Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/May/2018 lúc 12:05am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/May/2018 lúc 8:40am

Ước Mơ Không Đến

Cánh cửa phòng khép lại, tôi bước đến cửa sổ nhìn những hạt mưa mong manh gõ nhẹ trên vòm lá rung rinh mà nghe lòng mình vẫn còn nguyên vẹn cái cảm giác bàng hoàng, xốn xang. Tiếng khóc của Ái Chiêu hoà lẫn trong giọng nói đầy giận dữ của Quảng như còn lảng vảng đâu đây.

- Em không nhớ, không nghĩ đến, vậy sao còn giữ những thứ ấy làm gì?

- Em giữ lại, chỉ vì.. đó chỉ là kỷ niệm.

- Vậy… mỗi ngày em đã nhìn lại cái kỷ niệm đó bao nhiêu lần?

- Không có! từ ngày về với anh, chưa bao giờ em nhìn lại. Em thề với anh.…

- Em tưởng là anh dễ dàng tin lời thề thốt của em sao? Không có người đàn ông nào có thể chấp nhận một hình bóng quá khứ xen giữa tình yêu vợ chồng.

Thằng con trai của tôi không tin vợ, nhưng tôi tin lời thật thà của đứa con dâu. Bởi vì hai mươi tám năm về trước, trong cái hộp màu hồng với hàng chữ “kỷ niệm ngọc ngà của thời con gái” tôi mang theo về nhà chồng có tập nhật ký và những cánh thư màu trắng tinh khôi của mối tình đầu của tôi. Rất ngây thơ và cũng rất thành thật tôi nói với Chấn “anh cho phép em giữ lại những thứ này, em mong anh sẽ tôn trọng quá khứ của em”. Chấn gật đầu với nụ cười hiền lành. Ngày đó, tôi chỉ đơn sơ nghĩ rằng Chấn là một người hiểu biết. Cho đến khi nghe những lời trách móc của Quảng, tôi mới chợt giật mình, có phải mình đã cào lên trái tim Chấn một vết xước mà không hề hay biết. Nhưng cũng như Ái Chiêu đã nói, kể từ khi trở thành vợ Chấn, tôi chưa một lần quay hồn về kỷ niệm, bởi vì hạnh phúc Chấn mang đến cho tôi nồng nàn hơn, ngọt ngào hơn những gì tôi mơ ước. Ở Chấn, tôi tìm thấy lòng độ lượng của một người cha, sự dịu dàng của một người mẹ, tính nhẫn nhịn của một người chị, nhưng không thiếu sự lãng mạng của một người tình. Sống bên cạnh Chấn tôi vô tư như cô con gái tuổi vừa mới lớn, không chút bận tâm đến những việc chung quanh. Mọi thứ đều có Chấn lo toan, sắp đặt. Chấn nói, anh muốn em luôn có một cuộc sống vui vẻ và bình an. Người thân cũng như bạn bè, mọi người đều nói tôi là người đàn bà diễm phúc nhất trên đời, vậy mà hình như chưa bao giờ tôi nói với Chấn một lời cám ơn. Tôi chợt nhớ Chấn vô hạn cùng với cảm giác áy náy trong lòng. Nhìn lên tấm lịch, tôi lẩm nhẩm đếm, chỉ còn hai ngày nữa Chấn sẽ trở về sau chuyến công tác dài. Rồi tôi sẽ được nằm trong vòng tay rắn chắc và ấm áp của Chấn để nghe anh kể lể nỗi nhớ nhung trong những ngày xa cách.

Suốt hai ngày chờ đợi Chấn lòng tôi cứ nôn nao với ước muốn phải làm một điều gì đó cho Chấn. Tôi gọi điện thoại cho chị Trầm Hương, chị cười thích thú:

-Trời! thằng con hai mươi sáu tuổi rồi mẹ nó mới nghĩ đến chuyện làm sao để trở thành vợ hiền.

Tôi xấu hổ ấp úng:

- Em gọi chị để được chỉ bảo chứ đâu phải để bị trêu ghẹo.

- Hổng dám trêu ghẹo cô út đâu. Chị vẫn ao ước được hồn nhiên như em mà không được.

Câu nói của chị Trầm Hương làm tôi nhớ, cứ mỗi lần họp mặt nhóm bạn cũ, nghe tụi nó than vãn là phải lo chuyện này, chuyện kia đến nỗi mất ăn mất ngủ, tôi thắc mắc “Sao lúc nào tụi mày cũng có chuyện để lo vậy?”. “Đâu có ai vô tư đến phát ghét như mày”. Bị con bạn mắng nhiếc tôi cũng chạnh lòng, nên tối đến, khi nằm trên giường, tôi gác tay lên trán nghĩ ngợi, tìm tòi, nhưng thật tình mà nói, tôi không biết phải lo cái gì, vì hình như tôi không có chuyện để lo. Ừ! thì trời đã cho mình cái tính vô tư thì cứ vô tư mà sống, tìm chuyện lo lắng làm gì cho mệt. Và tôi quẳng chữ lo ra khỏi đầu trước khi chìm vào giấc ngủ.

Còn chị Trầm Hương, không biết vì xấu hổ hay vì muốn giữ bí quyết cho riêng mình mà nhất định không chịu chia xẻ kinh nghiệm cho tôi. Thôi thì… tôi sẽ tự tìm lấy. Tôi bắt đầu moi óc để nhớ lại những gì mình đã đọc được qua sách vở. Lúc này tôi mới chợt nhận ra những tập truyện ngắn Chấn thường mua cho tôi đọc luôn có hình ảnh người vợ dịu dàng, tế nhị, sâu sắc, lồng trong một tình yêu vừa thực tế, vừa pha chút lãng mạn để tạo thành một gia đình hạnh phúc hoàn hảo. Có phải Chấn muốn ngầm gửi đến tôi một thông điệp nào đó mà tôi đã không nhận ra? Cõi lòng tôi bỗng dưng êm ái và nhẹ nhàng một cách lạ thường. Tôi quyết sẽ dành cho Chấn một ngạc nhiên thú vị để anh hiểu tôi yêu anh nhiều đến chừng nào. Ý nghĩ đó khiến tôi bắt tay vào việc với niềm vui sướng chưa từng có. Bây giờ tôi mới hiểu rõ ý nghĩa của câu nói “cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.

***

Cánh cửa mở ra, đứa con dâu nhìn tôi, mắt tròn kinh ngạc rồi ríu rít gọi to:

- Anh ơi! ra đây, ra mau… xem ai đến nhà mình đây nè!

Có tiếng dép kéo lê lẹp xẹp, Quảng hiện ra, miệng há hốc sững sờ:

- Ô! Mẹ… mẹ!!!

Nước mắt tôi ứa ra khi Quảng ôm xiết lấy tôi trong cánh tay giọng nghèn nghẹn:

- Mẹ có biết là hơn một năm qua tụi con đã lo lắng cho mẹ đến chừng nào không. Tụi con không có được một ngày vui khi nhớ đến mẹ đang mẹ héo hắt, u sầu trong căn nhà hiu quạnh, vào ra chỉ một mình. Ba đã bỏ đi, mà mẹ thì như ngày càng xa cách với con.

Phải, Chấn đã bỏ tôi mà đi. Đi không bao giờ trở lại. Không biết tôi đã ngất đi bao nhiêu lần khi được tin chuyến bay có Chấn trên đó gặp nạn. Tôi tưởng chừng như Chấn đã buông bàn tay mà anh từng nắm chặt tay tôi, làm tôi bàng hoàng, chới với. Cái cảm giác của một người đang được bảo bọc, chở che bỗng nhiên ngoái cổ lại chỉ thấy một thân mình lẻ loi, đơn độc khiến tôi hụt hẫng. Sao tin dữ lại đến ngay lúc tôi chờ Chấn trở về để nói lời cám ơn, để nói câu xin lỗi. Món quà tôi dành cho Chấn với năm trang giấy dày dặc chữ mà tôi đã miệt mài, nắn nót viết trọn một ngày, ấp ủ biết bao yêu thương với những hứa hẹn sẽ thực hiện tất cả điều anh mong ước nơi tôi sẽ không bao giờ anh đọc được làm tôi đau đớn, ngỡ ngàng. Ngày an táng Chấn tôi phải chuyển đến bệnh viện cứu cấp mà không được ném cho anh nấm đất sau cùng. Những ngày tiếp theo đó tôi sống như một bóng ma dật dờ với sự ray rứt triền miên vì một món nợ không bao giờ có dịp đền trả cho Chấn. Tôi tự giam mình trong căn phòng lạnh lẽo, tránh xa tất cả người thân và bạn bè. Người tôi gầy rộc đi vì thiếu ăn, mất ngủ. Quảng van nài thống thiết, mẹ thương ba nhưng mẹ cũng phải thương thân mẹ, sao lại tự hành hạ mình như thế. Đứa con dâu cũng mếu máo, linh hồn ba phảng phất đâu đây chắc đau lòng lắm khi nhìn thấy mẹ ra nông nỗi này. Chị Trầm Hương lắc đầu xót xa khi thấy tôi treo tất cả quần áo của Chấn lên tường, rồi giày dép, ví, nón của Chấn tôi xếp đầy trên giường. Mỗi ngày, mỗi đêm tôi ngồi nhìn và trò chuyện với những thứ vật dụng vô tri, vô giác đó như một cách ăn năn tội. Cái tội vô tâm, vô tình chỉ sống cho bản thân mình, chỉ biết thoải mái đón nhận những săn sóc, lo lắng của Chấn mà chưa từng làm việc gì cho anh trong vai trò người vợ.

