Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Nov/2022 lúc 10:56am

Cuộc Tái Ngộ Buồn 


Chuyện tôi sắp kể cho các bạn nghe, tôi biết được do một sự tình cờ trong hoàn cảnh éo le. Dạo ấy tôi được cử đi thực tập ngắn hạn ở trường Đại học Grenoble miền Nam nước Pháp. Vé do trường Grenoble gửi sang, ngày đi và ngày về rất sít sao. Nhưng có dịp như thế mà không đi chơi Paris được mấy ngày thì thật phí. Tôi có con bạn đang ở Paris, nên email hẹn hò nó để nó dẫn đi chơi mấy ngày. Nhưng khổ nỗi là việc đăng ký đổi ngày đi sớm hơn rất khó, cứ nằm hoài ở danh sách dự bị.

Mãi đến trước ngày bay, một hôm phòng vé mới báo tôi có chỗ trên máy bay. Lẽ ra tôi phải gọi điện báo gấp cho nó là đã đổi được vé thì tôi lại tiếc mấy trăm ngàn đồng tiền gọi điện, nghĩ rằng mình đến sân bay Paris lúc 6 giờ sáng Chủ Nhật mùa Đông, đến nhà nó lúc 7 giờ thì cô nàng chưa ngủ dậy, lo gì.

Thế mà, khổ cho tôi, thân gái dặm trường, đến nhà nó bấm chuông mãi không ai trả lời. Về sau mới biết nó không nhận được điện thoại của tôi, nghĩ rằng tôi không đổi được vé nên tối thứ bảy đã đến nhà bạn chơi, chiều chủ nhật mới về.

Trời rét, phải lang thang ngoài đường thì có mà chết cóng. Tôi bèn nghĩ kế chui xuống ga tàu điện ngầm ngồi vô thức xem tàu đến, tàu đi, cố đợi cho qua một ngày.

Ngồi được khoảng hơn nửa tiếng thì thấy có một bà già châu Á tiến đến nói với tôi bằng tiếng Pháp: 

- Này cô Tàu kia ơi, cô có biết chắc rằng cô cần đi chuyến tàu số mấy không đấy? Tôi để ý thấy rất nhiều đoàn tàu qua rồi mà cô không lên chuyến nào cả. 

Tôi trả lời bà rằng, thứ nhất tôi không phải là “cô Tàu”. Thứ hai là tôi chẳng chờ chuyến tàu nào cả mà tôi chờ trời tối để đến nhà cô bạn. Rồi tôi cố vận dụng hết khả năng tiếng Pháp để kể lại câu chuyện dẫn tôi đến hoàn cảnh éo le hiện nay.

Nghe hết chuyện, biết tôi đến từ Việt Nam thì mắt bà sáng lên, bà chuyển sang tiếng Việt: 

- Trời Phật, thế là hôm nay tôi gặp may rồi, tôi được nói chuyện bằng tiếng Việt rồi. Lâu nay gặp người châu Á, hỏi ra thì toàn là người Tàu, vì vậy hôm nay tôi gọi cô là cô Tàu luôn, không ngờ lại gặp được người Việt. 

Bà đề nghị tôi về nhà bà nghỉ ngơi, đến chiều tối sẽ gọi điện cho cô bạn, khi nào gọi được rồi thì bảo nó đến đón. Với hoàn cảnh tôi lúc ấy thì lời đề nghị của bà là lời đề nghị vàng. Tôi thật may. Nhưng bà thì cứ nằng nặc nói bà mới là người gặp may.

Bà kể rằng bà ở một mình trong một căn chung cư 2 phòng ngủ, rất cô đơn, không có bạn bè, không họ hàng thân thích, rất mong có một người khách Việt tới thăm mà bao năm nay không có. Bà là người Hà Nội giữa thế kỷ 20, cho nên mọi khái niệm ngày nay đều rất xa lạ với bà. Chẳng hạn bà hỏi tôi làm gì, tôi trả lời là giảng dạy ở trường Đại học Bách khoa.

- Thế thì cô là giáo sư rồi.

- Không bà ạ, cháu chỉ là trợ giảng thôi, chục năm nữa cháu mới được là giảng viên chính, rồi nếu có bằng Tiến sĩ mới có thể (có thể thôi bà nhé) được phong Phó giáo sư. Còn giáo sư thì phải cao hơn nữa. 

- Ồ, ở thời tôi, dạy trường Thành Chung là giáo sư rồi. Mà có mấy khi gặp được các ông giáo sư ấy. Gặp được anh học sinh Thành Chung là may mắn lắm rồi.

Rồi bà nhắm mắt lại, như thể đang nhớ lại cái thuở ngày xưa ấy. Rồi như muốn trải lòng, bà kể về anh học sinh Thành Chung của bà.

- Dạo ấy tôi là cô gái 18 tuổi, bán hàng khô ở chợ Đồng Xuân. Cái sạp hàng ấy là mẹ tôi để lại. Bà bán ở đấy từ năm nào tôi không biết, nhưng khi lớn lên thì tôi giúp mẹ bán hàng. Rồi khi bà già yếu thì tôi bán là chính, cho đến khi bà qua đời. Phải nói là tôi cũng xinh. Không phải là tôi tự khen đâu, mà là bạn bè tôi bảo thế. Cũng nhiều anh để ý, ngỏ lời. Nhưng tôi cảm anh học sinh Thành Chung ở phố Hàng Giấy, lại cũng tên là Thành Chung luôn. Anh Chung trắng trẻo, thư sinh và con nhà gia giáo.

Tôi đã một lần hẹn hò đi xem chớp bóng, và một lần đi chơi tận trên Chùa Láng với anh. Bọn tôi mang bánh mì đi và buổi trưa ngồi trên bậc tam cấp ăn bánh. Anh hẹn sẽ dẫn tôi về ra mắt bố mẹ sau khi anh thưa chuyện và được ông bà đồng ý. Thế thôi cô à. Thời ấy với bọn tôi thế là ước hẹn rồi, chứ nào có dám cầm tay nhau. Không như bây giờ chúng nó ôm hôn nhau mọi nơi mọi lúc, rồi còn dọn về sống chung, sống thử nữa chứ.

Thế rồi, cái số tôi nó long đong. Sau hôm đi chơi Chùa Láng về thì không thấy anh ra chợ gặp tôi nữa. Một tuần, hai tuần, rồi cả tháng luôn. Có lần tôi thử đi qua cổng nhà anh hy vọng trông thấy bóng anh trong nhà, nhưng tuyệt nhiên không. Sau đó ít lâu thì có hiệp định Geneve. Một ông lính Tây đầu bếp thường ra mua hàng của tôi, mê tôi từ lâu nhưng không dám ngỏ lời. Hôm ấy ông ấy bảo lính Pháp sắp rút rồi, ông ấy sẽ được hồi hương, ông ấy cầu hôn tôi để đem theo về Pháp. Tôi cũng lưỡng lự suy nghĩ mấy hôm, cũng không biết bộ đội Việt Minh vào thì tình hình ra sao, lại lúc anh Chung biệt tăm biệt tích, tôi đồng ý lấy ông lính Tây đầu bếp.

Ông ấy đưa tôi về Paris, thuê căn appartement nhỏ cùng sống. Ông ấy vẫn đi làm nhà bếp quân đội. Lương Hạ sĩ nhất cũng chẳng phong lưu gì nhưng hai vợ chồng đủ sống giản dị. Tiết kiệm chút thì cũng có đồng để dành. Không biết tại ông ấy hay tại tôi mà sống mãi với nhau chúng tôi vẫn không có con. Ông ấy cũng ít bạn bè, ít giao lưu, nên tôi cũng chẳng giao tiếp với ai. Thỉnh thoảng ông ấy có dẫn tôi đi các cuộc tụ tập thì tôi cũng chỉ ngồi nhìn, nói thì không sành, nghe thì lõm bõm câu được câu mất!! Thành ra tôi chẳng có bạn bè gì cả. Sau khi ông mất thì tôi càng cô đơn. Tôi không có nghề nghiệp, không có thu nhập nên được hưởng tiền tuất suốt đời. Mối liên hệ duy nhất còn lại của tôi là thư từ của con bạn cùng bán hàng ở chợ ngày trước và tin tức về ông Chung.

Cái thư thứ nhất nó viết cho tôi: Mày ơi, 6 tháng sau khi mày đi ông anh của mày mới ló mặt ra chợ mày ạ. Ông ấy có vẻ buồn, đứng đằng xa nhìn mãi. Rồi mấy lần đều không thấy mày, ông ấy mới đến hỏi tao là mày đi đâu. Lúc đầu tao còn trêu, còn nói anh bỏ nó, nó thất tình, thắt cổ tự tử rồi. Thấy ông ấy hốt hoảng tao không dám đùa nữa, tao mới bảo mày lấy ông Tây, đưa nhau về Pháp rồi. Ông ấy mới kể là khi ông ấy thưa chuyện với bố mẹ thì ông bà kịch liệt phản đối, nói rằng không môn đăng hộ đối cả về gia đình lẫn bản thân. Gia đình người ta giàu có danh giá, còn nhà mình thì chỉ có sạp bán hàng khô, bố mẹ đều đã mất. Bản thân thì anh ta đỗ Thành Chung, mà mày thì chỉ biết đọc biết viết. Lúc đầu anh ý cũng cương quyết đòi lấy mày cho bằng được, nhưng rồi bà mẹ đòi từ, thậm chí đòi tự tử. Anh ý cũng còn là người phụ thuộc, chưa đi làm nên đành chấp nhận theo bố mẹ. Cưới vợ rồi mày ạ. Cưới một người anh ý không yêu, nhưng cũng có bầu rồi.

Trong thư thứ hai, cô bạn bảo ở nhà bây giờ đang có chiến dịch cải tạo tư sản và công thương nghiệp tư nhân. Các nhà tư sản thì công tư hợp doanh, còn bán hàng như bọn tao thì vào hợp tác xã. Cũng may tay chủ nhiệm của ngành hàng khô chúng mình là tay biết điều. Ông ta bảo ông chỉ làm danh sách, làm thống kê báo cáo rồi thu tiền đi nộp thuế, còn buôn bán ra sao, thế nào là do các bà các cô tự lo, lời ăn lỗ chịu. Thế là hàng tháng bọn tao chỉ việc nộp thuế và nộp một ít lệ phí cho hợp tác xã, còn thì mọi việc vẫn như xưa. Nhưng còn bố anh Chung có cái xưởng dệt kim thì phải vào công tư hợp doanh mày ạ. Cấp trên đưa một người về làm giám đốc, còn ông ấy thì làm phó. Lợi tức chia theo phần trăm, nghe nói cũng chẳng được mấy.

Thư thứ ba nó kể mới bi đát chứ. Ông già nhà anh Chung làm phó giám đốc chẳng có quyền hành gì, thu nhập cũng kém, ông ấy từ chức và giao cho nhà nước quản lý rồi. Mấy cái nhà cho thuê thì nhà nước bắt thu tiền nhà theo khung giá nhà nước, rẻ bèo. Nhưng hư hỏng thì lại bắt chủ nhà sửa chữa. Cuối cùng lại cũng giao cho nhà nước nốt. Chuyện còn buồn hơn là ông bà già vì buồn bực, bị trầm cảm, ốm đau và đã mất cách nhau không lâu. Ông Chung bây giờ một vợ ba con vất vả lắm, nhà vẫn ở Hàng Giấy nhưng không phải được ở cả nhà như trước mà chỉ được ở một phòng thôi. Ông ấy chỉ có một chiếc xe đạp cà tàng, ngày hai buổi đi lấy hàng bỏ mối nuôi con mày ạ. Trông gầy gò, đen đủi, tội nghiệp lắm.

Tôi nghĩ mà thấy thương cảm quá, bèn rút tiền tiết kiệm mua một chiếc xe đạp Peugeot gửi về tiếp tế cho ông ấy. Nghe con bạn kể thì khi nhận được xe cả nhà bất ngờ và sướng lắm. Thời ấy, thời tem phiếu, phiếu nhân dân, gạo 12 kg, thịt 1 lạng thì một chiếc xe đạp Peugeot bán đi sống được hàng năm. Mấy năm sau thì tôi lại ki cóp gửi cho một chiếc xe máy Peugeot 103. Ông Chung gọi người đến bán luôn trong thùng. Bán xe máy đập hộp mới được giá, các cô ngày nay có biết hay không? Cứ thế, tôi giúp cho cả nhà ông ấy qua cơn lận đận một thời, cho đến khi con cái trưởng thành, kinh tế khá giả.

Tôi hỏi bà:

- Rồi sau này bà có gặp lại ông Chung không? Bà về thăm Hà Nội hoặc bà mời ông Chung sang thăm Paris?

- Ừ, có. Nhưng…

Bà nhắm mắt lại, nói như cầu nguyện:

- Nhưng…, giá mà không có cuộc gặp ấy, giá mà không mời ông ấy sang, thì có lẽ tôi không mất ông mãi mãi …‼️‼️

- Trời ơi!  

Tôi kêu lên: 

- Ông ấy gặp tai nạn ư?

- Không, không phải. Ừ, nhưng mà thôi, kể ra cũng coi như gặp tai nạn vậy,

Tôi sốt ruột, nhưng bà cứ trầm ngâm. Bà bảo cứ từ từ rồi bà kể cho mà nghe.

