Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jun/2018 lúc 6:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jun/2018 lúc 7:29am

Đêm Sài Gòn đầy gió    <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Jun/2018 lúc 8:05am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2018 lúc 7:11am

KIẾP NGƯỜI   <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Jun/2018 lúc 7:13am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2018 lúc 6:37am

Mẹ Chồng Tôi     <<<<<


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2018 lúc 7:15am

Mùa Xuân Không Ở Lại    <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Jun/2018 lúc 7:16am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Jun/2018 lúc 2:10pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2018 lúc 7:53am
Một Cơn Giận
 


Một buổi tối mùa đông, chúng tôi ngồi trước lò sưởi, trong một căn buồng ấm áp. Tự nhiên trong câu chuyện, một người nói đến những cơn giận tự nhiên đến tràn ngập cả tâm hồn ta và có khi gây nên nhiều cái kết quả không hay. Rồi mỗi người đều bày tỏ ý kiến riêng của mình.


Anh Thanh, từ nãy đến giờ vẫn lặng yên có vẻ trầm ngâm, cất tiếng nói:
- Sự giận dữ có thể sai khiến ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ. Tôi biết hơn ai hết, vì chính tôi đã trải qua sự đó. Tôi sẽ kể các anh nghe một câu chuyện mà cái kỷ niệm còn in sâu trong trí nhớ tôi.


Cũng một buổi chiều mùa đông như hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực. Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu, và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì. Tôi đang ở vào một ngày như thế mà chiều trời hôm ấy lại ảm đạm và rét mướt càng khiến cho cảm giác đó rõ rệt hơn.
Tôi đi vài bước trên con đường phố vắng người. Một cái xe tay đằng xa đi lại, anh phu xe co ro vì rét, hai tay giấu dưới manh áo tơi tàn. Theo lệ như mọi khi, tôi mặc cả:
- Xe đi không? Bốn xu về gần nhà bò Yên Phụ.
- Thầy cho sáu xu.
- Không, bốn xu là đúng giá rồi.
Tôi vừa nói vừa bước đi. Người phu xe đã có tuổi, cứ kéo cái xe theo sau tôi mà lẩm bẩm: "Bốn đồng xu từ đây về nhà bò". Cái tiếng nhà bò anh ta nhắc đi nhắc lại làm cho tôi khó chịu. Tôi biết đó là một cách của các phu xe cứ đi theo sau khách để làm cho người ta bực tức, tôi lại càng ghét và quay lại gắt:
- Có đi hay không thì thôi! Đừng có theo sau người ta mà lải nhải.
Thấy tôi gắt, người phu xe đứng lại, không dám theo nữa. Nhưng để tôi đi một quãng xa, anh ta ới gọi:
- Lại đây đi mà.

Rồi anh ta hạ càng xe xuống, cứ đứng yên chỗ ấy đợi chứ không kéo lại phía tôi. Cái cử chỉ ấy làm tôi sinh ghét thêm, đã toan không đi, nhưng lúc ấy không có cái xe nào khác. Tôi giận dữ bước mạnh lên xe, vừa mắng:
- Anh thật là lắm chuyện, không đi ngay lai còn vẽ.
Anh xe cãi lại:
- Từ đây về đấy thầy cho được bốn đồng xu thật rẻ quá!
- Thì ai bảo anh đi? Không có tôi đã gọi xe khác.
Người phu xe khẽ thở dài, yên lặng nhấc xe lên. Lúc bấy giờ tôi mới ngả mình ra phía sau, nhưng thấy cái đệm cứng như gỗ đập vào lưng, tôi cúi xuống bên nhìn cái tay xe.

Tôi đoán không sai, chính là một cái xe hiệu "con lợn" cái tên hiệu cũng xứng đáng một hạng xe tàng ở ngoại ô mà tôi vẫn phải đi. Anh xe này đã vào đây kéo trộm, vì xe ngoại ô không được phép vào thành phố đón khách, nếu không tuân lệnh thì bị phạt từ ba đến bốn đồng bạc. Sự tồi tàn của cái xe làm tôi càng ghét anh xe nữa.
- Xe khổ thế này mà anh lại còn đòi cao giá.
- Xe thế mà thầy chê thì còn thế nào nữa!
Anh xe bướng bỉnh cũng không chịu kém. Tôi nói câu gì là anh ta đối lại liền. Sau cùng, giận quá, tôi dẫm mạnh chân xuống sàn xe, gắt:
- Thôi, câm họng đi, đừng lải nhải nữa.

Sự giận dữ làm cho tôi quên rằng anh xe cũng chỉ có trả lời những câu mắng của tôi mà thôi, và chính tại tôi gắt với anh ta nhiều quá. Nhưng lúc bấy giờ tôi chỉ thấy tức người xe ấy đến cực điểm, vì hắn dám cãi lại tôi mà không sợ.
Xe đi khỏi nhà máy nước thì gặp một người đội xếp tây đi xe đạp lại, theo sau một người đội xếp ta. Tôi nhận thấy anh xe kéo tôi có ý luống cuống và sợ hãi. Có lẽ vì thế mà người cảnh sát để ý, đi giáp vào cái xe kéo để xem dấu hiệu.
- Ê! Đứng lại!
Người kéo xe dừng chân... Anh ta quay lại tôi hớt hải van xin:
- Lạy thầy... thầy nói giúp con.... thầy làm ơn...

Dưới ánh đèn tôi thấy mặt anh xe tái mét. Những vết răn in sâu xuống trên mặt già nua hốc hác, chân tay người khốn nạn ấy run bật lên và tôi thấy cái rung động chuyển cả vào chiếc thân xe.
Người cảnh sát tây đến, nói bằng tiếng ta hơi sõi:
- Mày chết nhé! Mày sẽ bị phạt!
Người phu xe ấp úng nói thì ông ta khoát tay bảo im, rồi quay lại tôi hỏi, lần này bằng tiếng Pháp.
- Người này kéo ông từ trong phố ra hay ông đi khứ hồi?

Tôi liếc mắt nhìn anh kéo xe. Trong bóng tối của vành nón qua ngang mặt, tôi thấy hai mắt anh ta long lanh nhìn tôi, như khẩn cầu van xin yên lặng. Tôi biết lời nói của tôi sẽ làm anh ta bị bắt hay không. Những khi nói chuyện với các phu xe khác, tôi được biết rằng nếu người khách nói là đi khứ hồi từ ngoại ô, thì người xe không việc gì. Nhưng lúc ấy, lời van xin của anh xe kia không làm cho tôi động lòng, mà lại làm cho tôi ghét anh thêm. Tôi trả lời người đội xếp:
- Tôi đi từ phố hàng Bún.
- Vậy phiền ông xuống xe.
Rồi anh ta nhìn anh phu xe, cười một cách tinh quái:
- Allez! Đi về bót!

