Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Sep/2022 lúc 6:38am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Sep/2022 lúc 11:48am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Sep/2022 lúc 7:52am

Về Quê 


Lời tác giả:  

-Nội dung câu chuyện được ghi lại theo ký ức của một người xa quê lâu năm nhớ về “những năm tháng ấy” tại quê nhà vào giai đoạn đầu thập niên 1950, trước hiệp định Geneve 1954, tại miền Bắc nước ta.

-Xin phép mượn bài thơ của nhà thơ Trầm Vân đăng trên Blog Người Phương Nam tháng 01/2022 để mở đầu câu chuyện tình học trò.

Đi qua thơ ấu làng quê

Về nghe những lóng trúc tre cựa mình

Tiếng gà gáy gọi bình minh

Dòng sông uốn khúc bập bềnh nắng trôi

Ngày xưa hai đứa rong chơi

Hái hoa đuổi bướm một thời áo lem

Trò chơi bịt mắt trốn tìm

Bóng em tôi dấu trong tim để dành

Thương đôi mắt sáng long lanh

Tiếng cười nắng vỡ chòng chành hàng cây

Má hồng chút bụi hồng rây

Cho tôi lăn nhẹ bàn tay phủi mềm

(Về Thương Tuổi Dại Khờ - Trầm Vân)

 . . .

      Từ mấy hôm nay Thi nôn nóng chờ đợi ngày về quê thăm nhà. Nàng cứ loay hoay tính toán mãi không biết phải mua quà gì về cho mấy đứa em. Con gái đi học xa nhà, thật sung sướng và hạnh phúc biết bao mỗi khi có dịp nghỉ lễ dài để trở về sống với gia đình thân yêu. Sự sung sướng ấy hiện rõ trên nét mặt của Thi cả tuần lễ nay. Nàng nói huyên thuyên đủ chuyện với tôi về cái ngày về quê ấy. Tôi cũng thế. Chúng tôi không thể che dấu được nỗi vui mừng khi biết ngày nghỉ đó mỗi ngày một đến gần hơn.

Chuyện gì phải đến đã đến. Hôm nay chúng tôi chuẩn bị lên đường về quê.

Chúng tôi cùng ở một làng, chỉ cách nhau có một cái ngõ. Tôi biết Thi từ khi nàng còn nhỏ. Thi hay sang nhà tôi chơi và trèo hái những quả bưởi nho nhỏ để chơi “đánh chuyền” với những cô bạn cùng lứa tuổi. Khi Thi lên Hà Nội học, nàng học năm đầu Trung học. Thời gian đầu, nàng ở chung nhà với gia đình ông bà chủ nhà trọ. Sau một thời gian, Thi được dọn sang ở chung khu nhà trọ với tôi, và từ đó chúng tôi đã trở nên thân và có dịp gần gũi bên nhau.

Đánh chuyền


Chúng tôi đã tới bến xe khách Hà Nội-Sơn Tây. Dù mới sáng sớm, hoạt cảnh ở đây đã tấp nập, náo nhiệt và tất bật làm sao. Kẻ gồng người gánh, kẻ vác người khuân, kẻ vội vàng xuống xe người hấp tấp phóng lên. Tiếng rao quà vang cả một khu, lẫn tiếng gọi nhau ơi ới.

Tôi và Thi còn đang ngẩn ngơ với cả chục chiếc xe khách, chưa định được rõ chiếc nào mình sẽ đi. Thi, trong chiếc áo dài mầu trắng ngắn cũn cỡn vì nàng lớn quá nhanh. Chiếc áo cứ như mỗi ngày môt co ngắn lại. Thi đang ngơ ngác nhìn theo những chị bán hàng rong, nào bưởi, nào ổi, nào me, nào sấu. Chắc là Thi thèm lắm, nhưng cũng có thể nàng chỉ tò mò với những hoạt cảnh ở bến xe.

-  Thi ơi! Lại đây! Mau lên! Tôi phải réo lên thật to cho nàng nghe thấy.

Thi tất tả chạy về phía tôi. Tôi đẩy vội nàng lên xe trước khi đám đông ùa tới chen lấn leo lên. Tôi chọn cho Thi một chỗ tốt không có ánh nắng xuyên vào khi xe chạy. Tôi ngồi cạnh Thi. Thi nhỏ nhắn, nép mình vào cửa sổ xe nhìn ra ngoài, mắt vẫn không rời khỏi mấy múi mít trên cái mẹt nhỏ được đội trên đầu người bán hàng rong đi gần đó.

- Em muốn mua gì không?

- Không ạ!

Nàng trả lời nhẹ, nhưng mắt vẫn nhìn ra xa, không ngoảnh lại tôi. Tôi móc trong cặp ra cái “bánh tây” (bánh mì) nhỏ bằng nắm tay còn hơi ấm đưa cho Thi. Thi lơ đãng cầm lấy không ăn. Lạ thật, cái cô bé lúc nào cũng nhí nha nhí nhảnh thế mà sao hôm nay lại giở chứng im lặng, trầm ngâm như người mơ mộng vậy. Ấy, con gái ở cái tuổi đang lớn nó cứ biến đổi như thế đấy. Tôi giữ vẻ người anh, không chú tâm đến nàng nữa.

Khách lên xe đã đầy. Xe bắt đầu chuyển bánh. Bác tài bấm còi xe inh ỏi. Chú “lơ xe” đập tay đùng đùng vào thành xe để mọi người dưới bến tránh ra. Bây giờ Thi mới ngoảnh lại nhìn tôi mỉm cười. Hai anh em đang chia xẻ một niềm vui chung: sắp được về nhà.

Xe chạy được ít lâu thì ra khỏi thành phố. Cảnh vật ngoại ô đã bớt đi phần tấp nập. Thỉnh thoảng những chiếc xe khách hay xe hàng đi ngược chiều, gió tạt mạnh làm chiếc xe chúng tôi đi như muốn tạt sang bờ ruộng. Mỗi lần như thế, gió hất mái tóc Thi lên, bay lòa xòa xuống mặt. Nàng khẽ nhẹ vén tóc sang bên má.

Tôi và Thi cùng chung sống với nhau ở Hà Nội trong khu nhà trọ riêng biệt và yên tĩnh. Thi ở căn phòng biệt lập, xinh sắn có thể đủ cho hai người sống thoải mái với những tiện nghi tối thiểu dành cho một cặp vợ chồng son. Phòng nàng tọa lạc ở gần góc sân. Bên cạnh phòng nàng là dàn hoa thơ mộng ở cuối sân luôn tỏa mát. Và dưới dàn hoa, với chiếc bàn tròn nho nhỏ, vài ba chiếc “ghế đẩu” con con, tiện cho việc ngồi chơi nói chuyện hay ngắm trăng. Tôi ở trên căn gác với cầu thang gỗ ngoài trời, cũng riêng biệt và cách phòng nàng một cái sân gạch chung. Từ phòng tôi có thể nhìn xuyên thẳng xuống cửa sổ phòng nàng nếu không bị cây hoa ngọc lan mọc giữa sân che lấp một phần. Âu, chúng tôi được ở khu riêng biệt và yên tĩnh này thay vì khu tập thể vì tôi đã ở trọ lâu hơn người khác và riêng Thi, hai gia đình nàng và ông bà chủ nhà trọ là chỗ bạn thâm giao. Khi Thi mới lên Hà Nội học, nàng đã có thời gian ở chung nhà với gia đình ông bà chủ nhà trọ trước khi dọn về đây để có cuộc sống tự lập hơn.

Tôi coi Thi như một người em gái. Thi sống bên tôi với lòng tin cậy ở sự che chở của một người anh. Những hôm ít bài vở, tôi đưa Thi đi chơi tung tăng dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Tây vào những buổi chiều. Anh em chia nhau một ly “kem cốc” hay túi lạc rang húng lìu của chú “khách” (để gọi tắt người “khách trú”, ám chỉ người Tầu) bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Chú “khách” này, hầu như những ai có thói quen đi dạo chơi quanh bờ hồ vào những buổi chiều hay chợp tối đều biết. Lạc rang của chú rất ngon, vừa bùi lại vừa thơm. Có cái lạ là chú đong lạc rất chính xác vào gói nhỏ hình cái phễu dài cuốn bằng giấy báo nhật trình. Mỗi lần chú xúc là vừa đủ 15 hột, không bao giờ dư hoặc thiếu hột nào. Tôi đã đếm thử nhiều lần nên lấy làm lạ. Có những ngày chúng tôi thuê xe đạp đi thăm thắng cảnh Hà Nội hay ra ngoại ô thành phố hay về vùng đồng quê để hưởng những ngọn gió mát trong lành. Những lần như thế nàng thường chạy tung tăng đây đó đầy hồn nhiên với cái tuổi của nàng.

Tôi đưa Thi đi thăm những đền đài, văn miếu, cùng những di tích lich sử văn hóa lâu đời của Hà Nội. Tôi giải thích từng chi tiết của những thắng cảnh ấy và coi nó như những dấu tích của một dân tộc có truyền thống yêu nước và trọng đạo nghĩa. Tôi cho Thi biết Hà Nội, nơi chúng tôi đang ở, không phải chỉ là một thành phố bình thường, nó không những từng là kinh đô của bao thời đại mà còn là một viện bảo tàng lịch sử lẫn văn hóa to lớn của dân tộc ta. Mỗi bước chân ta đi trên đường phố là ta bước lên những bước chân oai hùng của tiền nhân. Muốn biết về Hà Nội không thể chỉ là một vài ngày, chỉ một vài tháng hay chỉ một vài năm, mà phải là một phần đời của chúng ta mới có thể tìm hiểu hết được phần nào cái hay cái đẹp của thành phố này. Biết bao nhiêu người đã từng sống và lớn lên tại Hà Nội mà lại không biết gì mấy về Hà Nội, thật vô tâm quá. Thi say sưa nghe những điều tôi nói và tôi biết nàng cố nhớ hết những gì tôi giảng giải cho nàng. Những cuộc đi chơi như thế càng làm cho chúng tôi thân nhau hơn và yêu mến nhau hơn.

Nhưng cuộc đời nó không chỉ đơn giản thế. Những ngày gần đây, tôi bỗng thấy Thi lớn, nàng không còn là cô bé con nữa. Những cử chỉ quá thân mật tự nhiên của nàng làm tôi xao xuyến, như khi nàng kéo tay tôi lôi đi cho nhanh hơn, tôi thấy như có cái gì ấm áp, dịu dàng trong đôi bàn tay ấy. Tôi thấy thật khó chịu với chính tôi mỗi khi tôi nhìn trộm Thi. Tôi cứ phải tự hỏi mình, tại sao tôi lại phải ngập ngừng khi tôi đến phòng nàng, dù chỉ là để giúp nàng giải bài toán khó. Tôi biết, tôi đang có cái gì thay đổi trong tôi. Tôi giữ kín những u uẩn ấy trong lòng đến đôi khi làm tôi trở nên lúng túng với Thi.

Chiếc xe khách vẫn phóng nhanh trên đường liên tỉnh. Làng mạc, đồng lúa, quán hàng và những hàng cây ở ven đường cứ như đua nhau chạy ngược lại về phía sau. Có lúc xe chạy chậm hẳn lại để tránh những ổ gà. Cũng có khi xe bị tung lên, vẹo đi vì lọt vào những ổ gà lớn. Ngồi bên cạnh tôi, Thi chậm rãi “gậm nhấm” gần hết ổ bánh tây tôi đưa cho nàng lúc nẫy, trong khi mắt Thi vẫn không rời khỏi cánh đồng lúa đã lên đòng đòng. Thỉnh thoảng Thi lại ngoái đầu ra sau để theo dõi một cảnh vật mà nàng chưa kịp xem kỹ. Mỗi khi chiếc xe ngừng để đón khách dọc đường, nàng lại nhìn tôi mỉm cười. Tiếng nói chuyện của những bạn hàng, của những người nông dân cứ rù rì, thì thầm nhỏ to như những lời cầu nguyện. Có những tiếng cười đùa chợt vút lên cao ở phía cuối xe làm mọi người phải ngoái cổ lại nhìn. Có người đã ngủ. Lác đác vài người khách đã xuống xe. Người "lơ xe" ì ạch khuân những giỏ hàng chất trên nóc xe xuống.

Con đường về làng chẳng còn bao xa nữa. Tóc Thi vẫn bay bay, xòa vào mặt nàng, bay sang cả vai tôi. Thi vẫn im lặng ngồi ngắm nhìn cảnh vật đồng quê một cách say sưa. Hôm nay tôi thấy Thi rạng rỡ quá và trong sáng quá, lại có chút gì nghiêm trang xa vắng của một thiếu nữ trưởng thành. Chắc chẳng bao giờ Thi thấy được cái u uẩn trong những ý nghĩ của tôi. Nhưng biết đâu nàng cũng đang dấu những u uẩn trong lòng nàng về tôi như thế. Ý nghĩ ấy làm tôi khoan khoái, nhẹ nhõm lẫn vui vui. Tôi mỉm cười với ý nghĩ ấy.

