Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Jan/2019 lúc 5:11pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Jan/2019 lúc 9:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Jan/2019 lúc 10:13am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jan/2019 lúc 8:00am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jan/2019 lúc 8:44am

Cành Mai Ngày Tết

Đã gần tới Tết rồi, bao nhiêu hoa trồng để bán vào dịp Tết đã bán sạch sành sanh, còn mấy cây đào đầy nụ đã có người đặt mua hết rồi bố tôi hãm nước không dám tưới mỗi ngày sợ hoa nở sớm. Riêng có cây mai do tôi đào ở rừng về trồng trước nhà thì chậm rãi ra nụ không chừng chẳng nở kịp vào ngày Tết nên bố tôi cứ nhắc tôi tưới nước hoài mỗi ngày hai lần, buổi sáng và buổi tối, như hối thúc mai nở kịp mùa Xuân.

Sáng ngày cuối năm, bố tôi ra trước ngõ nhìn cây mai cười vui vẻ, "Năm nay may mắn rồi, mai kịp nở ngày mai. Chiều nay con chặt vào nhà chưng được rồi!" Nhà tôi làm vườn bán rau, trái cây quanh năm, nhưng thu hoạch nhiều nhờ bán hoa chưng ngày tết. Cả năm người ta dành dụm, dù giàu hay nghèo, cũng gắng chưng một ít hoa chơi xuân. Nghèo thì hoa cúc, hoa thược dược, giàu thì hoa đào, hoa mai, hoa thủy tiên, hoa phong lan... Tết mà không có hoa thì cũng giống như hát mà không có đàn đệm nhạc. Năm nào bố tôi cũng để dành một cành đào đẹp nhất để chưng ngày Tết. Chẳng lẽ nhà trồng hoa lại không có hoa chưng cho gia đình mình?

 

Chiều cuối năm khi tôi cầm cưa ra trước ngõ thì đột ngột Mai, một người bạn cùng lớp cách đây mấy năm rồi xuất hiện. Thuở còn đi học chung lớp 12, chúng tôi chơi thân với nhau lắm. Thỉnh thoảng nàng tới nhà tôi chơi. Có khi nàng tới lúc tôi đang tưới hoa, tưới rau, nàng cũng phụ vào. Nàng là con lớn, ba nàng lại đi học tập cải tạo chưa về, nên nàng lúc nào cũng lo cho các em, buôn bán phụ giúp với má nàng. Tôi bỏ cưa nằm cạnh gốc mai, mời Mai vào nhà uống chơi. Mai vào nhà chào hỏi bố mẹ tôi rồi báo tin:

- Ba cháu vừa học tập cải tạo về. Cháu muốn mua một cành đào về chưng mừng gia đình đoàn tụ. Hai bác bán cho cháu một cành đào nhé!

Bố tôi gãi đầu nói:

- Chỉ còn vài cành đào kia thì đã có người đặt tiền mua rồi, thôi để bác sai thằng Nguyên chạy xuống nhà bác nó xem còn cành hoa nào không. Mếu có, nó sẽ đưa lên nhà cháu liền.

Mai mở bóp rút ra một bó tiền đưa cho mẹ tôi nói:

- Cho cháu gởi tiền, hai bác tính sao cũng được. Ba cháu về trông còm cõi nhưng vui lắm. Cháu muốn ba má cháu được vui vẻ trong dịp tết này, không chừng năm nay được may mắn hơn tất cả mọi năm. Bảy năm học tập, thời gian dài quá!

Mẹ tôi đẩy tay Mai lại, nói:

- Cháu giữ tiền lại đi để lo cho gia đình. Sáng mai hai bác sẽ lên thăm và mừng Tết. Coi như là hai bác biếu ba má cháu cành hoa.

 

Mai cám ơn rồi về. Tôi đưa ra ngoài cổng rồi ngồi xuống gốc mai nhỏ cưa cành mai. Tôi xem xét kỹ lưỡng, nhắm chỗ cưa vì cây mai còn nhỏ, cắt bậy thì cây mai hết đường mọc lại. Tôi đã nói với bố tôi trước đây là thôi cứ để cây mai nở hoa trước ngõ vì cây mai còn nhỏ, bố tôi nói:

"Để ngoài ngõ cũng được, nhưng nó sẽ nở muộn, người ta sẽ cười vì nhà trồng hoa lại không biết cách làm hoa nở, mất tiếng đi. Mày cưa vào nhà, hơ gốc mai, bỏ vào bình cho nó hút nước nhiều thì hoa sẽ nở đúng ngày." Chơi hoa vậy đó, hoa nở dù chỉ có một hoa cũng là nở, nhưng xem ra cành mai tôi sắp cưa sẽ nở tung nhiều hoa vì nhiều nụ lớn rồi do cây mai được tưới liên tục cả tuần hai lượt mỗi ngày.

Bố tôi chọn bình pha nước sẵn chờ tôi đưa cành mai vào. Tôi đưa cành mai xuống bếp hơ lửa rồi đưa lên cho bố tôi rồi lấy xe chạy xuống nhà bác tôi cách gia đình tôi ở chừng 10 cây số. Bác tôi lắc đầu bảo cũng bán hết trơn rồi. Tôi chạy ra phố cũng chẳng còn cành hoa đào, hoa mai nào. Tôi ái ngại có ý định xin bố tôi cho tôi cành mai duy nhất đem cho Mai mừng ba nàng đi học tập được về. Tôi tần ngần sợ có người nghĩ tôi có tình ý gì với Mai, nhất là em trai tôi là Ngọc lúc nào cũng kiếm dịp phá tôi với cái câu:

- Anh Nguyên ơi lớn rồi mà chưa có bồ. Đêm nằm mơ, tay...

 

Lần nào Ngọc phá tôi, tôi cũng đuổi đánh không để nó kịp dứt câu. Nhưng lần này, nếu Ngọc chọc, thì cũng trúng tim tôi thôi, bởi vì tôi cũng thầm yêu Mai. Hồi học lớp 12, tôi muôn ngỏ ý, nhưng chưa kịp nói thì Mai dường như đã đọc được ý nghĩ của tôi đã chặn đường:

- Mai không đi đại học hay lấy chồng, Mai phải lo cho các em giúp má Mai. Chỉ khi nào ba Mai đi học tập về, Mai mới được tự do nghĩ tới tương lai của mình.

Mai này tôi có thể khơi lại lời Mai nói khi xưa. Tôi về nhà báo bố mẹ tôi là chẳng còn nơi nào còn một cành mai, cành đào hay cành hoa mận nào, mẹ tôi nhìn bố tôi gợi ý:

- Chẳng mấy khi gia đình người ta đoàn tụ như thế này, hay mình biếu họ cành mai qúi đi. Mình là nhà trồng hoa, đem hạnh phúc cho thiên hạ, có chưng hay không chưng cũng chẳng sao.

Bố tôi âu yếm nhìn mẹ tôi, mấy chục năm rồi, ông bà ăn ý nhau lắm. Bố tôi thích chơi hoa, nhưng bố tôi yêu mẹ tôi. Suốt thời gian tôi ở nhà, chẳng thấy bố mẹ tôi cãi cọ nhau bao giờ. Ông bà như đọc được ý nghĩ của nhau. Có lẽ vợ chồng hoà hợp bao nhiêu năm họ thường trưởng thành và có cùng một ý nghĩ như nhau. Bố tôi nói:

- Nguyên, con và Ngọc đưa cả bình lẫn cành mai lên cho ông bà Đức nhé!

Tôi gọi Ngọc đi lên nhà Mai với tôi, nó lái xe, tôi ngồi sau ôm bình mai thật chặt. Ngọc nói:

- Anh hên rồi nhé, đưa mai đi để lấy mai về!

- Mày đừng nói tầm bậy, mẹ là người đề xướng biếu cành mai mừng ông Đức học tập về chứ có phải tao đâu!

- Thì cũng vậy thôi, mẹ chẳng thường nọi "Ai mà lấy được cô Mai là người ấy phải tu ba đời bảy kiếp sao?" Anh tu cũng mấy năm rồi đó, chẳng bồ bịch gì từ thuở nhỏ tới giờ. Đừng nói là anh nhát gái nhé! Mấy cô cứ tìm anh nhờ cái này, nhờ cái nọ. Đừng tưởng em không biết! Anh giúp đỡ hết mọi người, nhưng trong lòng anh chỉ thương cô Mai thôi từ năm anh học 12 tới giờ.

Tôi im lặng, đúng là hậu sinh khả úy. Nó thấu cả ruột gan tôi. Đám con trai con gái sau này sao tụi nó lanh quá, chẳng như thế hệ chúng tôi.

- Sao trúng tim đen rồi sao mà im lặng kìa!

- Tim đen tim đỏ quái gì! Tại tao suy nghĩ phải nói sao với ông bà Đức thôi.

Ngọc đậu xe trước nhà Mai, nói:

- Anh vào đi, em đứng ngoài chờ! Nhớ khoanh tay chào ba má vợ tương lai tử tế nha!

 

Tôi muốn đá nó vài đá cho đỡ bực, nhưng cũng nín lòng, mở cổng đi vào. Tôi gõ cửa, má Mai mở cửa:

- A cậu Nguyên, cậu vào chơi!

- Thưa bác, hồi chiều Mai tới xem có cành đào chưng tết không, nhưng hết rồi, bố mẹ cháu có cành mai này biếu gia đình bác chưng ngày tết. Bố mẹ cháu sẽ lên mừng tết và ngày vui đoàn tụ của gia đình bác ngày mai.

- Thật là quí hoá quá! Ông bà thật tốt! Cho bác gởi lời cám ơn và thăm ông bà.

Bà gọi vọng vào phía sau:

- Ông ơi, có cậu Nguyên, con ông bà Chánh mang tới cho mình chậu bông mai này. Ông ra mà xem.

Ông Đức đi ra, tôi không thể nhận ra ông. Hồi xưa ông là Thiếu tá Chiến tranh chính trị, mặt mũi phương phi, thân hình đầy đặn, bây giờ lưng hơi còng, mặt mày hớt hát, gầy còm... Tôi thấy thương quá, run run nói:

- Cháu mừng bác được về!