Khi anh phu xe run sợ và hai người cảnh sát đã khuất đầu phố, tôi mới quay đi thong thả trên bờ hè. Cơn giận của tôi đã hết rồi. Sự hối hận dần thấm thía vào lòng tôi, tôi thấy một cái chán nản bực tức rung động trong người.
Tôi rung mình nghĩ đến số phận của anh xe khốn nạn. Ba đồng bạc phạt! Anh ta phải vay cai xe để nộp phạt; nhưng ba đồng bạc nợ ấy, bao giờ anh ta trả xong, sau những ngày nhịn đói, bị cai xe hành hạ, đánh đập vì thù hằn?
Tôi càng nghĩ đến bao nhiêu lại càng khinh bỉ tôi bấy nhiêu. Qua ô Yên Phụ, nhìn thấy những thợ thuyền tấp nập làm việc dưới ánh đèn trong những căn nhà lá lụp xụp, tôi rảo bước đi mau, hình như trông thấy tôi họ sẽ biết cái hành vi khốn nạn và nhỏ nhen đáng bỉ của tôi ban nãy.

Những ngày hôm sau thực là những ngày khổ cho tôi. Lòng hối hận không để tôi yên. Hình như có một cái gì nặng nề đè nén trên ngực làm cho tôi khó thở, và lúc nào hình ảnh anh phu xe cũng hiển hiện ra trước mắt.
Tôi nhất đinh đem tiền đến cho người xe kia để chuộc tội lỗi của mình. Đến phố hàng Bột hỏi dò những người chung quanh xưởng xe, tôi biết được anh xe bị phạt đêm hôm ấy là tên Dư, và ở trong một dãy nhà quá ngã tư Khâm Thiên.
Lần ấy là lần đầu tôi bước vào một chỗ nghèo nàn, khổ sở như thế. Các anh thử tưởng tượng một dãy nhà lụp xụp và thấp lè tè, xiêu vẹo trên bờ một cái đầm mà nước đen và hôi hám tràn cả vào đến thềm nhà. Trong cái hang tối tăm bẩn thỉu ấy, sống một đời khốn nạn những người gầy gò, rách rưới như những người trong một cơn mê.

Người phu xe Dư ở trong ấy. Một bà cụ già gầy giơ xương ngồi cắn chấy ở vệ hè chỉ cho tôi một cái cửa thấp bé ở đầu nhà. Tôi cúi mình bước vào, chỉ thấy tối như bưng lấy mắt và thấy hơi ẩm lạnh thấm vào tận trong mình. Có tiếng người đàn bà khẽ hỏi:
- Bẩm thầy muốn gì?
Khi mắt mắt đã quen tối, tôi nhận thấy người đàn bà vừa hỏi, một bà già ở mép một chiếc giường tre mục nát kê ở sát tường. Sau lưng bà này, một người đàn bà nữa ngồi ôm trong lòng một vật gì hơi động đậy. Cả hai cùng ngước mắt lên nhìn tôi một cách ngạc nhiên và đầu họ chạm vào mái nhà thấp, đầy những mảng giẻ rách nát vắt trên xà.
- Bác Dư có nhà không?
- Bẩm, chú nó đi về quê vắng từ hôm nọ.

Một vẻ sợ hãi thoáng qua trên mặt đủ tỏ cho tôi biết họ không nói thật, tôi giảng giải:
- Không, cụ cứ nói thật cho tôi biết. Tôi đến để giúp bác ta chứ không có ý gì khác.
Bà cụ nhìn tôi nghĩ ngợi một lát rồi nói:
- Thế thầy đã biết việc chú nó bị bắt xe hôm nọ?
Tôi gật đầu ra hiệu cho bà cụ cứ nói:
- Hôm ấy cai nó phải đem tiền lên nộp phạt để chuộc xe về. Chú nó đã xin khất với cai để rồi trả dần số tiền đó. Nhưng nó nhất định không nghe, bắt phải trả một nửa ngay. Khốn nạn, thì lấy đâu ra mà trả. Thế là bị nó lột quần áo đánh một trận thừa sống thiếu chết thầy ạ. Khi về đây lê đi không đuợc nữa. Thế mà nó còn bắt mai phải trả ngay.

Người đàn bà ngồi trong cất tiếng ốm yếu nói theo:
- Nó còn bảo hễ không trả nó sẽ bắt lấy thẻ.
- Thế bây giờ bác ta đâu?
Bà cụ trả lời:
- Đi ngay từ hôm ấy, mà không biết đi đâu. Đã ba hôm nay chúng tôi dò mà không thấy. Chắc là sợ cai không dám về nữa, dù có về mà không có tiền cũng chết với nó. Thật cũng là cái vạ, nghe đâu chú nó nói hôm ấy tại người khách đi xe không biết nói với người đội xếp thế nào mới bị bắt, chứ không cũng chẳng việc gì.
Tôi yên lặng, trong lòng náo nức.
Bà cụ chép miệng, chỉ người đàn bà ngồi sau:
- Tội cho vợ con chú đây, ốm đã mấy ngày hôm nay không có thuốc. Đứa cháu không biết có qua khỏi được không?

Tôi đứng lại gần xem. Trên cánh tay người mẹ, chỉ còn là một dúm thịt con đã nhăn nheo: đứa bé há hốc miệng thở ra, măt xám nhợt. Người mẹ thỉnh thỏang lấy cái lông gà dúng vào chén mật ong để bên cạnh, phết lên lưỡi của đứa bé.
- Cháu nó sài đã hơn một tháng nay. Hôm nọ đã đỡ. Mấy hôm nay vì không có tiền mua thuốc lại tăng. Ông lang bảo cháu khó qua khỏi được.
Người mẹ nói xong nấc lên một tiếng rồi nức nở khóc. Bà cụ già lê nhíc lại gần, cúi xuống khe khẽ kéo lại những cái tã rách như xơ mướp.

Cái cảnh đau thương ấy làm tôi rơm rướm nước mắt. Một cảm giác nghẹn ngào đưa lên chẹn lấy cổ. Tôi lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, rồi vội vàng bước ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ngờ vực.
Qua ngưỡng cửa, tôi va phải một người đàn ông ốm yếu tay cắp một cái áo quan con bằng gỗ mới. Đến bên đường, tôi nghe thấy trong căn nhà lụp xụp đưa ra tiếng khóc của hai người đàn bà.