  Xe đã tới thị xã Sơn Tây, xe chạy chậm hẳn lại khi đi ngang qua chợ Nghệ đang buôn bán tấp nập hay qua những khu phố đông người. Xe chạy vòng theo con hào rộng lớn được đào sâu vây quanh thành cổ, qua ngang Tòa tỉnh trưởng, tiếp tục chạy từ từ qua phố Ngô Quyền, rồi theo hướng Trung Hà và để rồi xe ra khỏi thị xã. Làng tôi cách thị xã Sơn Tây khoảng 10 cây số, thuộc huyện Quảng Oai.

- Bác tài ơi! Cho chúng tôi xuống!

Tôi nói vọng lên về phía bác tài xế. Người "lơ xe" đập mạnh tay vào thành xe mấy cái báo cho bác tài biết là có người muốn xuống. Chiếc xe từ từ đỗ lại bên lề đường. Tôi xuống trước rồi đứng ở cửa xe đợi cho Thi xuống sau. Hai anh em vươn vai mấy cái thật mạnh và hít thở thật sâu để đuổi đi cái gò bó trong suốt con đường dài 40 cây số.

Hôm nay trời nắng nhẹ. Bầu trời xanh trong suốt, điểm vài cụm mây trắng bay lờ lững tít trên cao. Con lạch đào rộng khoảng ba thước, uốn khúc, chạy vòng vèo trong cánh đồng lúa, phản chiếu ánh sáng lóng lánh trông như con trăn bạc trườn mình. Vài con trâu đang chăm chỉ gặm cỏ trong bãi cỏ xanh. Có con ngửng lên ngơ ngác nhìn trời, lắc nhẹ cái đầu để đuổi đàn ruồi đang bám vào nó rồi lại lặng lẽ cúi xuống tiếp tục ăn. Gió đồng nội thổi vừa mát vừa thơm, thơm mùi lúa, mùi cỏ, lẫn trong những mùi thân quen của đồng quê.

Từ đây về làng, chúng tôi phải đi thêm một quãng đường khoảng chừng cây số. Cổng làng xây gạch, màu vôi vàng sậm pha lẫn mầu rêu như đã hiện ra ở phía xa xa. Trong nắng mát, Thi đi nhanh như có ai đuổi đằng sau. Nàng đi sát bờ đường, thỉnh thoảng thò tay vuốt dọc theo bông lúa đòng đòng đã chớm đổi thành mầu vàng nhạt. Nàng không ngắt mà chỉ để cho những bông lúa chạy trong lòng bàn tay, rồi buông rơi xuống thân lúa đong đưa. Cánh đồng ruộng lúa có nơi đã vàng ửng trải dài ra như thảm. Những cơn gió làm cánh đồng lúa gợn sóng, từng gợn từng gợn xô nhau đùa chạy về tận cuối chân trời. Thi tung tăng hết chỗ này tới chỗ kia. Một con nhái nhẩy tõm xuống vũng nước ruộng, hay con chim bất chợt vỗ cánh bay vụt lên từ ruộng lúa làm Thi thảng thốt giật mình. Mỗi khi như thế nàng lại ôm tay truớc ngực nhìn về phía tôi cười như nắc nẻ. Tiếng cười của nàng trong suốt vang lên trong cái yên tĩnh của cánh đồng.

Tôi thấy Thi ngồi sụp xuống bên đường, loay hoay cái gì không biết. Hình như nàng vừa bắt được con cào cào. Nàng nắm nó trong lòng bàn tay rồi mở ra, con cào cào vội bay vù. Mỗi khi gặp cơn gió lớn, hai tà áo dài của nàng bay phần phật như múa. Vài đứa trẻ chăn trâu đứng nhìn chúng tôi một cách tò mò. Đi bên cạnh tôi, dưới nắng, mặt nàng hây hây đỏ trong nắng như phảng phất hình bóng của một đóa hoa hồng mới nở trong ánh sáng mai. Nàng như con chim khuyên nhỏ chuyền cành, líu lo ríu rít.

Cổng làng


Chúng tôi vui chân, chẳng mấy chốc đã tới đầu làng. Chiếc cổng làng sừng sững trước mặt. Cây đa già tủa rễ chằng chịt, bóng rợp tỏa che cả một khoảng đất rộng. Dân làng khi đi ngang qua đây, thường dừng chân trú nắng dưới bóng đa trong chốc lát vào những buổi trưa hè. Cổng làng cũng như cái đình làng, là những hình ảnh biểu tượng của làng quê miền Bắc. Ai đi xa lâu ngày, về đến cổng làng cũng thấy quyến luyến, nhớ lại những ngày tháng còn sống trong lũy tre xanh. Cổng làng không những là nơi chứng kiến những sinh hoạt hàng ngày mà còn là một phần linh hồn thiêng liêng trong những ngày lễ hội cũng như giống ở đình làng.

Tôi và Thi tạm ngồi nghỉ chân trên nhánh rễ lớn của cây đa mọc bò trên mặt đất. Nàng ngồi cạnh tôi, nhặt chiếc lá đa khô phe phẩy làm quạt. Trên mặt Thi lấm tấm vài hạt mồ hôi nhỏ ẩn dưới mấy sợi tóc mây. Tôi ngồi nhìn ngắm chiếc cổng làng thân yêu và liên tưởng tới biết bao nhiêu kỷ niệm của thời thơ ấu, thuở còn học ở trường làng. Ngồi trước cảnh xưa, lòng không khỏi bâng khuâng.

. . .

Ngày nay dù ở nơi xa,

Nhưng khi về đến cây đa đầu làng,

Thì bao nhiêu cảnh mơ màng

Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre.

(Bàng Bá Lân)

Tôi lâng lâng như đắm chìm, ngây ngất về những kỉ niệm xưa ở nơi này. Mọi thứ như hiện rõ ra trước mắt tôi. Thi ngồi bó gối mơ màng. Bỗng Thi giật giọng hỏi tôi:

-  Anh có nhớ trường không?

Nàng vừa hỏi vừa chỉ về phía ngôi trường ẩn hiện xa xa, lấp ló sau rặng tre bao quanh. Nó đứng riêng biệt như một ốc đảo giữa biển sóng vàng bao la của lúa. Làm sao tôi quên được nơi ấy. Tôi quên làm sao được những bóng dáng của thầy cô, bạn bè. Tôi làm sao quên được những bài học đầu tiên. Và như hiển hiện trước mắt tôi với những lớp học đang vang lên tiếng ê a đâu đó lẫn với tiếng gõ thước kêu chan chát lên bảng đen. Nào những buổi sáng mai, tiếng trống trường dục dã trộn lẫn với tiếng nô đùa, chạy nhảy. Nào những đám học trò nhỏ chạy túa ra lúc tan trường. Nào những hình ảnh thập thò sau váy mẹ, lo sợ, rụt rè của những em lần đầu tiên đi học trong buổi khai trường.

Tôi quên làm sao được bài văn "Tôi Đi Học" của nhà văn Thanh Tịnh:

"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi chưa biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè dưới nón mẹ lần đầu tiên đến truờng, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học."

Nhớ lại đoạn văn của nhà văn Thanh Tịnh, tôi như thấy có tôi trong ấy. Với tôi, bài văn này còn hay hơn bài "La rentrée" của nhà văn Pháp Anatole France mà tôi phải học thuộc lòng khi nhỏ. Trường học luôn luôn là những hình ảnh quyến rũ và thân thương được ví như những giọt sữa ngọt ngào đầu đời chảy từ vú mẹ. Hình bóng của ngày khai trường không những ăn sâu vào tâm khảm của những cô cậu học trò, mà nó cũng còn khắc sâu vào những vần thơ mà mỗi khi đọc lên, ta không khỏi xúc động dù ở bất cứ tuổi nào.

Hôm nay là buổi khai trường

Học trò tấp nập lên đường xôn xao

Chúng tôi vui sướng khác nào

Bầy chim thấy tổ xiết bao vui mừng.

(Trần Trung Phương, trích trong tập thơ Những Vần Tươi Sáng)

Cũng như tôi, chắc Thi như đang nhìn thấy rõ hình ảnh của mình trong buổi tựu trường hay trong những giờ tan học. Nàng nhặt hòn sỏi ném nhẹ ra xa, rồi ngồi lẳng lặng nhặt những bông cỏ may bám vào ống quần.

Chúng tôi cũng chẳng vội vàng về. Đây đã là cổng làng rồi. Đường về nhà không còn mấy bước. Trong cái yên tĩnh, gió man mát thổi hây hây, tôi định dựa mình nhắm mắt lim rim đưa hồn mình vào những kỷ niệm xa hơn thì Thi vụt đứng dậy chạy tới khóm tre trước mặt tìm ngắt những lá tre xanh thật to đem về chỗ tôi ngồi nhờ tôi kết hộ cho nàng những hình “củ ấu”. Nàng khua chân, múa tay nói huyên thuyên về những kỷ niêm nơi trường học trong khi tôi yên lặng tạo những hình bằng nắm lá tre nàng vừa đem tới.

Thi không còn ngồi mơ mộng như vài phút trước đây. Nàng cười nói hồn nhiên, say sưa nhắc về cô bạn này rồi đến cô bạn khác với những kỷ niệm của thời nàng còn học ở trường làng. Có những chuyện nàng kể làm hai anh em cười chảy cả nước mắt. Trong lúc mải vui với câu chuyện, tôi giơ tay cốc dứ đầu Thi, nàng né tránh, chạy ra xa. Tôi nhặt hòn đất nhỏ ném theo. Nàng nhặt viên đất ấy định ném lại tôi, nghĩ thế nào lại ném xuống đất, lấy vạt áo dài lau nước mắt. Tiếng nàng cười vang đi xa làm mấy con chim đang đậu trên cây sung bên bờ ao gần đấy vụt bay đi. Tôi thủng thẳng đứng dậy, đưa cho Thi mấy “củ ấu” kết bằng lá tre tôi vừa làm xong.

- Ta về nhà đi thôi!

Nàng ngoan ngoãn đi bên tôi. Ngang qua cổng làng, chúng tôi lững thững đi trên con đường làng lát gạch. Làng tôi không giầu mà cũng không nghèo, thuộc bậc trung trung. Chúng tôi đi dưới bóng mát của những rặng tre trồng dọc theo đường gạch. Trong ao nhỏ bên đường, dăm ba con vịt đang bơi thảnh thơi, thỉnh thoảng vẫy đuôi kêu "cạc cạc" mấy tiếng rời rạc như để gọi nhau. Vài tiếng "à ơi . . ." ru con buồn bã đưa vọng lại từ xa. Con trâu nằm lười biếng dưới khóm tre trệu trạo nhai lại miếng rơm nó đã ăn trước đó. Thỉnh thoảng nó vẫy mạnh đuôi để đuổi đám ruồi bám trên lưng. Mùi phân trâu đối với tôi là mùi quen thuộc, mùi của hương đồng cỏ nội. Con chó đứng lang thang ngoài ngõ, trông thấy chúng tôi, vẫy đuôi lại gần. Thi hơi sợ, vội kéo vạt áo dài che phía trước. Tôi khẽ nhếch mép mỉm cười. Chắc cái mỉm cười ấy phải chứa đựng điều gì hóm hỉnh.

Chúng tôi rẽ sang tay phải khi tới một cái ngõ thứ hai. Từ đây, đường không còn lát gạch nữa, con đường đất gồ ghề trộn lẫn mầu đỏ đá ong. Con đường đất này cũng mang cho chúng tôi biết bao kỷ niệm của những ngày tháng cắp sách đến trường làng vào những ngày mưa gió. Ngoài Bắc, có những trận mưa phùn kéo dài tới mấy ngày, có khi cả tuần hay nửa tháng. Mưa thối đất. Mưa cứ rỉ rả rơi, nhẩn nha không vội vã và không gian luôn trở nên mờ đục. Mọi thứ như ẩn hiện dưới làn mưa mỏng. Mưa như thế thì buồn lắm, chỉ vui cho những kẻ yêu nhau và được ở bên nhau.

Những con đường làng ấy không chỉ mang cái hình ảnh buồn bã của mưa phùn mùa đông. Chúng cũng rực sáng lên sau những cơn mưa rào của mùa hè. Những trận mưa rào như xối nước xuống quét sạch những rác rưởi trên đường. Những cây cau, khóm tre, cây mít… như được tắm rửa, đổi lá, thay màu. Chim trên cành cất tiếng hót vang.

Chẳng còn mấy bước chúng tôi phải chia tay nhau. Đến trước cổng nhà, nàng cười với tôi nói nhẹ:  

-  Em về!

Dơ tay chào tôi rồi nàng tự dùng thân mình đẩy nhẹ cánh cổng gỗ, lách người vào. Trước khi khép cánh cổng lại, nàng khẽ đưa tay ra vẫy chào tôi lần nữa rồi khuất sau cánh cổng ấy. Tôi lững thững tiếp tục đi, lòng thấy bâng khuâng, rộn rã niềm vui. Tôi với tay ngắt bông hoa “dâm bụt” (bông bụt) mầu đỏ tươi bên hàng rào, tung cao lên trời. Tiện chân, tôi đá cục gạch nhỏ bắn đi xa rồi rảo bước về nhà không xa mấy.