Ngay khi tôi chưa hoàn hồn để trở về cuộc sống bình thường thì Quảng nhận được công việc mới ở một thành phố khác, cách xa nơi tôi đang ở đến năm tiếng lái xe. Vợ chồng Quảng lại một phen khóc lóc, năn nỉ tôi cùng đi để chúng tiện bề chăm sóc, nhưng tôi quyết liệt từ chối. Làm sao tôi có thể rời xa căn nhà chứa đầy hình bóng của Chấn và kỷ niệm ngọt ngào của một thời hạnh phúc gắn bó. Và như thế là một lần nữa tôi chỉ biết có mình. Sự chìm đắm trong nỗi đau của riêng tôi đã vô tình làm nặng nề thêm cõi lòng vốn đã tan nát của đứa con bị mất cha mà tôi không hề nghĩ đến.

Nhưng rồi lá thư Quảng đặt trên bàn thờ của Chấn -cũng phải đến bốn tháng sau, trong lúc lau chùi tôi mới nhìn thấy- đã soi chút ánh sáng trên những ngày buồn thảm, tối tăm của tôi.

“Cầu xin Ơn Trên giúp mẹ vượt qua nỗi đau quá lớn này và ban cho tâm hồn mẹ sự bình an. Vì chính sự bình an của mẹ mới giúp cho linh hồn ba sớm được siêu thoát. Và khi mẹ thật sự tìm thấy sự bình an là chính mẹ đã san sẻ sự bình an của mẹ cho con”.”

Tôi ngước lên, nhìn vào đôi mắt tha thiết của Chấn trong khuôn ảnh nhỏ và nhớ lại câu nói của anh, anh muốn em lúc nào cũng vui vẻ, xinh đẹp.Tôi đến trước gương, nhìn mãi hình ảnh người đàn bà trong đó mà không nhận ra mình. Có lẽ anh đau lòng lắm khi nhìn thấy em tiều tụy, hao gầy như thế này phải không Chấn? Tôi nhớ Quảng. Nhớ đến rơi nước mắt. Xin lỗi con, mẹ đã để cho con phải lo lắng, bất an.

Bữa cơm sum họp thật ngon miệng với tài nấu nướng khéo léo của Ái Chiêu.

Trong lúc ăn thằng con trai nôn nóng, bắt tôi phải “thành thật khai báo” thời khóa biểu mỗi ngày của tôi, dù đứa con dâu cứ nhắc chừng, để mẹ ăn thoải mái, một lúc nữa sẽ nói chuyện sau, nhưng Quảng không chờ được. Nó luôn hỏi tôi:

- Phép lạ nào đã vực mẹ dậy để mẹ có thể nói cười bình thản như lúc ba còn sống, không lẽ mẹ đã có……

Tôi cười thoải mái trong lúc Á Chiêu quýnh quáng:

- Anh nói gì lạ vậy, không sợ mẹ giận sao?

Tôi cười dễ dãi:

- Không sao, Quảng có quyền thắc mắc và Quảng cũng có quyền hãnh diện, vì chính lá thư con để lại đã vực mẹ dậy từ khoảng tối mênh mông của sự tuyệt vọng. Con nói đúng, mẹ phải mạnh mẽ lên để sống vui vẻ như đã từng sống với ba. Cái thời khóa biểu ba dán nơi tủ lạnh vẫn còn đó và một ngày của mẹ cũng giống như một ngày còn có ba. Buổi sáng, sau một tiếng đồng hồ bách bộ, mẹ trở về nhà, ngồi trên chiếc ghế quen thuộc sau vườn, nghe lại những bản nhạc ba hằng ưa thích, đọc những quyển sách ba đã bỏ công tìm kiếm để tặng mẹ. Những giờ còn lại mẹ tham gia công tác thiện nguyện -như ba đã từng làm ngày trước- cùng với vài người bạn thân đồng cảnh ngộ. Cuối tuần gọi điện thoại hoặc viếng thăm bạn bè cũ. Mọi ngày của mẹ vẫn như một ngày đầy ắp hình ảnh và tình yêu thương mẹ dành cho ba. Bây giờ mẹ sống rất bình an, con hãy an tâm.

- Tình yêu của ba mẹ khiến con khâm phục.

Tôi nghiêng đầu nói nhỏ vào tai Quảng:

- Bởi vậy con đừng sợ cái kỷ niệm nhỏ nhoi của Ái Chiêu ảnh hưởng đến tình yêu của vợ chồng con. Nếu con yêu thương và đối xử với vợ con thật tử tế, thật hết lòng thì không có kỷ niệm nào có thể sống lại, vì không ai dại gì mà đi thả mồi bắt bóng. Đó là những gì mẹ đã trải qua và mẹ tin điều đó đúng.

Quảng đưa ánh mắt tha thiết về phiá Ái Chiêu đang cẩn thận múc từng muỗng thức ăn bỏ vào trong chiếc hộp đựng phần ăn trưa để ngày mai Quảng mang vào sở làm. Phải thành thật mà nói, đứa con dâu này tốt lành hơn tôi nhiều. Nó chăm sóc, lo lắng cho Quảng từng ly, từng tí. Nếu có một điều ước, tôi sẽ xin được trở lại, dù chỉ một ngày trong quá khứ, để tôi được làm người vợ hiền, săn sóc và chăm lo cho Chấn thật chu đáo -một điều mà tôi chưa từng làm để giờ đây mãi hoài còn hối tiếc.

Ngân Bình

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/May/2018 lúc 7:48am

NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN CẦU NITELVA



Thực ra cây cầu không có tên, nhưng có lẽ vì nó bắc ngang qua đoạn quanh co và đẹp nhất của dòng sông Nitelva, nên người dân ở địa phương này thường gọi như thế. Đây là đoạn cuối cùng của một con sông lớn trước khi đổ ra biển.