Đứa bé con đã chết.
Anh Thanh lặng yên một lát như nghĩ ngợi, rồi nói tiếp:
- Cái kỷ niệm buồn rầu ấy cứ theo đuổi tôi mãi mãi đến bây giờ, rõ rệt như các việc mới xảy ra hôm qua. Sự đó nhắc cho tôi nhớ rằng người ta có thể tàn ác một cách dễ dàng. Và mỗi lần tôi nghĩ đến anh phu xe ngoại ô kia, lại thấy đau đớn trong lòng, như có một vết thương chưa khỏi./.


Thạch Lam


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Jun/2018 lúc 7:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Jun/2018 lúc 12:03pm

Tình Láng Giềng


 

Thím Hai Phấn kêu lớn:
- Mót ơi… Mót! Bầy dê của mầy phá tiêu bụi chuối già hương cùa bà Năm Trầu rồi kìa, ở đó mà ngủ kình với con heo nái đi nha.
Bà Năm Trầu đang tưới mấy giồng lang, thấy bầy dê của con Mót bu quanh bụi chuối già, bà quăng thùng vòi sen vào bầy dê, làm mấy con dê chạy tứ tung, bà chửi đỏng:
- Bớ ông Thần Hoàng, sao không vật mấy con dê này chết hết cho rồi, đồ âm binh, dê gì mà phá còn hơn quỉ sa tăng, chuối mới trồng chưa bén rể đã nhổ lên hết rồi. Mót ơi! mầy mà không trồng lại mấy bụi chuối này cho tao thì……..
Mót bước ra khỏi cửa nhìn dáo dác:
- Chuyện gì mà rùm beng vậy bà Năm.
Thấy Mót, bà Năm tức giận chỉ vào mấy bụi chuối:
- Khôn hồn thì mau mau trồng chuối lại cho tao, mầy mà không giữ mấy con dê cô hồn này thì có ngày tao thuốc bầy dê mầy không còn một con để làm giống.
- Chỉ vì mấy bụi chuối mà bà đòi thuốc bầy dê tui chết, bà ác quá, bởi vậy sách có câu: “Cây độc không trái, gái độc không con”.
Bà Năm sấn tới, chỉ vào mặt con Mót:
- Cái thứ dốt mà bày đặt nói chuyện sách vở, tao không con, nhưng tao còn có một tấm chồng để hủ hỉ, còn chị em mầy, đứa thì bị chồng bỏ, đứa thì ế chồng, chẳng có ma nào ngó tới, còn chưa biết rầu nữa, ở đó mà … mà huênh hoang.
Mót cười khẩy:
- Nè, bà có thấy cái mả nào không chồng mà chết hôn, bà chỉ tui coi, không chồng thì có sao đâu, không chồng tui vẫn sống nhăn răng. Vậy có chồng như bà tối ngày rượu chè be bét, say sỉn ăn nói nghêu ngao giống như đồ khùng, có chồng như vậy chẳng thà ở giá coi bộ sướng hơn.
Bà Năm Trầu trợn mắt:
- Ê, dám ăn nói hổn hào hả ? Mầy coi chừng tao à.
- Bà già rồi, đâu phải còn nhỏ nhoi gì nữa mà biểu tui coi chừng bà.
- Đồ súc vật. Bà Năm ngoe nguẩy bỏ đi.
Mót trả đủa:
- Người ta mà nói chuyện với súc vật thì cũng đâu phải là người ta.
Nói xong, Mót cười khoái chí rồi đi ra lu múc nước rửa mặt, đưa tay áo lên lau mặt nó lẩm bẩm:
- Thôi, mình mang cuốc ra trồng lại cho bả mấy bụi chuối, mình cũng có lỗi là ngủ quên không dòm ngó bầy dê để nó đi quậy phá lung tung. 

 