Yêu em anh hóa yêu đời

Theo em chấp cánh tung trời bay cao. (Tác giả?)


Nguyễn Giụ Hùng

 Xin mời nghe

Làng tôi

https://www.youtube.com/watch?v=_Y6-cnFfW3M

Làm thơ tình em đọc

https://www.youtube.com/watch?v=CVs6X_YKWxU&list=RD8qvx7BlajtU&index=5
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Sep/2022 lúc 9:52am

Con Lọ Lem 


Biển là con bé trôi sông lạc chợ, lang thang, quần áo tơi tả, đang đứng khóc mếu máo tại bờ biển Nha trang, được mẹ tôi thương hại đem về nuôi.

Con bé không biết tại sao nó bị lạc cha lạc mẹ, trong một đoàn người tản cư, chạy tán loạn, khi con tàu của Pháp vừa cập bến Cầu Đá, Nha Trang, hồi năm 1941.
Mẹ tôi hỏi nó từ đâu đến, nó cũng không biết. Hỏi tên, nó cũng ngơ ngơ ngác ngác, chẳng rõ tên mình. Do đó mẹ tôi đặt tên cho nó là Biển. Vì mẹ lượm nó trên bờ biển.
Ngày đầu tiên khi nó rón rén theo mẹ tôi bước vào nhà, nó như con mèo mướp, quần áo ướt mèm, mặt xanh men mét như tàu lá chuối vì phải đứng dưới cơn mưa mùa hạ vừa chợt đổ xuống.
Nó sợ sệt không dám bước lên bực thềm bốn cấp của nhà tôi.
Mẹ phải bước xuống, nắm tay dìu nó lên. Nó bước theo mẹ tôi, chân tay run lập cập.
Mẹ dẫn nó vào bồn tắm, giặt gịa, và lấy quần áo của em gái tôi, bé Ngân vừa chết vì bị ung thư máu, cách đây mấy tháng, cho con Biển mặc.
Tôi hơi ngạc nhiên thì mẹ bảo:
- Con bé này, nó thay thế con Ngân, để mẹ bớt buồn! Nghen con.
Trưa hôm đó, ba đi làm về, mẹ nói nhỏ với ba điều gì đó, tôi không nghe, nên chẳng biết mẹ đã nói gì với ba. Tôi thấy ba xoa đầu nó.
Ba hỏi mẹ:
- Bà cho nó ăn cơm chưa?
Mẹ đáp: 
- Rồi.
Tối hôm đó, con bé ốm rẹo rọc suốt đêm. Sáng hôm sau, nó cũng còn bệnh rèo rẹo suốt ngày. Tôi thấy nó lạnh run lập cập, nằm kềnh trên giường, nói lăng nhăng mấy câu vô nghĩa rồi ngủ thiếp cả ngày.
Ba tôi cho nó uống mấy viên thuốc cảm và nói với mẹ:
- Nó chỉ bị cảm lạnh. Một vài ngày nữa nó sẽ hết bệnh thôi.
Đúng như lời ba tôi nói, hai hôm sau, tôi thấy nó bước xuống giường, nhìn ngơ ngác như người tiền sử, quan sát căn nhà tôi một cách kỹ lưỡng.
Thế là sau đó không bao lâu, tôi thấy tên nó được ghi vào Sổ Gia Đình:
- Nguyễn Thị Thiên Thanh, sinh ngày 20 tháng 9 năm 1938.
Tôi đưa ngón tay lên đếm:
- Như vậy, con bé này nhỏ hơn mình ba tuổi.
Tôi tò mò hơn và thấy ở cột liên hệ với gia chủ, ghi: - Cháu họ của vợ.
Từ ngày đó con bé lọ lem là thành viên chính thức trong gia đình tôi. Nó dần dà làm quen với lối sống mới.
Lúc đó tôi chín tuổi, đang học lớp Ba, tại Trường Nam Tiểu Học Nha Trang.
Còn con Biển, chưa biết đánh vần.
Lúc bấy giờ vì chiến tranh, nên có những vùng Nha Học Chánh Trung Nguyên Trung Phần ấn định "bảy tuổi" mới được thu nhận vào lớp Một.
Ba năm sau, tôi thi đậu vào lớp Đệ Thất, trường Trung Học Nha Trang.
Tôi còn nhớ, hồi đó lũ trẻ học trò chúng tôi, chưa nói và viết thông thạo tiếng mẹ đẻ, nhà trường dã dạy cho chúng tôi Pháp Văn và một ít ngữ vựng tiếng Anh rồi.
Chúng tôi học được vài câu tiếng Anh, khi tan trường, đứa nào đứa nấy cũng vênh váo lập cà lập cập như ta đây là người thông thái. Do đó, tôi rất coi thường con Biển.
Ba Mẹ tôi đặt tên nó là Thiên Thanh, nhưng tên thường gọi là Biển. Tôi hay gọi nó là "lọ lem".
Cũng như những đứa trẻ khác trong xóm, con Biển phải chờ đến bảy tuổi mới được đi học.
Những lúc rảnh rỗi, Mẹ thường bảo tôi:
- Con viết cho em... nó mấy chữ cái, để nó học trước. Vài tháng nữa mẹ sẽ gởi nó cho thầy Cường.
Tôi không ưa con Biển chút nào. Dưới mắt tôi, nó là con bé lọ lem.
Tôi không muốn dạy nó học, nhưng vâng lời Mẹ, nên tôi cũng đành viết cho nó mấy chục chữ cái của vần Quốc Ngữ. Tôi đọc thoáng qua vài lần cho nó nghe và bảo nó học cho thuộc, đến trưa tôi sẽ dò bài.
Trưa đến, chờ mẹ tôi đi chợ về, tôi gọi con Biển lên dò bài. Lẽ dĩ nhiên là nó không thuộc nên đọc không thông.
Tôi hét lớn, trợn mắt như một thầy giáo:
- Có ba chữ cái mà mày lặp mãi cũng không nhớ! Đồ con lọ lem!
Tôi cố quát cho thật to, để mẹ tôi biết, nó là đứa ngu đần.
Mẹ tôi lúc nào cũng bình tĩnh, nhỏ nhẹ, nói với tôi:
- Nó còn nhỏ, từ từ nó sẽ học thuộc mà con.
Nghe mẹ nói, tôi càng ghét con Biển hơn:
- Cái thứ ngu si, dốt nát, u mê, hủ lậu, sống ăn hại xã hội, chết không có tên để lại hậu thế, cũng đều do con đường ngu si, dốt nát mà ra cả.
Mẹ tôi ôn tồn:
- Đừng mắng nhiếc nó thậm tệ như thế con.
Tôi càu nhàu với mẹ: 
- Con có dạy nó suốt đời, nó cũng ngu như vậy đó mẹ ơi!
Con Biển nghe tôi nói như vậy song nó vẫn lặng thinh.
Một chặp lâu sau, nó mới lắp bắp nói:
- Anh Hai, dạy em ba chữ này thôi. 
Nó vừa nói vừa chỉ vào ba chữ ABC.
Tôi bực mình chỉ tay vào ba chữ ABC và đọc lớn, rồi hất quyển vỡ, bảo nó học đi.
Con Biển ren rén cầm vở đi học không nói gì. Sau đó, mẹ có công việc nên vắng nhà.
Một hồi lâu, tôi mở cửa kho mà mẹ hay để đường và đậu xanh hột, định nấu chè ăn.
Tôi thấy con Biển vừa sàng sảy gạo vừa đọc lâm râm ba chữ cái.
Tôi hét lớn:
- Cái con lọ lem này, sao mày không ra chỗ sáng sủa ngồi học, mà chun đầu vào chỗ tối mò tối mịt như vầy mà học, hèn gì mày tối dạ là phải!
Nó đáp:
- Anh Hai, em sãy gạo để chiều mẹ nấu cơm mà!
Tôi nghe con Biển gọi tôi bằng Anh Hai và mẹ tôi bằng mẹ, nên càng tức thêm.
- Tao mà là Anh Hai của mày hả? Mẹ tao chứ mẹ mày sao?
Nó nụng nịu đáp:
- Mẹ chung mà Anh Hai! Cho em kêu mẹ anh Hai là mẹ nghen anh Hai?
Tôi bỏ ra khỏi kho quên lấy đường và đậu xanh, nên quay lại hỏi nó:
- Mày biết nấu chè đậu xanh hột không?
Nó mừng rỡ, đáp vội:
- Dạ, em biết.
- Mày mà cũng biết nấu chè đậu xanh hả?
- Dạ, em biết. Tuần trước mẹ nấu chè, mẹ có dạy em cách nấu, nên em cũng biết nấu chè đó anh Hai.
Tôi ra lệnh:
- Ừ, thì mày nấu chè đi!
Tôi trở lên nhà trên học bài, một chặp sau, con Biển bưng lên cho tôi một ly chè thật nóng. Nó đặt ly chè trước mặt tôi và nói:
- Chè đây anh Hai, ăn cho nóng!
Tôi hỏi nó:
- Mày nấu có nhiều không? Cho mày một ly đó.
Con Biển đứng yên một chỗ rồi thỏ thẻ nói:
- Em chỉ nấu đủ một ly cho anh Hai ăn thôi. Em no lắm.
Tôi hơi ngỡ ngàng:
- Thôi cũng được. Lần sau nhớ nấu nhiều hơn để cho mày một ly nghen!
- Dạ.
Một hôm nó và con Bích Thủy đang chơi ngoài sân. Tôi nghe con Bích Thủy nói:
- Mày đẹp hơn tao. Mày làm công chúa ngủ quên trong rừng. Còn tao làm người hầu công chúa cho.
Bích Thủy nói tiếp:
- Mày vào lấy cái áo đầm, váy xoè, hôm Tết mày mặc đó, diện vào thì mới giống công chúa chứ.
Con Biển vội vàng chạy vào nhà, lấy cái áo đầm, có nhiều ren, màu bạc, óng ánh như kim cương. Con Biển định mặc vào, nhưng nó khựng lại, ôm chiếc áo đầm. Nó thất vọng, thở ra:
- Thôi tao không làm công chúa nữa đâu! Mày làm đi! Để tao làm người hầu công chúa cho.
Con Bích Thủy ngạc nhiên hỏi:
- Ủa! Sao vậy?
Biển nói rất khẽ nhưng tôi vẫn nghe:
- Mày đẹp hơn tao! Sạch sẽ hơn tao! Tao là con "lọ lem", anh Hai thường bảo tao như thế!
Tôi không biết con Bích Thủy, có họ hàng gì với mẹ tôi không, nhưng nó gọi mẹ tôi bằng chị. Thỉnh thoảng tôi nghe con Bích Thủy bảo con Biển gọi nó bằng dì Út.
Tôi ngồi phía sau cửa sổ, nghe con Biển nói như vậy, nên tôi nói vọng ra ngoài cho hai đứa cùng nghe:
- Biển! Mày không phải là con lọ lem đâu! Mày là bà tiên lọ lem! Từ rày về sau, tao sẽ gọi mày là "Bà Tiên Lọ Lem". Mày có chịu không?
Con Biển suy nghĩ một hồi, rồi trả lời:
- Anh Hai ơi! Tiên rất đẹp, sao còn lọ lem nữa, anh Hai? Em không chịu đâu!
Tôi hỏi con Biển:
- Chứ mày muốn tao gọi mày là con gì?
Nó đáp nhanh: 
- Em còn nhỏ, sao anh Hai gọi em là bà Tiên? Sao không gọi là Tiên, hay cô Tiên?
- Có ai lại gọi cô tiên bao giờ? Thôi để tao gọi mày là "Tiên lọ nghẹ", chịu không?
Nó bình tĩnh đáp:
- Anh Hai muốn gọi em thế nào cũng đuợc, miễn là anh Hai vui thôi!
Tôi thấy mình đuối lý, nên nói bâng quơ một câu, rồi bỏ đi:
- Lọ lem, lọ nghẹ ơi! Mày là con mén, chỉ lanh mồm lanh mép thôi!
Nói xong tôi nguây nguẩy bỏ đi. Phía sau, tôi nghe tiếng con Biển nói vọng theo.
- Đúng rồi anh Hai! Em là con lọ nghẹ! Lọ lem! Anh Hai vui chưa?
Tháng ngày chậm chạp trôi qua ...
Khi tôi học lớp Đệ Tứ, con Biển cũng vừa lên lớp Năm. Một hôm nó đem bài toán "Quy tắc tam xuất Thuận và Nghịch" nhờ tôi giảng. Tôi giảng cách nào, con Biển cũng một mực trả lời, nó chưa hiểu.
Tôi hỏi nó: 
- Nếu mẹ sai một mình mày sắp xếp lại kho cho trật tự, thì mày phải làm một ngày mới xong phải không?
- Dạ đúng.
- Còn nếu có tao cùng làm với mày thì có phải nhanh hơn không?
- Dạ đúng.
Tôi giải thích cho nó:
- Như thế là nghịch! Nhiều người thì thời gian ít hơn ... là nghịch!
Con Biển khăng khăng đáp:
- Như thế là thuận mới đúng đó anh Hai.
Tôi thở ra.
Tôi cho một ví dụ khác:
- Mẹ mướn mày làm một công việc nào đó rồi thưởng cho mày 1 đồng. Mẹ cũng mướn tao cùng làm với mày và mẹ cũng thưởng tao 1 đồng. Như vậy mẹ phải trả hết bao nhiêu tiền cho hai đứa.
- 2 đồng.
Tôi nói:
- Như thế là thuận đó. Càng thuê nhiều người thì mẹ phải trả nhiều tiền hơn. Như thế là thuận. Mày hiểu chưa?
- Theo em nghĩ, cái nào cũng thuận...
Nó nói thêm: 
- Nhiều người cùng làm một công việc thì nhanh hơn. Là thuận. Mẹ mướn nhiều người, mẹ trả nhiều tiền... là thuận. Em chẳng thấy cái nào là nghịch cả.
Tôi giận quá, ném cuốn vở làm bài tập vào mặt con Biển, đuổi nó đi.
Biển vội vàng bước vào nhà kho.
Vài ngày sau, tôi bảo nó đem vở toán lên cho tôi xem. Tôi vô cùng ngạc nhiên. Loạt bài về Quy Ttắc Tam Xuất - Nghịch và Thuận, nó đều đạt điểm 10/10. Tôi hỏi nó:
- Mày cốp-pi hả Biển?
- Không, em không có cốp-pi đâu anh Hai. Em tự làm đó.
Tôi vẫn không tin, nên ra thử 2 bài toán. Một Nghịch và một Thuận. Con Biển đều làm đúng cả.
Nó đặt quy tắc để giải quyết hai bài toán rất đúng phương pháp toán học. Thấy vậy, tôi cũng không thể bắt nạt nó được.
Ngày tháng cũng dần dần trôi qua!
Tôi đậu Tú Tài Toàn Phần năm tôi 19 tuổi. Vào dạo đó con Biển 16 tuổi và đang học lớp Đê Tam.
Một hôm, mẹ bảo con Biển và tôi sắp xếp lại kho hàng của mẹ cho trật tự.
Vào kho hàng, tôi thấy con Biển ngồi làm bài tập trong đó. Biển đang ngồi trên một bao gạo thấp, trước mặt là một bao gạo khác cao hơn. Biển kê vở trên đó để làm bài.
Những vệt nắng chiều xuyên qua khe cửa, lăn tăn trên tóc con Biển, như một dải lụa mênh mông.
Tôi ngẩn ngơ vài giây rồi hỏi nó:
- Sao mày không ra nơi sáng sủa mà học?
- Kệ em anh Hai. Em ngồi đây học cũng đuợc mà. Ở đây nhờ ánh sáng của các khung cửa sổ, nên mẹ trả tiền điện ít hơn anh Hai à.
- Mẹ bảo mày và tao thu dọn kho lại cho sạch sẽ. Bây giờ mày đã rảnh rỗi chưa?
- Dạ em rảnh rồi. Nhưng anh Hai cứ lên học bài đi, để em làm một mình cho.
Tôi nghe con Biển nói vậy, nên rất mừng. Tôi định làm cho nhanh, xong công việc để còn tham dự trận "đá banh" chiều nay nữa.
Tôi nhìn con Biển, hỏi:
- Có thật vậy không Biển?
- Em nói thật mà. Anh Hai muốn làm gì thì làm đi. Em làm một mình xong ngay.
Tôi nghi ngờ:
- Chắc không Biển.
Giọng con Biển chắc nịch:
- Chắc mà anh Hai. Anh tin em đi. Anh vẫn còn lơ mơ chưa nhớ hả? Hôm nay là "lễ tình yêu" mà! Anh Hai đi qua nhà dì Bích Thủy dự tiệc đi. Em nghe dì Bích Thủy có mời anh Hai mà. 
Giọng con Biển hơi nghẹn lời.
Tôi hỏi nó:
- Bích Thủy có mời mày không?
- Dạ không! Mà có mời em cũng không đi. Có mặt em, anh Hai và dì Bích Thủy mất vui.
Tôi hỏi: 
- Sao vậy?
- Em là lọ nghẹ, lọ lem mà!
Tôi hối hận, thành khẩn bảo con Biển:
- Ngày rày về sau, tao không gọi mày như thế nữa. Chịu chưa?!
- Tùy anh Hai đó!
Tôi nói với con Biển:
- Được, để chiều nay, anh dẫn Biển sang nhà Bích Thủy dự tiệc cho vui nhé!
Biển đáp nhanh:
- Dì Bích Thủy không có mời em. Chỉ mời một mình anh thôi! Anh nên đi một mình! Anh mà dẫn "lọ lem", thì cả anh và dì Bích Thủy đều không vui.
Yên lặng! Hối hận! Nét mặt tươi vui của Biển vang vọng. Có điều gì đó bất ổn, đang âm ỉ khi tôi thấy bóng mình ngã trên bóng của con Biển.
Trong phút chốc hoảng sợ, tôi như đang đứng trên vực của một sườn đồi, nhìn xuống thung lũng sâu thăm thẳm. Hàng cây khô đang ngủ với nỗi buồn không tên.
Tôi nhìn Biển dài lâu, Biển có đôi mắt lớn và nụ cười thật hiền, cùng giọng nói nhỏ nhẹ.
Biển lớn lên trong cánh tay nuông chìu của mẹ với lòng ganh ghét của tôi.
Và rồi một hôm, tôi thấy nó vẫn ngồi trong cái kho có mùi tỏi, nước mắm, đường.... lẫn lộn. Tôi bắt đầu để ý đến nó.
Tôi lấy cái bàn cũ trong phòng ngủ của tôi ra kê bên cạnh giường của nó.
Tôi nói một nửa như an ủi, nửa như vỗ về:
- Anh cho Biển cái bàn này để học. Đừng ngồi trong kho nữa nhé!
- Dạ.
Biển đáp nhỏ nhẹ và lòng tôi cũng thênh thang, tình cảm ngọt ngào:
- Anh mà thấy Biển còn ngồi trong kho, anh không thích đâu!
Từ ngày đó, tôi thấy Biển càng lúc càng đẹp. Biển hiền, dịu dàng hơn bất cứ đứa con gái nào trong xóm tôi.
Từ ngày đó, tôi biết đôi mắt xinh đẹp của Biển đã loé lên, len lỏi trong tôi, bởi vì những ngày sau đó, tôi thấy Biển cũng vui hơn trước. Biết đâu trong những võng mạc của Biển cũng có bóng dáng tôi.
Rồi ngày tôi du học, Biển không ra phi trường đưa tiễn. Tôi biết Biển sẽ rơi nước mắt trước chỗ đông người.
Tôi còn nhớ, trước lúc tôi ra phi trường, Biển đã hỏi tôi:
- Khi nào anh trở về Việt Nam?
Tôi quay đi chỗ khác, giấu những hạt buồn chờ rơi rụng:
- Bốn năm nữa anh sẽ về thăm em.
Tôi nhìn Biển, ánh mắt thông cảm, cố nén tiếng thở dài.
Những ngày du học rất buồn.
Thỉnh thoảng tôi viết thư thăm ba mẹ và luôn tiện viết vài dòng vu vơ thăm Biển. Tôi sợ ba mẹ biết đuợc tình cảm của tôi đối với Biển.
Một hôm tôi viết thư cho ba mẹ, kể chuyện học hành...
Cuối thư tôi viết vài dòng cho Biển.
Tái bút: Biển, anh Hai cũng nhớ em nhiều. Anh có mang theo ảnh của Ba Mẹ, nhưng không có hình của em. Em gởi cho anh một tấm ảnh nhé. Em ráng học, phải đậu Tú Tài 2. Em đừng quá để ý đến những việc lặt vặt trong nhà. Chúc em vui.
Anh Hai.
Hai tuần sau, tôi nhận được thư của Thiên Thanh và một tấm ảnh. Thiên Thanh mặc chiếc áo dài màu xanh da trời. Vạt áo cuốn hút theo gió biển.
Hằng ngày, tôi lấy tấm ảnh mà Thiên Thanh đã gởi cho tôi khi nàng vừa đậu Tú Tài 2 ra xem. Tấm ảnh của Thiên Thanh là cái vui duy nhất giúp tôi ấp ủ những giây phút kỷ niệm, những ngày đợi chờ, những ước mơ nho nhỏ trong cuộc đời.
Có lẽ cảnh vật trong thành phố nơi tôi đang cư ngụ là một bãi biển xinh xắn nào đó ở thành phố biển quê tôi, miền thùy dương, Nha Trang cát trắng. Tôi thấy thật vô cùng gần gũi, thân quen như con đuờng Lý Thường Kiệt, đâm ngay ra đường Lê Lợi, chạy thẳng tắp đến bưu điện, rồi quẹo ra biển, có sóng vỗ rì rầm, nơi Thiên Thanh đứng chụp hình... Mắt nàng đăm chiêu nhìn về một góc trời xa ơi là xa.
Những người con gái đã gợi cho tôi nỗi nhớ, những tấm ảnh cũ, những chuyến đi... và rồi tôi biết chỉ có Thiên Thanh, con Biển, con lọ lem, con lọ nghẹ, mới là người duy nhất tôi còn nhớ trong tâm hồn mình. Không ai có thể như Thiên Thanh được.
Tôi thương con lọ lem ơi là thương. Nhớ thương vô vàn.
Quê mẹ tôi đó. Nhà tôi còn có Thiên Thanh. Nơi Mẹ đã tìm thấy Biển, mười mấy năm về trước.
Mẹ tôi thì không sanh đẻ đuợc nữa vì khi sanh bé Ngân, Mẹ bị cắt bỏ buồng trứng.
Hồi đó, có một hôm, mẹ bảo tôi mang cháo cá thu nóng hổi về cho Ngoại ở Chợ Mới (Ngọc Hội).
Tôi đang buộc cà-mèn cháo vào yên xe đạp. Biển thấy vậy mới đề nghị với mẹ.
- Mợ ơi! Để con theo anh Hai, con ngồi sau giữ cháo cho khỏi đổ, chứ anh Hai đi một mình, đuờng đá gồ ghề, có nhiều ổ gà, khi đến nơi, Ngoại cũng chẳng còn được bao nhiêu cháo để Ngoại ăn.
Mẹ nghe Biển nói rất đúng, nên bảo Biển cùng đi với tôi.
Biển ngồi sau xe. Một tay bám chặt vào yên xe. Một tay giữ cái cà-mèn. Biển ngồi như một đứa trẻ sợ té. Tôi chỉ chờ Biển ôm vào thắt lưng. Tôi sẽ lái xe một tay, còn tay kia tôi sẽ đặt trên tay nàng. Cảm giác đó vừa mong vừa đợi. Nhưng Biển vẫn ngồi yên. Mà sao tôi thật là ngớ ngẩn, cần gì phải chờ Biển ôm lưng tôi. Sao tôi không đưa tay ra sau, đặt tay tôi lên bàn tay nhỏ xíu của nàng đang bám chặt yên xe. Tôi chờ Biển hay Biển đang chờ tôi.....
Cuối cùng tôi đã giữ đúng lời hứa... 
“Anh không làm gì để Thiên Thanh... em... sợ đâu!"
Mà cũng có thể, Thiên Thanh đang nghĩ: "Em chờ anh mà!"
Nhà Ngoại cũng gần, chỉ khoảng 15 phút sau, chúng tôi đã đến nhà Ngoại. Nhưng với tôi và cũng có thể với Biển nữa... đó là thời gian rất dài đằng đẵng chờ mong...
Một đêm, sau bữa cơm tối, cha mẹ đi ngủ, còn lại một mình Thiên Thanh và tôi trong phòng khách. Tôi thẩn thờ bước đến cửa sổ, bên ngoài vành trăng tròn đang tỏa một vùng ánh sáng lung linh giữa lưng đồi. Trời mây bỗng dưng hạ xuống thật thấp để lắng nghe tiếng lòng tôi đang rạo rực...
Tôi về lại bàn, liếm từng giọt đắng trên tách trà nóng, Thiên Thanh đang ngồi học bài.
Đêm hôm đó, lần đầu tiên, trong ánh đèn mờ ảo, tôi thấy Thiên Thanh đẹp tuyệt vời. Tóc nàng buông xõa bờ vai gầy, tựa hồ như một dòng thác, sóng vỗ lăn tăn. Ánh mắt nàng đen lay láy. Thiên Thanh đẹp dịu dàng, tự nhiên, tươi mát ... và đêm hôm đó tôi tưởng mình đang thẩn thờ.
Những đóm sáng lờ mờ của ánh trăng phản chiếu, ẩn hiện trên suối tóc Thiên Thanh làm tăng thêm vẽ đẹp gọi mời, nên tôi cứ ngây dại trước dáng người vừa mộng mị vừa duyên dáng của nàng.
Khi trăng chiếu thẳng vào tóc Thiên Thanh, lóng lánh tựa hồ như những sợi tơ mong manh, trải dài trên vai nàng, bất giác tôi nói với Thiên Thanh:
- Tuyệt vời! Lần đầu tiên, anh mới thấy ánh trăng nằm ngủ trên mái tóc em, đẹp ra làm sao!
Tôi tiến lại gần Thiên Thanh, tha thiết:
 - Để anh phủi trăng đang rụng trên mái tóc em... nghen ... nàng Tiên Ngủ Quên Trong Rừng?
Thiên Thanh ngững đầu lên, vừa nghiêm nghị vừa ôn tồn nhưng tôi vẫn thấy mắt nàng có chiều sâu hun hút, cuốn mất hồn tôi.
Thiên Thanh ân cần nói:
- Anh Hai, đừng làm em sợ!
Thở dài, mặt buồn thiu, không nói nên lời, tôi lặng thinh vài giây rồi như đã yêu Thiên Thanh từ thuở nào, tôi gọi Thiên Thanh bằng Tiên:
- Ừ... ! Anh hứa! Anh không làm gì... để Tiên... của anh... sợ nữa đâu.
Tôi thì lãng mạn, Thiên Thanh đoan trang, thanh cao như những người con gái của quê tôi, Nha Trang biển mặn, quê Mẹ tôi đó, hiền hòa như tấm lòng của Mẹ.
Nơi mà Mẹ tôi đã lượm được con Biển, mang về cho tôi mà tôi đã phải đánh mất nó trong cuộc đời vì gia phong nhưng tôi sẽ tôn trọng nó trong ngàn kiếp mai sau.
Bây giờ tôi nghĩ tôi đã hiểu cái cảm giác buồn tênh của một đứa con gái lạc cha lạc mẹ, ngồi chờ mong trong kho chứa hàng của mẹ tôi, mong được gặp lại cha mẹ trong niềm tin yêu và hy vọng, khắc khoải, thương nhớ vô vàn...
Tôi cũng đã khóc nghẹn ngào trong niềm tin, rồi sẽ có một ngày nào đó, tôi cũng sẽ đuợc ôm Biển vào lòng, vuốt từng sợi tóc dài trên lưng gầy của Biển.... Và tôi biết chỉ có Thiên Thanh là người con gái can đảm, chịu đựng, mà tôi rất yêu thương và kính trọng nàng.
Vì thế hồn tôi vẫn nguyên vẹn với nỗi nhớ xa xưa...