Sau khi các con đã trưởng thành và có cuộc sống riêng, vợ chồng tôi bán ngôi nhà rộng cũng nằm bên bờ sông này, nhưng ở tận vùng Fjerdingby xa xôi, về đây mua căn nhà nhỏ trong một khu apartment, nằm khá xa thành phố. Chỉ làm việc thêm một năm là đến tuổi về hưu. Sống trong vùng ngoại ô tĩnh mịch này,  cả ngày không biết làm gì, ngoài cái thú đọc sách và đi bộ. Ở đây khá lâu rồi, nhưng lúc ấy còn phải đi làm, mùa hè thì bận bịu chuyện sửa sang nhà cửa, mùa đông thì chỉ nằm nhà hoặc bay sang Mỹ thăm con nhân dịp nghỉ lễ Phục Sinh, nên chúng tôi không biết gần bên nhà có một con đường đi bộ đẹp và thơ mộng đến như thế. Sau này, khi đã về hưu, nhờ ông bà láng giềng người bản xứ giới thiệu và rủ đi bộ, chúng tôi mới biết.
Con đường tráng nhựa đen bóng, lớn như những tỉnh lộ trong vùng, nhưng đặc biệt chỉ dành riêng cho người đi bách bộ.  Chạy quanh co xuyên qua cánh rừng đầy những loại hoa dọc theo bờ sông Nitelva, đến khúc sông đẹp nhất, là một chiếc cầu đúc bắc qua để tiếp tục đến một khu rừng khác, nhưng bây giờ là cánh rừng thông với những hàng cây cao, thẳng tắp, che kín cả mặt trời.
Chúng tôi khởi sự đi bộ vào đầu mùa hè, bởi mùa đông con đường và cả khu rừng ngập đầy tuyết, dòng sông đóng cứng băng, chẳng ai có hứng thú. Chúng tôi thường đi vào buổi chiều tàn, vắng người.  Mùa hè Bắc Âu trời tối muộn. Có những hôm, đến 12 giờ đêm mà vẫn còn chói chang ánh nắng mặt trời. Hôm đầu tiên và suốt cả tuần sau đó, khi đến giữa cây cầu, chúng tôi thấy một người đàn bà Á châu. Không biết bà đã đến đây từ lúc nào, nhưng khi vừa bước lên cầu chúng tôi đã thấy bà đứng bất động bên thành cầu nhìn đăm đăm xuống dòng sông, như không hề để ý đến mọi điều chung quanh. Muốn chào, hỏi thăm bà đôi câu, nhưng không dám, ngại làm mất đi cái không khí yên tĩnh riêng tư của bà.
Mãi một hôm, trên đường trở về, khi đến gần đầu cầu, trời đang nắng bỗng đổ xuống một cơn mưa rào, chúng tôi chạy vào trú mưa dưới một tàn cây khá lớn, bất ngờ gặp bà đứng sẵn ở đó. Bà gật đầu chào và kéo bà xã tôi đứng sát bên bà để tránh mưa tạt. Rất vui khi biết bà là người đồng hương, đến định cư ở nước Bắc Âu xa xôi này từ khá lâu, năm 1979. Nhìn mái tóc bạc, tôi đoán bà cao tuổi hơn mình. Trông bà hiền lành, nói năng từ tốn, thỉnh thoảng nở nụ cười, nhưng khó tìm được nét vui nào, bởi đôi mắt thật buồn. Và không ngờ cơn mưa rào hôm ấy đã đưa chúng tôi trở thành những người bạn già đồng hương sống đời lưu lạc.

     Bà cho biết, bởi hoàn cảnh đặc biệt, nên hơn hai mươi năm nay, từ khi dọn về sống ở vùng  này, bà không quen biết ai. Bà muốn sống yên lặng một mình trong căn nhà nhỏ, riêng tư với những nỗi niềm quá lớn của mình.

-Tôi vẫn muốn giữ lấy quá khứ buồn bã cho riêng mình, cứ sợ chia sẻ với người khác thì mình sẽ chẳng còn lại cái gì hết.
Lần đầu tiên, khi đến thăm chúng tôi bà tâm tình như thế.
Tôi nói như để an ủi bà:
-Người ta thường nói lời phân ưu, chia buồn. Nhưng thực ra cũng chỉ là một cách an ủi thôi. Chứ làm sao có thể chia sớt được nỗi buồn của người khác. Tuy nhiên, khi nói ra cũng là cách để làm nhẹ bớt những gì cứ đè nặng trong lòng mình đi chị ạ.

     Sau đó bà thường đến chơi và càng lúc càng thân tình với vợ chồng tôi. Bả bảo thấy rất hợp với chúng tôi, vì có cùng những hoàn cảnh, hoạn nạn, và giờ thì đang cùng “sống ở cuối trời quên lãng” tận xứ Bắc Âu này. Sau lần vợ chồng tôi gật đầu trước đề nghị khi bà muốn được kết nghĩa chị em, bà ôm chầm lấy chúng tôi nước mắt sụt sùi, bảo là bà chỉ có một cô con gái, nhưng phải sống ở trong Trung Tâm dành cho người bị bệnh tâm thần, mất trí nhớ.

Trung Tâm này khá lớn nằm trong khu vực chúng tôi đang ở. Chúng tôi đã từng đi qua lại rất nhiều lần, nhưng không biết đó là một trung tâm như thế.
Chiều hôm sau, chúng tôi cùng đi bộ theo bà đến thăm cô con gái. Không ngờ đây là một cơ sở rất qui mô, có nhiều bác sĩ đảm trách. Cứ một bác sĩ phụ trách mười bệnh nhân, và mỗi bệnh nhân có riêng một y tá trực tiếp săn sóc, dẫn dắt đi chơi, mỗi năm có hai lần đi du lịch nước ngoài tùy theo hoàn cảnh, xuất xứ của mỗi người.
Cô bé trông khá xinh, nhưng đôi mắt thất thường. Có khi đang thật buồn, bất ngờ trở nên giận dữ. Dường như đôi lúc vẫn còn nhận ra mẹ, nên sau vài phút xa lạ, lại ôm vai và vuốt tóc mẹ. Khi mới đến, cả bà và vợ chồng tôi đã được dặn dò, bất cứ tình huống nào cũng luôn nở nụ cười. Có khi cô bé cũng cười với chúng tôi, nhưng bất chợt sa sầm nét mặt. Tôi nhìn thấy bà cười, nhưng có dòng lệ ứa ra từ khóe mắt. Trên đường về, thấy bà trầm ngâm, chúng tôi tìm cách đi sau bà, tôn trọng sự yên lặng và những suy nghĩ trong đầu bà. Đã có hẹn trước, chúng tôi mời bà về nhà dùng cơm tối với chúng tôi. Biết sở thích của bà, bà xã tôi đã cuốn sẵn chả giò, về nhà chỉ chiên lên là xong.
Tối hôm ấy, bà ở lại với chúng tôi, và ngồi kể lại cuộc đời mình. Bà cho biết đây là lần đầu và cũng là lần duy nhất bà kể những điều này, bởi bà xem chúng tôi như người thân trong nhà, và có thể sau này có đôi điều cần thiết phải nhờ đến chúng tôi.

     Trước ngày mất nước, chồng bà là thiếu tá Pháo Binh thuộc Quân Đoàn I. Ông là bạn học cùng lớp với ông anh cả của bà. Hai người làm đám cưới ở Nam Định, lúc bà vừa đúng 18 tuổi. Sau đó theo về sống cùng nhà chồng, ở thành phố Hải Phòng. Nhưng chỉ mấy tháng sau thì  xảy ra chuyện Hiệp Định Genève, chia đôi đất nước, bà theo gia đình chồng xuống tàu há mồm di cư vào Nam, trong lúc cả gia đình của bà vẫn còn kẹt lại. Ngoài cha mẹ, bà chỉ có một người anh duy nhất, là bạn cùng học ở Hà nội với ông chồng.