Mót chạy vào nhà vác cuốc ra trồng lại mấy bụi chuối cho bà Năm Trầu, nắng gay gắt, mồ hôi ướt đẩm lưng áo của Mót, nó hì hục đào từng cụm đất, xong rồi đi gom lại mấy cây chuối con mà bầy dê quăng tứ tung, đặt lại cây chuối xuống đất, rồi cuốc đất lấp vòng vòng chân chuối, cũng phải mất hết nửa tiếng đồng hồ mới trồng xong. Mót mang cuốc ra bờ kinh mà rửa. Buổi trưa con nước đứng, đoạn kinh này nhiều phèn nên mặt nước trong veo. Mót nhìn xuống thấy bóng mình lung linh trong nước, nó cảm thấy già đi rất nhiều, tuy cái nhan sắc không được mặn mà gì cho lắm, nhưng nhờ ăn nói có duyên, nó cũng có một mối tình, nhưng người yêu của nó đã ra đi biền biệt, sau cuộc chia tay đầy nước mắt ở bến phà Rạch Miễu. Hơn mười năm rồi, Mót không có tin tức gì về người yêu của nó, không biết mối tình thầm lặng đó bao giờ mới biến khỏi cuộc đời của Mót. Hình ảnh người thanh niên đứng trên bến phà có đôi mắt buồn dịu vợi, đã ám ảnh Mót trong suốt thời gian qua, dáng dấp lẫn nụ cười của người tình thuở ấy đến bây giờ vẫn chưa phai mờ trong tâm trí Mót.
Đưa tay kéo nhánh bình bát nằm dọc mé kinh, hái một trái còn xanh tươi quăng cái đùng xuống mặt nước phẳng lặng, Mót nhủ thầm: phải gợn sóng đi chứ, sao cuộc đời cứ bình lặng như vầy hoài chán chết, sáng giữ dê, chiều chăn vịt, tối đong đưa trên võng hát nghêu ngao mấy câu vọng cổ. Giọng ca khàn khàn như con ngổng đực, nhưng vẫn phải ca cho đở buồn, nhất là những đêm ba mươi tối trời, mưa rỉ rả, ếch nhái, ảnh ương kêu nghe rầu đứt ruột, ngày này qua ngày nọ, năm này qua năm nọ, sáng chiều ở ngoài đồng dãi nắng dầm mưa riết rồi nhìn bộ dạng mình y hệt bà già háp. Mót nghe buồn buồn tủi tủi, thời gian đi qua, đi qua mau đến lúc này nhìn xuống dòng nước trong suốt, Mót thấy mình không còn xuân sắc nữa, vài giọt nước mắt lóng lánh chảy dài xuống đôi gò má giữa trưa hè, gió vi vu thổi nhẹ như mơn trớn, như an ủi cho số phận của cô thôn n
lỡ thì. Mót đứng dậy bước về nhà với tiếng thở dài não nuột cùng lúc với tiếng gà gọi trưa bên sông.
Sáng sớm, mặt trời vừa lố dạng ở đằng đông, thím Hai Phấn qua nhà Mót mượn cây sào về hái bông so đủa.
- Mót ơi! cho Thím mượn cây sào một chút.
Mót đang nấu nước pha trà, nói vọng ra cửa:
- Dạ, cây sào con gát ở gốc cây chùm ruột đó Thím Hai, hôm nay Thím nấu canh chua bông so đủa hả.
Thím Hai Phấn vừa vói lấy cây sào vừa trả lời con Mót:
- Hồi hôm chú Hai mầy giăng lưới bén được mấy con cá rô, ổng nói thèm canh chua bông so đủa, cho nên Thím đi hái bông về nấu cho ổng ăn đây.
Mót nhanh nhẩu:
- Thím cho con ké một tô canh nha, mà Thím nhớ cho me nhiều nhiều ăn chua mới ngon, hôm đó Thím nấu canh hổng có chua, ăn chán thấy mồ tổ.
- Ừ, bây thì khỏi nói rồi, ăn chua có tiếng ở xóm này mà.
Mót cười rồi mở cửa đi ra chòi vịt ngó Thím Hai hỏi:
- Thím thấy bầy vịt của con lớn hôn?
- Lớn thấy r
õ luôn. Thím Hai vừa ngó vịt vừa nói.
- Chiều qua, ruộng của chú Sáu Lục mần lúa, con thấy lúa đổ tháo quá trời, con lùa bầy vịt này qua đó cho nó ăn.
- Bây nhớ đừng để vịt chạy qua ruộng của bà Năm Trầu, bả chửi nữa đó.
- Bộ Thím sợ bà phù thủy đó lắm sao?
- Bây đáng con cháu bả, nhịn một chút không được sao.
Nói rồi, Thím Hai vác sào ra thẳng bờ kinh có hàng so đủa mà chú Hai trồng mấy năm trước. Mót mở cửa chuồng cho vịt ra ngoài, rồi lùa dần đến ruộng của chú Sáu đã làm xong lúa hồi chiều qua, rơm rạ còn nằm ngổn ngang, bầy vịt thấy lúa là lao tới ăn lấy ăn để, con Mót đứng ở mé ruộng của bà Năm để chận bầy vịt không cho chạy qua, đám nếp của bà Năm trúng quá cở, bông nặng oằn. Nhìn ruộng nếp, Mót nhớ tới Hai Lượm, chị của nó, gia đình có hai chị em mà mỗi người một nơi. Chị Lượm giờ này chắc đi làm rồi, ở đây buổi sáng, bên Mỹ là tối, chỉ nói làm ca hai, ở hãng kiếng nào đó, ai biết đâu. Tết năm nay hổng biết có về không, chỉ thích ăn bánh tét nhưn chuối lắm, chỉ mà thấy đám nếp này là mê tít luôn. Đang nghĩ ngợi thì bầy vịt tàu dợm chạy qua ruộng bà Năm, Mót đưa cây sào chận lại, có một con vịt phóng được qua mé ruộng, bà Năm vừa đi tới thấy vậy la bài hải:
- Ăn hết nếp của tao đi, rồi bán đất đền cho tao nha.
Mót chạy đuổi con vịt trở lại ruộng, vừa thở vừa nói:
- Hai công nếp quỉ này bao nhiêu tiền mà bà kêu tui bán đất, mà vịt của tui đã ăn được hột nào chưa?
- Tao mà không ra kịp là bầy âm binh này nuốt hết rồi,
- Thí tỷ bầy vịt có ăn hết nếp của bà, tui cũng kêu chị Hai Lượm gởi tiền đô về đền chớ mắc gì phải bán đất để trả ba cái lẻ tẻ này.
Bà Năm Trầu bỉu môi:
- Ối! bộ mày tưởng hai công nếp của tao ít tiền lắm hả? Mầy làm như tiền đô của con Lượm ngon lắm.
- Không ngon gì, mà có người cả đời chưa cầm được một đồng đô-la.
- Xí, con Lượm ở bên Mỹ nó làm cu li thấy mồ tổ, chớ có làm thầy bà gì mà mầy huênh hoang.
- Kệ, làm gì cũng được, miễn tui có tiền đô xài được rồi, còn hơn bà không có.
- Hứ, tao cóc thèm.
- Không cóc thèm cũng chẳng có.
Bà Năm liếc Mót có n
a con mắt rồi đi vòng vòng ruộng kiểm tra nếp coi có bị vịt ăn chỗ nào không. Mót không thèm để ý, nó ngồi chờ cho bầy vịt ăn no lúa đổ đồng rồi lùa về nhà.
 
