vừa nguệch ngoạc viết xong gọi anh :

- Anh Trí viết địa chỉ père Noel trên phong bì hộ em nghe ! Nhớ ghi địa chỉ nhà mình không thôi père Noel nhầm nhà khác , mất quà của em đấy!

Trí và Đức cùng cười :

- Bé Vân yên tâm , père Noel biết rõ hết tên tuổi nhà cửa của tất cả trẻ em trên trái đất nầy !

Bé Vân ngây thơ hỏi :

- Trái đất nầy lớn lắm mà làm sao père Noel đem quà cho cùng lúc trong một đêm hả anh ?

Tri suy nghĩ một chút rồi giải thích :

- Ông père Noel có phép lạ , với cái chuông "Bing bong" ông làm ngưng thời gian lại lúc ông đem quà!

Ngoài phòng khách có tiếng An gọi :

- Các con xong chưa đưa thư cho ba mẹ dán tem .

Bé Vân mở cửa, chạy nhanh trao phong bì cho ba. Tâm đứng cạnh chồng thúc hối :

- Các con mang giày , mặc áo lạnh vào đi chứ !

Tâm cúi xuống tìm đôi giày cao cổ rồi gọi bé Vân :

- Bé tới đây mẹ mang giầy cho .

Bé Vân lắc đầu :

- Con tự mang lấy một mình ! để Père Noel thấy con giỏi !

Tâm cố giữ gương mặt nghiêm nghị :

- Bé Vân ngoan nhất nhà mà ,thế nào père cũng cho quà .

**

An thận trọng lái xe vào bãi đậu của khu siêu thị Leclerc rồi tắt máy. Tâm mở cửa xe bước xuống kéo cao cổ áo lạnh quay lại nói với chồng:

- Anh dẫn các con vào trong chợ trước đi, em lấy một chiếc caddy sẽ vào sau !

Tâm đến chỗ chứa caddy . Vừa kéo chiếc xe ra, nàng nhìn thấy trong lòng caddy một tờ nhật báo gấp đôi , Tâm cầm lên định bỏ vào thùng rác, chợt một cái bóp đàn ông rơi xuống chạm chân nàng. Sững sờ giây lát, Tâm cúi xuống nhặt, tò mò muốn mở ra xem nhưng chợt thấy có người sắp đi tới nên Tâm gập lại, để vào lòng xe, dự tính khi vào chợ sẽ bàn với chồng giao cho nhân viên tiếp tân siêu thị gọi loa báo tin người bỏ quên.

Tâm đẩy xe, đi thẳng vào chợ, tìm gặp An và ba đứa bé đang đứng trước gian hàng bán đồ chơi trẻ em. Nàng kề tai chồng nói nhỏ :

- Có người bỏ quên cái bóp trên xe caddy, em cầm vào định đưa cho cô tiếp viên siêu thị nhưng em nghĩ chắc người nầy đã rời chợ rồi, hay là mình nên đem đến giao cho police (cảnh sát)

An nhìn chiếc bóp giây lát rồi đáp nhỏ:

- Mình cứ mở ra xem, biết đâu có địa chỉ điện thoại của họ , mình gọi báo như vậy nhanh hơn , mà họ cũng đỡ phải khai trình police em ạ.

Tâm lưỡng lự :

- Anh ra xe mình ngồi xem kín đáo hơn chớ mở ở giữa chợ rủi họ trở lại tìm, họ bảo mình ăn cắp , mình không đính chánh gì được !

An gấp tờ báo để kẹp chiếc bóp lại, nói đủ để Tâm nghe :

- Em và các con mua gì cứ mua , anh tìm được số điện thoại gọi họ xong anh vào ngay !

*

Khi đã ngồi trong xe rồi, An mở bóp ra xem : thẻ ngân hàng, thẻ khám bệnh , thẻ bảo hiểm ... Chàng đọc tên tự hỏi : sao giống tên quá vậy ? hay là...

An mở ngăn trong của bằng lái xe, nhìn tấm ảnh , rồi thảng thốt : Thôi đúng ông ấy rồi !

Nhìn xấp tiền 100 euro nằm đều đặn trong ngăn giữa, An chợt nghĩ : Chỉ cần vài tờ thôi mình sẽ mua được những món quà mà các con đang ước mơ !

Sự giằng co của lòng tham và việc thiện làm đầu An nóng bừng !

Vợ An thất nghiệp đã hơn một năm nay. Lợi tức hàng tháng trong nhà là số tiền 400 Euros mà nhà nước cho Tâm hưởng cùng đồng lương thợ cuả chàng , mà lại vừa phải trả góp căn nhà mới mua , cộng thêm tiền điện, nước, bảo hiểm, xăng nhớt xe cộ .... cũng chẳng còn lại bao nhiêu cho bốn miệng ăn .

Noël này An không biết làm cách nào để có thể mua quà cho các con như những năm trước ! Ừ ! dễ thôi mình lấy xấp tiền nầy , rồi liệng cái bóp vào thùng rác ... An vừa nghĩ vừa rút xấp tiền bỏ vào túi mình, gặp bóp lại kẹp vào tờ báo nhét dưới ghế xe đang ngồi định sẽ tìm một thùng rác công cộng vắng vẻ nào để liệng.

Nhưng chàng lại chợt nghĩ : mỗi lần gặp ông ta chắc chắn mình sẽ không dám nhìn thẳng vào mặt ông ấy ... Trong tâm trí An gương mặt của mẹ chàng hiện ra cùng với lời răn dạy : " đừng bao giờ lấy của ai dù một đồng xu, vì đồng tiền là mồ hôi nước mắt của người đó , nếu con lượm được tiền rơi ngoài đường con hãy mang cho người hành khất , đừng bao giờ đem về nhà con ạ !

An quyết định : trả lại tiền đã lấy về vị trí một cách thật cẩn thận.

*

An cầm tấm danh thiệp cuả ông Gilbert, bước xuống xe, tìm phòng điện thoại công cộng rồi nhấn số gọi . Bên kia đầu dây một người đàn bà tự giới thiệu là vợ ông Gilbert. An giải thích sự việc , bà rối rít cảm ơn và xin An vui lòng đợi chồng bà ngay trong khu chợ Leclerc vì ông Gilbert vừa lái xe ra khỏi cổng định đến khai báo với police, bà sẽ gọi ngay điện thoại cầm tay cho ông để báo tin.

An quay vào chợ gặp Tâm :

- Em ơi, của ông Gilbert ,ông chủ công ty anh !

Tâm nhanh nhẩu hỏi :

- Anh gọi điện cho ông ta chưa ?

- Xong rồi, anh vào báo tin cho em . Anh ra quán café ngồi chờ ! Thôi anh đi ra nghe!

An vào quán café ngay cổng ra vào, gọi một ly café nhỏ, chàng giở đọc tờ báo lướt qua tin tức của những trận đá banh trong khi chờ chủ công ty của chàng đến. Đây là lần thứ nhất từ hơn 15 năm vào làm việc tại cơ sở của ông Gilbert An mới có dịp gặp riêng ông ngoài những lần ông xuống thanh tra nhà máy với những lời chào hỏi lịch sự bình thường giữa người chủ và người thợ.

*

Nhìn thấy ông bà Gilbert từ ngoài vội vã đi vào, An rời ghế ra đón họ và lịch sự bắt tay chào rồi mời ông bà Gilbert ngồi. Sau khi cả 3 đã an vị, An cầm tờ nhật báo cùng chiếc bóp nhẹ nhàng trao cho ông Gilbert :

- Tâm, vợ tôi thấy trong xe caddy, chúng tôi định mang đến cảnh sát nhưng sợ rằng sẽ chậm nên chúng tôi đành mở bóp tìm số điện thoại hoặc địa chỉ để báo tin cho nhanh. Thật bất ngờ nó là của ông, xin ông xem lại coi có mất mát gì không ?

Ông Gilbert cầm chiếc bóp rồi nhanh nhẹn đáp:

- Tôi chân thành cảm ơn ông bà ! Ông cho phép tôi xem qua !

Mở bóp ra, khi nhìn thấy mọi thứ đều nằm đúng vị trí của nó, ông Gilbert gấp nhanh bóp lại và cất vào túi trong áo veste , hình như chẳng chút quan tâm gì đến những tờ giấy 100, nụ cười nở rộng trên môi :

- Ông cho chúng tôi gặp bà và các cháu để được nói vài lời cảm ơn !

An và vợ chồng ông Gibert đi một vòng tìm Tâm và gặp nàng tại quầy đồ chơi trẻ em. Chàng giới thiệu Tâm với ông bà Gilbert.

Sau khi đã thân mật chào Tâm, bà Gilbert bước tới cạnh bé Vân lúc này đang mải mê nhìn mấy con búp bê Barbie, bà hỏi nhỏ :

- Cháu thích Barbie hả ?

Bé Vân ngạc nhiên nhìn bà Gilbert, bà vội trấn an, vừa nói vừa chỉ tay :

- Bà là vợ ông đó đó cùng làm chung nhà máy với ba cháu!

Bé Vân mỉm cười trả lời :

- Cháu thích ngôi nhà của Barbie , bà xem kìa dễ thương không ? Mình có thể mở ra, xếp lại được đó bà ạ!

Bà Gilbert hỏi tiếp :

- Thế cháu đã viết thư gởi ông Père Noel chưa ?

Bé Vân đưa tay xịt ra dấu giữ bí mật , thì thầm trả lời:

- Cháu cắt hình trong quyển mẫu giới thiệu kèm theo để père Noël đừng nhầm lẫn. Vừa nói bé Vân vừa gật gật đầu có vẻ tự tin .

An nhìn không thấy Trí và Đức, vội hỏi Tâm , Tâm chợt nhớ :

- Hai đứa xin phép em tới gian hàng đồ chơi điện tử !

An chào ông bà Gilbert để đi tìm hai bé trai, nhưng ông Gilbert lại tỏ ý muốn đi cùng với An . Khi cả hai tới nơi họ thấy hai đứa trẻ đang say mê thử đua xe trên màn ảnh .

Ông Gilbert ra dấu với An để chúng yên rồi chào từ giả An nhưng không quên lời cảm ơn.

Ông quay trở lại đón bà vợ rồi chào Tâm cùng bé Vân, hẹn sẽ gặp lại .

Trong lúc An và Tâm đang lựa mấy hộp chocolat thì nghe có tiếng nói của bà Gilbert, cả hai cùng quay lại , bà Gilbert nói ngay :

- Xin lỗi tôi lại làm phiền ông bà. Ông nhà tôi muốn xin những lá thư của các cháu gởi père Noel, xin ông bà đừng từ chối lời yêu cầu của nhà tôi!

Giọng tha thiết, nài nỉ của bà Gilbert, Tâm phân vân khó xử, nàng đoán hiểu ý định của ông Gilbert nhưng cũng không muốn chỉ vì chuyện cái bóp mà các con nàng được quà Noel. Nhìn thấy vẻ lưỡng lự của Tâm, bà Gilbert lập lại :

- Tôi xin ông bà cho phép chồng tôi làm père Noel với các con ông bà!

Tâm thấy khó có thể từ chối được , nên đành mở bóp lấy ra 3 lá thư còn dán kín trao bà Gilbert . Bà Gilbert mừng rỡ ôm Tâm, rối rít cảm ơn .