 

Bao nhiêu chữ nghĩa tôi hình như lạc đâu hết. Tôi muốn hỏi nhiều về ông, về cuộc sống trong trại cải tạo, nhưng cổ nghèn nghẹn, tôi chẳng nói nên lời. Tôi vội xin phép về để lo việc nhà, hẹn sẽ lên thăm hỏi sau. Má Mai gọi Mai đưa tôi ra cổng. Hai đứa chúng tôi ra, tôi nghe ông bà nói với nhau:

- Hai đứa nó trông cũng xứng đôi vừa lứa đó!

- Cậu Nguyên cũng như mình năm xưa, cũng hiền lành. Con Mai nhà mình cũng diễm phúc nếu nó lấy được cậu ấy.

Mai và tôi nghe được, hai đứa đỏ mặt tía tại, làm thinh giả như không nghe thấy gì, nhưng tim đập thình thình như muốn vỡ lồng ngưc. Ra tới cổng, tôi quay lại chào Mai nói mai tôi sẽ lên chơi. Em trai tôi cắc cớ làm sao đứng gần, nói bâng quơ:

- Trời sẩm tối rồi, nhưng tại sao lại có hai mặt trời mọc đỏ rực thế kia? Giao thừa chưa tới mà sao nghe có tiếng pháo nổ ầm ầm kìa?

Mai mắc cở chào Ngọc rồi vội vã vào, tôi muốn lấy xe lái về ngay bỏ Ngọc lại cho nó đi bộ một lần cho nó chừa cái tật chọc phá lung tung đi, nhưng tôi nghĩ lại mùa Xuân sắp sang rồi, dĩ hoà vi quí, lấy hoà bình làm trọng làm quí chẳng gì dẫu chưa chính thức vào xuân nhưng Mai trong hồn tôi đã nở rồi.

Phòng khách trong nhà tôi dẫu không còn cành mai, nhưng có những cánh mai hạnh phúc đang nở trong tâm hồn bố mẹ tôi, em tôi và trong tôi có cánh Mai nở mãi muôn đời.