Bà bắt đầu:

- Dạo ấy... Sau khi thông thương liên lạc được dễ dàng, tôi mới biết vợ ông ấy cũng đã mất được nhiều năm. Phần tôi thì trước đây tôi cũng không báo cho ông ấy biết việc ông Tây nhà bếp của tôi đã mất lâu rồi. Nhưng bây giờ tôi đã báo và nghĩ mình nên mời ông ấy sang thăm mấy tháng. Cô cũng biết đấy, tuổi này rồi thì chỉ còn cái nghĩa thôi. Đã không có duyên với nhau thời tuổi trẻ thì đến tuổi này làm gì còn tình yêu, tình dục nữa. Nhưng tôi cứ muốn gặp lại một lần.

Khi tôi ngỏ ý mời thì ông ấy im lặng, không trả lời. Mãi sau mới nhận được thư của anh con cả của ông ấy. Thư nói rằng, thưa bác, bố cháu nhận được thư của bác ngỏ ý mời bố cháu sang thăm. Nhưng bố cháu ái ngại lắm bác ạ, và có phần mặc cảm. Bố cháu bảo rằng mình đã phụ bạc người ta mà người ta lại tốt với gia đình mình thế vậy, đã giúp đỡ nhà mình suốt bao nhiêu năm khó khăn. Nay lại thịnh tình đài thọ mình sang Pháp chơi, nếu mình nhận lời thì hóa ra quá lạm dụng lòng tốt của người ta. Vì vậy, thưa bác, bố cháu và ba anh em cháu rất cám ơn bác nhưng xin phép bác cho bố cháu được ở lại nhà.

Tôi phải viết thư cho anh trai cả nhà ông ấy, nói rằng chúng tôi không đến được với nhau là do cái duyên chứ chẳng phải lỗi tại ai, rằng bố anh ngày xưa đỗ Thành chung, là người học cao biết rộng, thuộc thơ tiếng Pháp làu làu, hát bài hát Pháp, đọc tiểu thuyết tiếng Pháp rồi kể lại cho tôi nghe. Một người như thế mà suốt đời không được đặt chân đến thành Paris hoa lệ, không được vào nhà thờ Đức Bà, không được ngồi thuyền ngắm cảnh trên dòng sông Seine thì thật tiếc.

Thư đi thư lại mãi, rồi được các con ông ấy khuyến khích, ông ấy mới chịu đi. Tôi gửi giấy mời để ông ấy xin visa rồi lại gửi vé máy bay sang. Ngày nay có các chuyến bay thẳng Hà Nội-Paris nên ông ấy di chuyển cũng không khó khăn gì. Tôi đã dặn chi tiết ông ấy mặc áo màu gì, đội mũ gì, tay cầm cái gì để tôi dễ nhận ra. Đồng thời tôi cũng làm cái biển đề “Mr. Thành Chung” để ông ấy biết. Tôi đã chuẩn bị là khi gặp ông ấy ở sân bay tôi sẽ khẽ khàng ôm ông ấy một cái như các bà Pháp bên này vẫn làm khi gặp bạn bè lâu ngày. Thế nhưng, cô biết không, khi chúng tôi gặp nhau, cả hai đều như khựng lại một phút. Vẫn biết đã hơn 50 năm trôi qua, ai cũng già đi, nhưng tôi không thể tưởng tượng được người đàn ông phong độ ngày xưa bây giờ lại là một ông già lụ khụ đến thế. Tôi vẫn ôm ông một cái lấy lệ, và ngửi thấy mùi thuốc lào thoảng trên áo ông. Có lẽ về phía ông ấy, ông cũng thất vọng vì nơi tôi không còn gì là nét của cô bé bán hàng khô xinh đẹp năm xưa!‼️

Đưa ông về nhà. Cái khó chịu nhất là ông đi Paris mà vẫn mang theo chiếc điếu cày. Tôi bảo ông muốn hút thì ra ngoài ban công mà hút. Ông nghe lời, nhưng mỗi lần ông hút thuốc thì lại ho sù sụ và mùi thuốc lào vẫn phảng phất trong phòng suốt ngày đêm. Ngồi trên ghế sô fa như tôi và cô đang ngồi đây, thỉnh thoảng ông lại co chân đặt cả hai bàn chân của ông lên ghế. Tôi nhắc ông thì ông đặt chân xuống nhưng thỉnh thoảng lại quên. Nhìn cảnh ông đặt cả hai bàn chân lên sô fa theo thói quen nhưng chợt nhớ, giật mình đặt chân xuống, tôi vừa tức, vừa buồn cười, lại vừa cả thương hại nữa. Dẫn ông ấy đi chơi, đi thăm Paris, ông ấy toàn hỏi những câu ngớ ngẩn. Cô xem, người thanh niên phong độ, thông minh uyên bác ngày xưa bây giờ già đi thì không nói làm gì, nhưng tôi cứ cảm giác như là một ai đó giả danh, đội lốt người yêu xưa của tôi, chứ không phải ông ấy. Có lẽ phía ông ấy cũng thế, ông không tìm thấy nơi tôi cô bé bán hàng khô xinh đẹp ngây thơ, lúc nào cũng mở tròn đôi mắt to và môi hé mở đón chờ như nuốt lấy từng lời ông ấy. Có lẽ ông ấy cũng thấy tôi là một mụ già khó tính giả danh.

Thế rồi đáng lẽ ở lại 3 tháng theo hạn visa thì khi được 1 tháng ông ấy rụt rè bảo tôi: “Bà ạ, cám ơn bà đã cho tôi đi xem Paris trong tháng rồi. Xem thế cũng đã đủ. Tôi ở đây không quen, và cũng không muốn làm phiền bà lâu quá. Tôi xin phép bà cho tôi về. Rất, rất cám ơn bà”. Tôi cũng nói một câu lấy lệ: “Ông cứ ở chơi thêm, có phiền gì đâu…” nhưng trong bụng thì cũng đồng ý cho ông ấy về để giải thoát cho mình. 

Ôi, thì cũng như cô hỏi: “Một tai nạn?” thì cũng coi như một tai nạn vậy. Sau khi về đến Hà Nội, ông ấy có gọi điện sang báo tin là đã về đến nơi an toàn và lại cám ơn. Rồi từ đó chúng tôi không liên lạc với nhau nữa. Ôi, giá mà không có cuộc gặp ấy‼️‼️‼️ Giá mà đừng mời ông ấy sang. Thì có phải trong tôi vẫn còn hình ảnh chàng trai tuấn tú thông minh ngày xưa. Tôi dù cô đơn ở đây, nhưng trong tim tôi, trong trí óc tôi vẫn còn một hình bóng thương yêu để tôi nương tựa trong những ngày cuối đời. Đằng này tôi đã mất tất cả. Bây giờ trong tôi trống rỗng. Tôi cô đơn lại càng cô đơn. Bây giờ thì cô đã hiểu vì sao gặp cô hôm nay tôi như chộp được vàng, tôi nói là tôi gặp may mà.

Tối hôm ấy, sau khi gọi điện được cho con bạn tôi, nó lao đến ngay. 3 người chúng tôi lại tiếp tục nói chuyện khá lâu. 3 ngày sau đó, theo đề nghị của tôi, không phải một mình con bạn đưa tôi đi chơi mà cả bà già nữa. Bà già bảo từ nay bà có thêm hai người bạn Việt, và 3 ngày đó là 3 ngày hạnh phúc nhất trong những năm cuối của đời của bà.

Từ Grenoble, nơi tôi thực tập, thỉnh thoảng tôi lại gọi điện nói chuyện với bà. Kể cả sau khi về Hà Nội cũng vậy. Mấy năm sau thì bà mất. Ông Chung nghe nói cũng mất rồi. Cầu chúc hai ông bà gặp lại nhau dưới suối vàng với đúng hình ảnh anh chị ngày xưa.


Trọng Mai

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Nov/2022 lúc 7:09am

ẦU Ơ, GIÓ ĐƯA BỤI CHUỐI SAU HÈ. Tác giả: NV. Tiểu Thu.   <<<<<<

Tả%20cây%20chuối%20trong%20vườn%20nhà%20em


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Nov/2022 lúc 7:12am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2022 lúc 1:35pm

Hai bà bán gà


Mỗi khi ông đi qua bà đi lại là Thịnh mời chào đon đả trong tiếng chợ búa huyên náo:

– Mua gà không bác ơi, chị ơi, anh ơi…

Thịnh cứ nhìn mặt đặt tên mà gọi, cô bác đi chợ đã dừng chân ngồi xuống bên lồng gà của Thịnh lựa chọn mua mua bán bán. Nghe giọng miền Trung của nó rao hàng bà Cam ngứa cả tai, bên này bà Cam cũng gân cổ lên réo mời:

– Gà ngon đây… bảo đảm giá cả rẻ hơn những hàng gà khác đây.

Có bà nội trợ ghé lồng gà bà Cam xem không vừa ý bèn sang bên “con đó” mua làm bà Cam tức bà khách thì ít mà…hận con Thịnh thì nhiều. Xưa nay bà Cam bán gà chợ An Ðông nổi tiếng, khó có ai…thoát khỏi tay bà một khi đã sà vào hỏi mua là phải mua xong mới đi khỏi được. Nay có những khách quen đã…né mặt bà, họ đến thẳng hàng con Thịnh mua bán lẹ làng mau chóng hơn, vừa ý hơn. Rõ ràng là con Thịnh đã cướp khách hàng của bà.

Hôm anh quản lý chợ dắt con nhỏ này đến ngồi cạnh chỗ bà Cam, Thịnh đội nón lá sùm sụp và mặc áo ngắn trong, áo dài tay ngoài che nắng trông luộm thuộm đã mất cảm tình. Thịnh xê dịch ba cái lồng gà to tìm chỗ đặt cho gọn gàng không xâm lấn sang chỗ bên cạnh. Bà đã liếc xéo và chỉ muốn Thịnh nhích sang phần đất của bà là bà sẽ sinh sự chửi té tát cho nó biết tay. Bà Cam thêm một đối thủ cạnh tranh buôn bán từ đấy.

Chợ An Ðông không chỉ mình bà Cam bán gà nhưng xưa nay mức độ bán hàng của bà vẫn khấm khá đều đặn, từ khi có con Thịnh từ xó xỉnh miền Trung nào đến đây thì lợi tức của bà kém hẳn, vì Thịnh ngồi ngay bên cạnh, lời chào mời lanh lảnh và ngọt ngào chiều khách bảo sao khách chẳng mua gà của nó. Con Thịnh tuổi đáng con cái bà, kinh nghiệm ở đâu ra mà buôn bán giỏi thế. Bà ghét con Thịnh, ghét cả cái tên như con trai của nó. Cầu cho nó ế chồng tàn đời. Bà Cam rủa thế.

                                                                Chợ%20gà%20mùa%20dịch:%20"Cứ%20mua%20đi,%20có%20gì%20chị%20chịu%20trách%20nhiệm"


                                   Tuấn đi xe đạp mang chiếc lồng gà nhỏ trong có mấy con gà ra chợ cho mẹ. Bà Cam không có đó, Thịnh bên cạnh thấy Tuấn đứng lóng ngóng liền nhanh nhẩu nói:

– Bà Cam đi tiểu đằng kia rồi, chốc bà quay lại.

Tuấn lễ phép:

– Chị cho em gởi mẹ em 3 con gà này, nói của bác Sính chung cư là mẹ em hiểu.

– Xời ơi… sao anh ăn nói lịch sự quá vậy. Chẳng bù…

Thịnh định nói “chẳng bù cho mẹ anh chua ngoa lắm cơ” nhưng vội dừng lại kịp thời. Tuấn quay đầu xe đạp:

– Cám ơn chị. Em về..

Bà Cam lù lù đi tới:

– Tuấn hả con..chị ..chị….em..em….gì..con nhỏ này thua con 1 tuổi.

Tuấn giao gà cho mẹ xong đạp xe về ngay không biết “cô em” bán gà thua 1 tuổi đang tủm tỉm cười nhìn theo.

Hôm qua bà Sính ở cùng chung cư Ngô Gia Tự than thở với bà Cam mấy con gà nhà nuôi có vẻ…lờ đờ, bà Sính đã nhét tỏi cho gà ăn, tỉnh lại, hôm nay nhờ bà Cam mang ra chợ bán tống táng giùm được đồng nào hay đồng ấy nên bây giờ Tuấn phải mang gà ra chợ cho mẹ. Vụ này khá béo bở, kiếm lời ngon lành, bà Cam vừa mồm mép vừa chèo kéo mọi cách sẽ bán được mấy con gà sắp rù này.

                                                                                                  …..

Bà Cam nghỉ chợ hai ngày vì bị cảm, nằm nhà bà lo cho mình thì ít mà lo cho mấy con gà nhốt trong lồng nuôi trong nhà sẽ xuống cân mất giá thì nhiều. Thịnh hỏi thăm ai đó nên đã biết địa chỉ nhà bà.

Thấy “địch thủ” đến thăm bà Cam ngạc nhiên và …nghi ngờ cảnh giác hay là nó đến xem mình ốm đau thế nào, sắp…chết chưa để nó ăn mừng? Nhưng bà cảm động quá khi thấy Thịnh mang túi quà tới và ân cần hỏi han. Hôm nay Thịnh ăn mặc đẹp, trông xinh đẹp hẳn ra, Tuấn không nhận ra “chị” bán gà đầu đội nón lá lụp xụp ngoài chợ hôm nọ nữa và chàng cũng cảm động không thua gì mẹ. Thịnh còn biết nhà bà Cam chỉ có một mẹ một con trai, nên nàng đã mua đồ tới đây lăng xăng nấu bồi dưỡng cho bà Cam nồi cháo thịt bò kiểu miền Trung ăn thật ngon miệng, bà Cam phục tài con này nấu ăn ngon. Trước khi ra về Thịnh còn đề nghị mang mấy lồng gà của bà ra chợ bán giùm, chứ để ở nhà tốn thóc gạo lỗ vốn.