Vào miền Nam, chỉ có một lần duy nhất bà nhận được tấm bưu thiếp của gia đình với đôi dòng vắn tắt, rồi bặt tin luôn. Nuốt bao đau đớn vào lòng, bà cố quên đi nỗi buồn chia ly, để cùng gia đình chồng tìm kế sinh nhai trên vùng đất mới, giúp chồng tiếp tục con đường học vấn dở dang.
Sau ba năm đại học, ông đi dạy toán ở một vài trường trung học tư thục để lo cho gia đình. Khi ấy ông bà cũng vừa có đứa con trai đầu lòng. Mấy năm sau, do tình hình chiến tranh ngày một leo thang, ông theo lệnh gọi nhập ngủ vào Trường Sĩ Quan Thủ Đức. Sau đó được chọn theo học Ngành Pháo Binh.
Ra trường, ông lần lượt chuyển về phục vụ tại các đơn vị Pháo Binh của các Sư Đoàn Thuộc Vùng 3, rồi Vùng 2.  Khi thăng cấp Thiếu Tá, đang làm Tiểu Đoàn Phó, ông được chọn sang Mỹ học một khóa chuyên môn. Về nước, được bổ nhiệm về Trường Pháo Binh Dục Mỹ để đảm trách huấn luyện. Năm 1971, tình hình chiến sự Vùng 1 trở nên quyết liệt, sau những thiệt hại nặng nề trong cuộc hành quân Hạ Lào Lam Sơn 719, ông được chọn bổ sung cho Pháo Binh Quân Đoàn I. Bà và ba đứa con di chuyển theo ông, thuê căn nhà nhỏ ở thành phố Đà Nẵng. Bà lo việc học hành cho mấy đứa nhỏ, ông ở đơn vị, mỗi tuần một đôi lần về thăm. Có khi bận hành quân cả tháng mới về được một lần rồi vội vã ra đi.
Đầu tháng ba 75, thấy tình hình có nhiều dấu hiệu bất lợi, ông  thu xếp cho vợ và ba đứa con về lại Sài gòn, tá túc tạm thời với gia đình người em, một sĩ quan Hải quân, đang làm việc ở Hải Quân Công Xưởng. Hôm đưa ra phi cơ, ông ôm bà và hai đứa con thật chặc, không muốn rời nhau.  Không ai ngờ đó lại là dấu hiệu của chia ly.
Ngày 11.3 Ban Mê Thuột thất thủ. Cuộc di tản từ Pleiku theo tỉnh lộ 7 B đã kết thúc số phận của các đơn vị thuộc Quân Đoàn II, từng tạo nên những chiến công hiển hách , đặc biệt đã đánh tan mấy Sư đoàn Cộng quân của Mặt Trận B3, để giữ vững Kontum và Tây Nguyên trong suốt mùa hè khói lửa 1972. Rồi tiếp theo là lệnh bỏ Quân Đoàn I của vị tướng lừng danh Ngô Quang Trưởng. Không mấy ai tin là ông sẽ bỏ vùng đất địa đầu từng thắm đẫm máu đào của hàng vạn sinh linh, đồng đội, một thời trấn giữ, giành lại từng tất đất, để dựng cờ trên Cổ Thành Quảng Trị. Vậy mà cuối cùng đã bỏ, bỏ thật. Mọi người, từ quân tới dân đều bàng hoàng, hụt hẫng. Kế hoạch di tản và sự phối hợp, chỉ huy tồi tệ của một số tướng lãnh, đã tạo nên một cuộc bại trận đớn đau bi phẫn nhất trong lịch sử chiến tranh. Một cuộc lui quân đẫm máu trên bờ biển Thuận An, mà có những người lính gọi đó là pháp trường cát. Một vùng biển máu ngập những xác người, cả dân và đủ mọi sắc lính. Một quân đoàn với ba sư đoàn bộ binh thiện chiến, nhiều Liên Đoàn Biệt Động Quân dạn dày lửa đạn, những Thiết Đoàn Kỵ Binh với hỏa lực hùng mạnh, hai  Lữ Đoàn TQLC của một đơn vị Tổng Trừ Bị vang danh, từng tạo những chiến tích lẫy lừng ở các trận chiến Mậu Thân, Quảng Trị, giờ phải lâm vào bước đường cùng, không còn lối thoát, không còn đạn để có thể chiến đấu. Nhiều người tự sát trong tiếng cười ngạo nghễ, nhiều người bị giết khi vừa bắn đi viên đạn cuối cùng, và tất cả số còn lại bị bắt bởi những tên du kích!
Chồng bà là một trong hàng vạn người lính bất hạnh ấy. Vị thiếu tá Pháo Binh đã phải phá hủy hết các khẩu pháo, từng bao nhiêu năm sống chết với mình, để chỉ tự vệ bằng cây súng cá nhân M16, rồi cuối cùng cũng phải vất đi để chiến đấu với sóng biển, với số phận, khi tìm cách bơi ra những chiến hạm Hải Quân lắc lư xa tít ngoài khơi, dưới xích sắt của những chiến xa M113 cũng lội sóng đi tìm sinh lộ.
Ở Sài gòn, mỗi ngày bà ra bến Bạch Đằng hỏi tin tức chồng mình, nhờ người em Hải quân liên lạc các chiến hạm công tác tại Vùng I. Nhưng tất cả đều không thể cho bà một tin tức nào cụ thể. Trong cái mất mát quá lớn và khủng khiếp ấy, cá nhân một ông thiếu tá, chồng bà, trở nên vô cùng nhỏ nhoi hơn bất cứ lúc nào.
Cuối cùng thì Cộng quân cũng vào đến Sài gòn. Người Mỹ có lệnh phải ra đi. Những người làm việc cho Mỹ hoặc có liên quan đến họ bắt đầu được ưu tiên di tản khỏi Việt nam bằng phi cơ. Tướng Lê Minh Đảo chỉ huy Sư Đoàn 18 BB của ông cùng các lực lượng Thiết Giáp, Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Địa Phương Quân tăng phái, đã chiến đấu thật dũng mãnh, kiêu hùng, ngăn chặn hằng mấy quân đoàn địch tràn vào Long Khánh, làm cả thế giới ngạc nhiên, thán phục. Nhưng cũng chỉ cầm chân được hơn một tuần. Địch quân tránh đụng độ, mở đường sang hướng Biên Hòa để bao vây, uy hiếp Sài gòn.
Tối ngày 29.4, người em chồng từ Hải Quân Công Xưởng mang xe về nhà đón vợ con xuống tàu. Anh thúc hối bà và ba đứa con theo ông di tản. Nhưng bà nhất quyết cùng con ở lại chờ chồng.
Miền Nam mất vào tay Cộng Sản đã hơn một tháng, chồng bà vẫn biệt tăm. Bà nghĩ chắc ông đã bị bắt, lặn lội ra Đà Nẳng tìm. Vào các trại tù nhốt những sĩ quan miền Nam hỏi thăm, nhưng không ai biết chồng bà. Bà tìm đến nhà anh tài xế cũ, nhờ đưa bà đi thăm một số đồng đội  của chồng. Cuối cùng, một anh trung sĩ, người lính thân cận của ông, cho biết là ông đã chết trên biển. Chính anh cùng bơi ra với ông, và nhìn thấy ông bị thương do pháo kích của địch, rồi chìm xuống biển, nhưng anh không thể nào cứu được, bởi lúc ấy, anh cũng không nghĩ là mình có thể sống sót. Bà nhờ anh trung sĩ đưa bà ra bờ biển và chỉ nơi nào ngoài khơi mà ông đã ra đi. Nhìn những cánh hải âu lượn lờ trên mặt nước, tưởng như hóa thân của chồng mình, bà quỳ xuống khóc nức nở.

     Cuộc đổi đời đã dìm bà và cả ba đứa con xuống vực thẳm. Nhà ngươi em bị tịch thu, kẻ chiến thắng đuổi mẹ con bà không chỉ ra khỏi nhà mà ra khỏi cả Sài gòn. Bà dắt con chạy lên Long Khánh tá túc nhà một người bạn thân có vườn cây ăn trái, rồi mua lại một căn nhà tranh bên cạnh để sống qua ngày. Nhờ người bạn giúp, bà theo buôn bán trái cây. Cả ba đứa con phải nghỉ học, ở nhà khai khẩn thêm đất hoang, làm vườn, trồng khoai, trồng sắn.

Lo âu khốn khổ chất chồng, bà không còn biết đến thời gian. Mấy năm sau, nhờ những thùng quà của người em chồng từ Mỹ gởi về, mẹ con bà có được chút vốn làm ăn, cậu con trai lớn tập tành buôn bán thuốc tây. Bớt khổ một chút.
Nhưng đùng một cái, khi cậu con trai đầu lòng này vừa tròn 22 tuổi, thì trận chiến biên giới với Campuchia bùng nổ, Trung Cộng đòi dạy cho Việt nam một bài học. Thằng bé bị bắt “thi hành nghĩa vụ quân sự”. Bà phản đối, nêu lý do nó là con của “ngụy” sao các ông tin mà cho vào “Quân Đội Nhân Dân”. Nhưng họ vẫn nhất quyết cưỡng bách, bảo là đáng lẽ phải đi cả hai anh em, như vậy là nhân đạo lắm rồi. Cũng có thể thằng bé phải thế chỗ cho một thằng nào có tiền bạc chạy chọt hoặc quen biết bà con với đám chính quyền. Năn nỉ xin xỏ không được, bà khóc hết nước mắt tiễn con đi, làm lính cho kẻ thù. Bà đau lòng lắm, chỉ cầu mong Trời Phật và vong linh chồng bà phù hộ cho nó. Nhưng chỉ ba tháng sau, bà nhận giấy báo, đứa con trai đầu lòng của bà đã trở thành liệt sĩ! Không biết xác thân nằm ở nơi nào.Người ta chỉ mang đến cho bà tấm bằng Tổ Quốc Ghi Công. Họ vừa ra khỏi nhà, bà xé nát rồi cho vào bếp lửa. Trong ngôi nhà tranh bé nhỏ giờ có hai cái bàn thờ, leo lét ánh đèn dầu.

      Giữa năm 1979, muốn cướp tài sản của những người gốc Hoa, Cộng Sản bày ra chương trình “Ra đi bán chính thức”. Nhờ người em chồng ở Mỹ, liên lạc được một người lính thuộc cấp thân cận cũ gốc người Hoa Chợ Lớn, nhờ ứng vàng và lo lót cho công an, làm giấy tờ giả cho ba mẹ con bà ra đi. Ông sẽ hoàn tiền lại khi họ đến Mỹ.