Nguyên Đỗ

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Jan/2019 lúc 9:44am

Bánh Chưng Mùa Xuân Cũ

Image%20result%20for%20Bánh%20Chưng

Ngày thường cũng có bánh chưng bán ngoài đường ngoài chợ, nhưng bánh chưng ngày tết đối với chị Bông vẫn là miếng ngon miếng thèm dù rằng ăn thì chóng chán.
Ngày xưa ở Việt Nam nhà chị Bông đã từng gói bánh chưng mỗi khi tết đến, chị Bông không đi chợ Hạnh Thông Tây gần nhà mà đi chợ Xóm Mới xa hơn một chút để mua lạt tre và lá dong, chợ nằm khu dân cư toàn là người Bắc di cư, họ vẫn giữ nhiều phong cách sống và hình dáng cũ, vẫn có những bà già vấn khăn hay chít khăn mỏ quạ cắp rổ ra chợ, có ông già ngồi trước cửa nhà trong khu chợ hay trước các gian hàng hút thuốc lào với ống điếu với điếu cày là những nét Bắc kỳ hay hay.
Chị thích đi chợ Xóm Mới vì thế.
Chợ Xóm Mới bán lá dong rất nhiều, giá lại rẻ, nhìn các bà nội trợ người Bắc xúm xít chọn lựa lá dong chị Bông nghĩ bánh chưng và người Bắc không thể nào rời xa nhau, cũng như chị Bông, mùi bánh chưng thơm lá dong chị đã quen thuộc từ tấm bé...
Chị Bông đã phải tất bật từ sáng sớm để đãi đậu xanh, hấp chín giã nhuyễn xong nắm thành từng nắm tròn, rồi vo gạo nếp trộn đều với tí muối để ráo nước.
Đến phần thái thịt heo và ướp tiêu muối cho đều…
Lá dong đã rửa sạch và lau khô từ hôm qua.
Tất cả nguyên vật liệu gói bánh chưng đã sẵn sàng.
Nhưng người gói là ông anh họ chứ không phải chị Bông, anh Xây gói bánh chưng rất khéo, không cần khuôn chỉ gói bằng tay mà vuông vức đều đặn cái nào ra cái ấy.
Chị Bông đã lăng xăng gần bên anh Xây để lúc thì mang thêm lạt tre, thêm lá dong, lúc thì chuyển những bánh đã gói xong sang một chỗ khác cho gọn, và nhất là để tiếp tế ly nước chanh cho anh uống thấm giọng, anh vừa gói bánh vừa chuyện trò râm ran với cả nhà, hết chuyện tết nhất từ đời xưa đến đời nay thì lại sang chuyện thế sự cuộc đời, chuyện nào chị Bông cũng thích nghe cả, cái tật thích nghe chuyện từ hồi bé chị Bông từng bị mẹ mắng:” Này Bông, trẻ con không được hóng chuyện “...
Những ngày gần tết và những bận rộn ấy thật vui và đáng yêu.
Buổi tối luộc bánh chưng lại có những bận rộn khác, những niềm vui khác...
Khi bánh chín anh Bông vớt ra bày lên một chiếc bàn và chồng chất vật nặng đè lên bánh để cho bánh mau khô ráo. Thế là chị Bông đã có những chiếc bánh chưng ngon lành để biếu họ hàng và bày lên bàn thờ nhà mình trong 3 ngày tết.
Ngày nay ở Mỹ món bánh chưng không thiếu trong các tiệm food to go, hàng ngày nhìn thấy nó, nhưng chị Bông vẫn mơ đến chiếc bánh chưng to đẹp vào dịp tết, vẫn nôn nao khi nhớ lại cảnh gói bánh chưng của những mùa Xuân đã qua.
Chị Bông đã nghĩ về món bánh chưng khi chỉ còn một tuần nữa là đến tết, tết ở hải ngoại không vui như ở quê nhà nhưng chẳng người Việt nào có thể quên được, vẫn sắm sửa, vẫn đầy đủ bánh trái, nghi thức.
Hàng năm chị vẫn mua bánh chưng tại chợ Việt Nam hay đặt mua nơi các hội tôn giáo, nhà thờ, nhà chùa, các hội đoàn cộng đồng người Việt đứng ra gói bánh chưng để gây quỹ...
Tết năm nay chị Bông bỗng muốn sống lại cảm giác gói bánh chưng, muốn tìm lại những kỷ niệm ngày nào, chị không phải tỉ mỉ ngồi đãi một chậu to đầy ắp đậu xanh nữa, vì đậu xanh ở đây đã bóc vỏ sẵn, còn mọi thứ khác vẫn thế, thay vì rửa và lau lá dong thì là lá chuối đông lạnh, thay vì buộc bánh bằng lạt tre thì buộc bằng dây ni lông...
Ông anh họ hiện sống ở Mỹ nhưng anh ở khác tiểu bang chẳng trông mong gì nhờ vả, chị Bông sẽ tự tay gói bánh chưng theo cách chỉ dẫn trên net thật đơn giản dễ dàng...
Đúng lúc sáng nay cô em dâu vừa gọi phone nhắc nhở:
- Chị Bông ơi, có đặt mua bánh chưng nhà thờ không để em cùng mua luôn ?
Chị Bông từ chối:
- Nghe này, năm nay chị sẽ gói bánh chưng và em khỏi cần mua, chị sẽ tặng.
Em dâu người miền Nam thật thà nghĩ sao nói vậy, nó ngạc nhiên và nghi ngại:
- Từ ngày em làm dâu nhà chị chưa thấy chị gói bánh chưng bao giờ, em chỉ thấy chị thích ăn bánh chưng thì nhiều. Gói bánh chưng ngày tết chứ không phải gói cái bánh ít bé xíu bằng nắm tay đâu, chị gói được không hay lại làm hư nếp hư đậu?
- Em đừng làm lòng chị… lung lay, chị đã nghiên cứu cách gói bánh chưng trên net rồi.
Em dâu định cúp phone, chị Bông vội khoe thêm:
- Chị gói bánh chưng và bánh tét nữa đó, chị sẽ tặng nhà em đủ hai thứ này.
Em dâu lại ngạc nhiên lần nữa:
- Hôm nay chị nói toàn chuyện… động trời, gói bánh chưng lại thêm bánh tét. Bánh tét khó gói lắm à nghen, đòn bánh tét vừa dài vừa tròn.
- Làm gì mà em kinh ngạc ghê thế?, chị sẽ gói cả hai thứ, bánh chưng vuông, bánh tét dài tròn như em nói, nhà nào có vợ chồng hai miền Nam Bắc như nhà em chẳng hạn chị sẽ biếu chiếc nọ chiếc kia cho đề huề. Em ơi, bây giờ chúng ta muốn lấp sông vá biển gì thì cứ lên net là có sẵn hết.
- Chị liều mạng ghê, chỉ xem trên net mà… dám gói bánh chưng và còn ý định biếu tặng bà con bạn bè nữa chứ.
- Em nói chị “liều mạng” theo tiếng miền Nam của em, tiếng Bắc chị là “cả gan” chứ gì, không sao chị đã tính kỹ rồi, nếu bánh ngon thì biếu người ta, nếu bánh dở thì chị sẽ… để dành làm món bánh chưng chiên cả nhà ăn dần trừ cơm, chẳng thiệt hại gì cả…
Bây giờ đến lượt chị Bông nghi ngại mất tự tin, trên net chỉ dẫn rõ ràng và dễ dàng coi vậy chắc gì chị làm được vậy?
.Chị thường xem những show nấu ăn trên ti vi thấy mấy tay đầu bếp chẳng cần dùng đũa hay thìa để xào nấu, họ chỉ cầm tay chảo và hất những món trong chảo cho thấm gia vị và trộn đều vào nhau thật dễ dàng và ngoạn mục, có lẽ đó là bí quyết làm cho món ăn ngon thêm nên chị đã bắt chước khi làm món tôm rim, chị hất chảo lên thì tôm và gia vị… nhảy tung toé ra khỏi chảo làm chị phải lau chùi bếp và chừa luôn không dám làm thử lần thứ hai.
Anh Bông chứng kiến cảnh ấy đã thẳng thừng nói:
- Thôi em ơi, anh xin em đấy. Anh thấy em dùng đũa xào nấu mà có khi đồ ăn, dầu mỡ, mắm muối còn văng ra ngoài thì tài cán gì mà lắc chảo, hất chảo bắt chước các tay đầu bếp chuyên nghiệp trên ti vi.
Chị Bông đã quen bị chồng chê nên khỏi cần bào chữa vì ăn ở bao nhiêu năm chồng đã hiểu vợ quá rồi, cũng như mẹ chị ngày xưa đã hiểu con gái, bà thường mắng con gái xớn xác hậu đậu làm cái gì cũng sai sót rơi vãi chẳng nên thân. Tuy nhiên chị được chút an ủi là bố chị đã bênh “Tại bà chiều nó cái gì cũng không cho nó động tay vào còn than trách gì nữa”.
Nghe vợ nói phone với cô em dâu xong anh Bông cũng ngạc nhiên như cô em dâu:
- Hàng năm nhà mình vẫn đặt bánh chưng của nhà thờ ăn ngon vừa miệng, sao năm nay em lại nổi hứng muốn làm cho mệt cả thân.
Chị Bông thoáng mơ màng:
- Em tìm niềm vui trong dĩ vãng mà, món bánh chưng của mùa Xuân xưa goị theo kiểu thơ văn hay âm nhạc là “Hương Xưa” đấy anh, cảnh gói bánh chưng ở nhà mình em chưa bao giờ quên, chỉ khác là thay vì nhờ anh Xây gói bánh chưng bây giờ người gói là em.
Anh Bông lập lại và cười ruồi, lửng lơ:
- Người gói là em...
Chị Bông vênh mặt cũng lập lại:
- Người gói là em. đấy. Thì sao??? Và người luộc bánh chưng vẫn là anh, anh sẽ sống lại cảm giác...
Anh Bông ngắt lời:
- Biết rồi, anh sẽ sống lại cảm giác bận rộn và mất ngủ cho tới khi nấu xong nồi bánh chưng .
- Nhưng chúng ta sẽ có những chiếc bánh chưng ngon như ngày ấy với nhân bánh cho nhiều đậu xanh, nhiều thịt heo lại là thịt heo tươi thì sẽ ngon gấp mấy lần bánh đặt mua ấy chứ.
Gạo nếp, đậu xanh, thịt heo ướp đã bày ra bàn. Chị Bông để tờ giấy chị đã ghi chép lại từ trên net cách gói bánh chưng bánh tét ngay trước mặt và bắt tay vào việc, chị sẽ cố gắng, sẽ gói bánh bằng tất cả tâm tình.
Bắt đầu là bánh chưng, chị đặt hai lớp là chuối lên nhau và đổ nếp, trải đều ra trước khi bỏ nhân đậu nhân thịt vào, nhưng chị không sao gói nó vuông vức được, chị sửa đầu này thì đầu kia lá chuối rách ra, chị phải… bổ sung thêm nhiều lá chuối cuối cùng ra cái bánh chưng chỗ dày chỗ mỏng và to tổ bố, nhưng chị cũng mừng, còn hơn càng gói càng rách lá chuối và gạo, đậu, thịt tuy không có chân mà cứ chạy ra ngoài.
Chị Bông phải tạm dừng gói bánh để gọi phone cầu cứu ông anh họ ở phương xa:
- Anh Xây ơi, chỉ gấp cho em cách gói bánh chưng.
Ông anh già nghễnh ngãng:
- Ai đấy? Cô vừa bảo gì?
Chị Bông phải giới thiệu thân thế cho ông anh họ già cả nhanh chóng nhận ra mình:
- Em Bông đây, Nguyễn thị Bông đây, là vợ của em họ anh, anh chỉ em cách gói bánh chưng ngay bây giờ đi, nhanh lên, nhanh lên…
Anh Xây vẫn tuổi già đủng đỉnh:
- À, thì ra cô Bông … Cô để tôi nghĩ ngợi đã, tôi đang ngủ trưa đùng một cái cô đánh thức tôi dậy, cô hỏi vội vã như đi bắt cướp bảo tôi trả lời ngay sao được.
- Sao ngày xưa anh gói bánh chưng cho nhà em nhanh thế, vèo một tí là xong một cái, em ngồi nhìn anh gói mà ngưỡng mộ luôn. Cho em xin lỗi cú phone đột ngột vì nếp đậu thịt đang nằm chờ đây...
Anh Xây thở dài:
- Cô ơi, hãy nhớ là thuở ấy tôi còn tương đối trẻ, gần 30 năm đã qua rồi cô nhé. Năm nay tôi đã già yếu tay run, mắt mờ, đầu óc thì lơ mơ…
Chị Bông cũng thở dài:
- Em quên mất, em cũng già còn nói chi anh, vậy anh bình tĩnh chưa? Anh tỉnh ngủ chưa? Em đang gói bánh chưng đây nè, em đặt lá chuối mấy lớp mà vẫn không gói được anh ơi. Hay là trên net nó… lừa mình, người ta nói mạng ảo không nên tin nó, có bao nhiêu trò lừa bịp từ đơn giản đến tinh vi chúng ta cần cảnh giác.
Anh Xây mắng mỏ:
- Cũng tùy, trên net nó lừa cô cách gói bánh chưng thì nó được gì ? sao cô ác mồm ác miệng thế hử? Sao cô vô ơn bội nghiã thế hử? trên net nó giúp chúng ta bao nhiêu là kiến thức lợi ích, bao nhiêu thứ hay ho tiện nghi…
Chị Bông nhắc nhở:
- Anh ơi, giờ này không phải lúc anh sửa sai em, mà là anh chỉ em gói bánh chưng kia mà.
- Chuyện nào phải ra chuyện nấy đã, cô ăn nói vô duyên thế bảo sao tôi im lặng cho được. Bây giờ là bánh chưng đây, thế cô đặt lá chuối làm sao đến nỗi mấy lớp lá còn rách hử?
- Hay tại… lá chuối rổm kém chất lượng hả anh? Thời buổi này đến thực phẩm cũng gỉa dối độc hại nữa là…
- Cô chỉ được cái đổ vạ, hết bảo trên net lừa cô lại bảo tại lá chuối. Cô phải đặt lá chuối ngược chiều nhau, cái ngang cái dọc, lá to ở dưới, lá nhỏ hơn để trên, cô nghe rõ chưa?
Chị Bông kêu lên:
- Trên net cũng chỉ dẫn thế mà em… quên mất cứ đặt là chuối trên dưới cùng chiều. Hèn chi gói đến đâu lá rách đến đó...
Anh Xây lo ngại dặn dò:
- Cái tính cô xớn xác thế, ba chớp ba nhoáng thế phải tập trung tinh thần khi gói bánh chưng nhé kẻo lại quên bỏ đậu bỏ thịt vào bánh chưng...
- Vâng, em sẽ không để tâm tư đi lạc bốn phương tám hướng nữa, chỉ nhìn thẳng vào trước mặt với nếp đậu thịt... Bóc cái bánh chưng ngày tết mà thiếu đậu hay thiếu thịt thì chẳng vui tí nào...
Ông anh họ cẩn thận:
- Cô còn thắc mắc gì thì hỏi luôn đi, đêm qua tôi mất ngủ nên trưa nay mệt quá muốn ngủ bù, cô đừng gọi lần nữa nhé.
- Vâng chúc anh ngủ ngon. À quên, nhưng làm sao cho bánh đều vuông vức hả anh?
- Cô phải dồn nếp vào mỗi góc lá cho đừng xô lệch và ấn mạnh cho đều bốn góc bánh.
- Vâng chúc anh ngủ ngon. À quên, em hỏi anh lần nữa là anh có biết gói bánh tét làm sao cho vừa dài vừa tròn không?
Anh Xây gắt lên:
- Cô đang hỏi cách gói bánh chưng lại tạt sang bánh tét, tôi có là thánh đâu mà cái gì cũng biết. Cô hỏi gì mà hỏi lắm thế…!!!
Chị Bông cụt hứng lí nhí:
- Vì chốc nữa em sẽ gói bánh tét nên sẵn hỏi luôn ấy mà. Thôi, chúc anh ngủ ngon,
Ông anh họ cằn nhắn và khẳng định:
- Cô chúc tôi ngủ ngon mấy lần mà chưa cho tôi ngủ, bây giờ tôi ngủ đây, cô mà gói không xong cũng đừng gọi tôi, tôi thề không bốc phone đâu...
Ông anh họ đã già, đã đổi tính, càng ngày càng khó tính khó nết, anh không là người đàn ông trung niên vui tính hay đùa hay kể chuyện trong lúc gói bánh chưng giùm nhà chị Bông như ngày xưa nữa.
Chị Bông xếp lá chuối theo chiều ngang rồi chiều dọc của lá, tiếp tục gói bánh theo chỉ dẫn của anh Xây, cái bánh gói xong trông đỡ xấu hơn cái đầu tiên nhưng vẫn không thể nào vuông đều cho được.
Sang tới gói bánh tét cũng chẳng khá hơn gì, cũng tốn lá cho bánh khỏi lòi nếp ra ngoài... Có lẽ khả năng gói bánh của chị chỉ tới đó không khá hơn được.
Đang gói thì thiếu lá chuối, thật là một cực hình khi chị phải bỏ dở dang nếp đậu thịt để lái xe ra chợ mua thêm bịch lá chuối, rồi rửa rồi lau...
Càng gói càng mệt, càng gói bánh càng dở, càng xấu, những cái bánh tét sau cùng chị làm “trả nợ quỷ thần”cho mau hết gạo, cái thì mập cái thì gầy trông như một đàn heo con cùng cha khác mẹ chẳng cái nào giống cái nào.
Gói xong bánh chị Bông vừa mệt vừa… chán, nỗi hào hứng ban đầu biến mất, cảm giác và kỷ niệm xưa chẳng thấy đâu, chị Bông chỉ thấy mắt mình hoa lên, lưng đau mỏi và hai tay rã rời, chị Bông chỉ muốn leo lên giường nằm nghỉ xả hơi cho sướng thân.
May có anh Bông phụ một tay, anh phụ trách mục nhóm bếp và luộc bánh.
Anh đã nhóm bếp sẵn sau vườn với cái nồi to tổ chảng chị Bông mượn từ nhà một người quen dùng để luộc bánh. Khói bốc lên nghi ngút, chị Bông lo ngại dặn chồng:
- Anh bớt khói lửa được không? Em nghe nói có người luộc bánh chưng ngoài vườn khói bốc lên và hàng xóm nó gọi 911 đấy... Phiền lắm.
- Nếu lửa không lớn thì làm sao chín nồi bánh... Để anh vừa nấu bánh vừa khấn cầu trời Phật vậy.
- Em đi ngả lưng một chút đây. Trên net và anh Xây cũng nói phải luộc bánh ít nhất 8 tiếng đồng hồ mới chín, anh nhớ canh chừng lửa và chế thêm nước sôi vào nồi bánh mỗi khi nó vơi dần anh nhé.
Chị Bông nhìn đồng hồ:
- Bây giờ là 4 giờ chiều, khoảng 12 giờ đêm nay thì bánh chín, anh gọi em dậy nhé, mình… giả bộ đón giao thừa bên nồi bánh chưng xanh cũng thú vị đấy.
Chị Bông vào nhà tắm rửa mát mẻ xong chị nằm xuống giường, giấc ngủ đến dễ dàng vì chị qúa mệt mỏi. Trong bóng đêm chị Bông tỉnh dậy chợt nhớ ra nồi bánh chưng đang luộc ngoài vườn chị vội vàng vùng ngồi dậy, nhưng anh Bông đã nắm tay chị lại:
- Em định làm gì? Đang là nửa đêm…
Chị Bông hoảng hốt nửa tỉnh nửa còn mê ngủ:
- Nồi bánh chưng của em, nó ra sao rồi? anh bỏ mặc nó và đi ngủ đấy hả? đã 12 giờ đêm chưa? Chúng mình cùng đón giao thừa anh ơi…
- Em nói mơ gì thế? Làm như em đang chờ đón giao thừa nơi quê nhà ngày nào? Hãy nằm xuống đây, anh đã hoàn thành tất cả rồi và vừa mới vào giường, lúc nãy 12 giờ đêm bánh chín anh vào thấy em ngủ say quá anh không nỡ gọi em dậy. Bánh chưng bánh tét của em anh đã vớt ra và xếp trên bàn đàng hoàng và nhất là mọi thứ vẫn êm tĩnh chẳng có hàng xóm nào kêu 911, chẳng có người nào của city đến hỏi tại sao vườn nhà mình bốc khói và đỏ lửa cả.
Chị Bông thở phào nhẹ nhỏm và tỉnh ngủ:
- Thế anh có bóc cái bánh nhỏ em làm để nếm thử chưa?
- Chưa, suốt 8 giờ đồng hồ anh cho thêm củi và đổ nước thêm mấy chục lần, sái cả tay, còng cả lưng, hơi nóng từ bếp lửa, từ nồi bánh bốc lên rát cả mặt thử hỏi còn sức nào mà bóc bánh ăn thử. Em ngủ tiếp đi sáng ra hai vợ chồng mình cùng ra ngắm và ăn thử bánh chưng...
- Thì ra em đã ngủ lu bù từ lúc chiều đến giờ, mệt quá em chẳng biết gì cả.
- Khi anh vào giường em đang nằm mợ luôn miệng kêu lên mừng vui “bánh chưng ơi, bánh chưng ơi”.
Chị Bông bồi hồi nhớ lại:
- Em nằm mơ thấy cái tết xưa, nhà mình đã luộc một nồi bánh chưng, những cái bánh chưng xếp đầy trên bàn tại một góc bếp nhà mình, em đem biếu họ hàng và nhà mình ăn tết còn dư để dành đến ra giêng chiên lên ăn dần... Em đã gặp lại cảm giác và mùa Xuân vui tươi trong qúa khứ rồi anh ơi.
- Cả ngày hôm nay bánh chưng nó ám ảnh em mà.
Chị Bông lại nằm xuống dỗ tiếp giấc ngủ khi trời gần sáng, lần này trong giấc ngủ chập chờn và nao nức chờ sáng chị Bông lại mơ thấy bánh chưng, những chiếc bánh do chính tay chị làm đã được bóc lá, bày ra đĩa, bánh chín mềm thơm tho mùi gạo nếp và mùi đậu mùi thịt đậm đà với hạt tiêu cay y như những chiếc bánh ngày xưa...
Chị Bông dậy trong khi anh Bông còn ngủ, chị đi ra vườn sau trong buổi sớm mai trong lành và se lạnh, chị đã thấy những chiếc bánh chưng bánh tét đủ mọi hình thù nằm yên trên chiếc bàn nhỏ trong patio, tất cả bánh đã nguội và khô ráo, chị Bông tìm chiếc bánh chưng nhỏ nhất mang vào nhà.
Chị bóc lá cắt bánh ra và ăn thử, bánh ngon như chị đã thấy trong giấc mơ, chị Bông mừng rỡ chạy vào phòng gọi chồng:
- Anh ơi dậy mà ăn điểm tâm với bánh chưng mới ra lò đêm qua.
Anh Bông còn ngái ngủ:
- Em làm gì mà hò hét lên như nhà khoa học vừa phát mình ra một điều vĩ đại thế?.
- Em sung sướng thật đấy, vĩ đại thật đấy vì cả đời em chưa biết gói bánh chưng là gì thế mà lần đầu tiên lại thành công vừa ý...
Anh Bông thấy vợ hào hứng qúa đã tỉnh ngủ, anh ngồi dậy:
- Chúc mừng em nhà “phát minh” ra những chiếc bánh chưng, bánh tết đủ kiểu đủ cỡ. - Tuy ngoại hình không đẹp mắt, bánh chưng thì cái vuông cái méo, bánh tét thì cái ngắn cái cao nhưng tấm lòng nó như tấm lòng em thật nhiệt tình thơm ngon...
Anh Bông nịnh vợ:
- Vì em gói bánh với tình quê nên có tâm hồn em làm gia vị chiếc bánh thêm ngon...
Chị Bông vui vẻ:
- Hôm nay em sẽ mang bánh tặng gia đình em mình và chị bạn thân, những người này sẽ thông cảm cho những chiếc bánh chưng bánh tét xấu của em. Phải là chỗ thân tình mới nhận được món qùa xấu bên ngoài ngon bên trong của em đấy nhá…
Anh Bông đi vào phòng tắm đánh răng rửa mặt, chị Bông lo chuẩn bị món bánh chưng để hai vợ chồng cùng ăn thử công lao của mình...
Ngoài khung cửa sổ gió vẫn se lạnh, mây vẫn trôi chậm âm u của mùa Đông chưa qua và mùa Xuân chưa đến nhưng chị Bông đã thấy một mùa Xuân khác, có nắng nhiệt đới ấm áp rực rỡ, có hoa Xuân nở tưng bừng. Những chiếc bánh chưng mới làm hôm nay chị sẽ bày ra đón Tết. Ở quê người mà hương vị bánh chưng vẫn thơm ngon của những mùa Xuân cũ, của đất trời quê xa.