***

Như trút được mọi lo âu tưởng như đã mất chiếc bóp. Cởi áo choàng ngoài máng lên móc, ông Gilbert bước lại tủ rượu, rót một ly cognac, ngồi xuống salon bảo vợ:

- Em đọc hộ anh mấy lá thư của 3 đứa nhỏ!

Bà Gilbert cầm lá thư dầy nhất của bé Vân, mở ra, đọc từng chữ , ông nghe rồi mỉm cười gật đầu .

Lá thư thứ hai :

Père Noel thương ,

Con có hai điều ước , nhưng con xin một thôi vì phải chia cho các em bé khác ..

Con xin Père cho mẹ con tìm được việc làm, gia đình luôn vui vẻ.

Cám ơn père Noel.

Nguyen An Đức.

Bà Gilbert lặng người sau khi đọc xong, còn chồng bà, để ly rượu xuống bàn, bàn tay xoa xoa cằm suy nghĩ rồi ông lấy lá thư thứ 3 đọc :

Père Noel thương,

Con không xin père Noel món quà nào cả , con xin père cho mẹ con một việc làm , cho gia đình con được trở lại đời sống bình thường, an vui !

Cám ơn père Noel ngàn lần.

Nguyễn An Trí.

Đặt lá thư xuống bàn salon, ngước nhìn những bông tuyết lại lác đác rơi bên ngoài cửa kính cửa phòng khách, như tự hài lòng ông Gilbert vỗ tay reo lên :

- Anh biết hai đứa bé trai nầy thích gì rồi !

**

Nghe tiếng xe ngừng lại rồi có tiếng chuông cổng reo. Tâm vén màn cửa sổ nhìn ra ngoài, nàng ngạc nhiên rồi đi nhanh ra mở cổng rào, bà Gilbert đang đứng chờ :

- Chào bà Gilbert , xin mời bà vào nhà .

- Chào bà Nguyen, chúng tôi thay Père Noel mang quà đến các cháu !

Nói xong bà mở cửa xe lấy ra mấy gói quà được bọc cẩn thận bằng giấy hoa, nhờ Tâm phụ bà một tay .

Khi cả hai đã đem hết những gói quà vào nhà, bà Gilbert nói :

- Tôi đã ghi rõ tên từng cháu trên các món quà , bà vui lòng dấu kín đâu đó chờ đúng đêm Noel đem ra tặng các cháu dùm vợ chồng tôi.

Đặt bàn tay trên một thùng nhỏ không ghi tên bà tiếp :

- Còn đây là quà chúng tôi gởi ông bà ăn Noel .

Tâm xúc động nói với bà :

- Gia đình chúng tôi vô cùng cảm ơn ông bà...xin mời bà ngồi, bà uống trà hay café hả bà?...

- Bà cho tôi một ly trà nóng nha, tôi thích uống trà xanh lắm !

- Vâng , xin bà chờ một chút , may quá tôi có loại trà đó ...

Tâm mang bình trà đặt trên bàn, rót vào tách nhỏ mời khách . Bà Gilbert nhấp một hớp , nhìn Tâm :

- Tôi tới đây vừa mang quà cho các cháu và cũng muốn gặp bà để nói một chuyện với bà .

- Vâng bà cứ tự nhiên !

- Trong trường mẫu giáo nơi tôi quản lý, tháng ba năm tới có một bà phụ giữ trẻ về hưu ...

Bà Gilbert ngưng nói nhìn Tâm, Tâm hiểu ý :

- Vâng bà cứ nói tiếp !

- Tôi cần nói rõ với bà , nghề phụ giữ trẻ này là : chăm sóc trẻ em từ miếng ăn giấc ngủ đến vệ sinh ! bà nói chuyện với ông Nguyen , nếu hai ông bà đồng ý thì sau Tết bà đưa lý lịch cho tôi , tôi cầm thẳng đến toà hành chánh thành phố trực tiếp nộp đơn cho bà.

Tâm vui vẻ cười trả lời:

- Mẹ tôi dạy bảo chúng tôi : "nghề nào cũng quý cả ,không có nghề xấu ! Tại sao không xem những đứa bé ngây thơ đó như con của chính mình ?". Thời buổi này được vào làm cơ quan nhà nước được là cả một sự may mắn đối với chúng tôi. Chúng tôi vô cùng tạ ơn lòng tốt của bà. Tôi sẽ mang hồ sơ đến làm phiền bà !

Bà Gilbert khoác khoác bàn tay :

- Bà đừng nói vậy . Việc làm của vợ chồng bà là một món quà quý cho chúng tôi !.

Nói xong bà đứng lên ôm Tâm chào từ giã , với những lời chúc mừng Noel ...

Xe bà Gilbert lăn bánh, Tâm khép cửa rào quay vào nhà, mang mấy gói quà cẩn thận dấu trong phòng ngủ của hai vợ chồng và nàng tưởng tượng Noël năm tới sẽ mua được quà cho các con theo sự ao ước của chúng.

***

Bé Vân muốn thức chờ ông Père Noel nhưng mẹ không cho phép thức khuya. Trước khi lên phòng ngủ, bé đến gần cây sapin (thông) nói nhỏ:

- Père Noel ơi ! tối nay nhớ mang quà cho bé Vân nhen !

Bé lên phòng, vào giường, kéo mền ôm con chó bằng bông :

-Tomy à, ngày mai bé Vân có ngôi nhà Barbie mình sẽ chơi chung với nhau nghe ! Tomy phải ngoan, đừng sủa Barbie nhé !

Trong giấc ngủ bé Vân mơ thấy Barbie mặc một chiếc áo đầm màu hồng đang hát bài : "petit papa Noel ..."

***

Từ phòng khách, Tâm ngước lên lầu gọi :

- Các con ơi! mau xuống nhận quà của père Noel nè!

Bé Vân mở to mắt nhìn đồng hồ: 8 giờ 3 phút sáng. Bé tung mềm, chạy nhanh xuống cầu thang, vào phòng khách, nhìn 2 gói quà lớn đang nằm dưới chân cây thông .

Đến gần ba mẹ bé Vân nũng nịu :

- Quà nào của con hả ba mẹ ?

An xoa đầu con gái:

- Thì con đọc xem gói nào ghi tên con ?

Trí, Đức đứng sau lưng em gái. Bé Vân ngồi xuống, quan sát 2 món quà được gói bằng giấy màu lóng lánh, nhìn kỹ rồi đưa tay chỉ:

- Gói này nè : có chữ V.A.N tên của con ! Gói to kia viết T.R.I - D.U.C là của hai anh phải không ? Nói dứt lời bé Vân ôm gói quà của mình vào lòng rồi ngây thơ hỏi :

- Con mở ra bây giờ nghe ba mẹ ?

- Mở đi con !

Trí , Đức khi nhìn nụ cười toe toét của em cũng thấy vui lây. Bé Vân đang cẩn thận gỡ từng miếng keo dán, mở tờ giấy bọc, reo lên :

- Ố, ngôi nhà của Barbie , cám ơn ông père Noel thật nhiều...nhiều...

Bé quay lại ngước nhìn hai anh trai hối thúc :

- Hai anh lấy quà mở ra xem đi !

Tâm cũng vui vẻ nhắc thêm :

- Trí , Đức lấy quà đi hai con !

Trí nhìn em trai, nhường nhịn nói:

- Đức lấy quà của mình mở ra đi !

Đức ngồi xuống kéo gói quà đến gần, xé tờ giấy hoa bọc ngoài, thảng thốt kêu :

- Ồ! máy điện tử Nintendo !

Dứt lời, Đức hớn hở ôm món đồ chơi vào ngực, nó không ngờ ông père Noel lại có thể biết được giấc mơ của hai anh em nó!

An bảo hai con trai :

- Hai anh em lên phòng gắn máy chơi thử xem nó có chạy được không !

Bé Vân ôm căn nhà Barbie theo hai anh trai lên phòng.

Trong phòng khách còn lại hai vợ chồng. An bước đến gần vợ, choàng tay ôm vai Tâm thì thầm :

- Anh nhớ lời mẹ anh thường nhắc nhở - Tâm và An nói cùng một lúc :

- " Làm phải, gặp phải !"


Nguyễn Thị Dị


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Dec/2022 lúc 8:53am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2022 lúc 8:53am

Beautiful%20christmas%20tree%20lights%20Photograph%20by%20Boon%20Mee%20-%20Pixels

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Dec/2022 lúc 8:59am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Dec/2022 lúc 12:52pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Dec/2022 lúc 9:47am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2022 lúc 8:55am

Năm cùng, tháng tận


tolichsaucung

Thời gian sao bây giờ đi qua mau quá, mới ngày nào thiên hạ còn chộn rộn chờ đón ngày Noel, một ngày thiêng liêng của những người theo đạo Công giáo và là ngày vui đủ kiểu của những ai ngoại đạo. Còn thấy những màu sắc rộn ràng đặc trưng cho “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời….” vậy mà sáng ngày mai nó đã trở thành quá khứ. Và rồi một ngày như mọi ngày lại tiếp diễn, người ta lại hối hả lao đầu làm việc bắt đầu cho một ngày mới, phố xá lại “ngựa xe như nước” vùn vụt chạy qua lại ngoài đường, những tiếng động buốt óc không ngớt vang lên từ những chiếc xe mà chủ nhân của nó thích làm thiên hạ điếc tai kèm theo lời than phiền bất lực của họ vì những âm thanh dễ làm thần kinh căng thẳng và mạch máu phừng phừng. Cuộc sống hối hả, vội vã, tất bật hiễn hiện trên từng khuôn mặt với mọi loại tuổi tác và hình như không thấy ai có tâm thế bình an…

Những ngày cuối cùng còn lại của năm 2022 đâu có bao nhiêu, võn vẹn có 6 ngày, một ngày có 24 giờ…tưởng nhiều tưởng lâu nhưng quay qua đã thấy hết buổi sáng, quay lại đã hết buổi trưa, rồi hết chiều đến tối…nhiều người bận rộn việc cơ quan vào cuối năm khi dắt xe ra tới đường thì phố xá đã lên đèn và đương nhiên những giờ hiếm hoi còn lại trong ngày của họ sẽ làm khuôn mặt họ càng thiếu sức sống vì những công việc khác đang chờ họ ở nhà…hèn gì bây giờ họ hay than áp lực quá, mệt mõi quá, xì trét quá v.v…

Còn những người tuổi tác hàng lục hàng thất và nhiều hơn…chắc cũng không ai có gì vui trong những ngày năm cùng tháng tận, vì quỹ thời gian của họ đã xài gần hết rồi, giống như họ đang đi về cuối con đường..về nơi bóng tối nhiều hơn ánh sáng, nơi đó không còn ai bên cạnh, không còn tất cả mọi thứ được bắt đầu khi quỹ thời gian của họ cũng bắt đầu thật mênh mông rộng lớn. Bây giờ họ cảm thấy một ngày qua sao ngày càng mau lẹ, đến nỗi phải kêu lên trời ơi sao mới đây đã hết ngày rồi….và nhất là những ngày cuối cùng của năm cũ, họ tiếc nuối, họ thương nhớ nó và muốn nó dừng lại để họ tận hưỡng sự kỳ diệu của thời gian, của đất trời, của bao thứ đang hiện diện xung quanh …dù nó có làm họ điếc tai, làm thần kinh căng thẳng, có làm họ xì trét đến đâu đi nữa nhưng vẫn còn thấy mặt người và cuộc sống đời thường đang tấp nập ồn ào lẫn lắm lúc vui nhộn trước mắt họ…Có những người xé một tờ lịch cũ để qua ngày mới mà họ cảm giác như họ đang xé chính thời gian ngắn ngũn còn lại của họ, tờ lịch vô tri, nó chỉ là con số mà sao nó làm lòng họ rưng rưng thẫn thờ, họ đăm đăm nhìn những tờ lịch cuối cùng của năm cũ vơi dần và rồi họ nhớ những tháng năm tươi đẹp xa lắc xa lơ của họ. Họ luôn hoài niệm và đôi lúc như kẻ mất hồn mất vía….