Chiếc thuyền mới đóng, lớn và chắc chắn, nhưng mới ra khơi hai ngày thì hỏng máy. Hai người thợ máy đi theo lại chẳng biết gì về máy tàu, nên cuối cùng chiếc thuyền như thả trôi giữa biển mênh mông, mang theo số mạng của hơn hai trăm người. Tất cả chỉ còn cầu nguyện để mong có một chiếc tàu nào cứu thoát. Nhưng bao nhiêu lời cầu xin vẫn chưa làm động lòng Trời. Chiếc thuyền trôi dạt trên hai mươi ngày, lương thực đã cạn, và vì do không điều khiển được nên bị sóng đánh, nhiều lúc như muốn chìm. Nước tràn vào trong khoang. Mặc dù không còn sức, nhưng tất cả đàn ông đều được gọi lên trên mạn thuyền để thay nhau tát nước. Một số tháo những thanh gỗ trên đài chỉ huy, thu góp tối đa áo quần, chăn mền mang theo, đốt lên tạo thành cột khói để làm dấu hiệu cấp cứu. Con thuyền nghiêng ngả, những đợt sóng lớn đánh vào mạn thuyền, kéo theo một số người xuống biển khơi. Sinh mạng con người lúc này thật nhỏ nhoi. Ai cũng nghĩ rồi sẽ đến lượt mình. Khi tàu sắp chìm, thì Thượng Đế xuất hiện. Một chiếc tàu chở dầu của Vương quốc Nauy đã cứu họ.
Thủy thủ đoàn trên tàu rất nhân đạo, tận tình cứu vớt. Họ thi nhau dùng dây đu xuống chiếc thuyền bị nạn, ưu tiên cõng theo con nít và đàn bà, và giúp những người đàn ông cố bám theo chiếc thang lưới, leo lên tàu. Ngay trên sàn tàu, họ sắp xếp đàn ông vào một khu, đàn bà một khu khác, rồi dùng vòi nước ngọt “tưới” lên những người bị nạn để giúp họ tỉnh táo lại, và phát quần áo mới để thay.
Sau khi hoàn hồn, không tìm thấy cậu con trai, bà và cô con gái chia nhau đi tìm nhưng không ai biết. Cả anh lính Hải quân đã giúp mẹ con bà cũng mất tích. Bà và cô con gái ôm nhau khóc nức nở, đòi nhảy xuống biển. Vị thuyền trưởng người Nauy biết chuyện nên lệnh cho cô bác sĩ  đưa mẹ con bà vào phòng y tế săn sóc và bảo đảm sự an toàn. Bà bảo, nếu không nghĩ đến cô con gái út, bà đã nhảy xuống biển.

     Đến định cư ở Nauy, một đất nước giàu có và đầy lòng nhân đạo, bà và cô con gái được ưu tiên sắp xếp cho định cư ngay tại thủ đô Oslo. Mẹ con được cấp một căn nhà mới khang trang, hai phòng ngủ có đầy đủ tiện nghi. Cô con gái được theo học một trường Gymnas (trung học đệ nhị cấp) sau một khóa học ngôn ngữ Nauy dành cho người ngoại quốc.

Bà cũng được theo học tại một trường Voksengymnas (trung học dành cho người lớn). Hằng tháng, với số tiền trợ cấp đặc biệt, hai mẹ con không những sống đầy đủ mà còn dành dụm trả dần cho vợ người lính Hải quân tiền tương ứng với số vàng mà người em chồng của bà đã hứa với người thuộc cấp cũ. Người lính ân nhân này cũng đã chết trên biển cùng với đứa con trai của bà.
Cuộc sống tưởng chừng yên ả, sau khi những đau thương mất mát tạm lắng xuống, thì cô con gái trở nên kỳ lạ, thất thường sau những cơn ác mộng. Ở nhà, ban ngày chỉ đóng cửa nằm suốt trong phòng, ban đêm thức giấc la hét thất thanh. Bà phải đưa con tới trường, nhưng nhiều hôm cô bé la hét và vất tung sách vở chạy ra ngoài. Được đưa vào bệnh viện tâm thần chữa trị, nhưng không thuyên giảm. Bệnh tình ngày càng trầm trọng, mất dần trí nhớ. Thấy cô bé không còn làm chủ được mình, có thể nguy hại đến bản thân và cho người khác, Hội đồng Y khoa quyết định đưa vào một trung tâm đặc biệt dành chữa trị lâu dài. Bà không chịu, khóc lóc xin cho cô con gái được sống ở nhà, bà sẽ tự chăm sóc cho con, nhưng mọi người đều khuyên bà nên để cho cháu vào sống ở Trung tâm, để có thể chữa trị và giúp bà tự lo được cho mỉnh. Hơn nữa, mỗi tuần Trung Tâm sẽ sắp xếp cho bà hai lần vào thăm và ở lại với con khoảng ba tiếng đồng hồ.
Đúng vào lúc này bà lại nhận thêm một tin buồn. Người em chồng vừa qua đời ở Mỹ do một tai nạn giao thông. Bà không thể sang dự tang lễ được.



Trung Tâm đặc biệt này nằm trong khu vực chúng tôi đang ở. Bà thì đã dọn về đây từ lâu rồi, sau ngày cô con gái được đưa vào sống ở đây.


      Từ ngày thân tình, bà luôn đi bộ với chúng tôi mỗi ngày trên con đường dọc theo bờ sông Nitelva. Nhưng khi đến giữa cầu bà dừng lại, đứng ở đó, chờ chúng tôi trở lại, sẽ cùng về với nhau. Điều đặc biệt, thành chiếc cầu này là một tấm lưới bằng sắt sơn màu xám, trên đó có treo rất nhiều ổ khóa, cả mấy trăm chiếc. Có những cái nằm riêng một mình, có những cái khóa chung vào với hai, ba cái khác. Trên nhiều ổ khóa có khắc tên hai người,  một số có tên nhiều người. Đã mấy lần, vợ chồng tôi tò mò, đứng lại xem và đọc vài cái tên trên ấy. Chỉ toàn tên người bản xứ, Nauy. Tôi nghĩ có lẽ đây là nơi hẹn hò, thề non hẹn biển của những cặp tình nhân.
       Buổi chiều, sau ngày đến thăm cô con gái và ở lại nhà chúng tôi, khi cùng thả bộ tới giữa cầu, bà dắt tay chúng tôi đến một chiếc ổ khóa lớn, nằm riêng rẻ trên tấm lưới thành cầu. Cái khóa đồng, có khắc đậm năm cái tên. Mặt trước là tên của vợ chồng bà, mặt sau là tên của ba đứa con. Cũng lần đầu tiên, bà giải thích vì sao bà thường đứng một mình giữa thành cầu. Vì cứ mỗi lần nhìn xuống dòng sông phía dưới, bà đều nhìn thấy hiện lên khuôn mặt của chồng bà và hai đứa con trai. Trong gợn sóng, bà vẫn thấy họ mỉm cười với bà. Chính điều này đã giúp bà có nghị lực để sống tới hôm nay.

Mỗi năm, bà làm giỗ chung cho ba cha con vào giữa tháng ba, vì họ đều mất trong cùng tháng ba. Tháng ba, Bắc Âu đang mùa Đông, trời rất lạnh. Khoảng thời gian này, vợ chồng tôi lại thường sang Mỹ thăm ba cô con gái, và cũng để trốn lạnh. Nhưng năm nay, chúng tôi ở lại Nauy, theo mong muốn của bà. Ước nguyện của bà là sau kỳ giỗ này bà theo chúng tôi sang Tây Ban Nha, sống trên đảo nào đó vài hôm, để bà có thể mỗi ngày ngồi trước biển, nhìn ra đại dương xa xăm, hy vọng sẽ thấy được quê hương và hình ảnh chồng và hai đứa con trai. Bà nghĩ như thế.
Trong ngày giỗ, bà khẩn khoản nhờ chúng tôi, trước khi trao một tờ giấy ủy quyền, để khi bà qua đời, thân xác được thiêu, và chúng tôi sẽ mang tro cốt rải xuống dòng sông Nitelva, nơi mà bà thường đứng trên cầu, mỗi buổi chiều hè, nhìn xuống đó. Bà cũng dặn dò, nhờ chúng tôi bỏ hết mấy tấm ảnh của gia đình, chồng và các con vào quan tài để cùng thiêu với bà.
Bà đi với vợ chồng tôi sang Mallorca, một hòn đảo du lịch nổi tiếng của Tây Ban Nha và ở đây hai tuần. Bà bắt buộc chúng tôi phải để cho bà bao trọn chuyến du lịch này. Theo ước muốn của bà, mỗi ngày sau khi ăn điểm tâm xong, vợ chồng tôi đưa bà ra biển, nơi có mô đất cao, được làm thành một vườn hoa rất đẹp. Bà ngồi trên ghế đá có dù che, nhìn ra một vùng biển trời mênh mông trước mặt. Không biết bà có nhìn thấy được chồng con và quê hương ở phía cuối chân trời? Chúng tôi ngại, không dám hỏi bà.