Nguyễn Thị Thanh Dương

 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Jan/2019 lúc 9:55am

Cành Mai Ngày Tết


Lật bật rồi Tết đến, mà Tết thì không thể thiếu cành mai. Hương mai không sắc sảo như hồng, không ngạt ngào như huệ, không lộ liễu như lan, nhưng dịu dàng nhè nhẹ như rón rén báo hiệu mùa xuân tới. Người Trung chuộng mai; người Bắc chuộng đào. Nói người Trung chuộng mai thôi chưa đủ, phải nói cành mai với người Trung chính là linh hồn của mùa Xuân, của ngày Tết. Một cành mai dù khẳng khiu lèo tèo vài bông cũng đem mùa Xuân về cho một gia đình dù đang thiếu thốn túng cực. Thiếu cành mai, mùa Xuân như chưa về, ngày Tết như chưa đến, căn nhà trở nên hoang vắng trống trải. Gia đình tôi còn hơn thế, chuộng cành mai mừng Tết hơn bánh mứt cỗ bàn. Ông nội tôi, ba tôi, rồi đến tôi, chưa giữa tháng chạp đã lặn lội đến tận các vườn mai chung quanh thành phố đang sống để tìm mai, ngắm nghía chọn lựa. Sau khi cân nhắc bốn năm cây được tuyển chọn, chúng tôi hỏi mua nhưng chưa chắc đã mua được vì thời đó người ta trồng mai chủ yếu để ngắm, ít người trồng chuyên nghiệp để bán. Do đó, một gốc mai đẹp trong vườn, cũng là gốc nằm trong sự chọn lựa của tôi, thường khó có thể mua được dù với bất cứ giá nào.

Năm đó tôi còn trẻ lắm, chừng vào khoảng hai ba hai bốn tuổi, ra khỏi trường đại học tay còn ướt mực, đầu còn vướng vít lời giảng và cách giảng của các giáo sư Đại học Văn khoa Huế thời đó như Giáo sư Linh mục Cao Văn Luận, Giáo sư Nguyễn Văn Trung, Giáo sư Lê Tuyên. Không xuất thân đại học sư phạm, tôi xin vào dạy “giờ” tại một trường trung học công lập, dạy thêm mấy trường tư thục. Thời đó, thầy cô dạy tiểu học được gọi là thầy cô, dạy trung học được gọi là giáo sư, không như bây giờ giáo sư chỉ dành riêng gọi thầy cô dạy đại học đã chính thức được phong chức danh này. Năm sau, có chút “tiếng tăm,” tôi được “mời về” dạy cho một trường bán công ở một quận. Tôi được biết mình có chút tiếng tăm nhờ may mắn tình cờ nghe một nhóm nữ sinh bảo nhau:
“Tụi mày biết tao mong gì không?”
“Mong gì?”
“Mong mau hết năm nay để lên lớp học với thầy…”
Tôi nghe nói đến tên tôi. Ở tuổi vừa quá đôi mươi, tôi phồng mũi khi được nghe khen gián tiếp như vậy. Sau thời chiến tranh, số tuổi của học sinh phần lớn ngang ngang tuổi các thầy cô trẻ chúng tôi. Năm tháng dưới quyền Việt Minh, các em hoặc thất học hoặc học chẳng đến nơi đến chốn, phần do chương trình học chắp vá, phần không có thầy đủ kiến thức để dạy. Vì vậy, học sinh chỉ kém thầy cô vài tuổi, thậm chí có em đã có vợ con ở nhà, trong khi chúng tôi đa số đều còn độc thân. Một lần tôi đã được một người đàn bà đến xin phép cho một học sinh nghỉ bệnh, về sau tôi mới biết người đàn bà đó là vợ của học trò tôi!