Còn mấy ngày nữa thôi, qua ngày Noel là đã sắp thấy ngày mới, con số năm mới của tờ lịch mới…cuốn lịch sẽ đầy và sẽ vơi đi theo từng ngày qua với 24 tiếng đồng hồ tưởng nhiều nhưng lại hóa ra rất ngắn với nhịp sống, đời sống hối hả tất bật hiện nay…Sao những ngày cuối cùng của năm cũ làm người ta buồn quá, nó mang một cảm giác nặng nề đến trong lòng những người chỉ muốn mấy tờ lịch nằm mãi đó mà không nỡ xé đi. Ngày như lá rụng, tháng như mây bay và năm như cái chớp mắt.

Những nỗi buồn không tên của những người thấy lòng chông chênh khi ngày Noel đã bước qua để đến lượt con số năm mới đang chờ sẵn ngoài hiên nhà. Nếu ai hỏi một trong những nỗi buồn của tuổi già là gì thì với riêng tôi những ngày cuối của năm cùng tháng tận luôn làm lòng tôi như người đang mang nỗi tương tư./.

Ái Khanh



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Dec/2022 lúc 8:58am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Dec/2022 lúc 9:23am

Sông Seine, đôi dòng


Nhất%20định%20không%20được%20bỏ%20lỡ%20trải%20nghiệm%20du%20thuyền%20sông%20Seine%20–%20Pháp
Mới sáng hôm nay thôi, khi mở máy ra, tôi thấy một cái điện thư có tên người gửi lạ hoắc không quen biết.

"Xin chào chị. Chị có phải ngày xưa ở Huế không ? Chị có phải là người tôi từng quen biết ? Chị có phải đã từng học lớp hè Pháp văn ở trường Providence ?" Người chi mà lạ, chưa xưng tên xưng tuổi mà hỏi tới tấp như vậy, viết trả lời: "Xin cho biết quý danh".

"Tôi là Doan đây chị, Doan ở xóm Phú Cam đó". Tôi lặng đi một lúc, không vội trả lời. Đứng dậy uống một tách trà nóng pha mật ong. Tách trà thơm mùi mật ngọt đem thêm chút tỉnh táo. Sợ mình đọc sai chữ, tôi tháo chiếc kính lão ra, lấy khăn giấy lau chùi sách sẽ, rồi mang lại vào. "Dạ, đúng." Người bên kia như chờ đợi câu trả lời như vậy, kêu lên "Trời ơi !".

"Trời với đất mà chi nữa, hiện chừ anh ở nơi mô trên trái đất này?"

"Thì mình đang ở Pháp, từ ngày xa Huế".

Tới phiên tôi kêu trời ơi trong bụng, nhìn lại địa chỉ của Doan, có ghi " fr" ở cuối hàng. Ông này nói đúng, chỉ lo tuổi già lẩm cẩm ở nơi kia mà tưởng nơi này.

Sau khi biết chắc chắn đó là sự thực đang xảy ra, chắc chắn là người bạn cũ ngày xưa liên lạc được với mình, tôi hỏi số điện thoại ngay, qua cuộc điện đàm, Doan kể lại cuộc sống xa nhà kể từ ngày ấy, năm ấy, rồi lẩn thẩn tự hỏi sống cùng một xứ sở mà cả hai không hề thấy nhau, gặp nhau trong chừng ấy năm nửa thế kỷ, kể cũng lạ. Tôi cười đùa "Ông Trời không cho gặp thì không gặp, thắc mắc chi".

Những ngày mùa hè năm ấy, ở Huế...

Tôi xin học một lớp hè thêm Pháp văn miễn phí tại trường Thiên Hựu (Providence). Ngôi trường này thuộc dòng tu Công Giáo do các linh mục người Pháp cai quản. Mùa hè là mùa rong chơi, nhưng không có phương tiện đi xa khỏi thành phố, có dịp học thêm sinh ngữ không tốn tiền, tôi rất mừng. Nhớ buổi học đầu tiên, cả lớp đang chờ đợi vị thầy linh mục áo đen vào lớp. Nhưng người vào dạy là một thanh niên Việt trẻ trung.

Thầy tự giới thiệu mình là sinh viên ban văn chương Pháp ở đại học văn khoa, nay cha hiệu trưởng cho phép mở lớp hướng dẫn khóa hè, "Anh chị đừng kêu tôi là Thầy chi cả". Có nam sinh nghịch ngợm chọc phá vậy kêu bằng chi? - "Kêu tui là anh Doan là được rồi, các anh chị ở đây đều lớn cả"

Tôi nghĩ bụng người dạy phải gọi là thầy, nhưng vì trẻ thì gọi là anh thầy. Tôi không dám nói ra. Anh thầy có vẻ nghiêm túc, ăn mặc tề chỉnh, nói năng từ tốn, thỉnh thoảng nói vài câu tiếng Pháp, nên cả lớp hơi khớp, im lặng nghe giảng.

Ngồi ngay bàn đầu, dễ bị chú ý nên tôi lo ghi bài chăm chú cẩn thận trên cuốn vở 100 pages có hình ông cyclo đạp. Lại thêm xanh đỏ vào các phần bài quan trọng. Có lần anh thầy đưa vở của tôi cho cả lớp thấy và khen giỏi. Tôi nhớ ông Thầy già dạy Pháp văn ở trường, trời lạnh thầy luôn mặc hai quần, ống quần pijama bên trong lộ ra ngoài. Đó là thân phụ của một nhà văn nổi tiếng xứ Huế.

Một hôm tôi đến học sớm, ở nhà nóng, không khí ở trường Thiên Hựu mát mẻ vắng lặng rất dễ chịu, thỉnh thoảng thấy bóng vài linh mục áo đen cầm sách đọc ở phía xa. Đang xem lại bài vở tuần trước, cảm thấy ai đó phía sau, e một ông cha nào đến trách mắng mình, chưa đến giờ học mà vô sớm làm chi.

Nhưng đó là anh thầy Doan, hỏi - "Tịnh học trường nào?" - "Dạ, trường Đồng Khánh". - "Vậy à, tui học ở đây suốt thời trung học, kỷ luật nghiêm khắc lắm. Học Đồng Khánh chắc vui". Anh thầy nói hơi nhiều hỏi chuyện này chuyện nọ, như muốn làm quen, tôi hỏi ấm ớ - "Nhà thầy ở gần đây không?" - "Tui ở gần nhà thờ Phủ Cam".

Vô lớp, đầu óc tôi có phần lẫn thẩn vì mấy câu nói vẩn vơ ở ngoài hành lang vừa rồi. Tuần sau có buổi học, tôi đến sớm theo thói quen, và anh thầy Doan cũng vậy. Nhưng cả hai không nói chi nhiều, đám ve ve trên hàng cây Đoát đua nhau inh ỏi xướng ca nhức óc phá rối.

Hết buổi học, anh hỏi tôi khát nước không qua uống nước ở phòng bên, tôi lắc đầu. Ra khỏi trường, anh cố ý đi cùng. "Mình mời Tịnh về nhà uống nước cam cho mát nghe". Tôi không trả lời nhưng nghe theo. Đi qua khỏi cầu lên dốc Phủ Cam, tôi cho biết "Nhà Tịnh ở phía An Cựu". Tôi nghe thấy Doan xưng là "mình" trong câu nói mà hơi e ngại. Có chút thay đổi thân mật nào đó.

Đứng trước một ngôi nhà bề thế rộng lớn có bờ tường cao bao quanh, đó là nhà anh thầy, tôi hơi ngỡ ngàng và khựng lại, một gia đình giàu có, cảm thấy mình như một con bé lọ lem. Tôi nói "Tịnh biết nhà rồi, thôi để lần khác" - "Sao không vô chơi một chút ?" Tôi cười lắc đầu và đi về nhà mình.

Có lẽ anh ngạc nhiên vì cử chỉ bất ngờ của tôi, không biết có nhìn theo không. Các buổi học tiếp theo, tôi vẫn đến sớm, nhưng anh thì không. Trong lớp, anh thầy không chú ý tôi như trước kia nữa, tôi biết mình không có vị trí nào trong thế giới của Doan.

Mấy tháng hè qua đi, hết khóa học. Doan hỏi tôi "Năm học này Tịnh lên Đệ Nhị phải không, có chi cần hỏi Pháp văn cứ đến hỏi mình". Nghe vậy chứ tôi nào dám cả gan một mình đến ngôi biệt thự xa lạ đó.

Lớp đệ nhị phải thi Tú Tài 1, tôi lo bù đầu học, bài nào cũng học thuộc lòng. Mấy cô bạn gái xinh đẹp có người dạm hỏi và sẽ làm đám cưới, bỏ học đi làm vợ khỏi lo thi cử. Mỗi lần từ Đồng Khánh về nhà, ngang qua trường Thiên Hựu, tôi nhớ.

Nhớ cả đám ve ve vang vang trong không gian ấy, mặc dù ở đâu trong thành phố này mùa hè mà chẳng có ve kêu. Âm thanh đó giờ đây không làm nhức óc nữa, ve sầu. Không biết hè năm tới anh ấy có mở lớp hè như vậy nữa không.

Nhưng năm tới còn rất xa, có biết bao nhiêu là đổi thay. Huế đang chập chờn giữa những thế lực giằng co chính trị, hoan hô đấu tranh đả đảo chính quyền. Người dân Huế chao đảo như đang ngồi trên con thuyền bị sóng lớn, không biết xuôi ngược về đâu.

Ra khỏi cổng trường Đồng Khánh, tôi vội đi nhanh về nhà vì thấy trời âm u báo hiệu một cơn mưa. Bên lề đường có dáng một người đàn ông đứng bên cạnh chiếc xe Velo-solex như chờ ai.

Đi gần thì đúng là Doan, có lẽ anh đang hẹn hò chờ đợi một người đẹp nào ở đây chăng, do đó tôi muốn tránh, chờ bớt xe cộ qua lại để băng qua phía bên kia đường. Doan chạy tới kéo tay áo tôi nói nhanh "Tịnh ơi, mình chờ lâu lắm, sao ra trễ vậy ? ” Tôi ngập ngừng - "Dạ, cô nhờ ở lại làm sổ điểm cuối tháng, tưởng anh Doan đến chờ ai."

"Chờ Tịnh chứ chờ ai nữa!"

Cuộc gặp gỡ bất ngờ quá không kịp cho tôi cảm động hay bồi hồi. "Lâu rồi không gặp anh". Doan nói nhà mới mua cho chiếc xe này, thôi lên xe mình chở về nhà. Tôi leo lên ngồi yên sau như cái máy không chút do dự. Đừng làm bộ từ chối yểu điệu kiểu cách nữa tôi ơi, hãy sống thực với lòng mình.