       Sau chuyến đi khoảng ba tháng, bà bị bệnh. Chúng tôi đến thăm. Bà than mệt, thỉnh thoảng lên cơn ho. Tôi nghĩ bà chỉ cảm nhẹ, hoặc mùa này nhiều người bị dị ứng phấn hoa, nên đi mua thuốc cho bà. Khi mang cốc nước đến cho bà uống thuốc, tôi vỗ vai, an ủi:

– Bà chị đã trên 80 rồi, tất nhiên sức khỏe có yếu đi, hay mệt, hoặc có thể bị dị ứng phấn hoa, chứ chẳng có chuyện gì đâu”
Bà xã tôi dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, làm ít món ăn bà thích, và dặn dò bà phải nghỉ ngơi, không được làm việc gì, nhà cửa, cơm nước để chúng tôi lo.
Không ngờ bệnh tình ngày một nặng hơn. Chúng tôi đưa bà vào bệnh viện. Sau khi khám và làm xét nghiệm, bác sĩ cho biết trong phổi bà có nước, và có cả vi khuẩn. Tình trạng khá nguy hiểm.

      Hơn một tuần sau bà mất. Là người thân duy nhất được bà ghi vào hồ sơ, chúng tôi được bệnh viện báo tin. Với tờ ủy quyền, chúng tôi nhận đứng ra lo việc an táng cho bà. Tôi đến Trung Tâm Tâm Thần, nơi cô con gái của bà ở, báo tin cho Bác sĩ Giám Đốc, và yêu cầu vào ngày tang lễ, xin Trung Tâm đưa cô con gái đến dự và chịu tang cho mẹ, theo truyền thống Việt nam

Đám tang tổ chức ngay tại nhà quàn bệnh viện. Ngoài vợ chồng tôi, chỉ có cô con gái của bà và hai người của Trung Tâm Tâm Thần. Tôi cũng mời một vị sư đến niệm kinh cho bà. Cô con gái ăn mặc đúng phong cách, một bộ vest đen mới toanh, theo sự hướng dẫn của cô ý tá, cùng chúng tôi quỳ xuống trước linh cữu của bà. Không biết cô gái có biết điều gì đang xảy ra hay không? Chỉ im lặng cúi đầu. Khi vị sư choàng chiếc khăn tang vào đầu, cô đưa tay giật xuống. Không biết cô ý tá nói nhỏ với cô điều gì, rồi lấy chiếc khăn tang quấn lại trên đầu. Lần này cô bé yên lặng, chống hai tay cúi xuống.
       Đúng một trăm ngày, theo ước nguyện của bà, cũng là đầu tháng bảy, mùa hè, chúng tôi mang tro của bà ra rải giữa dòng sông, dưới chiếc cầu Nitelva, cùng lúc với những cánh hoa hồng trắng được bỏ xuống. Loại hoa bà thường cắm trên bàn thờ chồng và hai đứa con trai của bà. Hôm ấy trời đang thật đẹp, bỗng bất chợt một cơn mưa rào. Mùa hè ở đây thường như thế. Vợ chồng tôi vội vàng chạy vào dưới tàn cây ở phía đầu cầu trú mưa, nơi mà lần đầu tiên chúng tôi đã thực sự gặp bà, để rồi sau đó trở thành thân thiết.
       Bệnh viện cũng đã trao lại cho chúng tôi những di vật của bà. Trong đó ngoài hai thẻ ngân hàng và mấy tấm ảnh còn có lá thư ngắn viết cho vợ chồng tôi và tờ di chúc viết bằng tiếng Việt. Bà nhờ tôi dịch ra tiếng Nauy hai bản. nhờ bệnh viện chứng nhận. Một bản trao lại cho kommune (văn phòng thị xã), một bản cho Trung Tâm Tâm Thần. Trong đó bà quyết định, tất cả tài sản, căn nhà và tiền bạc trong ngân hàng, bà xin hiến tặng cho Trung Tâm, nơi nuôi nấng chăm sóc con gái của bà. Bà chỉ có một yêu cầu, khi nào con gái bà qua đời, xin cho thiêu xác và rải tro xuống dòng sông, giữa cầu Nitelva, để cháu được đoàn tụ với bố mẹ và hai anh, khi theo dòng sông chảy ra biển và cùng nhau trôi dạt về lại quê nhà.

Phạm Tín An Ninh


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/May/2018 lúc 7:48am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/May/2018 lúc 7:31am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/May/2018 lúc 7:46am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/May/2018 lúc 6:29am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/May/2018 lúc 6:59am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/May/2018 lúc 6:48am
TRƯƠNG CHI