Tôi dạy Quốc văn và Anh văn. Trong một buổi dạy Quốc văn, tôi thao thao bình giảng một đoạn văn của Khái Hưng trích từ tác phẩm Trống Mái. Bài giảng văn cuốn tôi đi. Nếu các tác giả lãng mạn Pháp Lamartine, Chateaubriand, Verlaine, Rimbaud, Victor Hugo, Alexandres Dumas đã cho tôi thấy gần gũi với sông Seine, với vườn Luxembourg, với Notre Dame de Paris, thì Tự lực Văn đoàn cho tôi cảm thấy gần gũi Hà Nội với năm cửa ô quan, với đê Yên Phụ, với cốm mới, với xóm hoa của các cô gái trên vai kĩu kịt gánh hàng hoa, tưởng chừng tôi đã sống ở đó, đã đi qua đó. Tôi như thấy bóng Loan đang đi ngược lên đê Yên Phụ, thấy Hiền trên bãi biển Sầm Sơn, thấy Bạch Tuyết, Vân Lan, Thu Cúc trên bãi biển Đồ Sơn. Tôi như thấy nước sông Hồng Hà cuồn cuộn mỗi lần vỡ đê, cả con sông cả chuyện vỡ đê tôi đều chưa một lần tận mắt chứng kiến. Tôi mô tả Hiền say mê ngắm thân hình lực sĩ của Vọi trên bãi biển Sầm Sơn, mô tả Sầm Sơn đẹp như thế nào, hùng vĩ như thế nào, một bãi biển Sầm Sơn nào đó ở miền Bắc mà tôi chưa hề bước chân đến. Tôi nói đến tình cảm lãng mạn của Hiền, loại lãng mạn chịu ảnh hưởng của văn chương lãng mạn Pháp. Tôi nói đến tâm hồn đơn sơ chất phác của Vọi, của người Việt Nam thôn quê, nói đến tình yêu mộc mạc Vọi dành cho Hiền, một tình cảm mà Vọi không hề định nghĩa được đó là tình yêu. Nghe tôi nói, cả lớp tưởng chừng các nhân vật của Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam đang ngồi giữa thầy trò chúng tôi. Các em mở lớn đôi mắt như muốn nuốt hết bài giảng văn của tôi vào tâm trí. Không nghe tiếng thở mạnh. Không nghe tiếng xào xạc. Thỉnh thoảng, có tiếng bút ghi chép chạy rì rào trên giấy. Cũng như tôi thuở nào, các em giờ đây cũng đang mơ đặt chân đến Hà Nội, đến Sầm Sơn Đồ Sơn, mơ bước vào cửa ngõ văn chương mà Tự lực Văn đoàn đã mở ra, mơ bước vào cửa ngõ tình yêu lãng mạn của yêu là chết trong lòng một ít.