Bà Cam biết gia cảnh con nhỏ miền Trung này thật đáng thương và đáng nể, em trai thi đậu đại học nhưng cha mẹ không có tiền cho con vào Sài Gòn học hành. Thịnh đã trải qua nỗi buồn này, học xong trung học Thịnh không dám mơ gì hơn vì biết nhà mình nghèo, nên hiểu em, thương em, quyết cùng em vào Sài Gòn, Thịnh kiếm đủ thứ nghề làm ăn buôn bán dù cực nhọc để nuôi em ăn học, khi xin được một chỗ bán gà trong chợ An Ðông thì Thịnh đã kiếm tiền ổn định hơn và mỗi ngày mỗi đông khách, khấm khá thêm vì mua bán ngay thẳng thật thà.

Bà Cam cũng là người xông pha từ trong nhà ra ngoài ngõ, bà đã ra chợ An Ðông buôn bán kiếm thêm tiền lo cho gia đình, chồng bà là nhà giáo sau 1975 được lưu dụng lương ba cọc ba đồng hiền lành an phận. Thời buổi bao cấp cuộc sống khó khăn nhưng bữa cơm nhà bà vẫn là cơm gạo trắng có tôm cá thịt thà đầy đủ. Ông qua đời khi thằng Tuấn vừa đậu vào đại học sư phạm.

Hai tâm hồn đồng điệu gặp nhau thông cảm nhau hơn bao giờ, bà Cam và Thịnh không còn kèn cựa nhau ngoài chợ nữa mà trái lại Thịnh hay qua lại nhà bà Cam như chỗ thân tình. Bà Cam tinh ý biết Thịnh thích Tuấn và Tuấn cũng thích Thịnh. Hai đứa đã yêu nhau nên khi Tuấn đòi lấy vợ, lấy Thịnh, thì bà Cam không ngạc nhiên. Nay mai Tuấn ra trường là thầy giáo cũng hiền lành an phận như bố, Tuấn cần có một người vợ lanh lợi giỏi giang bên cạnh như chồng bà đã có bà. Không ai khác ngoài Thịnh đủ tiêu chuẩn cho bà kén chọn để nên duyên với con trai bà. Thịnh tài giỏi tay trắng từ miền Trung nghèo khổ tha phương vào Sài Gòn nuôi em ăn học và có ít vốn liếng trong tay.

Lấy chồng, nhờ mẹ chồng giúp thêm vốn Thịnh đã sang được một sạp vải trong chợ An Ðông, nàng ngồi chảnh chọe bên đống vải đủ màu sắc thơm tho không còn là con nhỏ bán gà phơi mặt ngồi ngoài chợ bên mấy lồng gà nhếch nhác nữa.

                                                                                               …

Với tài sản của nhà chồng và của nàng, Thịnh đã móc nối hùn vốn trong một chuyến vượt biên, mang được gia đình nhỏ của nàng gồm hai vợ chồng hai đứa con nhỏ, bà mẹ chồng và đứa em trai của nàng cùng theo.

Sang Mỹ trong khi Tuấn học lại thì Thịnh đi làm nails. Khi Tuấn ra trường kỹ sư thì Thịnh đã làm chủ một tiệm nails đông khách, nàng biết cách làm ăn, luôn giá cả hợp lý thì khách hàng sẽ tín nhiệm và lâu dài. Ðiều này chính bà Cam cũng phải phục con dâu, ngày xưa bán gà bà chuyên qua mặt khách hàng, gà sắp toi, sắp rù bà vẫn đẩy đưa hay bắt chẹt khách phải mua bằng được hèn gì càng về sau hàng gà của bà càng ế. Lúc còn ở Việt Nam Tuấn là thầy giáo nàng bán vải ngoài chợ, nay Tuấn là kỹ sư nàng là chủ tiệm nails, thời nào vai vế nàng cũng không bằng chồng nhưng kiếm tiền không thua gì chồng.

Hiện nay chị em Thịnh đã bảo lãnh kẻ trước người sau tất cả gia đình còn lại sang Mỹ, nhóm người miền Trung ấy ai cũng đến tiệm nails của Thịnh khởi đầu kiếm tiền sau đó chăm chỉ học hành, chịu khó làm việc nên ai phận nấy đều có cuộc sống riêng đầy đủ.

Bà Cam sống chung với vợ chồng Tuấn – Thịnh. Hai bà bán gà chợ An Ðông ngày xưa, một nhỏ tuổi, một lớn tuổi là đối thủ của nhau có ngờ đâu sẽ là tình thân ràng buộc và sống chung nhà mấy chục năm như thế này. Bà Cam hài lòng thấy con dâu cùng chồng nó nên nhà nên cửa, hai đứa cháu nội ngoan học giỏi, bà thầm cám ơn Trời Phật, số phận đưa đẩy cho bà gặp Thịnh, dù thuở ban đầu ấy bà chỉ muốn băm vằm nó ra mấy chục mảnh mỗi khi mất khách hàng vào tay nó.

Nhưng cuộc sống không sao tránh khỏi những va chạm bất đồng. Bà Cam đã 90 sức khỏe vẫn tốt so với tuổi tác, thỉnh thoảng bà dở chứng, dở hơi, giận hờn sinh sự, lải nhải la mắng con dâu. Ngày xưa chỉ là người dưng cạnh tranh nhau buôn bán, bà Cam liếc nguýt, chửi cạnh khóe xỏ xiên Thịnh còn nhịn được, thì ngày nay Thịnh chấp nhất làm gì bà mẹ chồng tuổi già tính nết thất thường. Nàng thường nói:

– Ôi… cứ để bà đanh đá chửi cho sướng miệng. Thế mới đúng là bà Cam bán gà chợ An Ðông ngày xưa chứ.


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Nov/2022 lúc 9:29am

Đập vỡ cây đàn

Ghe%20gỗ%20chở%20cát%20đụng%20sà%20lan,%20mẹ%20và%20con%20gái%20mất%20tích%20-%20Tuổi%20Trẻ%20Online

Như thường lệ, chuyến tàu Vĩnh Phước chở hành khách chạy từ Rạch Sõi về miệt thứ vừa rời bến trưa nay. Mỗi lần tàu xịt khói chuẩn bị rời bến là lũ trẻ con trên bờ vừa chạy vừa la: “Tàu chạy! Tàu chạy!”. Những cơn gió tháng Sáu mang hơi mát thổi vào boong tàu, thổi tung mái tóc cô Ba ngồi phía trên mui.

Cô Ba là con thứ hai của ông bà Sáu Vĩnh Ký, gồm sáu người con. Năm 1948, ông Sáu Vĩnh Ký ra Rạch Giá cưới một phụ nữ Việt (người Tiều gọi là An-nàm-nán), ở gần chùa Láng Cát. Thím Minh, vợ ông Sáu, tánh tình hiền lành, chất phác, quanh năm tần tảo nuôi con. Trong sáu người con, ba trai, ba gái, ngoài tùa hia Cuôn là anh hai, cô Ba là trưởng nữ trong gia đình. Cô tên Muổi Tiên nhưng người làm trong nhà vốn quí mến cô, thường thân mật gọi cô là cô Ba.

Cô Ba có nước da đen giòn của người miền biển, mái tóc mượt mà rẽ ngôi, thả dài ngang lưng, miệng lúc nào cũng cười tươi tắn. Cô Ba giống mẹ, có tài quán xuyến từ trong ra ngoài. Hồi nhỏ cổ đã có năng khiếu về nữ công gia chánh. Từ thêu thùa, may vá đến nấu nướng đều giỏi giang. Tổ chức tiệc tùng hay đám cưới đám hỏi nào mà thấy cô lăng xăng trong bếp là ai nấy thảy đều an tâm. Nhớ trước cái Tết năm nào, nhà trường ra thông cáo về chương trình ủy lạo “Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ” nhằm nâng cao tinh thần các anh chiến sĩ ngày đêm xông pha ngoài mặt trận, đã khuyến khích các cô nữ sinh gia công thêu những chiếc khăn tay, khăn quàng cổ, đan áo len làm quà tặng gởi ra chiến trường. Cái khăn “mùi-xoa” trắng, mịn màn, thơm phức; khăn xếp góc có “rô-đê” hình chữ I, và thêu hình bông mai vàng khéo ơi là khéo được nhà trường chấm giải nhất. Lúc đọc tên mới biết là của cô Ba (chớ còn ai).

Ông Sáu Vĩnh Ký, người Triều Châu, là một thương gia giàu có nức tiếng ở chợ Thứ Ba. Ngoài lẫm lúa, quanh năm chứa đầy kho, (bao lúa chỉ xanh trăm ký chất từ nền xi-măng lên tới trần nhà), ông còn làm chủ ba chiếc ghe chài, một chiếc xe chuyên chở hàng hóa từ Rạch Giá lên Sài Gòn và một dẫy nhà lầu ba căn đồ sộ.

Vẻ dịu dàng của một cô gái quê miền biển Rạch Giá như cô Ba trông giống hệt như một nhánh bông trang đỏ dưới nắng mai. Mới có mười tám, hai mươi mà nhiều gia đình đánh tiếng tới xin dạm ngỏ đều bị thím Tám, má cô Ba từ chối khéo.

Hàng tháng vào những ngày cuối tuần, một mình cô cắp nón lá xuống tàu ra chợ Rạch Giá bổ thêm hàng hóa, thực phẩm về bán lại. Cô Ba có khiếu buôn bán mát tay, tánh nết lại cởi mở, nhiệt tình và đôn hậu, nên hàng của cô từ gạo, muối, nước mắm đến quần áo lúc nào cũng bán chạy như tôm tươi.

Biến cố tháng Tư 1975, cùng số phận với những nhà tư sản ở Thứ Ba, tất cả cơ ngơi của ông Chín Vĩnh Ký đều bị Việt Cộng tịch thu. Căn nhà lầu ba căn biến thành trụ sở Phường Đội và chỗ ở của cán bộ Cộng Sản ngoài Bắc vô. Riêng kho lúa, Việt Cộng phải mang xe Molotova tới chở suốt gần hai tháng trời mới vét sạch kho. Dân Thứ Ba đứng dòm mà tiết đứt ruột.

Từ đó gia đình ông Chín dời về Bờ Xáng, kinh Thứ Hai. Cô Ba phải nghỉ học, ngày ngày lội ra Thứ Ba buôn bán trong nhà lồng chợ, chiều lại lội về. Hàng tháng cô vẫn lui tới giữa Rạch Giá và Thứ Ba mua thêm hàng hóa về buôn bán phụ giúp gia đình.

***

Từ lúc tàu rời bến chạy được nửa đường, đám thanh niên trạc tuổi cô Ba, ở cùng xóm, trước kia học cùng trường, ngồi chung băng ghế với cô cứ cười đùa, giỡn hớt như tinh. Thỉnh thoảng đi chợ về chung tàu với tụi nó cô Ba thấy vui vui trong bụng. Hồi trưa này, lúc lui cui leo lên mui tàu tìm chỗ ngồi, đã nghe:

– A! chế Khiếm! (giọng thằng Lục Lăng)

– Ủa? Cô Ba đi bổ hàng dìa đó hén. (giọng thằng Tèo, con bà Hai Nhọn)

– Chế khoẻ hôn? (giọng nhỏ nhẹ của con Hón chớ ai)

Cô Ba nhìn quanh thấy có cả đám thằng Xùi Khểnh, thằng Khều Ngón (tại nó có 11 ngón), chị Út Thôi, thằng Bụng, chị em con Cà Sịng, Cà Em… Cô Ba ngạc nhiên hỏi mới biết tụi nó đi làm công tác lao động Phường.

Huyên thiên một hồi, chợt từng dưới có tiếng thùng đàn lụp cụp va chạm vào lườn tàu. Cô Ba có vẻ ngạc nhiên ngoái cổ nhìn thằng Kẹ ngồi ở cuối băng có ý dò hỏi. Thằng Kẹ hiểu ý vội thòng đầu xuống dòm thì thấy một người đàn ông khoảng 30 tuổi, cụt cả hai chân gần tới háng, đang ngồi nghiêng ngả ở đầu mũi tàu, cố ôm cây đàn cũ rích như muốn tuột khỏi tay. Thì ra là anh thương phế binh quá giang về miệt thứ kiếm cơm qua ngày. Ai chớ tụi thằng Lục Lăng dòm một cái biết ngay là “tàn dư” của chế độ cũ. Tội nghiệp, không biết ai đã nghĩ ra cách cột anh ta ngồi dính chặt trên một cái võ bánh xe lam cắt mỏng để mỗi lần di chuyển thân thể anh không bị chạm xuống mặt đường làm rách thịt da.

Vốn ma lanh nhưng rất tốt bụng, thằng Lục Lăng chỏ mỏ xuống la: “Anh ơi! Hát một bài nghe đi anh!”. “Phải phải. Hát nghe chơi, anh”, thằng Thắm hùa theo. Vậy là cả đám trên mui chồm xuống nhao nhao ờ hát đi anh, hát có thưởng nè.

Gương mặt đen đúa, khắc khổ, phong sương, đầy vẻ chịu đựng của anh thương phế binh bỗng giản ra. Anh ngước lên mui với ánh mắt biết ơn rồi cúi xuống nhỏ nhẹ cảm tạ bà con cô bác ngồi chung từng với anh cũng “đồng thanh tương ứng”. Tay so dây đàn dạo vài trường canh, miệng tằng hắng mấy cái anh bắt đầu cất tiếng hát. Anh hát một hơi ba bản liền. Cứ dứt một bài là bà con vỗ tay la “bis, bis”, yêu cầu hát tiếp.