Ngày xưa có chàng trương chi.
Người thì thật xấu hát thì thật hay

- Anh ạ! Có việc này em muốn nói với anh nhưng ngại quá.
Màn hình lặng đi một lúc khá lâu. Một phút, hai phút, ….. Nàng chăm chăm nhìn vào màn hình chờ đợi. Sao lâu trả lời vậy? Nàng tự hỏi. Thông thường lão vẫn trả lời ngay lập tức cơ mà. Rồi màn hình bật sáng. Bốn phút ! nàng liếc nhanh vào chiếc đồng hồ. Một cái mặt cười. Nàng thở phào nhẹ nhõm. Nhưng… sao lại là một cái mặt cười ? Hầu như lão không sử dụng mặt cười có sẵn trong máy mà bao giờ cũng dùng một từ “ Cười “ để trong một cái ngoặc đơn cơ mà?
-Em cứ nói đi!
- Em vừa bị rạch túi xách mất sạch toàn bộ giấy tờ và tiền bạc anh ạ!
Lần này thì lão trả lời ngay . Lại một cái từ cười đặt trong cái ngoặc đơn thân thuộc.
-( Cười) Em cần tiền phải không? Bao nhiêu?
Con nhỏ ngồi cạnh ôm chầm lấy vai nàng rú lên vui mừng.
-Cắn câu rồi.
-Bao nhiêu hả mày?
Nàng quay sang hỏi con nhỏ bạn thân đang ngồi bên cạnh. Nó trả lời ngay không cần suy nghĩ.
-Mười triệu đi!
Mặt nàng bỗng nhiên cau lại khó chịu.
-Mày tham như chó ấy.
-Anh có thể cho em vay năm triệu được không? Tiền vé máy bay đã hết bốn triệu rồi. khi ra đến Hà Nội em sẽ trả lại cho anh ngay.
Màn hình lại lặng đi rất lâu rồi tắt phụt, tối đen. Nàng nhìn đồng hồ. Sáu phút. Nỗi thất vọng tràn ngập trong lòng. Nàng đứng lên định tắt máy thì màn hình bật sáng. Lại một cái mặt cười.
-Anh chỉ có thể gửi cho em hai triệu. Em đi tàu hỏa ra vậy nhé.
Con nhỏ bạn ngồi cạnh thở dài đến thượt một cái lẩm bẩm.
-Hai triệu thì nhằm nhò gì. Lão bần tiện!
-Méo mó có hơn không! –Nàng bảo con bạn rồi bàn tay nhỏ nhắn của nàng thoăn thoắt bấm vào bàn phím. –Vâng! Thế cũng được ạ. Em cám ơn anh. Em sẽ mượn số tài khoản của bà chủ khách sạn nơi em ở…..
Mới viết đến đấy thì vô tình ngón tay nàng chạm vào nút “Gửi” thế là tin nhắn được gửi đi.
-(Cười) Không cần đâu! Anh biết rồi. Tên: Nguyễn Thị Kim Chi số tài khoản có đuôi 525 ngân hàng Đông á Chi nhánh Củ Chi phải không?
Mặt nàng bỗng tái nhợt , trong vô thức , ngón tay nàng lướt nhanh trên bàn phím.
-Anh biết em là ai rồi sao?
Lão trả lời ngay tắp lự.
-( Cười) Ừ ! Anh biết!
Ngón tay nàng lia nhanh vào nút “ Chặn”. Chấn nản, nàng vứt cái điện thoại ra bàn. Hai cô gái ỉu sìu, mặt như hai chiếc bánh đa ngâm nước. Mấy phút sau, có hai tiếng “tinh” “ tinh” phát ra từ chiếc điện thoại vứt chỏng chơ trên mặt bàn. Có tin nhắn mới, nàng uể oải với tay cầm điện thoại bật lên. Ngân hàng báo có hai triệu nhập vào số tài khoản của nàng. Nàng và con nhỏ bạn thân nhìn nhau.
-Lão điên chắc?
Chẳng biết là lời của ai! Của nàng hay của con bạn?
*
* *
Chín giờ tối, nàng ngồi bên bàn nhìn ra phía ngoài sông. Một nỗi trống trải cô đơn ập đến. Có tiếng chuột rúc rích vọng ra từ phía bếp. Một con dế buồn cất tiếng than não nuột trong đêm. Ánh sáng vàng úa của ngọn đèn sợi đốt công suất bé hắt cái bóng của nàng thành một vệt đen lên bức tường lở loét, bong tróc vì năm tháng. Nàng ngẩng đầu lên và bắt gặp gương mặt mình trên chiếc gương treo ở trên tường. Bỗng nhiên nàng thấy một nỗi sợ hãi nhẹ lắm từ từ dâng lên.
-Em năm mươi hai tuổi rồi đấy! Quỹ thời gian của em không còn nhiều đâu.
Nàng nhìn kĩ mặt mình trong gương. Những nếp chân chim tuy còn rất mờ nhưng đã xuất hiện ở hai đuôi con mắt. Bất giác, tay nàng dơ lên xoa xoa vào đuôi đôi mắt của mình. Đã mười năm nay nàng không soi gương nên nàng cũng chẳng biết những vệt chân chim ấy xuất hiện tự bao giờ. Sáng dậy nàng vớ vội chiếc áo, khoác lên người, lấy cái lược cào vội mái tóc rồi tất tả phóng xe đến chợ đầu mối.
Nàng đẹp, và nàng ý thức được điều đó. Nàng biết rằng nàng đang sở hữu một tài sản khổng lồ đó là nhan sắc. Với cái tài sản này nàng tin rằng mình sẽ sống một cách sung sướng cho đến hết đời. Không ai khuyên nhủ nàng! Không ai cảnh báo nàng! “ Em xinh quá!” “ Em lộng lẫy quá!” “ Ôi! Con bồ câu bé nhỏ của anh”. Những lời có cánh ấy làm nàng ngây ngất và thế là nàng cứ việc hào phóng tiêu sài cái vốn nhan sắc của mình. “ Giá như gần cuối của thời ấy mà mình gặp lão” . Cái ý nghĩ ấy chợt bừng lên trong đầu. Nàng bật điện thoại vào mạng, bỏ chặn. Ngọn đèn xanh từ trang nhà lão rọi một ánh sáng xanh le lói vào trong tiềm thức.
-Em lúc nào cũng muốn nghe tiếng của anh. Em cô đơn lắm.!
Nàng đã bảo lão như vậy khi lão bảo với nàng.
-Lúc nào em thấy cô đơn thì em cứ gọi cho anh. Anh sẽ san sẻ với em.
Mà đúng! Khi ấy nàng thấy cô đơn thật. Khi mà nhan sắc tàn phai nàng mới biết rằng : Nhan sắc có thể là một tài sản quý nhưng cũng có thể là thuốc độc. Một loại độc dược không phát tác ngay lập tức mà nó cứ từ từ ngấm dần vào cơ thể nạn nhân và hủy hoại đi tất cả. Khi có hàng chục người vây quanh mà toàn là những người giàu có, lịch lãm với những lời khen tuôn ra không dứt đã biến nàng thành một cô gái kênh kiệu, sang chảnh. Nàng không bao giờ thèm để ý đến những người hàng xóm đang nghĩ gì, nói gì về mình. Chẳng biết tự bao giờ, nàng thấy địa vị của mình cao hơn hẳn những người hàng xóm vài bậc. Cũng đôi lần, nhưng lời ong tiếng ve ấy lọt đến tai nàng nhưng nàng chỉ trề môi ra khinh bỉ
-Cái loại người trâu buộc ghét trâu ăn như thế thì nghèo khó suốt đời là phải!
Và rồi, khi không còn chàng trai nào vây quanh nữa thì cũng chính là cái lúc nàng mới nhận ra hàng xóm cũng không còn. Người ta xa lánh, ghét bỏ nàng . Nàng sống với cái bóng của mình và nỗi cô đơn đè nặng.
-Sao em không ra ngoài đi chơi với bạn bè mà tối nào cũng ngồi lì trong phòng vậy?
Có lần lão đã hỏi và không hiểu sao nàng lại thú nhận với lão nỗi cay đắng của mình.
-Em không có bạn!
-Sao kì vậy?
Nghe lão hỏi, nàng giật mình. “ Chết mẹ! Hố rồi” Nhưng với cái bề dày kinh nghiệm về nói dối của thời còn xuân sắc, nàng đã nhanh chóng tìm được cách lấp cái lỗ hổng ấy.
-Anh biết đấy! Quan chức thời này, nhất là quan chức cao cấp như em thì “ Miệng nam mô bụng một bồ dao găm” mà. Đi chơi với nhau nhưng cứ phải lưu ý giữ mồm không để lộ ra bất cứ điều gì. Thế thì mệt lắm. Tốt nhất là nên tránh xa.
- ( Cười) Ừ thế thì em đáng thương thật.
Nàng thở phào nhẹ nhõm . Mình đã vào vai rất tốt và đã đánh tan được sự nghi ngờ của lão. Nàng nghĩ. Nàng sợ đêm tối. Một mình với cái bóng của mình khiến cho biết bao lần nàng đã từng ước “ Giá như cái bóng biết nói ”. Kể từ khi làm quen với lão, nàng thấy bớt cô đơn. Thế mà đêm nay! Nàng nhìn cái bóng mình trên tường. Đen kịt và bất động
Chẳng biết từ lúc nào, ngón tay nàng đang đứng im trên dòng chữ “ Tin nhắn”ở trang của lão. Ngón tay run run. Im lặng trong run rẩy. Hàm răng lún sâu vào môi . Đau nhói!
-Sao biết em là ai mà anh vẫn gửi tiền ?
Câm lặng! Mắt nàng dán chặt vào chiếc màn hình. Chờ đợi! thời gian trôi đi dài tưởng như hàng thế kỉ rồi màn hình phụt tắt. Nước mắt nàng trào ra loang trên những vệt nám đã bắt đầu xuất hiện trên gò má nhô cao hốc hác. Đột nhiên màn hình bật sáng. Qua làn nước mắt mỏng, chữ “´Cười” đặt trong dấu ngoặc đơn thân thuộc nhòe đi.
-( Cười) Vì anh nghĩ: Biết đâu đấy, sự chân tình và một tình yêu đẹp sẽ làm em thay đổi. Nếu mất, cái mất ấy cũng không đáng kể so với cái “ Nếu được”. Anh vốn luôn thích những phi vụ đầu tư mạo hiểm, nhất là trong tình ái. Vả lại anh cũng muốn trả ơn em.
Nàng ngạc nhiên thật sự.