 
Xế trưa, Thím Hai bưng qua cho Mót một tô canh chua còn nóng hổi, thấy Mót đang lui cui cuốc đất, thím nói lớn:
- Mót ơi! vô ăn cơm đi có canh chua nè, bây cuốc đất trồng gì vậy?
Mót ngừng cuốc ngó lên:
- Con đang trồng mấy cây bông cúc vàng cho kịp Tết.
- Bây kiếm giống cúc này ở đâu mà trồng nhiều quá vậy? Trồng xong có dư cho Thím ít cây.
- Dạ, con xin giống này của cô giáo Hạ Liên ở Bến Tre đó Thím, chị Hai Lượm thích bông cúc vàng lắm, con trồng để coi Tết này chỉ có về thăm nhà không.
Thím Hai hỏi:
- Sao bây biết nó thích bông này.
-Dạ, chị Lượm kể ở bên Mỹ, gần nhà chỉ có vợ chồng anh Mạnh nào đó, trồng bông cúc vàng trước sân đẹp lắm, chắc anh đó có tay trồng bông, mỗi lần đi ngang nhà chỉ cũng ngó mấy hàng bông mà ngắm nghía, chỉ còn nói ở bên đó, nhiều nhà trồng đủ thứ bông, nên ngó không có hấp dẩn, chỉ có nhà anh Mạnh trồng một thứ cúc vàng nên chỉ khoái ngó lắm.
Mót lấy khăn lau mồ hôi trán tuôn dầm dề trên mặt, rồi kéo tay Thím Hai:
- Thím cháu mình ngồi xuống nói chuyện, đứng hoài mỏi chân, Thím biết hôn, có bữa chị Lượm làm gan xin hai cây về để giống, anh Mạnh lắc đầu không cho, chỉ mắc cở quá, nhưng rồi anh đó nói:
- Tôi không cho…. hai cây, mà cho bốn cây.
Chỉ mắc cười, hú hồn, xém chút nữa là quê một cục. Bà Lượm coi vậy chớ nhát lắm Thím ơi. - Con Lượm trồng cây me này trước khi đi Mỹ, nó thích ăn me chín ướp đường lắm, hổng biết bên Mỹ có me cho nó ăn hôn.
- Tánh của chỉ hay hờn mát lắm, đụng một chút là khóc, giống con nít ghê đi.
- Hổng biết ở bển nó có quen với ai chưa, Thím cũng mong cho nó có chồng hạnh phúc với người ta.
Mót cười chúm chím:
- Con cũng nghe nói chị Lượm với anh Điệp nào đó quen nhau.
Thím Hai quay lại:
- Vậy hả? Thằng đó được hôn?
- Chỉ nói anh Điệp đó cũng được, hiền nhưng hơi khó tánh.
Thím Hai lấy nón lá quạt nhè nhẹ, trời nóng bức, vài con cóc nhảy quanh cái lu kê sát con rạch nhỏ, mấy con cá thòi lòi lội bì bỏm dưới nước, có con rượt đuổi nhau len lỏi vào mấy bụi ô rô cốc kèn, chợt Thím Hai thở dài nói nhỏ:
- Mót à, con với bà Năm đừng có gay cấn nữa, chòm xóm với nhau ra vào gặp mặt mà như trâu trắng với trâu đen là không được, chòm xóm coi vậy mà quan trọng lắm, khi tối lửa tắt đèn có nhau, bịnh hoạn, đám cưới, đám tiệc, đám ma chay gì cũng nhờ chòm xóm phụ giúp, vả lại bà Năm đáng tuổi ông bà, con phải biết kính lão mới đắc thọ chứ.
Mót trầm ngâm:
- Con cũng biết vậy, nhưng tại bả già mà không nên nết, hôm đó mắt con bị đau, con lên chợ mua cái kiếng mát về đeo để tránh nắng, lúc về ngang nhà bả, con nghe bả nói với ông Hai:
- Ông ơi! ra đây coi, hôm nay nước lớn thòi lòi lên bờ.
Thím Hai cười sặc sụa, Mót nói tiếp:
- Thím coi đó, ý bả nói con đeo kiếng giống con cá thòi lòi, hai con mắt lòi ra ngoài, thiệt tức hết sức.
- Chắc bây đi cái kiểu cà nghinh, cà bật chớ gì.
- Đâu có, con đi bình thường chớ có nghinh bật gì đâu.
- Thôi con đừng có để ý đến bả nữa.
- Không để ý cũng chẳng được, hồi sáng cái tàu lá dừa khô bên đây rớt xuống, nằm vắt ngang hàng ranh nhà bả, con thấy bả kéo qua bên đó luôn, con chạy qua đòi lại, bả chửi con.
- Bả chửi sao? Thím Hai hỏi.
- Bả chửi cái thứ vừa mập,vừa lùn, vừa xấu ỉn, hổng biết thân mà còn ích kỷ. Con dù mập, lùn, xấu nhưng con đâu có ăn hết của bả đâu mà bả chửi con.
- Con đừng có ăn nói hổn hào mà mang tội, quan trọng gì cái tàu lá dừa, con phải biết “dĩ hòa vi quý” đi, một câu nhịn chín câu lành, chòm xóm với nhau mà gút mắt làm chi.
- Bả còn chê tên của tụi con xấu, tại hồi đó tía má đẻ tụi con ra xấu háy, èo uột khó nuôi nên mới đặt tên như vậy, bả tên Trầu cũng xấu hoắc, có đẹp đẽ gì đâu mà chê người ta.
Thím Hai khoác tay ra dấu biểu con Mót im lặng.
- Bây nhóng coi, tao nghe dường như có tiếng la ở trong nhà bà Năm kìa.
Mót nhìn lên thấy ngọn lửa bốc khói từ chái bếp, bà Năm chạy ra ngoài la làng, nhanh như sóc, Mót phóng tới chụp cái thùng thiếc để cạnh bờ ao, nó khum xuống múc nước tạt lia lịa vào ngọn lửa đang lên cao. Bà Năm và Thím Hai lo mang đồ đạc chạy ra ngoài, nhờ những thùng nước của Mót mà ngọn lửa hạ dần, hạ dần rồi tắt hẳn. Mồ hôi ướt đẩm lưng áo, Mót mệt nhọc ngồi xuống gốc bình bát mà thở, bà Năm thấy vậy kêu lên:
- Mót, con mệt lắm rồi đó, vô nhà nằm nghỉ đi con.
- Không sao đâu, ngồi nghỉ một chút hết mệt rồi con phụ dọn dẹp cho bà. Mót thấy mát lòng khi nghe bà gọi nó tiếng “con” ngọt ngào, sự mệt mỏi tan biến nhanh chóng, nó vụt đứng dậy chạy vô nhà làm đủ mọi thứ, cuối cùng đâu vào đấy, gọn gàng, sạch sẽ. Thím Hai cười nói với bà Năm:
- Tui với bà làm nãy giờ không bằng con Mót làm một lát.


 
 
Bà Năm nhìn Mót với ánh mắt trìu mến rồi đến gần nó, bà đưa tay vuốt mấy sợi tóc lòa xòa trên trán. Mót thấy bóng dáng người mẹ hiền đến bên con an ủi, vỗ về, chia s, nó nghe yêu thương nồng ấm khi bà Năm choàng tay ôm vai nó nói:
- Nếu hôm nay mà không có con thì nhà bà kể như ra tro rồi.
Mót nắm tay bà Năm xoa bóp nhè nhẹ:
- Nếu năm ngoái mà không nhờ bà cạo gió khi bắt gặp con nằm ngay đơ ở chòi vịt, thì bây giờ con đã ra ma rồi.
Bà Năm cười :
- Nếu mấy tháng trước mà không nhờ con mau mắn chở đứa cháu dâu bà đi nhà bảo sanh thì nó đã đẻ dọc đường rồi.
Thím Hai xen vào:
-Tui nghe con Lượm nói ở bên Mỹ hiếm có tình láng giềng lắm.Vậy tại sao mình có mà mình không quý nó..
Bà Năm vỗ đầu Mót:
- Con à, tình láng giềng là đây.
Nói rồi bà ôm Mót vào lòng. Mót nghe vị mặn trên bờ môi mình cùng với những giọt nước mắt hối hận của bà Năm lăn dài trên má, Thím Hai ngồi trên võng cười tủm tỉm, đâu đó có tiếng bìm bịp kêu con nước lớn ròng….
 