Đi ngang qua Chaffanjon, trời đổ mưa, Doan dừng xe nói mình ghé vô đứng núp mưa. Bánh croissant mới ra lò nóng thơm phức mùi bơ, Anh mua hai cái, đưa cho tôi một, nói ăn đi chờ mưa tạnh, Doan ăn ngon lành, tôi cũng ăn ngon lành, vừa ăn vừa nhìn mưa cho đỡ ngượng.

Chiếc bánh ngon chi lạ, bên trong có mấy lát lạp xường mỏng béo ngậy. Có lẽ đây là chiếc bánh ngon nhất trong đời. Tôi gan dạ, không e dè chi cả, cố bỏ bớt cái tự ti của mình trước người thanh niên này.

Có lẽ mình cũng có điều gì đó đặc biệt nên chàng mới chú ý, mới chịu khó đem xe đến đón mình ở trường chứ. Tôi không còn là một cô gái tầm thường như tự nghĩ lâu nay.

Trong khi đó Doan chăm chú nhìn tôi "Mình thấy Tịnh lúc này người lớn hơn trước, mới nửa năm không gặp mà thay đổi nhiều, may chiều nay gặp được Tịnh." Anh nói tôi thay đổi nhiều, có lẽ là thấy tôi xinh đẹp hơn chăng. Mưa bớt rơi, tạnh dần, tôi chỉ mong mưa thật lớn mưa thật to, để còn đứng chờ lâu bên nhau.

Khách bắt đầu vào mua bánh nhiều, Doan hơi ngại nên chở tôi về. Anh nói lúc này có xe, tha hồ cùng đi chơi đó đây. Tôi trả lời "Tịnh chỉ thích lên chùa". Doan cho biết gia đình mình thuộc gốc đạo Dòng, ít lui tới cảnh chùa, nhưng nếu Tịnh thích thì đi cho vui, dạo này Huế xảy ra nhiều chuyện quá, không biết ra sao.

Những lần cùng lên chùa, đôi khi cùng ở lại ăn cơm chay. Doan hỏi tôi có sinh hoạt chi với các sinh viên học sinh Phật Tử không, tôi lắc đầu vì không mấy bạn bè, chỉ hạn chế lớp học bài vở. Gia đình tôi ai nấy đều thích học. "Tịnh sống trong một ốc đảo riêng tư, thích ở nhà đọc truyện và viết nhật ký, Tịnh có một cuốn vở rất dày mấy trăm trang, bìa bằng gỗ cứng rất đẹp, quà tặng của một người quen". Doan cười cười hỏi "Ai mà sành tâm lý vậy?" Tôi thấy mình hơi dại, không hỏi mà khai ra, nhưng vì thực lòng. Anh bỏ qua không hỏi tiếp, tôi thấy anh tế nhị lịch sự.

Khung cảnh ngôi chùa nhỏ trên sườn đồi như làm tăng thêm sự êm đềm ấm áp cho cả hai. Tôi đứng nhón gót vít một nhánh cây đào tiên khá cao, định hái một quả, nhưng anh ngăn lại "phải xin phép không nên hái trộm, trái còn non hái làm chi".

Bỗng nhiên hàng nút áo dài tôi bung ra, vô tình mở một phần thịt da. Tôi gài lại hàng khuy, chợt thấy anh nhìn mình ngẩn ngơ. Doan nói "thôi mình đi về". Trên con đường đưa tôi về nhà, anh im lặng không nói năng chi. Một nhúm lửa vừa nhen lên, chưa kịp cháy đỏ, đã tắt ngúm.

Dạo này các cuộc biểu tình của sinh viên học sinh Phật tử tranh đấu diễn ra nhiều nơi, rần rần rộ rộ. Gặp Doan, tôi hỏi về Ông Cậu NĐC, nhưng anh tránh né. Tôi lại hỏi anh có biết và thấy mặt bà cố vấn NĐN không. lần này anh cho biết "Bà rất đẹp, ăn nói sắc sảo, cư xử rất văn minh, rất Tây, nhưng không thích hợp với phong cách gia đình của Huế xưa. Mỗi dịp tết trong đó mới về chúc tết Cụ Cố".

Anh cũng dặn tôi đừng nói cho ai nghe. Doan kín đáo, ít nói chuyện về gia đình. Tôi không biết anh có liên hệ thế nào với gia tộc uy quyền đó. Có một lần anh tâm sự gia đình muốn anh sau này đi tu trở thành linh mục, nhưng anh chưa có "ơn kêu gọi". Họ không muốn anh giao tiếp với bạn gái nhiều, nhất là với người không cùng đạo.

Lúc đó tôi rất ngạc nhiên về chuyện gia đình Doan muốn anh hướng tới mục đích linh mục. Một thanh niên trẻ tuổi có đầy đủ phẩm chất để thành đạt với đời sống, sao lại phải trốn tránh, đi tu là ẩn náu.

Tôi nói suy nghĩ đó, anh trả lời ngay: "Đi tu là giúp đời, đưa đạo vào đời, chứ không ẩn náu, nhưng có khi cũng là phương tiện đưa đến quyền lực". Nghe thì nghe vậy, chứ tôi chẳng dám thắc mắc chi thêm. Cảnh sống của anh, gia tộc của anh là một thế giới khác với tôi.

Một buổi chiều nghỉ học, trên con đường ngang qua cánh đồng An Cựu thơm mùi lúa chín, tôi gặp Doan. Tôi tưởng anh muốn đến thăm tôi, nhưng anh cho biết muốn ghé vô nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế một chút.

Tôi theo Doan vào. Anh làm dấu thánh giá quỳ xuống, đầu cúi xuống, có vẻ lo lắng căng thẳng, trái với bản tính điềm tĩnh. Tôi đứng bên, sợ quỳ đau đầu gối. Nhưng tôi biết cầu xin thánh, thần, ơn trên phù hộ cho gia đình, nhất là cho Doan. Cầu nguyện xong anh đứng dậy đi ra, Doan cầm lấy tay tôi rất chặt, nói nhỏ:

-"Có thể anh sẽ vô Sàigòn vài ngày nữa, trong đó đang lo giấy tờ cho anh đi qua Pháp học nội trú trong một chủng viện. Anh chưa định nói cho Tịnh biết, sợ Tịnh buồn"

- "Anh nên lo mọi chuyện trước cho yên tâm".

Hai bàn tay nắm lấy nhau mà sao cảm thấy lạnh ngắt, không ấm, không nồng nàn như tôi từng vẽ vời trong trí tưởng một ngày nào trước đây. Nếu hai chúng tôi ở trong một cảnh trí thơ mộng khác, có lẽ chúng tôi sẽ ôm nhau, và hôn nhau. Tôi đã từng ao ước biết bao nụ hôn đầu với anh, nhưng nụ hôn ấy chưa xảy ra, không xảy ra bây giờ, sẽ không bao giờ xảy ra nữa.

Tôi muốn ra khỏi nhà thờ, để có một cử chỉ ấu yếm nhẹ nhàng với anh trước khi xa nhau. Nhưng anh thực tế và chín chắn hơn tôi, lấy sổ tay ghi chú địa chỉ tôi cẩn thận, nói vô trong đó sẽ viết thư cho Tịnh biết ngay. Và rồi anh phóng xe đi đâu gấp, không còn chở tôi về nhà như mọi lần gặp nhau.

Vừa buồn vừa cảm thấy tủi thân. Chàng chẳng lãng mạn chút nào. Chàng được giáo dục trong ngôi nhà kín cổng kia, sáng tối đọc kinh, quỳ chai gối, chàng biết chi đâu hương thơm dịu dàng của tình ái. Có lẽ Chúa xuống thế làm người chưa nếm mật ngọt yêu đương hạ giới, chưa biết hôn người phụ nữ nào. Vì thế, làm sao tín đồ dám ca tụng ngợi khen cảm xúc của tình yêu thân xác.

Nếu chàng hôn tôi lần đầu tiên và lần cuối, tôi hãnh diện sung sướng biết bao, tôi về nhà viết đầy những trang nhật ký diễn tả cái cảm xúc huyền diệu đó. Chàng có đi xa đâu nữa, tôi cũng còn kỷ niệm mà tưởng nhớ, mà thương yêu.

Trở về, tôi chỉ muốn khóc một mình đâu đó trong góc vườn. Chàng học văn chương Pháp, biết bao lời thơ ca ngợi tình yêu trong các trang sách, chàng thuộc lòng biết bao vần thơ tình diễm lệ, sao không hề nói cho tôi đôi lời. Vì sao, hay anh sợ mình chịu trách nhiệm, chịu ràng buộc, chịu hệ lụy vì một chút tình cảm tuổi trẻ, vì một nụ môi hôn. Tôi không khóc, nước mắt không chảy mà lòng sao mênh mang buồn.

Từ đó không có tin tức thư từ chi của Doan gửi về. Một dấu chấm hết, xuống dòng sang trang.

Rồi mùa thu năm đó, một buổi sáng sớm, 1/11/1963, đài phát thanh từ Sàigòn đưa tin cuộc đảo chánh thành công, hai vị Anh Em lãnh đạo nền Đệ Nhất VNCH đã "tự sát". Huế ngập trong bầu trời hoảng loạn, vừa hoan hô nồng nhiệt vừa thù hận ngút trời.

Sinh viên Huế như được cởi trói xiềng xích, tụ tập hát ca đàn xướng nhảy đầm xập xình tận sáng trong các khuôn viên đại học. Từ lâu Huế là vùng đất con người sống mà u uất, trầm mình trong dòng sông tù đọng tuồng như không bao giờ muốn chảy ra biển cả, chờ cơ hội là nổi lên dâng trào sóng cuộn hàng hàng lớp lớp cho thỏa chí.

Huế phải là nơi phất ngọn cờ đầu đấu tranh lịch sử cho cả nước, mặc kệ tả tơi. Huế là miếng mồi ngon cho lợi ích chính trị, sau khi miếng mồi được chia năm xẻ bảy, Huế xơ xác tàn tạ bị vất bỏ.

Tôi đậu xong Tú Tài toàn phần, tìm cách rời Huế, một thành phố ở thì ghét, mà đi thì thương.

Thời gian trôi qua, năm này tháng nọ. Thỉnh thoảng nhớ lại ngày tháng cũ thời học sinh, bóng dáng Doan hiện ra, tôi cho rằng có lẽ anh thầy nay đã trở thành một tu sĩ linh mục, biết đâu sẽ trở về nước phục vụ trong một xứ đạo nào đó, tình cờ gặp nhau: Tôi sẽ cúi mình kính cẩn thưa cha xưng con lễ phép. Chuyện coi bộ giống như tiểu thuyết cổ điển. Tưởng tượng thôi, có thể ông linh mục được sai đi phục vụ ở miền đất Sudan Phi Châu và đã chết bên ấy vì bệnh tật.

Quá vãng nửa đời người, trong một không gian bé nhỏ của màn hình máy điện toán, tôi gặp lại anh. Doan cho biết sau khi qua Pháp, hai năm ở nội trú trong một dòng tu, Doan xin ra khỏi, đi học lại phân khoa khác ở Sorbonne, rồi có vợ đầm tên Kathy bạn hồi sinh viên ở đó. Doan dạy ở một đại học, nay về hưu.