-Ơn gì? Em có làm được gì cho anh đâu!
-Có đấy! Em đã cho anh lấy lại cảm hứng để cầm bút. Lâu lắm rồi anh chẳng viết được dòng nào.
Nàng biết, lão là một nhà văn. Những tác phẩm của lão người ta tha lôi khắp nơi trên mạng. Thỉnh thoảng, nàng cũng vào đọc truyện của lão và luôn luôn ngạc nhiên tự hỏi “ Có thật tình yêu đẹp đến thế?” Nàng đã yêu không biết bao nhiêu lần, nhưng chưa bao giờ nàng thấy tình yêu đẹp. Một lần nàng đã hỏi lão.
-Sao tình yêu trong truyện của anh đẹp vậy? Thời còn trẻ em yêu biết bao nhiêu người nhưng chưa bao giờ em thấy tình yêu đẹp cả?
Lão đã bảo.
-Tại vì em chỉ biết đòi hỏi ở tình yêu mà chưa bao giờ dám hi sinh vì nó. Tình yêu chỉ đẹp khi ta dám quên mình đi vì nó thôi
Lời lão như một sự trách cứ rất nhẹ nhưng cũng đủ làm cho nàng nhói buốt. Lão biết mình là ai nhưng lão vẫn gửi tiền. Đấy có phải là một sự hi sinh? Chẳng lẽ…..? Người cô gái bỗng run lên. Cô không dám nghĩ tiếp
-Tự bao giờ anh biết sự thật về em?
- (Cười) Ngay từ tin nhắn làm quen đầu tiên của em. Đây không phải lần đầu em làm quen với anh. Em kiểm tra lại lịch sử tin nhắn của mình đi.
Nàng lần nhanh lại lịch sử tin nhắn. Đây rồi! Lão. Cách đây đã sáu tháng. Hóa ra lão chính là con mồi đầu tiên trong cái nghề “ Lừa tình “ của nàng. Chính hôm ấy, con nhỏ bạn thân đã bảo với nàng
-Bây giờ chỉ còn cách lừa đảo mới sống được mày ạ.
. Nàng đã bật cười.
-Lừa ai? Lừa mày chắc?
-Lừa đàn ông! Bây giờ lũ đàn ông dại gái vẫn còn đầy trên mảnh đất này.
-Lừa zai ? Ở cái tuổi năm mươi ? –Nàng kinh ngạc hỏi lại con nhỏ bạn rồi ôm bụng cười sặc sụa. Dứt trận cười nàng mới thương hại bảo nó. –Thời dại gái qua lâu rồi, Bây giờ là thời của dại zai cô nàng ạ. Đàn ông bây giờ như một lũ yêu tinh ấy, tinh ranh và độc ác. Chúng nó sẽ nhai sống lũ đàn bà. Đừng có mà mong lừa được lũ chúng nó.
-Mày ngu một cách dễ sợ! Ai bảo mày đi lừa bọn giàu có, trai trẻ. Mày phải nhắm vào mấy lão già không giàu mà cũng chẳng nghèo, hám gái nhưng lại không đủ tiền bao bọn gái trẻ đẹp hoặc những lão sợ bọn gái đứng đường bệnh tật mà lại muốn có một cuộc tình ngoài luồng ấy.
Nàng đã tức giận.
-Mày bảo tao đi làm điếm ở tuổi năm mươi?
-Mày có lên giường với nó đâu mà bảo là làm điếm. Mày phải chọn lũ đàn ông ở ngoài miền bắc trên sáu mươi tuổi, loại tuổi mà nhu cầu của mình thì vẫn còn nhưng vợ thì lại hết . Loại ấy luôn muốn có một cuộc tình ngoài luồng. Mày cứ bảo đang đi công tác trong này, gặp sự cố gì đấy và xin tiền. Nhận được tiền thì phắn .
Nghe con bạn nói có lí thế là nàng quyết định hành nghề. Và con mồi đầu tiên là lão. Lần ấy vì chưa có kinh nghiệm nên sau vài lời đưa đẩy nàng đã đặt vấn đề tiền nong thế là lão biến ngay.
-Thế lần này biết là em mà sao anh vẫn bắt chuyện?
- Vì anh sợ mình lầm! Sau lần ấy anh cứ luôn luôn tự hỏi “ Liệu mình có nhầm không ? Nhỡ đấy là một cô gái thực sự đang cần một sự giúp đỡ thì sao? “ Vì vậy anh mới bắt chuyện với em để kiểm tra lại xem mình có nhầm hay không?
Lão quả thật là một con người kì lạ. Làm sao lão lại có thể tồn tại được giữa một xã hội xô bồ, lừa lọc, chụp giật này nhỉ? Nàng tự hỏi với một nỗi cay đắng tràn ngập trong lòng. Nàng gặp lão và nàng đã vô duyên. Trời! Những người như lão đã tuyệt chủng từ lâu rồi, thế mà nàng có lão nhưng lại để lão tuột ra khỏi vòng tay.
-Và anh đã không lầm!
Nàng bật khóc, cay đắng gõ từng chữ.
-(Cười) Chưa biết!
-Chưa biết?
Nàng Ngạc nhiên hỏi lại.
-Vấn đề không nằm ở chỗ hôm qua em là ai? Mà nằm ở chỗ ngày mai em là ai?. Anh mong là mình đã lầm
-Anh có thể cho em gặp mặt được không?
Lão im lặng một lúc rất lâu và lần này không có chữ cười đặt trong ngoặc đơn nữa.
-Anh không có ý định gặp em. Em đọc truyện cổ tích Trương chi chưa? Anh chính là anh chàng Trương chi ấy nhưng anh lại không muốn chết vì tương tư.
Nàng chợt nhớ lại buổi làm quen ban đầu khi nàng bảo lão tự giới thiệu về mình. Lão đã bảo.
-Về anh hả? Chỉ có ba từ thôi “Già”! “Xấu”! “Nghèo” ! Thế đã đủ chưa?
Lần này thì với kinh nghiệm của sáu tháng hành nghề nàng đã khôn khéo trả lời.
-Già thì chân tình , xấu thì do cảm nhận của từng người , còn nghèo thì em là cán bộ cao cấp em đủ sức nuôi anh. Em chỉ cần tình yêu và sự chân thành.
Lúc ấy lão đã khen “ Em tiến bộ lắm”. Nàng cứ tưởng khi ấy lão khen tư tưởng của mình tiến bộ so với đàn bà thời nay, bây giờ mới biết hóa ra không phải! Lão khen nàng tiến bộ trong nghệ thuật lừa tình. Lão sâu sắc đến kinh người.
-Vậy anh chỉ muốn một tình bạn đơn thuần thôi sao?
-Làm gì có cái “ Tình bạn đơn thuần” Khi một người đàn ông muốn làm quen với một người đàn bà hả em. Nhưng anh không muốn làm cho em thất vọng. Anh khác với chàng Trương chi ở điểm ấy thôi.
Không! Anh khác nhiều lắm. Anh không phải là chàng Trương chi. Anh chàng Trương chi chỉ nghĩ đến mình. Còn anh, anh quên mình đi để cho người đàn bà anh yêu được sống trọn vẹn với sự thơ mộng của tình yêu trong anh. Em đã trải qua bao nhiêu mối tình. Mối tình nào cũng hừng hực toàn lửa, những ngọn lửa ấy đã thiêu rụi cuộc đời em. Bây giờ em gặp một tình yêu như một dòng suối trong lành, êm ả và em ước, em có thể nhảy vào lòng dòng nước đó để kì cọ, để rửa sạch một quá khứ sai lầm. Nhưng! Trời ơi! Em không dám! Nước mắt nàng rơi ướt đẫm mặt chiếc điện thoại trên tay.
-Anh có thể cho em xin một tấm ảnh của anh được không?
Ngần ngừ một lúc rất lâu nàng mới dám gửi đi tin nhắn này đi.
-Anh đã gửi ảnh cho em rồi thôi.
Nàng đỏ mặt sượng sùng. Bao giờ sau khi chát với những “ Con mồi” xong nàng đều xóa toàn bộ cuộc chat.
-À! Anh hiểu ! Để anh gửi lại.
Ảnh anh đây rồi! Nàng đăm đăm ngắm nhìn bức ảnh. Một nụ cười, cởi mở, khoáng đạt “ Thế này mà bảo là xấu” Nàng thầm thì với bức ảnh, Nàng đã quên bẵng đi mất lần đầu tiên khi nàng nhìn thấy bức ảnh này nàng đã thốt lên một từ gọn lỏn “Tởm” rồi lập tức xóa ngay nó.
Ngày xưa có chàng trương chi
Người thì thật xấu hát thì thật hay.
Giọng hát hay đã không làm cho Trương chi đẹp lên trong con mắt Mị Nương .Tình yêu của Trương Chi không nát cùng năm tháng mà hóa ngọc nhưng viên ngọc ấy đã không đánh thức dậy một tình yêu trong lòng một cô gái mà chỉ đánh thức một sự thương cảm. Mà tình yêu không cần sự thương cảm. Nó cần một sự hi sinh. Anh đã bảo thế. Không! Em không như Mị nương! Lòng tốt, sự bao dung đã khiến cho anh đẹp lên trong mắt em. Anh! Em muốn được sống trong sự hi sinh của tình yêu. Em phải giành lấy anh để tình yêu của anh hóa rượu cho em say để bay lên bát ngát bầu trời
*
* *
Một tuần sau. Một cô gái miền nam bước ra khỏi cánh cửa lớn của sân bay Nội Bài. Đây là lần đầu cô ra Hà Nội. Hà nội đang vào Thu. Cái lạnh se se khiến cho cô rùng mình. Cái lạnh khẽ trích vào da thịt khiến cho một nỗi lo lắng bỗng bật dậy. Liệu anh…. ? Cô gái bỗng bật cười rồi lấy tay khẽ tát vào má mình như thể tự trừng phạt cái ý nghĩ không tốt về anh vừa nảy trong đầu. Không! Anh không thể là như thế! Cô móc túi lấy ra chiếc điện thoại và gửi đi một tin nhắn.
-Anh! Em đang ở sân bay nội bài. Em muốn gặp anh!

Thế Duyên
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jun/2018 lúc 2:37pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jun/2018 lúc 7:36am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.535 seconds.