Duy Xuyên/Tacoma
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2022 lúc 8:49am

Cải Ơi (Nguyễn Ngọc Tư).mp3       8876   <<<<<

Rice%20Cultivation%20in%20Vietnam%20:%20production%20region,%20steps%20to%20make%20&%20farmers%20%20experiences

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Sep/2022 lúc 11:08pm

Trả Nợ Ân Tình 

(riêng tặng những người bạn lính bất hạnh của tôi)

Đầu mùa hè, vợ chồng tôi đến thăm gia đình cô con gái và ở lại chơi khoảng một tháng. Vợ chồng cháu phải đi theo sở làm, một công ty lớn, di chuyển đến thành phố Las Vegas, và vừa mua được ngôi nhà ở vùng ngoại ô, với khu vườn khá rộng nằm bên bờ hồ Mead. Đây là thành phố du lịch có những sòng bài nổi tiếng. Tôi không hứng thú mấy với chuyện bài bạc, nên chỉ ghé lại các nơi này một vài lần cho biết. Hơn nữa, dù mùa hè chỉ mới bắt đầu, mà khí hậu đã nóng bức, tôi ngại ra ngoài, chỉ muốn nằm nhà nghỉ ngơi và đọc sách. Thỉnh thoảng ra vườn tưới cây hay xuống bờ hồ hóng mát và ngắm trời xanh.

Một hôm, trước khi đi làm, cô con gái đưa cho tôi cái chi phiếu, nhờ giao lại cho người làm vườn. Tiền trả cho ông hàng tháng. Cứ ngày thứ ba mỗi tuần là ông ghé lại làm việc ở khu này, cắt cỏ, tỉa cây và dọn dẹp, làm vệ sinh hồ tắm. Cô con gái còn bảo, bác ấy rất đàng hoàng tư cách, mọi người ở đây đều rất tin cậy và quý mến bác. Tuần trước, tôi cũng đã trông thấy ông đến làm việc trong vườn, nhưng vì ngoài trời khá nóng và đúng lúc đang mải mê đọc một cuốn sách, nên tôi chưa có dịp gặp ông.

Khi thấy ông gom dụng cụ bỏ lên xe, tôi nghĩ ông đã xong công việc, mở cửa bước ra chào, cám ơn và đưa cho ông cái chi phiếu, bảo cô con gái nhờ trao lại. Thấy trên mặt đầm đìa mồ hôi, tôi mời ông vào nhà uống với tôi một lon bia lạnh. Ông nhìn đồng hồ, đưa tay phủi ít bụi cỏ vướng trên áo quần, ngần ngừ, định từ chối. Tôi nắm tay ông kéo lại bộ ghế nhựa nằm dưới gốc một cây bơ phủ bóng, bảo:

– Hay là mình ngồi ở đây để anh thoải mái hơn.
Tôi chạy vào nhà lấy bia, nghe tiếng ông nói vọng theo:
– Tôi chỉ uống với anh đúng một lon, để tí nữa còn phải lái xe đi.

Tôi mang bia và mấy cái nem chua ra. Chúng tôi vừa uống bia vừa nói chuyện. Đúng như lời cô con gái, ông là một người hiểu biết và có tư cách. Mái tóc bạc màu muối tiêu và khuôn mặt đượm buồn mang ít nhiều khắc khổ, đã không làm mất đi cái vầng trán cao, đôi mắt sáng, khuôn mặt biểu hiện một con người khí khái và nghị lực. Ngồi với nhau khoảng hơn mười phút, ông cám ơn và đứng dậy xin cáo từ vì còn phải sang làm vườn cho các nhà kế cận. Ông bắt tay tôi và hẹn thứ ba tuần sau ông sẽ đến sớm để tâm tình nhiều hơn. Dù chưa biết nhau nhiều, nhưng qua cái bắt tay, tôi có cảm giác là ông cũng có chút cảm tình, quý mến tôi.


Lần thứ hai gặp nhau, chúng tôi có nhiều thì giờ tâm tình và biết về nhau nhiều hơn. Chính điều này đã làm chúng tôi trở thành bạn, và khá thân thiết sau này, xem như tình anh em.

Trước kia, anh phục vụ trong Binh chủng Lực Lượng Đặc Biêt. Sau khi binh chủng này giải thể anh được bổ sung cho một đơn vị Biệt Động Quân. Một năm sau anh được thăng cấp thiếu tá. Bị thương trong một cuộc hành quân qua Cam Bốt, anh được thuyên chuyển về một Tiểu khu miền duyên hải Quân Khu 2, quê anh, và phục vụ ở đây cho đến ngày mất nước.

Vợ của anh là cô giáo dạy ở trường tiểu học quận lỵ. Ngày anh vào tù vợ anh mang thai đứa con đầu lòng hơn năm tháng, và cũng không được “lưu dung” trong chế độ mới bởi ảnh hưởng lý lịch của chồng.
Sau đó, những ngày cuối tuần rảnh rỗi, anh thường hú tôi sang nhà anh chơi. Anh bảo: - Tôi thường ở nhà một mình, ông cứ sang đây, bọn mình nhậu thoải mái và kể chuyện xưa chơi.

Căn nhà cũ nằm giữa khu vườn khá lớn có nhiều cây ăn trái, và những khóm hoa được anh cắt tỉa rất công phu. Có cả một hòn non bộ, nước chảy róc rách, trông rất yên ả, thơ mộng. Cùng độ tuổi với anh, nhưng tôi thua anh rất xa về chuyện cần cù với bàn tay khéo léo. Nhìn khu vườn nhà, tôi biết là anh đã bỏ ra rất nhiều thì giờ và công sức. Lần nào đến chơi, anh cũng làm cơm, nướng thịt và hai anh em uống cạn mấy lon bia. Có khi tôi phải ngủ một giấc, đến gần tối mới về nhà. Một lần, được tin anh bị bệnh, vợ tôi theo tôi đến thăm anh, giúp anh làm vài món ăn và dọn dẹp nhà cửa bếp núc.


Quen biết đã khá lâu, nhiều lần đến nhà thăm và tâm tình với anh, nhưng chúng tôi chưa hề gặp vợ anh, chỉ biết chị ấy qua tấm ảnh gia đình treo trên vách, anh bảo chụp cách đây hơn mười năm, sau một thời gian định cư ở Mỹ. Trong ảnh, ngoài vợ chồng anh còn có ba đứa con, hai trai một gái. Chị là một người phụ nữ đẹp, trông có nét đài các. Một đôi lần tôi có hỏi, anh ngần ngừ, bảo là vợ anh thường đi làm xa, vắng nhà. Tôi nhớ có lần anh đã kể việc vợ chồng anh có mở một quán ăn ở đâu đó, sau một thời gian đến định cư ở vùng này.

Nhìn tấm ảnh, tôi khen:

– Trông ông bà rất đẹp đôi. Lúc trẻ chắc chị nhà là cô giáo hoa khôi của một trường nào đó. Mấy cháu cũng đều rất dễ thương.

Anh ngượng ngùng một tí, rồi làm tôi bất ngờ:

– Đây là bà vợ thứ nhì và hai cháu lớn là con riêng của bà. Chỉ có thằng nhỏ nhất là con chung của bọn tôi.

Tôi tò mò, không kịp giữ ý:

– Chắc bà chị trước đã qua đời khi còn ở Việt nam?

– Không, bà vẫn còn sống và đang ở trên Houston.

Tôi vội vàng nói lời xin lỗi. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, anh giải thích:

– Bà bỏ tôi sau hơn một năm vào tù, lấy một người đàn ông khác, sau đó dắt theo đứa con gái vượt biên từ năm 1979.

Trầm ngâm giây lát, anh nói tiếp:

– Và từ đó bà không hề liên lạc với tôi, mặc dù có vài lần tôi viết thư riêng nhờ người mang đến cho bà, để chỉ hỏi tin tức đứa con, nhưng không hề nhận được hồi âm. Bây giờ, nếu còn sống, đứa con gái của tôi cũng đã gần bốn mươi tuổi, nhưng chắc chắn nó không hề biết tôi là cha của nó.

Tôi cố tìm một lời an ủi:

– Với vợ con và niềm hạnh phúc mới sau này, chắc anh cũng đã nguôi được nỗi buồn?

Anh cười:

– Thực ra khi mới biết tin, dĩ nhiên tôi buồn lắm, nhưng rồi sau đó lại mừng cho mẹ con bà. Chứ nếu ở vậy mà chờ tôi, thì cuộc đời của mẹ con bà không biết sẽ ra sao? Lúc còn ở trong tù, đêm nào tôi cũng nằm cầu nguyện cho mẹ con bà được yên lành, hạnh phúc với gia đình và quê hương mới. Tiếc là khi ấy tôi không thể liên lạc được để nói lên điều này cho bà được yên lòng.

– Tôi nghĩ điều đó chắc không còn cần thiết, bởi đã đối xử cạn tình với anh như vậy, chắc bà cũng chẳng có hối hận điều gì.

Anh trầm ngâm:

– Xem vậy chứ đàn bà cũng dễ xúc cảm, nặng lòng trắc ẩn lắm. Dù gì, tôi cũng thấy thương và tội nghiệp cho bà.

Đến chơi khá nhiều lần, nhưng vợ chồng tôi chưa bao giờ gặp người vợ của anh bây giờ. Một hôm chúng tôi bất ngờ và vô cùng ngạc nhiên khi nghe anh tâm sự về bà:

– Bà ấy rất ít khi có ở nhà. Bà sống ở các sòng bài. Khi nào không kiếm được tiền bà mới về đây, nhưng sau đó, khi có được đồng nào bà lại đi ngay. Trước kia, tôi bỏ ra tất cả tiền bạc dành dụm và vay mượn thêm của ngân hàng để sang lại cái tiệm ăn, cho bà làm chủ. Buôn bán cũng khá lắm, nhưng sau đó phải bán để trả nợ cho bà. Đồ đạc trong nhà này, cái gì còn bán được bà cũng đã bán hết, nên chẳng còn một thứ gì đáng giá.
– Sao anh và các cháu không khuyên giải, can ngăn bà? Vợ tôi hỏi.

– Cũng may, tôi đã cố gắng hết sức lo cho hai cháu đầu, con của bà được vào đại học. Cả hai đều học xa nhà, nên tôi tìm cách nói dối để các cháu yên lòng mà học hành, còn thằng con trai út, lúc ở với tôi còn nhỏ, nên chẳng chú tâm điều gì, cứ tưởng mẹ nó đi buôn bán làm ăn. Sau này, khi thấy cháu lớn khôn, không muốn ảnh hưởng đến chuyện học hành và tương lai của nó, tôi gởi cháu vô nội trú một trường Công giáo. Không thấy mẹ, lâu lâu cháu cũng hỏi thăm, không biết là cháu có biết gì không, nhưng chẳng thấy nó buồn hay thắc mắc điều gì. Tôi nghĩ có cho các cháu biết cũng vô ích, chỉ làm hại các cháu. Hơn nữa, khi đã lâm vào con đường cờ bạc rồi, cũng giống như thuốc phiện, khó mà quay lại được.