Qua cuộc điện đàm, tôi nói anh may mắn không có mặt trong thảm kịch chính trị một tháng mười một. Nhưng anh cho rằng mình là kẻ vô phước, muốn làm người con hiếu thảo, nhưng lại là đứa con bất hiếu, vì không được chia xẻ những đớn đau bất hạnh đó, lại bỏ cuộc tu hành nửa chừng, thôi mọi chuyện qua lâu rồi, mọi người liên hệ đều đã nằm xuống.

Người còn sống là kẻ hứng chịu nhiều đau khổ hơn cả. Anh lưu trữ rất nhiều báo chí sách vở trình bày thời gian lịch sử đó, họ bình luận rồi họ phê phán. Sự thật như thế nào, ai mà hiểu được.

Sự thật của người này không là của người kia, cái đúng của người này lại là cái sai của người khác, mọi chuyện tương đối thôi Tịnh à. Chuyện chi đã xảy ra thì phải xảy ra thôi, có khi người ta không thể làm khác đi được. Nên suy nghĩ như vậy kẻo rồi sống mà đau lòng lắm.

Mấy lần điện thoại, hầu như lúc nào anh cũng ngồi sẵn đó để nhấc máy trả lời háo hức ân cần. Anh nói mình thèm nói tiếng Việt, thèm nói tiếng Huế, thèm ăn món Huế, nói chung thèm đủ thứ về Huế. Rồi kết luận "Anh rất mong gặp em"!

Hình như người đàn ông này muốn sống lại những tháng năm dài vắng mặt trên quê hương, muốn về miền đất cũ trong tâm tưởng, tìm lại tuổi trẻ bị đánh mất. Quá khứ của anh, ký ức của anh, kỷ niệm của anh, còn ai nữa đâu, ngoài tôi, Tịnh ngày xưa. Anh giờ đây muốn nhóm lên ánh lửa mà xưa kia anh cố thổi tắt.

Tôi giờ đây không còn là cô nữ sinh mộng mơ và lãng mạn. Chín vàng tháng năm, vết hằn của thời gian đậm nét trên khuôn mặt trên khóe mắt. Lòng tôi phủ nham thạch.

Anh ấy vẫn luôn gửi điện thư, mời tôi về thăm nhà anh, tôi ậm ừ không nhận lời. Anh lại nói muốn lên gặp tôi tại Paris, tôi cũng lảng tránh. Những thư anh gửi xem xong tôi xóa bỏ, không lưu trữ làm chi thêm nặng lòng chiếc máy cũ.

Nơi cư ngụ của anh ấy nằm phía tây bắc của nước Pháp, gần một chi nhánh hạ nguồn sông Seine chảy qua, trước khi đổ ra biển Manche. Tôi ở phía đông bắc, bên bờ sông Seine.

Dòng sông nào rồi cũng xuôi về biển cả, như cuộc đời người sẽ xuôi về miền lặng thinh, đừng gây chi cho sóng động dòng sông hiền hòa.


Trần thị Diệu Tâm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Dec/2022 lúc 8:28am
Chuyện Kể Trên Đồi Cam

Best%20Places%20To%20Live%20In%20California%20In%202022%20–%20Forbes%20Advisor

1.
Cuối mùa hè rồi, tôi đem đứa con gái nhỏ xuống Cali. Thật ra, có lẽ tôi phải nói là dọn sang Cali mới đúng. Con tôi năm nay được tám tuổi. Bataan nói với tôi là con nhớ mẹ. Tôi hiểu điều đó nhưng đành chịu, không biết cách nào giải thích cho con.

Bataan là đứa con duy nhất của chúng tôi. Tôi lấy Nga cuối năm bẩy chín sau khi ở trại học tập cải tạo ra. Nga là em gái của một người bạn cùng trại tù với tôi. Anh ấy tên Đông… Đầu năm bẩy chín tôi bị đưa về Hàm Tân rồi được thả, còn Đông bị đẩy ra Bắc.

Tôi đến thăm gia đình Đông ngay khi ra khỏi tù. Ba má Đông đã già. Đó là một gia đình người Nam, rất Nam kỳ quốc. Lần đầu tiên gặp ba Đông, tôi thấy ông mặc một bộ đồ bà ba trắng, đeo kính lão loại tròn như hai chữ O, thòng xuống sống mũi. Ông ưa nói chuyện thời sự thế giới và tình hình chính trị hơn là hỏi về con trai mình. Má Đông thì rất ít nói. Bà chỉ lặng lẽ khóc khi dọn cơm cho tôi ăn và gợi tôi kể chuyện tù, thỉnh thoảng hỏi đôi câu về đời sống tù của Đông. Bà nhắc những tật của Đông như nói lắp, ưa cãi và làm biếng. Tôi cho bà biết Đông tuy bệnh nói lắp vẫn còn, nhưng không phải là người ưa cãi. Anh ấy nhiều lúc im lặng như hòn đá. Còn cái tật làm biếng thì anh ấy nổi tiếng khắp trại. Đông chỉ hay nói một câu mà tôi còn nhớ đời ”Cái ông gì gì đó cho rằng nếu phải nhổ một sợi lông chưn mà làm thay đổi cả thế giới thì ổng cũng không nhổ. Còn tao, thế giới nó đang thay đổi tao, mắc mớ gì tao phải nhổ lông chưn chớ!” Tôi được ăn một bữa cơm gia đình ngon không thể tưởng. Món mắm và rau của người Nam, tôi đã từng nhiều lần thưởng thức, nhưng chưa bao giờ tôi thấy ngon như hôm đó. Có lẽ thấp thoáng giữa câu chuyện trong tù- ngoài đời, tôi được hỗ trợ bằng đôi mắt trong sáng của Nga. Nga lúc đó mới mười tám tuổi, còn tôi đã ba mươi. Một tháng sau, chúng tôi lấy nhau.

2.
Đầu năm tám mươi chúng tôi vượt biên. Vàng bỏ ra mua chuyến đi cho hai đứa là của gia đình Nga. Tôi có gì đâu. Cuộc hải trình rất là thuận buồm xuôi gió. Chúng tôi đến Phi Luật Tân, lên đảo Palawan, sau đó chuyển sang Bataan.

Tại đây Nga sanh cháu gái mang tên của trại tạm cư này. Chưa đầy một năm sau chúng tôi đi Mỹ. Người bảo trợ có bà con xa bên phía tôi. Nga chỉ muốn đi Mỹ, chớ không chịu đi Pháp, mặc dù Nga còn có mấy ông anh bà chị đi du học bên đó từ trước bẩy lăm.

Suốt gần bảy năm trời ở Virgina, tôi chỉ có một địa chỉ duy nhất, đó là căn nhà thuê trên đường Năm Mươi, thành phố Falls Church. Tôi làm đủ thứ nghề, nhưng không nghề gì ra nghề gì. Từ ”nghề” (tôi sợ mình lạm dụng chữ nghề này lắm) đi nhét giấy quảng cáo bán nhà cho một cơ sở địa ốc, cho đến ”nghề” thợ sơn, ”nghề” thợ điện vịn, ”nghề” lau chùi các cửa hàng trong khu thương xá người Việt, ”nghề” hầu bàn cho một tiệm ăn Tàu… ” nghề” gì tôi cũng làm. Tôi vẫn nghĩ bụng, tưởng đã chết rục trong tù, sống thế này đã là hạnh phúc lắm rồi! Chỉ có một điều cần làm là đi học ngay tiếng bản xứ thì tôi lười biếng. Có thể tôi vốn là thằng sợ chữ nghĩa. Từ nhỏ tới giờ tôi chưa bao giờ đọc hết một cuốn sách mà không ngủ gà ngủ gật. Nga trông cháu Bataan khi tôi đi kiếm tiền và khi tôi trở về mệt mỏi với những thứ công việc tay chân thì cô ấy giao cho tôi một công việc nhẹ nhàng khác là giữ con cho cô đi học. Nga học giỏi, đọc báo đọc truyện một cách say mê, nói tiếng Anh lưu loát, hội nhập đời sống Mỹ nhanh. Cô tốt nghiệp ngành điện toán về thảo chương trình. Đó là Nga dịch ra cho tôi như vậy về chữ Computer Programmer.

Căn nhà chúng tôi ở ngó ra đường Năm Mươi. Đó là một con đường khá nhộn nhịp. Nó chạy thẳng qua thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nơi mà tôi đã từng nghe tiếng khi còn ở Sài gòn. Hai cha con tôi lúc rãnh rỗi có dịp vào xem các viện Bảo tàng Mỹ thuật. Hoa Thịnh Đốn vĩ đại với những tượng đài và cả lịch sử hình thành của nó. Con sông Potomac mùa đông đóng băng. Chim chóc đi lại trên đó như đi trên đất liền. Mùa thu ở Virginia thì khỏi nói. Nó còn đẹp hơn trong tranh vẽ nữa kìa.

3.
Nga là một người vợ dễ thương. Cô ấy ít nói. Tôi thích người đàn bà ít nói. Cô ấy lại dịu dàng, chiều chồng và thương yêu con. Bao giờ cũng vậy tủ lạnh nhà tôi đầy bia và đồ nhậu. Nga không bao giờ để tôi phải đòi hỏi một thứ gì. Mà thật ra tôi không biết mình muốn gì để mà đòi ngoài tình yêu của vợ con. Tôi đang có một đời sống thần tiên so với những ngày trong tù cải tạo. Tôi tự do đi đứng. Tôi lao động có tiền, dù là số tiền ấy hơi khiêm tốn. Tôi có trong tay một người đàn bà thông minh, xinh đẹp và dịu dàng. Và tôi còn có một đứa con gái ngoan. Bataan luôn miệng nói con yêu cha nhiều hơn yêu mẹ.

“Tại sao?”

“Không biết!”

Bataan trả lời bằng tiếng Mỹ, lên giọng xuống trầm êm tai lắm.

Sau cùng Nga cũng tìm được một việc làm ở bên Đi Xi. Một việc làm nhẹ nhàng nhưng lương bổng hậu. Người chủ đối xử với Nga khá tốt. Nga ăn mặc rất hợp thời trang. Tôi có cảm tưởng như mỗi ngày Nga một đẹp hơn. Cái cảm tưởng ấy càng làm tôi thấy mình hạnh phúc hơn.

Ở Hoa Thịnh Đốn có nhiều người da đen nghèo. Mùa đông năm rồi, có một người da đen nằm chết cóng trong nhà lồng bằng sắt giữa một công viên đầy hoa ngay phía trước Tòa Bạch Ốc. Nhưng một số người Đại Hàn và cả người Việt Nam nữa thì lại khá thành công về mặt thương mãi. Lương bỗng thì ai cũng rõ, Nga hơn tôi nhiều. Tay hòm chìa khóa cô ấy nắm hết. Đôi khi Nga đùa nói với tôi lương anh không đủ cho en mua son phấn quần áo. Tôi chỉ biết cười.

Tôi đi lính năm hai mươi tuổi. Ở tù bốn năm, lấy vợ khi chẳn cái tuổi ba mươi. ” Tam thập nhi lập”, cha tôi hay nói như vậy. Nhưng tôi có ”lập” được cái gì đâu. Những ngày ra tù sống lông bông lêu bêu trên hè phố nhiều hơn là trong nhà. Không có ”hộ khẩu” không có công ăn việc làm. Tôi là kẻ sống ngoài lề xã hội mới. Công an phường đưa giấy cho tôi, bắt đi kinh tế mới. Kinh tế mới? Đó là những căn chòi xác xơ, nằm bên một con kinh đào khô nước. Nhìn quanh quất tứ bề chỉ thấy khổ nhục. Ngay cả những nụ cười cũng chỉ là gượng mà thôi.