Lợi Trân
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Jun/2018 lúc 8:10am
Ở TRỌ

Chị Bông dứt phone với anh thợ làm hàng rào và lẩm bẩm: “ Anh ta cho gía thay toàn bộ hàng rào 6,000 đồng, hao tốn qúa”. Chị bực mình liếc mắt sang nhà hàng xóm có chung cái hàng rào sau vườn và lẩm bẩm tiếp: “ Mà cái nhà hàng xóm này lại không biết điều”. Trước đó anh hàng xóm người Mễ đã vài lần thẳng thắn từ chối hợp tác cùng chị Bông thay phía hàng rào chung của hai nhà với lý do hàng rào chưa hư hỏng gì và tiền thì họ chưa có luôn. Trong vườn chị Bông trồng nhiều cây hoa hồng, mái hiên patio treo chiếc chuông gío nên thơ, nếu được hàng rào đẹp thì khu vườn sẽ càng đẹp thêm.

Cái cell phone chị để trên bàn trong sân patio reo lên, không lẽ anh thợ hàng rào gọi lại…giảm gía? Hay là anh hàng xóm Mễ gọi sang báo tin đã đồng ý làm hàng rào? Chị Bông vội vàng mở phone, thì ra là chị Huê, người bạn thân thiết. Giọng chị Huê tưng bừng vui:

- Bông ơi, hai vợ chồng mình mới mua một căn biệt thự đẹp mà gía khá rẻ so với thị trường, vợ chồng chủ nhà ly dị cần bán nhà nhanh, ưu tiên cho tiền mặt, mình đủ điều kiện. Tháng sau bạn sẽ đến ăn mừng tân gia nhé.

Chị Bông ngạc nhiên:

- Ơ kìa, nhà Huê đang ở cũng mới cũng đẹp mà lại đổi nhà à?

- Nhà này mới hơn đẹp hơn và sang trọng hơn. Đây đúng là căn nhà ước mơ của mình. Hàng xóm toàn là triệu phú trở lên đó nha.

Chị Huê say sưa tả ngôi biệt thự từ ngoài sân vào bên trong đến cả khu vườn, chị Bông nghe đến đâu choáng váng đến đó. Một tiếng sau buông phone mà chị Bông còn thẫn thờ như người mới bị bỏ bùa chưa tỉnh. Bất giác chị ngó quanh khu vườn nhà mình bỗng thấy… tủi, gía mà chị giàu có như chị Huê thì đã thay quách toàn bộ hàng rào khỏi cần kêu gọi anh hàng xóm Mễ đóng góp. Chị Bông đang ganh tị với căn biệt thự chị Huê vừa khoe. Anh Bông lững thững ra vườn và bắt gặp vợ ngồi im lặng trong ghế xích đu, anh thắc mắc:

- Em nghĩ gì mà thẫn thờ ra thế? Lại bực mình vì anh hàng xóm Mễ vẫn chưa chịu chung tiến thay cái hàng rào mới hả?

- Tại anh Mễ và…tại chị Huê.

- Anh biết rồi, bà Huê không khoe stock của bà ấy lên gía thì cũng khoe cửa hàng bánh mì thịt nguội, giò chả, chè cháo của bà ấy doanh thu ngày càng tăng.

Chị Bông thán phục:

- Anh nói đúng đó, cửa hàng chị ấy đắt hàng lắm, dù đã thuê mướn cả chục người mà hai vợ chồng vẫn bận rộn cả ngày, trong khi vợ chồng mình cùng tuổi về hưu như anh chị Huê thì ăn không ngồi rồi chẳng kiếm ra xu nào ngoài mấy đồng tiền hưu.

- Tội nghiệp, anh chị Huê lớn tuổi rồi mà vẫn làm việc đầu tắt mặt tối. Tóm lại giàu có mà vẫn …”khổ” vì kiếm tiền. Anh nghe kể rằng có bà gìa luôn than thở mình mẩy tay chân đau nhức, tai điếc mắt mờ thế mà vẫn …thích mở hầu bao ra đếm tiền, chẳng than mỏi tay đau tay hay mờ mắt gì cả. Thiếu đồng nào bà phát hiện ra ngay.

Chị Bông cãi lại:

- Càng có tiền càng sướng chứ, tội nghiệp gì chị Huê. Vợ chồng chị Huê mới mua một căn biệt thự hơn một triệu, trả tiền mặt nhé. Em nghe mà phát ham, trong khi em muốn thay cái hàng rào chỉ 6,000 đồng cũng không dám làm. Nãy giờ em cứ mơ ước nếu mình trúng số thì sẽ mua căn biệt thự trong khu ấy làm hàng xóm các triệu phú cho oai, hàng xóm với mấy nhà Mễ này chỉ thêm bực mình.

Anh Bông an ủi:

- Hàng rào sau vườn còn tốt chán, anh hàng xóm Mễ từ chối thay mới là đúng rồi. Em đừng “khủng bố” tinh thần nhà anh ta nữa, lần nào gặp mặt họ em cũng hỏi chỉ một câu: “ Anh chị suy nghĩ kỹ chưa? Có thay hàng rào với tôi không ?”. Mà em không nhớ bài thuyết giảng ở chùa hôm nào à, cuộc đời là cõi tạm, chúng ta đang ở trọ trần gian, đòi chi những điều hoàn hảo.

- Anh chỉ chuyên môn bênh hàng xóm, xe nó đậu đầy lề đường, trở ngại lối đi, chướng cả mắt, anh lại khen xe đậu thế này trông…. nhộn nhịp khu phố. Cuối tuần nó tụ họp bạn bè uống bia trước sân mở nhạc tiếng Spanish ầm ĩ anh cũng khen… vui cả khu phố.

- Sống hòa đồng và nhịn hàng xóm một tí có sao đâu.

- Nếu thế em cũng sẽ đậu xe lòng lề đường và cuối tuần tụ họp bạn bè ngoài sân mở ầm ĩ nhạc Bolero Thanh Tuyền Chế Linh, Hương Lan Tuấn Vũ cho hàng xóm Mễ nghe chơi nhá.

- Vợ chồng Mễ hàng xóm hiền lành dễ thương, chả lẽ vì cái hàng rào mà em đành hanh với họ thế à ? Thuyết nhà Phật….

Chị Bông ngắt lời chồng:

- Ôi, anh lại thuyết nhà Phật lắm bi quan, nào đời là bể khổ, đời là cõi tạm, kiếp người mong manh, trở về cát bụi, ai mà đang tuyệt vọng sẽ chẳng muốn kiếp lai sinh. Em muốn như anh chị Huê lúc nào cũng phơi phới kiếm tiền và hưởng đời, muốn gì cũng có. Hay là mình gom góp vốn liếng, vay mượn thêm con cái đầu tư mutual fund hay địa ốc đi anh, chơi stock thì càng kiếm nhanh hơn nữa. Vậy anh muốn cái nào?