– Đến bây giờ hai cháu lớn cũng chưa biết? Tôi hỏi anh.

– Sau khi tốt nghiệp, hai cháu về nhà sống một thời gian chờ xin việc. Lúc ấy hai cháu mới biết. Năn nỉ, can ngăn, rồi làm dữ cũng đều vô ích. Sau này hai cháu có việc làm rồi lập gia đình, ra ở riêng. Khi hết tiền bà chạy đến xin, xin vợ không được  xin cả chồng. Tội nghiệp hai thằng chồng đều là Mỹ hết. Cuối cùng tụi nó sợ quá, phải dọn nhà đi nơi khác và không cho bà biết. Sau này, thấy tôi quá khổ sở với bà, hai cháu rất giận mẹ, đề nghị rồi hối thúc tôi bỏ bà, chuyển đi nơi khác ở. Hai cháu thương tôi, lúc nào cũng xem tôi như cha ruột và luôn tỏ ra biết ơn tôi đã hết lòng lo lắng cho hai cháu.

– Chắc anh không nghe theo hai cháu, nên bây giờ vẫn còn ở lại đây. Tôi hỏi.

Anh cười, thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra:

– Không được! Tôi bảo với hai cháu là ba còn nợ mẹ rất nhiều, mà dù có phải khổ sở, chịu đựng suốt cả đời vì mẹ con, cũng chưa trả hết được. Hơn nữa đã là vợ chồng, ba đâu có thể nhẫn tâm bỏ bà trong lúc bà bị sa lầy.
Sau đó anh ngồi kể cho vợ chồng tôi nghe:

– Bà là cứu tinh của tôi. Trước kia, có một thời nhà cha mẹ bà ở gần nhà tôi. Bà là con một của một gia đình giàu có. Khi ra tù, vợ con đã bỏ đi, tôi không có chỗ để ở, lại mang theo bệnh tật từ trong tù, nên chẳng làm được việc gì. Không hiểu sao lúc ấy bà lại cưu mang tôi, và can đảm lấy tôi làm chồng. Lúc ấy bà có tiền, làm chủ một vựa trái cây và buôn bán thuốc tây, cà phê. Lúc đầu, thấy tôi khổ sở, bà nhận tôi vào làm công và bảo dọn tới nhà bà ở vì căn nhà sau, có một phòng bỏ trống. Cả hơn nửa năm tôi mới khỏe lại và bắt đầu phụ giúp công việc buôn bán với bà. Nhưng bà chỉ giao cho tôi lo việc sổ sách. Bà thường lo lắng chăm sóc cho tôi, và cuối cùng tỏ tình với tôi. Khốn khổ hơn là có một tay cán bộ kiểm lâm CS từ miền Bắc chuyển vào, đã theo đuổi, tán tỉnh bà, thỉnh thoảng mang đến cho bà những bộ bàn ghế được đóng bằng gỗ quý, nhưng bà nhất quyết chối từ. Ban đầu hắn tưởng tôi là người làm công hay bà con trong nhà, nhưng sau này, khi biết bà đã lấy tôi, hắn tìm mọi cách hãm hại tôi. Bà bỏ tiền mua cả đám công an, nên tay kiểm lâm sợ, bỏ cuộc. Hơn nữa nghe nói hắn đã có vợ con ở ngoài Bắc. Có lần tôi hỏi, vì sao bà thương và lấy tôi khi tôi trong cảnh thân tàn ma dại. Bà cười, bảo là ngày xưa, lúc còn là cô con gái mới lớn lên bà đã thầm yêu tôi, bà thích lính chiến, nhất là bộ áo quần bông với cái bê-rê xanh của LLĐB, oai hùng lắm, nhưng tôi không để ý đến bà. Đúng vợ chồng là cái số. Sau này bà lấy một thương gia, nhưng ông mất sớm. Nhờ vậy, sau 75, bà còn giấu được một số vàng để bây giờ có vốn buôn bán nuôi con.

Những lần chính quyền địa phương gọi tôi, diện tù “cải tạo” đang trong thời quản chế, đi làm công tác thủy lợi, bà đều thuê người đi làm thay. Sợ bọn chúng cưỡng bách tôi đi Vùng Kinh Tế Mới, bà làm hôn thú và dù rất khó khăn, bà cũng chạy cho tôi được vào chung hộ khẩu với gia đình bà. Với lòng biết ơn và quý mến, tôi đã hết lòng yêu thương bà và hai đứa con của bà. Tôi dạy kèm thêm, nên hai cháu đều là những học sinh giỏi của trường, luôn vâng lời, lễ phép dễ thương. Tôi xem hai cháu như con ruột của mình. Một năm sau, chúng tôi rất vui mừng khi có một đứa con chung, là thằng con trai, giống tôi như đúc. Tuy nhiên, cứ mỗi lần nhìn nó, tôi lại nhớ đến đứa con gái đầu lòng với người vợ trước. Từ lâu rồi tôi không liên lạc đươc, nên chẳng biết bây giờ nó ra sao. Chỉ mong ông trời thương, để có một ngày cha con được gặp lại.

Anh ngừng câu chuyện ở đây, lim dim đôi mắt, nhưng ngay sau đó lại nở nụ cười. Tính anh như thế, tôi chưa khi nào thấy anh buồn điều gì lâu. Tôi thầm nghĩ, khi người ta chịu đựng quá nhiều thử thách trong cuộc đời, thì dường như buồn vui gì cũng như nhau thôi.

Tôi cười theo anh, và nói đùa:

– Không ngờ ngày xưa ông anh cũng đào hoa ghê. Đến bước đường cùng mà vẫn có người đẹp yêu tha thiết.

Anh quay sang tôi cười, giải thích thêm:

– Bọn mình là lính mà. Người lính lại càng không thể phụ ơn những người đã từng cưu mang, sống chết với mình. Cũng như anh em mình đâu có thể quên những đồng đội đã chết, đã hy sinh một phần thân thể vì mình, phải không?

Tôi im lặng, không trả lời, chỉ thấy thương và càng quý trọng anh.

Người lính chưa bao giờ bại trận, nhưng cuối cùng đã phải làm người thua cuộc. Qua bao nhiêu thử thách vẫn còn giữ được cái sĩ khí, lòng bao dung và nhân cách của mình.


Những lần gặp tôi, trong các câu chuyện anh thường nói về chuyện lính. Anh kể cho tôi nghe những trận chiến mà anh đã từng tham dự. Từ lúc những buổi đầu trong các toán Delta, sau đó đóng đồn biên phòng, rồi sau này ra Biệt Động Quân, và cuối cùng là Địa Phương Quân. Anh say sưa kể từng chi tiết, địa danh, từng tên của những người lính đến các cấp chỉ huy. Trong lãnh vực này, trí nhớ của anh lại trở nên phi thường. Tất cả như nằm sẵn đâu đó trong lòng anh. Nhiều lần anh bảo với tôi là anh đã sống với nó, với cái quá khứ ấy. Anh còn ví von: “lúc trước ông nhà thơ Phùng Quán đã từng tâm sự là khi ngã nhờ vịn những câu thơ mà đứng dậy, còn với tôi thì đã bao lần thất chí, đã nhờ những hình ảnh quá khứ này để có thể đứng lên. Không có một thời làm lính, một thời trong chiến trận, chắc tôi đã qụy ngã từ lâu rồi.”


Cuối cùng thì vợ chồng tôi cũng gặp được bà vợ bây giờ của anh. Mùa hè năm ngoái, anh làm đám cưới cho cậu con trai út. Đứa con chung duy nhất của hai người. Cô dâu lại là con của một người bạn HO của anh, mà tôi cũng quen biết, vì từng ở chung một trại tù ngoài Bắc. Anh nhờ vợ chồng tôi đi họ bên phía đàng trai, và phụ giúp anh sắp xếp công việc trong ngày hôn lễ. Ngày đám cưới, chúng tôi đến nhà anh sớm hơn giờ hẹn để phụ sắp xếp bàn thờ và lễ vật. Rất bất ngờ khi thấy có cả chị ra đón bọn tôi ngoài cửa. Có lẽ anh đã giới thiệu trước ít nhiều về vợ chồng tôi, nên chị nở nụ cười thật tươi chào đón và gọi đúng tên chúng tôi. Vợ chồng tôi khá ngạc nhiên, bởi chị khác hoàn toàn với hình ảnh người đàn bà mà chúng tôi tưởng tượng bấy lâu nay với không mấy cảm tình. Xinh đẹp, vui vẻ nói năng lưu loát, và dễ thân thiện. Chỉ có ốm hơn so với trong ảnh, và thoáng một chút mệt mỏi, bơ phờ. Buổi chiều, trong tiệc cưới, khi người MC giới thiệu gia đình nhà trai, anh chị cùng vợ chồng hai cô con gái bước lên sân khấu đứng bên cô dâu chú rể, cúi đầu chào khách. Tiếng vỗ tay của thực khách như thay cho lời hâm mộ một gia đình đẹp đẽ, hạnh phúc. Tôi bỗng thấy một chút xót xa, tiếc nuối trong lòng và thầm mong là biết đâu nhờ đám cưới của cậu con trai, mà chị sẽ trở về với con người cũ, để hai người còn có bên nhau trong hạnh phúc ở những năm tháng cuối đời.


Cuối tuần sau ngày đám cưới, anh đưa chị ghé đến chơi, mang biếu chúng tôi hai chai rượu và một hộp trà. Anh bảo là quà “lại quả” hôm đám cưới, anh chị chia cho chúng tôi để mừng cho hai cháu. Khi vợ tôi ngồi chỉ cho chị cách thức làm nem Ninh Hòa, mà chị rất thích, anh rủ tôi ra ngoài vườn, vui mừng bảo là chị ấy đã hồi tâm, vì sau ngày đám cưới thấy các con hạnh phúc vui vẻ, sau đó các cháu tâm tình khuyên giải , nên từ bỏ mọi thứ đam mê sai lầm để sống với tôi trong tuổi già, vợ chồng săn sóc hôm sớm có nhau. Anh hy vọng lần này bà đã thức tỉnh. Hơn nữa tuổi tác cũng đã nhiều, bà thấy sức khỏe sa sút thường hay mệt mỏi. Tôi nắm hai tay anh mừng rỡ, và nói vài lời, ngưỡng mộ sự bình tĩnh, chịu đựng và tấm lòng bao dung của anh. Tôi lấy trong túi áo ra bốn tờ vé số Power Ball vừa mới mua trưa nay. Đặc biệt số độc đắc xổ chiều nay, sẽ hơn ba mươi triệu Mỹ kim. Tôi chia cho anh ba tờ, bảo:

– Hy vọng ông trời sẽ cho thêm anh chị điều may mắn.

Anh cười:– Cám ơn bồ, nhưng thường là “phúc thì bất trùng lai, mà họa thì vô đơn chí!”

Tiễn anh chị ra xe, bắt tay nhau trong tiếng cười rộn rã.


Khoảng ba tuần sau, anh gọi phone báo cho chúng tôi một tin không vui. Chị ấy đang nằm trong bệnh viện. Bác sĩ vừa khám phá chị bị ung thư vú trong thời kỳ cuối. Vì quá lâu, không khám bệnh, nên không phát hiện được, bây giờ đã di căn, không biết có cần giải phẫu hay không. Chúng tôi chạy lên bệnh viện thăm chị. Thấy chúng tôi, chị nở nụ cười, nhưng trông khá mệt mỏi, bơ phờ. Anh luôn bên cạnh, đút thức ăn, săn sóc an ủi chị. Anh bảo tối nào, theo yêu cầu của chị, anh cũng ngồi bên cạnh đọc các chuyện chiến trường, chuyện lính cho chị nghe.


Bệnh viện quyết định không giải phẫu, chỉ cấp cho một số thuốc để đưa chị về nhà. Các cháu đều về thăm. Sống bên cạnh chồng cùng đầy đủ các con, chị vui và hạnh phúc lắm. Chúng tôi đến thăm, dù không được khỏe, nhưng chị rất tỉnh táo, nằm kể cho các con nghe về cuộc đời mình, ân hận đã có một thời sa ngã vào con đường bài bạc, làm khổ sở và xấu hổ gia đình. Chị cũng nắm chặt tay anh, nói rất yêu và biết ơn anh đã hết lòng lo lắng đùm bọc vợ con trong những năm tháng khó khăn, xin anh tha thứ về thời gian chị đã có lỗi lầm.

Anh ngồi bên cạnh, cúi xuống hôn trên trán chị:

– Lúc nào anh cũng yêu em, cầu xin ơn trên cho em sống khỏe mạnh để anh tiếp tục lo lắng, trả nợ cho em. Món nợ ân tình lớn lao, mà cả đời này anh cũng không thể trả hết được cho em.

Nước mắt của chị ràn rụa trên đôi gò má hóp. Tôi thầm nghĩ đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc. Cho dù có chút xót xa.