Gia đình Nga đã cho tôi một đôi đũa thần tiên là Nga. Tôi bỏ lại sau lưng cuộc chiến tranh mà tôi đã từng tham dự. Tôi xin Nga hai tháng một lần cho tôi đóng thùng quà gởi về cho Đông hiện đang ở trong một trại cải tạo trong Nam. Nga không phản đối (tất nhiên Đông là anh ruột cô ấy chớ đâu phải anh ruột tôi) nhưng cô ấy có vẻ không vui. Tôi thì tứ cố vô thân. Gia đình không còn ai. Cha mẹ tôi đã chết từ năm Bẩy Hai. Tôi còn một bà chị, nhưng chị đã biệt tích từ năm Bảy Lăm.

4.
Một buổi tối cuối tháng Tám, tôi từ sở làm trở về (tôi đang làm việc lau chùi một khu thương xá người Việt có tên là Eden), Nga đón tôi ở cửa. Cô ấy ăn mặc đẹp và gọn như một người chuẩn bị đi xa. Tôi ngạc nhiên lắm. Nếu có người nào tình cờ thấy hai chúng tôi có lẽ họ khó mà nghĩ chúng tôi là một cặp vợ chồng. Tôi xuề xòa quá. Mà không xuề xòa cũng không được. Đi lau chùi sàn nhà, cửa kính cho người ta mà ăn diện như làm thư ký văn phòng thì coi sao phải, nhưng rõ ràng là Nga ăn mặc đẹp hơn thường lệ. Mà thường ngày thì cô ấy cũng đã diện lắm rồi. Áo quần, giầy dép vòng đeo bông tai, nước hoa, không thứ nào có trên người Nga mà không phải loại khá đắt tiền. Hôm nay Nga như một người mẫu trong một buổi trình diễn thời gian.

“Em muốn nói chuyện với anh”

Nga đặt cả hai tay lên vai tôi, nhìn thẳng vào mặt tôi nói nhỏ nhẹ có phần âu yếm hơn thường lệ.

“Em làm gì mà quan trọng dữ vậy?”

Tôi hỏi mà vẫn không hiểu gì hết.

“Em có việc phải đi xa một thời gian”.

Nga nói như thể tôi và cô ấy chỉ là hai người chưa hề sống chung với nhau, chưa hề có với nhau một đứa con, chưa hề là vợ chồng.

“Đi xa? Mà em đi đâu?”

“Anh không cần biết em đi đâu. Mà anh muốn biết, em cũng không nói đâu”.

Tôi gỡ tay Nga ra, đến ngồi xuống ghế ở bàn ăn bên nhà bếp… Nga đến ngồi đối diện với tôi. Cô đưa tay lên coi đồng hồ.

“Chừng nửa giờ nữa em sẽ lên phi trường Dulles. Anh sẽ không hỏi gì em, phải không?”

Tôi còn biết hỏi gì.

Nửa giờ sau có tiếng chuông cửa, Nga bật dậy. ” Bataan đang ngủ, anh đừng làm con thức. Anh trông con giùm em”.

Nga ôm mặt tôi hôn nhẹ nhàng như một người em gái hôn anh.

Như vậy đó chúng tôi chia tay.

5.
Cali đang mùa Thu.

Hồi đầu tháng Chín, khi hai cha con tôi vừa đặt chân tới Cali, trời nóng dễ sợ. Tôi nghĩ chắc là mùa hè sắp đến, nóng một trận chia tay để đi vào mùa Thu. Nhưng dân Cali thì nói khác. Họ cho rằng Cali sắp động đất. Bao giờ cũng vậy trước khi có động đất đều có một trận nóng dữ dội như vậy. Nó báo hiệu cơn thiên tai mà người dân Cali sẽ phải gánh chịu, vì sự phồn thịnh quá đáng của nó.

Động đất đối với dân Cali là một người khách không được mời, nhưng người chủ nhà biết rõ là họ đang phải chờ đợi. Bởi vì trước sau gì ông khách quý ấy cũng sẽ đến.

Mấy bữa nay thực sự là Cali đang đi trong mùa Thu.

Buổi sáng đôi khi có sương mù, đôi khi có chút mưa phùn rẩy nhẹ bụi nước trên đầu trên tóc. Đêm… đôi lúc trời mù sương lái xe phải mở to mắt lên mà nhìn nếu không muốn bị tai nạn hay bị lạc đường. Trời sáng trưng mà tôi còn bị lạc đường, nói chi là lái xe trong sương mù.

Bataan đã đi học. Tôi vừa xin được một việc làm cắt cỏ do một ông người Việt làm chủ. Bạn tôi bây giờ là những người Mễ. Cũng như tôi, tiếng Anh họ dở lắm. Tôi tin là nghề cắt cỏ có thể ở với tôi lâu được. Ít ra là lâu hơn thời gian tôi sống với Nga.

Những giờ rãnh rỗi tôi thường dẫn Bataan ra chợ Việt Nam lượm báo biếu đọc. Tôi thấy người Việt ở đây giàu có quá. Hơn trên Virginia, Hoa Thịnh Đốn và Maryland nhiều. Tôi cũng biết thêm nhiều tin tức về Việt Nam. Tôi hi vọng Đông đã ra khỏi tù cải tạo, và sẽ được đi Mỹ định cư theo một thỏa ước nào đó giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà nội.

Trong giấc mơ, Bataan thường kêu mẹ ơi, mẹ ơi. Tôi thì không thấy gì hết. Tôi nghĩ rằng Nga đang hạnh phúc ở một nơi nào đó với một người nào đó. Người nào có được trong tay một người đàn bà kiểu đó mà không hạnh phúc! Nhiều lúc ngừng tay cắt cỏ, tôi giật mình tự hỏi không biết tôi đang ở đâu và có thiệt là tôi đã từng có một người đàn bà sống chung mà xã hội gọi là vợ không?

Buổi sáng dậy sớm, nhìn Bataan còn ngủ say trên giường, tôi thấy sao nó giống Nga cách gì. Tôi tự an ủi mình là tôi đâu có mất gì. Tình yêu vợ đã mất, nhưng tình yêu con đã thay vào. Trước kia hai người sống với nhau, bây giờ cũng vẫn hai người. Biết đâu chừng, nếu Nga còn sống trong nhà, lại thừa ra một người chăng. Vả lại, từ ngày chia tay đến nay, tôi không hề nhận được thư từ hay điện thoại gì của Nga. Nhiều khi tôi nghĩ hạnh phúc làm người ta mất trí nhớ. Quên như Nga không chừng cô ấy hạnh phúc. Tôi không mong cô ấy gọi tôi. Yêu người nào là muốn điều tốt cho người đó. Chỉ có nỗi đau khổ và bất hạnh mới làm Nga nhớ đến hai cha con tôi.

Tôi đâu có muốn vậy. Dù sao đôi khi tôi vẫn nghĩ là sống như thế này vẫn hơn. Nhưng mà Cali mấy hôm nay nóng thiệt là nóng. Không chừng động đất tới nơi.

Nguyễn Xuân Hoàng



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Dec/2022 lúc 8:46am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Dec/2022 lúc 11:40am
ĐỐI THỦ