- Nghĩa là sao? Mình mua nhà cho thuê hoặc mua mutual fund, hoặc chơi stock đu dây với may rủi ấy hả?

Chị Bông giảng giải:

- Anh nhát gan không chơi stock thì thôi. Mua nhà mình chỉ cần down khoảng 20% và lấy tiền thuê hàng tháng trả mortgage, 10 hay 15 năm sẽ trả xong nợ, căn nhà thuộc về mình. Hay là đầu tư mutual fund chậm hơn nhưng 10 năm sau số tiền đầu tư có thể tăng gấp đôi. Tới lúc đó mình lấy cả vốn lẫn lời ra…mua nhà biệt thự làm hàng xóm các triệu phú luôn.

- Nghe em nói kiếm tiền nhẹ nhàng dễ dàng qúa. Anh…không chọn cái nào cả.

Chị Bông cụt hứng giận dỗi trách:

- Hèn gì số mình nghèo là phải. Suốt đời ở căn nhà xấu này thôi.

- Ai mà chẳng muốn cuộc sống đầy đủ cao sang, anh cũng thích nhà cao cửa rộng lắm chứ, nhưng mỗi người một hoàn cảnh. Bao nhiêu năm nay không giàu có được nói chi tuổi xế chiều. Rồi anh Bông vỗ về:

- Thôi em đừng ganh đua với chị Huê nữa, mình không có tiền bạc và càng không có thời gian để đầu tư đường dài. Em cứ an phận làm hàng xóm mấy anh chị Mễ, mấy anh chị Mỹ đen như hiện nay đi. Vợ chồng mình là khách hàng thường xuyên của CVS pharmacy tại thành phố này, các nhân viên bán thuốc full time thậm chí nhân viên part time thay đổi soành soạch mà họ còn nhớ tên nhớ mặt mình. Vậy thì hơn 10 năm nữa mình 80 tuổi, bệnh tình mình đi tới đâu? liệu có còn sức khỏe mà hưởng nhà to nhà đẹp không, hả? nếu có thay đổi nhà thì anh sẵn sàng moving đến căn nhà nào ….gần bệnh viện nhất để mỗi lần gọi 911 cấp cứu cho tiện.



Đến dự buổi tiệc tân gia nhà chị Huê, căn biệt thự lộng lẫy ấy chị Bông khó thể nào quên, vừa trầm trồ khen ngợi vừa mơ ước khi chị Huê dắt khách đi từng phòng giới thiệu, đây là phòng khách của tôi, phòng bếp của tôi, phòng nào cũng đẹp cũng sang. Bước vào căn phòng ngủ kê hai chiếc giường mà vẫn còn rộng mênh mông với những tủ, gương sang trọng, chị Huê lại hãnh diện sung sướng:

- Các bạn ơi, đây là phòng ngủ yêu qúy của tôi, từ cái giường, khăn trải nệm, gối mền, rèm cửa đều là hàng hiệu…

Bạn bè ai cũng khen vợ chồng chị Huê có phước, con cái đứa nào cũng ăn học thành đạt, gia đình đề huề, anh chị Huê thì giàu có làm ăn tiền vô như nước. Chị Bông hỏi:

- Bao giờ thì anh chị Huê nghỉ bán buôn, ở nhà hưởng nhàn thảnh thơi trong căn nhà đẹp này ?

Chị Huê phân trần:

- Mình cũng muốn nghỉ lắm. Con cái có công việc của chúng, chẳng đứa nào thích cái nghề bán bánh mì thịt nguội này cả, sang cửa hàng cho người khác thì tiếc rẻ vì công việc làm ăn càng ngày càng phát đạt, tiền cứ chạy vô túi vô nhà băng nên chẳng nỡ ngừng, thôi thì còn sức còn làm, có nhiều tiền tiêu xài cũng sướng tay. Nhờ thế vợ chồng mình mới mua căn biệt thự này dễ dàng.

Chị Huê ghé tai chị Bông khoe thêm:

- Trừ mọi chi phí mỗi tháng vợ chồng mình kiếm mười mấy ngàn, chẳng cần ăn học bằng cấp gì mà tính ra hơn hẳn lương kỹ sư lâu năm, tự mình làm chủ mình và làm chủ gần chục nhân viên từ khâu làm bánh mì, làm giò chả thịt nguội, đến khâu đứng bán cho khách hàng. Thử hỏi là chị có chịu buông bỏ cửa hàng ngồi nhà lãnh vài đồng lương hưu không chứ.

Sau dịp ăn tân gia ấy chị Bông ít có dịp đến nhà chị Huê nhưng thường gặp chị ở cửa hàng bánh mì thịt nguội nổi tiếng ngon nhất của thành phố này. Vợ chồng chị Huê nhanh nhẹn xã giao với khách hàng và tháo vát với công việc, chỉ huy nhân viên đâu ra đấy.

Thế mà một hôm chị Bông nghe hung tin, một người bạn gọi phone báo tin:

- Chị Huê đã qua đời trong giấc ngủ đêm qua vì heart attack.

Trời ơi, một cái chết qúa bất ngờ, không hề báo trước. Chơi thân với chị Huê nhưng chị Bông có nghe chị Huê than thở gì về bệnh tim mạch đâu. Hay là chị Huê làm việc nhiều qúa nên căng thẳng và kiệt sức, ảnh hưởng đến tim mạch? Sau đám tang chị Huê, cửa hàng bánh mì thịt nguội trở lại hoạt động bình thường, bạn bè ai cũng ngạc nhiên, tưởng anh Huê mất đi người vợ yêu dấu mấy chục năm bên nhau anh sẽ mất nguồn cảm hứng kiếm tiền.

Vài tháng sau chị Bông đã nghe bạn bè chung của chị Huê truyền nhau tin đồn anh Huê đang “tình ý” với chị Sương nhân viên quản lý cửa hàng. Đó là một thiếu phụ khoảng 45 tuổi, chị ta là mẹ độc thân của ba đứa con. Được bà chủ tin cậy chị ta nhanh nhẹn khôn ngoan chăm chỉ làm việc và bây giờ thì được ông chủ độc thân ưu ái. Ai cũng tưởng họ chỉ “tình ý” và bồ bịch cho đời nhau đỡ buồn. Nhưng một năm sau thì anh Huê chính thức đi thêm bước nữa với chị Sương với lý do để có người phụ anh công việc kinh doanh, cứ làm như anh chỉ cần người làm hơn là cần người tình. Căn biệt thự lộng lẫy của chị Huê nay đã có nữ chủ nhân mới, thêm ba đứa con của chị ta nên cửa nhà đông vui hẳn lên, lúc nào cũng có một hai chiếc xe loại sang đậu trước sân, chiều tối các khung cửa sổ căn biệt thự đều sáng đèn ấm cúng.