Hầu hết thầy cô chúng tôi đều từ thành phố lên dạy, ở lại vài hôm rồi quay về. Mùa nắng, tôi không chạy chiếc xe gắn máy Gobel trên đường chính để về thành phố mà men theo các con hẻm trong xóm để ngắm cảnh chiều xuống trên các cánh đồng lúa, trên các vườn cây trái nặng trĩu cành, và trên các nóc nhà vươn khói bếp của thôn quê thanh bình yên lặng. Gobel và nhiều loại xe gắn máy thời đó trông như một chiếc xe đạp với giàn khung cồng kềnh, gắn một động cơ hai thì ở chỗ trục hai bàn đạp. Một lần trên đường về, xe tôi bị hư. Dừng lại bên con hẻm, tôi hì hục tháo bugi chùi, ráp lại rồi cong lưng đạp.. Máy không nhúc nhích. Mồ hôi tháo ra ướt áo. Thử đi thử lại mấy lần không kết quả, tôi bối rối nhìn quanh chẳng biết phải làm gì. Chung quanh không có tiệm sửa xe; từ xóm ra đường cái còn là một quãng đường xa. Tôi hì hục dẩy xe lội bộ, mỉm cười một mình bảo chiếc xe:
“Hằng ngày tao hành mày, giờ mày trả thù hành lại tao.”
Có tiếng xe đạp phía sau. Con hẻm hẹp vừa một người cỡi xe nên tôi nép vào hàng rào nhường đường cho người đang đi tới. Không thấy xe đạp trờ tới, tôi nghĩ mình lầm, định đi tiếp nhưng có tiếng hỏi sau lưng tôi:
“Xe sao vậy thầy?”
Một cô học trò của tôi. Tôi ngước nhìn. Đôi mắt đẹp của cô học trò sáng ngời một chút vui mừng lẫn chút kinh ngạc khi tình cờ gặp được tôi ở con hẻm này. Và ngay trong lòng tôi cũng đang rộn lên một niềm vui vì tình cờ gặp được người vừa là học trò tôi vừa là người con gái tôi đã không giấu giếm tình cảm đang nghiêng hẳn về phía nàng. Mỉm một nụ cười thật tươi, tôi hỏi:
“Em ở đây?”
Cô gái cười, chỉ tay vu vơ về khu xóm phía trong:
“ Em ở hẻm bên kia, chỗ ngã ba thầy vừa đi qua đó.”
Thoáng ngập ngừng, cô học trò nói tiếp:
“Thầy ở đây, chờ em một chút.”
Không đợi tôi trả lời, cô đạp xe chạy về phía trước rồi khuất sau một ngõ có hai hàng dậu cao ngang ngực cắt xén bằng phảng. Mấy phút sau, cô học trò đi ra, theo sau là một cụ già có chòm râu bạc phất phơ. Nhìn thấy tôi, ông cụ trịnh trọng chắp tay chào:
“Chào thầy.”
Hai tay đang giữ tay lái xe, không thể chắp tay vái chào được, tôi đành cúi đầu sâu đáp lễ:
“Cháu không dám, xin phép chào cụ.”
Cô học trò bảo tôi:
“Thưa thầy, đây là ông nội em.”
Tôi hốt hoảng:
“Ấy chết, cháu thất lễ nữa rồi, chẳng biết cụ là ông nội của cô đây.”
Ông cụ cười:
“Cháu tôi đã nói với tôi nhiều về thầy. Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình; vạn hạnh cho tôi hôm nay được diện kiến thầy.”
Tôi hoảng hốt:
“Cụ dạy quá lời, cháu thực tình không dám. Có vạn hạnh chăng chính là cháu đây mới phải.”
Ông cụ đưa tay mời:
“Thôi, nhất kiến vạn kiến, mời thầy quá bộ vào dùng chung trà.”
Tôi nhìn chiếc xe, ngần ngừ:
“Vinh dự cho cháu, nhưng…”
Ông cụ chỉ tay vào hai người đàn ông đang đứng đó, bảo tôi:
“Thầy đừng lo, để xe đó hai ông con tôi lo cho.”
Vào nhà, ông cụ mời tôi ngồi. Lát sau, cô học trò bưng lên một khay trà. Đặt một tách trước mặt ông cụ, cô lễ phép nói:
“Con mời nội.”
Đặt một tách khác trước mặt tôi, cô nói:
“Em mời thầy.”
Ông cụ nâng tách trà lên:
“Mời thầy. Trà Long Tĩnh đó thầy, tôi đặt mua tận Hồng Kông.”
Tôi bối rối nâng tách mời cụ:
“Xin mời cụ. Chà, đúng là danh trà, thơm thật, uống vào ngọt lịm trong cổ họng.”
Thấy tôi biết thưởng thức trà, ông cụ đặt chén trà xuống, vuốt chùm râu lưa thưa:
“Không ngờ hôm nay tôi được gặp thầy nói lời cám ơn thầy đã dạy dỗ cho con bé cháu tôi biết đạo làm người. Người ta nói, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.”
Tôi đứng lên khiêm tốn trả lời:
“Dạ, cháu không dám. Cháu chỉ làm việc bổn phận.”
Cụ nói:
“Thầy coi đó, thời đức Thánh, đạo đức hưng thịnh, ngoài đường không ai lượm của rơi, nhà nhà tối ngủ không cần đóng cửa cài then, vợ chồng lúc nào cũng tương kính như tân. Thời nay đạo đức suy đồi, xã hội suy vong. Cũng may cụ Diệm về nước phục hồi lại được đôi chút.”
Tôi đưa đẩy:
“Dạ, cụ Diệm đã học chữ thánh hiền đỗ đạt làm quan.”
Tôi nói mấy câu khiêm nhường rồi đứng lên cáo từ vì trời đã sụp tối. Chẳng biết cách nào và do ai, xe tôi đã nổ máy được, đang dựng chân chống chờ tôi ở ngõ. Ông cụ bảo cô học trò đưa tôi ra tận cửa. Cô bảo tôi:
“Nội em quý thầy lắm đó, khen thầy hoài, mời thầy hôm nào lại đến chơi.”
Tôi mỉm cười nhìn sâu vào mắt cô học trò:
“Ngoài nội mời tôi, còn ai khác nữa mời tôi không?”
Cô học trò mỉm cười trong khóe mắt, giọng bẽn lẽn:
“Thầy biết rồi, hỏi em làm gì.”
***
Sau ngày gặp gỡ đó, tôi thường đi về nhà theo con đường ngang qua nhà ông cụ nhưng không ghé thăm ông cụ lần nào, định bụng chỉ ghé thăm khi nào lại tình cờ gặp được cô học trò như lần trước. Thế nhưng năm lần bảy lượt, chuyện tình cờ vẫn không xẩy ra, trong khi hình bóng cô học trò vẫn vương vấn trong lòng tôi.
Nửa tháng chạp, xóm nhà ông cụ bỗng sáng rực lên. Các vườn mai đang đến độ nở hoa. Hóa ra xóm này cũng trồng nhiều mai mà trước đây tôi không chú ý đến, có lẽ vì tâm trí tôi đã bị một bóng hình xâm chiếm. Hàng ngày, sau giờ tan trường, tôi rong xóm, dừng lại trước nhà này nhà kia ngắm nghía chọn mai, cũng không quên khao khát sẽ lại xẩy ra chuyện tình cờ. Chuyện tình cờ không đến hay chưa đến, nhưng mai thì tôi chọn được năm gốc vừa ý trong năm vườn khác nhau. Chọn thì chọn, tôi không chắc rồi sẽ mua được gốc nào vì đã nhiều lần các chủ vườn bảo tôi:
“Ông mua gốc nào khác tôi bán nhưng gốc này thì không vì đó là gốc mai già do cụ tổ nhà tôi trồng. Cắt bán cho ông, chẳng khác nào tôi bán cội nguồn nhà tôi.”
Biết vậy cho nên bước vào một vườn mai, nếu chủ nhà không hỏi tôi muốn mua gốc nào, tôi không bao giờ nói đến việc mua bán mà chỉ xin phép được dạo quanh vườn ngắm mai. Khi đến gốc mai trong vòng tuyển chọn của tôi, làm như tình cờ, tôi mập mờ lên tiếng hỏi:
“Thưa ông, giả như có người hỏi mua gốc này, ông có định bán không?”
Chín trong mười lần, tôi bị từ chối. Năm nay cũng vậy, tôi thi hành chiến thuật hàng năm của tôi, và đã thất bại bốn gốc liên tiếp. Gốc thứ năm tôi chọn nằm trên con hẻm mà cô học trò có lần chỉ vu vơ nói nhà em ở trong hẻm đó. Tôi vào vườn, xin đi ngắm mai rồi với bài bản cũ hỏi mua gốc mai tôi ưng ý. Chủ vườn lắc đầu quầy quậy:
“Thấy ông thích chơi mai, tôi sẵn sàng nhượng ông bất cứ gốc nào khác ngoại trừ gốc này.”
Không đợi chủ vườn mô tả tiếp chuyện gốc mai cụ Tổ, tôi định quay xe ra ngõ bỗng nghe một tiếng va chạm mạnh. Chủ vườn la lớn:
“Con gái mà đoảng hậu. Chạy xe thì cũng từ từ, chạy chi ào ào để té chỏng gọng thế?”
Tiếng con gái trả lời:
“Đâu phải tại con, tại đứa nào để hàng gạch chắn đường ngay chỗ quẹo vào.”
Tôi giật mình. Giọng nói nghe rất quen thuộc. Chủ vườn vẫn lớn tiếng:
“Gạch đá thì cũng phải có mắt mà nhìn. Hai chục tuổi đầu đâu phải con nít nữa.”
Tôi quay lại nhìn ra ngõ, đúng lúc cô gái phủi tay đứng dậy rồi reo lên:
“Ủa, thầy? Sao thầy biết nhà em đây mà đến?”
Chủ vườn nhìn tôi rất nhanh rồi hỏi con gái:
“Thầy con đây sao?”
Cô gái cười:
“Dạ, con tưởng ba biết rồi.”
Chủ vườn cười dễ dãi bảo con gái:
“Con cái thế thì thôi, thầy đến nhà chơi mà con cũng không báo trước cho ba biết.”
Cô gái nhìn tôi, mỉm cười. Tôi mỉm cười lại, ý nói tôi có biết nhà ở đâu đâu mà báo trước. Ba cô gái quay sang tôi:
“Tôi xin lỗi, xin lỗi thầy.”
Tôi bối rối:
“Dạ, xin bác tự nhiên cho.”
Tôi giật mình thấy đã đổi cách xưng hô với chủ vườn một cách phản xạ. Cô học trò bảo tôi:
“Nội em nhắc hoài sao thầy không đến chơi.”
Giọng nói và ánh mắt của cô học trò cho phép tôi hiểu câu nói của cô theo một ý nghĩa khác. Chủ vườn bảo tôi:
“Tôi xin lỗi thầy lần nữa. Ông nội cháu khen thầy mãi, tôi vẫn mong có dịp gặp thầy.”
Ngập ngừng một chút, ông nói tiếp:
“Quả không phải, nhưng mời thầy quá bộ vào nhà dùng chén nước.”
Quan vài tuần trà, tôi đứng lên xin phép ra về. Cha cô gái đột ngột hỏi tôi:
“Thầy ở đâu dưới phố, cho tôi địa chỉ được không?”
Tôi nhìn ông ngạc nhiên:
“Dạ được thì hẳn rồi. Nhưng cháu chẳng hiểu bác cần đến để làm gì?”
Ông mỉm cười:
“Thì… để có dịp xuống phố, tôi đến chào thăm bà cụ trả lễ thầy đến thăm chúng tôi.”
Cô học trò đưa ra một tờ giấy tập và cây bút máy cô quen dùng. Tôi hí hoáy vừa viết địa chỉ vừa nói:
“Khi nào tiện dịp xuống phố, cháu mời bác đến nhà chơi, còn nói để bác trả lễ thì thực tình cháu không dám.”
Ông bảo con gái tiễn tôi ra ngõ. Trời nhá nhem tối. Cô học trò ái ngại nhìn tôi:
“Sắp tối rồi, thầy chạy xe cẩn thận. Trong xóm, đường tối, khó nhận ra ổ gà. Để em đưa thầy ra hẻm ông nội.”
Tôi nhìn cô học trò, nói một câu nói nhiều ý nghĩa:
“Em đừng sợ tôi đi lạc. Tôi thuộc lòng đường nhà em rồi.”
Cô học trò mỉm cười đồng lõa. Tôi dẫn xe đi; cô gái đi sát vào người tôi, không biết tại ngõ hẹp hoặc tại cô tìm hơi ấm nơi tôi. Cả hai im lặng đi bên nhau, tưởng chừng nghe tiếng hai con tim đang đập mạnh. Chiều thôn quê xuống thật nhanh, thật yên lặng nếu không có tiếng côn trùng rả rích. Đến một khúc quanh vắng trước khi rẽ ra hẻm nhà ông nội cô, tôi đứng lại gọi nhỏ:
“Thúy!”
Tôi vòng tay qua kéo nhẹ Thúy sát vào người tôi. Thúy ngại ngùng đẩy tôi ra:
“Đừng anh, hàng xóm thấy bây giờ.”
Tôi nói nhỏ vào tai Thúy:
“Anh yêu em.. Em yêu anh không?”
Thúy dịu dàng nói:
“Anh biết rồi, em đâu cần nói ra…”
Tôi dùng dằng một chút rồi nói:
“Anh về. Mai gặp em ở trường.”
Thúy hôn rất nhanh lên má tôi:
“Em về đây. Mai gặp anh.”
Tôi hôn trả lại, không phải lên má mà lên môi Thúy. Thúy thẹn thuồng đẩy vội tôi ra, e lệ chào tôi rồi quay ngoắt theo hướng về nhà. Dẫu vậy, ánh mắt Thúy vẫn lưu luyến nhìn tôi. Đi mấy bước, Thúy quay người lại mỉm cười khi thấy tôi vẫn còn đứng đó nhìn theo. Thúy vẫy tay ra hiệu cho tôi đi về. Tôi nổ máy. Xe chạy. Thân xác tôi đang về nhà nhưng tâm hồn tôi đã gửi lại căn nhà nằm sau khúc quẹo.
Hôm sau, tôi có giờ lớp Thúy. Hết giờ, Thúy làm bộ sửa lại cặp sách, chần chừ trở thành người ra sau cùng để nói nhanh bảo tôi:
“Em có quà cho anh.”
Tôi thì thào như hơi thở:
“Quà gì vậy em?”
Thúy mỉm cười bí ẩn, hỏi lại tôi:
“Mai anh không có giờ phải không?”
“Anh xong rồi, mai anh về phố. Quà gì cho anh đâu?”
“Về nhà rồi biết.”
“Nhà em?”
“Không, nhà anh.”
Không đợi tôi thắc mắc tiếp, Thúy vụt chạy ra sân với bạn bè. Tôi lửng thửng đi lên phòng giáo sư, bụng phân vân chẳng biết quà Thúy nói đến quà gì và sao lại ở nhà tôi.
***
Thành phố đã lên đèn khi xe tôi chạy vào con đường chính dẫn về nhà tôi. Mưa nặng hạt. Đèn nhà tôi đã bật sáng. Nhìn vào nhà, tôi có cảm giác nhà tôi sáng hơn bình thường. Nghe tiếng máy xe tôi, cô em út chỉ mới ba tuổi đội mưa chạy ra đón tôi. Tôi lật đật dựng xe, bế em lên cho vào trong áo mưa cho em khỏi ướt. Em bí bô:
“Anh Hai, hoa đẹp.”
Tôi không hiểu, hỏi lại:
“Hoa gì?”
Em không trả lời, chỉ tay vào phòng khách. Tôi bế em đi nhanh vào. Phòng khách rực sáng. Chính giữa phòng khách, vị trí tôi vẫn đặt cây mai hằng năm, một cây mai lớn cao đến trần nhà đang khoe một số bông vàng rực. Tôi hỏi mẹ tôi:
“Mai đâu vậy mẹ?”
Mẹ tôi trố mắt nhìn tôi:
“Mẹ tưởng con mua.”
“Con đã mua được cây nào đâu. Hỏi năm chỗ đều bị từ chối năm chỗ.”
Mẹ tôi nói:
“Hồi trưa, có chiếc xe lam và hai người chở cành mai đến nhà, hỏi mẹ đặt vào đâu. Mẹ tưởng mai con mua nên chỉ chỗ cho họ. Họ đặt mai vào, xoay thế này thế khác cho đến khi mẹ vừa ý mới ra về.”
“Lạ chưa? Con có nhờ ai chở mai đến nhà đâu?”
Bỏ em tôi xuống, tôi đi quanh cây mai một vòng và đột nhiên nhận ra dáng dấp quen thuộc không thể nhầm lẫn được của gốc mai. Đây là gốc mai nhà Thúy mà ba Thúy đã không muốn bán cho tôi, nói là gốc mai truyền từ cụ Tổ xuống, không nỡ cắt đứt. Mẹ tôi nói:
“Người đem mai đến đưa bức thư này, bảo mẹ đưa cho con khi con về. Tôi vội vàng mở thư. Nét chữ của Thúy ngoài phong bì, nét chữ sau mấy năm trời đã thành quá quen thuộc với tôi. Bên trong phong bì, nửa tờ giấy học trò ghi mấy chữ của ba Thúy:
Kính thầy,
Mai quý hay không không phải do mai mà do người biết trân trọng nó. Gia đình thầy trân trọng cành mai nên tôi biếu thầy và bà cụ, và cũng để như lời nói lên tình tri ngộ.
Kèm theo là thư của Thúy:
Anh,
Đây là món quà ba em và em dành cho anh. Biết anh là người biết thương hoa tiếc ngọc nên em đã giục ba đưa cây mai này làm quà biếu anh. Anh hiểu ý em muốn nói gì với anh qua cây mai này rồi. Em đã thuộc về anh, như cây mai này đang thuộc về anh. Hết xuân mai tàn, nhưng tình em dành cho anh không bao giờ tàn. Ước gì anh cũng dành cho em tình yêu không bao giờ tàn như vậy.
Tôi mỉm cười, giấu bức thư vào túi áo trên ngực. Mẹ tôi yên lặng nhìn tôi:
“Thư gì vậy con?”
“Không gì đâu mẹ. Ông chủ vườn ban đầu từ chối nhưng nghĩ sao đó lại đồng ý bán cho con.”
Mẹ tôi gật đầu:
“Con trả tiền chưa?”
“Dạ, chưa.”
“Mai con ghé trả tiền, nhớ thêm tiền xe chuyên chở cho người ta nghe con.”
“Dạ.”
Tôi dạ nhưng lòng nghĩ thầm:
“Tại mẹ không biết đó thôi. Người ta chẳng những không lấy tiền mai, chịu mất cho con gốc mai, mà còn chịu mất cho con một thứ quý hơn gốc mai, một thứ vô giá nữa đó mẹ.”
Mẹ tôi ngẩn ngơ nhìn tôi khi thấy tôi mỉm cười một mình với nét mặt rạng lên vì hạnh phúc, chẳng hiểu con mẹ đang nghĩ gì và muốn gì. Tôi bảo mẹ:
“Năm nay gia đình mình hạnh phúc.”
Mẹ tôi cười:
“Ờ, gốc mai đẹp thật, đúng là gia đình mình năm nay sẽ gặp vận hên.”
Trần Hữu Thuần
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jan/2019 lúc 10:14am