Dịch%20vụ%20điều%20tra%20đối%20thủ%20cạnh%20tranh%20bảo%20mật,hiệu%20quả,giá%20rẻ
và tôi sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, chỉ khác là tôi được sinh ra buổi sáng bên dòng sông Hương của xứ sở trời hành cơn lụt mỗi năm, khóc mấy bận, bú mấy bình rồi thì đến tối nó mới chào đời ở miền Tây Nam Bộ bên dòng Cửu Long gạo trắng nước trong. Hai thằng từ hai phương trời cách biệt, nhưng định mệnh trớ trêu đẩy đưa hai chúng tôi vượt trùng dương cùng về mảnh đất Cali này, cùng một nghề nghiệp, làm chung hãng, và trở thành đối thủ truyền kỳ.
Nó tên là Kenny. Kenny Hoàng.
Đối thủ, bởi vì cuộc đời sự nghiệp của tôi cùng Kenny như một định mệnh đối chọi nhau trường kỳ.
Sau khi tôi nhận việc làm supervisor cho một hãng tiện được hơn tháng sau thì Kenny Hoàng cũng vào làm supervisor ca chiều. Chủ hãng mướn hai thằng Việt Nam điều hành tất cả công việc hai ca ngày và đêm, phần nó chỉ chạy bên ngoài giao dịch mang hợp đồng công việc về làm mà thôi. Trên nguyên tắc thì hai supervisors chức vụ ngang nhau, nhưng côngviệc thì có hơi khác.
Ngoài nhiệm vụ chung là phải phân công và hướng dẫn công nhân làm cho đúng việc, đúng giờ…, tôi làm ban ngày, công việc thiên về management và customer service hơn vì phải đảm trách phần giao dịch với khách hàng trong giờ hành chính. Còn Kenny Hoàng ban đêm lãnh nhiệm vụ đặc trách phần kỹ thuật của hãng.
Làm việc chung được vài tháng là tôi bắt đầu nhột. Có đứa méc với tôi rằng anh Kenny chê anh Thái… dở ẹc, may làm ban ngày có cái miệng thần khẩu đỡ chân tay chứ về làm ban đêm gặp mấy việc khó như việc Kenny làm là từ chết đến bị thương!
Không cần thằng đệ tử méc, chính tôi cũng biết Kenny rất muốn chứng tỏ nó giỏi hơn tôi. Nó muốn chứng minh nó mới là trụ cột của hãng.Vài lần Kenny đã kiếm cách thách thức, làm khó dễ tôi đủ mọi vấn đề. Tôi biết, và cũng không ngần ngại gì mà không trả lễ đầy đủ cho nó biết thế nào là lễ độ. Mày giỏi thì mày giỏi, đồng ý, nhưng thiên hạ cũng có khối người giỏi như mày hoặc hơn mày. Tao không làm không có nghĩa là tao không biết, mà vì…có thằng khác làm rồi mà thôi! Hai đứa tôi bên ngoài cười cười nói nói, nhưng bên trong lại ngấm ngầm đối chọi nhau kịch liệt.
Hayza! Bạn đọc thông cảm. Khi đó tôi còn trẻ lắm! Vẫn còn nóng máu ăn thua lắm.
Kenny dần dần kình với tôi ra mặt. Hôm họp với chủ hãng và tôi, nó nói không công bằng khi bắt nó làm ban đêm mãi như vậy. Nó muốn đổi lên làm ban ngày luân phiên với tôi phải về làm ban đêm, chia phiên cho công bằng. Dĩ nhiên tôi không chịu.
Thế rồi vài tháng sau Kenny bất ngờ nghỉ việc.
Dù không là bạn, nhưng dầu sao cũng là người làm việc chung mấy tháng nên ngày cuối cùng làm việc của Kenny, tôi mời nó cùng đi ăn tối nói chuyện, mới biết là Kenny cũng có tâm sự của nó.
Số là Kenny và thằng chủ hãng vốn quen biết nhau từ trước. Lúc dự định lập hãng, thằng chủ đã mời Kenny về làm manager lo việc điều hành trong hãng. Kenny OK, nhưng xui sao trước ngày làm việc mấy hôm, nó đi leo núi té bị thương nặng phải mất mấy tháng mới hồi phục. Trong thời gian này hãng phải có người trông coi nên tôi được mướn vô thay thế. Khi Kenny lành bệnh đi làm thì tôi đã hoàn toàn lấy được uy tín với tất cả mọi người khác nên không thể nói tôi nhường chỗ cho Kenny được. Thằng chủ hứa với Kenny là tạm thời vô làm ban đêm, từ từ nó sẽ thương lượng với tôi. Chuyện đó không bao giờ xảy ra. Vì vậy mà Kenny cho rằng tôi là người giựt mất công việc đáng lẽ phải là của nó, nên mới kỵ với tôi như vậy. Đến lúc Kenny biết không thể bứng tôi đi được nên chính nó phải ra đi. Chỉ vậy thôi.
Tôi và Kenny chia tay lần thứ nhứt tối hôm đó,đường ai nấy đi. Bắt tay từ giã, như một định mệnh báo trước, Kenny nói “Đường đời còn dài, mình sẽ còn gặp nhau nhiều đó Thái”.
Tự nhiên,tôi cũng có linh cảm như vậy!
Tôi linh cảm rằng Kenny Hoàng sẽ là một đối thủ suốt cuộc đời tôi. Đối thủ của tôi lợi hại không thua gì mình, nếu không muốn nói là có phần lấn lướt. Dù muốn dù không, hai chúng tôi sẽ còn gặp nhau trong những tình huống éo le khác.
Và quả nhiên chúng tôi lại gặp nhau sau mấynăm biệt tăm.
Một hôm tôi đang dừng xe, một chiếc Lexus bóng loáng tấp cạnh bên và Kenny Hoàng bước xuống, tươi cười tiến đến bắt tay tôi mừng rỡ.
Phải, Kenny như thành một người khác, sang trọng và vui vẻ, thân mật đến độ không ngờ.
Nó mời tôi vô một cái bar gần đó làm chai bia, trao đổi chuyện đời. Bất ngờ, Kenny mời tôi về làm việc cho nó.
Té ra mấy lâu nay Kenny lập một hãng riêng và rất thành công. Hiện nay hãng của Kenny có thể mở lớn gấp đôi nhưng nó chưa kiếm được người tin cậy để phụ nó trông coi. Gặp tôi nó mừng quá offered cái job ngay. Nó không cần biết lương lậu tôi ra sao, thản nhiên nói sẵn sàng tăng cho tôi 20 %, và bảo đảm mọi benefits quyền lợi khác của tôi không suy xuyển. Nghe tiền nhiều cũng ham, nói để suy nghĩ.
Về nhà vợ khuyên không nên thả mồi bắt bóng. Công việc hiện tại của tôi rất vững vàng, trong khi hãng Kenny tuy đang lên nhưng vẫn còn quá mới, không gì chắc chắn. Nàng hỏi thêm liệu anh làm việc dưới quyền Kenny được bao lâu?
Câu hỏi này quyết định mọi chuyện. Tôi gọi Kenny từ chối công việc của nó.
Kenny liên lạc mấy lần nữa, thậm chí tăng thêm lương nhưng tôi đã quyết, nó cũng đành chịu. Chúng tôi từ giã nhau trên phone. Kenny nói “Đường đời còn dài, mình sẽ còn gặp lại nhau”.
Nó lại nói câu như mấy năm trước!
Và đúng y như lời hẹn ước, chúng tôi lại gặp nhau. Ôi, nó và tôi kiếp trước chắc có nợ nần gì nhau dữ lắm!
Vài năm sau đó, không nhớ đích xác là bao lâu sau khi từ chối làm việc cho Kenny, tôi vẫn đi làm hãng xưởng lương ba cọc ba đồng, thủ phận làm công, không mộng ước gì cao sang.
Một dịp nọ, hãng tôi đang làm cần mướn một leader machinist. Người này phải là một cao thủ trong nghề, kiến thức thật vững vàng, mới có thể đảm trách được công việc. Người như vậy không phải dễ kiếm. Khoảng 2 tuần sau khi đăng báo kiếm người, tôi vô cùng kinh ngạc thấy trong số những đơn xin gởi đến có cái tên KENNY HOANG
Ô hay! Kenny Hoàng không phải đã là ông chủ hãng ngon lành từ mấy năm trước tại sao hôm nay lại đi xin việc? Nhìn vào đơn tôi biết chắc đây chính là Kenny năm xưa, không thể lầm lẫn được. Kinh nghiệm của Kenny thì dư sức làm công việc tôi đang muốn tìm nên quyết định nhờ thư ký gọi và sắp đặt một cuộc phỏng vấn.
Khi tôi ra tới để gặp Kenny thì cả hai thằng cùng thảng thốt. Kenny kinh ngạc đã đành vì nó làm sao ngờ được tôi là người sẽ phỏng vấn nó! Nhưng tôi lại là người thảng thốt đến rụng rời. Kenny Hoàng đó sao?Không thể tin được nếu không gặp tận mặt. Mới cách nhau 4,5 năm mà Kenny như già them muời mấy tuổi! Tóc nó gần như bạc trắng cả mái đầu, ốm yếu co ro ngồi đó. Thấy tôi nó nhận ra ngay, đứng phắt dậy, lưỡng lự như muốn chạy trốn, nhưng tôi đã tiến đến bắt tay coi như không có gì khác lạ.
Dù sao thì Kenny cũng là một người bản lãnh nên qua cơn kinh ngạc, nó bình tĩnh trở lại, theo tôi vào office.
Hôm đó chúng tôi nói chuyện hơn một tiêng. Lần đầu tiên trong đời chúng tôi nói chuyện như hai người bạn lâu ngày gặp lại. Tôi ngồi nghe Kenny trút bầu tâm sự.
… Sau lần không mướn được tôi, Kenny đổi ý không cần mướn thêm ai phụ tá cả, tham lam một mình ôm đồm hết công việc. Mỗi ngày Kenny làm việc 13, 14 tiếng, kể cả cuối tuần vì khách hàng đòi hỏi. Tiền vào như nước, nhưng cái giá phải trả thật đắt. Mãi mê làm tiền, Kenny không còn thì giờ và sức khoẻ với gia đình vợ con. Nó nghĩ rằng có tiền sẽ bù trừ vào sự thiếu sót đó. Nhưng không, thằng con Kenny mới 15, 16 tuổi đã bỏ học và sa vào đường hút xách, băng đảng đến nỗi bị cảnh sát túm cổ vào trại cải huấn. Và điều đau khổ nhứt là vợ nó ngoại tình từ lâu mà nó không biết. Cả hai chuyện dồn dập làm Kenny không chịu nổi, bê trễ công việc, khách hàng lần lượt bỏ đi, hãng phải khai phá sản. Vợ của Kenny cũng chính thức ly dị bỏ nó theo người tình.
Gia đình tan nát, thất bại, và đau khổ, thêm sức khoẻ sút giảm trầm trọng sau những tháng ngày làm việc điên cuồng bất kể giờ giấc đã biến Kenny thành một con người như hiện nay. Nó hoàn toàn mất hết niềm tin vào những người chung quanh. Tất cả tiền dành dụm còn lại sau cuộc ly dị Kenny nướng hết trong sòng bạc đỏ đen. Từ một ông chủ hãng thành công vượt bực, nhà xe bóng loáng... bỗng chốc mất hết!
Cửa phòng office tôi đóng kín.Kenny kể chuyện đời thỉnh thoảng có những tiếng uất nghẹn như muốn khóc.
Dứt lời, Kenny cám ơn tôi đã kiên nhẫn ngồi nghe và đứng dậy bắt tay đòi từ giã. Tôi hỏi nó chừng nào có thể bắt đầu làm việc? Nó bảo đã đổi ý không muốn làm việc này nữa.Tại sao? Tôi ngạc nhiên. Kenny vỗ vai tôi không trả lời, nở nụ cười thật kỳ bí và bước mau ra ngoài.
Tôi đứng sững sờ quên cả tiễn chân nó.Tại sao nó lại cười tôi nhỉ? Nụ cười đầy bí hiểm…và ngạo nghễ!
Bỗng tôi nhớ lại năm xưa khi Kenny ngỏ ý muốn mướn tôi làm việc, vợ tôi hỏi “Anh nghĩ có thể làm dưới quyền Kenny được bao lâu?”
Tôi chợt hiểu ra tại sao Kenny không nhận làm việc cho tôi và chỉ cười từ giã.
Ha ha ha…Tôi bật cười một mình. OK, Kenny. Tao hiểu ý mày rồi.
Định mệnh đã an bài chúng ta là đối thủ cơ mà.
Là đối thủ, đâu thể làm việc với nhau được?
Chúc mày may mắn.
Kenny Hoang cười và bỏ đi một mạch … đến sáu bảy năm, Tôi cũng đổi sở khác.Mỗi đứa một phương. Vậy mà một sáng kia tôi vào hãng, thấy cái email:
“Hey Thai, kiếm ra ông rồi!
T Nguyên ME mà cùng ngày birthday với tui thì không thể ai khác được.
Ký tên
Kenny Hoang
Project Manager
NewYork Division.”
Thằng Kenny trời ạ! Nó đi đâu lưu lạc qua tận New York và làm chung hãng với tôi hai năm nay rồi mà không hay.
Số là hãng tôi đang làm hiện nay khá lớn, khoảng trên dưới 3000 nhân viên, trụ sở chính tại New York và có 4 chi nhánh trên khắp nước Mỹ kể cả cái ở vùng Bắc Cali tôi đang làm. Mỗi tuần hãng cho ra một bản tin Newsletter Online để nhân viên mọi nơi có mối dây liên lạc chung. Bản tin online này cũng ngắn gọn thôi, chủ yếu là các mục thông tin nho nhỏ vui vui, đại để như: ai mới cưới vợ, lấy chồng, con mới sinh,… vv, và đặc biệt mục thường xuyên Happy Birthday cho những nhân viên có sinh nhật trong tuần.
Kenny Hoàng tìm thấy tên tôi và nó trên mục Birthday này.
Tôi cũng mừng gọi nó ngay qua điện thoại.
Kenny sau một thời gian thất chí, bỏ hẳn Cali qua New York làm lại cuộc đời. Là một thằng giỏi, Kenny trở lại làm việc và nỗ lực leo lên tới vị trí Project Manager của một hãng lớn như vậy trong vòng ba năm, quả không phải là một điều dễ dàng. Bây giờ thì nó làm chức ngang vớí xếp của tôi lận đó.
Kenny đã lấy vợ khác, và đang sống hạnh phúc bên nhau…Tôi mừng cho Kenny cho đến khi nó nói câu sau cùng:
Nó nói ở New York lạnh quá không kham nổi nữa nên đang dự định về lại Cali, vì vậy đang để ý nếu có việc gì mở ở cái chi nhánh này là sẽ xin về ngay.
Trời ơi! Thôi mày ở đâu ở yên đó giùm tao Kenny à! Còn nếu có về Cali thì về… hãng khác, chứ mày về đây làm việc chung, sớm muộn gì tụi mình cũng sẽ có ngày so kiếm.
Bây giờ thì tao chỉ muốn yên thân, không còn ý chí tranh đấu, ganh đua như thời trai trẻ nữa, và mày chắc cũng rứa.
Nhưng cái số của mình là vậy. Ở xa thì có thể là bạn, nhưng ở gần là đối thủ. Tao với mày nói như ông Kim Dung, là Đông Tà với Tây Độc; Bắc Kiều Phong đấu Nam Mộ Dung vậy đó.
Que sera sera!
Chuyện đời không biết trước. Lỡ mà định mệnh vẫn dai dẳng cho hai thằng già mình đụng thêm một trận nữa thì …what the heck! Tới đâu thì tới.
./.
ThaiNC
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jan/2023 lúc 1:44pm

Nhớ Mỹ 


Mỹ đây là Mỹ Tho. Cái vụ bỏ mất chữ “Tho” nó xảy ra hà rầm. Bằng chứng là trong ca dao: “Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy. Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa. Viết thư thăm hết mọi nhà. Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em”.