– Tiếp theo là bài “Con Đường Tình Ta Đi” đi anh.

Lập tức bà chị sồn sồn ngồi băng ghế đối diện chẫu mỏ phản đối ngay:

– Bậy nà! Người ta làm gì có… chưn mà đòi con đường tình ta đi với ta đứng. Ông anh mần một bổn “Một Chăm Phần Chăm” nghe nghen!

Chỗ kia: “Bà chị mới là tầm bậy đa! Hổng hạp không khí…”

Cứ vậy cả tàu ồn như ong vỡ tổ. Chợt ở cuối đít tàu, sau cánh cửa, chỗ nghỉ lưng cho khách có tiếng trẻ con khóc nhề nhệ, rồi tiếng người đàn bà dỗ con (chắc là má thằng nhỏ) cùng lúc có tiếng chửi thề giọng Bắc văng ra.

Mặc kệ. Buổi văn nghệ bỏ túi “khi không mà có” đang ra chiều sôi nổi mà. Cứ vậy anh càng ca, thằng nhỏ càng khóc nhè đến nỗi “tiếng chửi thề giọng Bắc” lúc nảy mở xịch cánh cửa ló cổ ra nạt: “Yêu cầu anh kia ngưng hát để con tôi ngủ!”. Té ra là một tên Công an áo vàng. Nhưng bà con cô bác trên tàu đang hứng đâu có chịu thôi. Nhất là đám thanh niên ngồi trên mui chỉa mỏ xuống ồn ào phản đối đòi anh thương phế binh cứ hát tụi tui trả tiền.

Bị kẹt giữa “hai lằn đạn” khiến cho cái thân thể không còn toàn vẹn của anh trở nên gượng gịu, khó xử đâm ra sượng trân. Đã vậy làm gì có bản nhạc nào vui đâu mà bà con yêu cầu “ca lên cho dzui”. Rốt cuộc bản nào cất lên cũng buồn thê thiết làm cái giọng lê thê như muốn kéo cuộc đời bất hạnh của anh cứ dài ra, dài ra, bay theo gió, và bị tại… không có chân nên anh đành để cho nó rơi xuống nước, chìm lĩm.

Rồi tới bài “Đập Vỡ Cây Đàn” anh gân cổ hát: “Đập vỡ cây đàn. Giận người đập vỡ cây đàn. Người ơi người ơi. Tình ơi tình ơi. Đập vỡ cây đàn. Giận đời bạc trắng như vôi. Giận người điên đảo quên lời…

Nhưng qua phiên khúc hai: “Đập vỡ cây đàn. Giận người con gái yêu nàng. Buồn ơi buồn ơi. Làm sao để nguôi”, tới câu giận đời trở như bàn tay… là sanh chuyện.

Tiếng khóc nhề nhệ của thằng nhỏ, má nó dỗ cách nào cũng không chịu nín khiến tên Công an nổi điên gầm lên tung cửa phóng ra nhào tới chụp cây đàn quát tháo vào mặt anh thương phế binh:

– Im! Im ngay! Mầy có im ngay không thì bảo! Mầy mà rống lên một tiếng nữa là tao đập vỡ cây đàn của mầy ra ngay!

Đất nước mà cai trị bằng bạo lực kiểu này thì rõ ràng là điềm báo một tương lai không xáng lạn rồi; dân ngu vẫn ngu, nghèo vẫn hoàn nghèo.

Đúng lúc tàu vừa cặp bến Thứ Ba là tên Công an nhảy lên bờ kêu đồng bọn đang xớ rớ  gần đó xuống tàu bắt anh thương phế binh và cây đàn đem đi nhốt. Đúng là bọn tiểu nhơn thất đức, bà con đứng bó tay nhìn theo la ơi ới .

***

Chị Thương Hoài, chủ tiệm Nail đắc khách ở tỉnh Rạch Giá, rót nước trà mời tôi. Chị kể tiếp:

Chị biết hông. Sau này nghe nói ngay tối hôm đó, cái hôm Công an bắt anh thương phế binh đó, tụi thằng Lục Lăng, thằng Xùi Khểnh, thằng Lém, với con Cà Liên đâu có chịu để anh thương phế binh bị nhốt oan mạng vậy; cả bốn đứa bàn kỹ kế hoạch đâu đó xong mới mò tới trụ sở Công an làm bộ dụ anh cảnh vệ qua quán bà Tư Thìa bên kia đường nhậu vài xị cho vui. (Năm 1977, cái gọi là trụ sở Công an thiệt ra chỉ là nhà của dân bị tịch thu làm trụ sở tạm thời mà thôi. Thành ra việc bắt bớ với canh gác còn lõng lẻo lắm).

Thằng Lục Lăng ra vẻ sành điệu chìa điếu thuốc Tam Đảo cho anh cảnh vệ, chăm lửa nói:

– Nè anh! Mấy ông Công an hồi chiều bắt nhốt người đang nhậu nhẹt ì xèo dưới quán chệt Ky kìa. Mấy ổng bắt anh ở lại canh chừng thằng cha cụt giò, bộ anh hổng tức sao!

Nói khích xong nó day qua đám bạn, dõng dạt:

– Nè, hai thằng mầy dắt ảnh qua bển nhậu trước đi. Để tao ở lại canh chừng cho. Mà thằng cha thương phế binh cụt cha nó hai giò lấy chưn đâu mà trốn. Hì hì! Lo gì. Qua bển nhậu cho đã đi anh.

Miệng nói tay nó lẹ làng kéo anh cảnh vệ đứng dậy khẽ đẩy đi. Chỉ chờ có vậy, thằng Lục Lăng làm bộ đứng trước cửa trụ sở Ủy ban láo liêng canh chừng không tới 2 phút là nó vọt vô nhà hì hục khiêng anh thương phế binh ra cửa sau xuống xuồng đuôi tôm có con Cà Liên chờ sẵn, nhắm hướng Tắc Cậu dông tuốt.

Lúc chị Thương Hoài kể chuyện, gương mặt cứ tươi ra, nhất là đến đoạn cứu thoát anh thương phế binh, mắt chị ngời lên rạng rỡ. Nhưng chị cẩn thận kề tai tôi nói nhỏ: “Tụi Việt Cộng ác ôn thiệt!”.

Thật ra, Thương Hoài tên thật là Cà Moi, cô gái Miên, trước 1975 giúp việc cho ông bà Chín Vĩnh Ký. Sau ngày mất nước, đổi đời Cà Moi được trời cho phất lên. Tuy giàu có nhưng tánh tình chị vẫn còn giữ được bản chất thiệt thà, hiền lành cố hữu của người Miên xưa ở ruộng rẫy quê nghèo. Tôi gặp lại Cà Moi cũng là một tình cờ. Số là một hôm tôi từ Sài Gòn về Rạch Giá ăn đám cưới cô bạn học ngày xưa, sẵn đường ghé vô tiệm nail làm móng tay móng chân thì đụng ngay chị chủ tiệm Cà Moi. Chính Cà Moi nhận ra tôi trước, reo lên: “A! Chị Tiêu! Chị Tiêu phải hôn? Chèn ơi! Lâu nay chị đi đâu mất đất dzậy?”. Tiệm nail khá sang trọng, khoảng 10 ghế, có cả một góc để tiếp khách. Cà Moi đon đả mời tôi ngồi rồi mau miệng nhắc lại chuyện xưa tôi mới nhớ.  Lúc này Cà Moi không còn là “con ở” nữa. Chị tròn trịa, tóc uốn quăn, nhuộm vàng, ăn mặc rất “ấn tượng”. Nếu Cà Moi không nói tôi cũng không thể nào nhận ra cô nàng. 30 năm cách biệt rồi chớ ít ỏi gì đâu.

Lúc tôi hỏi chuyện gia đình ông bà Chín Vĩnh Ký, Cà Moi đang toét miệng cười chợt nghiêm mặt, chớp chớp mắt như nhớ lại thuở xa xưa, giọng chị bỗng trở nên trìu mến:

– Chị Tiêu nè. Ông bà Chín là người nhơn đức, chị là bạn học của cô Ba chắc chị biết rõ mà. Chị biết hôn. Lúc gia đình ông bà Chín bị đánh tư sản dọn về Bờ Xáng em không đi theo được mà đứt ruột đứt gan. Ở nhà ông bà cả chục năm trời lúc cả nhà dọn đi ai mà hổng buồn hả chị. Về lại nhà má em cả tuần lễ em vẫn còn khóc sưng cả mắt. Uống nước đi chị! Gương mặt Cà Moi lại tươi lên.

Hớp hớp trà tôi hỏi gia đình chú Chín bây giờ ở đâu? Thấy Cà Moi lắc đầu tôi tưởng chỉ không biết, ai dè rành rọt nói họ ở xa lắm, ở Gia Nã Đại lận. Giọng Cà Moi trở nên sôi nổi:

– Em nghe phông phanh đâu đầu thập niên 80 nguyên gia đình ông bà đã âm thầm vượt biên an toàn tới bến bờ tự do. Không như hầu hết những gia đình khác, cha mẹ ở một nơi, con cái sống một nẻo, nghe nói ngày nay hai ông bà và con cái họ cùng sống chung một thành phố nào đó bên cái xứ Gia Nã Đại giàu mạnh mà lạnh tét xì dầu. Ối! Cái xứ gì mà nghe nói mùa đông đứng ngoài đường đái chưa xong nước đái đã đông thành tuyết uốn cong vòng thấy ngộ hết sức nghen.

Nghe oang oang cái giọng hết sức tự nhiên của Cà Moi làm tôi kín đáo đảo mắt  lượn quanh mà ngượng muốn chết.

Cũng nghe nói – Cà Moi tiếp – sáu người con của ông bà người nào cũng ăn nên làm ra, đều đã lập gia đình, nhà cao cửa rộng, xe hơi năm ba chiếc, mới keng, rồi sanh con đẻ cái nuôi dạy nên người. Nghe mà mừng cho họ, xưa nay những người nhơn đức được trời  thương là vậy, có gì lạ đâu nà. Riêng cô Ba hình như đã bước vào tuổi 60. Ở cái “lục thập nhàn”, thân hình có vẻ đẫy đà, tóc tuy có bạc lưa thưa, sợi rụng ít nhiều mà sao trông cổ vẫn còn mặn mà hết sức. (Chị Cà Moi, trước là người giúp việc cho ông bà Chín Hiến, khoe hình cô Ba ở Canada gởi về bà con chòm xóm mới biết). Cô Ba xưa nay vẫn vậy. Vẫn nói cười cởi mở, vẫn mần ăn buôn bán nuôi mỗi thằng con sắp thành ông kỹ sư này ông kỹ sư nọ; còn đức ông chồng của cô Ba nghe nói đã nghỉ hưu mấy năm rồi, hình như mắc cái bệnh đãng trí gì đó. Nghe thiên hạ xì xầm “Thằng cha cựu sĩ quan này ở Việt Nam sức mấy mà với tới cô Ba! Mà đụng tới sĩ quan sĩ quyết vào thời buổi chiến tranh là thím Mười trề môi: “Lấy sĩ quan chỉ mau thành góa phụ chớ sướng ích gì”.

Vậy đó, chạy lạc ra xứ người cái gì cũng đổi khác hết trơn. Có điều, hổng cần biết “thằng chả” là ai mà quơ nhằm cô Ba là tốt số quá chừng rồi! Chị Cà Moi ngồi bắt chí cho đứa con gái, lắc đầu chép miệng nói:

– Ổng hên thiệt à nghen. Chắc kiếp trước có tu.

Phan Ni Tấn



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Nov/2022 lúc 12:23pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Nov/2022 lúc 6:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Nov/2022 lúc 3:00am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Nov/2022 lúc 12:29pm
5%20Bài%20hát%20về%20Hà%20Nội%20hay%20-%20Nhất%20định%20phải%20nghe%201%20lần%20trong%20đời

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Nov/2022 lúc 12:31pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2022 lúc 8:58am

Thanksgiving ấm áp

christian-happy-thanksgiving-images-mki1zxw2s%20-

School bus dừng lại. Phong vừa nhảy xuống, vừa vẫy tay chào bác tài xế:

– Cảm ơn bác. Ngày mai cháu gặp lại bác nhé.

Bin đã đứng chờ anh dưới gốc cây Dogwood từ bao giờ.

– Em mỏi cả chân rồi đây nè.

Phong xoa đầu em:

– Anh xin lỗi. Tại hôm nay xe gặp toàn đèn đỏ, cứ phải chờ mãi.

Trường Bin cách nhà chưa đến 4 miles, nên không có tiêu chuẩn đi school bus. Mỗi ngày, sau giờ học, Phong phải đến đón em, rồi hai anh em đi bộ về nhà.

Bin ngước nhìn anh:

– Hôm nay mình có đi tìm việc nữa không anh?

– Có chứ. Sắp Thanksgiving rồi.

– Nhưng chẳng có chỗ nào chịu nhận anh cả. Mà bây giờ em đói bụng lắm. Mình về nhà thôi. Bin phụng phịu.

Phong kéo tay em, dỗ dành:

– Cố lên đi nhóc. Gần lễ rồi, người ta cần người lắm. Biết đâu hôm nay mình gặp may.

Cả tuần lễ rồi, sau giờ học, hai anh em đi vòng các con phố , thấy chỗ nào treo bảng cần người giúp, cũng vào xin việc. Nhưng chỗ nào cũng bị từ chối, vì người ta cần nhân viên làm thời vụ, cho suốt mùa lễ hội này. Còn Phong chỉ định làm việc vài hôm thôi, để có ít tiền tổ chức Thanksgiving cho cả nhà.