KHI TRỜI NỔI GIÔNG | NGUYỄN ANH ĐÀO |   <<<<<


Image%20result%20for%20KHI%20TRỜI%20NỔI%20GIÔNG%20|%20NGUYỄN%20ANH%20ĐÀO%20|



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Jan/2019 lúc 10:15am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Jan/2019 lúc 7:56am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2019 lúc 3:50pm

Một Chuyến Về Quê Ăn Tết

Image%20result%20for%20hoa%20%20va%20chim%20pictures

      Từ ngày đặt mua vé máy bay để cả nhà cùng về Việt Nam ăn Tết, anh Bông thấy lòng lâng lâng, vui vẻ, anh nôn nao chờ đợi từng ngày.

     Anh sẽ về Việt Nam vào đúng ngày 23 Tết, kịp đưa ông Táo về trời, rồi hưởng 3 ngày Tết, những điều thật cũ mà bỗng mới trong anh, rồi anh sẽ đi thăm bà con, lối xóm, bạn bè gần xa, phố cũ thân quen…

     Chỉ có mấy tuần lễ ở Việt Nam, mà anh sẽ sống lại cả một phần đời ròng rã mấy chục năm đã qua. Bao nhiêu kỷ niệm sẽ sống lại trong anh như chưa hề xa cách 10 năm  nay. Thấy người ta về chơi Việt Nam nhiều quá, anh cũng ham, nhưng mãi tới bây giờ vợ chồng anh mới có đủ điều kiện. Từ ngày được người chị ruột anh bảo lãnh sang Mỹ, vợ chồng anh miệt mài làm việc và sanh con đẻ cái, thì giờ đâu, tiền bạc đâu mà về Việt Nam như thiên hạ? Bởi chị muốn, thà không về thì thôi, đã về phải cho đích đáng.

alt

      Cứ ngày nào rảnh là chị Bông lại đi mua đồ, lúc thì ở Mall đang save, lúc thì ở chợ Wal-Mart, chỉ còn vài ngày nữa là ngày lên đường, thì mấy cái va ly đã đầy ngắc.

Buổi tối, thấy chị đang xem xét lại các món quà, anh hỏi chị:

- Xong hết rồi hả em?

- Coi như… tạm xong!

- Ủa! còn thiếu món gì nữa?

- Đây nè, đọc đi thì biết! Chị đưa cho anh lá thư của má chị, từ Việt Nam gởi sang. Và anh đọc:

“Hai con và hai cháu yêu quý của má,

      Được tin gia đình con sẽ về Việt Nam vào dịp Tết này, má mừng quá trời. Má vốn hay mất ngủ, có tin vui này má càng mất ngủ hơn (vậy con nhớ mang về cho má ít thuốc ngủ).

      Các con về đây má sẽ nấu các món ăn ngày Tết Việt Nam như cá lóc kho nước dừa, khổ qua nhồi thịt hầm, gỏi cuốn tôm thịt, bánh tráng cuốn tai heo, dưa giá, dưa món v.v…

      Lâu lâu mới có dịp về Việt Nam, vậy con mua cho má đủ loại mỹ phẩm từ A tới Z, để nhà xài, và biếu tặng bà con lối xóm làm quà.…

Đọc tới đây, anh quay ra phàn nàn với chị:

- Cái điệu này, em phải… bê luôn cả chợ Wal-Mart về cho má xài quá!

      Rồi anh lại đọc thư tiếp: “Đó là phần quà lặt vặt. Sau đây là ba mục tiêu chính:

- Thứ nhất là khi về tới Việt Nam, con mua cho thằng em con một cái xe gắn máy, để nó có chạy với người ta.

- Thứ nhì là em gái con sắp lấy chồng, con cho má tiền để làm đám cưới và cho nó ít vốn để về nhà chồng làm ăn, buôn bán, có của thì họ đỡ khinh nhà mình con à!

- Thứ ba là con mua cho má đôi bông tai, sợi dây chuyền và chiếc vòng cẩm thạch đeo tay. Hồi nào tới giờ mang tiếng là có con gái ở nước ngoài mà má đơn sơ quá cũng kỳ. Má đeo vàng bạc lên người là làm tăng giá trị… cho con. Người ta sẽ khen con hiếu thảo biết lo cho má, biết thương yêu má…”

      Anh Bông càng đọc càng toát mồ hôi như đang đọc một … truyện ma! Chịu không nổi, anh lại ngừng đọc thư:

- Em ơi, bộ má tưởng em vừa trúng số độc đắc hả? má có hiểu tụi mình đang phải trả góp tiền nhà không? Trả góp tiền hai cái xe không? Cả nhà mình toàn xài đồ on sale không?

- Em không nói làm sao má biết? Mà ngu gì nói ra cho mất… thể diện!

      Anh Bông đọc tiếp lá thư

      “Thôi, má chỉ đơn sơ có bấy nhiêu. Chúc gia đình con lên đường bình an và đoàn tụ với má trong dịp Tết này. Má đang trông chờ các con từng giây từng phút.

Ký tên,

Mẹ hiền của các con.

Tái bút: À quên, con nhớ mua cho má vài chục mét vải “soa” để má may đồ bộ, vải soa ngoại mặc mới sang, nhìn vô là biết đồ “ngoại” liền.”

      Anh Bông lại phê bình:

- Lạ lùng ghê! Ở Việt Nam đòi vải vóc, quần áo ngoại, trong khi người ở Mỹ lại thích về Việt Nam mua sắm quần áo, khen rẻ và đẹp.

- Người đời ai chẳng thích của lạ ! Chị bênh vực cho má chị.

Tưởng đã hết lá thư, ai dè vẫn còn một đoạn nữa :

      “Tái bút đợt hai: À quên, ngoài ít thuốc ngủ như má đã dặn ở trên, con mua thêm vài thứ thuốc Tây khác như thuốc nhức đầu, đau bụng, thuốc cảm, cúm, thuốc ho, tiêu chảy, thuốc giảm đau, và… nhiều loại nữa mà bây giờ má chưa kịp nghĩ ra. Để phòng khi ốm đau là có thuốc uống liền, mà lại thuốc thứ thiệt nữa, bảo đảm sẽ khỏi bịnh, ở Việt Nam thuốc tây cũng làm giả nữa con ơi.

Tái bút đợt ba: À quên, Mấy lần trước con nói chuyện với má, khen nước mắm ở bển ngon lắm, toàn đồ xuất khẩu từ Thái Lan, từ Việt Nam qua. Nào nước mắm mực, nước mắm hai con cua, nước mắm cá cơm Phú Quốc. Vậy con có thể mang về cho má, mỗi nhãn hiệu vài chai để Tết này má ăn thử cho biết không? Con sướng thiệt! đồ ăn nào cũng ngon, cũng rẻ, chứ má ở Việt Nam thứ gì cũng giả được hết, có ngày chết vì ngộ độc ăn uống không biết chừng! Thôi, hẹn được nếm thử nước mắm cao cấp của con mang về.

Nếu còn thiếu gì thì má sẽ gởi thư sang bổ sung sau”.

Anh Bông buông rơi tờ thư xuống bàn:

- Trời ơi, một lá thư tái bút tới ba đợt, mà còn e chưa đủ. Má em tưởng từ đây về Việt Nam gần như Sài Gòn - Chợ Lớn vậy đó, đòi xách về mấy chai nước mắm! Lên máy bay, thời buổi chiến tranh, khủng bố này, ngửi mùi nước mắm là cả máy bay phải di tản khẩn cấp ngay.

Chị Bông than thở:

- Tội nghiệp má quá! Đến chai nước mắm cũng ước ao, vì ở Việt Nam món gì cũng rổm, cũng gi, bất chấp mạng sống của con người..

Anh Bông lẩm nhẩm tính toán:

- Không kể tiền máy bay, tiền quà cáp đáp ứng theo những yêu cầu của má em chắc cũng lên đến chục ngàn đô chứ ít gì!