Tui e ông viết mấy câu thơ hay hết biết này nhà của ổng ở khúc giữa Mỹ Tho và Sài Gòn. Như Tân An chẳng hạn. Ổng đúng là một người “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”. Viết thơ mèo, lời nói đầu đúng y chang theo bài bản. Ðầu tiên là thăm hết ráo mọi nhà. Rồi sau mới thăm em, người mình thương nhớ. Yêu kiểu đó gọi là yêu kiểu học trò lễ. Vô bái, ra lạy. Thiệt là huỡn quá xá!

Tui nhớ lúc còn ở cái đất Tân Ðịnh, Sài Gòn, tui cũng nghe câu ca dao: “Trên Sài Gòn, dưới Mỹ Tho. Ðâu đâu thiên hạ cũng nhường cho”. Nghĩa là cái đất Mỹ Tho ăn đứt mấy chỗ khác. Nó chỉ thua cái đất Sài Gòn mà thôi. Tui đâu dám cãi mà còn đế thêm vô một câu là: “Thua mà còn thua xa nữa kìa!”. Bằng cớ là trong ca dao cũng có câu: “Ðèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ. Ðèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu”.

Ðầu năm1966, đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ vì dọc theo đường Hai Bà Trưng từ Công trường Mê Linh chạy dài tới chân Cầu Kiệu ban đêm mà sáng trưng như ban ngày. Trời mới dứt cơn mưa, sụp tối, tui còn thấy đường để đi dọc bờ tường nghĩa trang Mạc Ðĩnh Chi bắt dế lửa về cho nó đá với dế than của mấy thằng chung xóm. Con đường Hai Bà Trưng sáng trưng nhờ dãy đèn thủy ngân cao áp.

Cuối năm đó, ba tui đổi về Bưu Ðiện Mỹ Tho, tui theo về quê cũ. 9 giờ đêm Mỹ Tho, trời tối hù. Không có ngọn tỏ đâu mà đèn lu câm hè. Vì toàn là đèn néon dài 1.2 m, vàng vọt cái cháy, cái không.

Ðêm quê người cuối năm, sau vài ly rượu đỏ, tui lại thả hồn về thuở hàn vi quê cũ. Tui nhớ chợ bông Mỹ Tho ngay khúc Vườn hoa Lạc Hồng ngày xưa đó. Giờ VC đã đổi tên thành Công viên Thủ Khoa Huân.

Chợ bông cuối năm, mỗi độ Xuân về, nằm cuối đường Gia Long, từ ngã ba đường Lê Lợi kéo dài tới đường Trưng Trắc. Ðường Lê Lợi là con đường nhiều me nhứt Mỹ Tho. Ðường Trưng Trắc là đường có nhiều quán ăn nhứt Mỹ Tho, là những căn nhà sàn dọc theo bờ kinh Bảo Ðịnh. Sau 75, có người kêu là sông Bảo Ðịnh. Kêu như vậy là trật lất. Sông, rạch là do thiên nhiên. Kinh, mương là do con người đào. Kinh Bảo Ðịnh là do dân phu đời Gia Long đào (1819).

Chợ bông nhóm từ 20 tháng Chạp cho tới trưa Ba Mươi. Năm nay chỉ tới trưa 29 thôi; vì không có 30. Ghe chở cây hạnh, cây tắc, cây mai, bông cúc, mồng gà, ớt kiểng, thược dược, vạn thọ… từ Cái Mơn, Chợ Lách, Cái Bè đậu ken chật bến nước dưới mé sông. Cái chợ bông này xưa là ga xe lửa Mỹ Tho – Sài Gòn. Bà con mình từ nơi khác đi đò xuống đây mướn phòng ngủ Mê Giang, Ðịnh Tường ngủ một đêm rồi rạng sáng mai leo lên xe lửa đi Sài Gòn.

Tui nghe má tui kể sơ sơ là hồi xửa, hồi xưa ông sở, ông sơ của tui là người yêu nước hết biết. Ổng đã từng nghe lời triều đình Huế vô thành Mỹ Tho mà tử thủ, chờ Tây tới. Lúc đi, ổng còn ngoái lại dặn bà sở, bà sơ của tui là: “Chẻ tre bện sáo cho dày. Ngăn ngang sông Mỹ có ngày gặp nhau”. Tuy nhiên, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công thành Ðịnh Tường bằng 2 mũi. Một đi theo kinh Bảo Ðịnh từ Tân An xuống. Tới Trung Lương, tàu chiến của Tây bị đại bác triều đình thụt trúng. Trung tá Bourdais chết ngay tại trận. Hai là từ vàm Kỳ Hôn đánh ra. Quân xâm lược trang bị tối tân hơn nên ngày 14/04/1861 thành Ðịnh Tường thất thủ. Quan hộ đốc Nguyễn Công Nhàn phải bỏ thành mà chạy.

Thất trận quân lính hy sinh nhiều vô số kể mà còn bị ông Học Lạc làm thơ chọc quê nữa chớ: “Có quan hùng dũng Nguyễn Công Nhàn. Hùng dũng nhưng mà lại nhát gan. Giặc tới Bến Tranh run lập cập. Tàu vô cửa Tiểu chạy bò càng. Mưu thần trước biết ngang sông chắn. Kế dữ sau toan đóng cũi hàng. Thất thủ muốn liều cho vẹn tiết. Ngặt vì con vợ bận chưa an!”. 

Ông Học Lạc là ai mà dám chọc quê thủ lãnh của ông sở, ông sơ tui như vậy chớ? Té ra ổng cũng là một người yêu nước. Thấy quân mình bị thua nên ổng nóng ruột đấy thôi.

Học Lạc, sinh năm Nhâm Dần, 1842, năm Thiệu Trị thứ hai.  Ông tên thật là Nguyễn Văn Lạc, người làng Mỹ Chánh, tỉnh Mỹ Tho. Nhà nghèo, nhưng học giỏi, ông được triều đình tuyển vào ngạch học sinh (cấp lương cho đi học, như bây giờ có học bổng vậy). Do đó, người ta gọi ông là “học sinh Lạc”, dần dần rớt mất chữ “sinh”, chỉ còn lại hai chữ “Học Lạc”.

Học giỏi, nhưng thi hoài không đậu. Rồi thời cuộc nhiễu nhương, năm 1862, triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất, nhường ba tỉnh miền Ðông cho Pháp. Học Lạc không còn thiết tha gì đến chuyện thi cử nữa. Ông bỏ làng Mỹ Chánh, tản cư về chợ Thuộc Nhiêu.  Ông làm tới 3 nghề thầy để mưu sinh: thầy giáo, thầy thuốc và thầy bói cho đến cuối đời. Học Lạc mất vào năm Ất Mão (1915), thọ 63 tuổi.

Thơ của Học Lạc viết theo thể Ðường Luật đã khó; mà ông lại cắc cớ gieo vần trắc nữa. Thiệt là đáng nể! Chuyện rằng, Học Lạc làm hương văn. Ðình làng cúng Kỳ Yên, mỗi hương chức góp một mâm xôi có đề tên. Mâm xôi của ông chỉ đề có hai chữ: “Thằng Lạc”. Làng bắt lỗi, ông làm bài thơ “Tạ hương đảng” để xin lỗi ban hộ tề. Nhưng lời lẽ vẫn châm biếm, xỏ xiên. “Vành mâm xôi, đề: “Thằng Lạc”. “Nghĩ mình ti tiện không đài các. Văn chương chẳng phải thứ mèo quào. Danh phận không ra cái cóc rác. Bởi thế bơ thờ thẹn núi sông. Dám đâu vúc vắc ngạo cô bác!

Mà tại sao tui lại lục lọi, tìm hiểu về một nhà thơ trào phúng đất Mỹ Tho không thua kém gì Tú Xương đất Bắc (1870-1907)? Chẳng qua, thuở đó, mới lớn tui đã đeo đuổi một người em năm cũ. Nhà em ở ngã tư đường Học Lạc và Ðốc Binh Kiều, gần nhà đèn, phía bên kia Cầu Quay. (Cầu Quay quay hai kiểu. Ðúng mười hai giờ trưa thì cả hai phần đầu cầu được máy điện xoay cho nó xếp vào bờ kinh. Hai là nhịp giữa được tách ra và kéo lên cao như cái nóc nhà để có độ cao cho tàu bè qua lại kinh Bảo Ðịnh).

Thuở mới “dê” em, tui đã thề thốt lung tung là: “Chừng nào cầu Quay nọ thôi quay. Thì qua với bậu mới dứt dây cang thường”. Ðạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng. Vì hồi xưa thay thế bến đò Ðiều Hòa nối hai bờ kinh Bảo Ðịnh, vào năm 1890, Tây cất cầu sắt tên là Cầu Quay Mỹ Tho là một kiến trúc Eiffel. Năm 1938, Cầu Quay sập, Tây xây lại cầu đúc. Cái dạ cầu nó cao lên; tàu đò qua lại phẻ re nên không cần quay nữa. Bây giờ cầu hết quay rồi; “dê” em mà muốn em tin thì phải kiếm cái khác mà thề. Thề dưới sông sợ ma da, hà bá nó kéo giò thì leo lên đường rầy xe lửa mà thề như ông Bình Nguyên Lộc trong truyện ngắn: “Xe lửa Mỹ bung vành”.

Chừng nào xe lửa Mỹ bung vành. Tàu Tây kia lủng đáy, anh mới đành xa em!”. Tui thấy tàu Tây lúc đó bằng cây cũng đâu chắc chắn gì? Tui thấy thay chữ “tàu Tây kia lủng đáy” bằng “tàu Tây kia liệt máy” thì hay hơn. Vì thời đó xe lửa Mỹ và tàu Tây chạy bằng máy hơi nước khó liệt lắm. Có nồi súp de, chỉ cần chụm củi là máy chạy, biết tới chừng nào mới liệt?

Tưởng thề như vậy cắt không đứt, bứt không rời; là cứng khừ. Thề ác liệt như thế em mới chịu tin cho hun một cái nhe. Ai dè lúc VC chiếm được Mỹ Tho nó đứt thiệt. Ở tù cải tạo về, tui vọt luôn ra cửa Tiểu. Tui đành đoạn đi luôn cho tới tận bây giờ. Lời thề tui đã gởi cho gió ngàn bay. Lỗi tại tui muôn phần. Tui đã lỗi thề với em từ độ ấy. Hu hu!

Đoàn Xuân Thu

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.629 seconds.