Mẹ bị ung thư, phải phẫu thuật, nằm viện điều trị. Xong rồi mẹ còn phải hóa trị một thời gian. Bây giờ mẹ vẫn còn yếu lắm, chưa đi làm lại được. Mấy lần Phong xin mẹ cho em làm việc sau giờ học ở chợ Kroger, nhưng mẹ không đồng ý. Mẹ bảo Phong chỉ được làm thêm trong mùa hè, khi vào năm học thì phải chuyên tâm học tập, phải học thật giỏi, mẹ còn tiền công ty trợ cấp.

Phong biết, tiền trợ cấp chỉ bằng một phần tiền lương của mẹ khi còn làm việc, nên mẹ chi tiêu rất dè sẻn. Phong cũng biết, mẹ nghiêm lắm, nên chỉ định lén mẹ làm thêm vài ngày thôi. Mà kiếm việc trong vài ngày thật khó.

Tháng Mười Một trời rất mau sụp tối. Hai anh em rảo quanh các con phố cũng mỏi chân rồi.

– Mình về thôi anh. Bin ngồi thụp xuống.

Phong nhìn trời, lo lắng. Giờ này chắc mẹ mong anh em Phong lắm đây. Em lấy chân hất tung viên sỏi , lo le tia hy vọng cuối cùng:

– Ðợi anh vào nhà hàng ở góc phố này rồi về nha.

– Các cô cậu nhanh nhanh tay lên giùm đi.

– Trời ơi, làm ăn vậy mà coi được à.

– Anh kia, Có muốn tôi cắt lương không hả.

Từ bếp trưởng đến phục vụ bàn, ai cũng im thin thít. Cơn giận của quản lý không vì thế mà nguôi ngoai, cứ bùng lên, bùng lên mãi.

Mà, không giận sao được, cái tiệm đối diện quỷ quái đó. Ðể chuẩn bị cho mùa lễ hội, ông đã nát óc suy nghĩ những phương cách quảng bá cho nhà hàng mình. Tháng trước, ông vừa treo bảng giá giảm 10%, thì hôm sau, tiệm họ xuất hiện bảng giảm giá 15%. Khi ông tặng khách 1 pumpkin pie cho phần tráng miệng, thì ngay hôm sau, bên kia treo bảng tặng 1 phần pumpkin pie và 1 phần kem tráng miệng. Ông vừa phát cho khách voucher giảm giá 10% cho lần ăn sau, thì bên tiệm đó xuất hiện ngay voucher 20%. Ðể thu hút sự chú ý của người đi đường, ông mướn một người mặc áo khoác mang hình trái bí ngô đứng múa may trước sân rất ngộ nghĩnh. Nhiều khách đã dừng xe lại ở bên kia đường, lại vòng sang nhà hàng ông, vì con nhỏ của họ cứ nhất định phải sờ vào trái bí ngô vàng vàng xanh xanh mới được. Vậy mà trưa nay, thằng bé bí ngô ấy thình lình đến xin thanh toán tiền và nghỉ việc. Mặc ông thuyết phục thể nào, nó cũng một mực không chịu làm tiếp. Ðến chiều, nhân viên tiếp tân gọi ông rối rít:

– Chú xem này, bên kia họ có trái bí Ngô giống mình chưa?

Ông bước ra cửa để nhìn cho kỹ. Trái bí Ngô xanh xanh vàng vàng đang múa may, lăn lóc bên kia đường.

Rõ rồi, cái thằng bé ấy…

Những cái khác, ông còn có thể điều chỉnh lại được. Còn chuyện bí Ngô này… Biết tìm đâu ra người ngay bây giờ. Chỉ còn 2 ngày nữa là Thanksgiving. Lúc ông chủ đến kiểm tra, thì ăn nói làm sao đây.

Ông cuống cuồng bao nỗi. Ông hậm hực đi ra đi vào. Cơn thịnh nộ chực nổ ra bất cứ lúc nào.

– Chú ơi, có người muốn gặp. Nhân viên gọi.

Ông bước ra, hất hàm:

– Gì thế?

Phong đứng nép bên quầy. Dáng vẻ của ông làm em hơi sợ. Em hít nhẹ một hơi, lễ phép nói:

– Dạ, cháu thấy thông báo cần người treo bên ngoài.

Quản lý nhìn kỹ thằng bé trước mặt:

– Cháu muốn xin việc gì?

– Gì cũng được ạ. Cháu sẽ làm vài ngày cho kỳ lễ Thanksgiving thôi.

Quản lý trợn mắt. Ông hỏi gặng lại:

– Chỉ làm cuối tuần này thôi à?

Phong bối rối:

– Dạ.

Nếu lúc khác, ông đã từ chối ngay. Nhưng, lần này thì khác. Thôi, tạm nhận thằng bé đi, thư thư qua Thanksgiving rồi tính tiếp.

– Cháu có mặc áo khoác hình trái bí Ngô đứng trước cửa chào khách được không?

– Dạ được ạ.

– Giờ làm việc từ 5 giờ chiều đến 10 giờ tối. Lương 12 đô một giờ. Bắt đầu từ mai.

Phong vui mừng cúi đầu:

– Dạ cảm ơn chú.

Vẻ mặt sáng sủa và thái độ lễ phép của thằng bé làm ông hài lòng. Giọng nói ông chợt nhẹ nhàng hơn:

– Ừ, vậy nghe cháu. Mai gặp lại.

Phong hí hửng báo tin cho em:

– Anh được nhận rồi nhóc ơi !

Ðang xìu xuống vì đói và mệt, Bin chợt bật dậy:

– Thật không anh?

– Thật mà.

Hai anh em nắm tay nhau nhảy lưng tưng. Phong làm phép tính:

– 12 đô một giờ… Anh sẽ có 60 đô một ngày đó, nhóc.

Bin hớn hở:

– Mình sẽ mua con gà tây to thật to. Mua thêm bacon và pumpkin pie nữa nha anh.

– Ừ, con gà tây thật to, cả bacon và pumpkin pie nữa.

Bin rụt rè :

– Em nghĩ lại rồi… Hai con gà tây đi anh.

– Một con là được rồi. Em tham thế.

Bin nuốt nước bọt, nài nỉ:

– Một con mình sẽ nướng và con kia thì mình quay. Nha anh.

Phong nao lòng trước ánh mắt khẩn khoản của em. Từ lúc mẹ bệnh đến giờ, hiếm khi nào nhà có bữa ăn ngon. Bất giác, Phong choàng tay qua vai, kéo em lại gần mình:

– Ðược rồi. Mình mua 2 con gà tây luôn.

Cả lớp hôm nay cứ nhấp nhổm không yên. Ðứa nào cũng mong cho đến giờ tan học.

Mike thúc khuỷu tay vào sườn Phong:

– Chút nữa đi Mall chơi với tao nha.

– Thôi, tao bận rồi.

– Vậy mai qua nhà tao ăn Thanksgiving nghe.

Phong lắc đầu từ chối lần nữa:

– Mai tao cũng bận.

Mike hơi dỗi:

– Mày bận gì mà bận hoài vậy?

Phong ra vẻ quan trọng :

– Suỵt, cô nhìn kìa. Ðể lúc khác tao nói cho nghe.

Phong hồi hộp đến nỗi school bus chưa dừng hẳn, em đã vội nhảy xuống. Bác tài đập mạnh vào thành xe, la lên:

– Cẩn thận đó, nhỏ.

Nhưng Phong đâu kịp nghe gì. Em phóng nhanh đến bên Bin, giục:

– Ði mau lên.

Bin vừa chạy theo anh, vừa nói:

– Thích quá. Anh Hai có việc làm rồi.

Phong cười hãnh diện. Em có cảm tưởng mũi mình phồng to ra.

Hai anh em đến nơi sớm hơn 20 phút. Phong mở cặp lấy bánh hamburger đưa cho Bin:

– Em ăn đi, rồi ngồi ở ghế chờ anh.

– Bánh ở đâu anh có vậy?

– Bạn anh cho. Phong quay mặt đi, nói.

Thật ra, bữa trưa ở trường có hamburger kèm khoai tây chiên. Phong chỉ ăn khoai tây chiên và dành phần bánh cho em. Bin rất háu đói, cu cậu không thể nhịn ăn đến 10 giờ được đâu.

Quản lý đưa đồ cho Phong:

– Cháu mặc áo vào đi, rồi ra đứng trước sân đón khách nhé.

Phong xin phép ông:

– Chú có thể cho em cháu ngồi ở phòng chờ được không ạ?

Quản lý ngó nghiêng, dặn dò :

– Ừmmm… Nhưng không được quậy phá đó.

Phong mừng rỡ:

– Dạ, em cháu ngoan lắm.

Nhìn anh lụng thụng trong chiếc áo khoác hình Pumpkin lạ mắt, Bin bật cười khoái chí:

– Cho em ra đứng bên anh nhé.

– Không được. Bên ngoài gió lắm.

Bin lý luận:

– Sao anh đứng được mà em không?

Phong ấn em ngồi xuống:

– Anh có áo khoác. Em bướng mai anh không cho đi cùng đâu.

Bin tiu nghỉu không dám cãi. Em vừa ăn bánh vừa nhìn trái pumpkin vàng vàng xanh xanh ngộ nghĩnh ngoài sân.

Chiều, hai anh em cứ lần khân mãi mới dám mở lời xin phép mẹ sang nhà bạn dự Thanksgiving. Ánh mắt mẹ thoáng buồn, nhưng mẹ cũng gật đầu cho phép. Phong thương mẹ lắm. Em ước gì mình chóng lớn, có thể gánh vác gia đình thay cho mẹ.

Ra tới cổng, Bin lo lắng hỏi:

– Cả tuần nay mình cứ xin mẹ qua nhà bạn anh chơi. Hôm nay cũng vậy. Chẳng lẽ hôm nào cũng qua nhà bạn sao anh Hai?

Ðúng là nói dối khó thật. Nhất là với mẹ.

– Tối nay về anh sẽ nói cho mẹ biết mọi chuyện.

Bin sực nhớ ra. Em nhảy cẫng lên:

– À, tối nay mình tổ chức Thanksgiving cho nhà phải không anh?

Phong gật đầu xác nhận:

– Hết giờ làm hôm nay, anh sẽ xin chú quản lý trả trước tiền 2 ngày làm việc. Xong mình sẽ ghé Walmart mua đồ.

Bin nhắc lại không thiếu món nào:

-Hai con gà tây , bacon, pumpkin pie, khoai tây chiên há anh.

– Còn trái cây và sữa cho mẹ nữa. Phong góp lời.

Niềm vui ngập tràn trên gương mặt hai anh em. Những chiếc lá khô bay vờn theo cơn gió. Phong chạy theo, vươn tay bắt lấy một chiếc lá. Bin cũng chạy theo cố nắm lấy vạt áo anh. Tiếng em dạt trong tiếng gió:

– Chờ em với. Chờ em với anh Hai.

Kevin dừng xe, thong thả bước trên vỉa hè. Ông vẫn có thói quen luôn muốn nhìn nhà hàng mình từ xa. Qua hết một dãy phố, ông đã thấy thấp thoáng bảng đèn đỏ bên hông nhà hàng và người đóng giả pumpkin đang múa may với cây đèn đổi màu trên tay.

Khi ông bước vào, tiếp tân lễ phép cúi đầu:

– Xin chào ông chủ.

Ông mỉm cười, chào lại.

Ðưa mắt nhìn bao quát, ông hài lòng khi thấy bên trong bài trí ra phong cách lễ hội mà trang nhã, không rườm rà. Thực khách hôm nay cũng đông, ngồi đầy kín các bàn.

Quản lý đi đến bên ông chủ:

– Chào ông chủ mới đến ạ.

Kevin gật đầu, hỏi ngay vào trọng tâm công việc. Sau khi trao đổi với quản lý về kế hoạch chuẩn bị cho Christmas và New Year, ông ra về.

Chợt ông khựng lại ở phòng chờ. Chú bé lúc nãy khi vào ông nhìn thấy, vẫn còn ngồi đây:

– Sao cháu ngồi một mình vậy?

Bin lắc đầu:

– Cháu không ở một mình đâu. Còn anh cháu nữa.

– Thế anh cháu đâu?

Bin chỉ tay ra sân khoe:

– Chú có thấy trái pumpkin ngoài kia không? Là anh cháu đó.

Em hạ giọng, ra vẻ nghiêm trọng:

– Cháu nói bí mật này cho một mình chú nghe thôi nhé : anh cháu kiếm tiền tổ chức Thanksgiving cho nhà hôm nay đó.

Kevin ngạc nhiên:

– Sao anh cháu phải kiếm tiền?

Bin hồn nhiên:

– Vì mẹ cháu bệnh. Chút nữa chúng cháu đi Walmart mua đồ. Mua những 2 con gà tây lận đó chú.

Kevin nghe cảm giác nhoi nhói trong tim.

Thoáng qua đầu ông hình ảnh chú nhóc thuở nào, tay ôm con gà tây của nhà thờ cho, khư khư như đang giữ báu vật. Chú nhảy tung tăng bên mẹ, môi cười rạng rỡ, mắt nhìn chung quanh, chỉ chực khoe với mọi người, rằng mình cũng có bữa tiệc Thanksgiving.

Ông xoa đầu Bin rồi lặng lẽ quay lại tìm quản lý.

Quản lý ngạc nhiên:

– Dạ có chuyện gì không ông chủ?