Chị Bông gạt đi:

- Nhiêu thì nhiêu! Cả chục năm nay mới về, xài cho đáng, cho thật hoành tráng, người ta còn cho cha mẹ, anh em vài chục ngàn đô, xây nhà cao cửa rộng kia kìa.

- Người ta khác, mình khác. May mà gia đình anh ở cả bên này. Nếu không, hãy thử tưởng tượng má anh cũng ra một cái list như má em thì chắc mình phải… bán nhà để lo tròn chữ hiếu cho đôi bên?

- Bởi biết vậy nên em mới dám dốc hết sức lực cho má em. Anh à, mình còn làm ra tiền, hãy vui vẻ để ăn một cái Tết Việt Nam và người nhận quà cũng vui vẻ nghe anh.

Chị dịu dàng năn nỉ, đó là những lúc chị cần đến anh, chứ bình thường, chị là người được anh năn nỉ. Vợ đã tính rồi thì làm sao anh cãi lại được?

Xếp lại gọn gàng kẹo bánh quà cáp xong, chị Bông quay ra xếp quần áo của chồng con và tới phần chị, chị lôi từ trong closet ra đủ loại áo quần, váy ngắn, váy dài, quần jean, quần tây, áo xanh, áo đỏ… Cái nào chị cũng ngắm nghía rồi bỏ vào valy.

Anh ngạc nhiên:

- Sao em mang nhiều quần áo thế? Em có phải là người mẫu đi trình diễn thời trang đâu? mình về Việt Nam có ba tuần, mang vài bộ là đủ rồi.

Chị lườm nguýt anh:

- Để người ta cười em hả? Việt kiều gì có ba bộ quần áo?

- Nhưng cái áo lạnh lông xù to kềnh to càng kia em mang theo làm gì? Chật cả va li

- Em sẽ mặc cái áo này. Chị khẳng định.

- Tết ở Việt Nam nắng ấm, mà em mặc áo lạnh? Anh kêu lên.

- Dĩ nhiên, ai mà không biết điều đó, nhưng cái áo lạnh lông xù đẹp thế này không mang về cũng uổng. Nếu không đời nào người ta biết rằng ở bên đây em đã mặc cái áo mùa Đông lộng lẫy như tài tử Hollywood này.

- Và đời nào người ta biết rằng em đã mua cái áo này ở tiệm đồ cũ có mười đồng bạc?

- Suỵt! Về bên Việt Nam anh đừng có lỡ miệng nói ra nhé. Nếu không đừng trách em.

Chỉ nhìn chị lúi húi xếp ra xếp vào hết bộ nọ đến bộ kia, anh cũng thấy hoa mắt và nhức cả đầu, thà lên giường, dù mất ngủ cũng còn sung sướng hơn . Tới khuya, chị vào giường thấy anh vẫn còn thao thức, chị ngạc nhiên:

- Tưởng anh ngủ rồi chứ? Bộ nôn nóng về Việt Nam nên chưa ngủ được hả?

Anh nói lẫy:

- Phải, nôn nóng quá nên lòng dạ nào mà ngủ được!

Trong bóng đêm chị không nhìn thấy khuôn mặt kém vui của anh, bởi chính lòng chị đang vui, đang nôn nóng thật sự, chị tưởng anh cũng thế. Chị âu yếm ôm lấy anh, thủ thỉ:

- Thôi ráng ngủ đi, mai còn đi làm, để dành sức khoẻ vài ngày nữa về Việt Nam chơi vui…

Chợt chị cao giọng vì chợt nhớ ra:

- Anh nè, em báo anh một tin vui nữa là dì Ba và dì Tư ở dưới quê Cần Thơ sẽ dẫn đàn con, đàn cháu lên Sài Gòn ăn Tết với tụi mình đấy, nên em cũng cần một ít tiền mặt để tặng hai dì và lì xì cho xấp nhỏ.

Anh giật cả mình:

- Lại thêm một món tiền chi phí nữa hả? Dì ba, dì Tư nào? Có phải hai bà Dì có ông bố ghẻ là anh em con chú con bác với bà ngoại kế của em đó không?

- Chứ còn ai vào đây nữa. Vòng vo tam quốc thế mà anh nhớ không sai tí nào! Chị tấm tắc khen anh.

Anh cố phân bày:

- Xét ra hai dì đâu có dính líu máu mủ ruột thịt gì với nhà mình đâu em.

- Dù sao cũng là liên hệ, là tình cảm bấy lâu. Mấy lần em gởi quà về, má cao hứng về quê chơi và cho hai dì chút tiền. Bây giờ nghe tin mình về Việt Nam ăn Tết, hai dì lên chơi đáp lễ.

Thấy anh không hào hứng, chị đề nghị:

- Hay là… em gọi phone về cho hai dì, nói đừng lên thành phố nữa, nghe?

Anh mừng quá, nói như reo lên:

- Đúng đó em, đường xá xa xôi, từ quê lên tỉnh tội nghiệp mấy dì quá.

- Nhưng bù lại tụi mình… sẽ về quê thăm họ để bày tỏ nhiệt tình, cũng vẫn biếu họ tiền và lì xì xấp nhỏ. Vậy anh chọn cách nào?

Anh cụt hứng:

- Cách nào cũng tốn tiền như nhau, có gì đâu mà lựa chọn?

Chị vẫn cao hứng:

- Khác chứ anh, nếu mình về quê, sẽ được nhìn lại cảnh làng quê êm đềm. Em sẽ nói hai dì nướng gà bọc đất sét cho anh thưởng thức món đặc sản đồng quê.

- Êm đềm cái gì? Trầy da tróc vẩy mới đến được ngôi làng khỉ ho cò gáy đó. Anh nhớ thuở mới cưới em, theo em về quê ngoại, mang tiếng ở Cần Thơ, tưởng đâu ngay bến Ninh Kiều, ai dè trong một ngôi làng hẻo lánh ở thị xã Long Tuyền, mấy lần xe, mấy lần đò, mấy lần đi bộ qua cánh đồng hoang mới tới… một con rạch, đứng bên này bờ phải hò hét lên thật to, cho người bên kia bờ nghe thấy mà đem ghe ra chở mình sang. Lúc đó mới thật sự tới được nhà hai bà dì của em. Cho nên anh chẳng ngu gì chịu gian khổ lần nữa để ăn món gà bọc đất sét nướng của dì em trong mùa đại dịch cảm cúm này.

- Ừ nhỉ, em quên mất đang dịch cúm gà. Khổ quá, Tết nhất người Việt mình cần có món gà để cúng quẩy, để làm cỗ, món nọ món kia, thế mà phải nhịn. Vậy thôi, cứ để hai dì lên thành phố cho mình đỡ mệt, bù lại, mình cho hai dì tiền rộng rãi để chi phí xe cộ đường xa.

Chị lại cao giọng lần nữa, và làm anh giật mình lần nữa:

- Anh nè !

Thấy anh nằm im, chị hỏi:

- Ủa, anh ngủ rồi hả?

- Em cứ “Anh nè” hoài làm sao anh ngủ nổi ? Mỗi cái “Anh nè” là thêm một chi phí, cũng như thư của má, mỗi lần tái bút má lại “À quên” là thêm những món cần gởi. Hai má con em giống nhau y chang.

- Anh nè, em mới nghĩ ra một điều vô cùng tuyệt vời, mình phải đi Đà Lạt nữa, mùa Xuân Đà Lạt chắc là đẹp lắm? thành phố của các loài hoa mà. Ngày tư ngày Tết bao cả nhà một chuyến du Xuân cho vui và thuê thợ quay phim, chụp hình làm kỷ niệm. Mình sẽ thuê một cái xe van lớn nghe anh. Nghĩ cho cùng, hồi còn ở Việt Nam, vợ chồng mình nghèo, đâu dám mơ đi Đà Lạt chơi, nay có điều kiện, tội gì không hưởng?

- Trời ơi! Không phải chỉ má em tưởng em trúng số độc đắc. Mà chính em, làm như em đang xài tiền trúng số vậy đó. Em có biết là sau chuyến đi Việt Nam ăn Tết này, vợ chồng mình sẽ sạt nghiệp không?

- Nhằm nhò gì! Người ta năm nào cũng về, mình 10 năm mới về thì tốn kém mấy cũng chơi luôn.

Anh hờn mát quay mặt vào trong tường. Chị lại gọi:

- Anh nè…

Anh cảm tưởng như đang bị chị “khủng bố”, anh kinh hoàng gắt :

- Gì nữa? Em có biết mỗi lần em gọi “Anh nè” là anh giật bắn người lên như vừa dẫm chân vào gai nhọn hay cục than đỏ hồng không?

Chị nũng nịu:

- Anh nè, lần này em chỉ muốn chúc anh ngủ ngon thôi mà. Good night anh !

      Nói xong chị ôm hôn anh, dịu dàng và dễ thương quá, làm lòng anh mềm lại. Cái trò “mỹ nhân kế” của chị không bao giờ cũ đối với anh. Nhưng nghĩ tới sắp sửa phải ra bank rút cả chục ngàn đô cho một chuyến về Việt Nam ăn Tết, anh thấy xót xa quá!

      Dĩ nhiên đi chơi là phải tốn kém, phải quà cáp cho người thân, nhưng cái giá này quá đắt, thậm chí vô lý, trong khi ở đây, cuộc sống hàng ngày có bao nhiêu lo âu tính toán, vậy mà về Việt Nam cứ tiêu xài vô tư, thoải mái, cho đẹp mặt đẹp mày. Rồi về lại méo mặt méo mày.

alt

      Anh cố tìm giấc ngủ, mấy đêm trước anh còn đi vào giấc ngủ với bao nhiêu là hình ảnh vui tươi, tuyệt vời của ngày Tết Việt Nam. Vậy mà đêm nay những hình ảnh đẹp đẽ ấy biến đi đâu hết?

      Anh mong sao sáng mai thức dậy, đọc báo thấy tin chính quyền Việt Nam vừa… ra lệnh cấm không cho Việt Kiều về quê ăn Tết nữa. Chắc lòng anh sẽ…vui như Tết. Khỏi phải đi đâu cả.

Nguyễn thị Thanh Dương.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Feb/2019 lúc 3:54pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.484 seconds.