Chị đã mất vào khuya hôm ấy. Theo lời anh kể lại, suốt đêm anh nằm với chị, ôm chị trong vòng tay rồi ngủ mê lúc nào không biết. Khi giật mình thức dậy thì chị đã ra đi tự lúc nào.

Vợ chồng tôi có mặt trước khi đưa chị vào nhà quàn bệnh viện. Chị nằm như đang say ngủ, nét mặt bình yên, thanh thản.

Và lần đầu tiên tôi nhìn thấy anh khóc.


Phạm Tín An Ninh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Sep/2022 lúc 8:12am
10%20Best%20Vermont%20Fall%20Foliage%20Destinations%20for%20Beautiful%20Views%20and%20Fun%20%20Seasonal%20Activities

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Sep/2022 lúc 8:21am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Sep/2022 lúc 8:04am

Ba Của Simon - Guy de Maup***ant 


Chuông báo hiệu giờ tan học. Cửa trường vừa mở, bọn nhóc chen nhau ùa ra cho nhanh. Nhưng thay vì như ong vỡ tổ bay khắp nơi rồi nhanh nhẹn về nhà ăn cơm như mọi hôm, chúng lại tụm năm tụm bảy và thì thầm to nhỏ với nhau.

Chỉ vì sáng nay là ngày đầu tiên Simon đến trường. Cậu bé là con của Blanchotte.

Bọn chúng đã nghe ba mẹ chúng nói đến Blanchotte; và dù dân làng đều niềm nở khi gặp cô ấy, các bà mẹ cũng thương cảm cô ta nhưng cũng có chút khinh bỉ, chuyện này ảnh hưởng đến bọn trẻ dù chúng không hiểu lý do.

Còn về Simon, chúng không hề biết đến thằng nhóc vì nhóc chẳng bao giờ ra khỏi nhà, cũng không hề chạy lang thang khắp đường phố hoặc bờ sông, cánh đồng. Bởi vậy, chúng chẳng ưa gì cu nhóc; bọn chúng đón chào thằng bé một cách vui thích pha lẫn một chút ngạc nhiên, chúng truyền miệng từ đứa này sang đứa kia thông tin từ một thằng lớn hơn, cỡ mười bốn mười lăm tuổi, có vẻ như rành đời, nó vừa nói vừa nháy mắt một cách tinh ranh:

-Này, bọn mày biết không… cái thằng Simon đó… nó không có cha.

Rồi chúng chợt thấy con trai của Blanchotte vừa ra khỏi cổng trường. Nhóc khoảng bảy, tám tuổi. Da mặt nó hơi xanh, ăn mặc rất tươm tất, có vẻ rụt rè, gần như vụng về.

Nó đang quay về nhà, đám bạn vẫn thì thầm, nhìn nó bằng ánh mắt tinh quái và ác độc giống như bọn trẻ con đang mưu tính chuyện xấu xa nào đó, chạy đến bao quanh thằng bé và dần dần khép nó trong một vòng vây thật chặt. Thằng bé đứng đó, rất ngạc nhiên, tỏ vẻ lúng túng, không biết bọn nhỏ sẽ giở trò gì đây.

Rồi, cái tên đưa thông tin hất giọng hỏi, nghênh ngang vì đoán trước thành quả sẽ có được:

– Này nhóc, mầy tên gì?

Cậu bé trả lời:

– Simon.

– Simon rồi gì nữa? Tên kia lại hỏi.

Cậu bé lặp lại một cách bối rối: “Simon”.

Tên nhãi kia hét to:

– Phải Simon gì chứ? Không có cái tên Simon cụt lủn.

Cậu bé tội nghiệp nước mắt chực trào ra, lặp lại lần thứ ba:

– Tên tôi là Simon.

Bọn nhóc cười phá lên. Tên đầu têu nói, tỏ vẻ tự đắc:

– Bọn bây thấy chưa, nó không có cha!

 

Tự nhiên mọi vật trở nên im phăng phắc. Bọn trẻ kinh ngạc khi biết được một việc kỳ lạ, vô lý, ghê gớm – một thằng bé mà không có cha ư – rồi bọn chúng nhìn chòng chọc vào Simon như thể nó là một hiện tượng, một vật thể siêu nhiên, và chúng cảm thấy dâng lên trong lòng sự khinh miệt như mẹ chúng đối với cô Blanchotte, một thứ cảm nghĩ mà cho đến hôm nay, không thể nào giải thích được.

Còn Simon phải đứng tựa vào một thân cây để khỏi ngã xuống. Nó cứ đứng như thế, như bị chôn chân vì một tai họa không thể nào cứu vãn được. Nó tìm cách để giải thích. Nhưng nó không thể tìm ra bất cứ điều gì để trả lời bọn kia và cải chính điều kinh khủng rằng nó không có cha. Sau cùng, gương mặt trở nên trắng bệch, nó nói to lên, nói đại cho rồi:

– Có chứ, tôi có cha mà!

– Ông ấy đang ở đâu? Cái thằng ranh con lại hỏi vặn.

Simon không trả lời; nó thật sự không biết. Bọn trẻ rú lên cười, thật sự hứng thú; và trong thâm tâm bọn con nhà nông dân ấy nổi lên ý muốn tàn ác như bọn thú trong sân gia cầm thúc giục bọn gà phải tận diệt một con bị thương trong đàn. Simon bỗng nhớ đến một đứa hàng xóm, con của một bà góa, nó vẫn luôn thấy bạn ấy cũng sống một mình với mẹ nó.

– Này, bạn này cũng vậy, bạn không có cha giống tớ nè.

– Có chứ, tôi có cha chứ. Thằng bé trả lời.

– Thế ông ấy ở đâu? Simon hỏi lại.

– Ông ấy mất rồi – thằng bé tuyên bố một cách hãnh diện – Ba tôi ở trong nghĩa trang ấy.

Tất cả bọn chúng lại nhao nhao lên tán thành, như thể việc có cha ở nghĩa trang làm cho bạn của chúng có ưu thế hơn rất nhiều để đè bẹp cái thằng không có ông cha nào hết. Những đứa mất dạy ấy, mà đa số người cha của chúng đều hung dữ, say sưa tối ngày, trộm cắp, và rất thô bạo với vợ. Bọn chúng chen nhau siết chặt vòng vây hơn nữa, như thể chúng là những đứa hợp pháp đàng hoàng, đang muốn bóp nghẹt cái thằng ngoài vòng pháp luật kia.

Rồi bỗng dưng cái thằng nhóc đứng gần Simon nhất lại thè lưỡi ra với vẻ ranh mãnh và hét lên:

– Ðồ không cha! Ðồ không cha!

Simon dùng hai tay kéo tóc thằng nhóc và đá liên tục vào ống quyển nó, thằng nhóc thì cắn vào má Simon một cách tàn bạo. Rồi bọn chúng ẩu đả nhau. Hai kẻ chiến đấu bị tách ra, Simon bị đánh đập, áo quần rách nát, thân mình bầm tím, lăn tròn dưới đất, ngay giữa vòng vây của bọn nhãi con đang vỗ tay reo hò chiến thắng. Khi nó loạng quạng đứng lên, vừa lấy tay phủi bụi đất dơ bẩn trên áo, có một đứa nói to:

– Giỏi thì về méc ba của mày đi!

Simon cảm thấy mọi việc như hoàn toàn sụp đổ trước mặt. Bọn chúng mạnh hơn nó rất nhiều, đã cho nó một trận nhừ tử, nhưng nó không thể nào trả lời chúng được, vì nó biết rằng thật sự nó không có cha. Nó thu hết can đảm và kiêu hãnh, cố gắng không để nước mắt đang ứ nghẹn tràn ra. Nó bị nghẹt thở, bắt đầu nấc lên từng hồi, rồi thầm lặng khóc.

Khi thấy nạn nhân của mình như vậy, đám kẻ thù của chú bé cảm thấy vui lên, một niềm vui ác độc, và cũng như bọn thú hoang vui, chúng nắm tay nhau, vừa nhảy vòng tròn quanh cậu bé, vừa lặp đi lặp lại như một điệp khúc:

– Ðồ không cha! Ðồ không cha!

Nhưng, bỗng nhiên Simon ngưng khóc. Bây giờ nó nổi điên lên. Nó nhặt những hòn đá dưới chân, thu hết sức mạnh ném vào bọn ác độc. Hai ba đứa bị ném trúng, chúng phải vừa la vừa bỏ chạy; cậu bé như một cao thủ, khiến bọn kia hoảng sợ. Chúng trở nên hèn hạ cũng như đám đông khi đứng trước một người phẫn kích, chúng tan hàng và bỏ chạy tán loạn.

Còn lại một mình, đứa bé không cha liền bỏ chạy về phía cánh đồng, có một sự việc nó vừa mới nhớ ra và khiến nó đi đến một quyết định quan trọng. Nó muốn trầm mình xuống dòng sông.

Thật vậy, nó nhớ rằng cách đây 8 ngày, có một người khốn khổ phải đi ăn xin để sống qua ngày đã tự tử vì chẳng còn xu nào để sống nữa. Lúc họ vớt ông ta lên, Simon có mặt ở đó; người đàn ông tội nghiệp ngày thường thấy thảm thương lắm, xấu xí, bẩn thỉu nhưng lúc ấy sao trông ông ta rất yên phận, vẻ mặt trắng bệch, hàm râu dài ướt sũng và đôi mắt mở to, rất bình thản. Mọi người quanh đó đều nói: “Ông ấy chết rồi”. Có ai đó nói thêm: “Bây giờ thì ông ấy hạnh phúc rồi”.

Và Simon cũng vậy, nó muốn tự vẫn, bởi vì nó không có cha, cũng như gã đàn ông khốn khó kia không có tiền bạc.

Nó đến gần mé sông, nhìn nước đang chảy. Vài chú cá đang bơi lượn rất nhanh trong dòng nước trong vắt, đôi khi nhảy lên cao để đớp lấy bọn ruồi đang bay là là trên mặt nước. Chú bé ngưng khóc để nhìn đàn cá, nó nhận thấy động tác đùa chơi của chúng rất hay. Nhưng, cũng như cơn bão tạm ngưng sóng gió, bỗng dưng những trận cuồng phong nổi lên làm gãy đổ cây cối rồi tan biến đi ở cuối chân trời, ý nghĩ buồn chán lại nổi dậy trong tâm trí nó một cách đau nhói: “Ta sẽ trầm mình xuống đây bởi vì ta không có cha”.

Bầu trời nóng ấm và thật dễ chịu. Ánh dương dịu nhẹ làm cho cỏ cây thật ấm áp. Mặt nước sáng bóng như tấm gương soi. Simon bỗng cảm thấy khoảnh khắc thật phúc lạc xâm chiếm hồn mình, rồi cảm giác uể oải lờ đờ khi nó vừa mới khóc xong, khiến nó ao ước làm sao có thể ngủ một giấc ngay nơi này, trên cỏ, trong nắng ấm.

Một con nhái xanh màu lá nhảy trên cỏ. Nó muốn bắt chú nhái kia. Con vật nhảy đi. Simon chạy theo, chụp hụt ba lần liên tiếp. Sau cùng, cậu chụp được hai cẳng sau của con vật và bật cười to lên khi thấy con nhái cố vùng vẫy để thoát. Nó chụm hai chân lại, rồi bỗng nhanh chóng xoải dài ra, thẳng tắp; đôi mắt tròn to, hai cẳng trước ngọ nguậy như hai bàn tay. Nhìn con vật nó lại nhớ đến món đồ chơi cũng làm bằng những thanh gỗ nhỏ chéo nhau có thể nhúc nhích như vậy để chú lính gắn bên trên cử động theo. Thế rồi nó nhớ đến nhà của mình, đến mẹ nó, và trở nên buồn tủi, nó lại khóc. Toàn thân nó run lẩy bẩy; nó quỳ gối xuống và thầm đọc kinh như nó vẫn làm trước khi ngủ. Nhưng nó không thể nào đọc hết lần kinh được, vì nó nấc nhiều hơn, to hơn, làm xáo trộn đầu óc nó.

Nó không suy nghĩ gì được nữa, không nhìn thấy bất cứ gì chung quanh nữa, chỉ khóc và khóc.

Bỗng, một bàn tay to mạnh đặt lên vai nó và một giọng nói ồm ồm hỏi nó:

– Tại sao cháu buồn dữ vậy, cậu bé?

Simon quay đầu lại, thấy một người thợ cao lớn với bộ râu và mái tóc đen quắn đang nhìn nó với vẻ thiện cảm. Nó trả lời ông ta, mắt vẫn còn ngấn lệ và giọng vẫn còn nghẹn ngào:

– Dạ chúng nó đánh đập cháu… bởi vì… cháu không… không… có… cha.

– Cháu nói sao được, người nào cũng có cha chứ!

Ông ta vừa nói vừa cười.

Simon nói một cách khó khăn trong tiếng nấc đau khổ:

– Nhưng cháu… cháu… thì… không!

Người thợ bỗng trở nên nghiêm trang; ông ta nhận ra đây là con trai của cô Blanchotte, mới đến làng này không lâu. Ông biết câu chuyện của nhà đó một cách mơ hồ.