– Tôi muốn biết về chú bé pumpkin ngoài kia .

– À, thằng bé thật kỳ lạ. Nó chỉ xin làm mấy ngày thôi. Nghe nói nó cần tiền làm Thanksgiving .

– Ðược rồi. Ông bảo nhà bếp chuẩn bị hai con gà tây và phần ăn cùng tráng miệng cho 3 người. Nhanh lên nhé, tôi chờ đấy.

Không đợi quản lý trả lời, ông bước ra sân:

– Cháu vào thay đồ rồi chú đưa về.

Phong nhìn người đàn ông trước mặt:

– Dạ, không được đâu ạ. Cháu còn làm việc đến 10 giờ mới xong.

– Chú bảo nghỉ thì cháu cứ nghỉ đi. Chú là chủ nhà hàng này.

Phong đắn đo:

– Dạ, để cháu vào xin phép quản lý. Chú cùng vào với cháu nhé.

Thằng bé thật ngoan và có trách nhiệm. Kevin nhủ thầm.

Ðưa hai đứa nhỏ về đến nhà, Kevin mở cốp xe lấy túi thức ăn:

– Mình vào nhà thôi nào.

Bin xun xoe chạy trước, mở cửa và chào thật to:

– Mẹ ơi, chúng con về rồi ạ.

Ngọn đèn vàng soi tỏ vẻ ngăn nắp của ngôi nhà. Nhưng tuyệt nhiên không có không khí của ngày lễ hội. Người mẹ ngồi trên ghế sô pha, gầy gò, yếu đuối.

Bà giật mình khi thấy người đàn ông lạ:

– Chào ông. Xin mời ông ngồi. Ông là…

Kevin giới thiệu:

– Tôi là chủ nhà hàng, nơi cháu Phong làm việc.

Phong lo sợ nhìn mẹ:

– Mẹ đừng la con nhé. Con chỉ làm vài hôm thôi. Con và em muốn tổ chức tiệc Thanksgiving.

Bin nắm lấy tay mẹ, nài nỉ:

-Chúng con muốn tổ chức Thanksgiving cho nhà. Ðừng la chúng con mẹ nhé.

Kevin góp lời:

– Bà có hai đứa con rất ngoan.

– Cảm ơn ông. Người mẹ nói. – Chỉ vì tôi bị bệnh nên con mới vất vả thế.

Kevin ngỏ ý:

– Tôi muốn xin phép bà cho cháu Phong được làm việc ở nhà hàng vào cuối tuần trong suốt thời gian lễ. Giờ giấc cũng hợp lý, từ 5 giờ chiều đến 9 giờ tối thôi.

Phong nhìn ông chủ rồi nhìn sang mẹ . Em rất muốn cơ hội này:

– Con sẽ làm việc tốt và sẽ học thật tốt. Mẹ đồng ý nhé.

Bin chen vào:

– Con sẽ đi theo anh Hai, mà con cũng cố gắng học giỏi luôn, mẹ ạ.

Ðúng là Chúa không bao giờ đóng hết các cánh cửa. Mẹ vuốt tóc Bin và giữ tay Phong trong bàn tay khẳng khiu của mình, rưng rưng:

– Ðược rồi. Mẹ tin hai con.

Và quay sang Kevin, bà nói:

– Xin cảm ơn ông đã giúp đỡ chúng tôi.

Kevin ngồi vào xe, nhấn ga. Chiếc xe như trôi đi giữa phố xá rộn ràng. Lâu lắm rồi, ông mới có cảm giác như thế này. Cảm giác nửa xót xa khi hồi tưởng, nửa tin yêu vào cuộc đời. Hình như những đứa bé đáng thương, không được đầy đủ như những trẻ khác, thường có ý chí mạnh mẽ. Chẳng phải ông đã vươn lên từ nghị lực và quyết tâm không để gia đình rơi vào hoàn cảnh thiếu thốn một lần nào nữa đó sao.

Bật speaker lên, ông gọi cho quản lý:

– Ông sắp lịch để chú bé Pumpkin lúc nãy làm việc vào cuối tuần, cho đến hết mùa lễ hội này. Thời gian từ 5 giờ đến 9 giờ.

Quản lý dè dặt:

– Nhưng nhà hàng chúng ta đóng cửa vào 10 giờ kia mà. Chúng tôi cũng thỏa thuận giờ giấc rồi, thưa ông.

– Ðây là quyết định của tôi. Từ 5 giờ đến 9 giờ! Lương mỗi buổi là 100 đô. Còn nữa, trước mỗi buổi làm việc, ông chuẩn bị giúp tôi 2 phần ăn cho 2 anh em nhé. Bọn trẻ từ trường về, chưa kịp ăn chiều.

– Dạ, thưa ông chủ.

– Ðược rồi. Cảm ơn ông.

Thở một hơi dài thật sảng khoái, ông nhẹ nhàng nói “Happy Thanksgiving” trước khi tắt máy.



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2022 lúc 8:54am

Dấu Chân Trên Cát

Dấu%20chân%20trên%20cát%20-%20Nhà%20Búp

(Danh tánh các nhân vật trong câu chuyện nếu có sự trùng hợp ngoài đời, chỉ là do ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của người viết)

1
Anh là một họa sĩ nghèo, 23 tuổi, mới tốt nghiệp trường Mỹ Thuật được một năm. Anh chưa có tác phẩm nào được sự chú ý của những người sưu tầm tranh hay của giới hội họa. Những bức tranh anh vẽ, được bán với giá khiêm tốn tại các tiệm tranh, các phòng trưng bày tại Sài Gòn. Anh sống trong một xóm nghèo thuộc thị xã Biên Hòa.

Anh tên Triều, yêu mến biển cả, nên dùng bút hiệu Hải Triều ghi dưới những bức tranh của mình. Mùa Hè năm ấy, anh dùng chiếc xe gắn máy đã cũ, mang theo hành trang nhẹ, thêm dụng cụ cùng giá vẽ loại có thể xếp gọn, một mình đến Bãi Sau của Vũng Tàu. Anh mướn một góc nhỏ trong căn nhà đơn sơ của một ngư phủ nghèo, rồi hàng ngày ra bờ biển, vẽ tranh... Anh chú ý đến một thiếu nữ, nàng hay đi biển với mấy người em. Đôi khi vào buổi chiều, nàng thong thả dạo bước một mình trên bờ cát. Là một họa sĩ, anh quan sát nhân dáng nàng. Khuôn mặt thanh tú, ngây thơ học trò. Chiếc cổ dài và thon. Đôi chân đẹp, hai bàn chân gót nhỏ. Anh liên tưởng đến thơ văn người xưa, thường ví bước đi của người phụ nữ đẹp là những bước trổ ra những đóa hoa sen. Với chân không, cô gái đi với dáng đẹp dịu dàng trên bờ cát, rồi trên vùng cát nhỏ bên ghềnh đá. Anh thầm ước ao được nàng làm người mẫu cho một bức tranh của mình.

Thế rồi một buổi còn chút nắng chiều, nàng dạo biển. Một làn gió làm bay chiếc nón rơm rộng vành che nắng của nàng. Chiếc nón đẹp tình cờ dừng ngay bên giá vẽ của anh. Vì thế anh và nàng quen nhau. Nàng ngắm nhìn bức tranh đang được anh phác họa và khen tranh đẹp. Nàng hỏi, giọng ngây thơ:

- Là họa sĩ, anh thích vẽ những gì?

Anh trả lời, thật vui vì có dịp nói về lãnh vực của mình với một cô gái đẹp dễ thương, anh may mắn được quen:

- Tôi yêu mến biển, mùa hè ra đây để vẽ tranh. Vẽ cảnh biển lúc sáng ban mai. Vẽ dân chài thuyền lưới ra khơi. Ghềnh đá xanh, với mây trời, chim hải âu... Cảnh sinh hoạt nơi bờ biển. Một hai em bé chơi cát. Vài thiếu nữ dạo biển đó đây. Hoàng hôn trên biển... Nhưng nơi phòng vẽ tranh tại nhà, tôi vẽ cả tĩnh vật và chân dung... Tôi không có xu hướng vẽ tranh trừu tượng, tranh lập thể hay tranh theo trường phái tượng trưng.

Anh khen nàng có dáng đi và đôi chân thật đẹp.

Quen nhau ít ngày, Triều được biết nàng có tên là Ngọc Quỳnh. Cha nàng là một doanh nhân ở Sài Gòn. Nàng mới đậu xong Tú Tài, được cha mẹ cho đi nghỉ Hè cùng các em một tháng tại đây. Mấy chị em đang cư ngụ tại một phòng rộng có bếp núc, trong một khách sạn của một người bạn cha nàng. Có cả một chị giúp việc tin cậy đi theo, nấu ăn và săn sóc cho mấy chị em. Mấy ngày sau, anh dùng bút than đen, nhanh chóng vẽ tặng nàng một phóng ảnh chân dung, và vẽ sơ một bức nữa, hình ảnh nàng, anh giữ để làm kỷ niệm. Anh ngỏ ý, có dịp về Sài Gòn, xin nàng làm người mẫu cho anh vẽ một bức tranh thiếu nữ, tranh sẽ công phu hơn. Nàng nhẹ nhàng:

- Ba mẹ em nghiêm túc lắm, ít muốn em quen với bạn trai. Anh lại để tóc dài, hút thuốc lá hoài, em không dám để cha mẹ biết đâu, nói gì đến việc em làm người mẫu. Em hẹn anh, bỏ tóc dài đi, đừng hút thuốc nữa. Hè sang năm vào đầu tháng bảy, em sẽ gặp lại anh ở đây. Ba Mẹ nói có thể cả nhà sẽ cùng ra đây nghỉ Hè năm tới.

Hôm chia tay, anh và nàng dùng nước dừa trong một quán nước bên bờ biển. Một đôi vợ chồng người Âu, còn trẻ tuổi ngồi một bàn gần bên. Họ có hai đứa con, còn nhỏ chừng bốn năm tuổi, đang đùa chạy quanh mấy bàn trống trong quán. Ông chồng dáng dấp thể thao, gọn gàng. Bà vợ khuôn mặt đẹp nhưng khá đầy đặn, mập mạp, bà phải cân nặng trên 80 ki lô. Ngọc Quỳnh nói rỡn với anh:

- Anh Triều, nếu cô này làm người mẫu, anh có chịu không?

Triều kín đáo nhìn người phụ nữ ngoại quốc rồi nói:

- Nhiều người mập cũng có những nét đẹp riêng, như Dương Quý Phi của Đường Minh Hoàng ngày xưa. Nhưng cho hình ảnh phụ nữ đẫy đà, đem vào tranh nghệ thuật, khó có thể hấp dẫn người thưởng ngoạn.

Nàng không cho anh địa chỉ hay điện thoại để liên lạc, lấy cớ gia đình rất khó. Anh về Biên Hòa, cắt tóc ngắn, bỏ thuốc hút. Anh đổi bút hiệu là Triều Hoài Ngọc. Tranh anh vẽ ngày càng tiến bộ và bán khá hơn. Trong ba năm liền, vào tháng bảy Mùa Hè, anh lại ra Bãi Sau Vũng Tàu một tháng, vẽ tranh. Anh vẫn trông tìm lại hình bóng người thiếu nữ đẹp, gặp gỡ mùa Hè năm ấy. Nhưng ba năm qua rồi. Chờ mong, mỏi mòn. Anh không gặp lại nàng! 
(Xin mời nghe tâm sự của người họa sĩ trẻ tình si qua bài nhạc Dấu Chân Trên Cát với các nối kết Music Video:   http://www.youtube.com/watch?v=xJaakLq1p0E
mp3, Music scores:    http://hathaykhongbanghayhat.org/node/8332  )
 
Dấu Chân Trên Cát

Hôm nao, em đi bước nhẹ
Trên bờ cát êm
Đôi chân gót nhỏ
Gieo từng đóa sen.

Hôm nao, em đi bước nhẹ
Bên ghềnh đá xanh
Đôi chân gót nhỏ
Ghi từng bước em

Hôm nao, em đi bước nhẹ
Khi chiều sớm buông
Đôi chân gót nhỏ
Anh còn vấn vương

Biết bao người đã bước trên bờ cát ấy
Sao anh tìm lại được dấu chân em
Biết bao người đã đến bên ghềnh đá đó
Lớp rêu xanh cũng đã nhạt mờ

Hôm nay, anh quay bước lại
Trên bờ cát xưa
Đôi chân đã mỏi
Mấy mùa nắng mưa

Hôm nay, anh quay bước lại
Bên ghềnh đá quen
Đôi chân dẫu mỏi
Vẫn tìm dáng em

Đôi chân dẫu mỏi
Vẫn tìm..., vẫn tìm... dáng em.

2

Ngọc Quỳnh sau mấy tuần nghỉ Hè thật vui năm ấy, nàng về Sài Gòn, ghi danh vào Đại Học Khoa Học. Nửa năm sau, nàng được cha mẹ sắp xếp cho đi du học tự túc tại Pháp Quốc, cùng với một người chị họ. Sau một năm sống tại Pháp Ngọc Quỳnh quen rồi được gia đình đồng ý, cho phép thành hôn với một kỹ sư cơ khí trẻ tuổi, cũng người Việt, đang làm việc cho một hãng sản xuất xe hơi tại Pháp. Hôn lễ tổ chức tại Paris. Song thân Ngọc Quỳnh và các em đều sang Kinh đô Ánh Sáng tham dự. Trong gần bốn năm, nàng sanh được hai em bé rất dễ thương. Nàng sống thật hạnh phúc bên chồng, bên con.
Nhưng cuộc đời "không đẹp mãi như thơ". Gặp rủi ro trong một tai nạn xe hơi, Ngọc Quỳnh thoát chết nhưng bị tàn tật, hư hại nhiều nơi chân trái. Nàng đi đứng không bình thường nữa!