Cửa hàng sản xuất bánh mì thịt nguội đã có nữ chủ nhân mới. Ngày nào chị Huê từng hãnh diện khoe công việc và tiền bạc nay những huê lợi ấy đã vào túi người khác. Ngày nào chị Huê từng sung sướng khoe căn phòng ngủ xinh đẹp sang trọng, nay căn phòng ngủ ấy cũng thuộc về người phụ nữ khác. Và người chồng suốt mấy chục năm thân ái chung đôi của chị cũng thuộc về người khác luôn. Chị Bông thấy xót xa giùm người bạn đã nằm dưới nấm mộ. Chị than thở với chồng:

- Thương chị Huê qúa. Nhớ ngày mới mua căn biệt thự chị Huê hớn hở vui mừng bao nhiêu, chị trang hoàng chăm sóc từng căn phòng, thế mà ở chẳng bao lâu…

Anh Bông lại triết lý nhà phật:

- Chị Huê đã “ở trọ” trong căn biệt thự ấy, chứ có gì là của chị Huê đâu, kể cả bạc tiền và người chồng yêu dấu. Hết thời hạn thì ra đi. Vợ chồng mình cũng đang “ở trọ” trong chính căn nhà của mình đây. Cuộc sống luôn đi bên cạnh những rủi ro bất trắc, tai nạn hay bệnh hoạn có thể đến bất cứ lúc nào. Chúng ta không chết vì tại nạn, bệnh hoạn thì cũng chết vì tuổi gìa sức yếu, mười năm, hai mươi năm nữa thôi căn nhà này sẽ thuộc về ai…

Chị Bông giật mình, anh Bông nói đúng qúa, sau này vợ chồng chị chết đi, con cái đều có nhà riêng và công việc ở xa, chẳng đứa nào có nhu cầu dọn về đây. Căn nhà này sẽ bán đi và thuộc về người khác. Chị Bông chợt nhớ tới gia đình một người quen biết, sang Mỹ diện H.O. năm 1990, Sau 5 năm làm việc cật lực họ có chút tiền down một căn nhà. Người vợ lãnh đồ từ hãng và may tại nhà, vừa chăm chỉ may vừa lo cơm nước cho chồng đi làm con đi học, chị hết sức tiết kiệm tiền bạc và cả thời gian, ít giao du với bạn bè, thậm chí từng là con chiên ngoan đạo chị cũng “né” màn đi nhà thờ hàng tuần, chỉ đi vào những dịp lễ lớn, vì đi nhà thờ là “tốn kém” , luôn có mục đóng góp đủ thứ, nay món này mai món khác chẳng bao giờ hết việc. Mục đích chính của chị là làm việc tối đa và tiết kiệm tối đa để có tiền trả nợ căn nhà .. Nhà cửa trả xong, vốn liếng bắt đầu rủng rỉnh thì đùng một cái chị H.O lâm trọng bệnh qua đời. Chồng quan niệm con cái đứa nào cũng có ăn học và có gia đình riêng không phải lo cho chúng nữa, ông ta về Việt Nam cưới một cô hàng xóm lỡ thì nhưng vẫn còn trẻ chán so với ông, bán căn nhà cũ đang ở để mua căn nhà khác mới hơn đẹp hơn cho xứng và le lói với người mới. Chị H.O này cũng “ở trọ” và ra đi “trắng tay” như chị Huê.

Thế là chị Bông lại an phận tìm vui với căn nhà của mình, khu vườn sau hoa lá và chuông gió vẫn đẹp và nên thơ với cái hàng rào cũ mà chị từng muốn thay bỏ chúng. Một buổi sáng chị Bông mang rác ra sân trước thì thấy chị Mễ hàng xóm cũng kéo thùng rác ra sân liền tươi cười xã giao, bù đắp cho những ngày chị Bông liếc mắt hay lườm lườm sang nhà nó với vẻ lạnh lùng:

- Chị khỏe không? Hôm nay chị không đi làm hả ?

Chị Mễ than thở và e dè:

- Tôi bị mất việc rồi, đang hưởng tiền thất nghiệp. Chị đừng rủ tôi thay cái hàng rào nữa nghe.

Xong chị ta nửa đùa nửa thật:

- Chỉ còn chồng tôi đi làm, nhà 4 đứa con, nếu tôi mà thất nghiệp dài lâu thì không có tiền trả mortgage căn nhà này đâu, lúc ấy chị sẽ có hàng xóm mới để rủ họ thay hàng rào mới.

Chị Bông cảm thấy như mình có lỗi và ái ngại qúa. Hoàn cảnh nhà hàng xóm chẳng khá gỉa gì thế mà bấy lâu chị cứ “mặt sưng mày xỉa” ngầm với họ vì cái tội không chịu chung tiền làm hàng rào mới. Chị Bông dịu dàng thân mật:

- Chúc chị mau kiếm được việc làm, còn cái hàng rào chung của chúng ta, đúng như chồng chị đã nói, vẫn tốt lắm, thay làm chi cho phí tiền.

Trong ánh mắt chị Mễ thoáng vẻ ngạc nhiên và vui. Chắc vì lần gặp mặt này chị ta thấy chị Bông đã thay đổi thái độ qúa bất ngờ. Chị Bông lại thấy anh Bông nói đúng, chẳng có ai dám bảo đảm ở căn nhà của mình dài lâu chứ đừng nói suốt đời. Ngoài cái chết, người ta phải rời xa căn nhà vì hàng đống lý do , vì công việc, vì trường học của con cái hay vì mất job, vì li dị… v..v…và biết đâu chỉ vì…. nhà hàng xóm. Gia đình anh chị Mễ này không chịu nổi mụ hàng xóm khó tính như chị Bông, một ngày nào đó họ cũng sẽ dọn đi cho khuất mắt.

Chị Bông chẳng cần cái hàng rào mới đẹp nữa cho hao tốn bạc tiền của mình và của hàng xóm và chị càng không mơ nhà to đẹp cao sang nữa khi tuổi đã xế chiều. Vì nhà to đẹp hay nhà cũ xấu cũng chỉ là quán trọ ven đường đời cho ta dừng chân và một ngày nào đó ta sẽ về nơi yên nghỉ sau cùng đó mới là căn nhà vĩnh cửu của riêng ta.


Nguyễn Thị Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Jun/2018 lúc 8:13am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Jun/2018 lúc 3:55pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.605 seconds.