– Nào, nào, nguôi giận và bớt buồn đi cháu, bé con của ta à, đi với ta về nhà gặp mẹ con xem nào. Nếu con muốn, con sẽ có… một người cha nhe con.

Rồi hai người cùng đi, người lớn cầm tay người bé, và ông ấy lại mỉm cười nữa, bởi vì ý nghĩ được gặp Blanchotte làm cho ông ta vui. Nghe đâu cô ấy là một trong những cô gái đẹp nhất vùng; và ông nghĩ rằng, tuổi trẻ một lúc nào đó đã lầm lỗi hoặc có thể phạm sai lầm nữa…

Hai người đến trước một ngôi nhà nhỏ màu trắng, rất gọn gàng sạch sẽ.

– Thưa chú, ở đây nè. Rồi nó kêu: “Mẹ ơi!”.

Một người đàn bà bước ra và nụ cười bỗng vụt tắt trên môi người thợ, vì ông ấy hiểu rằng không được đùa giỡn với cô gái có dáng cao gầy đang đứng với vẻ mặt rất nghiêm nghị, như thể cô muốn ngăn cản không cho người đàn ông nào bước qua ngưỡng cửa này, nơi mà trước đây đã có một người phản bội cô ta.

Trở nên rụt rè, ông ấy cầm cái nón trên tay, và một cách chậm rãi, ấp úng nói:

– Thưa bà, tôi mang cậu bé về cho bà đây, cậu bé bị lạc đường cạnh bờ sông.

Nhưng Simon nhảy tót lên bá vào vai mẹ, vừa nói vừa khóc:

– Không phải mẹ ơi, con muốn tự vẫn vì bọn chúng đã đánh đập con… đánh con… vì con không có cha.

Người phụ nữ cảm thấy đôi má mình đỏ hồng lên, và đau đớn đến tận xương tuỷ, bà vội ôm hôn con rất mạnh trong khi những dòng lệ lăn nhanh xuống má. Người đàn ông đứng đó, xúc động, nhưng không biết làm thế nào để bỏ đi. Bỗng dưng Simon chạy đến bên ông ta và nói:

-Chú ơi, chú có muốn làm cha của cháu không?

Không một ai nói lời nào. Cô Blanchotte, không biết phải nói gì và tâm hồn bị dằn vặt vì xấu hổ, đứng tựa vào tường, hai tay để trên ngực. Cậu bé thấy không ai nói gì mình, lại tiếp tục:

– Nếu chú không muốn, cháu sẽ trở lại sông tự vẫn cho xem.

Anh thợ nghĩ rằng cậu bé nói đùa chơi nên vừa cười vừa trả lời:

– Tất nhiên rồi cháu à, ta muốn lắm chứ.

– Vậy thì tên chú là gì vậy, để khi tụi nó hỏi thì cháu biết trả lời chứ?

– Philippe, ông ấy nói. Simon im lặng giây lát để cho cái tên ấy in hẳn vào tâm trí mình, rồi nó dang hai tay ra, như thế đã được an tâm rồi, và nói:

– A, như vậy chú Philippe à, chú là ba cháu đấy nhé.

Người thợ đưa hai tay ra ôm chú bé lên cao, rồi bỗng dưng hôn vào đôi má nó, rồi sải những bước thật dài và bỏ chạy đi.

Sáng hôm sau, khi đến trường, thằng nhãi ranh hôm qua lại cười chế nhạo nó một cách ác độc; đến khi tan học, nó lại có ý trêu chọc nữa, nhưng Simon hét vào tai nó, như thể ném cục đá vào người nó:

– Này, ba của tôi tên là Philippe!

Thế là một tiếng hét vang lên cùng khắp:

– Philippe gì? Philippe rồi thêm gì nữa? Philippe cụt lủn nghĩa là gì? Mày moi cái tên đó ở đâu ra vậy?

Simon không thèm trả lời và với niềm tin vững chắc, không gì có thể lay chuyển được, cậu bé nhìn chúng với vẻ thách thức, sẵn sàng để bị hành hạ chứ không bỏ chạy trước mặt chúng.

Ông hiệu trưởng đến giải thoát cho nó và cậu bé đi về nhà.

Trong suốt ba tháng sau đó, anh thợ Philippe cao lớn thường đi ngang qua nhà cô Blanchotte và đôi khi đánh bạo gợi chuyện với cô ta khi anh thấy cô ngồi khâu vá bên cửa sổ. Cô ấy trả lời anh rất lịch sự, lúc nào cũng rất nghiêm trang, không bao giờ cười đùa với anh, và không mời anh vào nhà. Tuy nhiên, với tính tự phụ như tất cả quý ông, anh nghĩ rằng cô ấy hay đỏ mặt e thẹn hơn thường ngày khi cô nói chuyện với anh.

Nhưng sự đời, một khi thanh danh bị tổn hại thì rất khó mà trở lại như xưa, giờ đây trở nên quá bấp bênh, và làm cho Blanchotte cố giữ gìn ý tứ để không bị chú ý, miệng thế gian cũng đã bàn tán xôn xao trong vùng rồi.

Về phần Simon, cậu bé rất yêu người cha mới của mình và thường đi dạo với ông mỗi chiều sau khi ông xong việc. Nó rất chăm chỉ đến trường và mỗi khi đi ngang trước mặt bạn thì vẻ mặt nó trở nên rất chững chạc, và không bao giờ trả lời chúng.

Nhưng, một ngày nọ, thằng nhãi ranh trước đây đã tấn công nó lại nói:

– Mày nói dối, mày không có cha tên là Philippe.

– Tại sao vậy? Simon hỏi, có vẻ chạnh lòng.

Thằng nhóc xoa hai tay vào nhau và nói:

– Bởi vì, nếu như mày có cha, thì ông ấy đã là chồng của mẹ mày rồi.

Simon cảm thấy bối rối khi nghe sự lý giải rất đúng ấy, nhưng rồi nó vẫn trả lời:

– Tuy vậy ông ấy vẫn là cha của tôi mà.

– Cũng có thể là như vậy, nhưng ông ấy chưa hẳn là cha của mày. Tên quái ác ấy lại vừa cười khẩy vừa nói.

Cậu bé con của Blanchotte bèn cúi mặt, vừa đi vừa mơ màng về phía xưởng rèn của già Loizon, Philippe là thợ ở đó.

Cửa hàng đó khuất phía sau hàng cây cao. Trời đã sẩm tối lắm rồi; chỉ thấy ánh sáng đỏ rực của một lò lửa chiếu rọi 5 người thợ rèn đang cùng gõ nhịp với tiếng khua đập vào đe một cách đinh tai nhức óc. Tất cả họ đều đứng, cánh tay trần, khí thế sung sức, đôi mắt chăm chăm vào miếng sắt nóng rực mà họ đang làm việc: mọi suy nghĩ nặng nề của họ bay lên cao rồi giáng xuống cùng với tiếng búa gõ.

Simon bước vào mà không ai nhìn thấy cậu bé, và cậu đến kéo tay áo người bạn lớn của mình. Ông ấy quay đầu lại. Mọi người bỗng ngưng việc, tất cả đều chăm chú nhìn hai người. Và trong cái thinh lặng bất thường ấy, giọng nói yếu ớt của cậu bé vang lên:

– Chú Philippe này, lúc nãy bạn nhóc con nhà Michaude nói với cháu rằng chú không hẳn là cha của cháu kìa.

– Tại sao vậy?

Anh thợ hỏi nó.

Cậu bé trả lời một cách vô cùng ngây thơ:

– Bởi vì chú không phải là chồng của mẹ cháu.

Không ai còn có thể cười được nữa. Philippe đứng đó, áp đầu vào đôi tay vạm vỡ cầm cái búa đang chĩa xuống đe. Anh ta đang nghĩ ngợi. Bốn người bạn đồng nghiệp nhìn anh ta, và Simon tội nghiệp thật nhỏ bé ở giữa những anh chàng khổng lồ ấy đang chờ đợi, lo âu. Bỗng dưng một anh thợ như đoán được suy nghĩ của cả bọn, nói với Philippe:

– Nghĩ cho cùng, cô Blanchotte là một người phụ nữ tốt, rất can đảm, mạnh khỏe và nền nếp, đã tự vươn lên dù phải chống chọi với khổ đau của mình. Cô ấy sẽ là một người vợ thật xứng đáng cho một người đàn ông trung thực.

– A, điều này thì thật là đúng. Ba người kia thêm vào.

Người thợ tiếp tục:

– Ðâu phải lỗi cô ấy nếu như chưa có được một gia đình đàng hoàng? Họ đã hứa là sẽ cưới cô ta, tôi cũng biết một trường hợp như thế, ở đây ai cũng quý trọng cô ấy, và cô ấy cũng không làm gì sai trái kia mà.

– Ồ, thật đúng như vậy. Ba người còn lại cùng nói.

Rồi người thợ lại nói tiếp:

– Cô ta thật cực khổ biết bao. Thật tội nghiệp khi phải tự mình nuôi con, hẳn cô ta đã khóc thật nhiều. Từ ấy, chỉ đi ra ngoài để xem lễ ở nhà thờ, chỉ có Chúa lòng lành hiểu được thôi.

– Thật chính xác! Những người kia trả lời.

Rồi ta chỉ còn nghe tiếng ống bễ lò rèn đang quạt cho lửa rực sáng thêm. Bỗng dưng Philippe quay qua nói với Simon:

– Cháu về nói với mẹ là tối nay ta sẽ đến nói chuyện với cô ấy.

Nói xong, ông đẩy cậu bé ra ngoài sân.

Ông trở lại làm việc, và ngay tức khắc, 5 chiếc búa cùng nện vào đe. Bọn họ đập mạnh vào miếng sắt như thế cho đến khi màn đêm buông xuống. Những người thợ mạnh mẽ, sung sức, thật vui vẻ như những cái búa đầy sức sống. Nhưng trong những tiếng nện râm vang ấy, tiếng búa của Philippe át hẳn các bạn, gõ đập nhịp nhàng xuống từng phút giây, thật chói tai, như tiếng chuông lớn vang lên trong những ngày lễ hội, chế ngự tiếng ngân của tất cả những chuông khác. Và anh ta, với đôi mắt sáng linh động đang làm việc một cách hăng say giữa những tia lửa rực sáng trên bầu trời đêm.

Bầu trời đầy sao sáng khi ông đến gõ cửa nhà cô Blanchotte. Ông ấy diện bộ vét ngày Chủ Nhật, áo sơ mi tươm tất, râu cằm nhẵn nhụi. Thiếu phụ trẻ bước ra đến ngưỡng cửa và nói với ông ta, giọng không vui:

– Thưa ông Philippe, ông đến vào chiều tối như thế này thật là không tốt chút nào đâu ạ.

Ông ta định trả lời, nhưng rồi lắp bắp điều gì và trở nên bối rối khi đứng trước mặt cô ấy.

Cô ấy lại tiếp:

– Ông cũng thừa biết là không nên để mọi người bàn tán xôn xao về tôi.

Và, ông ấy bỗng dưng can đảm lên:

– Có sao đâu, nếu như cô bằng lòng làm vợ của tôi!

Cậu bé không nghe tiếng trả lời, nhưng trong bóng tối có thể nghe được tiếng thân mình khuỵu xuống. Rồi ông ấy lách người vào rất nhanh; Simon lúc đó đang nằm trên giường nghe tiếng một nụ hôn và tiếng mẹ nó thì thầm rất nhỏ.

Thế rồi, bỗng dưng nó thấy mình được nhấc lên cao trên tay người bạn to lớn của nó, rồi ông ấy vừa bế nó trên đôi tay lực sĩ vừa nói thật to:

– Ngày mai con nói với bạn của con, là ba của con tên là Philippe Rémy, chú thợ rèn, và ông ta sẽ đến véo tai đứa nào làm cho con đau nhe.

Sáng hôm sau, đông đủ học trò, và khi cô giáo bắt đầu dạy học, cậu bé Simon đứng lên giữa lớp, gương mặt xanh xao vì xúc động và thốt lên bằng một giọng run rẩy:

– Cha của tôi tên là Philippe Rémy, người thợ rèn, và ông ấy báo trước là bạn nào làm tôi đau thì sẽ bị ông ấy véo tai đó!

Cậu ta tuyên bố thật rõ ràng như thế.

Bây giờ thì không ai còn dám cười nhạo nữa, bởi vì mọi người đều biết Philippe Rémy, ông thợ rèn ấy, và nói đến ông thì họ biết đó là một người cha không thể chê vào đâu được, một người cha mà ai cũng hãnh diện được làm con của ông.


Thái Lan dịch
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Sep/2022 lúc 8:39am

160,540%20Lonely%20Woman%20Stock%20Photos%20and%20Images%20-%20123RF


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Sep/2022 lúc 8:42am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Sep/2022 lúc 8:48am

Mùi Rạ Chiều Quê .mp3        12573  <<<<<

Trò%20chơi%20quanh%20đống%20rơm%20-%20Vĩnh%20Long%20Online

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 2.366 seconds.