3

Sáu năm sau dịp gặp và biết Ngọc Quỳnh, Triều đã trở thành một họa sĩ có tên tuổi. Tranh của anh được trưng bày và bán với giá cao tại nhiều phòng triển lãm. Khách mua họa phẩm của anh thường là những người giàu có trong nước và cả khách ngoại quốc. Những nhà sưu tầm thường tìm kiếm tranh có những đường nét sáng tạo mới lạ. Triều chỉ ra Bãi Sau Vũng Tàu vào ba mùa Hè kế tiếp, sau khi quen biết Ngọc Quỳnh, để vẽ tranh. Không gặp lại người xưa. Những mùa Hè sau đó, một phần vì thất vọng, một phần muốn tìm quên lãng và tìm cảnh vật khác, anh ra Nha Trang, Mũi Né và Phú Quốc...

Hè năm nay, anh dự định đi Đà Nẵng vẽ những cảnh biển đẹp tại đây và vùng phụ cận như Lăng Cô, Sơn Trà, Mỹ Khê, Hội An... Mấy ngày trước khi lên đường, anh ghé lại một phòng bán tranh đường Lê Lợi, rồi qua một cửa tiệm trưng bày khác tại đường Lê Thánh Tôn, hai nơi có nhiều họa phẩm của anh. Cô Bích Liên, người tiếp viên duyên dáng của phòng tranh sau, vừa gặp anh đã vui mừng báo tin:

- Anh Triều! Hôm qua có một bà từ nước ngoài mua luôn hai bức tranh của anh. Bức Bên Ghềnh Đá và bức Trên Bờ Cát. Bà ấy có vẻ ngưỡng mộ tranh của anh lắm. Bà còn định mua thêm bức họa Hoa Quỳnh. Ông chồng bà có lẽ không phải là dân sưu tầm tranh. Ông ấy nói hành lý nhiều rồi, đem theo tranh nặng nề thêm. Ngày mai hai vợ chồng còn đi Vũng Tàu.

Triều vội hỏi:

- Bà ấy người ra sao?

- Bà ấy đẹp, đi cùng với chồng, có cả hai đứa con còn nhỏ, thêm một bà giữ trẻ đi theo.

Từ khá lâu Triều biết Bích Liên, cô tiếp viên phòng triển lãm tranh này, có nhiều cảm tình với anh. Mấy tháng trước, anh vẽ tặng cô bức họa Thiếu Nữ Bên Hồ bằng phấn màu. Bức tranh có cô gái, bên một hồ sen, rất nghệ thuật. Bích Liên hãnh diện trưng bày bức họa tại phòng tranh này. Vài người hỏi mua, nhưng cô không bán, vì là tranh kỷ niệm. 
4
Triều bỏ dự định đi Đà Nẵng, Hội An. Ngay hôm sau anh đi Vũng Tàu. Bây giờ Triều đã có chiếc xe hơi nhỏ. Anh vẫn ở Biên Hòa nhưng đã có nhà, khang trang hơn trước nhiều. Tới Vũng Tàu, anh mướn phòng ngắn hạn tại một khách sạn, gần bên biển, tại Bãi Sau.

Triều đặt giá vẽ ở nơi có kỷ niệm gặp gỡ năm xưa. Anh vừa phác họa tranh, thỉnh thoảng lại nhìn biển khơi, nhìn bờ cát. Anh lại có ý trông tìm một hình bóng..., tuy biết có thể là vô vọng. Đây là bờ cát, với nhiều dấu chân mới. Kia là ghềnh đá quen, chênh vênh, vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt". Chỉ khác là cảnh cũ, nhưng không thấy hình bóng người xưa.

Khá đông người đứng phía sau Triều, coi anh vẽ tranh. Vài người bàn tán nhỏ, đôi lời khen ngợi. Triều không phân tâm nhìn về phía sau. Chuyện những người du khách, dừng chân, xem họa sĩ vẽ tranh, đối với anh thường rồi. Nhưng Triều không biết rằng trong đám đông đang theo dõi đường nét vẽ của mình, có vợ chồng Ngọc Quỳnh. Bây giờ Ngọc Quỳnh chợt nhớ lại cuộc gặp gỡ người họa sĩ năm xưa. Ngày ấy, vì bận chuẩn bị gấp đi du học, rồi lấy chồng, Ngọc Quỳnh đã vô tình quên người họa sĩ và quên lời hẹn năm nào! Lời hẹn mà nàng đã vô tâm coi như một chuyện thoáng qua. Nàng thích tranh đẹp, yêu mến nghệ thuật hội họa nên ngày đó có đôi chút cảm tình với người nghệ sĩ tình cờ gặp gỡ. Năm xưa ấy, nàng chưa có một lời nói, một cử chỉ nào xa hơn tình bạn. Nhưng là con gái, thường rất tinh tế, nàng cảm nhận được tình cảm có vẻ thiết tha của Triều . Ngày đó, nàng còn quá trẻ, mới mười tám tuổi, chưa muốn vướng bận, phân tâm về tình yêu, khi chưa gặp "đối tượng" làm mình rung cảm, chưa gặp "người trong mộng". 

Sau này, nàng được những người bạn yêu hội họa ca tụng những tác phẩm của họa sĩ Triều Hoài Ngọc. Nàng chợt nghĩ tới người họa sĩ. Hôm qua, khi tìm mua tranh, Ngọc Quỳnh được cô bán hàng cho biết người họa sĩ Hải Triều, tác giả mấy bức tranh, đã đổi bút hiệu cả năm, sáu năm về trước. Nàng thấy bồi hồi. Nhưng nàng không hỏi thêm nhiều về người họa sĩ. Ngọc Quỳnh cũng không kể chuyện quá khứ, đã sáu năm qua đi, với chồng. Giờ đây, thấy người nghệ sĩ, tóc hết để dài, không còn hút thuốc, thoáng có nét phong trần già dặn hơn xưa, cô đơn ngồi vẽ, nàng bồi hồi hơn! Ngọc Quỳnh định đến hỏi han và trò chuyện ít câu cùng người quen ngày trước. Nhưng nàng ngập ngừng, suy nghĩ. Rồi nàng lặng lẽ cùng chồng, chậm chạp tiếp tục đi trên lối nhỏ, bên cạnh các hàng quán. Ngọc Quỳnh tự nhủ thầm. Bây giờ đã có gia đình. Một chân vì tai nạn, khiến đi đứng không bình thường. Còn đâu nữa dáng đẹp ngày xưa! Sanh đẻ hai lần, lại ít vận động vì tai nạn, hiện tại nàng đã nặng trên 60 ki lô. Thôi, chuyện xưa đã qua rồi! Nên để cho người nghệ sĩ giữ nguyên vẹn những hình ảnh đẹp, còn mãi trong tâm hồn... 
5
Ánh sáng quan trọng trong hội họa. Khi mặt trời đã khuất, sau những hàng cây xa xa phía sau, Triều thu xếp giá vẽ và dụng cụ. Anh trở về khách sạn của mình.

Chiều tối hôm đó trời mát. Ngọc Quỳnh gửi con cho người giúp việc. Nàng vịn một bên tay chồng, đi chậm chạp từng bước bên bờ biển. Những dấu chân trên cát của nàng không còn đều đặn như xưa, không đẹp như xưa. Vì tật nguyền, lại thêm cân nặng, những dấu ấn của bàn chân bên phải sâu và đậm hơn bên trái...

Khoảng chín giờ sáng hôm sau, Triều lại ra chỗ cũ vẽ tranh. Thỉnh thoảng anh nhìn ra bờ cát xưa. Những dấu chân hôm qua đã được sóng biển và thủy triều ban đêm dâng lên, xóa hết. Lại có những dấu chân mới, sáng hôm nay, in trên cát. Rất vô thường. Đẹp hay không đẹp, vui hay buồn, hạnh phúc hay đau khổ..., trong cuộc sống "chuyện gì rồi cũng qua đi", như những dấu chân trên cát. Triều nhìn những làn sóng lớn nhỏ, hàng hàng lớp lớp, hết đợt này tới đợt kia, xô vào bờ cát, rồi tan! Kể cả những bọt nước trắng xóa tung lên cao hay rất li ti dưới chân ghềnh đá. Anh tự triết lý với mình: những chuyện to tát hay nhỏ bé trong cuộc đời, cũng như những đợt sóng kia, rồi cũng vào quá khứ, vào quên lãng...

Triều chợt nhìn thấy Bích Liên, cô tiếp viên của tiệm trưng bày tranh đường Lê Thánh Tôn Sài Gòn. Cô đang cùng bà mẹ và người em gái nhỏ đi bên bờ biển. Anh nhận ra Bích Liên cũng có thân hình và dáng đi đẹp, đôi chân thon gót nhỏ...

Triều qua cơn mê tình cảm. Ít nghệ sĩ như anh,"si" lâu đến thế. Anh đã ngộ, nhận ra hạnh phúc nhiều khi ở gần bên, trong tầm tay, đâu cần chờ mong tìm kiếm xa xôi...

 

Trần Văn Khang

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Dec/2022 lúc 9:42am

Một Tiếng Thở Dài


 
Như%20Tiếng%20Thở%20Dài%20-%20Giang%20Trang%20||%20St:%20Trịnh%20Công%20Sơn%20-%20YouTube

Đến hôm nay tôi còn nghe tiếng Cố thở dài bảo Mẹ tôi: “Ôn vô dụng quá!” 

Hồi đó, sau thế giới chiến tranh, vừa hồi cư về Huế, gia đình tôi sống chật vật trên đồng lương giáo viên ít ỏi của Mẹ. Không phải dễ để nuôi tám miệng ăn: năm người lớn, ba trẻ con. Qua giao thiệp, quen biết Mẹ và hai Dì được người ta nhờ cậy đan áo len và công việc ấy đã đem thêm chút đỉnh tiền cho gia đình. Trong hoàn cảnh sau chiến tranh, áo len rất quý. Người ta đã mất đi những chiếc áo len tốt khi chạy về làng tránh bom đạn. Nay ai cũng cần áo len để qua mùa đông vì mùa đông của Huế rất lạnh, cái lạnh ẩm, buốt vào tận xương. Mưa dầm dã, ngày này qua tháng nọ. Qua Xuân mới có tí nắng ấm. 

Đan áo len xem như nghề của Mẹ và Dì. Tối nào ba cô cháu nội của Cố cũng thoăn thoắt đan. Không khung cảnh nào đấm ấm hơn: Mẹ và Dì chăm chú vào sợi len, Cố nhấp nước trà, trẻ con chúng tôi ê a tập đọc. Một gia đình nhỏ đùm bọc lẫn nhau qua cơn nghèo khó.

Cố quan sát Mẹ đưa sợi len qua lại với hai que tre và bảo: “Coi cũng dễ thôi, con dạy cho Ôn đan, Ôn giúp cho mau xong.” Mẹ phá lên cười: “Thôi, Ôn chơi với cháu đi”. Nhưng Cố, cháu nội của ông Hoàng đâu có biết chơi với cháu. Cố chỉ quen đọc sách ngâm thơ, chơi bài, nhắm rượu, hay trò chuyện với bè bạn, hàng xóm láng giềng.  Mọi chuyện khác trong nhà đã có người lo.

 Cố thở dài: “Ôn vô dụng quá!”

 *

Cố là cháu nội của Tĩnh Gia Vương, Ông Hoàng thứ bốn mươi chín, con của vua Minh Mạng. Cố về hưu lúc năm mươi tuổi. Lúc ấy ông ngoại tôi, con trai trưởng của Cố, đã làm quan ở Thanh Hoá, lo toan mọi việc. Cố đã sớm có những ngày hưu trí khá thong thả. Nhưng chiến tranh đột ngột chấm dứt cuộc sống an nhàn ấy. Thời chiến tranh Ông Bà Cố và hai Dì ở trong phủ làng Kim Long, sống với tí tiền dành dụm trước và nhờ có rau cỏ, hoa trái trong vườn để trao đổi, bán qua lại với hàng xóm. Mẹ không đưa chúng tôi về quê ngoại ấy và quyết định lánh nạn về quê nội ở làng Minh Hương. Các bác quen rộng, hiểu biết tình hình chính trị, gần dân tình, có thể che chở Mẹ và chúng tôi. Quê nội lại có nhà rộng, vựa đầy thóc, rẫy đầy khoai sắn và các bác rất lo lắng thương yêu chúng tôi.

Hết chiến tranh, vua Bảo Đại thoái vị, chấm dứt thể chế quân chủ và những trọng vọng dành cho hoàng tộc. Pháp ổn định lại quyền lực trong Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau); Việt Minh kiểm soát miền Bắc (từ Quảng Trị đến biên giới Việt Nam-Trung Quốc). Cũng như nhiều gia đình khác, gia đình chúng tôi phải chịu cảnh người Bắc, kẻ Nam: Ông ngoại và Ba tôi kẹt ở ngoài Bắc, bặt âm vô tín; Mẹ và ba anh em chúng tôi ở trong Nam, rời làng Minh Hương về Huế.

Mẹ đi dạy lại, gắng xếp đặt một cuộc sống bình thường. Mẹ thuê một căn nhà nhỏ trong một hẻm hẹp của Thành Nội để đón Ông Bà Cố và hai Dì về ở cùng. Mẹ lo ngại ở làng Kim Long không được an ninh cho Cố. Có người xem gia đình hoàng tộc như thuộc thành phần địa chủ, bóc lột; có người thì nghĩ vua quan là phong kiến hủ lậu. Mẹ phải gánh vác, thu xếp một cuộc sống khiêm tốn, yên ổn cho gia đình.

Sống với Mẹ và Dì, Cố rất được thương yêu, chiều chuộng, được lo cơm nước và áo ấm. Mẹ và Dì rất khéo tay mua đâu được vài thước vải tốt nên may cho Cố một bộ áo mới. Nhưng mãi không thấy Cố mặc, hỏi ra thì Cố bảo: “Đi chơi gặp thằng làm trong phủ hồi xưa thấy nó xanh xao nghèo khổ nên cho nó bộ áo rồi”. 

Ngày ngày Cố vẫn qua hàng xóm chơi bài tuy không còn có thú ăn thua như xưa, nhưng cũng đủ cho Cố vui cười. Tôi, cô bé sáu tuổi, ngoan ngoãn, dễ thương, được đi theo Cố. Cố đánh bài, tôi chơi với lũ trẻ. Xế chiều Cố cháu mới về nhà. Đến đầu xóm tôi tung tăng sung sướng khi đánh hơi nghe mùi mực nướng thơm phức. Ấy là ngày vui: người ta vừa trả tiền công đan áo. Cố cháu có tí ăn chơi trước bữa cơm tối: Dì Ý đập mực nướng và xé ra từng sợi nhỏ để Cố nhâm nhi với tí rượu đế; Dì cho tôi mấy cái râu mực để nhai chầm chậm, thưởng thức vị mằn mặn. Cố cháu nhìn nhau cười. Dì Ý chia vui: “Cháu thấy ngon không?” Dì Ý thương tôi nhất nhà!

Sau hơn một năm, công việc đan áo của Mẹ và hai Dì trở nên rất bận. Người ta đã bắt đầu biết đến ba chị em. Tiếng đồn từ Thành Nội ra phố: các cô vừa đẹp, vừa dễ thương, đàng hoàng và khéo tay. Hết người này đặt áo cánh, người kia thúc đan khăn quàng, người nọ mong có ngay chiếc áo khoác. Có ông chỉ lấy cớ hỏi hay xin đặt áo len để được nói chuyện với Dì Tâm hay Dì Ý, cả hai người đẹp chỉ mới ngoài hai mươi. Khách khứa tấp nập. Bận quá, Mẹ nghe lời Dì Ý, nuôi thêm anh Ứng (anh ấy khoảng 12-14 tuổi, người làng Minh Hương, mồ côi, được các bác nuôi lo từ nhỏ). Mẹ sắp đặt để anh Ứng đi giao hàng khi áo len đã đan xong và chăm sóc trẻ con chúng tôi, em út của tôi, Vinh, lúc đó mới 3, 4 tuổi.

Vậy là cuộc sống đã ổn định. Tiền đủng đỉnh vào đều đặn. Cố có thêm những thứ trà ngon để uống buổi sáng. Mùi mực nướng thơm phức trở nên quen thuộc hơn. Cơm tối nay có cả thịt hay cá. Tình hình kinh tế càng ngày càng khả quan hơn, tưởng sẽ tiếp tục êm đẹp. Tôi bỗng mắc bệnh thương hàn.

Thời ấy trụ sinh rất hiếm. Cố và hai Dì lo cuống lên. Mẹ khóc sướt mướt. Bác sĩ thương tình, tận tình chăm sóc tôi, liên tục cho truyền nước biển mà không nệ hà tốn kém. Vài tuần sau tôi mới qua cơn nguy kịch và được uống tí nước cháo thật loãng. Rồi tôi được xuất viện, về nhà. Cố luôn luôn ở bên cạnh giường bệnh, đút cho tôi từng muỗng nước cháo, an ủi tôi với chuyện cổ tích. Cố kiên nhẫn chăm sóc tôi qua bao nhiêu ngày và bao nhiêu tháng cho đến khi tôi được ăn cháo, ăn cơm. Cố đỡ tôi ngồi dậy, đứng lên. Cố tập cho tôi đi lại từng bước một, để cho tôi níu, tựa vào cánh tay gầy của Cố. Có ai có thể nghĩ rằng cháu nội của Ông Hoàng, xưa quen có người hầu kẻ hạ, nay hằng ngày chăm sóc cơm áo, thuốc men cho cô bé chắt yếu đuối!

Khi tôi đi vững, tôi hỏi Cố: “Bao giờ Cố cháu mình mới qua chơi hàng xóm”. Cố cười: “Con còn yếu chưa đi được đâu và Cố không còn biết đánh bài nữa”. Cố đã bỏ những thú tiêu khiển xưa như rũ xếp chiếc áo cũ và trở thành Ông Cố thương yêu của tôi! Cố nay là thầy, là bạn của tôi. Cố giúp tôi tập đọc, tập viết, dạy tôi đánh cờ tướng và kể cho tôi nghe nhiều chuyện cổ tích. Tôi thích nhất khi Cố giảng giải cho tôi hiểu lễ nghi của triều đình nhà Nguyễn mấy năm về trước như những kỳ thi và ngày phong tước cho những vị thủ khoa. Tuy tôi không hiểu mấy nhưng vẫn thấy hấp dẫn vì Cố còn tả những món ăn ngon, và áo quần đẹp. 

 Cố lại có thêm một việc quan trọng mới: tiếp khách hàng đến đặt đan áo len, giúp Mẹ và Dì phát triển công việc. Mẹ và hai Dì bấy giờ có nhiều lúc phải chạy xuôi ngược mua, đổi, bán len. Có len nhiều màu khác nhau Mẹ và Dì có thể đan những chiếc áo thật đẹp, kiểu cách, đặc biệt và kiếm nhiều tiền hơn.

Cố tiếp khách vui vẻ, khéo léo. Cố biết nhiều chuyện xưa để chia sẻ. Cố cũng hay nhẹ nhàng hỏi thăm gia đình lý lịch những ông bà, bạn mới của Mẹ và hai Dì. Đó là cách Cố thanh lọc, giúp Mẹ và hai Dì giữ được những khách hàng tử tế, dễ chịu. Cố có tính khôi hài, nói chuyện rất hóm hỉnh, nghe rất “hoàng phái”: “Ông bà ở An Cựu à? Vậy mua được ‘Gạo Vua’ không, lâu quá tôi không thấy, cũng nhớ”. Hay là: “Ồ, anh con nhà Nguyễn Khoa đấy à? Tốt quá. Trong họ không có ai ăn cắp ăn trộm gì”. Hơn cả nhân viên công an, Cố biết hết tông tích của nhiều gia đình ở Huế.

Thêm một thay đổi nữa. Đôi lúc Cố ngồi lẩm bẩm một mình nói  chuyện xa xôi: “Hừ! Ta sinh ra được những bốn con trai, nhưng rồi đây chết đi không có người chống gậy, thằng kẹt ngoài Bắc, thằng ở tù ở Côn Đảo, thằng mất tích lúc Nhật rút quân, thằng ẩn biệt trong Nam”. Theo phong tục cổ truyền, khi người cha mất con trai phải mặc áo tang, đội mũ rơm chống gậy đi thụt lùi trước quan tài, ý là để tiễn cha đi.  Dì Tâm an ủi Cố: “Ôn đừng lo. Cháu sẽ giả trai chống gậy cho Ôn”. Cố cười: “Ừ, cũng được đó”. Cố vẫn vui vẻ, tuy có lúc thẫn thờ, ăn uống ít và đi ngủ sớm hơn. Mẹ hơi lo: “Ôn già rồi”.

Nhiều tháng trôi qua; khi tôi bình phục hẳn thì đã gần Tết Trung Thu. Gia đình tôi rộn rịp chuẩn bị ăn Tết. Dì Tâm làm bánh; Dì Ý phơi hoa tường vi, hoa mộc và tim sen để ướp trà. Mẹ sửa soạn mâm cúng. Cố nhắc nhở thêm rằng phải có mãng cầu, đu đủ, thơm, cam, quýt trên bàn thờ để tỏ ý cầu xin gia đình được an lành. Anh Ái và anh Ứng làm lồng đèn. Hai anh làm cho tôi một cái lồng đèn ngôi sao với giấy bóng xanh đỏ thật đẹp. Anh Ứng bảo để mừng tôi lành bệnh. Tôi nao nức nghĩ đến ngày mai kia đi sẽ được đi rước đèn với hai anh.

Không hôm nào vui hơn Trung Thu năm ấy. Nhà nào cũng lấp lánh nhiều đèn đẹp nhưng tôi nghĩ đèn tôi đẹp nhất. Cả xóm nhộn nhịp tiếng cười nói, tiếng trẻ con hát hò. Cơm chiều quyện mùi thơm của nếp than, gạo lức, thịt nướng. Cố tỏ vẻ rất vui, ngồi uống nước trà nụ ướp tim sen. Cố gọi tôi đến để cho một chiếc đũa, đầu đũa cuốn ít mạch nha ngọt dịu nhất xứ. Tôi không thích gì hơn là mút đầu đũa ấy. Sao Cố biết ý và chiều chuộng tôi thế!

Vài ngày sau Trung Thu trời bắt đầu trở lạnh. Không để ý đến gió buốt, Cố bước ra cổng xem hàng xóm đã cất đèn treo trước ngõ chưa và lẩm bẩm: “Không biết ngoài Bắc vừa rồi có ăn Tết Trung Thu? Trời nay có lạnh lắm không? Bao giờ gia đình mình mới đoàn tụ nhỉ?” Mẹ biết Cố nhớ Ông Ngoại và lo cho Ba tôi. Mẹ pha trà mời Cố vào và rủ hai Dì đến ngồi nói chuyện cho Cố vui. Tôi được ngồi cạnh, được Dì Ý cho một miếng kẹo gừng để mân mê trong tay. Một chốc sau Cố bảo hơi mệt, ớn lạnh. Dì Tâm vội vã đun một nồi lá cho Cố xông. Tôi giành nhiệm vụ lau lưng cho Cố để ngửi mũi thơm của lá chanh, bó xả, dầu khuynh diệp. Tối hôm ấy tôi đỡ Cố vào giường; Cố nằm xuống thoải mái, an nhiên, thơm tho từ đầu đến chân. Cố đi ngủ sớm… và không bao giờ dậy nữa. Cố mất nhẹ nhàng trong giấc ngủ ba ngày sau Trung Thu. 

Tôi khóc không ngừng, ngồi một mình trong xó bếp cạnh lò lửa. Cả nhà bận lo tang lễ. Nào là phải may áo tang, kết mũ rơm, vót gậy cho Dì Tâm và Dì Ý giả trai đưa quan tài Cố đi; nào là phải mua vàng bạc, hương đèn; nào là phải báo tin cho bà con gần biết. Tuy không có tiền để làm một tang lễ long trọng, Mẹ muốn đủ lễ nghi đúng với vai vế của Cố trong gia tộc.

Chả ai để ý đến tôi trong xó bếp. Tôi vô ý để tay áo bén lửa cháy. Cánh tay tôi bỏng nặng. Anh Ứng cõng tôi chạy ù đến nhà thương. Tôi vẫn khóc suốt dọc đường, không biết vì cánh tay rát quá hay vì tôi biết Cố đã mất rồi.

Đám tang Cố tôi không được tham dự, không thể đi theo xe tang tiễn Cố đến nơi an nghỉ. Cánh tay tôi đã được băng bó cẩn thận nhưng vẫn có thể nhiễm trùng lở loét. Tôi ở trong nhà, đứng nép vào cánh cửa, thút thít, nhìn Dì Tâm và Dì Ý chống gậy trước quan tài, Mẹ theo sau với hàng xóm, bà con. Xe tang rời ngõ hẹp, tôi khóc oà.

Cố đi rồi. Cánh tôi tay rát quá. Chân tôi yếu nhũn. Tôi ngồi xuống, không còn biết gì nữa. 

 *

Cố mất thế là đã hơn nửa thế kỷ. Tôi đã trưởng thành, đã trải qua cuộc di tản của gia đình đến Mỹ. Những ngày đầu trên xứ lạ, không nhà cửa, không nghề nghiệp, tôi nhớ lại cảnh sau chiến tranh lúc hồi cư về Huế và tôi thấm hiểu tiếng thở dài của Cố.  Thế giới quen thuộc không còn nữa, tương lai rồi sao đây, bây giờ làm được gì? Cố thở dài. Có lẽ Mẹ cũng đã thở dài. Và chính tôi cũng có lần thở dài trước hoàn cảnh khó khăn của việc định cư tại Mỹ. 

Nhưng có phải sau khi thở dài thì mình có thể xếp quá khứ vào ngăn nào đó trong ký ức, để đứng lên, níu tựa vào bản tính lạc quan, niềm ý hi vọng và tiềm năng phấn đấu, và để rồi bước vào thực tại đầy thử thách? Vậy là thở dài không phải là chấm dứt mà bắt đầu và tương lai là chuỗi ngày đầy ngạc nghiên; khó khăn, thất bại hay thành công tùy theo mình có thật chú tâm để vượt qua những trở ngại hay được người giúp đỡ, hay gặp nhiều may mắn.

Hiểu vậy, trước một hoàn cảnh khó khăn, tiếng thở dài của tôi nay rất ngắn để nhường cho một tiếng cười, hay câu nói hóm hỉnh. Thì ra tính lạc quan, bản chất khôi hài có tí “hoàng phái” Cố để lại cho tôi là một di sản quý báu nhất tôi thừa hưởng được.

 

Hạt Tiêu

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Dec/2022 lúc 10:05am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.576 seconds.